86
Báo cáo thm tra TKKT Công trình thuđin Sông Nhim 3 Vin Khoa hc năng lượng – Vin Khoa hc và Công nghVit Nam 1 MC LC PHN MĐẦU ................................................................................................................ 4 I. GII THIU CHUNG ..................................................................................................... 4 II. CĂN CPHÁP LÝ VÀ NI DUNG THM ĐỊNH ..................................................... 4 1. Căn cpháp lý. ................................................................................................................... 4 2. Ni dung thm định ............................................................................................................ 5 III. CƠ QUAN LP DÁN................................................................................................... 5 IV. CƠ QUAN THM ĐỊNH................................................................................................. 5 CHƯƠNG I ........................................................................................................................ 6 BIÊN CHHSƠ DÁN VÀ KT LUN CA CƠ QUAN TƯ VN .................... 6 I. BIÊN CHHSƠ DÁN: ............................................................................................ 6 Báo cáo tóm tt ................................................................................................................................ 6 Tp 1: Thuyết minh chung............................................................................................................... 7 Tp 2: Điu kin tnhiên ................................................................................................................ 8 Tp 3: Thy năng - Kinh tế năng lượng........................................................................................... 8 Tp 4: Tng dtoán ........................................................................................................................ 9 Tp 5: Điu kin kthut ................................................................................................................ 9 Tp 6: Phlc tính toán................................................................................................................ 10 Tp 7: Tp bn vphn xây dng.................................................................................................. 10 Tp 8: Tp bn vthiết bcông ngh............................................................................................ 10 Tp 9: Tchc xây dng ............................................................................................................... 10 II. ĐÁNH GIÁ CA CƠ QUAN TƯ VN ........................................................................ 11 CHƯƠNG II ..................................................................................................................... 15 TÀI LIU CƠ BN VÀ LA CHN THÔNG SCƠ BN CA DÁN ............. 15 I. NHN XÉT CHUNG. .................................................................................................... 15 1. Vcác văn bn pháp lý..................................................................................................... 15 2. Vtiêu chun thiết kế. ...................................................................................................... 15 3. Vbiên chế hsơ và ni dung ca dán. ........................................................................ 16 II. ĐÁNH GIÁ CÁC TÀI LIU CƠ BN........................................................................ 18 1. Vtài liu khí tượng thy văn. ......................................................................................... 18 2. Vcơ strc đạc địa hình. ............................................................................................... 26 3. Vđiu kin địa cht. ....................................................................................................... 27 III. THY NĂNG - KINH TNĂNG LƯỢNG. ................................................................ 33 1. Các tài liu sdng tính toán thunăng. ......................................................................... 33 2. Các tài liu đầu vào phc vtính toán kinh tế so chn phương án. ................................. 34 3. Phương pháp tính toán thy năng. .................................................................................... 34 4. La chn các thông squy mô công trình........................................................................ 35 5. Kết lun: ........................................................................................................................... 41 CHƯƠNG III ................................................................................................................... 42 THIT KCÔNG TRÌNH THUCÔNG ................................................................... 42 I. CHN TUYN VÀ BTRÍ CÔNG TRÌNH. ............................................................. 42 1. Phương án tuyến công trình đầu mi................................................................................ 42 2. Btrí công trình phương án thiết kế................................................................................. 42 3. Nhn xét ca Tư vn thm tra........................................................................................... 43 II. CÔNG TRÌNH DÂNG NƯỚC ...................................................................................... 43

Bao cao Tham dinh

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 4 I. GIỚI THIỆU CHUNG .....................................................................................................4 II. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH .....................................................4 1. Căn cứ pháp lý. ...................................................................................................................4 2. Nội dung thẩm định ............................................................................................................5 III. CƠ QUAN LẬP DỰ ÁN...................................................................................................5 IV. CƠ QUAN THẨM ĐỊNH.................................................................................................5

CHƯƠNG I ........................................................................................................................ 6

BIÊN CHẾ HỒ SƠ DỰ ÁN VÀ KẾT LUẬN CỦA CƠ QUAN TƯ VẤN.................... 6 I. BIÊN CHẾ HỒ SƠ DỰ ÁN:............................................................................................6 Báo cáo tóm tắt ................................................................................................................................6 Tập 1: Thuyết minh chung...............................................................................................................7 Tập 2: Điều kiện tự nhiên ................................................................................................................8 Tập 3: Thủy năng - Kinh tế năng lượng...........................................................................................8 Tập 4: Tổng dự toán ........................................................................................................................9 Tập 5: Điều kiện kỹ thuật ................................................................................................................9 Tập 6: Phụ lục tính toán................................................................................................................10 Tập 7: Tập bản vẽ phần xây dựng..................................................................................................10 Tập 8: Tập bản vẽ thiết bị công nghệ ............................................................................................10 Tập 9: Tổ chức xây dựng...............................................................................................................10 II. ĐÁNH GIÁ CỦA CƠ QUAN TƯ VẤN........................................................................11

CHƯƠNG II..................................................................................................................... 15

TÀI LIỆU CƠ BẢN VÀ LỰA CHỌN THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN ............. 15 I. NHẬN XÉT CHUNG. ....................................................................................................15 1. Về các văn bản pháp lý. ....................................................................................................15 2. Về tiêu chuẩn thiết kế. ......................................................................................................15 3. Về biên chế hồ sơ và nội dung của dự án. ........................................................................16 II. ĐÁNH GIÁ CÁC TÀI LIỆU CƠ BẢN........................................................................18 1. Về tài liệu khí tượng thủy văn. .........................................................................................18 2. Về cơ sở trắc đạc địa hình. ...............................................................................................26 3. Về điều kiện địa chất. .......................................................................................................27

III. THỦY NĂNG - KINH TẾ NĂNG LƯỢNG.................................................................33 1. Các tài liệu sử dụng tính toán thuỷ năng. .........................................................................33 2. Các tài liệu đầu vào phục vụ tính toán kinh tế so chọn phương án. .................................34 3. Phương pháp tính toán thủy năng. ....................................................................................34 4. Lựa chọn các thông số quy mô công trình. .......................................................................35 5. Kết luận: ...........................................................................................................................41

CHƯƠNG III ................................................................................................................... 42

THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH THUỶ CÔNG ................................................................... 42 I. CHỌN TUYẾN VÀ BỐ TRÍ CÔNG TRÌNH. .............................................................42 1. Phương án tuyến công trình đầu mối. ...............................................................................42 2. Bố trí công trình phương án thiết kế.................................................................................42 3. Nhận xét của Tư vấn thẩm tra...........................................................................................43 II. CÔNG TRÌNH DÂNG NƯỚC ......................................................................................43

Page 2: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2

1. Kết cấu công trình đập dâng. ............................................................................................43 2. Xử lý nền công trình đập dâng..........................................................................................43 3. Tính toán cao trình đỉnh đập dâng. ...................................................................................44 4. Tính toán ổn định và độ bền công trình đập dâng. ...........................................................44 5. Nghiên cứu trạng thái ứng suất và biến dạng của đập dâng. ............................................47 III. CÔNG TRÌNH TRÀN NƯỚC.......................................................................................48 1. Thiết kế hình dạng và kết cấu công trình tràn ..................................................................48 2. Xử lý nền công trình đập tràn ...........................................................................................49 3. Tính toán thủy lực công trình tràn ....................................................................................49 4. Tính toán và kiểm tra ổn định và độ bền đập tràn ............................................................50 5. Nghiên cứu trạng thái ứng suất và biến dạng của đập tràn. ..............................................52 IV. TUYẾN NĂNG LƯỢNG VÀ NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN.............................................53 1. Thiết kế tuyến năng lượng và nhà máy thủy điện. ............................................................53 2. Tính toán thủy lực.............................................................................................................54 3. Tính toán ổn định và độ bền tuyến năng lượng và nhà máy thủy điện. ............................54 V. NHẬN XÉT CHUNG CỦA TƯ VẤN THẨM TRA .......................................................55 1. Về chọn tuyến đầu mối và tuyến năng lượng ...................................................................55 2. Về bố trí công trình trên tuyến đầu mối và các giải pháp kết cấu.....................................56 3. Kiểm tra tính toán thủy lực ổn định và độ bền công trình phương án kiến nghị. .............56

CHƯƠNG IV.................................................................................................................... 57

THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ................................................................................................ 57 I. NỘI DUNG BIÊN CHẾ HỒ SƠ....................................................................................57 II. THIẾT BỊ CƠ KHÍ THUỶ LỰC CHÍNH....................................................................57 1. Số tổ máy. .........................................................................................................................57 2. Tuabin thuỷ lực.................................................................................................................57 3. Máy phát điện và hệ thống kích thích...............................................................................58 III. HỆ THỐNG THIẾT BỊ PHỤ. .......................................................................................60 1. Hệ thống cấp nước kỹ thuật. .............................................................................................60 2. Hệ thống khí nén...............................................................................................................60 3. Hệ thống tiêu nước rò rỉ và tháo khô tổ máy. ...................................................................60 4. Hệ thống dầu tua bin.........................................................................................................61 5. Hệ thống cấp nước cứu hoả. .............................................................................................61 6. Hệ thống thông gió và điều hòa không khí.......................................................................61 7. Hệ thống xử lý và cấp, thoát nước sinh hoạt. ...................................................................61 8. Hệ thống đo lường các thông số thuỷ lực của công trình. ................................................61 IV. THIẾT BỊ CƠ KHÍ THUỶ CÔNG...............................................................................62 V. THIẾT BỊ ĐIỆN. ............................................................................................................64 1. Phần thuyết minh. .............................................................................................................64 2. Phần bản vẽ.......................................................................................................................65 3. Phụ lục tính toán. ..............................................................................................................66

CHƯƠNG V ..................................................................................................................... 67

THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG............................................................................... 67 I. GIỚI THIỆU CHUNG. ..................................................................................................67 1. Giới thiệu công trình.........................................................................................................67 2. Về tài liệu cung cấp. .........................................................................................................67 II. NHẬN XÉT CÔNG TÁC TỔ CHỨC XÂY DỰNG. ...................................................67 1. Điều kiện xây dựng và các giải pháp thi công. .................................................................67 2. Phương án tổ chức thi công. .............................................................................................69 3. Biện pháp thi công chủ yếu...............................................................................................70

Page 3: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 3

4. Tổng tiến độ thi công........................................................................................................70 5. Tổng mặt bằng thi công ....................................................................................................70 III. KẾT LUẬN .....................................................................................................................71

CHƯƠNG VI.................................................................................................................... 72

TỔNG DỰ TOÁN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ........................................................ 72 I. TỔNG DỰ TOÁN...........................................................................................................72 II. NỘI DUNG VÀ CHẤT LƯỢNG HỒ SƠ TỔNG DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH..........73 1 Nội dung thẩm tra .............................................................................................................73 2 Thẩm tra Tổng dự toán Công trình thủy điện Sông Nhiệm 3 ...........................................73 3. Kết quả thẩm tra tổng dự toán ..........................................................................................75 III. PHƯƠNG ÁN HUY ĐỘNG VỐN.................................................................................76 IV. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN .......................................................................77 1. Phân tích kinh tế. ..............................................................................................................77 2. Phân tích tài chính: ...........................................................................................................79 3. Kết luận phần kinh tế tài chính:........................................................................................84

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. ........................................................................................ 85 I. KẾT LUẬN. ....................................................................................................................85 II. KIẾN NGHỊ ....................................................................................................................86

Page 4: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 4

PHẦN MỞ ĐẦU

I. GIỚI THIỆU CHUNG

Công trình thủy điện Sông Nhiệm 3 khai thác năng lượng dòng chảy trên sông Nhiệm là nhánh cấp I của sông Nho Quế và là nhánh cấp II của sông Gâm. Công trình chính nằm trên địa bàn xã Niêm Sơn - huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, cách thị trấn Mèo Vạc 20km, cách thị xã Hà Giang khoảng 200km, cách Quốc lộ 4C khoảng 1km. Hồ chứa của công trình nằm trên địa bàn các xã Mậu Long, Ngọc Long huyện Yên Minh; xã Niêm Sơn, Nậm Ban, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

Tim tuyến đập có toạ độ như sau:

Điểm A1: X=2549021.91; Y=490455.87

Điểm B1: X=2548699.13; Y=490636.74

Nhà máy thủy điện sau đập với hồ chứa điều tiết mùa có công suất lắp máy Nlm=10MW và điện lượng trung bình năm Eo=40,583.106kWh.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH

1. Căn cứ pháp lý.

Công tác lập và thẩm tra hồ sơ dự án thuỷ điện Sông Nhiệm 3 giai đoạn TKKT –BVTC được thực hiện trên cơ sở các văn bản pháp lý chính sau:

Luật Xây dựng số 16/2003/QH 11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ IV.

Nghị định số 12/2009/NĐ-CP, ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

Quyết định số: 30/2006/QĐ-BCN ngày 31 tháng 8 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) về quản lý đầu tư xây dựng các dự án điện độc lập;

Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26 tháng 3 năm 2009 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Quyết định số 10/2005 QĐ-BXD ngày 15/04/2005 của Bộ xây dựng về việc ban hành định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2006 - 2015 có xét triển vọng đến năm 2025;

Quyết định số 2014/QĐ-BCN, ngày 13/6/2007 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) về nội dung tính toán phân tích kinh tế, tài chính đầu tư và khung giá mua bán điện các dự án nguồn điện.

Quyết định phê duyệt số 3454/QĐ-BCN ngày 18 tháng 10 năm 2005 của Bộ

Page 5: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 5

trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) về việc phê duyệt quy hoạch thuỷ điện vừa và nhỏ toàn quốc.

Báo cáo Quy hoạch thuỷ điện nhỏ của tỉnh Hà Giang do Viện Năng lượng lập và đã được phê duyệt.

Hồ sơ DAĐT - TKCS công trình Thuỷ điện Sông Nhiệm 3 đã được công ty Công ty cổ phần Licogi 19 phê duyệt theo quyết định số 20/QĐ ngày 23 tháng 02 năm 2009.

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 285-2002 Công trình thuỷ lợi - Các quy định chủ yếu về thiết kế và các tiêu chuẩn chuyên ngành của Việt Nam;

Các văn bản khác có liên quan.

2. Nội dung thẩm định

Công tác thẩm tra TKKT-BVTC và Tổng dự toán công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3 được thực hiện theo Điều 18 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 2 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và theo nội dung của Hợp đồng thẩm tra dự án Dự án thuỷ điện Sông Nhiệm 3 giai đoạn TKKT-TC bao gồm các nội dung chính sau:

- Sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật với thiết kế cơ sở;

- Sự hợp lý của các giải pháp kết cấu công trình;

- Sự tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;

- Đánh giá mức độ an toàn công trình;

- Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;

- Sự tuân thủ các quy định về môi trường, phòng cháy, chữa cháy.

III. CƠ QUAN LẬP DỰ ÁN

Dự án đầu tư-TKCS công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3 tỉnh Hà Giang do Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng và Thương mại Điện 1 thực hiện. Đây là một đơn vị có tư cách pháp nhân độc lập và có tư cách pháp nhân trong công tác lập dự án và thiết kế các công trình điện.

IV. CƠ QUAN THẨM ĐỊNH

Cơ quan thẩm tra TKKT - BVTC công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3 là Viện Khoa học năng lượng - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Đây là cơ quan có đủ tư cách pháp nhân và đã có kinh nghiệm trong công tác tư vấn, thiết kế, thẩm định và kiểm toán các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện và năng lượng trong toàn quốc như thủy điện Hoà Bình, thủy điện Sơn La, thủy điện Lai Châu, Yali, Sông Hinh, Đại Ninh, Quy hoạch hệ thông thủy lợi thủy điện sông Đà, hàng trăm công trình thuỷ điện vừa và nhỏ như thuỷ điện Sông Côn II, thủy điện Nậm Khóa 3, thủy điện Ngòi Phát, cụm thủy điện Suối Sập, thủy điện Hồi Xuân, hệ thống thủy điện trên Sông Lô, và nhiều hệ thống thủy điện khác trên các sông suối của Việt Nam.

Page 6: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 6

CHƯƠNG I BIÊN CHẾ HỒ SƠ DỰ ÁN VÀ KẾT LUẬN CỦA CƠ QUAN TƯ VẤN

I. BIÊN CHẾ HỒ SƠ DỰ ÁN:

Hồ sơ giai đoạn TKKT-TC công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3 được biên chế thành 9 tập với các nội dung như sau:

Báo cáo tóm tắt

Tập 1: Thuyết minh chung

Quyển 1: Thuyết minh phần xây dựng

Quyển 2: Thuyết minh phần thiết bị công nghệ

Tập 2: Điều kiện tự nhiên

Quyển 1: Điều kiện khí tượng thuỷ văn

Quyển 2: Báo cáo kỹ thuật điều kiện địa hình

Quyển 3.1: Điều kiện địa chất công trình

Quyển 3.2: Album ảnh nõn khoan, hình trụ hố khoan

Tập 3: Thủy năng - Kinh tế năng lượng

Tập 4: Tổng dự toán

Quyển 1: Phần Xây dựng và tổng hợp Tổng dự toán

Quyển 2: Phần thiết bị công nghệ

Quyển 3: Chiết tính đơn giá phần lắp đặt và thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị

Quyển 4: Đơn giá chiết tính phần XD và phụ lục tính toán VL, NC, MTC

Tập 5: Điều kiện kỹ thuật

Tập 5.1: Điều kiện kỹ thuật phần xây dựng

Tập 5.2: Điều kiện kỹ thuật phần thiết bị (đi kèm với HS mời thầu thiết bị)

Tập 6: Phụ lục tính toán

Tập 6.1: Phụ lục tính toán phần xây dựng

Tập 6.2: Phụ lục tính toán phần thiết bị

Tập 7: Tập bản vẽ phần xây dựng

Tập 8: Tập bản vẽ thiết bị công nghệ

Tập 9: Tổ chức xây dựng

Báo cáo tóm tắt

Gồm 8 chương vói các nội dung chính sau:

- Chương 1. Giới thiệu chung

Page 7: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 7

- Chương 2. Nhiệm vụ và cấp công trình

- Chương 3. Điều kiện tự nhiên khu vực công trình

- Chương 4. Thuỷ năng – kinh tế năng lượng

- Chương 5. Công trình thuỷ công và thiết bị công nghệ

- Chương 6. Tổ chức xây dựng

- Chương 7. Tổng dự toán

- Kết luận và kiến nghị

Tập 1: Thuyết minh chung

Quyển 1: Thuyết minh phần xây dựng

Gồm 21 chương với các nội dung cụ thể như sau:

- Chương 1. Tổng quan

- Chương 2. Tiêu chuẩn thiết kế

- Chương 3. Điều kiện khí tượng, thuỷ văn

- Chương 4. Cơ sở trắc đạc địa hình

- Chương 5. Điều kiện địa chất công trình

- Chương 6. Lựa chọn các thông số MNDBT, MNC

- Chương 7. Lựa chọn các thông số nhà máy thủy điện

- Chương 8. Chi tiết công trình phương án kiến nghị

- Chương 9. Giải pháp công nghệ chính

- Chương 10. Thiết bị cơ khí thủy lực chính

- Chương 11. Thiết bị cơ khí thủy công

- Chương 12. Thiết bị kỹ thuật vệ sinh môi trường

- Chương 13. Thiết bị điện nhà máy

- Chương 14. Trạm biến áp 35KV

- Chương 15. Dẫn dòng thi công

- Chương 16. Tổng tiến độ thi công

- Chương 17. Biện pháp thi công các công tác chính

- Chương 18. Tổng mặt bằng thi công

- Chương 19. Tổng dự toán

- Chương 20. Thuỷ năng – Kinh tế năng lượng

- Chương 21. Kết luận và kiến nghị

Quyển 2: Thuyết minh phần thiết bị công nghệ

Gồm các nội dung sau:

- Chương 1. Thông số công trình và thiết bị công nghệ

Page 8: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 8

- Chương 2. Giải pháp công nghệ chính

- Chương 3. Thiết bị cơ khí thuỷ công

- Chương 4. Thiết bị cơ khí thuỷ lực chính

- Chương 5. Thiết bị thuỷ lực phụ

- Chương 6. Thiết bị kỹ thuật vệ sinh môi trường

- Chương 7. Thiết bị điện nhà máy

- Chương 8. Trạm biến áp 35kv

Tập 2: Điều kiện tự nhiên

Quyển 1: Điều kiện khí tượng thuỷ văn

Gồm 4 chương với các nội dung sau:

- Chương 1. Đặc điểm địa hình lưu vực

- Chương 2. Tài liệu khí tượng thuỷ văn trong và lân cận lưu vực

- Chương 3. Đặc điểm khí hậu

- Chương 4. Xác định đặc trưng dòng chảy thiết kế

Quyển 2: Báo cáo kỹ thuật điều kiện địa hình

Gồm hai phần với nội dung như sau:

- Phần 1. Báo cáo kỹ thuật

- Phần 2. Phụ lục

Quyển 3.1: Điều kiện địa chất công trình

Gồm những nội dung cụ thể sau:

- Chương mở đầu

- Chương 1. Đặc điểm địa lý tự nhiên

- Chương 2. Đặc điểm cấu trúc địa chất vùng xây dựng

- Chương 3. Điều kiện địa chất công trình, các phương án công trình

- Chương 4. Điều kiện địa chất công trình khu vực mỏ đá

- Kết luận, kiến nghị

Quyển 3.2: Album ảnh nõn khoan, hình trụ hố khoan

Tập 3: Thủy năng - Kinh tế năng lượng

Gồm 4 chương với nội dung như sau:

- Chương 1. Mở đầu

- Chương 2. Đặc điểm tự nhiên, dân sinh kinh tế

- Chương 3. Tính toán thuỷ năng, thuỷ lợi

- Chương 4. Phân tích kinh tế, tài chính dự án

Page 9: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 9

Tập 4: Tổng dự toán

Quyển 1: Phần Xây dựng và tổng hợp Tổng dự toán

Quyển 2: Phần thiết bị công nghệ

Quyển 3: Chiết tính đơn giá phần lắp đặt và thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị

Quyển 4: Đơn giá chiết tính phần XD và phụ lục tính toán VL, NC, MTC

Tập 5: Điều kiện kỹ thuật

Tập 5.1: Điều kiện kỹ thuật phần xây dựng

Gồm các nội dung chính như sau:

- Chương 1. Tổng quát

- Chương 2. Công tác đào đất, đá

- Chương 3. Bảo vệ mái dốc và công tác gia cố

- Chương 4. Công tác khoan phụt

- Chương 5. Công tác đắp đất đá

- Chương 6. Công tác làm đường

- Chương 7. Công tác cốt thép cho bê tông

- Chương 8. Sản xuất và thi công bê tông CVC

- Chương 9. Kết cấu thép

- Chương 10. Công tác xây, lát và tô trát

- Chương 11. Công tác sơn

- Chương 12. Cửa ra vào và cửa sổ

- Chương 13. Công tác kiến trúc khác

Tập 5.2: Điều kiện kỹ thuật phần thiết bị (đi kèm với hồ sơ mời thầu thiết bị)

- Chương 1. Các quy định chung

- Chương 2. Điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị cơ khí thuỷ lực

- Chương 3. Yêu cầu chung về cung cấp, lắp đặt các thiết bị cơ khí thuỷ công

- Chương 4. Điều kiện kỹ thuật chung đối với thiết bị điện

- Chương 5. Máy biến áp lực chính

- Chương 6. Hệ thống điều khiển, giám sát và bảo vệ

- Chương 7. Thiết bị điện, cấp điện áp máy phát

- Chương 8. Trạm biến áp

- Chương 9. Hệ thống cung cấp điện tự dùng

- Chương 10. Tổ máy phát điện Diesel

- Chương 11. Hệ thống nối đất và chống sét

- Chương 12. Cáp điện và kết cấu đỡ cáp

Page 10: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 10

- Chương 13. Hệ thống thông tin liên lạc

Tập 6: Phụ lục tính toán

Tập 6.1: Phụ lục tính toán phần xây dựng

Tập 6.2: Phụ lục tính toán phần thiết bị

Gồm các phụ lục tính toán như sau:

Phụ lục tính toán phần thiết bị cơ khí

- Phụ lục 1.1. Tính toán lựa chọn thiết bị chính

- Phụ lục 1.2. Tính toán tải trọng tổ máy

- Phụ lục 1.3. Tính toán đảm bảo điều chỉnh tổ máy

- Phụ lục 1.4. Hệ thống cung cấp nước kỹ thuật

- Phụ lục 1.5. Hệ thống cấp và tháo dầu trong nhà máy

- Phụ lục 1.6. Hệ thống khí nén hạ áp

- Phụ lục 1.7. Hệ thống tháo cạn tổ máy, rò rỉ và sự cố nhà máy

- Phụ lục 1.8. Hệ thống cấp nước cứu hoả

- Phụ lục 1.9. Hệ thống nước rò rỉ lẫn dầu

- Phụ lục 2.1. Tính toán phai sửa chữa đập tràn

- Phụ lục 2.2. Tính toán cửa van cung – đập tràn

- Phụ lục 2.3. Tính toán cả van sửa chữa – cửa nhận nước

- Phụ lục 2.4. Tính toán cửa van vận hành

- Phụ lục 2.5. Tính toán bền vỏ ống áp lực

- Phụ lục 2.6. Tính toán cửa van sửa chữa - hạ lưu

- Phụ lục 2.7. Tính toán cửa van xả thi công

Phụ lục tính toán phần thiết bị điện

- Phụ lục 3.1. Tính toán ngắn mạch

- Phụ lục 3.2. Tính toán phụ tải điện tự dùng

- Phụ lục 3.3. Tính toán chọn thiết bị phân phối

- Phụ lục 3.4. Hệ thống nối đất của công trình

Tập 7: Tập bản vẽ phần xây dựng

Tập 8: Tập bản vẽ thiết bị công nghệ

Tập 9: Tổ chức xây dựng

Gồm các nội dung sau:

- Chương 1. Đặc điểm công trình

- Chương 2. Điều kiện tự nhiên

- Chương 3. Dẫn dòng thi công

Page 11: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 11

- Chương 4. Tổng tiến độ thi công

- Chương 5. Biện pháp thi công chính

- Chương 6. Tổng mặt bằng thi công

II. ĐÁNH GIÁ CỦA CƠ QUAN TƯ VẤN

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu và đánh giá của giai đoạn TKKT, Cơ quan Tư vấn thiết kế đã chỉ ra rằng dự án thuỷ điện Sông Nhiệm 3 là dự án có hiệu ích tổng hợp, đặc biệt là phát điện và cấp nước. Dự án được thiết kế với quy mô hợp lý và Công trình mang tính khả thi tương ứng với hiệu quả kinh tế, tài chính đáp ứng yêu cầu của Chủ đầu tư.

Tư vấn thiết kế kiến nghị Chủ đầu tư và các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt và cho phép triển khai các bước tiếp theo của Dự án.

Các thông số cơ bản của công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3 giai đoạn TKKT được Tư vấn thiết kế tính toán như trong bảng dưới đây:

Bảng 1. Thông số chính công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3 - Giai đoạn TKKT

STT Thông số Đơn vị Trị số

I Đặc trưng lưu vực

1 Diện tích lưu vực FLV km2 925

2 Dòng chảy trung bình năm Qo m3/s 18,0

3 Lượng mưa trung bình nhiều năm Xo mm 1660

4 Tổng lượng dòng chảy năm Wo 106m3 567,65

5 Lưu lượng dòng chảy lũ

- Tần suất P = 0,2% m3/s 1441

- Tần suất P = 0,5% m3/s 1211

- Tần suất P = 1,0% m3/s 1060

- Tần suất P = 5,0% m3/s 748

- Tần suất P = 10% m3/s 634

II Hồ chứa

1 Mực nước dâng bình thường MNDBT m 235,00

2 Mực nước chết MNC m 232,50

3 Mực nước lũ kiểm tra P = 0,2% m 236,29

4 Mực nước lũ thiết kế P = 1% m 235,00

5 Diện tích mặt hồ

ứng với MNDBT ha 2,41

6 Dung tích hồ chứa

Dung tích toàn bộ 106m3 32,2

Dung tích hữu ích 106m3 5,6

Dung tích chết 106m3 26,6

III Mực nước hạ lưu nhà máy m

Page 12: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 12

STT Thông số Đơn vị Trị số

1 Mực nước lớn nhất m 203,64

2 Mực nước nhỏ nhất m 196,10

3 Lưu lượng đảm bảo Q85% m3/s 3,05

4 Lưu lượng lớn nhất qua nhà máy m3/s 33,30

IV Cột nước phát điện

Cột nước lớn nhất Hmax m 38,98

Cột nước nhỏ nhất Hmin m 34,92

Cột nước tính toán Htt m 34,92

V Chỉ tiêu năng lượng

1 Công suất đảm bảo Nđb MW 1,43

2 Công suất lắp máy NLM MW 10,0

3 Điện lượng trung bình nhiều năm Eo 106kWh 40,583

4 Số giờ sử dụng NLM h giờ 4058

VI Thông số công trình:

1 Cấp công trình Cấp III

2 Đập dâng

Loại đập BTTL

Cao trình đỉnh đập m 236,60

Chiều dài theo đỉnh m 211,00

Chiều cao đập lớn nhất m 48,60

Hệ số mái hạ lưu 1:0,78

3 Đập tràn

Loại Tràn cửa van

Cao trình đỉnh tràn m 236,60

Cao trình ngưỡng tràn m 225,00

Số khoang tràn 2

Bề rộng 1 khoang tràn m 9,0

Khả năng xả lũ với tần suất 1,0% m3/s 1069,00

Khả năng xả lũ với tần suất 0,2% m3/s 1301,34

4 Cửa lấy nước

Cao trình đỉnh m 236,60

Cao trình ngưỡng m 223,60

Số cửa 2

Số khoang lưới chắn rác 2

Kích thước cửa lấy nước b x h m 2,4x2,4

5 Đường ống áp lực

Số ống 2

Page 13: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 13

STT Thông số Đơn vị Trị số

Lưu lượng lớn nhất m3/s 33,30

Kết cấu ống Thép

Đường kính ống D0 m 2,40

Chiều dài đoạn ống L0 m 58,41

Chiều dày thành ống mm 12÷14

6 Nhà máy thủy điện

Kiểu nhà máy Hở, BTCT

Công suất lắp máy MW 10

Số tổ máy 2

Loại tua bin Francis trục đứng

Kích thước nhà máy dài x rộng x sâu x cao m 39,9x21,6x29,39

Cao độ sàn nhà máy m 204,40

Cao trình lắp máy m 195,10

7 Kênh xả

Kết cấu hình thang Lát BTCT

Chiều dài kênh xả m 92,20

Cao độ đáy đầu kênh kênh m 195,09

Độ dốc đáy kênh % 0,1

Hệ số mái kênh 1:1

Chiều rộng đáy kênh m 6,0

8 Trạm phân phối 35KV và khoảng vượt từ nhà máy

Kiểu Hở

Kích thước dài x rộng m 34x17

Cao độ trạm m 236,60

Chiều dài khoảng vượt m 100

VII Tổng dự toán 109đ 345,191

Vốn xây dựng 109đ 199,769

Vốn thiết bị 109đ 84,744

Chi phí quản lý 109đ 4,053

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 109đ 13,898

Chi phí khác 109đ 10,997

Chi phí dự phòng 109đ 30,628

Chi phí đền bù tái định cư và môi trường 109đ 1,100

Page 14: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 14

STT Thông số Đơn vị Trị số

Lãi trong thời gian xây dựng 109đ 8,969

Thuế VAT 109đ 28,946

VIII Chỉ tiêu kinh tế

- Giá điện 5,2 USCent/Kwh

- Vốn phân tích kinh tế 109đ 279,438

- NPV 109đ 28,156

- FIRR % 11,31

- B/C 1,14

IX Chỉ tiêu tài chính (vốn tự có của Chủ đầu tư chiếm 15%, còn lại vay ngoại tệ với lãi suất 6,5%/năm. Giá bán điện theo quyết định số 74/QĐ-ĐTĐL – Trung bình là 4,9UScent)

- Vốn phân tích tài chính 109đ 279,438

- Chiết khấu % 5,27

- NPV 109đ 69,825

- FIRR % 12,35

- B/C 1,42

- Giá thành điện năng đ/kwh 873

- Thời gian hoàn vốn 15 năm 10 tháng

X Khối lượng công tác chính

Đào đất 103m3 392,70

Đào đá 103m3 125,28

Đắp đất đá 103m3 39,09

Bê tông 103m3 96,81

Cốt thép Tấn 1069,51

Khoan phun xi măng 103md 5,23

Thiết bị cơ khí thuỷ công Tấn 663,98

Thiết bị cơ khí thuỷ lực Tấn 349,4

XI Tiến độ thi công Năm 2,5

Thời gian phát điện Tháng 6 năm 2012

Page 15: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 15

CHƯƠNG II TÀI LIỆU CƠ BẢN VÀ LỰA CHỌN THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN

I. NHẬN XÉT CHUNG.

1. Về các văn bản pháp lý.

Hồ sơ TKKT công trình thủy điện Sông Nhiệm 3 được hoàn thành dựa trên những cơ sở pháp lý như sau:

- Quy hoạch bậc thang thuỷ điện trên nhánh sông Nho Quế thuộc hệ thống sông Gâm đã được Bộ Công nghiệp phê duyệt trong Quyết định số: 2694/QĐ-BCN ngày 2 tháng 10 năm 2006.

