160
1 BYTTNG CC DÂN S-KHOCH HÓA GIA ĐÌNH GIÁO TRÌNH QU ẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH DÂN S ,SỨC KHỎE SINH SẢN VÀ K Ế HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH Hà Nội, tháng 11 năm 2011

7.quan ly chuong trinh

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 7.quan ly chuong trinh

1

BBỘỘ YY TTẾẾTTỔỔNNGG CCỤỤCC DDÂÂNN SSỐỐ -- KKẾẾ HHOOẠẠCCHH HHÓÓAA GGIIAA ĐĐÌÌNNHH

GIÁO TRÌNHQUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH

DÂN SỐ, SỨC KHỎE SINH SẢNVÀ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

Hà Nội, tháng 11 năm 2011

Page 2: 7.quan ly chuong trinh

2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình

SKSS Sức khỏe sinh sản

DS-KHHGĐ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

NKĐSS Nhiễm khuẩn đường sinh sảnDS/SKSS/KHHGĐ Dân số/ Sức khỏe sinh sản/ Kế hoạch hóa gia đình

SKSS/KHHGĐ Sức khỏe sinh sản/ Kế hoạch hóa gia đình

CS SKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản

BPTT Biện pháp tránh thaiPTTT Phương tiện tránh thai

DCTC Dụng cụ tử cung

CBCT Cán bộ chuyên trách

CTV Cộng tác viên

UBND Ủy ban Nhân dânHĐBT Hội đồng Bộ trưởng

TTg Thủ tướng

UBTVQH Ủy ban thường vụ Quốc hội

NĐ-CP Nghị định – Chính phủBVSKBMTE/KHHGĐ Bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em, kế hoạch hóa gia

đình

UBQG- DS&KHHGĐ Ủy ban Quốc gia Dân số & Kế hoạch hóa gia đình

QLNN Quản lý nhà nước

TSGTKS Tỷ số giới tính khi sinhNCT Người cao tuổi

HDI Chỉ số phát triển con người

Năm X Năm hiện tại

Page 3: 7.quan ly chuong trinh

3

Lời nói đầu

Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình là một bộ phận quan trọng của Chiếnlược phát triển đất nước, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của conngười, của từng gia đình và của toàn xã hội. Xác định mục tiêu, ý nghĩa, tầm quantrọng của công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, Đảng và Nhà nước ta luôn coitrọng công tác quản lý dân số, kế hoạch hóa gia đìnhở tuyến cơ sở.

Giáo trình Quản lý chương trình dân số, sức khỏe sinh sản và kế hoạchhóa gia đình được biên soạn làm tài liệu học tập cho đối tượng là học viên đạttrình độ chuyên môn Trung cấp dân số - y tế, trên cơ sở Chương trình đào tạodân số - y tế trình độ Trung cấp chuyên nghiệp đã được Bộ Y tế phê duyệt tạicông văn 751/BYT-K2ĐT ngày 16/02/2011.

Mục tiêu của tài liệu nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bảnnhất về nghiệp vụ quản lý, quản lý chương trình DS -KHHGĐ đáp ứng yêu cầu,nhiệm vụ công tác DS-KHHGĐ cho đội ngũ cán bộ cơ sở. Giáo trình bao gồmbốn bài:

Bài 1. Quản lý chương trình dân số, kế hoạch hóa gia đình.

Bài 2. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch về công tác dân số,kế hoạch hóa gia đình ở tuyến cơ sở.

Bài 3. Quản lý đối tượng thực hiện kế hoạch hóa gia đình và các dịch vụdân số.

Bài 4. Giám sát, đánh giá trong chương trình dân số, kế hoạch hóa giađình tại cơ sở.

Công tác Dân số, kế hoạch hóa gia đình luôn vẫn là một lĩnh vực mới ởnước ta. Vì vậy, trong quá trình biên soạn sẽ không tránh khỏi những hạn chế,thiếu sót . Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của cácnhà khoa học, các cán bộ quản lý và đông đảo bạn đọc để cuốn sách được hoànthiện hơn.

Thay mặt các tác giảThs. Trần Ngọc Sinh

Page 4: 7.quan ly chuong trinh

4

MỤC LỤC

Nội dung Trang

Danh mục chữ viết tắt 2

Lời nói đầu 3

Bài 1. Quản lý chương trình dân số, kế hoạch hóa gia đình 5

I. Những vấn đề cơ bản của quản lý 5

II. Quản lý chương trình DS-KHHGĐ 31

Bài 2. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch về côngtác dân số, kế hoạch hóa gia đình ở tuyến cơ sở.

49

I. Những nội dung cơ bản của lập kế hoạch 49

II. Lập kế hoạch năm ở tuyến cơ sở 73

III. Lập kế hoạch tuần, tháng, qúy ở tuyến cơ sở 91

Bài 3. Quản lý đối tượng thực hiện kế hoạch hóa gia đìnhvà các dịch vụ dân số.

98

I. Quản lý đối tượng KHHGĐ 98

II. Quản lý hoạt động của cộng tác viên DS-KHHGĐ. 108

III. Quản lý các dịch vụ Dân số-KHHGĐ. 118

Bài 4. Giám sát, đánh giá trong chương trình dân số, kếhoạch hóa gia đình tại cơ sở.

132

I. Gám sát các hoạt động về DS-KHHGĐ 132

II. Đánh giá các hoạt động về DS-KHHGĐ 143

Đáp án câu hỏi lượng giá 151

Tài liệu tham khảo 159

Page 5: 7.quan ly chuong trinh

5

Bài 1QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH

DÂN SỐ VÀ KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH

MỤC TIÊU

- Trình bày được các khái niệm về quản lý, quản lý nhà nước về dân số,kế hoạch hóa gia đình;

- Phân tích được các nguyên tắc và phương pháp quản lý, quản lý nhànước về DS-KHHGĐ.

- Trình bày được những nội dung chính của các chức năng quản lý, quản lýnhà nước về DS-KHHGĐ và quản lý DS-KHHGĐ theo chương trình mục tiêu.

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ1. Khái niệm

1.1. Quản lý

Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lênđối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng,các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến độngcủa môi trường .

Như vậy, nói đến quản lý phải bao gồm các yếu tố (các điều kiện) sau:

- Phải có ít nhất một chủ thể là tác nhân tạo ra các tác động và ít nhấtmột đối tượng bị quản lý trực tiếp nhận tác động của chủ thể và các khách thểkhác chịu sự tác động gián tiếp từ chủ thể.

Thông thường, sự tác động diễn ra thường xuyên, liên tục. Điều đó đòi

hỏi muốn quản lý thành công, trước tiên phải xác định rõ chủ thể, đối tượng vàkhách thể quản lý.

- Phải có một mục tiêu được định rõ từ đầu. Mục tiêu chính là căn cứ đểchủ thể quản lý tạo ra những chuỗi các tác động cụ thể. Điều này đòi hỏi hànhvi quản lý phải biết định hướng đúng, từ đó tạo ra mục tiêu đúng.

- Chủ thể quản lý tạo ra tác động và phải biết tác động. Cho nên có thểnói, người biết quản lý chính là người biết tác động. Sự tác động này mang tính

chủ quan nhưng phải phù hợp với các quy luật khách quan.

- Quản lý là sự tác động vào con người , là sự vận động của thông tin.

Page 6: 7.quan ly chuong trinh

6

Sơ đồ 1. Logic của khái niệm quản lý

1.2. Quản lý nhà nước

Quản lý Nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nướcđể điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người.

Quản lý Nhà nước khác với dạng quản lý của các chủ thể xã hội khácnhư Công đoàn, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên… ở chỗ các chủ thể này dùnghình thức giáo dục, vận động quàn chúng là chủ yếu; còn quản lý nhà nước sửdụng phương thức pháp luật và bằng luật là chủ yếu.

Quản lý Nhà nước biểu hiện trước hết ở việc tác động vào nhận thức ,hành vi của con người, các tổ chức, buộc mọi cá nhân, tổ chức phải hành độngtheo một định hướng và mục tiêu nhất định. Bên cạnh việc sử dụng pháp luậtnhư một phương thức cơ bản, quan trọng nhất, Nhà nước cũng chú trọngđến việc tuyên truyền, giáo dục và động viên tinh thần các công dân, kếthợp với việc xây dựng và thực hiện các chính sách đòn bẩy kích thíchkinh tế, vật chất nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của cơ quan,doanh nghiệp và mọi tầng lớp nhân dân.

1.3. Quản lý nhà nước về DS-KHHGĐQuản lý nhà nước về DS -KHHGĐ là quá trình tác động có ý thức, có tổ

chức của nhà nước đến các quá trình và yếu tố dân số nhằm làm thay đổi trạngthái dân số để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Chủ thể quản lý của nhà nước về DS -KHHGĐ là nhà nước với hệ thốngcác cơ quan của Nhà nước được phân chia thành các cấp và bao gồm cả 3 khuvực là lập pháp, hành pháp và tư pháp . Trong đó, quản lý hành chính (hành

Chủ thểquản lý

Đối tượngquản lý

Mục tiêuquản lý

Môi trườngKT-XH

Page 7: 7.quan ly chuong trinh

7

pháp) về DS-KHHGĐ là cực kỳ quan trọng. Trong lĩnh vực DS-KHHGĐ, Nhànước chỉ tác động vào nhận thức và hàn h vi về DS-KHHGĐ hoặc liên quan đế nDS-KHHGĐ.

Đối tượng quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ là các quá trình và yếu tốdân số bao gồm sinh, tử, di cư, quy mô, cơ cấu, phân bổ và chất lượng dân số.

Khách thể của quản lý Nhà nước về DS-KHHGĐ là các tổ chức, cá nhân.

Mục tiêu quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ là trạng thái thay đổi về cácyếu tố quy mô, cơ cấu, phân bổ dân số, thực hiện KHHGĐ hoặc các quá trình

sinh, chết, di dân... mà nhà nước mong muốn đạt được cho phù hợp điều kiệnphát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ cũng như các lĩnh vực khác đượcthông qua việc ban hành và đảm bảo thực thi các đường lối, chính sách và pháp

luật. Đồng thời, trong những điều kiện cụ thể, nhà nước đảm nhiệm việc tổchức, cung cấp các dịch vụ về dân số như là các dịch vụ công, để quá trình thay

đổi nhận thức và hành vi của công dân, tổ chức diễn ra đúng hướng và nhanh

chóng hơn. Việc thực hiện quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ được diễn ra trongcác điều kiện, bối cảnh cụ thể nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu về công tác DS-KHHGĐ, đồng thời hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến sự ổn định, pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước.

2. Vai trò của quản lý

2.1. Vai trò chung

Định hướng phát triển của tổ chức trên cơ sở xác định mục tiêu quản lývà hướng đối tượng quản lý vào việc thực hiện mục tiêu quản lý;

Thống nhất về ý chí và hành động của mọi đối tượng quản lý nhằm thựchiện được mục tiêu và thực hiện có hiệu quả mục tiêu quản lý ( cơ chế quản lý);

Tổ chức, phối hợp, dẫn dắt đối tượng quản lý vào việc thực hiện mụctiêu quản lý hoặc hướng dẫn hoạt động của các đối tượng quản lý vào việc thựchiện mục tiêu quản lý để giảm độ bất định (kế hoạch hoạt động);

Tạo động lực cho các đối tương quản lý bằng cách kích thích, đánh giá,động viên, khen thưởng đối tượng quản lý hoàn thành công việc có hiệu quả,uốn nắn những lệch lạc, sai sót của đối tượng quản lý nhằm giảm bớt nhữngthất thoát, sai lệch trong quá trình quản lý (chính sách khuyến khích);

Tạo môi trường và điều kiện cho sự phát triển của cá nhân, đối tượngquản lý và phát triển chung của tổ chức quản lý, bảo đảm phát triển ổn định,bền vững và mang lại hiệu quả cao.

Page 8: 7.quan ly chuong trinh

8

2.2. Vai trò của quản lý chương trình DS -KHHGĐ ở xã, phườngQuá trình phát triển dân số ở xã, phường chịu nhiều sự tác động của các

yếu tố con người, môi trường kinh tế -xã hội; Việc quản lý chương trình DS-KHHGĐ ở xã, phường không chỉ bảo vệ lợi ích của con người, mà còn hướngsự phát triển vào mục tiêu vì con người, tạo tiền đề cho sự phát triển và phát

triển bền vững.

Quản lý chương trình DS -KHHGĐ ở xã, phường là hết sức quan trọng,là trách nhiệm của cộng đồng và toàn xã hội và là yếu tố quyết định thành côngcủa công tác DS-KHHGĐ ở xã, phường . Ban chỉ đạo DS-KHHGĐ các cấp,đặc biệt là tuyến xã, phường đóng vai trò chỉ đạo, huy động các ngành, đoànthể, tổ chức xã hội, chính trị-xã hội và mọi tầng lớp nhân dân tham gia chươngtrình DS-KHHGĐ.

