44
Bài 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO TN Hằng Liên I. Phật giáo và đặc điểm của triết học Phật giáo 1. Phật giáo qua lăng kính triết học tôn giáo - Mối tương quan giữa triết học và tôn giáo - Triết học Phật giáo góp phần giải quyết tất cả các vấn đề thuộc mọi lĩnh vực triết học, dù là khoa học hay siêu nhiên. 2. Đặc điểm của triết học Phật giáo -Một hệ thống triết lý đa dạng, độc đáo, vừa mang tính triết học lại vừa đậm màu sắc thực hành tâm linh thuộc tôn giáo, hướng đến con đường giải thoát khổ đau. -Vượt khỏi phạm vi và đối tượng nghiên cứu của triết học: mối quan hệ giữa tồn tại và không tồn tại (hư không). -Đề cao kinh nghiệm trực giác tâm linh -Vừa mang tính hiện thực nhưng pha lẫn tính chất siêu nhiên. II. Các tính chất đặc trưng trong phương pháp luận Phật giáo 1. Tính duy lý Đề cao lý trí nhận thức của con người phát sanh từ chánh kiến và chánh trí với trí tuệ tâm linh nội chứng. 2. Tính thực nghiệm Triết học Phật giáo là con đường dẫn đến thế giới tâm linh nội chứng tự thể của mỗi con người, không sử dụng đầu óc 1

Tài liệu môn học (SC. Hằng Liên biên soạn)

  • Upload
    dangbao

  • View
    232

  • Download
    4

Embed Size (px)

Citation preview

Bài 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO

TN Hằng Liên

I. Phật giáo và đặc điểm của triết học Phật giáo

1. Phật giáo qua lăng kính triết học tôn giáo

- Mối tương quan giữa triết học và tôn giáo

- Triết học Phật giáo góp phần giải quyết tất cả các vấn đề thuộc mọi lĩnh vực triết học,

dù là khoa học hay siêu nhiên.

2. Đặc điểm của triết học Phật giáo

-Một hệ thống triết lý đa dạng, độc đáo, vừa mang tính triết học lại vừa đậm màu sắc

thực hành tâm linh thuộc tôn giáo, hướng đến con đường giải thoát khổ đau.

-Vượt khỏi phạm vi và đối tượng nghiên cứu của triết học: mối quan hệ giữa tồn tại và

không tồn tại (hư không).

-Đề cao kinh nghiệm trực giác tâm linh

-Vừa mang tính hiện thực nhưng pha lẫn tính chất siêu nhiên.

II. Các tính chất đặc trưng trong phương pháp luận Phật giáo

1. Tính duy lý

Đề cao lý trí nhận thức của con người phát sanh từ chánh kiến và chánh trí với trí tuệ

tâm linh nội chứng.

2. Tính thực nghiệm

Triết học Phật giáo là con đường dẫn đến thế giới tâm linh nội chứng tự thể của mỗi

con người, không sử dụng đầu óc lý luận, tư duy logic, phải dùng đến trực giác từ trí

tuệ vô phân biệt.

3. Tính thực tiễn (thiết thực-hiện tại)

Con người kết hợp hai yếu tố ý thức đạo lý và kinh nghiệm nội chứng là để gặt hái một

giá trị tâm linh cho đời sống hiện tại; không dùng hệ thống tư duy logic lý luận suông

để kiểm nghiệm giá trị học thuyết của Phật giáo, mà chỉ có thể lấy sự thể nghiệm về

chức năng của nó bằng những việc thiết thực đã đem lại cho xã hội nhân sinh.

III. Một vài vấn đề triết học Phật giáo cơ bản

1

1. Học thuyết vô ngã

-Học thuyết vô ngã đưa ra lập luận không thể tìm thấy gì bên trong cũng như bên

ngoài các hiện tượng Duyên khởi, thuộc về thể chất cũng như tinh thần.

-Thấu triệt học thuyết Vô Ngã không thể bằng lập luận duy lý, mà phải thực nghiệm

bằng nội chứng tâm linh.

-Một triết lý sinh động của Ðạo học Ðông Tây; vì về mặt tâm linh, nó khai phóng con

người vươn tới sự tối thiện mà Ðức Phật gọi là năng lực giác ngộ vốn có tại mỗi con

người.

2. Học thuyết duyên sanh

-Học thuyết duyên sanh là thế giới quan độc đáo của Phật giáo, là đặc sắc lớn nhất và

đặc trưng căn bản để phân biệt Phật giáo với các tôn giáo khác.

-Giáo pháp giải thích về nguồn gốc con người tồn tại và sinh diệt.

-Tất cả đều là mối quan hệ tương tác lẫn nhau mà sinh thành và hoại diệt, không thể

độc lập tự sinh và cũng không thể độc lập tự tồn.

3. Biện chứng tứ đế

-Tứ đế (hay còn gọi là bốn chân lý thực nghiệm) là một chân lý bất diệt trong lịch sử

tôn giáo và triết học của nhân loại.

-Biện chứng Tứ đế là một tiến trình điều hướng tư duy một cách năng động tối ưu,

nhằm phấn khích mỗi tự thể tri kiến vươn lên đỉnh cao của tuệ giác như thực đối với

hiện hữu

-Tính biện chứng Tứ đế là nền tảng của cấu trúc thực nghiệm

- Tứ đế được Đức Phật giải minh theo một lộ trình nhân quả tương quan thông qua bốn

tiền đề triết học cơ bản, đó là:

1. Tri nhận thực tại (khổ thánh đế)2. Sự chuyển hướng tư duy (tập thánh đế)3. Sự chuyển hướng hai chiều (diệt thánh đế)4. Giai trình tư duy (đạo thánh đế).1

1ThíchTâmThiện, VấnđềcơbảncủatriếthọcPhậtgiáo, BVHTƯ GHPGVN, 2000

2

Bài 2:

NỀN TẢNG CĂN BẢN CỦA TRIẾT HỌCCHÍNH TRỊ - XÃ HỘI PHẬT GIÁO

TN Hằng Liên

I. Những đặc điểm và hoàn cảnh lịch sử xã hội Ấn Độ thời đức Phật

1. Những đặc điểm về tự nhiên và chính trị – xã hội của Ấn Độ cổ đại

- Điều kiện tự nhiên:Ấn Độ cổ đại là một lục địa lớn ở phía Nam châu ávớinhững yếu

tố địa lý rất trái ngược nhau →đặc tính đa dạng, khắc nghiệt về điều kiện thiên nhiên

và khí hậu của Ấn Độ là một trong những yếu tố làm sản sinh ra những bậc triết gia vĩ

đại của nhân loại.

- Điều kiện kinh tế, chính trị– xã hội:

Ấn Độ cổ đại là một trong các nền văn minh lâu đời nhất của nhân lọai có kết cấu kinh

tế – xã hội theo mô hình “công xã nông thôn”. Cơ cấu xã hội Ấn Độ xuất hiện chế độ

đẳng cấp (varna) → phân tầng xã hội hình thành rõ rệt → bộ luật Manu được ra đời →

cũng cố thế lực cho giới thượng lưu → xã hội Ấn Độ bước vào giai đọan bị phân hóa

→ tồn tại bốn đẳng cấp lớn.

2. Sơ lược về hoàn cảnh lịch sử xã hội thời đức Phật

-Chế độ phân biệt đẳng cấp trở nên càng khắc nghiệt theo nền quân chủ chuyên chế sở

hữu nông thôn, ruộng đất

-Đời sống tinh thần xã hội bị ảnh hưởng nặng nề bởi quan điểm duy tâm tôn giáo trong

thánh kinh Veda và đạo Bà-la-môn → hình thành đạo luật Manu bất công về các đẳng

cấp. → Đời sống chính trị xã hội phụ thuộc vào sự phân chia của bốn đẳng cấp

chính.→ nảy sinh những mâu thuẩn sâu sắc → sự phản kháng của quần chúng lao

động → nguyên nhân bùng nổ các phong trào chủ trương mới ở Ấn Độ. → Phật giáo

là một trong những trào lưu tư tưởng mới này.

3. Mục tiêu lý tưởng của đạo Phật

-Trình bày phương pháp và đường lối giải thoát

-Quan tâm đến sự hoàn thiện nhân cách đạo đức con người

-Trách nhiệm với xã hội→ đưa con người đến cuộc sống an lạc và hạnh phúc ngay

hiện đời dựa trên bình đẳng, dân chủ và nhân quyền xuất phát từ góc độ nội tại của

mỗi cá nhân.

II. Luận điểm chính trị - xã hội trong tư tưởng Phật giáo

3

1. Đức Phật và các mối quan hệ hoằng pháp của Ngài

-Đức Phật đã thoát ly khỏi chính trị, nhưng Ngài quan tâm đến sự bình an và hạnh

phúc của tha nhân →  quan tâm đến sự thịnh suy của quốc gia → Ngài chỉ dạy những

phương cách làm chính trị → để nhân dân được ấm no hạnh phúc, đất nước được thái

bình thịnh vượng.

-Phật giáo và chính trị học là hai phương diện khác nhau, nhưng cùng lấy con người

làm đối tượng cho sự phục vụ

2. Đối tượng nhận thức xã hội của Phật giáo

-“Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác”; → con người là đối tượng nhận thức xã

hội, là trung tâm điểm của Phật giáo.

-Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người

-Đối tượng của xã hội học Phật giáo: con người và các loài hữu tình khác như động

thực vật, các loài phi nhân v.v…. Đặc biệt, xã hội học Phật giáo còn quan sát và tìm

hiểu con người trong đời này,mà còn ở những đời khác trong vòng sinh tử luân hồi →

rộng hơn nhiều so với xã hội học thông thường.

3. Quan điểm chính trị - xã hội lien quan trong giáo pháp của đức Phật

-Cách giải quyết những khó khăn của xã hội theo hướng cải tạo chính những con

người → cải tiến phúc lợi xã hội công bằng hơn. → Theo Phật Giáo, phép màu nhiệm

nhất chính là sự cải thiện một con người từ xấu xa trở nên thánh thiện

-Xã hội bấy giờ tranh chấp không ngừng giữa các quốc gia → mong đợi ở một nhà làm

tôn giáo danh tiếng giúp ý kiến → dù không còn vướng mắc đến quyền thế, chính trị;

nhưng gần gũi với con người, kể cả các chính trị gia → đức Phật được xem như một

nhà cách mạng xã hội.

III. Giá trị thực tiễn hình thành triết học chính trị - xã hội Phật giáo

1. Tính nhân bản

-Giáo dục nhân bản nhấn mạnh đời sống thực tại với bản chất con người → “phương

châm hướng nội, quay về với chính mình, với con người thật của mình... là phương

châm sống động nhất và thiết thực nhất để cải tạo xã hội... và xây dựng Niết bàn ngay

trên thế gian này.”

-Xã hội phải được điều hành trên nền tảng đạo đức, tình thương và lòng từ bi → hóa

giải những xung đột nội tại cá nhân → cuộc sống an lạc và hạnh phúc → Biện pháp

này siêu vượt → chỉ thẳng vào cốt lõi các cơn bệnh trong tâm thức con người

4

2. Ý thức công bằng xã hội

-Sự chuyển hóa cơ bản của mỗi cá nhân → sự chuyển đổi xã hội

-Đức Phật nâng cao các thể chế quyền lực bằng cách hướng dẫn nó theo các nguyên lý

lành mạnh, hợp lý và công bằng.

