48
Thương mại điện tử BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ BÀI TIỂU LUẬN: ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA Nhóm 9 Trang 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬNsunshinemk.weebly.com/uploads/4/8/6/1/4861889/noidung21.d… · Web viewLiên minh Châu Âu (EU), TMĐT toàn bộ các giao dịch thương mại

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬNsunshinemk.weebly.com/uploads/4/8/6/1/4861889/noidung21.d… · Web viewLiên minh Châu Âu (EU), TMĐT toàn bộ các giao dịch thương mại

Thương mại điện tử

BỘ CÔNG THƯƠNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

BÀI TIỂU LUẬN:

ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA

LỚP : CDMK7LTNHÓM : 09GVHD : ĐOÀN NGỌC DUY LINHNĂM HỌC : 2010 – 2011

Tp.HCM, ngày 26 tháng 07 năm 2010.

Nhóm 9 Trang 1

Page 2: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬNsunshinemk.weebly.com/uploads/4/8/6/1/4861889/noidung21.d… · Web viewLiên minh Châu Âu (EU), TMĐT toàn bộ các giao dịch thương mại

Thương mại điện tử

DANH SÁCH NHÓM

Nhóm 9 Trang 2

Đỗ Thị Kim DiệuTrần Thanh ĐàoDương Thị Hồng HuệVõ Tuấn KiệtNguyễn Thị Mỹ NgọcHuỳnh Thị Cẩm NguyênĐôn Thị Ngọc NhungPhạm Văn Nông

Page 3: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬNsunshinemk.weebly.com/uploads/4/8/6/1/4861889/noidung21.d… · Web viewLiên minh Châu Âu (EU), TMĐT toàn bộ các giao dịch thương mại

Thương mại điện tử

MỤC LỤC

Chương 1: Cơ sở lý luận.................................................................................................11.1Thương mại điện tử:...............................................................................................11.1.1Thuơng mại điện tử là gì?......................................................................................11.1.2 Lợi ích và nạm chế của TMĐT............................................................................31.1.2.1 Lợi ích................................................................................................................31.1.2.2 Hạn chế..............................................................................................................51.1.3 Phân loại thương mại điện tử................................................................................51.2 Thanh tóan điện tử..................................................................................................81.2.1Thanh toán điện tử là gì?.......................................................................................81.2.2 Tác động của thuơng mại điện tử..........................................................................91.3 Ưu nhuợc điểm của TMĐT....................................................................................10

Chương 2: Ứng dụng TMĐT của Mobifone............................................................122.1 Giới thiệu ........................................................................................................122.1.1 Lịch sử hình thành..............................................................................................122.1.2 Thành tựu............................................................................................................142.1.3 Một số sản phẩm ...............................................................................................152.2 Một số ứng dụng TMĐT của Mobifone................................................................17

Chương 3: Ưu nhuợc điểm và kiến nghị.....................................................................33Tài liệu tham khảo..........................................................................................................34

Nhóm 9 Trang 3

Page 4: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬNsunshinemk.weebly.com/uploads/4/8/6/1/4861889/noidung21.d… · Web viewLiên minh Châu Âu (EU), TMĐT toàn bộ các giao dịch thương mại

Thương mại điện tử

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN1.1. Thương mại điện tử:

1.1.1 Thương mại điện tử là gì?

Theo nghĩa hẹp: TMĐT là hoạt động hàng hóa và dịch vụ thông qua mạng điện

tử và internet.

Diễn đàn Đối ngoại xuyên Đại Tây Dương ( 1997 ), TMĐT là các giao dịch về

hàng hóa và dịch vụ được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử.

EITO (1997 ), TMĐT là thực hiện các giao dịch kinh doanh có dẫn đến chuyển

giao giá trị, thông qua các mạng viễn thông.

Cục Thống kê Hoa Kỳ (2000), TMĐT là việc hoàn thành bất kỳ một giao dịch

nào, thông qua một mạng máy tính làm trung gian, có bao gồm quyền chuyển giao sở

hữu hay quyền sử dụng hàng hóa và dịch vụ.

Theo nghĩa rộng: TMĐT toàn bộ các quy trình các hoạt động kinh doanh sử

dụng các phương tiện công nghệ điện tử và công nghệ sử lý thông tin số hóa, liên quan

tổ chức hay cá nhân.

TMĐT càng được biết tới như một phương thức kinhdoanh hiệu quả từ khi

Internet hình thành và phát triển. Chính vì vậy, nhiều người hiểu TMĐT theo nghĩa cụ

thể hơn là giao dịch thương mại, mua sắm qua Internet và mạng.

Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO), TMĐT bao gồm sản xuất, bán hàng,

phân phối sản phẩm và thanh toán trên mạng Internet, được giao dịch trực tiếp hay

giao nhận qua Internet với dạng số hóa.

Liên minh Châu Âu (EU), TMĐT toàn bộ các giao dịch thương mại thông qua

mạng viễn thông và các phương tiện điện tử bao gồm TMĐT trực tiếp và TMĐT gián

tiếp.

Nhóm 9 Trang 4

Page 5: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬNsunshinemk.weebly.com/uploads/4/8/6/1/4861889/noidung21.d… · Web viewLiên minh Châu Âu (EU), TMĐT toàn bộ các giao dịch thương mại

Thương mại điện tử

Tổ chức OECD, TMĐT gồm các giao dịch thoungw mại liên quan các tổ chức, cá

nhân dựa trên việc sử lý và truyền đi các dữ liệu số hóa thông qua các mạng mở hoặc

mạng đóng thông với mạng mở.

