266
LP & PHÂN TÍCH DÁN Nguyn Ngc Bình Phương [email protected] Khoa Qun lý Công nghip Đại hc Bách Khoa – TP.HCM PROJECT PLANNING AND ANALYSIS (700200)

Bài giản lập phân tích dự án

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Bài giản lập phân tích dự án

Citation preview

Page 1: Bài giản lập phân tích dự án

LẬP & PHÂN TÍCH

DỰ ÁNNguyễn Ngọc Bình Phươ[email protected]

Khoa Quản lý Công nghiệpĐại học Bách Khoa – TP.HCM

PROJECT PLANNING AND ANALYSIS (700200)

Page 2: Bài giản lập phân tích dự án

MỤC TIÊU MÔN HỌC

Môn học này giúp sinh viên phân tích và lựa chọn dự án đầu tư, đặc tả dòng tiền tệ cho các dự án kỹ thuật và đánh giá chúng từ quan điểm về dòng tiền tệ trước thuế và sau thuế.Sau khi tham gia khóa học này, sinh viên có thể:

Phân tích các dòng tiền tệ nhằm xác định các giá trị tương đươngtheo các quan điểm khác nhauHiểu các tiêu chuẩn ra quyết định kinh tế kỹ thuật, gồm giá trị hiện tại ròng, suất thu lợi nội tại và tỷ số lợi ích/chi phí.Hình thành các phương án và ước tính lợi ích/chi phí từ dữ liệu có sẵn.So sánh các phương án có tuổi thọ kinh tế không bằng nhau.Thực hiện phân tích dòng tiền tệ sau thuế, áp dụng các quy định khấu hao chuẩn.Ước tính rủi ro và bất định trong phân tích. 2

Page 3: Bài giản lập phân tích dự án

NỘI DUNG MÔN HỌC

Buổi 1:Chương 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM TỔNG QUÁT

Buổi 2, 3:Chương 2: GIÁ TRỊ THEO THỜI GIAN CỦA TIỀN TỆ

Buổi 4, 5:Chương 3: PHÂN TÍCH PHƯƠNG ÁN THEO GIÁ TRỊ TƯƠNG ĐƯƠNG

Buổi 6, 7:Chương 4: PHÂN TÍCH PHƯƠNG ÁN THEO SUẤT THU LỢI NỘI TẠI

Kiểm tra giữa kỳ 3

Page 4: Bài giản lập phân tích dự án

NỘI DUNGBuổi 8, 9:

Chương 5: PHÂN TÍCH PHƯƠNG ÁN BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁC

Buổi 10, 11:Chương 6: TÍNH TOÁN KHẤU HAO VÀ PHÂN TÍCH KINH TẾ DỰ ÁN SAU THUẾ

Buổi 12:Chương 7: QUY HOẠCH NGUỒN VỐN VÀ LỰA CHỌN TẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Buổi 13, 14:Chương 8: RỦI RO VÀ BẤT ĐỊNH TRONG PHÂN TÍCH DỰ ÁN 4

Page 5: Bài giản lập phân tích dự án

ĐÁNH GIÁ

Bài tập trên lớp (20%)

Kiểm tra giữa kỳ (40%)Thi cuối kỳ (40%)

Trắc nghiệm & tự luận (65 phút)Được mang theo:

1 tờ A4 viết tay 2 mặtcác bảng tramáy tính bỏ túi

5

Page 6: Bài giản lập phân tích dự án

TÀI LIỆU HỌC TẬPPhạm Phụ, Kinh tế Kỹ thuật -Phân tích và lựa chọn dự án đầu tư, NXB Thống Kê, 2007.

Leland Blank and Anthony Tarquin, Engineering Economy, 6th Edition, McGraw-Hill, 2005.

6

Page 7: Bài giản lập phân tích dự án

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ KHÁI NIỆM TỔNG QUÁTNguyễn Ngọc Bình Phươ[email protected]

Khoa Quản lý Công nghiệpĐại học Bách Khoa – TP.HCM

1

Page 8: Bài giản lập phân tích dự án

Nội dung

1.1 Doanh nghiệp

1.2 Mục tiêu của đầu tư

1.3 Các khái niệm về chi phí

1.4 Quá trình phân tích kinh tế dự án đầu tư

2

Page 9: Bài giản lập phân tích dự án

Doanh nghiệp (đơn vị kinh doanh) là gì?• Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất

cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêuthụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằmmục đích sinh lợi.

• Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, cótrụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quyđịnh của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt độngkinh doanh.

(Luật doanh nghiệp 2005)

3

1.1 Doanh nghiệp

-Luật doanh nghiệp năm 1999-Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003-Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996-Luật khuyến khích đầu tư trong nước 1998

-Luật doanh nghiệp 2005-Luật đầu tư 2005

Page 10: Bài giản lập phân tích dự án

Đầu tư trong nước:Doanh nghiệp nhà nướcDoanh nghiệp tư nhânHợp tác xãCông ty trách nhiệm hữu hạnCông ty cổ phầnCông ty hợp danhĐầu tư nước ngoài:

Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinhdoanh

Doanh nghiệp liên doanhDoanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài 4

1.1 Doanh nghiệp

Các loại hình doanh nghiệp: • Trước 1990: chỉ có doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

• Sau 1990: có thêm doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần

• Sau 2000: có thêm công ty hợp danh

Page 11: Bài giản lập phân tích dự án

Trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp:

Trách nhiệm hữu hạn (limited liability): Chủ sở hữu chỉ phảichịu trách nhiệm về mọi khoản nợ và nghĩa vụ tài chính củadoanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã gópVd: Cty TNHH, Cty CP, các thành viên góp vốn của Cty hợpdanh, doanh nghiệp liên doanh, 100% vốn nước ngoàiTrách nhiệm vô hạn (unlimited liability): Chủ sở hữu có nghĩavụ phải trả nợ thay cho doanh nghiệp bằng tất cả tài sản củamình, khi doanh nghiệp không đủ tài sản để thực hiện cácnghĩa vụ tài chính của nó.Vd: Doanh nghiệp tư nhân, các thành viên hợp danh của Ctyhợp danh 5

1.1 Doanh nghiệp

Page 12: Bài giản lập phân tích dự án

1.1 Doanh nghiệp

Tiêu chí lựa chọn loại hình doanh nghiệp:Quyền kinh doanh, điều kiện và thủ tục thành lậpMức độ tham gia quản lý doanh nghiệp của nhà đầu tưChế độ trách nhiệm của nhà đầu tưKhả năng huy động vốn; khả năng rút vốn và chuyển nhượng cổ phần/phần góp vốnNghĩa vụ thuếKhả năng chuyển đổi loại hình doanh nghiệpThời gian hoạt động của doanh nghiệp và việc giải thể/phá sản doanh nghiệp

6

Page 13: Bài giản lập phân tích dự án

1.1 Doanh nghiệp

Doanh nghiệp tư nhânĐối tượng thành lập: 1 cá nhânĐối tượng quản lý: chủ doanh nghiệpTrách nhiệm pháp lý: vô hạnHuy động vốn: Chủ yếu là vay mượnRút vốn/Chuyển nhượng: Không (trừ bán doanh nghiệp)Thời gian hoạt động: Kết thúc khi chủ doanh nghiệp chết hoặc rút lui

7

Page 14: Bài giản lập phân tích dự án

1.1 Doanh nghiệp

Công ty hợp danhĐối tượng thành lập: Cá nhân (TVHD, tối thiểu 2 TVHD), cá nhân hay tổ chức (TVGV)Đối tượng quản lý: TV hợp danhTrách nhiệm pháp lý: Vô hạn (TVHD), Hữu hạn (TVGV)Huy động vốn: Vay, huy động từ các TV (nạp thêm TV)Rút vốn/Chuyển nhượng: Hạn chế (TVHD), Tự do (TVGV)Thời gian hoạt động: Kết thúc khi TVHD chết hoặc rút lui

8

Page 15: Bài giản lập phân tích dự án

1.1 Doanh nghiệp

Công ty TNHH 1 TVĐối tượng thành lập: 1 Cá nhân hay tổ chứcĐối tượng quản lý: Chủ tịch công tyTrách nhiệm pháp lý: Hữu hạnHuy động vốn: Vay hoặc huy động thêm từ kết nạp TV mớiRút vốn/Chuyển nhượng: Tự doThời gian hoạt động: Không ảnh hưởng gì khi TV chết hay phá sản

9

Page 16: Bài giản lập phân tích dự án

1.1 Doanh nghiệp

Công ty TNHH nhiều TV (>=2 TV)Đối tượng thành lập: Cá nhân hay tổ chức (tối thiểu 2 TV, tối đa 50 TV)Đối tượng quản lý: Hội đồng thành viên, giám đốcTrách nhiệm pháp lý: Hữu hạnHuy động vốn: Vay hoặc huy động thêm từ các thành viên, kể cả kết nạp TV mớiRút vốn/Chuyển nhượng: Hạn chếThời gian hoạt động: Không ảnh hưởng gì khi TV chết hay phá sản

10

Page 17: Bài giản lập phân tích dự án

1.1 Doanh nghiệp

Công ty cổ phầnĐối tượng thành lập: cá nhân hay tổ chức (tối thiểu 3 cổ đông)Đối tượng quản lý: ĐHĐCĐ, HĐQT, giám đốcTrách nhiệm pháp lý: Hữu hạnHuy động vốn: Rất đa dạng (bao gồm phát hành cổ phần qua TTCK)Rút vốn/Chuyển nhượng: tự do (trừ cổ đông sáng lập)Thời gian hoạt động: Không ảnh hưởng gì khi TV chết hay phá sản

11

Page 18: Bài giản lập phân tích dự án

Chức năng của một doanh nghiệp:

3 chức năng

Chức năng sản xuất:Trao đổi để đem lại thu nhập về tài chính dựa trên số vốn đã đầu tư

Chức năng tài chính: Trao đổi để huy động vốn (vốn vay và vốn cổ phần) cần thiết

Chức năng đầu tư:Trao đổi để khai thác nguồn vốn có sẵn

12

1.1 Doanh nghiệp

Page 19: Bài giản lập phân tích dự án

Chức năng của một doanh nghiệp:

1.1 Doanh nghiệp

Người đầu tưNgười cho vay

Vốn

Thu lợi tư đầu tư

DoanhNghiệp Đầu tư

Thu lợi tư vốn

Dùng vốn đê đầu tư

Nguyên liệu

Hànghóa/dịch vụ

Thu tiền

Chi tiền

Chức năng tài chínhChức năng đầu tưChức năng sản xuất

Xuất hiện các cơ hội đầu tưHình thành các dư án

Ra quyết định

Page 20: Bài giản lập phân tích dự án

Mục tiêu của doanh nghiệp: cực đại lợi nhuận, cực tiểuchi phí, cực đại lượng hàng bán được hay chiếm mộtphần thị trường, đạt được mức độ thỏa mãn về lợinhuận, cực đại chất lượng phục vụ, duy trì sự tồn tại củadoanh nghiệp, đạt sự ổn định nội bộ,…Mục tiêu xã hội: mục tiêu phát triển quốc gia, mục tiêucông bằng xã hội,…3 quan điểm khi phân tích kinh tế dự án:+ Quan điểm cá nhân hoặc nhóm tài trợ dự án+ Quan điểm của một vùng nhất định+ Quan điểm của toàn bộ quốc gia

14

1.2 Mục tiêu của đầu tư

Page 21: Bài giản lập phân tích dự án

Tổng chi phí (Total Cost - TC): TC = FC + VCFC (Fixed Cost): Chi phí cố định, là chi phí không thayđổi theo sản lượng Q, mà doanh nghiệp phải chi trảcho dù không sản xuất gì cả.VC (Variable Cost): Chi phí biến đổi, là chi phí thay đổitheo sản lượng Q.

Chi phí tới hạn (Marginal Cost – MC):Lượng chi phí gia tăng để sản xuất thêm 1 đơn vị sảnphẩm: MC(Q) = ΔTC/Δ Q = TC’(Q)

Chi phí bình quân (Average Cost – AC):Là giá bình quân của 1 đơn vị sản phẩm: AC = TC/QAverage fixed cost: AFC = FC/QAverage variable cost: AVC = VC/Q 15

1.3 Khái niệm về chi phí

Page 22: Bài giản lập phân tích dự án

Định nghĩa: là lợi ích bị bỏ quakhi quyết định lựa chọn giữacác phương án lợi ích caonhất của một trong cácphương án bị bỏ qua trởthành chi phí cơ hội.Ví dụ: chi phí của quyết địnhhọc đại học phải tính đếnkhoản thu nhập đáng lẽ ta cóthể kiếm được trong 4 nămnếu không phải đi học.

Chi phí cơ hội (Opportunity Cost) – được tính vào khi phân tích dự án

16

1.3 Khái niệm về chi phí

Page 23: Bài giản lập phân tích dự án

Chi phí chìm (Sunk Cost) – không được tính vào khi phân tích dự án

Định nghĩa: Là chi phí (không thu lại được) đã xảy rado những quyết định trong quá khứ, trước khi hìnhthành dự án.

ko liên quan đến quyết định trong tương lai.

Ví dụ: Ta tốn 50 ngàn để thay bánh xe vào nămngoái không liên quan gì đến quyết định ta sẽ bánlại chiếc xe đó bao nhiêu tiền trong năm nay.

17

1.3 Khái niệm về chi phí

Chi phí chìm còn gọi là chi phí lặn (ẩn), chi phí lịch sử hay chi phí quá khứ

Page 24: Bài giản lập phân tích dự án

Lý do không tính chi phí chìm vào chi phí tài chính:

Phân tích dự án chỉ xem xét những lợi ích và chi phí trongtương lai.

Việc phân tích tài chính và kinh tế có đưa đến kết luận là đầutư hay không đầu tư dự án thì chi phí chìm cũng vẫn là chi phíđã bỏ ra và không thu hồi lại được. Do vậy, quyết định làm haykhông làm dự án không được dựa vào chi phí chìm.

Chi phí làm nghiên cứu khả thi, chi phí tư vấn, xây dựng haymua thiết bị xảy ra trước thời điểm làm phân tích đều là chiphí chìm.

18

1.3 Khái niệm về chi phí

Page 25: Bài giản lập phân tích dự án

Chi phí tiền mặt (Cash Costs) và Chi phí bút toán (BookCosts):

Chi phí tiền mặt: là loại chi phí được thanh toán ngaybằng tiền mặt hoặc bằng séc

⇒ Được xem xét khi phân tích dự án

Chi phí bút toán: là phần khấu trừ dần (khấu hao) nhữngkhoản chi trước đây cho các thành phần công trình hoặcmáy móc có thời gian sử dụng dài

⇒ Chỉ dùng vào việc tính thuế, không được xét đến khiphân tích tính kinh tế của dự án.

⇒ Được xem xét kỹ ở chương 719

1.3 Khái niệm về chi phí

Page 26: Bài giản lập phân tích dự án

Xác định các mục tiêu

Xây dựng các phương án

Thiết lập tiêu chuẩn và phân ch

Lựa chọn phương án

Thực hiện phương án

TìmTìm kiếm cơ hộiđầu tư (Công việc

hằng ngày)

Pháthiện mới

Cơ hội đa được

phát hiện

Ky sư

Nha quản lý

“Các quyết định về đầu tưdư án là những nhân tố đặcbiệt quan trọng trong việcxác định sư thành bại của

một doanh nghiệp”

1.4 Quá trình phân tích kinh tế dự án đầu tư

Nha quản lý

Page 27: Bài giản lập phân tích dự án

HẾT CHƯƠNG 1

21

Page 28: Bài giản lập phân tích dự án

CHƯƠNG 2

GIÁ TRỊTHEO THỜI GIANCỦA TIỀN TỆNguyễn Ngọc Bình Phươ[email protected]

Khoa Quản lý Công nghiệpĐại học Bách Khoa – TP.HCM

Page 29: Bài giản lập phân tích dự án

Nội dung

2.1 Giới thiệu

2.2 Tính toán lãi tức

2.3 Biểu đồ dòng tiền tệ

2.4 Các công thức tính giá trị tương đươngcho các dòng tiền tệ đơn và phân bố đều

2.5 Các công thức tính giá trị tương đươngcho các dòng tiền tệ phân bố không đều

2.6 Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực

2.7 Các công thức tính giá trị tương đươngkhi ghép lãi liên tục

Page 30: Bài giản lập phân tích dự án

2.1 Giới thiệu

Tiền có thể tạo ra tiền theo thời gian. Ta có thểdùng tiền ngày hôm nay để đầu tư cho tương lai(earning power – sức sinh lợi/sức thu).

Sức mua của tiền thay đổi theo thời gian do lạmphát (purchasing power – sức mua).

TẠI SAO TIỀN LẠI CÓ GIÁ TRỊ THEO THỜI GIAN?

Lãi tức (interest) là biểu hiện giá trị theo thời gian của tiền tệ.• Là chi phí sử dụng tiền đối với người đi vay (cost to borrowers)• Là thu nhập đối với người cho vay (earning to lenders)

Page 31: Bài giản lập phân tích dự án

2.2 Tính toán lãi tức

Lãi tức và lãi suất (interest vs interest rate)

Lãi tức là biểu hiện giá trị theo thời gian của tiền tệ.Lãi tức = (Tổng vốn tích luỹ) – (Vốn đầu tư ban đầu)Lãi suất là lãi tức biểu thị theo tỷ lệ phần trăm đối với số

vốn ban đầu cho một đơn vị thời gian:Lãi suất = (Lãi tức trong 1 đơn vị thời gian) / (vốn gốc) x 100%

Page 32: Bài giản lập phân tích dự án

2.2 Tính toán lãi tức

Sự tương đương về mặt kinh tế (economic equivalence)– Những số tiền khác nhau ở những thời điểm khác nhau có thể

bằng nhau về giá trị kinh tế.– Với lãi suất 10%/năm, thì 1 triệu hôm nay tương đương 1,1

triệu năm sau

Nếu gửi tiết kiệm P đồnghôm nay trong N thờiđoạn với lãi suất i, thì sẽcó F (> P) đồng cuối thờiđoạn N.

N

F - future

P - present

0

Page 33: Bài giản lập phân tích dự án

2.2 Tính toán lãi tức

Lãi tức đơn:– Lãi tức chỉ tính theo số vốn gốc mà không tính thêm

lãi tức tích luỹ phát sinh từ tiền lãi ở các thời đoạntrước đó.

