14
0

Giới thiệu lớp học - khuyennongvn.gov.vn · Phương pháp tập huấn ... tiêu học tập rõ ràng, học viên có thể tham gia tích cực hơn vào quá trình học

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Giới thiệu lớp học - khuyennongvn.gov.vn · Phương pháp tập huấn ... tiêu học tập rõ ràng, học viên có thể tham gia tích cực hơn vào quá trình học

0

Page 2: Giới thiệu lớp học - khuyennongvn.gov.vn · Phương pháp tập huấn ... tiêu học tập rõ ràng, học viên có thể tham gia tích cực hơn vào quá trình học

1

Giới thiệu lớp học

Đối tượng học viên

● Cán bộ khuyến nông ● Cán bộ nông nghiệp

● Nông dân trồng lúa gạo

Mục tiêu tập huấn

Về kiến thức

Giải thích cho người khác hiểu kế hoạch bài giảng và ý nghĩa của việc

xây dựng kế hoạch bài giảng đối với tập huấn viên

Mô tả được các yếu tố cần có và cách xây dựng các yếu tố này trong 1

kế hoạch bài giảng

Về kỹ năng

Xây dựng được 1 kế hoạch bài giảng hoàn chỉnh cho 1 chủ đề tập huấn

liên quan đến kỹ thuật canh tác lúa thích ứng với biến đổi khí hậu.

Về thái độ

Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch bài giảng

trong quá trình chuẩn bị thực hiện tập huấn

Yêu cầu đối với giảng viên và học viên:

Đối với giảng viên có kiến thức và kỹ năng về phương pháp giảng dạy

lấy học viên là trung tâm, có năng lực hướng dẫn thực hành xây dựng kế hoạch

bài giảng để sau khi học xong học viên có khả năng thực hiện xây dựng kế

hoạch bài giảng cho 1 chủ đề kỹ thuật canh tác lúa cụ thể.

Thời gian lớp học

360 phút (8 tiết)

Page 3: Giới thiệu lớp học - khuyennongvn.gov.vn · Phương pháp tập huấn ... tiêu học tập rõ ràng, học viên có thể tham gia tích cực hơn vào quá trình học

2

Nội dung tập huấn và phân bổ thời lượng

STT Nội dung

Thời

lượng

(phút)

Phương pháp Học liệu

I Lý thuyết

1 Phương pháp lập

kế hoạch bài giảng

1.1 Giới thiệu kế

hoạch bài giảng

10 Thuyết trình Tài liệu tập huấn,

máy chiếu, máy tính,

phần trình bày PPT

1.2 Cách xây dựng kế

hoạch bài giảng

Thuyết trình,

thảo luận nhóm

- Xác định mục tiêu

học tập

90 phút Thuyết trình,

thảo luận nhóm

Tài liệu tập huấn,

máy chiếu, máy tính,

phần trình bày PPT,

tài liệu phát tay 1

- Lựa chọn nội dung 45 phút

- Xác định thời gian 90 phút Thảo luận

nhóm, thuyết

trình

Tài liệu tập huấn,

máy chiếu

- Lựa chọn phương

pháp

Thuyết trình,

Thảo luận nhóm

Tài liệu TOF, máy

chiếu, văn phòng

phẩm phục vụ thảo

luận, bảng hỏi

- Lựa chọn phương

tiện, học liệu cần

cho giảng dạy

10 phút Thuyết trình,

Thảo luận nhóm

Tài liệu TOF, máy

chiếu

II Thực hành

1 Hoàn thiện xây

dựng kế hoạch bài

giảng cho nội dung

đã lựa chọn

45 phút

Thực hành theo

nhóm, thảo luận

Mẫu kế hoạch bài

giảng, giấy A4, bút

Bảng hỏi

2 Chia sẻ kết quả

làm bài tập/thảo

luận 45 phút

Thuyết trình Kế hoạch bài giảng

được hoàn thiện bởi

các cá nhân/nhóm

theo chủ đề đã được

lựa chọn

Tổng cộng

Page 4: Giới thiệu lớp học - khuyennongvn.gov.vn · Phương pháp tập huấn ... tiêu học tập rõ ràng, học viên có thể tham gia tích cực hơn vào quá trình học

