20
Bài tập ôn tập chương học kỳ 2 Hóa học 12 – Năm học 2019 - 2020 Trường THPT Lê Trung Đình Trang 1 CHƯƠNG 6. KIM LOẠI KỀM, KIỀM THỔ, NHÔM PHẦN 1: TÓM TẮT LÍ THUYẾT . BÀI 25: KIM LOẠI KIỀM VÀ HỢP CHẤT CỦA KIM LOẠI KIỀM. A. KIM LOẠI KIỀM I. Vị trí – cấu hình e ngtử :Kloại kiềm thuộc nhóm IA, gồm Na, K, Rb, Cs, Fr. Cấu hình e ngoài cùng ns 1 II. Tính chất vật lí: Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim, dẫn điện tốt, t o nc, t o s thấp, khối lượng riêng nhỏ, độ cứng thấp vì chúng có mạng tinh thể lập phương tâm khối. III. Tính chất hóa học: Các nguyên tử kim loại kiềm có năng lượng ion hóa nhỏ, vì vậy kim loại kiềm có tính khử rất mạnh. Tính khử tăng dần từ liti đến xesi. M M + + 1e. Trong hợp chất, các kim loại kiềm có số oxi hóa +1. 1. Tác dụng với pk a/ Với O 2 : VD: 2Na + O 2 ( khô, dư ) Na 2 O 2 ; 4Na + O 2 (kk) 2Na 2 O b/ Với Cl 2 : VD: 2K + Cl 2 2KCl 2. Tác dụng với axit: VD: 2Na + 2HCl 2NaCl + H 2 ; 2Na + H 2 SO 4 Na 2 SO 4 + H 2 3. Tác dụng với H2O: VD: 2K + 2H 2 O 2KOH + H 2 Na nóng chảy và chạy trên mặt nước, K bùng cháy, Rb & Cs pư mãnh liệt. KLK tác dụng dễ dàng với H 2 O nên người ta bảo quản nó trong dầu hỏa. IV: Ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế 1.Ứng dụng : Chế tạo hợp kim có t 0 nc thấp. Hợp kim Li-Al dùng trong kỹ thuật hàng không. Cs làm tế bào quang điện. 2. Trạng thái tự nhiên : tồn tại dạng hợp chất( trong nước biển, silicat, alumiunat) 3. Điều chế : Khử ion của KLK thành KL tự do M + + e → M bằng cách đpnc muối halogenua của KLK. VD: 2NaCl đpnc 2Na + Cl 2 B. HỢP CHẤT CỦA KIM LOẠI KIỀM. I. Natri hidroxit: 1. Tính chất vật lí: NaOH(xút ăn da) là chất rắn, không màu, dễ nóng chảy, hút ẩm mạnh tỏa nhiều nhiệt. 2. Tính chất hóa học: - NaOH là chất điện li mạnh: NaOH → Na + + OH - Td được với axit: VD: HCl + NaOH → NaCl + H 2 O; Pt ion: H + + OH H 2 O - Td được với oxit axit: VD: CO 2 + 2NaOH → Na 2 CO 3 + H 2 O hoặc CO 2 + NaOH NaHCO 3 CO 2 + 2OH CO 2 3 + H 2 O CO 2 + OH - HCO 3 - Td được với muối: VD: CuSO 4 + 2NaOH → Na 2 SO 4 + Cu(OH) 2 Cu 2+ + 2OH Cu(OH) 2

Bài tập ôn tập chương học kỳ 2 Hóa học 12 – Năm học 2019 ...letrungdinh.edu.vn/uploads/news/2020_02/on-tap-hoa-12-chuong-6.pdf ·

  • Upload
    others

  • View
    13

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bài tập ôn tập chương học kỳ 2 Hóa học 12 – Năm học 2019 ...letrungdinh.edu.vn/uploads/news/2020_02/on-tap-hoa-12-chuong-6.pdf ·

Bài tập ôn tập chương học kỳ 2 Hóa học 12 – Năm học 2019 - 2020

Trường THPT Lê Trung Đình Trang

1

CHƯƠNG 6. KIM LOẠI KỀM, KIỀM THỔ, NHÔM

PHẦN 1: TÓM TẮT LÍ THUYẾT .

BÀI 25: KIM LOẠI KIỀM VÀ HỢP CHẤT CỦA KIM LOẠI KIỀM.

A. KIM LOẠI KIỀM I. Vị trí – cấu hình e ngtử :Kloại kiềm thuộc nhóm IA, gồm Na, K, Rb, Cs, Fr.

Cấu hình e ngoài cùng ns1

II. Tính chất vật lí: Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim, dẫn điện tốt,

tonc, tos thấp, khối lượng riêng nhỏ, độ cứng thấp vì chúng có mạng tinh thể lập phương

tâm khối.

III. Tính chất hóa học:

Các nguyên tử kim loại kiềm có năng lượng ion hóa nhỏ, vì vậy kim loại kiềm có

tính khử rất mạnh. Tính khử tăng dần từ liti đến xesi.

M → M+ + 1e.

Trong hợp chất, các kim loại kiềm có số oxi hóa +1.

1. Tác dụng với pk a/ Với O2: VD: 2Na + O2 ( khô, dư ) → Na2O2 ;

4Na + O2 (kk) → 2Na2O

b/ Với Cl2 : VD: 2K + Cl2 → 2KCl

2. Tác dụng với axit: VD: 2Na + 2HCl → 2NaCl + H2 ;

2Na + H2SO4 → Na2SO4 + H2

3. Tác dụng với H2O: VD: 2K + 2H2O → 2KOH + H2

Na nóng chảy và chạy trên mặt nước, K bùng cháy, Rb & Cs pư mãnh liệt.

KLK tác dụng dễ dàng với H2O nên người ta bảo quản nó trong dầu hỏa.

IV: Ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế 1.Ứng dụng : Chế tạo hợp kim có t0nc thấp. Hợp kim Li-Al dùng trong kỹ thuật hàng

không. Cs làm tế bào quang điện.

2. Trạng thái tự nhiên : tồn tại dạng hợp chất( trong nước biển, silicat, alumiunat)

3. Điều chế : Khử ion của KLK thành KL tự do M+ + e → M bằng cách đpnc muối

halogenua của KLK.

VD: 2NaCl đpnc 2Na + Cl2

B. HỢP CHẤT CỦA KIM LOẠI KIỀM.

I. Natri hidroxit: 1. Tính chất vật lí: NaOH(xút ăn da) là chất rắn, không màu, dễ nóng chảy, hút ẩm

mạnh tỏa nhiều nhiệt.

2. Tính chất hóa học:

- NaOH là chất điện li mạnh: NaOH → Na+ + OH–

- Td được với axit: VD: HCl + NaOH → NaCl + H2O;

Pt ion: H+ + OH– → H2O

- Td được với oxit axit:

VD: CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O hoặc CO2 + NaOH → NaHCO3

CO2 + 2OH– → CO 2

3

+ H2O CO2 + OH- → HCO

3

- Td được với muối: VD: CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2

Cu2+ + 2OH– → Cu(OH)2

Page 2: Bài tập ôn tập chương học kỳ 2 Hóa học 12 – Năm học 2019 ...letrungdinh.edu.vn/uploads/news/2020_02/on-tap-hoa-12-chuong-6.pdf ·

Bài tập ôn tập chương học kỳ 2 Hóa học 12 – Năm học 2019 - 2020

Trường THPT Lê Trung Đình Trang

2

3. Ứng dụng: NaOH Làm xà phòng, phẩm nhuộm, tơ nhân tạo,luyện nhôm, tinh chế dầu

mỏ.

II. Natri hiđrocacbonat:

– Na2CO3 là chất rắn, màu trắng tan nhiều trong nước. Ở nhiệt độ thường Na2CO3.10H2O,

ở nhiệt độ cao kết tinh tạo Na2CO3. Na2CO3 là muối của axit yếu và có những tính chất

chung của muối.

– Na2CO3 dùng trong công nghiệp thủy tinh, bột giặt, phẩm nhuộm.

