28
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐỖ THỊ THƠM THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ QUYÒN KINH TÕ, X· HéI Vµ V¡N HãA §èI VíI NG¦êI D¢N TéC THIÓU Sè ë C¸C TØNH MIÒN NóI PHÝA B¾C VIÖT NAM Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số : 62 38 01 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2015

THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ QUYÒN KINH TÕ, X· HéI Vµ V¡N HãA ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/do_thi_thom_vi.pdfxuống được với đời sống bà con dân tộc thiểu số

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ QUYÒN KINH TÕ, X· HéI Vµ V¡N HãA ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/do_thi_thom_vi.pdfxuống được với đời sống bà con dân tộc thiểu số

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ĐỖ THỊ THƠM

THùC HIÖN PH¸P LUËT

VÒ QUYÒN KINH TÕ, X· HéI Vµ V¡N HãA §èI VíI

NG¦êI D¢N TéC THIÓU Sè ë C¸C TØNH

MIÒN NóI PHÝA B¾C VIÖT NAM

Chuyên nganh : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật

Ma sô : 62 38 01 01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

HÀ NỘI - 2015

Page 2: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ QUYÒN KINH TÕ, X· HéI Vµ V¡N HãA ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/do_thi_thom_vi.pdfxuống được với đời sống bà con dân tộc thiểu số

Công trình được hoàn thành tạiHọc viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. Tường Duy Kiên2. TS. Trương Hồ Hải

Phản biện 1: .................... ....................................

Phản biện 2:............. ............................................

Phản biện 3:......... ................................................

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học việnhọp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Vào hồi...' ngày ... tháng ... năm ....

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc giavà Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Page 3: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ QUYÒN KINH TÕ, X· HéI Vµ V¡N HãA ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/do_thi_thom_vi.pdfxuống được với đời sống bà con dân tộc thiểu số

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tàiỞ mọi quốc gia và khu vực, do những nguyên nhân lịch sử, xã

hội...luôn tồn tại những tộc người có vị thế, năng lực và trình độ phát triểnchậm hơn sự phát triển chung của xã hội, đó là tộc người thiểu số. Mặc dùvậy, tất cả đều là thành viên của cộng đồng nhân loại, đều bình đẳng về cácquyền và tự do cơ bản của con người. Vì vậy tôn trọng, bảo vệ và thực hiệncác quyền con người, trong đó có người dân tộc thiểu số là trách nhiệm hàngđầu của quốc gia.

Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi công tác bảo đảm và thúc đẩyquyền con người đối với người dân tộc thiểu số là trách nhiệm hàng đầu củacác cấp ủy đảng và chính quyền từ Trung ương xuống địa phương. Đảng vàNhà nước đã ban hành nhiều quyết sách đặc thù về phát triển kinh tế - xãhội, hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt, chăm sóc y tế, văn hóa,giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó mà vùng dân tộc thiểu số đãcó sự phát triển mạnh mẽ hơn, từng bước ổn định, đời sống của bà con dântộc dần được cải thiện hơn so với trước những năm đổi mới, nhất là cácquyền về kinh tế, xã hội và văn hóa.

Tuy nhiên, thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa vẫncòn nhiều bất cập tại vùng dân tộc thiểu số nói chung và ở các tỉnh miền núiphía Bắc nói riêng và đây vẫn là vùng khó khăn nhất cả nước. Nhà nước banhành pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa là đúng đắn, song việctriển khai thực hiện rất hạn chế, không ít văn bản quy phạm pháp luật khôngxuống được với đời sống bà con dân tộc thiểu số hay do ảnh hưởng của điềukiện tự nhiên khắc nghiệt vùng núi địa hình chia cắt, độ dốc lớn; Hoặc dochính năng lực hạn chế về ý thức pháp luật của người dân tộc thiểu số ở cáctỉnh miền núi phía Bắc về các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa. Đó chínhlà “rào cản,, đối với việc thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và vănhóa đối với người dân tộc thiểu số nơi đây được hiệu quả. Hơn nữa, các thếlực thù địch đã và đang lợi dụng những yếu kém của việc thực hiện pháp luậtvề quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số để kíchđộng đòi “ly khai,, dân tộc như bạo loạn ở Tây Nguyên năm 2001 và2004, ởMường Nhé Điện Biên năm 2011, là một ví dụ.

Đó là lý do tôi chọn đề tài : “Thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hộivà văn hóa đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc ViệtNam,, để làm Luận án tiến sỹ. Đây là đề tài có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lýluận và thực tiễn.

Page 4: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ QUYÒN KINH TÕ, X· HéI Vµ V¡N HãA ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/do_thi_thom_vi.pdfxuống được với đời sống bà con dân tộc thiểu số

2

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án2.1. Mục đích của luận ánLuận án phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về lý luận thực hiện

pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số;qua phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật luận án đề xuất các quanđiểm và giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hộivà văn hóa đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc ViệtNam hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ của luận ánMột là, xây dựng khái niệm, phân tích các đặc điểm, vai trò, nội dung và

các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đốivới người dân tộc thiểu số. Nghiên cứu về thực hiện pháp luật về quyền kinh tế,xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số của một số nước trong khu vựccó sự tương đồng về văn hóa, từ đó rút ra những kinh nghiệm có thể vận dụngvào thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dântộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.

Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng, nêu lên những kết quả đạt được,những hạn chế yếu kém, rút ra các nguyên nhân của những kết quả đạt được vànhững hạn chế trong thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đốivới người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.

Ba là, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án xây dựng các quan điểm vàđề xuất các giải pháp cụ thể, phù hợp có tính khả thi nhằm đảm bảo thực hiệnpháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số ởcác tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của Luận án là quá trình thực hiện pháp luật về

quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miềnnúi phía Bắc (gồm 14 tỉnh: Sơn La, Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu, HàGiang, Tuyên Quang, Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Yên Bái, TháiNguyên, Phú Thọ, Bắc Giang)

3.2. Phạm vi nghiên cứuThực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người

dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc là vấn đề rất rộng và phức tạp, cóthể nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau.

Luận án chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề dưới góc độ khoa học lý luận vàlịch sử nhà nước và pháp luật. Trong quá trình nghiên cứu, tập trung vào các nộidung cơ bản của thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Khiđánh giá thực trạng chỉ điều tra khảo sát những vấn đề cốt lõi để làm cơ sở luận

Page 5: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ QUYÒN KINH TÕ, X· HéI Vµ V¡N HãA ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/do_thi_thom_vi.pdfxuống được với đời sống bà con dân tộc thiểu số

3

giải các hạn chế, đồng thời đưa ra những quan điểm, giải pháp phù hợp nhằmđảm bảo thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với ngườidân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu4.1. Cơ sở lý luậnLuận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư

tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam vềNhà nước và pháp luật về thực hiện pháp luật nói chung, thực hiện pháp luật vềquyền kinh tế, xã hội và văn hóa nói riêng.

4.2. Phương pháp nghiên cứuLuận án được thực hiện dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa duy

vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp các phương pháp nghiêncứu như: phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp lịch sử cụ thể và sử dụngkết quả điều tra xã hội học.

Tác giả chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp với từng nội dung trongLuận án. Chương 1, tác giả sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để đánhgiá, nhận xét các công trình nghiên cứu có liên quan đến thực hiện pháp luật vềquyền kinh tế, xã hội và văn hóa nói chung. Chương 2, tác giả chủ yếu sử dụngphương pháp diễn giải - quy nạp để xây dựng các khái niệm; Phương pháp phântích, tổng hợp để nghiên cứu đặc điểm, hình thức, vai trò, chủ thể, nội dung vàcác yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đốivới người dân tộc thiểu số; Phương pháp so sánh để tìm hiểu về các quy chuẩnquốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa và thực hiện pháp luật về quyềnkinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số ở một số nước để thamkhảo những kinh nghiệm có thể vận dụng vào Việt Nam. Chương 3, tác giả sửdụng phương pháp thống kê kết hợp vớí phân tích để nghiên cứu các đặc điểmvề tự nhiên, kinh tế, xã hội ở các tỉnh miền núi phía Bắc có ảnh hưởng tới việcthực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với đồng bào dântộc thiểu số nơi đây. Đồng thời sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, đánhgiá, thống kê để đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế yếu kém,tìm ra nguyên nhân của hạn chế thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội vàvăn hóa đối với người. Đặc biệt tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra xã hộihọc để từ đó đánh giá một cách khách quan thực trạng thực hiện pháp luật vềquyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miềnnúi phía Bắc. Chương 4, tác giả sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp đểđưa ra các quan điểm và đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện phápluật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnhmiền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay.

Page 6: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ QUYÒN KINH TÕ, X· HéI Vµ V¡N HãA ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/do_thi_thom_vi.pdfxuống được với đời sống bà con dân tộc thiểu số

4

5. Đóng góp khoa học của luận ánThứ nhất, luận án đã làm rõ khái niệm, đặc điểm về quyền kinh tế, xã

hội và văn hóa; đã nêu được vai trò của việc thực hiện pháp luật về quyềnkinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số; phân tích rõ nộidung, đặc điểm và các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền kinh tế,xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số; Tham khảo và phân tíchviệc thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với ngườidân tộc thiểu số ở một số nước trên thế giới và những kinh nghiệm có thể vậndụng vào Việt Nam.