- Quyết định số: 828/UBND-NVKT của UBND tỉnh Hà Giang ngày 28/03/2008 về việc cho phép Công ty Cổ phần Licogi 19 đầu tư dự án thuỷ điện Sông Nhiệm 3 huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang.

- Công văn số /CV-EVN-KH ngày tháng năm 2008 của Tập Đoàn Điện lực Việt Nam thông báo ý kiến chấp thuận mua điện của dự án thuỷ điện Sông Nhiệm 3 do Licogi 19 làm chủ đầu tư.

- Quyết định số /QĐ-HĐQT ngày tháng năm 2008 về việc phê duyệt chỉ định thầu đơn vị tư vấn: Xí nghiệp Dịch vụ Khoa học Kỹ thuật - Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 1 lập dự án đầu tư và các chuyên ngành dự án thủy điện Sông Nhiệm 3, tỉnh Hà Giang.

- Hồ sơ DADT & TKCS công trình thủy điện Sông Nhiệm 3 được Công ty cổ phần thủy điện Licogi 19 phê duyệt theo quyết định số 20/QĐ ngày 23 tháng 02 năm 2009.

- Hợp đồng kinh tế số 127/HĐKT ngày 11/04/2006 giữa Công ty cổ phần Licogi 19 và Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng và thương mại Điện 1 về công tác khảo sát, thiết kế xây dựng công trình thủy điện Sông Nhiệm 3.

- Các tài liệu về công tác điều tra dân sinh kinh tế, thiệt hại vùng hồ, môi trường tái định cư khu vực dự án.

- Các kết quả thu thập tài liệu khí tượng, thủy văn, khảo sát địa hình, địa chất giai đoạn TKKT khu vực công trình Sông Nhiệm 3.

- Các văn bản pháp quy mới nhất của nhà nước Việt nam về tính toán khối lượng công trình và tổng dự toán.

Như vậy cơ sở pháp lý để triển khai TKKT cho dự án thủy điện Sông Nhiệm 3 do Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Licogi 19 là đầy đủ.

2. Về tiêu chuẩn thiết kế.

Trong chương 2 – Thuyết minh chung hồ sơ TKKT, Cơ quan Tư vấn thiết kế đã trình bày việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành trong TKKT dự án thủy điện Sông Nhiệm 3.

Căn cứ vào Nghị định số 209/2004/ND-CP và tuân thủ tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 285-2002, thống nhất với giai đoạn dự án đầu tư và TKCS, Tư vấn thiết

Page 16: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 16

kế khẳng định công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3 thuộc cấp III là hoàn toàn đúng đắn, từ đó xác định tần suất lưu lượng lũ thiết kế p=1,0%, tần suất lũ kiểm tra p=0,2%, dẫn dòng thi công p=10%, tần suất đảm bảo dòng chảy phát điện p=85 % là phù hợp với tiêu chuẩn.

Trong tính toán các nội dung thiết kế kỹ thuật phần các hạng mục công trình đầu mối, tuyến năng lượng và nhà máy thủy điện Sông Nhiệm 3, Tư vấn thiết kế đã sử dụng các tiêu chuẩn và quy phạm của chuyên ngành xây dựng thủy lợi thủy điện của Việt Nam và một số tiêu chuẩn, hướng dẫn tính toán của Mỹ (Tiêu chuẩn EM 1110-2-2200, ER 1110-2-1806 của Cục công trình quân đội Mỹ) để đảm bảo các điều kiện về ổn định và an toàn cho công trình.

Trong tính toán và lựa chọn các thiết bị phần công nghệ, Cơ quan Tư vấn thiết kế đã sử dụng 14 tiêu chuẩn của các Hiệp hội quốc tế được thừa nhận trong các công trình thủy điện, 18 tiêu chuẩn của cộng hòa Liên Bang Nga và 21 tiêu chuẩn của Việt Nam.

* Nhận xét của Tư vấn thẩm tra:

- Trong phụ lục tính toán các hạng mục công trình, Cơ quan TVTK đã trình bày sử dụng khá đầy đủ các tiêu chuẩn, quy phạm chính của Việt Nam và tham khảo các tiêu chuẩn, chỉ dẫn tính toán của Cộng hòa Liên Bang Nga và Mỹ. Các tiêu chuẩn này là phù hợp với các yêu cầu TKKT công trình thủy lợi thủy điện của Việt Nam. Tuy nhiên vì quy mô công trình thủy điện Sông Nhiệm 3 là cấp III nên để đảm bảo các điều kiện về ổn định và an toàn cho công trình thì sử dụng các tiêu chuẩn của Việt Nam là đảm bảo yêu cầu. Các kết quả tính toán theo tiêu chuẩn của Mỹ và Liên Bang Nga chỉ nên để kiểm tra và tham khảo hoặc sử dụng trong trường hợp thiếu tiêu chuẩn Việt Nam.

3. Về biên chế hồ sơ và nội dung của dự án.

3.1. Về biên chế hồ sơ.

Hồ sơ Thiết kế kỹ thuật công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3 do Công ty cổ phần Tư vấn và Thương mại điện 1 thực hiện đã đề cập đầy đủ các nội dung cơ bản theo yêu cầu của nghị định 112/2006/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 16/2005-CP đối với công trình xây dựng thuỷ điện quy mô cấp III.

Về hình thức, hồ sơ được đóng thành 09 tập riêng biệt, in ấn rõ ràng, có phụ lục tính toán đầy đủ, hình thức đẹp.

3.2. Về nội dung.

Nội dung thẩm tra thiết kế kỹ thuật công trình thủy điện Sông Nhiệm 3 tuân thủ Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Trên cơ sở đề cương thẩm tra TKKT đã được phê duyệt, báo cáo thẩm tra tập trung vào các vấn đề sau đây:

1. Xem xét, phân tích, tổng hợp đánh giá tài liệu đầu vào bao gồm: Cơ sở pháp lý, các tiêu chuẩn sử dụng trong thiết kế, độ tin cậy các tài liệu khảo sát địa hình, địa chất và địa chấn sử dụng trong thiết kế. Kế thừa các kết quả đã thực hiện ở giai đoạn dự án đầu tư và TKCS, thu thập và bổ sung tài liệu khí tượng thủy văn đến năm 2008.

2 Lựa chọn và tối ưu các thông số công trình: Đánh giá tính chính xác của các thông số, quy mô công trình trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật so với các thông số đã được phê duyệt trong dự án đầu tư và TKCS.

Page 17: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 17

3. Thẩm tra về tính toán thiết kế các hạng mục công trình và kết cấu: Trên cơ sở các tiêu chuẩn chuyên ngành và các quy định liên quan đã tiến hành thẩm tra về các nội dung sau:

+ Sự lựa chọn tối ưu hoá tuyến công trình và phương án bố trí tổng thể các công trình chính trên tuyến đầu mối, tuyến năng lượng và thiết bị công nghệ; giải pháp kết cấu và kích thước của các hạng mục công trình chính, nhà điều hành cùng với các cơ sở phụ trợ phục vụ vận hành công trình, ổn định và các vấn đề gia cố nền và xử lý chống thấm, gia cố mái đào v.v…

+ Đánh giá kết quả tính toán kết cấu, tính toán ổn định và độ bền đập dâng nước, đập tràn nước, kết quả tính toán thuỷ lực, giải pháp nối tiếp thượng hạ lưu đập tràn; đánh giá ổn định và độ bền các kết cấu các tường chắn, tường phân dòng, trụ pin, cầu công tác.. đánh giá về kết quả tính toán ứng suất nhiệt, cùng các nội dung khác của TKKT.

+ Đánh giá về tính toán ổn định và độ bền tuyến năng lượng bao gồm: cửa nhận nước, đường dẫn nước vào tua bin, gian máy, tính toán độ bền sàn lắp máy và kênh dẫn ra, trạm phân phối điện ngoài trời v.v...

+ Xem xét, đánh giá về thiết bị cơ khí thuỷ công (cửa van, máy đóng mở..) và thiết bị công nghệ tua bin, máy phát điện, máy biến áp chính cùng các loại thiết bị đồng bộ kèm theo cùng với việc bố trí sắp xếp chúng.

+ Xem xét và đánh giá về lựa chọn thiết bị điện và thiết kế đường dây tải điện đấu nối với HTĐ

+ Trong quá trình phân tích đánh giá các nội dung trên có kèm theo một số tính toán đối chứng, kiểm chứng và kiểm tra cần thiết.

4. Tổ chức xây dựng và biện pháp thi công

Trên cơ sở các tiêu chuẩn chuyên ngành sẽ tập trung đánh giá phản biện về tháo lưu lượng thi công, biện pháp dẫn dòng và biện pháp thi công các hạng mục công trình và loại hình công việc (đào, đắp, bê tông …), xem xét tiến độ xây dựng, sự hợp lý của thời gian thi công từng hạng mục công trình được lựa chọn; tổng mặt bằng thi công, các nhu cầu vật tư, thiết bị, các hạng mục phục vụ và phụ trợ, đường giao thông ngoài công trường và vận chuyển thiết bị siêu trường, siêu trọng và các phần việc thuộc nội dung TKKT.

5. Kết luận và kiến nghị:

- Về kết quả đã đạt được của TKKT công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3 theo yêu cầu về thành phần, khối lượng và chất lượng đặt ra đối với một công trình thuỷ điện.

- Những tồn tại (nếu có) cần sửa đổi, bổ sung và hiệu chỉnh.

- Kiến nghị về việc phê duyệt TKKT công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3.

Thiết kế kỹ thuật công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3 về cơ bản đã thực hiện đầy đủ nội dung, thành phần đặt ra đối với giai đoạn thiết kế kỹ thuật công trình thuỷ điện. Đã tuân thủ các quy định và các tiêu chuẩn, quy phạm, định mức hiện hành.

Các thuyết minh báo cáo và bản vẽ thiết kế kỹ thuật đã thể hiện đầy đủ nội dung và các thành phần công trình dự án thủy điện Sông Nhiệm 3. Cơ quan Tư vấn thiết kế đã tiến hành khảo sát địa hình và địa chất bổ sung khá kỹ lưỡng khu vực vùng dự kiến xây dựng

Page 18: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18

công trình, đã thu thập khá đầy đủ các tài liệu khí tượng thủy văn cũng như xem xét tối ưu các phương án khai thác dòng chảy, thông số quy mô công trình (MNDBT, MNC, Nlm...). Đã nghiên cứu và so sánh các vị trí tối ưu tuyến công trình đầu mối, giải pháp bố trí tổng thể và giải pháp kết cấu công trình chính, lựa chọn hệ thống thiết bị phù hợp, thiết kế tổ chức xây dựng và biện pháp thi công, tính toán tổng mức đầu tư theo các văn bản hiện hành mới nhất, tính toán hiệu ích kinh tế, tài chính, đánh giá tác động môi trường xã hội v.v.. Trên cơ sở đó TVTK đã cho thấy dự án thuỷ điện Sông Nhiệm 3 có tính khả thi về mặt kinh tế - kỹ thuật, môi trường và xã hội đồng thời đảm bảo các điều kiện về ổn định và độ bền công trình. Nội dung TKKT được trình bày đầy đủ và rõ ràng và tuân thủ các nội dung chủ yếu của yêu cầu đối với TKKT công trình thủy điện được ghi trong Nghị định 16/2005-CP.

Tùy thuộc vào nội dung TKKT của từng phần, chất lượng TKKT sẽ được nhận xét cụ thể trong báo cáo thẩm tra.

Báo cáo thẩm tra TKKT công trình thủy điện Sông Nhiệm 3 gồm 2 tập:

- Tập 1: Báo cáo thẩm tra TKKT công trình thủy điện Sông Nhiệm 3

- Tập 2: Phụ lục tính toán thẩm tra.

Báo cáo chính gồm những nội dung sau:

- Phần mở đầu

- Chương 1: Tổng quát chung về hồ sơ TKKT công trình thủy điện Sông Nhiệm 3, tỉnh Hà Giang;

- Chương 2: Số liệu đầu vào và tiêu chuẩn thiết kế

- Chương 3: Tài liệu cơ bản và lựa chọn quy mô thông số công trình

- Chương 4. Công trình thủy công và thiết bị công nghệ

- Chương 5: Tổ chức xây dựng và biện pháp thi công

- Kết luận và kiến nghị.

II. ĐÁNH GIÁ CÁC TÀI LIỆU CƠ BẢN.

1. Về tài liệu khí tượng thủy văn.

Báo cáo “Tập 2 – Điều kiện tự nhiên, quyển 1: Điều kiện khí tượng thuỷ văn” gồm 19 trang thuyết minh và 49 trang phụ lục tính toán. Phần thuyết minh tính toán được bố cục trong 4 chương:

Chương 1: Đặc điểm địa hình lưu vực

Chương 2: Tài liệu khí tượng thủy văn trong và lân cận lưu vực

Chương 2: Đặc điểm khí hậu.

Chương 3: Xác định đặc trưng dòng chảy thiết kế

Phần phụ lục tính toán thủy văn gồm: Các bảng tính tần suất gió, tần suất mưa ngày, các tài liệu thu thập lưu lượng bình quân tháng trạm Bắc Mê, Bảo Lạc và khu giữa (1960-2008), lưu lượng trung bình tháng tuyến Sông Nhiệm 3, hình vẽ và bảng biểu các đường tần suất, bảng tính toán đỉnh lũ và quá trình lũ thiết kế, bảng tính toán đỉnh lũ và quá trình lũ thi công, đường quan hệ lưu lượng và mực nước tại tuyến nghiên cứu. Các

Page 19: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 19

bản đồ lưới trạm khí tượng thuỷ văn lưu vực sông Gâm, các bảng biểu đường duy trì lưu lượng…

Nhận xét của tư vấn thẩm tra (TVTT):

(1) Thuyết minh “điều kiện khí tượng thuỷ văn” dự án Sông Nhiệm 3 giai đoạn TKKT đã được Cơ quan TVTK tính toán, thu thập bổ sung đến năm 2008. Tài liệu khí tượng thuỷ văn được TVTK thu thập là toàn bộ các tài liệu gốc được sử dụng trong dự án khả thi và thiết kế cơ sở bổ sung thêm tài liệu 2008 và được TVTK tính toán với đầy đủ các nội dung cần thiết. Kết quả tính toán thủy văn giai đoạn TKKT về cơ bản không có thay đổi lớn so với kết quả tính toán thủy văn giai đoạn dự án đầu tư. Thông qua những kết quả tính toán về thuỷ văn của giai đoạn TKKT có thể đánh giá Cơ quan Tư vấn đã xác định và quan tâm đúng mức đến cập nhật tài liệu thủy văn, kế thừa và thống nhất số liệu thủy văn với giai đoạn dự án. Các phương pháp thu thập và xử lý tài liệu cũng như các kết quả tính toán thủy văn phù hợp với giai đoạn TKKT và đủ độ tin cậy.

(2) Về điều kiện tự nhiên và thu thập tài liệu khí tượng, thuỷ văn khu vực dự án

Vị trí địa lý, đặc trưng hình thái của lưu vực sông tính đến tuyến xây dựng công trình đã được TVTK nghiên cứu đầy đủ. Trong giai đoạn DAĐT, công trình được nghiên cứu với phương án nhà máy sau đập. Tuyến đập có vị trí địa lý: 105°24’15” kinh độ Đông và 23°02’27” vĩ độ Bắc, thuộc xã Niêm Sơn, huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang. Trong giai đoạn TKKT cơ quan TVTK vẫn khẳng định chọn tuyến cũ và các đặc trưng hình thái lưu vực và dòng sông vẫn phù hợp với giai đoạn dự án được trình bày trong Bảng 2.1.

Bảng 2.1. Đặc trưng hình thái lưu vực sông đến tuyến công trình

Tuyến-Sông Toạ độ F

(km2) Ls

(km) B

(km) H m)

Tuyến đập 105024’15” 23002’27” 925 39,4 19,0 833

Ghi chú: F – Diện tích lực vực; Ls – Chiều dài sông chính; B – Chiều rộng lòng sông; H – Chênh cao lưu vực.

Các đặc điểm lưu vực như địa hình, đất đai, thảm phủ thực vật về cơ bản không có gì thay đổi mới so với giai đoạn dự án.

Về mức độ đo đạc và nghiên cứu khí tượng thủy văn liên quan đến khu vực dự án, Cơ quan tư vấn đã kế thừa các tài liệu đã thu thập được từ các trạm khí tượng, trạm đo mưa và trạm thủy văn trong giai đoạn dự án đầu tư gồm 09 trạm được trình bày trong bảng 2.2. Tuy nhiên các tài liệu thu thập đã được bổ sung đến năm 2008.

Bảng 2.2. Lưới trạm khí tượng thuỷ văn ở khu vực dự án và lân cận

TT Tên trạm Yếu tố đo Thời kỳ quan trắc

1 Bắc Mê KT Z, R, T, X, Gió 1961-2008 2 Bảo Lạc KT Z, R, T, X, Gió 1961-2008 3 Quản Bạ X 1965-1982; 1992-2008 4 Phó Bảng X 1961-1978, 1992-2008 5 Nà Sài X 1961-1991 6 Yên Minh X 1961-2008 7 Bảo Lạc TV Q, H, ρ Q, ρ (1961-76),; H (1961- 2008) 8 Bắc Mê Q, H đo H (1981- 2007), Q (1997-2008)

Page 20: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 20

9 Hà Giang Z, R, T, X, Q, H, ρ 1961- 2008, dòng chảy(56-65)

Đánh giá chung về số lượng trạm khí tượng, số lượng trạm đo mưa và trạm thủy văn như vậy là đủ đảm bảo độ tin cậy của tài liệu. Thời gian quan trắc của các Trạm đều được thu thập đến năm 2008 tạo được chuỗi khá dài gần 50 năm là đảm bảo đủ số liệu cho việc tính toán các thông số trong giai đoạn TKKT.

Về chất lượng tài liệu: Nguồn tài liệu khí tượng thủy văn được thu thập từ Phòng lưu trữ số liệu của Tổng cục Khí tượng thủy văn là cơ quan chuyên ngành cung cấp, chất lượng và độ tin cậy đảm bảo.

Lân cận khu vực dự án Sông Nhiệm 3 có các trạm khí tượng: Trạm Phó Bảng, Bắc Mê, Quản Bạ, Bảo Lạc, Yên Minh đều có số liệu đo mưa từ những năm 1961 đến 2008, riêng trạm khí tượng Bảo Lạc và trạm Bắc Mê có đầy đủ các tài liệu về gió, độ ẩm và bốc hơi từ 1961 đến 2008 vì vậy TVTK đã chọn Trạm khí tượng Bảo Lạc và trạm Bắc Mê làm trạm đại biểu để hiệu chỉnh số liệu mưa và tính toán các đặc trưng khí hậu cho khu vực dự án.

Trong lưu vực có hai trạm thủy văn Bảo Lạc, Bắc Mê và trạm Hà Giang là có tài liệu quan trắc lưu lượng, mực nước và bùn cát (H, Q, ρ). Tuy nhiên rất đáng tiếc là tại Bảo Lạc chuỗi đo lưu lượng Q và ρ chỉ từ những năm 1961-1976 , riêng mực nước thì đo được từ 1961 đến 2008; trạm Bắc Mê chuỗi đo lưu lượng Q chỉ quan trắc từ 1997 đến 2008 còn mực nước từ 1981 đến 2008. Riêng trạm Hà Giang thì có Q và H từ 1961 đến 2008 nhưng lại cách khá xa vị tri xây dựng công trình. Do đó Cơ quan Tư vấn đã sử dụng tương quan giữa lưu lượng và mực nước khá chặt chẽ để chỉnh biên chuỗi tài liệu lưu lượng đến tuyến công trình và sử dụng các phương pháp phối hợp trong tính toán thủy văn.

(3) Các kết quả tính toán xác định các yếu tố thuỷ văn:

a. Giá trị mưa và bốc hơi

- Trên cơ sở các số liệu khí tượng của các trạm đại biểu, TVTK đã tính toán và xử lý các tài liệu làm cơ sở đầu vào cho tính toán thủy văn xác định các thông số của dự án. Do trong lưu vực có 02 trạm khí tượng là trạm Bảo Lạc và Bắc Mê có đo bốc hơi bằng Piche nhưng trạm Bảo Lạc gần với tuyến công trình nên TVTK đã xử lý và tính toán tổn thất bốc hơi được dựa trên tài liệu quan trắc đo bốc hơi bằng Piche 37 năm của trạm khí tượng Bảo Lạc.

Sử dụng tài liệu trạm khí tượng Bảo Lạc rất gần vị trí dự án, có số liệu quan trắc bốc hơi đầy đủ là hợp lý. Trên cơ sở xác định lượng bốc hơi lưu vực, xác định lượng bốc hơi mặt nước và lượng bốc hơi gia tăng do có hồ Sông Nhiệm 3, kết quả tính toán của TVTK về phân phối lượng tổn thất bốc hơi của lòng hồ (∆z=323mm) là phù hợp với khu vực dự án (bảng 3-2). Do được bổ sung thêm tài liệu năm 2008 nên kết quả này đã tăng thêm so với giai đoạn dự án đầu tư là 8mm (giai đoạn dự án tính được ∆z=315mm).

Bảng 2.3. Phân phối lượng tổn thất bốc hơi vùng mặt hồ Sông Nhiệm 3

Tháng I II III IV V VI VII

∆Z 20,2 23,7 34,4 38,9 38,7 28,7 26,7

Tháng VIII IX X XI XII Năm

Page 21: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 21

∆Z 24,8 24,5 22,8 19,8 19,4 323,0

- Trên cơ sở thu thập tài liệu mưa của 09 trạm đo mưa trên lưu vực, TVTK đã xác định lượng mưa trung bình nhiều năm trên lưu vực bằng phương pháp phân tích mưa theo lưu vực và theo xu thế, TVTK đã phân tích và lựa chọn lượng mưa trung bình nhiều năm cho lưu vực Sông Nhiệm 3 là Xo=1666mm tương tự như giai đoạn dự án.

Kiểm tra theo vùng lưu vực trên đường đẳng trị mưa thì cho kết quả Xo xấp xỉ 1700mm. Như vậy giá trị do TVTK chọn là hợp lý và thiên an toàn.

Tuy nhiên đề nghị TVTK nên trình bày cụ thể hơn phương pháp xác định giá trị lượng mưa trung bình năm tại lưu vực là Xo=1666mm. Không thấy kết quả tính và cơ sở xác định trị số này.

Tần suất lượng mưa ngày tại tuyến công trình Sông Nhiệm 3 được TVTK xác định trên cơ sở của lượng mưa ngày lớn nhất đo được tại trạm khí tượng Bảo Lạc (bảng 2.4) Tư vấn thẩm tra nhất trí với cơ quan TVTK chọn trạm Bảo Lạc làm đại diện cho tuyến công trình là hợp lý.

Bảng 2.4: Tần suất lượng mưa ngày tại tuyến công trình Sông Nhiệm 3

P(%) 0.02 0.1 0.2 0.5 1.0 2.0 5.0 10

Bảo Lạc – Sông Nhiệm 3

371 285 252 215 191 168 140 121

b. Tính toán dòng chảy năm thiết kế

Nguồn cung cấp nước cho công trình Sông Nhiệm 3 chủ yếu là mưa trên lưu vực. Sông Nhiệm là một nhánh của sông Nho Quế, sông Nho Quế đổ ra sông Gâm. Sông Gâm có diện tích lưu vực lớn nên tổng lượng dòng chảy hàng năm khá lớn. Trên sông Gâm hiện nay có 2 trạm đo lưu lượng: Thượng lưu tuyến công trình Sông Nhiệm 3 trước vị trí hợp lưu của sông Nho Quế và sông Gâm có trạm Bảo Lạc, vị trí này tổng lượng nước trung bình năm là (W=2,1.109m3). Tại hạ lưu sau vị trí hợp lưu của sông Nho Quế với sông Gâm có trạm thuỷ văn Bắc Mê. Như vậy lưu lượng của dòng chảy trên sông Nhiệm nằm trong lưu lượng khu giữa từ trạm Bảo Lộc đến trạm Bắc Mê.

Do vị trí và điều kiện tuyến công trình Sông Nhiệm 3 nằm trong khu giữa trạm thủy văn Bảo Lạc và trạm thủy văn Bắc Mê nên TVTK đã chọn các trạm thủy văn Bảo Lạc, trạm thủy văn Bắc Mê và trạm thủy văn Chiêm Hóa làm tương tự vì các điều kiện:

- Cùng trên dòng chính Sông Gâm;

- Các lưu vực có cùng điều kiện thảm phủ thực vật, thổ nhưỡng, địa hình;

- Nguyên nhân gây mưa và dòng chảy tương tự nhau

Trên cơ sở đó TVTK đưa ra phương pháp tính toán chuỗi lưu lượng dòng chảy trên Sông Nhiệm bằng phương pháp tương tự với lưu lượng khu giữa hai trạm thủy văn nói trên trên cơ sở phương trình cân bằng nước đoạn sông khu giữa:

Qkg= QBme-QBlac (m3/s)

Lưu lượng tại tuyến Sông Nhiệm 3 được tính chuyển từ lưu lượng tháng khu giữa tương ứng với diện tích lưu vực Bảo Lạc, Bắc Mê, khu giữa và Sông Miện 3.

Page 22: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 22

Qsn3 = kg

sn

F

F

kgQ 3 (m3/s)

Fkg = Fbme- Fblac (km2)

- Tình hình quan trắc thủy văn tại trạm thủy văn Bắc Mê từ 1960 đến 2008 bao gồm: quan trắc chuỗi lưu lượng Q thực đo từ 1997-2008 (12 năm), quan trắc mực nước H từ 1980-1996. Thời kỳ từ 1960 đến 1979 được tính từ chuỗi lưu lượng trạm thủy văn Chiêm Hóa theo tương quan lưu lượng Bắc Mê – Chiêm Hóa.

- Tình hình quan trắc thủy văn tại trạm Bảo Lạc từ 1960 đến 2008 bao gồm: quan trắc chuỗi lưu lượng Q thực đo từ 1960-1976 (16 năm), quan trắc mực nước H từ 1977-2008. Lưu lượng trạm Bảo Lạc thời gian từ 1977 đến 2008 được tính từ chuỗi lưu lượng trạm thủy văn Chiêm Hóa theo tương quan lưu lượng Bảo Lạc – Chiêm Hóa.

- Như vậy do chuỗi lưu lượng tại hai trạm thủy văn Bắc Mê và Bảo Lạc đều không liên tục từ 1960 đến 2008, Cơ quan TVTK đã kết hợp phương pháp chỉnh biên lưu lượng theo quan hệ mực nước Q=f(Z) và kết hợp với một trạm thủy văn có đầy đủ chuỗi quan trắc từ 1960-2007 trên sông Gâm là trạm thủy văn Chiêm Hóa để xây dựng chuỗi lưu lượng liên tục tại Bảo Lạc và Bắc Mê.

Như vậy sau khi đã xác định được chuỗi lưu lượng tại Bảo Lạc và Bắc Mê chuỗi lưu lượng trung bình tháng tại tuyến công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3 được tính toán theo lưu lượng khu giữa. Kết quả xác định chuỗi lưu lượng tháng tại tuyến Sông Nhiệm 3 được thống kê trong bảng 2.5 dưới đây:

Bảng 2.5: Đặc trưng dòng chảy năm tuyến thủy điện Sông Nhiệm 3

Qnp%, m3/s Tuyến Qo

(m3/s) Cv Cs

10 15 25 50 75 80 85 90

Đập 18.0 0.215 2

Cv 23,1 - - 17,7 - - - 13,2

- Ý kiến của Tư vấn thẩm tra:

Trong giai đoạn dự án đầu tư và TKCS, Tư vấn thẩm tra đã đồng ý về nguyên tắc với phương pháp tính toán thủy văn của TVTK dựa trên tài liệu quan trắc của trạm Bảo Lạc và Bắc Mê xác định lưu lượng khu giữa và tính toán dòng chảy tại tuyến công trình theo tương đương diện tích lưu vực.

Tuy nhiên trong quá trình xem xét nhận thấy phương pháp này còn một số vấn đề chưa thể hiện độ tin cậy cao, cụ thể là dòng chảy quan trắc tại Bắc Mê và Bảo Lạc đều không liên tục, thời gian quan trắc tại Bắc Mê chỉ có 12 năm gần đây (1997-2008) và Bảo Lạc chỉ có 16 năm tài liệu cũ (1960-1976). Chuỗi lưu lượng tính toán kéo dài (1960-2007) tại Bắc Mê và Bảo Lạc phải sử dụng tương quan giữa mực nước và lưu lượng của các năm có quan trắc song song hoặc dùng số liệu quan trắc của trạm trung gian là Chiêm Hóa để xác định. Phương pháp này có sai số lớn do các điều kiện địa hình lòng dẫn thay đổi thường xuyên, lưu vực trạm Chiêm Hóa khó tương đương với Bảo Lạc và Bắc Mê.

Để đảm bảo độ tin cậy của số liệu dòng chảy đến tuyến công trình trong trường họp không đủ số liệu quan trắc như trên, đề nghị trong giai đoạn chuẩn bị và triển khai công trường Chủ đầu tư nên tổ chức một trạm đo đạc xác định lưu lượng và mực nước tại

Page 23: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 23

tuyến công trình để kiểm tra đối chứng. TVTK có thể tính toán theo một số phương pháp khác để kiểm tra và đối chứng kết quả tính toán.

So với giai đoạn dự án đầu tư và thiết kế cơ sở, nội dung phần tính toán thủy văn dòng chảy năm không có thêm vấn đề gì mới. Kết quả tính toán dòng chảy năm giữ nguyên như giai đoạn dự án đầu tư.

Đường duy trì lưu lượng trung bình ngày đêm được tính toán từ chuỗi lưu lượng trung bình tháng thông qua hệ số Khc.

Qnp=Qtp.Khc

TVTK xác định hệ số Khc lấy theo tài liệu Bảo Lạc, không thấy TVTK trình bày cơ sở tính ra Khc. và vì vậy tọa độ đường duy trì lưu lượng ngày là chưa có cơ sở. Đề nghị TVTK trình bày bổ sung phương pháp xác định và cách xây dựng đường duy trì lưu lượng ngày đêm tương ứng với mức đảm bảo.

c. Lưu lượng lũ thiết kế:

- Thực tế không có số liệu quan trắc lũ tại tuyến công trình, Cơ quan tư vấn thiết kế đã tính toán dòng chảy lũ theo phương pháp triết giảm chuyển từ lưu lượng lũ thiết kế trạm thủy văn Bảo Lạc nằm ở hạ lưu tuyến công trình theo công thức:

Qmaxpsn3 = Qmaxpbl (bl

ssn

F

F 3 )(1-n) (m3/s)

Trong đó:

+ n là hệ số triết giảm mô đuyn đỉnh lũ theo diện tích.

