210
ĐẠI HC HUTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRN THTHU THY SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA CƯ DÂN VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG, QUẢNG BÌNH UN N TIẾN SĨ KINH TẾ HUẾ- NĂM 2021

ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN THỊ THU THỦY

SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA CƯ DÂN VÙNG ĐỆM VƯỜN

QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG, QUẢNG BÌNH

U N N TIẾN SĨ KINH TẾ

HUẾ- NĂM 2021

Page 2: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN THỊ THU THỦY

SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA CƯ DÂN VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA

PHONG NHA - KẺ BÀNG, QUẢNG BÌNH

Ngành : Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 9620115

U N N TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:

PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG HÀO

PGS.TS. NGUYỄN XUÂN KHO T

HUẾ- NĂM 2021

Page 3: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

i

ỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Nội dung trình bày, các

số liệu, kết quả nghiên cứu hoàn toàn trung thực, các giải pháp đưa ra dựa trên những

nghiên cứu, phân tích chi tiết tại địa bàn nghiên cứu. Nếu có gì gian dối, tôi xin hoàn toàn

chịu trách nhiệm.

Tác giả luận án

Trần Thị Thu Thủy

Page 4: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

ii

ỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án tiến sĩ ”Sinh kế bền vững của cư dân vùng đệm Vườn quốc

gia Phong Nha - Kẻ Bàng Quảng Bình”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của một số

cơ quan, tập thể và cá nhân.

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào và

PGS.TS. Nguyễn Xuân Khoát là tập thể người hướng dẫn khoa học đã tận tình định

hướng, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám đốc Đại học Huế; Trường Đại học Kinh

tế, Đại học Huế; Ban Đào tạo và Phòng công tác sinh viên, Đại học Huế; Phòng Đào tạo

trường Đại học Kinh tế; Khoa Kinh tế và Phát triển; Bộ môn Quản lý kinh tế; các phòng

chức năng và tập thể các nhà khoa học của Trường Đại học Kinh tế đã giúp đỡ, tư vấn,

góp ý cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn đến:

- Lãnh đạo trường Đại học Quảng Bình, Khoa Kinh tế - Du lịch, các Phòng – Ban

liên quan đã bố trí và giúp đỡ tôi trong công việc để tôi hoàn thành nhiệm vụ.

- Văn phòng UBND huyện Bố Trạch, Minh Hóa, Quảng Ninh; UBND của 13 xã

vùng đệm; Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng; Chi cục Kiểm lâm Quảng

Bình; Trưởng các thôn, bản và các hộ gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá

trình thu thập thông tin, điều tra, phỏng vấn thu thập số liệu tại địa phương.

- Cảm ơn gia đình, quý thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp đã quan tâm, khích lệ, động

viên tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án.

Xin trân trọng cảm ơn!

Nghiên cứu sinh

Trần Thị Thu Thủy

Page 5: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

iii

DANH MỤC C C TỪ VIẾT TẮT

AH Ảnh hưởng

ANLT An ninh lương thực

BNNPTNN Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

CN-XD Công nghiệp – Xây dựng

CQ Chính quyền

CS; C/s Chính sách

DT Diện tích

DTTS Dân tộc thiểu số

ĐDSH Đa dạng sinh học

HĐ/HĐSK Hoạt động/Hoạt động sinh kế

HGĐ Hộ gia đình

HST Hệ sinh thái

HVS Hợp vệ sinh

KBT/KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên

KTTN Khai thác tự nhiên

LĐ Lao động

TL Tỷ lệ

LN Lâm nghiệp

LT Lương thực

LTBQ Lương thực bình quân

LSNG Lâm sản ngoài gỗ

NK Nhân khẩu

NN Nông nghiệp

TS Thủy sản

TSSK Tài sản sinh kế

PNKB Phong Nha Kẻ Bàng

PT Phương tiện

QH Quy hoạch

Page 6: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

iv

QSDĐ Chứng nhận quyền sử dụng đất

SHCĐ Sinh hoạt cộng đồng

SLSI Chỉ số an ninh sinh kế bền vững

SK Sinh kế

SX Sản xuất

TĐHV Trình độ văn hóa

TNBQ Thu nhập bình quân

TG Tham gia

Tr.Đ Triệu đồng

VHĐP Văn hóa địa phương

VQG Vườn quốc gia

VT-TM Vận tải – thương mại

UBND Ủy ban nhân dân

Page 7: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

v

MỤC ỤC

LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. iii

MỤC LỤC ......................................................................................................................... v

DANH MỤC BIỂU, BẢNG ............................................................................................ ix

DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ............................................................... x

PHẦN I. MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................ 1

2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 3

2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................................... 3

2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................... 3

3. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................................... 4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 4

4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 4

4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 4

5. Đóng góp của luận án .................................................................................................... 5

6. Kết cấu của luận án ....................................................................................................... 5

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................. 6

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SINH KẾ BỀN

VỮNG ................................................................................................................................ 6

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu sinh kế bền vững trên thế giới ...................... 6

1.1.1. Một số công trình nghiên cứu sinh kế bền vững dựa trên các lợi thế về nguồn lực

sinh kế của địa phương ...................................................................................................... 6

1.1.2. Một số công trình nghiên cứu sinh kế bền vững vùng đệm dựa trên việc sử dụng

mô hình các nhân tố ảnh hưởng ........................................................................................ 7

1.1.3. Một số công trình nghiên cứu sinh kế bền vững dựa trên việc sử dụng chỉ số đo

lường sinh kế bền vững ..................................................................................................... 9

1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu sinh kế bền vững trong nước...................... 11

1.2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở các địa phương trong nước .................. 11

Page 8: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

vi

1.2.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu sinh kế ở Phong Nha - Kẻ Bàng ............. 15

1.3. Khoảng trống cho nghiên cứu luận án ..................................................................... 16

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................... 17

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA

CƯ DÂN VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA................................................................. 18

2.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................ 18

2.1.1. Quan điểm sinh kế bền vững, khung phân tích và tiêu chí đánh giá tính bền

vững của sinh kế .............................................................................................................. 18

2.1.2. Chỉ số sinh kế bền vững ........................................................................................ 27

2.1.3. Vùng đệm, vườn quốc gia và vùng đệm vườn quốc gia ...................................... 33

2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế bền vững của cư dân vùng đệm VQG ........ 37

2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................................... 42

2.2.1. Kinh nghiệm phát triển sinh kế bền vững của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia

trên thế giới và ở Việt Nam ............................................................................................. 42

2.2.2. Bài học rút ra cho Vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ................. 45

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................... ....47

CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 48

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................................... 48

3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................. 48

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................................... 52

3.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 55

3.2.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích ............................................................ 55

3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu, thông tin .............................................................. 57

3.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu, thông tin ............................................................ 62

3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................................... 65

3.3.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh các nguồn lực sinh kế ............................................... 66

3.3.2. Hệ thống chỉ tiêu đo lường sinh kế bền vững ...................................................... 68

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................... 71

CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA CƯ DÂN VÙNG ĐỆM

VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG, QUẢNG BÌNH .............................. 72

Page 9: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

vii

4.1. Thực trạng các nguồn lực cơ bản của vùng đệm tác động đến phát triển sinh kế .. 72

4.1.1. Cơ sở hạ tầng, vật chất của vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ... 72

4.1.2. Tình hình sản xuất của vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng .......... 74

4.1.3. Tình hình vệ sinh môi trường của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha -

Kẻ Bàng, Quảng Bình ..................................................................................................... 75

4.1.4. Thực hiện chương trình, chính sách đối với phát triển sinh kế của vùng đệm

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ............................................................................ 76

4.1.5. Nguồn lực khác ..................................................................................................... 77

4.2. Đánh giá guồn lực sinh kế, chiến lược sinh kế, kết quả sinh kế của cư dân vùng

đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. .................................................................. .79

4.2.1. Đặc điểm chung của các hộ cư dân vùng đệm Vườn quốc gia ............................ 79

4.2.2. Thực trạng các nguồn lực cơ bản tác động đến sinh kế bền vững của cư dân

vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ........................................................... 83

4.2.3. Kết quả thực hiện các chiến lược của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong

Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình ........................................................................................... 99

4.3. Đánh giá mức độ bền vững sinh kế của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong

Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình ......................................................................................... 105

4.3.1. Chỉ số sinh kế bền vững của các hộ cư dân vùng đệm ...................................... 105

4.3.2. Chỉ số đo lường sinh kế bền vững theo hoạt động sinh kế ................................ 110

4.3.3. Chỉ số đo lường sinh kế bền vững của hộ .......................................................... 111

4.3.4. Mối quan hệ giữa chiến lược đa dạng hóa sinh kế với chỉ số sinh kế bền vững112

4.4. Một số hạn chế trong thực hiện sinh kế bền vững của cư dân Vùng đệm và nguyên

nhân ................................................................................................................................ 113

4.4.1. Một số hạn chế .................................................................................................... 113

4.4.2. Nguyên nhân ....................................................................................................... 116

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................................. 117

CHƯƠNG 5. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN

VỮNG ĐỐI VỚI CƯ DÂN VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ

BÀNG, QUẢNG BÌNH ................................................................................................ 119

Page 10: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

viii

5.1. Phương hướng phát triển sinh kế bền vững đối với cư dân vùng đệm Vườn quốc

gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình ........................................................................ 119

5.1.1. Bối cảnh thực hiện phát triển sinh kế bền vững của vùng đệm Vườn quốc gia

Phong Nha Kẻ Bàng, Quảng Bình ................................................................................ 119

5.1.2. Mục tiêu, chỉ tiêu phát triển sinh kế bền vững đối với cư dân vùng đệm Vườn

quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình ............................................................... 120

5.1.3. Phương hướng phát triển sinh kế sinh kế bền vững đối với cư dân vùng đệm

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình .................................................... 121

5.2. Giải pháp tăng cường sinh kế bền vững đối với cư dân vùng đệm Vườn quốc gia

Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình.............................................................................. 123

5.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm tạo

tiền đề thúc đẩy phát triển sinh kế bền vững đối với cư dân vùng đệm ...................... 123

5.2.2. Nhóm giải pháp phát huy và sử dụng hiệu quả các nguồn lực sinh kế của cư dân

vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình ................................... 127

5.2.3. Thực hiện các chiến lược sinh kế theo hướng bền vững đối với cư dân ở vùng

đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng .................................................................. 130

5.2.4. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả chương trình phát triển nông thôn mới, chiến lược

phát triển bền vững của địa phương là cơ sở để tăng cường sinh kế bền vững đối với

cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ............................................. 132

5.2.5. Kế thừa các kinh nghiệm phát triển bền vững trên thế giới và ở Việt Nam ...... 137

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ............................................................................................. 138

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 139

1. Kết luận ...................................................................................................................... 139

2. Kiến nghị ................................................................................................................... 141

2.1. Đối với cơ quan quản lý Trung ương và cấp tỉnh ................................................. 141

2.2. Đối với cơ quan quản lý địa phương ..................................................................... 142

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ............................ 143

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 144

Page 11: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

ix

DANH MỤC BIỂU, BẢNG

Bảng 2.1. Thang đánh gia tầm quan trọng tương đối của các chỉ tiêu .............................31

Bảng 2.2. Quan hệ chỉ số RI (Random Index) do Saaty đề xuất ......................................32

Bảng 3.3. Tình hình dân số và lao động của vùng đệm giai đoạn 2013 – 2018 ............... 52

Bảng 3.2. Tình hình đất đai của vùng đệm giai đoạn 2013 – 2018 ............................... 53

Bảng 3.3. Chọn mẫu khảo sát ...............................................................................................61

Bảng 3.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích về nguồn vốn sinh kế ......................................66

Bảng 3.5. Tiêu chí phản ánh bền vững về sinh kế ...............................................................68

Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu chủ yếu về cơ sở hạ tầng của vùng đệm năm 2018 .............. 72

Bảng 4.2. Một số tài sản và phương tiện sinh hoạt bình quân của cư dân ........................73

Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu chủ yếu về vệ sinh môi trường ..................................................75

Bảng 4.4. Tác động của chương trình, chính đến người dân vùng đệm ...........................76

Bảng 4.5. Đặc điểm chung của các hộ cư dân vùng đệm ...................................................80

Bảng 4.6. Tỷ lệ các hoạt động sinh kế điển hình của cư dân vùng đệm ...........................81

Bảng 4.7. Tình hình nguồn lực con người của các hộ cư dân vùng đệm..........................83

Bảng 4.8. Tình hình về nguồn lực con người theo các hoạt động sinh kế ........................84

Bảng 4.9. Tình hình nguồn lực tài chính theo nhóm hộ .....................................................85

Bảng 4.10. Tình hình nguồn lực tài chính phân theo hoạt động sinh kế...........................87

Bảng 4.11. Tình hình về nguồn lực xã hội phân theo nhóm hộ .........................................89

Bảng 4.12. Tình hình nguồn lực xã hội phân theo hoạt động sinh kế ...............................90

Bảng 4.13. Tình hình về nguồn lực vật chất phân theo nhóm hộ ......................................91

Bảng 4.14. Tình hình nguồn lực vật chất theo hoạt động sinh kế .....................................94

Bảng 4.15. Tình hình nguồn lực tự nhiên phân theo nhóm hộ ..........................................96

Bảng 4.16. Tình hình về nguồn lực tự nhiên phân theo hoạt động sinh kế ......................98

Bảng 4.17. Thu nhập từ hoạt động chăn nuôi của người dân vùng đệm ..........................100

Bảng 4.18. Hoạt động sinh kế lâm nghiệp và khai thác tự nhiên ......................................101

Bảng 4.19. Thu nhập từ một số hoạt động phi nông nghiệp .............................................103

Bảng 4.20. Thu nhập hàng năm của một hộ gia đối với các hoạt động sinh kế ..............104

Bảng 4.21. Trọng số của các chỉ tiêu phân tích (Wi) ..........................................................106

Bảng 4.22. Hệ số nhất quán của các tiêu chí đối với ba nhóm hộ .....................................107

Bảng 4.23. Chỉ số phán ánh mức độ đo lường sinh kế bền vững ......................................108

Bảng 4.24. Chỉ số phán ánh mức độ đo lường sinh kế bền ...............................................110

Bảng 4.25. Chỉ số đo lường sinh kế bền vững theo tỷ lệ hộ ..............................................111

Bảng 5.1. Một số chỉ tiêu quy hoạch về phát triển sinh kế của vùng đệm VQG .............122

Page 12: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

x

DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Hình 2.1. Các yếu tố cấu thành khung phân tích sinh kế bền vững .................................... 20

Hình 2.2. Khung phân tích sinh kế nông thôn bền vững (Scoones, 1998) .......................... 24

Hình 2.3. Khung sinh kế bền vững (DFID, 2001) ................................................................ 25

Hình 3.4. Mô tả vùng đệm và vùng lõi ................................................................................... 48

Hình 3.5. Sơ đồ phân bố các địa phương nghiên cứu ............................................................ 60

Hình 4.6. Sơ đồ về một số di tích lịch sử cách mạng trong bán kính 20 km ..................... 78

Biểu đồ 3.1. Diễn biến mức thu nhập bình quân vùng đệm ................................................ 54

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ hộ cận nghèo và hộ nghèo toàn vùng đệm (%) .................................... 54

Biểu đồ 4.1. Một số chỉ tiêu về kết quả phát triển sản xuất của vùng đệm năm 2018 ...... 74

Biểu đồ 4.2. Tình hình đa dạng hóa sinh kế của các nhóm hộ ............................................. 82

Biểu đồ 4.3. Thang đo chỉ số sinh kế bền vững của cư dân vùng đệm ............................... 109

Biểu đồ 4.4. Chỉ số sinh kế bền vững của cư dân vùng đệm theo nhóm hộ ....................... 109

Biểu đồ 4.5. Chỉ số đo lường các hoạt động sinh kế bền vững ............................................ 111

Biểu đồ 4.6. Phân bố tỷ lệ hộ theo chỉ số (%) ........................................................................ 112

Sơ đồ 2.1. Quy trình xác định trọng số theo phương pháp AHP ......................................... 31

Sơ đồ 3.2. Mô hình phân tích SKBV của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia ..................... 56

Sơ đồ 3.3. Khung phân tích chỉ số sinh kế bền vững ............................................................ 65

Page 13: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

1

PHẦN I. MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Vùng đệm dựa theo Luật Lâm nghiệp tại Điều 2, khoản 25 giải thích: “Vùng đệm là

vùng rừng, vùng đất, vùng mặt nước nằm sát ranh giới của khu rừng đặc dụng có tác dụng

ngăn chặn, giảm nhẹ sự tác động tiêu cực đến khu rừng đặc dụng” [24]. Theo Luật Đa

dạng sinh học quy định tại Điều 3, Khoản 30 thì “Vùng đệm là vùng bao quanh, tiếp giáp

khu bảo tồn, có tác dụng ngăn chặn, giảm nhẹ tác động tiêu cực từ bên ngoài đối với khu

bảo tồn” [23]. Đến năm 2006, ranh giới vùng đệm được quy định trong Quyết định

186/2006/QĐ-TTg tại Điều 24, Khoản 2 “Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất hoặc vùng đất

có mặt nước nằm liền kề với Vườn Quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên; bao gồm toàn bộ

hoặc một phần các xã, phường, thị trấn nằm sát ranh giới với Vườn Quốc gia và khu bảo

tồn thiên nhiên” [9]. Vườn Quốc gia (VQG) Phong Nha - Kẻ Bàng thành lập năm 2001

theo Quyết định 189/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nằm ở phía Tây Bắc tỉnh

Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới trên 50 km về phía Tây Nam, thuộc địa phận ba

huyện Bố Trạch, Minh Hoá và Quảng Ninh, với diện tích vùng lõi và một vùng đệm rộng

343.595 ha thuộc 13 xã, có hơn 71.000 người. VQG Phong Nha - Kẻ được UNESCO

công nhận năm 2003 là Di sản thiên nhiên thế giới với nhiều tiêu chí nổi trội về địa chất,

địa mạo và lần thứ 2 năm 2015 về tiêu chí đa dạng sinh học [28]. Vườn quốc gia Phong

Nha - Kẻ Bàng có ý nghĩa lớn với nền du lịch Việt Nam và cả thế giới, thu hút sự quan

tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều tổ chức, nhà đầu tư và nhiều khách du lịch. Hàng

năm có trên 1000 sinh viên và nghiên cứu sinh đến tìm hiểu và nghiên cứu, trên 500 nhà

nghiên cứu, khảo cổ học và các viện nghiên cứu, có thể nói đây là lợi thế rất lớn để thực

hiện nhiệm vụ phát triển bền vững của vùng đệm Vườn quốc gia [29]. Vườn quốc gia

Phong Nha - Kẻ Bàng là khu bảo tồn thiên nhiên gắn với sự ra đời của nhiều tộc người

(Rục, Arem, Khùa, Ma coong…). Hiện nay, vùng đệm Vườn quốc gia là nơi sinh sống

của 3 nhóm dân tộc (Kinh, Bru-Vân Kiều, Chứt) với những nét văn hoá đặc trưng, độc

đáo; các tộc người Rục, Arem (dân tộc Chứt) còn lưu giữ những nét văn hoá gắn với thời

tiền sử của loài người [28].

Vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng Quảng Bình có trên 60% dân số

tham gia vào các hoạt động sinh kế phụ thuộc tài nguyên thiên nhiên, với gần 20% là

người dân tộc thiểu số có điều kiện sống vô cùng khó khăn và trên 41% là người nghèo và

Page 14: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

2

cận nghèo. Thực trạng trên cho thấy, nguồn lực sinh kế của người dân còn nghèo, nhiều

hoạt động sinh kế phụ thuộc tài nguyên và thiếu bền vững đã ảnh hưởng rất lớn đến tính

bảo tồn và duy trì đa dạng sinh học của Vườn quốc gia.

Trước bối cảnh phải bảo tồn tính đa dạng sinh học và đảm nhiệm thiên chức là Di

sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận. Trách nhiệm của vùng đệm là phải

bảo vệ những tác động tiêu cực đến giá trị bảo tồn và làm suy giảm nguồn lực tự nhiên thì

tất yếu phải phát triển bền vững sinh kế vùng đệm. Trước nhiều thách thức đối với xu

hướng và mục tiêu phát triển theo hướng bền vững đã có gần 100 các chương trình, chính

sách, dự án hỗ trợ người dân phát triển sinh kế từ năm 2008 đến nay. Điều này đã làm thay

đổi tình hình kinh tế - xã hội vùng đệm đáng kể, giảm tỷ lệ hộ nghèo gần 50% trong vòng

5 năm, tăng thu nhập bình quân 2%/năm, dịch chuyển cơ cấu lao động nông, lâm nghiệp

sang lĩnh vực phi nông nghiệp gấp đôi, cơ sở hạ tầng phát triển…Tuy nhiên, nhìn tổng thể

nguồn lực sinh kế của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng còn rất

nghèo; quá trình tố chức, quản lý và sử dụng nguồn lực còn nhiều bất cập; nhiều tiêu chí

được đánh giá thấp hơn Vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Sơn, Vườn quốc gia Tam Đảo

hay một số vùng đệm Vườn quốc gia khác trong nước như an ninh lương thực, thu nhập

của người dân tộc thiểu số.

Trong thời gian qua, vấn đề thực hiện đồng thời nhiệm vụ bảo tồn và nâng cao đời

sống, tăng phúc lợi và hạnh phúc cho cư dân sống xung quanh vườn quốc gia đang là bài

toán mà nhiều vùng, nhiều quốc gia có các bối cảnh tương tự đặt ra.

Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu sinh kế bền vững cả

về lý luận và thực tiễn. Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng, sinh kế thiếu bền vững là do sự

phụ thuộc quá lớn vào khai thác nguồn lực tự nhiên đã làm giảm đi tính đa dạng sinh học

và suy giảm nguồn lực, thiếu tự chủ về các nguồn lực sinh kế [40], [59], [72]. Một số

nghiên cứu sinh kế bền vững tại vùng đệm thực hiện đánh giá nguồn lực sinh kế, từ đó

nhận định những lợi thế, hạn chế của nguồn lực đối với việc thực hiện các hoạt động sinh

kế theo hướng bền vững [57], [65], [14], [17], [22]. Các nghiên cứu mới hơn đã sử dụng

thang đo chỉ số nhằm đo lường mức độ an ninh sinh kế, bền vững của sinh kế [32], [47],

[31], [68], [64], [51]. Nghiên cứu trong nước và ở địa phương có những cách thức đánh

giá sinh kế bền vững khác nhau, nhưng hầu hết các nghiên cứu cũng tập trung phân tích

thực trạng các nguồn lực sinh kế; đánh giá kết quả thực hiện sinh kế; từ đó nhận định kết

Page 15: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

3

quả và mục tiêu thực hiện sinh kế. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu sinh kế bền vững tại

vùng đệm chưa có một hệ thống chỉ tiêu đánh giá rõ ràng, các thang đo thiếu thống nhất,

số lượng và chất lượng các chỉ tiêu nghiên cứu phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của người

nghiên cứu, do vậy có nhiều kết quả đánh giá khác nhau về SKBV.

Mặt khác, theo các nhà quy hoạch và hoạch định chính sách, Vườn quốc gia Phong

Nha - Kẻ Bàng (PNKB) đang bị đe dọa về tính đa dạng sinh học và tài nguyên bảo tồn bởi

13 nguy cơ [27], trong đó phần lớn các nguy cơ đều liên quan đến các hoạt động sinh kế

của người dân vùng đệm, đây cũng là những nguyên nhân dẫn đến phát triển thiếu bền

vững ở vùng đệm. Vấn đề cốt lõi mà cơ quan, chính quyền địa phương cần quan tâm là

phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm mà vẫn bảo tồn các nguồn lực, trong đó bảo tồn, duy

trì nguồn lực tự nhiên là vấn đề quan trọng trong bối cảnh hiện tại.

Trước thực tế đó, các nhà hoạch định chính sách đã quan tâm việc thực thi thể chế

chính sách đối với việc thúc đẩy các nguồn lực sinh kế cho cư dân vùng đệm, tạo cơ hội để

cư dân thực hiện hoạt động sinh kế bền vững. Tuy nhiên, hiệu quả thực thi và ứng dụng tại

các vùng đệm Vườn quốc gia nói chung và vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ

Bàng nói riêng chưa được như mong muốn, kết quả thực hiện sinh kế của cư dân vẫn còn

nhiều hạn chế và chưa bền vững. Cho đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu nào toàn diện

về vấn đề sinh kế bền vững của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Quảng Bình.

Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu:“Sinh kế bền

vững của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình” làm luận

án tiến sỹ kinh tế, chuyên ngành kinh tế nông nghiệp.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Đánh giá đúng thực trạng các hoạt động sinh kế; đo lường mức độ bền vững sinh kế

của người dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng; trên cơ sở đó, luận án đề

xuất các giải pháp và hàm ý chính sách nhằm tăng cường sinh kế bền vững cho người dân

vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình, từ đó giảm phụ thuộc vào

tài nguyên thiên nhiên.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về sinh kế bền vững của

Page 16: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

4

cư dân vùng đệm Vườn quốc gia.

- Đánh giá đúng thực trạng nguồn lực và kết quả hoạt các động sinh kế điển hình

của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình.

- Đo lường mức độ bền vững về sinh kế của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia

Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình.

- Đề xuất giải pháp và hàm ý chính sách nhằm tăng cường sinh kế bền vững của cư

dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình thời gian tới.

3. Câu hỏi nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu chung của đề tài, các câu hỏi nghiên cứu là:

- Thực trạng về nguồn lực và kết quả các hoạt động sinh kế cho thấy những lợi thế

và thách thức nào?.

- Mức độ bền vững sinh kế của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ

Bàng như thế nào? Những hạn chế và nguyên nhân còn tồn tại?.

- Kết quả đạt được của các chiến lược sinh kế như thế nào? Đa dạng hóa sinh kế tác

động như thế đến khả năng bền vững của sinh kế?.

- Những giải pháp và chính sách nào để phát triển sinh kế bền vững của cư dân

vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình trong thời gian tới?.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là sinh kế của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia

Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình; Đối tượng tiếp cận nghiên cứu là các hộ gia đình.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Luận án tập trung nghiên cứu sinh kế bền vững của cư dân

vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình.

Phạm vi thời gian: Thông tin dữ liệu đánh giá tình hình cơ bản của vùng đệm Vườn

quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng giai đoạn 2013-2018; thông tin khảo sát thực trạng được

thực hiện năm 2018; các giải pháp được đề xuất trong thời gian tới.

Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn về sinh kế

bền vững của cư dân vùng đệm, tập trung các hoạt động sinh kế điển hình mà cư dân đang

thực hiện để sinh sống, trong đó phân tích thực trạng các nguồn lực sinh kế và kết quả đạt

được; đo lường mức độ bền vững sinh kế của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha

Page 17: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

5

- Kẻ Bàng, Quảng Bình trên khía cạnh ba nhóm hộ (nghèo, cận nghèo và khá) và các

chiến lược sinh kế điển hình (nông nghiệp, lâm nghiệp và khai thác LSNG, thủy sản và

hoạt động phi nông nghiệp).

5. Đóng góp của luận án

- Luận án hệ thống hóa và phát triển các vấn đề lý thuyết về sinh kế bền vững cho

cư dân vùng đệm, làm cơ sở lý luận để xây dựng mô hình lý thuyết phát triển sinh kế bền

vững của cư dân vùng đệm vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình.

- Luận án xác định nội dung và rút ra được 30 chỉ tiêu phân tích nguồn lực sinh kế

và 33 chỉ tiêu đo lường sinh kế bền vững. Trong đó, yếu tố thể chế chính sách được xem

là một trong bốn yếu tố quan trọng trong phân tích sinh kế bền vững

- Làm rõ thực trạng nguồn lực sinh kế và kết quả hoạt động sinh kế điển hình của cư

dân vùng đệm. Đo lường mức độ bền vững sinh kế của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia

Phong Nha - Kẻ Bàng bằng phương pháp chỉ số có trọng số theo phương pháp phân hạng

thứ bậc (AHP); Chỉ ra được những kết quả đạt được, mặt hạn chế và nguyên nhân của

những hạn chế.

- Luận án đề xuất 5 nhóm giải pháp và một số kiến nghị, đề xuất nhằm phát triển

sinh kế bền vững cho cư dân vùng đệm Vườn quốc gia PNKB, Quảng Bình.

6. Kết cấu của luận án

Kết cấu của luận án gồm 3 phần:

Phần I. Mở đầu

Phần II. Nội dung và kết quả nghiên cứu:

Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu về sinh kế bền vững.

Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về sinh kế bền vững của cư dân vùng đệm

Vườn quốc gia.

Chương 3: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Thực trạng sinh kế bền vững của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia

Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình.

Chương 5: Phương hướng giải pháp phát triển sinh kế bền vững đối với cư dân

vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình

Phần III. Kết luận và kiến nghị.

Page 18: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

6

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN C C CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SINH KẾ BỀN VỮNG

Hầu hết các nghiên về sinh kế bền vững tiếp cận dựa trên 3 hướng cơ bản: (1) Dựa

vào tài sản sinh kế và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sinh kế; (2) Dựa vào phân tích

tính bền vững của sinh kế; (3) Phương pháp đo lường sinh kế bền vững.

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu sinh kế bền vững trên thế giới

1.1.1. Một số công trình nghiên cứu sinh kế bền vững dựa trên các lợi thế về nguồn lực

sinh kế của địa phương

Dựa vào các lợi thế về nguồn lực sinh kế của địa phương để thực hiện cải thiện,

chuyển đổi hay phát triển các hoạt động sinh kế, các nghiên cứu đã xây dựng hoặc sử dụng

công cụ khung phân tích như một phương pháp nghiên cứu.

Teresa–Chang Hung Tao (2006), Fujun Shen (2009) [71], [75] nhận định hoạt

động du lịch như là một chiến lược sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư sinh sống ở

Đài Loan, Trung quốc. Nghiên cứu cho rằng, lợi thế nguồn lực phát triển du lịch là cơ sở

để thực hiện mục đích chuyển đổi sinh kế và cải thiện hoạt động sinh kế kém bền vững

trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Từ đó, địa phương cần thực hiện các chính sách hỗ

trợ chuyển đổi sinh kế. Nghiên cứu chỉ ra rằng, thực hiện sinh kế du lịch bền vững phải kết

hợp sự giao thoa về “sinh kế nông thôn bền vững; Du lịch bền vững; Du lịch nông thôn”.

Trong đó, vốn thể chế được xem trọng như các nguồn vốn sinh kế khác, đây cũng là sự

khác biệt lớn nhất của nghiên cứu so với DFID (1999) [71].

Muhammad Asiful Basar (2009) ở Bangladesh chú trọng đến nguồn lực đất đai, cho

rằng năm nhóm đất đai với quy mô khác nhau sẽ có những lợi thế khác nhau để lựa chọn

phát triển sinh kế, đồng thời thực hiện phân tích năm nguồn vốn sinh kế để nhận định

điểm mạnh và điểm yếu theo mức sống của các địa phương. Kết quả là có bốn mức thu

nhập khác nhau [59].

Như vậy các nghiên cứu trên chú trọng đến việc phân tích lợi thế các hoạt động sinh

kế trên cơ sở nguồn lực mặt nước, nguồn lực đất đai, địa danh thắng cảnh…để đánh giá

những lợi thế và hạn chế của các hoạt động sinh kế, chỉ ra các kết quả sinh kế, từ đó đưa ra

hàm ý chính sách và giải pháp nhằm phát triển sinh kế bền vững. Tuy nhiên các nghiên

Page 19: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

7

cứu này chỉ đánh giá các hoạt động sinh kế riêng lẻ, bối cảnh nghiên cứu tập trung trên

70% người dân tham gia các hoạt động thủy sản, hoặc một số đối tượng là những người có

đào tạo và khả năng đầu tư, thiếu tính cộng đồng (trừ người nghèo) [46], hoặc xem trọng

nguồn lực tự nhiên [59].

1.1.2. Một số công trình nghiên cứu sinh kế bền vững vùng đệm dựa trên việc sử dụng

mô hình các nhân tố ảnh hưởng

Các nghiên cứu này chú trọng việc sử dụng các mô hình nhân tố ảnh hưởng để đánh

giá mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến hoạt động sinh kế, mà chủ yếu là các sinh kế

phụ thuộc nguồn lực tự nhiên của khu bảo tồn hoặc vườn quốc gia như:

Obong Linus Beba và cộng sự (2013) phân tích thực trạng sinh kế của vùng đệm tại

Vườn quốc gia Cross River. Nghiên cứu chỉ ra rằng, các hoạt động sinh kế của người dân

vùng đệm ảnh hưởng đến vườn quốc gia, trong đó sản xuất nông nghiệp xâm lấn đất rừng

chiếm 20%; săn trộm 15,2%; thu hoạch dược liệu 6,4%; khai thác gỗ 3,6% và hoạt động

khác 12,8%. Các hoạt động này bị ảnh hưởng của các nhân tố về quy mô khai thác, diện

tích đất canh tác, trình độ giáo dục, giới tính của chủ hộ…[63]. Teija Reyes (2008) đã nhận

định hoạt động nông, lâm truyền thống của người dân vùng đệm có thể có những thay đổi

tích cực hơn nếu chính quyền địa phương có những chính sách hợp lý như: (1) Quản lý

rừng có sự tham gia của người dân để nâng cao vai trò quản lý tài nguyên thiên nhiên; (2)

Thay đổi ý thức của người dân thông qua sự hoàn chỉnh các thể chế chính trị của tổ chức

trong việc nâng cao vai trò của nông nghiệp và lâm nghiệp trong giảm nghèo. Các hoạt

động sinh kế này có sự khác nhau giữa các địa phương do khoảng cách từ nơi ở đến khu

bảo tồn, quy mô đất, thu nhập, lương thực…; Trong đó chỉ 6% số người được khảo sát

cho là không có sự sụt giảm của năng suất; 65% ý kiến cho rằng sụt giảm do biến đổi khí

hậu và 19% năng suất sụt giảm do suy thoái môi trường. Nguyên nhân về những kết quả

trên là do thiếu vốn (37%), thiếu thị trường (37%), thiếu đào tạo (37%), thiếu nhận thức

(37%), thiếu phân bón (33%), thiếu nhân lực (28%), thiếu đất canh tác (12%) và độ tin cậy

của việc giải thích này lên đến 73% [66].

Taruvinga. A và Mushunje. A (2015) đưa ra 4 mô hình hồi quy Tobit với 11 nhân tố

ảnh hưởng xác suất mà người dân sẽ tham gia khai thác kết hợp các sản phẩm lâm sản

ngoài gỗ. Kết quả 4 mô hình phản ánh sự kết hợp (số loài) lâm sản ngoài gỗ được khai

Page 20: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

8

thác sẽ ảnh hưởng đến tài nguyên rừng và khu bảo tồn khác nhau. Trong đó nhân tố dân số

và quy mô nhân khẩu hộ gia đình giải thích đến 73% [78].

Việc tiếp cận phân tích sự bền vững sinh kế của các nghiên cứu chỉ ra rằng: tính bền

vững của sinh kế được phản ánh trên các phương diện về kinh tế, xã hội, môi trường và

cấu trúc thể chế và quy trình chính sách. Các tiêu chí này cho phép nhận định một cách

toàn diện về tác động tiêu cực và tích cực đến sự bền vững của sinh kế.

Bruce K. Downie (2015) sử dụng thuyết hành vi dự định để thăm dò hành vi của

người dân vùng đệm Vườn quốc dân Saadani về khả năng mở rộng hay chuyển đổi sinh

kế cũng như mục tiêu sản xuất lâu dài. Từ đó đưa ra bốn khuyến nghị là nên thay đổi một

phần, tăng cường nguồn lực, giữ nguyên hiện trạng hoặc nên thay thế sinh kế mới. Bốn

lĩnh vực sinh kế mà người dân vùng đệm tham gia gồm sinh kế phụ thuộc tài nguyên, thu

nhập từ lương, từ các hoạt động kinh doanh và nguồn khác [38]. Lamsal và cộng sự

(2015) chỉ ra rằng thu nhập từ hoạt động khai thác từ tài nguyên vùng bảo tồn chiếm

12,4% tổng thu nhập của hộ gia đình [56].

Winin Zakiah và cộng sự (2015) nghiên cứu sinh kế bền vững tại vùng đệm vườn

quốc gia Sebangau, đó là một vùng đầm lầy than bùn. Nghiên cứu đánh giá thực trạng của

5 nguồn vốn sinh kế và cho rằng 5 nguồn vốn sinh kế đều ảnh hưởng đến mọi hoạt động

sinh kế của con người, năm nguồn vốn này cũng được phát triển thành chỉ số chính trong

cách tiếp cận của khung phân tích sinh kế. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng khả năng tiếp

cận các nguồn vốn đến phát triển kinh tế của ngư dân vùng đệm rất thấp cận dưới 50%.

Tác giả cũng nhận định, kích thước bền vững của sinh kế thực sự phải dựa các trên tiêu chí

về bền vững về môi trường, về xã hội, về kinh tế và cấu trúc và quy trình thể chế diễn ra

theo hướng tăng cường tính bền vững các hoạt động sinh kế [80]. Đây được xem là nghiên

cứu thực tiễn điển hình về sinh kế bền vững của người dân vùng đệm VQG.

Các nghiên cứu này chỉ tập trung phân tích mô hình nhân tố ảnh hưởng của các sinh

kế truyền thống và chú trọng các sinh kế phụ thuộc nguồn lực tài nguyên Vườn quốc gia,

các nhân tố ảnh hưởng chỉ phản ánh tính quy mô về vốn nhân lực, tự nhiên, xã hội, tài

chính ở một số hoạt động sinh kế; hoặc xuất phát từ việc khai thác thiếu bền vững và quy

trình thể chế chính sách chưa rõ ràng. Mục tiêu của nghiên cứu làm rõ lợi thế hoạt động

khai thác ít tác động tiêu cực đến tài nguyên vườn quốc gia [63]. Nghiên cứu cũng nhận

định các nhân tố ảnh hưởng lớn đến quy mô khai thác và số loài khai thác [76]. Phương

Page 21: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

9

pháp khảo sát về hành vi dự định được xem là phương pháp định tính có ý nghĩa cho việc

quy hoạch, định hướng trong phát triển sinh kế theo hướng bền vững [38]. Winin Zakiah

và cộng sự (2015) làm rõ hơn về các tiêu chí đánh giá mức độ bền vững về sinh kế và xem

vai trò của năm nguồn vốn sinh kế phản ánh đến mọi quá trình phát triển các hoạt động

sinh kế, bên cạnh đó nghiên cứu cũng chỉ ra được kích thước đánh giá bền vững sinh kế

dựa trên 4 tiêu chí đánh giá về bền vững môi trường, bền vững kinh tế, bền vững xã hội và

bền vững về thể chế - chính sách [80].

Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chỉ tập trung phân tích các mô hình nhân tố ảnh

hưởng một số hoạt động sinh kế truyền thống, chú trọng đến sinh kế phụ thuộc nguồn lực

tài nguyên đối với một số các hoạt động sinh kế. Bên cạnh đó, chưa có khung lý thuyết

hoàn chỉnh làm cơ sở để đánh giá sinh kế bền vững ở vùng đệm, hệ thống chỉ tiêu về chỉ

tiêu nghiên cứu và phương pháp đánh giá sinh kế bền vững chưa rõ ràng.

1.1.3. Một số công trình nghiên cứu sinh kế bền vững dựa trên việc sử dụng chỉ số đo

lường sinh kế bền vững

Thời gian gần đây, nhiều nghiên cứu về sinh kế bền vững đã sử dụng chỉ số tổng

hợp để đo lường mức độ bền vững về sinh kế. Các đánh giá sinh kế bền vững theo chỉ số

đầu tiên được CARE ở Ấn Độ và Sri Lanka sử dụng từ năm 1995 đến 1997. CARE đã

đưa ra chỉ số an ninh sinh kế (Security Livelihoods Index_SLI) với mục đích của chỉ số là

để cung cấp rõ ràng hơn về hạn chế đối với an ninh sinh kế hộ nghèo ở nông thôn.

Đến nay, chỉ số này được nhiều nghiên cứu sử dụng để đánh giá như: Suresh

Kumara & A. Raizadaa & H. Biswasa (2014) [73], Lindenberg (2002)[57], Saijad

Haroon, et al. (2010) [68]. Chỉ số đo lường dựa trên năm khía cạnh: an ninh kinh tế, an

ninh lương thực, an toàn sức khỏe, an ninh giáo dục và phân quyền (Lindenberg, 2002),

việc phát triển các thành phần của chỉ số được sử dụng như nghiên cứu của Hahn et al.

(2009) [44]. CARE cho rằng, phát triển bộ chỉ tiêu để đánh giá mỗi hộ gia đình dựa vào

cuộc họp, thảo luận liên quan của một số tổ chức phi chính phủ (CARE, 2004). Việc xây

dựng này dựa trên tiếp cận khảo sát dữ liệu từ việc xây dựng các chỉ số an ninh sinh kế,

đánh giá nhanh nông thôn (CARE, 2004).

Mical B. Hahn (2009) đã xây dựng chỉ số tổn thương sinh kế (LVI) trên cơ sở phân

tích những ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu, tác giả chỉ ra 8 thành phần gồm:

thông tin về dân tộc, nhân khẩu, sức khỏe, mối quan hệ xã hội, thức ăn, nguồn nước, thiệt

Page 22: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

10

hại tự nhiên và biến đổi khí hậu với 28 chỉ tiêu đánh giá [44]. Kumar Lamichane (2010)

chỉ ra 44 chỉ tiêu dựa trên 13 thành phần chính thuộc năm nguồn vốn sinh kế. Chỉ số tổn

thương là tổng hợp trên 3 chỉ số thành phần (biểu hiện, tính nhạy cảm và chỉ số năng lực

thích ứng). Kết quả cho thấy có 8/13 thành phần có chỉ số tổn thương trên 0,5, nguồn vốn

tài chính tổn thương cao nhất (0,7), nguồn lực con người và nguồn lực tự nhiên có chỉ số

tổn thương lớn hơn 0,5. Công thức tính: VLI=∑VI(Hi)/∑wi. (với VI là chỉ số tổn thương

thành phần; wi là trọng số)[55]. Như vậy, những sinh kế thích ứng với những biến đổi khí

hậu sẽ là những sinh kế có ít rủi ro, khả năng bền vững cao hơn những sinh kế khác và chỉ

ra chiến lược đa dạng hóa sinh kế là phương pháp tốt nhất để hạn chế rủi ro.

Hiện nay, việc sử dụng chỉ số để đo lường sinh kế bền vững được tiếp cận trên

nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó việc sử dụng chỉ số an ninh sinh kế bền vững, chỉ số

sinh kế bền vững được xem là chỉ số xã hội quan trọng nhất để đánh giá chất lượng cuộc

sống, phản ánh đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người, đồng thời thể hiện những hạn chế

về khả năng tăng phúc lợi và sự phát triển của hộ gia đình.

Pramod K. Singh *, B.N. Hiremath (2010) [64] xác định chỉ số dựa trên 3 tiêu chí:

an ninh sinh thái, hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội. Trong đó, (1) An ninh sinh thái

gồm: độ che phủ rừng, chất lượng nước, tiềm năng tăng thêm, thói quen và tiềm năng tái

tạo nước ngầm; (2) Hiệu quả kinh tế: tổng sản lượng lương thực có hạt (kg/ha); sản lượng

sữa trên một vật nuôi (kg/ngày), tỷ lệ diện tích gieo lưới (%); (3) Công bằng xã hội: tỷ lệ

dân số có việc làm (%), tỷ lệ nữ biết chữ (%), tỷ lệ sống của các bà mẹ (%). Anisul Haque,

M. Shah Alam Khan và Cộng sự (2016) đánh giá chỉ số an ninh sinh kế bền vững của các

HGĐ ven biển ở Banladesh cũng dựa trên 5 thành phần khác nhau: (1) Thực phẩm, (2)

Thu nhập, (3) Đời sống & sức khỏe, (4) Nhà & tài sản và (5) An ninh nguồn nước [32].

Shaheen Akter và Sanzidur Rahman(2012) [31] cho rằng, các vấn đề về an ninh

kinh tế, thực phẩm, dinh dưỡng, sức khỏe, giáo dục, trao quyền, an toàn môi trường, …

ảnh hưởng đến khả năng đo lường mức bền vững của sinh kế. Mỗi chỉ số được đo trên quy

mô khác nhau, các chỉ số được tiêu chuẩn hóa theo cách tiếp cận đo lường khác nhau.

Roslina Kamaruddin và cộng sự (2014) sử dụng chỉ số sinh kế bền vững như là một công

cụ đánh giá khả năng bền vững của sinh kế dựa trên 5 nguồn vốn (tự nhiên, con người, vật

chất, xã hội, tài chính) và nhân tố kết quả sinh kế. Kết quả đánh giá SLI dựa theo Hahn

cộng sự (2009): LSI = {[(Index H *wH) + (Index P *wP) + (Index S *wS) + (Index F *wF)

Page 23: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

11

+ (Index N *wN)]:[wH + wP + wS + wF + wN]} (wi là thành phần nhân tố phụ trong từng

nhân tố chính). Kết quả cho thấy chỉ số SLI thấp hơn 0.5 và chỉ ra rằng không phải hộ có

thu nhập cao đều có chỉ số SLI cao [51].

Haroon Sajjad & I. Nasreen (2016) [69] nghiên cứu đánh giá mức độ bền vững

trong nông nghiệp dựa trên 3 tiêu chí: an ninh sinh thái, hiệu quả kinh tế và công bằng xã

hội với 15 chỉ tiêu. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích tương quan và hồi quy

Pearson để xác định mức độ liên kết giữa Chỉ số an ninh sinh kế bền vững với các chỉ số

thành phần. Kết quả cho thấy, mối tương quan giữa SLSI và chỉ số hiệu quả kinh tế là rất

cao; giữa SLSI và chỉ số công bằng xã hội là quan trọng và cao. Phân tích hồi quy hệ số

beta của hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội ở mức 99%. Giá trị của R2 trong hiệu quả

kinh tế cao nhất (0,829) theo sau là công bằng xã hội (0,759). Vì vậy, có thể kết luận rằng

an ninh sinh kế bền vững của nông dân phụ thuộc nhiều hơn vào hiệu quả kinh tế và công

bằng xã hội. Theo kết quả khảo sát, có 33% người là có chỉ số sinh kế cao, 31% rất thấp,

28% bền vững ở mức trung bình, trong đó 7% có mức sinh kế bền vững cao. Heyuan You

và Xiaoling Zhang (2017) sử dụng 16 chỉ tiêu để tính toán các trọng số theo phương pháp

toán vector. Kết quả cho thấy sự khác nhau về mức độ bền vững ở 3 khía cạnh sinh thái,

hiệu quả kinh tế và cập nhật xã hội của 31 tỉnh là khác nhau [47].

Như vậy chỉ số đánh giá mức độ sinh kế bền vững được nhiều tác giả sử dụng và

ngày càng hoàn thiện về bộ chỉ tiêu đánh giá dựa trên năm nguồn lực, kết quả sinh kế,

phân tích một cách chi tiết, có chất lượng ở phạm vi quy mô lựa chọn hợp lý. Nghiên cứu

chỉ số cho phép đánh giá một cách tổng hợp, toàn diện các khía cạnh trên nhiều thang đo

khác nhau. Tuy nhiên, hạn chế của dạng nghiên cứu này là phần lớn được đo lường định

tính, số câu hỏi hay chỉ tiêu có thể quyết định làm tăng độ tin cậy của thông tin trên quan

điểm của các vấn đề liên quan. Mặt khác, các nghiên cứu trên được thực hiện ở nhiều bối

cảnh, cách tiếp cận phân tích chỉ số khác nhau nên dẫn đến số lượng, quy mô và chất

lượng chỉ tiêu được lựa chọn để đo lường khác nhau. Bên cạnh đó, việc xác định phương

pháp tính trọng số đối với các nghiên cứu không giống nhau nên có nhiều kết quả.

1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu sinh kế bền vững trong nước

1.2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở các địa phương trong nước

Nghiên cứu sinh kế trong nước được thực hiện vào những năm 90, đầu tiên tập

trung vào việc xóa đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn Việt Nam, đồng bào dân tộc

Page 24: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

12

thiểu số. Việc hỗ trợ cho phát triển sinh kế thông qua các dự án phát triển nông thôn

hướng tới cải thiện đời sống người nghèo, tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội, giáo

dục và y tế... Tuy nhiên các hoạt động hỗ trợ vẫn mang tính bao cấp dẫn đến nhiều vùng

đồng bào trở nên phụ thuộc, hiệu quả và năng suất công việc thay đổi không nhiều. Khi

hết dự án, người nghèo vùng cao, vùng sâu lại trở về với thói quen củ, các hoạt động hỗ

trợ trở nên kém hiệu quả vẫn không cải thiện. Vì vậy vấn đề xây dựng, lựa chọn sinh kế

bền vững cho người dân vùng nông thôn, đặc biệt đồng bào dân tộc thiểu số đang được

nhiều tác giả quan tâm.

Đặng Thị Kim Phụng (2012) [65], nghiên cứu sinh kế người dân vùng đệm tại

Vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát. Khảo sát trên 150 hộ gia đình cho thấy, có 23 hoạt động

sinh kế chính, trong đó 5 HĐSK nông nghiệp và 18 HĐSK phi nông nghiệp. Hoạt động

sinh kế chính gồm trồng trọt, chăn nuôi, lao động tiền lương. Kết quả nghiên cứu trên 4

nhóm hộ (giàu, khá, trung bình, nghèo) chỉ ra thực trạng vốn con người thấp chỉ có 46%,

người giàu và 33% người khá; 23% người nghèo; tỷ lệ mù chữ cao chiếm 32%; số người

có trình độ đại học chủ yếu là hộ giàu và khá; chỉ có 6% chủ hộ có kỹ thuật sản xuất nông

nghiệp; người giàu sở hữu đất gấp 3-4 lần người nghèo và có đến 33% số hộ khảo sát

không có đất và chủ yếu làm công ăn lương. Bên cạnh đó người nghèo cũng bất lợi hơn

trong tiếp cận vốn vì thiếu tài sản đất đai, 84% người nghèo, 83% cận nghèo và 54% hộ

khá còn sống ở nhà tạm. Nguyễn Đăng Hiệp Phố (2016) khi nghiên cứu về sinh kế của

người Châu Mạ ở vùng đệm Vườn quốc gia Cát Tiên cũng đã phân tích điểm mạnh và

điểm yếu của 5 nguồn vốn sinh kế: (1) Vốn con người gồm: đội ngũ y tế, cơ sở y tế, trình

độ văn hóa và học vấn; (2) Vốn xã hội: mạng lưới xã hội, quan hệ đoàn thể, quan hệ vay

mượn; (3) Vốn vật chất: điện, đường, trường, trạm; (4) Vốn tài chính gồm trợ cấp…; (5)

Vốn tự nhiên [22].

Nguyễn Xuân Hòa (2018) [17] nghiên cứu về sinh kế của người Sán Dìu ở vùng

đệm Vườn quốc gia Tam Đảo, tác giả đã chỉ ra nguồn thu của người Sán Dìu từ 6 từ các

hoạt động sinh kế gồm: (1) Ruộng, (2) Vườn nhà, (3) Vườn Rừng, (4) Thu nhập từ hoạt

động chăn nuôi gia súc, (5) Chăn nuôi gia cầm, (6) Thu từ khai thác tự, tổng thu bình quân

của một hộ gia đình là 12,5 triệu đồng ở năm 2016. Ngoài ra, nghiên cứu sử dụng phương

pháp so sánh các tiêu chí theo thời gian trước và sau thành lập Vườn quốc gia nhằm làm rõ

khả năng thay đổi các hoạt động sinh kế của người dân vùng đệm. Trong khi đó nghiên

cứu của Đinh Thị Hà Giang (2017) [14] tại cộng đồng cư dân tại vùng đệm Vườn quốc

Page 25: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

13

gia Xuân Sơn cho thấy, nguồn thu nhập chủ yếu là từ các hoạt động trồng trọt và chăn

nuôi, có 88,9% có thu nhập dưới 1 triệu đồng/tháng/người. Nghiên cứu cũng chỉ ra 5

nguồn vốn sinh kế mà người dân vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Sơn cho thấy, vốn sinh

kế nghèo. Nghiên cứu đánh giá tính bền vững sinh kế được chia thành 4 mức: (1) Chưa

bền vững; (2) bền vững ở mức thấp; (3) bền vững ở mức trung bình; và (4) bền vững ở

mức cao và có hơn 50% số chỉ tiêu đặt ra là chưa bền vững.

Như vậy, các nghiên cứu về sinh kế vùng đệm ở Vườn quốc gia tập trung phân tích

thực trạng nguồn lực các hoạt động sinh kế, tiến hành đánh giá và so sánh kết quả sinh kế,

đánh giá thực trạng và lợi thế của các nguồn lực sinh kế trước và sau thành lập vườn quốc

gia [20], hoặc dựa trên thực trạng các kết quả đạt được với mục tiêu đặt ra [14], một số

nghiên cứu khác đánh giá các nguồn lực sinh kế giữa các nhóm hộ [17], [14], [65]. Tuy

nhiên, các nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức đánh giá thực trạng các nguồn lực sinh kế, thực

trạng kết quả các hoạt động sinh kế, chưa làm rõ cơ sở để đánh giá mức độ bền vững của

sinh kế cũng như chưa có hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu đo lường mức độ sinh kế bền vững.

Đặng Đình Đào và Cộng sự (2014) xây dựng mô hình phân tích sinh kế bền vững

cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam. Nghiên cứu đánh giá các nguồn lực ảnh

hưởng trực tiếp đến năm hoạt động sinh kế gồm: trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công

nghiệp, TMDV và mô hình sinh kế khác. Từ đó nhận định các lợi thế về nguồn lực sinh kế

trồng trọt là ngành có điều kiện và thế mạnh hơn các hoạt động sinh kế khác, là ngành tạo

thu nhập chính cho người dân. Trong đó, thể chế chính sách tác động tích cực đến mọi mặt

của đời sống của người dân nhưng cũng tạo ra tư tưởng ỷ lại, lười thay đổi, thiếu mạnh

dạn để cải thiện sinh kế và thu nhập cho hộ gia đình [13]. Phan Xuân Lĩnh (2015) cũng

xây dựng mô hình sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk gồm ba

thành phần chính: nguồn vốn sinh kế làm trung tâm chịu tác động của thể chế, chính sách

và các thách thức về tính bền vững (kinh tế, môi trường, xã hội). Chiến lược sinh kế được

đề cập gồm: nông nghiệp, phi nông nghiệp, đa dạng hóa [18].

Nguyễn Đăng Hào (2016) thực hiện đánh giá các nguồn lực và kết quả sinh kế của

5 hoạt động sinh kế gồm: dựa vào nông nghiệp; kết hợp nông nghiệp với ngành nghề, dịch

vụ; chiến lược dựa vào nuôi trồng thủy sản; chiến lược hỗn hợp. Cơ sở xác định các tiêu

chí đánh giá dựa vào khung lý thuyết của Ellis (2000) và Scoones (1998) [16]. Trong khi

Vũ Thị Hoài Thu (2012) đưa ra các chỉ tiêu phản ánh tác động tích cực của biến đổi khí

Page 26: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

14

hậu đến 4 hoạt động sinh kế cụ thể gồm đánh bắt, nuôi trồng, thu gom, chế biến, sản xuất

nông nghiệp, dựa trên 5 tiêu chí đánh giá gồm kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế và nhân

tố khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu [25].

Võ Văn Tuấn và Lê Cảnh Dũng (2015) [27] sử dụng mô hình hồi quy Tobit để đánh

giá 10 nhân tố ảnh hưởng (vốn xã hội, vốn tài chính, vốn vật chất, trình độ lao động, đất

lúa, đất hoa màu, đất tôm, chỉ tiêu đa dạng hóa sinh kế (%)… đến khả năng thực hiện đa

dạng hóa sinh kế nông nghiệp.

Nghiên cứu Nguyễn Minh Thu (2013), được xem là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam

xây dựng chỉ số phát triển bền vững dựa trên cơ sở hệ thống chi tiêu đánh giá phát triển

bền vững ở Việt Nam. Các chỉ số thành phần gồm chỉ số tổng hợp, chỉ số xã hội, khía

cạnh môi trường. Chỉ số đo lường mức độ phát triển bền vững dựa trên sự so sánh theo

thời gian, trọng số xác định cho các chỉ số thành phần bằng phương pháp chuyên gia [30].

Tuy nhiên, nghiên cứu này có bộ dữ liệu thứ cấp, không phù hợp ở cấp hộ gia đình, cấp vĩ

mô phản ánh phát triển bền vững.

Như vậy, cũng như các nghiên cứu trên thế giới, nghiên cứu ở Việt Nam tập trung

đánh giá thực trạng nguồn vốn và làm rõ các tiêu chí bền vững, một số nghiên cứu đã

chứng minh tính đa dạng hóa sinh kế cho chiến lược sinh kế bền vững. Điều này cũng đã

được minh chứng trong các nghiên cứu điển hình của Scoones (1998), F. Ellis (2000).

Phương pháp chỉ số gần đây được sử dụng rộng rãi và đa dạng, đặc biệt được sử

dụng để đánh giá sinh kế bền vững xem như là công cụ hữu hiệu và có thể khắc phục

những hạn chế của nhiều phương pháp khác. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp chỉ số

vẫn còn những hạn chế nhất định như đã nêu ở trên (chưa có các chỉ tiêu và thang đo về

đánh giá sinh kế bền vững rõ ràng, các nhận định đưa ra còn thiếu căn cứ và thiếu độ tin

cậy). Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào sử dụng chỉ số để đo lường mức độ sinh kế bền

vững của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia ở cấp hộ gia đình. Vấn đề sử dụng chỉ số để đo

lường mức độ sinh kế bền vững ở Việt Nam còn hạn chế. Một số nghiên cứu sử dụng chỉ

số tổn thương để đánh giá mức bền vững sinh kế [27], tuy nhiên khía cạnh đánh giá phản

ánh mặt tiêu cực của các nhân tố ảnh hưởng và các thông tin thu thập mang tính định

hướng. Do vậy, cách tiếp cận này không phù hợp cho việc đánh giá sinh kế nhiều khía

cạnh và nhiều hoạt động sinh kế.

Page 27: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

15

1.2.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu sinh kế ở Phong Nha - Kẻ Bàng

Hiện nay, vẫn chưa có các công trình nghiên cứu độc lập về sinh kế bền vững đối

với người dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Quảng Bình. Một số

nghiên cứu tiếp cận sinh kế trên cơ sở đánh giá thực trạng các hoạt động sinh kế có ảnh

hưởng đến vấn đề bảo tồn hoặc xây dựng các mô hình sinh kế mới mà quên đi khả năng

mà người dân có thể thực hiện các sinh kế đó một cách lâu dài.

Rita Gebert và Trang Hiếu Tường (2011) nghiên cứu mối liên hệ giữa giới và đói

nghèo, nhận định giới tính của chủ hộ, tính bình đẳng của nữ giới trong gia đình, tỷ lệ về

nữ giới trong gia đình với thực trạng đói nghèo của người dân. Kết quả chỉ ra rằng, nam

giới có quyền quyết định hoạt động sinh kế trong gia đình, sự bất bình đẳng về giới trong

quyết định hoạt động sinh kê vẫn tồn tại [15].

Báo cáo về Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm theo hướng bảo tồn

Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 của UBND tỉnh

Quảng Bình hợp tác với GIZ (2014) chỉ ra các đặc điểm cơ bản về kinh tế - xã hội, sự

phân bố tài nguyên của địa phương vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, các

lợi thế và hạn chế đối với từng hoạt động sinh kế. Ngoài ra, nghiên cứu đưa ra các dự báo

về các vấn đề kinh tế - xã hội của vùng đệm đến năm 2020 như thu nhập, lương thực, đất

đai, lao động, dân số, lượng gia súc sở hữu,… Điều này cho phép tác giả nhận định một

cách tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội vùng đệm, các hoạt động sinh kế mà người

dân vùng đệm tham gia [28].

Christian Schoen, Mesopartner (2014) [5] thực hiện lựa chọn các sinh kế ưu tiên để

hỗ trợ. Các nguồn vốn sinh kế được đánh giá bằng phương pháp thảo luận nhóm

(teambulding), nhận định các tiêu chí đánh giá về hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội đối

với sáu hoạt động sinh kế được lựa chọn để ưu tiên và 10 mô hình sinh kế, trong đó có

năm mô hình đánh giá đạt thang đo 7/10 điểm ở cả ba khía cạnh. Phạm Thanh Lương

(2016) lập quy trình kế hoạch thực hiện hỗ trợ sinh kế cho 4 nhóm sinh kế, đề xuất hỗ trợ

thực hiện phù hợp với yêu cầu bảo tồn, duy trì tính đa dạng sinh học và yếu tố văn hóa dân

tộc. Tuy nhiên, nghiên cứu không đưa ra cơ sở đánh giá về các hoạt động sinh kế [58].

Thuyết minh về Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích Quốc

gia đặc biệt Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, Quảng Bình giai đoạn 2016 – 2025 và

tầm nhìn 2035 đã chỉ ra các điều kiện, lợi thế của nguồn lực trong phát triển du lịch gắn

Page 28: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

16

với nhiệm vụ bảo tồn tôn tạo các giá trị đặc biệt của Vườn quốc gia. Báo cáo đã chỉ ra

những đặc điểm đặc trưng về tác động của dân số, lao động, nhận thức, địa hình cũng như

hoạt động sinh kế mà người dân vùng đệm đang hoạt động trong vùng lõi đến công tác

bảo tồn Vườn quốc gia. Từ đó, đề xuất chính sách bổ sung cơ sở hạ tầng, hệ thống nước,

hỗ trợ người dân chuyển đổi sinh kế phi nông nghiệp, đặc biệt là người dân vùng lõi là

người dân tộc đang phụ thuộc lớn vào nguồn tài nguyên [1].

1.3. Khoảng trống cho nghiên cứu luận án

Sau khi nghiên cứu, hệ thống hóa các công trình khoa học đi trước được tổng hợp ở

phụ lục 1, có liên quan đến đề tài luận án, tác giả nhận thấy:

- Thứ nhất, nghiên cứu về sinh kế bền vững không phải là một chủ đề mới, tuy

nhiên đặt trong bối cảnh vùng đệm Vườn quốc gia, đặc biệt là đối với cư dân vùng đệm

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình thì chưa có nghiên cứu toàn diện về

vấn đề này. Do vậy đây là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn đối với cư dân vùng đệm và mục

tiêu bảo tồn của Vườn quốc gia PNKB, cung cấp một bức tranh toàn diện rõ ràng hơn về

thực trạng sinh kế và mức độ bền vững sinh kế của người dân, từ đó đưa ra phương hướng

giải pháp và hàm ý chính sách phù hợp cho việc tăng cường sinh kế bền vững cư dân vùng

đệm Vườn quốc gia PNKB, Quảng Bình.

- Thứ hai, các công trình nghiên cứu, phân tích sinh kế bền vững nói chung và sinh

kế bền vững ở vùng đệm Vườn quốc gia nói riêng còn mang tính riêng lẻ, chưa có hệ

thống chỉ tiêu đánh giá rõ ràng, chưa có khung/mô hình phân tích riêng cho sinh kế cư dân

vùng đệm Vườn quốc gia. Các kết quả đánh giá còn phụ thuộc vào số lượng và chất lượng

các chỉ tiêu và thang đo nghiên cứu của các tác giả nên dẫn đến các kết quả không giống

nhau. Một số nghiên cứu khác, đi sâu phân tích thực trạng nguồn lực sinh kế và sử dụng

mô hình để đánh giá mối quan hệ giữa sinh kế và các nhân tố ảnh hưởng, từ đó nhận định

chủ quan về các hoạt động sinh kế. Những năm gần đây có nhiều nghiên cứu về sinh kế

bền vững đã tiếp cận một cách toàn diện về phân tích sinh kế và đưa ra nhiều phương pháp

để đánh giá và đo lường mức độ bền vững của sinh kế như phương pháp so sánh, phương

pháp chỉ số… Tuy nhiên, hệ thống tiêu chí và chỉ tiêu xác định phụ thuộc vào bối cảnh

nghiên cứu và cách tiếp cận nghiên cứu. Mặt khác, các nghiên cứu về sinh kế bền vững

của cư dân vùng đệm VQG cả trong và ngoài nước chưa sử dụng phương pháp chỉ số để

đo lường mức độ bền vững của sinh kế.

Page 29: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

17

- Thứ ba, các giải pháp phát triển sinh kế bền vững ở vùng đệm Vườn quốc gia

được xây dựng cho từng bối cảnh cụ thể, từng hoạt động sinh kế cụ thể nên thiếu cái nhìn

tổng quan toàn diện đối với việc phát triển sinh kế bền vững vùng đệm Vườn quốc gia

trong bối cảnh bảo tồn. Nghiên cứu sinh kế bền vững của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia

Phong Nha - Kẻ Bàng mặc dù chỉ đặt trong bối cảnh của vùng đệm Vườn quốc gia nhưng

luận án sẽ cung cấp rõ ràng hơn về hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu, mô hình phân tích sinh

kế bền vững của cư dân vùng đệm, phương pháp đánh giá nguồn lực và đo lường sinh kế

bền vững.

Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, nghiên cứu sinh nhận thấy đó là khoảng trống

nghiên cứu mà các tác giả ngoài nước và trong nước trước đây chưa thực hiện, đặc biệt là

đối với cư dân vùng đệm Vườn quốc gia PNKB, Quảng Bình; trên cơ sở đó đề xuất các

giải pháp và hàm ý chính sách nhằm tăng cường sinh kế bền vững cho cư dân vùng đệm

Vườn quốc gia PNKB, Quảng Bình trong bối cảnh thực hiện mục tiêu bảo tồn vườn quốc

gia và phát huy lợi thế nguồn lực của địa phương.

