172
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH -------------------- ĐÀO THỊ HOA SEN HOμN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë VIÖT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HÀ NỘI - 2017

HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

--------------------

ĐÀO THỊ HOA SEN

HOµN THIÖN PH¸P LUËT

VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë VIÖT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

HÀ NỘI - 2017

Page 2: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

--------------------

ĐÀO THỊ HOA SEN

HOµN THIÖN PH¸P LUËT

VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë VIÖT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Mã số: 62 38 01 01

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Lê Hồng Hạnh

HÀ NỘI - 2017

Page 3: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung

thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo

quy định.

Tác giả

Đào Thị Hoa Sen

Page 4: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP

TỤC NGHIÊN CỨU

1

8

1.1.

1.2.

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Đánh giá chung tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra

cần giải quyết trong luận án

8

23

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ

KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN Ở VIỆT NAM

29

2.1.

2.2.

2.3.

Khái niệm, nội dung điều chỉnh, đặc điểm và vai trò của pháp

luật về kiểm tra sau thông quan

Các tiêu chí hoàn thiện và yếu tố ảnh hưởng đến hoàn thiện

pháp luật về kiểm tra sau thông quan

Pháp luật quốc tế và một số quốc gia về kiểm tra sau thông

quan và giá trị tham khảo đối với Việt Nam

29

49

59

Chương 3: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TRA SAU THÔNG

QUAN Ở VIỆT NAM

76

3.1.

3.2.

Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về kiểm tra sau

thông quan ở Việt Nam

Thực trạng pháp luật hiện hành về kiểm tra sau thông quan

76

87

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP

LUẬT VỀ KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN Ở VIỆT NAM

123

4.1.

4.2.

Quan điểm hoàn thiện pháp luật về kiểm tra sau thông quan ở

Việt Nam hiện nay

Những giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm tra sau thông

quan ở Việt Nam hiện nay

123

135

KẾT LUẬN 149

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN

151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

PHỤ LỤC 164

Page 5: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ASW : Cơ chế một cửa ASEAN

GATT : Hiệp định chung về thuế quan và thương mại

KTSTQ : Kiểm tra sau thông quan

NSW : Cơ chế một cửa quốc gia

PCA : Post Clearance Audit (Kiểm tra sau thông quan)

TPP : Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương

VCIS : Hệ thống thông tin tình báo Hải quan Việt Nam

VNACC : Hệ thống thông quan hàng hóa tự động

WCO : Tổ chức Hải quan thế giới

WTO : Tổ chức Thương mại thế giới

Page 6: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Hội nhập kinh tế quốc tế là chủ trương nhất quán, xuyên suốt trong

chính sách đối ngoại, hợp tác quốc tế của Việt Nam trong quá trình đổi mới

đất nước. Sau 30 năm đổi mới và sau 10 năm gia nhập Tổ chức thương mại

thế giới (WTO), quá trình hội nhập của Việt Nam đã diễn ra ngày càng sâu

rộng và có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - chính trị - xã hội.

Trong giai đoạn hiện nay, hội nhập kinh tế càng trở nên mạnh mẽ hơn với

việc ký kết và thực hiện các Hiệp định thương mại (FTA) thế hệ mới, không

chỉ nhằm mở cửa thị trường mà còn là bước đi quan trọng khẳng định cam kết

của Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới. Tiến trình này đã tác động

đến thể chế hải quan với vai trò là lực lượng quản lý nhà nước đối với hoạt

động xuất nhập khẩu. Cơ quan hải quan đứng trước yêu cầu thông quan nhanh

hàng hóa để tạo thuận lợi cho thương mại, đồng thời vẫn phải đảm bảo quản

lý chặt chẽ chính sách chế độ, chống gian lận thương mại, bảo vệ sản xuất nội

địa và không để thất thu thuế.

Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế, Việt Nam đang thể hiện quyết tâm

đổi mới, xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động phục vụ người

dân và doanh nghiệp. Phát biểu tại Diễn đàn phát triển Việt Nam 2016 (VDF

2016), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Chính phủ xây

dựng hệ thống hành chính quốc gia thống nhất, lấy sự hài lòng của người dân,

doanh nghiệp làm thước đo đánh giá hiệu lực, hiệu quả, chất lượng, công tác

quản lý nhà nước, với giải pháp tập trung cải cách thủ tục hành chính, giảm

thiểu chi phí và thời gian thực hiện thủ tục hành chính, hoàn thiện cơ chế,

chính sách pháp luật về đầu tư, kinh doanh [43]...

Những yêu cầu của hội nhập kinh tế và cải cách thủ tục hành chính đã

và đang có những tác động đòi hỏi sự hoàn thiện của thể chế hải quan hiện đại

Page 7: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

2

mà trước hết là các quy định pháp luật về hải quan để tạo cơ chế pháp lý cho

các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được hoạt động thuận lợi, bình đẳng, tạo

điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Một trong những nội dung

đáp ứng đòi hỏi này là hoàn thiện pháp luật về kiểm tra sau thông quan

(KTSTQ), nhằm đảm bảo thủ tục hải quan thông thoáng tại cửa khẩu, thông

quan nhanh chóng cho hàng hóa xuất nhập khẩu và chuyển thời hiệu, mở rộng

phạm vi và đối tượng kiểm tra khi hàng hóa đã thông quan.

Pháp luật về KTSTQ ở Việt Nam được hình thành và phát triển kể từ

khi Luật Hải quan 2001 được ban hành và có hiệu lực từ 01/01/2002. Qua 15

năm thực hiện, KTSTQ đã đem lại hiệu quả tích cực cho hoạt động của

Ngành Hải quan, góp phần chống gian lận thương mại hiệu quả toàn diện hơn

mà vẫn giải phóng hàng nhanh; đồng thời, ngăn chặn tình trạng thất thu ngân

sách, truy thu hàng ngàn tỷ đồng từ công tác KTSTQ.... Tuy nhiên, pháp luật

về KTSTQ cũng đang thể hiện nhiều hạn chế cần được hoàn thiện nhằm đảm

bảo môi trường pháp lý cho Hải quan Việt Nam tổ chức và triển khai hoạt

động KTSTQ. Một số nội dung quy định của pháp luật về KTSTQ còn chưa

phù hợp với chuẩn mực pháp lý quốc tế về KTSTQ; thiếu đồng bộ giữa các

văn bản Luật, giữa văn bản luật và hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành; còn

thiếu vắng những quy định về trách nhiệm của cán bộ công chức hải quan ở

khâu thông quan đối với những sai phạm phát hiện trong quá trình kiểm tra

sau thông quan; về các ưu đãi hải quan trong trường hợp người khai hải quan

tuân thủ tốt pháp luật, quy định về KTSTQ đối với một số loại hình liên quan

chính sách thương mại và số thuế khai báo; về KTSTQ trong thực hiện cơ chế

một cửa quốc gia và một cửa ASEAN… Bên cạnh đó, việc nghiên cứu lý luận

pháp luật về KTSTQ còn nhiều hạn chế. Ở phạm vi nghiên cứu khoa học luật,

khái niệm KTSTQ cũng như pháp luật về KTSTQ còn là vấn đề mới, thiếu

các nghiên cứu chuyên sâu nên chưa hình thành được hệ thống tư duy đầy đủ,

vững chắc của pháp luật về KTSTQ.

Page 8: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

3

Những phân tích trên cho thấy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống,

chuyên sâu về cơ sở lý luận và thực tiễn pháp luật về KTSTQ để từ đó đưa ra

quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật có ý nghĩa cả trên phương diện

lý luận và thực tiễn. Trong điều kiện xây dựng Hải quan hiện đại, nâng cao

hiệu quả hiện lực công tác quản lý nhà nước về hải quan, đáp ứng với yêu cầu

hội nhập và tự do hóa thương mại, vấn đề này trở thành một đòi hỏi bức thiết.

Với lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Hoàn thiện pháp luật về kiểm

tra sau thông quan ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Mục đích của luận án là trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về

hoàn thiện pháp luật về KTSTQ, đánh giá đúng thực trạng pháp luật và mức

độ hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực KTSTQ ở Việt Nam, góp phần hình

thành những tri thức lý luận cũng như những luận cứ khoa học để đề xuất

quan điểm và giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật về KTSTQ ở Việt Nam.

Để hoàn thành được mục đích đề ra, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Thứ nhất: Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của pháp luật

và hoàn thiện pháp luật về KTSTQ trên các phương diện: khái niệm, nội

dung, đặc điểm, vai trò của pháp luật về KTSTQ; phân tích các tiêu chí hoàn

thiện, các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện pháp luật về KTSTQ; tìm

hiểu KTSTQ theo chuẩn mực quốc tế và một số nước trên thế giới để rút ra

giá trị tham khảo cho hoàn thiện pháp luật về KTSTQ ở Việt Nam. Thực hiện

nhiệm vụ này, luận án góp phần xây dựng hệ thống tư duy lý luận đầy đủ,

vững chắc về pháp luật KTSTQ.

- Thứ hai: Phân tích, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về

KTSTQ ở Việt Nam, tìm ra những hạn chế, bất cập cần hoàn thiện và chỉ ra

những nguyên nhân của hạn chế đó.

- Thứ ba: Đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về

KTSTQ phù hợp với tiến trình cải cách hiện đại hóa ngành Hải quan, góp

phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước của Hải quan Việt Nam.

Page 9: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

4

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án

- Đối tượng nghiên cứu của luận án là vấn đề hoàn thiện pháp luật về

KTSTQ ở Việt Nam dưới góc độ lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, bao

gồm: những vấn đề lý luận và thực trạng pháp luật về KTSTQ; các quan điểm

và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về KTSTQ ở Việt Nam.

- Phạm vi nghiên cứu: Dưới góc độ khoa học pháp lý và phù hợp với

chuyên ngành nghiên cứu, luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận

và thực tiễn về pháp luật KTSTQ tạo cơ sở cho việc hoàn thiện pháp luật

KTSTQ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Các vấn đề thuộc kỹ thuật

nghiệp vụ chuyên sâu trong KTSTQ, luận án chỉ đề cập ở mức độ nhất định

trong mối tương quan với các vấn đề chính mà luận án nghiên cứu.

Về thời gian, luận án nghiên cứu pháp luật về KTSTQ ở Việt Nam từ

năm 2002 đến 2016. Đây là khoảng thời gian hình thành và phát triển của

pháp luật về KTSTQ, được đánh dấu bằng sự ra đời của Luật Hải quan.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh về nhà nước, pháp luật; các quan điểm, định hướng của Đảng và

Nhà nước về hoàn thiện pháp luật, hội nhập kinh tế quốc tế, cải cách hành

chính, xây dựng Hải quan hiện đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập.

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án là các phương

pháp của triết học Mác - Lênin, trọng tâm là phương pháp kết hợp lý luận và

thực tiễn, phân tích và tổng hợp, lịch sử và lôgic. Ngoài ra, luận án còn sử

dụng một số phương pháp của các khoa học chuyên ngành như phương pháp

của lý thuyết hệ thống, phương pháp so sánh, phương pháp của khoa học

thống kê. Cụ thể như sau:

- Chương 1 sử dụng phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê,

phương pháp lịch sử, lôgic để chỉ ra những vấn đề lý luận, thực tiễn đã được

nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài có liên quan đến hoàn thiện pháp luật

về KTSTQ, qua đó xác định những vấn đề còn chưa được nghiên cứu, đề cập

và chỉ rõ những vấn đề mà luận án cần tiếp tục triển khai nghiên cứu.

Page 10: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

5

- Chương 2 sử dụng các phương pháp hệ thống hóa, khái quát hóa,

phương pháp phân tích và tổng hợp, so sánh nhằm làm rõ cơ sở lý luận của

luận án và để làm rõ các các quy định pháp lý về KTSTQ theo chuẩn mực

quốc tế và của pháp luật một số nước, từ đó chỉ ra những giá trị mà Việt Nam

có thể tham khảo.

- Chương 3 sử dụng phương pháp so sánh và thống kê, lịch sử và lôgic,

phân tích tài liệu thứ cấp để đánh giá quá trình hình thành và phát triển, thực

trạng của pháp luật KTSTQ; những kết quả, thành tựu, hạn chế và nguyên

nhân của những bất cập, hạn chế của thực trạng pháp luật về KTSTQ ở Việt

Nam. Khi thực hiện nghiên cứu nội dung của chương 3, Luận án tiếp cận một

cách tổng thể, gắn kết việc đánh giá thực trạng pháp luật đi từ các qui định

pháp luật trong các văn bản qui phạm pháp luật hiện hành trong sự đối chiếu

với lý luận và thực tiễn thực hiện các qui định này. Cách tiếp cận tạo cho

Luận án một điểm khác biệt so với nhiều luận án chuyên ngành lý luận khác

khi nhiều tác giả tách việc đánh giá thực trạng pháp luật với hai mảng riêng

biệt là thực trạng quy định pháp luật và thực trạng thực hiện pháp luật.

- Chương 4 luận án sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, hệ

thống hóa, khái quát hóa để đề xuất quan điểm và các nhóm giải pháp hoàn

thiện pháp luật về KTSTQ ở Việt Nam.

5. Những đóng góp mới của luận án

Một là: Từ việc nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan

đề tài, luận án xác định những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện

pháp luật về KTSTQ trên các phương diện lý luận, thực tiễn và quan điểm

giải pháp. Những công trình đã công bố về KTSTQ ở trong nước và ngoài

nước được tổng hợp và đánh giá trong Luận án bổ sung cho khoa học pháp lý

mảng tài liệu bổ ích mà từ trước đến nay chưa có.

Hai là: Từ khái niệm KTSTQ, luận án tiếp cận khái niệm pháp luật về

KTSTQ, xác định được 3 đặc điểm của pháp luật về KTSTQ, phân tích làm rõ

vai trò của pháp luật về KTSTQ trong việc thể chế hóa quan điểm của Đảng về

Page 11: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

6

xây dựng hải quan hiện đại, nâng cao hiệu lực hiệu quả của quản lý nhà nước

đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, tạo khung pháp lý cho hoạt động

hậu kiểm của hải quan. Những vấn đề này có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo

nền tảng cơ sở lý luận về pháp luật và hoàn thiện pháp luật về KTSTQ. Đây là

đóng góp về mặt lý luận của công trình vì nó sẽ bổ sung cho khoa học pháp lý

một khái niệm đầy đủ, chính xác về pháp luật về KTSTQ, tạo cơ sở pháp lý cho

hoạt động “hậu kiểm” của cơ quan hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang phát triển.

Ba là: Từ các tiêu chí hoàn thiện pháp luật nói chung, luận án phân

tích, làm rõ tiêu chí hoàn thiện pháp luật về KTSTQ, đảm bảo tính toàn diện,

thống nhất, đồng bộ và phù hợp với chuẩn mực pháp lý quốc tế cũng như đặc

thù pháp luật quốc gia. Đồng thời luận án nghiên cứu, phân tích các yếu tố về

chính trị, kinh tế và những yếu tố pháp lý khác ảnh hưởng đến quá trình hoàn

thiện pháp luật về KTSTQ. Việc xác định các tiêu chí hoàn thiện pháp luật về

KTSTQ là điểm mới và là đóng góp của Luận án đối với lĩnh vực pháp luật về

hải quan, có ý nghĩa tham khảo và ứng dụng đối với các cơ quan lập pháp và

hành pháp Việt Nam.

Bốn là: Qua nghiên cứu KTSTQ và pháp luật về KTSTQ theo chuẩn

mực quốc tế và của các quốc gia trên thế giới, luận án đã góp phần làm sâu

sắc thêm kinh nghiệm xây dựng và thực tiễn điều chỉnh pháp luật về KTSTQ

và rút ra những kinh nghiệm có thể vận dụng trong thực tiễn xây dựng và

hoàn hiện pháp luật KTSTQ ở Việt Nam, phù hợp với yêu cầu cải cách hiện

đại hóa của Hải quan Việt Nam.

Năm là: Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của pháp luật

KTSTQ ở Việt Nam từ năm 2002 đến nay, luận án đã phân tích, làm rõ những

thành tựu của pháp luật về KTSTQ cũng như và hạn chế, bất cập đồng thời

chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó. Những phát hiện và đánh

giá của Luận án về thành tựu và hạn chế của pháp luật KTSTQ chưa được

thực hiện và công bố trước đó.

Page 12: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

7

Sáu là: Qua nghiên cứu lý luận, thực trạng pháp luật về KTSTQ, luận

án đề xuất 3 quan điểm và 4 nhóm giải pháp toàn diện, khoa học và khả thi

cho việc hoàn thiện pháp luật KTSTQ ở Việt Nam. Những đề xuất này là kết

quả của những nghiên cứu trong công trình này, chưa được công bố ở những

nghiên cứu khoa học pháp lý khác.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Những kết quả nghiên cứu được nêu trong luận án góp phần bổ sung tri

thức lý luận của pháp luật chuyên ngành về hải quan, tạo cơ sở cho việc tiếp

tục xây dựng, phát triển và hoàn thiện pháp luật về KTSTQ ở Việt Nam, nâng

cao hiệu quả áp dụng phương pháp KTSTQ trong quản lý hải quan hiện đại.

Luận án có thể được dùng là tài liệu tham khảo trong giảng dạy, học

tập, bồi dưỡng và đào tạo tại các trường đại học, học viện chuyên ngành kinh

tế - tài chính - hải quan; tài liệu tham khảo cho các cơ quan, cán bộ công chức

hải quan, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu để bổ sung những kiến thức cần

thiết để thực hiện KTSTQ một cách khoa học, đúng pháp luật, vừa đảm bảo

tạo điều kiện thông thoáng cho hoạt động ngoại thương, vừa đảm bảo tính

tuân thủ pháp luật và sự kiểm soát của các cơ quan quản lý.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

luận án gồm 4 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và

những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về kiểm tra sau thông

quan ở Việt Nam

Chương 3: Quá trình hình thành, phát triển và thực trạng pháp luật về

kiểm tra sau thông quan ở Việt Nam

Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm tra sau

thông quan ở Việt Nam

Page 13: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

8

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước

1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về kiểm tra sau thông quan trong

thực hiện cải cách, hiện đại hóa hải quan

Kiểm tra sau thông quan là một nội dung của phương pháp quản lý hải

quan hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế và phát triển thương

mại quốc tế. Do ý nghĩa quan trọng đó của KTSTQ, đa phần các công trình

nghiên cứu về Hải quan Việt Nam trong tiến trình cải cách và hiện đại hóa hải

quan đều đề cập đến KTSTQ với tư cách là một nội dung thiết yếu và cấp

bách để đảm bảo cho sự phù hợp với chuẩn mực quốc tế về hải quan trong

tiến trình hội nhập.

Ở thể loại công trình nghiên cứu là các luận án, luận văn, có thể kể đến

các công trình sau:

- Hải quan Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc

tế của tác giả Lê Văn Tới [101] đã làm rõ mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế

khu vực, quốc tế với hoạt động của hải quan, vai trò và sự tác động của công

tác hải quan đối với hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Luận án đề xuất

những giải pháp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của hải quan khi Việt Nam hội

nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. KTSTQ được nghiên cứu dưới góc

độ là nghiệp vụ chuyên sâu mà hải quan các nước tiến hành trong quá trình

cải cách, hiện đại hóa hải quan đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế. Tác giả

đã có những nghiên cứu ban đầu về kinh nghiệm thực hiện nghiệp vụ này của

Hải quan Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản. Tuy chưa tiếp cận KTSTQ

một cách toàn diện về lý luận và thực tiễn, nhưng vấn đề được nêu tại luận án

Page 14: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

9

này có giá trị tham khảo sâu sắc trong quá trình tìm hiểu vai trò của KTSTQ

trong cải cách hiện đại hóa, xây dựng mô hình hải quan hiện đại đáp ứng với

tốc độ phát triển và hội nhập của nền kinh tế.

- Tiếp tục cải cách, hiện đại hóa Hải quan Việt Nam đáp ứng yêu cầu

hội nhập kinh tế quốc tế của tác giả Nguyễn Ngọc Túc [105] được thực hiện

vào thời điểm Việt Nam đang có những bước tiến mạnh mẽ hội nhập kinh thế

khu vực và thế giới với việc tham gia WTO vào ngày 7/11/2006. Trong bối

cảnh thương mại quốc tế tăng trưởng mạnh, Việt Nam phải thực hiện các

Hiệp định của WTO liên quan đến lĩnh vực hải quan, sự bùng nổ của công

nghệ thông tin và sự phát triển gia tăng của nạn buôn lậu, gian lận thương

mại, Hải quan Việt Nam mặc dù đã nhiều cải cách nhưng vẫn phải tiếp tục đổi

mới về mọi mặt để theo kịp tiến độ hiện đại hóa của hải quan các nước. Tác

giả đã nghiên cứu làm rõ khái niệm của cải cách, hiện đại hóa hải quan với

yêu cầu toàn bộ hoạt động hải quan từng bước được tự động hóa, tiến tới tự

động hóa hoàn toàn theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Điểm mấu chốt là

phải thay đổi hẳn phương thức quản lý từ quản lý hải quan truyền thống (chủ

yếu dựa vào kiểm tra, kiểm soát) sang phương thức quản lý hải quan hiện đại

dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến và dựa vào kỹ thuật quản lý mới như

quản lý rủi ro, quản lý thông tin tình báo... KTSTQ được nghiên cứu dưới góc

độ là một trong những nội dung của phương pháp quản lý hải quan hiện đại để

đáp ứng chuẩn mực quốc tế. Luận án đã chỉ rõ quá trình triển khai thực hiện

đã bộc lộ một số bất cập như văn bản quy phạm pháp luật chưa hoàn toàn theo

chuẩn mực quốc tế, các vấn đề về áp dụng quản lý rủi ro, chỉ kiểm tra theo

dấu hiệu vi phạm...

- Nghiên cứu ứng dụng phương pháp quản lý hải quan hiện đại nhằm

tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế của Hải quan Việt Nam của tác giả

Nguyễn Công Bình [9] tập trung đánh giá phương pháp quản lý của hải quan

thời gian qua để tìm ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân làm cơ sở thực

Page 15: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

10

tiễn cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện phương pháp quản lý hải quan

hiện đại, trong đó có hoạt động KTSTQ, nhằm tạo thuận lợi cho thương mại

của Việt Nam.

- Đổi mới quản lý hoạt động Hải quan Việt Nam góp phần thúc đẩy

phát triển kinh tế của tác giả Phạm Đức Hạnh [44] đã phân tích, đánh giá thực

trạng tiến trình đổi mới hoạt động quản lý hải quan từ 1986 đến nay, những

thành công, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân, qua đó đề xuất giải pháp khả

thi nhằm đổi mới hoạt động hải quan trong thời kỳ hội nhập, trong đó có hoạt

động KTSTQ.

- Đổi mới hoạt động hải quan đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

của tác giả Nguyễn Phạm Hải [41] luận giải đặc điểm của hải quan hiện đại là

một cơ quan hải quan tinh thông nghiệp vụ, được tổ chức chặt chẽ, có khả

năng hoàn thành tốt nhiệm vụ thu đúng thu đủ và tuân thủ các quy định của

pháp luật, trong khi chỉ can thiệp rất ít vào sự vận động hợp pháp của hàng

hóa, phương tiện vận tải và con người khi qua lại biên giới quốc gia. Để hiện

đại hóa hải quan phải thực hiện một số nguyên tắc cơ bản, trong đó chuyển

hướng từ vai trò quản lý đối với hàng hóa tại thời điểm nhập khẩu sang vai trò

KTSTQ là một trong những trọng tâm hàng đầu. Nghiên cứu thực trạng hoạt

động KTSTQ, luận án đã đưa ra một số bất cập của các quy định pháp luật

khiến cho việc triển khai KTSTQ kém hiệu quả, từ đó đưa ra giải pháp đẩy

mạnh hoạt động KTSTQ theo hướng chuyên sâu chuyên nghiệp, hiệu quả,

dựa trên nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro. Giá trị tham khảo quan trọng là

luận án đã đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật về KTSTQ đó là trên cơ sở

tổng kết thực tiễn áp dụng Luật Hải quan, Luật Quản lý thuế và các luật thuế

đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, các văn bản hướng dẫn, các quy trình

nghiệp vụ KTSTQ; tham khảo kinh nghiệm và chuẩn mực quốc tế để có một

hệ thống pháp luật KTSTQ đầy đủ, hệ thống, chuẩn mực, minh bạch. Tuy chỉ

là giải pháp mang tính khái quát, tổng thể trong các giải pháp chung về đổi

Page 16: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

11

mới hoạt động hải quan đáp ứng yêu cầu hội nhập nhưng cũng có giá trị tham

khảo cao trong định hướng hoàn thiện pháp luật về KTSTQ.

Nghiên cứu trực tiếp về hoạt động KTSTQ của Hải quan Việt Nam

trong tiến trình cải cách hiện đại hóa hải quan, có các công trình sau:

- Hoàn thiện hoạt động kiểm tra sau thông quan ở nước ta trong giai

đoạn hiện nay của tác giả Hoàng Việt Cường [37] đã phân tích, làm rõ cơ sở

lý luận và thực tiễn về KTSTQ, nội dung hoạt động KTSTQ đặt trong mối

quan hệ với hoạt động thương mại quốc tế trong xu thế hội nhập kinh tế quốc

tế. Pháp luật về KTSTQ đã được đề cập đến là một trong những giải pháp để

hoàn thiện hoạt động KTSTQ. Tác giả đã đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp

luật về KTSTQ trên cơ sở hoàn thiện pháp luật hải quan, pháp luật về thuế,

pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về KTSTQ. Đây là công trình có giá trị

tham khảo lớn trong việc hình thành cơ sở lý luận về KTSTQ cũng như đánh

giá bước đầu về pháp luật KTSTQ. Tuy nhiên, với tính chất là luận văn thạc sĩ

chuyên ngành kinh doanh và quản lý, nên những vấn đề về pháp luật KTSTQ

chưa được nghiên cứu, đề cập một cách thấu đáo đi từ cơ sở lý luận và thực

tiễn pháp luật.

- Dịch vụ kiểm tra sau thông quan của Hải quan Việt Nam đối với hoạt

động xuất nhập khẩu của tác giả Phạm Hồng Thanh [72]. Tác giả tiếp cận

KTSTQ với tư cách là một loại hình dịch vụ quản lý nhà nước của cơ quan

hải quan đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu. Sự hình thành và phát triển của dịch

vụ KTSTQ xuất phát từ yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước

về kinh tế đối ngoại, đặc biệt là đối với lĩnh vực ngoại thương trong xu thế

mở rộng hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Luận văn đã làm rõ bản chất, vị

trí, vai trò của dịch vụ KTSTQ đối với xuất, nhập khẩu, từ đó đánh giá thực

trạng công tác KTSTQ của Hải quan Việt Nam thời kỳ 2002 - 2007 và đề xuất

các giải pháp hoàn thiện dịch vụ KTSTQ trong thời gian tới. Hệ thống pháp

luật KTSTQ được nhìn nhận và đánh giá là một trong những nhân tố ảnh

Page 17: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

12

hưởng đến dịch vụ KTSTQ, bên cạnh hệ thống pháp luật về thuế và hệ thống

pháp luật có liên quan khác như Luật thương mại, các quy định của pháp luật

về kế toán thống kê, thanh toán quốc tế, các quy định của tập quán thương

mại quốc tế... Tuy vấn đề nghiên cứu về pháp luật KTSTQ còn hạn chế cả về

cơ sở lý luận và thực tiễn, nhưng là những vấn đề nền tảng có giá trị tham

khảo cao.

- Mô hình kiểm tra sau thông quan ở một số nước trên thế giới và khả

năng áp dụng cho Việt Nam của tác giả Trần Vũ Minh [55] là một công trình

nghiên cứu công phu và khá hoàn thiện về mô hình KTSTQ dưới góc độ của

khoa học kinh tế. Bằng cách tiếp cận mô hình tổng quát, tác giả đã sáng tỏ các

nội dung: Cơ sở khoa học của việc phải áp dụng mô hình KTSTQ đối với Hải

quan Việt Nam trong điều kiện hội nhập; Nghiên cứu mô hình KTSTQ của

một số nước trên thế giới, đặc biệt là các nước tiên tiến như Nhật Bản, Hàn

Quốc, Trung Quốc, Pháp và liên kết kinh tế ASEAN; Đánh giá thực trạng mô

hình KTSTQ của Hải quan Việt Nam, trên cơ sở đó phân tích những điểm

mạnh và điểm yếu của mô hình KTSTQ của Việt Nam; Đề xuất mô hình mới

và những giải pháp vận dụng cũng như xây dựng lộ trình thực hiện đáp ứng

yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Pháp luật về KTSTQ được luận án đề cập

đến với tư cách là giải pháp tiên quyết để triển khai mô hình đề xuất cho Hải

quan Việt Nam. Tác giả nhấn mạnh việc phải hoàn thiện hệ thống các quy

định pháp luật về KTSTQ là cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Ngoài việc rà

soát hệ thống các văn bản trong nước, ngành Hải quan cần nghiên cứu các

quy định liên quan đến công tác Hải quan tại các điều ước quốc tế để đối

chiếu, sửa đổi, xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ và đảm bảo thực thi hữu

hiệu. Tuy nhiên, do nghiên cứu về mô hình KTSTQ dưới góc độ khoa học

kinh tế, nên các vấn đề về pháp luật chỉ được nhắc đến một cách khái lược.

- Kiểm tra sau thông quan ở Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa thương

mại của tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh [57]. Trên cơ sở khẳng định tính tất

Page 18: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

13

yếu của KTSTQ trong bối cảnh tự do hóa thương mại đang diễn ra mạnh mẽ

cũng như sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống KTSTQ ở Việt Nam, luận án

đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề sau: Xây dựng khung lý thuyết về hệ

thống KTSTQ trong bối cảnh tự do hóa thương mại; Khái quát thực trạng

KTSTQ và đánh giá hệ thống KTSTQ ở Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa

thương mại; nghiên cứu kinh nghiệm KTSTQ của Hải quan một số nước trên

thế giới để xây dựng luận cứ mang tính thực tiễn cho các giải pháp hoàn thiện

hệ thống KTSTQ ở Việt Nam trong điều kiện tự do hóa thương mại. Vấn đề

về xây dựng hệ thống pháp luật về KTSTQ được tác giả tiếp cận dưới góc độ

là kinh nghiệm KTSTQ trong bối cảnh tự do hóa thương mại của hải quan

một số nước trên thế giới. Từ thực tiễn hoạt động KTSTQ của các nước trên

thế giới, tác giả cho rằng hiệu quả hoạt động KTSTQ chỉ có được khi hệ

thống các quy định của pháp luật đồng bộ và đầy đủ, quy định chi tiết các vấn

đề như: Đối tượng, phạm vi, nguyên tắc hoạt động KTSTQ; Thẩm quyền của

lực lượng KTSTQ; Nghĩa vụ của đối tượng KTSTQ; Cơ cấu tổ chức bộ máy;

Thực hiện kết quả KTSTQ, thủ tục truy thu, truy hoàn; Quy định về xử phạt,

trình tự và thủ tục giải quyết khiếu nại… Từ đó, tác giả đi sâu nghiên cứu cơ

sở pháp lý về KTSTQ của Hải quan Việt Nam, thể hiện thông qua các văn bản

pháp luật về KTSTQ gắn kết với chiến lược phát triển của Hải quan Việt Nam

và phù hợp với điều kiện tự do hóa thương mại của Việt Nam, những vấn đề

còn bất cập và từ đó nghiên cứu đưa ra giải pháp hoàn thiện cơ sở pháp lý về

KTSTQ. Dưới góc độ của khoa học quản lý, những nội dung này tuy chưa

mang tính đầy đủ cho cơ sở lý luận thực tiễn hoàn thiện nhưng là tài liệu có

giá trị tham khảo cao cho quá trình nghiên cứu pháp luật về KTSTQ.

- Kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở Việt Nam của tác giả

Phạm Thị Bích Ngọc [56] đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn của

KTSTQ về trị giá hải quan với tư cách là một nội dung chủ yếu và quan trọng

nhất trong KTSTQ của ngành Hải quan. Kiểm tra xác định trị giá hàng hóa

Page 19: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

14

xuất, nhập khẩu liên quan trực tiếp tới kết quả và hiệu quả công tác hải quan,

cũng như quyết định đến kết quả thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; nó quyết

định đến kết quả cạnh tranh, bảo hộ sản xuất trong nước. Với việc nghiên cứu

chuyên sâu về KTSTQ về trị giá hải quan, tác giả đã góp phần bổ sung và

hoàn thiện thêm các vấn đề lý luận cơ bản về KTSTQ. Qua đó, đánh giá xác

đáng thực trạng KTSTQ về trị giá hải quan ở Việt Nam, chỉ ra những điểm

còn tồn tại và làm rõ nguyên nhân của những tồn tại đó; Đề xuất một số giải

pháp hữu ích nhằm nâng cao hiệu quả công tác KTSTQ đối với trị giá hải

quan ở Việt Nam trong thời gian tới.

Với thể loại đề tài nghiên cứu khoa học cấp Ngành, một số công trình

liên quan KTSTQ đã được thực hiện như:

- Cơ sở lý luận, thực tiễn, nội dung và tác nghiệp cụ thể nghiệp vụ kiểm

tra sau thông quan của tác giả Mai Văn Huyên [49] đã có những nghiên cứu

ban đầu về cơ sở lý luận, song do hoạt động KTSTQ tại thời điểm thực hiện

đề tài mới được áp dụng từ Luật Hải quan 2001, nên chưa có nhiều thực tiễn

để đánh giá, chưa đề cập đến kinh nghiệm một số nước làm bài học cho Hải

quan Việt Nam.

- Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan

đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa hải

quan giai đoạn 2004 – 2006, của tác giả Nguyễn Viết Hồng [48] được thực

hiện khi công tác hải quan có những bước tiến rất căn bản trong phương pháp

quản lý từ thủ công sang hiện đại, Ngành Hải quan đã xây dựng chiến lược

phát triển đến năm 2010 và triển khai thực hiện “Kế hoạch cải cách, phát triển

và hiện đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2004 - 2006”. Đề tài đã tổng quan

về công tác KTSTQ với sơ lược sự hình thành và khái niệm về KTSTQ,

nghiên cứu kinh nghiệm KTSTQ của một số nước trên thế giới như Hàn

Quốc, Nhật Bản, Australia và Indonesia. Qua thực trạng công tác KTSTQ,

trên cơ sở các yêu cầu nhiệm vụ của Kế hoạch cải cách, phát triển, hiện đại

Page 20: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

15

hóa hải quan giai đoạn 2004 - 2006, các quy định thông lệ quốc tế và Tổ chức

Hải quan thế giới, các quy định của ASEAN về KTSTQ, định hướng và dự

báo xu thế phát triển của Hải quan thế giới, đề tài đã đưa ra các giải pháp

nâng cao hiệu quả công tác KTSTQ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cải cách, phát

triển và hiện đại hóa hải quan, trong đó có việc rà soát, hoàn thiện hệ thống

các văn bản pháp lý hải quan về KTSTQ. Trong thời điểm KTSTQ mới hình

thành và bắt đầu phát triển tại Việt Nam, đề tài đã đặt nền móng đầu tiên cho

việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác KTSTQ.

Ngoài ra, có một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp Ngành mang tính

chuyên biệt về lĩnh vực, loại hình KTSTQ của các tác giả như: Hoàng Việt

Cường, Nâng cao hiệu quả nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan đối với hoạt

động thanh toán quốc tế qua ngân hàng [38]; Nguyễn Văn Bình, Nâng cao

hiệu quả kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại

hình gia công [10]; Tạ Thị Mão, Xây dựng phần mềm thu thập, khai thác

thông tin phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan [54]. Những công trình

này chưa có sự phản ánh đầy đủ về lý luận cũng như thực tiễn hoạt động

KTSTQ nhưng cũng đã góp phần đem lại những góc nhìn chuyên sâu mang

tính nghiệp vụ trong một số lĩnh vực KTSTQ, có giá trị tham khảo cao cho

luận án.

Một số công trình là sách chuyên khảo, tài liệu học tập như:

- Nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan của tác giả Phạm Ngọc Hữu [52] là

một trong những công trình nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về KTSTQ, có giá

trị tham khảo rất lớn đối với tác giả luận án trong quá trình tiếp cận KTSTQ

dưới góc độ lý luận về KTSTQ đi từ đòi hỏi tất yếu của thương mại quốc tế,

khái niệm, vai trò KTSTQ. Tài liệu này đề cập 2 nội dung chính: Phần 1: Các

kiến thức chuyên ngành có liên quan đến hoạt động KTSTQ như các kiến thức

về kiểm toán, thông lệ thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế, ngân hàng, kế

toán. Phần 2: Trình tự tiến hành một cuộc KTSTQ, tập trung giới thiệu quá

Page 21: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

16

trình ứng dụng kiến thức chuyên ngành. Qua đó, xác định KTSTQ là một khâu

nghiệp vụ trong công nghệ quản lý của Hải quan hiện đại, việc nghiên cứu,

nắm vững để áp dụng có hiệu quả nghiệp vụ KTSTQ đối với Hải quan Việt

Nam là điều không thể thiếu trong phát triển và hội nhập quốc tế.

- Tài liệu đào tạo kiểm tra sau thông quan của Trường Hải quan Việt

Nam [104]. Với tài liệu này, nhóm biên soạn khẳng định trong điều kiện giao

lưu thương mại quốc tế phát triển không ngừng, Hải quan Việt Nam phải tiến

hành cải cách các hoạt động để áp dụng các biện pháp tiên tiến nhằm thông

quan hàng hóa nhanh chóng, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế nhưng vẫn

đảm bảo quản lý chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu và chống gian lận thương

mại hữu hiệu. Một trong các biện pháp quan trọng đó, là nghiệp vụ KTSTQ,

đang được phổ biến và áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Tài liệu được chia

làm 2 phần (2 quyển). Quyển 1 giới thiệu chung về KTSTQ với những lý luận

căn bản về khái niệm, lịch sử hình thành, đặc điểm của nghiệp vụ KTQTQ;

tính tất yếu khách quan, mục đích, vai trò, lợi ích của KTSTQ đối với Hải

quan Việt Nam; Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, tiêu chuẩn cán bộ của

hệ thống KTSTQ... Quyển 2 đi sâu một số nội dung hỗ trợ, liên quan đến

KTSTQ như thu thập, xử lý thông tin trong KTSTQ - Kế toán và kiểm tra kế

toán. Đồng thời nghiên cứu sâu KTSTQ trong một số lĩnh vực như: KTSTQ

về mã số, thuế suất; KTSTQ về trị giá hải quan; KTSTQ trong gia công và

nhập sản xuất xuất khẩu; KTSTQ trong lĩnh vực chính sách thương mại xuất

nhập khẩu; một số vấn đề về xử lý kết quả trong KTSTQ... Những nội dung

này có giá trị tham khảo cao trong quá trình nghiên cứu chung về KTSTQ,

cũng như các vấn đề liên quan đến từng nội dung, lĩnh vực KTSTQ để từ đó

đưa đến cơ sở lý luận cũng như thực tiễn để hoàn thiện pháp luật về KTSTQ

- Kiểm tra sau thông quan và một số quy định cần có tính chuẩn mực

sách chuyên khảo của tác giả Đoàn Ngọc Xuân [111] xác định việc có được

hệ thống các quy định có tính chuẩn mực trong hoạt động KTSTQ là cơ sở

Page 22: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

17

pháp lý cần thiết để các bên có liên quan có nghĩa vụ phải thực hiện; phục vụ

cho việc đánh giá tính tuân thủ pháp luật, đảm bảo hệ thống kiểm toán, thanh

tra của cơ quan hải quan và các cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền được

thực thi hiệu quả. Tác giả đưa ra luận điểm đổi mới hoạt động hải quan với

việc ban hành hệ thống chuẩn mực KTSTQ qua việc lý giải về tính tất yếu của

cải cách, hiện đại hóa hải quan và nhu cầu phát triển về nghiệp vụ KTSTQ.

Từ đó, tác giả nêu những nội dung cơ bản của hệ thống các chuẩn mực

KTSTQ, gồm: Nhóm chuẩn mực chung; Nhóm chuẩn mực về xây dựng và sử

dụng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu; Nhóm chuẩn mực về thực hành nghiệp

vụ KTSTQ; Nhóm chuẩn mực đánh giá rủi ro về ý thức tuân thủ pháp luật;

Nhóm chuẩn mực đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật trong kê khai hải quan;

Nhóm chuẩn mực về báo cáo và kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị của

KTSTQ. Tuy các nội dung mà tác giả nêu không đi từ lý luận và thực tiễn của

việc hoàn thiện pháp luật KTSTQ, nhưng lại có giá trị tham khảo rất lớn trong

quá trình nghiên cứu hoàn thiện pháp luật KTSTQ bởi khả năng và tính tất

yếu phải thể hiện các nội dung chuẩn mực trên cơ sở một hệ thống văn bản

pháp luật, là yêu cầu cấp thiết để hoàn thiện pháp luật KTSTQ ở Việt Nam

trong giai đoạn hiện nay.

1.1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về pháp luật hải quan và

pháp luật về kiểm tra sau thông quan

Trong khoa học luật Việt Nam, số lượng các công trình nghiên cứu về

lý luận cũng như thực trạng pháp luật hải quan nói chung và pháp luật về

KTSTQ nói riêng còn hạn chế. Ở thể loại luận văn, luận án có một số công

trình như:

- Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về hải quan ở nước ta hiện nay của

tác giả Vũ Ngọc Anh [1] thực hiện trên cơ sở nghiên cứu Pháp lệnh Hải quan

1990 để đề xuất văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn thay thế. Đây là công

trình chuyên khảo đầu tiên trong khoa học pháp lý Việt Nam nghiên cứu

Page 23: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

18

tương đối toàn diện và hệ thống bản chất của pháp luật về hải quan, các đặc

trưng cơ bản của pháp luật về hải quan. Với công trình này, lần đầu tiên hệ

thống hóa sự hình thành và phát triển của pháp luật về Hải quan Việt Nam;

lần đầu tiên các chế định về hải quan được so sánh, đối chiếu với Luật Hải

quan của các nước khác nhau trên thế giới, kết hợp với việc vận dụng luật

pháp và thông lệ quốc tế về hải quan để trên cơ sở đó vận dụng có chọn lọc

những kinh nghiệm của Hải quan quốc tế. Tuy nhiên, tại thời điểm này, Việt

Nam chưa tham gia Công ước Kyoto về hài hòa và đơn giản hóa thủ tục hải

quan, nên trong phần nghiên cứu về pháp luật hải quan của luận án này chưa

xuất hiện khái niệm KTSTQ hay pháp luật về KTSTQ. Tuy nhiên, công trình

cũng có giá trị tham khảo trong việc đưa ra phương pháp luận tiếp cận với

pháp luật về hải quan, những yêu cầu đổi mới và hoàn thiện pháp luật về hải

quan ở Việt Nam thời điểm cuối những năm 90.

- Một số giải pháp đổi mới và hoàn thiện pháp luật về kiểm tra giám sát

hải quan ở nước ta hiện nay của tác giả Hoàng Anh Công [20] đã nghiên cứu

một cách cơ bản và tổng thể hệ thống pháp luật hải quan nói chung và pháp

luật về kiểm tra, giám sát hải quan nói riêng trong điều kiện phát triển kinh tế

thị trường có sự quản lý của nhà nước, tạo cơ sở cho hội nhập kinh tế quốc tế

và tạo cơ sở pháp lý cho đổi mới tư duy quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải

quan. KTSTQ được đề cập và nghiên cứu dưới góc độ là một trong những nội

dung của pháp luật về kiểm tra, giám sát hải quan. Từ những vấn đề cơ bản về

lý luận và thực tế của pháp luật về kiểm tra, giám sát hải quan, luận văn đã

đưa ra một số kiến nghị và giải pháp cụ thể cho việc đổi mới và hoàn thiện

pháp luật về kiểm tra, giám sát hải quan, nhằm góp phần đơn giản hóa thủ tục

hải quan, góp phần đẩy mạnh xuất nhập khẩu, đồng thời đảm bảo quản lý nhà

nước về hải quan được chặt chẽ đúng chính sách, pháp luật.

- Hoàn thiện pháp luật về thủ tục hải quan ở Việt Nam của tác giả Ngô

Chí Thong [75] là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định

Page 24: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

19

của pháp luật về thủ tục hải quan ở Việt Nam được quy định tại Luật Hải

quan, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Quản lý thuế, Luật Thương

mại, Luật Sở hữu trí tuệ... Theo đó, tác giả đã đưa ra khái niệm, nội dung

pháp luật về thủ tục hải quan gồm các nhóm chính: Nhóm quy định về khai

hải quan; nhóm quy định về kiểm tra hải quan; nhóm quy định về giám sát hải

quan; nhóm quy định về KTSTQ. Tác giả đã phân tích dưới góc độ lí luận và

thực tiễn thi hành, từ đó đưa ra những giải pháp trên cơ sở lập luận có khoa

học, góp phần định hướng việc hoàn thiện pháp luật về thủ tục hải quan, trong

đó có việc hoàn thiện pháp luật về KTSTQ. Luận văn được thực hiện năm

2008, trên cơ sở Luật Hải quan sửa đổi 2005, do vậy chưa thể hiện được các

nội dung mới về KTSTQ theo những quy định trong thời gian gần đây, nên

chưa thật sự tạo được cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật

về KTSTQ.

- Pháp luật về kiểm tra sau thông quan, chuẩn mực quốc tế và thực tiễn

áp dụng của Hải quan Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị Thu Hường [50]

cũng thực hiện công trình nghiên cứu pháp luật về KTSTQ một cách có hệ

thống theo chuẩn mực quốc tế mà tiêu biểu là khuyến nghị của Tổ chức Hải

quan thế giới (WCO), tổ chức Hải quan ASEAN. Tác giả đồng thời thực hiện

nghiên cứu, đánh giá thực trạng thực thi pháp luật KTSTQ của Hải quan Việt

Nam, đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần xây dựng hệ thống pháp

luật về KTSTQ ngày càng hiệu quả hơn. Đây là một công trình có giá trị tham

khảo cao trong việc hình thành cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật

về KTSTQ ở Việt Nam, đặt nền tảng cho việc nghiên cứu về pháp luật

KTSTQ và yêu cầu hoàn thiện pháp luật về KTSTQ ở Việt Nam. Cho đến

nay, đây là công trình khoa học nghiên cứu trực diện về pháp luật KTSTQ.

Tuy nhiên, do đây là luận văn cấp thạc sĩ, được nghiên cứu từ năm trước năm

2009 nên các vẫn đề chưa thể hiện được tính mới theo các quy định của Luật

Hải quan hiện hành.