Thứ hai, luận án nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách hệ thống thựctrạng thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dântộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc, nêu lên những kết quả đạt được, nhữnghạn chế yếu kém; nguyên nhân của những kết quả đạt được và những hạn chếyếu kém. Đây là cơ sở thực tiễn khoa học để đưa ra các giải pháp bảo đảm thựchiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểusố ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay.

Thứ ba, luận án dự báo xu hướng tác động đến thực hiện quyền kinh tế xãhội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Đưara các quan điểm và đề xuất các giải pháp có tính khả thi về đảm bảo thực hiệnpháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số ởcác tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay nhằm góp phần thúc đẩy pháttriển một xã hội hài hòa không có tính loại trừ những nhóm dễ bị tổn thươngnhư phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án- Về mặt lý luận: Luận án góp phần làm phong phú thêm những vấn đề lý

luận của thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với ngườidân tộc thiểu số nói chung và ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng. Làm sáng tỏkhái niệm quyền kinh tế, xã hội và văn hóa và thực hiện pháp luật về quyền kinhtế, xã hội và văn hóa.

- Về mặt thực tiễn : Những giải pháp mà luận án đưa ra được xuất pháttừ thực trạng thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối vớingười dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc, qua đó thấy được nhữngkết quả, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của hạn chế trong quá trình thực hiệnpháp luật về quyền đối với người dân tộc thiểu số nơi đây.Luận án đã dự báo những xu hướng tác động đến việc thực hiện quyền kinhtế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số, xây dựng các quan điểmvà đề xuất các giải pháp mang tính toàn diện, có cơ sở khoa học nhằm bảođảm thực hiện pháp luật về quyền đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnhmiền núi phía Bắc. Do vậy, luận án có thể làm tài liệu tham khảo giúp các

Page 7: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ QUYÒN KINH TÕ, X· HéI Vµ V¡N HãA ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/do_thi_thom_vi.pdfxuống được với đời sống bà con dân tộc thiểu số

5

nhà hoạch định chính sách, các nhà lập pháp, các cán bộ làm công tác thựctiễn trong lĩnh vực dân tộc, các cán bộ làm công tác nghiên cứu, giảng dạycũng như những người làm công tác áp dụng pháp luật có cách nhìn toàndiện, thấu đáo đối với việc thực hiện pháp luật về quyền con người nói chungvà quyền kinh tế, xã hội và văn hóa nói riêng đối với người dân tộc thiểu số.

6. Kết cấu của luận ánNgoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội

dung của luận án được kết cấu thành 4 chương, 11 tiết.

Chương 1TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚCCác công trình nghiên cứu trong nước đã được công bố cho thấy có

nhiều công trình đề cập đến các vấn đề chung về quyền con người, trong đó cóquyền kinh tế, xã hội và văn hóa, và đề cập đến từng khía cạnh của việc thựchiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểusố. Tuy nhiên, các công trình mới chỉ đề cập đến từng nội dung cụ thể của thựchiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểusố mà chưa có công trình nào nghiên cứu có hệ thống và toàn diện nội dungthực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộcthiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.

1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚCNghiên cứu các công trình ngoài nước liên quan đến đề tài cho thấy có

một số công trình đề cập đến thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và vănhóa. Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội vàhệ thống pháp luật ở các quốc gia trên thế giới có nhiều khác biệt, nên trong cáccông trình này chưa đề cập đến Thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội vàvăn hóa đối với người dân tộc thiểu số, mà chỉ đề cập đến những quy phạmchung về quyền con người, trong đó có quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.

1.3. MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨUCÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊNCỨU TRONG LUẬN ÁN

- Những công trình trong nước và nước ngoài đã tập trung nghiên cứu cácvấn đề lý luận về quyền con người trong đó có quyền kinh tế, xã hội và văn hóavà ở các khía cạnh khác nhau, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cáchtoàn diện, đầy đủ có hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luậtvề quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số nói chung vàở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam nói riêng.

Page 8: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ QUYÒN KINH TÕ, X· HéI Vµ V¡N HãA ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/do_thi_thom_vi.pdfxuống được với đời sống bà con dân tộc thiểu số

6

- Các công trình nghiên cứu cả trong và ngoài nước cho thấy chưa có côngtrình nào tập trung nghiên cứu một cách toàn diện có hệ thống về Thực hiện phápluật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số, cũngnhư thực trạng của việc thực hiện pháp luật về nhóm quyền này và giải pháp bảođảm thực hiện một cách hiệu quả đối với người dân tộc thiểu số nói chung và ởcác tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng.

- Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận ánThứ nhất: nghiên cứu cơ sở lý luận của thực hiện pháp luật về quyền

kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số. Trên cơ sở phân tíchkhoa học các công trình nghiên cứu ở trên, tác giả kế thừa có chọn lọc và tiếptục đi sâu nghiên cứu thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóađối với người dân tộc thiểu số, mà đặc biệt là ở khu vực miền núi phía Bắc mộtcách có hệ thống và toàn diện.

Thứ hai: luận án phân tích đặc điểm, luận giải, phân tích làm rõ vai tròcủa thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dântộc thiểu số; các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hộivà văn hóa đối với người dân tộc thiểu số.

Thứ ba, luận án phân tích, hệ thống hoá và xây dựng các quan điểm chỉđạo, đề xuất các giải pháp để khắc phục những hạn chế, yếu kém trong việc thựchiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểusố ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam nhằm góp phần giải quyết những bấtcập giữa quy định của pháp luật với thực hiện pháp luật trên thực tiễn đờisống của người dân tộc thiểu số.

Chương 2CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

VỀ QUYỀN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ ĐỐIVỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ

2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀQUYỀN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ

2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của quyền kinh tế, xã hội và văn hoá2.1.1.1. Khái niệm quyền kinh tế, xã hội và văn hóaQuyền con người là những đặc tính xuất phát từ nhu cầu và phẩm giá vốn

có của con người, được ghi nhận và bảo đảm bằng pháp luật quốc gia và quốctế. Với tư cách là một giá trị xã hội mà con người giành được để đi đến pháttriển tự do thì quyền kinh tế, xã hội và văn hóa là nhu cầu thiết yếu về nhânphẩm và giá trị của con người được pháp luật quốc gia và quốc tế ghi nhận làđiều kiện bảo đảm cho sự tự do và phát triển của con người, bao gồm các

Page 9: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ QUYÒN KINH TÕ, X· HéI Vµ V¡N HãA ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/do_thi_thom_vi.pdfxuống được với đời sống bà con dân tộc thiểu số

7

quyền sở hữu, quyền có việc làm, quyền được giáo dục, quyền chăm sóc sứckhỏe, quyền an sinh - xã hội, quyền được duy trì và bảo tồn bản sắc văn hóa.

2.1.1.2.Đặc điểm của quyền kinh tế, xã hội và văn hóaQuyền kinh tế, xã hội và văn hóa là một trong hai nhóm quyền cơ bản của

con người, vì vậy nó mang đầy đủ các đặc điểm của quyền con người như: Tínhphổ biến được áp dụng cho tất cả các thành viên trong gia đình nhân loại màkhông có sự phân biệt đối xử nào dựa trên chủng tộc, màu da, giới tính, ngônngữ và các tình trạng khác; Tính không thể chuyển nhượng; Tính không thểphân chia và phụ thuộc lẫn nhau. Ngoài ra quyền kinh tế, xã hội và văn hóacòn có những đặc điểm đặc thù như:

Thứ nhất: Tính đặc thù của các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, trướchết do sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các khu vực và các quốc giavà vùng lãnh thổ. Do đó các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa không chỉ đượcghi nhận trong các văn kiện nhân quyền quốc tế mà còn được ghi nhận cảtrong các văn kiện nhân quyền khu vực như: Hiến chương xã hội châu Âu,Nghị định thư bổ sung Công ước châu Mỹ về quyền con người trên lĩnh vựcquyền kinh tế, xã hội và văn hóa;

Thứ hai: Thực hiện quyền kinh tế, xã hội và văn hóa trực tiếp gắn liền vàphụ thuộc nhiều vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội và nguồn lực của mỗiquốc gia. Không thể bảo đảm thực hiện nhóm quyền kinh tế, xã hội và văn hóakhi mà nền kinh tế kém phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp. Bởinhóm quyền kinh tế, xã hội và văn hóa có liên quan đến việc hoạch định chínhsách, pháp luật, các chương trình hành động, và nguồn lực của các chính phủ.Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin:Khoảng cách chênh lệch phát triển giữa các quốc gia, dân tộc, chẳng qua làsự phản ánh của trình độ sản xuất, năng suất lao động và cụ thể hóa bằng kếtquả sản xuất có được. Sự phát triển kinh tế là cơ sở để phát triển chính trị,pháp luật, triết học, văn hóa... dẫn đến một tất yếu: "Quyền không bao giờ cóthể ở mức cao hơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hoá do chế độ kinh tếđó quyết định.

