16
Đề tài: Học thuyết của Platon về ý niệm Tác giả: Nhóm Thông tin – Thư viện Người thuyết trình: Lê Thị Tuyết Nhung Các thành viên: 1. Lê Thị Tuyết Nhung 2. Đỗ Thu Thơm 3. Trần Thu Thuỷ 4. Nguyễn Thuỳ Linh 5. Nguyễn Phương Cương 6. Đoàn Thị Thu 7. Phạm Quỳnh Trang 8.Trần Thị Ngọc Diệp 9. Bùi Thị Ngọc Oanh 10. Bùi Thị Thanh Diệu

Triet hoc Platon

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Triet hoc Platon

Đề tài: Học thuyết của Platon về ý niệm

Tác giả: Nhóm Thông tin – Thư việnNgười thuyết trình: Lê Thị Tuyết Nhung

Các thành viên:

1. Lê Thị Tuyết Nhung2. Đỗ Thu Thơm3. Trần Thu Thuỷ4. Nguyễn Thuỳ Linh5. Nguyễn Phương Cương6. Đoàn Thị Thu7. Phạm Quỳnh Trang8.Trần Thị Ngọc Diệp9. Bùi Thị Ngọc Oanh10. Bùi Thị Thanh Diệu

Page 2: Triet hoc Platon

Vài nét về tiểu sử của Platon

• Năm sinh: Khoảng 427 – 428 TCN• Nơi sinh: Athen • Năm mất: 347 TCN• Trường phái triết học: duy tâm

khách quan• Các lĩnh vực quan tâm chính:

triết học, siêu hình học, nhận thức luận, luân lý học, mỹ học, chính trị, giáo dục, …

Page 3: Triet hoc Platon

VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ PLATON Platon trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là:vai rộng, to lớn.

Ông là một nhà triết học cổ đại Hy Lạp thiên tài trên nhiều lĩnh vực. Nhiều người coi ông là một triết gia vĩ đại nhất mọi thời đại cùng với Socrates là thầy của ông.

Ông được hấp thụ một nền giáo dục tuyệt vời từ gia đình, ông tỏ ra nổi bật trên mọi lĩnh vực nghệ thuật và đặc biệt là triết học, ngành học mà ông chuyên tâm theo đuổi từ khi gặp Socrates.

Ông đã từng bị bán làm nô lệ và được giải thoát bởi một người bạn, sau đó, ông đã trở về Athen khoảng năm 387 TCN và sáng lập ra Viện hàn lâm (tên lấy theo khu vườn nơi ông ở). Đây được coi là trường đại học tổng hợp đầu tiên của châu Âu, nơi dành cho nghiên cứu, giảng dạy khoa học và triết học. Triết gia Aristoteles - một học trò của ông đã theo học tại đây khi 20 tuổi.

Page 4: Triet hoc Platon

Platon là nhà triết học duy tâm khách quan.

Điểm nổi bật trong hệ thống triết học duy tâm của Platon là học thuyết về ý niệm.- Trong học thuyết này, ông đưa ra hai quan niệm về thế giới các sự vật cảm biết và thế giới các ý niệm.

Page 5: Triet hoc Platon

+ Theo ông, thế giới các sự vật cảm biết là không chân thực, không đúng đắn vì các sự vật không ngừng sinh ra và mất đi, thay đổi và vận động, không ổn định, bền vững, hoàn thiện;thế giới ý niệm là thế giới phi cảm tính phi vật thể, là thế giới đúng đắn, chân thực, các sự vật cảm biết chỉ là cái bóng của ý niệm.

Page 6: Triet hoc Platon

+ Ông cho rằng, nhận thức của con người không phải là phản ánh các sự vật cảm biết của thế giới khách quan mà là nhận thức về ý niệm.Thế giới ý niệm có trước thế giới cảm biết, sinh ra thế giới cảm biết.

Page 7: Triet hoc Platon

+ Theo Platon, tri thức đuợc phân làm hai loại: tri thức hoàn toàn đúng đắn và tri thức mờ nhạt.

Loại thứ nhất là tri thức ý niệm có đựơc nhờ hồi tưởng.

