180
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HC HUTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẶNG PHƯỚC HI NGHIÊN CU ĐA DẠNG DI TRUYN VÀ SINH THÁI CA THN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI - Eutropis longicaudatus (Hallowell, 1856) VÙNG TÂY NAM THA THIÊN HULUN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC HU, 2017

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC … · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẶNG PHƯỚC

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

  • BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

    ĐẠI HỌC HUẾ

    TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

    ĐẶNG PHƯỚC HẢI

    NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ SINH THÁI CỦA

    THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI - Eutropis longicaudatus

    (Hallowell, 1856) VÙNG TÂY NAM THỪA THIÊN HUẾ

    LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

    HUẾ, 2017

  • BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

    ĐẠI HỌC HUẾ

    TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

    ĐẶNG PHƯỚC HẢI

    NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ SINH THÁI CỦA

    THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI - Eutropis longicaudatus

    (Hallowell, 1856) VÙNG TÂY NAM THỪA THIÊN HUẾ

    Chuyên ngành: Động vật học

    Mã số: 62 42 01 03

    LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

    Người hướng dẫn khoa học

    GS. TS. NGÔ ĐẮC CHỨNG

    PGS. TS. TRẦN QUỐC DUNG

    HUẾ, 2017

  • LỜI CAM ĐOAN

    Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,

    kết quả của luận án hoàn toàn trung thực, các vấn đề tham khảo được trích dẫn

    đầy đủ, các công bố chung đã được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa

    từng được bảo vệ trước bất kỳ một hội đồng nào để nhận học vị trước đây.

    Tác giả

    Đặng Phước Hải

  • LỜI CẢM ƠN

    Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến thầy giáo

    GS.TS. Ngô Đắc Chứng, thầy giáo PGS.TS. Trần Quốc Dung, người Thầy hướng

    dẫn khoa học tận tâm, đã chỉ bảo tôi từ khâu định hướng nghiên cứu đến phương

    pháp tiếp cận, thực hiện đề tài và trang bị cho tôi những tri thức, kỹ năng cần thiết

    để hoàn thành luận án này.

    Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám hiệu Trường Đại học

    Sư phạm, Ban Chủ nhiệm khoa Sinh học, Bộ môn Động vật học cùng quý thầy,

    cô khoa Sinh học Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế. Xin chân thành cảm

    ơn Ban Giám hiệu và các cán bộ, giảng viên Trường Cao đẳng Y tế Huế đã tạo

    điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.

    Trong quá trình thực hiện luận án, tôi cũng nhận được sự giúp đỡ quý báu

    về chuyên môn của TS. Ngô Văn Bình cùng các cán bộ Khoa Sinh học - Trường

    Đại học Sư phạm - Đại học Huế, TS. Hoàng Tấn Quảng cùng các cán bộ Viện

    Công nghệ Sinh học, Đại học Huế. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt

    tình, quý báu đó.

    Tôi còn nhận được sự cho phép và giúp đỡ tận tình trong quá trình triển

    khai thực địa của các cấp lãnh đạo và chuyên viên UBND Huyện A Lưới, UBND

    các xã của huyện A Lưới, nơi tôi thực hiện đề tài. Tôi cũng xin gửi lời biết ơn

    chân thành đến các anh chị em sống tại huyện A Lưới, anh chị em là đồng bào

    dân tộc thiểu số tại A Lưới đã hỗ trợ tôi về mặt thông tin và các điều kiện để thực

    hiện điều tra, khảo sát.

    Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân đến bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt là gia

    đình thân yêu đã luôn quan tâm, động viên và sát cánh bên tôi trong những thời

    điểm khó khăn nhất. Đây chính là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn giúp tôi vượt

    qua mọi trở lực để không ngừng vươn lên trong học tập và cuộc sống.

    Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn.

    Thừa Thiên Huế, tháng 8 năm 2017

    Tác giả

    Đặng Phước Hải

  • DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

    BM (Body Mass) Khối lượng cơ thể

    BS Bò sát

    ĐVCXS Động vật có xương sống

    F (Frequency) Tần suất

    HL (Head Length) Chiều dài đầu

    HW (Head Width) Chiều rộng đầu

    IRI (Index of Relative Importance) Chỉ số quan trọng

    LCBS Lưỡng cư bò sát

    MW (Mouth Width) Chiều rộng miệng

    NC Nghiên cứu

    NXB Nhà xuất bản

    SSD (Sexual Size Dimorphism) Sai khác về hình thái theo giới tính

    SVL (Snout to Vent Length) Chiều dài thân

    TL (Tail Length) Chiều dài đuôi

    V (Volume) Thể tích

  • MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................... 1

    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................. 2

    3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................ 2

    4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ...................................................... 3

    5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI ............................................................................. 3

    Chương 1 TỔNG QUAN...................................................................................... 4

    1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI Eutropis

    longicaudatus TRÊN THẾ GIỚI .......................................................................... 4

    1.1.1. Nghiên cứu về phân loại, sai khác hình thái theo giới tính và phân bố

    ...................................................................................................................... 4

    1.1.2. Nghiên cứu về đa dạng di truyền ........................................................ 7

    1.1.3. Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái học, đặc điểm sinh sản ............... 11

    1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI Eutropis

    longicaudatus (Hallowell, 1856) Ở VIỆT NAM VÀ THỪA THIÊN HUẾ ...... 14

    1.2.1. Nghiên cứu về phân loại, sai khác hình thái theo giới tính và phân bố

    .................................................................................................................... 14

    1.2.2. Nghiên cứu về đa dạng di truyền ...................................................... 18

    1.2.3. Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái học ............................................. 18

    1.2.4. Nghiên cứu về đặc điểm sinh sản ..................................................... 19

    1.4. KỸ THUẬT DI TRUYỀN RAPD ............................................................... 20

    1.5. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI CỦA VÙNG NGHIÊN

    CỨU .................................................................................................................... 21

    1.5.1. Vị trí địa lí, địa hình ......................................................................... 21

    1.5.2. Khí hậu ............................................................................................. 22

    Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 25

    2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .......................................... 25

    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 25

    2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................ 25

    2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ............................................ 25

    2.2.1. Thời gian nghiên cứu ........................................................................ 25

  • 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................ 26

    2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 27

    2.3.1. Khảo sát thực địa .............................................................................. 27

    2.3.2. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ................................................. 31

    2.4. TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 38

    Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 39

    3.1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SAI KHÁC HÌNH THÁI THEO GIỚI TÍNH . 39

    3.1.1. Đặc điểm hình thái ............................................................................ 39

    3.1.2. Sai khác về đặc điểm hình thái theo giới tính .................................. 43

    3.1.3. Tương quan giữa các kích thước và khối lượng cơ thể .................... 45

    3.2. ĐẶC ĐIỂM ĐA DẠNG DI TRUYỀN........................................................ 48

    3.2.1 Tách chiết DNA tổng số .................................................................... 48

    3.2.2. Kết quả phân tích đa dạng di truyền bằng kỹ thuật RAPD .............. 49

    3.2.3. Kết quả điện di sản phẩm PCR-RAPD ............................................. 52

    3.2.4. Phân tích đa dạng di truyền .............................................................. 55

    3.3. SỬ DỤNG VI MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ TẬP TÍNH HOẠT ĐỘNG CỦA

    THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI ........................................................................ 63

    3.3.1. Sử dụng vi môi trường sống ............................................................. 63

    3.3.2. Tập tính hoạt động ............................................................................ 65

    3.4. XÁC SUẤT PHÁT HIỆN LOÀI, MÔ HÌNH ĐIỂM CHIẾM CỨ ............. 68

    3.4.1. Đặc điểm chung ................................................................................ 68

    3.4.2. Xác suất phát hiện loài, yếu tố ảnh hưởng đến mô hình điểm chiếm

    cứ ................................................................................................................ 70

    3.5. ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI DINH DƯỠNG .................................................. 81

    3.5.1. Số lượng Thằn lằn bóng đuôi dài theo mùa và theo khu vực ........... 81

    3.5.2. Thành phần thức ăn và chỉ số quan trọng của từng loại thức ăn ...... 83

    3.5.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đến các đặc điểm dinh dưỡng ....... 93

    3.5.4. Đánh giá sự đa dạng thức ăn bằng đường cong tích lũy kỳ vọng .... 95

    3.5.5. Đánh giá sự đa dạng về thức ăn ...................................................... 100

    3.5.6. Đánh giá mức độ đồng đều về thức ăn ........................................... 100

    3.6. ĐẶC ĐIỂM VỀ SINH SẢN ...................................................................... 101

    3.6.1. Đặc điểm sinh sản con đực ............................................................. 101

  • 3.6.2. Đặc điểm sinh sản con cái .............................................................. 104

    3.7. SỬ DỤNG BỀN VỮNG THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI ...................... 111

    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 113

    CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 2.1: Trình tự các mồi dùng trong PCR-RAPD .......................................... 36

    Bảng 3. 1: Tóm tắt đặc điểm hình thái của Thằn lằn bóng đuôi dài .................. 42

    Bảng 3. 2: Đặc điểm hình thái và khối lượng cơ thể con đực và con cái ........... 44

    Bảng 3. 3: Số mẫu và số băng khuếch đại của từng mồi .................................... 50

    Bảng 3. 4: Chỉ số đa dạng di truyền giữa các quần thể ...................................... 56

    Bảng 3. 5: Chỉ số đa dạng Shannon giữa các quần thể, số lượng locus đa hình và

    tỷ lệ phần trăm locus đa hình giữa các mồi ........................................................ 57

    Bảng 3. 6: Chỉ số đa dạng Simpson theo từng loại mồi của Thằn lằn bóng đuôi

    dài trên 5 quần thể .............................................................................................. 58

    Bảng 3. 7: Mức độ tương đồng di truyền và khoảng cách di truyền giữa các quần

    thể nghiên cứu theo Nei’s cơ bản ....................................................................... 58

    Bảng 3. 8: Mức độ tương đồng di truyền giữa các quần thể nghiên cứu theo Nei's

    không lệch ........................................................................................................... 59

    Bảng 3. 9: Chỉ số tương đồng về di truyền giữa các quần thể Thằn lằn bóng đuôi

    dài ....................................................................................................................... 61

    Bảng 3. 10: Nhiệt độ và độ ẩm của vi môi trường sống nơi phát hiện loài Thằn

    lằn bóng đuôi dài ................................................................................................ 64

    Bảng 3. 11: Quá trình phát hiện Thằn lằn bóng đuôi dài ................................... 69

    Bảng 3. 12: Phân bố số lượng phát hiện theo đợt giám sát, theo tháng trong năm

    và theo mùa ......................................................................................................... 70