Thứ ba: Nghĩa vụ của các quốc gia thành viên theo ICESCR sẽ bị coi là viphạm trong các trường hợp: Không nhanh chóng xóa bỏ hoặc không tổ chứcthực hiện kịp thời các quyền mà theo công ước yêu cầu phải thực hiện ngay.

2.1.2. Khái niệm, đặc điểm của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam2.1.2.1.Khái niệm về dân tộc thiểu sốDân tộc là một khái niệm được hiểu theo nghĩa rộng là dân tộc quốc gia

(Nation) là một cộng đồng chính trị - xã hội, bao gồm tất cả các thành phầndân tộc đa số và thiểu số sinh sống trong phạm vi lãnh thổ của một quốc giathống nhất.

Page 10: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ QUYÒN KINH TÕ, X· HéI Vµ V¡N HãA ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/do_thi_thom_vi.pdfxuống được với đời sống bà con dân tộc thiểu số

8

Dân tộc hiểu theo nghĩa hẹp thì khái niệm dân tộc (Ethnic) lại: "Đồngnghĩa với cộng đồng tộc người, cộng đồng này có thể là bộ phận chủ yếu haythiểu số của một dân tộc sinh sống ở trên cùng một lãnh thổ thống nhất hay ởnhiều quốc gia khác nhau nhưng được liên kết với nhau bằng ngôn ngữ, văn hóavà ý thức tự giác tộc người .

Tại Điều 5 Nghị định của Chính phủ về công tác dân tộc quy định: "Dân tộcthiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnhthổ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam" và "Dân tộc đa số là dân tộc có sốdân chiếm trên 50% tổng dân số cả nước, theo điều tra dân số quốc gia".

Tuy nhiên, tổng hợp những thuộc tính được ghi nhận từ nội dung cácvăn bản pháp luật có liên quan đến dân tộc thiểu số, có thể hiểu khái niệm"người dân tộc thiểu số " ở Việt Nam như sau:

Người dân tộc thiểu số là người thuộc dân tộc có số dân ít hơn với dântộc đa số trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, có những đặc điểm riêng vềchủng tộc, ngôn ngữ, phong tục, tập quán.

2.1.2.2. Đặc điểm của người dân tộc thiểu số ở Việt NamThứ nhất, về đặc điểm cư trú của đồng bào dân tộc thiểu số, Việt Nam

là cộng đồng các dân tộc sống xen kẽ với nhau (cả dân tộc đa số là ngườiKinh và các dân tộc thiểu số khác) mà không cư trú thành những khu vựcriêng biệt như các dân tộc thiểu số ở một số nước trên thế giới - đây là đặctrưng duy nhất chỉ có ở các dân tộc Việt Nam

Thứ hai, về đoàn kết dân tộc, cộng đồng các dân tộc Việt Nam có truyềnthống đoàn kết, gắn bó, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Không có hiện tượng đồnghóa, xâm chiếm lãnh thổ của dân tộc này với dân tộc khác. Vì vậy, không xuấthiện sự mâu thuẫn đối kháng giữa dân tộc thiểu số với dân tộc đa số. Đây là đặcđiểm đặc trưng nhất của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

Thứ ba, về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phần lớn (khoảng 75%)trong tổng số các dân tộc thiểu số sống ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, giáp biêngiới, tập trung chủ yếu ở miền núi phía Bắc Việt Nam có điều kiện tự nhiênkhông thuận lợi, trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đều nhau có đời sốngvật chất rất khó khăn, lạc hậu, thậm trí vẫn còn lối sống du canh, du cư.

Thứ tư, về bản sắc văn hóa, các dân tộc thiểu số ở Việt Nam đều cónhững bản sắc văn hóa riêng, tạo nên một nền văn hóa Việt Nam đa dạng,phong phú, các dân tộc thiểu số ở Việt Nam đều có ngôn ngữ riêng của dântộc mình, một số ít dân tộc thiểu số có chữ viết riêng.

2.1.3. Khái niệm, đặc điểm thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xãhội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số

2.1.3.1. Khái niệm thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội vàvăn hóa

Thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa là một quátrình hoạt động với nhiều trình tự, thủ tục, có nhiều chủ thể tham gia với

Page 11: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ QUYÒN KINH TÕ, X· HéI Vµ V¡N HãA ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/do_thi_thom_vi.pdfxuống được với đời sống bà con dân tộc thiểu số

9

những quyền hạn và nghĩa vụ nhất định và vai trò khác nhau. Những trình tự,thủ tục trong quá trình hoạt động của các chủ thể nói trên được pháp luật quyđịnh cụ thể, mà các chủ thể phải thực hiện nghiêm túc.

Thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa phải là hành vihợp pháp, tức là hành vi hoàn toàn phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật.

Nhà nước là chủ thể chính có trách nhiệm hàng đầu trong cơ chế bảođảm thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dântrong đó có người dân tộc thiểu số.

Từ sự phân tích lý giải trên, có thể hiểu:Thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân

tộc thiểu số là tổng thể các hoạt động có mục đích, có chủ định của các cơ quannhà nước, các tổ chức xã hội và các cá nhân người dân tộc thiểu số để đưa cácquy phạm pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đi vào cuộc sống củangười dân nơi đây.

2.1.3.2. Đặc điểm thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và vănhoá đối với người dân tộc thiểu số

Thứ nhất, THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa là sự tiếp nối xâydựng pháp luật về quyền, bao gồm toàn bộ các hoạt động nhằm đưa các quy phạmpháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đi vào cuộc sống của bà con dântộc thiểu số.

Thứ hai, chủ thể thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóađối với người dân tộc thiểu số bao gồm nhiều loại chủ thể, đó là các cơ quan nhànước; các cấp ủy Đảng; chính quyền các cấp, công chức, viên chức nhà nước,các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp; tổ chức cộng đồng củađồng bào, các cá nhân và hộ gia đình người dân tộc thiểu số. Trong đó:

Chủ thể có nghĩa vụ lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện pháp luật về quyềnkinh tế, xã hội và văn hóa là đảng bộ các cấp từ cấp tỉnh xuống huyện và xã;các cấp chính quyền từ trung ương xuống địa phương.

Chủ thể tổ chức thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóalà những cơ quan, tổ chức, cá nhân có chức năng nhiệm vụ phải thực hiện, tổchức THPLvề quyền kinh tế, xã hội và văn hóa trên địa bàn mà mình phụtrách và bảo đảm đúng đối tượng được thụ hưởng quyền.

Chủ thể hưởng quyền chính là người dân tộc thiểu số. Trong trườnghợp này người dân tộc thiểu số vừa là chủ thể quyền, vừa là chủ thể thực hiệnpháp luật, hơn ai hết chính người dân tộc thiểu số là chủ thể trực tiếp thamgia thể thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hoá

Thứ ba, thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối vớingười dân tộc thiểu số được tiến hành theo các trình tự, thủ tục của pháp luậtquy định.

Page 12: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ QUYÒN KINH TÕ, X· HéI Vµ V¡N HãA ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/do_thi_thom_vi.pdfxuống được với đời sống bà con dân tộc thiểu số

10

2.1.3.3. Hình thức thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội vàvăn hoá đối với người dân tộc thiểu số

Thứ nhất, tuân thủ pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóaThứ hai, sử dụng pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.Thứ ba, thi hành pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.Thứ tư, áp dụng pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa2.1.4. Vai trò của thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và

văn hoá đối với người dân tộc thiểu sốThứ nhất, thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa là

phương tiện hữu hiệu giúp người dân tộc thiểu số phát triển các năng lực làmchủ, chủ động, tích cực tham gia vào công việc quản lý nhà nước và xã hội.

Thứ hai, thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đốivới người dân tộc thiểu số là một phương thức bảo đảm an toàn xã hội, anninh biên giới và góp phần bảo đảm chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

Thứ ba, thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối vớingười dân tộc thiểu số giữ vững bản chất Nhà nước của dân, do dân và vì dânnhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Thứ tư, thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối vớingười dân tộc thiểu số góp phần nâng cao trình độ dân trí và nguồn lực củasự phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu số và cả nước.

Thứ năm, thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đốivới người dân tộc thiểu số phát huy các giá trị đạo đức, bản sắc văn hóatruyền thống nhân văn của dân tộc Việt Nam.

2.2. NỘI DUNG, YÊU CẦU VÀ CÁC YẾU TỐ BẢO ĐẢM THỰC HIỆNPHÁP LUẬT VỀ QUYỀN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ ĐỐI VỚI NGƯỜIDÂN TỘC THIỂU SỐ

2.2.1. Nội dung thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và vănhóa đối với người dân tộc thiểu số

Một là, Nhà nước với tư cách là chủ thể nghĩa vụ, chịu trách nhiệm bảođảm thực thi pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dântộc thiểu số thông qua các cơ quan nhà nước, các công chức, viên chức nhànước triển khai tổ chức thực hiện để đưa chính sách và pháp luật vào cuộcsống của bà con dân tộc thiểu số

Hai là, Nâng cao nhận thức pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và vănhóa cho các chủ thể quyền, trong trường hợp này, chủ thể quyền chính là bảnthân đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện các quyền năng của mình về kinh tế,xã hội và văn hóa.

