16
0

Giới thiệu lớp học - khuyennongvn.gov.vn · Tạo không khí vui vẻ, sinh động cho bài giảng thông qua các hoạt động để các học viên có thể học

  • Upload
    others

  • View
    9

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Giới thiệu lớp học - khuyennongvn.gov.vn · Tạo không khí vui vẻ, sinh động cho bài giảng thông qua các hoạt động để các học viên có thể học

0

Page 2: Giới thiệu lớp học - khuyennongvn.gov.vn · Tạo không khí vui vẻ, sinh động cho bài giảng thông qua các hoạt động để các học viên có thể học

1

Giới thiệu lớp học

Đối tượng học viên

Cán bộ khuyến nông

Cán bộ nông nghiệp

Nông dân trồng lúa gạo

Mục tiêu bài giảng

Về kiến thức

Cung cấp kỹ thuật quản lý nước cho lúa bao gồm các biện pháp tưới

tưới khô, ướt xen kẽ, nông - lộ - phơi và các biện pháp sử dụng nước.

Về kỹ năng

Các bước kỹ thuật quản lý nước trên đồng ruộng, quan sát, xác định và

xử lý lượng nước trong ruộng.

Yêu cầu đối với giảng viên và học viên

Đối với giảng viên có kiến thức và kỹ năng về kỹ thuật quản lý nước

trong qui trình canh tác lúa tiên tiến, có khả năng hướng dẫn thực hành trên

đồng ruộng, tổng kết được kinh nghiệm để sau khi tập huấn, nông dân có thể áp

dụng được trong điều kiện sản xuất tại địa phương.

Đối với học viên là nông dân sản xuất lúa, có khả năng chia sẻ kinh

nghiệm cho nông dân khác sau khi kết thúc lớp tập huấn.

Thời gian lớp học

180 phút

Page 3: Giới thiệu lớp học - khuyennongvn.gov.vn · Tạo không khí vui vẻ, sinh động cho bài giảng thông qua các hoạt động để các học viên có thể học

2

Nội dung tập huấn và phân bổ thời lượng

NỘI DUNG VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Bài/

Chuyên đề Chủ đề

Thời gian

(phút)

Bài 1 Cơ sở của tưới, tiêu nước hợp lý 45

Chuyên đề 1 Nhu cầu sử dụng nước của cây lúa 30

Chuyên đề 2 Điều kiện về thổ nhưỡng và khí hậu,

thủy văn 15

Bài 2 Kỹ thuật tưới tiêu nước hợp lý cho một số

loại đất 135

Chuyên đề 1 Kỹ thuật tưới, tiêu nước hợp lý cho cho lúa trên

đất phù sa 30

Chuyên đề 2 Kỹ thuật tưới, tiêu nước hợp lý cho lúa trong

điều kiện đất nhiễm phèn 10

Chuyên đề 3 Kỹ thuật tưới, tiêu nước hợp lý cho lúa trong

điều kiện đất chua, mặn 10

Chuyên đề 4 Giới thiệu quy trình tưới nước tiết kiệm giảm

phát thải khí nhà kính 10

Chuyên đề 5 Áp dụng kỹ thuật tưới ngập khô xen kẽ qua các

giai đoạn của cây lúa. 10

Chuyên đề 6 Tưới ướt khô xen kẽ 5

Chuyên đề 7 Chia nhóm thực hành cách bố trí các ống nhựa

trên ruộng để theo dõi mực nước 60

Page 4: Giới thiệu lớp học - khuyennongvn.gov.vn · Tạo không khí vui vẻ, sinh động cho bài giảng thông qua các hoạt động để các học viên có thể học

3

STT Nội dung

Thời

lượng

(phút)

Phương

pháp Học liệu

I Lý thuyết

1 Cơ sở của tưới, tiêu

nước hợp lý

45 Tài liệu

Màn hình, máy

tính, máy chiếu

Thẻ màu, giấy

A0, bút

2 Kỹ thuật tưới tiêu nước

hợp lý cho một số loại

đất

75

II Thực hành

3

Quan sát và điều tưới

nước trong ruộng lúa

60 Thực hành

theo

nhóm,

thảo luận

Mô hình ruộng

chuẩn bị để điều

tiết nước, công

cụ để quan sát

mực nước trên

ruộng

Tổng cộng 180

Phương pháp tập huấn

Lớp tập huấn sử dụng phương pháp tập huấn đa dạng, trực quan,

tương tác giữa giảng viên và học viên

Thuyết trình và thảo luận

Hoạt động và thảo luận nhóm

Giảng bài

Các lưu ý đối với giảng viên:

Sử dụng bài trình chiếu để hướng dẫn quá trình học, không phụ thuộc hoàn

toàn vào bài trình chiếu

Giới thiệu chủ đề tập huấn một cách rõ ràng khi bắt đầu từng bài học

Có thể điều chỉnh các bài học và thời lượng của từng bài học phù hợp với

từng đối tượng học viên và hoàn cảnh tập huấn

Tăng cường tính tương tác thông qua đặt các câu hỏi gợi mở

Tạo không khí vui vẻ, sinh động cho bài giảng thông qua các hoạt động để

các học viên có thể học từ chính trải nghiệm của họ

Trích dẫn các ví dụ để giải thích và minh họa cho các chủ đề

Truyền tải các thông điệp tập huấn đơn giản và chính xác

Điều chỉnh ngôn ngữ phù hợp với đối tượng và địa bàn tập huấn

Page 5: Giới thiệu lớp học - khuyennongvn.gov.vn · Tạo không khí vui vẻ, sinh động cho bài giảng thông qua các hoạt động để các học viên có thể học

4

Cách thức đánh giá học viên

Kết quả tập huấn có thể được đánh giá như sau:

Nội dung Phương pháp

Kiến thức Quan sát/Tương tác

Kỹ năng Kết quả làm việc nhóm

Phiếu bài làm

Các công cụ, dụng cụ và tài liệu cần chuẩn bị

Thiết bị trình chiếu, bút chỉ

Bảng trắng, bút viết bảng các màu

Giấy A4

Bút bi, bút chì

Cấu trúc bài giảng

Giảng viên có thể điều chỉnh chương trình để phù hợp với nhu cầu học viên

Thời

lượng Hoạt động Tài liệu sử dụng

Mở đầu và giới thiệu chung: 2 phút

Chào các học viên và chào mừng họ đến với

lớp tập huấn

Giới thiệu bản thân với các học viên

Slide 1

GV nói về tầm quan trọng của việc quản lý

nước cho cây lúa:

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng tiêu cực đến sản

xuất và đời sống đã và đang diễn ra ngày càng

rõ rệt. Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn có

nguy cơ thiếu nước ngọt cho sản xuất lúa, vì

thế điều tiết nước hợp lý trong canh tác lúa là

giải pháp cần thiết ứng phó với tình hình biến

đổi khí hậu như hiện nay.

Việc triển khai và áp dụng kỹ thuật tưới ướt

- khô xen kẽ cho lúa đã mang lại nhiều kết

quả rất khả quan. Tuy nhiên, để áp dụng tốt

kỹ thuật này, chúng ta cần nắm một số kiến

Page 6: Giới thiệu lớp học - khuyennongvn.gov.vn · Tạo không khí vui vẻ, sinh động cho bài giảng thông qua các hoạt động để các học viên có thể học

5

thức cơ bản về nhu cầu nước của cây lúa, điều

kiện cụ thể của ruộng lúa (đất đai, thổ

nhưỡng, khí tượng, thủy văn,..), đặc biệt là

điều kiện kinh tế xã hội, tiêu thụ sản phẩm và

sự chấp thuận của cộng đồng.

Hỏi: Các anh chị có bao giờ chủ động điều

chỉnh mực nước trên ruộng không?

(Một số trả lời có)

Nói: Tôi tin rằng tất cả các anh/chị ngồi đây

đều muốn biết những biện pháp tốt nhất để

quản lí nước cho lúa đạt năng suất và hiệu quả

cao.

(Đa số trả lời có)

Nêu mục tiêu của buổi tập huấn

Với buổi tập huấn này, hi vọng rằng từ nắm

rõ kỹ thuật quản lý nước cho lúa bao gồm các

biện pháp tưới tưới khô, ướt xen kẽ, nông - lộ

- phơi và các biện pháp sử dụng nước, chúng

ta có thể chủ động áp dụng phù hợp với từng

điều kiện nông hộ mình, từ đó nâng cao hiệu

quả sản xuất kinh doanh.

Slide 2

Giới thiệu kết cấu bài giảng

GV nói với học viên hợp phần về quản lý

nước cho cây lúa sẽ gồm 2 bài, mỗi bài bao

gồm các chuyên đề….

Slide 3

Bài 1: Cơ sở của tưới tiêu nước hợp lý

Chúng bắt đầu vào bài học ngày hôm nay.

