39
DỰ THẢO ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Đà Nẵng, ngày tháng 7 năm 2016 BÁO CÁO Chuyên đề về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trọng điểm Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/6/2012 của Chính Phủ về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, Ban Thường vụ Thành uỷ Đà Nẵng đã ban hành Chương trình hành độngsố 18- Ctr/TU ngày 24/7/2012,UBND thành phố xây dựng và ban hành Quyết định số 9298/QĐ-UBND ngày 09/11/2012 về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy nhằm tổ chức thực hiện mục tiêu xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, đưa Đà Nẵng trở thành thành phố môi trường trước năm 2020. Đến nay, sau 03 năm (2012 – 2015) triển khai thực hiện, thành phố đã đạt được một số kết quả như sau: I. Tình tình triển khai và kết quả thực hiện đến nay 1. Vềhạ tầng giao thông a) Về đường bộ: Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ những năm qua được tập trung đầu tư, hệ thống giao thông đối nội, đối ngoại được kết nối hiệu quả. Trong giai đoạn 2012 - 2015, thành phố đã tập trung đầu tư và hoàn thành đúng tiến độ nhiều công trình kết cấu hạ tầng giao thông cóquy mô lớn, hiện đại, đã triển

Tải file DỰ THẢO BÁO CÁO: Chuyên đề về đầu tư xây dựng kết cấu

  • Upload
    tranthu

  • View
    234

  • Download
    3

Embed Size (px)

Citation preview

DỰ THẢO

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTHÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Đà Nẵng, ngày tháng 7 năm 2016

BÁO CÁOChuyên đề về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trọng điểm

Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/6/2012 của Chính Phủ về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, Ban Thường vụ Thành uỷ Đà Nẵng đã ban hành Chương trình hành độngsố 18-Ctr/TU ngày 24/7/2012,UBND thành phố xây dựng và ban hành Quyết định số 9298/QĐ-UBND ngày 09/11/2012 về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy nhằm tổ chức thực hiện mục tiêu xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, đưa Đà Nẵng trở thành thành phố môi trường trước năm 2020. Đến nay, sau 03 năm (2012 – 2015) triển khai thực hiện, thành phố đã đạt được một số kết quả như sau:

I. Tình tình triển khai và kết quả thực hiện đến nay 1. Vềhạ tầng giao thônga) Về đường bộ: Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ những năm qua

được tập trung đầu tư, hệ thống giao thông đối nội, đối ngoại được kết nối hiệu quả. Trong giai đoạn 2012 - 2015, thành phố đã tập trung đầu tư và hoàn thành đúng tiến độ nhiều công trình kết cấu hạ tầng giao thông cóquy mô lớn, hiện đại, đã triển khai kết nối hiệu quả với các trục quốc lộ, mở rộng không gian đô thị. Bên cạnh đóhệ thống giao thông nội thị của thành phố cũng được tập trung đầu tư, cải tạo, nâng cấp. Đến nay trên địa bàn thành phố có 1.131,96km đường và 42 cầu (>25m) có tổng chiều dài 11.086m; trong đó có 826,3km đường đô thị. Nhiều công trình trọng điểm về giao thông đã triển khai và đưa vào sử dụng góp phần thay đổi diện mạo của thành phố theo hướng văn minh hiện đại tạo động lực phát triển mới cho thành phố như:cầu Nguyễn Văn Trỗi - Trần Thị Lý,cầu Rồng,Tuyến đường Võ Chí Công và đường vành đai phía Nam; đường Mai Đăng Chơn (giai đoạn 1), đường Nguyễn Duy Trinh;tuyến đường Hoàng Văn Thái nối dài lên khu du lịch Bà Nà;Nút giao thông khác mức Ngã ba Huế, Trục I Tây Bắc (đoạn từ nút giao thông Ngã ba Huế đến Bệnh viện Ung thư),...1đồng thời góp

1Cầu Nguyễn Tri Phương,cầu Khuê Đông, cầu Hòa Xuân; Tuyến đường Nguyễn Văn Linh nối dài ra biển Đông nối với tuyến đường Võ Văn Kiệt tạo nên trục giao thông xuyên tâm Đông – Tây; các tuyến đường ĐT 601, ĐT

phầntạo thêm các điểm nhấn kiến trúc cảnh quan đô thị của thành phố. Nhằm tiếp tục phát triển hiệu quả và kết nối liên thông hệ thống giao thông, thành phố tiếp tục triển khai và chuẩn bị triển khai một số công trình giao thông lớn như: Đường vành đai phía Nam - giai đoạn 2 (tuyến Hòa Phước - Hòa Khương); đường Nguyễn Tất Thành nối dài, đường Mai Đăng Chơn - giai đoạn 2; Tuyến đường gom dọc đường sắt từ Ngã Ba Huế đến Hòa Cầm, đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Đà Nẵng - Quảng Trị, đường Hồ Chí Minh (đoạn La Sơn – Túy Loan);Công trình giao thông vượt sông Hàn2; Hầm chui tại các nút giao có mật độ giao thông cao như: Nút giao Nguyễn Tri Phương - Điện Biên Phủ - Lê Độ, nút giao phía Tây cầu sông Hàn; đường Trần Hưng Đạo nối dài, Cầu số 1: Nối từ khu đô thị sinh thái, công viên văn hóa làng quê và quần thể du lịch sông nước đến đường Trần Hưng Đạo nối dài, Cầu số 2: Nối từ khu đô thị sinh thái, công viên văn hóa làng quê và quần thể du lịch sông nước đến đường Mai Đăng Chơn; lắp đặt hệ thống camera xử lý giao thông tuyến đường tránh Nam hầm Hải Vân - Túy Loan và các tuyến đường trên địa bàn thành phố v.v...

Bên cạnh đó, thành phố cũng đang tích cực làm việc với Bộ Giao thông Vận tải, Ngân hàng thế giới để sớm triển khai dự án Di dời ga đường sắt ra khỏi trung tâm thành phố và xây dựng ga đường sắt mới đồng thời tái thiết lại khu vực ga cũ thành một trung tâm dịch vụ.

b) Về đường hàng không: Để kết nối hiệu quả hơn với các nước trong khu vực với thế giới, đồng thời để nâng cao chất lượng phương tiện, dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, thành phố đã phối hợp với Bộ Giao thông vận tải đầu tư xây dựng mới và đưa vào sử dụng nhà ga hàng không quốc tế với công suất tiếp nhận 4 triệu hành khách/năm, nhờ đó đến hết Quý I năm 2016có 04 hãng hàng không nội địa và 14 hãng hàng không quốc tế hoạt động, bao gồm 09 tuyến bay nội địa và 25 tuyến bay đi quốc tế. Hiện nay, Cảng hàng không đang tiếp tục triển khai nâng cấp, mở rộng nhà ga quốc tế để phục vụ tuần lễ cấp cao APEC 2017, dự kiến đến năm 2020 sẽ đáp ứng từ 11-13 triệu lượt hành khách mỗi năm.

c) Về đường biển: Cảng Đà Nẵng là cảng biển lớn nhất khu vực miền Trung, bao gồm hai khu cảng chính là Xí nghiệp Cảng Tiên Sa và Xí nghiệp Cảng Sông Hàn với 1.493m cầu bến, thiết bị xếp dỡ và các kho bãi hiện đại phục vụ cho năng lực của Cảng đảm bảo vận chuyển hàng hóa đạt 5,5 triệu tấn/năm. Đến nay, thành phố đã hoàn thành việc chuyển đổi công năng Cảng sông Hàn trở thành Cảng phục vụ du lịch, đồng thời đôn đốc triển khai mở rộng Cảng Tiên Sa (giai đoạn 2) và lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Xây dựng Cảng Liên Chiểu làm cơ sở để kêu gọi các nhà đầu tư.

604, ĐH8, đường Tôn Đảnvà một số tuyến đường nội thị; bãi đỗ xe ngầm phía Nam Trung tâm hành chính thành phố Đà Nẵng.2 Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 4.088 tỷ, đầu tư theo hình thức BT (trong đó: Phần vốn nhà đầu tư tham gia khoảng 2.707 tỷ đồng gồm hạng mục phần hầm, điện, cơ khí, chiếu sáng; Thành phố đầu tư hạng mục đường dẫn, nút giao và thực hiện công tác giải phóng mặt bằng).

2

2. Về hạ tầng đô thị và các tiện ích khácCùng với sự đầu tư phát triển hệ thống giao thông, hệ thống kết cấu hạ

tầng kỹ thuật đô thị và các tiện ích khác như cấp điện, cấp nước, hệ thống thu gom và xử lý rác thải, nước thải, hệ thống chiếu sáng, phát triển cây xanh công cộng, cảnh quan đã được tập trung đầu tư để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

a) Hệ thống cấp điện:Cùng với ngành điện, thành phố đã từng bước hoàn thiện hạ tầng cung cấp điện, bảo đảm cung cấp đủ cho sản xuất và sinh hoạt, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp mở rộng lưới điện cung cấp cho các khu công nghiệp, các khu tái định cư và khu vực nông thôn. Từng bước ngầm hoá lưới điện trong một số khu vực nội thị3 và trên các tuyến đường du lịch4.

b) Hệ thống cấp nước: Đã hoàn thành các dự án cải tạo, phục hồi cụm dây chuyền xử lý cũ của Nhà máy nước Cầu Đỏ với công suất đạt 170.000m3/ngày.đêm (tăng thêm 50.000m3/ngày.đêm); Đầu tư hoàn thành gần 140km tuyến ống cấp nước các loại, cấp nước sạch cho hơn 10.000 hộ dân các xã miền núi huyện Hòa Vang, tỷ lệ dân cư thành thị sử dụng nước sạch đạt 100%, tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 88%. Hiện nay, tổ chức JICA đang hỗ trợ thành phố nghiên cứu khả thi dự án xây dựng nhà máy nước Hòa Liên theo hình thức PPP kết hợp ODA với công suất dự kiến giai đoạn 1 là 120.000m3/ngày.đêm.

c) Hệ thống thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn:Thành phố tiếp tục ưu tiên đầu tư mở rộng phạm vi thu gom nước thải, tập

trung xử lý các điểm ngập úng, thoát nước tại các khu dân cư, khu công nghiệp trên địa bàn.Đến nay đã có 5/6 khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung, tổng công suất xử lý khoảng 11.750m3/ngày đêm5, 02 khu công nghiệp, 01 cụm công nghiệp có hệ thống thu gom kết hợp, tỷ lệ đấu nối nước thải tại các khu công nghiệp đạt 91%, nhờ vậy trên 80% nước thải công nghiệp đã được thu gom, xử lý; ước mật độ đường ống thoát nước chính đạt 46,2 km/km2. Hệ thống thoát nước thành phố Đà Nẵng chủ yếu là hệ thống thoát nước chung cho nước mưa và nước thải có tổng chiều dài khoảng hơn 963kmbao gồm 31 tuyến cống chính và 7 tuyến kênh hở được xây dựng trong nhiều giai đoạn, thu gom toàn bộ nước thải vào tuyến cống chung và được đưa về 05 Trạm xử lý nước thải tập 3Như: Đường Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Lê Duẩn…4Giai đoạn 2012 - 2015, đãđầu tư hoàn thành và đưa vào sử dụng các công trình: Nâng công suất 02 máy biến áp của Trạm biến áp 500kV Đà Nẵng; Di dời các đường dây 110 KV (Nhánh rẽ Liên Trì đi qua Khu đô thị sinh thái ven sông Hòa Xuân; đường dây Quận 3 - Điện Nam, Điện Ngọc đi qua Khu đô thị sinh thái ven sông Hòa Xuân; đường dây đi qua khu vực Khu đô thị sinh thái Quan Nam - Thủy Tú và Khu đô thị liền kề KCN Hòa Khánh); Dự án nhánh rẽ và Trạm biến áp 110 kV Hòa Liên (phục vụ Khu Công nghệ cao). Đang triển khai và chuẩn bị triển khai các dự án: Trạm biến áp 220kV Ngũ Hành Sơn và đường dây 220kV Đà Nẵng – Quận 3; Treo dây mạch 2 đường dây 220 kV Hòa Khánh - Huế; Trạm biến áp 220kV Hải Châu và đường dây 220kV Hòa Khánh - Hải Châu; Nhánh rẽ và Trạm biến áp 110 kV Hòa Xuân, Chi Lăng và Ngũ Hành Sơn; Nâng công suất Trạm biến áp 110 kV Xuân Hà và Trạm biến áp 110 kV An Đồn.5KCN Hòa Khánh, KCN Đà Nẵng, KCN Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng, KCN Hòa Cầm và KCN Liên Chiểu.

