55
1 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊN NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 62.62.01.15 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HUẾ - 2015

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

1

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN VIẾT NGUYÊN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ

CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 62.62.01.15

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HUẾ - 2015

Page 2: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

2

Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế

Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn

Người hướng dẫn khoa học 2: PGS.TS. Mai Văn Xuân

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Đại học Huế

tại: Hội trường Đại học kinh tế, Đại học Huế -Số 100 Phùng Hưng, TP. Huế

Vào lúc: giờ ngày tháng năm 2015

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia;

- Cổng thông tin điện tử – Đại học Huế;

- Thư viện Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế.

Page 3: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết đề tài

Tình trạng đói nghèo, thiếu lương thực, thực phẩm, ô nhiễm, huỷ hoại môi trường và

những tác động biến đổi khí hậu đang hiện hữu hàng ngày trên khắp thế giới, đặc biệt là các

nước châu Phi, các nước kém phát triển hoặc các nước chịu tác động trực tiếp, nặng nề của

thiên tai gồm cả Việt Nam.

Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế,

giải quyết việc làm, cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho xã hội, đảm bảo an ninh lương

thực, bảo vệ, gìn giữ môi trường, thích nghi với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, một số quốc

gia, lãnh thổ chưa quan tâm đúng mức việc huy động và sử dụng một cách hiệu quả vốn đầu

tư cho phát triển nông nghiệp dẫn đến những hậu quả xấu trong quá trình phát triển kinh tế

xã hội và bảo vệ, gìn giữ môi trường. Nhiều quốc gia trên thế giới như Indonesia, Philipin,

các nước ở châu Phi… đã phải rất khó khăn do thiếu lương thực, thực phẩm.

Việt Nam đã tập trung đầu tư cho phát triển nông nghiệp trong những năm gần đây,

có nhiều chính sách đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nhờ vậy, từ một quốc gia thiếu lương

thực, đã trở thành quốc gia xuất khẩu lớn các mặt hàng nông sản đặc biệt là gạo và hải sản,

tỷ lệ che phủ rừng tăng nhanh, công tác bảo vệ, gìn giữ môi trường ngày càng được chú

trọng hơn, có nhiều tiến bộ. Bên cạnh đó, cơ cấu nông nghiệp chưa hợp lý, hạ tầng phát

triển nông nghiệp, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ trong nông nghiệp còn yếu kém,

chưa đáp ứng yêu cầu thời đại.

Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ngày càng tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu

cầu, đặt ra nhiệm vụ lớn là cần phải tăng cường huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát

triển nông nghiệp một cách hiệu quả.

Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp là nội dung quan trọng trong quá

trình phát triển kinh tế xã hội, được nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ quan tâm thực hiện, do

vậy, từ thập niên 1950s đến nay có nhiều tác giả nghiên cứu, các nghiên cứu trực tiếp có

nhiều tác giả nghiên cứu từ năm 1990 đến nay nhưng chỉ dừng lại ở mức độ phân tích, đánh

giá từng chỉ tiêu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, ở Việt Nam nghiên cứu

muộn hơn và chỉ dừng lại ở từng chỉ tiêu hiệu quả, chưa có nghiên cứu một cách hệ thống,

chuyên sâu và toàn diện, do vậy việc nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông

nghiệp một cách hệ thống và toàn diện có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.

Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, lĩnh vực nông nghiệp đang giữ vai trò rất quan trọng trong

phát triển kinh tế xã hội, chiếm giữ nhiều nguồn lực trọng yếu đến cuối năm 2013 như:

77,9% diện tích đất, 32,8% lao động và 11,3% GDP(tổng sản phẩm quốc nội) của tỉnh, là

lĩnh vực giữ vai trò quan trọng nhất trong cung cấp sản phẩm thiết yếu phục vụ cuộc sống

người dân (năm 2013 cung cấp: 300.000 tấn lúa, 306.000 tấn lương thực có hạt, 9,5 tấn lạc,

455 tấn cà phê, 25.000 con trâu, 22.000 con bò, 255.000 con lợn, 2,3 triệu con gia cầm,

47.700 tấn thuỷ sản,…), bảo vệ gìn giữ môi trường, đa dạng sinh học, phòng chống thiên tai,

ứng phó với biến đổi khí hậu.

Hệ thống tài nguyên rừng, biển (bờ biển dài 128 km), đầm phá (đầm phá Tam Giang

– Cầu Hai rộng khoảng 22 ngàn ha, lớn nhất khu vực Đông Nam Á), sông (sông Hương,

Page 4: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

2

sông Bồ, sông Ô Lâu,…), hồ, đồng bằng trải khắp trên địa bàn tỉnh cho phép phát triển một

nền nông nghiệp phong phú, đa dạng và toàn diện, nhưng lại chịu ảnh hưởng trực tiếp và

nặng nề bởi thiên tai, gây nhiều tổn thất, bất ổn cuộc sống người dân trên địa bàn, nhất là

người dân khu vực nông thôn (chiếm 51,64% dân số toàn tỉnh cuối năm 2013), hoạt động

trong lĩnh vực nông nghiệp.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế nông nghiệp đạt thấp (tăng trưởng GDP nông nghiệp giai

đoạn 1991-2013 đạt 2,3% trong khi tăng trưởng GDP chung là 9,2%) và giảm mạnh trong

giai đoạn 2006-2013 (chỉ còn 1,6%), cơ cấu ngành nghề, trình độ sản xuất trong lĩnh vực

nông nghiệp còn nhiều yếu kém, lao động lĩnh vực nông nghiệp qua đào tạo nghề đến cuối

năm 2010 chỉ 24,5% (công nghiệp là 57,1%, dịch vụ là 58,4%). Việc khơi thông các nguồn

lực cho phát triển nông nghiệp, phòng, tránh thiên tai, thích nghi với biến đổi khí hậu của

tỉnh Thừa Thiên Huế là những vấn đề có tính sống còn cho sự tồn tại và phát triển.

Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp là nguồn lực cơ bản cho phát triển kinh tế xã

hội và gìn giữ, bảo vệ môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế.

Việc đánh giá hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp nhằm có giải pháp

nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội

của tỉnh Thừa Thiên Huế là vấn đề vô cùng cấp thiết, nhưng chưa có tác giả nào nghiên cứu

chuyên sâu và toàn diện, do vậy tác giả chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát

triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận án tiến sĩ.

2. Tình hình nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Các nghiên cứu trực tiếp hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về mặt kinh

tế trên thế giới từ những năm 1990 đến nay (ở Việt Nam muộn hơn), nhưng nghiên cứu rời

rạc theo từng chỉ tiêu hiệu quả, chưa có nghiên cứu hệ thống và toàn diện. Các nghiên cứu

kết quả và hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về mặt xã hội và môi trường xuất

hiện những năm gần đây sau một thời gian dài có báo cáo Brundland về phát triển bền vững

năm 1987, nhưng chưa nghiên cứu hệ thống, chỉ cung cấp một số chỉ tiêu liên quan.

3. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát của luận án là nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông

nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. Các mục tiêu cụ thể của luận án: Hệ thống hoá, làm sáng tỏ cơ

sở lý luận và thực tiễn, kinh nghiệm rút ra về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông

nghiệp, xác định phương pháp nghiên cứu và khung phân tích hiệu quả vốn đầu tư cho phát

triển nông nghiệp. Tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng, các nhân tố ảnh hưởng hiệu

quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế. Xác định nhu cầu vốn đầu tư,

quan điểm, mục tiêu nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp và các giải

pháp tập trung nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, huy động, sử dụng và tổ chức quản lý

vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tập trung vào hệ thống

các chỉ tiêu đánh giá, nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.

Nghiên cứu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, hiệu quả vốn đầu tư cho phát

triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế từ 1991 đến nay, trong đó theo ngành giai đoạn

Page 5: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

3

1991-2013, theo nguồn vốn và theo địa phương một số huyện, thị xã đại diện từ Bắc vào

Nam, từ Đông sang Tây, theo 3 vùng sinh thái (ven biển đầm phá, vùng đồng bằng và vùng

miền núi) giai đoạn 2001-2013. Kết quả và hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

về xã hội và môi trường, một số dự án đầu tư cho phát triển nông nghiệp, các doanh nghiệp

nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

tỉnh Thừa Thiên Huế. Xác định nhu cầu vốn, mục tiêu và giải pháp nâng cao hiệu quả vốn

đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030.

5. Ý nghĩa và đóng góp mới của luận án

Luận án đã hệ thống hoá, làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn hiệu quả vốn đầu tư cho

phát triển nông nghiệp, bài học kinh nghiệm và thiết lập khung phân tích hiệu quả vốn đầu

tư cho phát triển nông nghiệp.

Luận án xác định xu thế biến động GDP nông nghiệp, vốn đầu tư cho phát triển nông

nghiệp dưới dạng hàm bậc hai (các nghiên cứu trước là hàm tuyến tính bậc nhất) nhằm

phân tích, dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.

Luận án tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển

nông nghiệp Thừa Thiên Huế theo ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường, theo ngành, theo

nguồn vốn, theo địa phương, một số dự án đầu tư, các doanh nghiệp nông nghiệp. Trong đó

chỉ ra vốn đầu tư cho phát triển cho ngành thuỷ sản là hiệu quả nhất, nguồn vốn doanh

nghiệp và dân doanh hiệu quả nhất, huyện Phong Điền thuộc vùng ven biển và đầm phá là

hiệu quả nhất do khai thác tiềm năng thuỷ sản. Xác định các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả

vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế.

Đồng thời, kiểm chứng sự tương quan giữa vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

với GDP nông nghiệp, lao động nông nghiệp và tổng năng suất các nhân tố trong nông

nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, kết quả cho thấy có sự tương quan trong ngành nông, lâm

nghiệp, riêng ngành thuỷ sản không tương quan do thiếu vốn và vốn không ổn định.

Luận án đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông

nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.

Page 6: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

4

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ

CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

Luận án nghiên cứu dựa trên quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững, tức là phát

triển nông nghiệp bền vững về mặt kinh tế, xã hội và gìn giữ, bảo vệ môi trường. Kết quả

nghiên cứu, luận án chỉ ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển

nông nghiệp bao gồm:

Các chỉ tiêu hiệu quả về mặt kinh tế: Tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp so

với GDP nông nghiệp, ICOR (tỷ lệ gia tăng vốn và sản lượng) nông nghiệp, đóng góp nhân

tố vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp vào tăng trưởng GDP nông nghiệp, sự phát triển

các tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

Các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả về mặt xã hội: Năng suất lao động nông nghiệp, số

việc việc làm do vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, số lượng lao động nông nghiệp

được đào tạo, các sản phẩm thiết yếu cho xã hội.

Các chỉ tiêu kết quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về môi trường: Mức vốn

đầu tư cho phát triển nông nghiệp nhằm phòng chống thiên tai, gìn giữ, bảo vệ môi trường,

nâng tỷ lệ che phủ rừng, diện tích rừng trồng mới. Các chỉ tiêu định tính tác động đến sự

phát triển xã hội, bảo vệ và gìn giữ tài nguyên và môi trường.

Các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp bao gồm:

Chủ thể quản lý, huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, GDP, giá trị

sản lượng nông nghiệp, vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, chính sách vốn đầu tư cho

phát triển nông nghiệp, định hướng, quy hoạch phát triển nông nghiệp, nguồn nhân lực,

khoa học công nghệ cho nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, số lượng người

dân hưởng lợi và giá trị lợi ích mang lại cho xã hội, đặc điểm tự nhiên và điều kiện văn hoá

xã hội vùng nghiên cứu.

Kinh nghiệm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp thế giới cho thấy:

Tăng trưởng toàn cầu liên quan đến sự khác biệt trong tỷ lệ đầu tư, tỷ lệ vốn đầu tư

cao sẽ có tăng trưởng tốt hơn trong dài hạn. Các quốc gia thành đạt, tốc độ tăng trưởng cao

thường đi đôi với hệ số ICOR thấp (thường không quá 3). Các nền kinh tế mới nổi trong

thời kỳ phát triển như Việt Nam hiện nay, ICOR thấp hơn nhiều so với Việt Nam. ICOR

phụ thuộc vào nhiều nhân tố (cơ cấu đầu tư, khoa học và công nghệ, chính sách, quản lý…),

ICOR ở các nước phát triển thường lớn, các nước chậm phát triển thấp, ICOR nông nghiệp

thấp hơn công nghiệp

Tăng trưởng TFP (tổng năng suất các nhân tố) nông nghiệp cao hơn nhiều vốn, lao

động và tác động lớn đến tăng trưởng GDP nền kinh tế. TFP nông nghiệp cao hơn phi nông

nghiệp, trong khi đóng góp vốn và lao động thấp hơn nhiều. Hội tụ TFP có thể ở cấp độ toàn

cầu, quốc gia, vùng lãnh thổ, ngành, lĩnh vực trong những khoảng thời gian khác nhau. Tăng

trưởng âm là phù hợp với những thay đổi thể chế tiêu cực và xung đột. Phát triển nông nghiệp

đóng góp nâng cao chất lượng cuộc sống nông thôn, tất cả các cấp độ phát triển, tiến bộ kỹ

thuật nông nghiệp nhanh hơn lĩnh vực khác.

Page 7: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

5

Kết quả phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông

nghiệp Việt Nam, luận án đã chỉ ra chu trình chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông

nghiệp cả nước, các tỉnh, thành phố, trong đó chỉ ra chưa có kế hoạch đầu tư trung và dài

hạn, dẫn đến thiếu chiến lược, không ổn định trong hoạch định, thực thi chính sách cũng

như tổ chức quản lý, huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, vốn đầu

tư cho phát triển nông nghiệp chưa được đầu tư đúng mức, điều kiện hạ tầng, nguồn nhân

lực, khoa học công nghệ trong nông nghiệp còn thiếu và yếu nhiều, dẫn đến thu hút đầu tư

cho phát triển nông nghiệp đạt thấp, chính sách thu hút và ưu đãi vốn đầu tư cho phát triển

nông nghiệp không khả thi. Cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Việt Nam chưa

hợp lý, đầu tư cho thuỷ lợi chiếm chủ yếu, ngành thuỷ sản chiếm tỷ trọng nhỏ, tốc độ tăng

trưởng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp thấp.

Nguồn vốn hỗ trợ ngân sách Trung ương cho đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa

Thiên Huế chiếm chủ yếu trong nguồn vốn nông nghiệp nhà nước của tỉnh, lại phải tuân thủ

trực tiếp từ chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Trung ương, các kết quả, kinh

nghiệm rút ra về chính sách vốn và quản lý, huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển

nông nghiệp Việt Nam có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển

nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu và những vấn đề chưa được làm sáng tỏ

về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nhiệm vụ luận án là:

- Nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp một cách toàn diện

theo ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Nghiên cứu toàn diện theo ngành, theo nguồn

vốn, theo địa phương, lãnh thổ, theo dự án, doanh nghiệp nông nghiệp. Nghiên cứu chuyên

sâu các ngành trong nông nghiệp.

- Xác định hệ thống chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng và thiết lập khung phân

tích hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Kiểm chứng mối tương quan giữa vốn

đầu tư cho phát triển nông nghiệp với các yếu tố khác trong tăng trưởng và phát triển kinh tế

Thừa Thiên Huế. Xem xét mô hình xu thế biến động GDP và vốn đầu tư cho phát triển nông

nghiệp làm cơ sở xác định nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.

- Từ các cơ sở lý luận và thực tiễn để tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu

quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp và đề xuất định hướng, giải pháp nâng cao hiệu

quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.

Page 8: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

6

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế có tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng để phát triển nông

nghiệp toàn diện nhưng địa hình dốc, hẹp, chia cắt giữa các vùng trong tỉnh, khó khăn trong

cơ giới hoá nông nghiệp, lại chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề của thiên tai, biến đổi khí

hậu tăng chi phí và nhu cầu đầu tư, làm giảm thời gian hoạt động và hiệu quả vốn đầu tư

cho phát triển nông nghiệp. Thừa Thiên Huế có hệ thống giáo dục đào tạo với nhiều trường

đại học, cơ sở nghiên cứu, người dân cần cù, chịu khó, hiếu học tạo nguồn nhân lực cũng

như tiềm năng khoa học công nghệ cho đầu tư cho phát triển nông nghiệp.

2.2. Tình hình nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

Kinh tế xã hội Thừa Thiên Huế tăng trưởng khá cao là tiền đề đẩy mạnh đầu tư cho

phát triển nông nghiệp nhưng quy mô, chất lượng, trình độ phát triển còn thấp, cơ cấu ngành

nghề chưa hợp lý, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, hạ tầng trong nông nghiệp yếu và

thiếu cùng với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đang cản trở hạn chế sự phát triển, làm giảm

hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.

Tỉnh Thừa Thiên Huế chưa có chính sách chung về vốn đầu tư cho phát triển nông

nghiệp, chưa có kế hoạch vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp trung hạn, chính sách ưu

đãi và hỗ trợ đầu tư cho phát triển nông nghiệp không khả thi do chưa tương thích với điều

kiện cơ sở hạ tầng, nhân lực, khoa học công nghệ trong nông nghiệp…quá trình thực hiện

các dự án đầu tư cho phát triển nông nghiệp là một quá trình dài, hồ sơ thủ tục phức tạp. Các

định hướng, quy hoạch khá đầy đủ và toàn diện từ bao quát chung đến các ngành trong nông

nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho huy động, sử dụng vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả vốn

đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. Vấn đề tiếp theo là hoàn thiện dần

và tổ chức thực hiện tốt các quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó có các phương pháp mới:

Tiếp cận theo mục tiêu, phương pháp phân tích đánh giá dựa vào kết quả các chỉ tiêu hiệu

quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, đồng thời đã thiết lập khung phân tích hiệu quả

vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin: Phương pháp tổng quan tài liệu, phương pháp

thu thập dữ liệu thứ cấp và phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp.

2.3.2. Phương pháp xử lý thông tin, đánh giá và dự báo

a) Các phương pháp xử lý, tổng hợp, phân tích chung: Phân tổ là phương pháp

chính để tổng hợp, Các phương pháp phân tích, so sánh, bản đồ, biểu đồ, đồ thị, mô hình

toán. Sử dụng các kiểm định, ma trận SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức),

phương pháp chuyên gia, quan sát, phân tích, đánh giá dựa vào kết quả.

b) Một số phương pháp cụ thể: Phương pháp tính toán vốn đầu tư cho phát triển nông

nghiệp, xác định các khoản mục, phân ngành vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp và tính

toán hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, phương pháp chọn mẫu nghiên cứu đại

diện theo địa phương, vùng sinh thái, lãnh thổ, chủ thể, phương pháp dự báo nhu cầu vốn

Page 9: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

7

đầu tư cho phát triển nông nghiệp và phương pháp tiếp cận nghiên cứu theo mục tiêu,

phương pháp đánh giá dựa vào kết quả.

2.3. Khung phân tích hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Khung phân tích bao gồm nội dung phân tích, hệ thống chỉ tiêu đánh giá và các nhân

tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, các phương pháp nghiên cứu.

Trong đó, trên cơ sở các nội dung, chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn

đầu tư cho phát triển nông nghiệp, sử dụng các phương pháp nghiên cứu để đánh giá hiệu

quả, xác định nhân tố ảnh hưởng từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư

cho phát triển nông nghiệp thuộc phạm vi nghiên cứu.