Ba là, Các cơ quan nhà nước, công chức nhà nước hay những người cóthẩm quyền tổ chức thực hiện các hoạt động áp dụng pháp luật về quyền kinh

Page 13: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ QUYÒN KINH TÕ, X· HéI Vµ V¡N HãA ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/do_thi_thom_vi.pdfxuống được với đời sống bà con dân tộc thiểu số

11

tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số cần phải thiết lập nhữngnguyên tắc cơ bản của quá trình giải quyết khiếu nại và tố cáo trong quá trìnhthực hiện pháp luật về phát triển kinh tế, xã hội nếu:

- Những quyền và lợi ích cơ bản của người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng;- Người có khiếu kiện và được giải quyết khiếu kiện miễn phí;- Cơ chế giải quyết khiếu kiện sẽ là một phần quan trọng trong cơ chế

giải quyết xung đột dựa vào cộng đồng và phải phù hợp về văn hóa của đồngbào dân tộc;

2.2.2. Yêu cầu và các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật về quyềnkinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số

2.2.2.1. Yêu cầu thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và vănhoá đối với người dân tộc thiểu số

Thứ nhất, thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đốivới người dân tộc thiểu số phải bảo đảm đúng đối tượng thụ hưởng quyền.

Thứ hai, thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối vớingười người dân tộc thiểu số phải đảm bảo sự công khai, minh bạch, bình đẳng.

Thứ ba, thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối vớingười người dân tộc thiểu số phải tương thích với các tiêu chuẩn quốc tế vàđề cao các quyền con người ghi nhận trong Hiến pháp 2013.

Thứ tư, chi phí thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóađối với người người dân tộc thiểu số phải bảo đảm tính hợp lý.

2.2.2.2. Các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xãhội và văn hoá đối với người dân tộc thiểu số

Một là, các yếu tố bảo đảm về chính tri, kinh tế, xã hội.Hai là, bảo đảm về mặt pháp lý và tổ chức thực hiện pháp luật.Ba là, bảo đảm một cơ chế giám sát hiệu quả việc tổ chức thực hiện

pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số.2.3. TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC

VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI VIỆT NAM

2.3.1. Pháp luật quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa vàquyền của người dân tộc thiểu số.

2.3.1.1. Nội dung pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hoá- Nội dung pháp luật về quyền kinh tế như quyền lao động, việc làmquyền có tiêu chuẩn sống thích đáng

- Nội dung pháp luật về quyền xã hội, như quyền an sinh xã hội, chămsóc y tế

- Nội dung pháp luật về quyền văn hóa bao gồm giáo dục tiểu học làphổ cập và miễn phí với mọi người; Bằng mọi biện pháp thích hợp.

Page 14: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ QUYÒN KINH TÕ, X· HéI Vµ V¡N HãA ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/do_thi_thom_vi.pdfxuống được với đời sống bà con dân tộc thiểu số

12

Mỗi quốc gia cần bảo đảm các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa dướimọi hình thức và ở tất cả các cấp phải thể hiện những nét đặc trưng, gắn kếtbao gồm:

- Tính sẵn có: thể hiện ở những điều kiện cơ sở hạ tầng thiết yếu- Có thể tiếp cận: Thể hiện ở việc các cơ sở và chương trình bảo đảm

tiếp cận bình đẳng của tất cả mọi người,- Có thể chấp nhận được: tức là phù hợp về văn hoá các dân tộc và có

chất lượng tốt- Có thể thích ứng: Thể hiện ở nhà cung cấp dịch vụ phải linh hoạt để

có thể thích ứng với nhu cầu liên tục thay đổi của xã hội và cộng đồng.2.3.1.2. Quyền của người dân tộc thiểu số trong pháp luật quốc tếThứ nhất: Điều 27 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị

đã xác lập một quyền của riêng các nhóm thiểu số, bao gồm thiểu số về dântộc (quyền của nhóm).

Thứ hai: Việc bảo đảm các quyền của người thiểu số nêu ở Điều 27không làm tổn hại đến chủ quyền hay toàn vẹn lãnh thổ của một quốc giathành viên.

Thứ ba: Các quyền được bảo vệ theo Điều 27 Công ước quốc tế vềcác quyền dân sự và chính trị cũng không đồng nhất với những quyền đượcbảo vệ theo Điều 2( khoản1) và Điều 26 của công ước này.

Thứ tư: Bản chất của các quyền được bảo vệ theo Điều 27 là cácquyền cá nhân, và khả năng thực hiện các quyền này phụ thuộc vào việccác nhóm thiểu số có thể giữ gìn được nền văn hóa, ngôn ngữ của họ haykhông. Do vậy, các quốc gia thành viên cần có các biện pháp tích cực, chủđộng để bảo vệ bản sắc của các nhóm thiểu số về dân tộc.

2.3.1.3. Bài học kinh nghiệm của một số quốc gia về thực hiện phápluật về quyền kinh tế, xã hội và văn hoá đối với người dân tộc thiểu số

Luận án nghiên cứu thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và vănhóa ở Trung Quốc; ở Vương quốc Thái Lan và ở Malaysia .

2.3.2. Những kinh nghiệm thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xãhội và văn hoá đối với người dân tộc thiểu số theo tiêu chuẩn quốc tế vàmột số nước có ý nghĩa đối với Việt Nam

Hệ thống pháp luật quốc gia phải nội luật hóa những nguyên tắc và cácchuẩn mực về QCN đã được ghi nhận trong các điều ước quốc tế vào pháp luậtquốc gia bảo đảm:

- Nguyên tắc bình đẳng về giá trị, nhân phẩm và các quyền của mọingười và mọi dân tộc, bất kể chủng tộc, sắc tộc, nguồn gốc xã hội

- Việt Nam phải sử dụng các biện pháp lập pháp, hành pháp và kể cảcác biện pháp đặc biệt tạm thời để thực thi các quyền kinh tế, xã hội và vănhóa đối với người DTTS một cách hiệu quả.

Page 15: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ QUYÒN KINH TÕ, X· HéI Vµ V¡N HãA ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/do_thi_thom_vi.pdfxuống được với đời sống bà con dân tộc thiểu số

13

Kinh nghiệm của các nước có ý nghĩa với Việt Nam bao gồm:Một là, nhà nước luôn xác định trách nhiệm hàng đầu và chính yếu

trong việc đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, nhất là ởcác tỉnh biên giới, miền núi. Nhà nước phải đặc biệt quan tâm phát triển kinhtế - xã hội để giải quyết vấn đề dân tộc và bất bình đẳng giữa các dân tộc gắnvới bảo đảm an ninh biên giới và ổn định chính trị.

Hai là, nhà nước ban hành các chính sách, pháp luật nhằm thúc đẩy sựphát triển kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số đều tiến hành cácchương trình đầu tư mang tính đồng bộ, dài hạn để giải quyết một cách cơ bảnđiều kiện cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhất là giao thông, năng lượng, các công trìnhthủy lợi, gắn sản phẩm nông nghiệp với thị trường hàng hóa, cũng như đồng bộvới chính sách phát triển, y tế giáo dục, và bảo đảm an sinh xã hội.

Ba là, nhà nước phải xác định hướng ưu tiên trong việc đầu tư vào thựchiện các chương trình, dự án trọng điểm tập trung vào ba lĩnh vực quan trọngđối với người dân tộc thiểu số và vùng dân tộc thiểu số đó là: Lĩnh vực pháttriển kinh tế; lĩnh vực giáo dục và đào tạo cán bộ, có thể xuất bản giáo khoasong ngữ tiếng Việt và tiếng dân tộc (đối với những dân tộc có chữ viếtriêng) cũng như có chiến lược đào tạo cao học riêng cho cán bộ người dântộc thiểu số. Đây là những vấn đề cốt lõi liên quan trực tiếp đến việc thựchiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

Qua việc tham chiếu thực hiện pháp luật về quyền ở một số nước trongkhu vực, chúng ta nhận thấy chính sách, pháp luật của mỗi quốc gia cũng cónhững ưu điểm và cả những hạn chế, nhưng đây là bài học kinh nghiệm quícho Việt Nam nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện các quyết sách về quyềncon người, cũng như bảo đảm thực hiện quyền con người ngày một hiệu quả.