3. Tinh thần vô ngã vị tha

-Đức Phật xuất hiện trên thế gian vì phúc lợi, an lạc và hạnh phúc của mọi loài

-Mô hình xã hội lý tưởng của đạo Phật được đặt căn bản trên việc coi trọng đạo đức →

quyền lợi  cộng đồng nên được đặt trước quyền lợi riêng tư cá nhân

-Phật dạy chư Tỳ kheo: hãy du hành vì lợi ích số đông, vì lợi ích của chư thiên và loài

người → thể hiện hai chữ nhập thế cao đẹp của Đức Phật

→ Tóm lại, tinh thần Vô ngã vị tha là một trong những điểm quan trọng khiến Phật

giáo phát huy và tồn tại khi đi đến bất cứ một quốc gia nào.

5

Bài 3:

QUAN NIỆM CỦA ĐẠO PHẬT VỀ CHỦ NGHĨA BÌNH ĐẲNG2

I. Học thuyết bình đẳng qua lăng kính triết học Phật giáo1. Khái niệm về chủ nghĩa bình đẳng

-Bắt nguồn từ một thuật ngữ gốc Pháp -Egalitaire (Egal có nghĩa là ngang bằng hoặc

bằng nhau)3chủ nghĩa bình đẳng” (Egalitarianism) đã trở thành nghĩa “học thuyết bình

đẳng giữa loài người” và nội dung của nóchủ yếu liên hệ đến xã hội→xuất phát từ

cuộc cách mạng công nghiệp ở phương Tây.

-Điều quan trọng là vấn đề bình đẳng đã và đang còn bị hạn chế trong phạm vi ứng

dụng thực tế→Phán đoán “mọi người đều bình đẳng”dường như là một phán đoán

mệnh lệnh hơn là phán đoán mô tả

2. Lý luận nhận thức bình đẳng của Phật giáo

Phật giáo trước nhất nhìn vấn đề bình đẳng căn bản giữa con người với con người

trong phương diện bản chất thật của con người, cho dù Phật giáo chủ yếu chú ý đến

các mức độ trí thức và đạo đức tôn giáo, điều được gọi là “sự khác nhau giữa cá thể”

(puggala-vematattà)4 bắt nguồn từ những thân phận con người sâu xa.5→dẫn đến “bất

bình đẳng về bẩm sinh cá nhân”

II. Nền tảng bình đẳng theo tư tưởng Phật giáo

Lần đầu tiên trong lịch sử tư tưởng nhân loại, Phật giáo đã xác nhận và tuyên bố về

“quyền bình đẳng căn bản của nhân loại như là một cộng đồng với ý nghĩa rằng

những bản chất căn bản của con người là giống nhau, cho dù có thể có sự khác nhau

do di truyền, môi trường hay những yếu tố nghiệp.”6

1. Lập trường luân hồi nhân quả

Tất cả mọi người đều phải đối đầu với những vấn đề cốt lõi của luân hồi:sanh (jàti),

già (jarà), bệnh hay chết (marana)→nền tảng cho các vấn đề khác của cuộc

sống→thuộc về phạm trù chân lý đầu tiên, sự thật về khổ, thuộc tứ thánh đế.

2. Lập trường giải thoát

2 Quan niệm của đạo phật về chủ nghĩa bình đẳng, trích dịch: TN Hằng liên (www.daophatngaynay.com)3Xin tham khảo Marguerite Marie Duboid, Dictionnaire Morderne Francais-Anglas (Paris: Librairie Larousse, 1960).4puggalavemattatà, xin tham khảo majjhima-nikàya, i, tr. 494; samyutta-nikàya, ii, tr. 21 trở đi.5Samyutta-nikàya,v, tr. 200.6K.N. Jayatillake, The principle of internaltional law in Buddhist doctrine, tóm tắt từ “the recueil des cours,” vol.ii, 1967, (private circulation only), leiden, tr. 518.

6

Phật giáo quan niệm rằng: Tất cả mọi loài chúng sanh, từ con người cho đến các sinh

vật nhỏ bé đều có ẩn một khả năng thành Phật→nền tảng để hình thành đức tính bình

đẳng triệt để

III. Các luận điểm căn bản của chủ nghĩa bình đẳng trong đạo Phật

Để thành tựu quả vị tối thượngmọi nguời đều phải kinh qua các vấn đề căn bảnMọi

nguời đều bình đẳng; ngoài điểm dị biệt duy nhất về giới tính thì cấu trúc thần kinh

(danh và sắc: nàma and rùpa) và các nhu cầu khác đều giống nhau→ Mọi nguời đều

bình đẳng

1. Luận điểm sinh học

-Luận điểm sinh học cho rằng con người hiện đại hình thành nên một loài riêng biệt

đối lập với các loài khác nhau thuộc loài động vật và loài thực vật. Luận điểm này

trùng hợp một cách ngẫu nhiên với quan điểm sinh học hiện đại7

-con người được xem như thuộc vào một loài riêng biệt, vì thể chất và các đặc điểm

cần thiết khác, tất cả loài người đều giống nhau.

-phạm vi tiến hóa sinh học theo từng bực (anupubbana) và như loài vật, trên thực tế,

có sự khác biệt trong từng loài (jàtivibhangan) vì mỗi loài có nhiều dạng (annanannà

hi jàtiyo).8Nhưng không có cái gọi là khác nhau giữa các loài trong loài người (lingam

jàtimayam n’eva, yathà annàsu jàtisu).9Có sự khác nhau giữa các chúng sanh về thân

thể, nhưng trong loài người, sự khác nhau ấy không có (manussesu etam na vijjati).10

Nếu có sự khác nhau nào giữa con người với con người thì đó là sự khác nhau thông

thường về ngôn ngữ (voka ranca manussesu samannya pavuccam).11

→tất cả con người sinh ra đều bình đẳng.→đạo Phật đã chứng minh sự bình đẳng có

thể đạt được từ sự thật sinh học

2. Luận điểm nhân chủng học

-Kinh Agganna thuộc kinh Trường bộ (Dìgha Nikàya).12→từ khởi nguyên toàn thể

nhân loại “giống nhau, nhưng không phải là không khác nhau” (annesan sadisanneva

no asadisam)13.

7Xin tham khảo L.C. Dunn, ‘RACE AND BIOLOGY’ in The Race Question in Modern science, (Paris: Unesco, 2nd Impresssion, 1959), tr. 245 trở đi.8Sđd, kệ 600.9Sđd, kệ 610.10Sđd, kệ 611.11 Sđd.12 Dìgha-Nikàya,III, tr. 93 trở đi.13 Sđd, kệ 1: thuật ngữ annesam (Sđd, tr. 93, cước chú 12) được sử dụng hơn là thuật ngữ anannesam trong ấn bản của Hội Thánh Điển Pàli (Pàli Text Society).

7

- Các phân biệt về mặt xã hội chỉ xuất hiện trong xã hội định hình xuyên qua việc phân

công lao động như là điều tất yếu cho sự hiện hữu của chính nó, đã dẫn đến khế ước xã

hội và khế ước chính phủ.14Không giống như học thuyết Bà-la-môn giáo, Phật giáo

không chấp nhận cơ cấu giai cấp là tuyệt đối.15Bởi vì bình đẳng giữa con người với

con người là “phù hợp với qui luật vũ trụ, chứ không bao giờ mâu thuẫn với nó

(dhammen’eva no adhammena).16

-Bình đẳng tuyệt đối giữa con người với con người trong phương diện bản chất thật

của họ cần phải được nhận chân trên những sự kiện nhân bản

-đời sống và phân biệt giai cấp đã trở thành thực tại thì lúc ấy tất cả mọi người “giống-

nhau, nhưng không phải là không-khác-nhau.”

3. Luận điểm xã hội học

-Theo xã hội học, nếu các phân biệt giai cấp trong xã hội loài người là không tuyệt đối

thì nó cũng chưa bao giờ và sẽ không bao giờ phổ quát. Kinh Assalàyana thuộc kinh

Trung Bộ (Majjhima Nikàya) minh họa rất rõ điều này.17

-Nền tảng của các phân chia xã hội, khi trở thành mối quan hệ rõ ràng18 và trong tình

trạng ấy, giai cấp Bà-la-môn tuyên bố rằng họ là giai cấp tối cao, hoàn toàn không có

nền tảng gì cả.19

-Các nhà Phật học chủ trương chủ nghĩa bình đẳng “bằng cách trình bày các điều kiện

thực tế đang tồn tại trong xã hội đương thời”20,

-Như kinh Madhura thuộc kinh Trung Bộ (Majjhima Nikàya) đã trình bày: phục vụ

người khác theo yêu cầu thì không có gì cả, mà chẳng qua chỉ là quyền lực kinh tế và

điều đó hoàn toàn không có gì liên hệ đến sự phân định về giai cấp xã hội.21

4. Luận điểm pháp lý

-Luận điểm pháp lý cho rằng một cá nhân bất luận vị trí xã hội hay giới tính khi vi

phạm luật pháp thì đều bị trừng phạt như nhau(Phật giáo gọi là cải tạo)→kinh

Madhura22.

14Xem chi tiết ở mục từ Democracy, quan niệm của Phật giáo về vấn đề dân chủ, của Từ điển bách khoa này.15Xin tham khảo K.N. Jayatilleke, The Doctrine of International Law in Buddhist Doctrine, tr. 509-512 và 516.16 Dìgha-Nikàya,III, tr. 93.17 Majjhima-Nikàya, II, tr. 14918Xin tham khảo T.W. Rhys Davids, Buddhist India, (Calcutta: Sixth Edition, 1955), tr. 33 trở đi.19 Majjhima-Nikàya, II, tr. 149: Ettha…Bràhmanànam kim balam ko assàso yad ettha bràhmanà evam àhimsu bràhmanà ’va settho vanna, hìno anno vanna … bràhmadàyàdàti.20 G. P. Malalasekera and K.N. Jayatilleke: Sđd, tr. 4721Majjhima-Nikàya, II, tr. 85.22Sđd, tr. 88.

8

-Trong mối quan hệ pháp lý hoặc giữa con người với con người, công lý là để trừng

phạt không thể được hiểu là sự khác nhau và sự khác nhau ắt hẳn là nền tảng của sự

phân biệt.→mọi người bình đẳng trước pháp luật

5. Luận điểm đạo đức

Luận điểm đạo đức: tất cả mọi người đều như nhautrước quy luật đạo đức-tâm lý của

nghiệp (karma), bất luận giai tầng xã hội nào. Kinh Madhura đã minh chứng bằng

thuật ngữ thưởng phạt đạo đức rằng tất cả mọi người đều có vị trí bình đẳng như

nhau→Mọi người có thể chấp nhận quy luật này như là tính khả dĩ logic và hợp lý

(evam ca pana me etam arahatam sutam).23→tất cả mọi người đều bình đẳng trước

quy luật đạo đức

-Luận điểm đạo đức học cho rằng mọi người đều có thể trở nên thiện hay ác tùy vào

hoàn cảnh họ sinh sống→, mọi người đều có khả năng thực hiện các nỗ lực đạo đức

như nhau.