Bài 1: Cơ sở của tưới, tiêu nước hợp lý

5 phút Giới thiệu chủ đề tập huấn

Hỏi học viên:

Anh/chị cho biết vai trò của nước trong sản

xuất lúa?

Anh chị hiểu thế nào về biện pháp quản lý

nước trong sản xuất lúa?

Giảng viên chốt lại với học viên một số vấn đề:

- Vai trò của nước trong sản xuất lúa:

Đối với cây trồng nói chung, nước là thành

phần chủ yếu cấu tạo cơ thể và giúp các quá

trình sinh lý và sinh hóa diễn ra bình thường.

Nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình

quang hợp để tổng hợp các chất hữu cơ cho

Slide 4

Page 7: Giới thiệu lớp học - khuyennongvn.gov.vn · Tạo không khí vui vẻ, sinh động cho bài giảng thông qua các hoạt động để các học viên có thể học

6

cây xanh. Đây là quá trình hấp thụ và chuyển

quang năng thành hóa năng, tích trữ trong các

phân tử carbonhydrat.

Với cây lúa, nước còn là điều kiện ngoại

cảnh không thể thiếu, nước có tác dụng điều

hòa tiểu khí hậu trong ruộng lúa, tạo điều kiện

cho việc cung cấp dưỡng chất, làm giảm nhiệt

độ, muối, phèn, độc chất và cỏ dại..

Trong canh tác lúa, nước là yếu tố đầu tiên

ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát

triển và năng suất mùa vụ. Để tạo được 1 đơn

vị thân lá cây lúa cần 400-450 đơn vị nước,

đối với hạt là 300-350. Cây lúa luôn cần nước

từ giai đoạn mạ, đẻ nhánh, làm đòng đến trỗ

và chín (đặc biệt là giai đoạn trỗ) nên việc

cung cấp và duy trì mức nước hợp lý trên

ruộng là cần thiết là để lúa sinh trưởng tốt và

đạt năng suất cao.

Slide 5

15 phút Giáo viên hỏi học viên:

Mỗi ha lúa cần bao nhiêu nước/vụ?

Liệt kê các giai đoạn sinh trưởng phát triển

của cây lúa?

Nêu vai trò của nước đối với từng giai đoạn

sinh trưởng phát triển của cây lúa?

20 phút Thảo luận nhóm:

Các giai đoạn nào của cây lúa cần nước nhất?

Tác hại của việc thừa nước và thiếu nước đối

với cây lúa là gì?

Quản lý nước thế nào để điều tiết sự đẻ

nhánh hữu hiệu của cây lúa

GV nói:

Nước có vai trò quan trọng đối với cây lúa.

“Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống”

Để tại 1 đơn vị thân lá, cây lúa cần 400-450

đơn vị nước

Để tại 1 đơn vị hạt cây lúa cần 300-350 đơn

vị nước.

Nguồn nước cung cấp cho lúa là nước mưa,

sông, suối, hồ, ao. Chúng ta có thể chủ động

được nguồn nước này. Do vậy cần xây dựng

hệ thống thủy lợi tốt là yếu tố quan trọng hàng

đầu trong sản xuất lúa.

Tưới, tiêu chủ động, đúng thời điểm, phù

hợp với nhu cầu cần thiết của cây lúa giúp cây

lúa sinh trưởng phát triển tốt, năng suất cao,

chất lượng tốt.

Slide 6

Slide 7-8

Page 8: Giới thiệu lớp học - khuyennongvn.gov.vn · Tạo không khí vui vẻ, sinh động cho bài giảng thông qua các hoạt động để các học viên có thể học

7

Quản lý nước theo thời kỳ sinh trưởng phát

triển của cây lúa:

+ Thời kỳ nảy mầm: Hạt lúa hoạt động và nảy

mầm tốt ở độ ẩm 25-35%

+ Thời kỳ mạ:

Gieo – mũi chông: Giữ ruộng đủ ẩm, mạ

chóng ngồi và mọc nhanh, rễ lúa được cung

cấp ô xy thuận lợi nên phát triển tốt và quá

trình phân giải nội nhũ thuận lợi.

+ Mạ - nhổ cấy: Có thể giữ ẩm hoặc giữ lớp

nước nông 2-3 cm.

+ Bén rễ hồi xanh - đẻ nhánh tối đa:

- Cây lúa rất cần nước, cần cung cấp nước và

duy trì nước ở mức 3-5 cm ở ruộng để lúa

sinh trưởng thuận lợi và đạt năng suất cao.