    Bảng 3. 13: Số lượng các loại mô hình .............................................................. 71

    Bảng 3. 14: Số lượng các loại mô hình có thể xuất hiện trong nghiên cứu ....... 72

    Bảng 3. 15: Mô hình xác suất phát hiện loài cơ bản .......................................... 74

    Bảng 3. 16: Ảnh hưởng của sinh cảnh và các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình điểm

    chiếm cứ .............................................................................................................. 75

    Bảng 3. 17: Ảnh hưởng của môi trường sống đến mô hình điểm chiếm cứ ...... 76

    Bảng 3. 18: Ảnh hưởng của thời tiết đến các mô hình điểm chiếm cứ .............. 77

    Bảng 3. 19: Ảnh hưởng của sinh cảnh đến mô hình điểm chiếm cứ.................. 78

    Bảng 3. 20: Ảnh hưởng của yếu tố môi trường đến mô hình điểm chiếm cứ .... 79

    Bảng 3. 21: Thành phần thức ăn và chỉ số quan trọng từng loại thức ăn ........... 83

    Bảng 3. 22: Thành phần thức ăn và chỉ số quan trọng từng loại thức ăn theo khu

    vực ...................................................................................................................... 87

  • Bảng 3. 23: Số lượng và thể tích từng loại thức ăn theo mùa ............................ 89

    Bảng 3. 24: Thành phần thức ăn giữa con đực và con cái.................................. 92

    Bảng 3. 25: Liên quan giữa kích thước, thể tích con mồi theo giới tính ............ 93

    Bảng 3. 26: Liên quan giữa thể tích trung bình thức ăn theo mùa và theo khu vực

    nghiên cứu .......................................................................................................... 95

    Bảng 3. 27: Tần suất xuất hiện các loại con mồi ................................................ 96

    Bảng 3. 28: Số lượng các mẫu thức ăn theo mùa ............................................... 99

  • DANH MỤC HÌNH ẢNH

    Hình 1. 1: Thằn lằn bóng đuôi dài Eutropis longicaudatus ................................. 5

    Hình 1. 2: Hình dạng và số lượng các cặp nhiễm sắc thể của: Mabuya rugifera,

    M. rudis, M. longicaudata và M. macularia ....................................................... 8

    Hình 1. 3: Bản đồ mối quan hệ giữa các tiểu vùng do sự phân chia địa chất .... 10

    Hình 1. 4: Bản đồ hành chính huyện A Lưới ..................................................... 21

    Hình 1. 5: Biểu đồ nhiệt độ và độ ẩm trung bình qua các tháng ........................ 23

    Hình 1. 6: Biểu đồ lượng mưa và số ngày nắng trung bình qua các tháng ........ 24

    Hình 2. 1: Bản đồ khu vực nghiên cứu di truyền, dinh dưỡng, sinh sản ............ 26

    Hình 2. 2: Vị trí 42 các điểm giám sát tại huyện A Lưới ................................... 27

    Hình 2. 3: Mô tả cách quan sát trong giám sát điểm .......................................... 31

    Hình 3. 1: Phân bố tỷ lệ đực cái ......................................................................... 40

    Hình 3. 2: Phân bố số lượng cá thể theo chiều dài thân ..................................... 41

    Hình 3. 3: Phân bố số lượng theo chiều dài đuôi ............................................... 42

    Hình 3. 4: Hồi quy tuyến tính giữa chiều dài thân và khối lượng cơ thể của con

    đực, con cái ......................................................................................................... 45

    Hình 3. 5: Hồi quy tuyến tính giữa chiều dài thân và chiều rộng đầu của con đực,

    con cái ................................................................................................................. 46

    Hình 3. 6: Hồi quy tuyến tính giữa chiều dài thân và chiều dài đầu của con đực,

    con cái ................................................................................................................. 46

    Hình 3. 7: Hồi quy tuyến tính giữa chiều dài thân và chiều rộng miệng của con

    đực, con cái ......................................................................................................... 47

    Hình 3. 8: Kết quả điện di DNA tổng số của một số mẫu .................................. 49

    Hình 3. 9: Các loại băng xuất hiện trên các mẫu ................................................ 50

    Hình 3. 10: Số băng khuếch đại các mẫu theo từng mồi .................................... 51

    Hình 3. 11: Kết quả điện di PCR-RAPD với mồi OPB-10 ................................ 52

    Hình 3. 12: Kết quả điện di PCR-RAPD với mồi OPB-10 ................................ 53

    Hình 3. 13: Kết quả điện di PCR-RAPD với mồi OPB-10 ................................ 53

    Hình 3. 14: Kết quả điện di PCR-RAPD với mồi OPA-01 ................................ 54

    Hình 3. 15: Kết quả điện di PCR-RAPD với mồi OPA-01 ................................ 54

    Hình 3. 16: Kết quả điện di PCR-RAPD với mồi OPA-01 ................................ 55

    Hình 3. 17: Giản đồ phả hê ̣của 50 mẫu Thằn lằn bóng đuôi dài ....................... 61

    Hình 3. 18: Phân tích tập hợp theo nhóm sự tương đồng về di truyền giữa các quần

    thể Thằn lằn bóng đuôi dài ................................................................................. 62

    Hình 3. 19: Tỷ lệ sử dụng các vi môi trường sống ............................................. 65

    Hình 3. 20: Tập tính hoạt động của loài Thằn lằn bóng đuôi dài ....................... 66

  • Hình 3. 21: Thời gian trung bình của con đực và con cái dành cho các hoạt động

    ............................................................................................................................ 67

    Hình 3. 22: Thời gian hoạt động của Thằn lằn bóng đuôi dài ............................ 68

    Hình 3. 23: Số lượng Thằn lằn bóng đuôi dài theo mùa .................................... 81

    Hình 3. 24: Phân bố Thằn lằn bóng đuôi dài theo khu vực nghiên cứu ............. 82

    Hình 3. 25: Thể tích các loại con mồi ................................................................ 84

    Hình 3. 26: Chỉ số quan trọng (IRI) các loại thức ăn ......................................... 85

    Hình 3. 27: Thể tích thức ăn giữa các mùa ......................................................... 88

    Hình 3. 28: Số lượng con mồi trung bình theo tháng và theo mùa .................... 90

    Hình 3. 29: Thể tích con mồi trung bình theo tháng và theo mùa ...................... 90

    Hình 3. 30: Thể tích con mồi tiêu thụ giữa con đực và con cái ......................... 91

    Hình 3. 31: Liên quan giữa khoảng nhiệt độ và sự xuất hiện của Thằn lằn bóng

    đuôi dài ............................................................................................................... 93

    Hình 3. 32: Liên quan giữa khoảng độ ẩm và sự xuất hiện của Thằn lằn bóng đuôi

    dài ....................................................................................................................... 94

    Hình 3. 33: Đường cong tích lũy giữa số loại con mồi và tần suất .................... 96

    Hình 3. 34: Đường cong tích lũy giữa số loại con mồi và số mẫu thức ăn ........ 97

    Hình 3. 35: Đường cong tích lũy giữa loại con mồi và số lượng mẫu thức ăn theo

    mùa ..................................................................................................................... 99

    Hình 3. 36: Biểu đồ sự thay đổi thể tích tinh hoàn theo tháng ......................... 101

    Hình 3. 37: Thể tích tinh hoàn giữa các mùa ................................................... 102

    Hình 3. 38: Sự thay đổi về thể tích tinh hoàn, khối lượng thể mỡ và khối lượng

    gan ở con đực .................................................................................................... 103

    Hình 3. 39: Tỷ lệ các giai đoạn phát triển của trứng ........................................ 105

    Hình 3. 40: Các giai đoạn phát triển của trứng theo thời gian ......................... 106

    Hình 3. 41: Biểu đồ sự thay đổi thể tích buồng trứng theo thời gian ............... 106

    Hình 3. 42: Thể tích buồng trứng theo mùa ..................................................... 107

    Hình 3. 43: Biểu đồ sự thay đổi về thể tích buồng trứng, khối lượng thể mỡ và

    khối lượng gan ở con cái .................................................................................. 108

    Hình 3. 44: Phân bố số lượng cá thể theo số trứng .......................................... 109

    Hình 3. 45: Sự thay đổi thể tích tinh hoàn và buồng trứng theo thời gian ....... 110

  • 1

    MỞ ĐẦU

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Các nghiên cứu về bò sát (BS) cho thấy số loài ghi nhận trên thế giới vào

    đầu năm 2011 là 9300 loài và đến tháng 8 năm 2016 đã tăng lên 10.450 loài [134].

    Theo Böhm và cộng sự ước tính có khoảng 20% số loài BS trên toàn cầu bị đe

    dọa tuyệt chủng [44].

    Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có khu hệ lưỡng cư

    và bò sát (LSBS) đa dạng trên thế giới. Số lượng loài được ghi nhận vào năm

    1996 là 340 loài, 545 loài vào năm 2009 và tính đến năm 2016 đã ghi nhận khoảng

    650 loài [25], [104], [134]. Bắc Trung bộ được xem là một trong những trung tâm

    đa dạng sinh học ở nước ta [131]. Tuy nhiên, hiện nay rừng tự nhiên và tài nguyên

    động vật hoang dã ở nơi đây đang chịu sức ép rất lớn từ các hoạt động phá rừng,

    canh tác nông nghiệp, xây dựng công trình thuỷ điện, săn bắt trái phép và ô nhiễm

    môi trường. Nhiều loài LCBS có giá trị kinh tế, dược liệu hay thực phẩm bị săn

    bắt cạn kiệt phục vụ nhu cầu của người dân địa phương và buôn bán, trong đó có

    các loài thằn lằn bóng thuộc giống Eutropis.

    Ở Thừa Thiên Huế các nghiên cứu về giống Eutropis được biết đến chủ

    yếu trong các điều tra về thành phần loài. Hơn nữa, các nghiên cứu này chỉ mới

    tập trung chủ yếu vào loài Thằn lằn bóng hoa Eutropis multifasciatus [8], chưa

    có nghiên cứu đầy đủ về loài Thằn lằn bóng đuôi dài Eutropis longicaudatus.