Sơ đồ 2.2. Khung phân tích hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Môi trường bên

ngoài

(Chính trị, kinh

tế, đầu tư, tài

chính, KHCN...)

Phương pháp nghiên cứu

Thu thập, xử lý thông tin, tổng hợp, phân

tích, đánh giá, mô hình toán và dự báo, phân

tích, đánh giá dựa vào kết quả, tiếp cận theo

mục tiêu

Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông

nghiệp về kinh tế, xã hội, môi trường, theo

ngành, địa phương-vùng sinh thái, theo

nguồn vốn, doanh nghiệp nông nghiệp, kết

quả và hiệu quả một số dự án đầu tư phát

triển nông nghiệp

Chỉ tiêu đánh giá

- Về kinh tế: Tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển

nông nghiệp trên GDP nông nghiệp, ICOR

nông nghiệp, tỷ phần đóng góp vốn đầu tư

cho phát triển nông nghiệp theo mô hình

Solow

- Về xã hội: Lao động, năng suất lao động,

việc làm và thu nhập, sản phẩm thiết yếu

- Về môi trường: diện tích rừng trồng mới,

tỷ lệ che phủ rừng, vốn cho môi trường, hạ

tầng nông nghiệp phòng chống thiên tai, bảo

tồn gen, đa dạng sinh học

GDP nông nghiệp

(Quy mô, cơ cấu,

tăng trưởng)

Giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư

cho phát triển nông nghiệp

Tập trung nguồn lực phát triển kinh tế nông

nghiệp, nhóm giải pháp huy động và sử dụng

vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nhóm

giải pháp quản lý vốn đầu tư cho phát triển

nông nghiệp

Các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn

đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Lao động nông

nghiệp (Quy mô, cơ

cấu, tăng trưởng,

chất lượng)

Đặc điểm tự

nhiên (Khí hậu,

thời tiết, vị trí địa

lý, địa hình, thổ

nhưỡng,…)

Điều kiện kinh

tế - xã hội

Dân số, văn hoá,

giáo dục, GDP,

các nguồn lực

kinh tế (vốn, lao

động, hạ tầng kỹ

thuật, TN, CS

kinh tế,…)

Chủ thể quản lý

vốn đầu tư cho

phát triển nông

nghiệp (Nhà

nước, người dân,

doanh nghiệp,

các chính phủ, tổ

chức, doanh

nghiệp nước

ngoài)

Khoa học công

nghệ trong nông

nghiệp

Tài nguyên nông

nghiệp (Đất, nước,

rừng, biển, sông, hồ,

động, thực vật)

Chính sách vốn

đầu tư cho nông

nghiệp (Hoạch định

và Thực thi )

Vốn đầu tư cho

phát triển nông

nghiệp (Quy mô, cơ

cấu, tăng trưởng)

theo ngành, nguồn

vốn, địa phương

Định hướng, quy

hoạch phát triển

nông nghiệp

Page 10: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

8

Chương 3

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.1. Kết quả huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa

Thiên Huế

3.1.1. Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế

Giá trị vốn đầu tư cho phát triển tăng qua các giai đoạn nhưng quy mô còn nhỏ. Vốn

đầu tư cho phát triển nông nghiệp có tăng trong cơ cấu chung nhưng chỉ chiếm 12,4% thời

kỳ 1991-2013, vốn đầu tư cho phát triển thuỷ sản chỉ chiếm 9,2% trong nông nghiệp.

Tỷ trọng GDP nông nghiệp có xu hướng giảm dần (còn 11,3% năm 2014) đúng với

chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tuy nhiên lao động nông nghiệp còn lớn (32,8%

2013), mức đầu tư cho nông nghiệp chưa tương xứng với vai trò và vị trí của nó.

Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp thay đổi lớn qua các giai

đoạn, một trong những nguyên nhân là quy mô vốn nhỏ. Vốn đầu tư cho phát triển thuỷ sản

giảm mạnh giai đoạn 1991-1995 và 2006-2010, chưa đúng vai trò ngành mũi nhọn. Nhìn

chung, vốn đầu tư cho phát triển tăng, giảm theo xu hướng chung nền kinh tế, nhưng mức

độ khác nhau giữa các lĩnh vực, các ngành tuỳ theo mức độ quan tâm ưu tiên đầu tư.

3.1.2. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế

Trong các nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nguồn ngân sách nhà nước

(NSNN) chiếm tỷ trọng lớn nhất (64,04%), cùng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

(15,6%) đã chiếm chủ yếu cả thời kỳ, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 100%

thực hiện trong 3 năm 2002-2004, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (TPCP) được đầu tư khá

lớn trong một số năm, các nguồn vốn còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ. Tương tự lĩnh vực nông

nghiệp, nhóm ngành nông lâm nghiệp, nguồn vốn NSNN chiếm tỷ trọng lớn nhất (70,6%),

cùng với ODA (16,4%) đã chiếm chủ yếu, vốn TPCP được đầu tư khá lớn trong một số

năm, các nguồn vốn còn lại chiếm tỷ trọng thấp.

Ngành thuỷ sản, nguồn vốn ngân sách nhà nước chiếm lớn nhất (29,7%) và ODA

chiếm khá lớn (8,5%). Sự khác biệt với ngành nông lâm nghiệp là nguồn vốn người dân và

doanh nghiệp đầu tư khá lớn (23,9%), là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả vốn đầu tư cho phát

triển thuỷ sản cao hơn các ngành khác trong nông nghiệp. Từ năm 2012, đã có nguồn FDI

lớn đầu tư vào ngành thuỷ sản trên địa bàn huyện Phong Điền, dẫn đến nguồn vốn FDI tăng

mạnh chiếm 15,6%, bước đầu cho thấy những nỗi trội về công nghệ, quản lý, xử lý môi

trường và năng suất, chất lượng cao hơn nhiều.

3.1.3. Sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế

a) Sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo ngành

Cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển các ngành trong nông nghiệp chưa hợp lý. Vốn đầu

tư cho phát triển thủy lợi lớn, chiếm tỷ trọng cao (42,1% giai đoạn 2001-2005 và 63,5% giai

đoạn 2006-2010), ngành nông nghiệp chiếm 37,6% giai đoạn 2001-2005, 26,3% 2006-2010,

trong khi ngành thủy sản thấp và giảm rõ rệt (18,3% giai đoạn 2001-2005 và 6,1% 2006-

2010), ngành lâm nghiệp thấp (2% giai đoạn 2001-2005 và 4,3% 2006-2010).

Page 11: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

9

Điều này là chủ trương thực hiện kiên cố hóa kênh mương và đầu tư cho các công

trình đê, kè sông, biển theo các chương trình của tỉnh và Trung ương, đặc biệt là đầu tư xây

dựng hồ Truồi, hồ Tả Trạch, hồ Thuỷ Yên-Thuỷ Cam, hồ Châu Sơn, hồ Hoà Mỹ, đập Thảo

Long…là những công trình lớn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng, ngăn mặn, thoát lũ,

điều hòa nước ngọt, phòng chống lụt, bão, nước biển dâng, phục vụ tưới, tiêu, kết hợp cung

cấp nước sinh hoạt, góp phần ổn định sản xuất và đời sống dân cư. Chương trình phát triển

thủy sản được xem là thế mạnh của tỉnh nhưng mức độ đầu tư còn khiêm tốn.

b) Sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo huyện, thị xã, thành phố Huế

Tỷ trọng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp của các huyện, thị xã, thành phố Huế

thay đổi lớn trong thời kỳ 2001-2013, những năm đầu các huyện Phong Điền, Phú Vang,

Phú Lộc và A Lưới lớn về sau đặc biệt từ năm 2006, thị xã Hương Thuỷ chiếm chủ yếu.

Ngành nông nghiệp huyện Phong Điền và A Lưới chiếm tỷ trọng chủ yếu những năm đầu

nhưng có xu hướng giảm mạnh dần đều, trong khi của các huyện Phú Lộc, Phú Vang,

Hương Trà và Quảng Điền tăng mạnh những năm cuối lên xấp xỉ Phong Điền và A Lưới.

Tỷ trọng vốn đầu tư cho phát triển lâm nghiệp tương đối đồng đều giữa các địa

phương, trong đó huyện Phú Lộc cao nhất, huyện miền núi Nam Đông thấp nhất. Tỷ trọng

vốn đầu tư cho phát triển thuỷ sản huyện Phú Vang đạt mức cao, cách biệt so với các địa

phương khác, các huyện Phú Lộc, Quảng Điền tương đối lớn, các địa phương còn lại thấp

đúng với tiềm năng, riêng huyện Phong Điền thấp so với tiềm năng. Tỷ trọng vốn đầu tư

cho phát triển thuỷ lợi thị xã Hương Thuỷ chiếm chủ yếu (54,62% cả giai đoạn), đặc biệt là

từ năm 2006 trở về sau, trong khi giai đoạn đầu của các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Phong

Điền chiếm tỷ trọng lớn.

3.2. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

3.2.1. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp chung toàn tỉnh

a) Hiệu quả vốn đầu tư phát triển nông nghiệp về mặt kinh tế

Tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp so GDP nông nghiệp

Tỷ lệ vốn Đầu tư cho phát triển so GDP nông nghiệp thời kỳ 1991-2013 đạt mức rất

thấp (8,9%) so tỷ lệ chung (50,1%). Của ngành thủy sản rất thấp so với các ngành khác giai

đoạn 1991-2000 nhưng tăng mạnh giai đoạn 2001-2013 (bảng 3.5).

Bảng 3.5. Tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển so GDP (theo giá cố định 1994)

tỉnh Thừa Thiên Huế 1991-2013 (%)

Chỉ tiêu 1991-

1995

1996-

2000

2001-

2005

2006-

2010

2011-

2013

1991-

2000

2001-

2010

1991-

2013

Tổng nền kinh tế 24,0 40,6 65,0 57,0 44,8 33,8 60,0 50,1

Công nghiệp 54,9 52,1 29,5 38,8 23,5 53,1 35,8 34,3

Dịch vụ 18,7 46,4 107,3 75,6 62,9 35,5 87,3 69,1

Tổng nông nghiệp 7,9 7,8 12,4 8,1 7,5 7,9 10,1 8,9

Nhóm nông lâm nghiệp 8,6 7,6 8,0 6,4 5,3 8,1 7,2 7,3

Thuỷ sản 2,3 8,9 26,2 12,3 12,6 6,6 18,1 14,4

Nguồn số liệu: Tính toán từ nguồn Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê Thừa Thiên Huế

Page 12: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

10

Kết quả này cho thấy, trong giai đoạn 1991-2013, một đồng GDP được tạo ra được

sử dụng một lượng vốn đầu tư trong nông nghiệp rất thấp (0,09 đồng), thấp hơn nhiều cả

nền kinh tế và các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế theo ICOR

ICOR Thừa Thiên Huế thấp hơn bình quân cả nước nhưng tăng mạnh. ICOR nông

nghiệp giảm dần so ICOR chung của tỉnh cả thời kỳ, ICOR thuỷ sản rất thấp so ICOR chung

và nông nghiệp, nhưng tăng mạnh 2006-2010 và giảm lại trong 2011-2013 (bảng 3.6).

Bảng số 3.6. ICOR tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 1991-2013

(Giá cố định năm 1994, dấu - :chỉ giá trị ICOR âm)

Chỉ tiêu 1991-

1995

1996-

2000

2001-

2005

2006-

2010

2011-

2013

1991-

2000

2001-

2010

1991-

2013

ICOR chung 2,7 6,5 6,8 4,7 5,1 4,5 5,5 5,5

ICOR công nghiệp 3,8 5,4 2 2,5 3,0 4,5 2,3 2,7

ICOR dịch vụ 1,5 6,5 13 6,1 5,4 3,7 8,5 6,8

ICOR tổng nông nghiệp 5,1 4,9 2,9 3,7 4,8 5,0 3,1 3,8

ICOR nông lâm - - 4,4 2,9 - - 3,6 8,3

ICOR thuỷ sản 0,1 0,8 2,1 5,6 2,3 0,5 2,5 1,5

Nguồn số liệu: Tính toán từ nguồn Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê Thừa Thiên Huế

Chỉ số này cho thấy hiệu quả vốn đầu tư nông nghiệp cao hơn bình quân chung tỉnh

Thừa Thiên Huế và nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt ngành thủy sản đạt mức cao nhất,

ngành thủy sản thiếu nhiều vốn.

Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp thông qua chỉ số đóng góp của các

nhân tố vào tăng trưởng GDP nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

Đóng góp của vốn đầu tư cho phát triển vào tăng trưởng GDP giai đoạn 2001-2005

chiếm chủ yếu dẫn đến TFP âm, nhưng giảm mạnh giai đoạn 2006-2013 trong khi đóng góp

lao động thấp nên TFP khá lớn, chứng tỏ hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư cho phát triển thấp

trong giai đoạn 2001-2005 nhưng tăng mạnh trong 2016-2013 (bảng 3.7, trang 11).

Trong giai đoạn 2001-2013, tăng trưởng GDP nông nghiệp chủ yếu do đóng góp của

vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, lao động nông nghiệp âm cả thời kỳ, dẫn đến TFP

nông nghiệp đạt mức cao, vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp đạt hiệu quả, điều này là

chủ yếu ngành thuỷ sản, ở nhóm ngành nông lâm không hiệu quả. Nhìn chung, đóng góp

các yếu tố của các ngành trong lĩnh vực nông nghiệp không ổn định (bảng 3.7).

Kết quả này cho thấy, trong giai đoạn 2001-2013, một % tăng trưởng GDP nông

nghiệp được tạo ra do vốn đầu tư trong nông nghiệp đóng góp 32%. Theo xu hướng phát

triển nông nghiệp, đóng góp của vốn đầu tư và lao động cho phát triển nông nghiệp giảm

dần, thay vào đó là sự tăng lên của khoa học công nghệ, và quản lý, chất lượng lao động.

Kiểm chứng mối tương quan tăng trưởng GDP, vốn đầu tư cho phát triển, lao động

của tổng thể nền kinh tế, các ngành nông nghiệp theo mô hình Cobb-Douglas và mô hình

Solow bằng phương pháp Least Squares, kiểm định Durbin-Watson và kiểm định Breusch-

Godfrey Serial Correlation LM, kết quả cho thấy tổng thể nền kinh tế, lĩnh vực nông nghiệp,

nhóm ngành nông lâm hội tụ do R2, p-value đạt mức thấp, các kiểm định Durbin-Watson và

Page 13: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

11

kiểm định Breusch-Godfrey Serial Correlation LM là phù hợp, riêng thuỷ sản không hội tụ

do p-value đạt mức cao. Tương tự khi kiểm chứng bình quân lao động kết quả cho thấy R2

đạt mức cao, p-value đạt ở mức thấp, tức là có mối tương quan, hội tụ ở mức cao. Điều này

phù hợp với nhiều nước, địa phương trên thế giới.

Bảng 3.7. Đóng góp các nhân tố vào tăng trưởng GDP bình quân hàng năm Thừa

Thiên Huế giai đoạn 2001-2013 (%)

TT Chỉ tiêu 2001-

2005

2006-

2010

2001-

2010

2011-

2013

2001-

2013

1 Tăng trưởng GDP chung 9,6 11,6 10,8 8,8 10,4

Công nghiệp 15,0 14,3 15,3 7,7 13,5

Dịch vụ 8,2 12,4 10,3 11,6 10,6

Tổng nông nghiệp 4,2 1,9 3,2 1,6 2,8

Nhóm nông lâm nghiệp 1,8 1,8 2,0 -0,1 1,5

Thuỷ sản 12,4 2,3 7,2 5,5 6,8

2 Đóng góp vốn ĐT cho PT chung 9,2 1,9 6,9 1,5 5,2

Công nghiệp 2,4 1,6 4,9 -1,7 2,6

Dịch vụ 16,1 1,5 8,8 5,0 7,5

Tổng nông nghiệp 6,5 4,0 6,3 2,1 0,9

Nhóm nông lâm nghiệp 6,8 6,7 8,0 2,3 0,6

Thuỷ sản 5,8 -0,9 1,4 1,9 1,6

3 Đóng góp lao động chung 2,3 1,1 0,9 1,2 1,0

Công nghiệp 2,5 1,2 2,9 3,1 3,0

Dịch vụ 4,3 1,9 0,6 1,5 1,0

Tổng nông nghiệp -0,2 -0,3 -0,4 -1,3 -5,5

Nhóm nông lâm nghiệp -1,4 -0,7 -0,1 -1,6 3,4

Thuỷ sản 9,3 0,4 4,1 -1,1 -7,4

4 Đóng góp TFP chung -2,0 8,7 3,0 6,1 4,1

Công nghiệp 10,1 11,5 7,5 6,4 7,9

Dịch vụ -12,2 8,9 0,9 5,1 2,1

Tổng nông nghiệp -2,1 -1,8 -2,7 0,8 7,5

Nhóm nông lâm nghiệp -3,6 -4,2 -5,3 -0,8 -2,5

Thuỷ sản -2,7 2,8 1,6 3,7 12,6

Nguồn: Tính toán từ số liệu Sở Kế hoạch và Đầu tư và Niên giám thống kê hàng năm của Cục

Thống kê Thừa Thiên Huế giai đoạn 1991-2013

Kết quả cho thấy, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân lao động là do đóng góp của

tăng số lượng vốn bình quân lao động và giảm số lượng lao động, ngoại trừ ngành thuỷ sản

tăng trưởng GDP bình quân lao động do đóng góp tăng của vốn bình quân lao động và số

lượng lao động.

Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Việc sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp chủ yếu dùng để xây dựng các

công trình, mua sắm trang thiết bị cho nông nghiệp đã đưa một lượng vốn cho công nghiệp

Page 14: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

12

và dịch vụ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang công nghiệp và dịch vụ (toàn bộ giá trị

vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp sau khi đầu tư chuyển dịch vào giá trị công nghiệp và

dịch vụ). Việc đầu tư vốn cho phát triển nông nghiệp chủ yếu nằm ở vùng nông thôn, miền

núi, hải đảo, do vậy góp phần chuyển dịch sự phát triển ở các vùng khó khăn, phát triển kinh

tế nông thôn, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.

b) Kết quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp với phát triển xã hội

Tạo việc làm, tăng năng suất và đào tạo lao động

Năng suất lao động nông nghiệp đạt mức thấp, bình quân 3.892 nghìn đồng bình

quân giai đoạn 2011-2013, năng suất lao động bị giảm từ năm 2006 về sau. Năng suất lao

động nhóm ngành nông lâm không tăng trưởng giai đoạn 2001-2005 và giảm trong 2011-

2013. Ngành thủy sản tăng rất cao giai đoạn 2001-2005 nhưng tăng thấp giai đoạn 2006-

2010, phù hợp với mức độ vốn đầu tư cho phát triển thủy sản. Số việc làm được tạo ra từ

vốn đầu tư cho phát triển các ngành nông và lâm nghiệp rất lớn, ngành thuỷ sản thấp, trái

ngược với số lao động nông lâm giảm, lao động ngành thuỷ sản tăng, cần điều chỉnh tăng

vốn đầu tư cho phát triển thuỷ sản nhiều hơn các ngành nông, lâm nghiệp

Thu nhập bình quân lao động doanh nghiệp nông nghiệp giảm từ 21 triệu đồng năm

2005 xuống 13 triệu đồng năm 2008 sau đó tăng lên 19 triệu đồng năm 2010, trong khi các

doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ có chiều hướng tăng dần. Thu nhập bình quân hàng

năm người lao động ngành nông nghiệp giảm từ 22 triệu đồng năm 2005 xuống còn 14 triệu

đồng năm 2010, doanh nghiệp lâm nghiệp đạt 37 triệu đồng năm 2005 giảm đột ngột xuống

còn 19 triệu đồng và tăng dần lên 38 triệu đồng năm 2010. Thu nhập bình quân người lao

động thủy sản tăng nhanh từ 6 triệu đồng 2005 lên 29 triệu đồng 2010.