3. Chức năng quản lý3.1. Khái niệm

Chức năng quản lý là hình thức biểu hiện phương hướng và giai đoạn tácđộng có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằmđạt mục tiêu.

Chức năng quản lý là một thể thống nhất những hoạt động tất yếu củachủ thể quản lý nảy sinh từ sự phân công, chuyên môn hóa trong hoạt độngquản lý nhằm thực hiện mục tiêu.

Chức năng quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ là tập hợp những nhiệm vụquản lý khác nhau, mang tính độc lập tương đối, được hình thành trong quátrình chuyên môn hoá hoạt động quản lý mà cơ quan, tổ chức phải thực hiệnnhằm đạt được các mục tiêu về DS-KHHGĐ đã đề ra.

3.2. Ý nghĩa của chức năng quản lýChức năng quản lý xác định vị trí, mối quan hệ giữa các bộ phận, các

khâu, các cấp trong hệ thống quản lý. Nếu không có chức năng quản lý thì bộphận đó không còn lý do tồn tại. Từ những chức năng quản lý mà chủ thể xácđịnh các nhiệm vụ cụ thể, thiết kế bộ máy và bố trí con người phù hợp.

Chức năng quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ thể hiện nội dung các tácđộng của Nhà nước đến các yếu tố quy mô cơ cấu, phân bố và chất lượng dânsố cũng như đối với các tổ chức và cá nhân trong các loại hành vi về hoặc liên

quan đến lĩnh vực DS-KHHGĐ.Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, cơ quan quản lý nhà nước

về DS-KHHGĐ các cấp có thể theo dõi, kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh hoạt

Page 9: 7.quan ly chuong trinh

9

động của mỗi bộ phận trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ.

3.3. Phân loại chức năng quản lý

3.3.1. Theo phương hướng tác động

Theo phương hướng tác động thì quản lý có hai chức năng sau:

- Chức năng đối nội: là chức năng quản lý nội bộ tổ chức (bao gồm: tổchức bộ máy và lề lối làm việc; phát triển và đào tạo nguồn nhân lực ; tạo thờicơ và nghệ thuật hoạt động);

- Chức năng đối ngoại: là chức năng vận hành hệ thống trong môitrường biến động bên ngoài (như phân tích các đối tác, tìm ra mặt mạnh, mặtyếu giúp công tác quản lý có chính sách đối ngoại hợp lý đó là sự hợp tác toànbộ, hợp tác từng phần hay không hợp tác...).

3.3.2. Theo giai đoạn tác động

Theo giai đoạn tác động thì quản lý có năm chức năng sau:

- Chức năng hoạch định: là chức năng quan trọng nhất của quản lý ,nhằm định ra chương trình, mục tiêu, chiến lược mà quản lý cần đạt được.

- Chức năng tổ chức: là chức năng nhằm hình thành nhóm chuyên mônhoá, các phân hệ tạo nên hệ thố ng để cùng góp phần vào hoạt động của hệthống đạt tới mục tiêu mong muốn.

- Chức năng điều hành: là chức năng nhằm phối hợp các hoạt độngchung của nhóm, của các phân hệ trong hệ thống.

- Chức năng kiểm tra, giám sát: là chức năng nhằm kịp thời phát hiệnnhững sai sót trong quá trình hoạt động và các cơ hội đột biến trong hệ thống .Đây là chức năng quan trọng nhất của người lãnh đạo.

- Chức năng đánh giá: là chức năng nhằm so sánh, nhận dạng và rút rabài học để thông tin cho nhà quản lý những vấn đề chủ yếu làm cơ sở chonhững quyết định liên quan đến kế hoạch, chương trình, dự án.

Trong công tác DS-KHHGĐ, quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ baogồm các chức năng như: hoạch định công tác DS -KHHGĐ, tổ chức bộ máyquản lý DS-KHHGĐ, điều hành, kiểm tra, giám sát v à đánh giá.

+ Chức năng hoạch định: bao gồm việc hoạch định, định hướng , dự báocác biến động, ổn định và đổi mới quản lý DS -KHHGĐ nhằm hoàn thànhnhững mục đích của hệ thống đặt ra trong quá trình phát triển của hệ thống.

Page 10: 7.quan ly chuong trinh

10

Việc hoạch định bao gồm cả xây dựng pháp luật, chính sách dân số, chiến lượcdân số, các chương trình DS -KHHGĐ, kế hoạch công tác DS-KHHGĐ ngắnhạn và dài hạn.

+ Chức năng tổ chức: nhằm hình thành cơ cấu tổ chức quản lý, bảo đảmtính tối ưu của mô hình tổ chức của các cấp quản lý, bảo đảm sự phối hợp hàihòa trong các khâu quản lý, giữa các đối tượng quản lý và thực hiện tốt cácmối quan hệ trong hệ thống tổ chức DS-KHHGĐ.

+ Chức năng điều hành: thể hiện quyền lực quản lý của chủ thể quản lýđể chỉ đạo, ra quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch về DS-KHHGĐ; chứcnăng điều hành còn thể hiện rõ sự uỷ quyền của người lãnh đạo cấp trên đốivới cán bộ quản lý dưới quyền trong việc ra quyết định và điều hành công tácquản lý về DS-KHHGĐ.

+ Chức năng kiểm tra, giám sát: nhằm phát hiện những sai sót, các áchtắc, ngăn chặn các sai phạm có thể xảy ra trong quá trình quản lý về DS-KHHGĐ để có giải pháp xử lý, đồng thời tìm kiếm cơ hội để thúc đẩy việc đạtmục tiêu DS-KHHGĐ đã đặt ra.

+ Chức năng đánh giá: nhằm xem xét mức độ đạt được của các mục tiêu

về DS-KHHGĐ đã đặt ra nhằm rút ra các bài học kinh nghiệm về nguyên nhân

thành công hay thất bại, trên cơ sở đó góp phần cải tiến các khâu trong quátrình quản lý trong tương lai.

3.4. Các chức năng quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ3.4.1. Xây dựng pháp luật

Xây dựng pháp luật về DS-KHHGĐ là toàn bộ quá trình nghiên cứu,soạn thảo, ban hành, phổ biến và thực thi các qui phạm pháp lu ật nhằm điềuchỉnh các quan hệ xã hội, hành vi của tổ chức, cá nhâ n trong các hoạt động vềhoặc liên quan đến lĩnh vực DS -KHHGĐ. Đối tượng điều chỉnh của các vănbản qui phạm pháp luật về DS-KHHGĐ không chỉ bao gồm các tổ chức, cánhân là đối tượng quản lý mà còn bao gồm cả các cơ quan, tổ chức cá nhânđóng vai trò là chủ thể quản lý.

3.4.2. Chức năng lập kế hoạch

Chức năng lập kế hoạch là chức năng quan trọng nhất trong các chứcnăng quản lý, bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn, xây dựng chương trình hànhđộng trong tương lai của hệ thống.

Trong công tác DS-KHHGĐ, lập kế hoạch là chức năng cơ bản của quảnlý Nhà nước về DS-KHHGĐ, là sự mở đầu của quá trình quản lý, đồng thời là

Page 11: 7.quan ly chuong trinh

11

một biện pháp hữu hiệu của quản lý. Nhờ có kế hoạch mà hoạt động của toànbộ hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về DS -KHHGĐ cũng như hoạt độngcủa các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác DS-KHHGĐ đượctiến hành thống nhất và hướng vào mục đích chung.

Lập kế hoạch đòi hỏi các nhà quản lý phải dự đoán được những gì xẩy ratrong tương lai, những vấn đề cần được ưu tiên giải quyết trong vô số nhữngvấn đề về DS-KHHGĐ, giải pháp và phương thức thực hiện để đạt được kếtquả mong muốn.

Như vậy kế hoạch đề cập đến mục tiêu, mục đích của quản lý và các cáchthức và phương tiện để đạt được mục tiêu, mục đích đó. Kế hoạch còn là căn cứcho các hoạt động tổ chức, điều hành, giám sát và đánh giá kết quả, hiệu quả quảnlý Nhà nước về DS-KHHGĐ nói riêng, công tác DS-KHHGĐ nói chung.

3.4.3. Chức năng tổ chức, điều hành

Tổ chức là sự phối hợp hài hòa giữa các đối tượng quản lý, giữa các cánhân hoặc giữa các nhóm trong việc thực hiện những hoạt động chung nhằmđạt được các mục tiêu đặc thù.

Điều hành là một quá trình chỉ đạo và thường xuyên ra các quyết định đểgiải quyết các khó khăn, duy trì các hoạt động hợp lý và đảm bảo tiến độ thực hiện.

Chức năng tổ chức, điều hành công tác DS-KHHGĐ là tập hợp nhữngnhiệm vụ mà cơ quan nhà nước các cấp phải thực hiện nhằm thiết lập hệ thốngquản lý cũng như vận hành hệ thống đó hoạt động trong khuôn khổ của phápluật theo định hướng của chính sách và kế hoạch về DS -KHHGĐ.

Tổ chức, điều hành có vị trí then chốt trong tiến trình quản lý nhà nướcvề DS-KHHGĐ: Tạo ra sự thống nhất, động lực sáng tạo cho các cơ quan, đơnvị trong hệ thống quản lý nhà nước, cơ quan quản lý các chương trình dự ánDS-KHHGĐ. Huy động được và sử dụng có hiệu quả các lực lượng và nguồnlực công tác DS-KHHGĐ (bao gồm nhân lực, vật lực và tài lực, nguồn lựctrong nước và nguồn lực nước ngoài ).

Chức năng tổ chức, điều hành thực hiện công tác DS-KHHGĐ gồm:

+ Tổ chức bộ máy quản lý về DS-KHHGĐ từ trung ương đến địa phương;

+ Tổ chức bộ máy quản lý các chương trình dự án về DS -KHHGĐ;

+ Đảm bảo sự vận hành của bộ máy quản lý nhà nước, quản lý cácchương trình, dự án hoạt động theo định hướng kế hoạch của trung ương và địaphương về DS-KHHGĐ.

Page 12: 7.quan ly chuong trinh

12

3.3.4. Chức năng giám sát, kiểm tra, thanh tra, đánh giáa) Giám sát

Giám sát về DS-KHHGĐ là hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà

nước nhằm phát hiện, chấn chỉnh những lệch lạc trái pháp luật, sai mục tiêutrong công tác DS-KHHGĐ.

Giám sát bao gồm 2 loại hình chủ yếu: Các hoạt động giám sát của Quốchội, Hội đồng Nhân dân, Tòa án nhân dân; Các hoạt động giá sát của các cơquan hành chính nhà nước đối với cấp dưới và đối với các tổ chức, cá nhân.

Các hoạt động giám sát của các cơ quan hành chính bao gồm:

+ Giám sát tuân thủ hiến pháp, pháp luật, chính sách của các cơ quanhành chính cấp dưới, của các tổ chức, công dân;

+ Giám sát việc thực hiện mục tiêu cũng như thực hiện tiến độ của cácchương trình, kế hoạch;

+ Giám sát việc phân bổ, quản lý và sử dụng các nguồn lực đầu tư chothực hiện các chương trình kế hoạch, dự án.

Mục đích của hoạt động giám sát này không chỉ đảm bảo việc tuân thủhiến pháp, pháp luật, chính sách về DS-KHHGĐ, mà còn dự báo xu thế vậnđộng và phát triển của các yếu tố và quá trình dân số là căn cứ cho điều chỉnhchính sách phát hiện và điều chỉnh những lệch lạc, vướng mắc trong việc thựchiện các chương trình, kế hoạch dự án thuộc lĩnh vực DS-KHHGĐ.

b) Kiểm tra

Trong quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ, kiểm tra được hiểu là hoạtđộng thường xuyên của cơ quan nhà nước cấp trên nhằm xem xét mọi hoạtđộng của cấp dưới nhằm làm cho các hoạt động nà y được tiến hành theo đúngpháp luật, chính sách, đúng mục tiêu và đạt kết quả cao ; Giúp phát hiện các saisót, lệch lạc, vướng mắc trong hoạt động của cấp dưới để có biện pháp khắcphục, điều chỉnh kịp thời đảm bảo cho các hoạt động diễn ra đúng hướng.

Thông qua kiểm tra để kiểm chứng xem mọi việc có được thực hiện theonhư kế hoạch đã được vạch ra, theo những nguyên tắc đã được ấn định haykhông. Kiểm tra có nhiệm vụ tìm ra những khuyết điểm và sai lầm để sửachữa, ngăn ngừa sự vi phạm, phát hiện các sáng kiến để áp dụng rộng rãi hơn.

c) Thanh tra

Hệ thống các cơ quan thanh tra nhà nước bao gồm các cơ quan thanh tratheo cấp Hành chính (Tổng Thanh tra nhà nước, Thanh tra tỉnh, thành phố,

Page 13: 7.quan ly chuong trinh

13

Thanh tra huyện/quận) và cơ quan thanh tra ở các cơ quan quản lý theo ngành,lĩnh vực (Bộ, cơ quan ngang bộ và thuộc bộ, thanh tra Sở thuộc UBND tỉnh ).