3

trung: Hòa Cường, Phú Lộc, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Hòa Xuân; hệ thống cống bao ven biển tại các khu du lịch về mùa khô đã được thu gom về trạm xử lý nước thải trước khi xả ra khu vực biển Mỹ Khê, Mỹ An, sông Hàn và vịnh Đà Nẵng6. Ở các khu vực thí điểm, tỷ lệ đấu nối nước thải của các hộ gia đình vào hệ thống gom nước thải ước đạt khoảng 50-60%.

Đối với thu gom và xử lý chất thải rắn, trong năm 2014 tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom khoảng 262.550 tấn, tỷ lệ thu gom đạt 93%7. Tổng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường và nguy hại được thu gom và xử lý khoảng 4.932 tấn, tỷ lệ thu gom đạt 46%; Tổng lượng chất thải rắn y tế được thu gom và xử lý qua dịch vụ là 3.175 tấn; khối lượng bùn bể tự hoại thu gom được gần 22.389 tấn, tỷ lệ thu gom đạt từ 10-20%.Số còn lại là tái sử dụng, tái chế hoặc xử lý không theo quy trình. Thành phố tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường” và thực hiện Đề án “Thu gom rác thải theo giờ”, với mục tiêu “Hạn chế trên 50% số lượng các thùng rác đặt trên các đường phố nội thị và hạn chế tối đa 80% việc đặt thùng rác trên đường phố chính”, đã thực hiện đặt thùng rác theo giờ tại 41 tuyến đường và 01 khu dân cư thuộc địa bàn 5 quận nội thành8, nhờ đó cảnh quan đô thị được cải thiện, tình trạng rác thải đổ xung quanh vị trí đặt thùng đã được hạn chế.

d) Hạ tầng các khu đô thị, khu dân cư và nhà ở: Các khu tái định cư hầu hết đã được thảm nhựa và lát gạch vỉa hè các

tuyến đường có mật độ xây dựng nhà ở đạt từ 50% trở lên và trên các tuyến đường chính. Thành phốtiếp tục thực hiện chủ trương mở rộng không gian đô thị, phát triển các khu đô thị, khu dân cư và hình thành quỹ nhà ở thuộc các loại hình khác nhau. Tiếp tục mở rộng không gian đô thị thành phố về phía Tây, Tây Nam, phía Nam nhằm giãn mật độ dân số khu vực nội thành9. Đề án “Có nhà ở” và Đề án “7.000 căn hộ dành cho người thu nhập thấp” đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 196 khối nhà chung cư nhà ở xã hội với 10.946 căn hộ10, đang triển khai xây dựng 29 khối nhà chung cư với 5.536 căn hộ11; các Khu ký túc xá đã đưa vào sử dụng và đang triển khai cùng với các dự án nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp sẽ góp phần tạo quỹ nhà ở lớn để bố trí cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, tái định cư, công nhân các khu công nghiệp và sinh viên các trường trên địa bàn. Dự án đầu tư Cơ sở hạ tầng ưu tiên của thành phố cũng góp phần xây dựng nhiều khu tái định cư và công trình hạ tầng kỹ thuật của

6Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên đã đầu tư được 1.601 đấu nối nước thải vào hệ thống thoát nước cấp ba được nâng cấp; 35,16 km ống thoát nước thải, 16 trạm bơm, trung tâm điều khiển, vận hành hệ thống thu gom nước thải toàn thành phố. Đã xây dựng các trạm Xử lý nước thải: Hòa Xuân (hiện tại 20.000m3/ngày đêm, công suất tối đa 320.000m3/ngày đêm), Hòa Cương, Phú Lộc, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà. Trong dự án Phát triển bền vững sẽ nâng cấp Trạm XLNT Hòa Xuân lên 60.000m3/ngày đêm, đồng thời xây mới Trạm XLNT Liên Chiểu.7Trong đó riêng khu vực nội thành đạt trên 96%, khu vực nông thôn (huyện Hoà Vang) đạt 65%8Q.Hải Châu, Q.Sơn Trà, Q.Thanh Khê, Q.Cẩm Lệ, Q.Ngũ Hành Sơn.9Tiếp tục xây dựng các khu đô thị Tây Bắc, Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân.10Chung cư nhà ở xã hội đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước 177 khối nhà với 9.150 căn hộ và chung cư do các nhà đầu tư thực hiện 19 khối nhà với 1.796 căn hộ.11Đã triển khai xây dựng dở dang và đã khởi công gồm 21 khối nhà với 3.904 căn hộ; đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư gồm 08 khối nhà với 1.632 căn hộ.

4

thành phố12.

Ngoài ra,thành phố đã hết sức quan tâm và chỉ đạo các quận, huyện tập trung nâng cấp và mở rộng hệ thống giao thông kiệt, hẻm trong khu dân cư, đồng thời chỉ đạo các quận, huyện đẩy mạnh thực hiện chương trình nhà nước và nhân dân cùng làm nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư để hoàn thiện mạng lưới hạ tầng cơ sở. Đến nay, quận Hải Châu đã hoàn thành 100% bê tông hóa kiệt, hẻm và cải tạo xây dựng mới hệ thống mương thoát nước và lắp đặt điện chiếu sáng công cộng, quận Sơn Trà hoàn thành 98% bê tông tông hóa kiệt hẻm kết hợp mương thoát nước và điện chiếu sáng công cộng, quận Liên Chiểu hoàn thành 95,5% bê tông hóa kiệt hẻm, đầu tư hoàn thành chương trình nông thôn mới trên địa bàn huyện Hòa Vang...Đồng thờithành phố cũng bố trí ngân sách hàng năm để đầu tư nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng, cải tạo các khu tập thể xuống cấp trên địa bàn các quận huyện, đảm bảo điều kiện an sinh xã hội cho người dân.

e) Hạ tầng chiếu sáng, cây xanh, cảnh quan đô thị:- Về hạ tầng chiếu sáng: Hệ thống điện chiếu sáng đô thị đã được đầu tư

hoàn thiện13. Ngoài ra, thành phố đã đầu tư trang trí hệ thống điện chiếu sáng trên các cầu sông Hàn, cầu Thuận Phước, cầu Rồng, cầu Nguyễn Văn Trỗi - Trần Thị Lý, Nút giao thông Ngã ba Huế và các đường phố chính nhằm tạo điểm nhấn kiến trúc, phục vụ khách tham quan, du lịch.

- Về cây xanh, cảnh quan đô thị:Để cải thiện tỷ lệ cây xanh đô thị phục vụ nhu cầu cân bằng sinh thái, phát triển du lịch và phát triển bền vững, trong 2 năm qua thành phố đã tập trung thực hiện hiệu quả Đề án Phát triển cây xanh đô thị; tiếp tục đầu tư chuẩn hóa hệ thống cây xanh, xây dựng cảnh quan đô thị theo hướng hiện đại, đầu tư chỉnh trang cây xanh trên các tuyến đường phố chính. Triển khai đầu tư mới các công viên, vườn dạo, đẩy mạnh trồng và chăm sóc cây xanh, nhất là ở các khu dân cư, khu du lịch, bệnh viện, trường học, công sở, khuyến khích các hộ gia đình tận dụng những khoảng không gian trong sân nhà để trồng cây xanh... Kết quả, đã đưa vào quản lý sử dụng, khai thác thêm 183.330 m2 thảm hoa, thảm cỏ và hơn 13.420 cây xanh bóng mát trên các tuyến đường, khu vực công cộng; trồng khoảng 15.000 cây xanh bóng mát các loại tại 57 dự án Khu dân cư. Tính đến thời điểm tháng 12/2015, trên địa bàn thành phố có 4.538.711m2 thảm hoa, thảm cỏ và 190.137 cây xanh bóng mát các loại, ước tỷ lệ đất cây xanh đô thị đạt 7,3 m2/người.

3. Về hạ tầng thương mại 12Trong dự án Đầu tư Cơ sở hạ tầng ưu tiên: đã được đầu tư xây dựng 13 khu thu nhập thấp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Tại các khu thu nhập thấp này, dự án đã đầu tư hơn 30km đường BTN, BTXM kiệt hẻm, 33,3km đường dây điện chiếu sáng và 565 bộ đèn, 41,4km hệ thống cấp nước, 32,9km hệ thống thoát nước và đấu nối thoát nước, cơ sở hạ tầng xã hội gồm các nhà cộng đồng, trường mẫu giáo và chợ. Dự án cũng đã xây dựng 03 khu Tái định cư gồm Khu Tái định cư Thanh Khê Tây (bao gồm cở sở hạ tầng hoàn chỉnh, 01 chung cư, 01 trường học), Khu Tái định cư Hòa Minh (bao gồm cở sở hạ tầng hoàn chỉnh, 02 chung cư) và Khu Tái định cư Hòa Quý. Tổng diện tích của các khu tái định cư là 18,3 ha.13100% các tuyến đường nội thị được đầu tư hoàn thiện hệ thống đường chiếu sáng.

5

Hạ tầng thương mại trên địa bàn thành phố từng bước được đầu tư hình thành theo tuyến và theo điểm, các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tự chọn với phương thức mua bán mới, hiện đại văn minh tham gia vào hệ thống phân phối thành phố như: Siêu thị Lotte Mart, Trung tâm Thương mại Parkson, Vincom...; hệ thống chợ được quy hoạch, nâng cấp và xây dựng mới, nhất là các chợ nông thôn được đầu tư từ chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã làm cho văn minh thương mại ngày càng tốt hơn (hiện thành phố có 06 Trung tâm thương mại, 50 siêu thị14 và 69 chợ các loại, trong đó có 08 chợ loại I). Hoàn thành khu phố chuyên doanh Lê Duẩn và tiếp tục triển khai nghiên cứu đầu tư thêm các khu phố chuyên doanh khác (Khu phố chuyên doanh đường Hoàng Diệu, đường Phan Châu Trinh, đường Huyền Trân Công Chúa…).

4. Về hạ tầng du lịchVới mục tiêu phát triển du lịch trở thànhngành kinh tế mũi nhọn, trong

những năm qua cơ sở hạ tầng du lịch được thành phố chú trọng đầu tư nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của du khách. Các tuyến đường khai thác du lịch được đầu tư đã góp phần hình thành nhiều dự án ven biển và các khu du lịch mang tầm cỡ quốc tế thu hút nhiều khách tham quan du lịch15. Đến nay, trên địa bàn thành phố có 507 cơ sở lưu trú với 18.904 phòng, trong đó có 94 khách sạn 3-5 sao với 9.673 phòng.

Bên cạnh đó, thành phố cũng đã kêu gọi thu hút nhà đầu tư các các dự án lớn nhằm tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch như: Khu Công viên văn hóa và vui chơi giải trí phía Đông Nam Đài tưởng niệm (Asia Park), Khu du lịch Núi Thần Tài, v.v.. đồng thời xúc tiến mở thêm và khai thác tốt nhiều đường bay nhằm tăng lượng du khách đến tham quan, lưu trú tại thành phố, đến nay có 21 đường bay trực tiếp đến thành phố16. Thành phố cũng đã đầu tư các bãi tắm công cộng dọc đường Trường Sa - Hoàng Sa phục vụ nhu cầu của người dân và khách du lịch và đang triển khai đầu tư thêm một số bãi tắm công cộng tại các quận Thanh Khê, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn17.