Lãi tức ghép:– Lãi tức ở mỗi thời đoạn được tính theo số vốn gốc

và cả tổng số tiền lãi tích luỹ được trong các thờiđoạn trước đó.

– Phản ánh được hiệu quả giá trị theo thời gian củađồng tiền cho cả phần tiền lãi trước đó.

– Thường được sử dụng trong thực tế

Page 34: Bài giản lập phân tích dự án

2.2 Tính toán lãi tức

P = số vốn gốcS = lãi suất đơnN = số thời đoạnVí dụ:

P = $1,000S = 8%N = 3 năm

Năm Số dư đầunăm

Lãi tức Số dưcuối năm

0 $1,000

1 $1,000 $80 $1,080

2 $1,080 $80 $1,160

3 $1,160 $80 $1,240

Lãi tức đơn: Với lãi suất đơn S, số thời đoạn là N, tổng vốn lẫn lãi sau N thời đoạn là (P + I) với I = P.S.N

Page 35: Bài giản lập phân tích dự án

2.2 Tính toán lãi tức

Lãi tức ghép: Với lãi suất ghép i, số thời đoạn là N, tổng vốn lẫn lãi sau N thời đoạn là P(1 + i)N

P = vốn gốci = lãi suất ghépN = thời đoạnVí dụ:

P = $1,000i = 8%N = 3 năm

Năm Số dư đầunăm

Lãi tức Số dư cuốinăm

0 $1,000

1 $1,000 $80 $1,080

2 $1,080 $86.40 $1,166.40

3 $1,166.40 $93.31 $1,259.71

Page 36: Bài giản lập phân tích dự án

2.3 Biểu đồ dòng tiền tệ

Dòng tiền tệ (Cash Flow - CF):CF bao gồm các khoản thu và các khoản chi, đượcquy về cuối thời đoạn.Trong đó, khoản thu được quy ước là CF dương ( ),khoản chi là CF âm ( )Dòng tiền tệ ròng = Khoản thu – Khoản chiBiểu đồ dòng tiền tệ (Cash Flow Diagrams - CFD): làmột đồ thị biểu diễn các dòng tiền tệ theo thờigian.

Page 37: Bài giản lập phân tích dự án

2.3 Biểu đồ dòng tiền tệ

Các ký hiệu dùng trong CFD:P (present): Giá trị hay tổng số tiền ở mốc thời gianquy ước nào đó được gọi là hiện tại. Trên CFD, P ởcuối thời đoạn 0.F (future): Giá trị hay tổng số tiền ở mốc thời gian quyước nào đó được gọi là tương lai. Trên CFD, F có thểở cuối bất kỳ thời đoạn thứ N nào.A (annual): Một chuỗi các giá trị tiền tệ có giá trị bằngnhau đặt ở cuối các thời đoạnN: Số thời đoạn (năm, tháng,…)i (interest rate): Lãi suất (mặc định là lãi suất ghép)

Page 38: Bài giản lập phân tích dự án

Ví dụ về biểu đồ dòng tiền tệ

P (Giá trị hiện tại)

F (Giá trị tương lai)

A (Dòng thu đều mỗi thời đọan)

0

1 2 3 4 5 6 7

F (Giá trị tương lai)

0 1 2

3

4 5 6

7

P (Giá trị hiện tại) A (Dòng chi đều mỗi thời đọan)

F thu

F chi

Page 39: Bài giản lập phân tích dự án

2.4 Các công thức tính giá trị tương đương cho dòng tiền đơn vàphân bố đều

Công thức tính giá trị tương đương cho dòng tiền tệ đơn:

Công thức tính giá trị tương đương cho dòng tiền tệphân phối đều:

Page 40: Bài giản lập phân tích dự án

2.4 Các công thức tính giá trị tương đương cho dòng tiền đơn vàphân bố đều

Tìm Biết Công thức Ký hiệu

F P (F / P, i, N)

P F (P / F, i, N)

P A (P / A, i, N)

A P (A / P, i, N)

F A (F / A, i, N)

A F (A / F, i, N)

Page 41: Bài giản lập phân tích dự án

14

2.4 Các công thức tính giá trị tương đương cho dòng tiền đơn vàphân bố đều

Page 42: Bài giản lập phân tích dự án

Hàm ExcelFV(rate, nper, pmt, pv, type)PV(rate, nper, pmt, fv, type)PMT(rate, nper, pv, fv, type)

Trong đórate: Lãi suấtnper: số thời đoạnpv: giá trị hiện tại P [=0 nếu để trống]fv: giá trị tương đương F [=0 nếu để trống]pmt: giá trị trả đều A [=0 nếu để trống]type = 0 (mặc định, thanh toán cuối kỳ)

15

2.4 Các công thức tính giá trị tương đương cho dòng tiền đơn vàphân bố đều

Page 43: Bài giản lập phân tích dự án

2.4 Các công thức tính giá trị tương đương cho dòng tiền đơn vàphân bố đều

VD1: Tìm F theo P

Nếu bạn đầu tư $2,000 bây giờ với lãi suất 10%/năm, 8 năm sau bạn sẽ có bao nhiêu?

$2,000

F = ?

80

i = 10%

F = P(F/P,i,N) = 2000(F/P,10%,8)=2000*2.1436=4287.2FV(rate,nper,pmt,pv,type) = FV(10%,8,,-2000)=$4,287.18

Page 44: Bài giản lập phân tích dự án

2.4 Các công thức tính giá trị tương đương cho dòng tiền đơn vàphân bố đều

VD2: Tìm P theo F

P = ?

F = $10000

60

i = 7 %

Bạn muốn để dành một khoản tiền hôm nay với lãisuất 7%/năm để có $10,000 trong 6 năm. Vậy bạncần để dành bao nhiêu ngay hôm nay?

P = F(P/F,i,N) = 10000 (P/F,7%,6)=10000*0.6663=6663PV(rate,nper,pmt,fv,type) = PV(7%,6,,10000)=($6,663.42)

Page 45: Bài giản lập phân tích dự án

2.4 Các công thức tính giá trị tương đương cho dòng tiền đơn vàphân bố đều

VD3: Tìm P theo FBạn sẽ phải gửi tiếtkiệm bao nhiêu ngayhôm nay để có thể rút$25,000 vào năm thứ1, $3,000 vào năm thứ2, $5,000 vào năm thứ4, với lãi suất là10%/năm?

0

1 2 3 4

$25,000

$3,000 $5,000

P=?

P = F1(P/F,i,1) + F2(P/F,i,2) + F4(P/F,i,4)=25*0.9091+3*0.8264+5*0.683=28.6217

Page 46: Bài giản lập phân tích dự án

2.4 Các công thức tính giá trị tương đương cho dòng tiền đơn vàphân bố đều

VD4: Tìm F theo A

Nếu hàng nămbạn gửi $5,000tiết kiệm với lãisuất i = 6%/nămtrong 5 năm thìcuối năm thứ 5bạn nhận đượcbao nhiêu?

F = A(F/A,i,n) = 5000(F/A,6%,5)=5000*5.63709 =28185.45 FV(rate,nper,pmt,pv,type) = FV(6%,5,-5000)=$28,185.46

Page 47: Bài giản lập phân tích dự án

2.4 Các công thức tính giá trị tương đương cho dòng tiền đơn vàphân bố đều

VD5: Tìm P theo A

Để hàng năm bạn cóthể nhận được $7.92triệu, thì bạn phải gửitiết kiệm ngay hômnay khoản tiền là baonhiêu trong vòng 25năm, biết lãi suất là8%/năm.

P = A(P/A,i,n)=7.92(P/A,8%,25)=7.92*10.675 = 84.546 PV(rate,nper,pmt,fv,type) = PV(8%,25,7.92)=($84.54)

Page 48: Bài giản lập phân tích dự án

Thông thường, giá trị lãi suất được dùng để tính tiền lãi trong thời đoạn 1 năm hay còn gọi thời đoạn phát biểu lãi là 1 năm.Thực tế, thời đoạn phát biểu lãi có thể ít hơn 1 năm.Ví dụ: Lãi suất 12%/năm, ghép lãi theo quý, 6 tháng lãnh lãi một lần

Thời đoạn phát biểu lãi: 1 nămThời đoạn ghép lãi: 1 quýThời đoạn trả lãi (cần tính toán): 6 tháng

21

2.6 Lãi suất thực và danh nghĩa

Page 49: Bài giản lập phân tích dự án

Khi thời đoạn phát biểu lãi phù hợp với thời đoạn ghép lãi thì đó là lãi suất thực. Nếu thời đoạn phát biểu lãi khác thời đoạn ghép lãi thì đó là lãi suất danh nghĩa.Lãi suất danh nghĩa trong một thời kỳ = Lãi suất danh nghĩa trong một thời đoạn × Số thời đoạn trong thời kỳVí dụ:

Lãi suất danh nghĩa 3%/quý ⇒ Lãi suất danh nghĩa theo năm là 3%*4 = 12%/nămLãi suất 12%/quý ⇒ Lãi suất thực là 12% ghép lãi theo quý.Lãi suất 20%/năm, ghép lãi theo quý ⇒ Lãi suất danh nghĩa, thời đoạn ghép lãi là quý ⇒ Lãi suất thực là 5%/quý

22

2.6 Lãi suất thực và danh nghĩa

Page 50: Bài giản lập phân tích dự án

Tính chuyển lãi suất thực theo những thời đoạn khác nhau:Gọi i1 là lãi suất thực ở thời đoạn ngắn (Vd: tháng)

i2 là lãi suất thực ở thời đoạn dài (Vd: năm)m là số thời đoạn ngắn trong thời đoạn dài (Vd: m = 12)

23

2.6 Lãi suất thực và danh nghĩa

Page 51: Bài giản lập phân tích dự án

Tính chuyển lãi suất danh nghĩa sang lãi suất thực:

Bước 1: Từ lãi suất danh nghĩa tính chuyển sang lãi suất thực trong thời đoạn ghép lãi.Bước 2: Tính chuyển lãi suất thực trong thời đoạn ghép lãi sang lãi suất thực trong thời đoạn tính toán.

Với: i = lãi suất thực trong thời đoạn tính toánr = lãi suất danh nghĩa trong thời đoạn phát biểum1 = số thời đoạn ghép lãi có trong thời đoạn phát biểum2 = số thời đoạn ghép lãi có trong thời đoạn tính toán

24

2.6 Lãi suất thực và danh nghĩa

Page 52: Bài giản lập phân tích dự án

HẾT CHƯƠNG 2

25

Page 53: Bài giản lập phân tích dự án

Chương 3PHÂN TÍCH PHƯƠNG ÁNTHEO GIÁ TRỊ TƯƠNG ĐƯƠNG

Nguyễn Ngọc Bình Phươ[email protected]

Khoa Quản lý Công nghiệpĐại học Bách Khoa – TP.HCM

Page 54: Bài giản lập phân tích dự án

Nội dung

3. Phương pháp giá trị hiện tại (NPV hay PW)

4. Phương pháp giá trị tương lai (NFV hay FW)

5. Phương pháp giá trị hàng năm (NAV hay AW)

1. Các phương pháp phân tích so sánh PA

2. Một số nguyên tắc chung trong so sánh PA

Ghi chú: PA = phương án

NFV: Net Future Value; FW: Future Worth

NAV: Net Annual Value; AW: Annual Worth

NPV: Net Present Value; PW: Present Worth

Page 55: Bài giản lập phân tích dự án

1. Các phương pháp phân tích so sánh PA

3

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCHSO SÁNH PA

Giá trị tương đương (Equivalent

Worth)

Giá trị hiện tại(Present Worth -

PW)

Giá trị tương lai(Future Worth -FW)

Giá trị hàng năm(Annual Worth -

AW)

Suất thu lợi (Rates of Return)

Tỷ số lợi ích/chi phí (Benefit Cost Ratio) …

Chương 4 Chương 5

Phương pháp dòng tiền tệ chiết giảm (Discounted Cash-Flow Methods)

Page 56: Bài giản lập phân tích dự án

2. Một số nguyên tắc chung trong so sánh PA

Các bước so sánh PA• Nhận ra đầy đủ các PA cần so sánh• Xác định thời kỳ phân tích• Ước lượng dòng tiền tệ cho từng PA• Xác định giá trị theo thời gian của dòng tiền tệ (i)• Lựa chọn phương pháp so sánh (độ đo hiệu quả)• Tính toán so sánh các PA• Phân tích độ nhạy (sensitivity analysis)• Lựa chọn PA cuối cùng

4

Page 57: Bài giản lập phân tích dự án

2. Một số nguyên tắc chung trong so sánh PA

Các PA loại trừ nhauChỉ chọn 1 PA duy nhất để đầu tưGiả sử có 2 cơ hội đầu tư là A và B. Khi đó, có 4 PA loại trừ nhau:1. Không thực hiện cả A và B.2. Chỉ thực hiện A.3. Chỉ thực hiện B.4. Thực hiện cả A và B.Nếu có m cơ hội đầu tư ? PA đầu tư

5

Page 58: Bài giản lập phân tích dự án

2. Một số nguyên tắc chung trong so sánh PA

Tuổi thọ kinh tế (TTKT) & Thời kỳ phân tích (TKPT)• TTKT: là thời gian hoạt động còn có ích về mặt kinh tế

của PA.• TKPT: Là khoảng thời gian xem xét tất cả những dòng

tiền tệ xảy ra.• Chọn TKPT:

- Bội số chung nhỏ nhất của các TTKT- Phân tích theo thời gian phục vụ yêu cầu của PA

• Chú ý giá trị còn lại và giá trị thay mới:- TKPT > TTKT giá trị thay mới- TKPT < TTKT giá trị còn lại

6

Page 59: Bài giản lập phân tích dự án

2. Một số nguyên tắc chung trong so sánh PA

Một cơ hội đầu tư được gọi là “đáng giá” nếu: Giá trị tương đương >= 0, hoặcSuất thu lợi >= MARR, hoặc Tỷ số lợi ích/chi phí >= 1

7

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCHSO SÁNH PA

Giá trị tương đương (Equivalent

Worth)

Suất thu lợi (Rates of Return)

Tỷ số lợi ích/chi phí (Benefit Cost Ratio) …

Page 60: Bài giản lập phân tích dự án

3. Phương pháp giá trị hiện tại (NPV hay PW)

B1: Xác định thời kỳ phân tích (TKPT)

B4: Tính PW. TH các PA loạitrừ nhau, chọn PA nào cóPW max

B4: Tính PW. TH các PA độc lậpnhau, chọn làm PA nếu PW ≥ 0

Quy đổi toàn bộ thu nhập và chi phí của PA thành một giátrị tương đương tại năm 0, bằng cách sử dụng suất chiếttính i cho trước

B2: Ước lượng dòng tiền vào/ra của PA

B3: Ước lượng giá trị theo thời gian của dòng tiền i

NPV: Net Present Value; PW: Present Worth 8

Page 61: Bài giản lập phân tích dự án

3. Phương pháp giá trị hiện tại (NPV hay PW)

Suất chiết tính i: được chọn làm sao để phản ánh

chi phí sử dụng vốn hoặc suất thu lợi tối thiểu chấp

nhận được (MARR)

• dù vốn là của mình (cần xét đến cơ hội bỏ qua

khi đem vốn tự có đầu tư vào dự án)

• hay vốn đi vay của người khác (cần yêu cầu

một suất sinh lời ít nhất phải ≥ lãi suất vay)

9

Page 62: Bài giản lập phân tích dự án

3. Phương pháp giá trị hiện tại (NPV hay PW)

i = 15%

10

Page 63: Bài giản lập phân tích dự án

3. Phương pháp giá trị hiện tại (NPV hay PW)Công thức tổng quát:

PW ròng = PW thu - PW chi

PW ≥ 0: dự án đáng giá (Dùng vốn đầu tư cho dự án nàycó lợi hơn hoặc ít ra là bằng đầu tư vào một cơ hội khácvới lãi suất là i)

PW<0: dự án không đáng giá (Dùng vốn đầu tư cho dựán này không có lợi bằng đầu tư vào một cơ hội khác vớilãi suất là i)

11

Page 64: Bài giản lập phân tích dự án

3. Phương pháp giá trị hiện tại (NPV hay PW)Ví dụ 2: So sánh 2 PA loại trừ nhau (TTKT bằng nhau)

Mua máy Photo Thuê máyThu nhập hàng năm (triệu) 160 160Chi phí đầu tư ban đầu (triệu) 30 0Chi phí hoạt động hàng năm (tr) 50 100Giá trị còn lại (triệu) 2 0Tuổi thọ (năm) 10 10

Ta nên mua máy photocopy hay thuê máy?

