16
30-Sep 1 Các khía cạnh về xã hội và cộng đồng của khu công nghiệp sinh thái (EIP) Dự án “Triển khai sáng kiến Khu công nghiệp sinh thái hướng tới mô hình khu công nghiệp bền vững tại Việt Nam” Nhóm chuyên gia: Nguyễn Tố Trân & Le Hoàng Lan Nội dung i. Các khía cạnh về xã hội và cộng đồng trong Khu Công Nghiệp Sinh thái theo ISO 26000:2010 (TCVN ISO 26000:2013) hướng dẫn về trách nhiệm xã hội ii. Một số kết quả khảo sát ban đầu về xã hội và cộng đồng trong 3 KCN tham gia dự án iii. Một số đề xuất cho thực hiện dự áansEIP

Các khía cạnh về xã hội và cộng đồng của KCNST · việc tuân thủ luật pháp và quy định quốc gia Đối thoại xã hội: tôn trọng quyền của

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Các khía cạnh về xã hội và cộng đồng của KCNST · việc tuân thủ luật pháp và quy định quốc gia Đối thoại xã hội: tôn trọng quyền của

30-Sep

1

Các khía cạnh về xã hội và cộng đồng của khu công nghiệp sinh thái (EIP)

Dự án “Triển khai sáng kiến Khu công nghiệp sinh thái hướng tới mô hình khu công nghiệp bền vững tại Việt Nam”

Nhóm chuyên gia: Nguyễn Tố Trân & Le Hoàng Lan

Nội dung

i. Các khía cạnh về xã hội và cộng đồng trong Khu Công Nghiệp Sinh thái theo ISO 26000:2010 (TCVN ISO 26000:2013) hướng dẫn về trách nhiệm xã hội

ii. Một số kết quả khảo sát ban đầu về xã hội và cộng đồng trong 3 KCN tham gia dự án

iii. Một số đề xuất cho thực hiện dự áansEIP

Page 2: Các khía cạnh về xã hội và cộng đồng của KCNST · việc tuân thủ luật pháp và quy định quốc gia Đối thoại xã hội: tôn trọng quyền của

30-Sep

2

Khu công nghiệp sinh thái…

• Là cộng đồng các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ có mối liên hệ mật thiết

• Cùng hướng tới các hoạt động mang tính xã hội, kinh tế và môi trường chất lượng cao

• Hợp tác chặt chẽ trong quản lý các vấn đề sử dụng tài nguyên thiên nhiên

Cách tiếp cận của UNIDO về thực hiện KCN sinh thái

• 5 lĩnh vực chính: a) Cải thiện mức độ sử dụng tài nguyên hiệu quả và sản xuất sạch hơn của doanh nghiệp; b) Dảm bảo sử dụng chung tài nguyên và trao đổi tuần hoàn các chất thải, nước thải và các khí thải trong KCN; c) Khu CN chia sẻ một môi trường và các dịch vụ tiện ích như là nước sạch, năng lượng, thu gom rác thải, có hệ thống xử lý chất thải chung; d) Ban QL khu CN, các dịch vụ điều hành và cung cấp tiện ích cũng như các dịch vụ đều có sẵn và hoạt động hiệu quả; e) Và KCN phải duy trì mối quan hệ tốt và hỗ trợ cộng đồng, đảm bảo các khía cạnh xã hội được quan tâm thực hiện đầy đủ bao gồm các Trách Nhiệm Xã hội (CSR) và đảm bảo sức khỏe, an toàn lao động cho người công nhân.

Page 3: Các khía cạnh về xã hội và cộng đồng của KCNST · việc tuân thủ luật pháp và quy định quốc gia Đối thoại xã hội: tôn trọng quyền của

30-Sep

3

Các khía cạnh về xã hội và cộng đồng của Khu Công Nghiệp Sinh Thái theo

ISO 26000

7 chủ đề cốt lõi của trách nhiệm xã hội (ISO 26000)

Bình Đẳng giới & Chia sẻ thông tin

Page 4: Các khía cạnh về xã hội và cộng đồng của KCNST · việc tuân thủ luật pháp và quy định quốc gia Đối thoại xã hội: tôn trọng quyền của

30-Sep

4

Các khía cạnh xã hội của EIP

1. Thực hành lao động: 5 vấn đề �Việc làm và các mối quan hệ việc làm: đảm bảo cơ hội có công

việc bình đẳng cho người lao động �Điều kiện làm việc và bảo trợ xã hội: đảm bảo điều kiện làm

việc tuân thủ luật pháp và quy định quốc gia �Đối thoại xã hội: tôn trọng quyền của người lao động trong

thành lập/tham gia tổ chức để bảo vệ quyền lợi �Sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc: nâng cao và duy trì sức

khỏe và an toàn tại nơi làm việc �Phát triển và đào tạo con người tại nơi làm việc: tạo điều kiện

cho người lao động tiếp cận với việc phát triển kỹ năng, đào tạo và học nghề

Lồng ghép bình đẳng giới trong mỗi vấn đề!

