44

Báo cáo chuyên đề cao chuyen...Liên hợp quốc (unFPA) đã hỗ trợ kỹ thuật cho việc xây dựng các báo cáo chuyên đề và tóm tắt chính sách SAVy2;

  • Upload
    others

  • View
    9

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam lần thứ 2

Báo cáo chuyên đề

Sức khỏe tâm thầN của Vị thàNh NiêN Và thaNh NiêN

Việt Nam

tS. Nguyễn Thanh hươngtrường Đại học Y tế công cộng

hà Nội 2010

Sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên Việt nam

3

Lời nói đầu

Sự phát triển của vị thành niên và thanh niên luôn là vấn đề được quantâm hàng đầu ở Việt nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới. đây là thế hệquyết định đến tương lai và vận mệnh của đất nước. Ở Việt nam, vị thành niênvà thanh niên tuổi từ 14 – 25 là nhóm dân cư đông nhất, chiếm gần một phầntư dân số cả nước (khoảng trên 20 triệu người – Tổng cục Thống kê, điều tradân số và nhà ở năm 2009). Việc nắm bắt được những đặc điểm cơ bản liênquan đến đời sống xã hội, thái độ, nguyện vọng, những thách thức trong sựphát triển của nhóm dân số này là điều hết sức quan trọng.

Trong khuôn khổ Dự án phòng chống hIV/AIDS cho Thanh niên, Tổngcục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (TcDS-KhhGđ) và Tổng cục Thống kêđã thực hiện cuộc điều tra quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt nam(Survey Assessment of Vietnamese youth- gọi tắt là SAVy) lần thứ 2.

điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên (lần 1 và 2) là cuộcđiều tra lớn và toàn diện nhất về thanh thiếu niên Việt nam. cuộc điều tra lần2 có sự phối hợp giữa nhiều cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế, từ trungương đến địa phương, với sự tham gia của 10.044 thanh thiếu niên từ 14 - 25tuổi tại 63 tỉnh/thành phố, từ đô thị tới nông thôn và miền núi xa xôi hẻolánh. Kết quả SAVy 2 mang lại một bức tranh khá toàn diện về giới trẻ Việtnam hiện nay cũng như những thay đổi của họ so với những người cùng lứa 5năm trước đây. SAVy2 giúp chúng ta thấy được các vấn đề liên quan đến sựphát triển của vị thành niên và thanh niên như giáo dục, việc làm, tình trạngsức khoẻ - sức khoẻ sinh sản, hIV/AIDS, sử dụng các chất kích thích, tai nạnthương tích, bạo lực. Bên cạnh những mặt tích cực, SAVy2 cũng cho thấythanh thiếu niên hiện đang phải đối mặt với những thách thức nhằm thích ứngvới môi trường kinh tế xã hội đang ngày càng biến chuyển sâu rộng. nhómthanh thiếu niên các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa còn phải đương đầuvới những khó khăn về điều kiện vật chất, học tập và việc làm. cuộc điều tragiúp chúng ta hiểu sâu sắc thêm suy nghĩ, thái độ, mong ước và hoài bão củagiới trẻ Việt nam trong cuộc sống hiện tại và hướng đến tương lai. Kết quảchung của SAVy2 được công bố vào tháng 6/2010.

Trên cơ sở dữ liệu của cuộc điều tra, được sự hỗ trợ về tài chính của ngânhàng phát triển châu á và hỗ trợ kỹ thuật của Quỹ Dân số Liên hợp quốc(unFPA), Tổng cục DS-KhhGđ đã phối hợp với các nghiên cứu viên trongnước biên soạn 9 báo cáo phân tích sâu theo chủ đề và 9 tài liệu tóm tắt chínhsách. các chủ đề bao gồm:

Sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên Việt nam

4

1.Giáo dục

2.Việc làm của thanh thiếu niên Việt nam

3.Dậy thì-Sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản ở thanh thiếu niên Việt nam

4. Sức khỏe tâm thần của vị thành niên và thanh niên Việt nam

5.Thanh thiếu niên Việt nam với việc tiếp cận và sử dụng các phương tiệntruyền thông đại chúng

6. Thái độ của thanh thiếu niên Việt nam về một số vấn đề xã hội

7. chấn thương và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt nam

8. Sử dụng rượu bia và thuốc lá trong thanh thiếu niên Việt nam.

9. Kiến thức và thái độ của thanh thiếu niên Việt nam về hIV/AIDS vànhững người có hIV/AIDS.

chúng tôi hi vọng rằng những phát hiện về cuộc sống xã hội, thái độ, hoàibão của vị thành niên và thanh niên Việt nam và những khuyến nghị về chínhsách trong 9 báo cáo này sẽ góp phần hữu ích trong việc hoạch định và thựcthi các chính sách và chương trình nâng cao sức khỏe và phát triển toàn diệncủa thanh thiếu niên nước nhà.

Tổng cục DS-KhhGđ trân trọng cảm ơn ngân hàng phát triển châu áđã tài trợ cho cuuộc điều tra. chúng tôi xin trân trọng cám ơn Quỹ Dân sốLiên hợp quốc (unFPA) đã hỗ trợ kỹ thuật cho việc xây dựng các báo cáochuyên đề và tóm tắt chính sách SAVy2; cảm ơn giáo sư Robert Blum, đại họcJohns hopkins (Mỹ) và các chuyên gia Việt nam đã hỗ trợ kỹ thuật và đónggóp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình phân tích số liệu và hoàn thiện cácbáo cáo.

chúng tôi đánh giá cao sự tận tâm và say mê của các tác giả của 9 báo cáolà Ts.Vũ Mạnh Lợi (Viện Xã hội học); Ts.nguyễn hữu Minh, Ths.Trần Thịhồng (Viện Gia đình và Giới); Ts.nguyễn Thanh hương, Ts.Lê cự Linh (đạihọc y tế công cộng); Ts.Bùi Phương nga (chuyên gia độc lập); Ths. nguyễnThị Mai hương (Trung tâm nghiên cứu phát triển y tế cộng đồng), Ths.nguyễn đình Anh (Vụ Truyền thông và giáo dục- Tổng cục Dân số-KhhGđ), Ths. ngô Quỳnh An (đại học Kinh tế quốc dân), Ths.nguyễnThanh Liêm, Ths. nguyễn hạnh nguyên, Ths.Vũ công nguyên (Viện Xã hộihọc), Bs. đào Xuân Dũng (chuyên gia độc lập).

Sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên Việt nam

5

Dù đã có nhiều cố gắng song các báo cáo phân tích sâu theo chủ đề nàykhông tránh khỏi những thiếu sót. Tổng cục DS-KhhGđ rất mong nhận đượcý kiến đóng góp quý báu của các cá nhân, các tổ chức trong và ngoài nước quantâm đến thế hệ trẻ Việt nam để các báo cáo được hoàn thiện hơn.

chúng tôi hân hạnh giới thiệu các báo cáo phân tích sâu theo chủ đề vàkhuyến nghị chính sách tới tất cả các nhà quản lý, các nhà khoa học, các tổchức trong nước và quốc tế quan tâm đến sự nghiệp chăm sóc sức khỏe và pháttriển toàn diện của vị thành niên và thanh niên Việt nam.

ts. Dương Quốc trọngTổng cục trưởng

Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình

Sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên Việt nam

6

DaNh Sách BaN Điều hàNh Điều tra Quốc giaVề Vị thàNh NiêN Và thaNh NiêN Việt NamlầN thứ 2

ts.Nguyễn Bá thuỷ, Thứ trưởng Bộ y tế, Trưởng bants.Dương Quốc trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hoágia đình, Phó trưởng ban Ông Ngô khang cường, nguyên Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Giáo dục,Tổng cục Dân số- Kế hoạch hoá gia đình, Phó trưởng banBà trần thị thanh mai, Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Giáo dục, Tổngcục Dân số- Kế hoạch hoá gia đìnhÔng Nguyễn Duy khê, Vụ trưởng Vụ bảo vệ Bà mẹ Trẻ em, Bộ y tế.Bà Nguyễn thị hoà Bình, uỷ viên đoàn chủ tịch, Giám đốc Trung tâmhỗ trợ phụ nữ phòng chống hIV/AIDS và chăm sóc sức khoẻ sinh sản -hội Liên hiệp phụ nữ Việt namÔng Phùng khánh tài, uỷ viên Thường vụ Trung ương đoàn Thanh niêncộng sản hồ chí MinhÔng Nguyễn Văn kính, nguyên Phó cục trưởng cục Phòng chốnghIV/AIDS, Viện trưởng Viện y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới, Bộ y tếBà lê thị hà, Phó cục trưởng cục phòng chống tệ nạn xã hội - Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hộiÔng Nguyễn Đình chung, Phó Vụ trưởng Vụ Thống kê Xã hội và Môitrường, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch - đầu tưÔng lã Quý Đôn, Phó Vụ trưởng Vụ công tác học sinh - sinh viên, BộGiáo dục và đào tạo

Sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên Việt nam

7

Nhóm tác giả Viết Báo cáo chuYêN Đề Và tómtắt chíNh Sách Điều tra Quốc gia Về Vị thàNhNiêN Và thaNh NiêN Việt Nam

ths. Ngô Quỳnh an, đại học Kinh tế Quốc dânths. Nguyễn Đình anh, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Giáo dục,Tổng cục Dân số- Kế hoạch hoá gia đìnhBs. Đào Xuân Dũng, chuyên gia độc lậpths. trần thị hồng, Viện Gia đình và Giớits. Nguyễn thanh hương, đại học y tế công cộngths. Nguyễn mai hương, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Phát triển ytế cộng đồng (ccRD)Pgs.ts. Vũ mạnh lợi, Trưởng phòng Xã hội học Gia đình, Viện Xã hộihọc, Viện Khoa học Xã hội Việt namPgs. ts.lê cự linh, đại học y tế công cộngths. Nguyễn thanh liêm, Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triểnts. Nguyễn hữu minh, Viện trưởng Viện Gia đình và Giớits. Bùi Phương Nga, chuyên gia độc lậpths. Nguyễn hạnh Nguyên, Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triểnths. Vũ công Nguyên, Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triểnchuyên gia quốc tế:

Giáo sư robert Blum, chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật, đại học Johns hopkins

Sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên Việt nam

8

mục lục

1. giới thiệu chuNg Về Điều tra Quốc gia Về Vị thàNhNiêN Và thaNh NiêN Việt Nam (SaVY) ......................................9

2. tìNh hìNh Sức khỏe tâm thầN của thaNh thiếu NiêNVà các chíNh Sách liêN QuaN .................................................10

2.1. Khái niệm sức khoẻ tâm thần...................................................................10

2.2 các yếu tố liên quan (yếu tố bảo vệ và nguy cơ) đối với sức khỏe tâmthần của VTn&Tn...........................................................................................11

2.3 Sức khỏe tâm thần của VTn&Tn và các chính sách liên quan.........12

3. các kết Quả chíNh...................................................................14

3.1 Sự lạc quan và các yếu tố liên quan ..........................................................14

3.2 Lòng tự trọng và các yếu tố liên quan......................................................19

3.3 Sự buồn chán và các yếu tố liên quan ......................................................22

3.4 Tự gây thương tích và các yếu tố liên quan.............................................26

3.5 Tự tử và các yếu tố liên quan .....................................................................30

4. kết luậN Và khuYếN Nghị .....................................................33

tài liệu tham khảo .....................................................................37

Sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên Việt nam

9

1. Giới thiệu chung về điều tra Quốc gia về Vị thành niên vàThanh niên Việt nam (SAVy)

năm 2003, Bộ y tế hợp tác với các tổ chức quốc tế đã thực hiện một cuộc điều tra đầu tiên vềVị thành niên và Thanh niên (VTn&Tn) với qui mô lớn và toàn diện chưa từng có ở Việt nam,được biết đến với tên gọi là SAVy1. nghiên cứu này được tiến hành với sự tham gia của 7584 đốitượng thanh thiếu niên, tuổi từ 14 đến 25 sinh sống ở 42 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Mục đíchcơ bản của điều tra là tìm hiểu các thông tin nhiều mặt về thanh thiếu niên, giúp hoạch định cácchính sách, các chương trình nâng cao sức khỏe và phát triển toàn diện của giới trẻ Việt nam. đểtiếp tục có được các thông tin đánh giá một cách toàn diện và cập nhật về thanh thiếu niên sau 5năm SAVy2 đã bắt đầu được triển khai vào năm 2008. nghiên cứu chọn mẫu dựa trên hộ gia đìnhtheo khung mẫu của điều tra mức sống Việt nam (VnLSS 2008). Thanh thiếu niên tham gia vàoSAVy2 sinh sống trên toàn bộ 63 tỉnh, thành phố của cả nước. Số liệu được thu thập trong tháng5 và tháng 6 năm 2009. cũng tương tự như SAVy1, thanh thiếu niên tham gia điều tra được mờiđến một địa điểm trung tâm của mỗi địa bàn nghiên cứu để trả lời phỏng vấn trực tiếp cũng nhưcung cấp thông tin qua phiếu phỏng vấn tự điền. Trong số những thanh thiếu niên được mời có10,044 người đã đồng ý tham gia điều tra, đạt tỷ lệ 86%. Bộ câu hỏi sử dụng trong SAVy2 đượcthiết kế dựa trên bộ câu hỏi đã sử dụng trong SAVy1 để đảm bảo có thể so sánh được kết quả giữa2 cuộc điều tra. nội dung của bộ câu hỏi đề cập đến nhiều chủ đề: nhân khẩu học, giáo dục, việclàm, dậy thì, hẹn hò và các mối quan hệ, sức khỏe sinh sản, hIV/AIDS, chấn thương, bệnh tật vàsức khỏe thể chất, kiến thức/thái độ/niềm tin liên quan đến một loạt các vấn đề, bạo lực, sức khỏetâm thần, truyền thông đại chúng, và ước mơ, nguyện vọng của VTn&Tn.

