174
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN QUANG TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë VIÖT NAM Chuyên ngành : Chính trị học Mã số : 62 31 20 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. TS NGÔ HUY ĐỨC 2. TS TRỊNH THỊ XUYẾN HÀ NỘI - 2014

TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĂN QUANG

TÝNH CHÝNH §¸NG CñA§¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë VIÖT NAM

Chuyên ngành : Chính trị học

Mã số : 62 31 20 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS NGÔ HUY ĐỨC

2. TS TRỊNH THỊ XUYẾN

HÀ NỘI - 2014

Page 2: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu sử dụng trong luận án

là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng; những kết luận đưa

ra trong luận án là kết quả nghiên cứu của tác giả.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Văn Quang

Page 3: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 71.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 71.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước 111.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 27

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH CHÍNH ĐÁNG CHÍNH TRỊ, TÍNHCHÍNH ĐÁNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CẦM QUYỀN 292.1. Lý luận về tính chính đáng chính trị 292.2. Khái niệm, cấu trúc tính chính đáng của Đảng Cộng sản Việt Nam

cầm quyền 63

Chương 3: PHÂN TÍCH TÍNH CHÍNH ĐÁNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢNCẦM QUYỀN Ở VIỆT NAM 703.1. Phân tích tính chính đáng của Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền thời

kỳ trước năm 1975 703.2. Phân tích tính chính đáng trong cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam

từ 1975 đến nay 783.3. Kinh nghiệm xây dựng tính chính đáng của một số đảng trên thế giới và

những bài học tham khảo cho Đảng Cộng sản Việt Nam 99

Chương 4: NHỮNG HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÍNHCHÍNH ĐÁNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN CẦM QUYỀN Ở VIỆT NAMHIỆN NAY 1134.1. Những hạn chế trong duy trì tính chính đáng trong cầm quyền của

Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay 1134.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao tính chính đáng trong cầm quyền

của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay 128

KẾT LUẬN 156

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUANĐẾN LUẬN ÁN 158

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 159

Page 4: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNXH : Chủ nghĩa xã hội

ĐCS : Đảng Cộng sản

GDP : Tổng sản phẩm quốc nội

GNP : Tổng sản phẩm quốc dân

PAP : Đảng Hành động nhân dân

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Page 5: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận ánVề căn bản, trong mối quan hệ của quyền lực (chủ thể ra lệnh - chủ thể phục

tùng), chủ thể ra lệnh bao giờ cũng muốn dùng quyền lực của mình để ép buộcngười bị cai trị phải tuân thủ, phục tùng, làm theo các mệnh lệnh của mình một cáchvô điều kiện và tất nhiên là phải đạt được hiệu quả như ý muốn. Ngược lại, người bịcai trị luôn có cảm giác khó chịu và có xu hướng phản kháng, bất tuân thủ. Tuynhiên, do đòi hỏi của sản xuất, của sự trật tự xã hội, xã hội vẫn luôn phải tồn tại cácmối quan hệ quyền lực. Như Ăngghen đã từng khẳng định: Một quyền uy và một sựphục tùng nhất định đều do những điều kiện vật chất làm cho trở nên tất yếu đối vớichúng ta. Đây chính là mâu thuẫn lớn nhất của quyền lực. Vấn đề đặt ra là, làm saođể những mệnh lệnh của chủ thể quyền lực đưa ra mà người bị trị tuân thủ, nghetheo, làm theo một cách tự nguyện và đạt được hiệu lực và hiệu quả cao? Để cóđược điều này, đòi hỏi quyền lực phải có tính chính đáng. Hay nói cách khác, quyềnlực, sự cưỡng bức sẽ “dễ chịu” hơn khi nó được mọi người coi là “chính đáng”. Vìvậy, tính chính đáng là một sự đòi hỏi cần thiết của quyền lực và đã trở thành mộttrong những đối tượng trung tâm của nghiên cứu chính trị học.

Trước kia, khi tầng lớp thống trị của nhà nước thực hiện một cách rộng rãinhững đàn áp và bất công, nhân dân có thể tuân thủ những mệnh lệnh của quyềnlực chính trị từ những động cơ của lương tâm như sự sợ hãi bị trừng phạt, sự tônsùng cá nhân, phong tục, tập quán, tôn giáo, do gắn bó trong một thời gian dài vớimột người cai trị, hay là tin vào sự ủy thác quyền lực của Thượng đế cho người caitrị v.v.. Tuy nhiên, một tầng lớp cai trị nào đó không thể vững bền qua thời giantrừ khi những thần dân của nó nhận ra rằng khi những người nắm giữ quyền ralệnh và đòi hỏi họ phải phục tùng là nhờ có quyền lực chính đáng. Còn nếu không,nó sẽ dẫn đến những sự thay đổi về chủ thể cai trị khi mà những thần dân đã thứctỉnh, nhận rõ được sự bất công từ quyền lực bất chính đáng và họ đã đủ mạnh đểđánh đổ chủ thể cai trị hiện thời. Lịch sử đã chứng minh, sự biến chuyển của cácchế độ chính trị, của quyền lực có thể coi là sự thay đổi trong quan niệm về tínhchính đáng chính trị.

Page 6: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

2

Ngày nay, trong một xã hội dân chủ, tính chính đáng chính trị được coi làmột vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến hiệu lực và hiệu quả của thực thi quyềnlực chính trị, và cụ thể hơn là hiệu lực, hiệu quả thực thi của một mệnh lệnh, chỉ thịphát ra từ các cơ quan quyền lực của chủ thể cầm quyền. Nếu chủ thể cầm quyềnthiếu tính chính đáng, các mệnh lệnh từ bộ máy cai trị của nó đưa ra sẽ gặp phải sựchống đối, kháng cự từ những công dân. Và ngược lại, chủ thể cầm quyền có đượctính chính đáng cao, khi đó, nó sẽ đạt được hiệu lực và hiệu quả cao trong thực thiquyền lực và dĩ nhiên là giữ được sự ổn định chính trị- xã hội nhằm duy trì thời giancầm quyền. Như vậy, tính chính đáng chính trị tạo nên sức mạnh, hiệu quả trongthực thi quyền lực của chủ thể cầm quyền.

Trong lịch sử hình thành và phát triển của mình, tính chính đáng của ĐảngCộng sản (ĐCS) Việt Nam đã được lịch sử chứng minh và nhân dân thừa nhận.Tính chính đáng này có được vì dưới sự lãnh đạo và cầm quyền của mình, Đảng đãđồng hành cùng nhân dân, cùng dân tộc đạt được nhiều thành tựu trong việc đấutranh vì mục tiêu chung là giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vaitrò lãnh đạo tuyệt đối của ĐCS Việt Nam đã được ghi nhận trong Hiến pháp, songđiều đó không đồng nghĩa với việc không cần tăng cường, củng cố tính chính đángcủa Đảng trong vị trí cầm quyền. Ngược lại, trong bối cảnh đã có nhiều thay đổihiện nay, đòi hỏi Đảng cầm quyền phải không ngừng tăng cường xây dựng, pháthuy tính chính đáng của mình để đoàn kết các lực lượng trong xã hội đưa đất nướcvượt qua mọi khó khăn, thách thức để bảo vệ độc lập dân tộc, thực hiện thành côngmục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.

Trong suốt thời gian cầm quyền đã qua, có những lúc Đảng mắc một số sailầm trong lãnh đạo và cầm quyền làm ảnh hưởng đến tính chính đáng. Đặc biệt, thờigian gần đây, như đã được khẳng định trong nhiều Văn kiện Đại hội XI của Đảng:

Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phậnkhông nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu,những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tụcdiễn biến phức tạp, cùng với sự phân hóa giàu nghèo và sự yếu kém trong quảnlý, điều hành của nhiều cấp, nhiều ngành làm giảm lòng tin của dân đối vớiĐảng và Nhà nước, đe dọa sự ổn định, phát triển của đất nước [26,tr.173].

Page 7: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

3

Hậu quả của nó là ở một số nơi xảy ra tình trạng khiếu kiện kéo dài, một sốcá nhân, tổ chức chống đối lại các cơ quan nhà nước một cách quyết liệt, thậm chí ởmột số nơi đã xuất hiện một số “cơn sóng ngầm trong lòng dân” và có nguy cơ gâymất ổn định xã hội v.v.. Mặc dù Đảng đã có nhiều biện pháp như tự phê bình và phêbình, chỉnh đốn Đảng, giữ quan hệ mật thiết với quần chúng, đặc biệt nhấn mạnh sựtuyên truyền, giáo dục và giác ngộ v.v.. Dấu hiệu đó cho thấy, tính chính đáng đã códấu hiệu bị xói mòn. Điều này rất dễ xảy ra, nhất là khi quyền lực nhà nước đượcđặt dưới sự lãnh đạo của một Đảng duy nhất cầm quyền liên tục trong một thời giandài. Rất có thể, khi cầm quyền trong thời gian dài, Đảng tự xây cho mình một “thápngà” và tự cách biệt mình với quần chúng nhân dân. Nghiêm trọng hơn, chính điềuđó nảy sinh quan liêu, xa dân, tham nhũng, thậm chí độc đoán, một bộ phận cán bộ,đảng viên hư hỏng, dần đánh mất lòng tin của nhân dân, qua đó làm xói mòn tínhchính đáng về sự cầm quyền của Đảng. Điều này đã từng xảy ra với một số đảng,dẫn đến kết cục đảng không cầm quyền được nữa, gây những hệ lụy nguy hiểm choquốc gia, cho dân tộc. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá một cách có căn cứ khoahọc và hệ thống về tính chính đáng của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi Đảng cầmquyền đến nay để từ đó có những kiến nghị nhằm nâng cao tính chính đáng trongcầm quyền của Đảng thời gian tới là một vấn đề hết sức hệ trọng và cấp bách.

Chính vì những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Tính chính đángcủa Đảng Cộng sản cầm quyền ở Việt Nam” để làm luận án tiến sĩ chính trị học làhữu dụng cả về lý luận và thực tiễn.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án2.1. Mục đích nghiên cứuTrên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về tính chính đáng chính trị, tính

chính đáng của ĐCS Việt Nam cầm quyền, luận án đi khảo sát, phân tích, đánh giátính chính đáng của ĐCS Việt Nam cầm quyền qua các thời kỳ lịch sử, chỉ ra cáchạn chế trong duy trì tính chính đáng của Đảng hiện nay, từ đó đưa ra một số giảipháp khả thi nhằm nâng cao tính chính đáng của ĐCS Việt Nam cầm quyền thờigian tới.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận ánĐể thực hiện mục tiêu trên, luận án có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

Page 8: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

4

- Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận về tính chính đáng chính trị, tính chính đáng

của ĐCS Việt Nam cầm quyền.

- Thứ hai, dựa trên cơ sở lý luận đã được xây dựng, luận án khảo sát, phân

tích và đưa ra những nhận xét về tính chính đáng của ĐCS Việt Nam cầm quyền

qua các thời kỳ lịch sử.

- Thứ ba, nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng tính chính đáng trong cầm

quyền của một số đảng chính trị trên thế giới, từ đó rút ra một số bài học có giá trị

tham khảo đối với ĐCS Việt Nam.

- Thứ tư, chỉ ra các hạn chế trong duy trì tính chính đáng của Đảng hiện nay.

- Thứ năm, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao tính chính đáng trong

cầm quyền của ĐCS Việt Nam thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận ánĐối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn đối

với tính chính đáng của ĐCS Việt Nam cầm quyền. Góc độ tiếp cận và giải quyết

các nội dung nghiên cứu của luận án là dưới góc độ khoa học Chính trị học.

3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận ánVề nội dung: Nghiên cứu về ĐCS Việt Nam với tư cách là đảng duy nhất

cầm quyền ở nước ta có rất nhiều nội dung nghiên cứu khác nhau, chứa đựng nhiều

vấn đề phức tạp cả về lý luận và thực tiễn. Luận án chỉ tập trong nghiên cứu nội

dung tính chính đáng của ĐCS Việt Nam cầm quyền.

Về thời gian: Nghiên cứu tính chính đáng trong cầm quyền của ĐCS Việt

Nam với trọng tâm là khoảng thời gian từ khi Đảng chính thức trở thành Đảng cầm

quyền (1945) ở Việt Nam cho đến nay.

4. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu4.1. Cơ sở lý luậnLuận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng

và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đặc biệt, luận

án bán sát đến các quan điểm biện chứng, khách quan, toàn diện, lịch sử - cụ thể để

triển khai các ý tưởng nghiên cứu.

Page 9: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

5

4.2. Nguồn tư liệu- Tư liệu thứ cấp: Các tài liệu, các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo đã

công bố của các nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan đến đề tài luận án.- Tư liệu cấp ba: Các Văn kiện Đại hội Đảng và các Nghị quyết của Ban

Chấp hành Trung ương; các văn bản pháp quy của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ,các ngành; các báo cáo tổng kết của Mặt trận tổ quốc Việt Nam; các tác phẩm kinhđiển có liên quan đến luận án.

4.3. Phương pháp nghiên cứuTrên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tác giả

lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp với từng nội dung luận án.- Chương 1, tác giả coi trọng phương pháp tổng hợp, phân tích và hệ thống

hóa để đánh giá các công trình nghiên cứu có liên quan tới vấn đề tính chính đángcủa ĐCS Việt Nam cầm quyền.

- Chương 2, tác giả sử dụng nhiều phương pháp để làm sáng tỏ những vấn đềcủa luận án. Cụ thể, tác giả sử dụng phương pháp quy nạp để xây dựng các kháiniệm công cụ. Phương pháp lịch sử, phân tích, và tổng hợp để khảo sát các quanniệm khác trong trong lịch sử tư tưởng chính trị về tính chính đáng chính trị, tínhchính đáng của ĐCS Việt Nam cầm quyền từ đó đưa ra cấu trúc của tính chính đángchính trị, cấu trúc tính chính đáng của ĐCS Việt Nam cầm quyền.

- Chương 3, tác giả dùng phương pháp phân tích, tổng hợp, lịch sử vàphương pháp định tính để khảo sát, phân tích, nhận định tính chính đáng trong cầmcủa của ĐCS Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Sử dụng phương pháp so sánh đểtìm hiểu kinh nghiệm xây dựng tính chính đáng trong cầm quyền của một số đảngchính trị trên thế giới và rút ra một số bài học cho Đảng ta.

- Chương 4, về cơ bản, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp đểphân tích các hạn chế trong duy trì tính chính đáng của ĐCS Việt Nam cầm quyềnhiện nay và đề ra một số giải pháp có căn cứ khoa học, góp phần nâng cao tínhchính đáng trong cầm quyền của ĐCS Việt Nam thời gian tới.

5. Những đóng góp về mặt khoa học của luận án- Luận án đưa ra được khái niệm, cấu trúc về tính chính đáng chính trị, tính

chính đáng của ĐCS Việt Nam cầm quyền từ cách tiếp cận của Chính trị học dựa

Page 10: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

6

trên hệ thống hóa các công trình nghiên cứu trước đó, các quan niệm khác nhau vềtính chính đáng chính trị, tính chính đáng của đảng cầm quyền.

- Trên cơ sở khung lý thuyết về tính chính đáng chính trị, tính chính đáng củaĐCS Việt Nam cầm quyền, luận án đã khảo sát, phân tích và đưa ra những nhận xétvề tính chính đáng của ĐCS cầm quyền ở Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.

- Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng tính chính đáng trong cầmquyền của một số đảng chính trị trên thế giới, luận án rút ra một số bài học bổ ích cókhả năng vận dụng để nâng cao tính chính đáng trong cầm quyền của ĐCS Việt Nam.

- Luận án chỉ ra những hạn chế trong duy trì tính chính đáng trong cầmquyền của Đảng hiện nay và đưa ra được các giải pháp khả thi nhằm nâng cao tínhchính đáng trong cầm quyền của Đảng thời gian tới.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễnVề lý luận, nội dung và kết quả của luận án góp phần hoàn thiện cơ sở lý

luận về tính chính đáng chính trị, tính chính đáng của ĐCS Việt Nam cầm quyền.Vì vậy, luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảngdạy chuyên ngành Chính trị học, các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn có liênquan ở Việt Nam.

Về thực tiễn, những kết luận của luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luậnkhoa học, cách tiếp cận rõ ràng. Vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền có thể khaithác, vận dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao tính chính đáng trong cầm quyền củaĐCS Việt Nam hiện nay và thời gian tới.

7. Kết cấu luận ánNgoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4

chương, 10 tiết.

Page 11: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

7

Chương 1TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

Vấn đề tính chính đáng chính trị, tính chính đáng của nhà nước đã và đangđược khá nhiều nhà khoa học phương Tây quan tâm nghiên cứu. Ở Việt Nam, vấn đềtính chính đáng chính trị, đặc biệt tính chính đáng của đảng cầm quyền, trong mộtthời gian dài vẫn được coi là vấn đề “nhạy cảm”, là một điều gì đó tối kỵ trong cácnghiên cứu. Tuy nhiên, thời gian gần đây đã có một số nghiên cứu trực tiếp đề cậpđến vấn đề này hoặc là liên quan đến vấn đề xây dựng tính chính đáng của nhà nước,của ĐCS Việt Nam cầm quyền ở nước ta dưới các góc nhìn khác nhau.

1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI

Ở nước ngoài, các công trình nghiên cứu chuyên biệt về tính chính đáng củađảng cầm quyền hầu như rất hiếm. Các tác giả nước ngoài chủ yếu tập trung nghiêncứu về lý thuyết tính chính đáng chính trị, điều kiện đảm bảo cho tính chính đáng củanhà nước. Trong đó, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như:

Max Weber(1984):“Legitimacy, politics and the State” [136]. Trong bài viếtnày, Max Weber cho rằng, mọi nhà nước đều dựa trên bạo lực (force), nhưng bạo lựcchắc chắn không phải là phương tiện duy nhất của nhà nước. Nhưng, rõ ràng bạo lựclà một phương tiện mang tính đặc trưng, riêng biệt của nhà nước. Nhà nước, theoWebber, là một mối quan hệ của người cai trị và người bị trị, mối quan hệ này đượccủng cố bởi công cụ bạo lực được coi là chính đáng. Max Weber cho rằng, bất cứmột nhà nước nào cũng gắn với sử dụng quyền lực, nhưng không phải việc sử dụngquyền lực nào cũng là chính đáng. Theo ông, có ba sự lý giải mang tính nội tại màđược coi là cơ sở cho sự cai trị dựa vào để coi đó là có tính chính đáng, đó là tínhtruyền thống, sự cuốn hút và tính hợp pháp. Các luận giải về cơ sở cho tính chínhđáng của nhà nước của M.Weber được coi là nền tảng, nguồn gốc tranh luận cho rấtnhiều các công trình nghiên cứu về sau. Đây là tiều liệu có giá trị tham khảo chochương 2 của luận án.

Dưới cách tiếp cận Triết học, khi đi sâu vào nghiên cứu về nhà nước, tínhchính đáng của nhà nước, trong Luận án tiến sĩ của Anthony M. Musonda (2006):“Political Legitimacy: The Quest for the Moral Authority of the State, A

Page 12: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

8

Philosophical Analysis” [127], tác giả đã đi nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lýluận cơ bản về nhà nước như: khái niệm về nhà nước, nguồn gốc của nhà nước, sựphát triển của nhà nước hiện đại, sự bành trướng về chủ quyền của nhà nước hiện đạiv.v.. Đặc biệt, tác giả dành một lượng không nhỏ (phần 7, từ trang 89 đến trang 109)để nghiên cứu về tính chính đáng (tính chính đáng của nhà nước). Trong phần này tácgiả có đi phân tích khuôn khổ của tính chính đáng nhà nước, chủ yếu tập trung vàoyếu tố của các quy tắc pháp lý. Theo tác giả, trước kia, khi tầng lớp thống trị của nhànước thực hiện một cách rộng rãi những đàn áp và bất công, nhân dân có thể tuân thủnhững mệnh lệnh của quyền lực chính trị từ những động cơ của lương tâm như sự sợhãi, lòng thèm muốn, phong tục hoặc chỉ là sự gắn bó với một người cai trị. Tuynhiên, một tầng lớp cai trị nào đó không thể vững bền qua thời gian trừ khi nhữngthần dân của nó nhận ra rằng, những người nắm giữ quyền lực nhà nước có quyền ralệnh một cách chính đáng, khi, những mệnh lệnh đó phù hợp với những nguyên tắcđã được định sẵn mang tính pháp lý. Bởi vậy, để một tầng lớp cai trị bền vững quathời gian thì nội dung của những yêu cầu, mệnh lệnh đó phải được căn cứ vào quytắc mang tính pháp lý. Các luận giải của tác giả về tính chính đáng của các mệnhlệnh, hay hệ thống pháp luật của nhà nước có giá trị tham khảo trong việc làm rõ cơsở lý luận về tính chính đáng chính trị, đặc biệt là xây dựng cấu trúc tính chính đángchính trị.

Nghiên cứu về mới quan hệ giữa hiệu quả của quá trình cầm quyền với tínhchính đáng chính trị, tác giả Lipset, Seymour Martin trong cuốn sách, “Political Man:The Social Bases of Politics” [146] được xuất bản năm 1983 có cách tiếp cận rất đángchú ý. Trong cuốn sách này, Lipset dành một chương để nói về tính chính đáng(Social conflict, legitimacy, and Democracy - xung đột xã hội, tính chính đáng và dânchủ). Không đi sâu vào nghiên cứu tính hợp pháp của nhà nước như Anthony M.Musonda, Lipset đưa ra khái niệm về tính chính đáng chính trị khá rõ ràng. Ông chorằng, số đông coi một hệ thống chính trị có chính đáng hay không bằng cách xemxem những giá trị của hệ thống đó có phù hợp với họ hay không. Theo tác giả, giá trịcốt lõi ở đây là hiệu quả của sự cầm quyền. Thước đo cơ bản cho tính hiệu quả của sựcầm quyền, theo ông, chính là sự phát triển kinh tế và phát triển kinh tế là chìa khóađể cho chủ thể cầm quyền xây dựng tính chính đáng. Từ cách tiếp cận và quan niệm

Page 13: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

9

như vậy, ông đi sâu vào phân tích mối quan hệ tương tác qua lại giữa tính chính đángvà hiệu quả cầm quyền của một hệ thống chính trị. Theo ông, nếu chủ thể cầm quyềntạo ra được sự phát triển kinh tế cao thì đồng nghĩa với việc tính chính đáng trongcầm quyền cao. Và ngược lại, khi hiệu quả cầm quyền thấp, nếu để kéo dài thì tínhchính đáng trong cầm quyền bị xói mòn và dần dẫn tới mất vai trò cầm quyền. Cácluận giải của tác giả trong công trình này có giá trị trong việc xây dựng cấu trúc tínhchính đáng chính trị ở chương 2 của luận án.

Liên quan đến tính hợp pháp của chủ thể cầm quyền, có công trình nghiên cứucủa Carl Schmitt : “Legality and Legitimacy” [155]. Trong công trình này, tác giả đitìm lời giải cho mối quan hệ giữa tính chính đáng với tính hợp pháp. Ông cho rằng,một chính phủ chỉ có được tính chính đáng khi nó được lập lên từ các cuộc bầu cử tựdo và công bằng - tức là hợp pháp. Tuy nhiên, ông cũng hoài nghi về tính chính đángcủa một chính phủ được dựng lên nhờ vào bầu cử bằng chiến thắng đa số tuyệt đối.Ông cho rằng, 51% phiếu bầu tạo nên tính chính đáng mà không bao giờ hỏi liệu49% còn lại có chấp nhận quyết định của 51% hay không. Theo ông, một chính phủđược bầu lên với 51% số phiếu đã được coi là chính đáng hay chưa nếu như 49% cònlại nổi loạn thì liệu chính phủ đó có duy trì được thời gian cầm quyền của mình? Từđó, ông khẳng định rằng, kết quả bầu cử chỉ là một điều kiện đầu tiên để tạo nên tínhchính đáng cho một chính phủ. Chính phủ đó có duy trì được tính chính đáng haykhông cần phải thuyết phục được 49% còn lại thông qua hiệu quả của các chính sáchphát triển kinh tế, xã hội của mình. Các phân tích, nhận định của tác giả sẽ là thamkhảo bổ ích trong quá trình triển khai các nội dung của luận án.

Bàn về khía cạnh tính hợp pháp của quyền lực nhà nước còn có bài viết củaJohn H. Schaar: “Legitimacy in the Modern State” [143]. Trong bài viết này, tác giảđã đề cập đến một loạt các quan niệm, các cách tiếp cận khác nhau về tính chính đángcủa quyền lực nhà nước. Từ đó, tác giả đưa ra ý kiến của riêng mình. Theo tác giả, đểquyền lực nhà nước trở thành quyền uy, quyền lực đó phái đến từ ‘sự ủy quyền dânchủ - democratic consent’ và quyền lực nhà nước phải vì ‘lợi ích chung - commongood’ hay là ‘lợi ích công cộng - public interest’. Với quan niệm như thế, tác giả điluận giải tính chính đáng của các nhà nước hiện đại. Và tới nay, quyền lực nhà nướcvẫn chưa thực sự trở thành quyền uy và các thể chế và các quan chức nhà nước vẫn

Page 14: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

10

chưa có câu trả lời. Đó chính là dấu hiệu của sự khủng hoảng tính chính đáng trongnhà nước hiện đại.

Cũng bàn về một khía cạnh của tính hợp pháp của quyền lực chính trị, còn cócác công trình: Barnard, Frederick M, “Democratic Legitimacy: Plural Values andPolitical Power” [129]; Peter, Fabienne: “Democratic Legitimacy, New York:Routledge” [149]; Hershovitz, Scott: “Legitimacy, Democracy, and Razian Authority”[142]. Các tác giả này chủ yếu tập trung vào yếu tố dân chủ (trong bầu cử và trong thựcthi quyền lực). Họ cho rằng, nguồn gốc phổ biến nhất của tính chính đáng chính trị hiệnnay là sự nhận thức rằng, một chính phủ đang hoạt động theo nguyên tắc dân chủ vàtheo ý chí của người dân. Các chính phủ thường tuyên bố là nhận được sự ủy quyềncủa người dân để thực thi quyền lực. Tuy nhiên, sự ủy quyền này nhận được bằng cáchnào có thể làm thay đổi một cách rõ ràng từ chế độ cai trị này sang chế độ cai trị khác.Các nhà nước dân chủ tự do tuyên bố rằng, tính chính đáng trong cai trị của họ dựa trênnền tảng là họ thường xuyên có các cuộc bầu cử tự do và công bằng, trong đó các đảngchính trị tham gia mà không có bất cứ sự sợ hãi và áp lực nào. Các nhận định này cógiá trị tham khảo đối với chương 2 và chương 3 của luận án.

Đề cập đến tính chính đáng chính trị của chủ nghĩa tư bản hiện nay, có cáccông trình: Thomas MacCarthy, “Legitimation Problems in Advanced Capitalism”[148]; George Kateb, “On the “Legitimation Crisis” [140]. Các công trình này chủyếu luận giải các nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tính chính đáng chính trịcủa chủ nghĩa tư bản như: Khủng hoảng kinh tế; thất nghiệp; chiến tranh; vấn đề ansinh xã hội không được giải quyết; các cuộc bầu cử thiếu công bằng, tự do, v.v..

Liên quan đến tính chính đáng trong cầm quyền của ĐCS Việt Nam, có bàicủa tác giả Thayer, Carlyle, “Political Legitimacy of Vietnam’s One Party-State:Challenges and Responses” [158]. Bài viết này, tác giả tập trung vào phân tích cácthách thức đối với quyền lực của nhà nước chỉ có duy nhất một đảng cầm quyền củaViệt Nam nổi lên trong năm 2009 và cách mà nhà nước phản ứng trước các thách thứcđó. Tác giả nêu ra ba thách thức riêng biệt ảnh hưởng đến tính chính đáng của nhànước: các ý kiến đối lập trong việc khai thác bô xít ở Tây Nguyên; cuộc biểu tình củaGiáo Hội Công Giáo về các vấn đề sở hữu đất đai; và một số bất đồng quan điểm chínhtrị của các nhà hoạt động gọi là “ủng hộ dân chủ” và các blogger. ĐCS Việt Nam

Page 15: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

11

khẳng định tính chính đáng chính trị dựa trên nhiều yếu tố. Những tranh cãi về khaithác bauxite thách thức khẳng định của nhà nước đối với tính chính đáng chính trị trêncơ sở thực hiện. Tranh chấp đất đai Công giáo thách thức tuyên bố của nhà nước vềtính chính đáng dựa trên cơ sở hợp lý, hợp pháp của các khu đất thuộc thẩm quyền nhànước quản lý. Các bất đồng quan điểm chính trị, bao gồm cả các nhu cầu cho dân chủvới những lo ngại về vấn đề môi trường và quan hệ với Trung Quốc, thách thức tuyênbố của nhà nước về tính chính đáng dựa trên chủ nghĩa dân tộc. Từ đó, tác giả khẳngđịnh rằng, cùng với cách xử lý vừa mềm dẻo vừa cứng rắn của nhà nước Việt Namtrong năm 2009, tất cả các thách thức này cũng sẽ được Đảng ta thảo luận tại Đại hội Xcủa Đảng.

Như vậy, điểm qua một số công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài,ta thấy, các tác giả chủ yếu tập trung vào phân tích các điều kiện của tính chính đángchính trị, như, nguồn gốc hình thành thông qua bầu cử, các quyết định hợp pháp, pháttriển được kinh tế, xã hội, đồng thời lợi ích của đa số phải được đảm bảo... Ngoài ra,các tác giả cũng đề cập đến nguyên nhân dân đến khủng hoảng tính chính đáng củachủ nghĩa tư bản, v.v… Các kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở dữ liệu để tham khảotrong quá trình triển khai làm rõ các nội dung của luận án, đặc biệt là xây dựng kháiniệm và cấu trúc của tính chính đáng chính trị, tính chính đáng của ĐCS Việt Namcầm quyền.

1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC

1.2.1. Một số công trình nghiên cứu đề cập đến khái niệm, cấu trúc, điềukiện của tính chính đáng chính trị, tính chính đáng của Đảng cầm quyền

Sách: “Đảng Cộng sản cầm quyền: nội dung và phương thức cầm quyền

của Đảng” của GS, TS. Nguyễn Văn Huyên (chủ biên)[52]: Cuốn sách được kết

cấu thành ba phần với 12 chương: Phần thứ nhất: Tổng quát những vấn đề lý luận

chung về Đảng cầm quyền và Đảng Cộng sản cầm quyền; Phần thứ hai: Nội dung

và phương thức cầm quyền của Đảng - Thực trạng và những vấn đề đặt ra; Phần

thứ ba: Những điều kiện và yêu cầu đảm bảo sự cầm quyền của Đảng và những

giải pháp đổi mới nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng. Nhằm góp phần

giải quyết những vấn đề đặt ra là nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng

Page 16: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

12

cần được xác định như thế nào để không trái với Hiến pháp và pháp luật của Nhà

nước, không trái với nguyên tắc toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân,

cuốn sách đã làm rõ những luận cứ khoa học về Đảng Cộng sản cầm quyền, về nội

dung và phương thức cầm quyền của Đảng trong bối cảnh trong bối cảnh xây

dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong đó chú trọng đến quan điểm

của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; thực trạng sự cầm quyền

của Đảng v.v.. Đồng thời đưa ra những phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao

vai trò lãnh đạo và cầm quyền của Đảng. Đặc biệt, cuốn sách còn đề cập đến kinh

nghiệm cầm quyền của một số Đảng chính trị tiêu biểu trên thế giới như: Liên Xô,

Trung Quốc, các nước phương Tây; đi sâu phân tích khái niệm mà bấy lâu nay

hầu như chưa được bàn đến với một cách lập luận rõ ràng ở nước ta như vấn đề

“tính chính đáng của sự cầm quyền duy nhất của Đảng Cộng sản”. Các tác giả đã

bước đầu khái quát, định hình và gợi mở được những vấn đề cơ bản về tính chính

đáng chính trị, như: quan niệm về tính chính đáng chính trị của một số nhà tư

tưởng chính trị, bước đầu đưa ra cấu trúc của tính chính đáng chính trị… Dựa trên

cơ sở lý thuyết đó, tác giả phân tích, đánh giá một cách rất khái quát về tính chính

đáng của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi cầm quyền cho đến nay và gợi mở ra

những vấn đề mang tính thách thức đối với ĐCS Việt Nam cầm quyền hiện nay.

Cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho chương 2 và chương 4 của luận án.

Bàn đến niềm tin trong tính chính đáng của quyền lực Nhà nước, bài viết có

tiêu đề“Không thể có quyền lực chính đáng nếu dân không tin” của GS. Cao Huy

Thuần [116]. Tác giả cho rằng, tin cậy là nền tảng của xã hội, là gốc của quyền lực và

không thể có một quyền lực chính đáng nếu quyền lực đó vô trách nhiệm. Để chứng

minh cho điều này, tác giả bắt đầu từ sự phân tích các luận điểm của J.Locke nhằm

trả lời cho câu hỏi lớn: do đâu quyền lực được xem như chính đáng?. Đó là sự tin cậy

của người dân. Nhà nước ngày nay nhận tính chính đáng từ sự thỏa thuận của người

dân. Dân thỏa thuận vì dân tin cậy. Người cầm quyền nhận một nhiệm vụ mà dân

giao phó để thực hiện một mục tiêu mà hai bên thỏa thuận trong sự tin cậy lẫn nhau.

Tin cậy là gốc của quyền lực. Nếu anh làm tôi mất lòng tin thì tôi rút lui sự tin cậy.

Tác giả cũng cho rằng, hiện nay, khắp nơi, đâu cũng đặt câu hỏi: làm thế nào để vực

Page 17: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

13

dậy lòng tin cậy nơi con người dân chủ?. Nhưng có phải chính chế độ dân chủ làm

mất lòng tin không? Chắc chắn không. Theo tác giả, chế độ dân chủ, nhất là ngày

nay, phải giải quyết một mâu thuẫn nội tại: làm sao hòa giải giữa tự do của người

dân, càng ngày càng khó tính vì độc lập hơn, tự chủ hơn, đòi hỏi hơn, với nhu cầu của

chính quyền phải hành động, phải quyết định, nghĩa là phải chọn lựa những giải pháp

ít mất lòng tin nhất trong những điều kiện kinh tế, xã hội càng ngày càng khó khăn?

Làm thế nào? Dẹp bớt dân chủ chăng? Đâu có, phải tăng cường dân chủ! Dân chủ đại

diện bị mất lòng tin? Thì phát triển thêm dân chủ tham dự. Thì tìm mọi cách để người

dân tham gia nhiều hơn nữa vào việc công. Thì mở rộng thêm xã hội công dân. Các

luận giải của tác giả có thể được tham khảo trong chương 2 chương của luận án.

Bài báo, “Về sự cần thiết phải kiểm soát quyền lực nhà nước” của TS.Lưu

Văn Quảng [95]. Trong bài viết này, tác giả đã bước đầu đề cập đến những vẫn đề cơ

bản nhất về tính chính đáng của quyền lực nhà nước. Cùng với tính độc quyền cưỡng

chế, tác giả coi tính chính đáng là một trong hai thuộc tính căn bản của quyền lực nhà

nước. Tác giả cho rằng, tính chính đáng của nhà nước được hiểu là sự chấp nhận, sự

đồng tình của nhân dân đối với một chế độ cai trị, hay niềm tin vào một sự cai trị hợp

lý. Nói cách khác, tính chính đáng chính trị có nghĩa là niềm tin của nhân dân vào thẩm

quyền và tính hợp lý trong các hoạt động của nhà nước. Khi người dân tin rằng quyền

lực của nhà nước là chính đáng, họ sẽ tự thấy bổn phận và nghĩa vụ phải tuân thủ các

mệnh lệnh mà nhà nước đưa ra. Tác giả cũng cho rằng, ngày nay quyền lực một nhà

nước được coi là chính đáng ít nhất phải đảm bảo ba yếu tố: Quyền lực đó phải đại diện

được lợi ích của nhân dân; Quyền lực đó phải được lập lên một cách hợp lệ; Quyền lực

đó phải được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. Trong bài viết của mình, tác giả mới

chỉ dừng lại ở nêu ra các vấn đề theo cách hiểu riêng của mình về khái niệm, cấu trúc

tính chính đáng của nhà nước chứ chưa có các luận giải, chứng minh cho các nhận định

của mình dưới cách tiếp cận của một chuyên ngành khoa học cụ thể. Tuy vậy, các nhận

định này cũng có giá trị tham khảo cho luận án, nhất là phần lý thuyết ở chương 2.

Cũng đề cập đến tính chính đáng của nhà nước, nhưng đề cập ở khía cạnhphương thức tạo lập và duy trì tính chính đáng nhờ vào xã hội dân sự, trong bàibáo“Hướng đến một khái niệm khoa học về xã hội dân sự” của tác giả Trần Hữu

Page 18: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

14

Quang [92]. Trong bài viết này, bên cạnh việc đi tìm một khái niệm khoa học về xãhội dân sự cho trường hợp của Việt Nam, lấy xuất phát điểm từ những nghiên cứucủa Gramsci về xã hội dân sự, tác giả đặc biệt chú trọng đến vai trò của xã hội dânsự trong việc thiết lập sự đồng thuận nhằm duy trì sự thống lãnh (hegemony) về tưtưởng của nhà nước - cơ sở cho tính hợp thức hay tính chính đáng của nhà nước.Theo tác giả, nếu không tạo ra được sự đồng thuận nơi xã hội dân sự, nhà nước sẽkhông giữ được sự thống lãnh tư tưởng, và vì thế tất yếu sẽ mất đi tính hợp thức(hay tính chính đáng, legitimacy) của mình và chỉ còn nắm được sự cưỡng chế màthôi. Và tác giả cũng nhận định rằng, muốn duy trì được sự thống lãnh về tư tưởngcủa nhà nước, cần phải tạo ra môi trường lành mạnh để cho xã hội dân sự được pháttriển. Vì, sự phát triển lành mạnh và sôi động của đời sống xã hội dân sự chính làthước đo của tính hợp thức hay tính chính đáng (legitimacy) của Nhà nước. Côngtrình có giá trị tham khảo trong chương 2 và chương 4 của luận án.

Bài“Tính chính đáng của đảng cầm quyền trong các thể chế chính trị tư bản”của TS. Đặng Đình Tân [99]. Đây gần như là công trình đầu tiên trực tiếp nói về tínhchính đáng trong cầm quyền của các đảng chính trị được công bố trên các tạp chíkhoa học tại Việt Nam. Tác giả cho rằng, trong các thể chế chính trị dân chủ tư bản,tính chính đáng của đảng cầm quyền là vấn đề hệ trọng của đời sống chính trị, liênquan trực tiếp đến hiệu lực thực thi quyền lực của đảng cầm quyền, đến thời gian tồntại của đảng đó, và liên quan trực tiếp đến sự ổn định chính trị, phát triển của xã hộithời kỳ đảng cầm quyền đó đương nhiệm. Tính chính đáng của đảng cầm quyền (hayliên minh các đảng cầm quyền) trong các chính thể dân chủ trong các nước tư bản thểhiện trên mấy vấn đề chủ yếu: Thứ nhất, tính chính đáng của một đảng cầm quyềntrước hết được thể hiện ở tính hợp hiến, hợp pháp, tức là vai trò cầm quyền đó phảiđược thừa nhận bằng bằng đa số trong xã hội; Thứ hai, các cuộc tranh cử phải diễn rathật sự dân chủ trong các cuộc bầu cử các cơ quan quyền lực công; Thứ ba, tính chínhđáng của đảng cầm quyền phải thể hiện ở tính hợp lý trong các quyết định của đảngvề các chính sách công: phải đáp ứng các yêu cầu phát triển của xã hội, phân bổ hợplý các giá trị, tháo gỡ được những bức xúc, giải quyết được các xung đột lợi ích giữacác lực lượng, các cộng đồng, các giai cấp, tầng lớp trong xã hội; Thứ tư, tính chínhđáng của đảng cầm quyền phải được thể hiện trong vai trò của nhà nước - một nhà

Page 19: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

15

nước hiệu quả. Như vậy, tác giả đã đề cập đến những vấn đề mang tính điều kiện hếtsức cơ bản để một đảng cầm quyền nào đó ở các nước tư bản có được quyền lựcchính đáng, như: thủ tục, tính công ích và tính hiệu quả trong cầm quyền. Do vậy,công trình này có giá trị tham khảo bổ ích cho luận án trong việc nghiên cứu các vấnđề lý thuyết và nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng tính chính đáng của một số đảngchính trị trên thế giới.

Bài “Tính chính đáng của đảng cầm quyền” của TS. Đặng Đình Tân [102].Tác giả cho rằng, ngoài những tiêu chí đánh giá tính chính đáng trong chính trị nóichung, tính chính đáng của một đảng cầm quyền trong xã hội dân chủ còn có nhữngtiêu chí riêng, rất cơ bản: Một là, đảng nắm quyền lực phải được lòng dân, phải đượcđa số xã hội ủng hộ thông qua các cuộc bầu cử người vào các cơ quan công quyền;Hai là, để dành đa số chính đáng, các cuộc tranh cử phải diễn ra thật sự dân chủ, cácthủ tục và trình tự bầu cử phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật; Ba là,nhà nước do đảng đa số lập nên phải là một nhà nước hợp pháp, có sự giám sát quyềnlực; Bốn là, đảng phải cầm quyền có hiệu quả; Năm là, người đứng đầu, các thànhviên của đảng nắm giữ các cương vị chủ chốt trong bộ máy công quyền và các đảngviên của đảng đa số phải là những người có phẩm chất, đạo đức và sự trong sạchtrong thực thi quyền lực và trong lối sống. Sau khi đưa ra các tiêu chí, tác giả có mộtkết luận quan trọng, đánh giá tính chính đáng của đảng cầm quyền là vấn đề phức tạp.Tuy nhiên, có thể xác định tính chính đáng của đảng cầm quyền thông qua cả một hệthống các tiêu chí liên quan mật thiết với nhau, tương hỗ nhau. Không thể chỉ đánhgiá sự cầm quyền của một đảng là chính đáng hay không chính đáng khi chỉ dựa vàomột vài tiêu chí, mà phải được xem xét trên cơ sở quan điểm biện chứng, hệ thống vàlịch sử cụ thể. Công trình có giá trị tham khảo đối trong chương 2 của luận án.

Như vậy, các công trình nghiên cứu ở Việt Nam trực tiếp đề cập đến các vấnđề lý luận như khái niệm, cấu trúc, điều kiệm đảm bảo tính chính đáng chính trị, tínhchính đáng của đảng cầm quyền… chưa có nhiều. Các công trình trên, mỗi tác giảtiếp cận dưới một góc độ khác nhau đã có những đóng góp nhất định cho cơ sở lýluận về tính chính đáng chính trị, tính chính đáng của đảng cầm quyền. Tuy nhiên,các nhận định còn thiếu tính hệ thống, chưa dựa trên căn cứ lý thuyết thực sự có hệthống và khoa học.

Page 20: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

16

1.2.2. Một số công trình nghiên cứu có liên quan tới tính hợp pháp trongcầm quyền Đảng

Thứ nhất, nhóm công trình đề cập đến khẳng định vị trí, vai trò cầm quyềnduy nhất của Đảng ta.

Sách: “Vị trí cầm quyền và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Namtrong điều kiện mới” của GS,TS. Đỗ Hoài Nam (chủ biên) [78]. Cuốn sách là sự chắtlọc kết quả nghiên cứu của Đề tài KX 10.04. Cuốn sách đã đề cập một số vấn đề lýluận mang tính khái quát về đảng cầm quyền trong hệ thống chính trị ở một số nướctư bản (tác giả chọn 8 nước để nghiên cứu là: Đức, Pháp, Anh, Thụy Điển, Mỹ, Nhật,Hàn Quốc, Malaisia). Bên cạnh đó, tác giả còn nghiên cứu về sự cầm quyền củaĐảng Cộng sản Trung Quốc trong điều kiện cải cách, mở cửa, xây dựng chủ nghĩa xãhội mang đặc sắc Trung Quốc. Từ đó, tác giả luận giải những vấn đề lý luận và thựctiễn cơ bản về vị trí cầm quyền và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Namtrong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mặc dù không đề cậptrực tiếp đến tính chính đáng trong cầm quyền của Đảng ta, tuy nhiên cuốn sách cónhiều giá trị bổ ích để tham khảo cho luận án.

Bài “Những điều kiện cơ bản bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng trong bốicảnh xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Phạm ThếLực [68]. Khi đề cập đến các điều kiện cơ bản để đảm bảo cho vai trò lãnh đạo củaĐảng trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay, tác giả cho rằng, việcđảm bảo tính chính đáng là điều kiện đầu tiên để Đảng phải của giữ vững được vaitrò cầm quyền. Tác giả cho rằng, nội dung của tính chính đáng của đảng cầm quyềnđược thể hiện ở tính hợp pháp và tính hợp lý trong phương thức cầm quyền củađảng. Tính hợp pháp, theo tác giả, là đảng đó phải đảm bảo được tính pháp lý chosự cầm quyền và sự thừa nhận rộng rãi của xã hội; tính hợp lý của sự cầm quyềnchính là nói đến tính hiệu quả trong phương thức cầm quyền của đảng. Cũng theotác giả, tính hợp pháp và tính hợp lý của đảng cầm quyền có mối quan hệ chặt chẽvới nhau. Tính hợp pháp là cơ sở, là nền tảng để quy định vai trò cầm quyền củađảng, còn tính hợp lý lại củng cố vững chắc hơn cho sự cầm quyền. Tuy nhiên, nóiđến nội dung của tính chính đáng của Đảng không chỉ là tính hợp pháp và tính hợpmà còn phải đề cập đến tính tiên phong của nền tẩng tư tưởng, tính hiệu lực quá

Page 21: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

17

trình cầm quyền của Đảng. Mặc dù vậy, các nhận định của tác giả cũng là tài liệu bổích để tham khảo cho luận án.

Bài báo, “Một đảng duy nhất cầm quyền - sản phẩm tất yếu của thực tiễnchính trị - xã hội ở Việt Nam” của GS,TS. Phạm Ngọc Quang [90]. Bằng lập luậnkhá thuyết phục của mình, tác giả chứng minh rằng, ĐCS Việt Nam trở thành đảngduy nhất cầm quyền từ Cách mạng Tháng tám năm 1945 đến nay là nhờ vào nhữngthành công mà ĐCS Việt Nam đã dẫn dắt nhân dân trong suốt hơn 80 năm tồn tại vàphát triển của mình kể cả trong thời chiến và thời bình. Đặc biệt, tác giả đã chứngminh yếu tố “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” mà Đảng ta theo đuổichính là hệ giá trị mang tính xuyên suốt cho cách mạng Việt Nam, cả trong quá khứ,hiện tại và tương lai. Chính nhờ có hệ giá trị đúng đắn, cao cả này mà nhân dân tin ởĐảng, quyết tâm thực hiện và cụ thể hóa những quan điểm, chủ trương, đường lối củaĐảng. Bằng lao động sáng tạo của mình, nhân dân biến chủ trường, đường lối củaĐảng thành hiện thực sinh động trong cuộc sống. Tác giả cho rằng, việc ĐCS ViệtNam được trao quyền lãnh đạo duy nhất, cầm quyền duy nhất như một lựa chọn tấtyếu, khách quan của lịch sử chứ không phải do áp đặt của Hiến pháp. Vì, Hiến phápkhông tạo ra vị trí đó của Đảng, mà chỉ là sự ghi nhận một thực tiễn chính trị - xã hộiđã được xác lập trong thực tế. Như vậy, tác giả cho rằng, ĐCS Việt Nam có được vàgiữ vững được vai trò cầm quyền một cách chính đáng chính là nhờ có hệ giá trị đúngđắn mà nhân dân tin và làm theo chứ không phải nhờ sự áp đặt từ quy định vai tròcầm quyền mang tính pháp lý đến từ Hiến pháp. Như vậy, bài viết của tác giả đả đềcập đến tiền đề rất quan trọng trong xây dựng tính chính đáng của Đảng là phải xâydựng cho mình được hệ giá trị đúng đắn. Các phân tích này là dữ liệu bổ ích để triểnkhai nghiên cứu luận án.

Sách “Đổi mới ở Việt Nam - Thực tiễn và nhận thức lý luận” của PGS,TS.Nguyễn Trọng Phúc biên soạn [87]. Cuốn sách gồm có hai phần chính: Phần thứnhất, quá trình thực hiện công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Trong phần này, tác giả điphân tích, luận giải khá toàn diện về công cuộc đổi mới ở Việt Nam trong suốt 20năm (từ 1986 đến 2006). Đặc biệt, tác giả đã làm rõ được những bước đi, những bướcchuẩn bị, những đột phá trong tư duy của Đảng từ trước đổi mới và coi Đổi mới làmột sự lựa chọn không dễ dàng của Đảng; Phần thứ hai, một số vấn đề nhận thức lý

Page 22: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

18

luận về công cuộc đổi mới. Trong phần này, tác giả đã đề cập và luận giải khá nhiềuvấn đề mang tính lý luận như: Tư duy chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư duykinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế trong thời kỳ đổi mới v.v.. để từ đó tác giảrút ra được những kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ đổi mới.Đồng thời, tác giả đã chỉ ra tình trạng kém phát triển ở nước ta, từ đó đặt ra yêu cầunâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng cầm quyền như: không ngừng nâng cao bảnlĩnh chính trị và trí tuệ của Đảng; đổi mới tổ chức, bộ máy gắn liền với đổi mớiphương thức lãnh đạo của Đảng; nâng cao trình độ, năng lực và phẩm chất, đạo đứccủa cán bộ, đảng viên. Đặc biệt, trong cuốn sách tác giả đã đi sâu phân tích, làm rõ sựphát triển trong tư duy lý luận của Đảng về chính trị, kinh tế qua các kỳ Đại hội đểkhẳng định vai trò duy nhất lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, dân tộc trong suốt20 năm. Những nội dung của cuốn sách là thông tin bổ ích cần được tham khảo chođề tài luận án.

Bài “Một số vấn đề về tính chính đáng cho sự cầm quyền duy nhất của Đảngta trong thời kỳ hội nhập”, của ThS. Mai Thị Hồng Liên (2011) [66]. Tác giả khẳngđịnh rằng, từ khi ra đời đến nay, việc Đảng cầm quyền và lãnh đạo toàn bộ xã hội làhoàn toàn đúng đắn và chính đáng. Tính chính đáng đó, theo tác giả, được thể hiện vàphụ thuộc vào sáu vấn đề cơ bản; Thứ nhất, sự cầm quyền duy nhất của Đảng là tấtyếu khách quan, đáp ứng yêu cầu phát triển của dân tộc; Thứ hai, tính hợp hiến, hợppháp của Đảng; Thứ ba, tính công khai, minh bạch, dân chủ trong nội bộ đảng; Thứtư, tính đúng đắn, khoa học trong việc hoạch định và lãnh đạo thực hiện đường lối,chính sách của Đảng; Thứ năm, tính hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước; Thứsáu, phẩm chất đạo đức và năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Từ đó, tác giả chorằng, để tiếp tục bảo đảm tính chính đáng cho sự cầm quyền duy nhất của Đảng tronggiai đoạn hiện nay, cần thực hiện đồng bộ năm giải pháp: Một là, bảo đảm vai tròlãnh đạo của Đảng đối với cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; Hai là, thường xuyênxây dựng và chỉnh đốn Đảng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu củaĐảng, đảm bảo cho Đảng ta là trí tuệ, là đạo đức, là lương tâm; Ba là, tiếp tục xâydựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhândân, vì nhân dân, đủ sức và tương thích với nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa; Bốn là, thực hiện dân chủ trong nội bộ đảng, tạo cơ sở để phát huy dân

Page 23: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

19

chủ ngoài xã hội; Năm là, thực hiện tốt công tác cán bộ và chính sách cán bộ, khôngngừng nâng cao năng lực và phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, đápứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Như vậy, mặc dù đã đề cập đến các vấn đề tạo nên tínhchính đáng và một số giải pháp nâng cao tính chính đáng trong cầm quyền của Đảng.Tuy nhiên, các nhận định của tác giả đưa ra chưa dựa trên nền tảng lý thuyết về tínhchính đáng của đảng cầm quyền một cách hệ thống và khoa học nên vẫn chỉ dừng lạiở các nhận định chủ quan. Mặc dù vậy, các nội dung này cũng có giá trị tham khảođối với luận án.

Thứ hai, nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến kinh nghiệm trongphương thức lãnh đạo của đảng đối với nhà nước ở các nước tư bản

Bài “Vấn đề đảng cầm quyền và thẩm quyền quản lý nhà nước ở các nước tưbản” của PGS,TS. Nguyễn Đăng Dung [12]. Theo tác giả, các đảng phái xuất hiện từnhững nỗ lực của các tác nhân chính trị nhằm xây dựng những liên minh đa số trongnhững thể chế và đơn vị bầu cử và điều phối hoạt động tập thể cần thiết để giànhquyền kiểm soát và sử dụng bộ máy chính quyền. Và việc một đảng có quyền lựclãnh đạo hay không phụ thuộc vào lá phiếu của người cử tri. Tác giả cũng cho rằng,sự lãnh đạo của đảng cầm quyền không phân biệt với thẩm quyền của nhà nước. Việckhông phân biệt giữa sự lãnh đạo của đảng và sự quản lý của nhà nước tại các nướctư bản có lý do chính là để tăng cường sự hợp pháp và sự chịu trách nhiệm của đảngcầm quyền. Ở các chính thể này cũng không có sự phân biệt giữa các quan chức caocấp của đảng với các quan chức cao cấp của nhà nước. Người đứng đầu đảng vàđứng đầu hành pháp hầu như là một. Họ là các chính khách. Điều tối quan trọng làđảng chính trị có lấy được phiếu của người dân để trở thành đảng cầm quyền haykhông. Có thể, trong công trình này, tác giả đã đề cập đến một trong những kinhnghiệm rất quan trọng trong phương thức cầm quyền của đảng cầm quyền đối vớinhà nước ở các nước tư bản, đó là đảng phải “hóa thân” vào nhà nước. Chính nhờ sự“hóa thân” vào nhà nước đã tạo điều kiện cho đảng có được tính chính đáng trongcầm quyền nhờ vào tính hợp pháp thông qua bầu cử và tính chịu trách nhiệm caotrong cầm quyền của đảng. Như vậy, bài viết đã đề cập đến kinh nghiệm rất quantrọng trong xây dựng tính chính đáng trong cầm quyền của các đảng tư sản là đảngphải “hóa thân” vào nhà nước. Các nội dung trong công trình này có thể được tham

Page 24: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

20

khảo vào phần nghiên cứu kinh nghiệm của các đảng chính trị, và giải pháp đổi mớisự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong chương 3 và chương 4 của luận án.

Bài báo, “Vai trò các đảng chính trị nói chung, đảng cầm quyền nói riêng đốivới nhà nước trong chủ nghĩa tư bản hiện đại (Qua khảo sát một số mô hình tiêubiểu)” của PGS,TS.Nguyễn Xuân Tế và Ths.Đặng Đình Thành [106]. Các tác giả đãphân tích vị trí, vai trò của đảng chính trị nói chung, đảng cầm quyền nói riêng tronghệ thống chính trị tư bản. Đặc biệt, các tác giả đi sâu phân tích vai trò của đảng cầmquyền đối với nhà nước, trong đó một phần hết sức quan trọng là đã đề cập đến cácđiều kiện để một đảng chính trị có thể trở thành đảng cầm quyền ở các nước tư bản,đó là: Có tổ chức, hệ tư tưởng đủ mạnh và tuyên truyền, giáo dục hệ tư tưởng, đườnglối của đảng mình cho thành viên và công chúng để có khả năng thu hút lực lượng vềmình và nhận được sự ủng hộ cũng như bảo vệ của các lực lượng xã hội; Bảo đảm sốứng cử viên là thành viên của Đảng thắng cử tham gia vào cơ quan nhà nước và cókhả năng thực hiện lợi ích của Đảng; Tuyển chọn và bố trí nhân sự vào bộ máy cơquan quyền lực nhà nước. Đảng nắm chính quyền thông qua đội ngũ Đảng viên làcông chức trong các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; Xây dựng chủ trương,cương lĩnh, chính sách của Đảng đúng đắn, phù hợp, phản ảnh và thỏa mãn nguyệnvọng của các tầng lớp nhân dân và cam kết thực hiện nếu thắng cử và lập được Chínhphủ. Trong bài này, các tác giả đã đề cập đến vấn đề mang tính điều kiện để một đảngchính trị có được tính chính đáng trong cầm quyền một cách hợp pháp, nhờ có nhữnggiá trị mới được thể hiện qua cương lĩnh tranh cử, có tổ chức đủ mạnh và thông quacon đường bầu cử hợp pháp, công bằng và dân chủ. Công trình này có giá trị thamkhảo đối với luận án.

Bài “Phương thức lãnh đạo của đảng cầm quyền đối với nhà nước tại một sốnước tư bản chủ nghĩa” của TS. Ngô Huy Đức [32]. Trong bài viết này, mục đích củatác giả nhằm xem xét một vấn đề chính: Các đảng chính trị cầm quyền lãnh đạo nhànước như thế nào trong nhà nước pháp quyền phương Tây. Tác giả giải quyết ba kháiniệm mang tính công cụ và cũng là ba vấn đề chính: "nhà nước pháp quyền", "đảngcầm quyền", và "sự lãnh đạo". Đặc biệt, tác giả cho rằng, trong khoa học chính trị,ngoài khía cạnh hiệu lực, hợp hiến của quyền lực, còn có một khía cạnh được gọi là“tính chính đáng” của quyền lực và của sự lãnh đạo nói chung. Quyền lực của một

Page 25: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

21

người (hay tổ chức) nếu được coi là chính đáng, thì sự lãnh đạo sẽ rất thuận lợi, sựcần thiết của bộ máy kiểm tra, giám sát và cưỡng chế được giảm đến tối thiểu, và hơnthế nữa, sự tự nguyện sẽ nâng cao hiệu quả và hiệu lực của sự lãnh đạo. Như vậy, tácgiả đã đề cập đến tính hiệu lực, hiệu quả - một trong những điều kiện rất quan trọngđể chủ đảng cầm quyền duy trì được tính chính đáng. Đây sẽ là tài liệu được thamkhảo trong chương 2 và chương 3 của luận án.

Thứ ba, nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến phương thức cầm quyềncủa Đảng ta.

Bài báo, ““Đảng hóa thân vào Nhà nước” trong đổi mới phương thức cầmquyền của Đảng ta”, của PGS,TS. Nguyễn Hữu Đổng [30]. Tác giả đã phần nào làmrõ được khái niệm “Đảng hóa thân vào Nhà nước” trong điều kiện chỉ có một đảngduy nhất cầm quyền ở nước ta. Tác giả cho rằng, “đảng hóa thân vào nhà nước” làmột khái niệm chỉ sự “ẩn giấu” đi quyền lực của đảng cầm quyền vào trong cái “vỏ”quyền lực của nhà nước, thực hiện việc chi phối, định hướng đối với nhà nước, chủyếu thông qua vai trò của các cá nhân đảng viên ưu tú của đảng nhằm thực hiện hóacác mục tiêu, cương lĩnh của đảng đề ra. Từ nội hàm khái niệm này, tác giả đi tìmhiểu những bất cập, khó khăn và hiệu quả không cao trong cầm quyền trong điều kiệnĐảng chưa thực sự hóa thân vào Nhà nước như ở nước ta hiện nay. Từ đó tác giả đềra bốn đề xuất mang tính giải pháp để làm cho Đảng thực sự hóa thân vào Nhà nướctrong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền như ở nước ta hiện nay. Các phân tíchcủa tác giả, mặc dù mới chỉ dừng lại ở khâu nêu vấn đề và các đề xuất chứ chưa cóthực chứng, luận giải cụ thể để chứng minh. Tuy nhiên, đây cũng là giá trị có thể kếthừa vào trong chương 4 của luận án.