3

Phương pháp tập huấn

● Sử dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy cho người lớn

- Thực hành và thảo luận nhóm

Các lưu ý đối với giảng viên:

- Sử dụng bài trình chiếu để hướng dẫn quá trình học, không phụ thuộc

hoàn toàn vào bài trình chiếu

- Giới thiệu chủ đề tập huấn một cách rõ ràng khi bắt đầu từng bài học

- Có thể điều chỉnh các bài học và thời lượng của từng bài học phù hợp

với từng đối tượng học viên và hoàn cảnh tập huấn

- Tăng cường tính tương tác thông qua đặt các câu hỏi gợi mở

- Tạo không khí vui vẻ, sinh động cho bài giảng thông qua các hoạt động

để các học viên có thể học từ chính trải nghiệm của họ

- Trích dẫn các ví dụ để giải thích và minh họa cho các chủ đề

- Truyền tải các thông điệp tập huấn đơn giản và chính xác

- Điều chỉnh ngôn ngữ phù hợp với đối tượng và địa bàn tập huấn

Cách thức đánh giá học viên

Kết quả tập huấn có thể được đánh giá như sau:

Nội dung Phương pháp

Kiến thức Quan sát/Tương tác

Kỹ năng Kết quả làm việc nhóm

Bài tập cá nhân

Các công cụ, dụng cụ và tài liệu cần chuẩn bị

● Thiết bị trình chiếu, bút chỉ

● Bảng trắng, bút viết bảng các màu ● Giấy A4

● Bút bi, bút chì ● Tài liệu phát tay

Page 5: Giới thiệu lớp học - khuyennongvn.gov.vn · Phương pháp tập huấn ... tiêu học tập rõ ràng, học viên có thể tham gia tích cực hơn vào quá trình học

4

Thời

lượng Hoạt động Tài liệu sử dụng

Mở đầu và giới thiệu chung

20

phút

Chào hỏi, làm quen:

Yêu cầu các thành viên sẽ lần lượt giới thiệu tên,

ví trí công tác và một khả năng nổi bật của của

họ.

Sau khi giới thiệu, yêu cầu các thành viên viết

tên mình lên thẻ màu và dán lên ngực áo

Giảng viên bắt đầu quá trình giới thiệu bằng

cách giới thiệu tên, vị trí công tác và khả năng

nổi bật của mình.

Đặt các câu hỏi:

Bây giờ bạn cảm thấy thế nào?

Có bao nhiêu người có thể nhớ tên hoặc khả

năng nổi bật của tất cả các thành viên?

Dẫn dắt học viên sang phần học tiếp theo bằng

cách giới thiệu rằng phần học này sẽ xác định

được những mong đợi của họ khi tham gia khóa

đào tạo.

Thẻ màu, bút dạ

25

phút

Xác định mong đợi học viên.

Đề nghị các học viên hãy nghĩ đến những lý do

khiến họ tham gia vào khóa học này. Nhấn

mạnh rằng mỗi người ít nhất cũng phải có một

lý do.

Để cho học viên suy nghĩ 5 phút.

Mời những người tự nguyện phát biểu trước rồi

cương quyết mời những người giữ im lặng

Ghi ngắn gọn những phần trình bày của học viên

lên thẻ màu hoặc yêu cầu học viên tự viết.

Sau khi đã có tất cả các ý kiến, nhóm các ý kiến

giống nhau vào một nhóm rồi thảo luận những

gì có thể đạt được, những gì không thể đạt được

và những gì có thể đạt được phần nào

Treo tờ giấy có phần mong đợi đó lên tường.