Page 25: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

20

- Một số luận cứ khoa học để phục vụ việc xây dựng các nội dung sửa

đổi, bổ sung trong Luật Hải quan sửa đổi của tác giả Phùng Thị Bích Hường

[51] liên quan khá nhiều đến nội dung nghiên cứu luận án của tác giả. Trong

phạm vi đề tài, nhóm nghiên cứu tập trung chủ yếu vào việc tổng kết đánh giá

tình hình thực hiện Luật Hải quan hiện hành, chỉ ra các vấn đề thiếu, không

tương thích giữa Luật Hải quan Việt Nam với các chuẩn mực quốc tế, với các

quy định của Luật liên quan, những vướng mắc, khó khăn trong suốt hơn 10

năm triển khai thực hiện (từ 2002 - 2013), đề xuất các nội dung cụ thể trong

xây dựng và hoàn thiện Luật Hải quan mới thay thế. KTSTQ được xác định

để nâng cao tính hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý nhà nước về hải quan

trong việc áp dụng phương thức quản lý hải quan tiên tiến và kiểm tra hải

quan hiện đại. Đề tài cũng đã nêu những hạn chế, bất cập, thiếu thống nhất

của quy định về KTSTQ tại Luật Hải quan và Luật Quản lý thuế dẫn đến cách

hiểu và vận dụng khác nhau giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp làm phát

sinh nhiều tranh chấp không đáng có; việc thiếu các quy định về địa điểm tiến

hành KTSTQ, thiếu quy định cụ thể trách nhiệm của công chức hải quan ở

khâu thông quan đối với các sai sót phát hiện ở khâu sau thông quan, các quy

định về áp dụng quản lý rủi ro... có ảnh hưởng nhất định đến công tác

KTSTQ. Trên cơ sở thực tiễn triển khai, những bất cập, vướng mắc, đề tài đã

nêu định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật hải quan đáp ứng yêu

cầu sửa đổi Luật Hải quan nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, thay đổi

cách thức quản lý từ phương thức thủ công sang phương thức điện tử, giảm

thời gian thông quan, chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”.

1.1.2. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài

- Luc De Wulf and José B.Sokol, Customs Modernization Initiatives

(Kinh nghiệm hiện đại hóa hải quan của một số nước) [120]. Tài liệu này

nghiên cứu về sáng kiến hiện đại hóa hải quan ở 8 quốc gia đang phát triển

gồm: Bolivia, Ghana, Maroc, Mozambic, Peru, Philippin, Thổ Nhĩ Kỳ và

Page 26: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

21

Uganda. Vấn đề liên quan đến KTSTQ được tài liệu tiếp cận là một trong

những nội dung của biện pháp cải cách khi đề cập đến những thay đổi trong

quản lý, liêm chính và tham nhũng, công nghệ thông tin, phương pháp lựa

chọn trong kiểm soát trước và sau khi giải phóng hàng. Tuy nội dung, vấn đề

đặt ra chỉ mang tính tổng quát, nhưng xét trong bình diện chung về kinh

nghiệm hiện đại hóa hải quan, đã cho thấy KTSTQ là yếu tố tất yếu của hiện

đại hóa hải quan và quản lý hải quan hiện đại, tạo nền tảng cho việc nghiên

cứu xác định tính tất yếu khách quan của KTSTQ và bổ sung cho cơ sở lý

luận về hoàn thiện pháp luật KTSTQ ở Việt Nam.

- Nobuyuki Shokai, ASEAN Post Clearance Audit Manual (Hướng dẫn

về kiểm tra sau thông quan của ASEAN) [121]. Bản hướng dẫn này được kết

cấu thành nhiều phần. Phần I về thực hiện chương trình KTSTQ nêu các quá

trình cụ thể để thực hiện cuộc kiểm toán hải quan. Trong đó, đề cập đến khía

cạnh pháp lý của KTSTQ với các nội dung như yêu cầu pháp lý, giải thích các

khái niệm, nêu các quy định tham chiếu với pháp luật của một số nước thành

viên như Indonesia, Philippin. Theo tác giả, để thực hiện PCA một cách hiệu

quả phù hợp, các yêu cầu pháp lý cần được quy định trong luật đó là: Hệ

thống tổ chức; nghĩa vụ của cán bộ PCA; Phạm vi của PCA; nghĩa vụ của

người/công ty được kiểm toán, các trường hợp hình sự, quyền kháng cáo…

Với các quy định khá chi tiết về cán nội dung này, hướng dẫn này thể hiện

yêu cầu chung về KTSTQ (kiểm toán hải quan) đối với các nước thành viên

ASEAN, trở thành một nền tảng tất yếu về cơ sở pháp lý theo chuẩn mực

quốc tế để hoàn thiện pháp luật về KTSTQ tại Việt Nam.

- Nobuyuki Shokai, The Blueprint of ASEAN customs post clearance

audit (Kế hoạch chi tiết kiểm tra sau thông quan của Hải quan ASEAN) [122].

Kế hoạch này được xây dựng trên chương trình hành động của một số quốc

gia như Indonesia, Malaysia, Singapo, Brunei Darussalam… Mỗi chương

trình hành động riêng của các quốc gia được coi là phần không tách rời của kế

Page 27: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

22

hoạch PCA của Hải quan ASEAN để đạt được kế hoạch chiến lược ASEAN

về phát triển hải quan và kiểm toán hải quan. Các chương trình của mỗi quốc

gia cơ bản đều gồm 2 phần: 1, Hiện trạng: Những phân tích về tình hình thực

hiện của PCA, dựa trên việc xem xét sâu sắc cơ chế hải quan và các yếu tố

đầu vào có sẵn. 2, Hành động và mục tiêu, biện pháp để đạt được các yêu cầu

theo quy định. Qua việc phân tích hệ thống hiện trạng PCA của Indonesia

(triển khai từ năm 1996), Malaysia (2000), Singapo (1998) và Brunei

Dasussalam (2003), tác giả đưa ra những biện pháp, mục tiêu theo lộ trình xác

định cụ thể về thời gian để các nước tăng cường khuôn khổ pháp luật hiện

hành, các vấn đề về cơ cấu tổ chức và hoạt động của PCA, tiêu chuẩn đạo

đức, cơ chế thực hiện, giám sát và đánh giá trong quá trình thực hiện PCA...

Những nội dung này có giá trị tham khảo rất lớn trong quá trình nghiên cứu

PCA theo chuẩn mực quốc tế cũng như kinh nghiệm của các nước trong xây

dựng và triển khai pháp luật về KTSTQ.

- World Customs Organization, Guidelines for Post Clearance Audit,

(Hướng dẫn về kiểm tra sau thông quan của WCO) [125]. Tài liệu hướng dẫn

này phản ánh một cách tiếp cận mới về KTSTQ trên cơ sở đánh giá toàn diện

và cập nhật hướng dẫn trước đó được phát triển vào năm 2006. Nó nhấn mạnh

ngày càng tăng nhu cầu thành viên để tạo điều kiện cho thương mại hợp pháp.

KTSTQ được đề cập trong một bối cảnh thương mại rộng lớn hơn, các thành

viên được hướng tới cách tiếp cận về KTSTQ được phát triển từ kinh nghiệm

các thành viên khác và phù hợp với các kỹ thuật hải quan hiện đại. Hướng dẫn

này được trình bày trong 2 phần. Phần 1 tập trung ở cấp độ quản lý nhằm hỗ

trợ xây dựng và quản lý chương trình KTSTQ (dành cho mọi đối tượng quan

tâm). Phần 2 tập trung vào khía cạnh thực thi KTSTQ với hướng dẫn thực tế

cho cán bộ kiểm tra (chỉ dành cho các cơ quan hải quan). Thông tin thêm về

các chủ đề kỹ thuật liên quan đến kiểm tra hải quan (ví dụ: trị giá hải quan,

phân loại và xuất xứ) có trong tài liệu hướng dẫn khác do WCO xây dựng.

Page 28: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

23

Theo tài liệu này, chuyển đổi phương pháp quản lý hải quan từ tiền kiểm sang

hậu kiểm là nền tảng cơ sở cho kiểm soát hải quan trong những năm gần đây.

Thông qua phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro và sau thông quan, Hải quan

có thể xác định nguồn lực hiệu quả hơn và phối hợp với cộng đồng doanh

nghiệp nhằm tăng cường mức độ tuân thủ và tạo thuận lợi thương mại. Cả 2

phần của tài liệu đều mang lại giá trị tham khảo rất lớn cho tác giả bởi tính

chuẩn mực chung về KTSTQ của WCO mà các nước thành viên trong đó có

Việt Nam nhất thiết phải nội luật hóa để hoàn thiện hệ thống pháp luật của

mình đảm bảo đáp ứng luật chơi chung.

1.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ

ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT TRONG LUẬN ÁN

1.2.1. Nhận xét tình hình nghiên cứu

Đánh giá về các công trình nghiên cứu đã được tham khảo nêu trên có

thể rút ra một số nhận xét khái quát sau:

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu KTSTQ trong tiến trình cải cách,

hiện đại hóa hải quan cho thấy, KTSTQ là yếu tố của quản lý hải quan hiện

đại, đáp ứng là yêu cầu phát triển thương mại quốc tế và hội nhập kinh tế

quốc tế của các nước trên thế giới và của Việt Nam. Những công trình nghiên

cứu này đã có những phân tích, tổng hợp bước đầu về công tác KTSTQ cũng

như quá trình triển khai thực hiện tại Việt Nam, đánh giá vai trò của KTSTQ

đối với sự phát triển thương mại trong điều kiện toàn cầu hóa và các thể chế

thực thi. Đây là các công trình khoa học có giá trị tham khảo cao trong quá

trình xác định cơ sở lý luận của KTSTQ, một số vấn đề trong thực trạng triển

khai, tiến hành KTSTQ của Hải quan Việt Nam.

Thứ hai, nhóm các công trình nghiên cứu về pháp luật hải quan và pháp

luật về KTSTQ đã có những đánh giá từ góc độ pháp luật các vấn đề về pháp

luật hải quan, pháp luật về kiểm tra giám sát hải quan, pháp luật về thủ tục hải

quan. Trong đó, pháp luật về KTSTQ được đề cập đến với tư cách là một bộ

Page 29: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

24

phận cấu thành của các thể chế pháp luật trên, đồng thời là một nội dung mới

cần được hoàn thiện đáp ứng với hệ thống pháp luật hải quan minh bạch,

thống nhất, hiện đại. Các công trình này có giá trị tham khảo cho tác giả luận

án trong việc triển khai những nội dung căn bản của lý luận pháp luật về

KTSTQ và quá trình triển khai bước đầu cũng như một số vấn đề còn hạn chế

cần được hoàn thiện đáp ứng với yêu cầu quản lý hải quan hiện đại.

Thứ ba, phần tài liệu khoa học nước ngoài là những nghiên cứu, hướng

dẫn về KTSTQ của WCO, Hải quan ASEAN hoặc của các nước, làm cơ sở

tham khảo trong quá trình nghiên cứu lý luận về KTSTQ, đặc biệt khi đối

chiếu, so sánh với các chuẩn mực quốc tế và kinh nghiệm thực hiện của hải

quan các nước.

Thứ tư, qua phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề

tài cho thấy, mặc dù có những đóng góp nhất định và có ý nghĩa tham khảo

cho luận án, tuy nhiên nhìn chung các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

còn một số hạn chế và còn nhiều vấn đề chưa được đề cập. Cụ thể là:

Một là: Phần lớn các công trình nghiên cứu tiếp cận KTSTQ dưới góc

độ khoa học quản lý. Công trình nghiên cứu về KTSTQ dưới góc độ khoa học

pháp lý còn hạn chế về số lượng và phạm vi nghiên cứu. Đa phần các công

trình nghiên cứu thuộc nhóm 1 liên quan đến KTSTQ trong cải cách hiện đại

hóa hải quan ở cấp luận án tiến sĩ đều là luận án tiến sĩ kinh tế. Dưới góc độ

nghiên cứu về kinh tế học, các công trình chỉ mới đề cập đến pháp luật

KTSTQ như là một yếu tố để đảm bảo cho việc triển khai thực hiện KTSTQ

trong thực tiễn quản lý nhà nước về hải quan, chưa có công trình nào đề cập

toàn diện đến khái niệm pháp luật về KTSTQ, đặc điểm, vai trò của pháp luật

KTSTQ do đó chưa đưa ra được các yêu cầu và tiêu chí hoàn thiện pháp luật

về KTSTQ. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận rõ rằng, để cho hoạt động KTSTQ

của ngành Hải quan được thực hiện một cách hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản

lý và yêu cầu hội nhập quốc tế, thì cần thiết phải có một khung pháp lý đảm

Page 30: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

25

bảo cho việc triển khai thực hiện theo đúng tinh thần của cải cách hiện đại

hóa, hài hòa và đơn giản thủ tục hải quan, tạo điều kiện cho thương mại quốc

tế phát triển.

Hai là: Các nghiên cứu tuy ít nhiều đã có đề cập đến pháp luật về

KTSTQ như là cơ sở pháp lý cho hoạt động KTSTQ trên thực tiễn, nhưng chưa

có đánh giá tổng thể pháp luật về KTSTQ hiện hành và thực tiễn thực hiện

pháp luật để chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. Trong nghiên cứu

khoa học luật còn thiếu vắng các công trình mang tính lý luận về pháp luật về

KTSTQ cũng như phân tích thực tiễn điều chỉnh pháp luật về KTSTQ. Đây là

một trong những nguyên nhân làm cho pháp luật về KTSTQ thiếu một hệ

thống lý luận vững chắc làm cơ sở cho việc hoàn thiện pháp luật về KTSTQ.

Ba là: Đa phần các công trình đều được nghiên cứu trong điều kiện

thực hiện Luật Hải quan 2001, sửa đổi bổ sung 2005. Từ khi Luật Hải quan

2014 được ban hành và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2015 đến nay, chưa có

nghiên cứu nào về pháp luật về KTSTQ toàn diện về lý luận và thực tiễn được

thực hiện. Do vậy, các vấn đề được nêu về cơ sở pháp lý, thực trạng, bất cập

hạn chế và giải pháp đề xuất trong các công trình này chưa thể hiện được các

vấn đề của pháp luật hiện hành về KTSTQ.

Thực tế trên đặt ra yêu cầu cần phải có thêm nhiều công trình nghiên

cứu về pháp luật KTSTQ, đặc biệt là quy mô luận án tiến sĩ với cách thức tiếp

cận mới từ cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện để đưa ra định hướng hoàn

thiện pháp luật về KTSTQ phù hợp với yêu cầu xây dựng hải quan hiện đại.

1.2.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Từ tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án “Hoàn

thiện pháp luật về kiểm tra sau thông quan ở Việt Nam”, tác giả xác định

những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và phát triển, đó là:

Về lý luận: KTSTQ và pháp luật về KTSTQ ở Việt Nam là một vấn đề

khá mới của nên còn nhiều vấn đề lý luận cần được luận án làm rõ. Đó là:

Page 31: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

26

- Dựa trên khái niệm KTSTQ, tiếp tục nghiên cứu sự cần thiết của việc

hoàn thiện pháp luật về KTSTQ phù hợp yêu cầu của phát triển thương mại

quốc tế và hội nhập kinh tế của Việt Nam.

- Xác định các tiêu chí để hoàn thiện pháp luật về KTSTQ làm cơ sở

cho việc đánh giá quá trình phát triển và hoàn thiện pháp luật về KTSTQ.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng việc hoàn thiện pháp luật về KTSTQ

- Nghiên cứu, tìm hiểu KTSTQ theo chuẩn mực pháp lý quốc tế, pháp

luật của một số nước trên thế giới để tìm và khai thác các giá trị tham khảo

cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về KTSTQ ở Việt Nam.

Với các vấn đề cần làm rõ nêu trên, luận án sẽ trả lời những câu hỏi sau:

- Pháp luật về KTSTQ là gì, có đặc điểm, vai trò như thế nào?

- Tiêu chí hoàn thiện pháp luật về KTSTQ là gì?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng việc hoàn thiện pháp luật về KTSTQ?

- Kiểm tra sau thông quan theo chuẩn mực quốc tế và của một số nước

trên thế giới có những giá trị nào có thể tham khảo để hoàn thiện pháp luật về

KTSTQ ở Việt Nam?

Về thực tiễn, luận án tiếp tục nghiên cứu làm rõ các vấn đề:

- Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về KTSTQ ở Việt

Nam qua các giai đoạn phát triển để thấy sự hoàn thiện của pháp luật về

KTSTQ.

- Thực trạng pháp luật về KTSTQ, những ưu điểm, nhược điểm của

pháp luật về KTSTQ hiện hành và những hạn chế, bất cập của luật thực định

thể hiện trong quá trình thực thi pháp luật và nguyên nhân của những hạn chế,

bất cập này.

Những câu hỏi được trả lời trong phần này là:

- Pháp luật về KTSTQ của Việt Nam được hình thành để đáp ứng

những yêu cầu nào? Trải qua quá trình phát triển, pháp luật về KTSTQ đã thể

hiện mức độ hoàn thiện như thế nào, còn có những nội dung gì chưa phù hợp?

Page 32: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

27

- Pháp luật về KTSTQ ở Việt Nam thời gian qua đã đạt được những kết

quả gì? Nguyên nhân gì dẫn đến của những thành công cũng như hạn chế của

pháp luật về KTSTQ ở Việt Nam?

Về quan điểm, giải pháp

- Luận án sẽ xác định quan điểm hoàn thiện pháp luật về KTSTQ ở

Việt Nam trong giai đoạn hiện nay dựa trên chính sách của Đảng, Nhà nước

trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, hội nhập của đất nước và yêu cầu về

cải cách hành chính cũng như định hướng phát triển của Hải quan Việt Nam.

- Luận án đề xuất những giải pháp cơ bản hoàn thiện pháp luật về

KTSTQ phù hợp yêu cầu và chuẩn mực quốc tế và đáp ứng với yêu cầu quản

lý nhà nước về hải quan trong phát triển và hội nhập kinh tế đất nước.

Với những vấn đề này, luận án sẽ trả lời các câu hỏi:

- Trước yêu cầu cải cách hiện đại hóa hải quan, quan điểm hoàn thiện

pháp luật về KTSTQ ở Việt Nam là gì?

- Để hoàn thiện pháp luật về KTSTQ cần những giải pháp cụ thể nào?

Kết luận chương 1

Chương 1 luận án đã tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề

tài luận án “Hoàn thiện pháp luật về kiểm tra sau thông quan ở Việt Nam” với

hai nhóm vấn đề: nhóm các công trình nghiên cứu về cải cách, hiện đại hóa

hải quan liên quan đến KTSTQ và nhóm các công trình nghiên cứu về pháp

luật hải quan và pháp luật KTSTQ. Đa số các công trình nghiên cứu kể cả

trong nước và nước ngoài đều nhìn nhận KTSTQ dưới góc độ kinh tế và quản

lý. Trong lĩnh vực khoa học pháp lý còn thiếu vắng các công trình mang tính

lý luận về pháp luật KTSTQ cũng như phân tích thực tiễn điều chỉnh của pháp

luật về KTSTQ. Nhìn tổng thể, các nghiên cứu về KTSTQ và pháp luật về

KTSTQ chưa tập hợp, xây dựng được hệ thống tri thức lý luận đầy đủ và

vững chắc về pháp luật về KTSTQ, chưa phân tích đánh giá một cách tổng thể

thực trạng của pháp luật về KTSTQ để đưa ra các quan điểm, giải pháp phù

Page 33: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

28

hợp nhằm hoàn thiện pháp luật về KTSTQ ở Việt Nam. Hạn chế này làm ảnh

hưởng không nhỏ đến sự phát triển của pháp luật về KTSTQ nói riêng và

pháp luật hải quan nói chung.

Trên cơ sở đánh giá tình hình nghiên cứu, luận án đã xác định những

vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trên cả 3 phương diện về lý luận, thực tiễn và

quan điểm giải pháp để hoàn thiện pháp luật về KTSTQ. Ở mỗi phương diện

đều nêu các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, qua đó đặt ra các câu hỏi nghiên

cứu mà luận án cần trả lời, làm rõ.

Qua đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu, có thể nói, đề tài luận án

“Hoàn thiện pháp luật về kiểm tra sau thông quan ở Việt Nam” là công trình

đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống cả về lý luận lẫn thực

tiễn để đưa ra những giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật KTSTQ ở Việt

Nam, đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa hải quan theo yêu cầu quản lý

của hải quan hiện đại trong tiến trình hội nhập và phát triển của đất nước.

Page 34: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

29

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

VỀ KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN Ở VIỆT NAM

2.1. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA

PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN

2.1.1. Khái niệm, nội dung điều chỉnh của pháp luật về kiểm tra sau

thông quan

2.1.1.1. Khái niệm kiểm tra sau thông quan

Để đi đến khái niệm pháp luật về KTSTQ, trước hết cần làm rõ khái

niệm KTSTQ cũng như tính tất yếu của KTSTQ đối với hải quan hiện đại.

Sự phát triển của thương mại quốc tế với lưu lượng ngày càng gia tăng

của hàng hóa xuất nhập khẩu cho thấy, bất kể một quốc gia nào dù có cơ sở

hạ tầng hoàn chỉnh hay lượng hải quan đông đảo và tinh nhuệ đến mấy cũng

không thể áp dụng hình thức “gác cổng” truyền thống bằng chế độ kiểm tra

100% hàng hóa ngay tại cửa khẩu. Quy trình hiện đại hóa hải quan quốc tế

của Mike Lane trong “Hiện đại hóa hải quan và con đường thương mại quốc

tế” đặt nền móng cho hoạt động hải quan đạt hiệu quả cao nhất trên cơ sở

thực hiện những nhiệm vụ cơ bản của hải quan trong nền kinh tế hiện đại và

hội nhập là: thu thuế nhập khẩu và thu khác, chống buôn lậu và tội phạm, thúc

đẩy đầu tư và phát triển kinh tế, tăng cường hệ thống xử lý hải quan đồng bộ

và minh bạch trên toàn thế giới. Trong qui trình đó, hải quan hiện đại là một

cơ quan hải quan tinh thông nghiệp vụ, có khả năng kiểm soát chặt chẽ và

tuân thủ các nguyên tắc quy định của pháp luật nhưng lại chỉ can thiệp rất ít

vào sự vận động hợp pháp của hàng hóa, phương tiện vận tải và con người khi

qua lại biên giới quốc gia [42, tr.36-46]. Với yêu cầu thông quan nhanh để tạo

thuận lợi cho thương mại, đồng thời phải quản lý chặt chẽ, chống thất thu thuế

và các hành vi vi phạm, cơ quan Hải quan các quốc gia sẽ thực hiện cải cách

thủ tục, tăng cường hiệu lực công tác bằng cách áp dụng biện pháp nghiệp vụ

Page 35: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

30

kéo dài thời hiệu kiểm tra, mở rộng phạm vi và đối tượng kiểm tra kiểm soát,

chuyển hướng từ vai trò quản lý đối với hàng hóa tại thời điểm xuất nhập

khẩu sang vai trò quản lý sau khi hàng hóa đã được thông quan, còn gọi là

chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”. Biện pháp nghiệp vụ đó là KTSTQ-

hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan sau khi hàng hóa đã được thực hiện

xuất khẩu, nhập khẩu nhằm kiểm tra tính chính xác và trung thực các nội

dung khai báo hải quan trong quá trình thông quan [55]

Có thể thấy, KTSTQ là yêu cầu tất yếu của quản lý hải quan hiện đại,

nhằm đáp ứng những đòi hỏi khách quan của quá trình hội nhập kinh tế và

phát triển thương mại quốc tế. Ở các nước phát triển như Đức, Mỹ, Ý, Pháp...

KTSTQ đã được hình thành từ hàng trăm năm trước với việc thừa nhận quyền

hạn của Hải quan trong việc kiểm tra các chứng từ có liên quan đến hàng hóa

nhập khẩu. Luật Hải quan Pháp từ cuối thế kỷ 19 đã ghi nhận quyền kiểm tra

chứng từ và sổ sách kế toán của hải quan. Luật Hải quan Australia 1901 quy

định quyền của nhân viên hải quan kiểm tra, thanh tra, sao chụp hoặc trích lục

các hồ sơ, chứng từ để phục vụ cho các cuộc kiểm tra... Dưới góc độ là một

nội dung mang tính thỏa thuận quốc tế, từ những năm 60 của thế kỷ XX, Hội

đồng hợp tác Hải quan thế giới (Tổ chức Hải quan thế giới- WCO ngày nay)

đã có những nghiên cứu đầu tiên về các biện pháp quản lý hải quan tiên tiến,

trong đó có biện pháp tiến hành kiểm tra sau khi hàng hóa đã được thông

quan. Theo WCO, thì: “Duy trì và phát triển hệ thống KTSTQ là tuyệt đối cần

thiết, vì một hệ thống KTSTQ đủ mạnh có thể phát hiện và ngăn chặn mọi

hình thức gian lận thương mại, đặc biệt là gian lận qua giá, dù cho hệ thống

giá tính thuế đó được xác định theo bất cứ phương pháp nào” [52, tr.12].

Trên thế giới, KTSTQ được thể hiện bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau,

đối với tiếng Anh là “Post Clearance Audit”, tiếng Pháp là “Contrôle Apès

Desdouanement” và tiếng Việt có thể gọi là “kiểm tra trên cơ sở kiểm toán”.

Ngày nay thuật ngữ tiếng Việt được sử dụng phổ biến là “kiểm tra sau thông

quan” [72].

Page 36: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

31

Trước khi làm rõ về khái niệm KTSTQ, cần tiếp cận với một số khái

niệm sau:

Khái niệm “kiểm tra”: Theo Từ điển Tiếng Việt, kiểm tra được hiểu là

“việc xem xét thực chất, thực tế” [102, tr.36]. Từ khái niệm này có thể hiểu

kiểm tra là những hành vi nhằm mục đích xem xét về mặt thực chất và thực tế

theo yêu cầu của chủ thể kiểm tra.

Khái niệm “Hải quan”: Theo WCO, Hải quan được hiểu là cơ quan

của Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Luật hải quan và thu thuế hải quan

và thuế khác, đồng thời, cũng chịu trách nhiệm thi hành các luật lệ khác có

liên quan đến việc nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển hay lưu kho hàng hóa

[78]. Theo từ điển Tiếng Việt thì Hải quan là “việc kiểm soát và đánh thuế

đối với hàng hóa xuất nhập cảnh”. Theo Luc De Wulf và José B.SoKol trong

Sổ tay hiện đại hóa hải quan thì cơ quan Hải quan được coi là “cơ quan kiểm

soát biên giới chủ yếu” chịu trách nhiệm cho tất cả các giao dịch liên quan

đến các vấn đề phát sinh từ vận chuyển hàng hóa và hành khách qua biên

giới [120, tr.13].

Khái niệm “Kiểm tra hải quan”: Theo chuẩn mực quốc tế, kiểm tra hải

quan là các biện pháp do hải quan áp dụng nhằm đảm bảo sự tuân thủ Luật

Hải quan [77, định nghĩa E7.F3]. Cụ thể hơn, kiểm tra hải quan là việc cơ

quan hải quan kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ, tài liệu liên quan và

kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải [104, Điều 4].

Khái niệm “Thông quan”: là việc hoàn thành các thủ tục hải quan cần

thiết để cho phép hàng hóa được đưa vào phục vụ tiêu dùng trong nước, được

xuất khẩu hay đặt dưới một chế độ hải quan khác [77, định nghĩa E5.F9].

Từ những khái niệm trên, WCO nêu định nghĩa KTSTQ tại Công ước

quốc tế về đơn giản hóa và hài hòa thủ tục hải quan (Công ước Kyoto): Kiểm

tra trên cơ sở kiểm toán là các biện pháp do cơ quan hải quan tiến hành để

kiểm tra sự chuẩn xác và trung thực của các tờ khai hàng hóa thông qua kiểm

Page 37: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

32

tra sổ sách chứng từ, hệ thống kinh doanh hay các số liệu thương mại do các

bên có liên quan đang quản lý [77, định nghĩa E3.F4].

Ở các nước ASEAN, trong Sổ tay hướng dẫn về KTSTQ của Tổ chức

Hải quan ASEAN được công bố tại cuộc họp Tổng cục trưởng ASEAN tại

Thái Lan tháng 8/2003 đã nêu: KTSTQ là một biện pháp hải quan có hệ thống

mà cơ quan hải quan tự thỏa mãn về độ chính xác và tính trung thực của việc

khai báo hải quan thông báo việc kiểm tra sổ sách, hồ sơ có liên quan, hệ

thống kinh doanh và dữ liệu thương mại của các cá nhân/các công ty tham gia

trực tiếp hoặc gián tiếp vào thương mại quốc tế. Hiệp định Hải quan ASEAN

2012 nêu: Sau khi giải phóng hàng hóa và nhằm đảm bảo độ chính xác của

các chi tiết cụ thể trong khai báo hải quan, cơ quan hải quan của nước thành

viên kiểm tra bất cứ chứng từ và dữ liệu nào liên quan đến các hoạt động đối

với hàng hóa nghi vấn [112, Điều 28].

Ở Việt Nam, Luật Hải quan quy định: KTSTQ là hoạt động kiểm tra

của cơ quan hải quan đối với hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và

các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa; kiểm tra thực tế

hàng hóa trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện sau khi hàng hóa đã

được thông quan. Việc KTSTQ nhằm đánh giá tính chính xác, trung thực nội

dung các chứng từ, hồ sơ mà người khai hải quan đã khai, nộp, xuất trình với

cơ quan hải quan; đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan và các quy định

khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu người khai hải

quan [67, Điều 77].

Từ các khái niệm liên quan, các quan niệm có tính quốc tế và theo quy

định của pháp luật Việt Nam hiện hành, có thể xây dựng một khái niệm chung

về KTSTQ như sau: KTSTQ là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan được

thực hiện đối với hàng hóa sau khi đã thông quan để đảm bảo tính chính xác

và trung thực của các nội dung khai báo hải quan trong quá trình xuất khẩu,

nhập khẩu đối với hàng hóa đó.

Page 38: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

33

Như vậy, xét trong tổng thể hệ thống kiểm tra hải quan, KTSTQ là

khâu nghiệp vụ kiểm tra cuối cùng và đóng vai trò như một nghiệp vụ thẩm

định lại những nghiệp vụ kiểm tra trước của các đối tượng tham gia vào hoạt

động xuất nhập khẩu. Đây là một công cụ hữu hiệu đối với công tác kiểm tra

hải quan, vì nó đưa ra bức tranh rõ ràng và đầy đủ về các giao dịch có liên

quan tới hàng hóa xuất nhập khẩu, được phản ánh trong các sổ sách và ghi

chép của doanh nghiệp. KTSTQ cho phép cơ quan hải quan áp dụng các biện

pháp kiểm tra hải quan theo hướng đơn giản, ưu tiên làm thủ tục hải quan

nhanh chóng, thuận tiện đối với doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải

quan nhưng vẫn đảm bảo việc ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm pháp luật

về hải quan, gian lận thuế, vi phạm chính sách quản lý xuất nhập khẩu, đấu

tranh chống gian lận thương mại hữu hiệu nhất.

2.1.1.2. Khái niệm pháp luật về kiểm tra sau thông quan

Từ khái niệm KTSTQ, cho thấy KTSTQ phát sinh, phát triển trong hoạt

động hải quan là một đòi hỏi tất yếu khách quan từ sự phát triển của thương

mại quốc tế và yêu cầu của quản lý hải quan hiện đại. Việc thực hiện KTSTQ

nhằm đáp ứng mục đích vừa tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, vừa

đảm bảo được yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về hải quan. Để mục tiêu

này trở thành hiện thực và được thực hiện thống nhất, các quốc gia đều ban

hành các quy phạm pháp luật để KTSTQ trở thành một hoạt động chính thống,

luật định, mang tính bắt buộc và đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.

Dưới góc độ lý luận chung về nhà nước và pháp luật, hệ thống các quy

phạm pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực nào thì tạo nên pháp luật về lĩnh vực

đó. Các quy định pháp luật về thực hiện KTSTQ của cơ quan hải quan đối với

hàng hóa xuất nhập khẩu tạo nên pháp luật về KTSTQ. Pháp luật về KTSTQ

được hình thành để điều chỉnh các quan hệ pháp luật phát sinh trong quá trình

cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đã được

thông quan để thẩm định tính chính xác, trung thực của quá trình khai báo hải

Page 39: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

34

quan. Để tạo thuận lợi cho hoạt động KTSTQ, các quốc gia cần xây dựng các

quy định pháp luật làm cơ sở pháp lý để cơ quan hải quan tiến hành KTSTQ,

làm rõ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật về KTSTQ,

cách thức thực hiện các quyền và nghĩa vụ ấy theo trình tự, thủ tục, thẩm

quyền, phạm vi và nội dung luật định. Mỗi quốc gia sẽ xây dựng luật và quy

định dựa theo yêu cầu của quản lý hải quan ở từng nước hoặc ở cấp độ khu

vực trong trường hợp nước đó là thành viên của một liên minh hải quan [125,

tr.7]. Tổng thể các quy phạm pháp luật đó có mối quan hệ chặt chẽ, thống

nhất điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong hoạt động KTSTQ đảm bảo sự

tuân thủ pháp luật của các đối tượng tham gia vào quá trình xuất nhập khẩu

hàng hóa, đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi thương mại quốc tế và hướng đến

lợi ích của nhà nước và toàn xã hội.

Theo quan niệm đó, có thể đưa ra khái niệm pháp luật về KTSTQ như

sau: pháp luật về KTSTQ là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước

ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá

trình thực hiện KTSTQ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đã được thông quan

nhằm thẩm định tính tuân thủ pháp luật của đối tượng thực hiện hoạt động

xuất nhập khẩu.

2.1.1.3. Nội dung điều chỉnh của pháp luật về kiểm tra sau thông quan

Kiểm tra sau thông quan của các nước không giống nhau về tên gọi, cơ

cấu tổ chức, môi trường pháp lý... nhưng lại hoàn toàn giống nhau về chức

năng cơ bản đó là phát hiện và ngăn chặn gian lận thương mại trong hoạt

động xuất khẩu, nhập khẩu thông qua việc thực hiện các cuộc KTSTQ [52,

tr.15]. Pháp luật về KTSTQ là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh

những nhóm quan hệ sau đây:

Một là, nhóm các quy phạm pháp luật xác định địa vị pháp lý của các

chủ thể KTSTQ và đối tượng KTSTQ. Pháp luật về KTSTQ điều chỉnh quan

hệ giữa một bên là cơ quan hải quan và một bên là tổ chức, cá nhân tham gia

Page 40: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

35

hoạt động xuất nhập khẩu nhằm thẩm định việc tuân thủ pháp luật trong quá

trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được

thông quan. Chủ thể quan hệ pháp luật KTSTQ là cơ quan hải quan - đại diện

cho quyền lực nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định tính chính xác,

trung thực, mức độ tuân thủ pháp luật đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Pháp

luật các nước quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể để đảm bảo cho

cán bộ hải quan được hành động trong khuôn khổ chức năng nhiệm vụ và

quyền hạn luật định khi tiến hành hoạt động KTSTQ, bao gồm quyền ra vào

trụ sở doanh nghiệp; quyền kiểm tra hồ sơ doanh nghiệp, hệ thống kinh doanh

và dữ liệu thương mại liên quan tới tờ khai hải quan; quyền thu giữ tài liệu, hồ

sơ kinh doanh; quyền kiểm tra, lấy mẫu hàng hóa.

Cùng với việc xác định quyền, nghĩa vụ của cơ quan hải quan, pháp

luật quy định quyền và nghĩa vụ của đối tượng KTSTQ là các doanh nghiệp

liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa hoặc tiếp nhận, lưu giữ, sản

xuất và vận chuyển hàng hóa chịu sự kiểm soát hải quan. Các đối tượng này

bao gồm: Chủ sở hữu hàng hóa xuất nhập khẩu, người khai hải quan, người

giao nhận hàng hóa, đại lý hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu. Các chủ thể

khác liên quan gián tiếp đến kinh doanh xuất nhập khẩu - tham gia quan hệ

pháp luật về KTSTQ với tư cách là người phối hợp cung cấp thông tin về hoạt

động xuất nhập khẩu hàng hóa: như tổ chức ngân hàng, bảo hiểm, cơ quan

thuế nội địa, hãng vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, các cơ quan, tổ chức giám

định hàng hóa, người mua hàng nội địa....

Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật về KTSTQ, chủ thể này có

nghĩa vụ lưu giữ tài liệu, thông tin hồ sơ theo quy định; cung cấp tài liệu,

thông tin hồ sơ kịp thời. Đồng thời, pháp luật quy định cho các đối tượng chịu

kiểm tra quyền khiếu nại, quyền được giải trình, quyền được giữ bí mật hồ sơ

kinh doanh và quyền được thông quan hàng hóa tại cửa khẩu với điều kiện an

ninh [125, tr.8].

Page 41: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

36

Hai là, nhóm các quy phạm pháp luật xác định phạm vi, nội dung tiến

hành KTSTQ. Xuất phát từ đặc thù của hoạt động KTSTQ là để thẩm định

tính tuân thủ pháp luật đối với hàng hóa đã được thông quan, phạm vi KTSTQ

được xác định với mặt hàng, lĩnh vực, loại hình xuất nhập khẩu của các doanh

nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Tùy vào các quy định pháp luật

về thủ tục hải quan trong quá trình thông quan, mà phạm vi KTSTQ sẽ hướng

đến kiểm tra chính sách mặt hàng, chính sách thuế, hay kiểm tra trị giá, mã số,

thuế suất, xuất xứ của các loại hình nhập khẩu, xuất khẩu.

Để thẩm định tính chính xác, trung thực của hàng hóa xuất nhập khẩu

đã được thông quan, nội dung kiểm tra là nhằm tái hiện bức tranh chân thực

nhất của quá trình giao dịch. Do vậy, các quy phạm pháp luật quy định nội

dung KTSTQ để đảm bảo kiểm tra được tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ sơ

hải quan và chứng từ tài liệu liên quan, tính chính xác của các căn cứ tính

thuế liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu và việc kê khai các khoản thuế

phải nộp, được miễn, không thu, được hoàn và kiểm tra việc thực hiện các

quy định của pháp luật trong quản lý đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Ba là, nhóm các quy phạm pháp luật xác định trình tự, thủ tục tiến

hành KTSTQ. Trình tự, thủ tục thực hiện KTSTQ là cách thức, biện pháp cụ

thể tiến hành hoạt động KTSTQ được sắp xếp theo quy định của pháp luật

nhằm đảm bảo hiệu quả của hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan đối với

hàng hóa xuất nhập khẩu đã được thông quan. Không có một khuôn mẫu trình

tự nhất định áp dụng cho mọi cuộc kiểm tra, nhưng nói một cách khái quát nhất

thì trình tự tiến hành một cuộc KTSTQ sẽ được pháp luật các quốc gia quy

định có thể có 3 bước cơ bản sau: Chuẩn bị kiểm tra; Thực hành kiểm tra; Kết

thúc kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra.Với mỗi bước này, pháp luật của mỗi

nước có thể phân chia thành nhiều bước công việc tùy theo tình hình thực tế.

Bốn là, nhóm các quy phạm pháp luật quy định hậu quả pháp lý của

hoạt động KTSTQ. Với chức năng cơ bản là thẩm định tính trung thực của

Page 42: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

37

doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong quá trình làm thủ tục hải quan, mục đích

của KTSTQ là phát hiện và ngăn chặn gian lận thương mại, các hành vi vi

phạm pháp luật quản lý hoạt động xuất nhập khẩu. Hậu quả pháp lý sẽ gắn với

các kết luận của hoạt động KTSTQ. Trường hợp doanh nghiệp chấp hành tốt

pháp luật sẽ được hưởng các ưu đãi thực hiện trong quá trình xuất nhập khẩu

tiếp theo. Trường hợp doanh nghiệp có hành vi vi phạm, hậu quả pháp lý của

KTSTQ sẽ mang tính quyền lực, cưỡng chế nhà nước với việc xử lý truy thu

số thuế còn thiếu trong thông quan, xử phạt vi phạm hành chính, khởi tố vụ án

nếu xét thấy có dấu hiệu tội phạm.

2.1.2. Đặc điểm của pháp luật về kiểm tra sau thông quan

2.1.2.1. Pháp luật về kiểm tra sau thông quan là một bộ phận đặc thù

của pháp luật hải quan

Dưới góc độ khoa học pháp lý, pháp luật hải quan là tổng thể các quy

phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực quản lý nhà nước

về hải quan, bao gồm hoạt động của các cơ quan hải quan và của các chủ thể

khác được hình thành trong quá trình tổ chức và thực hiện các hoạt động chấp

hành điều hành của nhà nước trong lĩnh vực hải quan nhằm bảo vệ và thúc đẩy

sản xuất trong nước, bảo vệ chủ quyền, lợi ích đất nước về mặt kinh tế; góp

phần bảo vệ an ninh kinh tế, trật tự, an toàn xã hội và bảo vệ cộng đồng [20].

Pháp luật hải quan điều chỉnh các quan hệ xã hội theo từng lĩnh vực

quản lý cụ thể, mà tương ứng mỗi lĩnh vực quản lý đó là một chế định pháp

luật điều chỉnh để đảm bảo từng mục tiêu mục đích riêng, từ đó tạo ra mục

đích chung của chế định pháp luật hải quan. Pháp luật điều chỉnh ở từng lĩnh

vực quản lý đó sẽ tạo thành các thành phần của pháp luật hải quan. Với cách

tiếp cận đó, có thể xác định pháp luật hải quan gồm các thành phần chính sau:

Pháp luật về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; Pháp luật về

KTSTQ; Pháp luật về ưu tiên hải quan; Pháp luật về quản lý rủi ro hải quan;

Pháp luật về thu thuế hàng hóa xuất nhập khẩu; Pháp luật về kiểm soát chống

Page 43: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

38

buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và xử lý vi phạm trong

lĩnh vực hải quan; Pháp luật về tổ chức bộ máy hải quan.

Như vậy, pháp luật KTSTQ không phải là một ngành luật độc lập mà là

một bộ phận của pháp luật hải quan. Nghiên cứu, xem xét mối quan hệ giữa

pháp luật KTSTQ với các bộ phận của pháp luật hải quan để làm rõ tính đặc

thù của pháp luật về KTSTQ. Tính đặc thù thể hiện:

Thứ nhất, trong mối quan hệ với pháp luật về thủ tục hải quan, kiểm tra

giám sát ở khâu thông quan, pháp luật về KTSTQ điều chỉnh hoạt động hậu

kiểm của cơ quan hải quan.

Pháp luật hải quan quy định hoạt động kiểm tra hải quan được thực hiện

với các hình thức: Kiểm tra trước khi thông quan, kiểm tra trong quá trình

thông quan và kiểm tra sau khi hàng hóa đã được thông quan [111, tr.10-11].

Trong đó, pháp luật về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát quy định kiểm tra

trước thông quan là khâu sử dụng hệ thống cơ sở thông tin dữ liệu có liên

quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu để cơ quan hải quan đánh giá và đưa ra

hình thức kiểm tra thích hợp như miễn kiểm tra, kiểm tra theo tỷ lệ hoặc kiểm

tra toàn bộ. Kiểm tra trong quá trình thông quan là việc kiểm tra hồ sơ, kiểm

tra thực tế đối với hàng hóa tại cửa khẩu để đảm bảo hàng hóa xuất nhập khẩu

đúng với khai báo hải quan về hình dáng, kiểu cách, tính chất lý hóa... Pháp

luật về KTSTQ là biểu hiện của yêu cầu cải cách, hiện đại hóa hải quan với

việc chuyển quá trình kiểm tra của hải quan từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”.

Điều này giảm thiểu việc ách tắc hàng hóa, giảm thời gian thông quan, giảm

chi phí doanh nghiệp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc

đẩy phát triển thương mại quốc tế.

Kiểm tra sau thông quan thay cho việc kiểm tra trước và trong thông

quan đáp ứng đòi hỏi của quá trình lưu thông hàng hóa, là yếu tố giảm thiểu

chi phí sản xuất, chi phí lưu thông, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng

hóa trên thị trường trong nước và quốc tế. Để đảm bảo được yếu tố này, pháp

Page 44: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

39

luật về KTSTQ sẽ được triển khai thực hiện dựa trên cơ sở đầu vào của pháp

luật về quản lý rủi ro để xác định đối tượng, phạm vi KTSTQ, giúp cho cơ

quan hải quan tập trung được nguồn lực chủ yếu vào việc KTSTQ các lĩnh

vực, đối tượng có rủi ro cao để tạo điều kiện cho thương mại phát triển cũng

như hạn chế các khó khăn do tự do hóa thương mại đem lại [57]. Đồng thời,

thể hiện yếu tố đầu ra cho pháp luật về ưu tiên hải quan, áp dụng đối với

doanh nghiệp đảm bảo các tiêu chí luật định của pháp luật quốc gia, trong đó

có yếu tố được xác định tuân thủ pháp luật sau khi có kết quả KTSTQ, qua đó

phát huy tối đa thuận lợi pháp luật dành cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả

quản lý của cơ quan hải quan. Chế độ ưu tiên của doanh nghiệp được thực

hiện trong cả quá trình thông quan và sau thông quan đối với hàng hóa xuất

nhập khẩu của doanh nghiệp. Kết quả KTSTQ với những kết luận doanh

nghiệp đảm bảo tuân thủ pháp luật cũng cần được xem xét để xác định ưu đãi

cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong quá trình thông quan.

Thứ hai, pháp luật về KTSTQ song hành cùng pháp luật về thuế và

pháp luật về xử lý vi phạm, đảm bảo chống thất thu ngân sách, chống gian

lận thương mại và thực hiện xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực hải

quan và trong lĩnh vực thuế.

Xuất phát từ nhiệm vụ cơ bản của cơ quan Hải quan là thực hiện việc

thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, mục tiêu của hải quan hiện

đại là đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại phát triển nhưng cũng

phải đảm bảo quản lý chặt chẽ để chống thất thu ngân sách. Pháp luật về

KTSTQ nhằm thẩm định tính chính xác trung thực của việc khai báo hải

quan, đảm bảo thu đúng, thu đủ, đảm bảo tính xác thực của người khai hải

quan trong quá trình kê khai các thuế phải nộp, được miễn, không thu, được

hoàn. Trong quá trình thực thi pháp luật về KTSTQ, trường hợp xác định việc

khai báo hải quan có sai phạm, cơ quan hải quan sẽ tiến hành truy thu thuế và

xử lý vi phạm theo luật định.

Page 45: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

40

Thứ ba, pháp luật về KTSTQ trong quan hệ với pháp luật về tổ chức bộ

máy hải quan, thể hiện chiến lược quốc gia và yêu cầu phát triển lực lượng

hải quan hiện đại.

Nằm trong hệ thống tổ chức bộ máy hải quan, bộ máy tổ chức trong

KTSTQ thể hiện cơ cấu tổ chức của các bộ phận trong hệ thống KTSTQ. Quy

mô bộ máy tổ chức trong KTSTQ sẽ tùy thuộc vào chiến lược phát triển hệ

thống KTSTQ của mỗi quốc gia, tùy thuộc vào nguồn nhân lực KTSTQ và

khối lượng công việc mà công chức hải quan phải thực hiện trong quá trình

KTSTQ, thông thường sẽ được thể hiện dưới các hình thức như:

- Không tổ chức đơn vị chuyên trách trong lĩnh vực KTSTQ mà phân

công các bộ phận đảm nhiệm các công việc của KTSTQ. Điển hình là bộ máy

tổ chức KTSTQ của Hải quan Pháp, các bộ phận chuyên trách có chức năng

tương tự như KTSTQ đó là: Cấp tổng Cục có Cục DED trực thuộc DRNED

(Cơ quan quốc gia về điều tra và tình báo hải quan), Cục DED là đơn vị điều

tra chống gian lận thương mại, trốn thuế và được quyền kiểm tra tại doanh

nghiệp tương tự như bộ phận KTSTQ ở các nước khác; Cấp Hải quan vùng có

3 bộ phận liên quan đến KTSTQ là phòng POC (định hướng kiểm tra), phòng

CROC (thu thập thông tin phục vụ KTSTQ), phòng SRE (trực tiếp kiểm tra).