+ Fsn3, Fbl là diện tích lưu vực tuyến công trình Sông Nhiệm 3 và trạm thuỷ văn Bảo lạc.

+ Qmaxpbl được tính theo chuỗi lưu lượng lũ lớn nhất trạm Bảo Lạc thời kỳ (1960-2008) bằng phương pháp thống kê.

Kết quả tính toán lũ thiết kế theo phương pháp trên đã xác định được lưu lượng lũ tần suất tại tuyến công trình. So sánh với kết quả tính toán lũ thiết kế trong giai đoạn dự án chênh lệch được thể hiện trong bảng 2.6.

Bảng 2.6: Kết quả lưu lượng lũ thiết kế tại tuyến công trình Sông Nhiệm 3 Q max ứng với tần suất P %

Tuyến đập 0,2% 0,5% 1,0% 1,5% 2,0% 5% 10%

DADT 1456 1223 1069 990 924 752 637

TKKT 1441 1211 1060 - 918 748 634

Như vậy lưu lượng lũ tần suất tại tuyến công trình trong giai đoạn TKKT có điều chỉnh sau khi cập nhật tình hình lũ 2008 trong kết quả tính toán. Tuy nhiên điều chỉnh này là nhỏ (<2%) vì vậy thống nhất sử dụng lưu lượng lũ tại tuyến công trình theo lưu lượng xác định trong giai đoạn dự án.

- Tổng lượng lũ thiết kế được xác định từ lưu lượng lũ thiết kế theo quan hệ đỉnh lượng với tổng lượng lũ một ngày (W1), 2 ngày (W2)…Các quan hệ này được xây dựng dựa trên số liệu trạm thủy văn Thác Hốc, tham khảo thêm số liệu lũ trạm Đầu Đằng và Bảo Lạc. Tổng lượng lũ được dẫn xuất trong (bảng 2-7):

Page 24: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 24

Bảng 2.7: Tổng lượng lũ lớn nhất thời đoạn thiết kế tại tuyến đập Thời đoạn 0,2% 0,5% 1% 2% 5% 10%

W1 82,5 68,7 59,7 51,1 41,0 34,2 W2 129,0 106,4 91,6 77,6 61,0 49,8 W3 156,9 129,0 110,6 93,4 72,8 59,0 W4 173,9 142,9 122,6 103,4 80,7 65,4 W5 187,5 154,0 132,1 111,4 86,8 70,3

Kết quả tính toán tổng lượng lũ tại tuyến đập giai đoạn TKKT không thay đổi so với giai đoạn dự án đầu tư.

- Quá trình lũ thiết kế được thu phóng theo trận lũ lớn tháng 8/1971. Đường quá trình lũ thiết kế giai đoạn TKKT giữ nguyên như giai đoạn dự án đầu tư.

* Ý kiến của Tư vấn thẩm tra

- Trong giai đoạn TKKT mặc dù có bổ sung và cập nhật thêm tài liệu thủy văn năm 2008 nhưng thực tế các kết quả tính toán lũ thiết kế của Cơ quan Tư vấn vẫn giữ nguyên kết quả tính toán lũ của giai đoạn dự án đầu tư. Các giá trị lũ thiết kế, lũ kiểm tra, tổng lượng lũ thiết kế, đường quá trình lũ thiết kế không thay đổi so với giai đoạn dự án. Như vậy TVTK đã kế thừa và thống nhất được kết quả tính toán các đặc trưng thủy văn trên tuyến Sông Nhiệm 3.

- Tuy nhiên như đã trình bày trong báo cáo thẩm tra giai đoạn dự án đầu tư và thiết kế cơ sở, việc Cơ quan TVTK chỉ tính lưu lượng lũ chỉ theo một phương pháp triết giảm từ số liệu lũ của trạm thủy văn Bảo Lạc mà không có bất cứ một phương pháp nào khác để so sánh và đối chứng kết quả xác định lưu lượng lũ thiết kế tại tuyến công trình là thiếu lô gic. TVTK có thể tính lưu lượng lũ theo các công thức quy phạm quy định với những lưu vực không có số liệu quan trắc hoặc xác định vết lũ để kiểm định các kết quả tính toán lũ thiết kế sẽ đảm bảo độ tin cậy hơn.

- Trong giai đoạn dự án đầu tư và TKCS, Tư vấn thẩm tra đã đề nghị giải thích việc tính toán tổng lượng lũ thiết kế được TVTK dựa trên số liệu trạm thủy văn Thác Hốc và tham khảo số liệu lũ của trạm Đầu Đằng và Bảo Lạc. Có vẻ như không lô gic trong việc tính toán này vì trạm Thác Hốc tương quan như thế nào với tuyến công trình Sông Nhiệm 3 ? và việc TVTK tham khảo lũ trạm Đầu Đằng và Bảo Lạc thể hiện như thế nào trong tính toán tổng lượng lũ? Đề nghị TVTK giải thích rõ hơn để đảm bảo độ tin cậy của số liệu.

- Về xây dựng đường quá trình lũ thiết kế đề nghị TVTK nên phân tích một vài hình dạng lũ tiêu biểu của khu vực dự án, trên cơ sở đó phân tích lựa chọn con lũ điển hình làm đại biểu cho lưu vực sông Nhiệm.

d. Về dòng chảy lớn nhất mùa kiệt ứng với tần suất thiết kế

Đã tính toán dòng chảy lớn nhất mùa kiệt và lưu lượng lớn nhất các tháng mùa kiệt ứng với tần suất 5% và 10% theo phương pháp triết giảm và sử dụng tài liệu quan trắc tại trạm Bảo Lạc (bảng 2-8)

Page 25: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 25

Bảng 2.8: Kết quả lưu lượng lớn nhất từng tháng mùa kiệt tại tuyến Sông Nhiệm 3

Tuyến Tháng I II III IV V X XI XII X-IV XI-IV

XII-IV

5% 29,7 38,0 119 107 275 276 186 47,0 304 204 163 Đập 1

10% 22,8 27,0 74,8 73,5 218 212 123 34,5 241 153 115

e. Về dòng chảy rắn:

Trên cơ sở tài liệu thực đo đồng bộ về phù sa và lưu lượng nước tại các trạm thuỷ văn trên sông Gâm, TVTK đã mô phỏng quan hệ lưu lượng phù sa lơ lửng bình quân tháng (R) với lưu lượng nước bình quân tháng (Q), Dùng quan hệ này đã bổ sung lưu lượng phù sa lơ lửng các năm thiếu tài liệu đo phù sa từ lưu lượng nước trung bình tháng. Trên cơ sở coi độ đục phù sa lơ lửng tại các tuyến Sông Nhiệm 3 bằng độ đục của khu giữa và tỷ lệ lượng phù sa di đáy bằng 40% lượng phù sa di đẩy đã xác định được tổng lượng, tổng dung tích phù sa tới tuyến công trình hàng năm theo bảng 2.9:

Bảng 2.9: Tổng lượng phù sa tại tuyến đập thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Đặc trưng Qo ρo Ro Woll Wodđ Wotc Voll Vodđ Votc

Đơn vị (m3/s) (g/m3) (kg/s) (106tấn/n) (106tấn/n) (106tấn/n) (106m3/n) (106m3/n) (106m3/n)

Giá trị 18,2 750 13,6 0,430 0,172 0,602 0,463 0,115 0,53

So với giai đoạn dự án các đặc trưng dòng chảy rắn đã được cập nhật và điều chỉnh lớn, các điều chỉnh này là phù hợp, Tư vấn thẩm tra đồng ý với các giá trị đặc trưng này.

f. Các đường cong quan hệ mực nước - lưu lượng:

TVTK đã xây dựng các đường cong quan hệ quan hệ mực nước và lưu lượng (Q=f(Z)) cho các vị trí tuyến đập và nhà máy dựa trên bản đồ tỷ lệ 1/500; mặt cắt thực đo; tài liệu trắc dọc đáy sông, mặt cắt ngang sông vùng tuyến, cao trình mực nước lũ lịch sử, kết quả đo lưu lượng và mực nước từ 28/8 đến 7/9/2008, ngày mùa lũ 2008.

Mặc dù sử dụng công thức lý thuyết để xây dựng quan hệ lưu lượng và mực nước, nhưng do sử dụng các kết quả quan trắc dọc và ngang tuyến đập, bản đồ tỷ lệ lớn và các kết quả quan trắc mới nhất trong mùa lũ 2008 nên kết quả các đường quan hệ là hợp lý.

Tuy nhiên đường quan hệ này nếu không chính xác sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cao trình hạ lưu nhà máy thuỷ điện. Đề nghị Chủ đầu tư cần bố trí một trạm đo tại vị trí hạ lưu nhà máy để xác định cụ thể hơn các mực nước hạ lưu nhà máy đặc biệt vào mùa lũ.

(4) Kết luận:

Dự án Sông Nhiệm 3 là một dự án thuỷ điện có quy mô trung bình, trong lưu vực không có quan trắc khí tượng thuỷ văn trên tuyến công trình, do vậy việc tính toán thuỷ văn là hết sức khó khăn và phụ thuộc rất nhiều chủ quan của người tính toán. Về cơ bản trong giai đoạn TKKT Cơ quan TVTK đã kế thừa toàn bộ phương pháp và các kết quả tính toán của giai đoạn dự án. Kết quả và giá trị tính toán là hợp lý đối với khu vực vùng dự án. Tuy nhiên do kết quả tính toán thuỷ văn của TVTK chỉ được tính toán bằng một phương pháp và không có đối chứng nên cần có kiểm định và đối chứng. Đề nghị các tác

Page 26: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 26

giả nghiên cứu và tham khảo những ý kiến đóng góp trên để bổ sung và hoàn thiện báo cáo thủy văn.

2. Về cơ sở trắc đạc địa hình.

Báo cáo công tác khảo sát địa hình được trình bày trong Tập 2 - Điều kiện tự nhiên, Quyển 2 – Báo cáo kỹ thuật điều kiện địa hình. Báo cáo gồm 2 phần: Phần I – Báo cáo kỹ thuật và phần II – Phụ lục.

Phần 1: Trình bày gói gọn toàn bộ báo cáo khảo sát địa hình giai đoạn TKKT bao gồm những nội dung giới thiệu về vị trí và quy mô công trình Sông Nhiệm 3, về điều kiện địa lý tự nhiên khu vực đo địa hình bổ sung, về khối lượng công việc đã thực hiện khảo sát trong giai đoạn TKKT bao gồm: đo vẽ bản đồ đường VH1, mỏ đá, đo vẽ địa hình lòng hồ tính mực nước dềnh, định vị tim tuyến và chôn tim mốc công trình, công tác định vị khu đất phụ trợ, các biện pháp kỹ thuật thi công, công tác kiểm tra, an toàn và kết quả.

Phần II: Phụ lục có 8 mục gồm Bảng thống kê tọa độ, cao độ điểm tim công trình và hố khoan, bảng thống kê tọa độ, cao độ mốc khu phụ trợ, thống kê mặt cắt ngang địa hình lòng hồ, bản đồ mỏ đá 1, 2, đường VH1, bản vẽ mặt cắt ngang địa hình lòng hồ, sơ đồ tim mốc công trình và các biên bản giao nhận tim mốc tọa độ, cao độ.

Phần nghiên cứu tài liệu trắc địa hình đã có:

Cơ quan TVTK đã trình bày các tài liệu đã có trong giai đoạn dự án bao gồm: Lưới khống chế mặt bằng gồm các lưới đường chuyền hạng IV, lưới đường chuyền cấp I và cấp 2,

Hệ thống lưới khống chế độ cao được xây dựng năm 2008 phục vụ giai đoạn dự án.

Hệ thống bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500 đồng mức 0,5m tuyến đầu mối đập và nhà máy, bản đồ tỷ lệ 1/2000 đồng mức 2,0m khu vực lòng hồ.

Các tài liệu này được sử dụng hoàn toàn trong giai đoạn TKKT.

Về đo vẽ bản đồ đường VH1, mỏ đá số 1 và số , mặt cắt ngang địa hình lòng hồ

TVTK đã trình bày công tác đo vẽ bản đồ địa hình đường VH1, mỏ đá số 1 và số 2 với tỷ lệ 1:2000, đồng mức 2,0m, diện tích đo là 13,5ha bằng phương pháp toàn đạc. Không thấy trình bày nguyên tắc đo.

Phần đo vẽ mặt cắt ngang địa hình lòng hồ phục vụ công tác tính nước dềnh bao gồm 9 mặt cắt địa hình tương ứng với 3 vị trí của 03 nhánh sông. Công tác đo đạc được tiến hành theo đúng quy trình và yêu cầu quy phạm. Kết quả phù hợp với điều kiện thực tế.

Định vị tim mốc và chôn tim mốc công trình.:

Trong giai đoạn TKKT, cơ quan TVTK đã thực hiện công tác cắm tim mốc và chôn tim mốc vị trí công trình, khu phụ trợ. Tổng số tim mốc công trình là 45 mốc. Các mốc được định vị và móc nối với hệ thống lưới khống chế tọa độ và độ cao. Các mốc được đổ bằng bê tông có lõi thép kích thước 10x10x30cm chôn sâu dưới mặt đất 25cm, nổi trên mặt đất là 5cm có ghi số hiệu mốc theo thứ tự được thiết kế quy định.

Về lập các mặt cắt:

Page 27: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 27

Trong giia đoạn TKKT, Cơ quan TVTK đã tiến hành đo vẽ 1,52 km mặt cắt dọc tuyến đường dây 35KV, 2,4 km cắt ngang sông gồm 09 mặt cắt địa hình phục vụ công tác tính toán nước dềnh hồ chứa. Các mặt cắt thực hiện theo nội dung đề cương, tỷ lệ đo vẽ và sản phẩm khảo sát đảm bảo yêu cầu.

Kết luận về công tác khảo sát địa hình:

Trong giai đoạn TKKT công tác khảo sát địa hình đã được TVTK quan tâm bằng đề cương bổ sung nội dung khảo sát địa hình giai đoạn TKKT.

Nội dung khảo sát địa hình bổ sung giai đoạn TKKT có khối lượng rất gọn nhẹ, không trùng với khối lượng khảo sát địa hình giai đoạn dự án đầu tư và thiết kế cơ sở. Điều này chứng tỏ TVTK đã sử dụng hoàn toàn các kết quả khảo sát địa hình giai đoạn dự án, tiết kiện kinh phí khảo sát cho Chủ đầu tư và nhất quán các số liệu đầu vào. TVTT thống nhất với TVTK về kết quả này.

Tuy nhiên do thời giai đo vẽ trong giai đoạn dự án đã tiến hành từ những năm 2007-2008, trong giai đoạn này TVTK đã có mục kiểm tra ngoại nghiệp và bàn giao nhưng không thấy trình bày kết quả. Đề nghị TVTK bổ sung thì mới có thể đánh giá độ tin cậy được.

3. Về điều kiện địa chất.

3.1 Về báo cáo khảo sát địa chất.

Báo cáo địa chất giai đoạn TKKT-BVTC được biên chế thành 2 quyển: Quyển 3.1 Điều kiện địa chất công trình; Quyển 3.2 Album ảnh nõn khoan, hình trụ hố khoan.

Quyển 3.1: Điều kiện địa chất công trình

Địa chất tổng thể:

Trong giai đoạn dự án Cơ quan TVTK đã trình bày tóm tắt ngắn gọn lịch sử nghiên cứu địa chất trong vùng, đặc điểm địa mạo, cấu trúc địa chất. Vùng nghiên cứu nằm trên bản đồ địa chất tỷ lệ 1/200.000 tờ Mậu Duệ và cấu trúc địa chất của khu vực dự án là các thành tạo trầm tích lục nguyên tuổi Mezozoi. Căn cứ kết quả đo cẽ bản đồ địa chất công trình tỷ lệ 1/5.000 khu vực vùng hồ và vùng tuyến đã xếp được các phân vi địa tầng và mô tả tóm tắt được các thành tạo địa chất, địa tầng một cách nhanh gọn và hợp lý có thể chấp nhận được. Nhờ đó, đã giải quyết khoa học về địa tầng, các phá huỷ kiến tạo và động đất một cách khá logic về mặt địa chất.

Trong giai đoạn TKKT và BVTC, trên cơ sở các kết quả khảo sát địa chất bổ sung Cơ quan TVTK đã đi sâu phân tích đặc điểm cấu trúc địa chất vùng xây dựng như sau:

- Đặc điểm địa tầng vùng dự án thủy điện Sông Nhiệm 3 nằm trên nếp lõm lớn của phức nếp lõm Nậm Ban. Vùng tuyến đập được đặt trên nền đá của hệ tầng sông Hiến – Phân hệ tầng trên thuộc giới MEZOZOI hệ Trias-Thống hạ. Đặc điểm thạch học của phân hệ tầng sông Hiến gồm đá phiến silic có thành phần chủ yếu là thạch anh dạng vi hạt. Giữa lòng sông có tầng Aluvi dày từ 5-8m thành phần hạt chủ yếu là cuội sỏi và cát đa khoáng, ven bờ chiều dày lớp này thay đổi từ 2-3m chủ yếu là cát thô lẫn sỏi sạn.

- Hoạt động kiến tạo của địa chất trong vùng: Khu vực dự án được kẹp giữa 02 đứt gãy kiến tạo phân đới: Đứt gãy Yên Minh-Đèo Khê và đứt gãy Trà Lĩnh-Tiên Yên chia các khối theo phương Tây Bắc-Đồng Nam. Trong vùng tuyến đầu mối có một số hệ thống đứt gãy bậc IV phương ĐB-TN kéo dài đến á vĩ tuyến và đứt gãy bậc V chạy song song

Page 28: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 28

theo hướng TB-ĐN cắt qua vai trái đập từ cao trình 256m-240m. Ngoài ra còn một số đứt gãy hình dẻ quạt bậc V phát triển theo hường TB-ĐN có chiều rộng từ 0,1-1,0m, có chiều dài từ vài mét đến hàng trăm mét.

- Hoạt động kiến tạo động đất: Theo bản đồ địa chấn kiến tạo miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000 trong khu vực Sông Nhiệm 3 nằm trong vùng động đất I<6 (MSK-64) tương đương gia tốc cực đại amax=0,079.

- TVTK đã phân chia các lớp đất đá tại khu vực dự án như sau:

+ Tầng trên cùng là tầng phủ gồm 02 lớp: bồi tích và sườn tàn tích. Lớp bồi tích (lớp 1) nằm ở lòng và bờ sông, chiều dày từ 5-8m, thành phần chủ yếu là cát hạt thô, hạt trung bình và lẫn sỏi sạn. Lớp sườn tàn tích (lớp 2) chủ yếu là đất á sét, sét chứa dăm sạn và các mảnh vụn đá gốc chiều dày dao động từ 3-10m chủ yếu ở hai bờ sông.

+ Tầng dưới là đá gốc được chia thành các đới như sau:

a) Đới phong hóa mãnh liệt (IA1) chủ yếu là á sét lẫn dăm sạn chiều dày từ 5-8m

b) Đới phong hóa mạnh (IA2) chủ yếu là dăm cục nhét á sét, á cát dày trung bình từ 4-8m, tính chất cơ lý tương ứng với đất hạt thô lẫn sét.

c) Đới phong hóa (IB) gồm đá phiến silic, bột kết phân phiến phong hóa trung bình, nứt nẻ mạnh, độ bền cơ học biến đổi trong phạm vi rộng, chiều dày lớp này từ 15-20m, lòng sông từ 1-2m.

d) Đới đá nứt nẻ giảm tải (IIA) gồm khối đá gốc bị nứt nẻ trung bình đến nhẹ, độ bền khối đá có suy giảm nhưng không đáng kể.

e) Đới đá tương đối nguyên khối (IIB) Đá gốc tương đối nguyên vẹn, chưa bị phong hóa, đá cứng chắc, nứt nẻ yếu, chiều rộng khe nứt thường nhỏ hơn <1mm.

- Đặc trưng cơ lý của đất đá nền được TVTK trình bày thông qua các kết quả thí nghiệm trong phòng các mẫu đất nguyên dạng, các mẫu đá theo các tiêu chuẩn quy định. TVTK đã lập bảng xác định các chỉ tiêu cơ lý đất nguyên dạng cho lớp đất đá edQ+IA1, xác định tính chất cơ lý của mẫu đá cho 3 lớp đá phiến IA2, IB và IIA, 3 lớp đá gabrodiaba IA2, IB và IIA. TVTK đã kiến nghị các giá trị tính toán của các chỉ tiêu cơ lý lớp đất nền edQ+IA1 theo (bảng 3) và các lớp đá nền theo (bảng 4).

- Trên cơ sở các kết quả khảo sát, TVTK đã tiến hành phân tích các đặc điểm địa chất thủy văn của đất đá tại vùng tuyến cho thấy có 02 tầng chứa nước là tầng chứa nước trong trầm tích Aluvi và tầng chứa nước trong trầm tích lục nguyên. Nước chứa trong trần tích Aluvi nằm trong lỗ rỗng của các tích tụ bở rời gồm cát cuội bãi bồi lòng sông, thành phần chủ yếu là Bicacbonat canxi độ khoáng hóa 0,18g/l và độ PH=8,5. Nước chứa trong tầng trầm tích lục nguyên chủ yếu nằm trong khe nứt của đá gốc, độ sâu từ 8-30m thuộc loại Bicacbonat canxi độ khoáng hóa 0,19g/l và độ PH=8,2.

- Thông qua công tác thí nghiệm đổ nước, ép nước trong các hố khoan vùng tuyến TVTK cũng đưa ra các thông số đặc trưng tính thấm nước của đất đá edQ+IA1, của đá phiến Silic, của đá Gabro-diaba theo (bảng 5) và (bảng 6).

* Nhận xét của TVTT

- Như vậy so với đánh giá và phân tích đặc điểm cấu trúc địa chất vùng xây dựng trong giai đoạn dự án và thiết kế cơ sở thì trong giai đoạn TKKT và BVTC Cơ quan Tư

Page 29: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 29

vấn thiết kế đã xác định được rõ ràng hơn cấu trúc địa chất vùng dự án, đã cụ thể hóa được các vị trí đứt gãy, hướng và kích thước bao gồm chiều dài, chiều rộng các đứt gãy.

- Cơ quan TVTK đã xác định được cấp động đất của khu vực dự án là cấp 6 (MSK-64) cũng như gia tốc cực đại amax=0,079 để làm cơ sở tính toán ổn định và độ bền công trình.

- Tư vấn thẩm tra đồng ý với các phân tích về đặc điểm cấu trúc địa chất vùng xây dựng công trình thủy điện Sông Nhiệm 3, nhất trí chọn động đất cực đại tại khu vực dự án là cấp 6 tương ứng với gia tốc cực đại amax=0,079 làm thông số đầu vào trong tính toán ổn định và độ bền các hạng mục công trình.

- Từ kết quả khảo sát địa chất và các bản đồ địa chất trong vùng dự án thống nhất với TVTK về cấu tạo địa tầng và tên gọi quy định cho các lớp đất đá từ bề mặt đến đá gốc. Chiều dày các tầng đất đá được phân bố tùy theo các vị trí cụ thể của khu vực và được thể hiện trong các mặt cắt tại các tuyến công trình đầu mối, tuyến năng lượng…

- Nhất trí về cơ bản với các chỉ tiêu cơ lý đất nền, các chỉ tiêu cơ lý đá nền của các lớp đất đá được TVTK đề nghị giá trị tính toán. Tuy nhiên do tính chất phong hóa không đều và rất phức tạp của các loại đất đá ở các vị trí khác nhau trong vùng dự án nên các giá trị về cường độ kháng nén của mẫu đá, hệ số bền vững và mô đun biến dạng cần điều chỉnh cho các vùng khác nhau một cách hợp lý.

- Tương tự thống nhất với TVTK về kết quả các trị số tính thấm nước của các lớp đất, đá. Đề nghị TVTK lưu ý trong thiết kế khoan phụt chống thấm cho nền tại các vị trí có ảnh hưởng của đứt gãy kiến tạo không chỉ khoan phụt đến lớp IIA mà cần phải khoan phụt đến chiều sâu đảm bảo hệ số thấm đảm bảo quy phạm <3Lu.

Điều kiện địa chất công trình phương án chọn:

Trong giai đoạn TKKT-BVTC Cơ quan TVTK tập trung khảo sát địa chất bổ sung phương án được phê duyệt trong giai đoạn dự án đầu tư. Đã khảo sát bổ sung tuyến đập đầu mối, đập tràn, tuyến năng lượng và nhà máy thủy điện, tuyến dẫn dòng thi công. TVTK đã phân tích và đánh giá theo các tài kiệu khảo sát của 02 giai đoạn. Cụ thể như sau:

- Tuyến đập chính được dịch chuyển về thượng lưu 8,0m so với tim tuyến giai đoạn dự án. Tại tuyến đập đầu mối, địa hình có dạng chữ V, lòng sông rộng 40m, sườn trái có độ dốc trung bình 36o, sườn bờ phải khoảng 42o. Hai vai đập nằm trong phạm vi phân bố của thành tạo trầm tích lục nguyên gồm đá phiến silic xen kẹp bột kết phân phiến, lòng sông nằm trên khối xâm nhập gabro-diaba dạng thấu kính.

- Điều kiện địa chất công trình tuyến đập đầu mối như sau:

+ Vai trái đập đã khoan bổ sung một số hố HK13, HK14, HK11 kết hợp với hố khoan giai đoạn dự án cho thấy mặt cắt địa chất công trình thứ tự từ trên xuống gồm: Lớp edQ+IA1 là á sét, lẫn 20% dăm sạn, chiều dày thay đổi từ 6,0m đến 16m, trung bình 10m. Tiếp đến là đới nứt nẻ IIA gồm đá cứng chắc đá ép phiến có chiều sâu từ 7,0m đến 38m, có 02 đứt gãy kiến tạo V1 và V2.

+ Phần lòng sông đã khoan bổ sung 03 hố khoan HK2, HK3 và HK10 cùng các hố khoan giai đoạn dự án cho thấy: Nền đập phần lòng sông phía trên cùng là lớp tích tụ Aluvi aQIV gồm các hạt cát hạt trung, hạt thô chứa nhiều chất bụi bẩn chiều dày trung bình 3,0-4,5m, phía dưới là đới phong hóa (IB) đá gốc, nứt nẻ trung bình, chiều dày từ

Page 30: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 30

0,5-0,6m, phía dưới là một đai mạch đá gabro - diaba cứng chắc đến rất cứng chắc, phong hóa nhẹ, chiều rộng đai mạch tới 45-50m. Chiều dầy lớp đá gabro tại HK3 tới trên 40m.

+ Vai phải đập đã khoan 06 hố (HK1-HK6) chều sâu tới 40 m. Từ trên xuống gồm các lớp như sau: Lớp edQ+IA1 là á sét, lẫn dăm sạn, chiều dày thay đổi từ 8,8m đến 10m, tiếp đến là đới phong hóa mạnh IA2 loại đá gốc bị phong hóa mạnh, nứt nẻ thành các dăm tảng nhét á sét kém cứng chắc, chiều dày từ 6,7-7,9m, tiếp theo là đới phong hóa IB, đá gốc bị phong hóa trung bình, nứt nẻ mạnhchieeuf dày từ 1,0m đến 12m, tiếp theo là đới nứt nẻ IIA gồm đá gốc cứng chắc nứt nẻ mạnh, chiều sâu ổn định cách bề mặt khoảng 26,0m.

TVTK kiến nghị phần đập cao tiếp giáp với tràn gồm các vị trí đập dâng tại lòng sông và hai vai thấp nền đập được đặt trên đới IIA gồm đá phiến silic xem kẹp bột kết, phân lớp mỏng, thế nằm chung của lớp cắm vào phía trong với góc dốc 30-400. Phần sườn cao còn lại của 02 vai đập đặt nền vào đới IB và xử lý bằng khoan phụt gia cố trên toàn bộ nền. Nền đập tràn ở giữa lòng sông được TVTK kiến nghị đặt toàn bộ nền vào lớp đá IIA.

- Điều kiện địa chất công trình tuyến năng lượng như sau:

+ Tuyến năng lượng nằm trên sườn bờ trái sông Nhiệm, cơ quan TVTK đã tiến hành khảo sát địa chất bổ sung tuyến năng lượng bằng 3 mũi khoan HK11, HK5 và HK12. mặt cắt địa chất từ trên xuống dưới gồm 04 lớp như sau: Lớp edQ+IA1 là á sét, lẫn 20-30% dăm sạn, chiều dày trung bình 6,0m, tiếp đến là đới phong hóa mạnh IA2 loại đá gốc bị phong hóa mạnh phát triển đồng đều trên toàn tuyến năng lượng chiều dày trung bình 7,9m, tiếp theo là đới phong hóa IB, đá gốc bị phong hóa trung bình, nứt nẻ mạnh chiều dày từ 4,0m đến 5,0m, tiếp theo là đới nứt nẻ IIA gồm đá gốc cứng chắc nứt nẻ mạnh, chiều sâu ổn định cách bề mặt khoảng 17,0-17,5m. Có 02 đứt gãy là V-2 và V-4 cắt qua làm cho các vỏ phong hóa tăng dày hơn các vỏ phong hóa cùng đới.

+ Khảo sát địa chất nền nhà máy thủy điện với 02 mũi khoan khu vực nhà máy thủy điện HK9 và HK14. Nền nhà máy thủy điện nằm trong phạm vi phân bố các trầm tích đá phiến, mặt cắt địa chất công trình từ trên xuống dưới gồm các đới sau: Lớp edQ+IA1 chiều dày trung bình 7,0-18,0m trên toàn bề mặt nền nhà máy, tiếp đến là đới phong hóa mạnh IA2 phát triển không đồng đều, ở sườn cao chiều dày trung bình 12m, sườn thấp từ 1-1,5m, tiếp theo là đới phong hóa IB ở chiều sâu từ 20-23m, cuối cùng là đới midonit nứt nẻ IIA gồm đá gốc cứng chắc nứt nẻ mạnh, chiều sâu ổn định cách bề mặt khoảng 25,0-29,0m. Đứt gãy V-4 cắt qua vị trí bố trí nền nhà máy thủy điện.

+ Cơ quan TVTK đã kiến nghị đặt nền cửa lấy nước tại bờ trái tuyến đầu mối vào lớn đá IB, tuyến ống dẫn nước vào nhà máy thủy điện trên nền đá IIA, nền nhà máy thủy điện trên đới IIA và kênh xả hạ lưu nằm trên đới IB.

* Nhận xét của TVTT

- Kết quả khảo sát địa chất bổ sung tuyến đập đầu mối, tuyến năng lượng và nhà máy thủy điện phù hợp với những kết quả khảo sát trong giai đoạn dự án đầu tư và thiết kế cơ sở. Các kết quả kháo sát là hợp lý, mặt cắt địa chất công trình là phù hợp với bản đồ địa chất trong toàn vùng. Đánh giá điều kiện địa chất công trình của phương án tuyến năng lượng và nhà máy thủy điện, cống dẫn dòng, công trình tràn được thực hiện đúng theo tài liệu khảo sát và đáp ứng yêu cầu của giai đoạn thiết kế kỹ thuật và BVTC.

Page 31: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 31

- TVTK đã kiến nghị các giải pháp nền cho các hạng mục công trình là phù hợp với điều kiện ổn định và độ bền công trình, phù hợp với TCXDVN 285-2002. Phần kiến nghị xử lý nền tại các vị trí đứt gãy là còn thiếu.

- Nhận xét chung về điều kiện địa chất công trình tuyến đầu mối và tuyến năng lượng công trình thủy điện Sông Nhiệm 3 hoàn toàn đảm bảo yêu cầu xây dựng công trình thủy lợi thủy điện có cột nước trung bình.