5. Về hạ tầng thông tin, truyền thôngHạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) được thành phố tập trung đầu tư phát

14 Tăng thêm 02 Trung tâm thương mại so với năm 2012: Trung tâm Thương mại Parkson và Vincom; hình thành 05 chuỗi cửa hàng Vinmart, các cửa hàng tự chọn khác như K-Mart, các siêu thị nhỏ, cửa hàng bán đặc sản của Đà Nẵng và miền Trung…15Khu Intercontinental DaNang Sun Peninsula Resort; Trung tâm du lịch và giải trí quốc tế đặc biệt Silver Shores Hoàng Đạt; Hyatt Regency; Vinpeal Luxury; Khu du lịch - sân golf của Vinacapial; v.v.. Một số khách sạn lớn ở trung tâm thành phố cũng đã hoàn thành và đưa vào phục vụ du khách như: Mercure Hotel, Novotel, Brillant Hotel, Golden Sea,v.v..Dự án Quần thể Khu du lịch sinh thái Bà Nà - Suối Mơ đã đi vào hoạt động các hạng mục như: Lâu đài Pháp cổ, Khách sạn Morin (80 phòng), Khu vui chơi giải trí Fantasy Park, Khu thể thao máng trượt, 03 tuyến cáp treo, vườn hoa, Khu làng Pháp, Tàu hỏa leo núi, Tháp chuông, Tháp Linh Phong tự, Nhà bia.16 Trong đó có 11 đường bay trực tiếp thường xuyên từ: Singapore, Incheon, Hồng Kông, Siêm Riệp, Quảng Châu, Hàng Châu, Narita, Kuala Lumpur, Busan, Macao, Bangkok và 10 đường bay thuê chuyến từ: Macao, Bắc Kinh, Côn Minh, Thành Đô, Thượng Hải, Nam Ninh, Vũ Hán, Tam Á, Thạch Gia Trang, Incheon).17Bãi tắm công cộng tại khu du lịch phía Bắc khu du lịch biển Marble Mountain (giai đoạn 3); Bãi tắm công cộng khu vực phía Nam khu du lịch P&I (giai đoạn 2); Bãi tắm công cộng tại khu vực phía Bắc Khu du lịch Sao Việt Non Nước (giai đoạn 3); Bãi tắm công cộng Nam Xuân Thiều; Bãi tắm công cộng quận Thanh Khê (giai đoạn 2 – phân kỳ 2 và 3).

6

triển, góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư và hội nhập kinh tế quốc tế và trở thành công cụ hỗ trợ tích cực các dịch vụ công và xây dựng chính quyền điện tử. Đến nay, cơ sở hạ tầng CNTT trên toàn thành phố được đầu tư tương đối hoàn chỉnh, đảm bảo 100% đơn vị, đặc biệt là UBND xã, phường có mạng LAN và kết nối Internet sử dụng đường truyền tốc độ cao.Bên cạnh đó thành phố cũng đã triển khai xây dựng mạng đô thị (MAN) tốc độ cao, băng thông rộng, thực hiện kết nối đến 93 cơ quan nhà nước, từ UBND thành phố cho đến các sở, ngành, quận, huyện, phường, xã, các đơn vị sự nghiệp với tổng chiều dài cáp quang đi ngầm khoảng 300km và băng thông từ 1Gbps lên đến 20Gbps; đã triển khai xây dựng, hoàn thành lắp đặt và vận hành 430 điểm thu phát sóng hệ thống mạng không dây (wifi) công cộng, phục vụ truy cập Internet miễn phí cho người dân, doanh nghiệp, du khách; đã xây dựng trung tâm dữ liệu trên công nghệ ảo hóa đạt chuẩn Tier II – Tier III, dung lượng trên 100TB. Từ năm 2009 đến nay, Đà Nẵng đã liên tục dẫn đầu cả nước về Chỉ số sẵn sàng ứng dụng CNTT (ICT).

Đến nay, thành phố đã đưa vào hoạt động Trung tâm thông tin dịch vụ công Đà Nẵng góp phần cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc về dịch vụ hành chính công cho các tổ chức, cá nhân. Trên địa bàn hiện có 02 khu Công nghệ thông tin đang hoạt động (Khu Công viên phần mềm Đà Nẵng và Tòa nhà FPT). Khu đô thị công nghệ FPT đã đầu tư hoàn thành một phần và đưa vào sử dụng khu phức hợp văn phòng với sức chứa hiện tại là 3.500/10.000 người và giải quyết phần lớn lao động chất lượng cao. Đang triển khai xây dựng hạ tầng Khu công nghệ thông tin tập trung số 1 – giai đoạn 1 (với diện tích 131/341,54 ha), xúc tiến xây dựng Khu công nghệ thông tin tập trung số 2, Khu Công viên phần mềm số 2, triển khai ứng dụng camera trong giám sát giao thông, nâng cấp ứng dụng quản lý xe buýt bằng thiết bị giám sát hành trình. Khuyến khích các doanh nghiệp vận tải công cộng ứng dụng CNTT trong việc giám sát hành trình.

6. Về hạ tầng công nghiệp, khu công nghiệpTrong những năm qua, hạ tầng sản xuất công nghiệp được quan tâm đầu

tư với việc hình thành các khu, cụm công nghiệp tập trung. Đến nay, đã đầu tư xây dựng tương đối hoàn chỉnh 06 Khu công nghiệp (KCN) gồm: Hòa Khánh, Hòa Khánh mở rộng, Liên Chiểu, Hòa Cầm, Đà Nẵng, Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng với tổng diện tích theo quy hoạch là 1.066,52 ha và cụm công nghiệp Thanh Vinh mở rộng diện tích 29,6 ha, tính đến ngày 31/3/2016 đã thu hút 427 dự án đầu tư, trong đó có 322 dự án có vốn đầu tư trong nước, với tổng vốn đầu tư 14.735,63 tỷ đồng và 105 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư là 1.006,859 triệu USD, tỷ lệ lấp đầy đạt 86,39%, riêng KCN Hòa Khánh, KCN Dịch vụ thủy sản và KCN Đà Nẵng đạt 100%. Một số doanh nghiệp công nghiệp quy mô lớn được đầu tư và đưa vào sử dụng như: Nhà máy sản xuất ô tô TCIE công suất 11.900 xe/năm; Nhà máy sản xuất lốp xe tải Radial công suất 780.000 sản phẩm/năm (riêng lốp xe); Công ty VBL Đà Nẵng sản xuất bia công suất 330 triệu lít/năm; Nhà máy sữa Vinamilk công suất gần 200 triệu lít/năm và 795 triệu sản phẩm/năm.... Đang triển khai thực hiện đầu tư cải tạo một số hạng mục

7

của KCN Hòa Khánh (nâng cấp hệ thống thu gom nước thải; lắp đặt hệ thống quan trắc tự động liên tục Trạm xử lý nước thải...)

Thành phố đang tập trung triển khai xây dựng Khu Công nghệ cao với diện tích 1.129 ha, tổng vốn đầu tư là 8.841 tỷ đồng trong đó Ngân sách Trung ương đầu tư là 3.143 tỷ đồng. Công trình đã được triển khai từ đầu năm 2011 đến nay ngân sách Trung ương lũy kế đã bố trí đến năm 2016 là 1.028,426 tỷ đồng, hiện nay đang khẩn trương hoàn thành giải tỏa đền bù, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, san nền và hệ thống giao thông giai đoạn 1 để hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhu cầu của các nhà đầu tư đã tham gia và kêu gọi các nhà đầu tư mới. Đến nay, Khu Công nghệ cao đã thu hút được 02 dự án FDI và 01 dự án của nhà đầu tư trong nước về sản xuất công nghệ cao, tổng vốn đăng ký khoảng 62,3 triệu USD18.

7. Về hạ tầng nông thôn, thủy lợi và các công trình ứng phó biến đổi khí hậu

Kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn ngày càng được đầu tư cải thiện, 100% hộ dân đã được sử dụng điện, 100% xã đã có đường ô tô đến trung tâm và bê tông hóa đường giao thông nông thôn, kiệt hẻm. Những năm qua, thành phố ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sạch nhằm đảm bảo cung cấp đủ nước sạch sinh hoạt cho người dân, đặc biệt là các hộ dân vùng sâu vùng xa, các xã miền núi trên địa bàn huyện Hòa Vang. Đến nay, đã đầu tư được khoảng 140km tuyến ống cấp nước các loại, cấp nước sạch cho hơn 10.000 hộ dân. Đang tập trung đầu tư sửa chữa các công trình cấp nước sinh hoạt cho các xã miền núi huyện Hòa Vang.

Phát huy tiềm năng, lợi thế về biển theo tinh thần Nghị quyết 09-NQ/TW về thực hiện chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, thành phố đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng nghề cá với mục tiêu xây dựng thành phố Đà Nẵng thành trung tâm thủy sản của khu vực miền Trung. Đến nay, hệ thống Cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão tàu cá, Khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ Quang, Chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang,... đã đầu tư, đưa vào sử dụng, góp phần phát triển nghề cá hiện đại, tập trung phát triển khai thác xa bờ, gắn khai thác với chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá.

Đã triển khai hoàn thành các dự án tu bổ đê điều thường xuyên, nâng cấp đê kè biển và kè chống sạt lỡ bờ sông ứng phó biến đổi khí hậu từ nguồn vốn hỗ trợ Trung ương và vốn ngân sách thành phố19.18 Dự án Keiki Precision - Technology Đà Nẵng (40 triệu USD), sản xuất van điện từ và bơm cánh quạt áp lực cao; Dự án Niwa Foundry Việt Nam (21,87 triệu USD) và dự án của Viện Kỹ thuật xây dựng hạ tầng (10 tỷ đồng).19Đê kè biển Liên Chiểu - Thuận Phước (đoạn từ Km7+608 đến Km9+641); Nâng cấp đê, kè vùng cửa sông Hàn, đoạn Nam Tuyên Sơn – Hòa Hải (giai đoạn 1); Nâng cấp đê, kè vùng cửa sông Hàn (đoạn qua khu phức hợp Bình Hiên - Bình Thuận); Kè chống sạt lở bờ sông Yên; Kè chống sạt lở khẩn cấp sông Cu Đê; Kè khẩn cấp chống sạt lở bờ sông Túy Loan (đoạn hạ lưu cầu sắt) và hoàn thành Bê tông hóa kênh chính hồ Đồng Nghệ nhằm đảm báo tưới tiêu chủ động cho cây trồng….

8

8. Về hạ tầng xã hội - văn hóaa) Về văn hóa, thể thaoTrong những năm qua, thành phố đã ưu tiên đầu tư phát triển văn hóa, thể

dục và thể thao, xây dựng nhiều công trình văn hóa, thiết chế văn hóa trọng điểm, ngang tầm với vị thế của thành phố,các công trình văn hóa lớn như: Nhà hát Trưng Vương, Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, Bảo tàng Đà Nẵng, Bảo tàng điêu khắc Chăm, Thư viện Khoa học tổng hợp v.v.. ngày càng được khai thác hiệu quả, đáp ứng nhu cầu giải trí và thụ hưởng văn hóa của người dân. Thành phố cũng chú trọng đến việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc: đến nay đã hoàn thành trùng tu, tôn tạo 06/06 di tích cấp quốc gia20 và 06/09 di tích cấp thành phố21; đang triển khai và hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa để phù hợp với tình hình phát triển mới. Đầu tư và nâng cao hiệu quả hoạt động các khu vui chơi giải trí tại phường, xã trên địa bàn thành phố. Nghiên cứu, phục dựng một số lễ hội dân gian, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, gắn kết phát triển văn hóa và du lịch; đặc biệt Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn được nâng cấp thành lễ hội cấp quốc gia. Ngoài ra, thành phố cũng đang triển khai đầu tư xây dựng các công trình văn hóa lớn như: Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng, Cung văn hóa thiếu nhi với kinh phí 249,85 tỷ đồng; lập dự án để kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP đối với các dự án Nhà hát lớn, Công viên văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn.

