28
a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 26 tháng 4 năm 2017

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1189/DB26... · toán. Triển khai Đề án giảm

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

a

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

ĐIỂM BÁO

Ngày 26 tháng 4 năm 2017

Bộ, ngành

1. Khắc phục tình trạng cát cứ dữ liệu giữa các ngành

2. Hầu hết các dịch vụ kỹ thuật được quỹ BHYT thanh toán

3. Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng

4. Số hồ sơ, giấy tờ cần số hóa của Bộ Y tế dài 1,5km

5. DN thủy sản kiến nghị Bộ Y tế tháo gỡ vướng mắc

6. Chế độ đối với người hiến bộ phận cơ thể người

7. Đơn giản hóa chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước

8. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo

Địa phương

9. Có 'giải cứu' được thịt lợn bằng điều kiện kinh doanh?

10. Đối thoại để "gần gũi" doanh nghiệp

11. Tuyển sinh trực tuyến giúp giảm thiểu chạy lớp, chạy trường

12. Thái Nguyên yêu cầu rà soát quy trình, thủ tục đối với dự án PPP

1. Khắc phục tình trngành

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có ý kiến

trạng thiếu kết nối thông tin, nhiều t

cấp trùng.

Khắc phục tình tr

Theo phản ánh của doanh nghiệp v

do cơ sở dữ liệu về sở hữu công nghiệp của Bộ Khoa học v

(Cục Sở hữu trí tuệ) quản lý không đ

đăng ký kinh doanh do B

tình trạng cấp giấy đăng ký doanh nghiệp tr

đã được đăng ký bảo hộ nh

Khắc phục tình trạng trên, Phó Th

nghệ và Bộ Kế hoạch v

liệu trên, hoàn thành trư

Đồng thời, Phó Thủ tư

kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khắc phục t

liệu giữa các ngành, các c

tướng Chính phủ về cải cách h

tuyến, cải thiện môi trường kinh doanh.

ình trạng cát cứ dữ liệu giữa các

ớng Vũ Đức Đam vừa có ý kiến chỉ đạo khắc phục t

ạng thiếu kết nối thông tin, nhiều tên thương mại được bảo hộ bị

ình trạng cát cứ dữ liệu giữa các ngành, các c

ản ánh của doanh nghiệp và phương tiện thông tin truyền thông,

ở dữ liệu về sở hữu công nghiệp của Bộ Khoa học và Công ngh

ục Sở hữu trí tuệ) quản lý không được liên thông với cơ sở dữ liệu về

đăng ký kinh doanh do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý nên đ

ạng cấp giấy đăng ký doanh nghiệp trùng tên với tên doanh nghi

ợc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

ên, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Khoa học v

ộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện ngay việc kết nối 2 c

ên, hoàn thành trước ngày 30/5/2017.

ướng giao Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo,

ớng Chính phủ chỉ đạo khắc phục tình trạng cát cứ dữ

ành, các cấp để thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Thủ

ớng Chính phủ về cải cách hành chính, cung cấp dịch vụ công trực

ờng kinh doanh.

Theo baochinhphu.vn

ạng cát cứ dữ liệu giữa các

ắc phục tình

ợc bảo hộ bị

ành, các cấp

ện thông tin truyền thông,

à Công nghệ

ở dữ liệu về

ên đã dẫn tới

ên doanh nghiệp

ầu Bộ Khoa học và Công

ực hiện ngay việc kết nối 2 cơ sở dữ

ền thông chỉ đạo,

ạng cát cứ dữ

ấp để thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Thủ

ấp dịch vụ công trực

Theo baochinhphu.vn

2. Hầu hết các dịch vụ kỹ thuật được quỹ BHYT thanh toán

Theo ý kiến của cử tri các tỉnh An Giang, Tây Ninh, hiện nay, người

khám, chữa bệnh bằng BHYT không được điều trị tốt như khám

chữa bệnh dịch vụ. Cử tri đề nghị ngành Y tế xem xét, điều chỉnh để

người bệnh có thẻ BHYT vẫn được hưởng đủ các chế độ như

khám, chữa bệnh dịch vụ.

Về vấn đề này, Bộ Y tế trả lời cử tri các tỉnh như sau:

Đối với phản ánh của cử tri về sự phân biệt, đối xử giữa những người

khám chữa bệnh BHYT và người khám chữa bệnh dịch vụ, Bộ Y tế

khẳng định không có sự phân biệt, đối xử giữa những người khám chữa

bệnh theo 2 nhóm đối tượng này. Tuy nhiên vẫn có sự khác nhau về thủ

tục khi đi khám chữa bệnh, đó là: Người có thẻ BHYT sẽ phải trình thẻ

BHYT kèm theo Giấy tờ xác định nhân thân, Giấy chuyển viện (trong

trường hợp chuyển tuyến) còn đối với người không có thẻ BHYT sẽ làm

thủ tục nộp tiền theo quy định.

Bộ Y tế đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp cụ thể nhằm nâng

cao chất lượng khám bệnh chữa bệnh, tăng tiếp cận dịch vụ, đáp ứng

ngày càng tốt hơn sự hài lòng của người bệnh có thẻ BHYT, khuyến

khích các cơ sở y tế tổ chức khám, chữa bệnh bằng BHYT vào ngày

nghỉ, ngày lễ; mở rộng danh mục thuốc và đưa các thiết bị kỹ thuật cao

vào khám, chữa bệnh bằng BHYT… nhằm bảo đảm quyền lợi chính

đáng của người bệnh có thẻ BHYT:

Bộ đã ban hành Thông tư số 43/2015/TT-BYT ngày 26/11/2015 quy định

về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội

của bệnh viện để hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề về công tác xã hội

cho người bệnh và người nhà người bệnh trong quá trình khám bệnh,

chữa bệnh.

Phối hợp với Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số 16/2015/TTLT-

BYT-BTC sửa đổi Khoản 5 Điều 13 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-

BYT-BTC ngày 24/11/2014 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính. Theo đó,

trường hợp cơ sở y tế có tổ chức khám, chữa bệnh BHYT vào ngày

nghỉ, ngày lễ phải thông báo cho tổ chức BHXH để bổ sung vào hợp

đồng khám bệnh, chữa bệnh trước khi thực hiện. Người có thẻ BHYT

đến khám bệnh, chữa bệnh được quỹ BHYT thanh toán trong phạm vi

quyền lợi và mức hưởng BHYT. Cơ sở y tế có trách nhiệm bảo đảm về

nhân lực, điều kiện chuyên môn, phải công khai những khoản chi phí mà

người bệnh phải chi trả ngoài phạm vi được hưởng của người bệnh

tham gia BHYT và phải thông báo trước cho người bệnh, người bệnh

phải tự chi trả phần chi phí ngoài phạm vi quyền lợi và mức hưởng

BHYT (nếu có). Như vậy cơ sở khám chữa bệnh đã được tạo điều kiên

tối đa để tổ chức khám, chữa bệnh bằng BHYT vào ngày cuối tuần.

