43
Môn Địa lí BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ: MỤC LỤC

Môn Địa lí BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Môn Địa lí

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ:

MỤC LỤC

Trang

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 4

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 4

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 4

3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 5

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

6. CẤU TRÚC CỦA CHUYÊN ĐỀ 6

PHẦN 2: NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1: LÍ THUYẾT CƠ BẢN 7

1. Đặc điểm dân số và phân bố dân cư 7

1.1 Đặc điểm dân số 7

1.1.1 Qui mô dân số 7

1.1.2 Có nhiều thành phần dân tộc với những đặc điểm khác nhau 8

1.1.3 Cơ câu dân số trẻ và đang bước vào giai đoạn dân số già đồng

thời bước vào giai đoạn dân số vàng

8

1.1.4 Ảnh hưởng của đặc điểm dân số nước ta đến sự phát triển kinh

tế - xã hội và môi trường

9

1.2. Phân bố dân cư chưa hợp lý: 10

2. Lao động và việc làm 12

2.1. Nguồn lao động 12

2.2. Cơ cấu lao động 13

2.2.1. Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế 13

2.2.2 Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế 13

2.2.3 Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn 13

2.3 Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm 14

2.3.1. Việc làm là vấn đề KT – XH gay gắt ở nước ta 14

2.3.2 Các phương hướng giải quyết việc làm 14

3. Đô thị hóa 14

3.1 Khái niệm: 14

3.2. Đặc điểm đô thị hóa ở nước ta 14

3.3 Mạng lưới đô thị 15

3.4 Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội 16

4. Chất lượng cuộc sống 17

4.1. Khái niệm về chất lượng cuộc sống 17

4.1.1 Khái niệm: 17

4.1.2 Thước đo (chỉ số) 17

4.2. Chỉ số HDI và thành tựu HDI của Việt Nam 17

4.3. Hạn chế 18

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP ĐIỂN HÌNH 19

2.1. Dạng câu hỏi trình bày 19

2.2. Dạng câu hỏi giải thích 20

2.3. Dạng câu hỏi chứng minh, phân tích 21

2.4. Dạng câu hỏi so sánh 22

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BÀI TẬP RÈN LUYỆN 23

3.1 Gợi ý giải một số bài tập. 23

3.2 Một số bài tập tham khảo 37

PHỤ LỤC 40

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41

1. KẾT LUẬN 41

2. ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Địa lí là một trong những môn học không thể thiếu được trong nhà trường phổ thông.

Địa lí cung cấp cho người học những kiến thức tổng quát, logic về các sự vật, hiện tượng tự

nhiên, kinh tế - xã hội và mối quan hệ giữa chúng.

Địa lí dân cư Việt Nam là một nội dung quan trọng trong chương trình địa lí ở trường

trung học phổ thông nói riêng và trong bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp nói riêng. Đây là

những kiến thức quan trọng và mang tính thời sự rất cao. Các kiến thức này sẽ là một phần

kiến thức cơ bản để phân tích các hiện tượng kinh tế - xã hội Việt Nam, là yếu tố quyết định

đối với sự phát triển kinh – xã hội đất nước. Vận dụng được những kiến thức cơ bản của địa

lí dân cư Việt Nam vào từng địa phương cụ thể có ý nghĩa quan trọng trong dạy và học địa

lí. Ngoài ra, chuyên đề địa lí dân cư Việt nam còn chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm

dân cư với các yếu tố kinh tế - xã hội khác, và mối quan hệ giữa địa lí dân cư Việt Nam và

đô thị hóa và chất lượng cuộc sống. Đối với học sinh giỏi địa lí, để giúp các em nắm vững

kiến thức và hiểu sâu hơn nội dung này thì song song với việc cung cấp đầy đủ kiến thức thì

cần phải rèn luyện cho các em kĩ năng phân tích bảng số liệu, tháp dân số, biểu đồ dân số, từ

đó hiểu rõ hơn về đặc điểm và mối quan hệ của các yếu tố của dân số Việt Nam.

Trên cơ sở giảng dạy thực tế môn địa lí tại nhà trường phổ thông và trực tiếp bồi

dưỡng học sinh giỏi các cấp, tôi đã mạnh dạn viết chuyên đề “Địa lí dân cư Việt Nam”.

Chuyên đề đã hệ thống lại lí thuyết về mối quan hệ giữa các yếu tố của dân số, tác động của

đặc điểm dân cư đến các yếu tố kinh tế - xã hội và sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Vì

vậy, chuyên đề có thể trở thành tài liệu bổ ích cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy

và học địa lí cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi.

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nhằm hệ thống kiến thức điạ lí dân cư Việt Nam và làm rõ mối quan hệ, tác động của

đặc điểm dân cư Việt Nam đối với các yếu tố kinh tế - xã hội và sự phát triển kinh tế - xã

hội đất nước, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lí ở

trường THPT và THPT Chuyên.

3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

- Hệ thống lại lí thuyết liên quan đến nội dung dân cư Việt Nam.

- Khái quát các phương pháp và rèn luyện kĩ năng thích hợp cho việc dạy nội dung

kiến thức và phân tích mối quan hệ của đặc điểm dân cư Việt Nam đối với các yếu tố kinh

tế - xã hội và sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

- Đưa ra các dạng bài tập cơ bản về địa lí dân cư Việt Nam và mối quan hệ giữa địa lí

dân cư Việt Nam và đô thị hóa và chất lượng cuộc sống và hướng dẫn học sinh trả lời một

số câu hỏi trong ôn thi học sinh giỏi ở trường THPT Chuyên.

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 Đối tượng

Nội dung kiến thức trọng tâm và các dạng câu hỏi của đặc điểm dân cư Việt Nam và

mối quan hệ giữa địa lí dân cư Việt Nam và đô thị hóa và chất lượng cuộc sống trong dạy

học địa lí ở trường THPT và THPT Chuyên.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Các nội dung liên quan đến địa lí dân cư Việt Nam và mối quan hệ giữa địa lí dân cư

Việt Nam và đô thị hóa và chất lượng cuộc sống, để học sinh có cái nhìn khách quan về

thực trạng, những thuận lợi và hạn chế của đặc điểm dân cư Việt Nam đối sự phát triển kinh

tế - xã hội đất nước. Trong phạm vi chuyên đề này, tôi chỉ xin nghiên cứu các câu hỏi trong

chương trình Địa lí 12 và bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THPT Chuyên.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1 Phương pháp thu thập tài liệu

Việc thu thập tài liệu được thực hiện dựa vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề

tài. Các nguồn tài liệu gồm sách báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo khoa học, các đề tài

nghiên cứu, các trang web cung cấp thông tin và các chỉ thị, nghị quyết của ngành giáo dục

có liên quan đến đề tài. Để đề tài đảm bảo tính khoa học và tính sư phạm, trong quá trình

thu thập tài liệu phải đặc biệt chú ý đến nội dung chương trình SGK Địa lí 12, nội dung bồi

dưỡng học sinh giỏi Quốc gia, sách hướng dẫn của giáo viên, cùng với các tài liệu tham

khảo khác. Vì vậy, nguồn tài liệu thu thập được hết sức phong phú và đều liên quan đến nội

dung của đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, việc lựa chọn và sắp xếp nội dung sao cho chính

xác, phù hợp với quá trình dạy học hiện nay cần khá nhiều thời gian và công sức của các tác

giả.

5.2 Phương pháp phân tích hệ thống

Trong quá trình dạy học thì nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học cũng như

xu hướng dạy học là một tổng thể thống nhất với những quy luật nội tại riêng của nó. Do đó,

để đảm bảo tính khoa học và tính sư phạm của đề tài, trong quá trình thực hiện đề tài cần

phải xem xét, phâm tích các đối tượng nghiên cứu trông một hệ thống hoàn chỉnh. Chẳng

hạn, cần phải nghiên cứu việc dạy học địa lí trong mối quan hệ qua lại nhiều chiều với toàn

bộ chương trình địa lí phổ thông. Hay khi xem xét thực trạng giảng dạy và học tập địa lí ở

các trường phổ thông hiện nay cần phải nhìn nhận từ cả phía giáo viên và phía học sinh trên

nhiều phương diện: nội dung, phương pháp, phương tiện, xu hướng… có như vậy, mới rút

ra được những kết luận khách quan, chính xác về vấn đề đưa ra.

5.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Để kiểm chứng tính khoa học và thực tiễn của đề tài, nhất định phải tiến hành thực

nghiệm sư phạm. Đó là cách trực tiếp giảng dạy hoặc nhờ một số giáo viên có kinh nghiệm

ở một số trường phổ thông giúp đỡ giảng dạy phần bài giảng do tác giả thiết kế theo mục

đích của đề tài. Sau đó dùng phiếu thăm dò lấy ý kiến của giáo viên và học sinh nhằm kiểm

nghiệm các kết quả lý thuyết mà đề tài đưa ra. Phân tích các kết quả thực nhiệm thu được,

rút ra những nhận định cần thiết và từ đó đề ra một số kiến nghị giúp cho việc dạy học địa lí

đại cương nói riêng, cũng như địa lí nói chung có được hiệu quả như mong muốn.

6. CẤU TRÚC CỦA CHUYÊN ĐỀ

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của chuyên đề gồm 3 chương:

- Chương 1: LÍ THUYẾT CƠ BẢN

- Chương 2: CÁC DẠNG BÀI TẬP ĐIỂN HÌNH

- Chương 3: MỘT SỐ BÀI TẬP RÈN LUYỆN

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề, tôi đã có nhiều cố gắng, song

không tránh được những sai sót ngoài mong muốn. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được

sự đóng góp của các thầy cô, đồng nghiệp và các em học sinh!

PHẦN 2: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CƠ BẢN

1. Đặc điểm dân số và phân bố dân cư

1.1 Đặc điểm dân số

- Qui mô dân số đông và tăng nhanh

- Có nhiều thành phần dân tộc với những đặc điểm khác nhau

- Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ và đang bước vào giai đoạn dân số già.

1.1.1 Qui mô dân số

- Tính đến 0 giờ ngày 31/12/2017, dân số VN đạt 96.019.879 người, đứng thứ 3 trong khu

vực Đông Nam Á và thứ 14 trên thế giới ( diện tích đứng thứ 62/200 quốc gia và vùng lãnh

thổ)

- Thuộc nhóm có mật độ dân số cao nhất thế giới: khoảng 331 người/ Km 2

- Tốc độ tăng tự nhiên là 1,2%, bình quân khoảng 1,1 triệu người/ năm.