Hoạt động thể thao quần chúng và thành tích cao phát triển mạnh cả về chất lượng và số lượng22. Thành phố đã tập trung đầu tư một số công trình thể thao trọng điểm, đảm bảo tiềm lực đăng cai, tổ chức các giải đấu quốc gia và khu vực như: Sân vận động Hòa Xuân 20.000 chỗ ngồi, Trung tâm Huấn luyện và đào tạo vận động viên. Bên cạnh đó nguồn lực xã hội hóa đã đầu tư các sân bóng đá mini, các dụng cụ tập thể dục thể thao ngoài trời để phục vụ nhu cầu thể thao cho cộng đồng.

b) Về giáo dục đào tạo:Mạng lưới trường, lớp trên địa bàn thành phố được quy hoạch, sắp xếp

hợp lý theo hướng đa dạng hóa và xã hội hóa, phù hợp với khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn. Các chỉ tiêu về phát triển số lượng, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, về phổ cập giáo dục... đều đạt và vượt kế hoạch. Năm học 2015-2016, toàn thành phố có 173/363 trường mần non và phổ

20Nhà tưởng niệm mẹ Nhu (tháng 3/2015); Mộ Ông Ích Đường (hiện đang triển khai thi công); Đình Nại Nam (năm 2013); Nghĩa Trủng Hòa Vang (năm 2013); Nhà thờ Chư Phái tộc Qúa Giáng (cuối năm 2012). Riêng công trình Bảo tồn, tôn tạo Khu căn cứ cách mạng K20 hiện nay đã hoàn thành giai đoạn 1 của công trình. Giai đoạn 02 vừa mới được khởi công trong tháng 4 và hoàn thành trong năm 2016.21 Đình Trước Bàu (tháng 8/2015), Đình Khuê Bắc, Đình An, Ngãi Đông, Đình Hưởng Phước (tháng 9/2015); Đình Đại La (2/2015).22 Đến cuối năm 2012 có khoảng 24,5% dân số và 19,5% hộ gia đình tham gia tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên; năm 2003 có 200 vận động viên đến năm 2012 có 550 vận động viên. Thể thao Đà Nẵng đạt vị trí 11/67 tại Đại hội lần V (2006); vị trí 4/66 tại Đại hội lần VI (2010) và vị trí thứ 6/63 tại Đại hội lần VII (năm 2014). Đội bóng SHB Đà Nẵng vô địch V-League 2009, 2012; Siêu cúp bóng đá quốc gia năm 2012; Cúp quốc gia 2009; giải bóng đá U21 năm 2009.

9

thông đạt chuẩn quốc gia (trong đó: mầm non 46/178 trường, tiểu học 71/100 trường, THCS 26/59 trường, THPT 5/26 trường).Toàn ngành có 4 trường mẫu giáo (3 trường ngoài công lập); 163 trường mầm non (98 trường ngoài công lập); 99 trường tiểu học (3 trường ngoài công lập); 58 trường THCS và trường tiểu học&THCS (2 trường ngoài công lập); 23 trường THPT, THCS-THPT, TH-THCS-THPT (6 trường ngoài công lập); 8 Trung tâm GDTX, GDTX-KTTH, HN&DN; 30 trường TCCN, CĐ, ĐH, trong đó: 07 trường TCCN (5 trường ngoài công lập); 13 trường cao đẳng (8 trường ngoài công lập) và 10 trường đại học (4 trường ngoài công lập).

Trong các năm qua, thành phố đã triển khai và hoàn thành Đề án xây dựng, cải tạo nhà vệ sinh trong các trường học trên toàn thành phố23. Triển khai Đề án xây dựng các công trình trường tiểu học đảm bảo học 02 buổi/ngày24; Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, bao gồm: Đầu tư trang thiết bị đồ chơi ngoài trời cho các trường mầm non thuộc 7 quận, huyện; Đề án Phát triển trường THPT chuyên Lê Quý Đôn của thành phố giai đoạn 2010 – 2020; Đề án xây dựng phòng học bộ môn đạt chuẩn đến năm 2020; triển khai kế hoạch mua sắm trang thiết bị phòng học ngoại ngữ theo Đề án dạy và học ngoại ngữ trong các trường phổ thông.

Triển khai hiệu quả các chính sách khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, triển khai các bể bơi tại các trường học. Thành phố đã vận động các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế tài trợ nhiều dự án như xây dựng trường học, hỗ trợ trang thiết bị dạy học, cấp học bổng cho học sinh nghèo hiếu học v.v..; triển khai Đề án “Quy hoạch phát triển mạng lưới trung tâm ngoại ngữ - tin học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”.

c) Về y tế: Mạng lưới khám, chữa bệnh từ tuyến thành phố đến các trung tâm y tế quận, huyện, xã, phường ngày càng hoàn thiện. Đến nay 100% phường, xã có trạm y tế; 100% trạm y tế có nữ hộ sinh, y tá, điều dưỡng; 100% xã, phường được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế. Thành phố tăng cường đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật hiện đại, phát triển y tế chuyên sâu, bệnh viện chuyên khoa, cung cấp các dịch vụ y tế có chất lượng, kỹ thuật cao25vàphát triển hệ thống y tế ngoài công lập26 đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đặc biệt, thành phố đã xây dựng và đưa vào hoạt động bệnh viện Phụ sản - Nhi và bệnh viện Ung thư với quy mô lớn và trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân thành phố và khu vực miền Trung Tây

23Kết quả có khoảng 62 trường học được đầu tư xây dựng, cải tạo với tổng mức đầu tư gần 60 tỉ đồng.24Năm 2014 – 2015, đã triển khai đầu tư xây dựng 17 công trình trường tiểu học học 02 buổi/ngày với tổng mức đầu tư là 101,51 tỷ đồng; năm 2015 – 2016, tiếp tục triển khai đầu tư thêm 34 công trình để đảm bảo đến năm học 2016-2017 100% học sinh tiểu học trên địa bàn học 2 buổi/ngày với tổng mức đầu tư là 300,536 tỷ đồng.25 như: Trung tâm tim mạch Bệnh viện Đà nẵng, vốn đầu tư 236 tỷ đồng; Khu Hồi sức Cấp cứu Bệnh viện Đà Nẵng, vốn đầu tư 65 tỷ đồng; mở rộng Bệnh viện đa khoa Hải Châu, 115 tỷ đồng; Bệnh viện Đa khoa huyện Hoà Vang, trên 45 tỷ đồng; Bệnh viện Điều dưỡng, trên 18 tỷ đồng; Bệnh viện Tâm thần, 24 tỷ đồng; Bệnh viện chuyên khoa Lao và bệnh phổi, 26 tỷ đồng. 26 Hiện nay thành phố có 07 bệnh viện ngoài công lập và đang triển khai xây dựng Bệnh viện Đa khoa quốc tế VINMEC do tập đoàn Vingroup đầu tư.

10

Nguyên. Hoàn thành và đưa vào sử dụng Bệnh viện đa khoa Hòa Vang và Bệnh viện đa khoa Hải Châu; nâng cấp, mở rộng Bệnh viện Lao và bệnh phổi, Bệnh viện Tâm thần, Khu hồi sức cấp cứu và các khoa tại Bệnh viện Đa khoa… Đến cuối năm 2015 thành phố đạt 66,15 giường bệnh/10.000 dân (cả nước đạt 24 giường bệnh/10.000 dân).

d) Về khoa học công nghệ:Thành phố đã quan tâm đầu tư hạ tầng, cơ sơ vật chất phục vụ công tác

nghiên cứu khoa học, chú trọng gắn kết việc nghiên cứu với yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, ưu tiên các đề tài có khả năng ứng dụng cao.Đến nay, đã đưa vào sử dụng dự án Trung tâm Công nghệ sinh học và Cơ sở nuôi cấy mô tế bào thực vật (giai đoạn 1), Trung tâm Y học hạt nhân và xạ trị Miền Trung; triển khai ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển sản xuất nông nghiệp27; đang triển khai đầu tư Trung tâm Công nghệ Sinh học và Cơ sở Nuôi cấy mô tế bào thực vật (giai đoạn 2) và phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện dự án Xây dựng Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ miền Trung. Bên cạnh đó, thành phố cũng chú trọng đến việc phát triển hạ tầng thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin khoa học và công nghệ cũng như xây dựng và nâng cấp các trang thông tin về khoa học và công nghệ, xây dựng cơ sở dữ liệu về chuyên gia khoa học và công nghệ, thông tin về thiết bị và công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn và doanh nghiệp, đánh giá trình độ công nghệ của doanh nghiệp, kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, quản lý hoạt động an toàn bức xạ và hạt nhân...

II. Tồn tại và hạn chếKết luận số 75-KL/TW ngày 23/11/2013 của Bộ Chính trị (Khóa XI) nêu

rõ:“Tiềm năng, lợi thế của Đà Nẵng còn nhiều nhưng có những mặt chưa được khai thác tốt. Quy mô kinh tế còn nhỏ, năng lực cạnh tranh còn thấp. Đầu tư cho phát triển sản xuất còn chậm so với phát triển hạ tầng và chưa có sự bức phá”. Thực tế cho thấy tăng trưởng công nghiệp đạt thấp (7,2%28) so với lĩnh vực dịch vụ (9,2%28). Các khu công nghiệp được đầu tư lớn, hoàn chỉnh nhưng chưa có nhiều doanh nghiệp quy mô và đóng góp lớn cho ngân sách. Hiện nay toàn thành phố có 17.792 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 88.421 tỷ đồng nhưng hầu hết là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm 98% phần lớn hoạt động trên lĩnh vực thương mại và du lịch.

Nguồn thu ngân sách chưa ổn định do đó nguồn vốn đầu tư phát triển chưa bền vững, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn khai thác quỹ đất nên khi thị trường bất động sản đóng băng bên cạnh đó ngân sách Trung ương cân đối không đủ theo kế 27Như: xây dựng Khu liên hợp sản xuất Nấm ăn và dấm dược liệu thuộc Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất hàng hóa nấm ăn và nấm dược liệu tại thành phố Đà Nẵng”, Hệ thống nhà lưới cấp 1, cấp 2 thuộc Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất hoa chậu, hoa thảm phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp và du lịch sinh thái bền vững cho Đà Nẵng” và nhà lưới công nghệ cao nuôi trồng Lan Hồ điệp thuộc dự án “Ứng dụng khoa học và Công nghệ xây dựng mô hình nhân giống và sản xuất lan Hồ điệp quy mô công nghiệp tại Đà Nẵng”28 Giá trị sản xuất công nghiệp và giá trị sản xuất dịch vụ năm 2015 so với năm 2014 (giá so sánh 2010 theo phương pháp giá cơ bản).

11

hoạch nên nợ công lớn.

Tiến độ đầu tư, xây dựng một số dự án, công trình kết cấu hạ tầng còn chậm, nhất là các công trình có tác động thúc đẩy phát triển toàn Vùng do Trung ương đầu tư trên địa bàn thành phố được ghi cụ thể trong Nghị quyết 33-NQ/TW của Bộ Chính trị như dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi; xây dựng Cảng Liên Chiểu và đường sắt 2 chiều Đà Nẵng - Quảng Ngãi; Làng Đại học Đà Nẵng; dự án di dời ga đường sắt ra khỏi Trung tâm thành phố... , nguyên nhân chủ yếu là do chưa có giải pháp và nguồn vốn bố trí cho dự án.