Thanh tra quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ thuộc loại thanh tra chuyên

ngành. Hoạt động thanh tra được thực hiện đối với các cơ quan, tổ chức, cánhân trong việc chấp hành pháp luật, những quy định về chuyên môn kỹ thuật ,quy tắc quản lý về DS-KHHGĐ (như các chuẩn mực thiết yếu đối với từng loạidịch vụ, chuẩn quốc gia về KHHGĐ….). Thực hiện chức năng này là công việccủa Thanh tra Bộ Y tế, Thanh tra Tổng cục DS-KHHGĐ và Thanh tra các SởY tế. Trong thực tế các cơ quan này không chỉ thực hiện việc thanh tra chuyên

ngành mà còn có nhiệm vụ giúp Thủ trưởng thực hiện thanh tra hành chính đốivới các cơ quan đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ Y tế, Tổng cục DS-KHHGĐ và Sở Y tế.

Hoạt động thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi viphạm pháp luật về DS-KHHGĐ; phát hiện những sơ hở trong cơ chế, chínhsách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biệnpháp khắc phục; phát huy những nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực,hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ, bảo vệ lợi ích củanhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Thanh tra là hoạt động thường xuyên, không chỉ được thực hiện kh i cóđơn tố giác hoặc có vụ việc xảy ra, do vậy mục đích phòng ngừa là mục đíchưu tiên hàng đầu của thanh tra.

Hoạt động thanh tra phải tuân thủ pháp luật, đảm bảo chính xác, kháchquan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời, không làm cản trở hoạt độngbình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng của thanh tra .

d) Đánh giáĐánh giá là một chức năng quan trọng của quản lý nói chung và quản lý

nhà nước về DS-KHHGĐ nói riêng, là khâu cuối và không thể thiếu của quátrình quản lý. Đánh giá là một hoạt động khoa học, có tính khái quát mà bảnchất là sự so sánh giữa các phần việc, kết quả đã đạt được sau một khoảng thờigian nhất định với các mục tiêu đề ra để xem xét mức độ đ ạt được mục tiêu vềDS-KHHGĐ.

e) Điều phối

Điều phối là một quá tr ình lồng ghép các hoạt động của nhiều đối tượngquản lý khác nhau (bao gồm các đối tượng quản lý trong và ngoài đơn vị )

Page 14: 7.quan ly chuong trinh

14

nhằm đảm bảo cho các hoạt động được tiến hành đồng bộ, tuân theo trật tự, tạonên sự cộng hưởng trong việc thực hiện mục đích đề ra.

Điều phối là chức năng tách biệt của nhà quản lý, song nên coi điều phốilà thực chất của việc quản lý. Bởi vì, phối hợp việc thực hiện các chức năngquản lý chính là mục đích của quản lý.

Điều phối tốt sẽ sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực, cải thiện cungcấp dịch vụ, chia sẻ thông tin và bài học kinh nghiệm, mở rộng phạm vi hoạtđộng và tiếp cận có hiệu quả hơn đến các nhóm đối tượng.

Trong công tác DS-KHHGĐ, việc phối hợp đã trở thành mộ t nhiệm vụtrung tâm nhằm tăng cường năng lực thực hiện công tác DS-KHHGĐ để đónggóp vào mục tiêu chung của chương trình. Công tác DS-KHHGĐ sẽ hiệu quảhơn nếu được sự phối hợp thực hiện tốt giữa cơ quan quản lý và cơ quan thựchiện ở các cấp. Việc phối hợp được thể hiện rõ không chỉ trong tổ chức thựchiện kế hoạch mà còn ở tất cả các khâu khác trong quá trình quản lý như lập kếhoạch, điều hành, xây dựng tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiệnkế hoạch cũng như đánh giá việc thực hiện các mục tiêu chung của chươngtrình đã được đề ra.

4. Mục tiêu quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ

4.1. Khái niệm

Mục tiêu quản lý nhà nước về DS-KHHGÐ là trạng thái DS-KHHGÐmong muốn, phải đạt tới tại một thời điểm nào đó trong tương lai hoặc sau mộtthời gian nhất định.

Những mục tiêu này phải thể hiện một cách tập trung những biến đổiquan trọng nhất về quy mô, cơ cấu, phân bổ và chất lượng dân số.

4.2. Vai trò của mục tiêu quản lý Nhà nước về DS-KHHGĐ

- Mục tiêu là điểm xuất phát quyết định diễn biến và hoạt động của toàn

bộ quá trình QLNN về DS-KHHGÐ của toàn hệ thống.

- Hệ thống các mục tiêu quản lý là căn cứ quan trọng để hình thành tổchức bộ máy làm công tác DS-KHHGÐ.

- Mục tiêu là cơ sở của mọi tác động QLNN. Từ mục tiêu, các cơ quanQLNN về DS-KHHGÐ đề ra các giải pháp, quyết định để thực hiện mục tiêu.

- Mục tiêu quản lý phản ảnh và quy tụ lợi ích của Nhà nước, cộng đồngvà của từng gia đình.

Page 15: 7.quan ly chuong trinh

15

Xác định đúng và phấn đấu đạt được các mục đích đã đề ra sẽ đảm bảođạt được các lợi ích của Nhà nước, xã hội và c á nhân.

4.3. Hệ thống mục tiêu quản lý Nhà nước về DS-KHHGĐ

Trong công tác DS-KHHGÐ có các mục tiêu trước mắt, mục tiêu quá độvà mục tiêu lâu dài (có tính chiến lược).

Mục tiêu lâu dài, mục tiêu có tính chiến lược là cơ sở, là định hướng đểhoạch định sắp xếp các mục tiêu quá độ và trước mắt. Ngược lại, phải thựchiện tốt các mục tiêu cụ thể ở từng thời điểm mới có thể đạt được mục tiêu lâudài. Trong thực tiễn, đó là mục tiêu của chiến lược (10 năm), mục tiêu củachương trình mục tiêu quốc gia (5 năm) và mục tiêu hàng năm.

Theo cấp quản lý nhà nước : có mục tiêu DS-KHHGÐ chung của cả nước,mục tiêu của từng ngành (giáo dục, công an, quân đội...) và của từng địaphương. Mục tiêu của cả nước là cơ sở để hoạch định mục tiêu của các ngànhvà các địa phương. Thực hiện tốt mục tiêu của các ngành, các địa phương mớithực hiện được mục tiêu chung của cả nước.

Theo nội dung hoạt động QLNN cụ thể: có các loại mục tiêu về quy môdân số, cơ cấu dân số, phân bổ dân cư và nâng cao chất lượng dân số.

4.3.1. Về quy mô dân số

Kiểm soát quy mô dân số “..thực hiện gia đình ít con, tiến tới ổn định môdân số một cách hợp lý..” thông qua chương trình KHHGĐ nhằm tạo thuận lợicho sự nghiệp phát triển đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhândân luôn là mục tiêu được quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực DS-KHHGÐ củaNhà nước ta từ khi bắt đầu công tác DS-KHHGÐ cho đến nay.

- Giai đoạn 1961-1975: Trong giai đoạn này, mục tiêu của công tác DS -

KHHGĐ là hướng tới quy mô gia đình 3 con, đẻ thưa, đẻ muộn nhằm bảo vệ sứckhỏe bà mẹ, nuôi dạy con cái được chu đáo, bảo đảm hạnh phúc và sự hòa thuậncủa gia đình thông qua cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch đối với phụ nữ trongđộ tuổi sinh đẻ, trước hết trong nữ công nhân viên chức Nhà nước, lực lượngvũ trang và tập trung ở vùng đồng bằ ng đông dân.

- Giai đoạn 1975-1991: Công tác DS-KHHGĐ được xác định là vị tríquốc sách trong sự nghiệp phát triển đất nước.

Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đảnglần thứ IV đã xác định "Mọi ngành, mọi cấp phải coi trọng cuộ c vận động sinh đẻcó kế hoạch là công tác có tầm quan trọng to lớn, có ý nghĩa chính trị, kinh tế và

Page 16: 7.quan ly chuong trinh

16

xã hội, góp phần tích cực vào việc nâng cao đời sống của nhân dân ta” (Văn kiệnĐại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, NXB Sự thật, Hà nội -1977, trang 72).

Mục tiêu cuộc vận động trong giai đoạn này là đẻ ít (2 đến 3 con), đẻ muộn(từ 22 tuổi trở lên) và đẻ thưa (cách nhau từ 3 đến 5 năm).

- Giai đoạn từ 1991 đến năm 2000:

+ Đại hội Đảng lần thứ VII xác định vị trí, vai trò và yêu cầu đối với côngtác DS-KHHGĐ là “giảm tốc độ gia tăng dân số là một quốc sách, phải trở thành

cuộc vận động rộng lớn, mạnh mẽ và sâu sắc trong toàn dân” (Văn kiện Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ VII, NXB Sự thật, Hà nội -1991, trang 76).

+ Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư số 04-NQ/HNTW ngày 14/1/1993 củaBan chấp hành Trung ương Đảng khoá VII về chính sách DS -KHHGĐ xác định:

Mục tiêu tổng quát của chính sách DS-KHHGĐ là “Thực hiện gia đình ít

con, khoẻ mạnh, tạo điều kiện để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc”;

Mục tiêu cụ thể là “Mỗi gia đình chỉ có một hoặc hai con, để tới năm 2015bình quân trong toàn xã hội mỗi gia đình (một cặp vợ chồng) có 2 con, tiến tới ổnđịnh quy mô dân số từ giữa thế kỷ 21.

+ Chiến lược DS-KHHGÐ đến năm 2000 đã cụ thể hóa thông qua việcxác định mục tiêu cụ thể cho giai đoạn này là: Giảm nhanh tỉ lệ sinh con thứ batrở lên để đến năm 2000, tổng tỉ suất sinh (số con trung bình của một phụ nữtrong độ tuổi sinh đẻ) đạt mức 2,9 hoặc thấp hơn và quy mô dân số dưới 82triệu người .

Thực tế, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp của chiến lược này chúngta đã đạt vượt mức mục tiêu cụ thể đã đề ra trong chiến lược DS -KHHGÐ đếnnăm 2000. Theo tổng điều tra dân số 1/4/1999, dân số nước ta là 76,3 triệungười, tổng tỉ suất sinh là 2,3 con, thấp hơn nhiều so với mức dự k iến.

- Giai đoạn 2001-2010:

+ Quyết định số 147/2000/QĐ-TTg ngày 22/12/2000 của Thủ tướng Chínhphủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001 -2010 xácđịnh, mục tiêu cụ thể là “Duy trì xu thế giảm sinh một cách vững chắc để đạt mứcsinh thay thế bình quân trong toàn quốc chậm nhất vào năm 2005, ở vùng sâu,

vùng xa và vùng nghèo chậm nhất vào năm 2010 để quy mô dân số, cơ cấu dân sốvà phân bố dân cư phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội vào năm 2010…”.

+ Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị về tiếp tụcđẩy mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ, nêu rõ mục tiêu về quy mô dân số:

Page 17: 7.quan ly chuong trinh

17

“Nhanh chóng đạt mức sinh thay thế, tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức115-120 triệu người vào giữa thế kỷ 21”.

Với các chỉ tiêu cụ thể về quy mô dân số phải đạt được vào năm 2010:Tổng tỉ suất sinh đạt mức thay thế, giảm tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên xuống1,1%, dân số cả nước không quá 88 triệu người.

Kết quả tổng điều tra dân số 1/4/2009 cho thấy, quy mô dân số là 85,759triệu người, tỉ lệ phát triển dân số bình quân giai đoạn 10 năm 1999 -2009 là1,2%, số dân tăng thêm trung bình mỗi năm là 947 ngàn người. Từ kết quả này

suy ra, chúng ta đã đạt và vượt các mục tiêu về dân số đã đề ra cho giai đoạn10 năm 2001-2010. Nếu tiếp tục duy trì nỗ lực, trong những năm tiếp theo,cộng với tác động thuận chiều của những yếu tố KT-XH của những năm tới,chúng ta hoàn toàn có khả năng đạt được mục tiêu về quy mô dân số là ổn địnhquy mô dân số ở mức thấp hơn đáng kể so với mức 115 -120 triệu mà Nghịquyết số 47-NQ/TƯ đã đề ra.