KẾT U N CHƯƠNG 1

Tổng quan các công trình nghiên cứu về sinh kế bền vững trong và ngoài nước đã

làm rõ thực trạng sinh kế ở nhiều bối cảnh khác nhau, có ba hướng nghiên cứu chính gồm:

(1) Dựa vào tài sản sinh kế và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sinh kế; (2) Dựa vào

phân tích tính bền vững của sinh kế; (3) Phương pháp đo lường sinh kế bền vững. Luận án

chỉ ra rằng các hướng nghiên cứu đã làm rõ được mục tiêu nghiên cứu sinh kế, nhấn mạnh

đến nguồn lực sinh kế và kết quả các hoạt động sinh kế cũng như những phương pháp

đánh giá tính bền vững của sinh kế, tuy nhiên còn nhiều hạn chế như chưa có hệ thống các

chỉ tiêu phân tích nguồn lực sinh kế, hay đo lường mức độ bền vững, chưa có mô hình

phân tích sinh kế bền vững riêng cho cư dân vùng đệm Vườn quốc gia… Từ đó, luận án

đã rút ra được 3 khoản trống cơ bản cần tiếp tục nghiên cứu cho nghiên cứu luận án.

Page 30: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

18

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ Ý U N VÀ THỰC TIỄN VỀ SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA CƯ DÂN

VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.1. Quan điểm sinh kế bền vững, khung phân tích và tiêu chí đánh giá tính bền

vững của sinh kế

2.1.1.1. Khái niệm sinh kế bền vững

Rober Champers và Godern Conway (1992) là những người đầu tiên đưa ra khái

niệm khá rõ ràng, theo các tác giả “Sinh kế gồm năng lực, nguồn lực (nguồn dự trữ, nguồn

tài nguyên, quyền được bảo vệ và tiếp cận) và các hoạt động cần thiết làm phương tiện

sống của con người” [37]. Frank Ellis (2000) chỉ rõ một sinh kế bao gồm các tài sản (tự

nhiên, phương tiện vật chất, con người, tài chính và vốn xã hội), các hoạt động và việc tiếp

cận các tài sản này (thể chế và quan hệ xã hội), tất cả đều xác định sự sống mà cá nhân

hoặc hộ gia đình nhận được [41]. Scoones (1998) và Cơ quan phát triển Vương quốc Anh

(DFID, 2001) đưa ra quan điểm về sinh kế bao gồm các khả năng, tài sản (cả nguồn lực

vật chất và nguồn lực xã hội) cùng các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống [39] [69].

Tóm lại, sinh kế là những hoạt động cần thiết mà cá nhân hay hộ gia đình phải thực

hiện để duy trì sự sống và đảm bảo nhu cầu sống dựa trên các khả năng và nguồn lực sinh

kế của chính họ.

Quan điểm về sinh kế bền vững

Quan điểm về sinh kế bền vững dựa trên lý thuyết về phát triển bền vững, phát triển

bền vững xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới

(công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN)

với nội dung rất đơn giản: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát

triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến

môi trường sinh thái học”[49]. Báo cáo của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (nay

là Ủy ban Brundtland), báo cáo ghi rõ “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng những

nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của

các thế hệ tương lai” [36].

Page 31: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

19

Khái niệm “Phát triển bền vững” xuất hiện trong phong trào “Bảo vệ môi trường” từ

những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ XX, đến nay đã có nhiều định nghĩa về phát

triển bền vững được đưa ra như: Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế – xã hội lành

mạnh dựa trên việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường, nhằm đáp ứng

nhu cầu hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng bất lợi cho các thế hệ mai sau. Theo Trần

Ngọc Ngoạn (2008) phát triển bền vững là sự phát triển thỏa mãn được nhu cầu của hiện

tại mà không làm tổn hại đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai” [20].

Chambers và Conway (1992) nhận định “một sinh kế được cho là bền vững khi mà

sinh kế đó có thể đối phó và phục hồi từ những căng thẳng và các cú sốc, duy trì hoặc tăng

cường khả năng các tài sản, cung cấp các cơ hội sinh kế bền vững cho các thế hệ tiếp theo;

phân phối các phúc lợi ở cấp địa phương và cấp cộng đồng trong ngắn hạn và dài hạn”

[37]. Scoones (1998), quan điểm về sinh kế bền vững cơ bản giống với nhận định trên

nhưng nhấn mạnh đến tính bền vững của nguồn lực tự nhiên, điều này liên quan đến thực

hiện các chiến lược sinh kế của cộng đồng nông thôn [69]. Theo Pramod K. Singh, B.N.

Hiremath (2010), khái niệm an ninh sinh kế bền vững (SLS) có phạm vi rộng hơn bao

gồm các mối quan tâm và chính sách hiện tại yêu cầu liên quan đến phát triển bền vững

(SD). Theo Swaminathan (1991a, b) an ninh sinh kế bền vững là các lựa chọn sinh kế an

toàn về mặt sinh thái, hiệu quả kinh tế và xã hội công bằng [64].

Hanstad và cộng sự (2004) diễn giải rằng “Một sinh kế được coi là bền vững khi nó

có khả năng ứng phó và phục hồi khi bị các tác động, hay có thể thúc đẩy các khả năng và

tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong tương lai trong khi không làm xói mòn nền tảng

của các nguồn lực tự nhiên” [45]. Tác giả Koos Neefjes (2000) giải thích sinh kế bền vững

là “Một sinh kế phải phụ thuộc vào các khả năng và của cải (cả nguồn lực vật chất và xã

hội) và những hoạt động mà tất cả là cần thiết để mưu sinh. Sinh kế của một người hay

một gia đình là bền vững khi họ có thể đương đầu và phục hồi trước các căng thẳng và

chấn động, tồn tại được hoặc nâng cao thêm các khả năng và của cải của mình và cả trong

tương lai mà không làm tổn hại đến các nguồn lực môi trường” [61].

Như vậy, chúng ta có thể hiểu sinh kế bền vững là việc sử dụng các nguồn lực cần

thiết để thực hiện các chiến lược sinh kế nhằm đạt được các kết quả mong muốn. Ở cấp hộ

gia đình, sinh kế đó được coi là bền vững khi sinh kế đó có thể duy trì mức thu nhập ổn

định và ít tác động đến các yếu tố môi trường, kinh tế và xã hội. Các nguồn lực sinh kế

Page 32: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

20

bao gồm: (1) Nguồn lực con người; (2) Nguồn lực vật chất; (3) Nguồn lực tự nhiên; (4)

Nguồn lực tài chính; (5) Nguồn lực xã hội. Các nguồn lực sinh kế có quan hệ chặt chẽ với

nhau, có tác động trực tiếp đến chiến lược sinh kế, kết quả sinh kế và mục tiêu sinh kế.

2.1.1.2. Khung phân tích sinh kế bền vững

Khung phân tích được xem là một công cụ hữu hiệu để nhận định các nhân tố cấu

thành và các tiêu chí đánh giá sinh kế, những cú sốc, những căng thẳng, hoàn cảnh cần

phải đối phó, những điểm mạnh và điểm yếu, từ đó lựa chọn phương pháp tác động đến

sinh kế phù hợp để cải thiện, lựa chọn hoặc thay thế sinh kế.

- Các yếu tố cấu thành khung phân tích

Chương trình UNDP (1985), mô hình của CARE (1994) mô hình được cấu thành

bởi 3 yếu tố cơ bản: Bối cảnh, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế. Sau này các nghiên

cứu xây dựng khung phân tích chi tiết hơn các thành phần liên quan trong việc phân tích

một sinh kế bền vững như: Scoones (1998), Frank Ellis (2000), DFID (2001) có 5 yếu tố

cấu thành khung sinh kế [39]:

Hình 2.1. Các yếu tố cấu thành khung phân tích sinh kế bền vững [45]

+ Thứ nhất, bối cảnh bên ngoài

Bối cảnh sống là môi trường về kinh tế, xã hội, văn hóa, tự nhiên, thể chế, chính

sách. Bối cảnh tác động đến các sinh kế như: các cú sốc về mùa vụ, điều kiện thời tiết,

dịch bệnh; các xu hướng kinh tế, định hướng phát triển kinh tế, dân số; điều kiện về cơ hội

tiếp cận việc làm, thị trường, công nghệ, thông tin [39], [41], [70]. Ngoài ra, các hủ tục,

luật tục của địa phương dẫn đến những xung đột về thể chế, chính sách…[13], [62].

+ Thứ hai, nguồn lực sinh kế (tài sản sinh kế)

Nguồn lực sinh kế là toàn bộ năng lực vật chất hoặc phi vật chất mà con người có

thể sử dụng đế duy trì hay phát triển sinh kế của họ. Mục tiêu sử dụng tối ưu các nguồn lực

hiện có để tạo thu nhập cho nông hộ (Ellis, 2000). Tài sản gồm cả tài sản hữu hình và tài

sản vô hình (Scoones, 1998). Theo DFID (2001), nguồn vốn hay tài sản sinh kế được coi

là yếu tố trọng tâm trong quá trình phân tích sinh kế bền vững và chia làm 5 loại sau:

Bối

cảnh

Nguồn lực

sinh kế

Quy trình

và cấu trúc

Chiến lược

sinh kế

Kết quả

sinh kế

Page 33: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

21

* Nguồn lực con người: Con người được xem là nhân tố trung tâm, nguồn lực con

người thể hiện kỹ năng, kiến thức, năng lực và thể lực để theo đuổi các chiến lược sinh kế

và đạt được các mục tiêu sinh kế đặt ra [39]. Vốn nhân lực được phản ánh dưới dạng kiến

thức, ý tưởng, sáng tạo, kỹ năng và năng suất lao động [80]. Nguồn nhân lực có thể được

đầu tư thông qua nhiều hình thức gồm giáo dục chính thức và không chính thức, việc làm,

sức khỏe, kinh nghiệm…[79].

* Nguồn lực xã hội: Là các tiềm lực xã hội mà con người dựa vào để theo đuổi các

chiến lược sinh kế như: mạng lưới xã hội (tham gia các hội, nhóm, đoàn thể…); các nhóm

tổ chức đoàn thể (chính thức và không chính thức); quy tắc xã hội và cơ hội tham gia;

nguồn hỗ trợ thông tin, khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin…[41]. Ngoài các vấn đề

trên, vốn xã hội cũng phản ánh các giá trị và hành vi chung, các quy tắc và chế tài chung,

đại diện tập thể, cơ chế tham gia vào việc ra quyết định [45]. Muhammad (2012) khi

nghiên cứu trong bối cảnh vùng đệm đã nhận định, tài sản xã hội được đo bằng văn hóa

truyền thống, duy trì các phong tục, bảo tồn giá trị dân tộc và đời sống của người dân. Các

chỉ số về vốn xã hội là các yếu tố thiết yếu hỗ trợ sinh kế bền vững của người dân vùng

đệm Sebangau. Tuy nhiên chỉ khoảng 10% dân số được hưởng các lợi ích để phát triển

kinh tế [80].

* Nguồn lực vật chất: Là các loại tài sản của hộ gia đình hoặc cộng đồng liên quan

đến cơ sở hạ tầng cơ bản và các phương tiện để hỗ trợ cho các hoạt động sinh kế như:

điện, đường, trường, trạm, loại nhà ở, phương tiện sản xuất (máy móc, thiết bị), phương

tiện sinh hoạt (loại công trình đang sở hữu) [48], [80]. Cơ sở hạ tầng (giao thông, đường

bộ, nơi trú ẩn và tòa nhà, công trình nước và vệ sinh, năng lượng, thông tin liên lạc), công

cụ và công nghệ (công cụ và thiết bị để sản xuất, hạt giống, phân bón, thuốc trừ sâu, công

nghệ truyền tin [47]. Tài sản vật chất thể hiện quyền truy cập các cơ sở hạ tầng nhằm hỗ

trợ đời sống cộng đồng, các dịch vụ như sự sẵn có dịch vụ điện, rác, vệ sinh và nước sạch

cũng như mạng lưới truyền thông…[80].

* Nguồn lực tài chính: Là các nguồn vốn khác nhau mà con người sử dụng để đạt

các mục tiêu sinh kế, đó là các khoản tiền mặt và các khoản tương đương tiền. Vốn tài

chính bao gồm như: nguồn tiết kiệm, thu nhập, tiền gửi, vật nuôi, hàng hóa dự trữ, khoản

hỗ trợ, trợ cấp, lương hưu, các khoản tiền vay, tín dụng và các khoản nợ [39]. Vốn tài

chính cũng được hiểu là tiền mặt, tín dụng, các khoản nợ, tiết kiệm và các tài sản kinh tế

Page 34: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

22

khác rất cần thiết cho việc theo đuổi bất kỳ chiến lược sinh kế nào [54]; vốn tài chính là

nguồn quỹ thu được và phản ánh là tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu [80].

* Nguồn lực tự nhiên: Là các cơ sở tài nguyên thiên nhiên của hộ hay cộng đồng

dựa vào để thực hiện các mục đích sinh kế như: đất đai, mặt nước, rừng, nguồn nước,

không khí, tính đa dạng sinh học, danh lam thắng cảnh… Trữ lượng tài nguyên thiên

nhiên (đất, nước, không khí, tài nguyên di truyền, v.v.) và dịch vụ môi trường (chu trình

thủy văn, mức độ ô nhiễm,…), từ đó tạo nên dòng tài nguyên và dịch vụ hữu ích cho sinh

kế [69]. Vốn tài nguyên là một "tài sản tự nhiên", được hiểu là nguồn tài nguyên thiên

nhiên và dịch vụ tài nguyên có sẵn (như đất, nước, rừng, không khí chất lượng, chống xói

mòn, đa dạng sinh học,...) nó rất hữu ích trong kiểm kê các nguồn sinh kế hiện có [39].

Nhiều nghiên cứu khác chỉ ra rằng, vốn tài nguyên cũng phản ánh các thảm họa môi

trường ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên [44], [53].

+ Thứ ba, quy trình thể chế, chính sách: Thể chế, chính sách và pháp luật đóng vai

trò quan trọng trong việc thực hiện thành công các chiến lược sinh kế. Sự ảnh hưởng này

có thể hạn chế hoặc tăng cường thúc đẩy cho việc thực hiện mục tiêu sinh kế của cá nhân,

hộ gia đình hoặc cộng đồng. Cấu trúc và quy trình thể chế phản ánh một loạt các tổ chức

cung cấp dịch vụ và hỗ trợ người dân nông thôn, và hoạt động trong luật, chính sách và

thủ tục được đặt ra để người dân xác định theo các tùy chọn có sẵn, phụ thuộc vào môi

trường, kết quả mong muốn và lỗ hổng bối cảnh để lựa chọn chiến lược sinh kế [54]. Luật

pháp, thể chế và chính sách quốc gia thực thi ở địa phương gồm những quy định chung áp

dụng thống nhất cho mọi đối tượng, mọi địa bàn trong cả nước, và những quy định riêng

áp dụng cho đặc thù theo địa bàn và đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài ra, trong thực tế còn

có những luật lệ, thiết chế và tập quán riêng của cộng đồng bản, làng và từng dân tộc. Đây

tuy là những quy định bất thành văn nhưng rõ ràng nó có ảnh hưởng không nhỏ đến đời

sống, do đó nó cũng ảnh hưởng đến các sinh kế [13].

Scoones (2009) xem chính sách là thể hiện các quan điểm về việc làm thế nào để có

thể chú ý đến chính trị và quyền lực được đặt vào quan điểm sinh kế. Trong nghiên cứu

này chỉ ra là quyền truy cập khác nhau vào tài sản để theo đuổi các sinh kế. Vì vậy câu hỏi

của nghiên cứu đặt ra nhằm phản ánh những quan điểm, tác động của tổ chức, của việc

vận hành các quy tắc, chuẩn mực đối với thực hiện sinh kế của người dân [70]. Chính

Page 35: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

23

sách, thể chế và quy trình có thể xác định quyền truy cập vào tài sản và ảnh hưởng đến quá

trình ra quyết định.

+ Thứ tư, chiến lược sinh kế

Chiến lược sinh kế bao gồm sự kết hợp của các hoạt động được lựa chọn để đạt

được mục tiêu sinh kế của họ. Các thành viên khác nhau trong một gia đình có thể sống và

làm việc ở những nơi khác nhau, tạm thời hoặc vĩnh viễn [39]. Chiến lược sinh kế phụ

thuộc trực tiếp vào tình trạng tài sản và chính sách, thể chế và quy trình. Chiến lược sinh

kế là việc xác định mục tiêu, phương hướng, cách thức kiếm sống và các giải pháp để thực

thi. Chiến lược sinh kế vùng nông thôn thường là: nông nghiệp, phi nông nghiệp, đa dạng

hóa, thâm canh nông nghiệp, di dân [69], [70].

Theo DFID (2001) chỉ rõ “chiến lược sinh kế gồm nhóm dựa trên tài nguyên, nhóm

không dựa trên tài nguyên, nhóm di dân” [39]. Theo Frank Ellis (2000) chiến lược sinh kế

bền vững thường đa dạng và phức tạp. Xem xét chiến lược sinh kế trong một hộ gia đình

cho thấy những người nghèo thường sử dụng nhiều “chiến lược” khác nhau, đặc biệt là khi

các nguồn lực ở một mức độ nào đó được gộp lại. Một "hộ gia đình" điển hình có sự thống

nhất cao sẽ thể hiện rõ chiến lược hơn là một cá nhân [41].

Tóm lại, chiến lược sinh kế về thực chất là cách mà hộ gia đình sử dụng các nguồn

lực sinh kế sẵn có để kiếm sống nhằm mục đích tạo thu nhập. Việc lựa chọn nguồn lực

sinh kế và năng lực sử dụng sinh kế sẽ quyết định đến kết quả sinh kế. Việc lựa chọn chiến

lược sinh kế có thể tạo ra nguồn thu nhập từ 1 hay nhiều hoạt động sản xuất khác nhau.

Hoạt động sinh kế thường phức tạp và đa dạng như: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản,

phi nông nghiệp. Cạnh tranh chiến lược sinh kế của một hộ gia đình có thể có tác động

(tích cực hoặc tiêu cực) đến chiến lược sinh kế của một HGĐ khác.

+ Thứ năm, kết quả sinh kế

Kết quả sinh kế là những thành tựu hoặc đầu ra của các chiến lược sinh kế như thu

nhập nhiều hơn, tăng phúc lợi, giảm thiểu tổn thương, cải thiện an ninh lương thực và sử

dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững hơn [39]. Kết quả sinh kế là những thành quả mà hộ

gia đình đạt được khi kết hợp các nguồn lực sinh kế khác nhau theo các hoạt động sinh kế

cụ thể [70]. Kết quả sinh kế gắn liền với an ninh sinh kế và các tác động đối với sự bền

vững môi trường. Việc cải thiện khả năng tiếp cận tài sản sinh kế và kết quả của an ninh

sinh kế nhằm có thu nhập cao hơn, thu nhập ổn định hơn và giảm rủi ro thường là mục tiêu

Page 36: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

24

quan trọng trong chiến lược sinh kế nông thôn, bền vững môi trường. Đó là lý do tại sao

trong khung sinh kế, kết quả thường gắn cùng với an ninh sinh kế là một biến kết quả chứ

không phải là một mục tiêu [41].

- Một số khung sinh kế bền vững điển hình

Oxfam (1993) đã đưa ra một khung sinh kế "bán chính thức” dựa trên các quan

điểm về sinh kế bền vững của Rober Chamber và G. Conway (1992) [39].

Scoones (1998) xây dựng khung phân tích sinh kế nông thôn bền vững, khung phân

tích đã cụ thể hóa về bối cảnh sinh kế của vùng nông thôn, các chiến lược sinh kế thích

ứng của vùng nông thôn, lấy con người làm trung tâm và mục tiêu của sinh kế là cải thiện

nghèo đói. Các nhân tố cấu thành tập trung đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, cải thiện

đói nghèo với 3 chiến lược cơ bản như trên [69].

Hình 2.2. Khung phân tích sinh kế nông thôn bền vững (Scoones, 1998)[70]

DFID (2001), xây dựng khung phân tích sinh kế có thể ứng dụng ở mức cộng đồng

và hộ gia đình và có thể áp dụng cho nhiều bối cảnh khác nhau. Đến nay, khung nghiên

cứu của DFID được nhiều nghiên cứu sử dụng và kế thừa bởi những ưu điểm về tính linh

hoạt cho nhiều bối cảnh khác nhau.

Lịch sử

Chính trị

Điều kiện kinh tế vĩ mô

Thương mại

Khí hậu

Nhân Khẩu học

Sinh thái nông nghiệp

Phân tầng xã hội

Thể chế

và chính

sách

(1) Thâm

canh trong

nông

nghiệp

(2) Đa dạng

hóa sinh kế

(3) Di dân

(1) Tăng số ngày làm

việc; (2) Giảm nghèo

đói; (3) Cải thiện phúc

lợi và năng lực; (4) Tăng

khả năng thích ứng và

sinh kế giảm khả năng

dễ bị tổn thương; (5)

Đảm bảo tính bền vững

TNTN

Nguồn lực

con người

Nguồn lực

xã hội

Nguồn lực

tài chính

Nguồn lực

VC khác

Chính sách Sinh kế

Ảnh hưởng của

thể chế/chính sách

đến tiếp cận NLSK

/HĐSK

Điều kiện, xu

hướng, bối cảnh

Các nguồn

vốn

Các hoạt

động sinh

kế khác

nhau

Phân tích các kết

quả sinh kế và sự

đánh đổi

Page 37: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

25

Hình 2.3. Khung sinh kế bền vững (DFID, 2001) [38]

Hai khung phân tích trên đều lấy con người làm trung tâm, có thể áp dụng ở nhiều

bối cảnh khác nhau, đều nhấn mạnh đến việc giải quyết các vấn đề môi trường, chính

sách, cải cách kinh tế vĩ mô và đều quan tâm đến người nghèo. Hai cách tiếp cận của

khung phân tích này đưa ra các yếu tố và tiêu chí cho nghiên cứu một sinh kế bền vững và

cho phép sử dụng ở nhiều cấp độ (cộng đồng và hộ gia đình). Nếu như khung phân tích

sinh kế bền vững ở nông thôn chỉ rõ phạm vi cho cộng đồng nông thôn, thể hiện rõ các

chiến lược sinh kế đối với lĩnh vực nông nghiệp, nhấn mạnh tính bền vững của tài nguyên

thiên nhiên thì DFID xem xét sự bền vững của các nhân tố môi trường, kinh tế, xã hội là

như nhau. Hạn chế cả hai nghiên cứu này là không cụ thể về bối cảnh nghiên cứu hay ứng

dụng cho trường hợp nào, không xác định chiến lược sinh kế cụ thể nào, vì vậy các nghiên

cứu này chỉ dừng lại ở phạm vi lý thuyết.

2.1.1.3. Tiêu chí đánh giá tính bền vững sinh kế

Bền vững sinh kế xuất phát từ quan điểm phân tích sinh kế và phát triển bền vững.

Các nghiên cứu trước năm 2005 cho rằng, tiêu chí đánh giá sinh kế bền vững nhấn mạnh

bền vững môi trường (tức là đảm bảo an ninh sinh thái) [45], [61]. Đến năm 2010, các

nghiên cứu chi tiết hơn và cho rằng, để đánh giá tính bền vững của sinh kế cần xem xét

trên 3 khía cạnh: hiệu quả kinh tế, công bằng xã hội và an ninh sinh thái [64], [68], các

nghiên cứu này giống với các nghiên cứu điển hình của Ellis (2000) và Scoones (1998).

Đến nay, việc kế thừa và sử dụng nghiên cứu lý thuyết điển hình của DFID (2001) được

nhiều tác giả quan tâm hơn và việc đánh giá sinh kế bền vững dựa trên 4 tiêu chí cơ bản:

an ninh sinh thái, hiệu quả kinh tế, công bằng xã hội và thể chế - chính sách. Tuy nhiên

nghiên cứu này lại xem yếu tố thể chế - chính sách là nhân tố ảnh hưởng và chưa đi sâu

Page 38: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

26

phân tích đánh giá nhân tố thể chế như ba tiêu chí còn lại. Một số nghiên cứu ứng dụng

vào thực tiễn trong những năm gần đây đã xem yếu tố thể chế - chính sách là tiêu chí phân

tích sinh kế bền vững như ba tiêu chí còn lại và được xem trọng như nhau [80].

+ Bền vững về kinh tế

Theo DFID (2001) tính bền vững kinh tế đạt được khi mức chi tiêu nhất định có thể

được duy trì theo thời gian. Trong bối cảnh sinh kế của người nghèo, sự bền vững kinh tế

đạt được nếu mức độ phúc lợi kinh tế có thể đạt được và duy trì [38]. Tính bền vững kinh

tế đạt được khi hộ gia đình duy trì một mức chi tiêu nhất định theo thời gian thông qua

mức thu nhập [80].

+ Bền vững về xã hội

Theo DFID (2001) tính bền vững xã hội đạt được khi khoảng cách xã hội được

giảm thiểu và công bằng xã hội được tối đa hóa. Hay đó là sự công bằng về phân phối lợi

ích xã hội, khả năng tiếp cận các dịch xã hội [80][47][41]. Mặt khác điều khoản, khoảng

cách bền vững xã hội có ý nghĩa và tăng vốn xã hội [80].

+ Bền vững về môi trường

Scoones (1998) cho rằng tính bền vững của tài nguyên thiên nhiên đối với khu vực

nông thôn, hầu hết sinh kế nông thôn đều phụ thuộc vào tự nhiên và cơ sở tài nguyên ít

nhất đến một mức độ nào đó. Theo Conway (1985), Holling (1993) và một số nghiên cứu

khác, tính bền vững tự nhiên của cơ sở tài nguyên đề cập đến khả năng của một hệ thống

để duy trì năng suất trước những căng thẳng và có thể tích lũy. Bền vững môi trường đạt

được khi năng suất của tài nguyên thiên nhiên hỗ trợ sự sống được bảo tồn hoặc tăng

cường cho các thế hệ tương lai. Mục tiêu bền vững môi trường cần được tích hợp vào

chính sách phát triển chính thống, thay vì xem là nguồn vốn mang lại lợi ích [39], [80].

+ Bền vững về thể chế

Theo trường phái kinh tế học thể chế nguyên bản, mà đại diện là Thorstein Veblen

(1857 - 1929), “thể chế là tính quy chuẩn của hành vi hoặc các quy định xác định hành vi

trong những tình huống cụ thể, được các thành viên của nhóm xã hội chấp nhận về cơ bản

và sự tuân thủ các quy tắc đó là do bản thân tự kiểm soát hoặc do quyền lực bên ngoài

khống chế” [19; tr.3]. Thể chế thể hiện dưới hình thức tổ chức đề cập đến sự đều đặn, lâu

dài của hành động con người được thiết chế từ các quy tắc, chuẩn mực để thực hiện chiến

lược chung. Sắp xếp thể chế là cấu trúc về mối quan hệ giữa các tổ chức liên quan đến nỗ

Page 39: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

27

lực chung [71]. Tính bền vững thể chế đạt được khi các cấu trúc và quy trình hiện hành có

khả năng tiếp tục thực hiện các chức năng của họ trong thời gian dài, rất ít sinh kế đủ điều

kiện bền vững trên tất cả các phương diện [39]. Tuy nhiên, tính bền vững là mục tiêu

chính mà theo đuổi của nó sẽ ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động hỗ trợ để thực hiện bền

vững. Tính bền vững đạt được khi thể chế cấu trúc và quy trình diễn ra có thể tiếp tục hoạt

động và đóng góp tích cực cho sinh kế của cộng đồng trong dài hạn [80].

Trong nghiên cứu này, thể chế - chính sách được vận dụng trong quá trình thực hiện

thúc đẩy các nguồn lực sinh kế của địa phương và những phân phối lợi ích từ thể chế

chính sách mà người dân vùng đệm nhận được.

2.1.2. Chỉ số sinh kế bền vững

2.1.2.1. Khái niệm

Chỉ số sinh kế bền vững ban đầu được đề xuất bởi Swaminathan (1991b) [74] và

sau đó được minh họa bởi Saleth và Swaminathan (1993) [67], nỗ lực xây dựng một chỉ

số toàn diện để phản ánh giao diện sinh thái - kinh tế - công bằng xã hội. Chỉ số xây dựng

đơn giản và không phức tạp, dễ dàng có thể nhân rộng phù hợp với nội dung để khái quát

hóa các đánh giá ở nhiều cấp độ (hộ gia đình, cộng đồng…).

Chỉ số an ninh sinh kế (SLSI) là các chỉ số tổng hợp, kết hợp thông tin về khía cạnh

sinh thái, kinh tế và công bằng trong phạm vi một khuôn khổ thống nhất; khác nhau về

phương pháp luận. SLSI về cơ bản là một biện pháp cắt ngang hữu ích trong việc đánh

giá tình trạng bền vững tương đối của một tập hợp các thực thể (hộ gia đình, làng, huyện,

hệ sinh thái, khu vực, quốc gia, ...) [64]. Chỉ số sinh kế bền vững (SLI) là một trong

những chỉ số xã hội quan trọng nhất để đánh giá chất lượng cuộc sống, kết hợp với việc

đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người, SLI là thành phần thể hiện những hạn chế đối với

phúc lợi hay sự phát triển của hộ gia đình. Điều này cho thấy lợi thế của việc sử dụng chỉ

số này là tạo ra một bức tranh tổng thể về những thách thức và hạn chế về an ninh sinh kế

của hộ gia đình và cộng đồng [51].

2.1.2.2. Ý nghĩa của chỉ số trong phân tích sinh kế

Chỉ số sinh kế bền vững/chỉ số an ninh sinh kế bền vững được sử dụng để đánh giá

trạng thái bền vững tương đối của một tập hợp các thực thể nhất định (Saleth &

Swaminathan, 1993). Từ các nghiên cứu khác nhau cho thấy sự hữu ích của chỉ số sinh kế

bền vững đối với việc đánh giá sự phát triển bền vững của một thực thể nhất định [46],

Page 40: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

28

[85], [68], [64]. Mặt khác, nhiều quy định về tiêu chuẩn nông thôn mới hướng đến phát

triển bền vững, kèm theo đó là nhiều đánh giá về phát triển bền vững dựa trên nhiều khía

cạnh tổng hợp khác nhau, chỉ tiêu lựa chọn có thể sự chênh lệch về dữ liệu, phức tạp trong

quá trình tổng hợp.

Các nghiên cứu gần đây đã đưa ra phương pháp chỉ số nhằm khắc phục những hạn

chế trên; có thể nói chỉ số là sự tối giản về bộ dữ liệu nghiên cứu, được xem là sự tối ưu

trong việc chuẩn hóa dữ liệu để đánh giá mức độ phát triển. Phương pháp chỉ số phản ánh

đa chiều; hệ thống chỉ tiêu đánh giá phụ thuộc vào mục tiêu nghiên cứu; tính chính xác

dựa vào chất lượng và số lượng các chỉ tiêu đánh giá sinh kế. So với các phương pháp

phân tích truyền thống khác về sinh kế thì phương pháp phân tích bằng chỉ số sinh kế bền

vững có những hữu ích sau:

- Phân tích sinh kế bền vững là cách tiếp cận đa chiều liên quan nhiều lĩnh vực khác

nhau, do đó nội dung đánh giá và đơn vị đo lường khác nhau. Chỉ số xem như là một công

cụ hữu hiệu để đánh giá bền vững một cách toàn diện, đầy đủ, có thể chuẩn hóa các chỉ

tiêu về đơn vị đo lường tương đối [64].

- Chỉ số cho phép đánh giá khác nhau ở nhiều bối cảnh, tức là chỉ số dựa trên thang

đo phạm vi dữ liệu về cả định tính và định lượng, ngoài ra chỉ số cho phép nghiên cứu có

cách nhìn đa chiều về đời sống kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân.

- Phương pháp chỉ số cho phép phân tích các hiện tượng có cấu trúc phức tạp, và

cung cấp rõ ràng hơn bức tranh tổng thể về những thách thức và hạn chế đối với an ninh

sinh kế hộ gia đình hoặc cộng đồng [51], [67].

2.1.2.3. Cấu thành của chỉ số bền vững

Chỉ số bền vững dựa vào cách tiếp cận của các nghiên cứu đã được đánh giá ở phần

tổng quan, đa số các nghiên cứu phân tích chỉ số sinh kế bền vững dựa trên 3 khía cạnh: an

ninh sinh thái (bền vững về môi trường), công bằng xã hội (bền vững về xã hội), hiệu quả

kinh tế (bền vững về kinh tế) [26], [64], [68], [47]. Một số nghiên cứu khác dựa vào các

lĩnh vực là nông nghiệp, phi nông nghiệp để có những lựa chọn tiêu chí đánh giá khác

nhau gồm tiêu chí các nguồn vốn và kết quả sinh kế để xây dựng các chỉ tiêu đánh giá

[68], [47], [51].

Theo nghiên cứu của Rajesh Kumar Singh & H.R.Murty (2009) đã sử dụng khung

chỉ số UBLHQ về phát triển bền vững (UNCSD) được thiết kế dựa trên 4 tiêu chí chính

Page 41: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

29

gồm: tiêu chí kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế chính sách [72].

Như vậy, sinh kế bền vững là khái niệm được cụ thể hóa theo nội dung và phạm vi

của phát triển bền vững. Do vậy, chỉ số phân tích sinh kế bền vững cũng dựa trên 4 tiêu

chí chính gồm: bền vững kinh tế, bền vững xã hội, bền vững môi trường và bền vững về

thể chế.

2.1.2.4. Cách tính chỉ số bền vững

- Công thức tính chỉ số: Chỉ số sinh kế bền vững được tính dựa trên công thức tính

của Hahn và cộng sự (2009) [44].

+ Thứ nhất, tập dữ liệu khảo sát từ các hộ gia đình, các chỉ tiêu khác nhau về trọng

lượng, kích thước và đơn vị đo lường của các giá trị thu được từ khảo sát dữ liệu, sử dụng

phương pháp cực trị để chuẩn hóa các chỉ số đo lường dựa trên công thức sau:

(1)

(2)

Công thức (1) được sử dụng để chuẩn hóa các chỉ tiêu mang dấu kỳ vọng hướng

tích cực (+); công thức (2) được sử dụng để chuẩn hóa các chỉ tiêu mang dấu kỳ vọng

hướng tiêu cực, thực hiện với các chỉ tiêu nghịch đão (-). Giá trị chuẩn hóa đưa các biến

được chuẩn hóa về giá trị thuộc phạm vi khoảng [0,1].

Trong đó: là chỉ tiêu dữ liệu được chuẩn hóa; giá trị thực từ khảo sát; i là thứ

tự chỉ tiêu thứ i; j là của hộ gia đình thứ j; Xmin và Xmax là giá trị tối đa và tối thiểu của các

chỉ tiêu.

+ Thứ hai, sau khi thực hiện mã số hóa các chỉ tiêu đối với mỗi hộ gia đình, tiến

hành tính giá trị trung bình cho từng giá trị đã được mã hóa cho từng chỉ tiêu.

(3)

Với Md ( ) là giá trị trung bình của chỉ tiêu i; n là số khảo sát.

+ Thứ ba, tính chỉ số cho từng chỉ tiêu đánh giá

(4)

Trong đó: Wi là trọng số chỉ tiêu i, Ii là chỉ số của từng chỉ tiêu i.

Trường hợp các nghiên cứu sử dụng các phương pháp tính trọng số bằng phương

pháp Entropy hoặc phương pháp phân hạng thứ bậc (AHP) thì trọng số (wi) không phản

Page 42: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

30

ánh bằng các chỉ tiêu trong mỗi tiêu chí như công thức của Hahn (2009).

+ Thứ tư, tính chỉ số cho từng tiêu chí

(5)

Chú ý: đối với cách tính trọng số theo phương pháp AHP hay phương pháp Entropy

thì tổng trọng số trong 1 tiêu chí là bằng 1,0 (

; m = 1,m)

Trong đó: i là chỉ tiêu nghiên cứu, j là tiêu chí.

+ Thứ năm, tính chỉ số sinh kế bền vững

(HSLI) SLI

(6)

hoặc (HSLI) SLI =

(7)

Vì các chỉ tiêu đánh giá tính bền vững của sinh kế được xem quan trọng như nhau

nên có thể được sử dụng 1 trong 2 công thức trên. Tuy nhiên, để giảm sự chênh lệch về kết

quả giữa các tiêu chí, luận án sử dụng công thức 7.

- Phương pháp tính trọng số cho các chỉ tiêu nghiên cứu

Thực tế có hai phương pháp tính trọng số riêng có thể sử dụng trong luận án là

phương pháp phân hạng thứ bậc (AHP) và phương pháp Etropy. Tuy nhiên, hai phương

pháp này có những ưu, nhược điểm riêng. Đối với phương pháp AHP thông tin đánh giá

trọng số từ khảo sát ý kiến chuyên gia [78], cụ thể là ý kiến của người quản lý trực tiếp tại

địa phương, trong khi phương pháp tính trọng số Entropy sử dụng thông tin dữ liệu khảo

sát ban đầu [52].

Trên thực tế, phương pháp tính theo trọng số Entropy gặp những hạn chế khi tính

logarit cơ số tự nhiên về tỷ lệ giá trị được chuẩn hóa, một số giá trị trong chỉ tiêu không

thể xác định được, bắt buộc quá trình tính toán phải đưa về giá trị 0 nên dẫn đến kết quả

cuối cùng của trọng số có thể bị chênh lệch. Vì vậy , để có kết quả khách quan hơn trong

khi tính trọng số, luận án sử dụng phương pháp tính trọng số phân hạng thứ bậc (AHP).

Trọng số theo phân hạng thứ bậc (AHP): Tính trọng số theo thứ hạng phân bậc dựa

trên ý kiến đánh giá của chuyên gia về các chỉ tiêu đánh giá trong từng nhóm nhân tố. Quy

trình phân tích như sau:

Page 43: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

31

Sơ đồ 2.1. Quy trình xác định trọng số theo phương pháp AHP [78]

+ Bước 1: Lập ma trận so sánh chỉ tiêu

Để có thể đánh giá sự quan trọng của một phần tử với 1 phần tử khác, ta cần một

mức thang đo để chỉ sự quan trọng hay mức độ vượt trội của một phần tử với 1 phần tử

khác qua các tiêu chuẩn hay tính chất. Vì vậy người ta đưa ra bảng các mức quan trọng

như sau:

Bảng 2.1. Thang đánh gia tầm quan trọng tương đối của các chỉ tiêu

Mức quan trọng Giá trị Giải thích

Quan trọng như nhau 1 Hai hoạt động đóng góp như nhau

QT như nhau đến quan trọng hơn một ít 2

Quan trọng hơn một ít 3 Kinh nghiệm và sự phán quyết có ưu

tiên vừa phải cho một hoạt động Quan trọng hơn một ít đến quan trọng hơn 4

Quan trọng hơn 5 Kinh nghiệm và sự phán quyết có sư

ưu tiên mạnh hơn một hoạt động QT hơn đến quan trọng hơn nhiều 6

Quan trọng hơn nhiều 7 Một hoạt động rất quan trọng

Quan trọng hơn nhiều đến rất quan trọng 8

Rất quan trọng 9 Được ưu tiên ở mức cao nhất có thể

2, 4, 6, 8 là các giá trị trung gian của các mức trên

1/3, 1/5, 1/7, 1/9 là giá trị nghịch đảo so sánh

Nguồn: Saaty, 2008 [77]

Từ bảng so sánh giá trị tầm quan trọng trên, tham khảo ý kiến chuyên gia về tầm

quan trọng của các chỉ tiêu và tiến hành lập bảng ma trận ý kiến.

1) Bảng ma trận ý kiến chiên gia Phụ lục 2.1

2) Tỷ lệ về giá trị ý kiến các chuyên gia Phụ lục 2.2

T11, T12…T1m là tỷ lệ được tính bằng công thức:

Ma trận ý kiến chuyên gia

Ma trận tỷ số nhất quán (w1)

Ma trận tỷ số nhất quán (w2)

Tỷ số nhất quán (CR<=0,1)

Trọng số của từng nhân tố

Sai

Đúng

Page 44: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

32

; với =

(8)

Trong đó: C là giá trị trung bình đánh giá tầm quan trọng của chỉ tiêu i theo các ý

kiến chuyên gia; K1, K2…Km là số ý kiến đánh giá của các chuyên gia.

+ Bước 2, Tính trọng số riêng cho từng chỉ tiêu (Wi)

Wi =

(9) ; với m là số chỉ tiêu trong tiêu chí j.

Điều kiện là tổng trọng số riêng các chỉ tiêu trong mỗi tiêu chí là bằng 1,0.

+ Bước 3, tính chỉ số cho trọng số

(10)

+ Bước 4, tính tổng trọng số (Twi)

(11)

+ Bước 5, tính và kiểm tra chỉ số nhất quán (CR_Consistency Ratio)

Quy trình phân tích xác định trọng số theo phương pháp AHP thì dữ liệu ý kiến

chuyên gia được chấp nhận khi hệ số nhất quán (CR_Consistency Ratio) phải nhỏ hơn 0,1,

trường hợp CR lớn hơn 0,1 thì có nghĩa là các ý kiến đánh giá của chuyên gia không thống

nhất, phải xem xét lại (sơ đồ 2.1).

* Hệ số nhất quán (CR_Consistency Ratio)

CR =

; (12) ; CI =

;

* Hệ số trị cực đại

) =

Với : m là số chỉ tiêu trong nhóm tiêu chí được đánh giá ; Wi*Cij là giá trị đánh giá

từng chỉ tiêu, j thứ tự chỉ tiêu trong tiêu chí đó.

* RI là tỷ lệ tương ứng với số thành phần hoặc chỉ tiêu đưa ra so sánh trên ma trận.

Giá trị IR được lấy từ bảng quan hệ chỉ số RI do Saaty đề xuất theo 10 mức sau:

Bảng 2.2. Quan hệ chỉ số RI (Random Index) do Saaty đề xuất

N 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

RI 0,00 0,00 0,058 0,90 1,12 1,24 1,32 1,45 1,49 1,51

Page 45: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

33

2.1.3. Vùng đệm, vườn quốc gia và vùng đệm vườn quốc gia

2.1.3.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò lợi ích của vùng đệm

- Khái niệm về vùng đệm (Buffer zone)

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN Việt Nam (1999), định nghĩa về vùng

đệm: “Vùng đệm là những vùng được xác định ranh giới rõ ràng, có hoặc không có rừng,

nằm ngoài ranh giới của khu bảo tồn và được quản lý để nâng cao việc bảo vệ của KBT

và chính vùng đệm mang lại lợi ích cho nhân dân sống quanh khu bảo tồn. Điều này có

thể thực hiện được bằng cách áp dụng các hoạt động phát triển cụ thể, đặc biệt góp phần

vào việc nâng cao đời sống kinh tế – xã hội của các cư dân sống trong vùng đệm”[49].

Arthur Ebregt và cộng sự (2000) cho rằng: “Bất kỳ một khu vực, vùng ngoại vi thường

xuyên được bảo vệ, bên trong hay bên ngoài, trong đó các hoạt động được thực hiện hoặc

khu vực quản lý với mục tiêu thúc đẩy tích cực và giảm thiểu các tác động tiêu cực của

bảo tồn trên cộng đồng lân cận và các cộng đồng láng giềng về bảo tồn”[33].

Ở Việt Nam các nghiên cứu về vùng đệm xuất hiện trước năm 1993 “vùng đệm

được quy định ở bên trong khu bảo tồn và bao quanh khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo

tồn”. Năm 2006, ranh giới vùng đệm với được quy định trong Quyết định số

186/2006/QĐTTg tại Điều 24, Khoản 2 “Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất hoặc vùng đất

có mặt nước nằm liền kề với Vườn Quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên; bao gồm toàn bộ

hoặc một phần các xã, phường, thị trấn nằm sát ranh giới với Vườn Quốc gia và khu bảo

tồn thiên nhiên” [9]. Theo Luật Đa dạng sinh học (2008) quy định tại Điều 3, Khoản 30 thì

“Vùng đệm là vùng bao quanh, tiếp giáp khu bảo tồn, có tác dụng ngăn chặn, giảm nhẹ tác

động tiêu cực từ bên ngoài đối với khu bảo tồn”[23]. Luật Lâm nghiệp (2017) tại Điều 2,

Khoản 25 giải thích “Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất, vùng mặt nước nằm sát ranh giới

của khu rừng đặc dụng có tác dụng ngăn chặn, giảm nhẹ sự tác động tiêu cực đến khu

rừng đặc dụng [24].

- Đặc điểm và tiêu chí vùng đệm

Thông tư số 10/2014/TT-BNNPTTN mới đây Quy định về tiêu chí và đặc điểm xác

định vùng đệm mở rộng ra là vùng rừng, vùng đất, vùng đất có mặt nước, vùng đất ven

biển và hải đảo, khu vực biển nằm trong ranh giới khu rừng đặc dụng hoặc liền kề với

ranh giới khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển. Vùng đệm được xác định như sau [2]:

Page 46: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

34

(1) Vùng đệm trong

Là khu vực đang có cộng đồng dân cư thôn, cụm và dân cư sinh sống ổn định trước

khi thành lập khu rừng đặc dụng, không có điều kiện di dân tái định cư ra khỏi khu rừng

đặc dụng; có quy hoạch ổn định dân cư lâu dài tại chỗ phù hợp với quy hoạch của khu

rừng đặc dụng. Diện tích vùng đệm bên trong được xác định trên cơ sở hiện trạng về đất,

mặt nước sử dụng thực tế của các hộ sinh sống, canh tác ổn định trước khi thành lập khu

rừng đặc dụng, nhưng tối đa không vượt quá 10% tổng diện tích khu rừng đặc dụng.

(2) Vùng đệm bên ngoài khu rừng đặc dụng

Là khu vực có cộng đồng dân cư thôn sinh sống và hoạt động sản xuất kinh doanh,

sinh hoạt theo truyền thống; khu vực diện tích các thôn liền kề với ranh giới ngoài của khu

rừng đặc dụng.

(3) Khu rừng đặc dụng

Là khu bảo tồn biển có ranh giới tiếp giáp với biên giới quốc gia, khu rừng phòng

hộ, khu bảo tồn khác hoặc khu vực quốc phòng thì không phải xác định vùng đệm bên

ngoài đối với phần tiếp giáp đó.

- Vai trò và lợi ích của vùng đệm

Wells và Brandon (1992) một số lợi ích mang lại của vùng đệm là: “Hạn chế sự

xâm lấn của con người; bảo vệ khỏi thiệt hại do bão; mở rộng các môi trường sống tự

nhiên và làm giảm ảnh hưởng ở rìa bên ngoài; tăng cường các dịch vụ môi trường được

cung cấp bởi bảo tồn” [34, tr.26]. Wild và Mutebi (1996) vùng đệm Vườn quốc gia là một

sự kỳ vọng để cung cấp lợi ích từ sinh thái và kinh tế cho xung quanh cộng đồng vùng

đệm Vườn quốc gia, hoặc cộng đồng vùng đệm được tin tưởng để giảm các tác động tiêu

cực và thúc đẩy tác động tích cực đến khu bảo tồn [78]. Gotmark et al. (2000) ủng hộ việc

sử dụng vùng đệm để cải thiện các chức năng của khu bảo tồn rừng. Shafer (1999) cho

rằng vùng đệm có thể tăng số các loài quý hiếm. Arthur Ebregt và cộng sự (2000) nhận

định vai trò của vùng đệm là công cụ quan trọng cho cả bảo tồn các vùng sinh thái và mục

tiêu phát triển [33].

Theo Thông tư số 10/2014/TT – BNNPTNT ngày 26/3/2014 thì vùng đệm có tác

dụng ngăn ngừa, giảm nhẹ sự xâm hại vào khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển; thu hút

người dân tham gia các hoạt động của khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển theo phương

thức đồng quản lý nhằm từng bước nâng cao, ổn định đời sống của người dân trong vùng

Page 47: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

35

đệm [2]. Theo thông tư này ngoài việc bảo tồn giá trị tài nguyên và tính đa dạng sinh học,

phải có hoạt động quản lý chặt chẽ nhằm nâng cao ý thức việc sử dụng tài nguyên để ổn

định đời sống. Vùng đệm được nghiên cứu trong luận án dựa theo Thông tư số 10/2014 –

BNNPTNT.

2.1.3.2. Vườn quốc gia (National Park)

Theo Quyết định số 62/2005/QĐ-BNN ngày 12/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và

Phát triển Nông thôn về việc ban hành văn Bản quy định về tiêu chí phân loại rừng đặc

dụng như sau: Vườn quốc gia là một khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc có hợp phần đất

ngập nước (biển), có diện tích đủ lớn để thực hiện mục đích bảo tồn một hay nhiều hệ sinh

thái đặc trưng hoặc đại diện khỏi bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít; bảo tồn các loài

sinh vật đặc hữu hoặc bị đe dọa cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Vai trò, chức năng của Vườn quốc gia: a) Bảo tồn và duy trì trong tình trạng tự

nhiên các hệ sinh thái đặc trưng, đại diện, các quần xã sinh vật, các loài, nguồn gen; các

đặc tính địa mạo, giá trị tinh thần và thẩm mỹ; b) Phục vụ nghiên cứu khoa học về sinh

thái, sinh học và bảo tồn; c) Tham quan vì mục đích giáo dục, văn hóa, giải trí, tinh thần

và du lịch sinh thái; d) Tạo điều kiện cải thiện chất lượngđời sống của người dân sống

trong và xung quanh VQG.

Theo luật ĐDSH được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá

XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13/11/2008 quy định rõ: KBT bao gồm: a) Vườn Quốc

gia; b) Khu dự trữ thiên nhiên; c) KBT sinh cảnh – loài; d) Khu bảo vệ cảnh quan. VQG

phải có đủ các tiêu chí chủ yếu sau đây: (1) Có HST tự nhiên quan trọng đối với quốc gia,

quốc tế, đặc thù hoặc đại điện cho một vùng sinh thái tự nhiên; (2) Là nơi sinh sống tự

nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài thuộc danh mục loài nguy cấp,

quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; (3) Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục; (4) Cảnh

quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên, giá trị du lịch sinh thái [23].

2.1.3.3. Vùng đệm Vườn quốc gia

Khái niệm về vùng đệm đối với Vườn quốc gia theo Quyết định số 186/2006/QĐ-

TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ tại điều 24, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4

chỉ rõ về vùng đệm của Vườn quốc gia, khu bảo tồn là: “Vùng đệm của vườn quốc gia là

vùng rừng, vùng đất hoặc vùng đất có mặt nước nằm liền kề với vườn quốc gia và khu bảo

tồn thiên nhiên; bao gồm toàn bộ hoặc một phần các xã, phường, thị trấn nằm sát ranh giới

Page 48: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

36

với vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên; Vùng đệm được xác lập nhằm ngăn chặn,

giảm nhẹ sự xâm hại của con người tới vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên; Diện

tích của vùng đệm không tính vào diện tích của khu rừng đặc dụng; UBND các cấp và các

chủ rừng phải có trách nhiệm về tuyên truyền bảo tồn và phát triển kinh tế đối với vùng

đệm” [9].

Từ khái niệm trên có thể nhận định: vùng đệm Vườn quốc gia là cộng đồng dân cư

bao gồm toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, làng, bản, ấp, buôn,

phum, sóc hoặc đơn vị tương đương. Sinh kế vùng đệm là cách thức mà cộng động cư dân

vùng đệm kiếm sống xung quanh Vườn quốc gia có các tác động cả tiêu cực và tích cực

lên Vườn quốc gia. Như vậy, sinh kế bền vững của vùng đệm là các chiến lược sinh kế mà

cư dân vùng đệm sử dụng để thực hiện kiếm sống nhưng ít hoặc không tác động xấu đến

Vườn quốc gia.

2.1.3.4. Cư dân vùng đệm Vườn quốc gia

Theo từ điển tiếng việt (Vdict.com) thì cư dân là người dân thường trú trong một

vùng, một địa bàn cụ thể.

Theo Thông tư 23/2012/TT-BCA ngày 27/4/2012 của Bộ công an ban hành tại

Chương 1, điều 3, khoản 1, quy định về khu dân cư như sau: “khu dân cư là nơi tập hợp

người dân, hộ gia đình cư trú tập trung trong phạm vi một khu vực nhất định, bao gồm:

thôn, xóm, làng, bản, ấp, buôn, sóc, khóm, tổ dân phố và đơn vị dân cư tương đương”.

Khu dân cư có những đặc điểm sau:

Xét về mặt tổ chức, “khu dân cư” không được coi là cấp hành chính, “khu dân cư”

hiện tại vẫn có 3 đặc điểm chung chính là:

Thứ nhất, khu dân cư là một loại cấu trúc cộng đồng gồm có: các hộ gia đình tụ cư,

sinh sống trong một phạm vi địa lý nhất định. Có 2 loại “khu dân cư” chính là một loại đã

được tồn tại ổn định từ lâu, loại còn lại đang được hình thành, biến đổi…

Thứ hai, phần lớn những hộ sinh sống tại “khu dân cư”sẽ rất ít phụ thuộc theo huyết

thống bởi các yêu cầu về cư trú nên họ có mối quan hệ gắn bó với nhau trong đời sống

sinh hoạt, lao động, tinh thần, giao tiếp, tư tưởng,…

Thứ ba, các hộ sinh sống tại “khu dân cư” ngoài việc chịu tác động, chỉ đạo của chủ

trương, chính sách, pháp luật do Đảng, Nhà nước ban hành. Khu dân cư còn chịu sự tác

động, chi phối tại chính quyền địa phương nơi đang ở, gọi là “Hệ thống chính trị khu dân

cư” cùng nhiều phong tục, tập quán nơi mình sinh sống, cư trú”.

Page 49: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

37

Từ các quan điểm trên, có thể hiểu cư dân là các hộ gia đình đang cư trú tại địa

phương có mối quan hệ gắn bó với các phong tục, tập quán nơi họ sinh sống và chịu sự

tác động, chi phối về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, của chính

quyền địa phương nơi họ sinh sống.

2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế bền vững của cư dân vùng đệm Vườn quốc

gia

2.1.4.1. Bối cảnh nghiên cứu

Bối cảnh nghiên cứu thể hiện những yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến đời

sống, sinh hoạt và các hoạt động sản xuất của người dân địa phương, những yếu tố này tác

động tiêu cực và tích cực đến các hoạt động sinh kế. Các yếu tố bên ngoài tác động dễ làm

tổn thương đến sinh kế như: các cú sốc, quy định, luật, chính sách, tính thời vụ, xu hướng

và thể chế có thể liên quan đến sức khỏe, kinh tế (khủng hoảng kinh tế), tự nhiên và các

xung đột ... [71]:

- Khí hậu, thời tiết ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, tình trạng

hạn hán kéo dài từ tháng 3 đến tháng 9; lũ lụt từ tháng 10 đến tháng 12; cháy rừng bình

quân 5-6 ha/năm; gió lào mạnh đã gây tác động không nhỏ đến quá trình sản xuất và kết

quả sinh kế của người dân, trong khi vùng đệm có gần 70% thu nhập phụ thuộc vào nông

nghiệp. Điều này đã hạn chế rất lớn đến quá trình thực hiện phát triển sinh kế bền vững.

Những cú sốc về biến đổi khí hậu như hạn hán kéo dài, đất đai nứt nẻ; bão và lụt liên tiếp

mất mùa từ 20% đến 90%; thiếu giống và tăng giá giống cây, con; chính sách đóng cửa

rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng tự nhiên giàu tài nguyên ảnh hưởng đến sinh kế

truyền thống khai thác của người dân.

Tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp dẫn đến thiếu việc làm; thời vụ đối với sinh

kế du lịch dẫn đến thời vụ thị trường du lịch liên quan đến giá cả dịch vụ, do vậy khả năng

tạo ra sản phẩm và cơ hội việc làm cũng mang tính thời vụ.

- Các yếu tố văn hóa và phong tục của người dân ở vùng đệm thể hiện đa dạng hóa

các nét văn hóa và phong tục của ba nhóm dân tộc, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo

tồn các nguồn tài nguyên rừng và tài sản tự nhiên. Người dân tộc Chứt thực hiện việc thờ

các vị Thần (Thần sấm, Thần Mây, Thần gốc cây…) thể hiện sự trân quý các nguồn lực tự

nhiên; các nghi lễ theo quy trình sản xuất (lễ lấp lỗ, lễ vào mùa, lễ cơm mới…) với quan

niệm cầu cho một mùa màng bội thu. Dân tộc Bru – Vân Kiều trước mùa khai thác họ tổ

Page 50: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

38

chức lễ hội đập trống cúng thần rừng vào ngày 16-17 tháng giêng âm lịch, lễ hội cơm mới,

lễ cúng rừng trước mùa khai thác; một số dòng họ quan niệm không khai thác một số loài

động vật và kiêng săn các thú nhỏ. Nghiêm cấm chặt cây phá rẫy, đốt lửa, săn thú, chăn

thả trâu bò… Ai vi phạm nặng sẽ phạt trâu bò, nhẹ thì phạt lợn gà.

- Các kiến thức bản địa của dân tộc Chứt và dân tộc Bru – Vân Kiều được hình

thành trong quá trình sinh tồn của họ trong rừng, trên núi cao và biệt lập ở những vùng sâu

vùng xa, trong đó các kiến thức về khai thác các lâm sản ngoài gỗ, các kiến thức trồng trọt,

chăn nuôi, sản xuất để duy trì các tài nguyên kiếm sống. Đây là nhân tố ảnh hưởng tích

cực đến bảo tồn các nguồn lực tự nhiên, cơ sở để tận dụng phát huy thực hiện các hoạt

động sinh kế bền vững.

2.1.4.2. Nguồn lực sinh kế

Tài sản sinh kế/ nguồn lực sinh kế được xem là yếu tố trung tâm ảnh hưởng đến

việc đến việc thực hiện các chiến lược sinh kế

(1) Nguồn lực con người

Nguồn lực con người là nguồn lực rất quan trọng và là yếu tố trung tâm của quá

trình phân tích [39]. Nguồn lực con người của vùng đệm thường phản ánh các thông tin

về: nhân khẩu, lao động, trình độ học vấn và lao động được đào tạo. Trong đó nhân khẩu

và lao động phản ánh quy mô của nguồn vốn con người; trình độ học vấn và tỷ lệ lao động

được đào tạo phản ánh chất lượng của nguồn nhân lực. Các yếu tố này nó sẽ ảnh hưởng

đến khả năng sử dụng các nguồn lực khác, khả năng tiếp cận các nguồn lực xã hội, tài

chính, môi trường và thể chế - chính sách…

(2) Nguồn lực xã hội

Tính xã hội đối với người dân sống trong vùng đệm là quan hệ bản, làng, mối quan

hệ giữa trưởng bản là có nguồn gốc từ một dòng họ hoặc là có những quan hệ hủ tục, tập

quán riêng gọi là phong tục tập quán đặc thù tạo nên sự khác biệt về cách thức sinh sống,

ứng xử, lề lối và thói quen của chính họ [14], [17], [80].

Ngoài ra, họ còn thể hiện mối quan hệ giữa các nhóm dân tộc, tác động giữa người

dân và chính quyền địa phương. Đặc trưng về tính xã hội của vùng đệm được phản ánh

qua các thông tin như: việc làm của người lao động, khả năng tham gia vào các tổ chức xã

hội, tình hình hỗ trợ về mức sống, khoảng cách từ nơi ở đến các trung tâm và khả năng

Page 51: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

39

tiếp cận các dịch vụ xã hội của người dân. Các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến năng

lực xã hội của cư dân vùng đệm.

(3) Nguồn lực tự nhiên: Rừng, biển, đất đai, nguồn nước, địa danh và khoáng sản

quyết định việc lựa chọn các chiến lược sinh kế. Hầu hết các vùng đệm nằm liền kề với

Vườn quốc gia thường có các sinh kế phụ thuộc vào tài nguyên rừng là rất lớn, trong khi

vai trò của vùng đệm là ngăn chặn các tác động tiêu cực từ bên ngoài tới rừng, vườn quốc

gia. Ngoài ra các yếu tố khách quan khác như: điều kiện tự nhiên (hạn hán, lũ lụt, cháy

rừng, gió...). Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cập nhật nguồn lực tự nhiên của vùng

đệm gồm: đất đai, tình trạng nguồn nước, tình hình khai thác sản phẩm từ rừng, tình hình

nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường và mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

(4) Nguồn lực vật chất

Tài sản vật chất của cộng đồng vùng đệm cho thấy còn nhiều hạn chế, các hệ thống

công cộng, công trình nông thôn chưa hoàn chỉnh, khó thực hiện ở các vùng núi và vùng

cao như hệ thống nước sạch, hệ thống thủy lợi nhiều vùng chưa có, đường giao thông đi

lại cũng gặp nhiều khó khăn và khó di chuyển, hệ thống thông tin liên lạc hạn chế và phủ

sóng kém. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có gần 85% người dân nhận định là không thể

truy cập vào các tài sản, cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế của chính họ [66], [1]. Các chỉ

tiêu phản ánh nguồn lực vật của người dân vùng đệm gồm: nhà ở, các công trình nước

sạch – nhà tắm – nhà vệ sinh, phương tiện sinh hoạt, phương tiện đi lại, phương tiện cập

nhật thông tin và phương tiện sản xuất.

(5) Nguồn lực tài chính

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng vốn tài chính của vùng đệm thấp, thể hiện mức thu

nhập của người dân chỉ đạt chuẩn nghèo cao gần 60% [28], [80], hoặc thiếu vốn sản xuất

tới 87% [80], khả năng truy cập nguồn vốn vay cho mục đích sản xuất là thấp và hạn chế.

Khả năng sử dụng vốn và quản lý vốn để tạo ra các tài sản cũng như phát triển kinh tế còn

thấp. Các chỉ tiêu phản ánh nguồn vốn tài chính thể hiện khoản thu nhập, chi tiêu, tiết

kiệm, cơ hội vay vốn và khả năng truy cập các dịch vụ tài chính.

2.1.4.3. Yếu tố thể chế, chính sách

Yếu tố thể chế chính sách là công cụ được sử dụng để điều chỉnh làm thúc đẩy hoặc

hạn chế tác động của tự nhiên đến các hoạt động sinh kế của người dân, có những quan

điểm cho rằng nó là yếu tố thuộc về bối cảnh tác động và dễ tổn thương đến các chiến

lược sinh kế vùng đệm [41], [69]; hoặc việc thay đổi thể chế chính sách sẽ tác động đến

Page 52: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

40

các hoạt động sinh kế truyền thống [54]. Tuy nhiên, trong một số nghiên cứu mới hơn khi

mà các hoạt động sinh kế vùng đệm hướng đến chiến lược đa dạng hóa sinh kế hoặc cải

thiện, chuyển dịch cơ cấu kinh tế (du lịch, dịch vụ - thương mại...) cần có những thiết chế,

chính sách phù hợp nhằm xây dựng các quy định, quy tắc về lợi ích giữa các bên liên

quan. Vì vậy trong xu hướng phát triển chiến lược sinh kế bền vững của vùng đệm thì yếu

tố thể chế chính sách xem như là yếu tố quan trọng không thể thiếu và được xem như là

một trong các yếu tố đánh giá tính bền vững. Các nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng các

nguồn lực thiếu bền vững như: (a) Thiếu các giám sát sau khi thực hiện thí điểm các sinh

kế chuyển đổi; (b) Khả năng tiếp cận các nguồn vốn không giống nhau; (c) Các loài cây,

con chưa thực sự phù hợp với đặc thù và bản địa của địa phương.

Trong những năm qua ngoài các chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, còn có các

chính sách của tỉnh và huyện đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc chỉ đạo phát triển kinh tế -

xã hội của các xã vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tập trung vào các

chương trình, dự án và chính sách sau:

(1) Chương trình hỗ trợ của Chính phủ

- Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững (CT 30A/2008/NQ-CP)

- Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc

thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn (CT 134)

- Chương trình về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã

đặc biệt khó khăn, các xã biên giới, xã an toàn khu, thôn, bản đặc biệt khó khăn (CT 135)

- Chương trình bố trí ổn định dân cư các xã biên giới Việt Nam – Lào.

- Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2020 theo Quyết định số

800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

- Chương trình định canh định cư, sắp xếp bố trí dân cư biên giới, hỗ trợ SX cho

đồng bào dân tộc Quyết định số 1179/QĐ-TTg ngày 10/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

- Chương trình kiên cố hóa trường học, lớp học và nhà công vụ giáo viên;chương

trình vì mục tiêu quốc gia; chương trình bảo vệ và phát triển rừng…

(2) Các dự án hỗ trợ và đầu tư

- Dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các tổ chức phi chính phủ (NGO): dự

án Bảo tồn và Quản lý bền vững nguồn TNTN; dự án phát triển du lịch bền vững tiểu

Page 53: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

41

vùng Mêkông (ADB); dự án giảm nghèo khu vực Miền Trung; dự án nông thôn bền vững

vì người nghèo…

- Dự án của các tổ chức phi chính phủ (NGO): Dự án ICCO (Hà Lan) “chương trình

nghiên cứu bản địa phát triển Miền trung (CIRD), hỗ trợ dịch vụ khuyến nông cộng đồng,

hỗ trợ xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi; Dự án CPI; Dự án Plan International

(dự án chăm sóc và phát triển trẻ thơ); Đông Tây hội ngộ (EMV);..Dự án đầu tư phát triển

khu du lịch; dự án đầu tư khu vui chơi giải trí đẳng cấp quốc tế (Zeta Plan and

Investment).