- Tổ chức đơn vị chuyên trách thực hiện KTSTQ. Trong bộ máy

chuyên trách đó, sẽ gồm các bộ phận được phân cấp. Cách thức tổ chức bộ

máy này được nhiều nước xây dựng và thực hiện. Chẳng hạn bộ máy tổ chức

KTSTQ của Hải quan Trung Quốc bao gồm các bộ phận như: Cao ủy Hải

quan, Cục Điều tra, Hải quan vùng và các bộ phận kiểm toán; Bộ máy tổ chức

KTSTQ theo mẫu của hải quan ASEAN: mỗi đơn vị KTSTQ sẽ có hai bộ

phận trực thuộc phụ trách công việc thông tin và kiểm tra doanh nghiệp…

Để hệ thống KTSTQ phát triển và có hiệu quả, hải quan các nước cần

phải xây dựng bộ máy tổ chức KTSTQ hiện đại, chuyên nghiệp, chuyên sâu

phù hợp với chuẩn mực quốc tế, hoạt động hiệu quả tập trung thống nhất từ

trung ương đến địa phương đáp ứng với yêu cầu của quản lý hải quan hiện đại.

Page 46: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

41

Thứ tư, pháp luật về KTSTQ có liên quan với nhiều ngành luật khác.

Với chức năng thẩm định tính trung thực của quá trình khai báo hải

quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, pháp luật về KTSTQ liên quan đến

pháp luật thương mại với các quy định về chính sách thương mại, chính sách

mặt hàng, các quy định về sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa...; việc thực hiện

pháp luật về thuế với các sắc thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia

tăng; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế bảo vệ môi trường... Liên quan đến quản lý

hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu có yếu tố nước ngoài, pháp luật về

KTSTQ có quan hệ với pháp luật về tài chính - ngân hàng với các quy định

về thanh toán quốc tế, ngoại hối nhằm xác định tính chân thực của giao dịch

ngoại thương; đồng thời liên quan đến xử lý các hành vi gian lận trong quá

trình thực hiện thủ tục hải quan; pháp luật về KTSTQ có mối quan hệ với

pháp luật khiếu nại tố cáo; pháp luật xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế

thi hành quyết định hành chính; pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, tổ chức

điều tra hình sự...

Bên cạnh đó, Pháp luật về KTSTQ có mối quan hệ ngày càng chặt chẽ

với các quy định của pháp luật quốc tế do quá trình liên kết hóa, quốc tế hóa

quan hệ kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực và toàn cầu. Hoạt động hải

quan luôn có liên quan đến yếu tố nước ngoài với nhiều thỏa thuận, công ước

quốc tế đa phương và song phương được các quốc gia ký kết, tham gia hoặc

công nhận với mục đích điều chỉnh quan hệ hải quan giữa các nước nhằm tạo

thuận lợi cho hoạt động thương mại, du lịch... như: Công ước thành lập Hội

đồng hợp tác hải quan, Công ước Kyoto về đơn giản hóa thủ tục hải quan,

Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) và Công ước thi hành

Điều VII Hiệp định này về xác định trị giá hải quan, Hiệp định Hải quan

ASEAN, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)...

Sự đa dạng trong mối liên hệ giữa pháp luật về KTSTQ với các ngành

luật khác, làm cho pháp luật về KTSTQ trở thành một bộ phận đặc thù của

pháp luật hải quan.

Page 47: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

42

2.1.2.2. Pháp luật về kiểm tra sau thông quan xuất hiện muộn và gắn

với sự ra đời của pháp luật về quản lý rủi ro

Xét về logic và lịch sử, sự hình thành, phát triển của hoạt động hải quan

gắn liền với sự hình thành, phát triển của trao đổi, lưu thông hàng hóa và

thương mại [101, tr.7]. Hoạt động hải quan vì thế đã xuất hiện từ rất sớm từ

thế kỷ VI trước Công nguyên ở Hy Lạp cổ đại với việc đánh thuế hải quan đối

với lúa mì nhập từ Ai Cập và vùng Hắc Hải [101, tr.9]. Lần lượt đến các thời

kỳ trung cổ, phong kiến rồi tư bản chủ nghĩa, qua các thời kỳ của bảo hộ sản

xuất (thế kỷ XVII) cho đến thời kỳ tự do hóa thương mại (từ giữa thế kỷ XX),

hoạt động hải quan thực hiện bảo hộ sản xuất trong nước, thu ngân sách quốc

gia và thực hiện bảo vệ an ninh kinh tế đối ngoại. Để tạo điều kiện cho Hải

quan thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ đó, các nước đã hoàn thiện chính

sách pháp luật hải quan của quốc gia cho phù hợp sự phát triển chung của

thương mại quốc tế và sự phát triển chính trị - kinh tế quốc gia. Do vậy, pháp

luật hải quan đã hình thành từ rất sớm cùng với sự ra đời và phát triển của

hoạt động hải quan. Tuy nhiên, chỉ đến khi tự do hóa thương mại phát triển

với sự đòi hỏi của phát triển kinh tế và giao lưu thương mại đặt ra cho hoạt

động hải quan yêu cầu thực hiện cải cách để đáp ứng cho việc thúc đẩy luân

chuyển hàng hóa, thì KTSTQ mới ra đời. Pháp luật về KTSTQ vì thế cũng

được “sinh sau đẻ muộn” hơn nhiều so với pháp luật hải quan.

Dưới góc độ pháp lý quốc tế, KTSTQ chỉ mới được đề cập vào những

năm 60 của thế kỷ XX với những nghiên cứu về biện pháp quản lý hải quan

tiên tiến của Hội đồng Hợp tác Hải quan (WCO ngày nay), cho đến khi được

đưa vào nội dung của Công ước quốc tế về đơn giản hóa và hài hước hóa thủ

tục hải quan (Công ước Kyoto) ngày 18/05/1973 có hiệu lực ngày

25/09/1974. Vào tháng 9/1999 khi Công ước Kyoto được sửa đổi bổ sung tại

Phụ lục tổng quát, Chương VI có quy định về các hoạt động kiểm tra này với

tên gọi là kiểm toán sau thông quan và kiểm toán hệ thống sổ sách doanh

Page 48: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

43

nghiệp. WCO đã khuyến nghị các nước thành viên nhanh chóng hoàn chỉnh

và tiến tới áp dụng rộng rãi hệ thống kiểm tra hàng hóa sau khi thông quan

nhằm tạo thuận lợi nhất cho hoạt động thương mại và nhấn mạnh rằng kiểm

tra hải quan là một hệ thống tổng thể bao gồm các biện pháp kiểm tra khác

nhau như kiểm tra hải quan trước thông quan, kiểm tra hải quan trong quá

trình thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu và KTSTQ. Trên cơ sở đó, pháp

luật về KTSTQ mới được quy định và triển khai tại Nhật Bản năm 1968;

Trung Quốc 1994, Hàn Quốc 1996 và áp dụng tại Việt Nam từ Luật Hải quan

Việt Nam 2001, có hiệu lực từ 2002.

Sự xuất hiện của pháp luật về KTSTQ gắn liền với sự ra đời và phát

triển của khoa học về quản lý rủi ro trong hoạt động của cơ quan hải quan.

Đối lập với việc kiểm tra hải quan được thực hiện hoàn toàn tại các cửa khẩu,

trên cơ sở của quản lý rủi ro, cơ quan hải quan thực hiện cải cách ở khâu

thông quan và chuyển việc kiểm tra hải quan về chế độ hậu kiểm. Theo WCO,

rủi ro là nguy cơ tiềm ẩn đối với việc không tuân thủ pháp luật hải quan [77,

tr.6]. Quản lý rủi ro trong hoạt động của cơ quan hải quan là cách thức thu

thập, quản lý thông tin trong lĩnh vực hải quan để phục vụ chức năng quản lý

nhà nước của cơ quan hải quan, đảm bảo cho kiểm tra hải quan phải giữ ở

mức tối thiểu và phải được thực hiện dựa trên các cơ sở chọn lựa việc sử dụng

các kỹ thuật quản lý rủi ro nhằm đạt được mọi ưu điểm mà nó mang lại [77,

tr.6]. Tùy hệ thống quản lý rủi ro của mỗi quốc gia, quy định pháp luật về

quản lý rủi ro trong KTSTQ là việc xác định mức độ rủi ro trên các tiêu chuẩn

như thân nhân đối tượng, kim ngạch xuất nhập khẩu, mặt hàng xuất nhập

khẩu, kết quả kiểm tra và xử lý vi phạm trước đó... để lựa chọn đối tượng

kiểm tra từ dữ liệu thống kê khai báo hải quan. Quản lý rủi ro vì thế không chỉ

được coi là xương sống của quản lý hải quan hiện đại mà là còn là nguyên tắc

tiến hành KTSTQ, gắn liền với sự xuất hiện, tồn tại của pháp luật về KTSTQ,

được pháp luật quốc tế và pháp luật các nước quy định và tuân thủ, đảm bảo

điều kiện tối đa cho phát triển thương mại và hội nhập.

Page 49: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

44

2.1.2.3. Pháp luật về kiểm tra sau thông quan dựa trên giả định hàng

hóa xuất nhập khẩu đáp ứng tiêu chuẩn thông quan

Với mục đích thẩm định tính chính xác trung thực, đánh giá tính tuân thủ

pháp luật của người khai hải quan trong quá trình thông quan hàng hóa, đặc

điểm của pháp luật về KTSTQ là dựa trên giả định hàng hóa hàng hóa xuất

nhập khẩu đáp ứng các quy định pháp luật về thông quan hàng hóa, bao gồm:

- Quy định pháp luật về khai, nộp hồ sơ hải quan đối với từng loại hình

xuất nhập khẩu như: xuất kinh doanh, nhập kinh doanh, nhập đầu tư, gia

công, sản xuất xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập...;

- Quy định pháp luật về chính sách mặt hàng: hàng hóa cấm xuất khẩu,

cấm nhập khẩu; hàng hóa xuất nhập khẩu có giấy phép, điều kiện; hàng hóa

thuộc diện kiểm tra chuyên ngành...;

- Quy định pháp luật về trị giá hải quan, mã số, thuế suất, xuất xứ

hàng hóa;

- Quy định pháp luật xuất trình hàng hóa để kiểm tra, giám sát thực tế.

Việc tiến hành KTSTQ là để thẩm định các quy định này được thực

hiện đúng quy định, tiêu chuẩn điều kiện luật định. Do vậy, giả định hàng hóa

xuất nhập khẩu đáp ứng tiêu chuẩn thông quan sẽ là chuẩn mực, thước đo để

tiến hành các quy định pháp luật về KTSTQ. Chính vì vậy, mà KTSTQ còn

được gọi là phương pháp kiểm tra ngược thời gian [111, tr.21], diễn ra sau khi

thông quan để thẩm định tính trung thực của quá trình khai báo, thực hiện

pháp luật của người khai hải quan trong thông quan hàng hóa.

2.1.3. Vai trò của pháp luật về kiểm tra sau thông quan

Thứ nhất, pháp luật về KTSTQ thể chế hóa quan điểm của Đảng cầm

quyền về xây dựng hải quan hiện đại đáp ứng với yêu cầu phát triển thương

mại và hội nhập kinh tế.

Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại đã và

đang là xu thế nổi bật của thế giới đương đại. Xây dựng hải quan hiện đại là

Page 50: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

45

mục tiêu và là yêu cầu của bất kỳ quốc gia nào nhằm đáp ứng với xu thế hội

nhập và phát triển đó. KTSTQ là công cụ chuẩn quốc tế của quản lý hải quan

hiện đại, do vậy pháp luật về KTSTQ chính là sự thể chế hóa quan điểm của

Đảng để xây dựng hải quan hiện đại đáp ứng với tốc độ phát triển ngày càng

tăng của thương mại và hội nhập.

Hiện nay, hầu hết Hải quan các nước đều đã tiến hành cải cách hiện đại

hóa hải quan đáp ứng với yêu cầu hải quan hiện đại. Tại các nước tỷ lệ kiểm

tra thực tế hàng hóa tại các cửa khẩu là rất ít, chỉ chiếm khoảng từ 10-15% giá

trị hàng hóa thông quan. Nhiệm vụ của các cửa khẩu chủ yếu tập trung phát

hiện hàng cấm, hàng hạn chế xuất nhập khẩu hoặc các lô hàng có độ rủi ro

cao về mặt hàng, loại hình... Việc chuyển các khâu kiểm tra về trị giá hàng

hóa, thuế suất, số lượng bản chất hàng hóa sang KTSTQ đã làm cho thời gian

thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu được rút ngắn tới mức tối đa, nhờ đó

góp phần tích cực vào việc thúc đẩy phát triển thương mại quốc tế, cải thiện

môi trường đầu tư, góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng

trong sản xuất và lưu thông.

Thứ hai, pháp luật về KTSTQ là công cụ nâng cao hiệu lực, hiệu quả

của quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

Với pháp luật về KTSTQ, công tác cải cách hiện đại hóa của Hải quan

được được áp dụng triệt để ở khâu thông quan làm giảm thời gian thông quan,

giảm chi phí doanh nghiệp, tránh ách tắc ở cửa khẩu nhưng vẫn đảm bảo sự

quản lý chặt chẽ kể cả khi hàng hóa đã được thông quan. Trong những thập

kỷ gần đây cơ quan Hải quan các nước mới bắt đầu nhận thức rõ ràng lợi ích

của KTSTQ, và đặt KTSTQ nằm trong chương trình phát triển, hiện đại hóa

của Hải quan. Việc tiến hành ứng dụng mô hình kiểm tra sau thông quan một

cách chuyên nghiệp, chuyên sâu đem lại cho cơ quan Hải quan rất nhiều lợi

ích như:

Page 51: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

46

- Quản lý các hoạt động của doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong mối

quan hệ tổng thể, liên tục chứ không trên cơ sở từng lần làm thủ tục hải quan.

Điều này dẫn đến hiệu quả cao trong đánh giá và phân loại đối tượng quản lý.

- Quản lý trên cơ sở lựa chọn, đánh giá từng doanh nghiệp xuất nhập

khẩu để tập trung kiểm tra có trọng điểm trên cơ sở nghi vấn (nếu có) nhằm

tạo thuận lợi cho doanh nghiệp làm ăn chân chính, răn đe hạn chế thấp nhất

các doanh nghiệp có khả năng vi phạm pháp luật hải quan, đồng thời tiết kiệm

nguồn nhân lực, vật lực cho cơ quan Hải quan. Điều này dẫn đến nâng cao

khả năng tuân thủ, chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt

động xuất nhập khẩu.

- Khả năng đảm bảo nguồn thu thông qua việc thu nộp thuế đúng đủ,

kịp thời vào ngân sách. Đây là điểm đặc biệt quan trọng đối với những

nước đang phát triển mà ở đó nguồn thu từ Hải quan chiếm phần lớn trong

ngân sách.

Thứ ba, pháp luật về KTSTQ tạo khung pháp lý cho hoạt động hậu

kiểm của cơ quan hải quan, đồng thời đảm bảo cho các chủ thể kinh doanh

xuất nhập khẩu tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế và các quy định

pháp luật khác về xuất nhập khẩu.

Sự tiết kiệm thời gian và chi phí của các chủ thể xuất nhập khẩu trong

thông quan đã có tác động tích cực đến hiệu quản kinh doanh sản xuất của họ.

Đối với cộng đồng doanh nghiệp, các lợi ích mà họ có được từ hệ thống

KTSTQ là:

- Giảm chi phí, hưởng thuận lợi trong quá trình thông quan nếu tuân

thủ pháp luật tốt. Cơ quan Hải quan các nước đều áp dụng cơ chế ưu tiên

làm thủ tục hải quan, mà cụ thể là miễn kiểm tra hàng hóa (luồng xanh hoặc

siêu xanh) cho các doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật về hải quan. Điều

này giúp cho doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí, đạt hiệu quả cao trong

kinh doanh.

Page 52: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

47

- Giảm thời gian thông quan: khi được áp dụng các ưu đãi, thời gian

thông quan cho một lô hàng sẽ giảm xuống. Đây cũng là một nội dung tạo

thuận lợi quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên để nhận được những lợi ích đó, các chủ thể xuất nhập khẩu

phải chứng tỏ được ý thức chấp hành pháp luật cao và phải trở thành các chủ

thể kinh doanh xuất nhập khẩu tin cậy của cơ quan hải quan. Chính vì vậy,

việc quy định pháp luật về KTSTQ một mặt là bước cải cách thủ tục hải quan

ở khâu thông quan của hải quan hiện đại, mặt khác tác động đến ý thức và

hành vi của các doanh nghiệp, tuy có thể không phải chịu kiểm tra ở khâu

thông quan, nhưng không phải là chỉ cần qua khỏi cửa khẩu hải quan là “bình

an vô sự”. Pháp luật KTSTQ đã giúp cho các chủ thể kinh doanh xuất nhập

khẩu tự nguyện tuân thủ và chấp hành luật hải quan, luật thuế và các quy định

pháp luật khác liên quan đến quản lý xuất nhập khẩu.

Xuất phát từ lợi ích riêng, cục bộ của mình các chủ thể tham gia hoạt

động xuất nhập khẩu có thể tìm cách khai báo với các cơ quan quản lý nhà

nước theo hướng giảm số thuế cần phải nộp vào ngân sách nhà nước, tăng số

thuế được giảm được hoàn. Với việc thực hiện pháp luật về KTSTQ, có thể

làm rõ tình hình thực tế trong hoạt động xuất nhập khẩu của các chủ thể trong

nền kinh tế như:

- Những chứng từ được cập nhật vào sổ kế toán có phải là những chứng

từ mà trước đó chủ hàng đã xuất trình khai báo với cơ quan hải quan khi làm

thủ tục thông quan hay không.

- Số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu hoặc tập hợp từ các phiếu xuất

kho, nhập kho có nhất quán với dữ liệu đã khai báo trên tờ khai hải quan

hay không.

- Chủng loại hàng hóa mà chủ hàng đã khai báo để áp thuế suất có nhất

quán với các chứng từ khác như phiếu kiểm nghiệm, phiếu giám định, chứng

nhận xuất xứ, hóa đơn bán hàng trên thị trường nội địa...

Page 53: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

48

- Các khoản chi phí mà chủ hàng thực tế đã trả hoặc sẽ phải trả cho

người bán có nhất quán với trị giá hải quan mà trước đó chủ hàng đã khai báo

với cơ quan hải quan hay không.

- Số thuế mà chủ hàng đã nộp đủ hay thiếu. Nếu thiếu thì thiếu bao

nhiêu? Nguyên nhân thiếu thuế do chủ hàng gian lận, hay do chủ hàng nhầm

lẫn, hay do nhân viên hải quan nhầm lẫn?

Việc làm rõ tình hình thông tin trên thông qua nghiệp vụ KTSTQ cho

phép phát hiện những gian lận thương mại mà các chủ thể xuất nhập khẩu và

có liên quan đã thực hiện. Nếu trước đây, phạm vi kiểm tra của cơ quan hải

quan chỉ giới hạn trong các cửa khẩu, kho ngoại quan... thì pháp luật về

KTSTQ đã mở rộng phạm vi kiểm tra đến doanh nghiệp chủ hàng và các bên

có liên quan. Đối tượng kiểm tra không chỉ là hàng hóa xuất nhập khẩu mà

còn bao gồm cả chứng từ, sổ sách kế toán... Đồng thời phạm vi thời gian gian

kiểm tra không chỉ giới hạn trong khoảng thời gian hàng hóa lưu giữ tại cửa

khẩu nữa mà là 3 hoặc 5 năm sau ngày hoàn thành thủ tục thông quan tùy

thuộc vào quy định của từng nước. Do vậy, các chủ thể xuất nhập khẩu phải

thường xuyên nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về xuất nhập khẩu. Mọi

khoản thuế còn thiếu trong khoảng thời gian quy định do KTSTQ phát hiện

được chủ hàng đều phải truy nộp cho ngân sách. Mọi hành vi khai báo gian

dối đều bị cơ quan hải quan xử lý vi phạm theo luật định.

Pháp luật về KTSTQ không những giúp cho các chủ thể kinh doanh

xuất nhập khẩu thực hiện nghiêm chỉnh và có hiệu quả pháp luật hải quan,

pháp luật thuế và các quy định pháp luật khác liên quan đến hàng hóa xuất

nhập khẩu, đặc biệt nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cộng đồng

doanh nghiệp, mà còn tác động tích cực trở lại với hệ thống quản lý của cơ

quan hải quan thông qua việc nhận biết và xử lý các rủi ro tiềm ẩn của hệ

thống, buộc cán bộ hải quan phải dựa vào quy định của pháp luật và không

ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, góp phần cải thiện môi

trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh trong cộng đồng doanh nghiệp.

Page 54: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

49

2.2. CÁC TIÊU CHÍ HOÀN THIỆN VÀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOÀN

THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN

2.2.1. Các tiêu chí đánh giá tính hoàn thiện của pháp luật về kiểm

tra sau thông quan

Tiêu chí là “tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để nhận biết, xếp loại một sự

vật, một khái niệm” [44, tr.990]. Để có cơ sở đánh giá mức độ hoàn thiện của

một hệ thống pháp luật, cần xác định những tiêu chuẩn, tiêu chí nhất định về

mặt lý thuyết, từ đó đối chiếu với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của từng giai

đoạn cụ thể, xem xét một cách khách quan để rút ra kết luận, làm rõ những ưu

điểm cũng như vướng mắc, bất cập của pháp luật. Xuất phát từ các yếu tố đặc

điểm và vai trò của pháp luật về KTSTQ, tiêu chí hoàn thiện pháp luật về

KTSTQ đòi hỏi pháp luật về vấn đề này phải đảm bảo tính toàn diện, tính

đồng bộ, thống nhất, tính phù hợp, khả thi và tính công khai, minh bạch.

Với các yêu cầu nêu trên, hoàn thiện pháp luật về KTSTQ cần xem xét

chế định này dựa trên các tiêu chí cụ thể như sau:

2.2.1.1. Tính toàn diện

“Tính toàn diện là tiêu chuẩn đầu tiên thể hiện mức độ hoàn thiện của

một hệ thống pháp luật. Có thể nói, đây là tiêu chuẩn để định lượng một hệ

thống pháp luật, nhưng nó lại có ý nghĩa rất quan trọng, vì chỉ khi nào định

lượng được mới có thể tiếp tục nghiên cứu để định tính” [103, tr.407]. Để

đảm bảo tính toàn diện, pháp luật về KTSTQ cần được xây dựng thành các

chuẩn mực KTSTQ đảm bảo khả năng điều chỉnh tổng thể và cá biệt.

Chuẩn mực là những nội dung cơ bản đòi hỏi các bên phải hiểu đúng và

tự giác tuân thủ để bảo đảm một quá trình nào đó được thực hiện một cách

đúng đắn và hiệu quả [111, tr.110]. Chuẩn mực KTSTQ là những quy phạm

pháp luật, những thước đo áp dụng trong hoạt động KTSTQ. Việc xây dựng

hệ thống các chuẩn mực KTSTQ đảm bảo tính logic, hệ thống sẽ tạo điều kiện

thuận lợi vừa nâng cao hiệu quả quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu, vừa kiểm

soát được hành vi vi phạm pháp luật hải quan [111, tr.111].

Page 55: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

50

Để pháp luật về KTSTQ được tiến hành với phương pháp tiếp cận khoa

học, đảm bảo tính chính xác, trung thực, công bằng, khách quan, cần xây

dựng các quy định pháp luật có tính chuẩn mực làm cơ sở pháp lý để các bên

liên quan có nghĩa vụ phải thực hiện. Các chuẩn mực này giúp điều hành hành

vi của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về KTSTQ đảm bảo chất lượng

và hiệu quả cao nhất của công tác KTSTQ. Đồng thời, hệ thống chuẩn mực

KTSTQ là cơ sở pháp lý để các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan bảo vệ

pháp luật, cơ quan hải quan và doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu giám

sát, kiểm tra đối với quá trình hoạt động của cơ quan hải quan và công chức

hải quan nhằm đảm bảo độ tin cậy đối với kết quả KTSTQ, tạo nên hiệu lực

và hiệu quả của công tác KTSTQ.

Hệ thống chuẩn mực KTSTQ được xác định như sau:

- Quy định pháp luật về chuẩn mực chung trong KTSTQ: là các quy

định pháp luật về nguyên tắc hoạt động, chủ thể, quyền và nghĩa vụ của các

chủ thể trong quan hệ pháp luật về KTSTQ; các quy định về phạm vi, nội

dung KTSTQ; điều kiện và yêu cầu về năng lực, đạo đức nghề nghiệp đối với

kiểm tra viên hải quan; quy định về nghiệp vụ, trình tự thủ tục thẩm quyền

tiến hành KTSTQ, xử lý kết quả KTSTQ.

- Quy định pháp luật về chuẩn mực KTSTQ đối với một số lĩnh vực,

loại hình xuất nhập khẩu liên quan đến số thuế phải nộp, gồm: Các quy định

pháp luật về KTSTQ về trị giá hải quan; các quy định pháp luật về KTSTQ

một số loại hình ưu đãi về thuế. Đây là những lĩnh vực thường phát sinh gian

lận do doanh nghiệp xuất nhập khẩu không khai hoặc khai báo không đúng để

lẩn trốn hoặc làm giảm thấp các khoản thuế phải nộp cho nhà nước. Mục đích

của KTSTQ là đảm bảo đánh giá tính tuân thủ pháp luật của chủ thể xuất nhập

khẩu, đảm bảo tạo thuận lợi thương mại, đồng thời tránh thất thu ngân sách.

Do vậy, việc xây dựng các quy định chuẩn mực KTSTQ và KTSTQ đối với

các loại hình có ảnh hưởng đến số thu thuế là tiêu chí để đánh giá tính hoàn

thiện của pháp luật KTSTQ.

Page 56: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

51

2.2.1.2. Tính đồng bộ, thống nhất

Tính đồng bộ của hệ thống pháp luật thể hiện sự thống nhất của nó. Khi

xem xét mức độ hoàn thiện của một hệ thống pháp luật cần phải chú ý xem

xét giữa các bộ phận của hệ thống đó có trùng lặp, chồng chéo hay mâu thuẫn

hay không [103, tr.407]. Trên cơ sở đó, tính đồng bộ thống nhất của pháp luật

KTSTQ được thể hiện:

- Pháp luật về KTSTQ phải đảm bảo sự đồng bộ với toàn bộ hệ thống

pháp luật; sự thống nhất giữa văn bản Luật và các văn bản dưới Luật hướng

dẫn thi hành; thống nhất giữa pháp luật hải quan nói chung, pháp luật về

KTSTQ nói riêng với các lĩnh vực pháp luật khác như: pháp luật về thuế,

pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật về xuất xứ hàng hóa, pháp luật doanh

nghiệp, pháp luật tài chính - ngân hàng, pháp luật về xử lý vi phạm hành

chính, tố tụng hành chính, hình sự, tố tụng hình sự...

- Trong xu thế hội nhập quốc tế, hội nhập hải quan, hoàn thiện pháp

luật KTSTQ phải tính đến sự tương đồng, hạn chế sự khác biệt với thông lệ

quốc tế và pháp luật của các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia trong khu

vực. Pháp luật về KTSTQ phải tiệm cận với sự phù hợp chuẩn mực pháp lý

quốc tế mà các nước ký kết hoặc tham gia.

Các chuẩn mực quốc tế về KTSTQ được WCO nêu tại Công ước Kyoto

ngày 18/5/1973, có hiệu lực ngày 25/9/1974. Cho đến những năm sau này,

trong quá trình nghiên cứu áp dụng biện pháp quản lý mới tại một số nước theo

yêu cầu của hải quan hiện đại thì hoạt động nghiệp vụ này mới được WCO đưa

vào chương trình chính thức tại Công ước Kyoto sửa đổi tháng 9/1999 với tên

gọi là kiểm toán sau thông quan. WCO đã khuyến nghị các nước thành viên

nhanh chóng hoàn chỉnh và tiến tới áp dụng rộng rãi hệ thống kiểm tra hàng

hóa sau khi thông quan nhằm tạo thuận lợi nhất cho thương mại [46].

Đối với các nước trong khối ASEAN, xuất phát điểm mang tính pháp

lý đầu tiên về quan hệ hợp tác Hải quan trong ASEAN là việc các nước thành

Page 57: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

52

viên tham gia ký kết Hiệp định Hải quan ASEAN năm 1997, được thay thế

bằng Hiệp định Hải quan ASEAN năm 2012. Trên cơ sở đó, cơ quan Hải

quan các nước ASEAN thực hiện chương trình hợp tác về Hải quan và những

chương trình khác theo các cam kết liên quan đến hợp tác kinh tế của các

nước thành viên, nhằm thiết lập một môi trường hải quan hài hòa để thúc đẩy

các hoạt động thương mại. Về KTSTQ, mục đích của cộng đồng Hải quan

ASEAN là hài hòa hóa các thông lệ và thủ tục KTSTQ để tạo thuận lợi cho

thương mại và bảo vệ hiệu quả số thu thuế do Hải quan đảm nhiệm. Nhằm

thực hiện được mục đích đó, các hoạt động cần thiết mà Hải quan các nước

thành viên phải tiến hành trên cơ sở thống nhất nội dung là thúc đẩy và duy trì

chuẩn mực Hướng dẫn thực hiện KTSTQ ASEAN; Đưa các quy định và quy

tắc cơ bản vào khung pháp lý của cơ quan Hải quan các nước thành viên; Hài

hòa hóa thủ tục KTSTQ và các hoạt động thực tiễn ở cấp khu vực; Xây dựng

và duy trì các module đào tạo về KTSTQ. Trên cơ sở thống nhất chung về các

nội dung tiến hành, cộng đồng Hải quan ASEAN đã xây dựng chuẩn mực

Hướng dẫn thực hiện KTSTQ (ASEAN PCA Manual), có tính bắt buộc đối

với các nước thành viên.

Như vậy, để đảm bảo cho pháp luật về KTSTQ thực sự là một hệ thống

hoàn thiện, các quốc gia trong quá trình xây dựng pháp luật phải đảm bảo việc

nội luật hóa chuẩn mực hải quan quốc tế và khu vực trong lĩnh vực hải quan

nói chung và KTSTQ nói riêng. Đó là tiêu chí thiết yếu để hoàn thiện pháp

luật KTSTQ đối với bất kỳ một quốc gia nào.

2.2.1.3. Tính phù hợp, khả thi

Tính phù hợp của hệ thống pháp luật thể hiện ở sự tương quan giữa

trình độ của hệ thống pháp luật và trình độ phát triển của kinh tế xã hội. Hệ

thống pháp luật phải phản ánh đúng trình độ phát triển kinh tế xã hội, nó

không thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển đó [103, tr.408]. Đây

cũng là một yêu cầu để đảm bảo cho tính khả thi của pháp luật, thể hiện ở sự

Page 58: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

53

phù hợp của các quy định pháp luật với yêu cầu thực tế, trình độ điều kiện của

xã hội và điều kiện để đảm bảo thực hiện.

Đáp ứng tiêu chí này, pháp luật về KTSTQ phải phù hợp với thực tiễn,

yêu cầu của đời sống xã hội, phản ánh đúng tinh thần thực hiện cải cách hiện

đại hóa hải quan theo yêu cầu của quản lý hải quan hiện đại. Dưới góc độ này,

pháp luật về KTSTQ phải tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại tự do đồng

thời đảm bảo sự kiểm soát chặt chẽ của quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải

quan, chống thất thu thuế và các hành vi vi phạm.

Pháp luật KTSTQ vì vậy, cần phải được quy định đủ để đảm bảo tạo

thuận lợi cho hoạt động thương mại tự do bằng cách:

- Pháp luật về KTSTQ đảm bảo thực hiện cải cách và hiện đại hóa thủ

tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu ở

khâu thông quan: Thể hiện là từ việc thay đổi cách thức quản lý, chuyển đổi

mạnh mẽ phương thức thực hiện thủ tục hải quan từ phương thức thủ công

sang phương thức điện tử, giảm thời gian thông quan phù hợp với chủ trương

cải cách hành chính hiện nay là chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, tạo

thuận lợi cho doanh nghiệp có điều kiện đưa nhanh hàng hóa vào sản xuất,

lưu thông trên cơ sở tuân thủ pháp luật.

- Pháp luật về KTSTQ đảm bảo nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của

các chủ thể xuất nhập khẩu ở khâu thông quan bằng các quy định về trách

nhiệm của doanh nghiệp trong việc lưu giữ, cung cấp hồ sơ, chứng từ; trách

nhiệm về tính chính xác, trung thực của khai báo hải quan, hồ sơ hải quan đối

với hàng hóa xuất nhập khẩu đã thông quan. Với các quy định này, trách

nhiệm của các chủ thể xuất nhập khẩu không chỉ sau khi hàng hóa được thông

quan mà còn được kéo dài thời gian, phạm vi kiểm tra theo luật định.

- Pháp luật về KTSTQ đảm bảo quy định mức độ ưu tiên của doanh

nghiệp tuân thủ pháp luật trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan. Một

trong những quyền của doanh nghiệp nếu được xác định có tính tuân thủ pháp

Page 59: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

54

luật tốt, đó là việc được hưởng các ưu đãi về phân luồng hàng hóa, việc áp

dụng các hình thức kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, thủ tục xét

miễn, giảm, hoàn thuế, không thu thuế…

- Pháp luật KTSTQ đảm bảo kéo dài thời gian kiểm tra, mở rộng phạm

vi kiểm tra, đối tượng kiểm tra và địa điểm kiểm tra để thực hiện thẩm định

tính chính xác của quá trình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa đã

thông quan. Với quy định của pháp luật về KTSTQ của mỗi quốc gia, thời

gian kiểm tra là 3 - 5 năm kể từ ngày hàng hóa được thông quan. Phạm vi

kiểm tra là một quá trình hoạt động của chủ thể xuất nhập khẩu chứ không

riêng lẻ đối với từng tờ khai, lô hàng. Đối tượng kiểm tra không chỉ hạn chế

trong những chủ thể trực tiếp xuất nhập khẩu hàng hóa mà còn có các chủ thể

gián tiếp. Đó là những điều mà pháp luật về KTSTQ tại mỗi quốc gia phải

quy định để nội luật hóa cam kết quốc tế về hải quan.

- Đồng thời, pháp luật về KTSTQ phải đảm bảo các điều kiện thực thi,

tránh các quy định pháp luật không phù hợp, xa rời thực tế hoặc các đối tượng

điều chỉnh không thể thi hành hoặc thiếu điều kiện thực thi. Có như vậy, pháp

luật về KTSTQ mới đảm bảo đi vào cuộc sống, đảm bảo KTSTQ là một biện

pháp ưu việt của hải quan hiện đại, thực sự đem lại hiệu quả thiết thực cho

quản lý nhà nước về hải quan.

2.2.1.4. Tính công khai, minh bạch

Tính công khai, minh bạch là yêu cầu, nguyên tắc của hệ thống pháp

luật nói chung nhằm đảm bảo cho mọi người được tiếp cận với các quy định

pháp luật; đồng thời đảm bảo cho pháp luật sự rõ ràng, rành mạch, dễ hiểu,

cách biểu đạt ngôn ngữ pháp lý phải đảm bảo tính cô đọng, logic, chính xác

và một nghĩa, giúp mọi người có thể nắm bắt được các quyền và nghĩa vụ của

mình để tuân thủ nghiêm túc và thực hiện theo quy định.

Tiêu chí này không chỉ đòi hỏi về mặt nội dung pháp luật mà còn đảm

bảo cho tính hình thức của pháp luật về KTSTQ. Để đáp ứng được tiêu chí

Page 60: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

55

này, pháp luật về KTSTQ cần thể hiện được sự rõ ràng, nhất quán giúp cho

việc tiếp cận không chỉ cơ quan hải quan mà còn của người dân, doanh nghiệp

được dễ dàng. Mỗi văn bản pháp luật phải có kết cấu văn bản hợp lý, phương

pháp trình bày rõ ràng dễ hiểu, dễ áp dụng; ngôn ngữ chính xác, phổ thông...

Với đặc điểm và vai trò của mình, các quy định pháp luật KTSTQ có

tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp, tức là tác động đến sự

phát triển của nền kinh tế, do đó tính công khai, minh bạch của pháp luật còn

thể hiện ở quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật phải có cơ chế xây

dựng luật và cơ chế phản biện xã hội phù hợp. Các ý kiến tham gia của các

chuyên gia, các nhà khoa học và công chúng cần được nghiêm túc nghiên

cứu và tiếp thu.

2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện pháp luật về kiểm

tra sau thông quan

Hoàn thiện pháp luật về KTSTQ chịu tác động của nhiều yếu tố về

chính trị, kinh tế xã hội và các yếu tố pháp lý khác. Việc nhận diện các yếu tố

này có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá nguyên nhân của những thành tựu

cũng như những hạn chế của pháp luật về KTSTQ để đưa ra các định hướng,

giải pháp hoàn thiện. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoàn thiện pháp luật về

KTSTQ được xác định như sau:

2.2.2.1. Yếu tố chính trị

Yếu tố chính trị là toàn bộ các yếu tố tạo nên đời sống chính trị của xã

hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, bao gồm môi trường chính trị, hệ thống

các chuẩn mực chính trị, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng cầm

quyền và quá trình tổ chức thực hiện chúng. Yếu tố chính trị là yếu tố quan

trọng, đầu tiên có ảnh hưởng đến hoàn thiện pháp luật về KTSTQ vì nó đưa ra

định hướng phát triển, hoàn thiện pháp luật quốc gia trong bối cảnh hội nhập

chung, đảm bảo sự phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất

nước. Biểu hiện cụ thể của sự ảnh hưởng là:

Page 61: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

56

- Chính sách, đường lối của của Đảng cầm quyền về hoàn thiện pháp

luật phù hợp với tiến trình hội nhập, đảm bảo nội luật hóa các cam kết quốc tế

và đặc thù kinh tế xã hội đất nước. Yếu tố này đặt ra yêu cầu hoàn thiện pháp

luật hướng đến sự phù hợp với các thỏa thuận quốc tế và khu vực, tạo điều

kiện thuận lợi phát triển cho thương mại quốc tế, nâng cao năng lực cạnh

tranh quốc gia.

- Chính sách, đường lối của Đảng cầm quyền trong cải cách hành

chính, trong đó trọng tâm là cải cách thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho tổ

chức, cá nhân, doanh nghiệp khi tham gia mọi hoạt động của đời sống chính

trị - kinh tế - văn hóa xã hội. Định hướng về cải cách hành chính là yếu tố hỗ

trợ và thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư,

kinh doanh xuất nhập khẩu, đặt ra cho cơ quan Hải quan yêu cầu cải cách hiện

đại hóa với việc ứng dụng công nghệ thông tin, quản lý rủi ro và KTSTQ.

- Chính sách, đường lối của Đảng cầm quyền về phát triển và duy trì

môi trường chính trị ổn định, bền vững. Đây là điều kiện quan trọng để thực

hiện chính sách ngoại thương, tạo môi trường cho hoạt động xuất nhập khẩu,

trao đổi hàng hóa với các đối tác nước ngoài được diễn ra thuận lợi, đồng thời

tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế khi tham gia vào các quan hệ

pháp luật. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp

luật về KTSTQ trong việc đặt ra nguyên tắc bình đẳng trong thực hiện quản lý

rủi ro để xác định đối tượng KTSTQ; các ưu đãi cần thiết đối với doanh

nghiệp xuất nhập khẩu đạt được các tiêu chí về tuân thủ pháp luật trong thông

quan và sau thông quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

2.2.2.2. Yếu tố kinh tế - xã hội

Yếu tố kinh tế được hiểu là tổng thể các điều kiện, hoàn cảnh về kinh tế

xã hội, hệ thống chính sách kinh tế, chính sách xã hội và việc triển khai thực

hiện, áp dụng chúng trong lĩnh vực xã hội. Nền kinh tế xã hội phát triển năng

động, bền vững sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thực hiện pháp luật,

Page 62: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

57

ngược lại, nền kinh tế xã hội chậm phát triển sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới việc

thực hiện pháp luật của các chủ thể pháp luật. Do vậy, yếu tố này có ảnh

hưởng lớn đến hoàn việc hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật về

KTSTQ nói riêng, thể hiện ở những nội dung:

- Điều kiện kinh tế xã hội phát triển dẫn đến xu thế tất yếu của tự do

hóa thương mại, với yêu cầu xóa bỏ các rào cản thương mại như rào cản thuế

quan và phi thuế quan làm cho lưu lượng hàng hóa qua các cửa khẩu ngày

càng gia tăng. Thực hiện thủ tục hải quan hiệu quả có ảnh hưởng rất to lớn

đến thúc đẩy năng lực cạnh tranh và phát triển xã hội, thúc đẩy thương mại và

đầu tư quốc tế. Do vậy, yếu tố kinh tế xã hội sẽ ảnh hưởng đến việc hoàn

thiện pháp luật về KTSTQ với yêu cầu đảm bảo tạo thuận lợi cho thương mại,

vừa phải đảm bảo tăng cường hiệu lực quản lý của ngành Hải quan.

- Kinh tế xã hội phát triển, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập

khẩu có điều kiện phát triển sẽ đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực để thực hiện

thủ tục hải quan hoặc thực hiện qua đại lý hải quan. Đây sẽ là điều kiện để

doanh nghiệp xuất nhập khẩu kết nối với cơ quan hải quan và các cơ quan

quản lý nhà nước khác qua hệ thống công nghệ thông tin, ứng dụng thực hiện

thủ tục hải quan điện tử, thực hiện cơ chế một cửa quốc gia... Điều này dẫn

đến yêu cầu quản lý hải quan hiện đại đảm bảo đáp ứng với sự phát triển ngày

càng cao của nền kinh tế.

- Kinh tế xã hội phát triển cũng kéo theo những yếu tố gây ảnh hưởng

xấu đến nền sản xuất trong nước như buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương

mại, hàng giả… làm ảnh hưởng quá trình kinh doanh doanh nghiệp làm ăn

chân chính. Thực tế này cũng đã làm nảy sinh nhiều hành vi và gian lận với

các thủ đoạn ngày một tinh vi, trong khi thời gian lưu giữ hàng hóa để kiểm

tra trong quá trình thông quan bị rút ngắn lại. Điều này cũng làm ảnh hưởng

đến quá trình hoàn thiện pháp luật về KTSTQ với những yêu cầu nâng cao kỹ

thuật, kỹ năng kiểm tra, sự điều chỉnh toàn diện trong các quy phạm pháp luật

Page 63: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

58

để quản lý đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đã được thông quan, góp phần

loại bỏ các yếu tố rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại thương, đem lại

môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng cho phát triển kinh tế xã hội.

2.2.2.3. Các yếu tố pháp lý khác

- Tuyên truyền giáo dục pháp luật về KTSTQ: Yếu tố này tác động đến

cả phía cơ quan hải quan và cộng đồng doanh nghiệp. Làm tốt công tác tuyên

truyền pháp luật về KTSTQ giúp nâng cao nhận thức về yêu cầu tất yếu của

KTSTQ trong quản lý hải quan hiện đại, từ đó nâng cao ý thức tuân thủ pháp

luật của doanh nghiệp trong quá trình thông quan cũng như sau thông quan

đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; nâng cao chất lượng quan hệ đối tác hải

quan- doanh nghiệp.

- Năng lực, phẩm chất của lực lượng KTSTQ: KTSTQ là công việc khó

vì nó bao gồm nhiều kỹ thuật của kiểm toán, thanh tra, điều tra…; đồng thời

là công việc nhạy cảm do có tác động trực tiếp đến quyền lợi của doanh

nghiệp. Do vậy, năng lực trình độ, phẩm chất của lực lượng KTSTQ là yếu tố

quan trọng để đảm bảo cho pháp luật về KTSTQ được thực hiện đúng tinh

thần, bản chất của nó, đảm bảo hiệu lực và hiệu quả quản lý hải quan.

- Các quy định pháp lý và việc thực hiện hệ thống kế toán doanh

nghiệp. Ở nhiều quốc gia, thương mại không chính thức tồn tại phổ biến với

hệ thống kế toán nghèo nàn hoặc không tồn tại hệ thống kế toán, thanh toán

bằng tiền mặt hoặc doanh nghiệp không có trụ sở cố định… Khi đó, kiểm tra

tại cửa khẩu là cơ hội duy nhất để tiến hành kiểm tra thông qua kỹ thuật quản

lý rủi ro [125, tr.13]. Trong trường hợp này, WCO khuyến nghị cơ quan hải

quan nên tiếp tục khuyến khích tuân thủ và đảm bảo cho những doanh nghiệp

này được tạo điều kiện để chính thức hóa các quy trình thủ tục của họ phù hợp

với yêu cầu của cơ quan hải quan. Rõ ràng, đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến

việc hoàn thiện pháp luật về KTSTQ khi nó chế độ kế toán doanh nghiệp có

ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình kiểm tra và hiệu quả kiểm tra của cơ quan

hải quan trong KTSTQ.

Page 64: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

59

2.3. PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ KIỂM TRA SAU

THÔNG QUAN VÀ GIÁ TRỊ THAM KHẢO ĐỐI VỚI VIỆT NAM

2.3.1. Kiểm tra sau thông quan trong các thỏa thuận quốc tế

2.3.1.1. Chuẩn mực về kiểm tra sau thông quan của Tổ chức Hải

quan thế giới

Tổ chức Hải quan thể giới thành lập năm 1952 với tên gọi Hội đồng

hợp tác Hải quan là một tổ chức độc lập liên chính phủ với sứ mệnh tăng

cường hiệu quả và hiệu suất hành chính hải quan. Đến nay, WCO có 179 quốc

gia và vùng lãnh thổ thành viên, chiếm 98% thương mại thế giới và là tổ chức

quốc tế duy nhất có chức năng gắn kết các vấn đề hải quan toàn cầu và thể

hiện tiếng nói chung của cộng đồng hải quan quốc tế [2].

Các nội dung pháp lý quốc tế về KTSTQ (còn gọi kiểm toán sau thông

quan hay kiểm tra trên cơ sở kiểm toán) được các nước thành viên cùng thống

nhất thỏa thuận trên cơ sở các chuẩn mực tại Công ước Kyoto 1973, sửa đổi

bổ sung 1999, bao gồm:

- Chuẩn mực về nguyên tắc KTSTQ: Công ước Kyoto coi áp dụng quản

lý rủi ro là chuẩn mực cho cơ quan hải quan các nước thành viên khi thực

hiện kiểm tra hải quan (Chuẩn mực 6.2). Cơ quan hải quan phải thực hiện một

chiến lược đo lường mức độ tuân thủ luật pháp để hỗ trợ công tác quản lý rủi

ro, sử dụng kỹ thuật phân tích rủi ro để xác định đối tượng kiểm tra. Việc lựa

chọn đối tượng để kiểm toán cần được dựa vào hồ sơ rủi ro (chuẩn mực

6.2.2), vì mục đích xác nhận sự tuân thủ trong các lĩnh vực như trị giá, nguồn

gốc, phân loại thuế, các chương trình giảm thuế, truy thu thuế và miễn thuế

v.v... Phụ thuộc vào hồ sơ của người được kiểm toán và hoạt động kinh doanh

của họ (như loại hình kinh doanh, hàng hóa, doanh thu có liên quan, v.v…)

việc kiểm toán có thể được thực hiện trên cơ sở liên tục, chu kỳ hoặc theo

từng trường hợp.