Loại thứ hai là tri thức nhận được nhờ vào nhận thức cảm tính, lẫn lộn đúng sai không có chân lí.

Page 8: Triet hoc Platon

+ Platon cho rằng, có hai cấp độ của thực tại:

Thực tại của thế giới vật lý mà các giác quan của chúng ta tiếp cận được - đó là thế giới không vĩnh cửu, hay thay đổi và ảo giácThực tại của thế giới thực, thế giới của các ý niệm vĩnh cửu và bất biến.

Page 9: Triet hoc Platon

Để minh hoạ sự lưỡng phân giữa hai thế giới và quan niệm cho rằng thế giới cảm giác và nhất thời chỉ là sự phản ảnh nhạt nhòa của thế giới các ý niệm, Platon đã đưa ra một ví dụ nổi tiếng gọi là phúng dụ hay thần thoại “Hang động” như sau:

Page 10: Triet hoc Platon

Ở ngoài cửa của một cái hang tối có một đoàn người đi ngang qua, ánh sáng mặt trời chiếu vào cửa hang làm cho bóng của đoàn người in trên vách đá. Nếu nhìn lên vách hang bên trong, người ta sẽ thấy những bóng người đi qua. Những bóng này chỉ là hình ảnh của đoàn người, chứ không phải bản thân đoàn người. Thế gIới các sự vật cảm tính cũng vậy, nó chỉ là cái bóng của ý niệm đã có từ trước mà thôi.

Page 11: Triet hoc Platon

Bên ngoài hang có một thế giới lung linh các màu sắc, các hình dạng và ánh sáng mà con người trong hang không thể nhìn thấy, không thể tiếp cận được. Tất cả những gì con người ở đây tri giác được, đó là bóng của các vật và các sinh vật của thế giới bên ngoài hắt lên thành hang. Thay vì sự rực rỡ của các sắc màu, sự rõ nét của các hình dạng của hiện thực, họ chỉ được thấy một màu xám buồn tẻ và các đường viền  mờ nhoè của những cái bóng. Tính hai mặt này của thế giới kéo theo tính hai mặt của tồn tại. Trong thế giới các ý niệm nơi cái Thiện ngự trị, nó là vĩnh cửu và bất biến, tồn tại bên ngoài thời gian và không gian; còn trong thế giới cảm giác, con tạo nhào nặn vật chất theo các kế hoạch của thế giới các ý niệm.

Page 12: Triet hoc Platon

- Về mặt nhận thức luận, Platon cũng mang tính duy

tâm.Theo ông, tri thức là cái có trước các sự vậtchứ không phải sự khái quát kinh nghiệm trong quá trình nhận thức các sự vật đó.Nhận thức con người không phản ánh các sự vật của thế giới khách quan mà chỉ là nhớ lại, hồi tưởng lại của linh hồn những cái đã quên trong quá khứ.

Page 13: Triet hoc Platon

- Về xã hội, Platon đưa ra quan niệm về nhà nước lí tưởng trong đó sự tồn tại và phát triển của nhà nước lí tưởng dựa trên sự phát triển của sản xuất vật chất, sự phân công hài hoà các ngành nghề và giải quyết các mâu thuẫn xã hội.

Page 14: Triet hoc Platon

KẾT LUẬNPlaton là người đầu tiên nêu lên một cách có hệ thống những quan điểm triết học.Mặc dù đứng trên lập trường duy tâm khách quan trong quan niệm về thế giới, coi sự vật chỉ là cái là cái bóng của ý niệm, nhưng lịch sử ghi nhận triết học Platon đã đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu bản chất của khái niệm cũng như việc phát triển tư duy lý luận.

Page 15: Triet hoc Platon

Các tác phẩm của Platon thường được xem là các tài liệu cơ bản của triết học, vì chúng đã định nghĩa các vấn đề nền tảng của triết học cho các thế hệ sau. Các vấn đề này và các vấn đề khác đã được Aristotle tiếp thụ.

Page 16: Triet hoc Platon

Xin chân thành cảm ơn Thày giáo và các bạn đã ủng hộ cho đề tài

của nhóm chúng tôi