Phần này lúc nào cũng sẵn sàng để tham khảo

đến khi kết thúc bài học

Dẫn dắt học viên sang phần mục tiêu và chương

trình của bài học

Thẻ màu, bút, giấy

A0

Page 6: Giới thiệu lớp học - khuyennongvn.gov.vn · Phương pháp tập huấn ... tiêu học tập rõ ràng, học viên có thể tham gia tích cực hơn vào quá trình học

5

Giới thiệu nội dung và mục tiêu bài học

Trình bày slide nội dung và mục tiêu của bài

học.

Hỏi học viên xem có câu hỏi nào cần làm rõ hay

nhận xét gì không?

Liên hệ với các mong đợi của học viên ngay sau

khi kết thúc bài học.

Slide 2-3

1. Phương pháp lập kế hoạch bài giảng

10

phút

(1) Dẫn dắt học viên vào bài bằng cách bắt đầu

nhanh với câu hỏi phát vấn: Theo anh/chị kế

hoạch bài giảng là gì? Tại sao phải xây dựng kế

hoạch bài giảng? Trong số các anh/chị ai đã

từng xây dựng kế hoạch bài giảng cho 1 chủ đề

tập huấn nào đó mà mình đã từng giảng dạy hay

chưa?

(2) Mời các học viên chia sẻ

(3) GV trình chiếu slide 4 và giải thích về kế

hoạch bài giảng

Slide 4

(1) GV đặt câu hỏi để chuyển sang slide tiếp

theo: Vậy để xây dựng 1 kế hoạch bài giảng cho

1 chủ đề tập huấn cần làm gì? Hay nói cách

khác những nội dung nào cần phải được mô tả

trong kế hoạch bài giảng?

(2) Yêu cầu học viên suy nghĩ nhanh các yếu tố

cần thiết/các nội dung cần phải có trong kế

hoạch bài giảng là gì?

(4) Mời học viên trả lời và ghi các ý kiến của

học viên lên bảng hoặc thẻ màu

(5) Trình chiếu các nội dung cần phải được xác

định trong xây dựng kế hoạch bài

Slide 5-6

1.1. Xác định mục tiêu học tập

90

phút Lý thuyết:

Nói để chuyển slide: Bây giờ chúng ta sẽ đi

tìm hiểu lần lượt các yếu tố trong bản kế hoạch

bài giảng và làm thế nào để mô tả được các yếu

tố này trong kế hoạch bài giảng.

Slide 7

Page 7: Giới thiệu lớp học - khuyennongvn.gov.vn · Phương pháp tập huấn ... tiêu học tập rõ ràng, học viên có thể tham gia tích cực hơn vào quá trình học

6

Hãy bắt đầu với yếu tố đầu tiên: Xác định mục

tiêu học tập

GV: Giải thích cho học viên hiểu thế nào là

mục tiêu học tập: Là những gì học viên cần đạt

được sau khóa học. Đó chính là kiến thức, kỹ

năng, và khả năng nhận thức (thái độ)

GV đặt câu hỏi: Tại sao cần phải xây dựng

mục tiêu học tập?

Sau đó GV nêu ra 3 lý do cần phải xây dựng

mục tiêu học tập:

- Mục tiêu học tập là nền tảng cho việc lập kế

hoạch chương trình bài giảng. Nếu mục tiêu

không được xác định rõ ràng thì không có một

cơ sở rõ ràng để lựa chọn hay xây dựng một

chương trình bài giảng tốt về nội dung và

phương pháp. Cũng như bạn không biết mình

đang đi đâu thì làm sao bạn có thể đi tới đích?

Do vậy, đưa ra được mục tiêu học tập giúp bạn

có thể quyết định và chỉ ra một cách chính xác

những gì bạn mong muốn các học viên đạt được

sau chương trình bài giảng.

