30
Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí 1 Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/ Một số đề thi vào 10 của các tỉnh (Phần 1) SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC 2015 – 2016 ( Thời gian làm bài 120 phút) Phần I: Trắc nghiệm (2,0 điểm) Trong 8 câu hỏi sau, mỗi câu có 4 phương án trả lời A, B, C, D; trong đó chỉ có một phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng viết vào tờ giấy làm bài. Câu 1: Từ nào dưới đây là từ ghép? A. Lành lạnh C. Lấp lánh B. Cỏ cây D. Xôm xốp Câu 2: Trong câu thơ “Vầng trăng đi qua ngõ.”, tác giả Nguyễn Duy sử dụng biện pháp tu từ: A. So sánh. C. Ẩn dụ. B. Hoán dụ. D. Nhân hóa. Câu 3: Câu văn “Không ai nói với ai, nhưng nhìn nhau, chúng tôi đọc thấy trong mắt nhau điều đó.” (Lê Minh Khuê) có mấy cụm động từ? A. Hai C. Bốn B. Ba D. Năm

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn ...€¦ · Câu 8: Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu “Anh mong được nghe một tiếng “ba”

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn ...€¦ · Câu 8: Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu “Anh mong được nghe một tiếng “ba”

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí

1

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Một số đề thi vào 10 của các tỉnh (Phần 1)

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC 2015 – 2016

( Thời gian làm bài 120 phút)

Phần I: Trắc nghiệm (2,0 điểm)

Trong 8 câu hỏi sau, mỗi câu có 4 phương án trả lời A, B, C, D; trong đó chỉ có một

phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng viết vào tờ giấy làm bài.

Câu 1: Từ nào dưới đây là từ ghép?

A. Lành lạnh C. Lấp lánh

B. Cỏ cây D. Xôm xốp

Câu 2: Trong câu thơ “Vầng trăng đi qua ngõ.”, tác giả Nguyễn Duy sử dụng biện pháp

tu từ:

A. So sánh. C. Ẩn dụ.

B. Hoán dụ. D. Nhân hóa.

Câu 3: Câu văn “Không ai nói với ai, nhưng nhìn nhau, chúng tôi đọc thấy trong mắt

nhau điều đó.” (Lê Minh Khuê) có mấy cụm động từ?

A. Hai C. Bốn

B. Ba D. Năm

Page 2: Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn ...€¦ · Câu 8: Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu “Anh mong được nghe một tiếng “ba”

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí

2

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Câu 4: Câu “Vâng, cháu cũng nghĩ như cụ.” có sử dụng:

A. Thành phần gọi – đáp. C. Thành phần phụ chú.

B. Thành phần tình thái. D. Thành phần cảm thán.

Câu 5: Thành ngữ “Nói có sách, mách có chứng” liên quan đến phương châm hội thoại

nào?

A. Phương châm quan hệ. C. Phương châm về chất.

B. Phương châm cách thức. D. Phương châm về lượng.

Câu 6: Trong câu “Điều này ông khổ tâm hết sức.” (Kim Lân), ngoài thành phần chính

còn có:

A. Thành phần trạng ngữ. C. Thành phần phụ chú.

B. Thành phần khởi ngữ. D. Thành phần gọi – đáp.

Câu 7: Các câu “Tôi cắt thêm mấy cành nữa. Rồi cô muốn lấy bao nhiêu nữa, tùy

ý.”(Nguyễn Thành Long) đã sử dụng phép liên kết:

A. Phép lặp từ ngữ. C. Phép thế.

B. Phép nối. D. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa.

Câu 8: Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu “Anh mong được nghe một tiếng “ba” của con bé,

nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi.” (Nguyễn Quang Sáng) thuộc kiểu câu:

A. Câu đơn. C. Câu ghép.

B. Câu đặc biệt. D. Câu rút gọn.

Phần II: Đọc-hiểu văn bản (3,0 điểm)

Page 3: Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn ...€¦ · Câu 8: Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu “Anh mong được nghe một tiếng “ba”

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí

3

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Em hãy đọc đoạn văn sau:

Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu

đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10

quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt

qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán

– Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người

đọc sách. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít

cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm

ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không

chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý

loạn, tay không mà về. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như

kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa

mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường thấp

kém…

Và trả lời các câu hỏi dưới đây:

a) Đoạn văn trích trong văn bản nào? Của ai? (1,0 điểm)

b) Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn là gì? Xác định nội dung chính của đoạn

văn? (1,0 điểm)

c) Trình bày suy nghĩ của em về tác dụng của việc đọc sách. (1,0 điểm)

Phần III: Tập làm văn (5,0 điểm)

Về Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng: Tác phẩm

không chỉ phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong

kiến mà còn khẳng định vẻ đẹp truyền thống đáng quý của họ.

Theo em, ý kiến trên thể hiện như thế nào qua nhân vật Vũ Nương?

______________HẾT______________

Page 4: Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn ...€¦ · Câu 8: Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu “Anh mong được nghe một tiếng “ba”

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí

4

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN VĂN – NAM ĐỊNH 2015

Phần I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm:

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8

Đáp án B D B A C B B C

Phần II. Đọc hiểu văn bản

Câu Ý Nội dung

II a

– Đoạn văn được trích trong văn bản Bàn về đọc sách.

– Tác giả: Chu Quang Tiềm.

b

– Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên là nghị luận.

– Nội dung chính của đoạn văn: Bàn về cách đọc sách.

c

Có thể triển khai các ý sau:

– Sách là nơi đúc kết trí tuệ, tâm hồn nhân loại. Đọc sách chính là tiếp

nhận kho tàng tri thức vô tận ấy.

– Việc đọc sách có tác dụng to lớn trong việc mở mang trí tuệ, hiểu biết;

bồi dưỡng tâm hồn và nhân cách; phát triển năng lực ngôn ngữ cho con

người… (Dẫn chứng)

– Hiện nay do sự phát triển của công nghệ thông tin nên không ít người

quay lưng, thờ ơ với việc đọc sách mà không thấy hết được ý nghĩa to lớn

của việc đọc sách. Điều đó cần được xem xét một cách nghiêm túc và có

sự điều chỉnh hợp lí.

III

Về Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho

rằng: Tác phẩm không chỉ phản ánh số phận oan nghiệt của người

phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến mà còn khẳng định vẻ đẹp

Page 5: Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn ...€¦ · Câu 8: Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu “Anh mong được nghe một tiếng “ba”

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí

5

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

truyền thống đáng quý của họ.