(1) Mua máy photo (2) Thuê máyThu nhập hàng năm (tr VND)Đầu tư ban đầuChi phí hằng nămGiá trị còn lạiTTKT (năm)

16030505

10

1600

1000

10Suất thu lợi tối thiểu i 20%

12

Page 65: Bài giản lập phân tích dự án

3. Phương pháp giá trị hiện tại (NPV hay PW)

13

Cách 1: Tính PW cho từng PA chọn PA có PW max

(1) Nếu mua máy photocopy:PW thu = 160 (P/A, 20%, 10) + 5 (P/F, 20%, 10)PW chi = 30 + 50 (P/A, 20%, 10)⇒PW ròng = PW thu – PW chi = 672 – 240 = 432 (triệu đồng)

(2) Nếu thuê máy photocopy:PW thu = 160 (P/A, 20%, 10)PW chi = 100 (P/A, 20%, 10)⇒PW ròng = PW thu – PW chi = 671 – 419 = 252 (triệu đồng)

⇒ Chọn mua máy photocopy (432 > 252)

Page 66: Bài giản lập phân tích dự án

3. Phương pháp giá trị hiện tại (NPV hay PW)

14

Cách 2: Vì 2 PA có thu nhập hàng năm là bằng nhaunên chỉ cần tính giá trị hiện tại của chi phí (PWC) chotừng PA chọn PA có PWC min

(1) Nếu mua máy photocopy:PWC = 30 + 50 (P/A, 20%, 10) - 5 (P/F, 20%, 10)= 239 (triệu đồng)

(2) Nếu thuê máy photocopy:PWC = 100 (P/A, 20%, 10) = 419 (triệu đồng)

⇒ Chọn mua máy photocopy (239 < 419)

Page 67: Bài giản lập phân tích dự án

3. Phương pháp giá trị hiện tại (NPV hay PW)

15

Ví dụ 3: So sánh 2 PA loại trừ nhau (TTKT không bằng nhau)Cần tìm bội số chung nhỏ nhất của TTKT của 2 PAGiả định PA lặp lại như cũ theo chu kỳ

Thời kỳ phân tích là BSCNN(5,10) = 10 nămSau 5 năm, máy cũ phải thay mới 1 lần

(1) Mua máy mới (2) Mua máy cũ

Thu nhập hàng năm (tr VND)Đầu tư ban đầuChi phí hằng nămGiá trị còn lạiTTKT (năm)

16030505

10

150108015

Suất thu lợi tối thiểu i 20%

Page 68: Bài giản lập phân tích dự án

3. Phương pháp giá trị hiện tại (NPV hay PW)

16

Ví dụ 3: So sánh 2 PA loại trừ nhau (TKPT không bằng nhau)

5030

160

5(1)

0 5 101 2 3 4

10 80

150 150

1

80 10

1

80

(2)0 1 2 3 4 5 10

Page 69: Bài giản lập phân tích dự án

3. Phương pháp giá trị hiện tại (NPV hay PW)

17

Ví dụ 3: So sánh 2 PA loại trừ nhau (TKPT không bằng nhau)

(1) Nếu mua máy mới:PW = - 30 + (160 – 50) (P/A, 20%, 10) + 5 (P/F, 20%, 10)= 432 (triệu đồng)

(2) Nếu mua máy cũ:PW = - 10 + (150 – 80) (P/A, 20%, 10) + (1-10)(P/F, 20%, 5)+ 1 (P/F, 20%, 10) = 280 (triệu đồng)

⇒ Chọn mua máy mới (432 > 280)

Page 70: Bài giản lập phân tích dự án

4. Phương pháp giá trị tương lai (NFV hay FW)

18

Giá trị tương đương của tất cả khoản thu, chi của dự ánđược quy về một mốc nào đó trong tương lai (thôngthường là cuối thời kỳ phân tích)

Quy tắc chọn: (tương tự phương pháp PW)TH các PA độc lập: đáng giá nếu FW >= 0.TH các PA loại trừ: PA đáng giá nhất nếu FW max.Nếu 2 PA có TTKT khác nhau, cần tìm BSCNNKhi các PA có thu nhập giống nhau: PA đáng giá nhấtnếu FWC min

NFV: Net Future Value; FW: Future Worth

Page 71: Bài giản lập phân tích dự án

4. Phương pháp giá trị tương lai (NFV hay FW)

19

i = 15%

Ví dụ 4:

> 0 Chấp nhận

Page 72: Bài giản lập phân tích dự án

5. Phương pháp giá trị hàng năm (NAV hay AW)

20

Là giá trị A của một chuỗi dòng tiền tệ phân bố đều hàngnăm trong suốt TKPT.

Quy tắc chọn: (tương tự phương pháp PW & FW)TH chọn các PA độc lập: PA đáng giá nếu AW >= 0TH chọn các PA loại trừ: chọn PA đáng giá nhất nếuAW max.Nếu 2 PA có TTKT khác nhau, thì có thể so sánh trựctiếp AW của từng PA mà không cần tìm BSCNNKhi các PA có thu nhập giống nhau: PA đáng giá nhấtnếu AWC min

NAV: Net Annual Value; AW: Annual Worth

Page 73: Bài giản lập phân tích dự án

5. Phương pháp giá trị hàng năm (NAV hay AW)

21

AW(15%) = $6.946(A/P, 15%, 6)= $1.835

PW(15%) = $6.946

$15$3.5

$5$12

$80

2 3 4 5 61

$9.0 $10i = 15%

$6.946

0

A = $1.835

2 3 4 5 610

Ví dụ 5:

> 0 Chấp nhận

Page 74: Bài giản lập phân tích dự án

5. Phương pháp giá trị hàng năm (NAV hay AW)

22

Sử dụng PW hoặc FW để tính AWAW = PW*(A/P,i,n) = FW*(A/F,i,n)

Phương pháp giá trị hàng năm AW cho kết quả quyết định chọn dự án giống phương pháp PW và FW

AW bao gồm hai thành phần:Các khoản thu/chi đều hàng năm: A (=Athu - Achi)Chi phí đều hàng năm để hoàn trả lại vốn đầu tư ban đầu: CR (Capital Recovery) > 0

AW = A – CR

Page 75: Bài giản lập phân tích dự án

23

5. Phương pháp giá trị hàng năm (NAV hay AW)

Có hai giao dịch xảy ra khi muamột tài sản: (1) Bỏ ra chi phí đầu tư ban đầu P

(initial investment)(2) Thu hồi giá trị còn lại SV

(salvage value)

Từ P và SV có thể tính được CR

0 1 2 3 ….. N

0N

P

SV

CR(i) hàng năm

Page 76: Bài giản lập phân tích dự án

Các công thức tính CR:CR là giá trị tương đương hàng năm của vốn đầu tư ban đầu P và giá trị còn lại SV

CR = P*(A/P, i, N) – SV*(A/F, i, N)

24

5. Phương pháp giá trị hàng năm (NAV hay AW)

Hoặc CR = [P – SV(P/F, i, N)]*(A/P, i, N)Hoặc CR = (P – SV)*(A/F, i, N) + P*iHoặc CR = (P – SV)*(A/P, i, N) + SV*i

Page 77: Bài giản lập phân tích dự án

25

5. Phương pháp giá trị hàng năm (NAV hay AW)

Ví dụ 6: Một tài sản đầu tư có giá trị 10 triệu sử dụngtrong 5 năm thì ước tính giá trị còn lại là 2 triệu, i = 8%năm. Tính giá trị CR của phương án.

CR = 10tr(A/P, 8%, 5) – 2tr(A/F, 8%, 5)= 10tr(0,2505) - 2tr(0,1705)= 2.164.000 Đ

CR = [10tr – 2tr(P/F, 8%, 5)] (A/P, 8%, 5)= [10tr – 2tr(0,6806)] (0,2505)= 2.164.000 Đ

Page 78: Bài giản lập phân tích dự án

26

5. Phương pháp giá trị hàng năm (NAV hay AW)Ví dụ 7:

Cho: P = $20.000, SV = $4.000, N = 5 năm, i = 10%Hỏi: liệu khoản thu nhập hàng năm A = $4.400 đủ để bù đắp chi phí vốn không?

Giải: CR = $4.620,76Kết luận: Dự án cần thêm một khoản thu nhập hàng năm là $220,76.

0

1 2 3 4 5

$20.000

$4.000

$4.400

0

1 2 3 4 5

$20.000

0

1 2 3 4 5

$4.400

+

Page 79: Bài giản lập phân tích dự án

27

Tóm tắtPhương pháp giá trị hiện tại (NPV/PW): là toàn bộ thu

nhập và chi phí của phương án trong suốt TTPT được quy

đổi thành một giá trị tương đương ở hiện tại.

Phương pháp giá trị tương lai (NFV/FW): là toàn bộ thu

nhập và chi phí của phương án trong suốt TKPT được quy

đổi thành một giá trị tương đương ở tương lai.

Phương pháp giá trị hàng năm (NAV/AW): là giá trị A

của một chuỗi dòng tiền tệ phân bố đều trong suốt TKPT.

Page 80: Bài giản lập phân tích dự án

HẾT CHƯƠNG 3

28

Page 81: Bài giản lập phân tích dự án

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH PHƯƠNG ÁNTHEO SUẤT THU LỢINguyễn Ngọc Bình Phươ[email protected]

Khoa Quản lý Công nghiệpĐại học Bách Khoa – TP.HCM

Page 82: Bài giản lập phân tích dự án

Nội dung4.1 Các phương pháp phân tích PA theo suất thu lợi (RR)

4.2 Suất thu lợi nội tại (IRR) của một dự án đầu tư

4.3 So sánh các PA theo IRR

4.4 Bản chất của IRR tự đọc, có thi

4.5 Suất thu lợi tổng hợp của dự án đầu tư

4.6 Một số loại suất thu lợi khác

4.7 So sánh phương pháp PW và RR2

Page 83: Bài giản lập phân tích dự án

3

1. Các phương pháp phân tích PA theo suất thu lợiPHƯƠNG PHÁP

PHÂN TÍCHSO SÁNH PA

Giá trị tương đương (Equivalent

Worth)

Giá trị hiện tại(Present Worth -

PW)

Giá trị tương lai(Future Worth -FW)

Giá trị hàng năm(Annual Worth -

AW)

Suất thu lợi (Rates of Return)

Tỷ số lợi ích/chi phí (Benefit Cost Ratio) …

Chương 3 Chương 5

Page 84: Bài giản lập phân tích dự án

1. Các phương pháp phân tích PA theo suất thu lợi

Các chỉ số suất thu lợiSuất thu lợi nội tại (IRR)Suất thu lợi ngoại laiSuất thu lợi tái đầu tư tường minh…

4

Tham khảo mục 4.6

Page 85: Bài giản lập phân tích dự án

2. Suất thu lợi nội tại (IRR) của một dự án đầu tư

“Suất thu lợi nội tại (Internal Rate of Return - IRR)”: là mức lãi suất mà nếu dùng làm hệ số chiết tính để quy đổi dòng tiền tệ của dự án thì giá trị hiện tại của thu nhập PWR sẽ cân bằng với giá trị hiện tại của chi phí PWC.

5

PWR = PWC hay PWR - PWC = 0

AWR = AWC hay AWR - AWC = 0

Page 86: Bài giản lập phân tích dự án

Trước khi tính IRR, cần lưu ý phân loại các hình thức đầu tư:

6

Hình thức đầu tư thông thường(simple/conventional investment)

Hình thức đầu tư không thông thường(nonsimple/nonconventional investment)

2. Suất thu lợi nội tại (IRR) của một dự án đầu tư

Phương pháp IRR chỉ áp dụng được cho dự án đầu tư thông thường

Page 87: Bài giản lập phân tích dự án

7

Hình thức đầu tư thông thường(simple/conventional investment)

Dòng tiền đầu tư ban đầu là âm (-), tiếp theo đó dòng tiền thu vào là dương (+). Và dòng tiền của cả dự án chỉ đổi dấu một lần.

2. Suất thu lợi nội tại (IRR) của một dự án đầu tư

Page 88: Bài giản lập phân tích dự án

8

Dòng tiền thu vào ban đầu là dương (+), tiếp theo đó dòng tiền đi ra là âm (-). Và dòng tiền của cả dự án chỉ đổi dấu một lần.

P= + $6,000

-$1,000 -$1,000 -$1,000 -$1,000 -$1,000

Dòng tiền đi vay thông thường(simple borrowing cash flow)

2. Suất thu lợi nội tại (IRR) của một dự án đầu tư

Page 89: Bài giản lập phân tích dự án

9

Hình thức đầu tư không thông thường (nonsimple/nonconventional investment)

Là dự án trong đó dòng tiền đổi dấu nhiều hơn một lần.

2. Suất thu lợi nội tại (IRR) của một dự án đầu tư

Page 90: Bài giản lập phân tích dự án

10

Thời đoạn N Dự án A Dự án B Dự án C

0 -$1,000 -$1,000 +$1,0001 -$500 $3,900 -$4502 $800 -$5,030 -$4503 $1,500 $2,145 -$450

4 $2,000

Dự án A: dự án đầu tư thông thườngDự án B: dự án đầu tư không thông thườngDự án C: dự án vay thông thường

2. Suất thu lợi nội tại (IRR) của một dự án đầu tư

Page 91: Bài giản lập phân tích dự án

11

Các cách tính IRR (áp dụng cho dự án đầu tư thông thường):

Tính trực tiếp bằng tay (chỉ áp dụng cho dự án có

TKPT 2 năm hoặc chỉ xuất hiện dòng tiền trong 2 thời

đoạn)

Sử dụng phương pháp nội suy

Sử dụng phần mềm Excel

2. Suất thu lợi nội tại (IRR) của một dự án đầu tư

Page 92: Bài giản lập phân tích dự án

12

Tính trực tiếp bằng tay:

N Dự án A

0 -$1,0001 02 03 0

4 + $1,500

Tìm IRR?

Áp dụng công thức: PWR = PWC hay PWR - PWC = 0

PW(i*) = -1000 + 1500(P/F,i*,4)= 0- 1000 + 1500 / (1+i*)4 = 0i* = 10.67%

2. Suất thu lợi nội tại (IRR) của một dự án đầu tư

Page 93: Bài giản lập phân tích dự án

13

Tính trực tiếp bằng tay: N Dự án B

0 -$2,0001 + $1,3002 +$1,500

Tìm IRR?

Áp dụng công thức: PWR = PWC hay PWR - PWC = 0

PW(i*) = -2000 + 1300/(1+i*) + 1500/(1+i*)2 = 0Đặt X = 1/(1+i*)PW(X) = -2000 + 1300X + 1500X2 = 0

X1 = 0.8 hoặc X2=-1.667i*1 = 25% hoặc i*2 = -160%

2. Suất thu lợi nội tại (IRR) của một dự án đầu tư

Page 94: Bài giản lập phân tích dự án

14

Sử dụng phương pháp nội suy:

B1: dự đoán giá trị i1 làm cho PW(i1) > 0 (gần sát 0)

B2: dự đoán giá trị i2 làm cho PW(i2) < 0 (gần sát 0)

B3: tính i* gần đúng bằng công thức: (nằm giữa i1 và i2)

i* = i1 + (i2-i1) x [PW(i1) / (PW(i1) – PW(i2))]

B4: thử lại bằng cách thế i* vào phương trình PW(i*)=0

2. Suất thu lợi nội tại (IRR) của một dự án đầu tư

Page 95: Bài giản lập phân tích dự án

15

Sử dụng phương pháp nội suy:

Số liệu ban đầu Dự án AChi phí và thu nhập(triệu đồng)Đầu tư ban đầuChi phí hằng nămThu nhập hằng nămGiá trị còn lại (SV)Tuổi thọ - TT (năm)

102,2525

Xác định IRR?

2. Suất thu lợi nội tại (IRR) của một dự án đầu tư

Ví dụ 4.1 (trang 85)

Page 96: Bài giản lập phân tích dự án

16

Áp dụng công thức:PWR – PWC = 0(5tr – 2,2tr )(P/A, i, 5) + 2tr(P/F, i, 5) – 10tr = 0Sử dụng phương pháp nội suy tìm IRR:Nếu i1 = 15% thì PW(15%) = 380.000Nếu i2 = 20% thì PW(20%) = -822.000

i* = 15% + (20% -15%) x 380.000 = 16,5%380.000 – (-822.000)

Vậy: IRR = 16,5% năm

0 1 2 3 4 5SV = 2

AC = 2,2

AR = 5

P = 10

2. Suất thu lợi nội tại (IRR) của một dự án đầu tư

Page 97: Bài giản lập phân tích dự án

Ý nghĩa hình học:

-20,000,000

-15,000,000

-10,000,000

-5,000,000

-

5,000,000

10,000,000

15,000,000

20,000,000

25,000,000

0% 5% 10% 15% 20% 25% 30%

i%

PW(i%)=(50tr-22tr)(P/A, i%, 5) + 20tr(P/F, i%, 5) – 100tr

IRR = 16,5%

PW của một dư án phu thuộc vào suất chiết nh i%, hay nói cách khác,một dư án có đáng gia hay không phu thu vào cách ta áp đặt i% cho dưán. IRR là i% ngưỡng mà ở đo PW của dư án chuyển tư >0 sang <0.

Page 98: Bài giản lập phân tích dự án

18

Sử dụng phần mềm Excel:

2. Suất thu lợi nội tại (IRR) của một dự án đầu tư

Page 99: Bài giản lập phân tích dự án

19

Sử dụng phần mềm Excel: Chọn dòng tiền

Nhập giá trị dự đoán gần đúng với IRR

0 1 2 3 4 5Dòng tiền -100 28 28 28 28 48

IRR = 16.476% IRR=(D5:I5, 0.1)

2. Suất thu lợi nội tại (IRR) của một dự án đầu tư

Page 100: Bài giản lập phân tích dự án

20

Làm sao để quyết định chọn hay không chọn dự án?

Dự án A0 1 2 3 4 5

-10 2,8 2,8 2,8 2,8 4,8IRR = 16,476%

Giả sử ta không đầu tư vào dự án A, mà

dùng 10tr gửi ngân hàng với lãi suất

12%/năm. Vậy 12% có ý nghĩa gì? Nên chọn

dự án A hay gửi ngân hàng?

2. Suất thu lợi nội tại (IRR) của một dự án đầu tư

Page 101: Bài giản lập phân tích dự án

21

12% chính là chi phí cơ hội nếu việc gửi 10tr vàongân hàng là cơ hội đầu tư tốt nhất mà bạn có vàothời điểm đó.

Nếu có cơ hội đầu tư nào cho suất thu lợi cao hơn12% thì bạn sẽ chọn cơ hội đầu tư đó. Vậy 12% ởđây xem như là “suất thu lợi tối thiểu chấp nhậnđược” (Minimum Acceptable Rate of Return –MARR)

2. Suất thu lợi nội tại (IRR) của một dự án đầu tư

Page 102: Bài giản lập phân tích dự án

22

i (%) PW(i)10% 18.56 11% 15.35 12% 12.28 13% 9.34 14% 6.51 15% 3.80 16% 1.20

16.5% 017% (1.30)18% (3.70)19% (6.01)20% (8.23)21% (10.36)

(15.00)(10.00)

(5.00)0.005.00

10.0015.0020.0025.00

MARR %

PW(i)

IRR=16.5%

Chọn Không chọn

2. Suất thu lợi nội tại (IRR) của một dự án đầu tư

Page 103: Bài giản lập phân tích dự án

23

Quy tắc chung:

IRR > MARR : PW > 0 (chấp nhận dự án)

IRR = MARR : PW = 0 (có thể chấp nhận hoặc không)

IRR < MARR : PW < 0 (không chấp nhận dự án)

Khi IRR không nhỏ hơn “suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được”

(MARR) thì cơ hội đầu tư đáng giá về mặt kinh tế

2. Suất thu lợi nội tại (IRR) của một dự án đầu tư

Page 104: Bài giản lập phân tích dự án

24

Lưu ý: Đối với dự án đầu tư không thông thường (dòngtiền đổi dấu hơn 1 lần) thì ta sẽ có nhiều giá trị IRR.