Tỉnh đã huy động và lồng ghép nhiều nguồn lực cho chương trình xoá đói giảm nghèo

(Vốn huy động 5 năm đạt 2.200 tỷ đồng, tăng 2,76 lần kế hoạch); nâng cao năng lực cán bộ,

thực hiện khuyến nông, xây dựng mô hình sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi có năng suất và

hiệu quả cao, cho hộ nghèo vay vốn (170.500 lượt hộ vay), dạy nghề con em hộ nghèo.

Trong giai đoạn 2006-2012, nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia cho đào tạo

nghề lao động nông thôn và người nghèo là 115 tỷ đồng nhằm đầu tư cơ sở vật chất, trang

thiết bị, hoạt động đào tạo nghề và trong giai đoạn 2006-2011, đã đào tạo nghề cho 13.388

người lao động. Đầu tư xây dựng và hỗ trợ đào tạo 01 trường cao đẳng nghề, 2 trường trung

cấp và 12 trung tâm, cơ sở dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, khoa học

công nghệ trong nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tạo sản phẩm thiết yếu cho xã hội

Sản lượng, năng suất các cây lương thực tăng nhanh, tương đối ổn định qua các năm

từ năm 1995 đến năm 2013, đóng góp quan trọng vào an ninh lương thực, ổn định kinh tế vĩ

mô, đảm bảo an sinh xã hội. Diện tích, sản lượng các cây công nghiệp tăng nhanh trong cả

thời kỳ 1995-2013, nhưng diện tích cây lạc, sản lượng cà phê giảm, sản lượng lạc tăng chậm

trong 2006-2013. Diện tích cây ăn quả năm 2005 tăng 1.579 ha, trong đó bưởi, thanh trà

tăng 742 ha so với năm 2000.

Số lượng trâu, bò giảm dần từ năm 1995 đến 2001, sau đó tăng dần đến 2008 và giảm

dần, tốc độ giảm 1996-2000 đàn trâu là 3%, đàn bò 3,2%, 2001-2005 đàn trâu tăng 0,1%,

Page 15: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

13

đàn bò tăng 0,6%, 2006-2010 đàn trâu giảm 3,2%, đàn bò tăng 0,8%. Số lượng lợn tăng

trong 1996-2005, đặc biệt tăng nhanh trong 2001-2005 và giảm 2006-2010 (giảm bình quân

hàng năm 1%) và tăng trở lại 2011-2013. Số lượng gia cầm tăng cả trong 1996-2013 đặc

biệt nhanh trong 1996-2000 và 2006-2013. Diện tích, sản lượng thuỷ sản tăng cả thời kỳ

1995-2013, nhất là nuôi trồng thuỷ sản. Diện tích và sản lượng nuôi tôm tăng nhanh trong

1995-2005 và chững lại 2006-2010, năng suất nuôi tôm tăng nhanh thời kỳ 1995-2013.

c) Kết quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp đối với môi trường

Tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung đầu tư cho các công trình đê, kè sông, biển, trồng

và bảo vệ rừng, theo các chương trình của tỉnh và Trung ương là những công trình lớn phát

triển kết cấu hạ tầng, ngăn mặn, điều hòa nước ngọt, phòng chống lụt, bão, nước biển dâng,

phục vụ tưới, tiêu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phát triển bền vững. Với mức đầu tư

vốn cho thuỷ lợi là 633 tỷ đồng giai đoạn 2001-2005 và 2.783 tỷ đồng 2006-2010 so với

năng lực tưới tiêu tăng thêm, ở góc độ kinh tế chưa hiệu quả nhưng quan trọng trong duy trì,

nâng cao năng lực sản xuất các sản phẩm thiết yếu, đảm bảo an sinh xã hội.

Diện tích trồng rừng tập trung và khoanh nuôi tái sinh được đầu tư, duy trì khá đều

qua các năm, do vậy, diện tích đất có rừng che phủ tăng từ 187,5 ngàn ha năm 1995 lên

286,9 ngàn ha năm 2013; nâng tỷ lệ che phủ rừng từ 37,1% năm 1995 lên 57% năm 2013.

3.2.2. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo địa phương và vùng sinh thái

Tỉnh Thừa Thiên Huế có 9 đơn vị hành chính, gồm 7 huyện, 2 thị xã và thành phố

Huế, địa hình chia thành 3 vùng sinh thái rõ rệt, đó là vùng ven biển và đầm phá gồm 4

huyện: Phong Điền – Quảng Điền – Phú Vang và Phú Lộc, vùng đồng bằng gồm: thị xã

Hương Trà - thị xã Hương Thuỷ - thành phố Huế và vùng miền núi gồm 2 huyện: Nam

Đông và A Lưới. Để đánh giá hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo địa

phương và vùng sinh thái, tác giả lựa chọn 3 địa phương đại diện là: huyện Phong Điền (ở

Đông Bắc, nằm ven biển và đầm phá của tỉnh), thị xã Hương Thuỷ (miền Trung, vùng đồng

bằng của tỉnh) và huyện A Lưới (ở Tây Nam, khu vực miền núi của tỉnh).

Tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển so với giá trị sản lượng ngành nông nghiệp Phong

Điền và Hương Thuỷ thấp hơn huyện miền núi A Lưới, nhưng vẫn tăng trưởng giá trị sản

lượng nông nghiệp khá đều đặn dẫn đến ICOR nông nghiệp thấp hơn nhiều, hiệu quả vốn

cao hơn nhiều A Lưới, tuy nhiên giai đoạn 2011-2013 tăng trưởng của Phong Điền và

Hương Thủy đều bị âm, A Lưới tăng trưởng khá cao trái ngược với các giai đoạn trước đó.

Phù hợp với tình hình chung toàn tỉnh và những phân tích các phần trên, hiệu quả

vốn đầu tư cho phát triển thuỷ sản theo ICOR huyện Phong Điền và thị xã Hương Thuỷ khá

cao, A Lưới thấp. Nhóm ngành nông lâm nghiệp Phong Điền, Hương Thủy hiệu quả vốn

đầu tư khá cao, A Lưới rất thấp. Tăng trưởng giá trị sản lượng nông nghiệp Phong Điền cao

hơn nhiều Hương Thuỷ và A Lưới, trong đó đóng góp TFP nông nghiệp Phong Điền tuy

không cao, nhưng đều trong cả thời kỳ 2001-2013, trong khi của Hương Thuỷ âm trong

2006-2010, rất thấp giai đoạn 2011-2013 (chủ yếu do đóng góp của TFP thuỷ sản, của nhóm

ngành nông lâm nghiệp rất thấp 2001-2005 và âm trong 2006-2010) và của A Lưới âm trong

2001-2005 và khá cao 2006-2013 (bảng 3.11).

Page 16: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

14

Bảng 3.11. Đóng góp vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp vào tăng trưởng giá trị sản

lượng nông nghiệp theo địa phương, vùng sinh thái bình quân hàng năm các giai đoạn

thời kỳ 2001-2013

Chỉ tiêu và địa

phương

Tăng trưởng giá trị

sản lượng nông nghiệp (%)

Đóng góp vốn đầu tư cho phát

triển nông nghiệp (%)

2001-

2005

2006-

2010

2001-

2010

2011-

2013

2001-

2005

2006-

2010

2001-

2010

2011-

2013

Phong Điền 6,6 8,9 7,0 -5,7 -1,0 -1,1 -1,3 18,9

Hương Thuỷ 2,3 3,6 2,1 -3,1 2,3 -4,6 0,6 -4,3

Thuỷ sản 32,8 8,6 22,2 1,7 -8,2 5,2

Nông lâm nghiệp 1,4 3,2 1,3 2,4 -3,9 0,3

A Lưới 3,0 3,2 3,4 4,7 13,3 -15,3 -1,8 -13,5

Đóng góp lao động nông nghiệp Đóng góp TFP nông nghiệp

Phong Điền -0,2 0,1 0,0

na

7,8 9,9 8,3

na

Hương Thuỷ 0,3 0,6 1,0 -0,4 7,5 0,6

Thuỷ sản 32,8 8,6 22,2 21,6 21,2 18,7

Nông lâm nghiệp 0,4 0,5 1,0 -1,4 6,5 0,0

A Lưới -0,2 -1,5 -1,8 -10,1 19,9 6,9

Nguồn: Tính từ dữ liệu Sở Kế hoạch và Đầu tư, Chi cục Thống kê Phong Điền, A Lưới, Hương Thuỷ

Riêng từ năm 2011 đến nay, hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp A Lưới

có nhiều cải thiện rõ rệt, tăng trưởng giá trị sản lượng nông nghiệp cao hơn các giai đoạn

trước, ICOR giảm mạnh, trái ngược với Phong Điền và Hương Thuỷ giá trị sản lượng giảm

dẫn đến ICOR âm, đây là điều đặc biệt cần được quan tâm.

Nhìn chung, hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển của từng huyện phù hợp với hiệu quả

vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp toàn tỉnh, hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển ngành

thuỷ sản đạt mức cao, nhóm ngành nông lâm thấp hơn. Mặc dù vốn đầu tư cho phát triển

nông nghiệp Phong Điền tăng trưởng thấp hơn, nhưng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển

nông nghiệp cao hơn Hương Thuỷ và A Lưới phù hợp với tiềm năng phát triển thuỷ sản của

huyện ven biển và đầm phá, và sự chia cắt, địa hình bất lợi của huyện miền núi, những tiềm

năng phát triển lâm nghiệp của huyện miền núi chưa được khai thác hiệu quả, các địa

phương đồng bằng với diện tích nông nghiệp dần bị thu hẹp nhưng vẫn chưa phát triển tốt

nông nghiệp công nghệ cao, năng suất, chất lượng cao.

3.2.3. Kết quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp một số dự án, chương trình

Thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 1999-2009, đã huy động

374.876 triệu đồng (Trung ương 125.980 triệu đồng, địa phương 72.995 triệu đồng, viện trợ

54.300 triệu đồng, doanh nghiệp và dân 78.334 triệu đồng, tín dụng 43.267 triệu đồng).

Diện tích đưa vào quản lý bảo vệ rừng 330.625 lượt ha, trồng 42.138 ha, khoanh nuôi tái

sinh 81.360,75 lượt ha với hơn 12.183 hộ tham gia nhận khoán góp phần tạo việc làm, xoá

đói giảm nghèo, cải thiện đời sống người dân vùng dự án.

Chất lượng rừng trồng ngày càng được nâng lên, cơ cấu cây trồng đa dạng hơn, vừa

có tác dụng phòng hộ, vừa tăng thu nhập cho hộ dân, tình trạng phá rừng, khai thác lâm sản

Page 17: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

15

trái phép, số vụ cháy rừng giảm rõ rệt. Với sự đổi mới công tác giống và biện pháp thâm

canh năng suất từ 50-70m3/ha/chu kỳ (thu nhập từ 20-30 triệu/ha) lên 150-180m3/ha/chu kỳ

(thu nhập 60-70triệu/ha) giúp nhiều hộ dân thoát nghèo và làm giàu từ rừng. Sản lượng gỗ

khai thác hàng năm trên 160 nghìn m3; tỷ lệ diện tích rừng đặc dụng được bảo tồn năm 2010

đạt 60,8%, 2011 đạt 61,6%. Tuy nhiên, các trang thiết bị chưa đầy đủ.

Công nghiệp chế biến gỗ rừng trồng thay thế dần gỗ rừng tự nhiên phát triển, kết hợp

cả quy mô lớn, vừa và nhỏ. Nhu cầu tiêu thụ gỗ và nguyên liệu từ rừng trồng ngày càng tăng

của các nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…qua các đơn vị xuất nhập

khẩu, cùng với các nhà máy chế biến nguyên liệu giảm thiểu tình trạng ép giá thu mua. Giai

đoạn 2004-2009 chế biến 963 ngàn tấn dăm gỗ, 126 ngàn m3 cửa xẻ gỗ, 22 ngàn m3 mộc

dân dụng, 67 ngàn tủ gỗ, 114 ngàn bàn gỗ, 934 ngàn ghế gỗ, 3 ngàn giường, tủ.

Thực hiện dự án góp phần to lớn bảo vệ môi trường, giảm thiểu ảnh hưởng biến đổi

khí hậu, tăng khả năng phòng hộ đầu nguồn, hạn chế sạt lỡ ven biển, điều hòa và giữ nguồn

nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển bền vững các hệ sinh thái rừng, kiểm soát các

đe doạ về đa dạng sinh học vùng dự án, tăng diện tích rừng trồng vùng phòng hộ ven biển

lên gần 5.000 ha. Độ che phủ rừng từ 43% năm 1999 lên 56,2% 2009.

Thực hiện kế hoạch về tài nguyên - môi trường và phát triển bền vững, công tác bảo

tồn hệ sinh thái tự nhiên, nhất là hệ sinh thái đầm phá được chú trọng. Xây mới khu bảo tồn

thiên nhiên Phong Điền, Bảo tàng thiên nhiên duyên hải miền Trung, khu bảo tồn Sao La,

thành lập mới 6 khu bảo vệ thủy sản. Thực hiện Dự án “Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học

tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng” do ADB tài trợ; xúc tiến xây dựng khu bảo tồn đất ngập

nước cửa sông Ô Lâu...Nâng diện tích các khu bảo tồn đạt 10,6% tổng diện tích đất.

Chương trình củng cố nâng cấp đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam tại tỉnh

Thừa Thiên Huế, có tổng chiều dài được phê duyệt là 181 km (trong đó có 174 cống), với

kinh phí 600 tỷ đồng. Từ năm 2006 đến nay đầu tư được 34 km đê (với 21 cống các loại)

với tổng mức đầu tư 148,4 tỷ đồng, trồng 2,8 km cây chắn sóng, loại cây chủ đạo là cây hóp,

tuy nhiên do không phù hợp với điều kiện thời tiết đến nay đa số cây hóp không phát triển; còn

lại 147 km đê trong đó còn 169 cống nhu cầu tiếp tục đầu tư cần khoảng 972,4 tỷ đồng.

Đề án khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, làng nghề và ngành nghề tiểu

thủ công nghiệp đến năm 2015 (2009), kết quả thực hiện sau 5 năm đã tổ chức đào tạo và

giải quyết việc làm hàng năm cho khoảng 850 lao động, đầu tư 2 dự án xử lý nước thải giá

trị 8,2 tỷ đồng, 14 dự án về mô hình sản xuất, chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ

khoa học kỹ thuật và hỗ trợ 32 tổ chức, cơ sở sản xuất nông nghiệp đào tạo nghề nông

nghiệp, nông thôn. Khôi phục, phát triển một số làng nghề truyền thống như đệm bàng Phò

Trạch, mộc mỹ nghệ Mỹ Xuyên, du nhập một số nghề mới như mây tre đan xuất khẩu, thêu

ren, cho 68 hộ gia đình vay vốn đổi mới máy móc thiết bị, đa dạng hoá sản phẩm, hỗ trợ xây

dựng nhà máy chế biến hạt giống lúa, hệ thống chuyển phân, thức ăn tự động.

Dự án tín dụng người nghèo đã cho 35 nghìn lượt hộ vay với tổng dư nợ lên 205 tỉ

đồng, Chương trình giải quyết việc làm có 100 dự án được vay với tổng vốn 11,14 tỉ đồng,

giải quyết việc làm cho 3.000 lao động. Dự án hướng dẫn người nghèo cách làm ăn đã tổ

chức hàng chục lớp tập huấn khuyến nông, lâm, ngư, hỗ trợ xây dựng các mô hình thâm

Page 18: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

16

canh lúa nước, trồng lạc tại Nam Đông, A Lưới; dự án hỗ trợ sản xuất xã nghèo tiếp tục đầu

tư xây dựng và chăm sóc mô hình lập vườn cây ăn quả trên địa bàn 8 huyện; dự án đào tạo,

bồi dưỡng cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo đã tổ chức tập huấn cho 170 cán bộ

huyện, xã, phường...năm 2002 không còn hộ đói, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 21,1% năm 2005.

Các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội đã giải quyết việc làm mới 12 nghìn lao

động/năm, tỉ lệ thời gian lao động ở nông thôn đạt 77% .

Chương trình kiên cố hoá kênh mương thực hiện 507 km kênh và 54 km đê bao, nâng

diện tích được tưới lên 85% đồng thời giải quyết thoát lũ, ngăn mặn, góp phần ổn định sản

xuất và đời sống dân cư, đến nay đã chủ động tưới cho 17.543 ha đạt 72,78% diện tích, và

tiêu cho 6.600 ha đạt 55%. Kết quả dung tích các hồ chứa khoảng 80 triệu m3…đảm bảo

năng lực tưới chủ động cho 45,6 nghìn ha (đạt 77,1% diện tích) và tiêu 13,8 nghìn ha (đạt

23,3%). Tuy nhiên, hệ thống thủy lợi chủ yếu tập trung cho cây lúa, chưa đủ khả năng thực

hiện cho các cây trồng khác, nuôi trồng thuỷ sản và phòng chống thiên tai.

3.2.4. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển doanh nghiệp nông nghiệp

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (trước thuế) của doanh nghiệp nông nghiệp thấp, thấp hơn

mức bình quân chung của các doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận (trước thuế) trên vốn chủ sở

hữu doanh nghiệp nông nghiệp rất thấp, thấp hơn nhiều lãi suất cho vay của ngân hàng, sau

khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và trích lập các quỹ, lợi nhuận được chia của chủ sở

hữu vốn càng thấp nhiều hơn nữa. Cho thấy doanh nghiệp nông nghiệp Thừa Thiên Huế còn

nhiều khó khăn, hiệu quả sản xuất, kinh doanh còn thấp. Tỷ phần đóng góp vốn đầu tư giai

đoạn 2006-2013 doanh nghiệp nông nghiệp thấp, riêng ngành lâm nghiệp cao (bảng 3.13).