4.3.2. Về cơ cấu dân số

- Giai đoạn 1961-2000: Các mục tiêu cụ thể về cơ cấu dân số là tạo điềukiện phát triển dân số của các dân tộc thiểu số có nguy cơ suy giảm (ngườiRục, người Brâu); phát triển giáo dục, đào tạo nghề, tạo công ă n việc làm để sửdụng có hiệu quả lực lượng dân số trong độ tuổi lao động .

- Giai đoạn 2001 đến nay: Bên cạnh việc tiếp tục giải quyết những mụctiêu như các giai đoạn trước, sau năm 2005, mục tiêu về cơ cấu dân số đượcmở rộng thêm nội dung:

+ Kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) nhằm hạn chế dần việcmất cân bằng giới tính khi sinh, tiến tới đưa tỉ số này trở lại mức cân bằng(105-106 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái) vào năm 2025. Tỷ số giới tính khisinh ở nước ta tăng liên tục từ mức 109 bé trai/100 bé gái năm 2005 lên111,2/100 năm 2010 và 111,9/100 năm 2011. Mất cân bằng giới tính khi sinhtrở thành vấn đề ”nóng” và dự kiến sẽ tiếp tục tăng .

+ Tăng cường chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thông qua việc tăng tỷlệ các cơ sở y tế tuyến huyện t rở lên có điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc sứckhỏe người cao tuổi; tăng tỷ lệ người cao tuổi được tiếp cận dịch vụ chăm sócsức khỏe dựa vào cộng đồng . Tỷ trọng dân số người cao tuổi (NCT – 60+) ngàycàng tăng từ 7,2% năm 1989 lên 8,1% năm 1999 và 8,68% năm 2009; đến năm2010 đã là 9,4%. Tỷ trọng NCT 65 + cũng tăng nhanh từ 4,7% năm 1989 lên

5,8% năm 1999 và 6,4 năm 2009; đến năm 2010 đã là 6,8%.

Page 18: 7.quan ly chuong trinh

18

4.3.3. Về phân bố dân số

- Giai đoạn 1961-1986: Các mục tiêu chủ yếu về phân bố dân số đượctập trung quan tâm giải quyết bao gồm phân bố lại dân cư giữa các vùng thông

qua chương trình đưa lao động từ các vùng đồng bằng, đô thị quá đông dân,thừa lao động lên khu vực trung du, miền núi phía Bắc (trước 1975), Tâynguyên, miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long (từ sau 1975) đểkhai hoang và xây dựng các vùng kinh tế mới ; đồng thời hạn chế di dân vàocác thành phố lớn. Các cuộc di dân phân bố lại dân cư đó đều được thực hiệntheo các kế hoạch với các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể trong các kế hoạch pháttriển kinh tế – xã hội 5 năm và hàng năm.

- Giai đoạn từ 1986 đến nay: Dưới tác động của những thay đổi căn bảncủa cơ chế quản lý , thực hiện cơ chế thị trường và nền kinh tế nhiều thành phầncác chính sách và mục tiêu phân bố dân cư thông qua di dân của nhà nước tacũng có những chuyển hướng nhằm nâng cao hiệu quả của việc phân bố lại dâncư phù hợp với sự phát triển KT-XH đất nước trong giai đoạn mới. Các mục tiêu

chủ yếu về phân bố dân cư trong giai đoạn này gồm:

+ Đảm bảo di cư đáp ứng nhu cầu lao động của sự phát triển công nghiệp.+ Thực hiện bố trí, sắp xếp lại dân cư vùng khó khăn, vùng đặc biệt khó

khăn về đời sống, vùng biên giới, hải đảo, vùng suy yếu và rất suy yếu củarừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiê m ngặt của rừng đặc dụng.

+ Thực hiện định canh, định cư, phấn đấu đến năm 2010, hoàn thành cơbản việc định canh, định cư cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn du canh,

du cư trên phạm vi cả nước; 70% số điểm định canh, định cư tập trung (thôn,bản) có đủ các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phù hợp với quy hoạ ch chung(đường giao thông, điện, lớp học, nhà sinh hoạt cộng đồng v..v… ). 100% số hộđồng bào dân tộc thiểu số du canh, du cư được tổ chức định canh, định cư theoqui hoạch có nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt ; trong đó, trên 70% sốhộ được sử dụng điện, nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

4.3.4. Về chất lượng dân số

Trước năm 2000, mục tiêu về chất lượng dân số không được đặt ra rõràng, cụ thể.

Giai đoạn 2001-2010, mục tiêu về chất lượng dân số được xác định rõ,

cụ thể là: “Nâng cao chất lượng dân số v ề thể chất, trí tuệ và tinh thần đáp ứngnhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá,

Page 19: 7.quan ly chuong trinh

19

hiện đại hoá đất nước , phấn đấu đạt chỉ số phát triển con người (HDI) ở mứctrung bình tiên tiến thế giới vào năm 2010” 1 .

Bảng 1: Một số chỉ tiêu chính về chất lượng dân số Việt nam

TT Chỉ báo kiểm định mục tiêuMục tiêu củaChiến lược

đến năm 2010

Kết quảđạt được đến

năm 2009

1 Chỉ số phát triển con người (HDI – điểm) 0.70 – 0.75 0.725

2 Tuổi thọ trung bình (tuổi) 71 72,8

3 Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên (%) 1,1 1,09

4 Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi (‰) 25 16

5 GDP đầu người (% so với hiện nay) 200 350

6 Tuổi thọ trung bình (tuổi) 71 72,8

7 Số năm học trung bình (năm) – năm 2006* 9 9,6 *

8 Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi (%) 25 18,9

9 Tỷ lệ hiện nhiễm HIV (%) 0,3 0,276

10 Tỷ lệ thất nghiệp thành thị (%) 5,0 4,6

11 Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo (%) 40 40

12 Tỷ số giới tính khi sinh (số bé trai/100 bé gái) 110,5/100

Nguồn: Kết quả TĐT Dân số và nhà ở năm 2009 - TCTK

5. Nguyên tắc quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ5.1. Khái niệm

Các nguyên tắc quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ là các quy tắc chỉ đạo,những tiêu chuẩn hành vi mà các cơ quan quản lý Nhà nước phải tuân thủtrong quá trình quản lý lĩnh vực DS-KHHGĐ.

Để thực hiện tốt các chức năng quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ, đòi hỏitrong quá trình quản lý các nguyên tắc cần phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:

- Phù hợp với mục tiêu quản lý về DS -KHHGĐ;

- Phản ánh đúng tính chất và các quan hệ quản lý trong lĩnh vực DS-KHHGĐ, bao gồm cả tính chất và quan hệ chung, phổ biến của quản lý nhànước nói chung và tính chất, quan hệ đặc thù riêng biệt của quản lý nhà nướcvề DS-KHHGĐ;

1 quyết định số 147/2000/QĐ-TTg ngày 22/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ Chiến lược Dân sốViệt Nam giai đoạn 2001-2010

Page 20: 7.quan ly chuong trinh

20

- Phải đảm bảo tính hệ thống nhất quán và được đảm bảo bằng pháp luậtnhà nước;

- Phải phù hợp môi trường toà n cầu hoá và hội nhập ngày càng sâu, rộngvào đời sống chính trị- kinh tế quốc tế.

5.2. Các nguyên tắc quản lý DS-KHHGĐ của nhà nước ta5.2.1. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác DS -KHHGĐĐảng ta là Đảng cầm quyền. Đảng lãnh đạo toàn diện sự nghi ệp xây

dựng và bảo vệ tổ quốc. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định sự tồn tạicủa nhà nước cũng như sự ổn định và phát triển đất nước. Công tác DS-KHHGĐ là công tác khó khăn, phức tạp và lâu dài. Để đảm bảo thành công, và

thành công vững chắc trong lĩnh vực DS-KHHGĐ nhất thiết phải tăng cườngvai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng.

Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình tổ chức và hoạt động quản lý nhànước về DS-KHHGĐ ở các cấp phải thừa nhận và chịu sự lãnh đạo của Đảng.Nội dung lãnh đạo củ a Đảng đối với quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ thể hiệntập trung ở những nội dung chủ yếu sau:

- Lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện cácchính sách, pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch về DS -KHHGĐ;

- Lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước vềDS-KHHGĐ, bố trí cán bộ chủ trì các cơ quan quản lý này;

- Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra thực hiệnchính sách, pháp luật, kiểm tra đánh giá việc thực hiện các mục tiêu DS-KHHGĐ;

- Đảm bảo cán bộ, Đảng viên gương mẫu thực hiện chính sách, pháp luậtvề DS-KHHGĐ, đồng thời tích cực vận động nhân dân tham gia, thực hiện.

Hình thức thực hiện sự lãnh đạo của Đảng là ban hành các Nghị quyếtđại hội, Nghị quyết Ban chấp hành, cấp uỷ Đảng các cấp; phổ biến triển khai,kiểm điểm đánh giá việc thực hiện các Nghị quyết đối với các tổ chức Đảng,cơ quan chính quyền nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội và đoànthể quần chúng.

5.2.2. Tôn trọng quy luật khách quan

Mọi sự vật và hiên tượng trong tự nhiên và xã hội bao gồm cả các yếu tốvà quá trình dân số đều tồn tại và vận động theo các quy luật khách quan.

Page 21: 7.quan ly chuong trinh

21

Các quy luật dân số là mối liên hệ bản chất, tất nhiên phổ biến, bềnvững, lặp đi, lặp lại của các hiện tượng dân số, trong những điều kiện nhấtđịnh. Ví dụ: Quy luật quá độ dân số, quy luật “bùng nổ dân số” sau chiến tranh,quy luật hút, đẩy chi phối quá trình di dân…

Để có thể quản lý được các yếu tố quy mô, cơ cấu , phân bố và chấtlượng dân số trên cơ sở tác động đến các hành vi của c ác cá nhân, đòi hỏi phảinhận thức được các quy luật về dân số .

Tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan trong quản lýnhà nước về DS-KHHGĐ đòi hỏi cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lýnhà nước phải có trình độ lý luận, kiến thức về DS -KHHGĐ và các lĩnh vựcliên quan, có bản lĩnh vững vàng cả về chính trị, chuyên môn và phải có quanđiểm lịch sử cụ thể trong xử lý các tình huống quản lý.

5.2.3. Nguyên tắc tập trung dân chủTập trung dân chủ là nguyên tắc quản lý nhà nước nói chung và qu ản lý

nhà nước từng lĩnh vực nói riêng, trong đó có lĩnh vực DS-KHHGĐ. Đó làphải đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa tập trung và dân chủ trongquản lý nhà nước về DS-KHHGĐ. Tập trung phải trên cơ sở dân chủ, dân chủphải thể hiện trong khuôn khổ tập trung.

a) Biểu hiện của tập trung trong quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ là:- Thông qua hệ thống pháp luật, chính sách về DS-KHHGĐ.

- Thông qua công tác kế hoạch hoá (tuân thủ nghiêm ngặt quy trình xây

dựng và chế độ thực hiện các chiến lược, quy hoạch, c hương trình, kế hoạchdài hạn, trung hạn, ngắn hạn…).

- Thực hiện chế độ một thủ trưởng ở cơ quan quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ ở tất cả các cấp.

b) Biểu hiện của dân chủ:

- Mở rộng và quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn quản lý nhà nước vềDS-KHHGĐ của các cấp. Kết hợp chặt chẽ quản lý theo ngành, quản lý theolãnh thổ và địa phương.

- Phát huy đầy đủ quyền chủ động của các địa phương, đơn vị.

Để đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về DS -KHHGĐcần phân cấp một cách hợp lý giữa trung ương và địa phương nhằm tăng cườngtính chủ động sáng tạo của chính quyền địa phương và cơ sở. Tránh cả haikhuynh hướng tập trung quá mức cũng như dân chủ quá trớn.

Page 22: 7.quan ly chuong trinh

22

5.2.4. Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quảTiết kiệm và hiệu quả là vấn đề mang tính quy luật của mọi tổ chức kinh

tế-xã hội, không riêng gì đối với các cơ quan quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ.

Tiết kiệm và hiệu quả là hai mặt của một vấn đề . Với nguồn lực có hạnvề nhân lực, vật lực, tài lực và thời gian cần tạo ra được kết quả tốt nhất, nhiềunhất, nhanh nhất, theo hướng đạt được các mục tiêu về DS -KHHGĐ đã đề ra.

Trong điều kiện các nguồn lực đảm bảo cho công tác DS-KHHGĐ có hạn,việc đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả trong triển khai thực hiện các hoạt động quảnlý nhà nước có ý nghĩa hết sức quan trọng. Để thục hiện nguyên tắc này tronghoạt động quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ cần chú ý một số điểm sau:

- Lựa chọn các giải pháp với các chi phí thấp nhưng mang lại kết quả tốt,hiệu quả cao, chẳng hạn như sủ dụng trong chương trình KHHGĐ các biệnpháp giá thấp như vòng tránh thai, triệt sản, thuốc uống, thuốc tiêm, bao caosu... Nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng yêu cầu về tính đa dạng, an toàn, thuận tiệnvà chất lượng cao; Lồng ghép các hoạt động truyền thông vào các sinh hoạtvăn hóa dân gian, các sản phẩm tiêu dùng phổ biến…

- Khuyến khích việc nghiên cứu, phát huy s áng kiến trong tổ chức cáchoạt động về DS-KHHGĐ.

