54
1 TÀI LIỆU ÔN TẬP KIỂM TRA SÁT HẠCH TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC THIẾT BỊ BẰNG HÌNH THỨC XÉT TUYỂN ĐẶC CÁCH

TÀI LIỆU ÔN TẬP KIỂM TRA SÁT HẠCH TUYỂN DỤNG VIÊN …w3.lamdong.gov.vn/vi-VN/a/tpdalat/Documents/OK NHAN VIEN THIET BI.pdfTÀI LIỆU ÔN TẬP KIỂM TRA SÁT HẠCH

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

TÀI LIỆU ÔN TẬP

KIỂM TRA SÁT HẠCH TUYỂN DỤNG

VIÊN CHỨC THIẾT BỊ

BẰNG HÌNH THỨC XÉT TUYỂN ĐẶC CÁCH

2

BỘ GIÁO DỤC V À ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_

Số: 41/2000/QĐ-BGD&ĐT Hà Nội, ngày 07 tháng 09 năm 2000

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Quy chế Thiết bị giáo dục trong trường mầm non, trường phổ thông

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC V À ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 29/CP ng ày 30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục v à Ðào tạo;

Căn cứ Nghị định số 43/2000/N Ð-CP ngày 30/8/2000 của Chính phủ quy định chi tiết v à hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Ðiều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Thiết bị giáo dục trong tr ường mầm non, trường phổ thông.

Ðiều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký ban hành. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Ðiều 3: Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc cơ quan Bộ, Giám đốc sở Giáo dục v à Ðào tạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận: - Văn phòng chính phủ; - Văn phòng Quốc hội; - Ban Khoa giáo TW ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ; - UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW ; - Như Ðiều 3; - Công báo; - Lưu VP Vụ TCCB, Vụ KHTC.

KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG

(Đã ký) Lê Vũ Hùng

3

BỘ GIÁO DỤC V À ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY CHẾ

Thiết bị giáo dục trong trường Mầm non, trường Phổ thông

(Ban hành kèm theo Quy ết định số 41/2000/QÐ-BGD&ÐT ngày 7/09/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Ðào tạo)

Chương I

NHỮNG QUY ÐỊNH CHUNG

Ðiều 1. Thiết bị giáo dục

Thiết bị giáo dục bao gồm thiết bị phục vụ giảng dạy v à học tập ở tại lớp, thiết bị ph òng thí nghiệm, thiết bị thể dục thể thao, thiết bị nhạc, họa và các thiết bị khác trong xưởng trường, vườn trường, phòng truyền thống, nhằm đảm bảo cho việc nâng cao chất l ượng dạy và học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.

Ðiều 2. Yêu cầu đối với thiết bị giáo dục

Thiết bị giáo dục phải phù hợp với yêu cầu về nội dung và phương pháp của chương trình giáo dục; bảo đảm tính khoa học, tính s ư phạm; an toàn cho người sử dụng, phù hợp với sự phát triển tâm lý và sinh lý lứa tuổi học sinh.

Ðiều 3. Quản lý thiết bị giáo dục

Vự Kế hoạch và Tài chính có chức năng giúp Bộ tr ưởng Bộ Giáo dục và Ðào tạo thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về thiết bị giáo dục.

Sở Giáo dục và Ðào tạo tùy theo điều kiện cụ thể mà hình thành tổ chức quản lý Nhà nước thiết bị giáo dục trên phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ðiều 4. Trách nhiệm bảo quản và sử dụng thiết bị giáo dục

Thiết bị giáo dục được trang bị từ mọi nguồn đều l à tài sản của nhà trường, Giáo viên, nhân viên, học sinh đều có trách nhiệm giữ g ìn và bảo vệ những tài sản đó. Các đơn vị quản lý giáo dục các cấp có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công tác quản lý, trangbị v à sử dụng thiết bị giáo dục.

Chương II

DANH MỤC VÀ CHẤT LƯỢNG THIẾT BỊ GIÁO DỤC

Ðiều 5. Danh mục thiết bị giáo dục

1. Danh mục thiết bị giáo dục là bảng tên gọi các thiết bị giáo dục đ ược sử dụng trong quá tr ình giảng dạy, học tập trong nh à trường.

4

2. Danh mục thiết bị giáo dục trong tr ường mầm non, trường mẫu giáo được quy định theo từng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo; trong tr ường tiểu học được quy định theo lớp học, môn học; trong tr ường trung học được quy định theo môn học.

3. Danh mục thiết bị giáo dục do Bộ tr ưởng Bộ Giáo dục và Ðào tạo quyết định ban hành căn cứ vào chương trình giáo dục của từng bậc học, cấp học v à nhu cầu sử dụng trong nhà trường.

Ðiều 6. Chất lượng thiết bị giáo dục

1. Chất lượng thiết bị giáo dục được quy định bằng tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể đối với mỗi loại sản phẩm. Tùy theo tầm quan trọng, phạm vi sử dụng, đặc tr ưng phổ biến của từng loại sản phẩm m à Bộ Giáo dục và Ðào tạo quy định áp dụng tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn ngành, hay tiêu chuẩn Quốc gia.

2. Trong trường hợp chưa ban hành được tiêu chuẩn Ngành hay tiêu chuẩn Quốc gia, cho phép áp dụng tạm thời tiêu chuẩn của cơ sở sản xuất nhưng tiêu chuẩn này phải được Bộ Giáo dục và Ðào tạo phê duyệt trên cơ sở đề nghị của Hội đồng thẩm định thiết bị giáo dục.

3. Chất lượng thiết bị giáo dục do Việt Nam sản xuất hay nhập khẩu phải h ướng tới Hệ thống chất lượng quốc tế (ISO - 9000 VÀ ISO - 14000). Những thiết bị giáo dục đạt ti êu chuẩn Hệ thống chất lượng ISO - 9000 hoặc ISO - 14000 được ưu tiên lựa chọn khi tiến hành trang bị cho các cơ sở giáo dục.

Chương III

NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT, CUNG ỨNG THIẾT BỊ GIÁO DỤC

Ðiều 7. Nghiên cứu khoa học về thiết bị giáo dục

Nghiên cứu khoa học về thiết bị giáo dục bao gồm xây dựng danh mục thiết bị giáo dục cho từng lớp, từng môn học; xây dựng ti êu chuẩn kỹ thuật tương ứng cho từng loại thiết bị trong các danh mục; xây dựng công nghệ chế tạo các thiết bị giáo dục mới v à phục chế các thiết bị giáo dục cũ ph ù hợp với chương trình giáo dục.

Ðiều 8. Sản xuất, cung ứng thiết bị giáo dục

1. Các sản phẩm nghiên cứu khoa học, các sản phẩm mới, các sản phẩm chế tạo cải tiến từ mẫu cũ về thiết bị giáo dục tr ước khi đưa vào sản xuất đại trà để cung cấp cho các c ơ sở giáo dục phải tuân theo quy trình sau đây :

a. Tổ chức sản xuất thử, sử dụng thử nghiệm;

b. Ðược Hội đồng thẩm định thiết bị giáo dục đánh giá, nghiệm thu;

c. Ðăng ký mẫu, nhãn hiệu (thực hiện theo Quy chế nh ãn hàng hóa lưu trông trong nư ớc và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được ban hành theo Nghị định của Chính phủ số : 178/1999/Q Ð-TTg, ngày 30/8/1999) với Bộ Giáo dục và Ðào tạo.

