39
a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 26 tháng 02 năm 2018

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1387/DB26022018.pdf1. Đơn giản hóa thủ tục hành

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1387/DB26022018.pdf1. Đơn giản hóa thủ tục hành

a

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

ĐIỂM BÁO

Ngày 26 tháng 02 năm 2018

Page 2: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1387/DB26022018.pdf1. Đơn giản hóa thủ tục hành

Bộ, ngành

1. Đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực BHXH

2. Doanh nghiệp có quyền quy định lịch nghỉ hàng năm

3. Nhiều thủ tục hành chính không cần bản sao có công chứng

4. Chấm dứt '1 chiếc bánh sô-cô-la cõng 13 giấy phép'

5. Bộ Y tế cắt giảm 90% thủ tục và bài toán đặt ra cho các bộ ngành khác

6. Sớm ban hành Quy chế cung cấp thông tin để các bộ, ngành, địa phương tham khảo

7. Phí cầu đường 'đè' doanh nghiệp: Phí đường thủy còn cao hơn đường bộ

8. Vượt lên chính mình

9. Bộ trưởng Bộ Y tế: Ngành y đang nỗ lực lấy lại niềm tin của người bệnh

10. Bỏ thủ tục công nhận chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp do nước ngoài cấp

11. Chỉ 1 chiếc xe con được nhập về Việt Nam trong tuần nghỉ tết Mậu Tuất

12. Hoàn thiện quy trình đánh giá hiệu quả kiểm soát nội bộ ngân hàng thương mại

Địa phương

13. Đà Nẵng triển khai tiện ích hẹn giờ tại các bệnh viện, trung tâm y tế

14. Gỡ bỏ rào cản vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

15. Đầu năm chen chân đi làm chứng minh nhân dân

16. Nỗ lực giải quyết thủ tục hành chính phục vụ người dân

17. Bến xe trung tâm TP Thái Nguyên: Tiên phong ứng dụng công nghệ

Page 3: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1387/DB26022018.pdf1. Đơn giản hóa thủ tục hành

1. Đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực BHXH

Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí (Mẫu số 12-HSB) sẽ bỏ thông tin ngày, tháng, năm sinh; bổ sung số định danh cá nhân của người hưởng chế độ hưu trí.

Chiều 24-2, ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho biết căn cứ Nghị Quyết 125/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 29-11-2017 hướng dẫn về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực BHXH, từ 1-1-2018 sẽ tiến hành sửa đổi 9 tờ khai, biểu mẫu bao gồm:

- Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động (Mẫu số 05-HSB): Bỏ thông tin ngày, tháng, năm cấp chứng minh nhân dân; bổ sung số định danh cá nhân của người bị tai nạn lao động/bệnh nghê nghiệp.

- Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí (Mẫu số 12-HSB): Bỏ thông tin ngày, tháng, năm sinh; bổ sung số định danh cá nhân của người hưởng chế độ hưu trí.

- Giấy ủy quyền làm thủ tục hưởng, nhận thay chế độ BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu số 13-HSB): Bỏ thông tin ngày, tháng, năm sinh.

- Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần/Lương hưu/Trợ cấp một lần để đi nước ngoài định cư/Chuyển nơi hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH/Chuyển nơi quản lý hồ sơ chờ hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH/Hưởng lại lương hưu/trợ cấp BHXH/Nhận lương hưu/trợ cấp BHXH của những tháng chưa nhận (Mẫu số 14-HSB): Bỏ thông tin ngày,

Page 4: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1387/DB26022018.pdf1. Đơn giản hóa thủ tục hành

tháng, năm sinh; bỏ thông tin ngày, tháng, năm cấp chứng minh nhân dân.

- Giấy đề nghị nhận chế độ BHXH khi người hưởng từ trần (Mẫu số 16-CBH): Bỏ thông tin ngày, tháng, năm sinh và số chứng minh nhân dân; bổ sung số định danh cá nhân của người làm đơn đề nghị.

- Thông báo thay đổi thông tin người hưởng (Mẫu số 18-CBH): Bỏ thông tin ngày, tháng, năm cấp chứng minh nhân dân; bỏ nơi cấp chứng minh nhân dân; bổ sung số định danh cá nhân của người hưởng.

- Đơn đề nghị giải quyết trợ cấp hằng tháng (Mẫu số 01-QĐ613): Bỏ thông tin ngày, tháng, năm sinh; bỏ thông tin ngày, tháng, năm cấp chứng minh nhân dân; bổ sung số định danh cá nhân của người làm đơn đề nghị.

- Tờ khai đề nghị hưởng trợ cấp theo Quyết định 52/2013/QĐ-TTg (mẫu số 02-QĐ52): Bỏ thông tin ngày, tháng, năm sinh; bỏ thông tin ngày, tháng, năm cấp chứng minh nhân dân; bổ sung số định danh cá nhân của người làm đơn đề nghị.

- Tờ khai đề nghị giải quyết trợ cấp theo Quyết định 52/2013/QĐ-TTg (mẫu số 02-QĐ52): Bỏ thông tin ngày, tháng, năm sinh; bỏ thông tin ngày, tháng, năm cấp chứng minh nhân dân; bổ sung số định danh cá nhân của người làm đơn đề nghị.

Theo nld.com.vn

2. Doanh nghiệp có quyền quy định lịch nghỉ hàng năm

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 111 của Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động (NSDLĐ) có quyền quy định lịch nghỉ hàng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động (NLĐ) và phải thông báo trước cho NLĐ

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) vừa có công văn giải đáp một số vướng mắc của các doanh nghiệp (DN) liên quan đến chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), trợ cấp thôi việc (TCTV) của NLĐ, việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật và lịch nghỉ hàng năm.

Về đối tượng tham gia BHTN, theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 của Luật Việc làm và Điều 11 của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12-3-2015 thì: NLĐ làm việc theo hợp đồng thử việc, nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp BHXH không thuộc đối tượng tham gia BHTN trong thời gian này.

Page 5: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1387/DB26022018.pdf1. Đơn giản hóa thủ tục hành

Khi NLĐ tự ý nghỉ việc 5 ngày cộng dồn trong 1 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 1 năm mà không có lý do chính đáng thì người sử dụng

lao động có quyền áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

Căn cứ Điều 48 của Bộ luật Lao động, Điều 14 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP , Điều 43 của Luật Việc làm và Điều 11 của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP thì NSDLĐ) có trách nhiệm chi trả TCTV cho NLĐ đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên.

Thời gian NLĐ làm việc theo hợp đồng thử việc, thời gian NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại DN mà hưởng trợ cấp BHXH được tính là thời gian làm việc thực tế để hưởng trợ cấp thôi việc.

NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật là NLĐ thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái với các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 37 của Bộ luật Lao động; hoặc trái với thời hạn báo trước quy định tại Khoản 2 Điều 37 của Bộ luật Lao động, hoặc trái với cả Khoản 1 Khoản 2 Điều 37 của Bộ luật Lao động. Khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì NLĐ phải thực hiện các nghĩa vụ được quy định tại Điều 43 của Bộ luật Lao động, trường hợp NLĐ không thực hiện nghĩa vụ bồi thường thì NSDLĐ có thể đưa vụ việc tranh chấp lao động cá nhân ra cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo Mục 2 Chương XIV của Bộ luật Lao động.

Page 6: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1387/DB26022018.pdf1. Đơn giản hóa thủ tục hành

Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hàng năm sau khi tham khảo ý kiến của NLĐ và phải thông báo trước cho NLĐ

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 126 của Bộ luật Lao động, khi NLĐ tự ý nghỉ việc 5 ngày cộng dồn trong 1 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 1 năm mà không có lý do chính đáng thì NSDLĐ có quyền áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với NLĐ đó.

Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật sa thải thực hiện theo Điều 123 của Bộ luật Lao động và Điều 30 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12-1-2015. NLĐ bị người sử dụng lao động sa thải không thuộc các trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 111 của Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hàng năm sau khi tham khảo ý kiến của NLĐ và phải thông báo trước cho NLĐ

Do vậy, nếu DN muốn thay đổi lịch nghỉ hàng năm theo kế hoạch đã thông báo cho NLĐ thì công ty phải tham khảo lại ý kiến của NLĐ và phải thông báo trước cho NLĐ lịch nghỉ hàng năm đã thay đổi lại.

Theo nld.com.vn

Page 7: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1387/DB26022018.pdf1. Đơn giản hóa thủ tục hành

3. Nhiều thủ tục hành chính không cần bản sao có công chứng

Đây là nội dung Quyết định 199/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 9-2-2018.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phê duyệt phương án đơn giản hóa đối với nhóm thủ tục hành chính (TTHC), quy định liên quan đến lý lịch tư pháp và yêu cầu nộp bản sao giấy tờ có công chứng, chứng thực.

Cụ thể, Thủ tướng quyết định không quy định hình thức bản sao có công chứng, mở rộng các hình thức bản sao phù hợp với cách thức thực hiện TTHC. Như vậy, trong quá trình giải quyết TTHC, khi nộp hồ sơ trực tiếp, người dân có thể lựa chọn một trong những cách thức như sau: nộp bản sao từ sổ gốc, bản sao và đối chiếu bản chính, bản sao có chứng thực. Trong trường hợp nộp hồ sơ giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu điện, người dân vẫn phải cung cấp cho cơ quan chức năng bản sao giấy tờ có chứng thực. Phương án trên áp dụng đối với nhiều thủ tục thuộc nhóm TTHC trong phạm vi quản lý của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ, giao thông vận tải, hàng hải, lao động, tài chính, nội vụ…

Trước đó, Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước (giai đoạn 2011-2020) đề ra mục tiêu đến năm 2020, mức độ hài lòng của nhân dân và doanh nghiệp về TTHC đạt trên 80%. Đồng thời, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý; 100% cơ quan hành chính sắp xếp nhân sự theo vị trí việc làm.

Theo sggp.org.vn

4. Chấm dứt '1 chiếc bánh sô-cô-la cõng 13 giấy phép'

Doanh nghiệp tự công bố sản phẩm, sẽ không còn cảnh giấy phép đẻ ra… giấy phép.

Sáng 23-2 Bộ Y tế phối hợp với Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hội nghị công bố Nghị định 15/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm (ATTP), thay thế Nghị định 38/2012 trước đây.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng: Nghị định này thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ và Thủ tướng khi mà nghị định này có hiệu lực ngay từ ngày ký, 2-2.

Page 8: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1387/DB26022018.pdf1. Đơn giản hóa thủ tục hành

“Nghị định có nhiều thay đổi căn bản trong phương thức quản lý an toàn thực phẩm, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, quản lý rủi ro và nguy cơ, phù hợp với thông lệ của quốc tế, bắt kịp trình độ quản lý của các nước tiên tiến” - Thứ trưởng Long phát biểu.

Nghị định 15/2018 có 11 nội dung thay đổi rất căn bản, mạnh mẽ. “Ví dụ, doanh nghiệp sẽ tự công bố sản phẩm thay vì như trước đây phải gửi đến rất nhiều cơ quan để xin giấy phép. Điều này đẻ ra nhiều giấy phép khác nên mới có câu chuyện “một chiếc bánh sô-cô-la cõng 13 giấy phép”, Thứ trưởng Long nêu và khẳng định: doanh nghiệp sẽ không phải xin giấy phép nào nữa trong việc công bố sản phẩm khi đủ tiêu chuẩn an toàn. Cơ quan quản lý nhà nước sẽ hậu kiểm, xử lý sai phạm nếu phát hiện ra.

“Ngay sau khi tự công bố là doanh nghiệp có quyền kinh doanh, phân phối lưu thông” - Thứ trưởng Long nêu.

Về quản lý thực phẩm nhập khẩu, Thứ trưởng Long cho biết cơ quan quản lý nhà nước chỉ kiểm tra xác suất trên lô hàng nhập khẩu, lựa chọn tối đa 5% để kiểm tra, kiểm tra hồ sơ chứ không bằng cảm quan như trước đây.

“Điều này sẽ tiết kiệm rất lớn thủ tục hành chính, chi phí lưu kho, lưu bãi. Cơ quan quản lý nhà nước chỉ kiểm tra chặt thực phẩm nhập khẩu khi doanh nghiệp “có tiền sử không đảm bảo chất lượng, có cảnh báo của các cơ quan hữu quan và nhà sản xuất, phát hiện trên sai phạm khi lưu thông” - Thứ trưởng Long khẳng định.

Thứ trưởng Long cũng đề cập đến việc phân cấp, phân quyền trong quá trình quản lý an toàn thực phẩm.