    Thằn lằn bóng đuôi dài là một đối tượng gần gũi và quen thuộc với con người,

    phân bố nhiều nơi trên cả nước. Đây là loài BS có giá trị trong cuộc sống. Thằn

    lằn bóng đuôi dài có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, là một mắt xích trong

    chuỗi thức ăn tự nhiên, chúng góp phần chuyển hóa vật chất, năng lượng và đảm

    bảo cân bằng trong hệ sinh thái. Chúng thường ăn côn trùng, ấu trùng gây hại cho

    nông nghiệp. Do đó, Thằn lằn bóng đuôi dài trở thành động vật có ích cho nông

    nghiệp, lâm nghiệp. Mặc dù chưa có tài liệu nào nghiên cứu về giá trị dược liệu

    của Thằn lằn bóng đuôi dài nhưng trong dân gian, chúng được sử dụng như một

  • 2

    vị thuốc chữa được bệnh hen suyễn, suy nhược cơ thể, gầy yếu ở trẻ em. Trong

    thời gian gần đây, các loài thằn lằn bóng, trong đó có Thằn lằn bóng đuôi dài

    được sử dụng làm thức ăn cho người và vật nuôi.

    Các kỹ thuật sinh học phân tử đã có sự phát triển mạnh mẽ, tạo ra công cụ

    hữu hiệu để nghiên cứu về sinh thái học quần thể ở cấp độ phân tử. Các kỹ thuật

    sinh học phân tử cũng nhanh chóng được ứng dụng trong nghiên cứu và bảo tồn

    đa dạng sinh học, tạo ra lĩnh vực khoa học mới như tiến hóa phân tử, di truyền

    bảo tồn. Việc nghiên cứu sự đa dạng di truyền ở cả hai mức độ quần thể và loài

    của Thằn lằn bóng đuôi dài có vai trò quan trọng trong việc đánh giá ảnh hưởng

    của sự cách ly địa lý, sinh cảnh đến sự phát triển, biến đổi của loài này. Nhìn

    chung, chưa có công trình nào nghiên cứu về đa dạng di truyền, sinh thái học dinh

    dưỡng, sinh học sinh sản của loài Thằn lằn bóng đuôi dài Eutropis longicaudatus

    tại Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng.

    Với những lý do nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đa dạng

    di truyền và sinh thái của Thằn lằn bóng đuôi dài - Eutropis longicaudatus

    (Hallowell, 1856) vùng Tây Nam Thừa Thiên Huế”.

    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    - Phân tích đặc điểm hình thái và đánh giá mức độ đa dạng di truyền quần

    thể của loài Thằn lằn lằn bóng đuôi dài ở vùng Tây Nam Thừa Thiên Huế.

    - Phân tích đặc điểm sinh thái và sinh sản của loài Thằn lằn lằn bóng đuôi

    dài ở vùng Tây Nam Thừa Thiên Huế.

    3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

    - Xác định đặc điểm hình thái của Thằn lằn bóng đuôi dài Eutropis

    longicaudatus (Hallowell, 1856) vùng Tây Nam Thừa Thiên Huế và phân tích

    tương quan giữa những sai khác về hình thái theo giới tính.

    - Đánh giá mức độ đa dạng di truyền của Thằn lằn bóng đuôi dài vùng Tây

    Nam Thừa Thiên Huế ở cấp độ loài; quần thể và so sánh với các vùng khác.

  • 3

    - Phân tích các đặc điểm sinh thái như: đặc điểm dinh dưỡng (các loại con

    mồi, chỉ số quan trọng của thức ăn...); xác suất phát hiện loài; các mô hình điểm

    chiếm cứ và các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình.

    - Phân tích các đặc điểm sinh sản của Thằn lằn bóng đuôi dài.

    4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

    Đề tài cung cấp dẫn liệu khoa học cập nhật về đặc điểm hình thái, sai khác

    hình thái theo giới tính, mức độ đa dạng di truyền ở cấp độ quần thể và loài, các

    đặc điểm về sinh thái học như: dinh dưỡng, sinh sản, xác suất phát hiện loài, yếu

    tố ảnh hưởng, và mô hình điểm chiếm cứ của Thằn lằn bóng đuôi dài ở vùng Tây

    Nam Thừa Thiên Huế.

    Kết quả nghiên cứu trên là cơ sở khoa học đáng tin cậy đối với công tác

    nghiên cứu và sử dụng bền vững Thằn lằn bóng đuôi dài.

    5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI

    - Mô tả được đặc điểm hình thái và phân tích tương quan những sai khác

    về hình thái theo giới tính.

    - Đánh giá được mức độ đa dạng di truyền ở cấp độ quần thể và loài. So

    sánh với các quần thể khác.

    - Phân tích được các đặc điểm sinh thái học: dinh dưỡng, xác suất phát hiện

    loài, các mô hình điểm chiếm cứ, ảnh hưởng của các yếu tố sinh cảnh, thời tiết,

    khí hậu đến các mô hình.

    - Mô tả được các đặc điểm sinh học sinh sản. Phân tích được tương quan

    giữa kích thước cơ thể và thể tích tinh hoàn, buồng trứng, khối lượng thể mỡ,

    khối lượng gan… Trình bày được một số yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm sinh sản

    của Thằn lằn bóng đuôi dài.

  • 4

    Chương 1

    TỔNG QUAN

    1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI

    Eutropis longicaudatus TRÊN THẾ GIỚI

    1.1.1. Nghiên cứu về phân loại, sai khác hình thái theo giới tính và phân bố

    1.1.1.1. Vị trí phân loại

    Loài: Eutropis longicaudatus (Hallowell, 1856)

    Giống: Eutropis, Fitzinger, 1843

    Họ: Thằn lằn bóng (Scincidae)

    Bộ: Có vảy (Squamata)

    Lớp: Bò sát (Reptilia)

    Vị trí phân loại của loài Thằn lằn bóng đuôi dài có những thay đổi như sau:

    Hallowell mô tả loài Thằn lằn bóng đuôi dài với tên ban đầu là Euprepis

    longicaudata [73]. Günther mô tả loài Eumeces siamensis nhưng sau này được

    coi là tên đồng vật khách quan của loài E. longicaudatus [72]. Một số tác giả khác

    mô tả các loài với tên khác nhau như Euprepes bicarinatus và Euprepes Ruhstrati

    nhưng sau này được coi là tên đồng vật của loài Mabuya longicaudata [128].

    Mausfeld & Schmitz phân tích quan hệ di truyền của các nhóm thằn lằn bóng và

    chính thức chuyển loài Thằn lằn bóng đuôi dài thuộc giống Eutropis [100].

    1.1.1.2. Sự sai khác về hình thái theo giới tính và phân bố

    * Hình thái:

    Thằn lằn bóng đuôi dài lần đầu tiên được mô tả bởi Hallowell vào năm

    1856 dựa trên mẫu chuẩn thu ở Thái Lan. Mô tả gốc khá đơn giản: Thằn lằn bóng

    đuôi dài có một đĩa trong suốt ở vảy mí mắt dưới; mặt phía trên có sự hòa trộn

  • 5

    giữa màu xanh ô liu, màu trắng, màu xanh lá cây; phần nửa sau của đuôi có màu

    nâu; có một dải rộng, màu đen ở mỗi bên kéo dài từ mắt đến gốc đuôi; có 30 hàng

    vảy ở hai bên lưng, về chiều rộng của của vệt màu đen này có thể chiếm đến hai

    hàng vảy bên lưng; cơ thể mảnh; có đuôi rất dài. Hai tấm trên mũi tiếp xúc nhau

    [73].

    Hình 1.1: Thằn lằn bóng đuôi dài Eutropis longicaudatus

    Boulenger ghi nhận Thằn lằn bóng đuôi dài có đuôi rất dài gấp 1,5 đến 2

    lần chiều dài thân, có một đĩa trong suốt ở vảy mí mắt dưới, có một tấm mũi, tấm

    khiên trên đầu tương tự như loài Mabuia carinata, các hàng vảy trên lưng và vảy

    bên có gờ rất rõ ràng, hai bên thân có màu hơi xanh, đôi khi có màu trắng xanh,

    có một vệt màu đen kéo dài từ sau mắt đến gốc của đuôi [45].

    Mô tả của Smith về loài thằn lằn này với hai tấm trên mũi tiếp xúc với

    nhau, đây là một trong những đặc điểm để phân biệt với loài thằn lằn bóng hoa.

    Ngoài ra, tấm trước mũi có chiều rộng lớn hơn chiều dài. Số lượng vảy quanh

    thân vào khoảng 26 – 30 vảy. Phần ở trên cơ thể có màu nâu, có vệt màu đen từ

    sau mắt đến gốc đuôi. Trên dải màu này đôi khi có những chấm trắng, đen xen kẽ

    nhau. Kích thước từ mõm đến lỗ huyệt khoảng 115 mm, đuôi dài khoảng 230 mm

  • 6

    [127]. Theo Taylor, khi nghiên cứu ở Thái Lan tác giả cho rằng đây là loài thằn

    lằn bóng kích thước tương đối lớn, vẩy trước trán tiếp xúc nhau, có 26 – 30 vảy

    quanh thân, kích thước SVL trung bình khoảng 101 mm. Grismer và cs cho thấy

    loài này có đĩa trong suốt ở dưới mí mắt. Có trên mũi tiếp xúc với nhau. Thằn lằn

    bóng đuôi dài có chân phát triển, có khả năng bám và trèo tốt. Chúng có một vệt

    màu đen, đôi khi màu nâu kéo dài từ sau mắt đến gốc đuôi ở phần trên, phần dưới

    dải có màu trắng [71].

    * Sự sai khác về hình thái theo giới tính

    Sự sai khác về hình thái theo giới tính (SSD) khá phổ biến ở các loài động

    vật có xương sống, trong đó có các loài thằn lằn. Các cá thể của một giới (đực

    hoặc cái) có các đặc điểm về số đo hình thái lớn hơn đáng kể so với giới còn lại

    trong cùng một quần thể hoặc một loài. Một số loài có các đặc điểm như: màu sắc

    cơ thể, màu lông, kích thước sừng, gạc và ngà thường tuân theo sự chi phối giới

    tính rất rõ nét. Andersson và cs đưa ra các mô hình lý thuyết và kiểm tra các mô

    hình này dựa trên giả thuyết giới tính quy định một số đặc điểm hình thái của cơ

    thể, sự lựa chọn và sở thích giao phối, sự khác biệt trong việc phát tín hiệu giao

    phối, sự hình thành và khả năng sử dụng các cơ quan đánh nhau chống lại kẻ thù

    [40]. Sai khác về giới tính có thể được lựa chọn trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua

    chọn lọc tự nhiên hoặc lựa chọn giới tính [48], [114], [120].