Hiện nay, nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã tổ chức khám, chữa

bệnh BHYT vào ngày nghỉ, ngày lễ nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa

bệnh và bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT như: Bệnh viện

Bạch Mai, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bệnh viện cấp cứu Trưng

Vương, Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng TP.HCM…

Ban hành Thông tư số 40/2014/TT-BYT ban hành và hướng dẫn thực

hiện danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT

và Thông tư số 05/2015/TT-BYT ngày 17/3/2015 ban hành và hướng

dẫn danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ

truyền thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT.

Danh mục thuốc tân dược gồm 845 hoạt chất, 1064 thuốc với đầy đủ

các chuyên khoa. Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước

trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng

so với mức phí đóng BHYT. Bộ Y tế có thể khẳng định Thông tư số

40/2014/TT-BYT ban hành đã đáp ứng được nhu cầu điều trị, bảo đảm

được quyền lợi cho người bệnh có thẻ BHYT, đồng thời phù hợp với khả

năng chi trả của quỹ BHYT.

Danh mục thuốc y học cổ truyền hiện có 229 chế phẩm, tăng 102 chế

phẩm, và 349 vị thuốc, tăng 49 vị thuốc so với Thông tư số 12/2010/TT-

BYT ngày 29/4/2010, được áp dụng cho tất cả các cơ sở khám chữa

bệnh, bao gồm bệnh viện y học cổ truyền, bệnh viện có khoa y học cổ

truyền, kể cả trạm y tế xã có đủ điều kiện khám chữa bệnh BHYT theo

quy định.

Danh mục thuốc BHYT ban hành trong các Thông tư số 40/2014/TT-

BYT và Thông tư số 05/2015/TT-BYT được ghi dưới dạng tên hoạt

chất/thành phần, không ghi hàm lượng,dạng bào chế và tên thương mại.

Như vậy, việc lựa chọn thuốc thành phẩm được Quỹ BHYT thanh toán

tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không bị giới hạn bởi chủng loại

thuốc với giá rẻ hay đắt, thuốc nội hay thuốc ngoại. Căn cứ vào mô hình

bệnh tật, nhu cầu khám chữa bệnh và khả năng chi trả của Quỹ BHYT,

cơ sở khám chữa bệnh xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại đơn vị để

mua sắm lựa chọn thuốc thành phẩm phù hợp.

Bộ cũng ban hành Quyết định số 1313/QĐ-BYT ngày 22/4/2013 hướng

dẫn quy trình khám bệnh tại bệnh viện với mục đích nhằm: Thống nhất

quy trình khám bệnh của các bệnh viện; Hướng dẫn các bệnh viện thực

hiện các giải pháp cải tiến quy trình và thủ tục trong khám bệnh, rút ngắn

thời gian chờ, tránh gây phiền hà và tăng sự hài lòng của người bệnh,

đặc biệt đối với người bệnh BHYT khi đến khám tại bệnh viện; Giúp

người bệnh biết rõ quy trình khám bệnh để cùng phối hợp với bệnh viện

trong quá trình khám bệnh. Đến nay, thì 100% các cơ sở khám chữa

bệnh đã tổ chức triển khai thực hiện cải tiến quy trình khám bệnh, thời

gian khám bệnh trung bình giảm rõ rệt.

Ban hành Quyết định 2151/QĐ-BYT ngày 4/6/2015 về việc “Đổi mới

phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của

người bệnh”, tổ chức triển khai rộng rãi tại các cơ sở khám bệnh, chữa

bệnh.

Ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá về chất lượng bệnh viện và thực hiện cải

cách thủ tục hành chính, cải tiến quy trình khám chữa bệnh, theo

phương châm: Rút ngắn thời gian chờ đợi; Giảm bớt các thủ tục không

cần thiết; Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; Tạo sự hài lòng cho

người bệnh. Bước đầu giải quyết tình trạng quá tải bệnh viện, đáp ứng

yêu cầu của người bệnh góp phần nâng cao chất lượng khám chữa

bệnh BHYT, bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT.

Triển khai các hoạt động chỉ đạo, điều hành

Chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện các hoạt động nhằm cải

cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho người bệnh, giảm thời gian

chờ đợi khám bệnh, cụ thể như sau: Tổ chức quán triệt, triển khai các

văn bản hướng dẫn về BHYT cho toàn thể cán bộ nhân viên của đơn vị;

Thủ trưởng các đơn vị tổ chức rà soát thủ tục khám chữa bệnh BHYT,

bố trí hệ thống đăng ký và nơi khám bệnh một cách khoa học, hợp lý,

phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị; Cải tiến quy trình, thủ tục hành

chính, bổ sung bảng chỉ dẫn các khoa phòng, bảng hướng dẫn thủ tục

khám, chữa bệnh, cung cấp thông tin về khám chữa bệnh BHYT; Tăng

cường tin học hoá trong quản lý khám chữa bệnh BHYT; giải quyết một

cách khoa học và công bằng trong việc tổ chức khám chữa bệnh, không

phân biệt người bệnh tự trả viện phí và người bệnh BHYT; Công khai

bảng giá viện phí theo quy định; thực hiện công khai, minh bạch các

khoản chi phí mà người bệnh phải chi trả hay được quỹ BHYT thanh

toán.

Triển khai Đề án giảm quá tải bệnh viện, Đề án 1816, Đề án bệnh viện

vệ tinh, Đề án bác sỹ gia đình... Danh mục dịch vụ kỹ thuật được thực

hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh hiện nay có khoảng 17.000, hầu hết

các dịch vụ kỹ thuật này được quỹ BHYT thanh toán.

Theo baochinhphu.vn

3. Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng

Theo kế hoạch, Dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) sẽ được Quốc

hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2017) và thông qua tại Kỳ

họp thứ 5 (tháng 5/2018). Dự luật này được kỳ vọng sẽ tạo ra

những bước tiến mới trong việc xây dựng một nền kinh tế thị

trường hiện đại và đầy đủ.

Ảnh Internet

Điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh

Dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) đang được Bộ Công Thương đưa ra

lấy ý kiến được đánh giá có khá nhiều điểm mới so với Luật Cạnh tranh

hiện hành. Tờ trình Dự thảo Luật nhấn mạnh, xuất phát từ vị trí, vai trò

của cạnh tranh trong phát triển kinh tế, Luật Cạnh tranh được sửa đổi,

bổ sung để phục vụ cho mục tiêu quan trọng nhất là bảo vệ môi trường

cạnh tranh, hoạt động cạnh tranh bình đẳng giữa các DN; không bảo vệ

lợi ích cho một hoặc nhóm DN cụ thể nào trên thị trường.

