195
i BGIÁO DC VÀ ĐÀO TO ĐẠI HC HUTRƯỜNG ĐẠI HC KHOA HC NGUYN HOÀNG HUTIN TRÌNH HP TÁC KINH TGIA CÁC NƯỚC THUC HÀNH LANG KINH TĐÔNG TÂY (1998 - 2010) Chuyên ngành: Lch sthế gii Mã s: 62.22.03.11. LUN ÁN TIN SĨ LCH SNgười hướng dn khoa hc: 1. PGS.TS NGUYN VĂN TN 2. PGS.TS TRNH THĐỊNH HU, 2014

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN HOÀNG HUẾ

TIẾN TRÌNH HỢP TÁC KINH TẾ

GIỮA CÁC NƯỚC THUỘC HÀNH LANG

KINH TẾ ĐÔNG TÂY (1998 - 2010)

Chuyên ngành: Lịch sử thế giới

Mã số: 62.22.03.11.

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS NGUYỄN VĂN TẬN

2. PGS.TS TRỊNH THỊ ĐỊNH

HUẾ, 2014

Page 2: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên

cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là

trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận án

Nguyễn Hoàng Huế

Page 3: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  iii

MỤC LỤC

Trang TRANG PHỤ BÌA........................................................................................................i

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ii

MỤC LỤC ..................................................................................................................iii

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT.....................................................................................vi

DANH MỤC CÁC BẢNG .........................................................................................ix

DANH MỤC CÁC HÌNH ...........................................................................................x

MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..........................................................................4

3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................10

4. Phạm vi nghiên cứu và nguồn tư liệu.................................................................11

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.................................................12

6. Đóng góp của luận án.........................................................................................13

7. Bố cục của luận án .............................................................................................14

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ CỦA HỢP TÁC KINH TẾ GIỮA CÁC NƯỚC THUỘC

HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG TÂY ..................................................................15

1.1. Một số cơ sở lý thuyết về quan hệ kinh tế quốc tế..........................................15

1.1.1. Khái niệm về hợp tác và hội nhập kinh tế khu vực......................................15

1.1.2. Lý thuyết về lợi thế so sánh .........................................................................16

1.1.3. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh của quốc gia ...............................................16

1.1.4. Thuyết tự do thương mại..............................................................................17

1.1.5. Thuyết bảo hộ mậu dịch...............................................................................17

1.1.6. Khái niệm “hành lang kinh tế”.....................................................................18

1.2. Khái niệm “Hành lang kinh tế Đông Tây”......................................................19

1.3. Bối cảnh quốc tế và khu vực...........................................................................20

1.4. Khái quát hợp tác kinh tế giữa Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam trước

năm 1998................................................................................................................28

1.5. Sáng kiến của Ngân hàng Phát triển châu Á và Nhật Bản..............................32

Page 4: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  iv

1.5.1. Vai trò của Ngân hàng Phát triển châu Á ....................................................32

1.5.2. Vai trò của Nhật Bản....................................................................................33

1.6. Đặc điểm của Hành lang kinh tế Đông Tây....................................................35

CHƯƠNG 2. SỰ TIẾN TRIỂN CỦA CÁC LĨNH VỰC HỢP TÁC KINH TẾ

GIỮA CÁC NƯỚC THUỘC HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG TÂY (1998 - 2010) .....42

2.1. Nguyên tắc hợp tác và cơ chế hoạt động của Hành lang kinh tế Đông Tây ...42

2.2. Hợp tác đầu tư giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây.................47

2.2.1. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.....................................................................47

2.2.2. Đầu tư xây dựng các khu kinh tế .................................................................51

2.2.3. Thu hút đầu tư của các nước và các địa phương thuộc Hành lang kinh tế

Đông Tây................................................................................................................53

2.3. Hợp tác thương mại.........................................................................................59

2.4. Hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải và du lịch......................................64

2.4.1. Hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải....................................................64

2.4.2. Hợp tác trong lĩnh vực du lịch .....................................................................70

2.5. Hợp tác trong các lĩnh vực khác .....................................................................82

2.5.1. Hợp tác nông và công nghiệp.......................................................................82

2.5.2. Hợp tác năng lượng......................................................................................84

2.5.3. Hợp tác xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn ..................................87

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ TIẾN TRÌNH HỢP TÁC KINH TẾ

GIỮA CÁC NƯỚC THUỘC HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG TÂY (1998 - 2010) ..90

3.1. Tác động của tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế

Đông Tây................................................................................................................90

3.1.1. Tác động đối với các nước thành viên .........................................................90

3.1.1.1. Tác động đối với Myanmar ...................................................................93

3.1.1.2. Tác động đối với Thái Lan ....................................................................94

3.1.1.3. Tác động đối với Lào ............................................................................97

3.1.1.4. Tác động đối với Việt Nam.................................................................100

3.1.2. Tác động đối với hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng .............................105

3.1.3. Tác động đối với hợp tác ASEAN .............................................................107

3.2. Những thành tựu và hạn chế .........................................................................112

Page 5: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  v

3.2.1. Thành tựu ...................................................................................................112

3.2.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................................116

3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc

Hành lang kinh tế Đông Tây ................................................................................127

3.4. Các gợi mở chính sách tham gia của Việt Nam trong hợp tác kinh tế Hành

lang kinh tế Đông Tây..........................................................................................133

3.4.1. Đóng góp của Việt Nam trong tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc

Hành lang kinh tế Đông Tây (1998 - 2010) .........................................................133

3.4.2. Các gợi mở chính sách cho Việt Nam .......................................................135

3.5. Triển vọng của hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông

Tây........................................................................................................................145

KẾT LUẬN.............................................................................................................150

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................155

PHỤ LỤC

Page 6: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  vi

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

STT CHỮ VIẾT

TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT

1 ACMECS

Ayeyawady - Chao Phraya

– Mekong Economic

Cooperation Strategy

Chiến lược hợp tác kinh tế

Ayayewady - Chao Phraya -

Mekong

2 ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển châu Á

3 AEC ASEAN Economic

Community Cộng đồng kinh tế ASEAN

4 AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

5 APEC Asia - Pacific Economic

Cooperation

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á

– Thái Bình Dương

6 ASEAN Association of Southeast

Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam

Á

7 ASEAN-METI

Association of Southeast

Asian NationsMinister for

Economy, Trade and

Industry

Ủy ban hợp tác kinh tế và công

nghiệp ASEAN

8 CBTA Cross Border Transport

Agreement Hiệp định vận tải qua biên giới

9 EWEC East West Economic

Corridor Hành lang kinh tế Đông Tây

10 EU European Union Liên minh Châu Âu

11 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

12 GMS Greater Mekong Subregion Tiểu vùng Mekong mở rộng

13 GMS BF Greater Mekong Subregion

Business Forum

Diễn đàn doanh nghiệp Tiểu

vùng Mekong mở rộng

Page 7: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  vii

14 GMS-CBTA

Greater Mekong Subregion

- Cross Border Transport

Agreement

Hiệp định vận tải qua biên giới

của các nước Tiểu vùng sông

Mekong mở rộng

15 GSP Generalized System of

Preferences Hệ thống ưu đãi phổ cập

16 IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế

17 JBIC Japan Bank for

International Cooperation

Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật

Bản

18 JETRO Japan External Trade

Organization Tổ chức ngoại thương Nhật Bản

19 JICA Japan International

Cooperation Agency

Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật

Bản

20 KKTTMĐB - Khu kinh tế - thương mại đặc biệt

21 KKTTMĐBLB Khu kinh tế - thương mại đặc biệt

Lao Bảo

22 NAFTA North America Free Trade

Agreement

Hiệp định Thương mại Tự do Bắc

Mỹ

23 NSEC North - South Economic

Corridor Hành lang kinh tế Bắc - Nam

24 ODA Official Development

Assistance Viện trợ phát triển chính thức

25 RFID Radio Frequency

Identification

Thẻ kiểm tra đối tượng bằng

sóng vô tuyến

26 SEC South Economic Corridor Hành lang kinh tế phía Nam

27 SOM EWEC

Senior Officials Meeting

East West Economic

Corridor

Hội nghị cấp cao EWEC

28 TNHH - Trách nhiệm hữu hạn

Page 8: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  viii

29 TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

30 TTXVN - Thông tấn xã Việt Nam

31 UBND - Uỷ ban nhân dân

32 UNESCO

United Nations Educational

Scientific and Cultural

Organization

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và

Văn hóa của Liên Hiệp Quốc

33 WB World Bank Ngân hàng thế giới

34 WTC World Trade Center Trung tâm thương mại quốc tế

35 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới

36 XNK - Xuất nhập khẩu

Page 9: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  ix

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Tỉ trọng thương mại của các nước EWEC với Nhật Bản..........................35

Bảng 1.2: Thông tin về các tỉnh, thành phố thuộc EWEC.........................................36

Bảng 2.1: Các chỉ số vĩ mô và xã hội của các nước EWEC, giai đoạn 2000 - 2005 .....48

Bảng 2.2: Nguồn vốn phân bổ cho các lĩnh vực hợp tác ưu tiên của GMS (1992 - 2007) ...51

Bảng 2.3: Kết quả thu hút đầu tư vào KKTTMĐBLB qua các năm: 2000 - 2010....52

Bảng 2.4: Xuất khẩu qua biên giới trên EWEC (2002-2008)....................................60

Bảng 2.5: Tốc độ tăng trưởng xuất, nhập khẩu (%/năm) của các nước thành viên EWEC ....63

Bảng 2.6: Hành lang kinh tế Đông Tây tại các nước trên tuyến ...............................67

Bảng 2.7: Tổng số người xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Lao Bảo (2001 - 2010) ......67

Bảng 2.8: Lượng khách du lịch quốc tế vào các nước EWEC ..................................80

Bảng 2.9: Nguồn vốn vay cho lĩnh vực năng lượng của các nước EWEC................85

Bảng 3.1: Tỷ lệ % của các ngành CN-XD và dịch vụ trong GDP của Đà Nẵng,

Thừa Thiên Huế và Quảng Trị.................................................................................102

Bảng 3.2: So sánh thủ tục hải quan hiện nay của các quốc gia EWEC và Singapore ...118

Page 10: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  x

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Hành lang kinh tế Đông Tây......................................................................19 

Hình 1.2: Vị trí của Hành lang kinh tế Đông Tây .....................................................39 

Hình 2.1: Các nhà tài trợ nguồn tài chính cho xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông

của EWEC..................................................................................................................49 

Hình 2.2: Các dự án giao thông vận tải trên EWEC..................................................65 

Hình 2.3: Thành phố Khon Kaen và các thị trấn lân cận trên EWEC.......................83 

Hình 3.1: Tốc độ tăng GDP/ng của các tỉnh phía Việt Nam và Việt Nam..............101 

Page 11: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong thập niên đầu của thế kỷ XXI toàn cầu hoá, khu vực hóa tiếp tục phát

triển sâu rộng và tác động tới tất cả các nước. Các quốc gia lớn nhỏ đang tham gia

ngày càng tích cực vào quá trình hội nhập quốc tế. Hoà bình, hợp tác và phát triển

vẫn là xu thế lớn, phản ánh đòi hỏi bức xúc của các quốc gia, dân tộc trong quá trình

phát triển.

Trong xu thế phát triển chung của nhân loại, song song với quá toàn cầu hoá,

cạnh tranh mang tính quốc tế vẫn tiếp tục gia tăng không kém phần gay gắt. Đáp lại

thực tế mang nhiều thách thức đó, nhiều nước đang phát triển đã nhận thức rằng phải

hợp tác với các nước láng giềng của mình để đảm bảo cho các nguồn lực: tự nhiên,

con người, cũng như tiền vốn được sử dụng một cách hiệu quả. Mặt khác, hoạt động

mậu dịch, đầu tư cùng nhiều loại hình kinh doanh có xu hướng vượt ra ngoài biên

giới quốc gia ngày càng mạnh, đòi hỏi các chính phủ phải tiến hành hợp tác khu vực

và hợp tác tiểu vùng để tạo ra môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh.

Trong hoàn cảnh đó, Ngân hàng phát triển Châu Á đã đề xuất sáng kiến Hợp

tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) vào năm 1992. Các nước thành viên

của Hợp tác GMS bao gồm 5 nước (Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt

Nam), và hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, Trung quốc. Hợp tác GMS bao gồm 10

lĩnh vực là: (1) Giao thông tận tải; (2) Năng lượng; (3) Môi trường; (4) Du lịch; (5)

Bưu chính Viễn thông; (6) Thương mại; (7) Đầu tư; (8) Phát triển Nguồn nhân lực;

(9) Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và (10) Quản lý nguồn nước [73, tr1].

Tại Hội nghị lần thứ 8 các Bộ trưởng GMS, tổ chức tại Manila (Philippines)

tháng 10/1998, có 5 dự án hành lang được đưa ra thảo luận, trong đó hội nghị đã

thống nhất ưu tiên thực hiện Hành lang kinh tế Đông tây (EWEC). Hành lang kinh tế

Đông Tây là chương trình hợp tác phát triển tổng thể nhằm mục tiêu phát triển liên

vùng nghèo bao gồm lãnh thổ lớn kéo dài từ miền Trung Việt Nam lên Trung Hạ

Lào, Đông Bắc Thái Lan và đến tận Myanmar.

Sự ra đời của Hành lang kinh tế Đông Tây sẽ đem lại lợi ích thiết thực và lâu

dài cho các quốc gia thành viên. Đây là cơ hội cho các quốc gia tiếp cận tốt hơn các

nguồn tài nguyên khoáng sản, hải sản và năng lượng phục vụ cho các ngành sản xuất

Page 12: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  2

và chế biến; tạo điều kiện phát triển cho các thành phố, thị trấn nhỏ dọc hành lang

đồng thời thúc đẩy thương mại xuyên biên giới; thu hút đầu tư từ các nguồn địa

phương, khu vực và thế giới; phát triển các hoạt động kinh tế mới thông qua việc sử

dụng hiệu quả không gian kinh tế và hình thành khu vực kinh tế xuyên quốc gia; mở

cửa cho hàng hoá của Myanmar, Thái Lan, Lào, Việt Nam và Trung Quốc thâm

nhập vào các thị trường đầy tiềm năng của Nam Á, Đông Á, châu Âu và châu Mỹ.

Ngoài ra, hành lang còn là môi trường để thử nghiệm các chính sách kinh tế mới,

đặc biệt là ở Myanmar, Việt Nam và Lào. Hành lang kinh tế Đông Tây cũng đã mở

ra những cơ hội hợp tác trên nhiều lĩnh vực cho các địa phương thành viên.

Sự ra đời của Hành lang kinh tế Đông Tây bên cạnh xu hướng toàn cầu hoá,

khu vực hoá và liên kết tiểu vùng thì nguyên nhân cơ bản nhất đó là xuất phát từ nhu

cầu phát triển của mỗi nước thành viên. Cả Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam

đều ủng hộ và hưởng ứng sáng kiến hợp tác EWEC bởi vì tham gia hợp tác và phát

triển trong Hành lang kinh tế Đông Tây sẽ giúp cho mỗi nước phát huy được lợi thế

của mình đồng thời tranh thủ các điều kiện của các nước láng giềng trong quá trình

phát triển nền kinh tế đất nước. EWEC còn có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt kinh tế -

xã hội, hợp tác phát triển và xoá đói giảm nghèo cho các địa phương và các nước

thành viên.

Trong số các thành viên của ASEAN, Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam

là những nước láng giềng gần gũi, có quan hệ gắn bó qua các thời kỳ lịch sử. Trong

xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và tăng cường hợp tác Tiểu vùng của Việt Nam hiện

nay, việc tìm hiểu các mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nước láng

giềng không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn to lớn và có

tính thời sự cấp thiết.

Đối với Việt Nam, lưu vực sông Mekong có ý nghĩa chiến lược về kinh tế - xã

hội, môi trường, sinh thái và an ninh, quốc phòng. Việt Nam nằm ở vị trí địa lý

thuận lợi, là cửa ngõ của các tuyến giao thông quan trọng trong lưu vực sông

Mekong. Mục đích cơ bản của những chương trình hợp tác tiểu vùng Mekong phù

hợp với chủ trương chính sách về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Bởi vậy,

Việt Nam ủng hộ và tham gia tích cực, là thành viên của hầu hết các chương trình dự

án này. Việt Nam đã và đang xúc tiến việc lập kế hoạch tổng thể tham gia tiến trình

Page 13: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  3

hợp tác phát triển lưu vực sông Mekong nhằm khai thác cao nhất lợi thế của mình

trong khu vực, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của các chương trình này. Việt Nam

đã tham gia hợp tác tiểu vùng GMS kể từ khi Sáng kiến GMS được khởi xướng từ

năm 1992. Việt Nam cũng là nước tích cực tham gia hợp tác trên EWEC.

Kể từ khi chương trình hợp tác Hành lang kinh tế Đông Tây được hình

thành cho đến năm 2010, đã nhận được sự quan tâm của chính phủ các nước, các

nhà tài trợ quốc tế, đặc biệt là Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ

Nhật Bản; sự quan tâm của các địa phương trên tuyến hành lang, của cộng đồng

doanh nghiệp và hàng chục triệu người dân trong vùng EWEC. Nhiều hoạt động cụ

thể, thiết thực đã được triển khai để hiện thực hóa những ý tưởng và mục tiêu tốt đẹp

của Hành lang kinh tế Đông Tây. Những hoạt động đó đã đưa lại những kết quả rất

đáng ghi nhận cho quá trình phát triển của EWEC như: Một số cơ chế hợp tác đã

được hình thành, một số dự án hỗ trợ đã được triển khai, và nhiều sự kiện liên quan

đến Hành lang kinh tế Đông Tây đã được tổ chức, tiêu biểu như sự kiện Tuần lễ

EWEC 2007 tại Đà Nẵng, do Bộ Ngoại giao Việt Nam và UBND thành phố Đà

Nẵng đồng chủ trì với chủ đề “Hành lang hữu nghị và hợp tác kinh tế: Từ ý tưởng

đến hiện thực”, đã góp phần nâng cao nhận thức và hành động của các nhà tài trợ

quốc tế, của chính phủ các nước, các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp trên

hành lang về những cơ hội phát triển của Hành lang kinh tế Đông Tây. Song song

với điều kiện hạ tầng cứng của hành lang như: giao thông, viễn thông, năng lượng,

tiếp tục được nâng cấp, hạ tầng mềm với các chính sách nhằm tạo điều kiện thông

thoáng về thủ tục cho sự lưu thông của người và hàng hóa đã được chính phủ các

nước quan tâm cải tiến. Các nhà tài trợ đã có những hỗ trợ tích cực, hiệu quả. Các

địa phương dọc trên tuyến hành lang đã tích cực cải thiện môi trường kinh doanh để

thu hút đầu tư, thúc đẩy hợp tác, tạo sự liên kết kinh tế - văn hóa… Các doanh

nghiệp đã năng động tìm kiếm các cơ hội đầu tư, góp phần biến những tiềm năng

thành lợi ích kinh tế thực sự…

Quá trình hình thành và phát triển Hành lang kinh tế Đông Tây từ năm 1998

đến nay đã đạt được những thành tựu bước đầu và có tác động tích cực tới sự phát

triển kinh tế, xã hội của các nước và các địa phương dọc theo hành lang. Tuy nhiên,

bên cạnh những thành tựu đã đạt được, sự hợp tác giữa các nước nằm dọc Hành lang

Page 14: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  4

còn gặp phải những khó khăn hạn chế cần khắc phục và tháo gỡ nhằm thúc đẩy sự

hợp tác giữa các nước EWEC lên tầm cao mới.

Từ những vấn đề trình bày trên, chúng tôi chọn đề tài: “Tiến trình hợp tác

kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây (1998 - 2010)” làm đề

tài cho luận án tiến sĩ thuộc Chuyên ngành Lịch sử thế giới, Mã số 62.22.03.11.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Sự ra đời và phát triển của EWEC không chỉ nhận được sự quan tâm của các

cấp lãnh đạo các nước trong vùng, các đối tác lớn của khu vực và thế giới mà còn

của các nhà nghiên cứu. Vấn đề: “Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc

Hành lang kinh tế Đông Tây (1998 - 2010)” đã và đang thu hút sự quan tâm, nghiên

cứu của nhiều học giả đến từ nhiều quốc gia và tổ chức khác nhau trên thế giới, đặc

biệt là các nhà nghiên cứu đến từ các nước thuộc Tiểu vùng Mekong mở rộng, Nhật

Bản và Ngân hàng Phát triển Châu Á. Có thể kể ra một số công trình như: “East-West

Economic Corridor (EWEC) Strategy and Action Plan, Development Study of the East-

West Economic Corridor Greater Mekong Subregion” do ADB phát hành năm 2009

nghiên cứu về những cơ sở, tầm nhìn chiến lược và thành tựu của hợp tác trên EWEC

trong giai đoạn 2001 - 2008; phân tích thực trạng hợp tác EWEC trên các lĩnh vực:

thương mại, đầu tư, khu vực tư nhân, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi truờng. Bên

cạnh đó, nghiên cứu cũng đề ra các giải pháp để thúc đẩy hợp tác EWEC; “Strategy and

Action Plan for the Greater Mekong Subregion East - West Economic Corridor” do

ADB phát hành năm 2010 nghiên cứu về tầm quan trọng và giá trị kinh tế - xã hội khi

hành lang kinh tế Đông Tây được hoàn thành và sự thay đổi trong các chiến lược và kế

hoạch hành động qua hai giai đoạn:1998 - 2001, 2001 - 2008 và triển vọng của EWEC;

“The East-West Economic Corridor Project in Thailand: Perceived Meanings and

Expectations” của Yaowalak Apichatvullop Panadda Phucharoensilp, Đại học

Khon Kaen, Thái Lan năm 2007, đề cập đến các vần đề như ý nghĩa và giá trị của hành

lang kinh tế Đông Tây đối với các nước và các địa phương trên EWEC; qua nghiên cứu

các dữ liệu được thu thập từ ba nhóm đối tượng: các tổ chức địa phương, các doanh

nghiệp tư nhân và người dân địa phương tác giả đã đưa ra những đánh giá tác động từ sự

Page 15: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  5

phát triển của EWEC đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội của các bên liên quan; gợi ý những

chính sách để tăng cường kết quả hợp tác của các địa phương trên EWEC; “Strategy and

Action Plan to Encourage Tourists to Stay Longer and Spend More on the East West

Economic Corridor Savannakhet” của Lee Sheridan năm 2009 đề cập đến tác động của

EWEC đến sự phát triển du lịch bền vững của tỉnh Savannakhet (Lào); các lựa chọn chiến

lược khuyến khích khách du lịch ở lại lâu hơn và chi tiêu nhiều hơn khi đến Savannakhet;

các giải pháp để đạt được mục tiêu chiến lược của ngành du lịch tỉnh Savannakhet trên

EWEC; “Special Economic Zones and Economic Corridors” của Masami Ishida

năm 2009 phản ánh sự khác nhau giữa các hành lang kinh tế và khu kinh tế đặc biệt

trong GMS. Đặc biệt nhấn mạnh vai trò và chiến lược phát triển các khu kinh tế đặc

biệt của 4 nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam; “Planning Framework for

International Freight Transportation Infrastructure: A Case Study on the East-West

Economic Corridor in the Greater Mekong Subregion” của Toshinori Nemoto, Đại

học Hitotsubashi, Nhật Bản năm 2009 đề cập đến khung kế hoạch cho vận tải quốc

tế và cơ sở hạ tầng của GMS từ những nghiên cứu về Hành lang kinh tế Đông Tây

thông qua các hoạt động vận chuyển quốc tế, hậu cần, nhu cầu hợp tác, lợi ích của

các nước thành viên...

Trên thực tế, từ năm 1998 đến nay còn có nhiều tài liệu đã được ADB, các

nước thành viên EWEC, các nhà tài trợ, các nhà tư vấn, các nhà nghiên cứu đã chuẩn

bị và cung cấp nhiều tài liệu quý báu về Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc

EWEC tại các hội thảo quốc tế về Hợp tác kinh tế EWEC tổ chức ở nhiều nơi trên thế

giới, nhất là ở các nước và các địa phương thuộc EWEC như các Hội thảo quốc tế do

ADB tổ chức tại Nhật Bản, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan...

Tuy nhiên các nghiên cứu đã được công bố chủ yếu là của các cơ quan của

Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), hoặc là của chính phủ Nhật Bản hay các nước

thành viên EWEC và các nước khác tập trung nhiều nhất vào việc đánh giá việc triển

khai các chương trình dự án, kết quả hợp tác của các địa phương và các nước thuộc

EWEC. Trong khi các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nhất là nghiên

cứu dưới góc độ Sử học không nhiều nếu không muốn nói là rất ít. Hơn nữa những

Page 16: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  6

kết quả nghiên cứu này chủ yếu là những bài nghiên cứu được công bố trong các hội

thảo khoa học trong nước hoặc quốc tế về hợp tác Hành lang kinh tế Đông Tây.

Như đã trình bày ở trên, số lượng các công trình nghiên cứu chuyên khảo và dưới

góc độ Sử học về “Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông

Tây (1998 - 2010)” không nhiều nhưng nhìn chung các công trình nghiên cứu ở nước

ngoài đều tập trung phản ánh sự cần thiết, lợi ích, sự hưởng ứng và lợi thế của các địa

phương và các quốc gia khi tham gia các dự án hợp tác trên EWEC. Một số công trình

phản ánh kết quả hợp tác và tác động của EWEC tới sự phát triển của các nước và các địa

phương trên EWEC. Tuy nhiên những công trình này chỉ phản ánh một phần nhỏ, một

thời gian ngắn hay một địa phương, một quốc gia trên EWEC và chưa phản ánh đầy đủ

tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây trong giai

đoạn: 1998 - 2010. Mặc dù vậy, những công trình này rất có giá trị đối với Luận án, vì

đây là những tài liệu tham khảo rất quan trọng để đánh giá tiến trình hợp tác kinh tế giữa

các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây trong giai đoạn nghiên cứu.

2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Cho đến nay, “Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh

tế Đông Tây (1998 - 2010)” đã được các nhà nghiên cứu đề cập dưới nhiều góc độ

khác nhau. Có thể tìm thấy nội dung về Hành lang kinh tế Đông Tây trong các công

trình nghiên cứu đã được công bố.

2.2.1. Các công trình nghiên cứu về ASEAN và sự hợp tác của các quốc gia ASEAN

Các công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Nguyễn Quốc Lộc - Nguyễn Công

Khanh - Đoàn Thanh Hương (2004), Tổng quan về ASEAN và tiềm năng Thành phố

Hồ Chí Minh trong tiến trình hội nhập, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh,

thành phố Hồ Chí Minh; Hoài Nguyên (2008), Lào - đất nước và con người, Nhà

xuất bản Thuận Hóa, Huế; Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam -

Ban Tuyên huấn Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2012), Lịch sử quan hệ đặc biệt

Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930 -2007), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; Võ

Thanh Thu (2008), Quan hệ kinh tế quốc tế, NXB Thống Kê, Hà Nội; Nguyễn Duy

Dũng (chủ biên) (2010), Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia từ lý

thuyết đến thực tiễn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội; Hoàng Thị Minh Hoa (chủ

biên) (2010), Nhật Bản với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, Lào và

Page 17: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  7

Campuchia trong giai đoạn hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Thị

Thúy Hồng (2008), Kinh tế các nước ASEAN, NXB Giáo dục, Hà Nội...

Trong các công trình nghiên cứu này, tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước

thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây (1998 - 2010) được đề cập đến không nhiều, chủ

yếu là những nghiên cứu về hợp tác kinh tế giữa từng nước trong hành lang với nhau.

Tuy nhiên, khi tìm hiểu nhóm công trình này có thể giúp cho các nhà nghiên cứu những

tư liệu có ích về quá trình hình thành và phát triển của Hành lang kinh tế Đông Tây và

các nhân tố tác động tới quan hệ hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế

Đông Tây (1998 - 2010).

2.2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng

Nhóm các công trình nghiên cứu về hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng có thể

kể đến một loạt công trình nghiên cứu như: Các công trình nghiên cứu của Nguyễn

Trần Quế: “Sông và tiểu vùng Mê Kông tiềm năng và hợp tác phát triển quốc tế”,

Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001; “Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng

trong điều kiện mới”, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ (2007), Viện Kinh tế và Chính trị

Thế giới; “Hợp tác phát triển tiểu vùng Mê Kông mở rộng hiện tại và tương lai”,

Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007. Những nghiên cứu này đề cập tới cơ

chế, mục tiêu, phương thức hoạt động, những kết quả chủ yếu, những vấn đề tồn tại

và khó khăn của hợp tác GMS từ khi hình thành đến năm 2006. Phân tích những

điều kiện mới của hợp tác GMS. Đồng thời khái quát quá trình tham gia hợp tác,

quan điểm và những định hướng để nâng cao hiệu quả hợp tác của Việt Nam trong

GMS; công trình nghiên cứu của Nguyễn Hồng Nhung, “Vai trò của chính quyền

địa phương trong hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng”, Sách chuyên khảo,

Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, 2011, đã phân tích vai trò và hoạt động của

chính quyền địa phương, từ đó đánh giá và đề ra các giải pháp phát huy vai trò của

chính quyền địa phương trong việc thực hiện các cam kết quốc gia trong khung khổ

hợp tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng trong tương lai...

Trong nhóm này phải kể đến một số lượng không nhỏ các bài nghiên cứu

được công bố trên các tạp chí chuyên ngành như: tạp chí Lịch sử Đảng, tạp chí

nghiên cứu Đông Nam Á, tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, tạp chí Những vấn đề

Kinh tế và chính trị thế giới, tạp chí Sự kiện và nhân chứng, tạp chí nghiên cứu lịch

Page 18: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  8

sử, tạp chí nghiên cứu quốc tế…. Có thể kể đến một loạt các công trình của các tác

giả như: Nguyễn Xuân Thắng, “Hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng: Các

sáng kiến, sự tiến triển và những lựa chọn ưu tiên”, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế

và chính trị thế giới, số 12, 2005, trên cơ sở phân tích các sáng kiến, sự tiến triển,

thành tựu chủ yếu và các vấn đề đặt ra trong hợp tác GMS, tác giả đánh giá triển

vọng và những lựa chọn ưu tiên trên con đường tiến tới sự phát triển bền vững của

GMS; Trần Cao Thành, “Tiểu vùng Mê Công: Một số nét khái quát và đặc điểm”,

tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 6, 2006, đề cập khái quát các vấn đề: vị trí địa

lý, nguồn nhân lực, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và

môi trường tự nhiên của các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong mở rộng; Phạm

Thái Quốc, “Hợp tác GMS và tác động của nó đến phát triển kinh tế miền Trung

Việt Nam”, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và chính trị thế giới, số 10, 2006, đề cập

khái quát về hợp tác GMS, trên cơ sở các điều kiện, lợi thế, một số dự án, chương

trình trong GMS giai đoạn 1990 - 2008, tác giả đánh giá những tác động của hợp tác

GMS đến sự phát triển kinh tế của miền Trung Việt Nam; Nguyễn Hồng Nhung,

“Việt Nam trong hợp tác Tiểu vùng Mê Kông mở rộng”, Tạp chí Những vấn đề Kinh

tế và chính trị thế giới, số 5, 2007, đề cập đến tầm quan trọng của hợp tác GMS đối

với Việt Nam, quan điểm, hoạt động, kết quả hợp tác và những vấn đề đặt ra trong

quá trình hợp tác của Việt Nam trong GMS...

Nhìn chung các công trình nghiên cứu thuộc nhóm này đã phản ánh được sự

cần thiết, nhu cầu, các chủ trương, chính sách và quá trình hợp tác của các nước và

các địa phương trong Tiểu vùng Mekong mở rộng.

Tuy nhiên, trong các công trình này vấn đề tiến trình hợp tác kinh tế giữa các

nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây được đề cập đến không nhiều và không

được hệ thống trong cả một giai đoạn (1998 - 2010).

2.2.3. Nhóm các công trình nghiên cứu về Hành lang kinh tế Đông Tây

Đã có nhiều công trình có tính chất chuyên khảo của các tác giả đề cập tới

quan hệ kinh tế giữa các nước trong Hành lang kinh tế Đông Tây như: Nguyễn Xuân

Thắng, “Hành lang kinh tế và Hành lang kinh tế Đông - Tây: Một số đề xuất về giải

pháp phát triển”, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và chính trị thế giới, số 5, 2006, đề

cập đến những vấn đề lý luận về hành lang kinh tế, đặc điểm, chiều hướng phát triển

Page 19: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  9

và đề xuất những giải pháp phát triển Hành lang kinh tế Đông - Tây; Lê Hữu Phúc,

“Vai trò của tỉnh Quảng Trị đối với việc xây dựng và phát triển hành lang kinh tế

Đông - Tây”, Tạp chí Đông Nam Á, số 11, 2008, đề cập đến vị trí, vai trò, sự hưởng

ứng, một số đề xuất, kiến nghị của tỉnh Quảng Trị đối với việc xây dựng và phát

triển Hành lang kinh tế Đông Tây; Trần Văn Minh, “Vai trò của thành phố Đà Nẵng

với việc xây dựng và phát triển tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây”, Tạp chí Đông

Nam Á, số 11, 2008, đề cập tới lợi ích của EWEC, vị trí, vai trò, kết qủa hợp tác, các

giải pháp để tăng cường hiệu quả hợp tác của thành phố Đà Nẵng trên Hành lang

kinh tế Đông Tây; Nguyễn Hoàng Giáp, Mai Hoàng Anh, “Quan điểm và đối sách

của Việt Nam về hành lang kinh tế Đông -Tây”, Tạp chí Đông Nam Á, số 11, 2008,

đề cập khái quát về EWEC, các quan điểm, chính sách của Việt Nam về phát triển

Hành lang kinh tế Đông Tây, những trở ngại và khuyến nghị để phát huy hơn nữa

vai trò và vị thế của Việt Nam trên Hành lang kinh tế Đông Tây; Trương Duy Hoà,

“Hành lang kinh tế Đông - Tây và tác động của nó đến Lào và quan hệ Việt - Lào”,

Tạp chí Đông Nam Á, số 11, 2008, đề cập khái quát về Hành lang kinh tế Đông Tây

và tác động của nó đến Lào và quan hệ Việt Nam - Lào trong bối cảnh liên kết khu

vực và quốc tế hiện nay...

Đặc biệt các bài nghiên cứu trong các Kỷ yếu Hội thảo khoa học phản ánh

một cách rõ nét các vấn đề lên quan đến quan hệ kinh tế giữa các nước trong Hành

lang kinh tế Đông Tây (1998 - 2010) như: Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Du lịch Quảng

Trị - hội nhập và phát triển” do Tổng cục du lịch Việt Nam và UBND tỉnh Quảng

Trị đồng tổ chức năm 2007, đề cập đến tiềm năng du lịch của các quốc gia và các

địa phương nằm dọc EWEC, cơ hội và thách thức cho ngành du lịch Quảng Trị

trước ngưỡng cửa hội nhập quốc tế cũng như cơ hội hợp tác về du lịch, thương mại

của các quốc gia tiểu vùng sông Mekong và các quốc gia nằm trên trục đường xuyên

Á; Kỷ yếu Hội thảo "Nhu cầu khách du lịch trên tuyến hành lang Đông Tây - Cơ hội

cho các địa phương" do Khoa Du lịch - Đại học Huế và tổ chức phát triển Hà Lan

Bắc miền Trung (SNV) về nghiên cứu nhu cầu khách du lịch tại các tỉnh dọc tuyến

Hành lang kinh tế Đông Tây đồng tổ chức năm 2008, đề cập đến nhu cầu khách du

lịch, các cơ hội thị trường và gợi mở cho việc hoạch định chính sách kinh doanh và

phát triển du lịch của các địa phương cho các địa phương dọc tuyến Hành lang kinh

Page 20: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  10

tế Đông Tây; Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Hợp tác phát triển du lịch giữa các tỉnh Bắc

miền Trung Việt Nam với Lào và Thái Lan” do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh Quảng Trị,

Quảng Bình tổ chức (2010). Nội dung của Hội thảo đề cập đến thực trạng hợp tác,

sự cấn thiết phải có sự hợp tác của lãnh đạo các địa phương, các ngành nhất là ngành

du lịch của ba nước Việt Nam, Lào, Thái Lan về chính sách, giải pháp nhằm đầu tư

xây dựng các sản phẩm, các loại hình dịch vụ, các phương tiện, vật chất, kỹ thuật,

cách thức hỗ trợ các doanh nghiệp để mở văn phòng, liên doanh khai thác khách du

lịch, đề ra các kế hoạch liên kết chặt chẽ để phát triển nhanh, mạnh và bền vững.

Đồng thời các bài nghiên cứu cũng khẳng định vị thế du lịch trong cơ cấu ngành

kinh tế quan trọng của các địa phương trong mạng lưới du lịch trên EWEC....

Trong các bài viết của các nhà lãnh đạo các nước Việt Nam, Lào, Thái Lan,

Myanmar cũng đề cập tới quan hệ hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang

kinh tế Đông Tây. Đây là những cơ sở để nghiên cứu, đánh giá sự hưởng ứng và tham

gia hợp tác của các nước và các địa phương nằm dọc EWEC.

Nhìn chung, ưu điểm nổi bật của các công trình này là trình bày tập trung mối

quan hệ hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây (1998 -

2010). Tuy vậy, hạn chế của các bài nghiên cứu là thiếu tính toàn diện, khái quát và

theo tiến trình từ năm 1998 đến năm 2010.

Có thể nói, cho đến năm 2010 chưa có một công trình khoa học nào nghiên

cứu về tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây

dưới góc độ Sử học một cách tổng thể, toàn diện, có luận cứ khoa học sâu sắc.

Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước,

luận án nghiên cứu về tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh

tế Đông Tây trong giai đoạn 1998 - 2010 một cách tổng thể, toàn diện, có luận cứ

khoa học sâu sắc để đưa ra các gợi ý chính sách cho các nước thuộc EWEC nói

riêng, GMS nói chung và nhất là gợi mở chính sách cho chính phủ Việt Nam nhằm

thúc đẩy và tăng cường hiệu quả hợp tác trên Hành lang kinh tế Đông Tây.

3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Page 21: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  11

Bằng phương pháp chuyên ngành kết hợp với các phương pháp liên ngành, đề

tài sẽ phản ánh tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế

Đông Tây từ năm 1998 đến năm 2010 đi từ cơ sở hình thành, thực trạng hợp tác đến

tác động của tiến trình này đối với các chủ thể, các cơ chế hợp tác khác và bước đầu

dự báo triển vọng của hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông

Tây trong thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu của đề tài, tác giả luận án sẽ thực hiện các nhiệm vụ cơ

bản sau đây:

- Trình bày khái quát về những cơ sở của hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc

Hành lang kinh tế Đông Tây.

- Phân tích khái niệm Hành lang kinh tế Đông Tây, sự tham gia của các nước

thuộc hành lang và sự tiến triển hợp tác kinh tế giữa bốn nước Myanmar, Thái Lan,

Lào và Việt Nam trong EWEC.

- Trình bày có hệ thống tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành

lang kinh tế Đông Tây từ năm 1998 đến năm 2010.

- Phân tích, đánh giá tiến trình hợp tác kinh tế và tác động của nó tới các

nước thành viên EWEC cũng như các cơ chế hợp tác khu vực và toàn cầu. Từ đó đề

xuất những giải pháp thúc đẩy quá trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành

lang kinh tế Đông Tây.

- Dự báo triển vọng của quan hệ hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành

lang kinh tế Đông Tây.

4. Phạm vi nghiên cứu và nguồn tư liệu

4.1. Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian: Từ năm 1998 đến 2010. Năm 1998 là mốc thời gian từ khi

Hành lang kinh tế Đông Tây được chính thức thông qua tại Hội nghị lần thứ 8 các Bộ

trưởng GMS và năm 2010 là năm kết thúc thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI với nhiều

sự kiện kinh tế, chính trị có tác động mạnh mẽ tới quan hệ quốc tế nói chung và hợp

tác EWEC nói riêng. Để đảm bảo tính logic của đề tài, các giai đoạn hợp tác kinh tế

giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây trước năm 1998 và từ sau năm

2010 cũng được đề cập ở mức độ nhất định.

Page 22: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  12

Về không gian: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu tiến trình hợp tác kinh tế

giữa 13 tỉnh (Mawlamyine, Kayin, Tak, Sukhothai, Kalasin, Phitsanulok, Khon

Kaen, Yasothon, Mukdahan, Savannakhet, Quảng Trị, Huế và Đà Nẵng) của 4 nước

(Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam) thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây.

4.2. Nguồn tư liệu

Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng chủ yếu các nguồn tư

liệu sau:

- Các văn kiện gốc như: Các văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà

nước và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; các văn kiện chính

thức của chính phủ các nước ASEAN về chính sách đối ngoại; Các văn bản chính

thức về các Hiệp định, những qui định và nguyên tắc tổ chức, hoạt động, thể chế của

tổ chức ASEAN; Các văn bản chính thức về quan hệ song phương giữa Việt Nam

với các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây; các số liệu thống kê từ các nguồn

của chính phủ và các địa phương các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây; các

số liệu của các nước có quan hệ kinh tế với các nước và các địa phương thuộc Hành

lang kinh tế Đông Tây.

- Các bài phát biểu, các tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo các nước nói về tiến

trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây (1998 - 2010).

- Các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, các nhà bình luận, phân

tích trong và ngoài nước bằng tiếng Việt, tiếng Anh.

- Các sách về lịch sử thế giới cận hiện đại, lịch sử quan hệ ngoại giao, lịch sử

quan hệ quốc tế, lịch sử các nước Đông Nam Á, quan hệ kinh tế quốc tế làm cơ sở

kiến thức để đi sâu vào đề tài.

- Các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành như: Tạp chí Nghiên cứu lịch sử,

Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, Tạp chí Những

vấn đề Kinh tế và chính trị thế giới...; các bài nghiên cứu trong các Hội thảo quốc tế

và trong nước về tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế

Đông Tây (1998 - 2010).

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Page 23: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  13

Phương pháp luận: Quán triệt phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong nghiên cứu

lịch sử quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại.

5.2.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở quan điểm lịch sử cụ thể, luận án chú

trọng phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong nghiên cứu tiến trình hợp tác

kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây (1998 - 2010). Cùng với hệ

thống sử liệu được chọn lọc, phân tích, luận án sử dụng các phương pháp: thống kê,

phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh, dự báo khoa học… để làm nổi bật tiến trình

hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây (1998 - 2010).

Trên cơ sở đó giải quyết những vấn đề được đặt ra trong luận án.

6. Đóng góp của luận án

6.1. Về phương diện khoa học

- Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về tiến trình

hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây (1998 - 2010). Trên

cơ sở khái quát hợp tác kinh tế giữa bốn nước Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam

trước năm 1998, luận án tái hiện lại một cách có hệ thống tiến trình hợp tác kinh tế

giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây từ năm 1998 đến năm 2010.

- Phân tích, luận giải những vấn đề liên quan trong từng lĩnh vực của tiến

trình hợp tác tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây (1998 -

2010), từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá và kết luận mang tính độc lập.

- Cung cấp nguồn tư liệu tương đối hoàn chỉnh về Hành lang kinh tế Đông

Tây từ khi hình thành cho tới năm 2010.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể xây dựng thành chuyên đề giảng dạy

cho sinh viên chuyên ngành lịch sử, đồng thời là một tài liệu tham khảo thiết thực

cho những ai quan tâm tới vấn đề này.

6.2. Về phương diện thực tiễn

- Nghiên cứu đề tài giúp hiểu sâu sắc và có hệ thống hơn về tiến trình hợp tác

kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây cùng những tác động của

nó tới các nước thành viên và các cơ chế hợp tác tiểu vùng, khu vực và thế giới.

Page 24: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  14

- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần quan trọng vào việc nâng cao ý thức

hợp tác cùng phát triển của nhân dân ở bốn nước thuộc EWEC nói riêng và khu vực

ASEAN nói chung trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đặc biệt là

trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá nền kinh tế thế giới đang phát triển mạnh mẽ

như hiện nay, việc nhận thức đúng đắn và đầy đủ về các liên kết khu vực, liên kết

Tiểu vùng là rất quan trọng.

- Hơn thế, đề tài còn có thể giúp ích cho các nhà quản lý ở các nước và các

địa phương thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây trong việc hoạch định các chủ

trương, biện pháp để nâng cao hiệu quả hợp tác, đẩy mạnh sự phát triển của nước

mình, địa phương mình.

7. Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận án được

cấu tạo trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở của hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế

Đông Tây

Chương 2: Sự tiến triển của các lĩnh vực hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc

Hành lang kinh tế Đông Tây (1998 - 2010)

Chương 3: Một số nhận xét về tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc

Hành lang kinh tế Đông Tây (1998 - 2010).

Page 25: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  15

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ CỦA HỢP TÁC KINH TẾ GIỮA CÁC NƯỚC

THUỘC HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG TÂY

1.1. Một số cơ sở lý thuyết về quan hệ kinh tế quốc tế

1.1.1. Khái niệm về hợp tác và hội nhập kinh tế khu vực

Hợp tác kinh tế khu vực là quá trình thông qua đó hai hay nhiều nước theo đuổi

mục đích hoặc mục tiêu phát triển chung thông qua các hoạt động chung, phối hợp

chung và đồng bộ. Hợp tác kinh tế vùng nói chung bao gồm các hoạt động hợp tác

theo từng nội dung cụ thể với các chương trình và dự án hợp tác kinh tế trong vùng.

Hội nhập kinh tế khu vực là quá trình các nước trong khu vực thực hiện mô

hình kinh tế mở, tự nguyện tham gia vào các định chế kinh tế quốc tế, thực hiện

thuận lợi hoá thương mại, đầu tư; các nền kinh tế khu vực được kết nối với nhau một

cách chặt chẽ thông qua di chuyển các nguồn lực [59, tr8].

Hội nhập bao gồm 5 cấp độ: Khu vực thương mại ưu đãi (có chính sách thuế

quan ưu đãi một phần cho nhau); Khu vực thương mại tự do (các thành viên dỡ bỏ

tất cả các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với nhau); Liên minh thuế quan

(các khu vực thương mại tự do mà các thành viên áp dụng chung chính sách thuế

quan đối với các nước không phải thành viên); Thị trường chung (tự do hóa dòng

hàng hóa và các yếu tố sản xuất) và Liên minh kinh tế (thị trường chung với các

chính sách hài hòa cao kết hợp với các thể chế chung toàn khu vực để điều phối và

thực hiện các biện pháp chính sách kinh tế và hội nhập.

Trong quá trình phát triển, bên cạnh hội nhập kinh tế toàn cầu và khu vực còn

có xu thế hội nhập kinh tế tiểu vùng. Hội nhập tiểu vùng không mâu thuẫn với hội

nhập kinh tế toàn cầu và khu vực mà đây thực chất là một khâu trong quá trình hội

nhập kinh tế toàn cầu và khu vực. Hội nhập tiểu vùng giúp bổ sung những gì còn

thiếu, giúp giải quyết những gì mà hội nhập toàn cầu và khu vực chưa làm được.

Hội nhập toàn cầu và khu vực là xu thế hiện thực khách quan, là quá trình mà

hầu hết các khu vực, tiểu khu vực và các quốc gia trên thế giới đều tham gia. Do

vậy, các nước GMS nói chung và EWEC nói riêng cần phải chủ động hội nhập toàn

cầu và khu vực nhằm tận dụng các cơ hội to lớn để phát triển.

Page 26: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  16

1.1.2. Lý thuyết về lợi thế so sánh

Lợi thế so sánh là lợi thế có thể đạt được của mỗi nền kinh tế quốc gia thông

qua sự phân công lao động quốc tế khi mà mỗi quốc gia biết lựa chọn mặt hàng có

lợi ích nhiều hơn hoặc bất lợi ít hơn so với chi phí trung bình quốc tế để tập trung

vào sản xuất, xuất khẩu hay nhập khẩu chúng. Trong trường hợp này, người ta so

sánh mức chi phí ở từng quốc gia theo từng mặt hàng đối với mức chi phí trung bình

quốc tế rồi sau đó so sánh các hệ số đó với nhau để tìm ra sản phẩm nào có lợi thế so

sánh. Theo lý thuyết này, các quốc gia có thể chuyên môn hóa và xuất khẩu sản

phẩm mà họ không có lợi thế tuyệt đối so với một nước khác, nhưng lại có lợi thế

tuyệt đối hơn giữa hai sản phẩm và nhập khẩu những sản phẩm mà lợi thế tuyệt đối

nhỏ hơn giữa hai sản phẩm trong nước [158, tr15].

Lý thuyết về lợi thế so sánh là lý thuyết đặc biệt quan trọng với các nước

EWEC. Các nước này tuy có những nét tương đồng song cũng có nhiều nét đặc thù

riêng về địa hình, đất đai, tài nguyên, điều kiện khí hậu, văn hóa, xã hội và lịch sử...

do vậy, mỗi nước EWEC đều có những lợi thế so sánh riêng. Thực tế cho thấy, các

nước EWEC là các nước nghèo nhưng có nhiều lợi thế so sánh như: nhân công rẻ,

tài nguyên phong phú, chi phí sản xuất thấp, văn hóa đa dạng, lịch sử lâu đời, đa

dạng sinh thái... Đó chính là những lợi thế so sánh mà các nước EWEC cần phát huy

để phát triển kinh tế của mình. Hợp tác kinh tế EWEC có vai trò quan trọng tạo ra sự

hợp tác sâu, rộng, đa dạng và cũng tạo ra thị trường rộng lớn hơn, ít rào cản hơn,

điều kiện tốt cho sự phát triển của các nước dọc theo EWEC.

Các nước EWEC muốn tối đa hóa hiệu quả hợp tác EWEC thì phải vận dụng

cơ sở của lý thuyết này để phát huy lợi thế so sánh của chính mình và của EWEC

trong sản xuất, kinh doanh, thương mại và đầu tư góp phần nâng cao hiệu quả sản

xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội cho từng nước và cho cả EWEC.

1.1.3. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh của quốc gia

Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh của quốc gia của Michael E. Porter là một lý

thuyết mới về lợi thế cạnh tranh quốc gia.Lý thuyết chứa đựng quan điểm mới về lợi

thế cạnh tranh quốc gia, giúp giải thích tại sao nhiều quốc gia thành công, nhiều

công ty thành công trong một số ngành của nền kinh tế. Quan niệm và ý tưởng của

lý thuyết này có thể áp dụng cho các đơn vị, tổ chức hay lãnh thổ trong một quốc

Page 27: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  17

gia. Lý thuyết này nhấn mạnh Chính sách của Chính phủ ở cấp quốc gia hay ở cấp

địa phương chiếm vai trò quan trọng trong việc hình thành lợi thế của quốc gia đó

[59, tr13]. Các nước GMS nói chung và EWEC nói riêng phải vận dụng lý thuyết

này để hình thành các chính sách nâng cao lợi thế cạnh tranh của công ty, của quốc

gia và của cả EWEC hoặc GMS.

1.1.4. Thuyết tự do thương mại

Nội dung chính của lý thuyết này đề cập tới ý tưởng: Để cho thị trường vận

hành theo cơ chế cạnh tranh tự do, nhà nước không can thiệp và có như vậy nền kinh

tế mới có hiệu quả thực sự. Thương mại quốc tế được hoạt động trong một hệ thống

thương mại tự do không có hàng rào thuế quan, mỗi nước sẽ dành vốn và nguồn lực

của mình vào việc sản xuất những mặt hàng có lợi thế hơn so với các nước khác.

Điều này sẽ có lợi cho tất cả các quốc gia và sản xuất liên kết các nền kinh tế quốc

gia với nhau dựa trên cơ sở phân công lao động và chuyên môn hoá [59, tr14]. Các

nước GMS nói chung và EWEC nói riêng phải vận dụng lý thuyết này để hình thành

các chính sách giảm bớt rào cản, tăng cường tự do hóa thương mại, thúc đẩy tăng

trưởng, huy động vốn, công nghệ và kỹ thuật từ bên ngoài để thúc đẩy tăng trưởng

và phát triển kinh tế của các nước thành viên.

1.1.5. Thuyết bảo hộ mậu dịch

Thuyết bảo hộ mậu dịch chủ trương nhà nước áp dụng các biện pháp hạn chế

nhập khẩu để bảo vệ thị trường trong nước và hạn chế sự cạnh tranh của hàng hoá

nước ngoài nhằm hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất trong

nước. Bảo hộ mậu dịch là kết quả của sự phát triển không đồng đều của nền kinh tế

giữa các nước, của sự cạnh tranh trên thị trường và quốc tế ngày càng gay gắt và

việc nhà nước can thiệp vào kinh tế. Thuyết bảo hộ mậu dịch là cơ sở tư tưởng cho

chính sách kinh tế mà nhiều nước đã và đang áp dụng. Ngay cả với các nước công

nghiệp phát triển, lý thuyết này vẫn được vận dụng cùng với việc đặt ra hàng rào bảo

hộ, các biện pháp thuế quan, phi thuế quan rất tinh vi [59, tr15]. Các nước GMS nói

chung và EWEC nói riêng phải vận dụng lý thuyết này để hình thành các chính sách

bảo hộ lợi ích hợp lý của các nước thành viên khi bản thân các nền kinh tế này còn

nghèo nàn, lạc hậu và dễ bị các nước phát triển gây áp lực trong cạnh tranh không

cân sức giữa các nước nghèo với các nước giàu.

Page 28: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  18

1.1.6. Khái niệm “hành lang kinh tế”

Để hiểu khái niệm hành lang kinh tế Đông Tây, trước hết chúng ta phải hiểu

khái niệm “hành lang kinh tế”.

Khái niệm hành lang kinh tế không phải là khái niệm mới trên thế giới. Trước

khi Ngân hàng phát triển Châu Á đưa ra khái niệm này như là một sáng kiến để thúc

đẩy hợp tác kinh tế ở tiểu vùng sông Mê Công mở rộng, người ta đã biết đến nhiều

hành lang kinh tế ở Mỹ, Châu Âu, Châu Phi... như là một cách tiếp cận phát triển ở

những khu vực địa lý liền kề, lấy các trục tuyến giao thông làm cơ sở để kết nối các

vùng nhằm xây dựng các khuôn khổ hợp tác về phát triển kinh tế - xã hội. Ví dụ,

theo hệ thống phát triển đường cao tốc Appalachian ở West Virginia (Mỹ) người ta

xây dựng 26 hành lang kinh tế của khu vực Appalachian [143, tr3].

Để hiểu khái niệm hành lang kinh tế cần hiểu sơ qua các cơ chế hợp tác khu

vực. Có hai cơ chế hợp tác kinh tế khu vực chủ yếu: chính thức và không chính thức.

Cơ chế chính thức bao gồm các hình thức như Khu vực mậu dịch tự do (AFTA), Liên

minh thuế quan (kiểu liên minh Nga - Belarus...), Thị trường chung (kiểu EU). Cơ chế

phi chính thức gồm các hình thức như Tam giác phát triển, Khu vực tự do xuyên quốc

gia, hành lang kinh tế. Trong đó cơ chế không chính thức có một số đặc thù như chỉ

bao gồm các vùng (địa phương) thuộc các nước khác nhau chứ không bao gồm thực

thể quốc gia; các thành viên duy trì quan hệ thương mại và đầu tư với thị trường bên

ngoài khu vực; không có những chính sách chung đồng nhất, nhưng gián tiếp cắt giảm

các biện pháp thuế quan và phi thuế quan tạo điều kiện thuận lợi cho sự tự do hoá

thương mại, đầu tư, giao thông, nhập cư; thúc đẩy sự phát triển tại khu vực biên giới

của các nước thành viên...

Ở khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, khái niệm hành lang kinh tế

được đưa ra lần đầu tiên tại Hội nghị lần thứ VIII các Bộ trưởng GMS tổ chức tại trụ

sở ADB, Manila tháng 10/1998. Trong năm hành lang được đưa ra tại Hội nghị,

Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) được thống nhất ưu tiên thực hiện đầu tiên.

Hành lang kinh tế là những không gian địa lý xuyên qua ranh giới quốc gia và

là nơi mà sản xuất và các hoạt động buôn bán cùng đổ về dọc theo những tuyến

đường giao thông được xác định rõ. Hành lang kinh tế ngoài những đặc điểm tương

tự với các hình thức hợp tác kinh tế phi chính thức khác còn có 3 điểm khác biệt.

Page 29: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  19

Thứ nhất, hành lang là một khu vực địa lý xác định. Thứ hai, hành lang kinh tế nhấn

mạnh các sáng kiến song phương hơn là các sáng kiến đa phương. Thứ ba, hành lang

kinh tế đòi hỏi phải có sự quy hoạch không gian và vật lý cụ thể để tập trung phát

triển hạ tầng và đạt được những hiệu quả thiết thực nhất.

1.2. Khái niệm “Hành lang kinh tế Đông Tây”

Hành lang Đông Tây là chương trình hợp tác phát triển tổng thể nhằm mục

tiêu phát triển liên vùng nghèo bao gồm lãnh thổ lớn kéo dài từ miền Trung Việt

Nam lên Trung Hạ Lào, Đông Bắc Thái Lan và đến tận Myanmar [149, tr4].

Hành lang kinh tế Đông Tây là tuyến hành lang dài 1450 km, đi qua 4 nước,

bắt đầu từ thành phố cảng Mawlamyine (bang Mon) đến cửa khẩu Myawaddy (bang

Kayin) ở biên giới Myanmar - Thái Lan. Ở Thái Lan, bắt đầu từ Mae Sot, chạy qua 7

tỉnh: Tak, Sukhothai, Kalasin, Phitsanulok, Khon Kaen, Yasothon và Mukdahan. Ở

Lào, chạy từ tỉnh Savannakhet đến cửa khẩu Dansavanh và ở Việt Nam, chạy từ cửa

khẩu Lao Bảo qua các tỉnh thành Quảng Trị, Huế và Đà Nẵng. Hành lang kinh tế

Đông Tây được thể hiện ở hình 1 dưới đây:

Hình 1.1: Hành lang kinh tế Đông Tây

Nguồn: Asian Development Bank (2010), Strategy and Action Plan for the

Greater Mekong Subregion East-West Economic Corridor, Mandaluyong City,

Philippines, tr15.

Sự ra đời của EWEC mang lại lợi ích thiết thực và lâu dài cho các quốc gia

khu vực GMS gồm: Lào, Thái Lan, Myanmar và Việt Nam nhằm tăng cường quan

hệ hợp tác kinh tế, thúc đẩy giao lưu thương mại, đầu tư và phát triển, tạo thuận lợi

cho hàng hoá của Lào, Thái Lan và Trung Quốc thâm nhập các thị trường đầy tiềm

năng khu vực Nam Á và Tây Á; giảm chi phí lưu thông, đáp ứng yêu cầu hiệu quả

trong lưu thông; hỗ trợ phát triển công - nông nghiệp và du lịch; góp phần giảm

Page 30: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  20

nghèo, phát triển khu vực dọc biên giới và các vùng nông thôn, tăng thu nhập và giải

quyết việc làm; tiếp cận các nguồn tài nguyên khoáng sản, hải sản và năng lượng

phục vụ cho các ngành sản xuất và chế biến; phát triển các hoạt động kinh tế mới

thông qua việc sử dụng hiệu quả không gian kinh tế và hình thành khu vực kinh tế

xuyên quốc gia. Tăng cường sự tham gia tư nhân vào việc phát triển và củng cố tính

cạnh tranh của thành phần kinh tế tư nhân [122, tr10].

Hành lang kinh tế Đông Tây đa dạng về địa hình, khí hậu, có đồng bằng ven

biển Mawlamyine (Myanmar), miền đất thấp và nhiều đồi núi phía nam Bắc Thái

Lan, vùng đồng bằng ẩm ướt, rừng và cây bụi Savannakhet và vùng đồi núi trung du

miền Trung Việt Nam. Hoạt động thương mại của hành lang này tập trung vào 6

thành phố lớn: Mawlamyine, Phitsanulok, Khon Kaen, Savannakhet, Huế, Đà Nẵng

và một số thành phố nhỏ khác. Đồng thời, hành lang Đông Tây còn giao với một số

tuyến đường huyết mạch Bắc - Nam như: Yangon - Dawei, Chiang Mai - Bangkok,

Đường 13 (Lào) và Quốc lộ 1A (Việt Nam), có điều kiện thuận lợi để phát triển

thương mại theo hướng bắc hoặc hướng nam đến các trung tâm thương mại lớn như

Bangkok, thành phố Hồ Chí Minh. Các địa phương dọc hành lang đa số đều tương

đối nghèo, chậm phát triển, đông dân cư và xa cách về mặt địa lý. Nông nghiệp đóng

vai trò quan trọng, sự phát triển của công nghiệp còn hạn chế.

1.3. Bối cảnh quốc tế và khu vực

Trong những thập niên cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, bối cảnh thế giới đã

có những biến đổi to lớn và sâu sắc. Nó đã ảnh hưởng toàn diện và mạnh mẽ đến mọi

mặt đời sống xã hội của các quốc gia. Thế giới đang từng bước thực hiện sự chuyển

mình mới. Những biến đổi to lớn trong đời sống chính trị thế giới đã làm thay đổi cơ

bản cục diện thế giới.

Vào năm 1991, Liên Xô và toàn bộ hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp

đổ, kéo theo đó là trật tự hai cực Ianta tan vỡ; tình trạng đối đầu Đông - Tây, mà đứng

đầu là Liên Xô và Mỹ, kéo dài hơn 4 thập kỷ đã đến hồi kết thúc. Một trật tự thế giới

mới bắt đầu hình thành. Mỹ siêu cường duy nhất còn tồn tại sau Chiến tranh lạnh

muốn vươn lên nắm lấy địa vị độc tôn, các cường quốc khác như Trung Quốc, Nhật

Bản, Nga và các nước Tây Âu muốn duy trì thế giới “đa cực” trong quan hệ quốc tế

nên ngày càng phát triển và vươn lên cạnh tranh với Mỹ, trong đó đáng chú ý nhất là

Page 31: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  21

“con hổ” Trung Quốc. Thế giới được tạo thành thế giới “nhất siêu đa cường” trên bản

đồ kinh tế - chính trị thế giới và cũng tạo ra những thách thức không nhỏ đối với Mỹ.