Chủ tịch VCCI, TS Vũ Tiến Lộc cho rằng: Những người “hưởng lợi” từ Nghị định 15/2018 là rất đông đảo. “Nghị định này là một cuộc cách mạng, giảm gánh nặng cho doanh nghiệp. Nghi định 15/2018 là “dấu chấm hết” cho thời kỳ gian nan của các doanh nghiệp khi Nghị định 38/2012 hết sức hành chính và hình thức và không nâng cao được an toàn thực phẩm” - ông Lộc nói.

Nghị định 15/2018 đã cắt giảm trên 90% thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Do đó, ông Lộc lưu ý các doanh nghiệp: “Thủ tục hành chính giảm đi 90%, thì trách nhiệm của doanh nghiệp phải nâng lên 100% để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Đây có thể nói là trách nhiệm tuyệt đối của doanh nghiệp”.

Ông Lộc cũng đánh giá việc ra đời Nghị định 15/2018 sẽ tạo ra chuyển biến về tư duy, cách thức quản lý của Nhà nước, đặt dấu ấn và thổi luồng gió mới cho cải cách.

Page 9: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1387/DB26022018.pdf1. Đơn giản hóa thủ tục hành

“Tôi hy vọng những hành động cải cách này không chỉ giới hạn trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Chúng ta đều mong muốn Chính phủ và các bộ, ngành tiếp tục có những món quà đầy trách nhiệm cho người dân và doanh nghiệp” - ông Lộc nói.

Theo plo.vn

5. Bộ Y tế cắt giảm 90% thủ tục và bài toán đặt ra cho các bộ ngành khác

Đánh giá cao những nỗ lực của Bộ Y tế trong việc cải cách thủ tục hành chính song ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, VCCI cho rằng câu chuyện cải cách hành chính của Bộ Y tế hôm nay cũng chính là bài toán được đặt ra cho các bộ ngành khác.

Nghị định 15/2018 NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm có 13 chương 44 điều có hiệu lực ngay từ ngày ký 2/2/2018, thay thế Nghị định số 38/2012.

“Doanh nghiệp mất nửa năm để xin giấy phép”

Trao đổi với báo chí bên lề hội thảo Hội nghị phổ biến Nghị định số 15/2018/NĐ-CP cho các doanh nghiệp thực phẩm và một số hiệp hội ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khẳng định sự ra đời của Nghị định 15/2018 về an toàn thực phẩm là một nỗ lực lớn của Chính phủ và Bộ Y tế, giảm cấp phép tiến tới xóa bỏ thủ tục rườm rà, đảm bảo an toàn cho dân và doanh nghiệp.

“Đây là bước tiến lớn trong việc cải thiện môi trường kinh doanh nói chung và trong lĩnh vực an toàn thực phẩm nói riêng. Sự kiện này được doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nông sản đánh giá cao bởi Nghị định giúp tiết kiệm nhiều thời gian và công sức cho doanh nghiệp”, ông Tuấn khẳng định.

Nhớ lại câu chuyện của Nghị định 38/2012/NĐ-CP trước đây, ông Tuấn kể để thực thi Nghị định 38 nhiều doanh nghiệp đã phải mất hàng tháng, thậm chí có doanh nghiệp phải mất đến hàng năm trời mới có thể xin được giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

“Nhiều chuyên gia cho rằng Nghị định 38 trước đây thiên về quản lý nhà nước, nặng về vấn đề quản lý cấp phép nhưng không mang lại hiệu quả thực sự cho doanh nghiệp”, ông Tuấn nói.

Dù vậy, ông Tuấn cũng cho rằng với sự ra đời 15 đã giảm việc cắt giảm điều kiện kinh doanh, cắt giảm thủ tục hành chính những điều này không đồng nghĩa là sẽ buông lỏng việc đảm bảo an toàn thực phẩm.

Page 10: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1387/DB26022018.pdf1. Đơn giản hóa thủ tục hành

“Nhà nước đã trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp, để doanh nghiệp tự công bố chất lượng sản phẩm phải chịu trách nhiệm về vi phạm của mình. Tôi được biết, tới đây, Bộ Y tế sẽ soạn thảo một khuân khổ pháp lý phạt nặng hơn để xử lý những doanh nghiệp vi phạm”, ông Tuấn nói.

Về phần mình, TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho biết, Nghị định 15 thể hiện sự phân công, phân cấp mạnh mẽ trong trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm. Đồng thời, Nghị định cũng giảm tải áp lực quản lý cho các cơ quan cấp bộ, ngành, tránh chồng chéo trong quản lý, đồng thời nâng cao hiệu quả thực hiện.

Bài toán cho các bộ ngành khác?

Nghị định 15 gồm 13 chương, 44 điều, với 11 nội dung chính được điều chỉnh so với Nghị định 38. Đáng chú ý Nghị định này có hiệu lực ngay từ ngày ký, ngày 2/2.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết: Nội dung mà doanh nghiệp, người kinh doanh quan tâm nhất tại Nghị định 15 chính là quy định về thực hiện tự công bố sản phẩm bởi thay vì phải xin xác nhận từ cơ quan Nhà nước, nay các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm được tự công bố.

Ông Phong cũng thông tin thêm rằng khi tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp chỉ cần “nộp 1 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền” mà thôi.

Tuy nhiên, người đại diện Cục An toàn Thực phẩm cũng lưu ý: ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó.

“Với Nghị định mới này, Bộ Y tế chỉ yêu cầu các doanh nghiệp phải đăng ký bản công bố sản phẩm với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi, phụ gia thực phẩm có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định”, ông Phong nói.

Đánh giá cao những nỗ lực của ngành Y tế trong việc cải thiện thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, VCCI cho biết cuộc đấu tranh với Nghị định 38 là một hành trình không hề dễ dàng. Mặt khác, theo ông Tuấn sự kiện Bộ Y tế bãi bỏ Thông tư 38 cũng là một bài toán được đặt ra cho các bộ ngành khác.

Page 11: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1387/DB26022018.pdf1. Đơn giản hóa thủ tục hành

“Nhiều hiệp hội cho rằng đây là nỗ lực lớn của Bộ Y tế, đây cũng là hành trình không hề đơn giản và dễ dàng. Tuy nhiên, việc Bộ Y tế làm được cũng đặt ra câu hỏi, một bài toán đặt ra cho rất nhiều bộ ngành khác.

Không dừng lại ở câu chuyện của riêng Nghị định 38, khi nhìn lại cuộc chiến với điều kiện kinh doanh, Trưởng ban pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khẳng định điều mà cộng đồng doanh nghiệp đang kỳ vọng không đơn thuần chỉ dừng lại ở việc thay thế Nghị định 38 mà còn là vấn đề cắt giảm điều kiện kinh doanh tại ở tất cả các bộ ngành sẽ đi vào thực chất.

“Thủ tướng đã có Chỉ thị yêu cầu các bộ ngành cắt giảm 1/3 hoặc một nửa số điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực mà mình quản lý. Quan sát ở thời điểm điểm hiện tại tôi thấy nhiều bộ ngành đã có những chuyển biến tích cực như Bộ Công Thương, Bộ Xây Dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn… tôi kỳ vọng những điều này tạo ra sự thay đổi đồng khắp trên toàn bộ các bộ ngành để doanh nghiệp và người dân thực sự là những người được hưởng lợi”, ông Tuấn chia sẻ.

Nghị định 15/2018 NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm có 13 chương 44 điều có hiệu lực ngay từ ngày ký 2/2/2018, thay thế Nghị định số 38/2012. Phạm vi điều chỉnh của Nghị định về thủ tục tự công bố sản phẩm, thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm biến đổi gen, Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu; Ghi nhãn thực phẩm; quảng cáo thực phẩm; điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm…

Theo enternews.vn

6. Sớm ban hành Quy chế cung cấp thông tin để các bộ, ngành, địa phương tham khảo

Chiều 23/2, Thứ trưởng Lê Tiến Châu đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về Quy chế cung cấp thông tin cho công dân của Bộ Tư pháp. Đây là một hoạt động nhằm thực hiện Kế hoạch triển khai thi hành Luật Tiếp cận thông tin (TCTT) theo Quyết định số 1899/QĐ-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Bảo đảm ban hành trước ngày Luật TCTT có hiệu lực thi hành

Luật TCTT giao các cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin phải ban hành Quy chế nội bộ về tổ chức cung cấp thông tin thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.

Page 12: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1387/DB26022018.pdf1. Đơn giản hóa thủ tục hành

Theo đó, tại điểm h khoản 1 Điều 34 Luật TCTT quy định cơ quan cung cấp thông tin có trách nhiệm “ban hành và công bố công khai quy chế nội bộ về tổ chức cung cấp thông tin thuộc phạm vi trách nhiệm của mình”.

Bộ Tư pháp là một trong những cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin theo quy định của Luật, bởi vậy, thực hiện nhiệm vụ Luật giao, việc xây dựng và ban hành Quy chế cung cấp thông tin cho công dân của Bộ là cần thiết.

Lãnh đạo Bộ đã giao Vụ Pháp luật hình sự - hành chính chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ, Cục Công nghệ thông tin và các đơn vị thuộc Bộ có liên quan xây dựng dự thảo Quy chế.

Theo Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, việc sớm ban hành Quy chế này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bộ, ngành, địa phương chủ động tham khảo trong quá trình xây dựng Quy chế nội bộ về cung cấp thông tin, bảo đảm các Quy chế được ban hành trước ngày Luật TCTT có hiệu lực thi hành (ngày 1/7/2018) để tổ chức việc cung cấp thông tin được hiệu quả, nền nếp hơn ở mỗi cơ quan nhà nước.

Dự thảo Quy chế dự kiến tập trung vào các nội dung chính như xác định đầu mối cung cấp thông tin; việc chuyển giao thông tin của đơn vị tạo ra cho đơn vị đầu mối cung cấp; việc phân loại thông tin được cung cấp và không được cung cấp; cập nhật thông tin được công khai, thông tin được cung cấp theo yêu cầu...

Để đảm bảo phù hợp với quy định của Luật TCTT, đồng thời có sự phân biệt với Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Quy chế này là quy định về việc công khai thông tin và cung cấp thông tin theo yêu cầu của công dân thuộc phạm vi, trách nhiệm cung cấp thông tin của Bộ Tư pháp theo quy định của Luật TCTT.

Dự thảo Quy chế cũng chỉ điều chỉnh thông tin do Bộ Tư pháp, đơn vị thuộc Bộ Tư pháp tạo ra, còn thông tin do đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tư pháp được cung cấp theo quy định pháp luật có liên quan trong từng lĩnh vực mà không điều chỉnh tại Quy chế này.

Hạn chế phát sinh văn bản, giấy tờ, thủ tục hành chính

Góp ý cho dự thảo Quy chế, Phó Chánh Văn phòng Bộ Lê Thu Anh đề nghị Lãnh đạo Bộ giao nhiệm vụ xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin cho Cục Công nghệ thông tin thì phù hợp hơn giao cho Văn phòng Bộ.

Ngoài ra, các đơn vị cần tự cập nhật vào cơ sở dữ liệu này, không phải chuyển qua Văn phòng Bộ. Còn như dự thảo Quy chế sẽ phát sinh thêm văn bản, giấy tờ, thủ tục hành chính và cả nhiệm vụ cho Văn phòng bởi

Page 13: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1387/DB26022018.pdf1. Đơn giản hóa thủ tục hành

với các Cục, Thanh tra Bộ, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia thì Văn phòng Bộ không nắm giữ tất cả các thông tin của các đơn vị này tạo ra.

Về phía Văn phòng Bộ, sẽ là đầu mối tiếp nhận, trả phiếu yêu cầu cung cấp thông tin của công dân, kể cả trường hợp từ chối cung cấp; là đầu mối, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu.

Riêng về thông tin cung cấp theo yêu cầu, bà Thu Anh chỉ ra điểm vướng mắc ở chỗ không xác định được thông tin nào sẽ được cung cấp theo yêu cầu.

Phó Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Văn Đạt quan niệm, cung cấp thông tin cho công dân vẫn là việc làm lâu nay nhưng nay đổi mới triển khai theo Luật TCTT, chứ thực tế còn thực hiện cung cấp theo nhiều quy định pháp luật khác như Luật Phòng, chống tham nhũng chẳng hạn.

Vấn đề đơn vị đầu mối cung cấp thông tin theo mô hình tập trung hay phân tán, ông Đạt cho rằng cần phân biệt 2 loại, theo đó với các đơn vị có tài khoản, con dấu riêng nên có hẳn cơ chế ủy quyền và với các đơn vị tham mưu thực hiện qua Văn phòng Bộ.