(3) Các chính sách hỗ trợ phát triển

- Chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn gồm: (1) khoán chăm sóc, bảo vệ

rừng và giao đất để sản xuất 200.000 đồng/ha/năm và hộ nghèo được hỗ trợ thêm 15kg

gạo/khẩu/tháng; được hỗ trợ 5 triệu đồng/ha/hộ để tạo đất sản xuất lương thực; (2) Chính

sách hỗ trợ sản xuất: hỗ trợ 10 triệu đồng/ha khai hoang, 5 triệu đồng/ha phục hóa; 10 triệu

đồng/ha ruộng bậc thang; cho vay 5 triệu đồng với lãi suất 0% để mua giống gia súc, gia

cầm trong thời gian 2 năm; hỗ trợ 1 triệu đồng để làm chuồng trại; hỗ trợ 2 triệu đồng để

mua giống đồng cỏ, giống lợn nái hay lợn đực giống, hỗ trợ nuôi trồng thủy sản và mô

hình nuôi cá lồng.

- Chính sách phát triển Công nghiệp – TTCN - dịch vụ, du lịch: hỗ trợ đào tạo nghề,

chuyển giao công nghệ, khuyến khích mở rộng sản xuất chế biến, kinh doanh trên địa bàn;

chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, dịch vụ du lịch, quảng bá, giới thiệu sản phẩm các

sản phẩm về dịch vụ du lịch.

- Chính sách hỗ trợ phát triển các lĩnh vực văn hóa xã hội như: chính sách giáo dục,

đào tạo, nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo nghề, xuất khẩu lao động được tăng cường và

mở rộng đối tượng, chính sách đào tạo theo đối tượng cử tuyển và theo địa chỉ cho học

sinh người dân tộc thiểu số; chính sách công tác dân số kế hoạch hóa gia đình…

- Chính sách về đất đai: vận động dồn điền đổi thửa, miễn giảm thuế nông nghiệp và

giao đất lâm nghiệp lâu dài.

Hầu hết người dân các xã vùng đệm đều được hưởng các chương trình chính sách ưu

tiên của Chính phủ, các chính sách có tác động trực tiếp đến tình hình phát triển kinh tế -

xã hội toàn vùng đệm, hơn 75% người DTTS vùng đệm đã được định canh, định cư, ổn

định sản xuất; hơn 30 công trình nước sinh hoạt tập trung; khai hoang trên 550 ha đất sản

Page 54: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

42

xuất; công trình đường giao thông đến trụ sở các xã đều được bê tông hóa; đồng bào dân

tộc có đất sản xuất góp phần ổn định đời sống, đáp ứng cơ bản về lương thực, hầu hết các

hộ gia đình đã có gia súc gia cầm nuôi và phát triển, các công trình hạ tầng thiết yếu được

xây dựng phục vụ tốt cho nhân dân… Nhiều mô hình sinh kế về lâm nghiệp, nông nghiệp,

thủy sản, chăn nuôi được hình thành và bước đầu đem lại hiệu quả.

2.1.4.4. Các yếu tố khác

Năng lực quản lý của cơ quan địa phương trong việc tổ chức, quy hoạch vùng sản

xuất, quản lý khai thác sản phẩm từ rừng; ra quyết định sử dụng các nguồn lực của địa

phương, thu hút và kêu gọi đầu tư cũng như khả năng phân phối lợi ích từ các chương

trình, chính sách phù hợp các đối tượng được hưởng; yếu tố thị trường, giá cả, đầu tư, sự

suy giảm dần của tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến tính dễ bị tổn thương của người

dân; khả năng thực hiện sản xuất hàng hóa; đầu tư sẽ là cơ hội khuyến khích người dân

mở rộng quy mô sản xuất, thay đổi các hoạt động sinh kế theo hướng bền vững…

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Kinh nghiệm phát triển sinh kế bền vững của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia

trên thế giới và ở Việt Nam

2.2.1.1. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới

- Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là nước có nhiều Vườn quốc gia được thành lập, một số vùng đệm

Vườn quốc gia có độ cao trên 1000m. Các hoạt động sinh kế bền vững ở vùng cao hầu hết

là các mô hình nông lâm kết hợp, mô hình này cho phép cải thiện chất lượng đất nông

nghiệp và huy động quỹ đất vào sản xuất theo hướng bậc thang, dưới chân các ruộng bậc

thang là trồng cây lâm nghiệp. Các mô hình này không chỉ đảm bảo an ninh lương thực

mà còn tạo nên mô hình nông lâm kết hợp bền vững. Kết hợp với chương trình hỗ trợ về

kỹ thuật, vốn, hỗ trợ lãi suất vay vốn cho đồng bào dân tộc ít người để họ thực hiện cải

thiện sinh kế, mô hình này đã góp phần cải thiện rất lớn đối với người dân vùng đệm một

số Vườn quốc gia ở Trung quốc và cho thu nhập tăng 159%. Phát triển du lịch cộng đồng

được xem là chiến lược cải thiện sinh kế, phát huy các danh lam thắng cảnh độc đáo để

thực hiện phát triển du lịch từ Vườn quốc gia và khu bảo tồn mang lại. Các hoạt động du

lịch cộng đồng phải có sự tham gia của người dân và chia sẻ lợi ích cho người dân bản địa

mới có thể tạo động lực để họ bảo vệ các giá trị tài nguyên của Vườn quốc gia.Tuy nhiên,

Page 55: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

43

cần xây dựng một thể chế - chính sách phù hợp cho các bên tham gia là thách thức nhằm

quy định rõ các chế tài và trách nhiệm đối với nhà đầu tư, nhà kinh doanh và sử dụng tài

nguyên [71], [79], [81].

- Kinh nghiệm của Thái Lan

Tại miền Bắc Thái Lan, nhà nước không hỗ trợ trực tiếp cho công tác quản lý bảo

vệ rừng mà hỗ trợ thông qua các hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sinh kế bền

vững. Thu nhập từ rừng cho người dân không nhiều, nhưng người dân đã ý thức được tác

dụng của rừng đối với đời sống của họ nên rừng được chăm sóc và bảo vệ tốt trong khi

Nhà nước không cần đầu tư kinh phí để trồng, chăm sóc và bảo vệ. Đồng thời Nhà nước

hỗ trợ các địa phương xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp nhiều loài cây, mang lại

thu nhập thường xuyên, lâu dài cho người dân và gắn với thị trường tiêu thụ. Như vậy,

quản lý rừng cộng đồng phải kết hợp giữa kinh nghiệm truyền thống và phù hợp quy định

của nhà nước [82].

- Kinh nghiệm của Nepal

Nepal là một nước thuộc châu Á có nhiều rừng, khu bảo tồn động thực vật hoang

dã, nhiều Vườn quốc gia có giá trị đa dạng về sinh học. Trong đó có 9 Vườn quốc gia nổi

tiếng như Chitwan, Bardiya, Langtang, Makalu Barun…và nhiều khu bảo tồn khác. Quản

lý vùng đệm VQG Chitwan đã thành công trong việc cải thiện sinh kế và bảo tồn tài

nguyên rừng nguyên sinh, cơ quan quản lý đã thực hiện chính sách để người dân cùng

tham gia quản lý rừng và chính địa phương được thụ hưởng các hoạt động từ chương trình

lâm nghiệp, từ các dịch vụ và cho thuê các tài sản của cộng đồng. Điều này đã góp phần

cải thiện sinh kế, tăng thu nhập và các phúc lợi mà người dân. Bên cạnh đó, việc xây dựng

hương ước giữa người dân và chính quyền địa phương cũng đã tạo nên một thiết chế vững

vàng trong công tác quản lý tài nguyên và kiểm soát các hoạt động sinh kế, người dân xây

dựng các quy định và chính người dân tự bảo vệ tài sản của họ. Vùng đệm VQG

Sebangau của Indonesia đã thành công trong việc tạo ra các hoạt động thương mại như

vườn ươm, trồng trọt và duy trì các nhà máy mang lại lợi ích cho người dân địa phương

kết hợp với việc thực hiện các chương trình cộng đồng, người dân có thể tham gia vào các

hoạt động và được hưởng lợi về tài chính. Có khoảng 39.970 ha của rừng vùng đệm được

phục hồi hoặc trồng lại. Một chiến lược khác để cải thiện cộng đồng địa phương Sinh kế

của người dân xung quanh VQG là phát triển du lịch sinh thái [63], [80].

Page 56: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

44

- Kinh nghiệm của một số nước Châu Phi

Sinh kế vùng đệm tại các Vườn quốc gia thuộc các nước châu Phi chỉ ra rằng, để

thực hiện cải thiện các hoạt động sinh kế truyền thống cần: (1) Xây dựng các trang trại quy

mô nhỏ gồm các loại hình chăn nuôi, nông lâm nghiệp; thành lập các hội sản xuất các loại

cây con phù hợp với đặc điểm của địa phương như nuôi ong, nuôi cá, trồng cây ca cao,

cao su, vườn cây ăn quả phù hợp với vùng đất cao; (2) Tăng cường các dịch vụ khuyến

nông để giúp người dân cải tiến kỹ thuật phù hợp với môi trường và ít ảnh hưởng đến chất

lượng môi trường; (3) xây dựng kế hoạch sử dụng đất: xây dựng và quy hoạch sử dụng đất

có sự tham gia của người dân trong cộng đồng nhằm thảo luận kế hoạch sử dụng đất hợp

lý và bền vững; (4) Giải quyết các thách thức cơ bản: việc tiêu dùng nguồn lợi được thực

hiện phi thương mại, thúc đẩy thị trường tiêu thụ các sản phẩm của địa phương đối với sản

phẩm hợp pháp và chính thức; giải quyết vấn đề tranh giành quyền lợi tài [55], [56], [54].

2.2.1.2. Kinh nghiệm trong nước

- Kinh nghiệm của vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thủy

Vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thủy đã xây dựng các hình trồng nấm rơm theo

câu lạc bộ cho thu nhập cao và giảm thiểu lớn đối với ô nhiễm môi trường; mô hình nuôi

ong đã có nhãn hiệu riêng cho địa phương từ việc tận dụng sự đa dạng của thảm thực vật,

mô hình này đã có 70 hộ thành công và thu nhập tăng 15 triệu đồng/hộ đạt năng suất

200kg/năm. (1) Về mặt kỹ thuật: chính quyền địa phương và các tổ chức đã thực hiện tập

huấn và hỗ trợ kỹ thuật chuyển giao công nghệ cho địa phương; (2) Về mặt tài chính: Đầu

tư cơ sở hạ tầng phát triển địa phương như các trung tâm trường học, y tế, xây dựng nhà

cộng đồng, giáo dục môi trường, giao thông và vệ sinh môi trường nhằm cải thiện chất

lượng sống. Từ đó nâng cao ý thức cho người dân địa phương; (3) Về mặt quản lý: Tăng

nhận thức từ bảo vệ môi trường với đối tượng học sinh, hợp tác nghiên cứu khoa học, thiết

lập cơ chế quản lý phù hợp và phát huy vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch sinh

thái, đồng thời khuyến khích đào tạo nhân lực lao động trẻ về nghiệp vụ du lịch [4].

- Kinh nghiệm của vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo

Vùng đệm của Vườn quốc gia Tam Đảo ngoài việc tích cực chuyển đổi các hoạt

động sinh kế phụ thuộc sang hoạt động sinh kế kết hợp giữa Vườn nhà - Vườn rừng,

nương rẫy, nuôi cá, chăn nuôi thì các hoạt động săn bắt, khai thác giảm xuống. Cộng đồng

vùng đệm đã hình thành tầng lớp thương nhân, tích cực trao đổi, mua bán với các thị

trường ngoài phạm vi của xã, thậm chí họ còn phải đi lao động, làm ăn buôn bán ở tỉnh

Page 57: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

45

khác hay xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Sự biến đổi về sinh kế đã tác động đến thay

đổi cấu trúc thôn và tổ chức xã hội của cộng đồng. Nhờ vậy mà thu nhập từ các hoạt động

sinh kế tăng lên đáng kể, mức thu bình quân của một hộ gia đình trước đây khoảng 12

triệu đồng thì năm 2015 tăng lên là 33 triệu đồng, gấp gần 3 lần so với trước năm 1996.

Trước đây chỉ có 9 hoạt động sinh kế gắn với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp thì nay toàn

cộng đồng đã có 12 hoạt động sinh kế, các hoạt động sinh kế bán hàng, thu nhập từ lương,

làm thuê tại chỗ, làm thuê tại các tỉnh khác [17].

- Kinh nghiệm của vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Sơn

Vùng đệm ở Vườn quốc gia Xuân Sơn đã thực hiện hỗ trợ các hoạt động kinh tế

theo nhóm hộ các mô hình sinh kế cải thiện phù hợp từng nhóm thôn, bản gồm mô hình

nông lâm kết hợp (4 mô hình), mô hình canh tác trên đất dốc (4 mô hình), mô hình chăn

nuôi, mô hình Lâm sản ngoài gỗ (6 mô hình), mô hình quản lý rừng cộng đồng thôn bản

(4 mô hình), mô hình bếp lâm nghiệp (bếp cải tiến: 150 bếp). Nhiều mô hình đã mang lại

hiệu quả kinh tế cao như mô hình chăn nuôi Gà chín cựa, mô hình chăn nuôi lợn Lửng đã

và đang được triển khai nhân rộng [14].

2.2.2. Bài học rút ra cho Vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Qua nghiên cứu về tình hình sinh kế bền vững ở một số nước trên thế giới và ở Việt

Nam cho thấy, việc thực hiện sinh kế bền vững là xu thế tất yếu, đây là nhiệm vụ song

hành giữa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân với trách nhiệm bảo tồn. Để

thực hiện nhiệm vụ bảo vệ VQG PNKB, cần quan tâm cải thiện hoạt động sinh kế gồm:

- Về mặt nhận thức: Khuyến khích các hoạt động tham gia của người dân vào công

tác tuyên truyền, chương trình, dự án, hội nghị tập huấn để nâng cao nhận thức của người

dân về thực hiện cải thiện và phát triển sinh kế theo hướng bền vững cũng như trách

nhiệm bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường. Đưa các hoạt động giảng dạy về môi

trường vào tuyền truyền cho các học sinh ở địa phương nhằm xây dựng ý thức sớm cho

nguồn lao động trẻ.

- Về mặt quản lý: Mặt dù hiện nay tại vùng đệm Vườn quốc gia đã có nhiều thiết

chế, chính sách thông qua các cấp quản lý địa phương để thực hiện quản lý cấu trúc phân

tầng từ cấp vĩ mô đến cấp thôn bản, liên kết với các cơ quan kiểm lâm, ban quản lý rừng,

ban quản lý dự án, ban quản lý di sản, bảo tồn động thực vật hoang dã…nhằm có sự

thống nhất trong công tác quản lý, tránh quản lý chồng chéo về trách nhiệm, nhiệm vụ

dẫn đến kém hiệu quả. Cần hoàn thiện về thiết chế chính sách trong phát triển các ngành

Page 58: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

46

dịch vụ, việc hưởng lợi từ dịch vụ du lịch phải được phân phối công bằng, đặc biệt quan

tâm đến những người dễ bị tổn thương tại địa phương. Đồng thời khuyến khích người

dân thực hiện tốt các hương ước đã được xây dựng.

- Về mặt hỗ trợ sinh kế: Vùng đệm được hỗ trợ dưới nhiều hình thức, đặc biệt là

đồng bào dân tộc thiểu số và người nghèo. Các chương trình hỗ trợ sinh kế lâm nghiệp,

nông nghiệp, chăn nuôi, du lịch là cơ sở để thay đổi nhận thức về người dân trong sản

xuất, làm chủ sinh kế, hạn chế sự phụ thuộc tài nguyên. Phát triển và nhân rộng các mô

hình sinh kế như mô hình nấm, mô hình chăn nuôi gà, dê, mô hình nuôi Ong, mô hình

giống cây dược liệu, mô hình homestay.. Đồng thời chú trọng đến tính chênh lệch về xã

hội của vùng đệm để có những hỗ trợ phù hợp cho từng đối tượng.

- Thực hiện phát triển sinh kế: Các hoạt động sinh kế vùng đệm chủ yếu thuộc lĩnh

vực nông nghiệp gồm chăn nuôi, trồng trọt, hoạt động khai thác lâm sản ngoài gỗ, thương

mại - dịch vụ, làm thuê tại chỗ, làm thuê tỉnh khác…Các hoạt động sinh kế phát triển nhỏ

lẻ, phân tán và tự phát nên hiệu quả kinh tế không cao, thu nhập không ổn định. Vì vậy

phát triển sinh kế cần tận dụng lợi thế nguồn lực tự nhiên và nguồn lực lao động bằng

cách tăng cường hoạt động đào tạo, giáo dục kỹ năng để nâng cao khả năng tiếp cận các

nguồn lực trong việc thực hiện đa dạng hóa sinh kế:

(1) Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật cho lao động trẻ về các hoạt động sinh kế mới, tiến

tới thực hiện đa dạng hóa sinh kế và mở rộng khả năng sản xuất, khuyến khích hình thành

các mô hình trang trại, gia trại của hộ gia đình phù hợp vùng đồi (tiêu, cao su, cây ăn quả,

ngô, sắn, lạc, nghệ…), xây dựng mô hình VAC kết hợp, mô hình Homestay để nhằm thu

hút lao động địa phương phát triển du lịch. Đồng thời tăng lượng vốn vay không lãi suất

cho đồng bào dân tộc thiểu số mạnh dạn sản xuất. Thực hiện đa dạng hóa cây trồng, vật

nuôi giúp người dân chủ động nguồn lương thực, hạn chế được rủi ro từ thiên tai.

(2) Thúc đẩy các nguồn vốn cải tạo đất kém chất lượng sang đất lâm nghiệp, sử

dụng hiệu quả đất trồng trọt, khoanh vùng ứng dụng công nghệ vào sản xuất. Quản lý

chặt chẽ việc giao khoán đất để thực hiện sản xuất, hạn chế các hoạt động trao đổi mua

bán đất được khai thác, được cải thiện của người dân với người ngoài.

(3) Thực hiện thể chế chính sách chặt chẽ nhưng phải hạn chế tối đa các rào cản từ

các quy định, quy chế đến lợi ích của người dân cũng như những tổn thương đối với sinh

kế truyền thống. Không tách hoàn toàn họ ra khỏi các hoạt động truyền thống và kiến

thức bản địa mà thực hiện điều chỉnh việc khai thác các loài cây có khả năng tái tạo, thực

Page 59: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

47

hiện nhân rộng các loài cây bản địa quan trọng trong sản xuất. Bên cạnh đó, thực hiện thể

chế chính sách kiểm soát các hoạt động trái phép về buôn bán, thương mại các loài lâm

sản ngoài gỗ với thị trường.

Nhiều vùng đệm đã áp dụng chiến lược để đối phó với những khó khăn của gia

đình khi gặp phải biến đổi khí hậu và cả trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế. Thứ nhất là

cơ chế trao đổi lao động (hình thức Matsoni), hình thức này không chỉ đem lại lợi ích về

sự đoàn kết cộng đồng mà còn mang lại lợi ích về sự chia sẻ nguồn lương thực hạn chế

giữa các hộ gia đình trong giai đoạn khó khăn. Thứ hai là sự ứng phó đa chiều ở địa

phương như: đa dạng hóa các hoạt động sinh kế và cơ chế sử dụng đất song hành nhằm

tăng khả năng tiếp cận nguồn lực tự nhiên (trong trường hợp này là đất đai). Ở làng

Nwadjahane, trung bình mỗi hộ gia đình có 7 hoạt động sinh kế tạo thu nhập, bao gồm cả

những hoạt động thủ công mỹ nghệ, thuốc đông y, xây dựng,… ngoài các sinh kế chính

có thể duy trì hoạt động nông nghiệp để tạo nguồn thu nhập ổn định cho hộ gia đình. Bên

cạnh việc đa dạng hóa các hoạt động sinh kế, người dân vẫn duy trì thực tiễn canh tác

song hành, cơ chế sử dụng đất song hành này đã giúp người dân đảm bảo ANLT.

KẾT U N CHƯƠNG 2

Nội dung chương đã thực hiện mục tiêu hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề lý luận và

thực tiễn về sinh kế bền vững của người dân vùng đệm Vườn quốc gia, kết quả cho thấy:

Quan điểm về sinh kế bền vững dựa trên nền tảng phát triển bền vững và phát triển

sinh kế. Lý luận về phân tích sinh kế bền vững tập trung vào đánh giá thực trạng các

nguồn vốn sinh kế, chiến lược sinh kế, kết quả sinh kế. Các nghiên cứu lý luận chỉ ra các

thành phần phân tích khung sinh kế bền vững, các quan điểm về Vườn quốc gia, Vùng

đệm, vùng đệm Vườn quốc gia và sinh kế vùng đệm Vườn quốc gia; chỉ ra các nhân tố

ảnh hưởng đến sinh kế bền vững Vườn quốc gia và những kinh nghiệm thực hiện thành

công sinh kế bền vững trên thế giới và ở Việt Nam, trên cơ sở đó rút ra bài học xác thực

cho việc tăng cường sinh kế bền vững cho cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha -

Kẻ Bàng, Quảng Bình trong thời gian tới. Đồng thời, luận án hệ thống hóa các phương

pháp phân tích định lượng, làm rõ phương pháp phân tích chỉ số và các phương pháp đo

lường chỉ số sinh kế đối với cấp hộ gia đình dựa trên các tiêu chí phát triển nông thôn mới,

hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững của địa phương giai đoạn 2013 – 2020.

Page 60: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

48

CHƯƠNG 3

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PH P NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Vùng đệm vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có tổng diện tích tự nhiên là

342.570,89 ha, nằm về phía Tây – Bắc tỉnh Quảng Bình cách trung tâm thành phố Đồng

Hới khoảng 50km. Vùng đệm bao gồm 7 xã của huyện Bố trạch (Xuân Trạch, Thượng

Trạch, Tân Trạch, Sơn Trạch, Hưng Trạch, Phú Định, Phúc Trạch), 5 xã của huyện Minh

Hóa (Hóa Sơn, Trung Hóa, Dân Hóa, Trọng Hóa, Thượng Hóa) và 1 xã của huyện Quảng

Ninh (Trường Sơn). Bản đồ vùng đệm ở hình 3.1 như sau:

Hình 3.1. Mô tả vùng đệm và vùng lõi1

Vị trí địa lý: Từ 17012’53” đến 17

053’7” vĩ độ Bắc và từ 105

038’26” đến

106025’48” kinh độ Đông. Ranh giới khu vực vùng đệm tiếp giáp với 4 phía như sau: Phía

Bắc giáp 02 huyện Tuyên Hóa và Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình); phía Nam giáp huyện

Lệ Thủy của tỉnh Quảng Bình; phía Đông giáp các xã Trường Xuân, Vĩnh Ninh (huyện

Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình); phía Tây giáp tỉnh Bua La Pha và Nhom Na Lạt nước

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào [37].

1 https://vi.wikipedia.org/wiki/VươnVườn_quốc_gia_Phong_Nha_-_Kẻ_Bàng

Page 61: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

49

Vùng đệm trong là bản A Rem thuộc xã Tân Trạch được hình thành theo quyết

định số 3605/QĐ-UBND năm 2014 nằm trong vùng phục hồi sinh thái, thuộc vùng lõi;

Vùng đệm ngoài là thuộc các xã Xuân Trạch, Thượng Trạch, Tân Trạch, Sơn Trạch, Hưng

Trạch, Phú Định, Phúc Trạch, Dân Hóa, Trọng Hóa, Hóa Sơn, Thượng Hóa, Trung Hóa,

Trường Sơn bao ngoài bìa rừng và vườn quốc gia.

Theo Quyết định số 1062/QĐ-TTg ngày 5/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về

Điều chỉnh ranh giới VQG Phong Nha – Kẻ Bàng thì vùng đệm trong theo Quy hoạch có

tổng diện tích là 200 ha thuộc Bản Arem (xã Tân Trạch) trong đó đất thổ cư 25 ha; Đất

nông nghiệp, rừng trồng cây bản địa và đất trồng cây bụi sau nương rẫy là 175 ha. Bản

Đoòng (xã Tân Trạch) chưa được định cư ổn định; với diện tích khoảng 20 ha và là nơi cư

trú của dân tộc người Ma Coong, các hoạt động kinh tế là du canh và chăn thả gia súc đã

và đang ảnh hưởng rất lớn đến tính toàn vẹn của VQG.

3.1.1.2. Địa hình phân bố vùng đệm

Khu vực các xã vùng đệm VQG PNKB nằm ở sườn Đông của dãy Trường Sơn, có

địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, chia thành 2 dạng chính sau [28]:

- Địa hình núi cao và trung bình: Kiểu địa hình này chiếm phần lớn diện tích của

các xã như Thượng Trạch, Tân Trạch, Xuân Trạch (huyện Bố Trạch); Dân Hóa, Trọng

Hóa, Hóa Sơn, Trung Hóa, Thượng Hóa (Minh Hóa); xã Trường Sơn (Quảng Ninh). Địa

hình núi cao có đặc điểm chia cắt rất mạnh, độ cao trung bình từ 300 – 500m, một số nơi

cao trên 1000 m gồm: (1) Địa hình núi đá vôi gồm khối núi đá vôi liên tục từ Cha Lo

(huyện Minh Hóa) kéo dài tới Hang Én, Rào Bụt, Cà Roòng (Huyện Bố Trạch); (2) Địa

hình núi đất phân bố chủ yếu ở các xã Dân Hóa, Trọng Hóa, Hóa Sơn, Thượng Trạch, Tân

Trạch. Đặc điểm sườn núi dốc thoải, ít bị chia cắt, lớp phủ thực vật còn khá, đất đai phì

nhiêu, rất phù hợp với loại cây lâm nghiệp.

- Địa hình gò đồi đan xen đồng bằng: Đây là khu vực tiếp giáp địa hình núi cao,

trung bình và chủ yếu phân bố ở các xã Phú Định, Phúc Trạch, Xuân Trạch (huyện Bố

Trạch), xã Trung Hóa (Minh Hóa). Độ cao trung bình 100 – 200 m, sườn thoải, rất thuận

tiện cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày đặc biệt là cây cao su, tiêu.

Vùng đồng bằng có diện tích chiếm khoảng 6,0% tổng diện tích, phân bố hẹp giữa

các khối núi đá vôi và núi đất, độ cao trung bình từ 20 – 30 m, do địa hình vùng thấp trũng

nên hàng năm thường bị ngập lụt và phù sa bồi đắp, đất có độ phì tự nhiên cao, thuận lợi

cho việc phát triển cây lương thực.

Page 62: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

50

3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Theo kết quả quan trắc nhiều năm của các trạm khí tượng xung quanh VQG Phong

Nha – Kẻ Bàng (Trạm Tuyên Hoá, trạm Ba Đồn và trạm Đồng Hới) cho thấy điều kiện

khí hậu các xã vùng đệm mang đậm đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng ven

biển miền Bắc Trung bộ, mỗi năm được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa khô kéo dài từ tháng

3 đến tháng 8; mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau [27].

Về chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khá cao (24,80C). Tuy nhiên, nhiệt độ

trong năm cũng có sự khác nhau giữa các mùa. Mùa khô thời thiết rất nóng nực nhiệt độ

trung bình là 27,6oC nhưng có khi lên tới 39

oC; mùa mưa nhiệt độ trung bình từ 21 đến 22

oC, thấp nhất vào khoảng tháng 01, có khi xuống 10

oC. Tổng nhiệt độ trung bình năm

8500oC đến 8600

oC.

Về chế độ mưa: Lượng mưa bình quân năm từ 2000 đến 2500 mm, phân bố không

đều giữa các mùa. Vào mùa mưa, lượng mưa chiếm từ 60 đến 70% tổng lượng mưa cả

năm, cao nhất vào tháng 8, 9,10 hàng năm; do mưa lớn, địa hình chia cắt, nước lũ xuống

chậm ở các xã Trung Hóa, Thượng Hóa bị ngập lụt nhiều ngày. Mùa khô lượng mưa chỉ

30 – 40% tổng lượng mưa cả năm, mùa khô thường xuất hiện gió mùa Tây Nam, hạn hán

kéo dài từ tháng 4 đến tháng 7, độ ẩm chỉ còn 66-68%, do vậy mùa này thường bị khô hạn

thiếu nước và diễn ra cháy rừng.

Về chế độ gió: Khu vực vùng đệm thường chịu ảnh hưởng của 2 luồng gió chính:

Gió mùa Đông Bắc thổi từ Trung Quốc và vùng vịnh Bắc Bộ từ tháng 11 đến tháng 3 năm

sau. Gió mùa Tây Nam thổi từ vịn Ben – gan tràn qua lục địa luồn qua các dãy núi phía

tây Trường Sơn (gió lào). Gió lào xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm, trung bình

mỗi năm có đến 18 đến 20 ngày có gió phơn Tây Nam khô nóng, nhiệt độ cao, độ ẩm

thấp. Đây là loại gió có ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của và phát triển của cây

trồng, nguy cơ xảy ra cháy rừng cao.

Về chế độ bão: Theo thống kê của các trạm thủy văn, trung bình hàng năm có

khoảng 4-5 trận bão tác động đến địa bàn các xã vùng đệm. Sức gió của những cơn bão

thường có tốc độ từ cấp 7 đến cấp 9, thậm chí có những trận bão lên đến cấp 12 và 13. Các

cơn bão này thường kèm theo mưa lớn và gây ra ngập úng trên địa phận các xã vùng đệm,

ảnh hưởng lớn đến sản xuất, sinh hoạt và đời sống kinh tế [28].

Page 63: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

51

Nhìn chung đây là vùng có khí hậu rất khắc nghiệt, tình trạng hạn hán trong mùa

khô, lũ lụt trong mùa mưa bão xảy ra thường xuyên; gây thiệt hại không nhỏ đến người và

của cải, ảnh hưởng kinh tế xã hội và đời sống của nhân dân trong vùng. Để giảm bớt thiệt

hại do thiên tai gây ra hàng năm nhân dân các xã vùng đệm đã bỏ ra nguồn kinh phí khá

lớn để phòng chống lụt bão và kiên cố cơ sở hạ tầng.

3.1.1.4. Về đất đai, thổ nhưỡng

Theo số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất khu vực các xã vùng đệm VQG Phong

Nha - Kẻ Bàng cho thấy, tổng diện tích tự nhiên là 342570,89 ha, hiện đang được khai

thác sử dụng theo các mục đích khác nhau, bao gồm: Đất lâm nghiệp chiếm khoảng

93,3% (320403,51ha) tổng diện tích đất tự nhiên; Đất sản xuất nông nghiệp khoảng

10.337,4 ha chiếm tỷ lệ 3% (bình quân 0,50 ha/hộ gia đình); Đất chưa sử dụng (bao gồm

đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng và núi đá không có rừng cây) khoảng

7011.3 ha (2,04%); Đất phi nông nghiệp khoảng 5607,1 ha chiếm 1.63% (Đất ở, đất trụ sở

cơ quan, công trình sự nghiệp, đất tôn giáo tín ngưỡng, đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất sông

suối và mặt nước chuyên dùng)2. Vùng đệm gồm các loại đất như sau:

(1) Đất đỏ vàng trên đá phiến sét thạch sét (Fs), phân bố ở địa hình thấp và độ dốc

thoải thuộc các xã: Hưng Trạch, Hóa Sơn, Trung Hóa, Trọng Hóa, Dân Hóa. Đất ở những

vùng có độ dốc thấp dưới 150m, tầng dày trên 100cm, thuận lợi giao thông đã được khai

thác trồng cao su và các loại cây ăn quả; (2) Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq), phân bố tập

trung ở các xã: Hóa Sơn, Thượng Trạch, Trung Hóa, Trọng Hóa, Dân Hóa, Thượng Hóa.

Loại đất này có độ dốc < 150 thích hợp cho việc trồng các loài cây ăn quả và các loài cây

hoa màu hàng năm; (3) Đất đỏ vàng trên đá macma axít kết tinh chua (Fa), phân bố ở các

xã Phú Định, Tân Trạch, Trọng Hóa, Dân Hóa, trên dạng địa hình đồi núi có độ dốc tương

đối lớn. Loại đất này chỉ thích hợp với cây dài ngày như cao su, cây ăn quả và một số cây

công nghiệp ngắn ngày; (4) Đất đỏ vàng trên đá vôi (Fv), đây là loại đá cứng khó phong

hóa, địa hình lại dốc nên khi phong hóa thường bị rửa trôi xuống chân núi. Đất có đặc

điểm khá giàu mùn và đạm tổng số, ít chua. Loại đất này thích hợp trồng các loại cây ăn

quả, hoa màu lương thực, nhưng cần có biện pháp chống xói mòn để sản xuất. (5) Đất phù

sa sông suối (Py), loại đất này rất ít, phân bố rãi rác ở các xã và chủ yếu là các ven sông

2 Thống kê từ báo cáo thuyết minh đất đai của 13 xã

Page 64: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

52

suối chính. Nhóm đất này sử dụng để trồng cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp

ngắn ngày, trong đó diện tích trồng lúa vẫn chiếm chủ đạo [28].

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động của vùng đệm

Khu vực vùng đệm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng là một trong những vùng chậm

phát triển nhất của cả nước, là các xã vùng sâu xa nhất của tỉnh Quảng Bình, dân cư thưa

thớt, tập trung nhiều dân tộc thiểu số như: Dân tộc Bru - Vân Kiều chiếm 12,6% (gồm

các tộc người Vân Kiều, Khùa, Ma Coong, Trì) và dân tộc Chứt chiếm 4,3% (gồm Sách,

Mày, Rục, A Rem, Mã Liềng). Tổng dân số trong khu vực các xã vùng đệm là 71005

người/18083 hộ gia đình [12], mật độ dân số trung bình khoảng 20 người/km2 [30]. Hiện

nay có 350 người/85 hộ thuộc Bản Arem (xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch) và một nhóm

người du canh ở Bản Đoòng thuộc xã Tân Trạch huyện Bố Trạch trong vùng lõi VQG.

Tình hình dân số và lao động của vùng đệm VQG PNKB thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.1. Tình hình dân số và lao động của vùng đệm giai đoạn 2013 - 2018

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018

1. Tổng số hộ vùng đệm (hộ) 15608 15979 16525 17343 17685 18083

2. Tổng dân số vùng đệm (người) 65660 63304 66873 69162 71393 71005

3. Nhân khẩu bình quân hộ (người) 4,21 3,96 4,05 3,99 4,04 3,93

4. DS trong độ tuổi LĐ (người) 36961 33161 39513 39660 41111 41021

Nguồn: Niên giám thống kê huyện [6] [12][30].

Dân số trong giai đoạn này tăng 2475 người tương ứng với tỷ lệ là 15,9% so với

năm 2013, số hộ tăng 5345 hộ tương ứng 8,14% so với năm 2013. Dân số tăng hàng năm

là 1,3% nhỏ hơn 2%, vì vậy nhân khẩu bình quân hộ giảm từ 5,05 người xuống còn 3,93,

đây cũng là một cải thiện tích cực trong việc thực hiện kế hoạch hóa dân số so với kế

hoạch đặt ra năm 2020 của vùng đệm.

Dân số trong độ tuổi lao động là nguồn lực quan trọng, nguồn lực này quyết định

đến việc tạo nguồn thu nhập của hộ gia đình, năm 2013 số lao động chiếm 56,3% trong

tổng dân số, năm 2018 là 57,8%. Xét về cơ cấu số lao động trong độ tuổi thì cho thấy một

lao động chỉ kèm một người ăn theo.

Xét theo quy hoạch phát triển của vùng đệm, số hộ và dân số vùng đệm tăng lên

theo thời gian, tốc độ tăng bình quân hàng năm 2,5%, tốc độ tăng dân số bình quân hàng

Page 65: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

53

năm là 1,3%. Với chỉ tiêu này so với quy hoạch thì thấp hơn, như vậy mặc dù các chỉ tiêu

này tăng nhưng vẫn đạt mục tiêu đề ra.

3.1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai

Đất đai vùng đệm có nhiều thay đổi giai đoạn 2013 – 2018, diện tích toàn vùng đệm

có thay đổi và giảm so với 2013, do một phần diện tích chuyển cho lâm trường quản lý,

kéo theo diện tích đất lâm nghiệp giảm. Tuy nhiên diện tích đất nông nghiệp tăng lên là

nhờ cải thiện một số diện tích đưa vào sản xuất cây lương thực.

Bảng 3.2. Tình hình đất đai của vùng đệm giai đoạn 2013 – 2018

Đơn vị tính: nghìn ha

Loại đất 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Đất tự nhiên 344,689 345,548 343,468 343,468 343,468 342,571

Đất NN 329,576 331,379 330,890 330,817 330,855 330,825

- Đất LN 321,369 322,781 320,536 320,484 320,482 320,404

- Đất TS 0,024 0,025 0,038 0,038 0,031 0,034

Cơ cấu các loại đất của vùng đệm (%)

Đất NN 95,62 95,90 96,34 96,32 96,33 96,57

- Đất LN 93,23 93,41 93,32 93,31 93,31 93,53

- Đất TS 0,007 0,007 0,011 0,011 0,009 0,01

Nguồn: Niên giám thống kê huyện 2013 – 2018 [6] [12][30].

Tình hình diện tích đất vùng đệm cho thấy, đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ trên 95% và

tăng dần giai đoạn 2013 – 2018, tăng 12,486 nghìn ha, trong đó diện tích đất chủ yếu là

lâm nghiệp chiếm 93,53%, tỷ lệ diện tích đất lâm nghiệp tăng cả giai đoạn 2013 – 2018.

Về số lượng, diện tích đất lâm nghiệp giảm xuống 0,96531 nghìn ha với tốc độ là 0,133%

bình quân cả thời kỳ, một phần diện tích đất lâm nghiệp được chuyển cho lâm trường quản

lý và một số diện tích rừng kém, không đạt chất lượng đang đưa vào cải thiện để sử dụng

dụng cho mục đích phi nông nghiệp khác.

3.1.2.3. Tình hình thu nhập và mức sống của cư dân vùng đệm

Nhìn chung các xã vùng đệm có mức thu nhập bình quân chênh lệch khá lớn, năm

2013 - 2014 thu nhập bình quân đầu người 710 ngàn đồng/tháng bằng với mức nghèo theo

quy định. Năm 2015 - 2016 thu nhập bình quân đầu người từ trên 1 triệu đồng đến 1,5 triệu

đồng tháng thuộc nhóm cận nghèo. Năm 2017 - 2018 thu nhập bình quân đầu người/tháng

từ trên 1,5 triệu đồng trở lên thuộc nhóm trung bình - khá. Như vậy, mức thu nhập đã có

Page 66: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

54

những cải thiện đáng kể, tốc độ tăng thu nhập bình quân 4% năm cao hơn so với quy hoạch

2020 được phản ánh ở hình 3.1 sau:

Biểu đồ 3.1. Diễn biến mức thu nhập bình quân vùng đệm

(triệu đồng/người/năm)[30]

Mức thu nhập cho thấy mức sống của người dân vùng đệm đã được cải thiện, từ đó

số hộ nghèo và cận nghèo giảm ở giai đoạn 2013 – 2018 ở biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ hộ cận nghèo và hộ nghèo toàn vùng đệm (%) [6] [12][30].

Diễn biến về tình hình hộ nghèo và cận nghèo chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 2013

– 2015 giảm nhiều và. giai đoạn 2016 – 2018 giảm nhẹ do quy định mới về chuẩn nghèo

đa chiều năm 2015.

Nhìn chung tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân cả giai đoạn 2013 - 2018 là 4,0%, cùng

với đó thì tỷ lệ hộ cận nghèo cũng thay đổi, việc giảm tỷ lệ hộ nghèo đã làm tăng tỷ lệ hộ

cận nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2013 – 2015 giảm mạnh từ 40,54% xuống còn

25,5%, giai đoạn 2016 – 2018 tiếp tục giảm giảm xuống còn 23,3% ở năm 2018. Cùng với

xu hướng giảm nghèo, tỷ lệ hộ cận nghèo tăng lên và giảm nhẹ năm 2018 còn 17,96%.

Trên thực tế nhóm hộ nghèo và cận nghèo là những nhóm hộ dễ bị tác động bởi những

8,53

14,54

17,11

19,33

22,5

0

5

10

15

20

25

2013 2015 2016 2017 2018

40,541

30,285

25,501

33,247 30,274

23,298

24,0

25

16

19

19 18

.000

5.000

10.000

15.000

20.000

25.000

30.000

35.000

40.000

45.000

2013 2014 2015 2016 2017 2018

Tỷ lệ hộ nghèo Tỷ lệ hộ cận nghèo %

Page 67: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

55

biến động về kết quả hoạt động sinh kế, hai nhóm hộ này chưa có sự phân biệt nhiều về

điều kiện sống, mức sống, khả năng tiếp cận các nguồn lực.

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích

3.2.1.1. Phương pháp tiếp cận

Tiếp cận phân tích sinh kế bền vững là một phương pháp đa chiều, tích hợp với

nhiều lĩnh vực. Phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững nhằm cung cấp một bức tranh toàn

diện hơn về cuộc sống và đặc trưng của cư dân vùng đệm trong vai trò bảo tồn. Đối tượng

tiếp cận là đơn vị hộ gia đình.

Tiếp cận hệ thống: hệ thống được hiểu là tập hợp các phần tử có quan hệ tương tác

để thực hiện một mục tiêu xác định [22]; là cách nhìn nhận thế giới qua cấu trúc hệ thống,

thứ bậc và động lực của chúng, đó là cách tiếp cận toàn diện và động [21]. Cộng đồng cư

dân sống trong vùng đệm Vườn quốc gia PNKB chủ yếu là nghề nông, do đó tiếp cận hệ

thống cho phép phân tích và đánh giá sinh kế một cách toàn diện, giúp tác giả xác định các

hoạt động sinh kế mà người dân tham gia. Ngoài ra, việc đưa ra giải pháp đặt trong hệ

thống tổng thể để có cách nhìn đa chiều trong phát triển sinh kế bền vững.

Tiếp cận cộng đồng: Trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn việc tiếp cận cộng đồng

là một nguyên tắc mà những người sử dụng tài nguyên cũng phải là người quản lý hợp

pháp đối với nguồn tài nguyên đó. Tại Hội nghị thượng đỉnh RIO + 10 tại Johannesburg

(2002) đã ghi nhận “người bản địa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ tính

ĐDSH của Trái Đất” [8]. Thực tế cho thấy, sự lệ thuộc của miền núi ở mọi nơi trên thế

giới là hậu quả phổ biến khi mất quyền kiểm soát việc quản lý tài nguyên.

Tiếp cận có sự tham gia: Tiếp cận có sự tham gia là cách tiếp cận phổ biến trong

nghiên cứu phát triển cộng đồng, người dân đưa ra ý kiến về thực trạng sinh kế và nguyện

vọng của họ từ những thực trạng đó, điều này sẽ khách quan hơn.

Tiếp cận theo theo không gian và quy hoạch hoạch phát triển: Đặc trưng của vùng

đệm VQG PNKB thể hiện khoảng cách phân bố địa hình từ nơi ở đến trung tâm, chênh

lệch về khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội của nhiều nhóm dân tộc. Vì vậy, việc tiếp cận

theo không gian (tiểu vùng) sẽ phản ánh rõ hơn đặc điểm, thực trạng mức sống, từ đó có

những định hướng chính sách phù hợp cho từng nhóm cụ thể.

3.2.1.2. Khung phân tích nghiên cứu

Page 68: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

56

Môi trường sống & quy trình thể chế chính sách

Môi trường sống:

- Điều kiện tự nhiên

- Luật tục văn hóa, thói quen

- Kiến thức bản địa...

Thể chế, chính sách:

- Chương trình, chính sách...

- Luật, các quy định...

Từ nội dung các khung phân tích trên của các tác giả và tổ chức cho thấy:

Khung phân tích lý thuyết của DFID (2001), Scoones (1998) và F.Ellis (2000) đã

được nhiều nghiên cứu ứng dụng cho nhiều bối cảnh, nhiều đối tượng khác nhau. Đặc

điểm của khung phân tích trên thể hiện sự đa dạng, đa chiều mà một quy trình có thể tạo ra

nhiều kết quả đánh giá khác nhau. Vì vậy trong phạm vi nghiên cứu cụ thể của luận án,

mô hình phân tích sinh kế bền vững được đề xuất dựa trên 3 nội dung cơ bản để giải quyết

các mục tiêu, làm rõ thực trạng nguồn lực sinh kế, chiến lược sinh kế và chỉ số sinh kế bền

vững. Mô hình được xây dựng như sau:

Sơ đồ 3.1. Mô hình phân tích SKBV của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia3

Nội dung của mô hình phân tích sinh kế bền vững của vùng đệm cấu thành 3 thành

phần chính gồm: Nguồn lực sinh kế, chiến lược sinh kế và chỉ số sinh kế bền vững.

Môi trường sống và quy trình thể chế - chính sách ảnh hưởng đến nguồn lực sinh

kế. Yếu tố điều kiện tự nhiên, luật và các quy định tác động đến việc sử dụng nguồn lực tự

nhiên; yếu tố luật tục, văn hóa, thói quen sẽ ảnh hưởng đến nguồn lực xã hội; kiến thức và

kinh nghiệm ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn nhân lực (chất lượng lao động); Chương

trình chính sách tác động đến nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất. Các tác động này

sẽ thúc đẩy hoặc hạn chế quá trình thực hiện các hoạt động sinh kế, từ đó ảnh hưởng đến

kết quả thực hiện sinh kế.

3 H_nguồn lực con người; S_nguồn lực xã hội; F_nguồn lực tài chính; P_nguồn lực vật chất; N_nguồn lực tự nhiên.

Nguồn lực sinh kế Chiến lược sinh kế Chỉ số sinh kế bền vững

(HSLI)

H

S

F P

N - Nông nghiệp

- Lâm nghiệp

- Thủy sản

- Dịch vụ

- Phi nông nghiệp khác

- Bền vững kinh tế

- Bền vững xã hội

- Bền vững môi trường

- Bền vững thể chế chính sách

Page 69: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

57

Nguồn lực sinh kế gồm: nguồn lực con người, nguồn lực xã hội, nguồn lực tài

chính, nguồn lực vật chất và nguồn lực tự nhiên. Các chiến lược sinh kế chủ yếu gồm

nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, dịch vụ và các hoạt động phi nông nghiệp khác, kết

quả các hoạt động sinh kế phản ánh năng lực tài chính của người sản xuất. Nguồn lực sinh

kế được xem là năng lực, phương tiện để thực hiện các hoạt động sinh kế. Tiềm năng và

năng lực sinh kế càng mạnh, đa dạng thì cơ hội để thực hiện các sinh kế bền vững càng

cao. Trong các nghiên cứu điển hình thì nguồn lực sinh kế là yếu tố quan trọng trong phân

tích sinh kế bền vững và có tác động trực tiếp đến kết quả sinh kế. Các kết quả đạt được

phản ánh sự tăng lên về lượng và chất các yếu tố về kinh tế, xã hội, tài chính, môi trường,

vật chất… Trong nghiên cứu này, kết quả sinh kế được phản ánh bởi khả năng bền vững

trên các khía cạnh xã hội, môi trường, kinh tế và thể chế - chính sách. Vì vậy, các tiêu chí

phản ánh tính bền vững thể hiện năng lực thực hiện được xây dựng và phân tích dựa trên

cơ sở các nguồn lực thực hiện sinh kế. Từ các vấn đề trên, một sinh kế được xem bền

vững khi việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực để tạo ra kết quả sinh kế mong muốn được

phản ánh trên 4 khía cạnh gồm kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế chính sách.

3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu, thông tin

Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu nội dung của luận án, các phương pháp sử dụng để

phân tích sinh kế bền vững của cư dân vùng đệm VQG PNKB như sau:

3.2.2.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Các thông tin thứ cấp từ Tổng cục Thống kê, Cục thống kê; Ban quản lý dự án Phong

Nha Kẻ Bàng, Ban quản lý Vườn quốc gia PNKB; Chi cục Lâm nghiệp Quảng Bình;

UBND 13 xã vùng đệm, UBND huyện Bố Trạch, UBND huyện Minh Hóa; tổng điều tra

nông nghiệp, nông thôn, nhà ở.

Thông tin từ các Hội nghị, Hội thảo về phát triển bền vững, sinh kế bền vững cho

người cộng đồng nông thôn, người nghèo, người dân tộc thiểu số... trong và ngoài nước;

thư viện quốc gia; thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế...

Các luận án, luận văn, sách, tạp chí, báo cáo tổng kết, báo cáo quy hoạch phát triển

trong và ngoài nước và các trang web điện tử chuyên ngành.

Những thông tin này được sử dụng chủ yếu để nghiên cứu những vấn đề mang tính

hệ thống, tổng quan về thực trạng sinh kế bền vững ở trong và ngoài nước của vùng đệm

Vườn quốc; Phân tích đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội; cơ sở vật chất hạ tầng,

Page 70: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

58

nguồn lực con người, vật chất, quy mô dân số; chính sách và thể chế; các nguồn lực và

nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện sinh kế.

3.2.2.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp được thu thập dựa trên yêu cầu và mục tiêu nghiên cứu của luận án

đặt ra, dữ liệu sơ cấp thu thập từ 2 nguồn:

- Khảo sát thông tin cơ bản ở cấp xã, sử dụng phương pháp phỏng vấn KIP, phỏng

vấn bán cấu trúc cán bộ cấp xã gồm nhóm 7 cán bộ liên quan: cán bộ lập kế hoạch, cán bộ

thống kê, quản lý xã, chủ tịch hội nông dân, cán bộ phụ trách chính sách, cán bộ tham gia

thực hiện và điều hành các dự án sản xuất… về tình hình kinh tế - xã hội, đất đai, mức

sống, thông tin về loại hộ và nhóm hộ ở cấp xã chưa có trong các báo cáo gồm: danh sách

các nhóm hộ, thu nhập bình quân đầu người của các xã, các hoạt động sinh kế điển hình mà

người dân tham gia, mục tiêu thực hiện các chương trình và dự án, tiêu chuẩn hộ được tham

gia chương trình chính sách; ý kiến chuyên gia về đánh giá xếp hạng các chỉ tiêu đánh giá

về sinh kế bền vững theo 3 nhóm hộ nghèo, cận nghèo, trung bình – khá.

- Điều tra, phỏng vấn hộ về thực trạng nguồn lực sinh kế, chiến lược sinh kế và kết

quả các hoạt động sinh kế, các chỉ tiêu đo lường mức độ bền vững của sinh kế.

* Căn cứ chọn mẫu

Mẫu nghiên cứu sẽ là đơn vị hộ về sinh kế được lựa chọn theo phương pháp chọn

mẫu phân tầng ngẫu nhiên, nghiên cứu không thể tiến hành điều tra tổng thể tất cả 13 xã vì

số lượng hộ trên toàn vùng đệm khá lớn (18083 hộ), trong đó khoảng 2300 hộ thuộc các

nhóm dân tộc thiểu số chiếm 16,9% sống rải rác ở các vùng biên giới, ven đồi núi, trong

rừng và thung lũng, có địa hình phân bố phức tạp. Chọn mẫu nghiên cứu dựa vào các yếu

tố sau:

- Căn cứ vào địa hình phân bố dân cư, nhóm dân tộc có điều kiện và nguồn lực

tương ứng để khảo sát:

+ Nhóm 1: các xã Sơn Trạch, Hưng Trạch, Phúc Trạch, Phú Định là những xã có

100% dân số là người dân tộc kinh, nằm sát đường quốc lộ, độ dốc địa hình thấp và gần

Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng.

+ Nhóm 2: các xã Xuân Trạch, Trung Hóa, Thượng Hóa nằm gần đường quốc lộ 16

và quốc lộ 15, các xã này phân bố ở độ cao trung bình khoảng 300m so với mực nước

Page 71: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

59

biển, có điều kiện sống và điều kiện kinh tế - xã hội cũng như khả năng tiếp cận các nguồn

vốn thấp hơn nhóm 1.

+ Nhóm 3: các xã thuộc vùng cao, sát biên giới, có địa hình phân bố thưa thớt và

100% là người dân tộc thiểu số, có điều kiện sống rất khó khăn nhất vùng đệm.

- Căn cứ vào mức độ tác động đến Vườn quốc gia

Vùng đệm ảnh hưởng đến vườn quốc gia được chia thành 3 mức sau [27]:

+ Ảnh hưởng cao gồm các xã: Xuân Trạch, Hưng Trạch, Phúc Trạch.

+ Ảnh hưởng trung bình gồm các xã: Tân Trạch, Thượng Trạch, Thượng Hóa,

Trung Hóa, Hóa Sơn.

+ Ảnh hưởng thấp: Dân Hóa, Trọng Hóa, Trường Sơn, Sơn Trạch, Phú Định

- Dựa vào chiến lược và quy hoạch phát triển sinh kế vùng đệm

+ Tập trung phát triển du lịch nhằm khai thác các nguồn lực dịch vụ, tận dụng lợi

thế về địa hình và vị trí của Vườn quốc gia thực hiện mục tiêu chuyển đổi sinh kế, phát

triển kinh tế địa phương gồm các xã: Sơn Trạch, Hưng Trạch, Phúc Trạch. Trong đó, xã

Sơn Trạch là xã phát triển nhất và thể hiện đa dạng về các dịch vụ du lịch.

+ Tập trung phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp, chú trọng các loại cây

trồng chủ đạo, thực hiện chuyển đổi diện tích đất kém chất lượng sang mục đích sử dụng

khác hoặc cải tạo trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Ngoài ra, có thể khai thác một

số địa danh du lịch để phát triển hoạt động thương mại, dịch vụ, gần đường giao thông

gồm: xã Xuân Trạch, Trung Hóa, Thượng Hoá, Phú Định.

+ Tập trung phát triển lâm nghiệp, nguồn lực đất lâm nghiệp là lợi thế phát triển của

các xã vùng cao, phát triển các giống chăn nuôi đặc sản vùng gò đồi, đưa các giống lợn, bò

và trâu lai vào phát triển kinh tế gồm các xã Dân Hóa, Trọng Hóa, Hóa Sơn, Thượng

Trạch, Tân Trạch.

- Căn cứ vào các đặc điểm trên của cộng đồng vùng đệm, luận án tiến hành lựa

chọn 5 xã để khảo sát gồm:

+ Xã Sơn Trạch (Thị trấn Phong Nha) đại diện cho nhóm 1, đa dạng các hoạt động

sinh kế, trung tâm của phát triển ngành dịch vụ du lịch.

+ Xã Trung Hóa, Xuân Trạch là hai xã có điều kiện phát triển trung bình, tỷ lệ hộ

sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp cao nhất vùng đệm; bình quân diện tích đất lâm nghiệp

và nông nghiệp trên hộ cao, hai xã đại diện cho các hoạt động sinh kế truyền thống đang

có nhiều thay đổi và phát triển theo hướng bền vững.

Page 72: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

60

+ Xã Dân Hóa và Thượng Trạch là hai xã nằm sát biên giới, gần các cửa khẩu (Cà

Roòng và Cha Lo), 100% là người dân tộc thiểu số, điều kiện khó khăn, nhưng dân số

đông nhất các xã có người dân tộc thiểu số, có thể đại diện về nghiên cứu sinh kế của

nhóm dân tộc.

Các căn cứ lựa chọn dựa trên điều kiện nguồn lực được chi tiết ở phụ lục 3.

Địa bàn nghiên cứu được phân bố ở sơ đồ sau:

Hình 3.2. Sơ đồ phân bố các địa phương nghiên cứu

* Chọn mẫu hộ nghiên cứu

Trong 5 xã được lựa chọn để đại diện nghiên cứu thì có tổng số hộ của 5 xã là 7736

hộ với 28917 nhân khẩu.

Sử dụng phương pháp chọn mẫu dựa vào công thức của Slovin (1960)4 ta được: n=

7736 hộ/(1+Ne2

) , e là sai số ngẫu nhiên thường nhỏ hơn 10% nên tiến hành chọn sai số

ngẫu nhiên e = 6%. Như vậy số hộ sẽ khảo sát theo công thức sẽ là 7736/[1+ 7736*(6%2)]

= 270. Để phòng ngừa sai sót trong quá trình nghiên cứu, tiến hành khảo sát thêm 22% số

hộ đã chọn, tức là 270 * 22% = 59,4 hộ.

Như vậy tổng hộ được lựa chọn để khảo sát là: 270 + 60 = 330 hộ.

Trường hợp nghiên cứu này không lựa chọn dựa trên số hộ hay nhân khẩu của mỗi

xã mà thực hiện lấy số hộ đại diện đều như nhau cho các xã lựa chọn. Vì mục tiêu của

4

Áp dụng công thức xác định cỡ mẫu điều tra của Slovin (1960): n=N/(1+Ne2). Trong đó: n là cỡ mẫu điều

tra; N: tổng số hộ của 5 xã; e: sai số kỳ vọng.

Page 73: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

61

nghiên cứu là xem xét sự khác nhau về sinh kế bền vững giữa các nhóm hộ đã phân tổ:

nghèo, cận nghèo, trung bình – khá.

Việc lựa chọn ba nhóm hộ trên dựa theo Quyết định số 59/2015/QĐ – TTg ngày

19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp

dụng cho giai đoạn 2016 – 2020” tại điều 2. Trong đó, nhóm hộ nghèo đa chiều ở nông

thôn được quy định tại khoản 1, điều 2 ; nhóm hộ cận nghèo được quy định tại khoản 2,

điều 2 và nhóm hộ trung bình được quy định tại khoản 3, điều 2 của Quyết định này.

Ngoài các mức thu nhập được quy định tại điều 2 của Quyết đinh này thì các chỉ số đo

lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo và cận nghèo gồm: tiếp

cận các dịch vụ y tế; trình độ giáo dục của người lớn; chất lượng nhà ở; nguồn nước sinh

hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận

thông tin. Số hộ được lựa chọn để nghiên cứu cụ thể ở bảng 3.3. như sau:

Bảng 3.3. Chọn mẫu khảo sát

TT Đơn vị chọn mẫu Tổng số hộ Hộ khảo sát Loại hộ

điều tra 7736 330

1 Xã Thượng Trạch 566 66

1. Trung bình – khá

2. Cận nghèo

3. Nghèo

2 Xã Dân Hóa 902 66

3 Xã Sơn Trạch 3008 66

4 Xã Xuân Trạch 1604 66

5 Xã Trung Hóa 1503 66

* Nội dung điều tra:

Đầu tiên tiếp cận với cấp xã ở địa phương để có danh sách các hộ nghèo, cận nghèo,

hộ trung bình – khá, đồng thời nắm thông tin cơ bản về tình hình kinh tế - xã hội và nguồn

lực phát triển của địa phương để làm cơ sở khảo sát.

- Khảo sát tình hình cơ bản của các hộ gia đình: Số nhân khẩu, lao động, điều kiện

nguồn lực đất đai, việc làm, giới tính, tuổi, hoạt động sinh kế mà hộ gia đình.

- Thực trạng về nguồn vốn của hộ: Nguồn lực con người gồm nhân khẩu, lao động,

trình độ học vấn, số lao động có việc làm, lao động được đào tạo...; nguồn vốn xã hội gồm

việc làm, tỷ lệ người tham gia các tổ chức xã hội, khoảng cách từ nhà đến trung tâm gần

nhất,...; nguồn vốn tài chính gồm thu nhập, nguồn vốn vay, tiết kiệm, hỗ trợ tài chính...;

nguồn vốn vật chất gồm các phương tiện sinh hoạt, phương tiện đi lại, nhà ở, công trình

nước sạch, phương tiện cập nhật thông tin, phương tiện sản xuất...; nguồn lực tự nhiên

Page 74: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

62

gồm các vấn đề về đất đai, nguồn nước, khí hậu, tình trạng khai thác lâm sản...

- Các chiến lược sinh kế và kết quả hoạt động sinh kế: gồm các hoạt động sinh kế

điển hình như: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp và khai thác tự nhiên, dịch vụ du

lịch, các hoạt động phi nông nghiệp khác.

- Nội dung liên quan đến các chỉ tiêu phản ánh nguồn vốn sinh kế và đo lường sinh

kế bền vững.

* Thiết kế bảng hỏi (phỏng vấn):

+ Phiếu điều tra hộ (bảng hỏi) được xây dựng dựa trên mục tiêu nghiên cứu của

luận án và nội dung cụ thể được đặt ra để giải quyết các mục tiêu đó.

+ Phiếu điều tra ý kiến chuyên gia: Khảo sát ý kiến chuyên gia nhằm xác định các

tiêu chí đánh giá sinh kế bền vững ; ý kiến chuyên gia nhằm xác định tầm quan trọng của

các chỉ tiêu trong mỗi tiêu chí đánh giá sinh kế bền vững theo bảng quan hệ chỉ số RI

(Random Index) do Saaty (2008) đề xuất, các ý kiến đánh giá theo các bước ở phụ lục 2.

Ý kiến chuyên gia được thể hiện dưới dạng thảo luận nhóm các nhà quản lý địa phương

gồm: cán bộ thống kê, lập kế hoạch, người đứng đầu các phường, xã và những chuyên gia

thực hiện dự án tại vùng đệm.

- Điều tra, phỏng vấn thử: Trên cơ sở nội dung của phiếu điều tra đã được xây

dựng, tiến hành điều tra thử một số hộ dân nhằm đánh giá lại những thông tin hộ có thể

cung cấp, chỉnh sửa lại phiếu điều tra cho phù hợp.

- Điều tra, phỏng vấn trên diện rộng: Sau khi chỉnh sửa và hoàn thiện phiếu điều

tra, tiến hành điều tra tại các hộ lựa chọn thông qua phỏng vấn trực tiếp các hộ.

3.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu, thông tin

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê được dùng để thống kê, mô tả các thông tin về tình hình kinh

tế - xã hội vùng đệm, các nguồn lực để phát triển sinh kế ở vùng đệm; thông tin chung của

đối tượng khảo sát để làm rõ sự thay đổi theo thời gian trong điều kiện cụ thể ở địa bàn

nghiên cứu.

3.2.3.2. Phương pháp phân tổ

Phương pháp phân tổ sử dụng để tổng hợp và hệ thống hóa số liệu điều tra theo các

tiêu thức phù hợp với mục tiêu nghiên cứu: theo nhóm hộ, theo hoạt động sinh kế…

3.2.3.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu

Phương pháp này được vận dụng để phân tích động thái (biến động theo thời gian):

Page 75: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

63

diễn biến tình hình đất đai, dân số, lao động, mức sống, mức độ bền vững của vùng đệm,

làm căn cứ đánh giá các nguyên nhân, tác động tích cực và tiêu cực đến sự thay đổi sinh

kế của vùng đệm.

3.2.3.4. Phương pháp sơ đồ, biểu đồ

Phương pháp này dùng để thể hiện vị trí phân bố các địa phương, thông tin về các

điều kiện kinh tế - xã hội và đối chiếu dữ liệu theo thời gian...

3.2.3.5. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia được sử dụng để thăm dò ý kiến về xác định các tiêu chí

phân tích sinh kế bền vững từ các nhà nghiên cứu về phát triển cộng đồng, văn hóa bản

địa, thành viên của dự án hỗ trợ phát triển sinh kế vùng đệm PNKB; ý kiến của các nhà

quản lý địa phương trong việc đánh giá tầm quan trọng của các chỉ tiêu trong từng tiêu chí

đánh giá; các nhà khoa học gồm hội đồng chuyên môn, các nhà khoa học liên quan đến

lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, nghiên cứu sinh kế về đóng góp ý kiến cho quá trình thực

hiện và hoàn thiện luận án.

3.2.3.6. Phương pháp phân tích chỉ số

Chỉ số sinh kế bền vững hộ (HSLI) là chỉ số đo lường mức độ bền vững về sinh kế

dựa trên 33 chỉ tiêu thuộc 4 nhóm tiêu chí: kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế chính

sách. Trong đó, tiêu chí kinh tế gồm 10 chỉ tiêu; tiêu chí xã hội gồm 9 chỉ tiêu; tiêu chí môi

trường gồm 7 chỉ tiêu và tiêu chí thể chế - chính sách gồm 7 chỉ tiêu.

- Chỉ số HSLI được thực hiện trên 4 tiêu chí, vì luận án xem 4 nhóm tiêu chí này có

tầm quan trọng như nhau nên trọng số (Wj) đều bằng 1. Mỗi tiêu chí được tính dựa trên số

chỉ tiêu trong nhóm tiêu chí đó

HSLI =

(7)

- Chỉ số tiêu chí (Ij): được tính bằng tổng của các tích giữa trọng số của từng chỉ tiêu

(i) với giá trị trung bình được mã hóa của từng chỉ tiêu (Md’) cụ thể như sau:

+ Chỉ số tiêu chí kinh tế: Ik = ) =

.

+ Chỉ số tiêu chí xã hội: Ix = )=

.

Page 76: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

64

+ Chỉ số tiêu chí môi trường: Im = )=

.

+ Chỉ số tiêu chí thể chế, chính sách: It = )=

.

- Trọng số của từng chỉ tiêu (Wi): trọng số của các chỉ tiêu i được tính theo từng

nhóm tiêu chí và tổng trọng số của các chỉ tiêu trong mỗi nhóm tiêu chí là bằng 1,0 được

thể hiện trên khung phân tích chỉ số.

Theo phương pháp trọng số AHP, các ý kiến chuyên gia đánh giá tầm quan trọng

của các chỉ tiêu theo từng nhóm tiêu chí, tức là mức độ quan trọng được so sánh giữa các

chỉ tiêu trong mỗi nhóm tiêu chí dựa vào thang đo của Saaty (2008) từ mức 1 đến 9. Vì

vậy, tổng trọng số của các chỉ tiêu trong từng nhóm nhân tố là bằng 1,0. Trọng số của từng

chỉ tiêu được tính theo công thức 9.

- Giá trị chỉ tiêu i: M’(di) là giá trị trung bình của 330 quan sát sau khi được chuẩn

hóa ở công thức 1 và công thức 2.