Trong khi đó, những nước đang phát triển đã và đang tạo ra sức mạnh góp phần ngày

càng quan trọng vào cục diện quan hệ quốc tế. Do đó, tất cả các nước đã nhận thấy

được trong giai đoạn mới đối đầu không phải là cách tốt nhất. Để thế giới tồn tại được

tất cả các nước phải vận động theo quy luật nhất định. Guồng quay của trật tự thế giới

mới đã đưa các nước xích lại gần nhau hơn và điều tất yếu xảy ra là xu thế hòa bình,

hòa dịu và hợp tác đã mở ra nhưng cạnh tranh cùng phát triển. Song hành với sự biến

đổi đó là xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, làm cho sự

tùy thuộc vào các nước ngày càng lớn. Đồng thời, sự đi lên của những xu hướng đó là

sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã làm cho ranh giới

quốc gia mất dần ý nghĩa và tạo cơ sở cho sự ra đời của một “ngôi làng toàn cầu”,

trong đó khu vực đóng vai trò là “ngôi nhà lớn” trong ngôi làng ấy. Những điều kiện

ấy làm cho đời sống kinh tế - chính trị và xã hội quốc tế mang những sắc thái mới.

Thế kỷ 21 đang mở ra những cơ hội to lớn nhưng cũng chứa đựng rất nhiều

thách thức đối với sự phát triển của tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát

triển. Các nước này mong muốn có một môi trường hoà bình, hợp tác, liên kết quốc

tế và những xu thế tích cực trên thế giới tạo điều kiện để phát huy nội lực và lợi thế

so sánh, tranh thủ ngoại lực phát triển nền kinh tế của mình tiến kịp với sự phát triển

chung của nhân loại.

Trong thời đại ngày nay, khi mà các yếu tố của sản xuất đã được quốc tế hóa

một cách sâu sắc, không một quốc gia nào có thể đạt được tăng trưởng kinh tế với tốc

độ cao nhằm rút ngắn khoảng cách phát triển nếu không tham gia vào quá trình này,

nhất là toàn cầu hóa luôn gắn với cải cách cơ cấu kinh tế của từng nước dẫn đến sự

chuyển dịch cơ cấu giữa các nước. Ðiều đó giải thích tại sao Tổ chức Thương mại thế

giới (WTO) - định chế cơ bản của toàn cầu hóa đã thu hút hơn 150 nền kinh tế thành

viên tham gia, mọi thành viên của WTO được yêu cầu phải cấp cho những thành viên

khác những ưu đãi nhất định trong thương mại. Các nước chưa phải là thành viên cũng

đang khẩn trương đàm phán để được gia nhập tổ chức này.

Quá trình toàn cầu hóa hiện nay là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm

thiết lập một trật tự kinh tế thế giới mới bảo đảm phân phối lợi ích công bằng hơn,

Page 32: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  22

hợp lý hơn. Toàn cầu hóa là kết quả vượt bậc của lực lượng sản xuất, tạo nên những

dòng chảy vốn, hàng hóa, dịch vụ, lao động, công nghệ ngày càng tự do trong phạm

vi khu vực và toàn cầu, hỗ trợ mọi quốc gia tham gia toàn cầu hóa tăng trưởng kinh

tế và phát triển xã hội một cách nhanh chóng hơn. Toàn cầu hóa còn tạo lợi thế so

sánh cho các quốc gia tích cực tham gia hội nhập quốc tế, đặc biệt là đối với lĩnh

vực kinh tế. Sự phân công lao động quốc tế theo chiều sâu và thị trường liên kết khu

vực và theo các tầng nấc khác nhau thích hợp với trình độ công nghệ, lao động,

truyền thống của từng quốc gia. Phát huy tốt lợi thế so sánh trong quá trình toàn cầu

hóa kinh tế nhằm tận dụng tự do hóa thương mại, đầu tư, thị trường vốn, tranh thủ

công nghệ và kỹ năng quản lý…

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những cơ hội mới và những thách thức mới.

Những cơ hội là: Có một thị trường rộng lớn để có thể tiêu thụ sản phẩm được sản

xuất ra trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thu hút vốn đầu tư từ các nhà

đầu tư nước ngoài, các nguồn viện trợ phát triển của các nước và các định chế tài

chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng

phát triển châu Á (ADB)...; có điều kiện tiếp nhận công nghệ sản xuất và công nghệ

quản lý thông qua các dự án đầu tư.

Với nền kinh tế đã được toàn cầu hóa, sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc

gia ngày càng sâu, sự phối hợp giữa các nhà nước có vai trò ngày càng lớn, chức

năng của nhà nước trong quan hệ kinh tế đối ngoại ngày càng được tăng cường.

Bên cạnh những tác động tích cực của quá trình toàn cầu hóa, trong những

năm đầu thế kỷ XXI những mâu thuẫn về sắc tộc, mâu thuẫn về thương mại… hay

các vụ khủng bố mang tầm quốc tế đã diễn ra tại nhiều khu vực. Chẳng hạn như vấn

đề Trung Đông, vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên, Iran, vấn đề xung đột sắc

tộc tại châu Phi, vấn đề Biển Đông… Tất cả làm cho tình hình thế giới trở nên bất

ổn định hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, tất cả các nước không thể khoanh tay đứng nhìn

thế giới đứng trên bờ vực mà đã và đang cùng nhau đưa những vấn đề đó lên bàn

đàm phán, cùng tìm kiếm giải pháp hòa bình.

Đặc biệt, sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001 hay còn được gọi là sự kiện 911

(theo lối viết tắt ngày tháng tại Mỹ), lực lượng khủng bố quốc tế tấn công vào Trung

tâm thương mại quốc tế (WTC), Lầu Năm Góc và Tòa nhà Quốc Hội của Mỹ. Cuộc

Page 33: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  23

tấn công này đã làm chấn động địa cầu - một kẻ thù nguy hiểm không chỉ của nước

Mỹ mà của nền hòa bình thế giới xuất hiện. Ngay sau đó, Mỹ bắt đầu phát động cuộc

chiến chống khủng bố trên khắp các châu lục nhằm lật đổ chế độ Al-Qaeda và chế độ

hà khắc Taliban. Mỹ nhận được sự ủng hộ của nhiều nước trên thế giới, quyền lực của

Mỹ nhờ vậy mà tăng lên rất mạnh. Mỹ đã lấy cớ này để lôi kéo, tập hợp đồng minh

tham gia tấn công vào một số nước như Afghanistan (2001), Iraq (2003). Thực chất

đây là cơ hội để Mỹ hợp lý hóa việc có mặt của mình ở khu vực giàu tài nguyên vàng

đen này, cũng như có ý nghĩa về vị trí chiến lược. Ngoài ra, ở các khu vực khác trên

thế giới những mâu thuẫn này vẫn diễn ra tạo nên sự bất ổn nhất định.

Cùng với toàn cầu hoá và bổ sung cho toàn cầu hoá là xu thế khu vực hoá. Xu

thế khu vưc hoá vừa là sự thể hiện vừa là sự phản ứng đối với xu thế toàn cầu hoá.

Trong quan hệ với toàn cầu hoá thì xu thế khu vực hoá được xem là bước chuẩn bị

để tiến tới toàn cầu hoá, mặt khác khu vực hoá hiện nay phản ánh một thực trạng co

cụm nhằm bảo vệ những lợi ích tương đồng giữa một vài quốc gia trước những nguy

cơ, những tác động tiêu cực do toàn cầu hoá đặt ra.

Khu vực hoá có nhiều mức độ khác nhau từ một vài nước và một vài vùng lãnh

thổ đến nhiều nước tham gia vào một tổ chức nhằm hỗ trợ cho nhau trong phát triển,

tận dụng những ưu thế của khu vực trong quá trình tham gia nền kinh tế toàn cầu.

Trong những năm cuối thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI, làn sóng hợp tác trong

khu vực diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Đây là một xu thế tất yếu trong tương lai cùng

với quá trình toàn cầu hóa mà trong đó kinh tế là hạt nhân chi phối trực tiếp đến

quan hệ quốc tế. Như sự hoạt động năng động của các tổ chức kinh tế khu vực

ASEAN, NAFTA, APEC… góp phần không nhỏ đến sự phát triển kinh tế toàn cầu.

Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực đang được

nhiều nước quan tâm nhất, kể cả Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản…

Khu vực được coi là mô hình lý tưởng cho các khu vực khác trên thế giới học tập

là Liên minh Châu ÂU (EU). Đây là tổ chức liên kết khu vực rộng lớn và có hiệu quả

nhất, nó không chỉ là liên minh về kinh tế mà còn là liên minh về chính trị, văn hóa…

giữa những quốc gia có cùng trình độ phát triển, mặc dù hiện nay có chút bất cập.

Kết thúc Chiến tranh lạnh cục diện thế giới thay đổi, đặc biệt ở khu vực Đông

Nam Á. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Đông Nam Á bị đặt dưới mối đe dọa về

Page 34: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  24

nguy cơ đối đầu cả về chiến tranh thông thường và chiến tranh hạt nhân giữa hai

cường quốc đối đầu là Liên Xô và Mỹ. Chiến tranh lạnh kết thúc đã làm cho cục

diện thế giới chuyển từ đối đầu sang đối thoại, mở ra hướng đi mới cho các nước

Đông Nam Á, nhất là các nước Đông Dương. Các quốc gia Đông Nam Á thoát khỏi

mối đe dọa chiến tranh và bắt tay vào khôi phục hậu quả chiến tranh, xây dựng lại

đất nước. Có thời gian chính các quốc gia trong khu vực cũng nằm ở hai cực đối đầu

với nhau. Song bước sang thế kỷ XXI, các nước khép lại quá khứ để cùng nhau hợp

tác xây dựng đất nước và khu vực phát triển phồn thịnh hơn, hội nhập nhanh hơn với

quá trình toàn cầu hóa.

Đông Nam Á là khu vực nằm ở vị trí án ngữ trên con đường hàng hải nối liền

giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Đông Nam Á từ lâu được coi là nơi đi qua

của con đường giao thương từ Trung Quốc, Nhật Bản đến Ấn Độ, Tây Á và Địa

Trung Hải. Thậm chí đến gần đây, một số nhà nghiên cứu vẫn gọi khu vực này là

"ống thông gió" hay "ngã tư đường”. Với vị trí đó, Đông Nam Á có điều kiện để hợp

tác cùng nhau phát triển và hợp tác với các nước trên thế giới. Với ý nghĩa như vậy,

vào cuối thế kỷ XX các nước Đông Nam Á đã cùng nhau xây dựng lên một “ngôi nhà

lớn” mang tên ASEAN.

Hơn 45 năm qua, ASEAN đã trở thành một tổ chức khu vực rất thành công, phát

triển năng động, hợp tác chặt chẽ, có quan hệ đối tác mật thiết với nhiều quốc gia, và tổ

chức quan trọng hàng đầu thế giới. Sức mạnh và uy tín của ASEAN ngày càng gia tăng

khi Hiệp hội bao gồm 10 quốc gia Đông Nam Á. Điều đó góp phần củng cố hòa bình,

ổn định và sự phồn vinh ở khu vực, tăng cường hợp tác và liên kết giữa các nước thành

viên, nâng cao vị thế của Hiệp hội trên trường quốc tế, tạo tiền đề cho những bước phát

triển mạnh mẽ tiếp theo. ASEAN đóng vai trò nóng cốt trong đẩy mạnh sự hợp tác ở

Đông Á và châu Á - Thái Bình Dương vì hòa bình và phát triển thông qua các hoạt

động của APEC, Diễn đàn Đông Á, Diễn đàn khu vực ASEAN.

Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 9 ở Bali (Indonesia) tháng 11/2003 đã

thông qua Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II (DAC II). Trong DAC II, các nhà lãnh đạo

ASEAN thỏa thuận thiết lập Cộng đồng ASEAN, ASEAN đề ra mục tiêu thành lập

Cộng đồng ASEAN dựa trên 3 trụ cột: Cộng đồng An ninh ASEAN, Cộng đồng

Kinh tế ASEAN, Cộng đồng Văn hóa - xã hội ASEAN vào năm 2020 [83, tr660].

Page 35: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  25

Một trong ba trụ cột của cộng đồng ASEAN: Cộng đồng văn hóa - xã hội là sáng

kiến của Việt Nam.

Trong Cộng đồng ASEAN, xây dựng Cộng đồng An ninh - chính trị là khó

khăn lớn nhất vì các nước trong khu vực vốn là một thực thể đa dạng. Trên tinh thần

đặt lợi ích khu vực ở vai trò quan trọng, không cao hơn lợi ích quốc gia nhưng ở tầm

cao nhất định, Việt Nam tích cực cùng các nước bàn bạc và tìm kiếm các hình thái,

bước đi phù hợp xây dựng cộng đồng này.

Cộng đồng kinh tế ASEAN đang được đầu tư phát triển nhanh chóng. Hiệp định

khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN trong đó nêu lên ba nguyên tắc của sự hợp

tác: hướng ra bên ngoài, cùng có lợi và linh hoạt đối với sự tham gia của các nước thành

viên; xác định rõ 5 lĩnh vực hợp tác kinh tế cụ thể là thương mại - công nghiệp - năng

lượng - khoáng sản, nông - lâm - ngư nghiệp, tài chính - ngân hàng, vận tải - liên lạc và

du lịch; đồng thời nhấn mạnh “hòa giải” là phương châm giải quyết những khác nhau

giữa các nước thành viên trong việc giải thích và thực hiện Hiệp định khung này.

Trong quá trình phát triển, ASEAN luôn phấn đấu để giảm bớt sự chênh lệch về

trình độ phát triển giữa các nước thành viên cũ và các nước thành viên mới. Tiêu biểu là

sáng kiến “Hội nhập ASEAN” được đưa ra vào tháng 11/2001. Tại Hội nghị Thượng

đỉnh Phnom Penh 2002, các nhà lãnh đạo đã phê chuẩn Kế hoạch công tác Hội nhập

ASEAN bao gồm 48 dự án nhằm duy trì sự tăng trưởng của các tiểu vùng và thúc đẩy

phúc lợi cho nhân dân ở các tiểu vùng. Trong đó có 4 lĩnh vực ưu tiên là: phát triển hạ

tầng cơ sở, đào tạo nguồn nhân lực, công nghệ thông tin liên lạc và thúc đẩy hội nhập

kinh tế khu vực [83, tr540].

ASEAN có những điều kiện thuận lợi để đảm đương vai trò lãnh đạo trong

quá trình liên kết kinh tế Đông Á, thể hiện ở ba khía cạnh sau: Thứ nhất, ASEAN có

vị trí thuận lợi trong điều hòa lực lượng quốc tế Đông Á. Với nguồn tài nguyên

phong phú, kinh tế phát triển nhanh, có vị trí chiến lược quan trọng, ASEAN trở

thành đối tượng cạnh tranh tích cực với các nước lớn Đông Á và giành được sự

hưởng ứng của các nước lớn trong việc đề xướng hợp tác Đông Á; Thứ hai, ASEAN

chú trọng thúc đẩy chiến lược cân bằng với các nước lớn, đã và đang xây dựng quan

hệ song phương tốt đẹp với các nước lớn ở Đông Á và trên thế giới. Với chiến lược

này, ASEAN đã tận dụng được những lợi thế phát triển, khéo léo phát huy tác dụng

Page 36: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  26

lấy nhỏ kéo lớn và tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo đuổi vị trí lãnh đạo hợp tác

khu vực Đông Á; Thứ ba, ASEAN đã giành được những thành tựu to lớn trong hợp

tác trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh…ở khu vực Đông Á, tích luỹ được

nhiều kinh nghiệm hợp tác khu vực. Điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho

ASEAN theo đuổi vị trí dẫn đầu hợp tác khu vực Đông Á [114, tr35].

Trong quá trình hội nhập, xu thế khu vực hoá và liên kết tiểu vùng được mở

ra như sự bổ sung và như là một cách thích ứng với xu thế toàn cầu hoá. Sự phồn

vinh của cả khu vực sẽ là nền tảng cho sự phát triển của mỗi nước riêng biệt. Với

các đặc điểm địa chính trị, địa kinh tế, hợp tác tiểu vùng làm giảm đi những đặc

điểm dị biệt của mỗi nước và góp phần tăng cường phối hợp chính sách, liên kết

kinh tế giữa các nước.

Trong khung cảnh mang tính toàn cầu đó, cùng với bầu không khí hoà bình, hữu

nghị, hợp tác phát triển, Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) đã hình thành và ngày

càng được tăng cường. Tiểu vùng Mekong mở rộng bao gồm các nước Myanmar, Thái

Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và hai tỉnh Vân Nam, Quảng Tây của Trung Quốc.

Với tổng diện tích 2,3 triệu km2, đông dân cư (320 triệu người) (năm 2006), đa sắc tộc

và có các nền văn hóa rất phong phú, lưu vực sông Mekong giàu tài nguyên thiên nhiên,

điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, nhìn chung

đây còn là vùng nghèo, chậm phát triển ở Đông Nam Á và châu Á, cơ sở hạ tầng yếu

kém, đã bị các cuộc chiến tranh kéo dài tàn phá nặng nề, ngay trong tiểu vùng cũng tồn

tại sự cách biệt về trình độ phát triển giữa các địa phương.

Từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, xu thế hợp tác, phát triển và hội nhập trở

thành xu thế chủ đạo, thúc đẩy hợp tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng. Liên kết,

phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, nguồn nước là những

“động lực” thôi thúc các nước trong lưu vực sông Mekong tìm kiếm cơ chế hợp tác

song phương và đa phương. Trong bối cảnh đó, Chương trình hợp tác Tiểu vùng

Mekong mở rộng được hình thành vào năm 1992 theo sáng kiến của Ngân hàng phát

triển châu Á. Ban đầu, GMS bao gồm các nước nằm trong lưu vực sông Mekong:

Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc);

năm 2004, thêm tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) tham gia vào hợp tác GMS.

Page 37: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  27

Từ mục tiêu của GMS là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững, xóa

đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân lưu vực sông Mekong. Do vậy các nước

trong lưu vực đã thỏa thuận hợp tác phát triển hạ tầng giao thông, nông công nghiệp,

năng lượng, viễn thông tạo thuận lợi cho thương mại, du lịch, đào tạo nguồn nhân lực…

Trong đó, hợp tác phát triển hạ tầng giao thông được dành ưu tiên hàng đầu và

đạt nhiều kết quả nổi bật nhất, tập trung vào 3 hành lang kinh tế chính:

- Thứ nhất là Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC), dài 1450 km, bắt đầu từ

thành phố cảng Mawlamyine (Myanmar) chạy qua Thái Lan và các tỉnh Savanakhet

(Lào), Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng (Việt Nam). Đầu năm 2007, với việc

hoàn thành cây cầu quốc tế thứ 2 qua sông Mekong, giao thông đường bộ của Hành

lang kinh tế Đông Tây đã thông suốt và EWEC trở thành hành lang đi vào hoạt động

đầu tiên trong Tiểu vùng Mekong.

- Thứ hai là Hành lang kinh tế Bắc Nam (NSEC), gồm 3 tuyến dọc theo trục

Bắc - Nam là Côn Minh - Chiềng Rai - Băng Cốc, Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng và

Nam Ninh - Hà Nội. Đây là tuyến hành lang có lợi thế là nối các khu vực đô thị chủ

yếu ở các quốc gia giàu có nhất khu vực GMS: Thái Lan và Trung Quốc.

- Thứ ba là Hành lang kinh tế phía Nam (SEC): gồm 3 tuyến đường nối phía

Nam Thái Lan qua Campuchia với Việt Nam.

Năm 2007, GMS thông qua Chiến lược giao thông Tiểu vùng Mekong 2006 -

2015 điều chỉnh lại quy hoạch các hành lang kinh tế Tiểu vùng thành 9 hành lang để

mở các tuyến liên kết 3 hành lang chính trước đây; mở thêm các tuyến mới phía Tây

liên kết tiểu vùng Mekong với Ấn Độ. Ngoài 3 cửa ngõ ra biển phía Đông hiện có là

thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, quy hoạch còn mở thêm 2 cửa ngõ mới

ở Việt Nam là Thanh Hóa và Quy Nhơn.

Nhìn chung hợp tác GMS tiến triển tương đối thuận lợi do các nước trong

GMS tích cực thúc đẩy hợp tác; Ngân hàng phát triển châu Á đóng vai trò tích cực

trong điều phối, hỗ trợ kỹ thuật và tài trợ; các nhà tài trợ khác cũng quan tâm và tích

cực tham gia. Hiện nay, Ngân hàng thế giới (WB) đang xem xét khả năng trở thành

nhà đồng tài trợ cùng ADB trong hợp tác GMS.

Tóm lại, bối cảnh quốc tế và khu vực những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ

XXI đã đi theo một xu hướng tích cực hơn. Xu thế đối thoại thay cho đối đầu mở ra

Page 38: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  28

cho nhân loại một thời kỳ mới - thời kỳ hòa bình hợp tác và cạnh tranh trên cơ sở

các bên cùng có lợi. Đó là một xu thế khách quan hợp quy luật. Với bối cảnh quốc tế

như vậy, không một nước nào dù lớn hay nhỏ tránh khỏi được sự tác động của nó.

Vì thế, việc hoạch định chính sách ngoại giao càng phức tạp, nếu không thấy được

xu thế chung của thế giới hiện nay là hòa bình, phát triển để tranh thủ thời cơ đưa

đất nước tiến lên theo con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì sẽ là một sai lầm

chiến lược. Mặt khác, nếu không thấy hết tính chất phức tạp của thế giới trong giai

đoạn chuyển tiếp sang một thời kỳ mới thì sẽ mất cảnh giác, đe dọa đến nền an ninh

quốc gia và dân tộc.

1.4. Khái quát hợp tác kinh tế giữa Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam

trước năm 1998

Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam là những quốc gia Đông Nam Á lục

địa cùng uống chung dòng nước sông Mekong, là điểm giao thoa, cầu nối nhiều

phần giữa đại lục châu Á.

Cả bốn quốc gia cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á, tiếp giáp với các nền

văn minh lớn của nhân loại, nên cũng như nhiều quốc gia Đông Nam Á khác bốn

nước này đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ. Tuy nhiên, sự ảnh

hưởng này ở mỗi quốc gia là khác nhau. Những ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa

và Ấn Độ được biểu hiện trên các mặt của đời sống như: Tôn giáo, tín ngưỡng,

phong tục, tập quán… mang đậm bản sắc của văn hóa phương Đông.

Sự gần gũi về mặt địa lý đã tạo nên những nét tương đồng về văn hóa, lịch sử

giữa bốn nước chính là cơ sở cho mối quan hệ thân thiết từ xa xưa trong lịch sử, để

từ đó hình thành nên một cách tự nhiên những mối quan hệ đa dạng và đa chiều

trong lịch sử quan hệ giữa bốn nước, tạo thêm cơ sở vững chắc và lâu bền trong

quan hệ hợp tác giữa bốn quốc gia, dân tộc đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế.

Quan hệ kinh tế giữa Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam trước năm 1998

nằm trong mối quan hệ kinh tế giữa các nước ở khu vực Đông Nam Á và bị chi phối

bởi mối quan hệ giữa ASEAN và các nước Đông Dương.

Các nước Đông Nam Á thời kỳ cận đại từng bị chủ nghĩa thực dân xâm lược

thống trị hàng trăm năm, nền kinh tế mang nặng những hậu quả nặng nề của chế độ

thuộc địa, nửa thuộc địa, phong kiến nên sau khi giành độc lập nền kinh tế các nước

Page 39: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  29

đều nghèo nàn lạc hậu, cơ cấu kinh tế què quặt mất cân đối, chủ yếu là nông nghiệp

độc canh, công nghiệp nhỏ bé, chủ yếu là khai thác nguyên nhiên liệu.

Năm 1967, năm nước Đông Nam Á là Thái Lan, Indonesia, Malaysia,

Singapore, và Philippines đã thành lập một tổ chức liên kết của khu vực với tên gọi

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tuyên bố Bangkok, bản Tuyên ngôn

thành lập ASEAN, đã nêu lên 7 điểm xác định mục tiêu của ASEAN là phát triển

kinh tế và văn hoá, hợp tác thúc đẩy tiến bộ xã hội của các nước thành viên trên tinh

thần duy trì hoà bình và ổn định của khu vực.

Chiến tranh lạnh chấm dứt đã tạo thời cơ thuận lợi cho các nước Đông Nam

Á xóa bỏ rào cản ngăn cách giữa các quốc gia trong khu vực. Năm 1995 Việt Nam

gia nhập ASEAN, tạo ra bước ngoặt cho tổ chức này. Năm 1997 Lào, Myanmar gia

nhập ASEAN.

Như vậy, từ chỗ chỉ có Thái Lan là thành viên sáng lập của ASEAN, đến năm

1997 cả 4 nước thành viên của EWEC đều gia nhập ASEAN. Đây là điều kiện hết

sức thuận lợi cho quá trình hợp tác kinh tế của các nước nằm dọc Hành lang kinh tế

Đông Tây ở giai đoạn tiếp theo.

Với sự kết thúc của cục diện Chiến tranh lạnh, trong quan hệ quốc tế đã bắt

đầu xuất hiện xu thế hòa dịu, hòa hoãn. Cả bốn quốc gia Myanmar, Thái Lan, Lào và

Việt Nam đều nhận thấy cần phải hợp tác với nhau trên nhiều lĩnh vực để hướng tới

một nền kinh tế khu vực ổn định. Do đó những bất đồng, nghi kỵ trước đây đã giảm

dần và thay vào đó là tiến tới đối thoại, hợp tác cùng phát triển.

Từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, xu thế hợp tác, phát triển và hội nhập trở

thành xu thế chủ đạo, thúc đẩy hợp tác Tiểu vùng sông Mekong. Liên kết, phát triển

kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, nguồn nước là những “động lực”

thôi thúc các nước trong lưu vực sông Mekong tìm kiếm cơ chế hợp tác song

phương và đa phương. Trong bối cảnh đó, Chương trình hợp tác tiểu vùng Mekong

mở rộng (Greater Mekong Subregion – GMS) được hình thành vào năm 1992 theo

sáng kiến của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) [116, tr69].

Cả bốn nước Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam đều tham gia vào hợp tác

GMS để phát huy những lợi thế của mình, đồng thời tranh thủ những nguồn lực bên

ngoài để thúc đẩy hợp tác, phát triển nền kinh tế đất nước. Cho đến trước năm 1998,

Page 40: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  30

hợp tác kinh tế giữa Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam cùng với các thành viên

khác trong khuôn khổ GMS đã được triển khai những bước đầu tiên. Trong giai

đoạn đầu của hợp tác GMS, các hoạt động chủ yếu là tham khảo ý kiến của từng

chính phủ trong tiểu vùng, chuẩn bị dự thảo báo cáo khung của chương trình hợp

tác, xác định mục đích, nguyên tắc lựa chọn dự án, phạm vi, cơ hội, lợi ích, cơ chế

hợp tác kinh tế giữa các nước trong Tiểu vùng, tổ chức các cuộc họp cấp cao, các

diến đàn quốc tế.... Mục tiêu trước mắt của GMS là xúc tiến các hoạt động chung

trong các lĩnh vực có khả năng nhất như: hạ tầng cơ sở, thương mại đầu tư, du lịch,

bảo vệ môi trường và phát triển nguồn nhân lực, tạo ra môi trường thuận lợi thúc

đẩy hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên của GMS.

Hợp tác kinh tế giữa Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam trước năm 1998

còn được thể hiện thông qua các mối quan hệ kinh tế song phương của các nước này

với nhau. Đặc biệt là quan hệ kinh tế song phương giữa hai nước có chung đường

biên giới. Thể hiện rõ nhất quan hệ kinh tế song phương của các nước thuộc EWEC

là quan hệ kinh tế Việt Nam - Lào.

Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Lào đã có từ lâu trong lịch sử. Tuy nhiên,

do đặc thù lịch sử và chính sách đối ngoại của mỗi nước, quan hệ kinh tế thời kỳ đó

chủ yếu là thông qua việc giao thương, trao đổi hàng hóa của các cư dân vùng biên

giới. Từ năm 1975, sau khi cả Việt Nam và Lào hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc

dân chủ nhân dân, quan hệ ngoại giao kinh tế giữa hai nước đặc biệt được coi trọng.

Đáng chú ý là từ khi Việt Nam và Lào ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác năm 1977,

quan hệ kinh tế giữa hai nước mới thực sự có quy mô cấp Nhà nước.

Quan hệ kinh tế Việt Nam – Lào cho đến trước năm 1998 đã có nhiều chuyển

biến. Nhất là từ sau khi Việt Nam và Lào tiến hành đổi mới, mở cửa nền kinh tế đối

ngoại vào năm 1986. Việt Nam và Lào đã đưa ra những chính sách phù hợp với tình

hình quốc tế và khu vực thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai nước phát triển và đã thu

được những thành tựu đáng kể.

Quan hệ thương mại Việt Nam - Lào được xác lập từ năm 1961, khi Chính

phủ hai nước ký Hiệp định thương mại, nhưng tới gần 30 năm sau việc trao đổi hàng

hóa theo Nghị định thư mới được giao cho một số doanh nghiệp hai nước thực hiện.

Page 41: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  31

Việt Nam và Lào đã thực hiện công cuộc đổi mới đất nước vào năm 1986.

Quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào giảm dần tính bao cấp, tập trung chuyển

sang sản xuất hạch toán kinh doanh cùng có lợi. Hai nước vẫn dành cho nhau những

ưu tiên, ưu đãi để tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở mỗi nước.

Từ năm 1990 trở đi, công cuộc đổi mới ở Việt Nam và ở Lào đã đạt được

những thành tựu đáng kể, quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào đã thực hiện theo

phương hướng chiến lược, có kế hoạch, có chương trình hợp tác cụ thể và được thực

hiện dưới nhiều hình thức (Hợp tác, liên doanh, liên kết, đầu tư, đấu thầu…). Đặc biệt,

hai nước chú trọng dành ưu tiên cho nhau trong hoạt động đầu tư và thương mại.

Ngày 15 tháng 02 năm 1992, Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ

thuật thời kỳ 1992 - 1995 đã được ký kết giữa Chính phủ hai nước. Từ năm 1992

đến trước năm 1998, Chính phủ hai nước Việt Nam - Lào còn ký thêm nhiều thỏa

thuận, cơ chế chung về hợp tác kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ kinh tế

giữa hai nước phát triển và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Trên lĩnh vực đầu tư, thương mại giữa hai nước trong thời gian này có nhiều

bước tiến quan trọng. Về đầu tư, hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Lào đã có từ

những thập niên 80 của thế kỷ XX. Nhưng lúc đó chủ yếu là Việt Nam viện trợ, giúp

đỡ Lào để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển đất nước theo phương châm:

bạn cần gì, ta giúp được gì, hai bên cùng thực hiện. Bước sang thập niên 90 của thế

kỷ XX, khi công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới thu được nhiều

thành quả đáng khích lệ, hai nước đã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho các

doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào và cho các doanh nghiệp Lào đầu tư sang

Việt Nam.

Tóm lại, quan hệ kinh tế giữa bốn quốc gia Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt

Nam đã có từ xa xưa. Nhưng do đặc điểm lịch sử phát triển của mỗi nước cùng với

bối cảnh quốc tế và khu vực chi phối nên mối quan hệ này chưa được quan tâm và

tập trung phát triển. Cho đến trước năm 1998, quan hệ kinh tế giữa bốn quốc gia

bước đầu đã đạt được hiệu quả nhất định. Tuy nhiên mối quan hệ này vẫn chưa

tương xứng với tiềm năng của cả bốn nước và chưa thực sự trở thành động lực thúc

đẩy quan hệ toàn diện giữa Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam cũng như thúc

đẩy quá trình hợp tác trong ASEAN. Mặc dù vậy, những kết quả hợp tác kinh tế

Page 42: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  32

giữa bốn quốc gia Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam trước năm 1998 là những

tiền đề quan trọng cho quá trình hợp tác kinh tế của bốn nước ở giai đoạn tiếp theo,

nhất là hợp tác trong khuôn khổ Hành lang kinh tế Đông Tây.

1.5. Sáng kiến của Ngân hàng Phát triển châu Á và Nhật Bản

EWEC ra đời và phát triển có vai trò quan trọng của Ngân hàng Phát triển

châu Á, của Nhật Bản, Trung Quốc và các nhà ngoại giao, chuyên gia các nước

Australia, Nga, Ukraine, Ấn Ðộ, Chile... EWEC không chỉ gắn kết các nền kinh tế

các quốc gia Tiểu vùng Mekong mà còn là cầu nối hợp tác hữu nghị, liên kết kinh tế

và phát triển giữa các nước bên bờ Thái Bình Dương với các nước bên bờ Ấn Ðộ

Dương và vươn xa tới Tây bán cầu.

1.5.1. Vai trò của Ngân hàng Phát triển châu Á

Hành lang kinh tế Đông Tây do ADB và Nhật Bản khởi xướng và được 4

nước Việt Nam, Myanmar, Lào và Thái Lan tán thành và ủng hộ.

Quan điểm của ADB về EWEC được thể hiện: Hợp tác kinh tế EWEC được

hình thành dựa vào các yếu tố là Tuyến hành lang dài 1450 km, đi qua 13 tỉnh của 4

nước Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam, có nhiều nét tương đồng thể hiện ở chỗ

các địa phương dọc hành lang đa số đều tương đối nghèo, chậm phát triển, đông dân

cư và xa cách về mặt địa lý; Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng, sự phát triển của

công nghiệp còn hạn chế; thiếu vốn, công nghệ và công nghệ quản lý hiện đại, thiếu

cán bộ được đào tạo tốt; có nhiều tiềm năng phát triển.

ADB khởi xướng và hỗ trợ phát triển EWEC nhằm mục tiêu tạo điều kiện

cho các nước trong khu vực tiểu vùng sông Mekong mở rộng gồm Myanmar, Thái

Lan, Lào và Việt Nam tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế. EWEC nhằm

thúc đẩy giao lưu thương mại, đầu tư và phát triển giữa các nước, giảm chi phí lưu

thông hàng hóa, hành khách trong khu vực hành lang và tạo điều kiện cho việc lưu

thông được thuận lợi và hiệu quả. EWEC góp phần giảm nghèo, hỗ trợ phát triển

khu vực dọc biên giới và các vùng nông thôn, tăng thu nhập cho các hộ thu nhập

thấp, cung cấp việc làm cho phụ nữ và phát triển du lịch. Thêm vào đó, Hành lang

kinh tế Đông Tây cũng sẽ góp phần hỗ trợ phát triển công - nông nghiệp và du lịch.

Hỗ trợ đầu tiên của ADB cho việc phát triển Hành lang kinh tế Đông Tây được

thực hiện thông qua một khoản vay ưu đãi trị giá 57 triệu USD vào năm 1999, chủ

Page 43: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  33

yếu để tài trợ cho việc xây dựng và nâng cấp đường giao thông tại Việt Nam và Lào.

Từ năm 1998 đến năm 2010, ADB luôn hỗ trợ tích cực cho tiến trình hợp tác

kinh tế giữa các nước và các địa phương nằm dọc EWEC. Sự hỗ trợ của ADB được

thể hiện thông qua việc tài trợ cho các hội nghị, hội thảo quốc tế và quốc gia ở các

nước thành viên EWEC để thúc đẩy các nghiên cứu lý luận về hợp tác EWEC; đầu

tư cho các dự án phát triển hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông trên EWEC... Trong

một bản thông cáo báo chí của Ngân hàng Phát triển châu Á ngày 15 tháng 06 năm

2009, Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á của ADB, ông Arjun Thapan đã khẳng định ý

nghĩa của EWEC: “Các con đường mòn nhỏ hẹp và bụi bặm đã nhường chỗ cho

những quốc lộ hiện đại được sử dụng để chuyên chở hàng điện tử, hoa quả đầy hấp

dẫn và du khách”. Trong giai đoạn đầu phát triển của EWEC, hai đối tác chính đầu

tư vào khu vực này là ADB và Nhật Bản. Với sự hỗ trợ tài chính kỹ thuật của hai đối

tác này, các hạng mục lớn trên tuyến hành lang là hầm đường bộ xuyên Đèo Hải

Vân và cầu hữu nghị 2 nối Savannkhet của Lào với Mukdahan của Thái Lan đã hoàn

thành, góp phần mang lại nhiều thay đổi kinh tế - xã hội cho khu vực.

1.5.2. Vai trò của Nhật Bản

Do những thuận lợi khách quan và do ưu thế về nguồn lực, trong thập kỷ 90,

ảnh hưởng của Nhật Bản đã chiếm được ưu thế ở Đông Nam Á nói chung và Đông

Dương nói riêng. Nhật Bản trở thành nước đóng vai trò chủ đạo trong các hoạt động

tái thiết Đông Dương. Tháng 1/1993 Thủ tướng Nhật Bản Kiichi Miyazaoa đưa ra

sáng kiến tổ chức Diễn đàn phát triển toàn diện Đông Dương. Thực hiện sáng kiến

trên, tháng 2/1995, Hội nghị Bộ trưởng Diến đàn này đã được khai mạc ở Tokyo

dưới sự chủ trì của Nhật Bản. Mục đích của Hội nghị là: Phát triển các nước Đông

Dương dựa trên triển vọng của khu vực; Hợp tác quốc tế thông qua điều phối tự

nguyện các hỗ trợ dựa trên sự trao đổi thông tin giữa các quốc gia và các tổ chức;

thúc đẩy kinh tế thị trường ở các nước Đông Dương [82, tr30].

Trong chính sách đối với Đông Dương, Nhật Bản đặc biệt coi trọng việc phát

triển Tiểu vùng Mekong. Tháng 3/1996, Nhật Bản đã thành lập Nhóm đặc nhiệm về

chiến lược phát triển lưu vực sông Mekong. Tháng 8/1996, Nhóm tác chiến trên đã

trình báo cáo của họ và đề xuất cách tiếp cận đối với khu vực này. Nhận thức được

tầm quan trọng của Tiểu vùng Mekong, Chính phủ Nhật Bản đã đề xuất sáng kiến

Page 44: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  34

phát triển khu vực Mekong nhằm 3 mục tiêu sau:

- Đảm bảo sự ổn định của toàn Châu Á.

- Tăng cường hội nhập khu vực.

- Thúc đẩy thương mại đầu tư, quan hệ con người và quan hệ đối tác.

Để triển khai sáng kiến trên Nhật Bản đề ra 3 cách tiếp cận. Đó là:

1. Cách tiếp cận bao trùm lên toàn bộ khu vực. Với cách tiếp cận này các dự

án mở rộng ra toàn khu vực sẽ được triển khai.

2. Cách tiếp cận bán khu vực. Cách tiếp cận này đề cập tới các dự án mang lại

lợi ích.

3. Cách tiếp cận song phương. Theo cách tiếp cận này, một số dự án nhằm

giảm chênh lệch về trình độ phát triển sẽ được triển khai [82, tr32].

Trong dự án hợp tác phát triển khu vực Mekong, vai trò của Hành lang kinh tế

Đông Tây rất quan trọng. Nước nào nắm được hành lang này sẽ khống chế được bán

đảo Đông Dương và như vậy sẽ chiếm được ảnh hưởng ưu thế ở Đông Nam Á. Phát

triển Hành lang kinh tế Đông Tây sẽ tạo tác động lan toả, lôi cuốn các vùng ngoại vi

hành lang này vào luồng phát triển chung. Như vậy, phát triển Hành lang Đông Tây

chính là chìa khoá để phát triển hạ lưu Mekong.

Xuất phát từ các mục tiêu trên, sáng kiến thành lập EWEC của Nhật Bản là nhằm:

Thứ nhất, thông qua EWEC, thúc đẩy quan hệ với toàn khối ASEAN.

Thứ hai, Xây dựng con đường vận tải trên bộ nối Ấn Độ Dương với Thái Bình

Dương, giảm bớt sự phụ thuộc của Nhật Bản vào con đường vận tải chảy qua eo

Malacca.

Thứ ba, với sự ra đời của EWEC sẽ tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư của Nhật

Bản tới đầu tư ở các tỉnh dọc hành lang này [82, tr32-33].

ADB và Nhật Bản đã đầu tư trên toàn tuyến EWEC nối các quốc gia và điểm

cuối của EWEC là các cảng biển Việt Nam.

EWEC mang lại lợi ích thiết thực đối với Nhật Bản. Qua thống kê dưới đây

cho ta thấy tỉ trọng xuất nhập khẩu giữa Nhật Bản với các nước trên tuyến Hành

lang kinh tế Đông Tây.

Page 45: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  35

Bảng 1.1: Tỉ trọng thương mại của các nước EWEC với Nhật Bản

(tính đến hết tháng 10/2008)

Đơn vị tính: 1.000 USD

Nước Xuất khẩu sang Nhật Nhập khẩu từ Nhật Balance

Việt Nam 7.633.047 6.686.988 946.059

Thái Lan 17.460.244 24.814.940 -7.354.696

Lào 15.250 47.931 -32.681

Myanmar 255.758 158.050 97.708

Nguồn: 2008, JETRO (Bộ Tài Chính Nhật)

Thứ tư, việc xây dựng EWEC còn nhằm mục tiêu cạnh tranh với Trung Quốc

trong hợp tác tiểu vùng Mekong. Ý định biến Hành lang Đông Tây thành Hành lang

kinh tế Đông Tây của Nhật Bản được các nước liên quan ủng hộ. Bởi vì, khi được xây

dựng xong, Hành lang kinh tế Đông Tây sẽ góp phần biến 13 tỉnh dọc hành lang này

thành khu vực phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách phát triển với các khu vực khác

ở Đông Dương. Ngoài ra, sự có mặt của Nhật Bản ở khu vực này cũng giúp cân bằng

ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Dương, phù hợp với chính sách của ASEAN ở

thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh [82, tr33-34].

1.6. Đặc điểm của Hành lang kinh tế Đông Tây

Hành lang kinh tế Đông Tây có những đặc điểm sau:

- Thứ nhất, Hành lang kinh tế Đông Tây là tuyến giao thông dài 1450 km, đi

qua 4 nước, bắt đầu từ thành phố cảng Mawlamyine (bang Mon) đến cửa khẩu

Myawaddy (bang Kayin) ở biên giới Myanmar - Thái Lan. Ở Thái Lan, bắt đầu từ

Mae Sot, chạy qua 7 tỉnh: Tak, Sukhothai, Kalasin, Phitsanulok, Khon Kaen,

Yasothon và Mukdahan. Ở Lào, chạy từ tỉnh Savannakhet đến cửa khẩu Dansavanh

và ở Việt Nam, chạy từ cửa khẩu Lao Bảo qua các tỉnh thành Quảng Trị, Huế và Đà

Nẵng. Đây là tuyến hành lang dài nhất trong 5 hành lang kinh tế của GMS theo sáng

kiến của ADB, chạy qua nhiều nước GMS nhất (4 nước). Hành lang kinh tế Đông Tây

là con đường huyết mạch nối liền GMS với không gian kinh tế sông Hằng (Ấn Độ),

rút ngắn khoảng cách và phí tổn cho việc mở rộng giao lưu kinh tế giữa Thái Bình

Dương và Ấn Độ Dương.

Page 46: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  36

13 tỉnh của 4 nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây là những địa phương

có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nhưng đa số đều tương đối nghèo và chậm

phát triển.

Bảng 1.2: Thông tin về các tỉnh, thành phố thuộc EWEC

STT Tên tỉnh,

thành phố

Diện tích

(km2)

% so với diện

tích cả nước

Dân số

(người)

% so với dân

số cả nước

1 Mawlamyine 12.155 1,79 300.000 0,55

2 Kayin 30.383 4,49 1.431.377 2,65

3 Tak 16.406,6 3,19 486.146 0,74

4 Sukhothai 6.596,1 1,28 593.264 0,91

5 Kalasin 6.946,7 1,35 921.366 1,41

6 Phitsanulok 10.815,8 2,10 792.678 1,21

7 Khon Kaen 10.886,0 2,11 1.733.434 2,66

8 Yasothon 4.161,7 0,80 561.430 0,86

9 Mukdahan 4.339,8 0,84 310.718 0,47

10 Savannakhet 21.774 9,19 872.159 12,82

11 Quảng Trị 4744,3 1,43 598.000 0,67

12 Thừa Thiên Huế 5065,3 1,52 1.087.600 1,22

13 Đà Nẵng 1283,4 0,38 887.100 0,99

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Phòng Thông tin đối ngoại -

Sở ngoại vụ Quảng Trị năm 2010

Nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta thấy Hành lang kinh tế Đông Tây là một

liên vùng rộng lớn bao gồm các tỉnh thuộc miền Trung Việt Nam, Trung và Hạ Lào,

Đông Bắc Thái Lan và một phần lãnh thổ Myanmar. Các địa phương của Việt Nam

nằm ở đầu phía Đông của hành lang, đầu mối thông thương ra biển Đông không chỉ

của EWEC mà của cả Tiểu vùng Mekong mở rộng. Ba địa phương của Việt Nam

thuộc EWEC chiếm tỷ lệ 3,33% diện tích và 2,88% dân số cả nước. Thành phố Đà

Nẵng và các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị có nhiều tiềm năng phát triển về vị trí

địa lý, kinh tế biển, văn hóa, lịch sử, nhân lực cùng với một số tỉnh lân cận như

Quảng Nam, Quảng Ngãi... nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung của Việt

Page 47: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  37

Nam. Tỉnh Savannakhet của Lào trên EWEC chiếm tỷ lệ 9,19% diện tích và 12,82%

dân số cả nước. Savannakhet có lợi thế của khu vực đất rộng, người thưa, nhiều tiềm

năng chưa được khai thác, hệ thống giao thông đường bộ, đường sông và đường

hàng không khá thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Các

tỉnh Đông Bắc Thái Lan thuộc hành lang chiếm tỷ lệ 11,67% diện tích và 8,26% dân

số cả nước. Đây là khu vực có nhiều khoáng sản quan trọng như: Apatít, đồng đỏ,

mangan, quặng, vàng, chì và khí đốt thiên nhiên. Đây cũng là khu vực có nhiều điểm

du lịch đặc biệt riêng hấp dẫn du khách đặc trưng cho sự phát triển của dân tộc Thái.

Các tỉnh Đông Bắc Thái Lan có quan hệ gần gũi với các tỉnh Nam Lào. Đồng thời

đây là một vùng có tiềm năng, khả năng sản xuất lương thực, chế biến nông lâm sản

khá lớn của Vương quốc Thái Lan. Các tỉnh của Myanmar thuộc hành lang chiếm tỷ

lệ 3,28% diện tích và 3,20% dân số cả nước. Đây là khu vực có lợi thế về nguồn tài

nguyên thiên nhiên, đất trồng trọt lớn và vị trí chiến lược, vì thế có tiềm năng vô

cùng to lớn trong việc tăng cường hợp tác liên vùng cũng như việc ổn định khu vực.

Tóm lại, các địa phương nằm dọc tuyến hành lang của Myanmar, Thái Lan,

Lào và Việt Nam đều có những lợi thế so sánh trong quá trình phát triển kinh tế - xã

hội. Tuy nhiên đây là khu vực tương đối nghèo, chậm phát triển, đông dân cư và xa

cách về mặt địa lý. Do vậy, dự án này mở đường giúp xóa đói, giảm nghèo cho hàng

triệu người ở cả bốn nước, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển và tăng cường

liên kết giữa vùng này với những khu vực khác trong ASEAN cũng như với các

nước trong khu vực và trên thế giới.

- Thứ hai, Hành lang kinh tế Đông Tây có nhiều ưu thế được thể hiện trên các

mặt sau:

+ Hành lang kinh tế Đông Tây là trục cắt ngang trong mạng lưới giao thông tiểu

vùng vì thế nó không chỉ khơi dậy khả năng phối hợp phát triển giữa các thành phố lớn

dọc tuyến hành lang như: Mawlamyine, Phitsanulok, Khon Kaen, Savannakhet, Huế,

Đà Nẵng mà còn tiếp nhận và bổ sung hiệu ứng phát triển của các trung tâm phát triển

lớn ở các nước thành viên khi Hành lang Đông - Tây đã giao cắt với các trục tuyến

đường huyết mạch giao thông Bắc Nam của cả 4 nước GMS.

+ Đây là cơ hội cho các vùng, địa phương nghèo trong GMS tiếp cận tốt hơn

các nguồn tài nguyên, khoáng sản, hải sản và năng lượng của nhau, phục vụ tốt cho

Page 48: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  38

các ngành sản xuất và chế biến, tạo điều kện phát triển cho các địa phương, vùng...

vốn trước đây bị đặt ra ngoài các tiến trình hội nhập khu vực, thúc đẩy các hoạt động

kinh tế - xã hội xuyên biên giới. Đặc biệt thông qua sử dụng hiệu quả không gian

kinh tế và hình thành các khu vực kinh tế xuyên quốc gia, hành lang kinh tế này

chính là khuôn khổ phát triển có khả năng tạo dựng hình ảnh và lôi cuốn được mối

quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư thương mại bên ngoài vào Tiểu vùng.

+ Khon Kaen (Thái Lan) và Đà Nẵng (Việt Nam) được coi là hai trung tâm

phát triển nhất của hành lang này, chúng có thể trở thành vùng động lực cho tất cả

các địa phương trong GMS. Hành lang kinh tế Đông Tây chính là tiền đề nhân rộng

khả năng bổ sung giữa các vùng động lực với các địa phương (các vùng vốn còn có

chênh lệch phát triển và sự khác biệt quá lớn trong GMS). Như vậy, Hành lang kinh

tế Đông Tây là sáng kiến để thực hiện thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước

trong GMS nói riêng và giữa các nước GMS thuộc ASEAN với toàn ASEAN nói

chung. Cúng tương tự như vậy, tiến trình hội nhập ASEAN (AFTA) và lộ trình xây

dựng cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ đi vào thực chất hơn khi Hành lang kinh tế Đông

Tây đi vào hoạt động hiệu quả.

+ Nhìn chung, Hành lang kinh tế Đông Tây bao gồm các địa phương, vùng,

về cơ bản vẫn là sản xuất nông nghiệp (chiếm 20 - 50% tỷ trọng GDP của các địa

phương này và vẫn chiếm tới 60 - 80% dân số là nông dân). Phát triển công nghiệp

trên thực tế vẫn chỉ là chế biến các nguyên liệu nông nghiệp, tài nguyên và còn ở

mức độ thấp. Dịch vụ hầu như chưa phát triển. Do vậy, Hành lang kinh tế Đông Tây

được coi là khuôn khổ chiến lược khơi thông nguồn lực, khởi động tiến trình công

nghiệp hóa mới ở các nước trong tiểu vùng. Hành lang kinh tế Đông Tây thực chất

sẽ gắn hội nhập kinh tế khu vực với công nghiệp hóa và tạo không gian mới để thực

hiện công nghiệp hóa mới. Nghĩa là tạo ra kênh quan trọng để lôi cuốn, dẫn dắt

nguồn lực bên ngoài phục vụ cho nhu cầu công nghiệp hóa và phát triển bên trong

của Tiểu vùng (khu vực GMS nếu tự mình sẽ không có đủ nguồn lực, nhất là không

bao giờ có đủ vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa).

+ Hành lang kinh tế Đông Tây có tiềm năng lớn về phát triển du lịch nhờ tính

đa dạng sinh học và truyền thống lịch sử văn hóa phong phú lâu đờ của nó. Di sản

Sukhothai ở miền Bắc Thái Lan và đặc biệt hai di sản văn hóa thế giới: cố đô Huế và

Page 49: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  39

thánh địa Mỹ Sơn của Quảng Nam (Việt Nam) sẽ là những điểm du lịch hấp dẫn tạo

ra khả năng du lịch xuyên vùng, thúc đẩy sự kết hợp chặt chẽ giữa du lịch văn hóa,

lịch sử và du lịch sinh thái [143, tr5-6].

Hình 1.2: Vị trí của Hành lang kinh tế Đông Tây

Nguồn: Asian Development Bank (2009), East-West Economic Corridor

(EWEC) Strategy and Action Plan, Development Study of the East-West Economic

Corridor Greater Mekong Subregion, Manila, tr15.

- Thứ ba, bên cạnh những đặc điểm được khẳng định là tích cực và ưu thế, Hành

lang kinh tế Đông Tây vẫn có rất nhiều những thách thức phát triển:

+ Các địa phương dọc hành lang hầu hết đều nghèo, trình độ phát triển thấp,

chậm chuyển đổi, dân cư đông và xa các trung tâm, đô thị phát triển. Cũng vì vậy, ở

đây dân trí thấp, tay nghề và kỷ luật lao động thấp, vẫn còn những tập tục sản xuất

lạc hậu. Đây cũng là vùng tập trung hầu hết các dân tộc thiểu số của các nước vì

vậy, ngoài những hạn chế về chỉ số phát triển kinh tế và chỉ số phát triển con người,

đây còn là các vùng luôn phức tạp và dễ tổn thương về mặt xã hội và an ninh, nghĩa

là nguy cơ xảy ra các xung đột về sắc tộc, tông giáo luôn tiềm ẩn ở các địa phương

dọc hành lang, nhất là các vùng nằm dọc biên giới Thái Lan và Myanmar.

Page 50: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  40

+ Thực chất hợp tác trên Hành lang kinh tế Đông Tây là hợp tác giữa các đối tác

yếu - yếu. Khả năng bổ sung cho nhau, về lý thuyết là to lớn song việc hiện thực hóa

các khả năng này là rất khó khăn. Khon Kaen và Đà Nẵng được coi là động lực cho

hành lang, trên thực tế đây vẫn là những trung tâm phát triển chậm và thấp xa so với các

vùng kinh tế trọng điểm quốc gia khác của Thái Lan và Việt Nam. Vì vậy, chúng chưa

thể trở thành các cú hích cho Hành lang kinh tế Đông Tây. Hơn nữa, dù các nước

Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam đều là thành viên của ASEAN, AEC, nhưng các

địa phương của các nước này thuộc EWEC vẫn là phân mảnh, khu biệt trong việc

hướng tới một thị trường có thể bổ sung cho nhau. Các địa phương dọc hành lang hầu

như vì mục tiêu phát triển của mình đều đang hướng tới tiếp cận các thị trường phát

triển và lớn trong khu vực và trên thế giới nằm bên ngoài phạm vi hành lang.

+ Về phương diện phát triển hạ tầng giao thông, Hành lang kinh tế Đông Tây

mới phát triển về đường bộ, đường sắt chỉ có các đoạn ngắn như là sự tiếp nối của

các trục giao thông Bắc - Nam ở các nước thành viên, hàng không mới sơ khởi và

vẫn thuộc đẳng cấp thấp của khu vực và đường thủy thì rất khó khăn, hiểm trở.

+ Tính đồng bộ và cơ chế phối hợp giữa các địa phương trên toàn tuyến Hành

lang kinh tế Đông Tây vẫn còn thấp và thiếu. Các Hiệp định giao thông xuyên biên giới

như các Hiệp định về đường bộ giữa Thái Lan và Lào, giữa Lào và Việt Nam vẫn còn

hiệu lực nhưng chưa hoàn thiện và đầy đủ; Các kế hoạch thành lập vùng công nghiệp và

các khu công nghiệp đặc biệt ở các khu biên giới và cửa ngõ giao thông để tăng cường

đầu tư tư nhân vào sản xuất, thương mại và phát triển công nghiệp cho hành lang đã

được đưa ra nhưng chưa được tổ chức thực thi và triển khai có kết quả...

+ Hành lang kinh tế Đông Tây hầu như nằm trọn ở ASEAN lục địa, khu vực

được coi là vùng “đệm” để cân bằng chiến lược phát triển với các nước lớn giữa Ấn

Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Do tầm quan

trọng chiến lược của mình, Hành lang kinh tế Đông Tây có thuận lợi trong việc thu

hút sự quan tâm và gia tăng đầu tư phát triển của các nước lớn. Song đồng thời nó

cũng gặp thách thức lớn vì xuất phát từ các tiếp cận chiến lược khu vực khác nhau,

nước này muồn hành lang này phát triển, nước kia lại không và ngược lại. Do vậy,

quan điểm phát triển và thái độ chính trị của các nước thành viên trong xây dựng

hành lang Đông Tây bị chi phối rất lớn bởi rất nhiều động thái lợi ích [143, tr8-9].

Page 51: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  41

Tiểu kết chương 1:

Thế kỷ 21 toàn cầu hoá tiếp tục phát triển sâu rộng và tác động tới tất cả các

nước. Các quốc gia lớn nhỏ đang tham gia ngày càng tích cực vào quá trình hội nhập

quốc tế. Hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, phản ánh đòi hỏi bức xúc

của các quốc gia, dân tộc trong quá trình phát triển. Trong quá trình hội nhập, xu thế

khu vực hoá và liên kết tiểu vùng được mở ra như sự bổ sung và như là một cách

thích ứng với xu thế toàn cầu hoá. Sự phồn vinh của cả khu vực sẽ là nền tảng cho

sự phát triển của mỗi nước riêng biệt. Với các đặc điểm địa chính trị, địa kinh tế,

hợp tác tiểu vùng làm giảm đi những đặc điểm dị biệt của mỗi nước và góp phần

tăng cường phối hợp chính sách, liên kết kinh tế giữa các nước.

Trong xu thế mới của bối cảnh hội nhập và phát triển, quan hệ hợp tác song

phương và đa phương trong khu vực không chỉ dừng lại ở phạm vi giữa các quốc gia

mà còn diễn ra giữa các vùng, các địa phương. Cơ chế hợp tác nêu trên là cơ sở của

việc hình thành tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây, một trong những hiện thực hóa

của Chương trình hợp tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng với chiến lược tăng

cường liên kết thông qua hội nhập đa ngành, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển

bền vững, tạo điều kiện cho thương mại xuyên biên giới và đầu tư, xóa đói giảm

nghèo, nâng cao đời sống nhân dân lưu vực sông Mekong. Hợp tác EWEC đã và đang

thu hút được sự quan tâm chú ý của nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới, nhất là

các nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Từ lý thuyết đến thực tiễn đã chứng minh rằng sự hình thành và phát triển của

EWEC sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho các nước thành viên và thúc đẩy quá trình

phát triển của hợp tác GMS, ASEAN và châu Á - Thái Bình Dương. Để làm rõ tiến

trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây (1998 - 2010),

chương sau sẽ đi sâu xem xét cụ thể thực trạng hợp tác kinh tế giữa các nước EWEC

từ khi hình thành đến năm 2010.

Page 52: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  42

CHƯƠNG 2

SỰ TIẾN TRIỂN CỦA CÁC LĨNH VỰC HỢP TÁC KINH TẾ

GIỮA CÁC NƯỚC THUỘC HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG TÂY

(1998 - 2010)

Sự ra đời của Hành lang kinh tế Đông Tây tạo điều kiện cho các nước trong

khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) gồm: Myanmar, Thái Lan, Lào và

Việt Nam tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế nhằm thúc đẩy giao lưu

thương mại, đầu tư và phát triển giữa các nước, giảm chi phí lưu thông hàng hóa,

hành khách trong khu vực hành lang và tạo điều kiện cho việc lưu thông được thuận

lợi và hiệu quả, góp phần giảm nghèo, hỗ trợ phát triển khu vực dọc biên giới và các

vùng nông thôn, tăng thu nhập cho các hộ thu nhập thấp, cung cấp việc làm cho phụ

nữ và phát triển du lịch. Thêm vào đó, Hành lang kinh tế Đông Tây cũng sẽ góp

phần hỗ trợ phát triển công - nông nghiệp và du lịch.

Qua quá trình phát triển hơn 10 năm (1998 - 2010), hợp tác kinh tế giữa các

nước nằm dọc Hành lang kinh tế Đông Tây đã đạt được một số kết quả rất đáng ghi

nhận được thể hiện trên các lĩnh vực: Đầu tư, thương mại, giao thông vận tải, du

lịch, nông - công nghiệp và một số lĩnh vực khác.

2.1. Nguyên tắc hợp tác và cơ chế hoạt động của Hành lang kinh tế Đông Tây

EWEC là một dự án được ưu tiên triển khai của GMS. Vì vậy, EWEC cũng

phải tuân thủ theo các nguyên tắc hợp tác và cơ chế hoạt động của GMS. Hợp tác

EWEC phải dựa trên nguyên tắc chung và 6 nguyên tắc hợp tác cụ thể đã được các Bộ

trưởng GMS thông qua. Nguyên tắc chung là tự nguyện, cùng có lợi và tôn trọng chủ

quyền quốc gia; 6 nguyên tắc hợp tác cụ thể bao gồm: 1. Hợp tác GMS phải tạo điều

kiện duy trì tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống của nhân dân trong tiểu vùng.

Các chương trình và dự án GMS cần phản ánh sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế,

phát triển nguồn nhân lực, xóa đó giảm nghèo và bảo vệ môi trường; 2. Các dự án có

thể thu hút một số quốc gia trong tiểu vùng và không nhất thiết phải bao gồm cả 6

nước. Các thỏa thuận song phương trong tiểu vùng là bộ phận cấu thành của hợp tác

tiểu vùng; 3. Việc cải tạo hoặc khôi phục những cơ sở hiện có được ưu tiên cao hơn

những việc xây dựng những cơ sở mới; 4. Khuyến khích tài trợ cho các dự án tiểu

Page 53: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  43

vùng từ nguồn vốn Chính phủ và tư nhân; 5. Các nước thành viên Tiểu vùng cần

thường xuyên gặp gỡ trao đổi để duy trì động lực thúc đẩy tiến trình hợp tác phát

triển; 6. Các dự án hợp tác sẽ không làm tổn hại lợi ích của bất kỳ quốc gia nào, bất kể

lợi ích hiện có hoặc sẽ có trong tương lai [113, tr25-26].

Căn cứ vào các nguyên tắc hợp tác đã đề ra, GMS thống nhất về cơ chế hoạt

động theo 5 hình thức là Hội nghị cấp cao GMS; Hội nghị cấp Bộ trưởng; Diễn đàn

ngành và Nhóm công tác; Ủy ban điều phối quốc gia GMS và Ban thư ký. Chức

năng nhiệm vụ của các hình thức tổ chức cụ thể như sau:

- Hội nghị cấp cao GMS: Là cấp hoạch định chính sách của GMS, thay mặt

Chính phủ các nước thành viên quyết định các chủ trương, chính sách, thông qua

sáng kiến hợp tác mới, cam kết các thỏa thuận và ế hoạch hành động của Chương

trình; thực hiện đối thoại với các nhà đầu tư quốc tế.

- Hội nghị cấp Bộ trưởng: họp hàng năm.

- Diễn đàn ngành và Nhóm công tác: Trong GMS có 3 diễn đàn chính thuộc

ngành là Giao thông vận tải, Năng lượng và Bưu chính viễn thông. Các diễn đàn

ngành được tiến hành ở cấp người đứng đầu ngành (thường là bộ trưởng chuyên

ngành); GMS hình thành 4 nhóm công tác: Nhóm công tác về hợp tác thương mại và

hoạt động đầu tư; Nhóm công tác về hợp tác phát triển nguồn nhân lực; Nhóm công

tác về hợp tác phát triển du lịch và Nhóm công tác về quản lý môi trường và tài

nguyên thiên nhiên.