Bảng 3.13. Đóng góp các nhân tố vào tăng trưởng các doanh nghiệp Thừa Thiên Huế

giai đoạn 2006-2013 (%)

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Đóng góp của vốn 21,7 43,2 47,4 33,7 15,3 11,4 33,8 5,8

Tổng DN nông nghiệp 26,3 -1,8 364,7 44,4 -27,6 1,6 24,6 -1,5

Ngành nông nghiệp 26,4 7,6 135,0 120,8 5,3 2,2 32,4 -2,8

Ngành lâm nghiệp 28,9 16,6 1.409,1 1,9 -80,6 25,1 -5,3 -9,9

Ngành thủy sản 21,1 -43,9 -3,5 7,6 376,5 -11,8 -29,2 28,0

Đóng góp của lao động 0,3 1,2 1,4 1,1 0,8 0,5 0,0 0,2

Doanh nghiệp nông nghiệp 2,0 0,1 14,3 -0,8 2,1 0,2 -1,0 -0,2

Ngành nông nghiệp 0,7 1,1 52,0 -0,7 0,4 -0,2 -1,2 0,2

Ngành lâm nghiệp 7,9 -0,9 0,4 -0,9 -2,1 8,7 0,3 -0,4

Ngành thủy sản -7,6 0,0 -0,6 -5,3 68,8 -0,7 -1,2 -1,1

Đóng góp TFP chung 10,6 -15,1 -18,0 -17,1 12,0 31,0 -18,2 -4,0

Doanh nghiệp nông nghiệp 29,8 16,3 -106,2 -64,6 36,8 42,7 -25,8 12,5

Ngành nông nghiệp 33,1 47,7 58,9 -121,7 6,6 20,8 -33,8 13,1

Ngành lâm nghiệp 49,6 -37,8 -1.031 -44,3 24,2 91,7 11,6 19,1

Ngành thủy sản -50,2 105,6 -14,3 10,9 458,8 73,5 22,4 -13,6

Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra doanh nghiệp hàng năm 2006 – 2014 của Cục Thống kê

Page 19: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

17

Cho thấy doanh nghiệp lâm nghiệp được đầu tư nhiều vốn, doanh nghiệp ngành nông

nghiệp và thủy sản thiếu vốn. Đóng góp của yếu tố lao động vào tăng trưởng của các doanh

nghiệp nông nghiệp thấp. Điều này cần được xem xét điều chỉnh hợp lý vừa nâng cao trình

độ tay nghề người lao động, vừa trả thu nhập thích đáng cho người lao động cũng đồng thời

xem xét việc đầu tư vốn đúng mức theo nhu cầu cho các doanh nghiệp nông nghiệp. Đóng

góp yếu tố năng suất tổng hợp vào tăng trưởng giai đoạn 2006-2013 doanh nghiệp nông

nghiệp rất lớn nhưng một số năm bị âm (bảng 3.13).

3.2.5. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo nguồn vốn

Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp từ nguồn vốn nhà nước (ngân

sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, tín dụng ưu đãi, ODA)

Theo quy định của luật ngân sách nhà nước và thực tế triển khai, nguồn vốn ngân

sách nhà nước đầu tư cho dự án không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp, phục vụ công

cộng, các thành phần khác không tham gia. Các công trình chủ yếu đầu tư hạ tầng nông

nghiệp như kiên cố hoá kênh mương, đê kè, sông biển, hồ chứa, trồng, bảo vệ rừng, phát

triển khu bảo tồn thiên nhiên duyên hải miền Trung, Phong Điền, vườn quốc gia Bạch Mã,

không mang lại hiệu quả kinh tế trực tiếp, nhưng quan trọng trong bảo vệ tài nguyên môi

trường, an sinh xã hội, phòng chống thiên tai, sạt lở, tạo việc làm, bảo tồn đa dạng sinh học.

Vốn tín dụng ưu đãi đã hỗ trợ người dân thực hiện chương trình đánh bắt xa bờ,

nhưng ảnh hưởng nặng nề thiên tai năm 1999, làm nhiều người dân mất trắng, không có khả

năng trả nợ, Nhà nước phải thực hiện miễn, giảm nợ. Từ đó nguồn vốn này tập trung hỗ trợ

chương trình kiên cố hoá kênh mương, bê tông hoá giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng

nuôi trồng thuỷ sản. Dù không có hiệu quả kinh tế trực tiếp cho chủ đầu tư, nhưng là hạ tầng

chung phục vụ sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ người dân nâng cao năng lực sản xuất lâu dài.

Các nguồn vốn tài trợ của nước ngoài tập trung đầu tư vào các chương trình, dự án

giảm nghèo, phòng chống thiên tai, không có hiệu quả kinh tế trực tiếp, nhưng quan trọng

về xã hội như xoá đói, giảm nghèo, nâng cao năng lực người dân trong phát triển kinh tế-xã

hội, phòng chống thiên tai, thích nghi với biến đổi khí hậu.

Nhìn chung, nguồn vốn nhà nước chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng vốn đầu tư cho

phát triển nông nghiệp (86,1% 2001-2013), nhưng chủ yếu đầu tư cho phát triển hạ tầng,

phòng chống thiên tai, bảo vệ tài nguyên và môi trường, không mang lại hiệu quả kinh tế, là

nguyên nhân chủ yếu làm giảm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về kinh tế.

Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp từ nguồn vốn người dân và

doanh nghiệp

Nguồn vốn người dân và doanh nghiệp các ngành nông, lâm nghiệp rất thấp (2%),

chủ yếu ở ngành thuỷ sản (23,9% vốn đầu tư cho phát triển thuỷ sản và 53,2% nguồn vốn

người dân và doanh nghiệp trong nông nghiệp 2001-2013) nên hiệu quả vốn đầu tư cho phát

triển thuỷ sản cao hơn ngành nông và lâm nghiệp. Tuy nhiên, hiệu quả vốn đầu tư cho

doanh nghiệp nông nghiệp vẫn thấp, doanh nghiệp nông nghiệp còn nhiều khó khăn.

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ thực hiện trong 3 năm (2002-2004) do

không hiệu quả, doanh nghiệp gặp khó khăn phải ngừng hoạt động nhưng bắt đầu thu hút

vốn đầu tư lớn trở lại từ năm 2012 cho ngành thủy sản dẫn đến nguồn vốn FDI tăng mạnh

Page 20: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

18

chiếm 15,6%, với những ưu thế vượt trội về công nghệ, quản lý, xử lý ô nhiễm môi trường,

là tiềm năng hiệu quả cao.

Trong các nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế, nguồn vốn

của người dân và doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao nhất nhưng vẫn thấp so các các

ngành ngoài nông nghiệp. Nguồn vốn nhà nước chỉ tập trung cho phát triển xã hội và môi

trường, lại chiếm tỷ trọng chủ yếu, làm giảm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông

nghiệp về mặt kinh tế, cần quan tâm hơn về vốn đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp.

3.3. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông

nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

a) Chủ thể quản lý, huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Nhà nước Trung ương và Tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong ban hành chính sách vốn đầu

tư, quy hoạch, định hướng phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế khá đầy đủ và toàn diện,

với nhiều chính sách ưu đãi cho nông nghiệp, đạt kết quả quan trọng trong bảo vệ môi

trường như tỷ lệ che phủ rừng, diện tích rừng trồng mới. Bên cạnh đó, do tập trung phát

triển du lịch chưa quan tâm đúng mức phát triển kinh tế nông nghiệp, chỉ tiêu kế hoạch phát

triển nông nghiệp thấp, nguồn lực tỉnh hạn chế, lại tập trung vốn đầu tư cho hạ tầng thuỷ lợi,

bảo vệ môi trường, xã hội, vốn đầu tư cho phát triển kinh tế nông nghiệp chưa tương xứng.

Người dân và doanh nghiệp nông nghiệp (bao gồm hộ nông dân, trang trại, hợp tác xã

và doanh nghiệp nông nghiệp) trên địa bàn còn nhiều khó khăn về kinh tế và nguồn lực, yếu

kém về quản lý, kỹ thuật, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp. Do vậy, dù số lượng doanh nghiệp

nông nghiệp, trang trại tăng khá nhanh nhưng công tác huy động vốn đầu tư cho phát triển

nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, hoạt động nông nghiệp quá phụ thuộc nhiều vào điều kiện

tự nhiên, xử lý ô nhiễm môi trường, công tác kiểm soát dịch bệnh yếu dẫn đến nhiều rủi ro

trong nông nghiệp làm giảm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.

Các tổ chức nước ngoài đã hỗ trợ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp nhưng chủ

yếu phục vụ dân sinh, bảo vệ môi trường thông qua nguồn vốn ODA, chưa thu hút được vốn

đầu tư nước ngoài vào sản xuất nông nghiệp, đến năm 2012 mới có 01 nhà đầu tư thực hiện.

b) GDP, giá trị sản lượng nông nghiệp tăng trưởng thấp, một số huyện, thị xã tăng

trưởng âm, đây là nguyên nhân chủ yếu làm giảm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông

nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.

c) Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp chưa đáp ứng nhu cầu, nguồn vốn bên

ngoài chiếm chủ yếu (hỗ trợ của Trung ương và nguồn ODA) lại tập trung chủ yếu cho hạ

tầng phục vụ công ích, dân sinh, môi trường (hệ thống hồ chứa, đê, kè...) dẫn đến hiệu quả

vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp chưa cao về mặt kinh tế nhưng có nhiều kết quả quan

trọng trong bảo vệ môi trường (tỷ lệ che phủ rừng tăng nhanh), an sinh xã hội.

d) Nguồn nhân lực nông nghiệp giảm dần, lao động tay nghề thấp là nguyên nhân

quan trọng làm giảm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, công tác

đào tạo nghề trong thời gian gần đây đã được chú trọng, tỷ lệ lao động qua đào tạo không

ngừng tăng nhanh, là tiềm năng nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông

nghiệp trong thời gian đến, vấn đề cần được chú trọng là thực hiện tốt công tác quản lý, sử

dụng lao động hiệu quả lao động sau đào tạo.

Page 21: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

19

đ) Khoa học, công nghệ, quản lý đầu tư cho phát triển nông nghiệp đã được tập

trung đầu tư, nhưng vẫn ở trình độ thấp so với các nước, đây là nguyên nhân chìa khoá ảnh

hưởng đến năng suất lao động, trong điều kiện diện tích đất nông nghiệp và lao động nông

nghiệp giảm làm giảm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.

e) Tài nguyên thiên nhiên, môi trường, số người dân hưởng lợi, lợi ích xã hội

Thừa Thiên Huế có hệ thống tài nguyên nông nghiệp phong phú, đa dạng để phát

triển nông nghiệp toàn diện, đặc biệt cho phát triển thuỷ sản, lâm nghiệp. Đất nông nghiệp

chiếm chủ yếu trong tổng diện tích đất của tỉnh nhưng địa hình dốc, manh mún (76.186 hộ

dưới 0,5 ha chiếm 73,5% tổng số hộ có sử dụng đất nông nghiệp) dẫn đến khó cơ giới hoá,

cần thực hiện tốt chính sách “dồn điền, đổi thửa“. Tài nguyên nông nghiệp chưa được khai

thác hiệu quả là nguyên nhân quan trọng làm giảm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông

nghiệp về mặt kinh tế. Tài nguyên rừng được chú trọng đầu tư, dẫn đến diện tích trồng rừng

mới hàng năm khá lớn, tỷ lệ che phủ rừng tăng nhanh tăng hiệu quả vốn đầu tư cho phát

triển nông nghiệp về môi trường. Với tỷ lệ người dân khu vực nông thôn và lực lượng lao

động nông nghiệp còn rất lớn, vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về mặt xã hội có ý

nghĩa lớn, tuy nhiên, đời sống người dân khu vực này còn khó khăn, cần được tập trung đầu

tư thực hiện trong thời gian đến.

g) Chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đã có

nhiều ưu đãi thu hút đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nhưng chưa có kế hoạch đầu tư

trung hạn, chưa có chính sách chung, chưa tương thích với điều kiện phát triển dẫn đến

không khả thi, chỉ tiêu kế hoạch phát triển nông nghiệp đề ra thấp dẫn đến thiếu đầu tư hợp

lý cho phát triển nông nghiệp.

h) Hệ thống định hướng và quy hoạch cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

khá toàn diện, đầy đủ từ định hướng, quy hoạch chung đến các ngành trong nông nghiệp và

các ngành liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp cũng như huy động,

sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, việc thực hiện chưa tốt dẫn đến

hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế về mặt kinh tế chưa cao.

i) Các yếu tố như đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội khác của tỉnh

Thừa Thiên Huế và môi trường bên ngoài. Thừa Thiên Huế là vùng đất Cố đô, người dân

cần cù, chịu khó, có nhiều ngành nghề truyền thống, với hệ thống các trường đại học, cao

đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề khá đồng bộ, cung cấp nguồn nhân lực. Tuy

nhiên, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, quy mô nền kinh tế còn nhỏ, ngân sách nhà

nước tỉnh giành cho đầu tư thấp gây khó khăn cho huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát

triển nông nghiệp cùng với điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt và biến đổi khí hậu, hạn

chế thời gian thi công, giảm chất lượng, tăng suất đầu tư và giảm tuổi thọ các công trình sau

đầu tư làm giảm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.

3.4. Lựa chọn chiến lược nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông

nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế theo ma trận SWOT

Một là, tận dụng những điểm mạnh bên trong phù hợp với cơ hội bên ngoài cho việc

nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Tăng mạnh đầu tư cho phát triển

nông nghiệp theo Nghị quyết 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa

Page 22: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

20

X và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Tận dụng kinh tế xã hội ngày càng phát

triển, ngân sách nhà nước ngày càng tăng, giành tỷ lệ phù hợp vốn đầu tư cho phát triển

nông nghiệp theo đúng nhu cầu. Tận dụng nguồn vốn Trung ương và ODA để nâng nhanh

tỷ lệ che phủ rừng. Phát huy hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển ngành thuỷ sản đang đạt

mức cao, tập trung đầu tư vốn. Phát huy lợi thế trung tâm giáo dục đào tạo, khoa học công

nghệ ưu tiên vốn phát triển nhân lực, khoa học công nghệ, cơ giới hoá nông nghiệp, phát

triển giống cây, con và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông nghiệp phù hợp chuyển

dịch cơ cấu kinh tế. Phát huy lợi thế là một cửa ngõ và cầu nối với trung tâm kinh tế năng

động Đông Bắc Á và nhu cầu nông sản thế giới ngày càng tăng để hội nhập kinh tế quốc tế,

phát triển nông nghiệp.

Hai là, khắc phục, lựa chọn sự cân bằng tối đa để biến những điểm yếu bên trong

phù hợp với cơ hội bên ngoài thành điểm mạnh khai thác cơ hội nâng cao hiệu quả vốn đầu

tư cho phát triển nông nghiệp. Đóng góp của vốn đầu tư cho phát triển vào tăng trưởng

GDP nông nghiệp lớn, không ổn định, cần được kết hợp với nâng cao chất lượng lao động.

Huy động tối đa nhằm tiến tới ổn định quy mô và nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông

nghiệp nhằm ổn định tăng trưởng và phát triển bền vững nông nghiệp, trong đó ưu tiên đầu

tư vốn cho ngành thuỷ sản (đặc biệt là huyện Phong Điền) và lâm nghiệp huyện Nam Đông.

Quy định chung chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo hướng đồng bộ giữa

thể chế, chính sách, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực nhằm thu hút tối đa và sử dụng hiệu quả

vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.

Ba là, điều chỉnh điểm mạnh bên trong liên quan thách thức bên ngoài thành cơ hội

cho nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Tỷ lệ đầu tư cho phát triển

nông nghiệp/GDP nông nghiệp đạt mức thấp là điểm mạnh hiệu quả hiện tại, nhưng là nguy

cơ giảm hiệu quả trong tương lai, cần điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho phát triển nông

nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, hạ tầng nông nghiệp sau đầu tư. Tỷ lệ lao động

nông nghiệp giảm, cần đầu tư đẩy nhanh phát triển khoa học công nghệ, kỹ thuật, nhân lực

chất lượng cao, tăng nhanh năng suất lao động, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.

Tư là, điều chỉnh hoặc loại bỏ điểm yếu bên trong liên quan nguy cơ bên ngoài giảm

thiểu rủi ro làm giảm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Loại bỏ tình trạng TFP nông lâm nghiệp âm, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về

nông nghiệp, khai thác tiềm năng sản xuất kinh doanh nông nghiệp trong dân và FDI nhằm

nâng dần tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển ngoài nhà nước, phát huy nội lực, phát triển nông

nghiệp bền vững. Phát triển hệ thống thuỷ lợi cho các cây trồng khác ngoài cây lúa.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực, chuyên nghiệp hoá các

chủ đầu tư, công khai, mở rộng tham gia cho các nhà thầu đủ năng lực, đồng thời đẩy mạnh

quản lý chất lượng công trình, tăng cường phối hợp trong đầu tư cho phát triển nông nghiệp.

Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp hướng vào nâng cao thu nhập, đời sống dân

cư, đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp kết hợp với nâng cao dân trí trong vùng hưởng lợi

của các dự án đầu tư. Ưu tiên vốn đầu tư cho phát triển nhằm thích nghi với biến đổi khí

hậu, phòng chống thiên tai, phát triển kết cấu hạ tầng giảm thiểu hoá địa hình chia cắt.

Page 23: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

21

Chương 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG

NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

4.1. Định hướng phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế

Đầu tư cho phát triển ngành nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và

hiệu quả kinh tế. Đầu tư cho phát triển rừng thành ngành kinh tế quan trọng gắn với bảo vệ

môi trường. Đầu tư cho phát triển thuỷ sản Thừa Thiên Huế thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Phát triển các nguồn lực, nhân tố phát triển nông nghiệp, bao gồm hạ tầng, nguồn

nhân lực, khoa học công nghệ trong nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến

nông, lâm, thuỷ sản

Phát triển các mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp

Bảo vệ môi trường, khai thác hiệu quả tài nguyên nông nghiệp

4.2. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế giai đoạn

2014-2030

Căn cứ vào dự báo nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế,

nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư đang triển khai còn thiếu vốn, yêu cầu Quy hoạch tổng thể

phát triển kinh tế xã hội Thừa Thiên Huế đến năm 2020, xu hướng tăng trưởng vốn đầu tư

cho phát triển và GDP nông nghiệp (được tính toán kiểm định là hàm bậc hai), luận án đưa

ra các kịch bản và lựa chọn kịch bản tối ưu. Kết quả xác định nhu cầu vốn đầu tư cho phát

triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014-2020 khoảng 12.000 đến 14.200 tỷ đồng,

giai đoạn 2021-2030 khoảng 20.700 đến 25.700 tỷ đồng

4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa

Thiên Huế

Một là, tập trung nguồn lực phát triển kinh tế nông nghiệp

Nâng cao nhận thức vai trò phát triển nông nghiệp bền vững, từ đó có những định

hướng, chính sách đúng đắn và quán triệt thực hiện. Ưu tiên đầu tư vốn, nguồn nhân lực,

khoa học công nghệ, kết cấu hạ tầng cho nông nghiệp.

Tập trung phát triển các tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Quy hoạch, kế

hoạch phát triển cho nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đầu tư phát triển nông nghiệp.

Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về nông nghiệp. Bảo vệ, phát triển

và khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên cho phát triển nông nghiệp

Hai là, đẩy mạnh huy động và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông

nghiệp Thừa Thiên Huế

Tập trung huy động tối đa nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Đẩy mạnh phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh tạo nguồn thu ngân sách nhà nước.

Ưu tiên đầu tư các công trình dự án nhằm phấn đấu tăng tỷ lệ nguồn thu ngân sách nhà nước

nội địa của tỉnh

Khuyến khích thực hiện triệt để tích tụ và tập trung vốn cho đầu tư cho phát triển

nông nghiệp ở cả từng người dân, từng tổ chức, nhà nước và xã hội. Có chính sách tập trung

huy động nguồn vốn FDI, nguồn vốn trái phiếu của Chính phủ

Page 24: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

22

Ban hành kế hoạch danh mục dự án và vốn đầu tư trung và dài hạn. Trong đó phân

kỳ, nguồn vốn và trách nhiệm cụ thể; lồng ghép, phát huy hiệu quả các nguồn vốn, tránh

trùng lắp, giảm đầu mối và tập trung nguồn lực cho mục tiêu cần ưu tiên. Thực hiện tốt công

tác chuẩn bị đầu tư sẵn sàng triển khai thực hiện khi có vốn.