5

2. Các thiết bị giáo dục, khi cung ứng cho các c ơ sở giáo dục đưa vào sử dụng chính thức, bất kể xuất xứ, phải có vật mẫu; có nh ãn hiệu rõ ràng; có thuyết minh về tiêu chuẩn kỹ thuật; có hướng dẫn lắp đặt, sử dụng và cam kết về thời gian bảo hành.

Ðiều 9. Hội đồng thẩm định thiết bị giáo dục

1. Hội đồng thẩm định thiết bị giáo dục là tổ chức tư vấn, do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Ðào tạo quyết định thành lập. Hội đồng có trách nhiệm thẩm định v à chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về chất lượng thiết bị giáo dục trước khi đưa vào sản xuất đại trà và cung ứng cho trường học.

2. Hội đồng có ít nhất 9 thành viên, bao gồm Chủ tịch, Thư ký, một số ủy viên của Hội đồng trong bộ môn, nhà giáo đang giảng dạy, nhà khoa học chuyên ngành, các nhà thiết kế, nhà sản xuất thiết bị giáo dục.

3. Hội đồng có các nhiệm vụ v à quyền hạn sau đây :

a. Tiếp nhận hồ sơ thẩm định (thiết kế kỹ thuật, vật mẫu, h ướng dẫn sử dụng) theo đề nghị của Nhà sản xuất hay cung ứng để xem xét;

b. Tìm hiểu trực tiếp tại trường học về thực trạng v à những yêu cầu có liên quan đến việc sử dụng thiết bị giáo dục theo hồ s ơ đề nghị trước khi xem xét đánh giá;

c. Tổ chức đánh giá chất lượng thiết bị giáo dục;

d. Làm báo cáo trình Bộ trưởng xem xét, quyết định.

Chương IV

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG THIẾT BỊ GIÁO DỤC

Ðiều 10. Yêu cầu về quản lý, sử dụng thiết bị giáo dục

1. Tất cả thiết bị giáo dục của một cơ sở giáo dục phải được sắp đặt khoa học, dễ sử dụng v à có các phương tiện bảo quản (tủ, giá, h òm), vật che phủ, phương tiện chống ẩm, chống mối, mọt, dụng cụ phòng chữa cháy. Tùy theo tính chất, quy mô của thiết bị m à bố trí diện tích phòng và địa điểm thích hợp, bảo đảm cho giáo vi ên và học sinh thao tác, đi lại thuận tiện v à an toàn khi sử dụng. Các thí nghiệm có độc hại, gây tiếng ồn phải đ ược bố trí và xử lý theo tiêu chuẩn quy định để đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

2. Thiết bị giáo dục phải được sử dụng có hiệu quả cao nhất, đáp ứng các y êu cầu về nội dung và phương pháp đư ợc quy định trong chương trình giáo dục.

3. Thiết bị giáo dục phải được làm sạch và bảo quản ngay sau khi sử dụng; định kỳ bảo d ưỡng, bổ sung phụ tùng, linh kiện, vật tư tiêu hao.

4. Hàng năm phải tiến hành kiểm kê theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý tài sản. Việc kiểm tra bất thường phải được tiến hành trong các

6

trường hợp sau :

a. Khi thay đổi Hiệu trưởng hoặc người phụ trách công tác th iết bị giáo dục.

b. Khi thay đổi địa điểm, sáp nhập, chia tách, đ ình chỉ hoạt động, giải thể trường.

c. Khi xảy ra thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, trộm cắp.

d. Khi cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền y êu cầu.

Ðiều 11. Phòng dành cho thiết bị giáo dục

1. Các phòng đồ dùng dạy học và đồ chơi, phòng học liệu, phòng thí nghiệm bộ môn, phòng dụng cụ văn thể phải được thiết kế và lắp đặt theo chuẩn, bảo đảm nguy ên tắc thực hiện đủ thí nghiệm, giờ thực hành quy định trong chương trình giáo dục ;

a. Ðối với trường mầm non, trường mẫu giáo đồ dùng dạy học và đồ chơi phải được trang bị đồng bộ cho từng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.

b. Ðối với trường tiểu học, phải bảo đảm mỗi lớp có ít nhất một bộ đồ d ùng dạy học cho lớp đó (theo danh mục chuẩn).

c. Ðối với trường trung học, các phòng thí nghiệm bộ môn được bố trí đảm bảo cho việc thực hành được tổ chức theo nhóm, số l ượng học sinh của mỗi nhóm cho giáo vi ên dạy lớp phân chia theo điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của nh à trường và đặc điểm của từng môn học.

2. Mỗi trường đều có trang bị dụng cụ văn - thể bảo đảm đủ số lượng và chất lượng để đáp ứng yêu cầu học tập, rèn luyện và phát triển toàn diện của học sinh.

Ðiều 12. Trách nhiệm của Hiệu trưởng

Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch mua sắm , trang bị, tiếp nhận, phân phối thiết bị giáo dục theo đúng các quy định hiện h ành của Nhà nước, phù hợp với chương trình giáo dục; thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục, lập báo cáo l ên cơ quan cấp trên mỗi năm một lần.

Căn cứ vào Quy chế này, từng trường xây dựng nội quy quản lý thiết bị giáo dục cụ thể thích hợp với trường mình.

Ðiều 13. Người phụ trách công tác thiết bị giáo dục

1. Mỗi trường mầm non, trường mẫu giáo phân công một giáo vi ên kiêm nhiệm công tác thiết bị giáo dục.

2. Ðối với các trường phổ thông, căn cứ vào Quyết định số 243-CP ngày 28/6/1979 c ủa Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) về tổ chức bộ máy, bi ên chế của các trường phổ thông để bố trí người phụ trách công tác thiết bị giáo dục (t ùy theo quy mô của nhà trường để bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm).

7

3. Người phụ trách công tác thiết bị giáo dục phải l à người có trình độ chuyên môn theo yêu cầu của bậc học, được đào tạo hoặc bồi dưỡng về nghiệp vụ công tác thiết bị giáo dục v à có tinh thần trách nhiệm với công việc được giao.

Ðiều 14. Nhiệm vụ và quyền của người phụ trách công tác thiết bị giáo dục

1. Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng trong việc quản lý thiết bị giáo dục của nhà trường.

2. Bảo quản sổ sách, hồ s ơ thiết bị giáo dục; theo dõi việc xuất, nhập thiết bị giáo dục; ghi chép và kiểm kê thiết bị giáo dục theo đúng quy định của Nh à nước;

3. Giúp Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch h àng năm để bổ sung, điều chuyển, thanh lý v à bảo quản thiết bị giáo dục;

4. Tham gia việc chuẩn bị cho giáo viên và học sinh thực hiện các giờ thí nghiệm, thực h ành;

5. Ðược trang bị phòng hộ lao động, được hưởng phụ cấp độc hại, định mức lao động theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

Chương V

ÐẦU TƯ, XUẤT - NHẬP KHẨU THIẾT BỊ GIÁO DỤC

Ðiều 15. Kế hoạch đầu tư về thiết bị giáo dục

1. Sở Giáo dục và Ðào tạo khi xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục v à đạo tào hàng năm phải có kế hoạch về thiết bị giáo dục nhằm bổ sung v à hoàn thiện theo hướng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2. Kế hoạch đầu tư phải bảo đảm nguyên tắc đầu tư đúng, đủ, năm sau phải kế thừa năm tr ước để phát huy hiệu quả sử dụng các thiết bị đ ã được đầu tư theo tinh thần tiết kiệm không gây l ãng phí.