Đề cập đến vấn đề phương thức cầm quyền của Đảng đối với Nhà nước dướigóc độ lý thuyết quyền lực, lý thuyết hệ thống, bài “Đổi mới phương thức lãnh đạocủa Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền hiện nay - vấn đề đang đặt ra” của TS. HồBá Thâm [114]. Tác giả cho rằng, trong điều kiện hiện nay, Đảng ta đang mắc phảinhững vấn đề khá cơ bản như tha hóa quyền lực, lỗi hệ thống và nó liên quan đếnphương thức lãnh đạo - cầm quyền của Đảng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến thahóa về chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảngviên, làm giảm uy tín của Đảng đối với nhân dân. Theo tác giả, khi Đảng làm thay,

Page 26: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

22

bao biện công việc của chính quyền; áp đặt sự lãnh đạo; lạm dụng quyền lực; trở nênđộc quyền, độc đoán trong hoạt động của mình. Đây là bốn biểu hiện của một loại thahóa - tha hóa (suy thoái) quyền lực. Đáng chú ý, tác giả còn cho rằng, Đảng trở thànhđảng cầm quyền có mặt chưa thật hợp hiến như nhân dân chưa phúc quyết Hiếnpháp, chưa ủy quyền cho Quốc hội, và chức danh nguyên thủy quốc gia, tổng bí thưcủa Đảng vẫn không nắm các chức vụ lớn nhất của Nhà nước và vẫn không do dânbầu. Trên cơ sở phân tích những bất hợp lý trong cấu trúc quyền lực chính trị hiệnnay, tác giả cho rằng cần phải đổi mới, tái cấu trúc lại cơ cấu quyền lực chính trị hiệnnay. Nhìn một cách tổng thể, theo tác giả, phải tập trung vào ba vấn đề lớn: Thứ nhất,Đảng phải thực sự “hóa thân vào nhà nước”. Trong đó, quyền lực của Đảng vừa tồntại trong nhà nước vừa tồn tại ngoài nhà nước, nhưng tồn tại trong nhà nước là chính.Quyền lực của Đảng trở thành hạt nhân trong quyền lực nhà nước, tức trong quyềnlực của nhân dân, được nhân dân ủy quyền và thừa nhận bằng lá phiếu và như thếmới là quyền lực chính trị hợp hiến hợp pháp. Thứ hai, phải đổi mới thể chế bầu cử,nhất là chức danh cao nhất của Nhà nước (nguyên thủ quốc gia) trong sự nhất thể hóacủa nó. Thứ ba, liên quan đến kiểm soát quyền lực nhà nước trong thể chế một đảngduy nhất cầm quyền. Tác giả cho rằng, “khi thừa nhận cơ chế kiểm soát quyền lựcgiữa quyền lực lập pháp - hành pháp - tư pháp thực chất là thừa nhận tam quyền phânlập theo nội dung thể chế một đảng. Đó chính là đa nguyên về phương thức mà nhấtnguyên về bản chất. Như vậy, tác giả đã đề cập đến các vấn đề xung quanh tính hợppháp trong cầm quyền của Đảng, đặc biệt là tính hợp pháp của quyền lực nhà nước.Tài liệu sẽ được kế thừa và tham khảo chủ yếu trong chương 4 của luận án.

Sách: “Thể chế đảng cầm quyền - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” củaTS.Đặng Đình Tân (chủ biên) [98]. Cuốn sách đã giới thiệu một số vấn đề lý luận vàthực tiễn về thể chế đảng cầm quyền của một số nước trên thế giới, đồng thời đề cậpđến một số nội dung cơ bản về thể chế Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nướcta để từ đó đề xuất một số giải pháp tiếp tục đổi mới thể chế Đảng lãnh đạo Nhà nướcta trong giai đoạn hiện nay.

Sách “Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong điều kiện xâydựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân”, của GS, TS.Phạm Ngọc Quang và TS. Ngô Kim Ngân đồng chủ biên [88]. Cuốn sách là kết quả

Page 27: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

23

nghiên cứu của đề tài cấp Nhà nước KX-03-08. Nội dung cuốn sách gồm ba phần:Phần thứ nhất, các tác giả làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của đổi mới phương thứclãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước; Phần thứ hai, các tác giả làm rõ thực trạng đổimới phương thức lãnh đạo của Đảng trên một số lĩnh vực chủ yếu của Nhà nước ởcấp Trung ương trong thời gian qua; Phần thứ ba, tiếp tục đổi mới phương thức lãnhđạo của Đảng đối với Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Toàn bộ nội dung cuốnsách đã trình bày rõ quá trình đổi mới nhận thức của Đảng về vai trò lãnh đạo và ýthức lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ mới; đã nêu bật tính cấp thiết đổi mới phươngthức lãnh đạo phải được tiến hành khẩn trương, kiên quyết, không cứng nhắc, máymóc trong sự phân định giữa sự lãnh đạo của Đảng với sự quản lý của Nhà nước,song phải phân định rõ chức năng lãnh đạo chính trị của Đảng với chức năng quản lýnhà nước, chức năng công quyền và phương thức quản lý của Nhà nước pháp quyền.Các kết quả nghiên cứu của công trình này là tài liệu tham khảo bổ ích cho triển khainghiên cứu luận án.

Ngoài ra, còn một số công trình khác nữa đã đề cập đến các nội dung: kháiniệm đảng cầm quyền, khái niệm đảng lãnh đạo; sự cần thiết phải đổi mới phươngthức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước phápquyền XHCN; Thực trạng phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước thờigian qua…, như: PGS,TS. Trần Ngọc Đường, “Nội dung và phương thức lãnh đạocủa Đảng đối với Quốc hội ở nước ta hiện nay” [40]; TS.Thang Văn Phúc, “Đổi mớiphương thức lãnh đạo của đảng đối với nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa” [86]; GS,TSKH. Đào Trí Úc, “Tiếp tục đổi mớiphương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị” [119];Nguyễn Hữu Đổng - Ngô Huy Đức, “Nhận thức các khái niệm đảng cầm quyền,đảng lãnh đạo ở nước ta” [29]; v.v…

1.2.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến năng lực lãnh đạo, hiệuquả cầm quyền của Đảng

Sách: PGS,TS.Vũ Như Khôi, “80 năm (1930 - 2010) Đảng Cộng sản ViệtNam - những chặng đường lịch sử vẻ vang” [58]. Cuốn sách được chia thành 5chương, mỗi chương gắn với một giai đoạn lịch sử vẻ vang của Đảng, của dân tộc.Qua 5 chương, tác giả đã khái quát được khá đầy đủ các vấn đề về xác lập tư tưởng,

Page 28: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

24

truyền bá tư tưởng, các quyết sách quan trọng của Đảng trong các thời kỳ, phươngthức lãnh đạo của Đảng, thành tựu đạt được, v.v.. để khẳng định vai trò to lớn tronglãnh đạo, cầm quyền của Đảng trong suốt 80 năm. Từ các phân tích, tác giả đã khẳngđịnh Đảng luôn trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc, tự do và chủ nghĩa xã hội;giữ vững, phát huy vai trò tiên phong và bản chất của giai cấp công nhân, trung thànhvới lợi ích của giai cấp và dân tộc; vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với thực tế đất nước, đặc điểm của thời đại.Nhờ đó, Đảng đã lãnh đạo nhân dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, cả trongthời chiến lẫn thời bình. Cuốn sách sẽ là tư liệu bổ ích tham khảo cho luận án, chủyếu trong chương 3.

Sách: Đặng Phong, ““Phá rào” trong kinh tế vào đêm trước đổi mới” [85].Cuốn sách là công trình nghiên cứu công phu của tác giả về một thời kỳ lịch sử đầykhó khăn của đất nước cũng như giai đoạn đầy khó khăn trong cầm quyền của Đảng.Cuốn sách, ngoài phần mở đầu và lời kết, được tác giả kết cấu gồm 4 phần lớn. Tácgiả chủ yếu làm rõ, dựng lại một bức tranh sống động, phong phú về những tìm tòi,tháo gỡ trong những cuộc “phá rào” trong kinh tế thời kỳ trước đổi mới, mà tác giảcho đó là những mũi nhọn đột phá can đảm, gian truân, trầy trật, mưu trí, sáng tạo,góp phần từng bước dẹp bỏ hàng loạt rào cản cũ kỹ để mở đường cho công cuộc Đổimới. Cuốn sách là nguồn tài liệu bổ ích trong phân tích, đánh giá tính chính đángtrong cầm quyền của Đảng thời kỳ 1975 đến 1986 ở chương 3 của luận án.

GS,TS. Phạm Ngọc Quang (2013), “Cơ sở đánh giá năng lực của Đảng Cộngsản cầm quyền” [91]. Trong bài viết này, tác giả cho rằng, là đảng cầm quyền, sứmệnh lịch sử quan trọng nhất trong lãnh đạo là đảng phải tạo ra được ba yếu tố cănbản: Hoạch định được đường lối đúng đắn, thể hiện đúng nhu cầu và lợi ích của nhândân, của dân tộc; Lãnh đạo xây dựng được một Nhà nước thực sự của nhân dân, donhân dân, vì dân, phát huy được vai trò của Nhà nước và các thành viên trong hệthống chính trị, làm cho Nhà nước thực sự là thiết chế bảo đảm quyền làm chủ củanhân dân; Xây dựng được đội ngũ cán bộ cầm quyền có phẩm chất đạo đức tốt, cónăng lực chuyên môn - nghiệp vụ cao, có kỹ năng lãnh đạo và quản lý để làm chođường lối đó thành hiện thực bằng sức mạnh của cả dân tộc. Tác giả cũng cho rằng,sứ mệnh lịch sử trong lãnh đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền là phải bảo đảm quyền

Page 29: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

25

lực thực sự thuộc về nhân dân, làm cho nhân dân thực sự là chủ nhân đích thực củamọi quyền lực. Để góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, nhiệm vụ quantrọng phải đẩy mạnh dân chủ hóa sinh hoạt nội bộ Đảng, kết hợp với dân chủ hóa mốiquan hệ giữa Đảng và nhân dân; mọi hoạt động của Đảng phải đặt dưới sự kiểm tra,giám sát của nhân dân. Các nhận định này của tác giả có thể dung để tham khảo choluận án.

Đánh giá hiệu trong quá trình cầm của của Đảng, liên quan đến vấn đề giải

quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, có các

công trình: Nguyễn Văn Chiểu, “Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thực

hiện an sinh xã hội trong thời kỳ đổi mới” [10]; Nguyễn Sinh Cúc, “Mối quan hệ giữa

tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội giai đoạn 2001 - 2010”,

[7]; Bùi Ngọc Thanh, “Những vấn đề cần khắc phục trong giải quyết mối quan hệ

giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội” [109]; v.v… Các công trình này đã hệ

thống hóa được các nội dung thuộc về quan điểm của Đảng về tăng trưởng kinh tế

gắn với tiến bộ và công bằng xã hội từ Đổi mới cho đến nay. Đề cập đến thực trạng

việc thực hiện công bằng xã hội ở nước ta trong những năm qua và đề ra một số giải

pháp khắc phục. Đây sẽ là dữ liệu để luận án có thể tham khảo, kế thừa trong chương

3 và chương 4.

1.2.4. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề bầu cử cáccơ quan quyền lực Nhà nước ở nước ta

Bài “Vai trò của bầu cử trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân,

do dân và vì dân” của tác giả Vũ Văn Nhiêm [82]. Tác giả cho rằng, bầu cử có vai trò

trong việc hợp pháp hóa chính quyền - nền tảng của mọi Nhà nước pháp quyền. Ở

Việt nam, bầu cử cũng chính là là phương thức để hợp pháp hóa quyền lực chính rị

của Đảng ngay từ cuộc bầu cử đầu tiên năm 1946. Đồng thời tác giả khẳng định và

phân tích bầu cử là một định chế quan trọng của dân chủ, nền tảng của mọi Nhà nước

pháp quyền. Từ các nhận định và phân tích đó, tác giả cho rằng việc thiết kế, thực thi

chế độ bầu cử tiến bộ, phù hợp là công việc quan trọng hàng đầu đối với bất cứ Nhà

nước pháp quyền nào, trong đó có Việt Nam. Công trình này có thể tham khảo vào

Page 30: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

26

phân việc làm rõ cơ sở lý thuyết về tính hợp pháp trong cầm quyền của Đảng ở

chương 2 của luận án.

Tiếp cận dưới góc độ khoa học bầu cử, khi bàn về hệ thống bầu cử, công tácbầu cử các cơ quan quyền lực nhà nước ở nước ta, có các công trình: Tác giả Vũ VănNhiêm, “Pháp luật bầu cử - nhìn từ góc độ bảo đảm tính tự do công bằng cạnh tranhvà tính đại diện” [80]; Vũ Văn Nhiêm, “Mấy ý kiến về việc sử đổi, sổ sung luật bầucử đại biểu Quốc hội và luật bầu cử Hội đồng nhân dân” [81]; Thái Vĩnh Thắng,“Một số suy nghĩ về đổi mới chế độ bầu cử đảm bảo quyền bầu cử và ứng cử củacông dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” [113]; Nguyễn Thanh Bình, “Côngkhai, dân chủ và bình đẳng trong vận động bầu cử” [3]… Trong các công trình này,căn cứ trên các văn bản về Luật bầu cử hiện hành và thực tiễn công tác bầu cử ở nướcta thời gian qua, các tác giả nghiên cứu một cách khá toàn diện về thực trạng việcthành lập Hội đồng bầu cử, về vấn đề ứng cử viên tự ứng cử, vấn đề vận động tranhcử, về đơn vị bầu cử, về quan hệ giữa hiệp thương và bầu cử trực tiếp, về tính chấtbình đẳng trong công tác bầu cử ở nước ta. Đồng thời, các tác giả đã đưa ra được mộtsố giải pháp liên quan đến cải tiến, đổi mới công tác bầu cử ở nước ta thời gian tới.Các nghiên cứu này, có thể được tham khảo trong giải quyết nhiệm vụ ở chương 3 vàchương 4 của luận án.

Ngoài ra, còn có các công trình khác nữa, như: TS. Bùi Xuân Đức “Pháp luậtbầu cử: một số vấn đề cần hoàn thiện” [33]; bài viết “Bầu cử và vấn đề dân chủ”, củađồng tác giả PGS.TS. Nguyễn Đăng Dung và Chu Khắc Hoài Dương [11]; đề tàinghiên cứu của Văn phòng Quốc hội (Vụ Công tác đại biểu), “Đại biểu Quốc hội vàbầu cử đại biểu Quốc hội” do TS. Phan Trung Lý làm chủ nhiệm [67], và rất nhiềucông trình khác nữa.

Tóm lại, qua khảo sát các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luậnán của các tác giả ở trong và ngoài nước đã cung cấp một số tư liệu, thông tin, tri thứcvà cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu. Đây là nguồn tư liệu quý giá được kế thừa khitriển khai nghiên cứu luận án này. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có công trìnhchuyên biệt nào nghiên cứu về tính chính đáng của ĐCS Việt Nam cầm quyền dướigóc nhìn của khoa học Chính trị học, đặc biệt luận giải vấn đề tính chính đáng củaĐCS Việt Nam cầm quyền từ cách tiếp cận quyền lực và quyền lực chính trị. Mỗi

Page 31: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

27

công trình, do xuất phát từ mục tiêu, phương pháp tiếp cận và giới hạn phạm vi củanó nên chỉ giải quyết các nội dung nhất định. Hầu hết các nghiên cứu mới bước đầuđề cập đến những vấn đề mang tính đơn lẻ, mới chỉ dừng lại ở các ý tưởng khoa học,nhận định theo cảm nhận chủ quan hơn là khung lý thuyết hoàn chỉnh về tính chínhđáng chính trị, tính chính đáng của Đảng cầm quyền ở nước ta, chưa luận giải vàchứng minh một cách có căn cứ mang tính bài bản dựa trên khuôn khổ lý thuyết rõràng. Tác giả cầu thị nhưng cũng luôn bám sát cách tiếp cận khoa học riêng để nhậnđịnh, tiếp thu các giá trị có thể tham khảo được từ các công trình đã khảo cứu nàytrong quá trình triển khai luận án.

1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

Qua nghiên cứu, tìm hiểu các công trình khoa học có liên quan đã được côngbố, có thể thấy, vấn đề tính chính đáng chính trị nói chung, tính chính đáng của ĐCSViệt Nam cầm quyền nói riêng, trong thời gian gần đây, đã bắt đầu thu hút được khánhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Các công trình được khảo cứu ở trên, vấn đề tínhchính đáng chính trị nói chung, tính chính đáng của ĐCS Việt Nam cầm quyền nóiriêng được đề cập và nghiên cứu ở nhiều góc độ, dưới dạng sách chuyên khảo, bàiviết tạp chí, luận văn, luận án.

Đồng thời, qua khảo cứu các công trình đó cho thấy, nghiên cứu tính chínhđáng chính trị, tính chính đáng của ĐCS Việt Nam cầm quyền còn một số “khoảngtrống” sau đây cần được khỏa lấp trong luận án và các nghiên cứu tiếp theo:

Một là, vẫn chưa có được một khái niệm đầy đủ, toàn diện về tính chính đángchính trị từ cách tiếp cận của khoa học Chính trị học mác xít. Đồng thời, chưa có mộttổng kết, hệ thống hóa được các cách tiếp cận khác nhau về tính chính đáng chính trịtrong lịch sử tư tưởng chính trị để từ đó xây dựng được cấu trúc tính chính đángchính trị. Đặc biệt, chưa có một nghiên cứu nào tiếp cận từ đặc thù trong cầm quyềncủa ĐCS Việt Nam để đưa ra khái niệm tính chính đáng của ĐCS Việt Nam cầmquyền được tiếp cận từ góc độ khoa học về quyền lực và quyền lực chính trị, xâydựng cấu trúc tính chính đáng của ĐCS Việt Nam cầm quyền.

Hai là, các nghiên cứu liên quan đến tính chính đáng của ĐCS Việt Namcầm quyền qua các thời kỳ lịch sử còn rất ít, nếu có cũng chỉ là khẳng định vai tròcầm quyền một cách chính đáng của Đảng như một mặc định hiển nhiên, không đủ

Page 32: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

28

cơ sở lý thuyết để phân tích, nhận định tính chính đáng cao hay bị xói mòn trongtừng thời kỳ lịch sử khác nhau. Vì vậy, việc căn cứ vào cấu trúc tính chính đáng củaĐCS Việt Nam cầm quyền để khảo sát, phân tích, nhận định tính chính đáng caohay bị ảnh hưởng, xói mòn của Đảng trong các thời kỳ khác nhau là “khoảng trống”cần được làm rõ.

Ba là, các nghiên cứu tuy đã đề cập đến điều kiện đảm bảo tính chính đángtrong cầm quyền của các đảng tư bản trong xây dựng cương lĩnh, đường lối, chínhsách, trong phương thức lãnh đạo của đảng đối với nhà nước... nhưng lại chưa rút rađược bài học có thể tham khảo trong quá trình nâng cao tính chính đáng trong cầmquyền của Đảng ta hiện nay. Vì vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm từ các đảng chínhtrị trên thế giới nhằm rút ra bài học có giá trị tham khảo cho Đảng ta cũng là một“khoảng trống” cần tiếp tục nghiên cứu.

Bốn là, trong các nghiên cứu, khi đề cập đến hạn chế trong duy trì tính chínhđáng của Đảng hiện nay, chủ yếu là tiếp cận từ các nhận định trong các Văn kiện,Nghị quyết của Đảng về niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, xuất pháp từ tệquan liêu, tham nhũng, lãng phí, suy đồi đạo đức, lối sống của một bộ phận khôngnhỏ cán bộ, đảng viên. Chưa có các nghiên cứu từ nền tảng của khung lý thuyết đượcxây dựng bài bản, khoa học. Vì vây, việc thực hiện luận án nhằm góp phần khỏa lấpmột số “khoảng trống” mà các nghiên cứu trước đây chưa đề cập đến các hạn chếtrong xây dựng hệ giá trị của Đảng, xây dựng tính hợp pháp của Đảng, xây dựng tínhhiệu lực, hiệu quả trong lãnh đạo của Đảng để từ đó đề xuất các giải pháp khả khinhằm nâng cao tính chính đáng trong cầm quyền của Đảng thời gian tới.

Những “khoảng trống” nêu trên đặt ra các tình huống khoa học mà đối tượngnghiên cứu của luận án hướng tới góp phần giải quyết, đặc biệt là các vấn đề thuộcphương diện nhận thức khoa học.

Page 33: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

29

Chương 2CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH CHÍNH ĐÁNG CHÍNH TRỊ, TÍNH

CHÍNH ĐÁNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CẦM QUYỀN

2.1. LÝ LUẬN VỀ TÍNH CHÍNH ĐÁNG CHÍNH TRỊ

2.1.1. Khái niệm tính chính đáng chính trịCâu hỏi về điều gì làm cho quyền lực nói chung, quyền lực chính trị nói riêng

trở nên chính đáng đã trở thành vấn đề trung tâm thu hút rất nhiều nhà tư tưởng chính

trị đi tìm câu trả lời trong các nghiên cứu chính trị. Đặc biệt, cho đến khi quyền lực

chính trị đã gặp phải trở ngại thực sự vì nó được thực thi một cách rộng rãi như là đàn

áp và bất công. Tính chính đáng chính trị (political ligitimacy), ngay từ thời cổ đại, đã

được một số nhà tư tưởng chính trị như Platôn, Arixtôt của phương Tây và ở phương

Đông có Khổng Tử, Lão Tử v.v.. đề cập ở những khía cạnh khác nhau. Và, đến thời

kỳ cận đại và hiện đại, đặc biệt trong thế kỷ 20, khái niệm tính chính đáng chính trị đã

trở thành trung tâm cho cả triết học chính trị, chính trị học, xã hội học chính trị và các

ngành khoa học chính trị khác, mặc dù có khá nhiều sự bất đồng giữa chúng. Điều đó

chứng tỏ rằng, tính chính đáng chính trị là một vấn đề phức tạp và không dễ để tìm

được câu trả lời thỏa đáng. Cho đến nay, qua các nghiên cứu về lý thuyết chính trị

cho thấy, có các khái niệm về tính chính đáng chính trị tiêu biểu như:

Cho rằng tính chính đáng chính trị dựa trên niềm tin, sự nhận thức một cách cóthiện chí của thần dân về quyền lực chính trị thông qua sự bằng lòng hoặc ủng hộ củahọ đối với một nhà nước hoặc tính ổn định và hợp pháp của một chế độ cai trị. Điểnhình cho cách hiểu này về tính chính đáng chính trị có quan niệm của nhà xã hội họcMax Weber. Theo ông, một chế độ chính trị là chính đáng, có nghĩa là khi người dântham gia vào chế độ có niềm tin hay sự trung thành mang tính chắc chắn vào chế độđó: “Cơ sở của mọi hệ thống quyền lực, và tương ứng với nó là bất kỳ sự tự nguyệntuân thủ nào, là một niềm tin, một niềm tin bởi sự hấp dẫn của những người đangthực hiện quyền lực nhờ vào uy tín của họ” [160, tr.382]. Ngoài ra, ông còn cho rằng,niềm tin trong một xã hội cụ thể mang lại những quy luật xã hội ổn định hơn sơ vớinhững kết quả từ việc theo đuổi lợi ích cá nhân hoặc từ sự tuân thủ mang tính thóiquen. Cùng với cách hiểu này, nhà triết học chính trị người Đức, Dolf Sternberger

Page 34: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

30

cho rằng,“Tính chính đáng chính trị là sự thiết lập và thực thi quyền lực cai trị, trongđó về phần chủ thể quyền lực thì có ý thức là mình có quyền cai trị, còn về phía ngườidân là sự chấp nhận về sự cai trị đó” [157, tr.244].

Đề cập đến lý do tại sao việc sử dụng quyền lực chính trị của một cơ quan đặcbiệt - một nhà nước, một chính phủ hoặc một tổ chức nào đó lại làm cho những ngườichịu sự cai trị thừa nhận và tuân thủ các mệnh lệnh. Theo nhà xã hội học chính trịngười Mỹ tên là Seymour Martin Lipset, tính chính đáng chính trị “liên quan đếnnăng lực của một hệ thống chính trị để khiến cho người ta nảy sinh và giữ vững niềmtin rằng chế độ chính trị hiện tại là chế độ phù hợp và thích hợp nhất cho xã hội”[146, tr.64]. Thực chất của khái niệm này là chỉ, cơ sở của sự thống trị là ở sự thừanhận và ủng hộ của quần chúng nhân dân. Nhà chính trị người Pháp Jean-MarcCoicaud cũng đưa ra quan niệm giống như vậy. Ông nói: “Tính chính đáng tức là sựthừa nhận quyền lực thống trị. Xét từ góc độ này, nó giải quyết vấn đề cơ bản, màcách giải quyết lại đồng thời chứng minh được quyền lực chính trị và tính phục tùng”[135, tr.10]. Trên quan điểm này, nếu các điều kiện cho tính chính đáng không đượcđáp ứng, các tổ chức quyền lực thực thi quyền lực không hợp lý thì các mệnh lệnh họđưa ra sau đó không bắt buộc một nghĩa vụ nào phải tuân theo.

Trong chủ nghĩa tự do chính trị, trình bày một cách hiểu về tính chính đángchính trị, cái gì đó trở nên chính đáng khi mọi người chấp nhận nó. Theo nghĩa này,một thể chế nào đó được coi là chính đáng nếu như có sự chấp nhận của mọi ngườirằng, thể chế đó là đại diện cho cho tất cả mọi người trong đó họ là chủ thể quyền lựccủa nó. Theo John Locke, nhà tư tưởng lớn người Anh, ông nhìn nhận vấn đề tínhchính đáng có liên quan tới sự đồng ý, ưng thuận của người bị cai trị đối với chủ thểcai trị. Luận cứ được đưa ra trong chuyên luận thứ hai (second treaties) rằng, “Chínhphủ được coi là không chính đáng nếu nó không được thực hiện dựa trên sự ưngthuận về sự cầm quyền” [128, tr.524].

Như vậy, qua các quan niệm của các nhà khoa học chính trị phương Tây, mỗingười có một cách quan niệm dưới cách nhìn của những ngành khoa học khác nhau.Tuy nhiên, họ đều thống nhất với nhau rằng, tính chính đáng chính là sự chấp nhậncủa người dân đối với chủ thể cai trị. Các quan niệm trên đều thể hiện, sự chấp nhậncủa người dân đối với sự cai trị là yếu tố hạt nhân trong khái niệm về tính chính đáng

Page 35: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

31

chính trị. Tuy nhiên, đều không đề cập đến vấn đề là, cái gì làm cho những người bịcai trị phải tuân thủ, phục tùng chủ thể cai trị? Như Beetham, trong công trình nghiêncứu về tính chính đáng của quyền lực năm 1991, đã khẳng định, một “mối quan hệquyền lực không phải chính đáng vì mọi người tin vào tính chính đáng của nó, màbởi vì nó có lý do chính đáng dưới dạng niềm tin của họ” [130, tr.11]. Hay nói cáchkhác, điều gì của chủ thể cai trị làm cho người dân có niềm tin và chấp nhận sự cai trịđó nhằm đạt được hiệu lực và hiệu quả của các mệnh lệnh. Đây mới là vấn đề thực sựcần phải bàn, cần phải nghiên cứu.

Về căn bản, việc sử dụng quyền lực của chủ thể quyền lực nói chung, nhànước nói riêng, luôn gây ra khuynh hướng chống đối và do vậy, vấn đề nghiên cứuchính ở đây là, tại sao người dân công nhận và thực hành tự nguyện các quy định,các mệnh lệnh của các cơ quan nhà nước, ngay cả khi người đó khó chịu (khôngmuốn)?, giống như Ăngghen từng khẳng định: quyền lực làm người ta khó chịu. Nóicách khác, mọi sự khủng hoảng chính trị có thể coi là sự mất tin tưởng vào khả năngcầm quyền, sự không chấp nhận tính đại diện của Nhà nước, hoặc tổng quát hơn làkhủng hoảng về tính chính đáng chính trị. Vì vậy, chủ thể của quyền lực luôn phảitìm cách để làm thế nào cho những người bị trị của mình phải chấp nhận mình, nếukhông chủ thể đó sẽ mất quyền cai trị của nó. Có nghĩa, chủ thể cai trị phải tìm đượcquá trình và phương thức thuyết phục của chính quyền với người dân, bằng lý lẽ vàlương tri - tức là thiết lập được tính chính đáng. Từ chỗ chấp nhận, người dân tự thấynghĩa vụ, bổn phận của mình phải ủng hộ và tuân thủ các mệnh lệnh mà nhà nướcđưa ra trên tình thần tự nguyện cao. Có thể nói là, cơ chế của tính chính đáng chính trịchính là nhằm thiết lập sự chấp nhận quyền cai trị dựa trên lý trí và các thành quả đạtđược trong quá trình cầm quyền. Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng: Tính chínhđáng chính trị là niềm tin, sự thừa nhận và phục tùng một cách tự nguyện của đa sốngười dân đối với chủ thể cai trị thông qua những yếu tố mà chủ thể cai trị tạo ra vàthiết lập được, nhờ đó chủ thể cai trị nâng cao được hiệu lực và hiệu quả trong quátrình cai trị.

Như vậy, khi nói đến tính chính đáng chính trị là nói đến niềm tin, sự thừanhận, chấp nhận một cách tự nguyện của khách thể quyền lực đối với chủ thểchính trị dựa trên các yếu tố mà chủ thể tạo ra để đạt được hiệu lực và hiệu quảcao trong cai trị.

Page 36: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

32

Vì vậy, tính chính đáng chính trị nổi lên một số đặc trưng cơ bản: Tính chínhđáng chính trị là một biểu hiện của mối quan hệ chính trị, giữa các chủ thể trong mốiquan hệ quyền lực - chủ thể cai trị và chủ thể bị trị; Tính chính đáng chính trị liênquan đến địa vị, quyền hạn được xác lập của chủ thể quyền lực đối với khách thểquyền lực; Trong quan hệ quyền lực, các mục tiêu của chủ thể quyền lực, ngoài lợiích của mình đồng thời phải đáp ứng được lợi ích của khách thể (cộng đồng, xã hội);Một chủ thể quyền lực chính trị được coi là chính đáng khi quan hệ quyền lực đó dựatrên sự đồng thuận giữa khách thể và chủ thể quyền lực, dựa trên sự thừa nhận của xãhội đối với chủ thể quyền lực chính trị trong quá trình giành quyền lực và suốt quátrình thực thi quyền lực; Trong tính chính đáng chính trị, chủ thể quyền lực phải tạonên niềm tin, sự thừa nhận, phục tùng hoàn toàn tự nguyện của khách thể quyền lực -tức tính chính đáng không thể có dựa trên sự cưỡng ép và bạo lực.

Vì tính chính đáng chính trị liên quan đến niềm tin, sự thừa nhận và phục tùngtự nguyện, cho nên, chúng ta khó có thể đo tính chính đáng chính trị bằng định lượngmà chỉ có thể đo được bằng định tính. Cụ thể hơn, tình trạng, mức độ của tính chínhđáng chính trị cao hay thấp thể hiện ở chỗ: khách thể quyền lực có còn đặt niềm tin,chấp nhận, nghe theo và ủng hộ chủ thể nữa hay không; tình trạng xã hội ổn định haybất ổn; các mâu thuẫn, xung đột giữa người bị trị và chủ thể cai trị gay gắt hay khônggay gắt; sự hưởng lợi từ thành quả đạt được thuộc về ai; thời gian cầm quyền của chủthể quyền lực dài hay ngắn v.v..

2.1.2. Các quan niệm cơ bản về tính chính đáng chính trịTrong lịch sử, đặc biệt là từ thời kỳ cận đại cho đến nay, khi nhiên cứu về tính

chính đáng chính trị, trong quá trình luận giải về nguồn gốc, các yếu tố cấu thành, tácdụng của tính chính đáng chính trị v.v.. vẫn còn nhiều tranh cãi, đặc biệt là các nhàkhoa học phương Tây. Còn ở phương Đông, hầu như không thấy có các nghiên cứucơ bản mang tính chuyên sâu về vấn đề này mà chỉ đề cập mang tính tản mạn, thiếutính rõ nét qua một số công trình. Qua các nghiên cứu, thấy nổi lên hai khuynh hướngcó những khác nhau khá quan trọng trong cách nhìn nhận về tính chính đáng chínhtrị: Cách nhìn của các nhà khoa học phương Tây và cách nhìn của các nhà mác xít.Tuy nhiên, ngay trong bản thân các nhà nghiên cứu chính trị học ở phương Tây khinghiên cứu về vấn đề này cũng có nhiều cách hiểu khác biệt, thậm chí là mâu thuẫn,

Page 37: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

33

đối lập. Phân chia như vậy để có thể nhìn nhận tính chính đáng chính trị một cách cóhệ thống, đa chiều, khách quan là việc làm cần thiết. Đặc biệt, thông qua đó, chúng tacó thể rút ra được cấu trúc của tính chính đáng chính trị để lấy đó làm khuôn khổphân tích, đánh giá tính chính đáng chính trị của chủ thể cầm quyền nói chung, đảngcầm quyền nói riêng.

2.1.2.1. Các nhà khoa học phương TâyKhi nghiên cứu về tính chính đáng chính trị, các nhà khoa học phương Tây,

như đã nói, có nhiều cách lý giải khác nhau. Hầu hết họ đều đi tìm câu trả lời chonhững câu hỏi mang tính căn bản liên quan đến tính chính đáng của quyền lực nhànước như: Nguồn gốc tính chính đáng của quyền lực nhà nước; Tính chính đáng cóvai trò gì trong tính cưỡng chế của quyền lực nhà nước, và, các yếu tố nào tạo nêntính chính đáng chính trị v.v..

* Nguồn gốc tính chính đáng của quyền lực nhà nướcNhìn nhận về điều này, các nhà tư tưởng của phương Tây, qua các nghiên cứu

cũng có những cách nhìn nhận khá khác nhau và diễn ra nhiều cuộc tranh luận thểhiện qua các nghiên cứu chính trị của họ.

Đầu tiên, đại diện cho một trường phái rất tiêu biểu đó là nhà tư tưởng lớnJohn Locke. Quan điểm khởi đầu của Locke là một nhà nước tự nhiên mà trong đó tấtcả các cá nhân đều tự do một cách bình đẳng với nhau với ý thức rằng họ sở hữuquyền lực chính trị như nhau. Theo mô tả của Rawls về cách hiểu về nhà nước tựnhiên của Locke như sau, đó là “một là nhà nước của quyền bình đẳng, tất cả đều làvua”(a state of equal right, all being kings) [150, tr.129]. Theo J.Locke, từ chỗ sốngtrong trạng thái tự nhiên hoàn toàn tự do và bình đẳng nhưng lại rất bấp bênh, nguyhiểm, đầy đe dọa, con người đã nảy sinh ý định và đi đến quyết định liên kết, hợpnhất lại dưới một chính thể để có được một sự bảo đảm an toàn và chắc chắn đối vớicuộc sống, tự do và tài sản. Vì vậy, J.Locke khẳng định sự ra đời của chính quyềndân sự là tất yếu để khắc phục những hạn chế cố hữu của trạng thái tự nhiên. Sự xuấthiện của xã hội chính trị, của nhà nước thay thế cho trạng thái tự nhiên là do sự chấpthuận một cách tự nguyện của chính con người thông qua khế ước xã hội: “mọi ngườivốn dĩ là trong trạng thái tự nhiên đó, và cứ duy trì như thế cho đến khi, bằng sự chấpthuận của chính mình, họ khiến mình trở thành thành viên của một xã hội chính trị”

Page 38: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

34

[60, tr.47]. Vì vậy, thực chất của khế ước xã hội, theo quan niệm của Locke, là mộtsự thỏa thuận chung mang tính ngầm ẩn của tất cả nhân dân trong xã hội về cách thứctổ chức đời sống chính trị của mình, theo đó nhân dân sẽ thành lập ra nhà nước, traocho nhà nước những quyền nhất định và giữ lại những quyền không thể chuyểnnhượng được. Theo Locke, trái ngược với người tiền nhiệm của ông ta là ThomasHobbes, khế ước xã hội, do đó, không tạo ra quyền lực. Quyền lực chính trị được thểhiện trong mỗi cá nhân và tồn tại trước đó (pre-exists) trong nhà nước tự nhiên. Khếước xã hội chuyển cái quyền lực mà mỗi người họ được hưởng trong nhà nước tựnhiên thành một cơ quan chính trị đặc biệt.

Trong khi đó, quyền lực chính trị, thật vậy, tồn tại trước đó trong nhà nước tựnhiên, tính chính đáng là một khái niệm riêng biệt (đặc trưng) cho nhà nước công dân(the civil state). Bởi vì, tiêu chuẩn của tính chính đáng, cái mà Locke đưa ra là mangtính lịch sử, tuy nhiên, cái gì coi là quyền lực chính đáng còn lại có quan hệ với nhànước tự nhiên. Tính chính đáng của quyền lực chính trị trong nhà nước công dân phụthuộc vào, theo Locke, việc chuyển giao quyền lực có diễn ra đúng luật hay không.Đặc biệt, nó phụ thuộc vào sự ưng thuận hay bằng lòng của các cá nhân (individuals'consent): “không ai có thể bị đẩy ra khỏi nhà nước này và bị cai trị bởi quyền lựcchính trị của một người khác mà không có sự ưng thuận của chính người đó” (no onecan be put out of this estate and subjected to the political power of another without hisown consent) [147, tr.52]. Vì thế, theo J. Locke, khi bước vào xã hội chính trị là conngười chấp thuận liên kết với nhau để xây dựng nên một chính quyền, tự nguyệnbước vào sự kiềm tỏa của quyền lực chính trị và buộc phải tuân theo pháp luật củanhà nước. Locke hiểu tiêu chí ưng thuận hay đồng ý áp dụng không chỉ đối với điềukiện ban đầu - tức sự thành lập của quyền lực chính trị, Rawls gọi đó là “nguồn gốcsự đồng ý” [150, tr.124]. Nó cũng được áp dụng để đánh giá một cách liên tục củaviệc thực thi một chế độ chính trị - Rawls gọi đây là “sự đồng ý tham gia” [150,tr.124]. Trong đó, nguồn gốc sự đồng ý là nhất thiết phải thể hiện, sự đồng ý tham giacó thể là sự ngầm hiểu bên trong hoặc được thể hiện ra bên ngoài.

Theo cách giải thích này, nếu một chế độ thực sự là chính đáng thì nó phải tôntrọng các ràng buộc của luật tự nhiên. Khi quyền lực chính trị vượt qua danh giới củaluật tự nhiên, nó không còn chính đáng, và do đó công dân không còn có bổn phận

Page 39: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

35

phải tuân lệnh của nó. Đối với Locke, quyền lực chính trị, như vậy, không tuyệt đối.Trong thực tế, quyền lực chính trị tuyệt đối nhất thiết phải là không chính đáng, vì nóvượt quá luật tự nhiên.

Các nhà nghiên cứu đương đại phương Tây đã phát triển ý tưởng của Locketheo nhiều cách khác nhau. Trong đó, tiêu biểu phải kể đến John Simmons (2001)cho rằng, quyền lực nhà nước phụ thuộc vào việc có duy trì được phẩm hạnh của nóhay không. Quyền lực nhà nước phải cho nhân dân thấy được rằng, tồn tại một nhànước tốt hơn là không có một nhà nước. Một quyền lực chính trị, vì vậy, theoSimmons, là cần thiết nhưng chưa đủ cho tính chính đáng chính trị, và do đó có thểtạo ra nghĩa vụ chính trị. Theo Ông, “người ta có nghĩa vụ phải tuân theo các mệnhlệnh của nhà nước hay không phải phụ thuộc vào sự đồng ý thực tế của họ” [156,tr.137]. Rõ ràng, Simmons đã bảo vệ cách nhìn của Locke: Không có quyền lựcchính đáng mà không có sự đồng ý thực sự của những người bị cai trị.

Cách nhìn thứ hai, ngược với cách hiểu thứ nhất, quan niệm này bắt đầu từcách hiểu của Hobbes, quyền lực chính trị không tồn tại trong trạng thái tự nhiên. Nócó thể được tạo ra bởi khế ước xã hội. Và, quyền lực chính trị chính đáng phụ thuộcvào khả năng của nhà nước để bảo vệ công dân của mình. Hobbes luận luận rằng, sẽlà hợp lý cho tất cả để đồng ý một giao ước ủy quyền cho một chủ thể - những ngườicó thể đảm bảo việc cho những người nhượng quyền. Theo Hobbes, một cơ quan tốicao, mà ở đó được tạo ra một cách chính đáng, mọi người đều có nghĩa vụ phải tuânlệnh cơ quan đó. Nghĩa vụ này được tồn tại ít nhất là cho đến khi nào cơ quan đó vẫnđảm bảo nhiệm vụ bảo vệ các công dân của họ.

Tính chính đáng, theo Rousseau, biện minh cho việc thực thi quyền lực cưỡngchế của nhà nước và tạo ra một nghĩa vụ phải tuân theo. Rousseau giả định rằng,quyền lực có hại phát sinh chủ yếu trong nhà nước dân sự và điều này tạo ra các vấnđề về tính chính đáng. Trong chương đầu của cuốn sách “Khế ước xã hội”, ông nhậnxét rằng, trong khi “con người được sinh ra tự do - [m]an is born free”, nhà nước dânsự, ông quan sát, làm cho tất cả mọi người trở thành nô lệ. Câu hỏi chính củaRousseau là, dưới những điều kiện nào, một nhà nước dân sự, trong đó sử dụng sứcmạnh cưỡng chế để thực thi pháp luật của mình, những điều kiện được coi như giảiphóng công dân của chế độ nô lệ này. Một trạng thái như vậy sẽ là chính đáng. Như

Page 40: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

36

ông đặt nó trong câu mở đầu của Khế ước xã hội, “Tôi muốn hỏi xem có thể có tínhchính đáng và đảm bảo sự cai trị của chính quyền trong trật tự dân sự, mang lại chocon người như họ có và những luật lệ như họ có thể”.

Những quan niệm về tính chính đáng của Rousseau khác nhau khá quan trọngvới quan niệm của Locke. Trong đó, Rousseau không quá chú trọng đến quá trình màqua đó một nhà nước dân sự được sinh ra từ trạng thái tự nhiên. Theo ông, quyền lựcchính đáng được tạo ra bởi các quy ước, đạt được trong nhà nước dân sự. Cụ thể,Rousseau cho thấy rằng, tính chính đáng được sinh ra từ sự biện minh cho tính dânchủ của các văn bản pháp luật của nhà nước dân sự.

Đối với Kant, như đối với Hobbes, quyền lực chính trị không tồn tại trước đótrong các cá nhân trong trạng thái tự nhiên. Tuy nhiên, không giống như Hobbes,Kant không xem quyền lực chính trị như được tạo ra bởi một hành động tự nguyện.Khế ước xã hội trong đó thiết lập nhà nước dân sự không phải là kết quả của một hiệphội tự nguyện, trong đó cá nhân đến với nhau để theo đuổi những mục đích mà họchia sẻ. Thay vào đó, những cá nhân có bổn phận mang tính đạo đức để tạo thànhmột nhà nước dân sự, và chúng như một hành động mang tính lý tính và đạo đức, họcó thể nhận ra trách nhiệm này. Thiết lập một nhà nước dân sự là “một kết quả mangtính tự nó (một sự phải có) - in itself an end (that each ought to have)” [144, tr.289].Kant coi nhà nước dân sự và quyền lực chính trị cưỡng chế mà nó thực thi như là mộtbước cần thiết đầu tiên để hướng tới một trật tự, một sự thịnh vượng chung mang tínhluân lý. Tình trạng dân sự, theo Kant, thiết lập các quyền cần thiết để bảo đảm quyềntự do, bình đẳng. Không giống như Locke và những người cùng thời với ông, quyềnlực cưỡng chế không phải là một tính năng thứ cấp của nhà nước dân sự, cần thiết đểthực thi pháp luật. Theo Kant, ép buộc là một phần của ý tưởng về quyền. Suy nghĩnày có thể được giải thích như sau. Cưỡng chế được định nghĩa là một hạn chế của sựtự do để theo đuổi mục đích riêng của chính người đó. Ép buộc, theo quan điểm này,do đó không chỉ đơn thuần là một phương tiện cho các nhà nước dân sự để thực thicác quyền như là những người bảo vệ cho một thứ quyền lực - dựa trên thẩm quyềncủa yêu cầu chính đáng. Thay vào đó, theo Kant, nó là cấu thành của nhà nước dânsự. Sự hiểu biết của những quyền này liên quan đến khái niệm của Kant về quyền lựcchính trị chính đáng cho sự biện minh của quyền lực mang tính ép buộc. Tính chính

Page 41: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

37

đáng, đối với Kant, phụ thuộc vào một cách hiểu cụ thể của khế ước xã hội. Đối vớiKant, khế ước xã hội, cái mà thành lập nên nhà nước dân sự không phải là một sựkiện thực tế. Ông chấp nhận phản đối của David Hume đối với Locke rằng, nhà nướcdân sự thường được thiết lập bằng một hành vi bạo lực. Kant gọi hợp đồng xã hội,thay vào đó như là thử nghiệm “của bất cứ một sự tuân theo của luật công cộng đốivới quyền” [144, tr.294]. Tiêu chuẩn là như sau: mỗi luật cần được như vậy mà tất cảcác cá nhân có thể đã đồng ý với nó. Khế ước xã hội, theo Kant, thực sự như một ýtưởng mang tính giả thuyết thực nghiệm. Như vậy, nó thiết lập các tiêu chuẩn chonhững gì được coi là quyền lực chính trị chính đáng. Những giải thích cụ thể của ôngvề khế ước xã hội cho thấy Kant không phải là một nhà lý luận về khế ước xã hộitheo đúng ý nghĩa nghiêm ngặt. Tuy nhiên, ý tưởng về một khế ước xã hội vẫn cóliên quan đến cách hiểu của ông về tính chính đáng chính trị.

Không giống như Hobbes, Kant nhận ra sự khác biệt giữa quyền lực chínhđáng và quyền lực chính thống được thiết lập thông qua bầu cử. Nghĩa vụ của ngườiđứng đầu nhà nước dân sự là phải tuân theo ý chí chung và chỉ ban hành những luậtmà tất cả các cá nhân có thể đồng ý. Nếu anh vi phạm nghĩa vụ này, tuy nhiên, ôngvẫn giữ được quyền lực, ngay cả khi quyền lực của mình không còn chính đáng.Quan điểm này được giải thích một cách tốt nhất liên quan đến quan điểm của Kant,vẫn thường bị chỉ trích, là về quyền cách mạng. Kant nổi tiếng với quan điểm phủnhận rằng có một quyền cách mạng. Kant nhấn mạnh rằng, trong khi nhân dân - đượchiệp nhất trong nhà nước dân sự - có chủ quyền, các thành viên của nó có nghĩa vụphải tuân theo người đứng đầu nhà nước do nó thành lập. Nghĩa vụ này là như vậy vànó không tương thích với một quyền cách mạng. Quan điểm của Kant về quyền làmcách mạng, có thể được hiểu rằng, ông coi quyền lực chính trị là độc đoán tương tựnhư Hobbes. Nhưng Kant nhấn mạnh rằng, người đứng đầu bị ràng buộc bởi các lý lẽmang tính công khai. Đây là điều hiển nhiên trong sự khẳng định của ông về tự docủa tư tưởng, tự do ý kiến: “một công dân phải có, với sự chấp thuận những người caitrị chính mình, thẩm quyền để công khai ý kiến của mình về những gì được coi lànhững sắp đặt của người cai trị mà dường như đối với anh ta đó là một sai lầm chốnglại lợi ích chung” [144, tr.304]. Trong khi không có quyền cách mạng, quyền lựcchính trị chỉ chính đáng nếu người đứng đầu nhà nước tôn trọng khế ước xã hội. Tuy

Page 42: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

38

nhiên, nghĩa vụ chính trị vẫn phát sinh ngay cả từ chính quyền bất hợp pháp, bấtchính đáng. Nếu người đứng đầu nhà nước hành động vi phạm khế ước xã hội nhưhạn chế quyền tự do bày tỏ chính kiến của công dân, ví dụ như hạn chế quyền tự dochỉ trích chính trị của công dân, người dân vẫn bắt buộc phải tuân theo.

Jean Hampton đưa ra một cách giải thích hiện đại về quan niệm của Hobbes làquyền lực chính trị không tồn tại trước đó trong mỗi cá nhân. Theo bà, quyền lựcchính trị “được sinh ra bởi một nhóm những người nhận thức được rằng, loại quyềnlực đặc biệt là cần thiết cho các giải pháp mang tính tập thể của một số vấn đề trongquá trình tương tác lẫn nhau trong lãnh thổ của họ và sự cần thiết của quá trình thiếtlập ra nhà nước đó có liên quan đến việc thiết kế nội dung và cấu trúc của quyền lựcđể nó đáp ứng được những gì mà họ xem đó là nhu cầu của họ” [141, tr.77]. Lýthuyết của bà gắn quyền lực nhà nước với khả năng của nó để thực thi một giải phápcho vấn đề phối hợp và hợp tác giữa các cá nhân trong cùng một lãnh thổ. Vì vậy,cưỡng chế là tính năng cần thiết cho phép nhà nước có thể cung cấp một giải pháphiệu quả cho những vấn đề này, và quyền được sử dụng cưỡng bức là những gì tạonên quyền lực của nhà nước. Quyền được sử dụng ép buộc, cưỡng bức phân biệtquyền lực chính trị chính đáng ở mức tối thiếu với việc chỉ sử dụng quyền lực.Hampton rút ra thêm một sự phân biệt giữa tính chính đáng tối thiểu và những gì bàgọi là tính chính đáng đầy đủ mang tính đạo đức - cái mà đạt được khi quyền lựcchính trị là đúng đắn (công bằng, chính đáng).

* Tính chính đáng chính trị và nghĩa vụ chính trịLịch sử chỉ ra rằng, quyền lực chính trị chính đáng tạo ra các nghĩa vụ chính

trị một cách tự nguyện. Locke, ví dụ, viết:Mọi người, bằng cách đồng ý với những người khác lập ra một cơ quanchính trị là chính phủ, đã đặt chính mình dưới một nghĩa vụ đối với tất cảmọi người của xã hội đó để phục tùng quyết định của đa số, và được quyếtđịnh bởi chính phủ; hoặc thỏa thuận ban đầu, nhờ đó anh ta và nhữngngười khác kết hợp với nhau tạo thành một xã hội, sẽ không có ý nghĩa gì,và không có thỏa thuận nào nếu anh ta bị tước mất quyền tự do và cũngkhông có ràng buộc nào ngoài những gì anh ta có trước kia trong trạngthái tự nhiên [147, tr.52].

Page 43: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

39

Quan điểm này, vẫn được rất nhiều người khẳng định. Tuy nhiên, không phải

là tất cả. Một số người khẳng định rằng, yêu cầu của những gì cấu thành nên quyền

lực chính đáng là khác biệt với yêu cầu của những gì mà các nghĩa vụ chính trị mọi

người dân phải có. Ronald Dworkin (1986: 1991) đưa ra một cách nhìn như vậy. Ông

vẫn khẳng định rằng, nếu một cơ quan quyền lực là chính đáng, có bổn phận chung

phải tuân theo những mệnh lệnh của nó, nhưng điều đó không có nghĩa là, trong

trường hợp cá biệt, có nghĩa vụ phải tuân thủ những quyết định đặc biệt của cơ quan

quyền lực đó.

Edmundson (1998) cũng đưa ra một cách nhìn khá quan trọng trong mối quan

hệ của tính chính đáng chính trị với nghĩa vụ chính trị. Ông cho rằng, mặc dù tính

chính đáng thiết lập được quyền cai trị của các tổ chức chính trị, nhưng nó thậm chí

không tạo ra một bổn phận mang tính bước đầu nào phải tuân thủ các mệnh lệnh của

nó. Ông khẳng định rằng, nghĩa vụ mang tính tự nguyện tuân thủ các mệnh lệnh của

cơ quan chính trị chính đáng nảy sinh chỉ khi các đòi hỏi bổ sung được đáp ứng. Sau

này, Simmon (2001) cũng khẳng định tương đồng như vậy. Ông cho rằng, quyền lực

hợp lý không tạo ra quyền lực chính đáng. Bởi vì, quyền lực chính đáng phụ thuộc

vào sự đồng ý thực sự của người dân với các mệnh lệnh của một nhà nước riêng biệt.

* Các yếu tố tạo nên tính chính đáng chính trịKhi đề cập đến các yếu tố tạo nên tính chính đáng chính trị, hầu hết các nghiên

cứu chính trị phương Tây đều thống nhất ở ba yếu tố quan trọng, cơ bản:

Thứ nhất, sự đồng ý (consent).

Về điều này, lý thuyết khế ước xã hội của Locke luôn đề cao sự đồng ý như là

nguồn gốc cho tính chính đáng của quyền lực chính trị. Các nghiên cứu dựa trên nền

tảng lý thuyết của Locke đã phát triển ý tưởng của ông nên một tầm cao mới. Raz

phân biệt một cách hữu ích bao gồm ba cách mà trong đó thể hiện mối quan hệ giữa

sự đồng ý với quyền lực chính trị chính đáng [153, tr.356]: (i) sự đồng ý của những

người bị cai trị là một điều kiện cần thiết cho tính chính đáng của quyền lực chính trị,

(ii) sự đồng ý không phải là một điều kiện trực tiếp cho tính chính đáng, nhưng

những điều kiện cho tính chính đáng của quyền lực là như vậy và chỉ có quyền lực

chính trị nhận được sự đồng ý của những người bị cai trị mới có thể đạt được tính

Page 44: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

40

chính đáng, (iii) Những điều kiện của quyền lực chính trị chính đáng là như vậy để

những người bị cai trị bởi quyền lực đó có nghĩa vụ phải đồng ý.

Mặc dù lý thuyết về sự đồng ý đã thống trị trong một thời gian dài, nhưngcũng có rất nhiều phản đối nổi tiếng, đặc biệt là về quan niệm của Locke. DavidHume, trong bài luận của ông ta có tiêu đề “Of the Original Contract”, và nhiềungười sau ông ta phản đối Locke rằng, sự đồng ý đó là không khả thi và các nhà nướctrong thực tế hầu hết đều ra đời từ những hành vi bạo lực. Cố gắng chính đáng hóaquyền lực chính trị thông qua sự đồng ý, trong điều kiện như vậy là điều mơ tưởng.Cách giải quyết của chính Hume, cũng như Bentham sau này, đề xuất để chứng minhcho tính chính đáng của quyền lực chính trị có liên quan đến những kết quả lợi ích mànó mang lại.

Thứ hai, kết quả lợi ích.Trong quan niệm của những người theo thuyết công lợi (Utilitarianism) thực

tế, quyền lực chính trị chính đáng nên được căn cứ trên nguyên tắc của lợi ích màquyền lực đó mang lại. Jeremy Bentham bác bỏ ý tưởng của Hobbes rằng, quyền lựcchính trị được tạo ra bởi một khế ước xã hội. Theo Bentham, chính nhà nước tạo rakhả năng của các hợp đồng mang tính ràng buộc. Vấn đề của tính chính đáng mà nhànước phải đối mặt là pháp luật của nó có hợp lý, đúng đắn hay không. Benthamkhẳng định thêm rằng, tính chính đáng phụ thuộc vào liệu pháp luật của nhà nước cógóp phần vào hạnh phúc của đa số công dân trong xã hội hay không.

Nhiều người không tin rằng lý luận của những người theo thuyết thực tế đócung cấp một thước đo đạt yêu cầu về tính chính đáng chính trị. Rawls (1971:175 f)và Jeremy Waldron (1987: 143f) phản đối rằng phương pháp tiếp cận thực tế cuốicùng sẽ chỉ thuyết phục những người được hưởng lợi từ các tính toán mang lại hạnhphúc, và rằng nó thiếu một tham số để thuyết phục những người đứng bên phía bịthiệt thòi. Một ví dụ là quan niệm của Raz về quyền lực chính trị chính đáng. Nó cốgắng chỉ ra một cách đo tính chính đáng chính trị dựa trên những kết quả mang lại lợiích như thế nào là tương thích với tất cả mọi người để họ có lý do để tuân theo chỉ thịcủa quyền lực chính trị chính đáng. Theo Raz, "các chính phủ quyết định những gì làtốt nhất cho các thần dân của mình và thực hiện chúng đạt các kết quả như kết luậnmang tính ràng buộc rằng họ chắc chắn sẽ làm theo" [153, tr.359]. Chứng minh cho

Page 45: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

41

quan điểm này, Raz cho rằng, như đã giải thích ở trên, nếu quyền lực chính trị làchính đáng, những chỉ thị của nó sẽ giúp cho những người bị cai trị tuân theo nhữnglý do áp đặt cho họ một cách tốt hơn.

Thước đó tính chính đáng chính trị của Wellman cũng là một nỗ lực để vượtqua những vấn đề cho thấy các tổ chức chính trị và các quyết định được đưa ra từcác cơ quan đó có những hiệu quả mang lại lợi ích là không đủ để thanh minh chosự ép buộc. Ông nhấn mạnh rằng "những gì cuối cùng làm chính đáng sự áp đặt củamột nhà nước lên quyền tự do của bạn không chỉ đơn thuần là các dịch vụ nó cungcấp cho bạn, mà là những lợi ích nó cung cấp cho nhiều người khác” [162, tr.213].Trong cách nhìn của ông, tính chính đáng của một nhà nước phụ thuộc vào nó có lýdo chính đáng để sử dụng sự ép buộc để làm cho luật pháp của nó có hiệu lực. Ýkiến của ông tập trung chủ yếu vào vấn đề điều gì chứng minh cho việc sử dụngquyền cưỡng chế của một nhà nước để thực thi pháp luật của mình, chứ không phảivào những yêu cầu gì mà căn cứ vào đó mọi người bắt buộc phải chấp nhận nhữngquyết định đặc biệt của nhà nước là chính đáng. Đề xuất của ông, tính chính đángcủa nhà nước có thể được căn cứ vào nhiệm vụ của các thành viên có trách nhiệmđể giúp đỡ người khác khi cần. Suy nghĩ đó là vì “xã hội chính trị là chiếc xe duynhất mà người dân có thể thoát khỏi những nguy hiểm của trạng thái tự nhiên” [162,tr.216], mọi người có nhiệm vụ cao cả cần phải cung cấp cho nhau những lợi íchcủa một nhà nước. Liên quan đến hạn chế tự do của họ bởi nhà nước, Wellmantuyên bố, là chính đáng.