Các khía cạnh cộng đồng của EIP

2. Sự tham gia và phát triển của cộng đồng: 7 vấn đề � Sự tham gia của cộng đồng: chủ động hướng tới cộng đồng nhằm

ngăn ngừa và giải quyết các vấn đề, thúc đẩy quan hệ đối tác với các tổ chức và các bên liên quan tại địa phương

�Giáo dục và văn hóa: thúc đẩy và hỗ trợ giáo dục, thừa nhận và coi trọng văn hóa và truyền thống văn hóa địa phương

�Tạo việc làm và phát triển kỹ năng: phát triển kỹ năng và hỗ trợ mọi người đảm bảo công việc bền vững và hiệu quả

�Phát triển và tiếp cận công nghệ: chuyển giao kiến thức chuyên môn, kỹ năng và công nghệ giúp giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường ở địa phương

�Tạo ra của cải và thu nhập: đóng góp tích cực vào việc tạo ra của cải và thu nhập thông qua hỗ trợ các sáng kiến thích hợp

� Sức khỏe: nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa và giảm nhẹ các mối đe dọa, bệnh tật đối với sức khỏe cộng đồng

�Đầu tư xã hội: đầu tư nguồn lực vào các sáng kiến và chương trình nhằm cải thiện các khía cạnh xã hội trong đời sống cộng đồng

Lồng ghép bình đẳng giới trong mỗi vấn đề

Page 5: Các khía cạnh về xã hội và cộng đồng của KCNST · việc tuân thủ luật pháp và quy định quốc gia Đối thoại xã hội: tôn trọng quyền của

30-Sep

5

Phân tích Giới

• Các cơ hội tuyển dụng và phát triển nghề nghiệp có được áp dụng công bằng cho cả nhóm nam và nữ?

• Liệu phụ nữ, nam giới, trẻ em nam và nữ có được nhận đầy đủ quan tâm và đẩu tư vào phát triển xã hội ở các doanh nghiệp trong KCN không?

• Ảnh hưởng của môi trường đến phụ nữ và các nhóm dân số khác như thế nào?

• Liệu phụ nữ và các nhóm dân số thiệt thòi khác có được tham gia để chia sẻ thông tin và ra các quyết định liên quan đến cuộc sống của họ không?

• Các vấn đề về công bằng khác: liệu các nhóm thiệt thòi khác như là người khuyết tật (NKT) hay các nhóm dân tộc thiểu số (DTTS) có được quan tâm không?

Các chỉ số về Giới • Dựa vào Chiến lược Bình đẳng Giới Quốc gia cho

giai đoạn 2011-2020 (QĐ số 2351/2010/QD-TTg) và các chỉ số thống kê quốc gia về Phát triển Giới (QĐ số 56/2011/QD-TTg), các chỉ số về Giới sau được xem xét liên quan đến hoạt động của các KCN trong các chuyến khảo sát xã hội và cộng đồng : i. Phân bổ số lượng giữa nam và nữ trong các nhà máy ii. Số lượng và phân bổ phụ nữ trong các hoạt động phát triển nâng cao năng lực và đào tạo iii. Bình quân thu nhập của nhóm công nhân nam và nữ iv. Vai trò của phụ nữ trong cộng đồng, bao gồm cả vai trò trong giải quyết các vấn đề xung đột về xã hội và ô nhiễm môi trường

Page 6: Các khía cạnh về xã hội và cộng đồng của KCNST · việc tuân thủ luật pháp và quy định quốc gia Đối thoại xã hội: tôn trọng quyền của

30-Sep

6

Minh bạch và trao đổi thông tin

• Minh bạch: công khai các chính sách, quyết định và hoạt động thuộc trách nhiệm của tổ chức, bao gồm cả những tác động biết trước và có thể có đối với xã hội và môi trường một cách rõ ràng, chính xác và đầy đủ, ở mức độ hợp lý và trọn vẹn

