20
Trung tâm Nghiên cu Quc tế (SCIS), Đại hc Khoa hc xã hội và Nhân văn – Đại hc Quc gia Tp.HCM, Vit Nam. WORKING PAPER NO.3 Linh hoạt để răn đe Mt cách tiếp cn mi cho chính sách kim chế ca Mti biển Đông Ngô Di Lân Thành phHChí Minh, tháng 4/2017

Linh hoạt để răn đescis.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/scis... · Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới anh Trần Chí Trung, anh Vũ Minh

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Linh hoạt để răn đescis.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/scis... · Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới anh Trần Chí Trung, anh Vũ Minh

Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS),

Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn –

Đại học Quốc gia Tp.HCM, Việt Nam.

WORKING PAPER

NO.3

Linh hoạt để răn đe Một cách tiếp cận mới cho chính sách kiềm

chế của Mỹ tại biển Đông

Ngô Di Lân

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4/2017

Page 2: Linh hoạt để răn đescis.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/scis... · Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới anh Trần Chí Trung, anh Vũ Minh

WORKING PAPER NO.3

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ (SCIS) 1

SCIS Working Papers hướng đến mục đích phổ biến các kết quả nghiên cứu trước khi

công bố trên các ấn phẩm khoa học, qua đó khuyến khích sự trao đổi nghiên cứu và tranh

luận học thuật. Các bài viết thuộc SCIS Working Papers được xem là một bài viết khoa

học đang trong quá trình hoàn thiện (work in process), các trích dẫn nội dung trong bài

cần được sự đồng ý của tác giả.

Quan điểm trong các bài viết hoàn toàn là của riêng tác giả và không đại diện cho quan

điểm chính thức của Trung tâm Nghiên cứu quốc tế (SCIS), Đại học Khoa học xã hội và

Nhân văn Tp.HCM. Mọi hình thức sao chép đối với các bài bình luận này đều phải có sự

cho phép của Trung tâm SCIS cũng như xác nhận từ tác giả. Các sản phẩm của SCIS

Working Papers có thể được xem và download trên trang website

http://scis.hcmussh.edu.vn/

Những phản hồi cho bài bình luận xin vui lòng gửi thư về địa chỉ của ban biên tập chuyên

mục: Nguyễn Thế Phương, email: [email protected]

Page 3: Linh hoạt để răn đescis.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/scis... · Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới anh Trần Chí Trung, anh Vũ Minh

WORKING PAPER NO.3

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ (SCIS) 2

LINH HOẠT ĐỂ RĂN ĐE:

MỘT CÁCH TIÊP CẬN MỚI CHO CHÍNH SÁCH KIỀM

CHẾ CỦA MỸ Ở BIỂN ĐÔNG

Ngô Di Lân1

Tóm tắt

Trung Quốc đã và đang là đối tác quan trọng nhất của Mỹ song sự trỗi dậy

của nước này cũng là mối hiểm hoạ chiến lược lớn nhất đối với trật tự khu

vực mà Mỹ đã thiết lập ở Châu Á - Thái Bình Dương. Với tham vọng trở

thành bá quyền khu vực, Trung Quốc từ lâu đã theo đuổi một chiến lược

dài hơi để kiểm soát toàn bộ Biển Đông. Chiến lược này có năm đặc điểm

cốt yếu: (i) thay đổi hiện trạng lãnh thổ từng bước, (ii) sử dụng ngoại giao

toàn diện, (iii) dựa vào nhiều hành động khiêu khích ở quy mô nhỏ, (iv)

nhấn mạnh tính chất song phương của tranh chấp và (v) sử dụng vũ lực ở

quy mô hạn chế. Để đảm bảo được an ninh của các đồng minh và duy trì

vị thế của mình, Mỹ cần kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển

Đông. Để đánh bại chiến lược "cắt lát salami" của Trung Quốc, nghiên

cứu này đề xuất một cách tiếp cận mới cho chính sách kiềm chế của Mỹ ở

Biển Đông với tên gọi "Phản ứng Linh hoạt". Các đòn trả đũa trong Phản

ứng Linh hoạt có bốn đặc điểm cốt lõi: (i) kịp thời, (ii) độc lập, (iii) chọn

lọc và (iv) tương xứng. Cách tiếp cận này sẽ giúp Mỹ kìm chân Trung

Quốc ở Biển Đông đồng thời giảm thiểu rủi ro xung đột vũ trang ở Biển

Đông nói riêng và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói chung.

1 Nghiên cứu sinh của đại học Brandeis, Hoa Kỳ. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới anh Trần

Chí Trung, anh Vũ Minh Hoàng cùng Đinh Nho Minh và Lê Trường Giang vì những lời nhận xét và phản

hồi quý báu giúp tác giả hoàn thiện nghiên cứu này.

Page 4: Linh hoạt để răn đescis.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/scis... · Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới anh Trần Chí Trung, anh Vũ Minh

WORKING PAPER NO.3

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ (SCIS) 3

Dẫn nhập

Nhiều chuyên gia nhận định rằng mối quan hệ Mỹ-Trung hiện là mối quan hệ song

phương "quan trọng nhất thế giới" (Friedberg, 2005; Ikenberry, 2013). Sự ổn định của

nền kinh tế thế giới phụ thuộc một phần rất lớn vào sự ổn định của nền kinh tế Mỹ và

Trung Quốc bởi đây là hai đầu tàu kinh tế lớn nhất hiện nay. Không chỉ về kinh tế, Mỹ và

Trung Quốc là hai nhân tố quan trọng nhất trong mọi vấn đề quốc tế. Trong hai thập niên

gần đây, từ vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân cho tới chống biến đổi khí hậu, Mỹ

gần như không thể thành công nếu không có sự hợp tác của Trung Quốc. Chính vì vậy,

trong thế kỷ XXI, Trung Quốc sẽ luôn là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu

của Mỹ.

Tuy nhiên, sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc cũng khiến nước này trở thành

đối thủ chiến lược tiềm tàng nhất mà Mỹ từng phải đối mặt. Trong những thập niên tới,

nếu Trung Quốc tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt trội so với Mỹ và

kiên trì mục tiêu hiện đại hoá quân đội, hướng tới xây dựng một "hải quân biển xanh"

(Chen, 2015) thì an ninh của các đồng minh của Mỹ ở Châu Á và trật tư khu vực mà Mỹ

đã thiết lập ở Châu Á - Thái Bình Dương chắc chắn sẽ bị đe doạ nghiêm trọng. Nói cách

khác, tham vọng bá quyền của Trung Quốc sẽ đe doạ tới các lợi ích cốt lõi của Mỹ và vì

vậy Mỹ không có lựa chọn nào khác ngoài kiềm chế Trung Quốc. Trước mắt, để kiềm

chế Trung Quốc thành công, Mỹ cần phải ngăn không cho Trung Quốc độc chiếm Biển

Đông. Và để đánh bại chiến lược bành trướng mà Trung Quốc đã theo đuổi bấy lâu nay ở

Biển Đông, Mỹ cần một cách tiếp cận mới cho chính sách kiềm chế của mình.