Thứ ba, sự hợp pháp của quyền lực.Trong các lý giải mang tính nội tại mà được coi là cơ sở cho sự cai trị dựa vào

để coi đó là có tính chính đáng chính trị, Max Weber cho rằng, ngoài hai yếu tố làtính hấp dẫn (của cá nhân người cầm quyền) và (quan niệm, giá trị) truyền thống,trong xã hội hiện đại đã xuất hiện yếu tố mới. Do tính phức tạp của phân công laođộng và chuyên môn hóa, vượt mọi sự hiểu biết thấu đáo của một cá nhân, người tangày càng phải dựa vào quá trình, các thủ tục quy định cách thức sử dụng quyền lực,với giả định rằng các thủ tục đó đã được thảo luận và hợp lý hóa, và có tính hiệu lựctrong việc ngăn chặn các khía cạnh tiêu cực của quyền lực. Do vậy, ông quan niệmrằng trong xã hội hiện đại, sự cai trị dựa trên “tính hợp pháp - legality” là nền tảng

Page 46: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

42

quan trọng nhất. Ông cho rằng, người bị trị tuân lệnh là nhờ có niềm tin vào tính đúngđắn (validity) của các đạo luật và hiệu lực thực thi chúng trên cơ sở lý trí. Đây là sựcai trị được thực hiện bởi hệ thống pháp luật mà Weber gọi đó là “phương tiện củanhà nước” hiện đại và dựa vào những người đại diện cho nhà nước thực thi nhữngđạo luật đó.

Max Weber cũng cho rằng: ngày nay, nền tảng thông thường nhất của tínhchính đáng chính trị là niềm tin vào tính hợp pháp. Ông ta nhận xét rằng, những xãhội hiện đại, và nhà nước, là ‘những xã hội hợp pháp - legal societies’ ở đó “nhữngmệnh lệnh được đưa ra trên danh nghĩa của một quy tắc không mang ý nghĩa cánhân nhiều hơn là trên danh nghĩa của một quyền lực mang tính cá nhân, và ngượclại việc đưa ra một mệnh lệnh tạo thành sự tuân thủ đối với một quy tắc pháp lýnhiều hơn là một quyết định mang tính độc đoán, một ân huệ hay một sự đặc quyềnđặc lợi” [161, tr.217-219].

Do đó, Weber kết luận rằng ‘tính chính đáng có tính lý trí - rationallegitimacy’, cái mà ông ta đặt ngang hàng với tính hợp pháp, chỉ là loại duy nhất củatính chính đáng để tồn tại trong thế giới hiện đại. Ở đó “bất kể thông báo nào mangtính cá nhân về quyền lực của yêu cầu được làm cho chính đáng bởi hệ thống các quytắc mang tính lý trí, và quyền lực của nó là chính đáng đến mức nó phù hợp vớinhững quy tắc đó. Sự phục tùng, do đó có thói quen với những quy tắc hơn là với cánhân nào đó” [161, tr.217-219]. Những bình luận của Weber giải thích một cách chắcchắn lý do tại sao khía cạnh tính hợp pháp đóng một phần quan trọng như vậy ngàynay, không chỉ trong lý thuyết luật pháp mà còn trong quan niệm hiện đại về tínhchính đáng của quyền lực nhà nước.

Trong chủ nghĩa tự do chính trị, Rawls trình bày một cách hiểu về tính chínhđáng chính trị dựa trên quan điểm của Kant. Điểm của ông bắt đầu về vấn đề tínhchính đáng như sau: "trong ánh sáng của những lẽ phải và các giá trị nào... các côngdân có thể thực hiện... quyền lực cưỡng chế lên những người khác?" [151, tr.41]. Cácgiải pháp cho vấn đề này, Rawls cho rằng: "quyền lực chính trị là chính đáng chỉ khinó được thực hiện phù hợp với một bản hiến pháp (bằng văn bản hoặc bất thành văn)các yếu tố cần thiết trong đó tất cả các công dân, hợp lý và có lý, có thể tán thànhbằng ánh sáng của lý trí con người của họ" [151, tr.41]. Cũng theo ông, công lý và

Page 47: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

43

tính chính đáng có một cơ sở chung trong các giá trị chính trị cơ bản không có nghĩalà chúng áp đặt những yêu cầu giống nhau, hoặc là người này bắt ép người khác.Thay vào đó, Rawls lập luận, tính chính đáng là một ý tưởng yếu hơn so với công lý:“các thể chế chính trị đặc biệt và các quyết định được thực hiện các thể chế đó có thểlà hợp pháp, nhưng không chính đáng [152, tr.132-180].

Ngoài ra, khi nhìn nhận về tính hợp pháp của quyền lực chính trị, các nhànghiên cứu phương Tây rất đề cao yếu tố dân chủ, và coi đây như một hình thức phổbiến nhất của cách thức cai trị. Họ cho rằng, nguồn gốc phổ biến nhất của tính chínhđáng chính trị hiện nay là sự nhận thức rằng, một chính phủ đang hoạt động theonguyên tắc dân chủ và theo ý chí của người dân. Các chính phủ thường tuyên bố lànhận được sự ủy quyền của người dân để thực thi quyền lực. Tuy nhiên, sự ủy quyềnnày nhận được bằng cách nào có thể làm thay đổi một cách rõ ràng từ chế độ cai trịnày sang chế độ cai trị khác. Các nhà nước dân chủ tự do tuyên bố rằng, tính chínhđáng trong cai trị của họ dựa trên nền tảng là họ thường xuyên có các cuộc bầu cử tựdo và công bằng, trong đó các đảng chính trị tham gia mà không có bất cứ sự sợ hãivà áp lực nào. Các nhà nước dân chủ tự do cũng tuyên bố rằng, họ có thể đạt được sựổn định một cách đáng kể bởi vì tính chính đáng của nhà nước không bị ràng buộcbởi một cá nhân cai trị hay đảng cầm quyền. Theo Charlton, một nhà nước dân chủ tựdo giành được tính chính đáng dựa vào các nhân tố sau: một bản hiến pháp thành vănchặt chẽ hoặc các quy ước hiến pháp được tôn trọng cao, chúng được thực thi bởi cáccơ quan tư pháp trong phạm vi cả nước; sự tham gia của số đông nhân dân một cáchphổ biến; có hệ thống truyền thông mạnh và độc lập, tự do hoạt động và không có sựthiên vị từ nhà nước, không bị kiểm soát bởi nhà nước; hệ thống kiềm chế và đốitrọng, có sự kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước [132, tr.23].

2.1.2.2. Các nhà lý luận mác xít* Quan niệm của C.Mác - Ph.Ăngghen và V.Lênin- Quan niệm của C.Mác - Ph.ĂngghenChủ nghĩa Mác giải thích lịch sử như một quá trình mà trong một giới hạn

phạm vi của nó, các cá nhân đã liên miên là những tù nhân của nhà nước. Tư tưởngcốt lõi trong lý thuyết của Mác về nhà nước là: “Nhà nước được xây dựng trên cơ sởmâu thuẫn giữa đời sống xã hội và đời sống tư, trên mâu thuẫn giữa lợi ích chung và

Page 48: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

44

lợi ích riêng” [70, tr.605]. Điều đó có nghĩa là, sự mâu thuẫn lớn nhất của xã hội làmâu thuẫn giữa con người cá nhân và con người cộng đồng. Đồng thời Mác cũng chorằng, tất cả những đau khổ của con người đừng bao giờ có thể mong đợi được giảiquyết từ bộ máy hành chính - với tư cách là bộ máy quản lý, điều hành của nhà nước.Nếu những tệ nạn xã hội, những bất bình đẳng bị xóa bỏ, khi đó nhà nước đã đánhmất đi cái cơ sở tồn tại của nó. Như Mác đã khẳng định: “Tình trạng phân tán này,tình trạng bỉ ổi này, ách nô lệ của xã hội công dân này là cái cơ sở tự nhiên trên đónhà nước hiện đại được xây dựng, cũng giống như xã hội công dân chiếm hữu nô lệlà cái cơ sở tự nhiên trên đó xây dựng nên nhà nước cổ đại” [70, tr.606]. Nhà nước,theo cách nhìn của chủ nghĩa Mác, chỉ có lợi là để bảo vệ đặc quyền của của một giaicấp nào đó và những quan hệ xã hội lấy sự ép buộc làm căn cứ, và trong đó, mọicông dân của nó đều phải chịu đựng những đau khổ và kiếp sống của những người nôlệ mà do nhà nước gây ra. Chừng nào còn nhà nước, cuộc sống nô lệ của người dâncòn tồn tại, như Mác đã khẳng định: “Sự tồn tại của nhà nước và sự tồn tại của chế độnô lệ gắn bó với nhau như hình với bóng” [70, tr.605]. Các ông cũng khẳng địnhhùng hồn rằng, bình đẳng trong xã hội có giai cấp, nhà nước là sự bình đẳng của giaicấp thống trị và sự bất bình đẳng của giai cấp bị trị mà thôi và tự do của giai cấp nàylà sự mất tự do của giai cấp khác.

Từ cách nhìn này, quyền lực nhà nước không thể có được một địa vị chínhđáng. Nó chỉ tạo thành một hệ thống xâm phạm vào các quyền cá nhân của đa số vàbảo vệ cho lợi ích của một số ít (giai cấp thống trị). Đứng trước những đau khổ củacon người, nhà nước luôn luôn đi tìm những nguyên nhân từ những hoàn cảnh nằm ởngoài đời sống của mình, hay từ những điều bất lực của bộ máy hành chính (bộ máynày có thể được điều chỉnh). Và, một khi, những thiếu sót của bộ máy hành chínhkhông thể điều chỉnh được thì nhà nước bắt đầu thể hiện bản chất lừa bịp của mình, điđổ lỗi cho luật trời hay chính những người bị trị. Đó cũng là dễ hiểu! Nhà nước cànghiện đại bao nhiêu (như nhà nước tư sản hiện đại) thì nó càng có nhiều luận chứng đểngụy biện cho những đau khổ mà nó gây ra cho con người, vì người cai trị luôn dùng“lý tính chính trị” được tư duy trong khuôn khổ của chính trị. Và những tư duy đấynó càng sắc sảo bao nhiêu, nó càng “không thể hiểu được” những tệ nạn xã hội,những đau khổ mà nó đã mang tới. Chẳng có gì có thể bào chữa cho những phân biệt

Page 49: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

45

chính trị, nó là một vấn đề để thủ tiêu tất cả các kết cấu tổ chức. Mác cho rằng:“Muốn xóa bỏ sự bất lực của bộ máy hành chính của mình, nhà nước hiện đại ắt phảixóa bỏ đời sống riêng hiện nay. Mà muốn xóa bỏ đời sống riêng, thì nhà nước ắt phảitự xóa bỏ mình, bởi vì nó chỉ tồn tại như là mặt đối lập với đời sống riêng” [70,tr.605]. Tuy nhiên, nhà nước chẳng bao giờ tự xóa bỏ đời sống riêng của nó - đó là tựsát. Muốn nó biến mất, thì những giai cấp bị trị, bị cô lập với nhà nước phải làm cáchmạng. Vì, “linh hồn chính trị của cách mạng là nguyện vọng của các giai cấp khôngcó ảnh hưởng chính trị muốn thủ tiêu sự cô lập của mình với nhà nước và với quyềnthống trị” [70, tr.615]. Những cuộc cách mạng mà do giai cấp công nhân và nhân dânlao động tiến hành, như trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Mác và Ăngghen đãviết: “Chúng ta ghi lên lá cờ chiến đấu khẩu hiệu xóa bỏ chế độ tư hữu”. Tức là, phảixóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, để làm cho đa số nhân dân lao động cũng cóquyền chiếm hữu và làm chủ sở hữu, làm chủ tư liệu sản xuất. Nhờ những cuộc cáchmạng này, những giai cấp bị trị, bị bóc lột đã đập tan bộ máy nhà nước cai trị và tổchức lại theo cách của mình, mà ở đó nhà nước không còn là cơ quan quyền lực riêngcủa một số ít.

Với những lý do trên, cùng với vạch rõ bản chất của nhà nước là bóc lột, là lừabịp, là nguồn gốc của những tệ nạn xã hội để khẳng định rằng, bản thân nhà nước đãlà không chính đáng! Tuy nhiên, Mác cũng khẳng định, khi nào quần chúng chưagiác ngộ thì nhà nước vẫn còn có thể thuyết phục xã hội chấp nhận nó, và tất nhiênquyền lực của những người cai trị vẫn còn được duy trì, khi đó tính chính đáng củanó vẫn là giả tạo. Chừng nào mà quần chúng chưa nhận ra được sự giả tạo về tínhchính đáng của nhà nước thì lúc đó nỗi bất hạnh lớn nhất của con người vẫn còn.

Bên cạnh việc vạch trần tính giả tạo về tính chính đáng của nhà nước nóichung, nhà nước tư sản nói riêng, Mác và Ăngghen cũng đi tìm tính chính đáng thựcsự cần có của nhà nước trong tương lai (tức mang tính lý tưởng). Mác cho rằng, tổchức lại xã hội sau khi tan vỡ bằng chủ nghĩa tư bản không thể đưa đến sự thủ tiêuviệc tập trung lợi ích và sản xuất vào trong tay một số người, con người trong xã hộitư sản càng mất tự do hơn, như Mác đã khẳng định: “Dưới sự thống trị của giai cấp tưsản, các cá nhân tưởng rằng được tự do hơn trước vì những điều kiện sinh sống củahọ là ngẫu nhiên đối với họ; thực ra thì dĩ nhiên là họ ít tự do hơn, vì họ phụ thuộc

Page 50: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

46

nhiều hơn vào sức mạnh vật chất” [70, tr.111]. Muốn thủ tiêu được một cách triệt đểnhững bất bình đẳng trong xã hội thì phải tổ chức theo một cơ chế quản lý nhấtnguyên và không có tính cá nhân của xã hội cộng sản. Chính vì thế, Mác cho rằng,nhà nước như một công cụ áp bức, vẫn là một sự thành lập mang tính tạm thời. Sựtiêu vong của nhà nước là mang tính lịch sử.

Với sự xóa bỏ của đấu tranh giai cấp, nhà nước cũng đi đến tiêu vong. Điềunày được Mác và Ăngghen luận giải đồng thời với tư tưởng về Nhà nước vô sản.Trong quá trình luận giải về tính tất yếu của cuộc đấu tranh gai cấp vô sản sẽ dẫn đếnchuyên chính vô sản, các ông cũng khẳng định chuyên chính vô sản là đỉnh cao cáchmạng của đấu tranh giai cấp vô sản. Tuy nhiên, Nhà nước chuyên chính vô sản chẳngqua chỉ là “Nhà nước nửa Nhà nước”, là hình thức quá độ để nhà nước đi đến tiêuvong. Nhà nước chuyên chính vô sản được Ăngghen khẳng định trong tác phẩm“Chống Đuy-rinh” rằng:

Khi Nhà nước cuối cùng, thật sự trở thành đại biểu của toàn thể xã hội, thìbản thân nó sẽ trở thành thừa. Một khi không còn giai cấp xã hội nào cầnphải duy trì trong vòng áp bức nữa, một khi mà cùng với sự thống trị giaicấp và sự đấu tranh để sinh tồn xây dựng trên tình trạng vô chính phủ từtrước đến nay trong sản xuất, những xung đột và tình trạng rối loạn nảysinh từ tình hình đó cũng đều bị loại trừ, thì lúc đó sẽ không còn gì để ápbức nữa, khi đó một lực lượng đặc biệt để đàn áp, tức là Nhà nước cũng sẽkhông còn cần thiết nữa. Hành động đầu tiên, qua đó Nhà nước tỏ thật sựthể hiện là đại biểu của toàn thể xã hội - chiếm lấy các tư liệu sản xuấtnhân danh xã hội - cũng đồng thời là hành động độc lập cuối cùng của nóvới tư cách là Nhà nước. Sự can thiệp của chính quyền nhà nước vào cácmối quan hệ xã hội sẽ hóa ra thừa trong lĩnh vực này đến lĩnh vực khác vàtự lịm dần đi. Việc cai quản người sẽ nhường chỗ cho việc quản lý vật vàchỉ đạo quá trình sản xuất [73, tr.389-390].

Khi đó, các cá nhân trong xã hội sẽ được tự do và bình đẳng với nhau trongquá trình sản xuất. Xã hội sẽ tổ chức lại nền sản xuất, trên cơ sở liên hợp tự do vàbình đẳng giữa những người sản xuất. Sự chiến thắng của ghét bỏ, nó mang đến mộtsự biến đổi cuối cùng của cách sống con người qua sự hòa hợp giữa cá nhân với thế

Page 51: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

47

giới con người, trải qua bằng cách loại trừ sự phân chia giữa địa vị xã hội và địa vị cánhân. Để xóa bỏ hệ thống giai cấp và hệ thống bóc lột, chủ nghĩa Mác-Ăngghen loạibỏ sự cần thiết của các cơ quan chính trị và hệ thống cai trị chính trị. Nó đặt dấu chấmhết cho sự khác nhau giữa xã hội công dân và nhà nước, cho mối quan hệ áp bứcchính trị giữa người cai trị và người bị trị.

Theo Mác, đối nghịch với các quan điểm tự do ủng hộ cho thời kỳ ánh sáng,công bằng xã hội không phải đạt được qua các cuộc cách mạng hợp pháp được thiếtkế để làm cho hòa hợp giữa lợi ích vị kỷ cá nhân với lợi ích tập thể, mà công bằngphải đạt được bằng cách xóa bỏ những đối kháng của nó, bắt đầu từ sự phân công laođộng. Một khi những đối kháng đó biến mất, sự thống nhất một cách tự nguyện vàkhông có sự điều khiển và cưỡng ép của các thể chế, cho phép một người đảm bảođược sự hài hòa trong các mối quan hệ con người. Sự kết thúc bất bình đẳng xã hộicũng là hồi chuông báo hiệu cái chết của những khác biệt về chính trị. Chức năng tànnhẫn của vai trò chính trị do nhà nước mang lại, là những dấu hiệu của những xã hộitha hóa (alienated- societies) sẽ không còn tồn tại nữa và nhà nước chỉ còn giữ lại cácchức năng quản lý xã hội đơn thuần. Những mâu thuẫn cá nhân không còn lý do đểtồn tại. Mỗi người, sau đó, có trách nhiệm để phát huy khả năng của mình với mức độlớn nhất có thể, tiến tới tính xây dựng cần thiết từ ý chí của tập thể. Vì Ăngghen chorằng: “Chỉ có trong cộng đồng cá nhân mới có được những phương tiện để có thểphát triển toàn diện những năng khiếu của mình và do đó, chỉ có trong cộng đồng,mới có thể có tự do cá nhân” [72, tr.108]. Trong khi giành lấy quyền tự do của conngười, giành lấy tự do chính trị trở thành một việc làm khẩn cấp đối với giai cấp côngnhân và nhân dân lao động. Bởi vì, không có tự do chính trị, không có và không thểcó ảnh hưởng gì đến công việc của nhà nước và như vậy thì tất nhiên họ vẫn là mộtgiai cấp không có quyền, bị lăng nhục và không được bày tỏ ý kiến của mình. Tronghọc thuyết của các ông, giải phóng cá nhân chính là chìa khóa cho mọi sự giải mã vềtự do, bình đẳng và về quyền con người. Điều này đã được phản ánh trong một luậnđiểm vĩ đại của Mác và Ăngghen trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản: Sự pháttriển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người.

Theo những quan niệm trên, đó thực sự là một vấn đề lên án sự thiếu tínhchính đáng của nhà nước nói chung, nhà nước tư sản nói riêng. Các ông cũng khẳng

Page 52: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

48

định tính chính đáng của nhà nước chỉ có được khi nhà nước đó tạo ra được các yếutố nhằm phục hồi và xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng giữa các cá nhân vớinhau trong quá trình sản xuất của các con người tự do liên hợp lại - đó là xã hội lýtưởng, mà ở đó mỗi cá nhấn có quyền tự do lựa chọn phát triển theo năng lực vốn cócủa mình. Để có được điều này, hình thức nhà nước duy nhất đáp ứng được, theoMác và Ăngghen, đó chính là Nhà nước chuyên chính vô sản - với tư cách là hìnhthức quá độ để đi đến Nhà nước tiêu vong.

- Quan niệm của V.Lênin+ Đối với tính chính đáng của Nhà nướcTrên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác và trong điều kiện mới, V.I.Lênin

tiếp tục khẳng định tính không chính đáng của nhà nước. Tuy nhiên, Lênin phân biệtsự khác nhau giữa nhà nước của giai cấp bóc lột với nhà nước của giai cấp vô sản.Ông cho rằng, nhà nước là một hiện tượng lịch sử, nó chỉ là một tổ chức thống trị củamột giai cấp [61, tr.303], bất cứ nhà nước nào cũng là một bộ máy để giai cấp nàytrấn áp giai cấp khác: “Bất cứ một nhà nước nào cũng đều có nghĩa là dùng bạo lực,nhưng toàn bộ sự khác nhau là ở chỗ dùng bạo lực đối với những người bị bóc lột hayđối với kẻ đi bóc lột, ở chỗ có dùng bạo lực đối với giai cấp những người lao động vànhững người bị bóc lột không” [64, tr.380]. Lênin đi tìm nhà nước thực sự chínhđáng, theo Ông, chỉ có nhà nước mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân thì nhànước mới có thể quản lý được xã hội phù hợp với quy luật, phục vụ lợi ích nhân dân,khi đó nhà nước mới có tính chính đáng thực sự. Bởi vì:

Nếu quyền lực chính trị nằm trong tay một giai cấp có quyền lợi phù hợpvới quyền lợi của đa số, thì mới có thể thực hiện việc điều khiển côngviệc quốc gia thực sự theo đúng nguyện vọng của đa số. Nhưng nếuquyền lực chính trị nằm trong tay một giai cấp có quyền lợi khác quyềnlợi của đa số thì việc điều khiển công việc quốc gia theo nguyện vọngcủa đa số không khỏi trở thành một sự lừa gạt, hoặc đưa đến chỗ đàn ápđa số ấy [64, tr.52].

Với cách phân tích như vậy, Lênin đã nhấn mạnh làm rõ nhà nước tư sản là bộmáy bạo lực có tổ chức của giai cấp tư sản đi trấn áp giai cấp công nhân và nhân dânlao động. Trái lại, nhà nước vô sản, theo Lênin, trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư

Page 53: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

49

bản lên chủ nghĩa xã hội có thể có nhiều hình thức nhà nước, nhưng tất cả các hìnhthức đó đều mang một bản chất duy nhất- bản chất giai cấp công nhân, là chuyênchính vô sản. Bản chất giai cấp của nhà nước vô sản được thể hiện ở chỗ, nhà nướcđó do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân,thực hiện dân chủ thực sự với nhân dân, bảo vệ quyền lợi thực sự của nhân dân,chuyên chính với kẻ thù của nhân dân. Bản chất này do cơ sở kinh tế và chế độ chínhtrị xã hội của CNXH quy định.

+ Đối với tính chính đáng của ĐCS cầm quyềnTheo V.I.Lênin, ĐCS muốn xây dựng được tính chính đáng của mình, cần

phải chú ý đến cả giai đoạn trước và sau khi đã có chính quyền. Muốn có được vai tròcầm quyền, ĐCS phải xây dựng cho mình tính chính đáng từ trước đó - tức giai đoạnchưa cầm quyền. Theo Ông, hoạt động lãnh đạo của ĐCS là một hoạt động gắn liềnvới cuộc đấu tranh giai cấp cả trước và sau khi giai cấp vô sản lãnh đạo nhân dângiành được chính quyền, nhằm giành lấy sự ủng hộ của đông đảo nhân dân lao độngđối với Đảng - tức là ĐCS phải chứng minh được tính ưu vượt trội của mình so vớicác lực lượng khác trong xã hội để tạo được sự ủng hộ của đại đa số nhân dân trongxã hội. V.I.Lênin đã viết:

Không có sự đồng tình và ủng hộ của đại đa số nhân dân lao động đối vớiđội tiền phong của mình, tức đối với giai cấp vô sản, thì cách mạng vô sảnkhông thể thực hiện được. Nhưng sự đồng tình và ủng hộ đó không thể cóngay được và không phải do những cuộc bỏ phiếu quyết định, mà phải trảiqua một cuộc đấu tranh giai cấp lâu dài, khó khăn, gian khổ mới giànhđược. Cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản để giành lấy sự đồngtình, để giành lấy sự ủng hộ của đa số nhân dân lao động không phải kếtthúc khi giai cấp vô sản đã cướp được chính quyền. Sau khi giành đượcchính quyền, cuộc đấu tranh đó vẫn tiếp tục như trước, có điều là với hìnhthức khác mà thôi [63, tr.251].

Khi đã có chính quyền trong tay, theo Lênin, phương thức lãnh đạo của Đảngnói chung và của người đảng viên cộng sản nói riêng phải chủ yếu bằng thuyết phụcchứ không phải bằng các mệnh lệnh hành chính. Ông rất quan tâm đến tính tiênphong trong đường lối lãnh đạo của Đảng. Chỉ khi nào Đảng có được đường lối đúng

Page 54: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

50

đắn, khi đó nhân dân mới tin tưởng và đi theo Đảng và coi đây là nhiêm vụ đầu tiên,kiên quyết để ĐCS có tính chính đáng. V.I.Lênin viết: "Nhiệm vụ thứ nhất của bất cứmột chính đảng nào có trọng trách đối với tương lai là thuyết phục cho đa số nhândân thấy được sự đúng đắn của cương lĩnh và sách lược của mình" [62, tr.208].

Trong quá trình cầm quyền, phương thức lãnh đạo của Đảng là không đượcgắn với quyền lực. Theo V.I.Lênin, trong hoạt động lãnh đạo, người đảng viên khôngđược sử dụng quyền lực mang tính áp đặt, cưỡng bức. Hoạt động lãnh đạo của ngườiđảng viên có nội dung là "giúp đỡ những tầng lớp nhân dân", đồng thời tuyên truyền,vận động nhân dân đi theo Đảng. V.I.Lênin đã phê phán nhiều đảng viên chưa biếtcách lãnh đạo. Bởi khi lãnh đạo, họ hay sử dụng các phương pháp, hình thức như: chỉđạo, ra các chỉ thị, mệnh lệnh…, tức là đã dùng quyền lực trong lãnh đạo. Cách làmnhư vậy trong lãnh đạo đã bị V.I.Lênin phê phán nghiêm khắc, bởi chỉ đạo, chỉ thị lànhững khái niệm tương đồng với điều hành, quản lý và gắn với quyền lực. V.I.Lêninđã từng nhắc nhở những đảng viên cộng sản không biết cách lãnh đạo rằng, với tưcách là một chủ thể thực hiện chức năng lãnh đạo thì không được "ra những chỉ thị vàsắc lệnh" [65, tr.114-115].

Trong điều kiện Đảng đã có chính quyền, V.I.Lênin đã cảnh báo các nguy cơlàm giảm hoặc mất tính chính đáng trong cầm quyền của Đảng. Theo Lênin, trongquá trình lãnh đạo đất nước tiến lên CNXH, để tránh tự mình làm suy yếu mình, đểluôn vững mạnh và làm tròn vai trò người lãnh đạo, Đảng cần phải hết sức tránh hainguy cơ sau: một là, nguy cơ sai lầm về đường lối; hai là, nguy cơ quan liêu, thoáihóa biến chất trong đội ngũ Đảng. Theo Ông, khi bước vào giai đoạn cách mạng mới,với tư cách Đảng cầm quyền, dễ xuất hiện trong Đảng tâm lý chủ quan, lạc quan quámức dẫn tới đơn giản hóa trong công tác lãnh đạo mới. Từ đó, dẫn tới bệnh trì trệ,lười biếng không chịu học hỏi, trau dồi lý luận khoa học và tổng kết thực tiễn làmgiảm sút năng lực lãnh đạo của Đảng. Mặt khác, cũng do thái độ ngủ quên trên chiếnthắng trong quá khứ, cộng với sự tác động tiêu cực của xã hội, làm xuất hiện trongđội ngũ Đảng căn bệnh “kiêu ngạo cộng sản”, bệnh quan liêu, xa dời quần chúngnhân dân. Thực tế cho thấy, trong điều kiện Đảng cầm quyền, lãnh đạo xây dựng pháttriển kinh tế trong thời bình dễ xảy ra sự sa ngã, thoái hoá biến chất trong đội ngũđảng viên. Không ít trường hợp, có những đảng viên trong đấu tranh giành chính

Page 55: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

51

quyền thể hiện phẩm chất kiên trung, trung thành với đảng, gần gũi với nhân dân,song trong hòa bình lại biến chất, đánh mất bản chất cộng sản của mình. Vì thế màLênin luôn nhắc nhở: không ai có thể hạ uy tín của người cộng sản nếu người cộngsản không tự hạ uy tín của mình. Đối với Người, sự dốt nát, tham nhũng, hối lộ, quanliêu xa rời quần chúng là những kẻ đồng hành, là kẻ thù nguy hiểm của cách mạng.

Sau này, Hồ Chí Minh cũng đều luôn nhấn mạnh tới hai phẩm chất tuyệt đốicần có ở một Đảng cầm quyền: đó là phẩm chất đạo đức và phẩm chất tài năng. Ởmột góc nhìn khác, chúng ta cũng có thể nói, cả hai đều nêu lên hai nguy cơ mà mộtĐảng cầm quyền có thể mắc phải trong công tác lãnh đạo xây dựng CNXH: nguy cơquan liêu hóa, xa rời quần chúng nhân dân và nguy cơ sai lầm trong việc xây dựngđường lối, chủ trương, chính sách phát triển đất nước.

* Quan niệm của A.GramsciA.Gramsci sinh ngày 22/1/1891 tại tỉnh Cagliari, Italia trong gia đình một

công chức bình thường với 7 người con và điều kiện kinh tế khá chật vật. Năm 1911,ông nhận được học bổng và vào học khoa Văn tại Đại học Tu-rin. Năm 1913 ông bắtđầu tiếp xúc với các phong trào XHCN khi đang học tại Đại học Turin. Sau khi tốtnghiệp, ông làm phóng viên cho một tờ báo của phong trào XHCN và được bầu vàoban chấp hành lâm thời của Đảng XHCN năm 1917. Thắng lợi của Cách mángTháng Mười Nga đã thúc đẩy ông và các đồng chí càng tin tưởng vào các nguyên tắcvà phương pháp của Nga lúc đó. Tới năm 1921, do sự chia rẽ trong đảng Xã hội, ôngvà một số đảng viên đã tác ra và thành lập ĐCS Italia, ông được bầu vào Ban chấphành Trung ương của ĐCS. Từ tháng 5/1922 đến 11/1923 ông tới Mát-xcơ-va với tưcách thành viên Quốc tế Cộng sản. Khi quay về (4/1924), ông được bầu làm tổng bíthư của ĐCS Italia. Ông bị chính quyền Musolini bắt vào 11/1926 và giam cho tớikhi mất (27/4/1937). Trong thời gian bị giam, từ năm 1929, ông bắt đầu phát triển cácý tưởng của mình, tuy vậy, không được các đồng chí chia sẻ. Chỉ sau khi ông mất,người em vợ của ông (Tatiana) bí mật lấy được 33 tập, khoảng 3000 trang ghi chéptrong tù của ông (“Prisoner’s notebooks” - Ghi chép trong tù) chuyển sang Mát-xcơ-va. Các tư tưởng của ông chủ yếu nằm trong các tập ghi chép này và một số các thưtừ với Tatiana, người lúc đó đang sống ở Italia, và đóng vai trò quan trọng cả về tìnhcảm, cuộc sống và tư tưởng của ông trong thời gian ông ở tù. Ông không chỉ là một

Page 56: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

52

nhà lý luận cộng sản hàng đầu mà, cũng giống như Lê-nin, ông còn là người lãnh đạođảng trong thực tiễn. Các kinh nghiệm lãnh đạo thực tiễn như vậy, rõ ràng có các ảnhhưởng quan trọng tới các phát triển lý luận của ông. Ông là người đặt nền móng choxem xét lại sự tương tác giữa hệ tư tưởng và các quá trình thực tế. Đồng thời đặt nềnmóng cho một khuynh hướng quan trọng cho cánh tả nói chung, chủ nghĩa mác xíthiện đại nói riêng.

Lý thuyết của Gramsci phát triển nhằm vạch ra các quá trình để xây dựngmột vị trí lãnh đạo về tinh thần (moral leadership) thông qua quyền lãnh đạo ý thứchệ [139, tr.181-182].

Tiếp nối tư tưởng của Mác, Gramsci đặt trọng tâm lên cơ chế của sựthuyết phục. Câu hỏi mà ông đặt ra là tại sao có những bằng chứng rõràng đến thế (tức các cuộc khủng hoảng kinh tế và sự bần cùng của tầnglớp lao động) mà nhà nước tư sản vẫn tồn tại, không? Và ông đào sâuphân tích xoay quanh vai trò của hệ tư tưởng và cơ chế thống trị của nóthông qua khái niệm tiên phong (hegemony-quyền bá chủ, quyền lãnhđạo) [52, tr.37].

Gramsci cho rằng, nhà nước tư sản, mặc dù nó đã, đang tồn tại những bấtcông, mâu thuẫn không thể điều hòa được, nhưng nó vẫn tồn tại vì nó luôn coi việcchế tạo ra sự đồng thuận là một chức năng rất cơ bản thông qua việc tạo ra tính “tiênphong” nhờ quảng bá hệ tư tưởng của giai cấp cầm quyền, làm cho nó ăn sâu vàoquần chúng.

Quyền uy do vị trí tiên phong này được tạo ra như vậy không đơn giảndựa trên sự cưỡng bức, mà còn dựa trên sự đồng thuận tự nguyện đượctạo ra. Nói cách khác, đây chính là điểm mấu chốt mà Gramsci pháttriển khác với các nhà mác xít khác: Thay vào sự nhấn mạnh quá mứccác quan hệ kinh tế vật chất, ông nhấn mạnh cả vào cả khía cạnh vănhóa, hệ tư tưởng, hệ giá trị đang chiếm ưu thế rộng rãi, đến mức trởthành “mặc định”, được mọi người chấp nhận mặc nhiên, không có gìphải nghi vấn [35, tr.8].

Theo Gramcsi, một nhóm hay một giai cấp nào muốn trở thành nhóm, giai cấpthống trị, thậm chí, nó phải tạo ra tính chính đáng của mình ngay cả trước khi lên nắm

Page 57: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

53

quyền, bằng cách nắm được vị trí “tiên phong”. Gramcsi viết: “Một nhóm xã hội thựcra là bắt buộc phải nắm được vị trí “tiên phong” trước khi chiếm được chính quyền(đây thực sự là một trong những điều kiện cốt lõi để nắm được quyền lực như vậy);Nhóm đó sau đó sẽ trở thành nhóm thống trị khi thực thi quyền lực, nhưng cả khinắm vững quyền lực trong tay, nhóm này vẫn bắt buộc phải tiếp tục vai trò tiên tiếncủa mình” [52, tr.58-59].

Để tạo được sự đồng thuận trong xã hội, theo Gramcsi, chức năng này thuộcvề các thiết chế của xã hội dân sự. Các thiết chế này sẽ thực hiện chức năng về vănhóa và tư tưởng của mình để để tạo ra sự đồng thuận, nó không mâu thuẫn với nhànước mà nó là các thiết chế để “bảo vệ nhà nước từ trong chiều sâu, vì nó đảm bảotính chính đáng của quyền lực qua sự thừa nhận của quần chúng (dù là được tạo rabởi nhà nước) về hệ giá trị và các tư tưởng của giai cấp cầm quyền” [35, tr.11]. Theoông, Nhà nước, trong thời kỳ đầu mới sáng lập chủ yếu là tồn tại “xã hội chính trị”,thì cùng với sự phát triển của bản thân nó, xã hội dân sự (hay ông gọi là “xã hội thịdân”) sẽ ngày càng lớn mạnh. Từ đó có thể thấy, dưới chế độ XHCN, chức năng bạolực và cưỡng chế của nhà nước sẽ có xu thế yếu dần, còn quyền lãnh đạo và các nhântố tích cực sẽ dần dần được tăng cường. Nghĩa là, cùng với sự tiến lên của thời đại,vấn đề dân chủ XHCN sẽ ngày càng quan trọng.

Để nhà nước, theo Gramsci, có thể bá quyền về mặt tư tưởng nhằm tạo rađược sự đồng thuận cao trong xã hội - cơ sở của tính chính đáng chính trị, giai cấpcông nhân hay giai cấp nào nắm quyền đi nữa cũng đều phải tạo ra được tầng lớp tríthức trong mình (chứ không phải lấy từ bên ngoài hay ép buộc từ bên trên). Khi đốichiếu, so sánh giai cấp “lãnh đạo” với giai cấp “phụ thuộc”, Gramsci chỉ ra, một giaicấp nào đó chỉ có sau khi đã hình thành tầng lớp trí thức giỏi hành sử quyền lãnh đạovà cưỡng chế, mới có thể có tính đồng chất một cách có hiệu quả. Tầng lớp trí thứcmà giai cấp cầm quyền tạo ra, theo Gramsci, không chỉ phụ trách quản lý bộ máy nhànước và quân đội, mà sẽ là những “quan chức” của kiến trúc thượng tầng, tức sẽ cóvai trò là những người sản xuất các ý tưởng và truyền bá các tư tưởng của giai cấpcầm quyền đến với quảng đại quần chúng, nhằm tạo sự tự nguyện trong cả xã hội.

Theo ông, đảng muốn có được quyền lãnh đạo, kể cả các đảng vô sản, cầnphải coi tầng lớp trí thức là lực lượng tích cực nhất, tiên tiến nhất. Vì vậy, Gramsci

Page 58: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

54

mới gọi “toàn thể đảng viên của chính đảng cần phải xem là các phần tử tri thức”. Vì,có như vậy, đảng mới tạo ra được tư tưởng tiên tiến. Và, nếu tách rời sự chỉ đạo củatư tưởng tiên tiến, công tác chính trị mạnh mẽ, sức hấp dẫn to lớn về tinh thần, đảngkhông thể phát huy tác dụng lãnh đạo; nếu trình độ của đảng viên không cao, cũngkhó phát huy tác dụng nòng cốt dẫn đầu. Vì vậy, ông cho rằng, các đảng phái, cácđảng cộng sản muốn giành và giữ được được chính quyền, phải chú ý nâng cao tudưỡng văn hóa và giác ngộ chính trị của các đảng viên xuất thân từ công nông, “trởthành tầng lớp trí thức đạt yêu cầu”, và phải kết nạp tầng lớp trí thức tiên tiến vàođảng, nâng tỉ lệ họ chiếm trong tổ chức đảng, từ đó nâng cao trình độ trí thức của toànđảng về tổng thể - điều này cũng tương đồng với quan điểm của Lênin.

Đồng thời, trong lý thuyết của mình, bên cạnh việc đề cao tính tiên phong củahệ tư tưởng, Gramsci còn cho rằng, sự đồng thuận không thể được duy trì chỉ duynhất bằng các ý kiến hay lý tưởng, mà bắt buộc phải có các yếu tố mang tính kinh tế.Chỉ có lãnh đạo nhân dân phát triển được kinh tế, nâng cao đời sống cả vật chất vàvăn hóa, khi đó, đảng cầm quyền mới tạo được sự đồng thuận trong lâu dài và giữvững được vai trò cầm quyền, duy trì tính chính đáng chính trị. Tính chính đáng củamột đảng cầm quyền chỉ có được khi nó có khả năng cải thiện đời sống vật chất củatầng lớp bị trị. Và một xã hội được cải thiện về mặt vật chất theo những qui chuẩn giátrị mới là một xã hội mà ở đó giới cầm quyền lãnh đạo bằng khả năng lãnh đạo vềmặt tinh thần với sự hỗ trợ bằng các hình thức bắt buộc cần thiết khác.

2.1.3. Cấu trúc của tính chính đáng chính trịTừ các cách nhìn khác nhau trong quan niệm về tính chính đáng chính trị đã

phân tích ở phần trên, có thể rút ra cấu trúc của tính chính đáng chính trị, coi đây là cơsở quan trọng để lấy đó làm căn cứ trong quá trình khảo sát, nhận định, đánh giá tínhchính đáng chính trị của một chủ thể cai trị cụ thể nào đó. Có thể khái quát thành bađiểm chính, mà theo chúng tôi, đây cũng là ba yếu tố quan trọng nhất để tạo nên cấutrúc tính chính đáng chính trị trong cai trị của chủ thể chính trị nào đó.

2.1.3.1. Giá trị lý tưởng chính trịTrong lịch sử phát triển của xã hội loài người, mỗi một thời kỳ lịch sử nhất

định, mỗi một chế độ chính trị - xã hội nhất định, các giá trị lý tưởng chính trị mà cácchủ thể nắm quyền đều có những điểm tựa khác nhau. Các giá trị lý tưởng chính trị

Page 59: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

55

trong từng thời kỳ, không chỉ là sự tự sáng tạo của chủ thể cai trị, trong những giaiđoạn lịch sử nhất định nào đó, nó có thể chịu ảnh hưởng bởi niềm tin tôn giáo, cácquyền lực huyền bí, các thế lực vô hình hay siêu hình, truyền thống văn hóa của từngdân tộc, quốc gia, mà các giá trị này tiềm ẩn cả hàng ngàn năm trước đây, hay một tưtưởng, một học thuyết khoa học, cách mạng v.v.. tiến bộ nào đó mà đa số dân chúngtin vào đó, coi đó là điểm tựa cho các cuộc cách mạng lật đổ chế độ cũ, xây dựng mộtchế độ chính trị - xã hội mới. Nhìn chung, các giá trị lý tưởng chính trị thường mangtính bền vững và rất khó thay đổi. Tuy nhiên, một khi nhận thức về các giá trị lýtưởng chính trị của đa số trong xã hội thay đổi thì nó sẽ dẫn đến những cuộc cải cáchhay cách mạng nào đó và sớm muộn cũng dẫn đến thay đổi chủ thể cai trị, cầmquyền. Tất nhiên, để thay đổi được nhận thức thường phải cần có một thời gian dài vàsẽ phải có những giá trị mới được cho là tiến bộ hơn xuất hiện. Vì vậy, các chủ thểmuốn trở thành chủ thể cai trị, cầm quyền một cách chính đáng, trước tiên phải tạo rađược các giá trị lý tưởng chính trị mà được đa số nhân dân ủng hộ, coi đó là tiến bộ.

Ngày nay, trong xã hội dân chủ, chủ thể cai trị, cầm quyền thường gắn liền vớigiai cấp tư sản, gai cấp vô sản, các đảng tư sản và các đảng vô sản. Giá trị lý tưởngchính trị hết sức đa dạng, được thể hiện qua rất nhiều cách khác nhau: Hệ tư tưởng,cương lĩnh, chính sách (như các ĐCS), ý thức hệ, các chương trình hành động, thậmchí, giá trị nó còn có thể chỉ đến từ các khẩu hiệu tranh cử của một ứng cử viên nàođó, miễn là được đa số coi đó là tiến bộ, và số đông ủng hộ v.v.. Tuy nhiên, hầu hếtphải đảm bảo được hai tính chất: tính tiên phong và tính công ích nhằm dẫn dắt đốivới số đông trong xã hội hoặc dung hòa được các giá trị khác biệt, không dẫn tới đốilập nhau, nhờ đó mà chủ thể có được tính chính đáng về lý luận.

Thứ nhất, tính tiên phong.Tính tiên phong trong giá trị lý tưởng chính trị luôn được các nhà nghiên cứu

tư tưởng chính trị như Mác, Ăngghen, Lênin, Gramsci, Hồ Chí Minh hay các nhànghiên cứu hiện nay đều quan tâm. Giai cấp tư sản, các đảng tư sản hay giai cấp vôsản, các đảng cộng sản, v.v.. muốn nắm được quyền lực, duy trì được quyền lực,trước tiên đều phải quan tâm đến việc lấy một tư tưởng, hệ tư tưởng, ý thức hệ, cươnglĩnh, chương trình hành động, v.v… được cho là tiên phong, tiến bộ hơn giá trị lýtưởng đang tồn tại mà nhân dân đã giảm sút hay mất niềm tin vào nó. Ví dụ như giai

Page 60: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

56

cấp tư sản khi chưa nắm quyền, muốn tập hợp được nhân dân đánh đổ giai cấp phongkiến đang suy tàn họ nêu cao khẩu hiệu “tự do, bình đẳng, bác ái” - coi đây là giá trịlý tưởng cao đẹp, tiến bộ và được đa số nhân dân đi theo làm cách mạng. Giai cấp vôsản, muốn làm cách mạng, cần phải có hệ tư tưởng mác xít cách mạng và khoa học,lấy đó làm nền tảng tư tưởng tiên phong để tập hợp nhân dân đi theo mình đánh đổgiai cấp tư sản, giành quyền lực về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động.Ngày nay, các đảng tư sản hay các ĐCS cũng luôn chú trọng đến phát triển, bổ sunggiá trị lý tưởng chính trị thông qua các cương lĩnh, đường lối, chương trình hànhđộng, v.v… để tránh bị lạc hậu, đảm bảo được tính tiên phong, nền tảng trong xã hội,đảm bảo tính chính đáng về mặt lý luận.

Thứ hai, tính công ích.Trong tính chính đáng chính trị, giá trị lý tưởng chính trị phải vì lợi ích chung,

tức phải mang tính công ích - đây có thể được coi là nền tảng quan trọng nhất trongxây dựng tính chính đáng chính trị về mặt lý luận. Nếu như lý tưởng chính trị của chủthể cai trị theo đuổi có mục đích là lợi ích cho tất cả mọi người trong xã hội, khi đó sựép buộc cũng chính là vì lợi ích của người bị ép buộc. Như Mác đã khẳng định, tự docủa mỗi cá nhân cũng chính là điều kiện tự do của mọi người (Chỉ cần một người cònchưa tự do thì cộng đồng đó cũng chưa được coi là tự do), lợi ích của cá nhân là điềukiện cho lợi ích của tập thể. Tính công ích của lý tưởng chính trị không phải là cái gìviển vông mà phải được cụ thể ra bằng các chuẩn mực chung, bằng các quy định vềhành vi thông qua các cương lĩnh, đường lối, chính sách, hệ thống Hiến pháp và phápluật, v.v... Chính những quy định này nó làm cơ sở để ràng buộc chủ thể cai trị phảihành động trong một khuôn mẫu đã được định sẵn, từ đó người bị trị lấy đó làm căncứ để đánh giá những “ông chủ” của mình. Một khi các chuẩn mực bị phá vỡ, khi đóchủ thể cai trị đã tự làm xói mòn tính chính đáng của mình.

2.1.3.2. Tính hợp lý, hợp pháp của quyền lựcTrong lịch sử, khi chưa có quyền lực, người ta rất đề cao tính hợp lý trong

cách thức đạt quyền lực của các chủ thể. Trong mỗi thời kỳ lịch sử, trong mỗi chếđộ chính trị - xã hội nhất định, cách thức đạt quyền lực một cách chính đáng củamột chủ thể nhất định là khác nhau. Có thể bằng kế truyền, có thể bằng bạo lực cáchmạng, và cũng có thể bằng bầu cử dân chủ v.v.. Chẳng hạn, kế truyền trong chế độ

Page 61: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

57

phong kiến ở những điều kiện cụ thể vẫn có thể là chính đáng. Thực tế, có chủ thểđoạt quyền lực bằng cách bất hợp pháp (trong con mắt của chính quyền cai trị)nhưng hợp với lẽ phải, hợp với lòng dân - tức hợp lý thì vẫn được coi là chính đáng.Chẳng hạn, giai cấp bị trị lật đổ giai cấp thống trị (như gai cấp tư sản lật đổ giai cấpphong kiến, giai cấp vô sản lật đổ giai cấp tư sản) bằng con đường cách mạng là bấthợp pháp so với chính quyền cũ nhưng vẫn chính đáng. Cho dù bằng cách thức nàođi nữa, chủ thể đạt quyền lực cũng đều tìm được một mẫu số chung - đó là sự ủnghộ, đồng thuận chung từ nhân dân về cách thức được coi là hợp lý (ngay cả khi nókhông hợp pháp). Một khi, đa số cho rằng cách thức đạt quyền lực đó là hợp lý, làchính đáng và nó phù hợp với những giá trị chung mà cộng đồng đang theo đuổi thìhọ sẽ ủng hộ và đi theo, ngay cả khi cách thức đạt quyền lực đó là bất hợp pháp.Ngay cả trong quá trình cầm quyền, không phải lúc nào chủ thể cũng dựa vào cácquy định pháp lý để khẳng định tính hợp pháp của mình. Trong thực tế, có nhữngquy định hợp pháp nhưng nó lại trái đạo lý, tàn bạo, vô nhân tính, bất hợp lý. Khiđó, người dân sẽ có quyền bất tuân thủ - tức chủ thể cầm quyền mất sự ủng hộ củacủa người dân - mất cơ sở của tính chính đáng.

Trong xã hội dân chủ hiện đại ngày nay, đời sống chính trị bị chi phối bởi sựtranh giành quyền lực đến chủ yếu từ các đảng chính trị, thước đo của tính hợp pháptrong quá trình giành và thực thi quyền lực của các chính đảng chủ yếu căn cứ vàonhững quy tắc đã được quy định trong hiến pháp, pháp luật. Tiêu chí của nó chủ yếuthể hiện trên hai phương diện: Một là, sự liên quan mật thiết giữa hình thức hìnhthành chủ thể quyền lực chính trị với chế độ bầu cử và chế độ bãi miễn; Hai là, sựvận hành quyền lực chịu sự ràng buộc và giám sát nghiêm ngặt của hiến pháp vàpháp luật. Thêm vào đó, ngày nay tính chính đáng còn cần phải có mặt thừa nhận ởđịa vị chính trị - pháp lý quốc tế.

Bất cứ đảng chính trị nào muốn trở thành đảng cầm quyền, trong quá trình

giành quyền lực đều phải chịu sự ràng buộc nghiêm ngặt của hiến pháp và pháp

luật. Một đảng chính trị nào đó chiến thắng trong các cuộc bầu cử một cách hợp

pháp, khi đó đảng chính trị đó trở thành đảng cầm quyền một cách hợp pháp, được

xã hội công nhận. Tức là, đảng cầm quyền đã có được cơ sở của tính chính đáng

chính trị mang tính căn bản. Trong các cuộc bầu cử dân chủ, hợp pháp, đảng nào

Page 62: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

58

giành được số phiếu càng cao, thì khi đó tính chính đáng của đảng đó càng cao (tất

nhiên là chỉ trong thời gian đầu cầm quyền). Ngày nay, khi nói đến tính chính đáng,

hầu hết các nhà nghiên cứu đều đề cập đến việc thắng cử qua các cuộc bầu cử dân

chủ bằng kết quả đa số, và lấy đó làm thước đo cho tính chính đáng của chủ thể cầm

quyền. “Bằng bầu cử, nhân dân lựa chọn, thành lập ra cơ quan đại diện và ủy thác

quyền lực cho họ. Họ thay mặt nhân dân, thực hiện quyền lực trong bộ máy nhà

nước, và như vậy mới là quyền lực hợp pháp” [82, tr.13-14]. Hội nghị an ninh và

hiệp tác châu Âu (CSCE) khẳng định “ý chí của nhân dân thông qua bầu cử định kỳ

và chân thực là nền tảng cho thẩm quyền và tính hợp pháp của quyền lực nhà nước”

[137]. Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng, trong hệ thống chính trị dân chủ

hiện nay, không gì có thể thay thế được cuộc bầu cử dân chủ đại chúng có vai trò

hợp pháp hóa quyền uy của người đại diện. Chức năng thiết yếu của các cuộc bầu

cử là hợp pháp hóa uy quyền công cộng và cung cấp những đại biểu dân cử với một

sự ủy nhiệm đặc biệt. “Cuộc bầu cử càng đảm bảo chế độ phổ thông đầu phiếu, cử

tri tham gia bầu cử càng đông, ứng cử viên hoặc đảng phái chính trị trúng cử đạt độ

tín nhiệm càng cao, càng đảm bảo tính chính đáng” [83, tr.14]. Tín nhiệm của công

dân thông qua các cuộc bầu cử nghiêm túc và khoa học là cơ sở sở để các cơ quan

nhà nước với tư cách là công cụ của đảng cầm quyền nhận được tính hợp pháp

trong quá trình cai trị. Đặc biệt, tín nhiệm của công dân đối với các cơ quan quyền

lực nhà nước và những cá nhân nắm giữ quyền lực, sẽ tạo thành tiền đề và cơ sở

không thể thiếu cho quá trình quản lý có hiệu quả. Vì, tín nhiệm sẽ thúc đẩy sự

tham dự của công dân vào các công việc chung của nhà nước, tăng cường sự phối

hợp, điều hòa và hợp tác của công dân trong quá trình chấp hành chính sách công

của nhà nước, giảm thiểu với mức độ tối đa giá thành trao đổi do sự cọ xát trong các

hành động tập thể tạo ra, nâng cao được tính hữu hiệu của chính sách công, nâng

cao được hiệu quả của chấp hành chính sách.

“Mặt khác, cũng cần thấy rằng, không phải tất cả các cuộc bầu cử đều tạo tính

hợp pháp, tính chính đáng cho quyền lực nhà nước. Nếu như các cuộc bầu cử không

phản ánh ý chí của nhân dân thì bầu cử chỉ là “vỏ bọc”, được mượn để hợp thức hóa

chính quyền” [82, tr.14-15]. Tức là:

Page 63: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

59

Các cuộc bầu cử không tuân thủ nguyên tắc bầu cử tiến bộ, như khôngđảm bảo phổ thông đầu phiếu (như bầu cử chỉ dành cho nam giới…), hạnchế tự do (như khủng bố, ám sát ứng cử viên…), không đảm bảo bìnhđẳng, công bằng (như tìm mọi cách loại bỏ ứng cử viên, gian lận phiếu…),hay các biểu hiện bất minh để hạ thấp vai trò của cử tri… khó có thể đượccoi là các cuộc bầu cử đúng đắn, chân chính. Do đó, tính chính đáng củachính quyền được thành lập thông qua các cuộc bầu cử như vậy là mộtvấn đề cần được xem xét [82, tr.15].

Tuy nhiên, trong công trình nghiên cứu “Legality and Legitimacy” (do Jeffreydịch) năm 2004, Duke University Press của giáo sư người Đức Carl Schmitt, ông chorằng, 51% phiếu bầu quốc hội tạo nên tính chính đáng mà không bao giờ hỏi liệu49% còn lại có chấp nhận quyết định của 51% hay không. Theo ông, một chính phủđược bầu lên với 51% số phiếu đã được coi là chính đáng hay chưa nếu như 49% cònlại nổi loạn thì liệu chính phủ đó có duy trì được thời gian cầm quyền của mình? Vậythì, đánh giá một chủ thể cầm quyền thông qua việc chỉ giành thắng lợi qua các cuộcbầu cử dân chủ là chính đáng thì e rằng chưa đầy đủ, chưa khoa học và chưa đầy đủ.Cho nên, nghiên cứu tính hợp pháp của chủ thể cầm quyền còn phải nghiên cứu đếncông nghệ để đảm bảo quyền lực chính trị được khách quan hóa trong quyền lựccông thông qua những thủ tục, thể lệ, quy trình, cốt lõi vẫn là nhà nước hóa các cơcấu chính trị. Tức, khi nghiên cứu tính hợp pháp của chủ thể cầm quyền cần phảinhìn nhận đến những vấn đề khác nữa, như: Sự liên quan mật thiết giữa hình thứchình thành chủ thể quyền lực chính trị với chế độ bầu cử và chế độ bãi miễn; sự kiểmsoát quyền lực; mối quan hệ quyền lực giữa đảng cầm quyền với nhà nước (trong vaitrò là công cụ của đảng cầm quyền); sự vận hành quyền lực chịu sự ràng buộc vàgiám sát nghiêm ngặt của hiến pháp và pháp luật - tức liên quan đến các vấn đề xâydựng nhà nước pháp quyền v.v..

2.1.3.3. Tính hiệu lực và hiệu quả của việc sử dụng quyền lựcXét cho cùng thì người dân có tiếp tục chấp nhận và ủng hộ đối với chủ thể cai

trị hay không là do bộ máy cầm quyền đó có mang lại cho họ những lợi ích cả về mặttinh thần lẫn vật chất hay không. Hiệu quả trong quá trình cầm quyền phải dung hòađược hai lợi ích mà rất hay xảy ra sự mâu thuẫn, đối lập - đó là lợi ích của chủ thể

Page 64: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

60

cai trị và lợi ích của chủ thể bị cai trị (đa số nhân dân). Tất cả những giá trị lý tưởngchính trị mà họ tin tưởng dù có tốt đẹp đến mấy, hay đến mấy nếu như trong một thờigian nó chỉ mang lại lợi ích cho chủ thể cai trị hay cầm quyền mà không mang lại kếtquả hoặc có nhưng rất ít cho đa số người ủng hộ thì niềm tin sẽ bị xói mòn và tínhchính đáng của sự cai trị hay cầm quyền sẽ bị ảnh hưởng, dần dần chủ thể cầm quyềncó thể bị mất vị trí cầm quyền. Trong bất cứ xã hội nào cũng vậy, những lý tưởngchính trị không mang lại kết quả thì khi đó những người ủng hộ sẽ đặt niềm tin vàonhững giá trị khác nhằm tìm kiếm giá trị có thể mang lại lợi ích cho mình. Như vậy,nếu hai yếu tố trên được coi là điều kiện cần thì yếu tố hiệu quả của sự cầm quyền làđiều kiện đủ để duy trì tính chính đáng của chủ thể cai trị.

Một chủ thể cầm quyền, lúc đầu có thể là chính đáng, nhưng về lâu dài khôngthể tiếp tục nhận được sự ủng hộ của đa số nhân dân nếu nó không tạo ra được hiệuquả trong cầm quyền trong một thời gian dài. Và “để đánh giá hiệu quả của sự lãnhđạo đó, cần phải đo lường bằng những công cụ có thể quan sát được. Có nghĩa rằng,trong bất cứ thể chế hay điều kiện của nước nào, để đánh giá hiệu quả của sự cầmquyền, cần căn cứ vào các số liệu và sự kiện thực tế, chứ không phải căn cứ vào sựhứa hẹn, hay lời tuyên bố trong các văn kiện của đảng làm tiêu chí đánh giá sự lãnhđạo” [52, tr.133]. Hiệu quả ở đây tập trung đến những vấn đề như:

Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là phản ánh sự gia tăng vềmặt lượng của một nền kinh tế. Nó được đo bằng nhiều chỉ số khác nhau, như tổngsản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hay thu nhập bình quânđầu người trên năm (GNP/người/năm, GDP/người/năm). Tốc độ tăng trưởng kinh tếlà mức (%) được tăng thêm của sản lượng GNP, GDP, GNP/người hay GDP/ngườicủa năm này so với năm trước hay giai đoạn này so với giai đoạn trước. Với nghĩanhư vậy, tăng trưởng kinh tế là mục tiêu theo đuổi của mọi quốc gia, mọi nền kinh tế,mọi đảng cầm quyền trước yêu cầu tồn tại và phát triển.