- Không được để cây lúa thiếu nước. Ngược

lại nếu mức nước quá cao hoặc cây lúa bị

ngập úng sẽ không tốt cho sự đẻ nhánh, làm

đốt, vươn lóng.

+ Sau khi lúa đẻ nhánh tối đa, phân hóa đốt:

Rút nước phơi ruộng 10-12 ngày để hạn chế

lúa đẻ nhánh vô hiệu, giúp quá trình làm đốt,

làm đòng được thuận lợi.

+ Lúa trỗ: Giữ mực nước trong ruộng tối đa 5

cm liên tục trong 1 tuần, không được để ruộng

khô nước vì giai đoạn này cây lúa rất mẫn

cảm với điều kiện bất lợi của môi trường thiếu

nước sẽ dẫn đến số hạt/bông giảm, ảnh hưởng

đến quá trình chín.

+ Giai đoạn sau trỗ - chín sữa: Cần giữ độ ẩm

đất bão hòa 80-90%; Thiếu nước giai đoạn

này sẽ làm tăng số hạt lép và ảnh hưởng đến

độ chín của hạt.

+ Sau trỗ 15-20 ngày: Tháo nước để thúc đẩy

quá trình chín và vào chắc, ngăn ngừa sự hút

đạm dư thừa.

Slide 9

5 phút Giáo viên hỏi học viên:

- Khả năng giữ nước của các loại đất

Học viên trả lời và giái viên chốt lại như sau:

GV giải thích thêm:

- Đất có thành phần cơ giới vừa phải (đất

thịt hay thịt pha sét); nhiều chất hữu cơ; tơi

xốp, thoáng khí => Khả năng giữ nước cao.

Cần lưu ý tháo cạn nước trước khi thu hoạch

15 ngày.

- Đất có thành phần cơ giới nhẹ (đất cát, phù

Slide 10

Page 9: Giới thiệu lớp học - khuyennongvn.gov.vn · Tạo không khí vui vẻ, sinh động cho bài giảng thông qua các hoạt động để các học viên có thể học

8

sa cổ, ven chân núi, phù sa ven sông lớn) =>

giữ nước kém, nên rút nước khoảng một tuần

trước khi thu hoạch vì ruộng khô rất nhanh.

Ngoài ra, mặt ruộng cần phải được trang

bằng phẳng, tầng đế cày phải đảm bảo giữ

được nước, bờ bao phải được gia cố để chống

thấm lậu, chảy tràn. Đất cao thì khó giữ nước

hơn đất thấp.

Mùa vụ cũng đóng vai trò quan trọng trong

việc áp dụng tưới nước tiết kiệm cho lúa.

15 phút Ảnh hưởng của điều kiện khí hậu thủy văn.

GV hỏi học viên liên hệ về điều kiện khí hậu

thời tiết của các vụ tại địa phương.

(Như slide 11)

Slide 11

Thời

lượng Hoạt động Tài liệu sử dụng

Bài 2. Kỹ thuật tưới tiêu cho một số loại

đất: 75 phút

2 phút Giáo viên giới thiệu với học viên về kỹ thuật

tưới ngập khô xen kẽ trên một số loại đất: phù

sa, đất nhiễm phèn, đất chua mặn

Học viên liên hệ loại đất trồng lúa của địa

phương.

Tại địa phương đã áp dụng tưới ngập khô

xen kẽ chưa? Nếu có hãy nhận xét về hiệu quả

của biện pháp này.

Slide 12

30 phút Kỹ thuật tưới tiêu trên đất phù sa

Mục tiêu của hoạt động là giúp học viên

hình dung quy trình tưới cho lúa từ khi gieo

đến khi thu hoạch trên nền đất phù sa

1. Chia học viên thành 3-4 nhóm, tùy

thuộc vào số lượng học viên

2. Phát cho các nhóm giấy A4 và bút bi

3. Trong 5 phút, từng thành viên trong

nhóm thảo luận với nhaut, trao đổi tìm câu trả

lời cho các câu hỏi:

Tuần đầu sau sạ tưới nước như thế nào?

Giai đoạn 25 - 40 ngày tưới như thế nào?

Giai đoạn 40 - 45 ngày tưới như thế nào?

Giai đoạn 60 - 70 ngày tưới như thế nào?