6. Luận điểm tâm linh hay tôn giáo

-Luận điểm tâm linh hay tôn giáo là đứng về mặt kết quả rằng tất cả nhân loại đều có

khả năng phát triển tâm linh và giải thoát tối hậu khỏi đau khổ (dukkha), dầu cho có sự

khác nhau về các khả năng và vị trí xã hội. Điều này được xem như là học thuyết của

đức Phật về sự thuần khiết của bốn giai cấp (càtuvannim suddhim).24

-Theo tư tưởng đạo Phật, bình đẳng tâm linh và đạo đức có thể đạt được, khi điểm cuối

cùng của con đường toàn thiện và giải thoát đã đạt đến.

VI. Ứng dụng thực tiễn của chủ nghĩa bình đẳng Phật giáo

1. Bình đẳng trong tăng đoàn

Tất cả những sự phân biệt về giai cấp, đẳng cấp hay nghề nghiệp đều bị xóa bỏ khi gia

nhập vào cộng đồng Tăng-ni Phật giáo.Nếu có khác biệt, duy nhất là sự khác nhau về

hạ lạp, không có bất kỳ sự khác biệt nào khác được tìm thấy trong đời sống Tăng-ni thì

đối với cộng đồng Thiện nam, Tín nữ, các sự khác biệt có chăng là có rất ít và không

đáng kể.25→, tất cả chư Tỳ-kheo đều có vai trò như nhau.26trong buổi lễ tự tứ

2. Bình đẳng về cơ hội

Khi sự bình đẳng về cơ hội này vắng mặt thì cần phải giả định theo quan điểm đạo

Phật rằng nhà nước cần phải đảm bảo sự hồi sinh của mình thông qua chế độ quản lý

23 Cùng trang, Sđd.,24Majjhima-Nikàya, II, tr. 132, 147.25Sđd, tr. 128.26Vinaya, I, tr. 159.

9

nhà nước một cách chính đáng (ariyam cakkavattivattam).27→Bình đẳng về cơ hội liên

hệ một cách căn bản đến phân phối công bình về sức mạnh kinh tế giữa quần chúng

3. Bình đẳng về lý tưởng giải thoát

-Phật giáo phân tích tột cùng, đánh giá lý tưởng bình đẳng (như một học thuyết xã hội)

→như một bước chân đạt đến cơ hội →góp phần chuyển đổi những hình thái bình

đẳng cao hơn cho con người→bình đẳng về lý tưởng giải thoát

-Trong tứ chúng tất cả đều bình đẳng như nhau→ đạo Phật không thừa nhận sự phân

biệt về giới tính28 hay không gian và thời gian trên tính chất của sự kiện,29→đức Phật,

người Thầy đầu tiên giữa loài người đạt đến mục đích tối thượng.

-Hai là, mọi người đều bình đẳng nếu như mức độ chứng đạt của họ về trí thức, đạo

đức hay tâm linh ngang nhau,

27 Xin tham khảo Dìgha-Nikàya,III, tr. 65.28 Với quyền bình đẳng căn bản của loài người được đặt ra thì vấn đề phân biệt giới tính không cần thiết trong phương diện này. Phụ nữ cũng có những tiềm năng như nam giới. Trong khi chắc chắn là có dấu hiệu tộc trưởng trong cách cư xử đối với phái yếu (như có thể được ghi nhận từ những luật lệ chi phối đời sống Ni đoàn) và trong khi Phật giáo nguyên thủy phải đấu tranh chống lại hoàn cảnh nói chung là có thành kiến với phụ nữ, thì Phật giáo cho thấy không có lý do nào người phụ nữ bị đối xử phân biệt, đặc biệt là trong vấn đề thăng tiến đạo đức và tâm linh. Đưa ra những điều kiện tiên quyết cần thiết, Phật giáo khẳng định rằng phụ nữ có thể giỏi hơn nam giới (Xin tham khảo Samyutta-Nikàya, I, tr. 86).Trong tâm đức Phật “dường như không có một sự nghi ngờ thực sự nào … về quyền bình đẳng giữa nam và nữ” (I.B. Horner, Woman under Primitive Buddhism, London, 1930, tr. 104).29 Dhirasekera, Jotiya, Buddhist Monastic Discipline, Luận án tiến sĩ trình tại University of Ceylon, 1964, tr. 19 trở đi

10

Bài 4:

HỌC THUYẾT NGHIỆP PHẬT GIÁO

VÀ SỰ PHÂN TẦNG XÃ HỘII - Triết lý nghiệp Phật giáo

1, Khái niệm về nghiệp

- Là tạo tác có dụng tâm

- Giải thích hành nghiệp của con người qua thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp

- Nghiệp: một trong những học thuyết xây dựng nên giáo lý của Đức Phật

- Học thuyết nghiệp là triết lý về nhân quả, nghiệp báo mang tính duyên khởi của quy

luật tự nhiên: “cái này sanh thì cái kia sanh, cái này diệt thì cái kia diệt”

2, Sự khác nhau giữa thuyết nghiệp Phật giáo với các thuyết nghiệp tôn giáo

khác

- Về mặt khoa học: thừa nhận căn bản “nghiệp” của Phật giáo → sự tương tác

cân bằng lẫn nhau.

- Các tôn giáo khác: cho rằng nghiệp của họ đều do một thế lực tối cao sắp xếp

→ đấng Tạo hóa, Phạm Thiên

- Chủ trương đạo Jainism: con người không thể phát triển đức dục và trí dục nếu

chưa trả hết tất cả những hậu quả của bất thiện tiền nghiệp → thực hành khổ hạnh để

thoát tội lỗi ở quá khứ → giá trị đạo đức tùy ở thân hơn ở ý chí.

- Phái khổ hạnh Ajivika: những hành động và kinh nghiệm hiện tại hoàn toàn bị

chi phối bởi tiền nghiệp (tiền định).

- → hai thuyết trên hoàn toàn không thể đồng hóa với quan điểm nghiệp của Đức

Phật.

- Đối với Phật giáo: nghiệp của mỗi chúng sinh làm chủ chính nghiệp lực của

mình

→ Nghiệp là một định luật nhân quả công bằng, khác với cái được gọi là “định

mệnh” được sắp sẵn → con người chịu trách nhiệm với chính mình.

Khác với thuyết thiên tri mệnh, Đức Phật rất đề cao nhân vị → đưa nhân vị đó lên

thành Phật vị một cách bình đẳng.

II, Các phương diện của nghiệp theo quan điểm Phật giáo

11

1. Về phương diện tương tác, có 4 loại :

a. Sanh nghiệp: là nghiệp lực chi phối tái sanh. Thức tái sanh và sắc uẩn đầu

tiên tùy thuộc vào sanh nghiệp này.

b. Tử nghiệp: là nghiệp lực duy trì sự sinh tồn của một chúng sanh từ khi mới

sanh cho đến khi lâm chung. Con người được hưởng hạnh phúc trong kiếp

sống của họ hay không tùy thuộc ở trì nghiệp này.

c. Chuyển nghiệp: là nghiệp lực làm trở ngại sanh nghiệp khiến cho đời sống

đang bình thường bỗng gặp khó khăn.

d. Đoạn nghiệp: là nghiệp lực cắt đứt sanh nghiệp. Như một người bị chết bất

đắc kỳ tử.

2. Về phương diện năng lực của quả báo, nghiệp có 4 loại :

a. Cực trọng nghiệp: Là những nghiệp đã tạo tác có tính chất cực mạnh, vượt

trội các nghiệp khác → ví như nghiệp phạm tội ngũ nghịch

b. Cận tử nghiệp: Là nghiệp tạo lúc lâm chung → một tạo tác nào đó trong

đời sống được tái diễn lại

c. Tập quán nghiệp: Là nghiệp được tích lũy trong quá trình sống, sinh hoạt

→ thói quen hằng ngày

d. Tích lũy nghiệp: Là những nghiệp lực còn duy trì chưa phát hiện vì chưa

đủ nhân duyên hay điều kiện thuận tiện. → thông thường là những hành

nghiệp nhỏ, dễ quên

3. Về phương diện thời gian, nghiệp được chia làm bốn loại:

a. Hiện báo nghiệp: là những nghiệp gây hậu quả ngay trong kiếp hiện tại.

Vd: ăn ớt lập tức thấy cay

b. Sanh báo nghiệp: là những nghiệp đem lại hậu quả trong kiếp kế tiếp. Vd:

làm thiện sẽ được sanh thiên và tạo ác sẽ đọa lạc sau khi chết.

c. Hậu báo nghiệp: không có thời gian nhất định → chờ lúc nhân duyên chin

mùi

d. Vô hiệu nghiệp: là những nghiệp đáng lý có kết quả trong hiện kiếp hay

kiếp sau, nhưng không đủ yếu tố để phát khởi nên trở thành vô hiệu quả.

Nhất là trường hợp Đức Phật và các vị A-la-hán, những nghiệp lực yếu ớt

còn sót lại không chi phối được các Ngài.

4. Về phương diện cảnh giới, nghiệp cũng được chia làm 4 loại:

12

a. Bất thiện nghiệp: → những nghiệp trả quả trong bốn đường ác đạo, do

nhân bất thiện gây ra: sát sanh, trộm cắp, tà hạnh v.vv..

b. Dục giới thiện nghiệp: → những nghiệp trả quả ở 6 cõi trời dục giới, do

nhân thiện lành đã làm: phóng sanh, bố thí, phạm hạnh v.vv..

c. Sắc giới thiện nghiệp: → kết quả của thiền định hữu sắc → tái sinh trong

16 cõi sắc giới thiên → sống rất an tịnh không tham sân và si.

d. Vô sắc giới thiện nghiệp: → những kết quả của các bậc thiền vô sắc. →

đời sống rất vi tế, thanh tịnh và tự tại, các chúng sanh sống rất lâu nhưng

vẫn bị chi phối khi hết quả báo ở Vô Sắc.

5. Những yếu tố chi phối nghiệp: Theo Đạo Phật con người không phải sống tùy

thuộc hoàn toàn vào nghiệp quá khứ mà chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau:

-- Yếu tố ngoại giới: như điều kiện thời tiết, ảnh hưởng của vị trí, phương

hướng, cũng như những tình trạng xã hội ...

-- Yếu tố vật lý: tức là những điều kiện vật chất, những ảnh hưởng của hiện

tượng vật lý.

-- Yếu tố sinh lý: tức là điều kiện cấu tạo, vận chuyển và tiến hóa của cỏ thể, kể

cả luật di truyền.

-- Yếu tố tâm lý: tức là những định luật về hiện tượng nội giới. Điều này được

Đức Phật phân tích rõ ràng trong Abhidhamma (Thắng Pháp).

-- Yếu tố nghiệp lý: tức là nguyên lý nhân quả của hành động cố ý như chúng ta

đã định nghĩa và phân loại ở trên.

→ đời sống của con người phối hợp bởi nhiều yếu tố và ảnh hưởng bởi nhiều môi

trường chứ không hoàn toàn do nghiệp quá khứ của mình (sayam katam), không do

quyết định độc đoán của một ngoại nhân nào (param katam), cũng không ngẫu nhiên

mà có (adhicca sammuppanna). Con người cũng như vạn hữu đều hình thành bởi nhiều

nhân duyên (paticca samupana). Nếu có người hiểu rõ tất cả những điều kiện đó họ có

thể chế ngự thiên nhiên và chính mình để đạt đến chỗ tự tại vô ngại.→ Đạo Phật nhằm

mục đích tiêu diệt mọi điều kiện ràng buộc con người để đưa đến vô điều kiện

(unconditioned, vô vi) tức là Niết Bàn, là giải thoát.

