22
ÔN TẬP SINH HỌC 10 - HK2 Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng: 1. Enzim là gì? - Là chất xúc tác sinh học. - Tổng hợp trong TB sống. - Làm tăng tốc độ phản ứng. - Không bị biến đổi sau phản ứng. VD: enzim amilaza, enzim tripsin, enzim pepsin… 2. Trình bày cấu trúc của enzim. - Enzim là chất xúc tác sinh học có thành phần là protein hoặc protein kết hợp với các chất khác. - Trung tâm hoạt động của enzim : + là một chỗ lõm hay khe nhỏ trên bề mặt của enzim. + là vùng cấu trúc không gian đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất liên kết enzim - cơ chất. cấu túc không gian của trung tâm hoạt động tương thích với cấu hình của cơ chất cơ chất liên kết tạm với enzim xúc tác cho phản ứng. 3. Trình bày cơ chế hoạt động của enzim. Cho ví dụ. Enzim làm giảm năng lượng của phản ứng sinh hóa bằng cách tạo nhiều phản ứng trung gian: - Enzim liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động phức hợp enzim cơ chất. - Bằng nhiều cách khác nhau, enzim tương tác với cơ chất tạo ra sản phẩm. - Liên kết enzim cơ chất mang tính đặc thù mỗi enzim thường chỉ xúc tác cho một phản ứng. Vd:

ÔN TẬP SINH HỌC 10

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ÔN TẬP SINH HỌC 10

ÔN TẬP SINH HỌC 10 - HK2

Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng:

1. Enzim là gì?- Là chất xúc tác sinh học.- Tổng hợp trong TB sống.- Làm tăng tốc độ phản ứng.- Không bị biến đổi sau phản ứng.

VD: enzim amilaza, enzim tripsin, enzim pepsin…

2. Trình bày cấu trúc của enzim.- Enzim là chất xúc tác sinh học có thành phần là protein hoặc protein kết hợp

với các chất khác.- Trung tâm hoạt động của enzim :

+ là một chỗ lõm hay khe nhỏ trên bề mặt của enzim.+ là vùng cấu trúc không gian đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất liên kết enzim - cơ chất. cấu túc không gian của trung tâm hoạt động tương thích với cấu hình của cơ chất cơ chất liên kết tạm với enzim xúc tác cho phản ứng.

3. Trình bày cơ chế hoạt động của enzim. Cho ví dụ.

Enzim làm giảm năng lượng của phản ứng sinh hóa bằng cách tạo nhiều phản ứng trung gian:

- Enzim liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động phức hợp enzim cơ chất.

- Bằng nhiều cách khác nhau, enzim tương tác với cơ chất tạo ra sản phẩm.- Liên kết enzim cơ chất mang tính đặc thù mỗi enzim thường chỉ xúc tác

cho một phản ứng.

Vd:

- Enzim saccaraza phân hủy đường saccarose thành glucose và fructose. - Enzim amilaza thủy phân tinh bột thành đường matose.- Enzim bromelin thủy phân protein thành các axit amin.

4. Trình bày ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính của enzim.- Mỗi enzim có nhiệt độ tối ưu, mà tại đó enzim có hoạt tính tối đa làm cho

tốc độ phản ứng xảy ra nhanh nhất.

Page 2: ÔN TẬP SINH HỌC 10

- Quá nhiệt độ tối ưu, tốc độ phản ứng chậm dần rồi dừng lại. Do enzim có bản chất là protein, khi ở nhiệt độ cao protein bị biến tính làm giảm hay mất hoạt tính của enzim.

5. Trình bày ảnh hưởng của độ pH đến hoạt tính của enzim.- Mỗi enzim có 1 độ pH thích hợp (thường có pH= 6 – 8) mà tại đó enzim có

hoạt tính tối đa làm cho tốc độ phản ứng xảy ra nhanh nhất.

VD: enzim pepsin ở dạ dày cần pH= 2.

6. Trình bày ảnh hưởng của nồng độ cơ chất và nồng độ enzim đến hoạt tính của enzim.

- Nồng độ cơ chất: Với một lượng enzim xác định, khi tăng dần lượng cơ chất trong dung dịch lúc đầu hoạt tính của enzim tăng sau đó không tăng. Vì trung tâm hoạt động của enzim đã được bão hòa bởi cơ chất.