Công tác quy hoạch hạ tầng chưa được tiến hành đồng bộ, các dự án cơ sở hạ tầng được thực hiện riêng lẻ theo từng dự án, thiếu gắn kết nhất là gắn kết với hệ thống giao thông công cộng và khớp nối thoát nước. Một số dự án quy hoạch còn chồng lấn và mâu thuẫn về chức năng hoạt động như Khu Âu thuyền Thọ Quang với các khu đô thị vịnh Mân Quang,hệ thống giao thông còn nhiều điểm ùn tắc vào giờ cao điểm.

Các loại hình thương mại còn nhỏ lẻ, chưa có trung tâm phân phối, trung tâm thương mại đẳng cấp quốc tế để phát luồng hàng hóa đi các tỉnh. Cảng Đà Nẵng chưa phát huy vai trò, vị trí của một cảng biển quốc tế lớn ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên, chi phí vận chuyển cao hơn 2 đầu làm hạn chế tiềm năng phát triển đầu mối về cảng biển29.

Hiệu quả sử dụng đất tại các khu ven biển còn thấp, nhiều dự án chậm triển khai, chưa chú trọng đến không gian công cộng ven biển. Việc sử dụng đất trong các khu công nghiệp còn lãng phí, nhiều doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả30.

Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải chưa đáp ứng nhu cầu, một số khu vực còn ô nhiễm và ngập úng. Đặc biệt khu vực ven biển vẫn chưa kiểm soát hết được ô nhiễm khi có những cơn mưa mùa hè và vào mùa mưa. Hệ thống thu gom và xử lý rác chưa được phân loại và còn xử lý chôn lấp theo phương pháp truyền thống ảnh hưởng đến môi trường và đất đai trong tương lai.

Bên cạnh đó trong quá trình triển khai thi công, một số công trình phải điều chỉnh thiết kế nhiều lần làm chậm tiến độ do năng lực đơn vị tư vấn chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng thiết kế công trình.Việc quản lý nhà ở, đất đai còn nhiều bất cập,chất lượng một số công trình công cộng như nhà ở xã hội, trường học, hệ thống kết cấu hạ tầng các khu dân cư đang còn là vấn đề.

Ngoài ra, nguồn nhân lực thành phố còn thiếu hụt lực lượng lao động, đặc

29 Theo số liệu của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO): - Chi phí vận chuyển từ cảng Đà Nẵng đến Yokohama (Nhật) 1.240 USD/Containner (40 feet) - Chi phí vận chuyển từ TP Hồ Chí Minh đến Yokohama (Nhật) 340 USD/Containner (40 feet) - Chi phí vận chuyển từ Hà Nội đến Yokohama (Nhật) 1.090 USD/Containner (40 feet)30Theo Báo cáo của BQL các KCN và chế xuất Đà Nẵng, hiện có 190/359 dự án hoạt động không hiệu quả (38,72%), gồm: 92 dự án không có năng lực hoặc khả năng sản xuất thấp;11 dự án có nhu cầu chuyển nhượng tài sản gắn liền trên đất;51 dự án cho thuê nhà xưởng trong đó có 12 dự án cho thuê nhà xưởng trái phép; 36 dự án đang xây dựng hoặc chưa xây dựng.

12

biệt là lao động tay nghề cao trong các khu công nghiệp31 và lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, gây ảnh hưởng lớn đến khả năng xúc tiến, kêu gọi đầu tư vào thành phố.

III. Phương hướng, mục tiêu 1. Về Quy hoạchMục tiêu đầu tư kết cấu hạ tầng trọng điểm với tầm nhìn trong tương lai là

Quy hoạch xây dựng phát triển Đà Nẵng hướng đến là một đô thị đặc biệt cấp quốc gia và là một trung tâm tăng trưởng khu vực có khả năng cạnh tranh quốc tế. Do vậy, cần phảiđiều chỉnh các chiến lược đầu tư cụ thể hóa các chiến lược phát triển đô thị theo hướng bền vững và gắn kết. Bên cạnh việc phát triển ngành du lịch là ngành mũi nhọn nhưng tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro,thành phố cần hướng đến các ngành kinh tế mới có lợi thế của thành phố như công nghệ thông tin, logictics, y tế, giáo dục chất lượng cao và hướng đến một thành phố môi trường.

Bên cạnh đó, những áp lực trong quá trình phát triển của thành phố trong thời gian sắp đến như vấn đề gia tăng dân số nhất là gia tăng cơ học, dự kiến đến năm 2020 là 1,21 triệu dân32 và trong tương lai phải đối mặt với một đô thị trên 2,5 triệu dân vào năm 203033, nên các nhu cầu về nhà ở, về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội, vấn đề giải quyết việc làm, vấn đề môi trường, ách tắc giao thông...cũng cần phải được tập trung giải quyết trong thời gian đến. Do vậy công tác quy hoạch cần chú trọng.

Tiếp tục triển khai và quản lý thực hiện có hiệu quả quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của thành phố đến năm 2020.Triển khai điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng kết hợp với quy hoạch không gian ngầm đô thị đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với quy mô của một đô thị có dân số từ 2,5 - 3 triệu dân, gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển chung của vùng. Nâng cao chất lượng công tác thiết kế đô thị, tổ chức không gian đô thị hiện đại, có phương án nâng cấp các khu đô thị cũ xuống cấp, không đủ điều kiện để ở. Việc phát triển các khu quy hoạch mới cần phải gắn kết với hệ thống giao thông công cộng, trong đó ưu tiên phát triển các khu đô thị mới dọc trên các tuyến đường vành đai để xây dựng, hạn chế phát triển những khu dân cư riêng lẽ không có kết nối giao thông công cộng. Dự báo nhu cầu và quy hoạch quỹ đất để xây dựng các công trình giáo dục, văn hóa, y tế.

Tập trung triển khai các đồ án quy hoạch trọng điểm của thành phốnhư: Quy hoạch tổng thể cảnh quan hai bên bờ Sông Hàn; Quy hoạch chỉnh trang khu

31Dựa trên số liệu thống kê của Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất (DIEPZA), hiện nay có hơn 72.000 nhân viên làm việc tại 270 công ty, trong đó, khoảng 40.000 nhân viên làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài tại sáu khu công nghiệp của thành phố. Dựa trên số liệu thống kê của Trung tâm Giới thiệu việc làm khu công nghiệp, các doanh nghiệp trong sáu khu công nghiệp đang thiếu khoảng 6.000 công nhân, chủ yếu là trong lĩnh vực sản xuất như dệt may, da giày, lắp ráp điện tử, cơ khí chế tạo, và hàn.32Theo số liệu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội quốc phòng an ninh TP Đà Nẵng 05 (năm) 2016-2020.33Theo số liệu tham khảo điều chỉnh quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

13

đô thị Vịnh Mân Quang; Quy hoạch phát triển du lịch tuyến sông Cu Đê, Quy hoạch hệ thống giao thông ngầm và không gian ngầm đô thị, quy hoạch các khu đô thị mới và chỉnh trang các khu đô thị cũ; Rà soát điều chỉnh quy hoạch xây dựng và phát triển kinh tế - xã hộicủa thành phố đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050,... với sự tham gia của các tư vấn quốc tế và sự tham gia tích cực của các chuyên gia đầu ngành, sự tham gia các cộng đồng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong tương lai và sớm đưa Đà Nẵng trở thành một trung tâm tăng trưởng của khu vực.

2. Vềhạ tầng giao thôngTiếp tục đầu tư tăng cường cải thiện kết nối hệ thống giao thông của thành

phố với các tỉnh lân cận và các trung tâm tăng trưởng quốc tế khu vực Châu Á và tiểu vùng Mê-Kông bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không nhằmmở rộng thị trường, tiếp tục tạo động lực cho Đà Nẵng phát triển và thúc đẩy tăng trưởng, khắc phục những điểm yếu của thành phố là thị trường quy mô nhỏ cách xa hai đầu trung tâm tăng trưởng của đất nước.

Tiếp tục phối hợpvới các bộ, ngành Trung ương đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các dự án: Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan; Mở rộng Hầm lánh nạn Hải Vân, di dời ga đường sắt ra khỏi trung tâm thành phố, nâng cấp Sân bay quốc tế Đà Nẵng tạo điều kiện để nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ hoàn thành việc mở rộng sân bay với quy mô đáp ứng từ 11-13 triệu lượt hành khách mỗi năm và mở thêm nhiều tuyến bay trực tiếp để kết nối hiệu quả hơn với các nước trong khu vực.

Hoàn thành tuyến đường vành đai phía Nam, phía Bắc và tuyến đường vành đai phía Tây kết nối hiệu quả với các tuyến Quốc lộ 1A, cao tốc Đà Nẵng –Quảng Ngãi,Quốc lộ 14B. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) nhằm phát huy lợi thế về vị trí địa lý là cảng cửa ngỏ quốc tế ra biển Đông. Đa dạng hóa các loại hình vận tải, phát triển dịch vụ cảng biển – logistics, từng bước đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm dịch vụ logistics khu vực. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Cảng Tiên Sa giai đoạn 2 và Cảng Liên Chiểu giai đoạn 1, phát triển gắn kết giữa hai cảng và từng bước chuyển đổi chức năng cảng Tiên Sa thành cảng du lịch, phân luồng hàng hóa qua Cảng Liên Chiểu34

gắn kết với việctriển khai xây dựng các trung tâm Logistic.

Nghiên cứu phát triển khu vực vịnh Đà Nẵng thành một khu đô thị cảng biển để Đà Nẵng thực hiện những bước đột phá trong quá trình hội nhập và trở

34Nhu cầu vận chuyển trong tương lai của cảng Đà Nẵng trên 30 triệu tấn; hạ tầng giao thông khu vực cảng tiên Sa chỉ đảm nhận tối đa 8,5 triệu tấn, đồng thời cảng Tiên Sa không kết nối trực tiếp với tuyến đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 1A, cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, chi phí vận chuyển tương đối cao hơn so với hai đầu.Dự kiến Tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãidài gần 140km rút ngắn thời gian vận chuyển hơn 1h sẽ thúc đẩy các địa phương Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng sẽ hình thành các khu Công nghiệp và dịch vụ tổng hợp dọc theo trục cao tốc các khu Công nghiệp và dịch vụ tổng hợp, tuyến hành kinh tế Đông Tây được kết nối, Cảng Liên chiểu sẽ đảm nhận vai trò là cảng cửa ngõ quốc tế của khu vực trọng điểm Miền trung và Tiểu vùng sông Mê Kông với công suất trên 30 triệu tấn và Cảng Tiên Sa cần chuyển sang phục vụ cho du lịch nhằm giảm ách tắc giao thông khu vực nội thành.

14

thành một thành phố có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ về kinh tế biển trong khu vực và quốc tế.

Phát triển hợp lý kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, tập trung đầu tư các công trình có tính chất động lực thúc đẩy phát triển nhanh, đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng hiện đại và xây dựng hệ thống giao thông thông minh (ITS) trong quản lý đậu đỗ cùng với việc phát triển hệ thống giao thông tĩnh. Tập trung đầu tư các công trình giao thông chính huyết mạch đi đôi với việc nâng cấp hệ thống giao thông công cộng gắn kết với các công trình giao thông ngầm nhằm giải quyết ách tắc giao thông thúc đẩy phát triểnkinh tế - xã hội35. Phát triển vận tải hành khách thân thiện với môi trường36, xúc tiến nghiên cứu khả thi hệ thống vận tải khối lượng lớn, tốc độ cao UMRT37.Nâng cấp Trung tâm điều hành đèn tín hiệu giao thông và vận tải công cộng thành trung tâm điều khiển, kiểm soát giao thông tập trung. Xây dựng hệ thống dữ liệu đánh giá tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và tăng cường công tác quản lý, bảo trì để kéo dài tuổi thọnhằm khai thác có hiệu quả kết cấu hạ tầng hiện có. Triển khai quy hoạch phát triển đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố đồng thời đầu tư xây dựng các bến du thuyền theo quy hoạch để khai thác du lịch.