Page 65: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

60

- Chuẩn mực cho quy trình kiểm toán, gồm các giai đoạn sau: Lập kế

hoạch; Điều tra trước khi kiểm toán; Liên lạc với người nhập khẩu trước; Hội

thảo kiểm toán trước; Bảng câu hỏi điều tra kiểm toán; Xem xét nội bộ của

công ty; Tiến hành kiểm toán; Sự phối hợp kiểm toán; Họp tổng kết; Kiểm tra

việc thực hiện. Trong đó, Công ước đề cao giai đoạn đầu tiên - lập kế hoạch,

cho rằng đây là giai đoạn quan trọng và quyết định sự thành công và độ tin

cậy của một cuộc kiểm toán, sẽ xác định hướng, phạm vi và mục tiêu cuối

cùng mà theo đó sẽ xác định mức độ hiệu quả của việc kiểm toán.

- Chuẩn mực về công cụ hỗ trợ: Công ước đưa ra khuyến nghị về các

yêu cầu cơ bản để áp dụng các biện pháp giúp kiểm tra, giám sát hải quan

hiện đại. Để thực hiện các biện pháp giám sát này, cơ quan Hải quan có thể

cần có những thay đổi trong hệ thống pháp lý hiện hành, bộ máy tổ chức hành

chính của cơ quan Hải quan với các nội dung sau:

+ Quyền và nghĩa vụ của cơ quan hải quan: Công ước khuyến nghị luật

pháp quốc gia nên cho phép cơ quan Hải quan các quyền để thực hiện công

tác kiểm tra giám sát của mình, trong đó có những quyền chỉ được thực hiện

theo yêu cầu quản lý rủi ro, gồm: Kiểm tra, khám xét (Chuẩn mực 3.33);

Quyền thâm nhập; Lấy mẫu (Chuẩn mực 3.38); Quyền tạm giữ hàng hóa xuất

khẩu, nhập khẩu để xử lý theo qui định Hải quan; Quyền thực hiện kiểm tra

các báo cáo của doanh nghiệp xuất nhập khẩu, gồm cả kiểm tra các báo cáo

ngân hàng và hệ thống máy tính; Quyền trao đổi thông tin về hoạt động

thương mại quốc tế giữa Hải quan các nước để phục vụ mục đích kiểm tra

giám sát của Hải quan; Quyền yêu cầu chủ thể hoạt động xuất nhập khẩu xuất

trình các thông tin cần thiết đã được cơ quan Hải quan công bố trước để hoàn

thành thủ tục hải quan theo thủ tục và biện pháp giám sát quản lý mà Hải

quan áp dụng; Quyền yêu cầu chủ hàng hoặc bên thứ ba hỗ trợ Hải quan thực

hiện chức năng kiểm tra giám sát của mình (Chuẩn mực 3.37).

Page 66: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

61

+ Tổ chức, nguồn lực: Cơ quan Hải quan nên xác định những nguồn

lực về tài chính, kỹ thuật và con người cần thiết để thực hiện các chương trình

truy cập và phân tích các hoạt động thương mại quốc tế hiện tại và tiềm năng

trong quốc gia hoặc khu vực của mình.

- Chuẩn mực về tiêu chuẩn, kỹ năng của nhân viên kiểm tra hải quan.

Việc sử dụng ngày càng tăng lưu trữ điện tử và vi tính hóa trong thương mại

toàn cầu, yêu cầu các tiêu chuẩn đào tạo hơn trở nên ngày càng quan trọng.

WCO đưa ra khuyến nghị với các nước thành viên về việc đào tạo chuyên

môn hóa đối với nhân viên hải quan thực hiện các biện pháp giám sát kiểm

tra, với các kỹ năng: Kỹ thuật và nguyên tắc kế toán; tiêu chuẩn và thủ tục

kiểm toán; kiến thức ngoại thương, giao dịch ngân hàng; luật pháp, quy định

và thủ tục hải quan; kỹ năng lưu trữ điện tử và sử dụng hệ thống vi tính…

2.3.1.2. Chuẩn mực về kiểm tra sau thông quan của Hải quan ASEAN

Chuẩn mực về KTSTQ của Hải quan ASEAN thể hiện trong Hiệp định

Hải quan ASEAN 1997, sửa đổi 2012 và Hướng dẫn thực hiện kiểm tra sau

thông quan (ASEAN PCA Manual) 2006, gồm những nội dung:

- Chuẩn mực về nguyên tắc KTSTQ: Quản lý rủi ro là quy định chuẩn

mực của pháp luật KTSTQ theo chuẩn mực ASEAN. Do yếu tố đầu ra của

KTSTQ, hay kết quả của KTSTQ được thể hiện qua 2 yếu tố là số thuế truy

và mức độ tuân thủ của đối tượng kiểm tra, nên mức rủi ro có thể có sẽ được

xác định cụ thể thông qua một số tiêu chuẩn cụ thể là: Nhân thân đối tượng;

Kim ngạch nhập khẩu, mặt hàng nhập khẩu; Kết quả kiểm tra và xử lý vi

phạm trước đó; Các thông tin tình báo khác. Thêm vào đó, xuất phát từ mục

đích truy thu thuế, hai yếu tố được xem xét tùy theo mức độ ưu tiên là số thuế

dự tính truy thu hoặc tính chính xác của trị giá hải quan khai báo. Tùy hệ

thống quản lý rủi ro của mỗi quốc gia, nhóm các đối tượng kiểm tra tiềm năng

sẽ được lựa chọn từ dữ liệu thống kê khai báo hải quan.

Page 67: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

62

- Chuẩn mực về đối tượng KTSTQ: Đối tượng kiểm tra bao gồm các tổ

chức cá nhân liên quan đến giao dịch thương mại cần kiểm tra và hồ sơ, sổ

sách, chứng từ thương mại có liên quan. Cho dù KTSTQ có thể áp dụng cho

nhiều lĩnh vực, cộng đồng Hải quan ASEAN khuyến nghị nên tập trung vào

việc thẩm định tính chính xác và trung thực của khai báo hải quan được thực

hiện trước đó. Với mục tiêu chính như vậy, KTSTQ sẽ hướng vào hai loại đối

tượng như sau: Thứ nhất là người nhập khẩu (người khai báo hải quan) và các

tổ chức cá nhân có liên quan, bao gồm người nhập khẩu ủy thác, chủ sở hữu

hàng hóa, người mua hàng nội địa, đại lý hải quan, đại lý kho vận, và các đơn

vị khác. Trong các đối tượng trên, KTSTQ tập trung vào người khai hải quan

với tư cách là người khai hàng hóa nhập khẩu với cơ quan Hải quan. Trong

trường hợp cần thiết, KTSTQ sẽ được thực hiện với các đối tượng khác có

liên quan nhằm xác minh nội dung nhập khẩu; Thứ hai là các hồ sơ chứng từ

có liên quan đến giao dịch nhập khẩu cần kiểm tra, bao gồm 3 loại: hồ sơ hải

quan, chứng từ thương mại và chứng từ kế toán.

- Chuẩn mực về tổ chức bộ máy KTSTQ: Cộng đồng Hải quan ASEAN

khuyến nghị các nước thành viên nên thành lập một đơn vị chuyên trách về

KTSTQ tại cơ quan cấp Trung ương hay các đơn vị trực thuộc. Tùy thuộc vào

các nguồn lực hiện có, bao gồm số lượng cán bộ đã được đào tạo nghiệp vụ

KTSTQ, sự phân bổ ngân sách, điều kiện hoàn cảnh, đơn vị KTSTQ sẽ được

mở rộng xuống các đơn vị Hải quan địa phương, hoặc Hải quan vùng.

Chức năng của đơn vị KTSTQ nên được chia thành hai nhóm chức

năng nhỏ. Một là hoạt động về thông tin, bao gồm các công việc như thu thập,

phân loại, xử lý và tập hợp thông tin cơ bản về đối tượng kiểm tra sau thông

quan. Hai là các hoạt động kiểm tra tại doanh nghiệp do nhân viên KTSTQ

thực hiện thông qua việc kiểm tra hồ sơ, sổ sách và các chứng từ liên quan

của đối tượng KTSTQ và các đơn vị Hải quan liên quan. Mỗi đơn vị KTSTQ

sẽ có ít nhất 02 bộ phận trực thuộc độc lập với nhau phụ trách công việc thông

Page 68: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

63

tin và kiểm tra tại doanh nghiệp. Tại cơ quan cấp Trung ương nên có một bộ

phận phối hợp chịu trách nhiệm phối hợp, đánh giá hoạt động KTSTQ trên

toàn quốc; liên hệ trao đổi thông tin với các đơn vị, chuyên gia có liên quan

trong các lĩnh vực trị giá hải quan, phân loại hàng hóa và vi phạm hải quan.

- Chuẩn mực về tiêu chuẩn cán bộ KTSTQ: Để đảm bảo thực hiện tốt

chức trách, nhiệm vụ của mình, cơ quan Hải quan cần phải có tiêu chuẩn nhất

định đối với mọi nhân viên làm công tác KTSTQ. Nhân viên làm công tác kiểm

tra sau thông quan phải có kiến thức, kỹ năng tổng hợp về 03 lĩnh vực: lĩnh vực

chung, các vấn đề nghiệp vụ hải quan và các vấn đề về doanh nghiệp. Đáp ứng

nhu cầu trên, các kỹ năng và yêu cầu sau đây là rất quan trọng đối với một nhân

viên KTSTQ: Luật Hải quan, các quy định và thủ tục có liên quan; Thực tiễn

thương mại quốc tế; Nguyên tắc và kỹ thuật kế toán; Thủ tục và các chuẩn mực

kiểm toán; Hệ thống máy tính; Ngoại ngữ; Mức độ nhiệt tình với công việc.

- Chuẩn mực về quy trình thủ tục KTSTQ: Quy trình KTSTQ theo

khuyến nghị của cộng đồng Hải quan ASEAN gồm 3 bước: lựa chọn đối tượng

kiểm tra, kiểm tra thực tế và xử lý kết quả kiểm tra. Quá trình thực hiện

KTSTQ cần duy trì sự hợp tác và liên lạc thường xuyên với đối tượng kiểm tra.

Thêm vào đó, sự hợp tác với các đơn vị chức năng khác cũng cần được duy trì

để thực hiện KTSTQ có hiệu quả. Bên cạnh đó, KTSTQ cần có một số công cụ

hỗ trợ cụ thể, đặc biệt là quản lý rủi ro và quản lý thông tin, được coi là đặc

điểm nổi bật của KTSTQ theo chuẩn mực ASEAN so với các mô hình khác.

2.3.2. Kiểm tra sau thông quan theo pháp luật của một số nước

2.3.2.1. Pháp luật của Nhật Bản về kiểm tra sau thông quan

Hải quan Nhật Bản là một trong số những cơ quan Hải quan tiên tiến

nhất trên thế giới trong WCO, nổi bật trong các lĩnh vực áp dụng các kỹ thuật

quản lý Hải quan hiện đại. Trên tinh thần hợp tác chiến lược Việt Nam - Nhật

Bản, Chính phủ Nhật Bản đã dành cho Việt Nam gói hỗ trợ toàn diện để phát

triển và xây dựng dự án “Xây dựng, triển khai hải quan điện tử và thực hiện

Page 69: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

64

cơ chế hải quan một cửa phục vụ hiện đại hóa hải quan tại Việt Nam” (Hệ

thống VNACCS/VCIS). Với việc ứng dụng kỹ thuật thông quan điện tử của

Nhật Bản tại Việt Nam, việc nghiên cứu tham khảo pháp luật KTSTQ của

Nhật Bản có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao trong quá trình thực hiện cải

cách, hiện đại hóa của Hải quan Việt Nam.

Kiểm tra sau thông quan được thực hiện tại Nhật Bản từ năm 1968, với

các nội dung:

- Quy định về nguyên tắc KTSTQ: Quản lý rủi ro là công cụ hỗ trợ có hiệu

quả nhất và đặc trưng nhất của Hải quan Nhật Bản, được thực thi dựa trên một

nền tảng công nghệ thông tin hoàn hảo. Trong quá trình thông quan, Hải quan

Nhật Bản áp dụng Hệ thống thông quan tự động (NACCS - Nippon Automatic

Cargo Clearance System), tạo nên một cơ sở dữ liệu dùng chung cho các cơ

quan Hải quan, doanh nghiệp và bên thứ ba có liên quan khác, với thẩm quyền

truy cập không hạn chế. Từ hệ thống NACCS, cộng thêm các thông tin thu thập

từ các Bộ phận như Điều tra, Trị giá, Thông quan và KTSTQ, thông tin được

tích hợp trong Hệ thống cơ sở dữ liệu tình báo Hải quan CIS là cơ sở cho việc

lựa chọn đối tượng KTSTQ và cung cấp thông tin phục vụ KTSTQ.

- Quy định về thẩm quyền KTSTQ: Thẩm quyền của cơ quan Hải quan

khi tiến hành KTSTQ được quy định tại điều 105 (khoản 1, tiết 6) Luật Hải

quan 2004 của Nhật Bản. Theo đó, cơ quan Hải quan có quyền tiến hành thẩm

tra bất cứ nhà nhập khẩu hay đối tượng có liên quan nào, tuy nhiên không

được hiểu là sự phê chuẩn cho phép điều tra các hành vi vi phạm hình sự.

- Quy định về đối tượng KTSTQ: Hải quan Nhật Bản không chỉ quy

định việc kiểm tra người khai hải quan, mà còn kiểm tra các bên thứ ba có

liên quan như Ngân hàng, đại lý thủ tục hải quan, người mua hàng nội địa…

Cơ sở khoa học của vấn đề này là, trong rất nhiều trường hợp, hàng hóa sau

khi nhập khẩu không thuộc quyền sử dụng, sở hữu của người nhập khẩu. Khi

đó, các thông tin chính xác của hàng hóa không còn được lưu giữ, và có thể

Page 70: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

65

không nằm trong sự kiểm soát của người nhập khẩu. Việc cơ quan Hải quan

tiến hành tìm hiểu thông tin từ bên thứ ba có liên quan có thể sẽ cung cấp một

cái nhìn đầy đủ hơn, chính xác hơn về giao dịch nhập khẩu cần kiểm tra.

- Quy định về xử lý vi phạm: Hải quan Nhật Bản dựa trên nền tảng duy

trì sự công bằng trong việc thực hiện các quy định của pháp luật, đồng thời

khuyến khích việc tự tuân thủ, tự tính thuế của doanh nghiệp. Khi nhân viên

KTSTQ nhận thấy dấu hiệu gian lận về giá tính thuế trên bảng tự tính thuế thì

tiến hành điều chỉnh thuế chênh lệch. Ngoài việc phải nộp bổ sung số thuế

chênh lệch, doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm một khoản tiền thuế (Additional

Tax) bằng 10% số thuế tăng thêm sau khi đã điều chỉnh (Luật Hải quan, Điều

12-2-1). Đồng thời, tại điều 114 Luật Hải quan cũng quy định rằng, bất cứ đối

tượng nào không trả lời hoặc cung cấp chứng cứ sai sự thật đối với các yêu

cầu thẩm tra của cơ quan Hải quan được quy định tại điều 105 (khoản 1, tiết

6), hoặc từ chối, cản trở, không hợp tác với cơ quan Hải quan trong việc xác

định nghĩa vụ đầy đủ về thuế, sẽ bị phạt không vượt quá 500 000 yên.

- Quy định về quy trình KTSTQ: được chia thành 3 bước là lựa chọn đối

tượng, kiểm tra thực tế, đánh giá kết quả kiểm tra. Trong đó lựa chọn đối

tượng kiểm tra là bước quan trọng nhất, được thực hiện theo từng công việc

như: lập hồ sơ về các đối tượng kiểm tra tiềm năng, đánh giá rủi ro và xác

định đối tượng kiểm tra. Công tác lập hồ sơ về các đối tượng kiểm tra tiềm

năng, được thực hiện thông qua một loạt các hoạt động thu thập, phân loại, xử

lý và phân tích thông tin nhằm đánh giá mức độ rủi ro của các đối tượng kiểm

tra tiềm năng. Kết quả là một hệ thống dữ liệu với đầy đủ các tiêu chí thông

tin về đối tượng kiểm tra tiềm năng.

- Quy định về tiêu chuẩn của cán bộ làm công tác KTSTQ: Để đảm bảo

thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ, Hải quan Nhật Bản yêu cầu mọi nhân viên

làm công tác KTSTQ phải có kiến thức, kỹ năng tổng hợp về 03 lĩnh vực: lĩnh

vực chung, các vấn đề nghiệp vụ hải quan và các vấn đề về doanh nghiệp.

Page 71: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

66

2.3.2.2. Pháp luật của Trung Quốc về kiểm tra sau thông quan

Hải quan Trung Quốc thực hiện cải cách từ năm 1994 với mục đích xây

dựng chế độ quản lý hải quan hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế, hài hòa

giữa quản lý chặt chẽ và tạo thuận lợi cho thương mại. Song song với tiến

trình đó, hệ thống KTSTQ được thiết lập và thực thi năm 1994. Luật và các

quy định trợ giúp công tác KTSTQ của Hải quan Trung Quốc gồm có Luật

Hải quan; các quy định về xử phạt vi phạm hành chính; các quy định về kiểm

toán độc lập; biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu; Luật Kế toán và Điều lệ

KTSTQ. Trên cơ sở đó, pháp luật của Trung Quốc về KTSTQ điều chỉnh

những nội dung sau:

- Quy định về phương thức hoạt động của KTSTQ: Hệ thống KTSTQ

của Hải quan Trung Quốc hoạt động theo phương thức kết hợp giữa phân tích

rủi ro và KTSTQ. Cơ quan Hải quan lựa chọn các mặt hàng và doanh nghiệp

có mức độ rủi ro cao để kiểm tra thông qua việc thu thập và phân tích dữ liệu

rủi ro liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Bằng cách

đó, cơ quan Hải quan có thể nâng cao độ chính xác và hiệu quả kiểm tra.

Bên cạnh đó, Hải quan Trung Quốc kết hợp giữa kiểm tra định kỳ và

kiểm tra đột xuất; kết hợp giữa kiểm tra và thi hành nội quy của doanh

nghiệp. Việc kiểm tra của cơ quan Hải quan có thể giúp cho doanh nghiệp

tuân thủ các quy định chung thông qua việc phát hiện và sửa chữa các sai sót

trong quá trình hoạt động.

- Quy định về đối tượng KTSTQ: Hải quan Trung Quốc thực hiện

KTSTQ đối với những doanh nghiệp, tổ chức liên quan trực tiếp đến hoạt

động xuất nhập khẩu sau đây: Các doanh nghiệp, tổ chức tham gia vào hoạt

động ngoại thương; hoạt động gia công quốc tế; hoạt động trong lĩnh vực kho

ngoại quan; hoặc có liên quan đến hàng hóa thuộc diện ưu đãi miễn thuế,

giảm thuế; hoạt động đại lý thủ tục hải quan và các lĩnh vực có liên quan trực

tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu do Tổng cục Hải quan quy định.

Page 72: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

67

- Quy định về nội dung KTSTQ: Nội dung KTSTQ gồm: Giấy phép

xuất nhập khẩu; Thu thuế và lệ phí khác; Hàng đang chịu sự quản lý hải quan

gồm hàng nhập khẩu, hàng hư hỏng, trong kho ngoại quan, vận chuyển, gia

công, bán, triển lãm và tái xuất; Sử dụng và quản lý hàng miễn thuế, giảm

thuế; Tình hình hoạt động của đại lý thủ tục hải quan; Các hoạt động khác liên

quan đến xuất nhập khẩu.

- Quy định về tiến trình KTSTQ: Công tác KTSTQ của Hải quan Trung

Quốc được tiến hành theo 4 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị; Giai đoạn thực thi;

Giai đoạn xử lý sơ bộ; Giai đoạn đánh giá kết quả. Trong đó giai đoạn chuẩn

bị được đánh giá là quan trọng nhất để có thể xác định được các doanh nghiệp

và mặt hàng, xác định được tình hình hoạt động xuất nhập khẩu của doanh

nghiệp, phương thức và đặc điểm hoạt động, kiến thức thương phẩm về mặt

hàng, từ đó lập kế hoạch thực thi cụ thể gồm cả nhân lực và trang thiết bị.

- Quy định về thời hạn KTSTQ: Hải quan Trung Quốc tiến hành

KTSTQ trong vòng 3 năm kể từ ngày hàng hóa được thông quan, hoặc trong

khoảng thời gian giám sát và quản lý hải quan đối với hàng thuộc diện quản lý

và hàng nhập khẩu được miễn thuế hoặc giảm thuế.

- Quy định về quyền và nghĩa vụ của Hải quan Trung Quốc trong

KTSTQ: Để thực thi hoạt động KTSTQ, Hải quan Trung Quốc được đảm bảo

các quyền để thực hiện kiểm tra, sao chụp và yêu cầu cung cấp hồ sơ tài liệu;

kiểm tra hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng như hàng hóa liên quan đến

hoạt động xuất nhập khẩu; thẩm vấn đại diện đối tượng kiểm tra. Tương ứng

là nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật, chuẩn mực nghề nghiệp và

bảo vệ quyền lợi chính đáng của đối tượng kiểm tra, không được làm ảnh

hưởng đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của đối tượng kiểm tra.

- Quy định về quyền và nghĩa vụ của đối tượng kiểm tra: Đối tượng

kiểm tra có quyền được thông báo; quyền khiếu nại và giải trình; quyền yêu

cầu bồi thường; quyền yêu cầu cơ quan Hải quan chứng minh thẩm quyền

Page 73: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

68

theo quy định của pháp luật. Các nghĩa vụ luật định là lưu giữ sổ sách kế toán,

tài liệu chứng từ khác có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu theo quy

định của pháp luật; tuân thủ việc kiểm tra và xuất trình, cung cấp hồ sơ tài

liệu theo yêu cầu kiểm tra.

2.3.2.3. Pháp luật của Hàn Quốc về kiểm tra sau thông quan

Pháp luật KTSTQ là đặc trưng của Hải quan Hàn Quốc - một hệ thống

hải quan hiện đại, vừa đảm bảo thông quan nhanh, đồng thời đảm bảo thu

thuế chính xác. Pháp luật KTSTQ được thực hiện trên các quy định về kiểm

toán hải quan nhằm kiểm tra tính chính xác của trị giá khai báo và khai báo

thuế do người nộp thuế tự tính và khai báo với cơ quan hải quan, với những

nội dung cụ thể sau:

- Quy định về thời điểm kiểm toán: Việc kiểm toán hải quan có thể

được tiến hành trước khi hàng hóa được thông quan (kiểm toán trước - pre-

audit) hoặc sau khi hàng hóa được thông quan (kiểm toán sau - post-audit

hoặc KTSTQ - post-clearance audit).

Kiểm toán trước được thực hiện vào thời điểm khai báo, nhằm xác định

tính chính xác của trị giá có thể được tính thuế và khai báo thuế do người nộp

thuế tự tính. Các vấn đề cần được kiểm tra trong khâu kiểm toán trước này là

phân loại hàng hóa, thuế suất, trị giá tính thuế, thuế nội địa, hoàn thuế. Hàng

hóa thuộc đối tượng kiểm toán trước được xác định là hàng được miễn thuế

hoặc được thanh toán từng phần theo quy định của pháp luật Hải quan Hàn

Quốc, hoặc hàng hóa có độ rủi ro cao như hàng hóa chậm nộp thuế, hàng hóa

của chủ hàng có mức độ tuân thủ pháp luật kém, hàng hóa có bằng chứng

nghi ngờ và xác định rằng việc kiểm toán sau có thể không đủ hữu hiệu có

nguyên nhân từ ảnh hưởng của biến động giá cả quốc tế được thả nổi.

Kiểm toán sau được Hải quan Hàn Quốc áp dụng từ tháng 7 năm 1996,

nhằm đối phó với tình trạng kim ngạch xuất nhập khẩu gia tăng vô cùng

nhanh chóng, đồng thời nhằm tăng cường hiệu quả của hệ thống thông quan.

Page 74: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

69

Theo mô hình nghiệp vụ mới này, hàng hóa được thông quan ngay sau khi

nhân viên hải quan kiểm tra những chi tiết khai báo cơ bản thuộc hồ sơ hải

quan, bao gồm hóa đơn, vận tải đơn và chứng từ khác, đồng thời thực hiện thu

thuế và các loại lệ phí phải nộp. Độ chính xác và tuân thủ sẽ được kiểm tra

sau khi hàng hóa được thông quan.

- Quy định về các trường hợp KTSTQ: Trên cơ sở quy định về thời

điểm tiến hành kiểm toán trước và kiểm toán sau nêu trên, pháp luật KTSTQ

của Hải quan Hàn Quốc quy định 3 trường hợp KTSTQ, gồm:

+ Kiểm tra ngay cùng thời điểm thông quan (hay còn gọi là kiểm tra

theo từng trường hợp cụ thể - audit by case). Trong trường hợp này, KTSTQ

được tiến hành ngay lập tức hoặc sau từ 1 đến 2 ngày làm việc, nếu cơ quan

Hải quan có cơ sở nghi ngờ và thấy cần thiết phải tiến hành kiểm toán về

thuế. Thời hạn hiệu lực của kiểm tra theo trường hợp cụ thể là 90 ngày kể từ

khi chấp nhận khai báo. Việc lựa chọn đối tượng được thực hiện tự động

thông qua hệ thống quản lý rủi ro của cơ quan Hải quan. Nhân viên kiểm toán

cũng có trách nhiệm rà soát kết quả và cập nhật kết quả kiểm tra vào hệ thống

cơ sở dữ liệu. Loại kiểm toán này chủ yếu thực hiện trên giấy tờ, chứng từ có

sẵn, và thực hiện tại cơ quan Hải quan cũng như điểm làm thủ tục hải quan

(kiểm tra tại bàn - paper-based audit) [55].

+ Kiểm tra theo kế hoạch (Planned audit). Được Hải quan Hàn Quốc áp

dụng từ năm 2000. Mục đích là kiểm tra các giao dịch về các hàng hóa đặc

biệt, ví dụ như hàng hóa có độ rủi ro cao, hoặc các sản phẩm nông nghiệp và

ngư nghiệp, nhằm ngăn chặn thất thoát về thuế. Để phân tích và xử lý thông

tin có hiệu quả, cơ quan Hải quan Hàn Quốc đã thiết lập Cơ sở dữ liệu Hải

quan (Customs Data Warehouse) và Quy trình phân tích xử lý trực tuyến (On

Line Analytical Processing), cho phép phân tích tích hợp dữ liệu thông quan

Hải quan với các dữ liệu bên ngoài khác. Thông qua quá trình phân tích và xử

lý thông tin này để lựa chọn đối tượng có khả năng rủi ro về trốn thuế cao.

Page 75: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

70

Trường hợp phát hiện lỗi nghiêm trọng trong quá trình kiểm toán, vụ việc sẽ

được chuyển sang cơ quan điều tra có thẩm quyền.

+ Kiểm tra tổng thể (Comprehensive audit). Theo hai hình thức

KTSTQ trên, mức độ hiệu quả còn thấp và mức độ tuân thủ của các đơn vị

kinh doanh cũng chưa cao, đồng thời trách nhiệm chứng minh và chi phí có

liên quan cho việc kiểm toán của đối tượng kiểm tra sau thông quan là rất lớn.

Vì vậy, hệ thống kiểm tra tổng thể được thiết lập nhằm giảm trách nhiệm

chứng minh và tăng cường tính hiệu quả của toàn hệ thống KTSTQ.

Với việc thực hiện kiểm toán trước và kiểm toán sau, những quy định

của pháp luật về KTSTQ của Hàn Quốc đã thể hiện những ưu việt khi đạt

được mức giảm nhanh về thời gian thông quan, giảm chi phí cho doanh

nghiệp cũng như cho chính phủ. Gần 90% trong tổng số tờ khai nhập khẩu

hàng năm đều trải qua công đoạn KTSTQ. Tuy nhiên, tỉ lệ kiểm tra cao có

đòi hỏi chi phí và nhân lực lớn tương ứng, thể hiện việc ứng dụng quản lý

rủi ro chưa xứng tầm, nhưng cũng làm cho hệ thống thông quan trở nên an

toàn hơn và đạt mức độ chặt chẽ cao hơn, đồng thời phát huy tác dụng ngăn

ngừa khả năng gian lận, giúp người nhập khẩu tiến hành khai báo chính xác,

cẩn thận hơn.

2.3.3. Các giá trị tham khảo cho Việt Nam trong hoàn thiện pháp

luật về kiểm tra sau thông quan

Thứ nhất, về tên gọi và bản chất của kiểm tra trên cơ sở kiểm toán.

Theo chuẩn mực quốc tế thì KTSTQ có tên gọi là “Kiểm tra trên cơ sở kiểm

toán”. Với bản chất của kiểm toán, KTSTQ được quy định kiểm tra thông qua

sử dụng hệ thống sổ sách kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, hệ thống sổ

sách kinh doanh phải đảm bộ độ tin cậy, tính pháp lý và minh bạch để có thể

cung cấp một bức tranh rõ ràng và toàn diện về giao dịch liên quan đến hải

quan. Thuật ngữ “kiểm toán hải quan” cũng được biểu đạt trong các quy định

pháp luật về KTSTQ của Hàn Quốc.

Page 76: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

71

Trong khi ở Việt Nam, tên gọi KTSTQ là chưa tiệm cận với chuẩn mực

quốc tế. Thậm chí, quy định về KTSTQ tại cơ quan hải quan chỉ được thực

hiện đối với một số chứng từ, tài liệu liên quan đến hàng hóa mà không được

thực hiện kiểm tra đối với hệ thống sổ sách kế toán của doanh nghiệp. Do đó,

yêu cầu về một bức tranh rõ ràng và toàn diện phản ánh các giao dịch thương

mại đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa là không được đảm bảo.

Như vậy, chuẩn mực của WCO về tên gọi, bản chất của KTSTQ là

“kiểm tra trên cơ sở kiểm toán”, hay “kiểm toán hải quan” là một vấn đề cần

được đặt ra để xác định tính phù hợp với chuẩn mực quốc tế của pháp luật về

KTSTQ của Việt Nam.

Thứ hai, về nguyên tắc lựa chọn đối tượng KTSTQ. Việc kiểm toán

theo chuẩn mực quốc tế ngoài lựa chọn đối tượng dựa vào hồ sơ rủi ro, còn vì

mục đích xác nhận sự tuân thủ trong các lĩnh vực trị giá, thuế, nguồn gốc xuất

xứ của hàng hóa… nhưng vẫn hướng tới các lĩnh vực khác khi cần thiết. Đây

là một chuẩn mực cần được hướng tới để xác định đối tượng kiểm tra tiềm

năng, để việc tiến hành kiểm tra được thực hiện một cách trọng tâm trọng

điểm, tránh kiểm tra tràn lan gây lãng phí thời gian, lãng phí nguồn nhân lực.

Bên cạnh đó, chuẩn mực của Hải quan ASEAN cũng xác định rõ

KTSTQ hướng vào 2 loại đối tượng: thứ nhất là người khai hải quan và các tổ

chức cá nhân có liên quan, thứ hai là hồ sơ chứng từ liên quan đến giao dịch

nhập khẩu, được xác định gồm 3 loại là hồ sơ hải quan, chứng từ thương mại

và chứng từ kế toán. Với chuẩn mực này, cho thấy đối tượng của KTSTQ còn

bao gồm cả những tổ chức, cá nhân tham gia gián tiếp vào thương mại quốc

tế. Có thể hiểu đây là những người không trực tiếp thực hiện giao dịch thương

mại nhưng có liên quan đến giao dịch đó, như người cung cấp hàng hóa,

người mua hàng nội địa... Điều này là hoàn toàn hợp lý và cần thiết đối với

nghiệp vụ KTSTQ, vì khi muốn truy tìm đầu vào hoặc đầu ra của hàng hóa,

chứng từ để xác định rõ bức tranh giao dịch.

Page 77: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

72

Thứ ba, chuẩn mực về kiểm toán nội bộ doanh nghiệp đối với đơn vị

được kiểm tra. Chuẩn mực của WCO cho thấy tiến hành xem xét nội bộ là

một trong những bước của quá trình kiểm toán, khi cơ quan hải quan khuyến

nghị các đối tượng bị kiểm toán thực hiện một cuộc tự đánh giá, xem xét và

phân tích về hoạt động của công ty. Đây là một chuẩn mực cần được hướng

tới và xem xét bởi tính hữu ích của nó để các công ty được tiến hành kiểm

toán có thể thực hiện tự rà soát, đánh giá và chịu trách nhiệm trước các kết

quả đánh giá của mình. Chuẩn mực này sẽ nâng cao trách nhiệm của các đối

tượng thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu đối với việc thực hiện pháp luật hải

quan, pháp luật thuế và các quy định pháp luật khác liên quan đến hoạt động

xuất nhập khẩu hàng hóa.

Đây cũng là kinh nghiệm của pháp luật về KTSTQ Hàn Quốc khi quy

định về kiểm tra tổng thể (kiểm tra đánh giá mức độ tuân thủ) được dựa trên

hệ thống tự đánh giá của doanh nghiệp, trong đó đề cao vai trò tự khai báo và

chịu trách nhiệm của doanh nghiệp, nhằm nâng cao tính tự nguyện tuân thủ

của doanh nghiệp. Điều này là phù hợp và tiệm cận với chuẩn mực của WCO

khi đưa ra chuẩn mực về kiểm toán trong nội bộ doanh nghiệp đối với các đơn

vị được kiểm tra.

Thứ tư, chuẩn mực về tiêu chuẩn của công chức hải quan thực hiện

KTSTQ. Theo chuẩn mực Hải quan ASEAN và Hải quan Nhật Bản, nghiệp vụ

KTSTQ cần phải có những công chức hải quan có trình độ chuyên môn cao

thực hiện. Đó là những người có đủ kiến thức và kỹ năng về nghiệp vụ hải

quan và các vấn đề về doanh nghiệp, thương mại quốc tế, kỹ thuật kế toán,

chuẩn mực kiểm toán, máy tính, ngoại ngữ... Do vậy, cần thiết phải có tiêu

chuẩn nhất định đối với mọi nhân viên làm công tác KTSTQ và những tiêu

chuẩn này cần được đưa vào hệ thống văn bản pháp luật KTSTQ để đảm bảo

việc triển khai thực hiện một cách quy chuẩn.

Page 78: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

73

Thứ năm, chuẩn mực về áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong

KTSTQ. Quy định về ứng dụng tin học hóa ở mức độ cao, tiêu biểu là ứng

dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại là

điểm quan trọng nhất trong KTSTQ của Hải quan Nhật Bản. Thêm vào đó, hệ

thống các công cụ phụ trợ như quản lý rủi ro, kiểm toán và kiểm soát cũng

được áp dụng một cách hết sức có hiệu quả, trên nền tảng một hệ thống quản

lý tài chính minh bạch và hệ thống chế tài xử lý mạnh mẽ đối với các hành vi

không tuân thủ. Ứng dụng hệ thống quản lý rủi ro cũng được coi là tất yếu

khách quan trong quy định pháp luật về KTSTQ của Trung Quốc và Hàn

Quốc. Đối với pháp luật về KTSTQ Hàn Quốc, ứng dụng quản lý rủi ro còn

được thể hiện ở tỉ lệ kiểm tra. Có thể nói tỉ lệ kiểm tra của Hàn Quốc là tương

đối cao, thực sự chưa thích hợp với việc áp dụng quản lý rủi ro. Ở góc độ

nghiên cứu, đây nên được coi là một trong những khâu nghiệp vụ chưa hoàn

hảo để các nước khác xem xét và rút kinh nghiệm.

Thứ sáu, kinh nghiệm về quy định công cụ hỗ trợ thực thi. Đây là một

tham khảo có giá trị, đáng xem xét của pháp luật về KTSTQ Trung Quốc với

quy định và thực hiện các công cụ hỗ trợ thực thi, cụ thể ở đây là mô hình

Cảnh sát Hải quan. Đồng thời mô hình cơ sở dữ liệu tập trung là không thể

thiếu trong quản lý hải quan hiện đại, đặc biệt với sự trợ giúp của hệ thống

tình báo hải quan.

Thứ bảy, kinh nghiệm về áp dụng KTSTQ ngay cùng thời điểm thông

quan. Kinh nghiệm này của Hàn Quốc cũng cần được xem xét. Vì nó có giá

trị tham khảo cao trong việc đem lại tính hiệu quả, liên tục của công tác kiểm

tra hải quan ngay khi hàng hóa được thông quan qua sự rà soát, phân loại từng

trường hợp để tiến hành các hình thức kiểm tra.

Thứ tám, kinh nghiệm xác định trong quy trình KTSTQ, khâu lập kế

hoạch, lựa chọn đối tượng kiểm tra là khâu quan trọng nhất vì là cơ sở để xác

định đối tượng tiềm năng, định hướng mức độ hiệu quả công việc và bố trí

nhân lực hợp lý, đảm bảo cho hiệu quả của hoạt động KTSTQ.

Page 79: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

74

Kết luận chương 2

Chương 2 được thực hiện với mục đích giải quyết các vấn đề lý luận cơ

bản của luận án với các nội dung sau:

- Tiếp cận khái niệm KTSTQ là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải

quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu sau khi đã được thông quan. Đây là

biện pháp quản lý của hải quan hiện đại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát

triển thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế mà vẫn đảm bảo công tác quản lý

nhà nước về hải quan vẫn được tiến hành chặt chẽ, đúng quy định.

- Pháp luật về KTSTQ là lĩnh vực pháp luật mới, không chỉ với Việt

Nam mà còn với cả các quy định mang tính chuẩn mực quốc tế và với cả pháp

luật của các nước trong khu vực và quốc tế. Pháp luật về KTSTQ là một bộ

phận của pháp luật hải quan và có mối quan hệ với nhiều ngành luật kinh tế,

tài chính, hành chính, hình sự... Dưới những tác động của hội nhập và yêu cầu

phát triển thương mại quốc tế, pháp luật về KTSTQ có vai trò quan trọng

trong việc đảm bảo cho các chủ thể kinh doanh xuất nhập khẩu tuân thủ pháp

luật, phát hiện và ngăn chặn gian lận thương mại, ngăn chặn tình trạng thất

thu ngân sách, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của cơ quan hải quan đối

với hoạt động xuất nhập khẩu.

- Các tiêu chí hoàn thiện pháp luật về KTSTQ được xác định từ tiêu chí

hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung về tính toàn diện, tính đồng bộ và

thống nhất, tính phù hợp và khả thi, tính công khai minh bạch nhằm đảm bảo

tiệm cận với các chuẩn mực pháp luật quốc tế và phù hợp với hệ thống pháp

luật quốc gia.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện pháp luật về KTSTQ gồm

yếu tố chính trị, yếu tố kinh tế xã hội và các yếu tố pháp lý khác là điều kiện

để đánh giá kết quả, thành tựu cũng như nguyên nhân của những bất cập, hạn

chế trong quá trình thực hiện pháp luật về KTSTQ.

Page 80: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

75

- Nghiên cứu pháp luật về KTSTQ theo chuẩn mực quốc tế qua các quy

định của WCO và Hải quan ASEAN, cũng như kinh nghiệm điều chỉnh pháp

luật về KTSTQ của các quốc gia Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc có hệ

thống hải quan hiện đại và tiên tiến, có điều kiện kinh tế xã hội tương đồng

Việt Nam là những bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam trong tiến

trình nội luật hóa các cam kết quốc tế trong lĩnh vực hải quan, tiếp cận kinh

nghiệm thực hiện công tác cải cách hiện đại hóa hải quan đáp ứng với yêu cầu

hội nhập và phát triển, rất có ý nghĩa trong việc hoàn thiện pháp luật KTSTQ

của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Page 81: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

76

Chương 3

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG

PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN Ở VIỆT NAM

3.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VỀ

KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN Ở VIỆT NAM

3.1.1. Sự hình thành pháp luật về kiểm tra sau thông quan

Sau khi nước ta dành được độc lập, Hải quan Việt Nam - tổ chức hải

quan cách mạng chính thức ra đời, gắn liền với sự hình thành và phát triển của

chính quyền cách mạng nước ta [101, tr.68]. Từ 1945 đến trước khi Luật Hải

quan 2001, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2002 là một giai đoạn khá dài (57

năm) với nhiều thời kỳ phát triển, công tác quản lý nhà nước về hải quan được

thay đổi phù hợp với từng thời kỳ để đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế -

xã hội và bảo vệ tổ quốc [75, tr.33].

Trong giai đoạn này, công tác hải quan chưa hình thành nghiệp vụ

KTSTQ. Thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan được thực hiện

thủ công, truyền thống với đặc thù: toàn bộ chứng từ của bộ hồ sơ hải quan

đều kê khai bằng giấy; việc kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu được tiến hành

trực tiếp, thủ công 100% với toàn bộ hàng hóa xuất nhập; quá trình thực hiện

thủ tục hải quan thường xuyên có sự tiếp xúc trực tiếp giữa hải quan với

doanh nghiệp [55]. Việc hao tốn chi phí về thời gian, tiền bạc, công sức

không chỉ của doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu mà còn của cơ quan

quản lý, đồng thời là sự ách tắc nơi cửa khẩu khi phải thực hiện kiểm tra kiểm

soát toàn bộ hàng hóa. Những vấn đề này đã dần bộc lộ những bất cập trước

thực tế ngày càng phát triển của đất nước, khi khối lượng hàng hóa xuất nhập

khẩu ngày càng tăng lên nhanh chóng và yêu cầu của việc phải thực hiện các

cam kết quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

Vào những năm 90, quá trình hội nhập của Việt Nam diễn ra mạnh mẽ.

Việt Nam đã tham gia ký kết Hiệp định khung về hợp tác kinh tế với EU

Page 82: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

77

(1994), gia nhập ASEAN (1995), gia nhập APEC (1998), ký Hiệp định

Thương mại Việt - Mỹ (2000). Từ năm 1993, Hải quan Việt Nam là thành

viên của WCO, gia nhập Công ước Kyoto về đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ

tục hải quan (1997), ký kết Hiệp định Hải quan ASEAN (1997)... Với việc gia

nhập Công ước Kyoto và ký kết Hiệp định Hải quan vào năm 1997, Việt Nam

có nghĩa vụ thực hiện các cam kết trong lĩnh vực hội nhập hải quan về cải

cách, đơn giản và hài hòa thủ tục hải quan tạo thuận lợi cho thương mại quốc

tế, trong đó có KTSTQ.

Trước yêu cầu tiệm cận với các cam kết quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi

cho thương mại, từ năm 1996 đã có một số quy phạm pháp luật đặt ra vấn đề

về trách nhiệm, nghĩa vụ của người khai hải quan và cơ quan hải quan trong

việc yêu cầu người khai hải quan xuất trình chứng từ tài liệu, hoặc trường hợp

hải quan phải tiến hành kiểm tra. Những quy định này manh nha cho các quy

định của pháp luật về việc kiểm tra đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đã được

thông quan, đó là:

- Nghị định của Chính phủ năm 1996 quy định xử lý vi phạm hành

chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan có quy định về thẩm quyền

của cơ quan hải quan được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu

có liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu để đảm bảo chứng lý cho việc xử

phạt [11]. Đây là quy định pháp lý đầu tiên của Việt Nam cho phép Hải quan

yêu cầu người khai hải quan xuất trình chứng từ tài liệu có liên quan đến hàng

hóa xuất nhập khẩu để đảm bảo tính pháp lý cho quá trình xử phạt vi phạm

hành chính về hải quan.

- Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 1998 quy định: Nếu phát hiện và

kết luận có sự gian lận trốn thuế, cơ quan thuế có trách nhiệm truy thu tiền

thuế, tiền phạt trong thời gian 5 năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện có sự

gian lận trốn thuế; trường hợp đối tượng nộp thuế nhầm lẫn trong kê khai, cơ

quan thuế có trách nhiệm truy thu hoặc hoàn trả tiền thuế đó trong thời hạn 1

năm trở về trước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự nhầm lẫn đó [58, Điều 1].

Page 83: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

78

Quy định này cho thấy để phát hiện và kết luận có sự gian lận trốn thuế

thì phải kiểm tra; là điểm tựa pháp lý đặc biệt quan trọng cho nghiệp vụ

KTSTQ của Hải quan Việt Nam.

- Sau khi Việt Nam gia nhập Công ước Kyoto về đơn giản hóa và hài

hòa hóa thủ tục hải quan năm 1997, và năm 1999 Công ước được sửa đổi với

những chuẩn mực cho thủ tục hải quan hiện đại, pháp luật hải quan đã quy

định về thủ tục “kiểm tra sau giải phóng hàng” tại Nghị định số 16/1999/NĐ-

CP ngày 27/03/1999 của Chính phủ về thủ tục hải quan, giám sát và lệ phí hải

quan, quy định thẩm quyền kiểm tra của cơ quan hải quan đối với hàng hóa

sau khi đã hoàn thành thủ tục thông quan [12].

Trong khoảng thời gian này, Pháp lệnh Hải quan (1990) chưa phản

ánh được được xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế quốc tế và khu vực, chưa có

các quy định nội luật hóa các cam kết quốc tế. Luật Hải quan số

29/2001/QH10 (sau đây gọi là Luật Hải quan 2001) được Quốc hội thông

qua ngày 29/6/2001 và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2002 để thay thế Pháp

lệnh Hải quan, thể hiện một bước tiến quan trọng trong sự phát triển và hoàn

thiện pháp luật hải quan, phù hợp với xu thế và tiến trình hội nhập của đất

nước, tạo ra khuôn khổ pháp lý thống nhất, đồng bộ điều chỉnh các quan hệ

kinh tế - xã hội liên quan đến hoạt động hải quan phù hợp với cơ chế quản lý

kinh tế mới, thúc đẩy tiến trình cải cách hành chính, góp phần phát triển kinh

tế - xã hội [101, tr.96].

Trên cơ sở ứng dụng thông tin và quản lý rủi ro, Luật Hải quan quy

định về kiểm tra hải quan với các hình thức miễn kiểm tra, kiểm tra theo tỷ lệ

tương ứng với phân luồng hàng hóa xuất nhập khẩu xanh, vàng, đỏ biểu thị

mức độ, tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa tại cửa khẩu và thực hiện KTSTQ.

Những quy định của Luật Hải quan đánh dấu sự ra đời của một loại nghiệp vụ

mới - nghiệp vụ KTSTQ của cơ quan hải quan, vừa đáp ứng với yêu cầu cải

cách thủ tục, vừa tiệm cận với các thông lệ quốc tế.

Page 84: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

79

Như vậy, pháp luật về KTSTQ được hình thành cùng với sự ra đời của

Luật Hải quan 2001 nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa hải quan,

nội luật hóa cam kết quốc tế về hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển

thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

3.1.2. Quá trình phát triển của pháp luật về kiểm tra sau thông quan

Quá trình phát triển của pháp luật về KTSTQ gắn với sự phát triển pháp

luật hải quan từ 2001 đến nay, thể hiện qua các thời điểm Luật Hải quan được

ban hành, sửa đổi để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế, cải cách hiện đại hóa,

xây dựng và phát triển quản lý hải quan hiện đại. Ở mỗi giai đoạn phát triển,

pháp luật về KTSTQ thể hiện mức độ hoàn thiện dần đáp ứng với yêu cầu, chuẩn

mực quốc tế và điều kiện phát triển của Việt Nam. Thể hiện cụ thể như sau:

* Giai đoạn thực hiện Luật Hải quan 2001 (từ 2002 - 2005)

Các văn bản pháp luật về KTSTQ trong giai đoạn này gồm: Luật Hải

quan 2001, Nghị định số 102/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ

quy định chi tiết về KTSTQ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Thông tư

số 96/2003/TT-BTC ngày 10/10/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành

Nghị định số 102/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ.