Thứ hai, công bằng xã hội. Ngoài yếu tố tăng trưởng, các chủ thể cầm quyềnphải luôn chú ý đến yếu tố công bằng xã hội. Công bằng xã hội, hiểu theo nghĩachung nhất, là sự ngang bằng nhau trong mối quan hệ giữa người với người, dựa trênnguyên tắc thống nhất giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa cống hiến và hưởng thụ.Từng thành viên trong xã hội gắn bó với cộng đồng xã hội trên mọi lĩnh vực: chính

Page 65: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

61

trị, kinh tế, văn hóa, xã hội thông qua sự cống hiến theo khả năng trí tuệ, sức lực củamình cho sự phát triển xã hội và được xã hội bù đắp, chăm sóc trở lại một cáchtương xứng, không có sự tương xứng ấy là bất công. Với cách hiểu công bằng xãhội như vậy, việc định lượng mức độ thực hiện công bằng xã hội chỉ mang tínhtương đối, nó không những phản ánh trình độ phát triển về kinh tế, chính trị, lịch sử,văn hóa của từng nước, mà còn thể hiện thông qua mục tiêu, quan điểm, đường lối,chính sách của từng đảng cầm quyền, từng nhà nước. Ngày nay, trên thế giới, ngườita nhìn nhận và đánh giá mức độ thực hiện công bằng xã hội trước hết qua các chỉsố thu nhập. Ngoài ra, các chỉ số thể hiện mức độ thỏa mãn những nhu cầu cơ bảncủa con người, như mức tối thiểu về dinh dưỡng, sức khỏe, mức sống, nhà ở và cácđiều kiện khác đảm bảo sự phát triển của cá nhân cũng là những yếu tố quan trọng.Gần đây, Liên hợp quốc đưa ra chỉ số phát triển con người (HDI) và được sử dụngkhá phổ biến để đánh giá sự phát triển của một đất nước. Chỉ số này được tính toántheo 3 tiêu chí có tính bao quát, thể hiện được những yếu tố quan trọng nhất trongphát triển con người, đó là tuổi thọ, trí tuệ và mức sống. Những chỉ số đó cho thấy,công bằng xã hội không chỉ phản ánh các quan hệ chính trị - xã hội và mức độ nhânvăn của xã hội, mà còn phần nào phản ánh cả xu hướng ổn định, bền vững của mộtnền kinh tế cũng như trật tự xã hội. Đây là vấn đề cần được tính đến trong quá trìnhcầm quyền của các đảng chính trị.

Ngoài tăng trưởng và phân phối hợp lý, công bằng xã hội, các chủ thể cầmquyền cũng cần phải chú ý đến các vấn đề an sinh xã hội khác như y tế, xóa đói giảmnghèo, giáo dục, bảo vệ môi trường, v.v…

Khi phân tích tính chính đáng chính trị, cần phải xét đến vấn đề tính liên tục,gián đoạn hay vòng đời của tính chính đáng và mối tương tác giữa ba yếu tố trên.Điều người ta thấy rất phổ biến là hầu hết khi mới nắm quyền lực, tức ở khâu phátsinh quyền lực, thì nhiều thể chế cơ bản thể hiện tính chính đáng, nhưng cái bất chínhđáng lại nảy sinh trong giai đoạn duy trì địa vị cầm quyền của mình.

Yếu tố mang tính nền tảng, tiên quyết để tạo nên tính chính đáng chính là giátrị của những lý tưởng chính trị (yếu tố mang tính tiên phong - như Mác hay Gramsciđều đã khẳng định). Nó chính là bà đỡ cho các chủ thể có cơ sở để đạt quyền lực, vàtạo ra được hiệu quả trong suốt quá trình cầm quyền. Khi nào chủ thể chưa có được

Page 66: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

62

những giá trị lý tưởng chính trị phù hợp, có tính thuyết phục để lôi kéo được nhândân, khi đó con đường đạt quyền lực của nó không thể có được tính chính đáng (mặcdù vẫn có thể đạt được quyền lực). Khi đã có quyền lực, chủ thể cai trị vẫn phải biếnnhững giá trị lý tưởng đó - cái mà Mác gọi nó là hệ tư tưởng trở thành lý tưởng đượcchấp nhận rộng rãi trong xã hội. Như Mác và Ăngghen đã chỉ ra trong tác phẩm “Hệtư tưởng Đức”: Ở mỗi một thời đại, giai cấp cầm quyền phải biến hệ tư tưởng củamình trở thành hệ tư tưởng chủ đạo, chi phối trong đời sống xã hội. Hoặc như Gramsi(người đầu tiên tìm tòi chức năng văn hóa - tư tưởng của nhà nước) cho rằng, một tậpđoàn muốn khống chế xã hội, phải giành được quyền lãnh đạo (hoặc bá quyền) vềvăn hóa và đạo đức, xây dựng và củng cố quan niệm giá trị và tín ngưỡng của giaicấp thống trị từ đó bá quyền về hệ tư tưởng và tính chính đáng của sự thống trị. Khiđã xác lập được điều đó, chủ thể, giai cấp cầm quyền mới xác lập được tính chínhđáng chính trị về mặt lý luận.

Nghịch lý ở đây là yếu tố quan trọng nhất (yếu tố 1) thì lại khó đánh giá nhấtvì đòi hỏi thời gian và nhiều bằng chứng. Trong khi đó, yếu tố 3 là yếu tố kém quantrong hơn, mang tính ngắn hạn lại là yếu tố dễ cảm nhận và dễ thấy nhất. Nghịch lýnày ảnh hưởng quan trọng đến các quá trình biến đổi chính trị. Mác đã từng nhận xétrằng cách thức tốt nhất để tạo dựng một nhà độc tài là bằng cơ chế dân chủ. Thực tiễnchính trị cũng chỉ ra nhiều trường hợp dùng yếu tố thứ 2 như là công cụ mỵ dân quantrọng, tức đảm bảo tính chính đáng một cách giả tạo.

Trong thực tiễn, tính chính đáng chính trị của một chủ thể cầm quyền có thểchỉ dựa chủ yếu vào một trong ba yếu tố trên. Tuy nhiên, để có thể duy trì được thờigian cầm quyền thì chủ thể đó phải xây dựng được cho mình cả ba yếu tố mang tínhcăn bản đó. Cần khẳng định rằng, hầu hết những cuộc biến đổi chính trị - tức thay đổichủ thể cai trị đều có nguồn gốc từ sự đánh mất tính chính đáng chính trị. Cho nên, tựbản thân tính chính đáng chính trị nó là một yếu tố động. Các yếu tố tạo nên cấu trúccủa tính chính đáng chính trị của chủ thể cai trị hay cầm quyền nó được biến đổi tùytheo nhận thức của những người bị trị trong từng môi trường, giai đoạn, hoàn cảnhlịch sử khác nhau. Lịch sử đã cho thấy, không có một giá trị lý tưởng chính trị nào tồntại, thích nghi được trong mọi hoàn cảnh, trong mọi thời đại nếu nếu nó không đượcbổ sung và phát triển một cách liên tục.

Page 67: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

63

2.2. KHÁI NIỆM, CẤU TRÚC TÍNH CHÍNH ĐÁNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢNVIỆT NAM CẦM QUYỀN

2.2.1. Khái niệm tính chính đáng của Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyềnỞ nước ta, Hồ Chí Minh là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “đảng cầm

quyền”. Khi Hồ Chí Minh đưa ra thuật ngữ này, ở nước ta, bên cạnh ĐCS, còn cóhai đảng nhỏ khác là Đảng Xã hội và Đảng dân chủ. Khi Bác nói “Đảng ta là đảngcầm quyền” với hàm ý rằng, bên cạnh Đảng Lao động Việt Nam đang cầm quyềnvào thời điểm đó còn có các đảng không cầm quyền là Đảng Dân chủ được thànhlập năm năm 1944 bởi Dương Đức Hiền, giành 46 ghế trong Quốc hội khóa I năm1946 và 4 ghế trong Chính phủ lâm thời, tự giải tán năm 1988) và Đảng Xã hội(được thành lập năm 1946 bởi Nguyễn Xiển, giành 24 ghế trong Quốc hội khóa IViệt Nam dân chủ cộng hóa và tự giải tán năm 1988). Vì vậy, Đảng cầm quyền ởđây là là chỉ vị thế của ĐCS trong việc nắm giữ quyền lực nhà nước so với cácđảng khác trong xã hội. ĐCS Việt Nam cầm quyền có nghĩa là Đảng nắm giữquyền lực Nhà nước, sử dụng nó để lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội thực hiệnmục đích của Đảng. Như vậy, “Đảng cầm quyền” dung chứa trong nó cả “Đảnglãnh đạo” - Đảng lãnh đạo thuận lợi hơn, có công cụ mạnh mẽ hơn trong điều kiệncầm quyền; Đảng cầm quyền để lãnh đạo, và chính sự cầm quyền, thực chất đãmang nghĩa lãnh đạo.

Cho đến nay, ĐCS Việt đã luôn được nhân dân tin tưởng, thừa nhận là Đảngduy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội, đồng thời vai trò này còn được khẳng địnhtrong Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Quyền lực Nhà nước là quyềnlực công, là công cụ để cai trị, quản lý xã hội, đảm bảo vai trò cầm quyền của Đảng.Vì vậy, không chỉ chính đáng trong giành chính quyền, Đảng muốn duy trì tínhchính đáng của mình cần đảm bảo tính chính đáng của Nhà nước, bởi nó chính là cơsở, là nền tảng để người dân tiếp tục đặt niềm tin vào Đảng, đi theo Đảng, phục tùngtự nguyện sự lãnh đạo của Đảng để đạt được hiệu lực và hiệu quả trong cầm quyềncủa Đảng.

Vì vậy, dựa trên các quan niệm về tính chính đáng chính trị nói chung, tínhchính đáng của ĐCS Việt Nam với tư cách là một chủ thể cầm quyền duy nhất cũngcó những đặc điểm chung, đồng thời cũng có tính chất riêng. Vì là một Đảng duy

Page 68: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

64

nhất cầm quyền, không có cạnh tranh, cho nên trong mỗi giai đoạn cầm quyền, tínhchính đáng cao hay thấp, không dẫn tới các biến đổi chính trị lớn (cụ thể là không dẫnđến thay đổi chủ thể cầm quyền như các nước đa đảng), nhưng nó sẽ ảnh hưởng trựctiếp đến uy tín của Đảng đối với nhân dân, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinhtế - xã hội của đất nước, ảnh hưởng đến mục tiêu mà chúng ta đang theo đuổi: dângiàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Cho nên, có thể bước đầu đưa ra khái niệm tính chính đáng của ĐCS ViệtNam cầm quyền như sau: Tính chính đáng của ĐCS Việt Nam cầm quyền là niềm tin,sự thừa nhận một cách tự nguyện của nhân dân đối với vị thế của Đảng trong việcnắm giữ quyền lực Nhà nước, nhờ đó Đảng duy trì được vị thế cầm quyền, phát huyđược hiệu lực, hiệu quả trong quá trình lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

2.2.2. Cấu trúc tính chính đáng của Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyềnThông qua khảo sát các quan niệm về tính chính đáng chính trị, căn cứ vào

cấu trúc tính chính đáng chính trị, có thể rút ra được cấu trúc tính chính đáng trongcầm quyền của Đảng. Đây sẽ là khuôn khổ lý thuyết để khảo sát, phân tích tính chínhđáng trong cầm quyền của ĐCS Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.

Với tư cách là một chủ thể chính trị, một chủ thể cầm quyền duy nhất ởnước ta, ĐCS Việt Nam muốn xây dựng và củng cố được tính chính đáng trongcầm quyền của mình vẫn phải quan tâm đến tính chính đáng từ khi mới nắm quyềnlực, tức khâu phát sinh quyền lực và trong suốt giai đoạn duy trì quyền lực củamình. Vì thế, cấu trúc tính chính đáng của ĐCS Việt Nam cầm quyền vẫn dựa trênkhuôn khổ chung - tức ba yếu tố tạo nên cấu trúc tính chính đáng chính trị. Tuynhiên, do đặc thù ở Việt Nam, ĐCS Việt Nam là đảng duy nhất cầm quyền từ 1945cho đến nay. Vì vậy, các yếu tố quy định tính chính đáng trong cầm quyền, ngoàicái chung, còn có những đặc thù riêng.

2.2.2.1. Hệ giá trị của Đảng Cộng sản Việt NamCần phải khẳng định rằng, hệ giá trị của ĐCS Việt Nam theo đuổi ngay từ

khi thành lập và phát triển cho đến nay được thể hiện thông qua: Chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng mangtính đặc thù của đất nước, của dân tộc trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Hệ giá trịnày sẽ là tiền đề tư tưởng ảnh hưởng đến tính chính đáng về mặt lý luận của Đảng.

Page 69: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

65

Muốn có được tính chính đáng về mặt lý luận, ĐCS Việt Nam phải duy trì đượctính tiên phong trong hệ giá trị của mình. Nếu một thời điểm nào đó, ĐCS ViệtNam không duy trì được tính tiên phong về mặt tư tưởng, đặc biệt là tính tiên phongtrong cương lĩnh, đường lối, chính sách trong quá trình lãnh đạo, tính chính đáng vềmặt lý luận sẽ bị xói mòn và thậm chí sẽ kéo theo làm xói mòn tính chính đángtrong vai trò cầm quyền.

Để tạo ra tính chính đáng trong cầm quyền, bước đầu ĐCS Việt Nam luônchú ý đến tiếp thu và truyền bá hệ tư tưởng Mác xít, coi đây là hệ tư tưởng mang tínhtiên phong, tiến bộ (vì dân, bình đẳng, công bằng, tự do v.v..). Khi đã có được hệ tưtưởng nền tảng mang tính tiên phong, ĐCS cần phải tìm cách truyền bá hệ tư tưởngcủa mình vào quần chúng nhân dân, biến nó trở thành hệ tư tưởng giữ vai trò chủ đạotrong đời sống xã hội. Nhờ vậy, ĐCS Việt Nam mới tập hợp được đông đảo quầnchúng tin vào Đảng, đi theo Đảng để giành chính quyền, xác lập vai trò cầm quyềncủa Đảng - đây được coi là yếu tố quan trọng đầu tiên để ĐCS Việt Nam có được tínhchính đáng trong cầm quyền của mình. Trong quá trình cầm quyền, ĐCS Việt Namphải luôn bổ sung, phát triển hệ tư tưởng nền tảng để có những cương lĩnh, đường lối,chính sách phù hợp với từng giai đoạn, hoàn cảnh cụ thể để người dân tiếp tục chấpnhận, tin tưởng vào sự lãnh đạo, cầm quyền nhằm củng cố tính chính đáng trong cầmquyền của Đảng.

Vì vậy, để phân tích tính chính đáng về mặt lý luận của ĐCS Việt Nam, cầnnhìn nhận thông qua hệ tư tưởng của Đảng, mức độ bổ sung, phát triển, áp dụng hệ tưtưởng nền tảng vào trong quá trình lãnh đạo của Đảng. Đánh giá thông qua tính đúngđắn, khoa học, kịp thời, hiệu quả của các cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảngtrong từng hoàn cảnh, điều kiện, giai đoạn cụ thể.

2.2.2.2. Tính hợp lý, hợp pháp trong cầm quyền của Đảng Cộng sảnViệt Nam

Đây chính là cơ sở của tính chính đáng trong quá trình giành quyền lực, giữquyền lực của Đảng. Vì đặc thù của chúng ta là chỉ có một đảng duy nhất cầm quyền,vì vậy tính hợp pháp trong cầm quyền của Đảng nó không chỉ là các quy định trongHiến pháp và pháp luật về vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng. Mà, tính hợp pháptrong cầm quyền của ĐCS Việt Nam nó chính là cách thức tạo dựng các cơ quan với

Page 70: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

66

tư cách là công cụ quyền lực của Đảng, công nghệ để đảm bảo quyền lực chính trịcủa Đảng được khách quan hóa trong quyền lực công - tức quyền lực nhà nước thôngqua những thủ tục, thể lệ, quy trình, cốt lõi vẫn là nhà nước hóa các cơ cấu chính trị.

Cụ thể, trong quá trình phân tích yếu tố này của ĐCS Việt Nam, cần quan tâmđến các vấn đề: Thứ nhất, tính hợp lý, hợp pháp trong quá trình giành vị trí cầmquyền của ĐCS Việt Nam; Thứ hai, Đảng nắm quyền lực Nhà nước bằng phươngthức nào (áp đặt hay thông qua bầu cử tự do, dân chủ) - tức liên quan đến tính chínhđáng của quyền lực Nhà nước với tư cách là công cụ của ĐCS Việt Nam cầm quyền;Thứ ba, mối quan hệ trong lãnh đạo, cầm quyền của Đảng với Nhà nước - tức là mốiquan hệ quyền lực của Đảng trong vai trò lãnh đạo với quyền lực của Nhà nước vớitư cách là cơ quan quyền lực công, bộ máy quản lý; Thứ tư, với tư cách là một đảngduy nhất cầm quyền, nhân dân có vai trò như thế nào trong việc tạo dựng các cơ cấuquyền quyền lực của Đảng và vai trò giám sát, kiểm soát của nhân dân đối với các cơquan quyền lực của Đảng; v.v…

Vì vậy, khi khảo sát, phân tích tính hợp lý, hợp pháp trong cầm quyền củaĐCS qua các thời kỳ, chúng ta cũng nhìn nhận tất cả các vấn đề như Đảng đạt quyềnlực như thế nào, bằng con đường nào và mức độ ủng hộ của nhân dân ra sao, trongquá trình duy trì quyền lực của Đảng thì mức độ khách quan hóa trong quyền lựccông của Đảng mạnh ở điểm nào, điểm nào còn hạn chế, thiếu sót, v.v…

2.2.2.3. Tính hiệu lực, hiệu quả trong quá trình lãnh đạo Nhà nước và xãhội của Đảng Cộng sản Việt Nam

Trong quá trình cầm quyền, ĐCS Việt Nam không thể chỉ dừng lại ở việc tiếpthu, củng cố, phát triển hệ tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,xây dựng cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng. Nếu chỉ dừng lại đó thì lợi íchvà vai trò của chủ thể cầm quyền chưa được đảm bảo và áp đặt trong phạm vi toàn xãhội. Muốn đảm bảo được lợi ích của Đảng, của giai cấp, nhân dân, dân tộc mà mìnhđại diện, đảng cầm quyền phải nắm được quyền lực nhà nước nhằm thể chế hóa cáclý tưởng chính trị của Đảng thành các chuẩn mực pháp quyền (hệ thống hiến pháp vàpháp luật) để đem ra thực thi trên quy mô toàn xã hội thông qua các cơ quan nhànước. Muốn bảo đảm được tính chính đáng trong cầm quyền, các mệnh lệnh đượcđưa ra từ các cơ quan nhà nước với tư cách là công cụ của đảng cầm quyền phải được

Page 71: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

67

nhân dân tuân thủ một cách tự nguyện, đi vào cuộc sống ngay lập tức - tức tính hiệulực của Hiến pháp và pháp luật.

Nhà nước với tư cách là công cụ cầm quyền của Đảng chỉ được xã hội thừa

nhận là chính đáng khi tổ chức quyền lực này phải thể hiện được ý chí, nguyện

vọng của nhân dân thông qua hệ thống chính sách - tức là một Nhà nước hiệu quả.

Toàn bộ hoạt động của Đảng cầm quyền đều xoay quanh hoạt động của Nhà nước,

xoay quanh sản phẩm đầu ra của Nhà nước là các chính sách công. Đây là vấn đề

phức tạp, liên quan đến giải quyết các quan hệ lợi ích phức tạp của nhiều quan hệ

lợi ích khác nhau trong xã hội. Đặc biệt, nó liên quan đến quyền và trách nhiệm của

các cơ quan hoạt định chính sách, năng lực và tầm nhìn của người đứng đầu (cán bộ

của Đảng) các cơ quan hoạch định chính sách, tính công khai, minh bạch trong việc

cung cấp thông tin đến công chúng, cơ chế, và năng lực giám sát và phản biện của

các tổ chức chính trị - xã hội trong quá trình hoạch định và thực thi chính

sách,v.v…Muốn vậy, đòi hỏi Đảng cầm quyền phải chú trọng đến toàn bộ các khâu,

như: Tính đúng đắn, tính khả thi của mục tiêu chính trị - tức là trình độ, năng lực,

quyết sách của đảng cầm quyền; Tính đầy đủ, đồng bộ, khoa học và tương đối ổn

định của hệ thống Hiến pháp, pháp luật, nghị định. Trình độ, năng lực sản xuất thể

chế của bộ máy nhà nước mà trước hết là quốc hội; Quyền năng và năng lực thực tế

của bộ máy hành pháp; Tính kịp thời, đúng đắn trong việc phát hiện và tính nghiêm

minh trong việc xử lý những hành vi sai phạm. Đây cũng là năng lực thực tế của đội

ngũ làm cơ quan tư pháp và tính độc lập tương đối của cơ quan tư pháp. Vì vậy,

đánh giá tính hiệu lực trong lãnh đạo của Đảng, cần nhìn nhận tất cả các khâu, đặc

biệt là tính khả thi, đúng đắn và tính hiệu lực của hệ thống Hiến pháp và pháp luật

của các cơ quan quyền lực Nhà nước đưa ra. Đồng thời, khi hệ thống Hiến pháp và

pháp của các cơ quan Nhà nước đưa ra người dân phản đối hay ủng hộ, thực thi tự

nguyện hay cưỡng ép, v.v…

Như đã đề cập, một điều kiện rất quan trọng làm cơ sở để người dân có còn

tiếp tục ủng hộ sự lãnh đạo chính là hiệu quả trong quá trình lãnh đạo Nhà nước

và nhân dân của Đảng ở từng thời kỳ, từng hoàn cảnh cụ thể. Ở nước ta, hiệu quả

lãnh đạo của Đảng được đánh thông qua các tiêu chí:Thứ nhất, mức độ tăng

Page 72: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

68

trưởng kinh tế (GDP, GNP); Thứ hai, chỉ số phát triển con người (HDI) cao hay

thấp; Thứ ba, mức độ phân phối có đảm bảo được mức độ nhất định sự công bằng

hay không; Thứ tư, Đảng và Nhà nước giải quyết các vấn đề an sinh xã hội như

giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo… như thế nào; Thứ năm, các vấn đề như xây

dựng nền văn hóa, bảo vệ môi trường sinh thái - tức là đảm bảo yếu tố phát triển

bền vững như thế nào, v.v…

Như đã nói, bản thân tính chính đáng là một yếu tố động, tính liên tục, gián

đoạn hay vòng đời của tính chính đáng nó phụ thuộc vào sự biến đổi và tương tác

giữa ba yếu tố chính tạo nên tính chính đáng. Vì vậy, khi phân tích, khảo sát các

yếu tố tạo nên tính chính đáng trong cầm quyền của ĐCS Việt Nam trong từng

giai đoạn lịch sử cụ thể, cần phân tích điểm mạnh yếu của từng nhân tố trong ba

yếu tố chính quy định tính chính đáng để thấy được các điểm mạnh cũng như các

điểm hạn chế của từng yếu tố. Qua đó, có những nhận xét, đánh giá khả dĩ về tính

chính đáng trong từng thời kỳ lịch sử (được thể hiện ở chương 3). Đặc biệt, đây

cũng chính là khuôn khổ để có thể chỉ ra được các hạn chế trong duy trì tính chính

đáng trong cầm quyền của ĐCS Việt Nam hiện nay và đưa ra một số giải pháp khả

thi nhằm nâng cao tính chính đáng trong cầm quyền của Đảng (được thể hiện

trong chương 4).

Tiểu kết chương 2

Như vậy, tính chính đáng chính trị không chỉ là niềm tin đơn thuần của

những người bị cai trị vào chủ thể quyền lực. Tính chính đáng chính trị là sự thừa

nhận và phục tùng một cách tự nguyện của những người bị cai trị vào chủ thể quyền

lực thông qua các yếu tố mà chủ thể quyền lực tạo ra. Nhờ đó chủ thể quyền lực đạt

được hiệu lực và hiệu quả cao trong cầm quyền.

Khi nghiên cứu về tính chính đáng chính trị, có hai trường phái khá khác

nhau về nguồn gốc, hình thức tồn tại, tác dụng của tính chính đáng chính trị. Một là

của các nhà tư tưởng chính trị phương Tây và một là của các nhà mác xít - trong đó

điển hình là Mác-Ăgghen, Lênin và A.Gramsci. Mỗi cách cách tiếp cận có những

luận giải khác nhau về các vấn đề xung quan tính chính đáng chính trị. Từ việc hệ

Page 73: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

69

thống hóa các quan niệm, ta thấy có ba mặt (yếu tố) quan trọng trong cấu trúc của

tính chính đáng chính trị là: giá trị lý tưởng chính trị; tính hợp lý, hợp pháp trong

cầm quyền; tính hiệu lực và hiệu quả trong cầm quyền. Sự tương tác giữa các yếu tố

này nằm dưới các quá trình chính trị lớn. Biến đổi chính trị chính là sự biến đổi của

bản thân các yếu tố này và sự tương tác giữa chúng.

Đối với ĐCS Việt Nam, với tư cách là một đảng chính trị cầm quyền, về

tổng thể, để tạo nên cấu trúc tính chính đáng trong cầm quyền cũng cần có ba yếu tố

chính như đã chỉ ra. Tuy nhiên, trong ba yếu tố chính tạo nên cấu trúc tính chính

đáng của ĐCS Việt Nam cầm quyền, với tư cách là một đảng duy nhất cầm quyền ở

nước ta vẫn cần có những nét riêng biệt, đặc thù riêng. Cấu trúc này sẽ là khuôn khổ

lý thuyết để khảo sát, phân tích, nhận định về tính chính đáng trong cầm quyền của

Đảng từ lịch sử trong suốt những năm cầm quyền của Đảng vừa qua. Đồng thời,

cũng là cơ sở để chỉ ra các hạn chế trong duy trì tính chính đáng của Đảng hiện nay

và đề xuất một số gải pháp khả thi trong quá trình củng cố, nâng cao tính chính

đáng trong cầm quyền của Đảng.

Page 74: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

70

Chương 3PHÂN TÍCH TÍNH CHÍNH ĐÁNG

CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN CẦM QUYỀN Ở VIỆT NAM

3.1. PHÂN TÍCH TÍNH CHÍNH ĐÁNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMCẦM QUYỀN THỜI KỲ TRƯỚC NĂM 1975

3.1.1. Quá trình trở thành đảng cầm quyền một cách chính đáng củaĐảng Cộng sản Việt Nam

Những năm cuối của thập niên 20, đầu thập niên 30 của thế kỷ XX, ở nước ta

đã có một số tổ chức, đảng chính trị ra đời trước ĐCS Việt Nam, các đảng này được

phép hoạt động công khai, thậm chí còn nhận được sự giúp đỡ của chính quyền thực

dân cả về phương diện tổ chức lẫn tiền bạc, như: Việt Nam nghĩa đoàn (sau này sáp

nhập với Hội Phục Việt) thành lập đầu năm 1925; Đảng Thanh niên thành lập công

khai ở Sài Gòn vào tháng 3 - 1926; Đảng Lập hiến thành lập tháng 10 - 1926 ở Sài

Gòn; Việt Nam Quốc dân Đảng thành lập năm 1927 ở Hà Nội; Thanh niên Cao Vọng

Đảng thành lập năm 1928 ở Sài Gòn; ngoài ra còn có tổ chức chính trị giả danh

mácxít mang tên trốtkít (du nhập vào Việt Nam vào khoảng giữa những năm ba

mươi, của thế kỷ XX) v.v.. Tuy nhiên, tất cả các tổ chức, đảng phái này do thiếu một

đường lối cách mạng đúng, khoa học, phản ánh đúng đòi hỏi của cách mạng trong

nước. Cho nên, không thu hút được đông đảo nhân dân ủng hộ, đi theo làm cách

mạng - hay nói cách khác nó thiếu đi giá trị tư tưởng khoa học đủ mạnh, đủ hấp dẫn

với tư cách là cơ sở đầu tiên để đưa một lực lượng xã hội có thể làm cho đa số nhân

dân tin tưởng, đi theo làm cách mạng để trở thành lực lượng cầm quyền.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930 trong hoàn cảnh đất nước tađang là một nước thuộc địa nửa phong kiến, dưới sự đô hộ của thực dân Pháp xâmlược và triều đình phong kiến tay sai. Đứng trước tình thế như vậy, ĐCS Việt Nam đãxác định mục tiêu giành độc lập dân tộc và tự do cho nhân dân là mục tiêu bức thiếtvà quan trọng nhất, dựa trên nền tảng của một học thuyết thật sự cách mạng và khoahọc, coi đó là kim chỉ nam dẫn đường cho mục tiêu cao cả đó. Điều này được khẳngđịnh trong Luận cương chính trị được thông qua tại Hội nghị lần thứ nhất của Banchấp hành Trung ương họp tại Hương Cảng (Trung Quốc) từ ngày 14- 31/10/1930:

Page 75: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

71

“Điều cốt yếu cho sự thắng lợi của cách mạng ở Đông Dương là cần phải có mộtĐCS có đường lối chính trị đúng đắn, có kỷ luật, tập trung, mật thiết liên lạc với quầnchúng, và từng trải tranh đấu mà trưởng thành, Đảng là đội tiên phong của vô sản giaicấp lấy chủ nghĩa Các Mác và Lênin làm gốc” [16, tr.100]. Đảng cũng đã xác địnhđường lối cách mạng Việt Nam là phải trải qua hai giai đoạn: trước hết là cách mạngdân tộc dân chủ nhân dân, sau đó tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn pháttriển của chế độ tư bản chủ nghĩa, mục đích cuối cùng của Đảng là thực hiện chủnghĩa cộng sản ở nước ta. Sự tan rã và thất bại các tổ chức, các đảng chính trị kháccùng với việc xác định được đúng bản chất của cách mạng Việt Nam và có một chủnghĩa khoa học, cách mạng dẫn đường. Và, nhiệm vụ quan trọng nhất của ĐCS ViệtNam lúc này là xác lập được mục tiêu, lý tưởng cách mạng đúng đắn đó trở thành tưtưởng thống trị trong xã hội nhằm tìm kiếm được sự ủng hộ của nhân dân.

ĐCS Việt Nam, nhờ có lý tưởng chính trị đúng đắn, khoa học dẫn đường,bằng sự nỗ lực truyền bá, bằng uy tín của mình đã tập hợp được đa số nhân dân đitheo mình để tạo ra các phong trào cách mạng rộng lớn trên cả nước. Từ chỗ lúc đầuchỉ có 211 đảng viên, sau 15 năm có khoảng 5000 đảng viên đã dẫn dắt nhân dân làmnên cuộc cách mạng vĩ đại trong lịch sử dân tộc, đó là Cách mạng tháng Tám năm1945, lập ra Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhờ cuộc cách mạng này, Đảngđã giải quyết được hai nhiệm vụ quan trọng nhất là độc lập dân tộc (đánh đuổi thựcdân Pháp) và tự do cho nhân dân (lật đổ chế độ phong kiến tay sai) - đây là mục tiêu,là giá trị cốt lõi của lý tưởng chính trị “Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” màĐảng và Bác Hồ đã theo đuổi ngay từ khi thành lập Đảng, là nền tảng quan trọng đưaĐảng trở thành lực lượng cầm quyền một cách tính chính đáng (tuy là bất hợp phápnhưng là hợp lý). Hay nói cách khác,

Độc lập dân tộc là giá trị quan trọng và cũng là điểm làm xói mòn chínhquyền thực dân. Còn các giá trị chủ nghĩa, trong đó tư tưởng dân chủ và tựdo là cốt lõi, đã làm xói mòn nền quân chủ lâu đời ở Việt Nam. Quá trìnhgiành chính quyền từ hai chủ thể - vương triều nhà Nguyễn và thực dânPháp cũng chính là quá trình mà hai giá trị này chiếm lĩnh lòng dân và trởthành chủ đạo, là nền tảng quan trọng của tính chính đáng ngay cả khiĐảng ta nắm chính quyền bằng con đường cách mạng, tức là bất hợp pháp

Page 76: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

72

trong khuôn khổ pháp lý của chính quyền cũ. Nói cách khác, cách thứcnắm quyền như vậy tuy bất hợp pháp nhưng hợp lệ, vì nó phù hợp với giátrị được toàn dân chia sẻ và sẵn sàng góp sức tôn vinh [52, tr.71].

Như vậy, Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền là một sự lựa chọn của lịch sử,nhờ vào việc xác định hệ giá trị tiên phong, đúng đắn, khoa học, phù hợp vớinguyện vọng của đa số nhân dân và truyền bá một cách có hiệu quả hệ giá trị đó vàotrong đời sống nhân dân để thuyết phục họ đi theo Đảng, ủng hộ sự lãnh đạo củaĐảng. Bên cạnh đó, Đảng đã xây dựng, đào tạo ra cho mình được các nhà lãnh đạoĐảng, đội ngũ đảng viên có uy tín cao với nhân dân, được đông đảo nhân dân ủnghộ, đi theo.

3.1.2. Tính chính đáng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hai cuộckháng chiến chống Pháp và chống Mỹ

Phải khẳng định, ĐCS Việt Nam trở thành đảng cầm quyền, lãnh đạo xã hộivào năm 1945 là hoàn toàn chính đáng nhờ vào công cụ mạnh nhất là hệ giá trị - tứclý tưởng chính trị mà Đảng lựa chọn và truyền bá. Tuy nhiên, ngay sau khi trở thànhđảng cầm quyền, đất nước ta lại rơi vào thời kỳ với hoàn cảnh hết sức khó khăn: đấtnước ta một lần nữa lại phải chịu sự xâm lăng của các thế lực thù địch, đồng thời điềukiện kinh tế - xã hội sau cách mạng cũng vô cùng khó khăn, đời sống của nhân dânhết sức gian khổ. Tuy nhiên, trong suốt hai cuộc kháng chiến gian khổ của dân tộc,Đảng ta đã duy trì được tính chính đáng trong cầm quyền rất cao, nhờ các yếu tố:

Thứ nhất, Đảng đã xây dựng được đường lối, chiến lược, sách lược đúng đắntrong lãnh đạo

Trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, đòi hỏi Đảng, bên cạnh việc trungthành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mang tính tổng quát, xuyênsuốt, phải có đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn cho từng thời điểm lịch sửmới có thể giữ vững được vị trí cầm quyền của mình, lãnh đạo nhân dân vượt qua thửthách. Đây cũng là “phép thử” cho tính đúng đắn của hệ giá trị tạo nền tảng vữngchắc cho tính chính đáng về mặt lý luận trong cầm quyền của Đảng. Đảng và Bác Hồđã xác định, Chính quyền cách mạng cùng toàn dân phải kiên quyết hoàn thànhnhiệm vụ thiêng liêng là giải phóng dân tộc, giành lại độc lập hoàn toàn cho tổ quốc.Khẩu hiệu của cách mạng vẫn là "Dân tộc trên hết. Tổ quốc trên hết" [17, tr.26].

Page 77: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

73

Chính giá trị này sẽ là ngọn cờ để Đảng tập hợp được sức mạnh của toàn Đảng, toànquân, toàn dân ta chống lại sự xâm lăng của hai kẻ thù rất mạnh với tinh thần sẵnsàng “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” v.v…

Hệ giá trị được thiết lập, trong giai đoạn từ 1946 đến 1954, chủ yếu trongchính trị và những đường lối trong lĩnh vực kinh tế. Về chính trị, vẫn là giành độc lậpvà thống nhất cho đất nước, tự do, hạnh phúc cho chân dân, đưa đất nước theo conđường cách mạng XHCN; về kinh tế, vừa kháng chiến vừa kiến thiết, tăng gia sảnxuất, lập nền kinh tế tự cung, tự cấp về mọi mặt, ra sức xây dựng hậu phương. Xâydựng ba hình thức kinh tế chính là kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác xã, và kinh tế nhànước, trong đó đặc biệt chú trong hình thức kinh tế hợp tác xã. Bên cạnh đó, Đảngkhông ngừng truyền bá những giá trị theo đuổi bằng công tác tuyên truyền, thuyếtphục để nhân dân hiểu rõ mục đích của cuộc kháng chiến và bổn phận của mỗi ngườitrong cuộc kháng chiến. Sau khi chiến thắng thực dân Pháp, Việt Nam bước vào thờikỳ lịch sử mới. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, quá độ lên chủ nghĩa xã hội,nhưng Mỹ lại thay Pháp thống trị miền Nam Việt Nam. Tuy miền Bắc đã được giảiphóng, “song hậu quả là bị chiến tranh tàn phá nặng nề: 14 vạn ha ruộng đất hoanghóa; các công trình thủy lợi lớn và vừa đều bị phá hỏng; đê điều không được củng cố;trâu bò, công cụ sản xuất bị cướp phá; thiên tai liên tiếp làm mất mùa, gây đói kémkéo dài từ vụ mùa năm 1954 đến giữa năm 1955; công nghiệp đình đốn; giao thônghư hại nặng; buôn bán sút kém…” [47, tr.132]. Đứng trước tình hình đất nước nhưvậy, giá trị độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội vẫn là giá trị xuyên suốt, được Đảngtheo đuổi và nhân dân tin tưởng ủng hộ. Căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước,đường lối của Đảng cũng phải được bổ sung, phát triển để đáp ứng được trong tìnhhình mới. Đảng đã xác định là phải tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ: Xây dựngCNXH ở miền Bắc đồng thời đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Vì thế, để ổn định được cuộc sống của nhân dân ở miền Bắc, biến miền Bắctrở thành hậu phương vững chắc cho cuộc chiến được xác định là lâu dài ở miềnNam, Đảng đã có hàng loạt đường lối chính trị đúng đắn. Ngay từ Hội nghị Bộ Chínhtrị tháng 9-1954 đã chỉ rõ nhiệm vụ là phải hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi,phát triển nền kinh tế quốc dân. Trong đó, Hội nghị cũng xác định, phục hồi và pháttriển sản xuất nông nghiệp là trọng tâm. Đây là một quyết định đúng, mang tính tiền

Page 78: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

74

đề để cải thiện đời sống nhân dân, cải tạo nông nghiệp, đưa nông dân đi vào conđường làm ăn tập thể. Việc xác định những vấn đề cơ bản của đường lối, chính sáchhợp tác hóa nông nghiệp được Đảng xác định cụ thể từ Hội nghị Trung ương 16 (4-1959) bằng việc khẳng định chỉ có đi vào con đường hợp tác hóa, làm ăn tập thể mớikhắc phục được những khó khăn trong sản xuất, cải thiện đời sống. Phương châmtiến hành hợp tác hóa là “tích cực lãnh đạo, vững bước tiến lên; quy hoạch về mọimặt, sát với từng vùng; làm tốt, vững và gọn”, và xây dựng quan hệ sản xuất mớituân thủ nguyên tắc “tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ”. Đây được cho làmột xác định đúng về mặt hệ giá trị và các chuẩn mực để củng cố miền Bắc, đưamiền Bắc tiến dần lên CNXH theo nhiệm vụ được Hội nghị Trung ương 14 khóa IIxác định vào tháng 11 năm 1958 trước đó.

Với phương châm đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lênCNXH, nhằm xây dựng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân ở miềnBắc và củng cố miền Bắc thành hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh thốngnhất nước nhà. Tháng 9 năm 1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảngđã thông qua đường lối chung của cách mạng Việt Nam và đường lối cách mạngXHCN ở miền Bắc. Đại hội xác định nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lênCNXH ở nước ta là công nghiệp hóa XHCN, nhằm xây dựng cơ sở vật chất - kỹthuật của CNXH.

Để đạt được mục tiêu đó, đường lối xây dựng nền kinh tế XHCN ở miềnBắc được Đại hội III xác định với những nội dung cơ bản là: đẩy mạnhcông nghiệp hóa để xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH trên cơ sở pháttriển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ; xây dựng cơ cấu kinh tế công -nông nghiệp; kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với xác lập và hoànthiện quan hệ sản xuất mới; tăng cường hợp tác với các nước XHCN vàcác nước khác [47, tr.133].

Thứ hai, đạt được hiệu lực và hiệu quả cao trong quá trình lãnh đạoChính nhờ việc xác định những giá trị cơ bản đúng, công tác tuyên truyền, vận

động thuyết phục có hiệu quả nên Đảng đã đạt được mục tiêu đề ra. Bằng chứng làĐảng đã huy động được toàn bộ sức người, sức của của toàn Đảng, toàn quân, toàndân tham gia vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn từ 1946 đến 1954

Page 79: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

75

với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”. Đã có hàng trăm cán bộ,đảng viên của Đảng, mặc dù phải bị tù đày gian khổ nhưng vẫn sẵn sàng hy sinh vì sựđộc lập, tự do cho tổ quốc. Toàn thể nhân dân Việt Nam đã không tiếc xương máucủa mình để theo Đảng, theo Bác Hồ đứng lên đánh đuổi thực dân Pháp. Đỉnh caocủa kết quả đó là chiến thắng Điện Biên Phủ làm “chấn động địa cầu”, trở thành biểutượng của Việt nam trong thời đại Hồ Chí Minh, là kết quả của sự đúng đắn tronglãnh đạo kháng chiến, kiến quốc của Đảng mà đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta đã kết thúc bằng việc Phápphải ký vào Hiệp định Giơnevơ. Và sau đó là thắng lợi vẻ vang, thống nhất đất nướctrong cuộc kháng chiến đế quốc Mỹ xâm lược vào năm 1975. Với những thắng lợinày, khẳng định được tính chính đáng rất cao trong cầm quyền của Đảng, và là thướcđo cho tính đúng đắn của hệ giá trị mà Đảng đã xác định trong thời kỳ cả nước tiếnhành chiến tranh chống Pháp xâm lược.

Thước đo quan trọng để xác định hiệu quả trong cầm quyền của Đảng ở thờikỳ này, còn thể hiện qua những dữ kiện mang cả định lượng lẫn định tính. Trong lĩnhvực nông nghiệp, thực hiện triệt để mục tiêu “người cày có ruộng”, công cuộc cảicách ruộng đất và cải tạo XHCN ở miền Bắc đã xóa bỏ hoàn toàn và vĩnh viễn chế độchiếm hữu phong kiến đối với ruộng đất. Trước Cách mạng Tháng Tám 2/3 ruộng đấtcanh tác thuộc sở hữu của thực dân, phong kiến, 95% nông dân chỉ chiếm chưa đến1/3 diện tích canh tác. Nhờ công cuộc cải cách, ruộng đất canh tác đã hoàn toàn thuộcvề nông dân. Đến đầu những năm 1970, “sản xuất công nghiệp đã đáp ứng được tiêudùng của xã hội và phục vụ cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ; sản xuất nôngnghiệp đã phát triển ổn định được đời sống của nhân dân miền Bắc và chi viện tíchcực cho cuộc kháng chiến ở miền Nam. Cơ cấu nền kinh tế có những thay đổi tíchcực; từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, bắt đầu chuyển sang nền kinh tế có cơ cấunông - công nghiệp” [47, tr.138-139].

Đến năm 1975, thu nhập bình quân đầu người tăng 1,5 lần so với năm 1960,34% số hộ có nhà ngói. Đời sống của cán bộ, nhân dân không ngừng được cải thiện.Thu nhập bình quân đầu người hàng tháng của gia đình công nhân năm 1975 tăng 1,3lần so với năm 1960. Không chỉ chăm lo phát triển đời sống vật chất, các thành tựuvề giáo dục, văn hóa, y tế cũng rất đáng tự hào. Trong báo cáo tại Hội nghị chính trị

Page 80: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

76

đặc biệt năm 1964, Chủ tịch Hồ Chí minh đã khẳng định: “Làng xóm ta xưa kia lamlũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịpcảnh làm ăn tập thể. Đâu đâu cũng có trường học, nhà gửi trẻ, nhà hộ sinh, câu lạc bộ,sân và kho của hợp tác xã, nhà mới của xã viên” [2, tr.9].

Trước Cách mạng Tháng Tám, trên 90% nhân dân ta mù chữ. Sau 20năm phát triển, miền Bắc phát triển hệ thống giáo dục phổ thông đến hầuhết các xã. Năm học 1975 - 1976 miền Bắc có 11832 trường phổ thông,trong đó có 401 trường cấp III; có 233 trường Trung học, 30 trường và 3phân hiệu đại học. Hàng năm Đảng, Nhà nước còn cử hàng nghìn họcsinh ra học tập ở nước ngoài. Ngành giáo dục, đào tạo không chỉ pháttriển về số lượng, mà nâng cao cả chất lượng, cung cấp cho các ngànhkinh tế và quốc phòng lực lượng lao động và chiến đấu có trình độ vănhóa, có khả năng làm chủ về kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu sản xuất và chiếnđấu. Miền Bắc đã xây dựng được một nền văn hóa mới mang tính khoahọc, dân tộc và đại chúng với nội dung XHCN, có vai trò và đóng góp tolớn vào thắng lợi của cách mạng cả nước. Năm 1975 miền Bắc xuất bản1510 cuốn với 42,5 triệu bản. Từ chỉ có một thư viện quốc gia sau giảiphóng, đến 1975 miền Bắc có 31 thư viện lớn, trong đó có 3 thư việnquốc gia do Trung ương quản lý. Hệ thống y tế miền Bắc năm 1975 có1.087 bệnh viện, bệnh xá, 10 viện nghiên cứu y học, 5.567 trạm y tế xã.Đội ngũ cán bộ thầy thuốc phát triển mạnh, có 2.966.000 bác sỹ, 49.000dược sỹ [47, tr.139-140].

Thứ ba, Đảng đã nhanh chóng chuyển từ cầm quyền một cách hợp lý sangcầm quyền một cách hợp pháp

Ngoài xác lập đường lối đúng đắn, lãnh đạo đạt được nhiều thành tựu to lớn,để xác lập được vai trò cầm quyền một cách hợp pháp của mình, ngay sau Cáchmạng tháng Tám, Đảng và Bác Hồ có một nước đi cực kỳ đúng đắn trong việc xáclập tính hợp pháp trong cầm quyền, từ chỗ là lực lượng cầm quyền một cách hợp lýthông qua con đường cách mạng lật đổ chính quyền phong kiến tay sai, nay phảichuyển thành cầm quyền một cách hợp pháp mới có thể giữ vững được quyền lựccủa Đảng. Đó là, ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, dưới sự dẫn dắt của Hồ

Page 81: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

77

Chí Minh, chúng ta đã tổ chức một cuộc bầu cử thực sự dân chủ, tự do, thành lậpđược một chính phủ hợp pháp thông qua bầu cử nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng.Đồng thời, nhanh chóng soạn thảo được một bản Hiến pháp để khẳng định trên thựctế và về mặt pháp lý, một chính quyền đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng thật sự do nhândân xây dựng nên, một chính quyền của dân và vì dân - đây là nguồn gốc căn bản đểkhẳng định tính chính đáng trong cầm quyền của Đảng. Và, trong một thời gian rấtngắn, dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và nhân dân ta đã đạt đượcnhững mục tiêu hết sức quan trọng: Ngày 6 tháng 1 năm 1946, cuộc tổng tuyển cửbầu ra Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp được tiến hành một cách dân chủ vàchính quyền từ Trung ương tới cơ sở được thành lập; Không lâu sau đó, ngày 9-11-1946, Quốc hội thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của nước ta, khẳng định tất cảquyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, nước Việt Nam là mộtkhối thống nhất không thể chia cắt. Như vậy, chúng ta đã có một Quốc hội và Chínhphủ được nhân dân lựa chọn dưới hình thức phổ thông đầu phiếu đặt dưới sự lãnh đạocủa Đảng để khẳng định tính hợp pháp, hợp hiến trong cầm quyền.

Trong hoàn cảnh đất nước đang phải trải qua thời kỳ chiến tranh tàn khốc, đểgiành được thắng lợi, đòi hỏi quyền lực của Đảng phải là tuyệt đối, trực tiếp và toàndiện mới có thể đạt được hiệu quả nhanh chóng, kịp thời. Trong thời kỳ này, Đảng tađã áp dụng phương thức tuyệt đối quyền lực, “Đảng trực tiếp quyết định từ chủtrương, đường lối, chiến lược cho đến những vấn đề cụ thể, bảo đảm cho chủ trương,đường lối của Đảng được thực hiện thống nhất, khẩn trương và nghiêm ngặt” [52,tr.173]. Trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy, phương thức lãnh đạo của Đảng đối vớivới nhà nước, trong giai đoạn này, hầu như không có sự phân biệt một cách rõ ràng:

Đảng ta phải áp dụng những phương thức lãnh đạo đặc biệt, với các biệnpháp chính trị cứng rắn, quyết đoán. Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng cácnguyên tắc lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối và toàn diện, nhằm thống nhất caođộ sự lãnh đạo chính trị và thực hành chính trị, buộc toàn Đảng, toàn dânphải hy sinh một phần các quyền dân chủ cho mục tiêu trước mắt lớn hơnlà độc lập, thống nhất nước nhà. Đặc điểm lãnh đạo của Đảng đối với Nhànước thể hiện ở sự hòa quyện, không phân biệt rõ chức năng Đảng lãnhđạo Nhà nước và chức năng Nhà nước quản lý xã hội, Đảng với Nhà nước

Page 82: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

78

dường như là một. Đảng đóng vai trò tổng chỉ huy và tổ chức toàn bộcông cuộc kháng chiến và kiến quốc. Do đó, đường lối, chủ trương củaĐảng không dừng lại ở các nguyên tắc chung mà thường rất cụ thể, baoquát các chức năng của Nhà nước [28, tr.118-119].

Trong hoàn cảnh này, việc Đảng đứng trên Nhà nước, tuyệt đối hóa quyềnlực của Đảng là hợp lý, cần thiết, nhằm đem lại hiệu hiệu lực và hiệu quả cao trongthực tế.

Như vậy, trong giai đoạn từ 1945 đến 1975, mặc dù gặp phải vô vàn nhữngkhó khăn, thử thách, nhưng bằng lý tưởng là Đảng phải lãnh đạo nhân dân giữ vữngchính quyền để làm cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do,đồng bào ai cũng có cơm ǎn, áo mặc, ai cũng được học hành. Thêm vào đó là sựgương mẫu, hy sinh của cán bộ, đảng viên được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh giáodục và rèn luyện đã thu phục được lòng dân bằng tâm đức của mình. Đường lối,chính sách của Đảng cho từng giai đoạn, thời điểm là kịp thời, phù hợp với từng hoàncảnh cụ thể của đất nước, của mỗi miền. Cách thức chuyển từ đạt quyền lực một cáchhợp lý thành lãnh đạo, cầm quyền một cách hợp pháp là kịp thời, nhanh chóng.Phương thức tuyệt đối hóa quyền lực của Đảng đối với Nhà nước cũng là cần thiết,phù hợp để đạt được hiệu lực và hiệu quả, v.v… Chính những yếu tố cơ bản đó tạocho Đảng có sức hấp dẫn cao đối với nhân dân, được nhân dân tin yêu, một lòng ủnghộ, đi theo sự lãnh đạo của Đảng để vượt qua hàng loạt khó khăn, thử thách - tức làĐảng đã tích tụ được hầu hết các yếu tố để tạo nên tính chính đáng cao trong cầmquyền của Đảng trong suốt thời kỳ này.

3.2. PHÂN TÍCH TÍNH CHÍNH ĐÁNG TRONG CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNGCỘNG SẢN VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY

Phải khẳng định rằng, sau khi trải qua hai cuộc chiến tranh giải phóng dântộc, thống nhất đất nước kéo dài và đầy tàn khốc, đã gây cho đất nước ta những hệlụy khủng khiếp và phải mất một thời gian dài mới có thể khắc phục được. Tronghai cuộc kháng chiến, như đã phân tích ở trên, Đảng ta đã khẳng định được tínhchính đáng trong cầm quyền rất cao. Điều đó được thể hiện qua niềm tin của đại bộphận nhân dân vào Đảng, đi theo Đảng và biến niềm tin đó bằng sức mạnh tổng lựccủa cả dân tộc.

Page 83: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

79

Từ sau khi đất nước được độc lập (tức từ 1975) đến nay, để phân tích, đánhgiá được tính chính đáng của Đảng trong quá trình cầm quyền, như khung lý thuyếtđã chỉ ra, cần thông qua ba tiêu chí chủ yếu - tức cần nhìn nhận từ các biến chuyểnchủ yếu trong hệ giá trị (chủ yếu thể hiện qua đường lối, chính sách của Đảng), cáckết quả đạt được thông qua phát triển kinh tế - xã hội, và tính hợp pháp của quá trìnhcầm quyền. Bản thân các yếu tố này có sự chuyển biến, thay đổi một cách rất lớn,như các nghiên cứu truyền thống vẫn phân chia thành hai giai đoạn - trước đổi mới vàsau đổi mới.

3.2.1. Giai đoạn từ 1975 đến 1986Có thế nói, đây là giai đoạn khá khó khăn trong suốt lịch sử cầm quyền của

Đảng. Trong giai đoạn này, các yếu tố tạo nên tính chính đáng trong cầm quyền củaĐảng cần phải có những chuyển đổi căn bản để phù hợp với hoàn cảnh đất nước vừathoát khỏi hai cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc hết sức gian khổ sang thời kỳxây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Khi căn cứ vàokhuôn khổ lý thuyết để phân tích, có thể thấy trong giai đoạn này nổi lên các vấn đề:

Thứ nhất, tư duy về đường lối xây dựng đất nước của Đảng có nhiều chuyểnbiến nhưng chưa thật sự phù hợp với hoàn cảnh mới.

Trong giai đoạn này, đất nước có những chuyển biến, thay đổi rất lớn. Nhữngthay đổi đó, nó làm cho hệ giá trị cũng có những biến đổi, phát triển rất lớn, thậm chícòn có cả những thách thức đối với hệ tư tưởng mang tính nền tảng đã tồn tại và đượccoi là mặc định trong tư tưởng của các nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng suốt thời giantrước đó. Những thách thức này không phải có nguồn gốc từ chính bản thân hệ tưtưởng mà nó có nguyên nhân sâu xa từ sự nhận thức về hệ tư tưởng mang tính nềntảng, cụ thể là nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin có lúc là cứng nhắc, có phần chủquan và thiếu sự soi chiếu từ thực tế của một số lãnh đạo cấp cao của Đảng cả trongkinh tế và chính trị.

Ngay sau khi đất nước thống nhất, chiến thắng về mặt quân sự được xem nhưlà bằng chứng rõ rệt chứng tỏ sự ưu việt của hệ thống kinh tế ở miền Bắc. Cơ chế kếhoạch hóa tập trung quả thực đã rất thích hợp và phát huy được hiệu quả cao trongthời kỳ đất nước có chiến tranh. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, các nhà lãnh đạoĐảng lúc đó có rất ít kiến thức về kinh tế bởi họ đã dành hết thời gian và nỗ lực cho

Page 84: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

80

hai cuộc kháng chiến. Trong mắt hầu hết các nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng đều coimô hình kinh tế của miền Nam là gắn liền với chủ nghĩa thực dân Pháp và đế quốcMỹ, cho nên nó được coi là xấu xa. Và, thật không may, chính thắng lợi đã làm giảmnhu cầu lắng nghe và chấp nhận những ý kiến mang tính khoa học và khách quan.Đồng thời, mô hình kế hoạch hóa tập trung kiểu Liên bang Xô Viết đang tỏ ra kháthành công và đem lại những bước tiến thần kỳ cho Liên Xô và chúng ta lấy đó làmtấm gương để noi theo.

Sự kết hợp các yếu tố trên là nguyên nhân dẫn đến những niềm tin vô điềukiện, những chuẩn mực đã bắt rễ, ăn sâu, không thể thay đổi. Trong đó có các nguyêntắc mang tính chuẩn mực, bất di bất dịch như: quyền sở hữu nhà nước; cơ chế kếhoạch hóa tập trung; và, vai trò lãnh đạo của Đảng. Điều này được thể hiện trongĐại hội IV của Đảng và một số quyết định quan trọng sau đó. Trong bầu không khíphấn khởi của chiến thắng, Đại hội đã nhất trí cần phải đề ra đường lối phát triển đấtnước chung, không phân biệt miền Bắc và miền Nam. Điều này có nghĩa là, ngườidân miền Nam phải thực hiện mô hình kinh tế của miền Bắc (mặc dù vài tháng đầutiên sau ngày giải phóng, một nhóm cán bộ Đảng tập hợp lại xung quanh đồng chí LêDuẩn đề xuất ý kiến nên thử nghiệm mô hình kinh tế của miền Nam, ít nhất là trongmột thời gian ngắn trong khi vẫn duy trì mô hình XHCN ở miền Bắc). Đại hội IV tintưởng rằng đây là quyết định đúng đắn và sẽ đưa đất nước tiến nhanh lên CNXH. Vìtheo các nhà lãnh đạo lúc đó, thành công về kinh tế không thể nào là một điều nangiải, nếu so với những gian khổ của chiến tranh. Và, với tâm trạng lạc quan lúc đó đãdẫn đến niềm tin tuyệt đối trong Đảng cho rằng Việt Nam sẽ thành công với bất kỳmô hình nào. Cho nên chủ trương xây dựng “mỗi huyện là một pháo đài” đã nhanhchóng thuyết phục được Bộ chính trị lúc đó là coi đó là biểu tượng của mô hình kếhoạch hóa tập trung theo phiên bản Việt Nam. Thực ra, tâm trạng phấn khởi này củacác nhà lãnh đạo Đảng là điều có thể hiểu được, sau khi đã đưa một đất nước nôngnghiệp nghèo đói chiến thắng hai đế quốc hùng mạnh.

Sau Đại hội IV, đến năm 1978, Phó Thủ tướng Đỗ Mười thay Nguyễn VănLinh làm trưởng ban Cải tạo Kinh tế Miền Nam. Chiến dịch cải tạo ồ ạt bắt đầu từtháng 3/1978. Ngày 14/4/1978, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 43-CT/TW: Về việc nắmgiữ và đẩy mạnh công tác cải tạo nông nghiệp ở miền Nam: “Cải tạo XHCN đối với

Page 85: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

81

nông nghiệp ở miền Nam nhằm xóa bỏ bóc lột ở nông thôn, đưa nông dân đi vào conđường hợp tác hóa nông nghiệp, đi lên CNXH” [19, tr.183]. Ngày 22/4/1978, BộChính trị ra Chỉ thị số 44-CT/TW: Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải tạo XHCN đối vớicông, thương nghiệp tư doanh ở miền Nam, nhấn mạnh cải tạo kết hợp với xây dựngcác ngành công nghiệp; xóa bỏ thương nghiệp tư bản chủ nghĩa và xây dựng thươngnghiệp XHCN thiết lập thị trường có tổ chức.

Trong khi các lãnh đạo ở cấp cao nhất của Đảng vẫn đang trung thành vớinhững giá trị của thời chiến, mô hình cũ kỹ từ Liên Xô, ở các cấp thấp hơn, một sốnơi đã diễn ra những cuộc “phá rào” - trong nông nghiệp chủ yếu là giao đất chonông dân và ký kết hợp đồng mua bán trực tiếp với giá cao hơn quy định; trong côngnghiệp sản xuất đó là khoán sản phẩm cho người lao động v.v.. Những cuộc “phárào” diễn ra ngay cả trước khi đất nước được thống nhất. Có thể kể ra vào cuộc “phárào” điển hình như: Năm 1966, đồng chí Kim Ngọc, Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc, đã thửnghiệm chính sách khoán hộ. Đến năm 1967, Ban Nông nghiệp Vĩnh Phúc chínhthức cho phép khoán việc đến người lao động, hộ, và nhóm trong hợp tác xã nôngnghiệp (Kế hoạch 51-KH). Tuy nhiên, đến năm 1968, đồng chí Trường Chinh, Chủtịch Quốc Hội, ủy viên Bộ Chính trị kiêm Trưởng Ban Tư tưởng đã triệu tập mộtcuộc họp lãnh đạo Đảng và phát biểu phê phán việc làm của Vĩnh Phúc. Ban Bí thưkết luận về sai lầm và quyết sửa sai, chống khoán hộ (Thông tri 224-TT/TƯ). Sau khiđất nước được thống nhất, trên cả nước đã có những thử nghiệm mang tính “vượtrào” rất ấn tượng, như: Đoàn Xá - Hải Phòng năm 1979, với việc “khoán chui” làmcho sản lượng tăng gấp 6 lần và đến năm 1980, Bí thư Thành ủy Hải Phòng lúc đó làBùi Quang Tạo không chỉ cho nhân rộng phương thức khoán trong toàn tỉnh, mà ôngcòn hứa sẽ vận động Trung ương Đảng cho phép nhân rộng phương thức này trên cảnước; “Tổ buôn lậu gạo” ở Sài Gòn do đồng chí Võ Văn Kiệt, Bí thư Thành ủy thànhphố Hồ Chí Minh lập ra năm 1979 và cử bà Ba Thi, giám đốc công ty lương thựcđược cử đứng đầu để đi thu mua gạo ở đồng bằng sông Cửu Long. Nhờ đó, thànhphố Hồ Chí Minh đã được cung cấp đủ gạo ăn; Tháng 6/1980 Thường vụ Tỉnh ủyLong An cho phép bán hàng theo giá thỏa thuận v.v..