Thang đo chỉ số dựa theo thang đo của Kumar Roslina (2014), tức là căn cứ để mức

chỉ số từ 0,5 trở lên được xem là có khả năng bền vững. Thang đo của Nguyễn Minh Thu

(2013) đề xuất 5 mức để đo lường mức độ bền vững của chỉ số phát triển bền vững: chỉ số

từ 0 – 0,2 là mức “kém bền vững”; trên 0,2 – 0,4 là mức “hơi bền vững”; trên 0,4 – 0,6 là

mức “tương đối bền vững”; trên 0,6 – 0,8 là mức “khá bền vững” và chỉ số có mức trên

0,8 là mức “bền vững”. Quá trình phân tích nội dung của luận án, luận án sử dụng hai

thang đo trên để nhận định tính bền vững sinh kế của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia

PNKB, Quảng Bình.

Page 77: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

65

Khung phân tích chỉ số theo dạng hình cây được chỉ ra ở sơ đồ 3.2 như sau:

Sơ đồ 3.2. Khung phân tích chỉ số sinh kế bền vững

3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Để làm rõ thực trạng các hoạt động sinh kế và mức độ bền vững về sinh kế của cư

dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu được

xây dựng dựa trên sự kế thừa các công trình nghiên cứu liên quan có chọn lọc và các đánh

giá thảo luận tại địa bàn nghiên cứu cụ thể ở Phụ lục 1.2, nội dung chỉ tiêu gồm:

Một là, chỉ tiêu phản ánh nguồn lực sinh kế, đây là yếu tố quyết định đến chiến lược

sinh kế và kết quả của các hoạt động sinh kế.

HSLI

Kinh tế (Ik) Xã hội (Ix) Môi trường (Im) Thể chế, chính sách (It)

Wj

∑Wik = 1

TN bình quân

LT bình quân

Mức hỗ trợ

Tình trạng nhà ở

CT sinh hoạt

Máy móc SX

Gia súc cày kéo

Tỷ lệ LĐ được đào tạo

Phương tiện

TL LĐ có việc làm

∑Wix = 1

TĐVH chủ hộ

Số lao động

TL tham gia TCXH

Số PT cập nhật thông tin

TL người TGSH Cộng

đồng

Số tháng được hỗ trợ

k/c đến trung tâm gần nhất

Số lần TG SHCĐ

Số tháng được hỗ trợ

∑Wim= 1

TL diện tích đất canh tác

Tình trạng nguồn nước

TL được tuyên truyền BVMT

Số SP khai thác

Cường độ khai thác

Số tháng ảnh hưởng ĐKTN

Mức sử dụng chất đốt

∑Wit= 1

CQ địa phương hỗ trợ các

HĐSK

Các HĐSK hỗ trợ thành công

Vai trò của CQĐP trong

việc chuyển đổi SK

Hiệu quả CS tuyên truyền

BVMT

Chính sách giao khoán đất

Công tác quy hoạch

Ảnh hưởng đến phong tục VHĐP

Page 78: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

66

Hai là, chỉ tiêu phản ánh tính bền vững sinh kế, các chỉ tiêu này phản ánh các nhân

tố ảnh hưởng đến tính bền vững của sinh kế gồm: nguồn lực sinh kế, kết quả sinh kế và

mục tiêu của sinh kế.

3.3.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh các nguồn lực sinh kế

Các chỉ tiêu phản ánh các nguồn lực sinh kế cư dân vùng đệm gồm: vốn con người,

vốn xã hội, vốn tự nhiên, vốn vật chất và vốn tài chính.

Bảng 3.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích về nguồn vốn sinh kế

Chỉ tiêu Đơn vị tính

I. Nguồn lực con người

1. Số lao động của hộ người

2. Trình độ học vấn Số năm đào tạo,%

3. Số nhân khẩu của hộ người

4. Tình hình đào tạo nghề %, Người/năm

II. Nguồn lực xã hội

1. Việc làm của lao động %

2. Số người/tỷ lệ người tham gia các hoạt động xã hội %, lần/năm

3. Số tháng hỗ trợ bình quân về mức sống Tháng

4. Khoảng cách từ nhà đến chợ trung tâm hoặc đường

giao thông lớn Km

5. Khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội (thông tin, giáo

dục, y tế, thị trường…) Thang đo (điểm từ 1 đến 5)5

III. Nguồn lực vật chất

1. Nhà ở và các công trình sinh hoạt khác

+ Nhà ở %

+ Công trình sinh hoạt %

2. Phương tiện đi lại thường dùng %

3. Phương tiện cung cấp thông tin (điện thoại, ti vi, máy

tính…)

%

4. Phương tiện, máy móc sản xuất %

5. Số gia súc cày kéo, sinh sản bình quân hộ Con, %

IV. Nguồn lực tài chính

1. Thu nhập triệu đồng/người /năm

2. Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động sinh kế chính của hộ %

5 1_không cập nhật; 2_ít khi tiếp cận; 3_Thỉnh thoảng; 4_thường xuyên; 5_rất thường xuyên

Page 79: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

67

Chỉ tiêu Đơn vị tính

3. Các khoản chi cho sinh hoạt và sản xuất %

4. Mức tiết kiệm hàng năm %

5. Mức lương thực bình quân/người Kg

6. Khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính

(kênh chính thức)

1_Quá khó khăn; 2_khó khăn;

3_Bình thường; 4_Dễ; 5_Rất dễ.

V. Nguồn lực tự nhiên

1. Đất đai m2

2. Nguồn nước sinh hoạt %,

3. Tình hình về khai thác LSNG %,

4. Tình hình nhận thức về vấn đề tuyên truyền Thang đo (điểm từ 1 đến 5)6

5. Mức độ ảnh hưởng của hạn hán, lũ lụt, cháy rừng đến

sản xuất của hộ Thang đo (điểm từ 1 đến 5)7

Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu và khảo sát thông tin của địa bàn nghiên cứu.

Nguồn vốn con người thể hiện ở bốn nội dung, trong đó số lao động và nhân khẩu

thể hiện quy mô của nguồn nhân lực. Chỉ tiêu trình độ văn hóa của chủ hộ, lao động được

đào tạo, trình độ giáo dục cao nhất của thành viên trong hộ phản ánh chất lượng nguồn

nhân lực. Đây là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quá trình tổ chức thực hiện các hoạt

động sinh kế.

Nguồn vốn xã hội thể hiện ở năm nội dung, trong đó yếu tố việc làm và tỷ lệ tham

gia vào các tổ chức xã hội phản ánh thực trạng về khả năng kết nối giữa cá nhân và tổ

chức; yếu tố số tháng hỗ trợ bình quân và khoảng cách từ nhà đến trung tâm phản ánh khả

năng tiếp cận các dịch vụ xã hội; yếu tố khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội phản ánh

mức độ nhạy bén hoặc điều kiện cập nhật của người dân.

Nguồn vốn vật chất thể hiện ở năm nội dung, trong đó công trình nhà ở, phương

tiện đi lại, phương tiện cung cấp thông tin phản ánh điều kiện sống và hưởng thụ của con

người; yếu tố phương tiện máy móc sản xuất và gia súc cày kéo phản ánh tài sản sản xuất

và năng lực đầu tư đối với lĩnh vực sản xuất nông – lâm - thủy sản.

Nguồn vốn tài chính thể hiện sáu nội dung, trong đó thu nhập và chi phí phản ánh tình

hình tài chính của hộ, khả năng tự chủ nguồn lực tài chính trong thực hiện các hoạt động

6 1_Hoàn toàn không; 2_không rõ; 3_một ít; 4_biết; 5_biết rất rõ;

7 1_Không ảnh hưởng; 2_Ít ảnh hưởng; 3_ AH vừa phải; 4_nghiêm trọng; 5_rất nghiêm trọng

Page 80: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

68

sinh kế; yếu tố tiết kiệm phản ánh hiệu quả của việc thực hiện các hoạt động sinh kế; yếu

tố lương thực bình quân đầu người phản ánh về khả năng an ninh lương thực; yếu tố tiếp

cận các dịch vụ tài chính phản ánh khả năng cập nhật, nhạy bén của người dân trong tiếp

cận nguồn vốn.

Nguồn vốn tự nhiên thể hiện trong năm nội dung chủ yếu, trong đó đất đai, nguồn

nước, cường độ và số loài khai thác là các tài sản tự nhiên mà người dân được hưởng lợi

cũng như mức độ sử dụng chúng; nhận thức về tuyên truyền cho thấy mức độ về bảo vệ tự

nhiên; yếu tố biến đổi khí hậu phản ánh ảnh hưởng và mức độ rủi ro đối với thực hiện các

hoạt động sinh kế.

3.3.2. Hệ thống chỉ tiêu đo lường sinh kế bền vững

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu về sinh kế bền vững dựa trên 4 nhóm tiêu chí về đo

lường mức sinh kế bền vững gồm: tiêu chí bền vững về kinh tế, tiêu chí xã hội, tiêu chí

môi trường và tiêu chí thể chế - chính sách.

Bảng 3.5. Tiêu chí phản ánh bền vững về sinh kế

Chỉ tiêu Đơn vị Dấu kỳ8 vọng

I. Tiêu chí kinh tế

1. Mức thu nhập bình quân đầu người/năm Tr.đ +

2. Lượng lương thực bình quân người/năm Kg +

3. Thu từ các khoản hỗ trợ Tr.đ -

4. Loại nhà ở Tr.đ +

5. Số công trình phụ Công trình +

6. Số lượng gia súc bình quân hộ Con +

7. Máy móc sản xuất Cái/chiếc +

8. Loại phương tiện thường dùng Hệ số +

9. Số lao động được đào tạo nghề Lao động/% +

10. LĐ có việc làm Lao động +

II. Tiêu chí xã hội

1. Trình độ văn hóa của chủ hộ Năm đi học +

2. Lao động Lao động +

3. Tỷ lệ lao động nữ có việc làm % +

8 (+) nếu sự tăng lên sẽ tác động tích cực đến tính bễn vững của sinh kế và dấu (-) ngược lại sẽ tác động tiêu

cực.

Page 81: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

69

Chỉ tiêu Đơn vị Dấu kỳ8 vọng

4. Tỷ lệ người tham vào các tổ chức đoàn thể xã

hội ở địa phương % +

5. Tỷ lệ người tham gia BHYT % +

6. Số phương tiện cập nhật TT Cái/ chiếc +

7. Số lần tham gia sinh hoạt CĐ Lần +

8. Số tháng được hỗ trợ SX Tháng -

9. Khoảng cách từ nhà đến trung tâm Km -

III. Tiêu chí môi trường

1. Tỷ lệ diện tích đất canh tác Sào/% +

2. Tình trạng nguồn nước Hệ số +

3. Cường độ khai thác lần/năm -

4. Số loài sản phẩm được khai thác Loài -

5. Củi thường sử dụng trong năm Hệ số -

6. TL người tham gia tuyên truyền % +

7. Số tháng hạn hán Tháng -

IV. Tiêu chí thể chế, chính sách

1. Các cơ quan địa phương hỗ trợ việc thực hiện

thành công các HĐSK

Số chính sách, chương trình +

2. Các hoạt động sinh kế mà gia đình được hỗ trợ

thành công Số hoạt động sinh kế

+

3. Vai trò của chính quyền địa phương trong việc

chuyển đổi sinh kế

1_Rất tệ; 2_Tệ; 3_Bình thường;

4_Tốt; 5_Rất tốt

+

4. Chính sách tuyền truyền bảo vệ rừng, bảo vệ

môi trường

+

5. Giao khoán đất đúng quy định, quy trình +

6. Quy trình hoạch định chính sách có sự tham

gia của người dân

+

7. Chính sách, thể chế ảnh hưởng đến phong tục

và văn hóa địa phương Thang đo (1 đến 5)9

-

Nguồn: tổng hợp các nghiên cứu và thảo luận nhóm với cán bộ quản lý xã.

Tiêu chí phản ánh tính bền vững được thể hiện trên 4 nội dung gồm: tiêu chí bền

9 1_Không ảnh hưởng; 2_Ít ảnh hưởng; 3_ AH vừa phải; 4_AH nghiêm trọng; 5_AH rất nghiêm trọng

Page 82: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

70

vững kinh tế, bền vững xã hội, bền vững môi trường và bền vững về thể chế chính sách.

- Tiêu chí bền vững kinh tế gồm 10 chỉ tiêu phản ánh khả năng tự chủ và năng lực

phát triển kinh tế hộ gia đình, trong đó có 9 chỉ tiêu có sự kế thừa và các đặc điểm ảnh

hưởng đến tính bền vững kinh tế hộ của địa phương mà chưa có nghiên cứu nào trước đây

đã chỉ rõ cả 10 tiêu chí như trên. Tiêu chí này được xác định dựa trên năng lực tài sản sinh

kế (nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất) và kết quả đạt được về mặt kinh tế.

- Tiêu chí bền vững về xã hội gồm 9 chỉ tiêu, trong đó tiêu chí 1, 2, 3, 4, 5 được thể

hiện trong nhiều nghiên cứu khác nhau và chỉ tiêu 6, 7, 8, 9 dựa trên đặc điểm của địa

phương và được thảo luận nhóm cán bộ địa phương. Số tháng được hỗ trợ phản ánh môi

trường sống, điều kiện sống khó khăn và tính phụ thuộc vào nguồn hỗ trợ, có mối quan hệ

ngược chiều với khả năng bền vững. Khoảng cách từ nhà đến trung tâm phản ánh sự phân

bố địa hình, khả năng tiếp cận các dịch vụ thông tin xã hội. Tiêu chí này được xác định

dựa trên năng lực của tài sản xã hội và kết quả đạt được về mặt xã hội.

- Tiêu chí bền vững môi trường gồm 7 chỉ tiêu, trong đó 3 chỉ tiêu thuận phản ánh

tác động tích cực đối với môi trường và 4 chỉ tiêu nghịch phản ánh tác động tiêu cực đến

môi trường. Các chỉ tiêu 1, 2, 3, 4 là các chỉ tiêu được phân tích trong nhiều nghiên cứu

[58], [41], [70], [44], tỷ lệ sử dụng đất thấp có nghĩa là đất bị bỏ hoang khá lớn do bị giảm

chất lượng đất như nhiễm mặn, chua, phèn và thiếu nước. Các chỉ tiêu 5, 6, 7 là các chỉ

tiêu được đưa ra dựa trên đặc điểm của địa phương gồm chỉ tiêu tỷ lệ người tham gia

tuyên truyền về môi trường xuất phát từ đặc điểm đặc trưng vùng đệm là hướng đến nâng

cao nhận thức về bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học, hạn chế tình trạng hạn tác động

lớn đến môi trường đất, nước, cháy rừng, nhiệt độ tăng… Chỉ tiêu khai thác củi cũng là

yếu tố được đặt ra trong thời điểm hiện tại khi quy định đóng cửa rừng, tần suất khai thác

củi cao sẽ ảnh hưởng đến môi trường. Tiêu chí này được xác định dựa trên năng lực của

nguồn lực môi trường và những kết quả đạt được về mặt môi trường.

- Tiêu chí thể chế, chính sách gồm 7 chỉ tiêu, trong đó các chỉ tiêu 3, 4, 5, 6 là các

chỉ tiêu được kế thừa trên nhiều nghiên cứu điển hình như DFID (2001), Ellis (2000),

Scoones (1998); Tim Hanstad và Cộng sự (2004) và Winin Zaijad (2015) ); các chỉ tiêu 1,

2, 7 được xây dựng trên cơ sở đặc điểm và bối cảnh của địa phương. Tiêu chí dựa trên khả

năng và mức độ ảnh hưởng của chính sách thể chế đến tính bền vững về sinh kế.

Như vậy, việc xác định các tiêu chí phân tích sinh kế bền vững được dựa trên nội

lực và khả năng để đạt được tính bền vững của sinh kế mà tài sản sinh kế là yếu tố trung

Page 83: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

71

tâm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện sinh kế. Vì vậy, các tiêu chí nghiên cứu về sinh kế

bền vững là hệ thống chỉ tiêu được dựa trên các nhân tố ảnh hưởng và kết quả sinh kế đạt

được. Trong đó, tiêu chí kinh tế được dựa trên năng lực tài chính và vật chất, tiêu chí xã

hội dựa trên năng lực xã hội, tiêu chí môi trường dựa trên năng lực và những yếu tố ảnh

hưởng đến môi trường và tiêu chí thể chế chính sách dựa trên những tác động của thể chế

chính sách đến việc thực các hoạt động sinh kế.

KẾT U N CHƯƠNG 3

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng Quảng

Bình được xác định trên phạm vi 13 xã có địa hình phân bố chủ yếu là đồi núi dốc phức

tạp gần rừng, đồi núi bao quanh, bên cạnh đó còn giáp với các nước Lào, Campuchia. Địa

bàn nghiên cứu cho thấy điều kiện khí hậu khắc nghiệt, mùa hè chịu ảnh hưởng của gió

Lào nên thường xuyên xảy ra hạn hán, mất mùa, cháy rừng; mùa đông thường xảy ra lũ lũ

lụt, rửa trôi nên các vùng đồi núi chỉ sản xuất 1 mùa trên năm. Nhiều vùng còn hiện tượng

du cạnh luôn phiên 3 năm/lần.

Thực trạng về đời sống người dân vùng đệm còn gặp nhiều khó khăn, diện tích đất

nông nghiệp thấp, diện tích đất lâm nghiệp lớn nhưng chủ yếu đất đồi núi chất lượng thấp,

khó cải thiện, năng suất thấp và bị bỏ hoang nhiều.

Dân số khoảng 20 người/km2, bình quân 4 nhân khẩu/hộ, tỷ lệ lao động chiếm trên

50%. Tài sản của vùng đệm thiếu nghiêm trọng, trên 10% chưa có phương tiện đi lại, hầu

hết các tài sản bình quân hộ của vùng đệm đều thấp hơn bình quân chung toàn huyện và

dưới 1 cái/hộ. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo vẫn cao nhất tỉnh (41,26%).

Luận án chỉ ra các phương pháp tiếp cận phân tích sinh kế bền vững, mô hình

nghiên cứu và đưa ra 7 nhóm phương pháp để thực hiện đánh giá, phân tích các mục tiêu

của luận án. Ngoài việc sử dụng các phương pháp truyền thống như khảo sát, thống kê,

phân tích… để đạt được mục tiêu của và đảm bảo tính khoa học, luân án đã sử dụng các

phương pháp phân tích chỉ số phản ánh kích thước sinh kế bền vững theo trọng số phân

hạng thứ bậc (AHP) mà các nghiên cứu trước chưa có. Đặc biệt luận án cũng đưa ra hệ

thống chỉ tiêu nguồn vốn và tiêu chí đánh giá sinh kế bền vững, hệ thống chỉ tiêu là sự kế

thừa của các nghiên cứu điển hình về sinh kế bền vững của vùng đệm và được dựa trên

quá trình phân tích và khảo sát thực tiễn ở địa phương.

Page 84: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

72

CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA CƯ DÂN VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC

GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG, QUẢNG BÌNH

4.1. Thực trạng các nguồn lực cơ bản của vùng đệm tác động đến phát triển sinh kế

4.1.1. Cơ sở hạ tầng, vật chất của vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

4.1.1.1. Cơ sở hạ tầng của vùng đệm

Cơ sở vật chất, hạ tầng chủ yếu của vùng đệm có 7/9 chỉ tiêu chiếm tỷ lệ trên 50%,

nhưng số chỉ tiêu có tỷ lệ cao từ 70% trở lên rất ít chỉ chiếm 33,3% (3 chỉ tiêu), tình hình

cụ thể được phản ánh ở bảng như sau:

Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu chủ yếu về cơ sở hạ tầng của vùng đệm năm 2018

Chỉ tiêu ĐVT Tổng số Số lượng Tỷ lệ (%)

1. Xã có chợ 1: có; 0:không 13 8 61,5

2. Xã có nhà văn hóa 1: có; 0:không 13 4 30,8

3. Số km đường trục xã, thôn, ngõ, xóm được

bê tông hóa hoặc rải đá Km 1268,6 511,4 40,3

4. Tỷ lệ chiều dài kênh mương được kiến cố hóa Km 123 65 52,8

5. Số xã có trạm y tế xây dựng kiên cố Xã 13 12 92,3

6. Số thôn, bản có đường xe ô tô tới xã Thôn 154 125 81,2

7. Số thôn có nhà văn hóa Thôn 154 119 77,3

8. Số thôn bản có trường, lớp mẫu giáo Thôn 154 83 53,9

9. Số thôn, bản có hệ thống loa truyền thanh Thôn 154 68 59,1

Nguồn: tính toán từ số liệu xã và niên giám thống kê huyện (chi tiết phụ lục8).

Số xã không có chợ tập trung chủ yếu là những xã vùng cao, vùng sâu có điều kiện

sinh hoạt, đi lại khó khăn; dịch vụ thương mại kém phát triển; mật độ dân số thưa gồm các

xã Hóa Sơn, Trọng Hóa, Tân Trạch, Thượng Trạch, Thượng Hóa. Những xã có nhà văn

hóa là những xã có điều kiện phát triển, năng lực đầu tư thường xuyên cho cơ sở hạ tầng

cao; có nhu cầu phát triển tinh thần, thể dục thể thao, đây là chỉ tiêu thấp nhất trong 9 chỉ

tiêu phát triển chủ yếu của vùng đệm. Tỷ lệ số km của trục đường thôn, xã được bê tông

hóa hoặc rải đá chiếm 40,3% và tỷ lệ kênh mương được kiên cố hóa chiếm 52,8% chủ yếu

là các xã vùng núi có độ dốc thấp, gần đường giao thông như Trường Sơn, Thượng Hóa,

Trung Hóa, Dân Hóa và một số xã có diện tích lúa nước cao. Do vậy, cây trồng vào mùa

Page 85: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

73

khô thường xuyên thiếu nước dẫn đến năng suất thấp. Số xã có trạm y tế xây dựng kiên cố

và số thôn có đường ô tô đến xã chiếm tỷ lệ cao nhất trên 80%, do các xã vùng đệm được

hỗ trợ từ Chương trình 135, Chương trình nông thôn mới, dự án Chính phủ và phi chính

phủ (ICCO của Hà Lan; SNV...). Có 68 thôn có loa truyền thanh nối với xã (7/13 xã)

chiếm 59,06%, những thôn có loa truyền thông nối với xã chủ yếu là những xã có điều

kiện phát triển, 5 xã còn lại không có loa truyền thông là những xã có điều kiện đặc biệt

khó khăn. Điều này gây khó khăn trong việc phổ biến, tuyên truyền các thông tin pháp

luật, chính sách và quy định của địa phương; giảm hiệu quả quản lý và tiến độ thực hiện

các chính sách.

4.1.1.2. Tài sản vật chất của các hộ cư dân vùng đệm vườn quốc gia PNKB

Theo kết quả khảo sát hộ cho thấy, có 11 trên 13 loại tài sản và phương tiện sinh

hoạt trong gia đình bình quân dưới 01 cái (chiếc) trên hộ, trong đó có 9 trên 13 loại tài sản

bình quân dưới 0,5 cái (chiếc). Thấp nhất là phương tiện đi lại, phương tiện cập nhật thông

tin và các loại phương tiện sinh hoạt gia đình, chỉ có hai loại phương tiện bình quân hộ

trên 01 chiếc là ti vi và điện thoại di động. Tình hình ở bảng 4.2 như sau:

Bảng 4.2. Một số tài sản và phương tiện sinh hoạt bình quân của cư dân

Đvt: Cái (chiếc)/hộ

Chỉ tiêu Ô

Xe

máy

Xe

máy,

đạp

điện

Ti

vi

Radio,

dàn âm

thanh

ĐT

cố

định

ĐT di

động

Điều

Hòa

Máy

giặt

Tủ

lạnh,

tủ đá

Bình

nước

nóng

Máy

vi

tính

MT

nối

mạng

Minh Hóa 0,05 1,63 0,02 1,00 0,04 0,02 2,07 0,23 0,05 0,75 0,29 0,48 0,35

Bố Trạch 0,05 1,61 0,05 1,06 0,10 0,04 2,22 0,27 0,23 0,86 0,45 0,50 0,39

Quảng Ninh 0,04 1,74 0,09 1,10 0,09 0,04 2,36 0,36 0,23 0,93 0,46 0,58 0,51

Vùng đệm 0,04 1,45 0,02 0,89 0,07 0,02 1,99 0,12 0,07 0,66 0,25 0,40 0,23

Nguồn: Báo cáo các xã [29]

Với kết quả chỉ ra ở bảng 4.2 cho thấy, tài sản bình quân của các hộ vùng đệm thấp

hơn giá trị tài sản và phương tiện sinh hoạt bình quân các huyện (Minh Hóa, Bố Trạch,

Quảng Ninh). Vùng đệm thiếu các loại tài sản sản xuất và phương tiện sinh hoạt nghiêm

trọng, điều này đã chỉ ra những khó khăn về điều kiện sống của người dân vùng đệm.

Nguyên nhân dễ nhận thấy là có nhiều xã đặt biệt khó khăn, có 7/13 xã thuộc diện đặc biệt

khó khăn, có trên 40 bản (làng) là người dân tộc thiểu số với nhiều nhóm dân tộc khác

Page 86: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

74

nhau (Rục, Arem, Khùa, Trì, Macoong, Mường…), dân trí thấp, thiếu kiến thức xã hội và

mức sống dưới nghèo, không có khả năng để mua sắm các loại tài sản.

4.1.2. Tình hình sản xuất của vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Kết quả sản xuất của vùng đệm phản ánh thông qua các chỉ tiêu chủ yếu như: lương

thực bình quân người, lương thực có hạt bình quân người, gia súc bình quân hộ, gia cầm

bình quân hộ và thu nhập bình quân hộ, các chỉ tiêu phản ánh cụ thể như sau:

Biểu đồ 4.1. Một số chỉ tiêu về kết quả phát triển sản xuất của vùng đệm năm 2018

10

Nguồn: tính toán từ số liệu xã và niên giám thống kê huyện (phụ lục A)

Sản lượng lương thực bao gồm sản lượng lương thực có hạt (lúa, ngô và các loại

cây lương thực có hạt khác như kê, mì mạch, cao lương,... ) và sản lượng các loại cây chất

bột có củ (sắn, khoai các loại ) được sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định. Lương thực ở

một số xã vùng đệm chưa đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của gia đình, diện tích

đất sản xuất nông nghiệp thấp đặc biệt là lúa. Lương thực bình quân đầu người của vùng

đệm là 512 kg/người/năm thấp hơn bình quân chung của các huyện Quảng Ninh là

658kg/người, Bố Trạch là 697 kg/người, nhưng cao hơn huyện Minh Hóa (267 kg/người).

Lương thực có hạt bình quân đầu người chỉ 204,5 kg/người chỉ bằng ½ sản lượng lương

thực bình quân. Nguyên nhân là do sản lượng sắn khá cao, được xem là loại cây trồng rất

phù hợp với vùng gò đồi, đặc biệt là giống sắn và ngô mới được hỗ trợ giống theo Chương

trình Nông thôn mới, các xã Xuân Trạch, Phú Định, Sơn Trạch và Hưng Trạch với năng

suất trên 220 tạ/ha.

10

Đơn vị tính: LT bình quân người (kg/người/năm); LT có hạt BQ người (kg/người/năm); GS bình quân hộ

(con); GC bình quân hộ (con); Thu nhập bình quân người (triệu đồng/người/năm).

0

100

200

300

400

500

600

LT bình quân

người

LT có hạt BQ

người

Gia súc BQ

hộ

Gia cầm BQ

hộ

Thu nhập BQ

người

512

204,5

3 10 22,5

Page 87: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

75

Số lượng gia súc bao gồm trâu, bò, lợn, dê hiện có tại thời điểm quan sát (gồm cả

trâu, bò mới sinh sau 24 giờ); tổng số lượng lợn gồm lợn thịt, lợn nái và lợn đực giống...

Số gia súc bình quân của hộ ở vùng đệm là 3,0 con/hộ và gia cầm là 10 con/hộ. Nhìn

chung số gia súc bình quân hộ của vùng đệm bằng hoặc cao hơn số gia súc bình quân của

các huyện (Quảng Ninh: 1,6 con; Bố Trạch: 2,7 con), tuy nhiên số gia cầm thấp hơn bình

quân chung của các huyện (Quảng Ninh: 16 con; Bố Trạch: 19 con). Nguyên nhân hầu hết

các xã vùng đệm là vùng gò đồi, địa hình chia cắt mạnh, độ dốc cao nên việc sử dụng máy

móc cho sản xuất khó khăn, trâu, bò là vật nuôi chủ yếu để làm sức cày, kéo; thói quen

chăn nuôi thả rong và tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp nên số gia súc bình quân cao

hơn so với bình quân toàn huyện. Tuy nhiên, số gia cầm chăn nuôi nhỏ lẽ, trang trại chăn

nuôi rất ít nên số gia cầm bình quân hộ thấp hơn bình quân chung toàn huyện.

4.1.3. Tình hình vệ sinh môi trường của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha -

Kẻ Bàng, Quảng Bình

Nhìn chung các chỉ tiêu về vệ sinh môi trường có tỷ lệ tương đối thấp, đặc biệt là

các chỉ tiêu về số công trình nước sạch và thu gom, xử lý rác thải.

Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu chủ yếu về vệ sinh môi trường

Chỉ tiêu ĐVT Tổng số Số lượng Tỷ lệ (%)

1. Số xã có tổ chức thu gom rác thải Xã 154 5 38,5

2. Số thôn được tổ chức thu gom rác thải Thôn 154 56 36,4

3. Sô thôn có công trình nước sạch tập trung Thôn 154 24 15,1

4. Tỷ lệ che phủ rừng % 84,6

5. Số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh Hộ 18067 14284 79,1

Nguồn: tính toán từ số liệu xã và niên giám thống kê huyện (chi tiết phụ lục 8).

Thực trạng về vấn đề vệ sinh môi trường cho thấy: số thôn có công trình nước sinh

hoạt tập trung chỉ chiếm 15%, chủ yếu là 1 số xã được hỗ trợ theo chương trình 135. Số

thôn có tổ chức thu gom rác thải thuộc các xã có điều kiện phát triển, dân cư đông, các loại

hình thương mại, dịch vụ phát triển gồm các xã Sơn Trạch, Hưng Trạch, Phúc Trạch,

Xuân Trạch..., tỷ lệ này chỉ chiếm dưới 40%. Số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh chiếm 79%,

nguồn nước mà người dân vùng đệm sử dụng khá đa dạng, nước từ giếng đào, giếng

khoan và nước từ khe mó được sử dụng bể lọc cá nhân. Chỉ tiêu này đạt kế hoạch đặt ra

năm 2020, tuy nhiên số công trình cung cấp nước sạch tập trung rất thấp, chỉ chiếm 15%.

Mặc dù có nhiều chương trình, dự án quan tâm đến vấn đề vệ sinh môi trường nhưng thực

Page 88: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

76

hiện chưa hiệu quả, chưa rộng rãi, nguyên nhân là nhiều vùng dân cư sinh sống thưa thớt,

việc thu gom rác thải khó khăn, thói quen và ý thức về sinh hoạt, vệ sinh môi trường của

vùng nông thôn chưa cao.

4.1.4. Thực hiện chương trình, chính sách đối với phát triển sinh kế của vùng đệm

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Trong 5 năm gần đây, vùng đệm có gần 100 chương trình dự án lớn nhỏ, các

chương trình chính sách và các dự án tác động đến mọi mặt của sản xuất, đời sống và sinh

kế; các dự án, chương trình chính sách góp phần đáng kể vào việc giải quyết việc làm,

tăng thu nhập ổn định, giảm thiểu áp lực về sinh kế của người dân lên tài nguyên thiên

nhiên của Di sản và đóng góp vào GDP của tỉnh. Hầu hết các xã vùng đệm đều được

hưởng chương trình, chính sách và dự án đầu tư chính thức và phi chính phủ.

Bảng 4.4. Tác động của chương trình, chính đến người dân vùng đệm

Chỉ tiêu ĐVT Tổng số Số lượng

thực hiện Tỷ lệ (%)

1. Số người tham gia tập huấn CT, dự án Người 41021 1734 4,2

2. Số người tham gia đào tạo CT, dự án Người 41021 560 1,4

3. Số hộ được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở hộ 18083 359 2,0

Nguồn: tính toán từ số liệu xã và niên giám thống kê huyện (chi tiết phụ lục 8).

Chương trình 135, chương trình 134 đã hỗ trợ đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ

tầng bình quân 1 tỷ đồng/xã/năm, hỗ trợ đào tạo cán bộ xã, nước sinh hoạt, điện lưới, mô

hình hỗ trợ sản xuất, đào tạo cán bộ... Chương trình kiên cố hóa trường học, chương trình

định canh định cho cư dân biên giới, hỗ trợ sản xuất; chương trình nông thôn mới; chương

trình bảo vệ và phát triển rừng; chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững (30A) nhằm

hỗ trợ nhà ở và mức sống cho 5 xã biên giới thuộc huyện Minh Hóa... Số người được đào

tạo nghề từ hỗ trợ của chương trình trong 3 năm gần đây là 560 người chiếm 1,4% tổng số

lao động và 1734 người được tham gia tập huấn chiếm 4,2%; hỗ trợ xây dựng nhà ở 359

hộ chiếm 2,0% tổng số hộ toàn vùng đệm.

Nhiều chính sách phát triển vùng đệm gồm chính sách phát triển nông nghiệp nông

thôn; chính sách phát triển công nghiệp – TTCN - dịch vụ, du lịch; chính sách hỗ trợ phát

triển các lĩnh vực văn hóa xã hội khác; chính sách về đất đai...

Vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các

dự án chính thức (ODA) và các tổ chức phi chính phủ (NGO) gồm: hỗ trợ Bảo tồn và

Page 89: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

77

Quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên Khu vực PNKB (Đức); dự án phát triển

du lịch bền vững tiểu vùng Mêkông tỉnh Quảng Bình (ADB); dự án phát triển nông thôn

bền vững vì người nghèo bắt đầu từ năm 2014; dự án ICCO của Hà Lan hỗ trợ chương

trình nghiên cứu bản địa phát triển Miền trung (CIRD) gồm dịch vụ khuyến nông cộng

đồng, hỗ trợ xây dựng công trình giao thông, thủy lợi; CPI của Hoa Kỳ giúp đỡ các nạn

nhân bom, mìn, cung cấp các thiết bị y tế; Plan Internation (chăm sóc và phát triển trẻ thơ);

đông tây hội ngộ; SNV (phát triển sản xuất, sinh kế)... Ngoài ra, vùng đệm có trên 13 dự

án đầu tư phát triển du lịch.

4.1.5. Nguồn lực khác

4.1.5.1. Nguồn lực văn hóa và tri thức bản địa

Ngoài các nguồn lực trên thì nguồn lực văn hóa và các kiến thức bản địa tác động

nhiều đến việc thực hiện các sinh kế bền vững. Tại vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha -

Kẻ Bàng ngoài dân tộc kinh còn có 7 dân tộc thiểu số khác (Rục, Sách, Mày, Arem, Vân

Kiều, Ma Coong và nhóm Khùa, Trì, Kai Rai, Mường).

Nhóm dân tộc chứt (Sách, Mày, Rục, Arem, Mã Liềng) có nhiều luật tục và văn hóa

đặc trưng là nền tảng để phát huy trong thực hiện phát triển sinh kế bền vững, trong khai

thác rừng và các sản phẩm từ rừng họ không khai thác tận diệt mà giữ lại những cây nhỏ,

chồi cây để mùa sau khai thác tiếp, khai thác vừa đủ dùng không khai thác dư thừa. Dân

tộc Bru – Vân Kiều tập trung khai thác từ tháng 3 đến tháng 9, kinh nghiệm khai thác

trong thời gian này ít mối mọt và sau thời gian này thì cây thay lá, đâm chồi nãy lộc họ

ngừng khai thác; tuyệt đối không khai thác cây dây leo quấn quanh cây chằng chịt. Sử

dụng dây rừng quấn quanh cây làm thang để khai thác tổ ong, chỉ lấy 2/3, giữ lại 1/3 tổ để

mùa sau, không chặt cây bừa bãi.

Trong trồng trọt và chăn nuôi họ thực hiện sản xuất ở những nơi nhiều thực bì, đất

màu đen là nơi có nhiều dinh dưỡng để làm rẫy hoặc thực hiện quy trình du canh 3-4 mùa

quay vòng để đất tái tạo dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay với chính sách định canh định

cư họ thực hiện trồng xen các loài cây bản địa và giống cây cải tiến. Một số loài lương

thực, thực phẩm bản địa được xem là đặc sản như nếp cẩm, gà đồi, lợn bản…

Luật tục và các quy ước trong sản xuất, khai thác cũng có tác động tốt đến quá trình

bảo tồn như: luật nghiêm cấm chặt cây, phá rẫy, đốt lửa, săn thú, chăn thả trâu bò… Ai vi

phạm nặng sẽ bị phạt trâu bò, còn nhẹ cũng bị phạt lợn, phạt gà. Luật tục để bảo vệ nguồn

Page 90: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

78

tài nguyên sông suối, chỉ được khai thác cá ở một vài khu vực nhất định, không được tự

tiện ngăn sông suối, gây cản trở dòng chảy. Tuy nhóm dân tộc ít người này vẫn còn xem

các động vật trong rừng như nguồn thực phẩm chính của mình, nhưng cũng có các quy

định cụ thể để bảo vệ như: các dòng họ có các con vật kiêng, không săn bắt thú nhỏ…

Văn hóa đặc trưng của người dân tộc gồm lễ hội đập trống tổ chức vào ngày 16-17

tháng giêng âm lịch, là lễ hội lớn của người Macoong mà một số du khách đã được chiêm

ngưỡng cầu cho mưa thuận gió hòa trong năm mới; nghi lễ của một năm sản xuất gồm: lễ

cúng cơm mới, lễ cúng lấp lỗ, lễ xuống giống, lễ cúng thần sấm, thần mây, thần gốc

cây…; nhiều địa danh văn hóa vẫn còn nguyên sơ lưu giữ lịch sử ra đời của người Arem

và người Rục (Hang rục, hang Cà Roòng) là tài sản để phát triển du lịch văn hóa.

4.1.5.2. Một số nguồn lực tự nhiên khác

Tài nguyên du lịch đang là lợi thế phát triển để thực chuyển đổi sinh kế cho nhiều

cư dân vùng đệm, Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng có nhiều danh lam thắng cảnh

tuyệt đẹp, nhiều sông suối, các tuyệt tác hang động, nhiều địa điểm di tích lịch sử văn hóa

nổi tiếng, nằm trên các trục đường giao thông, các tuyến đường Xuyên Á 131 – AH131,

Quốc lộ 15, Quốc lộ 16, Tỉnh lộ 20, Tỉnh lộ 562 nằm rải rác trên một phạm vi rộng lớn

200.000 ha thuộc địa phận các huyện Bố Trạch, Quảng Ninh, Minh Hóa (tỉnh Quảng

Bình). Nhiều địa điểm di tích tạo thành chuỗi trong phạm vi khoảng 20km.

Hình 4.1. Sơ đồ về một số di tích lịch sử cách mạng trong bán kính 20 km [11]

[1]

11

Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 12/2006, trong thuyết minh nhiệm vụ bảo tồn, tôn tạo các di tích

Page 91: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

79

Trong quy hoạch về tài nguyên du lịch thuộc bản đồ số 4 [35, tr.39] cho thấy, hầu

hết các địa danh du lịch nằm rãi rác ở các xã vùng đệm gồm: Sân bay khe gát, Đèo đá đẽo,

Hang bệnh viện, Thác 9 xối thuộc địa phận xã Xuân Trạch; Bến phà Xuân Sơn, Hang

xưởng rượu, Động Phong Nha, Động Sơn Đoòng, Sông Son, Suối nước Moọc thuộc xã

Sơn Trạch…; Hang Tám Cô, Hang y tá thuộc địa phận xã Tân Trạch; Cổng trời Cha Lo

thuộc xã Dân Hóa; Hang Rục thuộc xã Trung Hóa; Khu vui chơi, giải trí thôn Chày Lập

thuộc xã Phúc Trạch; Thung Lũng Bồng Lai thuộc xã Hưng Trạch,…[36]. Ngoài ra, vùng

đệm còn chứa các khoáng sản đá vôi, quặng và các tài nguyên về cây cảnh, chim cảnh…

cụ thể được thống kê ở phụ lục 3.

4.2. Đánh giá guồn lực sinh kế, chiến lược sinh kế, kết quả sinh kế của cư dân vùng

đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

4.2.1. Đặc điểm chung của các hộ cư dân vùng đệm Vườn quốc gia

4.2.1.1. Thông tin chung của cư dân vùng đệm được khảo sát

Thu thập dữ liệu và thông tin đầy đủ 330 phiếu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu

nhiên phân tầng. Trong quá trình phân tổ, thống kê để thể hiện sự khác nhau về mức

sống, về các hoạt động sinh kế điển hình. Luận án tiến hành phân tích các nguồn lực sinh

kế trên cơ sở nhóm hộ và các hoạt động sinh kế điển hình mà người dân vùng đệm đang

thực hiện.

Đặc điểm cơ bản chung của các hộ cư dân vùng đệm Vườn quốc gia cho thấy, độ

tuổi bình quân chung của chủ hộ là 46 tuổi, độ tuổi có đủ khả năng, kinh nghiệm quản lý

các hoạt động gia đình, hầu hết là đã có sinh kế định hướng rõ ràng. Độ tuổi chủ hộ tập

trung dưới 40 tuổi và từ 40 – 60 tuổi chiếm 79% đối với nhóm hộ nghèo, 83,6% hộ cận

nghèo, 91% nhóm hộ trung bình - khá. Đây là một lợi thế, khi mà các chủ hộ đều nằm

trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, vẫn có trên 10% chủ hộ có độ tuổi trên 60 tuổi, có 5

chủ hộ là neo đơn, người già, sống phụ thuộc vào hỗ trợ chính sách.

Page 92: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

80

Bảng 4.5. Đặc điểm chung của các hộ cư dân vùng đệm

Chỉ tiêu Hộ nghèo Cận nghèo Trung bình – khá

1. Tổng số hộ khảo sát 110 110 110

2. Giới tính chủ hộ

- Nam (%) 87 89 99

- Nữ (%) 23 21 11

3. Tuổi chủ hộ

Tuổi bình quân chủ hộ (năm) 46,5 46,3 46,3

< 40 tuổi 48 42 35

40 – 60 39 50 65

60 – 70 14 9 7

> 70 tuổi 9 9 3

4. Tổng nhân khẩu (người) 443 410 422

Số nhân khẩu b/q hộ 4,03 3,73 3,8

Nguồn: Xử lý dữ liệu từ phiếu khảo sát

Nhân khẩu bình quân chung toàn vùng đệm của nhóm khảo sát là 3,9 khẩu/hộ, cao

nhất là nhóm hộ nghèo 4,03 khẩu/hộ, nhóm hộ cận nghèo 3,75 khẩu và nhóm hộ trung

bình - khá 3,8 khẩu. Số nhân khẩu từ 5 nhân khẩu trở lên của nhóm người nghèo cao nhất

là 39,1%, cận nghèo và trung bình - khá là 28,2%. Nhóm hộ có 1 nhân khẩu tập trung là

người già, tuổi trung niên đang độc thân không lập gia đình, chủ yếu là hộ nghèo có 10 hộ

với độ tuổi trên 70 và 3 chủ hộ là người độc thân. Nhóm cận nghèo có 4 hộ chỉ có 1 nhân

khẩu cũng tập trung vào số người già neo đơn trên 70 tuổi.

4.2.1.2. Các hoạt động sinh kế của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia

Các hoạt động sinh kế vùng đệm trước năm 2013, theo báo cáo các xã vùng đệm có

trên 80% người dân vùng đệm phụ thuộc vào khai thác, đây được xem là sinh kế chính với

nguồn thu mang lại trên 80%; hoạt động trồng trọt và chăn nuôi còn manh mún, nhỏ lẻ, du

canh tự phát, chăn nuôi thả rong và thiếu quy hoạch nên tác động đến phá hoại cây trồng,

vườn rừng, chưa được đầu tư dẫn đến năng suất thấp và thiếu ăn, mức độ và số loài khai

thác nhiều ảnh hưởng đến Vườn quốc gia rất lớn. Sau năm 2013, nhờ chính sách hỗ trợ cải

thiện sinh kế, công tác quản lý bảo tồn chặt chẽ hơn, thực hiện đóng cửa rừng phòng hộ,

rừng đặc dụng và rừng tự nhiên và một loạt hệ thống giải pháp về cải cách sinh kế, chuyển

Page 93: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

81

đổi sinh kế đã thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông thôn vùng đệm chuyển biến rõ

rệt. Hiện nay, số hoạt động sinh kế mà hộ cư dân vùng đệm tham gia gồm 9 hoạt động,

cho thấy tính đa dạng hóa sinh kế của vùng đệm ngày càng tăng, tỷ lệ hộ phụ thuộc vào

khai thác từ rừng giảm xuống. Theo khảo sát mẫu về hộ gia đình tập trung 8 nhóm hoạt

động sinh kế như sau:

Bảng 4.6. Tỷ lệ các hoạt động sinh kế điển hình của cư dân vùng đệm

Đơn vị tính: % hộ

HĐ sinh kế chính Tỷ lệ chung Nghèo Cận nghèo TB-Khá

1. Nông ngiệp 53,6 68,2 66,4 25,5

2. LN và khai thác rừng 9,4 11,8 9,1 8,2

3. Dịch vụ 20,0 5,5 16,4 37,3

4. VT-TM 5,1 1,8 1,8 11,8

5. CN-XD 1,8 0,0 0,9 4,5

6. Thủy sản 1,0 0,0 0,9 1,8

7. Tổ chức khác 2,1 0,0 0,9 6,4

8. Nguồn thu khác 7,0 12,7 3,6 4,5

Tổng 100 100 100 100

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát 2018.

Kết quả ở bảng 4.6 cho thấy, hoạt động nông nghiệp chiếm 53,6%, phần lớn là hộ

nghèo và cận nghèo trên 66%; lâm nghiệp và khai thác rừng chiếm tỷ lệ 9,4% cũng tập

trung nhóm người nghèo và cận nghèo. Hoạt động sinh kế dịch vụ chiếm tỷ lệ 20%, phần

lớn tập trung ở nhóm hộ trung bình – khá chiếm 37,3% và cũng là hoạt động sinh kế chủ

yếu của nhóm hộ trung bình – khá. Hoạt động thủy sản chiếm tỷ lệ thấp chỉ 1%; các hoạt

động sinh kế phi nông nghiệp khác chiếm 16% gồm các sinh kế về vận tải, thương mại,

công nghiệp, xây dựng, hoạt động làm công ăn lương và các hoạt động sinh kế khác.

Hoạt động sinh kế nông nghiệp, lâm nghiệp và kinh tế rừng được xem là hoạt động

sinh kế truyền thống phụ thuộc lớn vào nguồn lực tự nhiên, điều này cũng đồng nghĩa dễ

bị tổn thương trước những rủi ro của tự nhiên. Mặt khác, tỷ lệ hộ nông nghiệp chủ yếu tập

trung ở người nghèo và cận nghèo là những người ít được đào tạo nghề, trình độ văn hóa

thấp nên khả năng tiếp cận các dịch vụ cũng thấp. Trong khi các hoạt động phi nông

nghiệp như dịch vụ hay hoạt động phi nông nghiệp khác tập trung phần lớn ở nhóm hộ có

Page 94: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

82

mức sống trung bình – khá, là những hộ có điều kiện để chuyển đổi sinh kế truyền thống,

đầu tư cơ sở vật chất, đầu tư cho giáo dục, y tế cũng như khả năng tiếp cận các dịch vụ xã

hội khác tốt hơn, mặt khác các hoạt động sinh kế phi nông nghiệp ít bị tổn thương hơn

trước các biến động của tự nhiên như nông nghiệp và lâm nghiệp. Ngoài ra, nhóm hộ có

điều kiện để hưởng lợi về dịch vụ du lịch và thực hiện các hoạt động phi nông nghiệp có vị

trí gần các trung tâm thương mại, dịch vụ phát triển, điều kiện đi lại thuận lợi, cơ hội phát

triển đa dạng hóa sinh kế cao hơn.

Mặt khác các hoạt động sinh kế của cư dân vùng đệm có tính đa dạng hóa, tính đa

dạng hóa sinh kế được xem là chiến lược sinh kế bền vững của F.Ellis (2000), Văn Tuấn

và Lê Cảnh Dũng (2015) và một số nghiên cứu khác trong những năm gần đây. Đặc biệt

trong lĩnh vực nông thôn hoặc những vùng dễ bị tổn thương trước những biến động của

môi trường, thể chế chính sách thì việc đa dạng hóa sinh kế sẽ làm giảm các rủi ro đến

sinh kế. Vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng Quảng Bình trong những năm

gần đây, nhiều hộ gia đình đã thực hiện chiến lược đa dạng hóa sinh kế nhằm giảm tính

thời vụ trong sản xuất nông nghiệp, hạn chế tính rủi ro do biến đổi khí hậu và thiên tai,

điều này cũng giúp họ tăng thời gian sản xuất, có việc làm thường xuyên và tăng thu nhập,

thoát nghèo. Biểu đồ 4.2 thể hiện tính đa dạng hóa của các nhóm hộ như sau:

Biểu đồ 4.2. Tình hình đa dạng hóa sinh kế của các nhóm hộ

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát 2018.

Tỷ lệ hộ có từ 1 đến 2 hoạt động sinh kế cao nhất là hộ nghèo chiếm 79,09% và

thấp nhất là hộ trung bình khá chiếm 50%, ngược lại thì tỷ lệ hộ tham gia từ 3 hoạt động

sinh kế trở lên cao nhất là hộ TB – khá chiếm 45,5% và thấp nhất là hộ nghèo. Điều này

cho thấy nhóm hộ càng đa dạng hóa các hoạt động sinh kế thì có mức sống cao hơn.

12,73%

3% 4,5%

79,09%

65%

50%

8,18%

32%

45,5%

.000%

10.000%

20.000%

30.000%

40.000%

50.000%

60.000%

70.000%

80.000%

90.000%

tỷ lệ hộ nghèo t ỷ lệ hộ cận nghèo Tỷ lệ hộ TB-Khá

Hộ làm thuê

hoặc không

có HĐSK cụ

thể

Hộ có từ 1

đến 2 HĐSK

Hộ có từ 3

đến 4 hoạt

động sinh kế

%

Page 95: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

83

Với những kết quả trên về hoạt động sinh kế của cư dân vùng đệm cũng phản ánh

sự khác nhau về mức sống, điều kiện sống và sinh hoạt của các nhóm hộ.

4.2.2. Thực trạng các nguồn lực sinh kế bền vững của cư dân vùng đệm Vườn quốc

gia Phong Nha - Kẻ Bàng

4.2.2.1. Nguồn lực con người

a) Nguồn lực con người phân theo loại hộ nghiên cứu

Theo nhóm hộ nghiên cứu, nguồn lực con người cho thấy có sự khác nhau về

trình độ học vấn và tỷ lệ lao động được đào tạo nghề. Điều này phản ánh về chất lượng

của nguồn lực lao động của hộ, kết quả phản ánh cụ thể ở bảng 4.7 sau:

Bảng 4.7. Tình hình nguồn lực con người của các hộ cư dân vùng đệm

Chỉ tiêu Hộ nghèo Cận nghèo Trung bình – Khá

1. ao động

- Tổng số lao động 233 265 261

- Tỷ lệ lao động nữ 46,78 54,34 47,13

- Lao động bình quân/hộ 2,12 2,41 2,4

2. Trình độ học vấn

- Trình độ học vấn bình quân chủ hộ (năm) 5,2 6,3 9,0

- Trình độ văn hóa cao nhất (năm/cấp học) Trung cấp Trung cấp Đại học

- Số người không biết chữ (%) 15,6 10,2 4,0

3. Nhân khẩu bình quân của hộ (người) 4,0 3,7 3,95

4. Tình hình đào tạo nghề

- Số lao động được đào tạo nghề (%)

(có chứng chỉ nghề hoặc từ sơ cấp trở lên) 14,5 20,3 32,5

- Số chủ hộ được đào tạo nghề (%) 4,5 6,3 13,6

Nguồn: tổng hợp từ khảo sát hộ

Nguồn lực lao động cho thấy, tỷ lệ lao động nữ của cả 3 nhóm trên 45% gần bằng tỷ

lệ lao động nam, như vậy vùng đệm có lao động nam và nữ đều tham gia công bằng vào

các hoạt động sinh kế, từ đó cho thấy người dân vùng đệm không chỉ thay đổi về các mặt

kinh tế - xã hội mà còn thay đổi về quan niệm về phân biệt giới tính trong các quyết định

liên quan đến sinh kế so với trước đây được chỉ ra trong nghiên cứu về “giới và bình đẳng

giới” của Trang Hiếu Tường và Rita Gebert (2012). Số lao động bình quân hộ trên 50%,

tức là 1 người ăn theo trên 1 lao động, điều này cho thấy dân số và lao động đang được

xem là hợp lý, thuận lợi cho khả năng phát triển kinh tế - kinh tế của vùng đệm.

Page 96: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

84

Trình độ văn hóa của các nhóm hộ có sự chênh lệch, nhóm người nghèo bình quân

chủ hộ chỉ tới lớp 5 (bậc tiểu học), nhóm người cận nghèo chủ hộ chỉ lớp 6 (trung học cơ

sở), trong khi nhóm hộ trung bình khá thì trình độ văn hóa bình quân của chủ hộ là lớp 9.

Trình độ văn hóa cao nhất trong gia đình của nhóm hộ trung bình khá là bậc đại học cao

hơn hai nhóm còn lại. Điều đặc biệt là số người không biết chữ trong gia đình của các

nhóm hộ khá cao, hộ nghèo có 15,6%, hộ cận ghèo là 10,2% và hộ trung bình – khá là

4,0%. Tỷ lệ người không biết chữ chủ yếu là ở các vùng đồng bào dân tộc, chủ yếu là phụ

nữ, kết quả này tương ứng với nghiên cứu về vùng đệm ở các Vườn quốc gia Xuân Sơn và

Vườn quốc gia Tam Đảo [24], [69].

Song song với những hạn chế về trình độ học vấn, tỷ lệ đào tạo nghề tương đối thấp

nhóm hộ nghèo chỉ 14,5%, hộ cận nghèo 20,3% và hộ trung bình – khá là 32,5%.

b) Nguồn lực con người phân theo các hoạt động sinh kế

Thực trạng về nguồn nhân lực giữa các hoạt động sinh kế cho thấy, có sự khác nhau

về trình độ học vấn và tỷ lệ lao động được đào tạo nghề, phản ánh ở bảng 4.8 sau:

Bảng 4.8. Tình hình về nguồn lực con người theo các hoạt động sinh kế

Hoạt động sinh kế

Chỉ tiêu

Nông

nghiệp

âm nghiệp

& KTTN

Thủy

sản

Dịch

vụ

Phi nông

nghiệp khác

1. ao động

- Tổng số lao động (lao động) 419 75 8 147 105

- Tỷ lệ lao động nữ (%) 45 50,6 50 46,2 44,0

- Lao động bình quân/hộ (lđ/hộ) 2,4 2,4 2,7 2,2 2,0

2. Trình độ học vấn

- Trình độ học vấn bình quân chủ hộ (năm) 6,2 6,6 9,0 8,8 7,0

- TL người không biết chữ trong tổng nhân

khẩu (%) 11,7 5,4 9,1 8,1 8,0

3. Nhân khẩu bình quân của hộ (người) 3,9 3,0 3,7 3,9 4,0

4.Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề (từ

sơ cấp trở lên) (%) 16,2 16,7 50,0 42,2 30,3

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát hộ

Nhìn chung chất lượng nguồn nhân lực giữa các hoạt động sinh kế có chênh lệch

nhau, trong đó trình độ học vấn và số lao động được đào tạo nghề của hoạt động nông

nghiệp là thấp nhất, tiếp theo là hoạt động lâm nghiệp và cao nhất là nhóm thủy sản và

hoạt động phi nông nghiệp. Điều này dễ dàng nhận thấy, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực

Page 97: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

85

nông nghiệp và lâm nghiệp chủ yếu là người nghèo và cận nghèo, người dân tộc thiểu số,

hoạt động sinh kế còn phụ thuộc lớn và đất đai, rừng và tự nhiên, mức sống thấp, thiếu

vốn đầu tư cho sản xuất, giáo dục cũng như thiếu khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội

khác. Điều này cho thấy, nguồn lực con người ở hoạt động nông nghiệp và lâm nghiệp dồi

dào về số lượng nhưng lại yếu về chất lượng.

4.2.2.2. Nguồn lực tài chính

Nguồn lực tài chính ảnh hưởng đến quyết định thực hiện các hoạt động sinh kế, các

chỉ tiêu phản ánh như thu nhập, chi phí, đầu tư và tiết kiệm, khả năng tiếp cận các nguồn

vốn tài chính của hộ gia đình. Đối với những hộ có thu nhập thấp thì chi phí chỉ tập trung

cho ăn uống và chữa bệnh, không có tiết kiệm để đầu tư để mở rộng sản xuất .

a) Tình hình nguồn lực tài chính của cư dân vùng đệm theo nhóm hộ

Thực trạng về nguồn lực tài chính của các nhóm hộ có khác nhau về mức thu nhập,

tỷ lệ thu từ các hoạt động sinh kế chính, tỷ lệ tiết kiệm, lương thực bình quân/người và khả

năng tiếp cận các dịch vụ tài chính thể hiện ở bảng 4.9 như sau:

Bảng 4.9. Tình hình nguồn lực tài chính theo nhóm hộ

Chỉ tiêu Hộ nghèo Cận nghèo TB - Khá

1. Thu nhập (triệu đồng)

- Thu nhập bình quân hộ (triệu đồng) 24,7 37,6 74,0

- Thu nhập bình quân đầu người (triệu đồng) 6,6 10,18 18,8

- Thu từ hỗ trợ (triệu đồng) 12,0 11,9 4,0

- Thu từ hoạt động dịch vụ, bảo vệ rừng (tr.đ) 3,0 3,0 3,0

2. Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động sinh kế chính (%) 57,3 56,6 66,0

3. Chi tiêu cho sinh hoạt và sản xuất (%) 100 95 80

4. Tỷ lệ tiết kiệm hàng năm

- Tỷ lệ tiết kiệm trong tổng thu nhập (%) 0 0-10 10-30

- Tỷ lệ hộ có tiết kiệm (%) 0 20 60

5. Mức lương thực bình quân/người (kg) 107 148,8 287

6. Khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính (kênh chính thức) 2,0 3,0 4,0

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát hộ

Nhìn chung các nhóm hộ có nguồn lực tài chính khác nhau, thu nhập bình quân hộ

nghèo và cận nghèo nằm trong khoảng quy định của chuẩn nghèo và cận nghèo, hai đối

tượng này cũng được hưởng các khoản hỗ trợ về vốn sản xuất và các khoản sinh hoạt

khác. Ngoài các chương trình được trợ cấp như người nghèo và cận nghèo như các vùng

Page 98: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

86

khác, người dân vùng đệm được hưởng trợ cấp cao hơn so với các vùng khác là do đặc

trưng của vùng cao, vùng sâu, vùng biên giới, người dân tộc thiểu số như: vốn sản xuất và

trợ cấp sinh hoạt cho người dân để chuyển đổi sinh kế, cải thiện các nguồn lực phục vụ

chuyển đổi sinh kế gồm hỗ trợ phương tiện sản xuất, trâu bò cày kéo, trâu bò sinh sản trợ

cấp lương thực và thực phẩm theo Chương trình 30A, 135, hỗ trợ vốn cải tạo đất, giống

cây trồng… Tỷ lệ thu nhập từ các hoạt động sinh kế chính trên 50%, hộ trung bình – khá

có tỷ lệ 66% ổn định hơn các nhóm hộ khác.

Trên cơ sở đó, mức tiết kiệm hàng năm của các nhóm hộ khác nhau, nhóm hộ

nghèo hầu như không có tiết kiệm, nhóm cận nghèo có khoảng 20% số hộ có mức tiết

kiệm từ 0 - 20% tổng thu nhập có được, trong khi nhóm trung bình khá có khoảng 60% số

hộ có tiết kiệm từ 10% đến 30%.

Cơ cấu chi tiêu hàng tháng hộ gia đình được phân thành 4 nhóm cơ bản: (1) chi cho

sinh hoạt gồm ăn, uống, đi lại; (2) Chi cho hoạt động sản xuất; (3) Chi cho giáo dục; (4)

chi cho hoạt động y tế, chăm sóc sức khỏe; (5) nhóm chi tiêu cho hoạt động cộng đồng.

Kết quả khảo sát cho thấy, ý kiến hộ gia đình 100% chi cho sinh hoạt ăn uống, 65% chi

cho hoạt động sản xuất, 30% chi cho y tế và chăm sóc sức khỏe, 40% đồng thuận chi cho

giáo dục, 70% chi cho sinh hoạt cộng đồng.

Khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cũng phản ánh các cơ hội phát triển kinh tế

của hộ, nhóm hộ nghèo cho rằng họ khó để tiếp cận các dịch vụ tài chính bởi nhiều lý do:

(1) Họ thiếu tài sản thế chấp (nhiều hộ chưa được cấp thẻ đỏ); (2) Không dám vay vì sợ

không trả được nợ (rủi ro sản xuất); (3) Trông chờ ỷ lại các nguồn vốn hỗ trợ hoặc vốn

vay không lãi suất (5 triệu đồng/hộ). Nhóm hộ cận nghèo đánh giá giá thỉnh thoảng vay

khi rất cần thiết, chủ yếu là đầu tư chăn nuôi, chữa bệnh hay cho con đi học. Nhóm hộ

trung bình – khá khả năng tiếp cận thường xuyên, đặc biệt là các hộ phi nông nghiệp dùng

để đầu tư vào các tài sản, vật chất phương tiện, nhà xưởng kinh doanh dịch vụ, thương

mại. Vì vậy nguồn lực tài chính cũng chỉ ra rằng nhóm hộ có mức sống cao thì nguồn lực

tài chính tốt hơn.

b) Tình hình nguồn lực tài chính của cư dân vùng đệm theo hoạt động sinh kế

Thực trạng nguồn lực tài chính cho thấy, có sự khác nhau giữa các hoạt động sinh

kế phản ánh ở bảng 4.10 sau.

Page 99: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

87

Bảng 4.10. Tình hình nguồn lực tài chính phân theo hoạt động sinh kế

Hoạt động sinh kế

Chỉ tiêu

Nông

nghiệp

LN và khai

thác tự nhiên

Thủy

sản

Dịch

vụ

HĐ nông

nghiệp

khác

1. Thu nhập bình quân (tr.đ/ hộ) 37,5 48,3 59,9 56,0 56,5

- Thu nhập bình quân đầu người (tr.đ) 9,9 11,3 13,7 14,7 17,0

- Thu từ hỗ trợ (tr.đ/hộ) 10,1 9,0 6,0 6,5 5,0

- Thu từ hoạt động dịch vụ, bảo vệ rừng (tr.đ/hộ) 3,2 3,4 2,8 3,0 2,2

2. TL thu nhập từ hoạt động sinh kế chính (%) 58,0 59,2 68,0 66,0 60,3

3. Chi tiêu cho các sinh hoạt và sản xuất (%) 95 -100 90-95 80-90 80-90 70-90

4. TL tiết kiệm hàng năm trong tổng thu nhập (%) 0-10 5-12 15-27 15-22 7-30

5. Mức lương thực bình quân/người (kg) 154,8 158,6 226,8 208,0 190,0

6. Khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính

(kênh chính thức) 2,5 2,5 3,0 3,7 4,0

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát hộ.

Kết quả ở bảng 4.10 cho thấy:

Thu nhập bình quân đầu người đối với hoạt động nông nghiệp và lâm nghiệp từ 800

ngàn đến 900 ngàn/người/tháng, tức là nằm trong khoảng thuộc nhóm cận nghèo. Mức thu

nhập cao nhất từ 1,1 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng/người/tháng gồm các hoạt động phi

nông nghiệp thuộc nhóm dịch vụ, thương mại, vận tải, làm công ăn lương, đây cũng là

hoạt động sinh kế có nguồn thu nhập ổn định. Nguồn thu từ hoạt động hỗ trợ cũng được

xem là nguồn thu lớn của hộ gia đình, đặc biệt là các hộ được hưởng chế độ chính sách, hộ

DTTS, đồng bào vùng biên giới; các hoạt động sinh kế nông - lâm nghiệp - thủy sản đang

bị ảnh hưởng lớn của điều kiện tự nhiên, khí hậu và các chính sách đối với nhiệm vụ bảo

tồn đa dạng sinh học của vườn quốc gia. Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động sinh kế chính này

chiếm trên 58% và không chênh lệch nhiều.

Hoạt động nông nghiệp và lâm nghiệp được xem là tự cung, tự cấp về lương thực

nhưng mức lương thực bình quân đầu người thấp chỉ khoảng 12 kg/người/năm. Nguyên

nhân là do diện tích đất canh tác ít, năng suất ruộng đất thấp do thiếu nước, độ dốc cao,

nhiều vùng chỉ sản xuất 1 mùa/năm, hiện tượng du canh vẫn tồn tại.

Page 100: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

88

Sự khác nhau về mức thu nhập dẫn đến khả năng tiết kiệm đối với từng hoạt động

sinh kế, hoạt động nông nghiệp và lâm nghiệp có tỷ lệ tiết kiệm thấp dao động trong

khoảng từ 0% đến 12% tổng thu nhập của hộ gia đình, thủy sản và phi nông nghiệp có

mức tiết kiệm từ 15% đến 30%. Điều này cũng phản ánh được khả năng khả tái đầu tư và

khả năng tự chủ tài chính của người dân đối với các hoạt động sinh kế khác nhau.

Từ thực trạng về khả năng tài chính của các hoạt động sinh kế dẫn đến việc tiếp cận

nguồn vốn tài chính của các hoạt động cũng khác nhau, đối với hoạt động nông nghiệp,

lâm nghiệp và thủy sản khó khăn hơn các hoạt động sinh kế khác. Nhiều ý kiến cho rằng

việc vay vốn trên 30 triệu đồng cần phải có các tài sản thế chấp, có mục đích sản xuất rõ

ràng và tính khả thi khi thực hiện sản xuất. Vì vậy nhiều hộ không dám vay, một số khác

không đủ điều kiện, trong khi mức vốn vay hỗ trợ lãi suất chỉ 5 triệu đồng.