3. Về đầu tư hạ tầng đô thị và các tiện ích kháca) Hạ tầng cấp điện:Tiếp tục tăng cường cải tạo lưới điện đảm bảo cung cấp điện ổn định cho

sản xuất nhất là Khu công nghệ cao nhằm thu hút đầu tư và hỗ trợ các nhà đầu tư.Ngầm hóa lưới điện các tuyến đườngchính để đảm bảo mỹ quan đô thị.

Đến năm 2020, hoàn thành các công trình: Trạm biến áp 220kV Ngũ Hành Sơn và đường dây 220kV Đà Nẵng – Quận 3; Treo dây mạch 2 đường dây 220 kV Hòa Khánh - Huế; Trạm biến áp 220kV Hải Châu và đường dây 220kV Hòa Khánh - Hải Châu; Nhánh rẽ và Trạm biến áp 110 kV Hòa Xuân, Chi Lăng

35Đến năm 2020, hoàn thành các công trình: Cầu số 1: Nối từ khu đô thị sinh thái, công viên văn hóa làng quê và quần thể du lịch sông nước đến đường Trần Hưng Đạo nối dài;Đường vành đai phía Nam - giai đoạn 2 (tuyến Hòa Phước - Hòa Khương); đường Mai Đăng Chơn - giai đoạn 2; đường Nguyễn Tất Thành nối dài; Tuyến đường gom dọc đường sắt từ Ngã Ba Huế đến Hòa Cầm, đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Đà Nẵng – Quảng Trị, đường Hồ Chí Minh (đoạn La Sơn – Túy Loan); đường quốc lộ 14G; Tuyến đường gom ĐH2 kết nối mạng lưới đường đô thị phía Tây thành phố với tuyến đường cao tốc Bắc Nam, các đoạn còn lại của tuyến đường 45m từ đường Nguyễn Phan Vinh đến đường Phan Tứ, tuyến đường 30m đoạn từ đường Ngô Quyền đến đường Lê Tấn Trung, đầu tư nâng cấp một số tuyến đường nội thị; Hầm chui tại các nút giao có mật độ giao thông cao như: Nút giao phía Tây cầu sông Hàn; Nút giao Nguyễn Tri Phương – Điện Biên Phủ - Lê Độ; Phát triển xe buýt, xe buýt nhanh BRT, v.v...Đến năm 2025, dự kiến hoàn thành các công trình: Cầu, hầm qua sông Hàn; đường vành đai phía Tây, giao thông trục đường Yết Kiêu - Ngô Quyền (đoạn từ Cảng Tiên Sa đến nút giao đường Hồ Xuân Hương); mở rộng Hầm lánh nạn Hải Vân;Các bãi đỗ xe ngầm trên địa bàn thành phố; Cảng Liên Chiểu (giai đoạn 1), Di dời ga đường sắt ra khỏi trung tâm thành phố và xây dựng ga đường sắt mới...36Thành phố đang triển khai Đề án xã hội hóa xe buýt, dự kiến trong năm 2017 sẽ đưa một số tuyến xe buýt trợ giá vào hoạt động; đồng thời đang triển khai thiết kế chi tiết hệ thống xe buýt nhanh BRT trong khuôn khổ dự án Phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng, dự kiến đưa vào hoạt động trong năm 2018. Bên cạnh đó, thành phố cũng đang làm việc với các đối tác nước ngoài (Nhật Bản, Mỹ…).Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ đảm nhận xe buýt chiếm 12% nhu cầu đi lại của thành phố.37 : Urban Rapid Mass Transit.

15

và Ngũ Hành Sơn; Nâng công suất Trạm biến áp 110 kV Xuân Hà và Trạm biến áp 110 kV An Đồn.

b) Hạ tầng cấp nước: Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch đạt 95-100%, với

tiêu chí dùng nước 150-180l/người/ngày; nâng cao chất lượng nước và giảm tỷ lệ thất thoát nước xuống dưới 15%.Tập trung đầu tư nâng cấp và mở rộng hệ thống tuyến ống truyền tải, phân phối và các trạm bơm tăng áp, nâng công suất các nhà máy nước hiện có và đầu tư xây dựng mới một số nhà máy nước để đảm bảo nhu cầu sử dụng nước cho toàn thành phố.

Đến năm 2020, nâng công suất nhà máy nước Cầu Đỏ từ 170.000 m3/ngày.đêm lên 230.000 m3/ngày.đêm(giai đoạn 1 – 2020) và nâng công suất lên 290.000 m3/ngày.đêm (giai đoạn 2 – 2030);nhà máy nước Sân Bay từ 30.000 m3/ngày.đêm lên 50.000 m3/ngày.đêm. Xây dựng nhà máy nước Hòa Liên có công suất 120.000 m3/ngày.đêm (giai đoạn 1 – 2020) và nâng công suất lên 240.000 m3/ngày.đêm (giai đoạn 2 – 2030); nhà máy nước Hòa Trung có công suất 10.000 m3/ngày.đêm (giai đoạn 1 – 2020) và nâng công suất lên 20.000 m3/ngày.đêm (giai đoạn 2 – 2030).Triển khai dự án Mở rộng hệ thống cấp nước Đà Nẵng do ADB tài trợ dự kiến lắp đặt 150km đường ống D200-1000 đến năm 2019.Nghiên cứu xây dựng đập dâng giữ nước trên sông Cu Đê để kết hợp với cấp nước cho thành phố với nhu cầu cấp nước trên 240.000m3/ngày.đêm.

c) Hệ thống thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn:Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom đạt

100%; xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành “thành phố môi trường”; phát triển diện tích không gian xanh đô thị, phấn đấu đạt 9-10m2/người. Xây dựng bãi rác mới ứng dụng công nghệ mới trong xử lý rác thải với quy mô từ 1.000-1.500 tấn/ngày, kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP trong đó ngân sách tham gia một phần để tạo điều kiện cho nhà đầu tư thu hồi chi phí.

Hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước các tuyến đường trung tâm thành phố, nâng cấp mở rộng hệ thống thoát nước thải, cải tạo các hồ, giải quyết các điểm ngập úng trọng điểm trên địa bàn các quận. Nâng cấp và mở rộng công suất các trạm xử lý nước thải Hòa Xuân, Phú Lộc, Sơn Trà, Liên Chiểu, Khu công nghiệp38, xóa bỏ trạm xử lý nước thải Hòa Cường; Xây dựng các hệ thống cống bao ven biển thu gom nước mưa, nước thải khu vực cửa xả quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn để giải quyết ô nhiễm bờ biển phía Đông – Khu du lịch trọng điểm về du lịch của thành phố. Tăng tỷ lệ đấu nối hệ thống nước thải sinh hoạt các hộ gia đình vào hệ thống thu gom nước thải thành phố, xây dựng các quy chế về đấu nối và xử lý nước thải tại các khu công nghiệp, giải 38 Trạm XLNT Hòa Xuân:nâng công suất xử lý từ 20.000 m3/ngày.đêm lên 60.000 m3/ngày.đêm; Trạm XLNT Phú Lộc: nâng công suất từ 36.000 m3/ngày.đêm lên 76.000 m3/ngày.đêm; Trạm XLNT Sơn Trà nâng công suất từ 16.000 m3/ngày.đêm lên 41.500 m3/ngày.đêm; Trạm XLNT Liên Chiểu đang thiết kế với công suất xử lý 20.000 m3/ngày.đêm; Nâng cấp cải tạo Trạm XLNT trong KCN Hòa Khánh có công suất 5.000 m3/ngày.đêm lên 10.000 m3/ngày.đêm (dự kiến đầu tư theo hình thức PPP).

16

quyết dứt điểm việc xả thải không đúng quy định của các đơn vị sản xuất trong khu công nghiệp và xây dựng hệ thống quan trắc nước thải tự động tại các khu công nghiệp.

d) Hạ tầng các khu đô thị, khu dân cư và nhà ở:Với quy mô dân số khoảng 2 triệu dân thì nhu cầu nhà ở tăng thêm hơn

250.000 căn hộ, trong đó đến năm 2020 dự kiến dân số của thành phố là 1,21 triệu dân nhu cầu về nhà ở cần đầu tư thêm hơn 46.000 chỗ ở mới. Do vậy, cần phải nghiên cứu quy hoạch mở rộng không gian đô thị về phía Tây và phía Nam thành phố gắn kết với các trục giao thông vành đai phía Nam và vành đai phía Tây đang xây dựng. Hình thành các trung tâm đô thị mới theo hướng đô thị nén để tiết kiệm đất xây dựng.Xây dựng và thực hiện Chương trình phát triển nhà ở đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư các căn hộ thương mại và nhà ở xã hội để giải quyết vấn đề nhà ở cho nhân dân.Tập trungđầu tư hoàn thành hạ tầng kỹ thuật và thảm nhựa tại các Khu tái định cư trước năm 2020.

Tiếp tục đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống công viên, vườn hoa, vườn dạo, cảnh quan xung quanh hồ điều tiết nội thị nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, vui chơi, nghỉ ngơi của nhân dân tại các khu dân cư. Phát triển cây xanh đô thị, đồng bộ, đa dạng về chủng loài, đảm bảo giá trị sử dụng và những tiện ích về môi trường, phân bố hợp lý trên địa bàn các quận, huyện, góp phần tạo cảnh quan đô thị. Chú trọng các không gian công cộng và cây xanh ven biển, bảo tồn tốt khu rừngnguyên sinh Sơn Trà và các khu rừng phòng hộ khu vực Hòa Vang, Liên Chiểu.Phấn đấu đến năm 2020 chỉ tiêudiện tích cây xanh sử dụng công cộng bình quân đầu người đạt từ 10m2 ÷12m2.

Tiếp tục tập trung đầu tư nâng cấp và mở rộng bê tông hóa kiệt hẻm khu vực nội thị kết hợp đầu tư mương thoát nước, hệ thống điện chiếu sáng công cộng và hệ thống cấp nước sạch, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống giải quyết vấn đề môi trường và đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy tại các khu dân cư trong kiệt hẻm39. Thực hiện tốt công tác giải tỏa đền bù, tái định cư và chuyển đổi ngành nghề cho người dân tại khu vực bị giải tỏa và đảm bảo an sinh xã hội.

3. Về hạ tầng thương mại Nghiên cứu quy hoạch xây dựng Quảng trường trung tâm đa chức năng

bao gồm: tổ hợp phố đi bộ, quảng trường công cộng, công trình phụ trợ và hệ thống trung tâm thương mại có kết nối với hệ thống giao thông ngầm trong tương lai nhằm tạo điểm nhấn kiến trúc thu hút nhân dân và khách du lịch đến vui chơi, giải trí và mua sắm, nhất là về đêm, cuối tuần và dịp lễ hội.

Tiếp tục đẩy mạnh các chủ trương, chính sách kêu gọi đầu tư, khuyến khích các tập đoàn trong nước hoặc nước ngoàiđầu tư chợ Cồn và đầu tư một số

39 Đến năm 2020, hoàn thành 100% bê tông hóa kiệt hẻm, mương thoát nước, hệ thống điện chiếu sáng công cộng và hệ thống cấp nước sạch trên các quận, huyện của thành phố.

17

Trung tâm thương mại hiện đại mang tính biểu tượng và thương hiệu riêng của Đà Nẵng trong đó kết hợp duy trì hệ thống chợ truyền thống văn minh.Xây dựng hệ thống bán lẻ theo hướng bền vững, phát triển mạng lưới bán lẻ tự chọn, các siêu thị nhỏ tại các khu dân cư.Tiếp tục đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng tại các chợ, hướng đến xây dựng chợ an toàn vệ sinh thực phẩm và văn minh thương mại.

Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ban đầu cho chuỗi cung ứng dịch vụ Logistics; ưu tiên bố trí quỹ đất cho hệ thống tổng kho logistics, kho dự trữ hàng hóa thông qua việc hỗ trợ giải phóng mặt bằng, miễn giảm các loại thuế để thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia tại khu vực Liên Chiểu gắn kết với Cảng Liên Chiểu40.

Thực hiện kế hoạch phát triển thương mại điện tử thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020, trong đó:tập trung phát triển các tiện ích thanh toán thương mại điện tử để sử dụng cho các mô hình thương mại điện tử41. Xây dựng và ứng dụng hiệu quả hệ thống phần mềm phục vụ công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn.

Tiếp tục phát triển các tuyến phố chuyên doanh như: Phố mỹ nghệ (Ngũ Hành Sơn), Phố ẩm thực hải sản (quận Sơn Trà), Phố thời trang (đường Phan Châu Trinh), Phố Điện tử - kỹ thuật số (đường Hàm Nghi, Hoàng Diệu)...

4. Về hạ tầng du lịchTiếp tục phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, nhất là du lịch biển

cao cấp, mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư sớm triển khai và đưa vào khai thác các dự án du lịch như Công viên Châu Á, Công viên Đại Dương, Tổ hợp khu du lịch Bà Nà, Khu công viên Bách Thảo – Bách thú theo mô hình Safari, các khu du lịch sinh thái... Nghiên cứu, đầu tư thêm một số bãi biển công cộng phục du khách và người dân khu vực.Xây dựng các sản phẩm du lịch khác biệt, độc đáo, có sức cạnh tranh cao. Dự kiến đến năm 2020 sẽ có 23.221 phòng khách sạn, tăng 4.988 phòng so với năm 2015, trong đó số phòng khách sạn 3-5 sao sẽ tăng 4.005 phòng, nâng tổng số phòng khách sạn từ 3-5 sao lên 13.316 phòng.

Để đáp ứng nhu cầu tăng số lượng phòng phục vụ du khách cần tiếp tục khuyến khích cho ghép các lô đất nhỏ để xây dựng các khách sạn cao tầng tại những vị trí không ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh. Ngoài việc tăng lượng phòng khách sạn đạt chuẩn, khuyến khích phát triển loại hình homestay để phục vụ nhu cầu du khách trong các đợt cao điểm.

Rà soát và có biện pháp thu hồi một số dự án ven biển quá chậm triển khai

40Phát triển dịch vụ logistics theo Đề án “Phát triển ngành dịch vụ logictics thành phố Đà Nẵng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020” ban hành kèm theo Quyết định số 1890/QĐ-UBND ngày 27/03/2014 của UBND thành phố Đà Nẵng.41Gồm các loại hình: doanh nghiệp - người tiêu dùng (B2C), doanh nghiệp - doanh nghiệp (B2B), chính phủ - người dân (G2C), chính phủ - doanh nghiệp (G2B)

18

hoặc không có động thái triển khai, không lập hồ sơ giãn tiến độ42.

5. Hạ tầng thông tin, truyền thông

Đẩy nhanh hiện đại hóa hạ tầng viễn thông và ngầm hóa đường dây điện, dây điện thoại, cáp viễn thông, cáp truyền hình tại khu vực trung tâm. Đa dạng hóa dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, cung cấp các dịch vụ bưu chính đến các điểm phục vụ, chú trọng phát triển dịch vụ mới, dịch vụ ứng dụng trên nền công nghệ thông tin43. Phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông có công nghệ hiện đại, độ phủ rộng khắp với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, cung cấp đa dịch vụ. Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư, phát triển hạ tầng viễn thông, phổ cập dịch vụ, phát triển dịch vụ mang tính công ích. Hỗ trợ cho nhà đầu tư tiếp tục triển khai hoàn thành các dự án Khu đô thị công nghệ FPT, Khu công nghệ thông tin tập trung, Khu Công viên phần mềm số 2...44. để làm đòn bẩy thúc đẩy phát triển ngành CNTT là một trong những ngành kinh tế mới, nhiều tiềm năng của thành phố.

6. Về hạ tầng công nghiệp, khu công nghiệp và công nghệ thông tin

Tập trung đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng các Khu công nghiệp nhằm thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao và đảm bảo mặt bằng để bố trí cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Đến năm 2020, hoàn thiện hạ tầng Khu công nghệ cao giai đoạn giai đoạn 1 và triển khai đầu tư giai đoạn 2 và giai đoạn 3 của Khu công nghệ cao; Khu phụ trợ công nghệ cao Đà Nẵng.

Triển khai đầu tư trước 10-12ha tại phía Tây Khu công nghiệp Hòa Cầm để di dời các cơ sở nhỏ lẻ ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố; Thống nhất quy hoạch Khu công nghiệp giai đoạn 2016-2020 gồm các Khu công nghiệp: Hòa Cầm - giai đoạn 2 (176,6ha), Hòa Nhơn (545,8ha), Hòa Sơn (227ha) và Hòa Ninh (676ha). Tiếp tục nghiên cứu, bổ sung quy hoạch thêm 1-2 Khu công nghiệp tập trung tại khu vực xã Hòa bắc dọc theo đường Hồ Chí Minh, kết nối mạng lưới giao thông chính với Cảng biển.

42Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 50 dự án đầu tư du lịch ven biển, gồm: 14 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký: 18.850,8 tỷ đồng và 36 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký: 68.641,3 tỷ đồng. Hiện có: 17 dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động vàđã hoàn thành từng phần để đưa vào hoạt động gồm: 04 dự án đầu tư nước ngoài có tổng vốn đầu tư đăng ký là 5.841 tỷ đồng và 13 dự ánđầu tư trong nước có vốn đầu tư đăng ký là: 13.461 tỷ đồng; 05 dự án đầu tư trong nước đang triển khai với tổng vốn đăng ký đầu tư là 12.070 tỷ đồng; còn lại 28 dự án đã bàn giao đất nhưng triển khai chậm và chưa triển khai,UBND thành phố đã tiến hành ký cam kết 20 dự án còn lại một số dự án chưa ký cam kết triển khai.43Ngầm hóa cáp viễn thông các tuyến đường: Lê Hồng Phong, Hoàng Văn Thụ, Quang Trung, Ông Ích Khiêm, Hùng Vương, Lý Thái Tổ, Hoàng Diệu, Phan Châu Trinh, Lê Lợi...;Hoàn thành lắp đặt camera trong giám sát giao thông và giám sát an ninh trên địa bàn thành phố. Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học tại các trường THPT, THCS trên địa bàn thành phố và trong quản lý tại các Bệnh viện trên địa bàn thành phố.44Dự kiến đến năm 2020: Phấn đấu hoàn thành việc xây dựng cơ sở hạ tầng và lấp đầy tối thiểu 30% diện tích Khu Công nghệ thông tin số 1, hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư và triển khai xây dựng Khu Công nghệ thông tin số 2 và Khu công viên phần mềm số 2. Thu hút 2 - 3 tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực CNTT đến đầu tư tại thành phố Đà Nẵng với số vốn đầu tư từ 100 triệu USD/dự án trở lên. Đến năm 2025: Lấp đầy 100% diện tích Khu Công nghệ thông tin số 1 và lấp đầy khoảng 20%-30% diện tích Khu Công nghệ thông tin số 2, Khu công viên phần mềm số 2. Thu hút 5-10 tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Công nghệ thông tin đến đầu tư tại thành phố Đà Nẵng với số vốn đầu tư từ 100 triệu USD/dự án trở lên.

19

7. Về hạ tầng nông thôn, thủy lợi và các công trình ứng phó biến đổi khí hậu

Đầu tư hoàn thiện hệ thống cấp nước sạch, đảm bảo phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, sinh hoạt và cải thiện điều kiện sức khỏe của nhân dân khu vực Hòa Vang, phấn đấu đến hết năm 2020, 100% dân số nông thôn được cấp nước sạch và đạt tiêu chuẩn quốc gia với số lượng ít nhất 60 lít/người/ngày.

Điều chỉnh lại quy hoạch các khu đô thị tại vịnh Mân Quang và khu vực cảng cá gắn liền với khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá và cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá đảm bảo hài hòa lợi ích để cả hai cùng phát triển.Phát triển kinh tế biển gắn với an ninh quốc phòng biển, đảo, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, thích ứng biến đổi khí hậu, nước biển dâng và hội nhập Quốc tế trong đó tập trung đầu tư Nâng cấp, mở rộng Cảng cá Thọ Quang thành Cảng cá loại I cấp quốc gia choKhu đô thị khu vực Thọ Quang.

Tiếp tục đầu tư xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới và rà soát bố trí vốn để nâng cao các tiêu chí đã đạt về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hòa Vang theo hướng bền vững. Đẩy mạnh các mô hình làng nghề cổ truyền, xúc tiến thương mại, mô hình khuyến công, mô hình sản xuất có hiệu quả như trồng hoa cây cảnh, trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap,.. trên địa bàn huyện Hòa Vang và quận Ngũ Hành Sơn.

Đầu tư các công trình đê, kè biển trọng điểm, xung yếu nhằm chống sạt lở bở sông, bờ biển có tính tới biến đổi khí hậu và kết hợp giao thông đường thủy theo quy hoạch đến năm 2020-202545.

8. Về hạ tầng xã hội - văn hóaa) Hạ tầng văn hóa, thể thao, xã hội

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình thành phố “5 không”, “3 có”, thành phố “4 an” và các chính sách an sinh xã hội, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phấn đấu đến năm 2020 đạt 100% số xã, phường có nhà văn hóa; 80% số xã, phường có Trung tâm văn hóa thể thao; 100% số quận, huyện có Trung tâm văn hóa thể thao đạt chuẩn quốc gia; 100%

45 Đến năm 2020 hoàn thành các dự án: Quản lý rủi ro thiên tai WB5 thành phố Đà Nẵng (Nâng cấp đảm bảo an toàn cho cụm 06 hồ Trước Đông, Hố Cau, Hóc Khế, Trường Loan, Đồng Tréo, Hố Gáo); Các công trình đê, kè khẩn cấp chống sạt lở bờ biển, bờ sông, đặc biệt các vùng sạt lở nghiêm trọng, đảm bảo anh toàn tính mạng và tài sản của nhân dân như: Đê kè vùng cửa sông Hàn đoạn Nam cầu Tuyên Sơn Hòa Hải, đoạn từ K1+689 (khu di tích lịch sử K20) đến giáp phân khu X4 – Khu TĐC Hòa Hải (cuối tuyến đường Trần Hưng Đạo nối dài); Đê, kè biển Liên Chiểu (đoạn từ Xuân Thiều đến Nam Ô), Đê, kè biển Liên Chiểu – Kim Liên (đoạn từ Cầu trắng đến cảng nhà máy xi măng Hải Vân); Kè chống sạt lở khẩn cấp sông Cu Đê (xử lý các điểm sạt lở xung yếu); Đê kè Mân Quang (đoạn nối tiếp Đê kè Bạch Đằng Đông) và Bảo vệ, nâng cao khả năng chứa tàu thuyền tránh bão âu thuyền Thọ Quang và khả năng thoát nước lũ, giảm ngập úng qua hệ thống thoát nước và hồ điều hòa của thành phố Đà Nẵng - Ứng phó biến đổi khí hậu; Kè chống sạt lở sông Yên; Kè sạt lở bờ sông Túy Loan; Khắc phục sạt lở bờ sông Lỗ Đông; Nâng cấp, mở rộng cảng cá Thọ Quang (cảng cá loại 1); Trung tâm nghề cá lớn tại thành phố Đà Nẵng. Đến năm 2025, hoàn thành các công trình Đê kè bảo vệ bờ sông Vĩnh Điện; Bờ kè sông Cu Đê (đoạn từ cầu Nam Ô đến đường Ngô Xuân Thu); Kè chắn sóng Liên Chiểu; Nâng cấp sửa chữa đảm bảo an toàn cụm 03 hồ chứa nước Hố Cái, xã Hòa Sơn, hồ chứa nước Tân An, hồ chứa nước Hốc Gối xã Hòa Nhơn.

