6
Dinh Bảo Đại – kiến trúc Tây Phương độc đáo giữa lòng cao nguyên Đà Lạt tồn tại không ít những công trình kiến trúc giá trị như những công sở, trường học, nhà thờ, tu viện, chùa chiền, công trình công cộng… cùng hàng ngàn biệt thự xinh đẹp hiện diện khắp thành phố trong suốt hơn 1 thế kỷ. Qua thời gian, những dinh thự, biệt điện xưa kia từng thuộc về các nhân vật quyền lực, ngày nay được mở cửa đón khách viếng thăm. Giới thiệu Đặc biệt được biết đến nhất có lẽ là Ba dinh thự nổi tiếng của Đà Lạt trước đây đều là địa điểm du lịch, nhưng hiện nay chỉ Dinh III còn giữ chức năng này và tiếp tục thu hút du khách. Dinh II, hay còn gọi Dinh Toàn quyền, được dùng làm khách sạn, nơi hội thảo của chính quyền địa phương, còn Dinh I đã đóng cửa vài năm gần đây để sửa chữa. Một dinh thự khác của Đà Lạt,

Dinh bao dai

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Dinh bao dai

Dinh Bảo Đại – kiến trúc Tây Phương độc đáo giữa lòng cao nguyên

            Đà Lạt tồn tại không ít những công trình kiến trúc giá trị như những công sở, trường học, nhà thờ, tu viện, chùa chiền, công trình công cộng… cùng hàng ngàn biệt thự xinh đẹp hiện diện khắp thành phố trong suốt hơn 1 thế kỷ. Qua thời gian, những dinh thự, biệt điện xưa kia từng thuộc về các nhân vật quyền lực, ngày nay được mở cửa đón khách viếng thăm.

Giới thiệu

        Đặc biệt được biết đến nhất có lẽ là Ba dinh thự nổi tiếng của Đà Lạt trước đây đều là địa điểm du lịch, nhưng hiện nay chỉ Dinh III còn giữ chức năng này và tiếp tục thu hút du khách. Dinh II, hay còn gọi Dinh Toàn quyền, được dùng làm khách sạn, nơi hội thảo của chính quyền địa phương, còn Dinh I đã đóng cửa vài năm gần đây để sửa chữa. Một dinh thự khác của Đà Lạt, biệt điện Trần Lệ Xuân cũng trở thành điểm du lịch ngay từ năm 1964, ngày nay là Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, nơi lưu giữ Mộc bản triều Nguyễn.

Page 2: Dinh bao dai

            Dinh 1 Đà Lạt được xây dựng bởi Robert Clément Bourgery một triệu phú người Pháp vào những năm 40 của thế kỷ trước. Đến tháng 8 năm 1949 Bảo Đại khi ấy là Quốc Trưởng thấy nơi đây cảnh đẹp lãng mạn và

yên tĩnh đã mua lại để làm nơi nghỉ dưỡng và làm việc cho các quan chức dưới quyền.            Hiện nay, Dinh I - King Palace là một trong những điểm du lịch Đà Lạt hấp dẫn nhất ở xứ Hoa.

            Dinh II nằm trên một ngọn đồi thông ở độ cao 1.540m so với mực nước biển, cạnh đường Trần Hưng Đạo, cách trung tâm Đà Lạt 2 km về hướng Đông – Nam. Công trình xây dựng vào năm 1933, có tới 25 phòng bài chí rất sang trọng. Dinh II là

dinh thự mùa hè của Toàn quyền Đông Dương Jean Decoux, nên còn gọi là dinh Toàn quyền. Dinh II là nơi ở và làm việc của Jean Decoux vào mùa hè hàng năm, từ tháng 5 đến tháng 10.

Page 3: Dinh bao dai

            Dinh II là một trong những công trình kiến trúc đẹp của Đà Lạt, mang nhiều dấu ấn gắn liền với lịch sử của đất nước. Sau 1975, nơi đây trở thành nhà khách Trung ương và hiện nay được dùng làm nhà khách của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng.

            Nằm trên đường Triệu Việt Vương, cách trung tâm Tp. Ðà Lạt 2km về hướng Tây Nam trên một đồi thông cao 1539 m. Dinh III là biệt thự nghỉ hè của vua Bảo Ðại được xây dựng từ năm 1933 – 1937, do một kiến trúc sư người Pháp và kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát thiết kế. Biệt điện có 25 phòng ngủ, 2 tầng lầu. Tầng trệt dùng làm nơi hội họp, yến tiệc. Căn phòng làm việc của Vua Bảo Ðại với những ấn tín quân sự, ngọc tỉ của Hoàng đế, quốc thư, quốc kỳ các nước có quan hệ ngoại giao, tượng bán thân của Vua Bảo Ðại và Vua Khải Ðịnh.

Page 4: Dinh bao dai

Về hình thức kiến trúc, Dinh 3 cũng là một trong những công trình chịu ảnh hưởng của trào lưu cách tân về kiến trúc ở Châu Âu. Dinh 3 được đánh giá là dinh thự đẹp đẽ và trang nhã nằm giữa một rừng thông thuần chủng, gắn liền với các tiểu cảnh kiến trúc công viên, vườn Thượng Uyển, rừng Ái Ân và

một hồ nước nhỏ hòa quyện vào nhau một cách rất hợp lý và thơ mộng. Điểm đáng lưu ý ở đây là phía bên phải cổng vào và phía sau dinh có một vườn hoa nhỏ theo kiểu vườn hoa ở các cung điện của Pháp, bố cục theo hình kỷ hà. Có một bồn hoa rộng phía trước dinh được chăm sóc chu đáo. Những con đường đi dạo nhỏ quanh dinh nằm ẩn mình dưới những tán lá thông, xen kẽ giữa các đám cỏ xanh.            Tương tự như dinh II, dinh III cũng là một công trình đồ sộ với hệ

thống mái bằng, các mảng – khối được bố cục cân đối nhưng không đối xứng một cách cứng nhắc. Phía trước sảnh chính cũng có mái hiên đưa ra che vị trí đậu xe. Tầng trệt là phòng khách, các phòng làm việc, văn phòng của vua Bảo Đại, thư viện, các phòng giải trí và một phòng ăn lớn.

Page 5: Dinh bao dai

Đặc biệt, các phòng làm việc đều được gắn với các tiểu cảnh kiến trúc, các không gian trong và ngoài liên hệ với nhau qua các cửa đi và cửa sổ bằng kính khung thép, tạo ra

một khung cảnh hài hòa giữa kiến trúc và thiên nhiên.            Toàn bộ tầng hai được dùng cho sinh hoạt gia đình, gồm các phòng sinh hoạt, các phòng ngủ của vua Bảo Đại, hoàng hậu Nam Phương, các công chúa và hoàng tử. Từ phòng ngủ của vua Bảo Đại có một cửa ra sân thượng còn gọi là Vọng Nguyệt Lầu. Đứng ở đây có thể ngắm nhìn vườn hoa, đường đi dạo, đồi thông và cả thung lũng phía xa xa. Ván gỗ vẫn là vật liệu chính để ốp cầu thang, sàn lầu và làm các vật dụng nội thất của dinh.

Dinh III là một công trình kiến trúc đẹp, gắn liền với một giai đoạn lịch sử đặc biệt của nước ta.