Đối với Hệ thống Thi hành án dân sự (THADS), cấp Chi cục cũng có trách nhiệm cung cấp thông tin thì Tổng cục THADS nên có Quy chế riêng.

Nhấn mạnh sự cần thiết ban hành của Quy chế này, Thứ trưởng Lê Tiến Châu đồng tình cho rằng các bộ, ngành đang “nhìn” vào Quy chế của Bộ Tư pháp nên cần sớm ban hành.

Với mục đích quy định cách thức tổ chức để thực hiện hiệu quả Luật TCTT, Thứ trưởng Châu đề nghị Quy chế càng chi tiết, cụ thể càng dễ thực hiện.

Theo đó, Thứ trưởng mong muốn, trong Quy chế đưa ra sơ đồ về quy trình cung cấp thông tin cũng như xác định rõ thông tin cần cung cấp (bao gồm thông tin công khai, thông tin cung cấp theo yêu cầu, thông tin bắt đầu từ thời điểm Luật TCTT có hiệu lực).

Thứ trưởng lưu ý Vụ Pháp luật hình sự - hành chính chủ trì, phối hợp các đơn vị rà soát số lượng thông tin cung cấp theo yêu cầu, quy định trọng dự thảo Quy chế việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, trách nhiệm của các đơn vị từ tạo ra đến cung cấp thông tin.

Liên quan đến đơn vị đầu mối phân tán hay tập trung, Thứ trưởng nhất trí quan niệm đơn vị nào tạo ra thông tin thì có trách nhiệm đưa lên cơ sở dữ liệu, Văn phòng Bộ chỉ là đầu mối tiếp nhận yêu cầu và cung cấp thông tin và giao Cục Công nghệ thông tin thiết kế phần mềm cơ sở dữ liệu này.

Page 14: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1387/DB26022018.pdf1. Đơn giản hóa thủ tục hành

Đối với Hệ thống THADS, Thứ trưởng nhận thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, trong khi nhu cầu của người dân lại nhiều nên nếu giao ngay sẽ khiến hiệu quả cung cấp thông tin không cao. Từ đó, Thứ trưởng cho rằng trước mắt việc cung cấp thông tin do Tổng cục tạo ra sẽ theo Quy chế này; còn địa phương, Tổng cục ban hành Quy chế mẫu hướng dẫn việc cung cấp thông tin đến cấp Cục.

Theo baophapluat.vn

7. Phí cầu đường 'đè' doanh nghiệp: Phí đường thủy còn cao hơn đường bộ

Được kỳ vọng sẽ trở thành phương án vận chuyển tối ưu, “cứu nguy” cho đường bộ nhưng những bất cập về hạ tầng, kết nối khiến chi phí vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy hiện còn cao hơn đường bộ.

Bất cập trong hạ tầng, kết nối khiến vận tải đường thủy nội địa thưa thớt, trong khi đường bộ tắc nghẽn

Về cảng nào chi phí cũng cao

Đường biển và đường thủy nội địa (ĐTNĐ) là 2 phương thức có khối lượng lớn và giá thành thấp nhất trong cơ cấu vận tải, nhưng theo ông Nguyễn Xuân Sang, Cục trưởng Cục Hàng hải, nghịch lý là hiện nay hễ có sự tham gia của vận tải biển và ĐTNĐ thì giá thành lại cao do việc kết

Page 15: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1387/DB26022018.pdf1. Đơn giản hóa thủ tục hành

nối giữa các phương tiện, khai thác vận chuyển giao thông thủy còn nhiều bất cập.

Cụ thể, hàng chuyển về TP.HCM và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Long An, Đồng Nai chủ yếu dồn về cảng Cát Lái do giá cước vận tải vào Cát Lái hiện nay rẻ nhất trong khu vực nhờ lợi thế địa hình và thuận tiện trong thủ tục hải quan. Nhưng hàng từ Cát Lái tỏa về Bình Dương, Đồng Nai chủ yếu phải đi bằng đường bộ nên chi phí vận chuyển tăng lên rất nhiều. Các chủ tàu ở Đồng Nai, Long An, Bình Dương cho biết nếu có thể nhận hàng trung chuyển từ cảng Cái Mép - Thị Vải (CM-TV, Bà Rịa-Vũng Tàu) thì chi phí sẽ rẻ hơn. Tuy nhiên, còn nhiều lý do khó khăn như chi phí giao hàng bằng đường bộ trực tiếp từ Đồng Nai đi cảng CM-TV tăng gấp đôi, khoảng 5 triệu đồng/container so với 2,4 triệu đồng/container đi Cát Lái, chi phí hun trùng cao hơn 300.000 - 400.000 đồng/container do các công ty hun trùng chưa phân bổ nhân sự thường trực tại CM-TV. Bên cạnh đó, các hãng tàu/đại lý tàu biển tập trung chủ yếu tại TP.HCM nên khi làm các thủ tục hành chính tại Vũng Tàu phải mất nhiều thời gian di chuyển, thời gian nhận hàng tại cảng thường bị kéo dài, phát sinh chi phí lưu kho bãi. Gần cụm cảng Cái Mép còn thiếu các nơi tập kết container rỗng khiến khách hàng khi giao nhận hàng trực tiếp tại Cái Mép phải lấy và trả container rỗng tại TP.HCM, Bình Dương, phát sinh chi phí khoảng 50% so với giao nhận hàng tại cảng Cát Lái... Chưa kể tình trạng nhũng nhiễu trên sông khiến chi phí vận tải bằng đường thủy còn cao hơn đường bộ.

Hạ tầng “chặn” vận tải thủy

TP.HCM có hệ thống sông ngòi dày đặc với gần 1.000 km đường sông, kênh, rạch nhưng theo số liệu thống kê của Cục Hàng hải VN, hiện chỉ có khoảng 20% hàng hóa được chuyển về TP.HCM bằng đường thủy, 80% còn lại sử dụng đường bộ.

Theo ông Sang, vận chuyển hàng hóa về Bình Dương, Đồng Nai bằng đường bộ đang tắc nghẽn trầm trọng nhưng vẫn không thể “nhờ cậy” đường thủy do các cầu bắc qua sông Đồng Nai cũ, cầu Bình Lợi, cầu Ghềnh… có chiều cao tĩnh không hạn chế, chỉ dưới 7 m nên sà lan từ Cái Mép về TP.HCM, đến các cảng nội địa (ICD) không qua được, phải về Cát Lái, chuyển hàng lên ô tô rồi chạy đường bộ. Trong khoảng 240 cây cầu bắc qua hệ thống sông rạch của TP.HCM có tới 200 cây cầu có tĩnh không thấp hơn 3 m. Bên cạnh đó, các bến ĐTNĐ khu vực TP không được đầu tư thiết bị dỡ hàng, phải thuê từ các cảng biển, mất nhiều thời gian, tăng thêm chi phí.

Viện Chiến lược và phát triển GTVT thông tin thêm, hiện nay từ cảng biển TP.HCM (trên sông Soài Rạp) kết nối đến cảng biển Cần Thơ (trên sông Hậu) thông qua 4 tuyến luồng thủy nội địa chính thì đến 3 tuyến đều đi qua kênh Chợ Gạo, gây tình trạng quá tải. Các cảng và bến bãi có quy mô, phạm vi nhỏ nên lượng hàng hóa vận chuyển ĐTNĐ khối

Page 16: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1387/DB26022018.pdf1. Đơn giản hóa thủ tục hành

lượng lớn chủ yếu tập trung tại các cụm cảng ở Cần Thơ. Toàn vùng có hơn 2.500 bến cảng, ĐTNĐ nhưng chỉ có 5 bến có khả năng bốc xếp container. Trong khi đó, nhu cầu vận chuyển hàng hóa toàn vùng ngày càng tăng mạnh khiến 70% lượng hàng hóa của vùng Tây Nam bộ phải chuyển về các cảng biển TP.HCM bằng đường bộ với chi phí cao hơn 10 - 60%.

Cục Hàng hải cho rằng để tăng khả năng vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy khu vực phía nam, cần thực hiện các biện pháp điều tiết hàng hóa về cụm cảng CM-TV thay vì dồn về Cát Lái. Bên cạnh đó, đẩy nhanh tiến độ thi công, nâng tĩnh không các cầu đường bộ . Khẩn trương xây cầu Phước An để hoàn thiện tuyến đường liên cảng cụm CM-TV. Cục này đề nghị nâng cấp tuyến luồng thượng lưu sông Thị Vải đoạn từ cảng SSIT đến cảng Ba Son đến độ sâu -14 m (hiện nay đang công bố -12 m). Nghiên cứu cơ chế chính sách thu hút đầu tư đẩy nhanh tiến độ nâng cấp, nạo vét luồng hàng hải đến độ sâu -15 m để đảm bảo đón được thế hệ tàu container cỡ lớn cho khu vực bến cảng CM-TV.

Theo thanhnien.vn

8. Vượt lên chính mình

Đã đến lúc chúng ta mạnh dạn phân cấp, ủy quyền, vượt qua chính quyền lực và lợi ích riêng của mình để tập trung vào thể chế, chiến lược và tham mưu”, Bộ trưởng Kế hoạch và Ðầu tư Nguyễn Chí Dũng đã nói như vậy tại cuộc gặp gỡ báo chí dịp cuối năm vừa qua. Chia sẻ của Bộ trưởng một lần nữa cho thấy cam kết cải cách và đổi mới mạnh mẽ của Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, cơ quan đóng vai trò quan trọng trong phát triển thể chế kinh tế. Có thể thấy rõ điều này trong việc phân bổ ngân sách nhà nước.

Nếu như trước đây, việc phân bổ ngân sách và quyết định các dự án đầu tư luôn là “uy quyền” đặc biệt của Bộ Kế hoạch và Ðầu tư thì nay, Bộ đã dũng cảm từ bỏ quyền lực này. Các bộ, ngành, địa phương sau khi nhận được nguồn ngân sách theo quyết định của Quốc hội, Chính phủ sẽ chủ động xem xét việc đầu tư vào các dự án, sau đó lập danh sách gửi về Bộ Kế hoạch và Ðầu tư. Bộ chỉ còn trách nhiệm rà soát việc bảo đảm đầu tư đúng với nguyên tắc, tiêu chí đề ra, đồng thời giám sát quá trình thực hiện.

“Vượt lên chính mình”, “dám từ bỏ quyền lực”, “hành động vì người dân và doanh nghiệp”, cũng là tinh thần hành động được Bộ Công thương quán triệt thực hiện quyết liệt. Trong năm 2017 vừa qua, Bộ Công

Page 17: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1387/DB26022018.pdf1. Đơn giản hóa thủ tục hành

thương đã chủ động cắt giảm hàng nghìn điều kiện kinh doanh không hợp lý, đồng thời bãi bỏ và đơn giản hóa hàng trăm thủ tục hành chính,... giúp người dân và doanh nghiệp có được môi trường kinh doanh đầy thuận lợi và thông thoáng.

Không riêng hai bộ nêu trên, nhiều đơn vị khác như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng hay ngành thuế, hải quan, những địa phương như Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh,... cũng thể hiện rõ quyết tâm cải cách, đổi mới qua nhiều hành động cụ thể. Qua hai năm thực hiện tinh thần “Chính phủ kiến tạo là phải hành động quyết liệt”, đã tạo ra sự chuyển biến rõ rệt trong hoạt động của các bộ, ngành, địa phương. Chính những nỗ lực đó tạo thành động lực, giúp đất nước đạt được những thành tựu vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội năm vừa qua. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, doanh nghiệp và người dân thì những cố gắng đó rất đáng trân trọng, nhưng chưa đủ. Vì còn nhiều nơi, nhiều bộ, ngành và địa phương vẫn chưa thể hiện được tinh thần hành động cụ thể, còn thụ động, trì trệ trong điều hành, xử lý việc công; thậm chí, có tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, “trên chuyển, dưới không động” hay cơ chế “xin-cho” chưa được xóa bỏ. Nhiều cán bộ, công chức còn thờ ơ với sự phát triển của đất nước, với khó khăn của doanh nghiệp, người dân… Trong khi đó, đất nước lại đang đối mặt với không ít thách thức mà lớn nhất chính là nguy cơ tụt hậu so với những nước phát triển trên thế giới và trong khu vực.