Diễn đàn ngành và Nhóm công tác có nhiệm vụ triển khai các quyết định của

Hội nghị cấp cao; nghiên cứu, tư vấn và kiến nghị Chương trình hợp tác trong lĩnh

vực của mình lên Hội nghị cấp cao GMS.

- Ủy ban điều phối quốc gia GMS: Mỗi thành viên thành lập Ủy ban điều

phối quốc gia về hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng của riêng mình. Đây là tổ chức

đầu mối của sự hợp tác nhằm gắn liền các Chính phủ thành viên với toàn bộ GMS.

Ngoài ra, Ủy ban điều phối quốc gia GMS có chức năng trực tiếp tham mưu cho

Chính phủ trong các hoạt động hợp tác của GMS.

- Ban thư ký: Ngân hàng Phát triển Châu Á đóng vai trò là Ban thư ký của

GMS. Chức năng chủ yếu của Ban thư ký là điều phối chung các hoạt động của

GMS. Trong cơ cấu tổ chức của ADB, có phòng GMS thuộc Vụ miền Đông của

Ngân hàng này [113, tr26-27].

Page 54: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  44

EWEC là một trong những dự án hợp tác phát triển trụ cột trong Tiểu vùng

Mekong mở rộng, đã được thảo luận và thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng các quốc

gia GMS lần thứ 8 tổ chức tại Philippines tháng 10/1998 và được Hội nghị cấp cao

ASEAN lần thứ 6 chính thức đưa vào Chương trình hành động Hà Nội tháng 12/1998.

Trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc hợp tác và cơ chế hoạt động của GMS,

EWEC thống nhất về cơ chế hoạt động bao gồm Hội nghị cấp cao EWEC (SOM

EWEC) và hoạt động của Ban công tác phát triển Hành lang Đông Tây thuộc Ủy

ban hợp tác kinh tế và công nghiệp ASEAN-METI.

Có thể khái quát thể chế hợp tác của EWEC bằng sơ đồ dưới đây:

Các hội nghị, hội thảo, diễn đàn của các bên liên quan đã được tổ chức từ năm

1998 đến năm 2010 để thảo luận và thống nhất về sự cần thiết, lợi ích, sự hưởng ứng,

Hội nghị cấp cao EWEC

Ban công tác phát triển EWEC

Các hội nghị, hội thảo của các bên liên quan

Diễn đàn hợp tác EWEC

Cuộc họp chuyên viên cao cấp

Nhóm công tác Đầu tư Nhóm công tác Thương mại

Nhóm công tác nông nghiệp và công nghiệp

Nhóm công tác Du lịch

Diễn đàn Giao thông Diễn đàn Năng lượng

Page 55: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  45

nội dung, các lĩnh vực hợp tác và lợi thế của các địa phương và các quốc gia khi tham

gia các dự án hợp tác trên EWEC.

- Về sự cần thiết, lợi ích và sự hưởng ứng của các bên liên quan khi tham gia

hợp tác trên EWEC được đề cập trong các hội nghị tiêu biểu sau đây:

* Hội nghị Ngoại trưởng 4 nước Việt Nam, Lào, Thái Lan và Nhật Bản về

khai thác và sử dụng cây cầu Mekong thứ hai và phát triển phần phía Đông của

EWEC tại tỉnh Mukdahan (Thái Lan) ngày 22/11/2001.

* Hội thảo về nghiên cứu tiền đầu tư cho Tiểu vùng Mekong mở rộng: Hành

lang kinh tế Đông Tây do Chính phủ Thái Lan phối hợp với ADB tổ chức tại

Bangkok (Thái Lan) từ ngày 13 - 14/3/2001. Các nước Trung Quốc, Myanmar, Lào,

Thái Lan và Việt Nam đã cử đại biểu tham dự. Hội thảo tập trung thảo luận các nội

dung chính của bản nghiên cứu tiền đầu tư.

* Hội thảo phát triển EWEC do ADB, Bộ Ngoại giao Nhật Bản, Bộ Ngoại

giao Việt Nam, JBIC, JICA đồng tổ chức tại thành phố Đà Nẵng từ ngày 16 -

17/12/2002.

* Hội nghị quan chức cao cấp (SOM) và Hội thảo về phát triển EWEC tại

tỉnh Savannakhet (Lào) từ ngày 18 - 19/02/2004.

* Tuần lễ EWEC 2007 do Bộ Ngoại giao Việt Nam và UBND thành phố Đà

Nẵng đồng tổ chức từ ngày 27/8 đến ngày 1/9/2007 tại Đà Nẵng với chủ đề “Hành

lang hữu nghị và hợp tác kinh tế: Từ ý tưởng đến hiện thực.

* Hội thảo quốc tế “Du lịch Quảng Trị - hội nhập và phát triển” do Tổng cục

du lịch Việt Nam và UBND tỉnh Quảng Trị đồng tổ chức tại Đông Hà - Quảng Trị,

năm 2007.

* Hội thảo “Nhu cầu khách du lịch trên tuyến Hành lang Đông Tây - Cơ hội

cho các địa phương” do khoa Du lịch - Đại học Huế và tổ chức phát triển Hà Lan

Bắc miền Trung (SNV) về nghiên cứu nhu cầu khách du lịch tại các tỉnh dọc tuyến

Hành lang kinh tế Đông Tây đồng tổ chức tại Huế, năm 2008.

* Hội nghị Bộ trưởng GMS lần thứ 15 được tổ chức tại tỉnh Petchburi, Thái

Lan (từ ngày 17-19/06/2009), các bên cùng rà soát các hoạt động hợp tác giai đoạn

2002-2012 và kêu gọi các nhà đầu tư tài trợ cho các dự án trong đó trọng tâm là các

Page 56: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  46

dự án về giao thông vận tải, phát triển nguồn nhân lực và đẩy mạnh hợp tác năng

lượng giữa các quốc gia trong Tiểu vùng.

* Diễn đàn hành lang kinh tế GMS lần thứ 2 đã được tổ chức tại Phnom

Penh - Campuchia vào tháng 9/2009, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác và thắt chặt

mạng lưới giữa các ngành và các Nhóm tham gia vào quá trình phát triển của hành

lang kinh tế GMS.

* Hội thảo quốc tế “Hợp tác phát triển du lịch giữa các tỉnh Bắc miền Trung

Việt Nam với Lào và Thái Lan” do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên

Huế phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình

tổ chức tại Huế, năm 2010.

* Diễn đàn Hợp tác Hành lang Kinh tế Đông- Tây do UBND tỉnh Quảng Trị

phối hợp với Bộ Ngoại tổ chức tại Đông Hà - Quảng Trị từ ngày 26 - 27/6/2010.

Diễn đàn nhằm khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của Hành lang kinh tế Đông Tây

đối với sự phát triển của khu vực và các tỉnh, thành phố trên tuyến hành lang; đồng

thời đề xuất các chủ trương và giải pháp tháo gỡ vướng mắc hiện nay nhằm kêu gọi

đầu tư, thúc đẩy thương mại, du lịch và tranh thủ sự hợp tác quốc tế để khai thác có

hiệu quả và phục vụ phát triển kinh tế các nước trên hành lang.

- Kết quả của các hội nghị, hội thảo, diễn đàn:

+ Khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của EWEC đối với sự phát triển của

khu vực và các tỉnh, thành phố trên tuyến hành lang;

+ Khẳng định ý chí và quyết tâm chính trị của các quốc gia liên quan, cũng

như các nhà tài trợ về thúc đẩy phát triển EWEC;

+ Tuyên truyền tiềm năng, lợi thế của hành lang cho các nhà đầu tư;

+ Khuyến khích sự tham gia và hợp tác giữa các địa phương EWEC;

+ Có tác động tích cực đến tiến độ các công trình của hành lang;

+ Góp phần nâng cao nhận thức và hành động của các nhà tài trợ quốc tế, của

chính phủ các nước, các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp trên hành lang về

những cơ hội phát triển của Hành lang kinh tế Đông Tây.

+ Đề xuất các chủ trương và giải pháp tháo gỡ vướng mắc hiện nay nhằm kêu

gọi đầu tư, thúc đẩy thương mại, du lịch và tranh thủ sự hợp tác quốc tế để khai thác

có hiệu quả và phục vụ phát triển kinh tế các nước trên hành lang.

Page 57: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  47

+ Các nước và các địa phương nằm dọc EWEC có cơ hội để quảng bá, kêu

gọi đầu tư, tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế.

2.2. Hợp tác đầu tư giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây

2.2.1. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Sự ra đời của Hành lang kinh tế Đông Tây tạo điều kiện cho các nước trong

khu vực tiểu vùng sông Mekong mở rộng gồm: Lào, Thái Lan, Myanmar và Việt

Nam tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế nhằm thúc đẩy giao lưu thương mại,

đầu tư và phát triển giữa các nước, giảm chi phí lưu thông hàng hóa, hành khách trong

khu vực hành lang và tạo điều kiện cho việc lưu thông được thuận lợi và hiệu quả, góp

phần giảm nghèo, hỗ trợ phát triển khu vực dọc biên giới và các vùng nông thôn, tăng

thu nhập cho các hộ thu nhập thấp, cung cấp việc làm cho phụ nữ và phát triển du lịch.

Thêm vào đó, Hành lang kinh tế Đông Tây cũng sẽ góp phần hỗ trợ phát triển công -

nông nghiệp và du lịch.

Mục tiêu của EWEC là khai thác tiềm năng, lợi thế cho sự phát triển chung

của Tiểu vùng, đẩy nhanh xóa đói, giảm nghèo, giảm chênh lệch về phát triển so với

các vùng khác trong GMS. Vì vậy, cả bốn nước khi tham gia hợp tác trong Hành

lang kinh tế Đông Tây đều nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo; phát huy lợi thế so

sánh của các địa phương trong nước mình thuộc EWEC về nguồn nhân lực, tài

nguyên và điều kiện thiên nhiên, địa lý vì sự phát triển của mỗi nước và sự phát triển

chung; thông qua EWEC thúc đẩy liên kết kinh tế và hội nhập GMS và ASEAN.

Page 58: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  48

Bảng 2.1: Các chỉ số vĩ mô và xã hội của các nước EWEC, giai đoạn 2000 - 2005

Các chỉ số Lào Myanmar Thái Lan Việt Nam

GDP (USD) đầu người (theo tỷ giá USD hiện tại)

2000 332 - 1,964 420

2001 322 - 1,834 415

2002 331 136 1,997 440

2003 372 220 2,230 484

2004 439 193 2,481 553

2005 491 199 2,727 622

Tốc độ tăng trưởng GDP (%)

2000 5,8 13,7 4,8 6,1

2001 5,8 11,3 2,2 6,9

2002 5,9 5,5 5,3 7,1

2003 5,8 5,1 7,0 7,3

2004 6,9 5,0 6,2 7,8

2005 7,2 4,5 4,5 8,4

Xuất khẩu hàng hóa (% tăng trưởng hằng năm)

2000 9,6 33,8 19,5 25,2

2001 3,3 43,0 7,1 6,5

2002 5,9 3,9 4,8 7,4

2003 7,2 12,6 18,2 20,4

2004 12,7 8,2 21,6 30,3

2005 48,6 12,5 15,0 20,5

Nguồn: Hoàng Viết Khang (2009), Hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở

rộng: Hiện trạng, định hướng và giải pháp, Luận án tiến sỹ kinh tế, Viện kinh tế và

chính trị thế giới, Hà Nội., tr58.

Những chỉ số trên chứng minh cho kết quả đạt được của các nước EWEC trong

những năm qua. Thành quả này có sự đóng góp của hợp tác kinh tế EWEC.

Hành lang kinh tế Đông Tây nằm trong liên vùng nghèo, cơ sở hạ tầng yếu

kém, nhưng lại giàu tiềm năng. Chạy dọc EWEC là khu vực đa sắc tộc, có văn hóa

Page 59: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  49

đa dạng, nhiều danh lam thắng cảnh, di tích nổi tiếng được quốc tế công nhận, đồng

thời có sức hấp dẫn về môi trường xã hội, văn hóa và du lịch.

Trong giai đoạn đầu phát triển của EWEC, hai đối tác chính đầu tư vào khu

vực này là ADB và Nhật Bản. Với sự hỗ trợ tài chính kỹ thuật của hai đối tác này,

các hạng mục lớn trên tuyến hành lang là hầm đường bộ xuyên Đèo Hải Vân và cầu

hữu nghị 2 nối Savanakhet của Lào với Mukdahan của Thái Lan đã hoàn thành, góp

phần mang lại nhiều thay đổi kinh tế xã hội cho khu vực. ADB và Nhật Bản đã đầu

tư trên toàn tuyến EWEC nối các quốc gia và điểm cuối của EWEC là các cảng biển

Việt Nam. Tổng kinh phí đầu tư khoảng 11-12 tỉ USD [121, tr5].

Phần phía đông của hành lang được thực hiện với hỗ trợ của cả ADB và Nhật

Bản thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế (JICA) và Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật

Bản (JBIC). Phần phía Tây được thực hiện với sự hỗ trợ của Chính phủ Thái Lan.

Hình 2.1: Các nhà tài trợ nguồn tài chính cho xây dựng cơ sở hạ tầng

giao thông của EWEC

Nguồn: Asian Development Bank (2009), East-West Economic Corridor

(EWEC) Strategy and Action Plan, Development Study of the East-West Economic

Corridor Greater Mekong Subregion, Manila, tr15.

ADB đã cung cấp phần lớn các hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ gần 10 phần trăm

kinh phí cho cơ sở hạ tầng của EWEC, chủ yếu là để cải tạo và nâng cấp đường 9 tại

Lào gần biên giới với Việt Nam, và nâng cấp đường 9 tại Việt Nam từ biên giới Lào

- Việt đến Đông Hà (Quảng Trị). JBIC đã cung cấp nguồn tài chính chủ đạo, chiếm

khoảng bốn phần năm tương đương gần 900 triệu USD cho việc xây dựng các cơ sở

hạ tầng của EWEC.

Hành lang kinh tế Đông Tây là một trong những dự án hợp tác phát triển trụ

cột trong GMS đã thực sự đi vào hoạt động kể từ khi cầu Hữu nghị II bắc qua sông

Mê Công khánh thành vào tháng 12/2006. Cũng kể từ đó, những chuyển động mạnh

Page 60: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  50

mẽ trên EWEC với sự quan tâm, đầu tư của các nhà tài trợ quốc tế (ADB và Chính

phủ Nhật Bản) đã biến hạ tầng cơ sở giao thông, viễn thông, trên tuyến hành lang

này thành một trong những nơi có hạ tầng cứng lý tưởng đối với nhà đầu tư.

Về "hạ tầng cứng," EWEC đã được đầu tư đúng mức và bước đầu phát huy

hiệu quả tốt.

- Trên lãnh thổ Việt Nam từ cửa khẩu quốc tế Lao Bảo qua Đông Hà (Quảng Trị)

và kết thúc tại Cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), đã có ba dự án lớn được triển khai. Đó là Dự án

nâng cấp Quốc lộ 9 có tổng chiều dài 83,5 km có tổng mức đầu tư 25 triệu USD sử dụng

vốn vay ADB và Trạm kiểm soát liên ngành tại Lao Bảo - Dansavanh (Lào) đã hoàn

thành vào năm 2006; Dự án hầm Hải Vân sử dụng vốn vay JBIC hoàn thành tháng

6/2005; Dự án cảng Tiên Sa - Đà Nẵng với công suất 4 triệu tấn/năm và cầu Tuyên Sơn

hoàn thành tháng 2/2004 [129]. Ngoài ra, Nhật Bản còn cung cấp vốn đầu tư các dự án

như: Dự án nâng cấp các cây cầu trên tuyến đường sắt Hồ Chí Minh - Hà Nội (vay bằng

đồng Yên); Xây dựng cảng quốc tế Cai Me - Thị Vải (vay bằng đồng Yên)...

- Tại Myanmar, Thái Lan đã hỗ trợ nâng cấp tuyến đường bộ từ Cảng

Mawlamyine đến biên giới Thái Lan - Myanmar.

- Nhật Bản hỗ trợ Lào nâng cấp sân bay Savannakhet trở thành sân bay quốc tế.

Đặc biệt, với sự hỗ trợ của Nhật Bản, cây cầu Hữu nghị qua sông Mê Công nối

Mukdahan (Thái Lan) và Dansavanh (Lào) đã hoàn thành cuối năm 2006, nối thông

toàn bộ tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây. Với việc hoàn thành cây cầu này, hạ tầng

giao thông EWEC cơ bản đã hoàn thành, tạo điều kiện đưa EWEC trở thành hành lang

kinh tế đi vào hoạt động sớm nhất trong GMS.

Về "hạ tầng mềm" cũng có nhiều bước chuyển biến quan trọng như đơn giản

hóa thủ tục hải quan, triển khai hiệp định tạo thuận lợi cho vận chuyển người và

hàng hóa qua lại biên giới các nước Tiểu Vùng Mekong mở rộng. EWEC bước đầu

đã góp phần mạnh mẽ sự hợp tác kinh tế giữa các địa phương bốn nước dọc theo

EWEC (nhất là Việt Nam, Lào, Thái Lan), tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại,

đầu tư và phát triển kinh tế, giảm chi phí vận tải tại các địa phương này. Lượt khách

du lịch đến các nước EWEC tăng hơn nhiều lần so với trước khi có EWEC.

Ngoài nguồn vố đầu tư, hợp tác EWEC cùng với các hợp tác GMS còn nhận

được một khối lượng vốn hỗ trợ kỹ thuật đáng kể từ nguồn vay không hoàn lại của

các nước và các tổ chức song và đa phương khác trên thế giới.

Page 61: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  51

Bảng 2.2: Nguồn vốn phân bổ cho các lĩnh vực hợp tác ưu tiên của GMS (1992 - 2007)

Lĩnh vực TASF JSF Quỹ khác Tổng

Nông nghiệp 2980 1000 1100 4100

Môi trường 3260 4900 28660 37800

Phát triển nguồn nhân lực 4660 2950 7145 14755

Liên ngành 7570 7600 6636 21806

Giao thông 3100 10745 2400 16245

Bưu chính viễn thông 150 700 850 1700

Thương mại 2630 1200 850 4680

Du lịch 1830 1325 0 3155

Năng lượng 3358 760 9020 13138

Tổng 29538 31180 56661 117379

Nguồn: Hoàng Viết Khang (2009), Hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở

rộng: Hiện trạng, định hướng và giải pháp, Luận án tiến sỹ kinh tế, Viện kinh tế và

chính trị thế giới, Hà Nội, tr64.

Nguồn vốn này chủ yếu được dùng cho công tác chuẩn bị dự án, tăng cường

năng lực, xóa đói giảm nghèo...

Hợp tác trên lĩnh vực đầu tư của EWEC trong giai đoạn 1998 -2010 đã bước đầu

huy động được sự tham gia tích cực của các nhà tài trợ trong và ngoài hành lang. Sự tham

gia của các nhà tài trợ vừa cung cấp nguồn đồng tài trợ cho các dự án đầu tư của EWEC,

đồng thời cung cấp nguồn tài trợ về hỗ trợ kỹ thuật cho các hoạt động của EWEC.

Một nguồn vốn nữa góp phần quan trọng vào các dự án, chương trình hợp tác

của EWEC chính là sự đóng góp của Chính phủ các nước thành viên EWEC. Sự

tham gia của Chính phủ các nước thành viên sẽ giúp cho các dự án, chương trình của

EWEC được thực hiện nhanh và hiệu quả hơn, nhất là các sự án về cơ sở hạ tầng.

2.2.2. Đầu tư xây dựng các khu kinh tế

Việc hình thành các cụm công nghiệp và các khu công nghiệp đặc biệt đã được

đề xuất để phát triển đầu tư tư nhân ở hành lang, cụ thể là ở Myawaddy (Myanmar),

Mae Sot và Mukdahan (Thái Lan), Savan-Seno và Dansavanh (Lào), Lao Bảo, Phú

Bài, Liên Chiểu và Hòa Khánh. Thái Lan đã thực hiện công trình nghiên cứu nhằm

làm hài hoà các chính sách quản lý khu công nghiệp và hợp lý hóa các khu công

nghiệp vì họ có kinh nghiệm trong việc phát triển các khu công nghiệp.

Minh chứng rõ ràng nhất là kết quả thu hút đầu tư của Khu kinh tế thương mại

Page 62: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  52

đặc biệt Lao Bảo (KKTTMĐBLB) thuộc tỉnh Quảng Trị - Việt Nam. KKTTMĐBLB

được thành lập nhằm tạo điều kiện để khai thác phát huy tiềm năng lợi thế về giao lưu

phát triển kinh tế, thương mại của các địa phương và các nước trên Hành lang kinh tế

Đông Tây. KKTTMĐBLB là một mô hình kinh tế tổng hợp, vừa có đặc điểm tính chất

như Khu Công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế cửa khẩu, lại vừa như một “Khu phi

thuế quan đặc biệt”, được Chính phủ cho phép hoạt động theo một Quy chế riêng lần

đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam với mức ưu đãi cao nhất theo quy định hiện hành

của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

Trong giai đoạn 1998 - 2010, KKTTMĐBLB đã thu hút được số dự án và vốn

đầu tư ngày càng tăng. Nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật, kinh tế - xã hội đã được đầu

tư xây dựng và phát huy hiệu quả như: cấp điện, cấp thoát nước; trung tâm thương mại;

hệ thống giao thông nội thị, liên xã; các công trình phúc lợi xã hội, hồ chứa nước, khu

tái định cư cho các hộ đồng bào dân tộc ít người… Bên cạnh đó, hàng trăm tỷ đồng từ

các doanh nghiệp, các tổ chức nước ngoài đã được thu hút đầu tư cho các công trình cơ

sở hạ tầng như: đường dây và trạm cao thế 110KV, hệ thống cáp quang viễn thông,

nâng cấp Quốc lộ 9, xây dựng Quốc Môn, nhà ga cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, Trung tâm

xúc tiến du lịch.

Bảng 2.3: Kết quả thu hút đầu tư vào KKTTMĐBLB qua các năm: 2000 - 2010

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm Tổng số dự án Tổng vốn đầu tư

2000 4 189,507

2001 6 358,975

2002 7 367,512

2003 8 386,188

2004 18 449,4

2005 24 524

2006 45 1930

2007 49 2042,675

2008 52 2261

2009 50 2690

2010 44 3420,73

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của Ban quản lý Khu kinh tế thương mại đặc biệt

Lao Bảo qua các năm 2000 - 2010

Page 63: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  53

Trong đó có những dự án có quy mô khá lớn, như: Trung tâm thương mại

Đông Nam Á của công ty cổ phần đầu tư Hiệp Thành Lao Bảo; Nhà máy thủy điện

Hạ Rào Quán - Quảng Trị của công ty cổ phần Sông Cầu; nhà máy lắp ráp xe máy

điện -xe đạp điện Phương Nam 100% vốn nước ngoài của nhà đầu tư Trung Quốc;

công viên văn hóa Việt Nam Giang sơn cẩm tú của công ty cổ phần Mai Linh; siêu

thị miễn thuế Thiên Niên Kỷ của công ty TNHH Thương mại Thiên Niên Kỷ...

Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô bao gồm 5 khu chức năng chính: khu phi

thuế quan, khu đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch và khu cảng đã được lập và phê

duyệt đảm bảo chất lượng, đúng quy định; được phát triển theo mô hình Khu kinh tế

tổng hợp với cơ chế chính sách “mở”, vận hành bởi khung pháp lý riêng với môi

trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, được áp dụng nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt

cho các dự án đầu tư, xây dựng. Đến năm 2010, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô

đã thu hút được 34 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 36.486 tỉ đồng, tương đương

với 2,28 tỉ USD. Trong đó có 10 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 1.312 triệu USD, 24

dự án trong nước với tổng vốn đăng ký 15.495 tỉ đồng.

2.2.3. Thu hút đầu tư của các nước và các địa phương thuộc Hành lang kinh tế

Đông Tây

Sự phát triển của hệ thống giao thông EWEC có tác động thúc đẩy đáng kể

sự phát triển kinh tế trong khu vực. Do đó nhu cầu cấp bách đặt ra là cần xây dựng

hệ thống vận chuyển hàng hoá đường bộ và các cảng cạn trong hành lang. Riêng đối

với ngành vận tải biển, các cảng biển ở các nước EWEC, đặc biệt là cảng Đà Nẵng

(Việt Nam) cần có năng lực cao hơn để đáp ứng nhu cầu hậu cần và phát triển kinh

tế của khu vực đồng thời giảm chi phí vận chuyển. Việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng,

khâu quản lý và phát triển nguồn nhân lực của ngành du lịch trong tương lai cũng là

một ưu tiên chính của bốn nước EWEC do ngành này đóng góp đáng kể vào thu

nhập quốc dân của các nước trên. Đối với du khách thập phương, hành lang này quả

là một điểm đến quan trọng với những danh lam thắng cảnh độc đáo. EWEC là khu

vực giàu về tài nguyên thiên nhiên, văn hoá và lịch sử với tiềm năng to lớn để phát

triển du lịch. Hành lang này là vùng đất của hai Di sản Thế giới đã được Uỷ ban

Giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là Huế ở miền

Trung Việt Nam và Sukhothai ở miền Bắc Thái Lan và từ đây du khách có thể đi

Page 64: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  54

thăm hai di sản thế giới liền kề khác đó là Mỹ Sơn và Hội An ở Việt Nam. Cùng với

sự phát triển của du lịch, các khu công nghiệp và các ngành nghề khác, việc đầu tư,

phát triển các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin cũng như cung cấp linh kiện,

thiết bị liên lạc di động, kết nối Internet ở khu vực này cũng rất đáng được quan tâm

do thị trường ở khu vực tuy còn sơ khai nhưng tiềm năng phát triển lớn.

Với sự hoàn thành của cây cầu quốc tế Mekong thứ hai, cơ sở hạ tầng cơ bản

của Hành lang kinh tế Đông Tây đã gần như hoàn tất. Mặc dù, hành lang đã đi vào

vận hành, việc khai thác triệt để tuyến đường này còn là vấn đề phức tạp và lâu dài,

cần có tầm nhìn và có sự tham gia đông đảo, sự hợp tác thực chất giữa khu vực

công và tư nhân. Hơn nữa, cần có quyết tâm mạnh mẽ về chính trị để thực thi những

thay đổi về chính sách và xác định lợi ích quốc gia, và đảm bảo sự gắn kết của

EWEC với sự thịnh vượng chung của khu vực.

Cho đến năm 2010, trong khi nhà nước đã đi đầu trong việc triển khai hành

lang, đầu tư vào cơ sở hạ tầng thì sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân là chưa

đáng kể và chưa đồng bộ. Mà theo chiến lược phát triển dài hạn của Hành lang kinh

tế Đông Tây bên cạnh vai trò của nhà nước còn phụ thuộc nhiều vào các doanh

nghiệp tư nhân, vào sự hợp tác thực chất giữa khu vực công và tư nhân đặc biệt là

việc cung cấp vốn để phát triển kinh tế. Việc tham gia đầy đủ của khu vực công và

tư nhân tại bốn nước của hành lang này là rất cần thiết để đảm bảo mọi công dân của

EWEC được thực sự hưởng lợi của việc hợp tác trên cơ sở bền vững.

Để khai thác triệt để tiềm năng của Hành lang kinh tế Đông Tây, ngoài nguồn

vốn đầu tư tư nhân của nước ngoài và trong khu vực, việc tiếp tục cung cấp nguồn tài

trợ từ phía các tổ chức quốc tế và các chương trình hỗ trợ của chính phủ là rất cần

thiết… Mặt khác, việc quan tâm và tham gia của các nhà đầu tư và công ty tư nhân

cũng mang lại cho họ những cơ hội làm ăn lớn trong khu vực.

Các địa phương và các nước nằm dọc EWEC đã có nhiều chính sách nhằm

quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh của mình và kêu gọi đầu tư để tranh thủ các

nguồn lực từ bên ngoại phục vụ cho sự phát triển của các địa phương và các nước nằm

dọc EWEC nói riêng và toàn tuyến EWEC nói chung.

Trong giai đoạn 1998 - 2010, các địa phương và các nước nằm dọc EWEC đã

thu hút được những dự án đầu tư bước đầu rất đáng ghi nhận. Tiêu biểu như: đầu tư

Page 65: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  55

trực tiếp nước ngoại và liên doanh tại tỉnh Savanakhet tăng từ 17,5 triệu USD giai

đoạn 1995 - 2000 lên khoảng 200 triệu USD giai đoạn 2000 - 2005 [59, tr74].

Dựa trên những nhu cầu thiết yếu trên, Hội nghị quan chức cấp cao EWEC lần

thứ ba đã thông qua sáng kiến xúc tiến EWEC nhằm tăng cường nhận thức về tiềm

năng, cơ hội đầu tư, phát triển thương mại và du lịch của EWEC.

Một trong những nỗ lực nhằm thực hiện sáng kiến trên, Chính phủ Việt Nam

đã triển khai tổ chức một loạt các hoạt động với tên gọi “Tuần lễ EWEC 2007” tại

thành phố Đà Nẵng, Việt Nam từ ngày 27/8 đến 01/9/2007.

Mục tiêu của Tuần lễ EWEC là nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng

quốc tế về tiềm năng của EWEC; tạo ra sự hiểu biết sâu sắc hơn giữa các chính phủ

và cộng đồng doanh nghiệp nhằm thu hút sự quan tâm hơn nữa của các nhà đầu tư -

cộng đồng doanh nghiệp tư nhân trong khu vực và quốc tế đối với hành lang này; tăng

cường sự hợp tác hữu ích giữa các địa phương EWEC; thảo luận những vấn đề vướng

mắc và giải pháp khắc phục vấn đề nảy sinh trong việc phát triển đầu tư, thương mại,

du lịch trong EWEC; đặc biệt là tiếp tục vận động các nhà tài trợ đầu tư cho cơ sở hạ

tầng và thuận lợi hoá thương mại dọc tuyến EWEC.

Tuần lễ EWEC 2007 là một trong những sự kiện xúc tiến đầu tư đầu tiên

trong hàng loạt các hoạt động quảng bá-xúc tiến đầu tư khác trong tương lai về hành

lang kinh tế này. Nội dung chương trình Tuần lễ EWEC 2007 rất phong phú, đa

dạng, trong đó có các cuộc làm việc của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao

Việt Nam Phạm Gia Khiêm với các trưởng đoàn các nước thành viên EWEC cùng

các tỉnh trưởng các tỉnh nằm trong hành lang này; hội chợ quốc tế EWEC; diễn đàn

Đầu tư - Thương mại - Du lịch EWEC cùng các chương trình văn nghệ của nước

chủ nhà Việt Nam và chương trình giao lưu văn hóa - văn nghệ giữa các nước thành

viên EWEC. Các nhà tổ chức cũng đã tổ chức một đoàn Caravan với hành trình đi

dọc tuyến EWEC.

Tuần lễ Hành lang kinh tế Đông Tây 2007 do Bộ Ngoại giao chủ trì và thành

phố Đà Nẵng đăng cai tổ chức từ ngày 27/8 - 02/9/2007 đã đạt được kết quả rất đáng

ghi nhận, nhất là trên lĩnh vực đầu tư. Đã có hơn 400 đại biểu trong và ngoài nước

đã tham gia các hoạt động trong Tuần lễ EWEC 2007. Phó Thủ tướng kiêm Bộ

trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm chủ trì các hoạt động quan trọng; Trưởng đoàn

Page 66: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  56

các nước EWEC khác: Phó Thủ tướng thường trực Lào; Thứ trưởng bộ Tài chính

Thái Lan, Thứ trưởng bộ Ngoại giao Myanmar cũng có mặt để chứng kiến các thỏa

thuận hợp tác đầu tư trên EWEC. Tháp tùng các trưởng đoàn là quan chức của các

bộ ngành trung ương của các nước. Phía Việt Nam có các Bộ: Ngoại giao, Kế hoạch

- Đầu tư, Tài chính, Thương mại, Giao thông Vận tải, Văn hóa - Thể thao - Du lịch,

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ Công an. Đặc biệt, Tuần lễ

EWEC 2007 đã thu hút sự tham gia của các địa phương của các nước thuộc Hành

lang kinh tế Đông Tây như: tỉnh Savannakhet (Lào); tỉnh Tak, Mukdahan, Khon

Kaen, Udon Thani, Sakon Nakhon và Nong Khai (Thái Lan); Đà Nẵng, Thừa Thiên -

Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi (Việt Nam). Ngoài

ra, còn có sự tham gia của tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc), thành phố

Hwaseong (Hàn Quốc); Cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam: Đại sứ các nước

Lào, Myanmar, Nhật Bản, Ấn Độ; Đại biện lâm thời Thái Lan; Tham tán Công sứ

Campuchia; Tổng Lãnh sự quán Nga và Lào tại Đà Nẵng. Ngoài ra, còn có đại diện

của Phái đoàn Ủy ban châu Âu, Đại sứ quán Tây Ban Nha, Đại sứ quán Bỉ, Tổng

lãnh sự quán Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh; Đại diện các tổ chức quốc tế gồm

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC),

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản

(JETRO). Về phía các doanh nghiệp đã thu hút 70 đại biểu doanh nghiệp nước

ngoài, đến từ Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Mỹ, Nhật Bản…

và 50 đại biểu doanh nghiệp trong nước. Về phía báo chí đã có 32 phóng viên đại

diện cho các hãng thông tấn báo chí trong và ngoài nước tham gia và đưa tin cho

Tuần lễ EWEC 2007 [121, tr3-5].

Sự tham gia đông đảo của các đại biểu đại diện cho các cơ quan Nhà nước,

các Bộ, Ngành, các địa phương, doanh nghiệp và thông tấn báo chí của các nước

thành viên EWEC và các nước quan tâm đến hợp tác EWEC đã cho thấy hợp tác đầu

tư giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây đã ngày càng được phổ biến

rộng rãi và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.

Tuần lễ EWEC 2007 diễn ra từ ngày 27/8 đến ngày 02/9/2007 với các hoạt

động chính sau:

Page 67: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  57

1) Lễ khai mạc trọng thể;

2) Diễn đàn đầu tư - thương mại - du lịch EWEC;

3) Hội chợ quốc tế EWEC;

4) Tour Caravan dọc EWEC;

5) Giao lưu nghệ thuật Lào, Myanmar và Việt Nam;

6) Giao hữu tennis.

Ngoài thành phố Đà Nẵng, các địa phương như Quảng Trị và Thừa Thiên

Huế cũng tổ chức một số hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao trong thời gian diễn

ra Tuần lễ [121, tr7].

Đặc biệt, trong Tuần lễ Hành lang kinh tế Đông Tây đã diễn ra diễn đàn đầu tư -

thương mại - du lịch EWEC. Đây là hoạt động trọng tâm của Tuần lễ, được Bộ Ngoại

giao tổ chức chu đáo với sự tham dự của hơn 400 đại biểu và 22 tham luận của trưởng

đoàn các nước EWEC, đại diện các Bộ, ngành của Việt Nam, đại diện các tỉnh dọc hành

lang, tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc), các nhà tài trợ chính (JBIC, ADB,

Chính phủ Nhật Bản) và cộng đồng doanh nghiệp.

Diễn đàn đã tập trung thảo luận về cơ chế, chính sách, các vấn đề còn vướng

mắc cũng như những biện pháp tăng cường hợp tác giữa các nước và các địa phương

EWEC. Đại diện các địa phương cũng đã giới thiệu được tiềm năng, thế mạnh của

địa phương mình và đề xuất các dự án cụ thể để vận động tài trợ và đầu tư.

Tại phiên do Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND) thành phố

Đà Nẵng và trưởng đoàn các nước đồng chủ trì, Trung tâm xúc tiến đầu tư Đà

Nẵng đã kết hợp tổ chức 02 lễ ký kết và trao giấy chứng nhận đầu tư, bao gồm:

+ Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng trao giấy chứng nhận đầu tư cho Tập

đoàn Vina Capital để đầu tư dự án khu thương mại trị giá 325 triệu USD.

+ Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng ký kết bản thỏa thuận với Công ty

Kreves Development (Hàn Quốc) về việc đầu tư dự án khu thương mại và chung cư

với tổng vốn dự kiến là 200 triệu USD.

Tại phiên do Trung tâm xúc tiến đầu tư Đà Nẵng đã phối hợp tổ chức Hội

thảo “Đà Nẵng - Tiềm năng và cơ hội đầu tư” với sự tham gia của lãnh đạo các sở,

ban, ngành và các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tại hội thảo, Trung tâm đã ký kết

thỏa thuận với Sở Công nghiệp và Môi trường thành phố Hwaseong (Hàn Quốc) về

Page 68: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  58

việc thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai bên. Ngoài ra, thành phố đã giới thiệu và mời

gọi tài trợ, đầu tư một số dự án có tác động trực tiếp đến việc phát triển EWEC.

Nhìn chung, diễn đàn lần này trước hết nhằm quảng bá, thu hút sự chú ý của

các nước, tổ chức quốc tế và cộng đồng doanh nghiệp, đồng thời được đánh giá là sự

khởi đầu tốt đẹp cho quá trình xây dựng EWEC từ một "Hành lang giao thông" trở

thành "Hành lang kinh tế". Đặc biệt, các tổ chức như ADB, JBIC đã cam kết sẽ tiếp

tục hỗ trợ cho các địa phương dọc tuyến EWEC phát huy hết tiềm năng vốn có, hợp

tác để cùng nhau phát triển kinh tế.

Việc tổ chức thành công tuần lễ EWEC này sẽ là điều có ý nghĩa lớn đối với

Việt Nam, không chỉ trên phương diện thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế, thương

mại, du lịch và đầu tư mà còn khẳng định xu hướng hòa nhập mạnh mẽ của một

quốc gia Việt Nam với một vị thế quốc tế ngày càng tăng.

Sau thành công của tuần lễ EWEC 2007, ADB tiếp tục hỗ trợ Việt Nam

nhằm phát huy tối đa lợi thế từ EWEC thông qua Diễn đàn doanh nghiệp Tiểu

vùng Mekong mở rộng (GMS BF), nơi giải quyết những vấn đề và trở ngại đối với

việc phát triển EWEC.

Cùng với Đà Nẵng các địa phương khác của các nước thuộc Hành lang kinh

tế Đông Tây cũng tăng cường các hoạt động quảng bá hình ảnh đất nước, con

người, tiềm năng lợi thế và các chính sách của địa phương mình nhằm thu hút đầu

tư và hợp tác cùng phát triển.

Tóm lại, từ khi hình thành đến năm 2010, được sự quan tâm của chính phủ các

nước thành viên, dưới sự tài trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á và Chính phủ

Nhật Bản, trên EWEC nhiều hạng mục hạ tầng giao thông chủ chốt trên hành lang

đã được đầu tư nâng cấp như cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, đường hầm đèo Hải Vân,

Cảng nước sâu Chân Mây, sân bay quốc tế Phú bài, đường quốc lộ 9, cảng

Mawlamyine - Myanmar, cầu nối liền Thái Lan - Lào qua sông Mekong... các thủ

tục hành chính, thủ tục cấp visa, giấy phép vận chuyển, các cơ chế hợp tác đã được

các quốc gia quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các hoạt động quảng bá, tăng

cường thu hút FDI vào khu vực, đa dạng hóa hoạt động kinh tế.

Chính phủ và các địa phương của 4 nước Việt Nam, Lào, Thái Lan và

Myanmar đã cố gắng, tích cực và chủ động thu hút đầu tư để phát huy những lợi thế

Page 69: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  59

của mình, đồng thời tranh thủ những nguồn lực từ bên ngoài phục vụ cho sự phát

triển của địa phương, quốc gia mình và sự phát triển của EWEC.

Khi hạ tầng giao thông đã cơ bản hoàn thành và đi vào sử dụng, các Khu kinh tế

bắt đầu đi vào hoạt động, góp phần mang lại nhiều thay đổi kinh tế xã hội cho khu vực

thì ngày càng có nhiều quốc gia có lợi ích tham gia đầu tư phát triển vào EWEC.

2.3. Hợp tác thương mại

Bên cạnh hợp tác đầu tư, các hoạt động thương mại là một trong những ưu

tiên hàng đầu của các nước và các địa phương thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây.

Khi mới hình thành, các hoạt động thương mại của EWEC chủ yếu tập trung

ở sáu địa phương gồm Mawlamyine, Phitsanulok, Khon Kaen, Savannakhet, Huế, và

Đà Nẵng. Tuy nhiên, nhiều thị trấn thuộc các địa phương có EWEC chạy qua cũng

sẽ nhân được những tác động kinh tế tích cực. Các khu vực mà EWEC đi qua nói

chung còn kém phát triển; kinh tế lấy nông nghiệp làm chủ đạo. EWEC qua kết nối

với các trục giao thông Nam - Bắc sẽ giúp các khu vực trên tiếp cận dễ dàng hơn với

các trung tâm kinh tế ở phía bắc và phía nam như Bangkok, Thành phố Hồ Chí Minh

và Hà Nội. EWEC còn mở đường ra biển cho các khu vực trên, cung cấp hải sản cho

họ và giúp họ đem các sản phẩm nông - lâm nghiệp của mình đi tiêu thụ. Nhờ phát

triển giao thông vận tải, thông tin liên lạc và năng lượng, các khu vực sẽ có thêm

nhiều cơ hội phát triển, trong đó đầu tư tư nhân là quan trọng nhất.

Về mặt pháp lý, ở mỗi quốc gia thuộc EWEC, hệ thống pháp lý liên quan đến

quan hệ thương mại đã được triển khai. Cho đến năm 2010, các quốc gia thành viên đều

đã ký kết Hiệp định vận tải qua biên giới của các nước Tiểu vùng sông Mekong (GMS-

CBTA) và Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi cho hàng hoá quá cảnh. Bên cạnh

đó, nhiều Hiệp định song phương đã được ký kết giữa Việt Nam - Lào, Thái Lan - Lào,

tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh giữa các nước. Việt Nam và Lào đã ký

nhiều hiệp ước và hiệp định quan trọng: Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác, Hiệp định Hợp

tác chiến lược về kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật… Việt Nam và Thái Lan đã ký

gần 30 Hiệp định và Thoả thuận hợp tác. Việt Nam và Myanmar đã thành lập Uỷ ban

Thương mại chung, cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển, đặc biệt là trong

các lĩnh vực kinh tế, thương mại, nông nghiệp, dầu khí, viễn thông....

Page 70: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  60

Bốn nước: Việt Nam, Thái Lan, Lào (2008), Myanmar (2010) áp dụng Biểu

thuế ưu đãi đặc biệt CEPT của các nước ASEAN. Tại Việt Nam đang áp dụng

Quyết định số 36/2008/QĐ-BTC ngày 12/06/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về

việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp

định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước

ASEAN giai đoạn 2008-2013.

Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng tạo điều kiện cho các hoạt động

thương mại trên EWEC ngày càng phát triển.

Trao đổi thương mại giữa các nước trong khu vực trong thời gian qua tăng

đáng kể (tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Lào, Thái Lan và Myanmar tăng trung

bình 33%/năm). Hàng hoá buôn bán dọc biên giới hành lang chủ yếu phản ánh lợi

thế so sánh của mỗi nước, đồng thời đóng vai trò hàng hoá quá cảnh để thâm nhập

vào các thị trường khác. Các mặt hàng được trao đổi chủ yếu là: rau, quả, gỗ, gia

súc, hàng dệt may...

Bảng 2.4: Xuất khẩu qua biên giới trên EWEC (2002-2008)

Triệu USD

Xuất khẩu Cán cân thương mại

Myanmar

đến Thái Lan đến Lào đến

Việt Nam

đến

Thái

Lan Myanmar Lào

Việt

Nam

Thái

Lan

Việt

NamLào

Thái

Lan

Myanmar

- Thái Lan

Thái

Lan -

Lào

Thái

Lan -

Việt

Nam

Lào -

Việt

Nam

2002 12.4 72.1 75.6 0.1 19.0 - - - 60 57 - -

2003 11,3 162,5 81,6 0,9 16,9 - - - 151 65 - -

2004 15,7 258,2 124,2 1,8 15,2 34,2 23,8 0,1 243 109 2 10

2005 20,7 251,6 124,7 4,2 22,9 48,7 20,0 0,1 231 102 4 29

2006 33,2 232,0 138,9 18,9 80,0 124,5 34,1 0,7 199 59 18 90

2007 28,6 307,6 160,9 12,8 149,7 118,6 36,9 0,8 279 11 12 82

2008 39,1 419,9 283,8 17,5 431,2 124,1 31,8 3,6 381 147 14 92

Nguồn: Asian Development Bank (2009), East-West Economic Corridor

(EWEC) Strategy and Action Plan, Development Study of the East-West Economic

Corridor Greater Mekong Subregion, Manila, tr48.

Page 71: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  61

Nhìn vào bảng số liệu chúng ta thấy giá trị xuất khẩu qua biên giới giữa 4

nước nằm dọc EWEC nhìn chung trong giai đoạn 2002 - 2008 tăng với mức tăng

khác nhau. Trong đó tăng mạnh nhất là giá trị xuất khẩu qua biên giới từ Lào đến

Thái Lan (tăng 22,7 lần) và thấp nhất là giá trị xuất khẩu qua biên giới từ Myanmar

đến Thái Lan (tăng 3,2 lần). Trong khi đó, cán cân thương mại giữa Lào và Việt

Nam tăng mạnh nhất (9,2 lần trong 4 năm: 2004 - 2008) và cán cân thương mại giữa

Myanmar và Thái Lan đạt giá trị cao nhất 381 triệu USD năm 2008.

Về thông thương, 7 dự án phát triển hành lang hỗ trợ thực hiện kiểm định hải

quan một cửa tại các đường biên giới dọc hành lang, bao gồm thay đổi dữ liệu điện

và chuẩn hóa các tài liệu kinh doanh. Việc thực hiện các khâu cũ của kiểm dịch hải

quan một cửa được xem là một sáng kiến ưu tiên hàng đầu cho hành lang. Việt Nam

đề xuất ga đường bộ ở Đông Hà và đang được xúc tiến bởi Ngân hàng hợp tác quốc

tế Nhật Bản.

EWEC giúp phát triển thương mại giữa các nước trên tuyến hành lang này.

Ngày 20/12/2006, cầu Hữu Nghị II (Mukdahan-Savannakhet) bắc qua sông Mekong

đã được khánh thành, đánh dấu sự khơi thông của EWEC. Trong 4 tháng sau khi

khánh thành cầu Hữu Nghị II, xuất khẩu từ Thái Lan sang Lào tăng 10% và nhập khẩu

hàng hóa của Thái Lan qua đây cũng tăng nhanh qua từng tháng (chủ yếu là nhập

khẩu quặng và đồng từ Lào). Hàng quá cảnh từ Thái lan qua Lào tăng gấp đôi [156,

tr2]. Tổng giá trị hàng hóa qua các cửa khẩu Thái/Lào đạt trên 1 tỷ USD (năm 2006)

và đạt 1,3 tỷ USD vào năm 2007 (tăng 20%). Về thương mại, kết quả đạt được của

Tuần lễ EWEC 2007 đã cho thấy những bước tiến lớn trong EWEC.

Điểm nhấn trong hợp tác thương mại giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế

Đông Tây là Hội chợ Quốc tế EWEC 2007 được tổ chức trong Tuần lễ EWEC 2007.

Hội chợ đã nhận được sự ủng hộ, tham gia nhiệt tình của Đại sứ quán và Tổng lãnh sự

quán các nước Lào, Myanmar, Nga, Ấn Độ, Australia, Indonesia; gần 40 doanh

nghiệp các nước Lào, Thái Lan, Hàn Quốc, Pakistan, Đài Loan (Trung Quốc); và hơn

160 doanh nghiệp các tỉnh thành Việt Nam gồm: Khánh Hòa, Quảng Nam, Quảng

Ngãi, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Kon Tum, Bắc Giang, Quảng Bình, Huế, Bến Tre, Hà Nội,

Lâm Đồng, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Hội chợ nhận được sự tài trợ của Tổng

công ty Dệt may Hòa Thọ và JBIC.

Page 72: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  62

Ban tổ chức dành 60 gian hàng cho 15 tỉnh thành miền Trung - Tây Nguyên,

07 gian hàng cho ngành du lịch thành phố và 400m2 cho các doanh nghiệp hàng Việt

Nam chất lượng cao (HVNCLC) đại diện hơn 100 doanh nghiệp HVNCLC năm

2007 giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam.

Thành phố Đà Nẵng có 35 doanh nghiệp với 70 gian hàng đại diện cho các

ngành hàng: thủy sản, may mặc, giày dép, hóa mỹ phẩm, đồ gỗ, vật liệu xây dựng,

trang trí nội thất.

Tham gia Hội chợ này có 212 doanh nghiệp và đơn vị với 315 gian hàng, là

nơi triển lãm, giới thiệu các nền văn hóa đặc sắc, các thành tựu kinh tế nổi bật không

chỉ của các nước nằm trên tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây mà còn của các nền

kinh tế phát triển khác. Qua 06 ngày mở cửa tự do, Hội chợ đã đón hơn 200.000 lượt

người đến tham quan, mua sắm.

Doanh số bán hàng của các doanh nghiệp đạt 12 tỷ đồng. Kết thúc Hội chợ đã

có 08 bản ghi nhớ, hợp đồng được ký kết, trị giá 3 tỷ đồng, 10 đại lý được mở sau

hội chợ, chẳng hạn như:

+ Công ty Việt Thái Á (doanh nghiệp Thái Lan) đã thỏa thuận với Công ty

TNHH Duy Tân (doanh nghiệp Đà Nẵng) về việc làm đại lý phân phối hàng tiêu

dùng, điện gia dụng.

+ Công ty Đa Phi (doanh nghiệp Lào) đã ký kết 05 hợp đồng về cung cấp gỗ

ván sàn, phôi gỗ; trong đó có hợp đồng cung cấp gỗ thường xuyên cho Công ty LD

Lâm sản Việt Lang (doanh nghiệp Đà Nẵng) [121, tr7].

Với sự ra đời của EWEC, đã tạo điều kiện thuận lợi để các nước xem xét, điều

chỉnh tỷ lệ thuế hợp lý và chấp nhận được giữa các nước, phân công quản lý để hỗ trợ

cho sự hợp tác thương mại, như việc cấp giấy phép thương mại, bảo hiểm và thành lập

cơ quan hợp tác chung của khu vực tư nhân. Tăng cường, tạo điều kiện thuận lợi cho

việc qua lại biên giới với việc tự do hoá thương mại, nhất là về hoạt động xuất nhập

khẩu giữa các quốc gia trong EWEC.

EWEC là cơ hội tốt cho các quốc gia tiếp cận tốt hơn các nguồn tài nguyên

khoáng sản, hải sản và năng lượng phục vụ cho các ngành sản xuất và chế biến, tạo

điều kiện cho các thành phố, thị trấn dọc hành lang; đồng thời thúc đẩy thương mại

xuyên biên giới. Hàng hoá của Myanmar, Lào, Thái Lan, Trung Quốc sẽ dễ dàng

Page 73: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  63

xâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng của Nam Á, Đông Á và xa hơn nữa là châu

Âu và châu Mỹ.

Bảng 2.5: Tốc độ tăng trưởng xuất, nhập khẩu (%/năm)

của các nước thành viên EWEC

Lào Myanmar Thái Lan Việt Nam

Nước Xuất

khẩu

Nhập

khẩu

Xuất

khẩu

Nhập

khẩu

Xuất

khẩu

Nhập

khẩu

Xuất

khẩu

Nhập

khẩu

2001 -3,3 -4,7 43,0 13,4 -7,1 -3,0 6,5 6,0

2002 -5,9 -12,4 -3,0 -16,1 4,8 4,6 7,4 19,5

2003 7,2 1,9 12,6 1,3 18,2 17,4 20,4 37,4

2004 12,7 56,4 8,2 -10,6 21,6 25,7 30,3 26,0

2005 48,6 23,8 - - 15,0 26,0 20,5 16,0

2006 8,0 12,0 - - 15,3 15,0 18,0 15,0

2007 16,6 34,7 23,9 88,0 18,2 9,1 21,9 38,5

2008 21,5 31,1 15,5 25,6 15,9 26,8 29,1 27,9

2009 -8,0 -13,0 4,4 1,9 -14,0 -25,2 -8,9 -13,3

2010 29,5 13,5 4,8 10,0 28,5 36,8 26,4 21,2

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của ADB (Asian Development Bank (2006), Asian

Development Outlook 2006, Manila, Philippines, tr320-322 and Asian Development

Bank (2011), Asian Development Outlook 2011, Manila, Philippines, tr258-260).

Nhìn vào bảng số liệu chúng ta thấy, trong giai đoạn 2001 - 2010, tăng trưởng

thương mại của các nước thành viên EWEC nhìn chung có chiều hướng tăng lên ở

cả lĩnh vực xuất hẩu và nhập khẩu. Điều này cho thấy sự tiến bộ của các nền kinh tế

trong EWEC và những kết quả đó cũng có tác động nhất định của việc hình thành và

đi vào hoạt động của EWEC.

Tóm lại, trong giai đoạn 1998 - 2010, hợp tác trên lĩnh vực thương mại giữa

các nước nằm dọc EWEC có những chuyển biến tích cực. Với những kết quả đạt được

trong giai đoạn này đã cho thấy vai trò và tầm quan trọng của EWEC trong việc thúc

đẩy các hoạt động thương mại giữa các nước thành viên của hành lang. Tác động rõ

ràng nhất của EWEC đến lĩnh vực thương mại là Hiệp định tạo thuận lợi cho công tác

Page 74: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  64

vận chuyển hàng hóa và hành khách qua biên giới và việc triển khai thí điểm kiểm tra

hải quan một cửa, một điểm dừng. Cùng với việc thống nhất các biểu mẫu kiểm tra

hải quan, kiểm dịch tại các cặp cửa khẩu trên EWEC đã đánh dấu một bước tiến vượt

bậc chưa từng có trong lĩnh vực thương mại trên hành lang kinh tế này.

2.4. Hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải và du lịch

2.4.1. Hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải

Hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải là lĩnh vực phát triển mạnh nhất và

kết quả rõ ràng nhất của EWEC. Thành công của lĩnh vực hợp tác này không chỉ là

thành công lớn nhất trong hợp tác kinh tế của EWEC mà còn trên phạm vi cả GMS.

Hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải của EWEC được thể hiện trên hai

phương diện: Các dự án giao thông (hợp tác phần cứng ) và cơ chế, chính sách (các

Hiệp định, nghị định thư và phụ lục mà các địa phương và các nước EWEC đã

chuẩn bị và ký kết hay còn gọi là hợp tác phần mềm).

* Về các dự án giao thông:

Đầu tư lớn nhất là xây dựng hệ thống giao thông đường bộ, tài chính đã được

đảm bảo cho toàn hành lang giao thông, ngoại trừ một phần ở Myanmar. Một tuyến

đường cao tốc dài 140 km từ đường hầm Hải Vân mới hoàn thành tại Đà Nẵng tới

Cam Lộ ở tỉnh Quảng Trị (song song với đường quốc lộ số 1) đã được đề xuất để tạo

điều kiện cho việc lưu thông tới các cảng biển Việt Nam. Các dự án cải tạo đường số

9 từ Savannakhet tới Seno, và xây dựng các tuyến đường nhánh sẽ đảm bảo việc tiếp

cận thị trường và các dịch vụ xã hội cho các khu vực nông thôn gần đó. Việc phát

triển cảng Savannakhet để cùng sử dụng và khai thác với Thái Lan, nâng cấp sân bay

Phú Bài (Huế, Việt Nam) đã được chính phủ các nước Lào và Việt Nam đề xuất.

Cùng với cảng biển Đà Nẵng và Mawlamyine, hai cảng biển khác ở Việt Nam đang

được xem xét để đáp ứng nhu cầu trong nước và khu vực.

Với sự tài trợ của Ngân hàng Phát triển châu Á và Chính phủ Nhật Bản, nhiều

hạng mục hạ tầng giao thông chủ chốt trên hành lang đã được đầu tư nâng cấp như

dự án nâng cấp cảng Tiên Sa, Ðà Nẵng, đường hầm đèo Hải Vân, quốc lộ 9. Cuối

năm 2006, cây cầu quốc tế Lào - Thái Lan thứ hai qua sông Mekong được khánh

thành, chính thức nối liền bảy tỉnh Đông - Bắc Thái Lan, tỉnh Savannakhet, Lào và

ba tỉnh miền trung của Việt Nam.

Page 75: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  65

Hình 2.2: Các dự án giao thông vận tải trên EWEC

Nguồn: Asian Development Bank (2008), Lao People’s Democratic Republic

and Socialist Republic of Viet Nam: Greater Mekong Subregion: East−West

Corridor Project, Manila, tr12.

Trong giai đoạn 1998 - 2010, các dự án đã được triển khai và hoàn thành: Dự

án khôi phục tuyến đường 9 ở Lào được hoàn tất vào tháng 4 năm 2004. Dự án nâng

cấp tuyến đường 9 ở Việt Nam hoàn thành năm 2006. Dự án này, sau khi nâng cấp,

đã kết nối cảng Tiên Sa (Đà Nẵng ), Quốc lộ 1 của Việt Nam từ Đà Nẵng qua Huế,

Đông Hà, Lao Bảo, đường 9 ở Lào, tuyến đường qua Đông Bắc Thái Lan và nối với

cảng Mawlamyine của Myanmar. Việc hình thành cảng Mawlamyine, xuất phát từ

mối quan tâm của một số cảng tư nhân nước ngoài, và cảng Yangon cũng có thể sẽ

là cảng cuối ở phía Đông của hành lang.

Page 76: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  66

Đến năm 2010, các công trình hạ tầng nòng cốt cho hành lang đã được hoàn

thiện. Tuyến đường dài 1.450 km hoàn thành tạo thành một con đường Đông - Tây

đầu tiên xuyên suốt từ Biển Đông đến Biển Ấn Độ dương tạo điều kiện thuận lợi cho

hợp tác kinh tế EWEC và GMS. Trên cơ sở tuyến đường này, các địa phương trên

tuyến đã triển khai được một số hoạt động trong lĩnh vực giao thông, du lịch, đối

ngoại, thương mại với mục tiêu tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế nhằm

thúc đẩy giao lưu thương mại, đầu tư và phát triển giữa các nước trong khu vực

tiểu vùng sông Mekong mở rộng; giảm chi phí lưu thông hàng hóa, hành khách

trong khu vực Hành lang và tạo điều kiện cho việc lưu thông được thuận lợi và

hiệu quả; góp phần giảm nghèo, hỗ trợ phát triển khu vực dọc biên giới.

EWEC có tổng chiều dài 1.450 km, chạy qua 13 tỉnh của 4 nước Myanmar,

Thái Lan, Lào và Việt Nam, nối liền các địa phương Mawlamyine, Myawaddy,

Yasothon, Tak, Phitsanulok, Khon Khaen, Kalasin, Sukhothai, Mukdahan,

Savanakhet, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng. Đây là tuyến giao thông huyết

mạch theo trục giao thông nối từ Đông sang Tây Đông Nam Á, là tuyến đất liền duy

nhất nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương đã khai thông trọn vẹn bằng việc khánh

thành cầu Hữu Nghị 2 bắc qua sông Mê Công nối liền giữa Thái Lan và Lào.

Theo ông Nguyễn Văn Thạch - Phó vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế - Bộ Giao

thông vận tải Việt Nam: “Việc Việt Nam, Lào, Thái Lan gặp nhau để cấp quota cho 500

phương tiện giao thông đường bộ đầu tiên qua lại thuận tiện, nhằm khơi mở tuyến

EWEC được xem là thành công đầu tiên của Việt Nam trong việc triển khai hiệp định

qua lại thuận lợi trong 6 nước tiểu vùng sông Mê Công gồm Việt Nam, Trung Quốc,

Thái Lan, Lào, Campuchia và Myanmar...” [77] .

Trong số các nước thuộc khu vực EWEC, Thái Lan là quốc gia sở hữu cơ sở

hạ tầng, phương tiện và mạng lưới đường bộ phát triển nhất. Hệ thống đường bộ đi

qua địa phận của Thái Lan được đầu tư đồng bộ, chất lượng tốt, tốc độ trung bình có

thể đạt 90-100 km/h. Đối với Việt Nam, Lào và Myanmar, cơ sở hạ tầng đang từng

bước được cải thiện để phù hợp với yêu cầu sử dụng.

Page 77: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  67

Bảng 2.6: Hành lang kinh tế Đông Tây tại các nước trên tuyến

Ở Myanmar 200 km Từ Mawlamyine đến Myawaddy đi qua Eindu, 40 km

đường và hai cầu treo lớn cần được nâng cấp.

Ở Thái Lan 780 km

Từ Tak đến Mukdahan đi qua Phitsanulok, Khonkaen,

45% là đường cao tốc quốc gia 4 làn đường, 70km đường

cần được nâng cấp

Ở Lào 210 km Từ Savanakhet đến Dansavanh, đường cao tốc 2 làn mới

hoàn thành và ở điều kiện rất tốt.

Ở Việt Nam 260 km Từ Lao Bảo đến Đà Nẵng đi qua Huế, 2/4 là đường cao

tốc ở điều kiện tốt. Hầm Hải Vân dài 6 km

Nguồn: Tác giả thống kê từ số liệu của Văn Hữu Chiến (2010), Kiến nghị chính

sách để nâng cấp đồng bộ cơ sở hạ tầng Hành lang Kinh tế Đông - Tây, Hành lang

Kinh tế Đông - Tây, UBND tỉnh Quảng Trị - Bộ ngoại giao - Báo Thế giới & Việt

Nam, Đông Hà, tr18.

EWEC đem lại nhiều kết quả hữu ích cho các địa phương và các nước có

tuyến đường này đia qua. Nhờ tuyến đường EWEC, số lượng người và phương tiện

xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Lao Bảo ngày càng tăng được thể hiện ở bảng số liệu:

Bảng 2.7: Tổng số người xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Lao Bảo (2001 - 2010)

Chỉ tiêu 2001 2005 2010 Nhịp tăng bình quân năm (%)

Tổng số người xuất nhập

cảnh (nghìn lượt người) 70,1 156 630 36,9

Xuất cảnh 24,8 88,5 331,3 38

Nhập cảnh 35,5 82,9 298,7 35,6

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Ban quản lý Khu kinh tế - thương mại đặc biệt

Lao Bảo qua các năm 2001 - 2010

Nhờ có EWEC, thời gian đi xe buýt từ biên giới Việt Nam - Lào sang tỉnh

Savanakhet của Lào giảm từ 12 tiếng năm 2001 xuống 4 tiếng năm 2010. Từ Đông

Hà tới Lao Bảo giảm từ 4 tiếng năm 2001 xuống còn 2 tiếng năm 2010. Thời gian đi

từ cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) đến biên giới Việt Nam - Lào giảm từ 6 tiếng năm 2001

xuống còn 4 tiếng năm 2010. Nhà cố định, chợ, nhà nghỉ, nhà hàng và các doanh

Page 78: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  68

nghiệp thương mại và dịch vụ mới như: Trạm xăng, xưởng sửa chữa xe máy và các

doanh nghiệp nhỏ phát triển nhanh tại các thị xã dọc tuyến đường 9.