Bài viết này được chia làm ba phần chính. Phần thứ nhất điểm qua những lợi ích

quốc gia cốt lõi của Mỹ và đặt vai trò của Biển Đông trong toàn thể lợi ích quốc gia của

Mỹ. Từ đó có thể nhìn thấy được sự xung đột lợi ích giữa Mỹ và Trung Quốc ở Biển

Đông. Trong phần thứ hai, tác giả phân tích một cách toàn diện chiến lược bành trướng

của Trung Quốc ở Biển Đông và chứng minh rằng Mỹ cần đánh bại chiến lược bành

trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Cuối cùng, nghiên cứu này đề xuất "Phản ứng Linh

hoạt" như một cách tiếp cận mới cho chính sách kiềm chế của Mỹ ở Biển Đông.

Page 5: Linh hoạt để răn đescis.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/scis... · Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới anh Trần Chí Trung, anh Vũ Minh

WORKING PAPER NO.3

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ (SCIS) 4

Lợi ích quốc gia của Mỹ ở Biển Đông

Sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh vào năm 1989 và sự sụp đổ của Liên Xô hai năm sau

đó đã phá vỡ trật tự thế giới hai cực và thay vào đó là trật tự đơn cực với Mỹ là siêu

cường duy nhất. Sự dịch chuyển lớn và đột ngột này đã một lần nữa làm dấy lên cuộc

tranh luận về đại chiến lược và vai trò của Mỹ trong giới học giả quan hệ quốc tế. Trên

thực tế, cuộc tranh luận này chủ yếu xoay quanh quan điểm của hai nhóm học giả: nhóm

ủng hộ chiến lược can dự sâu (deep engagement) và nhóm ủng hộ chiến lược cân bằng

khơi xa (offshore balancing) (Walt, 2013). Tuy cả hai bên đều đồng ý rằng Mỹ cần duy trì

trật tự thế giới do Mỹ thống trị nhưng lại có sự khác biệt lớn trong định nghĩa về lợi ích

quốc gia của Mỹ và cách thức tiếp cận địa chính trị nhằm bảo vệ những lợi ích quốc gia

này.

Những người ủng hộ chiến lược can dự sâu như Wohlforth, Brooks và Ikenberry

(2012; 2013) hay Art (2003) có một định nghĩa tương đối rộng về lợi ích quốc gia của

Mỹ. Những học giả này cho rằng để bảo toàn được an ninh quốc gia, Mỹ không những

phải duy trì được quân đội đủ mạnh để ngăn chặn bất kì đòn tấn công trực tiếp nào vào

lãnh thổ của mình mà còn phải chủ động can dự với thế giới, đồng thời hợp tác không

ngừng nghỉ với các đồng minh và đối tác chiến lược để duy trì hoà bình ổn định ở các

khu vực trọng yếu. Nói cách khác, Mỹ sẽ chỉ an toàn khi an ninh của các đồng minh cũng

được đảm bảo và trật tự thế giới tự do (liberal order) vẫn vững vàng. Hơn hết, những

người ủng hộ chiến lược can dự sâu cho rằng Mỹ phải duy trì các cam kết bảo vệ các

đồng minh và tích cực tham gia giải quyết các vấn đề ẩn chứa nguy cơ tiềm tàng như phổ

biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt hay xung đột sắc tộc kể cả khi phần lớn những vấn đề này

chưa có tác động trực tiếp đến an ninh của Mỹ ngay tức khắc.

Trong khi đó, nhóm ủng hộ chiến lược cân bằng khơi xa dẫn đầu bởi Gholz, Press

và Sapolsky (1997), Posen (2013; 2014) cùng Mearsheimer và Walt (2016) lại cho rằng

Mỹ nên có định nghĩa giới hạn hơn về lợi ích quốc gia của mình. Tất cả những học giả

này đều lo rằng nếu Mỹ tiếp tục giữ vai trò "cảnh sát thế giới" thì sớm muộn sức mạnh và

tài nguyên của nước này cũng sẽ kiệt quệ. Vì vậy, một mặt họ đồng ý rằng Mỹ cần phải

duy trì sức mạnh quân sự vô song, mặt khác họ nhấn mạnh rằng Mỹ cần hạn chế sự hiện

diện quân sự toàn cầu của mình và tránh can thiệp vào những cuộc xung đột không quan

Page 6: Linh hoạt để răn đescis.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/scis... · Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới anh Trần Chí Trung, anh Vũ Minh

WORKING PAPER NO.3

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ (SCIS) 5

trọng. Đồng thời, Mỹ cần phải yêu cầu các đồng minh chia sẻ và gánh vác nhiều trách

nhiệm hơn trong bảo vệ an ninh, đặc biệt về chi tiêu quốc phòng. Nhóm ủng hộ chiến

lược cân bằng khơi xa nhấn mạnh rằng Mỹ phải yêu cầu các đồng minh tự giải quyết các

vấn đề trong khu vực của mình và sẽ chỉ trực tiếp can thiệp, hỗ trợ các nước này khi

không còn lựa chọn nào khác.

Bất chấp những khác biệt tương đối lớn và rõ rệt, cả hai nhóm đều đồng ý rằng

Mỹ có ít nhất bốn lợi ích quốc gia cốt yếu (vital national interests). Thứ nhất, lợi ích cao

nhất của Mỹ là đảm bảo an ninh quốc gia, tức đảm bảo được chủ quyền, toàn vẹn lãnh

thổ và sự bình an cho các công dân Mỹ. Thứ hai, Mỹ cần duy trì được vị thế dẫn đầu của

mình, ngăn chặn sự trỗi dậy của bất kì bá quyền khu vực nào khác đồng thời đảm bảo hoà

bình giữa các cường quốc. Thứ ba, Mỹ cần đảm bảo sự bền vững và lớn mạnh của trật tự

kinh tế tự do trên toàn cầu, vốn là nền tảng cho sức mạnh kinh tế của Mỹ. Cuối cùng, Mỹ

có lợi ích trong việc ngăn chặn thành công nỗ lực phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt và

quan trọng hơn hết là không để vũ khí huỷ diệt hàng loạt rơi vào tay những phần tử

khủng bố hay những quốc gia bất hảo (rogue states) như Bắc Triều Tiên.

Trên thực tế, để đạt được bốn mục tiêu trên, Mỹ cần ngăn chặn tham vọng bá

quyền của Trung Quốc ở Châu Á. Một khi Trung Quốc đã trở thành bá quyền, mức độ tín

nhiệm của các đồng minh như Nhật Bản, Philippines và Đài Loan vào các cam kết an

ninh của Mỹ sẽ sụt giảm đáng kể gần như ngay tức khắc. Những nước này hoàn toàn có

lý do để tin rằng Mỹ sẽ do dự ít nhiều trong việc tôn trọng cam kết bảo vệ họ một khi

Trung Quốc đã trở nên quá hùng mạnh. Điều này có thể dẫn đến (và trên thực tế đang xảy

ra) một cuộc chạy đua vũ trang gay gắt ở châu Á, gây leo thang căng thẳng và gia tăng rủi

ro có xung đột vũ trang xảy ra. Đồng thời, thời các nhà lãnh đạo Bắc Kinh sẽ cho rằng

Mỹ sẽ không can thiệp nếu Trung Quốc dùng vũ lực để uy hiếp các đồng minh của nước

này. Hệ quả gần như tất yếu là sẽ có xung đột vũ trang xảy ra. Một khi đồng minh của

Mỹ lâm vào chiến tranh với Trung Quốc, Mỹ sẽ lặp tức rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan.