    Olsson và cs nghiên cứu sai khác về hình thái theo giới tính trên thằn lằn

    Niveoscincus microlepidotus ở Australia. Tác giả cho rằng sai khác về hình thái

    rất phổ biến trong các loài thằn lằn, với một số đặc điểm như là kích thước đầu

    (con đực thường có kích thước đầu lớn hơn con cái), khoảng cách giữa chân trước

    và chân sau của con đực cũng lớn hơn con cái, kích thước vòng bụng của con cái

    thường lớn hơn con đực. Điều này được tác giả giải thích như sau: Con đực trưởng

    thành có sự hoạt động cạnh tranh mạnh mẽ với các con đực khác để tranh giành

    thức ăn, để tranh giành con cái…; kích thước vòng bụng con cái có thể cung cấp

    nhiều không gian chứa trứng hơn [107], [122], [123], [140], [141]. Trong nghiên

  • 7

    cứu của mình trên đối tượng Thằn lằn bóng đuôi dài tại Đài Loan, Huang và cs

    cũng đưa ra nhận xét tương tự [78], [79].

    Cox đã đưa ra công thức để tính chỉ số sai khác hình thái theo giới tính dựa

    trên kích thước SVL của con lớn hơn và kích thước của con bé hơn [60]. Công

    thức này có ý nghĩa thực tiễn hơn so với do Lovich và Gibbons mô tả vào năm

    1992 [92]. Theo đó Lovic và Gibbons dựa vào tỷ lệ giữa kích thước SVL của con

    đực và con cái để chỉ ra sai khác. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều khi kích thước của

    con cái vẫn lớn hơn so với con đực [60].

    Nghiên cứu của Ji và cs trên loài Mabuya multifasciata ở Trung Quốc và

    Gifford & Powell trên 5 loài thằn lằn thuộc giống Leiocephalus đều cho rằng kích

    thước một số đặc điểm hình thái của đối tượng nghiên cứu có sự sai khác nhau có

    ý nghĩa giữa con đực và con cái [67], [85].

    * Phân bố:

    Các tác giả ghi nhận loài Thằn lằn bóng đuôi dài phân bố ở Thái Lan gồm

    Hallowell, Günther, Taylor và Zhao & Adler; ở Trung Quốc có Smith, Taylor và

    Zhao & Adler, ở Cambodia có Grismer còn ở Việt Nam và Lào có Smith [18],

    [23], [36], [71], [72], [73], [127], [130], [145].

    1.1.2. Nghiên cứu về đa dạng di truyền

    Trên thế giới có nhiều phương pháp để nghiên cứu về đa dạng di truyền cá

    thể và quần thể trên các loài khác nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào sử

    dụng kỹ thuật RAPD trên đối tượng Thằn lằn bóng đuôi dài.

    * Dựa vào số lượng và hình dạng nhiễm sắc thể

    Ota và cs nghiên cứu về số lượng, hình dạng nhiễm sắc thể của loài để đưa

    ra các kết luận về đa dạng di truyền (Hình 1.2). Công trình được thực hiện trên

    22 loài thằn lằn khác nhau, trong đó có Thằn lằn bóng đuôi dài. Kết quả tác giả

    sơ bộ đánh giá được mối quan hệ về đa dạng di truyền giữa các loài thằn lằn thông

    qua mô tả về hình thái các cặp nhiễm sắc thể. Khi nghiên cứu về hình dạng và số

  • 8

    lượng nhiễm sắc thể, Ota và cs cho rằng số cặp nhiễm sắc thể của Thằn lằn bóng

    đuôi dài là 16 cặp [108].

    Hình 1.2: Hình dạng và số lượng các cặp nhiễm sắc thể của: Mabuya

    rugifera (A), M. rudis (B), M. longicaudata (C) và M. macularia (D)

    (Khoảng cách thanh ngang là 10m) [108]

    Kết quả nghiên cứu của Huang và cs cho thấy số lượng cặp nhiễm sắc thể

    của Thằn lằn bóng đuôi dài cái là 14 cặp (2n = 28). Thông qua số lượng, hình

    dáng, kích thước các cặp nhiễm sắc thể, người ta có thể phân biệt được một số

    loài trong giống thằn lằn bóng.

    * Dựa vào kỹ thuật phân tích trình tự gen

    Các nghiên cứu về đa dạng di truyền của loài Thằn lằn bóng giống Eutropis

    dựa vào sinh học phân tử, có thể kể đến công trình của Honda và năm 1999 [75],

    [76]. Nhóm tác giả đã phân tích trình tự gen ty thể 12S và 16S rRNA trên 8 loài

    thằn lằn bóng là Apterygodon vittatus, Dasia gricea, D. olivacea, Lamprolepis

  • 9

    smaragdina, Lygosoma bowringii, Mabuya longicaudata, M. multifasciata và M.

    rudis; 2 loài thằn lằn bóng giống Mabuya thu thập từ Ấn Độ là M. quiquetaeniata

    và M. striata [75], [76]. Sau đó, Honda và cs phân tích trình tự của hai gen ty thể

    12S và 16S rRNA của một số mẫu Thằn lằn bóng được thu thập từ nhiều quốc

    gia. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng sơ đồ mối quan hệ di truyền của nhóm

    Mabuya một số vùng ở Australia. Đồng thời, tác giả cũng đã mô tả sơ đồ phát

    sinh chủng loại của các loài thằn lằn giống Lygosomine châu Á và châu Phi dựa

    vào trình tự DNA 825 bp của các gen ty thể 12S và 16S rRNA. Từ đó, tác giả cho

    rằng có hai nhánh phân biệt ở nhóm này, trong đó một nhánh bao gồm thằn lằn

    Lamprolepis và Lygosoma, nhánh còn lại bao gồm thằn lằn Apterygodon [77].

    Mausfeld đã phân tích một đoạn gen 16S rRNA (487 bp) của 26 loài thằn

    lằn bóng thuộc giống Mabuya được thu thập từ châu Phi, Madagascar, châu Mỹ

    và châu Á. Kết quả cho thấy không có sự quan hệ về di truyền giữa các loài Thằn

    lằn được thu thập ở Madagascar và châu Phi [100]. Mausfeld & Schmitz đã phân

    tích đa dạng di truyền trong các loài thằn lằn bóng thuộc giống Eutropis được thu

    thập ở châu Á và nghiên cứu đã đưa ra kết luận: giống thằn lằn bóng ở Châu Á là

    Eutropis [101].

    Whiting và cs mô tả sơ đồ phát sinh chủng loại của 82 cá thể thuộc giống

    Mabuya. Trong đó có 12 loài thu thập từ Nam Mỹ, 11 loài từ Nam và Tây Phi, 7

    loài từ Madagascar và 5 loài từ châu Á. Đồng thời nhóm cũng thực hiện trên một

    số đoạn gen khác như Enol, C-mos, Gapdh, và MYH2. Kết quả cho thấy loài Thằn

    lằn bóng đuôi dài có quan hệ gần gũi nhất với M. macularia và M. cumingi [142].

    Datta-Roy và cs mô tả sơ đồ quan hệ di truyền của Thằn lằn bóng Eutropis

    châu Á bằng cách sử dụng các chỉ thị 12S, 16S rRNA ty thể. Kết quả cho thấy sơ

    đồ về quan hệ di truyền của các loài thằn lằn bóng, đồng thời giải thích các mối

    quan hệ di truyền do sự phân chia địa chất hình thành nên các tiểu vùng (Hình

    1.3) [61].

  • 10

    Hình 1.3: Bản đồ mối quan hệ giữa các tiểu vùng do sự phân chia địa chất

    [61]

    (Mũi tên lớn chỉ sự phân tán ban đầu khi tách các tiểu vùng; mũi tên nhỏ

    chỉ sự phân tán sau khi hình thành các tiểu vùng)

    * Dựa vào kỹ thuật di truyền RAPD

    Kỹ thuật di truyền RAPD được sử dụng rộng rãi nhất trong nghiên cứu đa

    dạng di truyền [41], [54]. Một số tác giả đã sử dụng kỹ thuật này để nghiên cứu

    đa dạng di truyền trên nhiều đối tượng như: rắn chuông [91], công lam Ấn Độ

    [55], chuột hoang [103], bò nhà [144], ngựa vằn [47], chim đại bàng [109], sư tử,

    hổ châu Á [121], cừu [74], ngựa [66], ruồi giấm [93], nai [117]... Qua đó, các tác

    giả đưa ra được chỉ số đa dạng di truyền giữa các quần thể, giữa các cá thể trong

    một quần thể nghiên cứu [49], [50].

    Kỹ thuật di truyền RAPD đã được thực hiện nhiều trên các đối tượng động

    vật. Tuy nhiên, cho đến hiện tại chưa có công trình nào nghiên cứu trên loài Thằn

    lằn bóng đuôi dài bằng kỹ thuật này.

    Nhận xét: Mặt dù có nhiều kỹ thuật sinh học phân tử được ứng dụng trong

    nghiên cứu đa dạng di truyền và bảo tồn đa dạng sinh học: phân tích trình tự,

  • 11

    AFLP, RFLP, ISSR, RAPD,… trong đó kỹ thuật chính xác nhất là phân tích trình

    tự được thực hiện trên nhiều loài động vật [53], [62] [63], [84]. Tuy nhiên, ở mức

    độ đánh giá sự đa dạng di truyền giữa các quần thể, giữa các cá thể trong quần

    thể, kỹ thuật RAPD được xem là có rất nhiều ưu điểm [56]. Do đó, sử dụng kỹ

    thuật di truyền RAPD phù hợp để thực hiện các nghiên cứu về đa dạng di truyền

    nói riêng cũng như nghiên cứu về sinh thái học quần thể nói chung nhằm bảo vệ

    tính đa dạng di truyền và nâng cao hiệu quả bảo tồn các loài động vật [64], [68],

    [70], [90], [94], [126].

    1.1.3. Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái học, đặc điểm sinh sản

    - Vi môi trường sống

    Một số nhà sinh thái cho rằng vi môi trường sống là môi trường sống có

    quy mô nhỏ, có những đặc điểm về tự nhiên như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, nơi

    ở, thức ăn... có thể khác so với môi trường sống chứa nó [65]. Trên thế giới đã có

    nhiều công trình nghiên cứu về vi môi trường sống và sử dụng vi môi trường sống

    của các loài thằn lằn như: Anolis cristatellus [83], Hypsilurus spinipes [119],

    Xenosaurus newmanorum [88], Mabuya nigropunctata [135]. Kết quả của các

    nghiên cứu này cho thấy được khả năng xuất hiện của các loài thằn lằn trên các

    loại vi môi trường sống, nhiệt độ và độ ẩm nơi phát hiện, liên quan giữa nhiệt độ,

    độ ẩm với hoạt động sống của các loài thằn lằn... Mặt dù có nhiều nghiên cứu về

    sử dụng vi môi trường sống, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về sử dụng vi môi

    trường sống của loài Thằn lằn bóng đuôi dài.