Các phương tiện điện tử được sử dụng trong thương mại điện tử là:

1. Máy điện thoại;

2. Máy fax;

3. Truyền hình;

4. Các hệ thống thiết bị công nghệ thanh toán điện tử (Bao gồm cả mạng GTGT )

5. Các mạng nội bộ (Intranet) và Mạng ngoại bộ (Extranet);

6. Mạng toàn cầu Internet. Công cụ Internet và Website ngày càng phổ biến, giao

dịch thương mại điện tử với nước ngoài hầu như đều qua Internet, các mạng nội

bộ và ngoại bộ nay cũng thường sử dụng công nghệ Internet.

Hình thức giao dịch

Các hình thức hoạt động chủ yếu của giao dịch thương mại điện tử là:

1. Thư điện tử (email);

2. Thanh toán điện tử (electronic payment);

3. Trao đổi dữ liệu điện tử (electronic date interchange - EDI);

4. Giao gửi số hóa các dữ liệu (digital delivery of content), tức việc mua bán, trao

đổi các sản phẩm mà người ta cần nội dung (chính nội dung là hàng hoá), mà

không cần tới vật mang hàng hoá (như: phim ảnh, âm nhạc, các chương trình

truyền hình, phần mềm máy tính, v.v...);

5. Bán lẻ hàng hoá hữu hình (retail of tangible goods).

Trong các hình thức trên, trao đổi dữ liệu điện tử (dưới dạng các dữ liệu có cấu

trúc) là hình thức chủ yếu.

Cách giao tiếp

Thương mại điện tử bao gồm bốn loại giao tiếp:

1. Người với người (qua điện thoại, thư điện tử, fax);

Nhóm 9 Trang 5

Page 6: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬNsunshinemk.weebly.com/uploads/4/8/6/1/4861889/noidung21.d… · Web viewLiên minh Châu Âu (EU), TMĐT toàn bộ các giao dịch thương mại

Thương mại điện tử

2. Người với máy tính điện tử (qua các mẫu biểu điện tử, qua Website);

3. Máy tính điện tử với người (qua fax, thư điện tử);

4. Máy tính điện tử với máy tính điện tử (qua trao đổi dữ liệu có cấu trúc, thẻ

thông minh, mã vạch).

Cách giao dịch

Giao dịch thương mại điện tử tiến hành:

1. Giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng;

2. Giữa các doanh nghiệp với nhau;

3. Giữa doanh nghiệp với Chính phủ;

4. Giữa người tiêu thụ với Chính phủ;

5. Giữa các cơ quan Chính phủ.

Trong các quan hệ giao dịch nói trên, giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau là

quan hệ chủ yếu.

Tiêu chuẩn kỹ thuật

eBXML – XML cho quy trình kinh doanh điện tử

XBEL – XML dùng trong kế toán

BMECat – XML dùng trong trao đổi dữ liệu danh mục hàng hóa, thông tin giá

cả,...

WClass – Hệ thống nhóm hàng hóa của công nghiệp điện

UNSPSC - Tiêu chuẩn phân loại hàng hóa

shopinfo.xml – Cung cấp dữ liệu sản phẩm và cửa hàng

1.1.2 Lợi ích và hạn chế của Thương mại điện tử:

1.1.2.1 Lợi ích

Lợi ích đối với tổ chức, doanh nghiệp:

Giảm chi phí:

Mô hình kinh doanh mới.

Mở rộng thị trường:

Cập nhật thông tin

Nhóm 9 Trang 6

Page 7: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬNsunshinemk.weebly.com/uploads/4/8/6/1/4861889/noidung21.d… · Web viewLiên minh Châu Âu (EU), TMĐT toàn bộ các giao dịch thương mại

Thương mại điện tử

Giúp cho các Doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về thị trường và đối

tác của mình.

Giảm chi phí sản xuất

Giảm chi phí bán hàng và tiếp thị

Thông qua Internet giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm đáng kể

thời gian và chí phí giao dịch

Thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành phần tham gia vào quá trình

thương mại.

Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hóa.

Lợi ích đối với người tiêu dùng:

Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: khách hàng có thể dễ

dàng tìm kiếm các thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ cần mua, kể cả thông tin

đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh).

Đáp ứng mọi nhu cầu: TMĐT cho phép người tiêu dùng có nhiều lựa chọn về

sản phẩm và dịch vụ vì tiếp cận được nhiều nhà cung ứng hơn.

Vượt giới hạn về không gian và thời gian: Cho phép khách hàng mua sắm mọi

lúc, mọi nơi. Khách hàng có thể ngồi ở nhà, đặt lệnh mua hàng vào bất cứ giờ nào

trong ngày.

Giá thấp hơn: Do thông tin phong phú, khách hàng có thể so sánh giá cả giữa

các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được mức giá phù hợp nhất.

Giao hàng nhanh hơn với các sản phẩm số hoá: việc giao hàng các sản phẩm số

hoá như phim, nhạc, sách, phầm mềm.. được thực hiện dễ dàng thông qua Internet.

Đấu giá: Mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người có thể tham gia

mua và bán trên các sàn đấu giá, đồng thời có thể tìm kiếm và sưu tầm những món

hàng mình quan tâm tại mọi nơi trên thế giới.

Cộng đồng mạng: TMĐT cho phép mọi người tham gia có thể phối hợp, chia sẻ

thông tin và kinh nghiệm hiệu quả và nhanh chóng.

Lợi ích đối với xã hội:

Hoạt dộng trực tuyến: Đối với một nước, TMĐT được xem là động lực kích

thích phát triển ngành công nghệ thông tin và các ngành công nghiệp liên quan. TMĐT

còn tạo môi trường làm việc, mua sắm, giao dịch …góp phần giảm việc đi lại, ô

nhiễm, tai nạn..

