31
a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 02 tháng 6 năm 2017

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1214/DB02...Kinh nghiệm của Mỹ, Nhật, Hàn Quốc

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

a

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

ĐIỂM BÁO

Ngày 02 tháng 6 năm 2017

Bộ, ngành

1. Báo động doanh nghiệp “chết lâm sàng”

2. 55 thủ tục hàng không được làm trực tuyến ở mức độ 3

3. Cải cách ngay từ thủ tục đơn giản

4. Khó thống kê chính xác điều kiện kinh doanh

5. Điều gì đang khiến nhiều dự án khởi nghiệp bị “chết yểu“?

6. Ngày đầu tăng viện phí: Chất lượng khám, chữa bệnh có tăng?

7. Những người nào sẽ được trợ giúp pháp lý

8. Nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh

Địa phương 9. Cần liên thông từ chính quyền đến người dân

10. Nâng cao trách nhiệm phục vụ nhân dân

11. Nên chấm dứt quản lý giáo dục kiểu “tem phiếu”

1. Báo động doanh nghiệp “chết lâm sàng”

Riêng trong tháng 5/2017, cả nước có gần 11.000 doanh nghiệp

thành lập mới nhưng doanh nghiệp ngừng hoạt động cũng hơn

5.300 doanh nghiệp, và 628 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.

Số liệu vừa công bố của Tổng cục Thống kê cho biết, trong tháng

5/2017, cả nước có 10.954 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng

ký là 119.200 tỷ đồng, tăng 9,3% về số doanh nghiệp và tăng 17,8% về

số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.

Ảnh minh họa

Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động lên tới 5.332 doanh nghiệp, tăng

26,8%.

Tính chung 5 tháng đầu năm, cả nước có 50.534 doanh nghiệp đăng ký

thành lập mới, tăng 12,9% về số doanh nghiệp và tăng 39% về số vốn

đăng ký so với cùng kỳ.

Có 13.458 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động nâng tổng số doanh

nghiệp đăng ký thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động

trong 5 tháng đầu năm nay lên gần 64.000 doanh nghiệp.

Tuy nhiên, số doanh nghiệp hoàn tất giải thể trong 5 tháng đầu năm

cũng lên tới 4.685, tăng 0,9% so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp tạm

ngừng hoạt động cũng ở mức là 32.148 doanh nghiệp, tăng 12,5% so

với cùng kỳ năm trước.

Theo TS. Trần Thị Hồng Minh- Cục trưởng Cục Đăng ký Kinh doanh (Bộ

Kế hoạch và Đầu tư), số doanh nghiệp thành lập mới tăng nhanh, đặc

biệt như năm 2016, đạt kỷ lục với 110.000 doanh nghiệp mới ra đời - đó

là sự khởi sắc và cho thấy hiệu quả, tác động tích cực của công cuộc cải

cách môi trường kinh doanh, cải cách đăng ký kinh doanh.

Theo bà, có nhiều điểm sáng được cho là bệ đỡ cho kỷ lục trên trong

đăng ký kinh doanh như: Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Đầu tư 2014 đã

giải phóng quyền tự do kinh doanh, chuẩn hóa quy định về điều kiện

kinh doanh, bãi bỏ hơn 6.000 giấy phép con, cùng thông điệp “không

hình sự hóa” các quan hệ kinh tế, chỉ thanh tra kiểm tra doanh nghiệp 1

lần/năm… của Chính phủ đã tạo động lực tích cực đến tinh thần khởi

nghiệp, tạo ra làn sóng kinh doanh mới.

Bên cạnh đó là giảm chi phí tối đa trong gia nhập thị trường. Thời gian

trung bình xử lý hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp mới của cả nước

từ 32 ngày (trước năm 2005) nhưng nay chỉ còn 3 ngày. Đối với đăng ký

kinh doanh, thái độ phục vụ của cán bộ trong ngành đã có tiến bộ rõ rệt.

Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp giải thể cũng chiếm số lượng lớn.

Theo bà, điều này cho thấy những hạn chế cố hữu chưa được giải quyết

triệt để như: vay vốn, lãi suất, chi phí không chính thức vẫn là rào cản

gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Theo Chủ tịch Trung ương Hội Doanh nhân Tư nhân- Nguyễn Trọng

Điều, doanh nghiệp tư nhân cần môi trường, đầu tư lành mạnh, ổn định,

tránh rủi ro, thủ tục hành chính đơn giản, thông thoáng, đừng “khó như

lên trời” thì doanh nhân mới làm được.

Kinh nghiệm của Mỹ, Nhật, Hàn Quốc cũng đã chỉ ra rằng phải cải cách

hành chính nếu không kìm hãm, doanh nghiệp không phát triển được.

Mặt khác, cần liêm chính trong chỉ đạo, điều hành doanh nghiệp. Chỉ có

Chính phủ liêm chính chưa đủ mà các cấp, các ngành phải liêm chính,

thẩm thấu tư tưởng của Chính Phủ mà có cư xử đúng với doanh nghiệp.

Theo infonet.vn

2. 55 thủ tục hàng không được làm trực tuyến ở mức độ 3

Cục Hàng không VN công bố dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 cho

55 thủ tục hành chính.

Cục Hàng không VN công bố dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 cho 55

thủ tục hành chính

Chiều 1/6/2017, Cục Hàng không VN đã tổ chức lễ công bố dịch vụ công

trực tuyến mức độ 3 cho 55 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực hàng

không dân dụng. 55 thủ tục này chủ yếu được tập trung vào các lĩnh vực

pháp chế, vận tải hàng không, quản lý hoạt động bay, tiêu chuẩn an toàn

bay, quản lý cảng hàng không, sân bay.

Việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến sẽ tạo ra tính minh bạch trong

giải quyết thủ tục hành chính cho công dân và doanh nghiệp, từ đó tăng

cường, củng cố lòng tin của doanh nghiệp và người dân với Cục Hàng

không VN.

Phó Cục trưởng Cục Hàng không VN Đào Văn Chương cho biết, đến

cuối năm 2017, Cục sẽ tiếp tục cung cấp thêm dịch vụ công trực tuyến

cho 25 thủ tục hành chính. Đồng thời, Cục sẽ đánh giá và tiếp tục hoàn

thiện, nâng cấp tất cả các dịch vụ công theo hướng đơn giản, dễ tiếp

cận, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học công nghệ.

Cơ quan này cũng sẽ tăng cường tuyên truyền đến người dân và doanh

nghiệp về việc triển khai dịch vụ công trực tuyến nhằm thúc đẩy hoạt

động quản lý nhà nước tại Cục theo hướng công khai, minh bạch, mang

lại nhiều lợi ích cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp.

Theo baogiaothong.vn

3. Cải cách ngay từ thủ tục đơn giản

Thời điểm này, nếu đặt câu hỏi văn bản loại nào buộc phải công

chứng, loại nào chỉ cần chứng thực, cơ quan nào làm công chứng,

cơ quan nào có thể chứng thực… thì có lẽ đến quá nửa người

được hỏi không thể phân biệt.

Thực tế, việc xã hội hóa hoạt động công chứng đã thực hiện được nhiều

năm, và cho đến hiện tại thì sự hiện diện của các văn phòng công chứng

dường như cũng đã quen thuộc ở các thành phố lớn. Song, không hẳn

ai cũng hiểu mỗi khi có văn bản cần sao chép (sao y bản chính) thì nên

làm thế nào.

Ở nước ta, cái khó lâu nay cũng chính là sự "chưa thấu hiểu" nói trên.

Một thực tế phổ biến mà nhiều người có thể đã trải qua là việc hầu hết

các cơ quan tuyển dụng đều đòi hỏi các văn bằng "công chứng", dù thực

tế các loại văn bản này chỉ cần chứng thực, thậm chí cần bản photocopy

có so sánh trực tiếp với bản gốc là đủ (bởi sau trúng tuyển mới cần nộp

hồ sơ chính thức).

Về bản chất, chứng thực chính là sự xác nhận về mặt pháp lý. Chủ thể

chứng thực là cán bộ, công chức hoặc cá nhân được Nhà nước ủy

quyền. Tất nhiên, không phải bất kỳ sự xác nhận nào cũng được coi là

hoạt động chứng thực. Bản chất của chứng thực là việc cơ quan nhà

nước có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là

đúng với bản chính, hoặc chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản

là chữ ký của người đã yêu cầu chứng thực.

Nói đúng hơn đó là một dịch vụ hành chính công. Thông qua chứng

thực, Nhà nước cung cấp dịch vụ bảo đảm cho các giao dịch, tạo lập giá

trị pháp lý cho các giấy tờ, văn bản phục vụ việc thực hiện thủ tục hành

chính của người dân. Bản sao được chứng thực (giấy khai sinh, bằng tốt

nghiệp đại học, đăng ký kết hôn…) có giá trị pháp lý sử dụng thay cho

bản chính trong các giao dịch. Chữ ký được chứng thực là căn cứ để

xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản...