4.2.2.3. Nguồn lực xã hội

Nguồn lực xã hội phản ánh khả năng tiếp cận việc làm, các mối quan hệ trong tổ

chức, nhóm xã hội của địa phương và các nhận thức về giáo dục, y tế, môi trường, thị

trường… Vì vậy khoảng cách đến các trung tâm văn hóa, trục đường giao thông, trung

tâm chợ…, nguồn điện cũng là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn xã hội.

a) Thực trạng nguồn lực xã hội phân theo nhóm hộ

Tình hình nguồn vốn xã hội của cư dân vùng đệm có sự khác nhau giữa các nhóm

hộ. Thực trạng về tỷ lệ việc làm của lao động phản ánh sự ổn định về thu nhập và sinh kế

kiếm sống của họ, việc tham gia vào các tổ chức xã hội phản ánh sự nhạy bén với các

thông tin về thị trường, sản xuất, lợi ích cá nhân và cộng đồng… Đặc trưng của người dân

vùng đệm là sự phân bố về địa hình và không gian sống khác nhau dẫn đến khoảng cách

từ nơi ở đến trung tâm ảnh hưởng lớn đến khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội, khả năng

nhạy bén với thông tin. Kết quả về nguồn vốn xã hội thể hiện ở bảng 4.11 sau:

Page 101: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

89

Bảng 4.11. Tình hình về nguồn lực xã hội phân theo nhóm hộ

Chỉ tiêu Hộ nghèo Cận nghèo TB – Khá

1. Tình hình việc làm của lao động

- Số lao động có việc làm thường xuyên (%) 49,9 79,2 88,6

- Tỷ lệ người (lao động) làm việc trong các tổ chức và

chính quyền địa phương (%) 6,7 5,6 24,9

2. Tình hình tham gia các hoạt động xã hội

- Tỷ lệ người tham gia vào các tổ chức xã hội của địa

phương (%) 54,2 58,9 65,0

- Số lần tham gia sinh hoạt cộng đồng/năm 3,0 3,0 2,7

3. Số tháng hỗ trợ bình quân về mức sống 12,0 7,0 0

4. Khoảng cách từ nhà đến chợ trung tâm hoặc

đường giao thông lớn (km) 11,4 10,3 9,0

5. Khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội (thông tin, giáo

dục, y tế, thị trường…) 2,5 2,8 3,8

Nguồn: Nguồn: Xử lý dữ liệu từ phiếu khảo sát 2017, 2018.

Tình hình việc làm thường xuyên của lao động cho thấy, nhóm hộ nghèo thấp dưới

50% nên lao động có việc làm chưa ổn định khá cao. Tỷ lệ lao động làm việc trong các tổ

chức cơ sở và chính quyền địa phương của nhóm người nghèo và cận nghèo thấp chỉ dưới

7%, đòi hỏi lao động phải được đào tạo nghề. Tỷ lệ người tham gia vào các tổ chức xã hội

chưa cao, chỉ từ 54% đến 65%, người dân chỉ tham gia sinh hoạt cộng đồng khi thực sự

cần thiết liên quan đến lợi ích của cá nhân hoặc cộng đồng (trao đổi kinh nghiệm sản xuất,

thông tin chính sách và pháp luật, tập huấn hoặc tuyền truyền các kiến thức về sức khỏe,

các mô hình sản xuất từ chương trình, dự án). Các ý kiến cho rằng sinh hoạt cộng đồng họ

biết được thông tin về hỗ trợ vay vốn, về các chương trình hỗ trợ sản xuất, được tập huấn

các kỹ thuật sản xuất, mô hình sản xuất mới.

Hộ nghèo và cận nghèo được hỗ trợ theo chế độ chính sách, ngoài ra do đặc trưng

vùng biên giới, vùng dân tộc thiểu số, ngoài các chương trình hỗ trợ chuyển đổi sinh kế,

hỗ trợ về lương thực theo chương trình 30A và chương trình hỗ trợ ổn định nhà ở, vốn sản

xuất giảm nghèo bền vững, lương thực, bảo hiểm y tế, công trình công cộng, hỗ trợ vốn

vay không lãi suất… Chính những đặc điểm của người nghèo và cận nghèo vùng đệm là

người dân tộc thiểu số có nguồn gốc từ hang đá, trong tán rừng, sinh kế kiếm sống dựa vào

rừng, địa hình đi lại khó khăn nên khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cũng thấp hơn.

Page 102: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

90

b) Thực trạng vốn xã hội phân theo hoạt động sinh kế

Tình hình về vốn xã hội theo các hoạt động sinh kế có sự khác nhau về khoảng cách

tiếp cận các dịch vụ xã hội và khả năng để cập nhật các thông tin về xã hội. Điều này ảnh

hưởng đến nhận thức, khả năng phát triển của các hoạt động sinh kế, đặc biệt là nông

nghiệp và lâm nghiệp về khả năng đầu tư và sản xuất hàng hóa. Bảng 4.12 phản ánh kết

quả như sau:

Bảng 4.12. Tình hình nguồn lực xã hội phân theo hoạt động sinh kế

Hoạt động sinh kế

Chỉ tiêu

Nông

nghiệp

âm

nghiệp &

KTTN

Thủy

sản

Dịch

vụ

HĐ phi

NN khác

1. Tình hình việc làm của lao động

- TL lao động có việc làm thường xuyên (%) 86,0 85,0 100 87,8 87,8

- TL người (lao động) làm việc trong các tổ

chức và chính quyền địa phương (%) 11,0 18,5 25,0 25,2 3,2

2. Tình hình tham gia các hoạt động xã hội

- TL người tham gia vào các tổ chức xã hội của

địa phương (%) 53,2 51,1 77,0 60,9 58,0

- Số lần tham gia SHCĐ trong năm 3,0 3,2 2,6 2,5 3,0

3. Số tháng hỗ trợ bình quân về mức sống

(tháng) 8,0 5,0 3,6 2,5 3,0

4. Khoảng cách từ nhà đến chợ trung tâm

hoặc đường giao thông lớn (km) 10,0 11,8 2,6 2,5 5,0

5. Khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội (

giáo dục, y tế, thị trường…) 2,0 2,5 3,0 4,0 3,0

Nguồn: Xử lý dữ liệu từ phiếu khảo sát 2017, 2018.

Nhìn chung tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đối với các hoạt động sinh kế

tương đối cao, cao nhất là ngành thủy sản và các hoạt động phi nông nghiệp. Hoạt động

thủy sản đặc trưng ở vùng đệm chỉ tập trung một tỷ lệ rất nhỏ ở những vùng sống ven

sông, trong khi khu vực này đang rất phát triển dịch vụ du lịch, lượng thủy sản không chỉ

được tiêu thụ thường xuyên trong các nhà hàng, quán ăn mà người dân còn có thể tham

gia dịch vụ chèo thuyền tham quan trên sông.

Tỷ lệ người tham gia vào các tổ chức xã hội địa phương trên 50%, số tháng được hỗ

trợ cao nhất là lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp, đây là hai lĩnh vực dễ bị tổn thương

Page 103: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

91

nhất. Khoảng cách từ nơi ở đến các trung tâm cũng là vấn đề ảnh hưởng lớn đến tính xã

hội của người dân dân, nhiều vùng chưa có chợ như Thượng Trạch, Tân Trạch, Trọng

Hóa, Hóa Sơn và Thượng Hóa. Vì vậy, các hoạt động trao đổi, mua bán, thông tin giá cả

thị trường đều rất hạn chế; hầu hết các sản phẩm sản xuất ra chủ yếu là tự cung, tự cấp;

thiếu các tiếp cận về sản xuất hàng hóa, kiến thức đầu tư, điều này hạn chế rất lớn đến thay

đổi nhận thức và khả năng tự chủ trong cải thiện phát triển sản xuất. Mặc dù sinh kế nông

nghiệp và lâm nghiệp của vùng đệm đang chiếm tỷ lệ chủ yếu, nhưng số người hoạt động

trong lĩnh vực này hầu hết thiếu kiến thức sản xuất, thiếu kiến thức xã hội, dễ bị tổn

thương trước những biến đổi của môi trường và cơ chế chính sách, tập trung vào nhóm

người nghèo và người dân tộc thiểu số đang được hưởng các chế độ chính sách. Do đó, để

cải thiện nhận thức và hỗ trợ nguồn lực tăng cường sinh kế đòi hỏi phải có hệ thống chính

sách, cơ chế cụ thể tác động từ nhận thức đến hành động thực tiễn, cải thiện tư tưởng ỷ lại,

tránh phụ thuộc để làm chủ nguồn lực.

4.2.2.4. Nguồn lực vật chất

Tài sản vật chất là yếu tố thể hiện cơ sở vật chất, phương tiện, máy móc sản xuất,

phương tiện sinh hoạt... Vốn vật chất phản ánh điều kiện sống, điều kiện sinh hoạt, khả

năng đầu tư thực hiện các hoạt động sinh kế theo hướng bền vững.

a) Vốn vật chất phân theo nhóm hộ

Vốn vật chất giữa các nhóm hộ có sự khác nhau, trong đó công trình nhà ở, công

trình sinh hoạt, phương tiện sinh hoạt phản ánh về điều kiện sống, tài sản của hộ gia đình,

tình hình về nguồn vốn vật chất của hộ phản ánh ở bảng 4.13 sau:

Bảng 4.13. Tình hình về nguồn lực vật chất phân theo nhóm hộ

Chỉ tiêu Hộ nghèo Cận nghèo TB – Khá

1. Công trình nhà ở và sinh hoạt

* Công trình nhà ở

- Tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố (%) 25,45 65,0 90,0

- Tỷ lệ hộ có nhà ở bán kiên cố (%) 25,45 11 0

- Tỷ lệ hộ nhà ở tạm (%) 49,1 24,0 10,0

* Công trình sinh hoạt

- Công trình nước sạch, vệ sinh và nhà tắm(%) 21 19 73

- Công trình nhà tắm, vệ sinh (%) 27 41 22

Page 104: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

92

Chỉ tiêu Hộ nghèo Cận nghèo TB – Khá

- Công trình khác (nhà trọ, quán, nhà hàng..) (%) 0 6 15

2. Phương tiện đi lại thường dùng (%)

- Ô tô (%) 0 0 6,3

- Xe máy (%) 63,6 78,1 87,2

- Xe khác (đạp, xe gắn máy…) (%) 27,2 17,2 6,3

- Không có (%) 9,0 4,5 0

3. Phương tiện cung cấp thông tin (điện thoại, ti vi, máy tính…)

- Tỷ lệ hộ có phương tiện cập nhật thông tin (%) 70,0 85,4 100,0

- Tỷ lệ hộ không có phương tiện (%) 30,0 14,5 0

4. Phương tiện, máy móc sản xuất (%)

- TL hộ có phương tiện, máy móc sản xuất (%) 34,5 39,0 59,0

- Số hộ đi thuê, mướn (%) 10,9 11,8 10,0

- Không có/hoặc sx thủ công (%) 54,5 45,5 31,8

5. Số gia súc cày kéo, sinh sản bình quân hộ

- Từ 3 con trở lên (%) 10,9 8,1 14,5

- Từ 1 đến 3 con(%) 98,1 87,2 59,0

- Không nuôi(%) 0,0 4,7 26,5

Nguồn: Xử lý dữ liệu từ phiếu khảo sát.

Tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố cao nhất là nhóm hộ trung bình – khá chiếm 90%, cận

nghèo 60% và hộ nghèo chỉ 25%; theo đó số hộ còn ở nhà tạm, bán kiên cố cao nhất là hộ

nghèo chiếm 49%, cận nghèo là 24% và hộ trung bình khá là 10%. Như vậy, nhóm hộ

trung bình – khá có số nhà ở kiên cố cao gấp 3,6 lần hộ nghèo và 1,5 lần hộ cận nghèo. Số

hộ có nhà tạm và nhà bán kiên cố tập trung phần lớn ở vùng sâu, vùng xa, người đồng bào

DTTS chưa có điều kiện để xây dựng, nhà xây dựng bằng tre, nứa, gỗ hoặc nhà sàn. Tính

chung tỷ lệ nhà tạm của người nghèo và cận nghèo là 36,7% thấp hơn tỷ lệ nhà tạm ở

Vườn quốc gia Xuân Sơn (42,3%), một phần là người dân vùng đệm đã được hưởng

chương trình 134 về “thực hiện xóa nhà tạm”, năm 2017 đến nay vùng đệm đã thực hiện

xóa hàng trăm nhà tạm cho người dân vùng đệm, giảm trên 10% nhà tạm trên địa bàn.

Số hộ có công trình nước sạch rất thấp, nhóm hộ nghèo và cận nghèo chỉ chiếm

khoảng 20%, số hộ có công trình vệ sinh và nhà tắm chỉ chiếm khoảng 50%. Hầu hết các

xã vùng cao chưa có nhà vệ sinh và nhà tắm, phụ nữ có thể tận dụng khu vực khoanh nấu

Page 105: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

93

ăn, để tắm hoặc che bằng các lá cây, bạt ni lông…, nhà nấu thường gắn liền với nhà ở (nhà

sàn). Điều này chỉ ra rằng công trình sinh hoạt của người dân vùng đệm thiếu nhiều,

không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt mà còn liên quan đến vấn đề xã hội và vệ

sinh môi trường.

Phương tiện đi lại và phương tiện cập nhật thông tin chủ yếu là điện thoại và ti vi,

người nghèo chiếm 70%, cận nghèo 85% và trung bình – khá đạt 100%. Phương tiện đi lại

phổ biến là xe máy, người nghèo và cận nghèo có khoảng 6,8% không có phương tiện đi

lại tập trung ở vùng núi cao; nhóm hộ trung bình – khá đều có phương tiện đi lại trong đó

có 6,3% hộ có sử dụng ô tô, tập trung là những hộ có lao động làm việc ổn định. Như vậy,

sự khác nhau này cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội. Các thông tin

mà các hộ biết được chỉ thông qua loa truyền thanh của thôn, xã thông báo mùa vụ sản

xuất, thông tin định kỳ về thuế đất, thuế thủy lợi, tiêm chủng…

Máy móc và phương tiện sản xuất của hộ là phản ánh sự chủ động, cơ sở để tiến

hành tốt quy trình sản xuất của hộ. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo có phương tiện máy móc

sản xuất chỉ từ 30 – 40%; trên 50% số hộ phải thuê, mướn hoặc sản xuất thủ công.

Nguyên nhân là không có khả năng mua hay đầu tư các phương tiện sản xuất, độ cao của

địa hình cũng rất khó để áp dụng các máy móc hiện đại vào vùng có độ dốc cao, ruộng bậc

thang, nương rẫy lưng đồi…

Tỷ lệ gia súc đối với nhóm hộ nghèo và cận nghèo nuôi nhiều hơn, phục vụ cho cày

kéo và kết hợp sản xuất nông nghiệp... Hầu hết hộ nghèo và cận nghèo đều nuôi gia súc,

phổ biến là từ 1 đến 3 con/hộ. Ngoài ra, gia súc đối với nhóm hộ này như là tài sản quan

trọng có giá trị gắn liền với các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp…

b) Nguồn lực vật chất đối với các hoạt động sinh kế

Nguồn lực vật chất đối với từng hoạt động sinh kế cho thấy có sự khác nhau về công trình

sinh hoạt, phương tiện sản xuất và sinh hoạt giữa các loại hoạt động sinh kế khác nhau, kết

quả phản ánh ở bảng 4.14 sau đây:

Page 106: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

94

Bảng 4.14. Tình hình nguồn lực vật chất theo hoạt động sinh kế

Đơn vị tính: %

Hoạt động sinh kế

Chỉ tiêu

Nông

nghiệp

N và KT

tự nhiên

Thủy

sản

Dịch

vụ

HĐ phi NN

khác

1. Công trình nhà ở và sinh hoạt

a- Công trình nhà ở (%)

- Tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố (%) 64,4 45,2 100 78,8 81,2

- Tỷ lệ hộ có nhà ở bán kiên cố (%) 7,0 32,2 0 21,2 0

- Tỷ lệ hộ nhà ở tạm (%) 28,6 22,6 0 0 15,8

b- Công trình sinh hoạt (%)

- Công trình nước sạch, vệ sinh, tắm 14,0 25,8 33,3 45,4 49,0

- Công trình nhà tắm, vệ sinh 23,1 32,3 66,7 15,1 26,4

- Công trình khác (nhà trọ, quán, nhà

hàng…) 5,6 0 0 15,1 18,9

2. Phương tiện đi lại thường dùng (%)

Ô tô (%) 0,0 0,0 0,0 4,5 7,5

Xe máy (%) 67,7 80,6 100 95,5 33,9

Loại khác (đạp, xe gắn máy…) (%) 25,4 19,3 0 0 9,4

Không có (%) 6,7 0 0 0 5,6

3. TL hộ có phương tiện truy cập

thông tin (điện thoại, ti vi, máy tính) 77,9 67,7 100 100 87,0

4. Tỷ lệ hộ có phương tiện, máy móc

sản xuất (%) 37,8 29,0 100 72,7 45,2

5. Số gia súc cày kéo, sinh sản bình quân hộ

- Tỷ lệ hộ nuôi từ 3 con trở lên (%) 3,9 3,2 0 0 7,6

- Tỷ lệ hộ nuôi từ 1 đến 3 con (%) 69,4 77,4 100 60,6 56,6

- Không nuôi (%) 26,7 19,4 0 39,4 35,8

Nguồn: Xử lý dữ liệu từ phiếu khảo sát 2017, 2018.

Kết quả ở bảng trên cho thấy, công trình nhà ở của nhóm hộ có hoạt động sinh kế là

nông nghiệp và lâm nghiệp có trên 20% nhà tạm, nhóm hộ có hoạt động sinh kế phi nông

nghiệp khác chiếm 15% số nhà tạm, tỷ lệ này tập trung ở những hộ thuộc vùng cao, dân

tộc thiểu số. Tỷ lệ nhà ở kiên cố tập trung vào nhóm người hoạt động trong lĩnh vực phi

nông nghiệp chiếm trên 80%, đây là nhóm sinh kế mang lại thu nhập ổn định, đa số tập

trung là người kinh, có điều kiện để đầu tư cơ sở vật chất.

Page 107: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

95

Công trình nước sạch đối với nhóm có hoạt động sinh kế nông nghiệp và lâm

nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ thấp, nhóm có hoạt động sinh kế chính nông nghiệp chỉ 14%, lâm

nghiệp 25%; công trình vệ sinh và nhà tắm chỉ chiếm 23 – 32%. Điều này cho thấy các

công trình sinh hoạt của nhóm thuộc hai hoạt động sinh kế này thấp và dưới 50%, ảnh

hưởng đến vấn đề sức khỏe, vệ sinh môi trường.

Tỷ lệ phương tiện đi lại và phương tiện sinh hoạt của các nhóm có các hoạt động

sinh kế khác nhau cho thấy, số hộ không có phương tiện đi lại thuộc nhóm sinh kế nông

nghiệp và phi nông nghiệp khác. Tỷ lệ có phương tiện sản xuất thấp nhất là lĩnh vực nông

nghiệp và lâm nghiệp chỉ khoảng 30%, cao nhất là hộ thủy sản.

Như vậy nguồn lực vật vật chất cho thấy khả năng và thế mạnh tập trung cao hơn

hộ thủy sản, dịch vụ và các hoạt động phi nông nghiệp khác. Tuy nhiên, số hộ nông

nghiệp và lâm nghiệp chiếm tỷ lệ rất lớn, trong khi việc thực hiện chuyển đổi sinh kế gặp

nhiều khó khăn do tập quán truyền thống, nhu cầu, kiến thức, kinh nghiệm sản xuất. Vì

vậy cần thực hiện xu hướng cải thiện, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây, con hợp lý kết hợp

với việc hỗ trợ kỹ thuật sản xuất nhằm tận dụng tối đa nguồn lực sản xuất nông nghiệp và

lâm nghiệp. Trên cơ sở đó, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đa dạng hóa.

4.2.2.5. Nguồn lực tự nhiên

Nguồn lực tự nhiên bao gồm đất đai, nguồn nước, rừng và các địa danh du lịch.

Nguồn lực tự nhiên có vai trò rất lớn đối với hoạt động sinh kế của người dân vùng đệm,

có nhiều nhóm dân tộc được phát hiện sống trong rừng một thời gian dài gắn liền với môi

trường sống tự nhiên, hoang dã. Vì vậy từ công trình nhà ở cho đến lương thực, thực phẩm

của họ gắn liền với nguồn lực tự nhiên.

a) Nguồn lực tự nhiên phân theo nhóm hộ

Nguồn lực tự nhiên có sự khác nhau giữa các hộ, trong đó nhóm hộ nghèo và cận

nghèo có nguồn lực tự nhiên thấp nhóm hộ trung bình – khá, cụ thể ở bảng 4.15 như sau:

Page 108: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

96

Bảng 4.15. Tình hình nguồn lực tự nhiên phân theo nhóm hộ

Chỉ tiêu Nghèo Cận nghèo TB – Khá

1. Đất đai

- Diện tích đất bình quân của hộ (m2)12 5018 5759 8110

2. Nguồn nước sinh hoạt

- Tỷ lệ hộ có công trình nước sạch (%) 19 17 67

- Tỷ lệ hộ sử dụng nước giếng, khe suối có bể lọc (%) 28 47 30

- Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh (%) 53 35 3,0

3. Tình hình về khai thác lâm sản ngoài gỗ

- Số loài LSNG được khai thác

Tỷ lệ hộ khai thác từ 4 loài trở lên (%) 49,0 22,0 12,8

Tỷ lệ hộ khai thác từ 3 loài trở xuống (%) 28,0 61,0 50,8

- Cường độ khai thác LSNG (lần/năm)

Tỷ lệ hộ khai thác thường xuyên (>12 lần/nằm) 49,0 22,0 12,3

Tỷ lệ khai thác bán thường xuyên (<12 lần/nằm) 27,0 54,0 48,7

Tỷ lệ hộ ít khai thác hoặc không khai thác 24,0 24,0 39,0

4. Tình hình nhận thức về vấn đề tuyên truyền 3,5 4,0 4,5

5. Mức độ ảnh hưởng của hạn hán, lũ lụt, cháy rừng

đến sản xuất của hộ 5,0 5,0 4,0

Nguồn: Tổng hợp dữ liệu từ phiếu khảo sát

Kết quả của bảng 4.15 cho thấy, diện tích đất sản xuất của nhóm hộ trung bình –

khá cao hơn hai nhóm hộ còn lại (8110 m2 = 16,22 sào), trong khi nhóm hộ nghèo bình

quân khoảng 10,5 sào và nhóm hộ cận nghèo là 11,5 sào. Thực tế phần lớn người dân ở

gần đồi núi, vùng cao diện tích đất họ sở hữu là do tự khai hoang để thực hiện sản xuất, vì

tập quán du canh dẫn đến quy mô diện tích đất bình quân của hộ khá lớn nhưng chi phí

đầu tư không có nên kết quả thấp.

Nguồn nước sinh hoạt, tỷ lệ người dân được tiếp cận với nguồn nước sạch của

người nghèo và cận nghèo còn thấp 17,7%, hộ trung bình – khá chiếm 67%, phần lớn

những hộ khá và trung bình thường tập trung xung quanh trụ sở ủy ban xã, hoặc tập trung

ở những nơi có độ dốc thấp, gần giao thông dễ tiếp cận các công trình nước sạch. Phần lớn

người dân nghèo và cận nghèo đang dùng nguồn nước từ sống suối hoặc nước giếng có bể

12

1 sào = 500 m2

Page 109: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

97

lọc, vẫn còn 53% hộ nghèo và 35% hộ cận nghèo sử dụng nguồn nước chưa đảm bảo vệ

sinh. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt mà còn ảnh hưởng đến sức

khỏe của người dân.

Mức độ khai thác nguồn lực từ rừng cũng đã giảm đáng kể về cả số lượng và cường

độ, nếu như trước năm 2013 số loài khai thác được thống kê là 11 đến 13 loài gỗ và lâm

sản ngoài gỗ, hiện nay số loài khai thác đã giảm xuống và phổ biến là khai thác từ 3 – 6

loài. Nhóm hộ nghèo có tỷ lệ khai thác từ 4 loài trở lên là 49%, trong khi nhóm cận nghèo

và trung bình khá số loài khai thác chủ yếu là từ 1-3 loài. Tần suất khai thác thường xuyên

của nhóm người nghèo chiếm 49%, trong khi cận nghèo và trung bình – khá có tần suất đi

rừng khai thác bán thường xuyên (dưới 12 lần/năm). Số hộ trung bình khá có tỷ lệ ít khai

thác hoặc chuyển đổi hoạt động sinh kế là 39%. Hầu hết các ý kiến phản hồi về nhận thức

tuyền truyền bảo vệ rừng đạt mức từ biết các thông tin cho đến hiểu rất rõ các quy định,

tuy nhiên vì thiếu việc làm, thiếu thu nhập mà người dân vẫn phụ thuộc vào lâm sản ngoài

gỗ từ rừng.

Hầu hết các ý kiến cho rằng, biến đổi khí hậu và rủi ro tự nhiên ảnh hưởng nghiêm

trọng đến sản xuất, cây trồng. Hàng năm vùng đệm thường xảy ra từ 4 -5 vụ cháy rừng

ảnh hưởng hoạt động lâm nghiệp, hạn hán thiếu nước kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8, vùng

cao chỉ sản xuất nông nghiệp 1 vụ/năm, lũ lụt làm xói mòn, giảm năng suất.

Như vậy người nghèo phụ thuộc vào rừng lớn hơn và cường độ khai thác cũng

nhiều hơn, đây là nhóm ảnh hưởng thường xuyên đến tính bảo tồn. Theo đánh giá của các

dự án bảo tồn tài nguyên rừng [35], nhóm người ảnh hưởng lớn nhất là những nhóm người

kinh, khai thác để thực hiện thương mại hóa sản phẩm. Đối với nhóm người dân tộc thiểu

số họ khai thác thường xuyên nhưng mà số lượng vừa đủ tiêu dùng, điều quan trọng nữa là

họ được ưu tiên hưởng một số loài sản phẩm cho phép gắn với trách nhiệm bảo vệ rừng.

b) Nguồn lực tự nhiên phân theo các hoạt động sinh kế

Nguồn lực tự nhiên đối với các hoạt động sinh kế cho thấy, có sự khác nhau về

nguồn lực đất đai, khả năng tiếp cận nguồn nước sạch, nguồn lực từ rừng và những ảnh

hưởng của điều kiện tự nhiên đến các hoạt động sản xuất. Nguồn lực tự nhiên của các hoạt

động sinh kế chủ yếu thể hiện ở bảng 4.16 như sau:

Page 110: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

98

Bảng 4.16. Tình hình về nguồn lực tự nhiên phân theo hoạt động sinh kế

Chỉ tiêu Nông

nghiệp

âm nghiệp

& KTTN

Thủy

sản

Dịch

vụ

HĐ phi nông

nghiệp khác

1. Đất đai

- Diện tích đất bình quân của hộ (m2) 7093,0 11554,8 7083,

5

4570,

6

4533,0

2. Nguồn nước sinh hoạt

- Tỷ lệ hộ có nước sạch hoặc bể lọc 19,2 64,5 100 75,7 69,8

- TL hộ thiếu nguồn nước sinh hoạt 39,5 35,4 0 24,2 30,1

3. Tình hình về khai thác LSNG

- TL hộ khai thác >= 4 loài (%) 33,3 25,8 0 19,6 0

- TL hộ khai thác <= 3 loài (%) 66,6 45,1 100 80,3 98,0

- TL hộ khai thác thường xuyên (>=12 lần/năm) 57,6 96,7 0 13,6 3,7

- TL khai thác bán thường xuyên (<12 lần/năm) 21,5 0 33,3 62,1 30,1

- Tỷ lệ hộ ít hoặc không khai thác 20,9 3,3 66,7 24,2 66,0

4. Tình hình nhận thức về vấn đề bảo vệ

môi trường

3,0 3,5 4,0 4,0 3,8

5. Mức độ ảnh hưởng của hạn hán, lũ lụt,

cháy rừng đến sản xuất

5,0 4,0 4,0 3,5 3,0

Nguồn: Tổng hợp dữ liệu từ phiếu khảo sát

Kết quả bảng 4.16 cho thấy, nguồn lực đất đai đối với hoạt động lâm nghiệp cao

nhất, bình quân trên 23 sào, bởi diện tích đất lâm nghiệp trên 90% toàn vùng đệm, trong

đó tỷ lệ độ che phủ rừng là 84,61%, bình quân toàn dân số vùng đệm khoảng 4,5 ha

/người. Đây là một lợi thế mà người dân đã xác định rõ trong các chiến lược phát triển.

Ngoài việc hưởng lợi từ gỗ, các nguồn lợi từ việc trồng rừng, người dân vùng đệm xem

nguồn thu từ việc khai thác lâm sản ngoài gỗ là không thể thiếu. Diện tích đất bình quân

trong lĩnh vực nông nghiệp khoảng 14 sào/hộ.

Về nguồn nước sinh hoạt, nhóm sinh kế nông nghiệp có khả năng tiếp cận nguồn

nước sạch thấp nhất chỉ 19,2%, nhóm lâm nghiệp là 64%, cao nhất là hoạt động thủy sản

có 100% hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, hộ dịch vụ là 75,7%. Điều đáng chú ý là số

hộ thiếu nguồn nước sinh hoạt chiếm tỷ lệ trên 30%, tập trung chủ yếu là những hộ thuộc

vùng cao, đồi núi (Thượng Trạch, Tân Trạch, Dân Hóa, Trọng Hóa, Thượng Hóa…).

Điều này ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân vùng đệm.

Page 111: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

99

Hầu hết các hoạt động sinh kế có tham gia khai thác các loài lâm sản ngoài gỗ từ

rừng, trong đó hoạt động sinh kế nông nghiệp và lâm nghiệp có tỷ lệ người phụ thuộc cao

trên 60%. Hầu hết người dân đều nhận được các thông tin tuyên truyền về môi trường và

bảo vệ rừng, bảo tồn Vườn quốc gia. Các hiện tượng biến đổi khí hậu ảnh hưởng lớn nhất

đến lĩnh vực nông nghiệp.

4.2.3. Kết quả thực hiện các chiến lược của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong

Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình

Theo khảo sát người dân tại vùng đệm, có 8 đến 9 hoạt động sinh kế mà người dân

vùng đệm tham gia, trong đó có 65,73% các hộ tham gia vào các hoạt động trong lĩnh

vực nông nghiệp và 34,27% số hộ tham gia các hoạt động sinh kế phi nông nghiệp.

4.2.3.1. Hoạt động trồng trọt

Hoạt động trồng trọt được thực hiện trên nhiều loại đất khác nhau, có độ dốc và đặc

điểm phân bố khác nhau.

Các loại cây trồng chủ yếu là lúa, ngô, khoai, sắn, lạc, đậu đỗ và các loại cây lâu

năm gồm tiêu, ổi, chuối, cam, xoài, nghệ, gừng…Lúa là cây lương thực chủ đạo của các

hộ gia đình, nhưng diện tích lúa rất ít, chỉ chiếm dưới 3% tổng diện tích đất gồm lúa nước

và lúa khô. (1) Lúa nước được hình thành ở khu vực có diện tích bằng phẳng hoặc có độ

dốc thấp có hệ thống nước ổn định ở các xã Sơn Trạch, Trung Hóa, một phần diện tích rất

ít ở Xuân Trạch, Phúc Trạch được sản xuất từ 1 đến 2 vụ/năm… Ngoài ra lúa nước được

trồng trên ruộng lầy thụt nhưng giống lúa trồng loại cao, chỉ một vụ trên năm, đất có đặc

điểm chua, dinh dưỡng kém và khó cải thiện; (2) Lúa cạn được trồng trên nương là loại

ruộng cao ở phần đất có độ dốc thấp, đất được khai hoang trong rừng hoặc xung quanh

sườn đồi gần nhà…, lúa cạn cũng được trồng ở ruộng bậc thang ở các chân đồi, sườn núi

trên các quả đồi thấp, các loại lúa có khả năng chịu hạn tốt, sản xuất 1 vụ vào tháng 5,

trung bình năng suất 1 tạ/sào. Ngoài ra việc trồng lúa trên nương hay các ruộng bậc thang

để có năng suất cao hơn do sự bồi đắp của tự nhiên, người đồng bào dân tộc thường sản

xuất theo hình thức du canh, luân phiên 3 năm.

Hoa màu được trồng ở các xã vùng đệm phổ biến là ngô, sắn và khoai, một số vùng

bằng phẳng, đất tơi xốp thích hợp với trồng lạc và rau màu mang lại giá trị cao, một số

vùng cao chỉ thích hợp trồng sắn và ngô, tận dụng các loại rau rừng để làm nguồn thực

Page 112: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

100

phẩm. Các loại thực phẩm bổ sung thường ở vùng có độ dốc từ 200 m trở lên, đa dạng

cây trồng này ở các xã Phúc Trạch, Xuân Trạch.

Văn hóa trồng trọt của người dân vùng đệm vẫn còn lễ cơm mới sau khi thu hoạch.

Dân tộc Chứt thực hiện cúng chu kỳ sản xuất gồm 3 lễ, lễ làm mùa, lễ lấp lỗ, lễ cơm mới.

Họ thờ lạy Thần Sấm, thần Mây, thần Núi, thần Gốc cây… với quan niệm các Thần sẽ

mang lại một năm mưa thuận, gió hòa.

Mặc dù diện tích đất sản xuất nông nghiệp thấp nhưng tỷ lệ lao động tham gia

chiếm tỷ lệ khá cao là 54,4% với số hộ tham gia là 53,3%. Hộ nghèo là 68,7% nhiều nhất,

hộ cận nghèo 54,8%, hộ trung bình - khá chỉ chiếm 26,6%. Trình độ văn hóa bình quân

của chủ hộ là lớp 7, số lao động được đào tạo chiếm 16,6%.

4.2.3.2. Hoạt động chăn nuôi

Cùng với hoạt động trồng trọt, người dân vùng đệm có truyền thống chăn nuôi gồm

trâu, bò, lợn, gà, vịt, dê… Quy mô vật nuôi ở các vùng cũng khác nhau do đặc tính chăn

nuôi thả rong và thị trường tiêu thụ nhỏ, lẻ hoặc tự cung tự cấp. Đối với những vùng đồng

bằng, có điều kiện đầu tư, chăm sóc và thị trường tiêu thụ dễ dàng thường có quy mô

nuôi lớn trên 3 con chiếm tỷ lệ trên 35%, phổ biến là nuôi từ 2-3 con trâu (bò) dùng làm

gia súc cày kéo, sinh sản; 5 – 10 con lợn, từ 20 còn gà trở lên. Các vùng điều kiện khó

khăn hơn số trâu bò bình quân 1 con/hộ và lợn gà vịt thường thả rong với số lượng vài

con để tự cung, tự cấp và lấy phân bón (Bảng 4.10).

Bảng 4.17. Thu nhập từ hoạt động chăn nuôi của người dân vùng đệm

Đơn vị tính: nghìn đồng

ĩnh vực Nội dung hoạt động Kết quả

Gia súc Trâu, bò, lợn, dê… 3000 – 6000

Gia cầm Gà, vịt, ngan, ngổng… 1000 – 1500

Nguồn: Dữ liệu khảo sát từ vùng đệm

Trong 5 năm trở lại đây các hộ nghèo và dân tộc thiểu số được hỗ trợ con giống vật

nuôi, đặc biệt là hỗ trợ trâu và bò để nhân giống sản xuất, nhiều mô hình nuôi dê, bò, gà

được hỗ trợ đến nay hầu hết người nghèo và dân tộc thiểu số đều có trâu, bò hỗ trợ cày kéo

và sản xuất. Thu nhập từ chăn nuôi từ 2 triệu đến vài chục triệu đồng mỗi năm.

Page 113: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

101

4.2.3.3. Hoạt động lâm nghiệp và vườn rừng

Hoạt động lâm nghiệp gồm rừng trồng được giao khoán đất, giao khoán quản lý bảo

vệ rừng tự nhiên được, hoạt động khai thác sản phẩm và dịch vụ từ rừng.

Rừng trồng gồm các loại cây điển hình như tràm, cao su, các loài cây dược liệu

bản địa và cây gỗ có giá trị (Huê, sến, lim, táu…). Nguồn thu chủ yếu mà người dân có

được từ rừng tràm và cao su. Diện tích bình quân của các hộ là 14967,0 m2, cao hơn so

với các hộ tham gia trong lĩnh vực nông nghiệp, tuy nhiên diện tích này được thống kê

dựa trên diện tích đất mà hộ khai hoang được, kể cả đất trống, đồi trọc. Số diện tích đất

có độ che phủ rừng chỉ chiếm khoảng 50%. Diện tích đất lâm nghiệp thường xuyên của

các hộ gia đình từ 1 ha đến 7 ha, thu nhập mang lại từ 18 đến 60 triệu đồng trong thời

gian từ 3 đến 4 năm.

Hoạt động khai thác lâm sản ngoài gỗ từ rừng, theo thống kê trước đây thì số loài

khai thác là 11 loài. Sau khi thực hiện chính sách bảo tồn vốn tự nhiên và chính sách đóng

cửa rừng, số loài cũng như cường độ khai thác giảm xuống đáng kể. Các sản phẩm chính

được khai thác gồm mật ong, mây, măng, lá nón, dược liệu, củi và một số loài rau rừng…,

trong đó nhóm người phụ thuộc nhiều nhất là người nghèo và cận nghèo. Tuy nhiên, đối

với đồng bào dân tộc thiểu số mặc dù mức độ phụ thuộc cao nhưng phong tục tôn thờ

Thần rừng, không khai thác bừa bãi, tôn trọng tự nhiên.

Lao động tham gia trong lĩnh vực lâm nghiệp chính chiếm 10,2%, trình độ văn hóa

của các chủ hộ bình quân là lớp 7, tỷ lệ lao động được đào tạo chiếm 14,3%. Thu nhập

thấp nhất 15 triệu/ha và cao nhất là 60 triệu/ha trong thời gian 3,5 – 4 năm.

Bảng 4.18. Hoạt động sinh kế lâm nghiệp và khai thác tự nhiên

ĩnh vực Nội dung hoạt động Kêt quả thực hiện Ghi chú

Trồng rừng Tràm, cao su… (tr.đ) 30-40 3,5–4 năm

Dịch vụ Bảo vệ rừng (tr.đ) 1200

1 năm Khai thác tự

nhiên

Mật ong (lít) 10

Mây (kg) 400

Măng (kg) 100

Lá nón (ngọn) 6000-7000

Củi (bó) 70-100

Săn bắn, hái lượm (1000đ) 300-500

Dược liệu (kg) 1300-1500

Nguồn: Dữ liệu từ khảo sát vùng đệm

Page 114: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

102

4.2.3.4. Hoạt động thủy sản

Hoạt động thủy sản của người dân vùng đệm tập trung ở những vùng có nguồn

nước sông, suối tự nhiên, tập trung chủ yếu ở các vùng xã Sơn Trạch, Phú Định, Hưng

Trạch. Trong đó hoạt động đánh bắt tự nhiên có giá trị không đáng kể, hoạt động nuôi

trồng thủy sản chiếm tỷ lệ chỉ gần 1%, thu nhập bình quân từ 30 – 40 triệu đồng/năm.

Theo đánh giá thực trạng nguồn lực của hoạt động thủy sản được xem là sinh kế có lợi thế

nhất, phát triển ổn định, điểm đặc biệt là hoạt động này kết nối tốt với dịch vụ du lịch,

không chỉ tạo nên thương hiệu cá trắm lồng Phong Nha mà còn tham gia vào dịch vụ đưa

du khách tham hang động và trên sông. Tuy nhiên, sinh kế này chiếm tỷ lệ rất nhỏ và khó

để áp dụng hay nhân rộng cho các vùng khác.

4.2.3.5. Hoạt động phi nông nghiệp

Hoạt động phi nông nghiệp của vùng đệm nổi bật là hoạt động dịch vụ về du lịch,

hoạt động này không chỉ tạo việc làm, tăng thu nhập mà làm thay đổi bộ mặt nhiều khía

cạnh của cuộc sống người dân vùng đệm, ngoài ra các hoạt động về thương mại- vận tải,

công nghiệp, xây dựng cũng có xu hướng gia tăng.

Hoạt động dịch vụ du lịch được xem là thế mạnh của vùng đệm từ khi Vườn quốc

gia Phong Nha - Kẻ Bàng là được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới năm

2003. Vì vậy hoạt động phi nông nghiệp tăng lên phần lớn là do dịch chuyển từ sinh kế

nông, lâm nghiệp sang ngành dịch vụ, tỷ lệ lao động tăng từ 15,35% năm 2013 [27, tr.47]

đến trên 35% năm 2018.

Theo đánh giá thực trạng nguồn lực sinh kế dịch vụ và phi nông nghiệp khác cho

thấy, đây là loại hình sinh kế có thế mạnh thứ 2 sau thủy sản, số người có thu nhập cao

(trung bình - khá) tập trung chủ yếu ở loại hình sinh kế phi nông nghiệp. Mặc khác với sự

ưu đãi của tự nhiên về danh lam thắng cảnh, nổi tiếng với các hang động đẹp trên thế giới.

Hoạt động sinh kế này đang là chiến lược sinh kế cần được nhân rộng phát triển, kết nối

sinh kế nông nghiệp, lâm nghiệp với dịch vụ để tăng hiệu quả và khả năng sử dụng các

nguồn lực, hướng đến phát triển bền vững.

Số lao động tham gia vào lĩnh vực du lịch trong thời gian gần đây, mỗi năm tăng

hàng trăm lao động làm việc bán thời gian, thu nhập tăng lên từ 10 triệu đến 25

triệu/năm/lao động. Chiến lược phát triển trong những năm tới cần đẩy mạnh phát triển

dịch vụ du lịch theo hướng đa dạng hóa các loại hình phục vụ, thu hút nhiều lao động địa

Page 115: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

103

phương, tạo điều kiện để lao động địa phương làm chủ khai thác các tài nguyên trên mảnh

đất của chính họ. Khôi phục các hoạt động làng nghề truyền thống như đan lát các dụng cụ

gia đình bằng mây, tre, luồng, nghề nhuộm, nấu rượu, nghề mộc-rèn…Kết quả thực hiện

hoạt động sinh kế dịch vụ và phi nông nghiêp khác thể hiện ở bảng 4.19 sau:

Bảng 4.19. Thu nhập từ một số hoạt động phi nông nghiệp

ĩnh vực Nôi dụng hoạt động Thu nhập BQ

Dịch vụ du lịch

Chụp ảnh, bán hàng lưu niệm, poster, dịch

vụ ăn uống, du thuyền trên sông, hướng

dẫn viên cộng đồng

10 triệu đồng đến 25

triệu đồng

Hoạt động công

nghiệp – xây dựng..

Xây dựng, rèn, mộc, kinh doanh vật liệu,

vận tải..

15 triệu – 40 triệu

Nguồn: Thông tin khảo sát hộ

4.2.3.6. Kết quả chung của việc thực hiện các chiến lược sinh kế

Trước năm 2013, chiến lược sinh kế đơn thuần, chủ yếu là thuần nông. Hoạt động

sinh kế chủ yếu là nông nghiệp thủ công truyền thống và khai thác lâm sản phụ chiếm

84,65% được xem là 2 nguồn thu nhập chính, hoạt động khai thác gỗ và khai thác các lâm

sản diễn ra phức tạp. Hệ thống kênh mương thiếu đồng bộ, dẫn đến năng suất nông nghiệp

thấp, hầu hết người dân khai thác gỗ bán để mua gạo và thực phẩm cho gia đình.

Sau năm 2013, khi Vườn quốc gia được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới lần

2, trước nhiệm vụ bảo vệ đa dạng sinh học của khu bảo tồn, chính sách đóng cửa rừng

phòng hộ - rừng đặc dụng - rừng sản xuất tự nhiên đã ảnh hưởng lớn đến đời sống của các

hộ cư dân. Theo đó, nhiều chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng,

hỗ trợ lương thực cho vùng biên giới theo chương trình 30A của Chính phủ, chính sách

trồng rừng theo Chương trình 661, 135… Đến nay đã có 13/13 xã có trụ sở làm việc cố

định; 100% xã có đường liên thôn, liên xã; 100% xã có điện sáng. Chính sách phát triển

chăn nuôi, hỗ trợ con giống trâu, bò, dê, gà nên số gia súc gia cầm bình quân hộ tăng đáng

kể; hỗ trợ các mô hình trồng cây dược liệu, mô hình trồng cây ăn quả và các loại giống

ngô, sắn cho năng suất cao và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi thích ứng với

biến đổi khí hậu. Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ đào tạo và tập huấn cho gần 2300 người

về chèo thuyền, hướng dẫn viên, poster, chụp ảnh, bán hàng…

Page 116: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

104

Với những thay đổi trên không chỉ cải thiện về đời sống, thu nhập mà thay đổi rất

nhiều về mặt xã hội, cơ sở hạ tầng được cải thiện, thu hút nhiều nhà đầu tư hỗ trợ phát

triển kinh tế, cùng với đó là sự phức tạp hơn về tính chất xã hội, phức tạp về mức độ quản

lý phát triển du lịch, nhu cầu phát triển thị trường, thương mại hóa các sản phẩm của địa

phương. Do vậy, cần có các quy định thể chế chặt chẽ, rõ ràng nhằm hạn chế sự tác động

tiêu cực đến văn hóa của địa phương, thái độ tôn trọng các sản phẩm du lịch tự nhiên của

địa phương. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển theo đúng chiến lược, dịch chuyển lao

động từ nông lâm thủy sản sang các hoạt động phi nông nghiệp; đa dạng hóa sinh kế đãcải

thiện thu nhập tăng gấp 2 đến 3 lần so với trước 2013, nhận thức của người dân về mặt xã

hội thay đổi, tỷ lệ lao động tham gia trong lĩnh vực phi nông nghiệp tăng lên từ 15 lên gần

40%, trong khi đây là lĩnh vực mang lại thu nhập cao cho các hộ.

Bảng 4.20. Thu nhập hàng năm của một hộ gia đối với các hoạt động sinh kế điển

hình tại vùng đệm

oại hình oại cây, con Thu nhập (1000đ/năm)

Nghèo Cận nghèo TB – khá Toàn vùng

1. Trồng trọt Lúa, ngô, khoai, sắn đậu, đỗ, lạc,

hoa màu… 6.200 10.025 18000 11.410

2. Chăn nuôi Trâu, bò, lợn, dê, gà, vịt, ngan… 2500 4000 7000 4.500

3. Vườn rừng Cao su, tràm 6.300 7000 12000 8.430

4. Vườn nhà Tiêu, cây ăn quả, cây dược liệu 1.000 2500 5000 2.830

5. Khai thác tự

nhiên

Mật ong, mây, măng, lá nón, củi,

rau quả rừng 500 1500 - 1.000

6. NT thủy sản Cá trắm, cá mè, tôm… 0 0 16600 5.530

7. Phi nông

nghiệp

Dịch vụ phục vụ nhà hàng, bán

hàng, mang vác, chèo thuyền,… 7520 10500 18680 12.230

Tổ chức công và tư nhân 7400 10600 11970 9.990

Nguồn: Số liệu khảo sát hộ

Trên thực tế không phải tất cả các hộ gia đình đều thực hiện các hoạt động sinh kế

trên, tùy theo tính chất và đặc điểm hoạt động sinh kế mà hộ có thể tham gia 1 hay nhiều

hoạt động khác nhau. Vì vậy mức thu nhập bình quân của hộ được phản ánh dựa theo sự

đa dạng của hoạt động sinh kế ở mục 4.2.4 và bình quân thu nhập ở mục 4.4.2.1.

Page 117: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

105

4.3. Đánh giá mức độ bền vững sinh kế của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong

Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình

Để thực hiện mục tiêu đo lường mức độ bền vững của sinh kế, luận án đã sử dụng

phương pháp phân tích chỉ số như đã trình bày ở trên.

4.3.1. Chỉ số sinh kế bền vững của các hộ cư dân vùng đệm

4.3.1.1. Chuẩn hóa giá trị các chỉ tiêu đánh giá

Thực hiện chuẩn hóa 33 chỉ tiêu đánh giá với giá trị được chuẩn hóa về phạm vi

khoảng [0–1], trong đó có 26 chỉ tiêu thuận chiều (+) được tính theo công thức (1) và 7 chỉ

tiêu ngược chiều (-) được tính theo công thức (2).

Giá trị lớn nhất (max) và giá trị nhỏ nhất (min) của chuổi dữ liệu khảo sát là giá trị căn cứ

để thực hiện chuẩn hóa dữ liệu về phạm vị [0,1]. Bước chuẩn hóa này sẽ giúp hạn chế sự

khác nhau về đơn vị đo lường, so sánh nhiều loại dữ loại khác nhau (định tính hay định

lượng) không có ý nghĩa sẽ được khắc phục. Giá trị mã hóa được thực hiện theo kết quả ở

phụ lục 4.

4.3.1.2. Chỉ số thành phần của các chỉ tiêu

- Xác định trọng số (Weight)

Luận án sử dụng phương pháp tính trọng số phân hạng thứ bậc (AHP) dựa trên ý

kiến đánh giá của chuyên gia theo bảng thang đo tầm quan trọng do Saaty đề xuất.

+ Ý kiến đánh giá chung được tính cho từng chi tiêu trong mỗi tiêu chí, được tính

theo hai nội dung: (1) theo nhóm hộ; (2) theo từng nhóm tiêu chí như sau:

Kij =

= 1/5

+ Trọng số được xác định theo công thức (9), kết quả của trọng số thể hiện ở

bảng 4.21 sau đây:

Page 118: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

106

Bảng 4.21. Trọng số của các chỉ tiêu phân tích (Wi)

TT Chỉ số

Chỉ tiêu

Nhóm hộ

nghèo

Nhóm cận

nghèo

Nhóm trung

bình – khá

Vùng

đệm

1 TN bình quân 0,028 0,02 0,034 0,03

2 lương thực bình quân 0,054 0,04 0,04 0,04

3 Mức hỗ trợ (tr.đ) 0,123 0,13 0,147 0,14

4 Nhà ở 0,151 0,13 0,147 0,15

5 Công trình sinh hoạt khác 0,292 0,35 0,26 0,3

6 Số trâu, bò của hộ 0,05 0,04 0,044 0,04

7 Máy móc SX 0,04 0,04 0,039 0,04

8 Phương tiện đi lại 0,114 0,09 0,094 0,1

9 Số LĐ được đào tạo nghề 0,118 0,11 0,131 0,12

10 LĐ có việc làm 0,029 0,04 0,063 0,04

11 TĐHV chủ hộ 0,19 0,21 0,09 0,16

12 Lao động 0,06 0,07 0,1 0,08

13 Số lao động nữ có việc làm 0,05 0,02 0,03 0,03

14 Số người tham gia vao các TCXH 0,14 0,18 0,15 0,16

15 Tỷ lệ người tham gia BHYT 0,09 0,08 0,06 0,08

16 Số phương tiện cập nhật thông tin 0,09 0,07 0,08 0,09

17 Số lần tham gia SH cộng đồng/năm 0,17 0,19 0,21 0,2

18 số tháng được hỗ trợ 0,08 0,05 0,19 0,09

19 K/c từ nhà đến trung tâm gần nhất 0,13 0,12 0,08 0,11

20 Tỷ lệ/hệ số diện tích đất canh tác 0,09 0,14 0,18 0,13

21 Tình trạng nguồn nước 0,05 0,08 0,04 0,05

22 Cường độ khai thác 0,16 0,15 0,08 0,12

23 TL người tham gia tuyên truyền 0,16 0,14 0,17 0,16

24 Số loài sản phẩm được khai thác 0,15 0,14 0,12 0,14

25 Số tháng hạn hán 0,07 0,04 0,06 0,06

26 Chất đốt thường sử dụng trong năm 0,32 0,3 0,35 0,33

27 Các cơ quan địa phương hỗ trợ việc thực

hiện thành công các HĐSK 0,043 0,14 0,12 0,1

28 Các hoạt động sinh kế mà gia đình được 0,034 0,08 0,12 0,07

Page 119: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

107

TT Chỉ số

Chỉ tiêu

Nhóm hộ

nghèo

Nhóm cận

nghèo

Nhóm trung

bình – khá

Vùng

đệm

hỗ trợ thành công

29 Vai trò của chính quyền địa phương trong

việc chuyển đổi sinh kế. 0,083 0,15 0,11 0,14

30 Chính sách tuyền truyền bảo vệ rừng, bảo

vệ môi trường 0,066 0,14 0,15 0,14

31 Giao khoán đất đúng quy định, quy trình 0,077 0,14 0,23 0,19

32 Quy trình quy hoạch đúng quy định 0,029 0,04 0,07 0,06

33 Chính sách thể chế ảnh hưởng phong tục

và văn hóa địa phương 0,165 0,3 0,2 0,3

Nguồn: Số liệu được tính toán từ ý kiến đánh giá chuyên gia ở phụ lục 7.

+ Hệ số nhất quán (CR_Consistency Ratio) được tính toán theo công thức 12, cho 3

nhóm hộ và toàn vùng đệm ở bảng 4.22.

Bảng 4.22. Hệ số nhất quán của các tiêu chí đối với ba nhóm hộ

Loại hộ Tiêu chí Số chỉ tiêu (m) max CI CR=CI/IR13

Nghèo

Kinh tế 10 11,080 0,12 0,081

Xã hội 9 10,09 0,14 0,094

Môi trường 7 7,69 0,12 0,09

Thể chế, chính sách 7 7,47 0,08 0,06

Cận

nghèo

Kinh tế 10 10,06 0,007 0,0044

Xã hội 9 9,53 0,07 0,05

Môi trường 7 7,57 0,1 0,07

Thể chế, chính sách 7 7,57 0,1 0,07

TB –

Khá

Kinh tế 10 11,21 0,135 0,09

Xã hội 9 9,64 0,08 0,06

Môi trường 7 7,68 0,11 0,09

Thể chế, chính sách 7 7,7 0,12 0,09

Toàn

vùng

đệm

Kinh tế 10 10,96 0,107 0,027

Xã hội 9 9,27 0,03 0,024

Môi trường 7 7,2 0,03 0,02

Thể chế, chính sách 7 7,25 0,04 0,03

Nguồn: Tính toán từ khảo sát ý kiến chuyên gia.

13

IR_ được lấy từ bảng quan hệ chỉ số (Random Index) của Saaty ở bảng 2.2 tương ứng với số chỉ tiêu (m)

Page 120: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

108

Như vậy tất cả hệ số nhất quán (CR) có các nhóm tiêu chỉ ở cả 3 nhóm hộ và vùng

đệm đều nhỏ hơn 0,1, thỏa mãn điều kiện về tính thống nhất về ý kiến đánh giá của các

chuyên gia, vì vậy kết quả này được sử dụng để thực hiện tính toán các chỉ số thành phần

của 4 nhóm tiêu chí, kết quả về chỉ số phản ánh ở phục lục 5.

4.3.1.3. Chỉ số thành phần và chỉ số chung về sinh kế bền vững

Chỉ số thành phần của 33 chỉ tiêu được thể hiện ở phụ lục 5. Chỉ số các tiêu chí kinh

tế, xã hội, môi trường và thể chế - chính sách và chỉ số chung về sinh kế bền vững phản

ánh trên 4 tiêu chí kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế chính sách cho thấy có sự chênh

lệch nhau giữa các nhóm hộ về 4 tiêu chí.

Trong đó chỉ số thành phần được tính theo công thức (5), chỉ số chung được tính

theo công thức (7). Kết quả cụ thể phản ánh ở bảng 4.23 như sau:

Bảng 4.23. Chỉ số phán ánh mức độ đo lường sinh kế bền vững

Nhóm Nhân tố

Kinh tế (Ikt)

Nhân tố xã

hội (Ixh)

Nhân tố môi

trường (Imt)

Nhân tố thể

chế (Itc)

Chỉ số

chung

Nghèo 0,336 0,462 0,326 0,498 0,398

Cận nghèo 0,379 0,492 0,438 0,517 0,459

TB – khá 0,526 0,624 0,512 0,50 0,536

Vùng đệm 0,374 0,495 0,449 0,546 0,472

Nguồn: Xử lý dữ liệu điều tra Excel, SPSS.

Kết quả về chỉ số sinh kế bền vững cho thấy:

Về chỉ số thành phần giữa các tiêu chí có khác nhau, trong đó nhân tố kinh tế có chỉ

số thấp nhất và dưới 0,4; nhân tố xã hội và môi trường dưới 0,5; nhân tố thể chế, chính

sách là cao nhất 0,546 và chỉ số chung cho toàn vùng đệm là 0,472.

Theo thang đo về chỉ số sinh kế bền vững của Roslina và cộng sự (2014) thì chỉ số

này cho phép nhận định sinh kế của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ

Bàng chưa bền vững. Theo thang đo được đề xuất của Nguyễn Minh Thu (2013) về chỉ số

phát triển bền vững thì chỉ số thuộc mức độ 3, tức là nằm trong khoảng [0,4 – 0,6] phản

ánh mức độ “hơi bền vững”.

Chỉ số đo lường sinh kế bền vững của nhóm hộ nghèo thấp và dưới 0,4 nằm trong

khoảng ít bền vững, hộ nghèo chủ yếu là tham gia các hoạt động sinh kế nông nghiệp, lâm

nghiệp phụ thuộc rất lớn vào tự nhiên, khai thác lâm sản phụ, khả năng sử dụng các nguồn

lực hiện có rất hạn chế, vì vậy để phát triển các hoạt động sinh kế bền vững cho người

Page 121: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

109

nghèo cần tập trung cải thiện nguồn lực con người, tài chính, vật chất và khả năng sử dụng

nguồn lực tự nhiên.

Chỉ số đo lường sinh kế bền vững nhóm người cận nghèo là 0,459, nhóm này có

khả năng tiếp cận tốt hơn với các chính sách phát triển sinh kế so với nhóm người nghèo,

tuy nhiên tiêu chí kinh tế thấp (0,379) và chưa cải thiện. Vì vậy nhóm người cận nghèo

mặc dù đã có những tiếp cận về nguồn lực tốt hơn nhưng cũng là nhóm rất dễ bị tổn

thương trước những thay đổi về chính sách kinh tế, nguồn lực tài chính và vật chất.

Hộ trung bình - khá được xem là nhóm người có điều kiện phát triển của vùng

đệm, khả năng tiếp cận và phản ứng nhạy bén trước việc sử dụng nguồn lực hiện có và

nguồn lực hỗ trợ bên ngoài để phát triển sinh kế khá tốt. Từ kết quả phân tích về nguồn lực

sinh kế và kết quả hoạt động sinh kế cho thấy, họ có khả năng tham gia vào nhiều hoạt

động sinh kế khác nhau của địa phương, trong đó hoạt động dịch vụ và phi nông nghiệp có

xu hướng tăng nhanh. Vì vậy, mức độ đo lường về sinh kế bền vững của nhóm trung bình

– khá là khá tốt, cả bốn tiêu chí đánh giá đều có chỉ số trên 0,5, được xem là nhóm có khả

năng phát triển sinh kế bền vững tốt nhất.

Biểu đồ thể hiện chỉ số đo lường mức độ bền vững của vùng đệm như sau:

Biểu đồ 4.3. Thang đo chỉ số sinh kế bền

vững của cư dân vùng đệm

Biểu đồ 4.4. Chỉ số sinh kế bền vững

của cư dân vùng đệm theo nhóm hộ

Biểu đồ 4.1. thể hiện mức đo lường sinh kế bền vững của cư dân vùng đệm Vườn

quốc gia PNKB ở mức dưới 0,5, nằm trong khoảng từ 0,4 đến 0,6 “hơi bền vững” theo

thang đo 5 mức độ của Nguyễn Minh Thu (2013). Biểu đồ 4.2 thể hiện chỉ số sinh kế bền

vững của 3 nhóm hộ nghiên cứu.

0,2

0,4

0,472 0,6

0,8

1,0

0

0.2

0.4

0.6

0.8

1

1.2

1 2 3 4 5

0,398

0,459 0,536

0

0.2

0.4

0.6 Nghèo

Cận

nghèo

Thoát

nghèo

Page 122: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

110

4.3.2. Chỉ số đo lường sinh kế bền vững theo hoạt động sinh kế

Chỉ số đo lường sinh kế bền vững theo 5 nhóm hoạt động sinh kế đã chỉ ra rằng, các

nhóm hoạt động sinh kế phản ánh sự khác nhau về mức chỉ số, trong đó chỉ số đo lường

sinh kế bền vững của hoạt động nông nghiệp và lâm nghiệp thấp nhất và cao nhất là hoạt

động thủy sản và dịch vụ. Kết quả cụ thể phản ánh ở bảng 4.24 sau:

Bảng 4.24. Chỉ số phán ánh mức độ đo lường sinh kế bền vững

Nhóm Nhân tố Kinh

tế (Ikt)

Nhân tố xã

hội (Ixh)

Nhân tố môi

trường (Imt)

Nhân tố thể

chế (Itc)

Chỉ số

chung

Nông nghiệp 0,33 0,54 0,407 0,541 0,444

Lâm nghiệp 0,294 0,525 0,428 0,532 0,433

Thủy sản 0,402 0,63 0,503 0,619 0,53

Dịch vụ 0,43 0,595 0,477 0,525 0,50

HĐ phi nông

nghiệp khác 0,40 0,40 0,39 0,40 0,40

Nguồn: Xử lý dữ liệu điều tra Excel, SPSS.

Từ kết quả trên cho thấy, chỉ số nhóm tiêu chí kinh tế thấp nhất, trong đó lâm

nghiệp dưới 0,3 và nông nghiệp dưới 0,4. Nhân tố về tiêu chí môi trường có 4/5 hoạt động

có chỉ số dưới 0,5. Điều đáng nói là hoạt động phi nông nghiệp khác được xem là hoạt

động có nguồn lực sinh kế tốt hơn sinh kế nông nghiệp và lâm nghiệp thì có chỉ số chung

thấp (0,4), nguyên nhân là do trong nhóm hoạt động phi nông nghiệp có những hộ nghèo

là người già neo đơn, độc thân, người quá tuổi lao động hầu như họ không có nguồn thu

nhập rõ ràng, thu nhập chủ yếu là các khoản hỗ trợ từ chính sách và từ người thân, do vậy

nhóm người này có chỉ số sinh kế bền vững thấp dẫn đến nhóm phi nông nghiệp khác thấp

hơn các sinh kế khác.

Như vậy chỉ số đo lường sinh kế bền vững đối với các hoạt động sinh kế đã phản

ánh khả năng và lợi thế phát triển của các hoạt động sinh kế, đặc biệt là sinh kế thủy sản và

sinh kế dịch vụ được xem là hai sinh kế có nguồn lực sinh kế tốt nhất, chỉ số đo lường

mức độ bền vững của hai sinh kế này cao nhất và trên 0,5.

Page 123: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

111

Biểu đồ 4.5. Chỉ số đo lường các hoạt động sinh kế bền vững

4.3.3. Chỉ số đo lường sinh kế bền vững của hộ

Chỉ số sinh kế bền vững của các hộ gia đình được phân thành 5 khoảng: (1) nhóm

hộ có chỉ số nhỏ hơn 0,2 (<0,2); (2) nhóm hộ có chỉ số từ 0,2 đến 0,4; (3) nhóm hộ có chỉ

số từ 0,4 đến 0,6; (4) nhóm hộ có chỉ số từ 0,6 đến 0,8; (5) nhóm hộ có chỉ số từ 0,8 trở

lên. Sau khi thực hiện tính toán chỉ số của 330 hộ khảo sát theo phương pháp trọng số

AHP được kết quả ở bảng sau:

Bảng 4.25. Chỉ số đo lường sinh kế bền vững theo tỷ lệ hộ

Đvt: % hộ

Tiêu chí

Chỉ số SKBV Kinh tế Xã hội Môi trường

Thiết chế,

chính sách

Chỉ số

chung

>=0,5 30,30 69,09 31,52 63,64 36,97

0-0,2 25,45 0,00 0,91 0,30 1,21

0,2-0,4 29,70 9,09 45,76 13,03 36,06

0,4-0,6 23,03 58,79 38,79 51,21 47,88

0,6-0,8 21,82 31,82 10,61 34,24 14,85

0,8-1,0 0,00 0,30 3,94 1,21 0,00

Nguồn: Phân tích dữ liệu từ phiếu khảo sát

Kết quả bảng 4.25 cho thấy, tỷ lệ hộ có chỉ số sinh kế bền vững từ 0,5 trở lên chiếm

36,97%, trong đó chỉ số của nhóm tiêu chí về kinh tế và tiêu chí môi trường từ 0,5 trở lên

chỉ chiếm trên 30% số hộ, hai nhóm tiêu chí có chỉ số số cao là xã hội và thể chế, chính

sách trên 60% số hộ. Nhìn chung chỉ số đo lường mức sinh kế bền vững với số hộ có chỉ

số từ 0,5 trở lên tương đối thấp, điều này cũng cho thấy sinh kế của người dân vùng đệm

chưa thực sự bền vững [50].