Với những quy định pháp luật trong giai đoạn này, KTSTQ được thực

hiện khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan đối với hàng hóa

xuất khẩu, nhập khẩu trong thời hạn 5 năm kể từ ngày hàng hóa được thông

quan [67, Điều 32]. Cụ thể với các nhóm quy phạm sau: Quy định về đối

tượng, phạm vi, nội dung kiểm tra; Quy định về thẩm quyền ký quyết định

kiểm tra; Quy định về nghĩa vụ và quyền của người kiểm tra, đơn vị được

kiểm tra trong KTSTQ; quy định về trách nhiệm phối hợp kiểm tra của các tổ

chức cá nhân có liên quan.

Đánh giá pháp luật về KTSTQ giai đoạn 2002 - 2005

Mặc dù pháp luật KTSTQ còn mới mẻ, song bước đầu đã điều chỉnh

được những nội dung cơ bản của KTSTQ, đảm bảo cho việc thực hiện

Page 85: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

80

phương pháp quản lý hải quan hiện đại theo hướng chuyển dần từ “tiền kiểm”

sang “hậu kiểm”, phần nào đã thể hiện được sự phù hợp với các chuẩn mực

quốc tế. Trong thời gian đầu triển khai thực hiện, việc áp dụng cơ chế KTSTQ

đã chỉ ra rằng:

- Về phía cơ quan hải quan, xác định rõ trách nhiệm của công chức làm

thủ tục hải quan bao hàm cả ở trong và sau khi hàng hóa đã được thông quan.

Từ đó, bước đầu góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm pháp lý, tinh thần kỷ

luật, tuân thủ các quy trình thông quan của đội ngũ công chức làm các thủ tục

trong giai đoạn thông quan hàng hóa.

- Về phía cộng đồng doanh nghiệp: Qua hoạt động KTSTQ, kết hợp với

tuyên truyền, hướng dẫn đã giúp cho doanh nghiệp nâng cao ý thức tuân thủ

pháp luật. Các doanh nghiệp đã nhận thức được rằng, giảm thiểu kiểm tra

trong thông quan không có nghĩa là cơ quan hải quan buông lỏng quản lý, có

thể lợi dụng để vi phạm pháp luật, mà tiếp tục chịu sự KTSTQ, tạo ra ý thức

chấp hành pháp luật tốt hơn. Đồng thời, KTSTQ để chỉ ra những sai sót về

thực hiện pháp luật, chính sách hải quan mà doanh nghiệp chưa biết, chưa

nắm vững, từ đó giúp họ củng cố, tìm hiểu rõ các quy định để không tiếp tục

vi phạm, tránh được vi phạm do lỗi vô ý;

Bên cạnh những ưu điểm, do mới được hình thành, chưa có nhiều kinh

nghiệm xây dựng và thực hiện nên pháp luật KTSTQ giai đoạn này còn nhiều

hạn chế như:

- Kiểm tra sau thông quan quy định được thực hiện trong trường hợp có

dấu hiệu vi phạm pháp luật là chưa đáp ứng được với chuẩn mực quốc tế cũng

như kinh nghiệm thực hiện của Hải quan các nước trong trường hợp KTSTQ là

biện pháp được tiến hành thường xuyên để đánh giá tính tuân thủ pháp luật của

người khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã thông quan.

- Tại Luật Hải quan 2001, KTSTQ chỉ được quy định chung tại Điều 32

về: Trường hợp KTSTQ; thời hạn kiểm tra; thẩm quyền ban hành quyết định

Page 86: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

81

kiểm tra; đối tượng kiểm tra và công tác phối hợp trong KTSTQ. Nội dung

chi tiết và các nội dung khác như quy trình thủ tục, quyền và nghĩa vụ của cơ

quan hải quan và của đơn vị được kiểm tra, xử lý kết quả KTSTQ được quy

định tại các văn bản hướng dẫn. Trong khi đó, những nội dung này lại liên

quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp, do vậy, việc

không được quy định trong văn bản Luật đã phần nào ảnh hưởng đến cơ sở

pháp lý của hoạt động KTSTQ khi có những nội dung thiếu vắng căn cứ pháp

luật để triển khai thực hiện.

- Luật Hải quan chưa quy định một số hoạt động cơ bản về KTSTQ

theo chuẩn mực quốc tế, như áp dụng quản lý rủi ro trong KTSTQ, việc kết

nối thông tin nghiệp vụ giữa khâu trong thông quan và sau thông quan, trách

nhiệm của công chức hải quan khâu thông quan đối với những sai phạm phát

hiện trong quá trình KTSTQ… nên ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của

công tác KTSTQ.

- Quy định về đối tượng KTSTQ cũng chưa đáp ứng được chuẩn mực

quốc tế vì không quy định đối tượng liên quan gián tiếp đến thương mại quốc

tế như: Người nhập khẩu ủy thác, đại lý làm thủ tục hải quan, hãng vận tải,

ngân hàng, bảo hiểm, thuế nội địa… Do vậy, việc triển khai KTSTQ trong bối

cảnh hàng hóa xuất nhập khẩu với lưu lượng lớn, cơ sở vật chất, kỹ thuật

thiếu, trình độ cán bộ, công chức thực hiện công tác này còn yếu sẽ làm cho

công tác KTSTQ kém hiệu quả hơn.

* Giai đoạn thực hiện Luật Hải quan 2005 (từ 2006 đến 2014)

Các văn bản pháp luật về KTSTQ trong giai đoạn này gồm: Luật

45/2005/QH11 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan 2001; Nghị

định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một

số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;

Thông tư 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009; Thông tư 194/2010/TT-BTC

ngày 06/12/2010 (thay thế Thông tư 79/2009/TT-BTC); Thông tư

Page 87: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

82

128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 (thay thế Thông tư 194/2010/TT-BTC)

của Bộ Tài Chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan,

thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu,

nhập khẩu. Trên cơ sở các văn bản pháp luật này, tương ứng với các Thông tư

hướng dẫn trong từng giai đoạn, Tổng cục Hải quan ban hành các quyết định

về quy trình KTSTQ: Quyết định 621/QĐ-TCHQ ngày 29/3/2006 về việc ban

hành quy trình phúc tập hồ sơ hải quan và quy trình KTSTQ đối với hàng hóa

xuất khẩu, nhập khẩu; Quyết định 1383/QĐ-TCHQ ngày 14/7/2009 ban hành

quy trình nghiệp vụ KTSTQ, kiểm tra thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu;

Quyết định 2579/QĐ-TCHQ ngày 5/12/2011 sửa đổi Quyết định 1383/QĐ-

TCHQ; Quyết định 3550/QĐ-TCHQ ngày 1/11/2013 thay thế Quyết định

2579/QĐ-TCHQ và Quyết định 1383/QĐ-TCHQ.

Quy định pháp luật về KTSTQ giai đoạn 2006 - 2014 điều chỉnh các

nhóm quy phạm sau: Đối tượng kiểm tra; Nguyên tắc mục đích thời hạn;

Phạm vi kiểm tra, nội dung KTSTQ; KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan;

KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp; Trình tự thủ tục tiến hành kiểm tra; Xử lý kết

quả kiểm tra; Quyền và nghĩa vụ của người kiểm tra, quyền và nghĩa vụ của

đơn vị được kiểm tra.

Song song với các quy định của pháp luật hải quan, KTSTQ còn được

điều chỉnh bởi pháp luật về thuế, với các quy phạm được quy định tại Luật

Quản lý thuế ngày 29/11/2006, có hiệu lực từ 1/1/2007, được sửa đổi bổ sung

2012. Với tư cách là một cơ quan quản lý thuế, cơ quan hải quan thực hiện

việc quản lý các loại thuế, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước đối

với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu do cơ quan hải quan quản lý thu theo quy

định của pháp luật. Hoạt động KTSTQ được quy định tại một số Điều của

Luật quản lý thuế thuộc các chương X (kiểm tra, thanh tra thuế), Chương XI

(cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế), Chương XII (Xử lý vi phạm

pháp luật về thuế) với các nội dung: quản lý thông tin về người nộp thuế, ấn

Page 88: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

83

định thuế, kiểm tra thuế, việc thực hiện kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan và

tại trụ sở người của nộp thuế, trình tự thủ tục kiểm tra, quyền và nghĩa vụ của

người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế và công chức kiểm tra thuế trong kiểm

tra thuế tại trụ sở người nộp thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính

thuế, xử lý vi phạm pháp luật về thuế.

Với những quy định này, KTSTQ được tiến hành với hình thức kiểm

tra tại trụ sở cơ quan quản lý thuế với tính chất thường xuyên, không ban

hành quyết định kiểm tra; kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế với trường hợp

kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra chọn mẫu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập

khẩu đã thông quan khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.

Đánh giá pháp luật về KTSTQ giai đoạn 2006 - 2014

Pháp luật về KTSTQ ở giai đoạn này đã khắc phục được một số hạn

chế của giai đoạn 2002 - 2005, thể hiện sự hoàn thiện dần để đáp ứng với các

chuẩn mực quốc tế, làm tăng hiệu quả hiệu lực hoạt động KTSTQ của cơ

quan hải quan. Biểu hiện là:

- Một số nội dung pháp luật về KTSTQ được hoàn thiện để đáp ứng với

các chuẩn mực pháp lý quốc tế như: Trường hợp KTSTQ được mở rộng

không chỉ kiểm tra doanh nghiệp khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật mà còn

trên cơ sở phân tích thông tin từ cơ sở dữ liệu để thẩm định tính tuân thủ pháp

luật trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập

khẩu [67, Điều 32]; Nguyên tắc KTSTQ trên cơ sở quản lý rủi ro được quy

định dựa trên cơ sở phân tích thông tin, đánh giá việc chấp hành pháp luật của

chủ hàng, mức độ rủi ro về vi phạm pháp luật hải quan để đảm bảo quản lý

nhà nước về hải quan và không gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu, nhập

khẩu [67, Điều 15].

- Một số quy định về KTSTQ được xác định cụ thể và minh bạch hơn,

như quy định nội dung KTSTQ đối với chứng từ kế toán, căn cứ tính thuế và

chính sách thương mại; quy định cụ thể hơn về phương pháp kiểm tra, thời

Page 89: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

84

hạn kiểm tra đối với từng trường hợp kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm và kiểm

tra theo kế hoạch; xác định phạm vi kiểm tra toàn diện và chuyên sâu; xác

định 2 hình thức KTSTQ tại trụ sở hải quan và KTSTQ tại trụ sở doanh

nghiệp, tương ứng với mỗi hình thức là các quy định pháp luật về thủ tục,

thẩm quyền, cách thức tiến hành kiểm tra...

Bên cạnh đó, pháp luật về KTSTQ giai đoạn 2006 - 2014 vẫn còn một

số hạn chế như:

- Chưa khắc phục được hạn chế của pháp luật về KTSTQ giai đoạn

2002 - 2005 ở việc chỉ quy định một số vấn đề chung tại một điều khoản tại

văn bản Luật, nên có một số quy định tại các văn bản hướng dẫn thi hành

thiếu căn cứ pháp lý triển khai như: quy định về thời hạn KTSTQ tại cơ quan

hải quan; quy định về thẩm quyền quyết định KTSTQ; quy định về trình tự

thủ tục, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ KTSTQ... Những

nội dung này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của doanh nghiệp trong việc

đáp ứng yêu cầu minh bạch hoạt động của cơ quan hải quan, ngăn ngừa việc

lạm quyền, cố tính gây phiền hà, tiêu cực… nên cần phải được thể hiện tập

trung tại văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo tính thực thi, thuận lợi cho

việc thực hiện và để cơ quan chức năng, cộng đồng doanh nghiệp kiểm tra,

giám sát hoạt động KTSTQ của cơ quan hải quan.

- Một số hạn chế của giai đoạn trước cũng chưa được giải quyết như

chưa có quy định về trách nhiệm của khâu kiểm tra trong thông quan. Nếu

xảy ra sai sót doanh nghiệp vẫn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Vì vậy, dễ

dẫn đến tâm lý tùy tiện khi kiểm tra tại khâu thông quan, vì cho rằng hàng hóa

còn được kiểm tra sau thông quan tới 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai. Mặt

khác, khi KTSTQ nếu phát hiện sai sót, bao gồm cả các sai sót do vô ý dẫn đến

phải truy thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế GTGT đối với hàng nhập

khẩu với số tiền lớn có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp, thậm chí có thể làm cho doanh nghiệp bị phá sản.

Page 90: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

85

- Pháp luật về KTSTQ giai đoạn này được điều chỉnh bởi pháp luật hải

quan và pháp luật thuế, nội dung pháp luật có một số quy định thiếu tính

đồng bộ thống nhất giữa Luật Hải quan 2005 và Luật Quản lý thuế 2006

như: Về thời hạn kiểm tra, quy định tại Luật Hải quan là 5 năm kể từ ngày

đăng ký tờ khai, nhưng tại Luật Quản lý thuế không giới hạn thời hạn

KTSTQ; Về trình tự thủ tục, Luật Hải quan quy định khi kiểm tra phải có

quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền, nhưng tại Luật Quản lý thuế

quy định trường hợp kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan là việc kiểm tra

thường xuyên và không cần có thủ tục gì; Về các trường hợp KTSTQ, Luật

Hải quan 2005 quy định 2 trường hợp tiến hành kiểm tra là kiểm tra theo dấu

hiệu vi phạm và kiểm tra theo kế hoạch, chọn mẫu để đánh giá tính tuân thủ.

Luật Quản lý thuế 2005 tuy cũng quy định 2 trường hợp như trên, nhưng đối

với kiểm tra theo kế hoạch, chọn mẫu chỉ thực hiện khi có dấu hiệu vi phạm

pháp luật về thuế.

Những vấn đề mâu thuẫn, chưa thống nhất này đã dẫn đến việc áp

dụng pháp luật không thống nhất giữa cơ quan hải quan và các cơ quan bảo

vệ pháp luật khác, giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp. Khắc phục điều

này, Luật Quản lý thuế sửa đổi bổ sung năm 2012 đã có sửa đổi để thống

nhất với Luật Hải quan 2005 về các trường hợp KTSTQ. Tuy nhiên những

mâu thuẫn về thời hạn và trình tự thủ tục kiểm tra cho đến Luật Hải quan

2014 vẫn còn tồn tại.

* Giai đoạn thực hiện Luật Hải quan 2014 (từ 01/01/2015 đến nay)

Các văn bản pháp luật hải quan về KTSTQ trong giai đoạn này gồm:

Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014, có hiệu lực từ 01/01/2015,

Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 quy định chi tiết và biện pháp thi

hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; Thông tư

38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải

quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, và quản lý

Page 91: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

86

thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày

1/4/2015 quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

Quyết định 1440/QĐ-TCHQ ngày14/5/2015 về việc ban hành quy trình

KTSTQ. Pháp luật về KTSTQ điều chỉnh các nội dung chính như: quy định

chung về KTSTQ; các trường hợp KTSTQ; KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải

quan; KTSTQ tại trụ sở người khai hải quan; Nhiệm vụ và quyền hạn của

công chức hải quan trong KTSTQ tại trụ sở người khai hải quan; Quyền và

nghĩa vụ của người khai hải quan trong KTSTQ.

Bên cạnh đó, pháp luật về KTSTQ được thể hiện một số nội dung tại

pháp luật về thuế và các pháp luật khác có liên quan như pháp luật thương mại,

pháp luật tài chính - ngân hàng, pháp luật về xử lý vi phạm, pháp luật khiếu

nại, pháp luật tố tụng hành chính, pháp luật hình sự và tố tụng hình sự....

Đánh giá pháp luật về KTSTQ từ 2015 đến nay

Về cơ bản, những quy định của pháp luật về KTSTQ trong giai đoạn

này đã khắc phục được những điểm hạn chế, vướng mắc trong thời kỳ trước

như giải quyết được một số nội dung mâu thuẫn giữa Luật Hải quan và Luật

Quản lý thuế trong thời gian từ 2006 đến 2014; đã đảm bảo sự minh bạch khi

luật hóa quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan trong

KTSTQ, quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan trong KTSTQ tại văn

bản Luật. Điều này có ý nghĩa trong việc đảm bảo quyền và lợi ích cũng như

trách nhiệm của doanh nghiệp, của công chức hải quan trong quá trình thực

hiện KTSTQ.

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, do KTSTQ là lĩnh vực mới, nên quá

trình xây dựng luật vẫn còn có một số vấn đề chưa được giải quyết thỏa đáng.

Một số quy định pháp luật chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế về KTSTQ;

thiếu vắng một số quy định thiết yếu cho việc thiết lập quan hệ KTSTQ và

xây dựng chuẩn mực KTSTQ hiện đại; vẫn còn sự không thống nhất giữa

Luật Hải quan và Luật quản lý thuế về trình tự thủ tục KTSTQ...

Page 92: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

87

Tóm lại, trải qua 15 năm phát triển, tương ứng với các lần sửa đổi bổ

sung của Luật Hải quan, nội dung pháp luật về KTSTQ được điều chỉnh theo

hướng phù hợp với quy định pháp lý quốc tế, thống nhất đồng bộ với Luật

trong nước và phù hợp với thực tiễn tình hình hoạt động xuất nhập khẩu và

yêu cầu cải cách của nền hành chính quốc gia, minh bạch về quyền lợi, trách

nhiệm của các bên tham gia trong quan hệ pháp luật về KTSTQ để đảm bảo

việc thực thi và kiểm soát trong quá trình triển khai thực hiện. Tuy nhiên,

pháp luật về KTSTQ hiện hành còn bộc lộ khá nhiều hạn chế cần được hoàn

thiện. Mặt khác, bản thân sự vận động, phát triển của giao dịch thương mại

quốc tế, yêu cầu của quản lý hải quan hiện đại cũng luôn đặt ra cho pháp luật

KTSTQ sự vận động để đảm bảo tính phù hợp. Việc nghiên cứu, đánh giá

những ưu điểm và hạn chế của pháp luật về KTSTQ qua các giai đoạn phát

triển là rất cần thiết cho quá trình xây dựng và định hướng hoàn thiện pháp

luật về KTSTQ thời gian tới.

3.2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ KIỂM TRA SAU

THÔNG QUAN

3.2.1. Nội dung điều chỉnh của pháp luật về kiểm tra sau thông

quan hiện hành

Thứ nhất, quy định về nguyên tắc tiến hành KTSTQ:

Theo chuẩn mực quốc tế và pháp luật của hầu hết các quốc gia, KTSTQ

trên nguyên tắc quản lý rủi ro là xu thế tất yếu của quản lý hải quan hiện đại.

Là thành viên của WCO và Hải quan ASEAN, Việt Nam đã nội luật hóa

nguyên tắc quản lý rủi ro trong tất cả các hoạt động thủ tục hải quan, kiểm tra

giám sát hải quan và KTSTQ. Quản lý rủi ro được thực hiện đồng bộ, chặt chẽ

và nhất quán về phương thức quản lý, hệ thống thông tin từ khâu trước thông

quan, trong thông quan và sau thông quan nhằm đảm bảo hiệu quả, hiệu lực

quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập

khẩu [67, Điều 16]. Thực hiện nguyên tắc quản lý rủi ro trong KTSTQ tạo

Page 93: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

88

nên cách thức quản lý chiến lược giúp Hải quan Việt Nam tiệm cận với yêu

cầu, tiêu chuẩn của cơ quan hải quan hiện đại, không chỉ để tránh và giảm

thiểu rủi ro, thiệt hại mà còn hỗ trợ trong việc xác định và xử lý các yếu tố

tích cực, thuận lợi trong môi trường hoạt động hải quan.

Việc áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong KTSTQ được quy định ở

những nội dung: Xây dựng, quản lý hồ sơ đối tượng rủi ro trong hoạt động

xuất nhập khẩu; Phân tích, xác định trọng điểm trong quản lý hàng hóa xuất

nhập khẩu để thực hiện KTSTQ trên cơ sở đặc điểm, tính chất, xuất xứ, chính

sách quản lý, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Thứ hai, quy định các trường hợp KTSTQ: Theo quy định hiện hành,

KTSTQ là hoạt động thường xuyên của cơ quan hải quan, được thực hiện

trong ba trường hợp: Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và

quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu;

Kiểm tra trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro đối với trường hợp không có dấu

hiệu vi phạm pháp luật; Kiểm tra tuân thủ pháp luật của người khai hải quan

[67, Điều 78].

Thứ ba, quy định các hình thức KTSTQ: Pháp luật về KTSTQ quy định

2 hình thức KTSTQ, tương ứng với mỗi hình thức là các quy định về phạm vi,

nội dung, trình tự, thủ tục, thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra. Cụ thể

- Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan: là trường hợp

kiểm tra tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục đối với hồ sơ hải quan có dấu

hiệu vi phạm trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hàng hóa được thông quan đến

ngày ký ban hành quyết định kiểm tra; trường hợp kiểm tra tại Cục Hải quan

tỉnh, thành phố vơi hồ sơ hải quan có dấu hiệu vi phạm và trên cơ sở áp dụng

quản lý rủi ro. Thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra là Cục trưởng Cục

Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan. Phạm vi, nội dung kiểm tra: hóa

đơn thương mại, chứng từ vận tải, hợp đồng mua bán hàng hóa, chứng từ

chứng nhận xuất xứ, chứng từ thanh toán, hồ sơ, tài liệu kỹ thuật liên quan đến

hàng hóa xuất nhập khẩu; thời gian thực hiện kiểm tra trong 5 ngày làm việc.

Page 94: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

89

- Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan: là trường hợp

kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp xuất nhập khẩu đối với tờ khai xuất nhập khẩu

trong phạm vi 5 năm kể từ ngày hàng hóa được thông quan. Thẩm quyền ban

hành quyết định kiểm tra là Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng

Cục KTSTQ, Cục trưởng Cục Hải quan; Phạm vi, nội dung kiểm tra: hồ sơ hải

quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên

quan đến hàng hóa; kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết và còn

điều kiện; Thời gian tiến hành kiểm tra trong 10 ngày làm việc.

Trong quá trình xây dựng Luật Hải quan 2014, có quan điểm cho rằng

không nên quy định KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan. Lý do quan điểm này

đưa ra là để đảm bảo thuận lợi cho doanh nghiệp, tránh việc doanh nghiệp

phải mang các hồ sơ, chứng từ, tài liệu, sổ sách đến cơ quan hải quan kiểm tra

Theo quan điểm này, việc KTSTQ sẽ được tiến hành chủ yếu tại trụ sở người

khai hải quan.

Xuất phát từ các chuẩn mực pháp lý quốc tế cũng như kinh nghiệm hải

quan các nước với việc KTSTQ là hoạt động kiểm tra thường xuyên của cơ

quan hải quan được tiến hành khi hàng hóa xuất nhập khẩu đã thông quan,

Luật Hải quan 2014 được xây dựng giữ nguyên 2 hình thức KTSTQ tại cơ

quan hải quan và tại trụ sở người khai hải quan. Nhưng để tạo điều kiện thuận

lợi cho doanh nghiệp, việc KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan chỉ yêu cầu

kiểm tra đối với hồ sơ hải quan và chứng từ liên quan mà không yêu cầu kiểm

tra sổ sách chứng từ kế toán. Quy định này phần nào tháo gỡ hạn chế trước đó

cho các doanh nghiệp trong tiến trình KTSTQ, nhưng lại không đảm bảo đúng

bản chất của KTSTQ là kiểm tra hồ sơ, sổ sách chứng từ kế toán để có thể

nhìn toàn cảnh giao dịch trong hoạt động mua bán ngoại thương.

Thứ tư, quy định nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan,

người khai hải quan trong KTSTQ: Xác định nhiệm vụ và quyền hạn của

công chức hải quan và của người khai hải quan là những nội dung quan trọng

Page 95: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

90

vì nó ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập

khẩu, nên để đảm bảo tính minh bạch, pháp luật về KTSTQ hiện hành đã luật

hóa quy định về những quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan, công chức

hải quan trong quá trình KTSTQ:

- Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan: Người khai hải quan có

nghĩa vụ lưu giữ hồ sơ hải quan đối với hàng hóa đã được thông quan trong

thời hạn 5 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai; xuất trình hồ sơ, cung cấp kịp

thời, đầy đủ, chính xác hồ sơ, chứng từ liên quan khi được cơ quan hải quan

yêu cầu và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ, chứng từ

đó;chấp hành yêu cầu KTSTQ và các quyết định xử lý của cơ quan hải quan

và các cơ quan có thẩm quyền; Có quyền từ chối cung cấp thông tin, tài liệu

không liên quan đến nội dung kiểm tra, thông tin tài liệu thuộc bí mật nhà

nước; Nhận bản kết luận kiểm tra và yêu cầu giải thích nội dung bản kết luận

kiểm tra, bảo lưu ý kiến trong bản kết luận kiểm tra.

- Nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan: Trong trường hợp

KTSTQ tại trụ sở người khai hải quan, pháp luật về KTSTQ hiện hành quy

định nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan cụ thể ở nhóm công chức

có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra và nhóm công chức thực hiện

kiểm tra, đảm bảo việc ban hành quyết định kiểm tra và thực hiện kiểm tra

theo đúng quy định, trình tự luật định và không làm ảnh hưởng đến hoạt động

kinh doanh của đối tượng kiểm tra.

Những quy định này đảm bảo được sự phù hợp với chuẩn mực quốc tế

vì tính công khai, minh bạch, luật hóa trách nhiệm, quyền hạn nghĩa vụ của

bên kiểm tra và đối tượng kiểm tra trong quan hệ pháp luật về KTSTQ. Điều

này có ý nghĩa trong việc đảm bảo quyền và lợi ích cũng như trách nhiệm của

doanh nghiệp, của công chức hải quan trong quá trình thực hiện KTSTQ. Tuy

nhiên, luật hiện hành cũng chỉ mới quy định về nhiệm vụ quyền hạn của công

chức hải quan trong KTSTQ tại trụ sở người khai hải quan mà đang bỏ ngỏ

Page 96: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

91

việc quy định nhiệm vụ quyền hạn của công chức hải quan trong trường hợp

KTSTQ tại trụ sở hải quan, trong khi KTSTQ tại trụ sở hải quan xảy ra khá

phổ biến, dễ gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Thứ năm, quy định xử lý kết quả kiểm tra: Việc xử lý kết quả kiểm tra

là cơ sở tạo nên các hậu quả pháp lý của KTSTQ được pháp luật hiện hành

quy định ở những cách thức như sau:

- Kết luận doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật: Trường hợp thông tin,

chứng từ, tài liệu được cung cấp và nội dung đã giải trình chứng minh nội

dung khai hải quan là đúng thì hồ sơ hải quan được chấp nhận.

- Xử lý theo quy định của pháp luật thuế, pháp luật về xử lý vi phạm

hành chính, gồm: Truy thu thuế; Hoàn thuế; Xử lý vi phạm; Cưỡng chế thực

hiện trong trường hợp người khai hải quan không chấp hành các quyết định

xử lý của cơ quan hải quan; Khởi tố vụ án hình sự đối với tội buôn lậu và tội

vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, hoặc chuyển hồ sơ có dấu hiệu

hình sự cho cơ quan có thẩm quyền.

- Cập nhật, tích hợp kết quả KTSTQ vào phần mềm quản lý để đảm bảo

thực hiện những liên quan đến ưu đãi trong thông quan và thông tin quản lý

rủi ro đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Đây là điểm ưu việt của quá trình

kiểm soát bằng quản lý rủi ro đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi

các thông tin rủi ro trong thông quan, sau thông quan được tích hợp vào các

hệ thống phần mềm để thực hiện quản lý nhằm đảm bảo tạo điều kiện thuận

lợi thương mại và nâng cao khả năng kiểm soát của cơ quan hải quan.

Thứ sáu, quy định giải quyết khiếu nại khiếu kiện đối với các quyết

định hành chính phát sinh trong hoạt động KTSTQ:

- Khiếu nại: Theo pháp luật hiện hành, khi có căn cứ cho rằng các quyết

định hành chính phát sinh trong hoạt động KTSTQ (như quyết định ấn định

thuế, quyết định xử lý vi phạm, quyết định cưỡng chế...) là trái pháp luật, xâm

hại trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khai hải quan đề

Page 97: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

92

nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành

chính đó [64, Điều 2]. Trình tự khiếu nại như sau: Khiếu nại lần đầu đến

người đã ra quyết định hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính theo quy

định của Luật tố tụng hành chính; Khiếu nại lần hai đến thủ trưởng cấp trên

trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện

vụ án hành chính nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết

khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải

quyết [64, Điều 7].

- Khiếu kiện: Trong trường hợp các quyết định hành chính phát sinh

trong lĩnh vực KTSTQ nêu trên bị kiện, thì cơ quan hải quan sẽ tham gia tố

tụng hành chính với tư cách là người bị kiện và thực hiện các quyền và nghĩa

vụ trong vụ án hành chính theo Luật tố tụng hành chính hiện hành [68, Điều 3].

Thủ tục giải quyết khiếu nại khiếu kiện đối với các quyết định hành chính

phát sinh trong quá trình thực hiện KTSTQ là một cách để người khai hải

quan đảm bảo được quyền lợi của mình trong hoạt động kinh doanh đối với

hàng hóa xuất nhập khẩu, đồng thời là quá trình để cơ quan hải quan tự mình

xem xét tính hợp pháp của các quyết định hành chính trong quá trình KTSTQ

hoặc do cơ quan Tòa án xem xét, phán quyết, đảm bảo cho việc thực thi pháp

luật về KTSTQ đúng quy định, không làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của

người khai hải quan trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa.

3.2.2. Những ưu điểm của pháp luật hiện hành về kiểm tra sau

thông quan ở Việt Nam

Từ những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện pháp luật về KTSTQ

được nêu ở phần lý luận, pháp luật về KTSTQ ở Việt Nam hiện nay đã đạt

được một số thành tựu sau:

Thứ nhất, pháp luật về KTSTQ hiện hành đã xây dựng được hệ thống

các quy phạm hoàn chỉnh về KTSTQ, tạo cơ sở pháp lý đảm bảo hiệu quả cho

hoạt động “hậu kiểm” của cơ quan hải quan.

Page 98: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

93

Ưu điểm này thể hiện sự đáp ứng tiêu chí về tính toàn diện của pháp

luật KTSTQ. Pháp luật về KTSTQ hiện hành đã xây dựng được hệ thống các

quy phạm điều chỉnh khá toàn diện, đồng bộ từ quy định tại Luật Hải quan,

Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. Với các quy định về

nguyên tắc tiến hành, các trường hợp KTSTQ, nhiệm vụ quyền hạn của của

cơ quan hải quan và người khai hải quan trong KTSTQ; trình tự thủ tục, xử lý

kết quả KTSTQ..., đã tạo ra một cơ chế pháp lý đáp ứng yêu cầu quản lý của

cơ quan hải quan khi thực hiện kiểm tra đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập

khẩu đã thông quan, phù hợp với chuẩn mực pháp lý quốc tế về xây dựng hải

quan hiện đại. Thủ tục hải quan được cải cách, tạo thuận lợi ở khâu thông

quan nhưng vẫn khẳng định trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc tuân thủ

pháp luật, trách nhiệm của cán bộ hải quan sau khi hàng hóa đã được thông

quan, góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp trong

quá trình thực hiện pháp luật hải quan và quy định pháp luật khác liên quan

đến quản lý đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Thứ hai, pháp luật về KTSTQ thể hiện sự đồng bộ, thống nhất với pháp

luật quốc tế và pháp luật quốc gia về các chuẩn mực, quy định về hoạt động

KTSTQ của cơ quan hải quan.

Theo pháp luật quốc tế, để giảm thiểu sự can thiệp của Hải quan trong

dòng chảy hàng hóa, các cơ quan Hải quan hiện đại phải xây dựng pháp luật về

hải quan toàn diện và minh bạch [78]. Việt Nam nội luật hóa quy định về

KTSTQ vào pháp luật quốc gia thể hiện việc chia sẻ trách nhiệm quản lý hải

quan với các đơn vị chức năng khác của cơ quan hải quan (như đơn vị thông

quan, đơn vị điều tra vi phạm…). Các quy định pháp luật về KTSTQ được xây

dựng cơ bản đáp ứng với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Việt Nam. Thể hiện:

- Quy định về ứng dụng công nghệ thông tin, thu thập xử lý thông tin

để áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong KTSTQ. Hệ thống cơ sở dữ liệu

của cơ quan hải quan được xây dựng trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin

Page 99: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

94

hiện đại, chuyên nghiệp, đồng bộ, thống nhất, bao gồm: Hệ thống thông tin

nghiệp vụ hải quan (Hệ thống VCIS); Hệ thống thông quan điện tử tập trung

(Hệ thống V5); Hệ thống thông tin quản lý rủi ro (Hệ thống RM); Hệ thống

thông tin vi phạm (Hệ thống QLVP14); Hệ thống thông tin quản lý dữ liệu giá

tính thuế (Hệ thống GTT02); Hệ thống thông tin kế toán thuế xuất nhập khẩu

tập trung (Hệ thống KTT); Hệ thống thông quan tàu biển xuất nhập cảnh (Hệ

thống E-Manifest); Hệ thống thông tin quản lý cơ sở dữ liệu phân loại và mức

thuế (Hệ thống MHS); Hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp phục vụ

KTSTQ và quản lý rủi ro (Hệ thống STQ01); Hệ thống thu thập xử lý thông

tin nghiệp vụ hải quan (Hệ thống CI02); Các danh mục rủi ro hàng hóa xuất

khẩu, nhập khẩu… Việc sử dụng hiệu quả hệ thống thông tin này đảm bảo

cho hoạt động thu thập thông tin, phân loại rủi ro, xác định đối tượng kiểm

tra từ đó có sự phân bổ hợp lý nguồn lực, nhân lực tiến hành hiệu quả hoạt

động KTSTQ.

- Quy định về tổ chức bộ máy chuyên trách thực hiện công tác KTSTQ.

Lực lượng KTSTQ qua 15 năm triển khai thực hiện pháp luật về KTSTQ đã

hình thành được tổ chức bộ máy KTSTQ từ Tổng cục Hải quan đến các đơn

vị hải quan địa phương với nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao đáp ứng

với yêu cầu của hải quan hiện đại. Với hình thức tổ chức hoạt động theo 2 cấp

(Cục KTSTQ thuộc Tổng cục Hải quan và Chi cục KTSTQ thuộc Cục Hải

quan các tỉnh, thành phố), cũng như những quy định cụ thể về chức năng,

nhiệm vụ cho từng cấp đã giúp cho KTSTQ xác định rõ phạm vi kiểm tra theo

từng khu vực và tạo khả năng linh hoạt trong việc xác định đối tượng KTSTQ

để từ đó giúp cho KTSTQ ở Việt Nam thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ đã

đề ra. Đến cuối năm 2015, toàn lực lượng có 760 cán bộ làm công tác KTSTQ

trong tổng số gần 11.000 cán bộ công chức toàn ngành chiếm tỷ lệ 6,6%, và

chiếm khoảng trên 10% số lượng cán bộ hải quan làm công tác nghiệp vụ

(khoảng 7.000 người) [35]. Các cán bộ công chức KTSTQ là những cán bộ có

Page 100: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

95

nghiệp vụ cao, chuyên sâu, chủ động tận tâm trong công tác, đáp ứng được

yêu cầu nhiệm vụ được giao.

- Quy định về trình tự thủ tục tiến hành KTSTQ được xây dựng đồng

bộ, thống nhất tại Luật Hải quan, Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng

dẫn thi hành, các quyết định ban hành Quy trình KTSTQ của Tổng cục Hải

quan. Các bước thực hiện KTSTQ theo yêu cầu chuẩn mực quốc tế đều được

quy trình hóa, mẫu biểu hóa từ khâu thu thập xử lý thông tin đến lập kế hoạch,

thực hiện kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra, đảm bảo cho việc thực hiện một

cách thống nhất, góp phần đưa hoạt động KTSTQ theo hướng ngày một

chuyên sâu, chuyên nghiệp..

Thứ ba, pháp luật về KTSTQ hiện hành thể hiện sự phù hợp điều kiện

phát triển của đất nước trong yêu cầu chung về cải cách nền hành chính nói

chung và cải cách, hiện đại hóa hải quan nói riêng.

Trong bối cảnh đất nước đang thực hiện đẩy mạnh cải cách hành

chính, xây dựng Chính phủ điện tử, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia,

thì pháp luật về KTSTQ chính là điều kiện để ngành Hải quan thực hiện cải

cách thủ tục hải quan, giảm thiểu thời gian thông quan hàng hóa. Với việc

chuyển kiểm tra hải quan từ trực tiếp, thủ công tại các cửa khẩu sang

KTSTQ, cho phép cơ quan hải quan áp dụng các biện pháp kiểm tra giám sát

hải quan trong quá trình thông quan tại các cửa khẩu theo hướng đơn giản,

ưu tiên làm thủ tục nhanh chóng, thuận tiện đối với doanh nghiệp chấp hành

tốt pháp luật hải quan.

Thứ tư, pháp luật về KTSTQ đảm bảo tính công khai minh bạch trong

quy định trách nhiệm của cơ quan hải quan và doanh nghiệp xuất nhập khẩu

đối với hàng hóa đã thông quan.

Các quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan trong

KTSTQ, quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan trong KTSTQ đã được

luật hóa tại văn bản Luật, đảm bảo sự tiếp cận của mọi doanh nghiệp liên

Page 101: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

96

quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Điều này có ý nghĩa trong việc

đảm bảo quyền và lợi ích cũng như trách nhiệm của doanh nghiệp, của công

chức hải quan trong quá trình thực hiện KTSTQ.

Với cơ chế kiểm tra chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, pháp luật

về KTSTQ thể hiện cơ chế quản lý hải quan hiện đại theo chuẩn mực quốc tế,

là một trong những công cụ giúp cơ quan hải quan thực hiện cải cách thủ tục

hành chính tại cửa khẩu, tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa nhưng vẫn đảm

bảo nâng cao hiệu quả và hiệu lực của hoạt động hải quan. Điều này thể hiện

trong kết quả triển khai và thực thi pháp luật KTSTQ thời gian qua như sau:

Một là, pháp luật về KTSTQ khẳng định hiệu quả hoạt động kiểm tra đối

với hàng hóa xuất nhập khẩu đã thông quan qua việc gia tăng quy mô hoạt

động KTSTQ, thể hiện qua sự gia tăng của số cuộc KTSTQ hàng năm từ năm

2002 đến nay (Xem Phụ lục - Biểu 1). Theo số liệu này, trong khoảng thời gian

đầu triển khai thực hiện Luật Hải quan 2002 - 2005, do lực lượng KTSTQ lúc

này mới hình thành, đang trong quá trình nghiên cứu hướng đi, cách làm nên

kết quả KTSTQ còn rất hạn chế, từ 20 cuộc năm 2002 đến 139 cuộc năm 2005.

Dựa trên bảng số liệu và theo tính toán của tác giả, đến năm 2010 số cuộc kiểm

tra tăng dần và đến năm 2011 đạt con số trên 2000 cuộc, gấp hơn 100 lần so

với 2005, năm 2015 đạt trên 7.500 cuộc, gấp 3,5 lần năm 2011.

Số liệu thực hiện pháp luật KTSTQ từ 2015 đến nay có sự gia tăng đột

biến về kết quả KTSTQ do sự mở rộng thẩm quyền thực hiện KTSTQ đến các

Chi cục thực hiện thủ tục hải quan. Năm 2015 kết quả KTSTQ đạt 7.561 cuộc

kiểm tra, tăng hơn 100% so với năm 2014. Sáu tháng đầu năm 2016 cũng đã

đạt đến 3.626 cuộc kiểm tra, tương đương với số thực hiện của cả năm 2014

[99]. Đây là kết quả của việc triển khai Luật Hải quan 2014, có hiệu lực từ

1/1/2015, theo đó, thẩm quyền thực hiện KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan

được mở rộng đến cấp Chi cục hải quan nơi doanh nghiệp mở tờ khai đối với

những trường hợp có nghi vấn trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày tờ khai được

Page 102: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

97

thông quan. Do vậy, lực lượng KTSTQ không chỉ thuộc Cục KTSTQ và 34

Chi cục KTSTQ của Cục Hải quan các tỉnh, liên tỉnh, thành phố mà còn được

mở rộng ra 169 Chi cục Hải quan cửa khẩu, ngoài cửa khẩu trực thuộc các

Cục Hải quan, thể hiện sự phù hợp trong phân cấp quản lý, đáp ứng yêu cầu

gia tăng của hoạt động xuất nhập khẩu.

Hai là, pháp luật về KTSTQ củng cố nhận thức về KTSTQ trong toàn

lực lượng hải quan. Sự gia tăng quy mô hoạt động KTSTQ, đặc biệt từ 2011

đến nay thể hiện sự gia tăng về nhận thức và quyết tâm chính trị trong toàn

Ngành Hải quan, đánh dấu bởi Chỉ thị 568/CT-TCHQ ngày 9/2/2011 về tăng

cường công tác KTSTQ và chọn chủ đề năm 2011 của Ngành Hải quan là

“Năm KTSTQ”. Theo đó, nhận thức về KTSTQ đã có bước chuyển biến căn

bản từ chỗ chỉ coi trọng kiểm tra trong thông quan chuyển sang coi KTSTQ là

sự đảm bảo cho cải cách, hiện đại hóa khâu thông quan, chuyển từ tiền kiểm

sang hậu kiểm là con đường tất yếu của quản lý hải quan hiện đại. Việc thực

hiện KTSTQ được Tổng cục Hải quan giao chỉ tiêu hàng năm cho lực lượng

KTSTQ toàn Ngành về số vụ thực hiện cũng như số thu ngân sách, chú trọng

tăng cường KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp; triển khai các nhóm nội dung về

đảm bảo điều kiện để việc thực hiện hoạt động KTSTQ có hiệu quả như: Tăng

cường biên chế (10%) cho lượng kiểm tra sau thông quan; Tăng cường công

tác đào tạo, bố trí sử dụng cán bộ, công chức kiểm tra sau thông quan theo

hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp; Tăng cường trang thiết bị, máy móc,

phương tiện kỹ thuật, công nghệ thông tin, kinh phí nghiệp vụ cho kiểm tra

sau thông quan; Áp dụng chế độ đãi ngộ phù hợp cho cán bộ, công chức kiểm

tra sau thông quan.

Việc tăng cường nhận thức về KTSTQ cũng làm cho tư duy của cán

bộ công chức hải quan làm nhiệm vụ KTSTQ dần thay đổi là kiểm tra không

chỉ nhằm mục tiêu tìm ra vi phạm của doanh nghiệp để xử phạt, mà còn giúp

doanh nghiệp đánh giá được mức độ tuân thủ pháp luật và thực hiện tốt hơn

Page 103: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

98

quy định pháp luật liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa. Phía cộng đồng

doanh nghiệp cũng nhận thức được những ích lợi của KTSTQ khi được giảm

thiểu chi phí, thông quan nhanh chóng tại khâu thông quan. Do vậy, việc

tiến hành KTSTQ ngày càng được nhận thức và trở thành một công việc có

tính chất thường xuyên, định kỳ giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp xuất

nhập khẩu.

Ba là, pháp luật về KTSTQ giúp cho cơ quan hải quan phát hiện và xử

lý hành vi vi phạm trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa, chống thất thu

ngân sách.

Với những quy định của pháp luật về KTSTQ, tình trạng gian lận

thương mại, vi phạm hành chính được phát hiện dẫn đến số truy thu thuế và

phạt vi phạm hành chính qua KTSTQ tăng qua các năm, thể hiện tại bảng kết

quả thu ngân sách từ 2002 đến 6 tháng đầu năm 2016 (Xem Phụ lục - Biểu 2).

Số liệu này cho thấy, trong những năm đầu thực hiện pháp luật về KTSTQ, số

truy thu chỉ mới ở con số trên 20 tỷ đồng, đến năm 2008 số thu là trên 200 tỷ

đồng, đã tăng gấp 10 lần. Từ những năm 2012 trở đi, số thu cho ngân sách

qua các năm đã đạt trên 1.000 tỷ đồng, cho thấy tầm quan trọng và hiệu quả

của hoạt động KTSTQ trong việc xử lý gian lận thương mại trong quá trình

thông quan, chống thất thu cho ngân sách nhà nước.

Việc chống vi phạm pháp luật và chống thất thu ngân sách từ pháp luật

KTSTQ đã khẳng định vị trí, vai trò của pháp luật về KTSTQ đối với yêu cầu

cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thông quan

hàng hóa tại các cửa khẩu, đồng thời vẫn đảm bảo sự kiểm soát chặt chẽ của

cơ quan hải quan. Qua hoạt động KTSTQ đã phát hiện nhiều trường hợp gian

lận đối với những loại hình, mặt hàng có độ rủi ro cao. Nhiều chuyên đề lớn

về KTSTQ được triển khai có số thu lớn hàng tỷ, chục tỷ, thậm chí hàng trăm

tỷ đồng. Pháp luật về KTSTQ được triển khai trên khá hiệu quả trên các lĩnh

vực nghiệp vụ của hải quan, cơ bản như sau:

Page 104: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

99

- Kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan: Gian lận qua giá là tình

trạng gian lận khá phổ biến. Phát hiện gian lận qua giá là nhiệm vụ thường

xuyên, khó khăn, phức tạp và cũng là thử thách của ngành Hải quan qua quá

trình triển khai pháp luật về KTSTQ. Phổ biến là tình trạng khai thấp giá hàng

nhập khẩu để giảm số thuế phải nộp, khai cao giá hàng nhập khẩu để tăng

phần góp vốn cho các dự án đầu tư; khai cao giá hàng xuất khẩu để được hoàn

thuế nhiều hơn. Để hợp thức hồ sơ và đối phó với các cơ quan chức năng,

doanh nghiệp lập chứng từ thanh toán không đúng với thực tế để gian lận qua

giá. Hành vi này rất khó phát hiện và bác bỏ bởi các doanh nghiệp đã móc nối

với phía đối tác nước ngoài để lập chứng từ. Bên cạnh đó là gian lận qua giá

không khai các khoản phí phải cộng vào trị giá tính thuế tại cửa khẩu nhập để

tính thuế hàng nhập khẩu. Số tiền thuế truy thu chủ yếu do phát hiện, điều

chỉnh lại cách tính toán tiền thuế, như chuyên đề kiểm tra về phí bản quyền và

các khoản phải cộng vào trị giá hải quan, truy thu 41,5 tỷ đồng (năm 2010);

phí vận chuyển và phụ phí xếp dỡ tại cảng (THC), truy thu 57 tỷ đồng (năm

2011); chiết khấu giảm giá mặt hàng ô tô nhập khẩu, truy thu 12 tỷ đồng

(2011) [29; 30]…

- Kiểm tra sau thông quan về mã số, thuế suất: Gian lận, vi phạm

thường thấy là việc khai sai tên hàng, mã số hàng hóa để trốn thuế hoặc

hưởng thuế suất thấp hơn, hoặc lợi dụng những hàng hóa còn chưa được định

danh cụ thể trong biểu thuế để khai báo vào những mặt hàng có thuế suất thấp

nhất. Những năm qua đã thực hiện kiểm tra chuyên đề mã số linh kiện xe

máy, truy thu 46 tỷ đồng; mã số linh kiện ô tô, truy thu 18 tỷ đồng; mã số mặt

hàng sữa, truy thu 42 tỷ đồng (2012); linh kiện điện tử nhập khẩu, truy thu

34,3 tỷ đồng. Năm 2010 Hải quan các địa phương kiểm tra xác định mã số

một số mặt hàng: Hải quan thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra mã số mặt hàng

Malt truy thu 4,49 tỷ đồng, mặt hàng nhựa in chữ truy thu 5,82 tỷ đồng, mặt

hàng nguyên liệu sản xuất thuốc thú y truy thu 1,99 tỷ đồng; Hải quan Hà Nội

Page 105: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

100

và Hải quan Bà Rịa Vũng Tàu kiểm tra mã số mặt hàng Axit Glutamic và

Vinyl clorua monome truy thu 2,87 tỷ đồng [28; 30].

