15
 Tiu lun Triết hc GVHD: PGS.TS Lê Thanh Sinh MC LC: HTHNG TRIT HC DUY TÂM KHÁCH QUAN CA FRIEDRICH HEGEL VÀ MT SSUY NGHĨ VVAI TRÒ CA NÓ Mđầu.........................................................................................................................2 Phn 1: Hoàn cnh lch sđặc đim ca triết hc cđin Đức..........................3 1. Điu kin kinh tế - xã hi, khoa hc..................................................................3 2. Các đặc đim cơ bn ca triết hc cđin Đức.................................................4 Phn 2: Hthng triết hc duy tâ m khách quan ca Friedri ch Hegel........... ........5 1. Sơ lược tiu sca Friedrich Hegel...................................................................5 2. Hthng triết hc duy tâm khách quan ca Friedrich Hegel.............................5 2.1. Giai đon Logic........................................................................................6 2.2. Giai đon tnhiên.....................................................................................7 2.3. Giai đon tinh thn tuyt đối.....................................................................8 3. Phép bin chng ca Friedrich Hegel................................................................9 Phn 3: Mt vài suy nghĩ vvai trò Triết hc Hegel .............................................11 Kết lun.....................................................................................................................14 Tài liu tham kho....................................................................................................15  HVTH: Đặng Phước S1

He Thong Triet Hoc Duy Tam Hegel

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: He Thong Triet Hoc Duy Tam Hegel

5/11/2018 He Thong Triet Hoc Duy Tam Hegel - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/he-thong-triet-hoc-duy-tam-hegel 1/15

 

Tiểu luận Triết học GVHD: PGS.TS Lê Thanh Sinh

MỤC LỤC:

HỆ THỐNG TRIẾT HỌC DUY TÂM KHÁCH QUAN CỦAFRIEDRICH HEGEL VÀ MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ VAI TRÒ CỦA NÓ

Mở đầu.........................................................................................................................2

Phần 1: Hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm của triết học cổ điển Đức..........................3

1. Điều kiện kinh tế - xã hội, khoa học..................................................................3

2. Các đặc điểm cơ bản của triết học cổ điển Đức.................................................4

Phần 2: Hệ thống triết học duy tâm khách quan của Friedrich Hegel...................5

1. Sơ lược tiểu sử của Friedrich Hegel...................................................................5

2. Hệ thống triết học duy tâm khách quan của Friedrich Hegel.............................5

2.1. Giai đoạn Logic........................................................................................6

2.2. Giai đoạn tự nhiên.....................................................................................7

2.3. Giai đoạn tinh thần tuyệt đối.....................................................................8

3. Phép biện chứng của Friedrich Hegel................................................................9

Phần 3: Một vài suy nghĩ về vai trò Triết học Hegel .............................................11

Kết luận.....................................................................................................................14

Tài liệu tham khảo....................................................................................................15

 HVTH: Đặng Phước Sỹ 1

Page 2: He Thong Triet Hoc Duy Tam Hegel

5/11/2018 He Thong Triet Hoc Duy Tam Hegel - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/he-thong-triet-hoc-duy-tam-hegel 2/15

 

Tiểu luận Triết học GVHD: PGS.TS Lê Thanh Sinh

MỞ ĐẦU

Quá trình phát triển của Triết học thế giới gắn với quá trình phát triển của lịchsử nhân loại, từ thời Trung cổ đã xuất hiện các tư tưởng biện chứng nhưng các tư

tưởng này chưa phát triển có hệ thống và luôn đứng trên lập trường duy tâm để giảithích quá trình vận động, phát triển của sự vật hiện tượng.

Đến cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, triết học cổ điển Đức đã tạo ra một giaiđoạn phát triển mới về chất, làm nên đỉnh cao của thời kỳ triết học cổ điển phương Tâyvà có ảnh hưởng to lớn đến triết học hiện đại. Một số đại diện lớn của Triết học cổđiển Đức thời bấy giờ như Immanuel Kant (1724-1804), Friedrich Hegel (1770-1831),Friedrich Wilhelm Joseph von Schelling (1775 - 1854), Ludwig Feuerbach (1804-1872)… trong đó, với hệ thống triết học phức tạp của mình, Hegel đã phát triển có hệ

thống các phép biện chứng theo lối duy tâm, làm nền tảng to lớn cho sự phát triển triếthọc hiện đại, các học thuyết và phép biện chứng của ông sau này Marx đã thừa kế và

 phát triển thành phép biện chứng duy vật, một công cụ không thể thiếu trong lý luận vàthực tiễn ngày nay.

Với ý nghĩa đó, em mạnh dạn chọn đề tài “Hệ thống triết học duy tâm kháchquan của Hegel và một số suy nghĩ về vai trò của nó”. Tuy đã có nhiều cố gắng nhưngdo hạn chế về kiến thức, thời gian và nguồn tài liệu tham khảo nên các vấn đề nghiêncứu trong tiểu luận chắc chắn còn nhiều thiếu sót, kính mong Thầy thương và chiếu cố.

Em xin chân thành cảm ơn Thầy.