EWEC được xem là tuyến hành lang đặc biệt, có tiềm năng khơi mở dòng

hàng từ lục địa Thái Lan và Lào sang cảng Đà Nẵng, Vũng Áng của Việt Nam để

xuất khẩu bằng đường biển và ngược lại. Mặt khác, EWEC là tuyến đường ngắn

nhất giúp hàng hoá của Thái Lan sang Việt Nam và ngược lại.

Theo khảo sát của các cơ quan chức năng tháng 9.2008, hàng hoá, khách du

lịch thông qua hai cặp cửa khẩu Hữu Nghị II - Mukdahan và Lao Bảo - Dansavanh

khoảng gần 500 triệu USD/năm và gần 3.000 lượt khách/ngày. Tổng giá trị hàng hoá

qua cửa khẩu Thái /Lào đạt 1 tỉ USD năm 2006 và 1,3 tỉ USD năm 2007; lượng hàng

qua Việt Nam đạt khoảng 30-40%.

Đầu tư xây dựng hệ thống cảng dọc EWEC. Đến năm 2010, Cảng Đà Nẵng

với vai trò là cửa ngõ chính ra biển Đông của tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây,

được coi là cảng chủ lực của Hành lang. Bằng nguồn vốn của Chính phủ và nguồn

vốn tự có, Cảng Đà Nẵng đã đầu tư hàng trăm triệu USD để nâng cấp hạ tầng,

phương tiện thiết bị, từ đó đã tạo cho Cảng một diện mạo mới, chuyên nghiệp và

hiện đại hơn và trở thành cảng container có quy mô đạt 150.000 Teus/năm, công

suất khoảng 4,5 triệu tấn/năm. Đồng thời, cảng đã đầu tư khu kho vận hỗ trợ năng

lực cho cảng Tiên Sa với tổng diện tích xây dựng đạt 52.000m2. Bên cạnh đó, để đáp

ứng cao nhất nhu cầu vận tải biển của các khu vực thông qua tuyến Hành lang kinh

tế Đông Tây, đặc biệt là khách hàng container, trên toàn tuyến Hành lang, các công

trình quan trọng đang được xây dựng và hoàn thiện: cảng Chân Mây, Liên Chiểu,

Khu hậu cảng Dung Quất và các cảng khác trong khu vực đang được mở rộng, đầu

tư trang thiết bị để có thể tăng năng lực bốc xếp và có thể đón các tàu hàng trọng tải

đến 50.000 DWT. Đoạn đường 200 km phía cuối Hành lang và cảng nước sâu

Mawlamyine nằm trên đất Myanmar cũng đang được xây dựng.

Đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống các trạm dừng trên EWEC. Đây cũng

là một trong những dự án quan trọng nhằm hiện thực hóa mục tiêu của EWEC. Cho

đến năm 2010, hệ thống các trạm dừng tại Thái Lan tương đối hoàn chỉnh và đồng

bộ so với Việt Nam, Lào và Myanmar. Các trạm dừng trên tuyến tại Thái Lan có đầy

đủ các dịch vụ: đổ xăng, sửa chữa xe, nhà hàng, nơi nghỉ ngơi, siêu thị nhỏ… với

Page 79: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  69

chất lượng dịch vụ khá tốt, khoảng cách giữa các trạm dừng khoảng 35-50 km đáp

ứng nhu cầu của khách hàng và tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực cho các địa phương

của Thái Lan trên EWEC.

* Về cơ chế, chính sách:

Các địa phương và các nước nằm dọc EWEC đều thống nhất phát triển đầu tư,

thương mại, du lịch trong Hành lang kinh tế Đông Tây là việc tạo thuận lợi cho vận tải

hàng hóa và người qua lại biên giới giữa các nước trong Hành lang kinh tế Đông Tây,

trên cơ sở đơn giản hóa và hài hòa hóa luật pháp, quy định, thủ tục và các yêu cầu liên

quan, nhằm thúc đẩy phát triển về kinh tế xã hội, giao lưu văn hóa giữa các vùng và các

quốc gia dọc hành lang kinh tế này, giúp các quốc gia trong vùng hỗ trợ nhau và phát

huy tốt tiềm năng, thế mạnh của mỗi nước.

Sự mô phỏng rào chắn phi vật thể tới các điểm luân chuyển xuyên biên giới là

sáng kiến chính để chuyển Hành lang giao thông Đông Tây thành một Hành lang kinh

tế. Hiệp định giao thông xuyên biên giới của các nước tiểu vùng sông Mê Công cũng

như các hiệp định giao thông đường bộ song phương giữa Lào và Thái Lan, Lào và Việt

Nam đã được ký kết và triển khai trên thực tế.

Mọi chuẩn bị cho việc thực hiện kiểm dịch hải quan một cửa đã được hoàn tất,

ban đầu tại Dansavanh (Lào) - biên giới Lao Bảo (Việt Nam) và sau đó tại biên giới

Savannakhet (Lào) và Mukdahan (Thái Lan). Từ ngày 30/06/2005, Hải quan cửa khẩu

Lao Bảo (Việt Nam) và Hải quan cửa khẩu Dansavanh (Lào) đã triển khai thí điểm Giai

đoạn 1 mô hình kiểm tra “một cửa, một điểm dừng”.

Trong quá trình thực hiện, Hải quan cửa khẩu Lao Bảo và Hải quan cửa khẩu

Dansavanh đã phối hợp, hỗ trợ chặt chẽ để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hai bên đã tuân

thủ duy trì chế độ giao ban định kỳ hàng tháng, kịp thời thông báo cho nhau tình

hình, những quy định pháp luật mới của mỗi bên, thống nhất giải quyết hoặc kiến

nghị lên cấp trên giải quyết những vướng mắc phát sinh vượt thẩm quyền. Cục Hải

quan 2 tỉnh Quảng Trị và Savanakhet đã có sự hợp tác chặt chẽ, cùng đề xuất, kiến

nghị lên cấp có thẩm quyền các giải pháp về đầu tư trang thiết bị, nâng cấp cơ sở hạ

tầng, tích cực triển khai cải cách thủ tục hành chính tại cửa khẩu.

Qua hơn 4 năm triển khai thực hiện thí điểm, mô hình kiểm tra “một cửa,

một điểm dừng” đã mang lại những thành công nhất định trong công tác kiểm tra,

Page 80: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  70

giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu mậu dịch. Thời gian thông quan hàng hóa đối

với những lô hàng kiểm tra chung nhanh chóng hơn, tạo thuận lợi cho việc vận

chuyển người và hàng hóa qua biên giới giữa hai nước; đặc biệt, đã tạo lòng tin và

sự ủng hộ trong cộng đồng doanh nghiệp. Đây chính là điểm nhấn quan trọng góp

phần trong công tác cải cách thủ tục hành chính tại cặp Cửa khẩu Lao Bảo và Cửa

khẩu Densavanh.

Ngày 11/6/2007, tuyến vận tải qua biên giới ba nước Việt Nam, Thái Lan và

Lào bắt đầu đi vào hoạt động theo một hiệp định nhằm đẩy mạnh giao thương trên

bộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế ở lưu vực sông Mekong.

Hiệp định Vận tải qua biên giới tạo thuận lợi cho hoạt động vận tải đường bộ

qua EWEC, chạy từ thành phố Đà Nẵng qua Tây Nam Lào đến Thái Lan. Hiệp định

cho phép áp dụng cơ chế kiểm tra nhanh tại cửa khẩu đối với các xe chở hàng, theo đó

các xe không phải bốc dỡ hàng xuống để kiểm tra khi quá cảnh. Cơ chế này giúp giảm

đáng kể thời gian cũng như chi phí vận chuyển. Ban đầu, có 1.200 xe đã được cấp

giấy phép, mỗi nước 400 xe.

Người đứng đầu Ban Đông Nam Á của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)

Arjun Thapan nói: "Từ nay chỉ trong một ngày người ta có thể từ Thái Lan qua Lào

làm việc và đến Đà Nẵng ăn tối" [154].

Tóm lại, hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải là thành công lớn nhất

trong hợp tác kinh tế của EWEC. Những thành công này đã góp phần làm giảm thời

gian đi lại giữa các địa phương và các nước nằm dọc EWEC, làm cho thương mại

giữa các nước tăng lên và có tác động lan tỏa đến hợp tác kinh tế của GMS, ASEAN

và qui mô rộng lớn hơn. Tuy nhiên, hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải của

EWEC còn nhiều bất cập cần được cải thiện để EWEC thực sự đáp ứng được những

mục tiêu như ý tuởng ban đầu của nó.

2.4.2. Hợp tác trong lĩnh vực du lịch

Sự hình thành EWEC nhằm mục đích đẩy mạnh hợp tác kinh tế giữa các địa

phương của bốn nước dọc theo EWEC. Trong đó, một trong những lĩnh vực được

quan tâm hợp tác là du lịch. Đặc biệt với xu thế du lịch nội vùng ngày càng gia tăng

thì việc hình thành của các hành lang giao thông và theo đó là các hành lang kinh tế

Page 81: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  71

xuyên quốc gia, xuyên lục địa đã và đang tạo ra những điều kiện cơ bản thúc đẩy sự

gia tăng của xu hướng du lịch này.

Các nước Myanmar, Lào, Thái Lan và Việt Nam có lịch sử hình thành và phát

triển lâu đời, là một trong những cái nôi hình thành nên nền văn minh nhân loại. Từ sự

cộng hưởng về văn hóa, lịch sử, tôn giáo và tín ngưỡng của các quốc gia tiểu vùng

sông Mê Công mở rộng cộng thêm sự đồng dạng của hoạt động sản xuất nông nghiệp,

trong đó gieo trồng lúa nước là hình thức canh tác chủ đạo mà các dân tộc của các

quốc gia trong tiểu vùng đều có những mẫu số chung rất căn bản về phong tục, tập

quán, cách ứng xử, cách tư duy...

Myanmar được biết đến như là Miền Đất Vàng (Golden Earth) gồm có 135 dân

tộc có tiếng nói và chữ viết riêng, trong đó dân tộc Bamar chiếm 70% dân số. Myanmar

là đất nước của Phật giáo với hơn 80% dân số theo Phật giáo Tiểu thừa (Theravada

Buddism). Vì thế, nhiều công trình đền, chùa đã được xây dựng như: chùa Chauk Htat

Gyi, nổi tiếng với bức tượng phật nằm khổng lồ dài 72m, cao 16m; Chùa Shwezigon

được vua Anwrahta xây dựng ở thế kỷ 11 để cất giữ xá lợi Phật,... Nổi tiếng nhất là

Shwedagon, ngôi chùa được coi là niềm kiêu hãnh của Myanmar. Chùa dát 80 tấn vàng

nên được gọi là chùa Vàng. Cảm giác tráng lệ như cổ tích là ấn tượng của hầu hết du

khách khi đến thăm nơi đây. Trong các làng Myanmar truyền thống, chùa chiền là trung

tâm của đời sống văn hóa. Lễ hội quan trọng nhất là lễ chùa. Myanmar còn được biết

đến là xứ sở của các đồ trang sức bằng vàng, bạc, đá quý, tranh ảnh nghệ thuật, đồ thủ

công mỹ nghệ, sơn mài, tơ tằm Mandalay... Nghệ thuật dân gian với các tiết mục múa

rối và những bức tranh thần bí cũng góp phần làm xao xuyến du khách nước ngoài.

Thái Lan cũng là một quốc gia đa dân tộc. Khoảng 75% dân số là dân tộc

Thái, 14% là người gốc Hoa và 3% là người Malay, phần còn lại là những nhóm dân

tộc thiểu số. Phật giáo Thượng tọa bộ được coi là quốc giáo ở Thái Lan với tỉ lệ

người theo đạo là 94,7%, tỉ lệ thuộc loại cao nhất thế giới. Là một nước theo đạo

Phật, Thái Lan cử hành những ngày kỷ niệm quan trọng với những nghi lễ đem lại

cho các tín đồ Phật giáo khắp đất nước một cơ hội để họ đóng góp phần công đức,

với những phẩm vật cúng cho các nhà sư và những đám rước đèn cầy vào ban đêm

như: Lễ Magha Puja vào tháng 2 kỷ niệm ngày 1250 tín đồ tập hợp lại để nghe đức

Phật thuyết pháp; Lễ Visaka Puja vào tháng 5 kỷ niệm ngày Phật Đản, ngày Phật

Page 82: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  72

Giác Ngộ và ngày Đức Phật Nhập Niết Bàn; Lễ Khao Phansa vào tháng 7 để tuyên

bố bắt đầu mùa An cư của Phật tư, cũng là ngày chấm dứt gió mùa hàng năm. Mùa

An cư sẽ chấm dứt ba tháng sau với kỳ Kathin, là lúc dân chúng dâng tặng áo cà sa

mới cho các nhà sư; Lễ Luang Wiang Lakon ở Lampang trong tháng 2, một lễ rước

tượng Phật rất trang nghiêm với sự tham gia của cựu Hoàng tộc Chiang Mai,...

Ngoài ra, còn có các lễ hội khác như: Lễ hội Hoàng Gia, Lễ hội tên lửa Yasothon,

Lễ hội Phi Ta Khon, lễ hội đua thuyền Phichit, Lễ hội Chak Phrra, Lễ hội đua trâu ở

Chonburi, Lễ hội lâu đài Sáp ở Sakhon Nakhon, lễ hội đua thuyền Lanna, Lễ hội hoa

ở Chiang Mai,...

Lào là nơi cư trú của hơn 80 dân tộc anh em, được chia thành 04 nhóm ngữ hệ:

Lào - Thái, Môn - Khơme, Mèo - Dao, Tạng - Miến. Ngoài dân tộc Lào Lum chiếm đa

số, mỗi dân tộc Lào đều có những bản sắc văn hóa riêng, tạo nên một kho tàng văn hóa

đa dạng, phong phú vô giá. Hiện nay trên lãnh thổ Lào còn lưu giữ hàng trăm di tích

lịch sử văn hóa có giá trị du lịch, tiêu biểu như: Tháp Thạt Luông, Chùa Xi Mường, Vạt

Xa Kệt, Đen Pha Kẹo, Vạt Xiêng Khuan, Cổng tượng chiến thắng, Tường thành cổ thủ

đô Viêng Chăn, khu vườn các dân tộc Lào (Ở Viên Chăn); Tháp Chỏm Xỉ, Chùa Vi

Xun, Vạt Xiêng Thoong, Hoàng cung cũ (Ở Luông Pha Bang); Cánh đồng chum

(Xiêng Khoang); Các trụ đá, Tháp Ing Hăng, Chùa Xaynhaphum, Cung điện Hươu Hỉn

(ở Savannakhet); Chùa Vạt Phu, Bản Xa Phai (ở Champasac),... Lào cũng được mệnh

danh là xứ sở của Lễ hội, tháng nào trong năm cũng có. Mỗi năm có đến 04 lần Tết: Tết

Dương lịch, Tết Nguyên Đán ( Như ở một số nước Á Đông), tết Lào (Bun Pi May vào

tháng 4) và Tết H mong (tháng 12). Các lễ hội có thể kế đến là: Bun Pha Vet (Phật hóa

thân) vào tháng 1; Bun VisakhaPuya (Phật Đản) vào tháng 4; Bun Bang Phay (Pháo

thăng thiên) vào tháng 5; Bun Khao Phan Sa (Mùa chay) vào tháng 7; Bun Khao

Padapdin (Tưởng nhớ người đã mất) vào tháng 9; Bun Suanghua (Đua thuyền) vào

tháng 10...

Việt Nam nằm trên đường thiên di của các luồng văn hoá từ Bắc xuống Nam,

từ Đông sang Tây. Trải qua 4000 năm văn hiến đã hình thành nên nhiều sắc thái văn

hoá độc đáo. Có thể nói rằng Việt Nam là đất nước của những lễ hội. Mỗi lễ hội

mang nét văn hóa và giá trị riêng ghi nhớ công lao của các bậc tiền nhân khai hoang,

lập ấp; Những vị anh hùng đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ giang sơn Tổ quốc;

Page 83: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  73

Những lễ hội cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Các

lễ hội tri ân công lao những vị anh hùng dân tộc đánh giặc bảo vệ đất nước; Các bậc

tiền nhân khai hoang lập ấp và biểu dương tinh thần thượng võ của dân tộc như: Lễ

hội gò Ðống Ða, Hội đền Hai Bà Trưng, Hội đền Kiếp Bạc, Hội Chọi trâu tại Đồ

Sơn..... Nổi bật nhất là Lễ hội Đền Hùng mang tính chất quốc gia để suy tôn các vua

Hùng đã có công dựng nước. Các lễ hội cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió

hòa, biển rừng tươi tốt, mùa mang bội thu như: Lễ hội Cầu Ngư; Lễ hội Cá Ông; Lễ

hội đình Thần Thắng Tam... Trong quá trình tiếp biến văn hóa, nhiều lễ hội văn hóa

mới được hình thành càng làm phong phú, đa dạng thêm văn hóa dân tộc: Festival

Hoa Đà Lạt; Festival Huế; Festival Biển Nha Trang, Festival biển Hạ Long;

Festival bắn pháo hoa quốc tế tại Đà Nẵng … Đặc biệt các tỉnh, thành phố có nhiều

sáng tạo trong việc tổ chức các Lễ hội mang ý nghĩa thời đại sâu sắc, tiêu biểu là :

“Lễ hội thống nhất Non sông”, Lễ hội “Nhịp cầu Xuyên Á” tại Quảng Trị…

Văn hóa Việt Nam mang đậm tính chất văn hóa Làng. Về với làng Việt, du

khách cũng được dịp tìm hiểu kỹ thuật sản xuất các mặt hàng thủ công, thỏa sức

mua sắm những sản vật của địa phương như gốm Bát Tràng, Tranh Đông Hồ, Tranh

Hàng Trống, Lụa Hà Đông… Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc và đa tôn giáo

với 54 tộc người anh em. Mỗi dân tộc có một sắc thái văn hóa riêng. Đến với các tộc

người thiểu số du khách sẽ được trở về với không gian văn hóa còn lưu giữ nét

hoang sơ của thưở hồng hoang; được chiêm ngưỡng kiến trúc xây dựng độc đáo như

Nhà Sàn, Nhà Dài, được nghe tiếng hát Then, tiếng khèn, tiếng đàn Tơ Nưng mang

âm hưởng của núi rừng, những điệu múa Xòe, múa Sạp đắm say cùng những nghi lễ

đậm chất huyền bí.... Các tôn giáo Việt Nam có những nét văn hóa - tâm linh khá

độc đáo. Nổi bật nhất là Lễ Phật Đản của Phật Giáo và Kiệu La Vang (Quảng Trị)

của Thiên Chúa Giáo...

Truyền thống đấu tranh anh dũng chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt

Nam đã hình thành nên hệ thống di tích lịch sử văn hóa, di tích chiến tranh cách

mạng dày đặc. Đó là Thành Cổ Loa, Trận địa cộc trên sông Bạch Đằng, Đình Hồng

Thái - Cây đa Tân Trào, Núi Các Mác, Suối Lê Nin, Điện Biên Phủ, Ngã ba Đồng

Lộc, cầu Hiền Lương - sông Bến Hải, Địa đạo Vịnh Mốc, Tà Cơn, Khe Sanh -

Đường 9, Thành Cổ Quảng Trị, Địa đạo Củ Chi, Dinh Độc Lập, Đường mòn Hồ Chí

Page 84: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  74

Minh… Mỗi địa danh, mỗi di tích mà mỗi lần nhắc đến đều gây được sự xúc động

và niềm tự hào mạnh mẽ. Đặc biệt, Việt Nam đang sở hữu nhiều Di sản văn hóa vật

thể và phi vật thể quý giá của nhân loại. Đó là Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn,

Hệ thống quần thể kiến trúc Cố đô Huế, Hoàng Thành Thăng Long, Thành Nhà Hồ,

Nhã nhạc Cung đình Huế, Mộc bản Triều Nguyễn, Bia Tiến Sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử

Giám, Ca trù, dân ca quan họ Bắc Ninh, hát Xoan... đã trở thành “thương hiệu

mạnh” để quảng bá và thu hút khách du lịch quốc tế.

Các giá trị văn hóa đã trở thành nền tảng tinh thần và động lực để các nước

Tiểu vùng sông Mekong xây dựng và phát triển đất nước. Đối với hoạt động du lịch,

văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định cho sự hình thành sản phẩm du

lịch. Tuy vậy, để khai thác đưa văn hóa trở thành sản phẩm du lịch là điều không hề

đơn giản. Văn hóa là pho tư liệu chứa đựng các giá trị lịch sử văn hóa, lịch sử cách

mạng, các thành tựu văn hóa của dân tộc, của các cộng đồng dân cư, còn sản phẩm

văn hóa là những giá trị văn hóa đã được quy hoạch, thiết kế, quảng bá để khai thác

hoạt động du lịch. Những năm qua, cùng với các sản phẩm du lịch khác, du lịch văn

hóa đã trở thành một sản phẩm du lịch hấp dẫn thu hút đông đảo du khách đến với

các nước Tiểu vùng sông Mekong, nhiều tour Du lịch hấp dẫn đã được hình thành

như: “Con đường di sản miền Trung”, “Con đường xanh Tây Nguyên”, “Đường Hồ

Chí Minh huyền thoại”, “Hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội,”, “Một ngày

ăn cơm ba nước”, du lịch Caravan,…

Như là một hợp phần quan trọng trong chiến lược của EWEC, phát triển du

lịch thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp,

các nhà đầu tư và tài trợ quốc tế. Đặc biệt ADB đã đóng vai trò tiên phong trong hỗ

trợ phát triển du lịch trên GMS nói chung và EWEC nói riêng. Chiến lược phát triển

du lịch và các dự án phát triển du lịch bền vững của ADB ở khu vực này đã xác định

rõ các mục tiêu nhằm từng bước chuyến đổi các liên kết giao thông đơn thuần thành

các mạng lưới kết nối, điểm du lịch thuộc EWEC và GMS nói chung. Cụ thể:

- Phát triển cơ sở hạ tầng thứ cấp và phương tiện phục vụ du lịch.

- Phát triển các sản phẩm du lịch có chất lượng.

- Cải thiện cơ sở hạ tầng và giao thông nhỏ đến từng địa phương điểm đến.

Page 85: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  75

- Tạo điều kiện gia tăng thông thương đi lại xuyên biên giới, bao gồm cả môi

trường thể chế và luật pháp.

- Xác định chiến lượng marketing chung ở tầm quốc gia, khu vực và vai trò

của các bên trong tiến trình này [126, tr21].

Hành lang kinh tế Đông Tây là một hành lang rất đa dạng về địa hình, khí

hậu, có đồng bằng ven biển Mawlamyine (Myanmar), miền đất thấp và nhiều đồi núi

phía nam Bắc Thái Lan, vùng đồng bằng, rừng nguyên sinh và gò đồi Savannakhet

và vùng đồi núi trung du miền Trung Việt Nam. Do vậy, Hành lang kinh tế Đông

Tây có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch do tính chất vừa thống nhất, vừa đa

dạng. Trên EWEC có nhiều địa điểm du lịch, phong phú về loại hình: di tích lịch sử,

văn hoá, sinh thái... Đặc biệt có các di sản thế giới: Cố đô Huế, nhã nhạc Cung đình

Huế (Việt Nam) và Cố đô Wesady (Myanmar), Sukhothai (Thái Lan) và và từ đây

du khách có thể đi thăm hai di sản thế giới liền kề khác đó là Phố cổ Hội An, Thánh

địa Mỹ Sơn ở Việt Nam... tạo ra sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn trên bản đồ du

lịch ASEAN. Sản phẩm du lịch “Hành lang Đông - Tây” sẽ kết nối với chương trình

du lịch “Con đường di sản miền Trung”, “Con đường huyền thoại”, “Hoài niệm về

chiến trường xưa và đồng đội” của miền Trung Việt Nam... thành chuỗi tour du lịch

độc đáo và riêng biệt.

Nằm ở đầu phía Đông của Hành lang, là đầu mối thông thương ra biển Đông

không chỉ của EWEC mà của cả Tiểu vùng Mekong mở rộng, các tỉnh, thành miền

Trung Việt Nam có tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế du lịch thể hiện ở một số

mặt sau:

Thứ nhất, các tỉnh, thành miền Trung Việt Nam là cửa ngõ ra biển thuận lợi

của EWEC. Chúng ta có thể hợp tác vận tải quá cảnh, hỗ trợ các địa phương của các

nước bạn mở đường ra biển, làm đầu mối cung cấp hàng hoá và nguyên nhiên vật

liệu. Kinh tế biển và cận biển cũng là một lợi thế quan trọng của các tỉnh miền

Trung Việt Nam mà các địa phương khác của Lào và một số địa phương của Thái

Lan trong Hành lang không có được. Các tỉnh miền Trung của ta có thể cung cấp sản

phẩm kinh tế biển, du lịch biển rất được các địa phương bạn yêu thích.

Thứ hai, khu vực miền Trung là vùng đất nhiều tiềm năng để phát triển,

nhưng chịu nhiều hậu quả của chiến tranh, khí hậu khắc nghiệt và còn gặp nhiều khó

Page 86: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  76

khăn. Do đó trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tới sự phát

triển kinh tế - xã hội khu vực miền Trung, nhiều chính sách đã được ban hành nhằm

xây dựng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trở thành vùng phát triển năng động,

tạo việc làm, nâng cao mức sống và trình độ dân trí cho các tầng lớp dân cư, chuyển

dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá với mục tiêu tăng

trưởng kinh tế với tốc độ nhanh và bền vững, phát triển mạnh khu vực công nghiệp

và dịch vụ, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển khu vực dịch vụ chất lượng cao có

tầm cỡ khu vực và quốc tế. Đồng thời các tỉnh trong khu vực miền Trung đã nhận

được sự hỗ trợ to lớn của cộng đồng các nhà tài trợ thông qua các chương trình, dự

án tăng cường năng lực, thể chế, chính sách, phát triển cơ sở hạ tầng, giảm nghèo,

giảm nhẹ thiên tai, phát triển môi trường bền vững... Với việc hình thành EWEC,

các tỉnh, thành khu vực miền Trung càng có nhiều cơ hội và động lực phát huy các

ưu tiên, ưu đãi về chính sách của Đảng và Nhà nước, sử dụng có hiệu quả nguồn đầu

tư của các nhà tài trợ để thực hiện thành công mục tiêu phát triển vùng kinh tế trọng

điểm miền Trung trong mối quan hệ của vùng với toàn quốc, với sự phát triển chung

của tuyến Hành lang Đông Tây trong khuôn khổ hợp tác phát triển khu vực GMS,

tạo ra cực tăng trưởng nhằm thúc đẩy sự phát triển của một phần lớn các tỉnh Duyên

hải Trung bộ và Tây Nguyên trên cơ sở khai thác các nguồn lực trong nước và tiềm

lực các nước trong khu vực.

Thứ ba, có thể hợp tác liên kết du lịch giữa các vùng địa phương từ du lịch

biển, du lịch sinh thái, môi trường, đến du lịch văn hoá, lịch sử.... với sự đầu tư của

Chính phủ và các địa phương để cải thiện hạ tầng giao thông phát triển đã cho phép

kết nối bốn di sản văn hoá thế giới của các nước liên quan, thực hiện sáng kiến “ba

nước, một điểm đến”. Ý tưởng “ăn sáng trên đất Thái Lan, ăn trưa tại Lào, tắm biển

và ăn tối tại miền Trung Việt Nam” đến nay đã có thể trở thành hiện thực.

Cho đến năm 2010, đã có nhiều nghiên cứu toàn diện về các khu vực du lịch

dọc hành lang như các điểm đến du lịch hấp dẫn. Các nghiên cứu đã đi sâu vào tìm

hiểu các dự án cơ sở hạ tầng du lịch tiềm năng ở các địa phương dọc hành lang

thuộc biên giới Thái Lan, Lào và Việt Nam. Đặc biệt, trong hội thảo quốc tế về hợp

tác phát triển du lịch giữa các tỉnh Bắc miền Trung Việt Nam với Lào và Thái Lan

đã diễn ra tại thành phố Huế ngày 28/11/2008, 3 quốc gia đã ký vào biên bản ghi

Page 87: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  77

nhớ với nhiều nội dung quan trọng. Trong đó nhấn mạnh đến mục tiêu đưa hành

lang kinh tế Đông Tây trở thành tuyến du lịch đường bộ có thương hiệu ở khu vực

Đông Nam Á. Ba nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc lưu chuyển dòng

khách. Chú trọng phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch, xây dựng chiến lược chung

về chia sẻ thị trường khác, quảng bá du lịch và ký kết các hợp đồng liên doanh hợp

tác giữa các doanh nghiệp lữ hành - vận chuyển - cung ứng dịch vụ. Đồng thời, ba

nước sẽ chủ động hợp tác song phương, đa phương trong việc trao đổi thông tin,

kinh nghiệm, hỗ trợ phát triển nâng cao nguồn nhân lực... Đây là những nỗ lực bước

đầu tạo hành lang pháp lý đưa ý tưởng phát triển hành lang du lịch Đông Tây từng

bước trở thành hiện thực.

Cho đến hết năm 2010, hợp tác trên lĩnh vực du lịch giữa các địa phương và

các nước dọc theo EWEC đã thu được những kết quả bước đầu rất quan trọng tạo

tiền đề cho sự phát triển của du lịch nói riêng và EWEC nói chung trong giai đoạn

tiếp theo.

Sau khi hoàn thành cây cầu Hữu nghị qua sông Mekong nối Mukdahan và

Dansavanh năm 2006 đã thúc đẩy hợp tác du lịch trên EWEC. Trong năm 2007, chỉ

tính 6 tháng đầu năm có khoảng 160.000 lượt khách đã đến Việt Nam qua cửa khẩu

Lao Bảo (tăng 40% so với cùng kỳ năm trước), lượng khách qua cửa khẩu quốc tế

Lao Bảo cả năm là 404.500 lượt người (gấp đôi năm 2006). Năm 2008, mặc dù phải

gánh chịu những khó khăn do khủng hoảng tài chính mang lại, nhưng lượng xe ô tô

xuất nhập qua cửa khẩu Lao Bảo vẫn là 56.000 lượt chiếc, bằng năm 2007; lượng du

khách qua cửa khẩu Lao Bảo trong năm 2008 tăng 32.629 lượt người so năm 2007.

Sự ra đời của EWEC với tuyến đường cao tốc xuyên Á đã thực sự tạo nên

“phần cứng” cho bài toán du lịch. Ông Pichai Raktashinha - Giám đốc Phát triển du

lịch Đông Dương (Tổng cục du lịch Thái Lan) không giấu giếm: “Chọn Việt Nam

làm đối tác quan trọng trong việc hợp tác phát triển du lịch trên tuyến EWEC là kế

hoạch đang được đẩy mạnh hiện nay của chúng tôi. Đặc biệt là khai thác nguồn

khách du lịch từ Việt Nam và du khách quốc tế đến Việt Nam”. Bởi vậy, tại

Mukdahan, một trung tâm thương mại lớn của thành phố đã được đặt tên Đà Nẵng

cách đây trên 10 năm. Và xa hơn tại miền Nam, “thủ phủ” du lịch Phu Khet cũng đã

có những quán ăn, cửa hàng mang tên Đà Nẵng, cùng các địa danh khác của Việt

Page 88: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  78

Nam. Từ khi tuyến EWEC chưa hoàn thành, Thị trưởng Mukdahan ra lệnh cho nhân

viên dưới quyền học tiếng Việt, còn Đại sứ quán Thái Lan gửi giáo viên đến Đà Nẵng

để dạy tiếng Thái cho các doanh nhân miền Trung. Từ năm 2004, đích thân Đại sứ

Thái Lan tại Việt Nam, ông Krit Kraichitti đã hiện thực hóa khả năng hợp tác du lịch

giữa 4 nước bằng việc lôi kéo rất nhiều hãng lữ hành vào cuộc để nhanh chóng rút ra

những kiến nghị hợp thời nhằm trình Chính phủ như bỏ thị thực nhập cảnh giữa Lào

và Việt Nam, giữa Lào và Thái Lan.

Các hãng lữ hành Thái đã phác thảo viễn cảnh cho khách hàng của mình:

Sáng uống cà phê Mukdahan (Thái), trưa ăn cơm Savannakhet (Lào) và chiều tối

tắm biển Non Nước (Đà Nẵng). Cả Trung Quốc và Nhật Bản cũng đã bắt đầu khai

thác EWEC. Từ năm 2005, Vân Nam và Quảng Tây đã chính thức có mặt trên

EWEC với việc triển khai các dự án giao thông kết nối với các điểm đến trên

EWEC, mở rộng vành đai du lịch vùng tây nam Trung Quốc với các điểm đến trong

tiểu vùng Mekong. Nhật Bản đã ưu tiên cung cấp vốn ODA cho các dự án phát triển

cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo của các nước thành viên GMS có địa phương

thuộc EWEC. Trên con đường EWEC, giờ đây người Myanmar, Thái, Lào đã dấy

lên cơn sốt xây dựng các khu kinh tế, mở thêm trường dạy “Việt Nam học”, chuẩn

bị các hãng lữ hành.

Trong hợp tác du lịch trên EWEC, miền Trung Việt Nam với 4 di sản văn hóa

thế giới và lợi thế là cực Đông của Hành lang kinh tế Đông Tây như là một ban công

hướng ra biển Thái Bình Dương chắc chắn là nơi hưởng lợi nhiều nhất. Với người

dân vùng Đông Bắc Thái Lan và Lào, du lịch biển với các sản phẩm từ biển là một

sự hấp dẫn tuyệt vời. Mặt khác, khi Thái Lan đã là điểm đến của hàng triệu du khách

quốc tế mỗi năm thì hành trình qua đường xuyên Á dễ dàng và hấp dẫn chắc chắn sẽ

tiếp tục là tuyến nối dài hành trình du lịch cho họ. Việt Nam sẽ có thêm một nguồn

du khách rất lớn nếu biết khai thác từ đây. Còn du khách Thái, Lào rất thích phong

cảnh và biển ở miền Trung Việt Nam. Giá cả tương đối thấp so với mức thu nhập

của họ. Họ lại không đòi hỏi cao về các dịch vụ du lịch, phù hợp với năng lực của

các cơ sở lưu trú, nhà hàng, thương mại ở miền Trung.

Con đường di sản miền Trung là tên một chương trình du lịch do Tổng cục du

lịch Việt Nam phát động, có mục tiêu kết nối các di sản thế giới tại Trung Bộ cùng với

Page 89: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  79

3 di sản thế giới khác là cố đô Luang Prabang, ngôi đền núi kỳ vĩ Wat Phou (Lào) và

quần thể Angkor Wat (Campuchia). Chương trình này kết hợp thành một chương trình

hợp tác du lịch lớn hơn là “Lào, Campuchia, Việt Nam: 3 quốc gia, một điểm đến”.

Ba tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế đã từng phối hợp tổ chức thành công

chương trình Roadshow về du lịch miền Trung.

Đón đầu bước chuyển mình của du lịch trên hành lang EWEC, các tỉnh Quảng

Trị, Hà Tĩnh, Nghệ An từ lâu đã gửi con em mình sang Thái học nghề dịch vụ và tiếng

Thái. Đại học Đà Nẵng đã cho hơn 150 sinh viên theo học các ngành quản lý khách sạn,

nhà hàng tại Trường Đại học Udon Thani, và một số trường khác ở Đông Bắc Thái Lan.

Trong Tuần lễ EWEC 2007 đã tổ chức Tour Caravan. Đoàn Caravan do Thứ

trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh làm trưởng đoàn và Phó Chủ tịch UBND thành

phố Đà Nẵng Văn Hữu Chiến làm phó đoàn, gồm 137 người, trong đó có 106 đại biểu

khách mời và doanh nghiệp. Trong hành trình kéo dài từ ngày 29/8 đến ngày 02/9/2007,

đoàn đã đi qua các địa phương gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên

Huế, Quảng Trị (Việt Nam), Savannakhet (Lào) và Mukdahan (Thái Lan).

Đây là đoàn Caravan đầu tiên do phía Việt Nam tổ chức nhằm đưa quan chức

các nước, các địa phương, các nhà tài trợ và đầu tư tìm hiểu về tiềm năng hợp tác và

phát triển của các tỉnh thành dọc EWEC. Tại các địa phương, đoàn đều nhận được sự

đón tiếp trọng thị và được hướng dẫn tham quan các cơ sở kinh tế, văn hóa, du lịch tiêu

biểu cũng như thưởng thức các chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc.

Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô là một trong nhiều điểm dừng chân của đoàn

Caravan xuyên Hành lang kinh tế Đông Tây vào trung tuần tháng 9-2007. Và đây cũng là

một trong những nơi được các thành viên đoàn Caravan chú ý khi tìm kiếm cơ hội giao

thương trên con đường từ Myanmar, Thái Lan, Lào qua Việt Nam. Ông Soukaseum

Bodhisane - Tổng Cục phó Tổng cục Du lịch Lào cho biết: “Chúng tôi có một nhà máy ở

đảo Hải Nam, Trung Quốc, nhưng nguyên liệu thì phải lấy từ Lào nên khâu vận chuyển

là một vấn đề. Nếu chúng tôi vận chuyển nguyên liệu từ Lào qua cửa khẩu Lao Bảo rồi

về đến cảng Chân Mây của Việt Nam thì rõ ràng rút ngắn được một đoạn đường dài, giúp

giảm chi phí vận tải rất nhiều. Ngoài du lịch ra thì trao đổi thương mại, vận chuyển hàng

hoá là lĩnh vực mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia trong khu vực”.

Page 90: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  80

Trong chương trình Tuần lễ EWEC 2007, Nhà hát Trưng Vương và Nhà hát

Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh đã xây dựng và tổ chức 05 chương trình giao lưu, biểu

diễn nghệ thuật chào mừng tại lễ khai mạc; phục vụ các buổi tiệc chiêu đãi của Phó

Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao và của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng;

phục vụ các đại biểu và nhân dân.

Với sự tham gia của đoàn Ca múa nhạc Đà Nẵng và đoàn nghệ thuật các nước

Lào, Myanmar, các chương trình đã được dàn dựng công phu, có quy mô và chất

lượng, thể hiện được những nét văn hóa đặc sắc của các quốc gia EWEC, được các

đại biểu và khán giả thành phố đánh giá cao.

Giải Tennis hữu nghị EWEC đã được tổ chức trong hai ngày 29 và

30/8/2007 tại Trung tâm thể thao người lớn tuổi. Đã có 24 đại biểu đã tham dự,

trong đó có một số đồng chí lãnh đạo thành phố Đà Nẵng [121, tr5].

Từ những dự án hợp tác phát triển du lịch đã đưa hình ảnh của các địa

phương và các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây đến với du khách nhất là du

khách quốc tế ngày càng rộng rãi hơn. Vì vậy, lượng khách du lịch quốc tế đến các

nước EWEC ngày càng tăng.

Bảng 2.8: Lượng khách du lịch quốc tế vào các nước EWEC

Nước Lào Myanmar Thái Lan Việt Nam

% thay đổi 2001/2000 8,6 1,3 5,8 8,4

% thay đổi 2002/2001 9,2 6,0 7,3 12,8

% thay đổi 2003/2002 13,5 5,3 7,3 7,6

% thay đổi 2004/2003 40,6 17,7 16,4 20,6

% trung bình 2000 - 2004 5,0 3,9 5,2 8,0

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Nguyễn Trần Quế (chủ biên) (2007), Hợp tác

phát triển tiểu vùng Mê Công mở rộng hiện tại và tương lai, NXB Khoa học xã hội,

Hà Nội, tr59.

Ở các địa phương của các nước dọc theo EWEC, nhiều doanh nghiệp đã tiên

phong xây dựng và thực hiện các chương trình du lịch kết nối các quốc gia và vùng

lãnh thổ thuộc EWEC nhằm thu hút du khách đến với các điểm đến trên tuyến Hành

lang này và gia tăng du lịch bằng đường bộ nội vùng, thúc đẩy du lịch ở các địa

phương phát triển.

Page 91: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  81

Tóm lại, Hành lang kinh tế Đông Tây ra đời đóng vai trò chiến lược quan

trọng liên kết các quốc gia trong khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế, giao lưu văn

hóa, đặc biệt phát triển thương mại, du lịch và dịch vụ xuyên quốc gia.

Du lịch có một vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và tác động

của tăng trưởng kinh tế. Du lịch có ảnh hưởng cấp số nhân đối với các lĩnh vực kinh

tế khác. Là một trong những ngành đóng góp quan trọng nhất để phát triển ở nhiều

nước và là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu để kích thích việc làm và tăng doanh thu, cả

trong khu vực tư nhân và nhà nước. Điều này sẽ dẫn đến việc giảm đói nghèo và

tăng vốn chủ sở hữu của chất lượng cuộc sống.

Hành lang kinh tế Đông Tây ra đời nhằm mục đích thúc đẩy phát triển du lịch

của các địa phương và các nước thuộc Hành lang này nói riêng và toàn tuyến nói

chung. Trong giai đoạn 1998 - 2010, Chính phủ và các địa phương của các nước

EWEC rất đề cao vai trò, vị trí du lịch - dịch vụ và coi phát triển du lịch dịch vụ là

mục tiêu, động lực phát triển kinh tế - xã hội tuyến Hành lang Đông Tây. Thực tiễn

hợp tác phát triển du lịch giữa các nước nằm dọc EWEC trong giai đoạn này đã có

những bước tiến quan trọng.

Giao thông vận tải là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với lữ hành

và du lịch. Vận tải hàng không là cách nhanh nhất, nhưng đắt đỏ trong khi hàng hải là

rẻ hơn nhưng chậm hơn nhiều. Do đó, đường bộ có thể gải quyết vấn đề giữa chi phí

và thời gian. Đó là lý do để phát triển và thúc đẩy giao thông vận tải đường bộ để tạo

điều kiện thuận lợi cho du khách nhiều hơn nữa. Thông thường, đầu tư phát triển vận

tải đường bộ được tập trung vào việc cải thiện thuận lợi hóa thương mại, nhưng cuối

cùng du lịch sẽ là một trong những tác động kinh tế cao nhất đạt được. Vì vậy, phát

triển du lịch trên EWEC là một cách để thúc đẩy du lịch xuyên biên giới, đặc biệt là

giữa các quốc gia lân cận được kết nối dễ dàng bằng liên kết hai bên biên giới.

Tuy nhiên, hợp tác phát triển du lịch giữa các nước nằm dọc EWEC vẫn còn

rất nhiều việc phải làm để du lịch thực sự là ngành kinh tế động lực đóng vai trò

quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và tác động đến tăng trưởng kinh tế của các

nước và các địa phương trên EWEC. Phát triển du lịch chỉ có ý nghĩa khi đóng góp

vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời

Page 92: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  82

sống cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, hướng đến

mục tiêu phát triển bền vững.

2.5. Hợp tác trong các lĩnh vực khác

2.5.1. Hợp tác nông và công nghiệp

Hành lang kinh tế Đông Tây bao gồm các địa phương, vùng, về cơ bản vẫn là

sản xuất nông nghiệp (chiếm 20 - 50% tỷ trọng GDP của các địa phương này và vẫn

chiếm tới 60 - 80% dân số là nông dân). Vì vậy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp

được quan tâm đầu tư. Thực hiện mục tiêu chung của GMS, hợp tác trong lĩnh vực

nông nghiệp trên EWEC cũng tập trung vào các trọng điểm hợp tác mà GMS đã đề ra.

Các nước EWEC và GMS đều công nhận nông nghiệp có mối liên kết chặt chẽ

với các ngành khác và các lĩnh vực hợp tác khác của chương trình hợp tác. Nông nghiệp

là lĩnh vực quan trọng để xóa đói giảm nghèo. Năm 2003, các nước GMS thành lập

nhóm công tác nông nghiệp. Trong cuộc họp đầu tiên, nhóm công tác nông nghiệp xác

định chương trình làm việc của mình và đưa ra một số hoạt động hợp tác bao gồm thành

lập mạng lưới thông tin nông nghiệp, kiểm soát lây lan bệnh ở động vật qua biên giới và

tăng cường năng lực khoa học và công nghệ nông nghiệp tiến tiến.

Trong giai đoạn 2006 - 2010, các nước EWEC đã khuyến khích công tác thúc

đẩy phát triển nông nghiệp và chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp để cung cấp các

định hướng cho các hoạt động của nhóm công tác nông nghiệp. Chương trình hỗ trợ

ngành nông nghiệp bao gồm các nội dung chính như: (1) tạo thuận lợi cho thương mại

nông nghiệp xuyên biên giới; (2) khuyến khích hợp tác nhà nước - tư nhân để chia sẻ

thông tin nông nghiệp; (3) tăng cường năng lực khoa học và công nghệ nông nghiệp;

(4) thành lập cơ chế đối phó khẩn cấp với cuộc khủng hoảng nông nghiệp và tài

nguyên thiên nhiên; (5) tăng cường liên kết thể chế và cơ chế hợp tác.

Sản xuất công nghiệp không phải là hoạt động kinh tế chủ yếu của Hành lang

kinh tế Đông Tây. Hầu hết các ngành công nghiệp đều liên quan đến nông nghiệp,

hoặc là ngành công nghiệp nhẹ dựa trên việc khai thác tài nguyên thiên nhiên và bố

trí gần khu dân cư. Phần lớn sản lượng công nghiệp của các địa phương này cũng từ

các ngành sản xuất dựa vào nông nghiệp như chế biến thực phẩm, nước giải khát,

chế biến thuỷ hải sản, lâm sản...

Page 93: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  83

Thái Lan là nước có nền công nghiệp phát triển nhất trên EWEC, hoạt động

sản xuất tập trung vào ngành công nghiệp chế biến gỗ, may mặc, luyện kim màu...;

Lào phát triển các ngành dệt may, thiết bị điện... do có lợi thế được hưởng ưu đãi

theo hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP), theo đó các nhà xuất khẩu hàng dệt may của

Lào không phải chịu hạn ngạch khi xuất hàng sang thị trường EU, có nguồn tài

nguyên phong phú và đáng kể nhất; Đã có các dự án về cung cấp nguyên vật liệu thô

từ Lào và Myanmar cung cấp cho việc chế biến ở Thái Lan và dự án chế biến thủy

sản ở Mawlamyine, Myanmar;

Có thể thấy rõ điều này ở tỉnh Khon Kaen. Trong giai đoạn 2002 - 2005, nhờ các

dự án của EWEC nhiều ngành công nghiệp nhẹ được tăng cường đầu tư đã đem lại một

bộ mặt mới cho tỉnh và có tác động lan tỏa sang các địa phương lân cận. Nhiều trung

tâm công nghiệp nổi lên ở Khon Kaen, lan tỏa đến Nong Rua và Chumpae.

Hình 2.3: Thành phố Khon Kaen và các thị trấn lân cận trên EWEC

Nguồn: Yongvanit, Sekson and Bejrananda, Monsicha. (2006). The East West

Economic Corridor (EWEC) and its impact on the urban development of Khon Kaen

City. In Urban changes in different scales: systems and structures, Presented in

Santiago de Compostela, Spain on 31 July - 6 August 2006, tr7.

Page 94: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  84

Ở Việt Nam, các tỉnh miền Trung nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây có

nền công nghiệp phát triển chậm hơn so với các vùng khác trong cả nước với các ngành

chính như may mặc, chế biến hải sản, xi măng... Trong đó, Đà Nẵng có nền công nghiệp

phát triển nhất, chiếm 5% GDP công nghiệp toàn quốc. Tiêu biểu như Khu kinh tế -

thương mại đặc biệt Lao Bảo sản xuất công nghiệp đã có sự phát triển vượt bậc. Khi mới

hình thành, tại KKTTMĐBLB hầu như chưa có một cơ sở sản xuất công nghiệp nào, giá

trị sản xuất không đáng kể, đến năm 2010 đã có hàng trăm nhà máy xí nghiệp đầu tư đưa

vào hoạt động trên nhiều lĩnh vực như: sản xuất nước tăng lực, nước tinh lọc, sưam lốp xe

đạp, xe máy; sản xuất tấm lợp, vật liệu xây dựng; may mặc xuất khẩu, lắp ráp điện lạnh...

Nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2000 - 2010 đạt

32,5%. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp trên địa bàn Khu kinh tế -

thương mại đặc biệt Lao Bảo năm 2005 đạt 208 tỷ đồng, năm 2006 đạt 250 tỷ đồng, năm

2007 đạt 305 tỷ đồng, năm 2008 đạt 942 tỷ đồng, năm 2010 đạt 1.426 tỷ đồng [7].

Tóm lại, hợp tác trong lĩnh vực nông và công nghiệp giữa các nước nằm dọc

EWEC trong giai đoạn này tập trung vào vấn đề thương mại nông sản và đầu tư vào

lĩnh vực nông nghiệp, nâng cao tính cạnh tranh của các nước EWEC trên trường

quốc tế trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, tiếp tục hiện đại hóa thương mại nông sản,

xây dựng ngành nông nghiệp và mạng lưới cung cấp hàng xuyên biên giới thân thiện

với môi trường hơn…Hình thành các Khu công nghiệp nâng cao hiệu quả kinh tế,

tạo công an việc làm cho người dân địa phương và góp phần xóa đói giảm nghèo

cho các địa phương nằm dọc hành lang cúng nhủ các vùng phụ cận.

2.5.2. Hợp tác năng lượng

Hợp tác trong lĩnh vực năng lượng giữa các nước nằm dọc EWEC cũng giống

như hợp tác trong lĩnh vực năng lượng của GMS tập trung vào các dự án ưu tiên

trong lĩnh vực điện năng và phát triển thị trường điện qua biên giới EWEC. Hai cách

tiếp cận chính được thực hiện để thúc đẩy phát triển thị trường điện qua biên giới và

mở rộng mạng lưới điện EWEC là: hoạch định chính sách và khung thể chế thương

mại điện; xây dựng và thực hiện kế hoạch cơ sở hạ tầng liên kết mạng lưới điện.

Trong giai đoạn 1998 - 2010, các nước EWEC (trừ Myanmar) đã huy động

được một khối lượng lớn nguồn vốn để đầu tư phát triển các dự án hợp tác trong lĩnh

vực năng lượng.

Page 95: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  85

Bảng 2.9: Nguồn vốn vay cho lĩnh vực năng lượng của các nước EWEC

Đơn vị: Triệu USD

Quốc gia Khoản vay % so với GMS

Lào 95,50 6,2

Thái Lan 602,45 39,33

Việt Nam 559,98 36,56

Tổng 1257,93 82,12

Nguồn: Tổng hợp từ các nguồn ADB và Hoàng Viết Khang (2009), Hợp tác

kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng: Hiện trạng, định hướng và giải pháp, Luận án tiến

sỹ kinh tế, Viện kinh tế và chính trị thế giới, Hà Nội, tr77.

Các nước EWEC đã cùng với các nước GMS ký Hiệp định mua bán điện

(Hiệp định IGA). Để thực hiện thương mại điện, Ủy ban Điều phối thương mại điện

GMS được thành lập để giám sát việc xây dựng và thông qua khung quy định, tổ

chức và thương mại cho thương mại điện. Ủy ban này chuẩn bị một kế hoạch làm

việc tổng thể và biên bản ghi nhớ hướng dẫn thực hiện hiệp định hoạt động thương

mại điện tiểu vùng giai đoạn 1 và được ký tại Hội nghị Thượng định Tiểu vùng

Mekong mở rộng lần thứ 2 năm 2005. Biên bản ghi nhớ cung cấp các nghiên cứu kỹ

thuật và nhiệm vụ hỗ trợ cho hiệp định hoạt động thương mại điện tiểu vùng bao

gồm: (1) lập cơ sở dữ liệu ngành điện; (2) chuẩn bị kế hoạch tổng thể điện năng; và

(3) thực hiện hiệu quả hiệp định mua bán điện [59, tr78].

Các sáng kiến trên làm nền tảng cho thương mại điện trên EWEC thu được

nhiều thành quả đảm bảo lợi ích của các nước và các địa phương tham gia. Trong

giai đoạn 1 của Dự án kết nối điện khu vực tiểu vùng sông Mê Công (Nam Theun 2

- Savannakhet - Roi Et) sẽ cung cấp điện cho các khu vực dọc hành lang. Việc mở

rộng điện khí hóa khu vực nông thôn dọc đường 9 và phân phối điện tới 71 làng ở 6

quận, huyện cũng được khuyến khích. Việt Nam đã đề xuất tham gia vào các dự án

dầu mỏ và khí ga từ cảng Chân Mây - Quốc lộ 1- Đường 9 tới Lào và Thái Lan để

có thể cung cấp tài chính cho các ngành tư nhân và cần các nghiên cứu tiền khả thi

để quyết định khả năng thực thi. Trong khi tình trạng bổ sung của các nguồn năng

lượng đáng tin cậy tại hành lang ở Myanmar cần được quyết định, một nghiên cứu

khả thi về đường dây truyền tải nối thị trấn biên giới Mae Sot của Thái Lan tới

Page 96: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  86

Thaton ở Myanmar cũng bao gồm trong mắt xích phát triển hành lang. Về viễn

thông, đến năm 2010 đã có một dự án củng cố các dịch vụ viễn thông tại khu vực

hành lang nằm trên địa phận Myanmar.

Cho đến năm 2010, đã hoàn thành việc dự phòng cung cấp điện cho hành

lang, chủ yếu từ Thái Lan và Việt Nam. Điện khí hóa khu vực nông thôn mới sẽ ưu

tiên cho các địa phương ở Lào và Myanmar.

Dự án phát triển thủy điện Nam Leuk hoàn thành tháng 5 năm 2000 đã mang

lại các lợi ích: Dự án làm tăng tính tin cậy của việc cung cấp điện tại hệ thống truyền

tải điện Viên Chăn và là một yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế. Dự án tạo ra

nước ngoặt quan trọng trong liên kết hệ thống đường dây truyền tải điện trên EWEC

và GMS; Dự án góp phần xóa đói giảm nghèo do hệ thống đường dây tải điện hỏng

được thay thế. Các hộ gia đình trong khu vực dự án được hưởng lợi từ việc xây dựng

trường học, việc làm trong các hoạt động khác với mức bình quân cao hơn, điện khí

hóa và hệ thống cung cấp nước ở các bản làng, thôn xóm, xây dựng cầu mới và thúc

đẩy thực hiện chương trình nhận thức về căn bệnh AIDS ở một số địa phương.

Dự án Nhà máy thủy điện Nam Theun 2 và các đường truyền kết nối tới Thái

Lan cũng đã cung cấp nguồn điện cần thiết cho Lào ở dọc tuyến Hành lang đang sử

dụng điện do Việt Nam và Thái Lan cung cấp. Dự án này bắt đầu hoạt động thương

mại từ tháng 3 năm 2008 và mang lại nhiều lợi ích như: Lợi ích kinh tế từ xuất khẩu

điện của Lào cho Thái Lan. Năm 2009, năm đầu tiên của hoạt động, chính phủ đã thu

được từ dự án là 20,4 triệu USD tức là khoảng 1,5% GDP. Lợi ích chính khác là điện

khí hóa khu vực nông thôn vùng lân cận. Nguồn thu hút từ dự án cũng cho phép công

ty điện lực Lào trợ cấp thuế điện cho dân nghèo và đảm bảo phân phối điện công bằng

cho cả nước. Xây dựng thủy điện đã tạo nhiều việc làm, người dân địa phương được

vận hành và bảo dưỡng nhà máy và những điều kiện thuận lợi khác. Đây là dự án hợp

tác giữa nhà nước và tư nhân cùng làm đầu tiên trong phát triển thủy điện ở Lào và là

dự án năng lượng lớn đầu tiên của EWEC và GMS. Dự án được tài trợ từng phần do

công ty của Thái Lan góp vốn và triển khai thực hiện. Đây là dự án thành công được

coi là mô hình hợp tác nhà nước - tư nhân trong lĩnh vực điện, đặc biệt là dự án lại

được thực hiện và có kết nối qua biên giới [59, tr78-79].

Mạng lưới cáp quang viễn thông chính cho khu vực kết nối các khu vực hành

lang (giai đoạn 1) đã được hoàn thành. Đến hết năm 2010, Myanmar cũng đang thực

Page 97: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  87

hiện giai đoạn 2 của đường dây điện báo phía Tây.

Tóm lại, hợp tác trên lĩnh vực năng lượng giữa các nước nằm dọc EWEC

cũng như các nước GMS, tập trung chủ yếu vào thiết lập một thị trường điện năng

cạnh tranh và hòa nhập của vùng nhằm khai thác triệt để tài nguyên năng lượng

phong phú của EWEC và giúp xác định các mục tiêu giảm nghèo đói và phát triển

kinh tế của các nước EWEC.

Mục tiêu này đạt được thông qua mua bán điện năng, giúp giảm chi phí đầu

tư, ổn định nguồn điện năng và giảm thuế suất.

Hai phương pháp chính được thực hiện là: phát triển khung chính sách và thể

chế cho giao thương năng lượng và thông qua quy hoạch tổng thể để hòa mạng lưới.

Uỷ ban Điều phối Mua bán Điện năng trong vùng được thành lập năm 2004 và các

nhóm công tác được thành lập năm 2006. Do các đặc điểm khác nhau trong khung

quản lý và phương tiện truyền tải của các nước EWEC, thị trường điện năng EWEC

dự kiến sẽ phát triển theo từng giai đoạn.

Các nước GMS cũng đang hướng đến mở rộng hợp tác trong các tiểu ngành

năng lượng khác như hiệu suất năng lượng, năng lượng tái tạo, khí và than để đảm

bảo nguồn cung, giữ giá thấp và đạt được các lợi ích kinh tế. ADB đã hoàn thành

nghiên cứu về các viễn cảnh hỗn hợp năng lượng khác nhau trong tiểu vùng. Lộ

trình phát triển hợp tác năng lượng EWEC và GMS đã được các nước thành viên

thông qua.

2.5.3. Hợp tác xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn

Dự án hợp tác trong Hành lang kinh tế Đông Tây có ý nghĩa to lớn về nhiều

mặt kinh tế - xã hội, hợp tác phát triển và xóa đói, giảm nghèo. Thứ nhất, các vùng,

địa phương dọc tuyến hành lang của Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam đều là

khu vực nghèo, điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn. Do vậy, dự án này đã mở

đường giúp xóa đói, giảm nghèo cho hàng triệu người ở cả bốn nước Việt Nam, Lào,

Thái Lan và Myanmar, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển và tăng cường liên

kết giữa vùng này với những khu vực khác trong ASEAN cũng như với các nước

trong khu vực và trên thế giới. Thứ hai, dự án này cho phép khai thác tiềm năng hợp

tác và sự bổ sung lợi thế giữa các nước về tài nguyên, điều kiện tự nhiên, con người

và mở rộng thị trường nhất là tiềm năng biển, di sản văn hóa... Thứ ba, dự án này sẽ

góp phần mở rộng kinh tế đối ngoại, phát triển thương mại, đầu tư và du lịch, thu hút

Page 98: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  88

đầu tư trực tiếp nước ngoài từ trong và ngoài khu vực thông qua việc kết nối với thị

trường quốc tế trong khu vực Ðông Á. EWEC sẽ trở thành hành lang của hợp tác

hữu nghị và cùng phát triển của các nước trong khu vực.

ADB trong đó có Nhật Bản đã quan tâm đầu tư các dự án phát triển xã hội,

xóa đói giảm nghèo như mục tiêu “EWEC còn tác động đến các vấn đề xã hội”. Tại

tỉnh Quảng Trị, ngay từ lúc ý tưởng EWEC hình thành, ADB cũng đã quan tâm hỗ

trợ dự án “Giảm nghèo miền Trung” trong giai đoạn 2002-2009 nhằm giảm tỷ lệ đói

nghèo tại hai huyện Hướng Hóa, Đakrong dọc tuyến đường quốc lộ số 9 (EWEC),

chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế, giúp người dân nghèo tại

hai huyện miền núi này chuyển từ kinh tế tự cung tự cấp sang hoạt động tạo thu

nhập, sản xuất gắn liền với thị trường. JBIC, JICA cũng có các dự án thủy lợi nhằm

tăng năng xuất sản xuất các sản phẩm nông nghiệp; các dự án nâng cấp mạng lưới

điện nông thôn phục vụ định hướng công nghiệp hóa nông thôn. Các dự án đường

giao thông cấp tỉnh và cấp huyện cũng được đầu tư nâng cấp. Các dự án này đã góp

phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh (Tỉ lệ hộ nghèo trên toàn tỉnh

Quảng Trị: 17,8%/2008) và góp phần phát triển kinh tế hàng hóa nông sản, tạo thị

trường giao lưu với các nước khác trên tuyến hành lang EWEC.

Cùng với dự án xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế nông thôn, ADB -

Nhật bản và lãnh đạo tỉnh Quảng Trị cũng quan tâm phát triển đô thị tạo các điểm

kết nối trên tuyến hành lang này. Năm 2009, ADB đã đồng ý tài trợ dự án hợp tác

kỹ thuật phát triển toàn diện kinh tế xã hội thị xã Đông Hà; dự án cải thiện môi

trường đô thị Tiểu vùng Mekong cho 4 đô thị Lao Bảo - Đông Hà - Cửa Việt và thị

xã Quảng Trị; dự án phát triển du lịch bền vững Tiểu vùng Mekong. Như vậy, với

sự quan tâm hỗ trợ của ADB và Nhật Bản đã tạo cơ sở phát triển các vùng đô thị

và nông thôn Quảng Trị nhằm tận dụng lợi thế và tiềm năng của tuyến Hành lang

kinh tế Đông Tây.

Tại tỉnh Savannakhet của Lào, sau quá trình tham gia hợp tác trên EWEC đã

đem lại nhiều chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong 5 năm

(2005 - 2010), nền kinh tế của tỉnh Savannakhet có những bước phát triển toàn diện

với tốc độ tăng bình quân 10%/năm, trong đó lĩnh vực nông lâm nghiệp tăng 7%,

công nghiệp tăng 18% và dịch vụ tăng 16%, GDP bình quân đầu người đạt 897

USD/người/năm, tăng từ 25-30%/năm, việc sản xuất hàng hóa xuất khẩu cũng tăng

Page 99: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  89

lên như: gạo, đường, thuốc lá, gia súc, gỗ quý, vàng, đồng đỏ, thạch cao, đá xây

dựng... Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước cũng được củng cố và tăng cường,

tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại, đầu tư và du lịch. Góp phần làm

cho nền kinh tế của tỉnh Savannakhet phát triển vững mạnh hơn trước [125, tr14].