- Ngoài ra, còn có khoảng 3,2 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài, tập trung

chủ yếu ở Hoa Kì, Ôxtrâylia, một số nước Châu Âu,...

+ Cuối thế kỉ 21 tăng chậm, nhưng từ đầu thế kỉ 20 tăng càng nhanh

- Dân số nước ta từ năm 1954 đến nay tăng nhanh và tăng liên tục. Thời gian tăng dân số

gấp đôi liên tục được rút ngắn từ 39 năm ( 1921 – 1960) xuống còn 25 năm ( 1960 -1985).

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhưng có xu hướng giảm dẫn đến năm 2003 chỉ

còn 1,43 %. Tuy tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm nhưng dân số nước ta vẫn tăng nhanh do:

+ Cơ cấu dân số của Việt Nam trẻ, số phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ cao, mỗi năm có

khoảng 45 đến 50 vạn phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ.

- Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta bắt đầu từ cuối những năm 50 của thế kỉ XX hiện

nay dân số nước ta đang chuyển sang giai đoạn có tỉ suất sinh tương đối thấp. Điều đó

khẳng định những thành tựu to lớn của công tác dân số kế hoạch hoá gia đình ở nước ta.

Tuy vậy mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người.

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số còn có sự khác nhau giữa các vùng. Ở thành thị và

các khu công nghiệp, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số là 1,12 % thấp hơn nhiều so với khu

vực nông thôn và miền núi 1,52 % cả nước là 1.43 %. Vùng đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ

gia tăng tự nhiên thấp nhất 1.11 %, Tây Bắc cao nhất 2,19 % ( 1999).

Với quy mô dân số hơn 90 triệu dân, mật độ dân số hơn 300 người/km2, tốc độ gia tăng

dân số là 1,2%. Bình quân mỗi năm tăng khoảng 1,1 triệu người (LHQ: 1km2/ 35 - 40

người) Việt Nam gấp 6-7 lần mật độ chuẩn VN: Quy mô dân số đông

1.1.2 Có nhiều thành phần dân tộc với những đặc điểm khác nhau

- Có sự chênh lệch lớn về số lượng dân cư (người Kinh chiếm 86,2%, trong khi 53 dân

tộc còn lại chỉ chiếm 13,8%). Các dân tộc cư trú xen kẽ nhau, phân tán trên nhiều vùng lãnh

thổ, hình thành các vùng tộc người (dẫn chứng ví dụ vùng Tây Bắc có 31 dân tộc, trong đó

người Thái và người Mường đông nhất).

- Các dân tộc thiểu số thường sống tại những địa bàn có tầm quan trọng chiến lược về

kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, môi trường sinh thái.

- Có sự chênh lệch đáng kể về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc.

- Mỗi dân tộc đều có nền văn hoá riêng, với những nét độc đáo riêng hợp thành nền văn

hoá Việt Nam đa bản sắc.

- Các dân tộc dù có thời gian sinh sống ở Việt Nam khác nhau, song đều có truyền thống

đoàn kết gắn bó để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

1.1.3 Cơ câu dân số trẻ và đang bước vào giai đoạn dân số già đồng thời bước vào

giai đoạn dân số vàng.

- Dân số nước ta trẻ vì nhóm trẻ em giảm nhưng người già vẫn bé hơn 10% song đang ở

giai đoạn kết thúc và bước sang giai đoạn cơ cấu dân số già.

- Phân tích hình dạng tháp dân số:

+ Đáy hẹp: vì tỉ lệ sinh giảm.

+ Đỉnh mở ra: có xu hướng lão hóa, người già tăng

+ 15- 49 và 15 – 54 tuổi: tăng, số người phụ nữ có khả năng sinh đẻ ngày càng tăng

và số người lao động tăng, mức chết ngày càng giảm, tuổi thọ tăng khá nhanh thể hiện dân

số đang già đi và chuyển sang giai đoạn dân số vàng.

*** Cơ cấu giới tính:

- Có sự thay đổi theo thời gian và không đều theo không gian

+ Theo thời gian:

Năm 1979 1989 1994 1999 2009

Giới tính (%) 94,2 94,7 95,3 96,4 97,1

+ Theo không gian:

* Tỉ lệ giới tính thấp nhất ở các tỉnh thuộc ĐB sông Hồng ( Thái Bình: 91 %)

* Cao nhất ở các tỉnh thuộc Tây Nguyên (Đắc Lắc: 103,4%), Đông Nam Bộ, Trung du

miền núi Bắc Bộ.

- Nguyên nhân: do ảnh hưởng của chiến tranh, các luồng chuyển cư….

+ Ở nước ta tỉ số giới tính ( số nam so với 100 nữ) của dân số đang thay đổi. Tác

động của chiến tranh kéo dài làm cho cấu giới tính mất cân đối ( Năm 1979 là 94,2) vì nam

thường đi chiến trận nhiều hơn, lao động nặng nhọc, nguy hiểm hơn và thường sử dụng các

chất kích thích như thuốc lá, rượu,… Cuộc sống hoà bình đang kéo tỉ số giới tính tiến tới

cân bằng hơn ( Năm 1999 là 96,9).

+ Tỉ số giới tính ở một số địa phương còn chịu ảnh hưởng mạnh bởi hiện tượng

chuyển cư. Tỉ số này thường thấp ở những nơi có các luồng xuất cư và cao ở các nơi có

những luồng nhập cư. Tỉ số giới tính thấp nhất ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, nơi liên

tục nhiều năm có các luồng xuất cư di dân nông nghiệp tới các địa phương Trung du và

miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Một số tỉnh thuộc Tây Nguyên và các tỉnh

Quảng Ninh, Bình Phước do có tỉ lệ nhập cư cao nên tỉ số giới tính cao rõ rệt.

1.1.4 Ảnh hưởng của đặc điểm dân số nước ta đến sự phát triển kinh tế - xã hội và

môi trường

- Tích cực: qui mô dân số đông, cơ cấu dân số trẻ tạo nguồn lao động dồi dào, của cải làm

ra nhiều, tác động tích cực đến nền kinh tế. Tỉ lệ người phụ thuộc ít đi, là cơ hội để cải thiện

chất lượng cuộc sống, chất lượng dân số.

- Tiêu cực:

+ Kinh tế ( gia tăng GDP và GDP/người, tích lũy và tiết kiệm, dịch vụ đời sống)

+ Xã hội ( việc làm và thất nghiệp, y tế - giáo dục, tệ nạn xã hội…)

+ Môi trường ( khai thác và sử dụng tài nguyên, ô nhiễm môi trường).

Diễn giải:

* Hậu quả của việc dân số đông và tăng nhanh.

Tích cực:

- Dân số đông và tăng nhanh làm cho nguồn lao động nước ta dồi dào, trẻ đó là vốn quý

để phục vụ các ngành kinh tế, an ninh, quốc phòng.

- Nhân lực dồi dào, giá rẻ và thị trường rộng lớn kích thích các ngành sản xuất trong

nước đồng thời thu hút đầu tư nước ngoài.

Tiêu cực.

* Gây sức ép lên vấn đề kinh tế:

- Dân số đông trong khi nền kinh tế chưa phát triển cao dẫn đến tình trạng thiếu việc làm

và thất nghiệp ngày càng gia tăng

- Tốc độ phát triển kinh tế chậm.

- Tiêu dùng lớn nên tích luỹ để đầu tư phát triển kinh tế ít.

* Gây sức ép lên vấn đề xã hội:

- Dân số đông tăng nhanh nên dịch vụ y tế, giáo dục chậm được nâng cao về chất lượng.

Số y bác sỹ, số giường bệnh, số giáo viên, lớp học/1000 dân còn thấp.

- Thu nhập bình quân/người thấp, chất lượng cuộc sống chậm được nâng cao tệ nạn xã

hội theo đó tăng lên.

- Nền sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu của mọi tầng lớp nên sự phân hoá giàu nghèo

trong xã hội tăng.

* Gây sức ép lên vấn đề môi trường:

- Dân số đông tăng nhanh dẫn đến tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức để sản

xuất nên cạn kiệt

- Môi trường bị ô nhiễm ảnh hưởng đến vấn đề phát triển bền vững như: thiên tai, dịch

bệnh….

=> Chính vì vậy việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số có ý nghĩa to lớn đến sự phát triển

kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.

1.2. Phân bố dân cư chưa hợp lý:

- Thực trạng: chưa hợp lý giữa thành thị và nông thôn, giữa trung du miền núi và đồng

bằng, giữa các vùng.

Vùng đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, trong đó riêng hai vùng Đồng bằng

sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long đã chiếm gần 43%. Hai vùng trung du và miền

núi Bắc Bộ và Tây Nguyên chỉ chiếm 19% dân số với trên 47% diện tích tự nhiên.

Tỉ lệ dân số thành thị tuy đã tăng dần, nhưng tỉ lệ dân số thành thị/nông thôn ở mức xấp

xỉ 3/7 như hiện nay chứng tỏ Việt Nam vẫn đang phát triển ở trình độ thấp.

- Hệ quả: sử dụng lao động lãng phí, không hợp lí, khai thác tài nguyên ở nơi ít lao động

gây khó khăn trong khai thác tài nguyên.

Diễn giải:

a. Tích cực.

Đồng bằng và các thành phố lớn dân cư tập trung đông, lao động dồi dào, thị trường

tiêu thụ rộng lớn thuận lợi việc hình thành các trung tâm công nghiệp và dịch vụ.

b. Tiêu cực.

- Dân cư nước ta phân bố không đồng đều gây khó khăn cho sử dụng hợp lí nguồn lao

động và khai thác hiệu quả tài nguyên thiên trong nước cũng như mỗi vùng kinh tế.

+ Ở đồng bằng đất chật người đông thừa lao động tỉ lệ thất nghiệp thiếu việc làm tăng

dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, môi trường ô

nhiễm, bình quân lương thực và GDP/người thấp.

+ Ngược lại ở trung du miền núi dân cư thưa, đất rộng, tài nguyên thiên nhiên phong

phú nhưng lại thiếu lao động để khai thác nhất là lao động có kĩ thuật TNTN bị lãng phí

trong khi đời sống của đồng bào miền núi còn gặp nhiều khó khăn cần được nâng cao.