Page 10: Giới thiệu lớp học - khuyennongvn.gov.vn · Tạo không khí vui vẻ, sinh động cho bài giảng thông qua các hoạt động để các học viên có thể học

9

Giai đoạn 70 ngày đến thu hoạch tưới

như thế nào?....

Sau đó, các nhóm đại diện trình bày, các

nhóm khác nhận xét bổ sung để hoàn thiện

câu trả lời.

3 phút GV chốt lại: Các nhóm đã nêu khá đầy đủ

cho câu hỏi đưa ra, tôi xin tóm tắt lại như sau:

- Giai đoạn lúa từ 0-7 ngày sau sạ: giai đoạn

này chỉ cần đất đủ ẩm mầm lúa sẽ phát triển

tốt hơn, rễ bắt đầu phát triển bám vào đất.

- Giai đoạn từ 7-20 ngày sau sạ: giữ mực

nước cao khoảng 1-3cm là đủ, duy trì liên tục

mực nước này trên ruộng để ngăn cản sự phát

triển của cỏ dại.

- Giai đoạn từ 20-40 ngày sau sạ: Đây là giai

đoạn lúa bắt đầu đẻ nhánh đến nhảy chồi tối

đa, quyết định số bông/ m2, là một trong

những yếu tố quan trọng hình thành năng

suất. Giai đoạn đẻ nhánh rất cần nước nhưng

nếu quá nhiều nước sẽ hạn chế sự đẻ nhánh.

Vì thế, trong giai đoạn này mực nước trong

ruộng chỉ cần xâm xấp, đặc biệt giai đoạn 30-

40 ngày sau sạ, nước trong ruộng chỉ cần đủ

ẩm là được, khi mực nước thấp hơn mặt

ruộng 15cm (đặt ống nhựa có đục lỗ trên

hàng, bên trong có chia vạch 5 cm để theo

dõi) thì mới cho nước vào. Mực nước thấp

trên ruộng sẽ giúp rễ lúa ăn sâu vào trong đất

và hô hấp tốt hơn, giúp cây lúa chống đổ ngã,

hạn chế chồi vô hiệu. Ngoài ra, ở mực nước

thấp, hạch nấm khô vằn sẽ không phát tán

trong ruộng và bệnh ít lây lan.

- Giai đoạn từ 40-60 ngày sau sạ: giai đoạn 40-

45 ngày, nông dân bón đón đòng, bơm nước

vào trong ruộng 1-3 cm, với mực nước này bón

phân sẽ tốt vì độ hòa loãng của phân không cao,

tránh ánh sáng tác động trực tiếp làm phân bón

bị phân huỷ và bốc hơi nhất là phân đạm. Sau

đó, giữ mực nước 2-3cm duy trì trên ruộng,

không để ruộng bị khô, vì giai đoạn này lúa no

đòng, chuẩn bị trổ rất cần nước.

- Giai đoạn từ 60-70 ngày sau sạ: Giai đoạn

này lúa bắt đầu trổ, cần giữ nước 3-5cm duy trì

liên tục cho cây lúa trổ bông và thụ phấn, thụ

tinh hoàn chỉnh và giữ nước 10 ngày sau trổ.

Giai đoạn này nếu thiếu nước hạt lúa dễ bị lép.

Slide 13-14

Page 11: Giới thiệu lớp học - khuyennongvn.gov.vn · Tạo không khí vui vẻ, sinh động cho bài giảng thông qua các hoạt động để các học viên có thể học

10

- Giai đoạn từ 70 ngày sau sạ đến khi chín:

Thời kỳ này lúa giai đoạn ngậm sữa, vào chắc

và chín nên chỉ cần đất đủ ẩm. Rút cạn nước

10 ngày trước khi thu hoạch để thúc đẩy quá

trình chín, mặt ruộng khô ráo thuận lợi cho

việc thu hoạch.

10 phút Kỹ thuật tưới tiêu trong điều kiện đất bị

nhiễm phèn

GV nói theo Slide và lưu ý: Đối với vùng đất

phèn và đất nhiễm mặn khi áp dụng tưới ngập

khô xen kẽ cần lưu ý tùy thuộc vào mức độ

nặng nhẹ của phèn và mặn ở từng thửa ruộng

mà điều chỉnh số lần giữ khô, thời gian giữ khô

cũng như độ sâu mực nước cách mặt ruộng sao

cho phù hợp, tuy nhiên không được để ruộng

cạn quá 24 giờ vì khi đó phèn và muối sẽ leo

lên tầng canh tác làm hư hại bộ rễ lúa.