Đứng trước những khó khăn của đất nước, trước những thành công được nhândân hết sức ủng hộ từ những cuộc “phá rào” ở nhiều nơi trên cả nước, đồng thời được

Page 86: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

82

sự thuyết phục hết sức khôn khéo từ những người lãnh đạo các địa phương diễn ranhững cuộc “phá rào”, các nhà lãnh đạo cấp cao ở Trung ương đã có những chuyểnbiến hết sức căn bản trong nhận thức (mặc dù vẫn còn nhiều cuộc tranh cãi giữanhững người ủng hộ những “phá rào” và những người kiên định với những giá trị cũ)và đã có những quyết định mang tính đột phá. Tuy nhiên, hàng rào mới chỉ bị chọcthủng ở cấp cơ sở, song cuối cùng lại được dẹp bỏ ở cấp Trung ương. Có thể phải kểđến các cột mốc quan trọng như:

Tháng 8/1979, Chính phủ đã quyết định bãi bỏ các trạm kiểm soát mang tính“ngăn song cấm chợ” ở khắp nơi, để khuyến khích sản xuất và giao lưu hàng hóa, đặcbiệt là sản phẩm nông nghiệp từ nông thôn về các thành phố, cho phép lưu thônghàng hóa trên thị trường tự do.

Năm 1979, thừa nhận sai lầm trong cải tạo. Hội nghị Trung ương 6 Khóa IVchấp nhận kinh tế cá thể, tư nhân và quan hệ thị trường tự do. Hội nghị này thật sự làbước đầu tiên của những chính sách mới về kinh tế. Hội nghị xác định:

Những khó khăn về kinh tế và đời sống một mặt do những nguyên nhânkhách quan, mặt khác, do những khuyết điểm chủ quan, nhất là trong côngtác kinh tế… Việc xây dựng kế hoạch kinh tế vẫn tập trung quan liêu,thiếu căn cứ thực tế và khoa học, chưa kết hợp chặt chẽ kế hoạch hóa vớisử dụng thị trường, chưa chú ý đầy đủ tăng cường và phát huy kinh tếquốc doanh, kinh tế tập thể, và cũng chưa chú ý sử dụng đúng đắn cácthành phần kinh tế cá thể và tư sản dân tộc (ở miền Nam)… Có nhữngbiểu hiện nóng vội, giản đơn trong công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa ởniềm Nam [20, tr.358-359].Mỗi loại thị trường có vai trò và tác dụng của nó, chúng ta không nêndùng thái độ giản đơn hay thô bạo đối với thị trường. Phải tích cực mởrộng thị trường xã hội chủ nghĩa, đồng thời do còn có kinh tế gia đình,nghề phụ ở nông thôn và sản xuất của thợ thủ công cá thể ở thành phố, nêncòn có thị trường tự do trong một chừng mực nhất định. Chúng ta phải biếtquản lý thị trường tự do, chủ yếu bằng các biện pháp kinh tế, các hình thứckinh doanh mua bán thích hợp, không nên chỉ dùng biện pháp hành chínhđơn thuần, như kiểm tra, bắt bớ; những biện pháp này dung để đối phó vớibọn đầu cơ, bọn phá hoại [20, tr.343].

Page 87: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

83

Sau khi được nghe báo cáo từ Ban lãnh đạo Thành ủy Hải Phòng, tháng 10năm 1980, Tổng Bí thư Lê Duẩn tuyên bố đồng ý với cơ chế khoán của Đồ Sơn vàBộ Chính trị kết luận ủng hộ khoán vào tháng 12 năm 1980.

Năm 1981, Ban Bí thư ra Chỉ thị 100-CT/TW về khoán sản phẩm và Chỉ thị109-CT/TW về hệ thống giá mới.

Năm 1983, Ban Bí thư ra Chỉ thị 19-CT/TW về đẩy mạnh cải tạo XHCNtrong nông nghiệp (5/1983). Và Bộ Chính trị ra Nghị quyết về cải tạo XHCN đối vớicông thương nghiệp tư doanh.

Năm 1984, Hội nghị Trung ương 6 đã diễn ra cuộc tranh luận về các quy luậtkinh tế XHCN giữa đồng chí Lê Duẩn (Sản xuất lớn và làm chủ tập thể) và đồng chíTrường Chinh (chấp nhận kinh tế thị trường).

Năm 1985, Hội nghị Trung ương 8 khóa V kết luận về triệt để xóa bỏ quanliêu bao cấp. Hội nghị đã ra Nghị quyết về cải cách giá - lương - tiền. Đồng chíNguyễn Văn Linh quay lại làm Ủy viên Bộ Chính trị. Đại hội VI quyết định Đổi mớitoàn diện (12/1986):

Có thể nói, thời kỳ 1975 - 1986, sự chuyển biến về hệ giá trị trong lĩnh vựckinh tế diễn ra rất mạnh mẽ và phức tạp. Các chuyển biến này chủ yếu được thôi thúcbởi những đòi hỏi từ thực tiễn cuộc sống, làm thay đổi về tư duy và cách nhìn nhậnvề con đường xây dựng CNXH của Đảng đã tồn tại một thời gian dài trước đó. Khimà các giá trị vốn dĩ đã được tôn vinh và mặc định trong thời gian dài khi đất nước cóchiến tranh trước đó (đặc biệt là chủ nghĩa tập thể) đã dần dần nhường chỗ cho cácđòi hỏi mang tính cá nhân nhiều hơn đến từ hầu hết các cá nhân trong xã hội. Tronggiai đoạn này, mặc dù đã có những bước đổi mới trong tư duy kinh tế ở một số khâunhư Hội Nghị Trung ương 6, Chỉ thị 100… Tuy nhiên, trước những dịch chuyển vềhệ giá trị từ cuộc sống, từ cấp cơ sở đã không được Đảng ghi nhận một cách kịp thời,biểu hiện trong các đường lối về phát triển kinh tế - vẫn duy trì chế độ tập trung caođộ, quan liêu, cứng nhắc trong lãnh đạo, quản lý. Vì thế, những nội dung quan trọng,đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 6 Khóa IV (năm 1979) đã chấp nhận kinh tế cáthể, tư nhân và quan hệ thị trường tự do vẫn rất khó thực hiện để có hiệu quả.Nguyên nhân chủ yếu vẫn đến từ những cản trở từ sự bảo thủ, từ thói quen cũ, từnhận thức sai và không thống nhất giữa các lãnh đạo cấp cao của Đảng.

Page 88: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

84

Như vậy, trong thời kỳ này, mặc dù Đảng đã có những nhận thức mới, có

những chuyển biến trong xác định và xây dựng những hệ giá trị mới trong hoàn cảnh

mới. Tuy nhiên, hạn chế ở đây là thiếu sự sự đồng thuận, đặc biệt là trong nhận thức

(thường bị gò bó bởi những nhận thức lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin một cách

máy móc) và tổ chức thực hiện của những người cấp cao ở cả Trung ương và các địa

phương về những giá trị mới đó có sự mâu thuẫn, đối lập. Vì thế, những đột phá

trong thực hiện các giá trị mới, mặc dù nó hợp với quy luật tất yếu của sự phát triển,

đã nhận được không ít những phản đối, thậm chí những người dám nghĩ, dám làm đó

còn bị trả giá bởi những quy chụp từ quyền lực.

Thứ hai, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước chậm đượcđổi mới

Cùng với những hạn chế, có phần chủ quan, nóng vội trong nhận thức lý luận

về con đường đi lên CNXH trong thời bình là sự chậm đổi mới trong phương thức

lãnh đạo, phương thức cầm quyền của Đảng.

Trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, để phát huy nhanh và hiệu quả sự

lãnh đạo của Đảng, Đảng lãnh đạo trực tiếp thông qua các các mệnh lệnh, mối quan

hệ lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý của Nhà nước không phân biệt rạch ròi là

cần thiết và rõ ràng lịch sử đã chứng tính đúng đắn của nó. Tuy nhiên, khi đất đã

bước sang một thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội là mục tiêu

và nhiệm vụ hàng đầu, đòi hỏi mối quan hệ trong lãnh đạo của Đảng đối với Nhà

nước và các tổ chức chính trị - xã hội cần có sự phân biệt để phát huy được hiệu quả

trong vai trò quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân thông qua

các tổ chức chính trị - xã hội. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, Đảng đã không có

những chuyển biến kịp thời trong phương thức lãnh đạo của mình, đặc biệt là trong

mối quan hệ giữa Đảng với Nhà nước. Đảng đã không phân biệt rõ ràng, thấu đáo

những khác biệt đó và đặc biệt là không kiên quyết, mạnh dạn chuyển biến từ đổi mới

nhận thức sang đổi mới tổ chức và hoạt động của Đảng và cả Nhà nước nên đã xảy ra

tình trạng là "Nhà nước hóa Đảng" và "hình thức hóa Nhà nước" làm cho Đảng trở

nên hành chính hóa, quan liêu hóa kiểu nhà nước và Nhà nước thì không có thực

quyền, vừa thụ động vừa trì trệ, xơ cứng trong quản lý. Vì vậy, sức mạnh, hiệu lực

Page 89: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

85

thực tế của Nhà nước với tư cách là thước đo hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng đã

không phát huy được.

Về mặt lý luận mác xít, Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng đường lối, nghị quyết,

bằng công tác tổ chức cán bộ và kiểm tra việc Nhà nước thực hiện chấp hành đường

lối, nghị quyết như thế nào, thông qua tổ chức đảng trong các cơ quan nhà nước và

thông qua các cơ quan chuyên trách của hệ thống đảng. Là lực lượng lãnh đạo chính

trị, Đảng quyết định những vấn đề chính trị thuộc về chiến lược phát triển, về đường

lối, chủ trương, quan điểm, nguyên tắc đối với tổ chức và hoạt động của Nhà nước

nhưng Nhà nước lại tổ chức quyền lực, thực thi vai trò, chức năng quản lý mọi mặt

đời sống xã hội bằng pháp luật. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, khi mà lẽ ra Đảng

phải thay đổi trong phương thức lãnh đạo của mình để phù hợp với hoàn cảnh mới,

Đảng lại can thiệp quá sâu vào hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước có tính

chất đặc thù của khoa học quản lý. Đảng cũng đã lấn sân, bao biện, làm thay những

công việc của chính quyền các cấp trong hệ thống quản lý hành chính, v.v… Điều đó

chẳng những đã hạ thấp và làm suy giảm vai trò lãnh đạo của Đảng, mà còn làm cho

Đảng rơi vào tình trạng dần trở nên độc đoán, lạm quyền, vi phạm pháp luật và vi

phạm dân chủ.

Đặc biệt, tình trạng mất dân chủ trong Đảng và quyền làm chủ của nhân

dân không được chú trọng cộng với đời sống vô cùng khó khăn đã dẫn đến một

bộ phận không nhỏ người dân thờ ơ với đời sống chính trị, không hào hứng với

các cuộc bầu cử các cơ quan quyền lực, làm cho tính hợp pháp của các cơ quan

quyền lực nhà nước giảm đi, đồng nghĩa với việc yếu tố tính hợp pháp bị hạn

chế, xói mòn.

Thứ ba, hiệu quả trong cầm quyền thấp, đời sống của nhân dân gặp nhiềukhó khăn.

Chính chậm đồi mới trong tư duy lý luận và có phần chủ quan, duy ý chí trong

xây dựng đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội đã đẩy cuộc sống của người

dân trên cả nước gặp khá nhiều khó khăn vì sự thất bại của mô hình kế hoạch hóa, tập

trung. Ngay cả các tỉnh miền Nam vốn được coi là vựa lúa của cả nước thì người dân

cũng không có đủ gạo để ăn.

Page 90: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

86

Tình hình kinh tế - xã hội năm 1978, 1979 đặc biệt khó khăn và trên thực

tế nước ta đã lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội. Biểu hiện của sự

khủng hoảng trước hết là sự trì trệ, suy thoái của sản xuất cả trong công

nghiệp và nông nghiệp; sự ách tắc, căng thẳng trong lưu thông, phân phối,

lạm phát gia tăng, năm 1976: 128%, năm 1980: 195% và năm 1981:

313%; đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng,

bình quân lương thực đầu người sụt giảm từ 274 kg năm 1976 xuống còn

268 kg năm 1980. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm

1976 - 1980 chỉ đạt 0,4% [87, tr.34-35].

Năm 1985 được coi là “đêm trước” của công cuộc đổi mới. Thất bại của cuộc

cải cách giá - lương - tiền đã đẩy kinh tế đất nước lún sâu hơn vào cuộc khủng hoảng

mà đỉnh điểm lạm phát lên tới 774,7% vào năm 1986. Đời sống của người dân vô

cùng khó khăn, thiếu lương thực, thiếu hàng hóa và các dịch vụ dân sinh phục vụ cho

các nhu cầu tối thiểu của người dân.

Đứng trước hoàn cảnh đất nước như vậy, một số nhà lãnh đạo địa phương,

thậm chí cả một số lãnh đạo cấp cao cũng đã có tâm trạng thất vọng ngày càng tăng

khi phải chứng kiến sự thất bại do không thể đạt được các mục tiêu lý tưởng do Đại

hội IV đề ra. Cuộc khủng hoảng diễn ra trong giai đoạn này không đơn thuần về mặt

kinh tế nữa, mà còn cả mang tính xã hội và thậm chí là về mặt chính trị. Đặc biệt nó

còn ảnh hưởng rất nhiều đến niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo và là một thách

thức không nhỏ đối với tính chính đáng trong cầm quyền của Đảng.

Rõ ràng, nhìn nhận về ba yếu tố căn bản tạo nên tính chính đáng trong cầm

quyền của Đảng ở giai đoạn này, sự xói mòn đã xuất hiện trong các yếu tố và cần

phải có những điều chỉnh kịp thời. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận một cách khách

quan, trong hoàn cảnh mà trước đó, đất nước chúng ta vừa phải dồn gần như toàn bộ

trí tuệ, của cải, sức lực vào hai cuộc kháng chiến trường kỳ để giải phóng dân tộc,

thống nhất đất nước. Khi đất nước chuyển sang một hoàn cảnh, một thời kỳ hoàn

toàn khác, sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng gặp khó khăn, lúng túng cũng là chuyện

dễ xảy ra. Mặc dù vậy, đây cũng là giai đoạn đánh dấu những chuyển biến trong nhận

thức tư duy lý luận, nhận thức thực tiễn của Đảng, của các nhà lãnh đạo cấp cao trong

Page 91: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

87

Đảng làm tiền đề cho sự đổi mới toàn diện trong Đại hội VI của Đảng, đưa đất nước

bước sang một trang sử mới.

3.2.2. Thời kỳ từ 1986 đến nayĐây là giai đoạn có nhiều thay đổi mang tính căn bản trong việc chấp nhận các

giá trị và chuẩn mực mới, xuất phát từ việc đổi mới tư duy được Đảng ta xác định

trong Đại hội VI. Đến lúc này tư duy chung đã thay đổi, và do đó có thể đạt được sự

đồng thuận về sự cấp thiết phải đổi mới. Sự đồng thuận này có cả việc Đảng cần đánh

giá trên tinh thần tự phê bình những việc đã làm được trong phát triển kinh tế, chịu

trách nhiệm về những thất bại và đề ra biện pháp sửa chữa. Trên hết, nó đánh dấu sự

khởi đầu của những thay đổi trong cơ chế quản lý kinh tế chủ chốt chuyển từ kế

hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường. Đồng thời, Đại hội VI cũng đã đánh dấu

một bước quan trọng trong việc nhận thức về các mối quan hệ quốc tế - sự nhất trí đạt

được ở đây là làm bạn với tất cả các nước, song không đổi màu. Do vậy, đổi mới tư

duy về CNXH và con đường đi lên CNXH nhằm “tìm lối thoát ra khỏi khủng hoảng

nặng nề, trầm trọng về kinh tế - xã hội” đồng thời “tiếp tục sự nghiệp xây dựng

CNXH theo một cách mới, với những điều kiện và hoàn cảnh mới nhằm thực hiện

thành công lý tưởng cộng sản” mà dân tộc ta và Đảng ta đã lựa chọn.

Những đổi mới trong tư duy về CNXH (bắt đầu từ Đại hội VI) không phải là

thay đổi mục tiêu CNXH mà cần phải làm rõ mô hình mà chúng ta hướng đến, cùng

với những cách thức, biện pháp để xây dựng mô hình đó. Với tinh thần đó, Đại hội

VI đã thẳng thắn phê phán tư duy cũ, xem “tư duy đó dựa trên những quan niệm giản

đơn về CNXH, mang đậm tính chất chủ quan, duy ý chí” [21, tr.744]. Chính nhờ

bước đột phá trong tư duy, cho đến nay, chúng ta đã đạt được những thay đổi rất cơ

bản trong cả ba yếu tố mang tính căn bản tạo nên tính chính đáng trong cầm quyền

của Đảng. Đó là: thiết lập được những giá trị và chuẩn mực mới; Tăng cường tính

hợp pháp trong cầm quyền của Đảng; đặc biệt hiệu quả trong cầm quyền của Đảng đã

được nâng lên.

Thứ nhất, những chuyển đổi căn bản trong hệ giá trị và các chuẩn mực

Những thay đổi trong chấp nhận các giá trị mới, từ Đại hội VI cho đến nay, có

rất nhiều, trong đó phải kể đến hai yếu tố rất căn bản, nổi bật trong hai lĩnh vực then

Page 92: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

88

chốt nhất: trong kinh tế là kinh tế thị trường định hướng XHCN; trong chính trị là nhà

nước pháp quyền XHCN.

Một là, trong lĩnh vực kinh tế, chúng ta đã chấp nhận và xây dựng nền kinh tếthị trường định hướng XHCN.

Tại Đại hội VI, Đảng đã có bước đột phá trong đổi mới tư duy kinh tế.“Phương hướng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đã được khẳng định là xóa bỏ tậptrung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế mới phù hợp với quy luật khách quan vàvới trình độ phát triển của nền kinh tế” [21, tr.744]. Tư duy kinh tế mới cùng với việcthừa nhận một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần là thừa nhận một “thị trường tựdo bao gồm hoạt động mua bán trực tiếp giữa người sản xuất và người tiêu dùngtrong dân cư và hoạt động lưu thông, dịch vụ của những người kinh doanh tư nhân ởcả thành thị và nông thôn” [21, tr.751]. Tư duy kinh tế mới cũng đòi hỏi “chính sáchgiá cả phải vận dụng tổng hợp nhiều quy luật, trong đó có quy luật giá trị, đồng thờiphù hợp với sức mua của đồng tiền và tính đến quan hệ cung cầu” [21, tr.752]. Nhưvậy, từ chỗ xem kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường và những quy luật kinh tế kháchquan là đặc trưng của chủ nghĩa tư bản, Đại hội VI đã đi đến quan niệm xem kinh tếhàng hóa, kinh tế thị trường và những quy luật khách quan chi phối trong nền kinh tếấy là sản phẩm chung trong nền kinh tế của nhân loại trong đó có Việt Nam. Mặc dùquyết tâm xây dựng nền kinh tế theo tư duy mới - kinh tế hàng hóa nhiều thành phần,nhưng Đảng ta vẫn phải khẳng định rằng, việc sử dụng nền kinh tế này được xemnhư là cầu nối, là công cụ tất yếu trên con đường đi lên CNXH ở nước ta. Vì vậy, Đạihội VI nhấn mạnh: “đẩy mạnh cải tạo XHCN là nhiệm vụ thường xuyên, liên tụctrong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH, với những hình thức và bước đi thích hợp, làmcho quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, luônluôn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất” [21, tr.741].

Quá trình sử dụng kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa và kinh tế tư bản tư nhânluôn luôn gắn liền với quá trình cải tạo XHCN đối với các thành phần kinhtế đó bằng nhiều hình thức. Thừa nhận sự tồn tại của kinh tế tiểu sản xuấthàng hóa và kinh tế tư nhân thì đương nhiên cũng phải thường xuyên đấutranh với xu hướng tự phát tư bản chủ nghĩa và những mặt tiêu cực tronghoạt động kinh tế của các thành phần đó. Nhà nước dùng pháp luật và

Page 93: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

89

chính sách, dựa vào sức mạnh của kinh tế XHCN để kiểm soát và chi phốicác thành phần kinh tế đó theo phương châm “sử dụng để cải tạo, cải tạođể sử dụng tốt hơn” [21, tr.742].

Như vậy, tư duy về kinh tế của Đảng ta đã có những bước thay đổi cực kỳ

quan trọng, bắt đầu từ Đại hội VI của Đảng và được các kỳ Đại hội sau đó tiếp tục bổ

sung và phát triển để ngày càng làm rõ hơn lý luận về nền kinh tế thị trường định

hướng XHCN và coi đó là mục tiêu xuyên suốt thời kỳ quá độ ở nước ta. Chính có

đổi mới tư duy này đã làm thay đổi hoàn toàn những giá trị cũ, đồng thời cũng xác

lập những giá trị mới hợp với xu thế tất yếu của cải cách mà không làm thay đổi mục

tiêu xây dựng CNXH. Có thể thấy những thay đổi quan trọng là:

Trước đổi mới, chúng ta coi kinh tế XHCN và kinh tế tư bản chủ nghĩa (hay

kinh tế thị trường) là hai phương thức kinh tế khác nhau về bản chất và đối lập với

nhau cả về chế độ sở hữu, chế độ quản lý, chế độ phân phối và mục đích phát triển.

Kinh tế XHCN vận động theo các quy luật của CNXH, còn kinh tế tư bản chủ nghĩa

thì vận động theo các quy luật của chủ nghĩa tư bản (tất nhiên, trong khi nói đến kinh

tế kế hoạch chúng ta cũng từng nói đến hạch toán và kinh doanh XHCN, vận dụng

quan hệ hàng hóa - tiền tệ, coi lợi ích vật chất và khuyến khích vật chất là một động

lực của sự phát triển).

Sau đổi mới, đã có những thay đổi lớn như sau:

- Từ quan niệm CNXH chỉ có một chế độ sở hữu duy nhất là chế độ công hữu

về tư liệu sản xuất (bao gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể) đã đi đến quan niệm

nền kinh tế của ta hiện nay và sau này có ba chế độ sở hữu và nhiều thành phần kinh

tế khác nhau như kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư

bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

- Từ quan niệm cho rằng để xây dựng được quan hệ sản xuất XHCN phải

nhanh chóng hoàn thành việc cải tạo kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế cá thể tiểu chủ

là những thành phần kinh tế phi XHCN, đã đến quan niệm rằng trong xây dựng

CNXH, phải ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, còn cải tạo quan hệ sản xuất cũ,

xây dựng quan hệ sản xuất mới nhất thiết phải phù hợp với từng bước phát triển của

lực lượng sản xuất.

Page 94: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

90

- Từ quan niệm hai thành phần kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, với việcxóa bỏ nhanh chóng các thành phần kinh tế phi XHCN, ngay từ đầu đã là nền tảngcủa nền kinh tế quốc dân, đã đi đến quan niệm rằng muốn cho hai thành phần kinh tếấy ngày càng trở thành nền tảng vững chắc thì phải trải qua một quá trình dài xâydựng, đổi mới và phát triển với những bước thích hợp; trong khi đó vẫn khuyến khíchphát triển các thành phần kinh tế tư nhân, coi như thành phần này là động lực quantrọng của phát triển kinh tế và phát triển lực lượng sản xuất.

- Từ quan niệm nhà nước phải chỉ huy toàn bộ nền kinh tế theo một kế hoạchtập trung, thống nhất với những chỉ tiêu có tính pháp lệnh áp đặt từ trên xuống, đã điđến phân biệt rõ chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với chức năng quản lý kinhdoanh; chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và chủ sở hữu tài sản là thuộc nhànước, còn chức năng quản lý kinh doanh thì thuộc về doanh nghiệp. Từ chỗ tuyệt đốihóa vai trò của kế hoạch, phủ nhận vai trò của thị trường đã đi đến thừa nhận thịtrường vừa là căn cứ, vừa là đối tượng của kế hoạch; kế hoạch chủ yếu mang tínhđịnh hướng và đặc biệt trên bình diện vĩ mô, còn thị trường giữ vai trò trực tiếphướng dẫn các đơn vị kinh tế lựa chọn lĩnh vực hoạt động và phương án tổ chức sảnxuất, kinh doanh.

- Từ chỗ chỉ thừa nhận một hình thức phân phối duy nhất chính đáng là phânphối theo lao động đã đi đến quan niệm thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấyphân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu, đồng thời phân phốidựa trên mức đóng góp các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh và phân phốithông qua phúc lợi xã hội. Công bằng xã hội không phải ở chủ nghĩa bình quân trongkinh tế mà là ở chỗ phân phối hợp lý tư liệu sản xuất và kết quả sản xuất, ở việc tạođiều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình.Không ngăn cấm mọi sự làm giàu mà trái lại khuyến khích mọi người làm giàu chínhđáng theo đúng pháp luật, đồng thời thực hiện xóa đói giảm nghèo, hạn chế phân cựcquá đáng hai đầu.

Hai là, tư duy trong chính trị, chúng ta đã chấp nhận và xây dựng nhà nướcpháp quyền XHCN.

Tại Đại hội VI, tư duy về chính trị là xây dựng “nhà nước chuyên chính vô sảnthực hiện chế độ dân chủ XHCN… chức năng của Nhà nước là thể chế hóa bằng

Page 95: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

91

pháp luật quyền hạn, lợi ích, nghĩa vụ của nhân dân lao động và quản lý kinh tế, xãhội theo pháp luật. Nhà nước phải đảm bảo quyền dân chủ thật sự của nhân dân laođộng, đồng thời kiên quyết trừng trị những kẻ vi phạm quyền làm chủ của nhân dânlao động” [21, tr.800]. Luận điểm trên của Đại hội VI thực chất là chủ trương xâydựng một nhà nước pháp quyền XHCN và đẩy mạnh thực hành dân chủ ở nước ta.Mặc dù còn mới sơ khai nhưng những quan điểm về xây dựng mô hình nhà nướcpháp quyền XHCN đã được Đại hội VI đề ra với nhiều đặc trưng nổi bật. Đó là mộtNhà nước “quản lý đất nước bằng pháp luật chứ không phải bằng đạo lý. Pháp luậtđược thực hiện thống nhất trong cả nước… Từng bước bổ sung và hoàn chỉnh hệthống pháp luật… Cán bộ quản lý các cấp từ trung ương đến đơn vị cơ sở phải cókiến thức về quản lý hành chính và hiểu biết về pháp luật… Pháp luật phải đượcchấp hành nghiêm chỉnh, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật… Mọi cán bộ,bất cứ ở địa vị nào, đều phải sống và làm việc theo pháp luật. Mọi vi phạm đều phảiđược xử lý. Bất cứ ai phạm pháp đều đưa ra xét xử theo pháp luật, không được giữlại để xử lý “nội bộ”… “Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉtuân theo pháp luật”. Cấm bao che hành động phạm pháp và người phạm pháp dướibất cứ hình thức nào. Phải dùng sức mạnh của pháp chế XHCN kết hợp với sứcmạnh của dư luận quần chúng để đấu tranh chống những hành vi phạm pháp” [21,tr.803]. Rõ ràng, đó là một tư duy chính trị vô cùng mới mẻ ở nước ta. Nó là kết quảcủa sự tổng kết thực tiễn xây dựng đất nước qua hàng chục năm cũng như sự đúcrút lý luận về nhà nước đã được xây dựng qua hàng trăm năm của tri thức nhân loại.Tư duy chính trị đó được hình thành còn là kết quả của những đấu tranh trongĐảng: Đấu tranh giữa những tư tưởng bảo thủ, giáo điều và những tư tưởng mớitiến bộ, nhạy bén trước những biến đổi của lịch sử. Có thể khẳng định rằng, Đại hộiVI đã thừa nhận sự tồn tại của nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam như mộttất yếu khách quan, nó được xem là công cụ chính trị quan trọng nhất của thời kỳquá độ lên CNXH ở nước ta.

Quan điểm của Đảng về nhà nước pháp quyền XHCN, cho đến nay, đã cónhững bước tiến đáng kể. Tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII(năm 1994). Lần đầu tiên văn kiện của Đảng chính thức sử dụng thuật ngữ “nhà nướcpháp quyền”. Đó là: Tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp

Page 96: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

92

quyền Việt Nam. Đó là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quản lýmọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, đưa đất nước phát triển theo định hướngXHCN. Hội nghị Trung ương 8 khóa VII (năm 1995) đã ra Nghị quyết riêng về vấnđề xây dựng và củng cố Nhà nước đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong giai đoạn mới.Nghị quyết xác định 5 quan điểm cơ bản trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhànước pháp quyền XHCN Việt Nam. Tiếp tục bổ sung và phát triển 5 quan điểm xâydựng nhà nước pháp quyền, Nghị quyết Đại hội VIII (năm 1996) và các nghị quyếtHội nghị Trung ương 3 và 4 khóa VIII khẳng định:

1. Xây dựng nhà nước XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; lấy

liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức

làm nền tảng do ĐCS lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân

dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hoạt động xâm

phạm lợi ích của Tổ quốc và nhân dân.

2. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa

các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành

pháp, tư pháp.

3. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của

Nhà nước.

4. Tăng cường pháp chế XHCN, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam.

Quản lý và điều hành xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục,

nâng cao đạo đức.

5. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước [22, tr.129].

Đến Đại hội IX (năm 2001) tư duy của Đảng ta về nhà nước pháp quyền được

nâng lên một trình độ mới khi xác định sự cần thiết phải thực hiện chiến lược: “Đẩy

mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường

pháp chế”. Chiến lược đó được cụ thể hóa ở những nhiệm vụ trọng tâm: Xây dựng

nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng; cải cách thể chế và phương

thức hoạt động của Nhà nước; phát huy dân chủ, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng

cường pháp chế; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực; đấu

tranh chống tham nhũng.

Page 97: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

93

Để xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam dưới sự lãnh đạo củaĐảng, vấn đề cần đặc biệt quan tâm là tiếp tục làm rõ mô hình lý luận về nhà nướcpháp quyền. Đảng ta khẳng định:

Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân,là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Quyền lực nhà nước làthống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trongviệc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước quản lýxã hội bằng pháp luật. Mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, mọi côngdân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật [23, tr.131-132].

Đại hội X (năm 2006) của Đảng tiếp tục khẳng định và phát triển chủ trươngvà các quan điểm đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam ởnước ta. Đại hội xác định những nhiệm vụ cụ thể cho quá trình xây dựng nhà nướcpháp quyền ở Việt Nam:

Xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền XHCN, bảo đảmnguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân; quyền lựcnhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quantrong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hoàn thiệnhệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong vănbản pháp luật. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợphiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan côngquyền [24, tr.126].

Đại hội XI (năm 2011) tiếp tục khẳng định nhiệm vụ đẩy mạnh xây dựng nhànước pháp quyền XHCN Việt Nam với những nội dung quan trọng: Nâng cao nhậnthức về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt độngcủa bộ máy nhà nước; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lựcđáp ứng yêu cầu trong tình hình mới; tích cực thực hành tiết kiệm, phòng ngừa vàkiên quyết chống tham nhũng, lãng phí. Để thực thi được những nội dung đó mộttrong những nhân tố có ý nghĩa quyết định là “Xây dựng Đảng trong sạch, vữngmạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng” [26, tr.255].

Như vậy, từ chỗ xem nhà nước pháp quyền là sản phẩm của chính trị học tưsản, gắn với nền chính trị và dân chủ tư sản, coi nó là một kiểu nhà nước, một chế độ

Page 98: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

94

nhà nước của giai cấp tư sản, chỉ tồn tại trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản đến thừanhận nhà nước pháp quyền là một phương thức tổ chức và hoạt động của nhà nướchàm chứa những giá trị có tính phổ biến, có thể và cần được vận dụng trong thời kỳquá độ lên CNXH ở Việt Nam.

Thứ hai, tính hợp pháp trong cầm quyền của Đảng ngày càng được nhậnthức, quy định rõ nét hơn.

Thưc ra, sự cần thiết về sự hoạt động của Đảng trong khuôn khổ Hiến pháp vàpháp luật, đã được Đảng chỉ ra từ trước Đổi mới. Đại hội IV của Đảng năm 1976,Đảng đã yêu cầu: “Đảng viên và tổ chức đảng phải là người gương mẫu nhất trongviệc chấp hành mọi quyết định của Nhà nước”[14, tr.100]. Đảng “bắt buộc các tổchức đảng và đảng viên tôn trọng quyền hạn, trách nhiệm và các chế độ của cơ quannhà nước, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và các quyết định của Nhà nước, coi đólà kỷ luật của Đảng” [18, tr.954]. Và trong Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN ViệtNam năm 1980 đã quy định: “Các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiếnpháp”. Tuy nhiên, do các nguyên nhân khách quan và chủ quan, các yêu cầu này đãkhông được đề cao và quán triệt nghiêm túc trong giai đoạn từ 1975 đến 1986.

Với sự thay đổi toàn diện từ tư duy lý luận bắt đầu từ Đại hội VI, cùng với đẩymạnh phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, đặc biệt là xây dựng Nhà nướcpháp quyền XHCN, tính hợp pháp trong vị trí, vai trò cầm quyền của Đảng đã đượcchú ý và xem trọng hơn. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) tiếp tục khẳng định: “Mọi tổ chức của Đảng hoạtđộng trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.

Từ Đại hội VII (1991) đến Đại hội IX (2001), Điều lệ Đảng đều thể hiện quanđiểm Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, nhưng chưa khẳngđịnh đó là một nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng. Đến Đại hội X (2006), nhậnthức của Đảng về vấn đề Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật cóbước phát triển mới. Từ thực tiễn xây dựng Ðảng trong những năm đổi mới, Đảng rútra bài học kinh nghiệm: “Phải xây dựng hệ thống các quy chế về sự lãnh đạo củaÐảng ở các ngành, các cấp. Ðảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật,không làm thay công việc của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị” [24, tr.278].Đặc biệt, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam do Đại hội X thông qua lần đầu tiên xác

Page 99: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

95

định: “Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” [25, tr.5] là mộttrong các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng.

Như vậy, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật là mộtquan điểm lớn, nhất quán của Đảng, đã được nêu lên và thực hiện, đến Đại hội Xđược phát triển thành một nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng. Đại hội XI củaĐảng (2011) tiếp tục xác định Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và phápluật là một trong 5 nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng. Nếu trong Hiến pháp1992 chỉ khẳng định "mọi tổ chức của Đảng..." thì Hiến pháp sửa đổi, bổ sung 2013đã bổ sung đầy đủ hơn là các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản ViệtNam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Khác với Hiến pháp 1992,trong Hiến pháp sửa đổi, bổ sung 2013 đã bổ sung một nội dung mới rất quan trọng ởkhoản 2 Điều 4. Đó là "ĐCS Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhândân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyếtđịnh của mình".

Như vậy, tính hợp pháp trong cầm quyền của Đảng, trong giai đoạn từ 1986đến nay đã được Đảng nhận thức ngày càng rõ nét và sâu sắc hơn. Đây là nguyên tắcrất quan trọng để củng cố tính hợp pháp trong điều kiện xây dựng Nhà nước phápquyền XHCN của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của một Đảng duy nhấtcầm quyền như ở nước ta.

Thứ ba, dân chủ trong Đảng và trong toàn xã hội ngày càng được xem trọng.Bên cạnh xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN là đẩy mạnh thực hành dân

chủ trong Đảng và trong toàn xã hội. Đảng đã xác định, dân chủ XHCN vừa là mụctiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới đất nước. Nhằm phát huy cao độ quyềnlàm chủ của nhân dân, ngay từ Đại hội VI, Đảng ta đã đề ra phương châm: “Dân biết,dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Trong các kỳ Đại hội tiếp theo, đặc biệt từ Đại hộiIX đến nay, Đảng ta luôn coi trọng vấn đề phát huy dân chủ, mở rộng dân chủ, thựchiện dân chủ hóa. Dân chủ ở nước ta trước hết và chủ yếu được thực hiện bằng Nhànước pháp quyền XHCN do nhân dân làm chủ. Tại Đại hội IX, Đại hội tổng kết 15năm đổi mới, Đảng ta đã đưa dân chủ vào hệ mục tiêu của đổi mới: Dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đây được coi là bước đột phá trongnhận thức lý luận đổi mới của Đảng. Thậm chí, đến Đại hội X, Đảng ta còn coi dân

Page 100: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

96

chủ như một nhân tố có tính chiến lược trong sự phát triển - xã hội. Đó là: “Xây dựngxã hội ta thành một xã hội dân chủ” [24, tr.125]. Đến Đại hội XI, trong Cương lĩnhxây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng tachỉ ra đặc trưng bao trùm, tổng quát của CNXH là: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh” [26, tr.70]. Coi dân chủ là tiền đề, là điều kiện của công bằng,văn minh, là bản chất của xã hội ta.

Thứ tư, Đảng lãnh đạo đất nước đạt được nhiều thành tựu trong phát triển

kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.

Nhờ có những chuyển biến trong việc chấp nhận và xây dựng các hệ giá trị và

chuẩn mực mới, đồng thời là hàng loạt thay đổi trong phương thức lãnh đạo mà hiệu

quả trong cầm quyền của Đảng kể từ sau Đại hội VI đến nay, đặc biệt từ sau 1991, đã

đạt được rất nhiều thành tựu. Đây sẽ là yếu tố mang tính nền tảng để người dân vẫn

đang đặt niềm tin vào sự cầm quyền của Đảng.

Sau gần 30 năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã vượt qua

muôn vàn khó khăn, thử thách, giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.

Đất nước đã vượt qua tình trạng đói nghèo, kém phát triển; tình hình chính trị, kinh tế

- xã hội và quốc phòng - an ninh tiếp tục ổn định và phát triển, uy tín, vị thế của nước

ta không ngừng nâng cao trên trường quốc tế, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và

xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng, đời sống an sinh xã hội tiếp tục được cải thiện, các

lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm và có sự phát triển tốt. Việt Nam tiếp tục

nhận được sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế đối với sự nghiệp đổi

mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Năm 1986-1990: GDP tăng 4,4%/năm. Việc thực hiện tốt ba chương trình

mục tiêu phát triển về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu

được đánh giá là thành công bước đầu cụ thể hóa nội dung của công nghiệp hóa

XHCN trong chặng đường đầu tiên. Đây là giai đoạn chuyển đổi cơ bản cơ chế quản

lý cũ sang cơ chế quản lý mới, thực hiện một bước quá trình đổi mới đời sống xã hội

và giải phóng sức sản xuất.

Năm 1991-1995: Nền kinh tế khắc phục được tình trạng trì trệ, suy thoái, đạt

được tốc độ tăng trưởng tương đối cao liên tục và toàn diện. GDP bình quân năm

Page 101: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

97

tăng 8,2%. Đất nước ra khỏi thời kỳ khủng hoảng kinh tế, bắt đầu đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Từ năm 1996-2000, là bước phát triển quan trọng của thời kỳ mới, đẩy mạnh

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chịu tác động của khủng hoảng tài chính -

kinh tế khu vực cùng thiên tai nghiêm trọng xảy ra liên tiếp đặt nền kinh tế nước ta

trước những thử thách. Tuy nhiên, giai đoạn này, Việt Nam duy trì được tốc độ tăng

trưởng tổng sản phẩm trong nước 7%/năm.

Năm 2000-2005, nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao, liên tục, GDP

bình quân mỗi năm đạt 7,5%. Năm 2005, tốc độ tăng trưởng đạt 8,4%, GDP theo giá

hiện hành, đạt 838 nghìn tỷ đồng, bình quân đầu người đạt trên 10 triệu đồng, tương

đương với 640 USD. Từ một nước thiếu ăn, mỗi năm phải nhập khẩu 50 vạn đến 1

triệu tấn lương thực, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới.

Năm 2005, nước ta đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo, thứ 2 về cà phê, thứ 4

về cao su, thứ 2 về hạt điều, thứ nhất về hạt tiêu.

Năm 2005-2010: Mặc dù khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu

nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 7%, GDP bình quân đầu người

đạt 1.168 USD. Theo Chỉ số Thịnh vượng (Prosperity Index) của 110 nước năm 2010

do Viện Nghiên cứu chính sách Legatum (Vương quốc Anh) thực hiện qua thẩm định

89 tiêu chí thuộc 8 lĩnh vực kinh tế-xã hội cơ bản, Việt Nam được xếp ở vị trí thứ 61

thế giới, tăng 16 bậc so với năm 2009 (đứng thứ 77), kém Trung Quốc 3 bậc, hơn LB

Nga 2 bậc và hơn Ấn Độ 27 bậc.

Trong năm 2011, mặc dù sự phục hồi kinh tế sau khủng hoảng tài chính toàn

cầu còn rất chậm, song mức tăng trưởng kinh tế bình quân vẫn đạt 7%/năm. Năm

2012, GDP tăng 5,03% so với năm 2011

Với chủ trương tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ kinh tế

của Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế ngày càng được mở rộng. Việt Nam

đã tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, thực hiện các cam kết về Khu vực

mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, gia

nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) v.v.. Đến nay Việt Nam đã có quan hệ

thương mại với hơn 200 nước và vùng lãnh thổ, ký hơn 90 hiệp định thương mại

Page 102: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

98

song phương với các nước, tạo ra một bước phát triển mới rất quan trọng về kinh tế

đối ngoại.

Thực hiện gắn kết phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, đời sốngcủa đại bộ phận dân cư được nâng lên rõ rệt. Một thành công lớn đầy ấn tượng củanước ta sau những năm đổi mới là đã giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa tăngtrưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, các cơhội phát triển được mở rộng cho mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư, tínhtích cực, chủ động, sáng tạo của nhân dân được nâng cao.

Về lĩnh vực việc làm: Chương trình Mục tiêu quốc gia việc làm. Giai đoạn1997-2000: Mỗi năm tạo thêm 300.000 việc làm mới.Giai đoạn 2001-2005: Tạo việclàm mới cho 1,7 triệu lao động có việc làm mới/năm; Giai đoạn 2006-2013, tạo việclàm cho 1,93 triệu lao động.

Về xóa đói giảm nghèo: Từ năm 1986 đến nay đã có trên 10 luật, 7 pháp lệnh,hơn 30 Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được ban hành v.v.. mởrộng phạm vi diện bao phủ đến hầu hết các đối tượng yếu thế trong xã hội. Chínhsách xóa đói giảm nghèo đã giúp hàng chục triệu hộ gia đình thoát nghèo, tỷ lệ hộnghèo từ trên 30% nay chỉ còn hơn 7,3%, bình quân mỗi năm giảm 2% số hộ nghèocả nước v.v..

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng và có nhiều tiến bộ.Mạng lưới y tế được củng cố và phát triển, y tế chuyên ngành được nâng cấp, ứngdụng công nghệ tiên tiến; việc phòng chống các bệnh xã hội được đẩy mạnh; tuổi thọtrung bình từ 68 tuổi năm 1999 đến nay nâng lên trên 72 tuổi v.v...

Khi nhìn nhận các yếu tố tạo nên tính chính đáng của Đảng trong giai đoạnnày (hệ giá trị, tính hợp pháp, hiệu quả), rõ ràng đã có nhiều chuyển biến trong cả bayếu tố. Đặc biệt trong yếu tố thứ ba - tức hiệu quả cầm quyền, nó như một hệ quả tấtyếu của các chuyển đổi từ giá trị, thủ tục. Chính những thành quả của công cuộc đổimới sẽ là nhân tố quyết định để cho nhân dân tiếp tục đặt niềm tin vào sự lãnh đạocủa Đảng, tính chính đáng của Đảng trong cầm quyền được duy trì.

Tuy nhiên, bên cạnh các thành công đạt được, các hạn chế, thiếu sót, chưahoàn thiện trong cả ba yếu tố không phải không có. Nó được tích tụ trong cả quá trìnhcầm quyền của Đảng, sẽ trở thành các thách thức đối với tính chính đáng của Đảng,

Page 103: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

99

cần phải có những tác động kịp thời vào các thách thức tiềm ẩn hoặc đã nổi lên rất rõ.Nhiệm vụ này sẽ được luận án làm rõ trong chương 4.

3.3. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG TÍNH CHÍNH ĐÁNG CỦA MỘT SỐĐẢNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ NHỮNG BÀI HỌC THAM KHẢO CHO ĐẢNG CỘNGSẢN VIỆT NAM

3.3.1. Kinh nghiệm xây dựng tính chính đáng của một số đảng chính trịtrên thế giới

Qua kinh nghiệm thực tiễn của một số đảng trên thế giới, trong các thể chế đađảng cạnh tranh, hai đảng thay nhau cầm quyền hoặc một đảng nổi trội duy nhất cầmquyền, thấy rằng:

Một là, kinh nghiệm trong xây dựng hệ giá trị của đảngMột số đảng chính trị trên thế giới không áp dụng một hệ tư tưởng cố định

mang tính chỉ đạo, xuyên suốt từ khi cầm quyền. Thay vào đó là xây dựng một ý thứchệ mang tính linh hoạt, hòa đồng - tức không phải cố định, đúng bản chất v.v.. như hệtư tưởng theo quan niệm của chủ nghĩa Mác để duy trì được vị trí cầm quyền trongsuốt một thời gian dài. Ví dụ như trường hợp Đảng Hành động Nhân dân Singapore(PAP). Trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ khác nhau mà PAP tìm kiếm và xây dựngcho mình một hệ giá trị chủ đạo, miễn là hệ giá trị đó giúp cho PAP đạt được mụctiêu trong quá trình cầm quyền của mình.

Sau khi Singapore trở thành một quốc gia độc lập, đất nước đang phải đối diệnvới rất nhiều khó khăn về kinh tế, chính trị và xã hội. Vì thế, mục tiêu hàng đầu màPAP đặt ra lúc này là phải làm thế nào bảo đảm được sự ổn định (đặc biệt là tránhđược mâu thuẫn giữa các sắc tộc) và phát triển về kinh tế. Từ đó, một ý thức hệ đãđược khai sinh: “ý thức hệ sống còn” (ideology of survival). Nội dung của ý thức hệnày, theo như Lý Quang Diệu, để một đất nước như Singapore có thể tồn tại được, xãhội phải được tổ chức lại chặt chẽ hơn và tăng cường tính kỷ luật của người dân. Cònđể cho phát triển được kinh tế và đảm bảo sự phát triển liên tục, PAP đã chọn chủnghĩa thực dụng - chủ nghĩa lấy mục tiêu trên hết là phát triển kinh tế liên tục và lấyđó làm cơ sở để đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động của chính phủ.

Chủ nghĩa thực dụng được hình thành như một cơ cấu khái niệm có tính hệthống được phát triển do những điều kiện vật chất và lịch sử tại thời điểm PAP tiếp

Page 104: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

100

nhận quyền lực. Nói một cách chính xác hơn, dựa trên nhu cầu vật chất tại thời điểmlịch sử (thập niên 1960, 1970) của Singapore, chủ nghĩa thực dụng, còn có thể xem làchủ nghĩa tiêu thụ - được xem như là một ý thức hệ - đã cho phép PAP lãnh đạoSingapore trong một thời gian dài (và cho đến nay). Những chính sách xuất phát từ ýthức hệ thực dụng được nhìn nhận là cần thiết, thực tế và mang tính hiển nhiên - điềunày đúng với một ý của Các Mác: quá trình chuyển đổi ý thức hệ là quá trình “hiểnnhiên hóa” những mối quan tâm của các giai cấp thống trị (đặc biệt) tại một thời điểmlịch sử. Tính chính đáng trong vai trò lãnh đạo của PAP đã được nâng lên do nhữngthành công trong những chính sách của chính quyền nhằm đem lại một cuộc sốngsung túc hơn về vật chất - điều quan trọng nhất mà người dân Singapore (những didân vì kinh tế) mong mỏi. Để củng cố vị trí của mình, bên cạnh việc phát triển và duytrì chủ nghĩa thực dụng, đảng PAP “sáng tạo” ra các lập luận chính trị gần giống vớiý thức hệ chính trị nhằm tuyên truyền người dân về tính chính đáng của chính quyền.Các lập luận này xoay quanh đặc tính văn hóa, xã hội và các thành tựu phát triển kinhtế. Cốt yếu, lý thuyết “các giá trị châu Á” (Asian values) là một lập luận chính trịnhằm mục đích ấy. “Các giá trị châu Á” được Lý Quang Diệu của Singapore ủng hộmạnh mẽ. Cơ bản, các giá trị Châu Á bao gồm: (i) có đạo đức cao trong công việc(high work ethics), (ii) thành đạt về học vấn (education attainment), và (ii) địnhhướng gia đình và nhóm (family and group orientation).

Hệ giá trị của đảng, có thể nó không phải là một hệ tư tưởng đồ sộ, mà nhiềukhi nó chỉ là một kế hoạch hành động của một thủ lĩnh, một nhà lãnh đạo trí tuệ và cóuy tín cũng đủ để đưa một đảng nào đó lên vị trí cầm quyền. Điển hình đó là cuộc bầucử quốc hội khoá V của nước Nga ngày 2/12/2007. Đảng nước Nga thống nhất được64,3% (315 ghế). Đảng nước Nga thống nhất không đưa ra chương trình tranh cửriêng, mà hành động theo Kế hoạch Putin với khẩu hiệu “Kế hoạch của Putin - Thắnglợi của nước Nga”. Sự ủng hộ của tổng thống Putin là cực kỳ quan trọng đối vớithắng lợi vang dội của Đảng nước Nga thống nhất. Uy tín của ông lúc đó rất cao, vớimức độ tín nhiệm trên 70% [50].

Ở các nước tư bản hiện đại, hệ tư tưởng của các đảng chính trị dường như đãkhông còn bị trói buộc bởi bản chất giai cấp nữa. Muốn giành được thắng lợi, hệ tưtưởng của các đảng đều phải có những điều chỉnh để phù hợp với từng hoàn cảnh lịch

Page 105: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

101

sử cụ thể, đặc biệt là phải biến tư tưởng của một giai cấp, một nhóm xã hội trở thànhtư tưởng chung của số đông, của cả dân tộc. Ví dụ, đầu những năm 90 của thế kỷ 20,các đảng dân chủ xã hội châu Âu bị thất bại hàng loạt, nhưng khoảng 10 năm sau, cácđảng này lại thắng cử hàng loạt, nguyên nhân quan trọng là trong tư tưởng của cácđảng này đã phải xác định lại về phạm vi của mình - tức là các đảng này hầu hết đãbiến đảng của mình thành đảng của dân tộc. Như Công Đảng Anh không hạn định cơsở giai cấp ở công nhân sản xuất, mà đã hứa với toàn dân là “bảo đảm mọi người dânAnh đều trở thành tư sản trung lưu”, Đảng Dân chủ cánh tả Italia thì công khai tuyênbố mình là “đại diện cho tất cả công dân Italia”.

Trong thể chế chính trị đa nguyên, hệ giá trị tư tưởng của đảng đòi hỏi phải tạo

được niềm tin với số đông trong xã hội (kể cả đó là niềm tin tôn giáo) mà không nhất

thiết chỉ có niềm tin của đảng viên. Nếu giá trị tư tưởng của nó thoả mãn được điều

kiện này, một đảng chính trị sẽ giành được vị trí cầm quyền và có thể duy trì được

thời gian cầm quyền của mình. Như trong trường hợp đảng Liên minh Dân chủ Thiên

chúa giáo (CDU) ở Đức. CDU được thành lập tháng 12 năm 1945. Hệ tư tưởng của

nó là một sự kết hợp giữa những quan niệm nhân đạo theo giáo lý của Cơ đốc giáo

với ý thức về quyền lợi dân tộc Đức ở các tầng lớp trí thức và doanh nghiệp Đức theo

Thiên chúa giáo. Chính hệ tư tưởng này nó đã thu hút được đông đảo các tín đồ Thiên

chúa giáo tham gia trong kỳ bầu cử Quốc hội Liên bang đầu tiên năm 1949. Đặc biệt,

đại đa số tín đồ đều xem CDU là đảng của mình, và Konrad Adenauer đã giành được

thắng lợi vang dội để trở thành Thủ tướng Liên bang đầu tiên và đưa CDU (liên minh

với Liên minh xã hội Thiên chúa giáo CSU) lên cầm quyền vào năm 1949 và duy trì

được quyền lực đến tận năm 1969. Chính dựa trên nền tảng tư tưởng này, cho đến

nay CDU trở thành đảng cầm quyền lâu nhất ở Đức, trên 40 năm.

Hệ giá trị của một đảng cầm quyền là điều kiện cơ bản, đầu tiên để xây dựng

tính chính đáng của một đảng cầm quyền. Nhưng, chính hệ giá trị cũng là nguyên

nhân đầu tiên có thể đưa một đảng cầm quyền đánh mất dần tính chính đáng của

mình và có thể mất vị trí cầm quyền nếu như đảng viên và nhân dân mất dần niềm tin

vào nó, dù cho đảng đó đã cầm quyền trong một thời gian rất dài đi chăng nữa. Điều

này đã thấy rất rõ trong trường hợp của Đảng Cộng sản Liên Xô:

Page 106: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

102

Trong Thời đại Lênin, Đảng Cộng sản Liên Xô cũ đã kết hợp chủ nghĩaMác với thực tiễn xã hội của Liên Xô cũ, sáng tạo ra chủ nghĩa Lênin.Bước vào thời kỳ xây dựng CNXH, Lênin không ngừng tiến cùng thời đạivề lý luận, đưa ra một loạt quan điểm mới về xây dựng CNXH, thúc đẩysự phát triển của sự nghiệp XHCN. Dưới sự lãnh đạo của Lênin, tư tưởngXHCN trở thành niềm tin và mục tiêu theo đuổi của người dân Liên Xôcũ. Song, sau khi Lênin qua đời, lý luận của Đảng Cộng sản Liên Xô bắtđầu trở nên xơ cứng. Từ khi Stalin lên cầm quyền đến Goóc-ba-chốp,Đảng Cộng sản Liên Xô dường như chẳng có sáng tạo lý luận nào. Trướctình hình lý luận trì trệ không thay đổi, người dân Liên Xô cảm thấy chánghét, thậm chí cán bộ ĐCS Liên Xô cũng không còn hứng thú với nhữnglý luận cũ kỹ. Theo thống kê, trước sự biến của Đảng Cộng sản Liên Xô,70-80% cán bộ Đảng Cộng sản Liên Xô không có niềm tin vào CNXH,cho rằng nên đi theo con đường tư bản chủ nghĩa [1, tr.183-184].

Như vậy, trường hợp mất tính chính đáng và mất vai trò cầm quyền của ĐảngCộng sản Liên Xô cũ đã chứng minh cho một nguyên lý là: Giá trị tư tưởng của đảngngày hôm qua là khoa học, là chân lý, được đảng viên và nhân dân tin tưởng, đi theothì ngày hôm nay nó có thể trở thành một nhân tố đánh mất niềm tin của chính nhữngngười đã từng tin tưởng vào chủ nhân của nó nếu tư tưởng đó không được bổ sung,phát triển kịp thời.

Hai là, kinh nghiệm trong xây dựng tính hợp pháp trong cầm quyềnTrong xã hội dân chủ hiện nay, với các nền chính trị đa nguyên, sự thừa nhận

của xã hội đối với vị trí cầm quyền của một đảng chính trị nào đó chủ yếu thông quacác cuộc bầu cử người của các đảng vào các cơ quan công quyền. Tính chính đángcủa đảng vươn lên giành được quyền lực tất nhiên phải được thể hiện thông qua sựtín nhiệm của đa số nhân dân. Sự tín nhiệm đó thông qua lá phiếu của cử tri bỏ chođảng đó. Cụ thể, đảng nào giành thắng lợi trong bầu cử để chiếm đa số ghế trongQuốc hội hay Nghị viện (đối với chính thể quân chủ đại nghị và chính thể cộng hòa)hoặc giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào vị trí đứng đầu cơ quan hành pháp (vớichính thể tổng thống hoặc chính thể hỗn hợp cộng hòa - tổng thống) thì đảng đó trởthành đảng cầm quyền. Tuy nhiên, đảng giành đa số trong bầu cử chỉ được thừa nhận

Page 107: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

103

khi các cuộc bầu cử đó được tiến hành dựa trên nguyên tắc tự do, dân chủ, công bằngvà theo đúng pháp luật. Ở các nước, một cuộc bầu cử dân chủ, tự do, công bằng thểhiện trên những vấn đề chủ yếu, như: cơ quan lập pháp và các vị trí đứng đầu chínhquyền được hình thành thông qua bầu cử phải được tiến hang bằng nguyên tắc phổthông đầu phiếu - dân chủ trực tiếp (hoặc dân chủ đại diện); các cuộc tuyển cử diễn rađều đặn; quy trình bầu cử được tuân thủ theo đúng pháp luật và không có yếu tốcưỡng bức, gian lận, áp đặt; công dân có quyền bầu cử, ứng cử theo đúng quy địnhcủa pháp luật; mọi người tự do biểu đạt quan điểm về những ứng cử viên; nhân dâncó quyền được thông tin và tiếp cận thông tin về cuộc bầu cử; v.v.. Một đảng chính trịnào đó đạt được vị trí cầm quyền thông qua cuộc bầu cử như vậy sẽ có được tính hợppháp trong cầm quyền - cơ sở quan trọng của tính chính đáng. Tất nhiên là trong thờigian đầu của cầm quyền.

Ngược lại, một đảng thắng cử, nhưng kết quả có được từ cuộc bầu cử gian lận,trái pháp luật hoặc giành quyền lực bằng con đường đảo chính, lật đổ, không được đasố thừa nhận đều bị coi là bất hợp pháp. Cũng chính vì điều này, trong thời gian gầnđây, ở nhiều nước, sau các cuộc bầu cử (có dấu hiệu của gian lận phiếu bầu, muaphiếu bầu…) hoặc sau các cuộc đảo chính đã rơi vào thời kỳ bất ổn kéo dài, tranhchấp quyền lực giữa các đảng đối lập với đảng cầm quyền đòi hủy bỏ kết quả bầu cử,đòi người chiến thắng phải từ chức. Ví dụ như ở Thái Lan: Ông Thaksin mất ghế thủtướng vào năm 2006 sau một cuộc đảo chính của quân đội. Một thể chế hoàn toàn phidân cử như quân đội đã lật đổ thủ tướng dân bầu Thaksin. Cho dù Thaksin có “xấuxa” tới đâu thì việc ông bị truất ngôi cũng cho thấy tính chất “thổ phỉ” của quân đội.Ở đây, hoàn toàn thiếu vắng tinh thần thượng tôn của pháp luật mà chỉ có ý chí củamột vài cá nhân chủ chốt có trong tay lợi thế độc quyền: vũ khí. Theo phân tích củanhà nghiên cứu Crispin trên tờ Asia Times năm 2009, quân đội cũng đã đứng sau sânkhấu hậu thuẫn việc thành lập liên minh do đương kim thủ tướng Abhisit đứngđầu. Một lực lượng hoàn toàn phi dân cử khác ở Thái Lan là tòa án cũng hành độngtheo chính trị hơn là pháp luật. Trong suốt giai đoạn hậu Thaksin suốt 8 năm qua, ổnđịnh chỉ là thời kỳ nghỉ ngơi chờ hỗn loạn. Phân hóa và đấu tranh chính trị trongkhuôn khổ pháp luật là lẽ đương nhiên trong mọi nền dân chủ. Chỉ có điều, ở TháiLan, ai ai cũng tự coi mình là luật pháp. Cứ mỗi khi phe này nắm quyền là phe kia lại

Page 108: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

104

biểu tình chống đối. Trái tim đích thực của dân chủ chính là pháp quyền và ý thứcpháp quyền. Khi thiếu vắng cả hai điều ấy đến mức cả những người đứng đầu, cácthể chế công quyền lẫn người dân hành xử trên pháp luật, độc đoán như quân chủ vàtùy tiện như vô chủ thì không thể nói đó là nền dân chủ. Tám năm với một cuộc đảochính, 8 thủ tướng liên tiếp và bất ổn xã hội lan rộng, nhiều người đã đổ hết nhữnghỗn loạn ấy ở Thái Lan lên đầu hai chữ “dân chủ”. Nhưng nền dân chủ không có lỗicho những hỗn loạn hiện nay, lỗi lại nằm ở chính việc chủ thể cầm quyền ở Thái lanđã không có được sự đạt quyền lực một cách hợp pháp trong quá trình giành quyềnlực - tức là đã thiếu đi một cơ sở quan trọng để có tính chính đáng. Vì thế, bạo loạnxảy ra như là một tất yếu.