3. Những kế hoạch và dự án đầu tư thiết bị giáo dục đã được phê duyệt phải được tổ chức triển khai có hiệu quả, thực hiện đúng các qui định của Nh à nước về quản lý tài chính và đầu tư.

4. Việc mua thiết bị giáo dục bằng mọi nguồn vốn phải đ ược thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước. Các công ty được tham gia cung ứng thiết bị giáo dục phải l à những công ty thực hiện đúng và đủ các quy định của Bộ Giáo dục v à Ðào tạo và của Nhà nước về sản xuất cung ứng thiết bị giáo dục.

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

I. TIÊU CHUẨN VIÊN CHỨC LÀM CÔNG TÁC THIẾT BỊ

Trích văn bản Số: 4089/BGDĐT-TCCB ngày 14/09/2007 của Bộ Giáo dục Đào tạo V/v: Hướng dẫn thực hiện Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV về viên chức làm công tác thiết bị

1. Về phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị

- Chấp hành pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của cán bộ viên chức.

- Có trách nhiệm trong công tác.

- Thực hiện kỷ cương, nền nếp, hợp tác trong công tác.

- Có ý thức tự học, rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, sức khỏe.

2. Về trình độ đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ

a) Về trình độ đào tạo

- Đối với viên chức làm công tác thiết bị ở trường tiểu học: có trình độ tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên.

- Đối với viên chức làm công tác thiết bị ở trường trung học cơ sở: có trình độ tốt nghiệp cao đẳng trở lên.

- Đối với viên chức làm công tác thiết bị ở trường trung học phổ thông: có trình độ tốt nghiệp đại học.

- Viên chức làm công tác thiết bị ở trường phổ thông phải học qua khóa bồi dưỡng và được cấp chứng chỉ về nghiệp vụ công tác thiết bị ở trường phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (nội dung, chương trình, thời gian khóa bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thiết bị từng cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và hoàn thành).

b) Về kỹ năng làm việc

- Lập được kế hoạch chung về việc sử dụng thiết bị trong trường.

- Lập được báo cáo định kỳ, thường xuyên về công tác thiết bị.

- Tổ chức quản lý, bảo quản, sử dụng thiết bị, lưu giữ, sử dụng hồ sơ thiết bị khoa học, hợp lý.

- Thành thạo tin học văn phòng, biết khai thác phần mềm ứng dụng quản lý thiết bị.

- Biết hướng dẫn sử dụng thiết bị khi cần thiết.

- Biết sửa chữa những thiết bị đơn giản.

- Biết tổ chức làm thiết bị đơn giản với vật liệu dễ kiếm ở địa phương.

II. MUA SẮM THIẾT BỊ DẠY HỌC

36

HƯỚNG DẪN MUA SẮM, SỬ DỤNG, BẢO QUẢN TBDH

CẤP TIỂU HỌC

Trích văn bản Số: 6817/BGDĐT-CSVCTBTH ngày 11/08/2009 của Bộ Giáo dục Đào tạo V/v hướng dẫn mua sắm, sử dụng, bảo quản TBDH cấp Tiểu học và THCS:

1. Các căn cứ

Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông;

Thông tư liên tịch số 125/2008/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 22/12/2008 của liên Bộ Tài chính - Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo đến năm 2010.

Thông tư số 15/2009/TT-BGDĐ ngày 16/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học;

Thông tư số 19/2009/TT-BGDĐT ngày 11/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở;

2. Tổ chức mua sắm

a) Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chỉ đặt ra yêu cầu tối thiểu về số lượng, chất lượng (mô tả chi tiết) của các thiết bị mà mỗi trường cần phải có. Khi lập kế hoạch mua sắm thiết bị dạy học, mỗi đơn vị trường học phải tổ chức rà soát các thiết bị dạy học hiện có, đối chiếu với Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu của cấp học, số lớp học, số học sinh và điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên, viên chức làm công tác thiết bị hiện có của trường để mua sắm đủ về số lượng tối thiểu, đảm bảo chất lượng ngay từ đầu năm học và tránh lãng phí.

b) Đối với mỗi nội dung dạy học có thể lựa chọn thiết bị thuộc một hoặc một số trong các chủng loại khác nhau để mua sắm như: tranh ảnh, bản đồ, mô hình, mẫu vật, tiêu bản, các phần mềm dạy học, bản trong, thiết bị dạy học điện tử... hoặc tổ chức tự làm thiết bị dạy học nhưng phải đảm bảo các yêu cầu về tính khoa học và tính sư phạm để phục vụ giảng dạy. Khuyến khích các trường mua sắm các thiết bị tiên tiến, có tính thẩm mỹ và hiệu quả sử dụng cao.

c) Các đơn vị trường học đã trang bị đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu của cấp học, căn cứ tình hình thực tế về cơ sở vật chất, kinh phí và đội ngũ giáo viên, viên chức làm công tác thiết bị, có thể mua sắm thêm các thiết bị dạy học khác (ngoài Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) để nâng cao chất lượng phục vụ đổi mới phương pháp dạy học.

37

d) Sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các Công ty Sách – Thiết bị trường học phục vụ tốt nhu cầu mua sắm thiết bị, vật tư tiêu hao và sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị dạy học của các trường ở địa phương.

e) Việc tổ chức mua sắm thiết bị dạy học cần thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu ngày 29/11/2005; Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng và các quy định hiện hành khác của Nhà nước.

g) Hiệu trưởng các trường Tiểu học, các trường Trung học cơ sở và Giám đốc các Trung tâm giáo dục thường xuyên tổ chức nghiệm thu, bàn giao và chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng, hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học tại mỗi đơn vị trường học.

h) Giám đốc sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc chỉ đạo mua sắm, bảo quản, sử dụng thiết bị dạy học cho các trường đảm bảo số lượng, chất lượng và kịp tiến độ phục vụ cho mỗi năm học.

III. TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Tập huấn, bồi dưỡng giáo viên

a) Sở giáo dục và đào tạo, các phòng giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm bố trí đủ chỉ tiêu biên chế viên chức làm công tác thiết bị dạy học; chỉ đạo, tổ chức tập huấn việc nghiệm thu thiết bị dạy học và bồi dưỡng để giáo viên đứng lớp, viên chức làm công tác thiết bị dạy học sử dụng được thiết bị dạy học theo yêu cầu của chương trình và sách giáo khoa. Trong quá trình tập huấn, nghiệm thu có thể tham khảo thêm chất lượng các thiết bị dạy học mẫu do Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định trong các năm trước để đánh giá chất lượng thiết bị sẽ mua sắm hoặc tự làm.

b) Kinh phí mua tài liệu hướng dẫn, tổ chức tập huấn sử dụng thiết bị dạy học cho giáo viên, viên chức làm công tác thiết bị dạy học được sử dụng từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của mỗi đơn vị.

2. Bảo quản và khai thác sử dụng

Để việc bảo quản và khai thác sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả, các sở giáo dục và đào tạo, các phòng giáo dục và đào tạo cần tổ chức thực hiện các công việc sau:

a) Tham mưu với Uỷ ban nhân dân và chỉ đạo, tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả kinh phí đầu tư của Chương trình kiên cố hoá trường, lớp học, đồng thời huy động các nguồn kinh phí để xây mới, sửa chữa, bổ sung cơ sở vật chất (phòng đựng thiết bị, phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm...) để bảo quản và triển khai sử dụng thiết bị dạy học phục vụ tốt công tác giảng dạy, học tập ở các nhà trường.