Sử dụng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Lựa chọn ngành, lãnh thổ, đối tác, dự án ưu tiên đầu tư và tổ chức thực hiện tốt công

tác quản lý và quản lý vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp từ chủ trương, chính sách đến

quy hoạch, kế hoạch và tổ chức quản lý việc sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.

Ưu tiên tập trung đầu tư cho ngành thuỷ sản do có hiệu quả cao, ưu tiên đầu tư cho

phát triển thuỷ sản Phong Điền, đầu tư cho phát triển lâm nghiệp Nam Đông. Ưu tiên đẩy

nhanh đầu tư các dự án phát triển hạ tầng nông nghiệp

Ưu tiên đầu tư đào tạo phát triển nâng cao trình độ tay nghề người lao động, vừa trả

thu nhập thích đáng cho người lao động và đầu tư vốn đúng mức nhu cầu.

Ưu tiên cho các dự án then chốt có phạm vi tác động rộng lớn kích thích, thúc đẩy

đến sự phát triển của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều vùng khác nhau, các dự án đầu tư

tạo nguồn thu lớn cho nhà nước và dân cư.

Các cơ quan quản lý nhà nước tỉnh tăng cường quản lý các chủ đầu tư, nhà thầu tuân

thủ đúng quy định; tăng cường quản lý, hướng dẫn, xử lý nghiêm vi phạm và tạo điều kiện

cho các chủ đầu tư, các nhà thầu thực hiện tốt trách nhiệm của mình. Thực hiện công khai,

minh bạch trong chính sách, quản lý vốn đầu tư công.

Ưu tiên cho các công trình dự án thực hiện đảm bảo các quy định, thủ tục đầu tư, tiến

độ, chất lượng trong phân bổ, thanh toán vốn đầu tư. Ưu tiên vốn cho công tác quản lý vốn

đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế

Ba là, giải pháp quản lý vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế

Hoàn thiện chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế, điều

chỉnh chu trình chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Hệ thống hoá, điều chỉnh

văn bản chính sách Trung ương liên quan vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên

Huế. Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh

Thừa Thiên Huế, công tác quản lý nhà nước về đầu tư phát triển, vốn đầu tư cho phát triển

nông nghiệp

Giải pháp về tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực trong thực hiện vốn đầu tư cho phát

triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác quản lý vốn đầu tư cho phát triển nông

nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

Page 25: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

23

KẾT LUẬN

Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp là những chi phí bỏ ra để hình thành nên tài sản

cố định, hàng tồn kho và tài sản vô hình được sử dụng trong nông nghiệp. Vốn đầu tư cho

phát triển nông nghiệp được phân loại theo ngành, lãnh thổ, nguồn vốn và theo thời gian, có

đặc trưng gắn liền với sản xuất nông nghiệp và có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh

tế xã hội. Nghiên cứu trực tiếp hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghệp trên thế giới

và Việt Nam từ những năm 1990 đến nay, nhưng chưa có nghiên cứu một cách hệ thống,

chuyên sâu và toàn diện.

Kết quả nghiên cứu tác giả luận án chỉ ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn đầu

tư cho phát triển nông nghiệp theo ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường và hệ thống các

nhân tố ảnh hưởng gồm: Chủ thể quản lý, huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển

nông nghiệp, GDP và sản lượng nông nghiệp, vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nguồn

nhân lực, khoa học công nghệ, quản lý đầu tư, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, chính

sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, định hướng, quy hoạch phát triển nông nghiệp,

đặc điểm tự nhiên và điều kiện văn hoá xã hội vùng nghiên cứu. Xác định các phương pháp

nghiên cứu và khung phân tích hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.

Kết quả nghiên cứu thực trạng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp cho thấy giá trị,

quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế đạt

thấp, cơ cấu vốn, nguồn vốn chưa hợp lý, thu hút vốn đầu tư đạt thấp.

Nghiên cứu thực trạng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp cho thấy trong

giai đoạn 1991-2013, một đồng GDP nông nghiệp được tạo ra được sử dụng một lượng vốn

đầu tư trong nông nghiệp rất thấp (0,09 đồng), thấp hơn nhiều nền kinh tế chung và các lĩnh

vực công nghiệp và dịch vụ. Giai đoạn 2001-2013, 1% tăng trưởng GDP nông nghiệp do

vốn đầu tư nông nghiệp đóng góp 32%. Theo xu hướng phát triển của lĩnh vực nông nghiệp,

đóng góp của vốn đầu tư và lao động cho phát triển nông nghiệp giảm dần, thay vào đó là

sự tăng lên của khoa học công nghệ, quản lý và chất lượng lao động.

Theo ngành, vốn đầu tư cho phát triển ngành thuỷ sản hiệu quả cao nhất về mặt kinh

tế, ngành nông nghiệp thấp nhất, vốn đầu tư cho phát triển ngành nông nghiệp và lâm

nghiệp có ý nghĩa lớn trong gìn giữ và bảo vệ môi trường, an sinh xã hội. Theo địa phương,

vùng sinh thái, vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp huyện Phong Điền đại diện vùng ven

biển và đầm phá hiệu quả cao nhất do phát huy trong khai thác tiềm năng phát triển thuỷ

sản, huyện A Lưới đại diện vùng miền núi đạt hiệu quả thấp nhất do nhu cầu đầu tư hạ tầng

lớn trong khi tăng trưởng nông nghiệp đạt thấp nhưng đã có nhiều cải thiện giai đoạn 2011-

2013. Theo nguồn vốn, chủ thể quản lý, huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông

nghiệp, người dân và các tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp đạt hiệu quả cao nhất về

mặt kinh tế, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với các ngành trong công nghiệp và dịch vụ, hoạt

động sản xuất kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn.

Mặc dù chưa đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt nhiều kết

quả và hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về mặt xã hội và môi trường.

Page 26: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

24

Kết quả kiểm định cho thấy sự tương quan chặt chẽ giữa GDP, vốn đầu tư, lao động

và tổng năng suất các nhân tố tỉnh Thừa Thiên Huế, lĩnh vực nông nghiệp, nhóm ngành

nông lâm nghiệp, riêng ngành thuỷ sản không tương quan chặt chẽ, cho thấy vốn đầu tư cho

phát triển thuỷ sản chưa đúng mức vốn nhu cầu. Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng

hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy:

Những yếu kém trong quy mô, tăng trưởng và bất hợp lý về cơ cấu nguồn vốn, địa

phương, theo ngành của vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp dẫn đến hiệu quả vốn đầu tư

cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế về mặt kinh tế chưa cao. Tăng trưởng GDP

nông nghiệp Thừa Thiên Huế đạt mức thấp và giảm mạnh giai đoạn 2006-2013 làm giảm

hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, một nguyên nhân cơ bản là chưa tập trung

nguồn lực so với các tỉnh, thành miền Trung khác.

Điều kiện tự nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế khắc nghiệt thường xảy ra mưa lũ, địa hình

dốc và hẹp, làm cho nhu cầu đầu tư hạ tầng nông nghiệp rất lớn, làm giảm hiệu quả vốn đầu

tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. Nguồn nhân lực, khoa học trong nông

nghiệp Thừa Thiên Huế còn thiếu và yếu, mặc dù tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng nhanh

nhưng vẫn còn thấp cùng với hạ tầng nông nghiệp yếu kém, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt

đã làm giảm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Điều kiện kinh tế Thừa Thiên

Huế còn nhiều khó khăn, quy mô nền kinh tế nhỏ, đời sống người dân khó khăn, thu nhập

người lao động trong nông nghiệp thấp, hạn chế khả năng huy động vốn đầu tư làm giảm

hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế.

Phân tích chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế cho thấy

chưa có chính sách chung mà được ban hành rải rác ở nhiều văn bản, chưa có kế hoạch vốn

đầu tư trung hạn, chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư cho phát triển nông nghiệp không khả

thi, do chưa tương thích với cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ trong nông

nghiệp…thực hiện các dự án đầu tư cho phát triển nông nghiệp là một quá trình dài, hồ sơ

thủ tục đầu tư phức tạp.

Luận án đã đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) và định

hướng chiến lược hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế, đồng

thời, xác định nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp thời kỳ 2014-2030, trong đó,

xác định xu hướng biến động GDP và vốn đầu tư cho phát triển biến động theo mô hình

dạng hàm bậc hai, riêng ngành thuỷ sản không đảm bảo hệ số của mô hình, cho thấy vốn

đầu tư cho phát triển thuỷ sản chưa đáp ứng nhu cầu. Trên cơ sở đó luận án đưa ra mục tiêu

và đề xuất 3 nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh

Thừa Thiên Huế.

Kết quả nghiên cứu của tác giả phù hợp với các nghiên cứu của thế giới và trong

nước trong đánh giá chung tình hình vốn đầu tư và hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông

nghiệp, sự hội tụ giữa vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp với GDP nông nghiệp, lao

động nông nghiệp và TFP nông nghiệp, trong đó có những đóng góp mới như tác giả luận

án đã trình bày. Khi bóc tách dữ liệu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên

Huế một số dự án đầu tư công ích phục vụ dân sinh, hạ tầng kinh tế xã hội chung, hiệu quả

vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về mặt kinh tế cao hơn nhiều./.

Page 27: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

1

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

1. Trần Viết Nguyên, Vốn đầu tư phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đánh giá

hiệu quả qua chỉ số ICOR, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 8 (399), 8-2011.

2. Nguyễn Văn Toàn – Trần Viết Nguyên, Thực trạng hiệu quả vốn đầu tư

phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế và đánh giá qua chỉ số ICOR, Tạp chí

Khoa học Đại học Huế số 66, 2011.

3. Trần Viết Nguyên – Nguyễn Văn Toàn, Hiệu quả vốn đầu tư phát triển

doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học Đại học Huế,

tập 72B số 3 -2012.

4. Trần Viết Nguyên – Trần Viết Đài, Một số giải pháp nâng cao hiệu quả

vốn đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học Xã hội

miền Trung số 3(23) - 2013.

5. Trần Viết Nguyên, Xu hướng biến động GDP, vốn ĐẦU TƯ CHO PHÁT

TRIỂN Việt Nam, tỉnh Thừa Thiên Huế và dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển

nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học Xã hội miền Trung số 3 (29)-

2014.

Page 28: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

1

HUE UNIVERSITY

COLLEGE OF ECONOMICS

TRAN VIET NGUYEN

IMPROVING THE EFFICIENCY OF INVESTMENT

CAPITAL IN AGRICULTURAL DEVELOPMENT

IN THUA THIEN HUE PROVINCE

Specializaty: Agricultural Economics

Code : 62.62.01.15

PHD DISSERTATION SUMMARY

HUE, 2015

Page 29: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

2

The research projet done at: College of Economics, University of Hue

Academic supervisor 1: Associate Prof. Dr. Nguyen Van Toan

Academic supervisor 2: Associate Prof. Dr. Mai Van Xuan

Reviewer 1:

Reviewer 2:

Reviewer 3:

The dissertation has been defended under the assessment of Hue University

Doctoral Assessment Commitee:

On......h,………………………………………………2015

This dissertation is assessible at:

- Vietnam national Library;

- Centre for Academy, Hue University;

- College of Economics Library, Hue University.

Page 30: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

1

INTRODUCTION

1. The rationale of the dissertion

Poverty, lack of food, environmental pollution and the effects of climate change are

being daily from around the world, especially African countries, least developed countries

or countries that have directly affected by the disaster, which includes Vietnam.

Investment capital for agricultural development keep an important role in economic

development, create jobs, provide essential products for society, ensuring food security,

protection and preservation of the environment, adapt to climate change. However, some

countries and territories have not paid adequate attention to the mobilization and efficient

use of investment capital for agricultural development leads to negative consequences in the

process of economic and social development, protection and preservation of the

environment. Many countries around the world such as Indonesia, the Philippines, countries

in Africa ... have to be very difficult due to lack of food.

Vietnam has focused investment in agricultural development in recent years with the

investment policies for agricultural development, thus from a national food shortage, has

become the largest exporter of agricultural products, especially rice and seafood. Increasing

proportion of forest cover, protection and preservation of the environment is increasingly

more focused, more progress. Besides, the agricultural structure is irrational, agricultural

infrastructure development, human resources, science and technology in agriculture is weak

and does not meet the age requirement. Investment capital for agricultural development is

increasing but still not meet demand, need to strengthen the mobilization and use of capital

for agricultural development effectively.

The efficiency of investment capital in agricultural development are important issues

in the process of socio-economic development, many countries and territories interested in

performing, therefore, several authors has studied directly from the 1990s to the present, but

just stop at analysis and evaluation separately through each indicator of the effectiveness of

investment capital for agricultural development. Vietnam in later studies and research each

performance indicators, no systematic research, in-depth and comprehensive. Therefore, the

research on the effectiveness of investment capital in agricultural development and a

comprehensive system that will have important implications both theoretical and practical.

In Thua Thien Hue province, agriculture keep an important role in socio-economic

development, occupying key resources such as the end of 2013: 77.9% of the land, 32.8%

workers and 11.3% of provincial GDP (gross domestic product), it plays an important role

in providing essential products serving people life (in 2013 provided 300,000 tons of rice,

306,000 tons of grain, 9.5 tons of peanuts, 455 tons of coffee, 25,000 buffalo, 22,000 cattle,

255,000 pigs, 2.3 million birds, 47,700 tons of aquatic products, ...), protection of

environmental preservation, biodiversity, disaster prevention, response to climate change.

The system of forest resources, marine (128 km coastline), lagoon (Tam Giang - Cau

Hai lagoon is about 22 thousand hectares, the largest in Southeast Asia), river (Huong river,

Bo river, O Lau river, ...), lakes, plains spread across the province to allow agriculture to

Page 31: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

2

develop a rich, diverse and comprehensive, but have been directly affected by natural

disasters and severe, causing more losses, uncertainty of local people life, especially in rural

areas (51.6% of the provincial population last 2013), active in the field of agriculture.

The growth of the agricultural economy has reached low (agricultural GDP growth at

2.3% from 1991 to 2013 period, while overall GDP growth of 9.2%) and fell sharply in

2006-2013 (only 1.6%), industry structure, the level of production in the agricultural sector

is still weak, agriculture workers trained by the end of 2010 only 24.5% (industrial 57.1%,

58.4% are service). The widening of resources for agricultural development, prevention,

disaster preparedness, adaptation to climate change of Thua Thien Hue are the issues vital to

the survival and development.

Investment capital for agricultural development is the basic resource for socio-

economic development and preservation, environmental protection in Thua Thien Hue. The

evaluation of the effectiveness of agricultural investment capital to improve the efficiency

of agricultural investment capital, promote socio-economic development of Thua Thien Hue

province is extremely urgent problem, but not authors have studied in-depth and

comprehensive. So the authors chose the topic "Improving the efficiency of investment

capital in agricultural development in Thua Thien Hue province" as a doctoral dissertation.

2. Status of research on the effectiveness of investment capital for agricultural

development

The direct study of the effectiveness of capital investments for the development of

agriculture in economic terms in the world from 1990 to present (in Vietnam later), but the

study of individual performance targets result, no studies systematically and

comprehensively. The study of the results and effectiveness of investment capital in

agricultural development and social environment have appeared in recent years, after long

time since the Brundtland report on development sustainability in 1987, but did not study

the system, just provide some relevant indicators.

3. Objectives of the study

The overall objective of the dissertation is to improve the efficiency of investment

capital in agricultural development in Thua Thien Hue province. The specific objectives of

the thesis are: systematize and clarify the basis of theoretical and practical experience to

draw on the effectiveness of agricultural investment capital, and determine the

methodological and analytical framework on the effectiveness of agricultural investment

capital. Synthesis, analysis and assessment of the situation, identify the factors that affect

the efficiency of investment capital in agricultural development in Thua Thien Hue. Identify

the needs of capital, the views and objectives for improving the efficiency of investment

capital in agricultural development and the solution to centralize resources for agricultural

development, the solution for the mobilization, utilization and management organizations

for investment capital in agricultural development in Thua Thien Hue province.

Page 32: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

3

4. Objects and scope of research

Research on the effectiveness of investment capital for agricultural development,

which focuses on the system of indicators to assess and factors affecting the efficiency of

investment capital in agricultural development.

The study of investment capital in agricultural development, and research on the

effectiveness of investment capital for agricultural development of Thua Thien Hue

province from 1991 to the present, which, by the industry during the period 1991-2013, by

source of capital and by local districts and towns representatives from North to South, from

East to West, according to three ecological zones (coastal lagoons, deltas and mountain

areas ) in the period 2001-2013. Results and efficiency of investment capital in agricultural

development of society and the environment, results and effectiveness of investment capital

for investment projects for agricultural development, the effectiveness of investment capital

of agricultural enterprises in Thua Thien Hue province.

The study of the factors affecting the efficiency of investment capital in agricultural

development in Thua Thien Hue province. Identify the needs of investment capital in

agricultural development, objectives and measures to improve the efficiency of investment

capital in agricultural development of Thua Thien Hue province from now until 2030.

5. Contributions of the dissertation

This dissertation has systematize and clarify the theory and practice of efficiency of

investment capital in agricultural development, lessons learned and establish an analytical

framework for the efficiency of investment capital in agricultural development.

The dissertation has identified the trends of agricultural GDP, investment capital for

agricultural development as the quadratic functions (the previous study is the first-order

linear functions) to serve as a basis for analyzing and forecasting needs for investment

capital for agricultural development.

This dissertation has been synthesized, analysis and assessment of the effectiveness

of investment capital in agricultural development in Thua Thien Hue in three aspects:

economy, society and environment. The efficiency of investment capital in agricultural

development in Thua Thien Hue by source of funds, according to local, according to the

industry, according to investment projects, according to agricultural enterprises. Which

indicates the investment capital for the development of the fisheries sector is the most

effective, the capital of enterprises and the people are the most effective, Phong Dien district

of coastal areas and lagoons are most effective due exploitation of fisheries potential.

Identifying the factors affecting the efficiency of investment capital in agricultural

development in Thua Thien Hue. At the same time, it has proven the correlation between

agricultural investment capital, agricultural GDP, the agricultural labor and total factor

productivity in agriculture in Thua Thien Hue, the results showed that there is a correlation

in agriculture and forestry. Fisheries alone did not correlate due to the lack of capital and

capital unstable.

The dissertation proposes solutions to improve the efficiency of investment capital in

agricultural development in Thua Thien Hue.

Page 33: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

4

Chapter 1

THEORETICAL AND PRACTICAL LITERATURES ON EFFECT

OF INVESTMENT CAPITAL FOR AGRICULTURAL DEVELOPMENT

Dissertation research done from the perspective of the development of sustainable

agriculture, sustainable means of economic, social and preserve and protect the

environment. Results of the study, the dissertation has shown the system of indicators to

assess the effectiveness of investment capital for agricultural development include:

The indicators of economic efficiency: The ratio of investment capital for the

agricultural development in GDP of agriculture, agricultural ICOR (Incremental Capital

Output Ratio), contributing factors for investment capital for agricultural development to

agricultural GDP growth, the development of the organization of agricultural production

and business.