Trong xây dựng tính hợp pháp, ngoài chú trọng đạt quyền lực một cách hợppháp thông qua con đường bầu cử, các đảng cũng rất chú ý đến công nghệ để đảmbảo quyền lực chính trị của đảng được khách quan hóa bằng cách tổ chức đảng chặtchẽ, tinh gọn và hóa thân vào nhà nước trong khi cầm quyền. Điển hình là trườnghợp PAP ở Singapore.

Đảng PAP được tổ chức khá chặt chẽ tương tự các ĐCS, song có nhiều điểmrất độc đáo. Cơ quan lãnh đạo cao nhất là Ban Chấp hành Trung ương gồm 12 thànhviên, do đại hội đảng viên - cán bộ (hai năm họp một lần) bầu ra. Vì là đảng cầmquyền nên các Ủy viên Trung ương đều là đại biểu Quốc hội và Bộ trưởng. Đảng cóChủ tịch (Chairperson), Tổng Bí thư và phó Tổng Bí thư. Tổ chức cơ sở đảng là cácchi bộ (branch), mỗi khu vực (ta gọi là đơn vị) bầu cử có một chi bộ, khu vực lớn thìcó tổng chi bộ; cả nước có 84 chi bộ. Không có tổ chức Đảng ở các cơ quan, xínghiệp, khu dân cư, đơn vị quân đội v.v.. Đảng viên không công khai. Chỉ khi bầuQuốc hội thì các đảng viên ứng cử mới công khai tư cách đảng viên.

Cơ chế Ban Chấp hành Trung ương Đảng xét duyệt đảng viên - cán bộ, sau đóđảng viên - cán bộ lại được quyền bầu ra Ban Chấp hành Trung ương mới. Các đạibiểu Quốc hội là đảng viên - cán bộ lại được quyền bầu ra Thủ tướng và các Bộtrưởng trong chính phủ. Đảng lãnh đạo nhà nước thông qua việc cử đảng viên là đạibiểu Quốc hội đảm nhiệm các chức vụ Thủ tướng, Bộ trưởng và Thứ trưởng của tấtcả các Bộ trong chính phủ. Tổng Bí thư đồng thời làm Thủ tướng đứng đầu chínhphủ, tức người lãnh đạo cao nhất của chính quyền. Lý Quang Diệu là Thủ tướng đầu

Page 109: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

105

tiên thời gian 1959-1990, rồi đến Goh Chok Tong (1990-2004), Lý Hiển Long (từ2004 tới nay).

Đặc biệt, mặc dù được tổ chức rất chặt chẽ, nhưng PAP không tổ chức bộ máycủa Đảng song song với bộ máy nhà nước. Vì thế có người nói Đảng PAP là mộtđảng “vô hình”, tuy các đảng viên luôn dẫn đầu trong mọi hoạt động xã hội. Theogiải thích, đó là do Đảng đã hòa mình vào xã hội, cơ chế Đảng đã hòa mình với cơchế chính quyền, toàn bộ lãnh đạo Đảng phải là đại biểu Quốc hội, hầu hết ngườilãnh đạo chính quyền cấp cao phải là cán bộ đảng. Vì Đảng PAP lãnh đạo mọi hoạtđộng của xã hội, của chính quyền, Quốc hội, cho nên Đảng không cần ra mặt lãnhđạo, không cần có bộ máy riêng do đó rất tiết kiệm kinh phí.

Hình thức hoạt động rất khiêm tốn, không tuyên truyền về Đảng, về vai tròcủa Đảng. Trên các phương tiện truyền thông cũng như trong phát biểu của lãnh đạohầu như không nhắc tới Đảng, không nhắc tới chức vụ đảng của bất cứ người lãnhđạo nào mà chỉ nhắc tới cương vị chính quyền của họ (chẳng hạn chỉ nói Thủ tướngmà không nói kèm chức Tổng Bí thư Đảng PAP). Đảng không sử dụng bộ máyquyền lực nhà nước, không yêu cầu Quốc hội, Chính phủ hoặc bất cứ ai phải chấphành đường lối chính sách, nghị quyết của Đảng.

Ba là, kinh nghiệm trong xây dựng hiệu quả của cầm quyềnHiệu quả cầm quyền của đảng chính trị nào đó, không chỉ chú ý đến những

con số tăng trưởng thông thường mà còn phải chú ý đến cả yếu tố phân phối một cáchhợp lý những thành quả đạt được. Trong thể chế chính trị hiện đại, tuy chính đảng cóđặc trưng mang tính giai cấp rõ ràng, song cơ sở của tính chính đáng là theo đuổi lợiích chung của quần chúng nhân dân. Chính vì thế, đa số người dân trong xã hội chorằng, chính sách của đảng cầm quyền là đại diện cho lợi ích của họ, như vậy sẽ xâydựng được cơ sở cho tính chính đáng một cách bền vững.

Theo kinh nghiệm cầm quyền ở một số nước, đảng cầm quyền phải chú ý đếnhai vấn đề cơ bản:

Thứ nhất, chú ý đến tăng trưởng kinh tế và lợi ích phổ biến của quần chúngnhân dân.

Trong quá trình phát triển của mỗi nước, sự phân hoá lợi ích xã hội là điều

khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu đảng cầm quyền chỉ chú ý đến lợi ích của nhóm, giai

Page 110: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

106

cấp mà mình đại diện thì bất ổn chính trị là hậu quả tất yếu. Ví dụ điển hình nhất là

nước Nga những năm 90 của thế kỷ XX, mức sống của toàn dân giảm sút, chính trị

rối ren kéo dài liên tục 10 năm. Và, tình hình chính trị ở Thái Lan vừa qua là một

minh chứng. Những đội quân "áo đỏ", họ sẵn sàng từ bỏ ruộng vườn, nhà cửa ở các

vùng quê, tình nguyện hiến cả máu của mình để ủng hộ cuộc đại biểu tình chống

Chính phủ tại Thủ đô Bangkok. Đó là chân dung của hàng trăm nghìn nông dân

nghèo trung thành với cựu Thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra, hiện đang sống

lưu vong ở nước ngoài. Tại sao những cuộc biểu tình ủng hộ ông Thaksin lại có một

lực lượng hùng hậu như vậy? Thực tế cho thấy, kể từ khi lên nắm quyền năm 2001

và tái đắc cử Thủ tướng nhiệm kỳ 2 vào năm 2005, ông Thaksin đã thực hiện rất

nhiều chính sách “dân túy” có lợi cho dân nghèo, như cho nông dân vay vốn với lãi

suất thấp, xây dựng hệ thống y tế phổ cập, phát triển cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội,

tăng cường chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, cung cấp thuốc kháng

HIV/AIDS giá rẻ cho người bệnh. Trong thời gian nắm quyền lực, ông Thaksin đã

đưa về nông thôn các dịch vụ chăm sóc y tế giá rẻ cho người nghèo. Vì vậy, theo

khảo sát của ngân hàng thế giới (WB), dù chính sách kinh tế của ông Thaksin bị chỉ

trích mạnh mẽ ở nhiều phương diện, nhưng dưới thời của ông, tỷ lệ hộ nghèo ở Thái

Lan giảm từ 21,3% (năm 2000) xuống còn 11,3%, thu nhập bình quân tính theo đầu

người tăng 38%, thu nhập của nông dân ở vùng Đông Bắc nghèo nàn tăng 40%...

Nhờ đó, Thái Lan đã trả nợ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) sớm hơn 2 năm. Một thủ

lĩnh UDD tuyên bố: “So với các nhà lãnh đạo tiền nhiệm, chưa có ai làm được cho

dân nhiều như ông Thaksin”. Từ khi Thaksin bị lật đổ trong cuộc đảo chính năm

2006, nhiều người Thái vẫn tỏ ra nuối tiếc thời ông làm Thủ tướng.

Ngược lại, nếu phân hoá lợi ích xã hội nảy sinh trong điều kiện kinh tế- xã

hội phát triển liên tục, làm cho cả xã hội thấy rằng “được nhiều hơn mất”, như vậy

xã hội sẽ xuất hiện xu thế ổn định tổng thể. Nhìn lại lịch sử ta thấy, một ví dụ điển

hình của một đảng cầm quyền rất thành công là Đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển.

Đảng này được thành lập từ năm 1889 và là một trong những chính đảng giàu

truyền thống đấu tranh của phong trào xã hội chủ nghĩa ở châu Âu cũng như trên

thế giới. Đây là đảng đóng vai trò then chốt trong hệ thống chính trị Thụy Điển từ

Page 111: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

107

những thập niên đầu thế kỷ XX đến nay. Từ đầu thập niên 30, Đảng Xã hội dân chủ

tìm cách liên minh với Đảng Nông dân (tiền thân của Đảng Trung tâm ngày nay) và

giành thắng lợi trong cuộc tuyển cử tháng 9-1932, mở ra một thời kỳ cầm quyền liên

tục suốt 44 năm (9/1932 - 10/1976). Từ đó đến nay, Đảng Xã hội dân chủ còn có 21

năm cầm quyền trong hai giai đoạn dài 1982-1990 và 1994-2006, nâng tổng số năm

cầm quyền của Đảng này lên 65 năm trong 78 năm (1932-2010). Đây thực sự là kỷ

lục độc nhất vô nhị trong các nền chính trị đa đảng ở phương Tây đương đại. Thành

công trên phương diện cầm quyền của Đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển do nhiều

nguyên nhân, trong đó trước hết phải kể đến những thành tựu đạt được trong phát

triển kinh tế - xã hội khi cầm quyền. Đảng này đã có đóng góp lớn trong việc xây

dựng Thụy Điển từ một nước lạc hậu ở châu Âu trở thành một nước kinh tế phát

triển, được ca ngợi là một “mô hình” thành công của “con đường thứ ba” theo CNXH

dân chủ. Theo các số liệu thống kê, bước sang thế kỷ XXI, Thụy Điển có GDP trên

đầu người đạt trên 22.200 USD. Thụy Điển được coi là cơ bản đã thanh toán xong sự

cách biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa công nhân với nông dân, giữa lao động trí

óc với lao động chân tay, 10% số người có thu nhập thấp nhất chiếm 3,7% GDP,

10% số người có thu nhập cao nhất chiếm 20,1%, chênh lệch giàu nghèo khá nhỏ so

với các nước khác, chỉ số này ở Pháp là 2,5 và 24,9% và ở Mỹ là 1,5 và 28,5%. Phúc

lợi xã hội và trợ cấp xã hội cao nhất thế giới, người thất nghiệp được hưởng trợ cấp

tương đương 80% lương cũ trong vòng 12 tháng. Phụ nữ và cả nam giới có quyền

nghỉ 18 tháng để chăm con mới sinh mà vẫn hưởng 80% lương. Người già được trợ

giá đến 90% tiền thuê nhà và được chăm sóc miễn phí tại gia, v.v…

Thành công trong lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội cũng là yếu tố căn cốt

nhất để đảm bảo cho PAP ở Singapore vẫn tiếp tục duy trì được vị trí cầm quyền

của mình. Chỉ có con người, và một ít đất để ở. Trong thời gian 1960-2011, GDP

Singapore tăng từ 0,7 tỷ USD lên tới 260 tỷ USD, tức tăng 370 lần; GDP đầu người

từ 428 tăng lên tới 50.123 USD (số liệu: Singapore Department of Statistics). GDP

đầu người tính theo sức mua năm 2011 bằng 60.500 USD, cao nhất châu Á, thứ 5

thế giới (so sánh: Mỹ 49.000; Anh 36.600; Nhật 35.200; Trung Quốc 8500; Việt

Nam 3400 - Số liệu lấy từ CIA The World Factbook ngày 15/9/2012). Đời sống xã

Page 112: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

108

hội hài hòa ổn định, tỷ lệ thất nghiệp thấp, chênh lệch giàu nghèo không lớn; 30

năm nay không có biểu tình, bãi công. Mức sống được nâng cao rất nhiều, toàn dân

được hưởng những dịch vụ tốt hàng đầu về nhà ở, đi lại, chăm sóc sức khỏe, giáo

dục, môi trường. Singapore là nước đầu tiên trên thế giới thực hiện 80% hộ gia đình

đều có nhà ở mua bằng tiền của mình. Các thành tựu về khoa học kỹ thuật, giáo

dục, y tế, bảo vệ môi sinh vào hàng tiên tiến nhất châu Á.

Thứ hai, nếu các đảng cầm quyền, các nhà nước để cho nạn nghèo đói dai

dẳng, bất công xã hội, tình trạng thất nghiệp kéo dài mà không được chính quyền

giải quyết một cách thỏa đáng, hậu quả là mất vai trò cầm quyền như một tất yếu

phải đến. Ví dụ điển hình là trường hợp ở Nhật Bản, Liên Xô và một loạt nước Bắc

Phi và Trung Đông.

Trong cuộc bầu cử Hạ viện Nhật Bản nhiệm kỳ thứ 45 vào ngày 30-8- 2009,

Đảng Dân chủ đối lập (DPJ) đã chiến thắng vang dội trước Đảng Dân chủ tự do

cầm quyền (LDP), giành được 308 ghế trong tổng số 480 ghế của Hạ viện. Kết quả

này đã chấm dứt hơn nửa thế kỷ LDP nắm quyền gần như liên tục (từ 1955 đến

2009). Nguyên nhân chính đến từ việc cử tri Nhật Bản đã quá mệt mỏi, thất vọng và

mất kiên nhẫn với sự điều hành yếu kém, ì ạch, cùng các chính sách thất bại của

LDP về kinh tế, chính trị. Trong thời kỳ cầm quyền giai đoạn 2001-2006, cựu Thủ

tướng Kôi-du-mi đã đưa ra chính sách kiểu chủ nghĩa nguyên lý thị trường, khiến

khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội ngày càng lớn, hệ thống chăm sóc y tế, điều

dưỡng xuất hiện nhiều “lỗ thủng”… Các thủ tướng thuộc Đảng LDP sau đó là Sin-

zô-a-bê, Fu-ku-da và T.A-so tiếp tục rơi vào “vết xe đổ”, cải cách nửa chừng các

chính sách dang dở trên. LDP rất lúng túng trong việc giải quyết cuộc suy thoái

kinh tế trầm trọng nhất kể từ chiến tranh thế giới lần hai, cũng như các vấn đề nan

giải khác như nợ quốc gia ngày càng tăng (lên tới 64,1 tỉ USD), dân số ngày càng

già, tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục (5,7 % vào tháng 7-2009)... Dưới sự điều hành của

LDP, có khoảng 10 triệu người Nhật Bản thu nhập dưới 16.000 ơ-rô/ năm, khiến

Nhật Bản từ chỗ đứng thứ 4 trên thế giới về thu nhập GDP/đầu người tụt xuống vị

trí thứ 19. Và, hậu quả của sự lãnh đạo yếu kém này đã làm cho LDP phải trả giá

bằng thất bại đã được báo trước.

Page 113: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

109

Một đảng cầm quyền, một khi đã không còn vì lợi ích của đại đa số nhân dânmà chỉ bảo vệ hoặc là nơi để cho các quan chức trong đảng lấy làm cơ sở nhằm vơvét của công, làm giàu bất chính, lúc đó vai trò cầm quyền của đảng chuẩn bị đi đếnhồi kết. Nhà kinh tế học nổi tiếng người Mỹ David Code có một câu nói có thể gọilà “đúng tim đen”: ĐCS Liên Xô là chính đảng duy nhất làm giàu trong tang lễ củachính mình. Trước khi Đảng Cộng sản Liên Xô sụp đổ không lâu đã có một cuộcđiều tra dân ý về chủ đề: “ĐCS Liên Xô đại diện cho ai?”. Kết quả là, số người chorằng ĐCS Liên Xô đại diện cho nhân dân Liên Xô chiếm 7%, đại diện cho côngnhân chiếm 4%, đại diện cho toàn thể đảng viên chiếm 11%. Trong khi đó, có tới85% số người được hỏi cho rằng: ĐCS Liên Xô đại diện cho quan chức, cán bộ vànhân viên nhà nước.

Cuộc khủng hoảng chính trị ở Trung Đông và Bắc phi mấy năm gần đâycũng có nguyên nhân chủ yếu đến từ việc phân phối lợi ích bất công bằng giữanhững người cầm quyền với đại đa số nhân dân. Mặc dù GDP bình quân đầu ngườiở các nước này khá cao (ở Ai Cập là 2.700 USD; ở Tuynisia là 3.100 USD) nhưngcủa cải chủ yếu tập trung trong tay một số ít cầm quyền và giới tư bản thân hữu vớinhững người có quyền lực. Tỉ lệ người dân sống dưới mức nghèo khổ ở nhữngnước này rất cao. Ai Cập là 40% và Tuy-ni-di là 30%, còn ở Yemen có tới 40% dânsố sống dưới mức nghèo khổ với không quá 2USD/ngày, tình trạng nghèo đói ởnông thôn, công ăn việc làm cho thế hệ trẻ không đảm bảo (tỉ lệ thất nghiệp tronggiới trẻ là 52%). Trong khi đó, tình trạng kinh tế ở các nước ngày một yếu kém, giácả gia tăng và tỷ lệ thất nghiệp cao. Trong số khoảng 80 triệu dân của Ai Cập, 2/3 ởđộ tuổi dưới 30 và chiếm 90% số người thất nghiệp và 1/3 dân số mù chữ. Đặc biệt,dưới sự cai trị của những nhà cầm quyền ở các nước này, nhà nước đã để cho tìnhtrạng đối lập trong xã hội xảy ra rất phổ biến giữa những khu vực có cuộc sống hếtsức xa hoa với những khu vực dân cư nghèo đói quanh năm. Bên cạnh đó, cuộckhủng hoảng kinh tế thế giới kể từ năm 2008 kéo dài cho đến nay đã đẩy cuộc sốngcủa những người dân nghèo khổ dường như đang bị chính quyền bỏ quên vốn đã cơcực nay lại càng trở nên cơ cực hơn. Chính điều này đã làm gia tăng sự phẫn nộ củadân chúng đối với chính quyền và họ đã đứng dậy biểu tình lật đổ chính quyền nhưmột tất yếu phải đến.

Page 114: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

110

3.3.2. Một số bài học rút ra từ nghiên cứu kinh nghiệm của một số đảngchính trị trên thế giới có thể tham khảo cho Đảng Cộng sản Việt Nam

Khi nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng tính chính đáng trong cầm quyền từmột số đảng chính trị trên thế giới, mặc dù mỗi đảng chính trị, đảng cầm quyền tồntại, hoạt động trong những thể chế chính trị khác nhau, điều kiện kinh tế, chính trị - xãhội khác nhau. Tuy nhiên, có nhiều điểm có thể tiếp thu, chọn lọc trong quá trình đưara các giải pháp để nâng cao tính chính đáng trong cầm quyền của ĐCS Việt Namtrong thời gian tới.

Thứ nhất, bài học trong xây dựng hệ giá trị của Đảng.Qua nghiên cứu kinh nghiệm của Đảng nước Nga thống nhất, Đảng Dân chủ

Thiên chúa giáo ở Đức…, đặc biệt là Đảng Hành động Nhân dân Singapore cho thấy,các đảng muốn thành công trong xây dựng hệ giá trị - một nền tảng để có quyền lựcvà duy trì quyền lực, cần phải có được tính linh hoạt trong xây dựng và phát triển hệgiá trị của Đảng. Các đảng này luôn luôn có ý thức bổ sung, phát triển trong quátrình xây dựng nền tảng tư tưởng, cương lĩnh, đường lối tranh cử, để đạt quyền lựctrong bầu cử và trong xây dựng đất nước để duy trì vị trí cầm quyền. Trong điều kiệnthế giới và các điều kiện như kinh tế, chính trị - xã hội, an ninh, quốc phòng của nướcta đã và đang có nhiều chuyển đổi nhanh chóng như hiện nay. Đối với Đảng ta, ngoàiviệc kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng cũng cần phải cónhững linh hoạt, không cứng nhắc trong việc loại bỏ những quan điểm không cònphù hợp, đồng thời bổ sung, phát triển những giá trị của hệ tư tưởng cho phù hợp vớihoàn cảnh của nước ta. Ngoài ra, cũng mạnh dạn tiếp thu một cách có chọn lọc nhữnggiá trị được cho là những giá trị chung của văn minh nhân loại, những giá trị đó đượcphát triển đến đỉnh cao trong chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là những giá trị trong xâydựng nền kinh tế thị trường và nhà nước pháp quyền để bổ sung vào cương lĩnh,đường lối của Đảng cho phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn, duy trì sự tin tưởng và ủnghộ của toàn thể nhân dân nhằm đạt được các mục tiêu mà Đảng đề ra.

Thứ hai, bài học trong xây dựng tính hợp pháp trong cầm quyền của Đảng.Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các đảng chính trị, trong nền chính trị dân

chủ, đảng muốn xây dựng được tính hợp pháp trong cầm quyền, trước tiên phải quantâm đến công tác bầu cử. Đảng cần phải đạt được vị trí cầm quyền thông qua các

Page 115: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

111

cuộc bầu cử thực sự dân chủ, tự do, công bằng, đúng pháp luật. Thông qua đó, Đảnggiưới thiệu người của mình vào các nắm các vị trí chủ chốt trong các cơ quan quyềnlực nhà nước. Các cuộc bầu cử càng dân chủ, tỷ lệ cử tri đi bầu càng cao, khi đó tínhchính đáng của cơ quan dân cử càng được củng cố. Khi đó sự tín nhiệm của nhân dânvào Đảng, vào Nhà nước, vào các cán bộ của Đảng được nâng lên.

Một bài học nữa, đặc biệt từ kinh nghiệm của Đảng Hành động Nhân dânSingapore, trong quá trình cầm quyền, để nâng cao được hiệu lực, hiệu quả trong quátrình cầm quyền, Đảng cần được tổ chức tinh gọn, đảng phải thực sự “hóa thân” vàonhà nược. Tức là, các vị trí chủ chốt của Đảng cũng đồng thời nắm các cương vị chủchốt trong các cơ quan quyền lực nhà nước thông qua các cuộc bầu cử toàn dân. Nhờcon đường bầu cử, các cá nhân trong Đảng có được tính hợp pháp trong quá trìnhnắm các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước. Không tổ chức bộ máy của Đảngcồng kềnh, song song với bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Đâycũng là giá trị có thể tham khảo trong quá trình đổi mới phương thức cầm quyền củaĐảng ta trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân vàvì dân ở nước ta hiện nay.

Thứ ba, bài học trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quá trình lãnhđạo Nhà nước và xã hội.

Qua kinh nghiệm của các đảng cho thấy, trong quá trình cầm quyền, đảng nàophát huy được hiệu lực và hiệu quả thông qua: tính nghiêm minh của hệ thống hiếnpháp và pháp luật, tính công ích và hiệu quả của hệ thống chính sách công, đặc biệt làphát triển được kinh tế - xã hội, đời sống của đại bộ phận được nâng lên, công bằngxã hội duy trì, an sinh xã hội được đảm bảo… Khi đó niềm tìn của nhân dân vào đảngcầm quyền được nâng lên, tính chính đáng của đảng được nâng cao, thời gian cầmquyền được duy trì và giữ vững. Đây sẽ là những giá trị bổ ích cho Đảng ta trong quátrình lãnh đạo Nhà nước và xã hội xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, xây dựngnền kinh tế thị trường định hướng XHCN, như: Tính nghiêm minh của hệ thống Hiếnpháp và pháp luật; hiệu lực và hiệu quả của hệ thống chính sách công; giữ vững tốcđộ phát triển kinh tế; giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với việc đảmbảo công bằng xã hội; giải quyết các vấn đề an sinh xã hội như y tế, giáo dục, xóa đóigiảm nghèo,v.v…

Page 116: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

112

Như vậy, kinh nghiệm trong xây dựng tính chính đáng trong cầm quyền củacác đảng chính trị trên thế giới là rất đa dạng và phong phú. Tham khảo những điểmhợp lý từ kinh nghiệm của các đảng trong quá trình nâng cao tính chính đáng trongcầm quyền của ĐCS Việt Nam là tất yếu khách quan.

Tiểu kết chương 3

Như vậy, đối với ĐCS Việt Nam, cần phải khẳng định con đường trở thànhđảng cầm quyền ở nước ta là hoàn toàn chính đáng. Dựa vào khuôn khổ lý thuyết đểkhảo sát tính chính đáng trong cầm quyền của ĐCS Việt Nam trong giai đoạn từ năm1945 đến năm 1975 để khẳng định những tư duy chính trị, phương thức cầm quyền,hiệu quả trong lãnh đạo của Đảng thời kỳ này đã tạo được niềm tin gần như tuyệt đốicủa đại bộ phận nhân dân để họ đi theo sự lãnh đạo của Đảng nhằm giải phóng dântộc, thống nhất đất nước. Thông qua đó, khẳng định tính chính đáng trong thời kỳ nàycủa Đảng là rất cao.

Giai đoạn từ 1975 đến nay. Nếu như chia theo cách thông thường (giai đoạn từ1975 đến 1986 và từ 1986 đến nay), không dễ để nhìn nhận hết những sự biến chuyểntrong ba yếu tố cơ bản: về hệ giá trị, về thủ tục và về hiệu quả cùng với những biếnchuyển của đời sống chính trị. Tuy nhiên, luận án đã cố gắng nhìn nhận một cáchkhách quan dựa trên cơ sở lý thuyết ở chương 2 để phân tích, chỉ ra được những biếnchuyển của các yếu tố để thấy được những tồn tại và những đạt được trong xây dựngtính chính đáng của Đảng qua hai giai đoạn chủ yếu.

Qua phân tích, so sánh với kinh nghiệm của một số đảng trên thế giới, chúngta thấy ba yếu tố tạo nên tính chính đáng trong cầm quyền cũng được thể hiện cùngvới các thăng trầm trong suốt quá trình giành, giữ, đánh mất quyền lực của nhiềuđảng chính trị trên thế giới. Qua việc nghiên cứu này, chúng ta cũng rút ra được mộtsố bài học bổ ích cho xây dựng tính chính đáng của Đảng ta hiện nay và thời gian tới.

Page 117: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

113

Chương 4NHỮNG HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO

TÍNH CHÍNH ĐÁNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN CẦM QUYỀNỞ VIỆT NAM HIỆN NAY

4.1. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG DUY TRÌ TÍNH CHÍNH ĐÁNG TRONGCẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY

Tính chính đáng trong cầm quyền của ĐCS Việt Nam đã được nhân dân ta

thừa nhận, lịch sử chứng minh. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, khi mà thế giới

có nhiều biến động, các đòi hỏi của sự phát triển đang đặt ra yêu cầu đối với vai trò

lãnh đạo Nhà nước và nhân dân của Đảng cũng ngày càng nặng nề hơn. Tuy nhiên,

như các nhận định của Đảng gần đây, niềm tin của nhân dân đối với Đảng có sự giảm

sút. Điều đó chứng tỏ, tính chính đáng của Đảng có phần bị xói mòn. Để xác định

được đúng các hạn chế trong việc duy trì tính chính đáng trong cầm quyền của Đảng

nhằm đưa ra được các giải pháp mang tính khả thi, luận án tiếp cận theo khuôn khổ lý

thuyết đã được đưa ra ở chương hai - tức là phân chia theo ba nhóm chính: hệ giá trị

và các chuẩn mực; tính hợp pháp trong cầm quyền; và hiệu lực, hiệu quả trong lãnh

đạo Nhà nước và xã hội của Đảng.

4.1.1. Nhóm hạn chế trong củng cố, xây dựng hệ giá trị của Đảng4.1.1.1. Việc phát triển và bổ sung hệ tư tưởng mang tính nền tảng của

Đảng còn chậmTrong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, Đảng đã có sự nhận thức đúng

hơn và bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trên một loạt các vấn đề, chẳng

hạn: vấn đề mục tiêu của CNXH, vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất, vấn đề phát triển

kinh tế thị trường định hướng XHCN, vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền

XHCN, v.v... Nhờ đó, tư duy lý luận của Đảng ngày càng sâu sắc hơn, nhận thức

đúng đắn hơn thực chất những tư tưởng của các nhà kinh điển mácxít, đồng thời có

sự vận dụng, phát triển cho phù hợp hơn với thực tiễn Việt Nam. Tuy nhiên, còn rất

nhiều vấn đề chúng ta chưa làm rõ được. Đặc biệt, trong việc xác định sự khác biệt

giữa kinh tế thị trường của chủ nghĩa tư bản với kinh tế thị trường định hướng

XHCN; giữa nhà nước pháp quyền tư sản với nhà nước pháp quyền XHCN mà

Page 118: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

114

chúng ta đang xây dựng; lý luận về một Đảng duy nhất cầm quyền trong nhà nước

pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân; mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và

đổi mới chính trị; v.v..

Từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, các thành tựu trong xâydựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và xây dựng Nhà nước pháp quyềnXHCN đã làm cho hệ giá trị và các chuẩn mực có sự chuyển biến rất lớn, tạo ra mộtloạt các thách thức cho hệ tư tưởng vốn đã tồn tại và mặc định cùng với sự lãnh đạocủa Đảng trong rất nhiều năm trước đó. Điều này đặt ra rất nhiều thách thức cho côngtác nghiên cứu lý luận của Đảng và tư duy của những người nắm giữ vai trò quyềnlực quan trọng của Đảng. Nếu không nắm bắt được sự chuyển đổi nhanh chóng về hệgiá trị và các chuẩn mực trong xã hội (cơ sở của tính chính đáng) thì sẽ dẫn đếnnhững sai lầm, giáo điều, máy móc trong lãnh đạo về mặt tư tưởng mang tính địnhhướng, tiên phong đồng thời không có sự đổi mới kịp thời trong xây dựng các quyếtsách chính trị của Đảng nhằm kích thích sự tự do sáng tạo, tự do làm giàu v.v.. củacác cá nhân trong xã hội. Đặc biệt, một số công cụ (tổ chức hệ thống chính trị, tổchức bộ máy quyền lực nhà nước, hệ thống Hiến pháp và pháp luật) và phương thứclãnh đạo của Đảng sẽ không có những chuyển biến kịp thời nhằm đáp ứng được đòihỏi của những chuyển biến nhanh chóng trong thời đại mới, thậm chí sẽ là một ràocản rất lớn cho sự phát triển và cũng là nguyên nhân dẫn tới các suy thoái về chính trịtư tưởng, quan liêu, tham nhũng v.v.. mà đã được Đảng chỉ ra suốt nhiều năm naynhưng vẫn chưa có được các giải pháp hữu hiệu để kiểm soát và ngăn chặn chúng.

Bên cạnh việc gìn giữ, phát triển hệ tư tưởng mang tính nền tảng, trong nhữngnăm vừa qua, chúng ta chưa tạo ra được một môi trường thực sự dân chủ cho cáctranh luận mang tính khoa học để có thể nhìn nhận một cách toàn diện về các vấn đềcủa hệ tư tưởng vốn đã được coi đó là nền tảng, là kim chỉ nam để mạnh dạn loại bỏnhững cái gì không còn phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của thời đại hiện naynhằm tránh áp dụng một cách máy móc và sơ cứng (như ĐCS Trung Quốc đã từnglàm trong những năm 70 của thế kỷ trước).

4.1.1.2. Tính chính đáng của một số quyết sách chính trị của Đảng chưa caoViệc xây dựng quyết sách chính trị và tổ chức thực hiện quyết sách chính trị

được qui định một cách khách quan gắn bó hữu cơ với chức năng lãnh đạo của Đảng.

Page 119: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

115

Thực tế lịch sử nhân loại đã cho thấy nơi nào, Đảng nào đề ra được quyết sách chínhtrị và tổ chức thực hiện quyết sách đúng, nhận thức đầy đủ vai trò của quyết sáchchính trị thì đó sẽ là bước quyết định cho thắng lợi của cách mạng. Quyết sách chínhtrị của Đảng là quyết định của Đảng trong quá trình vạch ra đường lối, xác định quanđiểm, đề ra chủ trương, hoạch định chính sách hoạt động chính trị cho cả hệ thốngchính trị trong những cuộc vận động chính trị nhất định dưới các hình thức cơ bảnnhư: Cương lĩnh, đường lối, nghị quyết chính trị của Đảng.

Trong cách mạng, phải khẳng định là Đảng ta đã có những cương lĩnh, đườnglối, chính sách cực kỳ đúng đắn, kịp thời, quy tụ được lòng dân và đạt được hiệu lựcvà hiệu quả cao, nâng cao được tính chính đáng trong cầm quyền của Đảng. Tuynhiên, cũng có những giai đoạn, chúng ta có những sai lầm khá nghiêm trọng trongnội dung, mục đích, quy trình hoạch định của những đường lối, chính sách, từ đó dẫnđến tính thiếu hiệu quả của chính sách như sai lầm trong cải cách ruộng đất, thất bạitrong hợp tác xã nông nghiệp đã làm giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào chếđộ, làm xói mòn tính chính đáng trong cầm quyền của Đảng. Nhưng, có làm là cóthành công, có thất bại. Vấn đề là biết nhận ra sai lầm và kịp thời sửa chữa thì ngườidân vẫn tin vào sự lãnh đạo. Ví dụ, sau cải cách ruộng đất, Đảng và Chính phủ chínhthức và thành thật nhận sai lầm và đã kịp sửa sai. Hàng triệu người được minh oan,được đền bù một phần tổn hại oan ức về tinh thần và vật chất, trong tinh thần chia sẻ,cảm thông, người dân đã trở lại với niềm tin của mình. Hợp tác xã nông nghiệpkhông thành công, sản xuất lương thực sút kém trầm trọng, nông dân miền Bắc rơivào nguy cơ đói kém. Khi nhận ra sai lầm chủ yếu là do coi nhẹ quyền sở hữu và tínhnăng động của cá nhân, gia đình, chúng ta đã nghe lời, học hỏi nông dân, cho phépkhoán hộ, rồi đổi mới cơ bản chính sách nông nghiệp, nông dân đã chấp nhận pháttriển sản xuất để cứu mình và đóng góp cho kháng chiến và sự phát triển của xã hộisau khi có hòa bình. Nhân dân lấy lại được niềm tin vì lãnh đạo thực lòng nhận sailầm, thực lòng và nhanh chóng kịp thời sửa sai.

Từ Đại Hội VI đến này, nhờ bước đột phá từ đổi mới trong tư duy, Đảng ta đãcó những đường lối, chính sách quan trọng trong cả kinh tế và chính trị, vì lợi íchchung và nhờ đó thúc đẩy được sự phát triển, tạo được sự đồng tình, ủng hộ của quầnchúng nhân dân. Tuy nhiên, hiện nay tính chính đáng trong quyết sách của Đảng (tức

Page 120: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

116

là quyết sách vì đa số) đang gặp phải khá nhiều vấn đề. Một số quyết sách vốn từ giáođiều, sách vở, phi thực tế, thậm chí đã lạc hậu với thời đại mà không chịu thay đổiv.v.. Những điều đó gây khó khăn cho các cơ quan nhà nước trong quá trình thể chếhóa thành các văn bản pháp lý để thực thi trong cuộc sống, làm giảm niềm tin của cánbộ, đảng viên vào quyết sách, dân kêu ca, khiếu kiện kéo dài ở nhiều nơi. Điều nàyđến từ các nguyên nhân:

Một là, thiếu vắng phản biện độc lập có tổ chức ở nước ta, như từ các tổ chứcxã hội dân sự, các viện nghiên cứu chính sách độc lập, hay ngay cả của các tổ chứcthuộc Mặt trận tổ quốc, Liên hiệp các hội v.v.. Trong những năm trước đây, các tiếngnói của các tổ chức nghiên cứu này lại càng yếu. Mặc dù chủ trương của Đảng vềgiám sát và phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các đoàn thểnhân dân đối với quá trình xây dựng đường lối, chủ trương của Đảng chính thức có từĐại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, năm 2006, với các nội dung cơ bản: Phát huy vaitrò và tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân tham gia xây dựngđường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, thực hiện vai trò giám sát vàphản biện xã hội; Xây dựng Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận tổquốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc hoạch định đường lối,chủ trương, chính sách, quyết định lớn của Đảng và việc tổ chức thực hiện,v.v… Tuynhiên, cho đến nay, việc lấy ý kiến từ các tổ chức phản biện còn nặng về hình thức,thậm chí đóng khung, định hướng sẵn các vấn đề buộc lấy ý kiến chứ không cóphương án lựa chọn khác. Cơ chế lấy ý kiến của nhân dân được thực hiện rộng rãi,nhưng cơ chế tiếp thu chưa được cụ thể. Điều này làm giảm sự nhiệt tình của nhândân trong việc tham gia, góp ý vào xây dựng các quyết sách chính trị của Đảng.

Hai là, thể chế hóa quyết sách có quyền lực quá tập trung, nhất là ở cấp địaphương. Điều này làm nảy sinh những mối nguy hiểm trong quá trình ra quyết sách,đó là sự thiếu bàn bạc dân chủ, không dựa trên nhu cầu của người dân v.v.. nảy sinhsự chuyên quyền, độc đoán cá nhân trong quá trình ra quyết sách và hậu quả là dẫnđến những quyết sách sai lầm. Với quan niệm cho rằng, quyết sách là do lãnh đạoquyết định (đặc biệt là ở cấp địa phương), dẫn đến những quyết sách gây bất bình chongười dân, vi phạm pháp luật, chỉ phục vụ cho lợi ích của cá nhân hay một nhóm lợiích nhất định.

Page 121: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

117

Ba là, thiếu tính khoa học trong hoạch định các quyết sách chính trị. Rất nhiềuđường lối, chính sách của Đảng được soạn ra, đặc biệt là ở cấp địa phương, quyếtđịnh dựa trên ý chí chủ quan của một hoặc vài cá nhân đứng đầu, Ban Chấp Hành chỉlà nơi “biểu quyết” thông qua một cách hình thức. Hiện nay, trong quá trình ra quyếtsách chính trị của Đảng, Đảng vẫn chưa xem trọng ý kiến của các cơ quan tham mưumang tính tập trung trí tuệ cao của các nhà khoa học. Đặc biệt, nhiều quyết sách đưara chỉ dựa vào các đường lối, chính sách của cấp trên hay cảm nhận chủ quan của cơquan ban hành mà chưa thực sự chú ý đến những căn cứ khoa học được nghiên cứumột cách bài bản, đầy đủ, trung thực từ các nhà chuyên môn, các cơ quan tham mưu.Vì thế, nhiều quyết sách đưa ra nghe thì rất hay nhưng khó hay không thể thực thiđược vào cuộc sống hoặc có thực thi thì kết quả đạt được rất thấp. Đây được coi làmột cản trở khá lớn trong quá trình duy trì hoặc nâng cao tính chính đáng về mặt lýluận trong cầm quyền của Đảng.

4.1.2. Những hạn chế về tính hợp pháp trong cầm quyền của ĐảngTính hợp pháp trong cầm quyền của Đảng, hầu hết các nghiên cứu đều khẳng

định, vai trò lãnh đạo của Đảng đã được khẳng định trong Hiến pháp là đảm bảo chotính hợp pháp trong cầm quyền. Tuy nhiên, như phần lý thuyết đã chỉ ra, tính hợppháp trong cầm quyền của Đảng còn liên quan đến mối quan hệ trong lãnh đạo giữaĐảng với Nhà nước, mức độ dân chủ - tức mức độ người dân tham gia vào quá trìnhhình thành các cá nhân cũng như tổ chức trong bộ máy quyền lực của Đảng và Nhànước v.v.. Theo cách nhìn nhận như vậy, về tính hợp pháp trong cầm quyền củaĐảng, có thể chỉ ra một số vấn đề còn hạn chế sau:

4.1.2.1. Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước cònchậm và lúng túng

Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường định hướng XHCN, cùng với việcđẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, đòi hỏi phương thức lãnh đạo củaĐảng đối với Nhà nước cũng cần phải có sự điều chỉnh, thay đổi để đáp ứng được sựbiến đổi nhanh của thời cuộc. Trong tiến trình đổi mới, ngay từ Đại hội VII, Đảng đãnhấn mạnh “đổi mới sự lãnh đạo của Đảng với Nhà nước là điều kiện quan trọng nhấtđể tiến hành đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, làm cho sự lãnh đạocủa Đảng có chất lượng và hiệu quả hơn, đồng thời làm cho sự quản lý và điều hành

Page 122: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

118

của Nhà nước có hiệu quả, pháp luật được tôn trọng, quyền làm chủ của nhân dânđược phát huy” [15, tr.39].

Về mặt lý luận, Đảng thực hiện sự lãnh đạo đối với nhà nước một cách toàn

diện, nhưng không bao biện, không làm thay công việc của Nhà nước. Tuy nhiên, sau

rất nhiều đổi mới về phương thức lãnh đạo, nhưng trên thực tế, hiện tượng bao biện,

làm thay của các cơ quan đảng đối với công việc của các cơ quan nhà nước vẫn

thường xuyên xảy ra. Mối quan hệ giữa Đảng với Nhà nước, cho đến nay, vẫn đang

còn là một bài toán nan giải trong phương thức lãnh đạo của Đảng. Và những nan

giải có từ cội gốc thời chiến, thời tập trung quan liêu, bao cấp từ nhiều thập kỷ trước,

như: làm thay, lấn sân, lạm quyền v.v.. Vị trí, vai trò, nội dung, phương thức lãnh đạo

của Đảng trong nhiều tổ chức, lĩnh vực chưa được thể chế hóa, cụ thể hóa. Như Đại

hội X của Đảng nhận định: “Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng còn chậm

và lúng túng. Chậm ban hành những quy định cụ thể về phương thức Đảng lãnh đạo

Nhà nước; chậm xây dựng cơ chế phối hợp giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị”

[24, tr.272-273]. Nhiều khi Đảng đã “nổi lên như một quyền lực” như nguyên

Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương Trần Trọng Tân đã có lần nhận xét: “vai trò của

Đảng nổi lên như một quyền lực đối với xã hội. Có không ít trường hợp đã bộc lộ cho

dân nhận thấy quyền lực của Đảng vượt lên trên quyền lực của Nhà nước” [104,

tr.10]. Hay, “Hiện tượng nhà nước hóa đảng, tình trạng song trùng quyền lực, bộ máy

chính trị đồ sộ ở tất cả các cấp, tình trạng cùng một vấn đề mà nhiều cơ quan giải

quyết, không theo một nguyên tắc nhất quán là cho tổ chức hệ thống chính trị cồng

kềnh, hiệu lực kém chưa được khắc phục triệt để” [103, tr.21].

Yêu cầu của nguyên tắc Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp

luật vẫn còn không ít vấn đề đang đặt ra. Đã xảy ra một số trường hợp trình tự ban

hành quyết sách của Đảng chưa thật sự phù hợp với quy định của Hiến pháp và pháp

luật. Thậm chí một số cấp ủy, tổ chức đảng ra nghị quyết, quyết định trái thẩm quyền,

pháp luật. Có cấp ủy can thiệp quá sâu vào hoạt động hành pháp, tư pháp. Một số cấp

ủy còn lấn sân công việc của chính quyền như: quyết định những vấn đề về dự án đầu

tư, về đấu thầu, chỉ định thầu…. Hoặc có cấp ủy còn đi sâu quản lý việc chi tiêu của

các dự án. Có cán bộ nhân danh tổ chức đảng gây áp lực đến việc thực hiện luật pháp

Page 123: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

119

và chính sách của cơ quan nhà nước. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa

gương mẫu chấp hành pháp luật, thậm chí coi thường, cố ý làm trái pháp luật.

Những khuyết điểm, hạn chế đó đến từ các nguyên nhân:Thứ nhất, thực tế tổ chức và hoạt động của các cơ quan đảng và cơ quan nhà

nước ở nước ta có hai bộ máy song song tồn tại cạnh nhau (một của Đảng, một củaNhà nước). Do nhu cầu của việc tổ chức và quản lý xã hội, bộ máy nhà nước hiện nayđược tổ chức thành bốn cấp từ Trung ương tới cơ sở. Trong mỗi cấp lại có nhiều loạicơ quan có vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Mà, theo Điều lệ Đảngthì hệ thống tổ chức của Đảng được lập tương ứng với hệ thống tổ chức của Nhànước. Như vậy, ở bất kỳ cấp nào, cơ quan nào của chính quyền nhà nước nếu có đảngviên thì các tổ chức đảng và cơ quan đảng tương ứng đều được lập ra. Trong mỗi cơquan đảng lại phải thành lập một loạt các bộ phận tham mưu, giúp việc, phục vụ nênsố lượng người hoạt động trong bộ máy đảng ở nước ta là rất lớn.

Thứ hai, không có các quy định chi tiết, rõ ràng về mối quan hệ giữa các cơquan đảng với cơ quan nhà nước. Trái ngược với bộ máy nhà nước hoạt động dựatrên nguyên tắc tổ chức, các quy phạm pháp luật khá chi tiết, rõ ràng và chặt chẽ, thìbộ máy đảng lại được tổ chức và hoạt động dựa chủ yếu trên cơ sở của các quy địnhchung nhất trong Điều lệ và một số quy định của các cơ quan của Đảng chứ chúng tachưa xây dựng Luật về Đảng cầm quyền. Điều này làm cho trong quá trình tổ chứcvà hoạt động của các cơ quan đảng khó có sự thống nhất, dễ tùy tiện, nhất là đối vớihoạt động lãnh đạo hàng ngày của cơ quan đảng đối với cơ quan nhà nước.

Về nguyên tắc, Đảng lãnh đạo thông qua Cương lĩnh, đường lối, chính sách,chủ trương, bằng công tác chính trị tư tưởng, bằng công tác tổ chức cán bộ, bằngkiểm tra, giám sát việc thực hiện; Nhà nước thực hiện chức năng quản lý, điều hành,thực hiện thông qua hệ thông Hiến pháp, pháp luật, các quy định. Tuy nhiên, trênthực tế, một số nghị quyết, quyết định của cơ quan đảng đôi khi lại đi quá sâu, chitiết, cụ thể vào công việc của cơ quan nhà nước. Điều đó dẫn tới, nhiều khi hoạt độngcủa cơ quan nhà nước chỉ còn là thực thi, triển khai thực hiện những gì mà các cơquan đảng đã quyết định. Cũng do không có các quy định cụ thể về mối quan hệ giữacơ quan đảng với cơ quan nhà nước đã dẫn tới sự lúng túng, nhiều khi không biết thếnào cho đúng, cho phù hợp trong hoạt động lãnh đạo của các cơ quan đảng. Điều này

Page 124: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

120

làm cho tình trạng bao biện, làm thay, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các cơquan đảng với cơ quan nhà nước diễn ra ở tất cả các cấp từ Trung ương tới cơ sở.

4.1.2.2. Công tác bầu cử - cơ sở cho tính chính đáng của các cơ quan dâncử còn không ít bất cập

Trong xã hội dân chủ, nhà nước được nhân dân trao quyền và cũng theo đómà hệ quả logic tất yếu theo tư duy dân chủ là nhà nước thực hiện quyền lực chừngnào nhân dân còn tín nhiệm. Như vậy, bầu cử là phương thức được sử dụng để quyềnlực nhà nước thiết lập ra bởi nhân dân. Đảng chính trị muốn trở thành đảng cầmquyền không có cách nào khác là phải nắm được quyền lực nhà nước thông qua cáccuộc bầu cử tự do, dân chủ, công bằng. Vì thế việc phản ánh trung thực ý chí củanhân dân là vấn đề cốt lõi của mọi cuộc bầu cử. Đây là cơ sở rất quan trọng để đolường tính chính đáng trong cầm quyền của đảng.

Trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền như ở nước ta, sự tín nhiệm vàủng hộ của nhân dân đối với các cuộc bầu cử ra các cơ quan dân cử có ý nghĩa rấtquan trọng trong quá trình đo lường tính chính đáng trong cầm quyền của Đảng. Điềunày đã được chứng minh ngay từ khi Đảng mới giành được chính quyền năm 1945.Cuộc tổng tuyển cử đầu năm 1946 chính là thước đo quan trọng cho tính chính chínhđáng trong cầm quyền của Đảng. Đến nay, nhìn chung các cuộc bầu cử ở nước ta đãđạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Qua các cuộc bầu cử,về cơ bản, nhân dân đãchọn được rất nhiều người có đủ đức, đủ tài do Đảng giới thiệu ra để đảm nhiệmnhững trọng trách của công cuộc đổi mới. Thông qua lá phiếu, nhân dân đã một phầnthể hiện được quyền làm chủ của mình. Thông qua bầu cử, đã khẳng định được tínhchính đáng của các cơ quan dân cử, các cơ quan quyền lực Nhà nước. Thông qua đó,Đảng cũng khẳng định được tính chính đáng của mình trong điều kiện Đảng dần “hóathần” vào Nhà nước.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, công tác bầu cử ở nước ta thờigian qua còn tồn tại nhiều khuyết điểm. Đó là, “các biểu hiện của tình trạng dân chủhình thức trong quá trình bầu cử, từ khâu giới thiệu ứng cử viên, tiếp xúc cử tri đếnkhâu bỏ phiếu diễn ra hết sức phổ biến. Quá trình hiệp thương bầu cử còn nặng vềhợp thức hóa sự chỉ đạo, định hướng từ cấp trên, nên chưa thể lựa chọn được nhữngđại biểu xứng đáng nhất, chưa phát huy được tính tích cực của người dân” [52,

Page 125: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

121

tr.264]. Có thể thấy rõ ràng rằng, hiện nay chúng ta đang mắc phải hai cản trở lớnnhất trong bầu cử để thực hiện tối đa ý chí của nhân dân, tạo niềm tin lớn hơn củanhân dân vào các cơ quan dân cử. Đó là, vấn đề tự ứng cử và vấn đề giới thiệu ứng cửviên cho mỗi đơn vị bầu cử.

Thứ nhất, tỷ lệ người tự ứng và trúng cử là rất thấp. Về mặt lý thuyết, các cơquan có thẩm quyền phải tạo điều kiện để cho những người có đủ đức, đủ tài ra ứngcử để lo việc nước. Tuy nhiên, thực tiễn ở nước ta cho thấy, khả năng người tự ứngcử qua được vòng hiệp thương là rất khó. Ví dụ như trong cuộc bầu cử Quốc hộikhóa XII, có khoảng 300 người tự ứng cử, sau khi hiệp thương chỉ còn lại 30 ngườivà kết quả chỉ có một người trúng cử vào Quốc hội.

Dân chủ, hay ý chí nhân dân trong bầu cử, không chỉ là ý chí nhân dân trongbỏ phiếu mà phải thể hiện trong mọi thủ tục, trình tự tiến hành bầu cử, trong đó cóứng cử. Bầu cử chỉ thực sự tự do và công bằng một khi sự tham gia của cộng đồng xãhội vào bầu cử không bị hạn chế thiếu căn cứ thuyết phục. Ở nước ta, hai hình thứcứng cử luật định là tự ứng cử và được đề cử phù hợp với bản chất chế độ chính trịViệt Nam, phát huy được quyền làm chủ của mọi cá nhân và các tổ chức trong toànbộ hệ thống. Tuy nhiên, trong thực tế, còn không ít bất cập. Bất cập lớn nhất liênquan đến vấn đề ứng cử là ít đại biểu dân cử trúng cử do tự ứng cử. Hiện tượng tựứng cử còn rất ít, không có đề cử của nhóm cử tri, trong khi các tổ chức, cơ quan, đơnvị còn chiếm quá nhiều ứng cử viên do những thuận lợi trong định hướng về cơ cấuđại biểu. Điều này chứng tỏ bầu cử chưa thực sự mang tính mở rộng, chưa đáp ứngđược yêu cầu bảo đảm sự đa dạng hóa các hình thức ứng cử. Việc có ít đại biểu nhândân tự ứng cử trong thành phần các cơ quan dân cử có thể do họ không nhận đượcphiếu bầu cần thiết trong cuộc bỏ phiếu, có thể do một loạt các yếu tố khác (điều kiệntranh cử, phân chia ứng cử viên về các đơn vị bầu cử...), song điều tiên quyết là muốnthành ứng cử viên chính thức trong các cuộc bầu cử, tất cả những người tham gia ứngcử phải trải qua quy trình đặc biệt gọi là hiệp thương, một quy trình mà ý chí của cáctổ chức có vai trò không nhỏ.

Quy trình hiệp thương theo Luật Bầu cử Việt Nam hiện hành (Mục 2 ChươngV các Luật Bầu cử) được tiến hành theo 5 bước với các nội dung khác nhau, songchung quy lại là để chọn ra những người cụ thể, xứng đáng nhất (trong số những

Page 126: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

122

người được đề cử và tự ứng cử ban đầu) tham gia chính thức vào bầu cử với tư cáchứng cử viên. Với mục đích như vậy, hiệp thương có những mặt tích cực và hạn chếcủa nó. Mặt tích cực cơ bản của hiệp thương là: 1/ với mặt bằng dân trí chung chưacao và thông tin còn có hạn, công đoạn này cho phép các tổ chức nhân dân và ngườiđại diện nhân dân lựa chọn sơ bộ người tham gia ứng cử trước khi toàn dân lựa chọn,từ đó nâng cao chất lượng ứng cử viên, nâng cao chất lượng đại biểu; 2/ hiệp thươngsẽ làm cho tỉ lệ ứng cử viên so với số người được bầu nhỏ nên với cách tính kết quảbầu cử như quy định hiện hành thì bầu cử thường có kết quả, không cần bầu thêm; 3/hiệp thương làm bảo đảm tốt hơn định hướng cơ cấu đại biểu, duy trì sự ổn địnhchính trị trong cả nước và ở từng địa phương dưới sự lãnh đạo của Đảng [51]. Tuynhiên, hiệp thương cũng có nhiều hạn chế, như: quy trình hiệp thương thường là theochỉ đạo của cấp trên, nên người dân thường nói là quy trình “Đảng cử, dân bầu”; quátrình hiệp thương một mặt nặng về cơ cấu, mặt khác không có thủ tục bình đẳng giữangười do tổ chức giới thiệu và người tự ứng cử. Ví dụ, đối với người do tổ chức giớithiệu thì lấy phiếu tín nhiệm bằng cách biểu quyết công khai còn người tự ứng cử thìbị lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín. Quy trình hiệp thương kiểu này đã loạibỏ đa số người tự ứng cử.

Thứ hai, giới thiệu ứng cử viên cho mỗi đơn vị bầu cử chưa hợp lý. Theo chếđộ bầu cử như hiện nay, mỗi đơn vị bầu cử, nếu bầu 3 thì có 5 ứng cử viên, hoặc bầu5 thì có 7 ứng cử viên. Như vậy, người dân không đủ 2 ứng cử viên để chọn 1 thì rõràng bầu cử đã mang tính hình thức. Đó là lý do giải thích tại sao ở nhiều nơi ngườidân thờ ơ với bầu cử. Khi đại biểu của mình chúng cử, người dân không tỏ ra vuimùng hay cảm động. Nguyên nhân cũng vì người dân không được phép tham gia lựachọn ứng cử viên của mình ngay từ đầu mà do quá trình hiệp thương lựa chọn rồi đưađến tay người dân, bắt người dân phải bầu cho những người mà mình thậm chí chưabiết mặt, không có hoặc có rất ít thông tin về họ. Song hành với tình trạng đó, khôngít đại biểu trúng cử ít quan tâm đến cử tri, đến người dân hơn là quan tâm đến các cấplãnh đạo của họ vì việc họ có tiếp tục được tái cử trong nhiệm kỳ tiếp theo hay khôngphụ thuộc chủ yếu vào tổ chức chứ ít khi phụ thuộc vào cử tri.

Như vậy,“với cách thức bầu cử như hiện nay, nếu chúng ta cố gắng đạt đượccơ cấu bằng mọi giá, thì chắc chắn chúng ta sẽ phải “thiết kế” những đơn vị bầu cử

Page 127: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

123

với những “quân xanh” làm đệm để đảm bảo cho sự thắng cử của người được cơcấu” [121, tr.99]. Cách thức giới thiệu ứng cử viên như ở nước ta hiện nay dễ dẫn đếntình trạng cử tri bỏ sót những người thực sự có đức, có tài vào các cơ quan dân cử.Thay vào đó là cử tri có thể chọn nhầm những người thiếu đức, thiếu tài vào cơ quancông quyền và hậu quả dẫn đến nguy cơ tha hóa khi đã có quyền lực, quan liêu, thamnhũng, v.v.. dẫn đến nhân dân giảm niềm tin vào Nhà nước, làm ảnh hưởng đến uytín của Đảng đối với nhân dân.

4.1.3. Nhóm hạn chế về hiệu lực, hiệu quả trong cầm quyền của Đảng4.1.3.1. Công tác ban hành và thực thi các quy phạm pháp luật của các cơ

quan Nhà nước vẫn còn rất nhiều hạn chếHiến pháp nước ta đã khẳng định, ĐCS Việt nam là lực lượng lãnh đạo Nhà

nước và xã hội. Thực hiện sứ mệnh của mình, Đảng ta đã đề ra nhiều đường lối, chủtrương, chính sách phù hợp và đúng đắn. Để đường lối, chủ trương chính sách thựcsự đi vào cuộc sống, đòi hỏi phải được thể chế hóa thông qua hoạt động xây dựng vàban hành pháp luật của các cơ quan Nhà nước. Trong những năm qua, hiệu lực vàhiệu quả của các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước từ Trungương đến địa phương đã góp phần rất lớn trong việc thể chế hóa cương lĩnh, đườnglối, chính sách của Đảng trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, trong điều kiện đất nướcđang đẩy mạnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng Nhànước pháp quyền XHCN, công tác ban hành và thực thi các quy phạm pháp luật củacác cơ quan Nhà nước vẫn còn rất nhiều hạn chế, điều này ảnh hưởng trực tiếp đếnhiệu lực, hiệu quả trong quá trình lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng cầm quyền.

Thứ nhất, tình trạng luật, pháp lệnh mang tính chung chung, tính tuyên ngôn,không cụ thể còn thường xuyên xảy ra.