• Trách nhiệm giải trình: nhận trách nhiệm khi xảy ra hành vi sai trái, thực hiện biện pháp thích hợp để sửa chữa hành vi đó và tiến hành hành động ngăn ngừa việc tái diễn

• Tôn trọng và đối thoại với các bên liên quan: tiếp nhận và thiết lập ưu tiên trao đổi thông tin trực tiếp về quan điểm của các bên liên quan

• Cơ chế nhận và phản hồi thông tin: việc trao đổi thông tin cần kịp thời, đầy đủ, chính xác, dễ hiểu và tạo cơ hội cho sự phản hồi của các bên liên quan

• Giải quyết xung đột giữa các bên: xây dựng các cơ chế giải quyết xung đột với các bên liên quan phù hợp và hữu ích cho các bên liên quan chịu ảnh hưởng

Một số kết quả khảo sát ban đầu về xã hội, cộng đồng và môi trường

trong 3 KCN tham gia dự án

Page 7: Các khía cạnh về xã hội và cộng đồng của KCNST · việc tuân thủ luật pháp và quy định quốc gia Đối thoại xã hội: tôn trọng quyền của

30-Sep

7

Phương pháp khảo sát (1)

� Phối hợp cùng Ban Quản lý dự án TƯ (PMU) và Tỉnh (PPMU) xác định các nhóm đối tượng được khảo sát thuộc các bên liên quan nội bộ (internal stakeholders) và bên ngoài (external stakeholders)

� Xây dựng mẫu bảng hỏi cho từng nhóm đối tượng nhằm trao đổi thông tin liên quan đến các chủ đề: Thực hành lao động; Tác động môi trường; Quan hệ với cộng đồng; và Trao đổi thông tin. Thực hành bình đẳng giới được xem xét trong mỗi chủ đề.

� Họp thảo luận theo từng nhóm đối tượng: Tìm hiểu quan niệm, nhận thức của từng nhóm về các chủ đề thảo luận, kết hợp phỏng vấn sâu và quan sát thực địa – 134 người đã tham gia thảo luận và phỏng vấn

Phương pháp khảo sát (2)

� Quan sát hiện trường: Tham quan cảnh quan bên ngoài KCN, các điểm ô nhiễm môi trường do người dân trong cộng đồng phản ánh và quan sát môi trường xung quanh KCN và cộng đồng.

� Tổng hợp thông tin của từng nhóm đối tượng trong báo cáo từng tỉnh

� Chia sẻ nội dung khảo sát, thảo luận những ưu tiên cần can thiệp của dự án về quan hệ với cộng đồng.

Thời gian: tháng 4, 5, 6 năm 2016

Page 8: Các khía cạnh về xã hội và cộng đồng của KCNST · việc tuân thủ luật pháp và quy định quốc gia Đối thoại xã hội: tôn trọng quyền của

30-Sep

8

Tình hình thực hành lao động trong KCN (1)

• Doanh nghiệp trong KCN có ưu tiên tuyển người dân địa phương, nếu đáp ứng các yêu cầu (trình độ, tuổi) và phụ thuộc vào tính chất kinh doanh của doanh nghiệp

• Theo ý kiến của cộng đồng thì vẫn có doanh nghiệp không muốn tuyển người địa phương, vì cho rằng công nhân địa phương có nhiều nghĩa vụ và áp lực từ cộng đồng và gia đình của họ

• Cơ hội đào tạo và phát triển nghề nghiệp tốt hơn trong các doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ đào tạo công nhân khi mới vào làm việc

Tình hình thực hành lao động trong KCN (2)

� Điều kiện làm việc trong các khu công nghiệp là phù hợp với các tiêu chuẩn TCVN 3733-2002 của Bộ Y tế, tuy nhiên điều kiện làm việc trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) chưa tốt so với doanh nghiệp FDI.

� Việc kiểm tra định kỳ các điều kiện làm việc tại doanh nghiệp thực hiện bởi đoàn liên ngành cấp tỉnh hoặc cấp huyện (tùy theo quy mô)

� Trang thiết bị bảo hộ lao động đầy đủ, chế độ bảo hiểm tốt. � Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp chỉ tuyển lao động thời vụ và

còn nợ bảo hiểm

Page 9: Các khía cạnh về xã hội và cộng đồng của KCNST · việc tuân thủ luật pháp và quy định quốc gia Đối thoại xã hội: tôn trọng quyền của

30-Sep

9

Tình hình thực hành lao động trong KCN (3)

• Công đoàn hỗ trợ giải quyết bảo vệ quyền lợi người lao động, tuy nhiên chưa hiệu quả

• Một số doanh nghiệp có quỹ phúc lợi cho người lao động. Một số doanh nghiệp có các căn hộ cho công nhân thuê với giá rẻ.