Nếu Mỹ tôn trọng cam kết bảo vệ đồng minh, nước này sẽ buộc phải tham dự vào một

cuộc đụng độ đẫm máu với Trung Quốc. Mặt khác, nếu Mỹ từ chối bảo vệ đồng minh,

gần như tất cả các liên minh quân sự khác của Mỹ sẽ tan rã vì các đồng minh sẽ cho rằng

cam kết an ninh của Mỹ vô giá trị. Nói cách khác, một khi có chiến tranh nổ ra giữa

Page 7: Linh hoạt để răn đescis.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/scis... · Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới anh Trần Chí Trung, anh Vũ Minh

WORKING PAPER NO.3

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ (SCIS) 6

Trung Quốc và bất kì đồng minh nào của Mỹ, Washington sẽ rơi vào một tình huống

"thua-thua".

Hơn nữa, Mỹ có lợi ích trong việc ngăn Trung Quốc trở thành bá quyền bởi là

siêu cường và bá quyền khu vực duy nhất trên thế giới, Mỹ sẽ có an ninh gần như tuyệt

đối và sẽ có nhiều tự do để thực thi các chính sách phục vụ lợi ích của mình nhất. Theo

thuyết hiện thực tấn công của Mearsheimer (2014), bất kì quốc gia nào đều muốn tối đa

hoá quyền lực của mình và ngăn chặn sự trỗi dậy của các cường quốc khác. Bởi ở vị thế

dẫn đầu, các quốc gia sẽ có nhiều quyền lực để định hình môi trường chiến lược của

mình, từ đó đảm bảo lợi ích quốc gia. Hơn nữa, khoảng cách giữa quyền lực của cường

quốc dẫn đầu với các nước còn lại càng lớn bao nhiêu thì cường quốc đó càng dễ dàng

giải quyết được mọi vấn đề theo ý mình bấy nhiêu. Sự trỗi dậy của Trung Quốc đã và

đang thu hẹp khoảng cách về quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc. Một khi Mỹ chấp nhận

Trung Quốc là bá quyền ở Châu Á, gần như chắc chắn nước này sẽ có quyền "phủ quyết"

đối với mọi hành động của Mỹ ở Châu Á.

Để ngăn Trung Quốc trở thành bá quyền khu vực, Mỹ phải ngăn không cho Trung

Quốc kiểm soát Biển Đông vì các lý do sau. Thứ nhất, về kinh tế, Biển Đông có giá trị

đáng kể bởi đây là một vùng biển tương đối giàu tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ và

khí ga tự nhiên. Theo ước tính của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) thì có tới 11

tỷ thùng dầu và 190 nghìn tỉ mét khối ga tự nhiên đang chờ được khai thác ở Biển Đông

(Tweed, 2015). Trong khi đó phía Trung Quốc ước tính có tới 900 tỉ mét khối khí ga tự

nhiên và 130 tỷ thùng dầu ở Biển Đông (Kaplan, 2014). Nếu như ước tính của Trung

Quốc đúng thì trữ lượng dầu thô ở Biển Đông lớn tương đương với toàn bộ trữ lượng dầu

mỏ của Iraq - nước có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ năm trên thế giới theo EIA. Hơn nữa, với

dân số khổng lồ của mình và tốc độ phát triển như hiện nay, nhu cầu về năng lượng của

Trung Quốc là rất lớn. Vì vậy việc kiềm chế Trung Quốc sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu

Trung Quốc không kiểm soát được lượng tài nguyên trên. Thứ hai, về địa chiến lược,

Biển Đông nắm giữ một vị trí hết sức trọng yếu. Theo một số đánh giá thì Biển Đông

được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới bởi có đến hơn

một nửa lượng vận tải thương mại cùng với một phần ba lượng dầu thô của thế giới đi

qua Biển Đông (Hayton, 2015). Chính vì vậy, trong tương lai xa, khi Trung Quốc đã có

Page 8: Linh hoạt để răn đescis.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/scis... · Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới anh Trần Chí Trung, anh Vũ Minh

WORKING PAPER NO.3

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ (SCIS) 7

một hạm đội "hải dương xanh" và kiểm soát được toàn bộ Biển Đông, nước này có thể đe

doạ ít nhiều sự an toàn của các tàu thuyền đi qua các eo biển như Malacca, Lombok hay

Sunda. Khi đó, rất có thể các tàu thuyền sẽ phải đi đường vòng và chi phí vận chuyển sẽ

tăng gấp bội.

Hình 1. Phạm vi chiến lược chống tiếp cận của Trung Quốc ở Châu Á.

Nguồn: Bộ Quốc Phòng Mỹ (trong Nurkin, Burton, Skomba, & Hardy, 2014)

Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động kinh doanh nói riêng, đến tăng

trưởng và ổn định của kinh tế của khu vực Đông Á nói riêng và thế giới nói chung. Chính

vì vậy Trung Quốc có thể uy hiếp các đồng minh của Mỹ ở Châu Á, kể cả khi hải quân

Trung Quốc không thể đóng các eo biển này. Thứ ba, ở góc độ quân sự, việc Trung Quốc

kiểm soát được Biển Đông sẽ giúp nước này nâng cao hiệu quả của chiến lược chống tiếp

cận A2/AD (Biddle & Oelrich, 2016), giúp đẩy lùi hải quân Mỹ ra khỏi chuỗi đảo thứ

nhất (Cronin, 2013).

Page 9: Linh hoạt để răn đescis.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/scis... · Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới anh Trần Chí Trung, anh Vũ Minh

WORKING PAPER NO.3

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ (SCIS) 8

Hiện nay, mặc dù trình độ kỹ thuật và năng lực quân sự của Trung Quốc còn một

khoảng cách rất xa nữa mới theo kịp Mỹ, thực tế là Trung Quốc vẫn có những lợi thế rất

lớn, đặc biệt nếu càng ở gần đất liền của họ. Một khi hải quân Mỹ không thể tự do tác

chiến ở Biển Đông nữa, an ninh của các đồng minh của Mỹ ở châu Á sẽ bị đe doạ nghiêm

trọng. Hơn nữa, việc Trung Quốc kiểm soát được một vùng biển vô cùng trọng yếu như

vậy sẽ là đòn giáng lớn vào khả năng thống trị các vùng chung (global commons) của

quân đội Mỹ, vốn là nền tảng của bá quyền Mỹ (Montgomery, 2014; Posen 2003). Do đó

Mỹ cần duy trì được sự hiện diện quân sự vượt trội của mình ở Biển Đông để đảm bảo

được an ninh cho các đồng minh của mình và duy trì được vị thế dẫn đầu của mình.

Chiến lược bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông

Chiến lược hiếm khi được vạch ra một cách "ngăn nắp" và hệ thống bởi một vài nhà lãnh

đạo. Quá trình hoạch định chiến lược và chính sách luôn tốn kém thời gian và phức tạp

hơn những gì chúng ta tưởng bởi nó luôn có sự can dự của nhiều cá nhân, nhóm lợi ích và

cơ quan, bộ ngành khác nhau (Brands, 2014; Drezner, 2011). Những đại chiến lược của

Mỹ hay Trung Quốc mà các học giả thường thảo luận trong các tạp chí khoa học thường

là những khái niệm do chính họ tạo nên để có sự mạch lạc và lôgic khi phân tích. Vì vậy

trên thực tế những chiến lược này thường không hoàn chỉnh hoặc thậm chí không tồn tại.