Bản báo cáo chuyên đề này nằm trong khuôn khổ một loạt các báo cáo đề cập đến các vấn đềnổi bật mà VTn&Tn cũng như xã hội Việt nam đang phải đối mặt và những thay đổi trong 5 nămvừa qua. Trong từng bảnbáo cáo, các chuyên giaphân tích sâu các số liệucủa SAVy nhằm hiểu kỹhơn các yếu tố nguy cơ(có ảnh hưởng không tốt)và các yếu tố bảo vệ (cóảnh hưởng tích cực) đốivới nhóm đối tượngVTn&Tn trước nhữngvấn đề khác nhau. Mụcđích của chúng tôi khôngchỉ đơn thuần mô tả sốlượng VTn&Tn có liênquan đến một số hành vi,hay vấn đề mà là để tìmhiểu các yếu tố tác động

Sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên Việt nam

10

tới mức độ tốt hay xấu của các kết quả cũng như những thay đổi trong thời gian 5 năm sau SAVy1.Qua đó, chúng tôi mong muốn cung cấp các thông tin hữu ích cho việc xây dựng các chương trìnhvà chính sách ở cả cấp quốc gia và địa phương.

Mỗi báo cáo chuyên đề đều được viết theo một định dạng chung gồm: Giới thiệu, mục tiêu,tình hình hiện tại, kết quả phân tích số liệu bao gồm các yếu tố nguy cơ, yếu tố bảo vệ cũng như tácđộng của các kết quả được bàn tới trong bản báo cáo đối với các hệ quả về sức khỏe khác. cuốicùng là phần kết luận và khuyến nghị.

Mặc dù báo cáo phân tích sâu về chuyên đề sức khỏe tâm thần không được soạn thảo sau khicông bố kết quả của SAVy1, dựa trên những thông tin chúng ta đã biết về cuộc sống và sức khỏecủa VTn&Tn Việt nam từ kết quả của cuộc điều tra năm năm trước, bản báo chuyên đề này nhằmcác mục tiêu cụ thể sau:

1 Mô tả một số chỉ số thể hiện tình hình sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên Việt namhiện nay và so sánh với một số kết quả của SAVy1 năm năm trước đây.

2 Xác định một số yếu tố liên quan (yếu tố nguy cơ và bảo vệ) đối với vấn đề sức khỏe tâmthần của thanh thiếu niên Việt nam dựa trên số liệu của SAVy2.

3 đề xuất một số gợi ý về chính sách nhằm tăng cường các yếu tố bảo vệ và giảm thiểu cácyếu tố nguy cơ đối với vấn đề sức khỏe tâm thần của VTn&Tn Việt nam.

2. Tình hình sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên và các chínhsách liên quan

2.1. Khái niệm sức khoẻ tâm thầnSức khỏe tâm thần (mental health) đã được Tổ chức y tế Thế giới đưa vào khái niệm nổi tiếng

về sức khỏe: “… là trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không chỉ làtình trạng không bệnh tật hay đau yếu.” định nghĩa này thể hiện rất rõ ràng rằng: sức khỏe tâmthần là một phần không thể tách rời của sức khỏe nói chung; sức khỏe tâm thần là một khái niệmrộng chứ không phải chỉ là không có bệnh tâm thần (mental illnesses); và sức khỏe tâm thần cómối liên quan mật thiết với sức khỏe thể chất và hành vi. đưa ra định nghĩa về sức khỏe tâm thầnlà rất quan trọng mặc dù không dễ dàng để có được sự thống nhất do những khác biệt về giá trị vàvăn hóa giữa các quốc gia. năm 2003, Tổ chức y tế Thế giới đã đưa ra khái niệm sức khỏe tâm thần:“… là trạng thái khỏe mạnh của mỗi cá nhân để họ nhận biết được các khả năng của bản thân, cóthể đương đầu với những căng thẳng thông thường trong cuộc sống, có thể học tập và làm việc mộtcách hiệu quả và có thể tham gia, góp phần vào các hoạt động của cộng đồng.”[1]

định nghĩa này đã thể hiện ý nghĩa tích cực của sức khỏe tâm thần, đó là nền tảng của sự khỏemạnh và thực hiện chức năng một cách hiệu quả của mỗi cá nhân và cộng đồng. Dựa trên định nghĩanày, sức khỏe tâm thần bao gồm cả những biểu hiện tình cảm mang tính tích cực như cảm giác hạnhphúc, lạc quan, lòng tự trọng chứ không chỉ chủ yếu hướng vào bệnh tâm thần như trước đó.

Sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên Việt nam

11

các chuyên gia tâm thần học của Việt nam cũng có những khái quát tương tự về khái niệmsức khỏe tâm thần. Sức khỏe tâm thần không chỉ là trạng thái không có rối loạn về tâm thần màcòn là một trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái. Muốn có trạng thái tâm thần như vậy thì cầnđược nuôi dưỡng tốt, có được sự cân bằng và hòa hợp giữa cá nhân và môi trường tự nhiên – xã hộixung quanh. Dựa vào các tiêu chí chính về sức khỏe tâm thần mà Who đã nêu ra [2], tác giảnguyễn Viết Thiêm (2002) cũng đã nhấn mạnh sức khỏe tâm thần ở cộng đồng đạt được hay khôngkhi thỏa mãn các tiêu chí sau [3]:

· có cuộc sống thật sự thoải mái.

· có được niềm tin vào giá trị bản thân, vào phẩm chất và giá trị của người khác.

· có khả năng cân bằng cảm xúc, hành vi hợp lí trước mọi tình huống.

· có khả năng tạo dựng, duy trì và phát triển thỏa đáng các mối quan hệ.

· có khả năng tự hàn gắn để duy trì cân bằng khi có stress hay các sự cố gây căng thẳng.

các tiêu chí nêu trên thể hiện tính toàn diện của sức khỏe tâm thần và nêu bật ý nghĩa củakhái niệm này, đồng thời cũng gợi mở việc lựa chọn và sử dụng các chỉ số về sức khỏe tâm thầntrong điều tra cộng đồng và các chương trình can thiệp nâng cao sức khỏe tâm thần. Dựa trên cácsố liệu thu thập được của SAVy1 và SAVy2, báo cáo chuyên đề về “Sức khỏe tâm thần của vị thànhniên và thanh niên Việt nam” lựa chọn các biến số gồm: sự lạc quan, lòng tự trọng, sự buồn chán,tự gây thương tích, nghĩ đến tự tử và tìm cách tự tử để phân tích nhằm bước đầu phản ánh bức tranhkhái quát về sức khỏe tâm thần của VTn&Tn Việt nam.

2.2 Các yếu tố liên quan (yếu tố bảo vệ và nguy cơ) đối với sức khỏe tâm thần củaVTN&TN

Sức khỏe tâm thần của VTn&Tn là một vấn đề đang ngày càng thu hút sự quan tâm của cáccán bộ quản lý, cán bộ y tế và cộng đồng. Sức khỏe tâm thần được đánh giá là một cấu phần quantrọng trong sức khỏe tổng thể của thế hệ trẻ. Sức khỏe tâm thần trong thời kỳ VTn&Tn có mốiliên quan chặt chẽ với sự tự trọng, các hành vi, kết quả học tập và làm việc, mối quan hệ xã hội, cáccơ hội trong cuộc sống…, những điều này có thể gây ảnh hưởng tức thì hoặc lâu dài tới sức khỏethể chất cũng như tâm thần khi trưởng thành.

Thế hệ trẻ ngày nay cũng đang phải đối mặt với rất nhiều áp lực và thách thức. có rất nhiềuyếu tố tác động tới khả năng của thanh thiếu niên trong việc giải quyết những thách thức này cũngnhư duy trì được sự khỏe mạnh về tâm thần. Trong đó, những yếu tố tác động tích cực làm giảmnhẹ các tác động tiêu cực, tăng cường sức khỏe tâm thần được gọi là yếu tố bảo vệ. Bên cạnh đó cónhững yếu tố có tác động tiêu cực, làm tăng khả năng xuất hiện các vấn đề sức khoẻ tâm thần đượcgọi là yếu tố nguy cơ. Xác định rõ các yếu tố này giúp chúng ta xây dựng được các giải pháp canthiệp thích hợp để cải thiện vấn đề sức khỏe tâm thần cho VTn&Tn. các yếu tố nguy cơ và bảovệ có thể thuộc các lĩnh vực: sinh học, tâm lí và xã hội bao gồm các yếu tố về gia đình (sự quan tâmcủa cha mẹ, mối quan hệ của các thành viên trong gia đình…), trường học (sự gắn kết với nhà

Sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên Việt nam

12

trường, vấn đề bạo lực tại trường học…), và cộng đồng (mối gắn kết với cộng đồng nơi sinh sốngvà làm việc, các dịch vụ giải trí, các dịch vụ tư vấn của xã hội…). Bản báo cáo chuyên đề này sẽ xácđịnh một số yếu tố bảo vệ và yếu tố nguy cơ đối với 6 chỉ số phản ánh sức khỏe tâm thần củaVTn&Tn được đề cập ở trên làm cơ sở cho việc gợi ý định hướng can thiệp trong thời gian tới.

2.3 Sức khỏe tâm thần của VTN&TN và các chính sách liên quan điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên lần 1 (SAVy1) công bố năm 2005 cho thấy

một bức tranh lạc quan về giới trẻ Việt nam vững vàng, cần cù lao động, gắn bó với gia đình, hyvọng về tương lai, tự tin, đánh giá cao bản thân và thấy mình có giá trị…

hầu hết VTn&Tn được hỏi (98,4%) đều thấy mình có một số phẩm chất tốt. đa sốVTn&Tn có những ước vọng lạc quan về hạnh phúc gia đình (82,5%). Tương tự như vậy, có tới77,4% cho rằng họ sẽ có việc làm mà họ thích và 20% đồng ý một phần với điều đó. có một tỷ lệkhá lớn giới trẻ đồng tình với lời phát biểu: “Tôi sẽ có cơ hội làm những gì mà tôi muốn” và “Tôi sẽcó thu nhập tốt để sống thoải mái”. Một thông tin đáng quan tâm là khi được hỏi VTn&Tn có suynghĩ gì về cuộc sống vật chất trong tương lai, có đến 71,6% VTn&Tn cho rằng cuộc sống vật chấtcủa họ sẽ tốt hơn trong 3 năm tới. Trên 90% đồng ý hoàn toàn và đồng ý một phần với nhận xét“Tôi có khả năng làm được những việc mà người khác làm được” và khoảng ba phần tư VTn&Tntự hào về bản thân [4].