- Kiểm tra sau thông quan về gia công, sản xuất xuất khẩu: Khai báo

sai định mức sử dụng nguyên liệu đối với loại hình gia công và sản xuất xuất

khẩu để trốn thuế tiêu thụ nội địa nguyên liệu nhập khẩu, lập và khai không

đúng nội dung trong hồ sơ thanh khoản… Hải quan Bình Dương kiểm tra truy

thu 24,26 tỷ đồng năm 2010, Hải quan Đồng Nai kiểm tra định mức sản xuất

xuất khẩu năm 2012, truy thu 119 tỷ đồng [28; 30].

- Kiểm tra sau thông quan về xuất xứ hàng hóa: Gian lận, giả mạo

hàng hóa có xuất xứ ASEAN (C/O form D) để được hưởng thuế suất ưu đãi

đặc biệt.

- Kiểm tra sau thông quan về chính sách thương mại: Gian lận qua việc

lợi dụng cơ chế ưu đãi như miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế về đầu tư trong

nước và nước ngoài để gian lận, trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế… Năm 2010

KTSTQ thực hiện chuyên đề kiểm tra về ưu đãi thuế đối với các dự án ưu đãi

đầu tư của Đà Nẵng, Khánh Hòa, Long An, Quảng Nam, Bình Dương, Bình

Phước, Khánh Hòa, Đồng Tháp, truy thu 17 tỷ đồng… Năm 2013 kiểm tra

chuyên đề đối với mặt hàng xăng dầu tạm nhập tái xuất, truy thu 454,37 tỷ

đồng; kiểm tra đối với mặt hàng khoáng sản xuất khẩu năm 2013, 2014, truy

thu 24 tỷ đồng [29; 33; 34].

Bốn là, pháp luật về KTSTQ giúp cơ quan hải quan nâng cao năng lực

quản lý đối với hoạt động xuất nhập khẩu qua việc phát hiện và kiến nghị

cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung những bất cập, sơ hở về chính sách dễ bị

lợi dụng.

Qua quá trình KTSTQ, cơ quan hải quan không chỉ thực hiện nhiệm vụ

thẩm định tính chính xác, trung thực của doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong

quá trình khai báo làm thủ tục hải quan, mà còn đóng góp đáng kể cho việc

phát hiện và khắc phục một số vấn đề bất cập, sơ hở của chính sách pháp luật

về quản lý đối với hoạt động xuất nhập khẩu như:

Page 106: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

101

- Những sơ hở dễ bị lợi dụng trong việc thẩm định dự án đầu tư và công

tác kiểm tra thực hiện sau khi giấy phép đầu tư được cấp.

- Phát hiện một số vấn đề liên quan ảnh hưởng đến trị giá hải quan gây

thất thu ngân sách như: Phụ phí xếp dỡ tại cảng (THC) trong một số trường

hợp là một khoản phải cộng khi xác định trị giá hải quan hàng nhập khẩu; phí

bản quyền phần mềm chưa được cộng vào giá nhập khẩu…

- Các vấn đề về tiêu chuẩn xuất xứ ASEAN;

- Một số vấn đề không thống nhất giữa các cơ quan quản lý chuyên

ngành đối với các loại hàng hóa xuất nhập khẩu như sự không thống nhất giữa

cơ quan Hải quan và Cục Đăng kiểm đối với xe tải Van; thuế tiêu thụ đặc biệt

đối với xe ô tô chở tiền nhập khẩu; vấn đề áp mã số đồng bộ hay không đồng

bộ đối với mặt hàng linh kiện điện tử nhập khẩu.

- Chính sách áp dụng cho khách mua hàng miễn thuế tại các khu kinh tế

thương mại đặc biệt, cửa hàng miễn thuế nội thành và nhà ga nhập sân bay

quốc tế.

Đây là những vấn đề nổi cộm, mặt hàng nhạy cảm trong lộ trình cắt

giảm thuế quan của Việt Nam khi tham gia các cam kết quốc tế nhằm tạo điều

kiện cho thương mại quốc tế. Việc kịp thời phát hiện và xử lý trong quá trình

thực hiện pháp luật về KTSTQ khẳng định hiệu quả không chỉ chống thất thu

cho ngân sách mà còn phát hiện, ngăn chặn kịp thời không để phát sinh thêm

những kẽ hở của pháp luật, phát hiện những khoảng trống trong quản lý để

kịp thời khắc phục, đảm bảo thông thương hàng hóa và quản lý nhà nước hiệu

quả, hiệu lực đối với hoạt động xuất nhập khẩu.

3.2.3. Hạn chế của pháp luật về kiểm tra sau thông quan ở Việt

Nam hiện nay

Trên cơ sở đối chiếu những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện pháp

luật về KTSTQ, bên cạnh những ưu điểm nêu trên, pháp luật về KTSTQ cũng

đã bộc lộ một số hạn chế bất cập, thể hiện ở một số khía cạnh như sau:

Page 107: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

102

Thứ nhất, pháp luật về KTSTQ hiện hành có một số điểm chưa đảm bảo

tiêu chí đồng bộ, thống nhất với chuẩn mực pháp lý quốc tế về KTSTQ.

Một là, quy định về nội hàm của KTSTQ chưa đáp ứng chuẩn mực

quốc tế về kiểm toán hải quan. KTSTQ thực chất là quá trình ứng dụng kiến

thức và phương pháp kiểm toán cơ bản để xét đoán, thẩm định tính trung

thực, tính chính xác của các thông tin mà chủ hàng đã khai báo với cơ quan

hải quan [55, tr.55]. Tuy nhiên, pháp luật về KTSTQ ở Việt Nam hiện chưa

đáp ứng với chuẩn mực quốc tế về tên gọi, nội hàm của khái niệm KTSTQ và

kiểm toán hải quan. Do vậy, việc thực hiện KTSTQ chưa thực sự tạo cơ sở

pháp lý cho cơ quan hải quan xác định các phương pháp và nguyên tắc tiến

hành KTSTQ dựa trên phương pháp và nguyên tắc kiểm toán nói chung.

Hai là, chưa quy định làm rõ đối tượng KTSTQ phù hợp với chuẩn

mực quốc tế. Luật Hải quan 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành không

có điều khoản quy định cụ thể về đối tượng KTSTQ. Việc xác định đối tượng

KTSTQ đi từ khái niệm KTSTQ quy định tại Điều 77 Luật Hải quan, theo đó,

đối tượng KTSTQ gồm 2 nhóm: i) Hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế

toán, chứng từ tài liệu dữ liệu liên quan, hàng hóa đã thông quan nếu còn điều

kiện. ii) Người khai hải quan.

- Đối với nhóm hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ tài liệu dữ liệu liên

quan: Quy định giữa KTSTQ tại cơ quan và KTSTQ tại trụ sở người khai hải

quan lại có khác nhau giữa quyền được yêu cầu cung cấp hồ sơ để kiểm tra.

Trong KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan, luật hiện hành quy định chỉ được

yêu cầu cung cấp chứng từ thương mại và một số chứng từ của hồ sơ hải

quan. Quy định này có ưu điểm là tạo thuận lợi cho người khai hải quan tiết

kiệm, khắc phục tình trạng cơ quan hải quan yêu cầu cung cấp quá nhiều sổ

sách chứng từ kế toán nên phải mất nhiều thời gian, công sức để thực hiện

photo, sao y… Nhưng lại có nhược điểm: mâu thuẫn với chính nội tại quy

định về KTSTQ là kiểm tra hồ sơ hải quan, chứng từ sổ sách kế toán của

Page 108: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

103

doanh nghiệp, không thể hiện đúng bản chất kiểm tra (kiểm toán) của KTSTQ

phải đi từ hệ thống sổ sách của doanh nghiệp để tìm ra bức tranh rõ ràng, tổng

thể về quá trình giao dịch.

Điều này cũng đem lại một số khó khăn vướng mắc trong quá trình

thực hiện KTSTQ tại cơ quan hải quan. Với việc thực hiện KTSTQ đối với tờ

khai có dấu hiệu nghi vấn trong vòng 60 ngày kể từ ngày hàng hóa được

thông quan, phần nhiều các trường hợp KTSTQ tại các Chi cục hải quan là

trường hợp có nghi vấn về giá. Phổ biến là tình trạng khai thấp giá hàng nhập

khẩu để giảm số thuế phải nộp, khai cao giá hàng nhập khẩu để tăng phần góp

vốn cho các dự án đầu tư; khai cao giá hàng xuất khẩu để được hoàn thuế

nhiều hơn… Để hợp thức hồ sơ và đối phó với các cơ quan chức năng, doanh

nghiệp lập hợp đồng mua bán, chứng từ thanh toán không đúng với thực tế để

gian lận qua giá. Hành vi này rất khó phát hiện và bác bỏ bởi các doanh

nghiệp đã móc nối với phía đối tác nước ngoài để lập chứng từ. Trong khi đó,

với việc không tiếp cận được với chứng từ sổ sách kế toán của doanh nghiệp,

cơ quan hải quan càng khó khăn để có thể xác định quá trình hạch toán mua

bán, các giao dịch ngân hàng, thanh toán quốc tế, dòng tiền nội tệ và ngoại

tệ… từ đó xác định giá giao dịch thực tế của hàng hóa xuất nhập khẩu, tìm ra

bản chất quá trình giao dịch.

Chính vấn đề này làm cho số lượng các cuộc KTSTQ tại cơ quan hải

quan hàng năm chiếm tỉ lệ cao khoảng 90% số cuộc KTSTQ, tuy nhiên, hiệu

quả của KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan chưa cao, thể hiện qua tỷ lệ phát

hiện vi phạm còn thấp khoảng 40%, số thu chiếm tỷ lệ ít với khoảng 43%

tổng số truy thu. KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp có xu hướng tăng, đặc biệt

trong những năm gần đây, nhưng so với KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan

thì chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 9%, tuy vậy lại có tỷ lệ phát hiện vi phạm cao với

khoảng 61%, số thu cao chiếm 57% tổng số truy thu.

Page 109: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

104

- Đối với nhóm người khai hải quan: Khái niệm người khai hải quan

được quy định tại Khoản 14 Điều 4 Luật Hải quan, bao gồm: chủ hàng hóa,

chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải; đại lý làm thủ

tục hải quan, người được chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải ủy quyền

thực hiện thủ tục hải quan.

Khái niệm này được xây dựng chung cho đối tượng thực hiện thủ tục

hải quan đối với cả hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất

cảnh nhập cảnh. Trong khi đối tượng KTSTQ chỉ liên quan đến hồ sơ hải

quan hàng hóa xuất nhập khẩu đã được thông quan. Nên việc không quy định

một điều khoản riêng, cụ thể về đối tượng KTSTQ là chưa thực sự phù hợp

với thông lệ quốc tế.

Mặt khác chuẩn mực quốc tế chỉ ra rằng, đối tượng trực tiếp của kiểm

tra sau thông quan là chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và đối tượng gián

tiếp là các tổ chức, cá nhân có liên quan. Điều này cho phép áp dụng một cách

có hiệu quả hướng tiếp cận kỹ thuật quản lý rủi ro. Khi áp dụng kỹ thuật này,

cơ quan Hải quan sẽ phải xem xét mức độ rủi ro tổng thể dựa trên các thông

tin được cân nhắc theo cả một quá trình chứ không phải là một hồ sơ đơn lẻ.

Với việc xem xét thông tin được xâu chuỗi như vậy, kết quả đánh giá rủi ro sẽ

toàn diện hơn và chính xác hơn [46].

Hạn chế này làm ảnh hưởng phần nào đến việc tổ chức thực hiện pháp

luật về KTSTQ trên thực tế. So với yêu cầu thực tế và mục tiêu phát triển của

hải quan hiện đại thì kết quả KTSTQ vẫn chưa tương xứng với tốc độ phát

triển của thương mại, thể hiện qua tỷ lệ số cuộc kiểm tra trên số đối tượng

kiểm tra (Xem Phụ lục - Biểu 3). Theo số liệu này được tổng hợp từ 2005 -

thời gian KTSTQ bắt đầu có nhiều ảnh hưởng đến hoạt động hải quan, đối

tượng KTSTQ là các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu là rất lớn. Tuy

nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp được kiểm tra hàng năm chỉ đạt tỷ lệ rất nhỏ. Từ

năm 2005 đến 2010 tỷ lệ này có tăng dần nhưng vẫn không vượt quá 2% số

Page 110: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

105

doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện KTSTQ. Từ 2011 (Năm được

Tổng cục Hải quan phát động là “Năm KTSTQ”) đến 2015, con số này có

tăng đáng kể, nhưng cũng chỉ đạt ở mức lớn nhất là vào năm 2015 với tỷ lệ

trên 11,92%. So với quy định pháp luật thực hiện KTSTQ đối với tờ khai

trong phạm vi 5 năm kể từ ngày thông quan, Tổng cục Hải quan đã xác định

mỗi năm cần có ít nhất 20% số doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu được

thực hiện KTSTQ, đánh giá tính tuân thủ pháp luật để đảm bảo ít nhất chu kỳ

5 năm kiểm tra 1 lẫn đỗi với mỗi doanh nghiệp. Như vậy, so với kết quả thực

tế đạt được thì tỷ lệ doanh nghiệp được KTSTQ còn chưa tương xứng với tốc

độ phát triển và mục tiêu của Ngành Hải quan.

Kết quả KTSTQ chưa tương xứng với sự phát triển của thương mại quốc

tế còn thể hiện ở số cuộc KTSTQ còn thấp so với tốc độ gia tăng của giá trị

kim ngạch xuất nhập khẩu và số lượng tờ khai hải quan (Xem Phụ lục - Biểu 4).

Không chỉ ít về số lượng, tỷ lệ, kết quả triển khai pháp luật về KTSTQ đa phần

là kiểm tra dấu hiệu vi phạm của từng lĩnh vực cụ thể như mã số, trị giá, chính

sách thương mại, gia công sản xuất xuất khẩu. Việc đánh giá sự tuân thủ của

doanh nghiệp - một nhiệm vụ quan trọng của KTSTQ còn hạn chế. Tỷ lệ phát

hiện các vi phạm sau các cuộc kiểm tra còn thấp trong khi tình trạng gian lận

thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu vẫn còn khá phổ biến.

Thứ hai, pháp luật về KTSTQ có một số nội dung thể hiện sự chưa

thống nhất, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn và pháp luật quốc gia.

Một là, quy định về trường hợp tiến hành KTSTQ tại cơ quan hải quan

bị thu hẹp dần từ Luật cho đến Nghị định và Thông tư, làm ảnh hưởng đến

tính thực thi của pháp luật, khó khăn cho việc triển khai thực hiện.

Luật Hải quan 2014 không quy định cụ thể về trường hợp KTSTQ tại

trụ sở cơ quan hải quan mà chỉ quy định chung về KTSTQ trong thời hạn 5

năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan [67, Điều 77]. Tại Điều 79 về

KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan, Luật quy định thẩm quyền ban hành

Page 111: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

106

quyết định kiểm tra, quyền yêu cầu cung cấp chứng từ, thời gian kiểm tra;

trình tự thủ tục kiểm tra; xử lý kết quả kiểm tra.

Tại Điều 97 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 chi tiết thi

hành Luật Hải quan 2014, đã có sự hạn chế trường hợp KTSTQ tại trụ sở cơ

quan hải quan khi quy định chỉ thực hiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật

hải quan và quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu,

nhập khẩu hoặc trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.

Đến Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 1/4/2015 hướng dẫn về thủ tục

hải quan, kiểm tra giám sát và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu,

Điều 142 Thông tư tiếp tục có sự hạn chế đối tượng, phạm vi KTSTQ tại trụ

sở cơ quan hải quan, đồng thời chia ra thành 2 trường hợp: Tại Chi cục Hải

quan, KTSTQ được thực hiện đối với các hồ sơ hải quan có dấu hiệu vi phạm

pháp luật đã thông quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan hàng

hóa đến ngày ký ban hành quyết định kiểm tra, trừ những lô hàng đã được

kiểm tra thực tế hàng hóa trước khi thông quan; Tại Chi cục KTSTQ, thực

hiện đối với hồ sơ hải quan có dấu hiệu vi phạm và trên cơ sở áp dụng quản lý

rủi ro (trừ hồ sơ đã KTSTQ tại Chi cục Hải quan).

Việc thu hẹp dần về trường hợp kiểm tra tại Chi cục Hải quan chỉ trong

phạm vi 60 ngày như trên là thuộc quy định tại văn bản hướng dẫn cấp thông

tư; đối chiếu với văn bản Luật và Nghị định là không có sự phù hợp và thống

nhất. Mặt khác, trong trường hợp KTSTQ tại Chi cục Hải quan với tờ khai có

nghi ngờ về trị giá do thấp hơn giá của danh mục háng hóa xuất nhập khẩu rủi

ro về giá do Tổng cục Hải quan ban hành, dẫn đến những mặt hàng liên tiếp

bị nghi ngờ giá cho dù cùng đối tác xuất nhập khẩu, cùng hợp đồng mua bán

và kết quả KTSTQ trước đó cơ quan hải quan đã chấp nhận giá khai báo.

Điều này dẫn đến việc KTSTQ chỉ còn mang tính hình thức để đáp ứng theo

đúng quy định, nhưng thực chất không đem lại hiệu quả quản lý, làm lãng phí

thời gian, công sức của cả doanh nghiệp và cơ quan hải quan.

Page 112: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

107

Hai là, có sự không thống nhất trong quy định về KTSTQ tại Luật Hải

quan và Luật Quản lý thuế.

Luật Hải quan 2014 được ban hành cơ bản đã giải quyết tình trạng mâu

thuẫn về KTSTQ với Luật Quản lý thuế ở giai đoạn trước đó. Tuy nhiên vẫn

còn có những nội dung không thống nhất như sau:

- Quy định về trình tự thủ tục KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan: Luật

quản lý thuế 2006 (sửa đổi bổ sung 2012) không quy định trình tự, thẩm

quyền ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế. Việc kiểm tra

thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế được thực hiện thường xuyên không cần

ban hành quyết định kiểm tra, không quy định trình trình tự, thủ tục, thời hạn

kiểm tra. Điều này không thống nhất với Luật Hải quan 2014 đối với quy định

về KTSTQ tại cơ quan hải quan với quy định rõ về thẩm quyền ban hành

quyết định kiểm tra của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Cục trưởng Cục

Hải quan, cũng như trình tự thủ tục và thời hạn tiến hành KTSTQ tại trụ sở cơ

quan hải quan.

- Quy định về thẩm quyền ban hành quyết định KTSTQ và thời hạn

kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế: Pháp luật thuế quy định thẩm quyền ban

hành quyết định KTSTQ về thuế tại trụ sở người nộp thuế là Tổng cục

trưởng Tổng cục Hải quan; Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố; Chi

cục trưởng Chi cục KTSTQ. Quy định này không thống nhất với Luật Hải

quan khi quy định về thẩm quyền ban hành quyết định KTSTQ tại trụ sở

người khai hải quan là của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; Cục trưởng

Cục KTSTQ; Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố (không quy định

thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục KTSTQ). Về thời hạn kiểm tra theo

quy định của Luật Quản lý thuế là 15 ngày làm việc, không thống nhất với

quy định thời hạn kiểm tra 10 ngày làm việc của Luật Hải quan. Đây cũng là

điểm hạn chế cần được khắc phục để đảm bảo tính thống nhất của pháp luật

về KTSTQ.

Page 113: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

108

Ba là, quy định xử lý vi phạm hành chính trong KTSTQ chưa có sự

phân biệt về lỗi để xác định bản chất hành vi, chế tài, mức độ xử phạt, dễ phát

sinh khiếu nại, khiếu kiện đối với các trường hợp truy thu thuế.

Khi KTSTQ nếu phát hiện sai sót yếu tố lỗi vô ý dẫn đến khai sai, thiếu

thuế trong thời gian dài, dẫn đến số thuế phải truy thu lớn sẽ ảnh hưởng rất

lớn đến tình hình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài số thuế truy

thu, doanh nghiệp còn bị phạt tiền chậm nộp và phạt 10% hoặc 20% đối với

hành vi không khai hoặc khai sai tùy thời điểm phát hiện và người phát hiện.

Đặc thù của hoạt động KTSTQ đối với một doanh nghiệp là kiểm tra cả

một quá trình xuất nhập khẩu trong thời gian dài, có thể lên đến tối đa 5 năm.

Do đó, khối lượng hồ sơ, chứng từ liên quan đến các lô hàng xuất nhập khẩu

là rất lớn. Khi phát hiện ra lỗi vi phạm không khai hoặc khai sai dẫn đến thiếu

số thuế phải nộp thì số tiền thuế thường rất lớn, lên đến hàng tỷ, có khi hàng

trăm tỷ đồng. Trong điều kiện hàng hóa đã thực hiện xuất khẩu hoặc nhập

khẩu trong thời gian dài, doanh nghiệp đã thực hiện kế hoạch kinh doanh,

mua bán hết hàng và đã hạch toán sổ sách kế toán, thì việc truy thu số tiền lớn

sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thêm vào đó,

nhiều trường hợp doanh nghiệp cho rằng đã thực hiện kê khai đầy đủ, minh

bạch trong quá trình khai báo hải quan, đã được cơ quan hải quan kiểm tra

trong quá trình làm thủ tục thông quan hàng hóa, nên việc doanh nghiệp vi

phạm không phải là lỗi của doanh nghiệp. Do vậy, quá trình thực hiện pháp

luật về KTSTQ đã dẫn đến các khiếu nại, khiếu kiện của doanh nghiệp đối với

quyết định hành chính trong lĩnh vực KTSTQ, chủ yếu tập trung đối với các

quyết định ấn định truy thu thuế liên quan đến mã số, thuế suất, trị giá tính

thuế và các loại hình ưu đãi thuế. Một số trường hợp cụ thể:

- Liên quan đến tên hàng, mã số, thuế suất: Vụ Công ty cổ phần cơ khí

ngân hàng khởi kiện quyết định ấn định thuế số tiền 7.365.658.444 đồng của

Tổng cục Hải quan do doanh nghiệp không khai, nộp thuế tiêu thụ đặc biệt,

Page 114: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

109

thuế giá trị gia tăng cho xe ô tô khai là xe chở tiền (2009); Vụ Công ty trách

nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại và dịch vụ Nam Thăng - khởi kiện quyết

định ấn định thuế, truy thu 450.352.392 đồng của Chi cục KTSTQ - Cục Hải

quan thành phố Hồ Chí Minh đối với mặt hàng vận thăng lồng do khai sai tên

hàng dẫn đến sai thuế suất (năm 2012); Vụ Công ty trách nhiệm hữu hạn một

thành viên sản xuất và lắp ráp ô tô Chu Lai - Trường Hải và Công ty trách

nhiệm hữu hạn một thành viên sản xuất và lắp ráp ô tô khách Trường Hải

khiếu kiện quyết định ấn định thuế, truy thu 13.583.159.730 đồng của Cục

Hải quan tỉnh Quảng Nam do khai sai mã số của bộ linh kiện CKD xe ô tô

khách hiệu Huyndai loại 30 chỗ và 47 chỗ (năm 2015); Vụ Công ty cổ phần

Trường Giang Đà Nẵng khởi kiện Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng về thông

báo thuế 3.254.943.034 đồng do khai báo sai tên hàng, mã số dẫn đến sai thuế

mặt hàng bộ ngắt mạch tự động (năm 2016)… [95; 98].

- Liên quan đến xác định trị giá tính thuế: Vụ Công ty trách nhiệm

hữu hạn Vinataba Philip Morris khởi kiện quyết định ấn định thuế

4.495.213.294 đồng và quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền

495.213.292 đồng của Cục Hải quan thành phố Cần Thơ vì Công ty chưa kê

khai phí bản quyền phải trả vào trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu

là nguyên liệu sản xuất thuốc lá thành phẩm (năm 2012); Vụ Công ty cổ

phần Âu Châu khởi kiện quyết định ấn định thuế 82 tỷ đồng của Cục Hải

quan thành phố Hồ Chí Minh vì Công ty đã không khai báo khoản phí hàng

tháng và phí hàng quý bằng 3% trị giá xe ô tô nhập khẩu và trị giá tính thuế

mặt hàng ô tô nhập khẩu (2012) [95; 98].

- Liên quan đến ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp chế xuất, có vụ Công

ty cổ phần chế biến thực phẩm thủy sản Kaiyo khởi kiện quyết định ấn định

thuế số tiền 10.169.390.739 đồng và quyết định xử phạt vi phạm hành chính

số tiền 10.169.390.739 đồng của Cục Hải quan tỉnh Long An vì doanh nghiệp

có hành vi đưa nguyên liệu, thành phẩm gia công cho nước ngoài từ doanh

nghiệp chế xuất vào thị trường trong nước (2013) [95; 98].

Page 115: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

110

Thứ ba, pháp luật về KTSTQ chưa đảm bảo tính toàn diện, tính minh

bạch vì còn thiếu một số quy định thiết yếu cho việc thiết lập quan hệ pháp

luật về KTSTQ.

Một là, thiếu các quy định về phạm vi kiểm tra và nội dung kiểm tra:

Đây là một hạn chế của pháp luật về KTSTQ hiện hành so với các quy định

trước đây. Trong các giai đoạn phát triển trước, phạm vi và nội dung của

KTSTQ được quy định tại các văn bản hướng dẫn cấp Nghị định và Thông tư.

Cụ thể: Về phạm vi kiểm tra, căn cứ yêu cầu của mỗi cuộc KTSTQ và trong

từng trường hợp cụ thể để xác định phạm vi là kiểm tra việc xuất khẩu, nhập

khẩu một mặt hàng hay nhiều mặt hàng, một loại hình hay nhiều loại hình;

một hoặc nhiều nội dung (như kiểm tra chính sách, trị giá, mã số, thuế suất,

xuất xứ…) của một doanh nghiệp trong một giai đoạn; Về nội dung kiểm tra:

kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp hợp lệ của hồ sơ hải quan, kiểm tra tính chính

xác của các căn cứ tính thuế, tính chính xác của việc kê khai các khoản thuế

phải nộp, được miễn, được hoàn, không thu, kiểm tra việc thực hiện các quy

định khác của pháp luật hải quan và pháp luật về thuế.

Những quy định này chính là căn cứ pháp lý cho quá trình triển khai

các hoạt động của KTSTQ từ 2002 đến 2014. Tuy nhiên, cho đến Luật hiện

hành, thì các điều khoản về đối tượng kiểm tra, phạm vi và nội dung kiểm tra

không được quy định tại Luật Hải quan cũng như các văn bản hướng dẫn thi

hành. Trong khi đó, các mẫu biểu KTSTQ kèm theo Thông tư 38/2015/TT-

BTC ngày 1/4/2015 như Quyết định KTSTQ, Bản kết luận KTSTQ tại trụ sở

người khai hải quan, Thông báo kết quả KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan

đều nêu rất rõ ràng các vấn đề về phạm vi kiểm tra, nội dung kiểm tra. Cho

thấy, việc thực hiện KTSTQ gần như được tiến hành dựa trên kinh nghiệm và

quy định cũ, mà thiếu các căn cứ pháp lý hiện hành. Điều này sẽ làm hạn chế

tính minh bạch, thống nhất trong quá trình triển khai pháp luật về KTSTQ

trên thực tiễn.

Page 116: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

111

Hai là, chưa có quy định về các ưu đãi hải quan trong trường hợp người

khai hải quan tuân thủ tốt pháp luật.

Theo các quy định của Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thi

hành, KTSTQ là hoạt động nghiệp vụ do cơ quan chuyên trách của ngành

Hải quan thực hiện nhằm thẩm định tính chính xác, trung thực của việc khai

hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan và đánh

giá mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan làm cơ sở xem xét

mức độ ưu tiên trong việc làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan

và xử lý vi phạm.

Kết quả KTSTQ là một trong những căn cứ xem xét mức độ ưu tiên

trong quá trình doanh nghiệp tiến hành thủ tục hải quan. Đó là mục tiêu

hướng đến của hoạt động KTSTQ khi thẩm định tính tuân thủ pháp luật của

doanh nghiệp. Tuy nhiên, tại Luật Hải quan hiện hành vấn đề này không được

đề cập đến.

Ba là, thiếu quy định về trách nhiệm của cán bộ công chức hải quan ở

khâu thông quan đối với sai phạm phát hiện trong quá trình KTSTQ.

Sự thiếu vắng này không chỉ với pháp luật hiện hành mà là một tồn

tại từ khi pháp luật về KTSTQ mới được hình thành và trong suốt quá trình

phát triển. Theo quy định của Luật Hải quan và Luật quản lý thuế, với cơ

chế tự khai, tự tính, tự chịu trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp là phải

chịu trách nhiệm về sự xác thực của nội dung đã khai và chứng từ đã nộp,

xuất trình; khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và chịu trách nhiệm trước

pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế. Do vậy, đối

với những sai phạm ở khâu thông quan phát hiện trong quá trình KTSTQ,

theo quy định của pháp luật hiện hành là thuộc trách nhiệm của người khai

hải quan.

Đặc thù của hoạt động KTSTQ là kiểm tra doanh nghiệp trong cả một

quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa (5 năm). Với thời gian dài, khối lượng hồ

Page 117: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

112

sơ, chứng từ có liên quan đến các lô hàng là rất lớn, có thể lên tới hàng nghìn

tờ khai, hàng trăm lô hàng, vì vậy khi phát hiện ra lỗi vi phạm không khai

hoặc khai sai dẫn đến thiếu thuế thì số tiền thuế thiếu thường rất lớn, có khi

lên đến hàng trăm tỷ đồng. Trong những trường hợp sai phạm dẫn đến số thuế

ấn định lớn, dễ gây bức xúc trong doanh nghiệp do họ cho rằng các hồ sơ nếu

đã được kiểm tra ở khâu thông quan mà công chức hải quan không phát hiện

sai sót vẫn chấp nhận cho thông quan thì đó không phải là trách nhiệm của

doanh nghiệp mà là trách nhiệm của cơ quan quản lý

Bốn là, thiếu quy định về KTSTQ đối với một số loại hình liên quan

chính sách thương mại và số thuế phải nộp.

Theo quy định hiện hành các lĩnh vực khác liên quan đến số thuế phải

nộp như trị giá hải quan, mã số hàng hóa, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, hoặc

có ưu đãi thuế như đầu tư, gia công, sản xuất xuất khẩu… chưa có quy định

cụ thể về KTSTQ như biện pháp kiểm tra rà soát, thu thập thông tin, so sánh

đối chiếu thông tin, thiết lập tiêu chí quản lý rủi ro để thực hiện KTSTQ…

Một số nội dung này vào giai đoạn trước được phản ánh tại Quy trình KTSTQ

của Tổng cục Hải quan ban hành, không có tính quy phạm mà chỉ thống nhất

thực hiện và lưu hành trong nội bộ cơ quan hải quan. Do vậy, KTSTQ ở các

lĩnh vực, loại hình ưu đãi về thuế còn hạn chế. Kết quả KTSTQ về các lĩnh

vực chưa đồng đều giữa các đơn vị hải quan, đa số tập trung vào một số đơn

vị lớn như Cục Hải quan Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh chủ

yếu kiểm tra và truy thu qua mã số hàng hóa; Hải quan Đồng Nai, Bình

Dương chủ yếu kiểm tra phát hiện vi phạm, thu qua kiểm tra gia công, sản

xuất xuất khẩu.

Năm là, chưa có quy định cụ thể về KTSTQ trong thực hiện cơ chế Một

cửa quốc gia và Một cửa ASEAN; KTSTQ Hải quan Việt Nam với vai trò cơ

quan thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về cơ chế một cửa quốc gia (NSW) và

cơ chế một cửa ASEAN (ASW), đã chủ trì và chính thức triển khai NSW từ

Page 118: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

113

cuối 2014, đến nay đã có 9 trên tổng số 14 bộ, ngành với 30% các thủ tục

hành chính cấp phép cho hàng hóa xuất nhập khẩu và phương tiện xuất nhập

cảnh, quá cảnh kết nối NSW; kết nối NSW với ASW từ tháng 9/2015 với 4

nước ASEAN gồm Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapo để trao đổi chứng

nhận xuất xứ mẫu D cho hàng hóa có xuất xứ ASEAN [108]. Cơ chế NSW và

ASW đã được triển khai thực hiện bước đầu, tuy nhiên hiện tại quy định của

pháp luật hiện hành chưa có các quy định về KTSTQ phù hợp cho cơ chế một

cửa về áp dụng quản lý rủi ro, thu thập và xử lý thông tin, cách thức, thủ tục

tiến hành kiểm tra...

Thứ tư, một số quy phạm pháp luật về KTSTQ được quy định tại các

lĩnh vực pháp luật liên quan không đảm bảo tính khả thi. Thể hiện:

Một là, theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật về tổ

chức điều tra hình sự, việc quy định thẩm quyền khởi tố vụ án, khởi tố bị can,

tiến hành hoạt động điều tra ban đầu cho lực lượng KTSTQ đối với tội buôn

lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới là không phù

hợp thực tiễn hoạt động KTSTQ, do đây là khâu kiểm tra lại hồ sơ hải quan

đối chiếu với sổ sách chứng từ liên quan, nên việc tìm ra dấu hiệu, chứng cứ

đối với tội buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới là khó có

tính khả thi ở khâu sau thông quan này. Mặt khác việc phát hiện sai phạm

trong quá trình KTSTQ liên quan nhiều đến các hành vi gian lận thuế, trốn

thuế với biểu hiện cụ thể là không khai hoặc khai sai dẫn đến thiếu số thuế

phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn. Tuy nhiên, cơ quan hải quan lại không

có thẩm quyền khởi tố hình sự đối với tội trốn thuế. Điều này ảnh hưởng đến

tính chủ động, hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc

biệt là tội phạm về kinh tế của cơ quan hải quan.

Hai là, việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan đối với

vi phạm quy định về giám sát hải quan và vi phạm về chính sách quản lý hàng

hóa xuất nhập khẩu, ngoài hình thức phạt tiền, hình thức xử phạt bổ sung là

Page 119: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

114

tịch thu tang vật vi phạm, pháp luật quy định biện pháp khắc phục hậu quả

buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, buộc tiêu

hủy tang vật vi phạm. Quy định này chỉ phù hợp với vi phạm được phát hiện

trong quá trình thông quan. Đối với vi phạm phát hiện trong KTSTQ thì chế

tài này hầu như không thể áp dụng trong trường hợp hàng hóa đã được thực

hiện xuất nhập khẩu và trên thực tế doanh nghiệp đã thực hiện hoạt động kinh

doanh mua bán, chuyển quyền sở hữu…

3.2.4. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của pháp luật về kiểm

tra sau thông quan ở Việt Nam

Thứ nhất, về nguyên nhân khách quan, điều kiện kinh tế - xã hội của

Việt Nam thời gian qua đã tạo nên những hạn chế nhất định đối với quá trình

hoàn thiện pháp luật nói chung, hoàn thiện pháp luật về KTSTQ nói riêng.

Biểu hiện là:

Một là, điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta đang trong quá trình phát

triển và hội nhập, quá trình nội luật hóa các cam kết quốc tế là một đòi hỏi tất

yếu khách quan. Tuy nhiên, việc nội luật hóa cần một quá trình vừa làm vừa

rút kinh nghiệm để đảm bảo yêu cầu pháp lý quốc tế, vừa phù hợp với điều

kiện thực tế của đất nước. Trong khi để thực hiện pháp luật về KTSTQ, cần

có một cơ chế hoạt động hải quan hiện đại, đảm bảo hoạt động trên nền tảng

ứng dụng thông tin và quản lý rủi ro, đảm bảo tiến hành các cải cách thủ tục

cho khâu thông quan, chuyển hoạt động kiểm tra từ tiền kiểm sang hậu kiểm.

Chính đòi hỏi này làm việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về KTSTQ cần

một quá trình mà chưa thể đảm bảo ngay sự phù hợp, đồng bộ và thống nhất.

Hai là, pháp luật về KTSTQ của Việt Nam là vấn đề mới, phát sinh

phát triển muộn so với pháp luật về hải quan, chưa có tiền lệ. Quá trình triển

khai thực hiện luật là vừa làm vừa xác định cách thức, hướng đi cho loại hình

nghiệp vụ này, vừa phải tiệm cận với các chuẩn mực pháp lý quốc tế, phù hợp

pháp luật của các nước và phù hợp pháp luật quốc gia. Quá trình này đòi hỏi

Page 120: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

115

sự cùng vận động, hoàn thiện của các hệ thống, lĩnh vực pháp luật. Do vậy,

pháp luật về KTSTQ cũng cần phải có một quá trình để dần hoàn thiện cùng

với hệ thống pháp luật quốc gia.

Ba là, điều kiện kinh tế - xã hội nước ta đang là một trong những

nguyên nhân làm hạn chế năng lực xây dựng và ban hành pháp luật nói

chung. Đất nước vừa ra khỏi tình trạng kém phát triển, nên các điều kiện về

kinh tế, xã hội sẽ có những tác động không tích cực đến cơ cấu bộ máy, yếu tố

con người, cơ sở vật chất kỹ thuật... của các cơ quan có thẩm quyền trong ban

hành pháp luật, làm hạn chế năng lực xây dựng và ban hành pháp luật trong

lĩnh vực hải quan, lĩnh vực KTSTQ.

Thứ hai, nguyên nhân chủ quan được xác định:

Một là, nhận thức về vai trò, ý nghĩa của KTSTQ đối với quản lý hải

quan hiện đại còn chưa đầy đủ và hoàn thiện. Việc hình thành pháp luật về

KTSTQ là sự đảm bảo cho cải cách, hiện đại hóa khâu thông quan, nâng cao

mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu

đối với hàng hóa. Tuy nhiên, để pháp luật về KTSTQ thực sự thể hiện được

vai trò, nâng cao được hiệu quả quản lý nhà nước là một quá trình nhận thức

của cả phía cơ quan hải quan và cộng động doanh nghiệp. Trong thời gian

đầu mới thực hiện, quan niệm, nhận thức về KTSTQ chưa được đầy đủ và

hoàn thiện để có thể ngay lập tức tác động một cách thuận lợi vào quá trình

thực hiện.

Thực tiễn triển khai pháp luật cho thấy, nhận thức về KTSTQ trong

cộng đồng doanh nghiệp chưa được toàn diện và đầy đủ do chưa thấy hết vai

trò và ý nghĩa của KTSTQ trong cải cách, tạo thuận lợi cho phát triển thương

mại. Doanh nghiệp luôn có tâm lý hải quan kiểm tra là để tìm sai phạm. Quan

niệm không đầy đủ về KTSTQ làm doanh nghiệp lo lắng về sự đúng, sai của

mình trong hoạt động xuất nhập khẩu, không nhận thức được lợi ích của

KTSTQ khi được giảm thiểu chi phí và thông quan nhanh chóng ở khâu thông

Page 121: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

116

quan.Vì vậy, cần phải có giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền, phổ

biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức đầy đủ, đúng bản chất của KTSTQ

và pháp luật về KTSTQ.

Đối với cơ quan hải quan, quá trình thực hiện pháp luật về KTSTQ từ

những bước đầu là một quá trình thể hiện sự hoàn thiện dần về nhận thức, đi

từ quyết tâm chính trị của toàn lực lượng hải quan cho đến những công chức

hải quan trực tiếp làm công tác KTSTQ. Qua thực tế triển khai, tuy đã có đầy

đủ căn cứ pháp lý nhưng việc thực hiện KTSTQ trước 2011 (trước thời điểm

ban hành Chỉ thị 568/CT-TCHQ ngày 9/2/2011 của Tổng cục trưởng Tổng

cục Hải quan về việc tăng cường công tác KTSTQ) chưa được triển khai

mạnh mẽ do chưa nhận thức đầy đủ; quyết tâm chính trị chưa cao. Chính

những hạn chế về quan niệm, nhận thức về KTSTQ đã làm ảnh hưởng đến

động lực, yêu cầu thúc đẩy hoàn thiện pháp luật về KTSTQ.

Hai là, hạn chế trong quá trình xây dựng và ban hành văn bản pháp

luật về KTSTQ. Pháp luật về KTSTQ là bộ phận đặc thù của pháp luật hải

quan và có mối quan hệ với nhiều ngành, lĩnh vực pháp luật khác. Pháp luật

về KTSTQ hoạt động dựa trên cơ sở giả định hàng hóa xuất nhập khẩu đáp

ứng với pháp luật trong thông quan. Do vậy, việc chưa đồng bộ, phù hợp các

quy định về KTSTQ giữa Luật Hải quan với Luật quản lý thuế trong thời gian

dài, giữa pháp luật về KTSTQ với các quy định của pháp luật về xử lý vi

phạm, pháp luật hình sự, tố tụng hình sự đã phần nào ảnh hưởng đến sự hoàn

thiện của pháp luật về KTSTQ.

Thực tiễn xây dựng và ban hành pháp luật còn nhiều hạn chế. Biểu

hiện ở khả năng tiệm cận với chuẩn mực pháp lý quốc tế; việc khảo sát tổng

kết thực tiễn để đánh giá hiệu quả quản lý; việc lấy ý kiến của nhân dân, các

đối tượng chịu tác động của pháp luật; ý kiến các chuyên gia tuy đã được đặt

ra nhưng chưa được coi trọng đúng mức. Trong khi pháp luật về KTSTQ

liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của cộng đồng doanh nghiệp, tác động

Page 122: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

117

trực tiếp đến nền kinh tế nên cần có cơ chế xây dựng luật và cơ chế phản

biện phù hợp. Điều này dẫn đến sự hạn chế của pháp luật về KTSTQ có nội

dung chưa phù hợp với Công ước quốc tế về KTSTQ, chưa có quy định về

trách nhiệm của cán bộ hải quan ở khâu thông quan, chưa thực sự phân biệt

lỗi cố ý và vô ý để xác định bản chất, chế tài đối với việc truy thu thuế và xử

lý hành vi vi phạm...

Kỹ thuật lập pháp của các cơ quan có thẩm quyền trong xây dựng và

ban hành pháp luật về KTSTQ cũng có những hạn chế nhất định. Điều này

ảnh hưởng đến chất lượng của văn bản pháp luật, thể hiện ở sự quy định

không thống nhất về KTSTQ tại cơ quan hải quan tại văn bản Luật, Nghị định

và Thông tư; sự thiếu vắng các nội dung cần thiết để xác định nội dung, phạm

vi quan hệ pháp luật về KTSTQ theo quy định hiện hành...

Ba là, hạn chế trong việc tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực

cho công tác KTSTQ chưa thực sự đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ.

Trình độ năng lực và tổ chức bộ máy lực lượng KTSTQ chưa đầy đủ,

phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cũng là một trong những nguyên nhân làm

cho pháp luật về KTSTQ hạn chế trong hiệu quả triển khai. Từ năm 2011,

Chỉ thị 568/CT-TCHQ ngày 9/2/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải

quan về tăng cường công tác KTSTQ đã đưa ra nội dung đảm bảo điều kiện

để hoạt động KTSTQ có hiệu quả là tăng cường biên chế cho lực lượng

KTSTQ với tỷ lệ 10% tổng biên chế của ngành Hải quan. Tại đề án “Tăng

cường năng lực KTSTQ đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020” đã được

Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt theo Quyết định số 1202/QĐ-BTC ngày

24/5/2013, lực lượng KTSTQ sẽ có biên chế tăng dần theo lộ trình hàng năm,

đến năm 2015 đạt tối thiểu 10% biên chế của toàn Ngành, đến năm 2020

chiếm tỷ lệ khoảng 20% biên chế toàn Ngành. Tuy nhiên, trước Chỉ thị 568

biên chế KTSTQ là 506 người, bằng 4,8% [92], thì đến cuối 2015 cũng chỉ

mới tăng được 760 người, chiếm tỷ lệ 6,6% [35] . Sự gia tăng về số lượng này

Page 123: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

118

chưa đáp ứng được yêu cầu triển khai hoạt động KTSTQ trong thời gian qua

mà so với mục tiêu cải cách, hiện đại hóa cũng còn thiếu hụt nhiều. Tại các

đơn vị hải quan, biên chế cán bộ công chức KTSTQ tăng chưa nhiều và thiếu

nhiều cán bộ công chức có trình độ nghiệp vụ chuyên nghiệp, chuyên sâu

trong các lĩnh vực kế toán, kiểm toán và các nghiệp vụ mang tính chất kỹ

thuật như: kiểm tra xuất xứ hàng hóa, kiểm tra trị giá hải quan, kiểm tra việc

áp mã hàng hóa… và kỹ năng khác như xử lý vi phạm, tham gia tố tụng...

Bên cạnh đó, việc thực hiện chính sách luân chuyển cán bộ công chức theo

định kỳ cũng dẫn đến khó khăn trong định hướng xây dựng lực lượng

KTSTQ chuyên sâu, chuyên nghiệp.

Bộ máy tổ chức KTSTQ chưa phù hợp cũng là nguyên nhân làm công

tác KTSTQ chưa đạt hiệu quả cao. Tại Cục KTSTQ thuộc Tổng cục Hải quan

mới có các phòng kiểm tra theo lĩnh vực (mã số, giá tính thuế, gia công…) mà

chưa có phòng chuyên trách thực hiện chức năng tham mưu, xử lý nên hạn

chế trong tham mưu, xử lý và hướng dẫn các đơn vị hải quan địa phương

kiểm tra, đánh giá tính tuân thủ của doanh nghiệp.

Hiện nay, Tổng cục Hải quan đang thực hiện việc xây dựng cơ cấu tổ

chức bộ máy lực lượng KTSTQ theo Quyết định số 1202/QĐ-BTC ngày

24/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt đề án “Tăng cường năng lực

KTSTQ đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”; Quyết định 1384/QĐ-

BTC ngày 20/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm

vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục KTSTQ thuộc Tổng cục Hải quan;

Quyết định 1919/QĐ-BTC ngày 6/9/2016 quy định chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực

thuộc trung ương. Theo đó tổ chức bộ máy của lực lượng KTSTQ sẽ được sắp

xếp lại như sau:

- Tại cấp Tổng cục, đối với Cục KTSTQ, hình thành 3 Chi cục KTSTQ

ở các khu vực (miền Bắc, miền Trung, miền Nam) và 5 phòng tham mưu.

Page 124: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

119

- Tại cấp Cục Hải quan địa phương, giữ lại Chi cục KTSTQ của 20 Cục

Hải quan gồm: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh,

Lạng Sơn, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Đà Nẵng, Bắc Ninh,

Bình Định, Cần Thơ, Hà Tĩnh, Lào Cai, Long An, Nghệ An, Quảng Nam,

Quảng Trị, Tây Ninh, Thanh Hóa.