Indicators of results and effectiveness of social including agricultural (agri-) labor

productivity, the number of jobs increased by investment capital in agricultural

development, the number of agri- workers are trained, the product essential for the society.

The results targets for investment capital for the agricultural development on the

environment: The amount of investment capital in agricultural development for disaster

prevention, preservation, environmental protection, increase the percentage of forest cover,

covers newly planted. The qualitative indicators affecting social development, protection

and preservation of natural resources and the environment.

Factors affecting the efficiency of investment capital in agricultural development

include: Owners, managers of agricultural investment capital, agricultural GDP and the

value of agricultural output, investment capital in agricultural development, policies for the

investment capital for development agriculture, navigation and planning of agricultural

development, human resources, science and technology to agriculture, natural resources and

environment, the number of people benefit and value of the benefits brought back to society,

natural features and cultural conditions and social studies areas.

Experience the efficiency of agricultural investment capital in the world are:

Global growth-related differences in the rate of investment, investment rate is high

economic growth will be better in the long run. Countries successful, high growth is often

accompanied with lower ICOR (usually no more than 3). The new industrial economy

during development as Vietnam today, ICOR lower than Vietnam. ICOR depends on many

factors (structural investment, science and technology, policy, management ...), ICOR in

developed countries is large, the least developed countries is low, ICOR of agriculture is

lower than the Industry

Agricultural TFP (Total factor productivity) growth is much higher capital, labor and

major impact on economic growth. Agricultural TFP is higher than the non-farm, while the

contribution of capital and labor are much lower. TFP can converge at the global level,

countries, regions, sectors in different periods. Negative growth is consistent with the negative

Page 34: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

5

regulatory changes and conflicts. Agri-development contributions improve the quality of rural

life, all levels of development, agricultural technology advances faster than other areas.

Results of the analysis, assessment of the effectiveness of agricultural investment

capital in Vietnam, the dissertation points out the policy cycle for investment capital in

agricultural development throughout the country, provinces, cities, which indicated no plans

for medium and long-term investment capital, which leads to lack of strategy and instability

in the planning and implementation of policies as well as the organization and management,

mobilization and use of investment capital for agricultural development.

Investment capital in agricultural development has not been properly invested, terms

of infrastructure, human resources, science and technology in agriculture is still weak and

inadequate, leading to attract investment capital in agricultural development is low, policies

and incentives to attract investment capital for agricultural development is not feasible.

The structure of investment capital in agricultural development in Vietnam was not

reasonable, investment in irrigation has dominated, the fisheries sector has accounted for a

small proportion, the growth rate of investment capital in agricultural development is low.

The capital from the central budget support for investment in agricultural

development in Thua Thien Hue province have dominated in the state investment capital for

agricultural development of the province, must adhere directly from investment capital

policy for agricultural development of the Central Government, the results, learned about

policy and capital management, mobilization and use of investment capital in development

Vietnam's agriculture has important implications for the efficiency of investment capital in

agricultural development in Thua Thien Hue province.

On the basis of inheriting the research results and the problem has not been shed

light on the effectiveness of agricultural investment capital, tasks of the dissertation are:

Research on the effectiveness of investment capital in agricultural development in a

comprehensive way in three aspects are: economy, society and environment. A

comprehensive study by industry, according to sources, local, territorial, project, and

agricultural enterprises. Depth study of the agricultural sector.

Identify evaluation indicators system, the factors that influence and establish an

analytical framework for the efficiency of investment capital in agricultural development.

Verify the relationship between investment capital for agricultural development with other

factors in the growth and economic development in Thua Thien Hue. Considering the

pattern of variation trend of GDP and investment capital for the development of agriculture

as the basis for determining investment capital requirements for agricultural development.

Using the theoretical basis and practical to synthesize, analyze, assess the situation

on the effectiveness of investment capital in agricultural development and proposal-

oriented, solutions to improve the efficiency of investment capital for agricultural

development in Thua Thien Hue province.

Page 35: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

6

Chapter 2

STUDY SITES AND RESEARCH METHODOLOGY

2.1. Natural and socio-economic conditions of Thua Thien Hue

Thua Thien Hue province has abundant natural resources and diversity for

comprehensive agricultural development but steep terrain, narrow, divide between regions

in the province, difficulty in agricultural mechanization, severely affected by natural

disasters and climate change, it increases the cost and investment demand, reduce operating

time and efficiency of investment capital in agricultural development. Thua Thien Hue has

been systematic education and training with universities, research institutions, hardworking

people and studious, is the basis for human resource development as well as the potential of

science and technology to serve investors for agricultural development.

2.2. Agricultural Situation in Thua Thien Hue province

Economy and society of Thua Thien Hue has high growth is a prerequisite to boost

investment in agricultural development, but the size, quality and development level is still

low, industry structure is irrational, human resources, science and technology, agricultural

infrastructure is weak and lacks with harsh natural conditions are hindering the development

limit and reduce the efficiency of agricultural investment capital. This province has not yet a

general policy of agricultural investment capital, there aren’t plans for investment capital in

the medium term, policies and incentives support for agricultural investment capital was not

feasible due to lack of compatibility with the condition of infrastructure, human resources,

science and technology in agriculture...the implementation of investment projects in

agricultural development is a lengthy process, record complex procedures.

The orientation and planning so far have been quite full and comprehensive cover

from the general to the agricultural sector in creating favorable conditions for the

mobilization and use of investment capital and improve the efficiency of investment capital

in agricultural development. The next problem is the gradual improvement and better

implementation of planning for agricultural development in Thua Thien Hue province.

2.3. Research Methods

Using different research methods, including new methods: Approach objectives,

methods of analysis and evaluation based on the results of the performance indicators of the

effectiveness of investment capital, and has established an analytical framework for the

effectiveness of investment capital for agricultural development.

2.3.1. Methods of collecting information. Using a literature review and secondary

data collection methods and methods of primary data collection.

2.3.2. Methods of information processing, assessment and forecasting. The

disaggregation is the main method for the synthesis, analysis methods, comparison, maps,

charts, graphs and mathematical models. Using the expertise, SWOT (strengths,

weaknesses, opportunities, threats) matrix, expert method, observation, analysis and

evaluation based on the results. Method of calculating investment capital in agricultural

development, identification of items, sub-sector investment capital and computational

Page 36: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

7

efficiency of investment capital, research methods selected representative sample of local,

ecological zones, territory, subject, methods of forecasting the demand for investment

capital in agricultural development and research methods to targeted approach, the

evaluation method based on the results.

2.3. Research framework for the effectiveness of agricultural investment capital

Figure 2.2. Effective research framework for investment capital for agri-development

Framework includes content analysis, evaluation indicator system and the factors

influencing the effectiveness of investment capital in agricultural development, research

methods. In particular, on the basis of content, assessment criteria, the factors affecting the

efficiency of investment capital in agricultural development and use of research methods to

evaluate the effectiveness, identify factors that influence then propose solutions to improve

the efficiency of investment capital in agricultural development in the study area.

External

environment

(political, economic,

investment, finance,

science and

technology...)

Research Methodology (collection,

information processing, synthesis, analysis,

evaluation, mathematical modeling and

forecasting, analysis and evaluation of

results-based, objective approach)

The efficiency of investment capital in

agricultural development in economy,

society and environment. Effective sectoral,

local-ecological zones, according to sources,

agri-enterprises, results and effectiveness of

investment projects for agri-development

Criteria evaluation

- Economy: The percentage of investment

capital and agricultural GDP, the agricultural

ICOR, the percentage contribution of

investment capital in agri-development in the

model of Solow

- Socially: Labour, labor productivity,

employment and income, essential products

- Environment: newly planted forest area,

forest coverage rate, investment capital for

environment, agri- infrastructure, disaster

prevention, genetic conservation and

biodiversity

Agricultural GDP

(size, structure,

growth)

Solutions to improve the efficiency of agri-

investment capital (concentrate resources

for agricultural economic development,

solutions to mobilize and use capital for

agricultural development and management

solutions of investment capital in

agricultural development)

Factors affecting the efficiency of investment

capital in agricultural development

Agricultural Labor

(size, structure,

growth, quality) Natural features

(climate, weather,

geography,

topography, soil)

Economic

conditions and

social (population,

culture, education,

GDP, economic

resources such as

capital, labor,

infrastructure,

natural resources,

economic policy...)

Organizations and

individuals

managing

investment capital

in agri-

development (state,

citizens, businesses,

governments,

organizations and

businesses abroad)

Science and

technology in

agriculture

Agri-resources

(land, water, forests,

seas, rivers, lakes,

animals and plants)

Policy on agri-

investment capital

(Planning and

Implementation)

Investment capital

for agri-

development (size,

structure, growth) by

sector, sources of

capital, local

Orientation and

planning for agri-

development

Page 37: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

8

Chapter 3

CURRENT SITUATION OF EFFICIENCY OF THE INVESTMENT CAPITAL

FOR AGRICULTURAL DEVELOPMENT IN THUA THIEN HUE PROVINCE

3.1. The result of the mobilization and use of investment capital in agricultural

development in Thua Thien Hue

3.1.1. Investment capital for agricultural development in Thua Thien Hue

Value of investment capital increasing through stages but small scale. Agricultural

investment capital has increased in overall structure, but only 12.4% in the period 1991 to

2013, investment capital in fisheries development accounted for only 9.2% in agriculture.

The proportion of agricultural GDP has decreased gradually (reaching 11.3% in 2014) that was

right with the policy of industrialization and modernization; However, the agricultural labor is

still large (32.8% in 2013), so, agricultural investment capital is not commensurate with the role

and position of it. The growth rate of agricultural investment capital major changes over the

stage, one of the reasons is the small capital. Investment capital for the development of

fisheries decline period 1991-1995 and 2006-2010, improper role in key industries. In

general, investment capital increases, decreases with the general economic trend, but the

degree of difference between the areas and sectors depending on the interest in investment

priorities.

3.1.2. Sources of investment capital in agricultural development in Thua Thien Hue

In sources of agricultural investment capital, the state budget accounted for the

largest proportion (64%), and Official Development Assistance (ODA) (15.6%) had

dominated the whole period, 100% of Foreign Direct Investment (FDI) implemented in

three years from 2002 to 2004, government bond funds invest some years, small proportion.

Similarly in the agricultural area, agriculture and forestry sectors, the state budget accounted

for the largest proportion (70.6%), along with ODA (16.4%) was accounted for primarily,

government bonds investment is quite large in some years, other sources accounted for less.

The fisheries sector, the state budget accounted for largest (29.7%) and ODA

accounted for 8.5%. The difference with other sector in agriculture is private source of the

fisheries sector to invest quite large (23.9%), which causes the efficiency of investment

capital for aquaculture development is higher than the other sectors of agriculture. Since

2012, there have been major sources of FDI in the fisheries sector in Phong Dien district,

leading to increased FDI accounted for 15.6%, initially showed that excels in technology,

management, treatment environmental and productivity, quality is much higher.

3.1.3. Use of investment capital in agricultural development in Thua Thien Hue

a) Use of investment capital in agricultural development by industry

Investment capital structure of agricultural sectors is not fair. Investment capital for

large scale irrigation development, a high proportion (42.1% in 2001-2005 and 63.5% in

2006-2010), accounting for 37.6% of agriculture in 2001-2005, 26.3% in 2006 - 2010, while

the fisheries sector is low and decreased significantly (18.3% to 6.1% in 2001-2005 and

2006-2010), the forestry is low (2% in 2001-2005 and 4.3% in 2006-2010). It is the policy

of performing solidification of canals and investment for the construction of dykes, river,

Page 38: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

9

sea, according to the program of the provincial and central government, especially the

construction Truoi lake, Ta Trach lake, Thuy Cam-Thuy Yen lake, Thao Long dam ... are

largest investment projects for the development of infrastructure, salinity and drainage,

regulate freshwater, preventing floods, storms, sea level rise, serving irrigation, water

supply combined water, to stabilize production and people's life. Fisheries development

program is considered the strength of the province but the level of investment was small.

b) Use of agricultural investment capital in the districts, towns and Hue city

The proportion of agricultural investment capital of the district, town, city of Hue

have changed during the period 2001-2013. The early years of Phong Dien district, Phu

Vang, Phu Loc and A Luoi was huge, but then, especially since 2006, Huong Thuy town

dominated. The proportion of the agricultural sector of Phong Dien district and A Luoi was

accounted for mainly the early years, but has tended to decline steadily, while the Phu Loc

district, Phu Vang, Quang Dien and Huong Tra have increased sharply in the last year

reached nearly to the level of Phong Dien district and A Luoi district.

The proportion of investment capital in forestry development was relatively evenly

among localities, including Phu Loc district (coastal and lagoon) has reached the highest

level, Nam Dong district (mountains) was the most low. The proportion of investment

capital of Phu Vang fishery peaked, the gap compared to other provinces, the Phu Loc

District, Quang Dien reached a relatively large, the other remaining local true potential, own

Phong Dien district has reached lower then potential. The proportion of investment capital

in irrigation development of Huong Thuy town was occupied mainly accounted for (54.62%

of the whole period), especially from 2006 onwards. While the first phase, the Phu Loc

district, Phu Vang, Phong Dien has a large proportion.

3.2. The efficiency of agricultural investment capital in Thua Thien Hue

3.2.1. The efficiency of agricultural investment capital the whole province

a) The effect of agricultural investment capital in economic terms

The ratio of agricultural investment capital to agricultural GDP

Percentage of investment capital to agricultural GDP in the period 1991-2013 has

reached very low (8.9%) than the overall rate (50.1%). The fisheries sector is very low than

other sectors in1991-2000 but increased in 2001-2013 (Table 3.5).

Table 3.5. The proportion of investment capital in development to GDP (in constant 1994

prices) of Thua Thien Hue Province 1991-2013 (%)

Target 1991-

1995

1996-

2000

2001-

2005

2006-

2010

2011-

2013

1991-

2000

2001-

2010

1991-

2013

Total economy 24.0 40.6 65.0 57.0 44.8 33.8 60.0 50.1

Industrial 54.9 52.1 29.5 38.8 23.5 53.1 35.8 34.3

The service 18.7 46.4 107.3 75.6 62.9 35.5 87.3 69.1

Total agricultural sector 7.9 7.8 12.4 8.1 7.5 7.9 10.1 8.9

The agriculture and forestry 8.6 7.6 8.0 6.4 5.3 8.1 7.2 7.3

Fisheries 2.3 8.9 26.2 12.3 12.6 6.6 18.1 14.4

Source: Calculated from Department of Planning and Investment, Department of Statistics, Thua Thien Hue

Page 39: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

10

This result shows that in the period 1991-2013, a unit of agricultural GDP is

generated by using a number of agricultural investment capital is very low (0.09 copper),

much lower than both the economy and the industry and services.

The efficiency of agricultural investment capital through ICOR

ICOR of Thua Thien Hue lower the national average but increased sharply (table

3.6). ICOR of agriculture decreases compared to the provincial average in all of periods,

ICOR of aquatic very low compared to the average and the average farm, but increased in

the period 2006-2010, and fell back in 2011- 2013. This indicator shows the efficiency of

agricultural investment capital was higher than the average of Thua Thien Hue province and

Vietnam's agriculture, especially the fishery peaked, fisheries lacking voltage.

Table 3.6. ICOR of Thua Thien Hue Province period 1991-2013

(Constant 1994 prices, mark -: negative value of ICOR)

Target 1991-

1995

1996-

2000

2001-

2005

2006-

2010

2011-

2013

1991-

2000

2001-

2010

1991-

2013

General ICOR 2.7 6.5 6.8 4.7 5.1 4.5 5.5 5.5

ICOR industry 3.8 5.4 2.0 2.5 3.0 4.5 2.3 2.7

ICOR of services 1.5 6.5 13.0 6.1 5.4 3.7 8.5 6.8

ICOR of total

agricultural sector 5.1 4.9 2.9 3.7 4.8 5.0 3.1 3.8

ICOR of agriculture and

forestry - - 4.4 2.9 - - 3.6 8.3

ICOR of fisheries 0.1 0.8 2.1 5.6 2.3 0.5 2.5 1.5

Source: Calculated from Department of Planning and Investment, Department of Statistics, Thua Thien Hue

The efficiency of agricultural investment capital through the index of the factors

contributing to the growth of agricultural GDP in Thua Thien Hue

Contributions of investment capital to GDP growth in 2001-2005 accounted for

mainly led to negative TFP, but fell sharply in 2006-2013, while the contribution of labor is

low, so the TFP reached quite large, demonstrate the economic efficiency of investment

capital was low during 2001-2005 but increased sharply in 2016-2013. In the period 2001-

2013, the growth of agricultural GDP was dominated by the contribution of agricultural

investment capital and the contribution of the agricultural labor was negative both times, led

to agricultural TFP highs. Agricultural investment capital was effective, it is mainly the

fisheries sector, the agricultural and forestry sector were not effective. Overall, the

contribution of these factors in the field of agriculture was not stable (Table 3.7, next page).

This result shows that in the period 2001-2013, one percent agricultural GDP growth

rate was created by the contribution of agricultural investment capital is 32%. According to

the trend of agricultural development, the contribution of agricultural investment capital and

employment has decreased gradually, instead of the rise of science, technology, and

management and labor quality.

Verify correlation of GDP growth, investment capital and labor of the overall

economy, the agricultural sector in the model Cobb-Douglas and Solow model by the

Page 40: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

11

method of Least Squares, Durbin- Watson test and Breusch-Godfrey Serial Correlation LM

test, results showed that the overall economy, agriculture, agro-forestry industry

convergence by R2 highs, lows p-value, the inspection Durbin- Watson and Breusch-

Godfrey Serial Correlation LM test is appropriate, but did not own fisheries convergence, p-

value by achieving a high level. Similarly the average labor verify results show that R2

highs, p-value be low, relative, converging at a high level. This is consistent with many

countries and localities in the world.

Table 3.7. The contribution of factors to the average annual GDP’s growth

of Thua Thien Hue Province period 2001-2013 (%)

TT Target 2001-

2005

2006-

2010

2001-

2010

2011-

2013

2001-

2013

1 Overall GDP growth 9.6 11.6 10.8 8.8 10.4

Industrial 15.0 14.3 15.3 7.7 13.5

The service 8.2 12.4 10.3 11.6 10.6

Total agricultural 4.2 1.9 3.2 1.6 2.8

Group of agricultural and forestry 1.8 1.8 2.0 -0.1 1.5

Fisheries 12.4 2.3 7.2 5.5 6.8

2 The contribution of investment capital

for development of the economy 9.2 1.9 6.9 1.5 5.2

Industrial 2.4 1.6 4.9 -1.7 2.6

The service 16.1 1.5 8.8 5.0 7.5

Total agricultural 6.5 4.0 6.3 2.1 0.9

Group of agricultural and forestry 6.8 6.7 8.0 2.3 0.6

Fisheries 5.8 -0.9 1.4 1.9 1.6

3 The contribution of labor of the economy 2.3 1.1 0.9 1.2 1.0

Industrial 2.5 1.2 2.9 3.1 3.0

The service 4.3 1.9 0.6 1.5 1.0

Total agricultural -0.2 -0.3 -0.4 -1.3 -5.5

Group of agricultural and forestry -1.4 -0.7 -0.1 -1.6 3.4

Fisheries 9.3 0.4 4.1 -1.1 -7.4

4 The contribution of TFP of the economy -2.0 8.7 3.0 6.1 4.1

Industrial 10.1 11.5 7.5 6.4 7.9

The service -12.2 8.9 0.9 5.1 2.1

Total agricultural -2.1 -1.8 -2.7 0.8 7.5

Group of agricultural and forestry -3.6 -4.2 -5.3 -0.8 -2.5

Fisheries -2.7 2.8 1.6 3.7 12.6

Source: Calculated from data of Department of Planning and Investment and Annual

Statistical Yearbook of Statistics Department of Thua Thien Hue Province period 1991-2013

The results showed that the growth rate of GDP per employee was contributed by the

increase in the amount of capital per labor and reduce the number of employees, except for

Page 41: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

12

the fisheries sector, the average GDP growth rate of labor due to the contribution of

increased capital per labor and increase the number of employees.