Chương 3THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ

QUYỀN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂNTỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM

3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾNVIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HÓAĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮCVIỆT NAM

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của các tỉnh miền núi phía Bắc có ảnhhưởng đến thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đốivới người dân tộc thiểu số nơi đây

Các tỉnh miền núi phía Bắc là vùng có nhiều đặc điểm tự nhiên rất khácbiệt so với các vùng miền của cả nước, địa hình rộng lớn, có các dãy núi cao

Page 16: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ QUYÒN KINH TÕ, X· HéI Vµ V¡N HãA ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/do_thi_thom_vi.pdfxuống được với đời sống bà con dân tộc thiểu số

14

chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, độ dốc lớn, vùng biên giới địa hìnhhiểm trở, bị chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, nắng nóng về mùa hè, lạnh vàsương muối về mùa đông, là vùng thường xuyên chịu hậu quả thiên tai nhưlũ quét, sạt lở đất, cháy rừng. Vốn đất để canh tác ít, nghèo, lại luôn bị rửatrôi, ở vùng tiếp giáp biên giới, giao thông đi lại khó khăn, hiểm trở. Điềunày đã ảnh hưởng lớn đến sinh kế của bà con dân tộc cư trú nơi đây.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến thực hiện phápluật nơi đây

Đặc điểm kinh tế: Sản xuất kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu vẫn chủđạo là nông nghiệp làm ruộng nước, nương rẫy, trồng trọt, chăn nuôi nhỏ lẻlà chủ yếu, manh mún tính tự cung, tự cấp; Tỷ lệ đói nghèo cao, chậm đượccải thiện. Tỷ lệ đói nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núiphía Bắc rất cao(chiếm trên 50% trong tỷ lệ nghèo chung cả nước). Tây Bắccó 958 xã ĐBKK thuộc Chương trình 135 giai đoạn II, chiếm 58,3% tổng sốxã ĐBKK của cả nước. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém và chịu tác độngtiêu cực của quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đặc điểm văn hóa, xã hội: Mật độ dân số thấp 60 - 90 người/km2. Dântộc thiểu số có 5.949.436 người, chiếm 61% dân số vùng và 53% dân tộcthiểu số cả nước; nhiều tỉnh người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao như; CaoBằng 94,1%; Bắc kạn 85%; Đây là vùng cư trú sinh sống của hơn 30 Dân tộcthiểu số trong 54 dân tộc anh em, tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi, vùng sâu,vùng xa, biên giới. Các dân tộc thiểu số nơi đây đều có ngôn ngữ riêng mộtsố ít dân tộc thiểu số có chữ viết riêng, sự tồn tại lâu đời của nhiều phong tụctập quán lạc hậu, bất lợi cho sức khoẻ và sự tiến bộ xã hội. Chất lượng chămsóc y tế, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Đặc thù về an ninhbiên giới, hoạt động kinh tế vùng biên diễn ra hết sức phức tạp như tình trạngbuôn lậu, ma túy, lao động qua biên giới ở vùng biên..v.v.

Qua phân tích các yếu tố đặc thù về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xãhội của các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, nơi cư trú của phần lớn đồngbào các DTTS nước ta, chúng ta nhận thấy các vấn đề nêu trên thực sự lànhững khó khăn, thách thức đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến việc thựchiện pháp luật về quyền con người trong đó có các quyền kinh tế, xã hội vàvăn hóa đối với người dân nơi đây.

3.2.THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀQUYỀN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂUSỐ Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC

3.2.1. Thực trạng pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa sauđổi mới 1986 đến nay

Các quyền con người, quyền công dân của người dân Việt Nam đãđược ghi nhận trong bản Hiến pháp đầu tiên 1946 và ngày càng được mở

Page 17: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ QUYÒN KINH TÕ, X· HéI Vµ V¡N HãA ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/do_thi_thom_vi.pdfxuống được với đời sống bà con dân tộc thiểu số

15

rộng trong các bản Hiến pháp sau này là Hiến pháp 1959,1980, 1992, 2013của Việt Nam.

Một trong những nguyên tắc xuyên suốt toàn bộ chế định QCN, quyềncông dân trong các Hiến pháp của Việt Nam là: "Tất cả công dân Việt Namđều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa" “và tất cảmọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật,,

Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, Hiến pháp 1992 được thaythể bằng Hiến pháp năm 2013 với đầy đủ các chế định về quyền con người,quyền công dân. Hiến pháp mới 2013 cũng mở rộng nội hàm chủ thể quyền,đó là các chủ thể được mở rộng, không chỉ là "công dân" mà còn là " mọingười" " tổ chức" hay nhóm xã hội và cộng đồng. Tại Điều 14 Khoản 1 Hiếnpháp 2013 ghi nhận:

"Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người,quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được côngnhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật".

Một số quyền mới như: Quyền được bảo đảm an sinh xã hội (Điều 34);quyền có nơi ở hợp pháp (Điều 22); quyền về văn hóa (Điều 41); quyền đượcsống trong môi trường trong lành (Điều 43); quyền được xác định dân tộccủa mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ… (Điều 42) đã giúp củng cố vị thế pháplý, cũng như tạo thuận lợi cho việc nâng cao năng lực thụ hưởng toàn diệncác quyền con người của người dân tộc thiểu số, đặc biệt là đồng bào sinhsống ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

Ngoài ra, Nhà nước còn ban hành những chính sách đặc thù được thểhiện bằng hai quyết định của Thủ tướng Chính phủ là hai chương trình lớn tácđộng đến giảm nghèo miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, nơicó đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đó là Chương trình phát triển kinhtế, xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (QĐ135/1998/QĐ-TTg, gọi tắt là Chương trình 135 và Chương trình 134).

- Một số văn bản quy phạm pháp luật về quyền kinh tế- Một số văn bản quy phạm pháp luật về quyền xã hội- Một số văn bản quy phạm pháp luật về quyền văn hóa như giáo dục

và đào tạo, dạy nghề, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số.3.2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và

văn hoá đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc3.2.2.1. Những thành tựu, kết quả đạt được trong thực hiện pháp

luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hoá đối với người dân tộc thiểu số ởcác tỉnh miền núi phía Bắc

Thực hiện pháp luật nói chung và THPL về quyền kinh tế, xã hội và vănhóa nói riêng với người DTTS ở các tỉnh miền núi phía Bắc đều có bốn hình

Page 18: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ QUYÒN KINH TÕ, X· HéI Vµ V¡N HãA ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/do_thi_thom_vi.pdfxuống được với đời sống bà con dân tộc thiểu số

16

thức cơ bản là: Tuân thủ pháp luật; thi hành pháp luật; sử dụng pháp luật vàáp dụng pháp luật. Nhưng trong bốn hình thức thực hiện pháp luật nêu trên,tuân thủ pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộcthiểu số là các chủ thể pháp luật tự kiềm chế để không thực hiện hành vi,hoạt động mà pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa nghiêm cấm,không cho phép thực hiện. Qua số liệu điều tra xã hội học cho thấy hầu hếtđồng bào nơi đây đều tuân thủ pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóavà không ghi nhận trường hợp nào bị xử lý hành chính hay xử lý trách nhiệmhình sự về những hành vi liên quan đến thực hiện pháp luật về quyền. Vì vậy,trong khuôn khổ luận án này tác giả chỉ tập trung đánh giá thực trạng thựchiện pháp luật về quyền trên ba hình thức:

- Trên phương diện thi hành pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và vănhoá đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

- Trên phương diện sử dụng pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và vănhóa ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

- Trên phương diện áp dụng pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và vănhóa đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

Qua triển khai thực hiện pháp luật về quyền quyền kinh tế, xã hội và vănhóa đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã thúc đẩy sựphát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc miền núi, bằng nhiều biện pháp tích cựcĐảng và Nhà nước ta đã thực hiện được ba mục tiêu chủ yếu: xoá được đói,giảm được nghèo, ổn định và cải thiện đời sống, sức khoẻ của đồng bào các dântộc ở miền núi , vùng biên giới, xoá được mù chữ, nâng cao dân trí và phát huybản sắc văn hoá tốt đẹp của các dân tộc, tạo được sự phấn khởi, tin tưởng củađồng bào vào sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, sự quản lý của chính quyền địaphương từng bước bảo đảm các quyền con người cho đồng bào nơi đây, từ đótăng cường củng cố mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và chính quyền gópphần tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc.

3.2.2.2. Nguyên nhân của những thành tựu, kết quả đạt được trongthực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dântộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc

Nguyên nhân khách quan:-Việt Nam đã phê chuẩn nhiều điều ước quốc tế cơ bản về quyền con

người và Việt Nam cam kết thực hiện nghĩa vụ của quốc gia thành viên, thểhiện trong Báo cáo quốc gia phổ quát định kỳ về việc thực hiện quyền conngười ở Việt Nam: "Chính phủ Việt Nam cam kết và xác định việc hoàn thiện

Page 19: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ QUYÒN KINH TÕ, X· HéI Vµ V¡N HãA ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/do_thi_thom_vi.pdfxuống được với đời sống bà con dân tộc thiểu số

17

khuôn khổ pháp luật về quyền con người, quyền công dân là một trong nhữngưu tiên quốc gia trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong thời giantới" thể hiện qua đã nội luật hóa các quy phạm điều ước vào hầu hết các vănbản quy phạm pháp luật quốc gia.

- Hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về quyền kinh tế, xã hội vàvăn hóa nói riêng, cũng như những chính sách đặc thù về phát triển kinh tế -xã hội miền núi đã đạt được những tiến bộ nhất định tạo ra cơ sở cho việcthực hiện và thúc đẩy các quyền kinh tế, xã hội đối với người dân tộc thiểusố, trong đó có đồng bào dân tộc ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta.

- Kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây có bước phát triển mạnhđã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển cómức thu nhập trung bình (thấp) từ năm 2010 với mức thu nhập trung bìnhđầu người là 1.068 USD, năm 2013 là 1.960 USD Việt Nam hội nhập sâurộng vào nền kinh tế thế giới và gia nhập nhiều định chế thương mại quốc tếvì vậy Việt Nam có nguồn lực để thúc đẩy thực hiện quyền kinh tế, xã hội vàvăn hóa đối với người dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnhmiền núi phía Bắc nói riêng.

Nguyên nhân chủ quan:Thứ nhất, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn kiên định đường lối đoàn

kết, bình đẳng giữa các dân tộc.Thứ hai, Sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sâu sát trong thực hiện pháp

luật về quyền của các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp.Thứ ba, Sự tham gia tâm huyết của đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở

và tham gia tích cực của người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc3.2.3. Những hạn chế trong thực hiện pháp luật về quyền kinh tế,

xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phíaBắc và nguyên nhân

3.2.3.1. Những hạn chế trong thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xãhội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc

- Những hạn chế, bất cập trong thi hành pháp luậtCông tác phổ biến tuyên truyền pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và

văn hóa tuy đã được các cấp chính quyền triển khai và đạt được kết quả kháquan trọng, song vẫn chưa đáp ứng được mong đợi của các chủ thể chịu tráchnhiệm; hệ quả của nó là sự hiểu biết của một bộ phận bà con người dân tộcthiểu số về quyền lợi của mình và gia đình mình còn rất hạn chế so với mộtsố lượng các chương trình, dự án lớn

Page 20: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ QUYÒN KINH TÕ, X· HéI Vµ V¡N HãA ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/do_thi_thom_vi.pdfxuống được với đời sống bà con dân tộc thiểu số

18

- Những hạn chế, bất cập trong sử dụng pháp luậtMột bộ phận không nhỏ đồng bào dân tộc( 26,95%) được hỏi về quyền

tiếp cận thông tin về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đánh giá là chưatốt và với nội dung được tham gia giám sát việc thực hiện chính sách, phápluật là 31,52% số người đánh giá là chưa hiệu quả; cũng tương tự như dịchvụ trợ giúp pháp lý còn 20,18% đánh giá thấp. Như vậy vẫn còn một bộ phậnngười dân tộc thiểu số chưa hiểu nội dung các chính sách, pháp luật về quyềncon người để có thể sử dụng các quyền lợi hợp pháp của mình,

- Những hạn chế, bất cập trong áp dụng pháp luậtKết quả áp dụng pháp luật về quyền kinh tế như quyền sở hữu đất đai,

quyền lao động việc làm của người dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắccòn nhiều hạn chế. Chương trình 134 về cấp đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt chođồng bào dân tộc thiểu số nghèo, là một chủ trương đúng, nhưng khi triển khai ápdụng lại không phù hợp với điều kiện của các tỉnh, hiệu quả tác động chưa cao.

3.2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện pháp luậtvề quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số ở cáctỉnh miền núi phía Bắc

Nguyên nhân khách quan:- Vị trí địa lý tự nhiên ở vùng núi cao độ dốc lớn, địa hình hiểm trở,

chia cắt phức tạp- Đặc điểm cư trú của đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi

phía Bắc sống phân tán, trên địa hình rộng lớn, đi lại khó khăn- Do yếu tố lịch sử để lại mà tình hình kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc

các tỉnh miền núi phía Bắc vẫn là nơi kém phát triển nhất của cả nước.Nguyên nhân chủ quan:

Một là, chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật về quyền kinh tế,xã hội và văn hóa được ban hành vẫn còn không ít những điểm bất cập giữacác quy định và thực tiễn đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnhmiền núi phía Bắc.

Hai là, quản lý, chỉ đạo, tổ chức của một số các cán bộ, công chức ởcác cấp trong thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đốivới người dân tộc thiểu số còn hạn chế, bất cập và bộc lộ nhiều yếu kém.

Ba là, nhận thức của chủ thể thụ hưởng quyền là người dân tộc thiểu sốvề các quyền con người nói chung trong đó có các quyền về kinh tế xã hội vàvăn hóa còn mức độ.

Bốn là, việc đầu tư nguồn lực, cơ sở vật chất bảo đảm điều kiện THPLvề quyền quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS ở các tỉnhmiền núi phía Bắc còn hạn chế.

Page 21: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ QUYÒN KINH TÕ, X· HéI Vµ V¡N HãA ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/do_thi_thom_vi.pdfxuống được với đời sống bà con dân tộc thiểu số

19

Chương 4QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN

PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA ĐỐI VỚINGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI

PHÍA BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY

4.1. DỰ BÁO MỘT SỐ XU HƯỚNG TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆNQUYỀN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂUSỐ Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC HIỆN NAY

Qua phân tích thực trạng THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đốivới người DTTS ở các tỉnh miền núi phía Bắc, cho chúng ta thấy những nămqua, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã ban hành, thực hiện trên tất cả các lĩnhvực của QCN, đặc biệt là THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối vớingười DTTS được chú trọng. Nhất là thực hiện nhiều chính sách nhằm pháttriển kinh tế - xã hội, bảo đảm ASXH đối với đồng bào DTTS trong đó có cáctỉnh miền núi phía Bắc, giữ vững trật tự chính trị, bảo đảm an ninh biên giới.

Song thực tế các vùng DTTS, nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc vẫn ởmức phát triển thấp nhất cả nước, cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, các chính sáchđầu tư dàn trải và trùng lắp, về đối tượng, thời gian thực hiện ngắn, nguồnlực chưa bảo đảm, nên đã ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách. Nhữngthách thức, nguy cơ không thể coi nhẹ mà Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quantâm như Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nhậnđịnh “ nước ta đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổnghợp và diễn biến phức tạp, không thể coi thường thách thức nào. Nguy cơ tụthậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫntồn tại. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của mộtbộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu tham nhũng, lãngphí vẫn nghiêm trọng, làm giảm sút niềm tin cảu nhân dân vào Đảng, Nhànước. Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình,,,gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền,, hònglàm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta....,,

Đó là những nhận định xác đáng của Đảng và Nhà nước để chuẩn bịcác phương thức đối phó hiệu quả trong bối cảnh mâu thuẫn về lợi ích giữacác quốc gia, tôn giáo, sắc tộc vẫn diễn ra gay gắt.

4.1.1.Bối cảnh quốc tế và khu vực đang có nhiều thay đổi đặt ranhiều thách thức cho việc bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền conngười đối với người dân tộc thiểu số

4.1.2. Vấn đề đói nghèo và khoảng cách giàu nghèo giữa các dântộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc với dân tộc Kinh và với mặtbằng chung cả nước có xu hướng ngày càng roãng ra

Page 22: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ QUYÒN KINH TÕ, X· HéI Vµ V¡N HãA ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/do_thi_thom_vi.pdfxuống được với đời sống bà con dân tộc thiểu số

20

4.1.3. Vấn đề di cư tự do, di cư xuyên biên giới, tình trạng thiếu đấtsản xuất, đất ở và tình trạng tranh chấp đất đai ở các tỉnh miền núi phíaBắc có chiều hướng gia tăng

4.2. QUAN ĐIỂM BẢO ĐẢM THỰC HIỆN QUYỀN KINH TẾ, XÃ HỘIVÀ VĂN HOÁ ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TỈNH MIỀNNÚI PHÍA BẮC

4.2.1. Xây dựng và thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội vàvăn hoá đối với người dân tộc thiểu số phải quán triệt nghị quyết củaĐảng về công tác dân tộc

Vấn đề dân tộc, và bình đẳng giữa các dân tộc cũng như các chươngtrình, dự án phát triển vùng DTTS được đề cập trong nhiều Nghị quyết Đạihội lần thứ IX,X,XI của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đặc biệt được thể hiệntrong Hội nghị Trung ương lần thứ 7 khóa IX đã ban hành riêng Nghị quyếtvề công tác dân tộc, đặt ra yêu cầu cần giải quyết vấn đề dân tộc trong giaiđoạn hiện nay. Nghị quyết đã xác định quan điểm cơ bản của Đảng ta vềcông tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấnđề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam

4.2.2. Đề cao chức năng xã hội của nhà nước khi xây dựng và thựchiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hoá đối với người dân tộcthiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc

Khi nền kinh tế thị trường ít có khả năng chia sẻ công bằng các thànhquả phát triển và bảo vệ được các nhóm dễ bị tổn thương, trong đó có ngườiDTTS trước những rủi ro bất chắc mà nó gây ra, thì Nhà nước thông quapháp luật quốc gia sẽ đóng một vai trò vô cùng quan trọng không thể thay thếđể bảo đảm thực hiện hiệu quả các quyền kinh tế cũng như các quyền ASXHcủa đồng bào DTTS trong đó có người DTTS ở các tỉnh miền núi phía Bắcđối với việc bảo vệ phẩm giá và sự toàn vẹn vốn có của con người trướcnhững đe dọa do những tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa vànhững biến đổi khó lường của cơn lốc suy thoái kinh tế, tự nhiên gây ra.