- Thực hiện tốt các quy định về mua sắm và quản lý tài sản công (kinhphí, vật tư, trang thiết bị chuyên dụng và làm việc).

- Thực hiện tốt công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí trong hệthống các cơ quan quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ các cấp.

Tuy nhiên cần lưu ý, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả không đồng nghĩavới hạn chế chi tiêu mà là chi tiêu đúng mức, đúng việc, đúng lúc. Khi cần thiếtphải tăng chi phí mới đủ mức tạo ra sự thay đổi hoặc để đạt kết quả nhanh hơn,nhiều hơn, cũng có lúc thực hiện sớm (ví dụ: tổ chức chiến dịch lồng ghéptruyền thông và dịch vụ vào tháng đầu, quý đầu) sẽ có hiệu quả cao hơn.

5.2.5. Nguyên tắc kết hợp hài hoà các lợi íchLợi ích là linh hồn của mọi quá trình quản lý. Lợi ích vừa là mục tiêu

vừa là động lực thúc đẩy mọi hoạt động của cá nhân, các nhóm xã hội. Do đó,trong quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ phải chú ý đến lợi ích về vật chất vàtinh thần của con người, để khuyến khích có hiệu quả tính tích cực và sáng tạocủa họ.

Page 23: 7.quan ly chuong trinh

23

Nội dung của nguyên tắc: Phải kết hợp hài hoà các lợi ích của các cánhân, xã hội và Nhà nước nhằm tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy phong tràonhân dân thực hiện công tác DS-KHHGĐ, đạt được mục tiêu nhanh chóng vàbền vững.

Lợi ích của các bên liên quan trong công tác dân số:

- Lợi ích của nhà nước: Kiểm soát được quy mô, cơ cấu dân số, thựchiện phân bố dân cư hợp lý, nâng cao chất lượng dân số cho phù hợp với chiếnlược phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

- Lợi ích của các cá nhân và gia đình : Đảm bảo các quyền tự do cánhân, đồng thời có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mỗi cá nhân và giađình, đạt đư ợc sự phát triển toàn diện của cá nhân.

- Lợi ích của các cộng đồng, xã hội: Đời sống vật chất và tinh thần củacác thành viên trong cộng đồng, tổ chức được nâng cao, đời sống và sinh hoạtcủa cộng đồng phát triển hài hoà.

Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm đến việc đảm bảo kết hợp hài hoàlợi ích của nhà nước, lợi ích của cộng đồng, xã hội và cá nhân trong công tác

DS-KHHGĐ bằng hệ thống các giải pháp về tuyên truyền, giáo dục kết hợp vớicung cấp dịch vụ và có chính sách đưa lại lợi ích trực tiếp cho các cá nhân và gia

đình. Đảng ta khẳng định “giải pháp cơ bản để thực hiệ n công tác DS-KHHGĐlà vận động, tuyên truyền và giáo dục gắn liền đưa dịch vụ KHHGĐ đến tậnngười dân; có chính sách mang lại lợi ích trực tiếp cho người chấp nhận gia đình

ít con, tạo động lực thúc đẩy phong trào quần chúng thực hiện KHHGĐ” 2. Nộidung này cũng được nêu trong Pháp lệnh dân số “Kết hợp giữa quyền và lợi íchcủa cá nhân, gia đình và lợi ích của cộng đồng và toàn xã hội” 3.

Thực tiễn công tác DS-KHHGĐ trong thời gian qua, nguyên tắc này đã

được thực hiện tốt. Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng đảm bảocông tác DS-KHHGĐ đạt được kết quả nhanh và bền vững.

5.2.6. Đảm bảo nhân quyền

Trong quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ, nhà nước ta luôn luôn thựchiện đúng cam kết của mình trong các điều ước, công ước quốc tế mà nhà nướcđã ký kết, gia nhập như công ước về quyền con người, trong đó xác định các cánhân có quyền trong sinh sản và cư trú. Do đó, một trong những nguyên tắccăn bản của quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ là phải đảm bảo nhân quyền.

2 Nghị quyết BCHTW 4, khoá VII về chính sách DS-KHHGĐ.3 Pháp lệnh dân số: khoản 3, điều 2.

Page 24: 7.quan ly chuong trinh

24

Nội dung của nguyên tắc là “đảm bảo việc chủ động, tự nguyện và bìnhđẳng của mỗi cá nhân, gia đình trong kiểm soát sinh sản, chăm sóc sức khoẻsinh sản, lựa chọn nơi cư trú và thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượngdân số”4 .

Biện pháp chủ yếu mà các cơ quan Nhà nước sử dụng để quản lý là tiếnhành các hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục các gia đình, cá nhân vàcộng đồng nhằm làm chuyển biến về nhận thức và thái độ của cá nhân, cộngđồng và toàn xã hội, trên cơ sở đó chủ động và tự nguyện thực hiện các hành vivề DS-KHHGĐ vì lợi ích của chính bản thân, gia đình và lợi ích của cộngđồng, xã hội.

Mặt khác, Nhà nước cũng sử dụng quyền lực để trấn áp bất kỳ tổ chức,cá nhân nào cản trở hoặc xâm hại đến quyền chủ động, tự nguyện, bình đẳngcủa các cá nhân, gia đình trong kiểm soát sinh sản, chăm sóc s ức khoẻ sinh sảnvà thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số. Điều này thể hiện bảnchất tốt đẹp, tính chất của dân, do dân và vì dân của Nhà nước ta.

5.2.7. Quán triệt vận dụng các nguyên tắc

Các nguyên tắc quản lý Nhà nước về DS -KHHGĐ cơ bản trên đây mangtính quy luật. Nó định hướng cho hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nướcvề DS-KHHGĐ ở các cấp. Để quán triệt và vận dụng các nguyên tắc nêu trên

một cách đúng đắn và có hiệu quả, cần chú ý một số vấn đề sau:

- Coi trọng đúng mức việc hoàn thiện hệ thống nguyên tắc quản lý nhà

nước về DS-KHHGĐ. Các nguyên tắc vừa mang tính khách quan vừa có tínhchủ quan. Nhận thức của các cơ quan quản lý luôn có hạn, trong khi các quátrình DS-KHHGĐ luôn vận động và biến đổi trong mối tương tác qua lại vớimôi trường kinh tế-xã hội cũng biến động không ngừng, vì vậy phải tích cựcnghiên cứư lý luận và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn công tác DS -KHHGĐnhằm hoàn thiện các nguyên tắc quản lý phù hợp.

- Vận dụng tổng hợp các nguyên tắc. Mỗi nguyên tắc quản lý nêu trênđều có mục đích, nội dung và yêu cầu riêng đối với quá trình quản lý nhà nướcvề DS-KHHGĐ, đồng thời chúng lại tạo thành một hệ thống thống nhất. Trongthực tiễn quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ phải nắm vững từng nguyên tắccũng như cả hệ thống nguyên tắ c, quán triệt đầy đủ các nguyên tắc này trong

quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý của cơ quan quản lý nhà

4 Pháp lệnh dân số, khoản 2, điều 2.

Page 25: 7.quan ly chuong trinh

25

nước về DS-KHHGĐ xây dựng pháp luật chính sách, lựa chọn sử dụng cáccông cụ và phương pháp quản lý.

- Lựa chọn hình thức và phương ph áp vận dụng, nguyên tắc cho phù hợpvới đối tượng quản lý, cấp quản lý và những điều kiện kinh tế -xã hội cụ thể,tạo cơ sở nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ.

6. Phương pháp quản lý nhà nước về DS-KHHGĐCác mục tiêu quản lý, các quy luật, các nguyên tắc quản lý đã giúp cho

chủ thể quản lý trả lời được câu hỏi “phải làm gì”, “làm như thế nào”. Để trảlời được câu hỏi này, chủ thể quản lý cần có các phương pháp quản lý thíchhợp. Các phương pháp quản lý có liên quan chặt chẽ với mục tiêu quản lý vànguyên tắc quản lý. Chúng xác định con đường, cách thức và biện pháp cụ thểđể đạt được mục tiêu quản lý.

Sơ đồ 2. Mối quan hệ giữa mục tiêu,nguyên tắc và phương pháp quản lý

6.1. Khái niệm

Phương pháp quản lý Nhà nước về DS-KHHGĐ là tổng thể các cáchthức tác động có thể có và có chủ đích của Nhà nước (chủ thể quản lý) đối vốicác tổ chức, cá nhân (đối tượng quản lý) và khách thể quản lý nhằm thực hiệncác mục tiêu về DS -KHHGĐ; là biểu hiện cụ thể mối quan hệ giữa Nhà nướcvà các cơ quan của nó với các đối tượng quản lý về DS-KHHGĐ.

Phương pháp quản lý có vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý.Trong điều kiện nhất định, nó có vai trò quyết định quan trọng đến sự thực hiện

Mục tiêu

quản lý

Đòi hỏicủa cácquy luật

Các nguyêntắc quản lý

Các phươngpháp quản

Nghệ thuậtquản lý

Page 26: 7.quan ly chuong trinh

26

thành công hay thất bại các mục tiêu và nhiệm vụ của quản lý. Ngoài ra,phương pháp quản lý còn thể hiện ở chỗ có khả năng khơ i dạy những động lực,kích thích tính năng động, sáng tạo của con người, phát huy các tiềm năng củatổ chức cũng như các cơ hội có lợi từ bên ngoài.

Trong thực tiễn, phương pháp quản lý về DS-KHHGĐ là phải thườngxuyên trao đổi trong từng tình huống cụ thể, tuỳ thuộc vào đặc điểm của đốitượng cũng như năng lực, kinh nghiệm của các cơ quan Nhà nước v à đội ngũcông chức, viên chức thực thi.

6.2. Các phương pháp quản lý Nhà nước về DS -KHHGĐ

Phương pháp quản lý Nhà nước về DS-KHHGĐ được xem xét dướinhiều khía cạnh khác nhau, do đó có nhiều cách phân loại khác nhau. Dưới gócđộ nội dung và cơ chế hoạt động quản lý, phương pháp quản lý Nhà nước vềDS-KHHGĐ bao gồm:

6.2.1. Phương pháp hành chính

- Phương pháp hành chính trong quản lý Nhà nước về DS -KHHGĐ làcách thức tác động trực tiếp của Nhà nước thông qua các quyết định có tính bắtbuộc lên các tổ chức, cá nhân nhằm đạt được mục tiêu làm thay đổi trạng tháicủa các yếu tố dân số theo mục tiêu đã đề ra trong những tình huống nhất định.

- Đặc điểmcơ bản của phương pháp hành chính trong quản lý Nhà nướcvề DS-KHHGĐ là tính bắt buộc, cưỡng bức với việc sử dụng triệt để quyền lựcNhà nước: quyền lực công mà nhân dân và xã hội trao cho Nhà nước.

+ Tính bắt buộc đòi hỏi các đối tượng quản lý phải chấp hành nghiêm

chỉnh các tác động hành chính, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời, thích đáng.

+ Tính quyền lực đòi hỏi các cơ quan quản lý Nhà nước chỉ được phépđưa ra các qui định hành chính đúng với thẩm quyền của mình và đúng với quiđịnh của pháp luật về DS-KHHGĐ.

- Các phương pháp hành chính có vai trò rất to lớn trong công tác quảnlý nhà nước về DS-KHHGĐ thể hiện ở các khía cạnh sau:

+ Xác lập trật tự, kỷ cương, chế độ hoạt động trong hệ thống quản lý vềDS-KHHGĐ;

+ Giải quyết các vấn đề đặt ra trong quản lý Nhà nước về lĩnh vực này

một cách nhanh chóng, chi phí thấp;

+ Kết nối các phương pháp khác thành một hệ thống.

Page 27: 7.quan ly chuong trinh

27

- Cách thức tác động: Các phương pháp hành chính tác động vào đốitượng quản lý theo hai hướng: tác động về mặt tổ chức và tác động điều chỉnhhành động của đối tượng quản lý.

+ Theo hướng tác động về một tổ chức: Nhà nước xây dựng và không

ngừng hoàn thiện khung pháp luật, tạo ra hành lang pháp lý cho các tổ chức vàcá nhân, làm cho các hoạt động của tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực DS -KHHGĐ diễn ra theo một trật tự xác định. Những chủ trương, chính sách vềDS-KHHGĐ đều phải được thể chế hoá bằng các văn bản qui phạm pháp luậtnhằm đảm bảo được chấp hành nhất quán. Các văn bản này qui định các loạihành vi được phép thực hiện, các loại hành vi bị cấm, thẩm quyền ban hành,

kiểm tra thanh tra của các cơ quan nhà nước; qui trình và thủ tục thực hiện.