38

b) Giao trách nhiệm cho Hiệu trưởng các trường, Giám đốc các trung tâm giáo dục thường xuyên xây dựng kế hoạch, tổ chức mua sắm, bảo quản và triển khai sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học đã trang bị, tránh lãng phí.

c) Chỉ đạo, tổ chức phong trào tự làm thiết bị dạy học để bổ sung, cải tiến, sửa chữa thiết bị dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục.

d) Chỉ đạo các đơn vị trường học tuyển dụng, bố trí sắp xếp nhân sự làm viên chức thiết bị dạy học và tạo điều kiện để viên chức làm công tác thiết bị dạy học được đào tạo đúng chuyên ngành hoặc tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo Chương trình đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tại Quyết định số 74/2007/QĐ-BGDĐT ngày 05/12/2007.

39

IV. SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC

Trích tài liệu bồi dưỡng thường xuyên của Cục nhà giáo

MODULE TH 17: SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC

1. Vị trí, vai trò của công tác thiết bị dạy học trong nhà trường tiểu học

Giáo dục và đào tạo đang là vấn đề thách thức của toàn cầu. Hiện nay các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục-đào tạo với nhiều mô hình, biện pháp khác nhau nhằm mở rộng qui mô, nâng cao tính tích cực trong dạy học và học một cách toàn diện, dạy làm sao để giúp người học hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Muốn vậy cần phải nâng cao, cải tiến đồng bộ các thành tố liên quan, trong đó phương tiện dạy và học là một thành tố quan trọng.

Nói chung, trong quá trình dạy học, các phương tiện dạy học giảm nhẹ công việc của giáo viên và giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi. Có được các phương tiện thích hợp, người giáo viên sẽ phát huy hết năng lực sáng tạo của mình trong công tác giảng dạy, làm cho hoạt động nhận thức của học sinh trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn, tạo ra cho học sinh những tình cảm tốt đẹp với môn học. Do đặc điểm của quá trình nhận thức, mức độ tiếp thu kiến thức mới của học sinh tăng dần theo các cấp độ của tri giác: nghe-thấy-làm được (những gì nghe được không bằng những gì nhìn thấy và những gì nhìn thấy thì không bằng những gì tự tay làm), nên khi đưa những phương tiện vào quá trình dạy học, giáo viên có điều kiện để nâng cao tính tích cực, độc lập của học sinh và từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng, kỹ xảo của các em.

Tính chất của phương tiện dạy học biểu thị nội dung thông tin học, hình thức thông tin và phương pháp cho thông tin chứa đựng trong phương tiện và phải dưới sự tác động của giáo viên hoặc học sinh tính chất đó mới đựơc bộc lộ ra. Như vậy đã có mối liên hệ chặt chẽ giữa tính chất và chức năng của phương tiện dạy học.

Khái niệm thiết bị dạy học

Hiện nay, trong các nhà trưởng phổ thông cỏn tồn tại khá nhiều các tên gọi khác nhau về lĩnh vục TBDH. Ngay trong các vãn bản quán lí nhà nuớc của ngành Giáo dục và Đào tạo cũng chua nhẩt quán về tên gọi. đuợc hiểu là thiết bị, dụng cụ, đồ dùng, đồ nghề.

Vì vậy các tên gọi sau đây thuởng đuợc sử dụng trong ngôn ngữ nói và viết hiện nay:

Đồ dùng dạy học: Hiểu một cách đơn giản thì đồ dùng dạy học bao gồm: - Đồ dùng dạy học của GV;

- Đồ dùng học tập của HS;

- Thiết bị kèm theo.

40

Thiết bị giáo dục (Bộ Giảo dục và Đào tạo): Thiết bị giáo dục bao gồm thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập ở tại lớp, thiết bị phỏng thí nghiệm, thiết bị thể dục thể thao, thiết bị nhạc, hoạ và các thiết bị khác trong xưởng trưởng, phòng truyền thống nhằm đảm bảo cho việc nâng cao chất luợng dạy và học, góp phần thục hiện mục tiêu giáo dục.

Về bản chất, các tên gọi trên đều phán ánh cảc ảấu hiệu chung như sau:

- Đó là tất cả những phương tiện rất cần thiết cho GV và HS tổ chức và tiến hành hợp lí, có hiệu quả quá trình giáo dục và dạy học ờ các môn học, cấp học.

- Đó là một vật thể hoặc một tập hợp đổi tượng vật chất mà người GV sử dụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thúc; là phương tiện giúp HS lĩnh hội khái niệm, định luật, thuyết khoa học,... nhằm hình thành ờ HS các kĩ năng, kĩ sảo, đám bảo việc giáo dục, phục vụ mục đích dạy học và giáo dục.

- Vị trí của TBDH trong cẩu trúc hệ thổng cơ sở vật chất trưởng học là thành tổ chủ yếu và quan trọng nhẩt. Từ đó, chúng ta có thể đua ra một định nghĩa tương đổi đầy đủ và hoàn chỉnh về TBDH như sau: Thiểt bị dạy học ỉắ hệ thống đối tuọng vật chất và nhữngphittmg tiện lã thuật được GV và HS sử dụng trong quá trình dạy học nhằm thực hiện mục đích dạy học.

- Phương tiện dạy học bao gồm các chức năng sau:

+ Truyền thụ tri thức;

+ Hình thành kỹ năng;

+ Phát triển hứng thú học tập;

+ Tổ chức điều khiển quá trình dạy học.

Do đó, khi dạy các môn học, đặc biệt là các môn học tự nhiên, cần chú ý đến hai vấn đề chủ yếu sau:

+ Học sinh tri giác trực tiếp các đối tượng. Con đường nhận thức này được thể hiện dưới dạng học sinh quan sát các đối tượng nghiên cứu ở trong các giờ học hay khi đi tham quan.

+ Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tri giác không phải bản thân đối tượng nghiên cứu mà tri giác những hình ảnh, biểu tượng, sơ đồ phản ảnh một bộ phận nào đó của đối tượng.

Trên cơ sở phân tích trên ta thấy rằng phương tiện dạy học có ý nghĩa to lớn đối với quá trình dạy học

- Giúp học sinh dể hiểu bài, hiểu bài sâu sắc hơn và nhớ bài lâu hơn. + Phương tiện dạy học tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự nghiên cứu dạng bề ngoài của đối tượng và các tính chất có thể tri giác trực tiếp của chúng.

+ Phương tiện dạy học giúp cụ thể hóa những cái quá trừu tượng, đơn giản hóa những máy móc và thiết bị quá phức tạp.

41

+ Phương tiện dạy học giúp làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học tập bộ môn, nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học.

+ Phương tiện dạy học còn giúp học sinh phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là khả năng quan sát, tư duy (phân tích, tổng hợp các hiện tượng, rút ra những kết luận có độ tin cây,...), giúp học sinh hình thành cảm giác thẩm mỹ, được hấp dẫn bởi cái đẹp, cái đơn giản, tính chính xác của thông tin chứa trong phương tiện.

- Giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mỗi tiết học. Giúp giáo viên điều khiển được hoạt động nhận thức của học sinh, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh được thuận lợi và có hiệu suất cao.

Có rất nhiều loại phương tiện dạy học với các hình thức và chức năng khác nhau, trong đó có: phương tiện tạo hình ảnh (bảng đen, bảng trắng, tranh ảnh, bảng biểu,...), những phương tiện khuếch đại hình ảnh (máy chiếu), phương tiện thu/phát khuếch đại âm thanh (máy quay, máy ghi âm,....)