Đối với 15 Cục Hải quan địa phương còn lại (gồm: An Giang, Bình

Phước, Cà Mau, Cao Bằng, Đắc Lắc, Điện Biên, Đồng Tháp, Gia Lai Kon

Tum, Hà Giang, Hà Nam Ninh, Kiên Giang, Khánh Hòa, Quảng Bình, Quảng

Ngãi, Thừa Thiên Huế) sẽ giao cho Cục KTSTQ quản lý theo vùng (Bắc,

Trung, Nam); Thành lập Đội KTSTQ ở 10 Chi cục Hải quan hàng không,

đường biển có khối lượng công việc lớn và tính chất công việc phức tạp. Với

những Chi cục khối lượng công việc ít sẽ hình thành bộ phận KTSTQ thuộc

Đội quản lý thuế hoặc Đội nghiệp vụ hoặc Đội Tổng hợp tùy tình hình thực tế

từng đơn vị.

Việc cơ cấu lại tổ chức bộ máy như trên được cho là phù hợp với xu thế

chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” của hải quan hiện đại, phù hợp với

quy định của Luật Hải quan 2014 khi quy định các Chi cục nơi làm thủ tục hải

quan cũng có nhiệm vụ KTSTQ. Đồng thời thích hợp với Hệ thống thông

quan điện tử VNACCS/VCIS dữ liệu được xử lý tập trung tại Tổng cục và

truyền trực tiếp đến Chi cục để thực hiện thông quan hàng hóa nên việc tham

mưu nghiệp vụ tại cấp trung gian (cấp Cục Hải quan) sẽ giảm và không cần

xử lý nhiều các sự vụ. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành,

KTSTQ tại các Chi cục Hải quan chỉ được thực hiện trong trường hợp với các

tờ khai có dấu hiệu vi phạm trọng phạm vi 60 ngày, như vậy khi tại Cục Hải

quan địa phương chỉ có các Chi cục Hải quan được thực hiện KTSTQ trong

phạm vi hẹp như vậy sẽ làm mất đi yếu tố tích cực trong việc phân cấp quản

lý và xu hướng yêu cầu gia tăng hoạt động KTSTQ tại trụ sở người khai hải

quan và việc đánh giá tính tuân thủ của doanh nghiệp. Đồng thời, việc giao

Page 125: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

120

KTSTQ tại 15 Cục Hải quan địa phương cho 3 Chi cục KTSTQ miền Bắc,

miền Trung, miền Nam sẽ khó cho việc quản lý một số lượng doanh nghiệp

lớn ở các vùng, địa bàn khác nhau.

Bốn là, hạn chế trong áp dụng quản lý rủi ro và cơ chế cung cấp thông

tin làm pháp luật về KTSTQ chưa đạt hiệu quả cao.

Áp dụng quản lý rủi ro đối với KTSTQ chưa được áp dụng đầy đủ,

chưa chú trọng vào việc phân tích, lựa chọn đối tượng kiểm tra. Do vậy, việc

đánh giá tuân thủ chỉ mới dừng trên cơ sở đánh giá thông tin thu thập được

qua công tác KTSTQ. Trong khi đó mục tiêu đánh giá tuân thủ theo yêu cầu

của quản lý hải quan hiện đại là đánh giá tổng thể quá trình chấp hành pháp

luật hải quan và pháp luật có liên quan của doanh nghiệp để xác định mức độ

tin cậy với cơ quan hải quan, qua đó xác định thủ tục tương ứng trong quá

trình tiến hành thủ tục hải quan.

Trong KTSTQ có nhiều hoạt động nghiệp vụ mang tính chất điều tra

xác minh, thu thập thông tin tình báo, áp dụng đồng bộ các biện pháp kiểm

toán, kế toán, thu thập chứng cứ trong và ngoài nước. Thời gian qua công tác

phối kết hợp cung cấp thông tin đã được thực hiện trên các cơ sở pháp lý quốc

gia, tuy nhiên chưa thực sự đem lại hiệu quả cao do việc thu thập thông tin từ

nguồn bên ngoài như doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp vận tải, cơ quan

giám định, các doanh nghiệp có liên quan trong và ngoài nước còn nhiều hạn

chế, đặc biệt là nguồn thông tin liên quan đến hàng hóa nhập khẩu để xác định

trị giá, xuất xứ, chất lượng…

Công tác thu thập, xử lý thông tin phục vụ KTSTQ đã được thực hiện

và phát huy hiệu quả, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế do cơ sở dữ liệu thông

tin phục vụ KTSTQ vẫn chưa được cập nhật đầy đủ các tiêu chí, chưa xây

dựng được bộ tiêu chí quản lý rủi ro đối với từng loại hình, mặt hàng để phục

vụ KTSTQ, chưa xây dựng được cơ chế mua tin và tính pháp lý của nguồn dữ

liệu thu thập được…

Page 126: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

121

Kết luận chương 3

Qua nghiên cứu về quá trình hình thành, phát triển và thực trạng pháp

luật về KTSTQ ở Việt Nam, cho thấy:

- Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về KTSTQ là quá

trình liên tục hướng đến sự phù hợp với các chuẩn mực và cam kết quốc tế và

sự đồng bộ, thống nhất với pháp luật quốc gia. Sau 15 năm hình thành và triển

khai thực hiện pháp luật về KTSTQ đã thể hiện sự thích ứng với yêu cầu quản

lý của hải quan hiện đại, đảm bảo cho sự đánh giá tuân thủ pháp luật của

doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất

nhập khẩu, chống thất thu thuế vào ngân sách nhà nước ngay cả khi hàng hóa

đã được thông quan. Theo tính toán của tác giả từ các bảng số liệu, với hơn

25.800 lượt doanh nghiệp được thực hiện KTSTQ và 8.270 tỷ đồng được truy

thu trong thời gian qua, pháp luật về KTSTQ đã góp phần quan trọng trong

việc đảm bảo cho pháp luật hải quan, pháp luật thuế và pháp luật liên quan

đến quản lý xuất nhập khẩu được thực thi hiệu quả, góp phần nâng cao ý thức

thực hiện pháp luật và tính tuân thủ của doanh nghiệp trong quá trình kinh

doanh xuất nhập khẩu hàng hóa.

- Bên cạnh những thành tựu, ưu điểm đạt được, đối chiếu với tiêu chí

đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về KTSTQ, thì pháp luật về

KTSTQ hiện hành đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế như: i, Một số nội dung

chưa đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, phù hợp với chuẩn mực quốc tế và

pháp luật quốc gia; ii, Chưa đảm bảo tính toàn diện, minh bạch vì còn thiếu

một số quy định thiết yếu cho việc thiết lập quan hệ pháp luật về KTSTQ; iii,

Một số quy phạm pháp luật về KTSTQ ở các lĩnh vực pháp luật liên quan

không đảm bảo tính khả thi. Điều này đã dẫn đến hiệu quả của pháp luật

KTSTQ bị ảnh hưởng trên thực tế triển khai như: Kết quả KTSTQ chưa tương

xứng với với tốc độ gia tăng của thương mại quốc tế; chưa đồng đều về hình

Page 127: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

122

thức kiểm tra, địa bàn và lĩnh vực kiểm tra; nhiều trường hợp truy thu thuế

với số tiền lớn phát sinh khiếu nại khiếu kiện...

- Chương 3 luận án cũng đã phân tích làm rõ nguyên nhân khách quan

và nguyên nhân chủ quan của những hạn chế nêu trên là do những tác động

của kinh tế - xã hội; sự nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của

KTSTQ đối với quản lý hải quan hiện đại; hạn chế trong quá trình xây dựng

và ban hành pháp luật; những ảnh hưởng đến hiệu quả pháp luật về KTSTQ

trong tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực KTSTQ và cơ chế áp dụng quản lý

rủi ro và cung cấp thông tin. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

này sẽ đặt ra những vấn đề pháp lý trong yêu cầu hoàn thiện pháp luật về

KTSTQ ở Việt Nam.

Page 128: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

123

Chương 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ

KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN Ở VIỆT NAM

4.1. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TRA SAU

THÔNG QUAN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Quan điểm về hoàn thiện pháp luật về KTSTQ được đặt trong tổng thể

của yêu cầu hoàn thiện pháp luật nói chung, pháp luật hải quan và pháp luật

liên quan đến quản lý hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng, được thể hiện rõ

nét qua các văn kiện của Đảng, Nhà nước và về hoàn thiện pháp luật, hội

nhập kinh tế, cải cách hành chính. Mục tiêu của hoàn thiện pháp luật được xác

định tại Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị Ban Chấp

hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam về Chiến lược xây dựng và hoàn

thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

Đó là xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi,

công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Vệt

Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đổi mới căn bản cơ chế xây

dựng và thực hiện pháp luật; phát huy vai trò và hiệu lực pháp luật để góp

phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập

quốc tế; xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con

người, quyền tự do, dân chủ công dân, góp phần đưa nước ta trở thành nước

công nghiệp theo hướng hiện đại hóa vào năm 2020 [4].

Kiểm tra sau thông quan là công cụ chuẩn quốc tế của quản lý hải quan

hiện đại và là yêu cầu thiết yếu để thúc đẩy phát triển thương mại trong xu thế

hội nhập của Việt Nam. Để đảm bảo mục tiêu hoàn thiện pháp luật về KTSTQ

phù hợp với hải quan hiện đại, đáp ứng mục tiêu yêu cầu của hoàn thiện hệ

thống pháp luật nói chung, trong thời gian tới pháp luật về KTSTQ ở Việt

Nam cần hoàn thiện theo các quan điểm, định hướng cơ bản sau:

Page 129: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

124

4.1.1. Hoàn thiện pháp luật về kiểm tra sau thông quan đảm bảo sự

phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập

Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại đã và

đang là xu thế nổi bật của thế giới đương đại. Phù hợp với xu thế đó, từ năm

1986 đến nay, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội

nhập kinh tế quốc tế. Tại Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên

chủ nghĩa xã hội (bổ sung phát triển năm 2011), Đảng ta xác định một trong

các mục tiêu tổng quát để xây dựng Việt Nam trở thành một nước công

nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó là “thực hiện nhất quán

đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa

phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế;

nâng cao vị thế đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một Việt Nam xã hội

chủ nghĩa giàu mạnh” [40]. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về hội nhập quốc tế

được định hướng tại Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị

và Kết luận 01-KL/TW ngày 4/4/2016 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết

48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống

pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, xác định yêu

cầu hoàn thiện pháp luật trên nguyên tắc bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, theo

hướng ưu tiên xây dựng các thiết chế bảo vệ độc lập, tự chủ trong chủ động

hội nhập quốc tế, chú trọng nội luật hóa những điều ước quốc tế mà Việt Nam

là thành viên [5].

Một trong những định hướng chủ yếu của hội nhập kinh tế quốc tế

được xác định tại Nghị quyết 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 về Hội nhập quốc tế

của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng, là thực hiện hiệu quả các

cam kết quốc tế mà Việt Nam đã thỏa thuận, tham gia các khu vực mậu dịch

tự do với các đối tác kinh tế - thương mại quan trọng, chủ động xây dựng và

thực hiện các biện pháp bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước, doanh

nghiệp và người tiêu dùng trong nước. Nội dung này được Chính phủ cụ thể

Page 130: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

125

hóa tại Nghị quyết 31/NQ-CP ngày 13/5/2014 ban hành chương trình hành

động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 về Hội

nhập quốc tế bằng biện pháp “hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy theo

hướng tăng cường rà soát, điều chỉnh, sửa đổi, bãi bỏ các quy định pháp luật

không phù hợp với các cam kết quốc tế, nội luật hóa các cam kết quốc tế, ban

hành các quy định mới đáp ứng với các yêu cầu hội nhập” [15]. Yêu cầu

thường xuyên rà soát, hệ thống hóa văn bản pháp luật hiện hành, kiên quyết

loại bỏ những văn bản chồng chéo không còn phù hợp, ban hành những văn

bản mới rõ ràng, cụ thể, đảm bảo tính đồng bộ, minh bạch, khả thi, phù hợp

với các cam kết quốc tế và tình hình thực tế được nhấn mạnh trong nội dung

hoàn thiện pháp luật tại Nghị quyết 49/NQ-CP ngày 10/7/2014 của Chính phủ

về Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội

nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về một số chủ

trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt

Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới [16].

Với chủ trương hội nhập sâu rộng kinh tế Việt Nam với thế giới, trên

cơ sở nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các cam kết

của Việt Nam trong lĩnh vực hải quan đã được Đảng, Nhà nước chỉ đạo nội

luật hóa tối đa các chuẩn mực tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập

hoặc có trách nhiệm tuân thủ. Trong đó, đơn giản hóa thủ tục hải quan để tạo

thuận lợi cho thương mại là một trong các cam kết quan trọng của Việt Nam

đã được nội luật hóa vào pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật hải quan

nói riêng, như: Công ước Kyoto về hài hòa và đơn giản hóa thủ tục hải quan,

Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994 (GATT), Công ước quốc

tế về hệ thống điều hòa mô tả và mã hàng hóa (Công ước HS), Hiệp định thực

thi Điều VII của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (Hiệp định trị

giá GATT/WTO 1994)... Trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục thực hiện rà

soát, hoàn chỉnh các quy phạm pháp luật hiện hành để đảm bảo thực hiện

Page 131: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

126

Hiệp định tạo thuận lợi của WTO (TF), được thông qua tại Hội nghị Bộ

trưởng WTO lần thứ 9 và Quốc hội Việt Nam phê chuẩn tham gia 2015. Đây

là một Hiệp định đặt ra các tiêu chuẩn thuận lợi hóa thương mại rõ ràng, toàn

diện, vừa đem lại lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp vừa đảm bảo quản lý

nhà nước chặt chẽ, do đó khi thực hiện TF sẽ tạo thuận lợi cho Việt Nam triển

khai các cam kết liên quan đến tạo thuận lợi thương mại khác như Hiện định

thương mại tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt

Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu (VN - AEU FTA), Hiệp định đối tác toàn

diện khu vực (RCEP) [79]. Hiệp định TF sẽ thúc đẩy và tạo thuận lợi cho hoạt

động vận chuyển, thông quan, giải phóng hàng hóa xuất nhập khẩu, góp phần

đẩy mạnh tiến trình thực hiện cải cách thể chế và cải cách hành chính đặc biệt

trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan theo tiêu chuẩn quốc tế.

Trong khuôn khổ hợp tác và hội nhập ASEAN, từ năm 1995 cùng với

việc trở thành thành viên chính thức của ASEAN, Hải quan Việt Nam đã

tham gia đàm phán, xây dựng và triển khai các cam kết hội nhập hải quan khu

vực gồm Hiệp định Hải quan ASEAN, Nghị định thư thực hiện Danh mục

Biểu thuế Hài hòa ASEAN (AHTN), Hiệp định và Nghị định thư xây dựng và

thực hiện cơ chế một cửa ASEAN (ASW). Những hiệp định này tạo hành

lang và cơ sở pháp lý toàn diện cho các hoạt động hợp tác và hội nhập của

Hải quan ASEAN trong bối cảnh các hoạt động hợp tác kinh tế khu vực ngày

càng sâu rộng và thực hiện Cộng đồng Kinh tế ASEAN từ 31/12/2015. Trong

đó, cơ chế một cửa ASEAN - với sự hoạt động và kết nối với các cơ chế một

cửa quốc gia (NSW) của các nước thành viên - được coi là “cánh cửa hướng

tới cộng đồng kinh tế ASEAN”, mở ra cơ hội để Hải quan Việt Nam tiếp cận

tiêu chuẩn quốc tế về hải quan hiện đại, đáp ứng sự phát triển nhanh chóng

của thương mại quốc tế, tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa khu vực ASEAN

trên trường quốc tế. Việc triển khai NSW và ASW mở ra cơ hội đơn giản, hài

hòa hóa thủ tục hải quan và quản lý biên giới, qua đó, tạo thuận lợi cho doanh

Page 132: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

127

nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu, đơn giản hồ sơ chứng từ, rút ngắn

thời gian và giảm chi phí giao dịch, góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh cho

hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác hải quan với những cam kết

mang tính ràng buộc tạo điều kiện cho Hải quan Việt Nam tiếp cận được với

những tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế về hải quan hiện đại, góp phần vào quá

trình hoàn thiện khuôn khổ pháp luật hải quan, trong đó có pháp luật về

KTSTQ. Do vậy, hướng đến sự phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và cam

kết quốc tế của Việt Nam trong quá trình hội nhập, thúc đẩy phát triển thương

mại là yêu cầu tất yếu, khách quan trong định hướng hoàn thiện pháp luật về

KTSTQ, bao gồm:

- Đơn giản và hài hòa thủ tục hải quan ở khâu thông quan; thực hiện kết

nối, trao đổi thông tin bằng phương thức điện tử nhằm giảm thiểu hồ sơ giấy

tờ, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa.

- Khái niệm và bản chất kiểm toán hải quan, hay còn gọi kiểm toán sau

thông quan;

- Nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro để xác định và phân loại đối

tượng KTSTQ;

- Kiểm toán nội bộ đối với doanh nghiệp được kiểm tra;

- Chuẩn mực về tiêu chuẩn công chức hải quan thực hiện KTSTQ.

- Chuẩn mực về tổ chức bộ máy và nguồn lực KTSTQ.

4.1.2. Hoàn thiện pháp luật về kiểm tra sau thông quan phải gắn

với quá trình cải cách, hiện đại hóa hải quan theo mục tiêu phát triển của

Hải quan Việt Nam

Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược

xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định

hướng đến năm 2020 xác định quan điểm chỉ đạo: hoàn thiện pháp luật phải

được tiến hành đồng bộ với cải cách hành chính, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả

Page 133: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

128

thi hành của pháp luật. Hoàn thiện pháp luật nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản

lý nhà nước cũng được đặt ra trong giải pháp phát triển kinh tế xã hội tại Nghị

quyết 142/2016/QH13 ngày 12/4/2016 của Quốc Hội về Kế hoạch phát triển

kinh tế xã hội năm 2016 - 2020, đặt ra yêu cầu hoàn thiện cải cách thủ tục

hành chính gắn với nâng cao chất lượng chính sách, pháp luật theo hướng cụ

thể, rõ ràng, minh bạch, dễ tiếp cận, không gây phiền hà cho người dân và

doanh nghiệp; thực hiện công khai, minh bạch từng thủ tục hành chính đối với

từng ngành, từng lĩnh vực, khắc phục những yếu kém trong tổ chức thực hiện

và thi hành pháp luật; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ

quan nhà nước, cung cấp dịch vụ công và Chính phủ điện tử [71]. Trong

Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020

ban hành theo Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 8/11/2015 của Chính phủ, cải

cách thủ tục hành chính được xác định nội dung là cắt giảm và nâng cao chất

lượng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là

thủ tục hành chính liên quan tới người dân, doanh nghiệp. Trong đó, thuế, hải

quan, xuất khẩu, nhập khẩu được xác định là một trong những lĩnh vực trọng

tâm bên cạnh các lĩnh vực như đầu tư, đất đai, xây dựng, sở hữu nhà ở, y tế,

giáo dục, lao động, bảo hiểm, khoa học công nghệ..., do Thủ tướng Chính phủ

quyết định yêu cầu cải cách trong từng giai đoạn, đảm bảo tiếp tục cải thiện

môi trường kinh doanh, giải phóng mọi nguồn lực xã hội và nâng cao năng

lực cạnh tranh quốc gia, đảm bảo điều kiện cho nền kinh tế của đất nước phát

triển nhanh, bền vững [13]. Trên cơ sở đó, hoàn thiện pháp luật KTSTQ cần

đảm bảo gắn liền với công tác cải cách, hiện đại hóa hải quan theo mục tiêu

phát triển của Hải quan Việt Nam, đáp ứng với yêu cầu chung trong định

hướng phát triển của đất nước.

Chiến lược, tầm nhìn cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải

quan đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định

448/QĐ-TTg ngày 25/3/2011 nhằm đảm bảo phương hướng, cách thức triển

Page 134: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

129

khai, bắt kịp các nước tiên tiến trong việc quản lý nhà nước về hải quan. Mục

tiêu tổng quát là xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại, có cơ chế, chính sách

đầy đủ, minh bạch, thủ tục hải quan đơn giản, hài hòa đạt chuẩn mực quốc tế,

trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu tập trung và áp

dụng rộng rãi phương thức quản lý rủi ro, đạt trình độ tương đương với các

nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á [76]. Trong đó, mục tiêu chủ yếu

về cải cách thể chế, là xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật hải quan theo

hướng hiện đại, đồng bộ, tuân thủ chủ trương về cải cách thủ tục hành chính

và các chuẩn mực, cam kết quốc tế.

Trên cơ sở đó, quan điểm phát triển của Hải quan Việt Nam được xác

định là: Phát triển trên nguyên tắc tuân thủ các quy định của pháp luật, phù

hợp với các chuẩn mực hải quan thế giới và khu vực, đồng thời phù hợp với

cải cách nền hành chính quốc gia cũng như định hướng phát triển chung của

cả nước [41]. Phát triển phải đảm bảo cân bằng giữa tạo thuận lợi cho hoạt

động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và đầu tư, đồng

thời đảm bảo quản lý nhà nước về hải quan chặt chẽ đúng pháp luật, nâng cao

ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật của doanh nghiệp. Lấy cải cách cơ chế

và quy trình thủ tục hải quan trên cơ sở áp dụng khoa học công nghệ làm

động lực để cải cách, phát triển ổn định, bền vững.

Quá trình tiến hành cải cách thủ tục hải quan được Hải quan Việt Nam

gắn với việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước

và Chính phủ về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính

phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà

nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn theo Nghị quyết

36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử [17]. Các mục tiêu của

Ngành Hải quan được xác định là xây dựng và cung cấp các dịch vụ công trực

tuyến mức độ 4 thông quan Cổng thông tin điện tử hải quan đối với các thủ

tục hành chính thuộc các lĩnh vực: khai báo hải quan và thông quan hàng hóa,

Page 135: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

130

khai báo phương tiện vận tải đường biển, đường hàng không, thanh toán thuế,

phí và lệ phí, miễn giảm hoàn thuế, phấn đấu đến năm 2020 đạt hải quan điện

tử “mọi lúc, mọi nơi, trên mọi phương tiện” [106]. Mục tiêu cải cách, hiện đại

hóa Hải quan giai đoạn 2016 - 2020 được xác định tại Quyết định 1614/QĐ-

BTC ngày 19/7/2016 của Bộ Tài chính về ban hành Kế hoạch cải cách, phát

triển và hiện đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2016 - 2020, là xây dựng Hải

quan Việt Nam trở thành hải quan điện tử hiện đại, trở thành cơ quan quản lý

nhà nước đi đầu trong cung cấp dịch vụ công, đẩy mạnh mối quan hệ đối tác

trong và ngoài nước, có cơ chế chính sách quản lý hải quan đầy đủ, phù hợp

chuẩn mực quốc tế.

Hoàn thiện và thực thi chế độ quản lý nhà nước về hải quan góp phần

đảm bảo thực hiện chính sách quản lý của nhà nước về phát triển kinh tế,

văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ, hợp tác và giao lưu quốc tế, bảo vệ

chủ quyền và an ninh quốc gia, lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp

pháp của tổ chức, cá nhân. Pháp luật về KTSTQ phải đáp ứng được với xu

thế phát triển của hải quan hiện đại. Bởi vì, trong quá trình xây dựng chiến

lược phát triển của ngành hải quan ở mỗi quốc gia, bên cạnh những mục tiêu

đề ra để đáp ứng các yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan trong nước, phải

xây dựng chiến lược phát triển phù hợp với xu thế phát triển của hải quan

thế giới. Yêu cầu này được đặt ra tại Nghị quyết 19-2016/NQ-CP ngày

28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi

trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 -

2017, định hướng đến năm 2020, là giảm thiểu giấy tờ, rút ngắn thời gian,

giảm chi phí thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu,

đảm bảo thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới tối đa 10 ngày đối với

hàng hóa xuất khẩu, 12 ngày đối với hàng hóa nhập khẩu; thay đổi căn bản

phương thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành trên cơ sở đánh giá rủi ro, đánh

giá mức độ tuân thủ pháp luật của từng doanh nghiệp; áp dụng rộng rãi thông

Page 136: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

131

lệ quốc tế, chuyển căn bản sang hậu kiểm; điện tử hóa thủ tục quản lý; kết nối

chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức quản lý, kiểm tra chuyên ngành

với cơ quan hải quan. Mục tiêu đến năm 2020 thời gian thông quan hàng hóa

qua biên giới dưới 36 giờ đối với hàng hóa xuất khẩu, 41 giờ đối với hàng

hóa nhập khẩu. Điện tử hóa thủ tục (nộp hồ sơ, trả kết quả...) kiểm tra

chuyên ngành; kết nối chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức quản lý,

kiểm tra chuyên ngành với NSW và ASW để giảm thiểu giấy tờ, hướng đến

mục tiêu phi giấy tờ, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục kiểm tra

chuyên ngành [19].

Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020 đã xác định mục tiêu chủ

yếu của hoạt động KTSTQ là: Đến năm 2020, hoạt động KTSTQ đạt trình độ

chuyên nghiệp, chuyên sâu, hiệu quả dựa trên phương pháp quản lý rủi ro với

quy trình nghiệp vụ được chuẩn hóa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin

kết hợp với các biện pháp chế tài, xử lý nghiêm minh, KTSTQ thay thế dần

kiểm tra trong thông quan. Hoạt động kiểm tra của Hải quan chủ yếu là

KTSTQ; tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa đến 2015 là dưới 10% và đến 2020

phấn đấu đạt dưới 7% [76], tức là có trên 90% hàng hóa xuất nhập khẩu chưa

được kiểm tra khi làm thủ tục thông quan, đến năm 2020 việc kiểm tra hải

quan sẽ căn bản là KTSTQ. Hoạt động KTSTQ được Chính phủ xác định là

một trong những giải pháp để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng

lực cạnh tranh quốc gia bằng việc chuyển thời điểm kiểm tra chuyên ngành,

kiểm tra chất lượng hàng hóa, hiệu suất năng lượng, an toàn thực phẩm trong

giai đoạn thông quan sang kiểm tra sau khi hàng hóa đã được thông quan, trừ

kiểm dịch đối với mặt hàng nhập khẩu có nguy cơ cao theo quy định của Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản

xuất phục vụ tiêu dùng trong nước thực hiện kiểm tra tại khâu sản xuất và

trước khi đưa sản phẩm vào lưu thông; đối với hàng hóa xuất khẩu được sản

xuất từ nguyên liệu nhập khẩu thực hiện tại cơ sở sản xuất trước khi xuất hàng

Page 137: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

132

[19]. Hải quan Việt Nam đặt ra mục tiêu, định hướng và giải pháp tăng cường

KTSTQ tại Quyết định 1722/QĐ-TCHQ ngày 10/6/2016 ban hành Kế hoạch

hành động thực hiện Nghị quyết Nghị quyết 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016

của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường

kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định

hướng đến năm 2020, đó là trên cơ sở áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, ứng

dụng công nghệ thông tin, đáp ứng cải cách hiện đại hóa hải quan và định

hướng chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ

pháp luật, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu

hàng hóa, răn đe ngăn chặn kịp thời các trường hợp cố tình gian lận gây thất

thu cho ngân sách nhà nước [100]; có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

về KTSTQ hoàn chỉnh với quy trình nghiệp vụ được chuẩn hóa trên cơ sở ứng

dụng công nghệ thông tin hiện đại kết hợp với các biện pháp chế tài, xử lý

nghiêm minh, đáp ứng yêu cầu quản lý và yêu cầu cải cách, phát triển, hiện

đại hóa hải quan [6].

Trên cơ sở quan điểm và mục tiêu phát triển, yêu cầu hoàn thiện pháp

luật KTSTQ được đặt trong yêu cầu chung hoàn thiện pháp luật hải quan,

trọng tâm là đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc cải cách, hiện đại hóa quản lý hải

quan, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, thể hiện:

- Thay đổi căn bản phương thức thực hiện thủ tục hải quan từ phương

thức truyền thống, bán điện tử sang phương thức điện tử với việc vận hành Hệ

thống thông quan tự động VNACCS/VCIS, nâng cao hiệu quả quản lý và tạo

thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Mục tiêu là đến 2020 có 100% các

Cục Hải quan, 100% các Chi cục Hải quan, 100% các loại hình hải quan cơ

bản, 90% kim ngạch xuất nhập khẩu, 80% doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải

quan điện tử [76].

- Áp dụng đầy đủ nguyên tắc quản lý rủi ro trong kiểm tra, giám sát

hải quan

Page 138: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

133

- Áp dụng chế độ ưu tiên, tạo thuận lợi về thủ tục hải quan cho doanh

nghiệp đáp ứng đủ điều kiện.

- Thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát trong thông quan và

KTSTQ theo cơ chế NSW. Đến năm 2020 tỷ lệ các giấy phép xuất nhập khẩu

thực hiện trong cơ chế một cửa hải quan quốc gia là 90% [76].

- Triển khai các thủ tục thực hiện trên cơ chế ASW, kết nối chính thức

với các nước ASEAN trao đổi thông tin ATIGA C/O form D và các chứng từ

khác theo kế hoạch được thống nhất giữa các nước ASEAN giai đoạn 2016-

2020 [106].

Trên cơ sở đó, định hướng của KTSTQ và pháp luật về KTSTQ là:

- Kiểm tra sau thông quan dần thay thế kiểm tra trong thông quan;

Chuyển thời điểm kiểm tra chuyên ngành, kiểm tra chất lượng hàng hóa sau

khi hàng hóa đã được thông quan.

- Kiểm tra sau thông quan đạt trình độ chuyên sâu, chuyên nghiệp, hiệu

quả trên phương pháp quản lý rủi ro trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin.

- Tăng cường hoạt động KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp.

- Có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về KTSTQ hoàn chỉnh với

quy trình nghiệp vụ được chuẩn hóa; có chế tài xử lý nghiêm minh, răn đe

ngăn chặn kịp thời các trường hợp cố tình gian lận gây thất thu cho ngân sách

nhà nước.

- Hoạt động KTSTQ thực hiện theo thông lệ phổ biến của Hải quan các

nước là kiểm toán sau thông quan [6].

4.1.3. Hoàn thiện pháp luật về kiểm tra sau thông quan phải đảm

bảo sự đồng bộ, thống nhất với pháp luật hải quan, pháp luật thuế và

pháp luật liên quan đến quản lý xuất nhập khẩu

Mục tiêu của Đảng ta trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật

đến năm 2020 là đồng bộ, thống nhất [4]. Tính đồng bộ, thống nhất cũng là

tiêu chí của một hệ thống pháp luật hoàn thiện nói chung, thể hiện ở mối quan

Page 139: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

134

hệ với pháp luật quốc tế, pháp luật quốc gia và hệ thống các văn bản đảm bảo

thực hiện. Định hướng hoàn thiện pháp luật về KTSTQ hiện nay, Hải quan

Việt Nam xác định hoàn thiện hệ thống pháp luật, quy trình thực hiện KTSTQ

đảm bảo thống nhất với các văn bản pháp luật có liên quan và phù hợp với

chuẩn mực quốc tế [6; 100].

Kiểm tra sau thông quan là đối tượng điều chỉnh của pháp luật hải quan

và pháp luật thuế, nên cần thiết phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của

pháp luật về KTSTQ trong mối liên hệ với cả 2 hệ thống pháp luật này. Các

vấn đề về thủ tục hải quan, thủ tục thuế, kiểm tra trong thông quan đều được

thẩm định tính chính xác, trung thực ở khâu sau thông quan, nên các hoạt

động này không tách rời nhau mà chỉ là các bước thực hiện nối tiếp nhau đảm

bảo cho công tác quản lý hải quan được thực hiện hiệu quả. Do vậy, hoàn

thiện pháp luật về KTSTQ không thể nằm ngoài nội dung đảm bảo sự thống

nhất, đồng bộ với 2 luật này, bao gồm: quy định về các trường hợp KTSTQ

tại cơ quan hải quan và KTSTQ tại trụ sở người khai hải quan; trình tự thủ tục

và thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra đối với từng hình thức kiểm tra,

quy định về trách nhiệm của công chức hải quan kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thuế

trong khâu thông quan... Đây là định hướng hoàn thiện pháp luật, cũng là yêu

cầu, mục đích hướng đến trong quá trình hoàn thiện pháp luật hải quan nói

chung và pháp luật về KTSTQ nói riêng.

Trong mối liên hệ với các luật chuyên ngành, hoạt động hải quan mang

tính tổng hợp cao, có tác động và liên quan đến nhiều lĩnh vực quản lý của

nhiều Bộ, Ngành khác nhau. Để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hàng

hóa, phương tiện vận tải; phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng

hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất

nhập khẩu thì cơ quan hải quan phải căn cứ vào các quy định pháp luật của

nhiều ngành luật khác nhau như: Luật Thương mại, Luật Bảo vệ môi trường,

Luật An toàn thực phẩm, Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật hóa chất,

Page 140: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

135

Luật sở hữu trí tuệ, Pháp lệnh ngoại hối... Bên cạnh đó, quá trình xử lý kết

luận KTSTQ liên quan đến Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật Khiếu nại,

Luật Tố tụng hành chính, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự... Hoàn

thiện pháp luật về KTSTQ cần được định hướng để đảm bảo sự đồng bộ,

thống nhất với các luật liên quan để tạo nên tính hiệu quả kiểm tra của Ngành

Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đã được thông quan.

4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TRA SAU

THÔNG QUAN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Để pháp luật về KTSTQ khẳng định được vai trò thiết yếu trong xây

dựng hải quan hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển thương mại và hội nhập

kinh tế quốc tế của đất nước, trên cơ sở những định hướng vừa nêu và các tiêu

chí hoàn thiện pháp luật cũng như giá trị tham khảo của các chuẩn mực quốc

tế và quy định pháp luật về KTSTQ của một số nước đã được đề cập, phân

tích ở Chương 2, pháp luật về KTSTQ ở Việt Nam hiện nay cần được hoàn

thiện theo với những giải pháp sau:

4.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm tra sau thông

quan đảm bảo phù hợp với chuẩn mực pháp lý quốc tế

4.2.1.1. Sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật để làm rõ tên gọi, bản

chất của kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm toán hải quan phù hợp

chuẩn mực quốc tế

Khái niệm, bản chất của KTSTQ trong pháp luật Việt Nam cần được

xây dựng phù hợp với định nghĩa về kiểm toán hải quan trong chuẩn mực của

WCO tại Công ước Kyoto. Việc sửa đổi, bổ sung khái niệm KTSTQ thành

kiểm toán hải quan không chỉ đảm bảo phù hợp chuẩn mực quốc tế mà còn có

ý nghĩa xác định nội hàm của quan hệ pháp luật về KTSTQ, các kiến thức cơ

bản và yêu cầu nghiệp vụ đối với công chức hải quan chuyên trách.

Trên tinh thần đó, khái niệm của KTSTQ quy định tại Khoản 1 Điều

77 Luật Hải quan cần được sửa đổi bổ sung như sau: “KTSTQ là hoạt động

Page 141: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

136

kiểm toán của cơ quan hải quan đối với hồ sơ hải quan, sổ sách chứng từ kế

toán và các chứng từ, tài liệu dữ liệu đối với hàng hóa đã được thông quan

nhằm đánh giá tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, hồ sơ mà

người khai hải quan đã nộp, xuất trình với cơ quan hải quan; đánh giá việc

tuân thủ pháp luật hải quan và các quy định khác của pháp luật liên quan

đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải quan”. Với cách quy

định này, xác định KTSTQ là hoạt động kiểm toán hải quan sẽ phù hợp với

định nghĩa E3/F4 Chương 2 Phụ lục tổng quát Công ước Kyoto “Kiểm tra

trên cơ sở kiểm toán là các biện pháp được cơ quan hải quan tiến hành

nhằm thỏa mãn mục đích của họ trong việc xác định tính chính xác và trung

thực của tờ khai hàng hóa thông qua kiểm tra các chứng từ, biên bản, hệ

thống kinh tế và dữ liệu thương mại của các bên liên quan”. Đồng thời, tạo

cơ sở pháp lý cho cơ quan hải quan xác định các phương pháp và nguyên tắc

tiến hành KTSTQ dựa trên phương pháp và nguyên tắc kiểm toán nói chung

theo quy định của Uỷ ban thông lệ kiểm toán quốc tế IAPC [55, tr.29-62]

như: Nguyên tắc chính trực, khách quan và độc lập; nguyên tắc bí mật;

nguyên tắc đảm bảo kỹ năng và khả năng; dẫn chứng bằng tài liệu; kiểm tra

khảo sát hệ thống kiểm soát nội bộ; thu thập và xét đoán bằng chứng kiểm

toán; báo cáo kiểm toán... Như vậy, việc nội luật hóa khái niệm kiểm toán

hải quan sẽ tạo sự thống nhất, rõ ràng trong cách thức, phương pháp triển

khai hoạt động KTSTQ.

4.2.1.2. Sửa đổi, bổ sung quy định về đối tượng kiểm tra sau thông quan

Xác định đối tượng KTSTQ là một trong những nội dung quan trọng

để thiết lập quan hệ pháp luật về KTSTQ. Để đảm bảo phù hợp chuẩn mực

quốc tế, cần thiết bổ sung quy định pháp luật về đối tượng KTSTQ với 2

nhóm cụ thể:

- Nhóm hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán, chứng từ dữ liệu

liên quan; hàng hóa đã thông quan nếu còn điều kiện; đồng thời không hạn

Page 142: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

137

chế đối tượng KTSTQ tại cơ quan hải quan đối với sổ sách, chứng từ kế toán

để đảm bảo bản chất của KTSTQ là kiểm toán hải quan và phải đi từ hệ thống

sổ sách của doanh nghiệp để tìm ra bức tranh rõ ràng, chân thực của quá trình

giao dịch đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

- Nhóm người khai hải quan: xác định đối tượng KTSTQ là người khai

hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, tránh cách quy định chung về

người khai hải quan cho phương tiện xuất nhập cảnh như quy định hiện hành;

đồng thời bổ sung thêm đối tượng gián tiếp trong quá trình xuất nhập khẩu

hàng hóa, đảm bảo cho tiến trình kiểm tra toàn diện và áp dụng hiệu quả quản

lý rủi ro trong quá trình xác định đối tượng KTSTQ là người khai hải quan

như: nhà cung cấp, người mua hàng nội địa, đơn vị vận chuyển, bảo hiểm...

4.2.1.3. Bổ sung quy định về kiểm toán nội bộ doanh nghiệp đối với

đối tượng được kiểm tra

Khi KTSTQ được bổ sung, làm rõ với bản chất là kiểm toán hải quan,

cần thiết bổ sung quy định pháp luật về kiểm toán nội bộ doanh nghiệp đối

với đối tượng kiểm tra là người khai hải quan. Quy định này sẽ đưa ra chuẩn

mực để các doanh nghiệp được KTSTQ tự rà soát, đánh giá, phân tích hoạt

động của doanh nghiệp trên cơ sở yêu cầu kiểm tra của cơ quan hải quan về

đối tượng, nội dung và phạm vi kiểm tra. Điều này sẽ giúp cho các doanh

nghiệp nâng cao tính tuân thủ pháp luật cũng như tính tự chịu trách nhiệm đối

với các hoạt động của mình, đồng thời tạo sự thuận lợi cho lực lượng KTSTQ

khi thực hiện kiểm tra, xem xét dựa trên sự phân tích đánh giá của doanh

nghiệp. Quá trình kiểm tra đối chiếu trong thực tiễn giao dịch liên quan hoạt

động xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp với kết quả của kiểm toán

nội bộ sẽ là căn cứ để xác định mức độ tuân thủ của người khai hải quan trong

thực hiện pháp luật hải quan, pháp luật thuế và các quy định pháp luật khác

liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

Page 143: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

138

4.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm tra sau thông

quan đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với pháp luật quốc gia

4.2.2.1. Sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật kiểm tra sau thông quan

tại trụ sở cơ quan hải quan đảm bảo tính hiệu quả, tính thực thi

Kiểm tra sau thông quan tại Chi cục hải quan được thực hiện thường

xuyên với các tờ khai có nghi vấn trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông

quan. Do đó, đây là hoạt động kiểm tra ảnh hưởng khá lớn đến tình hình hoạt

động của doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đặc biệt với trường hợp các mặt hàng

thường xuyên rơi vào nghi vấn giá. Đã có nhiều trường hợp doanh nghiệp có

phản ánh không tích cực về việc phải thực hiện KTSTQ liên tục với các tờ

khai đối với cùng một mặt hàng. Mặt khác, trong thời hạn 60 ngày người khai

hải quan được khai bổ sung mà không bị xử phạt vi phạm hành chính, nên cần

để thời hạn này cho người khai hải quan tự kiểm tra, rà soát việc thực hiện các

thủ tục xuất nhập khẩu đã thực hiện ở khâu thông quan. Do vậy, giải pháp này

đề xuất với các nội dung:

- Sửa đổi, bổ sung quy định về KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan

được thực hiện đối với những tờ khai có dấu hiệu vi phạm trong địa bàn quản

lý của Chi cục Hải quan. Quy định này sẽ không hạn chế thời hạn 60 ngày

trong trường hợp KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan để đảm bảo thống nhất

với văn bản luật và văn bản cấp nghị định.

- Trong trường hợp KTSTQ tại cơ quan hải quan với tờ khai có nghi

ngờ về trị giá, theo quy định tại Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 1/4/2015

và các quy định về KTSTQ tại Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015,

với trường hợp có những mặt hàng có nghi vấn giá do thấp hơn giá theo

danh mục rủi ro do Tổng cục Hải quan ban hành, đề xuất bổ sung quy định:

Sau khi KTSTQ đã chấp nhận giá khai báo thì được lấy làm cơ sở để không

thực hiện KTSTQ với những tờ khai tiếp theo của cùng hợp đồng với đối tác

xuất khẩu, nhập khẩu. Quy định này sẽ tránh được việc cơ quan hải quan

Page 144: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

139

tiếp tục kiểm tra theo đúng quy trình, quy định nhưng thực chất không đem

lại hiệu quả quản lý, làm lãng phí thời gian, công sức của cả doanh nghiệp

và cơ quan hải quan.

4.2.2.2. Sửa đổi bổ sung một số quy định còn chưa thống nhất giữa

Luật Quản lý thuế và Luật Hải quan về trình tự, thủ tục, thẩm quyền của

các trường hợp kiểm tra sau thông quan

Để khắc phục tình trạng không thống nhất trong quy định về KTSTQ

tại Luật Hải quan và quy định về kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế

và kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế, cần sửa đổi bổ sung quy định của

cả Luật Quản lý thuế và Luật Hải quan như sau:

- Sửa đổi, bổ sung Luật quản lý thuế về thẩm quyền ban hành Quyết

định kiểm tra, trình tự thủ tục kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế.

Theo quy định hiện hành, việc kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế

được thực hiện thường xuyên, không ban hành quyết định kiểm tra, không

quy định trình tự, thủ tục, thời hạn tiến hành kiểm tra. Do vậy, cần được sửa

đổi bổ sung để đảm bảo thống nhất trong quy định với Luật Hải quan, cụ thể:

Bổ sung thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra thuộc Cục trưởng Cục Hải

quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; thời hạn kiểm tra trong 5 ngày làm

việc; quy định cụ thể về trình tự gửi quyết định kiểm tra, thực hiện kiểm tra,

lập biên bản kiểm tra và thông báo kết quả kiểm tra.

- Sửa đổi, bổ sung Luật quản lý thuế về thẩm quyền ban hành quyết

định, thời hạn kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế. Để đảm bảo sự thống

nhất với Luật Hải quan, cần sửa đổi bổ sung thẩm quyền banh hành quyết

định kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế trong trường hợp KTSTQ là

của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục KTSTQ, Cục

trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố; sửa đổi thời hạn kiểm tra là 10 ngày

làm việc.

Page 145: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

140

4.2.2.3. Bổ sung quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính,

đảm bảo tính thực thi và đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp đối với

những vi phạm phát hiện trong kiểm tra sau thông quan

- Đối với những sai phạm do vô ý mà ngay cả cơ quan hải quan qua quá

trình kiểm tra tại khâu thông quan cũng không phát hiện được, cần phân biệt

mức độ của yếu tố lỗi vô ý để làm căn cứ xác định mức độ, hình thức xử phạt.

Đặc biệt trong trường hợp truy thu và phạt chậm nộp, tránh trường hợp doanh

nghiệp vi phạm trong thời gian dài, số thuế truy thu và tiền phạt lớn dẫn đến

ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, nên

cần thiết phân loại lỗi vi phạm cố ý hay vô ý của người khai hải quan để xác

định chế tài xử phạt. Nếu người khai hải quan cố ý vi phạm, hoặc đã biết là

sai mà không thực hiện sửa sai (khai bổ sung) thì sẽ bị truy thu, phạt chậm

nộp và phạt vi phạm hành chính. Nếu người khai hải quan hoàn toàn vô ý với

nguyên nhân khách quan thì chỉ bị truy thu thuế mà không phải phạt chậm

nộp và phạt vi phạm hành chính.

- Để đảm bảo tính thực thi đối với việc áp dụng biện pháp khắc phục

hậu quả buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, buộc tái xuất, buộc tiêu hủy tang

vật đối với vi phạm phát hiện trong KTSTQ, bổ sung quy định trong trường

hợp còn điều kiện thu hồi hàng hóa để buộc đưa ra khỏi lãnh thổ, buộc tái

xuất hoặc buộc tiêu hủy. Đồng thời để đảm bảo tính răn đe, chế tài xử lý, cần

bổ sung quy định chế tài phạt tiền, tăng mức phạt lên từ 50% đến 100% nếu

hàng hóa không còn điều kiện thu hồi để thực hiện các biện pháp khắc phục

nói trên.

4.2.2.4. Bổ sung quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thẩm

quyền khởi tố của cơ quan hải quan đối với tội danh trốn thuế

Với đặc thù của hoạt động KTSTQ được tiến hành khi hàng hóa đã

được thông quan, các hành vi vi phạm dẫn đến quyết định truy thu ấn định

thuế và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế thường hành vi gian

Page 146: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

141

lận thuế, trốn thuế. Do vậy, việc pháp luật tố tụng hình sự hiện hành quy định

thẩm quyền cho Cục trưởng Cục KTSTQ, Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục

trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu có quyền ra quyết định khởi tố vụ án, khởi

tố bị can đối với tội buôn lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua

biên giới là không phù hợp với thực tiễn triển khai pháp luật về KTSTQ, do

vậy không đảm bảo được tính thực thi của quy định pháp luật. Cần bổ sung

thẩm quyền khởi tố của cơ quan hải quan đối với tôi danh trốn thuế để có thể

áp dụng các biện pháp điều tra, xử lý kịp thời.

4.2.3. Nhóm giải pháp đảm bảo các yêu cầu cơ bản cho việc thiết

lập quan hệ pháp luật về kiểm tra sau thông quan hướng tới quản lý hải

quan hiện đại

4.2.3.1. Bổ sung quy định pháp luật về phạm vi kiểm tra và nội dung

của kiểm tra sau thông quan

Pháp luật KTSTQ hiện hành đang thiếu vắng quy định về phạm vi kiểm

tra và nội dung kiểm tra, cần được bổ sung theo hướng:

- Bổ sung điều luật về phạm vi KTSTQ, quy định trong từng trường hợp

KTSTQ, trên cơ sở thu thập và xử lý thông tin, áp dụng quản lý rủi ro để xác

định phạm vi kiểm tra là: Kiểm tra việc xuất khẩu, nhập khẩu một mặt hàng

hay nhiều mặt hàng của người khai hải quan trong một giai đoạn; Kiểm tra

việc xuất khẩu, nhập khẩu một loại hình hay nhiều loại hình của người khai

hải quan trong một giai đoạn; Kiểm tra một hoặc nhiều nội dung (như kiểm

tra chính sách, trị giá, mã số, thuế suất, xuất xứ…) của người khai hải quan

trong một giai đoạn.