Tiểu kết chương 2:

Sự ra đời của Hành lang kinh tế Đông Tây tạo điều kiện cho địa phương của

bốn nước Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam tăng cường hơn nữa quan hệ hợp

tác kinh tế nhằm thúc đẩy giao lưu thương mại, đầu tư và phát triển giữa các nước,

góp phần giảm nghèo, hỗ trợ phát triển khu vực dọc biên giới và các vùng nông

thôn, tăng thu nhập cho các hộ thu nhập thấp, cung cấp việc làm cho phụ nữ và phát

triển du lịch. Đồng thời, Hành lang kinh tế Đông Tây cũng sẽ góp phần hỗ trợ phát

triển công - nông nghiệp và du lịch.

Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây

(1998 - 2010) đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận được thể hiện trên các lĩnh

vực như: đầu tư, thương mại, nông và công nghiệp, giao thông vận tải, năng lượng, du

lịch và xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn.

Cho đến năm 2010, hợp tác giữa các nước và các địa phương EWEC thông

qua các dự án hợp tác đầu tư, thương mại, giao lưu văn hoá, chuyển giao công nghệ

để xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân và cùng nhau phát triển.

Trong các lĩnh vực hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế

Đông Tây giai đoạn này, hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải là lĩnh vực phát

triển mạnh nhất và kết quả được thể hiện rõ ràng nhất. Tuyến đường dài 1.450 km

hoàn thành tạo thành một con đường Đông - Tây đầu tiên xuyên suốt từ Biển Đông

đến Biển Ấn Độ dương tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác kinh tế EWEC và GMS.

Trên cơ sở tuyến đường này, tạo điều kiện cho các địa phương và các nước trên

tuyến Hành lang mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế nhằm thúc đẩy giao lưu thương

mại, đầu tư và phát triển. Thành công của hợp tác giao thông không chỉ là thành

công lớn nhất trong hợp tác kinh tế của EWEC mà còn trên phạm vi cả GMS.

Tuy nhiên, trong tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh

tế Đông Tây (1998 - 2010) vẫn đang còn nhiều vướng mắc, chưa đáp ứng được kỳ

vọng của cư dân và doanh nghiệp trên tuyến hành lang kinh tế này.

Page 100: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  90

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ TIẾN TRÌNH HỢP TÁC KINH TẾ

GIỮA CÁC NƯỚC THUỘC HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG TÂY

(1998 - 2010)

3.1. Tác động của tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang

kinh tế Đông Tây

3.1.1. Tác động đối với các nước thành viên

Sự ra đời của EWEC đã đem lại lợi ích thiết thực và lâu dài cho các quốc gia

thành viên. Đây là cơ hội cho các quốc gia tiếp cận tốt hơn với các nguồn tài nguyên

khoáng sản, hải sản và năng lượng phục vụ cho các ngành sản xuất và chế biến; tạo

điều kiện phát triển cho các thành phố, thị trấn, thị tứ dọc hành lang đồng thời thúc

đẩy thương mại xuyên biên giới; thu hút đầu tư từ các địa phương, khu vực và thế

giới; phát triển các hoạt động kinh tế mới thông qua việc sử dụng hiệu quả không

gian kinh tế và hình thành khu vực kinh tế xuyên quốc gia; mở cửa cho hàng hóa của

các địa phương và các nước nằm dọc EWEC thâm nhập vào các thị trường đầy tiềm

năng của Nam Á, Đông Á và châu Âu. Ngoài ra, EWEC còn là môi trường để thử

nghiệm các chính sách kinh tế mới, đặc biệt là ở Myanmar, Lào và Việt Nam.

EWEC cũng sẽ mở ra những cơ hội hợp tác trên nhiều lĩnh vực cho các địa phương

các nước thành viên.

Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc EWEC (1998 - 2010) đã có tác

động tích cực đến các nước thành viên thể hiện trên các lĩnh vực cụ thể sau:

- Giao thông, giao lưu hàng hoá, dịch vụ phát triển sẽ tạo điều kiện cho nhân

dân các vùng và địa phương thuộc EWEC phát triển mạnh hơn về kinh tế, văn hoá,

đời sống... góp phần tăng cường an ninh mỗi nước và khu vực, tăng cường tinh thần

hữu nghị giữa các nước và niềm tin vào mục tiêu phát triển của ASEAN đang hướng

tới một cộng đồng kinh tế vào năm 2015 .

- Khai thác tiềm năng, lợi thế của mỗi nước. Các vùng, địa phương của mỗi

nước trong EWEC đều có đặc điểm và thế mạnh riêng cho phép khai thác tiềm

năng hợp tác, bổ sung cho nhau về tài nguyên thiên nhiên, con người, văn hoá,

kinh tế nhằm mở rộng thị trường, nhất là sản phẩm rừng, biển, di sản văn hoá...

Page 101: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  91

- Xoá đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách phát triển với các vùng khác của

mỗi nước. Các tỉnh của Việt Nam trong EWEC có vai trò lớn, tạo thuận lợi cho các

tỉnh thuộc hành lang của 3 nước Lào, Thái Lan, Myanmar tiến ra cửa khẩu biển

Đông; hợp tác với Việt Nam vận tải quá cảnh hàng hoá, dịch vụ từ các vùng, địa

phương sâu trong nội địa ra các nước trên thế giới; các tỉnh miền Trung Việt Nam

cũng là nơi cung cấp sản phẩm hàng hoá, dịch vụ kinh tế biển cho các địa phương

thuộc EWEC.

- Tăng cường hợp tác phát triển nguồn nhân lực và giáo dục đào tạo. Con

người là nguồn lực quan trọng nhất của một đất nước và trong trường hợp mọi lợi

thế so sánh khác đã được tận dụng, phát huy, thì con người còn trở thành nguồn lực

duy nhất của một quốc gia. Phát triển nguồn nhân lực là một nhân tố mang tính cốt

yếu và nền tảng đối với quá trình phát triển, xét trong mọi khía cạnh và mọi tầm vóc

của quá trình này. Các địa phương và các nước thuộc EWEC đã tích cực tham gia

vào các chương trình hợp tác phát triển nguồn nhân lực như: Chiến lược hợp tác

Tiểu vùng Mekong về nguồn nhân lực; Kế hoạch Phnom Penh (PPP) trong việc phát

triển nguồn nhân lực GMS nhằm mở rộng tối đa phạm vi hoạt động và tạo ra các kỹ

năng phát triển cho các cán bộ chính phủ của các nước EWEC và GMS; Hợp tác

phát triển giáo dục đào tạo... Kế hoạch PPP đã và đang mang lại kiến thức và kỹ

năng cho các viên chức trung và cao cấp nhằm hỗ trợ việc lập và quản lý các chương

trình ở cấp quốc gia và tiểu khu vực. Các trường đại học, cao đẳng của các địa

phương và các nước thuộc EWEC thường xuyên tổ chức các cuyến giao lưu, học

tập, hội thảo và trao đổi giảng viên, sinh viên để học hỏi kinh nghiệm, tăng cường sự

hiểu biết và cùng nhau hợp tác phát triển.

Hợp tác phát triển nguồn nhân lực không chỉ có ý nghĩa rất lớn đối với sự

phát triển của các địa phương và các nước thuộc EWEC mà cả với sự phát triển của

EWEC. Đúng như khẳng định của ông Sukhdeep Brar, chuyên gia giáo dục cấp cao

ADB: “Chất lượng của của các quyết định phát triển và quản lý phát triển quả phụ

thuộc nhiều vào khả năng của các công chức để lãnh đạo và quản lý có hiệu quả quá

trình phát triển” [113, tr67].

- Góp phần mở rộng kinh tế đối ngoại. Dự án EWEC không chỉ góp phần

phát triển thương mại, đầu tư, du lịch lẫn nhau mà còn có cơ hội thu hút đầu tư trực

Page 102: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  92

tiếp nước ngoài (FDI) từ ngoài khu vực thông qua việc kết nối với các thị trường

quốc tế và với khu vực Đông Á, do đó EWEC sẽ trở thành hành lang hợp tác hữu

nghị, cùng phát triển của các nước trong khu vực và thế giới.

- Tạo khả năng tăng cường an ninh khu vực. EWEC ra đời và hoạt động có

hiệu quả sẽ tạo thuận lợi mới cho nền kinh tế của 4 nước phát triển, kinh tế phát triển

sẽ tạo cho an ninh có điều kiện để củng cố, tăng cường một bước, nhất là cơ sở vật

chất và lòng dân. EWEC đi vào hoạt động, đã hình thành một thị trường khu vực

liền kề nhau tạo ra cho 4 nước cơ hội để phát triển kinh tế, tăng cường kim ngạch

xuất khẩu, nhất là những ngành hàng mà các nước đang có thế mạnh đồng thời các

nước cũng có cơ hội để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài mạnh hơn

không chỉ của các nước trong vùng mà của cả các nước lớn như: Hoa Kỳ, Nhật Bản,

Trung Quốc, Ấn Độ...

Mặt khác, EWEC cũng sẽ tạo ra sự tuỳ thuộc lẫn nhau, đan xen lợi ích kinh tế

có lợi cho phát triển kinh tế và củng cố lòng tin của mỗi nước. Thông qua việc thu hút

các nhà đầu tư của các nước trong khu vực và bằng sự đan xen lợi ích kinh tế dẫn đến

đan xen lợi ích an ninh giữa các nước trong vùng, với các đối tác nước ngoài khác, có

thể góp phần cải thiện môi trường an ninh biên giới trên hành lang 4 nước và khu vực.

Từ đó tạo ra môi trường khu vực ổn định hơn, lợi thế hơn trong quá trình hợp tác và

đấu tranh bảo vệ an ninh, góp phần giữ vững hoà bình, ổn định và phát triển kinh tế

mỗi nước và khu vực.

- Trạng thái mới về an ninh hình thành. EWEC tạo khả năng mở rộng hợp tác

khu vực và quốc tế, tạo môi trường thuận lợi hơn để bốn nước hợp tác trao đổi thông

tin với các quốc gia khác nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, hướng tới mục

tiêu hoà bình, ổn định và phát triển. Trong kỷ nguyên toàn cầu hoá và hội nhập kinh

tế quốc tế có nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực an ninh hoặc liên quan đến an ninh, đòi hỏi

phải có sự hợp tác song phương và cả đa phương trong khu vực và toàn cầu mới có

thể giải quyết được. EWEC ra đời và đi vào hoạt động làm nảy sinh trạng thái mới

về an ninh quốc gia mỗi nước và khu vực. Để khai thác tối đa những lợi ích do việc

mở hành lang khu vực thì tất yếu các nước cũng phải mở rộng thị trường nội địa của

mình để các nhà kinh doanh, đầu tư nước ngoài vào làm ăn và tham gia cạnh tranh

bình đẳng trên nền tảng những nguyên tắc mà EWEC và các hiệp định đã ký giữa

Page 103: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  93

ASEAN với các nước khác. Do đó, những vấn đề mới có thể sẽ nảy sinh trong quá

trình thực hiện mục tiêu của EWEC như: những vấn đề về an ninh văn hoá, an ninh

thông tin, chủ quyền quốc gia trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,

trong một số khu, vùng nhất định nào đó có thể bị trở thành "vùng lõm" do các nước

chuẩn bị chưa đầy đủ, không kiểm soát được hoặc có sai lầm gây ra, nhất là ba nước

Lào, Việt Nam và Myanmar.

3.1.1.1. Tác động đối với Myanmar

EWEC đem lại cho Myanmar các lợi ích sau đây:

- Thu hút được vốn đầu tư để phát triển các ngành sản xuất, khai thác lợi thế

nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho xuất khẩu.

- Mở rộng và nâng cao cơ sở hạ tầng của các địa phương dọc hành lang.

- Phát triển nguồn nhân lực...

Cùng với sự phát triển của EWEC, Myanmar cũng đã thu đươc nhiều kết quả

trong quá trình hợp tác phát triển với các địa phương của các nước dọc Hành lang.

Hạ tầng cơ sở của EWEC đến nay đã phát triển đồng bộ, thông suốt. Tại Myanmar,

với sự hỗ trợ của Thái Lan, tuyến đường được nâng cấp từ cảng Mawlamyine đến

biên giới hai nước.

Với lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên, đất trồng trọt rộng lớn và vị trí

chiến lược, các địa phương của Myanmar nằm trong Hành lang kinh tế Đông Tây có

tiềm năng vô cùng to lớn trong việc tăng cường hợp tác liên vùng cũng như việc ổn

định khu vực.

Các tỉnh của Myanmar nằm trong EWEC đã có những đóng góp quan trọng

vào sự phát triển của ngành kinh tế nông nghiệp. Điểm nổi bật nhất tình hình kinh tế

Myanmar là ngành nông nghiệp chiếm 50,1% nên kinh tế quốc dân, phát triển với tốc

độ cao, tăng trưởng 9,8% so với năm trước. Các sản phẩm nông nghiệp chính là lúa

gạo, đạt 25 triệu tấn, đậu tương, đỗ, các hạt có dầu, mía đường, rau quả... Xuất khẩu

sản phẩm nông nghiệp tăng 75,4% so với năm 2005 (hơn 180.000 tấn lúa gạo,

900.000 tân đậu và đỗ), đạt hơn 930 triệu USD, trong đó xuất khẩu qua biên giới tăng

hơn hai lần, đạt 230 triệu USD.

Trong quá trình hợp tác phát triển trong EWEC, Myanmar gặp phải một số

hạn chế như: Việc nâng cấp phần đường từ Mawlamyine đến Myawaddy được dự

Page 104: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  94

tính là thông qua nguồn vay “mềm” của Chính phủ Thái Lan dành cho Chính phủ

Myanmar [78, tr25] nhưng cho đến năm 2010, vấn đề này vẫn chưa được giải quyết;

hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu nguồn nhân lực và các dịch vụ du lịch; thủ

tục hành chính phức tạp...

Nhìn chung, tham gia vào hợp tác EWEC, Myanmar sẽ có điều kiện phát huy

những lợi thế của mình, đồng thời tranh thủ được các nguồn lực từ bên ngoài để phát

triển kinh tế các địa phương thuộc EWEC nói riêng và kinh tế Myanmar nói chung.

3.1.1.2. Tác động đối với Thái Lan

Thái Lan tham gia vào hợp tác GMS và EWEC là sự tiếp nối có tính toán của

chính sách đối ngoại đã được bắt đầu từ khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt. Ngay từ

năm 1989, Thủ tướng Chatichai đã tuyên bố một chính sách mới đối với Đông

Dương thông qua câu khẩu hiệu nổi tiếng “Biến Đông Dương từ chiến trường thành

thị trường”. Trong những năm 1990, khi vấn đề Campuchia được giải quyết, Chính

phủ Thái Lan đã có kế hoạch xây dựng Đông Nam Á lục địa thành một “bán đảo

vàng” [79, tr23], phục vụ cho nền kinh tế phát triển.

Thật vậy, từ khi tham gia vào EWEC các địa phương thuộc hành lang nói riêng

và đất nước Thái Lan nói chung đã được hưởng rất nhiều lợi ích từ chương trình hợp

tác này. Những lợi ích đó được thể hiện trên các mặt sau đây:

Thứ nhất, so sánh các chỉ số kinh tế của EWEC đối với cả 4 quốc gia thì Thái

Lan luôn ở vị trí vượt trội hơn cả. Các chỉ số về độ dài của tuyến đường, số dân, mật

độ dân số.... ở Thái Lan đều cao hơn so với 3 nước còn lại. Xét về độ dài, chiều dài

của đoạn đường chạy trên đất Thái Lan (780 km) còn dài hơn tổng chiều dài của

đoạn đường ở ba nước Việt Nam, Lào và Myanmar cộng lại (670 km) [31:24]. Nếu

như tổng diện tích khu vực mà EWEC chạy qua ở Việt Nam là thấp nhất, chỉ chiếm

3,5% tổng diện tích của Việt Nam, tiếp theo đó là Myanmar chỉ là 6,3%, Lào là

9,2% thì ở Thái Lan, tổng diện tích của khu vực mà EWEC chạy qua chiếm tới

16,9% tổng diện tích của đất nước. So với 3 nước còn lại thì ở Thái Lan EWEC

cũng chạy qua những khu vực đông dân cư và có nhiều thành phố nhất như Mae Sot,

Kalasin, Phitsanulok, Khon Kaen, Mukdahan.

Thứ hai, EWEC là nơi giao nhau với một số trục đường chính theo hướng Bắc

- Nam như: Yangon - Dawei ở Mianma; Chiengmai - Bangkok; Nongkhai - Bangkok

ở Thái Lan; Đường số 13 ở Lào; Đường 1A ở Việt Nam. EWEC vì thế đóng một vai

Page 105: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  95

trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo thành đường dẫn đến các cảng cho vùng Đông

Bắc Thái Lan và mở ra cơ hội lớn cho các địa phương của Thái Lan phát triển kinh tế

và các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Thứ ba, xét từ góc độ địa lý, Thái Lan là quốc gia nằm ở vị trí trung tâm của

EWEC, Thái Lan chính là tâm điểm, nơi giao nhau của hai Hành lang kinh tế Đông

Tây và Bắc Nam. Từ Myanmar, điểm cuối cùng phía Tây và Việt Nam, điểm cuối

cùng phía Đông, kể cả từ Savanakhet của Lào, nếu muốn đến Vân Nam (miền Nam

Trung Quốc) đều phải đi qua Phitsanulok của Thái Lan. Có thể nói, Phitsanulok của

Thái Lan là ngã tư của Đông Nam Á lục địa [78, tr25].Thành phố này chắc chắn sẽ

là khu vực phát triển mạnh về thương mại, du lịch, đầu tư.

Với những lợi thế đó, EWEC đã đem tới cho các địa phương của Thái Lan rất

nhiều cơ hội phát triển. Thực tế quá trình phát triển của EWEC từ khi hình thành đến

nay đã chứng minh điều đó. Phần Hành lang kinh tế Đông Tây ở Thái Lan đã được

nâng cấp hoàn chỉnh. Chiếc cầu thứ hai qua sông Mekong nối Mukdahan với

Savanakhet đã hoàn thành và đi vào sử dụng. Riêng ở Khonkaen đang xây dựng

trường Đại học Đông Bắc Thái Lan rộng 900 ha, một sân bay quốc tế tương đương

sân bay Nội Bài và khu khách sạn 4-5 sao làm nơi thường xuyên tổ chức các hội

nghị thượng đỉnh của EWEC...

Thông qua EWEC quan hệ kinh tế của các địa phương dọc EWEC nói riêng

và của Thái Lan nói chung với các nước láng giềng ngày càng được đẩy mạnh, đặc

biệt là quan hệ song phương Thái - Việt. Trong năm 2006 Việt Nam - Thái Lan đã

tiến hành nhiều hoạt động kỷ niệm 30 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong

những năm qua, quan hệ Việt Nam - Thái Lan tiếp tục được hai nước quan tâm thúc

đẩy. Hai bên thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao: Thái Lan coi trọng hợp tác với

Việt Nam. Hợp tác về kinh tế, thương mại giữa hai nước tiếp tục được thúc đẩy hai

nước đã nối lại cơ chế hợp Nhóm Công tác chung về Chính trị - An ninh (03-

04/7/2008). Mặc dù tình hình chính trị ở Thái Lan có những khó khăn, quan hệ hữu

nghị hợp tác giữa hái nước vẫn được duy trì. Thương mại hai chiều năm 2008 đạt

gần 6,5 tỷ USD, tăng hơn 30% so với năm 2007. Hai bên đặt mục tiêu đưa thương

mại hai chiều lên 10 tỷ USD vào năm 2010. Trong 6 tháng đầu năm 2009, hai bên đã

trao đổi nhiều đoàn các cấp từ Quốc hội, Chính phủ, Quân đội, Hội đồng nhân dân,

Hội Hữu nghị cho đến các đoàn doanh nghiệp. Hợp tác an ninh, quốc phòng hai bên

Page 106: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  96

tiếp tục được đẩy mạnh. Phía Thái Lan luôn khẳng định không để bất cứ lực lượng

nào sử dụng đất Thái để chống phá Việt Nam. Do tác động của cuộc khủng hoảng

kinh tế tài chính toàn cầu, kim ngạch thương mại hai nước trong 5 tháng đầu năm

2009 chỉ đạt gần 1,9 tỷ USD, giảm 30% so với cùng kỳ năm trước, trong đó Việt Nam

xuất sang Thái Lan 437 triệu USD và nhập hơn 1,4 tỷ USD. Về đầu tư, tính đến

15/6/2009, Thái Lan có 202 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 5,7 tỷ

USD và vốn thực hiện đạt 2,4 tỷ USD, đứng thứ 9 trong tổng số 84 quốc gia và vùng

lãnh thổ và đứng thứ 3 trong các nước ASEAN có đầu tư tại Việt Nam. Thái Lan luôn

coi trọng và muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác

khu vực và diễn đàn quốc tế như ASEAN, GMS, EWEC [1].

Tuy nhiên qua quá trình hợp tác trong EWEC, bên cạnh những hạn chế chung

của các địa phương dọc EWEC, các địa phương của Thái Lan cũng gặp phải những

hạn chế riêng của mình như: tình hình chính trị của đất nước bất ổn ảnh hưởng lớn

đến sự phát triển kinh tế và các quan hệ hợp tác phát triển; Thái Lan chưa thật sự coi

EWEC là sự ưu tiên hàng đầu của mình. Trong một nghiên cứu của mình, tác giả

người Nhật Bản Ishida đã chỉ ra rằng Thái Lan trên thực tế dành sự quan tâm nhiều

hơn cho tuyến đường Hà Nội - Bangkok hơn là EWEC. Lý do được nhà nghiên cứu

này đưa ra là những so sánh dựa trên các chỉ số về dân cư, mật độ dân cư, tổng sản

phẩm vùng và tổng sản phẩm vùng theo đầu người. Theo đó tuyến đường Hà Nội -

Bangkok đem lại nhiều lợi ích hơn cho Thái Lan [78, tr27]; một lý do khác nữa cũng

có thể làm giảm mối quan tâm của Thái Lan đối với EWEC là lợi ích to lớn mà Thái

Lan có thể có được trong quan hệ với các tỉnh miền Nam Trung Quốc....

Mặc dù có những khó khăn như vậy nhưng Thái Lan vẫn sẽ quan tâm phát

triển quan hệ hợp tác trong EWEC bởi lẽ EWEC đã đem lại những lợi ích thiết thực

cho Thái Lan. Hơn nữa EWEC là hành lang nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương

và có giao cắt với hành lang kinh tế Bắc Nam vì thế Thái Lan không thể không quan

tâm tới EWEC. Ngoài ra, từ gó độ địa phương, cộng đồng doanh nghiệp Đông Bắc

Thái Lan có mối quan hệ khá tốt với miền Trung Việt Nam và các tua du lịch đến ba

di sản văn hoá thế giới là Huế, Hội An và Mỹ Sơn đã khá quen thuộc với người dân

Thái Lan. Đó sẽ là những tiền đề để các địa phương của Thái Lan tiếp tục hợp tác phát

triển để thực hiện các mục tiêu mà EWEC đã đề ra.

Page 107: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  97

3.1.1.3. Tác động đối với Lào

Với lợi thế của mình, khi tham gia vào quá trình hợp tác trong EWEC các địa

phương của Lào sẽ phát huy được lợi thế của mình và tranh thủ được các nguồn lực

phục vụ cho sự phát triển. Lào sẽ thu được các lợi ích sau đây:

- Thu hút nguồn vốn đầu tư vào các khu đất rộng, người thưa và có nhiều

tiềm năng ở các địa phương của Lào thuộc EWEC.

- Các địa phương của Lào có điều kiện mở các chương trình hợp tác phát

triển đồn điền cao su; việc hợp tác khai thác quặng mỏ tiêu biểu là ở Tchépone tỉnh

Savanakhet sẽ khai thác được một nguồn lợi lớn của đất nước Lào vẫn còn nằm sâu

trong lòng đất; thu hút lượng nhiều hơn lượng khách du lịch đến với Lào...

- Lào sẽ tiếp thu được kinh nghiệm phát triển từ các địa phương của các nước

trong EWEC về trình độ quản lý, kinh nghiệm làm ăn, đặc biệt là nguồn nhân lực.

EWEC đã giúp cho các địa phương của Lào phát triển kinh tế và các mặt của đời

sống xã hội góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước. Từ một quốc gia

vào loại nghèo nhất thế giới, kinh tế Lào phát triển ngày càng năng động. Kể từ năm

2001, Chính phủ Lào đã thực hiện một chương trình cải cách cơ cấu qui mô lớn nhằm

cải thiện chi tiêu công cộng, cải cách các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, duy trì

tính minh bạch của các ngân hàng, phát triển mạnh các doanh nghiệp tư nhân.

Trong năm 2001, Chính phủ Lào đã thay đổi cơ cấu quản lý đối với hãng Hàng

không Quốc gia, đưa ra Luật Viễn thông mới nhằm tạo điều kiện cho tư nhân tham

gia. Và mỗi năm, Chính phủ Lào lại xem xét tái cơ cấu khoảng 4-5 doanh nghiệp nhà

nước. Sau khi đưa ra sắc lệnh về thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ tháng 4-

2004 Chính phủ đã tiến hành phi tập trung hoá hoạt động quản lý các dự án FDI nhằm

tăng cường thể chế để thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân.

Lào rất quan tâm đến việc sắp xếp lại cơ cấu ngành theo hướng tận dụng lợi

thế của nước mình và phù hợp với qui luật kinh tế thị trường. Việc xây dựng những

tuyến đường theo hướng Đông - Tây và Nam - Bắc không chỉ đưa Lào thoát khỏi thế

“sau lưng là núi, trước mặt là sông” mà còn biến nước Lào thành khâu trung chuyển

quan trọng trong các tuyến giao thông nối biển Đông với Thái Lan, nối miền Tây

Trung Quốc với các nước Đông và Nam Á.

Page 108: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  98

Tận dụng tiềm năng to lớn về thuỷ điện, từ lâu Lào đã xuất khẩu điện sang

Thái Lan. Lào đã ký với Việt Nam thoả thuận xây dựng nhà máy thuỷ điện

Secaman 3 công suất 260 MW với tổng số vốn 232 triệu USD tại tỉnh Xê Công. Cú

hích quan trọng của nền kinh tế Lào là dự án mở rộng thuỷ điện Nam Theun, trị giá

tới 1,3 tỷ USD, một dự án được kỳ vọng sẽ tạo ra nhiều thay đổi trong việc mở

cửa, đối thoại, khiến thế giới sẽ chú ý tới Lào như là một địa điểm thuận lợi cho

việc đầu tư kinh doanh.

Chỉ trong lĩnh vực cho thuê đất trồng cao su cũng đang diễn ra sự cạnh tranh

lớn. Năm 2005, Tổng công ty cao su Việt Nam quyết định đầu tư 30 triệu USD trồng

10.000 ha cao su tại tỉnh Champasak. Theo tính toán, đến năm 2011, Công ty cao su

Việt - Lào có thể định hình được 50.000 ha cao su nếu Công ty được thuê thêm đất.

Thông qua tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây Lào cũng đang là địa điểm du lịch

ưa thích của nhiều du khách trong khu vực và trên thế giới. Năm 2005 có tới 1,1 triệu

du khách nước ngoài đến Lào, tương đương 1/4 dân số của nước này, đem lại nguồn thu

nhập cho du lịch Lào 146 triệu USD, bằng gần một nửa khoản thu ngân sách.

Từ khi cây cầu thứ 2 qua sông Mekong nối với Thái Lan đi vào hoạt động,

lượng du khách đến Lào tăng đột biến, mở ra triển vọng hợp tác về du lịch giữa Lào,

Thái Lan, Myanmar và Việt Nam. Các chuyên gia kinh tế đánh giá nước Lào đang

nắm bắt thời cơ, đang tạo nên những bước đột phá và đang có những tiền đề cho một

thời kỳ tăng tốc.

Bên cạnh những thuận lợi, các địa phương của Lào cũng gặp phải nhiều khó

khăn trong quá trình hợp tác EWEC như: Lào vẫn là quốc gia có cơ sở hạ tầng cũ kỹ

lạc hậu. Quốc gia này không có đường xe lửa, mới bắt đầu hình thành hệ thống

đường, phương tiện thông tin liên lạc trong nước và nước ngoài còn hạn chế; Nguồn

tài chính đất nước bị ảnh hưởng do tác động từ những yếu tố bên ngoài như: giá

xăng dầu thế giới và giá hàng nhập khẩu tăng. Đây là những yếu tố bất lợi cho kinh

tế Lào vì Lào là nước tiêu thụ xăng dầu, hàng hoá nhập khẩu là chủ yếu, xuất khẩu

không đáng kể; Sự thâm hụt ngân sách nhà nước và gia tăng các khoản nợ; Cơ chế

hành chính còn kìm hãm sự phát triển chung và còn quá nhiều vấn đề về bộ máy

hành chính, về con người trong các cơ quan hành chính ở Lào...

Page 109: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  99

Lào có một tỉnh nằm trên EWEC là tỉnh Savanakhet. Tỉnh Savanakhet là một

tỉnh lớn của Lào, nằm giữa tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây, có nguồn tài nguyên

thiên nhiên phong phú, có diện tích rộng lớn, thuận lợi cho phát triển trồng trọt chăn

nuôi, có nhiều sông ngòi, có rừng nguyên sinh và nhiều loại sinh vật vùng rừng nhiệt

đới, có nhiều mỏ quặng như: vàng, đồng đỏ, thạch cao, khí đốt...và khí hậu ưu đãi.

Tham gia tiến trình hợp tác kinh tế EWEC, tỉnh Savanakhet đã dựa vào các thế

mạnh trên nên tỉnh có nhiều lợi thế cho việc đầu tư phát triển. Chính phủ Lào và

chính quyền tỉnh Savanakhet đã chỉ đạo sử dụng một cách thận trọng để bảo vệ tài

nguyên thiên nhiên và phối hợp các dự án quốc tế đầu tư khai thác hợp lý. Trong

giai đoạn 2005 - 2010, nền kinh tế của tỉnh Savannakhet có những bước phát triển

toàn diện với tốc độ tăng bình quân 10%/năm trong đó lĩnh vực nông lâm nghiệp

tăng 7%, công nghiệp tăng 18% và dịch vụ tăng 16%, GDP bình quân đầu người 897

USD/người/năm, tăng từ 25-30%/năm, việc sản xuất hàng hóa xuất khẩu cũng tăng

lên như: gạo, đường, thuốc lá, gia súc, gỗ quý, vàng, đồng đỏ, thạch cao, đá xây

dựng,... Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước cũng được cũng cố và tăng cường,

tạo điều kiện thuận lợi để thương mại, đầu tư và du lịch. Góp phần làm cho nền kinh

tế của tỉnh Savannakhet phát triển vững mạnh hơn trước [125, tr14-15].

Mặc dù còn nhiều việc phải làm để nâng cao hiệu quả hợp tác của EWEC

nhưng đến thời điểm này, các nước liên quan đã có những động thái tích cực để đón

đầu cơ hội từ EWEC. Tại Lào, các tuyến đường thuộc EWEC đã và đang được nâng

cấp, hoàn thiện để đưa vào sử dụng phục vụ cho thông thương và phát triển kinh tế

của các địa phương của Lào nói riêng và của EWEC nói chung.

Tham gia hợp tác phát triển EWEC sẽ giúp Lào phát huy lợi thế của các địa

phương mình, tranh thủ được các nguồn lực từ bên ngoài phục vụ cho sự phát triển.

Đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu mà Đại hội Đảng lần thứ VIII Đảng nhân

dân cách mạng Lào tháng 3-2006 đề ra trong giai đoạn 2006-2010: đẩy mạnh công

nghiệp hoá, hiện đại hoá, bảo đảm vững chắc an ninh, ổn định chính trị, hội nhập

quốc tế mạnh mẽ, đưa đất nước tiếp tục tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Mục tiêu chung là đến năm 2020, đưa đất nước phát triển, mức sống của nhân dân

tăng gấp 3 lần hiện nay [156, tr2].

Page 110: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  100

3.1.1.4. Tác động đối với Việt Nam

Ở Việt Nam, EWEC bắt đầu từ cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị

chạy dọc theo đường quốc lộ số 9, kết nối với Quốc lộ 1A ở Đông Hà, vào đến Đà

Nẵng. Quảng Trị nằm ở miền Trung Việt Nam, là giao điểm của các huyết mạch

giao thông quan trọng: Quốc lộ 9, Hành lang kinh tế Đông Tây nối Quốc lộ 1A,

đường sắt Bắc Nam, đường Hồ Chí Minh với các cảng biển Miền Trung như: Cửa

Việt, Chân Mây, Đà Nẵng… tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng giao thương, phát

triển kinh tế, thương mại và văn hóa xã hội.

Các địa phương của Việt Nam nằm ở đầu phía Đông của Hành lang, đầu mối

thông thương ra biển Đông không chỉ của EWEC mà của cả tiểu vùng Mê Công mở

rộng. Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế có nhiều tiềm

năng phát triển về vị trí địa lý, kinh tế biển, văn hoá, lịch sử, nhân lực cùng với một

số tỉnh lân cận như Quảng Nam, Quảng Ngãi… nằm trong vùng kinh tế trọng điểm

miền Trung của nước ta. Các tỉnh của Việt Nam thuộc khu vực Hành lang kinh tế

Đông Tây có vị trí rất quan trọng.

Việt Nam với vị trí địa lý thuận lợi, có tầm quan trọng trong EWEC. Hồi thế

kỷ 17 cảng Hội An từng là cửa ngõ giao thương chính của khu vực miền trung với bên

ngoài. Nằm ở bờ đông Hành lang, Việt Nam là cửa ngõ thông ra biển đối với Tiểu

vùng, nơi "ra" và "vào" cho hàng hóa của Thái Lan, Lào, Myanmar cũng như của các

nước lân cận như Trung Quốc, Campuchia. Các cảng biển nước sâu Tiên Sa (Ðà

Nẵng), Dung Quất (Quảng Ngãi), Chân Mây - Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế), Vũng

Áng (Hà Tĩnh) gắn kết miền trung với Tây Nguyên và các tỉnh cận kề, tạo nên không

gian kinh tế liên vùng rộng lớn.

Theo đánh giá của ADB, Ðà Nẵng sẽ là trung tâm kinh tế của khu vực, điểm

trung chuyển hàng hóa hết sức quan trọng trên tuyến Hành lang phục vụ xuất - nhập

khẩu của miền trung Việt Nam, một phần của Lào, vùng đông - bắc Thái Lan,

Myanmar và có thể mở rộng đến Vân Nam (Trung Quốc). Từ năm 2008, với các

chính sách thuận lợi về thông quan cho người và hàng hóa vận chuyển trên hành

lang, hàng hóa xuất - nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Quảng Trị) sẽ tăng

mạnh. Các địa phương Việt Nam nằm dọc và cận hành lang với nhiều di sản thế giới

như Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Di tích lịch sử cách mạng ở Quảng Trị, động

Page 111: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  101

Phong Nha ở Quảng Bình, chùa Hương Tích ở Hà Tĩnh; các bãi biển của Ðà Nẵng,

Quảng Nam còn được xếp hạng "đẹp nhất hành tinh"... có nhiều điều kiện khai thác

các loại hình du lịch.

Để chuẩn bị đón “làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam”, các tỉnh miền Trung

đã công bố danh mục gần 400 dự án với tổng vốn kêu gọi đầu tư khoảng 7 tỷ USD.

Đồng thời trong danh mục các dự án cấp quốc gia (đã trình Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt), miền Trung có khoảng 35 dự án lớn, chủ yếu trong lĩnh vực hạ tầng, sản

xuất công nghiệp và dịch vụ, với tổng vốn kêu gọi hơn 9 tỷ USD. Tóm lại, tổng

danh mục dự án kêu gọi đầu tư tại miền Trung có tổng vốn khoảng 15 - 16 tỷ USD.

Như vậy, bình quân mỗi năm khu vực này phấn đấu thu hút trên 5 tỷ USD. Do đó,

việc khai thác có hiệu quả EWEC sẽ là điều kiện thuận lợi để thu hút thêm vốn FDI

vào khu vực này.

EWEC đã có tác động tới sự phát triển kinh tế của 3 địa phương phía Việt

Nam nằm trên tuyến hành lang kinh tế này là Thành phố Đà Nẵng, tỉnh Thừa Thiên

Huế và Quảng Trị sau khi dự án hoàn thành. Điều đó được thể hiện qua các chỉ số

kinh tế - xã hội của 3 địa phương này.

Hình 3.1: Tốc độ tăng GDP/ng của các tỉnh phía Việt Nam và Việt Nam

Nguồn: Bùi Quang Bình (2010), Hành lang Kinh tế Đông - Tây phía Việt

Nam - những bất cập và kiến nghị, Hành lang Kinh tế Đông - Tây, UBND tỉnh

Quảng Trị - Bộ ngoại giao - Báo Thế giới & Việt Nam, Đông Hà, tr36-41.

Page 112: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  102

Nhìn vào hình ta thấy tốc độ tăng GDP tính theo đầu người của cả ba tỉnh đều

tăng theo xu hướng đi lên, đời sống của nhân dân được cải thiện. Tốc độ tăng

GDP/ng thời kỳ 1997-2009 của ba địa phương lần lượt là 8.9%, 10% và 7.7%. Thời

gian trước 2007 tức là trước khi khánh thành cầu Hữu Nghị 2 bắc qua sông Mokong

nối liền giữa Thái Lan và Lào để Hành lang kinh tế Đông Tây thực sự thông tuyến,

tăng trưởng GDP trung bình của Đà Nẵng là 11.2%, Thừa Thiên Huế khoảng gần

11% và Tỉnh Quảng Trị là 9.1%. Giai đoạn từ năm 2007 tới 2009, hai địa phương

này vẫn có mức tăng cao hơn cho dù đây là thời kỳ khó khăn do khủng hoảng kinh

tế thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đà Nẵng thời kỳ này là hơn 11%, Quảng

Trị khoảng hơn 11%, Thừa Thiên Huế khoảng 10.5%.

EWEC cũng có tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ba tỉnh nằm trên

tuyến Hành lang này. Giai đoạn 2000- 2006, tỷ trọng khu vực công nghiệp của các

tỉnh thành phía Việt Nam đều tăng, và được điều chỉnh giảm trong giai đoạn 2006 -

2010 với thành phố Đà Nẵng, còn tỷ trọng công nghiệp - xây dựng của tỉnh Thừa

Thiên Huế và Quảng Trị vẫn tăng. Ngành dịch vụ có xu hướng ngược lại, giảm

trong giai đoạn 2000-2006 và tăng trong giai đoạn 2006 - 2010 với thành phố Đà

Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế và giảm với tỉnh Quảng Trị. Như vậy, tỷ trọng của

dịch vụ thay đổi nhiều nhất là của thành phố Đà Nẵng, còn tỉnh Thừa Thiên Huế

không thay đổi nhiều. Sự thay đổi tỷ trọng dịch vụ của thành phố Đà Nẵng chịu ảnh

hưởng từ sự thay đổi của tỷ trọng hoạt động thương mại nội địa và vận tải kho bãi

rất lớn trong khi du lịch không nhiều.

Bảng 3.1: Tỷ lệ % của các ngành CN-XD và dịch vụ trong GDP của Đà Nẵng,

Thừa Thiên Huế và Quảng Trị

Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ

2000 2006 2010 2000 2006 2010

Đà Nẵng 39 51 42 52 43 54

TT Huế 32 35 44 44 43 44

Quảng Trị 16 28 36 40 36 35

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng, tỉnh TT Huế, tỉnh Quảng Trị

Thể hiện rõ nhất tác động của EWEC đến các địa phương của Việt Nam nằm

dọc tuyến hành lang này chính là một số ngành được hưởng lợi ích nhất từ hoạt động

Page 113: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  103

của EWEC như cảng biển, du lịch… Từ khi tham gia hợp tác trên EWEC đến năm

2010, cảng Đà Nẵng đã trở thành một cảng container chuyên dụng, hiện đại nhất khu

vực miền Trung Việt Nam, công suất thông qua cảng 5 triệu tấn/năm. Với một hệ

thống thiết bị, kho bãi hoàn thiện (như: 2 cẩu Gantry, 2 cẩu Liebherr, 2 cẩu RTG, 3 xe

chụp reach-stacker, diện tích bãi 30ha) và phần mềm Khai thác quản lý cảng chuyên

dụng, cảng có khả năng tiếp nhận 2 tàu container, kích cở trên 2.000 TEUs cập cảng

làm hàng cùng lúc, nâng suất xếp dỡ đạt 40 moves/giờ-tàu, ngang tầm với các cảng

hiện đại ở trong nước và quốc tế. Trong giai đoạn: 2006-2010, sản lượng hàng hóa

thông qua cảng tăng trưởng bình quân 10%/năm. Trong đó, hàng container tăng

trưởng trên 25%. Khối lượng hàng hóa thông qua cảng Đà Nẵng năm 2002 đánh dấu

lượng hàng qua cảng vượt 2 triệu tấn, đến năm 2007 là 2.73 triệu và 2008 là 2.74 triệu

tấn, năm 2010 đạt 3.5 triệu tấn, trong đó hàng container đạt 100.000 TEUs, tăng 30%

so với cùng kỳ năm 2009 [119, tr44]. Đối với cảng Chân Mây: Bến số 1 cảng Chân

Mây được xây dựng và đưa vào khai thác từ 19/05/2003, với chiều dài 420m, độ sâu

trước bến -12,5m, được chuyển giao cho Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam

Vinashin quản lý vào tháng 11/2007. Sau khi tiếp nhận, Tập đoàn đã chuyển đổi mô

hình hoạt động thành Công ty TNHH MTV cảng Chân Mây. Từ khi được thành lập

đến năm 2010, tổng doanh thu của Công ty TNHH MTV cảng Chân Mây đạt 152,6 tỷ

đồng, tổng sản lượng đạt trên 3,9 triệu tấn, tổ chức tiếp nhận và bốc xếp hơn 684

chuyến tàu; tổng số lao động hiện tại hơn 250 lao động, 100% lao động đều có việc

làm với thu nhập bình quân khoảng 4,5 triệu đồng/người/tháng. Năm 2010, tổng

doanh thu của Cảng đạt 52,9 tỷ đồng, tổng sản lượng hàng hóa bốc dỡ thực hiện 1,47

triệu tấn; tổ chức tiếp nhận và bốc dỡ 274 lượt tàu; khách du lịch và thủy thủ đi bờ

25.238 lượt, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm trước, nộp ngân sách 2 tỷ đồng [75].

Về du lịch, tham gia hợp tác trên EWEC tạo điều kiện cho các tỉnh miền Trung

Việt Nam phát huy lợi thế của mình và hợp tác với các địa phương khác để phát

triển ngành du lịch. Trong thời gian qua, lượng khách du lịch đến các tỉnh miền

Trung Việt Nam trên EWEC ngày càng tăng. Trong năm 2007, chỉ tính 6 tháng đầu

năm có khoảng 160.000 lượt khách đã đến Việt Nam qua cửa khẩu Lao Bảo (tăng

40% so với cùng kỳ năm trước), lượng khách qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo cả năm

là 404.500 lượt người (gấp đôi năm 2006). Năm 2008, mặc dù phải gánh chịu những

Page 114: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  104

khó khăn do khủng hoảng tài chính mang lại, nhưng lượng xe ô tô xuất nhập qua cửa

khẩu Lao Bảo vẫn là 56.000 lượt chiếc, bằng năm 2007; lượng du khách qua cửa

khẩu Lao Bảo trong năm 2008 tăng 32.629 lượt người so năm 2007. Trong Tuần lễ

EWEC 2007 đã tổ chức Tour Caravan. Đoàn Caravan do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

Phạm Bình Minh làm trưởng đoàn và Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Văn

Hữu Chiến làm phó đoàn, gồm 137 người, trong đó có 106 đại biểu khách mời và

doanh nghiệp. Trong hành trình kéo dài từ ngày 29/8 đến ngày 02/9/2007, đoàn đã đi

qua các địa phương gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế,

Quảng Trị (Việt Nam), Savannakhet (Lào) và Mukdahan (Thái Lan). Đây là đoàn

Caravan đầu tiên do phía Việt Nam tổ chức nhằm đưa quan chức các nước, các địa

phương, các nhà tài trợ và đầu tư tìm hiểu về tiềm năng hợp tác và phát triển của các

tỉnh thành dọc EWEC. Tại các địa phương, đoàn đều nhận được sự đón tiếp trọng thị

và được hướng dẫn tham quan các cơ sở kinh tế, văn hóa, du lịch tiêu biểu cũng như

thưởng thức các chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc.

Với nhiều hoạt động thúc đẩy du lịch phát triển, doanh thu du lịch của thành

phố Đà Nẵng tăng từ 430 tỷ đồng năm 2006 lên 503 tỷ đồng năm 2007, 646 tỷ đồng

năm 2008 và 1.239 tỷ đồng năm 2010. Lượng khách tăng từ 62 ngàn lượt khách

(khách quốc tế chiếm 62%) năm 2006 lên 72 ngàn lượt khách 2008 (khách quốc tế

chiếm 64%), năm 2010, đạt 1,77 triệu lượt khách, tăng 33% so với năm 2009 và

tăng 22% so với kế hoạch, trong đó khách quốc tế tăng 18%, khách nội địa tăng

38%. Doanh thu du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế tăng bình quân khoảng 30%/ năm

từ 2005. Năm 2005 doanh thu là 547 tỷ đồng thì năm 2007 đã là 945 tỷ đồng và

2008 là 1200 tỷ đồng. Đến năm 2010, lượng khách du lịch đến Huế đạt trên 1,5 triệu

lượt khách, tăng gấp 3 lần so với năm 2001 và tăng 11,4% so với năm 2009, trong

đó, khách quốc tế trên 650 nghìn lượt, tăng 7,8%. Ngành du lịch Quảng Trị đạt tốc

độ tăng trưởng giai đoạn 2001-2005 là 25%, giai đoạn 2006-2010 là 20%. Doanh thu

du lịch tăng trưởng giai đoạn 2001-2005 là 24%, giai đoạn 2006-2010 là 28%.

Lượng khách du lịch đến đến Quảng Trị trong giai đoạn 2005 - 2010 tăng 2,7 lần, từ

338.742 lượt khách năm 2005 lên 915.000 lượt khách năm 2010.

Con đường di sản miền Trung là tên một chương trình du lịch do Tổng cục du

lịch Việt Nam phát động, có mục tiêu kết nối các di sản thế giới tại Trung Bộ cùng

Page 115: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  105

với 3 di sản thế giới khác là cố đô Luang Prabang, ngôi đền núi kỳ vĩ Wat Phou

(Lào) và quần thể Angkor Wat (Campuchia). Chương trình này kết hợp thành một

chương trình hợp tác du lịch lớn hơn là “Lào, Campuchia, Việt Nam: 3 quốc gia,

một điểm đến”. Ba tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế đã từng phối hợp tổ

chức thành công chương trình Roadshow về du lịch miền Trung.

Việc mở, khai thác có hiệu quả tuyến du lịch qua Hành lang kinh tế Đông

Tây không những đáp ứng nhu cầu của khách du lịch mà còn góp phần cải thiện

hình ảnh du lịch của từng địa phương, tạo điều kiện cho việc phát triển các loại hình

dịch vụ du lịch và mang lại cơ hội kinh doanh cho chính những người dân tại các địa

phương, đóng góp vào hiệu quả kinh tế xã hội chung và đem lại lợi ích không nhỏ

cho ngành du lịch của các địa phương trên tuyến hành lang này.

Với vai trò là cửa ngõ ra biển thuận lợi cho các nước thuộc khu vực hành lang,

các tỉnh miền Trung Việt Nam có thể hợp tác vận tải quá cảnh, hỗ trợ các vùng địa

phương sâu trong nội địa mở đường ra biển, làm đầu mối cung cấp hàng hoá và

nguyên nhiên vật liệu. Kinh tế biển và cận biển cũng là một lợi thế quan trọng của các

tỉnh miền Trung Việt Nam mà các địa phương khác của Lào và Thái Lan trong hành

lang không có được. Các tỉnh miền Trung của Việt Nam có thể cung cấp sản phẩm

kinh tế biển, du lịch biển rất được các địa phương bạn yêu thích.

Rõ ràng Hành lang kinh tế Đông Tây mà cốt lõi của nó là tuyến đường dài

1450 km cùng với các cơ sở hạ tầng khác kèm theo đã phát huy tác dụng và có tác

động nhất định đến sự phát triển kinh tế xã hội của các địa phương ở Việt Nam nằm

trên EWEC nói riêng và của Việt Nam nó chung. Tất nhiên, sự phát triển kinh tế - xã

hội của mỗi địa phương và cả nước còn do nhiều yếu tố ảnh hưởng nhưng không thể

không tính đến tác động của tuyến Hành lang này.

3.1.2. Tác động đối với hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng

Hành lang kinh tế Đông Tây là một dự án lớn, đi qua 13 tỉnh của 4 trong 6

nước thuộc Tiểu vùng sông Mekong mở rộng là Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt

Nam. EWEC là một trong 5 Hành lang kinh tế thuộc GMS, đã được thảo luận và

nhất trí thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng GMS lần thứ 8 tổ chức tại Philippines

tháng 10/1998. Hành lang kinh tế Đông Tây là một trong những hiện thực hóa của

Chương trình hợp tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng với chiến lược tăng cường

Page 116: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  106

liên kết thông qua hội nhập đa ngành, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển bền

vững, tạo điều kiện cho thương mại xuyên biên giới và đầu tư, xóa đói giảm nghèo,

nâng cao đời sống nhân dân lưu vực sông Mekong.

Những kết quả đạt được của tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc

Hành lang kinh tế Đông Tây chính là quá trình thực hiện những mục tiêu mà GMS đã

đề ra. Đúng như đánh giá của Hội nghị Bộ trưởng Công Thương 3 nước Thái Lan,

Lào và Việt Nam (tổ chức tháng 12/2007 tại Savannakhet) đã khẳng định EWEC là

một trong những thành tựu lớn nhất của Chương trình hợp tác Tiểu vùng sông

Mekong mở rộng. EWEC đã nhận được sự quan tâm của các nước liên quan và sự hỗ

trợ to lớn của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Tổ chức phát triển Liên hiệp quốc

(UNDP), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và các nhà tài trợ khác.

Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây

có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt kinh tế - xã hội, hợp tác phát triển và xoá đói giảm

nghèo nhằm thực hiện các mục tiêu của Tiểu vùng sông Mekong mở rộng. Nó được

thể hiện trên các mặt sau đây:

Một là, EWEC là một trong mạng lưới giao thông chiến lược quan trọng, là

đường bộ ngắn nhất nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là dự án cơ sở hạ tầng

chính được xây dựng trong khuôn khổ của Tiểu vùng sông Mekong mở rộng. Với sự

tài trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á và Chính phủ Nhật Bản, nhiều hạng mục hạ

tầng giao thông chủ chốt trên Hành lang đã được đầu tư nâng cấp như dự án nâng

cấp cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, đường hầm đèo Hải Vân, đường quốc lộ 9. Cuối năm

2006, cây cầu quốc tế Lào - Thái thứ hai qua sông Mekong được khánh thành, chính

thức nối liền, tạo thành con đường bộ dài 1450 km, đi qua 13 tỉnh của 4 nước thành

viên GMS. Với việc hoàn thành cây cầu này, giao thông đường bộ của hành lang

EWEC đã thông suốt và EWEC trở thành Hành lang đi vào hoạt động đầu tiên trong

Tiểu vùng sông Mekong mở rộng.

Kết nối đường bộ thông qua EWEC đóng một vai trò rất quan trọng trong việc

cung cấp một hình thức giao thông thuận tiện với giá cả hợp lý cho việc vận tải hàng

hoá và đi lại cho người dân trong Tiểu vùng sông Mekong mở rộng. Do đó, Hành lang

kinh tế Đông Tây đã và đang tham gia đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội của cộng

đồng và người dân địa phương dọc Hành lang này nói riêng và GMS nói chung.

Page 117: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  107

Bên cạnh phát triển hạ tầng giao thông, các nước thành viên EWEC cũng chú

trọng thúc đẩy hợp tác về “hạ tầng mềm” như đơn giản hoá thủ tục, tạo thuận lợi cho

qua lại biên giới, hợp tác du lịch, phát triển nguồn nhân lực, phối hợp cơ chế chính

sách và cùng quảng bá thu hút đầu tư..., nhằm khai thác và biến hành lang giao

thông thành hành lang phát triển kinh tế gắn với xoá đói giảm nghèo.

Hai là, các địa phương dọc tuyến Hành lang của Myanmar, Thái Lan, Lào và

Việt Nam đều là khu vực nghèo, điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn. Do vậy, dự

án này đã mở đường giúp xoá đói giảm nghèo cho hàng triệu người ở cả 4 nước

thành viên GMS, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển và tăng cường liên kết

giữa vùng này với những khu vực khác trong ASEAN cũng như với các nước trong

khu vực và trên thế giới.

Ba là, dự án này cho phép khai thác tiềm năng hợp tác và sự bổ sung lợi thế

giữa các nước về tài nguyên, điều kiện tự nhiên, con người và mở rộng thị trường

nhất là tiềm năng biển, di sản văn hoá... theo như mục tiêu GMS đã đề ra.

Bốn là, Hành lang kinh tế Đông Tây là con đường huyết mạch nối liền GMS

với không gian kinh tế sông Hằng (Ấn Độ), rút ngắn khoảng cách và phí tổn cho việc

mở rộng giao lưu kinh tế giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Năm là, Hành lang kinh tế Đông Tây ra đời đóng vai trò chiến lược quan

trọng liên kết các quốc gia trong GMS, thúc đẩy phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa,

đặc biệt phát triển thương mại, du lịch và dịch vụ xuyên quốc gia.

Tóm lại, Hành lang kinh tế Đông Tây là một trong những dự án được ưu tiên

triển khai, là hành lang kinh tế đi vào hoạt động đầu tiên và là một trong những hiện

thực hóa các mục tiêu của GMS.

3.1.3. Tác động đối với hợp tác ASEAN

Hành lang kinh tế Đông Tây chính là hiện thực hóa của quá trình hợp tác của

các nước thành viên của ASEAN nhằm thực hiện mục tiêu của các tổ chức này. Tiến

trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây góp phần vào

sự phát triển của ASEAN được thể hiện ở một số mặt sau đây:

Trước hết, Hành lang kinh tế Đông Tây hình thành và phát triển là bước quan

trọng hướng tới cộng đồng kinh tế ASEAN.

Page 118: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  108

Thuật ngữ Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) được chính thức sử dụng lần

đầu tiên tại Hội nghị lần thứ 8 các Bộ trưởng Tiểu vùng sông Mekong mở rộng

(GMS), tổ chức tại Manila (Philippin) tháng 10 năm 1998 và đây cũng là tên một dự

án được Hội nghị cấp cao ASEAN VI họp tại Hà Nội tháng 12/1998 chính thức đưa

vào Chương trình Hành động Hà Nội thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2020. Với ý

tưởng: “Ăn sáng trên đất Thái Lan, ăn trưa tại Lào, tắm biển và ăn tối tại miền Trung

Việt Nam” đến nay đã trở thành hiện thực. EWEC là một trong 5 dự án hành lang

kinh tế được ưu tiên thực hiện nhằm thúc đẩy phát triển và hội nhập kinh tế 4 nước

thành viên ASEAN là: Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam.

EWEC là hình thức có cấp độ thấp hơn so với Cộng đồng kinh tế ASEAN

(AEC), EWEC chỉ bao gồm 13 tỉnh thuộc 4 nước: Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt

Nam chứ không bao gồm thực thể của cả 4 quốc gia; các thành viên EWEC duy trì

quan hệ thương mại và đầu tư với thị trường bên ngoài khu vực; không có những

chính sách chung đồng nhất, nhưng gián tiếp cắt giảm các biện pháp thuế quan và

phi quan thuế tạo điều kiện thuận lợi cho việc tự do hoá thương mại, đầu tư, giao

thông, nhập cư; thúc đẩy sự phát triển tại khu vực biên giới của các nước thành

viên... tạo tiền đề hướng tới 4 quyền tự do của AEC là: hàng hoá, dịch vụ, vốn và lao

động có tay nghề vào năm 2015.

Sự ra đời của EWEC sẽ đem lại lợi ích thiết thực và lâu dài cho các quốc gia

thành viên. Đây là cơ hội cho các quốc gia tiếp cận tốt hơn với các nguồn tài nguyên

khoáng sản, hải sản và năng lượng phục vụ cho các ngành sản xuất và chế biến; tạo

điều kiện phát triển cho các thành phố, thị trấn, thị tứ dọc hành lang đồng thời thúc

đẩy thương mại xuyên biên giới; thu hút đầu tư từ các địa phương, khu vực và thế

giới; phát triển các hoạt động kinh tế mới thông qua việc sử dụng hiệu quả không

gian kinh tế và hình thành khu vực kinh tế xuyên quốc gia; mở cửa cho hàng hóa của

các nước thành viên EWEC thâm nhập vào các thị trường đầy tiềm năng của

ASEAN và ngược lại. Ngoài ra, EWEC còn mở ra những cơ hội hợp tác trên nhiều

lĩnh vực cho các địa phương các nước thành viên với các địa phương và các quốc

gia khác thuộc ASEAN. Cụ thể là:

- Xoá đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách phát triển với các vùng khác của

mỗi nước và khu vực. Các tỉnh của Việt Nam trong EWEC có vai trò lớn, tạo thuận

Page 119: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  109

lợi cho các tỉnh thuộc hành lang của 3 nước Lào, Thái Lan, Myanmar cũng như các

nước ASEAN khác tiến ra cửa khẩu biển Đông; hợp tác với Việt Nam vận tải quá

cảnh hàng hoá, dịch vụ từ các vùng, địa phương sâu trong nội địa ra các nước trên

thế giới; các tỉnh miền Trung Việt Nam cũng là nơi cung cấp sản phẩm hàng hoá,

dịch vụ kinh tế biển cho các địa phương và các nước thuộc EWEC nói riêng và

ASEAN nói chung.

- Giao thông, giao lưu hàng hoá, dịch vụ phát triển sẽ tạo điều kiện cho nhân

dân các vùng và địa phương thuộc EWEC phát triển mạnh hơn về kinh tế, văn hoá,

đời sống... góp phần tăng cường an ninh mỗi nước và khu vực, tăng cường tinh thần

hữu nghị giữa các nước và niềm tin vào mục tiêu phát triển của ASEAN đang hướng

tới một cộng đồng kinh tế vào năm 2015 .

- Khai thác tiềm năng, lợi thế của mỗi nước: Các vùng, địa phương của mỗi

nước trong EWEC đều có đặc điểm và thế mạnh riêng cho phép khai thác tiềm năng

hợp tác, bổ sung cho nhau về tài nguyên thiên nhiên, con người, văn hoá, kinh tế

nhằm mở rộng thị trường, nhất là sản phẩm rừng, biển, di sản văn hoá...Từ đó mở

rộng quan hệ kinh tế với các nước và khu vực khác của ASEAN.

- Góp phần mở rộng kinh tế đối ngoại. Dự án EWEC không chỉ góp phần phát

triển thương mại, đầu tư, du lịch lẫn nhau mà còn có cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp

nước ngoài (FDI) từ ngoài khu vực thông qua việc kết nối với các thị trường quốc tế

và với khu vực ASEAN và Đông Á, do đó EWEC sẽ trở thành hành lang hợp tác hữu

nghị, cùng phát triển của các nước trong khu vực và thế giới. Việt Nam có thể trở

thành trung tâm của sự hợp tác liên kết giữa các vùng, địa phương từ du lịch biển, du

lịch sinh thái đến du lịch văn hoá, lịch sử... Với sự phát triển của hệ thống giao thông

xuyên Á (đến năm 2010 đã có 7 tuyến đường ASEAN được xây dựng trên lãnh thổ

Việt Nam có chiều dài 3.880,82km, trong đó có tuyến đường dài 83,4km theo trục

Đông Hà - cửa khẩu Lao Bảo - Lào thuộc EWEC) đã cho phép kết nối 4 di sản văn

hoá thế giới của các nước trong khu vực tạo diều kiện thuận lợi thu hút đầu tư, thương

mại và du lịch của thế giới vào EWEC nói riêng và ASEAN nói chung.

Hai là, EWEC góp phần tăng cường an ninh khu vực. EWEC ra đời và hoạt

động có hiệu quả sẽ tạo thuận lợi mới cho nền kinh tế của 4 nước phát triển, kinh tế

phát triển sẽ tạo cho an ninh có điều kiện để củng cố, tăng cường một bước, nhất là cơ

Page 120: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  110

sở vật chất và lòng dân. EWEC đi vào hoạt động đã và đang hình thành một thị trường

khu vực liền kề nhau tạo ra cho 4 nước cơ hội để phát triển kinh tế, tăng cường kim

ngạch xuất khẩu, nhất là những ngành hàng mà các nước đang có thế mạnh đồng thời

các nước cũng có cơ hội để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài mạnh

hơn không chỉ của các nước trong ASEAN mà của cả các nước lớn như: Hoa Kỳ,

Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ... Mặt khác, EWEC cũng sẽ tạo ra sự tuỳ thuộc lẫn

nhau, đan xen lợi ích kinh tế có lợi cho phát triển kinh tế và củng cố lòng tin của mỗi

nước. Thông qua việc thu hút các nhà đầu tư của các nước trong khu vực và bằng sự

đan xen lợi ích kinh tế dẫn đến đan xen lợi ích an ninh giữa các nước trong vùng, với

các đối tác nước ngoài khác, có thể góp phần cải thiện môi trường an ninh biên giới

trên hành lang 4 nước và khu vực. Từ đó tạo ra môi trường khu vực ổn định hơn, lợi

thế hơn trong quá trình hợp tác và đấu tranh bảo vệ an ninh, góp phần giữ vững hoà

bình, ổn định và phát triển kinh tế mỗi nước và khu vực.

EWEC tạo khả năng mở rộng hợp tác khu vực và quốc tế, tạo môi trường

thuận lợi hơn để bốn nước hợp tác trao đổi thông tin với các quốc gia khác nhằm

tăng cường hiểu biết lẫn nhau, hướng tới mục tiêu hoà bình, ổn định và phát

triển. Trong kỷ nguyên toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều vấn đề

thuộc lĩnh vực an ninh hoặc liên quan đến an ninh, đòi hỏi phải có sự hợp tác song

phương và cả đa phương trong khu vực và toàn cầu mới có thể giải quyết được.