Điều này khác hẳn với hoạt động công chứng là việc "làm chứng" (bên

thứ 3) cho các hợp đồng, giao dịch dân sự; bản dịch giấy tờ, văn bản...

gắn với sự tự nguyện trong giao dịch của người dân. Như vậy, hoạt

động chứng thực khác hẳn với công chứng là luôn gắn chặt với vai trò

của quyền lực công, là hành vi hành chính. Hiện nay, do không có sự

liên thông giữa các cơ quan với nhau nên thực tế có rất nhiều thủ tục

yêu cầu phải đầy đủ thành phần hồ sơ (hộ khẩu, chứng minh nhân dân,

khai sinh, khai tử...), buộc người dân phải nhiều lần nộp các loại giấy tờ

này mỗi khi làm thủ tục hành chính.

Chính phủ đang quyết liệt cải cách thủ tục hành chính. Đây cũng là yếu

tố chủ quan đòi hỏi có sự phân cấp mạnh mẽ về thẩm quyền chứng

thực, nhằm giảm tải cho các cơ quan thực hiện chứng thực, đặc biệt là

UBND cấp xã. Nói cách khác, mục tiêu cần hướng tới là ngoài sự bảo

đảm an toàn cho các giao dịch, cũng cần phải giảm tốn kém cho dân,

bớt nhũng nhiễu. Ví dụ như văn bản của cơ quan nào ban hành thì cơ

quan đó có quyền xác nhận bản sao (không cần so bản gốc) hoặc khi

công dân đã xuất trình bản gốc thì không cần thiết phải có bản sao

chứng thực (sao y bản chính)...

Có thể thấy, khi chưa có văn bản ở cấp độ luật điều chỉnh, hoạt động

chứng thực sẽ khiến cho giá trị pháp lý của công việc này chưa cao,

thiếu tính tương thích, đồng bộ. Đặc biệt là tình trạng lạm dụng yêu cầu

nộp bản sao chứng thực từ bản chính đang ngày càng gia tăng, gây

phiền hà cho người dân và lãng phí cho xã hội. Vì thế, việc cải cách

không đâu xa, xin hãy bắt đầu từ chính những thủ tục đơn giản này!

Theo hanoimoi.com.vn

4. Khó thống kê chính xác điều kiện kinh doanh

“Kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh hiện vẫn là một

cuộc chiến, không cập nhật, không thể thống kê chính xác có bao

nhiêu điều kiện do các điều kiện này đã biến thiên hàng ngày, hàng

giờ’, ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý

kinh tế trung ương nói.

Ông Hiếu đưa ra nhận định trên tại cuộc tọa đàm “Nhận diện và kiến

nghị điều kiện kinh doanh trong hai lĩnh vực khoa học - công nghệ và

công thương” do Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối

hợp với Ngân hàng thế giới (WB) tổ chức hôm 31-5.

Biến tướng của điều kiện kinh doanh

Theo thống kê, Luật đầu tư 2014 đã bãi bỏ 24 điều kiện kinh doanh, rút

gọn từ 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện xuống còn 243. Các

điều kiện kinh doanh cụ thể được áp dụng theo 7 hình thức tại Nghị định

118 (và chỉ cấp nghị định mới được quy định điều kiện kinh doanh): giấy

phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận

bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, văn bản xác nhận, điều kiện khác

mà không phải chấp thuận bằng văn bản.

“Thống kê chỉ có 243 ngành nghề phải có điều kiện kinh doanh nhưng

con số thực tế vẫn cao hơn”, ông Hiếu khẳng định.

Ông dẫn ra ví dụ từ các điều kiện kinh doan này, giấy phép “cha”, “con”,

“cháu” lần lượt được ra đời. Chẳng hạn, giấy chứng nhận đủ điều kiện

kinh doanh yêu cầu: cửa hàng, biển hiệu địa chỉ rõ ràng, nhà xưởng, kho

chứa đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm hay nhân viên kỹ

thuật có chứng chỉ đã được tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hay yêu cầu về tiêu chuẩn hàng hóa thì không phải là điều kiện kinh

doanh nhưng khi đăng ký tiêu chuẩn phải có giấy tiếp nhận thông báo.

“Tờ giấy này bản chất là giấy phép và chính là điều kiện kinh doanh”,

ông Hiếu khẳng định.

Trong dự thảo kinh doanh xe hợp đồng về lý thuyết không có điều kiện

kinh doanh nhưng thực tế là có. Các hợp đồng phải thông báo cho Sở

Giao thông Vận tải. Nếu có hợp đồng điện tử thì phải tuân thủ điều kiện

đăng ký của Hợp đồng điện tử. Hoặc điều kiện kinh doanh, tiêu chuẩn kỹ

thuật và quy chuẩn kỹ thuật hiện đang bị hiểu lẫn lộn cũng là một cách

làm biến tướng, méo mó các điều kiện kinh doanh đáng ra phải rõ ràng,

đơn giản.

Các điều kiện kinh doanh như đã nói ở trên do Quốc hội và Chính phủ

ban hành, bắt buộc áp dụng. Tiêu chuẩn kỹ thuật do tổ chức tự công bố

và tự nguyện áp dụng (quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý

dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ…).

Còn quy chuẩn kỹ thuật thì do cơ quan nhà nước ban hành và bắt buộc

áp dụng (quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu

quản lý sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ..).

Ba vấn đề trên, theo ông Hiếu là có một phần trùng nhau: yêu cầu điều

kiện về quy trình sản xuất. Kiến nghị đăt ra là phải khuyến khích các doanh

nghiệp, tổ chức ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật. Trường hợp cơ quan nhà

nước ban hành Quy chuẩn kỹ thuật thì các điều kiện phải hợp lý.

Tiếp tục rà soát điều kiện kinh doanh

Bà Nguyễn Diệu Hồng, trưởng nhóm nghiên cứu về nhận diện điều kiện

kinh doanh ở hai Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ nói

rằng, khi nghiên cứu 5 nhóm hàng hóa phải chịu các điều kiện kinh

doanh: kinh doanh xuất khẩu gạo, kinh doanh dịch vụ logistic, kinh

doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh, kinh doanh rượu và

kinh doanh khí thuộc quyền quản lý của Bộ Công Thương thì thấy 3 mặt

hàng đầu không cần điều kiện kinh doanh. Nếu chiếu theo quy định của

điều 7 Luật đầu tư về sự cần thiết phải ban hành thì các hoạt động kinh

doanh xuất khẩu gạo không gây mất an ninh lương thực do Việt Nam dư

cung gạo nhiều năm.

"Chúng tôi không tìm ra lý do nào để có thể suy đoán việc kinh doanh

xuất khẩu gạo có thể tác động đến lợi ích công, người tiêu dùng ”, bà

Hồng nói. Bà dẫn trường hợp kinh doanh dịch vụ logistic là tổng hợp các

loại hình kinh doanh theo chuỗi; trong chuỗi đó, kinh doanh vận tải đã có

điều kiện riêng, đại lý thuế có điều kiện riêng rồi lại còn điều kiện chung

cho chuỗi hoạt động là tầng tầng, lớp lớp các điều kiện kinh doanh.

Ngay trong hai loại hình kinh doanh khí và kinh doanh rượu, nhà nước

cũng không nên can thiệp một cách quá sâu vào quyền tự do kinh doanh

của doanh nghiệp. Như quy định về tổng đại lý kinh doanh rượu, khí thì

cách tổ chức mô hình kinh doanh như thế nào là quyền của doanh nghiệp.

Ông Hiếu cũng nhắc lại điều kiện kinh doanh được “gài” trong Dự thảo

nghị định điều kiện kinh doanh, sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và dịch vụ

bảo hành, bảo dưỡng ô tô do Liên Bộ Công Thương-Giao thông Vận tải

đang lấy ý kiến. Trong đó có tiêu chí về điều kiện kinh doanh, theo ông,

bị lạm dụng: đơn vị kinh doanh ô tô nhập khẩu phải có trạm bảo dưỡng

và cho rằng đây là điều kiện cần vì ô tô đưa vào lưu thông không đủ điều

kiện có thể gây rủi ro cho xã hội. Song thực chất điều kiện này là con

dao hai lưỡi vì bỏ qua yếu tố người tiêu dùng đánh giá mức độ rủi ro này

như thế nào, có cần thiết hay không.

Quan điểm của những người tham gia rà soát điều kiện kinh doanh là tiếp

tục rà soát nhằm tìm ra những tầng, lớp có tính chất như điều kiện kinh

doanh ẩn chưa dưới các hình thức chấp thuận hoặc cho phép khác nhau.

Ông Hiếu nói, đến trung tuần tháng 6 sẽ công bố bản rà soát chính thức

về các điều kiện này, trên cơ sở so sánh các điều kiện đó tại thời điểm

trước và sau khi Luật đầu tư 2014 có hiệu lực.

