13
Tuần 8/HKI Môn: Địa lí 9 (Bài 15 và ôn tập kiểm tra) CÂU HỎI CHUẨN BỊ BÀI BÀI 15: THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH 1. Quan sát hình 15.1/ SGK trang 56, em hãy cho biết hoạt động nội thương tập trung nhiều nhất ở những vùng nào của nước ta? Dựa vào hiểu biết bản thân và thông tin SGK trang 56 em hãy giải thích? 2. Quan sát hình 15.6 trang 58, nhận xét cơ cấu giá trị xuất khẩu nước ta năm 2002? Kể tên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta mà em biết? 3. Kể tên các tài nguyên du lịch thuộc nhóm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn? Cho ví dụ. NỘI DUNG GHI BÀI (HS GHI PHẦN NÀY VÀO TRONG TẬP) BÀI 15: THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH I. THƯƠNG MẠI 1. Nội thương - Hàng hoá phong phú, đa dạng. - Mạng lưới phân phối hàng hoá có ở khắp mọi nơi. - Kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng. - Nội thương phát triển mạnh, phân bố không đều giữa các vùng. - TP.HCM, Hà Nội là 2 trung tâm thương mại, dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước 2. Ngoại thương: a. Cơ cấu xuất nhập khẩu: - Xuất khẩu: + Hàng CN nặng và khoáng sản. + Hàng CN nhẹ và tiểu thủ CN. + Hàng nông, lâm, thuỷ sản. - Nhập khẩu: + Tư liệu sản xuất + Hàng tiêu dùng

Tuần 8/HKI Môn: Địa lí 9 (Bài 15 và ôn tập kiểm tra) CÂU

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Tuần 8/HKI – Môn: Địa lí 9 (Bài 15 và ôn tập kiểm tra)

CÂU HỎI CHUẨN BỊ BÀI

BÀI 15: THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH

1. Quan sát hình 15.1/ SGK trang 56, em hãy cho biết hoạt động nội thương tập trung nhiều

nhất ở những vùng nào của nước ta? Dựa vào hiểu biết bản thân và thông tin SGK trang

56 em hãy giải thích?

2. Quan sát hình 15.6 trang 58, nhận xét cơ cấu giá trị xuất khẩu nước ta năm 2002? Kể

tên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta mà em biết?

3. Kể tên các tài nguyên du lịch thuộc nhóm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du

lịch nhân văn? Cho ví dụ.

NỘI DUNG GHI BÀI (HS GHI PHẦN NÀY VÀO TRONG TẬP)

BÀI 15: THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH

I. THƯƠNG MẠI

1. Nội thương

- Hàng hoá phong phú, đa dạng.

- Mạng lưới phân phối hàng hoá có ở khắp mọi nơi.

- Kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng.

- Nội thương phát triển mạnh, phân bố không đều giữa các vùng.

- TP.HCM, Hà Nội là 2 trung tâm thương mại, dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước

2. Ngoại thương:

a. Cơ cấu xuất nhập khẩu:

- Xuất khẩu:

+ Hàng CN nặng và khoáng sản.

+ Hàng CN nhẹ và tiểu thủ CN.

+ Hàng nông, lâm, thuỷ sản.

- Nhập khẩu:

+ Tư liệu sản xuất

+ Hàng tiêu dùng

b. Thị trường: nước ta buôn bán nhiều nhất với khu vực châu Á – Thái Bình Dương như

Nhật Bản, Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, các nước ASEAN …

II. DU LỊCH

1. Tài nguyên du lịch đa dạng, gồm:

- Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm: phong cảnh cảnh đẹp, bãi tắm đẹp, khí hậu tốt, vườn

quốc gia …

- Tài nguyên du lịch nhân văn: công trình kiến trúc, di tích lịch sử; lễ hội truyền thống;

làng nghề truyền thống; văn hoá dân gian…

2. Tình hình phát triển:

Du lịch ngày càng phát triển, đón 85 triệu khách nội địa và 18 triệu khách quốc tế (năm

2019)

ÔN TẬP KIỂM TRA

Bài 6: Sự phát triển kinh tế Việt Nam (II. Nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới)

Chủ đề: Ngành nông – lâm – thuỷ sản (Bài 7, 8, 9, 10)

Chủ đề: Ngành công nghiệp (Bài 11, 12)

Chủ đề: Ngành dịch vụ (Bài 13, 14, 15)

CÁC EM TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI SAU

(trang tiếp theo)

EM HÃY CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG NHẤT

BÀI TẬP

BÀI 6: SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Câu 1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện ở:

A. Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và phía Nam.

B. Chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ và thành phần kinh tế.

C. Chuyển dịch cơ cấu ngành, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta.

D. Hình thành các khu trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp mới.

Câu 2: Ba vùng kinh tế trọng điểm nước ta là:

A. Phía Bắc, miền Trung và phía Nam.

B. Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam.

C. Bắc Bộ, Trung bộ và Nam bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng, Duyên Hải và Đông Nam Bộ.

Câu 3: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh

thổ?

A. Giảm tỉ trọng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp.

B. Trong nông nghiệp đã hình thành các vùng chuyên canh.

C. Kinh tế cá thể được thừa nhận và ngày càng phát triển.

D. Công nghiệp là ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất.

Câu 4: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành

phần kinh tế:

A. Từ nền kinh tế nhiều thành phần sang nền kinh tế tập trung nhà nước và tập thể.

B. Cả nước hình thành 3 vùng kinh tế phía Bắc, miền Trung và phía Nam.

C. Chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.

D. Từ kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành

phần.

Câu 5: Chuyển dịch cơ cấu ngành của nước ta đang diễn ra theo xu hướng?

A. Tăng tỉ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, giảm tỉ trọng của khu vực

công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ.

B. Tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng, giảm tỉ trọng của khu vực

nông nghiệp và khu vực dịch vụ.

C. Tăng tỉ trọng của khu vực dịch vụ, giảm tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây

dựng và nông nghiệp.

D. Giảm tỉ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực

công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ.

Câu 6: Ý nào sau đây không phải là thách thức của nền kinh tế nước ta khi tiến

hành đổi mới:

A. Sự phân hoá giàu nghèo và tình trạng vẫn còn các xã nghèo, vùng nghèo.

B. Nhiều loại tài nguyên đang bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm.

C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh và khá vững chắc.

D. Những bất cập trong sự phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.

Câu 7: Vùng kinh tế nào duy nhất không giáp biển:

A. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

B. Vùng Đông Nam Bộ

C. Vùng Tây Nguyên

D. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 8: Ý nào sau đây không phải là thành tựu của nền kinh tế nước ta khi tiến

hành đổi mới:

A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh và khá vững chắc.

B. Chênh lệch về kinh tế giữa các vùng miền còn lớn.

C. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo tích cực.

D. Hội nhập nền kinh tế khu vực và toàn cầu diễn ra nhanh chóng.

Câu 9: Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng kinh tế nào?

A. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. Vùng Tây Nguyên

C. Vùng Đông Nam Bộ

D. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 10: Trong cơ cấu GDP của nước ta, ngành dịch vụ có đặc điểm:

A. Chiếm tỉ trọng thấp nhất nhưng có xu hướng tăng lên

B. Chiếm tỉ trọng cao nhưng có xu hướng giảm

C. Chiếm tỉ trọng cao nhưng không ổn định.

D. Tất cả A,B,C sai.

CHỦ ĐỀ: NGÀNH NÔNG - LÂM - THUỶ SẢN

Câu 1: Loại đất chiếm diện tích lớn nhất nước ta là:

A. Đất phù sa.

B. Đất mùn núi cao.

C. Đất Feralit.

D. Đất cát ven biển.

Câu 2: Biện pháp quan trọng hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp nước ta là:

A. Chọn lọc lai tạo giống

B. Tăng cường thuỷ lợi

C. Sử dụng phân bón thích hợp

D. Cải tạo đất, mở rộng diện tích.

Câu 3: Nhân tố đóng quyết định tạo nên những thành tựu to lớn trong nông

nghiệp là:

A. Nhân tố tự nhiên

B. Nhân tố kinh tế - xã hội

C. Nhân tố thị trường

D. Dân cư - lao động

Câu 4: Mở rộng thị trường có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển và phân bố

nông nghiệp:

A. Thúc đẩy sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.

B. Thu hẹp sản xuất, chuyên môn hóa sản phẩm nông nghiệp

C. Tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp.

D. Khuyến khích nông dân tăng gia sản xuất nông nghiệp.

Câu 5: Cây trồng đa dạng: cây nhiệt đới, cây cận nhiệt và ôn đới là do:

A. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa.

B. Khí hậu phân hoá theo chiều Bắc Nam, theo mùa và theo độ cao.

C. Có mạng lưới sông ngòi dày đặc.

D. Tất cả sai.

Câu 6: Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta được biểu hiện

là:

A. Tỉ trọng cây công nghiệp thấp nhất và có xu hướng giảm.

B. Tỉ trọng cây lương thực cao nhất và có xu hướng tăng nhanh.

C. Tăng tỉ trọng cây lương thực, giảm tỉ trọng cây công nghiệp.

D. Tăng tỉ trọng cây công nghiệp, giảm tỉ trọng cây lương thực.

Câu 7: Ở nước ta cây lúa được trồng chủ yếu ở:

A. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu long.

B. Các đồng bằng ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên.

D. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.

Câu 8: Ở nước ta, chăn nuôi trâu chủ yếu ở:

A. Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu long.

B. Trung du miền núi phía Bắc, Đông Nam Bộ.

C. Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ.

Câu 9: Cây chè, cao su, cà phê được xếp vào nhóm cây nào:

A. Cây lương thực

B. Cây công nghiệp ngắn ngày.

C. Cây công nghiệp lâu năm.

D. Cây ăn quả.

Câu 10: Hai vùng trồng cây công nghiệp nhất của nước ta là

A. Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

B. Trung du miền núi Bắc Bộ và Đông Nam Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

D. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

BÀI 9: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN

Câu 1: Nước ta gồm những loại rừng nào?

A. Rừng sản xuất, rừng sinh thái và rừng phòng hộ

B. Rừng phòng hộ, rừng nguyên sinh và rừng đặc dụng

C. Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất

D. Rừng sản xuất, rừng quốc gia và rừng phòng hộ

Câu 2: Cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và cho sản xuất là:

A. Rừng sản xuất

B. Rừng đặc dụng

C. Rừng nguyên sinh

D. Rừng phòng hộ

Câu 3: Các khu rừng đầu nguồn, các cánh rừng chắn cát bay ven biển,… thuộc

loại rừng nào?

A. Rừng sản xuất.

B. Rừng đặc dụng.

C. Rừng nguyên sinh.

D. Rừng phòng hộ.

Câu 4: Vai trò chính của rừng đặc dụng nước ta là:

A. Phòng chống bão, lũ

B. Bảo tồn sự đa dạng sinh học

C. Chống cát bay

D. Khai thác gỗ

Câu 5: Ngư trường lớn nhất nước ta là:

A. Hải Phòng – Quảng Ninh

B. Hoàng Sa – Trường Sa

C. Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu

D. Cà Mau – Kiên Giang

Câu 6: Hiện nay vùng có ngành thủy sản phát triển nhất nước ta là:

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Duyên hải Nam Trung Bộ

C. Đông Nam Bộ

D. Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 7: Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác thủy sản là:

A. Kiên Giang, Cà Mau, Hậu Giang, Ninh Thuận

B. Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Thuận

C. Long An, Bình Thuận, Ninh Thuận, Quảng Ninh

D. Cà Mau, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Thuận

Câu 8: Nước ta có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước mặn là do:

A. Có nhiều sông, hồ, suối, ao

B. Có nhiều đảo, vũng,vịnh

C. Nước ta có nhiều bãi triều, đầm phá

D. Nước ta có nhiều cửa sông rộng lớn

Câu 9: Khai thác thủy sản phát triển mạnh ở vùng:

A. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long

B. Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ

C. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

Câu 10: Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng thủy sản nuôi trồng là:

A. An Giang và Đồng Tháp

B. Sóc Trăng và Trà Vinh

C. Kiên Giang và Quảng Ngãi

D. Cần Thơ và Long An

CHỦ ĐỀ: NGÀNH CÔNG NGHIỆP

Câu 1: Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và sự phân bố ngành

công nghiệp là:

A. Địa hình

B. Khí hậu

C. Vị trí địa lý

D. Khoáng sản

Câu 2: Các nguồn tài nguyên khoáng sản như than, dầu, khí là nguyên liệu cho

phát triển ngành công nghiệp nào?

A. Công nghiệp luyện kim đen

B. Công nghiệp luyện kim màu

C. Công nghiệp năng lượng, hóa chất

D. Công nghiệp vật liệu xây dựng

Câu 3: Các nguồn tài nguyên khoáng sản như sắt, mangan, crôm, … là nguyên

liệu cho ngành công nghiệp nào?

A. Công nghiệp chế biến thực phẩm

B. Công nghiệp luyện kim

C. Công nghiệp năng lượng, hóa chất

D. Công nghiệp vật liệu xây dựng

Câu 4: Nguồn lao động dồi dào, thị trường rộng lớn là cơ sở để phát triển mạnh

ngành:

A. Công nghiệp dầu khí.

B. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

C. Công nghiệp cơ khí và hoá chất.

D. Công nghiệp điện tử.

Câu 5: Sức ép của thị trường có vai trò như thế nào với ngành công nghiệp nước

ta?

A. Làm kìm hãm sự phát triển của ngành công nghiệp.

B. Giúp cho cơ cấu ngành công nghiệp trở nên đa dạng và linh hoạt hơn.

C. Hình thành nên các trung tâm công nghiệp.

D. Thay đổi sự phân bố của các ngành công nghiệp.

Câu 6: Nơi tập trung trữ lượng và khai thác than lớn nhất nước ta hiện nay:

A. Thái Nguyên

B. Vĩnh Phúc

C. Quảng Ninh

D. Lạng Sơn

Câu 7: Hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất nước ta là:

A. Đông Nam Bộ; Đồng bằng sông Hồng;

B. Đồng bằng sông Cửu Long; Đồng bằng sông Hồng.

C. Đông Nam Bộ; Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ; Đồng bằng sông Hồng.

Câu 8: Nhà máy thuỷ điện nào sau đây nằm trên sông Đà:

A. Hoà Bình.

B. Trị An.

C. Y-a-ly.

D. Thác Bà.

Câu 9: Các nhà máy nhiệt điện lớn của nước ta là:

A. Phả Lại, Cà Mau, Sơn La

B. Hòa Bình, Phả Lại, Phú Mĩ

C. Hòa Bình, Phú Mĩ, Phả Lại

D. Phả Lại, Phú Mĩ, Bà Rịa.

Câu 10: Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta năm 2002, ngành

công nghiệp nào chiếm tỉ trọng cao nhất là:

A. Công nghiệp khai thác nhiên liệu

B. Công nghiệp hoá chất

C. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

D. Công nghiệp cơ khí, điện tử.

CHỦ ĐỀ: NGÀNH DỊCH VỤ

Câu 1: Cho biểu đồ:

Ngành dịch vụ nào có tỉ trọng GDP lớn nhất ở nước ta năm 2002:

A. Thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa

B. Khách sạn, nhà hàng

C. Khoa học công nghệ, y tế, giáo dục

D. Tài chính, tín dụng

Câu 2: Nhóm ngành dịch vụ nào có tỉ trọng GDP lớn nhất ở nước ta năm 2002:

A. Dịch vụ kinh doanh

B. Dịch vụ tiêu dùng

C. Dịch vụ công cộng

D. Dịch vụ sản xuất

Câu 3: Việc nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phải

dựa trên cơ sở nào?