- Mặt khác quá trình đô thị hoá không đi đôi với quá trình công nghiệp hoá nên tỉ lệ thất

nghiệp ở thành thị cao. Ở nông thôn lao động dư thừa ra thành phố tìm việc làm tạo nên

sức ép về vấn đề nhà ở, việc làm, môi trường đô thị…

- Nguyên nhân: do kết quả quá trình định cư trong lịch sử, mức sinh, do điều kiện kinh

tế - xã hội, tự nhiên và tác động của cơ chế thị trường…

- Biện pháp:

+ Điều tiết tình trạng di dân tự do, phân bố dân cư và lao động phải thông qua kế hoạch

xây dựng và phát triển kinh tế vùng để sử dụng có hiệu quả nguồn lực và thế mạnh của từng

vùng.

+ Chính sách DS - KHHGĐ nhằm giải quyết và kiểm soát quy mô dân số, cơ cấu dân

số và phân bố dân cư để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng dân số, thúc đẩy đất nước

phát triển bền vững.

2. Lao động và việc làm

2.1. Nguồn lao động

* Nguồn lao động đông và tăng nhanh:

- Đông: Năm 2005 tổng lao động nước ta là 42.53 triệu người, chiếm 51,2 tổng số dân.

- Tăng nhanh: tốc độ gia tăng nguồn lao động nhanh hơn tốc độ gia tăng dân số, mỗi năm

nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động.

Đánh giá:

- Thuận lợi với những ngành cần nhiều lao động.

- Khó khăn: gây sức ép lên vấn đề việc làm dẫn đến tình trạng thất nghiệp thiếu việc

làm.

* Chất lượng:

- Ưu điểm:

+ Lao động cần cù, sáng tạo,có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn với truyền thống của

dân tộc (đặc biệt trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,...) được

tích lũy từ nhiều thế hệ.

+ Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao nhờ tiếp thu các thành tựu trong

phát triển văn hóa, y tế, giáo dục. Lực lượng lao động đã qua đào tạo ngày càng tăng Năm

2005 chiếm 25%.

+ Giá nhân công rẻ chỉ băng 1/10 thế giới, bằng ½ Trung Quốc. Là điều kiện thuận lợi

cho việc thu hút đầu tư, phát triển kinh tế.

- Nhược điểm:

+ Thiếu tác phong công nghiệp, tính kỉ luật lao động còn hạn chế.

+ Chất lượng lao động nhìn chung còn thấp, thiếu lao động có tính chuyên môn kĩ thuật

cao, điều này đã làm giảm năng suất hiệu quả kinh tế và làm chậm sự chuyển dịch cơ cấu

lao động.

* Phân bố:

- Phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn. Hiện nay lao động ở nông thôn

chiếm 75%.

- Lao động nước ta phân bố không hợp lí:

+ Ở đồng bằng, đô thị mật độ dân số cao, lao động đông trong khi nguồn ài nguyên có

hạn dẫn đến tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao.

+ Trong khi ở trung du, miền núi giàu tài nguyên nhưng lại thưa dân, thiếu lao động ảnh

hưởng đến việc phát huy các thế mạnh ở đây.

2.2. Cơ cấu lao động

2.2.1. Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế

- Việc sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang có sự chuyển hướng CNH – HĐH.

Tỉ trọng lao động trong khu vực 1 ngày càng giảm, khu vực II, III ngày càng tăng lên:

+ N – L – NN: 65,1% (năm 2000) 57,3% (năm 2005)

+ CN –XD: 13,1% (năm 2000) 18,2% (năm 2005)

+ DV: 21,8% (năm 2000) 24,4% (năm 2005)

- Nguyên nhân sự chuyển dịch:

+ Do đường lối đổi mới CNH – HĐH

+ Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động

+ Tác động của cuộc cách mạng KH-KT, chất lượng lao động ngày càng nâng cao

Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế còn chậm, lao

động nước ta vẫn tập trung chủ yếu ở khu vực I.

2.2.2 Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế

- Nền kinh tế của nước ta hiện nay là nền kinh tế nhiều thành phần. Tuy nhiên, lao động

nước ta tập trung chủ yếu ở khu vực ngoài nhà nước, còn khu vực nhà nước và đặc biệt khu

vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng nhỏ.

- Hiện nay đang có sự chuyển dịch lao động từ khu vực nhà nước ra ngoài nhà nước, đặc

biệt khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (lương cao, ưu đãi,...)

2. 2 3. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn

- Lao động nước ta tập trung chủ yếu ở nông thôn.

- Hiện nay đang có sự chuyển dịch lao động từ khu vực nông thôn ra khu vực thành thị.

Tuy nhiên, sự chuyển dịch đó còn chậm và đến năm 2005 thì khu vực thành thị chỉ

chiếm 25% lao động.

Năng suất lao động và quỹ thời gian lao động

- Năng suất lao động: Nhìn chung, nằng suất lao động xã hội ngày càng tăng song vốn

còn thấp so với thế giới. Phần lớn lao động có thu nhập thấp làm cho quá trình phân công

lao động xã hội chuyển dịch chậm.

- Quỹ thời gian lao động: Quỹ thời gian lao động trong nông nghiệp, nông thôn và nhiều

xí nghiệp quốc doanh chưa được sử dụng triệt để (thời vụ) ảnh hưởng đến thu nhập trong

lao động.

2.3 Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm

2.3.1. Việc làm là vấn đề KT – XH gay gắt ở nước ta

- Việc làm là vấn đề KT – XH lớn ở nước ta hiện nay. Sự đa dạng các thành phần kinh tế,

các ngành sản xuất, dịch vụ đã tạo ra mỗi năm gần 1 triệu việc làm mới.

- Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn diễn ra gay gắt:

Cả nước năm 2005 tỉ lệ thất nghiệp là 2,1%, tỉ lệ thiếu việc làm là 8,1%. Trong đó:

+ Thành thị tỉ lệ thất nghiệp là 5,3%, tỉ lệ thiếu việc làm là 4,5%

+ Nông thôn tỉ lệ thất nghiệp là 1,1%, tỉ lệ thiếu việc làm là 9,3%

2.3.2 Các phương hướng giải quyết việc làm

- Phân bố lại nguồn lao động và chuyển cư.

- Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khẻ sinh sản.

- Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất.

- Mở rộng đa dạng hóa các loại hình đào tạo, các ngành nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ

lao động.

- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, đặc biệt là những

nước có thu nhập cao.

3. Đô thị hóa

3. 1 Khái niệm: Đô thị hóa là một quá trình phát triển kinh tế - xã hội mà biểu hiện

của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân

cư vào các thành phố, nhất là các thành phố lớn, sự phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

3.2. Đặc điểm đô thị hóa ở nước ta

- Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp. Mặc dù gần

đây quá trình đô thị hóa chuyển biến khá tích cực. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của đô thị (hệ

thống giao thông, điện, nước, công trình phúc lợi xã hội) vẫn còn ở mức thấp so với các

nước trong khu vực và trên thế giới.

Nguyên nhân:

+ Chế độ phong kiến và thực dân thống trị quá lâu dài, kìm hãm sự phát triển kinh tế.

+ Các cuộc chiến tranh liên tục và kéo dài tàn phá hệ thống đô thị

+ Quá trình công nghiệp hóa ở nước ta mới ở giai đoạn bắt đầu, trong khi nước ta vẫn là

một nước nông nghiệp, đại bộ phận là nông dân sống ở nông thôn.

+ Các ngành dịch vụ còn chậm phát triển, kết cấu hạ tầng đô thị còn nhiều yếu kém

- Tỉ lệ dân thành thị tăng lên từ 19,5% (năm 1990) lên 26,9% (năm 2005). Tuy nhiên, so

với các nước trong khu vực và trên thế giới tỉ lệ dân thành thị vẫn còn thấp.

Nguyên nhân:

+ Quá trình công nghiệp hóa kéo theo quá trình đô thị hóa

+ Mở rộng diện tích các đô thị

+ Chênh lệch về mức sống, điều kiện sống nên có xu hướng di dân vào các đô thị

- Phân bố đô thị không đều giữa các vùng:

+ Không đều về số lượng đô thị: trung du và miền núi Bắc Bộ có số lượng đô thị nhiều

nhất, tiêp đến là đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, trong khi Đông Nam Bộ

và Tây Nguyên có số lượng đô thị ít nhất. (d/c)

+ Không đồng đều về quy mô đô thị: trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều đô thị

nhưng chủ yếu là đô thị nhỏ, ngược lại Đông Nam Bộ chủ yếu là đô thị vừa và lớn.

3.3. Mạng lưới đô thị

Phân loại mạng lưới đô thị: 2 cách

- Dựa vào số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ dân phi nông nghiệp, chia ra 6 loại đô

thị: loại đặc biệt (Hà Nội, TP.HCM), loại 1 (HP, ĐN, Vinh,...), loại 2 (Việt Trì, NĐ, TH,...),

loại 3, loại 4, loại 5.

- Dựa vào cấp quản lí:

+ Đô thị trực thuộc trung ương: HN, TP HCM, HP, ĐN và Cần Thơ

+ Đô thị trực thuộc tỉnh: còn lại.

Sự phân bố mạng lưới đô thị

+ Tỉ lệ dân đô thị theo các vùng: cao nhất ở Đông Nam Bộ (56,8%, gấp 2 lần mức trung

bình cả nước, thấp nhất là vùng Bắc Trung Bộ (13,8%) và Trung du miền núi Bắc Bộ

(18,0%))

+ Số lượng đô thị giữa các vùng, quy mô trung bình của 1 đô thị (số dân đô thị/số lượng

đô thị)

+ Các thành phố lớn (đô thị loại đặc biệt và loại 1) tập trung chủ yếu ở các vùng đồng

bằng ven biển (Kể tên các thành phố lớn để chứng minh).

Nguyên nhân:

+ Nguyên nhân kinh tế hành chính (số lượng các đơn vị hành chính, vai trò, quy mô và

sự đầu tư phát triển kinh tế, quá trình công nghiệp hoá...)

+ Nguyên nhân dân số (mức sinh, mức chết và di dân).

3.4 Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội

* Tích cực:

- Về kinh tế:

+ Các đô thị có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các

vùng trong nước. Năm 2005, khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước, 84% GDP CN –

XD, 87% GDP DV và 80% ngân sách Nhà nước đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.

+ Thu hút đầu tư, nhất là trong xây dựng đô thị, kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp –

dịch vụ ở các đô thị.

+ Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

- Về xã hội:

+ Tạo ra nhiều việc làm, thay đổi cơ cấu nghề nghiệp, nâng cao trình độ người lao động,

tăng thu nhập cho người lao động.

+ Làm chậm lại mức sinh và gia tăng tự nhiên

- Về môi trường:

+ Mở rộng không gian đô thị

+ Hình thành môi trường đô thị với chất lượng cuộc sống ngày càng hiện đại

* Tiêu cực:

- Về kinh tế: Sự không phù hợp giữa công nghiệp hóa với đô thị hóa, đô thị hóa nhanh

hơn công nghiệp hóa, khó khăn trong xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, các cơ sở kinh tế.

- Về xã hội:

+ Tỉ lệ thất nghiệp cao ở thành thị cao

+ Khó khăn trong đào tạo lao động có chất lượng

+ Khó khăn trong quản lí: nhà ở, đô thị, trật tự - an ninh xã hội

+ Tạo nên sự phân hóa giàu nghèo

- Về môi trường:

+ Áp lực về môi trường đô thị: giao thông, diện tích cây xanh,...

+ Môi trường bị ô nhiễm: rác thải, tiếng ồn, nước sạch và nước thải,...

4. Chất lượng cuộc sống:

4.1. Khái niệm về chất lượng cuộc sống

4.1.1 Khái niệm:

Chất lượng cuộc sống (CLCS) là sự đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người về

nhà ở, giáo dục, dịch vụ y tế, vui chơi giải trí. Những nhu cầu này làm cho con người dễ

dàng đạt được hạnh phúc, an toàn gia đình, khoẻ mạnh về vật chất và tinh thần.

4.1.2 Thước đo (chỉ số)

- HDI (Chỉ số phát triển con người) là thước đo tổng hợp CLCS. HDI phản ánh mức độ

đạt được những khát vọng chung của con người. Đó là có sức khỏe dồi dào, có tri thức và

mức thu nhập cao.

+ Một cuốc sống lâu dài và khỏe mạnh được đo bằng tuổi thọ trung bình.

+ Tri thức của dân cư được đo bằng tỉ lệ người lớn biết chữ và tỉ lệ nhập học các cấp.

+ Mức sống của con người được đo bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu

người, điều chỉnh theo phương pháp sức mua tương đương (PPP), tính bằng đôla Mĩ (USD).

Để đánh giá rộng hơn CLCS, người ta còn sử dụng thêm các chỉ số thức đo khác như:

điều kiện sử dụng nước sạch/ tổng số hộ dân, điều kiện sử dụng điện sinh hoạt / tổng số hộ

dân, điều kiện nhà ở, chất lượng nhà ở,....

4.2 Chỉ số HDI và thành tựu HDI của Việt Nam

Nhờ chính sách và sự quan tâm tới phát triển con người của Đảng và Nhà nước, các chỉ

số phát triển con người ở nước ta có sự tiến bộ rõ rệt, với đặc điểm nổi bật là các chỉ số về

mặt xã hội luôn cao hơn các chỉ số vế mặt kinh tế.

Chỉ số 1995 2000 2005 2015

Tuổi thọ trung bình 65,2 67,8 71,3 73,2

Tỉ lệ người lớn biết chữ 91,9 92,0 90,3 97,3

Tỉ lệ nhập học các cấp 49,0 63,0 63,9 -------

GDP/người theo PPP 1010 1860 3071 5293

Chỉ số phát triển con người 0,611 0,671 0,733 0,666

Xếp hạng HDI 121/174 108/177 109/173 116/188

- Năm 2015, Việt Nam đứng thứ 116/188 quốc gia và vung lãnh thổ về chỉ số HDI

(0,666). Việt Nam đã được Quốc Tế đánh giá cao, được coi là một ví dụ thành công tiêu

biểu cho nhóm các nước đang phát triển về khả năng tương tác cân bằng giữa phát triển kinh

tế và phát triển con người. Điều đó chứng tỏ, tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam đã hướng vào

sự phát triển con người – vừa là chủ thể, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của tăng trưởng

kinh tế, phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở nước ta.

4.3. Hạn chế:

Bên cạnh những thành tựu cơ bản và to lớn đã đạt được về chỉ số HDI, nước ta vẫn còn

những hạn chế và thách thức nhất định, ảnh hưởng đến từng chỉ số HDI riêng biệt, giá trị

HDI tổng hợp và CLCS dân cư nói chung.

Thứ bậc HDI của Việt Nam trên thế giới, ở Châu Á và trong khu vực vẫn còn ở mức

thấp, mức HDI của Việt Nam vẫn còn ở mức thấp so với trung bình của thế giới (0,743), của

khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (0,768) và thấp hơn nhiều so với mức trung bình của

các nước phát triển (0,947).

Việt Nam vẫn là nước có thu nhập thấp, GDP bình quân đầu người chỉ bằng 1/3 mức

trung bình của thế giới, chưa bằng được mức trung bình của các nước đang phát triển và chỉ

bằng khoảng 1/11 lần mức trung bình của các nước phát triển. Đây cũng chính là một trong

những yếu tố làm cho Việt Nam còn ở mức thấp trong việc việc chỉ số HDI của các nước

trên thế giới.

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP ĐIỂN HÌNH

2.1. Dạng câu hỏi trình bày.

* Nhận dạng câu hỏi: Đây thường là những câu hỏi dễ, thông qua các từ hoặc cụm từ

như: trình bày, phân tích, nêu hoặc “như thế nào”, “gì”

- Ví dụ 1: Trình bày đặc điểm dân số của nước ta.

Cách làm: tái hiện lại kiến thức đã học về dân cư có bao nhiêu đặc điểm, đó là những

đặc điểm gì? Lầm lượt trình bày rõ các đặc điểm đó.

Chẳng hạn dân cư nước ta có 2 đặc điểm chính:

+ Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc

+ Dân số tăng nhanh cơ cấu dân số trẻ

-> Từ 2 đặc điểm chính đó nêu ra các con số phù hợp bằng cách ghi nhớ lại kiến thức.

- Ví dụ 2 : Trình bày đặc điểm lao động của nước ta.

Cách làm: Đây là câu hỏi tái hiện lại kiến thức theo các tiêu chí cụ thể :

+ Số lượng nguồn lao động

+ Chất lượng nguồn lao động

+ Phân bố nguồn lao động.

- Ví dụ 3: Dựa vào Atlat địalí và kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm đô thị hóa ở nước

ta.

Cách làm: Đây là câu hỏi yêu cầu trình bày bằng cách tái hiện lại kiến thức và dựa vào

Atlat.

+ Trình độ đô thị hóa thấp

+ Tỉ lệ dân thành thị của nước ta vẫn còn thấp và tăng chậm

+ Quy mô đô thị không lớn, phân bố không đều giữa các vùng (d/c: Các đô thị lớn ở

vùng có kinh tế phát triển nhất và vùng duyên hải miền Trung)

+ Lối sống và tác phong nông nghệp còn khá phổ biến

- Ví dụ 4: Thế nào là chất lượng cuộc sống? Hãy nêu các thước đo đối với chất lượng cuộc

sống?

Cách làm: Đây là câu hỏi tái hiện lại kiến thức theo các tiêu chí cụ thể :

+ Trình bày khái niệm chất lượng cuộc sống.

+ Nêu và diễn giải thêm về các chỉ số để đánh giá chất lượng cuộc sống.

2.2. Dạng câu hỏi giải thích.

- Nhận dạng câu hỏi: có hai loại theo mẫu ( dựa vào khái niệm hoặc nguồn lực để trả

lời) hoặc không theo mẫu (thường là tái hiện lịa kiến thức để lí giải lí do tại sao), câu hỏi

thường bắt đầu bằng cụm từ : “Tại sao”, “Vì sao”

- Ví dụ 1: Giải thích tại sao ở Đồng bằng sông Cửu Long khu vực dọc sông Tiền, sông Hậu

dân cư lại tập trung đông đúc, mật độ cao.

Đây là dạng câu hỏi theo mẫu, đòi hỏi người học phải dựa và kiến thức đã học (theo

nguồn lực) kết hợp với sự hiểu biết của bản thân để đưa ra lí giải phù hợp.

+ Do có điều kiện tự nhiên thuận lợi

+ Giao thông, kinh tế phát triển.

- Ví dụ 2: Tại sao vấn đề việc làm là một vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay?

Với câu hỏi này, đòi hỏi phải có kiến thức vững chắc để giải thích, chẳng hạn việc làm

là một vấn đề lớn vì dân số đông, hàng năm tăng gân 1triệu lao động.

Điều đó sẽ dẫn tới thừa lao đông, thiếu việc làm....

- Ví dụ 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học trình bày và giải thích

đặc điểm mạng lưới đô thị của vùng ĐB sông Hồng.

* Đặc điểm mạng lưới đô thị của vùng Đồng bằng sông Hồng.

- Số lượng đô thị: 12 đô thị, mật độ dày đặc

- Về quy mô các đô thị có 2 đô thị lớn là Hà Nội và Hải Phòng, 1 đô thị 20 đến 50 vạn

dân; 7 đô thị 10 đến 20 vạn dân; 2 đô thị dưới 10 vạn dân

- Về phân cấp đô thị: đồng bằng sông Hồng có đầy đủ có 5 cấp đô thị (từ đô thị loại 1-5)

- Chức năng đô thị: chức năng đa dạng ; Phân bố: mật độ mạng lưới đô thị dày đặc, mức

độ tập trung cao; phân bố không đều tập trung nhiều đô thị dọc các tuyến giao thông huyết

mạch.

* Giải thích:

- Dân số đông, quá trình đô thị hóa được đẩy mạnh

- Phần lớn các tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc, có thủ đô Hà Nội, nhiều

trung tâm công nghiệp; quá trình khai thác lãnh thổ lâu đời.

- Ví dụ 4: Tại sao gọi quá trình đô thị hóa ở nước ta là quá trình đô thị hóa giả tạo?

Đây là một câu hỏi tương đối khó, vì phải tổng hợp các kiến thức đã học để trả lời.

Cách làm: ĐTH giả tạo là đô thị do sự di dân ồ ạt, nền công nghiệp (kinh tế) chưa cân

xứng với quá trình đô thị hóa đó (d/c theo khái niệm)

- Ví dụ 5: Tại sao có sự chênh lệch bình quân thu nhập trên đầu người giữa các vùng trên cả

nước? Để rút ngắn khoảng cách chênh lệch này, cần phải có những biện pháp gì?