- Có được mục tiêu học tập bạn có thể kiểm tra

được kết quả. Lý do thứ hai là chúng ta phải xác

định được những mục tiêu rõ ràng cần phải đạt

được để xem trên thực tế, những mục tiêu đã

được hoàn thành đến đâu. Nếu bạn không biết

bạn muốn đi đâu thì làm sao bạn có thể biết bạn

đã đi đến được những đâu?

- Mục tiêu học tập giúp cho học viên có định

hướng học rõ ràng. Mục tiêu học tốt giúp cho

học viên biết những gì đang diễn ra. Với mục

tiêu học tập rõ ràng, học viên có thể tham gia

tích cực hơn vào quá trình học và không phải

đoán xem những gì họ đạt được sau khóa học.

Sau khi nêu 3 lý do giải thích vì sao phải xây

dựng mục tiêu học tập, GV hỏi tiếp: Vậy xây

dựng mục tiêu học tập như thế nào?

Chiếu slide 10 và giải thích: mục tiêu học tập

thì phải như thế nào?

Nói: Mục tiêu học tập tốt giải đáp được 03 câu

hỏi (chiếu slide 11, đọc và giải thích các nội

dung trong slide)

GV hỏi: Để xây dựng 1 mục tiêu học tập tốt

của 1 bài học thì phải làm như nào?

Chiếu slide 11 và giải thích, dẫn ví dụ minh họa

Slide 8

Slide 9

Slide 10

Slide 11

Page 8: Giới thiệu lớp học - khuyennongvn.gov.vn · Phương pháp tập huấn ... tiêu học tập rõ ràng, học viên có thể tham gia tích cực hơn vào quá trình học

7

Nêu công thức viết mục tiêu học tập: Cụm từ

bắt buộc, động từ + công việc + điều kiện+ tiêu

chuẩn. Nêu ví dụ

(Viết công thức lên thẻ màu rồi ghim lên bảng

ghim hoặc bảng trắng)

Thực hành/bài tập cá nhân:

- Đưa cho học viên một số cách viết mục tiêu

mẫu, yêu cầu học viên phân tích và nhận diện

xem cách viết nào đạt yêu cầu, cách viết nào

chưa đạt (sử dụng công thức viết mục tiêu để

nhận diện), hỏi học viên xem nếu được sửa lại

thì anh/chị sẽ sửa như nào để cách viết mục tiêu

đó đạt yêu cầu

- Mỗi cá nhân lưạ chọn chủ đề 1-3 tập huấn sau

đó viết mục tiêu học tập cho các chủ đề đó và

chia sẻ với các học viên khác trong lớp để điều

chỉnh lại cho đạt yêu cầu về viết mục tiêu học tập

1.2. Xác định nội dung

45

phút GV dẫn dắt để chuyển sang nội dung tiếp theo

GV nêu câu hỏi: Cần phải xác định nội dung gì

để đạt được mục tiêu học tập?

Chiếu slide 12 và giải thích 3 cấp độ nội dung

cần xác định

Phải biết: Những điều mà người học phải biết

để đạt được mục tiêu học tập

Nên biết: Có thể là quan trọng song không nhất

thiết phải biết - tính chất thiết yếu ít hơn

Có thể biết: Các thông tin khác liên quan tới kết

quả học tập cần đạt song không thiết yếu

Giải thích cho học viên vì sao lại phải xác định

3 cấp độ nội dung bài giảng: (1) Giúp THV biết

được đâu là trọng tâm của bài, (2) có thể điều

chỉnh nội dung để phù hợp với điều kiện thực

hiện trong trường hợp thiếu hoặc thừa thời gian.