***

 HVTH: Đặng Phước Sỹ 2

Page 3: He Thong Triet Hoc Duy Tam Hegel

5/11/2018 He Thong Triet Hoc Duy Tam Hegel - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/he-thong-triet-hoc-duy-tam-hegel 3/15

 

Tiểu luận Triết học GVHD: PGS.TS Lê Thanh Sinh

Phần 1:HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC

CỔ ĐIỂN ĐỨC

1. Điều kiện kinh tế - xã hội, khoa học của nước ĐứcTriết học cổ điển Đức ra đời trong điều kiện lịch sử hết sức đặc biệt. Nước Đức

vào cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX vẫn còn là một quốc gia phong kiến điểnhình, với 360 tiểu vương quốc tự lập trong một liên bang Đức chỉ còn là hình thức, lạchậu về kinh tế và chính trị. Thủ công nghiệp, công nghiệp, nông nghiệp bị đình đốn.Triều đình vua Phổ Phriđrich Vin Hem vẫn tăng cường quyền lực duy trì chế độ quânchủ, cản trở đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Cả đất nước baotrùm bầu không khí bất bình của đông đảo quần chúng.

Trong khi đó ở nước Pháp đã tiến hành cuộc cách mạng tư sản, ở nước Anh thựchiện cuộc cách mạng công nghiệp làm rung chuyển châu Âu, đưa châu Âu bước vàonền văn minh công nghiệp. Tấm gương của các nước Tây Âu đã thức tỉnh tinh thầncách mạng của giai cấp tư sản Đức và những bộ phận tiến bộ khác của xã hội Đức.

 Nhưng vì giai cấp tư sản Đức và những lực lượng tiến bộ khác nằm rải rác ở nhữngvương quốc nhỏ tách rời nhau, nhỏ bé về số lượng, yếu kém về kinh tế và chính trị nênkhông thể tiến hành cách mạng tư sản trong thực tiễn, mà chỉ tiến hành cách mạng về

 phương diện tư tưởng. Họ muốn thỏa hiệp với tầng lớp phong kiến quý tộc Phổ, giữ

lập trường cải lương trong việc giải quyết những vấn đề phát triển đất nước.Trước đòi hỏi của quá trình phát triển phương thức sản xuất tư bản ở các nước

Tây Âu, khoa học tự nhiên đã đạt nhiều thành tựu lớn: phát hiện ra điện, phát hiện raôxy và bản chất sự cháy của Lavoadie; việc phát hiện ra tế bào của Lơvenhuc; họcthuyết về dưỡng khí của Pritski và Sielo... Những thành tựu đó chứng tỏ sự hạn chếcủa phương pháp tư duy siêu hình trong việc lý giải bản chất của các hiện tượng tựnhiên và thực tiễn xã hội đang diễn ra. Nó đòi hỏi cần có cách nhìn mới, phương phápmới, quan niệm mới về vai trò và khả năng của con người. Triết học cổ điển Đức ra

đời nhằm đáp ứng nhu cầu đó.

2. Đặc điểm của triết học cổ điển Đức

- Triết học cổ điển Đức chứa đựng một nội dung cách mạng nhưng hình thức củanó cực kỳ “rối rắm”, bảo thủ. Đặc điểm này thể hiện rõ nét nhất trong triết học củaCantơ và Hêghen.

- Đề cao vai trò tích cực của hoạt động con người, coi con người là một thực thểhoạt động, là nền tảng và điểm xuất phát của mọi vấn đề triết học. Con người là chủthể đồng thời là kết quả của quá trình hoạt động của chính mình; tư duy và ý thức của

 HVTH: Đặng Phước Sỹ 3

Page 4: He Thong Triet Hoc Duy Tam Hegel

5/11/2018 He Thong Triet Hoc Duy Tam Hegel - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/he-thong-triet-hoc-duy-tam-hegel 4/15

 

Tiểu luận Triết học GVHD: PGS.TS Lê Thanh Sinh

của con người chỉ có thể phát triển trong quá trình con người nhận thức và cải tạo thếgiới. Song, do không hiểu đúng thực tiễn nên các triết gia của nền triết học này coithực tiễn là hoạt động của nhận thức.

- Tiếp thu tư tưởng biện chứng trong triết học cổ đại, triết học Đức xây dựng phép biện chứng trở thành phương pháp luận triết học độc lập với phương pháp tư duysiêu hình trong lĩnh vực nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Giả thuyết hìnhthành vũ trụ của Cantơ; việc phát hiện ra những quy luật và phạm trù của Hêghen đãlàm cho phép biện chứng trở thành một khoa học thực sự mang ý nghĩa cách mạngtrong triết học. Đây là một đặc điểm nổi bật của triết học cổ điển Đức.

- Với cách nhìn bao quát, biện chứng, nhiều nhà triết học Đức có tham vọng xâydựng một hệ thống triết học vạn năng không những làm nền tảng cho thế giới quan củacon người mà còn trở thành một thứ khoa học của các khoa học. Do vậy, trong họcthuyết triết học của Cantơ, Duyrinh, Hêghen thường bàn đến nhiều vấn đề như: khoahọc tự nhiên, pháp quyền, lịch sử, luân lý, mỹ học.

***

 HVTH: Đặng Phước Sỹ 4

Page 5: He Thong Triet Hoc Duy Tam Hegel

5/11/2018 He Thong Triet Hoc Duy Tam Hegel - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/he-thong-triet-hoc-duy-tam-hegel 5/15

 

Tiểu luận Triết học GVHD: PGS.TS Lê Thanh Sinh

Phần 2:HỆ THỐNG TRIẾT HỌC DUY TÂM KHÁCH QUAN CỦA

FRIEDRICH HEGEL

1. Sơ lược tiểu sử của Friedrich Hegel (1770 - 1831)

Friedrich Hegel sinh ra Stutga trongmột gia đình công chức cao cấp, sau khi tốtnghiệp đại học Tubingơ, từ 1800 – 1807, ônggiảng dạy tại Đại học Inna và từng cộng tácvới Selinh xuất bản tạp chí “Phê phán triếthọc”.