    - Sinh thái học dinh dưỡng, sinh sản

    Về đặc điểm sinh thái học dinh dưỡng trên đối tượng Thằn lằn bóng đuôi

    dài có thể kể đến các nghiên cứu của Huang và cs vào các năm 2006, 2007, 2011,

    2012 [78], [79], [80], [81], [81].

    Huang và cs nghiên cứu việc sử dụng vi môi trường sống, dinh dưỡng, chu

    kỳ sinh sản của Thằn lằn bóng đuôi dài trên đảo nhiệt đới Orchid, Đài Loan

  • 12

    (Trung Quốc). Đây là khu vực nằm ở độ cao khoảng 100m, nhiệt độ tối đa trung

    bình từ tháng VI đến tháng VIII dao động 25,8-26,1 oC và 18,6-19,7 oC trong

    tháng XII đến tháng II. Kết quả cho thấy có đến 50% số cá thể được quan sát tại

    các hốc đá, lỗ hổng. Về thời gian đẻ trứng của Thằn lằn bóng đuôi dài xảy ra từ

    tháng II đến tháng VIII. Về các loại con mồi chủ yếu gồm: châu chấu (bộ Cánh

    thẳng: 31,1%), bộ Cánh cứng (20,5%), và bộ Cánh nửa (15,2%). Ngoài ra, còn

    tìm thấy thức ăn là thực vật như hạt, lá, trái cây. Nghiên cứu cũng cho thấy chế

    độ ăn của thằn lằn bóng có liên quan chặt chẽ với môi trường sống, thức ăn, thời

    gian hoạt động và cách tìm kiếm thức ăn [78]. Nhận định này cũng tương tự với

    nghiên cứu của Greene & Jaksic, Vrcibradic & Rocha [69], [138].

    Huang và cs đã mô tả về hoạt động chăm sóc và bảo vệ trứng, con non của

    Thằn lằn bóng đuôi dài mẹ bằng cách đặt thêm các loài bò sát ăn thịt, các loài kẻ

    thù khác vào vùng đẻ trứng. Kết quả cho thấy 15 trường hợp Thằn lằn bóng đuôi

    dài mẹ đã tấn công kẻ thù khi chúng chuẩn bị ăn trứng của nó. Nghiên cứu cũng

    đã cho thấy thời gian canh trứng của thằn lằn cái thay đổi theo thời kỳ. Cụ thể,

    thời gian canh trứng mới đẻ ở tại tổ cao nhất, tỷ lệ này giảm dần theo thời gian

    sau khi đẻ trứng. Hầu hết con cái ở lại tổ ít nhất 1 tuần sau khi đẻ trứng, tỷ lệ này

    giảm dần sau tuần thứ nhất. Tác giả cho rằng nếu không có sự bảo vệ trứng của

    Thằn lằn mẹ thì hầu hết trứng bị các động vật ăn thịt khác tiêu thụ [79]. Chúng

    lựa chọn những nơi làm tổ đẻ trứng phù hợp để tránh các loài động vật ăn thịt

    [57], [113], [133], [139].

    Trong một nghiên cứu tổng hợp từ năm 2001 đến 2009 trên đối tượng Thằn

    lằn bóng đuôi dài, Huang & Pike đã mô tả về sự tác động của biến đổi khí hậu

    đến sinh thái học của loài thằn lằn bóng này. Môi trường nghiên cứu tự nhiên

    gồm: đồng cỏ tự nhiên, rừng nhiệt đới thấp. Môi trường nghiên cứu nhân tạo gồm:

    các ống thoát nước, lỗ hang. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành theo dõi hoạt động

    của Thằn lằn bóng đuôi dài hàng ngày trên cả môi trường tự nhiên và môi trường

    nhân tạo. Kết quả cho thấy: về thời gian sinh sản cao điểm là vào khoảng tháng

  • 13

    VIII. Về số lượng trứng khoảng 2-13 trứng trong một ổ trứng (trung bình có 6

    trứng)... Trứng đẻ trong môi trường nhân tạo thời gian nở nhanh hơn, thời gian

    trưởng thành sớm hơn cũng như có tỉ lệ sống sót cao hơn so với môi trường tự

    nhiên [81].

    Nghiên cứu về ảnh hưởng của động vật ăn thịt trong việc lựa chọn nơi làm

    tổ của Thằn lằn bóng đuôi dài cho thấy sự lựa chọn nơi làm tổ đẻ trứng phụ thuộc

    vào vị trí và sự có mặt của động vật săn mồi như rắn ăn trứng. Thằn lằn bóng đuôi

    dài lựa chọn những nơi ít có mặt của các động vật ăn trứng để làm tổ và những

    nơi có ít loài thằn lằn khác đã làm tổ trước đó [82], [52], [123].

    Norval và cs đã phân tích thành phần thức ăn của 6 loại thằn lằn bóng ở

    Đài Loan, trong đó có Thằn lằn bóng đuôi dài [106]. Kết quả nghiên cứu cho thấy

    thành phần thức ăn của Thằn lằn bóng đuôi dài tương tự với kết quả nghiên cứu

    của Huang. Tuy nhiên, một thành phần thức ăn không có trong báo cáo của Huang

    là giun đất [78].

    Nhận xét: Các nghiên cứu về sinh thái học dinh dưỡng của Thằn lằn bóng

    đuôi dài chủ yếu tập trung tại Đài Loan với nhiều công bố của Huang và cs. Tuy

    nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu thực hiện trên đối tượng Thằn lằn bóng đuôi

    dài ở Đài Loan, chưa thực hiện đối với các mẫu ở các nước khác.

    - Xác suất phát hiện loài, các yếu tố liên kết với mô hình điểm chiếm cứ

    MacKenzie là người tiên phong cũng như có nhiều công trình nghiên cứu

    liên quan đến xác suất phát hiện loài, các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình điểm

    chiếm cứ, khả năng sử dụng vi môi trường sống. Nhóm tác giả đã áp dụng phương

    pháp đánh giá xác suất phát hiện loài và tỷ suất điểm chiếm cứ trên đối tượng là

    hai loài lưỡng cư Pseudacris crucifer và Bufo americanus, đây được xem là một

    chương trình giám sát quy mô lớn nhất tại Maryland, Hoa Kỳ [95].

    Năm 2003, MacKenzie sử dụng chương trình này trên đối tượng là loài kỳ

    nhông hổ Ambystoma tigrinum ở Minesota, Hoa Kỳ. Tác giả kết luận rằng mô

  • 14

    hình này không nhất thiết phải yêu cầu sự ổn định và tuyệt đối chính xác như một

    số phương pháp khác [96]. Tuy nhiên, phương pháp đòi hỏi phải thu thập dữ liệu

    phát hiện/không phát hiện tương tự như trong phương pháp đánh dấu bắt lại theo

    mô tả của Pollock [111], [112].

    Năm 2004, tác giả tiến hành mô hình trên đối tượng là kỳ nhông cạn

    Plethodon glutinosus [97]. Đến năm 2006, MacKenzie đã tiến hành nghiên cứu

    đánh giá tỷ suất điểm chiếm cứ trên đối tượng áp dụng là một loài côn trùng đặc

    hữu Deinacrida mahoenui của New Zealand [98].

    Ngoài ra, phương pháp này còn được sử dụng thành công để đánh giá các

    tỷ suất điểm chiếm cứ trên một số đối tượng như cá Pteronotropis welaka ở

    Georgia [38], [39]; các loài ếch ở Michigan [118]; các loài kì nhông ở Vườn quốc

    gia Great Smoky [42] và các loài khác như cú lông đốm (Strix occidentalis) ở

    California [105]...

    Nhận xét: Phương pháp này đã được áp dụng thành công trên nhiều đối

    tượng động vật với độ chính xác cao, phù hợp với các chương trình giám sát động

    vật, các mô hình phân bố của quần thể và quần xã. Phương pháp này có thể xem

    xét và suy luận các mô hình dưới điều kiện biến đổi của khí hậu, đánh giá và chọn

    lọc mô hình trên cơ sở xác suất tuyệt đối kết hợp với mức độ tác động của các

    yếu tố ảnh hưởng. Từ đó đưa ra được các sinh cảnh, điều kiện phù hợp nhất cho

    hoạt động phát triển của động vật [86], [87].

    1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI Eutropis

    longicaudatus (Hallowell, 1856) Ở VIỆT NAM VÀ THỪA THIÊN HUẾ

    1.2.1. Nghiên cứu về phân loại, sai khác hình thái theo giới tính và phân bố

    1.2.1.1. Vị trí phân loại

    Ở Việt Nam, tên thường gọi của loài này là Thằn lằn bóng đuôi dài, một số

    nơi gọi là rắn mối. Tuy nhiên, trong dân gian rắn mối là tên gọi chung cho các

    loài thằn lằn bóng giống Thằn lằn bóng.

  • 15

    - Tên gọi Mabuya longicaudata

    Trong các nghiên cứu khoa học ở Việt Nam, tên gọi của loài này cũng thay

    đổi nhiều lần theo sự thay đổi tên của các nghiên cứu trên thế giới. Công bố đầu

    tiên về loài này tại Việt Nam vào năm 1937 trong nghiên cứu của Bourret. Tác

    giả gọi Thằn lằn bóng đuôi dài là Mabuya longicaudata [46].

    Theo báo cáo kết quả điều tra cơ bản ếch nhái và bò sát miền Bắc Việt Nam

    của Trần Kiên và cs, loài Thằn lằn bóng đuôi dài đều sử dụng tên Mabuya

    longicaudata [17]. Sau đó nhiều tác giả đã sử dụng tên gọi này trong các công

    trình của mình [1], [2], [5], [10], [11], [14], [16], [20], [21], [22], [33], [34], [35].

    - Tên gọi Eutropis longicaudata

    Cho đến năm 2009, trong công trình về khu hệ lưỡng cư và bò sát Việt

    Nam, Nguyễn Văn Sáng và cs sử dụng tên gọi Eutropis longicaudata để chỉ loài

    Thằn lằn bóng đuôi dài [104]. Các tác giả khác sau đó bắt đầu sử dụng tên gọi

    [28], [32].

    - Tên gọi Eutropis longicaudatus

    Hiện nay những người nghiên cứu về lưỡng cư và bò sát ở Việt Nam đều

    thống nhất dùng tên khoa học của loài thằn lằn này là Eutropis longicaudatus để

    phù hợp về giống và số trong ngữ pháp tiếng Latinh [7], [8], [9].

    1.2.1.2. Sự sai khác về hình thái theo giới tính và phân bố

    * Hình thái:

    Các nghiên cứu về phân loại học loài Thằn lằn bóng đuôi dài ở Việt Nam

    đã có từ rất sớm. Mô tả của Smith về loài thằn lằn này có đuôi dài vào khoảng

    115 - 230 mm. Số vảy quanh giữa thân của cơ thể từ 26 - 30 vảy, thường có 3 củ

    bàn chân [127].