Nỗ lực cải cách, đổi mới mạnh mẽ hơn nữa tiếp tục là đòi hỏi cấp bách đối với các bộ, ngành, địa phương trong năm 2018 này. Chỉ khi có sự chuyển biến đồng bộ, quyết liệt từ Chính phủ tới các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ đổi mới, cải cách mới tạo được những động lực thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Theo nhandan.com.vn

9. Bộ trưởng Bộ Y tế: Ngành y đang nỗ lực lấy lại niềm tin của người bệnh

Để khắc phục những hiện tượng tiêu cực được người dân phản ánh và nâng cao chất lượng phục vụ, thời gian qua, ngành y tế đang rất nỗ lực thay đổi nhằm từng bước lấy lại niềm tin của người bệnh; đặc biệt tỷ lệ hài lòng của người bệnh đang tăng đều qua các năm.

Page 18: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1387/DB26022018.pdf1. Đơn giản hóa thủ tục hành

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến có bài trả lời phỏng vấn về những biện pháp của ngành y để nâng cao chất lượng phục vụ tại các cơ sở y tế, dần lấy lại niềm tin của người dân.

Bộ trưởng đánh giá như thế nào về việc thực hiện thay đổi phong cách, thái độ phục vụ người bệnh tại các cơ sở y tế thời gian qua?

Thời gian qua, Bộ Y tế đã tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt trong toàn ngành nhiều kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tại các cơ sở y tế, hướng tới sự hài lòng của người bệnh như: Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh, Kế hoạch xây dựng cơ sở y tế “Xanh-Sạch-Đẹp”, Bộ tiêu chí chất lượng Bệnh viện Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 6858/QĐ-BYT ngày 23/11/2016.... Bên cạnh những chương trình, kế hoạch, Bộ Y tế đã triển khai quán triệt, hướng dẫn, tập huấn về kỹ năng giao tiếp, ứng xử; tổ chức cho cán bộ y tế tham gia các hội thi về đạo đức nghề nghiệp, văn hóa công sở…

Việc thực hiện đổi mới phong cách thái độ phục vụ của cán bộ y tế đến nay đã bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ; được người dân và cả cán bộ y tế đồng tình ủng hộ; ý thức của cán bộ y tế đã có sự thay đổi từ tư tưởng “ban ơn” sang “cung cấp dịch vụ, phục vụ” người bệnh. Đặc biệt, đã có nhiều tập thể, cá nhân trong ngành thực hiện tốt phong cách, thái độ phục vụ đã được khen thưởng, nêu gương.

Cuối năm 2017, Bộ Y tế đã tiến hành khảo sát mức độ hài lòng của người bệnh. Theo đó, mức độ hài lòng của người bệnh đối với phong cách thái độ phục vụ của cán bộ y tế đạt chung là 89,8%. Trong đó tuyến Trung ương đạt 88%; tuyến tỉnh 94%; tuyến huyện 85,7%...

Hiện nay, nhiều bệnh viện đang dần làm tốt việc phục vụ bệnh nhân như phục vụ khách hàng, nhờ đó bộ mặt các bệnh viện đã có những thay đổi rõ rệt. Cụ thể, công tác tiếp đón và hướng dẫn, cung cấp thông tin cho người bệnh về quy trình khám, chữa bệnh, địa điểm cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh cũng như các thủ tục hành chính, chế độ chính sách về khám, chữa bệnh… đã được các bệnh viện thực hiện tận tình, chu đáo hơn so với trước. Nhiều bệnh viện đã thực hiện tốt việc cải thiện, nâng cấp cơ sở vật chất, vệ sinh môi trường xanh sạch đẹp tại khu vực khám bệnh… Các cán bộ y tế và nhân viên công tác xã hội trong các bệnh viện thực hiện tương đối tốt việc chăm sóc toàn diện cho người bệnh thông qua kết nối người bệnh với các dịch vụ xã hội trong và ngoài bệnh viện…

Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực đã đat được, vẫn còn không ít người bệnh vẫn còn phàn nàn về tinh thần, thái độ phục vụ của một bộ phận nhân viên y tế, nhân viên phục vụ trong các bệnh viện, nhất là các bệnh

Page 19: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1387/DB26022018.pdf1. Đơn giản hóa thủ tục hành

viện còn quá tải; về tình trạng xuống cấp của điều kiện cơ sở vật chất, trang thiếu bị và các dịch vụ hỗ trợ trong một số bệnh viện, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở… Đây cũng là những tồn tại mà ngành y tế phải tiếp tục nỗ lực giải quyết trong thời gian tới.

Tình trạng quá tải bệnh viện dẫn đến áp lực cao đối với cán bộ y tế, cũng là nguyên nhân dễ làm “mất lòng” người bệnh. Vậy việc giải quyết quá tải bệnh viện hiện nay đang thực hiện ra sao, thưa Bộ trưởng?

Thực hiện Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án Giảm quá tải bệnh viện, Bộ Y tế đã tập trung thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp đề ra của Đề án bao gồm: Đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng bệnh viện để tăng thêm giường bệnh cho các chuyên khoa ung bướu, ngoại - chấn thương, tim mạch, sản và nhi; Thành lập và phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh; Thí điểm xây dựng mô hình phòng khám bác sĩ gia đình; Tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới trạm y tế xã trong cả nước; tăng cường đầu tư, xây dựng để các trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia theo quy định, gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới…

Đến nay, sau 5 năm thực hiện đồng bộ các giải pháp, việc giảm tải bệnh viện đã đạt được những kết quả bước đầu, hầu hết các mục tiêu của Đề án đã được thực hiện và đạt được theo tiến độ; tình trạng quá tải bệnh viện đang từng bước được giải quyết, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.

Cụ thể, trong giai đoạn 2015- 2017: Đối khu vực ngoại trú, quy trình khám bệnh đã giảm từ 12 - 14 bước xuống còn 4 - 8 bước tùy theo loại hình khám bệnh; giảm trung bình 48,5 phút trên 1 lượt khám bệnh, tiết kiệm được trung bình 27,2 triệu ngày công lao động/ năm cho xã hội. Tình trạng quá tải khu vực điều trị nội trú cũng đang từng bước được khống chế. Hiện đã có 37/39 bệnh viện tuyến Trung ương ký cam kết không để người bệnh nằm ghép trong thời gian 24 giờ hoặc 48 giờ kể từ khi nhập viện. Công suất sử dụng giường bệnh của bệnh viện tuyến Trung ương cũng đã giảm do giảm tỷ lệ chuyển từ tuyến dưới lên tuyến trên. Hiện 63% số bệnh viện tuyến trung ương đang có xu hướng giảm công suất sử dụng giường bệnh, 25% số bệnh viện tuyến huyện có xu hướng tăng công suất sử dụng giường bệnh.

Tình trạng quá tải tại các bệnh nhìn chung đã giảm, tuy nhiên, số lượt điều trị nội trú và ngày điều trị trung bình tại tuyến tỉnh, tuyến huyện lại có xu hướng gia tăng; tình trạng quá tải ở tuyến trung ương vẫn còn diễn ra ở một vài bệnh viện lớn, vẫn còn 2/39 bệnh viện chưa ký cam kết không để người bệnh nằm ghép. Nguyên nhân của thực trạng này là do số người tham gia BHYT gia tăng nhanh, tần suất sử dụng dịch vụ y tế

Page 20: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1387/DB26022018.pdf1. Đơn giản hóa thủ tục hành

có xu hướng tăng qua các năm (trung bình 2 lượt khám chữa bệnh/thẻ/năm); nhiều bệnh nhẹ có thể điều trị tại tuyến dưới nhưng người dân vẫn muốn lên tuyến trên gây nên tình trạng quá tải; mô hình bệnh tật thay đổi, gia tăng tỷ lệ các bệnh không lây nhiễm như ung thư, tim mạch huyết áp, tiểu đường; bên cạnh đó, dịch bệnh... ngày càng gia tăng; cơ sở vật chất, nhân lực y tế không theo kịp với nhu cầu chăm sóc sức khỏe….

Bộ Y tế đang phấn đấu phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản không còn tình trạng quá tải bệnh viện với một số chỉ số cơ bản như: Năm 2018, 100% bệnh viện tuyến Trung ương và tuyến tỉnh, thành phố tại các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cam kết thực hiện chủ trương không để người bệnh nằm ghép từ 2 người trở lên sau 24 hoặc 48 giờ nhập viện; đến năm 2020: Không còn tình trạng quá tải bệnh viện, đạt mục tiêu đề ra của Đề án giảm quá tải bệnh viện.

Thời gian tới ngành y tế có những giải pháp gì để đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện thay đổi phong cách, thái độ phục vụ tại các cơ sở y tế để “lấy lòng” người dân tốt hơn, thưa Bộ trưởng?

Để việc triển khai thực hiện đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh đạt được hiệu quả cao, Bộ Y tế sẽ tăng cường triển khai công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên, liên tục tại các cơ sở y tế theo cơ chế: Tự kiểm tra theo Bộ tiêu chí chấm điểm do Bộ Y tế ban hành, kiểm tra theo lịch định kỳ, kiểm tra lồng ghép, kiểm tra chéo, kiểm tra đột xuất; tổ chức thẩm định, đánh giá độc lập các kết quả kiểm tra…

Đồng thời, Bộ thường xuyên nêu gương người tốt, việc tốt, những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến; xử lý nghiêm minh, triệt để các trường hợp vi phạm Quy tắc ứng xử, về đạo đức nghề nghiệp, tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, Bộ cũng chỉ đạo các cơ sở y tế phải tiếp tục cải cách hành chính, đổi mới lề lối, tác phong làm việc, đổi mới quy trình tiếp nhận, thăm khám người bệnh, áp dụng công nghệ thông tin, thực hiện quy trình ISO, công khai hóa, minh bạch các thủ tục hành chính; xây dựng cơ sở y tế xanh, sạch, đẹp… Đặc biệt, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cho các cơ sở khám, chữa bệnh, Đề án giảm tải bệnh viện, triển khai thực hiện bệnh viện vệ tinh…; đổi mới cơ chế tài chính trong bệnh viện… hướng tới người bệnh sẽ là khách hàng thực sự khi tới bệnh viện.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Theo baotintuc.vn

Page 21: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1387/DB26022018.pdf1. Đơn giản hóa thủ tục hành

10. Bỏ thủ tục công nhận chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp do nước ngoài cấp

Văn bằng chứng chỉ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài hoạt động hợp pháp được công nhận tương đương tại Việt Nam và người dân không cần làm thủ tục công nhận văn bằng, chứng chỉ.

Bộ LĐ-TB&XH vừa ban hành Thông tư số 34/2017/TT-BLĐTBXH Quy định việc công nhận tương đương đối với bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp do cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài cấp. Thông tư này quy định việc công nhận tương đương đối với bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài cấp so với các trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp Việt Nam (sơ cấp, trung cấp, cao đẳng).

Đáng chú ý, Thông tư quy định văn bằng chứng chỉ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài hoạt động hợp pháp được công nhận tương đương tại Việt Nam và người dân không cần làm thủ tục công nhận văn bằng, chứng chỉ.

Cụ thể, bằng, chứng chỉ của người học do cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài cấp được công nhận tương đương trong các trường hợp sau đây: Bằng, chứng chỉ được cấp bởi các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định về tương đương bằng,

Page 22: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1387/DB26022018.pdf1. Đơn giản hóa thủ tục hành

chứng chỉ hoặc công nhận lẫn nhau về bằng, chứng chỉ hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến bằng, chứng chỉ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc là thành viên.

Bằng, chứng chỉ được cấp bởi cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, thực hiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục nghề nghiệp Việt Nam cấp.

Bằng, chứng chỉ được cấp bởi cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoạt động hợp pháp ở nước ngoài mà các chương trình đào tạo đã được cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của nước đó công nhận hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về giáo dục của nước đó cho phép thành lập và được phép cấp bằng, chứng chỉ.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Quân cho biết, việc không bắt buộc từng người dân làm thủ tục công nhận văn bằng phù hợp với thông lệ quốc tế, thực hiện đúng chủ trương cải cách hành chính, giảm phiên hà và chi phí cho người dân. Tuy vậy, Bộ LĐ-TB&XH vẫn giữ thẩm quyền ban hành các quyết định không công nhận tương đương với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoạt động không hợp pháp và các văn bằng, chứng chỉ được cấp không hợp pháp khi cần thiết.

Theo anninhthudo.vn

11. Chỉ 1 chiếc xe con được nhập về Việt Nam trong tuần nghỉ tết Mậu Tuất

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tuần tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 chỉ có duy nhất 1 chiếc ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ ngồi được mở tờ khai hải quan nhập khẩu, với trị giá khai báo là 16,5 nghìn USD (hơn 375 triệu đồng).