Hiện thực hóa mục tiêu nêu trên, Dự thảo Luật bổ sung các quy định

điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh. Theo đó, điều chỉnh cách tiếp

cận trong việc kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh, gồm thoả

thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng

vị trí độc quyền. Sự điều chỉnh này phù hợp với thực tiễn cạnh tranh trên

thị trường và thông lệ quốc tế.

Dự thảo thể hiện tinh thần không tiếp cận kiểm soát các hành vi hạn chế

cạnh tranh chỉ dựa vào tiêu chí thị phần như hiện nay, mà kiểm soát

hành vi trên cơ sở bản chất, tác động hoặc khả năng gây tác động hạn

chế cạnh tranh một cách đáng kể của hành vi.

Dự thảo Luật cũng bổ sung hệ thống các tiêu chí đánh giá sức mạnh thị

trường của DN một cách chính xác, toàn diện hơn; không chỉ dựa vào

tiêu chí thị phần như hiện nay. Quy định cấm mặc nhiên đối với những

hành vi thoả thuận có bản chất hạn chế cạnh tranh nghiêm trọng, đặc

biệt là các hành vi thoả thuận ấn định giá, phân chia thị trường, kiểm

soát sản lượng và thông đồng đấu thầu.

Đối với nhóm quy định về kiểm soát tập trung kinh tế, so với Luật Cạnh

tranh 2004, Dự thảo Luật đã thay đổi cách thức tiếp cận kiểm soát tập

trung kinh tế theo hướng trao quyền cho cơ quan cạnh tranh trong việc

đánh giá tác động cạnh tranh của việc tập trung kinh tế và tăng cường

sự chủ động của DN trong việc thực hiện thủ tục thông báo với cơ quan

cạnh tranh và mở rộng các yếu tố đánh giá một vụ việc tập trung kinh tế.

Tán thành với những nội dung cần sửa đổi, bổ sung nêu trên, Luật sư

Nguyễn Tiến Lập, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế (VIAC) cho

rằng, những hạn chế của Luật Cạnh tranh hiện hành đã phần nào được

khắc phục tại Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung. Tại dự thảo luật này, nhiều

nội dung có liên quan đến hoạt động cạnh tranh như kiểm soát tập trung

kinh tế, việc lạm dụng vị trí độc quyền của các hành vi cạnh tranh đã

được quy định.

Hướng đến mục tiêu chống độc quyền

Luật Cạnh tranh một khi được ban hành như một khung khổ pháp

lý chuyên biệt cần thực hiện được 2 nhiệm vụ, đó là chống độc quyền và

giám sát các liên minh trong kinh doanh để bảo vệ cạnh tranh.

Bộ Công Thương cho biết, thực tiễn 12 năm thực thi Luật Cạnh tranh

cho thấy, các quy định về cạnh tranh không lành mạnh được thực hiện

tương đối hiệu quả, trung bình cơ quan quản lý điều tra, xử lý khoảng 40

vụ/năm. Tuy nhiên, trên thực tế, cạnh tranh không bình đẳng vẫn luôn là

câu chuyện khiến nhiều DN bức xúc.

Theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, chính sách cạnh tranh quy định rõ

các DN phải cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, nhưng thực tế cách

làm của những người có liên quan lại chưa theo đúng tinh thần này.

“Cạnh tranh lành mạnh chỉ có thể được tạo ra nếu những khoản chi phí

không chính thức được loại bỏ”, ông Thành nhấn mạnh.

Luật sư Trương Thanh Đức, Công ty Luật Basico cho rằng, việc khuyến

khích cạnh tranh đồng nghĩa với việc chống lại những hành vi cạnh tranh

không lành mạnh, cạnh tranh sai luật. Luật Cạnh tranh (sửa đổi) phải tạo

lập được môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các DN; không dành ưu

tiên, ưu đãi cho bất kỳ đối tượng nào. Đối với các biện pháp phòng vệ

thương mại, cần đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với những cam kết

quốc mà Việt Nam tham gia, nếu không sẽ khó xử lý được những vấn đề

mới phát sinh.

Còn theo quan điểm của Luật sư Nguyễn Tiến Lập, Luật Cạnh tranh một

khi được ban hành như một khung khổ pháp lý chuyên biệt cần thực

hiện được 2 nhiệm vụ, đó là chống độc quyền và giám sát các liên minh

trong kinh doanh để bảo vệ cạnh tranh. Đối với nhiệm vụ chống độc

quyền, cần lưu ý ngoài việc ngăn cấm các hành vi độc quyền hóa (tập

trung kinh tế) một cách cố ý và chủ động nhằm hạn chế hoặc loại trừ

cạnh tranh, phải kiểm soát chặt chẽ cả các DN trở thành độc quyền một

cách tự nhiên do điều kiện khách quan hoặc các yếu tố ngẫu nhiên.

Đại diện cho khối DN, ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các

DN nhỏ và vừa TP. Hà Nội nêu quan điểm, Luật Cạnh tranh (sửa đổi)

phải được hoàn thiện theo hướng giúp DN trong thị trường cạnh tranh

một cách bình đẳng, đặc biệt là bình đẳng trong cạnh tranh giữa DN nhà

nước và DN tư nhân.

Theo baodauthau.vn

4. Số hồ sơ, giấy tờ cần số hóa của Bộ Y tế dài 1,5km

Những hồ sơ cần số hóa của Bộ Y tế nếu xếp chồng lên nhau dài

khoảng 1,5km. Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo về giảm

thiểu số hồ sơ giấy tờ phục vụ cải cách hành chính trong ngành y

tế Việt Nam.

Chiều 25/4, Cục công nghệ thông tin, Bộ Y tế đã tổ chức hội thảo “Hợp

tác Việt Nhật về giảm thiểu hồ sơ giấy tờ phục vụ cải cách hành chính

trong ngành y tế Việt Nam”.

Tại buổi hội thảo TS Lương Chí Thành, Phó Chánh văn phòng Cục

CNTT, Bộ Y tế cho biết, thời gian qua chúng ta đã nghe tới chỉ số PAR

INDEX, đây là chỉ số phản ánh cải cách hành chính của các bộ và cơ

quan ngang bộ. Đánh giá theo chỉ số này, năm 2016 Bộ Y tế xếp thứ 8

trên tổng số 19 bộ, cơ quan ngang bộ, với điểm số tăng liên tục từ năm

2012 đến nay.

Có được kết quả này là do Bộ Y tế đã ban hành, triển khai công tác cải

cách hành chính theo từng giai đoạn và kế hoạch từng năm. Theo đó

mục tiêu của Bộ Y tế, là đến năm 2020, công tác ứng dụng công nghệ

thông tin – truyền thông trong hoạt động quản lý và chuyên môn của tất

cả các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ được triển khai đồng bộ: Trên 90%

các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan, đơn vị trong

ngành y tế được thực hiện dưới dạng điện tử, 100% cán bộ, công nhân

viên chức thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc,

tăng số lượng dịch vụ công y tế được cung cấp trực tuyến ở mức độ 3

và 4.