Theo đó, cần tiếp tục rà soát, loại bỏ các hình thức áp đặt quá mức cần

thiết các điều kiện kinh doanh (không phải cứ có rủi ro là có can thiệp

bằng điều kiện), tạo ra rào cản gia nhập thị trường (như yêu cầu về năm

kinh nghiệm làm việc), tạo thêm gánh nặng thủ tục hành chính, áp đặt

phương thức kinh doanh cứng nhắc nhằm hạn chế sáng tạo và hạn chế

liên kết theo chuỗi, áp đặt mức trần, sàn sản lượng sản xuất, tiêu dùng,

hạn chế quyền tự do hợp đồng.

Theo thesaigontimes.vn

5. Điều gì đang khiến nhiều dự án khởi nghiệp bị “chết yểu“?

Khởi nghiệp phải hội tụ được những yếu tố cần thiết về công nghệ,

đội ngũ, kế hoạch, nguồn vốn và cả những kiến thức về doanh

nghiệp và pháp luật...

Năm 2016 được chọn là Năm Quốc gia khởi nghiệp, tạo tiền đề vươn tới

mục tiêu đến năm 2020, cả nước có 1 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu

quả. Nhiều nhận định cho rằng, chưa bao giờ phong trào khởi nghiệp có

những điều kiện thuận lợi như lúc này.

Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ KH&ĐT), nhờ những chính

sách thay đổi trong thời gian qua, số doanh nghiệp thành lập mới năm

2016 đã đạt mức kỷ lục, với 110.100 doanh nghiệp, tăng 16,2% so với

năm 2015. Cùng với đó, số vốn cam kết đưa vào thị trường là 891.094 tỷ

đồng, đạt tỷ trọng 8,09 tỷ đồng cho mỗi doanh nghiệp thành lập mới;

tăng 48,1% so cùng kỳ năm 2015. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt

động là 26.689 doanh nghiệp, tăng 43,1%.

Ông Đặng Đức Thành, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Các nhà kinh tế (VEC)

cho rằng, bằng hàng loạt các chính sách được ban hành trong năm

2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường

kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cũng như hỗ trợ

phát triển doanh nghiệp…đã trở thành những điểm nhấn ấn tượng nhất

đối với cộng đồng khởi nghiệp.

Tuy nhiên, theo ông Thành, thủ tục hành chính, các quy định về thuế,

quy định trong cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài, khó khăn trong

tiếp cận vốn... vẫn là những rào cản không nhỏ để các doanh nghiệp bắt

tay khởi nghiệp.

“Nhiều người nghĩ rằng, khởi nghiệp có thể bắt đầu ngay bằng việc sở

hữu một ý tưởng, nhưng thực tế chỉ như vậy là chưa đủ. Để khởi nghiệp,

họ phải hội tụ đủ một loạt những yếu tố cần thiết, bao gồm công nghệ,

đội ngũ, kế hoạch, nguồn vốn và cả những kiến thức về doanh nghiệp

cũng như pháp luật. Người làm khởi nghiệp luôn phải chuẩn bị sẵn sàng,

đầy đủ nguồn lực để đối phó các tình huống có thể xảy ra, tránh tình

trạng "chết yểu" trước ngưỡng cửa thành công”, ông Thành cho biết.

Chỉ ra các rào cản trong quá trình khởi nghiệp, ông Thành cho rằng hệ

sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam vẫn chưa thực sự tốt, chưa thực sự

hỗ trợ cho phong trào khởi nghiệp và phát triển kinh doanh. Trong khi đa

phần các dự án khởi nghiệp thường có số vốn nhỏ nên đang là trở lực

lớn nhất cho quá trình khởi nghiệp thì các vấn đề liên quan tới sở hữu trí

tuệ vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức để khuyến khích các

vườn ươm doanh nghiệp công nghệ.

Do đó, để tiếp tục cải thiện quá trình khởi nghiệp, ông Thành mong

muốn Việt Nam tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh; đảm bảo môi

trường pháp lý, công khai minh bạch trong quá trình cung cấp thông tin

từ các thủ tục thành lập, các hoạt động liên quan đến khởi nghiệp cho

các nhà đầu tư, nhà khởi nghiệp biết để dàng thâm nhập vào kho cơ sở

dữ liệu.

“Cần có chính sách riêng biệt cho từng loại hình khởi nghiệp. Nếu cá

nhân chỉ đơn thuần mở dịch vụ quy mô nhỏ sẽ được tạo điều kiện

thương mại thuận lợi, giảm chi phí, phiền hà quy định hành chính. Đối

với doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ cao, đầu tư chất xám cần phải

có chính sách hỗ trợ thiết thực nếu gặp thất bại sẽ tiếp tục nghiên cứu

khởi nghiệp”, ông Thành nói.

Cũng theo ông Thành, cần cân nhắc xây dựng một thị trường vốn

chuyên dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Thị trường này sẽ cung

cấp cơ hội cho doanh nghiệp khởi nghiệp có thể tiếp cận các nguồn vốn

với những tiêu chuẩn thấp hơn. Chẳng hạn tiêu chuẩn công khai về đặc

tính của sản phẩm, báo cáo đánh giá tác động của sản phẩm đến thị

trường, báo cáo triển vọng của sản phẩm…

“Cần xây dựng chính sách khuyến khích các nhà đầu tư cũng như thành

lập vận hành các quỹ đầu tư mạo hiểm. Đây là nhóm biện pháp hỗ trợ tài

chính để Nhà nước khuyến khích tư nhân tham gia vào hoạt động đầu tư

mạo hiểm cho doanh nghiệp khởi nghiệp”, ông Thành khuyến nghị.

Về phía các doanh nghiệp khởi nghiệp, ông Thành cho rằng cần hoạch

định chiến lược kinh doanh, xây dựng Đề án kinh doanh khả thi. Trong

đó, điều đầu tiên để có được đề án kinh doanh khả thi để có thể khởi sự

thành lập 1 doanh nghiệp là học cách tổ chức sản xuất, học cách triển

khai kinh doanh. “Điều cốt lõi quan trọng nhất là sản phẩm ra đời phải

đáp ứng được yêu cầu của thị trường”.

Theo enternews.vn

6. Ngày đầu tăng viện phí: Chất lượng khám, chữa bệnh có tăng?

Từ hôm nay (1/6), gần 50 bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1 điều

chỉnh tăng viện phí với bệnh nhân không có thẻ BHYT.

Từ hôm nay (1/6), có 3 nhóm dịch vụ dành cho người chưa có thẻ BHYT

được điều chỉnh khung giá tối đa là giá dịch vụ khám bệnh, kiểm tra sức

khỏe; giá dịch vụ ngày giường điều trị; giá dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm

dành cho các hạng bệnh viện. Trong đó, cả hai nhóm dịch vụ khám bệnh

và dịch vụ ngày giường điều trị đều có mức tăng giá rất mạnh, cao gấp

2- 4 lần so với giá hiện tại. Mức tăng này sẽ là gánh nặng đáng kể với

người bệnh không có BHYT phải điều trị nội trú dài ngày.

Ngày đầu tiên của đợt tăng giá viện phí, theo ghi nhận của phóng viên

VOV.VN, tại các bệnh viện tuyến Trung ương như: Bệnh viện Bạch Mai,

Bệnh viện K cơ sở 1, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viên Nhi Trung ương…

số lượng bệnh nhân đến khám, chữa bệnh rất đông và không có sự xáo

trộn nào.

Nhiều bệnh nhân khi được hỏi đều cho biết, họ đã được tuyên truyền và

nắm được thông tin điều chỉnh giá viện phí và giá dịch vụ y tế bắt đầu

tăng từ hôm nay (1/6).

Số lượng người dân đến khám, chữa bệnh vẫn rất đông.

Đi khám bệnh không có thẻ BHYT, bác Lưu Thị Thuỷ ở Bắc Giang xuống

bệnh viện Bạch Mai khám bệnh về dạ dày cũng có chung nỗi lo lắng như

các bệnh nhân khác nói: “Chúng tôi làm nông, một năm chỉ thu được 3-4

triệu tiền thóc, nhưng một lần đi khám có khi hết đến 5-6 triệu, tiền ở đâu

ra bây giờ. Nhiều người ở chỗ tôi biết có bệnh mà không dám đi khám vì

không có tiền…”.

Tại Bệnh viện K cơ sở 1, chị Lê Thị Hoa, Phổ Yên (Thái Nguyên) đến

khám tai mũi họng và làm xét nghiệm máu. Chị Hoa đã mua BHYT nhưng

ở tuyến tỉnh nên khi vượt tuyến khá lo lắng khi giá dịch vụ y tế tăng.

Chị Hoa tâm sự: “Tôi mua BHYT ở tuyến tỉnh, khi vượt tuyến không có

giấy giới thiệu nên không được BHYT hỗ trợ. Tuy nhiên, tôi phải chấp

nhận vì để có chất lượng khám và điều trị tốt hơn”.