Số liệu thống kê hải quan ghi nhận không có xe ô tô trên 9 chỗ ngồi, xe ô tô tải, ô tô chuyên dụng được đăng kí mở tờ khai nhập khẩu trong dịp lễ này. Chiếc xe duy nhất nhập khẩu trong dịp lễ tết 2018 có xuất xứ từ Úc và được nhập khẩu vào Việt Nam qua các cửa khẩu ở khu vực phía Bắc.

Bên cạnh đó, trong tuần có gần 37,5 triệu USD linh kiện và phụ tùng ô tô nhập khẩu vào nước ta. Nhập khẩu nhóm hàng này có xuất xứ chủ yếu từ Nhật Bản với trị giá 14,8 triệu USD, chiếm 68%; từ Hàn Quốc với trị giá 8,2 triệu USD, chiếm 22%; từ Thái Lan với trị giá hơn 5 triệu USD và từ Trung Quốc với trị giá 3,5 triệu USD.

Page 23: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1387/DB26022018.pdf1. Đơn giản hóa thủ tục hành

Tính chung, nhập khẩu từ 4 nước này trong tuần qua chiếm tỷ trọng tới 85% trong tổng trị giá nhập khẩu linh kiện và phụ tùng ô tô của cả nước trong tuần qua.

Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, số lượng xe nhập khẩu tiếp tục giảm mạnh liên quan đến giấy phép nhập khẩu và sức mua của thị trường xe hơi đầu năm 2018.

Riêng về giấy phép nhập khẩu, Nghị định 116 của Chính phủ ban hành và có hiệu lực ngay từ ngày 17/10/2017 nhưng mãi đến đầu năm 2018, Bộ Giao thông - Vận tải mới ban hành Thông tư 03 để hướng dẫn thực hiện nên rất nhiều doanh nghiệp không thể thực hiện các thủ tục nhập xe như trước đây được.

Việc suy giảm mạnh lượng xe nhập còn do kỳ vọng của người tiêu dùng vào xe giá rẻ do giảm thuế từ đầu năm 2018 không còn khi hết lần này đến lần khác người tiêu dùng được tin thuế nhập xe từ ASEAN giảm về 0%. Tuy nhiên, hiện trên thị trường chưa có bất kỳ dòng xe miễn thuế nào được bán ra với giá rẻ cả. Người tiêu dùng vẫn có tâm lý đón đợi hoặc thất vọng với giá xe nên chưa quyết định mua, nhất là thời điểm sau tết, di chuyển không còn nhiều như trước và trong tết Mậu Tuất.

Theo dantri.com.vn

12. Hoàn thiện quy trình đánh giá hiệu quả kiểm soát nội bộ ngân hàng thương mại

Trong vài năm trở lại đây, nhu cầu dịch vụ thực hiện các thủ tục trên cơ sở thoả thuận trước (AUP) gia tăng do sức ép về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình thông tin đến từ phía các các tổ chức quốc tế, các quỹ tài trợ cũng như của cá nhân, các nhà đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực kiểm soát nội bộ ngân hàng thương mại. Sự thay đổi các quy định pháp lý về những trường hợp được miễn kiểm toán đối với các tổ chức có quy mô nhỏ và vừa ở một vài quốc gia trên thế giới cũng làm cho dịch vụ AUP tăng lên.

Bài viết phân tích các bước đánh giá hiệu quả của kiểm soát nội bộtrong các ngân hàng thương mại theo AUP, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện dịch vụ AUP về đánh giá hiệu quả của kiểm soát nội bộ ngân hàng thương mại.

Hợp đồng thực hiện các thủ tục thoả thuận trước (AUP) là hợp đồng trong đó kiểm toán viên (KTV) thực hiện các thủ tục nhất định đối với thông tin tài chính (hoặc thông tin phi tài chính) theo yêu cầu của khách hàng và đưa ra ý kiến kết luận dưới dạng “Báo cáo về các phát hiện thực tế” mà không phải ý kiến đảm bảo. Dịch vụ AUP tuân thủ chuẩn

Page 24: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1387/DB26022018.pdf1. Đơn giản hóa thủ tục hành

mực về các dịch vụ liên quan khác (ISRS hothường phạm vi áp dụng hợp đồng lchuẩn mực này cũng có thể áp dụng đối với các thông tin phi tvới điều kiện KTV có đầy đủ hiểu biết về thông tin phi t

Việc hoàn thiện báo cáo AUP l

Các bước đánh giá hithương mại

Giai đoạn chuẩn bị và l

Một là, xác định nhu cầu cung cấp dịch vụ, thu thập thông tin ban đầu về khách hàng đủ để quyết định cung cấp dịch vụ vthực hiện các thủ tục thoả thuận trgồm:

- Bản chất của hợp đồng dịch vụ, kể cả các thủ tục đđánh giá tính hiệu quả của kiểm soát nội bộ (KSNB) trong ngân hthương mại (NHTM) không phải lvà do đó KTV sẽ không đKTV được yêu cầu làm rõ các chngân hàng có đủ hiệu quả, để ngăn chặn hoặc phát hiện, sửa chữa các sai sót xảy ra kịp thời;

- Mục đích của hợp đồng dịch vụ lthuận trước giữa KTV vKSNB trong NHTM. Kết quả của việc thực hiện các thủ tục sẽ h

ên quan khác (ISRS hoặc VSRS số 4400). Thông ờng phạm vi áp dụng hợp đồng là thông tin tài chính, tuy nhiên,

ũng có thể áp dụng đối với các thông tin phi tới điều kiện KTV có đầy đủ hiểu biết về thông tin phi tài chính.

ện báo cáo AUP là vấn đề trọng tâm với các ngân hNguồn: Internet

đánh giá hiệu quả kiểm soát nội bộ trong các ngân h

à lập kế hoạch

ịnh nhu cầu cung cấp dịch vụ, thu thập thông tin ban đầu về ủ để quyết định cung cấp dịch vụ và chuẩn bị ký hợp đồng

ủ tục thoả thuận trước. Các vấn đề được thoả thuận

ản chất của hợp đồng dịch vụ, kể cả các thủ tục được thực hiện để ệu quả của kiểm soát nội bộ (KSNB) trong ngân h

ại (NHTM) không phải là thủ tục kiểm toán hay thủ tụcẽ không đưa ra bất kỳ sự đảm bảo nào. Thông thư

àm rõ các chốt kiểm soát trong các hoạt động của ủ hiệu quả, để ngăn chặn hoặc phát hiện, sửa chữa các

ồng dịch vụ là thực hiện các thủ tục đớc giữa KTV và khách hàng về việc kiểm tra tính hiệu quả của

ết quả của việc thực hiện các thủ tục sẽ h

4400). Thông tài chính, tuy nhiên,

ũng có thể áp dụng đối với các thông tin phi tài chính, ài chính.

ấn đề trọng tâm với các ngân hàng.

ệu quả kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng

ịnh nhu cầu cung cấp dịch vụ, thu thập thông tin ban đầu về ẩn bị ký hợp đồng

ợc thoả thuận

ợc thực hiện để ệu quả của kiểm soát nội bộ (KSNB) trong ngân hàng

ủ tục kiểm toán hay thủ tục soát xét ào. Thông thường,

ốt kiểm soát trong các hoạt động của ủ hiệu quả, để ngăn chặn hoặc phát hiện, sửa chữa các

ực hiện các thủ tục đã được thoả ề việc kiểm tra tính hiệu quả của

ết quả của việc thực hiện các thủ tục sẽ hình thành

Page 25: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1387/DB26022018.pdf1. Đơn giản hóa thủ tục hành

các phát hiện thực tế gồm những điểm còn hạn chế hay khiếm khuyết của KSNB trong các NHTM;

- Xác định loại thông tin sẽ được áp dụng các thủ tục thỏa thuận trước là thông tin phi tài chính (tính hiệu quả của KSNB trong các NHTM);

- Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục cụ thể sẽ được thực hiện; Danh sách các thủ tục đã được thoả thuận trước giữa các bên và sẽ được thực hiện;

- Hình thức dự kiến của báo cáo về các phát hiện thực tế liên quan tới tính hiệu quả của KSNB trong các NHTM. Đối tượng được cung cấp báo cáo về các phát hiện thực tế chính là khách hàng, bên thuê dịch vụ thoả thuận trước về việc đánh giá tính hiệu quả của KSNB các NHTM, tránh những hiểu lầm về mục tiêu, phạm vi dịch vụ, trách nhiệm KTV.

Hai là, dự kiến những thủ tục sẽ thực hiện và nguồn tài liệu phục vụ cho việc kiểm tra và làm rõ những phát hiện thực tế về đối tượng của hợp đồng dịch vụ. Những thủ tục dự kiến này chỉ nhằm hỗ trợ cho khách hàng trong việc đánh giá tính phù hợp của đối tượng của hợp đồng dịch vụ.

Ba là, thu thập, lưu trữ trong hồ sơ các tài liệu, thông tin cần thiết để làm cơ sở cho báo cáo về các phát hiện thực tế và làm bằng chứng cho thấy, hợp đồng dịch vụ đã được thực hiện phù hợp với quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực liên quan cũng như các điều khoản của hợp đồng.

Do các hạn chế tiềm tàng, kiểm soát nội bộ trong các NHTM có thể sẽ không ngăn ngừa hoặc phát hiện ra các sai sót. Hơn nữa, việc đánh giá tính hiệu quả của KSNB trong tương lai dựa trên kết quả hiện tại sẽ phụ thuộc nhiều vào rủi ro các hoạt động kiểm soát không còn đầy đủ, do thay đổi của điều kiện, hoàn cảnh liên quan, hoặc mức độ tuân thủ các chính sách và thủ tục có thể giảm đi. Chính vì vậy, các thủ tục đánh giá hiệu quả của KSNB trên cơ sở thủ tục thoả thuận trước còn phụ thuộc vào thời gian, không gian và đối tượng thực hiện hoạt động KSNB trong các NHTM.

Giai đoạn thực hiện kế hoạch

KTV phải thực hiện các thủ tục đã thỏa thuận trước để đánh giá hiệu quả của KSNB trong các NHTM và sử dụng các bằng chứng thu thập được làm cơ sở cho báo cáo về các phát hiện thực tế. Các phương pháp thu thập bằng chứng có thể gồm: Kiểm tra tài liệu và kiểm tra dấu vết kiểm soát; Quan sát các bộ phận, cá nhân thực hiện hoạt động; Tính toán lại, so sánh và kiểm tra tính chính xác các phép tính; Phỏng vấn các bộ phận, cá nhân liên quan.

Page 26: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1387/DB26022018.pdf1. Đơn giản hóa thủ tục hành

Nội dung đánh giá hiệu quả tập trung vào hai phần chính: (i) Đánh giá tính hiệu quả của KSNB trên giác độ toàn hệ thống (tập trung chủ yếu vào môi trường kiểm soát của các NHTM, trong đó đánh giá chức năng kiểm soát của HĐQT và chức năng quản lý của Ban điều hành các NHTM đối với tầm quan trọng của KSNB; chức năng đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, hệ thống thông tin và truyền thông; hoạt động giám sát); (ii) Đánh giá hiệu quả của KSNB trong một số chu trình nghiệp vụ chính của các NHTM.

Giai đoạn báo cáo

Trên cơ sở các bằng chứng thu thập được, KTV phải lập Báo cáo về các phát hiện thực tế. Báo cáo này cần mô tả đầy đủ chi tiết mục đích và các thủ tục thoả thuận trước của hợp đồng và gồm các yếu tố sau: (1) Số hiệu và tiêu đề báo cáo (“Báo cáo về các phát hiện thực tế”); (2) Bên nhận báo cáo (thông thường là HĐQT, Ban điều hành, các cổ đông của NHTM); (3) Xác định phạm vi thông tin tài chính hoặc phi tài chính có áp dụng các thủ tục thoả thuận trước; (4) Nêu rõ các thủ tục đã thực hiện là các thủ tục đã thoả thuận với bên nhận báo cáo; (5) Nêu rõ công việc đã thực hiện phù hợp với các quy định và hướng dẫn của chuẩn mực này và các chuẩn mực khác có liên quan (nếu có); (6) Xác định mục đích của các thủ tục thỏa thuận trước đã thực hiện; (7) Danh mục các thủ tục cụ thể đã thực hiện; (8) Mô tả các phát hiện thực tế của KTV bao gồm đầy đủ chi tiết các sai sót và các ngoại lệ đã phát hiện; (9) Nêu rõ rằng các thủ tục đã được thực hiện không phải là các thủ tục của một cuộc kiểm toán hoặc soát xét và do đó KTV không đưa ra bất kỳ sự đảm bảo nào; (10) Nêu rõ nếu KTV thực hiện thêm các thủ tục, thực hiện kiểm toán hoặc soát xét thì sẽ có thể phát hiện và đưa vào báo cáo các kết quả khác; (11) Nêu rõ báo cáo về các phát hiện thực tế sẽ chỉ được gửi cho các bên đã cùng tham gia thoả thuận về các thủ tục được thực hiện; (12) Nêu rõ (nếu cần) báo cáo về các phát hiện thực tế chỉ liên quan đến các yếu tố, tài khoản, khoản mục hoặc thông tin tài chính hoặc phi tài chính xác định mà không liên quan đến toàn bộ báo cáo tài chính của đơn vị; (13) Ngày lập báo cáo về các phát hiện thực tế; (14) Tên và địa chỉ của doanh nghiệp kiểm toán; (15) Chữ ký, họ và tên của KTV và đóng dấu.