Để thực hiện chức năng xã hội của mình, Nhà nước phải xây dựng phápluật về quyền theo hướng tăng cường hiệu lực, hiệu quả, tăng cường nguồnlực đầu tư cho THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa phát triển, cungứng dịch vụ công. Bên cạnh đó Nhà nước cần ban hành những chính sách xãhội bao trùm nhiều lĩnh vực của đời sống con người, điều hòa các lợi íchtrong xã hội, giải quyết các vấn đề bức xúc trong xã hội, nhất là trong đờisống của đồng bào DTTS. Bảo đảm sự ổn định và phát triển theo hướng tiếnbộ nhằm mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Page 23: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ QUYÒN KINH TÕ, X· HéI Vµ V¡N HãA ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/do_thi_thom_vi.pdfxuống được với đời sống bà con dân tộc thiểu số

21

4.2.3. Xây dựng và thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội vàvăn hóa phải dựa trên nguyên tắc pháp quyền và bảo đảm quyền làmchủ của người dân tộc thiểu số

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Đảng, Nhà nướcvà nhân dân ta đang xây dựng là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vìnhân dân. Về bản chất, đó chính là Nhà nước luôn tôn trọng QCN, quyềncông dân. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, xây dựng Nhà nước phápquyền XHCN là sự bảo đảm có tính chất nền tảng cho việc thực hiện quyềndân chủ của người dân. Bởi lẽ chức năng của Nhà nước pháp quyền là phụcvụ nhân dân, giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ cácquyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân vàchịu sự giám sát của nhân dân.

Yêu cầu của công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay là phải xây dựng chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh, vì nhândân phục vụ. Do đó khi xây dựng và THPL về quyền kinh tế, xã hội và vănhóa đối với người DTTS cần có sự tham gia dân chủ của các DTTS trong cơcấu chính trị, thể chế nghề nghiệp và trong các nghị trình hoạch định chínhsách liên quan đến quyền của tộc người thiểu số; Bởi khi có đại diện của cáctộc người thiểu số tham gia trong cơ cấu chính trị thì mới có điều kiện nói lêntiếng nói đại diện những nhu cầu bức thiết của dân tộc họ và bảo vệ quyềnlợi của tộc người thiểu số mà họ là thành viên.

4.3. GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN KINHTẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁCTỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về QCN trong đó có quyền kinh tế,xã hội và văn hóa là khâu quan trọng then chốt, là tiền đề, xuất phát điểm chotoàn bộ hoạt động bảo đảm THPL về QCN đối với người DTTS của các cơquan nhà nước, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật về QCN. Kinhnghiệm ở một số quốc gia đang phát triển bước vào kinh tế thị trường đã hạnchế được những tác động tiêu cực và tạo nên những thành tựu nhân quyềncho người DTTS nhờ tập trung và phát triển sự nghiệp giáo dục và chăm sócsức khỏe nhân dân. Vì vậy, cần có sự đột phá về luật pháp, chính sách đểđảm bảo sự tiếp cận phổ cập của người DTTS với quyền được giáo dục vàquyền chăm sóc sức khỏe có chất lượng, thúc đẩy sự tham gia của họ vào quátrình phát triển, vào thực thi, giám sát luật pháp, chính sách.

Page 24: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ QUYÒN KINH TÕ, X· HéI Vµ V¡N HãA ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/do_thi_thom_vi.pdfxuống được với đời sống bà con dân tộc thiểu số

22

4.3.1. Rà soát và hệ thống hóa thường xuyên có chất lượng các vănbản quy phạm pháp luật về quyền con người trong đó có quyền kinh tế,xã hội và văn hóa

4.3.2. Sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liênquan đến quyền của người DTTS phù hợp với các chế định về quyền conngười trong Hiến pháp 2013

4.3.3. Tiếp tục hoàn thiện và đổi mới nội dung văn bản quy phạmpháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểusố ở các tỉnh miền núi phía Bắc

4.3.4. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong thực hiện pháp luật vềquyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnhmiền núi phía Bắc

4.3.5. Tăng cường trách nhiệm của Nhà nước đối với việc tôntrọng, bảo đảm và thực hiện các quyền con người về kinh tế, xã hội vàvăn hóa đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc

4.3.6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật vềquyền kinh tế, xã hội và văn hóa nhằm nâng cao nhận thức của đồng bàodân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc và mọi chủ thể thực hiệnpháp luật

KẾT LUẬN

Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi công tác bảo đảm và thúc đẩy cácquyền con người trong đó có quyền của người DTTS là một trong nhữngnhiệm vụ chính trị trọng tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Trungương xuống địa phương, là một vấn đề ưu tiên trong mọi chính sách và chiếnlược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Trải qua các thời kỳ cách mạngViệt Nam, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán quan điểm: Đoàn kết,bình đẳng giữa các dân tộc.

Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng tới việc bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của mọi người dân trong đó có người DTTS và đặc biệt quan tâmđến sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng DTTS nói chung và ở các tỉnh miền núiphía Bắc nói riêng. Đây là một vấn đề cơ bản trong mọi chủ trương, chính sáchcủa Đảng và Nhà nước ta vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,dân chủ, văn minh, bảo đảm và thúc đẩy các QCN, trong đó có quyền kinh tế, xãhội và văn hóa.

Đến thời điểm hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về QCN và bảođảm QCN và đã có các công trình nghiên cứu ở những góc độ nhất định về cácchính sách dân tộc trong đó có quyền của người DTTS có thể tham khảo, kế thừa.

Page 25: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ QUYÒN KINH TÕ, X· HéI Vµ V¡N HãA ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/do_thi_thom_vi.pdfxuống được với đời sống bà con dân tộc thiểu số

23

Tuy nhiên chưa có một công trình độc lập nào nghiên cứu một cách toàn diệnTHPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS nói chung vàngười DTTS ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng. Với mục đích phân tích mộtcách toàn diện chính sách, pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa và khảosát đánh giá việc THPL về nhóm quyền này đối với người DTTS ở các tỉnh miềnnúi phía Bắc, từ đó có một cái nhìn tổng thể về những thành tựu đã đạt được vànhững hạn chế cũng như nguyên nhân của những hạn chế khi THPL về quyềnkinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

Qua kết quả khảo sát ĐT- XHH về thực trạng THPL về quyền kinh tế, xãhội và văn hóa đối với người DTTS ở các tỉnh miền núi phía Bắc mà đề tài thựchiện, có thể nhận thấy: Việc triển khai thực hiện nhiều quyết sách, chươngtrình, dự án đầu tư của Nhà nước đã làm cho kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hộivà đời sống nhân dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc được cải thiện rõ rệt.Công tác xóa đói, giảm nghèo đạt được những kết quả to lớn. Mặt bằng dântrí được nâng lên. Mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ đã đượcthực hiện; hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú được hìnhthành từ Trung ương đến tỉnh, huyện, xã. Đời sống văn hóa tinh thần củađồng bào được nâng cao một bước; văn hóa truyền thống của các dân tộcđược tôn trọng, giữ gìn và phát huy. Các loại bệnh dịch cơ bản được ngănchặn và từng bước đẩy lùi; Nhà nước đã trợ cấp thẻ BHYT cho đồng bàoDTTS được khám, chữa bệnh chăm sóc sức khỏe.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được so với những thành tựuchung của cả nước đạt được sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới thì đờisống của đồng bào DTTS nói chung và ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêngvẫn còn nhiều thua thiệt. Tình hình bảo vệ và thực thi QCN ở vùng đồng bàoDTTS nước ta vẫn còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt trong điều kiện pháttriển và hội nhập quốc tế hiện nay. Ở nhiều vùng dân tộc tại các tỉnh miền núiphía Bắc, tỷ lệ đói nghèo hiện vẫn cao so với bình quân chung của cả nước;khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa các dân tộc ngày càngtăng; chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp, việc đào tạo nghề chưađược quan tâm dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực kém; công tác chăm sóc sứckhỏe cho đồng bào ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Một số tập quánlạc hậu, mê tín dị đoan có xu hướng phát triển. Một số bản sắc tốt đẹp trong vănhóa của các DTTS đang bị mai một. Mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào cònthấp. Ở một số nơi tôn giáo phát triển không bình thường, trái pháp luật vàtruyền thống, phong tục, tập quán của nhân dân; một số nơi đồng bào bị các thếlực thù địch và kẻ xấu lợi dụng, kích động, lôi kéo vào các hoạt động gây chia rẽkhối đại đoàn kết dân tộc. Ngoài nguyên nhân khách quan như: Địa bàn DTTS ởcác tỉnh miền núi phía Bắc rộng lớn, địa hình hiểm trở, chia cắt phức tạp, thườngxuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt, đồng bào dân tộc lại sống ở vùng