• Lao động nam và nữ có cơ hội bình đẳng khi tuyển dụng, phụ thuộc tính chất công việc

• Một số doanh nghiệp có chế độ ưu tiên cho phụ nữ có con nhỏ. Hàng năm, có đoàn kiểm tra do Sở LĐTBXH chủ trì đến làm việc với các doanh nghiệp về tình hình thực hiện Kế hoạch bình đẳng giới

Đánh giá khía cạnh thực hành lao động tại KCN Trà Nóc

Page 10: Các khía cạnh về xã hội và cộng đồng của KCNST · việc tuân thủ luật pháp và quy định quốc gia Đối thoại xã hội: tôn trọng quyền của

30-Sep

10

Đánh giá khía cạnh thực hành lao động tại KCN Hòa Khánh

Đánh giá khía cạnh thực hành lao động tại KCN Khánh Phú

Page 11: Các khía cạnh về xã hội và cộng đồng của KCNST · việc tuân thủ luật pháp và quy định quốc gia Đối thoại xã hội: tôn trọng quyền của

30-Sep

11

Sự tham gia của cộng đồng (1)

• Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân phường đóng vai trò cầu nối huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc giải quyết các vấn đề của cộng đồng liên quan đến KCN. Dân kiến nghị trực tiếp với HĐND (thông qua các cuộc họp tiếp xúc cử tri) hoặc UBND phường hoặc đường dây nóng

• Ở Đà Nẵng đã thành lập nhóm giám sát môi trường, bao gồm đại diện Sở TN & MT, lãnh đạo địa phương, tổ trưởng cụm dân, nhà cung cấp dịch vụ môi trường.

• Các doanh nghiệp chưa chú trọng và ưu tiên các hoạt động phát triển tham gia cộng đồng, chỉ hỗ trợ một số hoạt động từ thiện nhỏ lẻ và một số sự kiện khi được đề nghị

• Huy động sự tham gia của người dân, đặc biệt là các nhóm người thiệt thòi trong việc nâng cao trình độ, phát triển văn hóa, và kỹ năng kinh kế chưa được ưu tiên

Sự tham gia của cộng đồng (2)

• Không có hoạt động phối hợp giữa các doanh nghiệp và với Ban quản lý KCN trong hỗ trợ các cộng đồng xung quanh trong phát triển sinh kế.

• Các doanh nghiệp không có hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng về các vấn đề môi trường, khi có đơn khiếu nại sẽ trả lời cho UBND phường

• Tham vấn cộng đồng về ĐTM chủ yếu qua MTTQ, có khó khăn do trình độ nhận thức của người dân.

Page 12: Các khía cạnh về xã hội và cộng đồng của KCNST · việc tuân thủ luật pháp và quy định quốc gia Đối thoại xã hội: tôn trọng quyền của

30-Sep

12

Sự phổ biến thông tin cho cộng đồng (1)

� Thông tin tuyển dụng được treo ở cổng doanh nghiệp hoặc thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm. Hàng năm, Sở LĐTBXH giúp các doanh nghiệp tổ chức hai hội chợ việc làm

� Các vấn đề môi trường được phổ biến qua báo, đài, truyền hình tỉnh; báo cáo kinh tế-xã hội; cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh; họp cộng đồng (tuy nhiên không thường xuyên)

� Trao đổi thông tin từ các doanh nghiệp cho cộng đồng về thực hành lao động về các nguồn thải, xử lý chất thải, quản lý chất thải rắn, giải quyết sự cố ô nhiễm chủ yếu thông qua chính quyền địa phương.

� Các doanh nghiệp sẵn sàng chia sẻ thông tin về quá trình sản xuất để bảo vệ thương hiệu và quảng cáo cho các sản phẩm

Sự phổ biến thông tin cho cộng đồng (2)

� Chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng chủ yếu thông qua truyền hình với những câu hỏi và câu trả lời về chính sách bảo hiểm, tuyển dụng lao động và môi trường

� Sự phản hồi thông tin cho người dân về các vấn đề môi trường hay xã hội qua rất nhiều tầng lớp và mất thời gian

� Chưa có đường dây nóng của Ban quản lý KCN và Công ty phát triển hạ tầng tiếp nhận thông tin từ cộng đồng và từ doanh nghiệp