Một bệnh nhân lớn tuổi (xin được giấu tên) – người đã điều trị ung thư nhiều

năm ở bệnh viện K cho rằng, khi giá viện phí tăng đồng nghĩa với việc tăng

chất lượng khám chữa bệnh cũng như thái độ phục vụ người bệnh.

“Tôi đã mua BHYT nhưng việc khám, chữa bệnh ở đây vẫn chưa được

thuận lợi như: cơ sở vật chất chưa đồng bộ, bệnh viện quá tải, chất

lượng phục vụ của bệnh viện còn chậm trễ. Viện phí tăng nhưng bệnh

nhân cứ phải chờ đợi như thế này thì rất mệt mỏi”.

Là người có nhiều năm điều trị tại đây, bệnh nhân này rất chia sẻ và

đồng cảm với người bệnh ở tỉnh xa về khám và chữa bệnh. Bởi họ

không được hướng dẫn cụ thể nên mất khá nhiều thời gian và thủ tục

vẫn còn rườm rà. Bệnh nhân này mong muốn, giá dịch vụ y tế tăng kèm

theo chất lượng phục vụ cũng như khám chữa bệnh được nhanh chóng,

các thủ tục hành chính bớt rườm ra để đỡ khổ cho người bệnh.

Bệnh nhân chờ khám, chữa bệnh ở Bệnh viện K Trung ương.

Phản hồi những phàn nàn của bệnh nhân, PGS.TS.BS Trần Văn Thuấn,

Giám đốc Bệnh viện K khẳng định: “Chúng tôi đã và đang thay đổi rất

nhiều trong thời gian qua từ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, chất lượng

khám, điều trị”.

Theo BS Thuấn, những người bệnh đã khám và điều trị bệnh lâu năm

mới có thể cảm nhận được còn người mới đến khám lần đầu khó có thể

đưa ra nhận xét cụ thể. BS Thuấn cũng chia sẻ: yêu cầu của người bệnh

thì “không biết thế nào cho đủ”, sự hài lòng ở đây chỉ tương đối.

Cũng theo BS Thuấn, để làm hài lòng người bệnh, Bệnh viện K đã thay

đổi tư duy từ bao cấp sang tư duy phải phục vụ, coi người bệnh là

những “khách hàng đặc biệt”. Và Đảng ủy, Ban giám đốc Bệnh viện đã

liên tục thông tin đến tất cả các khoa, phòng và toàn thể cán bộ nhân

viên y tế biết.

Cùng với đó, Bệnh viện đã tổ chức một số lớp tập huấn về phong cách,

thái độ phục vụ; mời các chuyên gia đến nói chuyện để các cán bộ y tế

hiểu hơn vai trò, trách nhiệm của cán bộ Y tế và cũng hiểu hơn cách

thức làm việc để cho người bệnh hài lòng hơn.

Về cơ sở hạ tầng, ông Thuấn cho biết, Bệnh viện đã cải tạo các phòng

ốc để mở thêm phòng khám bệnh. Giờ giấc làm việc, bệnh viện đã tổ

chức khám bệnh 6h sáng: Để tăng số lượt khám, tạo điều kiện cho bệnh

nhân, từ nhiều tháng nay, Bệnh viện K Trung ương đã yêu cầu bác sĩ có

mặt ở bệnh viện để khám bệnh từ 6h sáng. Cùng với đó, quy trình khám

chữa bệnh cũng được cải tiến theo hướng thuận lợi hơn cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, theo ông Thuấn, là người bệnh, ai cũng mong muốn đi khám

bệnh với chất lượng tốt nhất với chi phí rẻ nhất. “Tôi cho rằng cái gì

cũng phải hợp lý. Không thể nào bỏ đồng tiền ít mà có thể mua được

hàng đó có chất lượng cao được”- ông Thuấn nhấn mạnh.

Ở Bệnh viên Xanh Pôn, ThS.BS Nguyễn Đình Hưng – GĐ Bệnh viên cho

biết, trong ngày đầu tăng giá viện phí, bệnh nhân đến khám không có gì

xáo trộn so với ngày thường, tuy nhiên, lượng bệnh nhân đến khám ở

bệnh viện rất đông sau khi bệnh viện nâng cao chất lượng khám chữa

bệnh, nhận được sự hài lòng của người dân.

Bác sĩ Hưng cho biết: Trước đó, giờ khám của bệnh viện là 8h kém 15,

giờ đã được đẩy lên sớm hơn là 7h. Để tiết kiệm thời gian cho bệnh

nhân, hiện nay, bệnh viện Xanh pôn đã nhận đặt lịch hẹn khám bệnh

qua mạng và qua điện thoại. Đồng thời để nâng cao chất lượng dịch vụ

Bệnh viên đã tự đầu tư phần mềm để tiếp thu ý kiến đánh giá của bệnh

nhân sau khi khám chữa bệnh.

Khi được hỏi ý kiến về lần tăng giá viện phí này sẽ ảnh hưởng như thế

nào đến người bệnh, bác sĩ Hưng nói: “Tôi thấy những người đã có thẻ

bảo hiểm thì không có vấn đề gì, nhưng những người không có thẻ

BHYT sẽ bị ảnh hưởng lớn. BHYT đóng vai trò vô cùng quan trọng đối

với việc chi trả chi phí khám, chữa bệnh. Vì vậy, tôi có một lời khuyên

duy nhất là mọi người dân nên mua BHYT để được hưởng các dịch vụ

chăm sóc sức khoẻ tốt hơn và giảm tải chi phí sử dụng dịch vụ y tế”.

Hiện nay, Chính phủ và Bộ Y tế đang thực hiện lộ trình bao phủ BHYT

toàn dân, phấn đấu đến năm 2020, cả nước có tối thiểu 90,7% dân số

tham gia BHYT. Để đạt được mục tiêu này, ngành BHXH cũng như Bộ Y

tế cần phải xây dựng chính sách bảo hiểm cân đối, công bằng giữa các

nhóm đối tượng, nâng cao chất lượng của các tuyến y tế cơ sở, giảm

bớt các thủ tục để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Trong tất cả các cuộc làm việc hay đi kiểm tra đột xuất các bệnh viện, Bộ

trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đều khẳng định: “Ngành Y quyết

tâm thay đổi để hướng tới sự hài lòng của bệnh nhân. Đã đến lúc các

nhân viên y tế phải cúi chào bệnh nhân”./.

Theo vov.vn

7. Những người nào sẽ được trợ giúp pháp lý

Theo dự thảo Luật trợ giúp pháp lý (TGPL) đang được thảo luận tại

hội trường sáng 1-6, sẽ có 7 nhóm đối tượng được TGPL.

Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) - Ảnh: quochoi.vn

Đó là người có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; trẻ em trong

quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, phục hồi, tái hòa nhập cộng

đồng; người dân tộc thiểu số thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã

hội đặc biệt khó khăn; người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;

người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.

Và nhóm người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về

tài chính: người cao tuổi; người khuyết tật; cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng,

con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng liệt sĩ; nạn nhân của hành vi

mua bán người theo quy định của Luật phòng, chống mua bán người;

người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là người bị hại trong vụ án hình sự;

nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình; người nhiễm chất độc da

cam/dioxin; người nhiễm HIV/AIDS.

Cần mở rộng thêm đối tượng được TGPL

Phát biểu tại hội trường, đại biểu Phạm Thị Thanh Thủy (Thanh Hóa)

cho rằng diện đối tượng được TGPL bị thu hẹp. Bởi theo đại biểu này,

quy định là “người khó khăn về tài chính” rất chung chung, và có vẻ sẽ

hạn chế đối tượng.

Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) cũng cho rằng trong 7 nhóm đối tượng

được TGPL vẫn thấy thiếu hộ nghèo trong các vụ án hình sự không

được TGPL, và như vậy “đã bỏ qua một đối tượng yếu thế”.

Đồng tình với đại biểu Thủy, Tám, đại biểu Vương Ngọc Hà (Hà Giang)

cho rằng “nếu luật quy định chỉ trẻ em không nơi nương tựa mới được

trợ giúp pháp lý thì chưa đủ”.

“Dự thảo luật đã mở rộng đối tượng và mở cả đối tượng từ 16-18 tuổi,

tuy nhiên tôi thấy trẻ em vẫn chưa được trợ giúp pháp lý đầy đủ, chưa

được tư vấn pháp luật. Tôi băn khoăn khi trẻ em tham gia rất nhiều mối

quan hệ xã hội và chúng ta sẽ làm thế nào để trẻ em thực hiện được

quyền của mình. Rất mong ban soạn thảo mở rộng phạm vi, và mở rộng

đối tượng” - Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang đề nghị.