Tổ chức y tế Thế giới dự đoán rằng những vấn đề tâm thần và bệnh tâm thần sẽ là gánh nặngbệnh tật hàng đầu của thời kỳ sau năm 2020 [5]. năm 2002, nghiên cứu dịch tễ học bệnh tâm thầncủa Trần Văn cường trên 7 vùng kinh tế-văn hóa-xã hội của Việt nam cho kết quả 2,8% dân số cóbiểu hiện trầm cảm, 2,6% dân số có biểu hiện lo âu và rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên chiếm0,9% dân số [6]. Một nghiên cứu khác trên đối tượng là các ca cấp cứu do tự tử tại bệnh viện đànẵng năm 2004 cho thấy tỉ lệ nhóm tuổi có hành vi tự tử cao nhất tập trung ở lứa tuổi từ 15-24[7]. Theo điều tra SAVy1 tuy đa số nhóm tuổi trẻ có tình trạng sức khoẻ tâm thần khả quan, mộtphần ba trong nhóm họ (cứ 3 người lại có 1 người) vẫn đôi khi cảm thấy chán nản không hy vọngvào tương lai của mình [4]. SAVy1 cũng tìm hiểu tình hình tự gây thương tích, từng nghĩ đến tự tửvà tìm cách tự tử trong VTn&Tn. Kết quả cho thấy các tỷ lệ này là khá thấp, cụ thể chỉ có 2,8% đãtừng cố ý gây thương tích cho bản thân, 3,4% từng nghĩ tới tự tử và 0,55% từng tìm cách tự tử [8].Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây trên gần 3000 vị thành niên học sinh tuổi từ 13-18 tại hà nội vàhải Dương cho thấy tỷ lệ cao hơn đáng kể so với SAVy1. Xấp xỉ 9% học sinh cho biết có ý định tựtử và 6% học sinh đã có kế hoạch tự tử. Kết quả cũng cho thấy tỉ lệ học sinh nữ có cảm giác buồnchán và tuyệt vọng, có ý nghĩ tự tử và chuẩn bị cho hành vi tự tử cao hơn so với nam giới tương tựnhư SAVy1 [9].

nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần cũng đang nổi lên trong nhóm học sinh nóiriêng và VTn&Tn nói chung như: buồn chán, trầm cảm, có suy nghĩ và dự định tự tử. Theo Bộ ytế, kết quả một khảo sát gần đây, có đến 19,46% học sinh trong độ tuổi 10-16 gặp trục trặc về sứckhỏe tâm thần. Trong số các trường hợp tự tử, 10% ở độ tuổi 10-17 [10]. Theo số liệu của Bộ y tế

Sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên Việt nam

13

năm 2005, tỉ lệ có vấn đề về sức khỏe tâm thần hiện nay ở Việt nam là 10-20%, trong đó tỉ lệ caonhất ở nhóm 20-29 tuổi (11,8%) sau đó là các nhóm 10-19 tuổi và 30-39 tuổi [11]. Một nghiêncứu vừa được công bố năm 2009 tiến hành đánh giá sức khỏe tâm thần của 1368 vị thành niên tuổitừ 11-18 tại một số tỉnh, sử dụng bộ câu hỏi SDQ (Strengths and Difficuties Questionnaire) chokết quả 9,1% vị thành niên có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Tuổi, tôn giáo và kinh tế của gia đìnhcó mối liên quan có ý nghĩa với tình trạng sức khỏe tâm thần của vị thành niên [12]. nghiên cứuvề vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh ở một số trường trung học cơ sở tại Lạng Sơn và thànhphố hà nội (2007) có một số phát hiện đáng chú ý, đó là tỉ lệ học sinh có biểu hiện lo âu là 12,3%và trầm cảm là 8,4% [13].

các vấn đề sức khoẻ tâm thần ở VTn&Tn nếu không được quan tâm phòng ngừa và canthiệp phù hợp sẽ để lại hậu quả cho cả bản thân cá nhân VTn&Tn và gia đình của họ. Một trongnhững hậu quả nghiêm trọng của vấn đề là VTn&Tn có thể có ý định tự tử và thực hiện hành vitự tử. Vấn đề sức khỏe tâm thần cũng có thể ảnh hưởng tới mối quan hệ của cá nhân với các thànhviên trong gia đình, với bạn bè, ảnh hưởng đến kết quả học tập tại trường, năng suất lao động cũngnhư sự phát triển cá nhân. Vì vậy, nhận thức đúng đắn, xác định rõ ràng vấn đề sức khoẻ tâm thầnvà phòng ngừa, chăm sóc, điều trị cho VTn&Tn có tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn.

Tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần không phải là mới. chính phủ Việt nam đã có nhữngnỗ lực đáng kể trong lĩnh vực này. chương trình Mục tiêu Quốc gia về sức khỏe tâm thần được bắtđầu từ năm 1999. ngày 17 tháng 7 năm 2007 Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định108/2007/Qđ-TTg phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hộigiai đoạn 2006-2010 trong đó có “Dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng”. chương trình cómục tiêu: triển khai trên toàn bộ các tỉnh/thành trong cả nước; 70% xã/phường triển khai mô hìnhlồng ghép nội dung chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng vào hoạt động của trạm y tế; Phát triểnvà quản lý điều trị tại cộng đồng cho 50% số bệnh nhân tâm thần, bao gồm tâm thần phân liệt, trầmcảm và động kinh; điều trị ổn định cho 70% số bệnh nhân tâm thần được phát hiện, hỗ trợ ngườibệnh sống hòa nhập với gia đình và cộng đồng [14]. chương trình đã tập trung vào xây dựng "môhình chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng". cho đến nay mô hình đã bao phủ trên toàn bộ63 tỉnh thành với khoảng 40% xã/phường của Việt nam [15]. nhờ có mô hình này những người bịtâm thần phân liệt và động kinh đã được quản lý tại cộng đồng và sự miệt thị đã được giảm bớt. điềunày đóng góp phần rất lớn trong việc giảm đau khổ và vất vả cho cả bệnh nhân và gia đình họ.

Tuy nhiên, các bệnh tâm thần khác – đặc biệt là trầm cảm – chưa được quản lý trong mô hình.hơn nữa, khái niệm về rối loạn tâm thần – tình trạng ban đầu của bệnh tâm thần chưa được nhậnthức đầy đủ. Kết quả là các vấn đề về sức khỏe tâm thần chỉ được xem như là các vấn đề của ngànhy tế và chương trình sức khỏe tâm thần hiện nay có xu hướng chú trọng vào khía cạnh lâm sàng hơnlà nâng cao sức khỏe tâm thần, phát hiện sớm và phòng ngừa bệnh phát sinh với sự tham gia củacác ban ngành khác và của toàn xã hội.

đối với việc chăm sóc sức khỏe cho thanh thiếu niên đang đi học, chính phủ đã ban hành chỉthị số 23/cT-TTg ngày 23/07/2006 về việc tăng cường công tác y tế trong trường học [16]. Tuynhiên, sức khỏe tâm thần chưa được thể hiện rõ trong văn bản chính sách này.

Sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên Việt nam

14

năm 2006 Bộ y tế đã ban hành “Kế hoạch tổng thể quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng caosức khỏe của vị thành niên và thanh niên Việt nam, giai đoạn 2006-2010 và tầm nhìn 2020”. Trongđó “Sang chấn về tinh thần và các vấn đề khác liên quan đến sức khỏe tâm thần” được coi là mộttrong các nguy cơ chính đối với sức khỏe của VTn&Tn Việt nam hiện nay. đồng thời sức khỏetâm thần được xếp là một trong 5 vấn đề ưu tiên cần giải quyết của Kế hoạch trong giai đoan 2006-2010 [17]. Mặc dù vậy do những hạn chế về nguồn lực cũng như ưu tiên trong công tác triển khaikế hoạch tổng thể, các can thiệp nâng cao sức khỏe tâm thần, đặc biệt là can thiệp trên lứa tuổi họcsinh nói riêng và thanh thiếu niên nói chung cho đến nay còn rất hạn chế.

3. các kết quả chính

3.1 Sự lạc quan và các yếu tố liên quanLạc quan là một đặc điểm nhân cách và là một trong các nhân tố kích thích những suy nghĩ và

hành vi tích cực. Vì vậy lạc quan có vai trò quan trọng trong cuộc sống và có ảnh hưởng đáng kể tới cảsức khỏe thể chất và tâm thần. Mặc dù lạc quan là đặc điểm tương đối ổn định, các bằng chứng nghiêncứu cho thấy nó có thể được tăng cường thông qua các hoạt động can thiệp phù hợp. Tuy nhiên chođến nay các nghiên cứu về vấn đề này đặc biệt là với đối tượng VTn&Tn Việt nam còn rất ít.

điều tra SAVy đã tìm hiểu mức độ lạc quan của VTn&Tn thông qua bốn nhận định đó là:1) Bạn sẽ có một gia đình hạnh phúc trong tương lai; 2) Bạn sẽ có công việc làm mà bạn thích; 3)Bạn sẽ có cơ hội để làm điều bạn muốn; 4) Bạn sẽ có thu nhập cao để sống thoải mái, với các phươngán trả lời đồng ý, đồng ý một phần, không đồng ý và không biết. để đánh giá mức độ lạc quan mỗicâu trả lời mang tính tích cực được tính 1 điểm, tổng số điểm cho các nhận định về mức độ lạcquan sẽ từ 0 (ít lạc quan nhất) đến 4 (lạc quan nhất). Kết quả cho thấy VTn&Tn Việt nam hiệnnay lạc quan hơn so với 5 năm về trước với điểm trung bình về mức độ lạc quan của thanh thiếuniên trong điều tra SAVy2 là 3,2, cao hơn đáng kể so với SAVy1 - chỉ 1à 2,8 điểm (p<0,001).

Tương tự như SAVy1, kết quảcủa điều tra SAVy2 cho thấy khôngcó sự khác biệt đáng kể về mức độ lạcquan giữa nữ thanh niên và namthanh niên, giữa khu vực thành thị vànông thôn, giữa VTn&Tn dân tộcKinh/ hoa với VTn&Tn dân tộcthiếu số và giữa các nhóm thanh niêncó trình độ học vấn khác nhau. Tuynhiên, mức độ lạc quan có xu hướngtăng theo nhóm tuổi. nhóm thanhniên độ tuổi 22-25 có số điểm trung

Sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên Việt nam

15

hìNh 1: Tỷ lệ (%) hoàn toàn đồng ý với 4 nhận định lạc quan (kết quả SAVY1 và SAVY2)

Tôi sẽ có thu nhập tốt để sống thoải mái

Tôi có cơ hội làm điềumình muốn

Tôi sẽ có công việc mìnhyêu thích

Tôi sẽ có một gia đìnhhạnh phúc

SAVy 2

SAVy 1

0 20 40 60 80 100

86.182.6

81.177.4

79.676.3

67.359

bình cao nhất với 3,3 điểm. nhóm thanh niên độ tuổi 14-17 có số điểm thấp nhất với 3,1 điểm. Sựkhác biệt không phải là lớn nhưng cũng rất đáng lưu tâm.

Mặc dù không có sự khác biệt về mức độ lạc quan giữa VTn&Tn sinh sống ở nông thôn vàthành thị song VTn&Tn sống ở khu vực phía nam có xu hướng lạc quan hơn VTn&Tn sống ởcác khu vực khác. điểm trung bình mức độ lạc quan của thanh thiếu niên khu vực đông nam Bộcao nhất (3,4), tiếp đến là đồng bằng sông cửu Long (3,3), đông Bắc, đồng bằng sông hồng(3,1), và thấp nhất là khu vực Bắc Trung Bộ (2,8).

Tỷ lệ VTn&Tn hoàn toàn đồng ý đối với mỗi nhận định thể hiện sự lạc quan là khá cao. điềuđó cho thấy một xu hướng nhìn cuộc sống khá lạc quan nói chung trong VTn&Tn Việt nam. Kếtquả này khá tương đồng với công bố của văn phòng unIcEF khu vực điều tra trên khoảng 10.000trẻ em và vị thành niên tuổi từ 9-17 trên 17 quốc gia. Kết quả cũng cho thấy Việt nam cùng vớiTrung Quốc và đông Timor là 3 quốc gia có tỷ lệ các em có suy nghĩ lạc quan cao trên 90% khicho rằng cuộc sống của các em sẽ tốt hơn hoặc tốt hơn rất nhiều so với cha mẹ mình [18]. Phântích sâu hơn kết quả điều tra SAVy2 cho thấy VTn&Tn có xu hướng lạc quan về cuộc sống giađình trong tương lai hơn so với vấn đề liên quan đến thu nhập. có 86,1% người hoàn toàn đồng ýrằng mình sẽ có một gia đình hạnh phúc. Trong khi đó, tỷ lệ hoàn toàn đồng ý với việc mình sẽ cóthu nhập tốt để sống thoải mái chỉ là 67,3%.

So với kết quả của SAVy1, tỷ lệ VTn&Tn hoàn toàn đồng ý với những nhận định mang tínhlạc quan cao hơn ở tất cả các nhận định (hình 1). Tổng hợp tỷ lệ VTn&Tn đồng ý với tất cả 4nhận định thể hiện sự lạc quan của SAVy2 (61,4%) là cao hơn rất nhiều so với SAVy1 (45,0%)(p<0,001).

Sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên Việt nam

16

Không có sự khác biệt đáng kể trong tỷ lệ hoàn toàn đồng ý với các nhận định mang tính lạcquan giữa nữ giới và nam giới trong SAVy2. Trong khi đó ở SAVy1, tỷ lệ nam thanh niên lựa chọnphương án “hoàn toàn đồng ý” cao hơn nữ thanh niên ở cả 4 nhận định (p <0,01). điều này dườngnhư phản ánh phần nào sự tiến bộ về vấn đề giới trong VTn&Tn trong 5 năm vừa qua.

Tỷ lệ hoàn toàn đồng ý với tất cả 4 nhận định lạc quan phân theo tuổi, giới, khu vực và dân tộcđược thể hiện trong hình 2. Không có sự khác biệt về tỷ lệ đồng ý với cả 4 nhận định mang tính lạcquan giữa nhóm dân tộc Kinh/hoa và nhóm dân tộc khác, giữa VTn&Tn sống ở khu vực thànhthị và khu vực nông thôn.

Phân tích tỷ lệ hoàn toàn đồng ý với những nhận định lạc quan chia theo nhóm tuổi của ngườitrả lời khẳng định một lần nữa mức độ lạc quan có xu hướng tăng theo lứa tuổi (p<0,001). Ở cảbốn nhận định, nhóm thanh niên độ tuổi 22-25 luôn có tỷ lệ hoàn toàn đồng ý cao nhất. Sự chênhlệch rõ nhất thể hiện ở nhận định “Tôi sẽ có thu nhập tốt để sống thoải mái”. cụ thể, tỷ lệ hoàntoàn đồng ý với nhận định này ở nhóm thanh niên 22-25 tuổi là 67,8%, cao hơn 4,3% so với nhómthanh niên 18-21 tuổi và cao hơn nhóm thanh thiếu niên 14-17 là 13,2%.

như vậy nhìn chung VTn&Tn Việt nam có xu hướng nhìn nhận cuộc sống tương đối lạcquan và điều nay vẫn được duy trì và phát triển qua 2 cuộc điều tra.

hìNh 2: Tỷ lệ (%) hoàn toàn đồng ý với tất cả 4 nhận định lạc quan (chia theo giới, tuổi, dân tộc và khu vực)

nam nữ

%68.0

61.960.9

57.2

63.4

66.9

62.161.6

62.8

61.0

66.0

64.0

62.0

60.0

58.0

56.0

54.0

52.014-17 18-21 22-25 Kinh, hoa, Dân

tộc khácThành

thịnôngthôn

Sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên Việt nam

17

BảNg 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lạc quan của thanh thiếu niên Việt Nam (Mô hình phântích cho toàn bộ mẫu nghiên cứu)

Biến độc lập B Wald p value or

Buồn chán

có -0,23 10,14 0,001 0,80 (0,69-0,92)

Không (*) — — — 1

Nhóm tuổi

14-17* — — — 1

18-21 0,21 6,87 <0,05 1,23 (1,05-1,44)

22-25 0,35 11,32 0,001 1,42 (1,16-1,74)

Vùng sinh thái

đồng bằng sông hồng (*) — — — 1

đông Bắc 0,15 2,49 <0,05 1,16 (0,97-1,40)

Tây Bắc 0,35 4,88 <0,05 1,42 (1,04-1,92)

Bắc Trung Bộ -0,54 39,31 0,001 0,59 (0,50-0,69)

Duyên hải nam Trung Bộ 0,45 17,92 0,001 1,57 (1,27-1,93)

Tây nguyên 0,21 3,32 >0,05 1,23 (0,99-1,54)

đông nam Bộ 0,73 65,95 0,001 2,07 (1,74-2,47)

đồng bằng sông cửu Long 0,37 19,74 0,001 1,45 (1,23-1,71)

Sử dụng internet

có -0,20 9,06 <0,05 0,82 (0,72-0,93)

Không (*) — — — 1

tự đánh giá tình trạng sức khỏe

Rất tốt* — — — 1

Tốt -0,25 9,93 <0,05 0,78 (0,67-0,91)

Bình thường -0,40 24,57 0,001 0,67 (0,57-0,79)

yếu -0,22 1,18 >0,05 0,81 (0,55-1,19)

tình trạng kinh tế

Thấp* — — — 1

Trung bình 0,21 9,65 <0,05 1,24 (1,08-1,41)

cao 0,22 10,04 <0,05 1,25 (1,09-1,43)

gắn kết với gia đình

Mạnh 0,24 17,71 0,001 1,28 (1,14-1,43)

Tiếp theo trang 18

Sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên Việt nam

18

nhằm xác định những yếu tố liên quan tới suy nghĩ lạc quan của VTn&Tn, mô hình hồi quiđược thực hiện với các nhóm yếu tố sau được đưa vào mô hình: Dân số-kinh tế-xã hội; biến số vềtrạng thái tâm lý và hành vi cá nhân; biến số về môi trường gia đình, về quan hệ bạn bè và môitrường xung quanh. Trong các mô hình phân tích này lạc quan được định nghĩa là đồng ý với tất cả4 nhận định và không lạc quan là chỉ đồng ý từ 3 nhận định trở xuống. Bảng 1 trình bày kết quảcủa mô hình phân tích cho toàn bộ mẫu nghiên cứu. Kết quả một lần nữa khẳng định suy nghĩ lạcquan tăng theo nhóm tuổi. nhìn chung, so với VTn&Tn sống ở khu vực đồng bằng sông hồngVTn&Tn sống ở các khu vực khác có suy nghĩ lạc quan hơn trừ VTn&Tn sống ở khu vực BắcTrung Bộ. cảm giác buồn chán, có sử dụng internet, có nguy cơ từ bạn bè là những yếu tố nguy cơtrong khi đó gia đình có kinh tế từ trung bình trở lên, tự đánh giá có sức khỏe tốt, gắn kết mạnh vớigia đình, có mối quan hệ tốt với cha và là thành viên của một tổ chức xã hội là các yếu tố bảo vệ.

Vì VTn&Tn hiện đang đi học có những đặc điểm khác với những VTn&Tn không còn đếntrường, mô hình phân tích riêng cho nhóm VTn&Tn đang đi học cũng được thực hiện để xácđịnh các yếu tố liên quan với suy nghĩ lạc quan của nhóm đối tượng này. Kết quả cho thấy ngoàinhững yếu tố nguy cơ và bảo vệ (trừ yếu tố là thành viên của tổ chức xã hội) tương tự như mô hìnhphân tích chung cho toàn bộ mẫu điều tra, lòng tự trọng và sự gắn kết với trường học nổi lên là 2yếu tố có liên quan với sự lạc quan của VTn&Tn đang đi học. So với VTn&Tn có lòng tự trọngthấp và không gắn kết với trường học VTn&Tn có lòng tự trọng cao và gắn kết với trường học cósuy nghĩ lạc quan tương ứng gấp 2,4 (p<0,001) và 1,39 lần (p<0,05). Kết quả này khẳng định vaitrò quan trọng của nhà trường trong việc ảnh hưởng tới suy nghĩ tích cực của VTn&Tn.

yếu* — — — 1

mối quan hệ với cha

Rất tốt* — — — 1

Tốt -0,32 13,87 0,001 0,73 (0,62-0,86)

Bình thường 0,001 0,66 (0,53-0,82)

Nguy cơ từ bạn bè

có -0,23 12,39 0,001 0,79 (0,70-0,90)

Không (*) — — — 1

là thành viên của tổ chức xã hội

có 0,16 9,17 <0,05 1,18 (1,06-1,31)

Không (*) — — — 1

N = 7.603 (*) = Nhóm so sánh.

hosmer & Lemeshow test χ2 = 10,527; df=8 ; p=0,230.

Sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên Việt nam

19

3.2 Lòng tự trọng và các yếu tố liên quanLòng tự trọng là một trong những thành tố quan trọng thể hiện sự khỏe mạnh của sức khỏe

tâm thần. các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lòng tự trọng thấp có thể là một trong những nguyên nhândẫn đến trầm cảm, lo âu, rối loạn hành vi và bỏ học ở VTn&Tn [19].

Trong điều tra SAVy2 lòng tự trọng của VTn&Tn được đánh giá thông qua mức độ đồng ýcủa họ đối với 5 nhận xét về bản thân, bao gồm: 1) Bạn có một số phẩm chất tốt; 2) Bạn không tựhào về bản thân mình; 3) Bạn tin rằng mình có khả năng làm được việc mà người khác làm được;4) có lúc bạn nghĩ mình chẳng ra gì; 5) Bạn nghĩ bạn có ích cho gia đình, với các phương án trả lờilà: hoàn toàn đồng ý, đồng ý một phần, không đồng ý. những câu trả lời mang tính tích cực sẽ tính1 điểm và điểm cho mỗi người trả lời cho 5 nhận xét về bản thân giao động từ 0 (lòng tự trọng thấpnhất) đến 5 (lòng tự trọng cao nhất). điểm trung bình đánh giá lòng tự trọng của VTn&Tn trongSAVy2 là 2,7. điểm số này thấp hơn đáng kể (p<0,001) so với mức điểm trung bình của VTn&Tntại SAVy1 (3,4 điểm). điều này không hẳn phản ánh rằng VTn&Tn ngày nay có lòng tự trọng kémhơn hẳn so với nhóm VTn&Tn năm năm về trước mà có thể là do trong bối cảnh phát triển của xãhội và trước những áp lực của nhà trường, gia đình và xã hội VTn&Tn ngày nay kỳ vọng nhiều hơnvề bản thân mình, về những điều mà mình phải đạt được để khẳng định bản thân.

để tiến hành phân tích sâu hơn, VTn&Tn được chia thành 2 nhóm dựa trên điểm trung bìnhđánh giá lòng tự trọng: nhóm có lòng tự trọng cao (có điểm bằng hoặc lớn hơn điểm trung bình)(60,2%) và nhóm có lòng tự trọng thấp (có điểm nhỏ hơn điểm trung bình) (39,8%).

Không có sự khác biệt về tỷ lệ VTn&Tn có lòng tự trọng cao giữa 2 giới và giữa nhóm sốngở nông thôn và nhóm sống ở thành thị. Tỷ lệ có lòng tự trọng cao của nhóm VTn&Tn dân tộcKinh/ hoa cao hơn nhóm dân tộc thiểu số (63,9% so với 56,2%) (p<0,01). Tuy nhiên, tỷ lệVTn&Tn có lòng tự trọng cao tăng dần theo độ tuổi và trình độ học vấn (p<0,05). Phải chăngthời gian trải nghiệm nhiều hơn trong cuộc sống giúp VTn&Tn nhận ra giá trị của bản thân nhiềuhơn. Rõ ràng, học vấn cao luôn là một trong những giá trị để khẳng định bản thân của VTn&Tnvới gia đình và xã hội. điều này thể hiện mối quan hệ chặt chẽ và tương đồng giữa 2 chỉ số quantrọng của sức khỏe tâm thần, đó là lạc quan và lòng tự trọng.

Mô hình hồi qui cũng được thực hiện để xác định những yếu tố liên quan với lòng tự trọngcủa VTn&Tn. các nhóm yếu tố sau đã được đưa vào mô hình: Dân số-kinh tế-xã hội; biến số vềtrạng thái tâm lý và hành vi cá nhân; biến số về môi trường gia đình; và biến số về quan hệ bạn bèvà môi trường xung quanh. Bảng 2 trình bày kết quả của mô hình phân tích cho toàn bộ mẫu nghiêncứu. Kết quả một lần nữa khẳng định lòng tự trọng tăng theo nhóm tuổi. So với VTn&Tn sống ởkhu vực đồng bằng sông hồng, VTn&Tn sống ở các khu vực Tây Bắc, Duyên hải nam Trung Bộvà đồng bằng sông cửu Long có lòng tự trọng cao hơn lần lượt là 1,50; 1,32; và 1,28 lần. cảm giácbuồn chán, có sử dụng internet, đang hút thuốc lá là những yếu tố nguy cơ trong khi đó tập thể dụcthường xuyên, tự đánh giá có sức khỏe tốt, gắn kết mạnh với gia đình, có mối quan hệ tốt với chavà là thành viên của tổ chức xã hội là các yếu tố bảo vệ.

Sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên Việt nam

20

BảNg 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến lòng tự trọng của thanh thiếu niên Việt Nam (Mô hìnhphân tích cho toàn bộ mẫu nghiên cứu)

Biến độc lập B Wald p value or

Buồn chán

có -0,71 116,04 0,001 0,49 (0,43-0,56)

Không (*) — — — 1

Nhóm tuổi

14-17* — — — 1

18-21 0,01 1,90 >0,05 1,11 (0,96-1,28)

22-25 0,22 5,12 <0,05 1,25 (1,03-1,51)

Vùng sinh thái

đồng bằng sông hồng (*) — — — 1

đông Bắc -0,11 1,63 >0,05 0,89 (0,75-1,06)

Tây Bắc 0,41 7,32 <0,05 1,50 (1,12-2,02)

Bắc Trung Bộ 0,12 2,10 >0,05 1,13 (0,96-1,33)

Duyên hải nam Trung Bộ 0,28 7,91 <0,05 1,32 (1,09-1,60)

Tây nguyên -0,28 6,70 <0,05 0,76 (0,62-0,94)

đông nam Bộ 0,002 0,01 >0,05 1,00 (0,86-1,17)

đồng bằng sông cửu Long 0,25 10,30 0,001 1,28 (1,10-1,49)

Sử dụng internet

có -0,19 10,41 0,001 0,82 (0,73-0,93)

Không (*) — — — 1

tập thể dục

Không bao giờ* — — — 1

Không thường xuyên 0,12 2,25 >0,05 1,12 (0,97-1,31)

Thường xuyên 0,41 21,51 0,001 1,51 (1,27-1,80)

hút thuốc lá

chưa từng hút* — — — 1

hiện đang hút -0,24 9,21 <0,05 0,79 (0,67-0,92)

Sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên Việt nam

21

Mô hình phân tích riêng cho nhóm VTn&Tn đang đi học cũng được thực hiện để xác địnhcác yếu tố liên quan với lòng tự trọng của nhóm đối tượng này. Kết quả phân tích cũng khẳng địnhcác yếu tố nguy cơ và bảo vệ (trừ yếu tố là thành viên của tổ chức xã hội) tương tự như mô hìnhphân tích chung cho toàn bộ mẫu điều tra. ngoài ra mô hình phân tích cho đối tượng đang đi họccòn cho thấy ba mối liên quan quan trọng với lòng tự trọng của VTn&Tn đó là: So với VTn&Tnkhông sống cùng với cha mẹ, các em sống cùng với cha hoặc mẹ và với cả cha và mẹ có lòng tựtrọng cao hơn 1,66 và 1,79 lần (p<0,05), gắn kết với nhà trường có thể làm tăng lòng tự trọng củaVTn&Tn lên 1,43 lần (p<0,05). So với VTn&Tn không chịu áp lực từ cha mẹ, các em chịu áplực học tập và các áp lực khác từ cha mẹ có nguy cơ có lòng tự trọng thấp hơn khoảng 10-20%(p<0,05). Kết quả này cũng tương tự như một số nghiên cứu được tiến hành trên qui mô nhỏ vớivị thành niên ở trường học được tiến hành gần đây ở Việt nam [9] và một lần nữa khẳng định vaitrò quan trọng của gia đình và nhà trường trong việc hỗ trợ VTn khẳng định giá trị của bản thân.

đã bỏ -0,16 2,19 >0,05 0,86 (0,70-1,05)

tự đánh giá tình trạng sức khỏe

Rất tốt* — — — 1

Tốt -0,22 8,32 <0,05 0,80 (0,69-0,93)

Bình thường -0,58 57,47 0,001 0,56 (0,48-0,65)

yếu -0,74 17,62 0,001 0,48 (0,34-0,68)

gắn kết với gia đình

Mạnh 0,36 47,26 0,001 1,44 (1,30-1,60)

yếu* — — — 1

Nhận định về mối quan hệ với cha

Rất tốt 0,50 26,54 0,001 1,65 (1,37-2,00)

Tốt 0,25 10,14 0,001 1,29 (1,09-1,51)

Bình thường* — — — 1

là thành viên của tổ chức xã hội

có 0,30 35,04 0,001 1,34 (1,22-1,48)

Không (*) — — — 1

N = 8.981 (*) = Nhóm so sánh.

hosmer & Lemeshow test χ2 = 7,611; df=8 ; p=0,472.

Sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên Việt nam

22

3.3 Sự buồn chán và các yếu tố liên quanSAVy2 đánh giá sự buồn chán của VTn&Tn qua sự trải nghiệm của họ (có hay không) với

4 nhận định: 1) Bạn có bao giờ thấy buồn chán; 2) Bạn có bao giờ có cảm giác rất buồn hoặc thấymình là người không có ích đến nỗi làm bạn không muốn hoạt động như bình thường; 3) có baogiờ bạn thấy hoàn toàn thất vọng về tương lai không; 4) Bạn có bao giờ nghĩ đến chuyện tự tửkhông1.

Kết quả cho thấy có 73,1% người từng có cảm giác buồn chán. Trên một phần tư VTn&Tn(27,6%) đã trải qua cảm giác rất buồn hoặc thấy mình là người không có ích đến nỗi không thểhoạt động như bình thường. Tỷ lệ VTn&Tn đã từng cảm thấy hoàn toàn thất vọng về tương lai là21,3% và chỉ có 4,1% người đã từng nghĩ đến chuyện tự tử. So sánh kết quả giữa SAVy1 và SAVy2có thể thấy tỷ lệ thanh thiếu niên trải qua cảm giác buồn chán hiện nay so với trước đây có sự tănglên ở cả 4 nhận định và đặc biệt là ở trải nghiệm cảm giác nghĩ đến chuyện tự tử (tăng lên khoảng30%) (hình 3) là điều rất đáng quan tâm. Kết quả này gợi ý rằng cần phải có sự quan tâm đặc biệtđến những nhu cầu về sức khỏe tinh thần của giới trẻ.

1 Có sự khác biệt nhỏ trong một câu hỏi để đánh giá mức độ buồn chán giữa 2 cuộc điều tra SAVY. Ở SAVY1 câu hỏi đầu tiên là“Bạn có bao giờ cảm thấy buồn chán về cuộc đời nói chung không?”.

hìNh 3: Tỷ lệ (%) VTN & TN trải qua cảm giác buồn chán qua hai cuộc điều tra

có bao giờ bạn nghĩ đến chuyện tự tửkhông

có bao giờ bạn cảm thấy hoàn toàn thấtvọng với tương lai không

4.13.4

21.320

27.625.4

73.132.6

0 10 20 30 40 50 60 70 80

Bạn có bao giờ có cảm giác rất buồn hoặcthấy mình là người không có ích đến nỗi làmbạn không muốn hoạt động như bình tường

Bạn có bao giờ có cảm buồn chán không

SAVy 2

SAVy 1

Sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên Việt nam

23

nữ VTn&Tn và những người sống ởkhu vực thành thị có tỷ lệ trải qua cảm giácbuồn chán nhiều hơn nam VTn&Tn vànhững người sinh sống ở khu vực nông thôn.có 77,9% nữ VTn&Tn đã từng trải quacảm giác buồn chán trong khi đó ở namVTn&Tn là 68,4% (p<0,01). đặc biệt, có5,9% nữ VTn&Tn đã từng nghĩ đến chuyệntự tử. Tỷ lệ này cao gấp hơn 2 lần so với namVTn&Tn (p<0,001).

cảm giả buồn chán và thất vọng vềtương lai dường như phổ biến hơn ở khu vực thành thị. có 78,9% VTn&Tn thành thị đã từngcảm thấy buồn chán, cao hơn khoảng 7% so với tỷ lệ này ở nông thôn (p<0,05). Tỷ lệ VTn&Tnthành thị cảm thấy thất vọng về tương lai là 23,5% so với ở nông thôn là 20,6% (p<0,05). Mặc dùsự khác biệt không phải là rất lớn nhưng có ý nghĩa và điều này cho thấy có lẽ cuộc sống thành thịvới nhiều vấn đề xã hội phức tạp đang tạo nhiều áp lực hơn đối với VTn&Tn so với ở khu vựcnông thôn.

để tiến hành phân tích sâu hơn về các yếu tố liên quan, thang đo sự buồn chán được xây dựngdựa trên kết quả của 4 nhận định mà cuộc điều tra đưa ra. Do tính chất tăng dần mức độ buồn cháncủa 4 nhận định, thang đo này được xây dựng với phương thức tính điểm từ 1-4, tăng dần cho mỗinhận định. như vậy, điểm tối thiểu của thang đo này là 0 và điểm tối đa là 10. điểm càng cao thểhiện sự buồn chán càng cao. điểm trung bình thang đo sự buồn chán trong điều tra SAVy2 là 2,27,cao hơn đáng kể so với điểm trung bình của SAVy1 là 1,57 (p<0,001).

Tiếp theo, thang đo về sự buồn chán được nhóm lại thành 2 mức. những người có số điểm từ0-4 được xếp vào nhóm không buồn chán. những người có số điểm từ 5 trở lên thuộc nhóm cótâm trạng buồn chán. Kết quả cho thấy, có 14,3% thanh thiếu niên có tâm trạng buồn chán, còn lại85,7% có tâm trạng tích cực.

các nghiên cứu trước đây đã cho thấy cảm giác buồn chán có liên quan với rất nhiều các yếutố thuộc về cá nhân (như giới tính, tình trạng hôn nhân, đang đi học hay không…), gia đình, mốiquan hệ xã hội và môi trường xung quanh. Vì vậy để xác định các yếu tố liên quan đến cảm giácbuồn chán mô hình hồi qui đã được xây dựng riêng cho các nhóm nam/nữ; đang đi học/không đihọc. các nhóm yếu tố sau đã được đưa vào các mô hình: Dân số-kinh tế-xã hội; biến số về trạngthái tâm lý và hành vi cá nhân; biến số về môi trường gia đình; và biến số về quan hệ bạn bè và môitrường xung quanh. Bảng 3 trình bày kết quả của mô hình phân tích các yếu tố nguy cơ và bảo vệđối với sự buồn chán riêng cho nam và nữ. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt nhiều về một sốyếu tố nguy cơ và bảo vệ đối với sự buồn chán giữa nam và nữ. có 10 trong tổng số 13 biến ở bảng3 đều có mối liên quan với tình trạng buồn chán của cả hai giới. Sử dụng internet và bị ép buộcquan hệ tình dục là yếu tố nguy cơ đối với nam giới với oR lần lượt là 1,29 và 7,59. Trong khi đócó di cư, là dân tộc Kinh/hoa và đã từng bị chấn thương do bạo lực trong gia đình là yếu tố nguycơ đối với nữ (oR lần lượt là 1,30; 1,60 và 2,73).

Sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên Việt nam

24

BảNg 3: Các yếu tố liên quan với sự buồn chán của Thanh thiếu niên (mô hình phân tích riêng cho nam và nữ)

các biến độclập

Nữ Nam

B Wald or (95%ci) P B Wald or (95%ci) P

lòng tự trọng

cao -0,69 45,25 0,50 (0,41-0,61) <0,005 -0,75 73,79 0,47 (0,40-0,56) <0,001

Thấp (*) 1 1

Di cư

có 0,26 5,20 1,30 (1,04-1,62) <0,05

Không (*) 1 1

Dân tộc

Kinh, hoa 0,47 5,69 1,60 (1,09-2,35) <0,05

Khác (*) 1 1

Sử dụng internet

có 0,26 4,76 1,29 (1,03-1,63) <0,05

Không (*) 1

Đã từng uốnghết 1 cốc bia/rượu

có 0,51 9,85 1,67 (1,21-2,29) <0,05 0,51 30,65 1,67 (1,39-1,99) <0,001

Không (*) 1 1

Bị ép buộcQhtD

có 2,03 7,25 7,59 (1,74-33,24) <0,05

Không (*) 1

Đã từng bị tainạn

có 0,44 10,44 1,55 (1,19-2,02) 0,001 0,28 4,03 1,32 (1,01-1,73) <0,05

Không (*) 1 1

Bị ốm trong12 tháng qua

có 0,32 10,12 1,38 (1,13-1,68) 0,001 0,41 21,32 1,50 (1,26-1,78) <0,001

Không (*) 1 1

Sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên Việt nam

25

Đamhs giá vềtình trạng Sk

Rất tốt (*) 1 1

Tốt -0,06 0,15 0,94 (0,70-1,28) >0,05 -0,09 0,29 0,92 (0,66-1,26) >0,05

Bình thường 0,14 0,77 1,15 (0,85-1,55) >0,05 -0,02 0,02 0,98 (0,72-1,34) >0,05

yếu 0,78 4,66 2,19 (1,08-4,45) <0,05 0,91 11,37 2,49 (1,47-4,24) 0,001

chấn thươngdo bạo lựctrong gia đình

có 1,01 26,51 2,73 (1,86-4,01) <0,001

Không (*) 1

gắn kết vớigia đình

Mạnh -0,38 12,02 0,69 (0,56-0,85) <0,001 -0,59 41,02 0,56 (0,46-0,66) <0,001

yếu (*) 1 1

áp lực của chamẹ

Không có áplực nào(*)