+ Theo hướng tác động điều chỉnh hành động của đối tượng quản lý, cáccơ quan quản lý đưa ra các chỉ thị, mệnh lệnh, kết luận về việc thực hiện nhiệmvụ, chấp hành các quy tắc, thực hiện hoặc ngừng thực hiện các hoạt động củacá nhân, tổ chức. Chẳng hạn như quyết định xử phạt hành chính (cảnh cáo,phạt tiền, thu hồi giấy phép v.v…) đối với các tổ chức cung cấp trái phép cácdịch vụ chuẩn đoán giới tính khi sinh, loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giớitính khi sinh.

Phương pháp hành chính đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải có quyếtđịnh dứt khoát, rõ ràng, dễ hiểu, có địa chỉ tổ chức, người thực hiện, loại trừkhả năng có sự giải thích khác nhau đối với nội dung các quyết định.

- Các yêu cầu khi sử dụng phương pháp hành chính:

+ Quyết định hành chính chỉ có hiệu quả cao khi quyết định đó có cơ sởkhoa học, được luận chứng đầy đủ về mọi mặt trên cơ sở có đủ thông tin cầnthiết. Cơ quan quản lý Nhà nước về DS -KHHGĐ các cấp chỉ ra quyết định khitập hợp đủ những thông tin cần thiết nhất, tính toán các lợi ích của các bên cóliên quan và dự liệu các khía cạnh tiêu cực có thể xảy ra khi quyết định đượcthực hiện. Từ đó, chuẩn bị các biện pháp bổ sung để hạn chế các ảnh hưởngtiêu cực, phát huy các mặt tích cực.

+ Khi sử đụng phương pháp hành chính phải gắn chặt quyền hạn và

trách nhiệm của mỗi cơ quan, mỗi bộ phận, mỗi cán bộ khi sử dụng các quyềnhạn hành chính. Ngoài ra quyết định phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyếtđịnh của mình.

+ Trong mọi trường hợp cần tránh những hình thức mệnh lệnh xem nhẹnhân cách của người chấp hành, vi phạm các quyền tự do cá nhân.

Page 28: 7.quan ly chuong trinh

28

Tóm lại, phương pháp hành chính là hoàn toàn cần thiết, không cóphương pháp hành chính thì Nhà nước không thể quản lý lĩnh vực DS -KHHGĐ có hiệu quả. Hoàn chỉnh hệ thống luật pháp và đảm bảo thực thinghiêm chỉnh luật pháp về DS-KHHGĐ là nội dung cơ bản của quản lý Nhànước về DS-KHHGĐ ở nước ta hiện nay.

6.2.2. Phương pháp kinh tế

- Phương pháp kinh tế trong quản lý Nhà nước về DS -KHHGĐ là cáchthức tác động của Nhà nước đến các tổ chức, cá nhân dựa trên nhữ ng lợi íchkinh tế có tính hướng dẫn nhằm làm cho các tổ chức cá nhân chủ động, tíchcực, tự giác thực hiện các hành vi có lợi hướng đến đạt được các mục tiêu vềDS-KHHGĐ đã đề ra.

- Các phương pháp kinh tế tác động đến đối tượng quản lý không phảibằng cưỡng bức hành chính mà bằng lợi ích, tức là chỉ để ra mục tiêu, nhiệmvụ phải đạt được, hành động phải thực hiện; đưa ra các điều kiện khuyến khíchvề vật chất, các cá nhân, tổ chức (với tư cách là đối tượng quản lý) vì lợi íchthiết thực phải tự xác định và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề.

- Để mở rộng và nâng cao hiệu quả sử dụng các phương pháp kinh tếtrong quản lý Nhà nước về DS-KHHGĐ cần lưu ý những vấn đề sau:

+ Nghiên cứu kỹ lưỡng và toàn diện các yếu tố kinh tế - xã hội, tập quánvà văn hoá để xác định đúng các loại hành vi nào có thể tác động có hiệu quảbằng các biện pháp kích thích (hay hạn chế) bằng kinh tế.

+ Xây dựng mức khuyến khích hay hạn chế một cách phù hợp với cácđiều kiện cụ thể về mặt bằng thu nhập, xu hướng cá nhân, tập quán của cộngđồng ở từng khu vực sao cho mức khuyến khích (hay hạn chế) phải vừa đủ.Nếu thấp thì không tạo ra được sự khuyến khích hoặc hạn chế. Nếu cao thì

vượt quá khả năng trợ cấp của ngân sách. Luôn quan tâm, định kỳ xem xét điềuchỉnh các mức khuyến khích hoặc hạn chế cho phù hợp với sự thay đổi của cácyếu tố kinh tế - xã hội sao cho duy trì tác dụng khuyến khích hoặc hạn chế ởmức mong muốn, tránh lạc hậu với thực tế.

+ Thực hiện sự phân cấp một cách hợp lý theo hướng mở rộng dầnquyền hạn cho địa phương, cơ sở.

+ Nâng cao trình độ của cán bộ quản lý. Bởi vì sử dụng các phươngpháp kinh tế đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý phải hiểu biết và thông thạo kiếnthức và kinh nghiệm về nhiều mặt, đồng thời phải có bản lĩnh vững vàng.

6.2.3. Phương pháp giáo dục

Page 29: 7.quan ly chuong trinh

29

- Phương pháp giáo dục trong quản lý Nhà nước về DS-KHHGĐ là cáchthức tác động của Nhà nước vào nhận thức, tình cảm của những con ngườithuộc đối tượng quản lý nhằm nâng cao tính tự giác, tính tích cực của họ trongviệc thực hiện các hoạt động, hành vi về DS-KHHGĐ.

- Đặc trưng của phương pháp giáo dục là tuyên truyền, giáo dục, thuyếtphục bằng các hình thức khác nhau, với các thông tin, thông điệp phù hợp đểđối tượng quản lý tự nguyện chấp nhận các yêu cầu, mục tiêu của nhà nước(chủ thể quản lý) trở thành yêu cầu, mục tiêu tự thân. Trong quản lý Nhà nướcvề DS-KHHGĐ, phương pháp giáo dục là một trong những giải pháp cơ bản.

- Nội dung giáo dục:

+ Giáo dục, vận động tuyên truyền cho mọi người hiểu rõ đường lối,chính sách, pháp luật và mục tiêu về DS -KHHGĐ của Đảng và Nhà nước, tạohiểu biết và niềm tin vào tính đúng đắn của chúng để đồng lòng thực hiện.

+ Cung cấp thông tin và trang bị kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất vềDS-KHHGĐ, trên cơ sở đó hiểu rõ lợi ích của công tác này đối với bản thân và

biết cách để thực hiện, hình thành các chuẩn mực giá trị mới về DS-KHHGĐ.

+ Giáo dục nhằm xoá bỏ những nhận thức, niềm tin, tập quán, thói quenhành vi cũ, không phù hợp với mục tiêu về DS -KHHGĐ và không có lợi chosự phát triển kinh tế - xã hội của từng gia đình, cộng đồng và đất nước.

- Các hình thức giáo dục

+ Thực hiện các hoạt động truyền thông - giáo dục trực tiếp như hộinghị, hội thảo, tập huấn, tư vấn, thăm hỏi tại nhà.

+ Sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng (truyền hình, truyềnthanh, internet, sách báo…) để chuyển tải các thông tin, thông điệp phù hợpcho đại chúng cũng như cho từng nhóm đối tượng cụ thể.

+ Cung cấp các tài liệu được thiết kế và sản xuất một cách phù hợp vớicác mục đích và đối tượng khác nhau, lồng ghép nội dung DS -KHHGĐ vàocác hoạt động văn hoá - giải trí, lễ hội.

+ Tổ chức các phong trào thi đua giữa các tập thể, đơn vị, cá nhân trongthực hiện các mục tiêu DS-KHHGĐ.

6.2.4. Vận dụng các phương pháp quản lý Nhà nước về DS -KHHGĐTrong quá trình tiến hành hoạt động quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ

cần căn cứ vào mục tiêu quản lý, các nguyên tắc quản lý, thực trạng và xu thếthay đổi của đối tương quản lý trong môi trường kinh tế - xã hội cụ thể để lựachọn phương pháp quản lý thích hợp.

Page 30: 7.quan ly chuong trinh

30

Trong thực tiễn quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ, phải biết kết hợp cácphương pháp quản lý với nhau để nâng cao hiệu quả quản lý, bởi vì:

+ Đối tượng quản lý Nhà nước về DS -KHHGĐ là con người, con ngườihoạt động vì sự thúc đẩy bởi nhiều loại động cơ khác nhau, nên phải vận dụngtổng hợp các phương pháp.

+ Mỗi phương pháp quản lý riêng biệt đều có ưu, nhược điểm riêng, cầnphối hợp để bổ sung cho nhau.

Khi sử dụng các phương pháp quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ phảiđảm bảo tính khách quan, tính khả thi của phương pháp, đồng thời phải nângcao nghệ thuật vận dụng các phương pháp quản lý.

Để cho quá trình quản lý có hiệu quả thì người quản lý phải xem xét kỹcác yêu cầu thực tế khách quan của đối tượng quản lý và tình huống quản lý cụthể, sao cho phương pháp được sử dụng có thể tác động thiết thực đến đốitượng, tạo ra sự thay đổi ở đối tượng theo mục tiêu đã xác định.

Vận dụng các phương pháp quản lý đòi hỏi phải nắm vững đối tượng vớinhững đặc điểm chung và đặc thù của nó; đồng thời lại phải lựa chọn và phốihợp các phương pháp trên cơ sở vận dụng các quy luật khách quan chi phối đốitượng làm cho quản lý Nhà nước về DS -KHHGĐ đạt hiệu quả cao.

7. Nội dung quản lý nhà nước về DS-KHHGĐPháp lệnh dân số do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua, ban hành

năm 2003, quy định nội dung quản lý nhà nước về dân số bao gồm:

7.1. Xây dựng, tổ chức và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch,chương trình, kế hoạch và các biện pháp thực hiện công tác dân số;

7.2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dân số;7.3. Tổ chức, phối hợp thực hiện công tác dân số giữa cơ quan nhà nước,

đoàn thể nhân dân và các tổ chức, cá nhân tham gia công tác dân số;

7.4. Quản lý, hưóng dẫn nghiệp vụ về tổ chức bộ máy và cán bộ quản lýnhà nước về dân số;

7.5. Tổ chức, quản lý công tác thu thập, xử lý khai thác, lưu trữ thôngtin, số liệu về dân số công tác đăng ký dân số và hệ cơ sỏ dữ liệu quốc gia vềdân cư; tổng điều tra dân số định kỳ;

7.6. Tổ chức, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức làm

công tác dân số;

Page 31: 7.quan ly chuong trinh

31

7.7. Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học vàchuyển giao công nghệ trong lĩnh vực dân số;

7.8. Tổ chức, quản lý và thực hiện tuyên truyền, phổ biến, vận độngnhân dân thực hiện pháp luật về dân số;

7.9. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dân số;

7.10. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xủ lý vi phạmpháp luật về dân số.

Việc xác định rõ nội dung quản lý nhà nước về dân số nhằm đảm bảocho việc thực hiện có hiệu quả công tác dân số, bảo vệ quyền, lợi ích hợp phápcủa công dân; tăng cường thống nhất quản lý nhà nước về dân số. Các cơ quanquản lý nhà nước về dân số ở các cấp có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nộidung quản lý nhà nước về dân số.

II. QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH DÂN SỐ-KHHGĐ

1. Tiêu chuẩn lựa chọn, đề xuất Chương trình mục tiêu quốc gia

1.1. Khái niệm1.1.1. Chương trình

Chương trình là một tập hợp mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ và hàng loạtcác hoạt động đồng bộ, được gắn kết với nhau theo một trật tự nhất định đểgiải quyết một số vấn đề trong một thời gian nhất định.

Chương trình có mục tiêu phát triển cụ thể thì gọi là chương trình mụctiêu. Tên của chương trình là tên của mục tiêu phát triển.

Ví dụ: Chương trình mục tiêu DS-KHHGĐ; Chương trình mục tiêuphòng, chống AIDS; Chương trình mục tiêu phòng chống ma túy ...

Chương trình không có mục tiêu phát triển cụ thể, tức là việc hoàn thànhmục tiêu chưa được xác định trước, nó phụ thuộc vào kết quả thực hiện trongthực tế (của các tổ chức, cá nhân hoặc phụ thuộc vào kết quả thực hiện của đốitượng quản lý) thì gọi là chương trình và kèm theo tên là mục đích của vấn đềđó. Ví dụ như: Chương trình công tác, Chương trình phối hợp, Chương trìnhnghị sự.