N A B C

0 -$1,000 -$1,000 +$1,000

1 -$500 $3,900 -$450

2 $800 -$5,030 -$450

3 $1,500 $2,145 -$450

4 $2,000i*=44.24% i*=10% i*=16.66%

i*=30%

i*=50%

2. Suất thu lợi nội tại (IRR) của một dự án đầu tư

Để có được lời giải chính xác, cần hiệu chỉnh một ít CF sao cho chúng chỉ đổi dấu 1 lần

Page 105: Bài giản lập phân tích dự án

3. So sánh các PA theo IRR

25

Chúng ta có thể xếp hạng dự án loại trừ nhau bằng tiêu chí IRR không?

N Dự án A Dự án B

0 -$1000 -$5000

1 $2000 $7000

IRR 100% 40%

PW(10%) $818 $1364

PW là phương pháp tính theo số tuyệt đối (đơn vị: tiền tệ)

IRR là phương pháp tính theo số tương đối (đơn vị: %)

Dự án nào có PW lớn nhất sẽ được chọn. Tuy nhiên, nếu dựa trên tiêu chí

IRR, ta không thể chọn dự án nào có IRR cao nhất vì IRR không tính đến quy

mô của dự án Cần sử dụng phương pháp gia số.

MARR=10%

Page 106: Bài giản lập phân tích dự án

26

Nguyên tắc phân tích theo gia số:

1) So sánh dự án có vốn đầu tư ban đầu lớn hơn với PA

có vốn đầu tư ban đầu nhỏ hơn chỉ khi PA có đầu tư

nhỏ hơn là đáng giá (có IRR≥MARR)

2) Chọn PA có vốn đầu tư ban đầu lớn hơn nếu gia số

vốn đầu tư là đáng giá (IRR( ) ≥ MARR)

3. So sánh các PA theo IRR

Page 107: Bài giản lập phân tích dự án

27

Các bước tính IRR ( ) :

3. So sánh các PA theo IRR

1. Lập dòng tiền tăng thêm giữa 2 dự án bằng cáchlấy dòng tiền có chi phí đầu tư lớn hơn (B) trừdòng tiền có chi phí đầu tư thấp hơn (A).

2. Tính IRRB-A của dòng tiền tăng thêm (B-A)

3. Quy tắc chọn:IRRB-A > MARR: chọn BIRRB-A < MARR: chọn AIRRB-A = MARR: chọn A hoặc B

Page 108: Bài giản lập phân tích dự án

28

Ví dụ áp dụng phương pháp gia số:

3. So sánh các PA theo IRR

N A B0 -$1,000 -$5,0001 +$2,000 $7,000

IRR 100% 40%PW (10%) $818 $1,364

B-A

+$5,000-$4,000

25%$546

Giải thích: Nếu đầu tư thêm $4,000 vào dự án B, dự án sẽ tạo ra thêm dòng tiền vào là $5,000. Suất thu lợi của việc đầu tư thêm $4,000 này vào dự án B là 25% (>MARR=10%)

MARR=10%

Page 109: Bài giản lập phân tích dự án

29

Thủ tục so sánh nhiều phương ánB1: Xếp các PA theo thứ tự tăng dần vốn đầu tư: A,B,C…B2: Xem PA số 0 (PA không thực hiện đầu tư) như là PA “cố thủ”. Xem PA

A là PA “thay thế”. Tính IRR(∆) khi chuyển từ PA 0 A.* Nếu các PA chỉ có chi phí mà không có thu nhập: dùng A là PA “cố thủ”, Blà PA “thay thế”. Chuyển sang bước 4.B3: Nếu IRR(A) < MARR, gạt bỏ A và tính IRR(B) cho PA B tiếp theo. Lặp lại

bước này cho đến khi có một PA X nào đó mà IRR(X) ≥ MARR. PA này trởthành phương án “cố thủ” và PA có đầu tư lớn hơn kế tiếp là PA “thay thế”.

B4: Xác định chuỗi dòng tiền tệ gia số giữa cặp PA “cố thủ” và “thay thế”.B5: Tính IRR(∆) của chuỗi dòng tiền tệ gia sốB6: Nếu IRR(∆) > MARR, gạt bỏ PA “cố thủ” và lấy PA “thay thế” làm PA “cố

thủ”. Ngược lại gạt bỏ PA “thay thế” và lấy PA tiếp sau làm PA “thay thế”mới.

B7: Lặp lại bước (4) đến (6) cho đến khi chỉ còn 1 PA. Đó là PA được chọn.

3. So sánh các PA theo IRR

Page 110: Bài giản lập phân tích dự án

30

3. So sánh các PA theo IRR

So sánh các PA loại trừ nhau sau đây, tìm PA có lợi nhất theo phương pháp dựa trên IRR, với MARR=18%. Giả sử TTKT các PA bằng nhau.

Chi phí và thu nhập (triệu Đ)

Các phương án

A B C D E F

Đầu tư ban đầuThu nhập ròngGiá trị còn lại

1.000150

1.000

1.500375

1.500

2.500500

2.500

4.000925

4.000

5.00011255.000

7.0001.4257.000

ĐẦU TƯ BAN ĐẦU = GIÁ TRỊ CÒN LẠI IRR = THU NHẬP RÒNG/ĐẦU TƯ BAN ĐẦU

Gia số

Đầu tư ban đầuThu nhập ròngIRRĐáng giá

Kết luận

0 A

1.00015015%

Không 0

1.50037525%

Có B

B C

1.000125

12,5%

Không B

B D

2.50055022%

Có D

D E E F

1.00020020%

Có E

2.00030015%

Không E

Chọn PA E

0 B

Ví dụ 4.7 (trang 94)

Page 111: Bài giản lập phân tích dự án

31

4. Bản chất của IRR

IRR là suất thu lợi của một dự án với giả thiết là cácdòng thu nhập ròng dương (CFt) đều được đem đầu tưlại với suất thu lợi làm cho PWR = PWC hay AWR = AWC

Chỉ số IRR của một dự án đầu tư không phải là suất thulợi của vốn đầu tư ban đầu, mà là suất thu lợi tínhtheo các “kết số còn lại của vốn đầu tư” ở đầu các thờiđoạn.

Page 112: Bài giản lập phân tích dự án

32

4. Bản chất của IRR

0 1 2 3Kết số còn lại đầu năm

Tiền lãi tính trên kết số còn lại đầu năm

Dòng tiền

Kết số còn lại cuối năm

-$10,000 -$6,979 -$3,656

-$1,000 -$697 -$365

-$10,000 +$4,021 +$4,021 +$4,021

-$10,000 -$6,979 -$3,656 0

Công ty đạt được suất thu lợi 10% trên số tiền còn lại dùng để tái đầu tư vào dự án. Vì số tiền lãi thu được xuất hiện trong nội tại dự án, nên ta có khái niệm suất thu lợi nội tại .

Page 113: Bài giản lập phân tích dự án

33

4. Bản chất của IRR

Số liệu ban đầu Dự án AChi phí và thu nhập(triệu đồng)Đầu tư ban đầuChi phí hằng nămThu nhập hằng nămGiá trị còn lại (SV)Tuổi thọ - TT (năm)

1002250205

IRR=16,48%

Đvt: triệu đồngVí dụ 4.8 (trang 95)

Page 114: Bài giản lập phân tích dự án

34

(1)Năm

(2)Kết số còn lại đầu năm, Ft

(3)=0.1648(2)Tiền lãi tính

theo kết số còn lại Ft(i*)

(4)Dòng tiền tệ

ròng CFt

(5)=(2)+(3)-(4)Kết số còn lại ở cuối năm t, đầu

năm t+1Ft+1=Ft(1+i*)+CFt

0 - - -100.000 -100.000

1 -100.000 -16.480 +28.000 -88.480

2 -88.480 -14.580 +28.000 -75.060

3 -75.060 -12.370 +28.000 -59.430

4 -59.430 -9.790 +28.000 -41.220

5 -41.220 -6.790 +28.000+2000 0

Tổng cộng: -60.000 +60.000

4. Bản chất của IRRĐvt: ngàn đồng

Page 115: Bài giản lập phân tích dự án

35

4. Bản chất của IRR

Page 116: Bài giản lập phân tích dự án

36

7. So sánh phương pháp PW và IRR

Phương pháp PW và IRR đều dẫn đến một kết luận khilựa chọn phương án đầu tư.

Về lý thuyết: Phương pháp PW ưu thế hơn do IRR sẽkhông tính được trong trường hợp dòng tiền đổi dấunhiều lần.

Về thực tế: Phương pháp IRR được ưa chuộng hơn dophương pháp này cung cấp một cách trực quan về sốliệu tỉ suất thu lợi của phương án.

Page 117: Bài giản lập phân tích dự án

HẾT CHƯƠNG 4

37

Page 118: Bài giản lập phân tích dự án

Chương 5PHÂN TÍCH PHƯƠNG ÁNTHEO CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁC

Nguyễn Ngọc Bình Phươ[email protected]

Khoa Quản lý Công nghiệpĐại học Bách Khoa TP.HCM

Page 119: Bài giản lập phân tích dự án

Các phương pháp phân tích PA

2

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCHSO SÁNH PA

Giá trị tương đương (Equivalent

Worth)

Giá trị hiện tại(Present Worth -

PW)

Giá trị tương lai(Future Worth -FW)

Giá trị hàng năm(Annual Worth -

AW)

Suất thu lợi (Rates of Return)

Tỷ số lợi ích/chi phí (Benefit Cost Ratio) …

Chương 3 Chương 4 Chương 5

Phương pháp dòng tiền tệ chiết giảm (Discounted Cash-Flow Methods)

Page 120: Bài giản lập phân tích dự án

3

Nội dung

1. Tỉ số lợi ích chi phí (B/C)

2. So sánh các PA theo tỉ số B/C

3. So sánh 3 phương pháp phân tích PA

4. Phân tích điểm hòa vốn

5. Thời gian bù vốn

Page 121: Bài giản lập phân tích dự án

4

Định nghĩa: Là tỉ số giátrị tương đương củalợi ích (B - benefits)trên giá trị tươngđương của chi phí (C -costs) của dự án. Giátrị tương đương cóthể là PW, AW, FW.

Tính chất: Dự án cóB/C ≥ 1 là đáng giá

PW(B) ≥ PW(C)

PW(ròng) = PW(B) – PW(C) ≥ 0

PW(B) / PW(C) ≥ 1

1. Tỉ số lợi ích chi phí (B/C)

Page 122: Bài giản lập phân tích dự án

5

Các công thức tính B/C:- B/C thường:

- B/C sửa đổi:

B - benefits: Thu nhập (lợi ích) hàng nămO – operation costs: Chi phí vận hành hàng nămM – maintenance costs: Chi phí bảo trì hàng nămCR – capital recovery costs: Chi phí CR của dự án

AWPW

1. Tỉ số lợi ích chi phí (B/C)

Page 123: Bài giản lập phân tích dự án

6

- Khác biệt giữa B/C thường và B/C sửa đổi:+ Công thức tính B/C thường: phần chi phí hàng

năm (O & M) được bổ sung vào phần chi phí ở mẫu số+ Công thức tính B/C sửa đổi: phần chi phí hàng

năm (O & M) trích ra trực tiếp từ lợi ích hàng năm ởtử số.

- Cách tính khác nhau nên 2 tỷ số B/C thường và sửađổi của cùng 1 dự án là khác nhau.-Tuy vậy, chúng đều dẫn đến những kết luận phù hợpnhau.

1. Tỉ số lợi ích chi phí (B/C)

Page 124: Bài giản lập phân tích dự án

7

Lợi ích (Benefits): mối lợi (advantages) đối với ngườichủ dự án hay người hưởng lợi từ dự án. Lợi íchtrong công thức B/C là lợi ích ròng (lợi ích trừ đi tổnthất)

Chi phí (Costs): là những giá trị ước tính về giá xâydựng (đầu tư ban đầu, vận hành, bảo trì) trừ đi cácgiá trị còn lại.

Tổn thất (Disbenefits): là những bất lợi (disadvantages)do dự án gây ra cho người chủ dự án hay người hưởng lợi (lưu ý những tổn thất này không phải lúcnào cũng có thể quy ra thành tiền)

1. Tỉ số lợi ích chi phí (B/C)

Page 125: Bài giản lập phân tích dự án

8

Chi phí đầu tư ban đầu (triệu đồng) (P) 10Chi phí vận hành, bảo trì hàng năm (O + M) 2,2Thu nhập hàng năm (B) 5Giá trị còn lại (SV) 2Tuổi thọ (năm) 5MARR 8%

Tính tỉ số B/C thường và sửa đổi

Ví dụ 5.1:

1. Tỉ số lợi ích chi phí (B/C)

Page 126: Bài giản lập phân tích dự án

9

Chi phí đầu tư ban đầu (triệu đồng) (P) 10Chi phí vận hành, bảo trì (O + M) 2,2Thu nhập hàng năm (B) 5Giá trị còn lại (SV) 2Tuổi thọ (năm) 5MARR 8%

CR = 10(A/P,8%,5) - 2(A/F,8%,5) = 2,163 triệu đồng

= 1,146 (B/C thường)

= 1,294 (B/C sửa đổi)

1. Tỉ số lợi ích chi phí (B/C)

Page 127: Bài giản lập phân tích dự án

10

Nguyên tắc phân tích theo gia số (tương tự IRR):

• Phải đảm bảo PA có vốn đầu tư ban đầu nhỏhơn là đáng giá. Khi B≥0 và C≥0 thì PA sẽ đánggiá nếu B/C ≥ 1

• Tiêu chuẩn: chọn PA có vốn đầu tư ban đầu lớnhơn nếu gia số vốn đầu tư là đáng giá, nghĩa là tỉsố B/C(Δ) ≥ 1

2. So sánh các PA theo tỉ số B/C

Page 128: Bài giản lập phân tích dự án

11

Ví dụ 5.3: So sánh dự án A và B (thu nhập và chi phíkhác nhau)

Số liệu ban đầu A B

Đầu tư ban đầu (triệu đồng) 10 15Chi phí hoạt động hằng năm 2,2 4,3

Thu nhập hằng năm 5 7Giá trị còn lại 2 0

Tuổi thọ (năm) 5 10MARR(%) 8%

2. So sánh các PA theo tỉ số B/C

Page 129: Bài giản lập phân tích dự án

12

Số liệu ban đầu A BThu nhập hằng năm (B) 5 7Đầu tư ban đầu (P) 10 15

Chi phí hoạt động (O) 2,2 4,3Giá trị còn lại (SV) 2,0 0

Tuổi thọ (năm) 5 10

Quyết định

Ví dụ 5.3: So sánh dự án A và B (thu nhập và chi phí khác nhau)

Δ = B – A2

2,1

0,037-2,703

Không đáng giá

Chọn A (vì -2,7 < 1)

2,163 2,21,294

Đáng giá

Chi phí CR

B/C= [B-(O+M)]/CR

2. So sánh các PA theo tỉ số B/C

ΔB < 0 có ý nghĩa gì? ΔC < 0 có ý nghĩa gì?

Page 130: Bài giản lập phân tích dự án

13

Lưu ý trường hợp so sánh 2 PA có lợi ích giốngnhau:

Nếu không biết lợi ích cụ thể của từng PA thì takhông thể tính B/C cho từng PA, mà chỉ có thể tínhB/C của gia số, tức B/C(Δ).

PA có vốn đầu tư ban đầu nhỏ hơn được giả địnhlà đáng giá.

Nếu B/C(Δ) ≥ 1 thì chọn PA có vốn đầu tư banđầu lớn hơn.

2. So sánh các PA theo tỉ số B/C

Page 131: Bài giản lập phân tích dự án

14

Đại lượng A BThu nhập hằng năm (triệu) (B) Giống B Giống AĐầu tư ban đầu (P) 3 4Chi phí hằng năm (O+M) 2 1,6Giá trị còn lại (SV) 0,5 0Tuổi thọ (năm) 6 9MARR 15%Chi phí CR 0,735 0,84B/C= [B-(O+M)]/CRQuyết định

Ví dụ 5.4: So sánh dự án A và B (thu nhập giống nhau)

Δ

0

-0,4

0,105

Không tính Không tính 3,81Chọn B (vì 3,8 > 1)

2. So sánh các PA theo tỉ số B/C

Page 132: Bài giản lập phân tích dự án

15

Lưu ý trường hợp giá trị ΔC âm:

Trong trường hợp gia số ở mẫu của tỉ số B/C làâm, PA có vốn đầu tư ban đầu lớn hơn đượcchọn nếu tỉ số B/C(Δ) ≤ 1 (nghĩa là dự án có vốnđầu tư ban đầu lớn hơn sẽ tiết kiệm được chiphí nhiều hơn)

2. So sánh các PA theo tỉ số B/C

Page 133: Bài giản lập phân tích dự án

16

Gia số lợi íchΔB

Gia số chi phíΔC

Tỉ số B/C PA đáng giá không?