1 1

áp lực họctập

0,36 6,57 1,44 (1,09-1,90) <0,05 0,47 14,37 1,60 (1,26-2,05) <0,001

có áp lựckhác 0,38 8,96 1,46 (1,14-1,86) <0,05 0,58 29,10 1,78 (1,44-2,19) <0,001

Nguy cơ từbạn bè

có 0,29 7,24 1,34 (1,08-1,66) <0,05 0,43 7,45 1,53 (1,13-2,08) <0,05

Không (*) 1 1

n=4.543; (*) = nhóm so sánh.hosmer &Lemeshow test χ2=15,25; df =8 ; p=0,054

n=4.438; (*) = nhóm so sánh. hosmer &Lemeshow test χ2=9,812; df =8 ; p=0,278

Sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên Việt nam

26

Mô hình phân tích riêng cho nhóm VTn&Tn đang đi học và không đi học (phụ lục) chothấy một loạt các yếu tố liên quan chung cho cả 2 nhóm bao gồm: giới, tình trạng di cư, đã từnguống bia/rượu, đã từng bị tai nạn, bị ốm trong 12 tháng qua, bị chấn thương do bạo lực trong giađình, lòng tự trọng, gắn kết mạnh với gia đình và áp lực của cha mẹ. đáng chú ý là một số yếu tố vềmôi trường trường học có ảnh hưởng đáng kể đến tâm trạng buồn chán của VTn&Tn đang đihọc. chương trình học quá tải (oR=1,25), đôi khi giáo viên đánh và mắng học sinh (oR=1,33) lànhững yếu tố nguy cơ, gắn kết mạnh với trường học là yếu tố bảo vệ (oR=0,66). như vậy, một môitrường học đường tốt, ở đó học sinh được tôn trọng, được giáo viên khuyến khích động viên vàchương trình học phù hợp sẽ giúp thanh thiếu niên hạn chế tâm lý tiêu cực trong cuộc sống.

các nghiên cứu trước đây đã cho thấy tình trạng buồn chán có thể là nguy cơ của của các hànhvi bạo lực [9]. Kết quả của SAVy2 cũng cho thấy tình trạng buồn chán của VTn&Tn đang đi họccó mối liên quan mạnh với hành vi hành hung người khác (oR=2,16). Trong tình hình bạo lựchọc đường có xu hướng gia tăng như hiện nay việc quan tâm để hỗ trợ giải quyết những vấn đề vềđời sống tinh thần của VTn&Tn nên được coi là giải pháp mang tính tổng thể và cần được ưutiên để phòng, chống bạo lực ở tuổi học đường.

Với nhóm VTn&Tn không đi học, kết quả phân tích hồi qui (Phụ lục) cũng cho thấy sự hàilòng với công việc làm giảm trên 30% nguy cơ buồn chán (oR=0,66) và chấn thương ngoài giađình làm tăng gần gấp đôi nguy cơ buồn chán (oR=1,94). Thanh thiếu niên gặp bất trắc trong hônnhân (ly thân/ ly hôn/ góa) có tỷ lệ buồn chán cao hơn những thanh niên hiện đang có gia đìnhkhoảng 3 lần. Tỷ lệ trải qua sự buồn chán của nhóm thanh thiếu niên ly hôn/ ly thân/ góa là 40,9%.Tỷ lệ này ở nhóm chưa có gia đình là 14,7% và nhóm đang có gia đình là 12%. Kết quả này khẳngđịnh rằng cuộc sống gia đình hòa thuận, hạnh phúc có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tinh thầncủa thanh thiếu niên.

3.4 Tự gây thương tích và các yếu tố liên quanTrên thế giới tự gây thương tích không phải và một hiện tượng mới, là biểu hiện trạng thái sức

khỏe tâm thần của cả người lớn và VTn&Tn, tuy nhiên hiện tượng này thường xảy ra trong nhómvị thành niên và có xu hướng ngày càng tăng [20]. Mặc dù đều là biểu hiện của tình trạng sức khỏetâm thần, có sự khác biệt giữa hành vi tự gây thương tích với suy nghĩ đến tự tử và hành vi tìm cáchtự tử. điểm khác biệt là ở chỗ tự gây thương tích là nhằm thoát khỏi cảm xúc đau đớn và tâm lýcăng thẳng mà đối tượng không thể kiểm soát hoặc ứng phó nhưng không nhằm kết thúc cuộc đờinhư tự tử. nghiên cứu trên thế giới cho thấy hầu hết VTn&Tn thực hiện hành vi tự gây thươngtích đã mô tả trạng thái cảm xúc của họ trước và trong khi thực hiện hành vi này là “cô đơn” và‘buồn chán”. Tuy nhiên, cần phải lưu ý là những người tự gây thương tích có nguy cơ cao nghĩ đếntự tử và điều này có thể dẫn đến hành vi tự tử [21].

điều tra SAVy đã tìm hiểu hành vi tự gây thương tính của VTn&Tn qua câu hỏi “Bạn có baogiờ tự gây thương tích cho mình không”?. Kết quả cho thấy (hình 4) 7,5% VTn&Tn trong SAVy2đã từng tự gây thương tích. Tỷ lệ này tăng hơn hai lần so với SAVy1 (2,8%) (p<0,001). Tỷ lệ tự gâythương tích trong SAVy2 là tương tự như các nghiên cứu gần đây trong mẫu đại diện của vị thành

Sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên Việt nam

27

niên trên thế giới với tỷ lệ giao động trong khoảng từ 6-15% [21], cùng với việc tăng lên đáng kểgiữa 2 cuộc điều tra cho thấy đây là một vấn đề rất cần được quan tâm chú ý. hình 4 cho thấy tỷ lệtự gây thương tích cao nhất trong nhóm nam tuổi 14-17 và sống ở nông thôn (10,9%), tiếp theo lànhóm nam tuổi 14-17 sống ở thành thị (10,6%) và nhóm nam sống ở nông thôn tuổi 18-21 (9,1%).

hìNh 4: Tỷ lệ (%) tự gây thương tích theo giới, tuổi và địa bàn sinh sống

Kết quả phân tích 2 biến cho thấy tỷ lệ tự gây thương tích của nhóm VTn&Tn sống ở nôngthôn cao hơn thành thị (p<0,05), điều này là ngược với kết quả của SAVy1; nhóm chưa kết hôncao hơn nhóm đã kết hôn (p<0,001); nhóm dân tộc khác cao hơn nhóm Kinh/hoa (p<0,05); vàtuổi càng cao tỷ lệ tự gây thương tích càng giảm (p<0,001). Một điểm đặc biệt là các nghiên cứutrên thế giới cho thấy hành vi tự gây thương tích thường xảy ra với nhóm vị thành niên nữ, tuy nhiênsố liệu của SAVy2 lại cho kết quả ngược lại, đó là tỷ lệ tự gây thương tích của nam cao hơn của nữ(p<0,001). điều này cần có các nghiên cứu tiếp theo để khẳng định sự khác biệt này và cần đượcchú ý trong việc triển khai các can thiệp.

để xác định một số yếu tố nguy cơ và bảo về đối với hành vi tự gây thương tích, các mô hìnhphân tích đa biến đã được thực hiện riêng cho nhóm VTn&Tn nam/nữ và nhóm đang đihọc/không đi học. các mô hình phân tính bao gồm nhiều biến số thuộc các nhóm chính sau: Dânsố-kinh tế-xã hội; biến số về trạng thái tâm lý và hành vi cá nhân; biến số về môi trường gia đình;và biến số về quan hệ bạn bè. Kết quả phân tích riêng cho nhóm nam/nữ được trình bày ở Bảng 4.có một số điểm chung về yếu tố nguy cơ và bảo vệ đối với cả nam và nữ VTn&Tn. Mô hình đabiến một lần nữa khẳng định tuổi càng cao thì càng ít nguy cơ thực hiện hành vi tự gây thương tích.nguy cơ tự gây thương tích giảm đi khoảng 50% khi so sánh giữa nhóm 14-17 tuổi với nhóm 22-25 tuổi. có các ảnh hưởng tiêu cực từ bạn bè, đã từng bị tai nạn và chấn thương trong gia đình đềulàm tăng nguy cơ tự gây thương tích ở cả nam và nữ VTn&Tn với oR từ 1,41 đến 2,14. đặc biệtcảm giác buồn chán làm tăng hơn gấp đôi nguy cơ tự gây thương tích của cả nam và nữ với oRtương ứng là 2,84 và 2,03. Khu vực sinh sống cũng có mối liên quan với hành vi tự gây thương tích.So với VTn&Tn sinh sống ở khu vực đồng bằng sông hồng, nữ VTn&Tn sống ở khu vực đông

Thành thị - nam Thành thị - nữ nông thôn - nữnông thôn - nam

14-17 18-21 14-2522-25 14-17 18-21 14-25

3.44.2

6.5

4.7

3.0

4.5

3.3

10.610.9

9.1

5.76.3

9.3

7.5

22-25

12.0

10.0

8.0

6.0

4.0

2.0

0.0

7.78.4

4.55.45.4

1.6

4.0

6.25.8

2.61.9

1.1

2.51.81.7

2.92.3 2.3

Sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên Việt nam

28

Nữ Nam

B Wald or (95%ci) P B Wald or (95%ci) P

Self esteem

high -0,23 4,15 0,79 (0,64-0,99) <0,05 -0,42 12,78 0,66 (0,53-0,83) <0,001

Thấp (*) 1 1

Sadness

có 0,71 24,59 2,03 (1,54-2,69) <0,001 1,04 50,67 2,84 (2,13-3,78) <0,001

Không (*) 1 1

Nhóm tuổi

14 – 17 (*) 1 1

18 – 21 -0,44 6,63 0,65 (0,47-0,90) <0,05 -0,19 0,62 0,83 (0,52-1,32) >0,05

22 – 25 -0,68 8,67 0,51 (0,32-0,80) <0,05 -0,82 6,17 0,44 (0,23-0,84) <0,05

khu vực

Thành thị -0,38 5,74 0,69 (0,51-0,93) <0,05

nông thôn (*) 1 1

Vùng sinh thái

đB sônghồng (*) 0,78 13,98 2,18 (1,45-3,28) <0,001

đông Bắc 0,72 9,35 2,05 (1,30-3,26) <0,05

Tây nguyên 0,72 9,35 2,05 (1,30-3,26) <0,05 -.752 4.516 0,47 (0,24-0,94) <0,05

đB sôngcửu Long -.506 4.273 0,60 (0,34-0,97) <0,05

tập thể dục

Không baogiờ (*) 1 1

Khôngthường xuyên -0,60 4,59 0,55 (0,32-0,95) <0,05

Thường xuyên -0,23 3,90 0,79 (0,63-0,99) <0,05

Đã từng uống hết1 cốc bia/rượu

có 0,35 5,99 1,42 (1,07-1,88) <0,05

Không (*) 1

BảNg 4: Các yếu tố liên quan với hành vi tự gây thương tích của Thanh thiếu niên (mô hìnhphân tích riêng cho nam và nữ)

Sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên Việt nam

29

Đã từng bị tainạn

có 0,42 7,24 1,52 (1,12-2,06) <0,05 0,49 5,97 1,64 (1,10-2,43) <0,05

Không (*)

ct do bạo lựctrong gĐ

có 0,70 9,95 2,01 (1,30-3,09) <0,05 0,76 6,56 2,14 (1,20-3,82) <0,05

Không (*) 1 1

Sống với cha mẹ

Không sốngcùng cha, mẹ

1,06 5,94 2,88 (1,23-6,73) <0,05

Sống với chahoặc mẹ

0,66 4,10 1,93 (1,02-3,64) <0,05

Sống với cảcha, mẹ (*)

1

áp lực của chamẹ

Không có áplực nào(*)

1

áp lực họctập

0,20 1,651,22 (0,90-

1.66)>0,05

có áp lựckhác

0,35 6,451,42 (1,08-

1,85)<0,05

Nguy cơ từbạn bè

có 0,34 8,04 1,41 (1,11-1,78) <0,05 0,64 8,87 1,89 (1,24-2,88) <0,05

Không (*) 1 1

ct do bạo lựcngoài gĐ

có 0,45 9,48 1,57 (118-2,09) <0,05

Không (*) 1

n=4.543; (*) = nhóm so sánh. hosmer &Lemeshow test χ2=4,41;

df =8; p=0,818

n=4.438; (*) = nhóm so sánh. hosmer &Lemeshow test χ2=12,002;

df = 8; p=0,151

Sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên Việt nam

30

2 Một điều đáng lưu ý ở đây là có sự khác biệt về câu hỏi giữa SAVY1 và SAVY2. Ở SAVY1 câu hỏi là “Bạn đã bao giờ tự tửchưa?”, cách hỏi này có phần nghiêm trọng hơn so với câu hỏi ở SAVY2 “Bạn đã bao giờ tìm cách tự tử chưa?”.