Hegel bắt đầu xây dựng hệ thống triếthọc duy tâm khách quan của mình trong tác

 phẩm “Hiện tượng học tinh thần”.

Từ 1808-1816, ông là hiệu trưởngtrường Đại học Nurămbe và viết tác phẩmkhoa học logic. Từ năm 1816, ông giảng dạytại trường Đại học Hendenbe, tại đây ông viết

 bách khoa toàn thư các khoa học triết học.

 Năm 1818, Chính phủ Phổ mời Hegel làm giáo sư triết học tại Đại học Berlin.Tại đây, ông chính thức trở thành nhà triết học của nhà nước phổ. Thời kỳ này, ôngxuất bản Triết học Pháp quyền.

Sau khi Hegel mất, các tác phẩm của ông tiếp tục được xuất bản như: Những bài giảng về lịch sử triết học (1836-1838); Triết học về lịch sử (1837); Những bàigiảng về mỹ học hay triết học về nghệ thuật (1836 – 1838)…

Hegel không chỉ là đại biểu lớn nhất của triết học cổ điển Đức mà ông còn là

nhà biện chứng lỗi lạc, bậc tiền bối của của C.Mác.

2. Hệ thống triết học duy tâm khách quan của Hegel:

Hegel đã xây dựng hhệ thống triết học đồ sộ của mình dựa trên quan điểm duytâm khách quan về ý niệm. Quan điểm về ý niệm của ông khác với quan điểm ý niệmcủa Platon. Nếu ý niệm của Platon là tồn tại bất động, bất biến (không phát triển), thì ýniệm của Hegel luôn nằm trong trạng thái vận động, biến đổi. Nó phát triển trải quacác giai đoạn khác nhau. Thông qua sự vận động, biến đổi (phát triển) của ý niệm, thế

giới vật chất và và đời sống tinh thần của con người được biểu hiện ra.

 HVTH: Đặng Phước Sỹ 5

Hegel (1770 - 1881)

Page 6: He Thong Triet Hoc Duy Tam Hegel

5/11/2018 He Thong Triet Hoc Duy Tam Hegel - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/he-thong-triet-hoc-duy-tam-hegel 6/15

 

Tiểu luận Triết học GVHD: PGS.TS Lê Thanh Sinh

Hegel chia quá trình vận động của ý niệm ra thành 3 giai đoạn lớn. Mỗi giaiđoạn lớn này được nghiên cứu bởi một phần trong hệ thống triết học đồ sộ của ông. Doý niệm bắt nguồn từ Logic trải qua giới Tự nhiên rồi kết thúc trong tinh thần con ngườinên hệ thống triết học của Hegel có 3 bộ phận cấu thành là: Logic học; triết học tự

nhiên; triết học tinh thần.

2.1. Giai đoạn Logic

Giai đoạn Logic học gồm 3 học thuyết: Học thuyết về tồn tại; học thuyết về bảnchất và học thuyết về khái niệm.

*Học thuyết về tồn tại:

Theo Hegel, tồn tại xuất phát không phải là không phải là tồn tại hiện hữu mà làtồn tại thuần túy; nghĩa là, tồn tại ở một phương diện nhất định đồng nhất với hư vô,

tồn tại dẫn đến sinh thành. Quá trình chuyển từ tồn tại thuần tuý sanh sinh thành là sựthống nhất giữa chất, lượng, độ.

- Chất là tính quy định bên trong của sự vật, hiện tượng, quá trình.

- Lượng là tính quy định bên ngoài của chúng.

- Độ là sự thống nhất của chất và lượng với nhau trong sự vật để sự vật đó lànó.

- Khi lượng của sự vật thay đổi vượt quá độ (qua điểm nút) thì chất này

chuyển thành chất khác (qua bước nhảy vọt).

Tồn tại thuần tuý – Hư vô – Sinh thành.

Trong học thuyết về tồn tại của mình, Hegel đã trình bày các quy luật, phạm trùcủa phép biện chứng mà cho đến nay người ta chưa tìm ra được một quy luật, phạm trùnào khác. Đó là, mọi sự vật hiện tượng sinh ra và mất đi là do những thay đổi về lượngdẫn đến những thay đổi về chất. Nhưng đây mới chỉ là học thuyết về sự phát triển củaý niệm.

*Học thuyết về bản chất: Nếu trong học thuyết về tồn tại, Hegel trình bày các cách thức vận động phát

triển, thì trong học thuyết về bản chất của ông trình bày cái gì dẫn đến sự phát triển đó.

Ở đây ông đã đưa ra khái niệm nguồn gốc của sự vận động phát triển, điều nàycác nhà triết học trước ông chưa ai làm được. Đó là sự giải quyết các mâu thuẫn củacác mặc đối lập bên trong sự vật. Khi nghiên cứu quá trình vận động phát triển của ýniệm, ông cho rằng, trong bản thân ý niệm vốn có sẵn cái khác biệt được sinh ra từ cáiđồng nhất. Lúc đầu là khác biệt nhỏ, do tích lũy dần dần đến khác biệt cơ bản (đối

lập); từ dây mâu thuẫn hình thành và phát triển dẫn đến chuyển hóa.

 HVTH: Đặng Phước Sỹ 6  

Page 7: He Thong Triet Hoc Duy Tam Hegel

5/11/2018 He Thong Triet Hoc Duy Tam Hegel - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/he-thong-triet-hoc-duy-tam-hegel 7/15

 

Tiểu luận Triết học GVHD: PGS.TS Lê Thanh Sinh

Đồng nhất – khác biệt – khác nhau cơ bản (đối lập) – mâu thuẫn - chuyển hóa.