III. Kali nitrat:

- KNO3 là những tinh thể không màu, bền trong kk, tan nhiều trong nước.

- Bị nhiệt phân 2KNO3 → 2KNO2 + O2; ở nhiệt độ cao KNO3 là chất oxi hóa mạnh .

2. Ứng dụng : Dùng làm phân bón, tạo thuốc nổ: 2KNO3 + 3C + S → N2+ 3CO2 + K2S

BÀI 26: KIM LOẠI KIỀM THỔ. MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM

LOẠI KIỀM THỔ.

A. KIM LOẠI KIỀM THỔ I. Vị trí và cấu tạo: Kim loại kiềm thổ thuộc nhóm IIA, gồm Be, Mg, Ca, Sr, Ba, Ra.

Cấu hình electron lớp nggoài cùng ns2.

II.Tính chất vật lý: Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tương đối thấp. Độ cứng có cao

hơn kim loại kiềm nhưng vẫn thấp. Khối lượng riêng tương đối nhỏ, là những kim loại

nhẹ hơn nhôm (trừ Ba).

II.Tính chất hoá học:

Các nguyên tử kim loại kiềm có năng lượng ion hóa tương đối nhỏ, vì vậy

Kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh: M → M2+ + 2e. Tính khử tăng dần từ Be đến Ba.

Trong các hợp chất, klk thổ có số oxh là +2.

1/Tác dụng với phi kim: VD: 2Mg + O2 →2MgO

1/Tác dụng với axit:

a) Kim loại kiềm thổ khử được H+ trong các dung dịch axit HCl, H2SO4 thành khí H2

M + 2H+ → M2+ + H2

b) Kim loại kiềm thổ khử được N+5 trong HNO3 loãng xuống N-3; S+6 trong H2SO4 đặc

xuống S-2.

VD: 4Mg + 10HNO3loãng → 4Mg(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O

4Mg + 5H2SO4đ → 4MgSO4 + H2S + 4H2O

3/ Td với H2O:

- Ca, Sr, Ba tác dụng với nước ở nhiệt độ thường thành dung dịch bazơ.

VD : Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2

– Be không tác dụng với nước. Mg tác dụng chậm với nước ở nhiệt độ thưòng tạo ra

Mg(OH)2, Mg tác dụng nhanh với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo thành MgO:

Mg + H2O ot MgO + H2

B. MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ 1/ Canxi hiđroxit: Ca(OH)2 chất rắn, màu trắng , ít tan trong nước.

- Dung dịch canxi hiđroxit là một dd bazơ mạnh : Ca(OH)2 → Ca2+ + 2OH–

- Tác dụng với oxit axit, axit , muối.

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O => Dùng Ca(OH)2 để nhận biết CO2

Page 3: Bài tập ôn tập chương học kỳ 2 Hóa học 12 – Năm học 2019 ...letrungdinh.edu.vn/uploads/news/2020_02/on-tap-hoa-12-chuong-6.pdf ·

Bài tập ôn tập chương học kỳ 2 Hóa học 12 – Năm học 2019 - 2020

Trường THPT Lê Trung Đình Trang

3

- Ứng dụng: chế tạo vữa xây nhà, khử chua, tẩy trùng , khử trùng, sx amoniac, điều chế

clorua vôi, vật liệu xây dựng.

2/ Canxi cacbonat ( CaCO3 ): Chất rắn màu trắng, không tan trong nước.

- Là muối của một axit yếu và không bền, tác dụng với nhiều axit vô cơ và hữu cơ giải

phóng khí CO2:

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

CaCO3 + 2CH3COOH→ Ca(CH3COO)2 + CO2 + H2O

Đặc biệt: CaCO3 tan dần trong nước mưa có hòa tan khí CO2:

CaCO3 + H2O + CO2 ↔ Ca(HCO3)2

Phản ứng xảy ra theo 2 chiều: chiều (1) giải thích sự xâm thực của nước mưa, chiều

(2) giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong hang động.

3/ Canxi sunfat ( CaSO4 ): Chất rắn màu trắng , ít tan trong nước. Có 3 loại:

+ CaSO4 .2H2O: thạch cao sống, bền ở nhiệt độ thường.

+ CaSO4 .H2O: thạch cao nung, điều chế bắng cách nung thạch cao sống.

Thạch cao nung thường dùng để đúc tượng, phấn viết bảng, bó bột khi gãy xương…

+ CaSO4: thạch cao khan, điều chế bằng cách nung thạch cao sống ở nhiệt độ cao hơn.

II. NƯỚC CỨNG:

1/ Khái niệm: - Nước cứng là nước có chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+ .

- Nước chứa ít hoặc không có chứa ion Ca2+, Mg2+ gọi là nước mềm.

2/ Phân loại nước cứng: - Nước cứng tạm thời : nước có chứa các muối: Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2

- Nước cứng vĩnh cửu: nước có chứa các muối: CaCl2, MgCl2, CaSO4, MgSO4.

- Nước cứng toàn phần: nước có cả tính tạm thời và tính vĩnh cửu.

3/ Tác hại của nước cứng: nước cứng làm mất tác dụng giặt rửa của xà phòng ( xà

phòng ít bọt ), nấu thực phẩm bị lâu chín và giảm mùi vị, gây tác hại trong các ngành sản

xuất.

4/ Các biện pháp làm mềm nước cứng:

a. Nguyên tắc: giảm nồng độ cation Ca2+, Mg2+ trong nước cứng.

b. Phương pháp:

* Phương pháp kết tủa: - Với nước cứng tạm thời: Đun sôi hoặc dùng Ca(OH)2 hoặc Na2CO3 để kết tủa ion Ca2+,

Mg2+ loại bỏ kết tủa ta được nước mềm: M(HCO3)2 ot MCO3 + CO2 + H2O

- Với nước cứng vĩnh cửu: Dùng Na2CO3, Na3PO4, Ca(OH)2 để làm mềm :

Ca2+ + CO32- → CaCO3 ; 3Ca2+ + 2PO4

3- → Ca3(PO4)2

Mg2+ + CO32- → MgCO3 ; 3Mg2+ + 2PO4

3- → Mg3(PO4)2

* Phương pháp trao đổi ion: Dùng chất trao đổi ion(hạt zeolit), hoặc nhựa trao đổi ion.

Nước cứng đi qua chất trao đổi ion là các hạt zeolit thì ion Ca2+, Mg2+ được trao đổi bằng

những ion khác như H+, Na+….ta được nước mềm.

Bài 27: NHÔM VÀ MỘT SỐ HỢP CHẤT CỦA NHÔM

A. NHÔM

I. Vị trí và cấu tạo:

Page 4: Bài tập ôn tập chương học kỳ 2 Hóa học 12 – Năm học 2019 ...letrungdinh.edu.vn/uploads/news/2020_02/on-tap-hoa-12-chuong-6.pdf ·

Bài tập ôn tập chương học kỳ 2 Hóa học 12 – Năm học 2019 - 2020

Trường THPT Lê Trung Đình Trang

4

1. Vị trí : Nhôm thuộc ô thứ 13, chu kì 3, nhóm IIIA.

2. Cấu tạo của nhôm: Cấu hình e: 1s22s22p63s23p1 hay [Ne]3s23p1 . Số oxi hoá: +3.

II. Tính chất vật lí: Al màu trắng bạc, mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng, nhẹ (d = 2,7g/cm3),

t0nc = 6600C, dẫn điện và nhiệt tốt.

III. Tính chất hóa học: Nhôm là kim loại có tính khử mạnh sau kim loại kiềm và kiềm

thổ. Al → Al3+ + 3e

1. Tác dụng với phi kim: Tác dụng trực tiếp với nhiều phi kim như: O2, Cl2, S,…

2. Tác dụng với axit HCl và H2SO4 loãng → H2↑:

VD: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑

2Al + 6H+ → 2Al3+ + 3H2↑

- Với HNO3 loãng hoặc đặc nóng, H2SO4 đặc nóng thì Al khử N+5, S+6 xuống mức số

oxi hoá thấp hơn.