Chính vì thế Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế đã triển khai thí điểm điện

tử hóa tài liệu phục vụ công tác cải cách hành chính của Bộ Y tế trên

phần mềm AMLAD với thời gian sử dụng thí điểm từ tháng 11/2016 đến

tháng 3/2017.

TS Lương Chí Thành, Phó Chánh văn phòng Cục CNTT, Bộ Y tế

Ông Nguyễn Xuân Sơn, Vụ tổ chức cán bộ, Bộ Y tế, Thường trực ban

cải cách hành chính của Bộ Y tế cho biết, việc hình thành hệ thống lưu

trữ điện tử là rất cần thiết, phục vụ cho việc định hình các hồ sơ lưu trữ,

danh mục hồ sơ, theo dõi thời hạn bảo quản… giúp lưu trữ thông tin, ghi

nhận, trình bày sử dụng và quản lý thông tin hiệu quả nhất. Lưu trữ điện

tử sẽ giảm bớt không gian quản lý tài liệu, giúp việc lưu trữ, truy xuất,

chia sẻ, tìm kiếm thông tin một cách dễ dàng; văn bản, tài liệu được lưu

trữ trên hệ thống thiết bị công nghệ thông tin và nâng cao thời gian lưu

trữ, tránh xuống cấp và thất thoát văn bản, tài liệu….

Cục Công nghệ thông tin mong muốn sẽ thực hiện điện tử hóa giấy tờ

toàn bộ các hồ sơ, giấy tờ, công văn, kế hoạch, báo cáo… hiện chưa

được số hóa đang được lưu trữ bằng bản giấy. Theo chia sẻ tại hội thảo,

số hồ sơ, giấy tờ này nếu xếp chồng lên nhau phải lên tới 1,5km và 900

thùng tôn, phải tốn tới 5 phòng kho để lưu trữ.

Theo suckhoedoisong.vn

5. DN thủy sản kiến nghị Bộ Y tế tháo gỡ vướng mắc

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã kiến

nghị Bộ Y tế sửa đổi Nghị định 38/2012 về hướng dẫn thi hành một

số điều của Luật An toàn thực phẩm.

Cụ thể, đơn giản hóa các thành phần của hồ sơ đăng ký hợp quy, thủ

tục đăng ký công bố hợp quy, tiếp nhận đăng ký và thông báo tiếp nhận

công bố hợp quy; rút ngắn thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy

xuống còn tối đa là ba ngày làm việc.

Theo phản ánh của các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu thủy sản, thủ tục

cấp giấy xác nhận công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm đã

và đang tạo ra không ít nhiêu khê và khó khăn cho các tổ chức, cá nhân;

đi ngược lại tinh thần giảm bớt quy định và thủ tục hành chính trong giai

đoạn hiện nay. Hơn nữa, nhiều nước trên thế giới (EU, Mỹ, Nhật Bản…)

không có phương thức quản lý an toàn thực phẩm tương tự và các nước

chỉ thực hiện công tác quản lý nhà nước dựa trên ba hoạt động chính là

đánh giá điều kiện sản xuất, lấy mẫu phân tích và thanh tra, kiểm tra.

Theo plo.vn

6. Chế độ đối với người hiến bộ phận cơ thể người

Người hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác được hưởng chế độ

khám sức khỏe định kỳ đối với người đã hiến bộ phận cơ thể ở

người sống; chế độ tổ chức tang lễ và mai táng di hài đối với người

hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác...

Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư quy định quản lý và sử dụng kinh

phí thực hiện chế độ đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người, hiến

xác.

Dự thảo Thông tư quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế

độ đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác, bao gồm: Chế

độ khám sức khỏe định kỳ đối với người đã hiến bộ phận cơ thể ở người

sống; chế độ tổ chức tang lễ và mai táng di hài đối với người hiến bộ

phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác; thủ tục khám sức khỏe định kỳ

và hưởng chế độ tang lễ, mai táng di hài; nguồn kinh phí thực hiện; trách

nhiệm chi trả và công tác quản lý tài chính.

Ảnh minh họa

Khám sức khỏe định kỳ với người hiến bộ phận cơ thể ở người

sống

Theo dự thảo, người đã hiến bộ phận cơ thể người ở người sống được

bảo đảm chi phí khám sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn về chuyên môn

y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định hiện hành về giá dịch

vụ khám sức khỏe định kỳ do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Bên cạnh đó, được hỗ trợ tiền thuê phòng ngủ trong trường hợp người

bệnh ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thể đi về trong ngày

(không bao gồm trường hợp người bệnh phải nhập viện được cơ sở

khám bệnh, chữa bệnh đảm bảo theo quy định): 450.000

đồng/ngày/người, tối đa không quá 02 ngày; được hỗ trợ tiền ăn trong

những ngày thực tế đi khám sức khỏe định kỳ, tối đa không quá 03

ngày/lần khám định kỳ: 200.000 đồng/ngày.

Đồng thời được hỗ trợ chi phí đi lại từ nhà đến cơ sở khám bệnh, chữa

bệnh thực hiện khám sức khỏe định kỳ và ngược lại theo mức giá

phương tiện vận tải công cộng.

Về chế độ cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người đã hiến bộ phận cơ thể ở

người sống, dự thảo nêu rõ, người đã hiến bộ phận cơ thể người được

cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật hiện hành về bảo

hiểm y tế.

Về chế độ tổ chức tang lễ, mai táng di hài đối với người hiến bộ phận cơ

thể người sau khi chết, hiến xác, dự thảo đề xuất, người hiến bộ phận

cơ thể người sau khi chết, hiến xác thì thân nhân của người hiến hoặc

cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến được hỗ trợ

kinh phí để tổ chức tang lễ và mai táng di hài bằng 10 lần mức lương cơ

sở.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Theo baochinhphu.vn

7. Đơn giản hóa chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước

Giảm tối thiểu 20% số báo cáo định kỳ không phù hợp với yêu cầu

quản lý, lược bỏ những chỉ tiêu, nội dung báo cáo trùng lặp, không

cần thiết, đảm bảo giảm gánh nặng hành chính, tiết kiệm chi phí

trong thực hiện chế độ báo cáo.

“Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan

hành chính nhà nước” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Nhiệm vụ cụ thể thực hiện Đề án là hệ thống hóa, rà soát, đơn giản hóa

chế độ báo cáo. Cụ thể, hệ thống hóa toàn bộ các báo cáo, chế độ báo

cáo theo ngành, lĩnh vực đang thực hiện hoặc yêu cầu thực hiện, gồm:

các báo cáo định kỳ thuộc các lĩnh vực quản lý của hệ thống cơ quan

hành chính nhà nước được thể hiện bằng văn bản (không bao gồm báo

cáo thống kê, báo cáo đột xuất, báo cáo nói) thực hiện giữa các cơ quan

hành chính nhà nước với nhau và báo cáo của các tổ chức, cá nhân gửi

cơ quan hành chính nhà nước theo quy định của các văn bản pháp luật

hiện hành.