- Nồng độ enzim:Với một lượng cơ chất xác định, khi nồng độ enzim càng cao thì hoạt tính của enzim càng tăng.

7. Trình bày ảnh hưởng của chất ức chế và chất hoạt hóa đến hoạt tính của enzim.

Một số chất hóa học có thể ức chế hoặc làm tăng hoạt tính của enzim:

- Chất ức chế khi liên kết với enzim sẽ làm biến đổi cấu hình của enzim làm cho enzim không thể liên kết được với cơ chất.

- Chất hoạt hóa khi liên kết với enzim sẽ làm tăng hoạt tính của enzim.

Vd: Thuốc trừ sâu DDT là chất ức chế một số enzim của hệ thần kinh người và động vật.

8. Trình bày vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất.- Enzim xúc tác cho các phản ứng sinh hóa trong tế bào.- Tế bào tự điều hòa quá trình chuyển hóa vật chất qua việc điều khiển hoạt

tính của enzim bằng các chất hoạt hóa hay ức chế.- Ức chế ngược là kiểu điều hòa mà trong đó sản phẩm của con đường chuyển

hóa quay lại tác động như một chất ức chế làm bất hoạt enzim xúc tác ở đầu con đường chuyển hóa.

- Khi một enzim trong tế bào không được tổng hợp, tổng hợp quá ít hay bị bất hoạt sẽ gây độc cho tế bào.CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP:

Page 3: ÔN TẬP SINH HỌC 10

1. Tại sao cơ thể người có thể tiêu hóa được tinh bột nhưng lại không tiêu hóa được xenlulose?

- Do ở người có enzim amilaza biến đổi tinh bột thành đường mantose nhưng không có enzim xenlulaza nên không biến đổi được xenlulose.

2. Tế bào nhân thực có các bào quan có màng bao bọc cũng như có lưới nội chất chia tế bào thành những xoang tương đối cách biệt có lợi gì cho sự hoạt động của cách biệt có lợi gì cho sự hoạt động của enzim? Giải thích.

- Mỗi loại enzim xúc tác trong các điều kiện khác nhau, mỗi bào quan hay từng phần của tế bào có những phản ứng khác nhau. bào quan có màng bao bọc để enzim không ra ngoài và tạo môi trường thích hợp cho enzim.

3. Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng cách nào?

- Tế bào tự điều hòa quá trình chuyển hóa vật chất qua việc điều khiển hoạt tính của enzim bằng các chất hoạt hóa hay ức chế.

- Chất ức chế khi liên kết với enzim sẽ làm biến đổi cấu hình của enzim làm cho enzim không thể liên kết được với cơ chất.

- Chất hoạt hóa khi liên kết với enzim sẽ làm tăng hoạt tính của enzim.

Hô hấp tế bào:

1. Hô hấp tế bào là gì?- Là một quá trình chuyển hóa năng lượng quan trọng của tế bào sống.- Là một chuỗi các phản ứng oxi hóa – khử.- Ở tế bào nhân thực, hô hấp tế bào diễn ra ở ti thể. - Tốc độ của quá trình hô hấp nội bào phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của

tế bào và được điều khiển qua enzim hô hấp.- Các phân tử cacbohidrat bị phân giải đến CO2 và H2O. đồng thời giải phóng

dưới dạng dễ sử dụng là ATP.- Các phân tử glucose được phân giải dần và năng lượng được giải phóng từng

phần.- Quá trình hô hấp nội bào gồm 3 giai đoạn: đường phân, chu trình Crep và

chuỗi chuyền electron hô hấp.

2. Trình bày các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào.

Page 4: ÔN TẬP SINH HỌC 10

Đường phân Chu trình Crep Chuỗi chuyền electron hô hấp

Vị trí xảy ra

Tế bào chất Chất nền ti thể Màng trong ti thể

Diễn biến - Glucose bị biến đổi các liên kết bị phá vỡ.- Trong 4 phân tử ATP vừa tạo thành, 2 phân tử được sử dụng để hoạt hóa glucose.

- 2 phân tử axit piruvic sẽ chuyển vào chất nền của ti thể. biến đổi thành những phân tử nhỏ hơn gọi là axetyl – CoA, đồng thời tạo ra NADH và giải phóng CO2.- 2 phân tử axetyl – CoA đi vào chu trình Crep.