Al + 4HNO3 ( loãng) → Al(NO3)3 + NO + 2H2O

2Al + 6H2SO4 ( đặc, nóng ) → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

Với HNO3 và H2SO4 đặc nguội: không tác dụng .

4. Tác dụng với nước.

Nhôm có thể khử được nước →H2↑: 2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2↑

Những vật bằng nhôm được phủ màng Al2O3 rất mỏng, mịn, bền nên không cho nước và

khí thấm qua.

5. Tác dụng với dung dịch kiềm. Nhôm tan trong dung dịch kiềm : 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2(dd) + 3H2↑

Hiện tượng trên được giải thích như sau:

– Màng bảo vệ Al2O3 bị phá hủy trong dung dịch kiềm:

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2+ 2H2O

– Nhôm khử nước: 2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2↑

- Màng Al(OH)3 bị phá hủy: Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 (dd) + 2H2O

IV. Ứng dụng và sản xuất. 1. Ứng dụng: Chế tạo máy bay, ô tô, tên lửa, tàu vũ trụ, trang trí nội thất, bột nhôm trộn

bột sắt( tecmit) dùng hàn đường ray.

2. Sản xuất: Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất từ quặng boxit bằng phương pháp

điện phân. Có 2 công đoạn:

- Tinh chế quặng boxit(Al2O3.2H2O): loại bỏ tạp chất SiO2, Fe2O3…

- Điện phân Al2O3 nóng chảy( hỗn hợp Al2O3 với criolit Na3AlF6):

2Al2O3 đpnc 4Al + 3O2 ↑

B. MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA NHÔM

I. NHÔM OXIT – Al2O3 : 1/ Lý tính : Trạng thái rắn, màu trắng, không tác dụng với nước va không tan trong nước,

t0nc ở 20500C.

2/ Trạng thái tự nhiên: tồn tại ở 2 dạng

- dạng ngậm nước: boxit (Al2O3.nH2O) → sản xuất nhôm.

- dạng khan: emery ( là hỗn hợp của Corundum với các chất khác) có độ cứng cao dùng

làm đá mài. Corundum là một dạng kết tinh của ôxít nhôm (Al2O3) với một ít tạp chất

gồm sắt, titan và crôm và là một trong các khoáng vật tạo đá. Thường corundum tinh

Page 5: Bài tập ôn tập chương học kỳ 2 Hóa học 12 – Năm học 2019 ...letrungdinh.edu.vn/uploads/news/2020_02/on-tap-hoa-12-chuong-6.pdf ·

Bài tập ôn tập chương học kỳ 2 Hóa học 12 – Năm học 2019 - 2020

Trường THPT Lê Trung Đình Trang

5

khiết không màu, nhưng khi lẫn tạp chất thì có nhiều màu khác nhau. Các mẫu trong suốt

được dùng làm đá quý như rubi có màu đỏ, và sa-phia bao gồm các màu còn lại. Sa-

phia màu cam sắc tím ở Ấn Độ được gọi là padparadscha và sa-phia màu đỏ nhạt được

gọi là patmaraga.

3/ Tính chất hoá học : a. Tính bền vững: Lực hút giữa Al3+ và O2- rất mạnh tạo ra liên kết bền vững → có

t0nc rất cao, khó bị khử thành kim loại nhôm.

b. Tính lưỡng tính :

– Tính bazơ : Al2O3 + 6HCl → 2 AlCl3 + 3 H2O

Al2O3 + 6H+ → 2Al3+ + 3 H2O

– Tính axit : Al2O3 + 2 NaOH → 2NaAlO2 + 3 H2O

Al2O3 + 2OH– → 2 AlO2– + 2H2O

3.Ứng dụng: Làm đồ trang sức, CN kỹ thuật cao, vật liệu mài ( đá mài ), nguyên liệu sản

xuất nhôm kim loại

II. NHÔM HiĐROXIT Al(OH)3 : 1. Tính chất vật lý : Chất rắn, kết tủa keo, màu trắng

2. Tính chất hoá học:

a. Hợp chất kém bền: Dễ bị phân huỷ bởi nhiệt độ

b. Là hidroxit lưỡng tính:

* Tính bazơ : Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

Al(OH)3 + 3H+ → Al3+ + 3H2O

* Tính axit :

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2+ 2H2O

Al(OH)3 + OH– → AlO2– + 2H2O

Vậy Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính.

III. NHÔM SUNFAT : Phèn chua K2SO4. Al2(SO4)3.24H2O; viết gọn: KAl(SO4)2.12H2O

Nếu thay K+ bằng Na+, Li+ hay NH4+; muối kép khác (phèn nhôm)

Trong dung dịch có phản ứng thủy phân: Al3+ + 3H2O Al(OH)3 keo trắng + 3H+

Phèn chua được sử dụng trong thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu, làm trong

nước.

IV. CÁCH NHẬN BIẾT ION Al3+ TRONG DUNG DỊCH: Cho từ từ dung dịch NaOH

đến dư, nếu có kết tủa keo rồi kết tủa tan => trong dung dịch có Al3+.

Al3+ + 3OH– → Al(OH)3 ; Al(OH)3 + OH– ( dư) → AlO2– + 2H2O

PHẦN 2: BÀI TẬP

I/ KIM LOẠI KIỀM, KIỀM THỔ:

NHẬN BIẾT

Câu 1. Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?

A. Al. B. Na. C. K. D. Mg.

Câu 2. Trong nhóm kim loại kiềm, năng lượng ion hoá thứ nhất

A. tăng dần từ Li đến Cs.

B. giảm dần từ Li đến Cs .

Page 6: Bài tập ôn tập chương học kỳ 2 Hóa học 12 – Năm học 2019 ...letrungdinh.edu.vn/uploads/news/2020_02/on-tap-hoa-12-chuong-6.pdf ·

Bài tập ôn tập chương học kỳ 2 Hóa học 12 – Năm học 2019 - 2020

Trường THPT Lê Trung Đình Trang

6

C. tăng dần từ Li đến K, nhưng từ K đến Cs giảm dần.

D. giảm dần từ Li đến K, nhưng từ K đến Cs tăng dần.

Câu 3. Kim loại được dùng làm chất trao đổi nhiệt trong lò phản ứng hạt nhân là

A. Hg. B. Na C. Li. D. Cs.

Câu 4. Để bảo quản kim loại kiềm, người ta ngâm kín chúng trong

A. nước B. dầu hỏa. C. cồn D. amoniac lỏng

Câu 5. Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp là

A. điện phân dung dịch. B. nhiệt luyện.

C. thủy luyện. D. điện phân nóng chảy.

Câu 6. Dãy gồm các kim loại có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối là

A. Na, K, Mg . B. Li, Na, K . C. Li, Na, Ca . D. Be, Mg, Ca .

Câu 7. Nhận xết nào sau đây không đúng về kim loại kiềm?

A. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm là ns1 .

B. Kim loại kiềm khử H2O dễ dàng ở nhiệt độ thường giải phóng H2.

C. Kim loại kiềm có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối nên chúng có nhiệt độ

nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp.

D. Khi cho kim loại kiềm vào dung dịch HCl thì kim loại kiềm phản ứng với dung môi

H2O trước, với axit sau.

Câu 8. Trong các kim loại sau :K , Ba , Na, Be, Ca, Sr , Li, Mg. Số lượng kim loại kiềm

thổ là

A. 4 . B. 5. C. 6 . D. 7.

Câu 9. Cho các phương pháp sau:

(1) điện phân nóng chảy NaCl (2) điện phân nóng chảy NaOH

(3) điện phân dung dịch NaCl có màn ngăn (4) khử Na2O bằng H2 ở nhiệt độ cao.