1 Giới thiệu chung:

– Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỉ XVI, quê ở Thanh Miện, tỉnh Hải

Dương. Ông nổi tiếng học rộng, tài cao.

– “Chuyện người con gái Nam Xương” rút trong tác phẩm “Truyền kì mạn

lục“, áng văn xuôi viết bằng chữ Hán của Nguyễn Dữ trong thế kỉ 16 –

một kiệt tác văn chương cổ được ca ngợi là “thiên cổ kì bút“. Tác phẩm

không chỉ phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới

chế độ phong kiến mà còn khẳng định vẻ đẹp truyền thống đáng quý của

họ.

2 Phân tích nhân vật Vũ Nương để làm sáng tỏ nhận định:

a Số phận bất hạnh:

* Phải sống trong nỗi cô đơn, vất vả:

– Nỗi vất vả của Vũ Nương: Một mình gánh vác gia đình, nuôi dạy con

thơ, chăm sóc mẹ già.

– Nỗi cô đơn tinh thần (phải vượt lên):

+ Cảnh sống lẻ loi.

+ Nỗi nhớ thương khắc khoải.

+ Nỗi lo lắng cho chồng đang chinh chiến nơi xa.

* Phải gánh chịu nỗi oan lạ lùng và phải tìm đến cái chết:

– Nguyên nhân (của nỗi oan):

+ Do lời nói ngây thơ của bé Đản.

+ Do Trường Sinh vốn đa nghi, hay ghen lại đang buồn vì mẹ mất.

Page 6: Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn ...€¦ · Câu 8: Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu “Anh mong được nghe một tiếng “ba”

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí

6

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

+ Do chiến tranh gây ra 3 năm xa cách, niềm tin vào Vũ Nương ị thử

thách, bị lung lay.

+ Có thể do cuộc hôn nhân bất bình đẳng giữa Vũ Nương và Trường Sinh,

do xã hội phong kiến trọng nam, khinh nữ cho phép Trường Sinh được đối

xử rẻ rúng, tàn tệ với vợ mình.

– Hậu quả (của nỗi oan):

+ Trường Sinh nghi ngờ, gạt đi lời thanh minh của Vũ Nương, mắng

nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi.

+ Cùng đường Vũ Nương nhảy xuống sông Hoàng Giang tự tận. Đây là

phản ứng dữ dội, quyết liệt của Vũ Nương để bảo vệ nhân phẩm nhưng

cũng là cho thấy nỗi bất hạnh tột cùng của nàng.

* Phải sống không hạnh phúc thực sự dưới thủy cung:

– Vũ Nương tuy được cứu sống, sống bất tử, giàu sang, đã được minh oan

trên bến Hoàng Giang nhưng nàng không hạnh phúc thực sự:

+ Vẫn nhớ thương gia đình.

+ Vẫn mong trở về dương thế mà không thể.

=> Nhận xét: Số phận Vũ Nương tiêu biểu cho phận bạc của biết bao

người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, nặng nề lễ giáo,

hà khắc.

b Vẻ đẹp của Vũ Nương:

* Mang vẻ đẹp toàn vẹn nhất của người phụ nữ xã hội phong kiến.

– Chi tiết Trường Sinh xin mẹ “đem 100 lạng vàng cưới về” càng tô đậm

hơn vẻ đẹp nhan sắc, phẩm chất của nàng.

Page 7: Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn ...€¦ · Câu 8: Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu “Anh mong được nghe một tiếng “ba”

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí

7

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

* Là người vợ, người mẹ đảm đang, người con dâu hiếu thảo:

– Đảm đang (khi chồng đi lính):

+ Một mình gánh vác gia đình.

+ Chăm sóc mẹ chồng già yếu.

+ Nuôi dạy con thơ.

– Hiếu thảo (khi mẹ chồng ốm):

+ Nàng hết lòng chăm sóc như với cha mẹ đẻ của mình (cơm cháo, thuốc

thang, an ủi…)

+ Lễ bái thần phật cầu cho bà tai qua, nạn khỏi.

+ Lời trăng trối của bà trước khi mất đã khẳng định lòng hiếu thảo, tình

cảm chân thành của Vũ Nương. (phút lâm chung bà cảm tạ công lao của

nàng -> mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu của xã hội phong kiến xưa

thường chỉ mang tính chất ràng buộc của lễ giáo phong kiến. Những lời

cảm tạ của bà mẹ đã cho thấy Vũ Nương yêu thương bà thực lòng nên bà

cũng yêu quý, biết ơn nàng thực lòng như vậy)

+ Bà mất: nàng lo tang ma chu đáo.

* Là người vợ nết na, thủy chung, giàu lòng vị tha:

– Nết na, thủy chung:

+ Khi mới cưới: nàng hết sức giữ gìn khuôn phép.

+ Ngày tiễn chồng ra trận, trong lời từ biệt ta thấy nàng không màng công

danh phú quý, chỉ mong chồng trở về bình yên.

Page 8: Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn ...€¦ · Câu 8: Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu “Anh mong được nghe một tiếng “ba”

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí

8

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

+ Ba năm xa chồng, Vũ Nương buồn nhớ khôn nguôi, nàng bỏ cả điểm

trang, toàn tâm toàn ý chăm sóc gia đình, làm tròn bổn phận của người vợ,

người mẹ trong gia đình.

+ Thậm chí, ngày Trường Sinh trở về, bị nghi ngờ, Vũ Nương chỉ biết

khóc rồi thanh minh bằng những lời lẽ tha thiết, dịu dàng.

=> Tấm lòng son sắt, thủy chung sáng ngời của nàng.

– Giàu lòng vị tha:

+ Khi bị chồng đổ oan, mắng nhiếc, đánh đuổi đi, Vũ Nương chỉ đau khổ,

thanh minh mà chẳng hề oán hận, căm ghét chồng. Nàng vẫn bao dung với

người chồng hẹp hòi, ích kỉ.

+ Sống dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ thương gia đình, quê

hương. Việc nàng gửi vật làm tin chứng tỏ nàng vẫn sẵn sàng tha thứ cho

chồng.

+ Khoảnh khắc gặp lại Vũ Nương không trách móc mà còn hết lời cảm tạ

Trường Sinh. Lời nói ấy cho thấy Vũ Nương hoàn toàn tha thứ cho chồng.