Nhóm 9 Trang 7

Page 8: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬNsunshinemk.weebly.com/uploads/4/8/6/1/4861889/noidung21.d… · Web viewLiên minh Châu Âu (EU), TMĐT toàn bộ các giao dịch thương mại

Thương mại điện tử

Nâng cao mức sống: Nhiều hàng hoá, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực giảm giá,

dẫn đến khả năng mua sắm của khach hàng cao hơn, góp phần nâng cao mức sống cho

mọi người.

Lợi ích cho các nứơc nghèo:các nước nghèo có thể tiếp cận tốt hơn các sản

phẩm, dịch vụ đồng thời có thể học tập được nhiều kinh nghiệm, kỹ năng từ những

nước phát triển thông qua Internet và TMĐT

Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: khi TMĐT phát triển, tất yếu các

dịch vụ công như giáo dục, y tế, dịch vụ công của chính phủ cũng sẽ được phổ biến

theo.

1.1.2.2 Hạn chế

Về kĩ thuật:

Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy.

- Tốc độ đường truyền vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn đang trong giai đoạn phát triển.

- Khó khăn khi kết hợp các phần mềm TMĐT với các phần mềm ứng dụng và các cơ

sở dữ liệu truyền thống

- Cần có các máy chủ về TMĐT đặc biệt(công suất cao, an toàn), đòi hỏi thêm chi phí

đầu tư

- Chi phí truy cập Internet vẫn còn cao.

- Thực hiện các đơn đặt hàng trong giao dịch B2B đòi hỏi hệ thống kho hàng tự động

lớn.

Về thương mại:

- An ninh và riêng tư không đảm bảo

- Thiếu lòng tin giữa người mua và người bán trong TMĐT do không gặp mặt trực tiếp

- Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ.

- Các phương pháp đánh giá hiệu quả của TMĐT còn chưa đầy đủ, hoàn thiện.

- Cần thay đổi thói quen tiêu dùng và mua sắm của khách hàng từ thực qua ảo.

- Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi thế về quy mô

- Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của TMĐT.

- Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm khó khăn hơn sau sụp đổ hàng loạt của các công ty

dot.com

1.1.3 Phân loại thương mại điện tử

Nhóm 9 Trang 8

Page 9: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬNsunshinemk.weebly.com/uploads/4/8/6/1/4861889/noidung21.d… · Web viewLiên minh Châu Âu (EU), TMĐT toàn bộ các giao dịch thương mại

Thương mại điện tử

Tùy thuộc vào đối tác kinh doanh người ta gọi đó là thị trường B2B, B2C, C2B

hay C2C. Thị trường mở là những thị trường mà tất cả mọi người có thể đăng ký và

tham gia. Tại một thị trường đóng chỉ có một số thành viên nhất định được mời hay

cho phép tham gia. Một thị trường ngang tập trung vào một quy trình kinh doanh riêng

lẻ nhất định, thí dụ như cung cấp: nhiều doanh nghiệp có thể từ các ngành khác nhau

tham gia như là người mua và liên hệ với một nhóm nhà cung cấp. Ngược lại, thị

trường dọc mô phỏng nhiều quy trình kinh doanh khác nhau của một ngành duy nhất

hay một nhóm người dùng duy nhất.

Sau khi làn sóng lạc quan về thương mại điện tử của những năm 1990 qua đi, thời gian

mà đã xuất hiện nhiều thị trường điện tử, người ta cho rằng sau một quá trình tập trung

chỉ có một số ít thị trường lớn là sẽ tiếp tục tồn tại. Thế nhưng bên cạnh đó là ngày

càng nhiều những thị trường chuyên môn nhỏ.

Ngày nay tình hình đã khác hẳn đi: công nghệ để thực hiện một thị trường điện tử đã

rẻ đi rất nhiều. Thêm vào đó là xu hướng kết nối nhiều thông tin chào hàng khác nhau

thông qua các giao diện lập trình ứng dụng để thành lập một thị trường chung có mật

độ chào hàng cao. Ngoài ra các thị trường độc lập trước đây còn được tích hợp ngày

càng nhiều bằng các giải pháp phần mềm cho một cổng Web toàn diện. 1.4. Lợi ích và

hạn chế của TMTĐ.

Người tiêu dùng:

o C2C (Consumer-To-Comsumer) Người tiêu dùng với người tiêu dùng

o C2B (Consumer-To-Business) Người tiêu dùng với doanh nghiệp

o C2G (Consumer-To-Government) Người tiêu dùng với chính phủ

Doanh nghiệp

o B2C (Business-To-Consumer) Doanh nghiệp với người tiêu dùng

o B2B (Business-To-Business) Doanh nghiệp với doanh nghiệp

o B2G (Business-To-Government) Doanh nghiệp với chính phủ

o B2E (Business-To-Employee) Doanh nghiệp với nhân viên

Chính phủ

o G2C (Government-To-Consumer) Chính phủ với người tiêu dùng

o G2B (Government-To-Business) Chính phủ với doanh nghiệp

o G2G (Government-To-Government) Chính phủ với chính phủ

Nhóm 9 Trang 9

Page 10: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬNsunshinemk.weebly.com/uploads/4/8/6/1/4861889/noidung21.d… · Web viewLiên minh Châu Âu (EU), TMĐT toàn bộ các giao dịch thương mại

Thương mại điện tử

- Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp - B2B (business to business);

B2B là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa doanh nghiệp với

doanh nghiệp. Theo Tổ chức Liên hợp quốc về Hợp tác và Phát triển kinh tế

(UNCTAD), TMĐT B2B chiếm tỷ trọng lớn trong TMĐT (khoảng 90%). Các giao

dịch B2B chủ yếu được thực hiện trên các hệ thống ứng dụng TMĐT như mạng giá trị

gia tăng (VAN); dây chuyền cung ứng hàng hoá, dịch vụ (SCM), các sàn giao dịch

TMĐT… Các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng, ký kết

hợp đồng, thanh toán qua các hệ thống này. Ở một mức độ cao, các giao dịch này có

thể diễn ra một cách tự động. TMĐT B2B đem lại nhiều lợi ích thực tế cho doanh

nghiệp, đặc biệt giúp giảm các chi phí về thu thập thông tin tìm hiểu thị trường, quảng

cáo, tiếp thị, đàm phán, tăng các cơ hội kinh doanh,…

- Giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng - B2C (business to consumer):