TH gia số chi phí > 0, PA đáng giá nếu B/C ≥ 1

+2 (thu thêm) +1(tăng thêm) +2 ĐG

0 (không đổi) +1(tăng thêm) 0 Ko ĐG

TH gia số chi phí < 0, PA đáng giá nếu B/C ≤ 1

+1 (thu thêm) -2(tiết kiệm) -0,5 ĐG (tăng B & tiết kiệm C)

0 (không đổi) -1(tiết kiệm) 0 ĐG (tiết kiệm C)

-1 (tổn thất) -2(tiết kiệm) 0,5 ĐG (tiết kiệm C nhiều hơnphần tổn thất B)

-2 (tổn thất) -1(tiết kiệm) 2 Ko ĐG (tiết kiệm C ít hơnphần tổn thất B)

2. So sánh các PA theo tỉ số B/C

Page 134: Bài giản lập phân tích dự án

2. So sánh các PA theo tỉ số B/C

So sánh nhiều PA loại trừ nhauSử dụng phương pháp phân tích theo gia số

Ví dụ 5.5:

17

Chi phí và thunhập (triệu Đ)

Các phương án

A B C D E F

Đầu tư ban đầuThu nhập ròngGiá trị còn lại

MARR

1.000150

1.00018%

1.500375

1.50018%

2.500500

2.50018%

4.000925

4.00018%

5.00011255.00018%

7.0001.4257.00018%

Nhận xét: P = SV

Page 135: Bài giản lập phân tích dự án

Chi phí và thunhập (triệu Đ)

Các phương án

A B C D E F

Đầu tư ban đầuThu nhập ròngGiá trị còn lại

MARR

1.000150

1.00018%

1.500375

1.50018%

2.500500

2.50018%

4.000925

4.00018%

5.00011255.00018%

7.0001.4257.00018%

ĐẦU TƯ BAN ĐẦU (P) = GIÁ TRỊ CÒN LẠI (SV) CR = P * MARR

0 A 0 B B C B D D E E F

ΔPΔB

ΔCRB/C(Δ)Đáng giá

1.0001501800,83

Không

1.5003752701,39Có

1.0001251800,69

Không

2.5005504501,22Có

1.0002001801,11Có

2.0003003600,83

Không

Chọn PA 0 B B D E E

Kết luận Chọn phương án E

2. So sánh các PA theo tỉ số B/C

Page 136: Bài giản lập phân tích dự án

19

PP PW, AW, FW IRR B/C

Đáng giá ≥ 0 ≥ MARR ≥ 1

Đáng giá

nhấtMax So sánh theo

gia sốSo sánh theo gia

số

Bản chất

Là giá trị lợi nhuận ròng quy

về một thời điểm nào đó, phụ thuộc vào i

Là suất thu lợi(i*) làm cho giátrị hiện tại PW

bằng 0

Là tỉ số giữa thunhập và chi phí

cùng quy về một thời điểm nào

đó theo i

3. So sánh 3 PP phân tích phương án

Page 137: Bài giản lập phân tích dự án

20

Điểm hòa vốn (Break-even Point):• Là giá trị của một biến số nào đó (sản lượng, số giờ vận

hành, số năm làm việc) làm cho tổng tích lũy chi phí bằngtổng tích lũy thu nhập (không xét giá trị theo thời giancủa tiền).

• Giả sử biến số là sản lượng sản xuất trong 1 năm: Q• FC: chi phí cố định (định phí)• r: giá bán đơn vị, v: chi phí biến đổi đơn vị

Tổng thu nhập: TR = r.QTổng chi phí: TC = FC + v.QTại điểm hòa vốn: TR = TC

Q* = FC/(r-v)

4. Phân tích điểm hòa vốn

Page 138: Bài giản lập phân tích dự án

21

TC,TR

(Đ/năm)

Lỗ Lãi

QBE0 Q

TR

TC

TR

TC

0 QBE1 QBE2Qo

Cực đại lợi nhuận

LãiLỗ Lỗ

Q

TC,TR

(Đ/năm)

4. Phân tích điểm hòa vốn

Page 139: Bài giản lập phân tích dự án

22

Bài toán 1: Một DN có các số liệu trong năm như sau:

- Chi phí thuê mặt bằng: $3000

- Chi phí quản lý: $1500

- Chi phí biến đổi đơn vị: $5/sp

- Giá bán đơn vị: $10/sp

Xác định sản lượng hòa vốn của doanh nghiệp?

GIẢI:

Q* = FC/(r - v) = (3000 + 1500)/(10 – 5) = 900

4. Phân tích điểm hòa vốn

Page 140: Bài giản lập phân tích dự án

23

So sánh PA theo “điểm hòa vốn”:

Q < Q* Chọn PA A

Q > Q* Chọn PA B

TC

0 Q*

FC(B)

FC(A)

TC(A)

TC(B)

Hòa vốn

4. Phân tích điểm hòa vốn

Có hai PA sản xuất, biết hàm chi phí cho từng PA theo Q (sản lượng). Nên chọn PA sản xuất nào với một mức sản lượng cho trước?

Page 141: Bài giản lập phân tích dự án

24

Bài toán 2: Một DN đang xem xét 2 PA A & B như sau:

TC(A) = 150 + 5.Q TC(B) = 200 + 3.Q

Nếu DN có mức SX là 50 thì nên chọn PA nào?

GIẢI:Cách 1: Với Q=50 thì TC(A) = 400 &

TC(B)= 350 Chọn BCách 2: Tính điểm hòa vốn Q*:

150 + 5Q = 200 + 3Q Q*= 25Với Q=50 > Q*=25 chọn B

4. Phân tích điểm hòa vốn

TC

0 Q*

FC(B)

FC(A)

TC(A)

TC(B)

Hòa vốn

Page 142: Bài giản lập phân tích dự án

25

Thời gian bù vốn hay hoàn vốn (the payback period - Tp): làsố năm cần thiết để tổng thu nhập ròng hàng năm có thểđủ hoàn lại vốn đầu tư ban đầu

P : Vốn đầu tư ban đầuCFt: Dòng tiền tệ ở thời đoạn t

Trong trường hợp CFt ở các thời đoạn là giống nhau,ta có công thức:

5. Thời gian bù vốn của dự án

Page 143: Bài giản lập phân tích dự án

26

Năm A B C0 -1000 -1000 -10001 250 500 9002 250 500 03 500 0 1004 1000 0 05 2000 100 100

Dự án A B CTp (năm) 3 2 3

Ví dụ 5.7: Tính thời gian bù vốn của các dự án sau:

Nếu MARR =10%, hãytính PW của từng

phương án

5. Thời gian bù vốn của dự án

PW 1,734.40 -70.14 -44.59

Page 144: Bài giản lập phân tích dự án

27

Không tính đến giá trịtheo thời gian

của tiền tệ (i=0%)

Bỏ qua ảnh hưởngcủa thu nhậpsau thời kỳ Tp

Trong tính toán Tp

Tp không cho thấy hiệu quả kinh tế của một dự án

Dùng Tp có thể đưa ra kết luận mâu thuẫnvới phương pháp PW, IRR hay B/C

5. Thời gian bù vốn của dự án

Page 145: Bài giản lập phân tích dự án

5. Thời gian bù vốn của dự án

28

1/Tp: độ đo gần đúng của suất thu lợi trung bình đối với vốn

đầu tư ban đầu

Phản ánh thái độ “thu hồi vốn đầu tư trong một thời kỳ

ngắn hơn là tốt hơn”

Giá thị trường của các tài sản đã sử dụng thường thấp hơn

nhiều giá trị thực của nó nếu được tiếp tục sử dụng

Quan tâm đặc biệt đến “thu hồi nhanh vốn đầu tư”

Tp: tiêu chuẩn phụ

Page 146: Bài giản lập phân tích dự án

Nếu thu nhập hàng năm đều bằng A

Tp: Số năm cần thiết để thu nhập ròng CFt hàng nămtrong thời kỳ đó có thể đủ hoàn lại vốn đầu tư ban đầu Pvới suất sinh lợi tối thiểu chấp nhận được nào đó (i)

Chưa xét đến lợi ích sau thời kỳ Tp

Tp: thông tin bổ sung liên quan rủi ro trong đầu tư

5. Thời gian bù vốn của dự án

Page 147: Bài giản lập phân tích dự án

HẾT CHƯƠNG 5

30

Page 148: Bài giản lập phân tích dự án

Chương 6TÍNH TOÁN KHẤU HAO& PHÂN TÍCH KINH TẾ DỰ ÁN SAU THUẾ

Khoa Quản lý Công nghiệpĐại học Bách Khoa - TPHCM

Nguyễn Ngọc Bình Phươ[email protected]

Page 149: Bài giản lập phân tích dự án

2

1. Giới thiệu về khấu hao

2. Mô hình khấu hao đều (SL)

3. Giới thiệu về thuế thu nhập DN

4. Dòng tiền sau thuế (CFAT)

5. So sánh phương án dựa vào CFAT

Lưu ý: Không học các mô hình khác như DB, SYD,…

Nội dung

Lưu ý: Không học đánh giá dự án theo mức thu nhập yêu cầu sau thuế

Page 150: Bài giản lập phân tích dự án

3

1. Giới thiệu về khấu hao (depreciation)

Tài sản đầu tư trong quá trình hoạt động có sự giảm dần giá trị (hao mòn) theo thời gian.Ví dụ: Bạn mua một chiếc xe giá $15.000 vào năm nay. Giá trị của chiếc xe giảm dần theo thời gian như sau:

Năm Giá trịthị trường

Giá trị giảm

0 15.000 12345

10.000 5.000 8.000 2.0006.0005.000

2.0001.0001.0004.000

Khấu hao được xem là phần chi phí tính đến phần suy giảm của tài sản, chi phí này được khấu trừ vào thu nhập theo các khoảng thời gian trong tương lai.

Page 151: Bài giản lập phân tích dự án

4

1. Giới thiệu về khấu hao (depreciation)

Tổng thu nhập (Gross Income)- Chi phí (Expenses)- Khấu hao (Depreciation)Thu nhập chịu thuế (Taxable Income)

Thuế thu nhập (Tax) =Thu nhập chịu thuế * Thuế suất (Tax Rate)

• Khấu hao được xem là một phần chi phí được khấu trừ thuế thu nhập, không phải là khoản thực chi

• Chi phí khấu hao trong thời đoạn càng lớn thì tiền thuếtrong thời đoạn đó càng nhỏ

Tại sao cần xem xét chi phí khấu hao?

Page 152: Bài giản lập phân tích dự án

5

Các yếu tố cần xem xét khi khấu hao tài sản?

1. Giới thiệu về khấu hao (depreciation)

Tài sản khấu hao (what?)Cơ sở tính chi phí khấu hao (cost basis)Thời gian khấu hao (how long?)Giá trị còn lại (salvage value)Phương pháp khấu hao (how?)

Page 153: Bài giản lập phân tích dự án

6

Tài sản nào có thể khấu hao?

1. Giới thiệu về khấu hao (depreciation)

Tài sản khấu hao phải thỏa mãn cả 3 điều kiện sau:

Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từviệc sử dụng tài sản đó;

Có thời gian sử dụng trên 1 năm;

Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậyvà có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên.

(Theo Điều 2, Thông tư 203/2009/TT-BTC)

Page 154: Bài giản lập phân tích dự án

Tài sản cố định hữu hìnhLoại 1: Nhà cửa, vật kiến trúcLoại 2: Máy móc, thiết bịLoại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫnLoại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lýLoại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩmLoại 6: Các loại tài sản cố định khác

Tài sản cố định vô hình(Theo Điều 6, Thông tư 203/2009/TT-BTC)

7

1. Giới thiệu về khấu hao (depreciation)

Page 155: Bài giản lập phân tích dự án

8

Cơ sở tính chi phí khấu hao?

1. Giới thiệu về khấu hao (depreciation)

Chi phí mua máy móc mới (giátrên hóa đơn) 62.500.000+ Phí vận chuyển 725.000+ Phí lắp đặt 2.150.000

Cơ sở chi phí để tính khấu hao 65.375.000

Nguyên giá tài sản cố định hữu hình là toàn bộ chi phí màdoanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản đó tính đến thời điểmđưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

(Theo Điều 2, Thông tư 203/2009/TT-BTC)

Page 156: Bài giản lập phân tích dự án

9

Thời gian khấu hao và giá trị còn lại?

1. Giới thiệu về khấu hao (depreciation)

Page 157: Bài giản lập phân tích dự án

10

Các phương pháp (mô hình) khấu hao?

1. Giới thiệu về khấu hao (depreciation)

Khấu hao theo đường thẳng (đều) (SL)Khấu hao theo kết số giảm nhanh (DB)Khấu hao theo tổng các số thứ tự năm (SYD)Khấu hao theo hệ số vốn chìm (SF)Khấu hao theo đơn vị sản lượngKhấu hao theo mức độ cạn kiệt tài nguyên…

Doanh nghiệp thực hiện đăng ký phương pháp tríchkhấu hao tài sản cố định mà doanh nghiệp lựa chọn ápdụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi thựchiện trích khấu hao.

(Theo Điều 13, Thông tư 203/2009/TT-BTC)

Xem hình 6.1 trang 155

Page 158: Bài giản lập phân tích dự án

11

1. Giới thiệu về khấu hao (depreciation)

Page 159: Bài giản lập phân tích dự án

12

2. Mô hình khấu hao đều (Straight Line - SL)

Chi phí khấu hao hằng năm:

D: chi phí khấu hao hằng nămP: Giá trị đầu tư ban đầu của tài sản (cost basis)SV: Giá trị còn lại của tài sản (salvage value)n: Số năm tính khấu hao

Giá trị bút toán ở cuối năm t:

Page 160: Bài giản lập phân tích dự án

13

2. Mô hình khấu hao đều (Straight Line - SL)

Một số luật thuế cho phép tăng thêm khoản khấu haocho năm đầu vận hành (có thể đến 20% giá trị đầu tưban đầu của tài sản, tuy nhiên thường không vượt quámột giá trị tới hạn nào đó)

Theo Điều 13, Thông tư 203/2009/TT-BTC:Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao đượckhấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mứckhấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng đểnhanh chóng đổi mới công nghệ.

Page 161: Bài giản lập phân tích dự án

14

2. Mô hình khấu hao đều (Straight Line - SL)

Ví dụ 1: Một tài sản được mua với giá 15trĐ, khấuhao đều trong 12 năm, giá trị còn lại sau 12 năm là1,5trĐ. Tính chi phí khấu hao hàng năm và giá trịbút toán của tài sản vào cuối năm 3?

Giải:Chi phí khấu hao hàng năm của tài sản:D = (15 – 1,5) / 12 = 1,125 trĐ/nămGiá trị bút toán của tài sản vào cuối năm 3:BV3 = 15 – 1,125*3 = 11,625 trĐ

Page 162: Bài giản lập phân tích dự án

15

2. Mô hình khấu hao đều (Straight Line - SL)

Ví dụ 2: Một tài sản được mua với giá 20trĐ, khấu haođều trong 10 năm, SV là 3trĐ, cho phép tăng thêm khoảnkhấu hao cho năm đầu vận hành là 20% giá trị đầu tư banđầu nhưng không vượt quá 2trĐ. Tính chi phí khấu haohàng năm và giá trị bút toán của tài sản vào cuối năm 5?

Giải:20% của tài sản đầu tư ban đầu là: 4tr > mức giới hạn chophép là 2tr chỉ tăng khấu hao 2tr cho năm đầuChi phí khấu hao hàng năm của tài sản:D = (20 - 2 - 3) / 10 = 1,5 trĐ/nămGiá trị bút toán của tài sản vào cuối năm 5:BV5 = 20 – 2 – 5*1,5 = 10,5 trĐ

Page 163: Bài giản lập phân tích dự án

16

2. Mô hình khấu hao đều (Straight Line - SL)

Ví dụ 3: Một doanh nghiệp kinh doanh vận tải trong năm 2009đầu tư 10 xe khách, nguyên giá 1 tỉ đồng/xe. Theo Thông tư203/2009/TT–BTC, phương tiện vận tải đường bộ có thời gian sửdụng tối thiểu là 6 năm, tối đa là 10 năm. Doanh nghiệp đăng kývới cơ quan thuế chọn phương pháp khấu hao nhanh đườngthẳng và thời gian khấu hao 4 năm.Tính chi phí khấu hao hàng năm? Phương pháp khấu hao doanhnghiệp chọn có vi phạm Thông tư 203 không?

Giải: D = 10 tỉ /4 = 2,5 tỉ đồng/nămThời gian sử dụng bình quân của phương tiện vận tải bộ trênlà (6 + 10)/2 = 8 năm. Doanh nghiệp thực hiện khấu haonhanh không quá 2 lần (8 năm/2 = 4 năm) mức khấu haođường thẳng.

Page 164: Bài giản lập phân tích dự án

17

3. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Định nghĩa: là loại thuế đánh trên thu nhập hay lợitức trong quá trình sản xuất kinh doanh và trên cáckhoản dôi vốn qua chuyển nhượng tài sản.Năm 1990, Luật thuế lợi tức đã được ban hành. Tuynhiên qua 8 năm thực hiện, Luật thuế lợi tức dần dầnbộc lộ nhiều nhược điểm và không còn phù hợp vớitình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn mới.Vì vậy, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số14/2008/QH12 đã được ban hành nhằm đảm bảo sựphù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế tronggiai đoạn mới.

Page 165: Bài giản lập phân tích dự án

18

Thu nhập nào phải chịu thuế?

Gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hànghoá, dịch vụ và thu nhập khác như thu nhập từ:

+ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản;+ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản;+ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản;+ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ;.....

(Theo Điều 3, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp)

3. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thu nhập nào được miễn thuế?

Page 166: Bài giản lập phân tích dự án

19

3. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Page 167: Bài giản lập phân tích dự án

20

Thuế suất là bao nhiêu?

1. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%, trừtrường hợp quy định khác

2. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối vớihoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí vàtài nguyên quý hiếm khác từ 32% đến 50% phùhợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.

(Theo Điều 10, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp)

3. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Page 168: Bài giản lập phân tích dự án

21

Cách tính thuế?T = TI * TR– T: tiền thuế (Tax)– TI: thu nhập chịu thuế (Taxable Income)– TR: thuế suất (Tax Rate)

Cách tính thu nhập chịu thuế?TI = [(Tổng thu nhập) – (Chi phí hoạt động kinhdoanh) – (Chi phí khấu hao)] + (thu nhập khác,nếu có)

(Theo Điều 7, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp)

3. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Page 169: Bài giản lập phân tích dự án

22

Ví dụ:Trong năm 2010, công ty Yakult có doanhthu 20 tỉ đồng, tổng chi phí sản xuất vàkhấu hao là 10 tỉ đồng. Tính tiền thuếcông ty này phải đóng biết thuế suất là25%.

• TI = 20 – 10 = 10 (tỉ đồng)• T = TI * TR = 10 * 0,25 = 2,5 (tỉ đồng)

3. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Page 170: Bài giản lập phân tích dự án

23

Khoản dôi vốn (Capital Gain - CG): là khoản thu nhập xảy rakhi đem bán một TSCĐ với giá SP1 lớn hơn giá mua ban đầuFC.