10 phút Nói: Đất nhiễm phèn có một số lưu ý trong

quy trình tưới như sau:

Lúa mới sạ đến 7 ngày sau khi sạ: Để ruộng

khô nước và xử lý thuốc cỏ hậu nảy mầm để

diệt cỏ.

Lúa từ 7 - 25 ngày sau khi sạ: Cho nước vào

ruộng và giữ nước trên ruộng cao hơn mặt

ruộng 5 cm. Bón phân đợt 1 và tỉa dặm, bón

phân đợt 2 (từ 20 - 25 ngày sau khi sạ).

Lúa từ 25 - 40 ngày sau khi sạ: Giai đoạn

này quan sát thấy khi nào mực nước trên

ruộng xuống dưới mặt ruộng 10 cm, thì cho

nước vào ruộng mực nước đạt cao hơn mặt

ruộng 5cm là được.

Slide 15

10 phút Nói: Trong điều kiện đất chua mặn cần thực

hiện tưới nước như sau:

Loại đất chua mặn chủ yếu ở khu vực đồng

bằng ven biển chiếm 20-25% diện tích lúa cả

nước. Đối với loại đất này thường xuyên để

một lớp nước ngập trên ruộng tuỳ theo thời kỳ

sinh trưởng của cây lúa là cần thiết. Không

được để ruộng cạn quá 24 giờ, vì khi cạn

nước, chất phèn chua, muối mặn sẽ leo lên

tầng đất canh tác làm hư hại bộ rễ lúa. Nên

thay nước (tháo chua rửa mặn) vào những giai

đoạn sinh trưởng quan trọng của cây lúa.

Cách tưới cụ thể như sau:

- Từ cấy đến hồi xanh, làm cỏ bón thúc đợt

Slide 16

Page 12: Giới thiệu lớp học - khuyennongvn.gov.vn · Tạo không khí vui vẻ, sinh động cho bài giảng thông qua các hoạt động để các học viên có thể học

11

1 (10-15 ngày sau cấy tuỳ vụ): Tưới nông 3-

5cm. Sau khi bón phân thúc đợt 1, để lắng 1-2

ngày, thay nước ngọt mới, tưới nông 3-5cm,

có tác dụng kích thích lúa đẻ nhánh.

- Sau khi bón thúc đợt 1 khoảng 10-20 ngày,

tưới ngập 12-15cm trong 20 ngày, để hạn chế

đẻ nhánh vô hiệu.

- Giai đoạn làm đòng, trổ chín cần tưới ngập

3-5cm bằng nước ngọt.

- Khoảng 20-30 ngày thay nước cũ một lần

bằng nước ngọt mới, để thau chua, rửa mặn,

tránh ngộ độc mặn cho bộ rễ lúa.

*Lưu ý chung: Tùy từng mùa vụ và thời gian

sinh trưởng của từng giống lúa mà thời điểm

gia giảm nước được điều chỉnh thích hợp.

10 phút Áp dụng tưới tiết kiệm nước, giảm phát

thải khí nhà kính.

GV hỏi học viên:

- Lợi ích của việc tưới tiết kiệm nước

- Điều kiện áp dụng

GV chốt lại một số vấn đề

Slide 17-18

Nói: Quy trình tưới nước cho vùng đồng bằng

sông Cửu Long như sau:

Trình bày theo slide: 19-22

Page 13: Giới thiệu lớp học - khuyennongvn.gov.vn · Tạo không khí vui vẻ, sinh động cho bài giảng thông qua các hoạt động để các học viên có thể học

12

10 phút Tưới ướt khô xen kẽ.

- Tác dụng của tưới ướt khô xen kẽ

- Quản lý tưới ướt khô xen kẽ qua các giai

đoạn của cây lúa

Slide 23-27

Nói: Để theo dõi mực nước trên ruộng một

cách chính xác ta đặt các ống nhựa trên ruộng.

Phương pháp đặt như sau:

Chọn 4 - 5 điểm cố định theo đường chéo

góc hoặc đường zíc-zắc trên thửa ruộng, mỗi

điểm đặt 1 ống nhựa (cách bờ 3m).

Ống nhựa có chiều dài 25cm, đường kính 10

- 20cm, được đục thủng nhiều lỗ.

Ống được đặt dưới mặt ruộng 15cm (phần

thủng lỗ), trên mặt ruộng 10cm.

Đoạn ống trên mặt ruộng được đánh dấu để

theo dõi mực nước bơm tưới cho ruộng lúa;

Đoạn ống dưới mặt ruộng phải được lấy hết

phần đất bên trong để cho nước vào.