Mô hình phân tích riêng cho nhóm VTn&Tn đang đi học và không đi học (phụ lục) chothấy một số các yếu tố liên quan chung cho cả 2 nhóm tương tự như mô hình phân tích riêng chonam và nữ. chưa tìm thấy mối liên quan giữa các yếu tố thuộc về trường học với hành vi tự gâythương tích trong nhóm VTn&Tn đang đi học của SAVy2.

3.5 Tự tử và các yếu tố liên quanTự tử của VTn&Tn là một vấn đề y tế công cộng toàn cầu, một trong những nguyên nhân

gây tử vong hàng đầu trong giới trẻ ở nhiều quốc gia. Tự tử là một hiện tượng khá phức tạp baogồm quá trình từ suy nghĩ đến tự tử, tìm cách tự tử và thực hiện hành vi tự tử. Tự tử có thể xảy ra ởtất cả các nhóm tuổi. Trước giai đoạn dậy thì, tỷ lệ tự tử là khá thấp, nhưng đến giai đoạn vị thànhniên, trên thế giới, tự tử là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Ở Mỹ tự tử lànguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3. Ở canađa và châu Âu, tự tử là nguyên nhân đứng thứhai gây tử vong chỉ sau tai nạn đối với cả hai giới [21]. Vì tự tử là một vấn đề y tế công cộng quantrọng nên yếu tố nguy cơ và bảo vệ đối với việc tự tử luôn là một vấn đề thu hút sự quan tâm khitìm hiểu về chủ đề sức khỏe tâm thần.

Tương tự như SAVy1, SAVy2 tìm hiểu vấn đề tự tử thông qua 2 câu hỏi: ‘bạn có bao giờ nghĩđến tự tử không?” và “bạn đã bao giờ tìm cách tự tử chưa?”. ngoài ra SAVy2 còn bổ sung thêm 1câu hỏi nữa, đó là: “Trong 12 tháng qua, bạn đã bao giờ tìm cách tự tử chưa?”. các kết quả cho thấy4,1% (409 người) đã từng nghĩ đến tự tử trong SAVy2 và tỷ lệ này cao hơn SAVy1 (3,4%)(P<0,001). Tương tự như SAVy1, ở SAVy2 tỷ lệ nữ giới đã từng nghĩ đến tự tử cũng cao hơn gấpđôi nam giới (5,9% so với 2,3%, p<0,001) và tỷ lệ ở thành thị (5,4%) cao hơn so với nông thôn(3,6%) (p<0,001). Tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ nghĩ đến tự tử giữa các nhómtuổi, giữa nhóm VTn&Tn người Kinh/hoa so với các nhóm dân tộc khác, giữa nhóm chưa kếthôn và nhóm đã kết hôn, giữa nhóm di cư và không di cư (hình 5).

Trong số 409 người đã từng nghĩ đến tử tự có 102 người đã từng tìm cách tự tử, và trong số đócó khoảng một phần ba (33 người) đã từng tìm cách tự tử trong 12 tháng qua. Tính trên toàn mẫunghiên cứu của SAVy2, tỷ lệ đã từng tìm cách tự tử là 1%. Tỷ lệ này cao gấp đôi so với kết quả củaSAVy12 (42 thanh thiếu niên tương ứng với 0,5%) (p<0,001). Tương tự như SAVy1, ở SAVy2

Bắc và Tây nguyên có nguy cơ tự gây thương tích cao hơn gấp đôi. Trong khi đó nam VTn&Tnsinh sống ở khu vực Tây nguyên và đồng bằng sông cửu long lại có nguy cơ giảm gần một nửa.

Lòng tự trọng cao là yếu tố bảo vệ cho cả hai nhóm nam và nữ với oR tương ứng là 0,66 và0,79. Tuy nhiên cũng có sự khác biệt về một số yếu tố liên quan với hành vi tự gây thương tích khiso sánh giữa nhóm nam và nữ. Sống ở thành thị, tập thể dục là yếu tố bảo vệ, áp lực của cha mẹ, bịchấn thương do bạo lực ngoài gia đình là yếu tố nguy cơ đối với nữ VTn&Tn. Trong khi đó, vớinam VTn&Tn đã từng uống hết một cốc bia/rượu và không sống cùng cả cha và mẹ là yếu tốnguy cơ.

Sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên Việt nam

31

trong số những người đã từng nghĩ đến tự tử, tỷ lệ nữ giới đã từng tìm cách tự tử cũng cao hơn namgiới (29,3% so với 17,5%) (p<0,001).

như vậy tỷ lệ đã từng nghĩ đến tự tử và đã từng tìm cách tự tử trong thanh thiếu niên Việt namlà thấp hơn đáng kể so với các nước phát triển [22] và một số nước trong khu vực, ở Trung Quốctỷ lệ này tương ứng là 16% và 9% trong vị thành niên học sinh 13-17 tuổi [23]. Mặc dù vậy các tỷlệ này có xu hướng tăng giữa 2 cuộc điều tra. Tình hình này có thể là do tác động của những thayđổi đáng kể về xã hội và gia đình.

có nhiều yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới tự tử, mô hình phân tích đa biến đã được thực hiện đểxác định một số yếu tố nguy cơ này trong khuôn khổ các số liệu của SAVy2. Tương tự như các môhình phân tích đa biến ở trên, các mô hình được xây dựng để phân tích chung cho cả mẫu nghiêncứu, phân tích riêng cho nam/nữ và cho các nhóm đang đi học/không đi học với cả 2 biến phụthuộc đo lường vấn đề tự tử là nghĩ đến tự tử và đã từng tìm cách tự tử. Kết quả mô hình phân tíchchung cho cả mẫu nghiên cứu đối với suy nghĩ đến tự tử và đã từng tìm cách tự tử được trình bàytrong Bảng 5.

Tương đồng với kết quả phân tích 2 biến và tương tự như các nghiên cứu khác nữ giới thườngcó nguy cơ nghĩ đến tự tử và tìm cách tự tử cao hơn nam giới tương ứng là 2,1 và 5,3 lần. đã từngbị ép buộc quan hệ tình dục là một yếu tố nguy cơ quan trọng. những người đã từng bị ép buộcquan hệ tình dục có nguy cơ nghĩ đến tự tử và tìm cách tự tử cao gấp 10,96 và 14,07 lần so với nhómVTn&Tn không bị ép buộc quan hệ tình dục. đã từng hành hung người khác cũng có mối liênquan chặt chẽ với cả suy nghĩ tự tử và tìm cách tự tử. Kết quả này một lần nữa khẳng định sự cấpthiết cần phải có nhưng can thiệp đối với hành vi bạo lực trong giới trẻ. hậu quả của bạo lực không

hìNh 5: Tỷ lệ (%) nghĩ đến tự tử theo giới, tuổi và khu vực

12.0

2.3

3.73.3

3.1

6.56.6

5.3

6.6

1.21.92.0

1.6

3.3

4.84.94.2

3.02.6

2.42.7

5.6

7.5

9.6

8.1

1.62.7

2.82.2

5.15.5

4.65.1

10.0

8.0

6.0

4.0

2.0

0.0Thành thị -

nam

SaVY 1 SaVY 2

Thành thị - nữ

nông thôn - nữ

nông thôn - nam

Thành thị - nam

Thành thị - nữ

14-17 18-21 14-2522-25

nông thôn - nữ

nông thôn - nam

Sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên Việt nam

32

Suy nghĩ đến tự tử Đã từng tìm cách tự tử

B Wald or (95%ci) P B Wald or (95%ci) P

Buồn chán

có 5,60 262,64 271,5 (137,9-534,7) 0,001 6,07 34,44 434,6 (57,1-3305,5) <0,001

Không (*) 1 1

giới

nữ 0,74 17,36 2,10 (1,48-2,98) 0,001 1,66 17,40 5,3 (2,41-11,46) <0,001

nam (*) 1 1

Đã từng uống hết1 cốc bia/rượu

có 0,50 10,35 1,64 (1,21-2,22) 0,001

Không (*) 1

Bị ép buộcQhtD

có 2,40 7,42 10,96 (1,96-61,44) <0,05 2,64 9,58 14,07 (2,64-75,08) <0,05

Không (*) 1 1

hành hungngười khác

có 1,41 11,38 4,09 (1,81-9,28) 0,001 1,35 5,20 3,85 (1,21-12,26) <0,05

Không (*) 1 1

ct do bạo lựctrong gia đình

có 0,61 6,23 1,84 (1,14-2,98) <0,05

Không (*) 1

gắn kết vớigia đình

Mạnh -0,35 6,86 0,70 (0,54-0,92) <0,05

yếu (*) 1Nguy cơ từ bạn bè

có 1,04 11,89 2,84 (1,57-5,13) 0,001-

Không (*)

n=8.981; (*) = nhóm so sánh. hosmer & Lemeshow test χ2=14,48;

df =8; p=0,07

n=9.009; (*) = nhóm so sánh. hosmer & Lemeshow test χ2=19,76;

df =8; p=0,1

BảNg 5: Các yếu tố liên quan với suy nghĩ đến tự tử và đã từng tìm cách tự tử (Phân tích chung cho toàn bộ mẫu điều tra)

Sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên Việt nam

33

chỉ gây tổn thương cho người bị hành hung mà chúng ta cũng cần có những biện pháp can thiệp đểtránh những hậu quả đáng tiếc đối với các VTn&Tn gây ra tình trạng bạo lực này. Kết quả bảngtrên cũng cho thấy rõ ràng là tâm trạng buồn chán có tác động rất mạnh tới suy nghĩ tự tử và tìmcách tự tử của VTn&Tn. Một lần nữa kết quả này dóng lên hồi chuông cần thiết phải can thiệpdự phòng sớm để hình thành và duy trì cảm xúc lạc quan và hy vọng vào tương lai trong giới trẻ.hành vi đã từng uống hết một cốc rượu/bia (oR=1,64) và từng bị chấn thương do bạo lực gia đình(oR= 1,84) là yếu tố nguy cơ đối với suy nghĩ đến tự tử, trong khi đó có ảnh hưởng tiêu cực từ bạnbè là yếu tố nguy cơ đối với hành vi đã từng tìm cách tự tử (oR=2,84). Gắn kết chặt chẽ với giađình là yếu tố bảo vệ mạnh mẽ.

Mô hình phân tích hồi qui riêng cho nam và nữ cho thấy các yếu tố liên quan đến suy nghĩ tựtử khá khác nhau giữa 2 nhóm này ngoại trừ tâm trạng buồn chán vẫn là một yếu tố liên quan chặtchẽ với suy nghĩ đến tự tử của cả nhóm nam và nữ VTn&Tn (Bảng 6). nhóm nữ giới đã kết hôncó nguy cơ nghĩ đến tự tử cao hơn nhóm chưa kết hôn 2,48 lần. cần có những nghiên cứu sâu hơntrong tương lai để tìm hiểu điều gì là nguyên nhân khiến cho nhóm nữ đã kết hôn có những suynghĩ tiêu cực như vậy. đã từng hành hung người khác (oR=4,17) và gắn kết với gia đình (oR=0,58)vẫn là các yếu tố liên quan chặt chẽ với suy nghĩ tự tử của nhóm nữ giống như khi phân tích chotoàn mẫu điều tra. Trong khi đó đã từng uống hết một cốc rượu/bia, sống ở khu vực thành thị, đãtừng bị chấn thương do bạo lực trong gia đình, có ảnh hưởng tiêu cực từ bạn bè là nhưng yếu tốnguy cơ đối với suy nghĩ tự tử ở nhóm nam VTn&Tn.

Mô hình phân tích hồi qui logic riêng cho nam và nữ nhằm xác định các yếu tố liên quan đếnhành vi tìm cách tự tử cũng đã được thực hiện. Tâm trạng buồn chán và đã từng hành hung ngườikhác vẫn là cấc yếu tố nguy cơ nổi bật đối với hành vi tìm cách tự tử của nữ giới. Trong khi đó nguycơ từ bạn bè (oR=5,53) và đã từng bị ép quan hệ tình dục (oR=25,61) có tác động mạnh tới hànhvi này ở nam VTn&Tn.