Cách làm: Nêu các nhân tố tác động đến GDP/người, từ đó thấy được mỗi vùng có lợi thế

khác nhau. Để đưa giải pháp rút ngắn khoảng cách, cần quan tâm chính sách khuyến khích

phát triển KT – XH ở những vùng cón khó khăn, nâng cao trình độ lao động và khai thác

hiệu quả thế mạnh từng vùng miến,...

2. 3. Dạng câu hỏi chứng minh, phân tích.

Nhận dạng câu hỏi: thường ở mức độ nhận biết hoặc thông hiểu, đòi hỏi cung cấp số

liệu ở mức cao. Thường bắt đầu bằng cụm từ “chứng minh”

- Ví dụ 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố không

đồng đều.

Với dạng câu hỏi này cần kết hợp giữa trình bày và lí giải, dựa vào những cái được thể

hiện trong Atlat để trình bày đồng thời với kết hợp nội dung cũ và hiểu biết của bản thân để

lí giải.

Phân bố dân cư nước ta không đều giữa đồng bằng với trung du miền núi; giữa đồng

bằng phía Bắc với đồng bằng phía Nam; ngay trong nội bộ các vùng dân cư.

- Ví dụ 2: Chứng minh nước ta có nguồn lao động dồi dào

Với câu hỏi này chứng minh theo dạng sử dụng kiến thức, số liệu chứng minh. Vì là câu

hỏi chứng minh nên cần đưa ra những con số chính xác để tăng sức thuyết phục.

Với một nước đông dân có nguồn lao động dồi dàoo, hàng năm lại tăng thêm 1 triệu lao

động (d/c),...

- Ví dụ 3: Phân tích những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa ở nước ta đối với phát

triển kinh tế - xã hội?

Cách làm: Đô thị hóa có tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu và đời

sống nên ĐTH có ảnh hưởng rất lớn. Cụ thể về tích cực, tiêu cực trên các tiêu chí như:

kinh tế, xã hội, môi trường.

- Ví dụ 4: Phân tích thu nhập bình quân đầu người và sự chênh lệch giữa các vùng của cả

nước.

Cách làm: Làm rõ vai trò, ý nghĩa của GDP/người của cả nước và từng điạ phương. Sau

đó phân tích sự khác nhau GDP/người giữa các vùng miền dựa vào các nhân tố tác động và

vị trí từng địa phương, mức độ phát triển KT- XH từng địa phương thông qua GDP/người.

2.4. Dạng câu hỏi so sánh

Nhận dạng câu hỏi: thường ở mức độ thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao đòi hỏi

phải có kiến thức vững chắc, các câu hỏi ở dạng nay thường sử dụng cụm từ “so sánh”,

“phân biệt”. Dạng câu hỏi này thường so sánh theo tiêu chí đối xứng: giống nhau và khác

nhau, những tiêu chí rõ ràng.

- Ví dụ 1: So sánh dân cư ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long

Giống: Có mật độ dân số cao, mạng lưới đô thị dày, nội vùng phân bố dân cư chênh lệch

lớn.

Khác: mật độ trung bình, mật độ đô thị, mức độ tập trung.

- Ví dụ 2: So sánh mạng lưới đô thị giữa hai vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây

nguyên.

Giống: + Đều vùng có mạng lưới đô thị thưa thớt so cả nước.

+ Đặc điểm đô thị

Khác: + Nhân tố ảnh hưởng

+ Đặc điểm đô thị (số lượng, quy mô, phân bố)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BÀI TẬP RÈN LUYỆN

3. 1 Gợi ý giải một số bài tập.

*** Dạng bài tập trình bày khái niệm, đặc điểm

Câu 1: Trình bày xu hướng thay đổi trong phân bố dân cư nước ta

- Giữa đồng bằng và miền núi trung du có sự thay đổi theo hướng tăng tỉ lệ dân ở miền núi

trung du và giảm tỉ lệ dân ở đồng bằng. Do di dân tự phát và tự giác.

- Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn đang có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng giảm dần tỉ

lệ dân số nông thôn, tăng dần số dân thành thị. Đây là sự chuyển dịch theo chiều hướng tốt,

phù hợp với quá trình CNH – HĐH đất nước.

Câu 2: Trình bày chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao

động nước ta

- Kiềm chế tốc độ tăng dân số (dẫn chứng)

- Chuyển cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư lao động giữa các vùng(dẫn chứng)

- Chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị(dẫn chứng)

- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Đào tạo người lao động xuất khẩu có tay nghề cao, có tác

phong công nghiệp. (dẫn chứng)

- Phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, nông thôn. (dẫn chứng)

Câu 3: Hãy trình bày những mặt mạnh và mặt tồn tại của nguồn lao động Việt Nam.

- Mặt mạnh:

+ Lao động nước ta dồi dào, mỗi năm tăng thêm 1 triệu lao động nữa.

+ Cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất.

+ Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên.

- Mặt tồn tại:

+ Lượng lao động có trình độ cao còn ít.

+ Phân bố lao động không đồng đều.

Câu 4: Trình bày các hướng giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay.

- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.

- Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản.

- Thực hiện đa dạng hoá các hoạt động sản xuất, chú ý thích đáng đến hoạt động của các

ngành dịch vụ.

- Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài mở rộng sản xuất hàng

xuất khẩu.

- Đa dạng hoá các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề.

- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

Câu 5. Đô thị hoá được xem là vấn đề hết sức quan trọng hiện nay đối với Việt Nam.

Hãy nêu khái quát những đặc điểm của đô thị hoá nước ta hiện nay.

- Quá trình đô thị hoá ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hoá thấp và không

giống nhau giữa các thời kì và giữa hai miền Nam – Bắc.

- Tỉ lệ dân thành thị tăng dần nhưng còn thấp, năm 2005 số dân thành thị mới chiếm 26,9%

số dân cả nước.

- Phân bố đô thị không đồng đều giữa các vùng, tập trung chủ yếu ở đồng bằng và ven

biển.

- Số thành phố lớn còn quá ít. Chất lượng các đô thị lớn chưa đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn

quốc tế.

- Cơ sở hạ tầng của các đô thị vẫn còn ở mức độ thấp so với các nước trong khu vực và

trên thế giới.

Câu 6: Hãy trình bày sự phân hóa mạng lưới đô thị nước ta hiện nay.

- Dựa trên số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ phi nông nghiệp… Nước ta có 6 loại đô

thị (loại đặc biệt, loại 1, 2, 3, 4, 5).

+ Hai đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

+ Năm đô thị trực thuộc trung ương: Hà Nội, tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà

Nẵng.

+ Còn lại các đô thị đều trực thuộc tỉnh.

- Các đô thị lớn đều tập trung ở đồng bằng ven biển.

- Số lượng và quy mô đô thị có sự khác nhau giữa các vùng.

Câu 7: Đặc điểm về dân số đã tác động như thế nào đến quá trình phát triển kinh tế -

xã hội nước ta.

* Thuận lợi

+ Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, là nguồn lực quan trọng để phát triển

kinh tế đất nước.

+ Đại bộ phận người Việt ở nước ngoài đều hướng về tổ quốc và đang góp công sức cho

xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội ở quê hương.

* Khó khăn: Trong điều kiện nước ta hiện nay, số dân đông là trở ngại lớn cho việc phát

triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.

Câu 8: Nước ta có 54 dân tộc anh em và có khoảng 3,2 triệu người Việt ở nước ngoài

đã có những ảnh hưởng tích cực gì cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

* Đặc điểm:

- Có 54 dân tộc, nhiều nhất là người kinh chiếm 86,2% dân số, các dân tộc khác chiếm

13,8%.

- Khoảng 3,2 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài, tập trung nhiều nhất ở Hoa

Kì, Ôxtrâylia và một số nước châu Âu.

* Ảnh hưởng tích cực:

- Các dân tộc luôn đoàn kết bên nhau, phát huy truyền thống sản xuất, văn hoá, phong tục

tập quán tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.

- Đại bộ phận người Việt ở nước ngoài đều hướng về tổ quốc và đang góp công sức cho

xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội ở quê hương.

*** Dạng câu hỏi giải thích.

Câu 1: Tại sao có sự chênh lệch về lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật giữa

thành thị và nông thôn?

- Lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật ở thành thị cao hơn nhiều so với nông thôn.

- Thành thị thường là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học, chính trị, đầu mối giao thông,

có nhiều điều kiện để đào tạo và yêu cầu sử dụng lao động chất lượng cao.

- Ở nông thôn, kinh tế, văn hoá, cơ sở hạ tầng, giáo dục còn chậm phát triển nên chưa thể

đào tạo kịp thời.

- Gây khó khăn cho vấn đề sử dụng lao động va phát triển kinh tế - xã hội trên cả nước.

*** Dạng câu hỏi phân tích, chứng minh.

Câu 1: Mở rộng, đa dạng hoá các loại hình đào tạo có ý nghĩa gì?

- Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, nhất là công nhân kỹ thuật lành nghề.

- Tạo điều kiện cho người lao động tự tạo ra những công việc phù hợp với trình độ và nhu

cầu xã hội.

- Người lao động có cơ hội tham gia vào các đơn vị sản xuất trong và ngoài nước một

cách dễ dàng hơn.

- Dễ dàng tiếp thu khoa học công nghệ tiến tiến trên thế giới hiện nay.

Câu 2: Đẩy mạnh xuất khẩu lao động có ý nghĩa gì?

- Nâng cao chất lượng người lao động. Góp phần giải quyết vấn đề việc làm đang là vấn

đề lớn trong nước ta hiện nay.

- Thu lại nguồn ngoại tệ lớn, nâng cao đời sống người dân. Tạo điều kiện cho người lao

động tiếp thu được khoa học kỷ thuật và công nghệ tiên tiến

Câu 3: Tại sao ở nước ta dân cư ngày càng tập trung đông vào các thành phố lớn.

- Các thành phố lớn của nước ta như thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội và một số thành

phố khác có quy mô dân số ngày càng đông.

- Quá trình CNH và ĐTH ngày càng tăng, các thành phố lớn tập trung nhiều các ngành

phi nông nghiệp.

- Đô thị có đời sống cao, người lao động dễ kiếm việc làm, tăng thêm thu nhập.

- Một phần do di dân tự do ra thành phố, kiếm việc làm.

Câu 4: Tại sao mức sống có sự phân hóa giữa nông thôn và thành thị và giữa các

vùng kinh tế.