Để điều chế kim loại natri người ta dùng phương pháp

A. (2),(3),(4) B. (1),(2),(4) C. (1),(3) D. (1),(2)

Câu 10. Kim loại không khử được nước ở nhiệt độ thường là

A. Ca . B. Na . C. Sr . D. Be

Câu 11. Đưa dây Pt có tẩm NaCl vào ngọn lửa không màu thì ngọn lửa có màu

A. đỏ B. vàng C. xanh D. tím

Câu 12. Muối dễ bị phân hủy khi đun nóng là

A. NaCl. B. Ca(HCO3)2. C. MgSO4. D. CaCl2.

Câu 13. Hợp chất của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương là

A. thạch cao nung (CaSO4.H2O). B. đá vôi (CaCO3).

C. vôi sống (CaO). D. thạch cao sống (CaSO4.2H2O).

Câu 14. Một mẫu nước cứng chứa các ion: Ca2+, Mg2+, HCO3-, Cl-, SO4

2-. Chất được

dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là

A. Na2CO3 B. HCl C. H2SO4 D. NaHCO3

Câu 15. Hai chất được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là

A. Na2CO3, HCl. B. NaCl, Ca(OH)2. C. Na2CO3 Ca(OH)2. D. Na2CO3, Na3PO4.

Câu 16. Dãy gồm các chất đều có thể làm mất tính cứng tạm thời của nước là

A. HCl, NaOH, Na2CO3. B. NaOH, Na3PO4, Na2CO3.

Page 7: Bài tập ôn tập chương học kỳ 2 Hóa học 12 – Năm học 2019 ...letrungdinh.edu.vn/uploads/news/2020_02/on-tap-hoa-12-chuong-6.pdf ·

Bài tập ôn tập chương học kỳ 2 Hóa học 12 – Năm học 2019 - 2020

Trường THPT Lê Trung Đình Trang

7

C. KCl, Ca(OH)2, Na2CO3. D. HCl, Ca(OH)2, Na2CO3.

Câu 17. Sự tạo thạch nhũ trong các hang động đá vôi là một quá trình hoá học. Quá trình

này kéo dài hàng triệu năm. Phản ứng biểu diễn quá trình hoá học đó là

A. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O. B. BaCO3 + CO2 + H2O → Ba(HCO3)2 .

C. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2. D. Ba(HCO3)2→ BaCO3 + CO2 + H2O.

Câu 18. Phản ứng không phải oxi hóa – khử là

A. CaCO3 0t CaO + CO2. B. 2KClO3

0t 2KCl + 3O2.

C. 2NaOH + Cl2 NaCl + NaClO + H2O. D. 4Fe(OH)2 + O2 0t2Fe2O3 + 4H2O.

Câu 19. Điều chế kim loại K bằng phương pháp

A. điện phân dung dịch KCl có màng ngăn.

B. dùng khí CO khử ion K+ trong K2O ở nhiệt độ cao.

C. điện phân KCl nóng chảy.

D. điện phân dung dịch KCl không có màng ngăn.

Câu 20. Cho dãy các kim loại kiềm: Na, K, Rb, Cs. Kim loại trong dãy có nhiệt độ nóng

chảy thấp nhất là

A. Na. B. Cs. C. K. D. Rb.

Câu 21. Phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Các kim loại: natri , bari , beri đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường .

B. Kim loại xesi được dùng để chế tạo tế bào quang điện .

C. Kim loại Be có tính lưỡng tính.

D. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ beri đến bari )

có nhiệt độ nóng chảy giảm dần.

HIỂU

Câu 1. Cho các nhận định sau:

(1) Từ Li đến Cs phản ứng với nước xảy ra ngày càng mãnh liệt .

(2) Natri cháy trong khí oxi khô tạo thành natri peoxit Na2O2.

(3) Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim.

(4) Để điều chế kim loại kiềm ta điện phân dung dịch muối halogenua của chúng.

Số nhận định đúng là

A.1. B. 2 . C. 3. D. 4.

Câu 2. Dung dịch tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2 vừa có kết tủa, vừa có khí thoát ra

A. NaOH. B. HCl. C. H2SO4. D. Ca(OH)2.

Câu 3. Cho hỗn hợp gồm Na2O, CaO, MgO, Al2O3 vào một lượng nước dư, thu được

dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch X, thu được kết tủa là

A. MgO. B. Mg(OH)2. C. Al(OH)3. D. CaCO3.

Câu 4. Cho sơ đồ phản ứng : NaCl X NaHCO3 Y NaNO3

X, Y có thể là

A. NaOH, NaClO. B. Na2CO3, NaClO. C. NaClO3, Na2CO3. D. NaOH, Na2CO3.

Câu 5. Từ hai muối X và Y thực hiện các phản ứng sau

X ot X1 + CO2 X1 + H2O → X2

X2 + Y → X + Y1 + H2O X2 + 2Y → X + Y2 + 2H2O.

Hai muối X, Y tương ứng là

Page 8: Bài tập ôn tập chương học kỳ 2 Hóa học 12 – Năm học 2019 ...letrungdinh.edu.vn/uploads/news/2020_02/on-tap-hoa-12-chuong-6.pdf ·

Bài tập ôn tập chương học kỳ 2 Hóa học 12 – Năm học 2019 - 2020

Trường THPT Lê Trung Đình Trang

8

A. CaCO3, NaHCO3. B. MgCO3, NaHCO3.

C. CaCO3, NaHSO4. D. BaCO3, Na2CO3.

Câu 6. Cho sơ đổ chuyển hoá sau: CaO X

CaCl2 YCa(NO3)2 Z

CaCO3

Các chất X, Y, Z lần lượt là

A. HCl, HNO3, Na2CO3. B. Cl2, HNO3, CO2.

C. HCl, AgNO3, (NH4)2CO3. D. Cl2, AgNO3, MgCO3.

Câu 7. Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch : CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH,

Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có kết tủa là A. 4.

B. 5. C. 6. D. 7.

Câu 8. Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là

A. FeO, MgO, CuO. B. PbO, K2O, SnO.

C. Fe3O4, SnO, BaO. D. FeO, CuO, Cr2O3.

Câu 9. Cho dãy các chất: KOH, Ca(NO3)2, SO3, NaHSO4, Na2SO3, K2SO4. Số chất trong

dãy tạo thành kết tủa khi phản ứng với dung dịch BaCl2 là

A. 6. B. 4. C. 3. D. 2.

Câu 10. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, nhiệt độ nóng chảy của kim loại kiềm

giảm dần.

B. Ở nhiệt độ thường, tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng được với nước.

C. Na2CO3 là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp sản xuất thuỷ tinh.

D. Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do có màng oxit Al2O3 bền vững

bảo vệ.

Câu 11. Cho hỗn hợp gồm: CaO, BaO, Al2O3, Fe3O4 vào nước (dư), thu được dung dịch

X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch X, sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu

được kết tủa là:

A. CaCO3. B. Al(OH)3. C. Fe(OH)3. D. BaCO3

Câu 12. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Đun sôi nước cứng tạm thời.

(b) Cho phèn chua vào lượng dư dung dịch Ba(OH)2.

(c) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3.

(d) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.

(e) Cho NaOH dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.

(g) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2.

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là

A. 2 B. 3 C. 5 D. 4

Câu 13. Cho các phát biểu sau:

(a). Điện phân dung dịch NaCl ( điện cực trơ), thu được Na tại catot.

(b). Có thể dùng Ca(OH)2 làm mất tính cứng của nước cứng tạm thời.

(c). Thạch cao nung có công thức là CaSO4.2H2O.

(d). Trong công nghiệp, Al được sản xuất điện phân Al2O3 nóng chảy.

(e). Điều chế Al(OH)3 bằng cách cho dung dịch AlCl3 tác dụng với dung dịch NH3.

Số phát biểu đúng là

A. 5 B. 4 C. 3 D. 2

Page 9: Bài tập ôn tập chương học kỳ 2 Hóa học 12 – Năm học 2019 ...letrungdinh.edu.vn/uploads/news/2020_02/on-tap-hoa-12-chuong-6.pdf ·

Bài tập ôn tập chương học kỳ 2 Hóa học 12 – Năm học 2019 - 2020

Trường THPT Lê Trung Đình Trang

9

Câu 14. Cho Ca vào dung dịch Na2CO3 thì

A. Ca khử Na+ thành Na, dung dịch xuất hiện kết tủa trắng CaCO3.

B. Ca tác dụng với nước, đồng thời dung dịch đục do Ca(OH)2 ít tan.

C. Ca tan trong nước sủi bọt khí H2, dung dịch xuất hiện kết tủa trắng CaCO3 .

D. Ca khử Na+ thành Na, Na tác dụng với nước tạo H2 bay hơi, dung dịch xuất hiện kết

tủa trắng.