Đặc điểm quan trọng nhất của Chương trình là sự gắn kết giữa mục đích,mục tiêu, nhiệm vụ và hàng loạt các hoạt động đồng bộ (đặc biệt là sự gắn kếtgiữa các hoạt động theo một trật tự nhất định).

Thời gian tồn tại của một chương trình là thời gian để hoàn thành mụctiêu của chương trình. Thời gian dài hay ngắn tuỳ thuộc vào khả năng thực

Page 32: 7.quan ly chuong trinh

32

hiện để hoàn thành mục tiêu, sau khi hoàn thành mục tiêu thì không cònchương trình để giải quyết mục tiêu đã hoàn thành.

1.1.2. Chương trình mục tiêu quốc giaChương trình mục tiêu quốc gia là một tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ

và giải pháp đồng bộ về kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ, môi trường, cơchế, chính sách, tổ chức để thực hiện một hoặc một số mục tiêu đã được xácđịnh trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước trong mộtthời gian xác định.

Một chương trình mục tiêu quốc gia gồm nhiều dự án khác nhau để thựchiện các mục tiêu của chương trình ( mỗi dự án nhằm thực hiện một hay một sốmục tiêu cụ thể hoặc một cấp độ mục tiêu của chương trình ). Đối tượng quảnlý và kế hoạch hoá được xác định theo chương trình, việc đầu tư được thựchiện theo dự án.

Dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia là một tập hợp các hoạtđộng để tiến hành một công việc nhất định nhằm đạt được một hay nhiều mụctiêu cụ thể đã được xác định rõ trong chương trình với nguồn lực và thời hạnthực hiện được xác định.

1.2. Đặc điểm cơ bản của chương trình mục tiêu quốc gia1.2.1. Thống nhất hướng về mục tiêu

Chương trình mục tiêu quốc gia là thống nhất, là xuyên suốt từ trungương đến cơ sở. Để bảo đảm cho sự gắn kết chặt chẽ giữa mục tiêu, nhiệm vụvà hoạt động, đòi hỏi mọi đối tượng quản lý là các tổ chức, cá nhân phải cùnghướng về một mục tiêu, phải thực hiện và hoàn thành các hoạt động của mình

theo đúng trình tự đã xác định.

Việc quản lý và điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia ở nước tahiện nay được quy định tại quyết định 135/2009/QĐ-TTg ngày 04/11/2009(trước đây là quyết đ ịnh 42/2002/QĐ-TTg ngày 19/3/2002) của Thủ tướngChính phủ. Trong đó, việc quy định “Đối tượng quản lý và kế hoạch hoá đượcxác định theo chương trình” là bảo đảm sự thống nhất của chương trình mụctiêu quốc gia.

1.2.2. Sự liên kết chặt chẽ giữa mục tiêu, nhiệm vụ và hoạt độngĐể đảm bảo được sự liên kết giữa mục tiêu, nhiệm vụ và hoạt động một

cách chặt chẽ, đòi hỏi phải thực hiện cơ cấu quản lý theo chương trình mục tiêu

quốc gia.

Page 33: 7.quan ly chuong trinh

33

Cơ cấu quản lý là các ngành, tổ chức, cá nhân có quan hệ đến việc thựchiện chương trình mục tiêu quốc gia được liên kết lại và có một tổ chức đểquản lý thống nhất chương trình gọi là Ban chủ nhiệm chương trình mục tiêu

quốc gia. Ban chủ nhiệm chương trình mục tiêu quốc gia có nhiệm vụ điềuhoà, phối hợp các thành viên, điều phối các nguồn lực, giải quyết các quan hệlợi ích nhằm đạt mục tiêu của chương trình đã được xác định.

1.2.3. Hạn chế số lượng chương trình và số lượng mục tiêu củachương trình

Số lượng các chương trình mục tiêu quốc gia và số lượng các mục tiêu

của mỗi chương trình là rất ít. Số lượng mục tiêu của mỗi chương trình thườnglà một hoặc một số mục tiêu đã được xác định trong chiến lược phát triển kinhtế xã hội. Điều đó có ý nghĩa là, không thể có nhiều chương trình mục tiêuquốc gia để giải quyết đồng thời nhiều mục tiêu trong một giai đoạn hoặckhông thể có nhiều chương trình phân tán ở các ngành, các cấp để cùng giảiquyết một mục tiêu cụ thể ( tức là không có sự phân cấp trong việc thực hiệnmục tiêu theo sự chủ động riêng của mỗi ngành, mỗi cấp ).

Thực tế ở nước ta trong giai đoạn đầu đã có tới 22 chương trình mục tiêuquốc gia, qua giai đoạn kiểm nghiệm, số lượng Chương trình mục tiêu quốc giagiảm xuống chỉ còn 10 chương trình trong giai đoạn 2006-2010, bao gồm: (1)Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng, chốn g tội phạm; (2) Chương trình mụctiêu quốc gia Phòng, chống ma tuý; (3) Chương trình mục tiêu quốc gia Nướcsạch và vệ sinh môi trường nông thôn; (4) Chương trình mục tiêu quốc giaPhòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS; (5)

Chương trình mục tiêu quốc gia Vệ sinh an toàn thực phẩm; (6) Chương trình

mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ; (7) Chương trình mục tiêu quốc gia Giảmnghèo; (8) Chương trình mục tiêu quốc gia về Việc làm; (9) Chương trình mụctiêu quốc gia về Văn hóa và (10) Chương tr ình mục tiêu quốc gia Giáo dục vàĐào tạo.

Ngày 9/11/2011, Quốc hội (kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII) đã biểuquyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch Chương trình mục tiêu Quốc gia giaiđoạn 2011-2015, cụ thể:

- Danh mục 16 Chương trình mục tiêu quốc gia được thực hiện tronggiai đoạn, đó là: (1) Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và dạy nghề; (2)Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững; (3) Chương trình mụctiêu quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ; (4) Chương trìnhmục tiêu quốc gia Y tế; (5) Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế

Page 34: 7.quan ly chuong trinh

34

hoạch hóa gia đình; (6) Chương trình mục tiêu quốc gia Vệ sinh an toàn thựcphẩm; (7) Chương trình mục tiêu quốc gia Văn hóa ; (8) Chương trình mục tiêuquốc gia Giáo dục và đào tạo; (9) Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng,

chống ma túy; (10) Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng, chống tội phạm ;(11) Chương trình mục tiêu quốc gia Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệuquả; (12) Chương trình mục tiêu quốc gia Ứng phó với biến đổi khí hậu ; (13)Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới; (14) Chương trìnhmục tiêu quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS ; (15) Chương trình mục tiêu quốcgia Đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo ;(16) Chương trình mục tiêu quốc gia Khắc phục ô nhiễm và cải thiện môitrường.

- Tổng kinh phí thực hiện 16 chương trình trong giai đoạn 2011-2015không quá 276.372 tỷ đồng; Trong đó, các nguồn vốn bao gồm: vốn từ ngânsách trung ương là 105.392 tỷ đồng (chưa bao gồm số đã phân bổ cho chươngtrình 135 giai đoạn 3 và chương trình 30a năm 2011), ngân sách địa phương là61.542 tỷ đồng, vốn ngoài nước là 19.987,5 tỷ đồng, vốn tín dụng là 39.815 tỷđồng và vốn huy động khác là 49.635 tỷ đồng .

1.3. Tiêu chuẩn lựa chọn chương trình mục tiêu quốc gia

- Các vấn đề được chọn để giải quyết bằng chương trình mục tiêu quốcgia phải là những vấn đề có tính cấp bách, liên ngành, liên vùng và có tầmquan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước, cần phảiđược tập trung nguồn lực và sự chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành để giảiquyết trong thời gian ngắn nhất.

- Mục tiêu của chương trình mục tiêu quốc gia phải nằm trong chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chương trình quốc gia có thể cómột hoặc một số mục tiêu, nhưng mục tiêu phải được xác định rõ ràng, lượnghoá được và dễ dàng trong việc kiểm tra, đánh giá trong quá trình thực hiện.

- Thời gian thực hiện chương trình là thời gian cần thiết cho việc đạtđược mục tiêu của chương trình nên phải quy định giới hạn, thường là 5 nămhoặc phải phân kỳ thực hiện cho từng giai đoạn 5 năm. Trường hợp thời giancần thiết của chương trình dài hơn 5 năm và không phù hợp với thời gian củakế hoạch 5 năm thì phải xác định cho phù hợp.

1.4. Những nội dung cơ bản của Chương trình mục ti êu quốc gia

Việc xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia được tiến hành cùng vớiviệc xây dựng kế hoạch hàng năm và 5 năm.

Page 35: 7.quan ly chuong trinh

35

1.4.1. Căn cứ xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia

a) Xác định yêu cầu khách quan phải hình thành chương trình, bao gồm:

- Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình thuộc lĩnh vực của chươngtrình mục tiêu quốc gia sẽ xử lý, luận chứng những vấn đề cấp bách phải giảiquyết bằng chương trình quốc gia.

- Căn cứ vào các số liệu và các chỉ tiêu đặc trưng nhất về kinh tế - xã hộitrong một số năm để xem xét xu hướng phát triển của vấn đề mà chương trình

mục tiêu quốc gia sẽ giải quyết.

b) So sánh các chỉ tiêu giữa các vùng, các khu vực và quốc tế để rút ramức độ cấp bách của vấn đề phải giải quyết.

c) Các vấn đề xã hội mà Chính phủ Việt N am cam kết với quốc tế.

1.4.2. Mục tiêu của chương trình mục tiêu quốc gia

Mục tiêu của chương trình mục tiêu quốc gia phải nằm trong chiến lượcchung về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chương trình mục tiêu quốcgia có thể có một hoặc một số mục tiêu, nhưng các mục tiêu phải được xácđịnh rõ ràng, lượng hoá được và cũng dễ dàng trong việc tính toán, kiểm tra,đánh giá trong quá trình thực hiện. Có thể phân định mục tiêu trước mắt và

mục tiêu lâu dài khi kết thúc chương trình mục tiêu quốc gia.

1.4.3. Thời gian thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

Là thời gian cần thiết cho việc đạt được mục tiêu của chương trình mụctiêu quốc gia. Thời gian này phải có giới hạn, thường là 5 năm.

1.4.4. Phạm vi hoạt động, địa bàn của chương trình mục tiêu quốc gia

Phạm vi hoạt động của toàn bộ chương trình và từng dự án là giới hạntác động trực tiếp của chương trình, dự án đến ngành nào, lĩnh vực nào, vùng

nào hay đối với cả nước. Phạm vi hoạt động liên quan đến quy mô và địa bàn

thực hiện chương trình, dự án.

1.4.5. Các giải pháp cần thiết bảo đảm thực thi chương trình

a) Giải pháp về nguồn vốn

Giải pháp về nguồn vốn của chương trình mục tiêu quốc gia là xác địnhcác biện pháp để đảm bảo tổng mức vốn cần thiết cho việc thực hiện các mụctiêu của chương trình. Tổng mức vốn được tính toán căn cứ vào mức vốn củatừng dự án cho cả thời kỳ thực hiện chương trình và cho từng năm.

Page 36: 7.quan ly chuong trinh

36

Các nguồn vốn của chương trình mục tiêu quốc gia bao gồm: Vốn ngânsách nhà nước (kể cả vốn vay ODA và vốn viện trợ); Vốn tín dụng trong nước;Vốn huy động từ cộng đồng (bao gồm cả bằng tiền, hiện vật, ngày công lao

động...). Các nguồn vốn trên đây phải được nêu rõ các biện pháp huy động,phương thức vay, trả và phân tích hiệu quả; đồng thời phân định rõ vốn trungương và địa phương; vốn xây dựng cơ bản và vốn sự nghiệp.

b) Giải pháp về nhân lực

Bao gồm các giải pháp đảm bảo đủ nhân lực để thực hiện chương trình

mục tiêu quốc gia, gồm cả khâu quản lý và triển khai thực hiện.

Tính toán chi phí quản lý, chi phí đào tạo, kể cả chi phí thuê chuyê n gia

nước ngoài (nếu có).

c) Giải pháp về vật tư, nguyên liệu, phương tiện, thiết bị

Mô tả công nghệ lựa chọn về đặc trưng kinh tế - kỹ thuật, đánh giá mứcđộ thích hợp, ưu điểm và hạn chế.

Nguồn cung cấp công nghệ, thiết bị, máy móc và lý do lựa chọn (ưu tiên

mua hàng sản xuất trong nước).

Danh mục, biểu giá trang thiết bị, máy móc chủ yếu và phương thức muasắm (đấu thầu trong nước, quốc tế).