Trường Sinh đã được giải thoát khỏi nỗi ân hận, day dứt vì sự hàm hồ, hẹp

hòi, tàn nhẫn của mình.

=> Nhận xét: Vũ Nương trở thành hiện thân cho vẻ đẹp của người phụ nữ

Việt Nam thảo hiền, đức hạnh.

3 Đánh giá:

– Bằng việc xây dựng tình huống truyện độc đáo – xoay quanh sự ngộ

nhận, hiểu lầm lời nói của bé Đản; nghệ thuật kể chuyện đặc sắc, kết hợp

hài hòa yếu tố hiện thực và kì ảo; khắc họa nhân vật thông qua lời nói trần

thuật, lời thoại; hành động…; Nguyễn Dữ đã xây dựng thành công nhân

vật Vũ Nương – một điển hình cho số phận và vẻ đẹp của người phụ nữ

Việt Nam.

Page 9: Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn ...€¦ · Câu 8: Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu “Anh mong được nghe một tiếng “ba”

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí

9

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

– Qua đó, bày tỏ niềm trân trọng và cảm thương sâu sắc, tiếng nói bênh

vực người phụ nữ trong xã hội xưa; tố cáo xã hội phong kiến nam quyền,

nhiều lễ giáo hà khắc, tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã đẩy người phụ nữ

vào những bi kịch đớn đau.

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO QUẢNG NINH

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC 2015 – 2016

( Thời gian làm bài 120 phút)

Câu 1: (2,0 điểm)

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

(Trích : Viếng lăng Bác, Viễn Phương)

a) Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai

câu thơ trên ?

b) Chép một câu thơ khác có hình ảnh mặt trời mà em đã học trong chương trình Ngữ văn

9, ghi rõ tên tác giả tác phẩm ?

Câu 2:(3,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn từ 12 đến 15 câu theo kiểu diễn dịch trình bày suy nghĩ về tình

trạng học vẹt của nhiều học sinh hiện nay.

Câu 3: (5.0 điểm)

Page 10: Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn ...€¦ · Câu 8: Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu “Anh mong được nghe một tiếng “ba”

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí

10

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Trong tác phẩm Lòng yêu nước, nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua có viết:

Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

Hãy làm sáng tỏ điều đó qua việc phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong

văn bản Làng của Kim Lân (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, trang

162)

—–Hết—–

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.

Đáp án và hướng dẫn làm bài

Câu Ý Nội dung

1

a

– Biện pháp tu từ:

+ Ẩn dụ: hình ảnh “mặt trời” ở câu thơ thứ hai là hình ảnh ẩn dụ cho Bác

Hồ.

– Tác dụng: Khẳng định sự vĩ đại và sự vĩnh hằng của Bác trong lòng

người dân Việt Nam. Bác giống như mặt trời thiên nhiên ngày ngày vẫn

soi sáng, vẫn trường tồn cùng dân tộc, đem nguồn sáng đến cho nhân dân.

Hai câu thơ thể hiện rất cảm động tấm lòng biết ơn, tôn kính với vị cha già

dân tộc.

b

“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”

(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Nguyễn Khoa Điềm)

2

Viết một đoạn văn từ 12 đến 15 câu theo kiểu diễn dịch trình bày suy

nghĩ về tình trạng học vẹt của nhiều học sinh hiện nay

Page 11: Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn ...€¦ · Câu 8: Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu “Anh mong được nghe một tiếng “ba”

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí

11

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Thí sinh phải viết đoạn văn từ 12 đến 15 câu theo kiểu diễn dịch và phải

đảm bảo các ý chính sau:

– Học vẹt là cách nói ẩn dụ, ví cách học của học sinh với con vẹt – bắt

chước, nói nhại lại nhưng không hiểu gì. Khi học thuộc bài, đọc rất trôi

chảy nhưng khong nắm chắc nội dung, học một cách máy móc và thụ

động.

– Đây là hiện tượng phổ biến trong học sinh hiện nay.

– Nguyên nhân:

+ Bản thân mỗi học sinh chưa tự giác trong học tập, có thái độ đối phó, thụ

động.

+ Sức ép từ phía gia đình.

+ Chương trình học nặng nề, khô khan; phương pháp giảng dạy của thầy

cô chưa phù hợp và hiệu quả.

– Hậu quả: trống rỗng kiến thức, không có khả năng vận dụng những gì

đã học vào thực tế.

– Giải pháp:

+ Bản thân học sinh cần có thái độ, động cơ, phương pháp học tập đúng

đắn, chủ động tiếp thu kiến thức.

+ Gia đình và nhà trường cần phối hợp để giảm bớt áp lực, mang lại sự

hứng thú khi học tập cho con em.

– Liên hệ bản thân và rút ra bài học.

3

Trong tác phẩm Lòng yêu nước, nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua có viết:

Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

Page 12: Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn ...€¦ · Câu 8: Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu “Anh mong được nghe một tiếng “ba”

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí

12

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Hãy làm sáng tỏ điều đó qua việc phân tích diễn biến tâm trạng nhân

vật ông Hai trong văn bản Làng của Kim Lân

I Khái quát:

– Trích dẫn câu văn trong tác phẩm “Lòng yêu nước” của nhà văn Nga

I-li-a Ê-ren-bua:“Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng

yêu Tổ quốc”.

– Giới thiệu nhà văn Kim Lân và truyện ngắn “Làng”:

+ Kim Lân nhà một trong những cây bút truyện ngắn tiêu biểu của nền

văn học Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp với ngòi bút luôn hướng

về cuộc sống nông thôn.

+ “Làng” là một trong những tác phẩm thành công của tác giả Kim Lân.

Truyện viết về nhân vật ông Hai – một lão nông hiền lành, chất phác, giày

tình yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng.

– Diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trong văn bản“Làng” chính

là minh chứng xác thực cho câu văn của I-li-a Ê-ren-bua.

II Phân tích:

1 Tình yêu làng của ông Hai:

a Niềm tự hào, kiêu hãnh của ông Hai về làng của mình:

– Dù đã rời làng nhưng ông vẫn:

+ Nghĩ về làng của mình, nghĩ về những buổi làm việc cùng anh em.

+ Lo lắng, nhớ đến làng: “Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá”

b Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng của mình đi theo giặc:

– Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi.

Page 13: Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn ...€¦ · Câu 8: Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu “Anh mong được nghe một tiếng “ba”

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí

13

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

– Lúc đầu ông không tin nên hỏi lại.