Thực hành/ bài tập cá nhân:

Chọn 1 chủ đề mà học viên quan tâm nhất trong

3 chủ đề mà học viên đã lựa chọn để viết mục

tiêu ở phần trên, sau đó xác định xem với để đạt

được mục tiêu đó thì cần phải lựa chọn nội

dung gì? Xác định 3 cấp độ nội dung: Phải biết,

nên biết và có thể biết cho chủ đề đó

Sau khi làm xong, chia sẻ với các học viên khác

(chọn 2- 3 bài sửa để làm mẫu cho cả lớp) hoặc

các học viên tự trao đổi bài của mình và sửa

cho nhau với sự hỗ trợ của THV

Slide 12

Page 9: Giới thiệu lớp học - khuyennongvn.gov.vn · Phương pháp tập huấn ... tiêu học tập rõ ràng, học viên có thể tham gia tích cực hơn vào quá trình học

8

1.3. Xác định thời gian

Nói: Sau khi xác định được mục tiêu và nội

dung, chúng ta sẽ xem xét xem tương ứng với

mỗi nội dung đó cần bao nhiêu thời gian để thực

hiện (slide 13)

Slide 13

1.4. Lựa chọn phương pháp

90

phút Hoạt động 1: Chia sẻ

Chia lớp thành nhóm nhỏ.

Giảng viên giao việc: Mỗi nhóm vẽ một bức

tranh biểu hiện một lớp học theo phương pháp

giảng dạy lấy học viên làm trung tâm, học viên

làm việc theo nhóm. Học viên thống nhất ý

tưởng, thực hiện vẽ và cử người lên trình bày ý

nghĩa của bức tranh.

Giảng viên đặt câu hỏi phân tích các bức tranh

và học viên trả lời các câu hỏi của giảng viên.

Cả lớp rút ra kết luận: Lấy nội dung gì của học

viên làm trung tâm; Giảng dạy lấy học viên làm

trung tâm là quan điểm hay phương pháp?

Giảng viên hỏi học viên về kinh nghiệm đã

thực hiện hoặc dự định áp dụng. Học viên trình

bày các kinh nghiệm đã có và những dự định

trong thời gian tới.

Lưu ý đối với giảng viên: Nếu có các hoạt

động tạo hứng thú thì cố gắng dẫn nhập được

vào nội dung chính của bài giảng.

Hoạt động 2: Trình bày về việc lựa chọn

phương pháp giảng dạy trong xây dựng kế

hoạch bài giảng

GV giải thích về quy tắc lựa chọn phương

pháp (slide 14)

Nói: Có nhiều phương pháp/kỹ thuật có thể

được chọn để dùng trong một bài giảng. Chọn

phương pháp/kỹ thuật nào phù hợp nhất sẽ góp

phần tạo nên sự khác biệt trong hiệu quả tiếp

nhận thông tin mà giảng viên muốn truyền tải.

Việc lựa chọn đó, phụ thuộc vào: Chiếu slide 15

trình bày + Giải thích

Nói để chuyển slide: Hành vi của mỗi người

chính là sự kết hợp của ba yếu tố trên (kiến

thức, kỹ năng, thái độ). Các phương pháp, kỹ

thuật đào tạo được thiết kế nhằm thay đổi hành

Slide 14

Slide 15

Page 10: Giới thiệu lớp học - khuyennongvn.gov.vn · Phương pháp tập huấn ... tiêu học tập rõ ràng, học viên có thể tham gia tích cực hơn vào quá trình học

9

Bảng hỏi để kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của việc lựa chọn phương

pháp giảng dạy

Phương pháp được lựa chọn có phù hợp với kết quả cần đạt được không?

Có phù hợp với đặc điểm học viên không?

Có phù hợp với trang thiết bị, phương tiện và các nguồn lực sẵn có không?

Có thể tạo cơ hội để thực hành, cho thông tin phản hồi, củng cố và điều

chỉnh không?

Có tạo cơ hội cho học viên liên hệ với những gì được học với công việc của

họ không?

Có đa dạng để duy trì sự quan tâm của người học không?