Trên cơ sở Danh mục báo cáo, chế độ báo cáo đã được hệ thống hóa,

các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

tổ chức rà soát, đánh giá, xây dựng, phê duyệt Phương án đơn giản hóa

chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước

theo các tiêu chí: sự cần thiết; tính pháp lý của báo cáo được thực hiện;

tần suất báo cáo, kỳ báo cáo, thời điểm lấy số liệu báo cáo và thời hạn

gửi báo cáo; trách nhiệm báo cáo, mức độ và sự phù hợp với chức

năng, nhiệm vụ của cơ quan thực hiện báo cáo; hình thức, nội dung báo

cáo (rà soát, đánh giá cụ thể về tính rõ ràng, minh bạch, phù hợp… của

hình thức, nội dung báo cáo); mẫu, biểu báo cáo (rà soát, đánh giá, kiến

nghị cụ thể về mẫu đề cương báo cáo, biểu mẫu báo cáo…); khả năng

ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình báo cáo.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có

trách nhiệm phê duyệt Phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo, trong

đó, xác định cụ thể các báo cáo loại bỏ, hoặc đề nghị loại bỏ, lý do loại

bỏ, đề nghị loại bỏ; các báo cáo tiếp tục duy trì thực hiện, hoặc đề nghị

duy trì thực hiện, các báo cáo bổ sung thực hiện, hoặc đề nghị bổ sung

thực hiện, lý do duy trì, đề nghị duy trì, bổ sung.

Nhiệm vụ cụ thể khác là xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.

Theo đó, hệ thống thông tin báo cáo quốc gia được xây dựng, cài đặt tại

Trung tâm dữ liệu của Văn phòng Chính phủ và kết nối với các Phân hệ

phần mềm báo cáo tại các Bộ, ngành, địa phương; bộ, ngành, địa

phương triển khai thực hiện việc xây dựng Phân hệ phần mềm báo cáo

theo Kế hoạch và Hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ; Văn phòng

Chính phủ xây dựng, ban hành Quy chế khai thác, sử dụng Hệ thống

thông tin báo cáo quốc gia, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Ngoài ra, xây dựng Nghị định quy định về chế độ báo cáo trong các cơ

quan hành chính nhà nước nhằm tạo hành lang pháp lý thống nhất, hiệu

quả cho hoạt động báo cáo, khắc phục tình trạng tùy tiện trong yêu cầu

báo cáo, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong hoạt động báo

cáo của các cơ quan hành chính nhà nước.

Theo baochinhphu.vn

8. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn, các cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm

vụ được giao, tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy

mạnh hoạt động xuất khẩu gạo theo mục tiêu, phương hướng điều

hành xuất khẩu gạo năm 2017 đã đề ra.

Ảnh minh họa

Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với cơ quan liên

quan theo dõi, nắm chắc tình hình thương mại gạo thế giới, thông tin về

nhu cầu, thị hiếu của các thị trường nhập khẩu để kịp thời hướng dẫn,

tuyên tuyền đến các địa phương, thương nhân kinh doanh xuất khẩu

gạo; phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nắm

bắt kịp thời lượng gạo hàng hóa theo từng thời kỳ, mùa vụ, nhất là khi

vào vụ thu hoạch rộ lúa gạo, kịp thời có giải pháp tiêu thụ lúa gạo hàng

hóa, bảo đảm có lãi cho người trồng lúa.

Đồng thời khẩn trương hoàn thiện Đề án Chiến lược phát triển thị trường

xuất khẩu gạo, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 5/2017.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan rà soát, đề ra

những biện pháp khắc phục khó khăn, hạn chế để xây dựng kế hoạch,

tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại gạo trong năm 2017

theo thẩm quyền và quy định của pháp luật, nhất là đối với các thị

trường tập trung truyền thống và thị trường trọng tâm, tiềm năng; trường

hợp vượt thẩm quyền, báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với

cơ quan liên quan chỉ đạo UBND các địa phương, thương nhân kinh

doanh xuất khẩu gạo thực hiện có hiệu quả chủ trương xây dựng vùng

nguyên liệu hoặc hợp tác, liên kết, đặt hàng với hộ nông dân trồng lúa

với Lộ trình đã được ban hành theo các chỉ đạo liên quan của Thủ tướng

Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ

trì, phối hợp với cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng và ban hành

tiêu chuẩn quốc gia đối với gạo để làm cơ sở kiểm tra, bảo đảm phù hợp

với yêu cầu thị trường; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện

trong quý II/2017.

Đồng thời rà soát, phổ biến quy định của các thị trường, các cam kết

quốc tế của Việt Nam về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm dịch, vệ sinh an

toàn thực phẩm và có biện pháp thay thế những chủng loại thuốc có

chứa các hoạt chất độc hại, gây dư lượng hóa chất trong sản phẩm gạo

không phù hợp với quy định của từng thị trường nhập khẩu.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với cơ quan

liên quan nghiên cứu phương án đầu tư phòng kiểm định đạt tiêu chuẩn

quốc tế tại vùng đồng bằng sông Cửu Long để giảm chi phí cho thương

nhân xuất khẩu và người sản xuất lúa; báo cáo Thủ tướng Chính phủ

trong quý II/2017.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc

phòng (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng), UBND các tỉnh biên giới liên

quan thực hiện thống kê đầy đủ số lượng gạo thực tế xuất nhập khẩu,

mua bán qua biên giới. Riêng đối với hoạt động mua bán, trao đổi gạo

qua các cửa khẩu phụ, lối mở chưa bố trí lực lượng hải quan, Bộ Quốc

phòng (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên

phòng thực hiện thống kê đầy đủ theo nhiệm vụ quy định tại Nghị định

số 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ và thông báo cho

lực lượng hải quan nơi quản lý địa bàn để tổng hợp chung.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả

các chính sách tín dụng phục vụ lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, xuất

khẩu gạo theo quy định; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; trường

hợp vượt thẩm quyền, báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ giao Hiệp hội Lương thực Việt Nam tiếp tục hoàn

thiện cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động; phát huy vai trò hỗ trợ

thương nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là trong liên kết

sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu, xây dựng thương hiệu, tìm kiếm

khách hàng, thị trường xuất khẩu gạo; điều phối, hỗ trợ hiệu quả các

thương nhân đầu mối trong giao dịch và tổ chức thực hiện các hợp đồng

tập trung; tăng cường nắm sát tình hình thị trường, kịp thời kiến nghị các

giải pháp thúc đẩy xuất khẩu, giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu

gạo.

Theo baochinhphu.vn

9. Có 'giải cứu' được thịt lợn bằng điều kiện kinh doanh?

Đã xuất hiện những ý kiến đề nghị đưa chăn nuôi là ngành kinh

doanh có điều kiện, trong bối cảnh giá thịt lợn đang xuống mức

thấp nhất trong nhiều năm qua.