Khoản dôi vốn (CG) = SP1 – FCKhoản hụt vốn (Capital Loss - CL): là khoản chi phí xảy ra

khi giá bán SP3 nhỏ hơn giá trị bút toán BV tại thời điểm bántài sản đó.

Khoản hụt vốn (CL) = BV – SP3Khoản dôi khấu hao (Recapture Depreciation – RD): là

khoản thu nhập xảy ra khi giá bán SP2 lớn hơn giá trị búttoán BV tại thời điểm bán tài sản đó.

Khoản dôi khấu hao (RD) = SP2 - BV

3. Thuế thu nhập doanh nghiệpKhoản dôi vốn – hụt vốn – dôi khấu hao

Page 171: Bài giản lập phân tích dự án

24

Khoản dôi vốn – hụt vốn – dôi khấu hao

FC: Giá mua ban đầuSP1, SP2, SP3: Giá bánBV: Giá trị bút toán

3. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Page 172: Bài giản lập phân tích dự án

25

4. Dòng tiền sau thuế (CFAT)

Phân tích kinh tếTrước thuế: BTEA (Before Tax Economic Analysis)Sau thuế: ATEA (After Tax Economic Analysis)

Chuỗi dòng tiền tệTrước thuế: CFBT (Cash Flow Before Tax)Sau thuế: CFAT (Cash Flow After Tax)

Suất thu lợi nội tại

IRR_AT = IRR_BT * (1 - TR)

Page 173: Bài giản lập phân tích dự án

26

4. Dòng tiền sau thuế (CFAT)

Không vay vốn (100% vốn công ty)Dòng tiền trước thuế: CFBT = (Thu nhập) – (Chi phí)Thu nhập chịu thuế: TI = CFBT - DTiền thuế: T = TI * TRDòng tiền sau thuế: CFAT = CFBT – T

Có vay vốn:Dòng tiền trước thuế: CFBT = (Thu nhập) – (Chi phí)Thu nhập chịu thuế: TI = CFBT – D – (Tiền trả lãi)Tiền thuế: Thuế = TI * TRDòng tiền sau thuế:

CFAT = CFBT – T – (Tiền trả lãi) – (Tiền trả vốn)

Page 174: Bài giản lập phân tích dự án

Ví dụ 6.15 (trang 177)P = 50 (triệu)n = 5 nămSV = 0Thu nhập(t) = 28 – t (t=1,..,5)Chi phí(t) = 9,5 + 0,5t (t=1,..,5)TR = 40%Khấu hao theo mô hình SL

27

4. Dòng tiền sau thuế (CFAT)

Page 175: Bài giản lập phân tích dự án

Ví dụ 6.16 (trang 177)P = 15 triệuSV = 0n = 5 nămAthu = 7 triệu/nămAchi = 1 triệu/nămTR = 50%Khấu hao theo mô hình SL

a) 100% vốn công tyb) 50% vốn vay với lãi suất đơn 10% và trả đều

28

4. Dòng tiền sau thuế (CFAT)

Page 176: Bài giản lập phân tích dự án

Ví dụ 6.17 (trang 179)Sử dụng SL: P = 120 triệu; SV = 20 triệu; n = 10 nămAthu = 24 triệu/năm; TR = 48%

Ví dụ 6.19: Công ty được giảm thuế 10% vốn đầu tư.Bài tập 6.15: Công ty được giảm thuế 10% vốn đầu tư và được tăng khấu hao năm đầu 20% vốn đầu tư.Ví dụ 6.20: Luật thuế yêu cầu khấu hao theo SL trong 4 năm và SV=0 (sổ sách).Ví dụ 6.21: Luật thuế yêu cầu khấu hao theo SL trong 15 năm và SV=0 (sổ sách), tuy vậy thiết bị chỉ có tuổi thọ 10 năm và SV=0 ở cuối năm thứ 10 (ước lượng thực).Giả sử các khoản hụt vốn được giảm vào thu nhập chịu thuế và các khoản dôi vốn bị đánh thuế 25%. 29

4. Dòng tiền sau thuế (CFAT)

Page 177: Bài giản lập phân tích dự án

Sau khi lập CFAT, có thể so sánh các PA đầu tư theo phương pháp giá trị tương đương hay suất thu lợi:

Các nguyên tắc và thủ tục không thay đổi.MARR được hiểu là suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được sau thuế (MARR_AT)

30

5. Lựa chọn và so sánh phương án theo CFAT

MARR_AT = MARR_BT * (1 - TR)

IRR_AT = IRR_BT * (1 - TR)

Page 178: Bài giản lập phân tích dự án

31

Số liệu ban đầu Máy tiện A Máy tiện BChi phí và thu nhập (triệu Đ)Đầu tư ban đầuChi phí hàng nămThu nhập hàng nămSV (giá trị ước lượng thực)Tuổi thọ (năm)

102,2525

154,380

10MARR sau thuế

Thuế suất (cho cả dôi/hụt vốn)5%

55%

Phân tích kinh tế sau thuế để lựa chọn PA đầu tư theo AW.Giả sử mô hình khấu hao là đường thẳng (SL), SV cho cảhai PA là 1,5 triệu.

Ví dụ (dựa theo ví dụ 6.22, trang 183)

5. Lựa chọn và so sánh phương án theo CFAT

Page 179: Bài giản lập phân tích dự án

32

GIẢI:SV dùng để tính khấu hao cho cả 2 PA là 1,5tr

Giá trị bút toán của A và B vào năm cuối là 1,5 trĐ.PA A có khoản dôi khấu hao (RD): 2 - 1,5 = 0,5 trĐ.PA B có khoản hụt vốn là (CL): 1,5 - 0 = 1,5 trĐ

5. Lựa chọn và so sánh phương án theo CFAT

Page 180: Bài giản lập phân tích dự án

33

Phương án A0 1 2 3 4 5 AW

Đầu tư ban đầu -10Giá trị còn lại (sổ sách) 1.5Giá bán (thực tế) 2.0Khoản dôi khấu hao (+) 0.5Thu nhập 5.0 5.0 5.0 5.0 5.0Chi phí 2.2 2.2 2.2 2.2 2.2CFBT 2.8 2.8 2.8 2.8 2.8CP Khấu hao 1.7 1.7 1.7 1.7 1.7Thu nhập chịu thuế 1.1 1.1 1.1 1.1 1.1 + 0.5Thuế 0.61 0.61 0.61 0.61 0.88CFAT -10.0 2.20 2.20 2.20 2.20 1.92 + 2 0.2

5. Lựa chọn và so sánh phương án theo CFAT

Page 181: Bài giản lập phân tích dự án

34

Phương án B

0 1 2 …. 9 10 AWĐầu tư ban đầu -15Giá trị còn lại (sổ sách) 1.5Giá bán (thực tế) 0Khoản hụt vốn (-) 1.5Thu nhập 8.0 8.0 8.0 8.0 8.0Chi phí 4.3 4.3 4.3 4.3 4.3CFBT 3.7 3.7 3.7 3.7 3.7CP Khấu hao 1.4 1.4 1.4 1.4 1.4Thu nhập chịu thuế 2.3 2.3 2.3 2.3 2.3 - 1.5Thuế 1.26 1.26 1.26 1.26 0.44CFAT -15.00 2.44 2.44 2.44 2.44 3.26 + 0 0.56

5. Lựa chọn và so sánh phương án theo CFAT

Page 182: Bài giản lập phân tích dự án

35

Bài tập bổ sung 1:

Một công ty đầu tư vào một dây chuyền sản suất sữachua với chi phí đầu tư ban đầu của thiết bị là 15 trĐ. Sau5 năm sử dụng, giá trị còn lại là 2trĐ. Thu nhập hàng nămlà 7 trĐ, chi phí hàng năm là 1 trĐ. Thuế TNDN là 50%.Khấu hao đều hàng năm. Giá bán thiết bị sau 5 năm là 3trĐ.

1. Xác định CFAT nếu 100% vốn của Công ty.

2. Xác định CFAT nếu 40% vốn chủ sở hữu và 60% làvốn vay. Lãi suất của vốn vay là 10% và là lãi suất đơn.Phương thức thanh toán là trả đều trong 5 năm cả lãilẫn vốn.

BÀI TẬP

Page 183: Bài giản lập phân tích dự án

36

0 1 2 3 4 51/ Đầu tư ban đầu -152/ Giá trị còn lại (sổ sách) 23/ Giá bán (thực tế) 34/ Thu nhập 7 7 7 7 75/ Chi phí 1 1 1 1 16/ CFBT = (4) – (5) 6 6 6 6 67/ CP khấu hao 2.6 2.6 2.6 2.6 2.68/ Thu nhập chịu thuế = (6) – (7) 3.4 3.4 3.4 3.4 3.4 9/ TN khác (dôi khấu hao năm cuối) 110/ Thuế = ((8) + (9))*(thuế suất) 1.7 1.7 1.7 1.7 2.211/ CFAT = CFBT – Thuế (+ giá bán tài sản năm cuối) = (6) – (10) (+giá bán tài sản năm cuối) -15 4.3 4.3 4.3 4.3 3.8 + 3

1) 100% vốn công ty

BÀI TẬP

Page 184: Bài giản lập phân tích dự án

0 1 2 3 4 51/ Đầu tư ban đầu -6.02/ Giá trị còn lại (sổ sách) 2.03/ Giá bán (thực tế) 3.04/ Doanh thu 7.0 7.0 7.0 7.0 7.05/ Chi phí 1.0 1.0 1.0 1.0 1.06/ CFBT = (4) - (5) 6.0 6.0 6.0 6.0 6.07/ CP khấu hao 2.6 2.6 2.6 2.6 2.68/ Lãi vay phải trả 0.9 0.9 0.9 0.9 0.99/ Thu nhập chịu thuế = (6)-(7)-(8) 2.5 2.5 2.5 2.5 2.510/ TN khác (dôi khấu hao năm cuối) 111/ Thuế = ((9) + (10))*(thuế suất) 1.25 1.25 1.25 1.25 1.7512/ Vốn vay phải trả 1.80 1.80 1.80 1.80 1.80

13/ CFAT = CFBT - Thuế - Lãi vay - Vốn vay(+ giá bán tài sản năm cuối) = (6) - (11) -(8) - (12) (+ giá bán tài sản năm cuối) -6.00 2.05 2.05 2.05 2.05 1.55 + 3

2) 40% vốn công tyBÀI TẬP

Page 185: Bài giản lập phân tích dự án

38

Bài tập bổ sung 2:

Ông Phương vừa mua miếng đất (giá 1 tỷ đồng) để xâymột khách sạn mini (tổng chi phí xây là 3 tỷ đồng). Ôngdự định cho thuê trong 3 năm với khoản thu ròng hàngnăm là 400 triệu đồng, và sẽ bán khách sạn cùng đất vàocuối năm 3 với giá 5,5 tỷ đồng (trong đó 1 tỷ đồng là tiềnbán đất).

Ông dùng khấu hao đường thẳng cho khách sạn, với giátrị còn lại là 500 triệu đồng, thời gian khấu hao là 10 năm(lưu ý: đất không khấu hao). Thuế suất cho các khoản thunhập thông thường, dôi/hụt vốn là 40%. Hãy ước tínhCFAT của dự án này?

BÀI TẬP

Page 186: Bài giản lập phân tích dự án

39

0 1 2 3

1/ Đầu tư ban đầu -(1 + 3)

2/ Giá trị còn lại (sổ sách) 2.25

3/ Giá bán (thực tế) 1 + 4.5

4/ CFBT 0.4 0.4 0.4

5/ CP Khấu hao 0.25 0.25 0.25

6/ Thu nhập chịu thuế = (4) – (5) 0.15 0.15 0.15

7/ TN khác (dôi khấu hao năm cuối) 4.5 - 2.25

8/ Thuế = ((6)+(7))* thuế suất 0.06 0.06 0.96

9/ CFAT=(4)–(8) (+giá bán ở năm cuối) -4 0.34 0.34 -0.56 + 5.5

BÀI TẬP

Page 187: Bài giản lập phân tích dự án

HẾT CHƯƠNG 6

40

Page 188: Bài giản lập phân tích dự án

Chương 7

QUY HOẠCH NGUỒN VỐNVÀ LỰA CHỌN TẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Khoa Quản lý Công nghiệpĐại học Bách Khoa - TPHCM

Th.S. Nguyễn Ngọc Bình Phươ[email protected]

Page 189: Bài giản lập phân tích dự án

2

Nội dung

1. Nguồn vốn

2. Chi phí sử dụng vốn

3. Suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được

4. Lựa chọn tập dự án đầu tưLưu ý: Không học “Sử dụng toán quy hoạch để lựa chọn tập dự án” và “Một số vấn đề trong thực tiễn sử dụng vốn đầu tư”

Page 190: Bài giản lập phân tích dự án

3

1. Nguồn vốn

Vốn vay nợ – là nguồn vốn thu đượctừ các khoản vay hoặc phát hành tráiphiếuVốn cổ phần – là nguồn vốn thuđược từ việc phát hành cổ phiếuhoặc là vốn của chính người chủcông ty (tư nhân hoặc TNHH)Lợi nhuận giữ lại – là lợi nhuậnkhông đem phân phối cho các cổđông mà để mở rộng đầu tư

Nguồn vốn để đầu tư của công ty gồm các nhóm chính:Vốn vay nợ

(Debt Capital/

Financing)

Vốn chủ sở hữu/cổ đông

(Equity Capital/

Financing)

Page 191: Bài giản lập phân tích dự án

4

Cấu trúc vốn

DebtEquity

Định nghĩa: Cấu trúcvốn (Capital Structure)là sự kết hợp giữa vốnvay nợ (Debt) và vốnchủ sở hữu (Equity)trong tổng nguồn vốnmà doanh nghiệp cóthể huy động được đểtài trợ cho các dự ánđầu tư.

1. Nguồn vốn

Tỉ lệ nợ/vốn được gọi là đòn bẩy tài chính(financial leverage)

Page 192: Bài giản lập phân tích dự án

5

Cấu trúc vốnVốn vay nợ (Debt)

Khi doanh nghiệp vay nợ để tài trợ cho dự ánđầu tư, doanh nghiệp phải cam kết trả một sốtiền nhất định trong tương lai (bao gồm lãi vàvốn gốc).

Vốn chủ sở hữu (Equity)Khi doanh nghiệp sử dụng vốn chủ sở hữu đểtài trợ cho dự án đầu tư, doanh nghiệp sẽ đượcquyền hưởng toàn bộ lợi nhuận còn lại sau khiđã trả hết nợ và lãi.

1. Nguồn vốn

Page 193: Bài giản lập phân tích dự án

6

Vốn vay nợBao gồm trái phiếu (bonds), khoản vay (loans), khoản vay có thế chấp (mortgages).Doanh nghiệp phải trả lãi và vốngốc theo một lịch trả nợ cụ thểdo 2 bên thỏa thuận.Người cho vay chỉ nhận lãi và vốngốc, mà không trực tiếp chịu rủiro kinh doanh và không đượcchia lợi nhuận do dự án đầu tưmang lại.

1. Nguồn vốn

Page 194: Bài giản lập phân tích dự án

7

Trái phiếu (hay trái khoán)Là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hànhphải trả cho người sở hữu trái phiếu (trái chủ) đối vớimột khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu),trong một thời gian xác định và với một lợi tức quyđịnh trên trái phiếu.Trái phiếu có độ rủi rothấp và mức lãi thấp.

1. Nguồn vốn

Vốn vay nợ

Page 195: Bài giản lập phân tích dự án

8

Ưu điểm của việc sử dụng vốn vay nợ?

Không ảnh hưởng đến quyền sở hữu của các cổđông.

Giúp giảm gánh nặng thuế do tiền trả lãi vayđược trừ vào thu nhập chịu thuế.

Chi phí sử dụng vốn vay nợ rẻ hơn chi phí sửdụng vốn chủ sở hữu – hay nói đơn giản, lãi suấtngân hàng hoặc trái phiếu thấp hơn lãi suất kỳ vọngcủa nhà đầu tư.

1. Nguồn vốn

Vốn vay nợ

Page 196: Bài giản lập phân tích dự án

9

Nợ có thể trở thành gánh nặngcho doanh nghiệp trong trườnghợp tình hình kinh doanh khó khăn.

Không phải bất kỳ công ty nàocũng dễ dàng huy động được vốnvay. Những công ty mới thành lậpvà không có uy tín sẽ khó vay vốn.

1. Nguồn vốn

Vốn vay nợ

Nhược điểm của việc sử dụng vốn vay nợ?

Page 197: Bài giản lập phân tích dự án

10

Lợi nhuận giữ lại (Retained earnings)

Cổ phần ưu đãi (Preferred stock)

Cổ phần thường/phổ thông (Common stock)

+

+

1. Nguồn vốn

Vốn chủ sở hữu

Page 198: Bài giản lập phân tích dự án

11

1. Nguồn vốn

Lợi nhuận giữ lạiLà loại lợi nhuận sau thuế không đem phân phối cho

các cổ đông mà để mở rộng đầu tư .Một doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả thông qua

tiền lãi cổ phần và sự tăng lên của giá trị cổ phiếu.Sự tăng lên của giá trị cổ phiếu phụ thuộc vào: mức

lãi trên một cổ phần (Earning Per Share - EPS) và tiềmnăng phát triển của công ty.EPS = (Lãi cổphầnhàngnăm + Lợi nhuậngiữ lại) / (Sốcổphần)

Vốn chủ sở hữu

Page 199: Bài giản lập phân tích dự án

12

Cổ phầnCổ phiếu thường

Là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối vớidoanh nghiệp và xác nhận cho phép cổ đông được hưởngcác quyền lợi thông thường trong doanh nghiệp.

Phát hành đầu tiên và mãn hạn cuối cùng (được quyềnưu tiên mua cổ phiếu mới, chỉ nhận lợi nhuận còn lại saukhi đã trả cho chủ nợ và cho cổ đông ưu đãi)

Có độ rủi ro lớn nhất & hưởng lãi không giới hạn (có thunhập phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp)

Không có thời hạn hoàn trả (do không phải là khoản nợ)

1. Nguồn vốn

Vốn chủ sở hữu

Page 200: Bài giản lập phân tích dự án

13

Cổ phầnCổ phiếu ưu đãi

Là chứng chỉ xác nhận quyềnsở hữu trong doanh nghiệp,đồng thời cho phép người nắmgiữ loại cổ phiếu này đượchưởng một số quyền lợi ưu tiênhơn so với cổ đông thường.Được xem như một loại lai

ghép trung gian giữa trái phiếuvà cổ phiếu thường

1. Nguồn vốn

Vốn chủ sở hữu

Page 201: Bài giản lập phân tích dự án

14

Cổ phầnCổ phiếu ưu đãi (tiếp theo)

Được nhận cổ tức trước cổ đông thường, cổ tứcđược xác định trước và thường bằng tỷ lệ % cốđịnh của mệnh giá hoặc bằng số tiền nhất định intrên cổ phiếu.