Do đó không có bản vẽ (blue print) hoàn chỉnh nào về chiến lược bành trướng của Trung

Quốc ở Biển Đông trong bất kì tài liệu chính thống nào mà chính phủ Trung Quốc đã

công bố. Tuy nhiên, cách thức hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông trong những năm

qua cho thấy sự xác quyết ngày một tăng dần của nước này trong những năm gần đây

không đơn thuần là hệ quả của một sự bùng phát của chủ nghĩa dân tộc hay bất kì tính

toán ngắn hạn nào. Trên thực tế, mặc dù với mức độ và thời điểm hành động khác nhau,

Trung Quốc từ lâu đã kiên định theo đuổi một chiến lược bành trướng dài hơi với mục

tiêu tối thượng là kiểm soát toàn bộ Biển Đông và các nguồn tài nguyên nằm trong vùng

biển này. Chiến lược này có năm đặc điểm chính sau đây.

Thứ nhất, chiến lược này theo đuổi mục tiêu thay đổi hiện trạng lãnh thổ ở Biển

Đông từ từ từng bước thay vì thay đổi đột ngột trong một thời gian ngắn (Segal, 1996).

Nói cách khác, Trung Quốc đã và đang kiên trì "gặm nhấm" từng bãi đá, từng hòn đảo

Page 10: Linh hoạt để răn đescis.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/scis... · Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới anh Trần Chí Trung, anh Vũ Minh

WORKING PAPER NO.3

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ (SCIS) 9

một chứ không tìm cách nuốt trọn Biển Đông trong một nước đi. Có thể thấy rất rõ điều

này qua cách Trung Quốc đã từng bước tăng cường sự hiện diện của mình ở Biển Đông

kể từ những năm 70. Đầu tiên, Trung Quốc lợi dụng thời cơ thuận lợi để chiếm đóng

Quần đảo Hoàng Sa trong bối cảnh Mỹ đã rút toàn bộ quân khỏi Việt Nam, khiến Việt

Nam Cộng Hoà suy yếu và quan hệ Mỹ-Trung đang ấm dần lên sau khi tiến trình bình

thường hoá quan hệ được khởi động bởi cặp đôi Nixon-Kissinger (Kissinger, 1994;

2011). Sau khi đã thiết lập được sự kiểm soát đối với Quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc

tiếp tục bành trướng về phía Nam bằng cách đánh chiếm các đảo và bãi đá của Việt Nam

thuộc Quần đảo Trường Sa. Sau khi đã củng cố được vị thế của mình ở Trường Sa, vào

cuối năm 2012, Trung Quốc một lần nữa châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng trên Biển

Đông với Philippines. Sau nhiều cuộc chạm trán căng thẳng, Trung Quốc một lần nữa

thành công trong việc thay đổi hiện trạng lãnh thổ ở Biển Đông bằng vũ lực khi giành

được quyền kiểm soát trên thực địa bãi cạn Scarborough từ tay Philippines (Kao, 2014).

Bằng việc thay đổi hiện trạng dần dần từng bước, Bắc Kinh có thể nâng cao vị thế đàm

phán của mình với các bên khác trong tranh chấp ở Biển Đông, đồng thời giảm thiểu sự

phương hại đến lợi ích quốc gia của các quốc gia khác trong khu vực bởi một hòn đảo

hiếm khi mang tính quyết định đối với an ninh của bất kì quốc gia nào đến mức phải gây

chiến. Vì vậy, cách thức bành trướng này giúp Trung Quốc giảm thiểu tối đa khả năng

các nước tập hợp lực lượng nhằm kiềm chế tham vọng bá quyền của họ.

Thứ hai, chiến lược của Trung Quốc dựa trên nền tảng ngoại giao toàn diện, nói

cách khác là việc vận dụng tất cả các công cụ ngoại giao sẵn có, từ "cây gậy" như uy hiếp

quân sự, gây sức ép về mặt địa-kinh tế cho đến "củ cà rốt" như các thoả thuận kinh tế và

thương mại hấp dẫn cùng các cuộc đàm phán cấp cao. Minh chứng điển hình nhất cho

cách Trung Quốc vận dụng ngoại giao toàn diện là cuộc khủng hoảng giàn khoan HYSY-

981. Bắc Kinh đã châm ngòi khủng hoảng khi quyết định hạ đặt một giàn khoan dầu

khổng lồ vào vùng biển đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Bất chấp những phản

ứng dữ dội chưa từng có của cả chỉnh phủ lẫn người dân Việt Nam, Trung Quốc đã duy

trì sức ép lên Hà Nội bằng việc đưa một loạt các tàu ngư chính và thậm chí là tàu hải

quân đã được cải trang ra khu vực tranh chấp để ngăn chặn và đánh đuổi các tàu cảnh sát

biển của Việt Nam. Sau khi từ chối nhiều cuộc điện đàm với lãnh đạo Việt Nam, Trung

Quốc chỉ thực sự xuống nước khi họ cảm thấy tình hình có khả năng vượt qua tầm quyển

Page 11: Linh hoạt để răn đescis.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/scis... · Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới anh Trần Chí Trung, anh Vũ Minh

WORKING PAPER NO.3

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ (SCIS) 10

soát, nguy cơ chiến tranh thực sự đến gần, và phản ứng của Việt Nam cũng như cộng

đồng thế giới mạnh hơn họ tưởng. Bắc Kinh sau đó quyết định cử ông Dương Khiết Trì

đến Hà Nội để đàm phán với Việt Nam nhằm xoa dịu căng thẳng và hàn gắn quan hệ giữa

hai nước sau cuộc khủng hoảng. Là cường quốc và cũng là nước mạnh hơn Việt Nam rất

nhiều về cả mặt kinh tế lẫn quân sự nhưng Trung Quốc không chỉ dùng một công cụ

riêng lẻ nào mà phối hợp nhuần nhuyễn tất cả để thăm dò cũng như gây sức ép lên Hà

Nội rồi rút lui khỏi cuộc khủng hoảng này một cách khéo léo. Chỉ hơn ba tuần sau khi

cuộc khủng hoảng giàn khoan 981 bắt đầu, tại Diễn đàn Shangri-La, Bộ trưởng Quốc

phòng Phùng Quang Thanh đã phát biểu rằng quan hệ giữa hai nước vẫn phát triển tốt

đẹp và ví cuộc khủng hoảng giàn khoan như một vấn đề mâu thuẫn nội bộ trong gia đình.

Đây có thể được xem là bằng chứng cho thấy "ngoại giao toàn diện" của Trung Quốc đã

mang lại hiệu quả ở một mức độ nhất định.

Thứ ba, chiến lược bành trướng của Trung Quốc thường xuyên dựa vào các hành

động khiêu khích ở quy mô nhỏ nhưng có tần suất liên tục ở nhiều địa điểm khác nhau.