    Bourret nghiên cứu trên loài Mabuya longicaudata được thu thập từ Gia

    Lâm, Bắc Giang. Ông đã mô tả kích thước 2 mẫu ở Gia Lâm về chiều dài thân và

  • 16

    chiều dài đuôi là: 99 + 250 mm và 119 + 243 mm. Mẫu ở Bắc Giang có kích

    thước: 103 + 182 mm và 92 mm + kích thước đuôi bị đứt [46].

    Theo mô tả của Hoàng Ngọc Thảo, Hoàng Xuân Quang, Ngô Đắc Chứng,

    Thằn lằn bóng đuôi dài có đầu ít phân biệt với cổ, phủ vảy tấm đối xứng. Mõm

    tù, tấm mõm có chiều dài gấp 2 lần chiều rộng, tiếp xúc với tấm mép trên thứ

    nhất. Có một cặp tấm gáy chiều dài bằng 1/3 chiều rộng, tiếp xúc nhau, đôi khi

    ngăn cách bởi một vảy nhỏ. Lỗ mũi tròn, nằm giữa tấm mũi; Tấm trên mũi tiếp

    xúc nhau. Có hai tấm má, sáu – bảy tấm trên mí mắt, một - hai tấm trên trước ổ

    mắt, 7 - 11 vảy sau ổ mắt, một vảy sau trên ổ mắt, ba hàng vảy thái dương, sáu –

    bảy tấm mép trên, sáu – bảy tấm mép dưới, một tấm sau cằm. Vảy thân đồng đều,

    xếp theo hình ngói lợp từ trước ra sau [29]. Vảy lưng lớn hơn vảy bên; trên vảy

    có ba gờ (gờ hai bên rõ, gờ ở giữa yếu), phân biệt với các hàng vảy bên thân có

    gờ yếu hơn; vảy bụng nhẵn. Có 26 - 30 hàng vảy bao quanh giữa thân (kể cả vảy

    bụng). Chi trước có sáu - chín bản mỏng dưới ngón I, 14 - 19 bản mỏng dưới

    ngón III, 15 - 20 bản mỏng dưới ngón IV. Chi sau có 8 - 11 bản mỏng dưới ngón

    I, 18 - 22 bản mỏng dưới ngón III, 22 - 27 bản mỏng dưới ngón IV. Thân màu

    nâu sáng hoặc sẫm, mặt bụng và phía dưới các chi sáng màu hơn trên lưng. Hai

    bên thân có những vệt đen (bằng khoảng ba hàng vảy) kéo dài từ sau mắt đến gốc

    đùi, đôi khi mặt bên lưng có các đốm trắng. Có một vệt đen mảnh từ sau mép đến

    gốc vai [28].

    Ngô Đắc Chứng và cs mô tả về hình thái của Thằn lằn bóng đuôi dài cho

    thấy: phần lớn các các thể trong nghiên cứu có chiều dài thân 70 – 109 mm. Chiều

    dài đuôi trung bình của con đực là 131,41 ± 32,75 mm, con cái 140,8 ± 5,14 mm.

    Phần đầu có hình tam giác, các tấm vảy ở trước mắt xếp đối xứng nhau, ở hai tấm

    trên mủi chạm nhau. Vảy của chúng có hai gờ song song nhau, hai bên sườn có

    hai vệt màu đen chạy dài từ mắt đến trước chi sau, bụng có màu xanh. Dưới cằm

    có màu xanh nhạt, đến mùa sinh sản chúng có màu nổi bật hơn. Vảy ở phần bụng

    có màu xanh sáng hơn vảy ở phần lưng [7].

  • 17

    * Sự sai khác về hình thái theo giới tính:

    Ở Việt Nam, nghiên cứu về sai khác về hình thái theo giới tính có thể kể

    đến công trình của Ngô Đắc Chứng, Ngô Văn Bình (2014) trên đối tượng Thằn

    lằn bóng hoa Eutropis multifasciatus. Trong nghiên cứu này, tác giả phân tích các

    kích thước của Thằn lằn bóng hoa trưởng thành như: chiều dài mõm đến lỗ huyệt,

    chiều dài dầu, chiều rộng đầu. Từ đó nghiên cứu mối liên quan giữa các hình thái

    này với nhau, giữa con đực trưởng thành với con cái trưởng thành… Đồng thời,

    tác giả phân tích và đánh giá liên quan giữa kích thước của con đực và con cái

    với các mô hình tìm kiếm thức ăn, mô hình tranh giành lãnh thổ, con cái… [58].

    Nhận xét: Tại Việt Nam, chỉ có một công trình nghiên cứu về sai khác giới

    tính, tuy nhiên được thực hiện trên đối tượng Thằn lằn bóng hoa.

    * Phân bố:

    Năm 2002, Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc ghi nhận về Eutropis

    longicaudatus ở vườn quốc gia Cát Tiên trong nghiên cứu về thành phần loài bò

    sát, ếch nhái ở tại vườn quốc gia Cát Tiên [26]. Loài này cũng đã được ghi nhận

    phân bố ở Khánh Hòa, An Giang, Đồng Tháp, Đăk Nông và Quảng Trị [3], [4],

    [6], [15], Quảng Nam [13] và Thanh Hóa [31].

    Bobrov và Semenov, Nguyễn Văn Sáng và cs đã bổ sung thêm hai loài

    Eutropis chapaensis và Eutropis darevskii vào giống Thằn lằn bóng tại Việt Nam

    [27], [43].

    Hoàng Ngọc Thảo và cs (2013), trong nghiên cứu về đặc điểm hình thái

    các loài thằn lằn trong giống Eutropis Fitzinger, (1843) ở Bắc Trung Bộ gồm

    Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Vườn Quốc gia Bạch Mã – Thừa Thiên Huế đã

    xác định khu vực Bắc Trung Bộ có 4 trong tổng số 5 loài thuộc giống Eutropis ở

    Việt Nam là Eutropis chapaensis, Eutropis macularia, Eutropis multifasciata và

    Eutropis longicaudatus [28].

  • 18

    1.2.2. Nghiên cứu về đa dạng di truyền

    Ở Việt Nam, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu về đa dạng di

    truyền trên đối tượng Thằn lằn bóng đuôi dài.

    1.2.3. Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái học

    * Sinh thái học dinh dưỡng:

    Năm 2007, Ngô Đắc Chứng đã tiến hành nghiên cứu về một số đặc điểm

    dinh dưỡng và sinh sản của 3 loài thằn lằn bóng giống Eutropis là Eutropis

    multifasciatus, Eutropis macularius và Eutropis longicaudatus ở Khánh Hòa [3].

    Năm 2009, nghiên cứu của Lê Thắng Lợi và Ngô Đắc Chứng được tiến

    hành ở thành phố Huế và bốn huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế trên cả hai loài

    Eutropis longicaudatus và E. multifasciatus. Tác giả tiến hành đo nhiệt độ, độ ẩm

    nơi xuất hiện của thằn lằn bóng, mô tả và phân chia các loại sinh cảnh, nơi ở của

    thằn lằn bóng trên các địa điểm nghiên cứu, số lần phát hiện các loài thằn lằn

    bóng. Ngoài ra tác giả còn phân tích ảnh hưởng các điều kiện vô sinh đến hoạt

    động của thằn lằn bóng. Kết quả cho thấy đây là loài ưa nhiệt, hầu hết được tìm

    thấy ở những nơi có ánh nắng. Thời gian hoạt động bắt đầu từ 8h đến 16h hằng

    ngày. Tần số bắt gặp cao nhất từ 9 giờ - 11 giờ. Về dinh dưỡng: thức ăn chủ yếu

    là bộ Cánh thẳng, tiếp theo là bộ Cánh cứng. Về phổ thức ăn Thằn lằn bóng đuôi

    dài có phổ thức ăn hẹp hơn Thằn lằn bóng hoa đồng thời khối lượng thức ăn, cũng

    như độ béo của Thằn lằn bóng hoa lớn hơn Thằn lằn bóng đuôi dài. Tác giả cũng

    so sánh giữa 2 loại thằn lằn bóng ở Thừa Thiên Huế và Khánh Hòa cho thấy

    không có sự khác nhau đáng kể về khối lượng thức ăn và độ no, độ béo [20].

    Hoàng Xuân Quang và Nguyễn Huy Hoàng (2009) nghiên cứu về đặc điểm

    sinh thái học của thằn lằn bóng đốm Eutropis macularius ở vườn quốc gia Bạch

    Mã, Thừa Thiên Huế. Kết quả cho thấy loại thức ăn bắt gặp nhiều nhất là bộ Cánh

    đều, tiếp đến là nhện. Về thời gian hoạt động từ 7 giờ đến 17 giờ, trong đó thời

    gian hoạt động mạnh nhất là từ 10 giờ đến 11 giờ [24].

  • 19

    Năm 2015, Ngô Đắc Chứng và cs nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng của

    loài Thằn lằn bóng hoa tại Thừa Thiên Huế. Kết quả cho thấy đa số thức ăn của

    thằn lằn bóng hoa là: nhện, ấu trùng côn trùng, ốc, châu chấu, dế. Đồng thời, tác

    giả cũng cho rằng thành phần thức ăn, kích thước con mồi, khối lượng con mồi

    của Thằn lằn bóng hoa thay đổi giữa các mùa và giữa các vùng khác nhau. Kích

    thước và khối lượng con mồi của thằn lằn đực lớn hơn thằn lằn cái. Điều này phù

    hợp với mô hình tìm kiếm thức ăn rộng của thằn lằn bóng hoa [8].

    * Xác suất phát hiện loài, các yếu tố liên kết với mô hình điểm chiếm cứ

    Cho đến nay, nghiên cứu về xác suất phát hiện loài, các yếu tố liên kết với

    mô hình điểm chiếm cứ là một hướng nghiên cứu hiện đại và chính xác, tuy nhiên

    hướng nghiên cứu này trên đối tượng thằn lằn bóng nói chung, Thằn lằn bóng

    đuôi dài nói riêng chưa được nghiên cứu tại Việt Nam.

    1.2.4. Nghiên cứu về đặc điểm sinh sản

    Nghiên cứu về đặc điểm sinh sản của Thằn lằn bóng đuôi dài có nghiên

    cứu của Lê Thắng Lợi & Ngô Đắc Chứng về đặc điểm sinh học và sinh thái hai

    loài Thằn lằn bóng Eutropis longicaudatus và E. multifasciatus ở Thừa Thiên

    Huế. Kết quả cho thấy mùa sinh sản của loài Eutropis longicaudatus từ tháng IV

    đến tháng VIII. Cá thể cái trưởng thành có chiều dài thân khoảng 83 mm. Mùa

    sinh sản của loài Eutropis multifasciatus khoảng tháng IV đến tháng VII, cá thể

    cái có thân dài khoảng 95 mm [20].