EWEC ra đời và đi vào hoạt động tạo làm nảy sinh trạng thái mới về an ninh

quốc gia mỗi nước và khu vực. Để khai thác tối đa những lợi ích do việc mở hành lang

khu vực thì tất yếu các nước cũng phải mở rộng thị trường nội địa của mình để các nhà

kinh doanh, đầu tư nước ngoài vào làm ăn và tham gia cạnh tranh bình đẳng trên nền

tảng những nguyên tắc mà EWEC và các hiệp định đã ký giữa ASEAN với các nước

khác. Do đó, những vấn đề mới có thể sẽ nảy sinh trong quá trình thực hiện mục tiêu

của EWEC như: những vấn đề về an ninh văn hoá, an ninh thông tin, chủ quyền quốc

gia trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong một số khu, vùng nhất định

nào đó có thể bị trở thành "vùng lõm" do các nước chuẩn bị chưa đầy đủ, không kiểm

soát được hoặc có sai lầm gây ra, nhất là ba nước Lào, Việt Nam và Myanmar.

Đến năm 2010, vẫn còn những nguy cơ đe dọa của những lực lượng thù địch

có thể lợi dụng các quan hệ kinh tế thương mại, đầu tư, du lịch... để chống phá các

Page 121: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  111

nước, làm trầm trọng thêm những vấn đề an ninh vốn đã phức tạp trong quan hệ các

nước do lịch sử để lại; các thế lực phản động quốc tế vẫn có chủ trương chống phá

một số nước trong khu vực, nhất là âm mưu và thủ đoạn "diễn biến hoà bình" trên

lĩnh vực kinh tế văn hoá, xã hội trên các vùng có nhiều đồng bào dân tộc tiểu số sinh

sống. Đặc biệt là các lực lượng phản động lưu vong của một số nước được phương

Tây tiếp tay ở nước ngoài đang tìm cách câu kết với bọn tiêu cực, thoái hoá biến

chất trong nước để phá hoại kinh tế của các nước càng làm trầm trọng thêm những

vấn đề mà an ninh quốc gia, an ninh khu vực phải quan tâm. Mặt khác, EWEC có

thể nảy sinh hệ quả phi kinh tế như những tiêu cực về văn hoá - xã hội; môi trường,

dịch bệnh; buôn bán ma tuý, phụ nữ, trẻ em; tin tặc, di dân bất hợp pháp; nạn khủng

bố, xung đột về dân tộc, tôn giáo và các tội phạm xuyên quốc gia khác... mà an ninh

quốc gia và khu vực không thể làm ngơ.

Ba là, sự ra đời và phát triển của EWEC phù hợp với mục đích hoạt động của

WTO nhằm loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương

mại. Sự phù hợp này được thể hiện trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn.

Về thực tiễn, như đã trình bày ở phần trên, kết quả thực tế của tiến trình hợp

tác kinh tế giữa các nước nằm dọc Hành lang kinh tế Đông Tây đã thể hiện mục tiêu

của EWEC phù hợp với mục tiêu của WTO.

Về lý luận, Hành lang kinh tế Đông Tây hình thành và phát triển phù hợp với

các lý thuyết về hợp tác kinh tế quốc tế. Đó là các lý thuyết: Hợp tác và hội nhập

kinh tế khu vực; Lý thuyết về lợi thế so sánh; Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh của

quốc gia; Thuyết tự do thương mại; Thuyết bảo hộ mậu dịch. Chính sự phù hợp của

EWEC đã giúp cho các địa phương và các nước thành viên của EWEC tận dụng

được những lợi thế cạnh tranh của mình đồng thời tranh thủ các điều kiện bên ngoài

để hợp tác phát triển. Từ thực tiễn hợp tác kinh tế giữa các nước nằm dọc Hành lang

kinh tế Đông Tây (1998 - 2010) đã thể hiện rõ điều đó. Hội nhập toàn cầu và khu

vực là xu thế hiện thực khách quan, là quá trình mà hầu hết các khu vực, tiểu khu

vực và các quốc gia trên thế giới đều tham gia. Do vậy, các nước GMS nói chung và

EWEC nói riêng đã và đang chủ động hội nhập toàn cầu và khu vực nhằm tận dụng

các cơ hội to lớn để phát triển; Lý thuyết về lợi thế so sánh là lý thuyết đặc biệt quan

trọng với các nước EWEC. Các nước này tuy có những nét tương đồng song cũng có

Page 122: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  112

nhiều nét đặc thù riêng về địa hình, đất đai, tài nguyên, điều kiện khí hậu, văn hóa,

xã hội và lịch sử... do vậy, mỗi nước EWEC đều có những lợi thế so sánh riêng.

Thực tế cho thấy, các nước EWEC là các nước nghèo nhưng có nhiều lợi thế so sánh

như: nhân công rẻ, tài nguyên phong phú, chi phí sản xuất thấp, văn hóa đa dạng,

lịch sử lâu đời, đa dạng sinh thái... Đó chính là những lợi thế so sánh mà các nước

EWEC cần phát huy để phát triển kinh tế của mình. Hợp tác kinh tế EWEC có vai

trò quan trọng tạo ra sự hợp tác sâu, rộng, đa dạng và cũng tạo ra thị trường rộng lớn

hơn, ít rào cản hơn, điều kiện tốt cho sự phát triển của các nước dọc theo EWEC;

Các nước EWEC muốn tối đa hóa hiệu quả hợp tác EWEC thì phải vận dụng cơ sở

của lý thuyết này để phát huy lợi thế so sánh của chính mình và của EWEC trong

sản xuất, kinh doanh, thương mại và đầu tư góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất,

kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội cho từng nước và cho cả EWEC; Các nước

EWEC vận dụng lý thuyết về lợi thế cạnh tranh của quốc gia để hình thành các

chính sách nâng cao lợi thế cạnh tranh của công ty, của quốc gia và của cả EWEC;

vận dụng lý thuyết tự do thương mại để hình thành các chính sách giảm bớt rào cản,

tăng cường tự do hóa thương mại, thúc đẩy tăng trưởng, huy động vốn, công nghệ và

kỹ thuật từ bên ngoài để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của các nước

thành viên; vận dụng lý thuyết Thuyết bảo hộ mậu dịch để hình thành các chính sách

bảo hộ lợi ích hợp lý của các nước thành viên khi bản thân các nền kinh tế này còn

nghèo nàn, lạc hậu và dễ bị các nước phát triển gây áp lực trong cạnh tranh không

cân sức giữa các nước nghèo với các nước giàu.

3.2. Những thành tựu và hạn chế

3.2.1. Thành tựu

Trước hết phải khẳng định rằng tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc

Hành lang kinh tế Đông Tây đã hiện thực hóa mục tiêu của EWEC là tạo điều kiện

cho các địa phương của bốn nước Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam tăng cường

hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế nhằm thúc đẩy giao lưu thương mại, đầu tư và phát

triển giữa các nước, giảm chi phí lưu thông hàng hóa, hành khách trong khu vực

hành lang và tạo điều kiện cho việc lưu thông được thuận lợi và hiệu quả, góp phần

giảm nghèo, hỗ trợ phát triển khu vực dọc biên giới và các vùng nông thôn, tăng thu

nhập cho các hộ thu nhập thấp, cung cấp việc làm cho phụ nữ và phát triển du lịch.

Page 123: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  113

Thêm vào đó, Hành lang kinh tế Đông Tây cũng sẽ góp phần hỗ trợ phát triển công -

nông nghiệp và du lịch.

Trong giai đoạn: 1998 - 2010, tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc

Hành lang kinh tế Đông Tây đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận như đã trình

bày ở chương 2. Những kết quả đạt được của tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước

thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây đã có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế -

xã hội của các địa phương và các nước trên EWEC. Đúng như khẳng định của đồng

chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Lê Hữu Thăng tại Diễn đàn Hợp tác Hành

lang kinh tế Đông Tây 2010 lần đầu tiên được tổ chức tại tỉnh Quảng Trị: “Cần phải

khẳng định rằng Hành lang kinh tế Đông Tây sẽ đem lại lợi ích thiết thực và lâu dài

cho các quốc gia thành viên và thực tế từ khi hình thành cho đến nay đã tác động một

cách tích cực đến sự phát kiển Kinh tế - Xã hội đối với các địa phương của cả 3 nước

Việt Nam, Lào, Thái Lan trên Hành lang, nhất là tỉnh Savanakhet - Lào có sự đổi thay

thật đáng kể...”.

Sự hình thành Hành lang kinh tế Đông Tây nhằm đạt được 3 trong số 5 bước

đột phá chiến lược của Khuôn mẫu chiến lược GMS là (i) tăng cường liên kết thông

qua hội nhập đa ngành, (ii) tạo điều kiện cho thương mại xuyên biên giới và đầu tư,

(iii) tăng cường sự tham gia tư nhân vào việc phát triển và củng cố tính cạnh tranh

của thành phần kinh tế tư nhân. Hành lang kinh tế Đông Tây tạo điều kiện phát triển

một hệ thống giao thông đạt hiệu quả cao, cho phép hàng hóa và hành khách lưu

thông trong khu vực tiểu vùng sông Mê Công mở rộng mà không gặp trở ngại hay

chi phí cao, đưa liên vùng trở thành một cửa ngõ phát triển của vùng Mekong mở

rộng, góp phần thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các nước ASEAN với nhau và với các

nước ngoài khu vực.

Chính nhờ tác động của EWEC, những năm gần đây kinh tế, thương mại và

du lịch giữa Việt Nam, Thái Lan và Lào tăng mạnh. Lượt khách du lịch đến các

nước thuộc EWEC tăng gấp hai lần so với trước khi có EWEC; các trục giao thông

trên EWEC được kết nối đã giúp các nước thuộc EWEC tiếp cận dễ dàng hơn với

các trung tâm kinh tế trong khu vực; EWEC còn mở đường ra biển cho người dân

thuộc các tỉnh thành và quốc gia vốn không có biển, cung cấp hải sản cho họ và tạo

Page 124: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  114

điều kiện thuận lợi để họ có thể xuất khẩu các sản phẩm nông - lâm nghiệp của mình

sang các quốc gia lân cận một cách dễ dàng hơn.

Nhờ phát triển giao thông vận tải, thông tin liên lạc và kinh tế, các nước trong

khu vực EWEC đã, đang và sẽ có thêm nhiều cơ hội và lợi thế phát huy tiềm năng

của mỗi nước và của khu vực để phát triển du lịch do tính chất vừa thống nhất, vừa

tương đồng nhưng cũng rất đa dạng, phong phú về các loại hình du lịch: di sản, di

tích lịch sử, văn hóa, sinh thái...

Dù mới kết nối cơ bản, nhưng hiệu quả EWEC mang lại cho các quốc gia và

địa phương thật to lớn. Bởi vậy, tại Tuần lễ EWEC 2007, rất nhiều ý kiến nêu ra cần

mở rộng EWEC không chỉ một tuyến như hiện nay, mà tạo thêm các tuyến mới

thông qua đường 7 (Nghệ An), đường 8 (Hà Tĩnh), đường 12 (Quảng Bình), đường

49 (Thừa Thiên - Huế) và không chỉ giới hạn 13 tỉnh của bốn nước, mà cần phải kết

nối rộng hơn, xa hơn.

Bức tranh chung của những địa phương dọc EWEC là nguồn tài nguyên đất

đai dồi dào chưa được khai thác và cuộc sống của một bộ phận không nhỏ cộng

đồng các dân tộc đang rất khó khăn. Những cánh rừng bạt ngàn, những vùng đất

hoang dại ẩn giấu bao tiềm năng, nhưng chưa nuôi nổi những bản làng nghèo ven

đường số 9 qua đất bạn Lào. Thực tế đòi hỏi chúng ta phải quyết tâm hoàn thiện

EWEC, đầu tư mạnh mẽ để khai thác tiềm năng và cải thiện đời sống cho những

cộng đồng tại các địa phương.

EWEC giúp các nước thành viên và các địa phương hiểu biết lẫn nhau hơn, cùng

nhau xây dựng môi trường an ninh khu vực ổn định và hợp tác cùng phát triển.

Thông qua các dự án hợp tác đầu tư, thương mại, giao lưu văn hoá, chuyển

giao công nghệ để xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân và cùng nhau

phát triển.

Năm 2006 tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực miền trung Việt Nam đạt

11% (cao hơn mức bình quân của cả nước). Ðến năm 2010, đã có 252 dự án đầu tư

với tổng số vốn đăng ký hơn ba tỷ USD, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp

và xây dựng, dịch vụ du lịch.

Trên đà này, các tỉnh miền Trung của Việt Nam đã công bố danh mục dự án

kêu gọi đầu tư với tổng vốn khoảng 15-16 tỷ USD, mỗi năm sẽ thu hút khoảng năm

Page 125: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  115

tỷ USD. Trong đó có những dự án lớn về giao thông như đường cao tốc Ðà Nẵng -

Dung Quất 500 triệu USD, cảng Liên Chiểu 200 triệu USD, khu hậu cảng Dung

Quất 430 triệu USD, v.v...

Trên đất nước Lào, những dự án đầu tư ven EWEC đã và đang được triển khai,

hứa hẹn một tương lai sáng sủa và là niềm tự hào của những người dân nơi đây. Bởi

thế, người dân Lào không ngớt lời mời du khách đến Khu cửa khẩu Hữu Nghị, nơi có

một "Las Vegas" phương Ðông hay Dansavanh, một "thiên đường mua sắm". Phía

bạn Thái Lan dẫu không sôi động về xây dựng các khu kinh tế, nhưng hoạt động

thương mại và du lịch hướng về phía đông rất mạnh và có chiều sâu ở cả 17 tỉnh Ðông

Bắc. Thực tế những năm gần đây, giới doanh nhân Thái đã gặt hái được rất nhiều từ

EWEC, thông qua đầu tư vào các tỉnh miền trung Việt Nam và Lào.

Theo báo cáo của Bộ Công thương, nhờ tác động của EWEC, những năm gần

đây kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Thái Lan, Lào tăng mạnh. Riêng giai

đoạn 2001-2006, kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) giữa Việt Nam với Lào tăng gấp

hai lần, và giữa Việt Nam với Thái Lan tăng đến 3,5 lần. Lượt khách du lịch đến các

nước trên EWEC tăng gấp hai lần so với trước khi có Hành lang kinh tế Ðông Tây.

Quá trình phát triển của EWEC có những thuận lợi cơ bản: phù hợp với xu

thế toàn cầu hoá, khu vực hoá và liên kết tiểu vùng; các địa phương và các nước

thành viên vốn có quan hệ hữu nghị, hợp tác từ trong lịch sử; đây đều là khu vực

nghèo, điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, do vậy các dự án được triển khai đều

mở đường giúp xoá đói giảm nghèo cho hàng triệu người ở cả 4 nước Việt Nam,

Lào, Thái Lan và Myanmar, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển và tăng cường

liên kết giữa vùng này với những khu vực khác trong ASEAN cũng như với các

nước trong khu vực và trên thế giới; các địa phương trong EWEC có điều kiện để

phát huy những lợi thế của mình và tranh thủ được các nguồn lực từ bên ngoài để

phát triển kinh tế; hơn nữa EWEC thu hút được sự quan tâm và giúp đỡ của các tổ

chức quốc tế và khu vực cũng như các nước lớn tạo điều kiện cho sự phát triển...

Chính quyền và nhân dân ở các địa phương của các nước thuộc Hành lang

kinh tế Đông Tây rất ủng hộ và sẵn sàng đón nhận các chương trình hợp tác và dự án

phát triển của EWEC.

Page 126: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  116

Tất cả những kết quả đó chứng minh EWEC đã, đang và sẽ đem lại lợi ích

thiết thực cho các địa phương thuộc hành lang nói riêng và các nước thành viên của

Hành lang nói chung.

3.2.2. Hạn chế và nguyên nhân

Hành lang kinh tế Đông Tây đã được nhìn nhận mang lại nhiều lợi ích cho sự

phát triển liên vùng giữa các nước trong khu vực này. Tiềm năng kinh tế của EWEC

được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Tuy nhiên trong tiến trình hợp tác kinh tế giữa các

nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây giai đoạn: 1998 - 2010, đã bộc lộ nhiều hạn

chế cần khắc phục và thực trạng này vẫn chưa có những chuyển biến theo hướng tích

cực mặc dù đã được nhìn thấy từ phía các ngành và địa phương có liên quan.

Cho đến năm 2010, hợp tác kinh tế giữa các địa phương và các nước thuộc

EWEC vẫn còn nhiều rào cản nhất là những vướng mắc do cơ chế không tương

thích của từng quốc gia, khiến EWEC chưa thể thông thoáng thật sự.

Một là: Về chủ trương, chính sách và thủ tục xuất nhập cảnh còn nhiều bất

cập. Theo ông Vũ Dũng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, mặc dù hành lang

giao thông đã kết nối thành công, nhưng còn quá nhiều việc phải làm mới có thể tạo

ra hành lang kinh tế. Tại tuần lễ EWEC 2007, các đối tác đã thống nhất chỉ ra được

những rào cản, coi như "căn bệnh" đã được "chẩn" đúng, chỉ còn kê thuốc nữa thôi.

Theo ông, chính phủ các nước cần phải ngồi lại để thống nhất giải pháp tháo gỡ các

vướng mắc, và chắc chắn đó là "đơn thuốc" cần kíp nhất cho EWEC.

Căn cứ vào những mục tiêu ban đầu về một khu vực kinh tế phát triển nhanh

nhờ tác động tích cực của EWEC đã không đạt được như mong muốn, do nhiều

vướng mắc chậm được tháo gỡ, nhiều chủ trương 3 nước đã ký không được thực thi

một cách đồng bộ; Ví dụ như: Việc thực hiện Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người

và hàng hoá qua lại biên giới giữa các nước Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (Hiệp

định GMS-CBTA) đã được ba nước Việt Nam, Lào và Thái Lan tổ chức thông xe

vào ngày 11/6/2009; theo đó phương tiện của Thái Lan được phép qua Lào vào Việt

Nam qua cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo và hoạt động trên tuyến Lao Bảo - Đông Hà

(Quốc lộ 9); Đông Hà - Đà Nẵng (Quốc lộ 1) và ngược lại phương tiện của Việt

Nam có thể qua Lào vào Thái Lan qua cửa khẩu Mucđahan và hoạt động trên tuyến

Mukdahan - Khalasin - Khonken - Phitsanulok và theo thoả thuận giữa Chính phủ

Page 127: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  117

Lào, Thái Lan và Việt Nam về hợp tác vận tải đã được ký tháng 11/2007 (thoả thuận

3 bên). Theo thoả thuận phương tiện chở khách và xe cá nhân của Thái Lan vào Việt

Nam với mục đích du lịch có thể qua 3 Cửa khẩu Cầu Treo (Quốc lộ 8), Lao Bảo

(Quốc lộ 9) và Bờ Y (Quốc lộ 40) và được phép tới các điểm du lịch dọc Quóc lộ 1

từ Thành phố Vinh tới Thành phố Nha Trang.

Tuy vậy nhưng trên thực tế chỉ có vài chiếc xe vận tải hàng hoá của Thái Lan

về Việt Nam (chưa có xe vận tải người) và xe Việt Nam chưa có 1 chiếc nào vào

Thái Lan. Nếu thực hiện nghiêm túc Hiệp định GMS-CBTA cũng như thoả thuận

của Chính phủ 3 nước Việt Nam, Lào và Thái Lan thì chắc chắn lượng hàng hoá,

người qua lại giữa 3 nước sẽ rất nhiều, sẽ có sự tác động mạnh trong phát triển

thương mại. du lịch và đầu tư của cả các địa phương 3 nước. Nguyên nhân chính là

do các bên chưa nhất quán với hiệp định đã ký kết nên chưa có các hướng dẫn cần

thiết dẫn đến các cơ quan chức năng mỗi bên thực hiện chưa thống nhất.

Về thủ tục xuất nhập cảnh: Thủ tục hải quan trong xuất nhập cảnh giữa các

quốc gia thuộc EWEC vẫn còn nhiều khác biệt. Tờ khai phương tiện xuất cảnh nhập

cảnh tại cửa khẩu Lao Bảo có quá nhiều mục phải kê khai và còn rườm rà, tốn nhiều

thời gian (02-04 giờ) trong khi phía Thái Lan sử dụng những tờ khai đơn giản hơn.

Nội dung tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện

vận tải tạm nhập, tái xuất còn chưa thống nhất tại cả ba nước. Hàng hóa quá cảnh tại

Lào phải xin phép Bộ Thương mại Lào nên mất nhiều thời gian. Việc quá cảnh hàng

hóa từ Việt Nam qua Lào về Thái Lan chưa có quy chế cụ thể. Tại cửa khẩu cầu Hữu

Nghị 2, phía Lào các thủ tục hải quan đối với hàng hoá thực hiện theo phương pháp

thủ công. Chi phí xuất, nhập khẩu tương đối cao, thời gian còn dài.

Page 128: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  118

Bảng 3.2: So sánh thủ tục hải quan hiện nay của các quốc gia EWEC

và Singapore

Xuất khẩu Nhập khẩu

Tiêu chí Thái

Lan Lào

Việt

NamSingapore

Thái

Lan Lào

Việt

Nam Singapore

Số lượng tờ khai

(Tờ khai) 7 9 6 4 9 10 8 4

Thời gian trung bình

(Ngày) 17 50 24 5 14 50 23 3

Chi phí

(USD/TEU) 615 1750 669 416 786 1930 881 367

Nguồn: Văn Hữu Chiến (2010), Kiến nghị chính sách để nâng cấp đồng bộ cơ sở

hạ tầng Hành lang Kinh tế Đông - Tây, Hành lang Kinh tế Đông - Tây, UBND tỉnh

Quảng Trị - Bộ ngoại giao - Báo Thế giới & Việt Nam, Đông Hà, tr16.

Mặc dù đã thực hiện thí điểm Hiệp định GMS “một điểm dừng, một lần kiểm

tra” tại cặp cửa khẩu Lao Bảo - Dansavanh, đã giảm thiểu thời gian đáng kể cho hàng

hóa vận tải qua lại; nhưng thực tế thì chỉ một điểm dừng, một lần kiểm tra đối với hàng

hoá thôi, còn xuất nhập cảnh, kiểm dịch y tế, động thực vật đều còn cả hai bên kiểm tra.

Phí và lệ phí tại các cặp Cửa khẩu cũng chưa thống nhất, mức thu mỗi loại phí cũng

khác nhau. Giờ làm việc tại các cặp cửa khẩu Mukdahan - Savannakhet ; Lao Bảo -

Dansavanh hiện tại không thống nhất: Tại cặp cửa khẩu Mucđahan - Savannakhet thì

làm việc đến 22h nhưng tại cặp cửa khẩu Lao Bảo - Dansavanh chỉ đến 19h. Tờ khai

phương tiện qua cửa khẩu cũng không thống nhất: Tại cửa khẩu Lào - Thái Lan chỉ cần

6 thông tin cần thiết; nhưng tại các cửa khẩu giữa Việt Nam - Lào thì tờ khai có đến 45

thông tin.

Những bất cập này, các địa phương trên EWEC không phải không biết, nhưng

vẫn chưa có những biện pháp khắc phục một cách đồng bộ giữa các địa phương và

các nước trên tuyến hành lang này. Ông Lê Hữu Thăng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Quảng Trị cho biết: “Qua khảo sát tại cửa khẩu quốc tế Savanakhet (Lào) tôi thấy thủ

tục hải quan qua cửa khẩu này rất nhanh chóng và thuận tiện, tờ khai hải quan của họ

chỉ có 7 tiêu chí còn ở cửa khẩu Lao Bảo nước ta có tới 35 tiêu chí, chữ thì nhỏ và khó

Page 129: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  119

đọc nên đa số đều khai không đúng quy định, dễ nhầm lẫn, mất nhiều thời gian nên

xảy ra ùn tắc giao thông. Đã vậy có quá nhiều cơ quan cùng thu phí và lệ phí, trong

khi đó ở Lào họ chỉ thu 5.000 đồng/người và 52.000 đồng/xe khi qua cửa khẩu...”

[147]; Ông Heu Maung Nyint - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Myanmar cho rằng: "Việc

giải quyết thủ tục hải quan tại các cửa khẩu vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quá

trình tạo thuận lợi cho giao thương, hợp tác kinh tế giữa các nước, các địa phương trên

tuyến hành lang này. Rào cản này cần sớm được dỡ bỏ càng sớm càng tốt” [25, tr4].

Đã có một số cải cách ở cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, tuy nhiên khâu cải cách

hành chính ở đây chỉ giúp thao tác nghiệp vụ đi vào quy củ hơn, nhưng chưa thay

đổi được những quy định có tính chất nền tảng vốn đang là rào cản cho sự thông

thương. Việc cải cách hành chính tại cửa khẩu này đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên để

tháo gỡ được rào cản cần phải có các ngành liên quan cùng vào cuộc để giải quyết

những vấn đề vĩ mô để có cơ sở thay đổi những quy định hiện hành không phù hợp.

Hai là: Về hạ tầng giao thông, mặc dù đã hoàn thiện các công trình hạ tầng

nòng cốt cho hành lang với việc hoàn thành tuyến đường dài 1.450 km xuyên suốt từ

Biển Đông đến Biển Ấn Độ Dương, nhưng nhìn chung cơ sở hạ tầng của Hành lang

Đông Tây còn yếu, thiếu dịch vụ tiếp vận trên tuyến Hành lang như: Trạm dịch vụ

tổng hợp xăng dầu, khu vực nghỉ ngơi mua sắm, trung tâm sửa chữa bảo hành xe,

các cơ sở phục vụ khách du lịch như: nhà hàng, khách sạn, bãi đỗ xe.

Dịch vụ hậu cần trên EWEC tuy từng bước được cải thiện tại cửa khẩu Lao

Bảo, Mukdahan nhưng trên toàn tuyến (trừ Thái Lan) hầu như chưa thuận lợi cho

hàng hoá. Thiếu hệ thống kho bãi và các trạm dừng, đồng thời một số trạm dừng

vẫn chưa đảm bảo đầy đủ các dịch vụ cần thiết (tại Việt Nam, Lào chưa hình thành

các trạm dừng, chỉ có các cửa hàng xăng dầu nhưng phân bố chưa đều, có chỗ

tương đối dày và tập trung vào các thị xã, thị trấn hoặc các buôn, bản)...Việc vận

chuyển hàng đông lạnh từ Đà Nẵng đến Khon Kaen (Thái Lan) chưa được thuận

lợi vì phải đi qua Lào với hai cửa khẩu, bốn trạm kiểm soát và phải thay đổi

phương tiện đi lại khi đi qua địa phận Thái Lan. Chưa thống nhất, hoặc chưa có

điều kiện để sử dụng thẻ RFID (Radio Frequency Identification - thẻ kiểm tra đối

tượng bằng sóng vô tuyến), hoặc hệ thống thông tin địa lý GIS hoặc Export ID

Page 130: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  120

Card (thẻ xuất khẩu) để kiểm tra sự di chuyển của hàng hoá trên tuyến và thông

quan thống nhất theo luồng ưu tiên.

Tính từ cửa khẩu Lao Bảo về tới Cảng Đà Nẵng (Đường 9 và quốc lộ 1A)

có khoảng 30 thị trấn, đường hẹp, mật độ xe máy lưu thông cao. Nhiều điểm, chốt

giao thông quy định tốc độ trung bình khoảng 30 km/h đã làm hạn chế tốc độ lưu

chuyển của hàng hóa. Đặc biệt là có sự khác biệt về tay lái (thuận và nghịch) giữa

Việt Nam, Lào với Thái Lan nên việc quá cảnh hàng hóa bị kéo dài, chưa đảm bảo

an toàn hàng hóa trong quá trình bốc xếp, thay đổi phương tiện vận chuyển. Việc

đưa khách Caravan của Thái Lan đi ôtô tay lái nghịch vào Việt Nam phải chờ xin

phép, thực hiện các thủ tục hải quan nên tốn nhiều thời gian và chi phí. Nếu muốn

đưa khách caravan đi ôtô tay lái nghịch vào Việt Nam phải chờ xin phép chính phủ

rất lâu và mất nhiều thời gian mới tổ chức tour được. Từ tháng 6/2009, hiệp định về

xe tay lái nghịch trên toàn tuyến EWEC được vào lãnh thổ của nhau có hiệu lực.

Nhưng, cho đến năm 2010, việc thực hiện hiệp định vẫn còn những vướng mắc,

khiến lượng xe từ Thái Lan, Lào vào Việt Nam vẫn còn hạn chế. Ngược lại, không ít

doanh nghiệp Việt Nam nhập hàng vào Thái Lan đã phải đổi xe ở biên giới Lào -

Thái, chấp nhận mất thêm chi phí còn hơn những nhiêu khê khi phải xin các loại

giấy phép. Quy định “Một điểm dừng, một lần kiểm tra” chỉ mới áp dụng riêng cho

hàng hóa. Việc kiểm tra người, kiểm dịch y tế, động thực vật vẫn còn phải tiến hành

ở cả hai bên cửa khẩu. Ngay trong nội bộ Việt Nam, đoạn đường từ Thành phố Đà

Nẵng đến Lao Bảo khoảng 260 km, nhưng mất tới 4-5 tiếng đồng hồ đi xe ô tô, do

thời gian “chết” tại các trạm thu phí, quy định hạn chế tốc độ, chưa kể phải thêm 1

tiếng nữa để làm thủ tục tại cửa khẩu Lao Bảo - Dansavanh...là những rào cản ảnh

hưởng không nhỏ đến hoạt động du lịch, thương mại trên tuyến Hành lang kinh tế

Đông Tây.

Ba là: Trong phát triển du lịch, EWEC vẫn còn quá nhiều việc để làm. EWEC

vẫn được coi là một liên vùng nghèo, cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu kém, phát triển

không đồng đều. Trong khi các nước đang triển khai các dự án để phát triển du lịch

phục vụ cho EWEC thì Myanmar vẫn còn loay hoay kêu gọi các nhà tài trợ, các định

chế tài chính quốc tế hỗ trợ hoàn thiện hơn 200km đường bộ nối với điểm cuối ra

Ấn Độ Dương.

Page 131: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  121

Tuy có nhiều tiềm năng, nhưng du lịch trong khu vực Hành kinh tế Đông Tây

vẫn chưa phát triển do vẫn còn tồn một số khó khăn, vướng mắc. Nguyên nhân một

mặt là do sản phẩm du lịch hiện nay ở các nước dọc Hành lang kinh tế Đông Tây còn

đơn điệu, na ná giống nhau; các nước thuộc EWEC chưa xây dựng được các sản

phẩm, tour du lịch hấp dẫn có tính liên kết khu vực đồng thời chưa tạo được thương

hiệu mạnh mang tính khu vực; các hoạt động xúc tiến du lịch của các quốc gia còn

riêng lẻ, chưa gắn kết và tạo được tiếng nói chung... Mặt khác, cũng còn tồn tại một số

khó khăn, vướng mắc về hạ tầng cứng và mềm, như đường xá, công trình phụ trợ còn

thiếu và yếu; còn quá nhiều trở ngại do việc áp dụng khác nhau giữa các nước đối với

quy định về hải quan, kiểm dịch, mẫu tờ khai, mô hình kiểm tra “một cửa, một lần

dừng”... đặc biệt là phương tiện vận tải hành khách trên EWEC chưa hoạt động thông

tuyến (trên Hành lang kinh tế Đông Tây, đoạn qua lãnh thổ Lào, phía Lào chỉ cho xe

chở hàng hóa, chưa cho xe khách của các nước khác trong khu vực lưu thông).

Giao thông trên tuyến đường Quốc lộ 9 bị hạn chế do giải phân cách mềm

chưa hợp lý và trạm kiểm soát của cảnh sát giao thông hay bắt lỗi đè vạch, gây cảm

giác bị ách tắc, mất nhiều thời gian cho lưu thông trên tuyến đường này. Tuy đã có

một số thay đổi nhỏ của ngành giao thông đường bộ về việc tháo dỡ một số biển báo

quy định về quy định tốc độ tối đa và đã được thay thế bằng biển báo đi chậm lại,

đối với vạch sơn liền (phân cách) tại một số góc cua trên Quốc lộ 9 (Khe Sanh -

Cam Lộ) nhưng vẫn chưa giải quyết được hạn chế này.

Xe Việt Nam chưa có chiếc nào được vào Thái Lan; việc xin Giấy phép vận

chuyển GMS tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam mất thời gian và chi phí cao. Xe tay

lái bên phải qua lại cửa khẩu quốc tế Lao Bảo còn ít. Phương tiện vận tải du lịch bị

hạn chế. Số lượng xe ô tô từ Việt Nam qua Thái Lan và ngược lại ít một phần do

thông tin tuyên truyền chưa phổ biến đến doanh nghiệp và người dân; thủ tục cho xe

ô tô từ Việt Nam qua Lào và Thái Lan và ngược lại chưa được công khai và tuyên

truyền rộng rãi. Về phương tiện vận tải du lịch, các doanh nghiệp du lịch chủ yếu sử

dụng xe của Lào để vận chuyển khách Thái Lan về tham quan Việt Nam và ngược

lại đưa khách Việt Nam tham quan Lào và Thái Lan. Các phương tiện tay lái bên

phải của Thái Lan và phương tiện của Việt Nam vào Thái Lan rất ít, trừ một số đoàn

caravan và thủ tục xin phép mất nhiều thời gian. Phía Lào đang áp dụng hạn chế xe

Page 132: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  122

không của Việt Nam vào Lào đón khách (đón khách phải có giấy phép của Sở Du

lịch và Công an du lịch Savannakhet). Điều này gây khó khăn, cản trở cho việc kinh

doanh vận chuyển khách du lịch.

Giao thông qua lại cửa khẩu Lao Bảo khó khăn một phần do nhiều loại phí và

nhiều lần thu, gây mất thời gian, phiền hà cho người qua lại cửa khẩu. Chắn Barie tại

cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, phía Việt Nam tạo cảm giác bất tiện, phiền phức cho đi lại

và cải cách hành chính đối với xu thế hội nhập quốc tế.

Bốn là: Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình hợp tác kinh

tế trên EWEC. Theo đề án, EWEC được kéo dài từ Myanmar, Thái Lan, Lào tới

Việt Nam, qua hàng chục tỉnh, thành của 4 nước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hầu

hết các địa phương mà hành lang đi qua có điều kiện tự nhiên phức tạp, kinh tế phát

triển không đồng đều, tỷ lệ đói nghèo cao, mật độ dân cư thấp, kinh tế nông nghiệp

vẫn giữ vai trò chủ đạo. Chưa kể, do lịch sử hình thành, phát triển của mỗi khu vực,

mỗi nước có những điểm khác nhau nên để hội nhập về văn hóa - xã hội vẫn cần

một khoảng thời gian nhất định.

Bên cạnh đó, trong khi những mục tiêu đưa ra đối với EWEC lớn, bao gồm

nhiều lĩnh vực hợp tác phát triển từ văn hóa đến kinh tế thương mại, nhưng hoạt động

đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sao cho tương xứng giữa các vùng để có thể nối với

nhau lại là một vấn đề. Ví dụ như KKTTMĐB Lao Bảo, tuy Thủ tướng Chính phủ đã

có Quyết định 11 ban hành quy chế đặc biệt cho khu kinh tế này, tỉnh Quảng Trị cũng

xác định nơi đây sẽ là động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhưng số

vốn “rót” để xây dựng cơ sở hạ tầng vỏn vẹn có 12 - 15 tỷ đồng/năm như hiện nay chỉ

là “muối bỏ bể”. Theo quy định thì Ban quản lý KKTTMĐB Lao Bảo có thẩm quyền

khá lớn, nhưng cho đến nay từ thủ trưởng tới nhân viên của ban này vẫn chỉ có 15

người. Công việc tối ngày, nhưng chế độ chính sách lại rất bất cập”. Ở các địa phương

khác thuộc EWEC cúng diến ra tình trạng tương tự, kế hoạch và dự án đã có nhưng để

được triển khai trên thực tế vấn còn nhiều vấn đề cần giải quyết.

Năm là: Trong hoạt động thương mại và dịch vụ còn tồn tại nhiều khó khăn,

hạn chế như: Mạng lưới thương mại và dịch vụ đã có sự phát triển, tuy nhiên sự phát

triển này chủ yếu là ở các trung tâm thành phố, thị trấn trên tuyến tại 1 số tỉnh thuộc

vùng Đông Bắc của Thái Lan, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng của Việt Nam,

Page 133: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  123

riêng tỉnh Savanakhet của Lào chỉ phát triển chủ yếu ở thị xã Savan, còn trên hơn

200 km từ Đen savan chưa có sự thay đổi nhiều; Việc giao thương giữa các nước

trên EWEC với Myanmar đến năm 2010 đang ở mức “thăm dò”, do khó khăn về

đường giao thông, việc am hiểu phong tục tập quán, nhu cầu về hàng hóa, phương

thức trao đổi thanh toán của bạn đối với các doanh nghiệp của các quốc gia trên

EWEC còn rất hạn chế. Mặt khác do khó khăn về mặt tài chính tín dụng nên các dự

án đầu tư phát triển về thương mại dịch vụ trên toàn tuyến EWEC đều gặp nhiều khó

khăn, bên cạnh đó cơ sở hạ tầng nhất là giao thông đường bộ từ Lào về Việt Nam

xuống cấp nghiêm trọng... những điều đó đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thương

mại - dịch vụ và du lịch của toàn tuyến; Vận tải trên EWEC chưa được thông suốt

do Hiệp định vận tải xuyên biên giới GMS- CBTA đã được áp dụng từ tháng 6/2010

nhưng đến hết năm 2010 vẫn chưa thực hiện được, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả

khai thác tuyến và hạ tầng giao thông, hạ tầng thương mại dịch vụ đã được đầu tư,

nhất là đối với các dịch vụ vận tải, cảng, kho bãi hàng hóa...

Tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây xác định sẽ có tới 7 trung tâm thương mại

ở 4 nước và sẽ có những quy định thông thoáng để phát triển kinh tế ở các trung tâm

này, nhưng việc tạo lập một hành lang pháp lý sao cho tương đồng vẫn rất khó khăn

do lộ trình hội nhập trên nhiều lĩnh vực của khối ASEAN vẫn hạn chế. Ngay các địa

phương cũng chưa có những thống nhất cơ bản về hoạt động thuế quan, cơ chế

khuyến khích đầu tư cùng các quy định liên quan tới xuất nhập cảnh, quy chế mậu

dịch biên giới…

Chi phí vận chuyển (kể cả đường bộ lẫn đường biển) của phía Việt Nam còn

tương đối cao hơn so với Thái Lan (do lượng hàng qua cảng thấp, tần suất tàu cập

cảng không cao, hàng hóa 1 chiều), gấp khoảng 1,4-1,6 lần nếu tính việc vận

chuyển hàng container 40 feet từ Đà Nẵng tới Khon Kaen (2.500 USD/cont’) so

với đường từ Đà Nẵng - Bangkok - Khon Kaen (1.500-1.600 USD/cont’) và chiều

về hầu như chưa có hàng. Việc thu phí các phương tiện vận tải chưa được thống

nhất trên toàn tuyến EWEC và có thể tốn thêm các chi phí phát sinh khác. Xét về

cự ly, từ cảng Đà Nẵng tới các nước Đông Bắc Á phí vận tải khoảng 600

USD/cont’, trong khi đó từ cảng Laem Chabang (Vịnh Thái Lan) tới Đông Bắc Á

khoảng cách gấp 2,5 lần nhưng phí chỉ khoảng 350-400 USD/cont’ [12, tr18].

Page 134: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  124

Sáu là: Công tác thông tin, tuyên truyền về quá trình hợp tác kinh tế giữa các

nước nằm dọc EWEC còn nhiều hạn chế. Mặc dù EWEC được hình thành từ năm

1998 nhưng qua hơn 10 năm phát triển vẫn có một bộ phận lãnh đạo, cán bộ, nhân

dân và doanh nghiệp trên các địa phương nằm dọc tuyến hành lang này chưa nhận

thức đầy đủ và đúng mức về vai trò, vị trí của công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế

cũng như lợi ích của EWEC, chưa năng động, sáng tạo để chủ động đối phó với các

thách thức, sẵn sàng tranh thủ cơ hội và lợi thế trong xu thế hội nhập quốc tế đang

diễn ra hàng ngày. Đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc

tế của một số địa phương vừa thiếu về số lượng và yếu về trình độ chuyên môn,

ngoại ngữ. Cho đến nay, nhiều địa phương trong EWEC vẫn chưa xây dựng được

một chiến lược về thu hút, đào tạo nguồn nhân lực chuẩn bị cho hội nhập quốc tế.

Chưa có chiến lược về thông tin đối ngoại. Ở một số nơi vẫn chưa có nhận

thức đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của công tác thông tin, tuyên truyền đối

ngoại. Vẫn có tình trạng ngại tiếp xúc, đùn đẩy hoặc né tránh khi tiếp xúc với báo

chí. Công tác thông tin đối ngoại vẫn còn mang tính vụ việc và chưa có một định

hướng, một chiến lược rõ ràng, cụ thể; hiểu biết về thị trường thế giới và luật pháp

quốc tế của các doanh nhiệp của địa phương còn hạn chế. Việc chuyển dịch cơ cấu

kinh tế để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá còn chậm, năng suất lao động

và sản phẩm hàng hoá chưa đạt trình độ cạnh tranh quốc tế. Tư tưởng trông chờ nhà

nước bảo hộ của một thời bao cấp vẫn còn tồn đọng.

Công tác vận động, kêu gọi đầu tư nước ngoài vẫn đang còn hạn chế. Hiệu

quả đầu tư vào các khu công nghiệp, khu thương mại còn chưa tương xứng với tiềm

năng của địa phương mình. Một số cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư còn chưa được

kịp thời bổ sung, hoàn thiện đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác vận động,

thực hiện các dự án ODA, FDI.

Ngoài ra, còn nhiều vấn đề khác đang là rào cản của tiến trình hợp tác kinh tế

giữa các nước nằm dọc EWEC.

Sự yếu kém về hệ thống cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và dịch vụ du lịch, sự

phức tạp của thủ tục hành chính và tiềm lực, sự thiếu gắn kết giữa các địa phương

nằm trên trục Hành lang kinh tế Đông Tây đã và đang là hạn chế lớn nhất để khai

thác các lợi thế của trục kinh tế quan trọng này.

Page 135: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  125

Quy mô hoạt động kinh tế và thị trường của các địa phương dọc theo EWEC

nhìn chung còn nhỏ dẫn tới không thể khai thác được cơ sở hạ tầng hiện đại của

hành lang này. Khi quy mô hoạt động kinh tế nhỏ, các hoạt động kinh tế và giao

dịch kinh tế diễn ra không sôi động do vậy mà nhu cầu khai thác hạ tầng cơ sở sẽ

thấp và hiệu ứng lan truyền cho phát triển kinh tế sẽ thấp.

Liên kết kinh tế giữa các địa phương dọc theo EWEC chưa chặt chẽ hạn chế

khai thác hạ tầng hiệu quả: Do nhận thức về liên kết chưa rõ. Chính sách của các địa

phương còn mâu thuẫn nhau dẫn tới sự liên kết không chặt chẽ. Muốn liên kết phải

có một cơ chế liên kết rõ ràng giữa các địa phương nằm dọc EWEC mới có thể thực

hiện được. Nhưng cho đến năm 2010, giữa các địa phương trên EWEC vẫn chưa thể

đưa ra một cơ chế liên kết thế nào. Dù trong các chiến lược phát triển kinh tế xã hội

của các quốc gia đã định hướng chung cho liên kết, nhưng vai trò của Chính phủ các

nước đứng ra tổ chức liên kết chưa có hay rất mờ nhạt. Bản thân các địa phương

muốn thực hiện những chính sách chung hay khi phát sinh những vấn đề khúc mắc

trong quan hệ kinh tế với nhau vẫn chưa có kênh đối thoại với nhau. Ngay các cơ

quan chức năng của các tỉnh cũng rất khó khăn trong quan hệ trao đổi khai thác chia

sẽ thông tin cũng như những vấn đề nghiệp vụ.

Các địa phương trong hành lang, ngoại trừ những thành phố và thị trấn chính,

đều có mật độ dân cư thưa thớt, trình độ dân trí, khoa học công nghệ, tay nghề cũng

như kỷ luật lao động thấp. Các địa phương dọc EWEC đa số đều tương đối nghèo,

chậm phát triển, đông dân cư và xa cách về mặt địa lý. Tỷ lệ nghèo đói cao, có một

số lượng đáng kể dân tộc thiểu số, đặc biệt là vùng biên giới Thái Lan - Myanmar.

Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng, sự phát triển của công nghiệp còn hạn chế...

Bên cạnh đó còn nhiều yếu tố tác động tiêu cực đến hợp tác kinh tế giữa các

nước nằm dọc EWEC như: Tình hình thế giới luôn có những diễn biến phức tạp,

xung đột vũ trang, sắc tộc, khủng bố, xu hướng đòi li khai, khủng hoảng kinh tế, tài

chính tiền tệ diễn ra nhiều nơi trên thế giới. Xu hướng phân cực ngày càng rõ ràng

và tác động mạnh đến hầu khắp các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Những nguy

cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến hợp tác EWEC như: khả năng những lực lượng thù địch

có thể lợi dụng các quan hệ kinh tế thương mại, đầu tư, du lịch... để chống phá các

nước, làm trầm trọng thêm những vấn đề an ninh vốn đã phức tạp trong quan hệ các

Page 136: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  126

nước do lịch sử để lại; các thế lực phản động quốc tế vẫn có chủ trương chống phá

một số nước trong khu vực, nhất là âm mưu và thủ đoạn "diễn biến hoà bình" trên

lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội trên các vùng có nhiều đồng bào dân tộc tiểu số

sinh sống. Đặc biệt là các lực lượng phản động lưu vong của một số nước được

phương Tây tiếp tay ở nước ngoài đang tìm cách câu kết với bọn tiêu cực, thoái hoá

biến chất trong nước để phá hoại kinh tế của các nước càng làm trầm trọng thêm

những vấn đề mà an ninh quốc gia, an ninh khu vực phải quan tâm.

Nhìn từ phía các tỉnh miền Trung Việt Nam có thể thấy ở Việt Nam nói chung

và khu vực miền Trung nói riêng, ổn định an ninh chính trị, hợp tác phát triển vẫn tiếp

tục được củng cố, song vẫn còn tiềm ẩn một số yếu tố gây mất ổn định, một số thế lực

thù địch đang ráo riết thực hiện chiến lược "diễn biến hoà bình", núp bóng dưới các

chiêu bài " tôn giáo", " nhân quyền" để kích động nhân dân, gây chia rẽ khối đại đoàn

kết dân tộc. Xu thế cạnh tranh trong thu hút viện trợ, đầu tư, thương mại, du lịch giữa

các tỉnh thành cũng là một thách thức không nhỏ đối với công tác đối ngoại và hợp tác

quốc tế của các địa phương thuộc EWEC.

Ví dụ, Quảng Trị là một địa phương nhỏ, chịu thiệt hại nặng nề trong cuộc

chiến tranh. Chiến tranh đã qua 30 năm, nhưng hậu quả để lại vẫn còn hết sức nặng

nề. Toàn tỉnh hiện có 6.912 người là nạn nhân bom mìn, trên 8.000 người là nạn

nhân của chất độc màu da cam, trên 45% diện tích đất đai bị nhiễm bom mìn.

Các địa phương khác trong EWEC cũng tiềm ẩn những nguy cơ tương tự

chỉ khác là ở hình thức biểu hiện và mức độ gay gắt, đòi hỏi các cấp chính quyền

phải cùng nhau tháo gỡ để tạo môi trường thuận lợi nhất cho hợp tác trong EWEC

phát triển.

Bên cạnh đó, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp thường xuyên bị thiên

tai đe doạ, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, hạ tầng cơ sở chưa được đầu

tư đúng mức, xa các trung tâm kinh tế lớn. Thu nhập bình quân đầu người thấp hơn

nhiều so với mức bình quân chung cả nước; môi trường đầu tư, các chính sách ưu

đãi đầu tư chưa thực sự hấp dẫn, sự đầu tư từ ngân sách trung ương cho lĩnh vực

hoạt động này đang còn hạn chế. Đặc biệt, do thiếu kinh phí chuẩn bị đầu tư và đối

ứng cho các dự án ODA, FDI đã làm hạn chế khả năng kêu gọi và thực hiện có hiệu

quả hơn các chương trình, dự án; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các văn

Page 137: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  127

bản hướng dẫn trong lĩnh vực đối ngoại, kinh tế đối ngoại còn thiếu và chưa nhất

quán; cơ cấu tổ chức bộ máy các cơ quan làm công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế

chậm hoàn thiện và chưa ngang tầm với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong giai

đoạn mới. Chức năng, nhiệm vụ của một số Sở, Ban ngành còn chồng chéo và chưa

rõ ràng đã gây sự lúng túng trong công tác phối hợp tổ chức triển khai các hoạt động

đối ngoại và hợp tác quốc tế...

Mặt khác, EWEC có thể nảy sinh hệ quả phi kinh tế như những tiêu cực về

văn hoá - xã hội; môi trường, dịch bệnh; buôn bán ma tuý, phụ nữ, trẻ em; tin tặc, di

dân bất hợp pháp; nạn khủng bố, xung đột về dân tộc, tôn giáo và các tội phạm

xuyên quốc gia khác...

Nguy cơ tụt hậu về kinh tế là một trong những nguy cơ lớn, thách thức quá

trình hội nhập của các nước và các địa phương dọc EWEC vào nền kinh tế, chính trị

khu vực và thế giới.

Để sớm dỡ bỏ những rào cản này đang là điều đặt ra đối với các nhà hoạch định

của các nước và các địa phương dọc EWEC. Tất nhiên, để hành lang kinh tế đi vào

cuộc sống là cả một quá trình khó có thể đòi hỏi làm ngay một sớm một chiều, nhất là

nhiều vấn đề đang liên quan tới 4 nước và khu vực. Song, chắc chắn để các địa phương

trên hành lang nối được với nhau thành mạch thông suốt, thiết nghĩ các quốc gia và mỗi

địa phương trên hành lang không thể bỏ qua “công việc nội bộ” của mình. Đó là quan

tâm và đầu tư sao cho thỏa đáng, kịp thời ngay về cơ chế chính sách, vốn cùng lộ trình

phát triển tại mỗi địa phương của nước mình, nhất là đối với các trung tâm thương mại

ngay từ bây giờ trước khi tiếp tục muốn mở rộng hay nối dài hành lang liên kết.

3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các nước

thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây

Từ thực tiễn của tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc EWEC, trên

cơ sở phát huy những thành công đã đạt được, khắc phục những khó khăn, hạn chế

trong thời gian tiếp theo để đẩy mạnh hợp tác kinh tế giữa các nước nằm dọc hành

lang này, Chính phủ và các địa phương của các nước dọc EWEC cần phải tiến hành

đồng bộ nhiều giải pháp để phát huy được lợi thế của mình đồng thời tranh thủ được

các nguồn lực từ bên ngoài phục vụ cho sự phát triển của địa phương, quốc gia mình

và của EWEC.

Page 138: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  128

Để hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc EWEC đạt được tương lai tốt đẹp, cần

phải có quyết tâm và nỗ lực rất nhiều, không chỉ sự nỗ lực của các Chính phủ, các

Bộ, ngành, các địa phương, các nhà tài trợ mà cả sự nỗ lực của các doanh nghiệp và

người dân sinh sống dọc Hành lang. Theo đó, các Bộ, ngành trung ương của bốn

nước nằm dọc hành lang cần phải tiếp tục tham mưu cho Chính phủ của mình, tăng

cường nâng cấp hạ tầng cơ sở như: giao thông, viễn thông và tăng cường cải cách

thể chế để tạo thuận lợi và thông thoáng về thủ tục cho người và hàng hóa qua lại

trong hành lang. Đối với các địa phương, cần tăng cường phối hợp chính sách,

không ngừng cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút các doanh nghiệp tham gia

đầu tư, tăng cường thương mại và thúc đẩy phát triển du lịch, tạo ra sự liên kết về

các mặt giữa các địa phương trong Hành lang. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ tích cực của

các Nhà tài trợ, đặc biệt là Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Cơ quan Hợp tác

quốc tế Nhật Bản (JICA) là rất quan trọng. Trong thời gian tiếp theo, sự tiếp tục hỗ

trợ của các nhà tài trợ cho các địa phương không chỉ trong phát triển hạ tầng cơ sở

mà cả về phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực và hỗ trợ cải cách thể chế cho

các địa phương trên EWEC vẫn là nhân tố rất cần thiết cho sự phát triển của EWEC.

Đối với các doanh nghiệp, sự phát triển Hành lang kinh tế Đông Tây sẽ mở ra rất

nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn, do vậy sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp

sẽ là yếu tố quyết định trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm

nghèo trên EWEC.

Chính phủ và các địa phương của các nước dọc EWEC cần phải tập trung vào

các giải pháp sau đây:

Hành lang kinh tế Đông Tây có trên 25 triệu người, nhưng dân trí còn thấp, kinh

tế chậm phát triển, hạ tầng còn khó khăn. Chính phủ các nước cần có chính sách ưu tiên

phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương trên toàn tuyến. Mặt khác, các địa phương

tự mình hoạch định chính sách hợp lý, ưu tiên phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng

hướng vào phục vụ phát triển triển kinh tế - du lịch và dịch vụ; Đồng thời tăng cường

phát triển nguồn nhân lực, cải cách thủ tục hành chính; Tạo điều kiện thuận lợi cho các

hoạt động vận tải liên quốc gia; Tăng cường hiện đại ở các cửa khẩu… Cần xây dựng

qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên tuyến EWEC của quốc gia mình, trong đó cần

Page 139: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  129

coi trọng sự liên kết để tranh thủ và phát huy lợi thế vốn có của từng quốc gia nhằm

cùng nhau phát triển trên Hành lang kinh tế này.

Các quốc gia cần khẩn trương đàm phán, thống nhất về liên minh thuế quan,

cắt, giảm các biện pháp thuế quan và phi thuế quan, tạo điều kiện tự do hoá thương

mại, đầu tư, giao thông vận tải... trước mắt triển khai sớm các thoả thuận đã ký kết

như: xử lý các vướng mắc trong việc quá cảnh phương tiện vận tải (tay lái nghịch)

nhằm tạo điều kiện cho phương tiện giao thông của các nước được lưu thông thuận

tiện trên toàn tuyến EWEC.

Các quốc gia cần có cơ chế, chính sách kích cầu sản xuất phát triển và sớm

đơn giản hoá thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá, xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại của cư

dân trên tuyến EWEC.

Nghiên cứu xây dựng cơ chế liên Chính phủ giữa các nước trên EWEC tạo cơ

sở pháp luật thông thoáng và tạo sự tương tác để thúc đẩy sự phát triển của các Khu

kinh tế trên EWEC. Trước mắt cần rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật để ổn định

các chính sách, tạo sự yên tâm và lòng tin các nhà đầu tư. Về lâu dài, cần xây dựng

Nghị định hoặc Luật Khu kinh tế đặc biệt áp dụng cho khu vực để có điều kiện phát

triển bền vững trên EWEC.

Các địa phương trên Hành lang kinh tế Đông Tây cần tăng cường phối hợp

quảng bá hình ảnh đất nước mình và của từng địa phương một cách sâu rộng; Tổ chức

các trạm thông tin đầu cầu; Thường xuyên tổ chức hội thảo, hội nghị, hội chợ; Giao

lưu văn hóa nghệ thuật; Tăng cường xúc tiến đầu tư thương mại, dịch vụ; Phối hợp

xây dựng sản phẩm du lịch mang đậm tính đặc thù của từng địa phương trong vùng.

Các quốc gia và các địa phương nằm dọc EWEC cần tiếp tục cải cách hành

chính công, đặc biệt là thủ tục kiểm tra một cửa theo hiệp định vận tải qua biên giới

(CBTA) đã ký kết giữa các nước trong Tiểu vùng Mekong; Tiếp tục cải thiện môi

trường đầu tư; Kịp thời bãi bỏ các rào cản về hải quan, xuất nhập cảnh, kiểm dịch y

tế và kiểm dịch động thực vật; Tiếp tục tranh thủ mọi nguồn lực để đẩy mạnh xây

dựng cơ sở hạ tầng, trước hết là xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng các Khu kinh tế

thương mại đặc biệt; Tiếp tục đào tào, bồi dưỡng nguồn nhân lực; Hợp tác, liên kết

các tỉnh thuộc EWEC để phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch.

Page 140: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  130

Để phát triển thương mại - dịch vụ trên tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây

phải tập trung vào các giải pháp:

Một là, tiếp tục hoàn thiện tuyến hành lang nối thông đến điểm cuối trên

lãnh thổ Myanmar, xây dựng cơ sở hạ tầng phụ trợ phục vụ cho việc vận chuyển

người và hàng hóa dọc hành lang; Tiếp tục triển khai đầy đủ Hiệp định GMS -

CBTA, đặc biệt là các nội dung liên quan đến EWEC, qua đó hài hòa, đơn giản hóa

các thủ tục hải quan, kiểm dịch và xuất nhập cảnh.

Hai là, tăng cường sự hợp tác kinh tế và đầu tư phát triển về thương mại dịch

vụ giữa các địa phương của các quốc gia trên EWEC. Có cơ chế chính sách thích

hợp thông thoáng và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, đầu tư phát

triển thương mại và dịch vụ. Hỗ trợ các địa phương dọc hành lang phát triển công

nghiệp, các ngành nghề có thế mạnh.

Ba là, cần có quy hoạch tổng thể về phát triển thương mại dịch vụ trên toàn

tuyến và mỗi quốc gia cũng như từng địa phương thuộc mỗi quốc gia. Trên cơ sở đó

Chính phủ của các quốc gia trên EWEC cần có chính sách ưu tiên về cơ sở hạ tầng

nhất là giao thông đường bộ, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu các loại phương tiện

qua lại Hành lang kinh tế Đông Tây.

Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhất là trong khâu làm

thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh người và phương tiện, nhằm tạo

điều kiện thuận lợi nhất cho việc vận chuyển hàng hóa, xuất nhập cảnh người và

phương tiện qua biên giới.

Năm là, cần xây dựng đề án tổng thể về xúc tiến thương mại cho các quốc gia

trên toàn tuyến EWEC đến năm 2020 và tìm kiếm các nguồn vốn hỗ trợ hoặc vay

với lãi suất ưu đãi để thực hiện. Bên cạnh đó mỗi quốc gia và địa phương căn cứ vào

quy hoạch phát triển thương mại dịch vụ của mình để chủ động xây dựng và tìm

kiếm nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu xúc tiến thương mại của quốc gia, địa phương

mình. Đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến các thị trường trọng

điểm của từng quốc gia cho các loại sản phẩm hàng hóa xuất khẩu có lợi thế của

từng quốc gia, địa phương. Định kỳ tổ chức các hội chợ triễn lãm nhằm giới thiệu

cho nhau biết các sản phẩm tiềm năng của mỗi quốc gia, địa phương kết hợp với tư

vấn về xuất khẩu, tổ chức hội thảo về xuất khẩu.

Page 141: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  131

Sáu là, tích cực kêu gọi hỗ trợ, đầu tư từ các tổ chức tài chính, tín dụng quốc

tế vào việc xây dựng kho bãi hiện đại, dịch vụ giao nhận kho vận, các trung tâm

công nghiệp và thương mại trên tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây; Hợp tác tổ chức

các sự kiện; Hội chợ triễn lãm và các họat động giao thương khác nhằm quảng bá về

hành lang, giúp các doanh nghiệp trong vùng có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, nâng cao

nhận thức...

Bảy là, tăng cường mối quan hệ liên doanh liên kết với các doanh nghiệp của

các nước trên EWEC nhằm không ngừng củng cố và mở rộng thị trường một cách

vững chắc và ổn định, từng bước hình thành các tập đoàn thương mại đa quốc gia

của khu vực trên cơ sở đó vừa phát triển mạng lưới kinh doanh tại các nước trong

khu vực và làm nòng cốt thúc đẩy tiến trình hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN

trong tầm nhìn 2020.

Tám là, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

trong ngành thương mại dịch vụ nhất là kiến thức và kỹ năng quản trị doanh nghiệp,

công nghệ kinh doanh, ứng dụng công nghệ mới trong quản lý kinh doanh, chương

trình về tư vấn kinh doanh, về thị trường, về phát triển thương hiệu...

Trên lĩnh vực kinh tế du lịch cần phải có sự phối hợp chặt chẽ để khai thác

tiềm năng sẵn có của mỗi quốc gia trong khu vực Hành lang kinh tế Đông Tây để

phát triển du lịch. Các nước và các địa phương nằm dọc EWEC phải tiếp cận vấn đề

một cách tổng thể, chuyên nghiệp và có tính chiến lược dựa trên sự nghiên cứu bài

bản, khoa học. Đồng thời, phải có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các cấp,

các ngành liên quan cũng như sự tham gia đông đảo, tích cực từ phía cộng đồng các

quốc gia trong khu vực Hành lang kinh tế Đông Tây và sự hợp tác hỗ trợ phát triển

của các đối tác quốc tế. Các nước và các địa phương thuộc EWEC phải tập trung vào

ba nhóm giải pháp sau:

Thứ nhất, nhóm các giải pháp về chính sách chung:

Một là, Các nước và các địa phương thuộc EWEC cần đẩy mạnh hợp tác quốc

tế về du lịch với các nước, các tổ chức quốc tế trên cơ sở cùng có lợi; phù hợp với

pháp luật mỗi bên, pháp luật và thông lệ quốc tế nhằm phát triển du lịch, gắn thị

trường du lịch của từng nước với thị trường du lịch khu vực và thế giới, góp phần

tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.

Page 142: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  132

Hai là, Tăng cường xây dựng, kêu gọi hợp tác, đầu tư quốc tế đối với các Dự

án du lịch tập trung; huy động các chuyên gia quốc tế để giảng dạy và hỗ trợ xây

dựng các tài liệu đào tạo về các tiêu chuẩn cơ bản, dịch vụ khách hàng, bán các sản

phẩm giá trị gia tăng và tiếp thị với chi phí thấp; đào tạo cho những hướng dẫn viên

tại địa phương...

Ba là, các nước trong Hành lang kinh tế Đông Tây cần phối hợp sử dụng có

hiệu quả các khoản hỗ trợ đã có của ADB và Nhật Bản; đồng thời tiếp tục kêu gọi

đầu tư từ các đối tác phát triển khác.

Thứ hai, nhóm các mang tính giải pháp định hướng:

Một là, EWEC nằm trong Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng, do đó việc

phát triển kinh tế du lịch trong EWEC cần gắn với Chiến lược phát triển Du lịch

trong GMS. Cần nghiên cứu, lồng ghép các tour du lịch hiện có của mỗi nước, mỗi

vùng miền trong khu vực Hành lang kinh tế Đông Tây để trở thành những tour du

lịch chung của khu vực trên nguyên tắc tôn trọng định hướng du lịch quốc gia của

mỗi nước, khai thác có hiệu quả nhất những giá trị văn hóa đặc sắc của mỗi quốc gia

trong vùng. Tạo dựng thương hiệu mạnh về du lịch của khu vực đủ sức cạnh tranh

với các khu vực khác trên thế giới.