0,444

0,433

0,53

0,50

0,40 0

0.2

0.4

0.6 Nông nghiệp

Lâm nghiệp

Thủy sản Dịch vụ

HĐ phi nông

nghiệp khác

Page 124: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

112

Số hộ có chỉ số nằm trong khoảng từ 0 đến 0,2 chiếm tỷ lệ 1,21%, trong đó tiêu chí

kinh tế chiếm 25,45%; số hộ có chỉ số nằm trong khoảng từ 0,2 đến 0,4 chiếm 36,06%,

khoảng từ 0,4-0,6 chiếm 47,88%, khoảng từ 0,6 đến 0,8 chiếm 14,85% và không có hộ

nào có chỉ số sinh kế trên 0,8. Kết quả cho thấy, số hộ có chỉ số 0,4 đến 0,6 là cao nhất,

tiếp theo là số hộ thuộc khoảng chỉ số 0,2 đến 0,4 chiếm 36,06%. Như vậy sinh kế của cư

dân vùng đệm đang thuộc khoảng từ “hơi bền vững đến tương đối bền vững”, 14,85% tỷ

lệ hộ nằm trong khoảng từ 0,6 đến 0,8 “khá bền vững”, chưa có hộ nào được đánh giá là

bền vững [25]. Biểu đồ phân bố mật độ chỉ số đo lường sinh kế bền vững chung của cư

dân vùng đệm như sau:

Biểu đồ 4.6. Phân bố tỷ lệ hộ theo chỉ số (%)

4.3.4. Mối quan hệ giữa chiến lược đa dạng hóa sinh kế với chỉ số sinh kế bền vững

Để xác định mối quan hệ giữa đa dạng hóa sinh kế với chỉ số sinh kế bền vững,

luận án thực hiện kiểm định mối tương quan giữa chỉ số sinh kế bền vững của hộ gia đình

(HLSI) với số hoạt động sinh kế mà hộ gia đình đang tham gia bằng phương pháp kiểm

định Chi-bình phương (X2 _Chi-Square Tests), giả thiết kiểm định sau:

ô ó ố ệ ữ ế ỉ ố à đ ạ ó ạ độ ế

ó ố ệ ữ á ế ỉ ố à đ ạ ó ạ độ ế

Nếu mức ý nghĩa (Sig. (2-sided) lớn hơn 5% (0,05) chấp nhận giả thiết Ho, ngược

lại mức ý nghĩa thấp hơn 5% (0,05) chấp nhận giả thiết đối H1.

Kiểm định 2 (Chi-Square Tests) bằng công cụ SPSS cho thấy Mức ý nghĩa

Asymp. Sig. (2-sided) của kiểm định Pearson Chi-Square đều thấp hơn 0,05, chấp nhận

đối thuyết H1, tức là hệ số tương quan giữa chỉ số sinh kế bền vững và số hoạt động sinh

kế khác không, có mối tương quan với nhau. Có nghĩa là đa số những hộ có càng nhiều

>=0,5 0-0,2 0,2-0,4 0,4-0,6 0,6-0,8 0,8-1,0

% hộ 36.970 1.212 36.061 47.879 14.848 .000

.000

10.000

20.000

30.000

40.000

50.000

60.000 %

Page 125: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

113

hoạt động sinh kế thì chỉ số sinh kế bền vững càng cao. Như vậy, khía cạnh đa dạng hóa

sinh kế có quan hệ với chỉ số sinh kế, kết quả cụ thể thể hiện ở phụ lục 6.

4.4. Một số hạn chế trong thực hiện sinh kế bền vững của cư dân Vùng đệm và

nguyên nhân

Thực trạng về hoạt động sinh kế bền vững của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia

Phong Nha - Kẻ Bàng cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được và khả năng phát triển

các nguồn lực như nguồn lực lao động, nguồn lực tự nhiên, nguồn lực xã hội, có nhiều chỉ

tiêu vượt mục tiêu đặt ra năm 2020. Một số vùng dân cư thực hiện nhiều hoạt động sinh

kế, trong đó thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Bên cạnh đó, thực hiện đa

dạng hóa các loài cây trồng vật nuôi nhằm hạn chế rủi ro do điều kiện tự nhiên. Diện tích

đất canh tác bình quân trên hộ tăng lên; thu nhập bình quân tăng trên 2%; nhiều hoạt động

sinh kế có kết quả cao hơn một số cư dân ở các vùng đệm Vườn quốc gia trong nước…

Tuy nhiên, thực trạng sinh kế bền vững của cư dân vùng đệm còn tồn tại nhiều hạn chế.

4.4.1. Một số hạn chế

4.4.1.1. Về nguồn lực sinh kế

Nguồn lực sinh kế của vùng đệm còn nghèo, đặc biệt là đối với 45% số người

nghèo và cận nghèo có mức thu nhập thấp dưới 1.000.000 đồng/người/tháng, gần 50% số

người được nhận các hỗ trợ về lương thực và tài chính để phục vụ cuộc sống hàng ngày.

- Nguồn lực con người: Số cán bộ quản lý xã chưa qua đào tạo chiếm 16,6% thuộc

4 xã (Trọng Hóa, Dân Hóa, Hóa Sơn, Thượng Trạch) và đào tạo chưa có chứng chỉ vẫn

còn; có khoảng 10% số lao động chưa qua trường lớp đào tạo nào, tập trung vào nhóm lao

động là người nghèo, cận nghèo thuộc dân tộc thiểu số và chỉ 19% số lao động được đào

tạo nghề. Điều này sẽ khó khăn trong việc thực hiện tiếp cận các ngành nghề sản xuất

cũng như các cơ hội cải thiện sinh kế đối với người lao động, trong khi bối cảnh vùng đệm

đang đặt ra là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ lệ các hoạt động dịch vụ và

phi nông nghiệp, giảm tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và các hoạt động sinh kế

truyền thống phụ thuộc. Chất lượng lao động thấp ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng

các nguồn lực hỗ trợ vào sản xuất.

- Nguồn lực xã hội: Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên chiếm tỷ lệ 72,4%

nhưng đa số là lao động nông nghiệp và lâm nghiệp chiếm gần 54%. Ngoài sản xuất theo

Page 126: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

114

tính mùa vụ thì đa số nhóm lao động này đi rừng thu hái các lâm sản ngoài gỗ vào thời

gian nhàn rỗi, nên nguồn thu của nhóm lao động này thường không ổn định. Các vấn đề

về vi phạm về an ninh sinh thái vẫn diễn ra, hiện tượng tranh chấp về các nguồn lực đất

đai, phạm vi khai thác diễn ra phức tạp. Nhiều người dân vẫn giữ các phong tục tập quán

củ không thích thay đổi, thậm chí tồn tại những hủ tục liên quan đến tính nhân văn. Vì vậy

khả năng tiếp cận các dịch vụ của xã hội rất hạn chế. Bên cạnh đó, xu hướng phát triển xã

hội và thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội cũng ảnh hưởng đến an ninh trật tự và du

nhập các tệ nạn xã hội vào địa phương.

- Nguồn lực tài chính: Có thể nói nguồn lực tài chính của cư dân vùng đệm được

xem là rất yếu, có gần 45% số cư dân có thu nhập dưới 1 triệu đồng/tháng, phần lớn người

nghèo đều phụ thuộc vào nguồn hỗ trợ theo chương trình, chính sách của Chính phủ.

Lương thực bình quân đầu người thấp, đặc biệt là lương thực có hạt.

- Nguồn lực vật chất: Nguồn lực vật chất của người dân vùng đệm được xem là thấp

nhất toàn tỉnh, số xã có nhà văn hóa và số kilômét đường trục xã, thôn, ngõ, xóm được bê

tông hóa hoặc rải đá chiếm tỷ lệ dưới 50%; tỷ lệ chiều dài kênh mương được kiến cô hóa,

số thôn bản có trường, lớp mẫu giáo, số thôn, bản có hệ thống loa truyền thanh chiếm tỷ lệ

dưới 60%. Điều này ảnh hưởng đến đời sống, khả năng tiếp cận các nguồn lực sinh kế. Số

phương tiện sinh hoạt và máy móc sản xuất như đã thống kê có 9/13 loại bình quân dưới 1

phương tiện/hộ. Số hộ còn nhà ở tạm chiếm 27,5%, và có gần 30% số hộ không có các

công trình sinh hoạt (nhà tắm, vệ sinh, công trình nước sạch…), điều này ảnh hưởng đến

đời sống sinh hoạt, sức khỏe và vấn đề VSMT.

- Nguồn lực tự nhiên: Nguồn lực tự nhiên của cư dân vùng đệm khá dồi dào nhưng

sử dụng chưa thực sự hiệu quả, bình quân diện tích đất đai trên hộ khá lớn và cao hơn các

vùng khác nhưng chất lượng đất kém, chủ yếu là đồi núi không thích hợp trồng cây hàng

năm. Diện tích đất lâm nghiệp chiếm trên 90% nhưng thiếu quy hoạch rõ ràng, nhiều vùng

còn sản xuất tự phát, manh mún nhỏ lẻ, thiếu đầu tư và thiếu vốn cải thiện đất nên năng

suất thấp và hiệu quả chưa xứng với tiềm năng vốn có. Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước

không hợp vệ sinh chiếm 30,3%, số hộ tham gia khai thác gỗ và các sản phẩm ngoài gỗ

cao, mặc dù nhận thức của người dân về bảo tồn tự nhiên đã tăng lên nhưng nhu cầu về

kinh tế nên người dân vẫn còn vi phạm khai thác tài nguyên. Bên cạnh đó, yếu tố về biến

Page 127: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

115

đổi khí hậu, thiên tai ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động sinh kế, dẫn đến an ninh lương

thực không đảm bảo.

4.4.1.2. Về hoạt động sinh kế

Các hoạt động sinh kế vùng đệm chuyển dịch cơ cấu theo xu hướng tăng tỷ lệ

ngành phi nông nghiệp và giảm tỷ lệ nông lâm nghiệp. Tỷ lệ lao động nông nghiệp đã

giảm từ trên 80% xuống còn trên 60%.

- Đối với hoạt động nông nghiệp: Người dân vùng đệm đã tích cực thực hiện

chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện của đất đai từng vùng, phù hợp với địa

hình và độ dốc. Tuy nhiên sản lượng một số cây trồng chính vẫn chưa đáp ứng được nhu

cầu lương thực tối thiểu, nhiều vùng thiếu lương thực để ăn, đặc biệt là các vùng đồi núi,

có độ dốc cao thường xuyên thiếu nước vào mùa hè và bị rửa trôi và mùa đông.

- Đối với hoạt động chăn nuôi: Người dân vùng đệm đã mở rộng quy mô nuôi , gia

trại, số gia súc gia cầm bình quân hộ tăng lên, từ đó cũng tăng thu nhập từ hoạt động này.

Tuy nhiên, số trang trại chăn nuôi ở vùng đệm rất ít, các hộ gia đình vùng cao vẫn quen

với tập quán chăn nuôi thả rong, nên số lượng và trọng lượng gia súc, gia cầm thấp. Bên

cạnh đó, người dân thiếu kinh nghiệm kết nối với thị trường tiêu thụ, thiếu kiến thức

phòng dịch bệnh nên dẫn đến tình trạng bỏ chuồng không.

- Hoạt động thủy sản: Tỷ lệ người dân tham gia vào hoạt động nuôi trồng thủy sản

thấp (1%), chỉ tập trung các vùng ven sông và có mặt nước. Mặc dù các hộ nuôi trồng thủy

sản được đánh giá là hoạt động có tiềm năng phát triển, nguồn thu ổn định nhưng hoạt

động này chiếm tỷ lệ rất ít, đòi hỏi phải có vốn đầu tư và kỹ thuật nuôi trồng, do vậy mô

hình này khó để nhân rộng trên toàn vùng đệm.

- Hoạt động dịch vụ và phi nông nghiệp: Hoạt động sinh kế phi nông nghiệp trong

đó hoạt động dịch vụ luôn được xem là mục tiêu của chiến lược phát triển vùng đệm, các

loại dịch vụ đa dạng có thể thu hút nhiều đối tượng lao động tham gia như lữ hành, dịch vụ

ăn uống, dịch vụ nghĩ dưỡng, poster, chụp ảnh, bán hàng lưu niệm, chèo thuyền tham

quan…Tuy nhiên chất lượng lao động trong các loại hình dịch vụ chưa được đào tạo bài

bản nên chưa khai thác hết nhu cầu của khách du lịch, dẫn đến số ngày lưu trú của khách

rất ít và chưa sử dụng hết các nguồn lực sẵn có của địa phương. Mặt khác, gần một ½ số

cơ sở lưu trú, nhà hàng trên địa hàng được xây dựng từ người địa phương khác nên số lao

Page 128: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

116

động phần lớn được tuyển dụng từ nhiều địa phương trong nước, điều này cũng hạn chế

không nhỏ đến thu hút lao động địa phương.

- Hoạt động lâm nghiệp: Hoạt động lâm nghiệp được xem là thế mạnh về phát triển

của vùng đệm, chiếm ¾ tổng diện tích đất tự nhiên, đây cũng là hoạt động sinh kế gắn liền

với đời sống sinh hoạt và truyền thống kiếm ăn của cư dân vùng đệm. Tuy nhiên, hoạt

động sinh kế đang bị xáo trộn bởi những can thiệp về chính sách bảo tồn, bảo vệ tính đa

dạng sinh học. Trong khi đó, hiệu quả điều hành, quản lý, quy hoạch về giao khoán đất

rừng chưa cao, dẫn đến thiếu công bằng trong phân phối lợi ích.

4.4.2. Nguyên nhân

Vùng đệm có gần 20% là người dân tộc thiểu số, hầu hết sinh kế phụ thuộc vào khai

thác rừng và sản phẩm tự nhiên nên điều kiện và mức sống đặc biệt khó khăn. Người

nghèo và người DTTS ít được đào tạo, hạn chế tiếp cận các nguồn lực và các dịch vụ. Vì

vậy thu nhập thấp, thiếu việc làm, thiếu nguồn lực để thực hiện cải thiện sinh kế. Mặt

khác, địa hình đi lại khó khăn, thiếu nguồn vốn để đầu tư phát triển các cơ sở hạ tầng hay

các dịch vụ công. Sự chênh lệch về trình độ, nhận thức và khả năng tiếp cận nguồn lực dẫn

đến việc phân phối lợi ích từ các nguồn lực địa phương chưa thực sự công bằng, hầu như

người nghèo, DTTS chưa được hưởng nhiều lợi ích từ các hoạt động thương mại và dịch

vụ du lịch nên tỷ lệ lao động tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp thấp, việc làm

không ổn định.

Nguồn vốn vay phục vụ cho phát triển sản xuất tập trung vào những hộ có mức

sống từ trung bình – khá trở lên, lao động có tay nghề và dám đầu tư cho sản xuất. Trong

khi mức vốn vay hỗ trợ lãi suất người nghèo chỉ 5 triệu đồng. Địa hình chia cắt mạnh, độ

dốc khác nhau dẫn đến lợi thế phát triển các hoạt động sinh kế khác nhau, khó khăn trong

việc cải thiện đất để phát triển lương thực, thiếu nước, hệ thống kênh mương thiếu kiên cố

dẫn đến hiệu quả và năng suất thấp.

Lực lượng quản lý địa phương có năng lực chưa cao, thiếu nhạy bén trong việc kết

nối các dịch vụ sản xuất và thị trường tiêu thụ dẫn đến các hoạt động sinh kế chưa phát

triển, ảnh hưởng đến định hướng phát triển bền vững.

Ngoài ra, điều kiện tự nhiên là yếu tố ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên như hạn hán

kéo dài dẫn đến thiếu nước sản xuất nghiêm trọng, tăng diện tích đất bỏ hoang; hiện tượng

Page 129: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

117

biến đổi khí hậu làm tăng nhiệt độ vào mùa hè và bảo lũ liên tiếp vào mùa đông gây ra các

cú sốc về thị trường giống, thị trường tiêu thụ…

Từ những thực trạng trên, cho thấy sinh kế của cư dân vùng đệm còn nhiều vấn đề

bất cập trong việc sử dụng nguồn lực, quản lý và khai thác nguồn lực sinh kế cũng như tổ

chức, thực hiện các hoạt động sinh kế, chỉ số đo lường mức độ sinh kế bền vững của cư

dân vùng đệm dưới 0,5 (0,472), chỉ số đối với tiêu chí kinh tế thấp dưới 0,4 (0,374); chỉ số

đối với tiêu chí xã hội và tiêu chí môi trường dưới 0,5. Vì vậy sinh kế của cư dân vùng

đệm chưa thực sự bền vững. Hầu hết các hộ gia đình có chỉ số từ 0,2 – 0,8, không có hộ

nào thuộc khoảng 0,8 đến 1,0, tức là khoảng “bền vững”.

Như vậy, việc quản lý và sử dụng các nguồn lực thiếu hiệu quả là nguyên nhân dẫn

đến nguy cơ thiếu bền vững các hoạt động sinh kế của cư dân vùng đệm. Bên cạnh đó các

chính sách phát triển kinh tế chưa cụ thể hóa cho từng nhóm đối tượng, từng hoạt động

sinh kế nên có thể dẫn đến thiếu công bằng trong phân phối lợi ích, trong đó nhóm người

dễ bị tổn thương nhất là người nghèo và người dân tộc thiểu số.. Hương ước được xây

dựng trên cơ sở sự đồng thuận giữa người dân và chính quyền địa phương nhưng việc thực

hiện còn tồn tại nhiều vi phạm.

KẾT U N CHƯƠNG 4

Thực trạng sinh kế bền vững của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ

Bàng, Quảng Bình chỉ ra rằng:

Nguồn lực sinh kế của người dân vùng đệm còn nghèo, trong đó thấp nhất là nguồn

lực tài chính và nguồn lực con người. So với bình quân thu nhập của các nhóm dân tộc

thiểu số ở các vùng đệm khác thì mức thu nhập bình quân đầu người của người nghèo và

DTTS của vùng đệm còn rất thấp. Vì vậy mức chi cho các hoạt động đời sống và sinh hoạt

cũng thiếu hợp lý, chủ yếu là chi cho ăn uống, có trên 66% người dân vùng đệm chưa có

kế hoạch cho các khoản chi về giáo dục và y tế.

Vốn xã hội có triển vọng hơn so với các nguồn vốn khác, do người dân có tính cộng

đồng cao, có các hương ước trong cộng đồng vì vậy việc mối quan hệ của người dân

tương đối tốt. Số lao động có việc làm từ 9 tháng trở lên chiếm 72,7%, có 54% số thành

viên trong gia đình tham gia vào các tổ chức xã hội.

Page 130: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

118

Nhà ở của người dân vùng đệm có cải thiện nhưng số nhà tạm vẫn chiếm tỷ lệ cao,

nhiều hộ không có các công trình nhà tắm, nhà vệ sinh, công trình nước sạch khoảng 15%,

hộ cư dân DTTS thiếu phương tiện liên lạc.

Nguồn vốn tự nhiên của vùng đệm giàu nhưng việc sử dụng và khai thác chưa hiệu

quả, thiếu bền vững. Diện tích đất đai bỏ hoang còn nhiều, thiếu quy hoạch, thực hiện luật

đất đai và giao khoán thiếu rõ ràng cho từng đối tượng, việc khai thác sản phầm từ tài

nguyên rừng còn vi phạm các quy định bảo tồn và luật đa dạng sinh học.

Kết quả các hoạt động sinh kế điển hình vùng đệm cho thấy, sinh kế vùng đệm khá

đa dạng, ngoài hoạt động sinh kế truyền thống thì các hoạt động sinh kế phi nông nghiệp

có xu hướng phát triển tốt và có cơ hội để cải thiện các nguồn vốn sinh kế. Hoạt động sinh

kế phi nông nghiệp thu nhập bình quân cao hơn các hoạt động sinh kế nông nghiệp và ít

chịu rủi ro hơn, số người tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp gần 40%. Tuy

nhiên, thế mạnh của người dân vùng đệm vẫn là nông nghiệp và khai thác tự nhiên. Vì vậy

cần phát triển và cải thiện các hoạt động sinh kế truyền thống theo hướng sử dụng bền

vững các nguồn vốn đồng thời phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ nhằm thu hút các lao

động trẻ, lao động nhàn rỗi.

Về thực trạng đánh giá tính bền vững về sinh kế thông qua chỉ số cho thấy: số hộ có

điều kiện tốt, thu nhập cao thì chỉ số sinh kế bền vững cao hơn. Chỉ số sinh kế bền vững

của tiêu chí kinh tế thấp nhất, tỷ lệ hộ có chỉ số bền vững dưới 0,5 cao trên 60%.

Như vậy sinh kế của cư dân vùng đệm mặc dù đã có nhiều cải thiện nhưng chưa bền

vững. Vì vậy cần sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đồng thời thực hiện chiến lược đa dạng

hóa sinh kế để hạn chế những rủi ro, tôn trọng quyền quản lý, thực hiện tốt các quy định

hương ước địa phương nhằm xây dựng môi trường lành mạnh về xã hội đối với thực hiện

các sinh kế theo hướng bền vững.

Page 131: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

119

CHƯƠNG 5

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PH P PH T TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỐI

VỚI CƯ DÂN VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG,

QUẢNG BÌNH

5.1. Phương hướng phát triển sinh kế bền vững đối với cư dân vùng đệm Vườn quốc

gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình

5.1.1. Bối cảnh thực hiện phát triển sinh kế bền vững của vùng đệm Vườn quốc gia

Phong Nha Kẻ Bàng, Quảng Bình

Sinh kế bền vững được xem là vấn đề thời sự ở các vùng nông thôn, đặc biệt đối

với cư dân nghèo ở vùng đệm. Trên thế giới không ít nghiên cứu về sinh kế bền vững ở

các vùng đệm Vườn quốc gia ở Châu Phi, Châu Á đều là những vùng có tỷ lệ người nghèo

và dễ bị tổn thương trước những biến động của xã hội. Mục tiêu sinh kế bền vững trước

tiên là giảm nghèo bền vững trên cơ sở hỗ trợ các nguồn lực để họ thực hiện các cải thiện

hoặc thúc đẩy các hoạt động sinh kế của chính họ. Xuất phát từ việc giảm nghèo, DFID đã

chỉ ra rằng chỉ hỗ trợ cách thức và nguồn lực để chính họ thực hiện cải thiện các hoạt động

sinh kế, đây cũng là những kinh nghiệm mà nhiều nước trên thế giới thực hiện thành công.

Những năm gần đây, việc thực hiện các tiêu chí đánh giá chương trình nông thôn mới tạo

động lực phấn đấu thực hiện nhằm hoàn thành mục tiêu nông thôn mới, đây là điều kiện

để đẩy nhanh thực hiện sinh kế bền vững ở các vùng nông thôn.

Vùng đệm vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng với sứ mệnh là vành đai bảo vệ

vùng lõi Vườn quốc gia, bảo tồn và duy trì tính Đa dạng sinh học. Kinh tế - xã hội của cư

dân còn nhiều khó khăn, tính chất xã hội phức tạp, nhiều tộc người có những đặc trưng

sinh sống khác nhau, các tác động từ bên ngoài dễ dẫn đến tổn thương nhóm người nghèo

và đồng bào dân tộc thiểu số. Trước tình trạng có nhiều hộ cư dân đang có các hoạt động

sinh kế phụ thuộc vào tài nguyên rừng, sống dựa vào rừng. Việc thực hiện cải thiện hay

các sinh kế thay thế là một vấn đề bức thiết, bối cảnh đặt ra là phải bảo tồn tài nguyên, duy

trì đa dạng sinh học vừa phải thực hiện sinh kế bền vững. Đó là một vấn đề khó khăn đối

với nhiệm vụ của các cấp chính quyền địa phương hiện nay.

Page 132: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

120

5.1.2. Mục tiêu, chỉ tiêu phát triển sinh kế bền vững đối với cư dân vùng đệm Vườn

quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình

5.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Phấn đấu đưa các xã vùng đệm thoát khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2020

và cơ bản trở thành vùng đệm phát triển ổn định vàn năm 2030; Đời sống vật chất, văn

hóa và tinh thần của nhân dân cơ bản được hoàn thiện, đảm bảo quốc phòng an ninh và

trật tự toàn xã hội được giữ vững; nâng cao nhận thức cộng đồng vùng đệm trong việc bảo

tồn và phát huy các giá trị di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng.

Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại; Phát triển nguồn lực đáp ứng được

yêu cầu phát triển mới; Bảo vệ tốt môi trường sinh thái vùng đệm và các giá trị bảo tồn tài

nguyên thiên nhiên vùng lõi.

5.1.2.2. Mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể

Mục tiêu và các chỉ tiêu về kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất theo hướng

tăng các ngành phi nông nghiệp. Đến năm 2020, tỷ trọng nông lâm thủy sản giảm xuống

còn 46%; dịch vụ tăng lên 37%; công nghiệp và dịch vụ tăng lên 17%. Định hướng 2030

là 32,5%, 45%, 22,5%. Thu nhập bình quân theo giá hiện hành đến 2020 tăng lên 25 triệu

đồng và 2030 tăng lên 110 triệu đồng.

Mục tiêu và các chỉ tiêu về xã hội: Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên đạt 1,1% vào

năm 2020 và 1,05% vào năm 2030. Giải quyết việc làm bình quân thời kỳ đến 2020 là

4000 người, giai đoạn 2021 – 2030 là 4200 người. Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân thời kỳ

là 2,1% và thời kỳ 2021 – 2030 là 2%. Đến năm 2020 tỷ lệ họ nghèo còn 23 – 25%.

Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

vùng đệm theo các mục tiêu, định hướng quy hoạch đặt ra. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ

qua đào tạo đạt 45%, trong đó đào tạo nghề đạt khoảng 35% và 85% số xã đạt chuẩn Y tế.

Mục tiêu và các chỉ tiêu về môi trường: Tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2020 là 92,4%

và 2030 là 93%. Hộ gia đình có công trình nước sạch trên 80%, tỷ lệ thu gom và xử lý

nước thải từ Phong Nha đến Cha Lo đạt 70%.

Page 133: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

121

5.1.3. Phương hướng phát triển sinh kế sinh kế bền vững đối với cư dân vùng đệm

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình

5.1.3.1. Tăng cường sinh kế bền vững dựa vào quy hoạch phát triển vùng nhằm

phát huy thế mạnh, tiềm năng tài nguyên của địa phương

- Đề án phát triển du lịch thuộc các xã Phúc Trạch, Sơn Trạch, Xuân Trạch, Hưng

Trạch: Tiếp tục phát huy hiệu quả các dự án đầu tư phát triển các điểm du lịch nhằm tăng

cường đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đầu tư xây dựng các nhà hàng, khách sạn, nhà nghĩ

đạt chuẩn đáp ứng cơ bản các nhu cầu của khách du lịch đến năm 2020. Bên cạnh đó bổ

sung các khu vui chơi, giải trí, trung tâm mua sắm, trạm dừng chân để tăng thời gian lưu

trú của du khách.

Trên cơ sở phát triển các điểm du lịch, khai thác các tour, tuyến du lịch tăng thời

gian lưu trú của du khách, từ đó thu hút nhiều lao động địa phương tham gia và tăng thu

nhập, giảm tính thời vụ.

- Đề án phát triển lâm nghiệp thuộc các xã vùng cao như: Dân Hóa, Trọng Hóa,

Hóa Sơn, Thượng Hóa, Thượng Trạch, Tân Trạch có diện tích đất lâm nghiệp trên 90%.

Tập trung cải thiện nguồn lực đất đai vào trồng rừng, sử dụng các giống cây bản địa cho

giá trị cao để tăng nguồn thu (mô hình cây lâm nghiệp gồm Keo, Huê, mô hình trồng các

loài cây dược liệu, mô hình nuôi ong,.. đồng thời đa dạng hóa các loại rừng trồng nhằm

hạn chế rủi ro do biến đổi khí hậu.

- Đề án phát triển nông nghiệp, chăn nuôi: Phát huy hiệu quả các giống cây trồng

địa phương, tận dụng nguồn lực hỗ trợ từ dự án, chương trình chính sách về giống, vật tư,

cải tạo đất để mở rộng quy mô sản xuất. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với đặc

điểm đất đai và biến đổi khí hậu; đồng thời cải thiện diện tích đất có thể đưa vào trồng các

loại cây ngắn ngày như ngô, sắn, khoai, lúa để bổ sung lương thực đáp ứng nhu cầu cơ

bản. Nhân rộng các mô hình cây trồng đang thực hiện thí điểm gồm cây ăn quả, cây dược

liệu, cây lương thực và các loại cây ngắn ngày, chuyển đổi diện tích cây cao su bị gãy đổ

sang các loài cây ăn quả, cây công nghiệp phù hợp [38].

+ Tận dụng lợi thế vùng gò đồi tạo nên các đặc sản như gà đồi, lợn máng, bò bản

được người tiêu dùng ưa chuộng. Đa dạng hóa các loại gia súc, gia cầm vật nuôi.

Page 134: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

122

+ Tận dụng các dự án hỗ trợ con giống ban đầu để thực hiện hóa đàn gia súc, nhân

rộng quy mô chăn nuôi tập trung thuận lợi cho việc chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật,

tiêm phòng, hạn chế dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và phá hoại cây trồng.

+ Chính sách chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi của UBND huyện là cơ sở để thúc đẩy

hình thành các trang trại, gia trại chăn nuôi phát triển. Áp dụng các giống gia súc, gia cầm

cho hiệu quả cao vào các vùng gò đồi, cùng với đó là áp dụng các kỹ thuật chăn nuôi, thay

đổi dần chăn nuôi quảng canh sang chăn nuôi thâm canh, tiếp thu các ứng dụng khoa học

kỹ thuật.

5.1.3.2. Phát triển sinh kế bền vững gắn với duy trì tính đa dạng sinh học và bảo

tồn nguồn tài nguyên Vườn quốc gia

Trên cơ sở hỗ trợ các chương trình chính sách về phát triển sản xuất, phát triển cơ sở

hạ tầng, định canh định cư; chăm sóc và bảo vệ rừng; chương trình trồng rừng tăng độ che

phủ… Tiếp tục phát huy những lợi thế hỗ trợ cho vùng đệm, sử dụng các nguồn lực xây

dựng các mô hình trồng trọt các sản phẩm sạch, an toàn, tạo ra đặc sản riêng của vùng;

nhân rộng các mô hình từ giống cây bản địa để hạn chế khai thác tự nhiên; Tuyên truyền,

cảnh báo và cảnh giác, đề phòng việc đốt rừng, nương rẫy đối với nguy cơ cháy rừng,

phòng chống bão, lụt.

Bảng 5.1. Một số chỉ tiêu quy hoạch về phát triển sinh kế của vùng đệm Vườn quốc

gia đến năm 2020 và tầm nhìn 2030

Chỉ tiêu Giá trị thực hiện Quy hoạch

Đánh giá ĐVT 2013 2018 2020

1. Kinh tế

- Thu nhập BQ/người Tr.đ 8,7 22,5 25 Tốc độ cao hơn QH

(1,21%>1,16%))

- LT bình quân người Kg 186,6 212,1 216,48 Thấp hơn quy hoạch

- Số gia súc bình quân hộ Con 3,0 2,50 2,77 Giảm hơn so với QH

- Số gia cầm BQ hộ % 8,63 9,71 7,9 Cao hơn quy hoạch

2. Xã hội

- Lao động người 36919 39572 39915 Tốc độ tăng hợp lý

Tỷ lệ lao động NLTS % 84,6 76,5

- Dân số người 65558 73665 69175 Tăng nhiều hơn QH

Page 135: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

123

Chỉ tiêu Giá trị thực hiện Quy hoạch

Đánh giá ĐVT 2013 2018 2020

- Số hộ Hộ 15700 18186 19320 Tốc độ tăng hợp lý 1,3%

- TL hộ nghèo % 40,5 23,6 20 Tốc độ giảm hợp lý

- TL hộ nghèo giảm hàng năm % 2,2 1,08 2,1

- TL hộ dùng điện % 73,7 93,0 85 Tốc độ tăng hơn so với

quy hoạch

- TL hộ sử dụng nước HVS % 50,7 79,06 65 Đạt so với quy hoạch

- TL trạm y tế có bác sĩ % 77 100 100 Đạt quy hoạch

3. Môi trường

- Che phủ rừng % 91,8 84,61 92,4 Thấp hơn

- Về đất đai (ha) Ha 100 100 100

Đất nông nghiệp Ha 94,6 96,57 94,65 Cao hơn quy hoạch

+ Đất sản xuất nông nghiệp Ha 10421,4 8,635 Tỷ lệ thấp hơn quy hoạch

Tỷ lệ (%) % 3,91 3,04 3,92

+ Đất lâm nghiệp Ha 90,7 93,53 90,7 Cao hơn quy hoạch

Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển vùng đệm và tính toán của tác giả [28].

5.2. Giải pháp tăng cường sinh kế bền vững đối với cư dân vùng đệm Vườn quốc gia

Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình

5.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm tạo

tiền đề thúc đẩy phát triển sinh kế bền vững đối với cư dân vùng đệm

Trong báo cáo về “Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng định theo hướng

bảo tồn Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng đến năm 2020, tầm nhìn 2030” và “Quy

hoạch phát triển kinh tế - xã hội các huyện Bố Trach, huyện Minh Hóa, huyện Quảng

Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030” nhằm mục đích làm rõ thực trạng phát triển kinh tế

- xã hội của vùng đệm, từ đó nhận định những thuận lợi và thách thức nhằm lập các kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong ngắn hạn và dài hạn, cơ sở để xây dựng mục tiêu

phát triển bền vững.

5.2.1.1. Phát triển nguồn lực kinh tế vùng đệm gắn với mục tiêu bảo tồn

Thực hiện phát triển sinh kế theo quy hoạch không gian: (1) Vùng núi, trung du cần

thực hiện phát triển cây cao su, lạc, tiêu, lúa, ngô, sắn; chăn nuôi bò, lợn và trồng rừng;

phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ du lịch; (2) Vùng cao, biên giới:

Page 136: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

124

phát triển cây ngô, cao su, lạc, sắn; chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng rừng và thương mại

dịch vụ; (3) Vùng đệm trong: ổn định diện tích cây lương thực, kiểm soát đất đai, làm tốt

công tác định canh, tăng quy mô chăn nuôi.

Phát triển các vùng sản xuất tập trung có quy mô, kết nối sản xuất nông nghiệp với

bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuổi để làm tăng giá trị đối với các sản

phẩm. Đặc biệt cần tập trung phát triển sản phẩm có lợi thế như lúa, ngô, khoai, sắn, lạc,

tiêu, dứa, nghệ… nhằm bổ sung nguồn lương thực cho cư dân vùng đệm và đạt mục tiêu

2020 là 217kg/người. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng

hóa, chuyển đổi giống mới vào gieo trồng 100% diện tích, áp dụng các tiến bộ khoa học

kỹ thuật trong canh tác, chăm bón và phòng ngừa sâu bệnh cho cây trồng, coi trọng việc

đầu tư tăng năng suất. Tăng cường công tác bảo vệ đồng ruộng nghiêm túc, xử lý nghiêm

các vi phạm về quản lý và sản xuất trên đồng ruộng; xử lý an toàn thuốc bảo vệ thực vật.

Tận dụng nguồn vốn hỗ trợ từ Chính phủ, địa phương và chương trình phát triển

của quốc gia để đầu tư cho các công trình trọng điểm. Tạo điều kiện để nâng cấp các công

trình công cộng của địa phương, hoàn thiện kiên cố hóa kênh mương, bổ sung hệ thống

đường dây diện, công trình nước sạch, xây dựng các trạm bợm nước ở vùng xa, vùng cao

giải quyết khô hạn vào mùa hè… Sử dụng hiệu quả nguồn vốn xây dựng nông thôn mới,

huy động nguồn lực từ nhân dân, nâng cao trách nhiệm bảo vệ, duy trì các công trình của

dân và do dân. Khai thác hiệu quả quỹ đất và đúng mục đích sử dụng theo quy hoạch của

địa phương.

5.2.1.2. Phát triển nguồn lực xã hội vùng đệm đồng bộ, văn Minh và bền vững

Làm tốt công về dân số: Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân,

đặc biệt là người dân tộc thiểu số chuyển đổi nhận thức, tập quán, hành vi về kế hoạch

hóa gia đình. Đồng thời, xây dựng các mục tiêu hoạt động từ các thôn bản chặt chẽ và phổ

biến người dân thực hiện nghiêm túc đạt mục tiêu đề ra.

Đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm: Khuyến khích xây dựng các mô hình kinh

tế trang trại, gia trại, mô hình liên hộ, nhóm hợp tác, tổ hợp tác nhằm khai thác tiềm năng,

đất đai tại chổ. Phát huy hiệu quả các chương trình đào tạo tại chổ, tư vấn hỗ trợ kỹ thuật

sản xuất. Tăng nguồn vốn hỗ trợ đào tạo nghề, xử lý rủi ro bằng cách ưu đãi mức vay tín

dụng. Ngoài công tác tạo việc làm tại chổ cho lao động địa phương, làm cầu nối trung gian

giới thiệu việc làm xuất khẩu lao động, tăng cường kết nối trung tâm dạy nghề, định

Page 137: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

125

hướng nghề nghiệp cho lao động trẻ địa phương để họ có kế hoạch bồi dưỡng, tham gia

các khóa đào tạo đúng xu hướng phát triển; hỗ trợ giới thiệu việc làm cho lao động đi xuất

khẩu nước ngoài. Ưu tiên con em trong vùng đệm tham gia vào các dịch vụ du lịch, tạo

công ăn việc làm, duy trì các hoạt động TTCN, phát triển các mô hình sản xuất nông

nghiệp mới tại địa phương đồng thời hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật cho lao động; Khuyến

khích mở rộng các ngành dịch vụ, thương mại… Bên cạnh đó, huy động các nguồn vốn

vay ưu đãi nhằm tạo điều kiện cho lao động xuất khẩu, tăng thu nhập và hạn chế áp lực lên

Vườn quốc gia.

Làm tốt công tác tuyên truyền: Nâng cao nhận thức về luật, chính sách, tiếp cận thị

trường và các dịch vụ xã hội khác. Tuyên truyền công tác bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng

sinh học, nghiêm túc thực hiện hương ước theo nếp sống văn minh đã được cam kết giữa

người dân và chính quyền địa phương.

Thực hiện tốt các dịch vụ xã hội công và tư nhằm tăng nguồn lực xã hội, thu hẹp

khoảng cách về khả năng truy cập nguồn lực xã hội của người dân địa phương, giữa các

nhóm dân tộc, giữa người giàu và người nghèo. Đẩy mạnh phát triển các chương trình về

phát triển giáo dục, đào tạo nghề, tập huấn nâng cao tay nghề cho cán bộ quản lý và lao

động địa phương, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, trường học đáp ứng nhu cầu

của cộng đồng kết hợp hoàn thành mục tiêu nông thôn mới ở các xã theo Chỉ thị

số 36/CT-TTg ngày 30/12/2016 của TT Chính Phủ về việc đẩy mạnh thực hiện hiệu quả,

bền vững chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020.

Tăng cường khả năng kết nối giữa các cấp, mở rộng mối liên kết giữa các tổ nhóm cộng

đồng với các cấp chính quyền địa phương để thuận lợi trong phổ biến các chính sách, xóa

bỏ các phong tục tập quán không phù hợp, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng bảo vệ

môi trường, trách nhiệm bảo tồn và bảo vệ di sản cho cộng đồng.

5.2.1.3. Khai thác, bảo vệ và phát triển môi trường hợp lý, an toàn

Giảm thiểu tác động về môi trường do khai thác các nguồn lực tài nguyên cho sản

xuất; tăng hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên; tăng cường áp dụng các biện

pháp sử dụng hiệu quả, an toàn các loại vật tư nông nghiệp. Tăng cường các dịch vụ vệ

sinh môi trường như cung ứng nguồn nước sạch, xử lý rác đúng quy định, khuyến khích

các hộ thực hiện nghiêm các hình thức sinh hoạt vệ sinh, vệ sinh môi trường.

5.2.1.4. Thực hiện chính sách thể chế năng động, hiệu quả cao

Page 138: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

126

Giải pháp thực thi chính sách: Tận dụng hiệu quả chính sách hỗ trợ sản xuất để

thực hiện cải thiện 7011,31 ha đất trống chưa sử dụng đưa vào sản xuất, trong đó là

5812,58 ha đất bằng và đất đồi núi có thể sử dụng cho các loài cây công nghiệp và lâm

nghiệp; hỗ trợ giống chăn nuôi, chuồng trại, đồng cỏ; nuôi trồng thủy sản. Chính sách hỗ

trợ khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, hỗ trợ tài chính và lương thực cho người nghèo. Chính

sách phát triển Công nghiệp – TTCN - dịch vụ, du lịch để đào tạo nghề, tập huấn, hỗ trợ

sản xuất, mở rộng thị trường phát triển du lịch, xúc tiến thương mại các sản phẩm, ứng

dụng và chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất. Chính sách hỗ trợ về đất đai để

khuyến khích người dân dồn điền, đổi thửa; miễn giảm thuế nông nghiệp và giao đất lâm

nghiệp cho các hộ kinh doanh; ưu đãi đầu tư khi thuê đất sản xuất kinh doanh ở mức cao

nhất. Nhân rộng và phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, du lịch đã

được thí điểm thành công tại địa phương. Thực hiện kiểm tra, khảo sát định kỳ để hỗ trợ

và ngăn chặn dịch bệnh xảy ra.

Thu hút các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống kênh mương kiên cố phục vụ tốt

hơn nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây lương thực. Khai hoang, phục

hóa, cải tạo đất để tăng diện tích đất canh tác, mở rộng quy mô sản xuất. Từ đó, tăng thu

nhập cho cư dân vùng đệm trên cơ sở tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế hoạt động,

thu hút đầu tư phát triển các ngành phi nông nghiệp, tạo điều kiện để đa dạng các hoạt

động sinh kế, đẩy nhanh tiến độ đạt mục tiêu về cơ cấu phi nông nghiệp 37% năm 2020.

Giải pháp thực thi thể chế: Thực thi tốt công tác bảo vệ rừng, bảo vệ di sản bằng

việc tăng cường trách nhiệm phân cấp quản lý của địa phương từ 3 phía gồm người dân,

cộng đồng và chính quyền (chủ rừng, tổ nhóm bảo vệ rừng, hạt kiểm lâm), làm tốt công

tác tuyên truyền các quy định về khai thác rừng, khoanh vùng khai thác, đối tượng được

khai thác. Kiểm tra chặt chẽ các hoạt động khai thác nhằm mục đích thương mại hóa, thực

hiện tốt các định chế theo pháp luật bảo vệ rừng và bảo vệ di sản; thực hiện nghiêm túc

công tác giao khoán rừng, đất rừng, đồng thời giám sát việc sử dụng đất rừng và công tác

bảo vệ chăm sóc rừng đúng mục đích; chính sách bảo tồn di sản và phát triển vùng đệm là

bài toán song song cần giải quyết hai nhiêm vụ này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau; làm

thế nào để người dân vùng đệm được hưởng lợi từ di sản nơi họ đang sống. Vì vậy phải có

một quy trình chính sách từ việc tăng cường các nguồn lực của địa phương để phát triển

Page 139: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

127

kinh tế thông qua các hoạt động tham gia phục vụ du lịch cộng đồng, du lịch hệ sinh thái

bền vững nhằm giải quyết các vấn đề sinh kế, từ đó giảm áp lực lên Di sản, khu bảo tồn.

Giám sát chặt chẽ việc thực hiện hương ước của các thôn, xã đã được thực hiện năm

2017, 2018 của vùng đệm; Cần kéo dài chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số,

vùng biên giới về lương thực, nguồn nước sinh hoạt, về giáo dục, y tế khi họ chưa đủ khả

năng tự túc. Thực hiện giao khoán đất rừng, cấp giấy CNQSĐ kịp thời, hỗ trợ cập nhật các

thông tin về thị trường, thời tiết, an ninh… Ngăn chăn việc chuyển nhượng đất rừng cho

các đối tượng ngoài địa phương, làm thuê thu hái các lâm sản và lâm sản ngoài gỗ ảnh

hưởng đến ĐDSH.

5.2.2. Nhóm giải pháp phát huy và sử dụng hiệu quả các nguồn lực sinh kế của cư

dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình

Hiện nay nguồn lực sinh kế của vùng đệm nghèo và phân bố không đều giữa các

vùng. Nguồn lực lao động dồi dào nhưng kỹ thuật, tay nghề sản xuất thấp. Diện tích đất

bình quân trên hộ cao nhưng hiệu quả sử dụng thấp, thiếu vốn đầu tư và cải thiện sản xuất

dẫn đến việc sản xuất manh mún, nhỏ lẻ; nhận thức và tư duy chênh lệch nên người nghèo

sử dụng đất xấu, người có điều kiện mua đất tốt để sản xuất. Khả năng tiếp cận xã hội của

vùng cao biên giới thấp, thiếu các cơ hội và phương tiện truy cập thông tin. Gần 40% hộ

có nhà ở chưa kiến cố, các phương tiện sinh hoạt cơ bản dưới 01 cái/hộ; tỷ lệ hộ có các

công trình sinh hoạt chỉ chiếm 47%.

Để thực hiện giải quyết các vấn đề về nguồn lực con người, tài chính, xã hội, vật

chất và tự nhiên cho cư dân vùng đệm, việc tận dụng hiệu quả các chương trình chính

sách, dự án phát triển nông thôn là cần thiết.

Giải pháp về nguồn nhân lực: Hỗ trợ đào tạo, chuẩn hóa 16,7% số cán bộ xã chưa

qua trường lớp đào tạo để tăng năng lực quản lý, đặc biệt là những cán bộ quản lý, cán bộ

nữ là người DTTS. Tiếp tục phát huy chính sách hỗ trợ giáo viên ở các vùng cao, vùng đặc

biệt khó khăn. Thực hiện đào tạo tại chổ về kỹ thuật cho cán bộ nữ, cán bộ vùng dân tộc

thiểu số, tập huấn khuyến nông - khuyến lâm - khuyến ngư cho lao động địa phương nhằm

tăng hiệu quả phát triển sinh kế, là cơ sở để nâng cao kỹ thuật sản xuất cho người dân, tiếp

cận kỹ thuật giống mới và thông tin thị trường sản xuất; chương trình tập huấn chuyển đổi

việc làm sang các dịch vụ phi nông nghiệp cho các lao động trẻ tại địa phương (chụp ảnh,

chủ homestay, dịch vụ thuyền du lịch, hoạt động poster, giao tiếp khách du lịch, phục vụ

Page 140: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

128

kinh doanh nhà hàng, hướng dẫn viên địa phương…). Ngoài ra, cần khuyến khích cư dân

địa phương đầu tư cho con em đi học, nâng cao trình độ văn hóa để có cơ hội tiếp cận việc

làm. Mặt khác, tăng cường chính sách hỗ trợ lao động xuất khẩu giảm áp lực lên việc khai

thác nguồn tài nguyên.

Giải pháp về nguồn lực xã hội: Các chương trình giảm nghèo bền vững, định canh

định cư đã cải thiện đời sống và nhận thức của cư dân vùng đệm. Hỗ trợ lương thực, tài

chính cho cư dân vùng biên giới; xây dựng cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng đã cải thiện tích

cực đến đời sống văn hóa, nhận thức, cơ hội tiếp cận của cư dân vùng đệm đặc biệt là

vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, số lao động thiếu việc làm thường xuyên chiếm trên 30%;

số người dân không tham gia các tổ chức xã hội vẫn chiếm tỷ lệ cao; tiếp cận các dịch vụ

chỉ ở mức thỉnh thoảng cập nhật. Để giải quyết 4000 lao động vùng đệm ở năm 2020 cần

thu hút lao động địa phương tham gia các hoạt động sinh kế phi nông nghiệp, đồng thời

tăng cường hỗ trợ xuất khẩu lao động; hỗ trợ và khuyến khích các lao động trẻ tham gia

các khóa đào tạo nghề để tiếp cận cơ hội việc làm.

Hỗ trợ các thôn phương tiện loa truyền thanh nối với xã; hỗ trợ ti vi theo từng tổ,

thôn, bản để người dân có thể cập nhật thông tin kịp thời; khuyến khích người dân tham

vào các tổ nhóm, hội để kết nối thông tin, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, giao tiếp và thu

hẹp khoảng cách.

Sử dụng tốt nguồn vốn hỗ trợ của các chương trình, chi trả đầy đủ và đúng quy định

cho các đối tượng chính sách, hướng dẫn kỹ và kiểm soát việc sử dụng các nguồn lực và

mức vốn hỗ trợ sử dụng đúng mục đích sản xuất. Xác định đúng đối tượng hưởng chính

sách để phân phối lợi ích công bằng, bảo vệ người nghèo và người dân tộc thiểu số dễ bị

tổn thương trước những mua chuộc, lợi dụng của các đối tượng mua đất, thuê đất và thuê

lao động. Điều này rất cần thiết để thực hiện các mục tiêu phát triển xã hội, mục tiêu giảm

nghèo bền vững đối với việc thực hiện toàn vùng đệm.

Giải pháp về nguồn lực tài chính: Nguồn lực tài chính của vùng đệm rất nghèo,

lương thực bình quân và thu nhập bình quân thấp. Nguồn thu từ hỗ trợ đóng vai trò quan

trọng trong ổn định đời sống, tăng cường các hoạt động sản xuất.... Tuy nhiên, quá trình

kiểm soát nguồn hỗ trợ chưa hiệu quả nên dẫn đến cư dân sử dụng sai mục đích. Hoạt

động chi tiêu của cư dân chủ yếu chi cho ăn uống sinh hoạt khoảng 60% - 85%, các khoản

chi cho y tế và giáo dục thấp, chi cho tái sản xuất chỉ khoảng 15 – 25%. Vì vậy cần tăng

Page 141: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

129

cường thực hiện các chính sách tín dụng hỗ trợ cho vay sản xuất, hỗ trợ lãi suất cho người

nghèo trên 5 triệu đồng/hộ; hỗ trợ mức vốn vay trên 60 triệu đối với các hộ có khả năng

mở rộng sản xuất, tăng quy mô trồng rừng, nuôi trồng thủy sản hoặc đầu tư dịch vụ kinh

doanh. Nghiêm túc thực hiện đúng mục đích sử dụng vốn, tăng mức vốn vay hỗ trợ lãi

suất; mở rộng các hình thức cho vay để người dân có cơ hội tiếp cận nguồn tín dụng.

Giải pháp về nguồn lực vật chất: Cơ sở hạ tầng của vùng đệm còn thiếu nhiều, tỷ lệ

xã có nhà văn hóa, công trình nước sạch rất thấp; tỷ lệ thôn có đường bê tông hóa hoặc rải

đá khá thấp dưới 40%; loa truyền thanh và số thôn có trường lớp mẫu giáo dưới 60%.

Số phương tiện sinh hoạt và tỷ lệ nhà ở kiên cố thấp, hầu hết hộ gia đình chưa có

các công trình sinh hoạt, đặc biệt là các hộ thuộc nhóm dân tộc thiểu số. Cần thu hút các

nhà đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng đệm đặc biệt là các công trình trọng điểm, tăng nguồn

vốn hỗ trợ xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, ưu tiên các công

trình trường học, giao thông, trạm y tế, hệ thống kênh mương, phương tiện truyền tin.

Thực hiện tốt các chương trình định canh định cư, xóa nhà tạm…

Phương tiện sản xuất rất thiếu, đặc biệt là máy móc sản xuất có giá trị cao như máy

cày, cấy, máy bóc tách hạt, máy thu hoạch… Vì vậy, cần hỗ trợ cho thôn, bản làm tài sản

chung của cộng đồng dưới sự quản lý và điều hành của Ban cán sự thôn (bản).

Giải pháp về nguồn lực tự nhiên: nguồn lực tự nhiên của cư dân vùng đệm đang

trong tình trạng bị tác động lớn bởi thời tiết, biến đổi khí hậu và thiên tai và nhận thức của

con người. Số cư dân có hoạt động sinh kế phụ thuộc vào tài nguyên tự nhiên khá lớn nên

ảnh hưởng lớn khai thác tài nguyên. Để sử dụng hiệu quả nguồn lực tự nhiên cần:

(1) Áp dụng quan điểm tuyền truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường,

khuyến khích khai thác theo hướng bảo tồn.

(2) Thực hiện nghiêm túc các quy định về Luật bảo vệ rừng, Luật đa dạng sinh học,

các quy định về khai thác lâm sản và lâm sản ngoài gỗ. Tăng cường công tác quản lý,

kiểm soát các vùng khai thác lâm sản ngoài gỗ được cấp phép.

(4) Thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất đai phù hợp với các loại cây trồng, phân

tầng các loại cây trồng theo độ dốc để giảm các hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất; đồng thời

chú trọng đa dạng hóa các hoạt động sinh kế giảm tác động lên nguồn lực tự nhiên.

(5) Tăng cường bổ sung các điểm thu gom rác thải tại các xã; tăng đầu tư các công

trình nước sạch;

Page 142: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

130

5.2.3. Thực hiện các chiến lược sinh kế theo hướng bền vững đối với cư dân ở vùng

đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

- Hoạt động trồng trọt: Thực hiện tốt công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo

Quyết định số 3367/QĐ-BNN-TT ngày 31/7/2014 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát

triển nông thôn giai đoạn 2014 – 2020. Lương thực có hạt bình quân đầu người ở vùng

đệm thấp, vì vậy cần bổ sung nguồn lương thực từ các cây có củ như sắn, lạc, khoai.

Khuyến khích dồn điền, đổi thửa mở rộng quy mô, chuyển đổi các loại cây trồng phù hợp,

đa dạng hóa các loại cây trồng giảm thiểu rủi ro. Thực hiện tốt mục tiêu tăng mức sản

lượng từ 1300 – 1350 tấn/năm đến năm 2020 đối với các xã có điều kiện phát triển như

Phúc Trạch, Xuân Trạch, Sơn Trạch, Phú Định, Trung Hóa và 260 tấn lên 350 – 420 tấn

đối với những xã khó khăn, như vậy mới có thể cải thiện được mức lương thực trung bình

hàng năm cho cư dân vùng đệm, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo

chuổi hàng hóa theo hướng bền vững tại địa phương.

Ngoài ra, vùng đệm cần mạnh dạn mở rộng các loại cây trồng có lợi thế như ngô,

lạc, đậu đỗ, dưa hấu, ớt, trồng cỏ chăn nuôi, vừng… hạn chế diện tích bỏ hoang, chuyển

đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây hàng năm khác. Mặc khác, để

hạn chế những bất lợi của thời tiết, thích ứng với biến đổi khí hậu và chu trình sản xuất

bền vững, cần khuyến khích nông dân có đất nhưng không có khả năng sản xuất cho thuê,

góp cổ phần bằng quyền sử dụng đất, tổ chức liên kết giữa nông dân trong sản xuất, hợp

tác xã tiêu thụ nông sản theo Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013. Xây dựng

các vùng nguyên liệu nghệ, dứa, cây ăn quả, dưa … ký hợp đồng thu mua với công ty.

- Hoạt động chăn nuôi: Chăn nuôi là hoạt động sinh kế có lợi thế của vùng đệm

nhưng công tác chăn nuôi gia súc có xu hướng giảm xuống ở một số vùng, do vốn đầu tư

thấp, công tác thú y và vệ sinh môi trường hạn chế, tập quán chăn nuôi thả rong gây ảnh

hưởng môi trường, cây trồng. Vì vậy giải pháp trong thời gian tới cần thực hiện các biện

pháp sau: (1) Hình thành các trang trại, gia trại chăn nuôi. Cần quy hoạch phát triển chăn

nuôi theo hướng kinh tế gia trại, trang trại. Tận dụng lợi thế của vùng gò đồi để đa dạng

chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm; (2) Đẩy nhanh tiến độ cải tạo đàn bò địa phương theo

hướng Zêbu dần loại bỏ các đàn bỏ cóc địa phương để tăng nhanh số lượng bò lai, phấn

đấu đến năm 2020 bò lai đạt 50-75%. Bên cạnh đó, khuyến khích việc nuôi nhốt bò trong

chuồng và đầu tư đồng cỏ để giảm thả rong. Xây dựng vùng chăn nuôi lợn nái ngoại, gà

Page 143: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

131

đồi tạo nên thương hiệu sản phẩm địa phương.… Ngoài ra các hộ gần rừng cần tận dụng

lơi thế đặc điểm môi trường để nuôi các loại vật nuôi đặc sản gồm thỏ, nhím, dê, ong,

baba, ếch … tạo điều kiện để tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình; (3) Cần quan tâm

đến công tác thú y, nguồn thức ăn ổn định, thường xuyên xem các chương trình khuyến

nông để tiếp cận các nguồn giống, giá cả, kỹ thuật và phòng chống các dịch bệnh. Liên kết

với các cơ sở thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Hoạt động lâm nghiệp và khai thác tự nhiên: Phát triển lâm nghiệp theo hướng

nâng cao giá trị, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí

hậu, nâng cao sinh kế, xóa đói giảm nghèo là chiến lược mũi nhọn của vùng đệm. Tuy

nhiên, hoạt động lâm nghiệp đòi hỏi nguồn vốn lớn, có kỹ thuật sản xuất, thực hiện

nghiêm túc quy trình trồng rừng và khai thác rừng, thời gian thu hồi giá trị dài. Diện tích

đất chưa sử dụng là 2,05% thì diện tích đồi núi có thể trồng rừng và phát triển lâm nghiệp

chiếm 60,3% trong tổng số đất chưa sử dụng và 1,24% trong tổng diện tích đất tự nhiên.

Việc khai thác các lâm sản ngoài gỗ và khai thác lâm sản trái phép vẫn xảy ra thường

xuyên, khai thác củi bừa bải, chặt phá rừng trộm ảnh hưởng đến tâm lý người dân trồng

rừng. Đồng thời, phát huy hiệu quả các chương trình hỗ trợ trồng rừng; chương trình giao

khoán và chăm sóc rừng để tăng thu nhập, có việc làm; tham gia tập huấn chương trình

khuyến lâm để nâng cao kỹ thuật trồng rừng, chăm sóc rừng; ưu tiên những hộ nghèo, hộ

sống gần rừng được chăm sóc và giao khoán để họ có việc làm và nâng cao trách nhiệm

bảo vệ rừng. Chính quyền địa phương cần thực hiện tốt công tác giao rừng gắn với giao

đất, giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân sống gần rừng quản lý, khuyến khích hỗ trợ trồng

rừng thâm canh các loại cây lâm nghiệp có giá trị như rừng Keo, Tràm, Huê..

Thực hiện khoanh vùng các khu vực được khai thác lâm sản ngoài gỗ, đảm bảo khai

thác theo hướng tái sinh, tăng trưởng, song song với đó là thực hiện công tác kiểm tra,

giám sát để tránh tình trạng khai thác sai vị trí, chủng loại lâm sản. Thực hiện đúng quy

trình cấp phép khai thác lâm sản ngoài gỗ sẽ mang ý nghĩa giúp bà con nhân dân phát triển

kinh tế rừng, từ đó giảm thiểu tình trạng chặt, phát rừng, góp phần giúp bà con ổn định

đời sống đối với sinh kế lâm nghiệp.

- Các hoạt động phi nông nghiệp: Các hoạt động phi nông nghiệp ở vùng đệm đa

dạng và phong phú nhưng các hoạt động này còn phân tán, nhỏ lẻ, tự phát nên yếu tố liên

kết thị trường rất hạn chế, đa số là tự cung tự cấp, chưa thu hút được nhiều lao động và

Page 144: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

132

đang sản xuất theo hướng truyền thống. Vì vậy cần khôi phục, mở rộng quy mô các hoạt

động sản xuất TTCN truyền thống như: sản phẩm rượu Khương Hà, rượu cần, rượu thuốc

của các đồng bào dân tộc thiểu số; sản phẩm đan lát bằng mây, tre trước mắt đáp ứng nhu

cầu khách du lịch nội địa và mở rộng ra các khu vực khác.

Dịch vụ du lịch đang là hoạt động sinh kế sôi nổi nhất ở vùng đệm, người dân ở

trung tâm vùng đệm gần Vườn quốc gia có lợi thế để phát triển các dịch vụ du lịch, nguồn

thu mang lại hàng tháng từ 2 – 10 triệu đồng, đây cũng là hoạt động sinh kế giúp nhiều cư

dân vùng đệm chuyển đổi sinh kế, tạo việc làm cho một lượng lớn lao động địa phương.

Tuy nhiên, chất lượng lao động đối với lĩnh vực du lịch vẫn chưa được đánh giá cao, thiếu

kỹ năng phục vụ, quy định phân phối người hưởng lợi vẫn chưa rõ ràng. Để phát triển bền

vững hoạt động sinh kế này cần chú trọng đến chất lượng phục vụ khách du lịch, đồng

thời xây dựng một hệ thống thiết chế rõ ràng đối với tổ chức khai thác sản phẩm du lịch

của địa phương như: thuế tài nguyên, tuyển dụng lao động, bảo tồn…

Hoạt động nuôi Ong đang là hoạt động có lợi thế. Hiện nay có khoảng trên 500 hộ

nuôi ong, hình thành các nhóm, tổ hợp tác nuôi Ong, xây dựng nhãn hiệu riêng “Mật Ong

Phong Nha”, sản phẩm được chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và giới thiệu nhiều thị

trường trong nước. Tuy nhiên, vấn đề là thương hiệu Mật ong chưa được nhiều thị trường

biết đến, người tiêu dùng vẫn lẫn lộn các loại mật Ong chế biến, mật Ong nuôi và mật Ong

nuôi tự nhiên. Vì vậy, hiệu ứng của thị trường đối với những người nuôi Ong còn rất thấp,

công tác hỗ trợ đầu ra đang hạn chế. Để giải quyết chuổi sản phẩm mật Ong giữa nông dân

– thị trường cần thực hiện xúc tiến thương mại và có sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương.

5.2.4. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả chiến lược phát triển bền vững của địa phương làm

cơ sở để phát triển sinh kế bền vững đối với cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong

Nha - Kẻ Bàng

Trên cơ sở đánh giá sinh kế bền vững dựa vào 4 tiêu chí như phân tích ở chương 4

và kết quả chỉ ra chưa thực sự bền vững, vì vậy để phát triển sinh kế bền vững phải thực

hiện đồng bộ 4 tiêu chí trên.

5.2.4.1. Cần bám sát các chỉ tiêu ảnh hưởng đến tính bền vững về kinh tế

(1) Tăng lương thực đáp ứng nhu cầu cơ bản của cư dân bằng cách cải tạo và đưa

diện tích đất đồi núi có thể sử dụng để phát triển lương thực, bổ sung diện tích các loài cây

trồng chủ yếu (lúa, ngô, sắn, khoai, lạc), đồng thời chuyển đổi các giống cây có khả năng

Page 145: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

133

chịu hạn và cho năng suất cao; (2) Thu hút đầu tư công vào cơ sở hạ tầng, chú trọng đến

hệ thống kênh mương để tạo điều kiện mở rộng diện tích trồng lúa và các loại cây ngắn

ngày. Áp dụng phương tiện sản xuất máy móc, cải thiện phương thức truyền thống để

nâng cao năng suất; (3) Khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi gia súc theo hình

thức gia trại, trang trại, các vật nuôi có giá trị lớn, tạo cơ sở về vật chất, nguồn tài chính

của hộ; từ đó tăng thu nhập và phát triển kinh tế; (4) Thực hiện chiến lược đa dạng hóa

sinh kế nhằm hạn chế rủi ro và tính thời vụ, tăng thời gian có việc làm và tăng thu nhập.

5.2.4.2. Thực hiện tốt các mục tiêu phát triển xã hội

Các chỉ tiêu thuộc nhóm tiêu chí xã hội có chỉ số cao hơn các chỉ số của các chỉ tiêu

khác, chứng tỏ đã có nhiều cải thiện về nhận thức, khả năng tiếp cận xã hội. Tuy nhiên, chỉ

số xã hội đối với nhiều vùng khác thấp hơn. Để thực hiện tăng cường tính bền vững của xã

hội đối với cư dân vùng đệm cần: (1) Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên thấp, thiếu

tự tin khi đi xuất khẩu lao động nên cần tuyền truyền, hướng dẫn cho người dân nâng cao

nhận thức về cơ hội để kiếm việc làm, tự tin xuất khẩu lao động để tăng thu nhập; (2) Duy

trì các phong tục văn hóa truyền thống của cư dân, tuyên truyền nâng cao nhận thức bỏ

dần những hủ tục lạc hậu, làm sai lệch nhận thức hiện đại của xã hội. Khuyến khích cư

dân tham gia vào các tổ nhóm công tác xã hội để có sự kết nối, tăng giao tiếp và thay đổi

các nhận thức, giảm khoảng cách đối với người DTTS; (3) Bổ sung và nâng cấp hệ thống

truyền thông ở các bản, làng dân tộc, bổ sung các bản đều có loa truyền thanh, phát tiếng

địa phương để người dân hiểu, hỗ trợ tivi các nhóm, tổ cho đồng bào DTTS. Thường

xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao giữa các làng, xã, dân tộc tăng giao tiếp,

giảm khoảng cách về tiếp cận các thông tin, dịch vụ xã hội giữa các xã, làng bản trong

vùng đệm. Duy trì văn hóa nhà ở truyền thống (nhà sàn) của người dân tộc Bru – Vân

Kiều, thói quen luật tục đi rừng của người Arem, người Rục; (4) Nâng cấp cơ sở hạ tầng

giao thông, hỗ trợ xây dựng và hình thành chợ địa phương ở các xã vùng cao DTTS để

tăng khả năng tương tác về trao đổi thương mại; (5) Hỗ trợ mở những lớp dạy nghề cho

lao động địa phương, bồi dưỡng cán bộ quản lý xã đạt chuẩn theo quy định nông thôn

mới, mở các lớp dạy nghề cho cán bộ nữ, tiếp tục phát triển các chương trình dạy nghề

cho thanh niên vùng đệm dịch vụ du lịch,… Khuyến khích nguồn lao động trẻ đi đào tạo

nghề, đào tạo nhân lực chất lượng cao trong ngành du lịch phục vụ địa phương; (6) Cần

bảo tồn các lễ hội Đập trống của người Ma Coong, Hội chợ Rằm tháng 3 ở Minh Hóa, Hát

Page 146: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

134

tuồng bội ở Khương Hà, lễ hội đua thuyền ở sông Son tăng tinh thần cộng đồng các dân

tộc và thu hút du khách du lịch.