2. Đánh giá chất lượng của các loại phương tiện dạy học

Để đánh giá chất lượng của các loại phương tiện dạy học, ta thường dựa vào các chỉ tiêu chính: tính khoa học sư phạm, tính nhân trắc học, tính thẩm mỹ, tính khoa học kỹ thuật và tính kinh tế.

*Tính khoa học sư phạm: Tính khoa học sư phạm là một chỉ tiêu chính về chất lương phương tiện dạy học.

Chỉ tiêu này đặc trưng cho sự liên hệ giữa mục tiêu đào tạo và giáo dục, nội dung phương pháp dạy học với cấu tạo và nội dung của phương tiện. Tính khoa học sư phạm thể hiện ở chỗ:

- Phương tiện dạy học phải bảo đảm cho học sinh tiếp thu được kiến thức, kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp tương ứng với yêu cầu của chương trình học, giúp cho giáo viên truyền đạt một cách thuận lợi các kiến thức phức tạp, kỹ xảo tay nghề... làm cho họ phát triển khả năng nhận thức và tư duy logic.

- Nội dung cà cấu tạo của phương tiện dạy học phải bảo đảm các đặc trưng của việc dạy lý thuyết và thực hành cũng như các nguyên lý sư phạm cơ bản.

- Phương tiện dạy học phải phù hợp với nhiệm vụ sư phạm và phương pháp giảng dạy, thúc đẩy khả năng tiếp thu năng động của học sinh.

- Các phương tiện dạy học hợp thành một bộ phải có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung, bố cục và hình thức, trong đó mỗi cái phải có vai trò và chỗ đứng riêng.

Phương tiện dạy học phải thúc đẩy việc sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại và các hình thái tổ chức dạy học tiên tiến.

* Tính nhân trắc học

42

Thể hiện ở sự phù hợp của các phương tiện dạy học với tiêu chuẩn tâm sinh lý của giáo viên và học sinh, gây được sự hứng thú cho học sinh và thích ứng với công việc sư phạm của thầy và trò. Cụ thể là:

- Phương tiện dạy học dùng để biểu diễn trước học sinh phải được nhìn rõ ở khoảng cách 8m. Các phương tiện dạy học dùng cho cá nhân học sinh không được chiếm nhiều chỗ trên bàn học.

- Phương tiện dạy học phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh.

- Màu sắc phải sáng sủa, hài hòa và giống với màu sắc của vật thật (nếu là mô hình, tranh vẽ).

- Bảo đảm các yêu cầu về độ an toàn và không gây độc hại cho thầy và trò. * Tính thẩm mỹ

Các phương tiện dạy học phải phù hợp với các tiêu chuẩn về tổ chức môi trường sư phạm:

- Phương tiện dạy học phải bảo đảm tỉ lệ cân xứng, hài hòa về đường nét và hình khối giống như các công trình nghệ thuật.

- Phương tiện dạy học phải làm cho thầy trò thích thú khi sử dụng, kích thích tình yêu nghề, làm cho học sinh nâng cao cảm thụ chân, thiện, mỹ.

* Tính khoa học kỹ thuật

Các phương tiện dạy học phải có cấu tạo đơn giản, dễ điều khiển, chắc chắn, có khối lượng và kích thước phù hợp, công nghệ chế tạo hợp lý và phải áp dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật mới.

- Phương tiện dạy học phải được bảo đảm về tuổi thọ và độ vững chắc. - Phương tiện dạy học phải được áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất nếu có thể.

- Phương tiện dạy học phải có kết cấu thuận lợi cho việc chuyên chở và bảo quản.

* Tính kinh tế

Tính kinh tế là một chỉ tiêu quan trong khi lập luận chứng chế tạo mới hay đưa vào sử dụng các thiết bị dạy học mẫu.

- Nội dung và đặc tính kết cấu của phương tiện dạy học phải được tính toán để với một số lượng ít, chi phí nhỏ vẫn bảo đảm hiệu quả cao nhất. - Phương tiện dạy học phải có tuổi thọ cao và chi phí bảo quản thấp. Hiệu quả dạy học chính là sự tăng chất lượng, khối lượng kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh, phù hợp với yêu cầu của chương trình, ít tiêu hao sức lực của giáo viên và học sinh. để phát huy hiệu quả các phương tiện dạy học cần phải đảm bảo các điều kiện trình bày dưới đây:

43

+ Môi trường sư phạm của nhà trường. Môi trường sư phạm của nhà trường bao gồm cả môi trường vật chất và tinh thần (nề nếp học tập, tinh thần làm việc, quan hệ thầy trò...). ở đây chúng ta chỉ đề cập đến môi trường vật chất, nói khác hơn, đó là cơ sở vật chất của nhà trường bao gồm: không gian, ánh sáng, âm thanh, nhiệt độ, độ ẩm, sự lưu thông của không khí, hình thức và nội dung bố trí các đồ vật, nơi làm việc của học sinh và giáo việc (lớp học, phòng thực hành, xưởng...)

+ Bảo đảm các nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học. Phương tiện dạy học có tác dụng làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức của học sinh, giúp cho học sinh thu nhận được kiến thức về đối tượng thực tiễn khách quan. Tuy vậy, nếu không sử dụng phương tiện dạy học một cách hợp lý thì hiệu quả sư phạm của phương tiện dạy học không những không tăng lên mà còn làm cho học sinh khó hiểu, rối loạn, căng thẳng... Do đó các nhà sư phạm đã nêu lên các nguyên tắc đúng lúc, đúng chỗ, đúng cường độ. Như vậy, không phải bao giờ và bất cứ đâu phương tiện dạy học cũng có tác dụng tích cực đến hoạt động nhận thức của học sinh. Nhiều khi, nếu được sử dụng không đúng với những yêu cầu sư phạm cụ thể, phương tiện dạy học lại có tác dụng theo chiều tiêu cực, làm cho học sinh hoang mang, hiệu quả tiếp thu kém... để phát huy hết hiệu quả và nâng cao vai trò của phương tiện dạy học khi sử dụng phương tiện, người giáo viên phải nắm vững ưu nhược điểm và các khả năng cũng như yêu cầu của phương tiện để việc sử dụng phương tiện dạy học phải đạt đựơc mụch đích dạy học và phải góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học.

3. Vị trí, vai trò của hệ thống CSVC-TBDH

Trong bất kỳ một quá trình sản xuất nào, trong quá trình dạy học giáo dục, người ta phải sử dụng phương tiện nhất định.

* Cơ sở vật chất-TBDH là phương tiên lao động sư phạm của các nhà giáo dục và học sinh.

* Cơ sở vật chất-TBDH: Là một trong các điều kiện thiết yếu để tiến hành quá trình dạy học - giáo dục trong nhà trường; thiếu điều kiện nầy thì quá trình đó không thể diễn ra hoặc diễn ra ở dạng không hoàn thiện. Tóm lại: Không thể nói đến giáo dực toàn diện một khi không có CSVC - kỹ thuật trường học.

Tuy nhiên: CSVC - TBDH chỉ phát huy được tác dụng, nghĩa là làm cho quá trình giáo dục diễn ra có hiệu quả, nếu như nó thực sự trở thành một nhân tố của quá trình giáo dục- phù hợp với mục đích, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục.

Dạy học ngày nay không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức mà loài người đã tích luỹ được và đã hệ thống hoá lại mà còn phải có nhiệm vụ phát triển năng lực sáng tạo của thế hệ trẻ và kĩ năng thường xuyên tự hoàn thiện tri thức cho họ.