B2C là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng qua các phương

tiện điện tử. Doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa, dịch vụ

tới người tiêu dùng. Người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để lựa chọn,

mặc cả, đặt hàng, thanh toán, nhận hàng. Giao dịch B2C tuy chiếm tỷ trọng ít (khoảng

10%) trong TMĐT nhưng có sự phạm vi ảnh hưởng rộng. Để tham gia hình thức kinh

doanh này, thông thường doanh nghiệp sẽ thiết lập website, hình thành cơ sở dữ liệu

về hàng hoá, dịch vụ; tiến hành các quy trình tiếp thị, quảng cáo, phân phối trực tiếp

tới người tiêu dùng. TMĐT B2C đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu

dùng. Doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí bán hàng do không cần phòng trưng bày

hay thuê người giới thiệu bán hàng, chi phí quản lý cũng giảm hơn. Người tiêu dùng sẽ

cảm thấy thuận tiện vì không phải tới tận cửa hàng, có khả năng lựa chọn và so sánh

nhiều mặt hàng cùng một lúc.

- Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước - B2G (business to government):

B2G là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước, trong đó cơ

quan nhà nước đóng vai trò khách hàng. Quá trình trao đổi thông tin giữa doanh

nghiệp với cơ quan nhà nước được tiến hành qua các phương tiện điện tử. Cơ quan nhà

nước cũng có thể thiết lập những website tại đó đăng tải thông tin về nhu cầu mua

Nhóm 9 Trang 10

Page 11: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬNsunshinemk.weebly.com/uploads/4/8/6/1/4861889/noidung21.d… · Web viewLiên minh Châu Âu (EU), TMĐT toàn bộ các giao dịch thương mại

Thương mại điện tử

hàng của các cơ quan nhà nước, tiến hành việc đấu thầu hàng hoá, dịch vụ và lựa chọn

nhà cung cấp trên website. Điều này một mặt giúp tiết kiệm các chi phí tìm nhà cung

cấp, đồng thời giúp tăng cường tính minh bạch trong hoạt động mua sắm công.

- Giao dịch trực tiếp giữa các cá nhân với nhau - C2C (consumer to consumer):

C2C là loại hình giao dịch giữa các cá nhân với nhau. Sự phát triển của các

phương tiện điện tử làm cho nhiều cá nhân có thể tham gia hoạt động thương mại với

tư cách là người bán, người cung cấp dịch vụ. Một cá nhân có thể tự thiết lập website

để kinh doanh những mặt hàng do mình làm ra hoặc sử dụng một website có sẵn để

đấu giá một số món hàng mình có. C2C góp phần tạo nên sự đa dạng của thị trường.

- Giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân - G2C (government to consumer):

G2C là loại hình giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân. Đây chủ yếu là

các giao dịch mang tính hành chính, nhưng có thể mang những yếu tố của TMĐT. Ví

dụ khi người dân đóng tiền thuế qua mạng, trả phí khi đăng ký hồ sơ trực tuyến,....

1.2 Thanh toán điện tử:

1.2.1 Thanh toán điện tử là gì?

Thanh toán điện tử hay còn gọi là thanh toán trực tuyến qua mạng khi mua bán

trao đổi là hình thức thanh toán các chi phí mua bán sản phẩm, dịch vụ thông qua các

hệ thống thẻ thanh toán thay vì giao dịch trực tiếp bằng tiền mặt.

Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà người chủ

thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền khi mua hàng hóa, dịch vụ tại

các điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ. Hệ thống các loại thẻ có thể thanh toán điện

tử bao gồm thẻ tín dụng (Credit card), thẻ ghi nợ (Debit card) và thẻ rút tiền mặt do

các ngân hàng trong nước và quốc tế phát hành.

Nếu thông tin bí mật của các thẻ thanh toán bị "sơ hở" hay bị "lộ" khi sử dụng sẽ

gây thiệt hại lớn cho cả người sử dụng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Vì vậy, để

đảm bảo tính bảo mật, các ngân hàng và các công ty bảo mật có nhiều giải pháp bảo

Nhóm 9 Trang 11

Page 12: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬNsunshinemk.weebly.com/uploads/4/8/6/1/4861889/noidung21.d… · Web viewLiên minh Châu Âu (EU), TMĐT toàn bộ các giao dịch thương mại

Thương mại điện tử

mật khác nhau trong việc thanh toán điện tử trên mạng như: ma trận ngẫu nhiên, one

time - one password token,...

Hình thức thanh toán điện tử đã phổ biến tại nhiều nước trên thế giới. Tại Việt

Nam, hình thức này chưa thực sự phát triển và chỉ được ứng dụng hạn chế trong một

số giao dịch ngoại thương.

Điều kiện thực hiện thanh toán điện tử được yêu cầu đối với cả người sử dụng

dịch vụ và doanh nghiệp bán hàng. Người sử dụng dịch vụ phải đăng kí các loại thẻ

thanh toán điện tử, còn doanh nghiệp bán hàng thì phải có phương tiện để thực hiện

thanh toán.

Đối với người sử dụng dịch vụ: Người sử dụng dịch vụ phải đăng kí các loại thẻ

thanh toán điện tử của các ngân hàng và sử dụng thẻ này để thanh toán với bên bán

hàng, thuê bao dịch vụ. Để có thể thực hiện giao dịch trong nước và ngoài nước, các

ngân hàng yêu cầu dngf các loại thẻ thanh toán quốc tế như Visa, Master,... các loại

thẻ khác chỉ có thể thanh toán phạm vi trong nước.