Điều này giúp Trung Quốc buộc lực lượng quân sự của đối phương liên tục dàn trải ở

mọi nơi thay vì tập trung ở một số điểm được cho là trọng yếu hơn, từ đó làm suy giảm

khả năng ứng phó của họ. Đồng thời, bằng việc duy trì các hành động khiêu khích ở quy

mô nhỏ, Bắc Kinh có thể dễ dàng kiểm soát được tình hình hơn, giúp hạn chế rủi ro xung

đột leo thang vượt ngoài ý muốn. Hơn nữa, cách thức này cũng giúp Trung Quốc ngăn

chặn được sự đoàn kết từ các quốc gia khác trong khu vực. Mức độ nguy hại nhỏ khiến

các nước nghĩ rằng lợi ích của việc bắt tay chống lại tham vọng bá quyền khu vực của

Trung Quốc sẽ nhỏ hơn cái giá phải trả cho sự xấu đi trong quan hệ song phương với

Trung Quốc. Bởi dù sao nhượng bộ một nước lớn như Trung Quốc trong một vài cuộc

đụng độ nhỏ là điều có thể chấp nhận được với các nước nhỏ. Tuy nhiên điều đó không

có nghĩa là Trung Quốc không bao giờ gây ra những cuộc khủng hoảng lớn. Đôi lúc

Trung Quốc sẽ chủ đích tạo ra những tình huống căng thẳng phức tạp hơn để thử sức và

thử phản ứng từ các đối thủ của mình. Đồng thời, sẽ có lúc những nhà lãnh đạo ở Bắc

Kinh đưa những quyết định sai lầm. Mặc dù vậy, những cuộc khủng hoảng lớn như

khủng hoảng giàn khoan 981 vào tháng 5 năm 2014 là tương đối hiếm có.

Page 12: Linh hoạt để răn đescis.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/scis... · Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới anh Trần Chí Trung, anh Vũ Minh

WORKING PAPER NO.3

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ (SCIS) 11

Thứ tư, chiến lược này nhấn mạnh tính chất "song phương" của tranh chấp ở Biển

Đông nhằm hạn chế tối đa sự can thiệp của các cường quốc bên ngoài như Mỹ hay Nhật

Bản bởi những nước này chắc chắn sẽ ủng hộ các nước nhỏ hơn như Việt Nam hay

Philippines để kiềm chế Trung Quốc. Từ góc nhìn của Bắc Kinh, đàm phán song phương

có lợi hơn đàm phán đa phương với tất cả để giải quyết tranh chấp vì nhiều lý do khác

nhau. Một là, Trung Quốc luôn mạnh hơn từng quốc gia riêng lẻ rất nhiều về mọi mặt. Vì

vậy những nhà lãnh đạo Bắc Kinh sẽ có nhiều đòn bẩy ngoại giao nhất trên bàn đàm phán

khi họ "chia để trị" thành công. Hai là, đàm phán song phương cho phép Trung Quốc gây

sức ép lên đối phương nhiều hơn bởi có những lời đe doạ Trung Quốc sẽ chỉ dám đưa ra

"sau cánh cửa đóng kín" với một nước riêng lẻ như Việt Nam hay Philippines. Họ sẽ

không sẵn sàng đe doạ các nước nhỏ tại các phiên đàm phán đa phương có cả sự góp mặt

của những nước lớn như Mỹ hay Nhật vì những nước này sẽ bênh vực những nước nhỏ,

do đó vô hiệu hoá sự đe doạ của Trung Quốc. Đó là chưa nói đến việc uy tín của Trung

Quốc sẽ bị ảnh hưởng nếu cộng đồng quốc tế nhìn vào. Hơn nữa, việc gây sức ép lộ liễu

tại các diễn đàn đa phương nói chung sẽ gây thiệt hại lớn tới hình ảnh và sức mạnh mềm

của Trung Quốc. Lời đe doạ ngầm của ông Dương Khiết Trì tại Diễn đàn ARF năm 2010

tại Hà Nội chắc chắn đã để lại ấn tượng rất xấu về Trung Quốc trong mắt các nước

ASEAN và khiến những nước nhỏ quyết tâm hơn trong việc chống lại sự bành trướng của

Trung Quốc ở Biển Đông (Yahuda, 2013). Ba là, đàm phán song phương cho phép Trung

Quốc thảo luận những điều khoản bí mật mà họ không muốn cho các nước thứ ba biết.

Trung Quốc có thể chấp nhận nhân nhượng một vài bãi đá, hòn đảo cho một nước như

Philippines hoặc Việt Nam nhưng họ sẽ không sẵn sàng làm điều đó với tất cả các bên

trong một cuộc đàm phán đa phương. Điều này giúp Trung Quốc dễ đạt được thoả thuận

với từng bên trong tranh chấp hơn. Hệ quả tổng hợp là họ cũng sẽ dễ giải quyết được toàn

bộ tranh chấp theo ý mình hơn vì các bên còn lại trong tranh chấp sẽ cư xử mềm mỏng

hơn khi họ thấy rằng các "đồng minh" của mình đã lần lượt thoả hiệp với Trung Quốc.

Bốn là, việc đàm phán song phương giảm khả năng phối hợp chính sách giữa các bên còn

lại trong tranh chấp. Khi các nước không ở trong cùng phòng đàm phán với Trung Quốc,

họ không thể biết một cách chắc chắn Trung Quốc đã hứa hẹn gì với các nước này hay

nước kia đã thảo luận gì với Trung Quốc, do đó gia tăng sự nghi kỵ giữa các bên còn lại

trong tranh chấp. Cuối cùng, đàm phán song phương với từng nước sẽ giảm thiểu những

Page 13: Linh hoạt để răn đescis.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/scis... · Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới anh Trần Chí Trung, anh Vũ Minh

WORKING PAPER NO.3

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ (SCIS) 12

yếu tố bất định và những diễn biến bất ngờ bởi nó hạn chế số lượng các bên tham gia, do

đó giúp Trung Quốc dễ bề tính toán và chuẩn bị các phương án đàm phán hơn. Nhìn

chung, việc nhấn mạnh tính chất song phương của tranh chấp đem lại rất nhiều lợi ích

cho Trung Quốc và là một trong những điểm cốt lõi nhất trong chiến lược mà Trung

Quốc đang theo đuổi.

Cuối cùng, chiến lược của Trung Quốc dựa rất nhiều vào việc sử dụng vũ lực sát

thương và phi sát thương ở quy mô hạn chế. Trung Quốc thường xuyên sử dụng lợi thế

quân sự của mình để tạo dựng và củng cố vị thế của mình trên thực địa và gây sức ép lên

các bên còn lại để những nước này phải chấp nhận những tình huống "sự đã rồi" thay vì

châm ngòi cho một cuộc xung đột vũ trang lớn ở Biển Đông. Những hành động này bao

gồm cả những việc như thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) (Daugirdas, &

Mortenson, 2014) hay đưa các hệ thống tên lửa ra các hòn đảo mà Trung Quốc chiếm

đóng (Lubold & Wong, 2016) cho đến trực tiếp tấn công hải quân của các nước khác

trong các chiến dịch ngắn hạn (Yoshihara, 2016). Như vậy rõ ràng Trung Quốc sẵn sàng

sử dụng vũ lực với mục đích sát thương chứ không chỉ nhằm răn đe đối phương. Tuy

nhiên, những xung đột vũ trang mà Trung Quốc đã từng phát động với Ấn Độ rồi với

Việt Nam cho thấy mỗi khi Trung Quốc sử dụng vũ lực để tấn công, họ thường chỉ sử

dụng ở một quy mô tương đối hạn chế để tránh các rủi ro có thể phát sinh từ một cuộc

chiến tranh kéo dài, giảm thiểu các chi phí kinh tế và quân sự ở mức tối đa, cũng như

không để cộng đồng quốc tế chú ý quá lâu.