III, Bất bình đẳng và sự phân tầng xã hội

1. Bất bình đẳng xã hội?

13

1.1. Khái niệm: Chỉ sự không ngang bằng nhau của các thành viên trong xã hội

về địa vị xã hội, về việc thoả mãn các giá trị vật chất, tinh thần của họ.

1.2. Nguồn gốc của bất bình đẳng xã hội

- Hình thành nhiều nhóm người khác nhau, với sự phân chia quản lý khác nhau →

nhóm kiểm soát và nhóm bị kiểm soát

- Các nhà Xã hội học cho rằng: Trong xã hội, nhóm có đặc quyền trong cuộc sống mà

người khác không có → những cơ hội trong cuộc sống → địa vị xã hội hay là vị thế xã

hội cao trong con mắt của người khác → chi phối người khác

- Theo quan điểm của K. Mac, BBĐ bắt nguồn từ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu

sản xuất. Theo M. Weber ngoài yếu tố kinh tế còn có những yếu tố khác như: sắc đẹp,

cơ may, khả năng tiếp cận thị trường…

2. Khái niệm phân tầng xã hội

2.1. Khái niệm: 

Được dùng trong Xã hội học phương Tây → biểu thị những khác biệt cơ bản về xã hội

và sự không ngang nhau (BBĐ) thuộc về những nhóm, giai cấp, tầng lớp, xã hội bởi

địa vị của họ trong hệ thống thứ bậc xã hội.

Theo quan hệ này, xã hội được chia thành một cấu trúc theo khuôn mẫu của những

nhóm xã hội không bình đẳng và sẽ bền vững từ thế hệ này sang thế hệ khác. Khái

niệm phân tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội luôn có quan hệ mật thiết với nhau.

2.2. Nguồn gốc của sự phân tầng xã hội

 - Xuất hiện chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất → hình thành các giai cấp và xung

đột giai cấp.

- Sự phân công lao động → sự phân tầng trong xã hội một cách tự nhiên. 3 căn cứ cơ

bản để chỉ sự phân tầng: theo địa vị kinh tế, theo địa vị chính trị, theo địa vị xã hội.

3. Phật Giáo và Phân tầng hội (tiếng Anh: Social Strafication)

- Sự phân chia nhỏ xã hội thành các tầng lớp khác nhau; không mang ý nghĩa tuyệt đối → vị

thế xã hội của các cá nhân có thể thay đổi.

- Xã hội Ấn Độ phân thành bốn giai cấp → phụ thuộc vào nơi “Phạm Thiên sanh ra

họ” → sự phân biệt dựa vào thần quyền và thế quyền.

- Xã hội lao động → tạo ra của cải nuôi con người → sẽ có kẻ lười biếng → trộm cướp

tài sản của người khác → xã hội đề cử người coi sóc → người Sát-đế-lỵ đầu tiên.

14

- Xã hội cử người hơn họ về đạo đức để dạy cho mọi người → xuất hiện người Bà-la-

môn.

- Xã hội có những người chuyên lao động, làm kinh tế → xuất hiện người Phệ-Xá

→ Theo Đức Phật: giai cấp được sinh ra từ sự phân công xã hội → đời sống con người

do chính con người quyết định → không có sự phân biệt đẳng cấp mang tính siêu

nhiên → điều người Bà-la-môn nói về đẳng cấp là vô lý, mị dân

- Đức Phật luận giải về xã hội trên quan điểm lịch sử → mọi phát triển xã hội đều có

nguồn gốc → bác bỏ sự sáng tạo của thế lực siêu nhiên.

- Đức Phật nhấn mạnh rằng: hành động của bản thân chủ thể→ cơ sở để phân biệt

người đó là cao quý hay hạ tiện; không phải dựa vào đẳng cấp họ sinh ra → ai tinh tấn

tu tập đều được an lạc, giải thoát và ngược lại→ nếu Ba-la-môn không tu tập cũng

chịu luân hồi.

- Đức Phật là nhà cách mạng xã hội đầu tiên trong lịch sử nhân loại → chống lại sự phân

biệt đẳng cấp. Tư tưởng và hành động thực tiễn của Đức Phạt mang tinh thần nhập thế

→ lợi ích thiết thực cho mọi người → tất cả chúng sanh đều có Phật tánh.

IV – Giá trị học thuyết nghiệp đối với công bằng xã hội.

1. Xây dựng nền đạo đức, an vui hạnh phúc cá nhân giúp con người trở nên quân bình

và sáng tạo.

2. Cân bằng các phân tầng xã hội theo quy luật tự nhiên giúp con người tôn trọng nhân

cách, giá trị lẫn nhau

3. Đời sống công bằng – văn minh

15

Bài 5:

TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO VỀ CHỦ NGHĨA NHÂN VĂNI. Khái niệm về chủ nghĩa nhân văn- Là một nhánh triết học luân lý lớn→ chú trọng về lợi tức, giá trị và phẩm cách của cá nhân. - Khoan dung, bất bạo động và tự do ý chí→ ý nghĩa nhân đạo trong nguyên tắc cộng sinh của nhân loại.- CNNV hay còn gọi chủ nghĩa nhân đạo: tìm chân lý và đạo đức bằng các phương tiện của con người→ phục vụ chính mình.- Đề cao khả năng tự quyết của loài người→ CNNV bác bỏ những biện hộ siêu nhiên.

1. Nguồn gốc ý thức nhân quyền trong xã hội- Ý thức và thực hiện nhân quyền gắn liền với lịch sử phát triển của loài người→ giải phóng con người qua các hình thái kinh tế, giai cấp→ quyền con người trở thành giá trị chung của nhân loại.- Khái niệm nhân quyền→ có nguồn gốc từ thời Hy lạp cổ - Chế độ chiếm hữu nô lệ→ Chế độ phong kiến→ Giai cấp tư sản→“quyền tư hữu thiêng liêng”. - Quyền con người được công nhận trong Tuyên Ngôn các nước Mỹ, Pháp, tuyên ngôn cộng sản. Giai cấp tư sản tập trung quyền dân sự, chính trị→ coi nhẹ quyền kinh tế, văn hoá, xã hội→ điều kiện thoát khỏi đói nghèo, bị bóc lột của người lao động. - CMT10 Nga tạo nên phạm trù mới về quyền con người→ quyền kinh tế, văn hoá, xã hội

2. Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa nhân văn- Phương Tây: CNNV hồi sinh ở TK 14 cho rằng giáo dục nghệ thuật tự do, văn chương Hi Lạp cổ→ phát triển tinh thần trách nhiệm cá nhân, tinh thần chân nghĩa tự do thời kì Trung cổ. - Ý tưởng nhân văn được nẩy mầm và phát triển qua các tạp chí của những nhà tư tưởng Châu Âu. - CNNV nổi bật thời kì phục hưng, như tự do, thoát khỏi trói buộc mà con người trong thời kì Trung cổ. Các nhà nhân văn thời kì đầu không chống đối Tôn giáo hay Kito - CNNV giúp các học giả thời kì phục hưng thoát khỏi truyền thống cổ điển→ sự ra đời khoa học hiện đại→ ảnh hưởng trên con đường CNNV phát triển sau này.II. Tính chất đặc trưng của chủ nghĩa nhân văn- Khẳng định quyền tự chủ của con người, vị thế của con người→ nguồn gốc của sự thật, sự đúng đắn.- Kinh nghiệm con người như là quan thẩm phán cuối cùng và duy nhất. CNNV có một số thuộc tính của những gì được gọi là tinh thần khoa học. Đặc trưng này được cải tiến bởi tính tự do thế thường. Các yếu tố khẳng định nhân văn xã hội- CNNV→ bổ sung vai trò của tôn giáo→ được xem như giữ một vị trí tôn giáo, nhưng chính nó lại không là một tôn giáo - tương hợp với Chủ nghĩa tự nhiên, nhưng không phụ thuộc vào một loại nào nào trong những loại chủ nghĩa này→ tương hợp với một vài tôn giáo.- phủ nhận ảnh hưởng quan trọng của cái siêu tự nhiên trong những vấn đề của con người, cho dù nó tồn tại hay không tồn tại→ không hoàn toàn bài trừ một vài dạng của thuyết hữu thần (theism) hoặc thần giáo tự nhiên (deism) → bài bác sự đề cao một

16

cách mù quáng niềm tin vào năng lực siêu tự nhiên, nhưng không hẳn là bài bác chính những niềm tin ấy.

1. Các hình thức chủ nghĩa nhân văn trong quá trình lịch sử nhân loại1) CNNĐ biểu hiện cuộc đấu tranh của nông dân, thợ thủ công, giai cấp tư sản đang lên chống lại những hình thức bóc lột và áp bức phong kiến. 2) CNNĐ thời Phục hưng (cũng gọi là chủ nghĩa nhân văn) là một trong phong trào văn hoá mạnh mẽ ở buổi đầu của chủ nghĩa tư bản. 3) CNNĐ chủ trương tự do tư tưởng, giải phóng con người khỏi sự chuyên chế tư tưởng của giáo hội, nêu cao phẩm giá và quyền con người. Đó là CNNĐ tư sản, biểu hiện lợi ích của giai cấp tư sản đang lên, cũng là lợi ích của nhân dân đương thời→ xây dựng một xã hội công bằng.→hạn chế mâu thuẫn giữa tự do cá nhân và lợi ích xã hội4) Một trào lưu khác của CNNĐ là chủ nghĩa xã hội không tưởng, phản ánh nguyện vọng của nông dân, dân nghèo thành thị và của giai cấp công nhân còn phôi thai→ tập trung sự chú ý vào vấn đề quan hệ giữa con người với con người→ một xã hội bình đẳng về của cải, bình đẳng trong lao động sản xuất và trong hưởng thụ. 5) CNNĐ xã hội chủ nghĩa. Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại chế độ tư bản làm nảy sinh quan niệm mới về CNNĐ. Chủ nghĩa Mac hiểu bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội→cải tạo xã hội→ giải quyết mâu thuẫn lâu đời giữa cá nhân và xã hội→ thủ tiêu xã hội trong đó chế độ tư hữu và chủ nghĩa cá nhân thống trị.III. Các quan điểm dị đồng giữa tư tưởng Phật giáo và chủ nghĩa nhân văn

1.-Không có áp đặt trong Đạo Phật, như Thần sáng tạo hay Thần gìn giữ, bên ngoài con người, là vị Thần có quyền năng trong vấn đề phán quyết con người (M. II, tr.68).-Đạo Phật từ chối thuyết định mệnh, thuyết tự nhiên→con người là tự do lựa chọn và hành động (xem DETERMINISM AND INDETERMINISM, FREE WILL).-Con người là bậc thầy của chính mnh→ cá nhân chịu trách nhiệm cuộc đời và hành động của mình (Dhp. V.160)- Con người→cao nhất trong cuộc sống. Mặc dù các yếu tố của thần thoại Ấn Độ đã không thoát khỏi tư tưởng Phật giáo. Trú xứ của những vị Thần có thể dục thú→sở hữu quyền hạn không được sở hữu bởi con người, nhưng con người phải được sinh ra để giác ngộ và trở thành Phật.