– Ông quá xấu hổ nên đã chép miệng, đánh trống lảng:“Hà, nắng gớm,

về nào…” rồi cúi mặt mà đi.

– Khi về nhà, ông nằm vật ra giường. Tối hôm đó ông trằn trọc không ngủ

được.

– Ông nhìn đám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng Việt gian rồi khóc.

– Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả

nên ông vẫn không tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy.

– Lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ

vfa không chứa chấp Việt gian.

c Tâm trạng của ông Hai sau khi nghe tin làng được cải chính:

– Mặt ông vui tươi, rạng rỡ hẳn lên.

– Về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin.

– Ông qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình.

2 Tình yêu nước của ông Hai:

– Tình yêu làng là cơ sở cho tình yêu nước.

– “Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!” khi nghe các tin dân ta đánh

Tây từ phòng thông tin.

– Ông và con ông đều ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh ( cuộc đối thoại giữa hai

cha con)

III Đánh giá:

– Nhà văn xây dựng nhiều tình huống truyện khác nhau, miêu tả tâm lí

Page 14: Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn ...€¦ · Câu 8: Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu “Anh mong được nghe một tiếng “ba”

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí

14

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

nhân vật qua những cuộc đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng.

– Qua đây thể hiện tình yêu làng gắn liền với tình yêu nước của ông Hai.

Tình yêu Tổ quốc chẳng đến từ đâu xa xôi, nó bắt nguồn từ chính những

tình cảm gần gũi, bình dị, thân thương nhất.

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HÀ NỘI

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT

MÔN: VĂN

NĂM HỌC 2014 – 2015

( Thời gian làm bài 120 phút)

Phần I: (7 điểm)

Dưới đây là trích đoạn trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng):

“Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén của nó. Nó liền

lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi thất thần hất cái trắng ra cơm văng tung tóe cả

mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên:

– Sao mày cứng đầu quá vậy hả?”

(Trích Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục 2013)

1. Chiếc lược ngà được viết năm nào? Ghi lại từ mang màu sắc Nam Bộ trong đoạn trích

trên.

2. Những biểu hiện của nhân vật bé Thu ở trên nói lên thái độ gì và qua đó bộc lộ tình

cảm như thế nào đối với nhân vật ông Sáu? Lời kể in nghiêng trong đoạn trích trên giúp

em nhận biết mục đích nói ở câu văn có hình thức nghi vấn sau đó là gì?

Page 15: Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn ...€¦ · Câu 8: Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu “Anh mong được nghe một tiếng “ba”

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí

15

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

3. Viết một đoạn văn khoảng 15 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ tình cảm sâu nặng

của bé Thu đối với cha trong truyện ngắn trên. Ở đó có sử dụng câu có thành phần biệt

lập và phép lặp để lên kết (gạch dưới thành phần biệt lập và từ ngữ sử dụng làm phép

lặp).

4. Kể tên một tác phẩm khác của chương trình ngữ văn 9, trong đó có nhân vật người cha

vì chiến tranh mà chia cách ,khi trở về đứa con trai cũng hoài nghi xa lánh. Nêu suy nghĩ

của em về chiến tranh (không quá 5 dòng).

Phần II. (3 điểm)

Cho đoạn thơ:

“Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con”

(Y Phương, Nói với con, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục)

1. Tìm thành phần gọi – đáp trong những dòng thơ trên

2. Theo em việc dùng từ phủ định trong dòng thơ “Không bao giờ nhỏ bé được” nhằm

khẳng định điều gì?

3. Từ bài thơ trên và những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang

giấy thi) về cội nguồn của mỗi con người qua đó thấy được trách nhiệm của mỗi cá nhân

trong tình hình đất nước hiện nay.

— HẾT —

Đáp án và hướng dẫn làm bài thi vào lớp 10 môn Văn

Page 16: Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn ...€¦ · Câu 8: Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu “Anh mong được nghe một tiếng “ba”

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí

16

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Hà Nội

Câu Ý Nội dung

I 1

“Chiếc lược ngà” được viết năm 1968.

Những từ ngữ mang màu sắc Nam Bộ trong đoạn trích: “chén”, “xoi”.

2

Những biểu hiện của bé Thu ở trên nói lên thái độ bướng bỉnh không chịu

nhận ông Sáu làm cha.

Lời kể được gạch chân trong đoạn trích trên giúp em nhận biết được mục

đích của câu văn có hình thức nghi vấn sau đó là nhằm bộc lộ cảm xúc –

sự tức giận của ông Sáu khi bé Thu không chịu nghe lời.

3

(1)Trước hết bé Thu là một cô bé giàu cá tính, bướng bỉnh và gan góc, đã

gây ấn tượng cho người đọc về một cô bé dường như lì lợm đến ghê gớm,

khi mà trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi tiếng “Ba”,

hay khi hất cái trứng mà ông Sáu gắp cho xuống để cuối cùng khi ông Sáu

tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại. (2) Nguyễn Quang Sáng đã

khéo léo xây dựng nhiều tình huống thử thách cá tính của bé Thu và có

người cho rằng tác giả đã xây dựng tính cách bé Thu hơi “thái quá”, song

thiết nghĩ, chính thái độ ngang ngạnh đó lại là biểu hiện vô cùng đẹp đẽ

mà đứa con dành cho người cha yêu quý. (3)Trong tâm trí bé Thu chỉ có

duy nhất hình ảnh của một người cha “chụp chung trong bức ảnh với má”,

người cha ấy không giống ông Sáu, không phải bởi thời gian đã làm ông

Sáu già đi mà do cái thẹo trên má, cái dấu tích của chiến tranh đã hằn sâu

làm biến dạng khuôn mặt ông Sáu. (4) Có lẽ trong hoàn cảnh xa cách và

trắc trở của chiến tranh, nó còn quá bé để có thể biết đến sự khốc liệt của

bom lửa đạn, biết đến cái cay xè của mùi thuốc súng và sự khắc nghiệt của

cuộc sống người chiến sỹ. (5) Cái cảm giác đó không đơn thuần là sự

bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh, nhiễu sách mà là sự kiên định, thẳng

thắn, có lập trường bền chặt, bộc lộ phần nào đó tính cách cứng cỏi ngoan

cường của cô gian liên giải phóng sau này. (6) Nhưng xét cho cùng, cô bé

ấy có bướng bỉnh, gan góc, tình cảm có sâu sắc, mạnh mẽ thế nào thì Thu

vẫn chỉ là một đứa trẻ mới 8 tuổi, với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ của