Slide 28

5 phút Nói: Trên đây là toàn bộ kiến thức liên quan

đến kỹ thuật tưới tiêu trong sản xuất lúa. Anh

chị phần nào chưa hiểu không? Có anh chị

nào đưa ra câu hỏi nào không?

GV chốt lại một số giải pháp kỹ thuật cần

được khuyến cáo để giảm nước tưới hiệu quả

cho cây lúa.

Slide 30

Page 14: Giới thiệu lớp học - khuyennongvn.gov.vn · Tạo không khí vui vẻ, sinh động cho bài giảng thông qua các hoạt động để các học viên có thể học

13

THỰC HÀNH II: 60 phút

QUAN SÁT, ĐIỀU TIẾT NƯỚC TƯỚI CHO RUỘNG LÚA

Mục tiêu Giúp học viên thực hành quan sát thời gian sinh

trưởng của cây lúa, cách sử dụng công cụ để quan

sát mực nước. Từ đó điều tiết lượng nước tưới phù

hợp cho cây lúa.

Thời lượng 60 phút

Số lượng học viên Tất cả học viên

Tài liệu/Phương pháp Mô hình ruộng chuẩn bị để điều tiết nước, công cụ

để quan sát mực nước trên ruộng.

Video clip hướng dẫn cách đặt ống nhựa trên ruộng

lúa để theo dõi mực nước

GV chốt lại một số bước cần lưu ý

Học viên tự chuẩn bị trang phục xuống ruộng, ủng

cấy, gang tay….

Các bước 1. Chia lớp làm các nhóm nhỏ để thực hành, mối

nhóm từ 5 – 7 người.

2. Chia mảnh ruộng đều cho các nhóm, các nhóm

nhận ruộng đã giao.

3. Giáo viên hướng dẫn lại quy trình tưới nước cho

từng thời kì sinh trưởng của cây lúa, và cách sử

dụng công cụ để quan sát mực nước.

4. Cho các nhóm thực hiện xác định mực nước cần

tưới cho ruộng lúa thực hành .

1. Đầu tiên cần xác định vùng đất trồng thuộc loại đất gì (Vùng đất phù

sa, vùng đất phèn nhẹ, vùng đất nhiễm phèn pH= 4-5, vùng đất nhiễm mặn) để

xác định quy trình tưới phù hợp. Quy tình tưới nước cho từng vùng cụ thể như

sau:

Vùng đất phù sa và vùng đất phèn nhẹ áp dụng kỹ thuật tưới ngập khô

xen kẽ như bảng sau:

Page 15: Giới thiệu lớp học - khuyennongvn.gov.vn · Tạo không khí vui vẻ, sinh động cho bài giảng thông qua các hoạt động để các học viên có thể học

14

Giai đoạn sinh

trưởng

Thời

gian

(ngày)

Quản lý nước mặt

ruộng Quy trình tưới

Vụ đông xuân

Làm đất 4-5 Duy trì 3-5 cm Tưới 4-5 đợt, 500

m3/ha/đợt

Gieo sạ 7 Xiết nước

Cây hồi xanh 10-12 Duy trì 3cm Tưới 1 đợt 300-500

m3/ha/đợt

Đẻ nhánh 20-25 Chỉ tưới lên 3-5 cm khi

lớp nước thấp hơn mặt

ruộng 10-12 cm

Tưới 1 đợt 500

m3/ha/đợt

Cuối đẻ nhánh 7-10 Tháo cạn Cuối giai đoạn tưới 1

đợt, 700 m3/ha/đợt.

Làm đòng 12-15 Tưới lên 3-5 cm khi lộ

mặt ruộng 2 ngày đêm

Tưới bổ sung 1 đợt,

700 m3/ha/đợt.

Trỗ bông 10-12 Duy trì liên tục 3-5 cm Tưới 1 đợt 700

m3/ha/đợt

Chắc xanh – chín 20-25 Chỉ tưới lên 3-5 cm khi

lớp nước thấp hơn mặt

ruộng 10-12 cm

Tưới 1-2 đợt, 600-700

m3/ha/đợt

Trước thu hoạch 10-15 Xiết nước

Vụ hè thu

Làm đất 2-4 Duy trì 3-5 cm Tưới 2-3 đợt, 500

m3/ha/đợt

Gieo sạ 7 Xiết nước

Cây hồi xanh 10-12 Duy trì 3cm Tưới 1 đợt 300-500

m3/ha/đợt

Đẻ nhánh 20-25 Chỉ tưới lên 3-5 cm khi

lớp nước thấp hơn mặt

ruộng 10-12 cm

Tưới 1 đợt 500

m3/ha/đợt

Cuối đẻ nhánh 7-10 Tháo cạn Cuối giai đoạn tưới 1

đợt, 700 - 800

m3/ha/đợt.