Trong những năm gần đây, nhiều lĩnh vực quan hệ xã hội đòi hỏi phải đượcđiều chỉnh cụ thể, chi tiết thì pháp luật lại là văn bản pháp luật “khung” hay văn bảnpháp luật “ống”. Thuật ngữ này để chỉ thực trạng hệ thống pháp luật Việt Nam hiệnnay, đó là tình trạng nhiều luật, nhiều pháp lệnh chỉ dừng lại ở những quy định mangtính nguyên tắc hoạt động chung nhất, chưa đạt đến một sự điều chỉnh cụ thể, rõ ràngvà đầy đủ đến mức cần thiết nên phải chờ văn bản quy định chi tiết hướng dẫn củacác cơ quan có thẩm quyền thì mới được thi hành. Phần lớn các văn bản luật giao cho

Page 128: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

124

Chính phủ ban hành nghị định để cụ thể hoá. Nhiều nghị định của Chính phủ lại giaocho bộ, ngành, địa phương hướng dẫn thực hiện. Nội dung các đạo luật chưa đầy đủđể có cơ sở quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành nên nhiều trường hợp văn bảnquy định chi tiết và hướng dẫn thi hành nên nhiều trường hợp văn bản quy định chitiết không chỉ dừng lại ở việc cụ thể hóa cá điều luật đã có mà còn phải thêm nhữngquy định mới. Điều này không chỉ tạo ra một hệ thống pháp luật gồm nhiều tầng nấc,nhiều cấp độ văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý khác nhau mà còn tạo ramột hệ thống pháp luật thiếu minh bạch, gây khó khăn cho các cơ quan thi hành, làmgiảm niềm tin của người dân vào pháp luật. Đồng thời, sự thiếu minh bạch, rõ ràng,đồng bộ, đầy đủ, cụ thể, những mâu thuẫn, chồng chéo của các văn quy phạm phápluật cũng là kẽ hở để cho nhiều cá nhân, tổ chức lợi dụng nhằm làm ăn phi pháp.Nguy hiểm hơn, còn là đất để cho không ít cán bộ của Đảng và Nhà nước lợi dụngnhằm tham ô, tham nhũng, nhũng nhiều, hạch sách nhân dân trong quá trình thực thipháp luật.

Thứ hai, rất đa dạng về thể loại văn bản và khổng lồ về số lượng văn bản quyphạm pháp luật dẫn đến khó áp dụng và kém hiệu lực.

Trong hệ thống pháp luật có 26 loại văn bản được xác định là văn bản quyphạm pháp luật. Theo số liệu của Cơ sở dữ liệu pháp luật Bộ Tư pháp, tính từ ngày 1tháng 1 năm 1987 đến 30 tháng 11 năm 2008, chỉ tính riêng văn bản pháp luật do cáccơ quan trung ương ban hành thì hệ thống pháp luật nước đã có tới 19126 văn bản,trong đó có 208 luật, bộ luật, 192 pháp lệnh, 2097 nghị định, 267 nghị quyết và 36thông tư, 1213 thông tư liên tịch. Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 đã cần đếntrên 40 văn bản pháp luật khác nhau để hướng dẫn thi hành. Luật Đất đai năm 2003muốn được thực hiện phải dựa trên 126 văn bản. Trong lĩnh vực môi trường thì cóđến khoảng 300 văn bản pháp luật khác nhau đang còn hiệu lực. Nếu kể cả các vănbản pháp luật do các cấp chính quyền địa phương ban hành thì con số này sẽ rất đồsộ. Theo báo cáo của Bộ Tư pháp tại dự thảo Tờ trình Chính phủ Dự án Luật Banhành văn bản quy phạm pháp luật thì qua 9 năm thực hiện Luật năm 2004 (2004 đến2013) các cơ quan nhà nước ở địa phương đã ban hành 284.519, trong đó cấp huyệncó: 25.625 Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân; 47.919 Quyết định của Ủy banNhân dân; 7.626 Chỉ thị của Ủy ban Nhân dân. Cấp xã có: 126.163 Nghị quyết của

Page 129: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

125

Hội đồng Nhân dân; 39.419 Quyết định của Ủy ban Nhân dân và 6.534 Chỉ thị củaỦy ban Nhân dân. Hơn nữa, do có quá nhiều loại văn bản, được nhiều cấp banhành, nhưng lại thiếu cơ chế cân nhắc toàn diện các lĩnh vực pháp luật khác nhau,nên mâu thuẫn và chồng chéo là khó tránh khỏi. Tính cồng kềnh, sự tồn tại các bấtcập và mâu thuẫn làm giảm tính minh bạch của pháp luật, khiến cho pháp luật trởnên phức tạp, khó hiểu và khó áp dụng và, vì thế, kém hiệu lực.

Thứ ba, tính hệ thống của pháp luật còn rất hạn chế.Các văn bản luật, các văn bản dưới luật khác nhau chưa thực sự tạo thành một

chỉnh thể với những nguyên tắc chỉ đạo xuyên suốt mang tính chuyên ngành hoặcliên ngành. Những mâu thuẫn giữa Luật nhà ở, Luật đất đai, Bộ luật dân sự về một sốvấn đề (như: hiệu lực các giao dịch, về căn cứ xác định sở hữu, đăng ký quyền sởhữu) mà công luận nêu lên gần đây là ví dụ cho tính hệ thống thấp của pháp luật hiệnhành của nước ta. Trên nhiều lĩnh vực quan hệ xã hội, xây dựng pháp luật chưa gắnvới quản lý thi hành pháp luật và, do đó, khó tránh khỏi hậu quả pháp luật xa rời thựctiễn, không những không phản ánh đầy đủ thực tại, mà còn khó có khả năng dự báo,đi trước sự phát triển của quan hệ xã hội. Tham mưu xây dựng chính sách, pháp luậthình sự mà không quản lý công tác phòng chống tội phạm, xử lý tội phạm, giáo dụcphạm nhân...thì khó có được một chính sách hình sự hoàn chỉnh, ổn định, thúc đẩy,chứ không phải kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

4.1.3.2. Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xãhội còn nhiều hạn chế

Sau gần 30 năm đổi mới, mặc dù đã đạt được những thành tịu nhất định trongviệc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, nhưngtrên tực tế còn không ít vấn đề hạn chế:

Thứ nhất, quy mô nền kinh tế nước ta vẫn rất nhỏ bé so với dân số.Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đến cuối năm 2013 đã đạt 176 tỷ đô la,

GDP bình quân đầu người đạt 1960 đô la/năm. Tuy nhiên, năm 2013 cũng là năm thứ6 liên tiếp nền kinh tế nước ta tăng trưởng dưới 7%. Kinh tế nước ta vẫn là một nềnkinh tế eo hẹp. Nước ta vừa ra khỏi nhóm các nước kém phát triển, thu nhập thấp, ranhập vào nhóm các nước có thu nhập trung bình, mà trung bình thì khi gặp một vàisự kiện bất thường của thế giới hoặc trong nước sẽ rất dễ rơi xuống hạng nghèo. Như

Page 130: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

126

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) từng cảnh báo các nước trong khu vực trong đócó Việt Nam về điều mà giới kinh tế gia gọi là bẫy thu nhập trung bình theo đó cácnước tăng trưởng kinh tế để thoát nghèo quá nhanh nhưng rồi lại trì trệ. Do quy mônền kinh tế còn nhỏ bé nên chúng ta muốn đầu tư thỏa đáng cho vùng núi, vùng sâu,vùng xa và hải đảo, giải quyết được các vấn đề an sinh xã hội đang đặt ra cũng “lựcbất tòng tâm”.

Thứ hai, năng lực, hiệu quả quản lý ở tất cả các cấp, các ngành đều chưa theo

kịp sự phát triển dẫn đến thất thoát, lãng phí tiền của của Nhà nước.

Thể hiện ở chỗ: dự báo chiến lược kém; quy hoạch, kế hoạch (nhất là về đất

đai) không chính xác, nhiều nơi phải làm đi làm lại nhiều lần; làm thủy điện và xử lý

rừng để cải thiện đời sống cho đồng bào, ý đồ thì tốt, nhưng trong quá trình thực thi ở

nhiều nơi gây hậu quả xấu; tiền của, sản phẩm làm ra với khối lượng và giá trị lớn,

nhưng do quản lý kém, hệ thống pháp luật còn nhiều lỗ hổng, sự tha hóa của không ít

cán bộ lãnh đạo đã dẫn đến thất thoát, tham ô, tham nhũng tiền của của Nhà nước

(thực chất là tiền thuế của nhân dân) như các vụ án vừa qua Vinasin, Vinalines và còn

diễn ra ở nhiều tập đoàn, công ty nhà nước, các công trình, dự án khác nữa. Chính

điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều người lợi dụng chức quyền để giàu lên

nhanh chóng, có khối tài sản kếch xù, phi lý, không rõ nguồn gốc.

Thứ ba, khoảng cánh chênh lệch giàu nghèo có xu hướng tăng lên.

Mặc dù, sau gần 30 năm đổi mới, những thành tựu về tăng trưởng kinh tế của

nước ta đã được cả thế giới công nhận, hầu hết mọi người dân đều được hưởng thành

quả của sự tăng trưởng này. Như đã khẳng định trong phần lý thuyết, hiệu quả cầm

quyền của Đảng ngoài tăng trưởng, cần phải có cả sự phân phối một cách công bằng

ở mức độ nhất định. Mục đích là giảm thiểu sự bất mãn của những người bị thua thiệt

trong quá trình phát triển để giảm thiểu các xung đột giữa các nhóm, các tầng lớp, các

khu vực trong xã hội. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê, hệ số chênh lệch thu nhập

bình quân đầu người của nhóm 20% cao nhất so với nhóm 20% thấp nhất trong cả

nước năm 1990 là 4,1 lần, năm 1991 là 4,2 lần, năm 1993 là 6,2 lần, năm 1994 là 6,5

lần, năm 1995 là 7,0 lần, năm 1996 là 7,3 lần, năm 1999 là 7,6 lần, năm 2002 là 8,1

lần và năm 2004 là 8,4 lần. Trong 14 năm, hệ số chênh lệch tăng lên 2,05 lần [105].

Page 131: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

127

Trong khoảng một thập kỷ gần đây, chênh lệch giàu nghèo ở nước ta còn có xu

hướng tăng nhanh hơn:

Chênh lệch thu nhập giữa nhóm 20% hộ thu nhập cao với 20% hộ thunhập thấp tăng dần từ 8,1 lần năm 2002 lên 8,4 lần 2006, 8,9 lần năm2008 và 9,2 lần năm 2010. Trong đó, khu vực nông thôn từ 0,6 lần; 6,5lần; 6,9 lần; và 7,5 lần trong các năm tương ứng. Chênh lệch thu nhập giữathành thị và nông thôn vẫn còn lớn 2,1 lần trong 5 năm 2006 - 2010.Chênh lệch thu nhập, đời sống giữa các vùng chưa được thu hẹp. Ví dụgiữa vùng Đông Nam bộ với vùng Tây Bắc năm 2010 là 2,92 lần so với3,1 lần năm 2002, giữa đồng bằng sông Hồng với vùng Tây Bắc là 2,54lần 2010 so với 1,79 lần 2002… Xóa đói, giảm nghèo giúp cho ngườinghèo vươn lên trung bình và khá giả vẫn còn là một thách thức lớn đốivới triển vọng phát triển xã hội trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng ởnước ta sau 10 năm thực hiện chiến lược tăng trưởng kinh tế gắn với tiếnbộ và công bằng xã hội [7, tr.40].

Theo bà Victoria Kwakwa - giám đốc quốc gia Ngân hàng thế giới tại ViệtNam, hiện nước ta còn khoảng 19 triệu người nghèo, trong đó 75% là người dân tộcthiểu số và là thuộc nhóm cực nghèo; mức thu nhập bình quân của nhóm 20% ngườigiàu nhất so với thu nhập của nhóm 20% nghèo nhất tăng từ 7 lần lên 8,5 lần tronggiai đoạn 2004 - 2010.

Thứ tư, đời sống của nông dân còn gặp rất nhiều khó khăn.Kể từ sau đổi mới cho đến nay, chúng ta vẫn là một đất nước nông nghiệp. Rõ

ràng nông nghiệp đã trở thành trụ đỡ quan trọng cho nền kinh tế, cuộc sống của hàngchục triệu dân nông thôn vẫn phụ thuộc vào nghề nông, đảm bảo cho sự ổn định củađất nước ngay cả trong điều kiện khó khăn do khủng hoảng, suy thoái kinh tế toàncầu. Đặc biệt, từ khi Đảng ban hành Nghị quyết trung ương 7 khóa X “Về nôngnghiệp, nông dân, nông thôn” ngày 5-8-2008 đến nay, nông nghiệp tăng trưởng đángkể cả về năng suất, sản lượng và giá trị, nông sản và sản phẩm chế biến từ nông sảnxuất khẩu tăng từ 12 lên 16 mặt hàng, có thị trường tiêu thụ tại 160 nước và vùnglãnh thổ, tổng kim ngạch xuất khẩu năm năm đạt 115 tỉ USD (năm 2013 đạt 27,5 tỉUSD), tăng bình quân 15,2%/năm v.v.. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn chưa được

Page 132: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

128

như mong muốn, vai trò chủ thể của nông dân chưa được phát huy đầy đủ, chậm tạora những chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện trên thực tế. Hàng triệu người chăn nuôitrong cả nước đang khánh kiệt vì giá bán không đủ trả nợ tiền thức ăn, tiền con giống,thuốc thú y. Đó là chưa kể rất nhiều, rất nhiều hộ đã lâm vào cảnh nợ nần khi dịchbệnh đột nhiên quét qua trại chăn nuôi của họ. Số liệu ngành chăn nuôi công bố mớiđây làm mọi người choáng váng: hai năm ngành này thua lỗ tới 1,3 tỉ USD vì giá cácsản phẩm chăn nuôi giảm mạnh. Lúa gạo được xem là sản phẩm nông nghiệp xuấtkhẩu mũi nhọn, là niềm tự hào của Việt Nam nhiều năm qua cũng đang trong tìnhtrạng đứng không vững.

Mặc dù những năm qua Nhà nước rất quan tâm đầu tư, hỗ trợ nông dân tiếpcận vốn vay và nhiều chính sách ưu đãi cho nông nghiệp, nhưng hiệu quả mang lạichẳng khác gì muối bỏ biển. Thực tế là dù chăn nuôi hay trồng trọt thì nông dân cũngkhông thể nào thoát ra được nguy cơ “được mùa, mất giá” hoặc “mất mùa, trắng tay”.Điều mà nông dân quan tâm nhất vào lúc này là làm thế nào không còn sản xuất,chăn nuôi trong tình trạng biết chắc sẽ thua lỗ. Các chính sách về thu mua tạm trữ,tiêu thụ nông sản, nhập khẩu muối, vật tư nông nghiệp, khai thác khoáng sản, khaithác, nuôi trồng thủy hải sản, bảo hiểm nông nghiệp chưa mang lại quyền lợi tươngxứng cho nông dân. Chính sách tín dụng ưu đãi tuy đã có nhưng nông dân khó tiếpcận, dẫn đến thiếu vốn sản xuất kinh doanh; chính sách về đất đai còn bất cập, việcthu hồi đất nông nghiệp, đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư chưa phù hợp, dẫnđến một bộ phận nông dân mất đất sản xuất, không có việc làm, đời sống gặp nhiềukhó khăn, khiếu kiện kéo dài, phức tạp.

Ngoài ra, các vấn đề xã hội như: giáo dục, y tế, văn hóa, xóa đói giảm nghèo,ô nhiễm môi trường, v.v.. cũng đang còn rất nhiều tồn tại, hạn chế đòi hỏi Đảng, Nhànước phải có những giải pháp kịp thời và có hiệu quả.

4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO TÍNH CHÍNH ĐÁNGTRONG CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY

Việc xác định được ba nhóm hạn chế chính là rất cần thiết, nó là cơ sở để đưara được các giải pháp (được phân chia theo ba nhóm chính) mang tính khả thi, là cơsở cho việc thay đổi kịp thời trong xây dựng và củng cố các yếu tố căn bản để nângcao tính chính đáng trong cầm quyền của Đảng ta hiện nay.

Page 133: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

129

4.2.1. Nhóm giải pháp về củng cố, xây dựng hệ giá trị của ĐảngLịch sử chỉ ra rằng, trong bất cứ một xã hội nào đều phải có một lực lượng

chính trị chi phối, vạch ra và định hướng con đường đi cho xã hội đó. Chính vì vậy,cơ sở đầu tiên, quan trọng nhất cho tính chính đáng của một đảng lãnh đạo, một đảngcầm quyền là nó có đủ khả năng nhận thức được những vấn đề mang tính quy luậttồn tại và phát triển của xã hội, giải đáp được những mâu thuẫn cơ bản của xã hội đểđịnh hình được mục tiêu và con đường đi lên cho xã hội đó. Đảng phải tự khẳng địnhđược niềm tin của mình vào con đường đi lên cho xã hội từ chính sự hy sinh, phấnđấu không ngừng cho mục tiêu, lý tưởng của Đảng, vì lợi ích của nhân dân, vì lợi íchcủa xã hội. Và tự nhân dân, chứ không ai khác, sẽ là người đánh giá tính đúng đắncủa con đường và mục tiêu mà Đảng đã vạt ra qua những lợi ích mà họ tin tưởng vànhận được từ thực tế cuộc sống, để từ đó tin tưởng, đi theo, ủng hộ vai trò lãnh đạo, vịtrí cầm quyền của Đảng. Đảng ta, trong điều kiện hiện nay, muốn giữ vững được vaitrò cầm quyền phải chú trọng đến hệ tư tưởng mang tính nền tảng. Cần tập trung vàoba vấn đề, được cho là rất quan trọng: Nhận thức lại, nhận thức đúng, nhận thức kỹhơn về các giá trị của hệ tư tưởng nền tảng; Tiếp tục bổ sung, phát triển hệ tư tưởngnền tảng cho phù hợp với tình hình mới; và nâng cao được tính khoa học, tính dânchủ trong quá trình hình thành cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng. Hệ tưtưởng nền tảng cung cấp cơ sở lý luận cho các cương lĩnh, đường đối trong hoạt độngcầm quyền của Đảng và các cương lĩnh, đường lối là mục tiêu và quy phạm của cáchoạt động cầm quyền, còn đội ngũ cán bộ của Đảng vừa là người truyền bá, vừa là cơsở bảo đảm về tổ chức cho việc thực hiện mục tiêu của Đảng.

4.2.1.1. Nhận thức lại, nhận thức đúng, nhận thức kỹ hơn về các giá trị củahệ tư tưởng nền tảng

Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong quátrình tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, kháng chiến chống thực dân Pháp vàđế quốc Mỹ xâm lực, trong cách mạng XHCN, nhất là những thành tựu to lớn, có ýnghĩa lịch sử mà Đảng lãnh đạo nhân dân ta đã giành được sau gần 30 năm đổi mới,luôn gắn liền với học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng ta ngày càngnhận thức đầy đủ hơn, toàn diện hơn, sâu sắc hơn về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởngHồ Chí Minh và khẳng định chỉ có trên cơ sở trung thành, vận dụng sáng tạo, phát

Page 134: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

130

triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với thực tiễn Việt Namthì Đảng mới có khả năng lãnh đạo Nhà nước và Nhân dân gặt hái được những thànhcông, tránh được nguy cơ sai lầm về đường lối. Cùng với sự phát triển của đất nước,cùng những những biến chuyển to lớn và nhanh chóng của quốc tế, của thời đại, đòihỏi Đảng, cụ thể là công tác lý luận của Đảng phải được nâng cao. Vì, lý luận đóngvai trò là cơ sở nền tảng. Lý luận đúng thì chính sách sẽ đúng đắn, tư tưởng sẽ thốngnhất, kinh tế phát triển, xã hội ổn định. Như Lênin đã chỉ ra: không có lý luận cáchmạng thì không có phong trào cách mạng. Điều đó đòi hỏi, ngoài việc kiên định chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng phải không ngừng bổ sung, pháttriển hệ tư tưởng nền tảng để phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước, nắm chắccác quy luật vận động, phát triển trong tình hình mới. Đặc biệt, ở nước ta hiện nayphải rất coi trọng việc khắc phục chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa kinh nghiệm trongcông tác lý luận của Đảng. Vì, nhìn lại hầu hết những sai lầm của Đảng trong lịch sửcầm quyền của mình (đặc biệt là giai đoạn 1975 - 1986) đều do chủ nghĩa giáo điềuvà chủ nghĩa kinh nghiệm được xem trọng và đề cao một cách quá mức đã dẫn đếnnhững sai lầm trong đường lối phát triển của đất nước. Vì vậy, trong nghiên cứu lýluận, cần phải giải quyết được mối quan hệ giữa kiên định các vấn đề mang tính bảnchất, nguyên tắc với sự sáng tạo, nhạy cảm và chủ động nắm bắt những biến đổi củacác chuẩn mực, giá trị mới đang diễn ra.

Hiện nay, nhiệm vụ quan trọng nhất trong xây dựng cương lĩnh, đường lốicủa Đảng đó là phải nắm vững bản chất cách mạng và khao học, vận dụng đúngđắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làm sao nhận thứcđúng đắn được phương vị lịch sử mà sự phát triển của đất nước đang tồn tại. NếuĐảng không thể định vị được giai đoạn phát triển xã hội thì sẽ nảy sinh hiện tượngcương lĩnh sai lầm về vị trí. Cái gọi là định vị đúng đắn tức là thực hiện được sựđánh giá chính xác đối với trình độ phát triển của chính trị, kinh tế và văn hóa củanước ta. Điều này cực kỳ quan trọng trong xây dựng cương lĩnh, đường lối củaĐảng. Vì cương lĩnh, đường lối không phải là khẩu hiệu mà nó bao hàm nhữngchính sách lớn của đất nước, là sự cam kết trong cầm quyền của Đảng đối với nhândân. Nhân dân có thể căn cứ vào các cương lĩnh, đường lối đã công bố của Đảng đểlựa chọn thái độ đối với sự cầm quyền của Đảng.

Page 135: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

131

Trong công tác lý luận của Đảng hiện nay, ngoài việc nghiên cứu, vận dụngchủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn đất nước, cần phân biệt những luận điểm cơ bảncủa chủ nghĩa Mác - Lênin đã đúng đắn từ lúc mới ra đời cho đến nay vẫn đúng;những luận điểm đúng và phù hợp trong điều kiện lịch sử lúc đó, đến nay đã bị thựctiễn lịch sử vượt qua; những luận điểm đúng nhưng do hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ,chưa sâu sắc nên vận dụng không đúng; những điều mà chủ nghĩa Mác - Lê nin chưađề cập đầy đủ hoặc chưa đề cập đến.

4.2.1.2. Tiếp tục bổ sung, đổi mới, vận dụng sáng tạo nền tảng tư tưởng vàothực tiễn cách mạng nước ta

Trung thành và kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làphải nắm vững mối quan hệ giữa kiên định và phát triển, tức là phát triển trên cơ sởkiên định nguyên tắc cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởngHồ Chí Minh và phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam, với xu thế phát triểnnhanh chóng của thời đại. Thực tiễn luôn biến đổi nhanh chóng, có những lý luậnngày hôm qua là chân lý, không có nghĩa nó vẫn còn đúng đối với mọi trường hợp,hoàn cảnh của ngày hôm nay. Bản thân chủ nghĩa Mác - Lênin là một hệ thống mở.Vì vậy, không ngừng phát triển, bổ sung chủ nghĩa Mác - Lênin vừa là yêu cầu củathực tiễn, vừa là yêu cầu nội tại của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Trong giai đoạn hiện nay, công tác lý luận của Đảng, trên nền tảng của chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cần phải làm rõ được một loạt các vấnđề mới đang đặt ra mà vẫn giữ vững được mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền vớiCNXH, các quan hệ cơ bản, có ý nghĩa như các “song đề biện chứng” phản ánh cácmặt khác nhau của mâu thuẫn cơ bản ở nước ta hiện nay. Như Văn kiện Đại hội XIcủa Đảng chỉ rõ:

Phải đặc biệt chú trọng nắm vững giải quyết tốt các mối quan hệ lớn: quanhệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mớichính trị; giữa kinh tế thị trường và định hướng XHCN; giữa phát triển lựclượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất XHCN;giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằngxã hội; giữa xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN; giữa độc lập, tựchủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo; Nhà nước quản lý, nhân dânlàm chủ;… Không phiến diện, cực đoan, duy ý chí [26, tr.72-73].

Page 136: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

132

Muốn giải quyết được các vấn đề lý luận đang đặt ra hiện nay, muốn có đượccác cương lĩnh, đường lối đúng và hiệu quả, trong bối cảnh hiện nay, Đảng cần phảitạo ra được một cơ quan nghiên cứu lý luận nhằm tham mưu trong xây dựng đườnglối của Đảng có trí tuệ cao, được giải phóng về mặt tư tưởng và hoạt động thực sựhiệu quả. Phương án tối ưu trong bối cảnh hiện nay, ngoài các Viện, Học viện thìĐảng phải rất coi trọng xây dựng Hội đồng lý luận Trung ương thành một cơ quanchuyên nghiệp, tập hợp được những người tinh hoa nhất trong nghiên cứu đường lốicủa Đảng. Ở đó phải là nơi tập hợp được các nhà khoa học tinh túy nhất của đất nướctrong nghiên cứu lý luận và được làm việc với một cơ chế đặc thù, đặc biệt là tính tựdo và dân chủ trong nghiên cứu.

4.2.1.3. Nâng cao tính dân chủ và khoa học trong quy trình hình thành cácquyết sách chính trị của Đảng

Trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền như ở nước ta, việc xây cươnglĩnh, đường lối, chính sách của Đảng đúng đắn là cực kỳ quan trọng. Vì tất cả cáccương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng sẽ được Nhà nước thể chế hóa toàn bộvào trong hệ thống Hiến pháp và pháp luật để thực thi trong toàn xã hội. Vì vậy,cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng đúng đắn, khoa học sẽ là tiền đề để đảmbảo tính hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của Nhà nước. Sinh thời, Lênin luôn coisai lầm về đường lối, chính sách là một trong hai nguy cơ căn bản của Đảng cầmquyền. Hồ Chí Minh đã luôn quan tâm đến tính chính đáng trong quyết sách củaĐảng. Người nhắc nhở: “Đảng ta phải thật khéo léo trong xây dựng đường lối, chínhsách, tức là phải biết đúc kết kinh nghiệm thực tiễn phong phú của cuộc sống vàođường lối, chính sách, biết dựa vào chính lực lượng của quần chúng, hơn nữa phảikhéo lấy lực lượng của quần chúng” [76, tr.298]. Quyết sách của Đảng phải đảm bảoyếu tố khách quan, dân chủ và khoa học. Vì “để tăng tính thuyết phục cho các địnhhướng chính sách của Đảng, thì sự hợp lý của các chính sách (hay tính khoa học hiểutheo nghĩa rộng) vẫn là cơ sở quan trọng nhất của sức thuyết phục cho mọi chính sáchcũng như tính chính đáng đối với sự cầm quyền của Đảng” [52, tr.176-177].

Trong bối cảnh hiện nay, phải xác lập vai trò chủ đạo của đảng viên và nhân

dân với tư cách là chủ thể trong quá trình ra quyết sách của Đảng. Cần xây dựng và

kiện toàn cơ chế đảng viên tham dự một cách dân chủ. Phải bảo đảm cho đảng viên

Page 137: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

133

có và thực hiện quyền được biết tình hình, quyền tham dự, quyền lựa chọn và quyền

giám sát trở thành bốn quyền cơ bản, trọng điểm của đảng viên. Đảng phải thực hiện

chế độ thông báo tình hình trong Đảng, phải quan tâm đến nội dung công khai,

phương thức công khai, phạm vi công khai. Thực hiện được những vấn đề trọng đại,

thông báo, truyền đạt trước trong Đảng các văn kiện quan trọng, quyết sách quan

trọng cần được thảo luận trước trong Đảng. Tích cực khai thông kênh thông tin hai

chiều từ trên xuống dưới và phản hồi từ dưới lên trên. Đảng cần tính đến phương án

xây dựng quy chế trưng cầu ý kiến về các quyết sách quan trọng để đảm bảo tính dân

chủ trong các quyết sách của Đảng. Những quyết sách quan trọng cần được soạn thảo

từ cơ quan tham mưu tập hợp đội ngũ có trí tuệ cao của Đảng và cần phải được thảo

luận một cách kỹ càng từ đông đảo đảng viên của đảng và của các nhà khoa học trong

toàn xã hội. Đồng thời các ý kiến bất đồng phải được tôn trọng, được bảo vệ và được

phản ánh, thậm chí là vượt cấp đến cấp cao nhất của Đảng. Khuyến khích đảng viên

nói thật, nói thẳng, tăng cường ý thức chủ thể và tinh thần trách nhiệm, ý thức về sứ

mệnh của đảng viên trong xây dựng Đảng. Đảng cần đẩy mạnh cơ chế kiểm tra, giám

sát và nghiêm trị những hành vi áp đặt, trù dập của những đảng viên có chức, có

quyền đối với những đảng viên nói thẳng, nói thật.

Các quyết sách của Đảng phải tuyệt đối tránh sự thao túng, tác động quá lớn

của “lợi ích nhóm”, thay vào đó quyết sách của Đảng phải hướng vào thỏa mãn lợi

ích của tuyệt đại đa số người, xử lý thỏa đáng quan hệ giữa các loại lợi ích của đa số.

Chỉ có như vậy, Đảng mới có thể giành được sự ủng hộ của tuyệt đại đa số nhân dân,

từ đó củng cố cơ sở quần chúng và cơ sở xã hội của sự cầm quyền của Đảng.

Cương lĩnh và chính sách quy định của ĐCS vừa phải thể hiện lợi ích căn

bản của quần chúng nhân dân và tính chất của Đảng, lại phải tạo ra cơ hội

bày tỏ lợi ích công bằng của các chủ thể lợi ích xã hội khác nhau, làm cho

quyết sách phản ánh một cách công bằng lợi ích của những quần thể khác

nhau. Tính hợp lý của quyết sách khoa học dân chủ đã quyết định tính hợp

lý của chính sách công cộng của chính phủ, chỉ có hoàn thiện cơ chế phân

phối lợi ích xã hội, mới là điều kiện để thực hiện được quyết sách dân chủ

khoa học [72, tr.15].

Page 138: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

134

Vì vậy “khi đưa ra những chính sách liên quan đến lợi ích của quần chúng,trước hết cần tìm hiểu ý nguyện và yêu cầu thực tế của quần chúng. Thông qua nhiềuhình thức như công báo, thăm dò dư luận để tìm hiểu ý kiến và cách nhìn của quầnchúng, tập hợp rộng rãi ý chí của nhân dân, làm cho quyết sách được xây dựng thựcsự trên cơ sở khoa học, dân chủ” [72, tr.16].

Lâu nay, ở nước ta, cả trong Đảng và Nhà nước, không ít những quyết sách sailầm nhưng chưa có tiền lệ truy cứu trách nhiệm cho những người đứng đầu hay cơquan ban hành quyết sách. Vì vậy, để nâng cao được tính khả thi của các quyết sách,giảm thiểu dược các sai lầm của quyết sách, cần “xây dựng chế độ truy cứu tráchnhiệm đối với quyết sách sai lầm: Cần nghiên cứu thực hành nguyên tắc “sai quyếtsách người đó chịu trách nhiệm”. Phải tiến hành truy cứu trừng phạt, nhằm tăngcường nâng cao ý thức trách nhiệm, ý thức mạo hiểm, quyết sách khoa học. Tập thểquyết sách có sai lầm nghiêm trọng, thì vừa phải truy cứu trách nhiệm của người cótrách nhiệm trực tiếp, cũng phải truy cứu trách nhiệm của người lãnh đạo” [72, tr.16].

4.2.2. Nhóm giải pháp về nâng cao tính hợp pháp trong cầm quyềncủa Đảng

4.2.2.1. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trongđiều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Bản chất của quyền lực chính trị là thống nhất. Vì vậy, không có vấn đề phânchia tách rời quyền lực chính trị giữa Đảng và Nhà nước. Vấn đề là, phương thứcthực thi quyền lực chính trị của Đảng, trong điều kiện xây dựng Nhà nước phápquyền XHCN, không thể do Đảng trực tiếp thực hiện đối với xã hội như thời kỳ đấtnước có chiến tranh hay giai đoạn trước đổi mới trước kia mà phải tiến đến mục tiêulà Đảng thực thi quyền lực của của mình chủ yếu thông qua Nhà nước. Trong gần 30năm đổi mới vừa qua, thực tiễn cầm quyền của Đảng đã được đổi mới theo hướngnày. Vấn đề đặt ra hiện nay là, một mặt phải vừa đảm bảo sự thống nhất giữa sự lãnhđạo của Đảng và tổ chức thực thi quyền lực quản lý của Nhà nước, mặt khác, phảiphân biệt những quyền hạn của Đảng đối với xã hội, đối với Nhà nước, với tư cách làĐảng cầm quyền với chức năng làm luật, thực thi pháp luật, quản lý xã hội của Nhànước để tránh tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, đùn đẩy tráchnhiệm mỗi khi có hậu quả xảy ra. Đây không chỉ là xuất phát từ sự khác nhau trong

Page 139: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

135

phương thức thực thi quyền lực của Đảng và quyền lực của Nhà nước trong điều kiệnxây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN mà còn trực tiếp liên quan đến tính minhbạch, rõ ràng, bền vững của các cơ sở hợp pháp cho vị trí, vai trò của Đảng cầmquyền. Vì vậy, cần tập trung vào những vấn đề sau đây:

Thứ nhất, cần phân biệt giữa vai trò, chức năng lãnh đạo của Đảng với chứcnăng, thầm quyền quản lý của Nhà nước.

Đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, về cơ bản, đềuphản ánh ý chí và nguyện vọng và lợi ích của nhân dân. Trong điều kiện Đảng cầmquyền, bộ máy Nhà nước phải lấy đường lối, chính sách của Đảng làm mục tiêu, địnhhướng cho toàn bộ tổ chức và hoạt động của mình. Vì vậy, Hiến pháp và pháp luật donhà nước ban hành và tổ chức thực hiện phải thể hiện đầy đủ, sâu sắc quan điểm, nộidung đường lối, chính sách của Đảng. Ngược lại, vai trò và chức năng của nhà nướcvà của pháp luật phải được coi trọng và không ngừng hoàn thiện để không nhữngbiến những quan điểm, định hướng chính trị của Đảng cầm quyền thành các chươngtrình hành động của toàn xã hội, mà còn góp phần bổ sung, ngày càng hoàn thiện vànâng cao chất lượng của các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng. Chứng tỏ,đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều có những chức năngriêng, không thể thay thế cho nhau.Về bản chất, pháp luật do nhà nước làm ra và bảođảm chúng được thực thi trong toàn xã hội một cách thống nhất. Pháp luật trở thànhhình thức pháp lý biểu hiện nhu cầu vận động của các quy luật khách quan, chính vìvậy, nó đặt mọi công dân, mọi thiết chế xã hội và ngay cả bản thân tổ chức và hoạtđộng của nhà nước cũng phải tuân thủ. Với tư cách là một tổ chức chính trị - một bộphận cấu thành của xã hội, Đảng cũng phải được tổ chức và hoạt động trong khuônkhổ của Hiến pháp và pháp luật. Vì vậy, cần khắc phục nhận thức cho rằng, pháp luậtchỉ đơn giản là công cụ để hợp pháp hóa và để thực hiện đường lối, chính sách củaĐảng, chính vì thế mà coi đường lối, chính sách của Đảng có vị trí, vai trò đứng trênpháp luật, đứng trên Nhà nước, coi đường lối, chính sách của Đảng có thể bao quát,quyết định được tất cả các công việc của Nhà nước và xã hội, có thể đem ra thi hànhtrực tiếp đối với xã hội.

Trong Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân, quyền lực Nhànước là chủ quyền của nhân dân. Ngoài nhân dân ra không có một thứ siêu quyền lực

Page 140: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

136

đứng trên quyền lực của nhân dân để giám sát, kiểm tra đối với hoạt động của bộ máynhà nước, nhân dân tự tổ chức ra các hình thức để thực hiện quyền kiểm tra, giám sátmang tính xã hội đối với các cơ quan quyền lực nhà nước thông qua các tổ chứcchính trị - xã hội đại diện cho các tầng lớp nhân dân. Vì vậy, về mặt lý thuyết, côngtác kiểm tra, giám sát là một trong những nội dung lãnh đạo của Đảng đối với Nhànước, song không thể áp dụng mối quan hệ như cấp trên với cấp dưới, người lãnh đạovà đối tượng bị lãnh đạo vào trong mối quan hệ giữa Đảng với Nhà nước như trongmột kỳ ở các nước XHCN trước kia hay thời kỳ trước đổi mới ở nước ta đã mắc phải.Trong giai đoạn hiện nay, Đảng thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của mình đốivới các đảng viên và các tổ chức của Đảng hoạt động trong bộ máy Nhà nước từTrung ương đến địa phương trong việc chấp hành cương lĩnh, đường lối, chính sáchcủa Đảng cầm quyền. Đã là đảng viên của Đảng thì các đảng viên phải làm cho bộmáy Nhà nước hoạt động và thực hiện đúng và có hiệu quả cương lĩnh, đường lối,chính sách của Đảng. Nhờ vậy, Đảng kiểm soát được hoạt động của Nhà nước trongviệc đảm bảo thể chế hóa cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng.

Thứ hai, hợp nhất một số chức danh, một số tổ chức của Đảng với Nhà nước.Nắm giữ chính quyền là chức năng quan trọng nhất của đảng cầm quyền. Xét

từ kinh nghiệm cầm quyền của hầu hết các đảng cầm quyền trên thế giới, đảng cầmquyền bằng phương thức thông qua bầu cử để đưa người lãnh đạo của đảng sang nắmcác chức vụ của nhà nước, của chính phủ. Như vậy, đã tránh được xuất hiện hai hệthống quyền lực của đảng đối đầu nhau và triệt tiêu nhau. Quan trọng hơn, nếu hệthống tổ chức đảng ở bên ngoài nhà nước thì thể chế trách nhiệm của nhà nước sẽkhó thiết lập được, mục tiêu của nhà nước pháp quyền là đề cao pháp luật cũng khóđược thực hiện.

Trước mắt, cần phải nhất thể hóa một số chức danh của Đảng với Nhà nước.Đối với nước ta, nhất thể hóa cũng là chủ trương đã được Đảng ta đề ra, chứ

không phải là điều gì mới mẻ. Tuy nhiên, đây là một vấn đề rất lớn. Nhiều khía cạnhcủa vấn đề lại không thể chỉ giải quyết bằng mỗi một việc là sửa đổi Hiến pháp. Tấtnhiên, có những vấn đề cơ bản khác nếu không được thiết kế trong Hiến pháp thì rấtkhó mở đường cho việc đổi mới tiếp theo nền quản trị quốc gia. Cần phải hết sứctránh việc hình thành “hai nhà nước” trong một đất nước. Chúng ta có thể nghiên cứu

Page 141: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

137

nhất thể hóa sâu rộng hơn, tương tự như Singapore chẳng hạn, để Đảng lãnh đạo thậtsự “hóa thân” vào Nhà nước. Làm được điều này, chúng ta không chỉ tránh được rủiro của những xung đột không đáng có giữa Đảng và Nhà nước, mà còn xác lập đượcchế độ trách nhiệm giải trình hữu hiệu, bảo đảm được quy trình ban hành quyết địnhminh bạch, rõ ràng và đỡ tốn kém thời gian, công sức hơn. Hiện nay đây là nhiệm vụđầu tiên và quan trọng nhất để đổi mới nền quản trị quốc gia của chúng ta.

Trong ngắn hạn, chúng ta nên hợp nhất hai chức danh là Tổng bí thư và Chủtịch nước làm một. Việc này đã được rất nhiều nước trong đó có Trung Quốc, Lào làhai nước XHCN đã thực hiện một cách hiệu quả. Tuy nhiên,

Nếu chúng ta duy trì quyền lực của Chủ tịch nước theo Hiến pháp hiệnhành, quyền hành pháp chủ yếu nằm trong tay Thủ tướng như hiện nay,thì việc hợp nhất hai chức danh Tổng bí thư và Thủ tướng Chính phủ lại làmột phương án cần tính đến. Bởi vì, cách thiết kế như vậy nhìn về dài hạnsẽ cho phép đảng duy nhất cầm quyền ở Việt Nam hoạt động nhất quánvới các ràng buộc của Hiến pháp và pháp luật, do Đảng đã “hóa thân” vàoNhà nước; người đứng đầu Đảng cũng đồng thời là người chịu tráchnhiệm điều hành hoạt động của Chính phủ. Đây là kinh nghiệm mà hầuhết các đảng chính trị trên thế giới đang áp dụng. Điều này sẽ tạo ra sựnhất quán trong quan hệ quyền lực, hạn chế được khoảng trống về mặtpháp lý đối với hoạt động lãnh đạo của Đảng đối với bộ máy nhà nước,làm tăng tính chính đáng cho sự cầm quyền duy nhất của Đảng. Nhữngthay đổi này có thể không dễ dàng thực hiện được trong ngắn hạn, vì nóđòi hỏi đồng bộ một loạt các yếu tố và các cơ chế ràng buộc khác ngaytrong Đảng cũng như sự chín muồi của các điều kiện thực tế khác [37].

Theo phương án này, người đứng đầu của Đảng cũng là người nắm chủ yếuquyền hành pháp của nhà nước. Khi đó, ngoài việc phải hoạt động trong khuôn khổcủa Hiến pháp, pháp luật, người đứng đầu Đảng sẽ bị kiểm soát chặt chẽ từ cơ chếkiểm soát quyền lực nhà nước (đặc biệt là từ Quốc hội - với từ cách là cơ quan quyềnlực cao nhất đại diện cho quyền lực của nhân dân). Với quyết tâm xây dựng quyềnlực nhà nước phải được kiểm soát mà Đại hội XI của Đảng đã đề ra, theo chúng tôi,phương án hai này là hợp lý và chắc chắn sẽ có hiệu quả trong đòi hỏi phải kiểm soát

Page 142: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

138

quyền lực của Đảng. Đồng thời, ở địa phương, tiếp tục thí điểm chủ trương bí thư cấpủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân xã, cấp quận, huyện và nghiên cứu để thíđiểm hợp nhất hai chức danh này ở cả cấp tỉnh, thành phố để có những đánh giá, rútkinh nghiệm. Cùng với đó phải xây dựng được quy chế kiểm tra, giám sát, bảo đảmthực sự có hiệu quả, ngăn chặn sự lạm quyền, độc đoán.

Ngoài ra, cần phải nhất thể hóa một số tổ chức của Đảng với với cơ quan nhà nước,Mà trước hết là nhất thể hóa Ủy ban Kiểm tra Đảng với Thanh tra nhànước, giữa các cơ quan, tổ chức phòng, chống tham nhũng của Đảng vàcủa Nhà nước. Đây là phương thức bảo đảm được đồng thời hiệu quả lãnhđạo của Đảng và hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước, tăng tính pháplý trong lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước pháp quyền, và là phươngpháp hữu hiệu nhất để Đảng thể hiện được bản lĩnh cầm quyền, cụ thể hóatrách nhiệm lãnh đạo Nhà nước và tinh giản bộ máy đảng, bộ máy của cảhệ thống chính trị [45, tr.63].

4.2.2.2. Cần xây dựng một đạo luật riêng về Đảng cầm quyềnKhi Đảng đã trở thành đảng cầm quyền, ý chí của Đảng được thể chế hóa

thành Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước. Đảng cầm quyền nếu không thể hoạtđộng trong phạm vi của Hiến pháp và pháp luật, hơn nữa không gương mẫu tuân thủHiến pháp và pháp luật thì tính quyền uy của luật pháp sẽ không tồn tại, tính tốithượng của Hiến pháp và pháp luật trong nhà nước pháp quyền sẽ không có, khi đó,dân chúng sẽ không tuân thủ luật pháp. Đảng cầm quyền, nếu vẫn hoạt động ngoàiHiến pháp và pháp luật thì sự giám sát đối với Đảng sẽ cự kỳ khó khăn hay trở nên vônghĩa. Hiến pháp của nước ta đã ghi nhận vai trò lãnh đạo của Đảng. Để khẳng địnhvai trò lãnh đạo của Đảng phù hợp với những nguyên tắc của nhà nước pháp quyền,căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn và yêu cầu xã hội, cần cụ thể hơn nữa mối quan hệlãnh đạo của Đảng, mà cụ thể là các tổ chức đảng và cấp ủy các cấp, cán bộ lãnh đạoĐảng với các cơ quan nhà nước và các chức vụ nhà nước các cấp. Hoàn thiện nhữngcơ sở pháp lý đó sẽ tránh được những biểu hiện bao biện, làm thay hay can thiệpkhông đúng nguyên tắc của cấp ủy và cán bộ Đảng vào công việc chính quyền.

Vai trò lãnh đạo của Đảng lần đầu được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1980.Đến Hiến pháp năm 1992, và Hiến pháp sửa đổi bổ sung năm 2013, tại Điều 4 quy

Page 143: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

139

định về vai trò lãnh đạo của Đảng nhưng mới khẳng định được hai vấn đề: Đảng là ai,giữ vai trò gì trong xã hội và quy định rõ Đảng và đảng viên của Đảng hoạt độngtrong khuôn khổ nào. Tuy nhiên, Điều 4 lại chưa làm rõ được mối quan hệ giữa Đảngvới Nhà nước; quan hệ giữa Đảng với các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân; vềtrách nhiệm của Đảng, đặc biệt là các cơ quan cao nhất và những người đứng đầu củaĐảng đối với sự phát triển của xã hội. Vì vậy, đã đến lúc tổ chức và hoạt động củaĐảng cần phải được luật hóa, phải có luật về Đảng cầm quyền. Có như vậy, Đảngmới phải hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật, theo đúng tinh thầncủa nhà nước pháp quyền mà chúng ta đang xây dựng. Đặc biệt, khi đã có luật vềĐảng cầm quyền, bắt buộc Đảng phải hoạt động đúng với chức năng vốn có củamình là lãnh đạo chính trị, tránh được sự lẫn lộn, song trùng quyền lực giữa Đảng vớiNhà nước, tránh được tình trạng các tổ chức Đảng và nhiều cá nhân có quyền lực củaĐảng can thiệp quá sâu một cách tùy tiện vào công việc quản lý của Nhà nước nhưngkhi có hậu quả lại không phải gánh trách nhiệm gì.

Nếu Đảng ta đã khẳng định quyền lực của Đảng là từ nhân dân, đặc biệt làtrong thể chế pháp quyền thì tổng bí thư của đảng không nên đứng ngoài chức danhnhà nước, không bị Hiến pháp và pháp luật điều chỉnh. Vì thế, trong luật về Đảngcầm quyền cũng phải có những quy định rõ ràng về sự tham gia của nhân dân trongquá trình lựa chọn nhân sự các cấp ủy đảng, kể cả nhân sự cấp cao nhất là Tổng bíthư của Đảng (việc này đã được một số đảng trên thế giới áp dụng khi chọn thủ lĩnhcủa đảng ra tranh cử tổng thống trước khi diễn ra các cuộc bầu cử chọn người đứngđầu cơ quan hành pháp, điển hình là ở Mỹ). Nên chăng, để thể hiện đúng quyền lựccủa dân trong việc xác lập các vị trí chủ chốt trong hệ thống quyền lực, kể cả trong hệthống quyền lực của Đảng. Đảng cần tính đến phương án, để nhân dân bầu ra các đạibiểu của mình giữ các cương vị chủ chốt trong hệ thống quyền lực của Nhà nướctrước, sau đó, Đảng lựa chọn trong số cán bộ đó mà xác lập các vị trí chủ chốt tronghệ thống quyền lực của Đảng. Làm được như vậy mới thể hiện đúng tinh thần Đảngdựa vào dân, tin dân, đúng với thể chế pháp quyền.

Ngoài ra, cũng phải luật hóa quyền và trách nhiệm của cấp ủy đảng, của ngườiđứng đầu cơ quan đảng các cấp và mối quan hệ với người đứng đầu Ủy ban nhândân, cơ chế đối thoại công khai, trả lời chất vấn trong các tổ chức đảng. Nếu như một

Page 144: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

140

đảng viên nào vi phạm luật sẽ phải trừng trị thật nặng để đảm bảo tính nghiêm minhcủa luật.

Xây dựng được luật về Đảng cầm quyền chính là củng cố cơ sở chính trị -pháp lý cho việc góp phần ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chínhtrị, đạo đức, lối sống của bộ phận cán bộ, đảng viên, góp phần làm cho Đảng trongsạch, vững mạnh hơn từ từng đảng viên, từng cơ quan quyền lực, là căn cứ quantrọng để chúng ta thực hiện thắng lợi công tác xây dựng Đảng theo tinh thần của Nghịquyết Trung ương 4 (khóa XI) đề ra.

Trong luật về đảng cầm quyền cần thể chế hóa một cách cụ thể mối quan hệcơ bản giữa Đảng và Nhà nước.

Đảng phải biến cương lĩnh, đường lối, chính sách của mình thành phápluật của Nhà nước chứ không phải tự mình chỉ đạo trực tiếp hoạt động củaNhà nước. Điều đó có nghĩa rằng, sự lãnh đạo của Đảng phải dưới danhnghĩa quyền lực công, quyền lực nhà nước (quyền lực được người dân ủynhiệm thông qua các cuộc bầu cử), chứ không phải nhân danh quyền lựccủa Đảng. Phải dưới danh nghĩa quyền lực công thì sự lãnh đạo mới cótính chính đáng cao. Và do vậy, sự lãnh đạo của Đảng cũng phải tuân thủcác quy định, các thủ tục, luật lệ chung trong hoạt động chính trị chứkhông nằm ngoài các quy định đó [52, tr.177].

Chỉ có như vậy, trong vận hành của bộ máy mới không bị chồng chéo về chứcnăng, nhiệm vụ, đồng thời không bỏ sót công việc, không dựa dẫm, đùn đẩy, trốntránh trách nhiệm. Đồng thời, tránh được tình trạng có công thì tranh nhau nhận,nhưng khi có lỗi thì đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.

4.2.2.3. Nâng cao tính hợp pháp của các cơ quan quyền lực nhà nước thôngqua việc cải tiến công tác bầu cử ở nước ta hiện nay

Đây là việc làm rất căn bản và cấp thiết, nó liên quan đến tính hợp pháp củacác cơ quan quyền lực nhà nước, với cương vị là một đảng duy nhất cầm quyền,thông qua bầu cử, nhân dân đã “phê chuẩn” cho sự cầm quyền của Đảng thông qua láphiếu của mình. Đặc biệt là độ tín nhiệm của các cơ quan quyền lực nhà nước đối vớicông dân được nâng lên. Giải quyết được vấn đề này nó có ảnh hưởng trực tiếp đếnviệc hạn chế sự bất tín nhiệm của công dân đối với chính quyền, nâng cao được ý

Page 145: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

141

nguyện và hành động tham gia chính trị của công dân và ảnh hưởng trực tiếp đếnhiệu lực và hiệu quả trong quá trình lãnh đạo, quản lý. Trong thời gian đến, cần phải:

Thứ nhất, cải tiến hiệp thương.Để nâng cao được tính chính đáng, Đảng cần phải dựa vào sự tín nhiệm của

nhân dân đề bổ nhiệm các chức danh quan trọng của Đảng thông qua các cuộc bầucử. Khi đó, Đảng mới tập hợp được những người đủ tài, đức, đặc biệt là độ tín nhiệmcao của nhân dân vào hàng ngũ của mình. Muốn vậy, phải đổi mới khâu giới thiệuứng cử viên, tăng tính cạnh tranh giữa các ứng cử viên (trong Đảng với nhau, trongĐảng với ngoài Đảng, số lượng ứng cử viên cho 1 ghế). Nếu đổi mới được khâu giớithiệu ứng cử viên sẽ là tiền đề rất quan trọng để tạo ra tính cạnh tranh trong bầu cử.Cần phải mở rộng khả năng lựa chọn của cử tri, như cho phép nhiều nhiều ứng cửviên tham ra ứng cử. Khi đó, chúng ta sẽ tuyển chọn được những người xứng đángnhất về tài đức, được nhân dân tín nhiệm nhiều nhất vào các cơ quan quyền lực nhànước. Mặc dù đó là người trong Đảng hay ngoài Đảng. Vì vậy, công tác hiệp thươngcần tập trung vào cải tiến các nội dung như:

- Các qui trinh, thủ tục cụ thể trong từng qui trình cần theo hướng công khai,minh bạch, bình đẳng. Thủ tục hiệp thương bao gồm 3 bước, 5 bước hay 3 hội nghị 5bước? Tại sao không qui định rõ ràng là “3 hội nghị, 3 bước” hoặc “5 hội nghị, 5bước”? Tại sao trong Luật không qui định có hiệp thương phụ, nhưng thực tiễn vẫndiễn ra mà không thể làm khác được? Việc lấy ý kiến cử tri nơi cư trú hay nơi côngtác của ứng cử viên tại Hội nghị cử tri, mời tất cả cử tri trong tổ dân phố, thôn, bảnhay chỉ mời “đại cử tri”? Hội nghị cử tri cần có tối thiểu bao nhiêu? Trên thực tế, Hộinghị cử tri có nơi chỉ có 32 cử tri có mặt, có nơi có 390 cử tri có mặt?[121]. Đồngthời, bình đẳng giữa các ứng cử viên cũng phải được thể hiện trong quá trình chọnhình thức thông qua. Tất cả phải được thông qua bằng một hình thức là bỏ phiếu kín.Như vậy, kết quả biểu quyết mới thể hiện đúng ý chí của nhân dân. Rõ ràng, cầnminh bạch tất cả những vấn đề này bằng cách pháp điển hóa vào Luật Bầu cử.

- Cần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác hiệp thương.Đảng lãnh đạo hiệp thương không có nghĩa là Đảng phải áp đặt đối với hoạt độngnày, chọn ai, loại ai để đảm bảo số lượng người của Đảng, cơ cấu đảm bảo đủ thànhphần. Lâu nay, chúng ta vẫn sợ rằng, buông lỏng công tác lãnh đạo hiệp thương có

Page 146: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

142

thể là cơ hội cho những kẻ chống phá Đảng, Nhà nước. Điều này không thừa. Tuynhiên, số đông nhân dân sẽ là những ngưới sáng suốt nhất để có thể kiểm nghiệm, đolường được những người mà họ cho rằng xứng đáng nhất để bầu vào các cơ quanquyền lực nhà nước. Những cán bộ yếu kém về năng lực, phẩm chất đạo đức có thểqua mắt các cơ quan cấp trên, chứ một khi đa số nhân dân được cung cấp thông tin vàquan sát, tiếp xúc hàng ngày về các cán bộ Đảng, Nhà nước thì người đó khó mà quamắt được nhân dân.

- Đảm bảo tính độc lập của Mặt trận Tổ quốc trong hoạt động hiệp thương.Cải tiến hiệp thương cần xác định rõ Mặt trận đóng vai trò chính trong quá trình hiệpthương chứ không phải là “người giúp việc” cho Đảng và chính quyền. Muốn độclập, mặt trận cần được độc lập về tài chính và được Đảng và Nhà nước tính xã hộicủa Mặt trận và các tổ chức thành viên. Có như vậy, trong quá trình hiệp thương mớiđảm được nguyên tắc dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch trong lựa chọn ứngcử viên.

Thứ hai, nâng cao văn hóa chính trị cho công dân.Muốn chọn được những người xứng đáng thì trình độ dân trí và trình độ văn

hóa chính trị, văn hóa bầu cử của người dân cũng rất quan trọng. Chỉ khi nào ngườidân định vị được đúng vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của mình trong các cuộc bầucử, khi đó người dân mới quan tâm, hào hứng tham gia vào ứng cử, bầu cử các cơquan quyền lực nhà nước. Điều này, đòi hỏi Đảng, Nhà nước, bên cạnh hoàn thiệncác quy định về bầu cử, phải đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cho người dân hiểu rõvề pháp luật bầu cử, về quyền và trách nhiệm của người dân. Ngoài ra, phải có cácquy định chặt chẽ để người dân có được thông tin đầy đủ về các ứng cử viên thôngqua tiếp xúc cử tri (chứ không phải chỉ là gặp gỡ “đại diện cử tri” vốn dĩ diễn ra rấtphổ biến thời gian qua), thông qua các phương tiện thông tin đại chúng v.v..

Ngoài ra, cần phải đổi mới phương thức vận động trong bầu cử, bãi bỏ hìnhthức “thi đua” trong bầu cử, chạy theo số lượng; có các cơ chế giám sát chặt chẽ quátrình kiểm phiếu v.v..

4.2.2.4. Quyền lực của Đảng cần phải được kiểm soát chặt chẽTình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống, quan liêu, tham

nhũng của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên hiện nay, theo chúng tôi,

Page 147: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

143

nguyên nhân chính ở đây là, quyền lực của Đảng chưa được kiểm soát một cách khoahọc và có hiệu quả. Dẫn đến, tình trạng lạm quyền, chuyên quyền, quan liêu, xa dân,tham nhũng, hư hỏng, thậm chí độc đoán của một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cảlãnh đạo cấp cao, dần đánh mất lòng tin của nhân dân v.v.. Vẫn biết rằng, quyền lựccủa Đảng là do nhân dân giao phó, nên mục đích của Đảng là phục vụ nhân dân, luônvì lợi ích chung của toàn thể nhân dân. Tuy nhiên, đã là con người thì "luôn luôn chịusự ảnh hưởng của các loại tình cảm và dục vọng đối với các hành động của conngười. Điều cũng khiến cho lý tính đôi khi bị chìm khuất" [54, tr.131]. Đặc biệt là khilý tính bị chi phối bởi các dục vọng, thói quen hay tình cảm thì khả năng sai lầmtrọng việc thực thi quyền lực càng lớn. Hơn nữa, với bản tính vị kỷ, con ngườithường "bị điều khiển bởi khát vọng, trong đó khát vọng về quyền lực vừa là mụctiêu, vừa là công cụ để đạt các khát vọng khác" [38]. Với đặc điểm đó của con người,không thể khẳng định người được ủy quyền luôn luôn làm đúng, làm đủ những gì mànhân dân đã ủy quyền. Cho nên, quyền lực của Đảng phải được kiểm soát một cáchchặt chẽ và khoa học là một đòi hỏi cần thiết, khách quan. Theo chúng tôi, cần tiếnhành những phương thức sau đây:

Thứ nhất, thành lập một cơ quan giám sát quyền lực của Đảng ở Trung ươnghoạt động một cách độc lập

Trong điều kiện hiện nay, có lẽ phương án khả thi nhất là cần phải nâng cao vịthế của Ủy ban Kiểm tra Trung ương bằng cách do Đại hội Đảng bầu ra và chỉ chịutrách nhiệm trước Đại hội. Kinh nghiệm từ Đảng cộng sản Trung Quốc cho thấy, Ủyban Kiểm tra các cấp do Đại hội bầu nhưng vẫn đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy cùngcấp, cho nên về thực chất chỉ là hình thức, không có thực quyền, do đó cũng khôngcó tác dụng gì trong việc giám sát quyền lực của đảng. Vì vậy, Đảng ta hiện nay, Ủyban Kiểm tra Trung ương chỉ có thể hoạt động khả thi với vai trò giám sát quyền lựcở Trung ương khi: Ủy ban Kiểm tra Trung ương do Đại hội trực tiếp bầu ra, có quyềnlực độc lập, không chịu sự kiểm soát của Bộ Chính trị hay Ban Bí thư mà chỉ chịutrách nhiệm trước Đại Hội. Có như vậy, Ủy Ban kiểm tra Trung ương mới có thểgiám sát được hoạt động của các cá nhân trong Ban Chấp hành Trung ương, kể cảTổng Bí thư, Bộ Chính trị vì đây là các cơ quan cao nhất của Đảng, có quyền lựcnhiều nhất và có nguy cơ lạm dụng quyền lực lớn nhất.