Câu 15. Cho Ba vào nước được dung dịch A. Cho lượng dư dung dịch Na2CO3 vào dung

dịch A rồi dẫn tiếp luồng khí CO2 vào đến dư thì có hiện tượng

A. sủi bọt khí, xuất hiện kết tủa trắng rồi tan.

B. Ba tan, xuất hiện kết tủa trắng, rối tan.

C. Ba tan, sủi bọt khí hidro, đồng thời xuất hiện kết tủa trắng.

D. Ba tan, sủi bọt khí hidro, xuất hiện kết tủa trắng, rồi tan.

VẬN DỤNG

Câu 1. Hòa tan hoàn toàn 1,15 gam kim loại X vào nước, thu được dung dịch Y. Trung

hòa dung dịch Y cần 50 gam HCl 3,65%. Kim loại X là

A. Ca B. Ba. C. K. D. Na.

Câu 2. Hòa tan hỗn hợp Na và K vào nước, thu được dung dịch X và V lít khí H2. Trung

hòa dung dịch X cần 200 ml H2SO4 0,1 M. Giá trị của V là

A. 0,112. B. 0,224. C. 0,448. D. 0,896.

Câu 3. Cho 1,5 gam hỗn hợp X gồm Al và Mg phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu

được 1,68 lít khí H2 (đktc). Khối lượng Mg trong X là

A. 0,42 . B. 0,9. C. 0,6. D. 0,48.

Câu 4. Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa

Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là

A. 0,030. B. 0,020. C. 0,015. D. 0,010.

Câu 5. Cho 0,5 gam một kim loại hóa trị II phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được

0,28 lít H2 (đktc). Kim loại đó là

A. Ba. B. Mg . C. Ca. D. Sr.

Câu 6. Cho 0,448 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp

NaOH 0,06M và Ba(OH)20,12M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 1,182 . B. 1,970. C. 2,364. D. 3,940.

Câu 7. Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp Mg và Al trong khí oxi (dư) thu được 30,2

gam hỗn hợp oxit. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng là

A. 4,48 lít. B. 8,96 lít. C. 17,92 lít. D. 11,20 lít.

Câu 8. Cho 25 gam CaCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 20% (d = 1,2 g/ml). Khối

lượng của dung dịch HCl đã dùng là

A. 180 gam B. 91,25 gam . C. 182,5 gam. D. 55 gam.

Câu 9. Một bình chứa 15 lít dung dịch Ba(OH)2 0,01M . Sục vào dung dịch đó V lít khí

CO2 đkc ta thu được 19,7 g kết tủa trắng thì giá trị của V là

A. 2,24 lít. B. 2,24 lít hay 1,12 lít. C. 4,48 lít. D. 4,48 lít hay 2,24 lít.

Câu 10. Cho 4,48 lít CO2 đkc vào 40 lít dung dịch Ca(OH)2 ta thu được 12 g kết tủa.

Vậy nồng độ M của dung dịch Ca(OH)2 là

A. 0,004. B. 0,002. C. 0,006. D. 0,008.

Page 10: Bài tập ôn tập chương học kỳ 2 Hóa học 12 – Năm học 2019 ...letrungdinh.edu.vn/uploads/news/2020_02/on-tap-hoa-12-chuong-6.pdf ·

Bài tập ôn tập chương học kỳ 2 Hóa học 12 – Năm học 2019 - 2020

Trường THPT Lê Trung Đình Trang

10

Câu 11. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaHCO3 1M và

Na2CO3 0,5M. Khối lượng kết tủa tạo ra là

A. 147,75g . B. 146,25g. C. 145,75g. D. 154,75g.

Câu 12. Cho 0,448 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp

NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 1,182 . B. 3,940 . C. 1,970. D. 2,364 .

Câu 13. Cho hỗn hợp K2CO3 và NaHCO3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào bình dung dịch Ba(HCO3)2

thu được kết tủa X và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch HCl 0,5M vào bình đến khi

không còn khí thoát ra thì hết 560 ml. Biết toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 200 ml dung

dịch NaOH 1M. Khối lượng kết tủa X là

A. 3,94 gam. B. 7,88 gam. C. 11,28 gam. D. 9,85 gam.

Câu 14. Hòa tan hoàn toàn 14,40 gam kim loại M (hóa trị II) trong dung dịch H2SO4

loãng (dư) thu được 13,44 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là

A. Ca. B. Mg. C. Be. D. Ba.

Câu 15. Để trung hoà dung dịch hỗn hợp X chứa 0,1 mol NaOH và 0,15 mol Ba(OH)2

cần bao nhiêu lít dung dịch hỗn hợp Y chứa HCl 0,1M và H2SO4 0,05M ?

A. 1 lít B. 2 lít . C. 3 lít D. 4 lít

Câu 16. Hòa tan hết 7,2g Mg trong dung dịch HNO3 loãng dư, sau phản ứng hoàn toàn

thu được dung dịch X và 2,688 lit khí NO duy nhất ở đktc. Cô cạn cẩn thận dung dịch X

thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 44,40g . B. 46,80g . C. 31,92g . D. 29,52g.

Câu 17. Hòa tan tan hoàn toàn 2,9 gam hỗn hợp gồm kim loại M và oxit của nó vào

nước , thu được 500ml dung dịch chứa một chất tan có nồng độ 0,04M, và 0,224 lít khí

H2 (đktc). Kim loại M là

A. K. B. Na. C. Ba. D. Ca.

Câu 18. Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2, kết quả thí nghiệm được thể

hiện trên đồ thị sau:

Giá trị của a và x trong đồ thị trên lần lượt là

A. 2 và 4. B. 1,8 và 3,6. C. 1,6 và 3,2. D. 1,7 và 3,4.

Câu 19. Sục từ từ khí CO2 vào 500 gam

dung dịch Ca(OH)2. Kết quả thí nghiệm

được biểu diễn trên đồ thị bên:

Sau khi phản ứng kết thúc, dung dịch

thu được có nồng độ phần trăm là

A. 42,46%. B. 37,24%.

C. 28,93%. D. 23,65%. nCO

2

nCaCO 3

0,4

2,0

Page 11: Bài tập ôn tập chương học kỳ 2 Hóa học 12 – Năm học 2019 ...letrungdinh.edu.vn/uploads/news/2020_02/on-tap-hoa-12-chuong-6.pdf ·

Bài tập ôn tập chương học kỳ 2 Hóa học 12 – Năm học 2019 - 2020

Trường THPT Lê Trung Đình Trang

11

Câu 20. Cho m (gam) hỗn hợp (Na và Ba) vào nước dư, thu được V lít khí H2 (đktc) và

dung dịch X. Hấp thu khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch X. Lượng kết tủa được thể hiện

trên đồ thị như sau:

Giá trị của m và V lần lượt là

A. 32 và 6,72. B. 16 và 3,36. C. 22,9 và 6,72. D. 36,6 và 8,96.

Câu 21. Cho từ từ x mol khí CO2 vào 500 gam dung dịch hỗn hợp KOH và Ba(OH)2. Kết

quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

Nồng độ phần trăm của Ba(HCO3)2 trong dung dịch sau phản ứng là

A. 17,66%. B. 27,45%. C. 45,11%. D. 27,83%.

VẬN DỤNG CAO

Câu 1. X là dung dịch HCl nồng độ x mol/l. Y là dung dịch Na2CO3 nồng độ y mol/l. nhỏ

từ từ 100 ml X vào 100 ml Y, sau các phản ứng thu được V1 lít CO2 (đktc). Nhỏ từ từ 100

ml Y vào 100 ml X, sau phản ứng thu được V2 lít CO2 (đktc). Biết tỉ lệ V1:V2 = 4:7. Tỉ lệ

x:y bằng

A. 11:4. B. 11:7. C. 7:5. D. 7:3.

Câu 2. Cho 6,048 gam Mg phản ứng hết với 189 gam dung dịch HNO3 40% thu được

dung dịch X (không chứa muối amoni) và hỗn hợp khí là oxit của nitơ. Thêm 392 gam

dung dịch KOH 20% vào dung dịch X, rồi cô cạn và nung sản phẩm đến khối lượng

không đổi thì thu được 118,06 gam hỗn hợp chất rắn. Nồng độ % của Mg(NO3)2 trong X

có giá trị gần nhất là

A. 25%. B. 19,7%. C. 20%. D. 17,2%.

Câu 3. Cho Zn tới dư vào dung dịch gồm HCl; 0,05 mol NaNO3 và 0,1 mol KNO3. Sau

khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch X chứa m gam muối clorua; 0,125 mol hỗn

hợp khí Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Tỉ khối

của Y so với H2 là 12,2. Giá trị của m là

A. 61,375. B. 64,05. C. 57,975. D. 49,775.

Câu 4. Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Na, Na2O, K, K2O, Ba, BaO (trong đó oxi

Page 12: Bài tập ôn tập chương học kỳ 2 Hóa học 12 – Năm học 2019 ...letrungdinh.edu.vn/uploads/news/2020_02/on-tap-hoa-12-chuong-6.pdf ·

Bài tập ôn tập chương học kỳ 2 Hóa học 12 – Năm học 2019 - 2020

Trường THPT Lê Trung Đình Trang

12

chiếm 8,75% về khối lượng) vào nước thu được 400ml dung dịch Y và 1,568 lít H2

(đktc). Trộn 200 ml dung dịch Y với 200 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,2M và H2SO4

0,15M thu được 400 ml dung dịch có PH = 13. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị

của m là

A. 15,2 . B. 12,8. C. 14,2. D. 16,8

Câu 5. Hỗn hợp X gồm Al, K, K2O và BaO (trong đó oxi chiếm 10% khối lượng của X).

Hòa tan hoàn toàn m gam X vào nước dư, thu được dung dịch Y và 0,056 mol khí H2.

Cho từ từ đến hết dung dịch chứa 0,04 mol H2SO4 và 0,02 mol HCl vào Y, thu được 4,98

gam hỗn hợp kết tủa và dung dịch Z chỉ chứa 6,182 gam hỗn hợp các muối clorua và

muối sunfat trung hòa. Giá trị của m là

A. 9,592. B. 5,760. C. 5,004. D. 9,596.

Câu 6. Hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Na, Na2O và K. Cho m gam hỗn hợp X vào nước dư

thu được 3,136 lít H2 (đktc), dung dịch Y chứa 7,2 gam NaOH, 0,93m gam Ba(OH)2 và

0,044m gam KOH. Hấp thụ 7,7952 lít CO2 (đktc) vào dung dịch Y thu được bao nhiêu

gam kết tủa?

A. 25,5 B. 24,7 C. 26,2 D. 27,9

Câu 7. Hoà tan hết 40,1 gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba và BaO vào nước dư thu được

dung dịch X có chứa 11,2 gam NaOH và 3,136 lít khí H2(đktc). Sục 0,46 mol khí CO2

vào dung dịch X, kết thúc phản ứng lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch Y. Dung dịch Z

chứa HCl 0,4M và H2SO4 aM. Cho từ từ 200 ml dung dịch Z vào dung dịch Y thấy thoát

ra x mol khí CO2. Nếu cho từ từ dung dịch Y vào 200 ml dung dịch Z thấy thoát ra 1,2x

mol khí CO2. Giá trị của a là

A. 0,15 B. 0,18 C. 0,20 D. 0,10

Câu 8. Hòa tan hết 34,32 gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba và BaO trong nước dư, thu

được 3,584 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X có chứa 16,0 gam NaOH. Sục 0,48 mol khí

CO2 vào dung dịch X, lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch Y. Cho từ từ đến hết dung dịch

Y vào 200 ml dung dịch chứa H2SO4 0,25M và NaHSO4 0,25M thấy thoát ra V lít khí

(đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là.

A. 2,016 lít B. 3,360 lít C. 2,688 lít D. 2,240 lít

Câu 9. Hòa tan hết 34,6 gam hỗn hợp Na, Na2O, Ba và BaO vào nước dư thu dược dung

dịch X và a mol khí H2 . Sục khí CO2 vào dung dịch X, phản ứng được biểu diễn theo đồ

thị sau:

Mặt khác, cho 34,6 gam X vào 300 ml dung dịch H2SO4 0,4M và HCl 0,6M, sau khi kết

thúc phản ứng thu được dung dịch Y có khối lượng tăng p gam so với dung dịch ban đầu.

Giá trị của p là

a

0,66 Số mol CO2

Số mol kết tủa

0 0,52

Page 13: Bài tập ôn tập chương học kỳ 2 Hóa học 12 – Năm học 2019 ...letrungdinh.edu.vn/uploads/news/2020_02/on-tap-hoa-12-chuong-6.pdf ·

Bài tập ôn tập chương học kỳ 2 Hóa học 12 – Năm học 2019 - 2020

Trường THPT Lê Trung Đình Trang

13

A. 11,02. B. 6,36. C. 13,15. D. 6,64.

Câu 10. Rót từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 và 2b

mol NaHCO3 thu được V lít CO2 (đktc) và dung dịch X. Rót từ từ từ dung dịch chứa a+b

mol HCl vào dung dịch chứa 0,5a mol NaOH và 2b mol Na2CO3 thu được 0,224 lít CO2

(đktc) và dung dịch Y.Khối lượng chất tan trong dung dịch Y nhiều hơn khối lượng chất

tan trong dung dịch X là 10,785 gam.Giá trị của V là

A. 3,808. B. 4,032. C. 4,256. D. 4,480.

II/ NHÔM VÀ HỢP CHẤT

BIẾT

Câu 1. Số proton và số nơtron có trong một nguyên tử nhôm 2713Al lần lượt là

A. 13 và 13. B. 13 và 14. C. 12 và 14. D. 13 và 15.

Câu 2. Dụng cụ nào sau đây không nên dùng để chứa dung dịch kiềm?

A. Cu. B. Fe . C. Ag. D. Al.

Câu 3. Phản ứng hoá học trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng

nhiệt nhôm?

A. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng. B. Al tác dụng với CuO nung nóng.

C. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng . D. Al tác dụng với H2SO4 đặc nóng.

Câu 4. Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất

cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hoá học của phèn chua

A. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. B. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

C. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. D. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

Câu 5. Al(OH)3 không tan trong dung dịch

A. HNO3. B. NaHSO4. C. NaHCO3. D. NaOH.

Câu 6. Nhóm nào sau đây chứa tất cả các kim loại đều có phản ứng khi cho vào dung

dịch NaOH ?

A. Al , Fe , Zn, Cu , K. B. Al, Zn, Sr, Li, Mg.

C. Al, Zn, Be , Ni, Fe. D. Be, Ca, Al, Zn, Na.

Câu 7. Cho các chất : Al2O3, Al(OH)3, AlCl3, NaAlO2, NaHCO3, (NH4)2CO3. Số chất có

tính lưỡng tính là

A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.

Câu 8. Cho dung dịch HCl vào dung dịch nào sau đây mà không tạo ra kết tủa?