Thủ tục TGPL rườm rà

Đại biểu Ngô Sách Thực (Bắc Giang) cho rằng với quy định người được

TGPL phải cung cấp giấy tờ chứng minh là người được TGPL thì gây

khó khăn cho họ, vì “như vậy lại phát sinh thủ tục hành chính”.

Đại biểu Phạm Thị Thanh Thủy (Thanh Hóa) cũng bày tỏ băn khoăn khi

người được TGPL hay có nhu cầu được TGPL phải làm đơn chứng

minh mình thuộc đối tượng được TGPL.

“Quy định như vậy rất hành chính” - đại biểu Thủy đặt vấn đề, “những

phụ nữ, trẻ em bị bạo hành, phụ nữ bị buôn bán thì có thể mất giấy tờ thì

trong lúc cần TGPL gấp thì họ lấy đâu giấy tờ, lấy ai làm chứng người đó

bị bạo hành. Phải mềm dẻo, và có thủ tục chấp nhận tạm thời để TGPL”.

“Để được TGPL thì có những đối tượng phải có nhiều giấy tờ chứng

minh, xác nhận, thủ tục phức tạp, nếu được hưởng TGPL mất nhiều thời

gian, và có thể có người chết rồi vẫn chưa được TGPL. Đề nghị bỏ điều

kiện này” - đại biểu Lê Thị Nguyệt (Vĩnh Phúc) thắc mắc.

Đại biểu Vương Ngọc Hà (Hà Giang) - Ảnh: quochoi.vn

Đại biểu Dương Tấn Quân (Bà Rịa-Vũng Tàu) cũng ủng hộ quan điểm

nên đơn giản hóa thủ tục chứng nhận, xác nhận. Bởi theo đại biểu này,

có ba hình thức TGPL và hình thức tư vấn pháp luật là đơn giản nhất mà

cũng quy định như dự thảo, phải trình đủ hồ sơ, cung cấp giấy tờ chứng

minh là diện được TGPL thì “chưa phù hợp, quá rườm rà, phát sinh thủ

tục hành chính. Nên chỉnh sửa cho phù hợp, chỉ cần hồ sơ đơn giản

nhất”.

Theo tuoitre.vn

8. Nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh

Năm 2017 là năm thứ tư liên tiếp Chính phủ ban hành nghị quyết về

những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh

doanh (MTKD), nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia (NQ-19).

Nghị quyết thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ trong việc tạo lập

MTKD thuận lợi nhất cho doanh nghiệp (DN), hướng tới mục tiêu

Việt Nam đạt chỉ tiêu MTKD ngang bằng với các nước ASEAN 4

(Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái-lan và Phi-li-pin). Việc thực hiện mục

tiêu này đang đòi hỏi các cơ quan nhà nước từ Trung ương tới địa

phương cần quyết tâm vào cuộc mạnh mẽ, nỗ lực cải thiện MTKD

một cách toàn diện.

Lắp ráp linh kiện điện tử tại Công ty TNHH Samsung Việt Nam (Khu

công nghiệp Yên Phong, Bắc Ninh). Ảnh: MAI LINH

Nhìn từ các địa phương

Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP (NQ-19) đặt mục tiêu đến hết năm 2017

Việt Nam đạt tối thiểu bằng trung bình của các nước ASEAN 4 trên các

chỉ tiêu về MTKD, như: rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục nộp thuế,

bảo hiểm xã hội về mức không quá 168 giờ/năm; cấp phép xây dựng và

các thủ tục liên quan tối đa 120 ngày, trong đó: thẩm định thiết kế cơ sở,

thẩm định thiết kế kỹ thuật, cấp phép xây dựng xuống còn 63 ngày (giảm

19 ngày)… Những mục tiêu cụ thể này đang tạo sức ép lớn buộc các địa

phương cần nỗ lực hơn nữa trong tạo dựng MTKD, trở thành điểm đến

hấp dẫn của các DN, nhà đầu tư (NĐT).

Tỉnh Thái Nguyên gần đây nổi lên là địa phương có tốc độ phát triển

mạnh mẽ, có sức hút đầu tư với nhiều tập đoàn kinh tế lớn do có hạ tầng

các khu công nghiệp (KCN) được đầu tư tốt, có tính kết nối, giải quyết

thủ tục hành chính nhanh gọn,... Năm 2011, tỉnh này chỉ đứng thứ 57

trong số 63 tỉnh, thành phố trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh

cấp tỉnh (PCI), đến năm 2014, bất ngờ vươn lên thuộc tốp 10 địa

phương có chỉ số PCI cao nhất cả nước. Năm 2016 vừa qua, Thái

Nguyên đã lần thứ hai liên tiếp giữ ở vị trí thứ bảy trong bảng xếp hạng.

Tháng 3-2014, Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) đã đưa vào hoạt động tổ

hợp công nghệ mới tại KCN Yên Bình (Thái Nguyên) với vốn đầu tư năm

tỷ USD. “Siêu dự án” này của Samsung không những mang lại nguồn lợi

kinh tế cho địa phương mà còn kéo theo nhiều NĐT khác từ Hàn Quốc

trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đến đầu tư vào Thái Nguyên. Việc rút

ngắn từ 40-50% thời gian giải quyết hồ sơ, nêu cao trách nhiệm của

người đứng đầu, giảm đến mức thấp nhất chi phí cho DN, thực hiện tốt

cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính… đã giúp

Thái Nguyên có được sự hài lòng của các DN và NĐT.

Giống như Thái Nguyên, Bắc Ninh là một trong những địa phương đi đầu

cả nước về phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư. Tính đến hết tháng

4-2017, toàn tỉnh đã thu hút được hơn 1.100 dự án với tổng vốn đăng ký

đầu tư đạt gần 16 tỷ USD. Hiện, trên địa bàn tỉnh đã và đang hình thành

nhiều KCN quy mô lớn có tính kết nối, thu hút nhiều dự án đầu tư sản

xuất, kinh doanh có hàm lượng công nghệ cao của những tập đoàn kinh

tế hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, cũng từ năm 2014, trái ngược với sự

tăng hạng PCI của Thái Nguyên, Bắc Ninh lại có sự lùi dần về thứ hạng.

Năm 2014, Bắc Ninh đứng vị trí thứ 10, đến năm 2016 tụt xuống thứ 17

nhưng vẫn là tỉnh có thứ hạng tốt và sức hấp dẫn đối với các NĐT.

Nguyên nhân của sự tụt hạng được cho là do biến động của các dự án

lớn, cùng với đó là sự thiếu quyết liệt trong hành động của đội ngũ lãnh

đạo cấp sở, ngành, huyện; nhiều nơi còn chậm triển khai tiếp nhận hồ sơ

một cửa liên thông, chậm giải quyết thủ tục cho DN, nhiều dịch vụ công

trực tuyến đã được đầu tư nhưng chưa thể hoạt động,…

Những năm gần đây, các địa phương đều nhận thức được tầm quan

trọng của việc cải thiện MTKD, từ đó đề ra những chiến lược phát triển

chung và thực hiện nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, cải tiến quy trình

giải quyết thủ tục hành chính, theo sát, phục vụ cao nhất nhu cầu của

các NĐT và DN. Vì vậy, MTKD ở nhiều địa phương đã có những cải

thiện nhất định, như Hà Nội đi đầu cả nước thực hiện thủ tục hành chính

một cửa; Quảng Ninh chấm điểm cho các sở, ngành, địa phương, lấy sự

hài lòng của người dân, DN làm thước đo cải cách; Đà Nẵng với tinh

thần nụ cười công chức, hết việc chứ không hết giờ,... Tuy nhiên, thực

tế cho thấy, tại nhiều địa phương, sự trì trệ vẫn diễn ra ở không ít nơi do

một bộ phận công chức còn ít quan tâm, thờ ơ trước những khó khăn

của DN. Việc một số thủ tục kiểm tra chuyên ngành đầy sự bất hợp lý

nhưng thay đổi rất chậm, phát hiện vi phạm khi kiểm tra chuyên ngành

chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, nhưng các cơ quan chuyên môn không áp dụng

phương pháp quản lý rủi ro mà vẫn tiến hành kiểm tra gắt gao. Điều này

dẫn đến hiệu quả trong công tác quản lý không cao, gây lãng phí nguồn

lực, thời gian, hiệu quả kinh doanh của DN.