5.2.4.3. Nâng cao nhận thức và nghiêm túc thực hiện tốt các tiêu chí môi trường

Trước hết, cần bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng cán bộ địa phương, ban quản lý,

các doanh nghiệp đang thực hiện khai thác tiềm năng tài nguyên của vùng đệm; tăng

cường năng lực thực thi pháp luật trên địa bàn các xã vùng đệm nhằm nâng cao năng lực

quản lý; quy định mức thuế tài nguyên đối với vấn đề khai tài nguyên.

Tuyên truyền về Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn liên quan, làm tốt công tác

quản lý đất đai; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật đất đai. Tiếp tục rà soát số diện

tích chưa giao sử dụng trên địa bàn để có kế hoạch đưa vào sử dụng. Quản lý tốt nguồn tài

nguyên hiện có trên địa bàn, tránh tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi, gây ô nhiễm

môi trường. Hạn chế việc sử dụng đất ở trái quy hoạch, trái mục đích, lấn đất, chiếm đất

để làm nhà ở làm mất trật tự trong công tác xây dựng, gây khó khăn cho công tác quản lý

đất đai. Cân đối kinh phí và nghiêm túc để thực hiện tốt quy hoạch đã phê duyệt để giảm

các hành vi vi phạm hành chính trong sử dụng đất.

Khuyến khích người dân đầu tư giếng nước nhân tạo, giếng khoan hạn chế sử dụng

nguồn nước từ khe, mó có nguy cơ ô nhiễm cao, bảo vệ rừng đầu nguồn, thực hiện tốt

công tác bảo vệ rừng đầu nguồn. Tăng cường hỗ trợ các điểm và các phương tiện thu gom

rác thải ở các thôn bản, hạn chế rác thải ô nhiễm ra môi trường sống và môi trường nước.

Cần lắp đặt các thùng rác cố định ở những trung tâm phát triển du lịch, vùng lõi, đồng thời

thực hiện quy trình xử lý rác đúng quy định tại nhà máy xử lý rác thải tại Phong Nha.

Tập trung vào việc phát triển trồng rừng ở vùng núi, độ che phủ rừng chỉ đạt 84,6%

[7] thấp hơn so với quy hoạch (93%). Cần đẩy mạnh công tác trồng rừng, phủ xanh đất

trống đồi trọc, tận dụng chương trình hỗ trợ trồng rừng 161, 134 hiệu quả. Ngăn chặn tình

trạng đốt rừng làm rẫy bằng cách khoanh vùng diện tích làm rẫy, nâng cao ý thức về tác

hại cháy rừng, hàng năm thiệt hại từ 2 – 5 ha.

Chủ động ứng phó với BĐKH và giảm nhẹ rủi ro thiên tai, địa phương nên xây

dựng kế hoạch hành động về ứng phó với thiên tai, rủi ro do biến đổi khí hậu gây ra trên

cơ sở tuyên truyền những tác hại về suy thoái môi trường, kiểm soát chặt chẻ tình trạng

khai thác các sản phẩm ngoài gỗ, ngăn chặn tình trạng khai thác thuê của người dân địa

phương, đưa tin kịp thời về dự báo thời tiết.

Page 147: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

135

5.2.4.4. Quán triệt, nghiêm tục thực hiện các nội dung về thể chế chính sách

Hoạt động sinh kế vùng đệm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng bảo tồn vườn quốc

gia, việc phát triển sinh kế bền vững là quan hệ hai chiều giữa bảo tồn di sản với đảm bảo

đời sống ổn định của người dân vùng đệm. Vì vậy việc thực thi thể chế, chính sách vừa

phải đảm bảo dịch chuyển hoạt động sinh kế, tạo việc làm ít ảnh hưởng lên vườn quốc gia

vừa phải gắn với các kiến thức bản địa của địa phương.

Phổ biến và tuân thủ nghiêm quy chế quản lý rừng theo Quyết Định số

186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành; Thông

tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 11 năm 2011 của Bộ NN và PTNT về hướng

dẫn việc thi hành Nghị Định số 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc

dụng. Các địa phương cần thực hiện tốt các Hương ước đã xây dựng năm 2018 của các

thôn, bản trong vùng đệm về xây dựng nếp sống văn hóa, bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh

quan môi trường và xây dựng các cơ chế đặc thù cho vùng đệm.

Thực hiện có hiệu quả chương trình 135, chương trình 134 hỗ trợ đầu tư xây dựng,

phát triển cơ sở hạ tầng bình quân 1 tỷ đồng/xã/năm, hỗ trợ đào tạo cán bộ xã, nước sinh

hoạt, điện lưới, mô hình hỗ trợ sản xuất, đào tạo cán bộ... Chương trình kiên cố hóa trường

học, chương trình định canh định cho cư dân biên giới, hỗ trợ sản xuất; chương trình nông

thôn mới; chương trình bảo vệ và phát triển rừng; chương trình giảm nghèo nhanh và bền

vững (30A) nhằm hỗ trợ nhà ở và mức sống cho 5 xã biên giới thuộc huyện Minh Hóa.

Phát huy hiệu quả các nguồn lực được hỗ trợ từ các dự án chính thức (ODA) và các

tổ chức phi chính phủ (NGO) gồm: hỗ trợ Bảo tồn và Quản lý bền vững nguồn tài nguyên

thiên nhiên Khu vực PNKB (Đức); dự án phát triển du lịch bền vững tiểu vùng Mêkông

tỉnh Quảng Bình (ADB); dự án phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo bắt đầu từ

năm 2014; dự án ICCO của Hà Lan hỗ trợ chương trình nghiên cứu bản địa phát triển

Miền trung (CIRD), gồm dịch vụ khuyến nông cộng đồng, hỗ trợ xây dựng công trình

giao thông, thủy lợi; CPI của Hoa Kỳ giúp đỡ các nạn nhân bom, mìn, cung cấp các thiết

bị y tế; Plan Internation (chăm sóc và phát triển trẻ thơ); đông tây hội ngộ; SNV (phát triển

sản xuất, sinh kế)... Ngoài ra, vùng đệm có trên 13 dự án đầu tư phát triển du lịch cần được

đầu tư đúng mục đích và tuân thủ đúng chiến lược phát triển bền vững.

Tận dụng tối đa hiệu quả hỗ trợ từ chính sách để khai hoang phục hóa hoặc tạo

ruộng bậc thang để mở rộng quy mô sản xuất; tận dụng nguồn giống hỗ trợ để phát triển

Page 148: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

136

nhân rộng thành đàn gia súc, thực hiện xây dựng chuồng trại chăn nuôi đúng quy trình đã

hỗ trợ; thực hiện trồng và thí điểm các mô hình các loại giống cây mới cho năng suất cao;

đồng thời áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất. Kiểm soát tốt các

nguồn lực hỗ trợ từ chính sách để sản xuất và phát triển đúng mục đích.Tránh tình trạng

xin cho, cấp phát không đúng đối tượng, trông chờ, ỷ lại dẫn đến công tác hỗ trợ không

đúng mục tiêu và thiếu bền vững.

Phát triển trang trại theo các quy mô hỗ trợ của các xã vùng đệm, từ 1000 con vịt,

300 con gà, 1000 con lợn thịt, 100 con bò thịt, 50 lợn nái ngoại được hỗ trợ từ 10 triệu đến

25 triệu đồng và được cấp phép chứng nhận trang trại; hình thành các gia trại và liên hộ

chăn nuôi từ 70 lợn thịt, 20 bò lai được hỗ trợ từ 5 triệu đến 10 triệu/gia trại. Hỗ trợ 300

nghìn đồng/bê lai cho hộ nghèo và cận nghèo. Chính sách hỗ trợ đa dạng hóa con nuôi;

chính sách hỗ trợ thức ăn, hỗ trợ thu mua chế biến và tiêu thụ sản phẩm và chính sách hỗ

trợ khuyến nông và công tác thú y để đảm bảo phát triển theo hướng bền vững.

Thực hiện tốt chính sách về đất đai như: miễn giảm thuế nông nghiệp và giao đất

lâm nghiệp lâu dài cho HGĐ sản xuất kinh doanh. Hoàn thiện kế hoạch giao đất, giao

rừng, cấp thẻ đỏ cho người dân như đã cam kết, làm căn cứ pháp lý về quản lý đất đai.

Kiên quyết và giải quyết dứt điểm trong việc tranh chấp đất rừng, xử lý nghiêm và công

bằng các vụ vi phạm đất lâm nghiệp, bảo vệ người nghèo dễ bị tổn thương; Kiểm soát tốt

chính sách hỗ trợ chuyển đổi đất… Đồng thời xử lý các trường hợp chuyển đổi, cho thuê,

chuyển nhượng, bán đất bất hợp pháp. Tiếp tục kiểm kê đất thường xuyên ở các vùng có

diện tích rừng đồi sử dụng chưa hiệu quả, chưa sử dụng hết nhằm hoàn thiện giao khoán,

khoanh vùng chia đất cho các hộ gia đình, hạn chế nạn di canh.

Chính sách tín dụng cần phát huy tính năng động: Tăng lượng vốn vay ưu đãi lãi

suất cho các hộ nghèo trên 5 triệu đồng từ NHCS xã hội, hỗ trợ hộ sản xuất, kinh doanh

trên 60 triệu đồng. Khuyến khích các hộ nghèo vay vốn để phát triển sản xuất, tận dụng

các nguồn vốn từ các giống vật nuôi để nhân rộng các mô hình.

Cần xây dựng và điều chỉnh khung chính sách chi trả Dịch vụ môi trường rừng

PFES hiện hành để đưa ra các phương án khả thi nhằm xây dựng quỹ bảo vệ rừng có sự

tham gia từ doanh thu du lịch. Xây dựng các hợp đồng kinh doanh chặt chẽ giữa Vườn

quốc gia, doanh nghiệp và địa phương tạo thu nhập sự nghiệp có thu nhằm phục vụ cvho

công tác bảo tồn, tôn tạo, quản lý rừng, nâng cấp dịch vụ môi trường ở Vườn quốc gia.

Page 149: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

137

5.2.5. Kế thừa các kinh nghiệm phát triển bền vững trên thế giới và ở Việt Nam

Học hỏi kinh nghiệm trên thế giới để có các chính sách hỗ trợ hợp lý tăng tính hiệu

quả, trong đó chú trọng hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, tăng tài sản vật chất làm cơ sở để

phát triển sinh kế như hệ thống công trình nước sạch, hệ thống kênh mương và công trình

công cộng, tránh hỗ trợ dàn trải bằng tiền, lương thực để người dân ỷ lại. Hỗ trợ các mô

hình sản xuất nông lâm kết hợp và mô hình sản xuất bậc thang theo hướng bền vững bằng

cách cung ứng nguồn giống, kỹ thuật, khuyến nông, phương tiện sản xuất. Mặt khác cần

quản lý chặt chẽ nội dung hỗ trợ và sử dụng đúng mục đích của chính sách.

Hình thành các trang trại hợp tác để hướng dẫn người dân làm theo, bắt đầu là gia

trại, trang trại quy mô nhỏ gồm các loại hình chăn nuôi, nông lâm nghiệp; thành lập các

hiệp hội sản xuất giống cây, con phù hợp với đặc điểm của vùng cao. Tăng cường các dịch

vụ khuyến nông, lâm; xây dựng và quy hoạch sử dụng đất cần có sự tham gia của người

dân. Sử dụng kiến thức bản địa của đồng bào dân tộc thiểu số kết hợp với các quy định

chính sách của địa phương để thực hiện tốt nhiệm vụ rừng cộng đồng; tận dụng các văn

hóa đặc sắc của nhiều dân tộc để phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái.

Tận dụng các cơ hội hỗ trợ từ chính sách để tăng cường nguồn lực, chú trọng phát triển

đồng đều khai thác thế mạnh của mỗi nhóm địa phương, ưu tiên nguồn lực phát triển dịch

vụ và du lịch ở địa phương có danh lam thắng cảnh để người dân được hưởng lợi.

Từ hệ thống giải pháp trên, trong thời gian sắp tới Đảng bộ và chính quyền địa

phương cần nhận thức sâu sắc những mặt đạt được và chưa được để thực hiện quản lý và

phát triển sinh kế theo hướng bền vững và hiệu quả hơn. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu

kinh tế kết hợp với các nguồn lực hỗ trợ, bám sát Chỉ thị 36 về xây dựng nông thôn mới.

Page 150: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

138

KẾT U N CHƯƠNG 5

Giải pháp phát triển sinh kế bền vững được đưa ra dựa trên cơ sở những hạn chế,

bấp cập của người dân vùng đệm trong quá trình thực hiện các hoạt động sinh kế thiếu bền

vững. Để đưa ra các giải pháp cụ thể, luận án dựa trên các quan điểm, định hướng phát

triển sinh kế của vùng đệm cũng như thực trạng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của

vùng đệm. Luận án đưa ra hai nhóm giải pháp lớn gồm giải pháp chung và nhóm giải

pháp cụ thể. Trong đó nhóm giải pháp chung gồm 4 giải pháp phát triển: (1) Phát triển

kinh tế; (2) Phát triển xã hội; (3) Phát triển môi trường và (4) Phát triển thể chế, chính

sách. Nhóm giải pháp cụ thể đưa ra bốn giải pháp sau:

Thực hiện tốt quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng đệm Vườn quốc gia

Phong Nha - Kẻ Bàng để tăng cường sinh kế bền vững đối với cư dân: luận án đã chỉ ra

nên thực hiện cải thiện đất đai, đặc biệt đối với đất kém chất lượng; chuyển đổi cơ cấu cây

trồng; đa dạng hóa cấy trồng, vật nuôi.

Phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn lực sinh kế: Luận án chỉ ra việc phát

triển nguồn lực sinh kế cần tập trung sử dụng hiệu quả các nguồn lực, huy động nguồn vốn

hỗ trợ để thực hiện cải thiện nguồn lực đưa vào sản xuất, trong đó cần chú trọng nguồn lực

con người và nguồn lực tự nhiên.

Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhóm tiêu chí về phát triển sinh kế bền vững:

Thực trạng cho thấy sinh kế mà người dân vùng đệm đang thực hiện chưa bền vững. Đối

với lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản thì thiếu tính bền vững về kinh tế, tức là tài

chính, vật chất, thu nhập bấp bênh không ổn định; đối với lĩnh vực dịch vụ và phi nông

nghiệp thì tiêu chí về môi trường và thể chế thiếu đồng bộ, quy định thiếu rõ ràng đối với

người sử dụng tài nguyên và trách nhiệm của họ khi khai thác tài nguyên. Vì vậy giải pháp

đặt ra cho các nhóm hộ và chiến lược sinh kế là cần điều chỉnh các đối tượng hỗ trợ theo

từng mục tiêu của phát triển kinh tế vùng đệm, tạo điều kiện để người nghèo có cơ hội

tham gia vào nhiều hoạt động sinh kế tại địa phương, đặc biệt là các hoạt động phi nông

nghiệp đồng thời khuyến khích phát triển các ngành truyền thống theo hướng đổi mới, cải

thiện theo hướng đa dạng hóa nhằm khuyến khích phát triển theo hướng bền vững.

Page 151: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

139

PHẦN III. KẾT U N VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu của luận án “Sinh kế bền vững của cư dân vùng đệm

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình”, nghiên cứu đã đưa ra một số kết luận

như sau:

1. Trên cở sở tổng hợp và phân tích các công trình nghiên cứu về sinh kế bền vững

trên thế giới và ở Việt Nam, luận án đã chỉ ra ba hướng nghiên cứu chính, những kết quả

cũng như những lỗ hỏng nghiên cứu, từ đó xác định khoảng trống nghiên cứu cho luận án.

2. Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sinh kế bền vững. Từ đó

đưa ra các quan điểm riêng về sinh kế bền vững của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia, các

nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế bền vững của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia, đồng thời

rút ra những kinh nghiệm từ một số nước trên thế giới cũng như các địa phương trong

nước cho phát triển sinh kế bền vững của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha -

Kẻ Bàng, Quảng Bình. Trên cơ sở đó luận án đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu về

nguồn lực và tiêu chí phân tích sinh kế bền vững, xây dựng mô hình phân tích sinh kế bền

vững cho cư dân vùng đệm Vườn quốc gia PNKB và mô hình chỉ số sinh kế bền vững.

3. Luận án đã làm rõ được thực trạng của nguồn lực sinh kế và kết quả của các

chiến lược sinh kế:

Về nguồn lực sinh kế của vùng đệm và của cư dân vùng đệm cho thấy đã có nhiều

thay đổi, đặc biệt là giai đoạn từ 2015 đến 2018, tốc độ tăng thu nhập bình quân là 1,2%,

lương thực bình quân tăng 3,6%, giảm tỷ lệ hộ nghèo, số hộ sử dụng nước sạch tăng, tăng

nhận thức về vệ sinh môi trường, huy động nguồn lực đất đai bổ sung vào quỹ đất nông

nghiệp. Tuy nhiên, so với các địa phương trong tỉnh cũng như địa phương khác thì nguồn

lực vùng đệm còn nghèo, đặc biệt là nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất. Trên 41% là

người nghèo và cận nghèo; số phương tiện sinh hoạt bình quân dưới 1 cái/hộ; tỷ lệ hộ có

nhà ở chưa kiên cố chiếm 44,42%, thiếu phương tiện sản xuất chiếm 43,9%, thiếu phương

tiện đi lại ở vùng đồi núi. Số xã thiếu nhà văn hóa, đường thôn, xóm chưa được bê tông

hóa hoặc rải đá chiếm trên 50%; thiếu chợ, kênh mương chưa được kiên cố hóa; số thôn

thiếu trường lớp mẫu giáo và thiếu loa truyền thanh kết nối xã trên 40%. Vấn đề vệ sinh

Page 152: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

140

môi trường như thu gom rác thải ở các thôn, xã; số công trình nước sạch tập trung ở thôn,

xã chiếm tỷ lệ rất thấp dưới 40%.

Nguồn lực con người còn thấp, tỷ lệ người không biết chữ 13,3%, số người tham

gia đào tạo nghề ở các địa phương DTTS rất thấp, lao động nông nghiệp trên 70%. Năng

lực tiếp cận các dịch vụ xã hội thấp, thiếu phương tiện thông tin và các công cụ cập nhật

thông tin, đặc biệt là người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; hệ

thống công trình vệ sinh, hệ thống nước sạch, hệ thống giao thông, hệ thống điện sáng,

công trình thủy lợi chưa hoàn thiện. Nhiều chính sách thể chế chưa được thực hiện hiệu

quả và thiếu đồng đều trong phân phối lợi ích chính sách được hưởng thụ.

Kết quả các chiến lược sinh kế chỉ ra rằng: Hoạt động sinh kế phi nông nghiệp có

nhiều cơ hội để phát triển bền vững hơn là các hoạt động nông nghiệp, trong đó hoạt động

dịch vụ và thủy sản mang lại thu nhập cao hơn, khả năng tiếp cận các nguồn lực tốt hơn.

Các hoạt động sinh kế có ưu thế để tăng nguồn thu và có thể nhân rộng là hoạt động sản

xuất lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, để tận dụng cả nguồn lực kiến

thức bản địa và nội lực, cư dân vùng đệm có thể thực hiện chiến lược đa dạng hóa sinh kế,

hạn chế tính mùa vụ của sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch.

4. Luận án đã đo lường mức độ bền vững của sinh kế bằng phương pháp chỉ số trên

cơ sở 4 nhóm tiêu chí cho thấy rằng, sinh kế của vùng đệm chưa thực sự bền vững (0,472)

nằm trong khoảng “hơi bền vững”[26] và hầu hết chỉ số sinh kế bền vững đều dưới 0,6,

chỉ số thấp nhất là tiêu chí kinh tế và tiêu chí về môi trường. Mức độ bền vững của sinh kế

có sự khác nhau giữa nhóm hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ thoát nghèo cụ thể: chỉ số sinh

kế bền vững của nhóm hộ trung bình - khá (HSLI) là 0,536, nhóm hộ cận nghèo dưới 0,5

(0,459) và nhóm hộ nghèo dưới 0,4 (0,398). Nhìn chung, hầu hết các hộ gia đình vùng

đệm có chỉ số sinh kế bền vững thuộc khoảng từ “hơi bền vững” đến “khá bền vững”, số

người trung bình - khá có chỉ số sinh kế cao hơn các nhóm còn lại, điều đặc biệt là không

phải hộ có mức sống cao (trung bình - khá) đều có chỉ số cao hơn nhóm hộ nghèo và cận

nghèo mà chỉ số này còn phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi hoạt động sinh kế mà hộ tham

gia và các chỉ tiêu phản ánh sinh kế bền vững của mỗi hộ gia đình.

5. Trên cơ sở phân tích thực trạng sinh kế và đo lường mức bền vững của sinh kế của

cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, luận án đã chỉ ra 5 nhóm giải pháp

gồm: Nhóm giải pháp hoàn thiện quy hoạch; Nhóm giải pháp phát huy và sử dụng hiệu quả

Page 153: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

141

các nguồn lực sinh kế của cư dân vùng đệm; Nhóm giải pháp thực hiện các chiến lược sinh kế

theo hướng bền vững đối; Thực hiện đồng bộ, hiệu quả chương trình phát triển nông thôn mới,

chiến lược phát triển bền vững của địa; Kế thừa các kinh nghiệm phát triển bền vững trên thế

giới và ở Việt Nam

Như vậy, để phát triển sinh kế bền vững trong thời gian tới trên cơ sở thực trạng về

đặc điểm hoạt động sinh kế của người dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng

cần nghiêm túc phát huy các nội lực bên trong, tận dụng các nguồn lực bên ngoài. Nhìn lại

những kết quả đạt được về các nguồn lực tài chính, vật chất, xã hội, môi trường, tự nhiên

và những hạn chế, nguyên nhân để có những cải thiện, thúc đẩy sản xuất và thực hiện phát

triển sinh kế gắn với bảo tồn và giảm nghèo bền vững.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với cơ quan quản lý Trung ương và cấp tỉnh

Để thực hiện tốt các giải pháp tăng cường sinh kế bền vững của cư dân vùng đệm

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, các cơ quan quản lý Trung ương và cấp tỉnh cần có

những chính sách riêng hỗ trợ thêm cho các xã vùng đệm, đặc biệt là những vùng đặc biệt

khó khăn, vùng biên giới trong thời gian chưa tự túc lương thực; kéo dài chương trình

chính sách hỗ trợ nếu cần thiết .

- Cân đối hài hòa lợi ích của cá nhân và cộng đồng từ các chương trình, dự án chính

sách; vì vậy cần tăng cường năng lực quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, chính

sách cho cán bộ quản lý địa phương và người phụ trách nhằm đạt hiệu quả tối đa. Hỗ trợ

cơ sở vật chất và phương tiện làm việc cho cán bộ như máy in, máy phô tô, nâng cấp hệ

thống internet, máy tính văn phòng…

- Cần nâng cao vai trò của người quản lý địa phương trong việc thực hiện cải thiện

hoặc chuyển đổi sinh kế theo hướng bền vững thông qua việc kết nối thị trường sản xuất

và tiêu thụ các sản phẩm địa phương nhằm giảm thiểu các rủi ro do biến động giá, nhu cầu

sản lượng cho các hộ cư dân vùng đệm.

- Cần hỗ trợ các khóa đào tạo tại chổ cho cán bộ cấp xã nhằm nâng cao năng lực

quản lý, khả năng tiếp cận các cơ chế chính sách để hướng dẫn các hộ cư dân thực hiện

tốt các quy định, luật và chính sách của các cấp, chính quyền.

- Quy định rõ hơn về việc sử dụng và khai thác các sản phẩm từ rừng, đối tượng

khai thác, loại rừng được khai và chế tài vi phạm cho các đối tượng.

Page 154: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

142

2.2. Đối với cơ quan quản lý địa phương

- Cần quản lý tốt hơn các nguồn hỗ trợ trong việc tổ chức thực hiện các mô hình

sinh kế, quan tâm hỗ trợ người dân sau khi các chương trình, dự án đã kết thúc để mô hình

được nhân rộng và thực hiện thành công. Đặc biệt đối với nhóm người nghèo và cận

nghèo có nguy cơ tái diễn thói quen thực hiện các sinh kế phụ thuộc tài nguyên.

- Tổ chức giám sát chặt chẽ những hộ đã được giao khoán đất, sở hữu đất nhằm

tránh những chuyển đổi, mua bán bất hợp pháp giữa người dân với người ngoài, gây nên

những hậu quả tiêu cực đến công tác quy hoạch sản xuất và mục đích sử dụng đất.

- Xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân, hướng dẫn tuyên

truyền cho người dân các kiến thức về tầm quan trọng của chứng nhận quyền sử dụng đất

đối với tài sản của họ. Trên cơ sở đó người dân có thể chủ động đầu tư, vay vốn sản xuất.

- Liên kết chặt chẽ với tổ, nhóm hội của địa phương để quản lý tốt các hương ước

mà người dân đã cam kết, đồng thời khuyến khích người dân tự chủ trong việc bảo vệ

rừng, tài sản và tài nguyên của họ trước nạn khai thác trộm và phá rừng.

- Khuyến khích và động viên người dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng để

tăng cường an ninh lương thực, khuyến khích họ tham gia vào nhiều hoạt động sinh kế

nhằm tăng thu nhập, thực hiện đa dạng hóa sinh kế để giảm thiếu tính thời vụ và rủi ro

trong sản xuất nông nghiệp.

- Hỗ trợ những tài sản vật chất cần thiết theo nhóm cộng đồng như tivi, loa phát

thanh cho các thôn, bản ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số để họ có thể cập nhật

các thông tin và dịch vụ nông nghiệp nông thôn và các dịch vụ xã hội.

Page 155: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

143

DANH MỤC C C CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU IÊN QUAN

1. Trần Thị Thu Thủy (2020), Phát triển bền vững vùng đệm Vườn quốc gia Phong

Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình. Tạp chí khoa học Đại học Huế: kinh tế và phát triển, ISSN:

2588 – 1205, Tập 28, Số 5D, Tr. 33 – 47; DOI:10.26459/hueuni-jed.v128i5D.5428, 2020.

2. Trần Thị Thu Thủy (2020), Xây dựng mô hình sinh kế bền vững cho cư dân vùng

đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế,

ISSN: 0866 – 7489, Số 2 (489), 02/2019, Tr. 76 -85.

3. Trần Thị Thu Thủy (2019), Các nhân tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực

du lịch: Nghiên cứu trường hợp trong các cơ sở kinh doanh du lịch tại một số xã vùng

đệm Vường quốc gia PNKB Quảng Bình. Tạp chí công thương, ISSN:0866-7756, Số 18,

10/2019, Tr. 116-122, 2019.

4. Trần Thị Thu Thủy, Nguyễn Đăng Hào, Nguyễn Xuân Khoát (2019), Phát triển

nông nghiệp theo hướng bền vững của người dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha -

Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình. Tạp chí kinh tế và dự báo, ISSN: 0866-7120, Số 36, 12/2019,

Tr. 96-101.

5. Trần Thị Thu Thủy, Trần Ngọc Thùy Dung (2018), Thực trạng chất lượng nguồn

nhân lực du lịch trong các cơ sở kinh doanh du lịch tại Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ

Bàng, tỉnh Quảng Bình. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Quảng Bình, ISSN:

0866-7683, Số 17 (01), Tr. 67-79.

6. Trần Thị Thu Thủy (2017), Thực trạng lao động trong các cơ sở kinh doanh du

lịch tại một số xã vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng, Quảng Bình. Phát triển

Kinh tế - Xã hội, ISSN: 1859-34377, 2017, số 94/2017, tr.27-32, 2017.

Page 156: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

144

TÀI IỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu tiếng việt

[1] Ban quản lý Vườn quốc gia PNKB (2017), Thuyết minh nhiệm vụ quy hoạch tổng thể

bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Vườn quốc gia PNKB, tỉnh

Quảng Bình giai đoạn 2016 – 2025, tầm nhìn đến 2035. Quảng Bình.

[2] Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2014), “Thông tư số: 10/2014/TT-BNNPTNT

Quy định về tiêu chí xác định vùng đệm của khu rừng đặc dụng và vành đai bảo vệ của

khu bảo tồn biển”. Hà Nội.

[3] Nguyễn Văn Quỳnh Bôi, Đoàn Thị Thanh Kiều (2012), Áp dụng chỉ số tổn thương

trong nghiên cứu sinh kế - trường hợp xã Đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng

Nam. Tạp chí khoa học, Trường Đại học Cần Thơ.

[4] Nguyễn Viết Cách, Tạo lập sinh kế trong hoạt động bảo tồn thiên nhiên, số 6,

www.kiemlam.org.vn.

[5] Choen Christian, Mesopartner (2014), Dự án bảo tồn quản lý bền vững nguồn tài

nguyên thiên nhiên khu vực Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. www.pnkb-

quangbinh.org.vn.

[6] Chi cục Thống kê huyện Quảng Ninh, Bố Trạch, Minh Hóa (2018). Niên giám thống

kê huyện hàng năm (2013 – 2018). Quảng Bình.

[7] Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình (2018), Dữ liệu về che phủ rừng ở các xã vùng đệm

Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng Quảng Bình. Quảng Bình.

[8] Chính phủ ( 2012), Thực hiện PTBV ở Việt Nam, Báo cáo quốc gia tại Hội nghị, cấp

cao của Liên Hợp Quốc về PTBV - RIO+20, Hà Nội.

[9] Chính phủ (2006), Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 về việc ban hành

Quy chế quản lý rừng”. Hà Nội.

[10] Chính phủ (2016), “Quyết định Số: 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 về

việc ban hành bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020”. Hà Nội.

[11] Chính phủ (2013). “Quyết định Số: 2157/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 về

việc Ban hành bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững địa phương giai đoạn

2013 - 2020”. Hà Nội.

[12] Cục Thống kê Quảng Bình (2018). Niên giám thống kê Quảng Bình (2013 - 2018).

Quảng Bình.

Page 157: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

145

[13] Đặng Đình Đào và Cộng sự (2014), Xây dựng mô hình sinh kế bền vững đồng bào

dân

tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam. Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội.

[14] Đinh Thị Hà Giang (2017), Nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường sinh kế bền

vững cho hoạt động sinh kế của Cộng đồng cư dân tại Vườn quốc gia Xuân Sơn. Luận

văn thạc sỹ Khoa học bền vững, Đại học quốc gia Hà Nội.

[15] Gebert. R., Trang Hiếu Tường (2011), Báo cáo giới, đói nghèo và dân tộc thiểu số tại

các xã Vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. UBND tỉnh Quảng Bình hợp tác

với GIZ (2014).

[16] Nguyễn Đăng Hào (2016), Một số vấn đề về sinh kế bền vững cho ngư dân ven biển ở

các tỉnh Duyên hải Miền trung - Những vấn đề lý luận và thực tiễn. Nhà xuất bản Lao

động – Xã hội, Hà Nội.

[17] Nguyễn Xuân Hòa (2018), Sinh kế của người Sán Dìu Vườn quốc gia Tam Đảo, tỉnh

Vĩnh Phúc. Luận án tiến sỹ Nhân học, Viện hàn lâm Khoa học Xã Hội Việt Nam.

[18] Phan Xuân Lĩnh (2015), Sinh kế bền vững của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn

tỉnh Đắk Lắk. Luận án tiến sĩ, Học viện nông nghiệp Việt Nam.

[19] Nguyễn Hồng Nga (2015), Thể chế và chất lượng tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.

NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, tr. 3-4.

[20] Trần Ngọc Ngoạn (2008), Phát triển nông thôn bền vững: những vấn đề lí luận và

kinh nghiệm thế giới. Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

[21] Oxfam (2012), Mô hình giảm nghèo tại một số cộng đồng dân tộc thiểu số điển hình

ở Việt Nam.

[22] Nguyễn Đăng Hiệp Phố (2016), Tiếp cận lý thuyết khung kế bền vững của DFID

trong nghiên cứu sinh kế của người Mạ ở Vườn quốc gia Cát Tiên.

[23] Quốc Hội (2008), Luật số 20/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008 về Đa dạng

sinh học. Hà Nội.

[24] Quốc Hội (2017), Luật số 16/2017/QH14 ngày 15 tháng 11 năm 2017 về Luật Lâm

nghệp. Hà Nội.

[25] Vũ Thị Hoài Thu (2013), Sinh kế bền vững vùng ven biển đồng bằng Sông Hồng

trong bối cảnh biến đổi khí hậu: Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Nam Định. Luận án tiến sĩ

kinh tế, Đại học kinh tế Quốc dân.

Page 158: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

146

[26] Nguyễn Minh Thu (2013), Nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở Việt

Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

[27] Võ Văn Tuấn, Lê Cảnh Dũng (2015), Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sinh kế của

nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 38:

120-129.

[28] UBND tỉnh Quảng Bình (2014), Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng đệm theo

hướng bảo tồn Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng năm 2020 và tầm nhìn 2030. Quảng

Bình.

[29] UBND tỉnh Quảng Bình (2012), Kế hoạch quản lý hoạt động gia đoạn 2013 – 2020

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng di sản thiên nhiên thế giới. Quảng Bình

[30] UBND xã Sơn Trạch, Phúc Trạch, Hưng Trạch, Xuân Trạch, Trung Hóa, Thượng

Hóa, Phú Định, Thượng Trạch, Tân Trạch, Hóa Sơn, Dân Hóa, Trọng Hóa, Trường Sơn.

(2018), Báo cáo tình hình Kinh tế - Xã hội hàng năm (2013 – 2018).

2. Tài liệu tiếng Anh

[31] Akter.S., Rahman. S. (2012), Investigating Livelihood Security in Poor Settlements in

Bangladesh. Conference of the Agricultural Economics Society, University of Warwick,

United Kingdom.

[32] Anisul Haque, M. Shah Alam Khan et al. (2016), Development of a sustainable

livelihood security model for storm-surge hazard in the coastal areas of Bangladesh.

Stochastic Environmental Research and Risk Assessment.

[33] Arthur Ebregt, Pol De Greve. (2000), Buffe Zones and their Management. National

Reference Centre for Nature Management (EC-LNV), International Agricultural Centre

(IAC) Wageningen, the Netherlands

[34] Brandon, K., & Wells, M. (1992), Planning for the people and parks: Design and

lilemmas, World development.

[35] Brocklesby, M., Fisher, E. (2003), Community development in sustainable livelihoods

approaches – an introduction. Community Development Journal 38: 185:198, Oxford

University Press.

[36] Brundland (1987), World Commision on Environment and Development. Oxford

University Press.

[37] Chambers, R., Conway, G.R. (1992), Sustainable rural livelihoods: practical

concepts for the 21st century. IDS Discussion Paper, No 296.

Page 159: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

147

[38] Downie, B. K. (2015), Conservation Influence on livelihoods Decision – Making: A

case study from Saadani National Park, Tanzania. University of Victoris.

[39] DFID. (1999, 2001), Sustainable Livelihood Guidance Sheets. London: Department

for International Development, UK.

[40] Elesha, B. O., N. G. Elhassan., and N. Ahmed. (2005), Sustainable livelihood

approach for assessing community resilience to climate change: case studies from Sudan.

Working Paper, No.17 of An electronic publication of the AIACC project available form:

www.aiaccproject.org

[41] Ellis, F., (2000), Rural livelihoods and diversity in developing countries. Oxford

University Press.

[42] Gilmour, D., Nguyen Van San (1999), Buffer Zone Management in Vietnam. IUCN

Vietnam Publication.

[43] Guo S., (2017), Application of Entropy Weight Method in the Evaluation of the Road

Capacity of Open Area. AIP Conference Proceedings 1839, 020120.

[44] Hahn M B, Riederer A M & Foster S O., (2009), The livelihood Vulnerability Index:

A gragmatic approach to assessing risks from climate variability and change – A case

study in Mozambique. Global Enviromental Change, 19 (1): 74-88.

[45] Hanstad, Tim and Robin Nielsn and Jennifer Brown (2004), Land and

livelihoods: Making land rights real for India’s rural poor. FAO - LSP

working paper 12.

[46] Hataia. L.D. and Sen. C. (2008), An Economic Analysis of Agricultural Sustainability

in Orissa. Agricultural Economics Research Review Vol. 21 July-December 2008 pp 273-

282.

[47] Heyuan You và Xiaoling Zhang (2017), Sustainable livelihoods and rural

sustainability in China: Ecologically secure, economically efficient or socially equitable.

Resources, Conservation and Recycling 120 (2017) 1–13.

[48] Homans, G.C. (1961), Social behavior: its elemen tary form. Oxford, England:

Harcout, Brace.

[49] IUCN (1999), Guidelines for Marine Protected Areas. World Commission on

Protected Areas (WCPA).

[50] Kabir M.S., Hou X., Akther R., Wang J., Wang L. (2012), Impact of Small

Entrepreneurship on Sustainable Livelihood Assets of Rural Poor Women in Bangladesh.

Page 160: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

148

International Journal of Economics and Finance, College of Economics and Management,

Northwest A&F University, Yangling 712100, China .

[51] Kamaruddin, R., & Samsudin, S. (2014), The sustainable livelihoods index: A tool to

assess the ability and preparedness of the rural poor in receiving entrepreneurial project.

Journal of Social Economics Research, 1, 108–117.

[52] Kelbert. M., Stuhl. I., Suhov. Y. (2017), Weight Entropy: basic inequalities. Modern

Stochastics: Theory and Applications 4 (3) (2017) 233–252 DOI: 10.15559/17-

VMSTA85.

[53] Kumar, S., Raizada, A., Biswas, H. (2014), Prioritising development planning in the

Indian semi-arid Deccan using sustainable livelihood security index approach.

International Journal of Sustainable Development & World Ecology 21 (4), 332–345.

[54] Ian – Goldman, et al. (2000), Institutional support for sustainable rural livelihoods in

southern Africa. Framwork and methodology.

[55] Lamichhane. K. (2010), Sustianable livelihoods approach in assessment of

vulnerability to the impacts of climate change:Astudy of Chhekampar VCD, Gorkha

District of Nepal. Mukesh Kumar Chhetri.

[56] Lamsal, P., P. K. Pant., L. Kumar., and K. Atreya. (2015), Sustainable livelihoods

through conservation of wetland resources: a case of economic benefits from Ghodaghodi

Lake, western Nepal. Ecology and Society vol 20 (1):10, http://dx.doi.org/10.5751/ES-

07172-200110.

[57] Lindenberg, M. (2002), Measurinng Household Livelihood Security at the family and

Comminity Level in the Developing Wold. Wold Development, 30(2): 301 – 318.

[58] Phạm Thanh Luong (2016), Concept proposal: implementation of pressure-reducing

biodiversity-linked livelihood improvements in the Buffer Zone of PNKB

National Park.

[59] Muhammad Asiful Basar (2009), Climate Change, Loss of Livelihood and the

Absence of Sustainable Livelihood Approach : A Case Study of Shymnagar, Bangladesh.

Master In Asian Studies.

[60] Mutahara M., Haque A, et al. (2016), Development of a sustainable livelihood

security model for stormsurge hazard in the coastal areas of Bangladesh. Stoch Environ

Res Risk Assess 30:1301–1315.

Page 161: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

149

[61] Neefjes, E. A. (2000), Enviroments and Livelihoods: Strategieas for sustainability.

An Oxfarm Publication.

[62] Neumann, R. P., (1992b), “The Social Origins of Natural Resource Conflict in

Arusha National Park, Tanzania”. University of California.

[63] Obong, L. B., E. J. Aniah., and L. A. Okaba., (2013), Sustainable Livelihood in the

Cross River National Park (CRNP), Oban Division, Nigeria. International Journal of

Business and Social Science , Vol. 4 No. 16.

[64] Pramod K. Singh*, B.N. Hiremath. (2010), Sustainable livelihood security index in a

developing country: A tool for development planning. Ecological Indicators 10 (2010) 44-

2–451.

[65] Dang Thi Kim Phung (2007), Rura llivelihoods in the buffer zone of LoGo-Xa Mat

National Park and their impacts on local forest biodiversity. International Master

Programme at the Swedish Biodiversity Centre.

[66] Reyes. T. (2008), Agroforestry systems for sustainalbe livelihoods and improved land

management in the East Usambara Mountains. Tanzania.

[67] Saleth, R.M., Swaminathan, M.S., (1993), Sustainable livelihood security index;

towards a welfare concept and robust indicator for sustainability. Moser, F. (Ed.), Proc.

Int. Workshop on Evaluation Criteria for a Sustainable Econo0my. Graz/A, April 6–7, pp.

42–58

[68] Saijad, H., Nasreen, I. (2016), Theo Assessing farm-level agricultural sustainability

using site-specific indicators and sustainable livelihood security index: Evidence from

Vaishali district, India.

https://www.researchgate.net/publication/306400365.

[69] Scoones, I. (1998), Sustainable rural livelihoods: A framework for analysis, IDS

working paper 72.

[70] Scoones, I. (2009), Livelihoods perspectives and rural development. Jounal o.

Peasant Studies. 36, 171–196. livelihood security index in a developing country: A tool for

development planning. Ecological Indicators 10 (2010) 442–451. Institute of Rural

Management, Anand, Gujarat 388001, India

[71] Shen, F., (2009), Tourism and the sustainable livelihoods approach: Application

within the Chinese context. A thesis submitted in partial fulfilment of the requirements for

the Degree of Doctor of Philosophy at Lincoln University.wx.

Page 162: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

150

[72] Sing, R.K. et al., (2009), An Overview of Sustainability assessment methodologies.

Ecological indicators, P. 189–212. doi:10.1016/j.ecolind.2008.05.011.

www.elsevier/locate/ecolind

[73] Suresh Kumar, A Raizada &H.Bismas (2014), Prioritising development planning in

the Indian semi-arid Deccan using sustainable livelihood security index approach.

International Journal of Sustainable Development & World Ecology

[74] Swaminathan, M. S., (1991), Sustainable agricultural systems and food security,

https://doi.org/10.1177/003072709102000406

[75] Tao, T. C. H. (2006), Tourism as a livelihood strategy in indigenous communities:

Case studies from Taiwan. UWSpace.http://hdl.handle.net/10012/2900.

[76] Taruvinga, A., A. Mushunje. (2015), The Buffer Zone Livelihood Link under

Community Managed Game Parks: Evidence from Nyatana Game Park, Zimbabwe.

[77] Thomas. L. Saaty & Luis G. Vargas. (2008), Models, methods, Concept and

Applications of the analytic Hierarchy Process. University of Pittsburg.

[78] Wild. R.G. and Mutebi. J. (1996), Conservation through community use of plant

resources in Gorilla National Park, People and Plants working paper.

[79] Wenqiang Bing, Saheed Oliade Năm (2018), Influence of Livelihood Capitals on

Livelihood Strategies of Herdsmen in Inner Mongolia, China . Sustainability 10, 3325;

www.mdpi.com/journal/sustainability.

[80] Wiwin Zakiah et al., (2015), Community characteristics Sebangau National Park

Buffer Zone Based sustainable livelihood Approach. Resources and Enviroment, 5 (6):

182 – 191. DOI: 105923/j-re.20150506.02.

[81] Wu. XiaoYing (2019), Research on the Intergenerational Transmission of Poverty in

Rural China Based on Sustainable Livelihood Analysis Framework: A Case Study of Six

Poverty-Stricken Counties. www.mdpi.com/journal/sustainability.

[82] https://www.jica.go.jp/project/vietnamese/vietnam/004/news/general/150310.html.

Japan International Cooporation Agency.

Page 163: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

151

PHU ỤC

PHỤ LỤC 1: TỔNG HỢP NỘI DUNG, PHƯƠNG PH P, KHOẢNG TRỒNG VÀ HỆ

THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA C C CÔNG TRÌNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ

VIỆT NAM

Phụ ục 1.1. Tổng hợp nội dung, phương pháp và khoảng trống

Bảng 1. Bảng tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá

Tiêu chí Heyw

an

You,

Xiao

Zhang

, 2017

Singh

&

Hiremat

h

&Gujar

at, 2010

Suresh

Kumar, A

Raizada

&H.Bism

as, 2014

Haroon

Saijad,

Jamia

Milia &

Is lamia,

2016

Hamud

a

Mutaha

ra…..

(2016)

Kamu

ddin&

Sams

udin,

2014

Shahee

n

Akter,

Sanzid

ur

Rahma

n,

2016

Nguy

ễn

Hoài

Thu,

2013

Rep

ort

Euro

Pean

,

2017

Wini

n

Zaki

ah

Cs,

2015

1 2 3 4 5 6 7 8 9

1. An ninh

sinh thái

√ √ √ √ √ √

2. Hiệu quả

kinh tế

√ √ √ √ √ √ √

3. Công bằng

xã hội

√ √ √ √ √ √

4. Thể chế √ √

5. Thích ứng

BĐKH

6.An ninh

lương thực

√ √ √

7. Ổn định

thu nhập

8. Sức khỏe

và an toàn cá

nhân

√ √

9. Nhà ở và

đảm bảo tài

sản

√ √

10. An toàn √

Page 164: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

152

nguồn nước

11. Giáo dục √

12. Quyền

con người

13. Quần áo √

14. Nội thất,

tài sản

15. Phương

tiện

16. Giải trí

và văn hóa

17. Nhà nghĩ √

18. Quy mô

HGĐ

19. Nguồn

vốn

20. Kết quả

sinh kế

Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu.

Bảng 2. Hệ thống phương pháp sử dụng trong các công trình nghiên cứu

Yếu tố Các thành phần của phương pháp

Hướng tiếp

cận

Tiếp cận PTBV; hệ thống, có sự tham gia, tiếp cận theo không gian,

nguồn lực, thể chế và khung phân tích.

Phương pháp Nghiên cứu trường hợp, thu thập thông tin, điều tra có sự tham gia, phân

tích thống kê, Swot, Dự báo, chuyên gia

Hình thức Phỏng vấn (PRA, chuyên gia); KIP; quan sát; điều tra xã hội học; mô

phỏng; phân tích nội dung; kế thừa kết quả nghiên cứu

Cách thức

đánh giá

Thang đo, ma trận điểm, phân hạng, chỉ số, mô hình phân tích nhân tố

ảnh hưởng, kiểm định…

Qui mô Cộng động, hộ gia định

Cơ sở lý

thuyết

- Sinh kế, sinh kế bền vững, phát triển bền vững, cộng đồng, vùng đệm

- Lý thuyết hệ thống, thuyết phát triển bền vững, thuyết hành vi dự định;

khung phân tích

Hướng đánh - Đánh giá định tính: bằng thang đo điểm, so sánh theo tiêu chuẩn các

Page 165: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

153

giá quy định, thời gian.

- Đánh giá định lượng: bằng mô hình hồi quy phân tích logit, kiểm định

- Đánh giá tổng hợp: bằng phân tích chỉ số

Nguồn: Tổng hợp của tác giả.

Bảng 3. Tổng hợp nội dung các nghiên cứu tổng quan và đề xuất khoảng trống

Tác giả Nội dung

NC chính

Mô hình

phân tích

PP đánh giá Nhân tố đánh giá Khoảng

trống

1. Trên thế giới

Obong

Linus và

Cs (2013)

Làm rõ tính

cần thiết phải

hỗ trợ thực

hiện sinh kế

- Hồi quy

các nhân tố

ảnh hưởng

- Mô hình

hồi quy

Tobit

Kiểm định

Chi-bình

phương ( )

- Quy mô đất đai

- Quy mô khai thác,

- TĐHV chủ hộ,

- Giới tính

Chỉ đánh

giá mức độ

tác động

các nhân tố

đến chuyển

đổi sinh kế

Lamsal và

Cs (2015)

Tác động của

hoạt động

khai thác đến

bảo tồn - Quy mô khai thác

- TĐVH của chủ hộ

- Số SP khai thác

- Giới tính

-nhân khẩu

- Tuổi

- DT đất canh tác

- Số loài chăn nuôi

- Khả năng mở rộng DT

đất canh tác

-Mức sống

- Thị trường

- K/c đến rừng

Tập trung

đánh giá

ảnh hưởng

của các

nhân tố đến

hoạt động

khai thác,

quy mô

khai thác

Taruvin,

A.

Mustcujne

, 2015

Đánh giá các

nhân tố ảnh

hưởng đến

khả năng

khai thác SP

từ VQG

Bruce

(2015)

Đánh giá các

nhân tố ảnh

hưởng Vườn

quốc gia

Xây dựng

4 mô hình:

Dựa vào tài

nguyên;

Phi tài

nguyên;

Lương và

HĐ khác

Thang đo về

hành vi dự

định của

người dân

đối với

HĐSK

Chỉ đánh

giá các

nguồn vốn

sinh kế,

đưa ra đặc

điểm lựa

chon

phương án

hỗ trợ

Teresa

(2006)

Fujushen

Đánh giá

nguồn lực và

lợi thế phát

Khung

phân tích

sinh kế,

So sánh

nguồn lực

các hoạt

Năm nguồn vốn:

- Lao động, TĐVH,

nhận thức về du lịch

Không

đánh giá

tính bền

Page 166: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

154

(2009),

Moustaph

a (2006)

triển du lịch

tại địa

phương

khung

phân tích

sinh kế bền

vững

động sinh kế - Xã hội: Văn hóa địa

phương, khả năng tiếp

cận nguồn lực cho PT du

lịch.

-Vật chất: điện, đường,

trường, y tế

- Thu nhập: của nông

nghiệp và Du lịch

- Tài nguyên: Danh lam

thắng cảnh, đất đai..

vững của

sinh kế của

người dân

B.Hahn và

Cs (2009);

Muhamm

ed (2009);

Osman

(2005);

Kumar

Lamichha

ne (2010),

Tác động của

biến đổi khí

hậu đến tính

bền vững

sinh kế

Chỉ số tổn

thương

sinh kế

(LVI)

Khảo

sát

thông

tin định

lượng

- Giới tính, nhận thức,

TĐVH.

- Tiết kiệm, vay mượn, DT

đất canh tác, chỉ số đa dạng

hóa sinh kế.

- Tình trạng sức khỏe và

chăm sóc sức khỏe

- Số tháng thức ăn được hỗ

trợ.

- Chỉ số đa dạng trung bình

của cây trồng; % HGĐ thiếu

nước; % xung đột nguồn

nước; lũ lụt, bão, gió, tỷ tệ

sản lượng bị thiệt hại.

Xem xét

tác động

khía cạnh

tổn thương

sinh kế

Anisul

Haque,

và Cộng

sự (2016),

Đánh giá

sinh kế bền

vững trước

tác động của

biến đổi khi

hậu

Mô hình

phân tích

chỉ số

Phương

pháp tính chỉ

số: LVI,

SLSI

(1) Thực phẩm, (2) Thu

nhập, (3) Đời sống &

sức khỏe, (4) Nhà & tài

sản và (5) An ninh

nguồn nước, các đơn vị

tính theo tỷ lệ (%)

Các chỉ

tiêu đánh

giá chú

trọng đến

nguồn vốn,

chưa làm

rõ các KQ

của tiêu chí

đánh giá

BV

Page 167: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

155

Winin

Zakiah và

Cs, 2015

Sinh kế bền

vững vùng

đệm VQG

Sebangau

Khung

phân tích

So sánh,

phân tích,

SLI

Chỉ ra 5 nguồn vốn, 4

tiêu chí đo lường Sinh

kế bền vững

Hệ thống

chỉ tiêu

chưa rõ

ràng, chưa

thống nhất

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các nghiên cứu

Bảng 4: Tổng hợp các công trình nghiên cứu trong nước

Nghiên

cứu Các phát hiện nghiên cứu

Mô hình phân tích và phương pháp

nghiên cứu chính

Khoảng trống

NC

Trần Đức

Luận

(2006)

Nhận định thực trạng của 5

nhóm sinh kế của đồng bào

DTTS sống gần VQG - Sơ đồ Venn, bản đồ mô tả

- Khảo sát có sự tham gia;

- Phân tích bản đồ;

- Đánh giá sơ đồ

- Mô hình phân tích nhân tố ảnh hưởng

Phân tích mức

độ nguồn vốn

mà người dân

thực hiện ở 4

HĐSK

Đặng T.

Kim

Phụng

(2007)

Nhận định 7 HĐSK thuộc

lĩnh vực nông nghiệp và 18

HĐSK phi nông nghiệp.

Kiểm định các nhóm mô

hình sinh kế và chỉ ra không

có mối quan hệ sinh kế nào

đảm bảo tính BV.

Phân tích mức

độ nguồn vốn

mà người dân

thực hiện ở 4

HĐSK

ooNguyễn

Đăng Hiệp

Phố

(2016);

Nguyễn

Xuân Hòa

(2018)

Đánh giá tác động của

sinh kế khai thác, các

chiến lược sinh kế của

người dân đến công tác

bảo tồn

Năm nguồn lực sinh kế:

- Y tế, TĐHV

- Mạng lưới XH, quan hệ đoàn thể, vay

mượn; điện, đường, trường, trạm;

- TC: thu, chi, đầu tư, tiết kiêm, vay

mượn, trợ cấp; TN: Đất, rừng, loài SP

khai thác.

Đinh Thị

Hà Giang

(2018)

Đánh giá 4 chiến lược sinh

kế đến tính bền vững của

Vườn quốc gia

- Thống kê phân tổ theo mức sống

(1) Nguồn lực tài chính gồm: thu nhập,

tiết kiệm, chi tiêu, đầu tư; (2) nguồn lực

Quyết đinh tính

bền vững dựa

(Quyết định

Page 168: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

156

xã hội gồm: Tỷ lệ tham gia hôi - đoàn

thể, tỷ lệ người tham gia các buổi sinh

hoạt ; (3) Vốn vật chất gồm nhà ở, công

trình sinh hoạt khác, các phương tiện

sinh hoạt và sản xuất (tivi, tủ lạnh, máy

bơm, bể chứa, điều hòa,…); (4) Vốn con

người gồm dân số, lao động, TĐHV; (5)

vốn tự nhiên gồm đất đai và diện tích có

mặt nước

243/QĐ-TTG

năm 2013 của

Thủ tướng

Chính phủ)

Đặng Đình

Đào và Cs

(2014);

Phan Xuân

Linh

(2015)

Xây dựng mô hình sinh kế

cho đồng bào DTTS

- Quy trình phân tích các thành phần

sinh kế bền vững

- Dựa trên 4 thành phân quy trình đánh

giá và 5 nguồn vốn sinh kế. Động lực

là nhân tố tác động đến việc hình thành

các chiến lược sinh kế.

Chỉ đánh giá

các nguồn lực

và chiến lược

thực hiện cho

người đồng bào

DTTS.

Nguyễn

Đăng Hào

(2016); Lê

Cảnh Dũng

(2015)

Phân tích chiến lược

sinh kế vùng ven

biển

Quy trình phân tích sinh kế bền vững của

DFID và Ellis

- Đánh giá thang đo và xếp hạng các chỉ tiêu

nguồn lực hộ gia đình ven biển để nhận định

khả năng BV

- Chứng minh tính bền vững sinh kế dựa trên

đa dạng hóa sinh kế

- Sử dụng chỉ số

nghịch đão

ĐDHSK dựa

theo kết quả

F.Ellis (2000)

Vũ Thị

Hoài Thu

(2012)

Đánh giá SKBV của

người dân ven biển

trước biến đổi khí

hậu

Mô hình phân tích sinh kế bền vững

Mô hình phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tính

thích ứng SK.

- Nhân tố đanh giá dựa vào quy trình của

Mard, 2008.

- Nhận định các hệ số tác động cùng chiều và

ngược chiều.

- Đưa ra 4 tiêu chí đánh giá: Kinh tế, xã hội,

môi trường và thể chế

Bối cảnh nghiên

cứu vùng biển,

chưa hệ thống

chỉ tiêu nghiên

cứu rõ ràng.

Nguyễn

Văn Q. Bôi

& Cs

(2012); Võ

Hồng Tú &

Cs (2014)

Đánh giá mức độ tổn thương

của các hoạt động sinh kế

trước biến đổi khí hậu

Mô hình chỉ số dễ bị tổn thương;

khung phân tích sinh kế của DFID;

Đánh giá hệ số dễ bị tổn thương,

nhận định mức độ tổn thương của

mỗi hoạt động sinh kế.

Bối cảnh nghiên

cứu là biến đổi

khí hậu

Page 169: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

157

Rita Robert

& Trang

Hiếu

Tường

(2011)

Cho rằng yếu tố bình đẳng

về giới tính có ảnh hưởng

đến quyết định các chiến

lược sinh kế của hộ gia đình

- Kiểm định thang đo các nhân tố tác

động đến sự tham gia các hoạt động

sinh kế của nữ giới

- Khả năng tiếp cận các nguồn lực

sinh kế, khả năng tiếp cận

Chỉ nhận định

mối quan hệ

giới tính và

quyết định lựa

chọn SK

Christian

Schoen,

Mesopartn

er (2014)

Quy trình lựa chọn sinh kế qua 3

bước: Tập hợp các danh sách dài

các HĐSK; Lựa chọn các sinh kế

ưu tiên qua phương pháp KIP;

Đánh giá lựa chọn dựa vào các

tiêu chí xã hội, kinh tế, môi

trường.

- Quy trình các bước xây dựng

lựa chọn sinh kế

- PP Chuyên gia; Sơ đồ quy trình

lựa chọn; Thang đo xếp hạng;

Phân tổ thống kê.

Chỉ xây dựng

quy trình lựa

chọn sinh kế, các

tiêu chí đánh giá

ở mức định tính.

UBND

tỉnh QB &

GIZ

(2014)

Đánh giá tình hình điều kiện

kinh tế - xã hội

Thống kê phân tổ, phân tích bản đồ tài

nguyên, PRA, KIP.

Nhận định đặc điểm, lợi thế, hạn chế

và tiềm năng của địa bàn nghiên cứu.

Không đi sâu

vào việc đánh

giá các hoạt

động SK

“Quy

hoạch tổng

thể bảo

tồn,…”

Quy hoạch phát triển các giá

trị bảo tồn nhằm phát huy

hoạt động du lịch

Bản đồ thể hiện tài nguyên, nguồn lực

điều kiện kinh tế - xã hội

Chỉ tổng tợp các

tài nguyên lien

quan đến bảo

tồn

Phụ lục 1.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu nguồn vốn và chỉ tiêu đo lường sinh kế bền

vững Trên thế giới và ở Việt Nam

Bảng 1: Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu các nguồn vốn

Đơn vị Nguồn

1. Nguồn lực con người

1 Số lao động của hộ Ellis (2000)

2. Trình độ học vấn Wenqiang Bing,

Saheed Oliade Năm

(2018)

- Trình độ văn hóa của chủ hộ

- Trình độ văn hóa cao nhất

- Số người không biết chữ

3. Số nhân khẩu của hộ Scoones (1998)

Page 170: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

158

4. Tình hình đào tạo nghề Roslina và Cs

(2014) - Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề

- Số/tỷ lệ chủ hộ được đào tạo nghề

2. Nguồn lực xã hội

1. Việc làm của lao động

Ellis, 2000 - Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên

- Tỷ lệ lao động làm việc trong các tổ chức và chính quyền địa

phương

2. Tình hình tham gia các hoạt động xã hội Xiao Ying, 2019

Matahara, 2016 - Tỷ lệ người tham gia vào các tổ chức của đại phương

- Số lần tham gia sinh hoạt cộng đồng

3. Số tháng hỗ trợ bình quần về mức sống

Thảo luận nhóm

4. Khoảng cách từ nhà đến chợ trung tâm hoặc đường giao thông

lớn

5. Khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội (thông tin, giáo dục, y tế,

thị trường…)

3. Nguồn lực vật chất

1. Nhà ở và các công trình sinh hoạt khác

Ellis (2000)

Tiêu chí nông thôn

mới

+ Nhà ở

- Tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố

- Tỷ lệ hộ có nhà ở bán kiên cố

- Tỷ lệ hộ ở nhà tạm

+ Công trình sinh hoạt

- Tỷ lệ hộ có nước sạch, nhà tắm, vệ sinh

- Tỷ lệ hộ chỉ có nhà tăm và vệ sinh

- Các công trình sinh hoạt khác (nh à trọ, quán, nhà hàng…)

2. Phương tiện đi lại thường dùng

Tiêu chí nông thôn

mới

- Ô tô

- Xe máy

- Xe khác (đạp, xe gắn máy…)

- Không có

3. Phương tiện cung cấp thông tin (điện thoại, ti vi, máy vi tính…)

Thảo luận nhóm - Tỷ lệ hộ có phương tiện cập nhật thông tin

- Tỷ lệ hộ không có các phương tiện trên

4. Phương tiện, máy móc sản xuất Xiao Ying, 2019

Page 171: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

159

- Tỷ lệ hộ có phương tiện, máy móc sản xuất

- Tỷ lệ hộ đi thuê hoặc sản xuất thủ công

5. Số gia súc cày kéo, sinh sản bình quân hộ

Ellis (2000) - Tỷ lệ hộ có từ 3 con trở lên

- Tỷ lệ hộ dược 3 con

- Không nuôi

4. Nguồn lực tài chính

1. Thu nhập Wenqiang 2018;

DFID (2001); Ellis

(2000) - Thu nhập bình quân đầu người

- Thu từ các khoản hỗ trợ Wiwin Zajash,

Scoones, Fank Eliis - Thu từ các hoạt động dịch vụ bảo vệ rừng

2. Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động sinh kế chính của hộ

3. Các khoản chi cho sinh hoạt và sản xuất Mutahara (2016)

4. Mức tiết kiệm hàng năm DFID (2001), Ellis

(2000) - Tỷ lệ tiết kiệm trong tổng thu nhập

- Tỷ lệ hộ có tiết kiệm

5. Mức lương thực bình quân/người Scoones (1998)

6. Khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính (kênh chính thức) Thảo luận nhóm

5. Nguồn lực tự nhiên

1. Đất đai Ellis, 2000

- Diện tích đất bình quân hộ

2. Nguồn nước sinh hoạt

- Tỷ lệ hộ có nguồn nước sạch hoặc hợp vệ sinh

Roslina, 2014

Mutahara,

2016

- Tỷ lệ hộ thiếu nguồn nước sinh hoạt

3. Tình hình về khai thác LSNG

- Tỷ lệ hộ khai thác từ 4 loài trở lên

Tỷ lệ hộ khai thác từ 3 loài trở xuống

Tỷ lệ hộ khai thác thường xuyên

- Tỷ lệ khai thác bán thường xuyên

- Tỷ lệ hộ it khai thác hoặc không khai thác

4. Tình hình nhân thức về vấn đề tuyên truyền Thảo luận hóm

5. Mức độ ảnh hưởng của hạn hán, lũ lụt, cháy rừng đến sản xuất

của hộ Ellis; Hahn

Bảng 2: Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu các chỉ tiêu đo lường sinh kế bền vững

Page 172: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

160

Chỉ tiêu Nguồn

I. Bền vững về kinh tế

1. Mức thu nhập bình quân đầu người/năm [94][83][46]

[48][28][20]

2. Lượng lương thực bình quân

người/năm [38][70]

3. Thu từ các khoản hỗ trợ [15] [21]

4. Loại nhà ở Tiêu chí đánh giá BV thôn [12,

13] 5. Số công trình phụ

6. Số lượng gia súc bình quân hộ [96]

7. Máy móc sản xuất Tiêu chí đánh giá BV nông thôn

[12, 13] 8. Loại phương tiện thường dùng

9. Số lao động được đào tạo nghề [48]

10. LĐ có việc làm

2. Bền vững xã hội

1 Trình độ văn hóa của chủ hộ [82],[51]

2 Lao động [84]

3 Tỷ lệ lao động nữ có việc làm [17], [53]

4 Tỷ lệ người tham vào các tổ chức đoàn thể xã hội ở địa phương [28],

[20], [16] 5 Tỷ lệ người tham gia BHYT

6 Số phương tiện cập nhật TT

Thảo luận

nhóm

địa

phương

7 Số lần tham gia sinh hoạt CĐ

8 Số tháng được hỗ trợ SX

9 Khoảng cách từ nhà đến trung tâm

3. Bền vững môi trường

1 Tỷ lệ diện tích đất canh tác [48], [84]

2 Tình trạng nguồn nước [59]

3 Cường độ khai thác [59]

[70] 4 Số loài sản phẩm được khai thác

5 Củi thường sử dụng trong năm

6 TL người tham gia tuyên truyền Thảo luận nhóm địa

phương, [81]

Page 173: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

161

7 Số thang hạn hán [48], [51]

4. Bền vững về thể chế, chính sách

1. Các cơ quan địa phương hỗ trợ việc thực hiện thành

công các HĐSK

[28]

2. Các hoạt động sinh kế mà gia đình được hỗ trợ thành

công

Thảo luận nhóm chuyên

gia

3. Vai trò của chính quyền địa phương trong việc

chuyển đổi sinh kế. [58], [28]

4. Chính sách tuyền truyền bảo vệ rừng, bảo vệ môi

trường

5. Giao khoán đất đúng quy định, quy trình

6. Quy trình hoạch định chính sách có sự tham gia của

người dân

[16], [28]

7. C/S và quy định ảnh hưởng phong tục và văn hóa địa

phương

PHỤ LỤC 2: C C BƯỚC MA TR N VỀ PHƯƠNG PH P TRỌNG THEO PHÂN

HẠNG THỨ B C

Phụ lục 2.1. Bảng ma trận ý kiến chiên gia

Chỉ tiêu C1 C2 C3 …. Cm

C1 1 A1 A2 … Am

C2 1/A1 1 B1 … Bm

C3 1/A2 1/B1 1 … Cm

… … … …. 1 Dm

Cm 1/Am 1/Bm 1/Cm 1/Dm 1

Tổng ∑C1 ∑C2 ∑C3 ∑C4 ∑Cm

Trong đó, A1, A2…B2, B2…C1, C2…Cm là các ý kiến của chuyên gia đánh giá các chỉ

tiêu dựa trên thang đánh giá tầm quan trọng.