- Cao nhất là Đông Nam bộ, ĐBSH và ĐBSCL, thấp nhất, vùng Tây bắc, Bắc trung bộ,

Đông Bắc, Tây Nguyên.

- Do điều kiện phát triển kinh tế, tính chất của nền kinh tế, thế mạnh phát triển kinh tế ở

mỗi vùng có sự khác nhau.

- Đông Nam bộ là vùng có nền kinh tế phát triển nhất nước ta, đặc biệt là công nghiệp.

- ĐBSCL là vùng có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn, điều kiện khí hậu thuận lợi,

cơ cấu cây trồng đa dạng, mật độ dân số không cao lắm.

- ĐBSH là vùng kinh tế năng động, có nhiều điều kiện thuận lợi, nhưng bị sức ép dân số.

- Tây Nguyên và TDMNBB gặp khó khăn về thị trường xuất khẩu sản phẩm cây công

nghiệp.

- BTB và DHNTB là 2 vùng thường gặp khó khăn về thời tiết, thiên tai bất thường.

Câu 5: Cho bảng số liệu về sự biến đổi dân số theo nhóm tuổi ở nước ta

(đơn vị: triệu người)

1999 2006

Từ 0 đến 14 tuổi 25,56 22,24

Từ 15 đến 59 tuổi 44,55 52,73

Từ 60 tuổi trở lên 6,19 7,43

Nhận xét và giải thích về quy mô và cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta qua các

năm.

* Xử lý số liệu: Cơ cấu dân số nước ta phân theo độ tuổi thời theo bảng số liệu sau

(đơn vị: %)

1999 2006

Từ 0 đến 14 tuổi 33.5 27.0

Từ 15 đến 59 tuổi 58.4 64.0

Từ 60 tuổi trở lên 8.1 9.0

* Nhận xét:

- Về quy mô dân số năm 2006 lớn gấp 1,1 lần dân số năm 1999.

- Về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi có sự thay đổi qua các năm.

+ Xu hướng giảm tỷ lệ độ tuổi từ 0 đến 14 tuổi và tăng độ tuổi từ 15 đến 59 tuổi và từ

60 tuổi trở lên.

+ Từ năm 1999 đến năm 2006, độ tuổi từ 0 đến 14 tuổi giảm 6,5%, độ tuổi từ 15 đến

59 tuổi tăng 5,6% và từ 60 tuổi trở lên tăng 0,9%.

+ Độ tuổi lao động và dưới lao động vẫn chiếm trên 90%, vì vậy dân số nước ta vẫn

trẻ.

+ Độ tuổi quá lao động tăng, chứng tỏ dân số nước ta ngày càng già đi.

* Giải thích:

- Do thực hiện có hiệu quả chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình, nhưng do quy mô

dân số đông nên tốc độ gia tăng dân số vẫn còn nhanh, mỗi năm vẫn còn tăng thêm hơn 1

triệu người.

- Y tế, giáo dục phát triển, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho người già đã được chú trọng.

- Ý thức của người dân vẫn chưa cao.

Câu 6: Cho bảng số liệu

Về cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn năm 1996 và 2005 (đơn vị: %).

Tổng số Nông thôn Thành thị

1996 100,0 79,9 20,1

2005 100,0 75,0 25,0

Nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn qua các năm.

- Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn qua các năm.

- Xu hướng giảm tỉ lệ lao động nông thôn, tăng tỉ lệ lao động thành thị. Nhưng lao động

nông thôn vẫn chiếm tỉ lệ cao.

- Từ năm 1996 đến năm 2005, tỉ lệ lao động nông thôn giảm 4,9%, tỉ lệ lao động thành thị

tăng 4,9%.

- Do ảnh hưởng của quá trình CNH - HĐH, sự phát triển nhanh các ngành phi nông

nghiệp và mạng lưới đô thị và các thành phố lớn.

Câu 7: Cho bảng số liệu

Về tỷ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm của các vùng năm 2005 (đơn vị: %)

Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thiếu việc làm

Đồng bằng sông Hồng 2.69 5.46

Đông Nam Bộ 3.99 3.31

Đồng bằng sông Cửu Long 3.31 9.33

Nhận xét và giải thích về tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm theo các vùng so với

cả nước.

- Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm ở các vùng không đồng đều.

- Tỷ lệ thất nghiệp chênh lệch không nhiều nhưng cao nhất vẫn là Đông Nam Bộ, thấp

nhất là ĐBSH.

- Tỷ lệ thiếu việc làm chênh lệch lớn, ĐBSCL cao nhất và cao gấp 3 lần ĐNB, gấp 2 lần

ĐBSH. Thấp nhất là Đông Nam Bộ.

- ĐBSH và ĐBSCL có tỷ lệ thiếu việc làm cao hơn tỷ lệ thất nghiệp, ĐNB có tỷ lệ thất

nghiệp cao hơn tỷ lệ thiếu việc làm. Nhưng tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của

ĐNB ít chênh lệch nhất, ĐBSCL chênh lệch nhiều nhất.

- ĐBSH có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, kinh tế chủ yếu là thuần nông cùng với sự

phát triển nhanh của CNH và ĐTH.

- ĐBSCL mới khai thác, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và thuỷ sản.

- ĐNB phát triển nhanh các đô thị lớn và CNH mạnh.

Câu 8 : Tại sao nhà nước lại rất chú ý đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng

đồng bào dân tộc?

- Phần lớn các dân tộc ít người đều sống ở các vùng trung du và miền núi đó là những nơi

có nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, vị trí quốc phòng quan trọng.

- Nhưng cơ sở hạ tầng còn chưa phát triển, kinh tế còn lạc hậu, thiếu nguồn lao động, đặc

biệt là lao động có trình độ kỹ thuật.

- Đời sống của nhân dân các dân tộc, đặc biệt là các dân tộc vùng cao còn gặp nhiều khó

khăn.

- Xoá bỏ sự cách biệt giữa vùng đồng bằng với miền núi. Cũng cố khối đại đoàn kết giữa

các dân tộc, giữ vững an ninh quốc phòng vùng biên giới.

Câu 9: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích sự

phân bố dân cư ở vùng Bắc Trung Bộ.

* Nhận xét

- Mật độ dân số của vùng ở mức trung bình: 207 người/km2, thấp hơn mức trung bình cả

nước và các vùng khác như Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông

Nam Bộ.

- Dân cư có sự phân bố không đồng đều trong toàn vùng, giữa các khu vực đồng bằng và

đồi núi, giữa thành thị và nông thôn, trong phạm vi một tỉnh

+ Trong toàn vùng: mật độ dân số dao động từ mức thấp nhất là dưới 50 người/km2 đến

mức cao nhất là trên 2000 người/km2 với 7 cấp độ khác nhau (dẫn chứng)

+ Giữa các khu vực: dân cư tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, ven biển phía đông; thưa

thớt ở vùng núi phía tây (dẫn chứng)

+ Giữa thành thị và nông thôn: dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn, mạng lưới đô thị

còn mỏng nên qui mô dân số đô thị ít.

+ Trong phạm vi một tỉnh: dân cư tập trung đông ở phía Đông Nam, thưa thớt ở phía Tây

Bắc tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An; ở Hà Tĩnh: dân đông đúc ở phía Đông Bắc, thưa thớt ở Tây

Nam,…

* Giải thích

- Phân bố dân cư Bắc Trung Bộ chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố: vị trí địa lí, tự

nhiên, kinh tế xã hội,…trong đó, trình độ phát triển và tính chất nền kinh tế có ý nghĩa quyết

định.

- Mật độ dân số của vùng không cao do trình độ phát triển kinh tế của vùng ở mức trung

bình.

- Khu vực đông dân là nơi có nền kinh tế phát triển gắn với phát triển cây lương thực thực

phẩm, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, các trung tâm công nghiệp,…

- Khu vực thưa dân là khu vực đồi núi, địa hình bị chia cắt, đất đai xâm thực, xói mòn,

kinh tế chậm phát triển.

Câu 10: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích

về sự phân bố dân cư ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

* Nhận xét:

- Mật độ dân số ở mức trung bình so với cả nước (dc)

- Phân bố không đều.

+ Chia thành sáu thang mật độ (d/c)

+ Không đều giữa đồng bằng và miền núi: Vùng đồng bằng phía đông mật độ dân số cao,

từ 201 - 500 người/km2. Vùng đồi núi phía tây, mật độ dân số thấp, 51 - 100 người/km

2

+ Không đều giữa thành thị và nông thôn: thành thị có mật độ dân số cao hơn ở nông

thôn (d/c)

+ Không đều trong nội tỉnh (d/c)

* Giải thích

- Phân bố dân cư của vùng chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố trong đó nhân tố

trình độ phát triển kinh tế - xã hội có tính chất quyết định.

- Vùng có mật độ dân số trung bình do là vùng đồng bằng duyên hải, trình độ phát triển

kinh tế ở mức trung bình so với các vùng khác.

- Không đều giữa đồng bằng và miền núi: Đồng bằng phía đông mật độ cao do: địa hình

đồng bằng, đất đai màu mỡ hơn, kinh tế phát triển, giao thông thuận lợi… Vùng núi phía

tây: địa hình bị chia cắt, đất đai bị xói mòn, kinh tế chậm phát triển, giao thông khó khăn.

- Thành thị: kinh tế phát triển nên mật độ cao hơn

Câu 11: Tại sao cần phải chú ý đầu tư phát triển kinh tế ở vùng đồng bào các dân tộc

ít người?

Cần phải chú ý đầu tư phát triển kinh tế ở vùng đồng bào các dân tộc ít người, vì:

- Phần lớn các dân tộc ít người đều sống ở miền núi, kinh tế chậm phát triển, đời sống còn

khó khăn. Tăng cường đầu tư góp phần nâng cao đời sống, xóa bỏ sự chênh lệch giữa các

dân tộc.

- Miền núi là nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên, là vùng biên giới có các nước láng

giềng, đòi hỏi phải chú trọng đầu tư phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh quốc phòng.

Câu 12: Nhận xét và giải thích trình độ đô thị hóa của nước ta.