Đối với doanh nghiệp bán hàng: Doanh nghiệp bán hàng phải có phương tiện

thực hiện thanh toán điên tử. Hiện nay, một số nhà cung cấp dịch vụ dùng các máy

POS kiểm tra tính hợp lệ của các tài khoản của người thanh toán và thực hiện các giao

dịch ngay tức thời khi người mua cần thanh toán qua thẻ mà họ sở hữu.

Với người bán là các DN kinh doanh trên websites, các web này sẽ có các

Module liên kết với ngân hàng sở hữu các thẻ của người bán. Khi khách mua hàng đưa

ra các thông tin yêu cầu trong 1 phiên thanh toán, thông tin này sẽ được chuyển đến

các ngân hàng này (khi người bán có tài khoản Merchant Account - có quyền truy cập

vào cơ sở dữ liệu của ngân hàng, có quyền nhận tiền trực tiếp từ các tài khoản khác)

hay chuyển thẳng đến nhà cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán qua mạng Online

Payment (công ty có sở hữu một tài khoản Merchant Account) để thực hiện việc kiểm

tra xác thực tài khoản có hợp lệ và gởi lại cho bên bán. Nếu người bán chấp nhận thì

việc thanh toán sẽ được thực hiện.

1.2.2 Tác động của TMĐT

Đến hoạt động sản xuất kinh doanh: giảm thiểu được chi phí.

Nhóm 9 Trang 12

Page 13: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬNsunshinemk.weebly.com/uploads/4/8/6/1/4861889/noidung21.d… · Web viewLiên minh Châu Âu (EU), TMĐT toàn bộ các giao dịch thương mại

Thương mại điện tử

Hoạt động marketing:

Nghiên cứu thị trường: Giúp nâng cao và hoàn thiện các nghiên cứu, đồng

thời các hoạt động nghiên cứu cũng được thuận tiện hơn.

Hành vi khách hàng: các giai đoạn hành vi khách hàng bị tác động bởi

TMĐT.

Phân khúc thị trường và chọn thị trường mục tiêu:

Định vị sản phẩm:

Marketing mix:

Hoạt động ngân hàng: mở cơ hội phát triển mới cho các ngân hàng.

Ngành khác: cũng thay đổi dưới tác động của TMĐT.

1.2.3 Ưu và nhược điểm của thanh toán điện tử

Xét từ góc độ vai trò của thanh toán điện tử đối với người tiêu dùng và hoạt động

hỗ trợ nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ thì thanh toán điện tử có ưu điểm rõ nhất là

tiết kiệm thời gian và đơn giản hóa khi thanh toán. Tuy nhiên, hình thức thanh toán

này chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam và sự liên kết giữa các ngân hàng chưa thông

suốt.

Dưới đây một số ưu và nhược điểm của thanh toán điện tử xét từ góc độ vai trò của

thanh toán điện tử đối với người tiêu dùng và hoạt động hỗ trợ nhà cung cấp sản phẩm

và dịch vụ:

Ưu điểm:

o Tính an toàn cao, đặc biệt khi mua sắm sản phẩm có giá trị lớn

o Tiết kiệm thời gian và đơn giản hóa quá trình thanh toán

o Các doanh nghiệp có thể bán các sản phẩm dịch vụ bất cứ khi nào khách

hàng có nhu cầu mà không phụ thuộc vào thời gian, khoảng cách địa lý

o Mất thẻ nhưng vẫn còn tiền

Nhược điểm:

o An ninh thanh toán của các ngân hàng chưa thực sự hoàn thiện nên còn

tiềm ẩn ủi ro cho người sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử

o Khó kiểm soát chi tiêu. Dựa vào chủ thể của thương mại điện tử, có thể

phân chia.

Nhóm 9 Trang 13

Page 14: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬNsunshinemk.weebly.com/uploads/4/8/6/1/4861889/noidung21.d… · Web viewLiên minh Châu Âu (EU), TMĐT toàn bộ các giao dịch thương mại

Thương mại điện tử

CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

CỦA MOBIFONE

2.1. Giới thiệu về Mobifone:

2.1.1 Lịch sử hình thành:

Công ty thông tin di động (VMS) là Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tập đoàn

Bưu chính Viễn thông Việt nam (VNPT). Được thành lập vào ngày 16 tháng 04 năm

1993, VMS đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên khai thác dịch vụ thông tin di động

GMS 900/1800 với thương hiệu MobiFone, đánh dấu cho sự khởi đầu của ngành thông

tin di động Việt Nam. Lĩnh vực hoạt động của MobiFone là tổ chức thiết kế xây dựng,

phát triển mạng lưới và triển khai cung cấp dịch vụ mới về thông tin di động.

1993: Thành lập Công ty Thông tin di động. Giám đốc công ty Ông Đinh Văn

Phước.

1994: Thành lập Trung tâm Thông tin di động Khu vực I & II.

1995: Công ty Thông tin di động ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với

Tập đoàn Kinnevik/Comvik (Thụy Điển) Thành lập Trung tâm Thông tin di

động Khu vực III.

2005: Công ty Thông tin di động ký thanh lý Hợp đồng hợp tác kinh doanh

(BCC) với Tập đoàn Kinnevik/Comvik.Nhà nước và Bộ Bưu chính Viễn thông

(nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) có quyết định chính thức về việc cổ

phần hoá Công ty Thông tin di động. Ông Lê Ngọc Minh lên làm Giám đốc

Công ty Thông tin di động thay Ông Đinh Văn Phước (về nghỉ hưu).

2006: Thành lập Trung tâm thông tin di động Khu vực IV.