Khi giải thể, có quyền ưu tiên thanh toán trước,nhưng sau trái chủ.

Không được tham gia bầu cử, ứng cử vào Hộiđồng Quản trị và quyết định những vấn đề quantrọng của công ty.

1. Nguồn vốn

Vốn chủ sở hữu

Page 202: Bài giản lập phân tích dự án

15

2. Chi phí sử dụng vốn

Chi phí/giá sử dụng vốn (Cost of Capital) là mức lãi suấtlàm cân bằng giá trị của các nguồn vốn nhận được và giátrị hiện tại của các khoản phải chi trả trong tương lai:

Trong đó:• P0: vốn (ròng) công ty nhận được tại t = 0• C0: chi phí bảo hiểm, khai trương, phát hành… tại t = 0• Ct: chi phí ở thời đoạn t có liên quan đến nguồn vốn huy

động P0 (trả lãi, trả vốn gốc, trả cổ tức…)• i: chi phí sử dụng vốn của nguồn vốn

Page 203: Bài giản lập phân tích dự án

16

2. Chi phí sử dụng vốn

Cost of Equity

Cost of Debt

Chi phí sử dụng vốn (Costof Capital: WACC=R*) làbình quân chi phí sử dụngvốn CSH và vốn vay nợChi phí sử dụng vốn chủsở hữu (Cost of Equity:Re) là chi phí cơ hội củaviệc sử dụng vốn CSH.Chi phí sử dụng vốn vaynợ (Cost of Debt: Rd) làchi phí phải trả cho chủnợ.

Page 204: Bài giản lập phân tích dự án

17

2. Chi phí sử dụng vốn

WACC (Weighted Average Cost of Capital): chi phí sử dụng vốn bình quân (trung bình có trọng số)Cd, Ce: tổng vốn vay nợ, tổng vốn chủ sở hữuV (Value): tổng nguồn vốn (V = Cd + Ce)Rd, Re: chi phí sử dụng vốn vay nợ và chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu

Chi phí sử dụng vốn

Page 205: Bài giản lập phân tích dự án

18

2. Chi phí sử dụng vốn

Chúng ta quan tâm đến chi phí sử dụng vốntrước thuế hay sau thuế?

Khi thẩm định dự án, ta quan tâm đến dòngtiền sau thuế (CFAT) ta chỉ quan tâm đến chiphí sử dụng vốn sau thuế.Chỉ có chi phí sử dụng vốn vay nợ là cần điềuchỉnh sang dòng tiền sau thuế, bởi vì lãi vayđược xem như một khoản chi phí được khấutrừ thuế.

Chi phí sử dụng vốn

Page 206: Bài giản lập phân tích dự án

19

2. Chi phí sử dụng vốn

Cs: nợ vay từ tổ chức tài chínhCb: nợ vay từ trái phiếuCd: tổng vốn vay nợ (Cd = Cs + Cb)Rs: lãi suất trước thuế của nợ vay từ tổ chứctài chính (lãi suất thực)Rb: lãi suất trước thuế của trái phiếu (lãi suấtthực)t: thuế suất

Chi phí sử dụng vốn vay nợ

Page 207: Bài giản lập phân tích dự án

20

2. Chi phí sử dụng vốn

Rs: lãi suất trước thuế của nợ vay từ tổ chức tàichính (lãi suất thực)

Ví dụ 1: Công ty Tào Lao vay nợ từ ngân hàng 1 tỉ đồng,lãi suất 20%/năm, ghép lãi theo quý. Nếu thuế suất thuếthu nhập doanh nghiệp là 25% thì lãi suất trước thuế &sau thuế mà doanh nghiệp thực trả cho khoản nợ này làbao nhiêu?Giải:

Rs trước thuế = [( 1 + 20%/4)4 – 1] = 21%Rs sau thuế = 21% x (1 - 25%) = 16%

Chi phí sử dụng vốn vay nợ từ tổ chức tài chính

Page 208: Bài giản lập phân tích dự án

21

2. Chi phí sử dụng vốn

Rb: lãi suất trước thuế của trái phiếu (lãi suất thực)

P0 : Giá bán trái phiếufc : tỉ lệ chi phí phát hành trái phiếu (%)INT : lãi tức (interest) = r * FF : mệnh giá trái phiếu (face value)n : kỳ hạn của trái phiếur : lãi suất cam kết (theo năm)

Chi phí sử dụng vốn vay nợ từ trái phiếu

Page 209: Bài giản lập phân tích dự án

22

2. Chi phí sử dụng vốn

Ví dụ 2: Công ty Tào Lao phát hành 1.000 trái phiếu,mỗi trái phiếu giá 1 trđ. Lãi tức hàng năm là 80.000đ(8%/năm), thời kỳ đáo hạn là 10 năm. Giả sử giá bántrái phiếu tại thời điểm phát hành (P0) là 1,2 trđ.a) Tìm lãi suất thực của trái phiếu trước thuế.b) Tìm lãi suất thực của trái phiếu sau thuế, nếu thuếsuất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%.

Chi phí sử dụng vốn vay nợ từ trái phiếu

Giải:a) 1,2 = 0,08 * (P/A, Rb, 10) + 1 * (P/F, Rb, 10)Dùng nội suy, tìm được Rb = 5%b) Rb sau thuế = Rb * ( 1 - 25%) = 4%

Page 210: Bài giản lập phân tích dự án

23

2. Chi phí sử dụng vốn

1. Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường Rc

(Cost of Common Stock)2. Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi Rp

(Cost of Preferred Stock)3. Chi phí sử dụng lợi nhuận giữ lại Rr

(Cost of Retained Earnings)Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu Re

(Cost of Equity): bình quân của 3 chi phí Rc,Rp và Rr

Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu

Page 211: Bài giản lập phân tích dự án

24

2. Chi phí sử dụng vốn

Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường

DVt: dòng tiền lãi cổ phần thường (cổ tức) (dividend)P0: giá bán cổ phiếu thường ở năm 0

Công thức tổng quát tính chi phí sử dụng vốn cổ phầnthường Rc:

Page 212: Bài giản lập phân tích dự án

25

2. Chi phí sử dụng vốn

2. Tăng trưởng (tốc độ g)1. Không tăng trưởng

Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường

Mô hình Gordon

Page 213: Bài giản lập phân tích dự án

26

2. Chi phí sử dụng vốn

Giả định cổ tức tăng trưởng đều hàng năm với tốc độ g và nhà đầu tư không đầu cơ.

DV1: cổ tức cổ phần thường ở năm thứ 1P0: giá bán cổ phiếu thường ở năm 0fc: tỉ lệ chi phí phát hành cổ phiếu thường (%)g: tốc độ tăng trưởng cổ tức: g = b*R• b = tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư (= )

• R = suất thu lợi tái đầu tư

Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường

Page 214: Bài giản lập phân tích dự án

27

2. Chi phí sử dụng vốn

Ví dụ 3: Công ty Tào Lao đang có 1 triệu cổ phiếu đang lưuhành. Công ty vừa báo cáo lợi nhuận năm nay là $2 triệu và sẽgiữ lại 40% lợi nhuận để tái đầu tư vào năm sau. Suất sinh lợi táiđầu tư của công ty là 16%. Cổ phiếu đang bán với giá $10. Tínhchi phí sử dụng vốn cổ phần của công ty?

Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường

Giải:Tốc độ phát triển (g) = b*R = 0,4*0,16 = 6,4%Thu nhập vào năm sau = 2.000.000*(1 + 6,4%) = 2.128.000Tổng cổ tức vào năm sau = 2.128.000*(1 – 0,4) = 1.276.800Cổ tức trên một cổ phiếu vào năm sau = 1.276.800/1.000.000 = 1,28Chi phí sử dụng vốn cổ phần = 1,28/10 + 6,4% = 19.2%

Page 215: Bài giản lập phân tích dự án

28

2. Chi phí sử dụng vốn

• DV*: cổ tức cổ phần ưu đãi (đều hàng năm)• P0: giá bán cổ phiếu ưu đãi• fc: tỉ lệ chi phí phát hành cổ phiếu ưu đãi (%)

Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi∗

Ví dụ 5: Công ty Tào Lao phát hành cổ phiếu ưu đãi vớigiá $100/cổ phiếu và trả cổ tức đều hàng năm là$10.5. Nếu chi phí phát hành là $4/cổ phiếu, chi phí sửdụng vốn cổ phần ưu đãi là bao nhiêu?Giải: Rp = 10.5 / (100 – 4) = 10.94%

Page 216: Bài giản lập phân tích dự án

29

2. Chi phí sử dụng vốn

Tại sao có chi phí sử dụng lợi nhuận giữ lại?Lợi nhuận có thể được giữ lại để tái đầu tư hoặc chiacổ tức cho cổ đông.Nếu công ty trả cổ tức thấp thì nhà đầu tư có thểmua cổ phiếu của công ty khác để hưởng cổ tức caohơnNếu giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư, công ty phải chịuchi phí cơ hội bằng thu nhập mà nhà đầu tư mongđợi đạt được khi đầu tư vào một cổ phiếu khác cócùng rủi ro.

Chi phí sử dụng lợi nhuận giữ lại

Page 217: Bài giản lập phân tích dự án

30

2. Chi phí sử dụng vốn

Trong đó:• DV1: cổ tức cổ phần thường• P0: giá bán cổ phiếu thường• g: tốc độ tăng trưởng

Chi phí sử dụng lợi nhuận giữ lại = chi phí sử dụng vốn cổ phần thường (với chi phí phát hành bằng 0). Nếu hết nguồn lợi nhuận giữ lại thì công ty mới phát hành cổ phiếu mới (tránh Rc cao)

Chi phí sử dụng lợi nhuận giữ lại

Page 218: Bài giản lập phân tích dự án

31

2. Chi phí sử dụng vốn

• Chi phí sử dụng vốncổ phần thường

• Chi phí sử dụng vốncổ phần ưu đãi

Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu

• Chi phí sử dụng lợi nhuận giữ lại

Cr = vốn từ nguồn lợi nhuận giữ lạiCc = vốn từ phát hành cổ phiếu thườngCp = vốn từ phát hành cổ phiếu ưu đãiCe = vốn chủ sở hữu (= Cr + Cc + Cp)

Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu

Page 219: Bài giản lập phân tích dự án

32

Ví dụ 6: Công ty Tào Lao có các thành phần vốn và chi phí sử dụng tương ứng (sau thuế) cho ở bảng sau:

Nguồn vốn Số lượng(triệu Đ)

Tỷ lệ Chi phí sử dụng (%)

Vay ngân hàngTrái phiếuCổ phần ưu đãiCổ phần thườngLợi nhuận giữ lại

5001.0001.5006.0001.000

10.000

0,050,100,150,600,101,00

6,085,56

10,0011,5611,56

Chi phí sử dụng vốn

Tính WACC của công ty.

2. Chi phí sử dụng vốn

Page 220: Bài giản lập phân tích dự án

33

Giải:Chi phí sử dụng vốn

Nguồn vốn(1)

Tỷ lệ(2)

Chi phí sử dụng

(3)

Chi phí có trọng số (4)=(2)*(3)

Vay ngân hàngTrái phiếuCổ phần ưu đãiCổ phần thườngLợi nhuận giữ lạiWACC

0,050,100,150,600,10

0,06080,05560,10000,11560,1156

0,003040,005560,015000,069360,01156

= 0,10452

2. Chi phí sử dụng vốn

Page 221: Bài giản lập phân tích dự án

34

3. Suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được

MARR là suất chiết tính i để tính PW của dự ánMARR là tiêu chuẩn để so sánh với IRR của dự ánLàm sao tính được MARR?

Cách đơn giản nhất là MARR = WACC. Tuy nhiên,mỗi dự án cụ thể có cách ước lượng MARR riêng do cácyếu tố đặc thù sau:

- Độ rủi ro của dự án- Vùng dự án- Cơ cấu thuế- Các phương pháp huy động vốn- Giá trị MARR của các công ty khác

Page 222: Bài giản lập phân tích dự án

35

4. Lựa chọn tập dự án đầu tưCác dự án độc lập: Có thể chọn nhiều hơn 1 dự án trongtập các dự án độc lập, tuỳ theo nguồn ngân sách củadoanh nghiệp.Các bước chọn lựa tập dự án:1. Xác định các tập dự án: có m cơ hội đầu tư có 2m - 1 tập dự án2. Sắp xếp các tập dự án tăng dần theo vốn đầu tư ban đầu:

Ij (j = 1, 2m - 1)3. Xác định dòng tiền tệ cho từng tập dự án: CFjt (t=0,nj)4. Tính PW cho từng tập dự án:= ( / , , )5. Chọn tập dự án dựa vào nguồn ngân sách B xác định:

max{PWj, j < k} với Ik-1 ≤ B < Ik

Page 223: Bài giản lập phân tích dự án

36

4. Lựa chọn tập dự án đầu tư

PA Đầu tư ban đầu Lợi tức ròng Tuổi thọ (năm)

A 12.000 4.281 5

B 10.000 4.184 5

C 17.000 5.802 10

Ví dụ 7: Xét các dự án độc lập A, B, C sau và lựa chọn tập dự án đầu tư có lợi nhất nếu MARR = 15%. Nguồn ngân sách của công ty cho việc đầu tư dự án là B = 27.000 trđ.

Page 224: Bài giản lập phân tích dự án

37

4. Lựa chọn tập dự án đầu tư

TT Tập dự án CF0 = -P CFt

1 B -10.000 4.184 1 52 A -12.000 4.281 1 53 C -17.000 5.802 1 104 AB -22.000 8.465 1 5

5 BC -27.000 9.986 1 55.802 6 10

6 AC -29.000 10.083 1 55.802 6 10

7 ABC -39.000 14.267 1 55.802 6 10

Page 225: Bài giản lập phân tích dự án

38

4. Lựa chọn tập dự án đầu tư

TT Tập dự án P PW Nhận xét1 B 10.000 4.0252 A 12.000 2.350 Có thể loại trước3 C 17.000 12.1204 AB 22.000 6.375 Có thể loại trước

5 BC 27.000 16.145 Chọn tập này (ngân sách là 27.000)

6 AC 29.000 14.470 Có thể loại trước

7 ABC 39.000 18.495

Page 226: Bài giản lập phân tích dự án

39

4. Lựa chọn tập dự án đầu tư

TT Tập dự án P PW(Δ) IRR(Δ) Chấp nhận

0 0 0 - - -1 B 10.000 4.025 > MARR Có2 A 12.000 -1.675 < MARR Không3 C 17.000 8.095 > MARR Có4 AB 22.000 -5.745 < MARR Không5 BC 27.000 4.025 > MARR Có6 AC 29.000 -0.675 < MARR Không

7 ABC 39.000 2350 > MARR Có

Page 227: Bài giản lập phân tích dự án

HẾT CHƯƠNG 7

40

Page 228: Bài giản lập phân tích dự án

Chương 8RỦI RO VÀ BẤT ĐỊNHTRONG PHÂN TÍCH DỰ ÁN

Khoa Quản lý Công nghiệpĐại học Bách Khoa - TPHCM

Nguyễn Ngọc Bình Phươ[email protected]

Page 229: Bài giản lập phân tích dự án

2

Nội dung

1. Tổng quan rủi ro và bất định

2. Phân tích độ nhạy (sensitivity analysis)

3. Phân tích rủi ro (risk analysis) bằng giải tích

4. Mô phỏng Monte–Carlo (không học)

Page 230: Bài giản lập phân tích dự án

3

Chắc chắn/tất định (certainty) – khi biết khảnăng chắc chắn xuất hiện của các trạng thái.Rủi ro (risk): khi biết được xác suất xuất hiệncủa các trạng thái.Không chắc chắn/bất định (uncertainty): khikhông biết được xác suất xuất hiện của cáctrạng thái hoặc không biết được các dữ liệu liênquan đến vấn đề cần giải quyết.

Cần phân biệt một số khái niệm…

1. Tổng quan rủi ro và bất định

Page 231: Bài giản lập phân tích dự án

4

Xác suất khách quan: thông qua phép thử kháchquan và suy ra xác suất trong kinh tế, khôngcó cơ hội để thử.Xác suất chủ quan: Khi không có thông tin đầyđủ, người ra quyết định tự gán xác suất một cáchchủ quan đối với khả năng xuất hiện của trạngthái.

Không cần thiết phải phân biệt rủi ro và bấtđịnh vì có thể gán xác suất chủ quan vào phântích bất định để trở thành phân tích rủi ro.

1. Tổng quan rủi ro và bất định

Page 232: Bài giản lập phân tích dự án

5

Rủi ro xảy ra có thể ảnh hưởng đến:Giá trị dòng tiền tệ (CF) vào và ra của dự ánSuất chiết tính (i)Tuổi thọ (n)

⇒ Làm thay đổi các kết quả thẩm định(PW, IRR, B/C …)

1. Tổng quan rủi ro và bất định

Page 233: Bài giản lập phân tích dự án

6

Các phương thức hạn chế rủi ro và bất định:Tăng cường độ tin cậy của thông tin đầu vào,thực hiện đồng thời nhiều dự án khác nhau đểsan sẻ rủi ro,…Thực hiện các phân tích dựa trên các mô hìnhtoán để làm cơ sở ra quyết định

Nhóm mô hình mô tả (descriptive model)Nhóm mô hình có tiêu chuẩn hay có địnhhướng (normative or prescriptive model)

1. Tổng quan rủi ro và bất định

Page 234: Bài giản lập phân tích dự án

7

Nhóm mô hình mô tả (descriptive model): mô tả cácđặc tính của phương án đầu tư và xem xét những khảnăng biến đổi có thể có của chúng Từ mô hình này,ta chưa có kết luận cuối cùng mà chỉ có thông tin liênquan làm cơ sở cho việc ra quyết định.