Page 17: Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn ...€¦ · Câu 8: Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu “Anh mong được nghe một tiếng “ba”

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí

17

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

con trẻ. (7) Nhà văn tỏ ra rất am hiểu tâm lý của trẻ thơ và diễn tả rất sinh

động với tấm lòng yêu mến và trân trọng một cách đẹp đẽ, thiêng liêng

những tâm tư tình cảm vô giá ấy nên người đọc có cảm giác bé Thu sợ ông

Sáu sẽ nhìn thấy những giọt nước mắt trong chính tâm tư của mình hay bé

Thu dường như lờ mờ nhận ra mình có lỗi để rồi lại một loạt hành động

tiếp theo “Xuống bến nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói, cố làm cho dây lòi

tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông”. (8) Bé Thu bỏ

đi lúc bữa cơm nhưng lại có ý tạo tiếng động gây sự chú ý như muốn mọi

người trong nhà biết bé sắp đi, mà chạy ra vỗ về, dỗ dành. (9) Có một sự

đối lập trong những hành động của bé Thu, giữa một bên là sự cứng cỏi,

già giặn hơn tuổi, nhưng ở khía cạnh khác cô bé vẫn mong được yêu quý

vỗ về. (10) Để rồi ở đoạn cuối, khi mà bé Thu nhận ra cha, tình cha con

trong Thu giữ gìn bấy lâu nay giờ trỗi dậy vào cái giây phút mà cha con

phải tạm biệt nhau: con bé cứng cỏi mạnh mẽ ngày hôm nào lại “như thể

bị bỏ rơi”, lúc đứng ở góc nhà, lúc đứng tựa cửa và cứ nhìn mọi người vây

quanh ba nó, dường như nó thèm khát cái sự ấm áp của tình cảm gia đình,

nó cũng muốn chạy lại và ôm hôn cha nó lắm chứ, nhưng lại có cái gì

chặn ngang cổ họng nó, làm nó cứ đứng nguyên ở ấy, ước mong cha nó sẽ

nhận ra sự có mặt của nó. (11) Và rồi đến khi cha nó chào nó trước khi đi,

có cảm giác mọi tình cảm trong lòng bé Thu bỗng trào dâng: nó không nén

nổi tình cảm như trước đây nữa, nó bỗng kêu hét lên “Ba…”,” vừa kêu

vừa chạy xô đến nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay

ôm chặt lấy cổ ba nó”, hôn ba nó cùng khắp; nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai,

hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa”. (12) Tiếng kêu “Ba” từ sâu

thẳm trái tim bé Thu, tiếng gọi mà ba nó đã dùng mọi cách để ép nó gọi

trong mấy ngày qua, tiếng gọi ba gần gũi lần đầu tiên trong đời nó, tiếng

gọi mà ba nó tha thiết được nghe một lần. (13) Bao nhiêu mơ ước, khao

khát như muốn vỡ òa ra trong một tiếng gọi cha! (14) Tiếng gọi ấy không

chỉ khiến ba nó bật khóc mà còn mang một giá trị thiêng liêng với nó. (15)

Tình cảm sâu nặng của bé Thu với cha thật đáng xúc động biết bao!

– Thành phần biêt lập: “Song thiết nghĩ”.

– Từ ngữ dùng làm phép lặp: “bé Thu”.

4 Tác phẩm: “ Chuyện người con gái Nam Xương”.

Page 18: Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn ...€¦ · Câu 8: Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu “Anh mong được nghe một tiếng “ba”

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí

18

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Chiến tranh là kẻ thù của hạnh phúc. Nó chỉ mang lại mất mát, đau khổ và

đói nghèo cho nhân loại. Nó không chỉ để lại hậu quả hôm nay mà còn dai

dẳng đến cả những ngày sau, đến nhiều thế hệ! Tuy nhiên, nếu để bảo vệ tổ

quốc, bảo vệ quê hương, bảo vệ tự do độc lập thì chúng ta sẵn sàng trả giá

để bảo vệ những thứ quý giá ấy!

II 1 Thành phần gọi đáp: “ơi”, “nghe”.

2

Việc dùng từ phủ định trong dòng thơ “Không bao giờ nhỏ bé được” nhằm

khắc sâu thêm ý khẳng định trong lời nhắn nhủ của cha với con về lòng tự

tôn, ý thức về tầm vóc của dân tộc mình.

3

Cội nguồn là phần nền móng đã bị che khuất nhưng lại là trụ cột, làm nên

sức mạnh! Với dân tộc Việt Nam đó là đạo lý “uống nước nhớ nguồn”,

lòng yêu nước, tình đoàn kết, nghĩa đồng bào… Những giá trị đó đã được

các thế hệ người Việt ra sức vun đắp, giữ gìn từ đời này sang đời khác,

xuyên suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước và trở

thành truyền thống văn hóa tốt đẹp, làm nên cốt cách, tâm hồn người Việt

Nam. Khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD981 vào thềm lục

địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, lòng yêu nước của tuổi trẻ Việt

Nam càng thể hiện rõ nét. Thanh niên Việt Nam luôn ý thức được rằng

biển đảo luôn là một phần máu thịt rất thiêng liêng không thể tách rời của

Tổ quốc thân yêu và họ đã hành động có trách nhiệm với Tổ quốc! Đó là

hình ảnh của tuổi trẻ trong cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài với những

bộ áo quần cờ đỏ sao vàng, với những lá quốc kỳ của Tổ quốc trên tay trên

các đường phố ở nhiều nước để biểu tình phản đối Trung Quốc. Trên các

mạng xã hội như Facebook, Youtube, Twitter, MySpace… những hình ảnh

Việt Nam tràn ngập với những status, những bình luận thể hiện lòng yêu

nước, yêu chuộng hòa bình, luôn hướng về đất nước. Đó là hình ảnh của

một nữ sinh báo chí xinh đẹp Bảo Linh gây sốt trong giới trẻ với phong

trào vì hòa bình với thông điệp “Tôi là người Việt Nam, tôi yêu Hòa bình.