- Electron chuyển từ NADH và FADH2 tới O2 thông qua 1 chuỗi các phản ứng oxi hóa- khử nối tiếp nhau.- Năng lượng được giải phóng từ quá trình oxi hóa NADH và FADH2 tổng hợp nên nhiều ATP nhất cho tế bào.

Sản phẩm Phân tử glucose (6C) 2 phân tử axit pỉuvic (3C) + 2 phân tử NADH + 2 phân tử ATP.

2 phân tử axetyl – CoA CO2 + ATP + 6NADH + 2 FADH2.

H2O + nhiều ATP

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP:1. Tại sao tế bào không sử dụng luôn năng lượng của các phân tử glucose

mà phải đi vòng qua hoạt động sản xuất ATP của ti thể?- Vì năng lượng chứa trong các phân tử glucose quá lớn. - Do đó chúng được phân giải dần dần và tích lũy vào ATP.- ATP chứa vừa đủ năng lượng cần thiết và cung cấp cho các hoạt động của tế

bào.

2. Qua quá trình đường phân và chu trình Crep, tế bào thu được bao nhiêu phân tử ATP? Số phân tử này có mang toàn bộ năng lượng của phân tử glucose ban đầu hay không? Nếu không thì phần năng lượng còn lại nằm ở đâu?

- Quá trình đường phân tạo ra 4 ATP nhưng đã sử dụng 2ATP ban đầu nên còn lại 2ATP.

- Chu trình Crep tạo ra 2ATP.- Số phân tử ATP không mang toàn bộ năng lượng của phân tử glucose ban

đầu.

Page 5: ÔN TẬP SINH HỌC 10

- Phần năng lượng còn lại tồn tại trong NADH và FADH2. Chúng được chuyển cho chuỗi chuyền electron hô hấp.

3. Quá trình hít thở của con người có liên quan như thế nào với quá trình hô hấp tế bào?

- Quá trình hít thở là quá trình trao đổi O2 và CO2 ở phổi.- O2 được vận chuyển đến tế bào để thực hiện hô hấp tế bào.- CO2 là sản phẩm của hô hấp tế bào được vận chuyển đến phổi.

4. Quá trình hô hấp tế bào của một vận động viên đang luyện tập diễn ra mạnh hay yếu? Vì sao?

- Quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh mẽ.- Vì khi luyện tập, các tế bào cơ bắp cần nhiều năng lượng ATP.

Quang hợp:1. Quang hợp là gì?

- Là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ.

- Thực vật, tảo và một số vi khuẩn có khả năng quang hợp.- Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp:

CO2 + H2O + NLAS (CH2O) + O2.2. Trình bày các sắc tố quang hợp.Gồm 3 nhóm chính:

- Clorophin (chất diệp lục) có vai trò hấp thụ quang năng.- Carroteonit và phicobilin (sắc tố phụ) bảo vệ chất diệp lục không bị phá hủy

khi cường độ ánh sáng quá cao.3. Trình bày các pha của quá trình quang hợp .Quá trình quang hợp thường được chia thành hai pha: pha sáng và pha tối.

Pha sang Pha tối

- Giống nhau:+ Xảy ra trong lục lạp.+ Gồm nhiều phản ứng oxi hóa khử và có enzim xúc tác.

Page 6: ÔN TẬP SINH HỌC 10

- Chỉ diễn ra khi có ánh sáng.

- Diễn ra ở màng tilacoit của lục lạp.- Sắc tố quang hợp hấp thụ NLAS và

chuyển vào chuỗi chuyền electron quang hợp NLAS được biến đổi năng lượng liên kết hóa học trong các phân tử ATP và NADPH tổng hợp nên ATP và NADPH.giai đoạn chuyển hóa năng lượng ánh sáng.

- Các sắc tố quang hợp và các thành phần của chuỗi chuyển electron quang hợp đều được định vị trên màng tilacoit của lục lạp hấp thụ và chuyển hóa NLAS hiệu quả.

- O2 được tạo ra trong pha sáng có nguồn gốc từ nước:

NLAS+ H2O + NADP+ + ADP + Pi (sắc tố quang hợp) NADPH +ATP + O2 .

- Diễn ra cả khi có ánh sáng và trong tối.