Đặc điểm cơ bản của các phương pháp dạy học mới thể hiện ở chỗ biến hoạt động dạy của giáo viên vốn là hoạt động thông báo tri thức trước đây thành

44

hoạt động tổ chức, điều khiển để học sinh tự lĩnh hội, tìm kiếm tri thức. ( Dạy cho học sinh phương pháp tự học)

Nghị Quyết số 40/2000/QH 10, ngày 9/12/2000 của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: " Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải được thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá, thi cử, chuẩn hoá trường sở, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và công tác quản lý giáo dục".

4. Hệ thống thiết bị dạy học ở trường tiểu học

*Thiết bị dạy học: Là một bộ phận CSVC của nhà trường.

Bao gồm: những đối tượng vật chất và phương tiện , kĩ thuật dạy học. Được GV và người học sử dụng để tiến hành các hoạt động dạy học. *Phân loại:

TBDH dùng chung: máy chiếu đa năng; tivi, đầu đọc đĩa; hệ thống tăng âm, loa, micro; máy in; máy quay phim; máy tính; mạng máy tính;…

TBDH dùng trên lớp: phân loại theo loại thiết bị và theo môn học. (Tham khảo “Danh mục các TBDH chuẩn ở cấp tiểu học theo qui định của Bộ GD&ĐT hàng năm).

5. Hướng dẫn sử dụng một số thiết bị dạy học

- Tổ chức sử dụng cơ sở vật chất - TBGD vào quá trình dạy học - giáo dục: *Yêu cầu các giáo viên đưa việc sử dụng phương tiện dạy học vào kế hoạch chuyên môn của mình theo từng đề tài giảng dạy trong từng học kì, kế hoạch này được tổ chuyên môn thông qua.

*Thường xuyên phát động thi đua sử dụng phương tiện dạy học theo tinh thần của các phương pháp dạy học tiên tiến; đây là một tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công tác chuyên môn, từng học kì nên tổ chức hội giảng sử dụng phương tiện dạy học.

*Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kĩ thuật sử dụng các phương tiện dạy học cho giáo viên qua nhiều hình thức, cho đi huấn luyện các lớp do Sở giáo dục, BGD tổ chức, tổ chức huấn luyện qua tổ chuyên môn v.v..

*Xây dựng những qui trình sử dụng cơ sở vật chất TBDH và yêu cầu mọi người phải thực hiện.

*Tổ chức bảo quản CSVC-TBDH trường học.

Cán bộ phụ trách thiết bị ( thực hành) có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện chuyên môn:

-Giúp hiệu trưởng quản lý tài sản nhà trường ( Thống kê thiết bị -sắp xếp thiết bị ).

45

-Giúp Cán bộ QLGD quản lý, theo dõi, việc sử dụng có hiệu quả trang thiết bị dạy học (Hồ sơ sổ sách theo dõi mượn trả thiết bị, thí nghiệm thực hành)?

Do vậy cán bộ phụ trách thiết bị phải được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ. * Sắp xếp thiết bị (hoá chất, mẫu vật.)khoa học, ngăn nắp.

* Sắp xếp thiết bị theo khối, bài hoặc theo đặc thù bộ môn.

*Bày trí thiết bị dễ lấy, bảo quản tốt các thiết bị đắc tiền ( kính hiển vi.) * Tinh thần trách nhiệm cao, hồ sơ sổ sách đầy đủ.

1.3. Giáo viên

* Thực hiện tương đối đầy đủ các tiết TNTH đạt hiệu quả và chất lượng.

* Giúp HS lĩnh hội được kiến thức đầy đủ qua thực hành. * Rèn luyện cho HS kỹ năng vận dụng khéo léo, khả năng sáng tạo.

* Giúp HS khám phá cái mới, tìm tòi cái mới, tư duy, sáng tạo. Quản lý thiết bị và chuẩn bị thiết bị cho GV giảng dạy là một nhiệm vụ không thể thiếu được ở trường học,

6. Các biện pháp giúp giáo viên khắc phục những tồn tại trong việc khai thác và sử dụng thiết bị dạy học

Giáo viên phải hiểu được dạy học là tác động vào người học, nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Dạy học theo hướng tổ chức các “Hoạt động dạy học’’. Chứng tỏ lúc nào học sinh có “Hoạt động học’’ thì quá trình dạy học trên lớp mới có hiệu quả. Dạy học phải để cho các em tự thao tác trên đồ dùng, biết suy nghĩ và thảo luận, tức là tạo ra “Môi trường học’’ tốt, tạo ra cơ hội để các em “Hoạt động học tập’’, tạo ra sự “Hợp tác’’ giữa trò với trò, giữa thầy với trò. Việc học tập theo cách đó sẽ hấp dẫn lôi cuốn các em vào quá trình học một cách tự giác, tự nhiên hơn, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh Tiểu học .

Đồ dùng dạy học có phát huy được tác dụng hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc giáo viên sử dụng nó như thế nào. Để đạt hiệu quả cao trong sử dụng đồ dùng dạy học mỗi giáo viên cần:

Nắm vững danh mục đồ dùng dạy học.

Nghiên cứu kĩ nội dung bài học để xác định đồ dùng dạy học nào cần phải sử dụng, sử dụng với mục đích gì (dẫn dắt kiến thức mới hay minh hoạ, hệ thống hoá kiến thức…).

Xác định thời điểm, thời gian thích hợp sử dụng đồ dùng đó trong tiết học.

Tìm biện pháp, cách thức thích hợp, chuẩn bị hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh thực hành, quan sát đồ dùng theo đúng mục đích sử dụng.

Chú ý đến ngôn ngữ, lời nói trong giảng dạy và trong quá trình sử dụng đồ dùng dạy học. Khi giới thiệu và sử dụng đồ dùng giáo viên nên tránh tình trạng

46

giải thích dài dòng, vừa làm mất thời gian và không cần thiết, vừa làm rối rắm vấn đề. Tuy nhiên lời nói của giáo viên cũng là phương tiện trực quan ngôn ngữ. Vì vậy một khi sử dụng đồ dùng dạy học giáo viên cần xác định rõ đồ dùng dạy học đó có tác dụng gì trong việc khai thác nội dung kiến thức của bài để có thể kết hợp việc sử dụng ngôn ngữ với việc sử dụng đồ dùng dạy học một cách hợp lý nhằm giúp học sinh hiểu biết vấn đề rõ ràng hơn, mạch lạc hơn.

Để tránh tình trạng lúng túng, mất thời gian trong việc sử dụng đồ dùng dạy học giáo viên cần dành thời gian thực hành trước các thao tác sử dụng đồ dùng dạy học trước khi lên lớp.

Cuối cùng giáo viên cần nắm vững phương châm sử dụng và khai thác đồ dùng dạy học như sau:

Các thao tác học sinh tự làm được nên để học sinh tự thực hành.

Thao tác nào học sinh làm sai cần phải được giáo viên chỉ rõ và hướng dẫn làm lại kịp thời.

Chỉ khi học sinh không thể thực hiện được thao tác trên đồ dùng thì giáo viên mới làm mẫu và hướng dẫn cụ thể, rõ ràng để học sinh có thể tiến hành thao tác.

Yêu cầu đặt ra phải rõ ràng, theo trình tự các bước một cách lôgic, lời nói và hành động phải kết hợp một cách nhịp nhàng.

Giáo viên chỉ tiến hành các thao tác mẫu trên đồ dùng để kiểm tra kết quả làm việc của học sinh, chuẩn hoá các thao tác để đưa ra hình ảnh trực quan đẹp nhất.