Nếu bạn cũng giống như thế, hãy ôm tôi”. Đó là những đợt quyên góp, ủng

hộ vật chất cho các chiến sĩ ở Trường Sa và Hoàng Sa, cho cảnh sát biển

và lực lượng kiểm ngư Việt Nam…Là một học sinh, tôi luôn mang trong

tim tình yêu biển đảo, tình yêu và lòng khâm phục tới những người lính

Page 19: Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn ...€¦ · Câu 8: Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu “Anh mong được nghe một tiếng “ba”

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí

19

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

biển, những ngư dân chân chất nơi đảo xa, luôn mong rằng biển đảo sẽ

bình yên, rạng rỡ nụ cười! Còn bạn?

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

MÔN: VĂN

Năm học 2013 – 2014

Thời gian làm bài 120 phút

Câu 1 (2,0 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (trong đoạn văn có sử dụng các phép liên kết là phép nối và phép

thế; chỉ rõ các phép liên kết đã sử dụng) nêu cảm nhận của em về khổ thơ sau:

Năm nay đào lại nở,

Không thấy ông đồ xưa.

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

(Ông đồ – Vũ Đình Liên, Ngữ văn 8, tập 2, NXBGDVN, 2013)

Câu 2 (2,0 điểm)

Viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về hai câu ca dao:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Page 20: Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn ...€¦ · Câu 8: Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu “Anh mong được nghe một tiếng “ba”

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí

20

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Câu 3 (6,0 điểm)

Chất thơ trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (Ngữ văn 9, tập 1,

NXBGDVN, 2012).

—————HẾT—————

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!

Đáp án và hướng dẫn làm bài

Câu 1.

Yêu cầu về hình thức: Viết thành đoạn văn, trong đoạn văn có sử dụng phép liên kết là

phép nối, phép thế (thí sinh phải chỉ rõ các phép liên kết đã sử dụng).

Yêu cầu về nội dung: Đoạn văn cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

– Đây là khổ cuối của bài thơ Ông đồ (Vũ Đình Liên). Khổ thơ đã trực tiếp bộc lộ cảm

xúc của nhà thơ:

– Nếu hình ảnh ông đồ và hoa đào cùng xuất hiện ở khổ thơ đầu thì đến khổ thơ cuối của

bài thơ hoa đào vẫn xuất hiện theo quy luật (Năm nay đào lại nở) còn ông đồ đã hoàn

toàn vắng bóng (Không thấy ông đồ xưa). Đằng sau hai câu thơ là nỗi niềm bâng khuâng,

tiếc nuối của nhà thơ.

– Câu hỏi tu từ thể hiện niềm trắc ẩn xót thương của nhà thơ đối với những người như

ông đồ (thế hệ những nhà nho – biểu tượng của nền Nho học) đã bị thời thế khước từ.

=> Khổ thơ kết đọng cảm xúc của toàn bài – nỗi thương cảm hoài niệm, nuối tiếc cảnh cũ

người xưa, là lòng thương người và tình hoài cổ (Hoài Thanh) của thi nhân đối với thế hệ

những nhà nho và với những nét đẹp trong văn hóa cổ truyền của dân tộc.

Câu 2.

Page 21: Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn ...€¦ · Câu 8: Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu “Anh mong được nghe một tiếng “ba”

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí

21

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Ca dao dân ca là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta từ thuở lọt lòng. Dòng sữa

tinh thần ấy lan xa theo hương lúa, cánh cò, trầm bổng ngân nga theo nhịp chèo của con

thuyền xuôi ngược, âu yếm thiết tha như lời ru của mẹ… như khúc hát tâm tình quê

hương đã thấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ mỗi người. Em nhớ mãi lời ru của bà của mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ

và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.

Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để

tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không

phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận

để so sánh với công lao nghĩa mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật

vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như

núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành,

khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu

ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi

đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khoẻ mạnh

cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha

mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta

bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất

trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái

với mẹ cha.

Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha

mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc

Page 22: Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn ...€¦ · Câu 8: Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu “Anh mong được nghe một tiếng “ba”

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí

22

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai

hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy

nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta

thường gọi là bất nhân bất nghĩa.

Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con

người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có

biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đă sinh ra và

nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca

dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng

ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta – những đứa con.

Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước.

Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết

phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.

Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von,

lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc… đã nhằm nói lên được tình cảm

gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi

với chúng ta bao đời nay.

Bài 3.

– Nguyễn Thành Long (1925-1991), quê ở Duy Xuyên, Quảng Nam. Ông viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp, là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí. Thành công trong sáng tác của Nguyễn Thành Long không phải ở khai thác tình huống dữ dội mà là sự nhẹ nhàng, trong trẻo, thấm đẫm chất trữ tình.

– “Lặng lẽ Sa Pa” sáng tác năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả ở Lào Cai, in

trong tập “Giữa trong xanh” (1972), là một trong những tác phẩm thành công của ông.

Đây là một truyện ngắn đậm chất thơ.

Phân tích:

Khái quát:

– Thơ là tiếng nói của tình cảm mãnh liệt, thể hiện qua ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh, nhạc điệu. Khái niệm chất thơ trong tác phẩm văn xuôi để chỉ tác phẩm có thiên hướng biểu hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc trước những vẻ đẹp cuộc sống, thiên nhiên,

Page 23: Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn ...€¦ · Câu 8: Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu “Anh mong được nghe một tiếng “ba”

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí

23

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

con người và có ý nghĩa khơi gợi cảm xúc trữ tình ở người đọc thông qua ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu, giọng văn nhẹ nhàng êm ái…

– Chất thơ được biểu hiện phong phú, bàng bạc trong cả đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa nhưng

chủ yếu toát lên từ thiên nhiên đẹp đầy thơ mộng của Sa Pa, thấm đượm trong vẻ đẹp

cuộc sống một mình giữa thiên nhiên lặng lẽ của anh thanh niên, từ tình cảm, cảm xúc

đẹp đẽ về con người, nghệ thuật, cuộc sống của người họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ…

Biểu hiện của chất thơ trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa:

Chất thơ trong thiên nhiên:

– Cảnh đẹp Sa Pa đẹp một cách kì lạ, quyến rũ khiến con người ta ngỡ ngàng khi lần đầu tiên bắt gặp. Sa Pa bắt đầu với những rặng đào…những đàn bò lang cổ…; Sa Pa của nắng ngập tràn (nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây… nắng chiếu làm cho bó hoa thêm rực rỡ…nắng đã mạ bạc cả con đèo…); Sa Pa của những rừng cây (những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng), của sương (các vòm lá ướt sương)… Sa Pa không hoang vu, lạnh lẽo mà mang nét đẹp thơ mộng, huyền ảo và rất đỗi hữu tình.