- Diễn ra trong chất nền của lục lạp.- Là quá trình CO2 bị khử thành

cacbohidrat thông qua chu trình C3 sử dụng ATP và NADPH từ pha sáng biến đổi CO2 thành cacbohiđrat. quá trình cố định CO2

- Chu trình C3 gồm nhiều phản ứng hóa học kế tiếp nhau được xúc tác bởi các enzim khác nhau sản phẩm ổn định đầu tiên của chu chình là hợp chất có 3 cacbon.

- Mối quan hệ :+ Pha sáng cung cấp ATP và NADPH cho pha tối.+ Pha tối cung cấp nguyên liệu ADP và NADP+ cho pha sáng.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP: 1. Câu nói: “Pha tối của quang hợp hoàn toàn không phụ thuộc vào ánh

sáng” có chính xác không? Vì sao?- Không chính xác.- Vì:

+ pha tối có thể diễn ra trong bóng tối hay khi có ánh sáng.+ pha tối sử dụng NADPH và ATP từ pha sáng làm nguyên liệu.+ một số enzim pha tối nhờ ánh sáng để hoạt hóa.thiếu ánh sáng kéo dài thì pha tối cũng không diễn ra.

2. Tại sao lại gọi con đường C3 là chu trình?- Vì chất kết hợp với CO2 đầu tiên là RiDP lại được tái tạo lại ở giai đoạn sau

và con đường lại tiếp tục quay vòng theo chu trình.

Chu kỳ tế bào và quá trình nguyên phân:

Page 7: ÔN TẬP SINH HỌC 10

1. Thế nào là chu kỳ tế bào?- Là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào.- Chu kỳ tế bào gồm 2 thời kỳ:

+ kỳ trung gian.+ phân bào (nguyên phân).

2. Trình bày đặc điểm của chu kỳ tế bào.

Kỳ trung gian Nguyên nhân

Thời gian Dài (chiếm gần hết thời gian của chu kỳ).

Ngắn

Đặc điểm Gồm 3 pha:- Pha G1: tổng hợp các chất cần thiết

cho sự sinh trưởng.- Pha S: nhân đôi AND và NST, các

NST dính nhau ở tâm động NST kép.

- Pha G2: tổng hợp các chất cần cho phân bào.

Gồm 2 giai đoạn:- Phân chia nhân gồm 4

kỳ : kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau và kỳ cuối.

- Phân chia tế bào chất.

3. Trình bày sự điều hòa chu kỳ tế bào.- Chu kỳ tế bào được điều khiển một cách rất chặt chẽ.- Thời gian và tốc độ phân chia tế bào khác nhau. Được điều khiển sự sinh

trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.- Tế bào phân chia khi nhận được tín hiệu bên trong và bên ngoài tế bào.

4. Trình bày quá trình nguyên phân:

Các kỳ Đặc điểm

Kỳ trung gian - NST ở dạng sợi mảnh.

Phân chia nhân Kỳ đầu - NST co xoắn.- Màng nhân dần dần biến mất.- Thoi phân bào dần xuất hiện.

Kỳ giữa - Các NST co xoắn cực đại và tập

Page 8: ÔN TẬP SINH HỌC 10

trung thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo

- Thoi phân vào dính vào 2 phía của tâm động hình dạng đặc trưng (chữ V).

Kỳ sau - Các NS tử tách nhau ở tâm động và di chuyển về 2 cực của tế bào.

Kỳ cuối - CácNST dãn xoắn.- Mằng nhân xuất hiện.

Phân chia tế bào chất - Phân chia ở đầu kỳ cuối.- TB chất phân chia và tách TB mẹ 2 TB con.- Ở TBĐV, màng tế bào co thắt lại ở vị trí giữa tế

bào 2TB con.- Ở TBTV, hình thành vách ngăn ở mặt phẳng xích

đạo chia TB mẹ 2 TB con.

5. Trình bày ý nghĩa của quá trình nguyên phân.- Ý nghĩa sinh học:

+ đối với sinh vật nhân thực đơn bào: Nguyên phân là cơ chế sinh sản.

+ đối với sinh vật nhân thực đa bào:

Làm tăng số lượng tế bào sinh trưởng và phát triển. Giúp cơ thể tái sinh nhưunxg mô hoặc cơ quan bị tổn thương. Là hình thức sinh sản tạo cá thể con có kiểu gen giống cá thể mẹ.