Có phù hợp với trình độ chuyên môn và sư phạm của giảng viên không?

vi của con người thông qua việc phát triển kiến

thức, kỹ năng, thái độ và nó tương ứng với 3

kiểu học. Chiếu slide 16 nói và giải thích: Nhận

biết – Kiến thức, thực tế, thông tin. Thực hành –

Kỹ năng (cách làm, cách nghĩ, cách lập kế

hoạch). Cảm xúc, cảm nhận – Thái độ, giá trị.

Khi thiết kế bài giảng, người giảng viên cần

chọn phương pháp/kỹ thuật dựa trên sự xem xét

phối hợp giữa mục tiêu đào tạo cụ thể (kiến

thức, kỹ năng, thái độ) với những giai đoạn

khác nhau trong chu kỳ học tập của người

trưởng thành

Yêu cầu học viên nhắc lại chu trình học tập

của người lớn gồm có những giai đoạn nào: Trải

nghiệm- Phản ánh- Khái quát hóa- Ứng dụng

GV nói: Bây giờ chúng ta cùng đi xem xét,

làm rõ quan hệ giữa mục tiêu học tập, chu trình

học tập của người lớn và phương pháp nên sử

dụng tương ứng là gì? Chiếu slide 17 và giải

thích.

Thực hành/ bài tập cá nhân

Từ chủ đề đã lựa chọn sau khi viết được mục

tiêu, xác định nội dung hãy xem xét để lựa chọn

phương pháp giảng dạy

Sau khi làm xong, chia sẻ với các học viên

khác (chọn 2- 3 bài sửa để làm mẫu cho cả lớp)

hoặc các học viên tự trao đổi bài của mình và

sửa cho nhau với sự hỗ trợ của THV

GV cung cấp cho HV bảng hỏi để kiểm tra sự

phù hợp của phương pháp đã chọn với nội dung

và mục tiêu đưa ra.

Slide 16

Slide 17

Page 11: Giới thiệu lớp học - khuyennongvn.gov.vn · Phương pháp tập huấn ... tiêu học tập rõ ràng, học viên có thể tham gia tích cực hơn vào quá trình học

10

Thời

lượng Hoạt động Tài liệu sử dụng

Lựa chọn phương tiên, học liệu cần thiết cho giảng dạy

10

phút

Nói: Sau khi đã xác định được mục tiêu, nội

dung, thời gian, phương pháp thực hiện bài

giảng, THV cần xem xét đến phương tiện, tài

liệu, vật liệu cần thiết cho giảng dạy là gì? Tài

liệu phục vụ cho bài giảng bao gồm chương trình

bài giảng (01 trang) và tất cả các dụng cụ trực

quan, các bảng biểu thực hành, vv.. cần thiết để

tiến hành bài giảng. Những thiết bị trợ giảng nhất

định như giấy khổ lớn A0 đã được chuẩn bị từ

trước, hay hướng dẫn về những đặc điểm của một

trò chơi, tài liệu phát tay kỹ thuật cũng như một

bảng biểu theo dõi giống như tài liệu làm việc.

Tất cả các tài liệu cần phải được chuẩn bị trước,

không kể chương trình bài giảng. Các phương

tiện, học liệu này cũng ảnh hưởng đến việc lựa

chọn phương pháp, cách thức thực hiện 1 bài

giảng vì vậy nó cần được rà soát và xem xét chu

đáo và cần được ghi rõ trong kế hoạch bài giảng

để chuẩn bị.

Thực hành: Học viên hoàn thiện phần phương

tiện, học liệu cần thiết vào kế hoạch bài giảng.

Slide 20

II. THỰC HÀNH (90 phút)

Giảng viên cung cấp mẫu kế hoạch bài giảng

Mỗi cá nhân hoàn thiện toàn bộ kế hoạch bài giảng của mình với chủ đề đã

lựa chọn

Chọn ra 3 kế hoạch bài giảng để chia sẻ trước toàn thể lớp

Các học viên khác nghe và đóng góp ý kiến để hoàn thiện

GV cung cấp cho các học viên 1 bảng hỏi để rà soát chất lượng kế hoạch

bài giảng của chính mình và đóng góp cho các học viên khác

Page 12: Giới thiệu lớp học - khuyennongvn.gov.vn · Phương pháp tập huấn ... tiêu học tập rõ ràng, học viên có thể tham gia tích cực hơn vào quá trình học

11

Bảng hỏi để rà soát chất lượng kế hoạch bài giảng

Các mục tiêu học được xây dựng có đầy đủ, chính xác và phù hợp với

khoảng thời gian cho phép hay không?