2. -Không có chính trị, chủ nghĩa cực đoan hay phân biệt chủng tộc trong Phật giáo. Trải nghiệm (của cá nhân) là trọng tài và ủy quyền cuối cùng. Đức Phật thuyết: “Tỳ Khưu không nên nói là những gì được biết bởi chính mình, nghe bởi chính mình, thấy bởi chính mình” (M.I, tr.265).-Kinh nghiệm luận (trong một ngữ cảnh mang ý nghĩa rộng hơn) và con người dựa trên “quan niệm tương đối” trong Đạo Phật mà nó được đưa vào trong chủ nghĩa nhân văn như kinh Sabba (IV, tr.15- Không có chủ nghĩa giáo điều và quan niệm không rộng lượng trong đạo Phật. Tự do (free inquiry) được khuyến khích và … trong đạo Phật như là một minh họa trong kinh Kālāman (A.I, tr.188),

3. -Đạo Phật đi ngược lại tập quán của đạo Bà La Môn mà đạo này đại diện và thống trị trong suốt thời kì Phật giáo. Thời kì hoạt động Phật giáo từ thế kỉ tứ 6 trước CN, tương ứng với thời điểm của triết gia (Sophists) và Socrates ở Hy Lạp và Khổng Tử ở Trung Quốc→báo trước bằng giai đoạn đầu của CNNV→ Đạo Phật là một kết quả nhân văn.

17

- Phật giáo không chỉ là một phản ứng (reaction) đối với các triết gia suy đoán và tranh cãi mà còn để các hệ thống xã hội được duy trì bởi Bà La Môn giáo. Phật giáo thuyết giảng tính bình đẳng con người→tính phân biệt đặc trưng của chủ nghĩa nhân văn. - Một chỉ trích khá quan trọng là Bà La Môn nhắm vào Đức Phật như Đức Phật đã thuyết giảng tất cả 4 đẳng cấp (caste or varnas) là sự thuần khiết như nhau hay tất cả giai cấp này đều tiềm ẩn trong họ tự tánh→đối lập với đạo Bà La Môn phân cấp thứ bậc trong giai cấp →Không được thành lập bởi đấng tối cao (cf. M.II, tr.147, MA.III, tr.408).

4. -Các nguyên tắc bình đẳng và dân chủ được minh chứng rõ ràng trong tổ chức Tăng đoàn Phật giáo.- tất cả giai cấp được chấp nhận vào Tăng Đoàn.- Hệ thống kiểm soát Tỳ kheo của Phật giáo là hoàn toàn dân chủ. - Ảnh hưởng Phật giáo nhân văn trong chính quyền và Xã hội rất rõ ràng bởi những việc thực hành và nhắc nhở của vua A Dục (Asoka), thông qua sắc lệnh của Ông mà nó được biết tới ở thế kỉ thứ 3 trước CN.

5.- nhận thức luận và bản thể học của Đức Phật gần như cùng quan niệm với chủ nghĩa nhân văn của William James. ‘subjective’ bắt đầu hiện tượng được chỉ định, theo Tỳ khưu Nānānanda đưa ra, “Yaṃ vedeti taṃ sañjānāti, yaṃ sañjānāti taṃ vitakketi, yaṃ vitakketi, taṃ papañceti…”“Những gì con người cảm nhận, là nhận thức về nó; những gì con người nhận thức, là tuệ (reasons) về nó; những gì tuệ về nó, là khái niệm phát sinh (proliferates conceptually)… ” (Khái niệm và thực tiễn, tr.5).- Nhưng giai đoạn chủ quan ‘subjective’ này là vượt qua, và giai đoạn vật thể, phát sinh khái niệm hệ thống và ngôn ngữ khách quan tới vật thể. - Khái niệm đầu tiên trong hình dạng của tiếng ồn – kinh nghiệm thuần khiết mà nó là một tập câu học của khái niệm thứ 2. Khái niệm thứ 2 trong cách phân loại nền tảng, cấu trúc ý thức và thực tiễn của con người không thể thay thế … và khái niệm thứ 3 là cho những hình thể chi tiết câu trả lời thích hợp với tất cả nhu cầu hiện diện của con người là sự cần thiết của quan niệm nhân văn. Quan niệm nhân văn trình bày những kinh nghiệm ở dạng thuần khiết ban đầu của nó để ngay bây giờ những tiên đoán lịch sử được chỉ ra rằng chúng ta có thể nghĩ về nó ít hơn so với những thứ khác,

6. Chủ nghĩa nhân văn của Đạo Phật tỏa sáng ở tính nhân văn, phân tích, và giải pháp cho tình trạng bất như ý của con người. Đức Phật thấy cuộc đời là đau khổ (dukkha).→kết quả của vô thường (anicca) và hệ quả của nó không linh hồn (anatta-vô ngã) và sự thiếu hiểu biết (vô minh-avijja). →giống như hoàn cảnh của con người đã thấy trong phương pháp điều trị hiện hữu hiện đại (contemporary existentialist treatments), đã gặp trong Đạo Phật với đời sống cao thượng và giãi mã cuộc sống. → “… Đức Phật không quan tâm tới triết học hay sự vĩ đại. Ngài thắc mắc sự hiện hữu của con người tại sao nó tạo ra đau khổ và Ngài biết là: chính lòng Tham con người làm con người luôn không hài lòng và tước đi ý nghĩa cuộc sống.” → cuộc đời và giáo pháp của Đức Phật là chủ nghĩa nhân văn ở mức độ cao nhất

7.- Những nguyên tắc đạo đức của Đạo Phật→dấu hiệu về triển vọng nhân văn của Phật giáo. Hai nguyên tắc là Từ (mettā) và Bi (ahimsa). →khích lệ con người không làm tổn thương bất kì chúng sanh. Kết hợp 2 nguyên tắc này là nguyên tắc lòng Từ Bi (karuna), Hỷ (mudita) và Tĩnh lặng (upekka), làm cho nguyên tắc đạo đức của đạo Phật khoan dung và hòa bình.

18

- Đạo Phật là một tôn giáo và triết học mà nó có giá trị cuộc sống, đặc biệt trong cuộc sống con người, và nhận thấy cuộc đời con người là sở hữu tiềm năng lớn. Giá trị nhân văn Phật giáo trong xã hội.1. Xã hội vô ngã – vị tha Cấu trúc lý tưởng của đạo Phật →coi trọng đạo đức→tư tưởng động cơ và hành động ích kỷ đều được xoá bỏ. Xã hội mà đức Phật muốn đưa ra là xã hội "vì sự lợi lạc cho nhiều người và hạnh phúc cho nhiều người" phù hợp với nguyên tắc chánh pháp của đạo Phật. Đạo Phật nhắm vào việc xây dựng một xã hội không có quyền lợi riêng tư. 2. Xã hội bất bạo độngBất bạo động là một trong những tư tưởng căn bản của giáo lý Phật giáo→ một triết lý hoặc chiến lược nhằm biến đổi xã hội mà không dùng đến bạo lực. Do đó, đấu tranh bất bạo động là chấp nhận một cách bình yên trước sự đàn áp.→nhiều phương pháp khác nhau để thay đổi xã hội bao gồm nhiều dạng tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, bất phục tùng, hành động bất bạo động trực tiếp→ giúp các quốc gia hoà thuận với nhau, cả bên trong lẫn bên ngoài→tính chất quan trọng của tư duy chính trị, vượt thắng mọi sự sợ hãi, tham lam, ích kỷ và độc ác. Nói tóm lại, ứng xử bất bạo động áp dụng cho mọi đối tượng của chính trị, mọi thành phần xã hội và mọi lúc mọi nơi. 3. Xã hội tứ vô lượng tâmTừ vô lượng tâmTâm từ là lòng yêu thương vô ngã vị tha xuất phát từ trái tim chân thật không sân hận. Một tình thương rộng lớn chân thành ước mong tất cả nhân sinh đều sống thật sự an lành hạnh phúc. Bi vô lượng tâmBi là sự thương xót, cảm thông vô hạn; là liều thuốc chữa bệnh hung bạo độc ác. Định nghĩa là động lực làm cho tâm người tốt rung động trước sự đau khổ của kẻ khác, hy vọng sẽ giúp chúng sinh thoát khỏi đau khổ.Hỉ vô lượng tâmLà tâm hoan hỷ, vui vẻ trước thành công của người khác. Đó là trạng thái bình tĩnh và hạnh phúc của tâm, loại trừ lòng ganh tỵ, đố kỵ để sống tốt và tôn trọng mọi người xung quanh.Xả vô lượng tâmLòng buông xả, không câu chấp bám chặt vào bắt cứ điều gì. Tâm xả bình thản trước sự coi thường, phỉ báng, và thản nhiên trước sự thăng trầm của cuộc sống. →Tứ Vô Lượng Tâm giúp con người trở nên toàn thiện và có lối sống của bậc thánh, trong kiếp hiện tại.→biến đổi người thường ra bậc siêu nhân, phàm ra thánh.

19

Bài 6:

PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ KINH TẾ XÃ HỘII. Quan điểm của Phật giáo về kinh tế xã hội

1, Khái niệm kinh tế trong kinh điển Phật giáo Nguyên thủy- Đức Phật không chú trọng đến kinh tế, nhưng Ngài rất quan tâm đến động cơ và nội dung đạo đức để phát triển kinh tế. Trong khi các nhà kinh doanh chỉ chú trọng đến lợi nhuận.- Các bài kinh Đức Phật giảng có liên quan đến các vấn đề đời sống xã hội: Kinh Cứu La Đàn Đầu (Kùtadanta), Kinh Giáo Thọ Thi Ca La Việt, Kinh Hạnh phúc, Kinh Bại Vong. Trong các bài kinh này Đức Phật chỉ ra sự lien quan mật thiết giữa con người với xã hội cũng như trách nhiệm của mỗi cá nhân với cộng đồng

2, Cái nhìn của Phật giáo đối với việc tạo dựng tài sản - Đức Phật dạy: của cải không phải là điều xấu, nhưng phải biết cách tạo ra và sử dụng bằng đạo đức- Hình ảnh Đức Bồ Tát Quán Thế Âm trong các kinh Đại thừa như một biểu tượng sâu sắc của triết lý Phật giáo, luôn là người dù ở bất cứ vị trí, nghề nghiệp nào cũng không bị cám dỗ, ô nhiễm.- Đức Phật hướng dẫn mọi người hướng đến cuộc sống ổn định, không để rơi vào hoàn cảnh quá tiêu, sẽ khiến cuộc sống mất hạnh phúc.- Đói nghèo là một trong những tác nhân làm gia tăng các tệ nạn, khiến xã hội bất ổn, con người suy đồi về đạo đức→ sức khỏe và sống đầy đủ là điều cần thiết để phát triển tâm linh cao thượng→Phật giáo không khuyến một xã hội thiên nặng về chiếm hữu và tiêu thụ một cách lãng phí.- Trong kinh tiền thân của Đức Phật (Jàtakas I, 120-2), dường như đã hỗ trợ cho năng lực doanh giới hướng về đầu tư và tái đầu tư bằng mô hình đạo đức kinh tế