    Ngô Đắc Chứng và Trương Tấn Mỹ nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng

    và sinh sản của giống Thằn lằn bóng Mabuya Fitzinger, (1826) ở Khánh Hòa.

    Trong nghiên cứu này tác giả đã giới thiệu về đặc điểm thức ăn, đặc điểm về cơ

    quan sinh dục và sự sinh sản của 3 loài Eutropis longicaudatus, E. macularius và

    E. multifasciatus [3].

    Tóm lại, trên đối tượng Thằn lằn bóng đuôi dài, các tác giả nghiên cứu tập

    trung về hình thái, phân loại, phân bố. Một số nghiên cứu cơ bản về sinh thái học

  • 20

    dinh dưỡng và đặc điểm sinh sản trên các loài khác nhau thuộc giống Eutropis.

    Tại Thừa Thiên Huế chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ về hình thái, sai

    khác về hình thái theo giới tính, đa dạng di truyền giữa các quần thể Thằn lằn

    bóng đuôi dài, nghiên cứu đầy đủ về sinh thái học dinh dưỡng, khả năng sử dụng

    vi môi trường sống, xác suất phát hiện loài, các yếu tố liên kết với mô hình điểm

    chiếm cứ, đặc điểm sinh sản trên đối tượng Thằn lằn bóng đuôi dài.

    1.4. KỸ THUẬT DI TRUYỀN RAPD

    Vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, một kỹ thuật phân tử mới dựa trên

    nguyên tắc PCR với tên gọi là RAPD (Random amplified polymorphic DNA) đã

    ra đời một cách độc lập tại hai phòng thí nghiệm khác nhau [143].

    Ưu điểm của kỹ thuật di truyền RAPD gồm có: Kỹ thuật RAPD dễ thực

    hiện do không cần biết trước trình tự bộ gene của đối tượng cần nghiên cứu; Thao

    tác đơn giản; Chất lượng DNA khuôn không cần độ tinh sạch cao; Thời gian thực

    hiện nhanh và khả năng nhân bản cao với chi phí thực hiện thấp. Kỹ thuật RAPD

    thường được sử dụng kết hợp với những kỹ thuật cao cấp khác để đánh giá đa

    dạng di truyền và nhận diện chỉ thị phân tử có độ tin cậy cao [12].

    Ngoài những ứng dụng trong nghiên cứu sự đa đạng sinh học và nguồn gốc

    di truyền của các loài động vật, thực vật và vi sinh vật, chỉ thị RAPD cũng được

    sử dụng cho những mục đích như: lập bản đồ liên kết, xác định những gen liên

    kết với một tính trạng nào đó; Phân tích cấu trúc di truyền của quần thể; Phát hiện

    sự khác biệt trong các dòng soma [19].

    Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu sử dụng kỹ thuật RAPD.

    Các nghiên cứu này tập trung trên các đối tượng thực vật có thể kể đến như: vải

    thiều, lúa, đu đủ, bưởi, thanh trà, điều và trên đối tượng động vật có nghiên cứu

    về rắn hổ mang của Ngô Thị Kim và cs. năm 2003 [19] . Tuy nhiên, chưa có công

    trình nghiên cứu trên đối tượng Thằn lằn bóng đuôi dài.

  • 21

    1.5. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI CỦA VÙNG

    NGHIÊN CỨU

    1.5.1. Vị trí địa lí, địa hình

    A Lưới là một huyện miền núi biên giới của tỉnh Thừa Thiên Huế có diện

    tích tự nhiên 1.224,64 km2. Tọa độ 16o16’12’’ độ vĩ Bắc - 107o14’02’’ độ kinh

    Đông. Ranh giới hành chính của huyện được xác định: Phía Bắc giáp huyện

    Phong Điền và huyện Đa Krông, tỉnh Quảng Trị; Phía Nam giáp huyện Tây

    Giang, tỉnh Quảng Nam; Phía Đông giáp thị xã Hương Trà, huyện Nam Đông và

    thị xã Hương Thủy; Phía Tây giáp Lào. Huyện có 20 xã (Hồng Thủy, Hồng Vân,

    Hồng Trung, Hồng Kim, Hồng Hạ, Hồng Bắc, Bắc Sơn, Hồng Quảng, A Ngo,

    Sơn Thủy, Phú Vinh, Nhâm, Hồng Thái, Hồng Thượng, Hương Phong, Hương

    Lâm, Đông Sơn, A Đớt, A Roằng, Hương Nguyên) và 01 thị trấn (Niên giám

    thống kê Thừa Thiên Huế, 2016).

    Hình 1.4: Bản đồ hành chính huyện A Lưới

  • 22

    A Lưới là vùng núi có độ cao trung bình thuộc sườn phía Tây dãy Trường

    Sơn Bắc. Tại đây có các nhóm đá chủ là macma acid, trầm tích hỗn hợp và biến

    chất. Độ cao trung bình ở đây là 700 – 900 m, trong đó có một số đỉnh núi cao

    trên 1500 m. Do vận động kiến tạo đã hình thành nên thung lũng sụt lún A So –

    A Lưới với phương cấu trúc chung là Tây Bắc – Đông Nam.

    Hệ thực vật ở A Lưới gồm nhiều tầng đặc trưng, nhiều dây leo, cây gỗ lớn

    như: gõ (gụ), mật, chò chỉ, lim xanh, kiền kiền, dầu... Đó là kiểu rừng kín thường

    xanh mưa mùa nhiệt đới. Bên cạnh đó, ở vài khu vực núi cao hơn còn xuất hiện

    hệ thực vật cận nhiệt đới (á nhiệt đới) có sự xen lẫn cây lá rộng với cây lá kim

    như hoàng đàn giả, thông tre, kim giao. Nói chung, tiểu vùng sinh thái phân bố

    thực vật này ở tỉnh nhà còn lại ít và ngày càng thu hẹp hơn.

    1.5.2. Khí hậu

    1.5.2.1. Nhiệt độ

    Ở A Lưới, nhiệt độ trung bình năm giảm xuống 20 – 22 °C khi lên cao 500

    - 800 m và dưới 18°C tại vùng núi cao trên 1.000 m. Về mùa đông nhiệt độ trung

    bình tháng I giảm xuống 17 – 18 °C trên vùng núi với độ cao 400 - 600 m và xấp

    xỉ 16 °C ở vùng núi cao hơn 800 m. Khi gió mùa Đông Bắc tràn về nhiệt độ thấp

    nhất vùng núi cao dưới 5 °C. Trong mùa hè vào các tháng nóng nhất tháng VI -

    VII nhiệt độ trung bình 24 – 25 °C tại vùng núi. Khi có gió mùa Tây Nam khô

    nóng nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 37 – 38 °C trên vùng núi cao. Biên độ nhiệt

    độ ngày mùa hè ở A Lưới đạt tới 10 – 12 °C, còn về mùa đông biên độ nhiệt độ

    ngày tại A Lưới giảm xuống 6 – 8 °C.

    1.5.2.2. Độ ẩm

    Độ ẩm tương đối trung bình năm của không khí tăng theo độ cao địa hình

    và có giá trị từ 83 đến 87% tùy theo vùng cụ thể. Độ ẩm tương đối trung bình của

    không khí cao nhất hàng năm đạt tới 86 - 87% ở núi cao trên. Thời gian độ ẩm

    không khí thấp kéo dài từ tháng V - VIII và trùng với thời kỳ hoạt động gió mùa

  • 23

    Tây Nam khô nóng. Trong thời kỳ này 79 - 87% tại vùng núi, trong đó độ ẩm

    tương đối thấp nhất (cực tiểu) rơi vào tháng VII. Khi gió Tây Nam khô nóng hoạt

    động mạnh độ ẩm tương đối không khí có thể xuống dưới 30%. Thời kỳ độ ẩm

    tương đối không khí tăng cao kéo dài từ tháng IX đến tháng III năm sau), đạt cực

    đại vào tháng XI - XII với giá trị 89 - 92%.

    Hình 1.5: Biểu đồ nhiệt độ và độ ẩm trung bình qua các tháng

    (Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế, 2010, 2016)

    1.5.2.3. Chế độ mưa, nắng

    Trung tâm mưa lớn Tây A Lưới có lượng mưa trung bình năm trên 3.400

    mm, có năm vượt quá 5.000 mm (Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế 2016).

  • 24

    Hình 1.6: Biểu đồ lượng mưa và số ngày nắng trung bình qua các tháng

    Lượng mưa tăng đần từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam cũng như

    phụ thuộc vào mùa mưa hay ít mưa. Tại vùng đồi núi, trong đó A Lưới - Nam

    Đông - Bạch Mã là 31 - 34%. Lượng mưa của mùa mưa ít (tháng I - IV) tại A

    Lưới dao động trong khoảng 3 - 8% tổng lượng mưa năm. Đối với mùa mưa nhiều

    chiếm 68 - 78% tổng lượng mưa năm tại vùng núi. Mưa đặc biệt lớn trong hai

    tháng 10 và 11, tổng lượng mưa II tháng này chiếm tới 48 - 53% tổng lượng mưa

    năm. Chênh lệch giữa các tháng mưa nhiều nhất và tháng mưa ít nhất đến 700 -

    l.000 mm, trong đó lượng mưa của tháng mưa nhiều nhất gấp 20 - 40 lần tháng

    mưa ít nhất.Từ tháng IX trở đi số giờ nắng giảm nhanh, sau đó lại tăng nhanh từ

    các tháng đầu của năm sau (Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế 2016).

  • 25

    Chương 2

    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu là loài Thằn lằn bóng đuôi dài Eutropis

    longicaudatus (Hallowell, 1856).

    Vị trí phân loại:

    Loài: Eutropis longicaudatus (Hallowell, 1856)

    Giống: Eutropis, Fitzinger, 1843

    Họ: Thằn lằn bóng (Scincidae)

    Bộ: Có vảy (Squamata)

    Lớp: Bò sát (Reptilia)

    2.1.2. Địa điểm nghiên cứu

    Huyện A Lưới (16°00’57” – 16°27’04” N, 107°00’56” – 107°31’05” E)

    thuộc vùng Tây Nam Thừa Thiên Huế.

    2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

    2.2.1. Thời gian nghiên cứu

    Từ tháng 6/2014 đến tháng 6/2017 phân bổ cho các nội dung như sau:

    - Nghiên cứu về hình thái, sai khác về hình thái theo giới tính, sinh thái học

    dinh dưỡng: 6/2014 – 5/2015.