- Bổ sung điều luật về nội dung kiểm tra, xác định rõ các nội dung mà

cơ quan hải quan tiến hành khi thực hiện KTSTQ là: Kiểm tra tính đầy đủ,

hợp pháp hợp lệ của hồ sơ hải quan; Kiểm tra tính chính xác của các căn cứ

tính thuế, tính chính xác của việc kê khai các khoản thuế phải nộp, được

miễn, được hoàn, không thu; Kiểm tra việc thực hiện các quy định khác của

Page 147: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

142

pháp luật hải quan, pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật liên quan

đến quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa.

Việc bổ sung điều luật quy định phạm vi, nội dung KTSTQ sẽ vừa tạo

cơ sở pháp lý cho quá trình tiến hành hoạt động KTSTQ của cơ quan hải

quan, đảm bảo tính minh bạch của pháp luật, đồng thời đảm bảo quyền và lợi

ích hợp pháp của doanh nghiệp, ngăn ngừa việc lạm quyền, tiêu cực, cố tình

gây phiền hà của công chức KTSTQ.

4.2.3.2. Bổ sung các quy định pháp luật về chuẩn mực kiểm tra sau

thông quan

Chuẩn mực KTSTQ quy định các yêu cầu mang tính nguyên tắc trong

việc xác định tính chính xác, trung thực của việc khai báo và làm thủ tục hải

quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Việc xây dựng hệ thống chuẩn mực

KTSTQ đảm bảo tính hệ thống, logic sẽ tạo thuận lợi để vừa nâng cao hiệu

quả quản lý xuất nhập khẩu, vừa kiểm soát được hành vi vi phạm pháp luật

hải quan. Qua đó, hạn chế được việc tùy tiện của các chủ thể tham gia quan hệ

xuất nhập khẩu hàng hóa, bởi vì chuẩn mực KTSTQ chính là công cụ để xử lý

sai phạm của các chủ thể khi tham gia quan hệ xuất nhập khẩu hàng hóa đó

[15]. Việc xây dựng chuẩn mực KTSTQ thành các quy định pháp luật sẽ đảm

bảo cho quá trình thực thi, đảm bảo tính hiệu quả hiệu lực của hoạt động

KTSTQ của ngành Hải quan. Các chuẩn mực cần được bổ sung là:

Thứ nhất, bổ sung chuẩn mực về trách nhiệm của công chức hải

quan ở khâu thông quan. Theo quy định pháp luật hiện hành, với cơ chế tự

khai, tự tính, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp, các sai phạm phát hiện

trong quá trình KTSTQ thuộc trách nhiệm của người khai hải quan. Tuy

nhiên nếu vi phạm xảy ra trong quá trình dài, số lượng tờ khai xuất nhập

khẩu lớn, mà hồ sơ hải quan vẫn được chấp nhận ở khâu thông quan thì cần

phải quy định cả trách nhiệm của cơ quan quản lý, trực tiếp là trách nhiệm

của công chức hải quan ở khâu thông quan. Do vậy, cần thiết bổ sung ở Luật

Page 148: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

143

Hải quan và Luật Quản lý thuế quy định về trách nhiệm của công chức hải

quan ở khâu thông quan trong kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa để

đảm bảo nâng cao tính tuân thủ pháp luật của cả cơ quan hải quan và cộng

đồng doanh nghiệp.

Thứ hai, bổ sung chuẩn mực về tiêu chuẩn của công chức hải quan

trong thực hiện KTSTQ. Trên cơ sở các khuyến nghị của WTO và Hải quan

ASEAN, để đảm bảo hiệu quả thực hiện pháp luật về KTSTQ, cần luật hóa

tiêu chuẩn của công chức hải quan KTSTQ theo hướng: i, Về chuẩn mực đạo

đức, liêm chính hải quan: Tính trung thực, liêm khiết, có ý thức trách nhiệm

cao; ii, Chuẩn mực về trình độ chuyên môn: Nắm vững quy định, quy trình

trong thực hiện thủ tục hải quan; kiến thức thương mại quốc tế; kỹ thuật kiểm

toán, nguyên tắc và kỹ thuật của kế toán; trình độ công nghệ thông tin, khả

năng ngoại ngữ...

Thứ ba, bổ sung chuẩn mực về KTSTQ đối với một số loại hình, lĩnh

vực xuất nhập khẩu liên quan đến số thuế phải nộp. Do mục đích của KTSTQ

là vừa tạo thuận lợi thương mại vừa đảm bảo công tác quản lý hải quan,

chống thất thu ngân sách, nên cần thiết thiết lập các chuẩn mực về thu thập

thông tin; xác định đối tượng trọng điểm, lĩnh vực có nguy cơ rủi ro cao; cách

thức xác định nghi vấn; cách thức kiểm tra hồ sơ, sổ sách chứng từ... đối với

những lĩnh vực được ưu đãi thuế như gia công, sản xuất xuất khẩu; nhập ưu

đãi đầu tư; hoặc đối với một số phạm vi nội dung liên quan đến xác định số

thuế phải nộp như KTSTQ về trị giá hải quan, mã số, thuế suất, xuất xứ.

Thứ tư, bổ sung chuẩn mực KTSTQ trong thực hiện cơ chế một cửa

quốc gia và một cửa ASEAN: các quy định về áp dụng quản lý rủi ro, thu thập

và xử lý thông tin, cách thức, thủ tục tiến hành kiểm tra...

Thứ năm, bổ sung quy định về quyền của người khai hải quan khi kiểm

tra sau thông quan có kết quả đáp ứng tiêu chí tuân thủ pháp luật. Cần xây

dựng quy định về tiêu chí tuân thủ pháp luật, xác định trên cơ sở thực hiện

Page 149: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

144

pháp luật trong thông quan và pháp luật sau thông qua; bổ sung quyền lợi của

người khai hải quan trong trường hợp KTSTQ có kết quả tuân thủ pháp luật.

Theo Luật Hải quan hiện hành, chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp được áp

dụng theo tiêu chí về kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm đạt mức quy định

tương đối lớn. Do vậy, thiếu vắng những quy định về ưu đãi pháp luật trong

trường hợp doanh nghiệp sau khi KTSTQ được đánh giá là tuân thủ pháp luật.

Như vậy với sự bổ sung này, doanh nghiệp sẽ nhận thức được lợi ích của việc

tự nguyện tự giác tuân thủ pháp luật trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan

tại cửa khẩu cũng như trong quá trình thực hiện KTSTQ. Các quyền lợi có thể

được xác định như: hưởng các ưu đãi trong quá trình thông quan hàng hóa

như việc áp dụng phân luồng xanh đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (không

phải kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa); đáp ứng tiêu chí hồ sơ hoàn

thuế, xét miễn thuế, không thu thuế thuộc diện hoàn trước kiểm tra sau; không

bị KTSTQ trong thời hạn 5 năm tiếp theo nêu không có dấu hiệu vi phạm

pháp luật...

4.2.4. Một số giải pháp khác

Trên cơ sở phân tích một số nguyên nhân của những hạn chế của pháp

luật về KTSTQ, bên cạnh các giải pháp hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật

về KTSTQ nên trên, cần có các giải pháp để đảm bảo hiệu quả của quá trình

xây dựng và thực hiện pháp luật về KTSTQ như sau:

Một là, nâng cao chất lượng xây dựng và ban hành văn bản pháp luật

về KTSTQ đáp ứng được các yêu cầu: Phù hợp với chuẩn mực quốc tế;

thống nhất, đồng bộ với các lĩnh vực pháp luật liên quan; đảm bảo đủ các

chuẩn mực thiết lập quan hệ pháp luật về KTSTQ. Việc xây dựng và hoàn

thiện pháp luật KTSTQ cần đi từ cơ sở lý luận về hoàn thiện pháp luật, đề ra

những luận cứ khoa học gắn với yêu cầu thực tiễn của hoạt động KTSTQ.

Giải pháp này phụ thuộc vào quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác hoàn

thiện pháp luật trong yêu cầu và điều kiện của cải cách hành chính, hội nhập

Page 150: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

145

kinh tế và phát triển thương mại quốc tế; kỹ năng, trình độ, cách thức tiến

hành của các cơ quan có thẩm quyền ban hành pháp luật, cơ chế tập hợp ý

kiến của các chuyên gia, cộng đồng doanh nghiệp để đảm bảo tính thiết

thực, hiệu quả..

Hai là, nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của KTSTQ trong quản

lý hải quan hiện đại. Trong bối cảnh thương mại phát triển và hội nhập kinh tế

quốc tế của Việt Nam, tăng cường hoạt động KTSTQ để chuyển dần việc

kiểm tra đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của cơ quan hải quan từ “tiền kiểm”

sang “hậu kiểm” là yêu cầu thiết yếu và chuẩn mực quản lý của hải quan hiện

đại. Để đảm bảo cho pháp luật về KTSTQ được thực hiện hiệu quả, cần sự

nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của hoạt động này từ cả phía lực lượng

quản lý và cộng đồng doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cần nâng cao nhận thức về

KTSTQ bằng việc tăng cường các hình thức tuyên truyền trực tiếp, tham vấn,

đối thoại doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hiểu được lợi ích của KTSTQ

trong việc tạo thông thoáng tối đa cho hoạt động xuất nhập khẩu, giảm thiểu

thời gian và chi phí đi lại cho các doanh nghiệp, nhưng vẫn đảm bảo quản lý

hải quan chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật. Từ đó xây dựng được

mối quan hệ cộng đồng trách nhiệm, khuyến khích doanh nghiệp tuân thủ

pháp luật hải quan, pháp luật thuế và pháp luật liên quan đến quản lý xuất

nhập khẩu.

Đối với ngành Hải quan: Cần xây dựng quyết tâm chính trị của lãnh

đạo Hải quan các cấp và toàn ngành Hải quan đảm bảo nhận thức đúng về

KTSTQ và xu thế của KTSTQ trong cải cách hiện đại hóa hải quan. Việc

nâng cao nhận thức về KTSTQ không chỉ được thực hiện với công chức thực

hiện KTSTQ mà còn với các công chức hải quan thuộc các đơn vị chức năng

khác để đảm bảo sự triển khai đồng bộ, hiệu quả trong công tác quản lý nhà

nước về hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

Page 151: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

146

Ba là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tổ chức bộ máy KTSTQ

theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, chuyên sâu, đảm bảo liêm chính hải

quan và đạo đức nghề nghiệp. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và tự

do hóa thương mại, KTSTQ trở thành hoạt động chính của cơ quan hải quan,

do vậy nguồn nhân lực có ý nghĩa lớn để triển khai pháp luật về KTSTQ với

cả yêu cầu về số lượng và chất lượng.

Về số lượng, ngành Hải quan cần quyết tâm đáp ứng đề án “Tăng

cường năng lực KTSTQ đến 2015 và tầm nhìn đến 2020”, thực hiện đến

2020 biên chế KTSTQ chiếm tối thiểu 20% biên chế toàn ngành. Về chất

lượng, cần đảm bảo chuyên ngành tuyển dụng đáp ứng tiêu chuẩn công chức

KTSTQ như tài chính kế toán, kiểm toán, ngân hàng, thương mại, luật, ngoại

ngữ, công nghệ thông tin... Việc tổ chức bồi dưỡng, đào tạo chuyên sâu

nghiệp vụ hải quan về KTSTQ trị giá hải quan, mã số, thuế suất, xuất xứ

hàng hóa, gia công, sản xuất xuất khẩu, nhập đầu tư cần được thực hiện

thường xuyên, theo từng chuyên đề trọng điểm với từng đối tượng công

chức KTSTQ phù hợp với địa bàn hải quan. Bên cạnh đó, cần thiết triển khai

các chính sách đãi ngộ, trích thưởng theo tỷ lệ trên số tiền phát hiện truy thu

để tạo điều kiện, khuyến khích động viên công chức thực hiện KTSTQ, đồng

thời cũng có những biện pháp kỷ luật nghiêm minh, ngăn ngừa các hành vi

tiêu cực, sách nhiễu.

Về tổ chức bộ máy, việc tổ chức KTSTQ theo mô hình mới từ cuối

năm 2016 cần được thẩm định, đánh giá tính ưu việt để có sự điều chỉnh hợp

lý, kịp thời đảm bảo cho việc triển khai tổ chức thực hiện pháp luật về

KTSTQ thực sự phát huy hiệu quả.

Bốn là, tăng cường công tác phối hợp, trao đổi thông tin phục vụ

KTSTQ. Trong xu thế hội nhập kinh tế và phát triển thương mại hiện nay,

KTSTQ cần tăng cường cơ chế phối hợp trong nước và hợp tác quốc tế trong

quá trình trao đổi và cung cấp thông tin phục vụ KTSTQ.

Page 152: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

147

Về phối hợp trong nước, cần triển khai một số giải pháp sau: i, Thiết

lập cơ chế phối kết hợp trong quá trình trao đổi, cung cấp thông tin với các

đơn vị liên quan đến doanh nghiệp xuất nhập khẩu như cơ quan bảo hiểm, các

công ty vận chuyển...; ii, Xây dựng cơ chế phối hợp và tạo lập cơ sở dữ liệu

chung giữa cơ quan Hải quan với cơ quan Thuế, Công an, Ngân hàng để trao

đổi thông tin về khai thuế, nợ thuế, thanh toán quốc tế... phục vụ hoạt động

KTSTQ; iii, Cơ quan Hải quan phối hợp kiểm toán nhà nước xây dựng bộ

chuẩn mực kiểm toán hải quan để giúp công chức hải quan có định hướng,

phương pháp cụ thể, rõ ràng trong thực hiện KTSTQ và xử lý kết quả

KTSTQ; iv,Tăng cường phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp,

xây dựng các tiêu chí hợp tác để đảm bảo lợi ích doanh nghiệp trong quá trình

xuất nhập khẩu hàng hóa. Cơ quan hải quan cần chủ động đẩy mạnh hơn nữa

các hoạt động tổ chức tham vấn, đối thoại doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn

vướng mắc, giúp doanh nghiệp hiểu và chấp hành đúng pháp luật, hạn chế các

sai sót trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan; đồng thời tạo điều kiện cho

doanh nghiệp quyền được tham gia giám sát thực thi pháp luật, tham gia khảo

sát đánh giá hài lòng của doanh nghiệp đối với hoạt động hải quan. Về phía

doanh nghiệp, thực hiện cung cấp thông tin, báo cáo định kỳ cho hải quan

đảm bảo minh bạch hóa hoạt động xuất nhập khẩu, các số liệu về thuế... làm

cơ sở cho cơ quan hải quan phân loại và xác định đối tượng KTSTQ.

Về hợp tác quốc tế, Hải quan Việt Nam cần thúc đẩy, tăng cường hợp

tác với WCO, Hải quan ASEAN và hải quan các nước trong khu vực. KTSTQ

là nghiệp vụ đặc thù của cơ quan hải quan liên quan đến hoạt động ngoại

thương, nhiều thông tin cần phải được tiến hành thu thập, xác minh ở nước

ngoài như những vấn đề liên quan đến trị giá, xuất xứ hàng hóa, xác minh đối

tác xuất nhập khẩu, xác minh dòng tiền thanh toán quốc tế... Do vậy Hải quan

Việt Nam cần có sự trợ giúp của cơ quan Hải quan các nước trong khu vực và

trên thế giới để học tập kinh nghiệm, tranh thủ sự trợ giúp kỹ thuật, nghiên

cứu khoa học và công nghệ, xây dựng hệ thống thông tin phục vụ KTSTQ.

Page 153: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

148

Kết luận chương 4

Chương 4 luận án đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật

về KTSTQ trong giai đoạn hiện nay.

Các quan điểm hoàn thiện pháp luật về KTSTQ được nghiên cứu trên

cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về hoàn thiện pháp luật

trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đảm bảo hướng đến sự

phù hợp với các chuẩn mực pháp luật quốc tế, điều kiện của Việt Nam trong

quá trình hội nhập và định hướng phát triển của Hải quan Việt Nam.

Các giải pháp được đề xuất để hoàn thiện pháp luật KTSTQ trong giai

đoạn hiện nay, bao gồm: i, Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật về KTSTQ

đảm bảo phù hợp với chuẩn mực pháp lý quốc tế; ii, Nhóm giải pháp đảm bảo

tính thống nhất, đồng bộ với pháp luật quốc gia, iii, Nhóm giải pháp đảm bảo

các yêu cầu cơ bản cho việc thiết lập quan hệ pháp luật về KTSTQ hướng tới

quản lý hải quan hiện đại; iv, Nhóm một số giải pháp khác để đảm bảo hiệu

quả của quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật về KTSTQ.

Page 154: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

149

KẾT LUẬN

Dưới góc độ khoa học lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, luận án

đã đi sâu nghiên cứu vấn đề lý luận và thực trạng hoàn thiện pháp luật về

KTSTQ ở Việt Nam và đã được những kết quả sau:

1. Kiểm tra sau thông quan là phương thức quản lý hải quan hiện đại

đối với hoạt động thương mại trong điều kiện hội nhập quốc tế. Những nghiên

cứu của các công trình trước đây và của luận án đã cố gắng tiếp cận đầy đủ

hơn, toàn diện hơn phương thức quản lý hải quan này. Tuy nhiên, sự vận động

và phát triển của thương mại quốc tế luôn đặt ra những vấn đề mới cho hoạt

động hải quan, trong đó có KTSTQ. Chính vì vậy, cần nối tiếp những hoạt

động nghiên cứu mới đối với KTSTQ căn cứ vào những yêu cầu mới của quá

trình toàn cầu hóa thương mại và hội nhập quốc tế của Việt Nam.

2. Nền tảng cơ bản nhất cho hoạt động KTSTQ là hệ thống các nguyên

tắc và quy định pháp luật được xây dựng và ban hành theo những giai đoạn

phát triển khác nhau. Luận án đã tiếp cận và cố gắng làm rõ vấn đề pháp lý

của KTSTQ kể cả từ khía cạnh lý luận lẫn thực tiễn của pháp luật.

3. Về lý luận, luận án làm rõ cơ sở lý luận của hoàn thiện pháp luật về

KTSTQ với các vấn đề căn bản của khoa học pháp lý về khái niệm, nội dung,

đặc điểm, vai trò của pháp luật về KTSTQ, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh

hưởng đến hoàn thiện pháp luật nhằm đánh giá đúng thực trạng và mức độ

hoàn thiện của pháp luật về KTSTQ ở Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án cũng

đã tập trung khảo cứu các chuẩn mực pháp lý quốc tế về KTSTQ của WCO,

Hải quan ASEAN và một số quốc gia có nhiều kinh nghiệm trong thực hiện

KTSTQ theo mô hình hải quan hiện đại, từ đó rút ra những giá trị cần tham

khảo, học tập của Việt Nam trong quá trình hoàn thiện pháp luật về KTSTQ.

4. Về thực trạng hoàn thiện pháp luật về KTSTQ ở Việt Nam, trên cơ

sở đánh giá những thành tựu của pháp luật hiện hành, luận án làm rõ vai trò

Page 155: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

150

của pháp luật về KTSTQ trong việc xây dựng mô hình quản lý hải quan hiện

đại, thể hiện khả năng kiểm soát chặt chẽ và tuân thủ quy định pháp luật về

xuất nhập khẩu hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho luân chuyển hàng hóa

xuất nhập khẩu, vừa phải đảm bảo công tác quản lý hải quan, ổn định và phát

triển kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó, luận án cũng đã phân tích những bất cập

hạn chế của pháp luật về KTSTQ, đồng thời làm rõ nguyên nhân của các hạn

chế bất cập đó. Những phân tích này chính là cơ sở để luận án đề xuất những

giải pháp mang tính khoa học và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về KTSTQ ở

Việt Nam.

5. Từ nghiên cứu lý luận và thực trạng pháp luật về KTSTQ, luận án đã

đưa ra các quan điểm và đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện pháp

luật về KTSTQ ở Việt Nam. Trong đó, quan điểm hoàn thiện được gắn với

chính sách của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện pháp luật, cải cách hành

chính, định hướng cải cách và hiện đại hóa ngành Hải quan. Trên cơ sở đó,

luận án đề xuất 4 nhóm giải pháp để hoàn thiện về nội dung của hệ thống luật

thực định, đẩy mạnh công tác xây dựng và thực thi pháp luật nhằm nâng cao

hiệu quả của KTSTQ trong mô hình quản lý hiện đại của Hải quan Việt Nam.

Quan điểm và các giải pháp đề xuất để hoàn thiện pháp luật về KTSTQ sẽ

góp phần thực hiện đường lối hội nhập của Đảng và Nhà nước, thực hiện chủ

trương cải cách nền hành chính đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả, xây dựng

Hải quan Việt Nam chính quy, chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng yêu cầu quản

lý nhà nước về hải quan trong tiến trình phát triển và hội nhập đất nước.

Page 156: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

151

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Đào Thị Hoa Sen (2012), “Một số giải pháp cơ bản hoàn thiện pháp

luật về kiểm tra sau thông quan ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Hải quan, (6).

2. Đào Thị Hoa Sen (2012), “Hoàn thiện quy định xử lý vi phạm hành

chính phát hiện trong quá trình kiểm tra sau thông quan”, Tạp chí Nghiên cứu

Hải quan, (11).

3. Đào Thị Hoa Sen (2013), “Lực lượng kiểm tra sau thông quan: Hiệu

quả từ công tác chống gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng hàng hóa xuất kinh

doanh từ nội địa vào Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo”, Tạp chí

Nghiên cứu Hải quan, (11).

4. Đào Thị Hoa Sen (2014), “Kiểm tra sau thông quan đối với doanh

nghiệp xuất khẩu khoáng sản - một số vấn đề nhìn từ góc độ pháp lý”, Tạp chí

Nghiên cứu Hải quan, (10).

5. Đào Thị Hoa Sen (2015), “Cục Hải quan Quảng Trị: Nâng cao ý thức

tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp qua hoạt động kiểm tra sau thông quan”,

Tạp chí Nghiên cứu Hải quan, (3).

6. Đào Thị Hoa Sen (2016), “Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ

quan hải quan - một số vướng mắc từ góc độ pháp lý”, Tạp chí Nghiên cứu

Hải quan, (9).

7. Đào Thị Hoa Sen (2016), “Pháp luật về kiểm tra sau thông quan ở

Việt Nam - Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện”, Tạp chí Lý luận

chính trị, ngày 17/10/2016

8. Đào Thị Hoa Sen (2016), “Xây dựng tiêu chí hoàn thiện pháp luật về

kiểm tra sau thông quan ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế”, Tạp

chí Pháp luật và Phát triển, (9+10).

Page 157: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

152

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu trong nước

1. Vũ Ngọc Anh (1996), Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về hải quan ở nước

ta hiện nay, Luận án Phó Tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc

gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

2. Minh Anh (2012), “Giới thiệu về Tổ chức Hải quan thế giới”, tại trang

http://www.customs.gov.vn, [truy cập ngày 16/6/2016].

3. Ban cải cách hiện đại hóa - Tổng cục Hải quan (2012), “Cơ chế một cửa

ASEAN - cánh cửa hướng tới cộng đồng kinh tế ASEAN”, tại trang

http://www.customs.gov.vnf, [truy cập ngày 10/8/2016].

4. Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2005),

Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và

hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng

đến năm 2020, tại trang http://dangcongsan.vn, [truy cập ngày

6/8/2016].

5. Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2016),

Kết luận 01-KL/TW ngày 4/4/2016 về việc tiếp tục thực hiện Nghị

quyết 48-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược xây dựng

và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định

hướng đến năm 2020, Hà Nội.

6. Bộ Tài chính (2013), Quyết định 1202/QĐ-BTC ngày 24/5/2013 của Bộ

trưởng Bộ Tài chính phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực kiểm

tra sau thông quan đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020”, Hà Nội.

7. Bộ Tài chính (2016), Quyết định 1219/QĐ-BTC ngày 6/9/2016 của Bộ

trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và

cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực

thuộc trung ương, Hà Nội.

Page 158: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

153

8. Bộ Tài chính (2016), Quyết định 1614/QĐ-BTC ngày 19/7/2016 của Bộ

trưởng Bộ Tài chính về ban hành Kế hoạch cải cách, phát triển và

hiện đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2016-2020, Hà Nội.

9. Nguyễn Công Bình (2008), Nghiên cứu ứng dụng phương pháp quản lý

hải quan hiện đại nhằm tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế của

Hải quan Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Viện Nghiên cứu

Thương mại, Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Bình (2007), Nâng cao hiệu quả kiểm tra sau thông quan

đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình gia công, Đề tài

khoa học cấp Ngành, Tổng cục Hải quan, Hà Nội.

11. Chính phủ (1996), Nghị định 16/CP ngày 20/3/1996 của Chính phủ quy

định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà

nước về hải quan, Hà Nội.

12. Chính phủ (1999), Nghị định số 16/1999/NĐ-CP ngày 27/03/1999 của

Chính phủ về thủ tục hải quan, giám sát và lệ phí hải quan, Hà Nội.

13. Chính phủ (2011), Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011 của Chính phủ

ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai

đoạn 2011-2020, Hà Nội.

14. Chính phủ (2013), Nghị định 127/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định

xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành

chính trong lĩnh vực hải quan, Hà Nội.

15. Chính phủ (2014), Nghị quyết 31/NQ-CP ngày 13/5/2014 ban hành

chương trình hành động của Chính Phủ thực hiện Nghị quyết 22-

NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung

ương Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế, Hà Nội.

16. Chính phủ (2014), Nghị quyết 49/NQ-CP ngày 10/7/2014 của Chính phủ về

Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết về chủ trương,

chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt

Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, Hà Nội.

Page 159: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

154

17. Chính phủ (2015), Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 về Chính

phủ điện tử, Hà Nội.

18. Chính phủ (2016), Nghị định 45/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định

127/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế

thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan, Hà Nội.

19. Chính phủ (2016), Nghị quyết 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính

phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh

doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017,

định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

20. Hoàng Anh Công (2003), Một số giải pháp đổi mới và hoàn thiện pháp

luật về kiểm tra giám sát hải quan ở nước ta hiện nay, Luận văn

thạc sĩ luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

21. Cục Kiểm tra sau thông quan (2003), Báo cáo tổng kết năm 2002 của Cục

Kiểm tra sau thông quan, Hà Nội.

22. Cục Kiểm tra sau thông quan (2004), Báo cáo tổng kết năm 2003 của Cục

Kiểm tra sau thông quan, Hà Nội.

23. Cục Kiểm tra sau thông quan (2005), Báo cáo tổng kết năm 2004 của Cục

Kiểm tra sau thông quan, Hà Nội.

24. Cục Kiểm tra sau thông quan (2006), Báo cáo tổng kết năm 2005 của Cục

Kiểm tra sau thông quan, Hà Nội.

25. Cục Kiểm tra sau thông quan (2007), Báo cáo tổng kết năm 2006 của Cục

Kiểm tra sau thông quan, Hà Nội.

26. Cục Kiểm tra sau thông quan (2008), Báo cáo tổng kết năm 2007 của Cục

Kiểm tra sau thông quan, Hà Nội.

27. Cục Kiểm tra sau thông quan (2009), Báo cáo tổng kết năm 2008 của Cục

Kiểm tra sau thông quan, Hà Nội.

28. Cục Kiểm tra sau thông quan (2010), Báo cáo tổng kết năm 2009 của Cục

Kiểm tra sau thông quan, Hà Nội.

Page 160: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

155

29. Cục Kiểm tra sau thông quan (2011), Báo cáo tổng kết năm 2010 của Cục

Kiểm tra sau thông quan, Hà Nội.

30. Cục Kiểm tra sau thông quan (2012), Báo cáo tổng kết năm 2011 của Cục

Kiểm tra sau thông quan, Hà Nội.

31. Cục Kiểm tra sau thông quan (2012), Nghiên cứu xây dựng chế độ ưu tiên

đặc biệt trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh

nghiệp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Ngành, Hà Nội.

32. Cục Kiểm tra sau thông quan (2013), Báo cáo tổng kết năm 2012 của Cục

Kiểm tra sau thông quan, Hà Nội.

33. Cục Kiểm tra sau thông quan (2014), Báo cáo tổng kết năm 2013 của Cục

Kiểm tra sau thông quan, Hà Nội.

34. Cục Kiểm tra sau thông quan (2015), Báo cáo tổng kết năm 2014 của Cục

Kiểm tra sau thông quan, Hà Nội.

35. Cục Kiểm tra sau thông quan (2016), Báo cáo tổng kết năm 2015 của Cục

Kiểm tra sau thông quan, Hà Nội.

36. Cục Kiểm tra sau thông quan (2016), Báo cáo 6 tháng đầu năm 2016 và

phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, Hà Nội.

37. Hoàng Việt Cường (2006), Hoàn thiện hoạt động kiểm tra sau thông

quan ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh

doanh và quản lý, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí

Minh, Hà Nội.

38. Hoàng Việt Cường (2007), Nâng cao hiệu quả nghiệp vụ kiểm tra sau

thông quan đối với hoạt động thanh toán quốc tế qua ngân hàng, Đề

tài khoa học cấp Ngành, Tổng cục Hải quan, Hà Nội.

39. Ngô Tùng Dương (2012), Hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải

quan Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh tế

phát triển, Hà Nội.

Page 161: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

156

40. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong

thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011)”,

tại trang http://www.chinhphu.vn, [truy cập ngày 8/8/2016]

41. Nguyễn Phạm Hải (2012), Đổi mới hoạt động hải quan đáp ứng yêu cầu

hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Viện Khoa học xã

hội Việt Nam, Hà Nội.

42. Nguyễn Phạm Hải (2012), “Vai trò của hải quan trong nền kinh tế hiện

đại - hội nhập và yêu cầu đổi mới hải quan ở Việt Nam”, Tạp chí

Nghiên cứu Châu Âu - European Studies Review N05, tại trang

http://www.vjol.info, [truy cập ngày 16/6/2016].

43. Minh Hạnh (2016), “Chinh phủ liêm chính kiến tọa động lực để phát

triển”, tại trang www.laodongthudo.vn, [truy cập ngày 6/12/2016]

44. Phạm Đức Hạnh (2009), Đổi mới quản lý hoạt động Hải quan Việt Nam góp

phần thúc đẩy phát triển kinh tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

45. Trần Thị Thanh Hiền (2012), Hoàn thiện công tác kiểm tra kế toán các

doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong kiểm tra sau thông quan tại Cục

Hải quan thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh

doanh, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.

46. Học viện tài chính (2012), Giáo trình Kiểm tra sau thông quan, Nxb Tài

Chính, Hà Nội.

47. Hội đồng Nhà nước (1990), “Pháp lệnh Hải quan”, tại trang

http://www.moj.gov.vn/, [truy cập ngày 15/10/2015].

48. Nguyễn Viết Hồng (2005), Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác

kiểm tra sau thông quan đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ kế hoạch cải

cách, phát triển và hiện đại hóa hải quan giai đoạn 2004 - 2006, Đề

tài nghiên cứu khoa học cấp Ngành, Mã số 08-N2005.

Page 162: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

157

49. Mai Văn Huyên (2002), Cơ sở lý luận, thực tiễn, nội dung và tác nghiệp

cụ thể nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan, Đề tài nghiên cứu khoa

học cấp Ngành, Tổng cục Hải quan, Hà Nội.

50. Nguyễn Thị Thu Hường (2009), Pháp luật về kiểm tra sau thông quan,

chuẩn mực quốc tế và thực tiễn áp dụng của Hải quan Việt Nam,

Luận văn thạc sĩ Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

51. Phùng Thị Bích Hường (2013), Một số luận cứ khoa học để phục vụ việc

xây dựng các nội dung sửa đổi, bổ sung trong Luật Hải quan sửa

đổi, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Ngành.

52. Phạm Ngọc Hữu (2003), Nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan, Tổng Cục

Hải quan - Tài liệu nghiệp vụ lưu hành nội bộ, Hà Nội.

53. Không rõ tác giả (2003), Luật Hải quan một số nước, Sách tham khảo,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

54. Tạ Thị Mão (2010), Xây dựng phần mềm thu thập, khai thác thông tin phục

vụ công tác kiểm tra sau thông quan, Đề tài khoa học cấp Ngành, Tổng

cục Hải quan, Hà Nội.

55. Trần Vũ Minh (2008), Mô hình kiểm tra sau thông quan ở một số nước

trên thế giới và khả năng áp dụng cho Việt Nam, Luận án tiến sĩ

kinh tế, Đại học Ngoại thương, Hà Nội.

56. Phạm Thị Bích Ngọc (2014), Kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan

ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng, Đại học Kinh tế

quốc dân, Hà Nội.

57. Nguyễn Thị Kim Oanh (2011), Kiểm tra sau thông quan ở Việt Nam trong

bối cảnh tự do hóa thương mại, Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội.

58. Quốc hội (1998), “Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu”, tại trang

http://moj.gov.vn/, [truy cập ngày 15/9/2015].

59. Quốc hội (2001), “Luật Hải quan”, tại trang http://moj.gov.vn/, [truy cập

ngày 23/9/2015].

Page 163: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

158

60. Quốc hội (2003), “Bộ luật Tố tụng hình sự”, tại trang http://moj.gov.vn,

[truy cập ngày 18/10/2015].

61. Quốc hội (2005), “Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan

2005”, tại trang http://moj.gov.vn/, [truy cập ngày 15/9/2015].

62. Quốc hội (2005), “Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu”, tại trang

http://www.chinhphu.vn, [truy cập ngày 18/10/2015].

63. Quốc hội (2006), “Luật Quản lý thuế”, tại trang http://www.chinhphu.vn/,

[truy cập ngày 16/10/2015].

64. Quốc hội (2011), “Luật Khiếu nại”, tại trang http://moj.gov.vn, [truy cập

ngày 26/7/2015].

65. Quốc hội (2012), “Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý

thuế”, tại trang http://thuvienphapluat.vn, [truy cập ngày 15/9/2015].

66. Quốc hội (2012), “Luật Xử lý vi phạm hành chính”, tại trang

http://www.moj.gov.vn, [truy cập ngày 16/10/2015].

67. Quốc hội (2014), “Luật Hải quan”, tại trang http://thuvienphapluat.vn/,

[truy cập ngày 14/10/2015].

68. Quốc hội (2015), “Luật Tố tụng hành chính”, tại trang

http://thuvienphapluat.vn, [truy cập ngày 15/9/2015].

69. Quốc hội (2016), “Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế Giá

trị gia tăng, Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế”,

http://www.customs.gov.vn, [truy cập ngày 16/8/2015].

70. Quốc hội (2016), “Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu”, tại trang

http://thuvienphapluat.vn, [truy cập ngày 15/9/2015].

71. Quốc hội (2016), “Nghị quyết 142/2016/QH13 ngày 12/4/2016 về Kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020”, tại trang

http://thuvienphapluat.vn, [truy cập ngày 10/8/2016].

Page 164: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

159

72. Phạm Hồng Thanh (2007), Dịch vụ kiểm tra sau thông quan của Hải

quan Việt Nam đối với hoạt động xuất nhập khẩu, Luận văn thạc sĩ

kinh tế, Hà Nội.

73. Trịnh Phương Thảo (2011), Cải cách thủ tục hành chính trong ngành Hải

quan hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội,

Hà Nội.

74. Nguyễn Bằng Thắng (2014), Hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử Việt

Nam theo hướng áp dụng các chuẩn mực hải quan hiện đại đến

năm 2020, Luận án tiến sĩ kinh tế, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế

Trung ương, Hà Nội.

75. Ngô Chí Thong (2008), Hoàn thiện pháp luật về thủ tục hải quan ở Việt

Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Chính trị - Hành chính

quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

76. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định 448/QĐ-TTg ngày 25/3/2011

của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển hải quan

đến năm 2020, Hà Nội.

77. Tổ chức Hải quan thế giới (1999), “Công ước quốc tế về đơn giản hóa và

hài hoà hóa thủ tục hải quan”, tại trang http://www.customs.gov.vn/,

[truy cập ngày 15/9/2015].

78. Tổ chức Hải quan thế giới (1999), “Nghị định thư về sửa đổi Công ước

quốc tế về đơn giản hóa và hài hoà hóa thủ tục hải quan”, tại trang

http://www.customs.gov.vn/, [truy cập ngày 18/9/2015].

79. Tổ chức thương mại thế giới (2015), “Hiệp định tạo thuận lợi của Tổ

chức thương mại thế giới”, tại trang http://www.mof.gov.vn, [truy

cập ngày 10/8/2016].

80. Tổng cục Hải quan (2002), Báo cáo tình hình công tác và phương

hướng nhiệm vụ năm của Ngành Hải quan năm 2002, Hà Nội.

Page 165: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

160

81. Tổng cục Hải quan (2003), Báo cáo tình hình công tác và phương

hướng nhiệm vụ năm của Ngành Hải quan năm 2003, Hà Nội.

82. Tổng cục Hải quan (2004), Báo cáo tình hình công tác và phương

hướng nhiệm vụ năm của Ngành Hải quan năm 2004, Hà Nội.

83. Tổng cục Hải quan (2005), Báo cáo tình hình công tác và phương

hướng nhiệm vụ năm của Ngành Hải quan năm 2005, Hà Nội.

84. Tổng cục Hải quan (2006), Báo cáo nghiên cứu tại Học viện Hải quan

Thượng Hải, Tài liệu tham khảo nội bộ, Hà Nội.

85. Tổng cục Hải quan (2006), Báo cáo tình hình công tác và phương

hướng nhiệm vụ năm của Ngành Hải quan năm 2006, Hà Nội.

86. Tổng cục Hải quan (2007), Báo cáo tình hình công tác và phương

hướng nhiệm vụ năm của Ngành Hải quan năm 2007, Hà Nội.

87. Tổng cục Hải quan (2008), Báo cáo tình hình công tác và phương

hướng nhiệm vụ năm của Ngành Hải quan năm 2008, Hà Nội.

88. Tổng cục Hải quan (2009), Báo cáo tình hình công tác và phương

hướng nhiệm vụ năm của Ngành Hải quan năm 2009, Hà Nội.

89. Tổng cục Hải quan (2010), Báo cáo tình hình công tác và phương

hướng nhiệm vụ năm của Ngành Hải quan năm 2010, Hà Nội.

90. Tổng cục Hải quan (2011), Chỉ thị 568/CT-TCHQ ngày 9/2/2011 của

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về tăng cường công tác kiểm

tra sau thông quan, Hà Nội.

91. Tổng cục Hải quan (2011), Báo cáo tình hình công tác và phương

hướng nhiệm vụ năm của Ngành Hải quan năm 2011, Hà Nội.

92. Tổng cục Hải quan (2012), Báo cáo đánh giá 1,5 năm thực hiện chỉ thị

568/CT-TCHQ ngày 9/2/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải

quan về tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan, Tài liệu

nội bộ, Hà Nội.

Page 166: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

161

93. Tổng cục Hải quan (2012), Báo cáo tình hình công tác và phương

hướng nhiệm vụ năm của Ngành Hải quan năm 2012, Hà Nội.

94. Tổng cục Hải quan (2013), Báo cáo tình hình công tác và phương

hướng nhiệm vụ năm của Ngành Hải quan năm 2013, Hà Nội.

95. Tổng cục Hải quan (2014), Báo cáo về công tác tham gia tố tụng hành

chính của ngành Hải quan, Tài liệu nội bộ, Hà Nội.

96. Tổng cục Hải quan (2014), Báo cáo tình hình công tác và phương

hướng nhiệm vụ năm của Ngành Hải quan năm 2014, Hà Nội.

97. Tổng cục Hải quan (2015), Báo cáo tình hình công tác và phương

hướng nhiệm vụ năm của Ngành Hải quan năm 2015, Hà Nội.

98. Tổng cục Hải quan (2016), Báo cáo đánh giá về công tác tham gia tố

tụng hành chính của ngành Hải quan, Tài liệu nội bộ, Hà Nội.

99. Tổng cục Hải quan (2016), Báo cáo tình hình công tác và phương

hướng nhiệm vụ năm của Ngành Hải quan 6 tháng đầu năm 2016

và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, Hà Nội.

100. Tổng cục Hải quan (2016), Quyết định 1722/QĐ-TCHQ ngày 10/6/2016

ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 19-2016/NQ-CP

ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ

yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh

quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

101. Lê Văn Tới (2005), Hải quan Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế

khu vực và quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc

gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

102. Trung tâm từ điển học (2005), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

103. Trường Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình lý luận chung nhà nước

và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

104. Trường Hải quan Việt Nam (2012), Tài liệu đào tạo Kiểm tra sau thông

quan, Nxb Tài chính, Hà Nội.

Page 167: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

162

105. Nguyễn Ngọc Túc (2007), Tiếp tục cải cách, hiện đại hóa Hải quan Việt

Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ

kinh tế, Đại học Ngoại thương, Hà Nội.

106. Nguyễn Mạnh Tùng (2016), “2016: Hải quan sẽ cung cấp dịch vụ công

trực tuyến mức 4”, tại trang http://www.taichinhdientu.vn, [truy cập

ngày 10/8/2016].

107. Uỷ ban thường vụ quốc hội (2004), “Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự”,

tại trang http://moj.gov.vn, [truy cập ngày 15/9/2015].

108. Hồng Vân (2016), “30% thủ tục đã kết nối Cơ chế một cửa quốc gia”, tại

trang http://www.baohaiquan.vn, [truy cập ngày 10/8/2016].

109. Nguyễn Cửu Việt (2008), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

110. Viện Nghiên cứu Hải quan (2013), Nghiên cứu tác động của việc Việt

Nam trở thành thành viên Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình

Dương đến các chỉ số hoạt động của Hải quan Việt Nam, Đề tài

nghiên cứu khoa học cấp Ngành, Hà Nội.

111. Đoàn Ngọc Xuân (2013), Kiểm tra sau thông quan và một số quy định

cần có tính chuẩn mực, Sách chuyên khảo, Nxb Y học, Hà Nội.

Tài liệu nước ngoài

112. ASEAN Customs (2012), “Asean agreement on customs”, tại trang

http://agreement.asean.org, [truy cập ngày 17/6/2016].

113. Association of Southeast Asian Nation (2004), ASEAN Customs

Valuation Guide Edition 1/2004, Jakarta.

114. Association of Southeast Asian Nation (2004), “ASEAN Post -

Clearance Audit Manual - The Final Draft 2004, Jakarta”, tại trang

http://agreement.asean.org, [truy cập ngày 17/6/2016].

115. Igarashi K. (2005), P.R. China Post-Clearance Audit, Seminar on Risk

Management and Post-Entry Audit Entry Audit.

Page 168: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

163

116. Japan Customs (2004), Customs Administration in Japan 2004.

117. Japan Customs (2007), “History of Japan Customs”, tại trang

http://www.customs.go.jp, [truy cập ngày 15/9/2015].

118. Kitaura M. (2005), Outline of Valuation and PCA in Japan, Osaka Customs.

119. Korea Customs (2007), “History of Korea Customs”, tại trang

http://english.customs.go.kr, [truy cập ngày 15/9/2015].

120. Luc De Wulf and José B.Sokol (2005), Customs Modernization

Initiatives, The Internation Bank for Reconstruction and

Development/The World Bank, Nxb Thế giới.

121. Nobuyuki Shokai (2006), ASEAN Post Clearance Audit Manual.

122. Nobuyuki Shokai (2006), The blueprint of Asean customs post clearance

audit, JICA Expert.

123. Tanaka M. (2006), Computer Assisted Audit, Asean PCA Training on

Trainer 20 February 2006.

124. Tanaka M. (2006), Japan’s Experience on finding irregularities, Asean

PCA Training on Trainer 20 February 2006.

125. World Customs Organization (2012), “Guidelines for Post Clearance

Audit”, tại trang http://www.wcoomd.org, [truy cập ngày 15/9/2015].

126. World Trade Organization (Negotiating Group on Trade Facilitation),

Document TN/TF/W/55 - 22 July 2005 (05-3315), tại trang

http://docsonline.wto.org, [truy cập ngày 15/9/2015].

127. Yamahara T. (2004), Document on Technical Cooperation Project for

“Capacity Building of Master Trainers for Modernization of

Customs Administration”, PMU Workshop November 2, Ha Noi.

Page 169: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

164

PHỤ LỤC

Biểu 1. Kết quả kiểm tra sau thông quan từ 2002 đến năm 2015

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo của Cục Kiểm tra sau thông quan –

Tổng cục Hải quan [21; 22; 23; 24; 25; 26; 27; 28; 29; 30; 32; 33; 34; 35]

Page 170: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

165

Biểu 2. Kết quả thu ngân sách từ kiểm tra sau thông quan

từ 2002 đến 6 tháng 2016

Năm Số thu từ KTSTQ

(tỷ đồng)

Số thu của toàn

Ngành

(tỷ đồng)

Tỷ lệ số thu

KTSTQ/số thu

toàn Ngành (%)

2002 20,44 37.221 0.06

2003 22,01 39.224 0.06

2004 33,7 46.032 0.07

2005 35,68 53.136 0.07

2006 127,2 61.040 0.21

2007 195,18 85.080 0.23

2008 212,33 125.163 0.17

2009 345,82 143.853 0.24

2010 309,37 168.000 0.18

2011 545,38 216.820 0.25

2012 1.373,06 197.845 0.69

2013 1.643,71 222.421 0.74

2014 1.104,79 244.944 0.45

2015 1.363,7 261.824 0.63

6 tháng

2016 940,95 127.733 0.71

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo tổng kết năm của Tổng cục Hải quan và

Cục Kiểm tra sau thông quan [80; 81; 82; 83; 85; 86; 87; 88; 89; 91; 93; 94;

96; 97; 99]

Page 171: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

166

Biểu 3: Tỷ lệ số doanh nghiệp được kiểm tra sau thông quan

trên số doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Năm Số doanh nghiệp

được KTSTQ

Số doanh nghiệp

xuất nhập khẩu

Tỷ lệ

(%)

2005 139 44.581 0.31

2006 559 44.992 1.24

2007 715 45.454 1.57

2008 793 46.899 1.69

2009 783 47.112 1.66

2010 904 47.483 1.90

2011 2.065 47.444 4.35

2012 2.672 51.018 5.24

2013 2.327 60.000 3.88

2014 3.697 55.100 6.71

2015 7.561 63.420 11.92

6 tháng 2016 3.626 (1754) 73.170 5.35

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo tổng kết năm của Tổng cục Hải quan và

Cục Kiểm tra sau thông quan [83; 85; 86; 87; 88; 89; 91; 93; 94; 96; 97; 99]

Page 172: HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/Đào Thị Hoa Sen_Luan an.pdf · 2017-05-03 · cần giải quyết trong luận án 8 23

167

Biểu 4: So sánh tốc độ tăng của kim ngạch và tờ khai xuất nhập khẩu

với tốc độ tăng của kiểm tra sau thông quan

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo tổng kết năm của Tổng cục Hải quan và

Cục Kiểm tra sau thông quan [83; 85; 86; 87; 88; 89; 91; 93; 94; 96; 97; 99]