Những đặc điểm trên cấu thành một chiến lược "cắt lát salami". Chiến lược "cắt

lát salami" mà Trung Quốc hiện đang theo đuổi ở Biển Đông trước mắt đã thành công

trong việc mở rộng được tầm kiểm soát của quân đội Trung Quốc và ngăn chặn các phản

ứng tập thể của ASEAN. Mỹ không những phải kiềm chế tham vọng độc chiếm Biển

Đông của Trung Quốc mà còn phải đánh bại chiến lược mà Bắc Kinh đang vận dụng để

biến Biển Đông thành sân sau của mình. Nếu Mỹ thất bại trong việc hoá giải chiến lược

bành trướng của Trung Quốc, hai hệ luỵ gần như tất yếu sẽ xảy ra. Thứ nhất, nếu Trung

Quốc cảm thấy rằng chiến lược gặm nhấm của mình có hiệu quả ở Biển Đông, rất có thể

nước này sẽ thử nghiệm chiến lược này ở những vùng có tranh chấp khác như biển Hoa

Đông để tranh giành sức ảnh hưởng với Mỹ. Đến một lúc nào đó chắc chắn Mỹ sẽ không

Page 14: Linh hoạt để răn đescis.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/scis... · Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới anh Trần Chí Trung, anh Vũ Minh

WORKING PAPER NO.3

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ (SCIS) 13

nhượng bộ được nữa nhưng có thể lúc đó Trung Quốc đã trở nên quá mạnh để Mỹ có thể

kiềm chế mà không phải chịu tổn thất lớn. Thứ hai, theo Waltz (1979) thì các quốc gia có

khuynh hướng bắt chước các chính sách đã được chứng minh là có hiệu quả. Chắc chắn

Mỹ không muốn các cường quốc khác như Nga sử dụng mô hình bành trướng của Trung

Quốc để thách thức Mỹ ở các vùng có tranh chấp khác. Do đó kể cả Mỹ có chấp nhận bá

quyền Trung Quốc ở Châu Á thì vẫn phải hoá giải được chiến lược "cắt lát salami" mà

Trung Quốc đang sử dụng để bành trướng ở Biển Đông.

Phản ứng linh hoạt: một cách tiếp cận mới cho chính sách kiềm chế của Mỹ ở Biển

Đông

Về lý thuyết, Mỹ có ba lựa chọn cơ bản để ngăn Trung Quốc độc chiếm Biển

Đông. Thứ nhất, Mỹ có thể phát động chiến tranh phòng ngừa để làm suy yếu Trung

Quốc khi còn có thể. Thứ hai, Mỹ có thể đàm phán với Trung Quốc để đi đến một sự thoả

hiệp ở Biển Đông. Cuối cùng, Mỹ có thể kiềm chế Trung Quốc như họ đã từng làm với

Liên Xô trong suốt quãng thời gian Chiến tranh Lạnh. Cho đến giờ tuy phía Mỹ vẫn phủ

nhận rằng họ có mong muốn kiềm chế Trung Quốc nhưng trên thực tế, các chính sách

của Mỹ đang theo đuổi ở Châu Á như đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với các quốc gia

đang có tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông, thúc đẩy việc thông qua Hiệp định

Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và tăng cường sự hiện diện hải quân của mình ở

khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cho thấy ý đồ kiềm chế Trung Quốc tương đối rõ

ràng.

Việc Mỹ muốn kiềm chế Trung Quốc là tương đối dễ hiểu bởi cả hai phương án

còn lại đều không khả thi trên thực tế (Mearsheimer, 2014). Phát động chiến tranh phòng

ngừa với một cường quốc hạt nhân như Trung Quốc mang lại rủi ro leo thang quá cao. Kể

cả chiến tranh hạt nhân không xảy ra thì một cuộc chiến tranh đẫm máu với Trung Quốc

vẫn là cái giá mà các nhà lãnh đạo Washington chưa sẵn sàng chấp nhận. Mặt khác, việc

thoả hiệp với Trung Quốc ở Biển Đông vào lúc này khó có thể ngăn chặn được tham

vọng nam tiến của Bắc Kinh bởi một cường quốc đang trỗi dậy như Trung Quốc sẽ khó

lòng tự nguyện "giơ tay chịu trói", nhất là khi Trung Quốc đã nâng Biển Đông lên hàng

lợi ích cốt lõi sau Đại hội Đảng lần thứ XVIII. (Sinaga, 2015, tr. 136). Do đó, lựa chọn

Page 15: Linh hoạt để răn đescis.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/scis... · Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới anh Trần Chí Trung, anh Vũ Minh

WORKING PAPER NO.3

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ (SCIS) 14

duy nhất phù hợp với lợi ích của Mỹ là kiềm chế Trung Quốc, hoặc chí ít là đảm bảo sự

phát triển của Trung Quốc luôn nằm trong vùng quỹ đạo mà Mỹ đã xác lập cho trật tự thế

giới hiện nay.

Tuy nhiên không phải biện pháp kiềm chế nào cũng hiệu quả như nhau. Các biện

pháp mà Mỹ đang triển khai như thúc đẩy TPP, tăng cường sự hiện diện hải quân ở khu

vực Châu Á - Thái Bình Dương, phát triển chiến lược tác chiến Không-Hải quân (Air-Sea

Battle) tuy thiết yếu về lâu dài nhưng khó có thể ngăn được bước tiến của Trung Quốc ở

Biển Đông trong thời gian trước mắt. Sở dĩ những biện pháp này không có hiệu quả bởi

chúng là những chính sách vĩ mô và cần một khoảng thời gian tương đối dài để mang lại

kết quả. Do đó trong thời gian trước mắt, chúng mang tính biểu trưng nhiều hơn là thực

chất. Nói cách khác, đa phần những biện pháp Mỹ đang triển khai hiện nay không có ảnh

hưởng đáng kể trực tiếp đến hiện trạng lãnh thổ ở khu vực tranh chấp. Trong khi đó, các

hành động của Trung Quốc ở Biển Đông chủ yếu nằm ở tầm vi mô và đem lại những thay

đổi thực chất về hiện trạng lãnh thổ trên thực địa. Các biện pháp như thiết lập liên minh

quân sự hay răn đe hạt nhân có thể hiệu quả trong việc ngăn chặn Trung Quốc tiến hành

một cuộc chiến tranh chính quy xâm lược đối với một nước khác trong khu vực. Tuy

nhiên, vì đây là những biện pháp mang tính quân sự mang tính cưỡng chế cao nên chúng

không có tác dụng ngăn chặn các hành động khiêu khích nhỏ lẻ hay những hành động

nhằm thay đổi hiện trạng lãnh thổ nhưng phi sát thương (non-lethal) của Trung Quốc như

việc bồi đắp các đảo nhân tạo hay triển khai các hệ thống tên lửa ra các hòn đảo mà họ

đang chiếm đóng. Nói cách khác, có một sự bất cân xứng giữa những hành động của

Trung Quốc và những biện pháp của Mỹ.

Để giải quyết sự bất cân xứng này và vô hiệu hoá chiến lược "cắt lát salami" của

Trung Quốc ở Biển Đông, Mỹ cần một chiến lược "Phản ứng Linh hoạt" với mục tiêu lớn

nhất là hạn chế và vô hiệu hoá các nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng lãnh

thổ và cán cân quyền lực ở Biển Đông bằng cách buộc nước này phải trả giá cho mọi

hành động thiếu xây dựng và gây leo thang căng thẳng. Chiến lược này có bốn đặc điểm

chính: kịp thời, độc lập, chọn lọc và tương xứng.