Ví dụ: xác định giá trị hiện tại PW của một phương án

Nhóm mô hình có tiêu chuẩn hay có định hướng(normative/prescriptive model): có chứa hàm mụctiêu cần phải đạt cực trị Từ mô hình này, ta cóđược kết luận cuối cùng.

Ví dụ: đặt mục tiêu giá trị PW đạt cực đại

1. Tổng quan rủi ro và bất định

Page 235: Bài giản lập phân tích dự án

8

Mục đích:

Xem xét lại tính khả thi của dự án trong trường hợpmột số yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến kếtquả thẩm định thay đổi.

Ví dụ:

2. Phân tích độ nhạy (sensitivity analysis)

PW

MARR (%)

6810121416

– 0 +

MARR thay đổi trong biênđộ ±5% thì PW thay đổi nhưthế nào?

Doanh thu hàng năm thayđổi trong biên độ ±15% thìPW thay đổi như thế nào ?

Page 236: Bài giản lập phân tích dự án

Ví dụ: Cho dự án đầu tư mua máy tiện A với các tham số được ước tính như sau:

Đầu tư ban đầu (P): 10 triệu đồngChi phí hàng năm (C): 2,2Thu nhập hàng năm (B):5,0Giá trị còn lại (SV): 2,0Tuổi thọ dự án (N): 5 nămSuất thu lợi tối thiểu (MARR): 8%

Yêu cầu: Phân tích độ nhạy của AW lần lượt theo các tham số: N, MARR, C

9

2. Phân tích độ nhạy (sensitivity analysis)

Page 237: Bài giản lập phân tích dự án

Giải:AW= -10(A/P,MARR,N) + 5 – C + 2(A/F,MARR,N)

2. Phân tích độ nhạy (sensitivity analysis)

-26%

Đán

g gi

á

%

%

%

Page 238: Bài giản lập phân tích dự án

11

+ Nhược điểm của phân tích độ nhạy:

Chỉ xem xét tác động của từng tham số riêng lẻ(trong khi kết quả thẩm định lại chịu tác độngcủa nhiều tham số cùng lúc)Không trình bày được xác suất xuất hiện củacác tham số và xác suất xảy ra của các kết quả

Phân tích tình huống (scenario analysis) sẽphân tích độ nhạy nhiều tham số có liên quanPhân tích rủi ro (risk analysis) sẽ khắc phụccả hai nhược điểm này

2. Phân tích độ nhạy (sensitivity analysis)

Page 239: Bài giản lập phân tích dự án

12

Phân tích độ nhạy của các phương án so sánh:Khi so sánh 2 hay nhiều phương án do dòng tiền tệ của cácphương án khác nhau nên độ nhạy của các chỉ số hiệu quảkinh tế đối với các tham số cũng khác nhau nên cần phân tíchthêm sự thay đổi nàyVí dụ: Có 2 phương án A và B cùng tuổi thọ, độ nhạy của PWtheo tuổi thọ N của 2 phương án như sau:

2. Phân tích độ nhạy (sensitivity analysis)

A tốt hơn B khi N >10 nămB tốt hơn A khi 7<N<10 nămA&B đều không đáng giá khi N<7 năm

Page 240: Bài giản lập phân tích dự án

13

2. Phân tích độ nhạy (sensitivity analysis)

Phân tích độ nhạy theo nhiều tham số(scenario analysis – phân tích tình huống):Mục đích: so sánh trường hợp “cơ sở” (kỳ vọng) với một

hay nhiều trường hợp khác (tốt nhất, xấu nhất) để xác địnhcác kết quả thẩm định khác nhau của dự án.

Tham số có thểthay đổi giá trị

Trường hợpxấu nhất

Trường hợpkỳ vọng

Trường hợptốt nhất

Số lượng sp 1,600 2,000 2,400Giá bán ($) 48 50 53CP biến đổi ($) 17 15 12CP cố định ($) 11,000 10,000 8,000Giá trị còn lại ($) 30,000 40,000 50,000PW (15%) -$5,856 $40,169 $104,295

Page 241: Bài giản lập phân tích dự án

14

2. Phân tích độ nhạy (sensitivity analysis)

Phân tích độ nhạy theo nhiều tham số(scenario analysis – phân tích tình huống):

A

B

450

Page 242: Bài giản lập phân tích dự án

Một ví dụ đơn giản (dùng Data Table): Một người kinh doanh một mặt hàng A có giá mua là $8 và giá bán là $10.

Giá mua biến động từ 4 đến 13, xét độ nhạy của lợi nhuậnGiá mua biến động từ 4 đến 13 và giá bán biến động từ 6 đến 14, xét độ nhạy của lợi nhuận

Một ví dụ đơn giản (dùng Scenario Manager): Một người kinh doanh một mặt hàng A có giá mua là $8 và giá bán là $10. Kết quả khảo sát nhận thấy giá mặt hàng A có thay đổi như sau:

15

Phân tích What-If trên Excel

2. Phân tích độ nhạy (sensitivity analysis)

Giá mua Giá bánTrường hợp xấu nhất 13 6Trường hợp kỳ vọng 8 10Trường hợp tốt nhất 4 14

Tính lợi nhuận

Page 243: Bài giản lập phân tích dự án

16

Định nghĩa: Là phân tích mô tả các ảnh hưởng đối với độđo hiệu quả kinh tế của các phương án đầu tư trong điềukiện có rủi ro.

3. Phân tích rủi ro (risk analysis) bằng giải tích

S1 S2 … Sj … Sn

A1

A2

Ai

Am

R11 R12 … R1j … R1n

R21 R22 … R2j … R2n

Ri1 Ri2 … Rij … Rin

Rm1 Rm2 … Rmj … Rmn

Xác suất của trạng thái P1 P2 … Pj … Pn

Mô hình tổng quát của bài toán phân tích rủi ro

Ai: Phương án đầu tư Si: Trạng thái xảy ra (khó khăn, thuận lợi…)Rij: Chọn phương án Ai và trạng thái Sj xảy ra thì được kết quả là RijPi: Xác suất để trạng thái Sj xảy ra(nếu bất định thì không xác định được Pi)

Phương án Trạng thái

Page 244: Bài giản lập phân tích dự án

17

Giá trị kỳ vọng (expected value): kết quả trung bình của dự án Ai

Độ lệch chuẩn (standard deviation): đo mức độ rủi ro của dự án, cho biết kết quả lệch xa giá trị kỳ vọng E(Ai) bao nhiêu

Hệ số biến thiên Cv (coefficient of variation): đo rủi ro tương đối giữa các dự án, dự án nào có Cv càng lớn thì mức độ rủi ro càng cao

3. Phân tích rủi ro (risk analysis) bằng giải tích

Page 245: Bài giản lập phân tích dự án

S1 S2 Sj Sn

A1

A2

Ai

Am

Xác suất của trạng thái

Phương án Trạng thái

R11 R12 R1j R1n

R21 R22 R2j R2n

Ri1 Ri2 Rij Rin

Rm1 Rm2 Rmj Rmn

P1 P2 Pj Pn

= R11 P1* R12 P2* R1j Pj* R1n Pn*+ + +..……+= (R11- E(A1))2*P1 (R12- E(A1))2*P2 (R1n- E(A1))2*Pn+ +……...+

18

3. Phân tích rủi ro (risk analysis) bằng giải tích

Page 246: Bài giản lập phân tích dự án

19

Ví dụ: 1 công ty xem xét suất thu lợi của 3 phương án A1, A2, A3 và các tình trạng kinh doanh có thể xảy ra là khó khăn, trung bình và thuận lợi cùng với các xác suất xảy ra tương ứng. Yêu cầu: Xác định kỳ vọng, mức độ rủi ro và hệ số biến hóa của các phương án

Khó khăn Trung bình Thuận lợiA1

A2

A3

1%-1%-6%

4%4%4%

7%9%

14%Xác suất trạng thái 25% 50% 25%

Phương án Trạng thái

Ghi chú: Đây là các phương án về đòn bẩy tài chính DE/V = 0; 0,4; 0,7

3. Phân tích rủi ro (risk analysis) bằng giải tích

Page 247: Bài giản lập phân tích dự án

20

Khó khăn Trung bình Thuận lợi

A1

A2

A3

Xác suất trạng thái

Phương ánTrạng thái

-1 %-6 %

1 %4 %4 %

4 %9 %

14 %

7 %

25 % 50 % 25 %

=

=

=

=

=

=

= = =

0.01 *0.25 0.04 * 0.5 0.07 * 0.25+ + = 4%

-0.01 *0.25 0.04 * 0.5 0.09 * 0.25+ + = 4%

-0.06 *0.25 0.04 * 0.5 0.14 * 0.25+ + = 4%

(0.01 – 0.04)2*0.25 (0.04 – 0.04)2* 0.5 (0.07 – 0.04)2 * 0.25+ + = 2.12 %

(-0.01 – 0.04)2*0.25 (0.04 – 0.04)2* 0.5 (0.09 – 0.04)2 * 0.25+ + = 3.54 %

(-0.06 – 0.04)2*0.25 (0.04 – 0.04)2* 0.5 (0.14 – 0.04)2 * 0.25+ + = 7.07 %

2.12 %

4 %= 0.53 =3.54 %

4 %0.88 =7.07 %

4 %1.77

Max Phương án A3 có độ rủi ro cao nhất

3. Phân tích rủi ro (risk analysis) bằng giải tích

Page 248: Bài giản lập phân tích dự án

Tính xác suất theo phân phối chuẩn (normal distribution)Biến ngẫu nhiên X được gọi là tuân theo phân phối chuẩn nếu hàm mật độ xác suất có dạng:

là kỳ vọng (trung bình) của biến ngẫu nhiên X

là phương sai của biến ngẫu nhiên X

là đô lệch chuẩn của biến ngẫu nhiên X21

3. Phân tích rủi ro (risk analysis) bằng giải tích

Page 249: Bài giản lập phân tích dự án

Tính xác suất theo phân phối chuẩn (normal distribution)

Ký hiệu : (phân phối chuẩn)(phân phối chuẩn hóa)

P(a<X<b) = S

22

(standard distribution)

3. Phân tích rủi ro (risk analysis) bằng giải tích

Page 250: Bài giản lập phân tích dự án

Tính xác suất theo phân phối chuẩn (normal distribution)

Đặt

23

z 12π ∞ ; Φ z 12π

Φ(z): Hàm Laplace (dùng bảng tra)Z

f(z)

0 zo

S

S = Φ(z)

3. Phân tích rủi ro (risk analysis) bằng giải tích

Page 251: Bài giản lập phân tích dự án

Ví dụ: Tìm xác suất để phương án đầu tư A1 (ví dụtrước) có suất thu lợi (RR) sau thuế nằm trong khoảng:

a) 4% đến 5% Biếtb) 5% đến 6%

Tính xác suất theo phân phối chuẩn (normal distribution)

24

Giải:

3. Phân tích rủi ro (risk analysis) bằng giải tích

Page 252: Bài giản lập phân tích dự án

+ Giá trị hiện tại của dòng ền:

+ Kỳ vọng giá trị hiện tại của dòng ền:

+ Phương sai giá trị hiện tại của dòng ền:

25

Phân tích rủi ro trong dòng tiền CF

3. Phân tích rủi ro (risk analysis) bằng giải tích

Page 253: Bài giản lập phân tích dự án

+ Độ lệch chuẩn giá trị hiện tại của dòng ền:Là giá trị biểu thị mức độ rủi ro của dự án.

+ Định lý giới hạn trung tâm (Central Limit Theorem):Khi N tăng lớn, PW sẽ tuân theo phân phối chuẩn có kỳ vọng là E(PW) và phương sai là Var(PW):

26

Phân tích rủi ro trong dòng tiền CF

3. Phân tích rủi ro (risk analysis) bằng giải tích

Page 254: Bài giản lập phân tích dự án

Ví dụ:Một công ty dự định đầu tư vào một dây chuyền sản xuất với:

P = 2,000 tr – vốn đầu tư (xem như biết chắc chắn)A = 1,000 tr – thu nhập ròng trung bình hàng năm (xemnhư biến ngẫu nhiên độc lập tuân theo phân phối chuẩn,độ lệch chuẩn thu nhập ròng hàng năm là 200 tr)N = 3 nămMARR = 10%SV = 0

Yêu cầu: Tính xác suất để PW < 0 (dự án không đáng giá)

Phân tích rủi ro trong dòng tiền CF

27

3. Phân tích rủi ro (risk analysis) bằng giải tích

Page 255: Bài giản lập phân tích dự án

J 0 1 2 3P - 2,000A 1,000 1,000 1,000SV 0

- 2,000 1,000 1,000 1,000200*200 = 40,000 200*200 = 40,000 200*200 = 40,000

28

Phân tích rủi ro trong dòng tiền CF

3. Phân tích rủi ro (risk analysis) bằng giải tích

Page 256: Bài giản lập phân tích dự án

29

Phân tích rủi ro trong dòng tiền CFJ 0 1 2 3P - 2 000A 1 000 1 000 1 000SV 0

- 2 000 1 000 1 000 1 000200*200 = 40 000 200*200 = 40 000 200*200 = 40 000

3. Phân tích rủi ro (risk analysis) bằng giải tích

Page 257: Bài giản lập phân tích dự án

= 288 tr= 487 tr

Giả sử PW tuân theo quy luật phân phối chuẩn:

Xác suất để PW có giá trị âm:

= -0.4545 + 0.5 = 4.55% (tra bảng)

Phân tích rủi ro trong dòng tiền CF

30

3. Phân tích rủi ro (risk analysis) bằng giải tích

Page 258: Bài giản lập phân tích dự án

Độ lệch chuẩn ở thời đoạn thứ N

Độ lệch chuẩn ở thời đoạn thứ 0

Thời gian quy hoạch càng dàithì mức độ rủi ro càng cao

Ước lượng của CF trong tương lai xa sẽ có độ tin cậy kém

độ lệch chuẩn tăng lên khi số năm hoạch định tăng

Phân tích rủi ro trong dòng tiền CF

31

3. Phân tích rủi ro (risk analysis) bằng giải tích

Công thức gần đúng

Page 259: Bài giản lập phân tích dự án

4. Mô phỏng Monte–CarloĐịnh nghĩa:

Mô phỏng Monte–Carlo là một phương pháp phân tích mô tảcác hiện tượng chứa yếu tố ngẫu nhiên (rủi ro trong dự án…)nhằm tìm ra lời giải gần đúng.Được sử dụng trong phân tích rủi ro khi việc tính toán bằnggiải tích quá phức tạp.

Thủ tục:Thực chất là lấy 1 cách ngẫu nhiên các giá trị có thể có của cácbiến ngẫu nhiên ở đầu vào và tính ra kết quả thực nghiệm củađại lượng cần phân tích.Quá trình đó lặp lại nhiều lần để có một tập đủ lớn các kết quảthử nghiệm.Tính toán thống kê tập hợp các kết quả đó để có các đặc trưngthống kê của kết quả cần phân tích.

32

Page 260: Bài giản lập phân tích dự án

Thu nhậpròng hàngnăm (đều)

A (tr.đ)

Xác suấtP(A)

200030004000

0.200.500.30

Ví dụ: Một dự án đầu tư có dòng tiền tệ năm và tuổithọ là những biến ngẫu nhiên có phân phối xác suất

Tuổi thọ dự ánN (năm)

Xác suấtP(N)

1234567

0.100.150.200.250.150.100.05

33

4. Mô phỏng Monte–Carlo

Page 261: Bài giản lập phân tích dự án

Yêu cầu: Xác định giá trị kỳ vọng và phương sai củaPW, khả năng đầu tư vào dự án là có lợi P(PW > 0)

Bước 1:Tìm cách phát ra một cách ngẫu nhiên các giá trị của 2 biến ngẫu nhiên A & N sao cho chúng thỏa mãn phânphối xác suất như đề bàiMuốn vậy, ta dùng trung gian 2 biến ngẫu nhiên, cóphân phối đều từ 0 đến 1

34

4. Mô phỏng Monte–Carlo

Page 262: Bài giản lập phân tích dự án

Phân phối tích lũy của biến ngẫu nhiên phân bố đều b

1

100%

N1 0bb 2 3 4 5 6 7

20%

80%

60%

40%

FPhân phối tích lũy của biến ngẫu nhiên N

Phân phối tích lũy của biến ngẫu nhiên A

Phân phối tích lũy của biến ngẫu nhiên phân bố đều a

F

2000 3000 4000 A1 0aa

20%

70%

100%

35

4. Mô phỏng Monte–Carlo

Page 263: Bài giản lập phân tích dự án

Mỗi lần phát ra 2 số ngẫu nhiên và phân phối đều,dựa vào 2 đồ thị trên ta suy ra được Ai và Ni tươngứng

Bước 2: Tính giá trị của PWi theo 2 giá trị Ai và Nivừa chọn ở bước 1Bước 3: Lặp lại bước 1 & 2 m lần, với m khá lớn,ta sẽ có m giá trị PWi, i = 1,2,3,…,mBước 4: Tính E(PW), Var(PW) từ tập hợp PWi cóđược ở bước 3

Từ đó tính được xác suất P(PW > 0)

36

4. Mô phỏng Monte–Carlo

Page 264: Bài giản lập phân tích dự án

Chọn giải pháp tốt nhất

Xác định vấn đề

Chọn các biến số quan trọng

Phân tích kết quả

Xây dựng mô hình mô phỏng

Thực hiện mô phỏng

Xác định giá trị của các biến

37

4. Mô phỏng Monte–Carlo

Page 265: Bài giản lập phân tích dự án

Một ví dụ đơn giản (dùng Crystall Ball)• Một người kinh doanh một mặt hàng A có giá mua là

$8 và giá bán là $10. Hãy phân tích sự thay đổi của lợi nhuận khi giá mua và giá bán thay đổi. Biết rằng:• Giá mua có dạng phân phối chuẩn N(μ=8, σ2=4)• Giá bán có dạng phân phối chuẩn N(μ=10, σ2= 4)

• Hãy cho biết khả năng lỗ là bao nhiêu phần trăm?

38

4. Mô phỏng Monte–Carlo

Page 266: Bài giản lập phân tích dự án

HẾT

39