Page 148: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

144

Cùng với việc nhất thể hóa Ủy ban kiểm tra với Thanh tra nhà nước theo tinh

thần của Hội nghị Trung ương chín khóa X của Đảng, cần đổi mới mô hình Ủy ban

kiểm tra của Đảng do cấp ủy bầu hiện nay thành Ủy ban kiểm tra giám sát và kỷ

luật của Đảng do Đại hội bầu. Ủy ban này cần phải có vị trí độc lập nhất định. Ủy

ban này sẽ có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát quyền lực của chủ thể cầm

quyền nói chung, người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước nói riêng. Ngoài ra,

cần nghiên cứu xây dựng các cơ chế kiểm soát quyền lực theo tinh thần của Đại hội

XI, như cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong việc thực hiện các

quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; hoàn thiện cơ chế bầu cử, bãi miễn; hoàn

thiện cơ chế để nhân dân đóng góp ý kiến, phản biện xã hội và giám sát công việc

của Đảng và Nhà nước; v.v…

Thứ hai, nâng cao công tác tự phê bình và phê bình trong Đảng

Công tác này đã được Đảng ta chú trọng từ rất sớm. Đây là phương thức làm

cho mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng tự kiểm soát chính mình và các đảng viên giám

sát lẫn nhau thông qua tự phê bình và phê bình. Tuy nhiên, cho đến nay công tác này

vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay, chúng ta đang đẩy mạnh triển khai Nghị

quyết Trung ương 4 (khóa XI), trọng tâm của nó là công tác tự phê bình và phê bình.

Để làm một cách có hiệu quả, đã đến lúc chúng ta phải chấp nhận nhìn thẳng, nhìn

đúng vào tình hình của Đảng để tiến hành quyết tâm trong toàn bộ hệ thống của Đảng

từ Trung ương, từ Bộ Chính trị đến cơ sở. Đây là công việc rất khó khăn, vì nó bị một

cản trở rất lớn là, đảng viên cấp dưới góp ý, phê bình, kiểm điểm cho cấp trên. Muốn

thực hiện việc này một cách có hiệu quả, Ban Tổ chức Trung ương phải có những

hướng dẫn, quy định rất cụ thể và có cơ chế để kiểm tra, giám sát việc thực hiện tự

phê bình và phê bình của các tổ chức đảng từ Trung ương đến địa phương. Phương

thức này có đạt được hiệu quả cao hay thấp, phụ thuộc rất lớn vào sự tự giác chính trị

của những người lãnh đạo trong các tổ chức Đảng, Nhà nước và trình độ văn hóa

chính trị của những đảng viên cấp dưới cao hay thấp. Vì thế, trong điều kiện hiện nay,

nếu chỉ trông cậy vào sự tự ý thức sẽ khó đạt được kết quả như ý muốn. Cho nên, bện

cạnh kêu gọi sự tự ý thức, cần phải có những chế tài đủ mạnh mang tính bắt buộc từ

các quy định hay luật lệ được thực thi bởi các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Page 149: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

145

Thứ ba, đảm bảo tính độc lập của cơ quan tư phápQuan hệ giữa Đảng với các cơ quan tư pháp là Đảng lãnh đạo cơ quan tư

pháp. Đảng quyết định phương hướng chính trị của công tác tư pháp, giới thiệu

với cơ quan quyền lực nhà nước những cán bộ tư pháp chủ chốt. Tuy nhiên, phải

để cho Tòa án và Viện kiểm sát thực hiện chức trách và quyền hạn của mình một

cách độc lập. Đảng không thể nhúng tay vào chức năng điều tra và xét xử của cơ

quan tư pháp. Có như vậy, mọi công dân, không loại trừ các đảng viên của Đảng

đều được bình đẳng trước pháp luật. Bất cứ cá nhân, bất cứ tổ chức nào, kể cả cá

nhân và cơ quan cao nhất của Đảng cũng không được có đặc quyền đứng trên

pháp luật. Vì, “nếu Đảng không tôn trọng, giữ vững nguyên tắc này trên thực tế sẽ

khó tránh khỏi việc các cá nhân cũng như các cơ quan có quyền lực khác chi phối,

can thiệp vào hoạt động này. Khi đó, Đảng tự làm vô hiệu hóa công cụ quan trọng

giúp Đảng kiểm soát các đảng viên đang nắm giữ và thực thi quyền lực nhà nước”

[126, tr.227-228].

Thứ tư, tăng cường sự giám sát, kiểm soát từ nhân dânĐiều lệ Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Đảng Cộng sản

Việt Nam là đảng cầm quyền, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân,

chịu sự giám sát của nhân dân; dựa vào dân để xây dựng Đảng;...”. Như vậy, có thể

hiểu rằng nhân dân có quyền và có trách nhiệm giám sát, kiểm soát quyền lực của

Đảng. Để cho nhân dân thực hiện được vai trò của mình, cần phải:

Một là, xây dựng cơ chế để thực hiện giám sát, phản biện cho nhân dân tham

gia giám sát hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước và các cán bộ, đảng viên,

như Điều lệ Đảng đã nêu. Có cơ chế phản biện xã hội đối với đường lối, chính sách

của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên nền tảng đối thoại dân chủ, nhân dân có thể

trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức đại diện của mình để phản ánh những ý kiến

đóng góp, phản biện của mình đối với các quyết sách của Đảng nhằm giảm thiểu

những thiếu sót, sai lầm mang tính chủ quan, thiếu cơ sở khoa học trong các quyết

sách của Đảng. Đặc biệt, nhân dân kịp thời phản ánh những sai phạm, lệch lạc của

một số cán bộ, đảng viên của Đảng trong quá trình thực thi quyền lực do nhân dân

ủy quyền.

Page 150: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

146

Hai là, nâng cao trình độ văn hóa chính trị và ý thức trách nhiệm của công

dân đối với việc giám sát hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước và cán bộ,

đảng viên. “Quan tham vì dân dại”, cho nên, nếu nhân dân thụ động, thiếu trách

nhiệm, trình độ văn hóa chính trị thấp sẽ là môi trường thuận lợi cho sự lạm quyền,

chuyên quyền, tham ô, tham nhũng, lãng phí, hủ hóa v.v…

Ba là, có cơ chế để bảo vệ những công dân dám công khai đứng lên tố cáo

những sai phạm của những cán bộ có chức, có quyền của Đảng và Nhà nước. Việc

này, lâu nay đã được các cơ quan, những người có thẩm quyền đề cập đến. Tuy

nhiên, cho đến nay, người dân vẫn rất sợ, chưa tìm thấy độ an toàn khi đứng ra tố

cáo những sai phạm của cán bộ Đảng, Nhà nước. Ở nhiều nơi, người tố cáo vẫn bị

trù dập, trả thù. Vì vậy, Đảng cần chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm

việc đảm bảo an toàn khi người dân tố cáo những sai phạm do cán bộ của mình gây

ra. Có như vậy, Đảng mới huy động được một kênh giám sát quyền lực từ bên

ngoài một cách có hiệu quả cao.

Bốn là, hàng năm lấy phiếu tín nhiệm của nhân dân đối với một số chức

danh quan trọng trong hệ thống Đảng và Nhà nước và đưa công khai trên các

phương tiện thông tin đại chúng. Đảng coi sự tín nhiệm của nhân dân đối với cán bộ

của Đảng là một cơ sở quan trọng để đào tạo, bồi dưỡng những người được nhân

dân tin yêu, và, ngược lại, có cơ sở để đào thải những người không có uy tín, bất tài

trong hệ thống Đảng, Nhà nước.

4.2.3. Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong cầm quyền

của Đảng4.2.3.1. Nâng cao chất lượng hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp

luật của các cơ quan Nhà nướcThứ nhất, nâng cao chất lượng việc lập chương trình xây dựng văn bản quy

phạm pháp luật

Để việc lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có hiệu quả,

trước hết phải chú trọng tới việc hoạch định chính sách. Hoạch định chính sách là

hoạt động nhằm mục đích đưa ra các định hướng chiến lược về công tác xây dựng

pháp luật trong một khoảng thời gian nhất định. Trong đó, nội dung của việc hoạch

Page 151: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

147

định bao gồm: những vấn đề cần giải quyết, phương hướng giải quyết, cơ quan thực

hiện, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan và các vấn đề khác như đội ngũ cán bộ, kinh

phí thực hiện, v.v… Việc hoạch định chính sách không chỉ phải phù hợp với chủ

trương, đường lối, chính sách của Đảng mà còn phải dựa trên những nhu cầu khách

quan và đòi hỏi thực tế của cuộc sống. Có như vậy, khi văn bản quy phạm pháp luật

ra đời mới đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của xã hội, có tính khả thi, hiệu lực và

hiệu quả trong cuộc sống. Để đảm bảo tính khả thi của văn bản pháp luật và hạn chế

tình trạng những lĩnh vực cần thiết thì chưa có văn bản, những lĩnh vực chưa cần

thiết lại có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh, đòi hỏi chương trình xây dựng

văn bản quy phạm pháp luật phải tiến hành rà soát, hệ thống hóa, đánh giá, phân

tích pháp luật hiện hành theo từng lĩnh vực để từ đó đưa ra những định hướng làm

cơ sở cho việc lựa chọn thứ tự ưu tiên đối với các quan hệ xã hội để đưa vào lập dự

kiến xây dựng, ban hành văn bản. Ngoài ra, đối với đề nghị, kiến nghị xây dựng văn

bản quy phạm pháp luật, phải nêu lên được những tác động kinh tế - xã hội, nội

dung, chính sách cơ bản của văn bản, v.v… Cùng với đó, phải xác định rõ trách

nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc lập và thực hiện chương trình bằng cách

quy định chặt chẽ hơn về trách nhiệm đối với các cơ quan tham gia xem xét dự kiến

chương trình, còn cơ quan đề nghị xây dựng văn bản thì cần phải có trách nhiệm

giải trình và bảo vệ dự kiến chương trình do mình đề xuất.

Thứ hai, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công táctham mưu, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật

Để có những văn bản quy phạm pháp luật chất lượng, hiệu quả cần phải có

đội ngũ làm công tác tham mưu, soạn thảo có năng lực chuyên môn cao, am hiểu

các lĩnh vực pháp luật chuyên ngành, liên ngành. Hiện nay, số lượng cán bộ làm

công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của nước ta còn thiếu,

cần tăng cường đội ngũ này thông qua việc tuyển chọn những cán bộ ưu tú, có năng

lực và trình độ chuyên môn cao. Đồng thời, tiến hành xây dựng đề án đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ và tiến hành triển khai đề án đó một cách hiệu quả với nhiều hình

thức như: tổ chức các lớp tập huấn, tiến hành các hoạt động trao đổi, hướng dẫn

nghiệp vụ,v.v…Cần chú trọng đến kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và

Page 152: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

148

đánh giá chính sách, pháp luật, hệ thống lý luận khoa học, những tri thức mới trong

khoa học pháp lý của cả trong nước và quốc tế.

Thứ ba, nâng cao chất lượng của hoạt động phân tích chính sách trong quytrình lập pháp

Từ những bất cập như, việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật kéo dài,

không đáp ứng được yêu cầu đẩy nhanh tiến độ cũng như đòi hỏi ngày càng nhiều

hơn số lượng các văn bản quy phạm pháp luật cần được ban hành, sửa đổi đáp ứng

yêu cầu thực tiễn; tình trạng luật “khung” còn khá phổ biến; những mâu thuẫn,

chồng chéo của hệ thống pháp luật còn nhiều; văn bản quy phạm pháp luật ban

hành không phù hợp, v.v… có nguyên nhân chủ yếu thuộc về những yếu kém trong

nghiên cứu và hoạch định chính sách. Trong thời gian qua, nhược điểm lớn nhất của

quy trình lập pháp là chúng ta đã đồng nhất quy trình hoạch định và xây dựng chính

sách với quy trình làm luật, thậm chí việc xây dựng các dự thảo văn bản quy phạm

pháp luật nhiều khi được Ban soạn thảo bắt đầu ngay bằng việc thiết kế các quy

định, điều khoản trong khi chính sách lập pháp chưa được xác định. Để khắc phục

những khiếm khuyết này trong quy trình lập pháp thì việc quy định về công đoạn

phân tích chính sách một cách cụ thể, chi tiết là rất quan trọng. Đây phải được xác

định là công đoạn đầu tiên của quy trình lập pháp và phải được tiến hành trước khi

soạn thảo văn bản, bao gồm các bước: nhận biết vấn đề; phân tích, tìm nguyên nhân

của vấn đề; tìm giải pháp (đưa ra chính sách) để xử lý vấn đề; nghiên cứu các

vướng mắc về mặt pháp lý và nghiên cứu khả năng tài chính để đảm bảo triển khai

các quy định của văn bản pháp luật dự kiến ban hành. Theo kinh nghiệm lập pháp

của nhiều nước cho thấy, có hai cách để tổ chức triển khai các công việc trong hoạt

động phân tích chính sách một cách có hiệu quả mà chúng ta có thể nghiên cứu học

hỏi: 1- Khi có tất cả các dấu hiệu cho thấy một vấn đề nghiêm trọng đang phát sinh

trong cuộc sống, Chính phủ sẽ thành lập một Ủy ban đặc biệt để xem xét và đưa ra

các kiến nghị cần thiết. Theo cách làm của Thụy Điển thì một số nghị sĩ cũng được

tham gia ủy ban. Những vấn đề liên quan đến chính sách sẽ do ủy ban này nghiên

cứu và báo cáo Chính phủ. Nếu cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì Chính

phủ sẽ tổ chức biên soạn và trình Quốc hội; 2- Công việc phân tích chính sách do

Page 153: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

149

một bộ môn chuyên môn tiến hành. Bất luận theo cách nào thì chính sách đề ra đều

phải được Chính phủ thảo luận, quyết định trước khi văn bản quy phạm pháp luật

được bắt đầu soạn thảo. Có nghĩa là, trong quy trình lập pháp, việc lập chính sách

bao giờ cũng phải được quyết định trước, việc soạn thảo chỉ được bất đầu khi chính

sách đã được làm rõ. Chính sách lập pháp đã được đề ra là của Chính phủ nên

Chính phủ phải bảo vệ được chính sách đó trước Quốc hội. Cùng với đó, thay vì

việc thành lập một Ban soạn thảo kiêm nhiệm với các thành phần đến từ các Bộ,

ngành có liên quan nhằm đạt được một sự đồng thuận ít nhiều mang tính hình thức

thì chúng ta nên thành lập một Ban soạn thảo chuyên trách chỉ làm nhiệm vụ duy

nhất là chuyển hóa chính sách thành các điều khoản cụ thể.

4.2.3.2. Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ vàcông bằng xã hội

Xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng là xã hội vì con người, đặt con

người vào vị trí trung tâm của sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và lấy việc nâng

cao chất lượng cuộc sống con người làm mục tiêu phục vụ. Đảng ta luôn nhấn mạnh

phát triển kinh tế phải đi liền với việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Phát triển

kinh tế theo định hướng XHCN lại càng đòi hỏi phải giải quyết tốt những vấn đề xã

hội, bởi lẽ phát triển kinh tế phải là sự phát triển bền vững dựa trên những yếu tố

chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường vững chắc v.v.. Bền vững về mặt xã

hội là bảo đảm vừa đạt được tăng trưởng kinh tế, vừa giữ được ổn định xã hội,

không có những xáo trộn xung đột, nổi loạn làm ảnh hưởng đến việc huy động các

nguồn lực cho sự phát triển. Trong phát triển bền vững, yếu tố kinh tế và yếu tố xã

hội quyện vào nhau, hòa nhập vào nhau. Mục tiêu phát triển kinh tế phải bao gồm

cả mục tiêu giải quyết những vấn đề xã hội như vấn đề việc làm, xóa đói giảm

nghèo v.v.. thỏa mãn nhu cầu cơ bản của nhân dân, công bằng xã hội. Ngược lại,

mục tiêu phát triển xã hội cũng nhằm tạo động lực phát triển kinh tế.

Để đảm bảo được mục tiêu vừa phát triển kinh tế, nhưng phải đảm bảo mức

độ nhất định sự công bằng xã hội như phần lý thuyết đã chỉ ra. Ở nước ta, như các

hạn chế đã chỉ ra, ngoài nhiệm vụ phải nâng cao tốc độ phát triển kinh tế, trong

ngắn hạn, Đảng và Nhà nước cần phải:

Page 154: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

150

Thứ nhất, đổi mới đột phá nhóm chính sách xã hội theo chiều hướng phải bắt

đầu từ đột phá tư duy nhìn nhận, đánh giá, thiết kế chính sách lấy người dân làm

chủ thể, bám sát định hướng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước.

Chính sách xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng, là mục tiêu, là động lực để

phát triển nhanh và bền vững trong mọi giai đoạn phát triển. Chính sách xã hội phải

được đặt ngang tầm với chính sách kinh tế và thực hiện đồng bộ với phát triển kinh

tế, phù hợp với trình độ phát triển và khả năng nguồn lực trong từng thời kỳ. Cần

phải đánh giá lại những mặt được, và tồn tại một cách khách quan của các chính

sách xã hội đã ban hành. Việc đánh giá, bên cạnh những thành tựu, kinh nghiệm

vận hành, thiết kế chính sách cần nhận diện các vấn đề xã hội bức xúc: Vấn đề phân

hóa giàu nghèo; vấn đề phân tầng xã hội; vấn đề bất bình đẳng, vấn đề tiêu cực xã

hội, lợi ích nhóm v.v.. Tính minh bạch, tính trách nhiệm khả năng phản hồi từ các

cơ quan hoạch định và thực hiện chính sách xã hội. Với mục tiêu tổng quát như

Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI đặt ra: Tiếp tục cải thiện, nâng cao đời sống vật

chất, tinh thần cho người có công và gia đình, phấn đấu đến năm 2015 cơ bản hoàn

thành mục tiêu đảm bảo các gia đình người có công có mức sống tối thiểu bằng

hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư trên địa bàn. Đến năm 2020 cơ bản

bảo đảm an sinh xã hội bao phủ toàn dân, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, giáo

dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin v.v..

Thứ hai, đổi mới đột phá thể chế trong các lĩnh vực xã hội. Trước năm

1986 vấn đề giải quyết việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, người có việc làm

là người thuộc biên chế Nhà nước, xã viên hợp tác xã, sau 1986 nhận thức này đã

thay đổi và ngày càng phát triển khi giải quyết việc làm là trách nhiệm của mọi

cấp, mọi ngành, mọi thành phần kinh tế và của người lao động. Người lao động có

quyền làm việc ở bất cứ nơi nào mà pháp luật không cấm. Vì vậy, hiện nay có thể

theo mô hình: Nhà nước giữ vai trò định hướng, “đặt hàng” các doanh nghiệp, tổ

chức tư nhân thực hiện một số lĩnh vực thay các cơ quan hành chính Nhà nước

hiện vẫn đang điều hành, quản lý, tạo sân chơi bình đẳng cho các thành phần kinh

tế. Đó cũng là một hướng đột phá trong việc triển khai thực hiện có hiệu quả các

chính sách xã hội. Cần tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật về quan hệ lao động

Page 155: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

151

theo hướng xây dựng cơ chế đối thoại thương lượng và thỏa thuận giữa các bên

trong doanh nghiệp một cách thực chất, không hình thức. Thể chế hóa quan điểm

của Đảng, Nhà nước đã định hướng: Trong khuôn khổ luật pháp, mọi người đều

được tự do học nghề, lựa chọn việc làm, hành nghề, lựa chọn việc làm và nơi làm

việc, được thuê mướn nhân công.

Thứ ba, khuyến khích mọi người dân làm giàu theo pháp luật, thực hiện có

hiệu quả các chính sách xóa đói giảm nghèo. Với nội dung này, trong những năm

tới cần thực hiện các yêu cầu là tạo điều kiện và cơ hội tiếp cận bình đẳng nguồn

lực phát triển, hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản, vươn lên xóa đói giảm nghèo

bền vững ở các vùng, khắc phục tình trạng bao cấp dàn đều, tư tưởng ỷ lại, phấn

đấu không còn hộ đói, giảm mạnh hộ nghèo, tăng nhanh hộ giàu, từng bước xây

dựng gia đình cộng đồng và xã hội phồn vinh. Tạo được động lực làm giàu trong

đông đảo các tầng lớp dân cư, khuyến khích những người đã thoát nghèo mạnh dạn

vươn lên làm giàu và giúp những người khác sớm thoát khỏi hộ nghèo. Xây dựng

chương trình xóa đói giảm nghèo sát với điều kiện cụ thể của từng địa phương,

dành nguồn ưu tiên hỗ trợ các vùng xa, khó khăn, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu

số. Giảm dần chênh lệch về phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân giữa các

vùng, miền và các tầng lớp dân cư.

Thứ tư, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống chính sách bảo đảm cung ứng dịch vụ

công cộng thiết yếu, bình đẳng cho mọi người dân về giáo dục và đào tạo, tạo việc

làm, chăm sóc sức khỏe, văn hóa - thông tin, thể dục thể thao. Xây dựng hệ thống

an sinh xã hội đa dạng; phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,

tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân. Đa dạng hóa các loại hình cứu trợ xã hội, tạo việc

làm, đẩy mạnh xuất khẩu lao động, hướng tới xuất khẩu lao động trình độ cao; Tiếp

tục đổi mới chính sách tiền lương; Phân phối thu nhập xã hội công bằng, hợp lý để

tạo được động lực phát triển mạnh, góp phần phòng chống tiêu cực, tệ nạn xã hội;

Tăng nguồn lực đầu tư của nhà nước để phát triển các lĩnh vực xã hội và thực hiện

các mục tiêu xã hội, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, coi đây là một chính sách có

tính chiến lược, nhằm huy động mọi nguồn lực, trí tuệ của các thành phần kinh tế,

của các tổ chức xã hội, của mọi người.

Page 156: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

152

Thứ năm, phát triển hệ thống y tế công bằng và hiệu quả, bảo đảm mọi ngườidân được chăm sóc và nâng cao sức khỏe. Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơsở, hệ thống các chính sách bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Đổimới cơ chế khám, chữa bệnh. Nhà nước tăng đầu tư, nâng cao mức và chất lượngchăm sóc sức khỏe cơ bản cho toàn dân, quan tâm nhiều hơn nữa cho các đối tượngchính sách, đồng bào dân tộc thiểu số và vùng sâu, vùng xa, hộ nghèo. Chú trọngphát triển các dịch vụ y tế công nghệ cao, khuyến khích phát triển đa dạng, các dịchvụ y tế ngoài công lập. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnhvực y tế. Có chiến lược, quy hoạch phát triển và cơ chế chính sách hợp lý để pháttriển hệ thống sản xuất, lưu thông, phân phối thuốc chữa bệnh, từng bước xây dựngngành công nghiệp dược, ngành công nghiệp thiết bị y tế trở thành ngành kinh tế -kỹ thuật đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Thứ sáu, chú trọng các chính sách ưu đãi xã hội. Cụ thể là thực hiện tốt chínhsách xã hội đối với người có công, gia đình thương binh liệt sỹ như vấn đề nhà ở,khám chữa bệnh và điều dưỡng phục vụ sức khỏe, các chính sách ưu tiên trong giáodục, vấn đề trợ cấp cho những người có công với cách mạng. Vận động toàn dântham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn đối với các lãothành cách mạng, người có công với nước, người được hưởng chính sách xã hội.Chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của người già. Giúp đỡ nạn nhân chất độcda cam, người tàn tật, trẻ mồ côi

4.2.3.3. Giải quyết được vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nayThứ nhất, Đảng và Nhà nước cần phải giải quyết được ba mâu thuẫn cơ bản

đang gặp phải trong phát triển nông nghiệp ở nước ta hiện nay: i) mâu thuẫn giữamục tiêu xây dựng đội ngũ nông dân hiện đại, chuyên nghiệp với thực trạng thunhập thấp của lao động nông nghiệp hiện nay ngày càng rõ nét; ii) mâu thuẫn giữayêu cầu phát triển nền nông nghiệp hiện đại quy mô lớn, cạnh tranh, giá trị gia tăngcao với thực trạng đất đai manh mún, chỉ phù hợp với sản xuất nông nghiệp quy mônhỏ; iii) mâu thuẫn giữa nhu cầu cao về vốn đầu tư để hiện đại hóa nông nghiệp vớihiệu quả đầu tư vào nông nghiệp còn thấp, rủi ro cao, chưa hấp dẫn. Để giải quyếtđược các mâu thuẫn này, đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải nhìn nhận lại toàn bộchính sách đất đai, chính sách về nông nghiệp, nông dân và nông thôn từ khi đổi

Page 157: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

153

mới cho đến nay. Đồng thời, cần thay đổi tư duy về phát triển nông nghiệp củacủa thời kỳ phát triển manh mún, nhỏ lẻ của thời kỳ bao cấp và những năm đầuđổi mới để có những đột phá trong Hiến pháp, các văn bản pháp luật, các chínhsách và các quy định về nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong quá trình cảđất nước đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó có lĩnhvực nông nghiệp.

Thứ hai, Nhà nước cần có chính sách hướng về vùng nông thôn, vùng sâu,vùng xa, biên giới và hải đảo nhiều hơn nữa. Nông dân cũng là đối tượng chịu nhiềuthiệt thòi nhất trong quá trình chuyển đổi kinh tế, vì họ luôn phải “bán rẻ nhất” hạtgạo, con gà, con heo, trái cây; “mua đắt nhất” các vật dụng thiết yếu, sản phẩmcông nghiệp, vật tư phân bón v.v.. Đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn, phát triểngiáo dục, đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn là những vấn đề cấp bách hiệnnay. Nông dân cũng rất cần được hướng dẫn cách làm ăn, thông tin thị trường, giácả để có thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả. Ưu tiên đầu tư, xâydựng cơ sở hạ tầng, phát triển giáo dục, y tế ở các vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứcách mạng trước đây, vùng bị chiến tranh tàn phá và bất lợi về kinh tế. Cần thúc đẩyviệc đa dạng hóa thu nhập trong nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động theohướng giảm bớt việc làm nông nghiệp và tăng việc làm phi nông nghiệp ở nhữngvùng nông thôn, miền núi.

Thứ ba, chú trọng tạo việc làm cho người nông dân mất ruộng - hệ quả tấtyếu của quá trình đô thị hóa. Khi cho phép các doanh nghiệp lấy đất nông nghiệplàm nhà máy, Nhà nước phải cùng với các doanh nghiệp bàn bạc để có những giảipháp hợp lý cho những người nông dân mất đất nông nghiệp có được việc làm vàthu nhập ổn định. Những giải pháp này phải được giàng buộc bằng các văn bảnmang tính pháp lý, có như vậy các doanh nghiệp mới có trách nhiệm đối với ngườinông dân và tránh được những hậu quả mang tính xã hội sau này.

Thứ tư, phát huy vai trò của Nhà nước trong phát triển nông nghiệp, nôngdân, nông thôn, nhất là trong quy hoạch, xây dựng, ban hành chủ trương, chínhsách, cơ chế và tổ chức thực hiện sáng tạo, tạo nên bước đột phá mới. Nông nghiệpcó thể ví như trụ đỡ của nền kinh tế nước ta, nhưng việc làm ra sản phẩm lại hết sứckhó khăn và thường có giá trị thấp, lại chịu nhiều rủi ro. Bởi vậy, trước hết cần

Page 158: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

154

khẳng định tư tưởng chủ đạo về chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn là hỗtrợ, bao gồm các phương thức hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp qua đầu tư phát triển hạtầng kỹ thuật, kinh tế - xã hội, các cách thức hỗ trợ trước và sau sản xuất, hỗ trợnhanh khi bị rủi ro (thông qua hoạt động bảo hiểm và tài trợ). Mặt khác, Nhà nướccần tổ chức, tạo điều kiện phát triển các ngành công nghệ phục vụ sản xuất, chếbiến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp, các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ cao cấp ởnông thôn, như mạng lưới ngân hàng, bảo hiểm. Có chính sách đặc thù khuyếnkhích cho vùng trồng lúa và người trồng lúa đảm bảo an ninh lương thực quốc giav.v.. Đặc biệt là đổi mới cơ chế chính sách, huy động các nguồn lực đa dạng chophát triển nông nghiệp, nông thôn, khuyến khích mạnh mẽ sự tham gia đầu tư củacác thành phần kinh tế, huy động nhiều hơn các nguồn vốn trong nước và nướcngoài (như ODA, FDI...) đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn để tạo sự đồng bộ giữachủ trương, chính sách với nguồn lực tài chính và công nghệ từ các nước tiên tiến.

Ngoài các vấn đề cần được chú trọng giải quyết ở trên, hiện nay Đảng và

Nhà nước cũng cần phải rất chú trọng đến các vấn đề khác như giáo dục, y tế, bảo

vệ môi trường, giữ vững an ninh chính trị, chủ quyền của đất nước được đảm bảo

v.v… Chỉ có vậy mới đạt được mục tiêu phát triển bền vững mà các kỳ Đại hội gần

đây Đảng ta luôn coi đó là mục tiêu của sự phát triển. Chỉ khi nào, đất nước được

giàu lên, toàn thể nhân dân đều được hưởng trái ngọt của công cuộc đổi mới, khi đó

niềm tin của nhân dân vào sự cầm quyền của Đảng mới củng cố và nâng cao, tính

chính đáng trong cầm của Đảng mới được khẳng định và giữ vững.

Tiểu kết chương 4

Như vậy, trong chương này, luận án đã chỉ ra các hạn chế trong duy trì tính

chính đáng trong cầm quyền của ĐCS Việt Nam hiện nay. Các hạn chế này cần

phải có những giải pháp kịp thời, nếu không niềm tin của nhân dân vào vị thế cầm

quyền của Đảng sẽ dần bị xói mòn.

Ba nhóm giải pháp, có nhóm mang tính chiến lược, dài hạn, không dễ để có

hiệu quả nhanh, tức thì (như nhóm giải pháp một) mà cần phải có được sự thay đổi

trong tư duy, đầu tư nghiên cứu của các lãnh đạo cao cấp, tập trung trí tuệ cao, môi

Page 159: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

155

trường làm việc tự do, dân chủ của các trung tâm nghiên cứu lý luận với chức năng

tham mưu cho Đảng trong phát triển hệ tư tưởng, xây dựng đường lối chính sách

của Đảng.

Trong ngắn hạn, cần tập trung vào giải quyết nhóm giải pháp hai và ba.

Đây là hai yếu tố Đảng có thể khắc phục được trong thời gian ngắn, nó liên quan

đến đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện xây dựng Nhà nước

pháp quyền XHCN, kinh tế thị trường định hướng XHCN; Kiểm soát quyền lực

của Đảng; Nâng cao chất lượng bầu cử các cơ quan quyền lực Nhà nước; cải cách

công tác ban hành văn phản pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước; Giải

quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội; Giải

quyết các vấn đề an sinh xã hội; Đặc biệt là vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông

thôn; v.v…

Tuy nhiên, như đã khẳng định, các nhóm giải pháp trên có mối quan hệ

tương hỗ, biện chứng với nhau. Nó như các mắt xích quan trọng để tạo ra tính chính

đáng trong cầm quyền của Đảng. Vì vậy, Đảng phải luôn coi trọng trong thực thi

đồng thời cả ba nhóm giải pháp trên để khắc phục được các hạn chế làm xói mòn

tính chính đáng trong cầm quyền hiện nay và để duy trì vai trò cầm quyền một cách

chính đáng, củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, nhằm đạt được

mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Page 160: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

156

KẾT LUẬN

Như vậy, với các nhiệm vụ đặt ra, luận án đã giải quyết được các nhiệm vụ

qua các chương của luận án:

Thứ nhất, tính chính đáng chính trị không chỉ là niềm tin đơn thuần của những

người bị cai trị vào chủ thể quyền lực. Tính chính đáng chính trị là sự chấp nhận một

cách tự nguyện của những người bị cai trị vào chủ thể quyền lực thông qua các yếu tố

mà chủ thể quyền lực tạo ra. Nhờ đó chủ thể quyền lực đạt được hiệu quả cao trong

cầm quyền. Khi nghiên cứu về tính chính đáng chính trị, có hai trường phái khác

nhau về nguồn gốc, hình thức tồn tại, tác dụng của tính chính đáng chính trị. Có ba

mặt (yếu tố) quan trọng là: về giá trị, về thủ tục, về hiệu quả. Sự tương tác giữa các

yếu tố này nằm dưới các quá trình chính trị lớn. Biến đổi chính trị chính là sự biến đổi

của bản thân các yếu tố này và sự tương tác giữa chúng. Đây chính là khuôn khổ

phân tích để kiểm nghiệm lại từ lịch sử, phân tích các biến đổi chính trị lớn trong suốt

những năm qua.

Thứ hai, đối với ĐCS Việt Nam, cần phải khẳng định con đường trở thành

đảng cầm quyền ở nước ta là hoàn toàn chính đáng. Dựa vào khuôn khổ lý thuyết để

khảo sát tính chính đáng trong cầm quyền của ĐCS Việt Nam trong giai đoạn từ năm

1945 đến năm 1975 để khẳng định những tư duy chính trị, phương thức cầm quyền,

hiệu quả trong lãnh đạo của Đảng thời kỳ này đã tạo được niềm tin gần như tuyệt đối

của đại bộ phận nhân dân để họ đi theo sự lãnh đạo của Đảng nhằm giải phóng dân

tộc, thống nhất đất nước. Thông qua đó, khẳng định tính chính đáng trong thời kỳ này

của Đảng là rất cao. Giai đoạn từ 1975 đến nay, không dễ để nhìn nhận hết những sự

biến chuyển trong ba yếu tố cơ bản: về hệ giá trị, về thủ tục và về hiệu quả cùng với

những biến chuyển của đời sống chính trị. Tuy nhiên, luận án đã cố gắng nhìn nhận

một cách khách quan dựa trên cơ sở lý thuyết ở chương 2 để phân tích, chỉ ra được

những biến chuyển của các yếu tố để thấy được những tồn tại và những đạt được

trong xây dựng tính chính đáng của Đảng từ năm 1975 đến nay. Để thực chứng hơn,

chương ba, tác giả cũng đã đối chiếu, so sánh kinh nghiệm của một số đảng chính trị

trên thế giới để thấy tầm quan trọng của ba yếu tố chính ảnh hưởng đến các thăng

Page 161: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

157

trầm trong xây dựng tính chính đáng, mất tính chính đáng của một số đảng trên thế

giới và rút ra một số bài học của Việt Nam.

Thứ ba, trong suốt gần 30 năm qua kể từ đổi mới đến nay, bên cạnh rất nhiều

các thành tựu to lớn đã đạt được để khẳng định tính chính đáng của ĐCS Việt Nam là

đảng duy nhất cầm quyền. Tuy nhiên, cho đến nay, đã xuất hiện nhiều hạn chế làm

xói mòn tính chính đáng trong cầm quyền cần phải có các giải pháp hữu hiệu. Cần

tập trung vào ba nhóm giải pháp quan trọng (cụ thể là ba yếu tố cần có để tạo nên tính

chính đáng). Ba nhóm giải pháp, có nhóm mang tính chiến lược, dài hạn, không dễ để

có hiệu quả nhanh, tức thì (như nhóm giải pháp một) mà cần phải có được sự thay đổi

trong tư duy, đầu tư nghiên cứu của các lãnh đạo cao cấp, tập trung trí tuệ cao, môi

trường làm việc tự do, dân chủ của các trung tâm nghiên cứu lý luận với chức năng

tham mưu cho Đảng trong phát triển hệ tư tưởng, xây dựng đường lối chính sách của

Đảng v.v.. Trong ngắn hạn, cần tập trung vào giải quyết nhóm giải pháp hai và ba.

Đây là hai yếu tố Đảng có thể khắc phục được trong thời gian ngắn, như: Đổi mới

phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền

XHCN, kinh tế thị trường định hướng XHCN; Kiểm soát quyền lực của Đảng và Nhà

nước; Nâng cao chất lượng bầu cử các cơ quan quyền lực Nhà nước; cải cách công

tác ban hành văn phản pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước; Giải quyết mối

quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội; Giải quyết các vấn

đề an sinh xã hội; Đặc biệt là vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn; v.v…

Page 162: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

158

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐCÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Văn Quang (2010), “Tính chính đáng và các nhân tố tạo nên tínhchính đáng của chủ thể cầm quyền”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 5(102),tr.29-32.

2. Nguyễn Văn Quang (2011), “Khái niệm tính chính đáng chính trị và tư tưởngcủa C.Mác - Ph.Ăngghen về tính chính đáng của nhà nước”, Tạp chí Triết học,số 1(236), tr.58-63.

3. Nguyễn Văn Quang (2011), “Xây dựng tính chính đáng của đảng cầm quyền -kinh nghiệm từ một số đảng chính trị trên thế giới”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận,số 6(109), tr.81-85.

4. Nguyễn Văn Quang (2012), “Tính chính đáng của nhà nước nhìn từ cuộckhủng hoảng chính trị ở một số nước Trung Đông và Bắc Phi”, Tạp chí Khoahọc chính trị, số 1, tr.72-76.

5. Nguyễn Văn Quang (2012), “Kinh nghiệm xây dựng tính chính đáng trongcầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 4,tr.85-90.

6. Nguyễn Văn Quang (2012), “Phản biện xã hội - Phương thức quan trọng tạosự đồng thuận xã hội”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 11, tr.62-66.

Page 163: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

159

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Bản, Việt Hà, Đặng Thuý Hà, Chu Thuỳ Liên (2005), Nghiên cứu quyluật cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc, sách dịch tham khảo,Hà Nội.

2. Báo cáo của Hồ Chủ tịch tại Hội nghị chính trị đặc biệt (1964), Nxb Sự thật,Hà Nội.

3. Nguyễn Thanh Bình (2011), “Công khai, dân chủ và bình đẳng trong vận độngbầu cử”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 4(276), tr.17-23.

4. Đặng Thế Biểu (chủ nhiệm) (1994), Đảng cầm quyền trong thời đại ngày nay,Kỷ yếu đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội.

5. Côbênép (2010), Đồng chí Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.6. Hồ Châu, Nguyễn Hữu Cát (1998), “Vai trò của Chính phủ Singapo trong sự

phát triển kinh tế của đất nước”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, (1),tr.41-52.

7. Nguyễn Sinh Cúc (2012), “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiệntiến bộ, công bằng xã hội giai đoạn 2001 - 2010”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận,số 1(110), tr.34-40.

8. Ngô Huy Cương (2006), Dân chủ và pháp luật dân chủ, Nxb Tư pháp, Hà Nội.9. Nguyễn Xuân Cường (2010), "Đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng Cộng

sản Trung Quốc thập niên đầu thế kỷ XXI", Tạp chí Nghiên cứu TrungQuốc, số 8(108), tr.12-24.

10. Nguyễn Văn Chiểu (2011), “Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thựchiện an sinh xã hội trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Triết học, số 1(236),tr.64-70.

11. Nguyễn Đăng Dung, Chu Khắc Hoài Dương (2002), “Bầu cử và vấn đề dânchủ”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (5), tr.20-24.

12. Nguyễn Đăng Dung (2009), “Vấn đề đảng cầm quyền và thẩm quyền quản lýnhà nước ở các nước tư bản”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 19(150),tháng 10, tr.55-58.

Page 164: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

160

13. Nguyễn Đăng Dung (2010), Luật về Đảng và tính tự chịu trách nhiệm củaChính phủ, www.vietnamnet.vn, [19/10].

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng vàsửa đổi Điều lệ Đảng (tại Đại hội IV), Nxb Sự thật, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấphành Trung ương khóa VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 3, Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 8, Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 37, Nxb Chínhtrị quốc gia, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 39, Nxb Chínhtrị quốc gia, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 40, Nxb Chínhtrị quốc gia, Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 47, Nxb Chínhtrị quốc gia, Hà Nội.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứVIII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứIX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, NxbChính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

27. Đảng Cộng sản Việt Nam - Ban Chấp hành Trung ương (Ban Chỉ đạo tổng kếtlý luận) (2006), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20năm đổi mới (1986-2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 165: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

161

28. Nguyễn Hữu Đổng (chủ biên) (2009), Đảng và các tổ chức chính trị xã hội tronghệ thống chính trị Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Nguyễn Hữu Đổng, Ngô Huy Đức (2011), “Nhận thức các khái niệm đảng cầmquyền, đảng lãnh đạo ở nước ta”, Tạp chí Lý luận Chính trị, (6), tr.35-39.

30. Nguyễn Hữu Đổng (2013), ““Đảng hóa thân vào Nhà nước” trong đổi mớiphương thức cầm quyền của Đảng ta”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số17(249), tr.3-8.

31. Nguyễn Văn Độ (2007), "Đặc điểm kinh tế - xã hội Trung Quốc từ khi cải cáchmở cửa đến nay", Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 5(75), tr.20-26.

32. Ngô Huy Đức (2009), Phương thức lãnh đạo của đảng cầm quyền tại một sốnước, www.scribd.com, [2/7].

33. Bùi Xuân Đức (2001), “Pháp luật bầu cử: met số vấn đề cần hoàn thiện”, Tạpchí Nghiên cứu lập pháp, (6), tr.46-55.

34. Ngô Huy Đức (2005), Tư tưởng chính trị phương tây cận hiện đại, Tổng quanđề tài nhánh KX 10.10.2.

35. Ngô Huy Đức (2008), “Quan điểm của A. Gramsci về xã hội công dân”, Thôngtin Chính trị học, số 2(37), tr.8-13.

36. Ngô Huy Đức (2009), Tính chính đáng của Đảng Cộng sản Việt Nam với tưcách là Đảng duy nhất cầm quyền trong thể chế Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa, Kỷ yếu hội thảo: Mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nướcquản lý, nhân dân làm chủ, do Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia HồChí Minh và Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức, Hà Nội.

37. Ngô Huy Đức, Lưu Văn Quảng (2012), Sửa đổi Hiến pháp nhằm đổi mới vàkiện toàn hệ thống chính trị, www.tks.edu.vn, [23/3]

38. Ngô Huy Đức (2005), Tư tưởng chính trị phương Tây cận, hiện đại. So sánh,phân tích nội dung và sự ảnh hưởng của chúng đối với đời sống chính trị.Báo cáo tổng quan KX10 -10-HN.

39. Võ Văn Đức, Phạm Thị Khanh (2007), “Kinh nghiệm xây dựng và thực hiệnchiến lược phát triển bền vững của Nhật Bản”, Tạp chí Nghiên cứu ĐôngBắc Á, (1), tr.12-18.

Page 166: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

162

40. Trần Ngọc Đường (2005), “Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối vớiQuốc hội ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (2), tr.17-23.

41. Nguyễn Hoàng Giáp (2008), Về Đảng xã hội dân chủ Thụy Điển,www.xaydungdang.org.vn, [04/06].

42. Nguyễn Thanh Hiền (2006), “Những nét chính về met số cơ uant rung ươngcủa đảng Dân chủ - Tự do cầm quyền ở Nhật Bản”, Tạp chí Nghiên cứuĐông Bắc Á, (8), tr.51-56.

43. Dương Phú Hiệp (2011), “Quá trình hình thành và phát triển lý luận về sự cầmquyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc,số 9(121), tr.3-10.

44. Hiến pháp Việt Nam (từ năm 1946 đến năm 1992) và các luật về tổ chức bộmáy nhà nước (2003), Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

45. Lê Văn Hòe (2013), “Thể chế hóa vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng trong dựthảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992”, Tạp chí Cộng sản, số 847, tháng 5,tr.59-63.

46. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Tập bài giảng chính trị học,Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

47. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2005), 75 năm Đảng Cộng sản ViệtNam (1930 - 2005), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

48. Hội thảo lý luận giữa ĐCS Việt Nam và ĐCS Trung Quốc (2004), Xây dựngĐảng cầm quyền- kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

49. Lưu Tôn Hồng (2005), Nghiên cứu quy luật cầm quyền của Đảng Cộng sảnTrung Quốc, Sách dịch tham khảo, Hà Nội

50. Vũ Dương Huân (2007), “Bầu cử DUMA quốc gia Nga và triển vọng tình hìnhnước Nga”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, (12), tr.17-27.

51. Trần Thanh Hương (2008), Ý chí nhân dân trong bầu cử và met vài ý kiến gópphần bảo đảm ý chí nhân, www.hcmulaw.edu.vn, [15/12].

52. Nguyễn Văn Huyên (chủ biên) (2011), Đảng Cộng sản cầm quyền - nội dung vàphương thức cầm quyền của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

Page 167: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

163

53. John Stuwart Mill (2006), Bàn về tự do, Nxb Tri thức, Hà Nội.54. John Mills, 2005, Luận về tự do, Nxb Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.55. J.Rouseau (2004), Bàn về khế ước xã hội, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.56. Lương Văn Kế (2010), “Sự hình thành và phát triển của các Đảng chính trị

Phương Tây”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (4), tr.18-28.57. Trần Khánh (2008), “Kinh nghiệm phát triển sức mạnh quốc gia của cộng hoà

Singapo”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, (10), tr.18-28.58. Vũ Như Khôi (2010), 80 năm (1930 - 2010) Đảng Cộng sản Việt Nam - những

chặng đường lịch sử vẻ vang, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.59. Bùi Đức Lại (2010), Thể chế hóa chức danh Tổng Bí thư, www.vietnamnet.vn,

[25/10]60. John Locke (2007), Khảo luận thứ hai về chính quyền - chính quyền dân sự, Lê

Tuấn Huy dịch và giới thiệu, Nxb Tri thức, Hà Nội.61. V.I.Lênin (1981), Toàn tập, tập 32, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va.62. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va.63. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 39, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va.64. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 43, NxbTiến bộ, Mát-xcơ-va.65. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 45, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va.66. Mai Thị Hồng Liên (2011), “Một số vấn đề về tính chính đáng cho sự cầm

quyền duy nhất của Đảng ta trong thời kỳ hội nhập”, Tạp chí Sinh hoạt lýluận, số 4(107), tr.27-29.

67. Phan Trung Lý (Chủ nhiệm) (2004), Đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểuQuốc hội, Văn phòng Quốc hội (Vụ Công tác đại biểu).

68. Phạm Thế Lực (2010), “Những điều kiện cơ bản đảm bảo vai trò lãnh đạo củaĐảng trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiệnnay”, Thông tin Chính trị học, số 3(46), tr.10-12.

69. Bố Thành Lương (2012), “Nghiên cứu cơ chế vận hành dân chủ cầm quyền”,Thông tin những vấn đề lý luận, (1), tháng 1, tr.13-20.

70. C.Mác, Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

71. C.Mác, Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 168: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

164

72. C.Mác, Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.73. C.Mác, Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.74. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.75. Hồ Chí Minh(1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.76. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia.77. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.78. Đỗ Hoài Nam (chủ biên) (2008), Vị trí đảng cầm quyền và vai trò lãnh đạo

của Đảng Cộng sản Việt Nam trong điều kiện mới, Nxb Chính trị quốcgia, Hà Nội.

79. Đặng Thu Nga (1997), “Singapo - đất nước một đảng lãnh đạo”, Tạp chí Xâydựng Đảng, (7), tr.37-38.

80. Vũ Văn Nhiêm (2007), “Pháp luật bầu cử - nhìn từ góc độ bảo đảm tính tự docông bằng cạnh tranh và tính đại diện”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số4(228), tr.3-18.

81. Vũ Văn Nhiêm (2010), “Mấy ý kiến về việc sử đổi, sổ sung luật bầu cử đạibiểu Quốc hội và luật bầu cử Hội đồng nhân dân”, Tạp chí Nhà nước vàPháp luật, số 10(270), tr.19-33.

82. Vũ Văn Nhiêm (2011), "Vai trò của bầu cử trong việc xây dựng nhà nước phápquyền của dân, do dân và vì dân", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 14(199), tháng 7, tr.13-21.

83. Lê Quang Phi, Trần Xuân Phú (2009), Khái lược lịch sử Việt Nam thời đại HồChí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

84. Cao Xuân Phổ (1997), “Malaixia - Một dân tộc thống nhất, một căn cước mới”,Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, (4), tr.37-40.

85. Đặng Phong (2009), ““Phá rào” trong kinh tế vào đêm trước đổi mới”, NxbTri thức, Hà Nội.

86. Thang Văn Phúc (2007), Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng đối với nhànước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,www.tapchicongsan.org.vn, [19/1].

87. Nguyễn Trọng Phúc (2007), Đổi mới ở Việt Nam thực tiễn và lý luận, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 169: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

165

88. Phạm Ngọc Quang, Ngô Kim Ngân (Đồng chủ biên) (2007), Phương thức

lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

89. Phạm Ngọc Quang (2008), Đổi mới, hoàn thiện phương thức lãnh đạo của

Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia.

90. Phạm Ngọc Quang (2010), “Một đảng duy nhất cầm quyền - sản phẩm tất

yếu của thực tiễn chính trị - xã hội ở Việt Nam” Tạp chí Cộng sản, (813),

tháng 7, tr.45-49.

91. Phạm Ngọc Quang (2013), “Cơ sở đánh giá năng lực của Đảng Cộng sản cầm

quyền”, Tạp chí Cộng sản, (854), tr.35-38.

92. Trần Hữu Quang (2010), "Hướng đến một khái niệm khoa học về xã hội dân

sự", Tạp chí Khoa học xã hội, số 4 (140), tr.10-23.

93. Dương Văn Quảng (2007), Xingapo - đặc thù và giải pháp, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

94. Lưu Văn Quảng (2009), Hệ thống bầu cử ở Anh, Mỹ và Pháp - lý thuyết và

hiện thực, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

95. Lưu Văn Quảng (2011), “Về sự cần thiết phải kiểm soát quyền lực nhà nước”,

Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, (11), tr.9-16.

96. Nguyễn Duy Quí (2005), “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam -

một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Cộng sản, số 23(12), tr.32-36.

97. Tô Huy Rứa (chủ biên) (2008), Mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống

chính trị một số nước trên thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

98. Đặng Đình Tân (2004), Thể chế đảng cầm quyền- một số vấn đề lý luận và thực

tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

99. Đặng Đình Tân (2009), “Tính chính đáng của đảng cầm quyền trong các thể

chế chính trị tư bản”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 2+3(1), tr.109-113.

100. Đặng Đình Tân (2010), Nâng cao tính chính đáng của đảng cầm quyền,

www.vietnamnet.vn, [20/10]

Page 170: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

166

101. Đặng Đình Tân (2008), “Về tính chính đáng trong tổ chức và vận hành củacác cơ quan nhà nước hiện nay”, Tạp chí Điện tử Nghiên cứu lập pháp,(8), tr.1-3.

102. Đặng Đình Tân (2012), “Tính chính đáng của đảng cầm quyền”, Tạp chí

Nghiên cứu lập pháp, số 1+2(210+211), tr.40-43&50.

103. Đặng Đình Tân (2004), "Một số vấn đề về định hướng đổi mới thể chế đảng

lãnh đạo nhà nước ở nước ta hiện nay", Thông tin Chính trị học, số 2(21),

tr.12-14.

104. Trần Trọng Tân (2006), "Hệ thống chính trị với vấn đề dân chủ và dân làm

chủ", Tạp chí Mặt trận, (9), tr.12-14.

105. Nguyễn Đăng Tấn (2012), Chỉnh đốn Đảng và niềm tin đồng thuận,

http://www.vietnamnet.vn, [03/02].

106. Nguyễn Xuân Tế, Đặng Đình Thành (2003), “Vai trò các đảng chính trị nói

chung, đảng cầm quyền nói riêng đối với nhà nước trong chủ nghĩa tư bản

hiện đại (qua khảo sát một số mô hình tiêu biểu)”, Tạp chí Khoa học pháp

lí, (1), tr.24-20.

107. Ngô Đức Tính (chủ biên) (2001), Một số đảng chính trị trên thế giới, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

108. Lưu Kiếm Thanh, Phạm Hồng Thái (dịch) (2006), Lịch sử các học thuyết chính

trị trên thế giới, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.

109. Bùi Ngọc Thanh (2011), “Những vấn đề cần khắc phục trong giải quyết mối

quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội”, Tạp chí Nghiên cứu

Lập pháp, số 17(202), tr.38-43.

110. Phạm Đức Thành (1993), Malaixia trên đường phát triển, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

111. Nguyễn Văn Thảo (chủ biên) (1995), Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt

Nam, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, Hà Nội.

112. Thái Vĩnh Thắng, Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Chu Dương (2008), Thể chế

chính trị các nước châu Âu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 171: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

167

113. Thái Vĩnh Thắng (2011), “Một số suy nghĩ về đổi mới chế độ bầu cử đảm bảoquyền bầu cử và ứng cử của công dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”,Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 4(276), tr.8-16.

114. Hồ Bá Thâm (2012), “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiệnĐảng cầm quyền hiện nay - vấn đề đang đặt ra”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận,số 3(112).

115. Lê Minh Thông (chủ biên) (2001), Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và hoạtđộng của bộ máy nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Khoahọc xã hội, Hà Nội.

116. Cao Huy Thuần (2010), Không thể có quyền lực chính đáng nếu dân không tin,www.vietnamnet, [31/8].

117. Trần Thị Hoài Trân (1972), Lực lượng chính trị, quyển I: Chính đảng, NxbSài Gòn.

118. William S. Turley (1994), Những thách thức trên con đường cải cách ở ĐôngDương, Đổi mới chính trị ở Việt Nam: Đổi mới và thích ứng, Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội.

119. Đào Trí Úc (2007), Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối vớihoạt động của hệ thống chính trị, www.tapchicongsan.org.vn, [26/9].

120. Đào Trí Úc (2009), Cơ chế giám sát của nhân dân đối với hoạt động của bộmáy Đảng và Nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

121. Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2002), Kỷ yếu công tác mặttrận tham gia cuộc bầu cử đại biểu quốc hội khoá XI, nhiệm kỳ 2002- 2007,Hà Nội.

122. Viện Thông tin khoa học xã hội, Đảng hành động nhân dân Singapore giảiquyết như thế nào mối quan hệ đảng - quần chúng, Tài liệu phục vụ nghiêncứu, TN 2006 - 25.

123. Nguyễn Văn Vĩnh (2007), Đảng lãnh đạo Nhà nước trong điều kiện xây dựngnhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

124. Nguyễn Huy Vũ, Nguyễn Minh Thọ (2008), “Đảng PAP và chính trịSingapore”, Tạp chí Thời đại, số 14(7), tr.17-20

Page 172: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

168

125. Trịnh Thị Xuyến (2008), Kiểm soát quyền lực nhà nước- một số vấn đề lý luậnvà thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

126. Trịnh Thị Xuyến (2000), Mối quan hệ giữa thể chế chính trị và phát triển ởSingapo, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Chính trị học, Viện Chính trị học,Hà Nội.

B. Tài liệu tiếng Anh

127. Anthony, M. Musonda (2006), Political Legitimacy: The Quest for the Moral

Authority of the State, A Philosophical Analysis, LMU Bibliothek, München.

128. Ashcraft, Richard (ed) (1991), John Locke: Critical Assessments, London:

Routledge.

129. Barnard, Frederick M (2001), Democratic Legitimacy: Plural Values and

Political Power. Montreal: McGill-Queen's University Press.

130. Beetham, David (1991), The Legitimation of Power. Basingstoke: Palgrave.

131. Buchanan, Allen (2002), “Political Legitimacy and Democracy.” Ethics 112(4):

pp.689-719

132. Charlton, Roger (1986), Political Realities: Comparative Government, London:

Longman.

133. Chu, Pei Hwa Mike (2001), Legal Reforms in the People’s Republic of Chine:

Prospects for the Rule of Law in the 21st Century, Department of Political

Science, University of Chicago. Chicago, Ilinois, June.

134. Cohen, Joshua. (1997), “Deliberation and Democratic Legitimacy”. In

Deliberative Democracy. Bohman, James and William Rehg (eds.)

Cambridge: MIT Press, pp. 67-91.

135. Coicaud, Jean- Marc (2002), Legitimacy and Politic, Cambridge

University Press.

136. Connolly, William (ed) (1984), Max Weber: Legitimacy, politics and the State,

Basil Blackwell, Oxford, pp.32-62

Page 173: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

169

137. Conference for Security and Co-operation in Europe, second conference on thehuman dimension of the CSCE, Document of the Copenhagen meeting ofthe Conference on the human dimension of the CSCE, Copenhagen, 5 june-29 july, 1990

138. Dahl, Robert (1971), A Polyarchy: Participation and Opposition, New Haven(CT) and London: Yale University Press, pp.124-188.

139. Gramsci, Antonio (1971), “Selections from the Prison Notebooks” Lawrenceand Wishart. New York.

140. George Kateb (1979), On the “Legitimation Crisis”, Social Research(Winter).

141. Hampton, Jean (1998), Political Philosophy. Boulder: Westview Press.142. Hershovitz, Scott. 2003. “Legitimacy, Democracy, and Razian Authority.”

Legal Theory 9: 201-220.143. John, H. Schaar (1984), “Legitimacy in the Modern State” William Connolly

(ed) in “Legitimacy and the state”, Basil Blackwell, Oxford144. Kant, Immanuel (1999), Practical Philosophy. Cambridge Edition of the

Works of Immanuel Kant in Translation, edited by Mary J. Gregor.Cambridge: Cambridge University Press.

145. Ladany Laszlo (1992), Law and Legality in China: The Testament of a China-watcher, University of Hawaii Press, Honolulu, Chapter 3: The Mao Era:Lawlessness.

146. Lipset, Seymour Martin (1983), Political Man: The Social Bases of Politics(2nd ed), London: Heinemann.

147. Locke, John (1990), Second Treatise on Civil Government, Edited by C. BMacPherson, Indianapolis: Hackett.

148. MacCarthy, Thomas (1978), Legitimation Problems in Advanced Capitalism,New York, MIT Press, 1978, pp. 358-377

149. Peter, Fabienne (2008), Democratic Legitimacy. New York: Routledge.150. Rawls, John (2007), Lectures on the History of Political Philosophy,

Cambridge: Harvard University Press.

Page 174: TÝNH CHÝNH §¸NG CñA §¶NG CéNG S¶N CÇM QUYÒN ë … · một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến ... kiện Đại hội XI của Đảng: Tình trạng

170

151. Rawls, John (2001), Justice as Fairness: A Restatement. Cambridge: HarvardUniversity Press.

152. Rawls, John (1995), “Reply to Habermas” The Journal of Philosophy 92(3).153. Raz, Joseph (1995), Ethics in the Public Domain: Essays in the Morality of

Law and Politics. Oxford: Clarendon Press.154. Scot, Tanner Murrey (1991), The Politics of Lawmaking in Post-Mao China

(Volumes I and II), The University of Michigan155. Schmitt, Carl (2004), Legality and Legitimacy (do Jeffrey dịch), Duke

University Press.156. Simmons, A. John (2001), Justification and Legitimacy: Essays on Rights and

Obligations. Cambridge: Cambridge University Press.157. Sternberger, Dolf (1968), “Legitimacy” in International Encyclopedia of the

Social Sciences” (ed. D.L.Sills) Vol.9, New York: Macmillan.158. Thayer, Carlyle A. (2009), Political Legitimacy of Vietnam’s One Party-State:

Challenges and Responses, in: Journal of Current Southeast Asian Affairs,28, 4, p.47-70

159. Weber, Max (1987), Economy and Society (ed. Guenther Roth and ClausWittich), University of California Press.

160. Weber, Max (1964), The Theory of Social and Economic Organization, Talcott

Parsons (ed.), New York: Free Press.

161. Weber, Max, Economy and Society: An outline of interpretive sociology, the

Regents of the University of California, California, 1978

162. Wellman, Christopher (1996), “Liberalism, Samaritanism,and Political

Legitimacy” Philosophy and Public Affairs 25(3), pp.211-237