    - Nghiên cứu về xác suất phát hiện loài, mô hình điểm chiếm cứ: 1/2015 –

    9/2015.

    - Nghiên cứu về đặc điểm sinh sản: 9/2015 – 8/2016

    - Nghiên cứu về đa dạng di truyền: 5/2016 – 8/2016

    - Xử lý số liệu: 6/2015 – 12/2016

  • 26

    2.2.2. Địa điểm nghiên cứu

    Các điểm nghiên cứu về hình thái, đa dạng di truyền, dinh dưỡng, sinh sản:

    Khu vực Xã/Thị trấn Tọa độ

    Khu vực 1

    Xã Hương Lâm 16°07’53”N, 107°20’17”E

    Xã Hương Phong 16°11′01″N 107°19′11″E

    Xã Hồng Thượng 16°11′13″N, 107°15′47″E

    Khu vực 2

    Xã Sơn Thủy 16°14’48”N, 107°15’25”E

    Thị trấn A Lưới 16°17′23″N, 107°13′52″E

    Xã Nhâm 16°13′43″N, 107°10′59″E

    Khu vực 3

    Xã Hồng Kim 16°19′44″N, 107°13′52″E

    Xã Hồng Vân 16°22’19”N, 107°06’51”E

    Xã Hồng Bắc 16°16′09″N, 107°10′44″E

    Hình 2.1: Bản đồ khu vực nghiên cứu di truyền, dinh dưỡng, sinh sản

  • 27

    Các điểm nghiên cứu về giám sát (Hình 2.2):

    - Các điểm NC thuộc sinh cảnh 1: Khu vực rừng lâm nghiệp và rừng trồng

    thuần loại, xa khu dân cư, không có dấu hiệu hoạt động của gia súc, gia cầm.

    - Các điểm NC thuộc sinh cảnh 2: Khu vực vườn nhà, vườn trồng, khu chăn

    nuôi, cây bụi, trảng cỏ, gần nhà dân, có dấu hiệu hoạt động của gia súc, gia cầm.

    - Các điểm NC thuộc sinh cảnh 3: Khu vực ven sông suối, thực vật chủ yếu

    là cây bụi, xa khu dân cư, không có dấu hiệu hoạt động của gia súc, gia cầm.

    Hình 2.2. Vị trí 42 các điểm giám sát tại huyện A Lưới

    2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊ N CỨU

    2.3.1. Khảo sát thực địa

    2.3.1.1. Khảo sát vi môi trường sống và tập tính hoạt động

  • 28

    * Khảo sát vi môi trường sống

    - Thu thập các số liệu liên quan tại vị trí phát hiện loài như: nhiệt độ, độ

    ẩm, lượng mưa, ánh sáng, độ cao, tọa độ và loại môi trường sống.

    - Dùng máy ảnh để chụp khi quan sát, ghi nhật ký nghiên cứu, lập các phiếu

    theo dõi để ghi lại kết quả, quan sát tại nơi nghiên cứu.

    * Tập tính hoạt động

    - Quan sát, ghi nhận tập tính như: hoạt động bắt mồi, phơi nắng, trốn chạy

    kẻ thù, môi trường sống, nơi ẩn nấp, nhiệt độ, độ ẩm…

    - Khi quan sát các tập tính giữ khoảng cách ≥ 3 mét để tránh ảnh hưởng

    của người quan sát. Khi phát hiện Thằn lằn bóng đuôi dài khoảng 1-2 phút, bắt

    đầu quan sát và ghi nhận từ 5 đến 10 phút. Ghi nhận tần số và thời gian của các

    hoạt động: săn mồi, rình mồi, giao phối, phơi nắng, đánh nhau và một số tập tính

    khác.

    2.3.1.2. Thu mẫu

    - Tùy theo nội dung và địa điểm nghiên cứu, chọn các điểm có phân bố của

    loài này, có sinh cảnh đặc trưng để theo dõi, quan sát đều đặn trong từng đợt.

    Thời gian tiến hành khảo sát và thu mẫu từ 7 giờ sáng đến 17 giờ chiều.

    - Thu mẫu trực tiếp bằng tay, câu (với mồi câu là cào cào, nhện, giun đất...)

    hoặc dùng bẫy hố, bẫy lưới để vây bắt. Mẫu thu dùng để nghiên cứu dinh dưỡng,

    hình thái được thả lại vào tự nhiên sau khi tiến hành. Các mẫu dùng cho nghiên

    cứu sinh sản và di truyền: làm tử vong đối tượng sau khi ghi lại các số đo hình

    thái bằng ngâm vào nước hoặc gây mê bằng ete. Bảo quản mẫu trong cồn 70o.

    - Quan sát hình dạng bên ngoài để xác định loài Thằn lằn bóng đuôi dài

    dựa vào chiều dài đuôi, hình dạng đầu, màu sắc thân, số vảy quanh thân... Xác

    định giới tính của Thằn lằn bóng đuôi dài thông qua màu sắc, kích thước vòng

  • 29

    bụng, kích thước mõm, kích thước của chân, số đốm trắng hai bên sườn, màu sắc

    hai vạch chạy dài từ sau mắt đến chi sau, số củ bàn chân.

    2.3.1.3. Đo hình thái, rửa dạ dày

    * Đo hình thái

    - Sử dụng thước kẹp điện tử độ chính xác 0,01 mm (Mitutoyo, Kawasaki,

    Nhật Bản) để đo các số đo hình thái. Cân khối lượng bằng cân điện tử với độ

    chính xác ± 0,1 g (Prokits, Taipei, Đài Loan). Dùng phiếu ghi hình thái để ghi số

    liệu từng mẫu tương ứng. Các số đo hình thái gồm: chiều dài thân (SVL - chiều

    dài từ mút mõm đến lỗ huyệt), chiều dài đuôi (TL - chiều dài từ lỗ huyệt đến mút

    đuôi), chiều dài đầu (HL - khoảng cách từ mút mõm đến mép trước của tai), chiều

    rộng đầu (HW - đường nằm ngang ở phía sau hàm dưới), chiều rộng miệng (MW

    - đường nằm ngang ở phía sau quai hàm).

    * Rửa dạ dày theo phương pháp của Solé và cs mô tả năm 2005

    Chuẩn bị:

    - Ống nhựa mềm làm ống dẫn có đường kính từ 2 - 4 mm.

    - Xi-ranh (30 và 60 cc) để bơm nước vào dạ dày.

    - Phễu, rây lọc, dụng cụ đo thể tích nước, túi ni lông đựng thức ăn khi bơm

    nước, cồn 70o có dán nhãn.

    - Thau nhỏ đựng nước, cân điện tử bỏ túi, thước kẹp kỹ thuật số.

    Tiến hành:

    - Bước 1: Tiến hành bơm nước (tốt nhất cần có 3 người cùng thao tác).

    + Một người giữ mẫu sao cho đầu hơi chúc xuống, dùng panh hoặc

    ống nhựa để kích thích Thằn lằn bóng đuôi dài mở miệng. Sau đó chèn panh hoặc

    ống nhựa để giữ miệng.

  • 30

    + Một người dùng ống nhựa mềm, đẩy nhẹ vào thực quản đến đáy

    của dạ dày thì dừng lại và giữ nguyên vị trí của ống thông (kỹ thuật này bắt buộc

    người thực hiện phải có kỹ thuật tốt, nếu không có thể làm cho dạ dày bị thủng).

    + Một người bơm nước từ xi-ranh, ban đầu cần bơm ít nước để bôi

    trơn dạ dày (5 đến 10 ml), sau đó tiến hành đẩy nước vào bình thường để rửa dạ

    dày. Những lần bơm đầu tiên nên đẩy nước vào với tốc độ vừa phải, những lần

    sau mới đẩy mạnh để thức ăn thoát ra ngoài theo dòng nước. Khi thấy thức ăn là

    có kích thước lớn trào ra thì dừng lại, dùng panh để kẹp và từ từ kéo ra, sau đó

    tiếp tục bơm nước bình thường với tốc độ mạnh hơn lần trước, khi không thấy

    thức ăn trào ra nữa thì dừng bơm nước. Khi bơm cần để chậu đựng nước phía

    dưới để hứng nước và thức ăn.

    - Bước 2: Dùng rây lọc thức ăn sau khi bơm xong, chuyển thức ăn vừa thu

    được vào trong các lọ nhỏ có chứa cồn 75o có dán kí hiệu mẫu để bảo quản.

    - Bước 3: Thằn lằn bóng bơm nước xong, thả chúng ra môi trường tự nhiên

    tại vị trí đã thu ban đầu.

    Đây là một phương pháp nghiên cứu dinh dưỡng có nhiều ưu điểm trong

    nghiên cứu dinh dưỡng của động vật. Đặc biệt là không gây tử vong cho mẫu

    nghiên cứu mà vẫn thu được thức ăn chứa trong dạ dày.

    2.3.1.4. Giám sát điểm

    Theo phương pháp của MacKenzie và cs năm 2002 tiến hành chọn 3 sinh

    cảnh tại vùng nghiên cứu gồm:

    Khu vực rừng lâm nghiệp và rừng trồng thuần loại, xa khu dân cư, không

    có dấu hiệu hoạt động của gia súc, gia cầm: ký hiệu Sinh-cảnh-1.

    Khu vực vườn nhà, vườn trồng, khu chăn nuôi, cây bụi, trảng cỏ, gần nhà

    dân, có dấu hiệu hoạt động của gia súc, gia cầm: ký hiệu Sinh-cảnh-2.

  • 31

    Khu vực ven sông suối, thực vật chủ yếu là cây bụi, xa khu dân cư, không

    có dấu hiệu hoạt động của gia súc, gia cầm: ký hiệu Sinh-cảnh-3.

    - Mỗi sinh cảnh tiến hành khảo sát 14 điểm. Mỗi điểm khảo sát có diện tích

    khoảng 1000 m2 (20 × 50 m) cách nhau tối thiểu khoảng 500 m.

    - Hai người quan sát một điểm (mỗi người quan sát 10 mét theo chiều rộng

    và 50 mét theo chiều dài). Một đợt khảo sát phải tiến hành khảo sát tất cả các

    điểm.

    Hình 2.3: Mô tả cách quan sát trong giám sát điểm

    - Nếu phát hiện Thằn lằn bóng đuôi dài ghi “1”, không phát hiện ghi “0”.

    Nếu gặp 10 cá thể tại một điểm thì phải lấy tất cả các biến khảo sát tương ứng với

    mỗi cá thể được phát hiện. Mỗi tháng tiến hàn