Một số vấn đề tồn tại, hạn chế

Page 27: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1387/DB26022018.pdf1. Đơn giản hóa thủ tục hành

Hiện nay, ở Việt Nam, việc xây dựng và vận dụng quy trình đánh giá hiệu quả KSNB trong các NHTM theo AUP vẫn còn một số tồn tại một số hạn chế cụ thể sau:

Trong giai đoạn lập kế hoạch

KTV chưa xây dựng chương trình riêng hướng dẫn thực hiện dịch vụ AUP về đánh giá hiệu quả KSNB các NHTM, do đó các công việc trong từng giai đoạn chủ yếu được thực hiện dựa vào kinh nghiệm từ các cuộc kiểm toán hoặc dịch vụ đảm bảo khác. Việc xác định đối tượng thực hiện dịch vụ AUP còn hạn chế, có thể thấy mức độ thuyết phục của hợp đồng AUP đối với thông tin phi tài chính và các vấn đề cụ thể khi thực hiện AUP đối với thông tin phi tài chính vẫn còn nhiều tranh cãi. Chuẩn mực số 4400 hiện nay vẫn chỉ áp dụng cho các thông tin tài chính, trong khi thực tiễn lại cho thấy các thông tin phi tài chính cũng có thể là đối tượng của dịch vụ này. Nhiều tổ chức nghề nghiệp trên thế giới như Australia hay Hội kế toán công chứng Hoa Kỳ (AICPA) đã thực hiện AUP cho cả thông tin phi tài chính. Như vậy, việc đánh giá hiệu quả của hệ thống KSNB các NHTM trên cơ sở dịch vụ AUP còn nhiều khó khăn do cơ sở pháp lý của dịch vụ vẫn chưa rõ ràng, mặc dù chuẩn mực AUP sửa đổi sắp tới sẽ phải cân nhắc việc áp dụng AUP cho cả thông tin phi tài chính. Mặt khác, về yêu cầu đối với người hành nghề thực hiện dịch vụ (KTV) AUP vẫn còn tồn tại nhiều tranh cãi, khi vai trò của việc xét đoán nghề nghiệp và yêu cầu về kỹ năng cũng như sự thận trọng, khách quan của KTV chưa được làm rõ khi thực hiện AUP. Về bằng chứng sử dụng trong dịch vụ AUP, nếu KTV không làm rõ sự khác biệt của chúng so với bằng chứng của dịch vụ đảm bảo thì các thủ tục thực hiện và các phát hiện thực tế sẽ bị giảm giá trị.

Trong giai đoạn thực hiện dịch vụ

Hiện nay, chưa thể phân định rõ những điểm khác nhau giữa thủ tục kiểm soát của dịch vụ đảm bảo với thủ tục đánh giá hoạt động kiểm soát theo AUP. Điều này có thể gây ra nhầm lẫn giữa mục đích đánh giá KSNB trong dịch vụ đảm bảo với đánh giá KSNB trên cơ sở thủ tục thoả thuận trước. Theo đó, các công việc phải sử dụng xét đoán chuyên môn nghề nghiệp như xác định mức trọng yếu, đánh giá rủi ro… Mặt khác, các thuật ngữ sử dụng trong dịch vụ AUP có thể dễ gây nhầm lẫn như với dịch vụ đảm bảo, nếu không được làm rõ như: soát xét , mức độ đảm bảo hợp lý, trung thực và hợp lý...

Trong giai đoạn kết thúc

Theo chuẩn mực 4400, báo cáo chỉ gửi cho những bên đồng ý với những thủ tục thoả thuận trước đã được thực hiện, do vậy những bên không tham gia vào những thủ tục thoả thuận này có thể không hiểu

Page 28: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1387/DB26022018.pdf1. Đơn giản hóa thủ tục hành

được nội dung của báo cáo AUP. Việc giới hạn đối tượng nhận báo cáo có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng bởi báo cáo AUP có thể được yêu cầu cung cấp, bởi các bên liên quan khác hoặc theo quy định của pháp luật, hay phải công khai theo luật định. Mặt khác, báo cáo AUP chỉ đưa ra những phát hiện thực tế mà không phải ý kiến đảm bảo của KTV. Điều này có thể khiến các bên liên quan không hài lòng, vì dịch vụ đã được thực hiện bởi KTV chuyên nghiệp mà lại chỉ đưa ra những phát hiện dựa trên thực tế, không cần xét đoán nghề nghiệp. Nếu chỉ dừng lại ở những phát hiện thực tế thì tính thực tiễn và giá trị của những phát hiện này chưa cao, bởi vì chúng chưa chỉ ra cho người sử dụng báo cáo cách cải thiện vấn đề sao cho hiệu quả. Đồng thời, giá trị của các phát hiện thực tế có hữu ích không còn phụ thuộc vào mức độ hiểu biết của người sử dụng báo cáo về trách nhiệm đối với việc phân tích kết quả của báo cáo AUP.

Đề xuất, kiến nghị

Trong giai đoạn lập kế hoạch

Một là, cần xây dựng chương trình hướng dẫn thực hiện dịch vụ AUP để thống nhất các công việc trong từng giai đoạn của hợp đồng, tránh nhầm lẫn với quy trình kiểm toán hoặc quy trình thực hiện dịch vụ đảm bảo khác. Đồng thời, làm rõ sự khác biệt của dịch vụ AUP so với các dịch vụ khác mà công ty kiểm toán cung cấp trong từng giai đoạn của AUP.

Hai là, xác định rõ đối tượng thực hiện dịch vụ AUP là thông tin tài chính hay thông tin phi tài chính. Theo chuẩn mực số 4400, các thông tin phi tài chính chỉ có thể là đối tượng hợp đồng khi KTV phải có đủ hiểu biết về đối tượng của dịch vụ. Ví dụ như đánh giá hệ thống KSNB của các NHTM và có các tiêu chí hợp lý để làm cơ sở cho các phát hiện của KTV. Thực tiễn lại cho thấy, các thông tin phi tài chính cũng có thể là đối tượng của dịch vụ AUP như ở Australia hay AICPA mà không cần xác định các tiêu chí hợp lý, vì có thể gây nhầm lẫn với dịch vụ đảm bảo (như kiểm toán chẳng hạn). Do vậy, trong giới hạn dịch vụ AUP về KSNB trong các NHTM, KTV cần xác định rõ đối tượng AUP là các hoạt động kiểm soát nghiệp vụ/ chu trình (hoặc các thông tin liên quan) do KSNB ngân hàng thực hiện. Để đánh giá được hiệu quả của các nghiệp vụ hoặc các trình trong ngân hàng, cần đánh giá hiệu quả các chốt kiểm soát. Với đối tượng như vậy, KTV cần làm rõ các chốt kiểm soát trong từng hoạt động nghiệp vụ hoặc chu trình kinh doanh có tồn tại đầy đủ, chặt chẽ, phù hợp không và chúng được hoạt động có thích hợp, hiệu quả không. Đây chính mục tiêu mà KTV cần làm rõ khi thực hiện các thủ tục thoả thuận trước. Việc phát hiện những điểm mạnh hoặc điểm yếu của các chốt kiểm soát nội bộ sẽ không hình thành những kết luận đảm bảo mà chỉ là những phát hiện thực tế của KTV.

Page 29: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1387/DB26022018.pdf1. Đơn giản hóa thủ tục hành

Ba là, làm rõ các yêu cầu đối với người hành nghề thực hiện dịch vụ AUP. Cụ thể, chuẩn mực 4400 yêu cầu KTV phải cân nhắc các xét đoán nghề nghiệp trong việc cung cấp cho NHTM và bên thứ 3 về bản chất, phạm vi, thời gian của các thủ tục thoả thuận trước. Tuy nhiên, vì báo cáo AUP chỉ đưa ra những phát hiện thực tế dựa trên những thủ tục trên nên xét đoán nghề nghiệp có thể được áp dụng với phạm vi nhỏ hơn so với dịch vụ đảm bảo. Đồng thời, thuật ngữ hoài nghi nghề nghiệp cũng ít liên quan trong dịch vụ AUP do KTV không phải cân nhắc tính đầy đủ và thích hợp của bằng chứng làm cơ sở cho việc hình thành ý kiến nhận xét.

Bốn là, về bằng chứng sử dụng trong AUP, KTV không phải thu thập bằng chứng như yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán về bằng chứng kiểm toán mà chỉ thu thập những thông tin thực tế do áp dụng các thủ tục thoả thuận trước. Do vậy, bằng chứng sử dụng trong chuẩn mực 4400 không liên quan tới khái niệm bằng chứng kiểm toán mà chỉ phù hợp với những phát hiện thực tế. Điều đó có nghĩa là những yêu cầu về “tính đầy đủ” và “thích hợp” của bằng chứng kiểm toán không vận dụng trong quá trình thu thập bằng chứng theo AUP.

Trong giai đoạn thực hiện dịch vụ

Các thủ tục kiểm soát được sử dụng trong AUP về KSNB trong NHTM như kiểm tra dấu vết kiểm soát nội bộ, quan sát, phỏng vấn… được thực hiện dựa vào các thủ tục đã được thoả thuận trước giữa Ban điều hành và KTV, vì vậy chúng tương đối rõ ràng và khách quan. Việc đánh giá mặt thiết kế và vận hành của hệ thống KSNB chỉ để phục vụ cho việc tìm ra những phát hiện trong thực tế về điểm mạnh/ yếu của các chốt kiểm soát. Ngoài những phát hiện thực tế, KTV có thể đưa ra một vài khuyến nghị để cải thiện các kiểm soát liên quan đến những thiếu hụt (khuyếm khuyết) của hệ thống để tăng giá trị của hợp đồng AUP đối với KSNB. Khi thực hiện AUP không được sử dụng các thuật ngữ dễ gây nhầm lẫn như với dịch vụ đảm bảo.

Trong giai đoạn kết thúc

Việc hoàn thiện báo cáo AUP là vấn đề trọng tâm. Cụ thể, xác định rõ đối tượng nhận báo cáo AUP về KSNB trong NHTM vừa đảm bảo tuân thủ chuẩn mực về Hợp đồng thực hiện dịch vụ AUP, vừa đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật. Theo đó, báo cáo về AUP ngoài gửi cho HĐQT, Ban điều hành (người đại diện của NHTM), thì KTV nên gửi bản sao báo cáo cho các bên liên quan cụ thể đã được NHTM chỉ định, đặc biệt là những NHTM cổ phần niêm yết. Đồng thời, KTV cũng cần gửi bản sao báo cáo cho các bên liên quan khác theo quy định của pháp luật cho dù họ không ký hợp đồng AUP nhưng có đủ kiến thức để hiểu về AUP. Theo đó, KTV không cần phải thảo luận về các thủ tục thoả thuận trước

Page 30: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1387/DB26022018.pdf1. Đơn giản hóa thủ tục hành

với tất cả các bên sẽ nhận báo cáo. Để gia tăng giá trị của báo cáo AUP về KSNB trong các NHTM, ngoài những phát hiện thực tế KTV có thể đưa ra một vài khuyến nghị để cải thiện các kiểm soát liên quan đến những thiếu hụt (khuyếm khuyết) của hệ thống KSNB ngân hàng. Mặt khác, KTV cần khẳng định rằng, giá trị của báo cáo về những phát hiện thực tế đối với hiệu quả của hệ thống KSNB dựa trên những nguyên tắc đạo đức cơ bản mà người hành nghề phải tuân thủ khi thực hiện AUP. Dựa vào các phát hiện thực tế, ngoài việc phục vụ cho mục đích ban đầu của hợp đồng AUP, các NHTM hoàn toàn có thể sử dụng chúng để thực hiện các mục đích khác. Điều này sẽ thu hút nhiều hơn các đối tác chiến lược, các tổ chức quốc tế muốn đầu tư vào ngân hàng.