- Ý nghĩa thực tiễn:+ Ứng dụng để giâm, chiết cành.+ Nuôi cấy mô đạt hiệu quả hơn.CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP:1. Do đâu nguyên phân lại có thể tạo ra được 2Tế bào con có bộ NST giống

y hệt TB mẹ?- Do: + ở kỳ đầu NST nhân đôi NST kép gồm 2 cromatic giống hệt nhau

và dính nhau ở tâm động.+ ở kỳ sau NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 nhóm giống nhau rồi chia cho 2TB.TB con có NST giống với TB mẹ.

2. Tại sao các NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kỳ sau?- Để NST dễ di chuyển trong quá trình phân bào. - Phân chia đồng đều vật chất di truyền mà không bị rối loạn.

Page 9: ÔN TẬP SINH HỌC 10

- Giảm thể tích chiếm chỗ trong TB.3. Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kỳ giữa của nguyên phân, thoi phân bào bị phá

hủy?- Nếu ở kỳ giữa thoi phân bào bị phá hủy kỳ sau, NST không phân li về 2

cực của TB NST tăng gấp đôi.

Giảm phân:1. Trình bày quá trình giảm phân.

Các kỳ

Diễn biến

Giảm phân I Giảm phân II

Kỳ đầu

- Các NST kép bắt đôi theo từng cặp tương đồng tiếp hợp, co xoắntrao đổi đoạn cromatic.

- Các NST kép trong từng cặp tương đồng tách nhau bắt đầu từ tâm động.

- Hình thành sợi thoi phân bào và đính vào tâm động của NST.

- Màng nhân và nhân con tiêu biến.

- Chiếm phần lớn thời gian của quá trình giảm phân (tùy loài có thể vài ngày đến vài chục năm).

- Các NST dần co xoắn.

- Thoi phân bào xuất hiện.

- Màng nhân và nhân con tiêu biến.

Kỳ giữa

- Các NST kép di chuyển về tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo

- Thoi phân bào dính vào 1 phía của tâm động.

- Các NST kép co xoắn cực đại, tập trung thành một hoàng tại mặt phẳng xích đạo.

- Thoi phân bào dính vào 2 phía của tâm động.

Kỳ sau

- Mỗi NST kép trong từng cặp tương đồng di chuyển theo thoi phân bào đi về 1 cực của TB.

- Các NS tử tách nhau tiến về 2 cực của TB.

Kỳ cuối

- NST kép dãn xoắn.- Thoi phân bào biến mất.- Màng nhân và nhân con xuất

hiện.- TBC phân chia tạo 2 TB con có

số NST kép giảm đi một nữa (n kép).

- NST kép dãn xoắn.- Thoi phân bào biến mất.- Màng nhân và nhân con

xuất hiện.- TB con biến đổi thành giao

tử.

Page 10: ÔN TẬP SINH HỌC 10

Kết quả

- 1 TB (2n) đơn sau 1 lần nhân đôi 1TB (2n) kép tiếp tục phân li 1 lần 1 TB con (n kép) 1 Tb con (n kép).

- ĐV: + con đực 4TB đơn bội 4 tinh trùng.

+ Con cái 4 TB đơn bội 1 TB trứng và 3 thể định hướng.

- TV: + 1TB sinh dục đực(2n) sau giảm phân 4 TB con(n) tiếp tục nguyên phân 1 lần 4 hạt phấn(n).

+ 1 TB sinh dục cái (2n) sau giảm phân 4TB con (n): 1 tế bào lớn thực hiện

nguyên phân 3 lần túi phôi chứa noãn (n).

3thế cực tiêu biến.2. Trình bày ý nghĩa của giảm phân:

- Sự phân li độc lập, sự tổ hợp tự do và quá trình thụ tinh qua quá trình giảm phân tạo nhiều biến dị tổ hợp.

- Là nguồn nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên giúp SV thích nghi vs điều kiện sống.

- Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh góp phần duy trì bộ NST đặc trưng cho loài.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP:1. Tại sao giảm phân lại tạo ra được các tế bào con với số lượng NST giảm

đi một nửa?- Vì:

+ NST nhân đôi 1lần vào kỳ trung gian. Mỗi NST gồm 2 cromatic.+ Kỳ cuối của giảm phân I hình thành 2 TB, mỗi TB có bộ NST n kép.+ Kỳ sau của giảm phân II, các NST n kép tách nhau ở tâm động chia đều cho 2 TB con, mỗi chromatic thành 1NST.kết thúc giảm phân, mỗi tế bào có bộ NST n.2. Hiện tượng các NST tương đồng bắt đôi với nhau có ý nghĩa gì?Làm tăng biến dị tổ hợp khi xảy ra hiện tượng trao đổi chéo.Làm giảm số lượng NST đi một nửa -> duy trì và ổn đ5nh bộ NST của loài

qua các thế hệ cơ thể.3. So sánh quá trình nguyên phân và giảm phân.

- Giống nhau:+ Đều có thoi phân bào.+NST đều trải qua các biến đổi: tự nhân đôi, co xoắn và tháo xoắn…

Page 11: ÔN TẬP SINH HỌC 10

+ Lần phân bào II của giảm phân diễn ra giống nguyên phân.+ Sự biến đổi của màng nhân, trung thể, thoi phân bào, tế bào chất và vách ngăn tương tự nhau.+ Đều giữ vai trò quan trọng trong việc suy trì ổn định bộ NST của loài.

- Khác nhau:

Nguyên phân Giảm phân- Xảy ra ở TB sinh dưỡng và

TB sinh dục sơ khai.- 1 lần phân bào.- Ở kỳ giữa NST tập trung

thành 1 hàng tại mặt phẳng xích đạo.

- Từ 1 TB mẹ 2n 2TB con 2n- Là hình thức sinh sản vô tính.- Giúp duy trì ổn định bộ NST

qua các thế hệ TB.

- Xảy ra ở TB sinh dục chín.

- 2 lần phân bào.- Ở kỳ giữa của giảm phân I,

NST tập trung thành 2 hàng tại mặt phẳng xích đạo.

- Từ 1TB mẹ 2n 4TB con n.- Là hình thức sinh sản hữu tính.- Cùng thụ tinh giúp duy trì và

ổn định bộ NST qua các thế hệ cơ thể.

Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật:

1. Trình bày khái niệm vi sinh vật.Là những sinh vật nhỏ bé, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi.

- giới khởi sinh: vi khuẩn và vi khuẩn cổ.- giới nguyên sinh: ĐV nguyên sinh, vi tảo và nấm nhầy.- giới nấm: vi nấm (nấm men + nấm sợi).

2. Trình bày tổ chức cơ thể của vi sinh vật.- Đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực.- Một số là tập hợp đơn bào.

3. Trình bày đặc điểm chung của vi sinh vật.- Hấp thụ , chuyển hóa dinh dưỡng nhanh.- Sinh trưởng và sinh sản nhanh.- Phân bố rộng.

4. Trình bày các loại môi trường cơ bản của vi sinh vật.- Vi sinh vật cần khoảng 10 nguyên tố để tổng hợp nên cacbohidrat, lipit,

protein, axit nucleic.- Trong tự nhiên, vi sinh vật có mặt ở khắp nơi.

Page 12: ÔN TẬP SINH HỌC 10

- Trong phòng thí nghiệm, căn cứ vào chất dinh dưỡng, chia làm 3 loại ở dạng đặc hoặc lỏng:+ môi trường chất tự nhiên.+ môi trưởng tổng hợp.+ môi trường bán tổng hợp.

5. Trình bày các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật.

Kiểu dinh dưỡng Nguồn năng lượng Nguồn cacbon Ví dụ.

Quang tự dưỡng Ánh sang CO2 Vi khuẩn lam, tảo đơn bào…

Hóa tự dưỡng Chất vô cơ CO2 Vi khuẩn nitrat hóa, oxi hóa hiđro…

Quang tự dưỡng Ánh sang Chất hữu cơ VK không chứa lưu huỳnh màu tía, màu lục…

Hóa dị dưỡng Chất hữu cơ Chất hữu cơ Nấm, động vật nguyên sinh…

6. Thế nào là hô hấp và lên men.- Hô hấp là hình thức hóa dị dưỡng các hợp chất cacbohiđrat, gồm:

+ hô hấp hiếu khí là quá trình oxi hóa các phân tử hữu cơ.+ hô hấp kị khí là quá trình phân giải cacbohđrat để thu năng lượng cho TB.

- Lên men là quá trình chuyển hóa kị khí diễn ra trong tế bào chất.