Về khảo sát vật liệu xây dựng khu vực mỏ đá

Trong giai đoạn TKKT-BVTC Cơ quan TVTK đã tiến hành khảo sát mỏ đá số 2 phục vụ công tác khảo sát mỏ vật liệu xây dựng cho công tác cốt liệu bê tông. Đã tiến hành 5 hố khoan thăm dò mỏ đá số 2 để đánh giá thành phần và trữ lượng đá. Kết quả khảo sát cho thấy tương tự như mặt cắt địa chất các tuyến đầu mối tại mỏ đá số 2 có 05 lớp đất đá từ trên xuông: Lớp edQ+IA1 dày từ 0,2m-2,4m, lớp IA2 dày từ 1,3-2,2m, lớp đá phong hóa trung bình IB dày từ 0,1-2,1m, đới đá nứt nẻ IIA ở chiều sâu từ 16,5m đến 19,6m và cuối cùng là đới đá nguyên khối (đá tươi) IIB.

Đá sử dụng cho cốt liệu bê tông là đá IIA và IIB, Cơ quan TVTK đã xác định khối lượng cần thiết cho công tác bê tông khoảng hơn 200.000m3. Đánh giá các kết quả khảo sát mỏ đá số 2 thấy rằng cần diện tích mỏ khoảng 12.070m2 sẽ cho trữ lượng đá IIA và IIB khoảng 422.450m3

(gấp 2,5 lần nhu cầu) đảm bảo yêu cầu cốt liệu bê tông cho công trình Sông Nhiệm 3. Chiều sâu khai thác khoảng 50-60m so với mặt đất.

Cơ quan TVTK đã tiến hành các thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý đá trên cơ sở 12 mẫu đá trong các hố khoan theo tiêu chuẩn TCN 70-2002 và thí nghiệm 9 mẫu phản ứng tiềm tàng alkali theo tiêu chuẩn ÁTM C 289-94 cho thấy giá trị cường độ kháng nén của mẫu đá đạt yêu cầu làm cốt liệu bê tông tới mác 250# và đá không có phản ứng tiềm tàng. Từ cơ sở này TVTK kiến nghị chọn mỏ đá số 2 để khai thác cốt liệu cho công tác bê tông công trình Sông Nhiệm 3.

Điều kiện khai thác và vận chuyển kiến nghị theo quốc lộ 4C từ mỏ về tuyến công trình Sông Nhiệm 3 bằng ô tô rất thuận tiện.

* Nhận xét của TVTT

- Trong giai đoạn dự án TVTK có đưa ra 02 mỏ là mỏ số 1 và mỏ số 2 và chưa có kết quả khảo sát đánh giá trữ lượng cũng như chất lượng đá. Trong giai đoạn TKKT trên cơ sở xác định được khối lượng cốt liệu cần thiết cho công tác bê tông, Cơ quan TVTK đã kiến nghị chọn mỏ số 2 có trữ lượng khoảng >400.000m3 là đảm bảo về trữ lượng cần thiết cho công tác thi công công trình.

- TVTK đã tiến hành các thí nghiệm chất lượng vật liệu đá thông qua các mẫu đá. Kết quả thí nghiệm cho thấy đá đạt yêu cầu về chất lượng như cường độ kháng nén, không bị ăn mòn hóa học. Thống nhất với TVTK chọn mỏ đá số 2 khai thác cốt liệu cho công tác bê tông công trình Sông Nhiệm 3.

3.2 Về các bản vẽ địa chất.

Trong giai đoạn TKKT tài liệu gồm 06 bản vẽ địa chất công trình bao gồm: mặt cắt ĐCCT dọc tim tuyến đập, dọc tim cống dẫn dòng thi công, dọc tim tràn, dọc tim tuyến năng lượng, mặt cắt ngang nhà máy, mặt cắt dọc đê quây thượng hạ lưu.

Page 32: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 32

Các bản vẽ địa chất công trình phục vụ công tác của TVTK kiến nghị nền móng các hạng mục công trình. Tuy nhiên do không gắn với các hình trụ lỗ khoan nên chỉ có tính chất tương đối. Đề nghị TVTK chỉnh lý các mặt cắt này cho phù hợp.

3.3 Tập album ảnh nõn khoan, các hình trụ hố khoan.

Đã trình bày đầy đủ các album ảnh và hình trụ nõn khoan của 17 hố khoan (từ HK1 đến HK17). Các hình ảnh nõn khoan theo các chiều sâu cho thấy phù hợp với các đánh giá mặt cắt địa chất công trình của cơ quan TVTK, phù hợp với hình trụ nõn khoan kèm theo.

Từ kết quả của hình trụ nõn khoan và hình ảnh nõn khoan tại các hố khoan cho thấy kiến nghị của cơ quan TVTK đặt nền móng đập tràn, phần đập dâng có chiều cao lớn, nền nhà máy thủy điện vào nền đới IIA là nền đá grabo-diaba, đá gốc cứng chắc, nứt nẻ vừa và mạnh là phù hợp, phần đập dâng thấp có thể đặt vào đới đá IB có gia cố nền cũng đảm bảo các điều kiện về độ bền và độ ổn định.

Thống nhất với Cơ quan TVTK về khối lượng lỗ khoan và kết quả khảo sát hình trụ lỗ khoan.

3.4 Báo cáo kết quả thí nghiệm phân tích mẫu.

TVTK đã trình bày báo cáo thí nghiệm trong giai đoạn TKKT-BVTC gồm 11 mẫu đất nguyên dạng, 28 mẫu cơ lý đá, 7 mẫu nước. Các kết quả thí nghiệm mẫu đất có bảng tổng hợp kết quả trị thí nghiệm và một số các biểu bảng thí nghiệm kèm theo, các kết quả mẫu cơ lý đá có bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý đá phiến silic và bảng chỉ tiêu cơ lý đá phiến điaba. Các kết quả này bao gồm cả 2 giai đoạn khảo sát: giai đoạn dự án đầu tư và giai đoạn TKKT-BVTC.

Thí nghiệm nước 7 mẫu: gồm phân tích thành phần hoá học, có kèm các bảng và công thức, nhận xét đánh giá của Tư vấn thiết kế.

Tiến hành lập 10 phiếu phân tích thạch học mô tả kỹ lưỡng, đánh giá kết luận từng phiếu, nhưng vẫn chưa có chú ý đến nghiên cứu cơ học đá.

Tất cả tài liệu thí nghiệm đều do Trung tâm thí nghiệm LAS 90 – Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng điện 1 là đơn vị có tư cách pháp nhân thực hiện. Các thí nghiệm được thực hiện theo đúng các tiêu chuẩn hiện hành.

Nhận xét chung cuả tư vấn thẩm tra hồ sơ điạ chất:

(1) Hồ sơ báo cáo điều kiện địa chất công trình thủy điện Sông Nhiệm 3 giai đoạn TKKT-BVTC bao gồm 02 tập thuyết minh và các phụ lục kèm theo đã bổ sung khá đầy đủ đáp ứng theo yêu cầu của giai đoạn TKKT và BVTC xây dựng công trình. Hồ sơ bổ sung của TVTK đã kế thừa các kết quả khảo sát địa chất giai đoạn dự án, đã bổ sung đầy đủ các kết quả khảo sát địa chất công trình tại tất cả các hạng mục công trình được phê duyệt trong giai đoạn dự án đầu tư. Thông qua các kết quả khảo sát của 02 giai đoạn bao gồm các nghiên cứu, đánh giá các đặc điểm địa hình, địa mạo, địa tầng, kiến tạo, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa chất vật lý tân kiến tạo của từng hạng mục và toàn dự án. TVTK đã kiến nghị đới đá đặt nền các công trình chính, các giá trị chỉ tiêu cơ lý đất đá nền, tình hình kiến tạo động đất và các chỉ tiêu tính toán an toàn động đát. Các kết quả khảo sát địa chất được trình bày rõ ràng, sạch đẹp, tuân thủ quy định, đáp ứng được các yêu cầu của giai đoạn TKKT, chứng tỏ TVKS đã quan tâm và có năng lực chuyên môn. Đánh giá về chất lượng tài liệu địa chất TVTK đã hoàn thành với chất lượng tốt.

Page 33: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 33

- Tài liệu khảo sát địa chất bổ sung đảm bảo yêu cầu điều kiện cơ bản đầu vào và độ tin cậy cho thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công.

- Khối lượng khảo sát địa chất phù hợp với đề cương khảo sát.

Tuy nhiên, hồ sơ khảo sát địa chất giai đoạn TKKT cũng còn một số lỗi kỹ thuật, các hạn chế cần chỉnh, sửa và bổ sung như sau:

- Hồ sơ thiếu các bản đồ địa chất tổng thể khu vực dự án.

- Như đã đề nghị trong giai đoạn dự án, công tác nghiên cứu các hoạt động đứt gãy ở giai đoạn này cũng vẫn còn ở mức độ hạn chế, đặc biệt là kiến nghị xử lý đứt gẫy chưa thấy trình bày.

- Một số mặt cắt địa chất thể hiện kiến nghị đới đá đặt nền các hạng mục công trình chính nhưng chưa gắn với các hình trụ lỗ khoan để đảm bảo chính xác cao độ đặt nền.

- Bổ sung thêm tài liệu hoặc thuyết minh những nội dung liên quan đến khoáng sản lòng hồ.

III. THỦY NĂNG - KINH TẾ NĂNG LƯỢNG.

1. Các tài liệu sử dụng tính toán thuỷ năng.

Tài liệu được sử dụng để tính toán thuỷ năng bao gồm:

(1). Tài liệu địa hình

Đặc tính địa hình hồ chứa thuỷ điện Sông Nhiệm 3 theo quan hệ dung tích, diện tích mặt nước hồ chứa và mực nước ở đập. Đường quan hệ Z = f(F,W) được thiết lập trên cơ sở đo vẽ từ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000.

(2) Tài liệu địa chất thủy văn

Tổn thất do thấm qua lòng hồ và vai bờ lấy bằng 0,5% so với dung tích trung bình của hồ trong mỗi thời đoạn.

(3) Tài liệu thuỷ văn

+ Dòng chảy đến

Chuỗi dòng chảy đến tuyến Sông Nhiệm 3 từ năm 1960-1961 đến hết năm 2006-2007. Dự kiến thủy điện Sông Nhiệm 3 là điều tiết mùa do vậy ở đây TVTK phân mùa dòng chảy theo mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 6 năm sau

+ Dòng chảy phù sa

(4) Tài liệu khí tượng

Tài liệu khí tượng được kể đến trong tính toán thuỷ năng là đánh giá tổn thất bốc hơi từ mặt hồ. Lượng tổn thất bốc hơi được xác định bằng hiệu số giữa bốc hơi mặt nước và bốc hơi mặt đất, đó chính là lượng bốc hơi tăng lên khi có hồ chứa. Tổn thất bốc hơi lấy bằng tổn thất trung bình nhiều năm và được phân phối theo từng tháng trong năm.

(5) Đường quan hệ mực nước và lưu lượng hạ lưu của NMTĐ

(6) Đặc tính lưu lượng của tổ máy thuỷ điện

Công suất trung bình tháng của nhà máy được xác định theo công thức N = 9,81ηt

Page 34: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 34

ηmf ηtdQtđHt trong đó ηt và ηmf là hệ số hiệu suất của tuốc bin và máy phát, trị số A = 9,81ηt ηmfηtd lấy bằng 8,6 (ứng với ηtd = 1).

(7) Tổn thất cột nước qua tuyến năng lượng

Tổn thất cột nước qua tuyến năng lượng phụ thuộc vào lưu lượng nước chảy qua tuốc bin.

Nhận xét của Tư vấn thẩm tra về số liệu tính toán:

- Số liệu đầu vào cho tính toán thuỷ năng là lưu lượng dòng chảy trung bình tháng dài 49 năm là hoàn toàn phù hợp đối với công trình có hồ điều tiết mùa.

- Sơ đồ tính toán thuỷ năng thuỷ lợi của TVTK là phù hợp với bố trí công trình và các thông số hồ chứa. Chọn MNDBT=235,0m; MNC=232,5m; nhà máy kiểu sau đập.

- Việc tính toán thủy năng nhưng thiếu số liệu đường đặc tính công tác của tuốc bin là thiếu chính xác. Đề nghị TVTK bổ sung.

2. Các tài liệu đầu vào phục vụ tính toán kinh tế so chọn phương án.

Để xác định hiệu ích năng lượng của nhà máy thủy điện Sông Nhiệm 3 sử dụng phương pháp xác định hiệu ích thông qua giá trị năng lượng của dự án theo Quyết định số 18/2008/QĐ-BCT ngày 18 tháng 7 năm 2008 của Bộ Công Thương, về Ban hành quy định về biểu giá chi phí tránh được và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các nhà máy điện nhỏ sử dụng năng lượng tái tạo.

Hiệu ích kinh tế của thủy điện Sông Nhiệm 3 được tính toán thông qua giá bán điện được quy định trong qu yết định số 74/QĐ-ĐTĐL ngày 24 tháng 12 năm 2008 về biểu giá chi phí tránh được năm 2009.

Bảng 2.10: Giá bán điện theo mùa và cao điểm, thấp điểm

Mùa khô Mùa mưa

Giá điện năng Giờ cao điểm

Giờ bình thường

Giờ thấp

điểm

Giờ cao điểm

Giờ bình thường

Giờ thấp

điểm

Phần điện

năng dư

Miền Bắc 435 419 415 483 472 470 235

Giá công suất 1674

Các thông số cơ bản đầu vào như: chi phí O&M là 1,0%, chi phí tổn thất và tự dùng là 1,0%, lãi suất vay trong và ngoài nước, thời gian thay thế máy, thời gian ân hạn… đều phù hợp với tính toán phân tích kinh tế tài chính hiện này và phù hợp với các quy định hiện tại.

3. Phương pháp tính toán thủy năng.

- Sơ đồ khai thác bậc thang Sông Nhiệm 3:

Tư vấn thẩm tra nhất trí với sơ đồ và quy mô khai thác bậc thang TĐ Sông Nhiệm 3 trong hệ thống như Tư vấn thiết kế đã kiến nghị chọn.

Quy mô và sơ đồ khai thác thủy điện Sông Nhiệm 3: TVTK kiến nghị phương án khai thác và quy mô thông số của thủy điện Sông Nhiệm 3 như sau:

- Sơ đồ chọn : sơ đồ nhà máy sau đập

Page 35: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 35

- MNDBT : 235,0 m

- MNC : 232,5 m

- Nlm : 10,0 MW

- Phương pháp tính toán thuỷ năng

Phương pháp tính toán thuỷ năng cho thủy điện Sông Nhiệm 3 là tính toán năng lượng cho thủy điện điều tiết mùa, nguyên tắc tính toán thủy năng dựa trên phương trình cân bằng nước và phương trình năng lượng thông qua phương pháp lập bảng. Thời đoạn tính toán Tư vấn thiết kế chọn là chuỗi dòng chảy trung bình tháng dài 49 năm (1961-2007).

Nhận xét của Tư vấn thẩm tra:

Theo TVTK thì công trình thuỷ điện Sông Nhiệm có hồ điều tiết mùa do đó sử dụng chuỗi dòng chảy trung bình tháng để tính toán thuỷ năng là phù hợp. Tuy nhiên theo các kết quả tính toán của TVTK cho kết quả hệ số số điều tiết β = 0,02 là chưa chính xác

kết quả tính toán của TVTT cho thấy 0027,010.09.2

10.6.59

6

0

===W

Vhi

hβ . Đề nghị TVTK kiểm

tra lại.

Với hệ số điều tiết β = 0,0027 thì hồ thuỷ điện Sông Nhiệm 3 không phải là hồ điều tiết mùa vì vậy việc sử dụng chuỗi dòng chảy trung bình tháng để tính toán thuỷ năng là chưa phù hợp. Đề nghị TVTK tính toán với chuỗi dòng chảy trung bình ngày đêm hoặc sử dụng đường duy trì lưu lượng.

4. Lựa chọn các thông số quy mô công trình.

4.1 Lựa chọn tuyến công trình.

Trong giai đoạn DAĐT TVTK đã nghiên cứu tài liệu địa hình và địa chất cho thấy có 2 vị trí tuyến phù hợp cho việc xây dựng đập tạo hồ chứa, nhà máy thủy điện kiểu sau đập, tuyến năng lượng bố trí bên bờ trái với 1 phương án vị trí nhà máy. Kết quả cho thấy tuyến 1 cho chỉ tiêu kinh tế năng lượng tốt hơn.

Trong giai đoạn TKKT Tư vấn thiết kế tiếp tục nghiên cứu sâu phương án tuyến 1 để làm cơ sở cho các nghiên cứu, lựa chọn tiếp theo.

Tư vấn thẩm tra hoàn toàn nhất trí với kiến nghị của tư vấn thiết kế.

4.2 Chọn MNDBT.

Với tuyến đập Sông Nhiệm 3, đã tiến hành tính toán thủy năng cho các phương án MNDBT khác nhau. Do hồ chứa có dung tích nhỏ nên lượng bùn cát lắng đọng hàng năm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến MNDBT, với thủy điện Sông Nhiệm 3 là công trình cấp 3 nên tuổi thọ công trình là 75 năm do đó nếu lấy theo điều kiện bồi lắng lòng hồ thì chiều cao đập sẽ rất lớn mà hiệu quả năng lượng không cao. Vì vậy ở đây sẽ sử dụng biện pháp công trình là cống xả cát để xả bỏ lượng bùn cát lắng đọng đồng thời 10 năm tiến hành nạo vét lòng hồ một lần. Cao trình bùn cát sau 10 năm lắng đọng là 220, để đảm bảo điều kiện dẫn nước thì MNDBT tối thiểu được nghiên cứu là 228.

Qua tính toán sơ bộ với cao trình MNDBT thấp hơn 233 hồ chỉ có khả năng điều tiết ngày, còn từ cao trình 233 trở lên nếu chuyển sang điều tiết mùa sẽ cho sản lượng điện cao hơn. Vì vậy trong báo cáo này nghiên cứu giới hạn MNDBT từ 233 đến 239m.

Page 36: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 36

Hồ chứa Sông Nhiệm 3 có hệ số điều tiết nhỏ (β ≈ 0,02), trong tính toán lựa chọn MNDBT đã chọn các MNC tương ứng [233/232,5; 235/232,5; 237/232,5] để ứng với mỗi phương án có sản lượng điện mùa khô lớn nhất (MNC tối ưu ứng với phương án MNDBT).

Trên cơ sở tính toán thủy năng các tổ hợp mực nước nêu trên và thông qua tính toán kinh tế năng lượng TVTK đã kiến nghị chọn phương án: MNDBT=235,0m; MNC=232,5m; điện năng E0=40,583.106 kWh bảng 2.11).

Bảng 2.11: Kết quả tính toán thủy năng – kinh tế lựa chọn MNDBT

Thông số Đơn vị Phương án

MNDBT M 233 235 237

MNC M 232,5 232,5 232,5

Nlm MW 10 10 10

Nbđ MW 1,210 1,432 1,595

E0 triệu kWh 39,474 40,583 41,721

Emùa mưa triệu kWh 22,914 23,308 23,663

Giờ cao điểm triệu kWh 6,150 6,150 6,150

Giờ trung bình triệu kWh 12,871 13,118 13,347

Giờ thấp điểm triệu kWh 3,894 4,040 4,166

Emùa khô triệu kWh 16,559 17,275 18,058

Giờ cao điểm triệu kWh 9,581 10,136 10,729

Giờ trung bình triệu kWh 5,953 6,099 6,270

Giờ thấp điểm triệu kWh 1,025 1,039 1,059

Qtđmax m3/s 33,300 33,300 33,300

Cột nước trung bình Htb M 35,54 36,69 37,87

Cột nước thấp nhất Hmin M 34,92 34,92 34,92

Cột nước thiết kế Htt M 34,92 34,92 34,92

Cột nước lớn nhất Hmax M 36,94 38,98 41,01

Số giờ sử dụng Nlm Giờ 3947 4058 4172

Vốn đầu tư thuần Tỷ đồng 276,188 279,438 288,368

NPV Tỷ đồng 23,61 28,16 28,00

EIRR % 11,11 11,31 11,26

B/C 1,12 1,14 1,13

Kiến nghị Chọn

Ý kiến của Tư vấn thẩm tra:

- Theo kết quả tính toán của TVTT thì hồ thuỷ điện Sông Nhiệm 3 là hồ điều tiết ngày, do đó việc lựa chọn các phương án MDBT và MNC tương ứng để tạo dung tích điều tiết mùa như lý luận của TVTK là chưa phù hợp.

- Theo sơ đồ khai thác thủy điện Sông Nhiệm 3 là sơ đồ kiểu nhà máy sau đập do vậy cột nước phát điện được tạo lên chủ yếu nhờ công trình đầu mối mà năng lượng của

Page 37: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 37

nhà máy phụ thuộc vào cột nước tính toán. Đập càng cao cột nước tính toán càng lớn, điện năng sẽ tỷ lệ thuận với cột nước. Tuy nhiên chiều cao đâp khống chế bởi MNDBT và kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng. Theo kết quả thẩm tra cho thấy thủy điện Sông Nhiệm 3 chỉ nên chọn MNDBT tối đa 239,0m. TVTK chọn MNDBT=235,0m là chọn phương án giới hạn với cân nhắc giữa hiệu quả thu được và chi phí đền bù đất đai. Tư vấn thẩm tra thống nhất lựa chọn MNDBT=235,0m.

- Việc lựa chọn MNC=232,5m của TVTK căn cứ vào tổ hợp với MNDBT tính toán dung tích điều tiết mùa cần thiết cho thủy điện Sông Nhiệm 3 trên cơ sở đó lựa chọn MNC phù hợp. Tuy nhiên TVTK cần lưu ý hồ thuỷ điện Sông Nhiệm 3 không phải là hồ điều tiết mùa.

4.3. Lựa chọn MNC.

Với phương án MNDBT đã chọn là 235m, tiến hành tính toán thủy năng nhằm so chọn MNC tối ưu cho hồ chứa. Các phương án MNC được TVTK đưa ra xem xét bao gồm: 231,5; 232,5; 233,5. Kết quả tính toán của TVTK được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.12: Kết quả tính toán thủy năng - kinh tế lựa chọn MNC

Thông số Đơn vị Phơng án

MNDBT m 235 235 235

MNC m 233,5 232,5 231,5

Nlm MW 10 10 10

Nbđ MW 1,382 1,432 1,459

E0 triệu kWh 40,371 40,583 40,465

Emùa mưa triệu kWh 23,380 23,308 23,232

Giờ cao điểm triệu kWh 6,150 6,150 6,150

Giờ trung bình triệu kWh 13,137 13,118 13,098

Giờ thấp điểm triệu kWh 4,093 4,040 3,984

Emùa khô triệu kWh 16,992 17,275 17,233

Giờ cao điểm triệu kWh 9,841 10,136 10,261

Giờ trung bình triệu kWh 6,050 6,099 5,992

Giờ thấp điểm triệu kWh 1,101 1,039 0,981

Qtđmax m3/s 32,320 33,300 34,318

Cột nước trung bình Htb m 37,13 36,69 36,27

Cột nước thấp nhất Hmin m 35,98 34,92 33,88

Cột nước thiết kế Htt m 35,98 34,92 33,88

Cột nước lớn nhất Hmax m 38,98 38,98 38,98

Số giờ sử dụng Nlm Giờ 4067 4058 4047

Vốn đầu tư thuần Tỷ đồng 278,126 279,438 280,683

NPV Tỷ đồng 27,89 28,16 26,31

EIRR % 11,30 11,31 11,22

B/C 1,13 1,14 1,13

Page 38: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 38

Thông số Đơn vị Phơng án

Kiến nghị Chọn

Nhận xét của Tư vấn thẩm tra:

Đối với công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3 thì càng tăng MNC sẽ cho hiệu quả năng lượng càng cao, đồng thời chi phí lại giảm đi. Chính vì vậy việc lựa chọn MNC chỉ là việc lựa chọn MNC cao nhất mà vẫn đảm bảo đủ dung tích điều tiết cho hồ chứa. TVTK đưa ra các phương án mực nước chết với lý luận đảm bảo đạt được hiệu ích điện năng mùa khô max là phù hợp. TVTT thống nhất với lựa chọn trên của TVTK.

4.3. Lựa chọn công suất lắp máy.

Trên cơ sở phương án tuyến đã chọn và với các thông số MNDBT = 235,0m; MNC = 232,5m, TVTK đã đưa ra nghiên cứu 3 phương án Nlm, bao gồm: Nlm = 9MW; 10 MW và 11MW. Ngoài ra TVTK còn tính toán cho một số phương án lắp máy cao hơn cụ thể là phương án 13MW và 14MW. Tuy nhiên không thấy TVTK đưa ra kết quả tính toán của những phương án này.

Xem xét kết quả tính toán thuỷ năng và nguyên tắc lựa chọn công suất lắp máy của Tư vấn thiết kế cho nhà máy thủy điện Sông Nhiệm 3, TVTT thấy rằng phạm vi chọn công suất lắp máy cho 3 trường hợp như trên là hợp lý, đã bao được phương án chọn. Các kết quả tính toán thủy năng và phân tích kinh tế trong lựa chọn công suất lắp máy cho công trình Sông Nhiệm 3 là phù hợp. TVTK kiến nghị công suất lắp máy Nlm=10MW theo TVTT là hợp lý. Tuy nhiên vơi xu thế hiện nay cùng với việc áp dụng biểu giá tránh được thì việc dự phòng công suất cho nhà máy thuỷ điện Sông Nhiệm 3 là cần thiết nhằm tận dụng tối đa năng lực của dòng chảy.

Bảng 2.13: Kết quả tính toán thủy năng, kinh tế chọn Nlm của TVTK

Thông số Đơn vị Phơng án

MNDBT m 235 235 235

MNC m 232,5 232,5 232,5

Nlm MW 9 10 11

Nbđ MW 1,432 1,432 1,432

E0 triệu kWh 38,796 40,583 42,073

Emùa mưa triệu kWh 21,850 23,308 24,524

Giờ cao điểm triệu kWh 5,535 6,150 6,764

Giờ trung bình triệu kWh 12,304 13,118 13,848

Giờ thấp điểm triệu kWh 4,011 4,040 3,913

Emùa khô triệu kWh 16,946 17,275 17,549

Giờ cao điểm triệu kWh 9,570 10,136 10,619

Giờ trung bình triệu kWh 6,187 6,099 6,006

Giờ thấp điểm triệu kWh 1,189 1,039 0,925

Qtđmax m3/s 29,790 33,300 36,828

Cột nước trung bình Htb m 36,78 36,69 36,62

Cột nước thấp nhất Hmin m 35,13 34,92 34,73

Page 39: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 39

Cột nước thiết kế Htt m 35,13 34,92 34,73

Cột nước lớn nhất Hmax m 39,04 38,98 38,91

Số giờ sử dụng Nlm Giờ 4311 4058 3825

Vốn đầu tư thuần Tỷ đồng 278,853 279,438 291,071

NPV Tỷ đồng 16,83 28,16 28,02

EIRR % 10,79 11,31 11,25

B/C 1,09 1,14 1,13

Kiến nghị Chọn

4.4 Lựa chọn số tổ máy.

Trên cơ sở MNDBT=235m, MNC=232,5m và công suất lắp máy Nlm=10MW, TVTK đã tiến hành lựa chọn số tổ máy cho công trình thủy điện Sông Nhiệm 3. Đã đưa ra hai phương án tổ máy Z=2 và Z=3 tổ và tiến hành tính toán thủy năng có kể đến các điều kiện và hiệu suất của tuốc bin. Kết quả tính toán cho thấy phương án 3 tổ máy linh hoạt trong vận hành đặc biệt là mùa kiệt, cho các chỉ tiêu năng lượng cao hơn phương án 2 tổ máy, Tuy nhiên về hiệu ích kinh tế cho thấy phương án 02 tổ máy có các chỉ tiêu kinh tế năng lượng cao hơn so với phương án 03 tổ máy (Bảng 2.14). TVTT nhất trí với TVTK chọn phương án 02 tổ máy cho nhà máy thuỷ điện Sông Nhiệm 3.

Bảng 2.14: Kết quả tính toán thủy năng – kinh tế chọn số tổ máy

Thông số Đơn vị Z=2 Z=3

MNDBT m 235 235

MNC m 232,5 232,5

Nlm MW 10 10

Nbđ MW 1,432 1,432

E0 triệu kWh 40,583 40,614

Emùa mưa triệu kWh 23,308 23,327

Giờ cao điểm triệu kWh 6,150 6,150

Giờ trung bình triệu kWh 13,118 13,121

Giờ thấp điểm triệu kWh 4,040 4,056

Emùa khô triệu kWh 17,275 17,287

Giờ cao điểm triệu kWh 10,136 10,136

Giờ trung bình triệu kWh 6,099 6,103

Giờ thấp điểm triệu kWh 1,039 1,048

Qtđmax m3/s 33,300 33,056

Cột nước trung bình Htb m 36,69 36,82

Cột nước thấp nhất Hmin m 34,92 35,18

Cột nước thiết kế Htt m 34,92 35,18

Cột nước lớn nhất Hmax m 38,98 39,20

Số giờ sử dụng Nlm giờ 4058 4061

Vốn đầu tư thuần Tỷ đồng 279,438 281,203

Page 40: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 40

NPV Tỷ đồng 28,16 26,84

EIRR % 11,31 11,24

B/C 1,14 1,13

Kiến nghị Chọn

4.5 Tính toán thuỷ năng phương án chọn.

Trên cơ sở lựa chọn các thông số và quy mô công trình thủy điện Sông Nhiệm 3, căn cứ vào chủng loại thiết bị đơn vị TVTK đã tiến hành tính toán xác định lại các thông số năng lượng của phương án kiến nghị.

Theo kết quả tính toán kiểm tra của TVTT với các số liệu đầu vào mà TVTK cung cấp cho kết quả có nhiều sai khác so với kết quả tính toán của TVTK. Theo kết quả tính toán của TVTT điện năng thu được là 39,232.106kWh tức là giảm so với kết quả tính toán của TVTK 1,251.106 kWh tương đương 3,08%. Tuy kết quả tính toán có sự chênh lệch nhưng không nhiều và nằm trong giới hạn cho phép. Vì vậy có thể thấy kết quả tính toán của TVTK đảm bảo được độ tin cậy cần thiết.

Kết quả tính toán của TVTK và TVTT được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2-15. Kết quả tính toán thủy năng phương án chọn

Trị số TT Thông số Đơn vị

TVTT TVTK

1 MNDBT m 235,0 235,0

2 Mực nước chết MNC m 232,5 232,5

3 Dung tích hữu ích Whi 106m3/s 5,6 5,6

4 Dung tích chết Wc 106m3/s 26,604 26,604

5 Lưu lượng lớn nhất Qmax m3/s 33,30 33,30

6 Cột nước lớn nhất Hmax m 37.96 38,98

7 Cột nước nhỏ nhất Hmin m 34.91 34,92

8 Cột nước tính toán Htt m 34.91 34,92

9 Công suất lắp máy Nlm MW 10 10

10 Công suất đảm bảo Nđb MW 2,08 1,43

11 Điện lượng bình quân Eo 106kWh 39,232 40,583

12 Số giờ sử dụng công suất lắp máy Giờ 3923 4058

VĐT thuần Tỷ đồng 279,438

13 ENPV Tỷ đồng 28,16

14 EIRR % 11,31

15 B/C - 1,14

Page 41: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 41

5. Kết luận:

Về quy mô và các thông số năng lượng của công trình thủy điện Sông Nhiệm 3 , TVTT nhất trí với TVTK những nội dung sau:

- Thống nhất phương án tuyến công trình mà TVTK đã kiến nghị;

- Thống nhất với TVTK lựa chọn sơ đồ khai thác của thuỷ điện Sông Nhiệm 3 là nhà máy kiểu sau đập.