2008: Thành lập Trung tâm thông tin di động Khu vực V. Kỷ niệm 15 năm

thành lập Công ty thông tin di động.

Thành lập Trung tâm Dịch vụ Giá trị Gia tăng.

Tính đến tháng 04/2008, MobiFone đang chiếm lĩnh vị trí số 1 về thị phần thuê

bao di động tại Việt Nam.

Nhóm 9 Trang 14

Page 15: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬNsunshinemk.weebly.com/uploads/4/8/6/1/4861889/noidung21.d… · Web viewLiên minh Châu Âu (EU), TMĐT toàn bộ các giao dịch thương mại

Thương mại điện tử

TĂNG TRƯỞNG THUÊ BAO QUA CÁC NĂM 1993-2010

BIỂU ĐỒ PHÂN CHIA THỊ PHẦN (TÍNH ĐẾN QUÝ I/2009)

MobiFone là nhà cung cấp mạng thông tin di động đầu tiên và duy nhất tại Việt

Nam (2005-2008) được khách hàng yêu mến, bình chọn cho giải thưởng mạng thông

tin di động tốt nhất trong năm tại Lễ trao giải Vietnam Mobile Awards do tạp chí

Echip Mobile tổ chức. Đặc biệt trong năm 2009, MobiFone vinh dự nhận giải thưởng

Mạng di động xuất sắc nhất năm 2008 do Bộ thông tin và Truyền thông Việt nam trao

tặng.

Nhóm 9 Trang 15

Page 16: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬNsunshinemk.weebly.com/uploads/4/8/6/1/4861889/noidung21.d… · Web viewLiên minh Châu Âu (EU), TMĐT toàn bộ các giao dịch thương mại

Thương mại điện tử

2.1.2 Thành tựu của Mobifone:

Các giải thưởng năm 2005

-      Giải thưởng “ Nhà cung cấp mạng điện thoại di động tốt nhất năm 2005” do

độc giả E - Chip Mobile bình chọn.

-       Danh hiệu “Thương hiệu nổi tiếng năm 2005” do Thời báo Kinh tế bình chọn

Các giải thưởng năm 2006

-      Giải thưởng “ Mạng điện thoại được ưa chuộng nhất năm 2006”,  “Mạng điện

thoại chăm sóc khách hàng tốt nhất năm 2006” do độc giả E - Chip Mobile

bình chọn trong Hệ thống giải VietNam Mobile Awards 

-       Danh hiệu “Thương hiệu nổi tiếng năm 2006” do VCCI tổ chức bình chọn.

-      Xếp hạng 1 trong 10 “Top 10 Thương hiệu mạnh và có tiềm năng của nền kinh

tế Việt nam” năm 2006 do báo Le Courierr du Vietnam bình chọn và giới thiệu

trong Hội nghị thượng đỉnh APEC 2006

Các giải thưởng năm 2007

-      Giải thưởng “ Mạng điện thoại được ưa chuộng nhất năm 2007” do độc giả E -

Chip Mobile – VietNam Mobile Awards bình chọn

-       Xếp hạng Top 20 trong 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam do tổ chức

UNDP bình chọn năm 2007.

-       Top 10 “Thương hiệu mạnh” năm 2006-2007 do Thời báo kinh tế Việt nam

bình chọn

Các giải thưởng năm 2008

-      Danh hiệu “Doanh nghiệp ICT xuất sắc nhất năm 2008” do độc giả Tạp chí PC

World bình chọn

-      Danh hiệu “Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chất lượng nhất năm 2008” do độc

giả Báo Sài gòn thiếp thị bình chọn

-      Danh hiệu “Mạng di động được ưa chuộng nhất năm 2008”, “Mạng di động

chăm sóc khách hàng tốt nhất năm 2008” do báo điện tử VietnamNet và tạp chí

EchipMobile tổ chức bình chọn

-      Danh hiệu “Doanh nghiệp di động xuất sắc nhất”  do Bộ Thông tin Truyền

thông trao tặng tại Lễ trao giải Vietnam ICT Awards 2008

Nhóm 9 Trang 16

Page 17: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬNsunshinemk.weebly.com/uploads/4/8/6/1/4861889/noidung21.d… · Web viewLiên minh Châu Âu (EU), TMĐT toàn bộ các giao dịch thương mại

Thương mại điện tử

-      Danh hiệu “Doanh nghiệp di động chăm sóc khách hàng tốt nhất” năm 2008

do Bộ Thông tin Truyền thông trao tặng tại Lễ trao giải Vietnam ICT Awards

2008.

2.1.3 Một số sản phẩm của Mobifone              

Thuê bao trả sau:

MobiGold

Nhóm 9 Trang 17

Page 19: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬNsunshinemk.weebly.com/uploads/4/8/6/1/4861889/noidung21.d… · Web viewLiên minh Châu Âu (EU), TMĐT toàn bộ các giao dịch thương mại

Thương mại điện tử

2.2 Một số ứng dụng thương mại điện tử của Mobifone

Đăng nhập vào trang chủ Mobifone www.mobifone.com.vn

Nếu đã đăng kí thành viên của Portal thì đăng nhập.

Nếu chưa là thành viên thì đăng kí thành viên mới, bạn sẽ được tặng 30 tin miễn phí và

mỗi ngày được tặng 5 tin nội mạng, liên mạng nhắn tin 220đồng/tin khi đăng nhập

thành công. Cần điền các thông tin vào biểu mẫu.