Làm đòng 12-15 Tưới lên 3-5 cm khi lộ

mặt ruộng 2 ngày đêm

Tưới bổ sung 1 đợt,

700 m3/ha/đợt.

Trỗ bông 10-12 Duy trì liên tục 3-5 cm Tưới 1 đợt 700

m3/ha/đợt

Chắc xanh – chín 20-25 Chỉ tưới lên 3-5 cm khi

lớp nước thấp hơn mặt

ruộng 10-12 cm

Tưới 1-2 đợt, 600-700

m3/ha/đợt

Trước thu hoạch 10-15 Xiết nước

Page 16: Giới thiệu lớp học - khuyennongvn.gov.vn · Tạo không khí vui vẻ, sinh động cho bài giảng thông qua các hoạt động để các học viên có thể học

15

Vùng đất nhiễm phèn và vùng đất nhiễm mặn: khi áp dụng tưới ngập

khô xen kẽ cần lưu ý tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của phèn và mặn ở từng

thửa ruộng mà điều chỉnh số lần giữ khô, thời gian giữ khô cũng như độ sâu

mực nước cách mặt ruộng sao cho phù hợp, tuy nhiên không được để ruộng cạn

quá 24 giờ vì khi đó phèn và muối sẽ leo lên tầng canh tác làm hư hại bộ rễ lúa.

Việc duy trì lớp nước hợp lý trên mặt ruộng và thay nước (tháo chua mặn) vào

những giai đoạn sinh trưởng quan trọng của cây lúa là cần thiết, rút cạn chỉ nên

duy trì từ 5-7 cm trong vòng 2-3 ngày là phù hợp tránh tình trạng phèn và mặn

xì lên ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây lúa.

Lúa mới sạ đến 7 ngày sau khi sạ: Để ruộng khô nước và xử lý thuốc cỏ

hậu nảy mầm để diệt cỏ.

Lúa từ 7 - 25 ngày sau khi sạ: Cho nước vào ruộng và giữ nước trên

ruộng cao hơn mặt ruộng 5 cm. Bón phân đợt 1 và tỉa dặm, bón phân đợt 2 (từ

20 - 25 ngày sau khi sạ).

Lúa từ 25 - 40 ngày sau khi sạ: Giai đoạn này quan sát thấy khi nào mực

nước trên ruộng xuống dưới mặt ruộng 10 cm, thì cho nước vào ruộng mực

nước đạt cao hơn mặt ruộng 5cm là được.

2. Cách bố trí các ống nhựa trên ruộng để theo dõi mực nước như sau:

- Chọn 4 - 5 điểm cố định theo đường chéo góc hoặc đường zíc zắc trên

thửa ruộng, mỗi điểm đặt 1 ống nhựa (cách bờ 3m), ống nhựa được đục thủng

nhiều lỗ để cho nước vào; chiều dài ống 25cm, đường kính 10cm (hoặc 20cm).

- Ống nhựa được đặt dưới mặt ruộng một đoạn 15cm (phần thủng lỗ),

trên mặt ruộng 10cm. Đoạn ống trên mặt ruộng có đánh dấu vạch trên ống để

theo dõi mực nước bơm tưới cho ruộng lúa; đoạn ống dưới mặt ruộng lấy hết

phần đất trong ống để cho nước vào trong ống. Khi mực nước trong ống xuống

thấp hơn mặt ruộng 10cm thì tiến hành bơm nước tưới cho ruộng lúa, tưới khi

nào mực nước trên ruộng đạt đến vạch đánh dấu trên ống (theo nhu cầu của

từng giai đoạn sinh trưởng cây lúa) thì ngưng tưới.

3. Xác định lượng nước tưới cho ruộng thực hành: Ví dụ: Ruộng lúa

thực hành trong vùng đất phù sa, hiện tại đang trong vụ đông xuân, ruộng đang

trong thời kì đẻ nhánh rộ thì chỉ tưới lên 3-5 cm khi lớp nước thấp hơn mặt

ruộng 10-12 cm.