- Thống nhất quy mô thông số của công trình như TVTK đã kiến nghị: MNDBT= 235,0m; MNC = 232,5m; Nlm=10MW; số tổ máy 2 tổ.

- Đề nghị TVTK xác định lại khả năng điều tiết của hồ chứa theo kết quả tính toán của TVTT hệ số điều tiết hồ chỉ là β ≈ 0,0027 thi hồ thuỷ điện Sông Nhiệm 3 không thể là hồ điều tiết mùa được. Vì vậy việc tính toán với chuỗi dòng chảy trung bình tháng là chưa phù hợp.

- Đề nghị TVTK cần kiểm tra và hoàn thiện lại một số nội dung mà TVTT đã nêu ở trên để đảm bảo các tính toán, lựa chọn có tính logíc và chặt chẽ hơn.

Page 42: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 42

CHƯƠNG III THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH THUỶ CÔNG

I. CHỌN TUYẾN VÀ BỐ TRÍ CÔNG TRÌNH.

1. Phương án tuyến công trình đầu mối.

Trên cơ sở phê duyệt dự án đầu tư và thiết kế cơ sở, căn cứ vào các điều kiện địa hình, địa chất các tuyến được TVTK lựa chọn trong giai đoạn TKKT Cơ quan Tư vấn thiết kế đã đưa ra phương án tuyến công trình đầu mối Sông Nhiệm 3 nằm trên Sông Nhiệm có vị trí nằm trên địa bàn xã Niêm Sơn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang cách thị trấn Mèo Vạc 20km, cách đường QL 4C khoảng 1km. Trục tuyến đập xác định bằng 2 tọa độ điểm A1, B1 như sau:

- Điểm A1 : X= 2549021.91; Y = 490455.87

- Điểm B1 : X = 2548699.13; Y = 490636.74

Địa hình tuyến đập có lòng sông hẹp, hai vai có độ dốc 35o đến 40o thuận lợi cho bố trí đập bê tông, nhà máy thủy điện ở bờ trái. Địa chất nền lòng sông tuyến đập I là đá phiến sét xen kẹp bột kết, phân lớp mỏng, thế nằm chung của mặt lớp cắm ra ngoài lòng sông với góc dốc 30-400, nền đập chính được đặt trên lớp đá 1B nằm sâu cách mặt đất từ 3-8m. Đường phục vụ thi công đến tuyến công trình được bố trí từ hạ lưu, thuận lợi cho công tác thi công.

Trên cơ sở đánh giá điều kiện địa hình, đặc biệt là điều kiện địa chất và các điều kiện phục vụ thi công, Cơ quan Tư vấn thiết kế đã khẳng định phương án tuyến công trình đầu mối là tốt nhất trong số các tuyến đề nghị trong giai đoạn dự án đầu tư và thiết kế cơ sở.

Sơ đồ khai thác thủy điện Sông Nhiệm 3 là thủy điện sau đập bê tông. Vì vậy tuyến năng lượng được bố trí vuông góc vói tuyến đập, nằm trên bờ trái của đập dâng, sử dụng các ống thép áp lực trong bê tông dẫn nước vào nhà máy.

2. Bố trí công trình phương án thiết kế.

Trên cơ sở tuyến đầu mối và tuyến năng lượng được lựa chọn, Tư vấn thiết kế đã chọn phương án bố trí công trình đầu mối và thiết kế các giải pháp kỹ thuật và kết cấu cho công trình thủy điện Sông Nhiệm 3 là:

Đập dâng là đập Bê tông trọng lực gồm 02 phần bờ trái và bờ phải, cao trình đỉnh đập là 236,6m.

Bố trí giữa hai khối đập dâng là đập tràn xả lũ được chọn loại có cửa van, mặt cắt dạng ofixerôp, gồm 2 khoang tràn kích thước bxh = 9x10m, cao trình ngưỡng tràn là 225,0m, nối tiếp tiêu năng hạ lưu bằng mũi phun.

Nhà máy thủy điện thuộc loại sau đập được bố trí phía bờ trái, cửa lấy nước vào nhà máy thủy điện bố trí trong thân đập. Cửa lấy nước gồm 2 khoang, kích thước cửa vào b x h = 4,0 x 4,5m, cao độ ngưỡng cửa lấy nước được thiết kế là 223.10m.

Page 43: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 43

3. Nhận xét của Tư vấn thẩm tra.

- Thống nhất với TVTK về tuyến công trình theo tọa độ đã được TVTK tối ưu hóa trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật do đảm bảo được các điều kiện về mặt địa hình, đặc biệt là điều kiện địa chất công trình.

- Đồng ý với TVTK về phương án bố trí công trình với đập dâng bằng bê tông trọng lực, đập tràn dạng ofixerop nằm giữa lòng sông hai bên là đập dâng, tiêu năng bằng dòng phun xa, nhà máy loại sau đập bê tông, vị trí tại bờ trái tuyến công trình do điều kiện địa chất tốt.

II. CÔNG TRÌNH DÂNG NƯỚC

1. Kết cấu công trình đập dâng.

Đập dâng là đập Bê tông trọng lực mái thượng lưu thẳng đứng, mái hạ lưu m=0,78, các thông số chính của đập:

- MNDBT 235,0m

- MNLTK 235,0m

- MNLKT 236,31m

- Cao trình đỉnh đập: 236,6m;

- Chiều dài phần đập dâng: 170m;

- Chiều cao đập max: 48,6m;

- Chiều rộng đỉnh đập: 4,5m

Đập dâng gồm 02 phần bờ trái và bờ phải được thiết kế gồm phần lõi đập có kết cấu bằng bê tông M150, phần vỏ bọc phía thượng lưu từ cao độ 205.0m trở xuống bằng bê tông cốt thép M250-B6 dày 200cm, trên cao độ 205.00m được bọc bằng BTCT M200-B6 dày 150cm để đảm bảo khả năng chống thấm; Bản đáy được bọc bằng lớp bê tông cốt thép M200 dầy 50cm.

2. Xử lý nền công trình đập dâng.

Nền đập dâng được thiết kế trên nền đá IB và đá IIA, để đảm bảo sức chịu tải của nền nền đập dâng được thiết kế gia cố nền. Tiến hành khoan phun gia cố nền với chiều sâu 5,0m, các lỗ khoan bố trí hình hoa mai cách nhau 3,0m, các vị trí đứt gãy được đào rộng và xử lý bằng bê tông đổ bù bằng mác bê tông móng đập.

Để chống thấm cho nền đập, giảm áp lực thấm đáy đập thiết kế màn chống thấm bằng khoan phụt 02 hàng nền đập phía thượng lưu cách nhau 1,0m, các lỗ khoan cách nhau 2,0m, chiều dày màng xi măng từ 2-3m, chiều sâu lỗ khoan trung bình khoảng 1/3 cột nước trước đập và khoan thẳng vào lớp đá IIA. Tiêu chuẩn chống thấm nền đập là lượng mất nước <3Lu (0,03l/phút).

* Nhận xét của Tư vấn thẩm tra:

- Do phần đập dâng có chiều cao trung bình, chiều cao lớn nhất tại vị trí sát mép tràn là 48,6m vì vậy nền đập thiết kế đặt vào lớp đá IB và IIA là phù hợp. Lưu ý tại các vị trí đập dâng có chiều cao lớn hơn 40m nên đặt vào nền đá IIA để đảm bảo điều kiện về nền cho công trình đập cao.

Page 44: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 44

- Việc gia cố nền đập tại các vị trí đá IB bằng khoan phụt gia cố nền với chiều sâu 5m, bố trí các lỗ khoan so le nhau khoảng cách 3,0m là giải pháp thông thường trong gia cố nền các công trình đầu mối đặt trên nền phong hóa mạnh lớp IB. Đề nghị TVTK phải có bản vẽ thiết kế khoanh vùng khoan phụt gia cố nền.

- Thiết kế chống thấm cho nền đập theo tiêu chuẩn lượng mất nước <3Lu là hợp lý. Việc bố trí hai hàng khoan phụt với chiều sâu cắm vào lớp đá IIA là phù hợp. Bố trí hành lang khoan phun là cần thiết.

3. Tính toán cao trình đỉnh đập dâng.

TVTK đã tính toán cao trình đỉnh đập theo mực nước thông thường trong hồ chứa là MNDBT và MNCN:

∇ đỉnh đập = ∇mực nước hồ + Hsóng + a

Trong đó :

- a Độ vượt cao an toàn (theo cấp công trình cấp III, a=0,4)

- Hsóng Chiều cao sòng trong hồ chứa

Căn cứ vào kết quả tính toán trên cơ sở MNDBT và MNKT, TVTK đã xác định được cao trình đỉnh đập bê tông là cao độ 236.60m .

Chiều rộng đỉnh đập được thiết kế phần đập dâng bờ phải là 4,5m, phần đập dâng bờ trái là 6,5m phục vụ thi công và vạn hành sử chữa công trình lấy nước sau này.

* Nhận xét của Tư vấn thẩm tra:

- Trên cơ sở tính toán sóng trong hồ chứa tương ứng với các mực nước tương ứng, cao trình đỉnh đập do TVTK chọn cao độ 236.60m là phù hợp với kết quả tính toán kiểm tra của Tư vấn thẩm tra.

4. Tính toán ổn định và độ bền công trình đập dâng.

a) Các trường hợp tính toán ổn định và độ bền đập dâng

TVTK đã tính toán kiểm tra điều kiện ổn định tổng thể và ứng suất đáy móng với một số mặt cắt đập điển hình với các tổ hợp tải trọng tác động như sau:

- Trường hợp 1: Tổ hợp cơ bản - Mực nước thượng lưu MNDBT - Hạ lưu mực nước min

- Trường hợp 2: Tổ hợp cơ bản - Mực nước thượng lưu là MNLTK p=1.0%– - Mực nước hạ lưu tương ứng với lưu lượng xả thiết kế p=1%.

- Trường hợp 3: Tổ hợp đặc biệt 1 - Mực nước thượng lưu là MNLKT p=0.2%– Mực nước hạ lưu max p=0,2%.

- Trường hợp 4: Tổ hợp đặc biệt 2 - Mực nước thượng lưu MNDBT - Mực nước HL tương ứng TH nhà máy vận hành bình thường, thiết bị chống thấm và thoát nước bị hỏng hoàn toàn .

b) Kết quả tính toán của TVTK:

Page 45: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 45

Bảng 3.1: Kết quả tính toán ổn định đập dâng bờ trái.

STT Trường hợp Kt Kl σσσσmax σσσσmin [K]

1 Cơ bản 1 1,232 1,772 80,54 10,77 1,210

2 Cơ bản 2 1,254 1,625 80,24 5,58 1,210

3 Đặc biệt 1 1,123 1,517 75,85 4,65 1,090

4 Đặc biệt 2 1,121 1,652 84,25 6,71 1,090

Bảng 3.2: Kết quả tính toán ổn định đập dâng bờ phải

STT Trường hợp Kt Kl σσσσmax σσσσmin [K]

1 Cơ bản 1 1,220 2,249 58,43 21,61 1,210

2 Cơ bản 2 1,254 2,078 73,65 9,17 1,210

3 Đặc biệt 1 1,122 1,796 71,74 5,44 1,090

4 Đặc biệt 2 1,133 1,903 74,80 6,77 1,090

c) Kết quả tính toán kiểm tra của Tư vấn Thẩm tra:

Theo tiêu chuẩn TCXD 285-2002 và 14 TCN 56-88, Cơ quan TVTT đã tiến hành tính toán kiểm tra ổn định và độ bền tại mặt cắt đập dâng bờ trái của TVTK với cao trình đáy đập là 188,0m. Nội dung tính toán ổn định và độ bền của đập dâng được tính cho 6 tổ hợp

Trường hợp 1: Tổ hợp thi công : Thi công xong hồ chưa có nước

Trường hợp 2:Tổ hợp cơ bản 1, MNDBT - MNHL(không có nước), vận hành bình thường

Trường hợp 3: Tổ hợp cơ bản 2, MNLTK - MNHL(p=1.0 %), vận hành bình thường

Trường hợp 4: Tổ hợp đặc biệt 1, MNLKT - MNHL(p=0.2%), vận hành bình thường

Trường hợp 5: Tổ hợp đặc biệt 2, MNDBT - MNHL, màng chống thấm hỏng, vận hành không bình thường.

Trường hợp 6: Tổ hợp đặc biệt 3, MNLTK - MNHL(p=1.0 %), màng chống thấm hỏng, vận hành không bình thường.

Bảng 3.3: Trường hợp 1 – Tổ hợp thi công THTC

(Tính toán của đơn vị thẩm tra) THTC

(Tính toán của đơn vị tư vấn)

KT - -

KL - -

Kdn - -

[K] 1.09 -

Page 46: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 46

TLσ (T/m2) -113.63 -

HLσ (T/m2) 0.41 -

Bảng 3.4: Trường hợp 2 – Tổ hợp cơ bản 1 THCB1

(Tính toán của đơn vị thẩm tra) THCB1

(Tính toán của đơn vị tư vấn)

KT 1.39 1.232

KL 2.17 1.772

Kdn 14.53 - [K] 1.21 1.21

TLσ (T/m2) -16.98 -10.77

HLσ (T/m2) -88.44 -80.54

Bảng 3.5: Trường hợp 3 – Tổ hợp cơ bản 2

THCB2 (Tính toán của đơn vị thẩm tra)

THCB2 (Tính toán của đơn vị tư vấn)

KT 1.31 1.254 KL 1.62 1.625 Kdn 3.34 - [K] 1.21 1.21

TLσ (T/m2) -5.74 -5.58

HLσ (T/m2) -76.92 -80.24

Bảng 3.6: Trường hợp 4 – Tổ hợp đặc biệt 1 THĐB1

(Tính toán của đơn vị thẩm tra) THĐB1

(Tính toán của đơn vị tư vấn) KT 1.24 1.123 KL 1.53 1.517 Kdn 3.23 - [K] 1.09 1.09

TLσ (T/m2) 1.51 -4.65

HLσ (T/m2) -83.25 -75.85

Page 47: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 47

Bảng 3.7: Trường hợp 5 – Tổ hợp đặc biệt 2 THĐB2

(Tính toán của đơn vị thẩm tra) THĐB2

(Tính toán của đơn vị tư vấn) KT 1.33 1.121 KL 1.90 1.652 Kdn 7.49 - [K] 1.09 1.09

TLσ (T/m2) -9.46 -6.71

HLσ (T/m2) -88.64 -84.25

Bảng 3.8: Trường hợp 6 – Tổ hợp đặc biệt 3 THĐB3

(Tính toán của đơn vị thẩm tra) THĐB3

(Tính toán của đơn vị tư vấn) KT 1.26 - KL 1.52 - Kdn 2.92 - [K] 1.09 1.09

TLσ (T/m2) -1.65 -

HLσ (T/m2) -76.03 -

* Nhận xét của Cơ quan Tư vấn thẩm tra

- Tư vấn thiết kế đã không tính toán đầy đủ các tổ hợp tính toán như trong tiêu

chuẩn TCXD 285-2002 và 14 TCN-56 88 (thiếu hai trường hợp tính toán: (1)

trường hợp mới thi công xong và (2) trường hợp MNDBT=MNLTK, màng chống

thấm và tiêu nước làm việc không bình thường)

- Các hệ số tính toán ổn định trượt và lật do TVTT và TVTK đều cho kết quả lớn

hơn so với hệ số ổn định cho phép. Như vậy theo TCXD 285-2002 công trình đập

dâng đảm bảo điều kiện về ổn định trượt và lật.

- Tính toán ứng suất cho thấy trong trường hợp 4 - tổ hợp đặc biệt 1, xuất hiện ứng

suất kéo ở mép thượng lưu, tuy nhiên ứng suất này vẫn nằm trong giới hạn cho

phép (nhỏ hơn lực dính giữa bê tông và nền) vì vậy không ảnh hưởng đến điều

kiện độ bền. Các trường hợp khác điều kiện không xuất hiện ứng suất kéo là thoả

mãn điều kiện về độ bền theo TCXD 285-2002.

5. Nghiên cứu trạng thái ứng suất và biến dạng của đập dâng.

Để kiểm tra khả năng làm việc của công trình đập dâng trong mọi trường hợp, Cơ quan TVTK đã tiến hành nghiên cứu trạng thái ứng suất và biến dạng hai phần đập dâng bờ trái và bờ phải công trình thủy điện Sông Nhiệm 3.

Page 48: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 48

Số liệu đầu vào tính toán bao gồm các đặc trưng cơ lý đá nền và tiếp giáp giữa đập và nền, các chỉ tiêu cơ lý kết cấu bê tông thân đập, Phương pháp sử dụng phân tích là phương pháp phần tử hữu hạn thông qua phần mềm ANSYS. Trường hợp tính toán gồm 3 tổ hợp tải trọng bao gồm:

- Tổ hợp cơ bản 1: Mực nước dâng bình thường, hạ lưu không có nước;

- Tổ hợp đặc biệt 1: Mực nước dâng bình thường, hạ lưu có nước, động đất cấp 7

- Tổ hợp đặc biệt 2: Mực nước lũ kiểm tra, mực nước hạ lưu max.

Kết quả tính toán cho thấy có xuất hiện một số vị trí có ứng suất kéo, tuy nhiên phần lớn đều nhỏ hơn ứng suất kéo cho phép của bê tông. Một số vị trí có thể bổ sung bằng cốt thép.

Nhìn chung ứng suất nén tại đáy móng đập nhỏ hơn nhiều so với khả năng chịu lực của nền.

Trên cơ sở kết quả tính toán trạng thái ứng suất và biến dạng của toàn bộ các mặt cắt thân đập dâng, cơ quan TVTK thiết kế và bố trí cốt thép trong thân đập dâng để bảo đảm các điều kiện về ổn định và ứng suất.

* Nhận xét của TVTT:

- Thống nhất với cơ quan TVTK việc nghiên cứu trạng thái ứng suất và biến dạng đập tràn kết cấu bê tông là phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế đập bê tông.

- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu ứng suất và biến dạng thân đập dâng, TVTK bố trí kết cấu công trình và cốt thép cho hợp lý, đảm bảo không xuất hiện vùng có ứng suất lớn hơn ứng suất chịu của bê tông.

III. CÔNG TRÌNH TRÀN NƯỚC

1. Thiết kế hình dạng và kết cấu công trình tràn

Đập tràn xả lũ được chọn loại có cửa van, mặt cắt dạng ofixerôp, bố trí tại vị trí giữa tuyến đập dâng phần lòng sông.

Cấu tạo gồm 2 khoang tràn kích thước bxh = 9x10m, cao trình ngưỡng tràn là 225,0m.

Một số thông số chính của tràn xả lũ Sông Nhiệm 3:

- Cao trình ngưỡng tràn: 255,0m

- Chiều cao đập tràn: 48,6m

- Chiều dài đập tràn: 20m

Nối tiếp tiêu năng hạ lưu bằng mũi phun, cao độ mũi phun 206.00m, góc giữa mũi phun và phương nằm ngang là 220, hạ lưu tràn bố trí cấu tạo sân tiêu năng bằng BTCT M200 dài 15m, dày 50cm, có bố trí các lỗ thoát nước và khoan neo thép gia cố để tiêu năng cho một số cấp lưu lượng nhỏ hơn lưu lượng thiết kế.

Kết cấu tràn bằng bê tông trọng lực, mặt tràn bọc bê tông M300, phần thân tràn có vỏ bê tông M250 lõi bê tông M150 cốt liệu lớn. Công tác xử lý nền tương tự như đập dâng khoan phun chống thấm. Tràn được thiết kế thành 1 khối bê tông riêng biệt, tiếp giáp với đập dâng 2 bờ bằng các khớp nối.

Page 49: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 49

* Nhận xét của TVTT:

- Thống nhất với TVTK về hình dạng và kích thước đập tràn công trình đầu mối thủy điện Sông Nhiệm 3.

- Thống nhất với TVTK về hình thức tiêu năng hạ lưu bằng mũi phun.

2. Xử lý nền công trình đập tràn

Nền đập tràn được thiết kế chủ yếu trên nền đá IIA, tương tự đập dâng để đảm bảo sức chịu tải của nền đập tràn, TVTK đã tiến hành thiết kế gia cố nền đập tràn. Tiến hành khoan phun gia cố nền với chiều sâu 5,0m, các lỗ khoan bố trí hình hoa mai cách nhau 3,0m, các vị trí đứt gãy được đào rộng và xử lý bằng bê tông đổ bù bằng mác bê tông móng đập.

Tương tự phần đập dâng , để chống thấm cho nền đập, giảm áp lực thấm đáy đập thiết kế màn chống thấm bằng khoan phụt 02 hàng nền đập phía thượng lưu cách nhau 1,0m, các lỗ khoan cách nhau 2,0m, chiều dày màng xi măng từ 2-3m, chiều sâu lỗ khoan trung bình khoảng 1/3 cột nước trước đập và khoan thẳng vào lớp đá IIB. Tiêu chuẩn chống thấm nền đập là lượng mất nước <3Lu (0,03l/phút).

* Nhận xét của Tư vấn thẩm tra:

- Phần đập tràn nằm giữa lòng sông có chiều cao khá lớn lại chịu tải trọng lớn vì vậy TVTK nền đập đặt vào lớp đá IIA là hợp lý.

- Do lớp đá IIA là đá cứng chắc nhưng nứt nẻ mạnh, việc gia cố nền đập tại các vị trí đá IIA bằng khoan phụt gia cố nền là phù hợp. Tuy nhiên do điều kiện nền không đồng nhất, đề nghị TVTK phải có bản vẽ thiết kế khoanh vùng khoan phụt gia cố nền với chiều sâu thích hợp.

- Thiết kế chống thấm cho nền đập theo tiêu chuẩn lượng mất nước <3Lu là hợp lý. Việc bố trí hai hàng khoan phụt với chiều sâu cắm vào lớp đá IIB là phù hợp. Bố trí hành lang khoan phun là cần thiết.

- Đề nghị có biện pháp xử lý các đứt gãy đi qua nền đập dâng và đập tràn.

3. Tính toán thủy lực công trình tràn

a) Tính toán khả năng tháo

TVTK đã tính toán khả năng tháo của 2 khoang tràn xả lũ theo hai cấp lưu lượng:

Lũ thiết kế: Q1,0% = 1069,0 m3/s;

Lũ kiểm tra: Q0,2% = 1301,34 m3/s;

Kết quả tính toán của TVTK cho thấy với kích thước công trình tháo do TVTK đề ra, tại cao trình MNDBT=235m, khả năng tháo của đập tràn là 1076,49m3/s> 1069,0m3/s.

Tại MNLKT= 236,29m khả năng tháo của công trình tràn là 1345m3/s>1301,34 m3/s

Như vậy khả năng tháo của đập tràn đảm bảo trong mọi trường hợp tính toán.

b) Tính toán tiêu năng sau tràn

TVTK đã thiết kế cấu tạo phần nối tiếp hạ lưu sau công trình tràn gồm: Bố trí cao độ mũi phun 206,2m, góc giữa mũi phun và phương nằm ngang là 250. Thiết kế chiều sâu

Page 50: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 50

hố xói có cao trình thấp nhất là 183,21m, các kích thước hố xói bao gồm chiều dài L=42,24m, chiều rộng B=14,63m.

Cơ quan TVTK đã chia thành 05 cấp lưu lượng để tính toán tiêu năng từ 400m3/s đến 1301,3m3/s để xác định được chiều sâu và kích thước hố xói.

TVTT đã kiểm tra kết quả tính toán thủy lực và tiêu năng tràn xả lũ công trình Sông Nhiệm 3. Kết quả cho thấy kích thước tràn đảm bảo khả năng tháo lũ thiết kế và lũ kiểm tra. Kết quả tính toán chiều sâu và kích thước hố xói phù hợp với lưu lượng max.

4. Tính toán và kiểm tra ổn định và độ bền đập tràn

a) Các trường hợp tính toán ổn định và độ bền đập tràn

TVTK kiểm tra điều kiện ổn định và ứng suất đáy móng mặt cắt đập tràn ứng với các tổ hợp tải trọng tác động như sau:

- Trường hợp 1: Tổ hợp cơ bản - Mực nước thượng lưu MNDBT - Hạ lưu mực nước min.

- Trường hợp 2: Tổ hợp cơ bản - Mực nước thượng lưu là MNLTK - Mực nước hạ lưu tương ứng với lưu lượng lũ thiết kế p=1%.

- Trường hợp 3: Tổ hợp đặc biệt 1 - Mực nước thượng lưu là MNL kiểm tra 0.2%– Mực nước hạ lưu max.

- Trường hợp 4: Tổ hợp đặc biệt 3 - Mực nước thượng lưu MNDBT - Mực nước HL tương ứng TH nhà máy vận hành bình thường, thiết bị chống thấm và thoát nước bị hỏng hoàn toàn .

b) Kết quả tính toán ổn định và độ bền các block đập tràn như sau: Bảng 3.9: Kết quả tính toán ổn định đập tràn.

STT Trường hợp Kt Kl σσσσmax σσσσmin [K]

1 Cơ bản 1 1,405 2,087 87,08 29,52 1,210

2 Cơ bản 2 1,519 2,099 73,48 39,85 1,210

3 Đặc biệt 1 1,442 1,948 75,24 34,96 1,090

4 Đặc biệt 2 1,272 1,860 92,40 18,65 1,090 c) Kết quả tính toán kiểm tra của Tư vấn Thẩm tra:

Theo tiêu chuẩn TCXD 285-2002 và 14 TCN 56-88, Cơ quan TVTT đã tiến hành tính toán kiểm tra ổn định và độ bền các block đập tràn. Nội dung tính toán ổn định và độ bền của đập dâng được tính cho 5 tổ hợp

Trường hợp 1: Tổ hợp thi công : Thi công xong hồ chưa có nước

Trường hợp 2:Tổ hợp cơ bản 1, MNDBT - MNHL(không có nước), vận hành bình thường

Trường hợp 3: Tổ hợp cơ bản 2, MNLTK - MNHL(p=1.0 %), vận hành bình thường

Trường hợp 4: Tổ hợp đặc biệt 1, MNLKT - MNHL(p=0.2%), vận hành bình thường

Trường hợp 5: Tổ hợp đặc biệt 2, MNDBT - MNHL, màng chống thấm hỏng, vận hành không bình thường.

Page 51: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 51

Bảng 3.10: Trường hợp 1 - Tổ hợp thi công THTC

(Tính toán của đơn vị thẩm tra) THTC

(Tính toán của đơn vị tư vấn)

KT - -

KL - -

Kdn - -

[K] 1.09 -

TLσ (T/m2) -112.224 -

HLσ (T/m2) 2.998 -

Bảng 3.11: Trường hợp 2 - Tổ hợp cơ bản 1

THCB1

(Tính toán của đơn vị thẩm tra) THCB1

(Tính toán của đơn vị tư vấn)

KT 1.57 1.405

KL 2.36 2.087

Kdn 17.15 -

[K] 1.21 1.21

TLσ (T/m2) -15.977 -29.52

HLσ (T/m2) -109.848 -87.08

Bảng 3.12: Trường hợp 3 - Tổ hợp cơ bản 2

THCB2 (Tính toán của đơn vị thẩm tra)

THCB2 (Tính toán của đơn vị tư vấn)

KT 1.68 1.519 KL 2.03 2.099 Kdn 3.08 - [K] 1.21 1.21

TLσ (T/m2) -27.091 -39.85

HLσ (T/m2) -84.053 -73.48

Bảng 3.13: Trường hợp 4 - Tổ hợp đặc biệt 1 THĐB1

(Tính toán của đơn vị thẩm tra) THĐB1

(Tính toán của đơn vị tư vấn) KT 1.60 1.442 KL 1.96 1.948 Kdn 3.01 - [K] 1.09 1.09

Page 52: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 52

TLσ (T/m2) -22.974 -34.96

HLσ (T/m2) -87.516 -75.24

Bảng 3.14: Trường hợp 5 - Tổ hợp đặc biệt 2 THĐB2

(Tính toán của đơn vị thẩm tra) THĐB2

(Tính toán của đơn vị tư vấn) KT 1.50 1.272 KL 2.07 1.860 Kdn 7.82 - [K] 1.09 1.09

TLσ (T/m2) -9.919 -18.65

HLσ (T/m2) -109.856 -92.40

Nhận xét của đơn vị thẩm tra:

- Tư vấn thiết kế đã không tính toán đầy đủ các tổ hợp tính toán như trong tiêu

chuẩn TCXD 285-2002 và 14 TCN-5688

- Các hệ số tính toán ổn định trượt và lật do TVTT và TVTK đều cho kết quả vượt

hơn so với hệ số cho phép. Công trình đảm bảo điều kiện về ổn định trượt và lật

theo TCXD 285-2002 .Các kết quả tính toán ứng suất đều cho kết quả âm (trừ tổ

hợp thi công xuất hiện ứng suất dương ở mép hạ lưu) nghĩa là ứng suất mép

thượng lưu đều là ứng suất nén. Công trình thỏa mãn điều kiện về ứng suất theo

TCXD 285-2002.

Kết quả kiểm tra của TVTT cho thấy tại các block đập tràn cũng luôn luôn ổn định và không xuất hiện ứng suất kéo tại thượng lưu đập.

5. Nghiên cứu trạng thái ứng suất và biến dạng của đập tràn.

Để kiểm tra khả năng làm việc của công trình trong mọi trường hợp, Cơ quan TVTK đã tiến hành nghiên cứu trạng thái ứng suất và biến dạng đập tràn công trình thủy điện Sông Nhiệm 3.

Trên cơ sở các đặc trưng cơ lý đá nền và tiếp giáp giữa đập và nền, trên cơ sở thiết kế kết cấu bê tông thân đập và các đặc trưng cơ lý của bê tông thân đập, cơ quan TVTK đã dùng phương pháp phân tử hữu hạn thông qua phần mềm ANSYS để tính toán 4 tổ hợp tải trọng:

- Công trình vừa thi công xong

- Kẹt một cửa van tháo lũ

- Xả lũ kiểm tra p=0,2%

- Xả lũ thiết kế p=1,0% có động đất cấp 7

Page 53: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 53

Kết quả tính toán cho thấy ứng suất nén đều nằm trong giới hạn nhỏ hơn ứng suất chịu nén của bê tông.

Trên cơ sở kết quả tính toán trạng thái ứng suất và biến dạng của toàn bộ các mặt cắt thân đập, cơ quan TVTK bố trí cốt thép trong thân đập tràn để bảo đảm các điều kiện về ổn định và ứng suất.

* Nhận xét của TVTT:

- Việc nghiên cứu trạng thái ứng suất và biến dạng đập tràn kết cấu bê tông là phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế đập bê tông.

- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu ứng suất và biến dạng thân đập, TVTK bố trí kết cấu công trình và cốt thép là hợp lý với các tổ hợp tải trọng tính toán.

IV. TUYẾN NĂNG LƯỢNG VÀ NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN.

1. Thiết kế tuyến năng lượng và nhà máy thủy điện.

a) Cửa lấy nước vào nhà máy thủy điện:

Cửa lấy nước bằng bê tông cốt thép trong thân đập, cửa lấy nước gồm 2 khoang đặt ở bờ trái đập dâng, kích thước cửa vào mỗi khoang b x h = 2,4 x 2,4m, cao độ ngưỡng cửa lấy nước được thiết kế là 223.60m để đảm bảo lấy được lưu lượng tính toán lớn nhất của hai tổ máy Q = 33.3m3/s khi mực nước trong hồ ở MNC cao độ 232.50m và tránh bùn cát vào tuốc bin. Cửa lấy nước được bố trí lưới chắn rác phía ngoài đảm bảo vận tốc dòng chảy qua lưới chắn rác được giới hạn là v ≤ 0,9m/s, lưới chắn rác được đặt trong các khe thẳng đứng, nâng hạ bằng tời, tiếp tới là khe van sửa chữa và khe van công tác. Hình dạng cửa lấy nước được bố trí dạng các đường cong thủy lực để giảm tổn thất, cao trình đỉnh cửa lấy nước lấy bằng cao trình đỉnh đập là 236.60m.

b) Đường ống áp lực

Nối tiếp sau cửa lấy nước là đường ống dẫn nước vào tuốc bin của nhà máy thủy điện kiểu sau đập.