đặc biệt khi phân tích hồi qui đa biến tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ đối với suy nghĩ tự tử vàhành vi tìm cách tự tử trong nhóm VTn&Tn đang đi học cho thấy một số điểm khác đáng lưutâm, đó là: ít gắn kết với gia đình và chịu áp lực học tập từ cha mẹ là những yếu tố nguy cơ đối vớisuy nghĩ tự tử và hành vi tìm cách tự tử của nhóm này.

4. Kết luận và khuyến nghịSức khỏe tâm thần là một cấu phần quan trọng trong sức khỏe tổng thể của thế hệ trẻ, đó là

nền tảng của sự khỏe mạnh và thực hiện chức năng một cách hiệu quả đối với mỗi cá nhân và vớicộng đồng. Sức khỏe tâm thần bao gồm cả những biểu hiện tình cảm mang tính tích cực như cảmgiác lạc quan, lòng tự trọng và những biểu hiện rối nhiễu tâm lý (buồn chán, suy nghĩ đến tự tử…) chứ không chỉ là định hướng vào các bệnh tâm thần.

Lạc quan là một đặc điểm nhân cách và là một trong các nhân tố kích thích những suy nghĩ vàhành vi tích cực. Một điều rất đáng mừng, dù đang phải đối mặt với nhiều thử thách nhằm thíchứng với môi trường kinh tế - xã hội đang ngày một chuyển biến, VTn&Tn Việt nam hiện nay lạc

Sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên Việt nam

34

Suy nghĩ đến tự tử Đã từng tìm cách tự tử

B Wald or (95%ci) P B Wald or (95%ci) P

Buồn chán

có 5,09 141,72 163,2 (70,5-377,5) <0,001 6,54 101,14 691,9 (193,5-2475,2) <0,001

Không (*) 1 1

tình trạnghôn nhân

đã kết hôn 0,91 4,60 2,48 (1,08-5,70) <0,05

chưa kếthôn (*)

1

Đã từng uống hết1 cốc bia/rượu

có 0,43 5,41 1,54 (1,07-2,22) <0,05

Không (*) 1

khu vực

Thành thị 0,48 4,85 1,62 (1,05-2,43) <0,05

nông thôn (*) 1

hành hungngười khác

có 1,43 8,32 4,17 (1,58-11,02) <0,001

Không (*) 1

ct do bạo lựctrong gia đình

có 1,11 8,14 3,02 (1,41-6,46) <0,05

Không (*) 1

gắn kết vớigia đình

Mạnh -0,54 4,57 0,58 (0,36-0,96) <0,05

yếu (*)

BảNg 6: Các yếu tố liên quan với suy nghĩ tự tử (Phân tích riêng cho nam và nữ)

Sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên Việt nam

35

quan hơn so với 5 năm về trước. Tương tự như SAVy1, kết quả của SAVy2 cho thấy không có sựkhác biệt đáng kể về mức độ lạc quan giữa nữ và nam VTn&Tn, giữa khu vực thành thị và nôngthôn, giữa VTn&Tn dân tộc Kinh/ hoa với VTn&Tn dân tộc thiếu số và giữa các nhóm thanhthiếu niên có trình độ học vấn khác nhau. Tuy nhiên, mức độ lạc quan có xu hướng tăng theo nhómtuổi. nhóm vị thành niên (tuổi từ 14-17) là nhóm đang phát triển mạnh nên có thể có cảm giácbất an và không chắc chắn - một biểu hiện tâm, sinh lý thông thường của tuổi vị thành niên. Dovậy, đối tượng này đang rất cần sự hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ cũng như tạo môi trường tâm lý thuậnlợi để phát triển những biểu hiện tình cảm tích cực và hoài bão.

Lòng tự trọng là một trong những thành tố quan trọng của sức khỏe tâm thần. điểm trungbình đánh giá lòng tự trọng của VTn&Tn trong SAVy2 thấp hơn đáng kể (p<0,001) so với kếtquả của SAVy1. điều này có thể là do trước áp lực của nhà trường, gia đình và xã hội, VTn&Tnngày nay kỳ vọng nhiều hơn về bản thân mình, về những điều mà mình phải đạt được để khẳngđịnh bản thân. Kết quả của SAVy2 cũng cho thấy lòng tự trọng cao có thể làm giảm từ 20-50%nguy cơ gây cảm giác buồn chán và hành vi tự gây thương tích của VTn&Tn. Vì vậy tăng cườnglòng tự trọng cần được coi là một thành tố then chốt trong cách tiếp cận toàn diện của chiến lượcgiáo dục và nâng cao sức khỏe tâm thần, trong đó chú trọng vào việc khuyến khích nhận thức tươngđối thực tế về bản thân của VTn&Tn.

Khi xem xét các yếu tố nguy cơ đối với các vấn đề về sức khỏe tâm thần (sự buồn chán, hànhvi tự gây thương tích, suy nghĩ đến tự tử và tìm cách tự tử) có một số kết quả nổi bật, đó là một sốyếu tố có thể là nguy cơ đối với sức khỏe tâm thần của VTn&Tn, bao gồm:

· nữ giới

· Phụ nữ đã lập gia đình

· những người đã từng bị bạo lực

· những người đã từng bị lạm dụng tình dục

· nam giới sử dụng rượu/bia và internet

· VTn&Tn sống ở thành thị

· VTn&Tn cảm thấy căng thẳng do áp lực học tập

Nguy cơ từbạn bè

có 0,63 5,23 1,88 (1,09-3,23) <0,05

Không (*)

n=4.543; (*) = nhóm so sánh. hosmer &Lemeshow test χ2=17,75;

df =8; p=0,25

n=4.438; (*) = nhóm so sánh. hosmer &Lemeshow test χ2=3,29;

df =8; p=0,915

Sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên Việt nam

36

Mặt khác, mối quan hệ chặt chẽ với gia đình và nhà trường là những yếu tố bảo vệ đối với sứckhỏe tâm thần của VTn&Tn Việt nam. Vì vậy, sự hỗ trợ của gia đình và thầy cô là những giảipháp tốt có thể cải thiện sức khỏe tâm thần của giới trẻ. Tương tự như vậy, ưu tiên vào truyền thôngthay đổi nhận thức và hành vi của những đối tượng có mối quan hệ thường xuyên với nhóm ngườitrẻ tuổi gồm cha/mẹ, giáo viên, cán bộ xã hội, cán bộ y tế giúp thanh thiếu niên có thể nhận biếtvà đánh giá nguy cơ, hướng đến cải thiện mối quan hệ gia đình, bạn bè và môi trường nhà trường.đồng thời cần phải xây dựng hệ thống nhằm hỗ trợ kịp thời VTn&Tn có nguy cơ và biểu hiệnsớm của các vấn đề sức khỏe tâm thần.

các bằng chứng khoa học về lĩnh vực sức khỏe tâm thần hiện nay còn tương đối hạn chế. Vìvậy cần có những nghiên cứu sâu để hiểu rõ ràng hơn tại sao VTn&Tn có các biểu hiện về nhữngvấn đề sức khỏe tâm thần và làm thể nào để hỗ trợ họ một cách tốt nhất. Tổ chức y tế thế giới đãchỉ rõ trong tương lai gần các vấn đề về sức khỏe tâm thần sẽ là gánh nặng bệnh tật hàng đầu trêntoàn cầu và xu thế này cũng đang diễn ra ở Việt nam. Mặc dù tình hình sức khỏe tâm thần củaVTn&Tn Việt nam vẫn tốt hơn đáng kể so với nhiều nước trên thế giới, nhưng xu thế vấn đề ngàycàng tăng lên trong 5 năm qua là rất đang quan tâm. Kết quả về sức khỏa tâm thần của VTn&TnViệt nam qua 2 cuộc điều tra cho thấy vấn đề này cần phải được quan tâm và đưa vào chương trìnhnghị sự của quốc gia.

Sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên Việt nam

37

Tài liệu tham khảo1. Who, Investing in mental health. 2003, Geneva, World health organization.

2. Who, Ủng hộ các chính phủ và các nhà hoạch định chính sách (tài liệu dịch từ nguyên bảntiếng Anh). 1998.

3. nguyễn Viết Thiêm, Sức khỏe tâm thần cộng đồng - Tài liệu đào tạo sau đại học. 2002: đạihọc y hà nội.

4. Bộ y tế, T.c.T.K., Who và unIcEF, , Báo cáo điều tra quốc gia về Vị thành niên và Thanhniên Việt nam (SAVy). 2005.

5. Who, World health Report 2003. 2003: Geneva.

6. Trần Văn cường, điều tra dịch tễ học lâm sàng một số bệnh tâm thần thường gặp ở cácvùng kinh tế xã hội khác nhau của nước ta hiện nay (Báo cáo đề tài cấp Bộ). 2002.

7. Phan Thị hoà và huỳnh đình đồng, Tình hình tự tử tại thành phố đà nẵng năm 2004.Tạp chí y tế công cộng, 2006. 5.

8. Lê cự Linh, Bệnh tật, chấn thương và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt nam, in SAVy. 2006.

9. nguyen Th, child Maltreatment in Vietnam: Prevalence and associated mental and phys-ical health problems. 2007, Queensland university of Technology, Australia: Brisbane.

10. Thương huyền (2007) cần phát triển nhanh công tác xã hội học đường. (www.cpv.org.vn,truy cập ngày 10/04/2007).

11. Bộ y tế, chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở Việt nam trong tình hình mới. 2005.

12. Ananda B A, et al., Prevalence and correlates of probable adolescent mental health

problems reported by parents in Vietnam. Soc Psychiat Epidemiol, 2009.

13. Lê Thị Kim Dung, Bước đầu tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần củahọc sinh ở một số trường trung học cơ sở thuộc một số thành phố (đề tài nghiên cứu của Bộ Giáodục và đào tạo, mã số B2003-49-61). 2007.

14. Thủ tướng chính phủ, Quyết định số 108/2007/Qđ-TTg Phê duyệt chương trình mụctiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểmvà hIV/AIDS giai đoạn 2006- 2010. 2007.

15. Bài bình luận của Tiến sỹ Jean-Marc olivé, Trưởng đại diện Who tại Việt nam nhân ngàySức khỏe Tâm thần Thế giới 10-10-2008.

16. chính phủ, chỉ thị của Thủ tướng chính phủ số 23/2006/cT-TTg ngày 12/07/2006 vềviệc tăng cường công tác y tế trong các trường học. cơ sở Dữ liệu Luật Việt nam,www.luatvietnam.vn (truy cập ngày 10/05/2007). 2006.

Sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên Việt nam

38

17. Bô y tế, Kế hoạch tổng thể quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của vị thànhniên và thanh niên Việt nam, giai đoạn 2006-2010 và tầm nhìn 2020. 2006.

18. unIcEF. children’s Values, aspirations and expectations. [cited 10/5/2010]; Availablefrom: http://www.unicef.org/polls/eapro/values/index.html.

19. Michal Mann, c.M.h.h., herman P. Schaalma and nanne K. de Vries, Self-esteem in abroad-spectrum approach for mental health promotion. health Education Research, 2004. 19: p.357-372.

20. Eila Laukkanen, et al., The prevalence of self-cutting and other self-harm among 13- to 18-year-old Finnish adolescents. Soc Psychiatry Psychiatr Epidemiol., 2009. 44: p. 23-28.

21. Franz Resch, Peter Parzer, and R. Brunner, Self-mutilation and suicidal behaviour in children and adolescents: prevalence and psychosocial orrelates: results of the BELLA study. Eurchild Adolesc Psychiatry [Suppl 1], 2008. 17: p. 92-98.

22. Social cohesion for mental well-being among adolescents. 2008, copenhagen, Who Regional office for Europe.

23. hesketh T, Ding Q J, and J. R, Suicide ideation in chinese adolescents. Soc Psychiatry Psychiatr Epidemiol, 2002. 37: p. 230-235.

Sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên Việt nam

39

Ban biên tập:

TS. Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - KhhGđ (chủ biên)

Bà Trần Thị Thanh Mai, Vụ trưởng Vụ Truyền thông và giáo dục, Tổng cục DS - KhhGđ

Ths. nguyễn đình Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông và giáo dục, Tổng cục DS - KhhGđ

Ths. Vũ Thúy nga, Dự án Phòng chống hIV/AIDS cho Thanh niên, Tổng cục DS - KhhGđ

Bà Lê yến oanh, Dự án Phòng chống hIVAIDS cho Thanh niên, Tổng cục DS - KhhGđ

Bà Lê Song Lê, chuyên viên Vụ truyền thông và giáo dục, Tổng cục DS-KhhGđ

Sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên Việt nam

40

các quan điểm được trình bày trong báo cáo này là của nghiên cứu viên và không nhất thiết phản ánhquan điểm và chính sách của Tổng cục Dân số - KhhGđ