Nhóm 9 Trang 19

Page 20: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬNsunshinemk.weebly.com/uploads/4/8/6/1/4861889/noidung21.d… · Web viewLiên minh Châu Âu (EU), TMĐT toàn bộ các giao dịch thương mại

Thương mại điện tử

Nhóm 9 Trang 20

Page 21: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬNsunshinemk.weebly.com/uploads/4/8/6/1/4861889/noidung21.d… · Web viewLiên minh Châu Âu (EU), TMĐT toàn bộ các giao dịch thương mại

Thương mại điện tử

Nhóm 9 Trang 21

Page 22: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬNsunshinemk.weebly.com/uploads/4/8/6/1/4861889/noidung21.d… · Web viewLiên minh Châu Âu (EU), TMĐT toàn bộ các giao dịch thương mại

Thương mại điện tử

Nhóm 9 Trang 22

Page 23: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬNsunshinemk.weebly.com/uploads/4/8/6/1/4861889/noidung21.d… · Web viewLiên minh Châu Âu (EU), TMĐT toàn bộ các giao dịch thương mại

Thương mại điện tử

Trang chủ khi đăng nhập thành công

Tham gia nhiều tiện ích trong www.mobifone.com.vn như tin tức, sản phẩm, khuyến

mãi, dịch vụ GTGT, tiện ích online, 3G, media, …

Nhóm 9 Trang 23

Page 24: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬNsunshinemk.weebly.com/uploads/4/8/6/1/4861889/noidung21.d… · Web viewLiên minh Châu Âu (EU), TMĐT toàn bộ các giao dịch thương mại

Thương mại điện tử

Mua nhạc chờ trực tiếp trên www.mobifone.com.vn, vào dịch vụ GTGT chọn funring.

Đăng kí thành viên trong Funring

Nhóm 9 Trang 24

Page 25: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬNsunshinemk.weebly.com/uploads/4/8/6/1/4861889/noidung21.d… · Web viewLiên minh Châu Âu (EU), TMĐT toàn bộ các giao dịch thương mại

Thương mại điện tử

Chọn bài nhạc yêu thích để nghe thử, nếu đồng ý click tải về. Mobifone sẽ gởi tin nhấn

đến số thuê bao của bạn và tài khoản của bạn sẽ bị trừ số tiền tương ứng.

Nhóm 9 Trang 25

Page 26: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬNsunshinemk.weebly.com/uploads/4/8/6/1/4861889/noidung21.d… · Web viewLiên minh Châu Âu (EU), TMĐT toàn bộ các giao dịch thương mại

Thương mại điện tử

Nhóm 9 Trang 26

Page 27: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬNsunshinemk.weebly.com/uploads/4/8/6/1/4861889/noidung21.d… · Web viewLiên minh Châu Âu (EU), TMĐT toàn bộ các giao dịch thương mại

Thương mại điện tử

Gửi tin nhấn miễn phí trên www.mobifone.com.vn nội mạng

Vào tiện ích online, mục gửi tin nhấn chọn mẫu tin muốn gửi

Nhóm 9 Trang 27

Page 28: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬNsunshinemk.weebly.com/uploads/4/8/6/1/4861889/noidung21.d… · Web viewLiên minh Châu Âu (EU), TMĐT toàn bộ các giao dịch thương mại

Thương mại điện tử

Thanh toán cước trực tuyến Mobifone

Thánh toán cước trực tuyến trên Web Portal là hình thức thanh toán cước dịch vụ

thông tin di động trả sau thông qua việc sử dụng kênh giao dịch thanh toán trực tuyến

quan internet liên kết với ngân hàng (hiện tại là các ngân hàng thành viên thuộc hệ

thống thanh toán Smarlink) nơi khách hàng có tài khoản. Dịch vụ cung cấp chính thức

từ ngày 19/3/2010.

1. Điều kiện sử dụng:

Khách hàng sử dụng thuê bao trả sau của MobiFone.

Khách hàng là chủ thẻ, có tài khoản tại Ngân hàng tham gia cung cấp dịch vụ.

Danh sách các ngân hàng đang cung cấp dịch vụ này: (5 ngân hàng)

VCB (Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam)

TCB (Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam)

VIB (Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam)

Eximbank (Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam)

MB (Ngân hàng TMCP Quân đội)

Khách hàng thực hiện đăng ký sử dụng dịch vụ SMS Banking và Internet Banking

(Web ngân hàng trực tuyến) theo qui định của từng ngân hàng.

Hình thức thanh toán cước trực tuyến trên Web Portal hiện cung cấp thông qua

kênh thanh toán trực truyến Smarlink >> Qui trình về đối soát, phối hợp GQKN, thanh

toán phí dịch vụ... thực hiện theo Qui trình nghiệp vụ thanh toán cước trực tuyến qua

Smarlink.

2. Hướng dẫn thực hiện giao dịch thanh toán

Bước 1: Truy cập vào đường link của trang Web Portal tại địa chỉ

http://www.mobifone.com.vn/web/vn/.

Tại phần thành viên Portal, khách hàng đăng nhập số thuê bao và mật khẩu.

Bước 2: Chọn menu Tiện ích online >> Thanh toán Online >> Thanh toán cước.

Giao diện hiển thị thông tin:

Nhóm 9 Trang 28

Page 29: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬNsunshinemk.weebly.com/uploads/4/8/6/1/4861889/noidung21.d… · Web viewLiên minh Châu Âu (EU), TMĐT toàn bộ các giao dịch thương mại

Thương mại điện tử

Lưu ý: Sau khi thanh toán cước thành công, hệ thống sẽ nhắn tin thông báo kết

quả vào máy KH và hóa đơn cước sẽ được gửi đến địa chỉ của KH qua đường Bưu

điện.