Cần khai thác triệt để nội dung sách giáo khoa, sử dụng sáng tạo sách giáo khoa, coi sách giáo khoa như là đồ dùng dạy học để hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập.

Xác định và sử dụng tốt đồ dùng dạy học tức là đã xác định được cái đích cần đạt của mỗi bài và của môn học, là sự thiết kế các hoạt động cơ bản của học sinh trong việc tìm tòi, chiếm lĩnh tri thức mới. Chính vì vậy việc sử dụng đồ dùng phải kết hợp hài hoà với phương pháp dạy học sao cho lôgich mới mang lại hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở bậc Tiểu học.

Để có một bộ môn chất lượng đáp ứng đựoc yêu cầu thì việc sử dụng đồ dùng dạy học cần được kết hợp hài hoà với các phương pháp dạy học một cách logic, để có hiệu quả cao thực sự trong việc đổi mới hơn nữa, công việc này tất cả mọi giáo viên trong nhà trường đều có thể sử dụng trong giảng dạy ở tất cả các khối lớp khi dạy ở bậc tiểu học.

V. HỆ THỐNG THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

1. Cấu trúc hệ thống TBDH ờ truờng tiểu học đuợc mô tả bởi sơ đồ sau:

47

Sơ đồ Cấu trúc hệ thống thiểt bị dạy học ở cơ sở giáo dục phố thổng

2. Phân loại, đặc điểm, hình thức sử dụng các loại hình thiết bị dạy học ở tiếu học

a) Phân loại

Nhóm TBDH truyền thống (không dùng năng lượng điện), bao gồm các loại thiết bị: tranh ảnh; bảng biểu; bản đồ; sơ đồ; dụng cụ; mô hình; mẫu vật; các hình minh hoạ trong sách giáo khoa.

Nhóm TBDH hiện đại (dùng năng luợng điện) bao gồm các loại thiết bị: máy chiếu, phim đèn chiếu, hãng ghi âm, ghi hình,...

b) Đặc điếm, hình thức sử dụng

- Nhóm TBDH truyền thống:

Đặc điểm: Đây là những TBDH đã có từ rẩt lâu đời, ngay từ khi nghề dạy học xuất hiện. Loại thiết bị này đuợc dùng rộng rãi trong các nhà truởng. Qua TBDH này, dưới sự hướng dẫn của GV, HS sẽ tiếp thu những kiến thức, kĩ năng cần phải đạt đuợc.

Những ưu điểm nổi bật khi sử dụng loại TBDH truyền thổng:

+ Những thông tin trên các thiết bị đó được khai thác trực tiếp, ví dụ:

48

Nhìn vào sơ đồ “Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”, HS cũng có thể mô tả đuợc vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên bất đầu từ đâu và kết thúc ở đâu.

+ TBDH truyền thống rẻ tiền, do đó có thể trang bị đại trà và đầy đủ cho các bộ môn.

+ Một ưu điểm nổi bật là nhiều thiết bị truyền thống GV có thể tự thiết kế, tự làm. Điều đó thúc đẩy sự say mê, phát huy sáng kiến của các GV trong việc tự làmTBDH.

Các TBDH truyền thống dễ bảo quản, dùng được nhiều lần.

Một số hạn chế khi sử dụng các TBDH truyền thống:

+ Những TBDH truyền thổng phần lớn là cồng kềnh, tốn diện tích để cất giữ.

+ Các TBDH truyền thống thường chỉ có thể mô tả, biểu diễn được các hình ảnh tĩnh, khó mô tả được các hình ảnh động hoặc không mô tả được quá trình của hiện tượng, nguyên lí hoạt động.

- Nhóm TBDH hiện đại

Đặc điểm: TBDH hiện đại có một đặc điểm quan trọnglà muổn khai thác thông tin trong tùng loại thiết bị luôn cần phái có máy móc tương úng.

ví dụ:

- Khai thác thông tin trên giấy trong cần phải có máy chiếu vật thể.

- Sử dụng phim slide cần phái có máy chiếu slide

- Sử dụng đĩa ghi âm cần phái có radio cassette, đầu đĩa CD, máy vi tính,...

- Sử dụng đĩa ghi hình cần phái có đầu video, đầu đĩa VCD, máy tính.

- Sử dụng các phần mềm dạy học cần thiết phái có máy vi tính.

Những ưu điểm nổi bật khi sử dụng các TBDH hiện đại:

Mỗi một loại TBDH hiện đại đều có những ưu điểm và công dụng riêng. Tuy nhiên, có thể mô tả những ưu điểm khái quát của các loại thiết bị này như sau:

+ Mang lượng lớn những thông tin cần thiết cho việc dạy và học. Lưọng thông tin này được chọn lọc ở mức độ cần thiết thoả mãn cho mọi đổi tượng;

+ Có thể trình bày được các thông tin một cách cụ thể, trực quan, dễ hiểu làm cho HS dễ dàng tiếp thu nội dung chương trình. Đồng thời nó cũng có khả năng cung cấp thêm những tài liệu đa dạng, phong phú giúp cho việc tự học, tự nghiên cứu của GV, HS (phần mềm dạy học);

+ Gọn nhẹ, dễ bảo quản, sử dụng được nhiều lần;

+ Sử dụng phuơng tìện hiện đại sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc đổi mới nội

49

dung chương trình, phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học.

Một sổ hạn chế khi sử dụng các TBDH hiện đại:

+ Cần thiết phải có lưới điện quổc gia.

+ Các thiết bị thường đắt tiền, do vậy không thể trang bị đại trà, đầy đủ theo nhu cầu giảng dạy của các bộ môn.

+ Cần được bảo quản cẩn thận và cần có phòng riêng với hệ thống điều hoà không khí.

+ Để sử dụng được, người sử dụng cần có trình độ hoặc được huấn luyện.

3. Nguyên tắc và quy trình sử dụng thiết bị dạy học ở tiếu học

* Nguyên tắc sử dụng TBDH ở tiểu học:

Quan niệm đúng về việc sử dụng TBDH:

Mục đích chủ yếu của việc sử dụng các TBDH là tạo ra chỗ dựa trực quan để phát triển tư duy, vì vậy khi sử dụng các TBDH thì TBDH đó phải phán ánh và thể hiện rõ ràng các dấu hiệu bản chất của nội dung dạy học.

Người GV cần chú ý tránh sử dụng tuỵ tiện, thiếu mẫu mực các đồ dùng dạy học. Cũng không nên sử dụng TBDH có hình thúc và màu sắc quá cầu kì vì đôi khi nó làm che lấp mất dấu hiệu bản chất của nội dung cần dạy.

Sử dụng TBDH phải phù hợp với mức độ yêu cầu và nội dung bài học của tùng lớp.

Điều này phải bắt đầu từ sự phân tích nội dung và PPDH, trên cơ sờ đó lựa chọn thiết bị và xác định phương pháp sử dụng thích hợp.

Thao tác chính xác, rõ ràng, đúng trình tự, có dụng ý sư phạm xác định. Đây là yêu cầu cơ bản đối với GV tiểu học khi sử dụng TBDH. Bởi vì sự gương mẫu của GV khi nói, viết, vẽ hình kết hợp với các động tác sử dụng TBDH đều vô cùng quan trọng và cần thiết. Đó đuợc coi nhu một hình ảnh trực quan thiết thực để HS noi theo.

Việc sử dụng TBDH không chỉ dừng lại ở yêu cầu GV phải thao tác chính xác, rõ ràng, đúng trình tự mà còn yêu cầu GV phải tổ chức, hướng dẫn các thao tác sử dụng đồ dùng học tập của HS, giúp HS hoạt động trên bộ đồ dùng cá nhân, để từ đó các em tự tìm tòi và phát hiện ra những kiến thức mới.