Kịp thời: Mỹ cần trả đũa kịp thời sau khi Trung Quốc có hành động leo thang

căng thẳng để gửi đi tín hiệu rằng Trung Quốc sẽ phải trả giá cho bất kì hành động nào

Page 16: Linh hoạt để răn đescis.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/scis... · Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới anh Trần Chí Trung, anh Vũ Minh

WORKING PAPER NO.3

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ (SCIS) 15

không mang tính chất xây dựng, dù lớn dù nhỏ. Ví dự thực tế là chỉ hai ngày sau khi Bắc

Kinh đơn phương tuyên bố thiết lập ADIZ trên vùng biển Hoa Đông, Mỹ đã lặp tức đưa

hai "pháo đài bay" B-52 bay qua để gửi đi tín hiệu rằng mình không công nhận ADIZ của

Trung Quốc. Việc buộc Trung Quốc phải trả giá ngay lặp tức cho tất cả các hành động

thiếu tính xây dựng ở Biển Đông sẽ thuyết phục các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh rằng những

bước đi gây leo thang căng thẳng của họ sẽ "lợi bất cập hại".

Độc lập: biện pháp trả đũa phải được thực hiện một cách độc lập, tức mỗi đòn trả

đũa đều phải là một hành động cụ thể và đủ đơn giản để Mỹ có thể triển khai tức thì. Ví

dụ cụ thể của một hành động trả đũa độc lập là việc Mỹ đưa tàu khu trục USS Lassen đi

qua vùng 12 hải lý để thách thức yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông vào

cuối năm 2015. Một đòn trả đũa sẽ không độc lập nếu nó bắt buộc phải được triển khai

cùng lúc với nhiều biện pháp khác và cần có sự đồng ý của nhiều bên khác.

Chọn lọc: đòn trả đũa phải nhắm vào các mục tiêu cụ thể để nhắm vào. Đây là

một yếu tố vô cùng quan trọng bởi chọn lọc mục tiêu sẽ giảm thiểu rủi ro Trung Quốc leo

thang qua việc đáp trả bằng các đòn trừng phạt ở quy mô lớn. Điều này cũng sẽ giúp xây

dựng tính chính đáng cho chính sách kiềm chế của Mỹ bởi các đòn trả đũa hoàn toàn chỉ

nhắm vào các đối tượng trực tiếp tham dự vào các hành động nhằm thay đổi hiện trạng ở

Biển Đông. Ví dụ như thay vì bao vây cấm vận Trung Quốc, Mỹ nên ngăn chặn các hành

động cải tạo và bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc thông qua việc trừng phạt các cá

nhân và công ty có liên quan đến hành động này. Trong trường hợp này, Mỹ phải nhắm

vào công ty nạo vét thuộc tập đoàn Truyền thông - xây dựng Trung Quốc (CCCC). Đồng

thời Mỹ có thể cấm đi lại và phong toả tài sản ở nước ngoài của các quan chức Trung

Quốc có liên quan đến các hành động cải tạo và bồi đắp đảo nhân tạo ở Biển Đông. Hơn

nữa, việc nhắm vào các công ty có thể sẽ tránh cho Mỹ phải đối đầu trực tiếp với chính

phủ Trung Quốc.

Tương xứng: độ mạnh của đòn trả đũa phải tương xứng với hành động khiêu

khích của Trung Quốc. Yếu tố này sẽ giúp giảm thiểu khả năng leo thang xung đột giữa

hai bên, tránh xảy ra chiến tranh chính quy ở diện rộng. Hơn nữa, việc phản ứng một cách

tương xứng như vậy sẽ giúp các người Trung Quốc hiểu rằng họ mới là người quyết định

xem Trung Quốc sẽ phải trả cái giá lớn đến mức nào cho các hành động của mình. Nói

Page 17: Linh hoạt để răn đescis.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/scis... · Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới anh Trần Chí Trung, anh Vũ Minh

WORKING PAPER NO.3

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ (SCIS) 16

cách khác, Bắc Kinh cư xử càng thô bạo thì đòn trả đũa càng cứng rắn, Trung Quốc càng

mềm mỏng thì đòn trả đũa càng nhẹ nhàng.

Về mặt lý thuyết, chiến lược Phản ứng Linh hoạt do tác giả đề xuất dựa trên lý

thuyết trò chơi về “song đề tù nhân”. Theo Axelrod (1981; 1984) và Keohane (1984),

chiến lược "ăn miếng trả miếng" là cách hiệu quả nhất để xây dựng quan hệ hợp tác giữa

hai người chơi trong trò chơi "song đề tù nhân" lặp lại nhiều lần. Trên thực tế, Mỹ và

Trung Quốc sẽ luôn là hai đối tác quan trọng hàng đầu của nhau, vì vậy cả hai bên đều có

lợi ích trong việc duy trì sự hợp tác với nhau. Cũng vì lẽ đó, chúng ta cơ sở để tin rằng

chính sách kiềm chế dựa dựa trên chiến lược "ăn miếng trả miếng" có thể giúp

Washington ít nhiều trong việc thuyết phục Bắc Kinh rằng họ không nên tiếp tục bành

trướng ở Biển Đông. Mặc dù vậy, Phản ứng Linh hoạt không thay thế cho những chiến

lược dài hơi mà Mỹ đã và đang triển khai, nhưng nó bổ sung và đặc biệt là giải quyết lỗ

hổng bất tương xứng như đã nêu ở trên bởi cách tiếp cận này chủ yếu tập trung vào việc

hoá giải chính sách bành trướng của Trung Quốc trong ngắn hạn.

Nhìn về tương lai

Sẽ không có hoà bình hay ổn định ở Biển Đông ngày nào các cường quốc còn tin rằng họ

có thể tự do sử dụng sức mạnh và vũ lực để bắt nạt các nước nhỏ và mở rộng lãnh thổ của

mình. An ninh của các quốc gia trong khu vực sẽ tiếp tục bị đe doạ ngày nào Trung Quốc

còn chưa từ bỏ tham vọng bá quyền và độc chiếm Biển Đông. Tuy an ninh của Mỹ không

bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự trỗi dậy của Trung Quốc nhưng an ninh của các đồng minh

và vị thế dẫn đầu của Mỹ chắc chắn sẽ bị suy yếu nghiêm trọng trước một Trung Quốc

hùng cường và tham vọng. Chính quyền Trump mới đây đã tuyên bố chấm dứt chính sách

xoay trục về châu Á do tổng thống Obama khởi xướng nhưng lợi ích quốc gia của Mỹ

trong khu vực chưa hề thay đổi. Do đó, trong bối cảnh hiện nay, cách tốt nhất để Mỹ bảo

vệ lợi ích của mình là ngăn chặn bước tiến của Trung Quốc ở Biển Đông.