* Nhận xét

- Tỉ lệ dân thành thị nước ta thấp và tăng chậm và biến động khác nhau qua các giai đoạn

(d/c)

+ Giai đoạn 1960 - 1976: tăng

+ Giai đoạn 1976 - 1979: giảm

+ Giai đoạn 1979 - 2007: tăng trở lại

- Chủ yếu là các đô thị vừa và nhỏ, các đô thị lớn chưa nhiều, chỉ có 5 đô thị từ loại 1 trở

lên…

* Giải thích

- Xuất phát điểm nền kinh tế thấp và trải qua thời kỳ chiến tranh kéo dài (d/c)

- Hiện nay: tốc độ CNH - HĐH diễn ra nhanh → quá trình đô thị hóa nhanh hơn → tỉ lệ

dân thành thị tăng nhanh.

Câu 13: Tại sao phải điều chỉnh mức gia tăng dân số ở nước ta?

- Sự gia tăng dân số không hợp lý (tăng quá nhanh hay quá chậm) cũng đều ảnh hưởng

tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

- Nửa sau thế kỉ XX: bùng nổ dân số đã gây sức ép lớn tới sự phát triển kinh tế xã hội và

tài nguyên môi trường. Vì thế giai đoạn này nước ta phải kiềm chế mức tăng dân số, giảm tỷ

lệ sinh. (phân tích và dẫn chứng)

- Gần đây mức sinh và tỷ lệ tăng dân số đã giảm mạnh (từ 2009 đến nay chỉ còn khoảng

1%) làm đẩy nhanh quá trình già hoá dân số. Dân số già hoá quá nhanh cũng tác động lớn

tới phát triển kinh tế xã hội…

- Mức sinh và tăng tự nhiên khác nhau giữa các năm và các khu vực, các thành phần dân

tộc đều ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội

=>> Vì thế, cần điều chỉnh mức tăng dân số.

Câu 14: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học trình bày và giải thích

đặc điểm mạng lưới đô thị của vùng ĐB sông Hồng.

* Đặc điểm mạng lưới đô thị của vùng Đồng bằng sông Hồng.

- Số lượng đô thị: 12 đô thị, mật độ dày đặc

- Về quy mô các đô thị có 2 đô thị lớn là Hà Nội và Hải Phòng, 1 đô thị 20 đến 50 vạn

dân; 7 đô thị 10 đến 20 vạn dân; 2 đô thị dưới 10 vạn dân

- Về phân cấp đô thị: đồng bằng sông Hồng có đầy đủ có 5 cấp đô thị (từ đô thị loại 1-5)

- Chức năng đô thị: chức năng đa dạng ; Phân bố: mật độ mạng lưới đô thị dày đặc, mức

độ tập trung cao; phân bố không đều tập trung nhiều đô thị dọc các tuyến giao thông huyết

mạch.

* Giải thích:

- Dân số đông, quá trình đô thị hóa được đẩy mạnh

- Phần lớn các tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc, có thủ đô Hà Nội, nhiều

trung tâm công nghiệp; quá trình khai thác lãnh thổ lâu đời.

Câu 15: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải

thích về mạng lưới đô thị ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

* Nhận xét

- Số lượng, quy mô: Nhìn chung, số lượng đô thị tương đối nhiều, nhưng quy mô (dân số)

nhỏ.

+ Từ 200.000 - 500.000 người có 2 đô thị là Hạ Long và Thái Nguyên,

+ Từ 100.000 - 200.000 người có 3 đô thị là Việt Trì, Bắc Giang, Cẩm Phả;

+ Còn lại là dưới 100.000 người).

- Phân cấp Tất cả các đô thị đều từ đô thị loại 2 trở xuống (năm 2007).

+ Dẫn chứng (3 đô thị loại 2, còn lại là loại 3 - 4).

- Chức năng: Chủ yếu là chức năng hành chính. Một số đô thị có chức năng khác (dẫn

chứng: Atlat các trang 17, 21, 25 liên quan đến kinh tế, công nghiệp, du lịch).

- Phân bố: không đều, tập trung ở vùng trung du và duyên hải với nhiều đô thị, quy mô

tương đối lớn so với vùng này (dẫn chứng).

+ Các khu vực còn lại: phân bố rải rác (mỗi tỉnh có 1 đô thị là tỉnh lị).

* Giải thích

- Đô thị có quy mô nhỏ, chủ yếu là đô thị loại 3 - 4, phần lớn có chức năng hành chính là

do:

+ Nền kinh tế còn chậm phát triển (GDP nhỏ bé so với cả nước, GDP bình quân theo

đầu người thấp (d/c).

- Cơ cấu kinh tế lạc hậu, tỉ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản còn cao (35% GDP của

vùng, Atlat trang 26.

- Phân bố: tập trung ở trung du và duyên hải vì đây là nơi có nền kinh tế phát triển nhất

trong vùng. Các khu vực còn lại kinh tế chậm phát triển.

Câu 16: Nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Sử dụng Atlat Địa lí VN trang 15

* Nhận xét:

- Mật độ dân số tương đối cao ( dc)

- Dân cư phân bố không đều:

+ Giữa các khu vực trong vùng ( dc)

+ Giữa thành thị - nông thôn (dc)

+ Trong phạm vi 1 tỉnh ( dc)

- Có sự phân hóa giữa nơi có MĐ DS cao nhất và thấp nhất (dc)

* Giải thích:

- Do tác động của tất cả các nhân tố.

- MĐ DS cao do đây là vùng trồng lúa nước.

- Có sự phân hóa do các điều kiện cũng có sự phân hóa

Câu 17: Vì sao Tây Nguyên là vùng có số dân đô thị thấp nhất cả nước?

- Là vùng có nền kinh tế chưa phát triển mạnh, quá trình công nghiệp hóa diễn ra còn

chậm;

- Các đô thị phần lớn chỉ có chức năng hành chính, cơ cấu kinh tế chậm chuyển biến, tỉ

trọng công nghiệp và dịch vụ còn nhỏ nên ít có khả năng thu hút dân cư;

- Qui mô dân số của vùng nhỏ, mật độ dân số thấp, dân cư phân bố phân tán theo các

vùng trồng cây công nghiệp.

Câu 18: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học trình bày và giải thích

đặc điểm mạng lưới đô thị của vùng Đồng Bắng sông Hồng.

* Đặc điểm mạng lưới đô thị của vùng Đồng bằng sông Hồng.

- Số lượng đô thị: 12 đô thị, mật độ dày đặc

- Về quy mô các đô thị có 2 đô thị lớn là Hà Nội và Hải Phòng, 1 đô thị 20 đến 50 vạn

dân; 7 đô thị 10 đến 20 vạn dân; 2 đô thị dưới 10 vạn dân

- Về phân cấp đô thị: đồng bằng sông Hồng có đầy đủ có 5 cấp đô thị (từ đô thị loại 1-5)

- Chức năng đô thị: chức năng đa dạng ; Phân bố: mật độ mạng lưới đô thị dày đặc, mức

độ tập trung cao; phân bố không đều tập trung nhiều đô thị dọc các tuyến giao thông huyết

mạch.

* Giải thích:

- Dân số đông, quá trình đô thị hóa được đẩy mạnh

- Phần lớn các tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc, có thủ đô Hà Nội, nhiều

trung tâm công nghiệp; quá trình khai thác lãnh thổ lâu đời.

Câu 19: Giải thích nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng lao động làm trái ngành

nghề ở nước ta hiện nay ngày càng phổ biến? Tình trạng này gây ra những tác động tiêu

cực gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?

* Giải thích:

- Nghịch lí đào tạo và nhu cầu xã hội đã dẫn đến tình trạng thừa thầy thiếu thợ, thừa sinh

viên nhưng thiếu việc làm.

- Chất lượng đào tạo sinh viên còn thấp, sinh viên thiếu các kĩ năng cần thiết mà nhà

tuyển dụng yêu cầu. Chương trình đào tạo vẫn theo lối tư duy cũ, cơ sở vật chất hạn chế.

- Công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế, sinh viên chọn trường không đúng với khả

năng và sở thích của bản thân.

* Hậu quả:

- Lãng phí lớn về tiền bạc, công sức của sinh viên, gia đình cũng như tổn thất lớn đến

ngân sách nhà nước.

- Người lao động không có cơ hội thể hiện khả năng của mình trong những công việc trái

ngành nghề, chất lượng lao động thấp.

- Năng suất lao động xã hội không cao và hiệu quả kinh tế bị giảm sút.

Câu 20: Chứng minh có sự khác nhau về đô thị hóa của các vùng trên phạm vu cả

nước. Giải thích nguyên nhân.

* Chứng minh:

- Số lượng đô thị: Năm 2006, cả nước có 689 đô thị. Trung du và miền núi Bắc Bộ có số

lượng đô thị nhiều nhất nhưng chủ yếu là đô thị vừa và nhỏ, tiếp theo là đồng bằng sông

Cửu Long, đồng bằng sông Hồng. Ít đô thị nhất là Đông Nam Bộ nhưng quy mô đô thị lớn

nhất cả nước, tiếp theo Tây Nguyên (dẫn chứng)

- Số dân đô thị lớn nhất là Đông Nam Bộ tiếp theo là đồng bằng sông Cửu Long, ít nhất

là Tây Nguyên (dẫn chứng).

- Mức độ đô thị hóa: Cao nhất ở Đông Nam Bộ, thấp nhất ở Tây Nguyên (dẫn chứng).

* Giải thích:

- Quá trình phát triển KT-XH của các vùng khác nhau, đặc biệt là quá trình CNH-HĐH,

tình hình phát triển công nghiệp và dịch vụ khác nhau giữa các vùng.- Những vùng có kinh

tế phát triển, hoạt động công nghiệp và dịch vụ phát triển thì quá trình đô thị hóa phát triển

với mạng lưới đô thị tập trung, quy mô đô thị lớn, chức năng của đô thị đa dạng,... và ngược

lại.

- Số lượng các tỉnh, thành phố khác nhau giữa cấc vùng.

*** Dạng câu hỏi so sánh.

Câu 1: Cho bảng số liệu

Về cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2000 – 2005

(đơn vị: %).

2000 2002 2003 2004 2005

Tổng số 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0

Trong

đó

Nông – lâm – thủy sản 65.1 61.9 60.3 58.8 57.3

Công nghiệp – xây dựng 13.1 15.4 16.5 17.3 18.2

Dịch vụ 21.8 22.7 23.2 23.9 24.5

So sánh và nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của nước ta?

* So sánh:

- Lao động trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất và lao

động trong khu vực công nghiệp - xây dựng luôn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất, sự phân công lao

động nước ta diễn ra chưa mạnh.