Thu hẹp khoảng cách từ chính sách đến thực thi

NQ-19 lần đầu được ban hành năm 2014. Trong năm đầu triển khai, chỉ

có số ít bộ, ngành, cơ quan, địa phương chủ động thực hiện, hầu hết

chưa quan tâm, thậm chí thờ ơ với các nhiệm vụ, giải pháp đề ra; ban

hành kế hoạch hành động chưa bám sát các chỉ tiêu, không có lộ trình

thời gian cũng như cách thức triển khai thực hiện cụ thể. Tuy nhiên,

những năm tiếp theo, nhận thức về tầm quan trọng của việc triển khai

NQ-19 đã có sự chuyển biến rõ nét tại nhiều cấp bộ, ngành và địa

phương. Năm 2016, việc thực hiện NQ-19 đã đem lại nhiều kết quả tích

cực, MTKD nước ta được cải thiện rõ nét. Bằng chứng là trong năm

2016, hơn 110 nghìn DN được thành lập mới với số vốn đăng ký hơn 891

nghìn tỷ đồng, tăng 16,2% về số DN và 48,1% về vốn so với năm 2015;

có gần 27 nghìn DN đã hoạt động trở lại. Thu hút đầu tư nước ngoài vào

Việt Nam đạt hơn 15,8 tỷ USD, tăng 9% với 2.556 dự án FDI đăng ký

mới. Ngân hàng Thế giới (WB) cũng ghi nhận MTKD của Việt Nam tăng

chín bậc, từ vị trí 91 lên vị trí 82 trong số 190 quốc gia của bảng xếp

hạng. Đây là mức cải thiện thứ hạng tốt nhất từ trước đến nay với sự

thăng hạng cao của các chỉ số như bảo vệ NĐT tăng 31 bậc (từ 118 lên

87), giao dịch thương mại qua biên giới tăng 15 bậc (từ 108 lên 93),…

Mặc dù kết quả triển khai NQ-19 là rất đáng mừng, song TS Nguyễn

Đình Cung, Viện trưởng Quản lý kinh tế T.Ư (CIEM) cho rằng, tốc độ cải

thiện MTKD như hiện nay của Việt Nam còn khá chậm, so với mục tiêu

ngang bằng ASEAN 4 và xếp thứ 43 trên bảng xếp hạng thì khoảng

cách còn khá lớn. Mặt khác, còn khá nhiều nhiệm vụ trong NQ-19 năm

2016 chúng ta vẫn chưa thực hiện được do công chức và bộ máy quản

lý nhà nước nhìn chung vẫn thụ động, trì trệ, ít đổi mới, sáng tạo trong

triển khai. Những thay đổi nếu có hầu hết đều do sức ép từ DN, từ

Chính phủ và từ dư luận xã hội. Nhiều nhiệm vụ trước đây chưa có kết

quả hoặc chưa được thực hiện thì NQ-19 năm 2017 lại đặt mục tiêu cao

hơn, toàn diện hơn cho năm nay và các năm tiếp theo, cho nên việc

thực hiện NQ-19 sẽ gặp nhiều thách thức hơn. Vì vậy, cần phải có hành

động quyết liệt, phối hợp chặt chẽ trên nhiều tuyến với sự quyết liệt của

Chính phủ và sự vào cuộc của người đứng đầu các bộ, ngành, địa

phương để có được kết quả theo cấp số nhân, còn nếu chỉ tính theo

phép cộng nho nhỏ thì khó hoàn thành mục tiêu đề ra.

Theo Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), TS

Vũ Tiến Lộc, năm nay ngoài các mục tiêu chung thì NQ-19 đã cụ thể hóa

các mục tiêu thành 250 chỉ tiêu, ứng với 250 nhiệm vụ cụ thể, được giao

cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện. Từng chỉ tiêu đều nêu rõ điểm

số, thứ hạng hiện nay là bao nhiêu và mục tiêu cần đạt được. Các NQ-

19 trước đây cũng nêu trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan, nhưng

lại không chỉ rõ cần phải làm khâu nào, công đoạn nào, còn trong NQ-19

năm nay chỉ ra rất rõ ràng. Thí dụ, thủ tục cấp phép xây dựng hiện mất

166 ngày, mục tiêu năm 2017 là dưới 120 ngày, tới năm 2020 là dưới 90

ngày... Về mục tiêu lâu dài, nghị quyết đặt vấn đề thay đổi cách thức

quản lý nhà nước, bỏ cơ chế xin - cho, chuyển từ phương thức quản lý

thủ công sang phương thức quản lý điện tử, chuyển từ tiền kiểm sang

hậu kiểm. “Hiện nay, chúng ta lấy chuẩn mực của các nước ASEAN làm

mục tiêu thúc đẩy cải thiện MTKD, tuy nhiên để đạt mục tiêu trở thành

quốc gia có MTKD cạnh tranh nhất trong khu vực ASEAN vào năm 2020

thì cần cả bộ máy phải cải cách mạnh mẽ và thực chất hơn nữa. Nhất là

tại địa phương, cần sáng tạo hơn trong cải thiện MTKD với quy trình giải

quyết thủ tục hành chính rõ ràng, chủ động tiếp cận DN để lắng nghe DN

muốn gì, cần gì, từ đó thay đổi, thu hẹp khoảng cách từ chính sách đến

thực thi”, TS Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Có thể thấy, mục tiêu cuối cùng trong cải thiện MTKD là đem đến sự hài

lòng cao nhất cho các NĐT, DN. Để có được một MTKD thông thoáng,

minh bạch và cạnh tranh so với các quốc gia khác trong khu vực, rất cần

sự nỗ lực không ngừng của các bộ, ngành, địa phương trong việc tiếp

tục triển khai có hiệu quả NQ-19 năm 2017 của Chính phủ.

Đối với những nhà đầu tư nước ngoài, việc được tạo điều kiện về

chính sách thông thoáng, thủ tục đơn giản, cơ sở hạ tầng tốt là yếu tố

quyết định để chúng tôi đầu tư vào Việt Nam. Đáng chú ý, chúng tôi

luôn được chính quyền địa phương giải quyết hài hòa trong việc xử lý

đền bù, giải phóng mặt bằng cho nên rất yên tâm đầu tư kinh doanh

tại đây.

Yun Jae Hyeon

Trưởng phòng Hành chính-Nhân sự Công ty TNHH Mobase Việt Nam

(KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh)

Theo nhandan.com.vn

9. Cần liên thông từ chính quyền đến người dân

Thời gian qua, việc xây dựng chính quyền điện tử TP Hồ Chí Minh

được khởi động đã đem lại sinh khí mới trong công tác phục vụ

người dân. Tuy nhiên thực tế trên địa bàn thành phố cho thấy,

muốn xây dựng "chính quyền điện tử" phải có “công dân điện tử”.

Đây là điều mà thành phố đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp

để bảo đảm hiệu quả liên thông từ cấp thành phố xuống cấp xã,

phường, thị trấn.

Nhiều nơi triển khai còn chậm

Mới đây, tại cuộc họp báo thường kỳ thông tin về tình hình kinh tế - văn

hóa - xã hội TP Hồ Chí Minh tháng 5 và 5 tháng đầu năm, Văn phòng

UBND thành phố đã phát thư mời họp dưới dạng điện tử qua email tới

đối tượng mời họp. Thông tin mời họp cũng được gửi vào số điện thoại

di động cá nhân. Theo đó, người đến dự họp có thể không cần đem theo

thư mời (có mã vạch) bằng giấy mà chỉ cần thư mời trên thiết bị di động

thông minh. Việc đăng ký thông tin người dự họp cũng được gửi vào một

hộp thư điện tử do Văn phòng UBND thành phố quản lý. Trước đó, TP

Hồ Chí Minh cũng áp dụng gửi thư mời họp điện tử thay thư mời giấy tới

các cơ quan nhà nước trên địa bàn. Việc này đã tiết kiệm gần 100 triệu

đồng/tháng cho ngân sách thành phố.

Mới đây, UBND TP Hồ Chí Minh cũng yêu cầu từ ngày 1-6-2017 phải

ứng dụng chữ ký điện tử trong việc phát hành văn bản điện tử, đồng thời

sử dụng hệ thống phần mềm quản lý văn bản để gửi các loại văn bản

(trừ văn bản mật). Đây là một trong những nội dung trọng tâm của công

tác xây dựng chính quyền điện tử, lấy người dân, doanh nghiệp làm đối

tượng phục vụ. Tuy nhiên, đến nay ghi nhận cho thấy nhiều cơ quan,

đơn vị vẫn còn chậm vận hành guồng máy chính quyền điện tử, nhất là

tại các địa phương ở cấp quận, huyện và phường, xã, thị trấn. Cụ thể,

việc liên thông điện tử hiện chưa tới cấp phường, xã. Nhiều nơi ở cấp

hành chính này dù có đông người dân đến làm thủ tục chứng thực, sao

y giấy tờ nhưng hiện chưa ứng dụng phần mềm nào trong công tác quản

lý và bản thân người sử dụng dịch vụ công trực tuyến cũng có hạn chế.

Lý giải về thực tế trên, ông Võ Văn Hoan, Chánh văn phòng UBND TP

Hồ Chí Minh cho rằng, đặc thù của công tác xây dựng chính quyền điện

tử là phải bắt đầu từ trên xuống, không thể từ dưới lên. Do vậy, việc cấp

địa phương “đi sau” cấp thành phố là điều có thể hiểu được. Tuy nhiên,

theo ông Võ Văn Hoan, thành phố đang hoàn chỉnh đề án chi tiết về việc

triển khai chính quyền điện tử đồng bộ, liên thông từ cấp thành phố

xuống các địa phương.