Bước 3: Chọn Tra cứu thông tin cước. Giao diện hiển thị thông tin:

Bước 4: Sau khi kiểm tra thông tin thuê bao cần thanh toán (họ tên, số tiền cước

nợ), KH nhập số tiền cần thanh toán và chọn mục Thanh toán. Số tiền cần thanh toán

có thể bằng/ít hơn/nhiều hơn tổng số cước phí còn nợ nhưng tối thiểu phải bằng

50.000đ. Chọn mục Thanh toán

Bước 5: Hệ thống chuyển sang trang thanh toán để khách hàng thực hiện điền

thông tin thẻ. Sau khi điền đầy đủ thông tin chọn tiếp mục Thanh toán:

Lưu ý: Phần tên chủ thẻ nhập không có dấu. Phần số thẻ là chuỗi ký tự số trên thẻ

ATM gồm 16 hoặc 19 số hoặc ký tự in trên mặt trước của thẻ. Đối với Ngân hàng

TCB (TECHCOMBANK) thì tại phần Ngày phát hành sẽ nhập ngày hết hạn.

Bước 6: Hệ thống chuyển sang trang xác thực của Ngân hàng. KH dùng số đi động

cần thanh toán gửi tin nhắn theo hướng dẫn của ngân hàng (câu hướng dẫn được hiển

thị ngay dòng "Quý khách hãy soạn tin nhắn...." như hình minh họa bên dưới, mỗi lần

thanh toán nội dung tin nhắn sẽ thay đổi mã phía sau). Sau đó tổng đài sẽ gửi mã số

OTP về máy di động và KH nhập vào ô Mật khẩu OTP và nhập chuỗi ký tự số ngẫu

nhiên, chấp nhận điều khoản thanh toán theo hướng dẫn và chọn Thanh toán. Ví dụ:

xác thực của ngân hàng VCB.

Lưu ý: Tên truy cập và mật khẩu ở phần này là tên truy cập và mật khẩu của trang

Web ngân hàng trực tuyến KH đăng ký thẻ ATM.

Bước 7: Nếu giao dịch thành công: Hệ thống sẽ thông báo kết quả giao dịch thành

công trong mục Trạng thái. Đồng thời khách hàng sẽ nhận được tin nhắn từ Mobifone

thông báo đã thực hiện giao dịch thành công. Nếu giao dịch không thành công hoặc hệ

thống bị lỗi cũng sẽ có kết quả thông báo.

Nhóm 9 Trang 29

Page 30: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬNsunshinemk.weebly.com/uploads/4/8/6/1/4861889/noidung21.d… · Web viewLiên minh Châu Âu (EU), TMĐT toàn bộ các giao dịch thương mại

Thương mại điện tử

Nhóm 9 Trang 30

Page 31: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬNsunshinemk.weebly.com/uploads/4/8/6/1/4861889/noidung21.d… · Web viewLiên minh Châu Âu (EU), TMĐT toàn bộ các giao dịch thương mại

Thương mại điện tử

Một số chương trình khuyến mãi

Các gói cước

Nhóm 9 Trang 31

Page 32: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬNsunshinemk.weebly.com/uploads/4/8/6/1/4861889/noidung21.d… · Web viewLiên minh Châu Âu (EU), TMĐT toàn bộ các giao dịch thương mại

Thương mại điện tử

Khi cần hỗ trợ

CHƯƠNG 3: ƯU NHƯỢC ĐIỂM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.1 Ưu điểm:

Nhóm 9 Trang 32

Page 33: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬNsunshinemk.weebly.com/uploads/4/8/6/1/4861889/noidung21.d… · Web viewLiên minh Châu Âu (EU), TMĐT toàn bộ các giao dịch thương mại

Thương mại điện tử

Khi là thành viên của trang web,các bạn có thể:

- Đăng ký chương trình nhắc nhở tự động về lịch làm việc, quản lý được thời gian làm

việc thông qua tin nhắn từ mạng gửi vào điện thoại.

- Nhắn tin cho nội mạng không tốn cước, liên mạng với cước phí 220đ/tin nhắn

- Thanh toán trực tuyến cho thuê bao trả sau

- Dịch vụ nhạc chờ có thể đăng ký trực tiếp và chọn, nghe thử bài hát để cài đặt trực

tiếp trên mạng.

- Gửi được email

- Gửi và nhận được chi tiết cước qua email

3.2 Khuyết điểm:

- Cách thanh toán cước dành cho thuê bao trả sau chưa được biết đến nhiều

- Trang web hay bị treo

- Đa số khách hàng không biết cách sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng như: Furing,

cách thức đăng ký thành viên trên mạng.

- Khi đăng ký thành viên khách hàng thường gặp khó khăn trong việc khai báo các

thông tin.

- Thanh toán gặp nhiều khó khăn

3.3 Kiến nghị:

- Cần nhắn tin để thông báo cho khách hàng biết những dịch vụ được sử dụng trực tiếp

trên web như thanh toán cước của thuê bao trả sau

- Nâng cấp trang web thường xuyên để tránh tình trạng nghẽn mạng

- Khi đăng ký thành viên trên trang web nên hướng dẫn chi tiết hơn cho khách hàng

- Công ty nên liên kết với các ngân hàng để khách hàng dễ đăng ký và thanh toán cước

phí, không phải làm nhiều thủ tục phức tạp như hiện nay

Tài liệu tham khảoGiáo trình: Thương Mại Điện Tử biên soạn Thạc sĩ Bùi Văn Danh

Trang web mobifone.com.vn

Nhóm 9 Trang 33

Page 34: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬNsunshinemk.weebly.com/uploads/4/8/6/1/4861889/noidung21.d… · Web viewLiên minh Châu Âu (EU), TMĐT toàn bộ các giao dịch thương mại

Thương mại điện tử

vi.wikipedia.org

www.thuongmaidientu.edu.vn

Nhóm 9 Trang 34

Page 35: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬNsunshinemk.weebly.com/uploads/4/8/6/1/4861889/noidung21.d… · Web viewLiên minh Châu Âu (EU), TMĐT toàn bộ các giao dịch thương mại