Ảnh minh họa

Tại Hội nghị tìm giải pháp ổn định và phát triển ngành chăn nuôi diễn ra

hôm 24/4, một trong những đề xuất được đưa ra là phải đưa chăn nuôi

thành ngành kinh doanh có điều kiện.

Ông Phạm Văn Học, Phó Chủ tịch Công ty Cổ phần tập đoàn Dabaco

Việt Nam, cho hay trước đó Dabaco đã đưa ra dự báo là giá heo sẽ

giảm mạnh năm 2017 do tốc độ tái đàn chóng mặt. Tuy nhiên, thông tin

truyền tải chưa được quyết liệt, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ lại rất mơ hồ về

thông tin thị trường, cứ thấy giá cao lại tái đàn, đến giờ giá giảm thê

thảm ngoài sức tưởng tượng.

Do đó, Dabaco kiến nghị xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo cho

người chăn nuôi và doanh nghiệp về nhu cầu thị trường. Nghiên cứu

ngừng nhập khẩu thịt để dành thị phần cho thị trường nội địa…

Các doanh nghiệp tham gia hội nghị cũng đề nghị Bộ NN&PTNT đưa

ngành chăn nuôi là ngành kinh doanh có điều kiện do với 55% là nông

hộ nhỏ lẻ sẽ rất khó kiểm soát tăng đàn. Do đó, phải đưa ra yêu cầu

nghiêm ngặt về kỹ thuật, giải quyết vấn đề môi trường, hạn chế tình

trạng phát triển ồ ạt như hiện nay.

Ông Võ Việt Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại và

Đầu tư Anh Dũng, nhấn mạnh: “Dứt khoát ngành này là ngành kinh

doanh có điều kiện, không thể cứ muốn là mở…”.

Theo quy định hiện hành của Luật Đầu tư, trong lĩnh vực chăn nuôi, hiện

chỉ có các cơ sở chăn nuôi tập trung là ngành kinh doanh có điều kiện.

Điều này có nghĩa là các hộ nông dân hoàn toàn tự do trong việc chăn

nuôi nhỏ lẻ, chỉ khi chăn nuôi tập trung với quy mô lớn mới phải đáp ứng

những điều kiện nhất định.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, lý do để kiểm soát tăng đàn, tránh

phát triển ổ ạt để kiến nghị đưa chăn nuôi thành ngành kinh doanh có

điều kiện là không thuyết phục.

Trước đây, nhiều điều kiện kinh doanh đối với ngành xuất khẩu gạo hay

kinh doanh khí gas cũng được đã được đưa ra, cũng với những lý do

như tránh hỗn loạn thị trường hay tránh phát triển nóng. Tuy nhiên, cho

tới gần đây, các cơ quan quản lý đang nghiên cứu, sửa đổi theo hướng

giảm bớt các điều kiện này.

Trong Nghị định 66/2016/NĐ-CP, Bộ NN&PTNT cũng đã bãi bỏ rất nhiều

quy định về chăn nuôi tập trung gia súc gia cầm, nhất là những quy định

quy định chung chung, chưa đáp ứng về tính minh bạch, rõ ràng của

điều kiện kinh doanh.

Theo canhtranhquocgia.vn

10. Đối thoại để "gần gũi" doanh nghiệp

Đối thoại là một trong những phương thức để tăng cường sự gắn

bó giữa doanh nghiệp với chính quyền, giúp cho các chủ trương,

chính sách của Trung ương và thành phố bám sát hơi thở của

doanh nghiệp.

Đối thoại để "gần gũi" doanh nghiệp. Ảnh minh hoạ: TTXVN

Có lẽ chưa khi nào, vị thế của doanh nghiệp được nâng tầm và được coi

trọng như thời gian gần đây. Nhất là trong năm qua và những năm sắp

tới, Chính phủ chủ trương hỗ trợ phát triển doanh nghiệp bằng nhiều giải

pháp cụ thể và thiết thực.

Qua đó, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực

cạnh tranh quốc gia, như tinh thần của Nghị quyết 19-2017/NQ-CP và

Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ.

Bên cạnh việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, các quy trình, quy

định pháp luật về điều kiện kinh doanh, các doanh nghiệp ở hầu hết mọi

lĩnh vực và quy mô hoạt động đều được tạo thuận lợi về chính sách tiếp

cận đất đai, tín dụng hay cơ chế thuế… Tuy nhiên, điều quan trọng là

tiếng nói của doanh nghiệp đã được lắng nghe.

Chính quyền các địa phương, lãnh đạo các sở, ban, ngành đã tổ chức

đối thoại; ghi nhận ý kiến phản hồi từ doanh nghiệp về những bất cập,

vướng mắc liên quan tới chính sách hay những khó khăn, thách thức do

tác động từ tình hình kinh tế chung trong nước và quốc tế.

Liên tục trong 3 năm qua, tỉnh Vĩnh Long đã có nhiều nỗ lực trong việc

cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh

nghiệp phát triển. Từ vị trí số 21 trong bảng xếp hạng năng lực cạnh

tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2014, Vĩnh Long đã được nâng hạng lên vị trí

số 19 vào năm 2015 và đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng PCI 2016.

Đây cũng là 1 trong những "ngôi sao" mới nổi được cộng đồng doanh

nghiệp ghi nhận và đánh giá rất cao về những nỗ lực đồng hành cùng

doanh nghiệp.

Ông Lê Quang Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết, hiện

nay địa phương đang có 2.700 doanh nghiệp, chủ yếu với quy mô nhỏ

và siêu nhỏ. Để thực hiện chủ trương đổi mới của Chính phủ, chuyển từ

tư duy quản lý sang tư duy phục vụ và luôn đồng hành cùng doanh

nghiệp, Vĩnh Long đã đạt được một số tiến bộ trong lĩnh vực hành chính

công, thuế và tín dụng ngân hàng.

Đơn cử như nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức trong

việc giải quyết công vụ đối với người dân và doanh nghiệp; ban hành

quy chế phối hợp quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp sau khi đăng

ký kinh doanh.

Đồng thời, duy trì cơ chế 1 cửa liên thông và quy định trách nhiệm cụ thể

ở từng khâu và từng công việc đối với cán bộ công chức nhằm tạo điều

kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bảo đảm quyền, lợi ích

hợp pháp của doanh nghiệp.

Ông Trung bày tỏ, điều quan trọng hơn là chính quyền các cấp cùng

lãnh đạo các sở, ngành liên tục tổ chức các đợt tiếp xúc với doanh

nghiệp theo định kỳ 2 lần/năm và chưa kể đột xuất. Sau mỗi đợt tiếp xúc,

không chỉ ghi nhận ý kiến đóng góp và phản ảnh từ doanh nghiệp mà

100% vấn đề cần xử lý, cần điều chỉnh cho phù hợp đã được chính

quyền và các sở, ngành chức năng giải quyết dứt điểm, kịp thời nếu

thuộc phạm vi và thẩm quyền.