Phải có “công dân điện tử”...

Ông Trương Văn Lắm, Giám đốc Sở Nội vụ TP Hồ Chí Minh cho biết, để

thực hiện hiệu quả cải cách hành chính theo chỉ đạo của UBND thành

phố, nhiệm vụ trọng tâm đầu tiên phải thực hiện là xây dựng chính

quyền điện tử các cấp. Trên cơ sở đó đẩy mạnh triển khai ứng dụng hệ

thống phần mềm quản lý văn bản, điều hành và tác nghiệp; tăng cường

sử dụng các văn bản điện tử tại chính quyền các cấp để hoàn thiện hệ

thống ứng dụng văn phòng điện tử. Còn theo ông Lê Quốc Cường, Phó

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh, việc xây dựng

cơ sở dữ liệu số thay thế cho cơ sở dữ liệu truyền thống không còn là

câu chuyện chuyên môn mà là yêu cầu bắt buộc của mỗi cơ quan, đơn

vị để giảm thiểu thời gian, chi phí, tối ưu hóa quy trình hoạt động, gia

tăng năng lực cạnh tranh.

Là đơn vị đi đầu về triển khai chính quyền điện tử ở cấp quận, bà

Nguyễn Thị Thu Hường, Phó Chủ tịch UBND quận 1 cho biết, thời gian

tới quận sẽ xây dựng các phần mềm hỗ trợ người dân sử dụng điện

thoại thông minh theo dõi quá trình giải quyết hồ sơ dịch vụ hành chính

công, đồng thời xây dựng và nâng cấp 100% các dịch vụ công trực

tuyến từ cấp độ 3 lên cấp độ 4. Trong đó, xây dựng dịch vụ công trực

tuyến cấp độ 4 đối với thủ tục cấp phép xây dựng qua mạng, quản lý xử

phạt vi phạm hành chính và quản lý cấp giấy chứng nhận vệ sinh an

toàn thực phẩm.

Thực tế cho thấy, TP Hồ Chí Minh vẫn gặp khó khăn trong việc triển khai

một cửa liên thông vào đời sống. Đa số người dân vẫn chưa rõ những

thủ tục hành chính nào thuộc cấp nào giải quyết và việc luân chuyển giải

quyết hồ sơ còn vòng vèo, kéo dài, dễ xảy ra thất lạc. Về vấn đề này,

ông Lê Hoài Trung, Phó Giám đốc Thường trực Sở Nội vụ TP Hồ Chí

Minh cho biết, sắp tới thành phố sẽ xây dựng hệ thống liên thông điện tử

từ cơ sở đến thành phố và người dân chỉ cần đến phường, xã, thị trấn

đặt yêu cầu, thủ tục hành chính sẽ liên thông chuyển lên cấp quận,

huyện, sở, ngành để giải quyết. Tuy vậy, vấn đề đặt ra cho TP Hồ Chí

Minh là dù các cấp có ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản

lý, giải quyết hồ sơ nhưng hiện vẫn còn một bộ phận không nhỏ người

dân giữ thói quen trực tiếp lên cơ quan nhà nước xử lý hồ sơ. Ông Lê

Hoài Trung nhìn nhận, muốn xây dựng thành công chính quyền điện tử,

trước hết TP Hồ Chí Minh phải có “công dân điện tử”.

Theo hanoimoi.com.vn

10. Nâng cao trách nhiệm phục vụ nhân dân

Thời gian qua, với mục tiêu cải cách hành chính, phòng CSGT

đường bộ, đường sắt (PC67 - Công an TP Hà Nội) đã triển khai

nhiều giải pháp tạo thuận lợi cho người dân cũng như cán bộ chiến

sỹ khi làm nhiệm vụ.

Mỗi tháng, Hà Nội có hàng chục nghìn phương tiện mới đăng ký mới.

Cùng với đó, số lượng các phương tiện vi phạm giao thông cũng đứng

hàng đầu cả nước. Chính những điều này đã tạo áp lực rất lớn cho cả

lực lượng công an lẫn người dân trong công tác đăng ký cũng như xử lý

vi phạm.

Để giải quyết tình trạng trên cũng như hưởng ứng năm kỷ cương hành

chính của thành phố Hà Nội, trong thời gian qua, phòng PC67, đã

thường xuyên quan tâm, chỉ đạo cán bộ chiến sỹ đội đăng ký, quản lý

phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và cán bộ chiến sỹ làm công

tác xử lý vi phạm hành chính của các đơn vị tăng cường làm thêm giờ,

thêm ngày (kể cả thứ Bảy, Chủ nhật) để phục vụ nhân dân đến đăng ký

xe và xử lý vi phạm.

Cùng với đó, phòng PC67 thường xuyên tổ chức rà soát bộ thủ tục hành

chính liên quan đến công tác đăng ký, quản lý phương tiện, qua đó cập

nhật kịp thời các thủ tục hành chính, văn bản quy phạm pháp luật mới

được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế và bãi bỏ.

Người dân đến làm thủ tục đăng ký xe tại phòng PC 67

Qua đó, phòng PC67 cũng phát hiện những quy định chưa chính xác,

chưa phù hợp với thực tiễn để kiến nghị các cấp có thẩm quyền sửa đổi

cho phù hợp nhằm giảm thiểu các thủ tục không cần thiết. Mục tiêu của

các việc này chính là giảm số lần đi lại của nhân dân, giảm hồ sơ, giấy

tờ, giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính trên lĩnh vực đăng ký,

quản lý phương tiện.

Trong lĩnh vực quản lý xe vi phạm, phòng PC67 đã triển khai sử dụng hệ

thống phần mềm tra cứu dữ liệu xe tang vật tại 5 cơ sở đăng ký xe và 30

đơn vị quận, huyện, thị xã phục vụ công tác điều tra, xác minh, phát hiện

các vụ việc có dấu hiệu tội phạm. Đồng thời, để giảm thiểu việc đi lại của

người dân cũng như thủ tục hành chính, đơn vị này cũng triển khai hệ

thống đăng ký phương tiện giao thông qua mạng internet tại 5 cơ sở

đăng ký…

Cạnh đó, Phòng PC67 cũng tham mưu cho Giám đốc Công an TP Hà

Nội ký thỏa thuận hợp tác với Bưu điện Hà Nội triển khai dịch vụ chuyển

phát nhanh kết quả đăng ký xe cho nhân dân, giảm thời gian đi lại, chờ

đợi của nhân dân. Với hợp tác này, dịch vụ thu nộp hộ tiền xử phạt và

chuyển trả giấy tờ tạm giữ qua hệ thống Bưu điện tới tận tay người nhận

theo yêu cầu.

Đồng thời, chỉ đạo công an các quận, huyện xuống tận các khu vực có

nhiều xe mô tô điện, xe máy điện, đặc biệt là các khu vực trường học để

làm thủ tục đăng ký cho học sinh, sinh viên. Đồng thời đã tổ chức phân

loại và tiếp tục bàn giao hồ sơ đăng ký xe mô tô về công an các quận,

huyện, thị xã để quản lý, khai thác theo đúng quy định.

Đến nay, phòng PC67 đã phân loại trên 1 triệu hồ sơ đăng ký quản lý,

tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ chiến sỹ, lực lượng CSGT công an

các quận, huyện, thị xã giải quyết nhanh thủ tục cho nhân dân, giảm thời

gian đi lại rút hồ sơ cho cán bộ chiến sỹ. Cùng với đó, hệ thống sổ lưu,

theo dõi và sổ rút hồ sơ cũng được đơn vị này đảm bảo đúng quy định.

Theo laodongthudo.vn

11. Nên chấm dứt quản lý giáo dục kiểu “tem phiếu”

Ngày 29/5, Sở GD-ĐT Hà Nội ra văn bản “tuýt còi” nghiêm cấm tất

cả các trường trên địa bàn tuyển sinh đầu cấp trước thời hạn quy

định (bao gồm cả trường ngoài công lập) và sẽ xử lý nghiêm khắc

các trường hợp vi phạm.

Từ nhiều năm, các trường ngoài công lập (NCL) đã tuyển sinh không

theo thời điểm tuyển sinh chung mà Sở GD-ĐT quy định.

Các trường đã hoàn tất việc tuyển sinh lớp 1, thậm chí có trường đã

tuyển hết chỉ tiêu lớp 6 từ rất sớm vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 đã

không còn nhận hồ sơghi danh tuyển sinh. Có trường công khai trên

website là “tuyển sinh quanh năm”.

Mỗi trường đều có những lý do riêng, song có một điểm chung được lý

giải là vì có những đặc thù riêng, hoạt động theo đặc thù và nếu tổ chức

tuyển sinh đúng ngày như Sở quy định thì khó khăn cho nhà trường và

phụ huynh.