Hegel cho rằng, trong lòng bất cứ sự vận động nào cũng chứa mâu thuẫn. Coimâu thuẫn là là nguồn gốc của vận động, nguyên lý của sự phát triển. Tuy nhiên, ôngkhông đề cập đến mâu thuẫn thực sự của từ nhiên và xã hội; mâu thuẫn giải quyết mộtcách hòa bình, cái mới thỏa hiệp với cái cũ; “tinh thần tuyết đối” phát triển cao đã hìnhthành vận động biện chứng là các mặt đối lập phù hợp nhau.

Ông cũng đề vập đến sự chuyển hóa giữa cái chng và cái riêng.

Học thuyết của ông đã mở ra một giai đoạn mới trong học thuyết về sự pháttriển.

*Học thuyết về khái niệm:

Hegel cho rắng khái niệm không phài đứng im chết cứng, mà nó có đời sốngcủa nó. Khái niệm trải qua các giai đoạn khác nhau của sự nhận thức là giai đoạn trựcquan cảm tính (với cảm giác, tri giác, biểu tượng) và giai đoạn lý tính (với khái niệm,

 phán đoán, suy lý). Theo ông, do khái niệm luôn biến đổi mà phán đoán được xâydựng trên khhái niệm ngày càng sâu sắc hơn.

Hegel đã nêu lên phép biện chứng về khái niệm:

- Một là, mỗi khái niệm đều nằm trong mối liên hệ với khái niệm khác, mỗikhái niệm đều làm trung giới cho nhau.

- Hai là, mỗi khái niệm đều có mối liên hệ nội tại, chứa đựng mâu thuẫn nộitại, bao hàm sự thâm nhập, chuyển hóa nhau.

- Ba là, mỗi khái niệm đều trải qua quá trình phát triển theo 3 nguyên tắc: (1)Chất, lượng quy định nhau; (2) thống nhất và đầu tranh giữa các mặt đối lập;(3) phủ định của phủ định tạo nên con đường phát triển xoáy ốc.

Đóng góp to lớn của Hegel cho lịch sử nhận thức của nhân loại là sự khắc phụctính siêu hình trong lý luận nhận thức trước đó (tuyệt đối hóa một giai đoạn nhận thức)

 bằng cách chỉ ra sự thống nhất biện chứng của hai quá trình nhận thức. Ý niệm qua cácgiai đoạn tha hóa (từ học thuyết về sự tồn tại, đến học thuyết về bản chất, học thuyếtvề khái niệm) đã sản sinh ra giới tự nhiên.

2.2. Giai đoạn tự nhiên

Theo Hegel, giới tự nhiên chẳng qua là sự “tha hóa” của ý niệm tuyệt đối. Triếthọc tự nhiên gồm 3 học thuyết: Cơ học, vật lý và sự sống (hữu cơ). Cơ học ông nghiêncứu về không gian, thời gian, vật chất và vận động; vật lý nghiên cứu về tính cá biệtcủa vật chất, thuyết động lực; sự sống nói về sự tồn tại trực tiếp của ý niệm.

*Về cơ học:

 HVTH: Đặng Phước Sỹ 7  

Page 8: He Thong Triet Hoc Duy Tam Hegel

5/11/2018 He Thong Triet Hoc Duy Tam Hegel - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/he-thong-triet-hoc-duy-tam-hegel 8/15

 

Tiểu luận Triết học GVHD: PGS.TS Lê Thanh Sinh

Theo ông, vật chất không phải là thực tế khách quan; không gian và thời gian lànhững khái niệm mà đó “ý niệm tuyệt đối” chuyển sang hình thức tồn tại khác và sángtạo ra tự nhiên.

Trong tư tưởng của ông có sự thống nhất giữa vật chất và vận động, ông dựđoán được có mâu thuẫn ở bên trong không gian, thời gian và vận động.

*Về vật lý:

Hegel bác bỏ học thuyết nguyên tử hóa học bằng cách phủ nhận sự tồn tàikhách quan của nó; ông truyền bá thuyết động lực duy tâm, chống lại nguyên tử luậnduy vật, nhưng lại thừa nhận sự thay đổi, sự chuyển hóa của các nguyên tố.

*Về sự sống:

Theo ông, sự sống là sự tồn tại trực tiếp của ý niệm, quan điểm này của ông bộclộ sự mâu thuẫn gay gắt giữa duy tâm và phép biện chứng, ông đặt vận động sự sốngthì biện chứng nhưng khi giải quyết nó lại duy tâm. Ông coi cơ thể động vật và giới tựnhiên là sự tồn tại khác của ý niêm nhưng lại phủ nhận khả năng phát triển của cơ thể.

Trong triết học tự nhiên, Hegel cho rằng, không chỉ giới vô cơ mà ngay cả đờisống hữu cơ cũng là sự tha hóa của ý niệm. Nếu ý niệm luôn tự vận động, biến đổi và

 phát triển; thì ngược lại giới tự nhiên không tự vận động, không biến đổi và cũngkhông phát triển theo thời gian. Nó chẳng qua chỉ là sản phẩm thụ động (tha hóa) của ýniệm năng động. Dù thụ động nhưng giới tự nhiên vẫn vận động biến đổi trong khônggian, vì vậy nó chuyển sang tinh thần.

2.3. Giai đoạn Tinh thần

Triết học tinh thần của Hegel gồm 3 học thuyết: Học thuyết về tinh thần chủquan, học thuyết về tinh thần khách quan và học thuyết về tinh thầnn tuyệt đối. Ôngcho rằng, các giai đoạn tinh thần chỉ là hiện thân của ý niệm tuyệt đối trên trần gian.Chúng có thể nhận thức được (khả tri).

