TRƯỜNG THCS TRẦN VĂN ƠN QUẬN I

Preview:

DESCRIPTION

TRƯỜNG THCS TRẦN VĂN ƠN QUẬN I. MÔN. CÔNG NGHỆ 6. KINH TẾ GIA ĐÌNH. KIỂM TRA BÀI CŨ. Em hãy tìm từ để điền vào chỗ trống cho đủ nghĩa những câu sau đây:. 1/ Nhà ở là tổ ấm gia đình, là nơi thỏa mãn các nhu cầu của con người về ……………. và ……………. vật chất. tinh thần. sức khỏe. - PowerPoint PPT Presentation

Citation preview

TRƯỜNG THCS TRẦN VĂN ƠN QUẬN I

MÔN

KIỂM TRA BÀI CŨEm hãy tìm từ để điền vào chỗ trống cho đủ nghĩa những câu sau đây:

1/ Nhà ở là tổ ấm gia đình, là nơi thỏa mãn các nhu cầu của con người về ……………. và …………….. .

2/ Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp sẽ đảm bảo ……………… cho các thành viên trong gia đình, ………….. thời gian dọn dẹp, tìm một vật dụng cần thiết và ……………… cho nhà ở.

sức khỏetiết kiệm

3/ Những màu …………. có thể làm cho căn phòng nhỏ hẹp có vẻ rộng hơn.

vật chất tinh thần

tăng vẻ đẹp

sáng

4/ Khi trang trí một lọ hoa, cần chú ý chọn hoa và bình cắm hài hòa về ……..................... và ……………………hình dáng màu sắc

QUAN SÁT HÌNH,

EM HÃY RÚT RA NHẬN

XÉT

TẠI SAO CHÚNG TA CẦN PHẢI ĂN UỐNG?TẠI SAO CHÚNG TA CẦN PHẢI ĂN UỐNG?

* Ăn uống để sống và làm việc, đồng thời cũng để có chất bổ dưỡng nuôi cơ thể khỏe mạnh, phát triển tốt.

* Sức khỏe và hiệu quả làm việc của con người phần lớn phụ thuộc vào loại và lượng thực phẩm ăn vào mỗi ngày. Chính vì thế, chúng ta cần phải hiểu rõ “CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÍ”.

BÀI 15

CỦA

MỤC TIÊU BÀI HỌC MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giá trị dinh dưỡngcủa các nhóm thức ăn, cách thay thế thực phẩm trong cùng nhóm để đảm bảo đủ chất, ngon miệng và cân bằng dinh dưỡng.

Vai trò của các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày.

Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

Sau khi học xong bài, học sinh biết được:

I- VAI TRÒ CỦA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG: 1/ Chất đạm (prôtêin): a) Nguồn cung cấp:

* Đạm ĐV:Thịt, cá, trứng, sữa,

tôm, cua, ốc … * Đạm TV:

Quan sát hình và phân tích nguồn cung cấp chất đạm.

Đậu phộng, đậu nành và các loại đậu hạt

b) Chức năng dinh dưỡng:

Giúp cơ thể phát triển tốt.

Chất đạm cần thiết cho việc tái tạo tế bào chết.

Chất đạm còn góp phần tăng khả năng đề kháng và cung cấp năng lượng cho cơ thể …

Quan sát hình và phân tích về chức năng dinh dưỡng.

2/ Chất đường bột (gluxit):

a) Nguồn cung cấp:

Gồm hai nhóm:

Quan sát hình và kể tên các nguồn cung cấp chất đường bột.

* Chất đường là thành phần chính: các loại trái cây tươi hoặc khô, mật ong, sữa, mía, kẹo, mạch nha …

* Chất tinh bột là thành phần chính: ngũ cốc, bột, bánh mì ...; các loại củ, quả (khoai lang, khoai từ, khoai tây…).

b) Chức năng dinh dưỡng:

Chất đường bột là nguồn chủ yếu cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể: để làm việc, vui chơi …

Chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng khác.

Quan sát hình và cùng phân tích.

3/ Chất béo:

a) Nguồn cung cấp:

+Chất béo động vật:

+Chất béo thực vật:

b) Chức năng dinh dưỡng:

+ Cung cấp năng lượng, tích trữ dưới dạng một lớp mỡ và giúp bảo vệ cơ thể.

+ Chuyển hóa một số vitamin cần thiết cho cơ thể.

Kể tên các loại thực phẩm và sản phẩm chế biến từ chất béo.

mỡ lợn, bò, cừu, gà, vịt, cá, bơ, sữa, phomat

đậu phộng, mè, đậu nành, hạt ô liu, dừa ...