Phụ lục 2.2. Tỷ lệ về giá trị đánh giá của các chuyên gia

Chỉ

Tiêu

C1 C2 C3 ... Cm Trọng số (Wj)

C1 w11 w21 w31 … wm1

Page 174: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

162

C2 w12 w22 w32 … wm2

C3 w13 w23 w33 … wm3

… … … … … …

Cm w1m w2m w3m … Wmm

Với w11, w12…w1m là tỷ lệ được tính bằng công thức:

Phụ lục 2.3. Chỉ số của từng chỉ tiêu theo trọng số

Chỉ tiêu C1 C2 C3 Cm Chỉ số (Iij)

Trọng số W1 W2 W3 Wm

C1 W1*C11 w2*C21 w3*C31 Wm*Cm1

C2 W1*C12 w2*C22 w3*C32 Wm*Cm2

C3 W1*13 w2*C23 w3*C33 Wm*Cm3

… … … … … …..

Cm W1*C1m w2*C2m w3*C3m Wm*Cmm )

Phụ lục 2.4. Kiểm tra hệ số nhất quán

Chỉ

tiêu

Trọng

số

Tổng trọng

số/Chỉ số

(Iij)

Tỷ trọng/tỷ lệ Lamda

(max) CI RI CR

C1 W1

(ty

trọng/tỷ

lệ)

[Lamda

(max) –

m]/(m-1)

Bảng

chỉ

số

CI/IR

C2 W2

C3 W3

… …

Cm Wm

PHỤ LỤC 3. THỐNG KẾ C C ĐỊA DANH QUY HOẠCH PH T TRIỂN DU LỊCH

TẠI VÙNG ĐỆM THEO

Xã Địa điểm du lịch

Trọng Hóa Làng du lịch: Bản Lòm ; DTTC: La Trọng

Dân Hóa Di tích thắng cảnh: Bản Tà Rà, Cha Lo, Cổng trời, Bãi Dinh

Page 175: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

163

Thượng Hóa - Di tích, thắng cảnh: Ngậm Rinh; Tộc người Rục, Bản Ón

Xuân Trạch - DTTC: Đèo đá Đẻo, Ngã ba Đông Dương; Hang Bệnh Viện, Hang Tỉnh

Ủy; Thác 9 xối; Sân bay Khe Gát

Phúc Trạch - Khu du lịch: Chức Na thuộc thôn 6, Đồng nghén, KDL Chày Lập

- Khu nước khoáng (suối nước nóng và nước mát),

Sơn Trạch

- KDL: Thôn Na, Thôn 3; Hang động: Động Phong Nha; Hang tối; A72;

Hang 36, Hang Xưởng Rượu, Hang Đông Dương; Thác gió; Suối Moọc;

Bến phà Xuân Sơn, Bến Phà Nguyễn Văn Trỗi; Làng du lịch: Làng Hot,

Làng Hồ Ồ

Hưng Trạch - KDL Hưng Trạch; Khe Tĩnh; KDL: Thôn Bồng Lai

Phú Định - Thác Phú Định; Núi U Bò

Tân Trạch - Hang, Động: Động Thiên Đường; Hang Tám TNXP; Hang Én; Hang Y

Tá; Ngầm Trạ Ang; Làng du lịch: Làng Đoòng; Tộc người Arem

Th. Trạch - Cửa khẩu: Cà Roòng

Nguồn: Tổng hợp từ bản đồ và báo cáo của VQG PN-KB [1, 27].

PHỤ LỤC 4: GI TRỊ LỚN NHẤT VÀ NHỎ NHẤT CỦA C C CHỈ TIÊU ĐO

ƯỜNG MỨC ĐỘ BỀN VỮNG

Bảng 4.1. Giá trị Min, Max các chỉ tiêu thuộc nhóm nhân tố kinh tế

Nhóm hộ

Chỉ

tiêu

TN bình quân

lương thực

bình quân

Mức hỗ trợ

Nhà ở

CT sinh hoạt

Khác

Số trâu, bò

của

hộ

Máy móc

SX

Phương tiện

đi lại

số Đ được

đào tạo nghề

Đ có việc

làm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐVT Tr.đ Kg/năm Tr.đ hệ sô Cái con Cái Cái LĐ LĐ14

Nghèo

Min 3 44 4.5 0 0 0 0 0 0 0,3

Max 8,4 186 20 1 2 4 1 1.25 2 0,74

Nhóm hộ thuộc dân tộc kinh

Min 3 57 4,5 0 0 0 0 0 0 0,3

Max 8,4 186 20 1 2 4 1 1,25 2 0,74

Nhóm hộ thuộc dân tộc thiểu số

Min 4 44 4.5 0 0 0 0 0 0 0,3

14 Lao động

Page 176: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

164

Max 7,2 100 20 1 1 2 1 0,75 2 0,65

Cận nghèo

Min 8 51 0 0 0 0 0 0 0 0

Max 12 296 16 1 2 11 3 2 2 6

Nhóm hộ thuộc dân tộc kinh

Min 8 98 0 0 0 0 0 0 0 0

Max 12 296.021 13 1 2 4 3 2 2 4

Nhóm hộ thuộc dân tộc thiểu số

Min 8,5 51 10 0 0 0 0 0 0 1

Max 11 98 16 1 2 11 2 1 2 6

Thoát nghèo

Min 13,25 76.32 0 0 0 0 0 0 0 0

Max 34,75 454.37 10 1 2 4 4 5,5 4 5

Nhóm hộ thuộc dân tộc kinh

Min 13,24 301.9 0 0 1 0 0 0 0 0

Max 34,75 454.37 10 1 2 4 2 3,5 2 4

Nhóm hộ thuộc dân tộc thiểu số

Min 13,7 76,32 3 0 0 0 0 0,75 0 0

Max 21,32 210 7 1 2 2 4 5,5 4 5

Nguồn: dữ liệu khảo sát 2018.

Bảng 4.2. Giá trị Min, Max các chỉ tiêu thuộc nhóm nhân tố xã hội

Nhó

m

hộ

chỉ

tiêu

HV

ch

ủ h

lao

độ

ng

số l

ao đ

ộn

g n

co v

iệc

làm

TL

ng

ườ

i th

am

gia

vao

các

TC

XH

Tỷ

lệ

ng

ườ

i

TG

BH

YT

Số

ph

ươ

ng

tiệ

n

cập

nh

ật T

T

Số

lần

th

am g

ia

SH

/năm

số t

hán

g đ

ượ

c

hỗ

trợ

K/c

từ

nh

à đ

ến

tru

ng

tâm

gần

nh

ất

1 2 3 4 5 6 7 8 9

ĐVT Lớp LĐ LĐ % % Cái lần Tháng Km

Nghèo

Min 0 0 0 0 90 0 1 0 1

Max 16 5 3 100 100 4 3 12 22

Nhóm hộ thuộc dân tộc Kinh

Min 0 0 0 0 90 0 2 0 2

Max 16 4 3 100 100 4 3 12 7

Nhóm hộ thuộc dân tộc thiểu số

Min 0 0 0 0 95 0 1 0 1

Max 14 5 2 100 100 3 3 12 22

Page 177: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

165

Nguồn: dữ liệu khảo sát 2018.

Bảng 4.3. Giá trị Min, Max các chỉ tiêu môi trường

Cận nghèo

Min 0 0 0 0 85 0 0 2 1

Max 16 6 3 85 100 8 5 4 50

Nhóm hộ thuộc dân tộc kinh

Min 0 0 0 40 85 1 1 2 2

Max 16 5 3 85 95 8 5 3 7

Nhóm hộ thuộc dân tộc thiểu số

Min 0 1 0 0 90 0 0 3 1

Max 12 6 2 70 100 7 5 4 50

Thoát nghèo

Min 1 0 0 30 20 2 0 0 0.5

Max 16 6 4 95 100 5 4 12 55

Nhóm hộ thuộc dân tộc kinh

Min 1 0 0 50 37 2 0 0 0.5

Max 16 6 4 95 80 5 4 6 5

Nhóm hộ thuộc dân tộc thiểu số

Min 3 0 0 31 20 2 2 0 2.5

Max 16 6 3 71 100 3 3 12 55

Nhóm hộ

Chỉ

tiêu

đánh

giá

Tỷ lệ/

hệ số dt

đất canh

tác

Tình

trạng

nguồn

nước

Cường

độ khai

thác

TL

người

được

tuyên

truyền

Số

loài sản

phẩm

được

khai thác

Số

tháng

hạn

hán

Mức sử

dụng củi

trong năm

1 2 3 4 5 6 7

ĐVT %/m2 Hệ số Lần % loai thangs Hệ số

Ng

hèo

Min 0 0,25 0 0 0 3 0,5

Max 1 1 20 0,9 5 5 1

Nhóm hộ thuộc dân tộc kinh

Min 0 0,25 0 0 0 3 0,5

Max 1 1 20 0,9 5 4 1

Nhóm hộ thuộc dân tộc thiểu số

Min 0 0,25 0 0 0 3 0,5

Max 1 1 20 0,9 5 5 1

Cận

nghèo

Min 0 0 0 0,25 0 3 0

Max 1 1 24 0,8 5 5 1

Page 178: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

166

Nguồn: Dữ liệu thống kê từ nguồn khảo sát hộ

Bảng 4.4. Giá trị Min, Max các chỉ tiêu thuộc nhóm nhân tố thể chế

Nhóm hộ thuộc dân tộc kinh

Min 0 0 0 0,25 0 3 0

Max 1 1 24 0,8 4 4 1

Nhóm hộ thuộc dân tộc thiểu số

Min 0 0.25 8 0,25 0 3 0,75

Max 1 0.5 12 0,67 5 5 1

Thoát nghèo

Min 0 0.25 0 0,6 0 2 0

Max 1 1 18 1,0 5 4 1

Nhóm hộ thuộc dân tộc kinh

Min 0 0.25 0 0.60 0 2 0

Max 1 1 9 1,0 3 4 1

Nhóm hộ thuộc dân tộc thiểu số

Min 0 0.25 0 0.6 0 3 0

Max 1 0.75 18 0.99 5 4 1

Nhón hộ

Giá trị

Các cơ quan địa

phương hỗ t

rợ v

iệc

thự

c h

iện

thành công

các HĐSK

C

ác

ho

ạt

độn

g s

inh

kế mà gia đình đượ

c

hỗ t

rợ thành công

Vai trò của chính

qu

yền địa phương

tron

g v

iệc

chu

yển

đổi

sin

h kế.

Chính sách tuyền

tru

yền

bảo vệ

rừn

g,

bảo vệ môi trườ

ng

Giao khoán đất đúng

quy định, quy trình

Quy trình hoạch

đin

h &

Qu

y h

oạch

đúng quy địn

h

Cac chính sách và

quy địn

h ảnh hưở

ng

ph

on

g tục và văn

hóa địa phương

1 2 3 4 5 6 7

ĐVT 1-5 1-5 1-5 1-5 1-5 1-5 1-5

Ng

hèo

Min 1 0 1 2 1 1 1

Max 4 3 5 5 5 5 4

Nhóm hộ thuộc dân tộc kinh

Min 1 0 1 2 1 1 1

Max 3 3 5 5 5 5 3

Nhóm hộ thuộc dân tộc thiểu số

Min 2 0 1 2 1 1 1

Max 4 2 5 4 5 4 4

Cận nghèo

Min 2 0 2 2 1 1 1

Max 5 4 5 5 5 5 5

Nhóm hộ thuộc dân tộc kinh

Page 179: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

167

Nguồn: Dữ liệu thống kê từ nguồn khảo sát hộ

PHỤ LỤC 5: CHỈ SỐ THÀNH PHẦN CỦA C C CHỈ TIÊU ĐO ƯỜNG SINH KẾ

BỀN VỮNG

TT Chỉ tiêu Nhóm hộ

nghèo (Wn)

Nhóm hộ cận

nghèo (Wcn)

Nhóm hộ thoát

nghèo (Wt)

1 TN bình quân 0.116 0.116 0.100

2 lương thực bình quân 0.1111 0.107 0.104

3 Mức hỗ trợ (tr.đ) 0.1137 0.121 0.111

4 Nhà ở 0.0867 0.110 0.108

5 Công trình sinh hoạt khác 0.0739 0.081 0.102

6 Số trâu, bò của hộ 0.0942 0.092 0.094

7 Máy móc SX 0.1202 0.076 0.085

8 Phương tiện đi lại 0.1133 0.111 0.106

9 số LĐ được đào tạo nghề 0.0552 0.064 0.082

10 LĐ có việc làm 0.1158 0.122 0.108

11 TĐHV chủ hộ 0.104 0.110 0.116

12 lao động 0.118 0.116 0.115

13 số lao động nữ coviệc làm 0.111 0.112 0.113

14 số người tham gia vao các TCX 0.117 0.116 0.114

Min 2 0 2 2 1 1 1

Max 5 4 5 5 5 5 5

Nhóm hộ thuộc dân tộc thiểu số

Min 2 0 2 2 1 1 1

Max 5 3 5 5 4 5 5

Thoát nghèo

Min 1 1 1 1 2 1 1

Max 5 4 5 4 5 5 4

Nhóm hộ thuộc dân tộc kinh

Min 2 2 2 1 2 1 1

Max 5 4 5 3 5 5 3

Nhóm hộ thuộc dân tộc thiểu số

Min 1 1 1 2 2 1 1

Max 4 3 5 4 5 5 4

Page 180: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

168

H

15 Tỷ lệ người TG BHYT 0.119 0.110 0.115

16 Số phương tiện cập nhật thông

tin 0.102 0.107 0.075

17 Số lần tham gia SH CĐ/năm 0.113 0.114 0.118

18 số tháng được hỗ trợ 0.098 0.099 0.120

19 K/c từ nhà đến TT gần nhất 0.119 0.116 0.114

20 tỷ lệ/hệ số dt đất canh tác 0.173 0.161 0.152

21 Tình trạng nguồn nước 0.138 0.157 0.111

22 Cường độ khai thác 0.168 0.163 0.161

23 TL người tham gia tuyên truyền 0.170 0.154 0.152

24 Số loài sản phẩm được khai thác 0.171 0.148 0.155

25 Số thang hạn hán 0.130 0.150 0.139

26 Củi thường sử dụng trong năm 0.051 0.067 0.130

27

Các cơ quan địa phương hỗ trợ

việc thực hiện thành công các

HĐSK

0.1402 0.145 0.148

28 Các hoạt động sinh kế mà gia

đình được hỗ trợ thành công 0.1465 0.155 0.149

29

Vai trò của chính quyền địa

phương trong việc chuyển đổi

sinh kế. 0.1475

0.137 0.146

30 Chính sách tuyền truyền bảo vệ

rừng, bảo vệ môi trường 0.1513 0.140 0.138

31 Giao khoán đất đúng quy định,

quy trình 0.1367 0.139 0.134

32 Quy trình hoạch đinh & Quy

hoạch đúng quy định 0.1423 0.145 0.142

33

Chính sách và quy định ảnh

hưởng phong tục văn hóa địa

phương

0.1355 0.139 0.144

Page 181: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

169

PHỤ LỤC 6: : KIỂM ĐỊNH CHI BÌNH PHƯƠNG VỀ MỐI QUAN HỆ CỦA CHÍ SỐ

SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH VỚI SỐ HOẠT ĐỘNG SINH KẾ

(1) NHÓM THOÁT NGHÈO

Case Processing Summary

Cases

Valid Missing Total

N Percent N Percent N Percent

HLSI_kinhtethoat *

SoHDSK_thoat 110 62.5% 66 37.5% 176 100.0%

HLSI_xahoithoat *

SoHDSK_thoat 110 62.5% 66 37.5% 176 100.0%

HLSI_moitruongthoat

* SoHDSK_thoat 110 62.5% 66 37.5% 176 100.0%

HLSI_thechethoat *

SoHDSK_thoat 110 62.5% 66 37.5% 176 100.0%

HLSI_kinhtethoat * SoHDSK_thoat

Crosstab

SoHDSK_thoat

Total 1 2 3 4

HLSI_kinh

tethoat

1 Count 0 1 0 0 1

% within HLSI_kinhtethoat .0% 100.0% .0% .0% 100.0%

2 Count 2 25 9 1 37

% within HLSI_kinhtethoat 5.4% 67.6% 24.3% 2.7% 100.0%

3 Count 1 19 9 32 61

% within HLSI_kinhtethoat 1.6% 31.1% 14.8% 52.5% 100.0%

4 Count 0 1 0 10 11

% within HLSI_kinhtethoat .0% 9.1% .0% 90.9% 100.0%

Total Count 3 46 18 43 110

% within HLSI_kinhtethoat 2.7% 41.8% 16.4% 39.1% 100.0%

Chi-Square Tests

Page 182: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

170

Value df

Asymp. Sig. (2-

sided)

Pearson Chi-Square 39.481a 9 .000

Likelihood Ratio 48.838 9 .000

Linear-by-Linear

Association 32.647 1 .000

N of Valid Cases 110

a. 10 cells (62.5%) have expected count less than

5. The minimum expected count is .03.

HLSI_xahoithoat * SoHDSK_thoat

Crosstab

SoHDSK_thoat

Total 1 2 3 4

HLSI_xah

oithoat

2 Count 2 8 2 0 12

% within HLSI_xahoithoat 16.7% 66.7% 16.7% .0% 100.0%

3 Count 1 37 14 32 84

% within HLSI_xahoithoat 1.2% 44.0% 16.7% 38.1% 100.0%

4 Count 0 1 2 11 14

% within HLSI_xahoithoat .0% 7.1% 14.3% 78.6% 100.0%

Total Count 3 46 18 43 110

% within HLSI_xahoithoat 2.7% 41.8% 16.4% 39.1% 100.0%

Chi-Square Tests

Value df

Asymp. Sig.

(2-sided)

Pearson Chi-Square 25.893a 6 .000

Likelihood Ratio 27.105 6 .000

Linear-by-Linear

Association 20.568 1 .000

N of Valid Cases 110

Page 183: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

171

Chi-Square Tests

Value df

Asymp. Sig.

(2-sided)

Pearson Chi-Square 25.893a 6 .000

Likelihood Ratio 27.105 6 .000

Linear-by-Linear

Association 20.568 1 .000

a. 6 cells (50.0%) have expected count less than 5. The

minimum expected count is .33.

HLSI_moitruongthoat * SoHDSK_thoat

Crosstab

SoHDSK_thoat

Total 1 2 3 4

HLSI_

moitru

ongtho

at

1 Count 0 4 1 0 5

% within LSI_moitruongthoat .0% 80.0% 20.0% .0% 100.0%

2 Count 1 20 6 1 28

% within LSI_moitruongthoat 3.6% 71.4% 21.4% 3.6% 100.0%

3 Count 1 13 4 13 31

% within LSI_moitruongthoat 3.2% 41.9% 12.9% 41.9% 100.0%

4 Count 1 8 5 23 37

% within LSI_moitruongthoat 2.7% 21.6% 13.5% 62.2% 100.0%

5 Count 0 1 2 6 9

% within LSI_moitruongthoat .0% 11.1% 22.2% 66.7% 100.0%

Total Count 3 46 18 43 110

% within LSI_moitruongthoat 2.7% 41.8% 16.4% 39.1% 100.0%

Chi-Square Tests

Value df

Asymp. Sig.

(2-sided)

Pearson Chi-Square 32.659a 12 .001

Likelihood Ratio 40.160 12 .000

Page 184: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

172

Linear-by-Linear

Association 26.180 1 .000

N of Valid Cases 110

a. 12 cells (60.0%) have expected count less than 5. The

minimum expected count is .14.

HLSI_thechethoat * SoHDSK_thoat

Crosstab

SoHDSK_thoat

Total 1 2 3 4

HLSI_t

hecheth

oat

2 Count 0 17 5 5 27

% within HLSI_thechethoat .0% 63.0% 18.5% 18.5% 100.0%

3 Count 3 26 9 21 59

% within HLSI_thechethoat 5.1% 44.1% 15.3% 35.6% 100.0%

4 Count 0 3 4 17 24

% within HLSI_thechethoat .0% 12.5% 16.7% 70.8% 100.0%

Total Count 3 46 18 43 110

% within HLSI_thechethoat 2.7% 41.8% 16.4% 39.1% 100.0%

Chi-Square Tests

Value df

Asymp. Sig.

(2-sided)

Pearson Chi-Square 19.901a 6 .003

Likelihood Ratio 22.053 6 .001

Linear-by-Linear

Association 14.162 1 .000

N of Valid Cases 110

NHÓM C N NGHÈO

Case Processing Summary

Cases

Page 185: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

173

Valid Missing Total

N Percent N Percent N Percent

HLSI_kinhte *

SO_hdsk 110 62.5% 66 37.5% 176 100.0%

HLSI_xahoi * SO_hdsk 110 62.5% 66 37.5% 176 100.0%

HLSI_moitruong *

SO_hdsk 110 62.5% 66 37.5% 176 100.0%

HLSI_Theche *

SO_hdsk 110 62.5% 66 37.5% 176 100.0%

HLSI_kinhte * SO_hdsk

Crosstab

SO_hdsk

Total 1 2 3 4

HLSI_

kinhte

1 Count 3 14 1 0 18

% within

HLSI_kinhte 16.7% 77.8% 5.6% .0% 100.0%

2 Count 2 31 7 1 41

% within

HLSI_kinhte 4.9% 75.6% 17.1% 2.4% 100.0%

3 Count 0 12 29 10 51

% within

HLSI_kinhte .0% 23.5% 56.9% 19.6% 100.0%

Total Count 5 57 37 11 110

% within

HLSI_kinhte 4.5% 51.8% 33.6% 10.0% 100.0%

Chi-Square Tests

Value df

Asymp. Sig.

(2-sided)

Pearson Chi-Square 47.437a 6 .000

Likelihood Ratio 51.930 6 .000

Linear-by-Linear

Association 37.545 1 .000

Page 186: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

174

Crosstab

SO_hdsk

Total 1 2 3 4

HLSI_

kinhte

1 Count 3 14 1 0 18

% within

HLSI_kinhte 16.7% 77.8% 5.6% .0% 100.0%

2 Count 2 31 7 1 41

% within

HLSI_kinhte 4.9% 75.6% 17.1% 2.4% 100.0%

3 Count 0 12 29 10 51

% within

HLSI_kinhte .0% 23.5% 56.9% 19.6% 100.0%

Total Count 5 57 37 11 110

N of Valid Cases 110

HLSI_xahoi * SO_hdsk

Crosstab

SO_hdsk Total

1 2 3 4

HLSI_

Xahoi

1 Count 0 1 0 0 1

%within HLSI_xahoi .0% 100.0% .0% .0% 100.0%

2 Count 3 11 1 0 15

%within HLSI_xahoi 20.0% 73.3% 6.7% .0% 100.0%

3 Count 2 40 33 9 84

%within HLSI_xahoi 2.4% 47.6% 39.3% 10.7% 100.0%

4 Count 0 5 3 2 10

%within HLSI_xahoi .0% 50.0% 30.0% 20.0% 100.0%

Total Count 5 57 37 11 110

%within HLSI_xahoi 4.5% 51.8% 33.6% 10.0% 100.0%

Chi-Square Tests

Page 187: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

175

Value df

Asymp. Sig.

(2-sided)

Pearson Chi-Square 18.387a 9 .031

Likelihood Ratio 18.478 9 .030

Linear-by-Linear

Association 9.924 1 .002

N of Valid Cases 110

HLSI_moitruong * SO_hdsk

Crosstab

SO_hdsk

Total 1 2 3 4

HLSI_moit

ruong

2 Count 4 16 1 0 21

% within HLSI_moitruong 19.0% 76.2% 4.8% .0% 100.0%

3 Count 1 25 14 2 42

% within HLSI_moitruong 2.4% 59.5% 33.3% 4.8% 100.0%

4 Count 0 16 19 5 40

% within HLSI_moitruong .0% 40.0% 47.5% 12.5% 100.0%

5 Count 0 0 3 4 7

% within HLSI_moitruong .0% .0% 42.9% 57.1% 100.0%

Total Count 5 57 37 11 110

% within HLSI_moitruong 4.5% 51.8% 33.6% 10.0% 100.0%

Chi-Square Tests

Value df Asymp. Sig.

(2-sided) Pearson Chi-Square 46.608a 9 .000

Likelihood Ratio 44.766 9 .000

Linear-by-Linear

Association

33.097 1 .000

N of Valid Cases 110

HLSI_Theche * SO_hdsk

Crosstab

Page 188: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

176

SO_hdsk Total 1 2 3 4

HLSI

_The

che

1 Count 1 0 0 0 1

% within LSI_Theche 100.0% .0% .0% .0% 100.0%

2 Count 2 11 4 0 17

% within HLSI_Theche 11.8% 64.7% 23.5% .0% 100.0%

3 Count 2 36 24 2 64

% within HLSI_Theche 3.1% 56.2% 37.5% 3.1% 100.0%

4 Count 0 10 9 8 27

% within HLSI_Theche .0% 37.0% 33.3% 29.6% 100.0%

5 Count 0 0 0 1 1

% within HLSI_Theche .0% .0% .0% 100.0% 100.0%

Total Count 5 57 37 11 110

% within HLSI_Theche 4.5% 51.8% 33.6% 10.0% 100.0%

Chi-Square Tests

Value df

Asymp. Sig.

(2-sided)

Pearson Chi-Square 51.316a 12 .000

Likelihood Ratio 32.095 12 .001

Linear-by-Linear

Association 20.813 1 .000

N of Valid Cases 110

NHÓM NGƯỜI NGHÈO

Case Processing Summary

Cases

Valid Missing Total

N Percent N Percent N Percent

HSLI_kinhtengheo *

SoHDSKngheo 110 62.5% 66 37.5% 176 100.0%

Page 189: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

177

HSLI_xahoingheo *

SoHDSKngheo 110 62.5% 66 37.5% 176 100.0%

HSLI_moitruongngheo

* SoHDSKngheo 110 62.5% 66 37.5% 176 100.0%

HSLI_thechengheo *

SoHDSKngheo 110 62.5% 66 37.5% 176 100.0%

HSLI_kinhtengheo * SoHDSKngheo

Crosstab

SoHDSKngheo

Total 1 2 3 4

HSLI_kinht

engheo

1 Count 1 0 0 0 1

% within HSLI_kinhtengheo 100.0% .0% .0% .0% 100.0%

2 Count 0 53 2 0 55

% within HSLI_kinhtengheo .0% 96.4% 3.6% .0% 100.0%

3 Count 0 13 20 5 38

% within HSLI_kinhtengheo .0% 34.2% 52.6% 13.2% 100.0%

4 Count 0 1 11 4 16

% within HSLI_kinhtengheo .0% 6.2% 68.8% 25.0% 100.0%

Total Count 1 67 33 9 110

% within HSLI_kinhtengheo .9% 60.9% 30.0% 8.2% 100.0%

Chi-Square Tests

Value df

Asymp. Sig.

(2-sided)

Pearson Chi-Square 1.721E2a 9 .000

Likelihood Ratio 84.451 9 .000

Linear-by-Linear

Association 54.692 1 .000

N of Valid Cases 110

HSLI_xahoingheo * SoHDSKngheo

Page 190: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

178

Crosstab

SoHDSKngheo

Total 1 2 3 4

HSLI_xah

oingheo

2 Count 1 30 3 1 35

% within HSLI_xahoingheo 2.9% 85.7% 8.6% 2.9% 100.0%

3 Count 0 35 28 4 67

% within HSLI_xahoingheo .0% 52.2% 41.8% 6.0% 100.0%

4 Count 0 2 2 4 8

% within HSLI_xahoingheo .0% 25.0% 25.0% 50.0% 100.0%

Total Count 1 67 33 9 110

% within HSLI_xahoingheo .9% 60.9% 30.0% 8.2% 100.0%

Chi-Square Tests

Value df

Asymp. Sig.

(2-sided)

Pearson Chi-

Square 35.440

a 6 .000

Likelihood Ratio 28.650 6 .000

Linear-by-Linear

Association 21.166 1 .000

N of Valid Cases 110

HSLI_moitruongngheo * SoHDSKngheo

Crosstab

SoHDSKngheo

Total 1 2 3 4

HSLI_

moitru

ongng

heo

2 Count 1 37 1 0 39

% within SLI_moitruongngheo 2.6% 94.9% 2.6% .0% 100.0%

3 Count 0 18 13 3 34

% within SLI_moitruongngheo .0% 52.9% 38.2% 8.8% 100.0%

4 Count 0 12 17 5 34

Page 191: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

179

% within SLI_moitruongngheo .0% 35.3% 50.0% 14.7% 100.0%

5 Count 0 0 2 1 3

% within SLI_moitruongngheo .0% .0% 66.7% 33.3% 100.0%

Total Count 1 67 33 9 110

% within SLI_moitruongngheo .9% 60.9% 30.0% 8.2% 100.0%

Chi-Square Tests

Value df

Asymp. Sig.

(2-sided)

Pearson Chi-Square 38.779a 9 .000

Likelihood Ratio 47.798 9 .000

Linear-by-Linear

Association 32.376 1 .000

N of Valid Cases 110

HSLI_thechengheo * SoHDSKngheo

Crosstab

SoHDSKngheo

Total 1 2 3 4

HSLI_

thechen

gheo

2 Count 1 22 6 0 29

% within HSLI_thechengheo 3.4% 75.9% 20.7% .0% 100.0%

3 Count 0 34 20 4 58

% within HSLI_thechengheo .0% 58.6% 34.5% 6.9% 100.0%

4 Count 0 11 7 5 23

% within HSLI_thechengheo .0% 47.8% 30.4% 21.7% 100.0%

Total Count 1 67 33 9 110

% within HSLI_thechengheo .9% 60.9% 30.0% 8.2% 100.0%

Chi-Square Tests

Value df

Asymp. Sig.

(2-sided)

Pearson Chi-Square 13.438a 6 .037

Page 192: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

180

Likelihood Ratio 14.120 6 .028

Linear-by-Linear

Association 9.678 1 .002

N of Valid Cases 110

PHỤ LỤC 7. MA TR N SO S NH VỀ Ý KIẾN Đ NH GI CHỈ TIÊU

Sau khi thực hiện tổng hợp ý kiến theo công thức bình quân nhân, bảng ma trận so sánh chỉ

tiêu như sau:

Phụ lục 7.1. Ý kiến đánh giá các chỉ tiêu sinh kế bền vững đối với nhóm hộ nghèo

Bảng 1 . Ma trận ý kiến về tiêu chí kinh tế thuộc nhóm hộ nghèo

Chỉ tiêu TNB

Q

LTB

Q

Mức

hỗ trợ

Nhà

CT XD

khác

Số gia

súc

Máy

móc SX

Phương

tiện đi

lại

được

ĐT

nghề

LĐ có

việc

làm

1.TNBQ 1 0,5 0,5 0,2 0,12 0,33 0,5 0,2 0,33 1

2.LTBQ 2 1 0.5 0.33 0,17 1 2 0,25 0,5 3

3. Mức hỗ

trợ 2 2 1 0.33 0,33 5 3 3 0,5 7

4. Nhà ở 5 3 3 1 0,20 3 5 4 0,5 3

5. CT XD

khác 8.59 6 3 5 1,00 5 6 4 3 5

6. Số gia

súc 3 1 0,2 0,33 0,20 1 1 0,33 0,33 3

7. Máy

móc SX 2 0,5 0,33 0,2 0,17 1 1 0,33 0,33 2

8. PT đi lại 5 4 0,33 0,25 0,25 3 3 1 2 3

9. Số LĐ

ĐT nghề 3 2 2 2 0,33 3 3 0.5 1 3

10. LĐ có

việc làm 1 0,33 0,14 0,33 0,2 0,33 0,5 0,33 0,33 1

Tổng 32,5

9 20,33 11,01 9,98 2,97 22,67 25 13,95 8,83 31

Trọng số 0,02

8 0,054 0,123

0,15

1 0,292 0,050 0,04 0,114 0,118 0,029

Page 193: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

181

Bảng 2. Ma trận ý kiến về tiêu chí xã hội thuộc nhóm hộ nghèo

Chỉ tiêu TĐV

H chủ

hộ LĐ

Số LĐ

có việc

làm

Số người

TG các

TCXH

TL

người

tham gia

BHYT

Số PT

cập

nhật

TT

Số lần

tham

gia

SHC

Đ

Số

tháng

được

hỗ trợ

K/c từ

nhà

đến

TT

1. TĐVH chủ

hộ 1,00 2,93 3,57 1,15 2,70 1,38 2,5 3,29 1,78

2. LĐ 0,34 1,00 2,40 1,00 0,44 0,50 0,33 0,53 0,30

3. LĐ có việc

làm 0,27 0,42 1,00 0,87 0,33 0,25 0,44 0,25 0,50

4.Số người TG

TCXH 0,87 1,00 1,15 1,00 1,89 2,10 0,66 3.73 1,64

5. Tl người

tham gia

BHYT 0,37 2,17 3,00 0,53 1,00 0,50 0,44 2,55 0,44

6. Số PT cập

nhật TT 0,72 2,00 3,78 0,48 2,00 1,00 0,33 0,50 0,49

7. Số lần TG

SHCĐ 0,49 3,00 2,17 1,43 3,57 1,93 1,00 2.93 1,89

8. Số tháng

được hỗ trợ 0,30 1,89 3,94 0.27 0,39 2,00 0,34 1,00 0,33

9. K/c từ nhà

đến trung tâm 0,56 3,37 2,00 0,61 2,30 2,05 0,53 3,00 1,00

TỔNG 4,93

17,7

7 23,00 7,33 14,61 11,71 6,11 17,78 8,37

Trọng số (Wj) 0,19 0,06 0,05 0,14 0,09 0,09 0,17 0,08 0,13

Bảng 3. Ma trận ý kiến về tiêu chí môi trường thuộc nhóm hộ nghèo

Chỉ tiêu

Tỷ lệ

DT đất

canh

tác

Tình

trạng

nguồn

nước

Cường

độ

khai

thác

TL người

tham gia

tuyên

truyền

Số loài

SP

được

khai

thác

Số

tháng

hạn hán

Mức sử

dụng củi đốt

của hộ

1, Tỷ lệ DT đất

canh tác 1 2 0,5 0,33 0,33 2 0,57

2, Tình trạng

nguồn nước 0,5 1 0,36 0,33 0,28 0,28 0,26

Page 194: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

182

3, Cường độ

khai thác 2 2,77 1 2,0 1 2,77 0,25

TL người tham

gia tuyên

truyền

3 3 0,5 1 2 2 0,5

4, Số loài SP

được khai thác 3 3,57 1 0,5 1 3 0,33

5, Số tháng hạn

hán 0,5 3,57 0,36 0,5 0,33 1 0,14

6, Mức sử

dụng củi đốt

của hộ

1,74 3,78 4 2 3 7 1

Tổng 11,74 19,67 7,72 6,67 7,95 18,05 3,07

Trọng số 0,09 0,05 0,16 0,16 0,15 0,07 0,32

Nguồn: Tổng hợp ý kiến chuyên gia.

Bảng 4. Ma trận ý kiến tiêu chí thể chế chính sách nhóm hộ nghèo

Chỉ tiêu

CQ địa

phương

hỗ trợ

thực hiện

HĐSK

HĐSK

được

hỗ trợ

thành

công

Vai trò của

CQ địa

phương

trong việc

chuyển đổi

SK

C/s

tuyên

truyề

n

BVM

T

Giao

khoán

đất

đúng

QH

xây

dựng

hợp lý

CS ảnh

hưởng đến

Phong tục

và văn hóa

địa phương

1.CQ địa phương hỗ

trợ thực hiện các

HĐSK

1 2,93 0,66 0,55 0,30 0,53 0,50

2. HĐSK được hỗ

trợ thành công 0,34 1 0,50 0,35 0,25 1,48 0,19

3. Vai trò của CQ

địa phương trong

việc chuyển đổi SK

1,52 2 1 1,74 0,80 2,61 0,43

4. C/S tuyên truyền

BV MT 1,82 2,83 0,48 1 1,32 2,35 0,32

5. Giao khoán đất

đúng QĐ 3,37 4 1,25 0,76 1 2,55 0,22

6. QH xây dựng hợp

lý 0,98 0,68 0,38 0,43 0,39 1 0,18

Page 195: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

183

7. CS phát triển AH

đến Phong tục và

văn hóa địa phương

2 5,16 2,35 3,09 4,48 5,71 1

Tổng 11,04 18,6 6,62 7,91 8,54 16,22 2,84

Trọng số 0,09 0,06 0,15 0,13 0,17 0,06 0,35

Nguồn: Tổng hợp ý kiến chuyên gia.

Phụ lục 7.2. Ý kiến đánh giá các chỉ tiêu sinh kế bền vững đối với nhóm hộ cận nghèo

Bảng 1. Ma trận ý kiến về tiêu chí kinh tế thuộc nhóm cận nghèo

Chỉ tiêu TNBQ LTBQ Mức hỗ

trợ Nhà ở

CT

XD

khác

Số gia

súc

Máy

móc

SX

Phương

tiện đi

lại

được

ĐT

nghề

LĐ có

việc

làm

1.TNBQ 1 0,33 0,17 0,17 0,13 0,30 1,40 0,21 0,26 0,36

2.LTBQ 2,99 1 0,33 0,28 0,15 0,87 1 0,14 0,27 1

3. Mức hỗ

trợ 5,72 3 1 0,46 0,30 5,97 3,74 2,10 0,50 7,74

4. Nhà ở 5,72 3,55 2,17 1 0,11 3 5 4 1 1

5. CT XD

khác 7,74 6,51 3,32 9 1 7,74 8,79 4 5,35 7,95

6. Số gia

súc 3,32 1,15 0,17 0,33 0,13 1 1 0,33 0,33 0,33

7. Máy

móc SX 0,72 1 0,27 0,20 0,11 1 1 0,33 0,36 2,40

8. PT đi lại 4,51 5,91 0,42 0,41 0,24 3 2,77 1 0,42 1,72

9. Số LĐ

ĐT nghề 3,57 3 1,74 1,15 0,20 3 2,55 2,41 1 3,32

10. LĐ có

việc làm 2,55 0,28 0,44 0,72 0,13 1,63 0,38 0,90 0,30 1

Tổng 37.84 25.73 10.03 13.73 2.50 27.51 27.63 15.42 9.80 26.83

Trọng số 0.02 0.04 0.13 0.13 0.35 0.04 0.04 0.09 0.11 0.04

Nguồn: Tổng hợp ý kiến chuyên gia.

Bảng 2. Ma trận ý kiến về tiêu chí xã hội thuộc nhóm hộ cận nghèo

Page 196: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

184

Chỉ tiêu TĐVH

chủ hộ

Lao

động

LĐ có

việc

làm

Số

người

TG các

TCXH

TL

người

TG

BHYT

Số PT

cập

nhật

TT

Số lần

tham

gia

SHCĐ

Số

tháng

được

hỗ trợ

K/c từ

nhà đến

TT

1. TĐVH chủ

hộ 1 1,84 5,35 1,38 3,32 1,38 3 4,78 2

2. Lao động 0,54 1 5 0,33 0,50 2,35 0,25 0,46 0,26

3. LĐ có việc

làm 0,19 0,20 1 0,16 0,25 0,30 0,23 0,33 0,20

4.Số người TG

TCXH 0,72 3 6,12 1 2 3 0,50 5 3

5. Tl người

tham gia

BHYT 0,30 2 3,96 0,50 1 0,50 0,25 3 0,29

6. Số PT cập

nhật TT 0,72 0,5 3,37 0,33 2 1 0,33 0,25 0,50

7. Số lần TG

SHCĐ 0,33 4 4,38 2 3 3 1 3 2

8. Số tháng

được hỗ trợ 0,21 2,17 3 0,20 0,33 0,33 0,33 1 0,33

9. K/c từ nhà

đến trung tâm 0,50 3,78 4,92 0,20 3 1 0,50 3 1

TỔNG 4,52 18,49 37,09 6,11 15,41 12,86 6,39 20,83 9,59

Trọng số (Wj) 0.21 0,07 0,02 0,18 0,08 0,07 0,19 0,05 0,12

Nguồn: Tổng hợp ý kiến chuyên gia.

Bảng 3. Ma trận ý kiến về tiêu chí môi trường thuộc nhóm hộ cận nghèo

Chỉ tiêu

TL

DT

đất

canh

tác

Tình

trạng

nguồn

nước

Cường

độ khai

thác

TL

người

TG

tuyên

truyền

Số loài

SPNG

khai

thác

Số

tháng

hạn hán

Mức sử

dụng củi

đốt của hộ

1. Tỷ lệ DT đất

canh tác 1 2 0,50 1 0,5 3 1

2. Tình trạng

nguồn nước 0,50 1 1 0,33 0,33 3,78 0,20

Page 197: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

185

3. Cường độ

khai thác 2 1 1 2 1 3 0,25

4. TL người

tham gia tuyên

truyền

1 3 0,50 1 2 2 0,50

5. Số loài SP

được khai thác 2 3 1 0,50 1 3 0,33

6. Số tháng hạn

hán 0,33 0,26 0,33 0,50 0,33 1 0,18

7. Mức sử

dụng củi đốt

của hộ

1 5 4 2 3 5,5 1

TỔNG 7,83 15,26 8,33 7.33 8.17 21.28 3,47

Trọng số 0,14 0,08 0,15 0.14 0.14 0.04 0,3

Nguồn: Tổng hợp ý kiến chuyên gia.

Bảng 4. Ma trận ý kiến về tiêu chí thể chế chính sách thuộc nhóm cận nghèo

Chỉ tiêu

CQ địa

phương

hỗ trợ

thực

hiện

HĐSK

HĐSK

được

hỗ trợ

thành

công

Vai trò

của CQ

địa

phương

trong việc

chuyển

đổi SK

C/s

tuyên

truyền

BVMT

Giao

khoán

đất

đúng

QH xây

dựng

hợp lý

CS ảnh

hưởng đến

Phong tục và

văn hóa địa

phương

1.CQ địa phương hỗ

trợ thực hiện các

HĐSK

1 2 0,5 1 0,5 3 1

2. HĐSK được hỗ

trợ thành công 0,50 1 1 0,33 0,33 3,78 0,20

3. Vai trò của CQ

địa phương trong

việc chuyển đổi SK

2 1 1 2 1 3 0,25

4. C/S tuyên truyền

BV MT 1 3 0,50 1 2 2 0,50

5. Giao khoán đất

đúng QĐ 2 3 1 0,50 1 3 0,33

6. QH xây dựng hợp

lý 0,33 0,26 0,33 0,50 0,33 1 0,18

Page 198: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

186

7. CS phát triển AH

đến Phong tục và

văn hóa địa phương

1 5 4 2 3 5,50 1

TỔNG 7,83 15,26 8,33 7,33 8,17 21,28 3,47

Trọng số 0,14 0,08 0,15 0,14 0,14 0,04 0,30

Nguồn: Tổng hợp ý kiến chuyên gia.

Phụ lục 7.3. Ý kiến đánh giá các chuyên gia đối với nhóm hộ thoát nghèo

Bảng 1. Ma trận ý kiến về tiêu chí kinh tế thuộc nhóm hộ thoát nghèo

Chỉ tiêu TNBQ LTBQ Mức

hỗ trợ Nhà ở

CT

XD

khác

Số

gia

súc

Máy

móc

SX

Phương

tiện đi

lại

LĐ được

ĐT nghề

LĐ có

việc làm

1.TNBQ 1 0,46 0,19 0,20 0,33 0,33 2 0,20 0,25 0,33

2.LTBQ 2,17 1 0,33 0,33 0,16 1 1 0,14 0,33 1

3. Mức hỗ

trợ 5,35 3 1 0,50 0,33 6 3 3 0,50 7

4. Nhà ở 5 3 2 1 0,50 3 5 4 1 1

5. CT XD

khác 3 6,36 3 2 1 3 6,55 4 5 5

6. Số gia

súc 3 1 0,17 0,33 0,33 1 1 0,33 0,33 0,33

7. Máy

móc SX 0,5 1 0,33 0,20 0,15 1 1 0,33 0,33 2

8. PT đi lại 5 7 0,33 0,25 0,25 3 3 1 0,33 1

9. Số LĐ

ĐT nghề 4 3 2 1 0,20 3 3 3 1 3

10. LĐ có

việc làm 3 1 0,14 1 0,20 3 0,5 1 0,33 1

Tổng 32,02 26,82 9,49 6,81 3,45 24,33 26,05 17 9,4 21,66

Trọng số 0,034 0,040 0,147 0,147 0,260 0,044 0,039 0,094 0,131 0,063

Nguồn: Tổng hợp ý kiến chuyên gia.

Bảng 2. Ma trận ý kiến về các chỉ tiêu xã hội nhóm hộ thoát nghèo

Chỉ tiêu TĐV

H chủ

hộ LĐ

Số

LĐ có

việc

làm

Số người

TG các

TCXH

TL người

TG

BHYT

Số PT

cập

nhật

TT

Số lần

tham

gia

SHC

Số

tháng

được

hỗ

K/c từ

nhà

đến

TT

Page 199: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

187

Đ trợ

1. TĐVH chủ

hộ 1 0,5 3 1 2 1 0,33 0,33 2

2. Lao động 2 1 5 0,33 2 0,5 0,25 0,25 3

3. LĐ có việc

làm 0,33 0,2 1 0,14 0,33 0,33 0,17 0,33 0,2

4.Số người TG

TCXH 0,5 3 7 1 2 3 0,50 0,50 3

5. Tl người

tham gia

BHYT

0,33 0,5 3 0,5 1 0,5 0,33 0,50 0,5

6. Số PT cập

nhật TT 1 2 3 0,33 2 1 0,25 0,25 1

7. Số lần TG

SHCĐ 3 4 6 2 3 4 1 0,5 2

8. Số tháng

được hỗ trợ 3 4 2 0,2 2 4 2 1 2

9. K/c từ nhà

đến trung tâm 0,5 0,33 5 0,2 2 1 0,50 0,5 1

TỔNG 11,67 15,53 35 5,71 16,33 15,33 5,33 4,17 14,7

Trọng số (Wj) 0.09 0.1 0.03 0,15 0,06 0.08 0.21 0.19 0,08

Bảng 3. Ma trận ý kiến về các chỉ tiêu môi trường nhóm thoát nghèo

Chỉ tiêu

TL DT

đất

canh tác

Tình trạng

nguồn

nước

Cường

độ khai

thác

TL người

TG tuyên

truyền

Số loài

SPNG

khai thác

Số

tháng

hạn hán

Mức sử

dụng củi

đốt của hộ

1. Tỷ lệ DT đất

canh tác 1 3 4 2 2 3 0,33

2. Tình trạng nguồn

nước 0,33 1 0,50 0,22 0,33 0,50 0,22

3. Cường độ khai

thác 0,25 2 1 0,33 0,33 3 0,25

4. TL người tham

gia tuyên truyền 0,50 4,57 3 1 2 3 0,50

Page 200: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

188

5. Số loài SP được

khai thác 0,50 3 3 0,50 1 2 0,33

6. Số tháng hạn hán 0,33 2 0,33 0,33 0,50 1 0,21

7. Mức sử dụng củi

đốt của hộ 3 4,57 4 5 3 4,78 1

TỔNG 5,92 20,15 15,83 9,39 9,17 17,28 2,84

Trọng số 0,18 0,04 0,08 0,17 0,12 0,06 0,35

Nguồn: Tổng hợp ý kiến chuyên gia.

Bảng 4. Ma trận ý kiến về so sánh các chỉ tiêu thể chế chính sách thuộc nhóm hộ thoát

nghèo

Chỉ tiêu

CQ địa

phương hỗ

trợ thực

hiện HĐSK

HĐSK

được

hỗ trợ

thành

công

Vai trò của

CQ địa

phương trong

việc chuyển

đổi SK

C/s

tuyên

truyền

BVM

T

Giao

khoá

n đất

đúng

QH xây

dựng

hợp lý

CS ảnh

hưởng đến

văn hóa địa

phương

1.CQ địa phương

hỗ trợ thực hiện

các HĐSK

1 0,89 1,74 0,42 0,48 1,26 1,32

2. HĐSK được

hỗ trợ thành công 1,12 1 1,74 1,75 0,25 0,80 0,39

3. Vai trò của CQ

địa phương trong

việc chuyển đổi

SK

0,57 0,57 1 1 0,36 2,40 0,80

4. C/S tuyên

truyền BV MT 2,40 0,57 1 1 0,57 3 0,68

5. Giao khoán đất

đúng QĐ 2,10 4 2,77 1,74 1 2 0,72

6. QH xây dựng

hợp lý 0,79 1,25 0,42 0,33 0,50 1 0,23

7. CS phát triển

AH đến Phong

tục và văn hóa

địa phương

0,76 2,57 1,25 1,48 1,38 4,34 1

TỔNG 8,75 10,85 9,91 7,71 4,54 14,80 5,14

Trọng số 0,12 0,12 0,11 0,15 0,23 0,07 0,20

Page 201: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

189

Nguồn: Tổng hợp ý kiến chuyên gia.

PHỤ LỤC 8: MỘT SỐ TÀI SẢN CHỦ YẾU CỦA VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA

PNKB

1_Cơ sở hạ tầng

TT

Chỉ tiêu

xã có

chợ

số

thôn

nhà

văn

hóa

Số

thôn

bản có

trường

, lớp

mẫu

giáo

nhà

văn

hóa

Số

thôn,b

ản có

đường

xe ô tô

tới xã

số km

đường

trục xã,

thôn, ngõ,

xóm được

bê tông

hóa hoặc

rải đá

Số

thôn,

bản có

hệ

thống

loa

truyền

thanh

Số xã

trạm

y tế

xây

dựng

kiên

cố

Tỷ lệ

chiều

dài

kênh

mươn

g được

kiến

cô hóa

chợ Thôn thôn thôn km Th ôn

1 Xã Dân Hóa 2 11 12 0 13 74/79 0 1 1/1

2 Xã Trọng Hoá 0 6 18 0 10 20,5/89,5 0 1 0

3 Xã Hóa Sơn 0 4/5 3 0 5 20/43,6 0 1 0/0

4 Xã Trung Hóa 1 10 4 1 10 64,6/95,7 0 1 ¾

5 Xã Thượng Hóa 0 10 10 0 10 24,5/33,7 0 1 4/4

6 Xã Xuân Trạch 1 10 3 0 10/10 49,2/100 10 1 2/7

7 Xã Phúc Trạch 1 12 6 0 12 9/138,4 12 1 15/21

8 XãThượng Trạch 0 0 3 0 8 20/29 0 0 0/2

9 Xã Hưng Trạch 2 18 3 1 18 19,4/1

36,8

18 1 17/50

10 Xã Sơn Trạch 3 8/10 9 0 8/10 60,6/120,

6

9 1 20/25

11 Xã Phú Định 2 9 1 0 9 26,6/59 9 1 ½

12 Xã Tân Trạch 0 1 1 1 1 10/47 1 1 0/0

13 Xã Trường Sơn 1 20 10 1 11 113/330 9/20 1 2/7

Tỷ lệ 61,5 77,3 53,9 30,

8 81,17

40,31 59,06 92.3 52,8

2_Vệ sinh môi trường

Page 202: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

190

dTT

Chỉ tiêu

xã có thu

gom rác thải

sinh hoạt

số thôn tổ chức

thu gom rác thải

Số thôn có công

trình nước sạch

tập trung

Thôn Thôn

1 Xã Dân Hóa 0 0 0

2 Xã Trọng Hoá 0 0 4

3 Xã Hóa Sơn 0 0 1

4 Xã Trung Hóa 0 0 0

5 Xã Thượng Hóa 0 0 4

6 Xã Xuân Trạch 1 10 2

7 Xã Phúc Trạch 1 4 0

8 Xã Thượng Trạch 0 0 4

9 Xã Hưng Trạch 1 18 0

10 Xã Sơn Trạch 1 10 1

11 Xã Phú Định 0 0 0

12 Xã Tân Trạch 0 0 0

13 Xã Trường Sơn 1 14 8

Vùng đệm 5 56 24

Tỷ lệ 38,46 36,36 15,58

3_Hỗ trợ từ chương trình, chính sách

TT

Chỉ tiêu

Số người than

gia tập huấn

chương trình,

dự án

Số người than

gia đào tạo

chương trình,

dự án

Số hộ được

hỗ trợ xây

dựng, sửa

chữa nhà ở

Số chương

trình dự án

hỗ trợ sản

xuất

Người Người Hộ CT/DA

1 Xã Dân Hóa 30 0 20

2 Xã Trọng Hoá 15 35 30

3 Xã Hóa Sơn 0 0 10

4 Xã Trung Hóa 40 0 30

5 Xã Thượng Hóa 90 0 30

Page 203: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

191

6 Xã Xuân Trạch 360 0 30

7 Xã Phúc Trạch 100 0 10

8 Xã Thượng

Trạch 100 0 10

9 Xã Hưng Trạch 350 405 6

10 Xã Sơn Trạch 130 120 100

11 Xã Phú Định 150 0 5

12 Xã Tân Trạch 149 0 10

13 Xã Trường Sơn 220 0 30

Vùng đệm 1734 560 321

Tỷ lệ 4,2 1,4 1,8

Page 204: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

192

PHỤ LỤC 10. PHIẾU ĐIỀU TRA SINH KẾ BỀN VỮNG HỘ CƯ DÂN VÙNG ĐỆM

PHIẾU ĐIỀU TRA SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH

Nghèo 1; Cận nghèo 2; Trung bình – khá 3

I. THÔNG TIN CHUNG

1.1. Thông tin về người được phỏng vấn:

- Họ tên của người được phỏng vấn…………………..………….........Giới tính .................

- Địa chỉ: thôn/bản…………………………..xã…………………………Dân tộc ...............

- Vai trò của người được phỏng vấn trong giai đình (chủ hộ, con, vợ...) ..............................

- Trình độ học vấn (lớp/chuyên môn) ....................................................................................

- Chức vụ tổ chức, đoàn thể (thôn, xóm, xã, huyện, khác, nếu có) .......................................

- Nghề nghiệp/việc làm: .........................................................................................................

- Tuổi......................................................................................................................................

1.2. Thông tin về gia đình

- Tổng số nhân khẩu………………………….......................................................................

- Số người trong độ tuổi lao động……..…Số nam…………..Số nữ ....................................

- Số lao động có việc làm…………………….Số tháng làm việc .........................................

- Số lao động nữ………………….Lao động nữ có việc làm ................................................

động được đào tạo (người) .....................................................................................................

- Mức đào tạo (Sơ cấp, TC, CĐ, ĐH, Trên đại học, nghề khác) ...........................................

- Trình độ cao nhất trong gia đình (lớp/năm) ........................................................................

II. CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH

2.1. Gia đình tham gia vào các hoạt động sinh kế nào sau đây (đánh dấu √ vào hoạt động)

□ □ □ □ □

Trồng trọt chăn nuôi lâm nghiệp Khai thác tự nhiên thủy sản

□ □ □ □ □

Dịch vụ du

lịch

Xây dựng Thương mại -

vận tải

Cán bộ - công chức Phi nông nghiệp

khác

2.2. Hoạt động sinh kế chính của gia đình là gì? ................................................................

2.3. Kết quả thực hiện các hoạt động sinh kế của gia đình ở mục 2.1.

Hoạt động Thu nhập bình quân hộ trong 3 năm gần nhất15

( 1000đ)

1 2 3

15

Thu nhập đã trừ đi chi phí

Page 205: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

193

1_Trồng trọt

2_Chăn nuôi

3_Bảo vệ rừng

4_Khai thác SPNG

5_Trồng rừng

6_Kinh doanh lưu trú

7_Kinh doanh dịch vụ ăn uống

8_Chèo thuyền

9_Chụp ảnh

10_Poster

11_Dịch vụ sản xuất nông nghiệp

12_Dịch vụ nuôi cá lồng

13_Vận tải du lịch

14_Bán hàng lưu niệm

15_Làm thuê tại nhà nhà, khách sạn

16_Thủy sản

Khác………………………

TỔNG

III. THÔNG TIN VỀ CÁC NGUỒN VỐN SINH KẾ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

ĐẾN ĐO LƯỜNG SINH KẾ BỀN VỮNG

3.1. Tình hình về tài chính

a. Thu nhập và tiết kiệm

- Thu nhập bình quân hộ trong năm gần nhất (tr.đ) .................................................................

- Nguồn thu từ hoạt động nào cao nhất ....................................................................................

Chiếm bao nhiêu % trong tổng thu nhập .................................................................................

- Mức tiết kiếm hoặc tỷ lệ tiết kiệm là bao nhiêu? (tr.đ/ %) ....................................................

- Thu nhập từ hỗ trợ (tr.đ/năm)…………………

b. Tình hình chi tiêu của hộ

+ Chi cho sinh hoạt (triệu đồng/%) ..........................................................................................

+ Chi cho giáo dục (triệu đồng/%)...........................................................................................

+ Chi cho y tế (triệu đồng/%) .................................................................................................

+ Chi cho sản xuất (triệu đồng/%) ...........................................................................................

c. Tình hình cung cấp lương thực hàng năm (kg/người) .........................................................

3.2. Yếu tố xã hội

(a) Số lao động có việc làm (mục 1.2) .....................................................................................

(b) Số người tham gia bảo hiểm Y tế (người/tỷ lệ) .................................................................

Hỗ trợ theo chính sách □ Tự mua □

Page 206: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

194

(c) Số người tham gia vào các tổ chức xã hội, đoàn thể ở địa phương ....................................

(d) Số lần hộ tham gia sinh hoạt cộng đồng trong năm (lần)...................................................

(e) Khoảng cách từ nhà đến chợ trung tâm hoặc đường chính (km) .......................................

(f) Số tháng được hỗ trợ về mức sống (tháng) ...................................................................

............................................................................................................................................ Hỗ

trợ thuộc diện chính sách nào ?(đánh dấu √ vào hình thức được hỗ trợ)

3.2. Yếu tố vật chất

(1) Công trình nhà ở và công trình sinh hoạt

Nhà ở kiên cố (xây mái ngói trở lên) □

Nhà ở bán kiên cố (xây mái tồn, tranh hoặc gỗ chắc chắn) □

Nhà tạm □

Công trình nước sạch □

Công trình nhà vệ sinh □

Công trình nhà tắm □

Công trình khác ...................................................................................................................

(2) Phương tiện sinh hoạt

- Phương tiện cập nhật thông tin :

Tivi □ Điện thoại □ Máy tính □ Khác ........................................

- Phương tiện đi lại thường xuyên :

O tô □ xe máy □ xe gắn máy, đạp □ Không có □

- Phương tiện sản xuất :

Sẵn có □ Đi thuê □ Không có □ Khác ............................................

Các phương tiện sản xuất mà hộ có (khoanh tròn vào ô chọn)

1 2 3 4 5 6 7 8 9

Máy

bơm

Máy

tuốt lúa

Máy

cày

Máy

bừa

Máy

cắt cỏ

Máy tách

hạt ……. ……. ………

(3) Số gia súc cày kéo và sinh sản (con) ...........................................................................

3.3. Yếu tố nhân lực (thông tin ở mục I )

Số người không đi học trong hộ gia đình (người) ..............................................................

3.4. Yếu tố tự nhiên

(1) Diện tích đất của hộ (m2) ..............................................................................................

Trong đó diện tích đất bỏ hoang (m2) .................................................................................

Hình thức Hỗ trợ

biên giới

Hỗ trợ

vùng cao

Hỗ trợ

nghèo

Hỗ trợ vốn

sản xuất

Cao

tuổi

Thương,

bệnh binh …….

Loại hình

Page 207: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

195

(2) Nguồn nước mà hộ sinh hoạt :

Nước máy □ Nước giếng hoặc nước qua hệ thống lọc □ Nước lấy từ sông suối

không có hệ thống lọc □

(3) Số loài LSNG mà hộ khai thác từ rừng (loài) ...............................................................

(4) Số lần mà hộ khai thác (lần/tuần/tháng/năm) ................................................................

(5) Tình hình khai thác chất đốt

Thường xuyên □ Sử dụng cả củi và ga □ Không khai thác □

(6)Tình hình về điều kiện tự nhiên

- Hạn hán, lũ lụt (tháng/năm) ..............................................................................................

- Mức độ ảnh hưởng :

1_Không ảnh hưởng □

2_Ít ảnh hưởng □

3_Ảnh hưởng vừa phải □

4_Ảnh hưởng nhiều □

5_Ảnh hưởng rất nhiều □

(7) Số cảnh quan thiên nhiên gần hộ gia đình trong vòng 20 km .......................................

3.5. Tình hình về khả năng tiếp cận các nguồn vốn

(1) Khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội của hộ

1_Không cập nhật □

2_Ít cập nhật □

3_Thỉnh thoảng nghe tin từ người khác rồi cập nhật □

4_Thường xuyên □

5_Rất thường xuyên □

(2) Khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính của hộ

1_Rất khó □

2_không đủ điều kiện □

3_Ít khi □

4_Thường xuyên □

5_Rất thường xuyên □

(3) Tình hình nhận thức về bảo vệ rừng, bảo vệ di sản

1_Không biết □

2_Không rõ □

3_Biết sơ sơ □

4_Biết □

5_Biết rất rõ từng quy định □

3.6. Tình hình thực hiện các chương trình, chính sách, thể chế trong phát triển sinh kế

bền vững

Page 208: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

196

- Địa phương đã thực hiện bao nhiêu chương trình, chính sách liên quan đến phát triển sinh

kế ? ...................................................................................................................................... ....

- Số hoạt động sinh kế mà hộ gia đình được hỗ trợ thành công .........................................

- Vai trò của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chuyển đổi sinh kế.

1_Không có □

2_Ít ảnh hưởng □

3_Không ý kiến □

4_Có ảnh hưởng □

5_Ảnh hưởng nhiều □

- Tình hình về tuyên truyền bảo vệ rừng, bảo vệ di sản

1_Không có □

2_Ít nghe □

3_Thỉnh thoảng □

4_Thường xuyên □

5_Rất thườn xuyên □

- Tình hình tổ chức, thực hiện giao khoán đất

............................................................................................................................................ 1_

Hoàn toàn không biết □

2_Không hợp lý □

3_Không rõ ràng □

4_Tương đối tốt □

............................................................................................................................................ 5_

Rất tốt (đúng quy định) □

- Qúa trình quy hoạch, các quyết định, chính sách của đia phương và hương ước của người

dân có sự tham gia

............................................................................................................................................ 1_

Hoàn toàn không biết □

2_Rất ít □

3_Thỉnh thoảng □

4_Thường xuyên □

............................................................................................................................................ 5_

Tham gia tất cả □

- Các chính sách và quy định đặt ra có ảnh hưởng đến phong tục, văn hóa của địa phương

............................................................................................................................................ 1_

không ảnh hưởng □

2_Rất ít □

3_Tùy thuộc vào loại chính sách, thể chế □

Page 209: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

197

4_Ảnh hưởng tương đối nhiều □

............................................................................................................................................ 5_

Ảnh hưởng rất nhiều □

IV. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH

1. Kiến nghị đối với các chính sách và dự án đang thực hiện

- Cần kéo dài hỗ trợ để giúp chuyển đổi SK □

- Tăng cường quản lý, giám sát vì chưa hiệu quả □

- Cần có chính sách riêng về hỗ trợ cho người DTTS và

người nghèo. □

- Hỗ trợ cho bộ phận quản lý địa phương các mô hình sinh kế của dự án

sau khi kết thúc để thực hiện nhân rộng thành công các HĐSK □

- Khác (ghi rõ)……………………………………………………………………...

2. Kiến nghị đối với địa phương

2.1. Kiến nghị về việc quản lý, quy hoạch và phát triển địa phương

- Về phát triển nguồn nhân lực cần hỗ trợ những hình thức nào sau đây:

Đào tạo tại

chổ

Hỗ trợ

học phí

Hỗ trợ dụng

cụ học tập

Tăng các lớp

tập huấn

Khác

□ □ □ □ ……………..

- Về hỗ trợ việc làm

Hỗ trợ việc làm

thêm

Tư vấn

việc làm

Tạo điều kiện làm

việc ở địa phương

Khác

□ □ □ ……………….

- Về cơ sở vật chất

Công

trình thủy

lợi

Công trình

nước sạch

Nhà ở Máy móc

sản xuất

Vật tư,

giống

Phương tiện

thông tin

Khác

□ □ □ □ □ □ ……………..

- Về tài chính

Tăng mức

vốn vay

Hỗ trợ lãi

suất ưu đãi

Kéo dài thời gian

hỗ trợ lương thực

Hỗ trợ thu

nhập

Khác

□ □ □ □ ……………..

- Về xã hội

Hỗ trợ thông Tuyên truyền, phổ biến Tổ chức giao Hỗ trợ cho Khác

Page 210: ĐẠI HỌC HUẾ 75ƯỜ1G ĐẠI HỌC KI1H 7Ế

198

tin về các dịch

vụ

thông tin về pháp luật,

chính sách

lưu giữa các

vùng, dân tộc

phụ nữ phát

triển kinh tế

□ □ □ …………….. …………..

- Tổ chức tuyên truyền và phổ biến các kiến thức về :

Tăng nhận thức về pháp luật

Phổ biến kiến thức trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng

Tăng cường kiến thức sức khỏe, sinh sản và hôn nhân gia đình

Sinh hoạt văn nghệ

Hoạt động tập huấn, hướng dẫn nghề nghiệp

Phổ biến về giá cả thị trường

- Hỗ trợ các dịch vụ sau:

Thông tin xã hôi, thị trường

Thông tin về y tế, giáo dục

Thông tin về dịch vụ cho vay, hỗ trợ cho vay

Thông tin về các chương trình hỗ trợ, chính sách

Thông tin về thu mua, tiêu thụ sản phẩm

Khác ………………………………………………………………………...

- Về tự nhiên

Hỗ trợ kỹ

thuật cải

thiện đất

Hỗ trợ

thủ tục

cấp đất

Thực hiện

giao đất lâu

dài

Xây dựng

kênh mương

cấp nước SX

QH vùng KT

SPNG rõ ràng

□ □ □ □ □

Người bảo vệ rừng được khai thác các sản phẩm phụ dưới tán rừng theo quy định □

Có quy định đối với các sản phẩm khai thác từ rừng cụ thể hơn □

Chân thành cảm ơn Qúy Ông/Bà đã giúp đở