*Tinh thần chủ quan: thể hiện sự tồn tại trước hết của mình trong linh hồn con

người (đối tượng nhận thức của Nhân loại học); sau đó nó thể hiện trong ý thức (đốitượng nhận thức của Hiện tượng học) để phân biệt với cơ thể; và sau cùng nó thể hiệntri thức (đối tượng nhận thức của Tâm lý học) cái tinh thần bắt thế giới bên ngoài phụctùng nó.

Trong nhân loại học, Hegel không chỉ lấy linh hồn làm đối tượng mà còn pháttriển những quan niệm chủng tộc phản động, ông cho rằng người Đức là dân tộc tốicao. Trong hiện thực học, những hiện tượng thực tế đều bị coi là những thực thể trừutượng thể hiện những tính quy định của tinh thần thế giới.

 HVTH: Đặng Phước Sỹ 8

Page 9: He Thong Triet Hoc Duy Tam Hegel

5/11/2018 He Thong Triet Hoc Duy Tam Hegel - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/he-thong-triet-hoc-duy-tam-hegel 9/15

 

Tiểu luận Triết học GVHD: PGS.TS Lê Thanh Sinh

*Tinh thần khách quan: là sự phủ định biện chứng tinh thần chủ quan. Nó thểhiện ý niệm tuyệt đối – tinh thần thế giới mang tính tự do trước hết trong pháp quyền.Hegel cho rằng triết học pháp quyền lấy ý niệm pháp quyền và việc thục hiện của nólàm đối tượng. Khi cá nhân pháp lý trở thành chủ thể đạo đức thì tinh thần khách quan

tư do tự phát triển nâng lên lĩnh vực đạo đức. Đạo đức là pháp quyền của hành vi.

Tinh thần khách quan hoàn thành quá trình tự phát triển của phong hóa. Phonghóa là sự hiện thực và cụ thể hóa của tự do; trong đó hình thức cao nhất của nó là nhànước. Trong học thuyết về tinh thần khách quan, Hegel trình bày sự đối lập bản chấtcủa tinh thần tự do với bản chất của vật chất. Từ đó ông cho rằng, lịch sử phát triểntiến bộ của thế giới chỉ có thể là sự tiến bộ trong ý thức tự do.

*Tinh thần tuyệt đối: là sự thống nhất của tinh thần chủ quan và tinh thầnkhách quan. Hegel có kỳ vọng làm cho triết học của ông đem lại chân lý tuyệt đối chonên ông đặt tinh thần tuyệt đối vào kết thúc toàn bộ hệ thống. Nó bắt đầu thể hiệntrong Nghệ thuật (hình ảnh), sao đó nó thể hiện trong Tôn giáo (biểu tượng), và cuốicủng nó hoàn thiện chính mình trong Triết học Hegel (khái niệm).

Hegel cho rằng triết học của ông là học thuyết về tinh thần tuyệt đối.Nó là sựtổng hợp toàn bộ giá trị của mọi học thuyết có giá trị trước đây thuộc mọi nghiên cứuvề lĩnh vực tinh thần của con người. Nó là khoa học của mọi khoa học. Trong triết họccủa mình, ý niệm tuyệt đối đã hoàn thành quá trình nhận thức, đã khám phá ra chínhmình và quay trở lại về với chính mình trong học thuyết về tinh thần tuyệt đối. Tinhthần tuyệt đối là kết quả tối cao triệt để của lịch sử thế giới và chứa đựng trong lòng nótất cả sự phát triển của tương lai.

Giai đoạn tinh thần của Hegel là học thuyết duy tâm về đời sống và xã hội củacon người. Nó biện hộ cho chế độ của nhà nước Phổ; theo ông, nhà nước là hiện thâncủa ý niệm; chiến tranh là hiện tượng vĩnh viễn và tất yếu của lịch sử và chiến tranhngăn ngừa được hủ nát về đạo đức. Ông cũng nêu lên được bản chất của nhà nước làdo mâu thuẫn; mọi hoạt động của con người đều gắn với lợi ích và sự phát triển tự do

của con người là ưu việt của mỗi thời đại.3. Phép biện chứng trong triết học Hegel

Phương pháp mà Hegel sử dụng để xây dựng hệ thống triết học duy tâm kháchquan của mình là phương pháp biện chứng.

Phương pháp này đòi hỏi xem xét sự vật trong tiến trình lịch sử của nó, trong sựvận động, phát sinh, biến đổi, phát triển và diệt vong của nó. Phương pháp biện chứnglà cơ sở phương pháp luận để ông xây dựng phép biện chứng – “sợi chỉ đỏ” xuyên suốttoàn bộ hệ thống triết học của ông. Phép biện chứng không chỉ được thể hiện trong nội

dung các vấn đề nghiên cứu mà còn thể hiện trong hình thức trình bày các vấn đề đó.

 HVTH: Đặng Phước Sỹ 9

Page 10: He Thong Triet Hoc Duy Tam Hegel

5/11/2018 He Thong Triet Hoc Duy Tam Hegel - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/he-thong-triet-hoc-duy-tam-hegel 10/15

 

Tiểu luận Triết học GVHD: PGS.TS Lê Thanh Sinh

Phép biện chứng của triết học Hegel là thành tựu vĩ đại của triết học Đức cũngnhư nhân loại thời trước Marx. Luận điểm xuyên suốt phép biện chứng của Hegel làtất cả những gì hiện thực đều hợp lý và tất cả những gì hợp lý đều là hiện thực.