Chủ đề/nội dung chương trình bài giảng có phù hợp với mục tiêu bài học

không?

Các phương pháp được lựa chọn có đáp ứng được các mục tiêu đề ra về

kiến thức, kỹ năng và thái độ không?

Các hoạt động đưa ra có gây hứng thú cho học viên không?

Có theo đúng thứ tự về nội dung và trình tự bài giảng có rõ ràng không?

Tạo cơ hội cho học viên đưa ra phản hồi?

Có sự trùng lặp không?

Các giảng viên khác có thể áp dụng chương trình bài giảng mà không

thêm những lời giải thích không?

Mẫu kế hoạch bài giảng

Chủ đề bài học: Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng lợn thịt trong giai đoạn vỗ béo

Mục tiêu: Sau bài học này học viên có thể:

- Trình bày được yêu cầu khẩu phần ăn và xây dựng khẩu phần ăn cho lợn thịt

giai đoạn lợn vỗ béo

- Thực hành và hướng dẫn cách pha trộn được thức ăn cho lợn ở giai đoạn vỗ béo

- Hướng dẫn kỹ thuật cho lợn ăn trong giai đoạn vỗ béo

Thời gian: 190 phút trong đó:

Lý thuyết 60 phút; Thảo luận và thực hành 130 phút

Nội dung:

- Xây dựng khẩu phần ăn cho lợn thịt giai đoạn vỗ béo

- Kỹ thuật phối trộn thức ăn cho lợn trong giai đoạn vỗ béo

- Kỹ thuật cho lợn ăn trong giai đoạn vỗ béo

Tài liệu, vật liệu: bột ngô, cám tổng hợp, nước, dụng cụ…

Page 13: Giới thiệu lớp học - khuyennongvn.gov.vn · Phương pháp tập huấn ... tiêu học tập rõ ràng, học viên có thể tham gia tích cực hơn vào quá trình học

12

Các

phần Nội dung

Thời

gian Phương pháp

Dụng cụ/

Tài liệu

Mở

bài

Lý do, mục tiêu và tổng

quan bài học

10

phút

Trình bày Bút,

giấy A0,

Phần

chính

Xây dựng khẩu phần ăn:

Nguyên liệu,

Tỷ lệ từng phần,

Số lượng thức ăn hàng ngày

45

phút

Trình bày ; Vấp

đáp; Thảo luận

nhóm/ thảo luận

chung

A0, bút

dạ

Hướng dẫn cách phối trộn

thức ăn theo khẩu phần đã

xây dựng

30

phút

Trình diễn và

thực hành

Cân, ngô,

cám,

thúng

nong, nia

Kỹ thuật cho lợn ăn trong

giai đoạn vỗ béo

60

phút

Trình diễn và

thực hành

Thức ăn

đã pha

trộn

Kết

thúc

Tóm tắt nội dụng bài học:

Khầu phần ăn

Nguyên liệu, tỷ lệ, số lượng,

dụng cụ cần thiết để phối

trộn thức ăn.

Những chú ý khi phối trộn

30

phút

Đúc rút/ thuyết

trình những nội

dung chính

A0, thẻ,

bút

Đánh giá buổi học

5 phút Đánh giá cảm nhận

bằng cách xoè bàn

tay

(5 ngón là tốt,

4 ngón là khá,

3 ngón là TB,

2 - 1 ngón là

kém)

A0, bút

Thống nhất kế hoạch tiếp

theo

Bài học tới

Những công việc tiếp tục

10

phút

Thảo luận chung A0, bút

Tài liệu phát tay: Viết mục tiêu học tập

Mục tiêu học tập chi tiết được xây dựng như thế nào?