Tư vấn thiết kế bố trí 2 đường ống bằng thép song song nhau dẫn nước vào 02 tổ máy của nhà máy thủy điện. Mỗi đường ống có đường kính D=240cm, dày 12-14mm đường ống đặt trong thân đập, phía ngoài bọc bê tông côt thép M200 dày 100cm. Đường ống được đặt nghiêng, mái dốc đường ống có m= 1:0,78 theo mái của đập dâng, chiều dài mỗi ống là 58,41m.

c) Nhà máy thủy điện

Cơ quan TVTK chọn giải pháp nhà máy thủy điện kiểu sau đập bên bờ trái dòng sông. Nhà máy thủy điện có kết cấu bằng bê tông cốt thép kiểu hở đặt trên nền đá đới IIA. Nhà máy gồm 2 tổ máy với tua bin Francis trục đứng, buồng xoắn bằng thép. Cao trình đặt BXCT là 195.10m.

Kích thước nhà máy như sau: chiều rộng gian máy 11,3m, khoảng cách giữa tim các tổ máy là 11.5m, cao độ gian máy là 202,70m. Sàn lắp máy được bố trí ở đầu phía trái nhà máy thẳng với đường vào nhà máy với kích thước 11,3 x 12,5m, cao độ sàn lắp máy được xác định là 204,40m. Cầu trục trong gian máy chọn là 40T, nhịp 13,0m. Trong nhà máy thủy điện TVTK bố trí đầy đủ các phòng để đặt hệ thống thiết bị công nghệ của nhà máy thủy điện. Kích thước nhà máy: dài x rộng x sâu x cao = 39,9 x 21,6 x 6,8 x29,9m.

Page 54: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 54

Cửa ra của hai tổ máy có bố trí khe van sửa chữa với 2 bộ cửa van phẳng dùng chung cho 2 tổ máy, kích thước cửa ra bxh=4,6mx2,0m, tại cao độ 209,65m bố trí pa lăng phục vụ nâng hạ cửa van.

Đáy cửa ra trên cao độ 189,93m được nối tiếp với đoạn dốc ngược 1:3 của kênh xả ra tại cao độ 195,09m .

2. Tính toán thủy lực.

a) Tính toán thủy lực công trình lấy nước vào nhà máy thủy điện

TVTK đã tính toán khả năng lấy nước của công trình trong trường hợp mực nước thượng lưu hồ chứa là mực nước chết (Mực nước thấp nhất trong hồ)

Sơ đồ tính toán là cống có áp

Tổn thất thủy lực được tính cho từng đường ống bao gồm tổn thất dọc đường và tổn thất cục bộ.

Kết quả tính toán cho thấy lưu lượng tính toán (Qtt) luôn luôn đảm bảo lớn hơn và bằng lưu lượng thiết kế qua cống Qtk = 33.3m3/s

* Nhận xét của TVTT:

- Đề nghị TVTK lưu ý, mặc dù lưu lượng lớn nhất vào nhà máy đã được tính toán là Qmax=33,3m3/s , tuy nhiên số liệu đầu vào tính toán vẫn lấy theo số liệu giai đoạn dự án Qmax=34,4m3/s để tính tổn thất thủy lực là không hợp lý. Đề nghị điều chỉnh.

3. Tính toán ổn định và độ bền tuyến năng lượng và nhà máy thủy điện.

a) Tính toán ổn định công trình lấy nước

Cửa lấy nước được tính toán kiểm tra điều kiện ổn định tổng thể và ứng suất dưới nền ứng với 03 tổ hợp tải trọng như sau: - Trường hợp 1: Tổ hợp cơ bản: mực nước thượng lưu ứng với ZMNDBT = 235 m, mực nước hạ lưu ứng với trường hợp Qxả qua nhà máy max , ZHL = 197,52 m. Cao trình bùn cát Zbc = 222,31 m. - Trường hợp 2: Tổ hợp đặc biệt 1: Trường hợp xả lũ thiết kế cao trình 235m, hạ lưu ZHL = 197,52 m, thiết bị thoát nước bị hỏng. - Trường hợp 3: Tổ hợp đặc biệt 2: Trường hợp xả lũ kiểm tra cao trình 236,29m, hạ lưu max ZHL = 203,64 m, thiết bị thoát nước làm việc bình thường.

Bảng 3.15: Kết quả tính toán ổn định và độ bền cửa lấy nước

Ổn định Ứng suất nền (T/m2) Trường hợp Ktrượt Klật [K] σmax σmin ττττ max ττττ min

TH1 1,45 1,78 1,21 56,09 2,59 -18,87 -9,82

TH2 1,68 1,56 1,08 57,21 -3,91 -18,87 -9,19

TH3 1,60 1,61 1,08 53,71 -0,29 -19,78 -9,36

Kết quả tính toán cho thấy cửa lấy nước đảm bảo ổn định và độ bền ứng suất.

b) Tính toán ổn định nhà máy thủy điện

Page 55: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 55

Nhà máy thuỷ điện được tính toán kiểm tra điều kiện ổn định tổng thể và ứng suất dưới nền ứng với các tổ hợp tải trọng như sau:

- Trường hợp 1: Tổ hợp cơ bản - Nhà máy làm việc bình thường, thượng lưu là MNDBT = 235m, hạ lưu là mực nước ứng với Q qua nhà máy max MNHL = 197,52 m.

- Trường hợp 2: Tổ hợp đặc biệt 1 - Nhà máy làm việc với thượng lưu là MNLKT = 236,29m, hạ lưu là mực nước max tương ứng MNHL = 203,64 m, các thiết bị tiêu thoát nước làm việc bình thường.

- Trường hợp 3: Tổ hợp đặc biệt 2 - Nhà máy làm việc bình thường, thượng lưu là MNDBT = 235m, hạ lưu là mực nước ứng với Q qua nhà máy max MNHL = 197,52 m, có động đất cấp 7.

Bảng 3.16: Kết quả tính toán ổn định nhà máy thủy điện.

Hệ số ổn định TH tính toán

Ktrượt Klật Kdn [K]

TH1 17,86 1,75 1,85 1,21

TH2 15,79 1,181 1,178 1,09

TH3 6,21 1,457 1,612 1,09

Bảng 3.17: Kết quả tính toán độ bền nhà máy thủy điện.

Ứng suất nền TH tính toán

σ1 σ2 σ3 σ4

TH1 7,7 6,8 3,1 4,0

TH2 3,2 2,2 0,4 1,3

TH3 2,1 1,2 6,8 7,7

- TVTK kết luận nhà máy luôn luôn ổn định trong mọi trường hợp

- Không xuất hiện ứng suất kéo dưới đáy móng, đảm bảo điều kiện bền.

V. NHẬN XÉT CHUNG CỦA TƯ VẤN THẨM TRA

1. Về chọn tuyến đầu mối và tuyến năng lượng

(1) Trong giai đoạn TKKT-BVTC Cơ quan TVTK đã chọn phương án tuyến được phê duyệt có điều chỉnh về phía thượng lưu khoảng 8,0m trên cơ sở chọn lựa cẩn thận, tối ưu dựa vào điều kiện địa hình, địa chất, điều kiện thi công và bố trí mặt bằng công trường. Tư vấn thẩm tra đồng ý với TVTK về vị trí tuyến chọn do đảm bảo các điều kiện khả thi để xây dựng đầu mối thủy lợi thủy điện.

(2) Về tuyến năng lượng, với phương án khai thác dòng chảy bằng nhà máy sau đập vị trí tuyến năng lượng và nhà máy ở bờ trái là hoàn toàn hợp lý.

Page 56: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 56

2. Về bố trí công trình trên tuyến đầu mối và các giải pháp kết cấu

(1) Đồng ý với TVTK trong giai đoạn dự án đã khẳng định: Công trình thủy điện Sông Nhiệm 3 là công trình có cột nước trung bình và thấp, lưu lượng lớn vì vậy chọn giải pháp đập dâng là đập bê tông trọng lực là phù hợp.

(2) Về đập tràn, thống nhất bố trí ở giữa lòng sông, tiêu năng bằng mũi phun là phương án hợp lý.

(3) Đồng ý với TVTK thiết kế nhà máy thủy điện theo kiểu sau đập, cửa lấy nước dẫn nước vào nhà máy bằng các đường ống thép áp lực.

3. Kiểm tra tính toán thủy lực ổn định và độ bền công trình phương án kiến nghị.

(1) Tư vấn thẩm tra đã tính toán kiểm tra thủy lực các hạng mục:

- Tính toán cao trình đỉnh đập

- Tính toán khả năng tháo qua đập tràn

- Tính toán khả năng lấy nước của công

Kết quả tính toán cho thấy các tính toán của TVTK là phù hợp với các tiêu chuẩn và quy trình quy phạm của Việt Nam.

(2) Phần tính toán tiêu năng đã tiếp thu ý kiến của TVTT thiết kế tiêu năng theo các cấp lưu lượng và xác định đường bao hố xói theo các cấp lưu lượng. Kích thước và chiều sâu hố xói là hợp lý.

(3) Trên cơ sở các thông số công trình (MNDBT, MNC, Nlm), tuyến và kết cấu mặt cắt các công trình đầu mối (đập dâng, đập tràn, cửa lấy nước và nhà máy thủy điện) Tư vấn thẩm tra đã kiểm tra và tính toán lại các nội dung theo các tổ hợp tải trọng theo tiêu chuẩn 285-2002 (phần phụ lục) bao gồm:

- Kiểm tra ổn định và độ bền các mặt cắt điển hình đập dâng ;

- Kiểm tra ổn định và độ bền các mặt cắt điển hình đập tràn;

- Kiểm tra ổn định và độ bền công trình lấy nước;

- Kiểm tra ổn định nhà máy thủy điện;

Kết quả tính toán cho thấy về cơ bản là phù hợp với TVTK, các hạng mục công trình đều đảm bảo ổn định, không xuất hiện ứng suất kéo ở thượng lưu đập dâng và đập tràn.

(4) Cơ quan TVTK đã nghiên cứu phân tích trạng thái ứng suất và biến dạng của đập dâng và đập tràn, trên cơ sở đó xác định các vùng nguy hiểm, các ứng suất cục bộ để thiết kế cấp phối bê tông và bố trí cốt thép. TVTT thống nhất các kết quả tính toán của TVTK.

Page 57: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 57

CHƯƠNG IV THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ

I. NỘI DUNG BIÊN CHẾ HỒ SƠ

Nội dung phần tính toán, thiết kế lựa chọn thiết bị công nghệ cho công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3 đã được đơn vị tư vấn thiết kế trình bày trong Tập 1- Quyển 2 - Thuyết minh phần thiết bị công nghệ, Tập 8 - Tập bản vẽ thiết bị công nghệ và Tập 6 - quyển 6.2 - phụ lục tính toán thiết bị công nghệ là khá đầy đủ.

Căn cứ vào các thông số và kích thước công trình đã xác định, Tư vấn thiết kế đã tính toán lựa chọn các thiết bị công nghệ cần thiết cho dự án bao gồm: Thiết bị cơ khí thủy lực chính, thiết bị cơ khí thuỷ công, thiết bị phụ, hệ thống thiết bị điện. Về cơ bản việc lựa chọn hệ thống thiết bị công nghệ trong giai đoạn này theo đánh giá của tư vấn thẩm tra là phù hợp.

II. THIẾT BỊ CƠ KHÍ THUỶ LỰC CHÍNH

1. Số tổ máy.

Trong Hồ sơ thiết kế kỹ thuật công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3với công suất lắp máy là 10MW, Đơn vị tư vấn thiết kế đã tiến hành tính toán, xem xét so sánh 2 phương án số tổ máy là 2 tổ và 3 tổ trên các khía cạnh hiệu ích điện năng, khả năng an toàn cấp điện, khối lượng xây dựng công trình, vốn đầu tư, vận chuyển thiết bị, chi phí vận hành và bảo dưỡng,... . Trên cơ sở những luận chứng đưa ra và kết quả phân tích kinh tế Tư vấn thẩm tra thống nhất với kết quả lựa chọn của Đơn vị tư vấn thiết kế là nhà máy thuỷ điện Sông Nhiệm 3 gồm 2 tổ máy, mỗi tổ có công suất 5,0MW. Đơn vị tư vấn thiết kế cũng đã đưa ra bảng tính toán so sánh khối lượng công trình và thiết bị của hai phương án 2 tổ và 3 tổ trong nhà máy theo Tư vấn thẩm tra là hợp lý và có tính thuyết phục.

2. Tuabin thuỷ lực.

Với nhà máy thuỷ điện gồm 02 tổ máy, công suất mỗi tổ máy 5,0 MW, phạm vi cột nước làm việc từ 34,92m đến 38,98m, đơn vị tư vấn đã tiến hành lựa chọn loại tuabin Francis trục đứng là phù hợp. Trong phần tính toán lựa chọn các thông số của tuabin tư vấn thiết kế đã đưa ra khá đầy đủ các thông số loại tua bin được lựa chọn, Tư vấn thẩm tra thống nhất với tư vấn thiết kế về các thông số tuabin lựa chọn như sau:

+ Cột nước tính (netto)

Cao nhất

Thấp nhất

Tính toán

Trung bình

Hmax

Hmin

Htt

Htb

: 38,98 m

: 34,92 m

: 34,92 m

: 36,69 m

+ Số tổ máy : 02 tổ

+ Công suất lắp máy Nlm : 10,0 MW

+ Kiểu loại tua bin : Tua bin Francis - Trục đứng

+ Công suất trên trục tua bin Nt : 5,220 MW

Page 58: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 58

+ Đường kính BXCT D1 : 1,5 m

+ Số vòng quay định mức nđm : 300 vòng/phút

+ Số vòng quay lồng nl : <540 vòng/phút

+ Hiệu suất tua bin ηT : 94,0 %

+ Lưu lượng qua tua bin QT : 16,21 m3/s

+ Chiều cao hút yêu cầu HS : - 1,0 m

+ Khối lượng tua bin GT : 65,0 T

+ Khối lượng bánh xe công tác Gbx : 8,5 T

+ Chiều quay cùng chiều kim đồng hồ nhìn từ máy phát xuống

Cao trình đặt bánh xe công tác là +195,10m ứng với chiều cao hút Hs= -1,0 m và mực nước hạ lưu nhà máy khi vận hành 100% công suất 01 tổ máy như lập luận trong Hồ sơ Thiết kế kỹ thuật của TVTK là chấp nhận được. Mặt khác TVTK cũng đã đưa ra lưu ý trong Hồ sơ: "Cao trình đặt tuabin sẽ được chính xác lại sau khi thỏa thuận với nhà máy chế tạo tuốc bin, nhưng giá trị trên sẽ thay đổi không nhiều, do quá trình tính toán lựa chọn tuốc bin giá trị này đã được xác định với dự phòng thiên lớn". Tư vấn thẩm tra thống nhất với quan điểm này vì thực tế tại khu vực hạ lưu nhà máy chưa có trạm quan trắc tạm thời về quan hệ giữa mực nước và lưu lượng, nên sẽ có những thay đổi làm ảnh hưởng đến mực nước nhỏ nhất. Tư vấn thẩm tra đồng ý với việc bố trí khoảng cách giữa các tổ máy của Tư vấn thiết kế là 11,50 m, tâm tổ máy cách tường thượng lưu của nhà máy 12,0 m và cách tường hạ lưu nhà máy là 5,6 m.

Trong Hồ sơ thiết kế kỹ thuật TVTK đã mô tả chi tiết kích thước yêu cầu thông số chế tạo, vật liệu của các chi tiết như: buồng xoắn, bánh xe công tác, stator, tuabin, bộ cánh hướng nước, trục tuốc bin, ổ hướng tuốc bin, ổ chèn trục tuốc bin, hệ điều khiển tự động tuabin thủy lực, trong đó máy điều tốc có phạm vi thay đổi tốc độ (85 – 110%) tốc độ định mức. Đây vừa là những đòi hỏi đặt ra đối với các nhà chế tạo vừa là thông số, tính năng, điều kiện ... để bố trí và tính toán độ bền và ổn định cho hạng mục thủy công có liên quan.

3. Máy phát điện và hệ thống kích thích.

Trong Hồ sơ TKKT Công trình thủy điện Sông Nhiệm 3 Đơn vị tư vấn thiết kế đã tiến hành lựa chọn đầy đủ các thông số kỹ thuật của máy phát điện. Tư vấn thẩm tra nhất trí với việc lựa chọn máy phát điện đồng bộ 3 pha trục đứng có các thông số sơ bộ như sau:

Loại máy phát : Đồng bộ 3 pha, trục đứng, kiểu treo.

Công suất biểu kiến định mức, PS : 6,25 MVA

Công suất hữu công định mức, Nmp : 5,0 MW

Hiệu suất máy phát, ηmp : 95,8%

Điện áp định mức, Uđm : 6,3 kV

Page 59: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 59

Hệ số công suất định mức Cosϕ : 0,8

Dải dao động điện áp, ∆U : ± 5%

Tần số định mức, fđm : 50 Hz

Số vòng quay định mức, nđm : 300 v/ph

Số vòng quay lồng, nl : 540 v/ph

Sơ đồ đấu pha của cuộn stato : hình sao

Mô men đà yêu cầu, GD2 : 91,0 Tm2

Hằng số quán tính, Ta : 3,8 sec

Trọng lượng máy phát ước tính, GMP : 70,0 Tấn

Trọng lượng rotor ước tính, GRT : 35,0 Tấn

Cấp cách điện : Cấp F

Giải pháp làm mát : Làm mát gián tiếp bằng không khí

Nhiệt độ nước cấp cho bộ trao đổi nhiệt : ≤ 300C

Máy phát dự kiến không có chế độ chạy bù đồng bộ.

Chiều quay máy phát cùng chiều với tua bin.

Nội dung Hồ sơ TKKT đã mô tả chi tiết kết cấu và đưa ra các yêu cầu kỹ thuật đối với các bộ phận của máy phát điện sử dụng cho nhà máy thuỷ điện Sông Nhiệm 3. Đồng thời cũng đã trình bày đầy đủ hệ thống sửa chữa máy phát, hệ thống và kích thích máy phát, hệ thống phanh hãm máy phát, hệ thống làm mát máy phát bằng không khí (không khí được làm mát bằng nước). Như vậy Đơn vị tư vấn đã thiết kế đầy đủ theo yêu cầu đặt ra và sẽ được chính xác hóa ở nhà chế tạo.

Hồ sơ có bảng thống kê khối lượng thiết bị thủy lực chính tại chương 4 Tập 1- Quyển 2 - Thuyết minh thiết bị công nghệ, tuy nhiên có sự nhầm lẫn số học trong khối lượng thiết bị tổng hợp, đề nghị TVTK xem xét chỉnh sửa lại như sau:

Khối lượng: T STT Tên gọi Thông số kỹ thuật

Đơn vị

Số lượng §.V T. bộ

Thiết bị thuỷ lực chính 349,4

1 Tua bin thuỷ lực.

Tua bin Francis

- Htt = 34,92 m

- NT = 5,22 MW

- nđm = 300 vòng/phút

-nlồng = 540 vòng/ph

- D1 = 1,5 m

- QT = 16,21 m3/s

Bộ 2 65 130

Page 60: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 60

- ηT = 94,0 %

- Hs = - 1,0 m

2 Máy điều tốc và thiết bị dầu áp lực

Kiểu: Điện – thuỷ lực kỹ thuật số.

A = 3000 Kgm

Bộ 2 3,2 6,4

3 Hệ thống kích từ Bộ 2 5,0 10,0

4 Máy phát điện Đồng bộ 3 pha, Kiểu treo, trục đứng

- Uđm = 6,3 kV

- Nđm = 5,0 MW

- Cosϕ = 0,8

- nđm = 300 vòng/phút

- nlồng= 540vòng/phút

- η = 95,8 %

- GD2 = 91,0 T-m2

Bộ 2 70,0 140,0

5 Cầu trục gian máy Loại cầu trục 40/ 5T

LK = 11,3 m

Bộ 1 63,0 63,0

III. HỆ THỐNG THIẾT BỊ PHỤ.

Đồ án TKKT công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3 cũng đã trình bày chi tiết về hệ thống kỹ thuật thiết bị phụ, chúng tôi nhận thấy nội dung phần này được lập phù hợp với các TCVN và TCXD cũng như các văn bản quy định khác hiện hành.

1. Hệ thống cấp nước kỹ thuật.

Theo tính toán của TVTK hệ thống nước kỹ thuật (làm mát) cần tổng lưu lượng 78,31 m3/h và phạm vi cột nước dao động từ 34,92m đến 38,98m với phương án cấp nước kỹ thuật kiểu tự chảy qua thiết bị lọc sử dụng nguồn nước được lấy từ đường ống áp lực phía thượng lưu tại cao trình∇ 196,0 m là hợp lý. Sơ đố cấp nước được chọn là sơ đồ khối cấp cho từng tổ máy độc lập. Việc áp dụng hệ thống tự động hoá vào trong vận hành và quản lý theo dõi hệ thống nước kỹ thuật cũng đã được TVTK đề cập đến.

2. Hệ thống khí nén.

Hệ thống khí nén được lựa chọn là khí nén áp lực thấp 0,8 MPa để cung cấp cho các thiết bị sử dụng của nhà máy là hợp lý. Cao trình đặt các bình chức năng, hệ thống đường ống dẫn, các máy nén khí được bố trí ở cao trình 197,3m là phù hợp tạo thuận lợi cho việc vận hành, cung cấp tới các bộ phận sử dụng. Áp lực và lưu lượng khí nén dẫn đến các hạng mục sử dụng là phù hợp.

3. Hệ thống tiêu nước rò rỉ và tháo khô tổ máy.

Theo kết quả tính toán trong phần phụ lục lưu lượng nước cần tháo khô trong 4h là 112,38m3/h (đường ống dẫn, buồng xoắn, ống hút, lượng nước rò rỉ qua các van), với lưu

Page 61: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 61

lượng nước rò rỉ cần bơm tiêu tư vấn thiết kế lựa chọn chọn 02 máy ly tâm với Q= 65 m3/h là thoả mãn yêu cầu. Tư vấn thẩm tra đồng ý với phương án trên của TVTK.

4. Hệ thống dầu tua bin.

Với tổng lượng dầu tua bin cần dùng cho 1 tổ máy có kể đến hệ số dự phòng là 4,32 m3 theo tính toán của TVTK, TVTT thống nhất với kết quả tính toán nêu trên. Tuy nhiên việc TVTK lựa chọn phương án dùng 01 thùng chứa dầu sạch có dung tích 2,0m3, 01 thùng chứa dầu vận hành có dung tích 2,0m3 và 01 thùng chứa dầu thải có dung tích 2,0m3 như đã nêu trong hồ sơ TVTT đề nghị xem xét lựa chọn các thùng chứa dầu có dung tích lớn hơn để đảm bảo đủ lượng dầu cấp cho mỗi tổ máy. Đối với hệ thống dầu máy biến thế TVTT đề nghị với TVTK bổ sung bể chứa dầu sự cố máy biến áp và bố trí hệ thống đường ống kỹ thuật, họng nạp và xả dầu trực tiếp.

5. Hệ thống cấp nước cứu hoả.

Hệ thống cấp nước cứu hoả được bố trí tại các khu vực trong, ngoài nhà máy và chữa cháy cho tổ máy. Nguồn nước chữa cháy được lấy từ 02 đường ống dẫn nước vào tua bin và 01 hệ thống đường ống dự phòng lấy trực tiếp tại cửa nhận nước sau lưới chắn rác tổ máy 1. Hệ thống cấp nước cứu hoả đảm bảo lưu lượng Q=26 lít/s và hệ thống đường ống lắp đặt cố định nhằm tạo thuận lợi cho công tác vận hành và bảo dưỡng hệ thống đồng thời bảo đảm nguồn nước dự trữ cho cứu hỏa trong trường hợp bất khả kháng. Ngoài ra trong nhà máy còn được bố trí các bình chữa cháy di động, TVTT thống nhất với phương án của TVTK.

6. Hệ thống thông gió và điều hòa không khí.

Thiết kế hệ thống thông gió và điều hoà không khí đã được TVTK áp dụng theo TCVN 5687:1992 - Thông gió, điều tiết không khí, sưởi ấm - Tiêu chuẩn thiết kế và các tiêu chuẩn khác về vi khí hậu, tiếng ồn, ánh sáng. Việc thiết kế theo nguyên tắc kết hợp công tác điều hòa không khí với công tác thông gió: hệ thống thông gió và điều hoà không khí trung tâm kết hợp một phần với thông gió tự nhiên là phù hợp. TVTK đã tính toán, lựa chọn và giới thiệu các danh mục của hệ thống thông gió và điều hoà không khí cùng các thông số chỉ tiêu của từng danh mục cũng như bố trí theo đánh giá của TVTT là khá đầy đủ, chi tiết.

7. Hệ thống xử lý và cấp, thoát nước sinh hoạt.

Nước sinh hoạt phục vụ cho cho nhu cầu sinh hoạt của toàn bộ cán bộ, công nhân vận hành tại nhà máy thủy điện. Đơn vị TVTK đã tiến hành tính toán nhu cầu dùng nước theo TCVN 4513-1988 và chọn phương án cấp nước từ hệ thống cấp nước cứu hỏa nhà máy được xử lý qua bộ lọc để đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn phù hợp với bộ tiêu chuẩn Việt Nam. Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cũng đã được TVTK đề cập và đưa ra phương án xử lý, TVTT thống nhất với TVTK.

8. Hệ thống đo lường các thông số thuỷ lực của công trình.

Hệ thống này đảm bảo cung cấp liên tục các số liệu về mực nước thượng hạ lưu, cột nước, lưu lượng là hết sức cần thiết để phục vụ cho việc vận hành tổ máy cũng như tìm nguyên nhân khắc phục các hiện tượng không đảm bảo được các thông số thuỷ lực nói trên. Phía tư vấn thẩm tra nhất trí với đơn vị tư vấn thiết kế về việc lắp đặt hệ thống đo lường này cũng như vị trí của chúng trong công trình.

Page 62: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 62

IV. THIẾT BỊ CƠ KHÍ THUỶ CÔNG.

Thiết bị cơ khí thuỷ công tại nhà máy thuỷ điện Sông Nhiệm 3 được bố trí tại các hạng mục công trình đầu mối (cửa lấy nước, cống dẫn dòng, đập tràn), nhà máy thuỷ điện (cửa van hạ lưu). Thiết bị cơ khí thủy công của công trình thủy điện gồm: Các cửa van, lưới chắn rác, máy nâng cửa van, Palăng điện, đường ống áp lực, v.v...

Trong Hồ sơ TKKT Đơn vị tư vấn đã tiến hành tính toán, lựa chọn kích thước, đạt yêu cầu về chủng loại và tính năng sử dụng của các thiết bị cơ khí thuỷ công. Nội dung trình bày của tư vấn khá đầy đủ bao gồm thuyết minh, phụ lục tính toán, bản vẽ thiết kế. Cơ quan thẩm tra đồng ý chọn các loại thiết bị đã được lựa chọn và bảng thống kê khối lượng thiết bị cơ khí thuỷ công dưới đây:

B¶ng K£ khèi l−îng thiÕt bÞ c¬ khÝ thñy c«ng

KHỐI LƯỢNG(TẤN) TÊN THIẾT BỊ

THÔNG SỐ

ĐƠN VI SL Đơn vị Toàn bộ

I HẠNG MỤC ĐẬP TRÀN 382.0

1 Cửa van cung BỘ 2 78 156

2 Khe cửa van cung BỘ 2 5.15 10.3

3 Chốt treo xi lanh BỘ 4 2.5 10

4 Gối xoay BỘ 4 11.0 44.0

5 Thiết bị dầu áp lực BỘ 1 1.8 1.8

6 Chốt treo cửa van BỘ 4 0.5 2.0

7 Cửa van sửa chữa BỘ 1 52.22 52.22

8 Khe cửa van sửa chữa BỘ 2 5.53 11.06

9 Kho van BỘ 1 5.0 5.0

10 Nắp đậy kho van BỘ 1 1.8 1.8

11 Nắp đậy khe van BỘ 2 1.6 11.2

12 Mố thử tải cầu trục BỘ 1 0.4 0.4

13 Dầm cặp cửa sửa chữa BỘ 1 1.19 1.19

14 Cầu trục chân dê BỘ 1 27.0 27.0

15 Đường di chuyển cẩu trục m 78 0.15 11.7

16 Thiết bị thử tải cầu trục BỘ 1 0.5 0.5

17 Ụ chặn ray BỘ 4 0.4 1.6

18 Thang thép và sàn kiểm tra BỘ 2 3 6

19 Xi lanh thuỷ lực BỘ 4 7 28

20 Các thiết bị khác 8.23

Page 63: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 63

II CỬA LẤY NƯỚC 115.6

1 Khe lưới chắn rác và Gàu vớt rác

2 11.5 211.0

2 Khe van vận hành BỘ 2 5.72 11.44

3 Lưới chắn rác 5 PĐ BỘ 11.21 16.05

4 Cửa van sửa chữa BỘ 1 9.3 9.3

5 Cửa van vận hành BỘ 2 4.25 8.5

6 Dầm nâng lưới+cửa sửa chữa BỘ 1 1.59 1.59

7 Dầm chuyển đổi móc nâng2/1 BỘ 1 0.67 0.67

8 Cần nâng cửa van vận hành BỘ 2 1.41 2.82

9 Bệ đỡ xi lanh và giá BỘ 2 1.32 2.64

10 Thép kho van, kho lưới BỘ 1 0.51 0.51

11 Thang leo lỗ thông khí BỘ 1 0.61 0.61

12 Nắp đậy lỗ thông khí BỘ 1 0.19 0.19

13 Nắp đậy khe van vận hành Pn=20T BỘ 1 0.45 0.45

14 Ống quan trắc BỘ 4 0.174 0.696

15 Mố thử tải 30T BỘ 1 0.12 0.12

16 Nắp đậy mố thử tải BỘ 1 0.06 0.06

17 Ray và thép đặt sẵn BỘ 1 5.23 5.23

18 Cầu trục chân dê(2x7.5T) BỘ 1 20 20

19 Xí lanh thuỷ lưc(25-8-0-2.6m) BỘ 2 0.66 1.32

20 Thiết bị dầu áp lực BỘ 1 1.62 1.62

21 Gầu vớt rác BỘ 1 4.62 4.62

22 Hàng rào và dự phòng BỘ 2.914 2.914

III HẠ LƯU NHÀ MÁY 31.02

1 Cửa van sửa chữa BỘ 2 5.02 10.04

2 khe cửa van sửa chữa BỘ 2 5.96 11.92

3 Cần nâng BỘ 2 0.61 1.22

4 Mố thử tải 15T BỘ 1 0.14 0.14

5 Nắp đậy khe van BỘ 2 0.98 1.96

6 Monoray 10T BỘ 1 1.048 1.048

7 Ray và thép đặt sẵn BỘ 1 2.86 2.86

8 Ống thôngkhí BỘ 2 0.23 0.46

Page 64: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 64

9 Đòn giữ cần nâng BỘ 2 0.04 0.08

10 Lan can ha lưu BỘ 1 0.8 0.8

11 Dự phòng BỘ 1 0.492 0.492

IV ĐƯỜNG ỐNG ÁP LỰC 2 tuyến ống

135.36

1 tuyến ống

67.68

1 Đoạn ống chuyển tiếp cửa vào

BỘ 1 2.94 2.94

2 Đoạn cút cong số 1 BỘ 1 6.57 6.57

3 Đoạn ống thẳng số 1 BỘ 1 31.43 31.43

4 Đoạn cút cong số 2 BỘ 1 9.31 9.31

5 Đoạn ống thẳng số 2 BỘ 1 8.97 8.97

6 Đoạn ống côn BỘ 1 11.31 11.31

7 Thép giằng chống BỘ 1 5.15 5.15

V XẢ THI CÔNG 211.3

1 Cửa van xả thi công BỘ 1 12.9 12.9

2 Khe van xả thi công BỘ 1 9.2 9.2

3 Thép đặt sẵn cần treo BỘ 4 0.03 0.12

4 Cần treo cửa van BỘ 2 0.14 0.28

5 Dự phòng BỘ 1 0.8 0.8

I+II+III+IV+V TẤN 687.26

V. THIẾT BỊ ĐIỆN.

Hồ sơ thiết kế kỹ thuật công trình thủy điện Sông Nhiệm 3 (2x5MW) phần thiết bị điện đã trình bày tương đối rõ ràng, đầy đủ về những nội dung cần thiết liên quan đến phương án đấu nối nhà máy với Hệ thống điện; sơ đồ nối điện chính; các thiết bị chính; thiết bị phân phối 35KV; hệ thống cấp điện tự dùng xoay chiều và 1 chiều; hệ thống điều khiển; hệ thống bảo vệ và đo lường; hệ thống chiếu sáng điện; hệ thống nối đất và chống sét; hệ thống báo cháy tự động, bố trí thiết bị và bảng kê thiết bị... Tuy nhiên, theo đánh giá của TVTT đơn vị thiết kế cần lưu ý một số điểm như sau:

1. Phần thuyết minh.

- TVTK cần bổ sung các tiêu chuẩn thiết kế được áp dụng cho tính toán, lựa chọn thiết bị đối với NMTĐ Sông Nhiệm 3.