Có thể nêu lên một số quan niệm biện chứng của Hegel trong toàn bộ hệ thốngcủa ông như:

- Mối quan hệ biện chứng giữa chất, lượng, độ.

- Mâu thuẫn là nguồn gốc động lực của sự phát triển.

- Vận động là tự thân vận động.

- Sự thống nhất và chuyển hóa của các mặt đối lập.

- Sự thống nhất à chuyển hóa giữa bản chất và hiện tượng; giữa nguyên nhân

và kết quả; giữa quy nạp và diễn dịch; giữa phân tích và tổng hợp; giữalogic và lịch sử…

- Sự thống nhất giữa (ý niệm) lý luận và (ý niệm) thực tiễn.

- Sự thống nhất giữa logic học, nhận thức luận và phép biện chứng.

- Sự thống nhất giữa chủ thể và khách thể…

- Sự thống nhất của giới tự nhiên, tinh thần và tư duy trong ý niệm tuyệt đốitự phát triển…

Rất nhiều vấn đề đã được Hegel đặt ra cho đến nay vẫn còn là đề tài mang tínhthời sự.

Trong hệ thống của Hegel, mọi cái đều nằm trong tính quá trình, nghĩa là trảiqua các giai đoạn. Giai đoạn sau phủ định giai đoạn trước để xác lập mình ở trình độcao hơn. Phép biện chứng của Hegel không chỉ là lý luận về sự phát triển của thế giớimà còn là phương pháp nghiên cứu biện chứng thế giới ý niệm. Thông quan phép biệnchứng của ý niệm, Hegel đã đoán được phép biện chứng của sự vật. Vì vậy, nó là phép

 biện chứng duy tâm.

Sau này, Marx đã cải tạo nó và xay dựng phép biện chứng duy vật – phép biệnchứng của sự vật (thế giới khách quan) được phản ánh trong óc hình thành phép biệnchứng của ý niệm (khái niệm).

Phương pháp của hegel là tích cực, cách mạng; song nó bị giam hãm trong hệthống triết học duy tâm thần bí của ông. Vì vậy, nó không thể không sinh ra các mâuthuẫn, không thể không đẻ ra chủ nghĩa tự biện. Cứu lấy phép biện chứng, giải phónghạt nhân biện chứng ra khỏi lớp vỏ duy tâm thần bí của hệ thống Hegel là một nhiệm

vụ cấp bách của triết học. C.Marx là người giải quyết được yêu cầu này.*****

 HVTH: Đặng Phước Sỹ 10

Page 11: He Thong Triet Hoc Duy Tam Hegel

5/11/2018 He Thong Triet Hoc Duy Tam Hegel - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/he-thong-triet-hoc-duy-tam-hegel 11/15

 

Tiểu luận Triết học GVHD: PGS.TS Lê Thanh Sinh

Phần 3:MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC HEGEL

Có nhiều người cho rằng triết học Hegel là duy tâm, trừu tượng, thần bí, khóhiểu, và do đó không có giá trị gì, chỉ là "đồ bỏ đi”. Họ coi khinh Hegel, phê phán triếthọc Hegel vì tính chất duy tâm của nó. Rất bực mình và phản đối điều đó, Mác đãcộng khai tuyên bố mình là đồ đệ của Hegel, thậm chí còn "thích dùng lối diễn đạt đặctrưng của Hegel" (Lời tựa bộ "Tư bản").

Vả lại, trước Marx, những nhà triết học nổi tiếng là duy vật của thế kỷ XVII -XVIII ở Anh và ở Pháp cũng vẫn chỉ là duy vật nửa vời "duy vật một nửa", nghĩa làchỉ duy vật trong lĩnh vực tự nhiên, còn trong lĩnh vực xã hội thì họ cũng duy tâm.

Hơn nữa, họ lại siêu hình, không lý giải được nguồn gốc, sự vận động và sự phát triểncủa thế giới khách quan. Chính đó là một lý do quan trọng làm cho chủ nghĩa duy vậtthế kỷ XVII - XVIII bị chủ nghĩa duy tâm của triết học Đức phủ định.

Triết học Hegel là một thứ "chủ nghĩa duy tâm thông minh", có những "hạt nhânhợp lý" và rất có giá trị, trở thành một trong những tiền đề trực tiếp của chủ nghĩaMác, được các học giả và các nhà kinh điển của chủ nghĩa Marx - Lênin đánh giá rấtcao.

Plêkhanốp, một người có học vấn uyên bác, từng được Lênin tôn làm thầy, đã

đánh giá Hegel:"Chắc chắn sẽ mãi mãi được dành một trong những địa vị cao quí nhấttrong lịch sử tư tưởng của nhân loại. Trong các khoa học mà người Pháp gọi là "khoatinh thần và chính trị", không có một khoa học nào là không chịu ảnh hưởng mãnh liệtvà rất phong phú của thiên tài Hegel: "Phép biện chứng, logic học, luật học, mỹ học,lịch sử triết học và tôn giáo - tất cả những khoa học đó đều có một hình thức mới nhờ sự tác động của Hegel.