Sinh trưởng của vi sinh vật:

1. Trình bày khái niệm sinh trưởng.- Là sự tăng số lượng TB của quần thể vi sinh vật.- Thời gian thế hệ: kí hiệu là g

o Là thời gian từ khi sinh ra 1 TB cho đến khi TB đó phân chia.o Hoặc số TB trong quần thể tăng gấp đôi.

- Mỗi loài vi khuẩn có thời gian thế hệ riêng, trong cùng 1 loại với điều kiện nuôi cấy khác nhau cũng thể hiện g khác nhau.

2. Thế nào là nuôi cấy không liên tục?- Là môi trường nuôi cấy không được bổ sung dinh dưỡng mới và không lấy

đi các sản phẩm trao đổi chất.- Trong thời gian t, từ N0 TB ban đầu, sau n lần phân chia, số TB con:

Nt = N0.2n ,trong đó: n= t/g.

Page 13: ÔN TẬP SINH HỌC 10

- Quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục sinh trưởng theo một đường cong gồm 4 pha:

o Pha tiềm phát (pha lag)- VK thích nghi với môi trường.- Số lượng TB trong quần thể chưa tăng.- Enzim cảm ứng được tạo thành.

o Pha lũy thừa (pha log)- VK sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi.- Số lượng TB trong quần thể tăng rất nhanh.

o Pha cân bằng- Số lượng VK đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian vì số lượng TB

sinh ra = TB chết đi.o Pha suy vong.

- Số TB trong quần thể giảm dần do TB bị phân hủy, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy nhiều.

3. Thế nào là nuôi cấy liên tục?- Bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng.- Đồng thời lấy ra một lượng tương đương dịch nuôi cấy.- Điều kiện môi trường duy trì ổn định.- ứng dụng: sản xuất sinh khối để thu protein đơn bào, các hợp chất có tính

sịnh học cao như: axit amin, enzim, hoocmon,…

Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật:

1. Chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV như thế nào?- Chất dinh dưỡng là chất cần cho sự sinh trưởng của VSV giúp cân bằng áp

suất thẩm thấu, hoạt hóa enzim.VD: chất hữu cơ: cacbohiđrat, protein, lipit,… Vi lượng: Zn, Mn, Fe,…

- Nguyên tố sinh trưởng: là chất cần thiết cho sinh trưởng với một lượng nhỏ nhưng VSV không tự tổng hợp được.VD: axit amin, vitamin…

- VSV khuyết dưỡng: không tự tổng hợp được nguyên tố sinh trưởng.- VSV nguyên dưỡn: tự tổng hợp được nguyên tố sinh trưởng.

2. Thế nào là chất ức chế sự sinh trưởng?

Các chất hóa học Cơ chế tác động ứng dụng

Page 14: ÔN TẬP SINH HỌC 10

các hợp chất rượu phenol. Biến tính các protein, màngTB. Khử trùng…

Các loại cồn. Thay đổi khả năng cho đi qua của lipit ở màng sinh chất.

Thanh trùng trong y tế

Iot, rượu Oxi hóa TB. Diệt khuẩn trên da.

Clo Oxi hóa mạnh Thanh trùng nước.

Các hợp chất kim loại nặng Gắn vào nhóm SH của protein làm chúng bất hoạt.

Diệt bào tử đang nảy mầm…

Các anđehit Bất hoạt protein. Thanh trùng.

Các loại khí etilen oxit. Oxi hóa TB. Khử trùng kim loại...

Các chất kháng sinh Diệt khuẩn Dùng trong y tế…

3. Trình bày các yếu tố lý học ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của sinh vật.- Nhiệt độ: ảnh hưởng đến tốc độ của các phản ứng sinh hóa trong TB.- Độ ẩm: mỗi loại VSV sinh trưởng trong một giới hạn nhiệt độ nhất định.- Độ pH: ảnh hưởng đến tính thấm qua màng và hoạt động chuyển hóa vật

chất trong TB, hoạt tính enzim, sự hình thành ATP…- Ánh sáng: tác động đến sự hình thành bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố,…- Áp suất thẩm thấu.

các yếu tố này thúc đẩy sự sinh trưởng của VSV khi phù hợp, là yếu tố diệt khuẩn hay ức chế nếu không phù hợp.

Page 15: ÔN TẬP SINH HỌC 10