Để đánh bại chiến lược "cắt lát salami" của Trung Quốc, Mỹ nên sửa đổi cách tiếp

cận trong chính sách kiềm chế của mình theo hướng "Phản ứng Linh hoạt", tập trung vào

các đòn trả đũa có đủ bốn đặc điểm: (i) kịp thời, (ii) độc lập, (iii) chọn lọc và (iv) tương

Page 18: Linh hoạt để răn đescis.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/scis... · Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới anh Trần Chí Trung, anh Vũ Minh

WORKING PAPER NO.3

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ (SCIS) 17

xứng. Trước mắt, cách tiếp cận này sẽ khiến Bắc Kinh chùn chân bởi nó sẽ gia tăng tổn

thất và chi phí cho phía Trung Quốc nếu họ tiếp tục đơn phương thay đổi hiện trạng ở

Biển Đông. Hơn nữa, những biện pháp này sẽ gửi đi tín hiệu răn đe mạnh mẽ và rõ ràng

tới Trung Quốc bởi nó cho thấy Mỹ sẵn sàng chấp nhận rủi ro và tổn thất để ngăn bước

tiến của Trung Quốc chứ không chỉ nói suông. Qua đó Mỹ vừa có thể răn đe Trung Quốc,

vừa có thể trấn an được các đồng minh, từ đó giảm thiểu rủi ro có xung đột vũ trang xảy

ra ngoài ý muốn. Mặc dù vậy những biện pháp này một mình khó có thể thuyết phục

được Trung Quốc từ bỏ giấc mộng bá quyền của mình. Tuy nhiên, trước mắt cách tiếp

cận này giúp Mỹ kìm chân Trung Quốc ở Biển Đông đồng thời hạn chế leo thang căng

thẳng, qua đó tạo khoảng trống cho đàm phán ngoại giao để đi đến một sự thoả hiệp ở

Biển Đông. Kể cả trong trường hợp Trung Quốc không chấp nhận thoả hiệp và kiên định

theo đuổi mục tiêu của mình đến cùng thì Phản ứng Linh hoạt vẫn là cách tốt nhất để Mỹ

có thể kiềm chế Trung Quốc và giành chiến thắng chung cuộc trong cuộc chạy đua ma-

ra-tông của thế kỷ XXI.

Page 19: Linh hoạt để răn đescis.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/scis... · Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới anh Trần Chí Trung, anh Vũ Minh

WORKING PAPER NO.3

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ (SCIS) 18

Tài liệu tham khảo

Art, R. (2003). A grand strategy for America. Cornell University Press.

Axelrod, R. (1981). The emergence of cooperation among egoists. American political

science, 75(2), 306-318.

Axelrod, R. (1984). The evolution of cooperation. Basic books.

Biddle, S., & Oelrich, I. (2016). Future Warfare in the Western Pacific: Chinese

Antiaccess/Area Denial, US AirSea Battle, and Command of the Commons in

East Asia. International Security, 41(1), 7-48

Brands, H. (2014). What Good is Grand Strategy?: Power and Purpose in American

Statecraft from Harry S. Truman to George W. Bush. Cornell University Press

Brooks, S., Ikenberry, J., & Wohlforth, W. (2012). Don't come home, America: The case

against retrenchment. International Security, 37(3), 7-51.

Brooks, S., Ikenberry, J., & Wohlforth, W. (2013). Lean forward: In defense of American

engagement. Foreign Affairs, 92(1), 130-142.

Chen, A. (2015, May 26). China charts course for blue-water navy, extending reach into

open seas. South China Morning Post. Retrieved from

http://www.scmp.com/news/china/diplomacy-defence/article/1808948/beijing-

pledges-increase-range-role-navy-amid-tensions?page=all

Cronin, P. (2013, June). The Strategic Significance of the South China Sea. Paper

presented at the Conference on Managing Tensions in the South China Sea,

Washington, D.C.

Daugirdas, K., & Mortenson, J. (2014). China Announces New Air Defense

Identification Zone over East China Sea, Prompting US Response. The American

Journal of International Law, 108(1), 106-109.

Drezner, D. (2011). Does Obama Have a Grand Strategy: Why We Need Doctrines in

Uncertain Times. Foreign Affairs, 90(4), 57-68.

Friedberg, A. (2005). The future of US-China relations: Is conflict inevitable?.

International security, 30(2), 7-45.

Gholz, E., Press, D., & Sapolsky, H. (1997). Come home, America: The strategy of

restraint in the face of temptation. International Security, 21(4), 5-48.

Ikenberry, J. (2013). The Rise of China, the United States, and the Future of the Liberal

International Order. In D. Shambaugh (Ed.), Tangled titans: The United States

and China (pp. 53-73). Lanham, MD: Rowman & Littlefield.

Kao, S. (2014). Scarborough Shoal Dispute, China's Assertiveness, and Taiwan's South

China Sea Policy. International Journal of China Studies, 5(1), 153-178.

Kaplan, R. (2014). Asia's Cauldron. The South China Sea and the End of a Stable Pacific.

Random House: New York.

Keohane, R. (1984). After hegemony: Cooperation and discord in the world political

economy. Princeton University Press.

Kissinger, H. (1994). Diplomacy. New York: Simon and Schuster.

Kissinger, H. (2011). On China. New York: Penguin Press.

Lubold, G., & Wong, C. (2016, February 17). China Positions Missiles on Disputed

South China Sea Island. Retrieved October 04, 2016, from

http://www.wsj.com/articles/china-deploys- missiles-on-disputed-island-in-south-

Page 20: Linh hoạt để răn đescis.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/scis... · Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới anh Trần Chí Trung, anh Vũ Minh

WORKING PAPER NO.3

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ (SCIS) 19

china-sea-1455684150

Mearsheimer, J. (2014). The tragedy of Great Power politics (Updated ed.). New York:

Norton.

Mearsheimer, J., & Walt, S. (2016). The Case for Offshore balancing. Foreign Affairs,

95(4), 70-83.

Montgomery, E. (2014). Contested primacy in the Western Pacific: China's rise and the

future of US power projection. International Security, 38(4), 115-14.

Nurkin, T., Burton, P., Skomba, T., & Hardy, J. (2014, May 19). The global implications

of China’s military modernization [Blog post]. IHS Markit. Retrieved from

http://blog.ihs.com/q12-the-global-implications-of-chinas-military-modernization

Posen, B. (2003). Command of the commons: the military foundation of US hegemony.

International Security, 28(1), 5-46.

Posen, B. (2013). Pull back: The case of a less activist foreign policy. Foreign Affairs,

92(1), 116-128.

Posen, B. (2014). Restraint: A new foundation for US grand strategy. Cornell University

Press.

Segal, G. (1996). East Asia and the “constrainment” of China. International Security,

20(4), 107-135.

Sinaga, L. (2016). China’s Assertive Foreign Policy in South China Sea Under Xi

Jinping: Its Impact on United States and Australian Foreign Policy. Journal of

ASEAN Studies, 3(2), 133-149.

Tweed, D. (2015, January 2015). What Do Weak Oil Prices Mean for the South China

Sea? Bloomberg Business. Retrieved from

http://www.bloomberg.com/news/articles/2015-01-20/all-about-the-base-oil-drop-

won-t-stop-china-in-south-china-sea

Walt, S. (2013, January 2). More or less: The debate on U.S. grand strategy. Foreign

Policy. Retrieved from http://foreignpolicy.com/2013/01/02/more-or-less-the-

debate-on-u-s-grand-strategy/

Waltz, K. (1979). Theory of international politics. Reading: Addison-Wesley.

Yahuda, M. (2013). China's new assertiveness in the South China Sea. Journal of

Contemporary China, 22(81), 446-459.

Yoshihara, T. (2016). THE 1974 PARACELS SEA BATTLE: A Campaign Appraisal.

Naval War College Review, 69(2), 41-65.