II. Tư tưởng Phật giáo về nhu cầu mưu sinh của con người và xã hội

1, Nhu cầu mưu sinh thiết yếu- Con người thường có khuynh hướng sản xuất những gì nhằm phục vụ thiết yếu cho đời sống để thỏa mãn ham muốn cá nhân.- Con người chỉ cần 2 nhu cầu để tồn tại→lương thực và vật chất, nhưng để phát triển hoàn mỹ, con người phải đầy đủ 4 lương thực: lương thực vật chất, lương thực tiếp xúc, lương thực tinh thần, và lương thực nhận thức.- Trong kinh Aggannasutta, thuộc Trường Bộ Kinh: Con người ban đầu chỉ dựa vào thiên nhiên để sống với các nguồn lương thực sẵn có→chỉ thu thập, không tích lũy. Đến một giai đoạn tiến hóa nhất định con người bắt đầu biết tích lũy→đấu tranh trong cộng đồng→xung đột xã hội xuất hiện.- Sự tích lũy trong thời tiền sử được cho rằng bắt nguồn từ làm biếng. Con người biết phân phối thời gian giữa lao động và nhàn rỗi. Đến mức tiến hóa cao hơn, thời gian nhàn rỗi được dành trọn cho việc hưởng thụ 4 loại thức ăn→ con người phải học cách phân phối các tài nguyên qua thời gian

2, Ý thức về thiểu dục – tri túc để cân bằng đời sống vật chất và tâm linh- Sự tiêu thụ vật chất thì có giới hạn, nhưng nhu cầu con người thì vô hạn→con người cần dành thời gian cho chính mình để nuôi dưỡng kiến trúc tinh thần và địa tầng nhận thức→đó mới là cái biểu thị sự tiến bộ xã hội và sự nâng cao tiêu chuẩn cuộc sống.

20

Tuy nhiên không có nghĩa là ngăn cản kỹ thuật sản xuất→giúp con người biết tiêu thu trong tinh thần thiểu dục và tri túc→ tăng trưởng vật chất phải tương xứng với phát triển tinh thần.→ đối với Phật giáo: "thay đổi bản chất và mức độ các ham muốn…”, tức là giảm bớt ham muốn và nhu cầu vật chất.- Đức Phật dạy trong kinh Không mắc nợ, có 4 thứ an sinh: Vui thích của sự sở hữu, Vui thích của sự sử dụng của cải, vui thích của sự không mắc nợ, và vui thích của sự không lầm lỗi- Đức Phật đưa ra 4 điều kiện dẫn đến sự an lạc: sự chăm chỉ, sự phòng hộ, bạn tốt, và kiếm sống chân chính.- Trong đời sống vật chất, đức Phật ghi nhận có 4 nhu cầu: thực phẩm, quần áo, nhà cửa, thuốc men→ nhu cầu thuộc vật chất→ dinh dưỡng vật lý→ đức Phật dạy người sống tu tập thiểu dục – tri túc bằng cách:

- thọ dụng y phục, chỉ để ngăn ngừa lạnh, ngăn ngừa nóng, ngăn ngừa sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, các loài bò sát, chỉ với mục đích che đậy sự trần truồng.

- thọ dụng món ăn khất thực không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, mà chỉ để thân này được sống lâu và được bảo dưỡng, để thân này khỏi bị thương hại, để hỗ trợ phạm hạnh, nghĩ rằng: "Như vậy, ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên các cảm thọ mới, và ta sẽ không có lỗi lầm, sống được an ổn".

- thọ dụng sàng tọa, chỉ để ngăn ngừa lạnh, ngăn ngừa nóng, ngăn ngừa sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, các loại bò sát, chỉ để giải trừ nguy hiểm của thời tiết, chỉ với mục đích sống độc cư an tịnh.

- thọ dụng dược phẩm trị bệnh, chỉ để ngăn chận các cảm giác khổ thống đã sanh, để được ly khổ hoàn toàn. (Kinh TB I, bài 2).

III. Phật giáo và các phương thức đạo đức kinh tế

1, Phương thức đạo đức kinh tế dành cho người tại gia- Tạo ra của cải đáng ca ngợi→ phù hợp với đạo đức, với Chính Pháp- Sử dụng sản phẩm đáng ca ngợi→ thoải mái và vui thích cho chính mình và cùng chia sẻ với tha nhân- Của cải được làm ra, sử dụng một cách đạo đức, lợi ích cho bản thân mình và tha nhân, đồng thời không tham lam, biết tri túc và phát triển tâm linh. - Sử dụng hợp lý lợi tức kiếm được→ một phần dành cho các nhu cầu bản thân, 2 phần dành chi cho việc kinh doanh. Phần thứ tư để dành phòng những lúc cần đến và bố thí cúng dường→ tài sản có được phải bằng cuộc sống liêm chính.

Mưu sinh liêm chính

- Đạo đức kinh tế của người tại gia→ dựa trên Bát Chánh Đạo- Kinh Điềm Lành, Mangala Sutta, cho rằng phúc đức lớn nhất là hành nghề thích hợp, làm việc mà không hề bị xáo trộn.- Kinh Giáo Thọ Thi Ca La Việt, Sigàlovàda Sutta: người chủ phải quan tâm đến người phục vụ. Để đền đáp lại, họ phải cần cù và trung hậu và giử danh tiếng cho chủ cuả mình.

21

2, Phương thức đạo đức kinh tế dành cho giới lãnh đạo

- Làm cho đất nước được cảnh mưa thuận gió hoà, không thiên tai, bệnh dịch, ít có thú hoang hung dử, kẻ thù gian manh cũng biến mất- Trong Kinh "Chuyển luân thánh vương tu hành": Để trừ triệt để nạn trộm cướp: về nông nghiệp: cấp cho những người ấy hạt giống và thực vật. Về thương nghiệp: cấp cho họ vốn đầu tư. Về quan chức: cấp cho họ thực phẩm và lương bổng. - Kinh Minh Vương: cai trị đúng Chính Pháp, công chính, phải biết bố thí, cúng dường- Kinh Cứu La Đàn Đầu→nếu đói nghèo nẩy nở→ bất ổn xã hội tăng lên. Do đó phải đầu tư vào nhiều lãnh vực khác nhau cho nền kinh tế - Tác phẩm Ràja parikarta-ratnamàlà của Luận sư Long Thọ: tiếp nhận người di dân, giúp người nghèo cũng như người giàu, lập nhà an dưỡng cung ứng ẩm thực và luôn từ tâm đối với người bịnh, người có vị trí thấp, cô thế v.vv.. tránh các loại thuế nặng và giảm mức thuế xuất…- Trong phẩm Thánh Đế, Arya-satyaka-parivarta: một vị vua liêm chính khi ngộ được lẽ vô thường →sử dụng của cải mà không bị ràng buộc. Cẩn trọng trong việc giử gìn kho báu và kho ngũ cốc; tiêu dùng của cải thích hợp, hợp thời. - Thiên tai, trộm đạo bệnh dịch→ Nhà nghèo được miễn thuế. Hoang phí tiền bạc, sa vào cờ bạc hay mãi dâm→ nghèo→ phải chịu thuế, nhưng vua sẽ trả lại một phần.- Phòng ngừa nghèo khó cho dân→ phân phối tài sản xã hội làm sao cho công bình- Đối với Phật giáo, đạo hạnh giúp tạo nên của cải, và của cải→kết quả và bằng chứng của những giàu có từ tiền kiếp→ Phật giáo quan tâm đến việc làm thế nào tạo cho xã hội hiện nay, không lo đến việc phân phối tài sản cho phù hợp. Chú tâm tới những nguyên tắc buông bỏ, từ bi và hỷ xã.

3, Phương thức đạo đức kinh tế dành cho người xuất gia- Lý tưỏng của các vị xuất gia →theo một lối sống đơn giản với của cải tối thiểu→ được các cư sĩ cúng dường. Tài sản riêng: cà sa, giây lưng, bình bát, dao cạo râu, kim chỉ, bình lọc nước, gậy và tăm→ phát triển tâm linh, thoát ra khỏi những ràng buộc của lối sống cư sĩ→ không bị ràng buộc, lo âu, không có của để mất. - Những giá trị của lối sống tu độc thân và không của cải cùng với tinh thần buông bỏ có hàm ý phê phán rằng trong một trật tư xã hội bình thưòng luôn có những giới hạn trong của nó. Điểm này nhấn mạnh đến những nhu cầu cơ bản đơn giản cho kiếp nhân sinh.- Tầng lớp cư sĩ→ người hộ trì giúp đỡ người xuất gia→một tinh thần đạo đức khá phổ biến→ đảm bảo được sự phân phối công bình về phẩm vật này. Khi một tỳ kheo tăng được nhiều của dâng cúng→ dùng tịnh tài để xây trường học hay các hành động từ thiện và phúc lợi xã hội.

IV. Giá trị đạo đức Phật giáo đối với việc phát triển kinh tế trong xã hội hiện đại1, Sự phát triển kinh tế với xu hướng tiêu cực

- Phản đối một sự tăng trưởng kinh tế, theo quan điểm kinh tế hẹp hòi→ môi trường sống bị ô nhiễm, đạo đức bị xói mòn…→ mất mát vô giá không thể bù đắpNhững điểm tiêu cực là:1. Kinh tế thị trường hiện nay→làm tăng thêm sự tham muốn của con người→đời sống con người không còn đạo đức.2. Kinh tế hiện nay không phân biệt được điều mong muốn và nhu cầu.

22

3. Nhu cầu của nhà nghèo không được coi trọng.4. Nhấn mạnh đến doanh lợi mà không màng đến phúc lợi công cộng. 5. Đề cao tự do chọn lựa thật ra qua những kỹ thuật quảng cáo lừa bịp.6. Theo chủ nghiã duy vật, nhận định môt cách sai lệch về thuyết định mệnh kinh tế, tin rằng sự thay đổi về những cơ cấu kinh tế và xã hội đảm bảo thay đổi tâm lý.7. Tập trung chi phí quá mức cho việc mua và sản xuất vũ khí.8. Sản xuất dư thừa dẫn đến phá hoại môi sinh, đạo đức suy đồi.

2, Sự phát triển kinh tế với xu hướng tích cựcMục tiêu là tạo một phương cách hội nhập hoà hợp trung dung giửa cổ truyền và thay đổi→đem lại lợi ích cho cá nhân và xã hội 1. Nền kinh tế với khoa học kỹ thuật phát triển →đời sống con người tiện nghi, thoải mái.2. Các thực phẩm tiêu dùng dồi dào giải thoát khỏi cảnh đói nghèo.3. Phương tiện truyền thông nhanh chóng giúp thế giới loài người 4. Nhấn mạnh mười nhu cầu cơ bản: nước uống vệ sinh, dinh dưỡng quân bình, gia cư, y phục, y tế, truyền thông và giáo dục, môi trường sạch an toàn và thẩm mỹ, một đời sống tâm linh và văn hoá thoả mãn5. Nếu phát triển kinh tế với tinh thần đạo đức →một nền kinh tế tự túc bằng cách tiêu thụ khiêm tốn, tự lực cánh sinh, giữ gìn tài nguyên và bảo vệ môi trường→ một xã hội không giàu và không nghèo→Đây chính là điều mà Đức Phật để cao trong thuyết Trung Đạo.