Hai là, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiên nay, liên kết để phát triển là xu

thế tất yếu. Vì vậy, cần tăng cường liên kết các cơ quan quản lý du lịch quốc gia, các

cơ quan xúc tiến du lịch, các công ty lữ hành các nước dọc Hành lang kinh tế Đông

Tây trong hoạt động khai thác du lich nhằm xây dựng chiến lược phát triển du lịch

tổng thể, tạo sự ổn định của hệ thống dịch vụ sử dụng và mức giá cạnh tranh với các

điểm đến khác; liên tục phối hợp trong vấn đề tạo ra sản phẩm chung cũng như việc

nghiên cứu đổi mới sản phẩm du lịch.

Mọi cố gắng đều hướng đến việc tạo ra các nhóm Công ty liên kết nhằm tổ

chức khai thác một cách chuyên nghiệp, tạo sức mạnh chung cho khai thác du lịch

của khu vực, từng bước xúc tiến hình thành Hiệp hội Du lịch các quốc gia trong khu

vực Hành lang kinh tế Đông Tây.

Thứ ba, nhóm các giải pháp mang tính hành động cụ thể:

Một là, các quốc gia trong vùng cần tiếp thị tiểu vùng như một điểm đến duy

nhất với chiến lược quảng cáo chung để tạo ra sức mạnh tổng hợp, có sức lan tỏa

Page 143: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  133

mạnh mẽ thu hút du khách khát khao khám phá khu vực; Đi đôi với quảng bá, tuyên

truyền cần tăng cường nghiên cứu xây dựng chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho

khách du lịch đi lại trong khu vực Hành lang kinh tế Đông Tây; giảm thiểu tối đa

các thủ tục hành chính rườm rà, lệ phí nhiêu khê, áp dụng công nghệ tiên tiến kiểm

soát tại Cửa khẩu quốc tế đường bộ, sân bay, hải cảng. Đây là điểm mấu chốt cơ bản

tạo ra không gian Du lịch thông thoáng để khách du lịch được thỏa sức tham quan,

khám phá các nét đẹp văn hóa của các nước trong khu vực.

Hai là, ký kết các văn bản hợp tác giữa các dự án về lĩnh vực du lịch của các

nước trong EWEC. Việc hợp tác giữa các dự án của các nước sẽ giúp tránh trùng lặp

các hoạt động, đồng thời đạt được các mục tiêu chung với hiệu quả cao hơn.

Ba là, tiếp tục thúc đẩy tổ chức thực hiện Thỏa thuận giữa các nước nằm dọc

EWEC về vận tải khách du lịch.

Để giúp cho Hành lang kinh tế Đông Tây phát triển thì sự tiếp tục ủng hộ,

giúp đỡ của ADB và Nhật Bản là hết sức quan trọng.

Với sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế và khu vực, của các nước lớn cùng với

sự nỗ lực phấn đấu của Chính phủ và nhân dân các nước, các địa phương dọc

EWEC, trong thời gian tới chắc chắn EWEC sẽ phát triển mạnh và đạt được những

kết quả to lớn hơn phục vụ cho sự phát triển và quá trình hội nhập trước hết là của

các địa phương, các nước dọc EWEC và sau đó là của GMS, ASEAN. EWEC sẽ

góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, giảm sự chênh lệch phát triển giữa

các địa phương, các nước trong GMS và ASEAN đúng như mục tiêu đã đề ra của

hành lang.

3.4. Các gợi mở chính sách tham gia của Việt Nam trong hợp tác kinh tế Hành

lang kinh tế Đông Tây

3.4.1. Đóng góp của Việt Nam trong tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước

thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây (1998 - 2010)

Đối với Việt Nam, với vị trí địa thuận lợi, Việt Nam có tầm quan trọng đặc

biệt đối với Tiểu vùng Mekong mở rộng nói chung và với Hành lang kinh tế Đông

Tây nói riêng. Việt Nam nằm ở bờ phía Đông của phần lục địa của GMS liền kề với

các tuyến đường biển quốc tế Đông Á - Đông Nam Á; từ Châu Á qua Thái Bình

Dương tới Châu Âu, Châu Mỹ; từ Châu Á qua Ấn Độ Dương tới Châu Phi, vòng

Page 144: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  134

Đại Tây Dương tới các nước Tây Âu và Bắc Âu. Khi mở ra Hành lang kinh tế Đông

Tây như “cây cầu đường bộ” nối liền từ Myanmar sang Thái Lan, Lào và đi tới bờ

biển Đông của Việt Nam thì giao lưu thương mại trong vùng sẽ được đẩy mạnh rất

nhiều, tạo ra hành lang vận tải mới trực tiếp từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình

Dương, giảm chi phí vận tải đi và tới của Lào, Đông Bắc Thái Lan ra biển.

Hành lang kinh tế Đông Tây có ý nghĩa nhiều mặt, vừa giúp các tỉnh miền

Trung Việt Nam phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, vừa củng cố quan hệ hợp

tác với Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và tăng cường liên kết kinh tế trong

Tiểu vùng Mekong.

Với vai trò cửa ngõ thông ra biển đối với tiểu vùng, Việt Nam là đầu ra cũng

như đầu vào quan trọng cho hàng hóa của Thái Lan, Lào, Myanmar và các nước lân

cận như Trung Quốc, Campuchia. Theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển châu Á

(ADB), Đà Nẵng sẽ là trung tâm kinh tế của khu vực, một điểm trung chuyển hàng

hóa hết sức quan trọng trên tuyến hành lang phục vụ cho xuất nhập khẩu không chỉ

cho miền Trung và một phần của Lào như hiện nay, mà sẽ cho cả vùng Đông Bắc

Thái Lan, Myanmar và có thể mở rộng đến Vân Nam (Trung Quốc).

Các địa phương của Việt Nam có nhiều tiềm năng xây dựng các cảng biển,

trong đó tiêu biểu là các cảng nước sâu: Cửa Việt, Đông Hà (Quảng Trị), Chân Mây

(Thừa Thiên Huế), Đà Nẵng, Tiên Sa (thành phố Đà Nẵng) có khả năng cải tạo hoặc

xây dựng thành những cảng biển lớn.

Các địa phương của Việt Nam nằm ở đầu phía Đông của hành lang, đầu mối

thông thương ra biển Đông không chỉ của EWEC mà của cả tiểu vùng Mê Công mở

rộng. Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế có nhiều tiềm

năng phát triển về vị trí địa lý, kinh tế biển, văn hoá, lịch sử, nhân lực cùng với một

số tỉnh lân cận như Quảng Nam, Quảng Ngãi… nằm trong vùng kinh tế trọng điểm

miền Trung của nước ta. Như vậy có thể nói, các tỉnh miền Trung của Việt Nam có

vai trò rất quan trọng trong Hành lang kinh tế Đông Tây.

Tham gia vào tiến trình hợp tác kinh tế EWEC (1998 - 2010), các tỉnh miền Trung

Việt Nam đóng vai trò động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế vùng thông qua các hoạt

động đầu tư, thương mại và du lịch. Những kết quả đạt được trong tiến trình hợp tác kinh

Page 145: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  135

tế EWEC của các địa phương Việt Nam đã có tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế -

xã hội của địa phương, khu vực và cả nước.

Việt Nam tích cực đẩy mạnh hợp tác quốc tế phát triển Hành lang Đông Tây

nhằm tạo sự nhất trí về ý tưởng, tạo cơ chế, biện pháp kết nối thuận lợi về giao

thương, cùng tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài cho các dự án phát triển. Phó thủ

tướng Phạm Gia Khiêm nhấn mạnh, hợp tác với các đối tác phát triển rất quan trọng

nhằm thu hút các nguồn lực cho phát triển hành lang, do thực tế các quốc gia EWEC

đều nghèo, nguồn lực mỗi nước đều hạn chế. Trong giai đoạn đầu phát triển EWEC,

chưa có nhiều đối tác quan tâm đầu tư vào khu vực nghèo này, ngoại trừ ADB và

Nhật. Đến nay, các công trình hạ tầng cơ sở trên tuyến hành lang này đều do các đối

tác trên cấp vốn. Trên địa phận Việt Nam, dự án nâng cấp Quốc lộ số 9 vốn vay của

ADB; dự án xây dựng hầm Hải Vân vốn vay của Ngân hàng hợp tác Quốc tế Nhật

Bản JBIC; dự án xây dựng cảng Tiên Sa - Đà Nẵng và cầu Tuyên Sơn vốn vay của

JBIC... Khi hạ tầng giao thông đã cơ bản hoàn thành và đi vào sử dụng, ngày càng

có nhiều quốc gia có lợi ích tham gia đầu tư phát triển vào EWEC.

Với vai trò là cửa ngõ ra biển thuận lợi cho các nước thuộc khu vực hành lang,

các tỉnh miền Trung Việt Nam có thể hợp tác vận tải quá cảnh, hỗ trợ các vùng địa

phương sâu trong nội địa mở đường ra biển, làm đầu mối cung cấp hàng hoá và

nguyên nhiên vật liệu. Kinh tế biển và cận biển cũng là một lợi thế quan trọng của các

tỉnh miền Trung Việt Nam mà các địa phương khác của Lào và Thái Lan trong hành

lang không có được. Các tỉnh miền Trung của Việt Nam có thể cung cấp sản phẩm

kinh tế biển, du lịch biển rất được các địa phương bạn yêu thích.

Tất cả những điều đó sẽ phát huy được lợi thế của các tỉnh miền Trung nằm

trong EWEC tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho các tỉnh này và góp phần

làm cho EWEC ngày càng hoàn thiện và phát triển, một minh chứng cụ thể của quá

trình phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị, cùng phát triển của Myanmar, Thái Lan,

Lào và Việt Nam.

3.4.2. Các gợi mở chính sách cho Việt Nam

Để khai thác lợi thế của Hành lang kinh tế Đông Tây, gắn sự phát triển của

hành lang này với các tỉnh của Việt Nam thuộc EWEC và cả vùng Bắc Trung bộ và

Page 146: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  136

Duyển hải Nam Trung bộ phải tiếp tục triển khai quy hoạch tổng thể phát triển kinh

tế - xã hội vùng Bắc Trung bộ và Duyển hải Nam Trung bộ đến năm 2020 xác định:

(1) Phát huy tối đa lợi thế so sánh về vị trí địa kinh tế của vùng, đẩy mạnh hội

nhập quốc tế sâu rộng, tăng cường phối hợp phát triển giữa các địa phương, hiệu quả

mọi nguồn lực, đặt phát triển của từng địa phương trong vùng trong chiến lược phát

triển chung của cả nước và gắn kết với các vùng khác.

(2) Phát triển tập trung có trọng tâm, trọng điểm, nhanh chóng xây dựng các

hệ thống đô thị thực sự trở thành các trung tâm kinh tế của các tiểu vùng, là các hạt

nhân lan tỏa thúc đẩy phát triển kinh tế của các vùng xung quanh.

(3) Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại (Dịch vụ - Công

nghiệp - Nông lâm ngư nghiệp) để phát huy các lợi thế so sánh, nâng sức cạnh tranh,

đẩy mạnh sản xuất hàng hoá. Phát triển nhanh các ngành công nghệ thông tin, công

nghệ sinh học, công nghiệp vật liệu mới và các ngành công nghiệp phụ trợ. Tận

dụng tốt khả năng phân bố lực lượng sản xuất của Trung ương và của tiểu vùng sông

Mekong hình thành các kho trung chuyển lớn, đầu mối giao dịch thanh toán, cảng

biển quốc tế, sân bay quốc tế... tạo bước đột phá về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ

cấu sản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ

các sản phẩm hàng hoá; nâng cao rõ rệt chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của

các sản phẩm, các doanh nghiệp và toàn nền kinh tế.

(4) Phát triển thật sự bền vững cả kinh tế, xã hội, môi trường, gắn mục tiêu

phát triển kinh tế - xã hội của vùng và của tất cả các tỉnh trong vùng với mục tiêu

phát triển thiên niên kỷ mà Việt Nam đã công bố, gắn phát triển trước mắt với lâu

dài, lấy phát triển công nghiệp, du lịch làm hạt nhân phát triển kinh tế. Lấy phát triển

công nghiệp làm động lực đóng góp cho tăng trưởng, đẩy nhanh phát triển du lịch và

dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn và là sự đóng góp lớn trong chuyển dịch cơ cấu

kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng khu vực dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của

tỉnh. Coi trọng phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và nông thôn. Nhanh chóng tạo ra

các yếu tố bên trong vững mạnh, tranh thủ lợi thế từ bên ngoài.

(5) Phát huy nhân tố con người, coi trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng

cao, coi đó là nguồn lực phát triển quan trọng của vùng. Gắn giáo dục, đào tạo đội ngũ

cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật với thị trường sức lao

Page 147: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  137

động. Coi trọng giáo dục phổ cập để nâng cao trình độ dân trí của dân cư, đặc biệt là

dân cư nông thôn và miền núi. Coi trọng đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ đầu

đàn, cán bộ khoa học kỹ thuật, các nhà doanh nghiệp và công nhân lành nghề đáp ứng

yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

(6) Coi trọng công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý nhà

nước, phát huy dân chủ và sức mạnh của các thành phần kinh tế, tạo môi trường thân

thiện với các nhà doanh nghiệp, các nhà đầu tư và nhân dân để phát huy được sức

mạnh tổng hợp của vùng.

(7) Đảm bảo phát triển bền vững về xã hội, phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ

với phát triển xã hội nhằm trước hết tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo và

nâng cao mức sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Quan tâm thoả đáng về cơ sở hạ

tầng kỹ thuật và phúc lợi xã hội đối với khu vực nông thôn, miền núi.

(8) Đảm bảo phát triển bền vững về môi trường, đảm bảo cảnh quan cho phát

triển du lịch. Chú trọng công tác bảo vệ môi trường sinh thái, công tác truyền thông

giáo dục môi trường.Gắn phát triển kinh tế với bảo tồn, phát huy và phát triển nền

văn hoá truyền thống, phát huy các giá trị văn hoá lịch sử của vùng. Không làm tổn

hại và suy thoái cảnh quan thiên nhiên, các di tích văn hoá lịch sử [3, tr28-29].

Các địa phương của Việt Nam nằm trên EWEC cần tích cực, chủ động và

phối hợp chặt chẽ với nhau để cùng nhau khai thác tiềm năng, lợi thế của

EWEC phục vụ cho sự phát triển của địa phương mình nói riêng, cả nước và

EWEC nói chung.

Để phát huy vị trí, vai trò và thế mạnh của mình trên tuyến Hành lang kinh tế

Đông Tây, các địa phương phía Việt Nam cần tập trung vào các giải pháp sau:

Một là, hoàn thiện môi trường kinh doanh để phát triển kinh tế mở rộng

thị trường.

Cơ sở hạ tầng kinh tế có vai trò cung cấp dịch vụ hạ tầng cho các doanh

nghiệp tiến hành đầu tư phát triển sản xuất và nó phải đi trước. Sự phát triển sản

xuất sẽ thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng khi tăng nhanh nhu cầu dịch vụ hạ tầng. Để

thu hút doanh nghiệp cần tập trung vào giải quyết các vấn đề sau: (i) Nâng cao tính

minh bạch bằng cách tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận tài liệu pháp lý, khả

năng dự báo được thực thi pháp luật và hạn chế phải thòa thương lượng với cơ quan

Page 148: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  138

thuế; (ii) Giảm chi phí không chính thức qua việc hạn chế việc Chính quyền tỉnh sử

dụng các quy định riêng của địa phương để trục lợi hay loại bỏ việc doanh nghiệp

phải chi tới 10% doanh thu cho chi phí không chính thức; (iii) Hỗ trợ doanh nghiệp

thông qua nâng cao chất lượng dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh, dịch vụ tư

vấn về thông tin pháp luật, dịch vụ tìm đối tác kinh doanh hay xúc tiến thương mại

của các nhà cung cấp tư nhân; (iv) Hoàn thiện Đào tạo lao động tập bằng trung vào

điều chỉnh cơ cấu đào tạo tăng đào tạo công nhân kỹ thuật, tăng sự hỗ trợ và có cơ

chế ưu đãi cho các cơ sở đào tạo nghề, nâng cao chất lượng của các cơ sở tư nhân

cung cấp dịch vụ giới thiệu việc; (v) Hoàn thiện thiết chế pháp lý bằng những cải

cách hệ thống để tăng lòng tin của doanh nghiệp vào thiết chế này để tố cáo tham

những, giải quyết các tranh chấp kinh tế và giảm chi phí cho giải quyết tranh chấp.

Hai là, hoàn thiện liên kết kinh tế giữa các tỉnh.

Hoàn thiện liên kết kinh tế là tất yếu nếu không khu vực này sẽ không phát

triển và không thể phát huy vai trò của cơ sở hạ tầng. Cụ thể: (i) Cần phải nhận thức

rõ ràng sự cần thiết phải liên kết kinh tế, chỉ có liên kết mới có thể phát triển. Liên

kết là tự nguyện và vì lợi ích của chính mình vì khi có một dự án đầu tư nào đó thì

không có nghĩa dự án đó chỉ đem lại lợi ích cho nơi đó mà những hiệu ứng của nó

với các vùng xung quanh cũng có và nhiều trường hợp rất lớn. (ii) Cần phải tiến

hành phân công lao động giữa các tỉnh một cách rõ ràng trên cơ sở những lợi thế để

tránh tình trạng cạnh tranh giữa các tỉnh. Cần điều chỉnh quy hoạch, cơ cấu kinh tế

theo đặc thù của mình trên cơ sở quy hoạch chung. (iii) Phải thiết lập cho được một

cơ chế liên kết chặt chẽ. Cơ chế đối thoại và trao đổi thông tin thông qua các kênh

khác nhau, các cơ quan chuyên trách, tổ chuyên môn hay các cuộc gặp mặt định kỳ

giữa lãnh đạo các tỉnh thành và các cơ quan chức năng của hai khu vực. Trong điều

kiện hiện nay của khu vực này thì trước hết Chính phủ và các bộ sẽ phải là người

chủ trì cho các hoạt động liên kết này. Đồng thời cũng cần có cơ chế kiểm tra đánh

giá việc thực hiện hoạt động liên kết.

Ba là, Hoàn thiện và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng.

Các tỉnh thành phía Việt Nam cần tập trung vào hoàn thiện hệ thống giao

thông đặc biệt là đường bộ, trong đó tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế khó khăn

hơn vì khối lượng lớn và khả năng nguồn lực cũng khó khăn hơn.

Page 149: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  139

Các dịch vụ trong các khu công nghiệp cũng cần phải được nâng cao chất

lượng sản phẩm hiện có đồng thời cung cấp nhiều sản phẩm hơn giúp cho doanh

nghiệp thuận tiện và giảm chi phí kinh doanh.

Bảo đảm cung cấp điện ổn định với chất lượng cho các doanh nghiệp trong

điều kiện thiếu điện thường xảy ra cũng là điều cần thiết [6, tr41].

Bốn là, Đề xuất Chính phủ và các Bộ, Ngành cần xúc tiến xây dựng Hiệp

định song phương và đa phương về hoạt động quá cảnh giữa 4 nước (Việt Nam

chưa có quy định về quá cảnh hàng hóa qua nước thứ 4, mới chỉ qua nước thứ 3)

để tạo thuận lợi đối với các doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa quá cảnh qua cửa

khẩu của Việt Nam.

Năm là, Đề nghị Chính phủ tiếp tục có chính sách giảm phí trọng tải, phí

luồng lạch từ 30%-50% so với hiện hành cho các cảng duyên hải miền Trung Việt

Nam, để khuyến khích các hãng tàu và các nhà xuất nhập khẩu đưa tàu và hàng hóa

qua cảng. Đặc biệt là đối với các loại tàu container chuyên tuyến. Nếu được giảm 2

loại phí trên, các hãng tàu sẽ có điều kiện giảm cước vận tải biển, kích thích các nhà

xuất nhập khẩu sẽ đưa hàng qua các cảng miền Trung. Nhiều tàu, nhiều hàng, cước

vận chuyển sẽ giảm, chắc chắn sẽ thu hút các nhà đầu tư nhiều hơn.

Sáu là, đầu tư mạnh cho ngành du lịch.

Để thu hút đầu tư du lịch nhiều hơn nữa và sử dụng đầu tư du lịch có hiệu quả

tốt hơn, các địa phương phía Việt Nam cần thực hiện các giải pháp sau: (i) Về cơ

chế chính sách, cần nghiên cứu xây dựng cơ chế khuyến khích đầu tư cụ thể phù hợp

đặc điểm mỗi địa phương. Ví dụ: có chính sách ưu tiên miễn giảm thuế hoặc không

thu thuế đất có thời hạn đối với các dự án đầu tư khu du lịch, hỗ trợ về thuế thu nhập

doanh nghiệp trong thời gian nhất định. (ii) Về huy động nguồn vốn đầu tư, ngoài

nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước như là vốn mồi, các địa phương phải chủ

động tăng cường huy động nguồn vốn từ doanh nghiệp, từ dân cư và từ các tổ chức

trong nước và quốc tế. (iii) Về lĩnh vực ưu tiên đầu tư: Phát triển hệ thống cơ sở hạ

tầng du lịch, khuyến khích các nhà đầu tư lớn, các doanh nghiệp nước ngoài xây

dựng hệ thống các khách sạn cao cấp tại trung tâm du lịch quốc gia, khu du lịch

quốc gia. Khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước đầu tư xây dựng

hệ thống các khách sạn trung bình, thấp sao phục vụ nhu cầu khách du lịch nội địa;

Page 150: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  140

Phát triển sản phẩm du lịch, các tỉnh phía Việt Nam đều có thế mạnh về du lịch biển,

du lịch văn hóa. Nếu tỉnh nào cũng đầu tư dàn trải sản phẩm du lịch biển, du lịch văn

hóa thì việc nối tour, tuyến nhằm kéo dài hành trình du lịch của du khách là rất khó.

Vì vậy, mỗi tỉnh cần xem xét, đánh giá một cách khách quan thế mạnh du lịch độc

đáo nhất của tỉnh mình, từ đó có chính sách đầu tư một cách có chọn lọc. Bên cạnh

đó, cần xác định thị trường khách du lịch trọng điểm của mỗi địa phương nhằm xây

dựng sản phẩm du lịch phù hợp. Hầu hết ở các địa phương đều thiếu các dịch vụ

phục vụ khách du lịch vui chơi giải trí. Do đó, trong quá trình đầu tư xây dựng sản

phẩm du lịch, cần ưu tiên đầu tư xây dựng các loại hình giải trí tổng hợp hiện đại,

các hoạt động thể thao mạo hiểm, dã ngoại...Đặc biệt, các địa phương cần tranh thủ

lợi thế vị trí của Tuyến Hành Lang kinh tế Đông Tây để tăng cường hơn nữa trong

hợp tác, xây dựng các sản phẩm du lịch đường bộ. (iv) Phát triển nguồn nhân lực du

lịch, tạo điều kiện xã hội hóa trong đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du

lịch. Cần ưu tiên phát triển, sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ, sử dụng nhân lực là

đồng bào dân tộc thiểu số đối với khu vực có cộng đồng các dân tộc thiếu số sinh

sống. Chú trọng đào tạo về nghiệp vụ, ngoại ngữ cho cán bộ làm du lịch. Khách du

lịch đường bộ, trong đó có thị trường khách du lịch Thái Lan, phải được xem là thị

trường khách du lịch trọng điểm của các tỉnh thuộc EWEC nói riêng và khu vực Bắc

Trung Bộ nói chung. Vì vậy, cần tăng cường liên kết với Myanmar, Thái Lan, Lào

để tranh thủ hỗ trợ từ phía bạn trong công tác đào tạo nghiệp vụ và ngoại ngữ (tiếng

Myanmar, Thái Lan và Lào); Xúc tiến, quảng bá du lịch, quan tâm đầu tư ứng dụng

khoa học công nghệ trong hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch. Tăng cường liên kết

trang web, ấn phẩm quảng bá xúc tiến các tỉnh thuộc EWEC nói riêng và khu vực

Bắc Trung Bộ nói chung trong vai trò là một điểm đến chung.

Để khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh trên tuyến hành lang kinh tế Đông

Tây, các tỉnh thuộc EWEC và các tỉnh lân cận cần phối chặt chẽ và thực hiện đồng

bộ các giải pháp sau:

Một là, xây dựng các trạm dừng chân đạt tiêu chuẩn quốc tế:

Chương trình hành động của ngành Du lịch thực hiện Chương trình hành

động của Chính phủ sau khi Việt Nam gia nhập WTO giai đoạn 2007 - 2012 đã chỉ

rõ: “Ngành Du lịch phối hợp với Bộ GTVT và các bộ, ngành liên quan xây dựng và

Page 151: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  141

thực hiện đề án phát triển hệ thống trạm dừng chân phục vụ khách du lịch dọc các

tuyến đường quốc lộ, đặc biệt là các tuyến đường trùng với tuyến du lịch quốc gia”.

Để phát triển hệ thống trạm dừng chân trên tuyến quốc lộ qua các cửa khẩu quốc tế

phục vụ khách du lịch đường bộ, cần tiền hành các giải pháp như sau:

+ UBND các tỉnh, thành phố phối hợp với các Bộ, Ngành lập quy hoạch tổng

thể và thực hiện xây dựng hệ thống trạm dừng chân trên các tuyến quốc lộ. Căn cứ

vào lưu lượng phương tiện, hành khách, đặc điểm vùng, miền và các tiêu chí khác để

xác định vị trí, quy mô trạm dừng chân. Đồng thời rà soát lại các cơ sở dịch vụ sẵn

có để quy hoạch hợp lý. Chính quyền địa phương có tuyến quốc lộ chính căn cứ kế

hoạch tổng thể trạm dừng chân để phân bổ quỹ đất, quy hoạch phát triển các dịch vụ

bổ trợ kèm theo dịch vụ trạm dừng chân (phát triển các cơ sở dịch vụ du lịch, sản

xuất đặc sản địa phương…). Xây dựng trạm dừng chân mới kết hợp với nâng cấp,

cải tạo các cơ sở dịch vụ sẵn có theo tiêu chuẩn trạm dừng chân hiện đại.

+ Mỗi trạm dừng chân đạt tiêu chuẩn quốc tế nên đặt cách nhau khoảng 50 -

60 Km và phải đảm bảo có quỹ đất rộng, địa điểm thoáng mát, thuận lợi giao thông,

có cảnh quan đẹp, hấp dẫn; Phải có bãi đỗ xe rộng, có nơi nghỉ ngơi, cơ sở ăn uống,

mua sắm, chăm sóc sức khỏe, khu vực vệ sinh, cơ sở sửa chữa phương tiện vận tải,

khu tiếp nhiên liệu, siêu thị nhỏ, phòng bán hàng lưu niệm, các dịch vụ bưu điện,

Internet và một số dịch vụ bổ trợ khác.

+ Trạm dừng chân có thể đặt ngay tại các điểm tham quan du lịch, các khu vui

chơi giải trí. Trường hợp cung đường xa nhưng không có điểm vui chơi giải trí, tham

quan thì nhất thiết phải có trạm dừng chân với đầy đủ các dịch vụ đảm bảo đáp ứng

được các nhu cầu thiết yếu của khách du lịch. Tại các cửa khẩu quốc tế, khách du lịch

dừng lại làm thủ tục xuất nhập cảnh phải có các cơ sở dịch vụ cần thiết (gần như trạm

dừng chân độc lập) để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch quốc tế bằng đường bộ.

+ Công bố công khai bản quy hoạch các trạm dừng chân để các nhà đầu tư

biết tham gia đầu tư xây dựng. Huy động, kêu gọi, tạo điều kiện thuận lợi để các

thành phần kinh tế đầu tư xây dựng hoặc cùng liên kết, phối hợp xây dựng, như Nhà

nước (chính quyền địa phương hoặc cơ quan quản lý đường bộ) trích ngân sách xây

dựng hạ tầng: bãi đỗ xe, khu vực dịch vụ công,… các thành phần kinh tế khác đầu tư

xây dựng phần dịch vụ ăn uống, giải trí, giới thiệu bán các sản phẩm địa phương,…

Page 152: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  142

+ Khi xây dựng cần xác định trình tự ưu tiên xây dựng trạm dừng chân theo

quy hoạch ngắn hạn, dài hạn (phân kỳ). Ưu tiên xây dựng trạm dừng chân trên các

tuyến quốc lộ qua các cửa khẩu quốc tế chính có lưu lượng khách du lịch qua lại

đông như cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, Cầu Treo, Bờ Y... và trục Hành lang kinh tế

Đông Tây. Xây dựng thí điểm rút kinh nghiệm sau đó nhân rộng ra toàn quốc.

Hai là, hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu kinh tế tại cửa khẩu quốc tế:

+ Các địa phương đã được Chính phủ, bộ, ngành chức năng phê duyệt quy

hoạch đề án xây dựng kinh tế - thương mại - dịch vụ tại các cửa khẩu quốc tế cần

tranh thủ các nguồn vốn, tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng; Tập trung

mọi nổ lực khẩn trương hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu kinh tế tại cửa khẩu phục

vụ phát triển kinh tế - xã hội của vùng và của địa phương, góp phần phát triển du

lịch đường bộ đang có tiềm năng lớn.

+ Đi đôi với đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng tại các khu kinh tế -

thương mại - dịch vụ tại các cửa khẩu quốc tế, cần chú trọng hoàn thiện cơ sở hạ

tầng du lịch trong các khu kinh tế cửa khẩu. Tập trung xây dựng hoàn thiện các cơ

sở lưu trú với tỉ lệ sao hạng phù hợp với nhu cầu khách du lịch quốc tế đường bộ.

Quan tâm đầu tư xây dựng và hoàn thiện các khu vui chơi giải trí, cơ sở dịch vụ bổ

trợ khác. Dành tỉ lệ quỹ đất thích hợp làm bãi đỗ xe và phục vụ các hoạt động, hội

nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm, lễ hội… Địa phương đầu cầu của tuyến đường bộ

quan trọng nhất là tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây ở miền Trung cần có trung

tâm hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo có tầm cở phục vụ cho cả khu vực và các

nước lân cận trên toàn tuyến.

+ Tại các cửa khẩu quốc tế, cần quan tâm đầu tư xây dựng với quy mô phù

hợp các cơ sở kiểm soát, làm thủ tục xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu; cơ sở nghỉ

ngơi của du khách chờ làm thủ tục; cơ sở dịch vụ ăn uống, giải khát, mua sắm, thông

tin, đổi ngoại tệ; cơ sở vệ sinh, tiếp nhiên liệu, sửa chữa phương tiện… Đổi mới,

hiện đại hóa phương tiện kiểm tra, kiểm soát tại các cửa khẩu quốc tế theo hướng

văn minh, lịch sự và có hiệu quả cao. Khẩn trương xây dựng các biển quảng cáo tấm

lớn, xây dựng các trạm thông tin du lịch tại các cửa khẩu quốc tế.

Ba là, cải thiện và nâng cao các cơ sở lưu trú để phục vụ khách du lịch:

Page 153: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  143

+ Khẩn trương rà soát, đánh giá lại số lượng, chất lượng các cơ sở lưu trú, từ

đó quy hoạch từng tuyến đường, từng địa bàn, có kế hoạch cụ thể xây dựng mới, nâng

cấp, hoàn thiện hệ thống lưu trú, đảm bảo phục vụ tốt các loại đối tương khách du

lịch. Một số tuyến quốc lộ chính như: Tuyến Lao Bảo - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế -

Đà Nẵng; Tuyến Cầu Treo - Hà Tĩnh - Vinh; Tuyến Chalo - Đồng Hới - Phong Nha -

Đông Hà… hạ tầng cơ sở lưu trú khá tốt, cơ bản đáp ứng nhu cầu của các đối tượng

khách thì tích cực đầu tư hoàn thiện, đồng thời xem xét xây dựng mới các cơ sở lưu

trú cho đối tượng khách có thu nhập thấp hoặc trung bình vì phần lớn khách du lịch

đường bộ có thu nhập không cao (trung bình chi thuê phòng 71,6 USD/người, trong

lúc đó khách đường hàng không chi 275,5 USD/người).

+ Các tuyến quốc lộ qua cửa khẩu quốc tế đang hướng đến thị trường tiềm

năng nhưng cơ sở lưu trú còn thiếu và yếu cần phải khẩn trương đầu tư xây dựng

mới các cơ sở lưu trú cần thiết tại các cung đường có khoảng cách đến điểm tham

quan xa và tại các điểm tham quan thu hút khách; tính toán cụ thể không nên xây

dựng cơ sở lưu trú nhiều sao, nên có tỉ lệ phòng ngủ chất lượng phù hợp cho nhiều

loại đối tượng khách có thu nhập khác nhau.

+ Các tuyến quốc lộ qua các cửa khẩu quốc tế còn lại, cơ sở hạ tầng lưu trú

thấp kém, lượng khách du lịch quốc tế qua lại hiện nay không đáng kể. Các tuyến

này cần nghiên cứu đánh giá, dự báo khả năng các thị trường khách truyền thống,

mục tiêu, tiềm năng, tính toán quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng lưu trú và các điều

kiện khác để những năm tới có thể thu hút và đón khách du lịch bằng đường bộ qua

các cửa khẩu quốc tế chủ động hơn.

+ Trong quá trình hoàn thiện cơ sở hạ tầng lưu trú trên tuyến quốc lộ qua các

cửa khẩu quốc tế đường bộ, cần ưu tiên các tuyến quốc lộ chính có lưu lượng khách

du lịch qua lại đông và các tuyến đến các thị trường quốc tế tiềm năng lớn. Phát triển

các khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp tại các khu du lịch biển, các đô thị du lịch miền

Trung trên các tuyến quốc lộ chính.

+ Chính phủ cần có các chính sách ưu đãi về thuế, đất,… để khuyến khích

các thành phần kinh tế và cộng đồng dân cư ở các tuyến quốc lộ chính tham gia đầu

tư vào cơ sở hạ tầng lưu trú, nhất là những cơ sở lưu trú nhiều sao có khả năng đáp

Page 154: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  144

ứng nhu cầu của các đối tượng khách. Khuyến khích các cơ sở lưu trú áp dụng các

tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO và tiêu chuẩn quốc gia vào quản lý.

Bốn là, hoàn thiện cơ sở hạ tầng vui chơi, giải trí, mua sắm, dịch vụ ăn uống:

+ Trên tuyến đường quốc lộ khác nhau, thường đón và phục vụ các đối tượng

khách khác nhau. Tuyến hành lang kinh tế Đông Tây qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo

(Quảng Trị), tuyến Cầu treo (Hà Tỉnh), tuyến Bờ Y (Kon Tum), Chalo (Quảng

Bình)… chủ yếu phục vụ khách Thái Lan, Lào và các nước ASEAN. Do đó, cần

nghiên cứu bố trí các cơ sở dịch vụ phù hợp cả về kiến trúc cảnh quan và loại hình

dịch vụ làm thỏa mãn nhu cầu, sở thích, thói quen, tập quán của từng đối tượng khách.

+ Từng địa phương, vùng miền có truyền thống, bản sắc văn hóa riêng, có sản

phẩm du lịch độc đáo và có tính đặc thù, vì thế chú ý xây dựng các cơ sở dịch vụ và

tổ chức các loại hình dịch vụ mang đậm bản sắc văn hóa, truyền thống, tính độc đáo,

tính khác biệt của từng nơi, tránh tình trạng bắt chước,làm theo hời hợt và hình thức,

không gây ấn tượng sâu đậm cho du khách. Ví dụ, khách du lịch qua cửa khẩu quốc

tế Lao Bảo (Quảng Trị) phải cho khách say đắm các Di sản thiên nhiên và văn hoá

thế giới; các bãi biển đẹp và di tích chiến tranh cách mạng miền Trung; Tuyến Bờ Y

(Kon Tum) phải làm cho du khách có ấn tượng đặc biệt với phong cảnh Tây Nguyên

hùng vĩ, không gian cồng chiêng đặc sắc…

+ Các dịch vụ cần phải đa dạng, phong phú, song đều phải chú trọng khai

thác tối đa yếu tố tự nhiên. Mỗi vùng miền, mỗi tuyến quốc lộ có đặc điểm tự nhiên

khác nhau, có lợi thế so sánh khác nhau. Nếu biết khai thác tốt mặt mạnh, hạn chế

tối đa các điểm yếu, tổ chức tốt các loại hình du lịch dịch vụ phù hợp trong từng

mùa vụ của từng tuyến quốc lộ sẽ làm hài lòng du khách và thôi thúc họ trở lại. Ví

dụ mùa nắng ở miền Trung cần chú trọng dịch vụ tắm biển; Mùa Đông chú ý dịch

vụ xông hơi… Nói tóm lại phải linh hoạt “mùa nào thức ấy”,…

+ Để đáp ứng nhu cầu mua sắm của du khách, ngành Du lịch cần khẩn trương

nghiên cứu đưa ra nhiều loại sản phẩm lưu niệm hơn nữa với nhiều kiểu dáng, chủng

loại khác nhau mang đậm bản sắc dân tộc và tạo được dấu ấn riêng. Là sản phẩm lưu

niệm nên cần phải đảm bảo chất lượng để có thể lưu giữ được dài lâu. Có thể kết

hợp với trạm dừng chân xây dựng các trung tâm vui chơi, giải trí, mua sắm đáp ứng

nhu cầu của khách du lịch. Có chính sách ưu đãi và kêu gọi các thành phần kinh tế

Page 155: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  145

tham gia vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng mua sắm - giải trí, nhất là các tập đoàn

bán lẻ lớn, các tập đoàn cung ứng dịch vụ vui chơi giải trí quốc tế.

+ Ẩm thực luôn là yếu tố quan trọng để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng

khách du lịch quốc tế sau mỗi chuyến du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng. Chú trọng

nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất và tiện nghi phục vụ. Các nhà hàng cần đặt ở

những nơi có đông khách du lịch qua lại, giao thông thuận lợi, có bãi đỗ xe rộng, có

cảnh quan đẹp, sang trọng, lịch sự, đậm chất văn hóa truyền thống.

+ Các nhà hàng cần khai thác triệt để nghệ thuật ẩm thực và các điều kiện

khác nhằm tạo ra hệ thống món ăn, đồ uống và dịch vụ đa dạng cung ứng cho du

khách. Xây dựng thực đơn phong phú, tạo sản phẩm độc đáo, sáng tạo mang tính

đặc trưng của đất nước với những thực đơn thuần Việt hoặc là sự giao thoa giữa ẩm

thực dân gian của các vùng, miền, địa phương trong cả nước và của các nước trên

thế giới. Các nhà hàng luôn chú trọng nâng cao sản phẩm dịch vụ, phấn đấu đạt

được giấy chứng nhận chất lượng ISO 9001:2000 và vệ sinh an toàn thực phẩm

HACCP, ISO 22000:2005; hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 để đem lại sự

hài lòng, tin tưởng của du khách.

Với quyết tâm phấn đấu và nỗ lực của mình, các địa phương phía Việt Nam

chắc chắn sẽ phát huy được lợi thế sẵn có, đồng thời tranh thủ được các nguồn lực

để thu hút nhiều hơn các dự án đầu tư phục vụ cho sự phát triển của địa phương nói

riêng, khu vực, cả nước và EWEC nói chung.

3.5. Triển vọng của hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế

Đông Tây

Hành lang kinh tế Đông Tây đem lại lợi ích thiết thực và lâu dài cho các quốc

gia thành viên, có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt kinh tế - xã hội, hợp tác phát triển và

xoá đói giảm nghèo, và nó càng có ý nghĩa hơn khi các địa phương dọc trên tuyến

hành lang của Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam đều là khu vực nghèo, điều

kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn. Thực tiễn cho thấy Hành lang kinh tế Đông Tây

đã góp phần cho các quốc gia trên hành lang khai thác tiềm năng hợp tác và sự bổ

sung lợi thế giữa các nước về tài nguyên, điều kiện tự nhiên, con người và mở rộng

thị trường nhất là tiềm năng biển, di sản văn hoá, mở rộng kinh tế đối ngoại, phát

triển thương mại, đầu tư và tổ chức các hoạt động du lịch đan xen lẫn nhau.

Page 156: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  146

Trong giai đoạn 1998 - 2010, với sự nỗ lực của các quốc gia trên EWEC đã

chinh phục một cách ngoạn mục những cửa ải lớn. Ðáng kể nhất là công trình cầu

Hữu Nghị 2 bắc qua sông Mekong nối hai nước Thái Lan và Lào, tuyến đường số 9

vượt dãy Trường Sơn hoặc mở hầm đường bộ đèo Hải Vân... Một hành lang kết nối

13 tỉnh với 25 triệu dân của bốn nước Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam đã cơ

bản thông suốt. Ý tưởng kết nối hành lang giao thông đã thành hiện thực và cơ hội

phát triển kinh tế đang mở ra cho mỗi quốc gia, mỗi địa phương trên EWEC. Từ

miền Trung Việt Nam qua Lào đến Thái Lan và điểm cuối là Myanmar, đã và đang

diễn ra một "cuộc đua" lớn trên EWEC.

Trên cơ sở phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những khó

khăn, hạn chế trong tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước nằm dọc EWEC, trong

giai đoạn tiếp theo triển vọng hợp tác kinh tế trên EWEC là rất to lớn. Nó được thể

hiện rõ nhất xuất phát từ mục tiêu của Hành lang kinh tế Đông Tây là nhằm tăng

cường liên kết thông qua hội nhập đa ngành, tạo điều kiện cho thương mại xuyên

biên giới và đầu tư, tăng cường sự tham gia tư nhân vào việc phát triển và củng cố

tính cạnh tranh của thành phần kinh tế tư nhân. Hành lang kinh tế Đông Tây tạo điều

kiện phát triển một hệ thống giao thông đạt hiệu quả cao, cho phép hàng hóa và hành

khách lưu thông trong khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng mà không gặp trở

ngại hay chi phí cao.

Triển vọng hợp tác kinh tế giữa các nước nằm dọc EWEC ngày càng tăng và

phát triển theo chiều sâu bởi vì hợp tác kinh tế EWEC ngày càng được thể chế hóa

thông qua các Hiệp định hợp tác, các phụ lục và nghị định thư, các văn bản pháp quy

liên quan đến hợp tác kinh tế EWEC. Những cơ sở đó tạo điều kiện cho hợp tác kinh

tế EWEC ngày càng có tính pháp quy cao hơn, hướng vào năng lực cạnh tranh, tạo

sự hấp dẫn cho thương mại, đầu tư và các lĩnh vực hợp tác khác để hiện thực hóa

mục tiêu ban đầu của EWEC.

Với những lợi thế sẵn có của các địa phương và các nước nằm dọc EWEC,

cùng với sự ủng hộ, tham gia của các đối tác và sự nâng cao nhận thức cũng như

quyết tâm hành động của Chính phủ, các địa phương, doanh nghiệp và người dân

của 4 nước thành viên EWEC sẽ vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tận dụng các cơ

Page 157: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  147

hội của thời đại để ngày càng phát triển đi lên, tiến tới đuổi kịp và sánh vai với các

nước hàng đầu trong khu vực.

Ðón đầu EWEC, những năm qua, các địa phương và các nước trong Hành

lang đã tập trung nguồn lực để tiếp nhận và triển khai các chương trình, dự án hợp

tác phục vụ cho sự phát triển trước hết là của địa phương, sau đó là của quốc gia,

EWEC và ASEAN. Chính phủ các nước thành viên EWEC đã chỉ đạo các địa

phương của mình, cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa nhằm thúc đẩy phát triển

tuyến hành lang kinh tế Đông Tây trong thời gian tới.

Theo đó, các bộ, ngành và các địa phương liên quan tiếp tục đề xuất giải pháp

phát triển hành lang kinh tế này. Giải pháp chủ yếu bao gồm việc đề xuất chính sách để

xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư ở các địa

phương dọc Hành lang kinh tế Đông Tây, kể cả cho các nhà đầu tư trong nước và các

nhà đầu tư nước ngoài của Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar. Tiến hành rà soát,

tổng kết kết quả thực hiện thông quan tại các cửa khẩu, thúc đẩy thực hiện đơn giản

hóa thủ tục hải quan, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc thông quan hàng hóa và xuất

nhập khẩu của du khách tại các cửa khẩu này, nhằm thu hút mạnh hơn nữa vận tải hàng

hóa và du khách tới các địa phương thuộc EWEC. Phải thúc đẩy việc ký kết và sớm

triển khai thực hiện các thỏa thuận về thuận lợi hóa giao thông vận tải; nâng cao năng

lực phục vụ của các cảng biển với các chính sách đủ khả năng hấp dẫn và cạnh tranh,

đáp ứng nhu cầu phát triển của Hành lang. Tập trung nghiên cứu, xây dựng chiến lược

phát triển thương mại dọc hành lang này, đặc biệt là cơ chế, chính sách, cơ sở kho

tàng, bến bãi, chợ... Từ đó đề xuất quy hoạch phát triển các điểm, tuyến du lịch qua

biên giới, đồng thời tăng cường quảng bá về tiềm năng du lịch của các địa phương dọc

hành lang này với du khách trong nước và quốc tế nhằm khai thác triệt để thế mạnh

của các địa phương và của các quốc gia dọc Hành lang kinh tế Đông Tây.

Với tất cả những thay đổi rõ nét đó, Hành lang kinh tế Đông Tây đã và đang

trở thành một Hành lang không biên giới với rất nhiều cơ hội đang đến. Đó cũng là

cảm nhận chung của tất cả các nước, các địa phương dọc Hành lang kinh tế này.

Tiềm năng kinh tế EWEC đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Tuy nhiên,

làm thế nào để “đánh thức” tiềm năng đó để EWEC phát triển tương xứng với chính

Page 158: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  148

cái tên của nó sẽ là một thách thức không nhỏ đối với lãnh đạo các nước thành viên

cũng như các doanh nghiệp thuộc EWEC.

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm cho

rằng, trong tương lai, EWEC sẽ hiện hữu một hành lang kinh tế với sự trao đổi hàng

hoá nhộn nhịp, dòng du lịch tấp nập, sự hợp tác kinh tế giữa các địa phương, các nước

diễn ra mạnh mẽ. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, các nước thành viên cần phải nỗ lực

hơn nữa trong việc tìm ra những giải pháp về chính sách cũng như những sáng kiến cụ

thể để khai thác tốt Hành lang kinh tế này. “Chính phủ các nước cần phải tạo môi

trường kinh doanh thông thoáng hơn, các địa phương phải có các chính sách phù hợp

để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của giới doanh nghiệp, các nhà đầu tư... Đồng thời, chính

phủ các nước phải tiếp thu ý kiến, nguyện vọng của doanh nghiệp, từ đó xây dựng

những chính sách phù hợp hơn nữa... Đó chính là những vấn đề mấu chốt để xây dựng

một EWEC thịnh vượng” [153].

Chính phủ các nước EWEC rất đề cao vai trò, vị trí du lịch - dịch vụ và coi

phát triển du lịch dịch vụ là mục tiêu, động lực phát triển kinh tế - xã hội tuyến Hành

lang Đông - Tây. Khả năng phát triển du lịch trên tuyến Hành lang Đông - Tây là rất

lớn. Theo dự báo lượng khách du lịch quốc tế đến các quốc gia trên EWEC đến năm

2015 là 40 triệu lượt, năm 2020 là 55 triệu lượt.

Tiểu kết chương 3:

Trong giai đoạn: 1998 - 2010, tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc

Hành lang kinh tế Đông Tây đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận được thể

hiện trên các lĩnh vực: Đầu tư, thương mại, nông và công nghiệp, giao thông, năng

lượng và du lịch. Những kết quả đạt được của tiến trình hợp tác kinh tế giữa các

nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây đã có tác động tích cực đến sự phát triển

kinh tế - xã hội của các địa phương và các nước trên EWEC.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước

thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây trong giai đoạn này còn bộc lộ nhiều hạn chế cần

khắc phục như: Chủ trương, chính sách và thủ tục xuất nhập cảnh còn nhiều bất

cập; Nhìn chung cơ sở hạ tầng của EWEC còn yếu, thiếu dịch vụ tiếp vận trên tuyến

hành lang; Phát triển du lịch trên EWEC vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc; Cơ

sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình hợp tác kinh tế trên EWEC;

Page 159: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  149

Trong hoạt động thương mại và dịch vụ còn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế... Thực

trạng này vẫn chưa có những chuyển biến theo hướng tích cực mặc dù đã được nhìn

thấy từ phía các ngành và địa phương có liên quan.

Trên cơ sở đánh giá tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc EWEC

trong giai đoạn 1998 - 2010, cùng với sự hưởng ứng tham gia của các nước, các địa

phương nằm dọc EWEC cũng như sự tiếp tục hỗ trợ của các đối tác, cho phép chúng

ta dự báo triển vọng phát triển của hợp tác kinh tế giữa các nước nằm dọc EWEC

trong thời gian tiếp theo. Từ đó đề xuất các giải pháp giúp cho Chính phủ và các địa

phương của các nước dọc EWEC tiếp tục phát huy những thành công đã đạt được,

khắc phục những khó khăn, hạn chế trong thời gian tiếp theo để đẩy mạnh hợp tác

kinh tế trên EWEC.

Từ thực tiễn tham gia của Việt Nam trong tiến trình hợp tác kinh tế EWEC

(1998 - 2010), chúng ta nhìn nhận được những mặt đã làm được cũng như những tồn

tại, hạn chế từ phía các địa phương của Việt Nam khi tham gia vào tiến trình này.

Trên cơ sở đó gợi mở một số giải pháp để các địa phương của Việt Nam thuộc EWEC

nói riêng và Việt Nam nói chung phát huy được lợi thế sẵn có, đồng thời tranh thủ

được các nguồn lực để nâng cao vị thế của Việt Nam trong hợp tác kinh tế EWEC.

Page 160: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  150

KẾT LUẬN

1. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn đã chứng minh sự ra đời và phát triển của

Hành lang kinh tế Đông Tây sẽ đem lại lợi ích thiết thực và lâu dài cho các quốc gia

thành viên. Đây là cơ hội cho các quốc gia tiếp cận tốt hơn các nguồn tài nguyên

khoáng sản, hải sản và năng lượng phục vụ cho các ngành sản xuất và chế biến; tạo điều

kiện phát triển cho các thành phố, thị trấn nhỏ dọc hành lang đồng thời thúc đẩy thương

mại xuyên biên giới; thu hút đầu tư từ các nguồn địa phương, khu vực và thế giới; phát

triển các hoạt động kinh tế mới thông qua việc sử dụng hiệu quả không gian kinh tế và

hình thành khu vực kinh tế xuyên quốc gia; mở cửa cho hàng hoá của Lào, Thái Lan và

Trung Quốc thâm nhập vào các thị trường đầy tiềm năng của Nam Á, Đông Á, Châu

Âu và Châu Mỹ. Ngoài ra Hành lang còn là môi trường để thử nghiệm các chính sách

kinh tế mới, đặc biệt là ở Myanmar, Việt Nam và Lào. Hành lang Đông Tây cũng đã

mở ra những cơ hội hợp tác trên nhiều lĩnh vực cho các địa phương thành viên.

2. Hành lang kinh tế Ðông Tây nằm trong liên vùng nghèo, cơ sở hạ tầng yếu

kém, nhưng lại giàu tiềm năng. Miền Trung Việt Nam nằm giữa trục giao thông Bắc -

Nam, là cửa ngõ hành lang đường bộ xuyên quốc gia tiến ra biển, gắn vào đường hàng

hải quốc tế; có nhiều cảng nước sâu, nhiều tài nguyên biển, điều kiện phong phú phát

triển du lịch. Trung Lào và Hạ Lào giàu tiềm năng đất nông-lâm nghiệp, thủy điện,

khoáng sản. Các tỉnh Ðông - Bắc Thái Lan và các tỉnh của Myanmar có tiềm năng lớn

về nông nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng. Chạy dọc EWEC là khu

vực đa sắc tộc, văn hóa đa dạng, nhiều danh lam thắng cảnh, di tích nổi tiếng được

quốc tế công nhận, có sức hấp dẫn về môi trường xã hội, văn hóa, du lịch.

Hành lang kinh tế Đông Tây hình thành và phát triển đã mang lại nhiều lợi

ích cho các quốc gia trong vùng. Ðó là, kết nối giao thông, tạo thuận lợi tiếp cận các

nguồn tài nguyên, đất đai, nhân lực trong Tiểu vùng; Tăng cường thu hút FDI vào

khu vực, đa dạng hóa hoạt động kinh tế; Tạo thuận lợi cho thương mại, vận tải

người, hàng hóa xuyên biên giới các nước nằm trên tuyến EWEC và thông thương ra

bên ngoài; Thúc đẩy phát triển du lịch xuyên quốc gia; Hình thành không gian kinh

tế xuyên quốc gia, thông qua hợp tác, liên kết kinh tế nâng cao sức cạnh tranh thúc

đẩy phát triển Tiểu vùng, tiến tới một cộng đồng phát triển trong khu vực.

Page 161: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  151

3. Trong giai đoạn 1998 - 2010, hợp tác kinh tế của các nước thuộc EWEC

đã nhận được sự quan tâm của chính phủ các nước, các nhà tài trợ quốc tế, đặc biệt là

Ngân hàng Phát triển Châu Á và Chính phủ Nhật Bản; sự quan tâm của các địa

phương trên tuyến Hành lang, của cộng đồng doanh nghiệp và hàng chục triệu người

dân trên EWEC. Nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực đã được triển khai để hiện thực

hóa những ý tưởng và mục tiêu tốt đẹp của EWEC: Một số cơ chế hợp tác đã được

hình thành, một số dự án hỗ trợ đã được triển khai, và nhiều sự kiện liên quan đến

Hành lang kinh tế Đông Tây đã được tổ chức góp phần nâng cao nhận thức và hành

động của các nhà tài trợ quốc tế, của chính phủ các nước, các địa phương và cộng

đồng doanh nghiệp trên hành lang về những cơ hội phát triển của Hành lang kinh tế

Đông Tây.

Song song với điều kiện hạ tầng cứng của hành lang như: giao thông, viễn

thông, năng lượng, tiếp tục được nâng cấp, hạ tầng mềm với các chính sách nhằm tạo

điều kiện thông thoáng về thủ tục cho sự lưu thông của người và hàng hóa đã được

chính phủ các nước quan tâm cải tiến. Các nhà tài trợ đã có những hỗ trợ tích cực,

hiệu quả. Các địa phương dọc trên tuyến hành lang đã tích cực cải thiện môi trường

kinh doanh để thu hút đầu tư, thúc đẩy hợp tác, tạo sự liên kết kinh tế - văn hóa… Các

doanh nghiệp đã năng động tìm kiếm các cơ hội đầu tư, góp phần biến những tiềm

năng thành lợi ích kinh tế thực sự…

4. Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây

(1998 - 2010) đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận được thể hiện trên các lĩnh

vực như: đầu tư, thương mại, nông và công nghiệp, giao thông vận tải, năng lượng, du

lịch và xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn. Trong đó, hợp giao thông vận tải

EWEC là lĩnh vực phát triển mạnh nhất và kết quả được thể hiện rõ ràng nhất. Tuyến

đường dài 1.450 km hoàn thành tạo thành một con đường Đông - Tây đầu tiên xuyên

suốt từ Biển Đông đến Biển Ấn Độ dương tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương

và các nước trên tuyến hành lang nói riêng và khu vực nói chung, mở rộng quan hệ

hợp tác kinh tế nhằm thúc đẩy giao lưu thương mại, đầu tư và phát triển. Thông qua

các dự án hợp tác đầu tư, thương mại, giao lưu văn hoá, chuyển giao công nghệ để

xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân và cùng nhau phát triển.

Page 162: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  152

5. Hành lang kinh tế Đông Tây đã và đang trở thành một hành lang không biên

giới với rất nhiều cơ hội đang đến. Triển vọng hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc

EWEC ngày càng tăng và phát triển theo chiều sâu bởi vì hợp tác kinh tế EWEC

ngày càng có tính pháp quy cao hơn, hướng vào năng lực cạnh tranh, tạo sự hấp dẫn

cho thương mại, đầu tư và các lĩnh vực hợp tác khác để hiện thực hóa mục tiêu ban

đầu của EWEC.

Trên cơ sở phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những khó

khăn, hạn chế trong quá trình hợp tác cùng với sự ủng hộ, tham gia của các đối tác

và sự nâng cao nhận thức cũng như quyết tâm hành động của chính phủ, các địa

phương, doanh nghiệp và người dân của 4 nước thành viên EWEC sẽ vượt qua mọi

khó khăn, thách thức, tận dụng các cơ hội để xây dựng EWEC thực sự trở một hành

lang kinh tế như đúng tên gọi của nó.

6. Với vị trí địa thuận lợi, các địa phương của Việt Nam nằm ở đầu phía

Đông của hành lang, đầu mối thông thương ra biển Đông không chỉ của EWEC mà

của cả Tiểu vùng Mekong mở rộng. Hành lang kinh tế Đông Tây có ý nghĩa nhiều

mặt, vừa giúp các tỉnh miền Trung Việt Nam phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo,

vừa củng cố quan hệ hợp tác với Lào, Thái Lan, Myanmar và tăng cường liên kết

kinh tế trong Tiểu vùng Mekong.

Các địa phương của Việt Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế khi tham gia hợp

tác kinh tế EWEC. Thực tiễn tham gia vào tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước

nằm dọc Hành lang kinh tế Đông Tây (1998 - 2010), các địa phương của Việt Nam

đã tích cực tham gia vào các dự án, chương trình và đã thu được những kết quả bước

đầu thể hiện qua các chỉ số kinh tế - xã hội của địa phương.

Việt Nam rất tích cực đẩy mạnh hợp tác quốc tế phát triển Hành lang Đông

Tây nhằm tạo sự nhất trí về ý tưởng, tạo cơ chế, biện pháp kết nối thuận lợi về giao

thương, cùng tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài cho các dự án phát triển.

7. Để nâng cao hiệu quả hợp tác trên Hành lang kinh tế Đông Tây, Việt Nam

cần phải nhận thức đúng vị trí của mình trong hợp tác kinh tế EWEC. Đồng thời

phải tích cực, chủ động và phối hợp chặt chẽ với các nước thành viên để cùng nhau

khai thác tiềm năng, lợi thế của EWEC phục vụ cho sự phát triển của đất nước nói

riêng và EWEC nói chung. Chính phủ và các địa phương thuộc EWEC phải tập

Page 163: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  153

trung vào các giải pháp như: hoàn thiện môi trường kinh doanh để phát triển kinh tế

mở rộng thị trường; hoàn thiện liên kết kinh tế giữa các tỉnh thuộc Hành lang; hoàn

thiện và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng; xúc tiến xây dựng Hiệp định song

phương và đa phương về hoạt động quá cảnh giữa 4 nước để tạo thuận lợi đối với

các doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa quá cảnh qua cửa khẩu của Việt Nam; đầu

tư mạnh cho ngành du lịch...

8. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, để Hành lang kinh tế Đông Tây thực

sự trở thành một hành lang kinh tế như tên gọi của nó, thực tế còn gặp không ít

những khó khăn, trở ngại mà những cố gắng của các bên liên quan trong thời gian

qua hầu như chưa đạt được kết quả mong muốn, như: Hạ tầng dịch vụ kỹ thuật, các

cơ chế chính sách, các thủ tục hành chính, sự phân bổ nguồn lực, việc bảo tồn, phát

huy các giá trị truyền thống, các vấn đề xã hội, môi trường, sự liên kết, bổ sung lợi

thế giữa các địa phương trên tuyến Hành lang ….Mặc dù những hạn chế này đã

được nhìn nhận từ phía các ngành và địa phương có liên quan nhưng nó vẫn chưa

được cải thiện làm cho EWEC chưa đáp ứng được kỳ vọng của cư dân và doanh

nghiệp trên tuyến Hành lang kinh tế này.

Page 164: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  154

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

1. Nguyễn Hoàng Huế (2010) (viết chung), Vai trò của Việt Nam trong quan

hệ hợp tác kinh tế với Lào và Campuchia trong những năm đầu thế kỷ XXI, in trong

sách chuyên khảo: Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia từ lý thuyết

đến thực tiễn, Viện nghiên cứu Đông Nam Á.

2. Nguyễn Hoàng Huế (2010) (viết chung), Nhìn lại quá trình hợp tác của

các nước nằm trong hành lang kinh tế Đông Tây (1998 – 2009), Tạp chí Nghiên

cứu Đông Bắc Á, số 5, tr18-26.

3. Nguyễn Hoàng Huế (2011) (viết chung), Nhìn lại quan hệ kinh tế Việt -

Lào thập niên đầu của thế kỷ XXI, Kỷ yếu hội thảo quốc tế: Quan hệ Việt Nam –

ASEAN – TAIWAN, ĐH Khoa Học Huế.

4. Dr. Nguyen Van Tan, MA Nguyen Hoang Hue (2012), Strengthen Cooperation

in East West Corridor Economic Development Motivate Central Provinces

Economic, The Fifth SNRU International Conference on Cooperation for Development on

the East – West Economic Corridor : Cooperation Networks for Sustainable Development

towards ASEAN Community, Sakon Nakhon Rajabhat University, Thailand.

5. Nguyễn Hoàng Huế (2013) (viết chung), Vai trò của Khu kinh tế thương

mại đặc biệt Lao Bảo trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây, Tạp chí nghiên cứu

Đông Nam Á, số 4.

6. MA Nguyen Duy Hoi , MA Nguyen Hoang Hue (2013), Viet Nam Central

Provinces ‘ Role in the East West Economic Corridor, The Sixth SNRU

International Conference on Cooperation for Development on the East – West

Economic Corridor : Strategic Development for ASEAN Community, Sakon

Nakhon Rajabhat University, Thailand.

7. MA Nguyen Hoang Hue (2013), Role of Lao Bao Specially Commercial

Economic Zone on the EWEC, The Sixth SNRU International Conference on

Cooperation for Development on the East – West Economic Corridor : Strategic

Development for ASEAN Community, Sakon Nakhon Rajabhat University,

Thailand.

Page 165: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  155

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Minh Anh (2009), Không ngừng thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam - Thái

Lan, ngày truy cập 19.7.2013,

http://cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30093&cn_id=349585

2. Huỳng Phương Anh (2010), Những yếu tố dẫn tới sự thay đổi chính sách

của Nhật Bản đối với Tiểu vùng MeKong, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Nhật

Bản và các nước tiểu vùng Mekong - mối quan hệ lịch sử, Đại học Khoa học xã hội

và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh, tr155-165.