Những trường hợp liên quan tới chính sách của Trung ương thì địa

phương ghi nhận và kiến nghị tới các cấp cao hơn. Đồng thời, có sự

cam kết về thời hạn phản hồi với doanh nghiệp. Có lẽ, đó chính là lý do

vì sao các doanh nghiệp địa phương luôn đặt niềm tin vào sự đồng hành

của chính quyền tỉnh Vĩnh Long, ông Trung kết luận.

Với Tp. Hồ Chí Minh là đầu tàu kinh tế của đất nước lại có cách tiếp cận

khác. Ông Nguyễn Thành Phong, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND

thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp

là việc làm hết sức cần thiết, nên cần được tổ chức thường xuyên từ

thành phố đến cơ sở, không đợi tới chu kỳ, tới đợt mới làm.

Đó là một trong những phương thức để tăng cường sự gắn bó giữa

doanh nghiệp với chính dquyền, giúp cho các chủ trương, chính sách

của Trung ương và thành phố bám sát hơi thở của doanh nghiệp. Hơn

thế nữa, đây còn là một trong những giải pháp hiện thực hóa chủ trương

xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, đồng hành cùng doanh

nghiệp.

"Quan điểm của thành phố là luôn thẳng thắn và cởi mở với doanh

nghiệp, cùng doanh nghiệp và vì doanh nghiệp; sẵn sàng lắng nghe và

giải quyết mọi khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.", ông Phong

nhấn mạnh.

Các cơ quan, đơn vị và địa phương được thành phố giao nhiệm vụ phải

trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, nhưng nếu cố tình kéo dài, trì hoãn

việc trả lời doanh nghiệp là trái với chủ trương của thành phố và đi

ngược lại quan điểm của Chính phủ. Nhất định, thành phố sẽ có biện

pháp xử lý đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị quy phạm nội dung

trên, ông Phong khẳng định.

Đại diện từ doanh nghiệp, ông Đặng Ngọc Thanh, Phó Tổng giám đốc,

Công ty đầu tư tài chính Nhà nước Tp. Hồ Chí Minh nhận định, với Nghị

quyết 19 và Nghị quyết 35 mà Chính phủ đề ra, các địa phương đã có

nhiều hành động đột phá tạo nên những chuyển biến đáng kể.

Có thể điểm qua như các chương trình kích cầu đầu tư, các dự án khởi

nghiệp hay việc rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, cắt giảm các quy

trình, thủ tục không cần thiết để doanh nghiệp thuận lợi hơn trong hoạt

động sản xuất kinh doanh, giảm thiểu các chi phí không chính thức.

Bên cạnh đó, các cấp, ngành cũng đã tăng cường ứng dụng công nghệ

thông tin thông suốt và đồng bộ từ thành phố tới các cơ sở, hay như việc

xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh... Tất cả đều cho

thấy nỗ lực xây dựng một Chính phủ kiến tạo để ngày càng “gần” dân

hơn.

Đáng ghi nhận hơn là thái độ “đồng hành” với doanh nghiệp để chia sẻ

và lắng nghe những vấn đề đang khiến doanh nghiệp trăn trở, bức xúc

và cần được được hỗ trợ.

Với sự thay đổi nhận thức của toàn bộ hệ thống công chức, chuyển từ

tư duy quản lý sang phục vụ; với sự sẵn sàng lắng nghe, thấu cảm của

hệ thống chính quyền tới những vấn đề tồn tại và phát triển của doanh

nghiệp.

Cùng với đó là sự cam kết hỗ trợ bằng những việc làm cụ thể, thiết thực,

giúp vực đỡ cộng đồng doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và

vừa... chừng đó cũng đủ để tạo dựng niềm tin rút ngắn khoảng cách

giữa chính quyền với doanh nghiệp và người dân; để có thể hi vọng cho

một tương lai không xa Việt Nam sẽ có 1 triệu doanh nghiệp hoạt động

và hoạt động hiệu quả, ông Thanh kết luận

Theo bnews.vn

11. Tuyển sinh trực tuyến giúp giảm thiểu chạy lớp, chạy trường

Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, hệ thống tuyển sinh

trực tuyến góp phần làm minh bạch công tác tuyển sinh đầu cấp ở

Hà Nội, giảm thiểu tình trạng chạy lớp, chạy trường.

Hệ thống tuyển sinh trực tuyến mang lại rất nhiều lợi ích

Trong năm 2016, Sở TT-TT Hà Nội đã tiếp nhận và giải quyết 5.441 thủ

tục hành chính, trong đó, có 4.719 hồ sơ nộp trực tuyến qua mạng. Tỷ lệ

hồ sơ giải quyết đúng hạn là 5.414/5.441, đạt 99,5%. Trong quý I-2017,

đã tiếp nhận và giải quyết 1.113 hồ sơ. Trong đó, 1.062 hồ sơ nộp trực

tuyến qua mạng. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn là 1.102/1.113, đạt

99%.

36/36 thủ tục hành chính được giải quyết online

Sở TT-TT Hà Nội cho biết, hiện nay 36/36 thủ tục hành chính (TTHC)

thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở được công bố công khai trên Cổng

giao tiếp điện tử Hà Nội, website của Sở và tại bộ phận một cửa của cơ

quan. Bộ phận một cửa được bố trí tại vị trí thuận tiện giao dịch cho

công dân, tổ chức và được trang bị đầy đủ các thiết bị theo tiêu chuẩn

của một cửa hiện đại với camera giám sát, màn hình cảm ứng, ki-ốt điện

tử phục vụ tra cứu dịch vụ công và truy cập internet. Đồng thời, Sở cũng

bố trí 2 công chức chuyên trách có trình độ đại học làm nhiệm vụ thường

trực tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC.

Cùng đó, các hồ sơ giải quyết quá hạn đều được thống kê, nhắc nhở tại

họp giao ban hàng tuần, qua đó đã nâng cao ý thức trách nhiệm của

công chức trong việc giải quyết TTHC.

Đại diện Sở TT-TT cho biết, để khuyến khích và thu hút công dân, tổ

chức khai thác sử dụng dịch vụ công trực tuyến, Sở TT-TT đã xây dựng

video clip hướng dẫn công dân, tổ chức khai thác sử dụng dịch vụ công

trực tuyến; bố trí 1 công chức trực tiếp hướng dẫn tư vấn về dịch vụ

công trực tuyến; đầu tư máy scan tốc độ cao để hỗ trợ công dân, tổ

chức nộp hồ sơ qua mạng khi đến nộp trực tiếp; rút ngắn thời gian giải

quyết hồ sơ đối với hồ sơ gửi qua mạng... Bên cạnh đó, Sở thường

xuyên duy trì đường dây nóng về giải quyết TTHC, cơ bản đáp ứng yêu

cầu giải quyết các vướng mắc, kiến nghị của tổ chức, công dân trong

quá trình giải quyết TTHC tại Sở.