Page 26: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ QUYÒN KINH TÕ, X· HéI Vµ V¡N HãA ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/do_thi_thom_vi.pdfxuống được với đời sống bà con dân tộc thiểu số

24

sâu, vùng xa, phân tán, đi lại khó khăn, ít cơ hội tiếp xúc với các dịch vụ, phúclợi xã hội và nền kinh tế thị trường, còn là do những nguyên nhân chủ quan cácchính sách, pháp luật về QCN chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ, tính khả thi chưacao. Tổ chức bộ máy các cơ quan Nhà nước làm nhiệm vụ bảo vệ, thực thi QCNcòn cồng kềnh, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ nên hoạt động kém hiệuquả; các thiết chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện QCN còn nhiều hạn chế,thiếu đồng bộ; Trình độ của đội ngũ cán bộ còn thấp, cấp ủy, chính quyền vàcác đoàn thể nhân dân ở nhiều nơi hoạt động chưa hiệu quả, không sát dân,không tập hợp được đồng bào, đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ bảo vệ và thực thiQCN còn hạn chế về phẩm chất và năng lực, chưa tương xứng với nhiệm vụđược giao; năng lực cán bộ chủ chốt trong tổ chức điều hành THPL, chính sách,về QCN còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn.

Để bảo đảm THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với ngườiDTTS ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, chúng ta cần tiến hành đồng bộnhiều giải pháp, trên tinh thần quán triệt các Nghị quyết của Đảng về công tácdân tộc là của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và cả hệ thống chính trị. Chúngtôi đã xây dựng những quan điểm: Xây dựng và thực hiện pháp luật về quyềnkinh tế, xã hội và văn hoá đối với người dân tộc thiểu số phải quán triệt nghịquyết của Đảng về công tác dân tộc; cần đề cao chức năng xã hội của nhà nướckhi xây dựng và thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hoá đối vớingười dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc; xây dựng và thực hiện phápluật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa phải dựa trên nguyên tắc pháp quyền vàbảo đảm quyền làm chủ của người dân tộc thiểu số. Song, trong khuôn khổ củaluận án, chúng tôi mạnh dạn đưa ra sáu giải pháp đó là: rà soát và hệ thống hóathường xuyên có chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật về quyền conngười trong đó có quyền kinh tế, xã hội và văn hóa; Sửa đổi, bổ sung các vănbản quy phạm pháp luật có liên quan đến quyền của người DTTS phù hợp vớicác chế định về quyền con người trong Hiến pháp 2013; tiếp tục hoàn thiện vàđổi mới nội dung văn bản quy phạm pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và vănhóa đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc; tăng cường sựlãnh đạo của Đảng trong thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóađối với người dân tộc thiểu số; tăng cường trách nhiệm của Nhà nước đối vớiviệc tôn trọng, bảo đảm và thực hiện các quyền con người về kinh tế, xã hội vàvăn hóa đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc; đẩy mạnhcông tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóanhằm nâng cao nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phíaBắc và mọi chủ thể thực hiện pháp luật.

Trên đây là các giải pháp quan trọng cần được nghiên cứu, xem xét và vậndụng một cách hiệu quả trong thời gian tới nhằm mục tiêu phát triển một xã hộihài hòa vì: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Page 27: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ QUYÒN KINH TÕ, X· HéI Vµ V¡N HãA ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/do_thi_thom_vi.pdfxuống được với đời sống bà con dân tộc thiểu số

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

. Đỗ Hồng Thơm (1996), "Quyền tự do kinh doanh trong quá trìnhphát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta" trong Sách: Một sốvấn đề về quyền kinh tế - xã hội,Viện nghiên cứu quyền con ngườichủ biên Nxb Lao động. Hà Nội, tr 155-172.

2. Đỗ Hồng Thơm (1997), "Quyền con người về dân sự trong Bộ luậtdân sự Việt Nam" trong Sách: Một số vấn đề về quyền dân sựchính trị, Viện nghiên cứu quyền con người chủ biên, Nxb Chínhtrị quốc gia. Hà Nội, tr 177-205.

3. Đỗ Hồng Thơm (2002), "Bảo đảm quyền con người của phụ nữ và trẻem trong pháp luật quốc tế và ở Việt Nam" trong Sách: Quyền conngười ở Trung Quốc và Việt Nam - truyền thống, lý luận và thựctiễn, Viện nghiên cứu quyền con người chủ biên, Nxb Chính trịquốc gia. Hà Nội, tr764-782.

4. Đỗ Hồng Thơm (2005), "Những vấn đề khái quát về Luật nhân đạoquốc tế" trong Sách: Luật nhân đạo quốc tế - những nội dung cơbản, Viện nghiên cứu quyền con người chủ biên Nxb Lý luậnchính trị. Hà Nội, tr 25-90.

5. Đỗ HồngThơm (2008), "Đánh giá sự tiến bộ của phụ nữ qua các chỉ sốvề giới" trong Sách: 25 năm thực hiện Công ước về xóa bỏ tất cảcác hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) - Thực tiễntại Việt Nam, Nxb Hà Nội.

6. Đỗ Thị Thơm (2008), "Quyền tiếp cận thông tin của công dân với côngtác phòng chống tham nhũng", Tạp chí Mặt trận, (số tháng 6).

7. Đỗ Thị Thơm (2009), "Phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ởnước ta - Thực tiễn và vấn đề đặt ra ", Tạp chí Mặt trận, (số tháng 6).

8. Đỗ Thị Thơm và Trần Thị Hòe (2009), "Bảo đảm quyền trẻ emtrong bối cảnh HIV/AIDS" Sách Bảo đảm quyền trẻ em trongbối cảnh HIV/AIDS, Viện nghiên cứu quyền con người chủ biên,Nxb Hà Nội. Hà Nội, tr 55-74.

9. Đỗ Thị Thơm (2009), "Bảo đảm quyền trẻ em trong bối cảnhHIV/AIDS", Thông tin Quyền con người, (4), tr.34-39+44.

10. Đỗ Thị Thơm (2010), "Hoàn thiện khung khổ pháp luật về quyềntiếp cận văn hóa trong phát triển", Thông tin Quyền con người,(7), tr.26-32+25.

Page 28: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ QUYÒN KINH TÕ, X· HéI Vµ V¡N HãA ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/do_thi_thom_vi.pdfxuống được với đời sống bà con dân tộc thiểu số

11. Đỗ Thị Thơm (2011), "Về đảm bảo quyền con người ở Singapore",Thông tin Quyền con người,(11), tr.21-22+28.

12. Đỗ Thị Thơm (thành viên) (2011), Nghiên cứu về thực hiện quyền trẻem trong khuôn khổ chính sách và pháp luật và việc thực thi, Báocáo cuối cùng.

13. Đỗ Thị Thơm và Vũ Công Giao (2011), Luật quốc tế về quyền củacác nhóm dễ bị tổn thương Sách, (504 tr), Nxb Lao động. Hà Nội

14. Đỗ Thị Thơm (2012), "Hiến pháp và việc sửa đổi bổ sung quyềncon người", Thông tin Quyền con người, (14), tr.16-18.

15. Đỗ Thị Thơm (2013), "Bảo vệ các quyền cơ bản của trẻ em sốngchung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS", Thông tin Quyền conngười, (20), tr.16-19.

16. . Đỗ Thị Thơm (2014), "Tác động của HIV/AIDS đến sự thụhưởng quyền con người của trẻ em sống chung và bị ảnh hưởngbởi HIV/AIDS", Thông tin Quyền con người, (22), tr.12-14.

17. Đỗ Thị Thơm (2014), "Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Namđược bảo đảm bằng pháp luật", Tạp chí Mặt trận, (6), tr.29-32.

18. Đỗ Thị Thơm (2014), "Pháp luật quốc tế và Việt Nam về bảođảm quyền của trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởiHIV/AIDS", Thông tin Quyền con người, (21), tr.22-24.

19. Đỗ Thị Thơm (2014), "Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Namđược bảo đảm bằng pháp luật,, trong sách Quyền con người lý luậnvà thực tiễn. Nxb Lý luận chính trị. Hà Nội, tr 406 - 412.

20. Đỗ Thị Thơm (2014), "Quyền dân tộc thiểu số và quyền dân tộc tựquyết trong Hiến pháp năm 2013 và pháp luật quốc tế", Thôngtin Quyền con người(23+24), tr.42-44+47.

21. Đỗ Thị Thơm (2014), "Quyền dân tộc thiểu số và quyền tựquyết dân tộc trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia",Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (7), tr.4-9.

22. Đỗ Thị Thơm (2015), "Quyền dân tộc thiểu số và chủ quyền quốcgia", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (4), tr.3-7.