Hegel đã để lại cho nhân loại một di sản triết học khổng lồ với những tư tưởngcực kỳ phong phú và sâu sắc. Ông từng nói:"Cái triết học mới nhất của một thời đại là

kết quả của hết thẩy các triết học đã có từ trước và phải bao gồm những nguyên lý củatất cả những triết học đó". Chính ông đã thực hiện xuất sắc yêu cầu đó với việc phântích, phê phán các trào lưu triết học, các triết gia trước ông và cùng thời với ông. Hệthống triết học của Hegel đã bao quát nhiều lĩnh vực và phát triển nhiều tư tưởng

 phong phú và đặc sắc, có ý nghĩa vạch thời đại. Vì vậy, Ph.Ăngghen đã khẳngđịnh:"Nếu không có triết học Đức mở đường, đặc biệt là nếu không có triết học Hegel,thì chủ nghĩa xã hội khoa học Đức - chủ nghĩa xã hội khoa học duy nhất chưa hề có từtrước đến nay, sẽ không bao giờ được xây dựng nên".

 HVTH: Đặng Phước Sỹ 11

Page 12: He Thong Triet Hoc Duy Tam Hegel

5/11/2018 He Thong Triet Hoc Duy Tam Hegel - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/he-thong-triet-hoc-duy-tam-hegel 12/15

 

Tiểu luận Triết học GVHD: PGS.TS Lê Thanh Sinh

Hegel là nhà triết học duy tâm theo trường phái chủ nghĩa duy tâm khách quan,hay chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối. Như Lênin nhận xét, Hegel tin tưởng và nghĩ mộtcách nghiêm túc rằng chỉ có chủ nghĩa duy tâm mới là triết học, bởi vì triết học là khoahọc về tư duy, cái chung, mà cái chung tức là tư tưởng. ông cho rằng, cơ sở của hết

thảy mọi sự vật tồn tại, cái bản chất sâu sắc nhất của thế giới không phải là ý thức cánhân, là "cái tôi" chủ quan, mà là một ý thức nói chung nào đó rất "khách quan", tồntại độc lập với con người, có trước tự nhiên và có trước loài người, luôn luôn vận độngvà biến đổi được ông gọi là "ý niệm tuyệt đối".

Có thể nói, toàn bộ triết học của Hegel xoay quanh phạm trù ý niệm tuyệt đối vàsự vận động của ý niệm tuyệt đối trong hệ thống triết học đồ sộ của ông được trình bàytheo kiểu "suy lý ba bước" (tam đoạn luận).

Hegel cho rằng, ý niệm tuyệt đối là cái có trước tất cả mọi cái. Do có mâu thuẫn bên trong nên ý niệm tuyệt đối có sự tự vận động từ thấp lên cao, trải qua sự phát triển,thông qua các khái niệm, rồi lại trở về với nó với một sự phong phú hơn (logic học).Do có sự vận động và chuyển hoá, nên ý niệm tuyệt đối trở thành cái khác nó (thahoá), đối lập với nó, tức là giới tự nhiên (triết học về tự nhiên). Ý niệm tuyệt đối tiếptục vận động về với bản thân mình trong đời sống có ý thức của cá nhân con người vàxã hội loài người và sự hoàn thành sự vận động của nó, đạt tới đỉnh cao nhất trong hệthống triết học Hegel (triết học về tinh thần).

Hegel rất ưa thích và đề cao lối suy lý ba bước. Ông cho rằng mọi cái có lý tínhđều là một suy lý ba bước: một cái chung liên hệ với cái đơn nhất thông qua cái riêng.Tuy nhiên, ông cũng phân biệt sự suy lý (tư duy) về sự vật với bản thân sự vật, chorằng sự vật không phải là một chỉnh thể gồm ba mệnh đề. Và ông rất phản đối suy lý

 ba bước theo kiểu "hình thức vô ích" làm cho người ta buồn chán như ví dụ ông nêura: "Tất cả mọi người đều chết, Cai-i là một người, vậy Cai-i cũng chết”.

Trong hệ thống triết học lập luận theo lối "suy lý ba bước", Hegel đã trình bày vềsự vận động và biến hoá của ý niệm tuyệt đối một cách rất tư biện, nghĩa là không làm

cho ý niệm phù hợp với sự vật mà trái lại, làm cho sự vật phù hợp với ý niệm… Ôngcho rằng "tồn tại" là tính quy định thứ nhất của ý niệm tuyệt đối. "Tồn tại" ở đâykhông phải là thế giới vật chất, cũng không phải là sự phản ánh của thực tai vào ý thứccon người, mà là khái niệm trừu tượng của tồn tại, tức là "tồn tại thuần tuý". Tồn tạithuần tuý là tồn tại không có tính quy định nào, không cần một tiền đề nào, không có

 bất cứ một nội dung nào, không phải là sản phẩm của bất kỳ một sự trung gian nàonghĩa là đồng nhất với hư vô thuần tuý. "Tồn tại thuần tuý và hư vô thuần tuý là cùngmột cái" là không có gì. Không có gì nhưng vẫn là một cái gì (cũng như số 0 vẫn làmột cái gì khi phân biệt với những số khác). Theo Hegel, tồn tại thuần tuý chính là cái

đang bắt đầu. "Cái đang bắt đầu là chưa tồn tại, nó chỉ hướng tới sự tồn tại...một sự

 HVTH: Đặng Phước Sỹ 12

Page 13: He Thong Triet Hoc Duy Tam Hegel

5/11/2018 He Thong Triet Hoc Duy Tam Hegel - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/he-thong-triet-hoc-duy-tam-hegel 13/15

 

Tiểu luận Triết học GVHD: PGS.TS Lê Thanh Sinh

không tồn tại mà cũng đồng thời là sự tồn tại". Như vậy là khái niệm "tồn tại thuầntuý" đã chứa đựng mâu thuẫn trong bản thân nó, vì nó bao hàm hai mặt đối lập là tồntại và hư vô và là sự thống nhất của tồn tại và hư vô. Do có mâu thuẫn mà nó vậnđộng, và vận động đến mức nào đó thì dẫn đến sinh thành, tức là chuyển hoá thành

một thứ tồn tại khác. "Tồn tại khác" này có tính quy định, không còn là "tồn tại thuầntuý" hay "hư vô" nữa, mà đã là một cái gì đó có "chất", có "lượng", được thống nhất ở trong "độ" (chú ý: chất, lượng, độ ờ đây không phải là chất, lượng, độ của sự vật mà làcác khái niệm chất, lượng).