A. Dân cư và nguồn lao động.

B. Thu hút đầu tư nước ngoài.

C. Trình độ công nghệ, lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật tốt.

D. Chính sách phát triển ngành dịch vụ của nhà nước.

Câu 4: Các thành phố lớn, thị xã, các vùng đồng bằng là nơi tập trung nhiều hoạt

động dịch vụ, do:

A. Dân cư tập trung đông và kinh tế phát triển.

B. Giao thông vận tải phát triển hơn.

C. Thu nhập bình quân đầu người cao hơn.

D. Có nhiều chợ hơn.

Câu 5: Hoạt động nào sau đây thuộc nhóm dịch vụ sản xuất?

A. Quản lí nhà nước.

B. Khách sạn, nhà hàng.

C. Tài chính, tín dụng.

D. Y tế, văn hóa, thể thao.

Câu 6: Nơi bắt đầu và kết thúc của quốc lộ 1A:

A. Từ Lạng Sơn đến Cà Mau.

B. Từ Lạng Sơn đến TP. Hồ Chí Minh.

C. Từ Hà Giang đến Cà Mau.

D. Từ Hà Giang đến Hà Nội.

Câu 7: Đường sắt Thống Nhất nối liền tỉnh thành nào sau đây?

A. Hà Nội – Hải Phòng.

B. Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh.

C. Hà Nội – Lào Cai.

D. Hà Nội – Huế.

Câu 8: Các cảng biển quan trọng của nước ta bao gồm:

A. Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn.

B. Dung Quất, Đà Nẵng, Quy Nhơn.

C. Hải Phòng, Dung Quất, Quy Nhơn.

D. Cửa Lò, Sài Gòn, Quy Nhơn.

Câu 9: Tại sao loại hình đường bộ là loại hình vận tải quan trọng nhất trong vận

chuyển hàng hoá?

A. Vận chuyển nhanh, đáp ứng nhanh nhu cầu của người dân.

B. Tiện lợi, tính cơ động cao, khả năng thích nghi cao với điều kiện địa hình, cước

phí tương đối rẻ …

C. Có những tuyến nhất định, là loại hình giao thông an toàn.

D. Tất cả A, B, C sai.

Câu 10: Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu khối lượng hàng hoá vận chuyển phân theo

các loại hình vận tải (%)

Loại hình vận tải nào có tỉ trọng tăng?

A. Đường bộ, đường biển.

B. Đường biển, đường hàng không.

C. Đường biển, đường sắt.

D. Đường bộ, đường hàng không.

Câu 11: Dựa vào biểu đồ sau, hãy cho biết hai vùng nào có tổng mức bán lẻ hàng

hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cao nhất và thấp nhất nước ta?

A. Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ

B. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên

C. Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên

D. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ

Câu 12: Vì sao nội thương phát triển mạnh ở các vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng

sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long:

A. Do đây là vùng thưa dân, kinh tế tự cung tự cấp.

B. Do đây là vùng đông dân, sức mua cao.

C. Do đây là vùng thưa dân, sức mua thấp, kinh tế tự cung tự cấp.

D. Do đây là vùng đông dân, kinh tế phát triển, sức mua cao.

Câu 13: Trong các tài nguyên du lịch dưới đây, tài nguyên nào không phải là tài

nguyên du lịch nhân văn:

A. Các công trình kiến trúc

B. Các bãi biển đẹp

C. Văn hóa dân gian

D. Các di tích lịch sử

Câu 14: Trong các tài nguyên du lịch dưới đây, tài nguyên nào không phải là tài

nguyên du lịch tự nhiên:

A. Các bãi biển đẹp.

B. Phong cảnh đẹp.

C. Lễ hội truyền thống.

D. Vườn quốc gia.

Câu 15: Thị trường buôn bán chủ yếu của nước ta:

A. Các nước Bắc Mĩ, Hàn Quốc, Đài Loan.

B. Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Châu Âu.

C. ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Ôx-trây-li-a.

D. Tất cả A, B, C sai.