Một mục tiêu học tập hữu ích có thể giải đáp cho cả ba câu hỏi:

Thực hành: Học viên có thể làm gì sau khóa học?

Các điều kiện: Học viên thực hiện nhiệm vụ trong những điều kiện nào?

Tiêu chí: Làm thế nào để đạt được tiêu chí đề ra?

Mục tiêu học tập có thể được xây dựng theo mẫu sau:

“Sau khi học xong bài học /chuyên đề, học viên sẽ có thể: ...…”

Page 14: Giới thiệu lớp học - khuyennongvn.gov.vn · Phương pháp tập huấn ... tiêu học tập rõ ràng, học viên có thể tham gia tích cực hơn vào quá trình học

13

Ví dụ về cách viết mục tiêu học tập:

Liệt kê 7 nguyên tắc học tập của người lớn và giải thích ý nghĩa của các

nguyên tắc.

Thảo luận những khó khăn cũng như thách thức trong việc áp dụng GAP

trên cây ăn quả.

Sử dụng chính xác tài liệu thực địa và ghi chép lại một cách chính xác các

kết quả theo dõi vào trong sổ theo dõi.

Tóm tắt các kỹ năng hỗ trợ.

Áp dụng các kỹ năng hỗ trợ khi làm việc với nhóm cơ sở chế biến nông lâm

thủy sản.

Một số động từ thường được sử dụng để viết mục tiêu học tập

Các động từ về kiến thức

Áp dụng

Tranh luận

Phân công

Tiêu chuẩn

Phân loại

So sánh

Kết luận

Đối chiếu

Quyết định

Xác định

Chứng minh

Xây dựng

Thăm dò

Phân biệt

Thảo luận

Nhận ra

Đánh giá

Giám sát

Xem xét

Giải thích

Làm rõ

Minh họa

Làm sáng tỏ

Chỉ rõ

Liệt kê

Nêu tên

Chuẩn bị

Nêu rõ

Xếp loại

Nhắc nhở

Nhắc lại

Trả lời

Lựa chọn

Chỉ ra

Tóm tắt

Các động từ về kỹ năng

Điều chỉnh

Thực thi

Tiếp cận

Tập hợp

Xây dựng

Có thể

Thay đổi

Chọn lọc

Kết nối

Dàn dựng

Kiểm soát

Điều phối

Truyền tải

Bao hàm

Giải thích

Phát triển

Làm rõ

Tìm thấy

Hướng dẫn

Giải quyết

Liệt kê

Quản lý

Duy trì

Đảm bảo

Hình thành

Khuyến khích

Di chuyển

Hoạt động

Tổ chức

Thực hiện

Chuẩn bị

Giải quyết

Tiến hành

Đọc

Giảm

Dời đi

Quyết định

Lựa chọn

Thành lập

Dừng

Phân loại

Chuyển

Sử dụng

Viết

Các động từ về khả năng nhận thức

Chấp nhận

Tán thành

Đồng ý

Thông qua

Cố gắng

Tham dự

Tránh

Cân nhắc

Đương đầu

Lựa chọn

Tuân theo

Làm theo

Cảm thông

Hợp tác

Phê bình

Thảo luận

Quyết định

Bào chữa

Cống hiến

Tranh cãi

Gây ảnh hưởng

Khởi xướng

Xúc tiến

Phản đối

Gia nhập

Đánh giá

Biện hộ

Phản đối

Quan sát

Theo đuổi

Ca ngợi

Ưa thích

Theo đuổi

Chất vấn

Kiến nghị

Từ chối

Yêu cầu

Chống lại

Đề cao

Tìm kiếm

Chia sẻ

ủng hộ

tự nguyện