20

thiết chế văn hóa cấp thành phố đạt chuẩn quốc gia; 100% số di tíchđược tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp. Tập trung đầu tư các công trình văn hóa thể thao trọng điểm nhằm nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.Đến năm 2020, hoàn thành các dự án Thư viện Khoa học tổng hợp cấp vùng tại Đà Nẵng; Khu phức hợp nghệ thuật xiếc cấp vùng; Trung tâm văn hóa thành phố; Sân vận động Hòa Xuân 20.000 chỗ ngồi; Trung tâm huấn luyệnvà đào tạo vận động viên và các hạng mục khác tại Khu liên hợp thể thao Hòa Xuân, Nhà hát lớn thành phố.

b) Khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo

Tạo chuyển biến mới và phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ, tăng đầu tư cho Quỹ phát triển khoa học công nghệ; gắn kết nghiên cứu, đào tạo với sản xuất - kinh doanh theo phương thức nghiên cứu theo đơn đặt hàng.Đến năm 2020, hoàn thành các dự án: Viện Ứng dụng bức xạ Đà Nẵng, Trung tâm Công nghệ Sinh học và Cơ sở Nuôi cấy mô tế bào thực vật (giai đoạn 2 và giai đoạn 3). Ứng dụng và gắn kết Trung tâm công nghệ sinh học với sản xuất nông nghiệp và bảo vệ cảnh quan. Đến năm 2025, hoàn thành các dự án: Xây dựng phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ Enzym và Protein phía Nam tại thành phố Đà Nẵng; Trung tâm Thông tin KH&CN khu vực miền Trung tại Đà Nẵng; Sàn giao dịch công nghệ quốc gia tại Đà Nẵng.

Đẩy mạnh công tác đào tạo, dạy nghề, đảm bảo nguồn nhân lực đủ về số lượng, có cơ cấu phù hợp, có trình độ chuyên môn cao và tác phong chuyên nghiệpđáp ứng yêu cầu phát triển thành phố.Đào tạo có trọng điểm nhằm kết nối nguồn nhân lực giữa các cơ sở đào tạo và thị trường lao động46. Đặc biệt phối hợp với các trường đại học tập trung đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho những ngành kinh tế mới có tiềm năng của thành phố như công nghệ thông tin, ngoại ngữ, logictics, công nghệ sinh học, y tế...Thu hút nhà đầu tư xây dựng một trường đại học chuyên ngành Công nghệ thông tin để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao47.

c) Hạ tầng y tế: Quy hoạch mạng lưới y tế thành phố Đà Nẵng phát triển một cách hợp lý,

phù hợp với xu thế phát triển của một thành phố với quy mô 2 - 2,5 triệu dân, kết hợp phát triển y tế cộng đồng với y tế chuyên sâu nhằm phục vụ tốt nhất việc chăm sóc sức khỏe cho người dân.Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất với các trang thiết bị

46 Đến năm 2020, hoàn thành các dự án: Phát triển trường THPT chuyên Lê Quý Đôn; Xây dựng phòng học bộ môn đạt chuẩn; Xây dựng Đại học Đà Nẵng xứng đáng là Đại học trọng điểm vùng; tạo điều kiện, khuyến khích phát triển các trường quốc tế chất lượng cao;Cásc trường đại học, cao đẳng ngoài công lập, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho Đà Nẵng và khu vựccông nghệ thông tin, logictics, công nghệ sinh học, ... chuyển dần nhận thức của xã hội từ học để có bằng cấp sang học để có nghề nghiệp. Phấn đấu đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm đào tạo lớn, chất lượng cao của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Đến năm 2025, hoàn thành dự án Quy hoạch mạng lưới trường học trên địa bàn thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.47Với mục tiêu đến năm 2020 tạo ít nhất 30.000 việc làm vàđến năm 2025 tạo 100.000 việc làm trong lĩnh vực Công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;

21

hiện đại, kỹ thuật cao nhằm phát triển sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân, xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm khám, chữa bệnh chất lượng cao48, đẩy mạnh xã hội hóa y tế đi đôi với tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát hệ thống y tế ngoài công lập. Sắp xếp lại các cơ sở, đơn vị trực thuộc Sở Y tế để sử dụng có hiệu quả tốt hơn cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế (các trung tâm y tế dự phòng; bệnh viện Răng hàm mặt, bệnh viện Y học cổ truyền, bệnh viện Phục hồi chức năng,...).

Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân đạt 100% vào năm 2020. Có chính sách thu hút đầu tư vào dịch vụ y tế chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu du lịch cao cấp và chăm sóc sức khỏe người dân49. Phấn đấu đến năm 2020 đạt 15 bác sỹ và 66,33 giường bệnh/10.000 dân.

IV. Một số giải pháp thực hiện trong thời gian tới1. Định hướng lại chiến lược phát triển đô thị và xây dựng các

chương trình hành động Rà soát các chiến lược phát triển vùng trong đó xác định lại vị trí, vị thế

của thành phố Đà Nẵng trong khu vực.

Tiếp tục triển khai, nghiên cứu điều chỉnh hợp lý và tăng cường quản lý quy hoạch tổng thể thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050, cụ thể hóa và định hướng chiến lược phát triển đô thị theo hướng bền vững và gắn kết cụ thể.

Tiếp tục rà soát lại các quy hoạch đã phê duyệt, kiểm soát chặt chẽ về các khu quy hoạch mới với các chỉ tiêu, mục tiêu đảm bảo chiến lược phát triển của một đô thị hiện đại, chú trọng phát triển và bảo tồn khu đô thị cũ.

Điều chỉnh các chiến lược phát triển nhất quán, tập trung nguồn lực và đào tạo nguồn nhân lực để đảm bảo phát triển các ngành kinh tế mới như công nghệ thông tin, logictics, công nghệ sinh học, y tế, giáo dục chất lượng cao,... và tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển mạnh các ngành dịch vụ nhất là du lịch và thương mại; phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị và bền vững; xây dựng thành phố môi trường và tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tập trung làm việc với các bộ ngành Trung ương để phê duyệt và triển khai các cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù cho thành phố Đà Nẵng50. Xây dựng cơ chế

48Phấn đấu đến năm 2020, hoàn thành các công trình: Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng; Khu đa chức năng và trang thiết bị Bệnh viện Phục hồi chức năng; Nâng cấp cơ sở và trang thiết bị Trung tâm Y tế dự phòng; Nâng cấp và trang thiết bị xây dựng hệ thống cấp cứu y tế biển đảo tại thành phố Đà Nẵng; Mở rộng Bệnh viện chuyên khoa Phụ sản – Nhi (giai đoạn 2); Nâng cấp Trung tâm y tế các quận Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Hải Châu; Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại Trung tâm Y tế quận Thanh Khê; Bệnh viện Phục hồi chức năng; Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Sản Nhi và hệ thống xử lý nước thải tại các trạm vận chuyển cấp cứu thuộc Trung tâm cấp cứu thành phố.49Năm 2017 hoàn thành Bệnh viện VINMEC và đến năm 2020 thu hút đầu tư từ 1-2 bệnh viện Quốc tế.50Cơ chế ưu đãi đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố Đà Nẵng; Cơ chế liên kết vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung; Cơ chế, chính sách đặc thù đối với Khu Công nghệ cao Đà Nẵng theo hướng ưu đãi hơn so với quy định hiện hành.

22

phối hợp đầu tư dự án Hành lang kinh tế Đông Tây 2, chương trình hợp tác Tiểu vùng sông Mê-Kông.

Tập trung nguồn lực đầu tư vào phát triển hạ tầng chiến lược và tăng cường liên kết vùng51 nhằm phát triển Đà Nẵng thành trung tâm đô thị cạnh tranh với quy mô 2- 2,5 triệu dân và đóng vai trò là động lực tăng trưởng của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là cửa ngõ quốc tế kết nối với các trung tâm tăng trưởng kinh tế của Châu Á và các nước tiểu vùng sông Mê-kông.

Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi và ưu đãi về đất đai, các chính sách hỗ trợ khác để kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo định hướng của thành phố.

2. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tưDự kiến, với tổng nhu cầu vốn đầu tư huy động giai đoạn 2016-2020 là

231,6 nghìn tỷ đồng, trong đó khả năng huy động từ nguồn vốn đầu tư công chỉ chiếm 19,7%, giảm so với giai đoạn 2006 – 2010, 2011-2015 sẽ là những thách mới mà thành phố phố phải đối mặt.

Để huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư, nhất là việc đảm bảo các nguồn lực tài chính để đáp ứng nhu cầu đầu tư lâu dài về nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, nhà ở, cải thiện điều kiện giao thông, quản lý chất thải, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu... thành phố cần thực hiện tốt các giải pháp như:

- Tăng nguồn thu tư từ thuế thông qua đẩy mạnh phát triển sản xuất và dịch vụ, chống thất thu thuế; định giá đất sát với thị trường để tạo nguồn thu ổn định từ thuế đất đồng thời chống tình trạng đầu cơ đất, xây dựng lộ trình tăng dần các chi phí dịch vụ công nhằm giảm bớt áp lực cho ngân sách.

- Xây dựng các tiêu chí đánh giá và định mức trong chi tiêu công nhất là các dịch vụ công ích (thu gom xử lý rác, nước thải, chăm sóc cây xanh, duy tu cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình hạ tầng xã hội) nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động và chi phí cho các lĩnh vực này, đẩy mạnh hình thức đấu thầu dịch vụ công ích. Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn vốn đầu tư thông qua việc đấu thầu cạnh tranh rộng rãi.

- Tiếp tục tiến hành rà soát đánh giá, phân tích và lập danh mục các dự án có khả năng chuyển đổi sang các hình thức đầu tư khác như: xã hội hóa, hợp tác công tư (PPP) .. bao gồm: các dự án có thể thu phí để hoàn vốn đầu tư; các dự án có thể thanh toán bằng quyền sử dụng đất. Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư hạ tầng, giảm áp lực cho ngân sách thông qua các cơ chế hỗ trợ về đất đai và một phần ngân sách đảm bảo cho nhà đầu tư hoạt động hiệu quả sớm thu hồi vốn.

-Tham gia thị trường vốn dưới hình thức tăng cường vai trò và tăng quy 51Cảng Liên Chiểu giai đoạn 1, di dời ga đường sắt, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, nâng cấp hạ tầng sân bay, các tuyến đường vành đai, hệ thống xử lý nước thải, rác thải.

23

mô Quỹ đầu tư phát triển thành phố nhằm tiếp cận mạnh hơn thị trường vốn thông qua phát hành trái phiếu đô thị, vay ODA... Xây dựng kế hoạch dài hạn để huy động nguồn lực trên cơ sở dự báo tốt nguồn thu trong tương lai từ 5 đến 10 năm và được xem xét điều chỉnh hàng năm để làm đòn bẩy cho nguồn lực đầu tư dài hạn của thành phố.

- Tăng cường vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân, cộng đồng và các cơ quan chuyên môn trong quy hoạch, đầu tư mua sắm, cấp đất, giao đất, đền bù giải tỏa, chi tiêu công... Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có chuẩn mực đạo đức, làm việc với tinh thần cống hiến theo tinh thần Chỉ thị số 29/CT-TU ngày 06/11/2013 của Ban Thường vụ Thành ủy về việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển thành phố trong tình hình mới.

Trên đây là báo cáo Chuyên đề về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trọng điểm, UBND thành phố kính báo cáo./.

Nơi nhận :- TTTU, TT HĐND TP;- Các Sở, ban, ngành;- UBND các quận, huyện;- Lưu: VT, QLĐTư.

CHỦ TỊCH

Huỳnh Đức Thơ

24