Tài liệu tham khảo:

1. COSO (2013), Internal Control - Integrated Framework, IACPA, New York;

2. Dr.Jovic (2010), Swiss Management Program in Banking, Swiss Finance Institue, Teaching materials;

3. International Auditing and Assurance Standard Board (2016), Handbook of International quality control, auditing, review, other assurance, and related services pronoucements, IFAC.org;

4. IAASB Agreed-Upon Procedures Working Group Discussion Paper dated on March 2017;

5. International Standard on Related Services 4400 “Engagements to Perform Agreed-Upon Procedures regarding financial information”.

Theo tapchitaichinh.vn

13. Đà Nẵng triển khai tiện ích hẹn giờ tại các bệnh viện, trung tâm y tế

Trước ngày 28/2, các bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng phải hoàn thành xây dựng phương án hẹn giờ và đón tiếp người khám chữa bệnh.

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng vừa có văn bản chỉ đạo về việc triển khai công tác hẹn giờ khám chữa bệnh tại các bệnh viện, trung tâm y tế quận, huyện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Cụ thể, các bệnh viện, trung tâm y tế quận, huyện có trách nhiệm xây dựng phương án hẹn giờ và đón tiếp người khám chữa bệnh; gửi lấy ý kiến Sở Nội vụ và Sở Y tế trước ngày 28/2.

Page 31: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1387/DB26022018.pdf1. Đơn giản hóa thủ tục hành

Trên cơ sở ý kiến thẩm định của Sở Nội vụ, các bệnh viện, trung tâm y tế quận, huyện phải tổ chức triển khai phương án hẹn giờ trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được thẩm định.

Đà Nẵng sẽ triển khai tiện ích hẹn giờ tại các bệnh viện, trung tâm y tế

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng giao Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai nghiêm túc, hiệu quả; giao Sở Nội vụ chủ trì hỗ trợ triển khai các nội dung của phương án, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục hoàn thiện công cụ hẹn giờ trực tuyến để phù hợp với phương án cụ thể của từng đơn vị.

Trước đó, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã ký quyết định ban hành "Phương án triển khai tiện ích hẹn giờ giao dịch hành chính trên địa bàn TP Đà Nẵng".

Tại thời điểm này, tiện ích hẹn giờ giao dịch hành chính được triển khai thí điểm tại 4 Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Nội vụ, Giao thông vận tải.

Trên cơ sở kết quả thí điểm, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã thống nhất việc triển khai mở rộng tiện ích hẹn giờ giao dịch hành chính đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị, áp dụng tại tất cả các sở, ngành trên địa bàn thành phố từ ngày 1/11/2017.

Việc triển khai tiện ích này là một trong những nỗ lực cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn TP Đà Nẵng, đặc biệt là đối với các bệnh viện nhằm khắc phục tình trạng chờ đợi quá lâu, gây tâm lý mệt mỏi của người dân khi đến liên hệ giao dịch tại một số cơ quan, đơn vị nói chung và khi đi khám chữa bệnh nói riêng.

Theo dantri.com.vn

Page 32: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1387/DB26022018.pdf1. Đơn giản hóa thủ tục hành

14. Gỡ bỏ rào cản vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Hiện nay đa số doanh nghiệp TPHCM có quy mô nhỏ và siêu nhỏ chiếm tỷ lệ đến 96,81% trên tổng số doanh nghiệp trên địa bàn.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần chính sách hỗ trợ về vốn.

Riêng số lượng doanh nghiệp (DN) nhỏ và siêu nhỏ đăng ký thành lập chiếm trên 90% tổng số DN đăng ký hàng năm. Các DN vừa và nhỏ hạn chế về vốn và công nghệ nên việc phát triển gặp nhiều khó khăn.

Vốn, công nghệ vẫn là điểm yếu

Kết quả khảo sát của Hiệp hội DN TPHCM cho thấy, với 6 nhóm ngành trọng điểm của thành phố là cơ khí; chế biến lương thực, thực phẩm; hóa chất - nhựa - cao su; điện - điện tử; dệt may; da giày, tỷ lệ DN sản xuất theo hình thức tự thiết kế sản phẩm, tự mua nguyên liệu và có nhãn hiệu riêng của DN (OBM) chỉ chiếm khoảng 48,27%. Nhóm ngành điện - điện tử, cơ khí chế tạo và hóa chất - nhựa - cao su được xác định là nhóm ngành có tỷ lệ sản xuất theo hình thức OBM cao nhất nhưng cũng chủ yếu sản xuất với công nghệ đơn giản, rất hạn chế trong việc tích hợp vào chuỗi sản xuất với các DN sản xuất đầu cuối của toàn cầu.

Ông Đỗ Phước Tống, Chủ tịch Hội Cơ khí TPHCM, cho biết, hầu hết DN trong lĩnh vực cơ khí là DN vừa và nhỏ, thậm chí chỉ ở quy mô gia đình. Hoạt động sản xuất hạn chế, chủ yếu là gia công lại sản phẩm cho các đơn vị lớn, DN cung ứng cấp 2, cấp 3. Các DN vừa và nhỏ thường hạn chế về năng lực nghiên cứu và phát triển, đổi mới công nghệ, nên thường tập trung nhiều trong các ngành sản xuất mang tính chất gia công, lắp ráp với khả năng tạo ra giá trị gia tăng không cao. Hoạt động sản xuất hiện tại của các DN dựa trên các thiết kế sản phẩm được đặt

Page 33: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1387/DB26022018.pdf1. Đơn giản hóa thủ tục hành

hàng hoặc cung ứng bởi các công ty nước ngoài, hoặc sử dụng những mẫu sản phẩm sẵn có trên thị trường. Cách sản xuất này cho phép các DN tiết kiệm chi phí thiết kế sản phẩm, nhưng cũng ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo, năng lực khai thác các thị trường có tỷ trọng giá trị gia tăng lớn hơn.

Một vấn đề khác cũng đang tạo rào cản lớn cho phát triển DN nội là tâm lý ưa chuộng hàng ngoại của người tiêu dùng trong nước. Đại diện Hiệp hội Cơ khí TPHCM nhấn mạnh, nhiều sản phẩm của DN nội có chất lượng không kém hàng ngoại nhưng không thể tiêu thụ hàng hóa tại thị trường nội địa mà phải gián tiếp xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan… sau đó nhập khẩu về lại Việt Nam thì mới tiêu thụ được trong nước. Lý giải thực tế này, các DN là khách hàng cho rằng, hàng Việt Nam xuất khẩu tốt hơn hàng bán nội địa. Trong khi đó, theo các DN sản xuất thì chất lượng hàng không kém cạnh nhau. Thế nhưng, việc đối phó với tâm lý trên của người tiêu dùng đã khiến DN khó càng khó hơn khi phát sinh thêm chi phí logistic và thuế xuất nhập khẩu hàng hóa.

Chuyển đổi cách tiếp cận vốn vay cho DN

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, trong thời gian tới, DN vừa và nhỏ tại Việt Nam chưa thể bứt phá được do những những bất cập trong chính sách quản lý nhà nước chưa thể tháo gỡ. Cụ thể, về chính sách thuế, hiện để thu hút DN vốn đầu tư nước ngoài đầu tư tại nước ta, các cơ quan chức năng cho phép các DN nhập khẩu trang thiết bị máy móc phục vụ dự án đầu tư với thuế suất nhập khẩu bằng 0. Trong khi đó, DN sản xuất sản phẩm chế tạo, máy móc như vậy trong nước, phải nhập khẩu nguyên liệu về sản xuất thì phải nộp thuế nhập khẩu 10%. Như vậy, xuất phát điểm hàng nội đã có giá thành cao hơn hàng ngoại nhập 10% nên khó có thể cạnh tranh.

Không chỉ vậy, chính sách hỗ trợ vốn cho DN cần triển khai linh hoạt, đơn giản thủ tục hành chính hơn. Hầu hết các khoản nguồn vốn cho vay từ hệ thống ngân hàng, quỹ đầu tư tài chính, vốn ưu đãi cơ quan chức năng phụ trách… đều có điều kiện ràng buộc là thế chấp tài sản đảm bảo. Trong khi đó, đây là điểm khó đáp ứng nhất của DN vừa và nhỏ. Ông Nguyễn Đình Tuệ, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ DN vừa và nhỏ, cho biết thêm, hiện tình trạng khát vốn DN vừa và nhỏ chưa được giải quyết hiệu quả, khiến DN không tiếp cận với sự thay đổi công nghệ sản xuất, cải thiện đầu tư nâng cao chất lượng và gia tăng nội lực cạnh tranh về giá thành sản phẩm trên thị trường…

Do vậy, để hỗ trợ DN vừa và nhỏ có thể phát triển mạnh trong thời gian tới, nhất thiết phải đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh. Theo đó, phải giảm triệt để tình trạng nhũng nhiễu, gây khó cho

Page 34: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1387/DB26022018.pdf1. Đơn giản hóa thủ tục hành

DN. Đặc biệt, phải xóa bỏ “giấy phép con”, tiến tới thực hiện Chính phủ công bố ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Các bộ ngành công bố điều kiện kinh doanh cho từng ngành nghề làm cơ sở pháp lý cho công tác kiểm tra mà không cần cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh… Ngoài ra, để DN vừa và nhỏ có thể tiếp cận nguồn vốn đầu tư, nhất thiết phải thay đổi hình thức hỗ trợ vốn hiện nay. Theo đó, chuyển hình thức DN phải có tài sản thế chấp mới được vay sang hình thức nhà nước cùng chia sẻ rủi ro đầu tư với DN. Ngược lại, DN phải có đề án phát triển khả thi và được hội đồng tài chính thẩm định chặt chẽ. Ông Phạm Thành Kiên, Giám đốc Sở Công thương TPHCM, nhấn mạnh, trong thời gian tới, sở sẽ xem xét đề xuất điều chỉnh mức lãi suất hỗ trợ vốn vay cho DN theo hướng giảm xuống thấp hơn mức 7% đang áp dụng để tạo động lực để DN phát triển.

Theo sggp.org.vn

15. Đầu năm chen chân đi làm chứng minh nhân dân

Sau kỳ nghỉ tết, nhu cầu cấp giấy chứng minh nhân dân (CMND) tăng vọt, gấp 2- 3 lần ngày thường.

Trước tình trạng quá tải này, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội- Công an tỉnh Vĩnh Long phải huy động thêm lực lượng chiến sĩ công an của đội khác ở đơn vị và làm thêm thời gian để đáp ứng nhu cầu của người dân.

Thượng tá Bùi Văn Nghê- Phó trưởng Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội- Công an tỉnh Vĩnh Long (PC64) cho biết: Nhận định đầu năm người dân đến làm CMND sẽ rất nhiều, do đó, trước khi nghỉ tết, đơn vị đã chỉ đạo các chiến sĩ kiểm tra các phương tiện (máy ảnh, biểu mẫu…) sẵn sàng để phục vụ nhanh lẹ cho người dân đến làm CMND.

Song song đó, đơn vị huy động thêm các chiến sĩ đội nghiệp vụ khác lập thành 2 tổ để hướng dẫn người dân ghi các biểu mẫu làm CMND. Theo đó, các chiến sĩ công an cũng làm việc sớm hơn ngày thường, bắt đầu từ 6h30 sáng đến khi giải quyết hết hồ sơ trong ngày mới nghỉ.

Ghi nhận vào ngày 23/2/2018 (mùng 8 tết) tại Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội- nơi cấp mới, đổi, cấp lại CMND- có rất đông người đến làm thủ tục xin cấp CMND.

Do có chuẩn bị trước, nên các chiến sĩ công an sắp xếp, hướng dẫn làm thủ tục cho người dân ghi các biểu mẫu chính xác, nhanh gọn nên không để xảy ra tình trạng đùn đẩy, chen lấn.

Page 35: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1387/DB26022018.pdf1. Đơn giản hóa thủ tục hành

Tại phòng làm CMND, từ khâu lăn tay, chụp ảnh, ghi hồ sơ… các chiến sĩ công an thực hiện công việc rất nhanh. Đến giờ nghỉ trưa, ai nấy chỉ ăn vội bữa cơm rồi tiếp tục làm việc. Buổi chiều, các cán bộ quyết tâm giải quyết hoàn thành hồ sơ người dân đến làm CMND mới nghỉ.

Trung tá Nguyễn Thanh Hải- Đội trưởng Đội hướng dẫn đăng ký, quản lý cư trú, cấp, quản lý CMND và giấy tờ khác (Đội 2) cho biết, năm nay người dân đến làm CMND giảm so với hàng năm nhưng vẫn tăng gấp 2- 3 lần ngày thường. Và ước đoán lượng người dân đến làm CMND sẽ tăng dần vào cuối tuần.