4/ Sinh tố (vitamin): Gồm các nhóm sinh tố A,B,C,D,E,PP,K…

a) Nguồn cung cấp:

b) Chức năng dinh dưỡng:

Giúp hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, xương, da… hoạt động bình thường; tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể phát triển tốt, luôn khỏe mạnh…

5/ Chất khoáng: Những thức ăn nào có chứa chất khoáng?

Chất khoáng

gồm những chất gì?

Gồm các chất: phốt pho, iốt, canxi, sắt…

6/ Nước:

+ Là thành phần chủ yếu của cơ thể.

+ Là môi trường cho mọi chuyển hóa và trao đổi chất của cơ thể.

+ Điều hòa thân nhiệt.

7/ Chất xơ: giúp ngừa bệnh táo bón.

Ngoài nước uống, còn có nguồn nào khác cung cấp nước cho cơ thể?

Nước trong thức ăn hàng ngày

Chất xơ có trong những loại thực phẩm nào?

Chất xơ có trong rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên chất

II- GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA CÁC NHÓM THỨC ĂN:

1/ Phân nhóm thức ăn:

a) Cơ sở khoa học: Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng, người ta chia thức ăn làm 4 nhóm.

b) Ý nghĩa: Mỗi ngày, trong khẩu

phần ăn nên chọn đủ thức

ăn của 4 nhóm, để bổ

sung cho nhau về mặt dinh dưỡng.

Ý nghĩa của việc phân chia các

nhóm thức ăn nhằm mục đích

gì?

2/ Cách thay thế thức ăn lẫn nhau:

TẠI SAO PHẢI THAY THẾ THỨC ĂN ?

* Cho đỡ nhàm chán, hợp khẩu vị, đảm bảo ngon miệng.

CÁCH THAY THẾ THỨC ĂN NHƯ THẾ NÀO CHO PHÙ HỢP ?

* Thay thức ăn này bằng thức ăn khác trong cùng nhóm để thành phần và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần không bị thay đổi.

III- NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA CƠ THỂ:

1/ Chất đạm:

Em có nhận xét gì về thể trạng của cậu bé?

Cậu bé đang mắc bệnh gì và do nguyên

nhân nào gây nên?

a)Thiếu đạm trầm trọng: sẽ bị bệnh suy dinh dưỡng.

Bệnh suy dinh dưỡng làm cho cơ thể phát triển chậm lại hoặc ngừng phát triển; cơ bắp trở nên yếu ớt, tay chân khẳng khiu, bụng phình to, tóc mọc lưa thưa.

Ngoài ra trẻ còn dễ bị mắc bệnh nhiễm khuẩn và trí tuệ kém phát triển.

b) Thừa chất đạm:

Lượng chất đạm bị thừa sẽ được tích lũy trong cơ thể dưới dạng mỡ, có thể gây nên bệnh béo phì, bệnh huyết áp, bệnh tim mạch…

2/ Chất đường bột:

EM SẼ KHUYÊN CẬU BÉ

NÀY NHƯ THẾ

NÀO ĐỂ CÓ THỂ

GẦY BỚT ĐI?

EM HÃY CHO BIẾT

THỨC ĂN

NÀO CÓ THỂ

LÀM RĂNG DỄ BỊ SÂU?

* Ăn quá nhiều chất đường bột sẽ làm tăng trọng lượng cơ thể và gây béo phì vì lượng chất thừa đó sẽ “biến thành” mỡ.

* Thiếu chất đường bột dễ bị đói, mệt, cơ thể ốm yếu.

* Các loại bánh ngọt, kẹo… dễ làm sâu răng nếu không chải răng và súc miệng sau khi ăn.

3/ Chất béo:

Thừa chất béo: cơ thể béo phệ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Thiếu chất béo: sẽ thiếu năng lượng và vitamin, cơ thể ốm yếu, dễ bị mệt, đói.

1/ Thức ăn có vai trò gì đối với cơ thể chúng ta?

2/ Em hãy cho biết chức năng của chất đạm, chất béo, chất đường bột?

3/ Kể tên các chất dinh dưỡng chính có trong các thức ăn sau:

o Sữa, gạo, đậu nành, thịt gà.

o Khoai, bơ, đậu phộng, thịt lợn, bánh kẹo.

4/ Mục đích của việc phân nhóm thức ăn là gì? Thức ăn được phân thành mấy nhóm? Kể tên các nhóm đó.

CÂU HỎI

DẶN DÒ

1/ Học thuộc ghi nhớ.

2/ Xem trước bài 16

“Vệ sinh an toàn thực phẩm”.

Recommended