3. Nguyễn Bá Ân (2010), Về định hướng phát triển Hành lang Kinh tế Đông -

Tây trong tổng thể quy hoạch phát triển vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền

Trung, Hành lang Kinh tế Đông - Tây, UBND tỉnh Quảng Trị - Bộ ngoại giao - Báo

Thế giới & Việt Nam, Đông Hà, tr28-31.

4. Ban thư ký ASEAN (1995), Triển vọng kinh tế vĩ mô của ASEAN, NXB

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Ngô Xuân Bình (chủ biên) (2000), Chính sách đối ngoại của Nhật Bản

thời kỳ sau chiến tranh lạnh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

6. Bùi Quang Bình (2010), Hành lang Kinh tế Đông - Tây phía Việt Nam -

những bất cập và kiến nghị, Hành lang Kinh tế Đông - Tây, UBND tỉnh Quảng Trị -

Bộ ngoại giao - Báo Thế giới & Việt Nam, Đông Hà, tr36-41.

7. Nguyễn Văn Bình (2013), Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo

phát triển kinh tế, thương mại vùng biên giới, Tin tức sự kiện, BQL KKT tỉnh

Quảng Trị, ngày 06/02.

8. Trương Văn Bính (2008), Những nhân tố tác động đến quan hệ hợp tác

giữa hai tỉnh Nghệ An - Xiêng Khoảng thời kỳ 1975-2005, Tạp chí Nghiên cứu Đông

Nam Á, số 9, Tr.44-58.

9. Bộ ngoại giao (1998), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), NXB

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Cảng Đà Nẵng (2011), Truyền thống cảng Đà Nẵng, Nhà xuất bản Đà

Nẵng, Đà Nẵng.

Page 166: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  156

11. Chanvit Vasayangkura (2010), Tầm quan trọng của EWEC trong mối liên

hệ với sự phát triển kinh tế của tỉnh Mukdahan, Hành lang Kinh tế Đông - Tây,

UBND tỉnh Quảng Trị - Bộ ngoại giao - Báo Thế giới & Việt Nam, Đông Hà, tr12-13.

12. Văn Hữu Chiến (2010), Kiến nghị chính sách để nâng cấp đồng bộ cơ sở hạ

tầng Hành lang Kinh tế Đông - Tây, Hành lang Kinh tế Đông - Tây, UBND tỉnh Quảng

Trị - Bộ ngoại giao - Báo Thế giới & Việt Nam, Đông Hà, tr16-19.

13. Chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư của Khu Kinh tế thương mại đặc biệt

Lao Bảo, ngày truy cập 02/01/2013,

http://www.quangtrisme.vn/bizcenter/0/news/11/163

14. Lê Đình Chỉnh (2000), “Hồ Chí Minh với quan hệ đặc biệt Việt - Lào”,

Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 41, tr80.

15. Lê Đình Chỉnh (2009), Vài nét về quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào

trong thời kỳ đổi mới 1986-2000, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6, Tr.36-39.

16. Clive J.Christie (2000), Lịch sử Đông Nam Á hiện đại, NXB Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

17. Nguyễn Văn Cường (2007), Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với Lào và

Campuchia (1991 - 2006), Luận văn thạc sĩ sử học, Đại học sư phạm Huế, Huế.

18. Trần Ngọc Danh (1999), Bác Hồ ở Thái Lan, NXB Trẻ, Thành phố Hồ

Chí Minh.

19. D.G.E.Hall (1997), Lịch sử Đông Nam Á, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Nguyễn Ngọc Dung (2002), Sự hình thành chủ nghĩa khu vực ASEAN,

NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

21. Nguyễn Duy Dũng (2001), Xu hướng đầu tư và ODA của Nhật Bản thập

niên đầu thế kỷ XXI, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 3, tr15-22.

22. Nguyễn Duy Dũng - Nguyễn Ngọc Hà (2010), Sự phát triển của Tiểu

vùng sông Mê Công (GMS) và vai trò của Nhật Bản, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế

và chính trị thế giới, số 11, tr39-47.

23. Nguyễn Duy Dũng (2009), Cửa khẩu Bờ Y - khu kinh tế động lực trong

tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á,

số 8, Tr.25-31.

Page 167: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  157

24. Thái Thị Ngọc Dư (1993), Địa lý các nước Đông Nam Á, NXB Trẻ,

Thành phố Hồ Chí Minh.

25. Ánh Dương (2007), “Hành lang kinh tế Đông Tây: lợi thế và rào cản”,

Báo Đà Nẵng, số ra ngày 19/10, tr4.

26. Phạm Đức Dương (2004), “Hợp tác nghiên cứu lối sống - văn hóa trong

tiểu vùng sông Mê Công”, Kỷ yếu hội thảo khoa học: “Quan hệ Việt Nam - Lào:

Hiện trạng và triển vọng”, Viện KHXH Việt Nam, Viện Đông Nam Á, Viêng Chăn.

27. Phạm Đức Dương, Phạm Thanh Tịnh (2009), Văn hoá sông Hồng và sông

Mekong, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 8, Tr.3-12.

28. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Đỗ Đức Định (chủ biên) (2003), Kinh tế đối ngoại xu hướng điều chỉnh

chính sách ở một số nước châu Á trong bối cảnh toàn cấu hóa và tự do hóa, NXB

Thế giới, Hà Nội.

30. Đỗ Đức Định (2005), Phát triển doanh ngiệp ở vùng Mêkông: Một số bài học

về hợp tác Nam - Nam, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và chính trị thế giới, số 7, tr14-22.

31. Nguyễn Hữu Đông (2010), Hợp tác khai thác du lịch trên tuyến Hành

lang Kinh tế Đông Tây, Hành lang Kinh tế Đông - Tây, UBND tỉnh Quảng Trị - Bộ

ngoại giao - Báo Thế giới & Việt Nam, Đông Hà, tr47-49.

32. Nguyễn Hoàng Giáp, Mai Hoài Anh (2008), “Quan điểm và đối sách của Việt

Nam về Hành lang kinh tế Đông - Tây”, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 11, tr. 13-20.

33. Đặng Bích Hà, Phạm Nguyên Long, Vũ Công Quý (1998), Lịch sử Lào,

NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

34. Nguyễn Văn Hà (2009), Thương mại và đầu tư trong tam giác phát triển

Việt Nam - Lào - Campuchia, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 11, tr17-24.

35. Trần Công Hàm, Nguyễn Hào Hùng (2005), “Ba mươi năm nước CHDCND

Lào: Những thành tựu”,Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6, tr3-11.

36. Võ Tá Hân - Trần Quốc Hùng - Vũ Quang Việt (2000), Châu Á từ khủng

hoảng nhìn về thế kỷ 21, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

37. Dương Phú Hiệp - Nguyễn Duy Dũng (chủ biển) (2002), Điều chỉnh

chính sách kinh tế của Nhật Bản, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Page 168: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  158

38. Hoàng Thị Minh Hoa, Nguyễn Văn Cường (2009), Khái quát về quan hệ

kinh tế, thương mại Việt Nam với Lào và Campuchia giai đoạn 1991-2005, Tạp chí

Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2, Tr.21-28 .

39. Hoàng Thị Minh Hoa - La Xuân Thành (2010), Hợp tác NhậtBản - Lào

trong phát triển Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và

chính trị thế giới, số 10, tr31-44.

40. Trương Duy Hòa (1996), “Quan hệ đầu tư Thái Lan - Đông Dương”, Tạp

chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1, tr80-83.

41. Trương Duy Hoà (2008), “Hành lang kinh tế Đông Tây và tác động của nó

đến Lào và quan hệ Việt Nam - Lào”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 11, tr36-40.

42. Nguyễn Đức Hòa (2010), Mối quan hệ Nhật Bản với các nước tiểu vùng

MeKong và những triển vọng phát triển hành lang kinh tế và hệ thống cảng biển

nước sâu, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Nhật Bản và các nước tiểu vùng

Mekong - mối quan hệ lịch sử, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ

Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh, tr130-141.

43. Nguyễn Huy Hoàng (2009), Khủng hoảng kinh tế toàn cầu và tác động của

nó tới các nền kinh tế Đông Nam Á, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 7, tr32-37.

44. Nguyễn Huy Hoàng (2009), So sánh thực trạng đầu tư và thương mại của

Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 11, tr25-33.

45. Nguyễn Huy Hoàng (2012), Vai trò của các hành lang kinh tế trong kết nối

ASEAN và Đông Á, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và chính trị thế giới, số 8, tr28-37.

46. Hội nghiên cứu Khoa học Đông Nam Á - Việt Nam (2000), Việt Nam và

hợp tác phát triển tiểu vùng Mê Công, Hà Nội.

47. Nguyễn Cảnh Huệ (2010), Về quan hệ Nhật Bản - Tiểu vùng MeKong và

vị trí của Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Nhật Bản và các nước tiểu

vùng Mekong - mối quan hệ lịch sử, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thành

phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh tr102-111.

48. Nguyễn Hào Hùng (2004), “Chính sách đối ngoại của CHDCND Lào thời

kỳ sau Chiến tranh Lạnh”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6, tr18-27.

49. Nguyễn Hào Hùng (2005), “Những nhân tố thuận lợi và khó khăn trong

quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào hiện nay”, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3, tr25-28.

Page 169: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  159

50. Nguyễn Hào Hùng (2005), “Tác động của tiến trình hội nhập Việt Nam -

ASEAN đến quan hệ Việt Nam - Lào”, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4, tr28-33.

51. Mạnh Ngọc Hùng (2007), “Tác động của toàn cầu hoá đến an ninh các

quốc gia và khu vực”, tạp chí khoa học xã hội, số ngày 22/03, tr12.

52. Nguyễn Hào Hùng (2008), Tình đoàn kết truyền thống Việt Nam - Lào

trong lịch sử, Tạp chí Đông Nam Á, số 9, Tr.24-34.

53. Nguyễn Mạnh Hùng - Nguyễn Thị Hiền (2010), Mỹ với tiến trình hợp tác

Tiểu vùng Mê Công, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và chính trị thế giới, số 6, tr15-21.

54. Đào Việt Hưng (2006), Trung Quốc trong hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở

rộng, Viện Kinh tế và chính trị Thế giới, Hà Nội.

55. Trịnh Thị Thu Hương (2011), Một số khó khăn đối với phát triển hệ thống

logistics trên Hành lanh kinh tế Đông - Tây (EWEC), Tạp chí Những vấn đề Kinh tế

và chính trị thế giới, số 4, tr35-42.

56. Trịnh Thị Thu Hương (2011), Nghiên cứu hệ thống logistics trên Hành

lanh kinh tế Đông - Tây, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Bộ Giáo dục và

Đào tạo, mã số B2009-08-58.

57. Kayxỏn Phômvihẳn (1990), Một số vấn đề quản lý kinh tế hiện nay ở Lào,

NXB Sự thật, Hà Nội.

58. Lương Văn Kế (2007), Thế giới đa chiều, lý thuyết và kinh nghiệm nghiên

cứu khu vực, NXB Thế giới, Hà Nội.

59. Hoàng Viết Khang (2009), Hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng:

Hiện trạng, định hướng và giải pháp, Luận án tiến sỹ kinh tế, Viện kinh tế và chính

trị thế giới, Hà Nội.

60. Trần Khánh (chủ biên) (2002), Liên kết ASEAN trong bối cảnh toàn cầu

hóa, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

61. Trần Khánh (chủ biên) (2006), “Những vấn đề kinh tế chính trị Đông

Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

62. Nguyễn Trùng Khánh (2011), Một số chính sách nâng cao năng lực cạnh

tranh điểm đến du lịch của Thái Lan, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và chính trị thế

giới, số 10, tr49-56.

Page 170: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  160

63. Kỷ yếu hội thảo quốc tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng các vấn đề nghiên

cứu và mạng lưới hợp tác (2005), Viện Kinh tế và chính trị Thế giới, Trung tâm

Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, Hội An.

64. Kỷ yếu hội thảo quốc tế: Hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng và Hành

lanh kinh tế Đông - Tây (2006), Viện Kinh tế và chính trị thế giới và Đại học

Waseda, Hà Nội.

65. Kỷ yếu hội thảo khoa học: Khai thác tiềm năng văn hóa để phát triển du

lịch trong tiểu vùng sông MêKông (2010), Trường Cao đẳng sư phạm Quảng Trị,

Đông Hà.

66. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Nhật Bản và các nước tiểu vùng

Mekong - mối quan hệ lịch sử (2010), Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn

thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.

67. Hoa Hữu Lân (2001), Nghiên cứu so sánh mô hình kinh tế giữa Đông Á

và ASEAN trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái

Bình Dương, số 3, tr42-48.

68. Phan Ngọc Liên (chủ biên) (1994), Hồ Chí Minh - Những hoạt động quốc

tế, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

69. Phan Ngọc Liên (chủ biên) (1999), Lược sử Đông Nam Á, NXB Đại học

quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

70. Phan Ngọc Liên (chủ biên) (1999), Một số vấn đề lịch sử, NXB Đại học

quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

71. Nguyễn Văn Lịch (2010), Vai trò của Nhật Bản và ADB trong hợp tác và

phát triển GMS, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Nhật Bản và các nước tiểu vùng

Mekong - mối quan hệ lịch sử, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ

Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh, tr123-129.

72. Nguyễn Quốc Lộc - Nguyễn Công Khanh - Đoàn Thanh Hương (2004),

Tổng quan về ASEAN và tiềm năng Thành phố Hồ Chí Minh trong tiến trình hội nhập,

NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.

73. Nghi Lộc (2012), Dịch vụ logistics trên EWEC: “Hạ tầng cứng” hoàn

thiện, "hạ tầng mềm" có vấn đề, Ngày truy cập 13/7/2013,

http://www.thoibaonganhang.vn/tin-tuc/7-dich-vu-logistics-tren-ewec--ha-

tang-cung-hoan-thien--ha-tang-mem-co-van-de-3968.html

Page 171: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  161

74. Nguyễn Duy Lợi (2006), Chênh lệch phát triển và an ninh kinh tế trong

khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS),Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và

chính trị thế giới, số 10, tr19-27.

75. Bùi Hà Minh, Nâng cao năng lực để đón đầu, ngày truy cập 12/7/2013

http://www.chanmayport.com.vn/vi/h/d/2012/03/257/Nang_cao_nang_luc_de

_don_dau_/index.html

76. Phương Minh (2008), Tạo mọi điều kiện để Khu KT-TMĐB Lao Bảo phát

triển, đảm nhận vai trò là Trung tâm thương mại, dịch vụ du lịch, giao dịch khu vực

và quốc tế, ngày 22, tháng 12,

http://huonghoaquangtri.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view

&id=620&Itemid=381.

77. Phương Minh (2009), Tuyến vận tải đường bộ chung Việt Nam - Lào -

Thái Lan, cơ hội mới để phát triển, ngày truy cập 19.7.2013

http://www.baoquangtri.vn/default.aspx?TabID=75&modid=386&ItemID=5529

78. Phạm Quang Minh (2008), “Hành lang kinh tế Đông - Tây và quan điểm

của Thái Lan”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 11, tr. 21-29.

79. Trần Văn Minh (2008), “Vai trò của thành phố Đà Nẵng với việc xây

dựng và phát triển tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây”, Tạp chí Nghiên cứu Đông

Nam Á, số 11, tr. 8-12.

80. Đỗ Mười (1996), Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng

đồng thế giới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

81. Nguyễn Thu Mỹ (chủ biên) (1998), ASEAN hôm nay và triển vọng phát

triển trong thế kỷ XIX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

82. Nguyễn Thu Mỹ (2008), “Hành lang kinh tế Đông - Tây trong chính sách

của Nhật Bản”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 11, tr. 30-35.

83. Nguyễn Thu Mỹ (chủ biên) (2012), Lịch sử Đông Nam Á - Tập VI, NXB

Khoa học xã hội, Hà Nội.

84. Trình Mưu - Vũ Quang Vinh (đồng chủ biên) (2005), Quan hệ quốc tế

những năm đầu thế kỷ XXI, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.

85. Narut Charoensri, Nhật Bản và vấn đề Hành lang kinh tế Đông Tây: Mục

đích và quyền lợi, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Nhật Bản và các nước tiểu

vùng Mekong - mối quan hệ lịch sử, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thành

phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh, tr480-487.

Page 172: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  162

86. Hoài Nam (2008), “Trung Quốc với Hành lang kinh tế Đông Tây”, Tạp

chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 11, tr. 47-53.

87. Nguyễn Quốc Nghi - Hoàng Thị Hồng Lộc(2011), Hợp tác phát triển bền

vững kinh tế Việt Nam - Lào: Nhìn từ góc độ đầu tư trực tiếp của Việt Nam, Tạp chí

Những vấn đề Kinh tế và chính trị thế giới, số 8, tr62-73.

88. Nhà xuất bản chính trị quốc gia (2005), Văn kiện đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ IX, Hà Nội.

89. Nhà xuất bản trẻ (2006), Đối thoại với các nền văn hóa - Lào, Thành phố

Hồ Chí Minh.

90. Nhà xuất bản trẻ (2006), Đối thoại với các nền văn hóa - Thái Lan, Thành

phố Hồ Chí Minh.

91. Nhà xuất bản trẻ (2006), Đối thoại với các nền văn hóa - Myanmar,

Thành phố Hồ Chí Minh.

92. Hoài Nguyên (1995), Lào - đất nước và con người, NXB Thuận Hóa, Huế.

93. Hoàng Nguyên (2000), “Quan hệ Việt Nam - Thái Lan và Myanma 1848 -

1849”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 41, tr. 8-83.

94. Vũ Dương Ninh (1990), Vương quốc Thái Lan - Lịch sử và hiện tại, NXB

Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

95. Vũ Dương Ninh (1993), Một số vấn đề về sự phát triển của các nước

ASEAN, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

96. Vũ Dương Ninh (2003), ASEAN - Những thách thức đầu thế kỷ mới, Kỷ

yếu hội thảo khoa học “Đông Á - Đông Nam Á những vấn đề lịch sử và hiện tại”,

Hà Nội 28/3/2003.

97. Vũ Dương Ninh (chủ biên) (2004), Việt Nam - ASEAN quan hệ đa

phương và song phương, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

98. Lương Ninh (chủ biên), Đỗ Thanh Bình, Trần Thị Vinh (2005), Lịch sử

Đông Nam Á, NXB Giáo dục, Hà Nội.

99. Nguyễn Hồng Nhung (2010), Vai trò của chính quyền địa phương trong

việc thực hiện các cam kết quốc gia trong khung khổ hợp tác Tiểu vùng sông Mê

Công mở rộng, Đề tài nhiệm vụ cấp Bộ, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Hà Nội.

Page 173: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  163

100. Nguyễn Thị Hồng Nhung (cb) (2011), Vai trò của chính quyền địa

phương trong hợp tác tiểu vùng sông Mê Công mở rộng, Nhà xuất bản Khoa học Xã

hội, Hà Nội.

101. Nguyễn Hồng Nhung (2006), Một số giải pháp trong lĩnh vực hợp tác

GMS nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các hành lang kinh tế cho phát triển kinh tế,

Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và chính trị thế giới, số 11, tr32-38.

102. Nguyễn Hồng Nhung (2006), Du lịch - Cách tiếp cận để phát triển ở Tiểu

vùng sông Mê kông mở rộng, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và chính trị thế giới, số

3, tr79-80.

103. Nguyễn Hồng Nhung (2007), Việt Nam trong hợp tác Tiểu vùng Mê Kông

mở rộng, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và chính trị thế giới, số 5, tr15-23.

104. Nguyễn Hồng Nhung (2009), Chương trình GMS của ADB và Chương

trình Hợp tác Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Cămpuchia, Tạp chí Những vấn

đề Kinh tế và chính trị thế giới, số 3, tr56-61.

105. Nguyễn Hồng Nhung (2010), Vai trò của chính quyền địa phương trong

thực hiện các cam kết quốc gia về hợp tác kinh tế Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng,

Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và chính trị thế giới, số 10, tr8-20.

106. Pisanu Chanvitan (2010), Tham luận trình bày tại lễ khai mạc Diễn đàn Hợp

tác Hành lang kinh tế Đông Tây, Hành lang Kinh tế Đông - Tây, UBND tỉnh Quảng Trị -

Bộ ngoại giao - Báo Thế giới & Việt Nam, Đông Hà, tr10-11.

107. Lê Hữu Phúc (2008), “Vai trò của tỉnh Quảng Trị đối với việc xây dựng

và phát triển Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC)”, Tạp chí Nghiên cứu Đông

Nam Á, số 11, tr. 3-7.

108. Lê Hữu Phúc (2012), Phát huy sức mạnh truyền thống, khai thác có hiệu

quả các nguồn lực, tạo động lực cho Quảng Trị phát triển nhanh và bền vững, Quảng

Trị tiềm năng và triển vọng phát triển, UBND tỉnh Quảng Trị, Quảng Trị, tr7-11.

109. Trần Anh Phương (1999), “Về sự điều chỉnh chính sách an ninh chính

trị đối ngoại thời kì sau chiến tranh lạnh của Nhật Bản đối với các nước ASEAN và

NIEs Đông Á”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 6, tr17-22.

Page 174: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  164

110. Nguyễn Trần Quế (2003), “Mấy ý kiến về quan hệ Việt - Lào trong lĩnh

vực hợp tác kinh tế”, Hội thảo khoa học “Quan hệ Việt Nam - Lào: Hiện trạng và

triển vọng”, Viện KHXHVN - Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viêng Chăn.

111. Nguyễn Trần Quế (chủ biên) (2003), 35 năm ASEAN hợp tác và phát

triển, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

112. Nguyễn Trần Quế (2004), Triển vọng hợp tác ASEAN trong bối cảnh

tăng cường liên kết kinh tế Đông Á, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và chính trị thế

giới, số 9, tr23-33.

113. Nguyễn Trần Quế (chủ biên) (2007), Hợp tác phát triển tiểu vùng Mê

Công mở rộng hiện tại và tương lai, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

114. Nguyễn Trần Quế và Kiều Văn Trung (2001), Tiểu vùng Mê Công mở

rộng - tiềm năng và hợp tác phát triển quốc tế, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

115. Phạm Thái Quốc (2006), Hợp tác GMS và tác động của nó đến phát

triển kinh tế miền Trung Việt Nam, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và chính trị thế

giới, số 10, tr9-18.

116. Phạm Thái Quốc và Trần Văn Duy (2007), Hợp tác Tiểu vùng Mê Kông

mở rộng và quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và

chính trị thế giới, số 8, tr69-80.

117. Nguyễn Duy Quý (2001), Tiến tới một ASEAN hòa bình, ổn định và phát

triển bền vững, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

118. Bùi Thanh San (2009), Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo - 10

năm xây dựng và phát triển, Cục hải quan Quảng Trị.

119. Nguyễn Hữu Sia (2010), Cảng Đà Nẵng - Cửa ngõ hành lang: Hiện

trạng và tiềm năng, Hành lang Kinh tế Đông - Tây, UBND tỉnh Quảng Trị - Bộ

ngoại giao - Báo Thế giới & Việt Nam, Đông Hà, tr44-46.

120. Sở kế hoạch và đầu tư Đà Nẵng (2008), Báo cáo về việc làm việc với

đoàn khảo sát của ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) về dự án Hành lang kinh tế

Đông - Tây, ngày 10/10.

121. Sở ngoại vụ Đà Nẵng (2007), Báo cáo tổng kết tuần lễ Hành lang kinh tế

Đông Tây 2007, tháng 9.

Page 175: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  165

122. Sở kế hoạch và đầu tư Quảng Trị (2006), Đề án phương hướng và giải

pháp đẩy mạnh đầu tư khai thác tiềm năng, lợi thế Hành lang kinh tế Đông - Tây

(EWEC) tỉnh Quảng Trị, ngày 06/11.

123. Sở ngoại vụ Thừa Thiên Huế (2006), Báo cáo tình hình thực hiện các dự

án hợp tác trong Hành lang kinh tế Đông - Tây và đề xuất hợp tác trong thời gian

tới, ngày 28/02.

124. Nguyễn Xuân Sơn - Thái Văn Long (chủ biên) (1997), Quan hệ đối

ngoại của các nước ASEAN, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

125. Suphăn Kẹomexay (2010), Tác động của Hành lang kinh tế Đông - Tây

đối với tỉnh Savannakhet, Hành lang Kinh tế Đông - Tây, UBND tỉnh Quảng Trị -

Bộ ngoại giao - Báo Thế giới & Việt Nam, Đông Hà, tr14-15.

126. Bùi Thị Tám (2012), Đánh giá khả năng thu hút khách du lịch của hành

lang kinh tế Đông Tây phía Việt Nam, Báo cáo tổng kết Đề tài Nghiên cứu khoa học

cấp Bộ, Khoa Du lịch, Đại học Huế.

127. Nguyễn Văn Tận (2000), “Nhìn lại chính sách đối ngoại của Nhật Bản

trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và hệ quả của nó”, Tạp chí Nghiên

cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 4, tr49-51.

128. Nguyễn Xuân Tế (2000), Thể chế chính trị các nước ASEAN, NXB

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

129. Trần Minh Tích (2012), Hành lang Kinh tế Đông Tây (EWEC) - Cơ hội

phát triển, ngày truy cập 19/7/2013,

http://www.baocongthuong.com.vn/hoi-nhap/22249/hanh-lang-kinh-te-dong-

tay-ewwec-co-hoi-phat-trien.htm

130. Phạm Tiến (2010), Nhận diện nền chính trị thế giới 10 năm đầu thế kỷ

XXI, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và chính trị thế giới, số 8, tr3-12.

131. Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế (2011), Xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là

trung tâm văn hoá, du lịch đặc sắc của cả nước giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến

năm 2020, Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 15 tháng 11 năm 2011, Huế.

132. Nguyễn Anh Thái (chủ biên) (2001), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB

Giáo dục, Hà nội.

Page 176: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  166

133. Hoàng Văn Thái (1983), Liên minh, đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào -

Campuchia, NXB Sự thật, Hà Nội.

134. Nguyễn Quốc Thanh (2013), Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao

Bảo qua 10 năm phát triển tạo động lực trên Hành lang Kinh tế Đông - Tây, Nghiên

cứu trao đổi - Trường chính trị Lê Duẩn, Quảng Trị.

135. Phạm Đức Thành (chủ biên) (2001), Đặc điểm con đường phát triển

kinh tế - xã hội của các nước ASEAN, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

136. Phạm Đức Thành (2008), “Campuchia với Hành lang kinh tế Đông

Tây”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 11, tr. 41-46.

137. Phạm Đức Thành - Trương Duy Hòa (chủ biên) (2002), Kinh tế các nước

Đông Nam Á thực trạng và triển vọng, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

138. Phạm Đức Thành (2007), Vai trò kinh tế của người Việt ở Lào, Tạp chí

Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2, tr19-26.

139. Trần Cao Thành (2008), Hợp tác phát triển tiểu vùng Mê Công mở rộng

và vai trò tác động xây dựng cộng đồng ASEAN, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á,

số 6, tr.17-24.

140. Lê Hữu Thăng (2010), Việt Nam và ASEAN: những bước hội nhập tiếp

theo, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 2, tr6-9.

141. Nguyễn Xuân Thắng (2005), Hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông mở

rộng: Các sáng kiến, sự tiến triển và những lựa chọn ưu tiên, Tạp chí Những vấn đề

Kinh tế và chính trị thế giới, số 12, tr14-15.

142. Nguyễn Xuân Thắng (2005), Hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông mở

rộng: Các sáng kiến, sự tiến triển và những lựa chọn ưu tiên, Tạp chí Những vấn đề

Kinh tế và chính trị thế giới, số 12, tr3-13.

143. Nguyễn Xuân Thắng (2006), Hành lang kinh tế và Hành lang kinh tế

Đông - Tây: Một số đề xuất về giải pháp phát triển, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế

và chính trị thế giới, số 5, tr3-13.

144. Trần Đình Thiên (2005), Liên kết kinh tế ASEAN vấn đề và triển vọng,

NXB Thế giới, Hà Nội.

145. Nguyễn Duy Thiệu (2007), Cộng đồng người Việt tại Lào sinh tồn và

giữ gìn bản sắc, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2, tr3-13.

Page 177: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  167

146. Thông tấn xã Việt Nam (2006), “Quan hệ hữu nghị đặc biệt hợp tác

toàn diện Việt Nam - Lào”, Thông tin tư liệu, tr15-21.

147. Thông tấn xã Việt Nam, 26/08/2007.

148. Thông tấn xã Việt Nam, 27/08/2007.

149. Thông tấn xã Việt Nam, 28/08/2007.

150. Thông tấn xã Việt Nam, 29/08/2007.

151. Thông tấn xã Việt Nam, 30/08/2007.

152. Thông tấn xã Việt Nam, 31/08/2007.

153. Thông tấn xã Việt Nam, 01/09/2007.

154. Thông tấn xã Việt Nam (2009), Việt Nam, Thái Lan, Lào thực hiện hiệp

định thúc đẩy giao thương trên hành lang kinh tế Đông-Tây, ngày truy cập 19.7.2013,

http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=0&cn

_id=345046

155. Thời báo kinh tế Việt Nam, 27/12/2005.

156. Thời báo kinh tế Việt Nam, 15/06/2009.

157. Võ Thanh Thu (2000), Kinh tế đối ngoại, NXB tài chính, Hà Nội.

158. Võ Thanh Thu (2008), Quan hệ kinh tế quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội.

159. Bùi Thị Thu, Vũ Mạnh Cường (2010), Định hướng khai thác các di tích

lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Trị cho mục đích du lịch, Tạp chí khoa học, Đại học

Huế, tập 72A, số 3, tr259-267.

160. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định về việc Ban hành Quy chế Khu

Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị, ngày 12 tháng 01, Hà Nội.

161. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số: 495/QĐ-TTg về việc phê

duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao

Bảo tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, ngày 07/04, Hà Nội.

162. Trường Đại học sư phạm Huế - Khoa Lịch sử (2005), Một số vấn đề lịch

sử, Tập I, NXB Thuận Hóa, Huế.

163. UBND tỉnh Quảng Trị (2012), Quảng Trị tiềm năng & cơ hội đầu tư,

Quảng Trị.

164. Viện Đông Nam Á (1981), Tìm hiểu lịch sử văn hóa nước Lào, Tập II.

Page 178: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  168

165. Nguyễn Văn Vinh (2008), Những sự kiện lịch sử ở Lào 1353 - 1975,

NXB Lao động, Hà Nội.

166. Yaowalak Apichatvullop (2010), Quan điểm từ phía trường ĐH

Khonkaen (KKU) Thái Lan, Hành lang Kinh tế Đông - Tây, UBND tỉnh Quảng Trị -

Bộ ngoại giao - Báo Thế giới & Việt Nam, Đông Hà, tr32-35.

TIẾNG NƯỚC NGOÀI

167. Asian Development Bank (1999), Technical Assistance for East-West

Corridor Coordination, Manila.

168. Asian Development Bank (2000), Proceedings of the 7th Ministerial

Conference on GMS, Manila.

169. Asian Development Bank (2001), Proceedings of the 10th Ministerial

Conference on GMS, Manila.

170. Asian Development Bank (2008), Lao People’s Democratic Republic

and Socialist Republic of Viet Nam: Greater Mekong Subregion: East−West

Corridor Project, Manila.

171. Asian Development Bank (2008), Project Completion Report on the Greater

Mekong Subregion: East-West Corridor Project (Lao PDR and Viet Nam), Manila.

172. Asian Development Bank (2008), Technical Assistance to the Lao

People’s Democratic Republic for Building Lao PDR’s Capacity to Develop Special

Economic Zones, Manila .

173. Asian Development Bank (2008), Sector Assistance Program Evaluation

on Transport and Trade Facilitation in the Greater Mekong Subregion, Manila.

174. Asian Development Bank (2010), Strategy and Action Plan for the

Greater Mekong Subregion East-West Economic Corridor, Mandaluyong City,

Philippines.

175. Asian Development Bank (2008), Vientiane Action Plan, ADB

Publication, Manila.

176. Asian Development Bank (2009), East-West Economic Corridor

(EWEC) Strategy and Action Plan, Development Study of the East-West Economic

Corridor Greater Mekong Subregion, Manila.

Page 179: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  169

177. Calla Wiemer (2009), Economic Corridors for the Greater Mekong

Subregion, EAI Background Brief No.479, East Asian Institute.

178. Discussion Paper No.35, Aug.2005, Masami Ishida, Effectiveness and

Challenges of Three Economic Corridor of the the Greater Mekong Subregion,

Institute of Developing Countries (IDE), Japan.

179. GMS Sustainable Tourism Development Project in Lao PDR (2009),

Development of a Thematic Interpretation Plan & Strategy to Encourage Tourists to

Stay Longer on the East-West Economic Corridor in Lao PDR, Savannakhet

Province, Lao PDR.

180. Japan Bank for International Coopera tion (2003), Regional cooperation

strategy on interconnected power networks in Indochina, Japan.

181. Japan International Cooperation Agency (2001), Promotion of the

Development of the Mekong River Basin, Japan.

182. Htun, K. W., N. N. Lwin, T. H. Naing and K. Tun (2011), ‘ASEAN-India

Connectivity: A Myanmar Perspective’ in Kimura, F. and S. Umezaki (eds.), ASEAN-

India Connectivity: The Comprehensive Asia Development Plan, Phase II, ERIA

Research Project Report 2010-7, Jakarta: ERIA, pp.151-203.

183. Katsumi Uchida (2008), Japan’s Policy and Strategy of Economic

Cooperation in CLMV, International Development Research Institute (IDRI),

Foundation for Advanced Studies on International Development (FASID), Japan;

184. Lee Sheridan (2009), Strategy and Action Plan to Encourage Tourists to

Stay Longer and Spend More on the East West Economic Corridor Savannakhet,

Lao PDR, SNV Lao Programme Savannakhet Provincial Tourism Department Lao

National Tourism Administration, Lao PDR.

185. Le Le Phyo (2010), Border Trade in Myanmar, 1997-1998 to 2007-

2008, Yangon Institute of Economics, Myanmar.

186. Myo Nyunt (2004), A study of Myanmar Trade with ASEAN, 1996/1997

- 2001/2002, Yangon Institute of Economics, Myanmar.

187. Ruth Banomyong et all (2008), East-West Economic Corridor Logistics,

Benchmark Study.

Page 180: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  170

188. Yaowalak Apichatvullop Panadda Phucharoensilp (2007), The East-West

Economic Corridor Project in Thailand: Perceived Meanings and Expectations, Center

for Research on Plurality in the Mekong Region, Faculty of Humanities and Social

Sciences, Khon Kaen University Khon Kaen, Thailand.

189. Yin Yin Mya (2006), Overview of Myanmar Economy, Seminar on

ASEAN Economic Community and the Proposed East Asian Free Trade Area:

Prospects and Implications on Trade and Development of Myanmar, March 22-23,

Yangon, Myanmar.

190. Yongvanit, Sekson and Bejrananda, Monsicha. (2006). The East West

Economic Corridor (EWEC) and its impact on the urban development of Khon Kaen

City. In Urban changes in different scales: systems and structures, Presented in

Santiago de Compostela, Spain on 31 July - 6 August 2006.

Page 181: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  P1

PHỤ LỤC 1 Những ưu tiên chiến lược và các dự án ưu tiên chiến lược của chương trình phát triển nguồn nhân lực trong GMS

Khu vực Những ưu tiên chiến lược của GMS Những dự án ưu tiên được đề xuất Sức khỏe

1. Kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm - sốt rét, nhiễm khuẩn, sốt xuất huyết... 2. HIV/AIDA và giáo dục về các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục - đặc biệt cho thanh niên và phụ nữ. 3. Hoàn thành chính sách - xây dựng tiêu chuẩn, phối hợp, nghiên cứu hệ thống y tế, cấp kinh phí chăm sóc sức khỏe, đào tạo và trao đổi. 4. Kiểm soát dịch bệnh đối với SARS, cúm gia cầm...

1. Hợp tác Khu vực vì sự phát triển hệ thống Y tế 2. Hệ thống Giám sát và ứng phó GMS 3. HIV/AIDA, Giáo dục các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục vì sức khỏe của thanh niên, phụ nữ và trẻ em 4. Kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm đối với các cộng đồng dân cư nông thôn.

Giáo dục

1. Quản lý giáo dục - lập kế hoạch, tài chính, phi tập trung hóa dữ liệu. 2. Phát triển chất lượng - cải cách chương trình, hoạt động dạy và học, chất lượng giáo viên, phát triển kỹ năng, kinh nghiệm địa phương, đảm bảo chất lượng và đánh giá. 3. Tiếp cận - đào tạo từ xa, sự tham gia của cộng đồng, bình đẳng giới và đào tạo không chính thức. 4. Công nghệ thông tin, viễn thông trong giáo dục - phần mềm, đào tạo giáo viên, phần cứng.

1. Giáo dục phòng ngừa bệnh . HIV/AIDA thông qua công nghệ thông tin và viễn thông - các thành viên đều cho rằng cần phải tiếp tục giai đoạn II của dự án. 2. Đảm bảo chất lượng trong giáo dục cơ bản ở GMS - các nước GMS chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực này. 3. Xây dựng mạng lưới giáo dục bậc cao - chia sẻ kinh nghiệm tiên tiến trong giảng dạy và nghiên cứu giảm nghèo. 4. Chính sách phi tập trung hóa - phân cấp quản lý trong giáo dục. 5. Hội thảo và tọa đàm cấp khu vực về phát triển và cải cách giáo dục.

Lao động

1. Di chuyển lao động 2. Thông tin lao động 3. Phát triển kỹ năng 4. Tiêu chuẩn kỹ năng

1. Nghiên cứu đánh giá về phát triển lao động GMS 2. Đào tạo kỹ năng và tiêu chuẩn hóa kỹ năng GMS 3. Dịch vụ Thông tin thị trường lao động GMS 4. Tiêu chuẩn lao động GMS

Nguồn: Nguyễn Hồng Nhung (2007), Chính sách phát triển nguồn nhân lực ở một số nước GMS, thực trạng và những vấn đề đặt ra, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp

viện năm 2007, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Hà Nội, tr29.

Page 182: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  P2

PHỤ LỤC 2 Các tiêu chí lựa chọn dự án cho chương trình làm việc của Nhóm công tác

chương trình phát triển Hành lang Đông Tây (WEC) Các tiêu chí sau sẽ được áp dụng trong việc lựa chọn các khuyến nghị dự án

để đưa vào Chương trình làm việc của Nhóm công tác:

1. Dự án phải đóng góp thúc đẩy thương mại, đầu tư và phát triển công

nghiệp của khu vực WEC, đưa tới việc tạo môi trường kinh doanh tốt hơn.

Chú ý 1:

Cụm từ “phát triển công nghiệp” bao gồm cả sự phát triển công nghiệp dịch

vụ và công nghiệp phục vụ nông nghiệp.

Chú ý 2:

Khu vực địa lý WEC gồm các vùng nằm ở giữa bán đảo Đông Dương, trải từ

Đông sang Tây và thuộc các quốc gia trong WEC như Campuchia, Lào, Myanmar,

Thái Lan, Việt Nam. Các hoạt động phát triển đã và đang được đưa ra cho khu vực

dọc theo tuyến đường nối Đà Nẵng, Huế (Việt Nam), với Savannakhet (Lào),

Mukdahan, Mae Sot (Thái Lan) và Mawlamyine. WEC có thể bao gồm cả những

khu vực ngoài những vùng đã đề cập ở trên với điều kiện tất cả các nước thành viên

trong Nhóm công tác nhất trí là việc phát triển các khu vực đó có tác động tích cực

về kinh tế - xã hội đối với các quốc gia WEC.

2. Dự án phải được mở rộng và đem lại lợi ích cho ít nhất hai quốc gia WEC,

do đó phải có ít nhất hai quốc gia WEC, kể cả các cơ quan địa phương có liên quan,

tham gia và hỗ trợ thực hiện dự án.

3. Dự án phải được thiết kế phù hợp với khung chung và nên đưa ra được kết

quả cụ thể trong một thời gian tương đối ngắn.

4. Dự án phải được tính toán để phát triển cơ sở hạ tầng “mềm” như phát triển

nguồn nhân lực và nâng cao năng lực tổ chức pháp lý, hoặc đưa ra được các kết quả “dạng

mềm” như một bản quy hoạch tổng thể, kế hoạch hành động hay một báo cáo nghiên cứu

khả thi cho sự phát triển trong vùng, kể cả cho việc phát triển cơ sở hạ tầng “cứng”.

5. Trong trường hợp một dự án có các mục tiêu hoặc nội dung trùng với một

dự án phát triển được đưa ra tại một diễn đàn phát triển khác, dự án đó cần tạo ra

hiệu quả thúc đẩy hoặc bổ trợ cho dự án kia thông qua việc duy trì sự phối hợp chặt

chẽ giữa hai dự án.

Nguồn: Vụ tổng hợp kinh tế - Bộ ngoại giao (2000), Hợp tác phát triển liên

vùng dọc Hành lang Đông Tây (WEC), Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, tr23-24.

Page 183: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  P3

PHỤ LỤC 3

Tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao GMS lần thứ 3

được tổ chức tại thủ đô Vientiane (Lào) vào các ngày 30-31/3/2008

1. Chúng tôi, Lãnh đạo Chính phủ Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Nhân

dân Trung Hoa, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Liên hiệp Myanmar, Vương quốc

Thái Lan, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chủ tịch Ngân hàng Phát triển

châu Á (ADB), nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh Tiểu vùng Mê Công mở rộng

(GMS) tuyên bố:

Nhắc lại tại Hội nghị Thượng đỉnh GMS lần thứ nhất và thứ hai tổ chức tại

Phnôm Pênh và Côn Minh, chúng tôi đã đặt nền móng cho tầm nhìn về một tiểu

vùng hội nhập, hòa hợp và thịnh vượng chung, thông qua Khung chiến lược 10 năm

cho hợp tác kinh tế GMS và đưa ra những định hướng cơ bản để tăng cường sự kết

nối, khả năng cạnh tranh và tính cộng đồng;

Khẳng định lại những nguyên tắc hợp tác cơ bản của tiểu vùng, trong đó nhấn

mạnh tầm quan trọng của cách tiếp cận thực tiễn, hướng tới hành động và kết quả

thực tiễn trong quá trình chuẩn bị và thực hiện các dự án tiểu vùng, thông qua tại

Hội nghị Thượng đỉnh lần 2 tổ chức tại Côn Minh tháng 7-2005;

Nhận thức rõ xu hướng toàn cầu hóa nhanh chóng, những tiến bộ khoa học và

công nghệ, sự gia tăng tự do hóa thương mại-đầu tư và hội nhập kinh tế ở cấp độ

khu vực và toàn cầu cũng như vai trò ngày càng tăng của các nền kinh tế mới nổi tại

các khu vực xung quanh sẽ có ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển của tiểu

vùng GMS;

Ý thức rằng trong khi những thách thức đối với sự phát triển của GMS còn

đang hiện hữu, những tiến bộ đạt được trong hợp tác tiểu vùng đang mở ra những cơ

hội chưa từng có;

Tin tưởng rằng sự duy trì và thúc đẩy những nỗ lực hợp tác và hội nhập kinh

tế là hết sức cần thiết nhằm đối phó với những thách thức và tận dụng đầy đủ các cơ

hội cho sự phát triển của hợp tác GMS;

Page 184: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  P4

Nhân dịp này tái khẳng định sự cam kết và quyết tâm hiện thực hóa tầm nhìn

về một tiểu vùng hội nhập, hòa hợp, và thịnh vượng và tiếp tục hợp tác chặt chẽ

nhằm thúc đẩy sự phồn vinh của người dân tiểu vùng.

Tiến triển trong hợp tác kinh tế GMS

2. Chúng tôi rất hài lòng về những thành quả to lớn của hợp tác GMS từ năm

1992 tới nay.

3. Chương trình hợp tác kinh tế và phát triển tiểu vùng đang tăng tốc, mang

đến những kết quả thiết thực và góp phần hiện thực hóa tầm nhìn chung. Sự mở rộng

quan hệ thương mại, đầu tư, du lịch và sự tăng cường hiểu biết lẫn nhau trên cơ sở

cải thiện và nâng cấp hạ tầng giao thông trong tiểu vùng có ý nghĩa quan trọng. Sự

suy giảm nhanh chóng về tỷ lệ nghèo từ năm 1992 là thành tựu đáng kể. Trong số

các nhân tố tạo nên thành công này, chương trình hợp tác GMS rõ ràng là nhân tố

quan trọng hướng tới mục tiêu cốt lõi về xóa đói, giảm nghèo của các nỗ lực chung

về phát triển tiểu vùng.

4. Chúng tôi hài lòng ghi nhận sự cải thiện đáng kể về chất lượng và sự tăng

cường hạ tầng giao thông trong Tiểu vùng, thể hiện qua sự hoàn thành gần như toàn

bộ các tuyến Hành lang Ðông - Tây, Hành lang Bắc - Nam, Hành lang phía Nam đi

đôi với các nỗ lực đồng bộ nhằm giảm thiểu những rào cản phần mềm đối với sự di

chuyển người và hàng hóa qua biên giới thể hiện qua Hiệp định Vận tải qua biên

giới GMS (CBTA). Những biện pháp này đã góp phần cắt giảm chi phí và thời gian

di chuyển, thúc đẩy thương mại qua biên giới và những cơ hội hợp tác kinh tế tại các

khu vực cửa khẩu, đồng thời tăng cường sự giao lưu giữa các cộng đồng. Chúng tôi

hoan nghênh kết quả triển khai giai đoạn đầu của Hiệp định CBTA tại các cặp cửa

khẩu Lao Bảo - Dansavanh, Mukdahan - Savanakhet và Hà Khẩu - Lào Cai.

5. Chúng tôi cũng đạt được những thành tựu quan trọng trong nhiều lĩnh vực

hợp tác khác. Trong lĩnh vực năng lượng, chúng tôi đang trong quá trình xây dựng

các nhà máy và mạng lưới truyền tải điện mới, đồng thời mở rộng phạm vi hợp tác

chuyên ngành và đặt nền móng cho việc hình thành thị trường mua bán điện năng và

năng lượng tiểu vùng trong tương lai. Trong lĩnh vực viễn thông, chúng tôi đã xây

dựng hạ tầng viễn thông tiểu vùng và đang tiến tới giai đoạn hợp tác cao hơn, thông

qua việc phát triển Mạng lưới siêu xa lộ thông tin GMS. Trong lĩnh vực du lịch,

Page 185: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  P5

chúng tôi đang hướng tới Kế hoạch hành động cụ thể cho 5 năm tới, bao gồm các

biện pháp đưa Tiểu vùng trở thành điểm đến du lịch thống nhất và phát triển hạ tầng

du lịch. Trong lĩnh vực nông nghiệp, chúng tôi đang thực hiện chương trình thúc đẩy

thương mại nông nghiệp qua biên giới, đảm bảo an ninh lương thực và cải thiện đời

sống cho người nông dân. Trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, chúng tôi đang

triển khai thành công chương trình phòng chống bệnh dịch truyền nhiễm và Kế

hoạch Phnôm Pênh về cung cấp các chương trình đào tạo về quản lý phát triển cho

các quan chức Chính phủ.

Trong lĩnh vực môi trường, chương trình tổng thể nhằm đối phó với các thách

thức về môi trường, bao gồm việc hình thành các hành lang đa dạng sinh học, đã

được thực hiện. Trong lĩnh vực thương mại và đầu tư, chúng tôi đang đạt tiến bộ về

tạo lập môi trường thuận lợi, ưu đãi và cạnh tranh tại các nước trong tiểu vùng thông

qua việc thực hiện Khung chiến lược hành động, tạo thuận lợi thương mại và đầu tư

tiểu vùng (SFA-TFI). Những thành quả trên đã tạo nên một nền tảng vững chắc,

giúp duy trì và làm sâu sắc hơn hoạt động hợp tác trong thời gian tới.

Những cơ hội, thách thức và định hướng hành động trong tương lai

6. Những tiến bộ đạt được cho thấy hợp tác tiểu vùng là cơ chế hiệu quả đối

với sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thách thức còn nhiều, bao gồm sự xuất

hiện những rủi ro về y tế, nạn buôn lậu ma túy và buôn người, sự gia tăng các nguy

cơ với môi trường như sự biến đổi khí hậu. Ðồng thời, cũng có rất nhiều cơ hội có

thể tận dụng thành công thông qua các hoạt động hợp tác. Những cơ hội này bao

gồm những xu hướng đang ngày càng chi phối ở cấp độ khu vực và toàn cầu, chẳng

hạn sự mở rộng của các chuỗi cung ứng toàn cầu, sự gia tăng các khu vực thương

mại tự do, những bước tiến mạnh mẽ hướng tới chủ nghĩa khu vực và sự tăng trưởng

kinh tế nhanh chóng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

7. Những cơ hội và thách thức nảy sinh từ sự phát triển của tiểu vùng GMS

đã được xem xét toàn diện trong quá trình đánh giá Khung chiến lược hợp tác 10

năm GMS, là văn kiện định hướng cho việc thực hiện các chương trình hợp tác

GMS trong 5 năm qua. Chúng tôi hoan nghênh và thông qua những kết luận và

khuyến nghị của bản đánh giá. Chúng tôi nhất trí với kết luận của bản đánh giá rằng

Khung chiến lược vẫn phù hợp và là căn cứ vững chắc cho hợp tác khu vực trong 5

Page 186: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  P6

năm tới. Tuy nhiên, chúng tôi cũng tin tưởng rằng, như kết quả đánh giá đã cho thấy,

cần có một số điều chỉnh đối với hợp tác GMS để tận dụng tốt hơn những cơ hội từ

sự gia tăng toàn cầu hóa và hội nhập khu vực.

8. Vì vậy, trong khi quyết tâm đẩy mạnh và duy trì sự hợp tác để phát triển cơ

sở hạ tầng Tiểu vùng, chúng tôi cũng đặt quan tâm lớn hơn tới các khía cạnh hợp tác

nhằm: (i) Phát huy lợi ích của sự kết nối để nâng cao năng lực cạnh tranh; (ii) Ðẩy

nhanh hơn nữa tốc độ giảm nghèo và cải thiện đời sống người dân; (iii) Chủ động

đối phó những thách thức xuyên biên giới như sự lan truyền dịch bệnh truyền nhiễm,

sự di cư lao động bất hợp pháp và suy thoái môi trường.

9. Nâng cao khả năng cạnh tranh về kinh tế và thúc đẩy tiến trình phát triển

kinh tế - xã hội thông qua việc phát huy hơn nữa các lợi ích của sự tăng cường kết

nối sẽ là trọng tâm chính của hoạt động hợp tác trong những năm tới. Với địa thế

nằm ở trung tâm Ðông Á và sự liền kề biên giới, hội nhập kinh tế khu vực không chỉ

đem lại những lợi ích to lớn mà còn có tác dụng lan tỏa. Nâng cao năng lực cạnh

tranh là nhân tố thiết yếu giúp hiện thực hóa tiềm năng của Tiểu vùng để trở thành

trung tâm phát triển trong khu vực.

10. Ðể tăng cường khả năng cạnh tranh, chúng tôi sẽ phát huy những thành

quả kết nối về giao thông nhằm hướng tới sự kết nối toàn diện và bền vững. Chúng

tôi sẽ khuyến khích sự khai thác những lợi ích của việc cải thiện cơ sở hạ tầng Tiểu

vùng nhằm thúc đẩy thương mại, đầu tư và du lịch. Chúng tôi sẽ đảm bảo việc sử

dụng an toàn và hiệu quả cơ sở hạ tầng và đưa vào áp dụng các quy định và luật lệ

phù hợp. Chúng tôi cũng sẽ từng bước thiết lập hạ tầng xã hội và môi trường để tăng

cường tính cạnh tranh, thông qua việc phát triển nguồn nhân lực và khai thác bền

vững môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Chúng tôi sẽ tiếp tục cùng nhau hướng

tới sự liên kết các chính sách và chương trình liên quan tới những lĩnh vực nêu trên

ở cấp độ địa phương, quốc gia và khu vực. Ðồng thời, chúng tôi cần hài hòa các dự

án và sáng kiến tiểu vùng, bao gồm từ phát triển cơ sở hạ tầng tới phát triển nguồn

nhân lực, từ thúc đẩy thương mại và đầu tư tới du lịch nhằm tránh sự trùng lặp và

hướng tới sự bổ trợ, hiệu quả và sức mạnh tổng hợp cao hơn.

11. Chúng tôi đánh giá cao việc khởi động sáng kiến toàn diện, nhằm hỗ trợ

tiến trình thuận lợi hóa thương mại và giao thông, nhằm gắn kết và tăng cường

Page 187: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  P7

những nỗ lực hợp tác trong khuôn khổ Hiệp định Vận tải qua biên giới (CBTA) và

SFA-TFI. Chúng tôi yêu cầu các Bộ trưởng đẩy nhanh việc thực hiện CBTA và các

kế hoạch hành động vùng và quốc gia trong khuôn khổ SFA-TFI.

12. Chúng tôi sẽ tăng cường những nỗ lực tạo lập môi trường mang tính cạnh

tranh và thuận lợi cho thương mại, đầu tư và phát triển khu vực tư nhân, coi đây là

yếu tố quyết định đối với việc phát triển những hành lang giao thông thành hành

lang kinh tế. Chúng tôi sẽ ban hành các chính sách kinh tế hữu hiệu, triển khai các

khuôn khổ pháp luật và thể chế và thúc đẩy quá trình tự do hóa, hài hòa và đồng bộ

hóa các cơ chế thương mại và đầu tư. Chúng tôi sẽ thúc đẩy quan hệ đối tác giữa khu

vực nhà nước và tư nhân nhằm tăng cường hoạt động kinh doanh và đầu tư trong

tiểu vùng để trên cơ sở đó tạo ra cơ hội thu nhập và việc làm lớn hơn cho người dân.

Trong bối cảnh đó, chúng tôi hoan nghênh đề xuất thiết lập Diễn đàn Hành lang kinh

tế để điều phối sự phát triển của các hành lang kinh tế.

13. Các biện pháp được áp dụng đã góp phần củng cố Diễn đàn doanh nghiệp

GMS và chúng tôi sẽ nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân trong

quá trình lập kế hoạch và phát triển tiểu vùng. Chúng tôi đánh giá cao hoạt động đối

thoại với cộng đồng doanh nghiệp vào ngày 30-3-2008 và yêu cầu các Bộ trưởng tiếp

tục theo dõi và triển khai những khuyến nghị đưa ra trong buổi đối thoại, bao gồm sáng

kiến thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào hoạt động xuất khẩu.

14. Chúng tôi đánh giá cao việc đưa Diễn đàn Thanh niên tiểu vùng GMS vào

chương trình Hội nghị Thượng đỉnh lần này. Thanh niên tiểu vùng là thế hệ lãnh đạo và

hoạch định chính sách kế tiếp, là những người lao động và những bậc phụ huynh tương

lai của Tiểu vùng, do đó cần được trao cơ hội để được bày tỏ, lắng nghe và gánh vác công

việc chung. Chúng tôi cũng hoan nghênh việc tổ chức Chương trình hữu nghị thanh niên

Mê Công và trông đợi thanh niên sẽ tham gia rộng rãi hơn vào chương trình GMS.

Kế hoạch hành động phát triển GMS 2008-2012

15. Chúng tôi thông qua Kế hoạch hành động Viêng Chăn về Phát triển Tiểu

vùng GMS giai đoạn 2008-2012. Trong bối cảnh này, chúng tôi nhấn mạnh tầm

quan trọng của việc triển khai sớm và thực chất những biện pháp sau:

Page 188: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  P8

Giao thông: Ðẩy mạnh xây dựng và cải tạo các tuyến đường nằm trong các

hành lang GMS và mở rộng mạng lưới các hành lang thông qua sự kết nối đa

phương thức, bao gồm tuyến đường sắt Xin-ga-po - Côn Minh.

Năng lượng: Hỗ trợ thiết lập một thị trường cung cấp năng lượng bền vững

và hiệu quả trong GMS;

Viễn thông: Thúc đẩy sự kết nối hạ tầng viễn thông; thúc đẩy ứng dụng công

nghệ thông tin và truyền thông thông qua Mạng lưới Siêu xa lộ thông tin GMS; tăng

cường nguồn lực cho sự phát triển thông tin tại các vùng nông thôn trong tiểu vùng;

triệu tập hội nghị Bộ trưởng phụ trách lĩnh vực viễn thông tiểu vùng lần thứ nhất;

Nông nghiệp: Thực hiện sáng kiến GMS về phát triển năng lượng sinh học và

năng lượng tái tạo tại khu vực nông thôn; mở rộng quy mô các chương trình kiểm

soát dịch bệnh ở gia súc xuyên biên giới và tăng khả năng tiếp cận về thông tin trong

lĩnh vực nông nghiệp tại các vùng hẻo lánh;

Môi trường: Hỗ trợ giảm thiểu các rủi ro môi trường đối với sinh kế của

người dân và các kế hoạch phát triển của tiểu vùng, bao gồm những rủi ro về thay

đổi khí hậu; kêu gọi tăng cường sự hợp tác giữa các nước thành viên nhằm bảo vệ

tài nguyên rừng trong GMS;

Du lịch: Tăng cường quản lý bền vững các điểm du lịch tự nhiên và du lịch

văn hóa; thúc đẩy việc quảng bá chung du lịch của tiểu vùng; tăng cường hoạt động

của Cơ quan điều phối du lịch Mê Công;

Phát triển nguồn nhân lực: Thực hiện các khung chiến lược và kế hoạch hành

động mới về hợp tác giáo dục, y tế, lao động và các lĩnh vực xã hội khác; mở rộng

và khai thác sâu những nội dung của Kế hoạch quản lý phát triển Phnôm Pênh; ủng

hộ Viện Mê Công thực hiện những chức năng được giao phó; tăng cường phòng,

chống dịch bệnh truyền nhiễm tại các khu vực biên giới; .

Thuận lợi hóa thương mại: Hài hòa và thống nhất các thủ tục và hệ thống

quản lý nhằm tạo thuận lợi cho di chuyển qua biên giới, cụ thể trong các lĩnh vực hải

quan, di cư, kiểm dịch và thúc đẩy các dịch vụ hỗ trợ thương mại;

Ðầu tư: Thúc đẩy sự hợp tác về đầu tư và tăng cường sự tham gia của Diễn

đàn Doanh nghiệp tiểu vùng trong tiến trình hợp tác GMS.

Page 189: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  P9

Chúng tôi yêu cầu các Bộ trưởng, quan chức cấp cao, và các cơ quan chính

phủ phối hợp chặt chẽ nhằm bảo đảm Kế hoạch hành động này được thực hiện hiệu

quả và đúng thời hạn.

16. Chúng tôi nhận thức sự cần thiết huy động sự hỗ trợ và nguồn tài chính

lớn hơn nhằm triển khai Kế hoạch Hành động. Theo đó, chúng tôi sẽ: (i) Tăng cường

tính tự chủ và sự tham gia nhiều bên vào chương trình GMS; (ii) Thúc đẩy sự hợp

tác giữa các chính phủ và doanh nghiệp GMS nhằm khuyến khích thương mại, đầu

tư, du lịch và các lĩnh vực kinh tế-xã hội khác; (iii) Tăng cường huy động các nguồn

lực cho các dự án ưu tiên của tiểu vùng. Chúng tôi cũng sẽ củng cố các khung thể

chế và cơ chế để thúc đẩy những tiến triển trong hợp tác GMS.

17. Chúng tôi nhận thức đầy đủ và đánh giá cao vai trò đặc biệt của ADB với

tư cách là đối tác thúc đẩy, cố vấn và tài trợ. Sự tham gia của ADB đã giúp đưa đến

những thành công của GMS ngày nay. Chúng tôi cũng cảm ơn các đối tác phát triển

khác đã tin tưởng và đóng góp thiết thực cho các nỗ lực hợp tác tiểu vùng. Chúng tôi

đề nghị ADB và các đối tác phát triển tiếp tục hỗ trợ chương trình GMS bằng những

nguồn lực và sự chuyển giao tri thức nhằm đưa GMS trở thành trung tâm hội nhập

kinh tế trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Kết luận

18. Mười lăm năm trước đây, thật khó để hình dung sự thay đổi của tiểu vùng

GMS ngày nay hoặc để nhận thức đầy đủ những đóng góp của chương trình GMS

vào sự thay đổi này. Sự thay đổi ngày nay đem lại lợi ích to lớn cho các nước và

người dân trong tiểu vùng và gắn liền với chương trình GMS. Sự liên kết kinh tế-

thương mại giữa các nước trong tiểu vùng đã làm gia tăng đáng kể sự đầu tư vào

phát triển nguồn nhân lực và thể chế do được thúc đẩy bởi những tiến bộ về kết nối

hạ tầng, cũng như sự tăng cường ý thức cộng đồng và nhận thức về những lợi ích

chung của sự hợp tác.

19. Hướng tới tương lai, chúng tôi cam kết gìn giữ và phát huy những thành

quả đạt được. Tương lai GMS là do chúng tôi quyết định. Chúng tôi sẽ tăng cường

sự hợp tác, phối hợp và hành động thống nhất để hiện thực hóa tầm nhìn về một tiểu

vùng hội nhập, hài hòa và thịnh vượng.

Nguồn: Bộ ngoại giao Việt Nam

Page 190: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  P10

PHỤ LỤC 4. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG TÂY

Hành lang kinh tế Đông Tây

Cầu Hữu nghị 2 trên tuyến hành lang Đông – Tây nối Savanakhet (Lào) và Mukdahan (Thái Lan)

Page 191: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  P11

Khai mạc tuần lễ EWEC 2007

Tuần lễ hành lang kinh tế Đông Tây 2007

Page 192: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  P12

Diễn đàn hợp tác hành lang kinh tế Đông Tây 2010

Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu tại diễn đàn hợp tác hành lang kinh tế Đông Tây 2010

Page 193: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  P13

MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHẢO SÁT THỰC TẾ CỦA TÁC GIẢ

Hàng hóa được vận chuyển qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo

Cửa khẩu ĐENSAVAN

Page 194: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  P14

Cửa khẩu MUKDAHAN

Tham dự Hội thảo Khoa học Quốc tế lần thứ 5, chủ đề "Hợp tác nhằm

phát triển trên hành lang kinh tế Đông - Tây: Mạng lưới hợp tác cùng phát triển bền vững để hội nhập ASEAN" tại Trường Đại học Rajabhat Sakon Nakhon – Thái Lan

Page 195: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUY N HOÀNG HU. NguyenHoangH… · i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HOÀNG HUẾ

  P15

Tham quan trung tâm nghiên cứu về Việt Nam của Đại học Rajabhat Sakon Nakhon – Thái Lan

Tham quan cảng Tiên Sa – Đà Nẵng