� Một số thông tin giữa doanh nghiệp và Công ty phát triển hạ tầng không được thảo luận trực tiếp và công khai (ví dụ việc tính phí xử lý nước thải tại hệ thống xử lý tập trung tại KCN Trà Nóc)

Page 13: Các khía cạnh về xã hội và cộng đồng của KCNST · việc tuân thủ luật pháp và quy định quốc gia Đối thoại xã hội: tôn trọng quyền của

30-Sep

13

Khó khăn trong nâng cao nhận thức và huy động tham gia cộng đồng

� Nhận thức cộng đồng không đồng đều, đôi khi không có chính kiến rõ ràng (do trình độ còn thấp, do tuổi tác hoặc do điều kiện sinh kế)

� Hầu hết các doanh nghiệp không nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của tham gia của cộng đồng

� Cơ chế nhận thông tin qua đường dây nóng tốt, tuy nhiên phản hồi chưa đáp ứng mong đợi của người dân

� Doanh nghiệp chưa sẵn sàng phổ biến thông tin liên quan đến thực hành lao động và bảo vệ môi trường của mình

� Hỗ trợ của các cơ quan quản lý cho doanh nghiệp chưa như mong đợi

� Cộng đồng mong muốn KCN có đường dây nóng để có thể phản ảnh trực tiếp sẽ hiệu quả hơn

Một số quan sát về bình đẳng giới (1)

• Không có sự phân biệt đối xử giữa Nam và Nữ trong thực hành lao động: tuyển dụng, đào tạo, cơ hội thăng tiến. Tuy vậy, có một số ngành nghề chỉ ưu tiên nữ hoặc nam. Một số ngành kỹ thuật thường yêu cầu nam công nhân. Những ngành yêu cầu sự tỉ mỉ khéo tay cần nữ công nhân.

• Không có sự khác nhau về hiểu biết các vấn đề môi trường giữa nam và nữ. Tuy vậy, không nhận thấy rõ vai trò của phụ nữ trong việc phát hiện, xử lý xung đột và tự bảo vệ khi xảy ra sự cố môi trường

Page 14: Các khía cạnh về xã hội và cộng đồng của KCNST · việc tuân thủ luật pháp và quy định quốc gia Đối thoại xã hội: tôn trọng quyền của

30-Sep

14

Một số quan sát về bình đẳng giới (2)

• Có sự phân biệt đối xử giữa các nhóm tuổi và chưa có sự ưu tiên với các nhóm thiệt thòi như khuyết tật, dân tộc thiểu số. Phụ nữ lớn tuổi dường như có xu hướng tích cực hơn trong việc tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường

• Cần giúp các nhóm đối tượng hiểu rõ hơn về khái niệm bình đẳng giới. Xem xét việc tạo điều kiện cho phụ nữ ở cộng đồng tham gia nhiều hơn vào giám sát môi trường. Hỗ trợ sinh kế và truyền thông vận động trong tương lai.

Khuyến nghị cho việc thực hiện các can thiệp dự án EIP

Page 15: Các khía cạnh về xã hội và cộng đồng của KCNST · việc tuân thủ luật pháp và quy định quốc gia Đối thoại xã hội: tôn trọng quyền của

30-Sep

15

9 Phát triển một chiến lược truyền thông dựa trên bằng chứng và kế hoạch hành động nhằm nâng cao nhận thức cho từng nhóm đối tượng liên quan trong dự án EIP về ảnh hưởng môi trường và xã hội;

9Thiết lập đường dây nóng và phương thức trao đổi thông tin hiệu quả cũng như phản hồi cho các nhóm đối tượng khác nhau;

9Rà soát các cơ chế giám sát và bổ sung sự tham gia của các tổ chức xã hội tại địa phương, đặc biết là Hội Phụ nữ trong giám sát vấn đề ô nhiễm môi trường trong các KCN;

Khuyến nghị (1)

Khuyến nghị (2)

9Vấn đề bình đẳng giới, kỹ năng truyền thông cần được lồng ghép trong kế hoạch phát triển nhân lực cho các KCN sinh thái;

9Cải thiện vai trò của Công đoàn để có thể bảo vệ quyền lợi cho các công nhân và hỗ trợ phát triển sinh kế cho cộng đồng;

9 Phát triển cơ chế hợp tác giữa các khu công nghiệp và lãnh đạo địa phương.

Page 16: Các khía cạnh về xã hội và cộng đồng của KCNST · việc tuân thủ luật pháp và quy định quốc gia Đối thoại xã hội: tôn trọng quyền của

30-Sep

16

Xin cảm ơn quý vị đã theo dõi!