A. natri aluminat. B. Bạc nitrat. C. Natri zincat. D. Nhôm sunfat.

Câu 9. Trong công nghiệp sản xuất nhôm thường lây từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên là

A. khoáng chất criolit. B. quặng boxit.

C. các loại đá chứa nhôm oxit. D. cao lanh.

Câu 10. Nhôm không tác dụng với

A. dung dịch NaOH . B. dung dịch H2SO4 loãng , nguội.

C. Khí Cl2. D. dung dịch HNO3 đặc , nguội.

Câu 11. Những vật dụng bằng nhôm không bị gỉ khi để lâu trong không khí vì bề mặt của

những vật dụng này có một lớp màng mỏng. Lớp màng này là

A. Al2O3 rất mỏng, bền và mịn, không cho nước và khí thấm qua.

B. Al(OH)3 không tan trong nước đã ngăn cản không cho Al tiếp xúc với nước và

Page 14: Bài tập ôn tập chương học kỳ 2 Hóa học 12 – Năm học 2019 ...letrungdinh.edu.vn/uploads/news/2020_02/on-tap-hoa-12-chuong-6.pdf ·

Bài tập ôn tập chương học kỳ 2 Hóa học 12 – Năm học 2019 - 2020

Trường THPT Lê Trung Đình Trang

14

không khí.

C. Hỗn hợp Al2O3 và Al(OH)3 đều không tan trong nước đã bảo vệ nhôm.

D. Nhôm tinh thể đã bị thụ động hóa bởi nước và không khí.

Câu 12. Trong những chất sau, chất không có tính lưỡng tính là

A. Al(OH)3. C. NaHCO3. C. Al2O3. D. Al.

Câu 13. Không dùng bình bằng nhôm để đựng các dung dịch kiềm vì

A. Nhôm là chất lưỡng tính nên bị kiềm phá hủy.

B. Al2O3 và Al(OH)3 lưỡng tính nên nhôm bị phá hủy.

C. Nhôm bị ăn mòn hóa học.

D. Nhôm dẫn điện tốt nên bị NaOH phá hủy.

Câu 14. Ở nhiệt độ thường, kim loại X không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch

kiềm. Kim loại X là

A. Mg. B. Ca. C. Na. D. Al.

THÔNG HIỂU

Câu 1. Cho các chất: Be, Al2O3, Al(OH)3, AlCl3, NaAlO2, Al2(SO4)3, Cr(OH)3. Số chất

vừa phản ứng với dung dịch HCl, vừa phản ứng với dung dịch NaOH là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 2. Cho sơ đồ chuyển hoá sau: Al OHNaOH 2,

X OHCO 22 ,

Y NaOHX.

X, Y lần lượt là

A. nhôm oxit, natri aluminat. B. natri aluminat, nhôm oxit.

C. natri aluminat, nhôm hiđroxit. D. hiđro, nhôm hiđroxit.

Câu 3. Sục từ từ khí X vào dung dịch AlCl3 cho tới dư thấy xuất hiện kết tủa keo trắng.

Sục từ từ khí Y vào dung dịch FeCl3 cho tới dư thấy xuất hiện kết tủa vàng. X và Y lần

lượt là

A. NH3 và PH3 . B. SO3 và NH3. C. NH3 và H2S. D. H2S và SO3.

Câu 4. Để thu được Al2O3 từ hỗn hợp Al2O3, Fe2O3, người ta lần lượt

A. dùng khí H2 ở nhiệt độ cao, dung dịch NaOH dư.

B. dùng khí CO ở nhiệt độ cao, dung dịch HCl dư.

C. dùng dung dịch NaOH dư, dung dịch HCl dư , rồi đun nóng.

D. dùng dung dịch NaOH dư, khí CO2 dư , rồi đun nóng.

Câu 5. Hoà tan m gam hỗn hợp gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau khi các

phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào dung

dịch X, thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được

chất rắn Z là

A. hỗn hợp gồm BaSO4 và FeO. B. hỗn hợp gồm Al2O3 và Fe2O3.

C. hỗn hợp gồm BaSO4 và Fe2O3. D. Fe2O3.

Câu 6. Chỉ dùng dung dịch KOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào

sau đây?

A. Mg, Al2O3, Al. B. Mg, K, Na. C. Zn, Al2O3, Al. D. Fe, Al2O3, Mg.

VẬN DỤNG

Câu 1. Tiến hành các thí nghiệm sau

(1) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.

(2) Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dịch NaAlO2.

Page 15: Bài tập ôn tập chương học kỳ 2 Hóa học 12 – Năm học 2019 ...letrungdinh.edu.vn/uploads/news/2020_02/on-tap-hoa-12-chuong-6.pdf ·

Bài tập ôn tập chương học kỳ 2 Hóa học 12 – Năm học 2019 - 2020

Trường THPT Lê Trung Đình Trang

15

(3) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.

(4) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3.

(5) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2.

(6) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4.

(7) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch Ca(OH)2.

(8) Cho phèn chua vào lượng dư Ba(OH)2.

(9) Đun sôi nước cứng tạm thời.

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là

A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.

Câu 2. Cho 5,4 gam Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lít khí H2 (đktc). Giá

trị của V là

A. 4,48 . B. 5,6. C. 6,72. D. 8,96.

Câu 3. Để 2,7g một miếng nhôm ngoài không khí một thời gian, thấy khối lượng tăng

thêm 1,44g. Phần trăm miếng nhôm đã bị oxi hoá bởi oxi không khí là

A. 60%. B. 40%. C. 50%. D. 80%.

Câu 4. Cho 200 ml dung dịch KOH vào 200 ml dung dịch AlCl3 1M thu được 7,8g kết

tủa keo. Nồng độ mol/l của dung dịch KOH là

A. 1,5M. B.3,5M. C.1,5M và 3,5M. D. 2M và 3M.

Câu 5. Nhỏ từ từ 0,25 lít dung dịch NaOH 1,04M vào dung dịch gồm 0,024 mol FeCl3;

0,016 mol Al2(SO4)3 và 0,04 mol H2SO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 2,568. B. 1,560. C. 4,128. D. 5,064.

Câu 6. Hoà tan hoàn toàn 47,4 gam phèn chua KAl(SO4)2.12H2O vào nước, thu được

dung dịch X. Cho toàn bộ X tác dụng với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau phản ứng

thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 7,8. B. 46,6. C. 54,4. D. 62,2.

Câu 7. Cho 31,2 hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được

13,44 lit H2 (đktc). Hàm lượng nhôm trong hỗn hợp bằng

A.17,30%. B. 34,615 %. C. 51,915%. D. 69,23%.

Câu 8. Nung hỗn hợp gồm 0,12 mol Al và 0,04 mol Fe3O4 một thời gian, thu được hỗn

hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl dư thu được 0,15 mol khí H2 và m

gam muối. Giá trị của m là

A. 34,10. B. 32,58. C. 31,97. D. 33,39.

Câu 9. Hòa tan hoàn toàn m gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được 5,376 lít

(đktc) hỗn hợp khí X gồm N2, N2O và dung dịch chứa 8m gam muối. Tỉ khối của X so

với H2 bằng 18. Giá trị của m là

A. 17,28. B. 18,90. C. 19,44. D. 21,60.

Câu 10. Hoà tan hỗn hợp gồm: Na2O và Al vào một lượng dư nước thu được dung dịch

A chứa một chất tan duy nhất. Thành phần phần trăm khối lượng của nhôm trong hỗn

hợp là

A. 46%. B. 46,55%. C. 54%. D. 53,45%.

Câu 11. Nung hỗn hợp bột gồm Al và Fe2O3 (trong điều kiện không có oxi), thu được

hỗn hợp chất rắn X. Chia X thành 2 phần bằng nhau:

- Cho phần 1 vào dung dịch HCl (dư) thu được 7,84 lít khí H2 (đktc);

Page 16: Bài tập ôn tập chương học kỳ 2 Hóa học 12 – Năm học 2019 ...letrungdinh.edu.vn/uploads/news/2020_02/on-tap-hoa-12-chuong-6.pdf ·

Bài tập ôn tập chương học kỳ 2 Hóa học 12 – Năm học 2019 - 2020

Trường THPT Lê Trung Đình Trang

16

- Cho phần 2 vào dung dịch NaOH (dư) thu được 3,36 lít khí H2 (đktc).