Cụ thể, ngày 21/2/2018 (mùng 6 tết)- ngày đầu tiên làm việc đội đã cấp 694 CMND. Ngày 22/2, con số này tăng lên 786 CMND.

Theo Trung tá Nguyễn Thanh Hải, người dân đến làm CMND phần lớn trong độ tuổi lao động với nguyên nhân giấy CMND bị mất, hết hạn, cũ. Sau kỳ nghỉ tết, người dân tranh thủ làm CMND bổ sung hồ sơ xin việc làm ở công ty nên dẫn đến quá tải.

Tuy người dân đến làm CMND đợi chờ lâu nhưng nhìn các chiến sĩ làm việc tích cực, quên cả thời gian, họ cũng cảm thông, chia sẻ, vui vẻ ngồi chờ đến lượt mình.

Ngay từ sáng sớm, chị Trần Phạm Ngân Duyên (xã Tân An Luông- Vũng Liêm) đã đến Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội xin cấp đổi CMND do ảnh cũ bị nhòe. Chị Duyên nói: “Nghe nói thủ tục khó khăn lắm và đầu năm rất đông người chen lấn nhưng đến nơi mới thấy dù đông người nhưng rất trật tự”. Đến cuối buổi chiều 22/2, chị Duyên đã nhận được CMND mới.

“Mình cũng không ngờ làm giấy CMND chỉ trong 1 ngày là xong, dù rất đông người. Các chiến sĩ rất tận tâm phục vụ cho người dân”- chị Duyên vui vẻ cho biết.

Còn anh Nguyễn Tân Trí Phúc (Phường 1- TP Vĩnh Long) ngồi chờ nhận giấy CMND, chia sẻ: “Nhân thời gian nghỉ tết nhiều ngày, tôi tranh thủ đến làm thủ tục xin cấp lại CMND. Đến đây, mặc dù người đông nhưng rất trật tự, các anh chị công an hướng dẫn tận tình”.

Chị Trịnh Thị Thu Trang (xã Tân Hạnh- Long Hồ) ngồi cạnh cũng cho biết, chị đi học ở nước ngoài đã 4 năm. Ở nơi xứ người chẳng may mất CMND. Vậy là khi nghỉ tết trở về quê hương, chị tranh thủ làm lại CMND. “Thủ tục hành chính giờ bớt rườm rà nhiều rồi. Giờ đi làm CMND dễ dàng, không mất thời gian, tôi rất phấn khởi”- chị Trang nói.

Thượng tá Bùi Văn Nghê cho biết, lượng người dân đến làm CMND rất đông nên quá tải nhưng các chiến sĩ công an luôn làm việc tận tâm, cấp CMND kịp thời trong ngày. Thậm chí, các chiến sĩ làm thêm ngoài giờ và

Page 36: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1387/DB26022018.pdf1. Đơn giản hóa thủ tục hành

làm luôn ngày thứ 7 để phục vụ kịp thời cho người dân có CMND đi làm ăn, học tập dịp năm mới.

Để thuận tiện cho người làm CMND mới, Bưu điện Trung tâm Vĩnh Long cung cấp dịch vụ chuyển phát và luôn có 2 nhân viên làm dịch vụ (ngày thường 1 người). Người dân hoàn tất thủ tục CMND, đăng ký dịch vụ sẽ khỏi phải chờ. Thời gian chuyển phát trong tỉnh khoảng 2 ngày, còn ngoài tỉnh thì chậm nhất 4 ngày, giá từ 30.000- 45.000 đ/lần chuyển.

Theo baovinhlong.vn

16. Nỗ lực giải quyết thủ tục hành chính phục vụ người dân

Vào đầu năm mới, nhu cầu của người dân về giải quyết các thủ tục hành chính gia tăng. Công an các đơn vị, địa phương đã triển khai nhiều giải pháp, tăng cường CBCS tổ chức tiếp nhận, giải quyết kịp thời nhu cầu của người dân

Cần Thơ: Huy động 100% CBCS tổ chức tiếp nhận, giải quyết kịp thời nhu cầu làm thẻ Căn cước công dân

Tại Cần Thơ, trong 3 ngày từ mùng 6 đến mùng 8 tết, đã có gần 500 lượt người dân trên địa bàn thành phố đến làm thẻ CCCD, tăng gần gấp đôi so với ngày thường. Nguyên nhân là do những người đi làm xa chủ yếu là ở TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai ….tranh thủ thời gian được nghỉ Tết đến làm thẻ căn cước, số khác là học sinh, sinh viên các trường Đại học ở TP Hồ Chí Minh đi làm giấy trước khi nhập học.

Phòng CSQLHC về TTXH Công an thành phố đã huy động 100% CBCS tổ chức tiếp nhận, giải quyết kịp thời hồ sơ cho người dân, không để xảy ra ùn ứ hồ sơ, chậm trễ.

Lạng Sơn: Tăng cường tối đa lực lượng phục vụ nhân dân làm thủ tục xuất nhập cảnh dịp đầu năm

Tại Lạng Sơn, từ ngày 25 tháng Chạp đến mùng 7 Tết, phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh Lạng Sơn đã cấp gần 5000 giấy thông hành, tiếp nhận thông tin khai báo tạm trú đối với hơn 2800 lượt Người nước ngoài.

Trong dịp tết Nguyên đán, đơn vị luôn có lực lượng cán bộ ứng trực làm thủ tục xuất cảnh cho người dân ngay từ mùng một tết. Sau nghỉ lễ, số lượng người dân đến làm thủ tục xuất nhập cảnh tăng đột biến, đơn vị

Page 37: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1387/DB26022018.pdf1. Đơn giản hóa thủ tục hành

đã huy động tối đa lực lượng, tăng cường máy móc, thiết bị, đồng thời tăng làm thêm giờ và đã cấp trên 1500 giấy thông hành cho người dân.

Để đảm bảo ANTT, đơn vị đã phối hợp với lực lượng Cảnh sát trật tự, Công an phường không để tình trạng móc túi, cò mồi… xảy ra gây hoang mang cho người dân.

Đắklắk: Trao tặng căn nhà tinh thương

Phòng Cảnh sát Quản lý Hành chính về trật tự Xã hội, Công an tỉnh Đắk Lắk và một số doanh nghiệp, nhà hảo tâm trên địa bàn vừa tiến hành bàn giao căn nhà tình thương cho 1 hộ nghèo nhất trong buôn K’Nia 4, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk

Trong buổi lễ trao tặng nhà, phòng Cảnh sát Quản lý Hành chính về trật tự Xã hội – Công an tỉnh Đắk Lắk cùng các nhà hảo tâm và xã Ea Bar đã trao tặng căn nhà cho gia đình chị H’Noi Adrơng trị giá 100 triệu đồng cùng nhiều vật dụng, món quà thiết thực khác.

Việc làm nhân văn này đã sự động viên kịp thời nhằm chăm lo cho đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào nghèo, khó khăn ở Đắklắk, xây dựng hình ảnh đẹp về người chiến sỹ công an nhân dân

Theo antv.gov.vn

17. Bến xe trung tâm TP Thái Nguyên: Tiên phong ứng dụng công nghệ

Hiện, quy trình hoạt động của bến xe khách trung tâm TP Thái Nguyên gần như không có sự can thiệp của con người.

Không còn tác động của con người

Với quyết tâm xây dựng Bến xe trung tâm TP Thái Nguyên thành một bến xe hiện đại nhất cả nước, Công ty CP Vận tải Thái Nguyên - đơn vị chủ đầu tư đã xây dựng một phần mềm quản lý bến xe theo phương pháp minh bạch, tiện nghi và tiết kiệm.

Sáng 20/12/2017, xe khách BKS 17B-004.55 của nhà xe Đức Nghĩa chạy tuyến Thái Bình - Thái Nguyên rẽ vào cổng bến xe trung tâm TP Thái Nguyên, quẹt thẻ và chạy vào khu trả khách. Anh Văn, tài xế xe khách BKS 17B-004.55 cho biết, bến xe mới rộng rãi, chia khu cho xe trả khách, đón khách, đỗ chờ, khách hàng ngồi đợi... nên không có hiện tượng ùn ứ, lộn xộn. “Xe vào bến, ra bến đều quẹt thẻ để máy tính thời gian lưu trong bến để thu tiền. Nếu đến giờ xuất bến mà xe chưa quẹt thẻ ra, sẽ bị khóa thẻ, phải đi mở thẻ mất 120 nghìn đồng”, anh Văn nói.

Bến xe trung tâm TP Thái Nguyên có tổng mức đầu tư 60,558 tỷ

Page 38: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1387/DB26022018.pdf1. Đơn giản hóa thủ tục hành

đồng, tổng diện tích 43.411,73m2, 68 vị trí đón khách, 29 vị trí trả khách; diện tích bãi đỗ xe chờ vào vị trí đón trả khách là 5.051,71m2; diện tích bãi đỗ xe dành cho các phương tiện khác 2.253,7 m2; diện tích phòng chờ cho hành khách gần 1.000m2 với tối thiểu 444 chỗ ngồi. Công suất bến đáp ứng nhu cầu 1.632 lượt/ngày - đêm.

Ông Phạm Đăng Thiện, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vận tải Thái Nguyên cho hay, sau một năm đi vào hoạt động, bến xe đã ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính, hướng tới phát triển ứng dụng công nghệ điện tử. Đây là xu thế tất yếu, là mô hình bến xe hiện đại phổ biến trên thế giới.

Hiện, quy trình hoạt động của bến xe khách trung tâm TP Thái Nguyên gần như không có sự can thiệp của con người. Các xe vào bến quẹt thẻ tại cổng vào; hệ thống sẽ chụp lại ảnh biển số, lưu lại thông tin giờ vào của xe. Nếu xe không đủ điều kiện vào bến, hệ thống không nâng barie, nhân viên yêu cầu xe làm lại thủ tục vào bến. Sau khi xe vào bến, được cấp phép lên nốt, bán vé trong bến. Sau đó, xe thực hiện thanh toán và khi hoàn tất thanh toán sẽ được cấp lệnh rời bến. Lúc này, xe quẹt thẻ tại cổng ra, barie được nâng lên cho xe qua.

“Đây là hệ thống quản lý bến xe tự động hiện đại, văn minh, thân thiện, vừa đơn giản vừa hiệu quả trong quản lý tài chính; nâng cao năng suất lao động, tăng tính minh bạch, tạo sự thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp”, ông Thiện nói.

Doanh nghiệp và hành khách đều thích vào bến

Hiện tại, phần mềm quản lý của bến xe khách trung tâm TP Thái Nguyên đã được Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở GTVT Thái Nguyên, hơn 20 đơn vị bến bạn và Sở GTVT các tỉnh đến thăm quan, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm. So với cách quản lý bến xe truyền thống, phần mềm này giảm thiểu tối đa sai sót trong thu phí, dễ dàng kiểm tra rà soát tài chính, năng suất lao động được nâng cao, thời gian xử lý công việc trung bình chỉ 27 phút/xe; nhân lực tối thiểu 4 người/ca. Dữ liệu hoạt động tại bến xe được đồng bộ hoá khiến việc tìm kiếm và tra cứu dễ dàng; đơn giản trong vận hành sản xuất; kiểm soát toàn bộ hệ thống ra vào. Hệ thống phần mềm tính toán tự động thể hiện sự minh bạch rõ ràng, làm giảm thời gian tính toán các số liệu tại bến. Hệ thống còn tích hợp các loại giám sát hành trình phương tiện, góp phần giúp bến, cơ quan chức năng theo dõi, cảnh báo thông tin trước thời hạn các loại giấy tờ xe, GPLX đến các đơn vị vận tải...

“Tôi đã trực tiếp khảo sát ý kiến các lái xe, doanh nghiệp vận tải, người dân... cần gì ở một bến xe, cần gì để thích vào bến xe hơn bắt xe ngoài

Page 39: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1387/DB26022018.pdf1. Đơn giản hóa thủ tục hành

đường. Doanh nghiệp nói cần sự công bằng, minh bạch, sợ có sự can thiệp trong điều độ xe, sợ bảo kê, “đầu gấu” trong bến... Người dân nói cần sự tiện nghi, chất lượng phục vụ. Để giải quyết bài toán này, chỉ có cách quản lý bến theo công nghệ điện tử, không có sự can thiệp của con người, như vậy, cả doanh nghiệp lẫn hành khách mới thích vào bến”, ông Thiện trải lòng.

Theo baogiaothong.vn