The effectiveness of agricultural investment capital in economic restructuring

Agricultural investment capital is mainly used for construction works and purchase

of equipment for agriculture has taken capital for industry and services, contributing to

economic restructuring to industry and services (the total value of agricultural investment

capital after investors shifted to the value of industry and services). The agricultural

investment capital mainly located in rural areas, mountains, islands, thus contributing to the

development of services in disadvantaged areas, rural economic development, contributing

to reducing poverty, ensuring social security.

b) Results of investment capital in agricultural development with social development

Create jobs, increase productivity and workforce training

Agricultural labor productivity remained low at an average of 3 million 892 thousand

VND (Vietnamese dong) in 2011-2013, labor productivity declined from 2006 forward.

Labor productivity in agriculture and forestry were not growth in 2001-2005 and reduced in

2011-2013. The fisheries sector is very high increase in 2001-2005 but low growth in the

2006-2010 period, in accordance with the level of investment capital for aquaculture

development. Number of jobs created from investment capital of agriculture and forestry are

very large, low-fisheries sector, in contrast to the reduction of labor in agriculture, forestry,

fisheries workers increased, need to increase more investment capital in fisheries

development than agriculture, forestry.

The average income of workers in agricultural enterprises decreased from 21 million

VND in 2005 to 13 million VND in 2008 and then increased to 19 million VND in 2010,

while the industrial enterprises and service tends to increase leading up. The average annual

income of workers in agriculture fell from 22 million VND in 2005 to 14 million VND in

2010, the forestry enterprises reached 37 million VND in 2005 and decreased dramatically

to 19 million VND, and then gradually increase to 38 million VND in 2010. The average

income of workers in the fisheries sector increased from 6 million VND in 2005 to 29

million VND in 2010.

The province has mobilized and integrated resources for poverty reduction programs

(Funds raised 5 years reached 2.200 billion VND, an increase of 2.76 times compared to the

plan); staff capacity building, implementing encourage agriculture, building models for the

production, cultivation, breeding for high yield and high efficiency. For poor farmers loans

(loans 170,500 households respectively), training the children of poor families. In the period

2006-2012, funding for national targeted programs for training rural workers and the poor is

to invest 115 billion VND in facilities, equipment, operations and training, in the period

2006-2011, was training for 13,388 employees. Investment in building and training support

one vocational colleges, two vocational schools, and 12 vocational centers, training

institutions to improve the quality of human resources, science and technology in

agriculture, Thua Thien Hue province.

Page 42: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

13

Creating products essential to society

Production and productivity of food crops increases, relatively stable over the years

from 1995 to 2013, contributing significantly to food security, macroeconomic stability,

ensure social security. Area, production of industrial crops grown rapidly in the period

1995-2013, but the area of peanuts, coffee production decreased production of peanuts grow

slowly in 2006-2013. The area of fruit trees in 2005 increased 1,579 ha, of which 742 ha

grapefruit increase compared to 2000.

The number of buffaloes and cows decreased from 1995 to 2001, then rose gradually

to 2008, then declining, the rate of decline of 3% from 1996 to 2000 buffalo, cows by 3.2%.

In the period 2001-2005 the number of buffaloes increased 0.1%, with 0.6% of cows. In

2006-2010, the number of buffalo fell 3.2%, the number of cows increased by 0.8%. The

number of pigs increased in the 1996-2005 period and especially increased during 2001-

2005 and decreased in 2006-2010 (average annual decrease of 1%), and increased again

from 2011 to 2013. The poultry increased during the period 1996-2013, especially in 1996-

2000 and 2006-2013. Area, aquaculture production increased in the period 1995-2013,

especially in aquaculture. Area and shrimp production increased in 1995-2005 and in 2006-

2010 slowdown, increased productivity shrimp period 1995-2013.

c) Results of investment capital for agricultural development on the environment

Thua Thien Hue province has focused investment for the construction of dykes, river,

sea, planting and forest protection, according to the program of the provincial and central

government, these are the largest development projects in infrastructure, prevent saltwater,

freshwater conditioning, anti-flood, storms, rising sea levels, serving irrigation, meant

especially important in sustainable development. With investment capital in irrigation is 633

billion VND in 2001-2005 and 2,783 billion VND in 2006-2010, compared with irrigation

capacity increase, is not economically efficient but important in maintaining and improving

production capacity for essential products, ensuring social security.

The area of focus for afforestation and regeneration work has been invested,

maintaining fairly steadily over the years, therefore, the land area covered by forest

increased from 187.5 thousand ha in 1995 to 286.9 thousand ha in 2013; increase the

percentage of forest cover from 37.1% in 1995 to 57% in 2013.

3.2.2. The efficiency of agricultural investment capital according to local and

regional ecological

Thua Thien Hue province has 9 administrative units, including 7 districts, 2 towns

and Hue city, the terrain is divided into three distinct ecological regions, such as coastal

areas and lagoons of 4 districts of Phong Dien, Quang Dien, Phu Vang and Phu Loc, delta

including Huong Tra town, Huong Thuy town and city Hue and mountainous regions

including two districts: Nam Dong and A Luoi. To evaluate the effectiveness of agricultural

investment capital of local and ecological areas, the authors selected three local

representatives are: Phong Dien district (in the northeast, along the sea and lagoons), Huong

Thuy town (central plains) and A Luoi district (in the Southwest, the mountainous area).

Page 43: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

14

The ratio of investment capital in agricultural output value of Phong Dien and Huong

Thuy lower mountainous districts (A Luoi), but still growing value of agricultural output is

steady lead to ICOR of agriculture is much lower, the efficiency of agricultural investment

capital is much higher A Luoi, however in 2011-2013, growth of Phong Dien and Huong

Thuy were negative, while A Luoi increases high growth in contrast to the previous period.

Consistent with the overall situation of the province and the analysis of the above, the

efficiency of aquacultural investment capital through the ICOR of Phong Dien and Huong

Thuy is high, the low-A Luoi. Agriculture and forestry groups of Phong Dien, Huong Thuy

effective investment is high, A Luoi very low. Growth of the value of agricultural output of

Phong Dien is much higher Huong Thuy and A Luoi (Table 3.11).

Table 3.11. The average annual contribution over phases of agricultural investment

capital in the growth of agricultural output value according to local, regional

ecological period 2001-2013

Targets and local

The growth rate of

agricultural output value (%)

Contributions of agricultural

investment capital (%)

2001-

2005

2006-

2010

2001-

2010

2011-

2013

2001-

2005

2006-

2010

2001-

2010

2011-

2013

Phong Dien 6.6 8.9 7.0 -5.7 -1.0 -1.1 -1.3 18.9

Hương Thuy 2.3 3.6 2.1 -3.1 2.3 -4.6 0.6 -4.3

Fisheries 32.8 8.6 22.2 1.7 -8.2 5.2

Group of agri-and forestry 1.4 3.2 1.3 2.4 -3.9 0.3

A Lưoi 3.0 3.2 3.4 4.7 13.3 -15.3 -1.8 -13.5

The contribution of the agricultural labor The contribution of

agricultural TFP

Phong Dien -0.2 0.1 0.0

na

7.8 9.9 8.3

na

Hương Thuy 0.3 0.6 1.0 -0.4 7.5 0.6

Fisheries 32.8 8.6 22.2 21.6 21.2 18.7

Group of agri-and forestry 0.4 0.5 1.0 -1.4 6.5 0.0

A Lưoi -0.2 -1.5 -1.8 -10.1 19.9 6.9

Source: Calculated from data of the Department of Planning and Investment, Branch Statistics of

Phong Dien, A Lluoi and Huong Thuy

The contribution of agricultural TFP of Phong Dien, though not high, but is steadily

throughout the period 2001-2013, Huong Thuy is negative in 2006-2010, and very low in

the period 2011-2013 (mainly due to the contribution of TFP of fisheries, agriculture and

forestry sectors of very low from 2001 to 2005 and was negative in 2006-2010 ) and of A

Luoi is negative in 2001-2005 but reached high levels in 2006-2013. Particularly from 2011

until now, the effectiveness of agricultural investment capital of A Luoi has been improved

significantly, the growth of agricultural output value is higher than the previous period,

ICOR fell sharply, as opposed to Phong Dien and Huong Thuy, the output value of ICOR

reduction led to negative, this is a special thing to be considered.

Page 44: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

15

In general, the effectiveness of investment capital of each district in accordance with

the efficiency of agricultural investment capital of the province, the efficiency of investment

capital of the fisheries sector has high, while the agriculture and forestry sectors lower.

Although agricultural investment capital of Phong Dien lower growth, but the effect of

agricultural investment capital was more of Huong Thuy and A Luoi, which is consistent

with the potential for Fisheries development of coastal and lagoon district and division,

unfavorable terrain of the mountainous districts, the potential for forestry development of

mountainous districts have not been exploited effectively, the local area plain agricultural

area shrinking but still not well-developed high-tech agriculture, productivity and quality.

3.2.3. Results of investment capital in agricultural development projects and programs

Implementation of the project of planting 5 million hectares of forests in the period

1999-2009, Thua Thien Hue province were mobilized 374,876 milion VND (capital of the

Central Government is 125,980 million, the province is 72,995 million, the aid is 54,300

million, of businesses and business people is 78,334 million, the credit is 43,267 million

VND). The area was put in place to manage and protect forests are respectively 330,625 ha,

42,138 ha are planted, regeneration and rebirth is 81,360.75 ha respectively, with over

12,183 participating households contracted, contributing to job creation, elimination hunger

and poverty, improving the lives of people in the project area.

The quality of the plantation has increasingly been raised, plant structure more

diverse, both protective effect and increase the income of farmers, deforestation, illegal

harvesting of forest products, the number of fires forest has decreased markedly. With the

innovation of breeding and intensive farming, raising productivity from 50-70m3/ha/cycle

(income from 20-30 million VND/ha) to 150-180m3/ha/cycle (income 60-70 milion

VND/ha), has helped many farmers out of poverty and wealth from the forest. Wood

production has been exploited over 160 thousand m3 annually; area ratio of the suf has been

preserved 60.8% in 2010 and 61.6% in 2011. However, the equipment is incomplete.

Industrial processing of wood from plantations have been replaced by natural forests,

combining the type of large, medium and small size. Demand for wood consumption and

extraction of raw materials from plantations were growing countries in the region such as

Japan, Korea, Taiwan ... through the export and import units, along with the processing

plant the material was pressed minimizing the purchase price. The period 2004-2009 has

been processed 963 thousand tons of wood chips, 126 thousand m3 of sawn wood doors, 22

thousand m3 carpentry, 67 thousand wooden cabinet, 114 thousand wooden tables, 934

thousand wooden chairs and three thousand beds, wardrobes. Implementation of the project

has contributed substantially to the protection of the environment, reduce the impact of

climate change, improve watershed protection, coastal landslide restrict, regulate and keep

water service agriculture, sustainable development of forest ecosystems, controlling threats

to the biodiversity of the project area, increasing the area of plantations of coastal protection

zone to nearly 5,000 hectares. Forest cover from 43% in 1999 to 56.2% in 2009.

Make plans for resources and the environment and sustainable development,

conservation of natural ecosystems, especially the lagoon ecosystem has been focused.

Page 45: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

16

Construction of new protected areas, Phong Dien, Central coast Nature Museum, Sao La

conservation areas, establishment of six new fisheries protection zone. Implementation of

the project "Conservation Corridors biodiversity Mekong sub-region expansion" funded by

ADB; promote construction of wetland conservation estuary O Lau ... Raise the area of the

conservation area reached 10.6% of the total land area.

The program of strengthening and upgrading of sea dikes from Quang Ninh to

Quang Nam in Thua Thien Hue province, with total length of 181 km is approved (including

the drain 174), with a budget of 600 billion VND. From 2006 to date has invested 34km

dike (with drain 21 kinds) with total investment of 148.4 billion VND, growing by 2.8km

breakwater trees, plants predominantly sunken trees, but due not suitable for the weather

conditions so they do not grow; The remaining 147 km of dikes, which are 169 culverts

need to be invested capital requirements of about 972.4 billion VND.

The scheme of restoration and development of traditional villages, village and cottage

industry sectors to the year 2015 (2009), the results of 5 years has organized training and

employment for approximately 850 annual labor, investment two projects in wastewater

treatment value of 8.2 billion VND, 14 projects in production models, technology transfer, and

application of advanced scientific and technical support for 32 groups officials, agricultural

production base in vocational training in agriculture and rural areas. Restored and developed

traditional villages such as buffer eagle Pho Trach, wooden handicraft My Xuyen, introduced

new industries such as rattan exports, embroidery. For 68 households to borrow equipment

innovation, diversification of products, support building the processing plant rice seeds, fertilizer

delivery system, automatic food....

Credit project for poor people to 35 thousand households with total outstanding

loans to 205 billion VND to create jobs already lent 100 projects with total capital of 11.14

billion VND, has created jobs 3,000 employees. Project of the poor guidance on how to eat

organized dozens extension training, forestry, fishery, support the development of models of

intensive rice, peanuts at Nam Dong and A Luoi; project of social support for poor

production has continued to invest in the construction and care model established orchard 8

districts in the province; project on training and retraining staff hunger eradication and

poverty reduction has provided training for 170 district officials, communes, year 2002 was

not hungry households and 2005, the percentage of poverty fell by 21.1%. The programs

and projects for socio-economic development have created new jobs for 12 thousand

employees/year, the percentage of time worked by workers in rural areas has reached 77%.

The program for the solidification of canals was done 507km of channels and by

54km of dikes, improve the irrigated area to 85%, and resolved to escape flooding, salinity,

have contributed to steady production and life of living, so far has actively irrigate 17,543

ha reached 72.8% of the area, and drainage for 6,600 ha reached 55%. The results of the

capacity of the reservoir is about 80 million m3 ... ensure active irrigation capacity of 45.6

thousand ha (reached 77.1% of the area) and drainage for 13.8 thousand ha (reaching

23.3%). However, irrigation systems mainly for rice, their inability to perform for other

crops, aquaculture and natural disaster prevention.

Page 46: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

17

3.2.4. The effectiveness of agricultural investment capital of enterprises

Rate of return per equity (before tax) of agricultural enterprises of Thua Thien Hue

province has reached low, lower than the average level of the enterprise. Rate of return

(before tax) per equity agricultural enterprises has reached very low, much lower lending

rates of banks, after the payment of corporate income tax and appropriation of funds, profit

owner's share capital was lower more. This shows that agricultural enterprises has many

difficulties, the efficiency of production, business has reached low level. Table 3.13 shows

that, the percentage share of investment capital in 2006-2013 period of the agricultural

enterprises have achieved low, but the private forestry sector has reached high level.

Table 3:13. The contribution of these factors to the growth of enterprises of Thua

Thien Hue province in the 2006-2013 period (%)

Target 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Contributions of capital 21.7 43.2 47.4 33.7 15.3 11.4 33.8 5.8

Total agricultural enterprises 26.3 -1.8 364.7 44.4 -27.6 1.6 24.6 -1.5

The agricultural sector 26.4 7.6 135.0 120.8 5.3 2.2 32.4 -2.8

Forestry Sector 28.9 16.6 1,409.1 1.9 -80.6 25.1 -5.3 -9.9

The fisheries sector 21.1 -43.9 -3.5 7.6 376.5 -11.8 -29.2 28.0

The contribution of labor 0.3 1.2 1.4 1.1 0.8 0.5 0.0 0.2

Total agricultural enterprises 2.0 0.1 14.3 -0.8 2.1 0.2 -1.0 -0.2

The agricultural sector 0.7 1.1 52.0 -0.7 0.4 -0.2 -1.2 0.2

Forestry Sector 7.9 -0.9 0.4 -0.9 -2.1 8.7 0.3 -0.4

The fisheries sector -7.6 0.0 -0.6 -5.3 68.8 -0.7 -1.2 -1.1

The contribution of TFP 10.6 -15.1 -18.0 -17.1 12.0 31.0 -18.2 -4.0

Total agricultural enterprises 29.8 16.3 -106.2 -64.6 36.8 42.7 -25.8 12.5

The agricultural sector 33.1 47.7 58.9 -121.7 6.6 20.8 -33.8 13.1

Forestry Sector 49.6 -37.8 -1,031 -44.3 24.2 91.7 11.6 19.1

The fisheries sector -50.2 105.6 -14.3 10.9 458.8 73.5 22.4 -13.6

Source: Calculated from the results of the annual business survey period 2006 – 2014, The

Department of Statistics of Thua Thien Hue

Forestry enterprises have been investing a lot of capital, corporate agriculture and

fisheries lack of funds. The contribution of the labor is low in growth of agricultural

enterprises. This should be considered in order to make reasonable adjustments to improve

the skill levels of employees and has adequate income to pay for the employee, consider

reasonable investment funds according to the needs of the agricultural enterprises. The

contribution of TFP in the growth of agricultural enterprises have achieved great in the

2006-2013 period, but some years been negative.

3.2.5. The efficiency of investment capital sources in agricultural development

a) The efficiency of state captial sources in agricultural development (state budget,

government bonds, credit incentives, ODA)

Under the provisions of the state budget law and practical implementation, the capital

of the state budget has been invested in the project does not have the ability to withdraw

Page 47: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

18

funds directly, the public service projects, the projects that other economic sectors are not

invested. Projects are invested primarily in agricultural infrastructure such as solidification

of canals, embankments, river, sea, reservoirs, planting and forest protection projects on

development of natural protected areas of coastal areas Central marine, the Phong Dien,

Bach Ma national Park, do not bring direct economic benefits, but important in protecting

natural resources and the environment, social security, disaster prevention, erosion, creating

employment and conservation of biodiversity.

Preferential credit funds have supported the people implementing the program of

offshore fishing, but seriously affected by natural disasters in the year 1999, as many people

lost, with no ability to repay, the State must exemption, debt relief. Since then it has focused

funds to support programs solidifying canals, concrete rural transport, infrastructure

aquaculture. Although there is no direct economic benefits to the investors, but the common

infrastructure for production agriculture, supporting people in enhancing the long-term.

The funding of foreign investment has focused on programs and projects on poverty

reduction, disaster prevention, there is no direct economic effect, but socially important as

hunger eradication and poverty reduction and improve the capacity of people in the

economic development and social, disaster prevention, adaptation to climate change.