Chất thơ trong vẻ đẹp của con người:

* Nhân vật anh thanh niên – vẻ đẹp toát lên từ những suy nghĩ, cảm xúc, việc làm, cách sống của anh:

– Đó là con người có tình yêu nghề, có ý thức sâu sắc về công việc của mình và ý nghĩa

của công việc với cuộc sống con người, có tinh thần trách nhiệm, biết vượt lên khó khăn

và gian khổ của hoàn cảnh sống và làm việc.

– Là một chàng trai với tâm hồn cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm, khát khao được

gặp gỡ, trò chuyện với mọi người. chức, sắp xếp cuộc sống một cách chủ động, ngăn nắp,

lãng mạn.

– Là con người khiêm tốn, trân trọng sự hi sinh thầm lặng của những người xung quanh.

Vẻ đẹp bình dị, thầm lặng của anh thanh niên đã đem lại niềm vui bất ngờ cho mọi người

và khơi gợi cho họ những nhận thức sâu sắc về lẽ sống, cuộc đời, nghệ thuật.

Lưu ý: Cần có dẫn chứng cụ thể cho mỗi ý trên.

* Các nhân vật khác:

– Người họa sĩ: con người từng trải, tâm huyết với nghệ thuật, khát khao đi tìm đối tượng

của nghệ thuật, có tâm hồn nghệ sĩ giàu xúc cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của

Page 24: Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn ...€¦ · Câu 8: Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu “Anh mong được nghe một tiếng “ba”

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí

24

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

tâm hồn con người và nghệ thuật.

– Cô kĩ sư: cô gái mang nhiệt huyết của tuổi trẻ, có niềm khát khao cống hiến, sẵn sàng

rời thành phố đến với miền đất xa xôi khi vừa mới ra trường ; cuộc gặp gỡ với người

thanh niên đã khơi dậy trong cô những tình cảm lớn lao, cao đẹp, hiểu thêm về cuộc sống

tuyệt đẹp của người thanh niên, có những nhận thức sâu sắc về lẽ sống và vững tin vào

con đường mình đã lựa chọn.

– Ông kĩ sư vườn rau: hàng ngày ngồi trong vườn chăm chú quan sát cách lấy phấn của

ông, tự tay thụ phấn cho hoa su hào…

– Người cán bộ nghiên cứu khoa học: luôn sẵn sàng trong tư thế suốt ngày chờ sét…

=> Đó là vẻ đẹp của những con người lao động thầm lặng mà cao quý luôn vì cuộc sống,

vì mọi người.

Đánh giá:

– Lặng lẽ Sa Pa là đoạn trích giàu chất thơ. Bên cạnh vẻ đẹp của thiên nhiên và con người, còn có những chi tiết rất thơ, có ngôn ngữ văn xuôi trau chuốt, nhịp điệu nhẹ nhàng… khơi gợi nhiều xúc cảm cho người đọc.

– Chất thơ là một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và thành công của truyện

ngắn Lặng lẽ Sa Pa đặc biệt là trong đoạn trích, giúp cho chủ đề truyện được rõ nét và

sâu sắc (trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ

nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ

như vậy cho đất nước) làm nên đặc sắc văn phong và khẳng định sự tìm tòi, sáng tạo

trong nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Thành Long.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

MÔN: VĂN

Năm học 2013 – 2014

Page 25: Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn ...€¦ · Câu 8: Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu “Anh mong được nghe một tiếng “ba”

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí

25

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Thời gian làm bài 120 phút

Câu 1 (2,0 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (trong đoạn văn có sử dụng các phép liên kết là phép nối và phép

thế; chỉ rõ các phép liên kết đã sử dụng) nêu cảm nhận của em về khổ thơ sau:

Năm nay đào lại nở,

Không thấy ông đồ xưa.

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

(Ông đồ – Vũ Đình Liên, Ngữ văn 8, tập 2, NXBGDVN, 2013)

Câu 2 (2,0 điểm)

Viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về hai câu ca dao:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Câu 3 (6,0 điểm)

Chất thơ trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (Ngữ văn 9, tập 1,

NXBGDVN, 2012).

—————HẾT—————

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!

Đáp án và hướng dẫn làm bài

Page 26: Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn ...€¦ · Câu 8: Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu “Anh mong được nghe một tiếng “ba”

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí

26

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Câu 1.

Yêu cầu về hình thức: Viết thành đoạn văn, trong đoạn văn có sử dụng phép liên kết là

phép nối, phép thế (thí sinh phải chỉ rõ các phép liên kết đã sử dụng).

Yêu cầu về nội dung: Đoạn văn cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

– Đây là khổ cuối của bài thơ Ông đồ (Vũ Đình Liên). Khổ thơ đã trực tiếp bộc lộ cảm

xúc của nhà thơ:

– Nếu hình ảnh ông đồ và hoa đào cùng xuất hiện ở khổ thơ đầu thì đến khổ thơ cuối của

bài thơ hoa đào vẫn xuất hiện theo quy luật (Năm nay đào lại nở) còn ông đồ đã hoàn

toàn vắng bóng (Không thấy ông đồ xưa). Đằng sau hai câu thơ là nỗi niềm bâng khuâng,

tiếc nuối của nhà thơ.

– Câu hỏi tu từ thể hiện niềm trắc ẩn xót thương của nhà thơ đối với những người như

ông đồ (thế hệ những nhà nho – biểu tượng của nền Nho học) đã bị thời thế khước từ.

=> Khổ thơ kết đọng cảm xúc của toàn bài – nỗi thương cảm hoài niệm, nuối tiếc cảnh cũ

người xưa, là lòng thương người và tình hoài cổ (Hoài Thanh) của thi nhân đối với thế hệ

những nhà nho và với những nét đẹp trong văn hóa cổ truyền của dân tộc.

Câu 2.

Ca dao dân ca là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta từ thuở lọt lòng. Dòng sữa

tinh thần ấy lan xa theo hương lúa, cánh cò, trầm bổng ngân nga theo nhịp chèo của con

thuyền xuôi ngược, âu yếm thiết tha như lời ru của mẹ… như khúc hát tâm tình quê

hương đã thấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ mỗi người. Em nhớ mãi lời ru của bà của mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ

và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.