3, Đạo đức Phật giáo đóng góp cân bằng kinh tế xã hội hiện đạiĐạo lý vô thường - Thực hành một nếp sống đạm bạc, tri túc, và cần siêng năng lao động theo tinh thần Bát chánh đạo→ đề cao tinh thần tự chủ, độc lập trong vấn đề sinh tồn và phát triển cá nhân và tạo ra cơ sở đóng góp cho cộng đồng .Ý niệm sâu sắc về cuộc đời vô thường→ người Phật tử sống biết đủ, đạm bạc và có một cái nhìn một cách tích cực và thiết thực.-“Quá khứ không truy tìm, tương lai không ước vọng, chỉ có pháp hiện tại, tuệ quán chính tại đây”.→ tầm quan trọng thực tiễn hiện tại→ năng động, tỉnh táo, hết mình trong hiện tại.- Đề cao về sự ý thức khả năng tiến bộ không giới hạn của con người, sống và làm việc theo tinh thần duyên khởi tính.→Những tư tưởng Phật giáo cơ bản giúp cho sự phát triển kinh tế vĩ mô và vi mô. - Lấy thuyết nhân quả làm một chủ thuyết nền tảng→cơ sở của tư tưởng khoa học hiện đại→Phật giáo dễ dàng tiếp thu mọi tư tưởng và phương pháp khoa học kỹ thuật hiện đại→ tôn giáo điển hình không giáo điều và chống giáo điều- Nói tóm lại, đạo Phật không ca ngợi sự nghèo khổ, cũng như không phê phán sự giàu có

Đạo lý nghiệp quảNghiệp ở quá khứ không phải là tất cả của sự nghèo thiếu trong hiện tại, nó chỉ là một khả tính.Khi chấp nhận nghiệp là một lối luận giải về đạo đức không ngoại lệ đưa đến kết luận là nghiệp là thuyết định mệnh. Điều này không đúng theo quan điểm nguyên thủy của Phật giáo.Trong khi kêu gọi lòng hào phóng, buông bỏ và từ bi là những điểm thuyết phục chủ yếu nhất giúp Phật tử để làm việc cho một xã hội đạt nhiều công bình hơn, thì kêu gọi

23

công bình tự tại là không cần thiết. Mavis Fen cho rằng trong kinh Minh Vương có đề cập đến điều này, không nên quy chiếu giửa nghèo là do từ nghiệp báo. Đôi khi vua chỉ bố thí cá nhân để giải quyết cảnh nghèo túng cũng xem như là không có hữu hiệu. Vua phải làm việc sao cho có hệ thống và hữu hiệu hơn để tránh cho việc nghèo trở nên lây lan. Kinh Minh Vuơng và kinh Cứu La Đàn Đầu, Kutadanta Sutta, có đề ra quan điểm để thích nghi với một khái niệm đơn giản về công bình xã hội, mọi người phải đủ phương tiện để chăm lo bản thân và giúp tha nhân và sống đời đạo hạnh nếu được. Ý nói ở đây là tất cả những giá trị này phải được kết hợp vào trong một hệ thống chính trị.

Trong kinh luôn bàn việc sử dụng cuả cải một cách thích hợp, có nói đến người ta phải nắm bắt cơ hội khi có được và phải mang hạnh phúc cho bản thân mình, gia đình, thân hữu, bạn học, người phục vụ, bảo vệ của cải tránh thất thoát, quà biếu cho thân tộc, khách, bà con quá vãng, cúng trời đất, quà cúng cho những vị sư có đạo hạnh, các tu sĩ bà la môn, đó là hình thức tốt đẹp nhất của bố thí để đưa tới việc tái sinh vào cỏi thiện lành.

Thất thánh tài (Bảy tài sản của bậc thánh)Tín: Tín là đức tin lòng chánh tín.Giới: Giới là giữ giới hạnh trong sạchTàm: Biết hổ thẹn khi phạm lỗiQuí: Biết xấu hổ với chính mình khi phạm lỗiĐa văn: Đa văn tức nghe nhiều biết rộngTrí tuệ: Có trí tuệ sáng suốt nhận biết tà, chánhXả: Buông bỏ tất cả mọi sự đắm trước, từ tâm niệm phàm tình đến vật chất bên ngoài.- Niết Bàn Kinh: chư Phật, Bồ Tát có đủ Thất Thánh tài→ tôn xưng là bậc Thánh nhân. Trong đó yếu tố thứ sáu (rộng lượng hay tự do), đạt được nhờ hào phóng bỏ của ra để làm từ thiện, →sở hữu của cải vật chất. - Hành xử kinh tế của một Phật tử tại gia →có mục đích nhắm đến việc thu thập của cải cụ thể để tiêu dùng vật chất và tích lũy phước đức cho đời sống mai sau. Liên quan đến hành động có mục đích này, nền tảng cho sự gia tăng của cải của một Phật tử tại gia được dạy là phải bao gồm mười hạn mục: đất đai, vốn liếng, con cái, tôi tớ, gia súc, niềm tin, đạo đức, học tập, bố thí, và trí tuệ. Vì vậy, các điều kiện tăng trưởng kinh tế phải là một sư cân bằng giữa tiêu thụ vật chất và phát triển tinh thần.Tuy nhiên, kinh tế học Phật giáo, nếu có, chỉ có thể thực hiện được với điều kiện, mục đích trong đời sống này của một cá nhân phải được xác lập, và việc làm của nó phải được hướng dẫn bởi đạo đức, bất kể lý thuyết về vị kỷ hay động cơ lợi nhuận có thành vấn đề hay không. Trong phương diện này, lời đức Phật dạy về chánh mạng hy vọng đóng góp nhiều nguyên tắc chỉ đạo cho các nghiên cứu kinh tế.

24

Bài 7:

GIÁO DỤC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI

I. Sự hình thành nền giáo dục Phật giáo

1, Khái niệm và nguồn gốc của giáo dục Phật giáo- Giáo dục phổ thông: là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức→ tích cực→góp phần hoàn thiện nhân cách người học. - Với tinh thần “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác,”→ đạo Phật lấy chúng sanh và cuộc đời làm đối tượng→phục vụ nhu cầu giải thoát khổ đau cho nhân loại→ ảnh hưởng sâu rộng đối với xã hội loài người. - Hệ thống giáo lý ‘Tam tạng kinh điển’ của đạo Phật lưu truyền với nhiều tư tưởng nổi bật → giáo dục Phật giáo góp phần xây dựng xã hội con người→giáo dục đa chiều, bao trùm rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống của con người. - Giáo dục Phật giáo: áp dụng năm nguyên tắc đạo đức→ phát huy những điều thiện, loại bỏ những bất thiện trong tâm thức→ con người thánh thiện→ một xã hội lý tưởng→ giải thoát khỏi sanh tử luân hồi

2, Vai trò đạo sư của đức Phật- Ngài là bậc Thầy của loài trời và loài người (Satthàdevamanussànam) và là bậc Ðiều phục con người (purisadhammasàrathi)→ đặt trọng tâm cao nhất vào quá trình tu tập tâm và thiết lập chương trình giáo dục thích hợp nhất cho mục tiêu giải thoát. - Ðức Phật thực sự là một bậc Ðạo Sư lão luyện→ Ngài có thể thuyết phục con người thay đổi cách sống bằng cách giáo huấn với những bài pháp tỉ mỉ, trong sáng, logic→hướng dẫn người nghe từng bước tiến đến lý tưởng cao thượng nhất.

3, Tính chất đặc trưng của nền giáo dục Phật giáo- Đạt đến trí tuệ cứu cánh hay trí tuệ chân thật→ giúp con người thoát khỏi sự đau khổ- Tránh xa truyền thống, chủ nghĩa giáo điều

- Từ quan điểm xã hội → nâng đỡ mỗi cá nhân tự nỗ lực và kiên trì thành tựu mục tiêu trí tuệ, không có bất cứ sự phân biệt nào.

- Từ quan điểm trí tuệ → lên án chủ nghĩa bảo thủ, cũng như việc ngầm chấp thuận một tư tưởng dựa vào uy tín của người khác.

→ Những nguyên tắc này đã tạo cho nền giáo dục Phật giáo một sự cởi mở quan trọng liên quan tới cả người học lẫn nội dung học tập.II. Con đường hoằng pháp theo hệ thống giáo dục thời đức Phật

1, Phương thức giáo dục hoằng pháp của đức Phật - Sử dụng phương pháp học thuật khi hiểu rõ quan điểm người tranh luận→ tranh luận bày rõ quan điểm của mình - Sắp xếp tiến trình suy nghĩ của người tranh luận bằng cách đặt câu hỏi nhanh và liên tục, không bài bác ý tưởng của đối phương→ giảng giải ý tưởng riêng của Ngài- Sử dụng một loạt các phương pháp giáo dục thực hành tiêu chuẩn và tùy theo căn cơ của mỗi cá nhân, nhưng quan trọng nhất là nhắm vào cả sự hiểu biết lẫn sự thực- Đức Phật không đánh giá cao về kiến thức lĩnh hội được, quan trọng là phải biết áp dụng nó vào đời sống- Hướng dẫn người học pháp thực sự hiểu rõ ràng, minh bạch → trắc nghiệm lại người học, vận dụng thuật kể chuyện để minh họa→ tóm tắt- Sử dụng thi ca như một phương tiện dễ ghi nhớ và củng cố kiến thức.

25

2, Phương pháp giáo dục tiệm tiến- Phương pháp giáo dục tiệm tiến là quá trình huấn luyện trên nền tảng giải thoát Giới – Định – Tuệ.- Phương pháp quan sát và phân tích → đạo Phật từ xa xưa đã được tôn xưng là một học thuyết phân tích.- Đức Phật chỉ là người hướng dẫn và chỉ đường → Ngài được ví như một Người huấn luyện ngựa lão luyện.- Phương pháp khởi điểm tiệm tiến của đức Phật được so sánh với tiến trình của thuật bắn cung và đếm số → như một người huấn luyện voi biết cách khéo léo dụ dẫn.