Ý niệm tuyệt đối khi đạt tới "độ" thì nhận được một sự quy định mới, sâu sắchơn và cụ thể hơn, đó là khái niệm "bản chất". Trong học thuyết về bản chất, Hegel đãđưa ra và phân tích nhiều khái niệm quan trọng như: bản chất, hiện tượng, bề ngoài,hiện thực quy luật… và nói về mối liên hệ giữa các phạm trù: quy luật và bản chất,

quy luật và hiện tượng, bản chất và hiện tượng, bản chất và bề ngoài, bề ngoài và hiệntượng, khẳng định và phủ định, tất nhiên và ngẫu nhiên, khả năng và hiện thực, tự dovà tất yếu, nguyên nhân và kết quả… Hegel đã trình bày nhiều vấn đề quan trọng của

 phép biện chứng, đặc biệt là về mâu thuẫn. Ông coi mâu thuẫn là phổ biến, là nguồngốc và cơ sở của vận động, là nguyên lý của sự phát triển. Ông khẳng định: "Tất cảmọi vật đều có tính chất mâu thuẫn trong bản thân nó... Mâu thuẫn là nguồn gốc củatất cả mọi vận động và của tất cả mọi sức sống, chỉ trong chừng mực một vật chứađựng trong bản thân nó một mâu thuẫn, thì nó mới vận động, phải có xung lực và hoạt

động". Như vậy, với một hệ thống triết học tương đối hoàn chỉnh, với tri thức bách

khoa, kiến thức uyên bác và thiên tài của mình, Hegel đã trở thành nhà triết học lớnnhất thời bấy giờ. Học thuyết của ông mở ra một giai đoạn mới cho lịch sử triết họcthế giới. Ông đã có công xây dựng phép biện chứng duy tâm với đầy đủ các quy luậtcơ bản, các phạm trù mà sau này C.Marx kế thừa cải tạo thành phép biện chứng duyvật - một công cụ không thể thiếu trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.

*****

 HVTH: Đặng Phước Sỹ 13

Page 14: He Thong Triet Hoc Duy Tam Hegel

5/11/2018 He Thong Triet Hoc Duy Tam Hegel - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/he-thong-triet-hoc-duy-tam-hegel 14/15

 

Tiểu luận Triết học GVHD: PGS.TS Lê Thanh Sinh

KẾT LUẬN

Triết học của Hegel là hệ thống phong phú nhất trong lịch sử triết học trước

Marx. Hegel đã tổng kết hầu như toàn bộ tư tưởng cũ ở Tây phương, trình bày mọi chủnghĩa với ý nghĩa lịch sử của nó, bộc lộ những mâu thuẫn nội bộ xuất hiện trong tưtưởng ở mỗi giai đoạn, những mâu thuẫn ấy bắt phải thủ tiêu hình thái cũ và tiến lênmột trình độ cao hơn. Tuy nhiên, Hegel lại diễn tả quá trình đó một cách trừu tượngtrong phạm vi tinh thần, và do đấy xây dựng chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối. Quá trìnhdiễn biến tư tưởng trong tinh thần được coi như là một vận động hoàn toàn độc lập vàtự túc, tách rời cơ sở thực tế khách quan, thậm chí lại phủ định thực tế khách quan.

Hệ thống biện chứng pháp theo lối duy tâm của Hegel đã được C.Marx thừa kế

và phát triển thành phép biện chứng duy vật một công cụ không thể thiếu trong lý luậnvà thực tiễn ngày nay./.

*****

 HVTH: Đặng Phước Sỹ 14

Page 15: He Thong Triet Hoc Duy Tam Hegel

5/11/2018 He Thong Triet Hoc Duy Tam Hegel - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/he-thong-triet-hoc-duy-tam-hegel 15/15

 

Tiểu luận Triết học GVHD: PGS.TS Lê Thanh Sinh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu bài giảng của Thầy Lê Thanh Sinh, 2010;

2. PGS.TS Lê Thanh Sinh – PGS.TS. Nguyễn Thanh, Triết học (Phần 1 -Lịch sử triết học), Nhà xuất bản Thanh Niên, 2010.;

3. Ts. Bùi Văn Mưa – PGS.TS. Lê Thanh Sinh – TS. Trần Nguyên Ký – TS. Nguyễn Ngọc Thu – TS. Bùi Bá Linh – TS. Bùi Xuân Thanh, Triết học phần II – các chuyên đề về triết học Marx – Lênin, 2010.

4. Trần Đức Thảo, Bài viết “Hạt nhân duy lý” trong triết học Hegel, 2009;

5. Vũ Hùng, Bài viết “Một vài suy nghĩ về vai trò triết học Hegel và ý niệmtuyệt đối của ông”, 2008;

6. Trần Đức Thảo, Bài viết “Triết học cổ điểm Đức: Hegel”, 1956;

7. Một số bài viết liên quan trên trang web: http://www.chungta.com;http://www.triethoc.edu.vn; và một số trang web khác.

 HVTH: Đặng Phước Sỹ 15