- Sơ đồ nối điện chính: Nhà máy thuỷ điện Sông Nhiệm 3 có công suất thiết kế 10MW, gồm 02 tổ máy, công suất định mức mỗi tổ máy theo thiết kế là 5MW. TVTK đã chọn phương án dùng sơ đồ đơn nguyên máy phát - máy biến áp đấu nối với thanh cái đơn 35KV. Phương án mà TVTK chọn là hợp lý, tuy là chi phí đầu tư có tăng hơn nhưng sẽ cho phép làm việc đơn giản, linh hoạt và có độ tin cậy cao hơn nhiều.

Page 65: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 65

- Máy phát điện: TVTK cần bổ sung phần thuyết minh mô tả bội số dòng ngắn mạch, nối đất trung tính của máy phát điện.

- Máy biến áp tăng: TVTK cần bổ sung phần thuyết minh mô tả hệ thống phòng cháy - chữa cháy máy biến áp, thông số tổn hao không tải, tổn hao ngắn mạch, dòng không tải. TVTK xem xét lại phương pháp nối đất trung tính máy biến áp tăng trong bảng tổng hợp các đặc tính kỹ thuật của máy biến áp tăng.

- Thiết bị phân phối điện áp máy phát 6,3KV: TVTK điều chỉnh lại dòng điện định mức máy cắt 6,3KV cho phù hợp với bản vẽ 01.09-II.05.ĐN.03 “Sơ đồ nối điện chính” và bổ sung phần thuyết minh mô tả việc bố trí các thiết bị điện 6,3KV trong nhà máy thủy điện.

- Hệ thống điện tự dùng xoay chiều: TVTK cần xem xét lại công suất các máy biến áp tự dùng. Theo tỉ lệ, công suất tự dùng cần chọn trong phạm vi từ 1,5-2% công suất lắp máy của nhà máy.

- Trạm biến áp 35KV: Hiện nay, với cấp điện áp 35 KV thì có nhiều công trình thủy điện như là Suối Nhạp A (4MW), Đồng Chum 2 (9,6MW), La Hiêng 2 (15MW) … đã sử dụng các tủ phân phối 35 KV (lắp các thiết bị phân phối 35kV vào tủ) đặt trong nhà máy. Việc sử dụng các tủ phân phối 35KV đặt trong nhà máy không những cho phép giảm khối lượng đào đắp trạm OPY, dẫn tới giảm được tổng mức đầu tư cho dự án mà còn giúp cho việc lắp đặt, thi công, vận hành đơn giản hơn rất nhiều. Vì vậy, với cấp điện áp 35KV, TVTT đề nghị TVTK nên xem xét sử dụng các tủ phân phối 35kV cho công trình thủy điện Sông Nhiệm 3. Ngoài ra, TVTK nên xem xét lại thông số điện trở của hệ thống nối đất chung. Điện trở của hệ thống nối đất chung ≤ 0,5Ω.

- Bảng kê khối lượng thiết bị vật liệu nhà máy: Trong bản thống kê TVTK cần chỉnh sửa lại thông số tổ đấu dây máy biến áp tăng và số lượng máy biến áp tăng, máy biến áp của hệ thống kích thích.

2. Phần bản vẽ.

Đối với phần này Tư vấn thẩm tra đề nghị đơn vị Tư vấn thiết kế xem xét, chỉnh sửa các nội dung sau:

- Bản vẽ 01.09-II.05.ĐN.03 “Sơ đồ nối điện chính nhà máy”: TVTK bổ sung thông số kỹ thuật cáp điện, cầu dao phụ tải phía mạch rẽ tới máy biến áp tự dùng AxT1.

- Bản vẽ 01.09-II.05.ĐN.06 “Sơ đồ nguyên lý điện tự dùng xoay chiều 400/230V”: TVTK hiệu chỉnh lại điện áp các thiết bị 35KV cho chính xác.

- Bản vẽ 01.09-II.05.ĐN.09 “Mặt cắt ngang”, 01.09-II.05.ĐN.10 “Mặt bằng 204.4M”, 01.09-II.05.ĐN.11 “Mặt bằng 197.3M”: TVTK bổ sung kích thước dự kiến của các tủ, khoảng cách từ các tủ đến tường.

- Bản vẽ 01.09-II.05.ĐN.12 “Sơ đồ nguyên lý hệ thống nối đất”: TVTK bổ sung kích thước các lưới thép và khoảng cách các lưới thép với nhau. Điện trở của hệ thống nối đất chung ≤ 0,5Ω.

- Bản vẽ 01.09-II.05.ĐN.14 “Mặt bằng tổng thể nhà máy – TBA 35kV”: TVTK nên xem xét sử dụng các tủ phân phối 35KV thay cho trạm biến áp của công trình thủy điện Sông Nhiệm 3.

Page 66: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 66

- Bản vẽ 01.09-II.05.ĐCS.07 “Mặt bằng chiếu sáng ngoài trời”: TVTK bổ sung khoảng cách giữa các đèn với nhau.

3. Phụ lục tính toán.

Đối với nội dung phụ lục tính toán phần thiết bị điện của NMTĐ Sông Nhiệm 3 TVTK đã nêu tương đối đầy đủ, nhung TVTT đề nghị bổ sung một số nội dung sau:

- Phương pháp tính toán dòng ngắn mạch.

- Tính toán lựa chọn công suất máy phát Diesel.

- Tính toán lựa chọn các máy biến dòng điện, máy biến dòng điện, dao nối đất 6,3KV và 35KV.

- Tính toán chống sét trạm phân phối.

Hệ thống thiết bị cơ khí thủy lực, cơ khí thủy công, thiết bị công nghệ phụ, thiết bị điện của Công trình thủy điện Sông Nhiệm 3 đã được Đơn vị tư vấn thiết kế được tính toán lựa chọn khá đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu của hồ sơ giai đoạn thiết kế kỹ thuật. Tuy nhiên Đơn vị tư vấn cần bổ sung một số vấn đề nêu trong phần nhận xét chi tiết để hoàn chỉnh hồ sơ trong giai đoạn này. Hệ thống thiết bị công nghệ này sẽ được quyết định trên cơ sở những thiết bị được lựa chọn thông qua đấu thầu mua sắm thiết bị.

Page 67: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 67

CHƯƠNG V THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG

I. GIỚI THIỆU CHUNG.

1. Giới thiệu công trình.

Theo báo cáo TKKT-BVTC công trình thủy điện Sông Nhiệm 3 nằm trên địa bàn xã Niêm Sơn - huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, cách thị trấn Mèo Vạc 20km, cách thị xã Hà Giang khoảng 200km, cách Quốc lộ 4C khoảng 1km. Hồ chứa của công trình nằm trên địa bàn các xã Mậu Long, Ngọc Long huyện Yên Minh; xã Niêm Sơn, Nậm Ban, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

Tim tuyến đập có toạ độ như sau:

Điểm A1: X=2549021.91; Y=490455.87

Điểm B1: X=2548699.13; Y=490636.74

Nhà máy thủy điện sau đập với hồ chứa điều tiết mùa có công suất lắp máy Nlm=10MW và điện lượng trung bình năm Eo=40,583.106kWh.

2. Về tài liệu cung cấp.

Tập 9 “Tổ chức xây dựng “ trong thiết kế kỹ thuật bản vẽ thi công gồm 06 chương trình bày khá đầy đủ các nội dung tổ chức các biện pháp thi công công trình thủy điện Sông Nhiệm 3. Cụ thể gồm:

Chương 1: Đặc điểm công trình

Chương 2: Điều kiện tự nhiên

Chương 3: Dẫn dòng thi công

Chương 4: Tổng tiến độ xây dựng

Chương 5: Biện pháp thi công các hạng mục chính.

Chương 6: Tổng mặt bằng thi công

Trong phần bản vẽ có các bản vẽ về tổng mặt bằng thi công, tổng tiến độ thi công, cường độ thi công bê tông, đất đá, bản vẽ các giai đoạn thi công, bản vẽ hệ thống đường giao thông trên công trường.

II. NHẬN XÉT CÔNG TÁC TỔ CHỨC XÂY DỰNG.

1. Điều kiện xây dựng và các giải pháp thi công.

Trong báo cáo các đặc điểm công trình và điều kiện tự nhiên khu vực dự án, Cơ quan Tư vấn thiết kế đã trình bày các điều kiện để xây dựng công trình như sau:

1.1 Hệ thống giao thông trong và ngoài công trình:

Hệ thống đường thi công trong công trường chia làm 2 loại như sau:

- Đường thi công - vận hành: Là các tuyến đường vận hành công trình sau này, trong giai đoạn thi công được sử dụng làm đường thi công.

- Đường thi công: Là các tuyến đường tạm chỉ phục vụ thi công.

Page 68: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 68

Tổng chiều dài đường trong công trường khoảng 3,10 km trong đó:

+ Đường thi công vận hành: 1,50km.

+ Đường thi công: 1,60 km.

Đường được thiết kế chủ yếu là nền đường đào với mặt cắt ngang hình L và nửa đào, nửa đắp. Các đoạn đi qua thềm suối (Tuyến dạng thềm) thiết kế nửa đào, nửa đắp hoặc đắp hoàn toàn. Phần nền đắp qua sườn dốc >20o phải đánh cấp trước khi đắp nền, ngược lại nếu sườn dốc <20o, phải bóc toàn bộ lớp đất mặt của tầng phủ dày 30 cm trước khi đắp nền.

Độ dốc thiết kế của mái dốc nền đường đào phụ thuộc vào địa tầng địa chất. Dự kiến nếu nền là đất độ dốc thiết kế là 1/1, nếu là đá phong hoá độ dốc thiết kế là 1/0.5-1/0.75; đá cứng 1/0.25-1/0.5.

Dự kiến độ dốc thiết kế của mái dốc nền đường đắp nếu: Đắp đất sẽ từ 1/1.50 đến 1/1.75, đắp đá 1/1. Phần thiết kế đắp đá được đắp bằng thủ công mặt ngoài bằng đá chọn lọc xếp ngay ngắn thành hàng. Bề rộng phần đắp đá là 2 m trên đỉnh, mái đắp là 1/1. Phần còn lại có thể thay đắp đá bằng đắp đất. Các vị trí không đầm được bằng máy phải sử dụng đầm cơ khí theo chỉ dẫn của tư vấn.

Khi nền đắp qua các thung lũng gặp phải lớp đất không thích hợp cần phải đào bỏ lớp đất không thích hợp này và thay thế bằng vật liệu đắp nền thích hợp theo theo chỉ dẫn của tư vấn sau đó đầm chặt theo yêu cầu về độ chặt của đất nền đường với K=0.85.

+Ngầm tạm thi công

Trong giai đoạn xây dựng công trình, theo tiến độ thi công của dự án và cụm đầu mối, để đảm bảo tiến độ thi công của cụm đầu mối cần thiết phải làm ngầm thi công phía thượng lưu tuyến đầu mối. Ngầm tạm thi công được sử dụng mùa kiệt năm 2009, 2010 được thiết kế với lưu lượng thời đoạn lớn nhất mùa kiệt với Q10% = 154.10 m3/s.

Với tuyến đường thi công như vậy là bảo đảm cho công tác thi công qua các giai đoạn, Tư vấn thẩm tra nhất trí với phương án đường thi công và vận hành của tư vấn thiết kế nêu ra.

1.2. Điều kiện nguồn và khả năng khai thác vật liệu xây dựng:

Tư vấn thiết kế đã thống kê tính toán nhu cầu vật liệu cơ bản để xây dựng công trình và đưa ra giải pháp khai thác và sản xuất các nguồn vật liệu.

- Về vật liệu đá: Đã khảo sát mỏ đá số 2 và khẳng định chất lượng cũng như khối lượng mỏ đá số 2 với hơn 400.000 khối đá gấp hơn 2 lần khối lượng đá yêu cầu. Mỏ đá số 2 nằm bên trái đường quốc lộ 4C, cách vị trí tuyến đập 2km về phía hạ lưu. Thành phần thạch học là đá vôi, đá sét thuộc loại đá IIA và IIB nứt nẻ ít, cường độ kháng nén trung bình đạt δ=470kG/cm2, chỉ tiêu phản ứng tiềm tàng cho kết quả thành phần hóa học của đá không phản ứng, các điều kiện về chỉ tiêu cơ lý đá đều đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo dùng làm cốt liệu đá dăm cho bê tông thủy công phù hợp.

- Về vật liệu cát sỏi và đất đắp:

Dọc theo các suối có hình thành một số bãi bồi và thềm bồi tích nhỏ hẹp, thành phần chủ yếu là đá tảng xen lẫn cuội sỏi và cát. Các tích tụ này đều có trữ lượng cát nhỏ, quá trình tích tụ vật liệu chỉ mang tính tạm thời, chất lượng cát sỏi này không đáp ứng yêu

Page 69: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 69

cầu làm cốt liệu bê tông thủy công, không đủ điều kiện cho khai thác công nghiệp. Vì vậy Tư vấn thiết kế khẳng định không có mỏ cát sỏi tự nhiên trong khu vực dự án. Vì vậy TVTK kiến nghị sử dụng vật liệu cát xay từ đá IIA và IIB. Nếu thiếu có thể mua cát trên sông Lô đoạn qua thị xã Hà Giang thấy rằng các bãi cát ở đây đạt yêu cầu vật liệu xây dựng, tuy nhiên giá thành sẽ cao.

- Vật liệu đất dùng đắp đê quai, đắp bù hố móng có khối lượng ít có thể tận dụng từ đất đào móng công trình.

Tư vấn thẩm tra đồng ý với kết quả khảo sát mỏ đá số 2 và nhất trí có thể khai thác mỏ số 2 lấy đá dăm và cát xay phục vụ cốt liệu cho công tác bê tông công trình. Tuy nhiên cần chú ý đến khối lượng, nếu chỉ dùng làm đá dăm có thể mỏ số 2 sẽ còn dư nhưng nếu khai thác để xay cát đề nghị TVTK kiểm tra trữ lượng để đảm bảo đủ khối lượng.

1.3. Nguồn nước, nguồn điện thi công:

Tư vấn thiết kế đã tính toán nhu cầu điện nước phục vụ cho công trường và đưa ra phương án cung cấp.

Tư vấn thẩm tra đồng ý với phương án cấp điện và cấp nước tư vấn thiết kế đã đưa ra. Đề nghị cần cụ thể hơn các vị trí cấp điện và công suất tại các vị trí đó.

2. Phương án tổ chức thi công.

Công trình dự kiến xây dựng trong khoảng thời gian 32 tháng không kể thời gian chuẩn bị, từ tháng 1/2010 đến tháng 8/2012.

Tư vấn thiết kế đưa ra phương án tổ chức thi công và dẫn dòng như sau:

Trong 2009 công tác chuẩn bị cho xây dựng công trình bao gồm các việc xây dựng đường giao thông vào công trình, giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn, xây dựng hệ thống đường giao thông phục vụ thi công và vận hành trong công trường, xây dựng các cơ sở phụ trợ và lán trại phục vụ thi công.

* Năm xây dựng thứ nhất (năm 2010)

- Mùa kiệt 2010 đến tháng 5/2010 Dẫn dòng qua lòng sông tự nhiên và lòng sông co hẹp. Đắp đê quai giai đoạn 1 bảo vệ hố móng cống dẫn dòng và đập dâng bờ trái, thi công cống dẫn dòng, đào móng thi công đập dâng bờ trái, cửa lấy nước và nhà máy thủy điện. Tiến hành đổ bê tông đập dâng bờ trái, cửa lấy nước, cống dẫn dòng, lắp đặt thiết bị cơ khí thủy công cống dẫn dòng.

- Mùa lũ 2010 tiến hành tháo lũ qua lòng sông và cống dẫn dòng, tiếp tục thi công đào móng nhà máy bờ trái, thi công bê tông nhà máy, bê tông đập dâng

Chuẩn bị công tác lấp sông vào tháng 11/2010.

* Năm xây dựng thứ 2 (năm 2011)

- Mùa kiệt: từ tháng 11/2010 đến tháng 6/2011 dẫn dòng qua cống dẫn dòng.

Đắp đê quai lấp sông và hợp lưu vào tháng 11/2010. Tiến hành đào hố móng đập tràn và đập dâng bờ phải. Tiếp tục thi công bê tông đáy đập tràn, đập bờ phải thi công bê tông thân đập tràn và đập bờ phải đến cao trình 212m trước tháng 6/2011.

Page 70: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 70

Tại bờ trái và tuyến năng lượng, nhà máy thủy điện tiếp tục thi công bê tông đập dâng bờ trái, cửa lấy nước, nhà máy thủy điện, lắp đặt các thiết bị chôn sãn trong nhà máy và tuyến năng lượng.

- Mùa lũ: dẫn dòng qua cống dẫn dòng và đập tràn xây dở bờ phải cao trình 212m, tiếp tục thi công các hạng mục công trình trên mực nước lũ.

* Năm xây dựng thứ 3 (năm 2012)

- Mùa kiệt xả lưu lượng thi công qua cống dẫn dòng, tiếp tục thi công và hoàn thiện bê tông đập tràn và đập dâng bờ trái. Tiếp tục hoàn thiện công tác thi công bê tông và lắp đặt thiết bị cơ khí cửa lấy nước, thi công bê tông và lắp đặt thiết bị tổ máy của nhà máy thuỷ điện.

- Đầu tháng 05 năm 2012 phải tiến hành nút cống dẫn dòng. Tích nước vào hồ chứa, chuẩn bị phát điện tổ máy 1 vào tháng 6/2012, tháng 8 năm 2012 phát điện tổ máy số 2, hoàn thành dự án.

*Nhận xét của Tư vấn thẩm tra:

- Tư vấn thẩm tra thống nhất với phương án dẫn dòng thi công như Tư vấn thiết kế đã nêu ra. Tuy nhiên đến thời điểm này là tháng 6/2010 công tác thi công vẫn chưa bắt đầu vì vậy tiến độ đặt ra là khó phù hợp.

- Đề nghị TVTK nêu rõ giải pháp đê quây dọc

3. Biện pháp thi công chủ yếu.

Các biện pháp thi công chủ yếu được Tư vấn thiết kế nêu lên dựa trên tiêu chuẩn Việt Nam gồm các biện pháp chính sau:

+ Biện pháp thi công đào đắp đất đá

+ Biện pháp thi công bê tông

+ Công tác khoan phụt

+ Công tác xây lát

+ Công tác lắp đặt thiết bị

Nhận xét của Tư vấn thẩm tra:

Tư vấn thiết kế đã nêu các biện pháp thi công chính nhưng còn sơ sài và tổng quát. Trong giai đoạn tiếp theo cần lập riêng 1 tập biện pháp thi công chi tiết và phù hợp hơn với điều kiện công trình.

4. Tổng tiến độ thi công

Với thời gian thi công 28 tháng không kể thời gian chuẩn bị như Tư vấn thiết kế đưa ra là hoàn toàn có thể thực hiện được.

Bảng tổng tiến độ cũng nêu đầy đủ rõ ràng cường độ thi công các công tác chính. Tư vấn thẩm tra nhất trí với tiến độ thi công tư vấn thiết kế đã đưa ra.

5. Tổng mặt bằng thi công

Tư vấn thiết kế đã tính toán để bố trí tổng mặt bằng thi công khá chi tiết. Trên bản vẽ tổng mặt bằng xây dựng Tư vấn thiết kế cũng đã bố trí đầy đủ các khu lán trại phụ trợ, các đường thi công trong và ngoài công trình. Tư vấn thẩm định nhất trí với bố trí này.

Page 71: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 71

III. KẾT LUẬN

1 - Về chất lượng tài liệu sau khi nghiên cứu toàn bộ các hồ sơ tài liệu thiết kế tổ chức thi công, có thể thấy rằng tài liệu thu thập cho công tác tổ chức thi công là khá đầy đủ, Tư vấn thiết kế đã lập phần thiết kế tổ chức xây dựng rõ ràng chi tiết.

2 – Về sơ đồ dẫn dòng thi công là chấp nhận được. Tư vấn thiết kế cần bổ sung và giải trình rõ hơn một vài vấn đề đã nêu trên.

3 – Biện pháp tổ chức thi công là khả thi và có tính hiện thực cao. Tư vấn thiết kế chú ý một số nội dung đã nêu trên, đề nghị tư vấn thiết kế xem xét.

Page 72: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 72

CHƯƠNG VI

TỔNG DỰ TOÁN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN

I. TỔNG DỰ TOÁN

Căn cứ thẩm tra tổng dự toán giai đoạn TKKT-BVTC

- Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2009 của Chính Phủ về Quản lý đầu tư xây dựng công trình;

- Căn cứ Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Căn cứ nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2007/NĐ-CP về quản lý đầu tư xây dựng công trình;

- Căn cứ Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương, chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước;

- Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng;

- Căn cứ Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều tại nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng;

- Căn cứ Nghị định 33/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2009 của Chính Phủ về điều chỉnh mức lương tối thiểu chung;

- Căn cứ Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng;

- Căn cứ Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 07 năm 2007 của Bộ xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Căn cứ Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Bộ tài chính quy định về định mức thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành;

- Căn cứ Thông tư số 05/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ lao động - thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp lưu động trong các công ty nhà nước theo Nghị định số 205/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính Phủ;

- Căn cứ Thông tư Liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDTMN ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ nội vụ, Bộ lao động – thương binh và xã hội, Bộ tài chính, Uỷ ban dân tộc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực;

- Căn cứ Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng;

- Căn cứ quyết định số 957/2009/QĐ-BXD ngày 29 tháng 09 năm 2009 của Bộ xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình;

- Căn cứ Định mức dự toán xây dựng công trình ban hành theo văn bản số 1776/BXD-VP của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ngày 16 tháng 08 năm 2007;

Page 73: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 73

- Văn bản số 1782/BXD-VP ngày 16 tháng 08 năm 2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần lắp đặt máy và thiết bị.

- Văn bản số 1777/BXD-VP ngày 16 tháng 08 năm 2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần lắp đặt hệ thống điện trong công trình; ống và phụ tùng ống; bảo ôn đường ống, phụ tùng và thiết bị; khai thác nước ngầm.

- Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành khác của Nhà nước;

II. NỘI DUNG VÀ CHẤT LƯỢNG HỒ SƠ TỔNG DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH

1 Nội dung thẩm tra

- Thẩm tra tư cách hợp lệ về năng lực của đơn vị thiết kế phù hợp với tính chất thiết kế của công trình, việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước để tiến hành lập Tổng dự toán của công trình.

- Thẩm tra sự phù hợp giữa thuyết minh với tính toán Tổng dự toán của công trình. - Thẩm tra tính đầy đủ của các khoản mục chi phí và từng nội dung chi phí cụ thể

được trình bày trong hồ sơ Tổng dự toán của công trình. - Thẩm tra tính đầy đủ của các khối lượng, các công tác theo thiết kế của công trình. - Thẩm tra tính đúng của các phép tính cụ thể để xác lập Tổng dự toán của công

trình.

2 Thẩm tra Tổng dự toán Công trình thủy điện Sông Nhiệm 3

2.1 Cơ sở pháp lý lập Tổng dự toán

Nhìn chung tư cách pháp lý về năng lực của đơn vị tư vấn thiết kế đã đáp ứng được yêu cầu của công trinh. Các cơ sở pháp lý áp dụng để lập Tổng dự toán của dự án nhà máy thủy điện Sông Nhiệm 3 đã được đơn vị tư vấn thiết kế cập nhật theo các quy đinh hiện hành của nhà nước tại thời điểm lập Tổng dự toán. Việc áp dụng theo các quy định hiện hành của nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình để lập Tổng dự toán xây dựng công trình là đúng đắn và tuân thủ theo pháp luật của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên vẫn còn một số văn bản áp dụng hiện nay được thay thế bằng các văn bản mới ban hành. Đề nghị cập nhật tính pháp lý theo các văn bản mới này. 2.2 Thuyết minh Tổng dự toán

Thuyết minh tính toán Tổng dự toán xây dựng công trình tương đối rõ ràng, các nội dung khoản mục chi phí lớn cấu thành Tổng dự toán của công trình được chỉ rõ theo từng nội dung cụ thể. Tuy nhiên, trong thuyết minh Tổng dự toán vẫn còn một số nội dung nêu ra chưa khớp với biên chế hồ sơ cũng như tính toán Tổng dự toán của công trình như: trong thuyết minh nêu biên chế hồ sơ của Tổng dự toán bao gồm 05 quyển nhưng hồ sơ Tổng dự toán đơn vị tư vấn thẩm tra nhận được chỉ là 04 quyển, giá trị tổng dự toán theo thuyết minh khác giá trị tổng dự toán trong bảng tổng hợp giá trị tổng dự toán…Đề nghị tư vấn thiết kế làm rõ. 2.3 Tổng hợp Tổng dự toán

Tổng hợp Tổng dự toán công trình Thủy điện Sông Nhiệm 3 đã được đơn vị tư vấn thiết kế lập với các nội dung khoản mục chi phí nêu ra là đầy đủ và có các số liệu kèm theo, các số liệu kèm theo này cũng trùng khớp với các số liệu được đưa ra trong các bảng tính toán chi tiết. Nhưng Tổng hợp Tổng dự toán chưa theo đúng hướng dẫn tại thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 07 năm 2007 của Bộ xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Nội dung khoản mục chi phí bồi thường giải

Page 74: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 74

phóng mặt bằng và di dân tái định cư là khoản mục chi phí thuộc Tổng mức đầu tư và không tổng hợp trong giá trị của Tổng dự toán xây dựng công trình. 2.4 Các khoản mục chi phí trong Tổng dự toán

a) Chi phí xây dựng

- Tổng hợp dự toán xây dựng các hạng mục của công trình tư vấn thiết kế sử dụng các hệ số tổng hợp là đúng và phù hợp với các quy định hiện hành. Nhưng việc sắp xếp các số liệu tính toán là chưa logic và khoa học nên gây khó hiểu và dễ nhầm lẫn. Nên tách phần tổng hợp giá trị dự toán của mỗi hạng mục thành một bảng riêng theo hướng dẫn tại Thông tư số 05/2007/TT-BXD để tiện theo dõi và tránh nhầm lẫn. - Khối lượng xây dựng trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật - bản vẽ thi công được đơn vị tư vấn thiết kế tính theo thiết kế kỹ thuật của công trình là hợp lý. Về cơ bản khối lượng các hạng mục xây dựng đơn vị tư vấn thiết kế lập tương đối chi tiết và rõ ràng, kết quả tính toán khối lượng giữa đơn vị tư vấn thẩm tra và đơn vị tư vấn thiết kế khác nhau không nhiều. Các khối lượng công tác chính như khối lượng bê tông, cốt thép chênh lệch nhỏ. Do các bản vẽ cung cấp là chưa đầy đủ nên đơn vị tư vấn thẩm tra không có đủ cơ sở để tính toán một số khối lượng các công việc đã nêu trong tổng dự toán của công trình. - Đơn giá phần xây dựng đã được đơn vị thiết kế xây dựng dựa trên định mức 1776 do Bộ xây dựng ban hành, đây là bộ định mức mới nhất mới được ban hành, đơn vị tư vấn thẩm tra tạm nhất trí theo cách tính mà đơn vị tư vấn thiết kế đã nêu ra. Tuy nhiên một số số liệu đầu vào áp dụng trong chiết tính đơn giá xây dựng công trình đơn vị tư vấn chưa giải trình cụ thể mà chỉ đưa ra số liệu nên không có đủ cơ sở để đơn vị tư vấn thẩm tra tiến hành thẩm tra. Đề nghị đơn vị tư vấn thiết kế cung cấp bổ sung các tài liệu này vào hồ sơ để chiết tính đơn giá có tính thuyết phục hơn. - Ngoài ra một số nội dung chi phí chỉ thấy đơn vị tư vấn thiết đưa ra giá trị mà không có bảng tính chi tiết như: hạng mục đường dây 35KV… nên chưa có đủ cơ sở để đơn vị tư vấn thẩm tra tiến hành thẩm tra nội dung khoản mục chi phí này. Đề nghị đơn vị tư vấn thiết kế bổ sung. - Trong các bảng tính còn có sai lỗi số học cần điều chỉnh và bổ sung. b) Chi phí thiết bị - Nhìn chung chi phí thiết bị của công trình thủy điện Sông Nhiệm 3 đã được đơn vị tư vấn thiết kế tính toán và tổng hợp theo đúng quy định hướng dẫn tại thông tư số 05/2007/TT-BXD. Các số liệu trong bảng tổng hợp khớp với các số liệu trong bảng chi tiết. - Đối với thiết bị mua sắm trọn bộ được đơn vị tư vấn lập dự toán căn cứ trên công suất thiết kế và trên khối lượng thiết kế với đơn giá tạm tính là hợp lý. Nhưng khí tiến hành tính toán lập dự toán thiết bị của công trình tỷ giá ngoại tệ quy đổi của thị trường được áp dụng là thấp hơn rất nhiều so với tỷ giá ngoại tệ quy đổi tại thời điểm này. Đề nghị điều chỉnh lại tỷ giá ngoại tệ quy đổi theo hiện hành để đảm bảo tính chính xác của dự toán chi phí của công trình. Tỷ giá ngoại tệ quy đổi hiện hành là 19.100 VNĐ/USD. - Đối với việc xác định chi phí thí nghiệm hiệu chỉnh và vận chuyển lắp đặt thiết bị đơn vị tư vấn đã tính toán khối lượng và lập đơn giá chi tiết theo hướng dẫn của các văn bản hiện hành. Đơn vị tư vấn thẩm tra cũng nhất trí với cách tính này. - Do chưa áp dụng theo văn bản mới quy định về thuế giá trị gia tăng nên tỷ lệ thuế suất cho một số khoản chi phí thiết bị đã chưa được cập nhật. Đề nghị đơn vị tư vấn thiết kế cập nhật theo mức thuế suất mới được quy định tại Thông tư số 129/2009/TT-BTC. c) Chi phí quản lý dự án đầu tư

Page 75: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 75

- Chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình được tư vấn tính theo định mức được công bố tại công văn số 1751/BXD-VP ngày 14 tháng 08 năm 2007 là theo đúng quy định tại thời điểm lập Tổng dự toán. Tuy nhiên hiện nay Bộ xây dựng đã có Quyết định 957/2009/QĐ-BXD ngày 29 tháng 09 năm 2009 hướng dẫn định mức chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình. Đây là hướng dẫn mới nhất của nhà nước về định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng. Do đó, để Tổng dự toán phản ánh được cập nhật và đầy đủ hơn về mặt chi phí đơn vị tư vấn thẩm tra kiến nghị nên tính toán lại khoản mục chi phí này theo định mức được hướng dẫn tại quyết định số 957/2009/QĐ-BXD. d) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình nhà máy thủy điện Sông Nhiệm 3 đối với một số khoản mục chi phí có quyết định phê duyệt và có giá trị hợp đồng được ký kết với các đơn vị tư vấn chuyên môn đã được đơn vị tư vấn thiết kế cập nhật giá trị vào bảng tính chi phí tư vấn đầu tư xây dựng. Nhưng các khoản mục chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác định theo định mức do nhà nước công bố cũng tương tự như nội dung chi phí quản lý dự án nên xác định lại theo định mức ban hành kèm theo quyết định số 957/209/QĐ-BXD. - Riêng với nội dung chi phí thiết kế, chưa thấy đơn vị tư vấn thiết kế tính toán chi phí thiết kế cho hạng mục đường dây 35KV. Đề nghị bổ sung. e) Chi phí khác

- Các chi phí khác một số chi phí tính toán theo giá trị được phê duyệt, một số chi phí được tính theo định mức là phù hợp, các chi phí khác còn lại không có định mức và chưa được phê duyệt được tạm tính theo kinh nghiệm của đơn vị tư vấn thiết kế hoặc theo các công việc có tính chất tương tự như đơn vị tư vấn thiết kế đã nêu ra là phù hợp và chấp nhận được. Các khoản mục chi phí này sẽ được cụ thể hóa trong các giai đoạn thiết kế tiếp theo. f) Chi phí dự phòng

- Chi phí dự phòng được tư vấn thiết kế tính toán cho hai nội dung là chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng phát sinh và cho yếu tố trượt giá là hoàn toàn phù hợp với hướng dẫn của nhà nước. Mức chi phí dự phòng tạm tính là 10% của tổng chi phí là theo đúng hướng dẫn tại thông tư số 05/2007/TT-BXD. Nhưng để chi phí dự phòng có ý nghĩa hơn tư vấn thẩm tra kiến nghị tư vấn thiết kế nên tách khoản chi phí dự phòng thành 5% dự phòng cho khối lượng, còn dự phòng trượt giá xác định theo chỉ số giá xây dựng sẽ được tỷ lệ dự phòng chính xác hơn. g) Chi phí lãi vay

- Chi phí lãi vay do không có đủ số liệu để tính toán lại nên đơn vị tư vấn thẩm tra tạm giữ nguyên theo giá trị đơn vị tư vấn thiết kế đã đưa ra. Phần nhận xét chi tiết liên quan đến lãi vay trong thời gian xây dựng sẽ được thực hiện trong nội dung thẩm tra hiệu quả kinh tế của công trình.