3, Phương pháp giáo dục truyền thừa- Để truyền bá chánh pháp → phải thành lập Tăng đoàn với những thành viên đi khắp nơi hành đạo → hình thành hệ thống giáo dục Phật giáo→mỗi Tỳ Kheo là một người thầy.- Các vị Tỳ-kheo thực hành nội dung và phương pháp giáo dục theo lời Phật dạy→ thuyết pháp – nghe pháp trở thành dạy – và học. Các vị thuyết pháp phải đầy đủ 8 đức tính của một người thuyết giảng. - Tùy căn cơ người nghe mà Ngài có các biện pháp hóa độ khác nhau để phù hợp với khế lý, khế cơ- Sử dụng phương pháp đàm luận giáo pháp để làm sáng tỏ, đánh giá và phân tích những lời dạy của đức Phật→ một cách có hữu hiệu và thực tiễn.- Khi số thành viên Giáo đoàn ngày càng đông→ hệ thống huấn luyện mang tính thiết chế và việc cập nhật hóa kiến thức rất cần thiết→ hoạt động văn học.- Những lời dạy của đức Phật được cẩn thận ghi nhớ, sắp xếp và phân định tùy theo hình thức văn học→ mang tính hệ thống độc nhất.- Các vị Tỳ- kheo, Tỳ- kheo ni cũng đã bắt đầu thuyết giảng những bài pháp tự sáng tạo, và sáng tác ngay cả những bài thơ đạo cảm hứng về cách sống của mình cũng như về sự hướng dẫn, dìu dắt của đức Phật→ nền văn chương triết học rộng lớn.→ Tăng đoàn đã là một cơ sở giáo dục lưu động. III. Quá trình phát triển của nền giáo dục Phật giáo

1, Nền tảng giáo dục Phật giáo từ cơ sở tự viện- Tự viện Phật giáo là nền tảng cơ sở giáo dục, có truyền thống duy trì những thông tin cập nhật→ Tăng, Ni là phải có khả năng hoằng pháp, tinh thông một mức tối thiểu về giáo lý → Tu viện có thể trở thành nơi giáo dục chính quy cũng như không chính quy cho người dân sống ở quanh vùng.- Tự viện nên tổ chức các đạo tràng thành cơ sở giáo dục trong nhiều phương cách khác nhau→cung cấp nền giáo dục sơ đẳng và nâng cao cho Tăng, Ni cũng như cho người cư sĩ. - Mỗi ngôi tự viện nên có thư viện riêng và có những ngôi cổ tự đã trở thành các kho tàng văn học thực sự. → Tu viện phát triển thành những trung tâm hoạt động văn học. - Tu viện có thể truyền bá chánh pháp bằng cách hoàn thiện về nghệ thuật điêu khắc và hội họa.- Trong những hoạt động cộng đồng, tu viện đóng vai trò lãnh đạo và trở thành tiêu điểm truyền bá những tư tưởng và kỷ năng mới mẻ cho quần chúng. Tăng sĩ bao giờ cũng là người triệu tập, người bảo trợ và là người cổ vũ cho quần chúng thực hiện các phúc lợi xã hội.- Tu viện cũng còn là nơi hổ trợ chính yếu cho ngành nghệ thuật nhân gian, qua các buổi lễ hội.

2, Giáo dục Phật giáo phát triển ở các quốc gia theo truyền thống Theravada- Ở Tích Lan, nơi Phật giáo Theravada hưng thạnh với một dòng lịch sử không bị gián đoạn, tu viện tập trung truyền bá giáo lý, kèm theo diễn đạt nghệ thuật, đặc biệt là duy trì lời Phật dạy bằng ngôn ngữ mà Ngài đã sử dụng khi còn trụ thế → Nội điển sử dụng ngôn ngữ Pàli, chính thức hóa từ tiếng bản xứ Magadha, trung tâm văn hóa Ấn Ðộ thời cổ đại, nơi đức Phật hoạt động hoằng pháp nhiều nhất.

26

→ Pàli, ngôn ngữ tôn giáo chung cho tất cả các quốc gia theo truyền thống Theravada, được sử dụng trong những tác phẩm chuyên luận có tính cách học thuật, nhưng quốc ngữ của các nước cũng được lưu ý ngang bằng với nó. - Trường phái Phật giáo Mahayana cũng đã thành công ở Tích Lan bằng cách dùng ngôn ngữ Sanskrit. → khai mở nền văn học thế tục phát triển nhanh chóng → phổ biến trong nhiều tu viện, mở rộng phạm vi giảng dạy đến các lãnh vực ngôn ngữ học, văn học và những môn học thế tục. - Khi Phật giáo Theravada truyền đến Miến điện, Thái lan, Campuchia và Lào thì mô hình giáo dục Phật giáo của Tích Lan cũng được truyền bá theo. Pàli (đặc biệt là văn phạm) như một yêu cầu vở lòng cần thiết đối với quá trình nhận thức nội điển.- Có sự đổi mới vô cùng quan trọng ở Miến Ðiện, Thái Lan, Campuchia và Lào, về việc "việc thọ giới có thời hạn" → khuyến khích mọi thanh niên nam phải trải qua ít nhất là vài tháng làm vị Tăng sống trong tu viện.

3, Giáo dục Phật giáo phát triển ở các nước theo truyền thống Mahàyàna- Khi truyền qua Trung Á đến các nước Trung Hoa, Tây Tạng, Mông Cổ, Ðại Hàn và Nhật, Phật giáo Mahàyàna đã gặp phải sự chống đối của tín ngưỡng nhân gian và các hệ thống triết học tôn giáo khác. Vấn đề huấn luyện các chuyên gia biện luận đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Phải vừa phục vụ công chúng vừa làm mạnh thêm giá trị đạo đức luân lý. → Hình thức Logic học chiếm ưu thế trong chương trình giảng dạy.- Những trường phái mới, đặc biệt là những trường phái Phật giáo Trung Quốc hóa hay Phật giáo Nhật Bản hóa (Sinonize or Japanize Buddhism), nổi lên thì những phương pháp giảng dạy độc đáo khác nhau bắt đầu phát triển. Ðặc biệt là trong trường phái Thiền. - Hệ thống giáo dục tự viện bổ sung cho nền giáo dục thế tục được nhà nước bảo trợ → trường học gắn liền với tu viện. Sáng lập những trường chuyên ngành cho những sinh viên phổ thông tham gia vào việc nghiên cứu và tranh luận.IV. Đạo Phật và giá trị giáo dục trong các lãnh vực

1. Tiêu chí và mục đích- Giúp cá nhân giải thoát khỏi mọi loại xiềng xích trói buộc bằng chính sự tu tập tự thân với phương châm của Người Thầy "Gương mẫu tốt hơn giáo huấn suông"- Học tập là một tiến trình đưa đến tự nhận thức→ tiến trình tự giải thoát→áp dụng vào kinh nghiệm tu tập của Tăng đoàn. Hiểu biết→ rèn luyện tinh thần→ diệt trừ bản ngã

2. Huấn luyện vai trò người giáo dục- Tiếp xúc với hội chúng để nắm bắt khả năng của người học, giảng thêm những điều cần thiết- Người giáo dục dành thời gian tự nghiên cứu theo các nguồn tài liệu sẵn có→ một sáng tác do chính người nghiên cứu sáng tạo → kết quả- Người giỏi thì nghiên cứu và giảng dạy, người trung bình thì học thuộc và truyền thừa

3. Vận hành việc thành lập khái niệm- Ngôn ngữ nói là phương tiện duy nhất được đức Phật và các vị đệ tử đầu tiên của Ngài sử dụng. →phương tiện giáo huấn trong nền giáo dục→ sản sinh những bậc diễn thuyết siêu đẳng, linh hoạt. - Mô hình truyền thống về cách thuyết pháp bắt nguồn từ đức Phật. "Hai vị cùng tuyên giảng bài pháp" là cách thực hiện một trong những sự đổi mới→ Một vị tuyên đọc bản kinh và vị kia sẽ giảng giải nội dung của đoạn kinh ấy. Hoặc một vị đặt câu hỏi và vị kia trả lời. Hoặc vấn đáp hay thảo luận trực tiếp- Phương thức vấn đáp: cư sĩ đóng vai người đặt câu hỏi và vị pháp sư là người trả lời- Phương pháp gợi hỏi vấn đề và hướng dẫn → tiến triển một hệ thống logic học Phật giáo→ hình thành lớn mạnh học thuyết nhận thức luận. Nhấn mạnh giáo dục đóng vai trò tiên phong trong việc đào sâu những cơ chế thành lập khái niệm- Phân ngành học thuật của Phật giáo→ vượt xa khỏi học thuyết, phương diện vận hành

27

4. Thay đổi nhân sự giáo dụcTăng đoàn→ nhóm tác nhân tự đổi mới→ điểm quan trọng của nền giáo dục Phật giáo. Tăng đoàn như một tổ chức dân chủ phân quyền của những người cùng địa vị→thích nghi với mọi hoàn cảnh. Động cơ xuất phát từ một lý tưởng tiếp cận tương đồng với cả lợi ích cá nhân lẫn chủ nghĩa vị tha bác ái, vượt qua mọi thử thách→ tác nhân thay đổi hữu hiệu nhất

5. Mối quan hệ thầy-tròKhái niệm về người thầy của Phật giáo mang ý nghĩa rộng lớn. Giáo dục Phật giáo thúc đẩy sự phát triển mối quan hệ tình cảm và đạo đức giữa thầy và trò. Mối quan hệ giữa thầy và trò cũng quan trọng ngang bằng mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái→ Ðặc điểm nổi bật của nền giáo dục Phật giáo là không có sự căng thẳng nào xảy ra trong suốt quá trình học tập.

6. Tinh thông ngũ minh (phương tiện thiện xảo để hoằng pháp)- Nội minh: phải tinh thông kiến thức về nội điển Phật giáo.- Nhân minh: am tường giáo lý chưa đủ, muốn trình bày giáo lý ấy một cách rõ ràng, khúc chiết, lập luận vững vàng, cần phải biết cách lý luận.- Thanh minh: tinh thông ngữ môn văn tự, về âm thanh và về văn học, hiểu biết về các loại sinh ngữ.- Công xảo minh: sự hiểu biết về công nghệ, kỹ thuật.- Y phương minh: môn học về các phương pháp chữa bịnh, cả bệnh thân lẫn bệnh tâm.

7. Phương tiện văn bảnthế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, Phật tử đã sử dụng văn bản để phục vụ quần chúng→ hệ thống giáo dục Phật giáo đã lấy kinh sách làm tài liệu chính yếu trong vấn đề tự học→ phương tiện truyền bá quan trọng

8. Phương tiện mỹ thuậtNgười Phật tử sử dụng điêu khắc và hội họa làm phương tiện truyền bá.→tái hiện lịch sử hoặc minh phổ biến pháp bằng cách điêu khắc trên tường của các tu viện

9. Phương pháp giáo dục phổ thôngÐể đào tạo học giả và chuyên gia, nhà sáng tác, nhà truyền giáo, người tổ chức và người quản lý, người Phật tử duy trì và phát triển hệ thống giáo dục chính quy với sự nhấn mạnh đặc biệt vào ba phương diện: đó là, sự ghi nhớ, thuật viết chữ (bút pháp), thuật luyện giọng và trình bày chính xác.

10. Kinh nghiệm thực hànhTrong nền giáo dục tu viện Phật giáo, việc học không tách rời với việc làm. Người học dù là tu sĩ hay cư sĩ cũng phải thi hành một số nhiệm vụ khác nhau liên quan đến việc duy trì và bảo vệ tu viện. Trong hệ thống giáo dục Tây Tạng, Tăng sinh thực sự học thêm nghề mộc, nề, may và thêu bên cạnh các môn học phải thi cử khác.

11. Phục vụ xã hộiĐáp ứng nhu cầu cho những người cư sĩ hộ trì Phật pháp, Tăng sinh thường thực hiện các lễ lạc Phật giáo tại tư thất của quần chúng Phật tử để tạo kết và thắt chặt mối dây liên lạc với đời sống cộng đồng. Đồng thời việc giảng dạy cho lớp trẻ là nhiệm vụ chung.→ truyền bá kiến thức dân tộc cũng như truyền thụ văn học Phật giáo cho thanh thiếu niên.

28