Hơn thế nữa, sử dụng TBDH phải đúng lúc, đúng chỗ và đúng cách: Sau khi đã sử dụng các đồ dùng trực quan để hình thành kiến thức mới, thì khi luyện tập, thực hành các kiến thúc đó, nên hạn chế dần, thậm chí cán sử dụng TBDH, chỉ khi nào thấy cần thiết mới sử dụng để hỗ trợ, củng cố các tri thức đã học.

Chuyển dần, chuyển kịp thời các phương tiện trực quan từ dạng cụ thể sang dạng trừu tượng hơn.

Như đã biết, các TBDH ở tiểu học mang nặng tính trực quan cụ thể, đặc biệt là ở giai đoạn 1 (chủ yếu là các vật thật, tranh, ảnh,...), nhưng một yêu cầu

50

đặt ra khi sử dụng là phải chuyển từ vật “cụ thể" sang vật “ít cụ thể" hơn.

Không lạm dụng TBDH.

Việc lạm dụng TBDH thể hiện ở chỗ sử dụng không đúng lúc, đúng chỗ, không đúng mục đích, yêu cầu, nội dung của bài học và không nâng dần mức độ trừu tượng.

4. Quy trình sử dụng TBDH ở tiểu học:

*

Sơ đồ Quy trinh chung sử dụng thiểt bị dạyhọc

51

TRÍCH ĐIỀU LỆ TRƯỜNG TIỂU HỌC THEO TT 41/2010/TT-BGDĐT NGÀY 30/12/2010 CỦA BỘ GDĐT

Điều 18. Tổ chuyên môn

1. Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục. Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên. Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 7 thành viên trở lên thì có một tổ phó.

2. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn:

a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục;

b) Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lí sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường;

c) Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.

3. Tổ chuyên môn sinh hoạt định kì hai tuần một lần và các sinh hoạt khác khi có nhu cầu công việc.

Điều 19. Tổ văn phòng

1. Mỗi trường tiểu học có một tổ văn phòng gồm các viên chức làm công tác y tế trường học, văn thư, kế toán, thủ quỹ và nhân viên khác. Tổ văn phòng có tổ trưởng, tổ phó.

2. Nhiệm vụ của tổ văn phòng:

a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm nhằm phục vụ cho việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục của nhà trường;

b) Giúp hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lí tài chính, tài sản trong nhà trường và hạch toán kế toán, thống kê theo chế độ quy định;

c) Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường;

d) Tham gia đánh giá, xếp loại viên chức; giới thiệu tổ trưởng, tổ phó;

e) Lưu trữ hồ sơ của trường.

3. Tổ văn phòng sinh hoạt định kì hai tuần một lần và các sinh hoạt khác khi có nhu cầu công việc.

Điều 46. Phòng học

1. Phòng học phải đảm bảo đúng quy cách, đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, an toàn cho giáo viên và học sinh theo quy định về vệ sinh trường học; có điều kiện tối thiểu dành cho học sinh khuyết tật học tập thuận lợi.

52

2. Phòng học có các thiết bị sau đây:

a) Bàn, ghế học sinh đúng quy cách và đủ chỗ ngồi cho học sinh;

b) Bàn, ghế giáo viên;

c) Bảng lớp;

d) Hệ thống đèn và hệ thống quạt (ở nơi có điện);

e) Hệ thống tủ đựng hồ sơ, thiết bị dạy học.

Điều 48. Thiết bị giáo dục

1. Trường được trang bị đủ thiết bị giáo dục, tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả thiết bị giáo dục trong giảng dạy và học tập theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Giáo viên có trách nhiệm sử dụng thiết bị giáo dục, tự làm đồ dùng dạy học theo các yêu cầu về nội dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục.

53

TRÍCH THÔNG TƯ 16/2017 NGÀY 12/07/2017 CỦA BỘ GDĐT VỀ DANH MỤC KHUNG VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Chương II: DANH MỤC KHUNG VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Điều 3. Danh mục khung vị trí việc làm trong trường tiểu học; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học; trường dành cho người khuyết tật cấp tiểu học (sau đây gọi chung là trường phổ thông cấp tiểu học)

1. Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành (02 vị trí):

a) Hiệu trưởng;

b) Phó hiệu trưởng.

2. Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp (01 vị trí): Giáo viên.

3. Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ (08 vị trí):

a) Thư viện, thiết bị;

b) Công nghệ thông tin;

c) Kế toán;

d) Thủ quỹ;

đ) Văn thư;

e) Y tế;

g) Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật;

h) Giáo vụ (áp dụng đối với trường dành cho người khuyết tật).

Chương III: ĐỊNH MỨC SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC

Điều 6. Định mức số lượng người làm việc trong trường phổ thông cấp tiểu học

1. Hiệu trưởng: Mỗi trường có 01 hiệu trưởng.

2. Phó hiệu trưởng

a) Trường tiểu học có từ 28 lớp trở lên đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 19 lớp trở lên đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học và trường dành cho người khuyết tật cấp tiểu học được bố trí 02 phó hiệu trưởng;

b) Trường tiểu học có từ 27 lớp trở xuống đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 18 lớp trở xuống đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí 01 phó hiệu trưởng;

c) Trường tiểu học có từ 05 điểm trường trở lên ngoài điểm trường chính thì được bố trí thêm 01 phó hiệu trưởng.

3. Giáo viên

54

a) Trường tiểu học dạy học 1 buổi trong ngày được bố trí tối đa 1,20 giáo viên trên một lớp;

b) Trường tiểu học dạy học 2 buổi trong ngày; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học và trường dành cho người khuyết tật cấp tiểu học được bố trí tối đa 1,50 giáo viên trên một lớp;

c) Ngoài định mức quy định trên, mỗi trường tiểu học; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học và trường dành cho người khuyết tật cấp tiểu học được bố trí 01 giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

4. Nhân viên: Thư viện, thiết bị; công nghệ thông tin

a) Trường tiểu học có từ 28 lớp trở lên đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 19 lớp trở lên đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học và trường dành cho người khuyết tật cấp tiểu học được bố trí tối đa 02 người;

b) Trường tiểu học có từ 27 lớp trở xuống đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 18 lớp trở xuống đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí tối đa 01 người.

5. Nhân viên: Văn thư; kế toán; y tế và thủ quỹ

a) Trường tiểu học có từ 28 lớp trở lên đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 19 lớp trở lên đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo và trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học được bố trí tối đa 03 người; trường tiểu học có từ 27 lớp trở xuống đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 18 lớp trở xuống đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí tối đa 02 người;

b) Trường dành cho người khuyết tật cấp tiểu học được bố trí tối đa 04 người.

6. Nhân viên giáo vụ: Trường dành cho người khuyết tật cấp tiểu học được bố trí tối đa 02 người.

7. Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật

a) Đối với trường dành cho người khuyết tật cấp tiểu học: Cứ 15 học sinh khuyết tật thì được bố trí tối đa 01 người;

b) Đối với các trường phổ thông cấp tiểu học có học sinh khuyết tật học hòa nhập: Căn cứ vào số lượng học sinh khuyết tật học hòa nhập theo từng năm học, trường có dưới 20 học sinh khuyết tật thì có thể bố trí tối đa 01 người; trường có từ 20 học sinh khuyết tật trở lên thì có thể bố trí tối đa 02 người.