Page 27: Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn ...€¦ · Câu 8: Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu “Anh mong được nghe một tiếng “ba”

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí

27

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để

tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không

phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận

để so sánh với công lao nghĩa mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật

vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như

núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành,

khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu

ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi

đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khoẻ mạnh

cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha

mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta

bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất

trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái

với mẹ cha.

Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha

mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc

ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai

hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy

nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta

thường gọi là bất nhân bất nghĩa.

Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con

người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có

biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đă sinh ra và

nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca

dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng

ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta – những đứa con.

Page 28: Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn ...€¦ · Câu 8: Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu “Anh mong được nghe một tiếng “ba”

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí

28

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước.

Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết

phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.

Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von,

lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc… đã nhằm nói lên được tình cảm

gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi

với chúng ta bao đời nay.

Bài 3.

– Nguyễn Thành Long (1925-1991), quê ở Duy Xuyên, Quảng Nam. Ông viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp, là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí. Thành công trong sáng tác của Nguyễn Thành Long không phải ở khai thác tình huống dữ dội mà là sự nhẹ nhàng, trong trẻo, thấm đẫm chất trữ tình.

– “Lặng lẽ Sa Pa” sáng tác năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả ở Lào Cai, in

trong tập “Giữa trong xanh” (1972), là một trong những tác phẩm thành công của ông.

Đây là một truyện ngắn đậm chất thơ.

Phân tích:

Khái quát:

– Thơ là tiếng nói của tình cảm mãnh liệt, thể hiện qua ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh, nhạc điệu. Khái niệm chất thơ trong tác phẩm văn xuôi để chỉ tác phẩm có thiên hướng biểu hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc trước những vẻ đẹp cuộc sống, thiên nhiên, con người và có ý nghĩa khơi gợi cảm xúc trữ tình ở người đọc thông qua ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu, giọng văn nhẹ nhàng êm ái…

– Chất thơ được biểu hiện phong phú, bàng bạc trong cả đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa nhưng

chủ yếu toát lên từ thiên nhiên đẹp đầy thơ mộng của Sa Pa, thấm đượm trong vẻ đẹp

cuộc sống một mình giữa thiên nhiên lặng lẽ của anh thanh niên, từ tình cảm, cảm xúc

đẹp đẽ về con người, nghệ thuật, cuộc sống của người họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ…

Biểu hiện của chất thơ trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa:

Chất thơ trong thiên nhiên:

– Cảnh đẹp Sa Pa đẹp một cách kì lạ, quyến rũ khiến con người ta ngỡ ngàng khi lần đầu tiên bắt gặp. Sa Pa bắt đầu với những rặng đào…những đàn bò lang cổ…; Sa Pa của nắng ngập tràn (nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây… nắng chiếu làm cho bó hoa thêm rực rỡ…nắng đã mạ bạc cả con đèo…); Sa Pa của những rừng cây (những cây

Page 29: Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn ...€¦ · Câu 8: Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu “Anh mong được nghe một tiếng “ba”

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí

29

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng), của sương (các vòm lá ướt sương)… Sa Pa không hoang vu, lạnh lẽo mà mang nét đẹp thơ mộng, huyền ảo và rất đỗi hữu tình.

Chất thơ trong vẻ đẹp của con người:

* Nhân vật anh thanh niên – vẻ đẹp toát lên từ những suy nghĩ, cảm xúc, việc làm, cách sống của anh:

– Đó là con người có tình yêu nghề, có ý thức sâu sắc về công việc của mình và ý nghĩa

của công việc với cuộc sống con người, có tinh thần trách nhiệm, biết vượt lên khó khăn

và gian khổ của hoàn cảnh sống và làm việc.

– Là một chàng trai với tâm hồn cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm, khát khao được

gặp gỡ, trò chuyện với mọi người. chức, sắp xếp cuộc sống một cách chủ động, ngăn nắp,

lãng mạn.

– Là con người khiêm tốn, trân trọng sự hi sinh thầm lặng của những người xung quanh.

Vẻ đẹp bình dị, thầm lặng của anh thanh niên đã đem lại niềm vui bất ngờ cho mọi người

và khơi gợi cho họ những nhận thức sâu sắc về lẽ sống, cuộc đời, nghệ thuật.

Lưu ý: Cần có dẫn chứng cụ thể cho mỗi ý trên.

* Các nhân vật khác:

– Người họa sĩ: con người từng trải, tâm huyết với nghệ thuật, khát khao đi tìm đối tượng

của nghệ thuật, có tâm hồn nghệ sĩ giàu xúc cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của

tâm hồn con người và nghệ thuật.

– Cô kĩ sư: cô gái mang nhiệt huyết của tuổi trẻ, có niềm khát khao cống hiến, sẵn sàng

rời thành phố đến với miền đất xa xôi khi vừa mới ra trường ; cuộc gặp gỡ với người

thanh niên đã khơi dậy trong cô những tình cảm lớn lao, cao đẹp, hiểu thêm về cuộc sống

tuyệt đẹp của người thanh niên, có những nhận thức sâu sắc về lẽ sống và vững tin vào

con đường mình đã lựa chọn.

– Ông kĩ sư vườn rau: hàng ngày ngồi trong vườn chăm chú quan sát cách lấy phấn của

ông, tự tay thụ phấn cho hoa su hào…

Page 30: Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn ...€¦ · Câu 8: Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu “Anh mong được nghe một tiếng “ba”

Truy cập Website : hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí

30

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

– Người cán bộ nghiên cứu khoa học: luôn sẵn sàng trong tư thế suốt ngày chờ sét…

=> Đó là vẻ đẹp của những con người lao động thầm lặng mà cao quý luôn vì cuộc sống,

vì mọi người.

Đánh giá:

– Lặng lẽ Sa Pa là đoạn trích giàu chất thơ. Bên cạnh vẻ đẹp của thiên nhiên và con người, còn có những chi tiết rất thơ, có ngôn ngữ văn xuôi trau chuốt, nhịp điệu nhẹ nhàng… khơi gợi nhiều xúc cảm cho người đọc.

– Chất thơ là một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và thành công của truyện

ngắn Lặng lẽ Sa Pa đặc biệt là trong đoạn trích, giúp cho chủ đề truyện được rõ nét và

sâu sắc (trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ

nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ

như vậy cho đất nước) làm nên đặc sắc văn phong và khẳng định sự tìm tòi, sáng tạo

trong nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Thành Long.