In general, the state capital was mainly accounted for the total amount of investment

capital for the development of agriculture (86.1% from 2001 to 2013), but mainly invested

in infrastructure development, disaster prevention and protection of natural resources and

the environment, do not bring economic benefits, this is a major cause reduced effectiveness

of investment capital for the agricultural development in economic terms.

b) The effectiveness of investment capital sources in agricultural development of

citizens and businesses

Source of funds of the people and businesses of agriculture, forestry has very low

(2%), mainly in the fisheries sector (23.9% of the sources of investment capital for fisheries

and 53.2% of the capital resources of people and businesses in agriculture from 2001 to

2013), the effectiveness of investment capital for the development of aquatic is higher

agriculture and forestry. However, the effectiveness of investment capital in agricultural

enterprises have been low, agricultural enterprises have been difficulties.

Sources of capital for foreign direct investment was only done in three years (2002-

2004) due to inefficient, enterprises have encountered difficulties and had to stop working,

but has begun to attract large investment capital return from 2012 to date for the fisheries

sector that has led to sources of foreign capital has increased dramatically (accounted for

15.6%, with the dominance of technology, management and treatment of environmental

pollution, the potential effect high. In the sources of agricultural investment in Thua Thien

Hue province, the source of people and businesses have achieved the highest economic

efficiency but lower than the off-farm sector. Source of state capital focus for social

development and environmental protection, but mainly accounted for, which reduce the

efficiency of investment capital in agricultural development in economic terms, needs to

more concerned about investment capital in agricultural development.

Page 48: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

19

3.3. Evaluation of factors affecting the efficiency of investment capital in

agricultural development in Thua Thien Hue

a) The owners and managers of investment capital in agricultural development

Central State and Province have been many attempts policy for investment capital, has

issued quite full and comprehensive planning and navigation for agri- development, with

many preferential policies for agriculture, has achieved important results in environmental

protection as the proportion of forest cover, forest planting. But by focusing on the

development of tourism, has not paid adequate attention to the economic development of

agriculture and targets for the development of agriculture is low and limited resources, the

focus of investment capital for irrigation infrastructure, environmental protection, social. So

capital investment for agri- economic development was not commensurate with its role.

Farmers and agri-businesses (including farmers, farms, agricultural cooperatives and agri-

enterprises) still difficult economic resources, weak management technically, the percentage

of employees trained low. Thus, although the number of agricultural enterprises, farms has

increased rapidly, but the mobilization of agricultural investment capital was difficult,

agricultural activities were too dependent on natural conditions, environmental pollution

treatment, work on disease control was still weak, has led to many risks in agriculture,

which has reduced the effectiveness of agri-investments capital. The organization of foreign

support for agri-investment capital but mainly for people living and protect the environment

through ODA, has not attracted capital of FDI, and by 2012 had a investor done.

b) Agricultural GDP and the value of agricultural output growth was low, some

districts and towns of negative growth, this is the main reason reduce the effectiveness of

investment capital for agricultural development in Thua Thien Hue province.

c) Agricultural investment capital has not met the requirements, sources of external

capital has dominated (central support and ODA), but the main focus for public service

infrastructure, welfare, environment (system reservoirs, dykes ...), led to the effectiveness of

agricultural investment capital in economic terms is not high, but there were many results in

protecting the environment (forest coverage rate increase), social security.

d) Agricultural workforce declining and low-skilled labor are important causes of

reduced efficiency of investment capital for agricultural development. However, vocational

training in recent years has been focused, the proportion of trained workers is growing

rapidly, the potential to improve the efficiency of investment capital in agricultural

development in the near future. The problem needs to be emphasized is well implemented

management, efficient use of labor employment after training.

e) Science, technology and investment management for agricultural development has

been the focus of investment, but still at a low level compared with other countries, this is

the key causes affecting labor productivity in conditions of agricultural land and agricultural

labor reduction, reduced efficiency of investment capital for agricultural development.

f) Natural resources, the environment, the number of people and social benefit. Thua

Thien Hue province has rich agri- resources and diversity for comprehensive agri-

development, particularly in the development of fisheries and forestry. Agri- land has been

Page 49: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

20

occupied mainly in total land area of the province but steep terrain and scattered (76,186

households less than 0.5 ha/household, accounting for 73.5% of all households with agri-

land use) led to difficult body of gender. Agri-resources have not been exploited effectively,

it is important causes reduced efficiency of investment capital for the development of

agriculture in economic terms. Forest resources have been focused in investment, led to

forest planting annual quite large, so the proportion of forest cover increased, which has

increased the efficiency of agri-investment in the environment. With the proportion of

people in rural areas and the agricultural labor force is very large, agri- investment capital

has social significance, however, the people living in this area remains difficult constraints,

needs to be focused more investment capital in next time.

g) Policy for investment capital in agricultural development in Thua Thien Hue

province has many incentives to attract investment for agricultural development, but no

medium-term investment plan, no general policy, no compatible with the conditions of

development, has resulted in not feasible, the targets for the development of agriculture has

set low, led to the lack of suitable investment for agricultural development.

h)The system of orientation and planning for agricultural development in Thua Thien

Hue province has comprehensive and complete, from the orientation and general planning to

own the agricultural sector and related industries, have created favorable conditions for

agricultural development as well as mobilization and use of capital for agricultural

development. However, the implementation has not been well led to the effectiveness of

investment capital in agricultural development is not high in economic terms.

k) The elements as natural characteristics, economic conditions, cultural, social and

external environment. Thua Thien Hue is an ancient capital of Vietnam, hardworking

people, many traditional industries, with a system of universities, colleges, professional

secondary, vocational fairly uniform, providing human resources. However, people's lives

are still many difficulties, scale economies are small, the state budget won the investment is

low, which makes it difficult to mobilize and use the capital for development agriculture,

which together with climatic conditions, extreme weather and climate change, limiting the

time of construction, reduced quality, increase investment costs and shorten the life of the

project, which reduces the efficiency of investment capital in agricultural development.

3.4. Selection strategies to improve the efficiency of investment capital in

agricultural development in Thua Thien Hue province by the SWOT matrix

First, take advantage of the inner strengths in order to fit with the external

opportunities, to improve the efficiency of agricultural investment capital. Increased

agricultural development investment in the spirit of the Resolution of the 7th conference of

the tenth Central Committee of the Communist Party of Vietnam and strategy of socio-

economic development of Vietnam. Leveraging the development of socio-economic and

state budget increased, consistent winning percentage of investment capital in agricultural

development in accordance with the demand. Make use of central funds and ODA to rapidly

increase the proportion of forest cover. Promote efficiency of investment capital in the

development of the fisheries sector is being hit high, to invest capital. Advantages of

Page 50: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

21

education center and training, science and technology in order to prioritize funding for

workforce development, science and technology, mechanization of agriculture, crops and

human development, in order to quickly engine structure of agricultural labor to fit the

economic restructuring. Promoting the advantages of a gateway and bridge with dynamic

economic hub of Northeast Asia and the world agricultural demand is increasing for

international economic integration and development of agriculture.

Second, recovery and selection of the optimal balance to turn inside weaknesses with

the opportunity of external, become strengths to exploit opportunities to improve the

efficiency of investment capital in agricultural development. The contribution of investment

capital of GDP growth in agriculture is large and unstable, must be combined with

improving the quality of labor. Maximum mobilization to advance to stabilize the size and

source of investment capital for the development of agriculture in order to stabilize growth

and sustainable development of agriculture, including capital investment priorities for the

fisheries sector (especially in Phong Dien district) and the forest of Nam Dong district.

General provisions on the policy of investment capital in agri- development in the direction

of synchronization between the institutions, policies, infrastructure and human resources in

order to attract the maximum and effective use of funds for agri-investment development.

Third, adjust the inner strengths related external challenges into opportunities to

improve the efficiency of agri- investment capital. The proportion of agri- investment capital

to agricultural GDP reached a low level, this is the current effective strength, but the risk

will reduce effectiveness in the future, need to increase agricultural investment capital.

Improving the efficiency of use of property, agricultural infrastructure that has been

invested. The proportion of agricultural workers decreased, need to accelerate investment in

the development of science, technology, engineering, high-quality workforce, increasing the

productivity of labor, the effective exploitation of natural resources.

Fourth, adjustment or removal of internal weaknesses, which involved the risk of

external, in order to minimize the risk that reduce the effectiveness of agri-investment

capital. Removing the status of agriculture and forestry which TFP is negative, improve the

efficiency of the state management of agriculture, exploitation of the potential of

agricultural production in the local business and foreign direct investment, to improve the

ratio of investment capital outside of the state capital, in order to mobilize resources and

sustainable agricultural development. Development of irrigation systems serving crops other

than rice. Continue to promote administrative reform, capacity building, professionalization

of investors, the public and expanding the participation of qualified contractors, manage and

promote the quality of the works, strengthen coordination in agricultural investment

development. Agri-investment capital aimed at improving income, residential life, training

of human resources, combined with the increase of knowledge in the benefit of the

investment project. Priorities for investment capital in order to adapt to climate change,

disaster prevention, development of infrastructure, in order to minimize terrain.

Page 51: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

22

Chapter 4

SOLUTIONS TO IMPROVE THE EFFICIENCY OF INVESTMENT CAPITAL

FOR AGRICULTURAL DEVELOPMENT IN THUA THIEN HUE

4.1. Orientation of agricultural development in Thua Thien Hue

Investing in agricultural development in order to improve productivity, quality and

economic efficiency. Investing in forest development into an important economic sector and

environmental protection. Investing for fisheries development into key economic sectors.

Development resources, agricultural development factors, including infrastructure,

human resources, science and technology in agriculture, promote the development of

industrial processing of agricultural, forestry and fishery.

Developing organizational models of production and agribusiness.

Environmental protection, efficient exploitation of agricultural resources.

4.2. The demand of investment capital in agricultural development in Thua

Thien Hue in the period 2014-2030

Based on the forecast of investment capital for agricultural development in Thua

Thien Hue, the capital needs of the projects being implemented lack of capital, based on the

overall planning requirements of socio-economic development of Thua Thien Hue to the

year 2020, the growth trend of investment capital for development and agricultural GDP

(calculated and tested the quadratic function), the dissertation has given the script and

choose the best script. The results have identified the need for investment capital for

agricultural development in Thua Thien Hue period 2014-2020 about 12,000 to 14,200

billion VND, the period from 2021 to 2030 approximately 20,700 to 25,700 billion VND.

4.3. Solutions to improve the efficiency of investment capital in agricultural

development in Thua Thien Hue

First, focus resources for economic development in agriculture

Raising awareness of the role of sustainable agricultural development, from which to

take the orientation and the right policy for the thorough implementation. Priorities for

investment capital and human resources, science and technology, infrastructure for

agricultural development.

Focusing on the development of production and business organizations in agriculture.

Planning and development plans for agriculture, economic restructuring and investment in

agricultural development. Improving the capacity, effectiveness and efficiency of the state

management of agriculture. Protection, development and mining, using an effective way of

natural resources for agricultural development

Second, promote the mobilization and effective use of investment capital in

agricultural development in Thua Thien Hue

Focus maximum mobilization of investment capital for agricultural development. To

promote economic development, production and sales in order to generate revenue for the

state budget. Investment priorities for projects that strive to increase the proportion of

budget revenues of the provincial government

Page 52: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

23

Encourage thorough implementation of accumulation and concentration of

agricultural investment capital in each individual person, organization, government and

society. There are policies focused on raising funds of FDI, capital of government bonds.

Issued on the plan and the list of projects and investment capital in the medium and

long term. In particular, the divergence of funds and specific responsibilities; integration,

promote the efficiency of the capital, avoid duplication, reduce clues and focus resources to

target priority. Make good on the preparations for the investment, to be ready to deploy and

implement as soon as the province has already invested capital.

Selection of the preferred investment by industry, territory, under the partnership and

project. At the same time, organize and implement good management and management of

investment funds for agricultural development including advocates, policy, planning policy,

planning, organizing and managing the use agricultural investment capital.

Priorities for investment focus for the fisheries sector due to the high efficiency,

prioritize investment in fisheries development of Phong Dien and development investment

for the forestry sector of the Nam Dong. Priority investment to accelerate the development

of projects on agricultural infrastructure. Priority to invest in training and development to

enhance the skill levels of workers, and, just pay adequate income for workers and

investment capital in accordance with the demand. Priority for key projects, project wide

range of impacts, in order to stimulate and promote the development of industries, sectors,

different areas, the investment projects creating large revenues the state and the population.

The agency of the provincial government, the need to strengthen the management of

the owner, the contractor in compliance with the regulations; strengthen the management

and guidance, strict handling of violations and facilitate investors, contractors perform their

responsibilities well. Make publicity and transparency in policy and capital management in

public investment. Priorities for the work to comply with the regulations, investment

procedures, schedule, quality allocation, investment payments. Priorities for the

management of investment capital in agricultural development in Thua Thien Hue

Third, management solutions for agricultural investment capital

Completing the policy for agricultural investment capital in Thua Thien Hue, adjust

the policy cycle of investment capital in agricultural development. Systematize, adjust the

texts of central policy related to investment capital in agricultural development in Thua

Thien Hue. Improve the effectiveness of policy implementation of investment capital in

agricultural development in Thua Thien Hue province, the management of state investment

for development and investment capital for agricultural development

Solution of organizational structure, human resources in the implementation of

investment capital in agricultural development. Improving the efficiency of the management

of investment projects for agricultural development. Organizing the inspection and

monitoring and evaluation of the management of investment capital in agricultural

development in Thua Thien Hue.

Page 53: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

24

CONCLUSION

Investment capital for agricultural development is the cost incurred to form fixed

assets, inventories and intangible assets used in agriculture. Agricultural investment capital

are classified by industry, territory, resources and time. It features associated with

agricultural production and have an important role for economic and social development.

Research directly on the effectiveness of agricultural investment capital in the world and

Vietnam from 1990s to present, but no systematic research, in-depth and comprehensive.

The research results has shown that the system of indicators to assess the

effectiveness of agricultural investment capital in three aspects: economic, social and

environmental. The system of influencing factors include: Owners and managers of

agricultural investment capital, GDP and value of agricultural output, agricultural

investment capital, human resources, science and technology, investment management,

natural resources, environment, policy for agricultural investment capital, orientation and

planning for agricultural development and natural features, the social and cultural conditions

of the study area. Determining the research methodology and analytical framework on the

effectiveness of agricultural investment capital.

Results of studies on the status of agricultural investment capital has shown that the

value, size and growth rate of agricultural investment capital in Thua Thien Hue has low,

the structure and sources of capital irrational and attract investment capital has reached low.

Research on the status of the effectiveness of agricultural investment capital has

shown, in the period 1991-2013, a co-agricultural GDP has been created, has been used

agricultural investment capital is very low (0.09 copper), much lower than the overall

economy and the industry and services. The period 2001-2013, 1% of agricultural GDP

growth rate has been contributed for agricultural capital 32%. According to the development

trend of the agricultural sector, the contribution of agricultural investment capital and

employment is declining, replaced by the rise of science and technology, management and

quality of labor.

By sector, investment capital for the development of the fisheries sector has the

highest efficiency in economic terms, the agricultural sector is the lowest. Capital

investment of agriculture and forestry mean large in preserving and protecting the

environment, social security. According to local and regional ecological, agricultural

investment capital of Phong Dien district (representing coastal areas and lagoons) has the

highest efficiency (by promoting the potential exploitation of fisheries development), A

Luoi district (representing mountainous areas) have the lowest efficiency (due to the

demands of major infrastructure investment while the agricultural growth is low), but there

have been many improvements for 2011 -2013. According to the owners and managers of

agricultural investment capital, capital of the people and the organization of production and

agribusiness has the highest efficiency in terms of economic but still lower than in the

industrial sectors and services, agricultural production and sales are still many difficulties.

Although not highly effective in economic terms, Province has achieved many results

and effectiveness of agricultural investment capital on the environment and society. The test

Page 54: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

25

results showed that there is a strong correlation between GDP, capital, labor and total factor

productivity in the agricultural sector, the agricultural and forestry sectors, but fisheries

were not correlated, it showed that investment in fisheries development needs are not

properly capitalized. The results of the analysis of the factors affecting the efficiency of

investment capital in agricultural development in Thua Thien Hue province has shown:

Weaknesses in the size, growth and irrational structure of the sources and capital

structure in accordance with local, sectoral, led to the effectiveness of agricultural

investment capital in economic terms is not high. The growth of agricultural GDP has

reached low and sharp decline in the period 2006-2013, it has reduced the effectiveness of

agricultural investment capital, an underlying cause is that the source force had not been

planning to focus investment in agriculture than in other provinces of the central region.

The natural conditions of Thua Thien Hue is harsh, often occurring floods, steep

terrain and narrow, making demands of infrastructure investment in agriculture is very

large, it has reduced the effectiveness of agricultural investment capital. Human resources,

agricultural science was short and weak. Although the proportion of trained workers has

increased but remains low, which together with weak agricultural infrastructure and natural

conditions of extreme, have reduced the effectiveness of agricultural investment capital.

Economic conditions more difficult, scale economies are still small, the life of the people is

still difficult, the income of workers in agriculture is low, has limited ability raise

investment capital which reduce the efficiency of agricultural investment capital

Policy analysis of agricultural investment capital has shown that there is no general

policy that is issued only in scattered text, no plans for investment capital in the medium

term, policy incentives and support for agricultural development investment was not

feasible, due to lack of compatibility with the infrastructure, human resources, science and

technology in agriculture... process the implementation of investment projects for

agricultural development is a lengthy process, record investment procedures are complex.

This dissertation has evaluated the strengths, weaknesses, opportunities, threats

(SWOT) and strategic direction for the efficiency of for agricultural investment capital,

simultaneously, has identified the need of agricultural investment capital in the period 2014-

2030, which, determine the pattern of fluctuations of GDP and capital investment for the

development of the quadratic function, but the fishery hasn’t guarantee of model

coefficients, suggesting that investment capital for development of fisheries has not met the

demand. On this basis, has given the objectives and proposed three solutions to improve the

efficiency of investment capital in agricultural development in Thua Thien Hue province.

The results were consistent with the study of world and domestic in general

assessment of the situation of investment capital and efficiency of agricultural investment

capital, convergence between agricultural investment capital to agricultural GDP,

agricultural laborers and agricultural TFP, including new contributions as presented. When

separated data on agricultural investment capital some projects for public and serving the

people's livelihood and infrastructure projects for economic and social general, have shown

that the efficiency of agricultural investment capital in economic terms is much higher. /.

Page 55: ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊNhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1029/TOMTATLA.pdf · 1 ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh

1

THE AUTHOR’S PUBLICATIONS RELATED TO

THE RESEARCH TOPIC

1. Tran Viet Nguyen, Capital investment in the development of Thua Thien

Hue and evaluate the effectiveness through ICOR, Journal of Economic Studies No.

8 (399), 8-2011.

2. Nguyen Van Toan - Tran Viet Nguyen, Real situation in the development

of capital investment in agricultural of Thua Thien Hue province and some

eveluations throug ICOR, Journal of of Science, Hue University, No. 66, July,2011.

3. Tran Viet Nguyen - Nguyen Van Toan, The efficiency of investment

capital for development in agriculture business in Thua Thien Hue province,

Journal of Science, Hue Universit, Vol.72 B, No.3 Apr. 2012.

4. Tran Viet Nguyen - Tran Viet Dai, Some solutions to improve the

efficiency of invested capital in agricultural development in Thua Thien Hue, Social

Sciences of the Central Region, No. 3- 2013.

5. Tran Viet Nguyen, Trend in GDP fluctuations, investment capital for the

Vietnam development, Thua Thien Hue province and demand forecasting of

investment capital for its agricultural development, Social Sciences of the Central

Region, No. 3- 2014.