- Lao động trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỷ trọng trên 50%, do nước ta

vẫn là nước nông nghiệp.

* Nhận xét:

- Xu hướng chuyển dịch lao động từ khu vực nông, lâm, ngư nghiệp sang khu vực công

nghiệp - xây dựng và dịch vụ nhưng còn chậm.

- Từ năm 2000 đến năm 2005, lao động khu vực nông - lâm - ngư nghiệp giảm 7,8%, lao

động khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 5,1% và dịch vụ tăng 2,7%.

- Do cuộc cách mạng KH – KT và quá trình đổi mới làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu sử

dụng lao động xã hội nước ta.

Câu 2: Cho bảng số liệu

Về cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế, giai đoạn 2000 – 2005 (đơn vị: %).

2000 2002 2003 2004 2005

Nhà nước 9,3 9,5 9,9 9,9 9,5

Ngoài Nhà nước 90,1 89,4 88,8 88,6 88,9

Có vốn đầu tư nước ngoài 0,6 1,1 1,3 1,5 1,6

So sánh và nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta giai

đoạn trên.

* So sánh:

- Lao động trong thành phần kinh tế Ngoài Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất và lao

động trong thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất, sự

phân công lao động nước ta diễn ra chưa mạnh.

- Lao động trong thành phần kinh tế Ngoài Nhà nước quá cao do Nhà nước đã thu hút

nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh tế.

* Nhận xét:

- Xu hướng tỉ trọng lao động trong thành phần kinh tế Ngoài Nhà nước giảm, lao động

theo thành phần kinh tế Nhà nước tăng và lao động trong thành phần kinh tế có vốn đầu tư

nước ngoài tăng nhanh.

- Từ năm 2000 đến năm 2005 lao động trong thành phần Ngoài Nhà nước giảm 1,2%,

thành phần Nhà nước tăng 0,2% và thành phần có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1%.

- Sự chuyển dịch trên vẫn còn chậm. Do nước ta phát triển nền kinh tế nhiều thành phần,

thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhưng còn ít.

Câu 3: Cho bảng số liệu

Về thu nhập bình quân theo đầu người hàng tháng ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên

(đơn vị: nghìn đồng).

1999 2002 2004 2006

Đông Nam Bộ

Tây Nguyên

366

221

390

143

452

198

515

234

Hãy so sánh thu nhập bình quân theo đầu người của hai vùng theo bảng số liệu trên

và giải thích.

Câu 4: So sánh sự khác nhau về phân bố dân cư giữa Đồng bằng sông Hồng với

Đồng bằng sông Cửu Long.

- Mật độ dân số:

+ ĐBSH có mật độ dân số cao nhất cả nước (1225 người/km2 - 2006) cao gấp 2,9 lần

ĐBSCL

+ ĐBSCL mật độ thấp hơn (429 người/km2 - 2006)

- Phân bố:

+ ĐBSH có sự phân bố tương đối đều giữa các tỉnh, tập trung đông hơn ở vùng trung

tâm và Đông Nam, thấp hơn ở rìa Tây Nam và rìa phía Bắc

+ ĐBSCL không đều giữa các khu vực, tập trung đông ở ven sông Tiền, sông Hậu mật

độ cao phổ biến ở 501 – 1000 người/km2, có nơi trên 1000 người/km

2. Thưa thớt và mật độ

thấp ở phía Bắc thuộc Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau phổ biến từ

101 đến 200 người/km2

- Sự phân hóa mật độ:

+ ĐBSH:

. Giữa các tỉnh phân hóa không lớn, cao nhất từ 1000 – trên 2000 người/km2, thấp

nhất từ 501 - 1000 người/km2

. Hà Nội có mật độ cao nhất cả nước, tại trung tâm có mật độ trên 2000 người/km2

+ ĐBSCL: Mật độ cao nhất ở thành phố Cần Thơ, Vĩnh Long khoảng trên 2000

người/km2

.Thấp nhất ở Hà Tiên, vùng trũng Đồng Tháp Mười chỉ khoảng 50 – 100 người/km2

+ Sự phân hóa mật độ dân số ở ĐBSCL rõ hơn ĐBSH.

3.2 Một số bài tập tham khảo:

Câu 1: Dựa vào Atlat Việt Nam và kiến thức đã học, hãy :

a) Trình bày dân số nước ta trong thời kì 1960 – 2007

b) Nêu hậu quả và hướng giải quyết

Câu 2: Dựa vào Atlat và kiến thức đã học:

a) Hãy phân tích sự phân bố dân cư nước ta theo lãnh thổ

b) Tại sao nói sự phân bố dân cư nước ta còn bất hợp lí.

Câu 3: Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, hãy:

a) Hãy nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư ở các vùng : ĐB sông Hồng, ĐB sông

Cửu Long.

b) So sánh sự khác nhau về phân bố dân cư của hai đồng bằng trên.

c) Tại sao cơ cấu theo độ tuổi có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội ở

nước ta.

Câu 4: Dựa vào atlat và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích đặc điểm phân bố dân

cư ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

Câu 5: Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, hãy:

a) Chứng minh Việt Nam là nước có nhiều dân tộc.

b) Giải thích tại sao Nhà nước ta lại rất chú ý đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng

đồng bào dân tộc.

Câu 6:Vì sao nước ta phải tiếp tục thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.

Câu 7:Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, hãy:

a) Nhận xét và giải thích đặc điểm quá trình đô thị hóa ở nước ta.

b) Phân tích ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 8:Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

a) hãy nhận xét và giải thích về mạng lưới đô thị ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng

bằng sông Hồng.

b) so sánh mạng lưới đô thị giữa hai vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây nguyên.

c) Vì sao Tây Nguyên là vùng có dân số đô thị thấp so với cả nước.

Câu 9:Tại sao việc làm là vấn đề kinh tế xã hội của nước ta hiện nay?

Câu 10:Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ảnh hưởng như thế nào đến vấn đề việc làm?

Câu 11:Đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế có mối quan hệ như thế nào? Trong quá

trình ĐTH cần chú ý những vấn đề gì?

Câu 12:Dựa vào bảng thống kê, hãy trình bày và giải thích kết cấu dân số theo giới tính ở

từng vùng dưới đây ( Đơn vị: %)

Một số vùng Tỉ lệ

tăng dân số

Giới tính

Nam Nữ

Miến núi và trung du phía bắc 2,82 48,9 51,1

Tây Nguyên 5,64 49,3 50,7

ĐB sông Hồng 2,24 47,8 52,2

Câu 13: Cho bảng số liệu

Về số lao động phân theo thành phần kinh tế (đơn vị: nghìn người)

Tổng số

Chia ra

Kinh tế

Nhà nước

Kinh tế

ngoài Nhà nước

KV có vốn đầu tư

nước ngoài

2000 37075,3 4358,2 32358,6 358,5

2003 40403,9 4919,1 34731,5 753,3

2007 45208,0 4988,4 38657,4 1562,2

2010 49048,5 5107,4 42214,6 1726,5

a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế qua các năm.

b. Nhận xét và giải thích.

PHỤ LỤC:

Các nội dung đã có trong các đề thi quốc gia

1) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân

bố dân cư ở trung du và miền núi phía Bắc.

2) Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, hãy :

a) phân tích sự phân bố dân cư nước ta theo lãnh thổ.

b) Tại sao nói sự phân bố dân cư nước ta hiện nay còn bất hợp lí.

3) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

a) Nhận xét mạng lưới đô thị ở duyên hải Nam Trung Bộ.

b) Tại sao phải đầu tư hơn nữa đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng ít

người

4) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân

bố đô thị nước ta.

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, đề tài đã đề cập đến những nội dung sau:

- Khái quát về các vấn đề của địa lí dân cư Việt Nam.

- Tổng hợp các dạng bài tập cơ bản trong chuyên đề địa lí dân cư Việt Nam.

- Hướng dẫn giải một số bài tập trong chuyên đề địa lí dân cư Việt Nam.

Nội dung chuyên đề đã mở rộng, phân tích kĩ các nội dung, các vấn đề của địa lí dân cư

Việt Nam. Đồng thời, chuyên đề cũng đã đưa ra một số câu hỏi cụ thể, liên quan đến nội

dung chính của vấn đề. Vì vậy, chuyên đề “Địa lí dân cư Việt Nam” có thể sử dụng làm tư

liệu tham khảo trong việc giảng dạy môn Địa lí ở trường phổ thông nói chung, trường THPT

chuyên nói riêng và đặc biệt là trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi khu vực cũng như bồi

dưỡng học sinh giỏi Quốc gia.

Tuy nhiên, để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi kết quả cao, cần phải có thời gian dài để

nghiên cứu, tìm hiểu kĩ lưỡng các kiến thức và kĩ năng. Trong khuôn khổ thời gian giảng

dạy và kinh nghiệm tích chưa nhiều, chuyên đề của tôi không tránh khỏi những thiếu xót,

mong nhận được sự trao đổi, góp ý của các đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn thiện hơn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức. Địa lí kinh tế- xã hội Việt Nam. Tập I. Nhà xuất

bản Giáo dục. Hà Nội, 2002.

2. Lê Thông (chủ biên), Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ. Địa lí kinh tế- xã hội Việt

Nam. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. Hà Nội, 2004.

3. Lê Thông (chủ biên), Đỗ Minh Tuệ, Bùi Thị Nhiệm, Vũ Thị Hải Yến. Hướng dẫn ôn thi

học sinh giỏi môn Địa lí (dùng cho luyện thi học sinh giỏi quốc gia và đại học). Nhà xuất

bản Giáo dục Việt Nam.

4. Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức. Cơ sở địa lí kinh tế- xã hội

(Tài liệu bồi dưỡng giáo viên THPT), Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 1990.

5. Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Văn Lê. Dân số học đại cương. Nhà xuất bản đại học quốc

gia Hà Nội, 1998.

6. Tuyển tập đề thi Olymic Địa lí 30/4 lần thứ XXIII-2017. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

2017.

7. Nguyễn Đức Vũ, Câu hỏi và bài tập kĩ năng Địa lí 10. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia

Hà Nội. 2013.

8. Sách giáo khoa 12 ( phần địa lí dân cư)

9. Tài liệu tập huấn cho giáo viên trường THPT chuyên qua các năm.

10. Kỷ yếu hội thảo

11. Một số trang Web: www.gso.gov.vn

www.monre.gov.vn

12. Các nguồn khác