3. Kết quả thẩm tra tổng dự toán

Đơn vị tư vấn thẩm tra đã căn cứ trên các số liệu nhận được và theo hướng dẫn tại các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam để tiến hành thẩm tra tính đúng đắn của việc lập Tổng dự toán xây dựng công trình nhà máy thủy điện Sông Nhiệm 3. Kết quả Tổng dự toán sau thẩm tra thay đổi như dưới bảng sau:

Page 76: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 76

Bảng 6.1: Kiểm tra tổng mức đầu tư công trình thủy điện Sông Nhiệm 3

Giá trị sau thuế (106 VNĐ) TT Nội dung chi phí

TVTK TVTT Chênh lệch

(+/-)

I Chi phí xây dựng 199.769,5 201.285,99 1.516,46

1 Chi phí chuẩn bị xây dựng 6.755,5 6.806,77 51,28

2 Chi phí xây dựng 193.014,0 194.479,22 1.465,17

II Chi phí thiết bị 84.744,0 90.177,56 5.433,54

1 Chi phí thiết bị cơ điện 38.836,2 43.555,32 4.719,11

2 Chi phí thiết bị thủy công 33.208,6 33.923,00 714,43

3 Chi phí lắp đặt và TN, HC thiết bị 12.699,2 12.699,24

III Chi phí quản lý dự án 4.053,7 4.285,74 232,02

IV Chi phí T vấn đầu tu xây dựng 13.966,3 14.862,92 896,64

V Chi phí khác 10.996,8 10.965,19 -31,58

V.1 Chi phí khác 2.027,6 1.996,03 -31,58

V.2 Lãi vay trong thời gian xây dựng 8.969,2 8.969,16

VI Chi phí dự phòng 30.635,0 31.260,82 625,83

Chi phí dự phòng cho yếu tố khối l-ợng phát sinh và yếu tố trợt giá: 10%*(I+II+III+IV+V.1)

30.635,0 31.260,82 625,83

TỔNG DỰ TOÁN 345.265,3 352.838,22 7.572,90

Căn cứ vào các quy định của nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình

cùng với kinh nghiệm tư vấn của đơn vị tư vấn thẩm tra, đơn vị tư vấn thẩm tra đã tiến hành thẩm tra Tổng dự toán xây dựng công trình thủy điện Sông Nhiệm 3. Sau khi tiến hành thẩm tra đơn vị tư vấn thẩm tra có kết luận và kiến nghị như sau: Kiến nghị chủ đầu tư xem xét các ý kiến thẩm tra đã nêu trên và đề nghị tư vấn thiết kế từ đó có các ý kiến giải trình, điều chỉnh và bổ sung kịp thời nhằm xác lập Tổng dự toán của công trình làm cơ sở để xem xét, phê duyệt chuyển sang giai đoạn thiết kế tiếp theo.

III. PHƯƠNG ÁN HUY ĐỘNG VỐN

Trong báo cáo Tư vấn không trình bày phương án huy động vốn thành một mục riêng, được nêu trong phần tổng mức đầu tư và phân tích tài chính như sau:

Tuy chưa có văn bản chính thức nhưng theo dự kiến của chủ đầu tư phương án vay vốn như sau:

+ Vốn tự có của chủ đầu tư chiếm 15% tổng vốn, phần vốn này không tính lãi vay.

Page 77: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 77

+ 85% tổng vốn đầu tư sẽ vay của ngân hàng nước ngoài với tỷ lệ lãi vay 6,5%/năm.

Bảng 6.2: Các nguồn vốn cấu thành vốn đầu tư xây dựng công trình.

Đơn vị: tỷ đồng

TT Nguồn vốn

PA:

Vay ngoại tệ 85%, lãi vay 6,5%/năm

1 Vốn tự có 41,916

2 Vốn vay ngoại tệ 237,522

Tổng cộng 279,438

Bảng 6.3: Phân vốn đầu tư (trước thuế, trước lãi) theo năm xây dựng.

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn vốn Tổng vốn Năm CB Năm XD1 Năm XD2

Vay ngoại tệ 85% lãi vay 6,5%/năm

Vốn chủ đầu tư 41,916 15,618 13,149 13,149

Vốn vay ngoại tệ 237,522 89,330 148,192

Vốn vay được ân hạn trong thời gian xây dựng, trả nợ gốc đều trong 10 năm kể từ

khi công trình vào vận hành.

Nhận xét của Thẩm định:

- Theo quy định của Quyết định số 30/2006/QĐ-BCN ngày 31 tháng 8 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) Về quản lý đầu tư xây dựng các dự án điện độc lập, Vốn tự có của Chủ đầu tư phải có tỷ lệ ít nhât 30%, còn lại là 70% vốn vay thương mại.

Phương án vốn tự có 15%, vốn vay chiếm 85% là đặc thù của dự án, chưa phù hợp với quy định.

- Chưa có văn bản vay 85% ngoại tệ, đề nghị bổ sung văn bản.

IV. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN

1. Phân tích kinh tế.

Nhận xét chung: Tư vấn đã phân tích hiệu quả kinh tế của dự án theo phương pháp "phân tích hiệu ích và chi phí" đây là phương pháp phân tích thông dụng hiện nay.

- Chi phí đầu tư xây dựng công trình được lấy bằng tổng vốn ban đầu trước thuế là phù hợp.

- Chi phí quản lý, vận hành và bảo dưỡng O&M lấy bằng 1% tổng chi phí xây lắp và thiết bị là phù hợp,

Page 78: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 78

- Tổn thất và tự dùng lấy bằng 1,0% sản lượng điện sản xuất của nhà máy là phù hợp.

- Hệ số chiết khấu lấy 10% là phù hợp.

- Hiệu ích của thuỷ điện được thể hiện qua doanh thu với giá điện năng bình quân 5,2 UScent/kWh;

Đã tiến hành phân tích kinh tế lựa chọn các thông số công trình: tuyến; MNDBT/MNC; công suất lắp máy và số tổ máy:

+ Tuyến công trình: so sánh 2 phương án tuyến 1 và 2. Chọn tuyến 1 vì có chỉ tiêu kinh tế năng lượng tốt hơn

+ MNDBT: 3 phương án 233; 235 và 237 m. Chọn phương án MNDBT 235m vì có chỉ tiêu kinh tế năng lượng tốt hơn.

+ MNC: 3 phương án 233,5; 232,5 và 231,5 m. Chọn phương án MNC 232,5m vì có chỉ tiêu kinh tế năng lượng tốt hơn

+ Công suất lắp máy: 3 phương án 9; 10 và 11 MW. Chọn phương án công suất lắp máy 10 MW vì có chỉ tiêu kinh tế năng lượng tốt hơn

+ Số tổ máy: 2 phương án 2 và tổ máy. Chọn phương án 2 tổ máy vì có chỉ tiêu kinh tế năng lượng tốt hơn

+ Tính toán lựa chọn bề rộng kênh xả nhà máy: 4 phương án B=5; 6; 7 và 8m. Chọn phương án B=6m vì có chỉ tiêu kinh tế năng lượng tốt hơn.

+ Tính toán lựa chọn cột nước thiết kế (Htt): chọn Htt=Hmin=34,92m.

Đã tiến hành phân tích kinh tế phương án kiến nghị trường hợp cơ sở và phân tích độ nhạy theo các trường hợp: vốn tăng 10%; điện năng giảm 10%; vốn tăng 10% và điện lượng giảm 10%. Phân tích như vậy là đầy đủ.

Các kết quả phân tích kinh tế phương án chọn của Tư vấn được tổng hợp trong bảng 6.4.

Bảng 6.4: Bảng kết quả phân tích kinh tế phương án kiến nghị

Thông số Đơn vị PA gốc Vốn tăng

10% E giảm 10%

Vốn tăng 10% E giảm 10%

MNDBT m 235 235 235 235

Nlm MW 10 10 10 10

Nbđ MW 1,380 1,380 1,380 1,380

E0 triệu kwh 40,583 40,583 36,893 36,893

K tỷ đồng 279,438 307,382 279,438 307,382

NPV tỷ đồng 28,156 4,092 3,720 -20,344

B/C 1,14 1,03 1,03 0,94

FIRR % 11,31% 10,17% 10,17% 9,12%

Page 79: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 79

Thv năm 21 34 34 40

tháng 2 3 3 0,0

Qua bảng kết quả phân tích trên, thấy rằng Dự án nhà máy thủy điện Sông Nhiệm 3 có hiệu ích kinh tế ở mức chấp nhận được. Trường hợp gặp rủi ro vốn tăng 10% và điện lượng giảm 10%dự án không khả thi, đây là trường hợp thường gặp ở các dự án nguồn điện, không riêng gì thủy điện Sông Nhiệm 3.

2. Phân tích tài chính:

2.1. Nhận xét về các kết quả phân tích của Tư vấn:

a. Vốn đầu tư ban đầu

+ Vốn tự có của chủ đầu tư chiếm 15% tổng vốn, phần vốn này không tính lãi vay.

+ 85% tổng vốn đầu tư sẽ vay của ngân hàng nước ngoài với tỷ lệ lãi vay 10,8%/năm

Các nguồn vốn vay được ân hạn trong thời gian xây dựng, trả nợ gốc đều trong 10 năm kể từ khi công trình vào vận hành.

Tiến độ giải ngân các nguồn vốn đầu tư theo các năm xây dựng được trình bày trong bảng 6.5 sau:

Bảng 6.5. Tiến độ giải ngân vốn vay theo năm xây dựng

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn vốn Tổng vốn Năm CB Năm XD1 Năm XD2

Vay ngoại tệ 85% lãi vay 6,5%/năm

Vốn chủ đầu tư 41,916 15,618 13,149 13,149

Vốn vay ngoại tệ 237,522 89,330 148,192

b. Chi phí trong quá trình vận hành sản xuất:

- Tổn thất và tự dùng: theo kinh nghiệm các nhà máy đang vận hành bằng 1,0% sản lượng điện sản xuất của nhà máy là phù hợp;

- Chi phí quản lý, vận hành và bảo dưỡng O&M lấy bằng 1% tổng chi phí xây lắp và thiết bị là phù hợp.

- Chưa tính chi phí thay thế thiết bị nhà máy sau 20 năm vận hành, thay thế thiết bị thường lấy bằng 85% giá trị thiết bị nhà máy, thời gian thay 2 năm.

- Chi phí thuế tài nguyên: Tính bằng 2% doanh thu bán điện của công trình. Giá tính thuế tài nguyên ứng với giá bán điện là 750 đồng/kWh là chưa phù hợp. Tại thời điểm năm 2009 giá bán điện tính thuế tài nguyên là 940 đ/kWh (quy định về tính thuế tài nguyên nước cho sản xuất thủy điện (QĐ số 720/QĐ-BTC ngày 09/04/2009 của Bộ Tài chính công bố giá bán điện thương phẩm bình quân áp dụng làm giá tạm tính thuế tài nguyên nước thiên nhiên sản xuất thuỷ điện năm 2009).

Page 80: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 80

- Thuế TNDN: Theo nghị định của chính phủ số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 về luật thuế thu nhập doanh nghiệp và thông tư 130/2008/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn thi hành nghị định trên, công trình thủy điện Sông Nhiệm 3 thuộc xã Niệm Sơn - huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, thuộc nhóm A, nằm trên địa bàn thuộc danh mục C (địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng ưu đãi đầu tư ), mức thuế suất TNDN 10% được áp dụng trong 15 năm kể từ lúc dự án bắt đầu hoạt động. Trong đó được miễn giảm 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 9 năm tiếp theo. Sau thời gian được áp dụng mức thuế suất ưu đãi trên, thuế TNDN phải nộp là 25%. Áp dụng thuế suất nêu trên là phù hợp.

- Khấu hao tài sản cố định :Theo phương pháp đường thẳng. Thời gian sử dụng các loại như sau:

+ Phần công trình XD & CP khác: 20 năm

+ Phần thiết bị: 10 năm

- Thời gian phân tích tài chính: 40 năm kể từ khi dự án đi vào vận hành.

- Hệ số chiết khầu tài chính If được tính bằng bình quân gia quyền lãi suất các nguồn vốn theo các phương án tính toán (If tính theo Quyết định số 2014/QĐ-BCN ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Bộ Công nghiệp nay là Bộ công Thương).

%)1%(%(%) tivI

Ivicsh

I

IcshIf −+=

Trong đó:

Icsh: tổng vốn chủ sở hữu

Iv: tổng vốn vay

I: tổng vốn đầu tư

icsh%: tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu, tính bằng %/năm.

Iv%: tỷ lệ lãi suất của vốn vay

t%: thuế suất thuế thu nhập.

Tỉ lệ chiết khấu: Bình quân gia quyền các nguồn vốn: ick= 5,27%

+ Vay ngoại tệ: 6,5%/năm

+ Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu 7,5%/năm, là thiên thấp so với mặt bằng tiền gửi hiện nay. Lấy ở mức 10% - 12%/năm sẽ phù hợp hơn.

Đề nghị Tư vấn hiệu chỉnh lại Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu và hệ số chiết khấu.

c. Các khoản thu:

Dự án thủy điện Sông Nhiệm 3 có nhiệm vụ chính là sản xuất điện năng vì thế doanh thu của dự án là từ bán điện.

Page 81: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 81

Hiệu ích kinh tế của thủy điện Sông Nhiệm 3 được tính toán thông qua giá bán

điện được quy định trong quyết định số 74/QĐ-ĐTĐL ngày 24 tháng 12 năm 2008 về

biểu giá chi phí tránh được năm 2009.

Bảng 6.6. Bảng giá bán điện

Mùa khô Mùa mưa

Giá điện năng Giờ cao

điểm

Giờ bình

thường

Giờ thấp

điểm

Giờ cao điểm

Giờ bình thường

Giờ thấp

điểm

Phần điện

năng dư

Miền Bắc 435 419 415 483 472 470 235

Giá công suất 1674

Như vậy tổng giá trị thu nhập từ bán điện là 35,071 tỷ đồng/năm, tính theo giá bán

điện trung bình là 873 đồng tương đương 4,9 US USCent/kWh.

Việc vận dụng giá điện nêu trên đưa vào phân tích là phù hợp

2.2. Kết quả phân tích tài chính của Tư vấn

Căn cứ vào các số liệu đã phân tích ở trên, đã tiến hành tính toán hiệu ích tài chính

trên quan điểm của chủ đầu tư khi đầu tư công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3 theo các

phương án tài chính dự kiến.

Phân tích độ nhạy trong các trường hợp:

- Vốn đầu tư tăng 10%

- Điện năng (thu nhập) giảm 10%

- Chi phí nhiên liệu (O&M) tăng 10%

- Vốn tăng 10% và điện năng giảm 10%

Bảng 6.7: Phân tích tài chính PA kiến nghị theo quan điểm chủ đầu tư

(PA giá bán điện theo quyết định số 74/QĐ-ĐTĐL)

Thông số Đơn vị PA gốc Vốn tăng 10%

E giảm 10%

O&M tăng 10%

Vốn tăng 10%

E giảm 10%

MNDBT m 235 235 235 235 235

Nlm MW 10 10 10 10 10

Nbđ MW 1,380 1,380 1,380 1,38 1,380

Page 82: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 82

E0 triệu kwh

40,583 40,583 36,893 40,583 36,893

K tỷ đồng 279,438 307,382 279,438 279,438 307,382

NPV tỷ đồng 69,825 46,023 41,213 67,274 17,410

B/C - 1,42 1,29 1,29 1,40 1,18

FIRR % 12,35% 10,31% 10,26% 12,16% 8,53%

năm 15 19 20 16 28 Thv

tháng 10 9 10 0 0

Qua tính toán phân tích tài chính và phân tích độ nhạy cho thấy:

Với phương án vay vốn: 15% vốn tự có, 85% vốn vay ngoại tệ, lãi vay 6,5% thì

với giá điện được quy định trong Quyết định số 74/QĐ-ĐTĐL thì dự án hoàn toàn khả thi

và có hiệu quả cao (tương đương giá bán điện bình quân là 873 đồng/kWh hay 4,9 US

Cent/kWh).

Qua phân tích cho thấy khi giá bán điện trung bình lớn hơn hoặc bằng 4,3 Cent

(tương đương 765 đồng/1kwh) thì dự án có hiệu quả về mặt tài chính. Kết quả thể hiện

trong bảng sau:

Bảng 6.8: Phân tích tài chính PA kiến nghị theo quan điểm chủ đầu tư

(PA giá bán điện bình quân 4,3 Cent)

Thông số Đơn vị PA gốc Vốn tăng 10%

E giảm 10%

O&M tăng 10%

Vốn tăng 10%

E giảm 10%

MNDBT m 235 235 235 235 235

Nlm MW 10 10 10 10 10

Nbđ MW 1,380 1,380 1,380 1,38 1,380

E0 triệu kwh 40,583 40,583 36,893 40,583 36,893

K tỷ đồng 279,438 307,382 279,438 279,438 307,382

NPV tỷ đồng 30,380 6,577 5,353 27,828 -18,450

B/C - 1,24 1,13 1,13 1,23 1,03

FIRR % 9,51% 7,89% 7,84% 9,33% 6,44%

năm 22 33 34 23 40 Thv

tháng 7 1 1 9

Page 83: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 83

Như vậy, dự án thủy điện Sông Nhiệm 3 có hiệu quả cao về mặt tài chính. Kính đề

nghị các cấp có thẩm quyền phê duyệt để dự án sơm được đưa vào xây dựng nhằm đáp

ứng nhu cầu dùng điện ngày càng cao hiện nay.

2.3. Kết quả phân tích tài chính của Thẩm định:

- Tính chi phí thay thế thiết bị nhà máy sau 20 năm vận hành, thay thế thiết bị thường lấy bằng 85% giá trị thiết bị nhà máy, thời gian thay 2 năm.

- Chi phí thuế tài nguyên: Tính bằng 2% doanh thu bán điện của công trình. Giá

tính thuế tài nguyên ứng với giá bán điện là 940 đ/kWh (quy định về tính thuế tài nguyên

nước cho sản xuất thủy điện (QĐ số 720/QĐ-BTC ngày 09/04/2009 của Bộ Tài chính

công bố giá bán điện thương phẩm bình quân áp dụng làm giá tạm tính thuế tài nguyên

nước thiên nhiên sản xuất thuỷ điện năm 2009).

- Vay ngoại tệ: 6,5%/năm

- Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu 10%/năm,

- Giá bán điện trung bình là 873 đồng tương đương 4,9 US USCent/kWh

Bảng 6.9: Phân tích tài chính PA kiến nghị theo quan điểm chủ đầu tư

(PA giá bán điện bình quân 4,9 Cent)

Thông số Đơn vị PA gốc Vốn

tăng 5% E giảm

5% O&M

tăng 10%

Vốn tăng 5%

E giảm 5%

MNDBT m 235 235 235 235 235

Nlm MW 10 10 10 10 10

Nbđ MW 1,380 1,380 1,380 1,38 1,380

E0 triệu kwh 40,583 40,583 38,554 40,583 38,554

K tỷ đồng 307,350 322,718 307,350 307,350 322,718

NPV triệu đồng 40.680 26.668 24.535 37.865 10.366

FIRR 9,41% 8,49% 8,43% 9,24% 7,58%

B/C 1,19 1,12 1,11 1,18 1,05

Thvkck Năm 13,5 14,3 14,3 13,65 15,1

Thvck Năm 22,8 26,6 26,8 23,4 32,8

Giá thành đ/kWh 765,2 804,3 804,5 772,4 845,7

Giá thành USC/kWh 4,299 4,519 4,520 4,339 4,751

Page 84: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 84

Nhận xét:

- Với giá bán điện bình quân là 873 đồng/kWh hay 4,9 US Cent/kWh theo quy định tại Quyết định số 74/QĐ-ĐTĐL thì dự án hoàn toàn khả thi và có hiệu quả cao

- Với giá bán điện lớn hơn giá thành thành là 765,2 đ/kWh tương đương 4,3 UScent/kWh, dự án khả thi về tài chính. Nếu giá bán thấp hơn giá thành dự án không khả thi

- Theo tiến độ công trình Sông Nhiệm 3 sẽ phát điện vào năm 2012, với hồ điều tiết cùng với việc điều chỉnh giá năng lượng theo giá thị trường, dự án chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cho chủ đầu tư.

3. Kết luận phần kinh tế tài chính:

Công trình thủy điện Sông Nhiệm 3 với MNDBT = 235,0m, MNC = 232,5m công suất lắp máy dự kiến Nlm = 10 MW, hàng năm sẽ cung cấp cho hệ thống điện 40,583 triệu kWh điện năng, sẽ đáp ứng được nhu cầu điện năng trong khu vực, giảm bớt tình trạng thiếu hụt điện năng của hệ thống, đặc biệt là vào các giờ cao điểm. Về hiệu quả đầu tư của công trình, từ những phân tích và tính toán ở trên cho thấy dự án khả thi về mặt kinh tế và tài chính, mang lại lợi ích cho nền kinh tế quốc dân và lợi nhuận cho chủ đầu tư.

Thời gian chuẩn bị và xây dựng công trình 3 năm về cơ bản là phù hợp, phấn đấu tổ chức thi công xây dựng để rút ngắn xuống còn 2 năm hoặc 2,5 năm có ý nghĩa thiết thực để tăng hiệu quả đầu tư công trình.

Về hồ sơ phần phân tích kinh tế, tài chính còn một vài điểm chưa phù hợp đề nghị Tư vấn chỉnh sửa, hoàn chỉnh để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tiến hành các bước tiếp theo.

Page 85: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 85

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

Trên cơ sở các ý kiến đã trình bày, chúng tôi xin nêu một số kết luận và kiến nghị chính sau đây.

I. KẾT LUẬN.

1. Về cơ sở pháp lý: Thiết kế kỹ thuật và BVTC công trình thủy điện Sông Nhiệm 3 được lập về cơ bản có đủ cơ sở pháp lý: Nằm trong Quy hoạch bậc thang thủy điện trên nhánh sông Nho Quế thuộc hệ thống sông Gâm theo quyết định 2694/QĐ-BCN ngày 02/10/2006, được sự đồng thuận của UBND tỉnh Hà Giang, tuân thủ tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và các văn bản quy định khác liên quan đang hiện hành. Tuy nhiên, hồ sơ không kèm theo hầu hết các văn bản cần thiết là cơ sở pháp lý của dự án, các văn bản liên quan đến năng lực của Cơ quan tư vấn, Văn bản chấp thuận mua điện, Văn bản thỏa thuận về đấu nối với hệ thống điện, văn bản liên quan đến Quy hoạch phát triển điện lực Việt Nam đã cập nhật. Một số văn bản không có số. Đề nghị TVTK bổ sung.

2. Về tư cách pháp lý của nhà đầu tư: Công ty Cổ phần Licogy 19 là Công ty cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có đầy đủ tư cách pháp lý hoạt động đầu tư.

3. Về hồ sơ: Hồ sơ thiết kế kỹ thuật và BVTC công trình thủy điện Sông Nhiệm 3 đã đề cập tương đối đầy đủ các thành phần nội dung theo yêu cầu của giai đoạn TKKT-BVTC một giia đoạn của một dự án thủy điện. Có đủ phụ lục tính toán kèm theo được thực hiện theo các tiêu chuẩn và quy phạm đang hiện hành. Về hình thức in ấn rõ ràng, bản vẽ đủ nội dung cần thiết.

4. Về tài liệu đầu vào: Thuyết minh TKKT và BVTC công trình thủy điện Sông Nhiệm 3 đã thu thập, tổng hợp, xử lý, tính toán các thông số đặc trưng khí tượng, thủy văn, xây dựng chuỗi dòng chảy năm khôi phục thông qua nhiều phương pháp truyền thống, đã tính toán dòng chảy lũ, dòng chảy rắn, thiết lập quan hệ mực nước và lưu lượng tại các công trình đầu mối và nhà máy thủy điện. Đã khảo sát, thăm dò, đo đạc với khối lượng lớn về địa hình, địa chất, các tài liệu dân sinh, kinh tế, môi trường cũng như các tài liệu đầu vào có liên quan. Kết quả thu được tuy còn những tồn tại, song về cơ bản có độ tin cậy cần thiết cho việc tính toán lựa chọn quy mô, thông số công trình, thiết kế các hạng mục công trình và tính toán thiết kế các chuyên ngành khác thuộc nội dung của báo cáo đầu tư và thiết kế cơ sở.

5. Sự phù hợp của dự án: Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3 phù hợp với Quy hoạch phát triển Điện lực Việt Nam và nằm trong Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Hà Giang.

6. Về lựa chọn quy mô, thông số công trình: Trên cơ sở các số liệu tài liệu đầu vào, đã xem xét tính toán thủy năng - thủy lợi, kinh tế năng lượng. Đã tính toán so chọn 2 tuyến công trình đầu mối, 03 phương án MNDBT/MNC, 03 phương án Nlm, 02 phương án số tổ máy. Căn cứ kết quả tính toán thủy năng kinh tế năng lượng đã lựa chọn phương án quy mô thông số MNDBT, MNC, Nlm cho thuỷ điện Sông Nhiệm 3, Cụ thể như sau:

MNDBT = 235,0m; MNC =232,5m; Nlm = 10,0 MW, E=40,583KWh; Hsd=4058h

Các thông số thống nhất với dự án đầu tư và thiết kế cơ sở, riêng MNC đã được TVTK điều chỉnh theo ý kiến thẩm định của Tư vấn thẩm tra là hợp lý.

Page 86: Bao cao Tham dinh

Báo cáo thẩm tra TKKT Công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3

Viện Khoa học năng lượng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 86

7. Về chọn tuyến, bố trí tổng thể công trình: Thống nhất với TVTK về tuyến và giải pháp kết cấu công trình đầu mối là tuyến I, vị trí tuyến năng lượng bờ trái gồm đường ống áp lực và nhà máy thủy điện.

8. Về giải pháp thiết kế: Tư vấn thiết kế đã lựa chọn phương án đập bê tông trọng lực, đập tràn có cửa van, cửa lấy nước có áp. TVTK đã tính toán thủy lực, kết cấu và ổn định công trình cho phương án chọn. Kết quả tính toán và kiểm tra cho thấy đập dâng và cửa lấy nước đảm bảo độ bền và ổn định theo các tiêu chuẩn của Việt Nam. Kết quả tính toán ổn định, độ bền đập dâng, công trình trên tuyến năng lượng thỏa mãn điều kiện bền theo tiêu chuẩn Việt Nam 285-2002. Tuy nhiên kết quả tính toán kiểm tra còn cho thấy hệ số ổn định của đập dâng và đập tràn là khá lớn so với yêu cầu của quy phạm. Đề nghị TVTK kiểm tra lại và nếu thấy dư nhiều nên điều chỉnh mặt cắt cho phù hợp

8. Về lựa chọn thiết bị công nghệ: Đã lựa chọn công suất lắp máy 10,0MW với 2 tổ máy tuốc bin Francis trục đứng. Trên cơ sở đó đã lựa chọn máy phát cùng các thiết bị thuỷ điện, thiết bị cơ khí thuỷ công đồng bộ. Đã lựa chọn sơ đồ nối điện chính và phương án đấu nối với HTĐ Việt Nam. Các nội dung đưa ra cơ bản đáp ứng được yêu cầu và đủ cơ sở để triển khai bước thiết kế kỹ thuật tiếp theo.

10. Về tổ chức kỹ thuật thi công: Đã thiết kế biện pháp dẫn dòng thi công, biện pháp thi công các hạng mục công trình và công việc xây lắp cụ thể. Đã lập tổng mặt bằng xây dựng và tổng tiến độ, nhìn chung, thỏa mãn yêu cầu của giai đoạn báo cáo dự án đầu tư và thiết kế cơ sở.

11. Về đánh giá tác động môi trường: Trong báo cáo đã hoàn thành báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên TVTT chưa nhận được báo cáo này nên không có đánh giá.

12. Tổng dự toán công trình và phương án huy động vốn: Trong giai đoạn TKKT, TVTK đã xác định tổng dự toán, đánh giá kinh tế và tài chính của dự án. Kết quả tính toán cho thấy, thủy điện Sông Nhiệm 3 trong thời điểm hiện tại chỉ có hiệu quả kinh tế tài chính khi giá bán điện là 4,5 UScents trở lên và tuân thủ những điều kiện vay được vốn ngoại tệ với lãi suất thấp.

II. KIẾN NGHỊ

Thiết kế kỹ thuật công trình thuỷ điện Sông Nhiệm 3 trên Sông Nhiệm đã được lập có thành phần hồ sơ đầy đủ đảm bảo các điều kiện của giai đoạn TKKT.

Việc xây dựng công trình thủy điện Sông Nhiệm 3 sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế khu vực phát triển tốt hơn đồng thời thúc đẩy giao lưu văn hoá - xã hội và kinh tế phát triển hơn.

Vì vậy, để đảm bảo tiến độ của dự án, đề nghị Cơ quan Tư vấn thiết kế hoàn thiện hồ sơ trình Chủ đầu tư và các Cơ quan có thẩm quyền tạo điều kiện triển khai ngay dự án và khởi công công trình theo tiến độ dự kiến.