Biết rằng các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là

A. 42,32%. B. 46,47%. C. 66,39%. D. 33,61%.

Câu 12. Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol HCl

và b mol AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

Tỉ lệ a : b là

A. 2 : 1. B. 2 : 3. C. 4 : 3. D. 1 : 1.

Câu 13. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH 1M vào dung dịch A chứa H2SO4 1M và

Al2(SO4)3 x M. Lượng kết tủa biến thiên theo thể tích dung dịch NaOH cho vào được

biểu diễn bằng đồ thị sau:

Giá trị của x là

A. 0,350. B. 0,375. C. 0,450. D. 0,425.

Câu 14. Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch chứa a mol Ba(AlO2)2 và b mol

Ba(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

0

sè mol Al(OH)3

sè mol HCl

0,8 2,82,0

1,2

Tỉ lệ a : b là A. 7:4 B. 4:7 C. 2:7 D. 7:2

Câu 15. Dung dịch X gồm AlCl3 a mol/l và Al2(SO4)3 b mol/l. Cho 400 ml dung dịch X

tác dụng với 612 ml dung dịch NaOH 1M thu được 8,424 gam kết tủa. Mặt khác nếu cho

400 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 8,388 gam kết tủa. Tỉ số

a/b là

A. 0,13. B. 0,75. C. 1,75. D. 2,75.

0.4

0

số mol Al(OH)3

0,8 2,0 2,8 số mol NaOH

Page 17: Bài tập ôn tập chương học kỳ 2 Hóa học 12 – Năm học 2019 ...letrungdinh.edu.vn/uploads/news/2020_02/on-tap-hoa-12-chuong-6.pdf ·

Bài tập ôn tập chương học kỳ 2 Hóa học 12 – Năm học 2019 - 2020

Trường THPT Lê Trung Đình Trang

17

Câu 16. Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol H2SO4

và b mol Al2(SO4)3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

0,1

00,5

sè mol Al(OH)3

sè mol OH-

0,90,2

Tỉ lệ a : b là

A. 8 : 1 B. 2 : 1 C. 1 : 1. D. 4 : 5

VẬN DỤNG CAO

Câu 1. Hòa tan hoàn toàn a gam hỗn hợp Al và Al2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng. thu

được dung dịch X và 1,008lít khí H2 (đktc). Cho từ từ dung dịch NaOH vào X, số mol kết

tủa Al(OH)3 ( n mol) phụ thuộc vào thể tích NaOH ( V lít) được biểu diễn bằng đồ thị

sau:

Giá trị của a là

A. 3,87. B. 7,95. C. 2,34. D. 2,43.

Câu 2. Hoa tan hoan toan hôn hơp X gôm Na va Al2O3 vao nươc thu đươc dung dịch Y

và x lit H2 (đktc). Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Y thi thây lượng kết tủa

Al(OH)3 (m gam) phụ thuộc vào thể tích HCl (V lít) được biểu diễn bằng đồ thị sau:

0 150 350 750

Giá trị của x là

A. 3,36 B. 10,08 C. 5,04 D. 1,68

Câu 3. Hoa tan hoan toan 9,8 gam hôn hơp X gôm Na va Al2O3 vao nươc thu đươc 1,792

lit H2 (đktc) va dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Y thi thây lượng kết

tủa biến thiên theo đồ thị sau:

a

V

m

Page 18: Bài tập ôn tập chương học kỳ 2 Hóa học 12 – Năm học 2019 ...letrungdinh.edu.vn/uploads/news/2020_02/on-tap-hoa-12-chuong-6.pdf ·

Bài tập ôn tập chương học kỳ 2 Hóa học 12 – Năm học 2019 - 2020

Trường THPT Lê Trung Đình Trang

18

0 x 3,5x y

Giá trị của y là

A. 0,22 B. 0,18 C. 0,20 D. 0,81

Câu 4. Cho 3 thí nghiệm

+ TN1: Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2.

+ TN2: Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3.

+ TN3: Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.

Lượng kết tủa thu thu được trong các thí nghiệm được biểu diễn theo các đồ thị dưới đây.

0

®å thÞ A ®å thÞ B®å thÞ C

Kết quả thí nghiệm 1, 2 và 3 được biểu diễn bằng đồ thị theo trật tự tương ứng là

A. đồ thị A, B, C. B. đồ thị B, C, A.

C. đồ thị C, B, A. D. đồ thị A, C, B.

Câu 5. Hỗn hợp X gồm 3,92 gam Fe, 16 gam Fe2O3 và m gam Al. Nung X ở nhiệt độ cao

trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần

bằng nhau. Phần một tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 4a mol khí H2.

Phần hai phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được a mol khí H2. Biết các phản ứng

đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 5,40. B. 3,51. C. 7,02. D. 4,05.

Câu 6. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp A gồm bột Al và sắt oxit FexOy

trong điều kiện không có không khí, được hỗn hợp B. Nghiền nhỏ, trộn đều B rồi chia

thành hai phần: Phần 1 có khối lượng 14,49 gam được hòa tan hết trong dung dịch HNO3

đun nóng, được dung dịch C và 3,696 lít khí NO duy nhất (đktc). Phần 2 tác dụng với

lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, thấy giải phóng 0,336 lít khí H2 (đktc) và còn lại

2,52 gam chất rắn. Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 28,980. B. 43,470. C. 21,735. D. 19,320.

Câu 7. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit rắn trong khí

trơ, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y, chất

không tan Z và 0,672 lít khí H2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào Y, thu được 7,8 gam kết tủa.

Cho Z tan hết vào dung dịch H2SO4 , thu được dung dịch chứa 15,6 gam muối sunfat

n

HCln

a

Page 19: Bài tập ôn tập chương học kỳ 2 Hóa học 12 – Năm học 2019 ...letrungdinh.edu.vn/uploads/news/2020_02/on-tap-hoa-12-chuong-6.pdf ·

Bài tập ôn tập chương học kỳ 2 Hóa học 12 – Năm học 2019 - 2020

Trường THPT Lê Trung Đình Trang

19

và 2,464 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Biết các phản ứng

xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 5,04. B. 6,29. C. 6,48. D. 6,96.

Câu 8. Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 25% khối lượng hỗn hợp.

Cho 1,344 lít khí CO (đktc) đi qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất

rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung

dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch chứa 3,08m gam muối và 0,896 lít khí NO (ở

đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 8,0. B. 8,5. C. 9,0. D. 9,5.

Câu 9. Cho 86,3 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ba và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 19,47%

về khối lượng) tan hết vào nước, thu được dung dịch Y và 13,44 lít khí H2 (đktc). Cho

3,2 lít dung dịch HCl 0,75M vào dung dịch Y. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn,

thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 10,4. B. 27,3. C. 54,6. D. 23,4.

Câu 10. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Al và Mg trong V ml dung dịch HNO3 2,5 M.

Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X ( không chứa muối amoni) và 0,084 mol hỗn

hợp khí gồm N2 và N2O có tỉ khối so với oxi là 31:24. Cho từ từ dung dịch NaOH 2M

vào dung dịch X thì lượng kết tủa biến thiên theo đồ thị hình vẽ dưới đây:

Giá trị của m và V lần lượt là

A. 6,36 và 378,2. B. 7,8 và 950. C. 8,85 và 250. D. 7,5 và 387,2.

Câu 11. Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch hỗn hợp Al2(SO4)3 và AlCl3 thu

được kết tủa có khối lượng theo số mol Ba(OH)2 như đồ thị:

Tổng giá trị (x + y) bằng

A. 163,2. B. 162,3. C. 132,6. D. 136,2.

Câu 12. Nhỏ từ từ đến dư H2SO4 vào dung dịch chứa BaCl2 và NaAlO2 thu được đồ thị

Page 20: Bài tập ôn tập chương học kỳ 2 Hóa học 12 – Năm học 2019 ...letrungdinh.edu.vn/uploads/news/2020_02/on-tap-hoa-12-chuong-6.pdf ·

Bài tập ôn tập chương học kỳ 2 Hóa học 12 – Năm học 2019 - 2020

Trường THPT Lê Trung Đình Trang

20

như hình vẽ. Khối lượng kết tủa lớn nhất là (38,9 ứng với x mol H2SO4)

A. 54,25 B. 58,96 C. 66,05 D.61,04