Ông Nguyễn Văn Hòa (Chủ tịch HĐQT trường Nguyễn Bỉnh Khiêm Hà

Nội), một trong những người chứng kiến sự phát triển của hệ thống các

trường NCL) đã phân tích về sự phù hợp về thực tiễn hoạt động của các

trường NCL từ quy chế tuyển sinh đầu cấp.

Luật thì không, nhưng quy chế cấp địa phương lại cấm

Ông có nhận định gì về sự phù hợp của Quy chế tuyển sinh đầu cấp, cụ

thể là quy định về thời gian tuyển sinh mà Sở GD-ĐT Hà Nội ban hành?

Ông Nguyễn Văn Hòa: Phụ huynh cho con học ở trường công lập có mất

tiền đóng học phí cao như cho con học ở trường NCL đâu, vậy nên phải

“xin” học đúng ngày, đúng giờ được cho phép.

Còn học ở trường NCL là thỏa thuận giữa phụ huynh và nhà trường.

Các trường này không thể cửa quyền, đòi hỏi phụ huynh phải xếp hàng

nộp đơn xin học, phụ huynh bỏ tiền ra thì phải được đòi hỏi nhà trường

tiếp đãi tuyển sinh tử tế, có thời gian để họ xem xét các điều kiện học

phí, hoạt động giáo dục như thế nào, con họ được chăm sóc bán trú ra

sao...

Ông Nguyễn Văn Hòa trong một buổi hoạt động ngoại khóa với học

sinh. Ảnh: NVCC

Bắt các trường NCL tuyển sinh đúng thời hạn, tưởng là đang thực hiện

“kỷ cương”, song thực chất là một cách quản lý cứng nhắc, không dựa

trên thực tế.

Sự cứng nhắc này không chỉ trong quy định tuyển sinh đâu.

Về tuyển sinh đầu cấp, theo tôi như vậy chỉ phù hợp với quản lý ở thời

bao cấp thôi, không còn phù hợp với một nền kinh tế năng động.

Quy chế và quy định đã đưa ra, chưa xét đến phù hợp hay không, song

rõ ràng các trường đều phải thực hiện theo đúng quy chế, quy định. Nếu

không, sẽ bị “xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm”. Từ thực tiễn hoạt

động của trường NCL, ông có suy nghĩ gì?

- Kinh tế thị trường tự điều chỉnh mọi nhu cầu, điều chỉnh cung - cầu hài

hòa hơn.

Quản lý giáo dục cũng vậy, nếu cứ quan liêu bao cấp thì sẽ kìm hãm sự

phát triển.

Nếu duy ý chí can thiệp quá sâu vào những quy luật tất yếu của kinh tế

hay của giáo dục thì cũng đều nhận những bài học buồn.

Nếu nhìn kỹ sẽ thấy bắt buộc các trường NCL phải tuyển sinh đúng hạn

đang làm nảy sinh hiện tượng quay trở lại kiểu phát “tem phiếu” và bắt

“xếp hàng” như thời bao cấp.

Theo tôi, đấy là một sự can thiệp quá sâu của duy ý chí của con người,

góp phần làm kìm hãm sự phát triển năng động của các cơ sở, tạo ra

một bức tranh thừa- thiếu giả tạo.

Quá nhấn mạnh chữ “kỷ cương”, quá nhấn mạnh chữ “nề nếp”, trong khi

đó thì kỷ cương, nề nếp đều phải chịu sự chi phối điều chỉnh các quy

luật của kinh tế, xã hội, con người can thiệp sâu quá.

Có những quy chế của ngành giáo dục đã trở nên cũ kỹ so với thực tiễn,

thực tế phát triển của hệ thống các trường phổ thông NCL.

Tuy nhiên, các trường NCL vẫn phải làm theo, không làm theo thì bị “xử

lý nghiêm khắc".

Tôi đã đọc lại tất cả các văn bản Luật Giáo dục, Điều lệ, Quy chế hoạt

động của các trường NCL... không thấy có nội dung cấm các trường

NCL tuyển sinh chủ động cả.

Luật thì không cấm, nhưng bên dưới Luật thì các quy chế của cấp quản

lý địa phương lại cấm như thế.

"Cuộc chạy đua giả tạo trong giáo dục"

Bất hợp lý ông trao đổi ở trên có thể lý giải như thế nào?

- Tôi xin đặt câu hỏi thế này: Trường công lập này tốt, trường công lập

kia không tốt, trường chất lượng cao với trường không chất lượng cao,

trường điểm với không là trường điểm, trường chuyên, lớp chọn... là từ

đâu tạo ra? Sự chênh lệch ấy từ đâu mà có?

Sự “phân biệt” như vậy, “chênh lệch” như vậy đang tạo ra một sự chạy

đua không cần thiết “giả tạo” trong giáo dục

Tôi muốn nhấn mạnh là mới đây Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân

Phúc đã nói về Chính phủ kiến tạo.

Tôi hiểu ý đó là Chính phủ không phải đứng ra quản lý, để “tuýt còi”, để

bắt mọi người phải đi theo đường này, đường kia, mà phải tạo dựng sự

phát triển cho doanh nghiệp, cho các cơ sở giáo dục, cho các nhà

trường...

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã chỉ ra Nhà nước quản lý phải

“Không để tình trạng như người ta nói là trên trải thảm đỏ nhưng dưới có

đinh”.

Vậy Chính phủ thì nói “trải thảm”, Luật Giáo dục đã “trải thảm” cho các

trường NCL, nhưng theo tôi, cấm các trường NCL tuyển sinh trực tiếp

trước 1/7 lại là “rải đinh”.

Trong khi giáo dục NCL phải hoạt động theo đặc thù và theo cơ chế

khác với giáo dục CL thì mới tồn tại và phát triển được, quản lý giáo dục

có xem xét đến định hướng rất thúc đẩy phát triển như vậy?

Theo ông, sự quản lý các trường phổ thông NCL những năm qua cho

thấy điều gì đáng quan tâm?

- Hiện nay trong chỉ đạo, tôi cảm giác giáo dục NCL đang bị “bỏ qua”.

Các trường NCL có 5 cái “tự lo”: Tự tuyển sinh; Tự lo cơ sở vật chất; Tự

lo tài chính; Tự lo về đội ngũ (cán bộ, giáo viên, nhân viên); Tự lo về

chất lượng giáo dục.

5 cái “tự lo” ấy mà không đáp ứng được thì dân sẽ bỏ đi, không học

trường NCL.

Các trường NCL đang phải chịu những thách thức rất lớn, phải tự chịu

trách nhiệm rất lớn về hoạt động của nhà trường.

Tôi xin nói thẳng là hiện nay vài trăm trường NCL nhưng chỉ đếm trên

đầu ngón tay những trường “mạnh”, phát triển được và tuyển được HS

dễ dàng nhờ uy tín đã được nhà trường tự xây dựng lên.

Các trường NCL tuyển được HS, lý do lớn nhất chính là kiểu cách làm

ăn năng động, phục vụ yêu cầu giáo dục của dân, chứ không “há miệng

chờ sung rụng” được đâu.

Những quy định đang trái với Luật Giáo dục, đang đi ngược với Thông

tư về hoạt động của các trường NCL thì cần phải xem xét lại.

Ví dụ, trong Thông tư hoạt động của các trường NCL nêu rõ: Các trường

NCL phải hoạt động giáo dục theo quy định chung với các trường CL,

nhưng các trường NCL được bổ sung thêm 4 tuần dạy và học so với các

trường CL cùng cấp học, nhằm nâng cao đầu vào và bảo đảm chất

lượng đầu ra.

Tuy nhiên, quy định là các trường không được dạy và học trước 1/8. Vậy

thì quy định cho phép trường NCL được bổ sung thêm 4 tuần dạy và học

thì 4 tuần này được bổ sung vào thời gian nào, khi mà lại quy định tất cả

các trường đều phải dạy và học từ 1/8 và kết thúc năm học cũng vào

cuối tháng 5?

So sánh thực tế quản lý tuyển sinh ở giáo dục phổ thông của các nước

trên thế giới, ông thấy có điều gì đáng suy ngẫm?

- Tôi đã đi hơn 10 nước trên thế giới xem hoạt động tuyển sinh của họ

rồi.

Ở nước ngoài, các trường họ tuyển sinh quanh năm, chứ không có quy

định cứng nhắc là chỉ được tuyển sinh vào một thời điểm cố định.

Người học có nhu cầu học thì nhà trường tuyển sinh.

Theo tôi, đã đến lúc cần phải xem xét vấn đề tự chủ cho các trường học

một cách nghiêm túc.

Không chỉ các trường NCL cần tự chủ mà các trường công lập cũng cần

tự chủ.

Có như vậy thì mới làm phong phú được hoạt động của nhà trường,

nhất là nâng cao được chất lượng giáo dục.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi.

Theo vietnamnet.vn