Tiết kiệm hơn 1,278 tỷ đồng/năm

Nhằm rút gọn, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân

có nhu cầu, Sở TT-TT Hà Nội đã rà soát 55 TTHC thuộc lĩnh vực quản lý

Nhà nước của Sở; đề xuất đơn giản hóa đối với 13 TTHC, dự kiến tiết

kiệm được 1,278 tỷ đồng/năm chi phí thực hiện TTHC cho công dân và

tổ chức. Bên cạnh đó, Sở đã chuẩn hóa 35 TTHC thuộc lĩnh vực quản lý

Nhà nước của Sở; đồng thời, cập nhật kết quả đơn giản hóa nói trên vào

bộ TTHC được chuẩn hóa theo quy định.

Cũng theo Sở TT-TT, hệ thống quản lý giáo dục đã triển khai thành công

cho 869 trường; cung cấp 41.749 users và phần mềm tuyển sinh đã triển

khai thành công cho hệ mầm non, lớp 1 và lớp 6 với 2.432 trường và 30

phòng giáo dục quận, huyện, thị xã. Hệ thống quản lý giáo dục và tuyển

sinh đầu cấp có hơn 44 triệu lượt truy cập và số lượng truy cập đồng

thời vào hệ thống khoảng 20.000 người, góp phần làm minh bạch công

tác tuyển sinh đầu cấp ở các trường, đồng thời giảm thiểu tình trạng

chạy trường, chạy lớp.

Dù vậy, Sở TT-TT cũng thẳng thắn nhìn nhận, công tác tuyên truyền của

thành phố về cải cách hành chính trên các kênh thông tin, nhất là kênh

thông tin cơ sở chưa được thường xuyên, liên tục. Về triển khai ứng

dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước thuộc thành phố,

một số dịch vụ công trực tuyến được cung cấp mức độ 3, song tỷ lệ giao

dịch còn rất thấp…

Do đó, Sở TT-TT kiến nghị thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị cần

chủ động hơn nữa trong công tác tuyên truyền về cải cách hành chính,

đặc biệt tuyên truyền đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Cần tiếp

tục chỉ đạo sát sao việc đơn giản hóa TTHC, ưu tiên thực hiện đối với

các thủ tục có nhiều giao dịch và liên quan đến những vấn đề bức xúc

của nhân dân.

Theo anninhthudo.vn

12. Thái Nguyên yêu cầu rà soát quy trình, thủ tục đối với dự án PPP

Ngày 24/4, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có văn bản yêu cầu các

ngành chức năng tại địa phương rà soát quy trình, thủ tục đối với

dự án PPP đang được triển khai trên địa bàn.

Công văn số 1499/UBND-TH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên

Đoàn Văn Tuấn ký ngày 24/4 gửi các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Xây

dựng, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Nông

nghiệp và PTNT, UBND TP Thái Nguyên nêu rõ: Để đảm bảo tuân thủ

đúng các thủ tục, quy trình theo quy định hiện hành trong thực hiện các

dự án thuộc Đề án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt Sông Cầu

kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bờ Sông Cầu và Dự án khu du lịch

Quốc gia Hồ Núi Cốc, UBND tỉnh Thái Nguyên giao Giám đốc Sở Kế

hoạch và Đầu tư - Cơ quan thường trực dự án khu du lịch Quốc gia Hồ

Núi Cốc chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, đơn vị liên quan chủ

động kiểm tra, rà soát các quy trình, thủ tục đã thực hiện liên quan đến

dự án Khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc; trong đó có dự án đường Bắc

Sơn kéo dài (dự kiến đổi tên thành Đường Hồ Núi Cốc) theo hình thức

đối tác công tư PPP - hợp đồng BT, các thủ tục quy trình đã ứng vốn và

tổ chức giải phóng mặt bằng; đồng thời xác định rõ các tồn tại, hạn chế,

giải pháp xử lý (nêu rõ các cơ quan đơn vị phải thực hiện và cấp có thẩm

quyền phải xin ý kiến).

Giao Giám đốc Sở Xây dựng - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Đề án

xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt Sông Cầu kết hợp hoàn thiện

hạ tầng đô thị hai bờ Sông Cầu - khẩn trương chủ trì, phối hợp với các

Sở, ngành, UBND TP Thái Nguyên và các đơn vị có liên quan kiểm tra,

rà soát các quy trình, thủ tục đã thực hiện, đồng thời xác định rõ các tồn

tại, hạn chế, giải pháp xử lý (nêu rõ các cơ quan đơn vị phải thực hiện và

cấp có thẩm quyền phải xin ý kiến).

Hai nội dung trên được yêu cầu xong trước ngày 03/5/2017 để kịp thời

tham mưu báo cáo UBND tỉnh xem xét báo cáo xin ý kiến của Thường

trực Tỉnh ủy trong thời gian sớm nhất.

UBND tỉnh Thái Nguyên cũng giao Giám đốc các Sở, ngành: Nông

nghiệp và PTNT, Tài chính, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi

trường cùng Chủ tịch UBND TP Thái Nguyên và các cơ quan, đơn vị có

liên quan chủ động phối hợp với cơ quan thường trực trong quá trình

kiểm tra, rà soát và thống nhất tham mưu đề xuất các giải pháp thực

hiện hoàn thiện các thủ tục, quy trình hồ sơ của từng dự án đảm bảo

tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Đến hết quý 1/2017 dự án xây dựng hoàn thiện hệ thống đê bờ hữu

Sông Cầu đoạn qua TP Thái Nguyên đã thi công xong 450m kè.

Trước đó, ngày 25/12/2016, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức lễ công bố Quy

hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia Hồ Núi Cốc đến năm

2025, định hướng đến năm 2030, ký kết hợp tác đầu tư và động thổ xây

dựng đường Bắc Sơn kéo dài (dự kiến đổi tên thành Đường Hồ Núi

Cốc); Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt

điều chỉnh Quy hoạch chung TP Thái Nguyên đến năm 2035, đồng thời

khởi công các dự án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ, lụt sông

Cầu, kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu.

Đến ngày 21/4, UBND tỉnh Thái Nguyên cũng đã tổ chức hội nghị nghiên

cứu, học tập một số nội dung về đầu tư theo hình thức đối tác công tư

(PPP) cho cán bộ chuyên môn và doanh nghiệp trên địa bàn.

Trong khi đó, theo báo cáo của UBND TP Thái Nguyên, đến hết quý

1/2017 dự án xây dựng hoàn thiện hệ thống đê bờ hữu Sông Cầu đoạn

qua TP Thái Nguyên đã thi công xong 450m kè; trên 2km phần thuộc dự

án đường Bắc Sơn kéo dài cũng đã được bàn giao cho Doanh nghiệp

Xuân trường tổ chức thi công.

Theo baoxaydung.com.vn