1.4.6. Hiệu quả của chương trình mục tiêu quốc gia

Khi xây dựng cũng như khi đánh giá tình hình thực hiện chương trình

mục tiêu quốc gia, các cơ quan quản lý chương trình phải xác định được kếtquả của chương trình thông qua các chỉ tiêu, chỉ số và các mặt lợi ích kinh tế -

xã hội đem lại; đối tượng thụ hưởng từ kết quả hoạt động của các dự án cũngnhư của toàn bộ chương trình; vấn đề môi sinh, môi trường và việc nâng caonăng lực quản lý của đội ngũ cán bộ tham gia điều hành thực hiện chương trình

mục tiêu quốc gia và của mỗi dự án đầu tư trong chương trình.

1.4.7. Đề xuất cơ chế, chính sách để thực hiện chương trình

- Đề xuất lồng ghép các hoạt động có nội dung giống với chương trình

mục tiêu quốc gia khác. Các cơ quan quản lý chương trình có trách nhiệm đềxuất việc lồng ghép các hoạt động có nội dung giống với chương trình mục tiêu

quốc gia khác (nếu có) và mô hình, cơ chế cho việc thực hiện lồng ghép

- Vấn đề cần hợp tác quốc tế của chương trình mục tiêu quốc gia (nếucó). Nếu có sự hợp tác với các tổ chức quốc tế hoặc với tổ chức nước ngoài

Page 37: 7.quan ly chuong trinh

37

cho việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, cơ quan quản lý chươngtrình phải nêu rõ mục đích, nội dung, hình thức hợp tác và nguồn lực của cácbên tham gia hợp tác (phía nước ngoài và phía Chính phủ Việt Nam), nêu rõ

thời gian để thực hiện và những vấn đề cần xin ý kiến Chính phủ xử lý.

- Các cơ chế, chính sách cần ban hành để áp dụng cho việc thực hiệnchương trình, dự án.

1.4.8. Quản lý, điều hành thực hiện chương trình, dự án

Các cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia thành lập Ban quảnlý chương trình. Thành phần và quy chế hoạt động của Ban quản lý chươngtrình mục tiêu quốc gia do thủ trưởng cơ quan quản lý chương trình quyết định.

Đối với những chương trình mục tiêu quốc gia có tầm quan trọng đặcbiệt, có tính liên ngành, Ban chủ nhiệm chương trình mục tiêu quốc gia cần cóthành viên thuộc các Bộ, ngành, cơ quan trung ương có liên quan. Thành phầnvà quy chế hoạt động của Ban chủ nhiệm do Thủ tướng Chính phủ quyết địnhtrên cơ sở đề xuất của cơ quan được phân công quản lý chương trình. Giúp

việc cho Ban chủ nhiệm chương trình mục tiêu quốc gia có Văn phòng ch ươngtrình.

1.4.9. Theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện

Xác định hệ thống các chỉ tiêu phản ánh tình hình thực hiện chươngtrình, dự án, bao gồm các chỉ tiêu đầu vào, đầu ra và các chỉ số về tác động củachương trình, dự án.

Xác định chế độ thu thập, báo cáo thông tin về tình hình thực hiệnchương trình, dự án. Kế hoạch thực hiện công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát,đánh giá việc thực hiện của từng dự án và của toàn bộ chương trình, bao gồmthời gian tiến hành, cơ quan thực hiện, nội dung và các tiêu chí làm căn cứ đểtheo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện, biểu mẫu và lịchtrình báo cáo và cơ quan nhận báo cáo.

1.4.10. Các dự án trong chương trình mục tiêu quốc gia

Các dự án trong chương trình mục tiêu quốc gia đư ợc xây dựng nhằmgiải quyết một mục tiêu hoặc một nhóm mục tiêu cụ thể của chương trình trong

một khoảng thời gian và địa bàn cụ thể. Đối với các dự án sử dụng kinh phí từngân sách nhà nước phải có các nội dung cơ bản theo quy định:

a) Tên dự án.

Page 38: 7.quan ly chuong trinh

38

b) Cơ quan quản lý dự án, cơ quan thực hiện, cơ quan phối hợp .

c) Các mục tiêu và nội dung chủ yếu của dự án.

- Khái quát tình hình chung, lý do và sự cần thiết của dự án.

- Xác định các mục tiêu cụ thể của dự án trong mối quan hệ với mục tiêu

chung của chương trình mục tiêu quốc gia .

- Xác định, nhiệm vụ cơ bản của dự án .

d) Các giải pháp thực hiện dự án.

- Các phương án và địa điểm cụ thể để triển khai dự án .

- Yêu cầu tài chính, phân theo nguồn đảm bảo và nội dung chi .

- Kiến nghị về cơ chế, chính sách để thực h iện dự án, trong đó nêu rõ nộidung và cơ chế lồng ghép (nếu có).

- Mô hình tổ chức quản lý và phương thức hoạt động .

e) Thời gian thực hiện dự án, thời gian bắt đầu và kết thúc .

f) Đối tượng thụ hưởng dự án, ước tính hiệu quả kinh tế -xã hội của dự án

g) Kế hoạch thực hiện các hoạt động chủ yếu chia theo từng năm.

1.5. Các giai đoạn của Chương trình mục tiêu quốc gia DS -KHHGĐ

1.4.1. Giai đoạn 1991-1995

Chương trình mục tiêu quốc gia về DS -KHHGĐ được tổ chức thực hiệntrong giai đoạn này với 4 chương trình t hành phần, 2 lĩnh vực phụ trợ đó là:

- Ba chương trình trong nước là:

+ Nâng cao năng lực quản lý (VDS01);

+ Điều phối dịch vụ kế hoach hóa gia đình (VDS02);

+ Thông tin giáo dục tuyên truyền (VDS03).

- Một chương trình hỗ trợ: Chương trình viện trợ của UNFPA chu kỳ IV.

- Hai lĩnh vực:

+ Đảm bảo hoạt động của cơ quan điều phối .

+ Xây dựng cơ bản .

1.4.2. Giai đoạn 1996-2000

Chương trình mục tiêu quốc gia DS -KHHGĐ giai đoạn 1996-2000 tiếptục được triển khai nhằm thực hiện thành công chiến lược DS -KHHGĐ đếnnăm 2000. Ngày 8/8/1996, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số

Page 39: 7.quan ly chuong trinh

39

531/TTg về quản các chương trình mục tiêu quốc gia, theo đó chương trìnhDS-KHHGĐ được quản lý và điều hành theo cơ chế quản lý chương trình mụctiêu quốc gia.

Mục tiêu tổng quát trong giai đoạn 1993-2000 là: ”Giảm nhanh tỉ lệ sinhcon thứ ba trở lên để đến năm 2000, tổng tỉ suất sinh ( số con trung bình củamột phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) đạt mức 2,9 hoặc thấp hơn và quy mô dân sốdưới 82 triệu người ”.

Trong giai đoạn này, Chương trìn h được triển khai bới 4 chương trình, 2

lĩnh vực phụ trợ và các dự án độc lập, đó là:

- Ba chương trình trong nước là:

+ Nâng cao năng lực quản lý (VDS01);

+ Điều phối dịch vụ kế hoach hóa gia đình (VDS02);

+ Thông tin giáo dục tuyên truyền (VDS03).

- Một chương trình hỗ trợ: Chương trình viện trợ của UNFPA chu kỳ V.

- Hai lĩnh vực:

+ Đảm bảo hoạt động của cơ quan điều phối

+ Xây dựng cơ bản

- Các dự án độc lập:

+ Dự án dân số, sức khỏe gia đình (WB);

+ Dự án tăng cường sức khỏe gia đình (GTZ);

+ Dự án sức khỏe-kế hoạch hóa gia đình (KFW2);

+ Dự án đăng ký dân số;

+ Các dự án khác...

Thực tế, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp của chương trình mục tiêu

quốc gia DS-KHHGÐ, kết quả đã đạt vượt mức mục tiêu cụ thể đã đ ề ra: Năm1999, dân số nước ta là 76,3 triệu người, tổng tỉ suất sinh là 2,3 con (Báo cáokết quả TĐTDS 01/4/1999).

1.4.3. Giai đoạn 2001-2005

Chiến lược Dân số Việt nam giai đoạn 2001 -2010 được Thủ tướngChính phủ phê duyệt tại Quyết định số 147/2000/QĐ -TTg ngày 22/12/2000 vớicác mục tiêu toàn diện về quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số và xác định hệthống 7 giải pháp đồng bộ bao gồm: Lãnh đạo và tổ chức là giải pháp tiênquyết, Thông tin- giáo dục- tuyên truyền, dịch vụ kế hoạch hoá gia đình và

Page 40: 7.quan ly chuong trinh

40

chính sách- chế độ là giải pháp cơ bản, Tài chính - hậu cần, đào tạo- nghiên cứuvà quản lý là giải pháp điều kiện.

Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2001-2005 đượcThủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 18/2002/QĐ -TTg ngày21/1/2002 nhằm thực hiện giai đoạn 1 của Chiến lược Dân số Việt Nam, vớimục tiêu tổng quát là:

“Tập trung mọi nỗ lực đạt mục tiêu giảm sinh vững chắc, đặc biệt tậptrung vào những vùng có mức sinh cao, vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo, nhằmđạt mức sinh thay thế bình quân trong toàn quốc chậm nhất vào năm 2005.Giảm tỷ lệ sinh bình quân hàng năm 0,4% o; đạt tỷ lệ tăng dân số vào năm 2005khoảng 1,16%. Bước đầu triển khai những mô hình và giải pháp thí điểm vềnâng cao chất lượng dân số”.

Chương trình được triển khai bởi 8 dự án thành phần, đó là:

a. Dự án Truyền thông - giáo dục thay đổi hành vi.

b. Dự án Tăng cường dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản-kế hoạch hóagia đình cho vùng nghèo, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

c. Dự án Nâng cao chất lượng thông tin, dữ liệu dân cư.

d. Dự án Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chất lượng dân số.

e. Dự án Lồng ghép dân số với phát triển gia đình bền vững thông quahoạt động tín dụng - tiết kiệm và phát triển kinh tế gia đình.

f. Dự án Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số.g. Dự án Chăm sóc sức khỏe sinh sản – KHHGĐ gồm 2 tiểu dự án:

- Tiểu dự án thực hiện các dịch vụ y tế về chăm sóc SKSS/ KHHGĐ;

- Tiểu dự án thực hiện các dịch vụ về chăm sóc SKSS/ KHHGĐ phi lâmsàng và đảm bảo hậu cần KHHGĐ.

h. Đầu tư xây dựng cơ bản.

Chương trình hỗ trợ: Chương trình UNFPA chu kỳ VI

Các dự án độc lập+ Dự án dân số, sức khỏe gia đình (WB);

+ Dự án tăng cường sức khỏe gia đình (GTZ);

+ Dự án Sức khỏe-Kế hoạch hóa gia đình (KFW3).

+ Các dự án khác...

Page 41: 7.quan ly chuong trinh

41

Trong giai đoạn này, mức sinh biến động và có chiều hướng tăng trở lại.Tỷ suất sinh thô đã tăng từ 18,6% o năm 2001 lên 19%o năm 2002 và giảmxuống còn 17,5%o năm 2003, sau đó lại tăng lên ở mức 18,6%o năm 2005. Tỷlệ cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai đã tăng lên đáng kể, từ 73,9%năm 2001 lên 76,8% năm 2005. Vì vậy, trong giai đoạn này bình quân mỗinăm mức giảm sinh chỉ đạt 0,1%o. Tỷ lệ tăng dân số đã giảm từ 1,32% năm2002 xuống còn 1,17% năm 2005. Như vậy, chương trình mục tiêu quốc giaDS-KHHGĐ giai đoạn 2001-2005 chưa thực hiện được mục tiêu giả m sinh doChính phủ đề ra (giảm tỷ lệ sinh bình quân hàng năm 0,4%o; đạt tỷ lệ tăng dânsố vào năm 2005 khoảng 1,16%).

1.4.4. Giai đoạn 2006-2010

Chương trình mục tiêu quốc gia DS -KHHGĐ được xác định trong Nghịquyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ chính trị về tiếp tục đẩy mạnhthực hiện chính sách DS-KHHGĐ và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tạiQuyết định số 170/2007/QĐ-TTg ngày 8/11/2007 nhằm thực hiện giai đoạn 2của Chiến lược Dân số Việt Nam 2001-2010 với mục tiêu tổng quát là:

“ Tập trung mọi nỗ lực thực hiện mục tiêu mỗi cặp vợ chồng trong độ tuổisinh đẻ chỉ có một hoặc hai con, nhằm duy trì vững chắc mức sinh thay thế,tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý;

Thử nghiệm và mở rộng một số mô hình, giải pháp can thiệp, nhằm gópphần nâng cao chất lượng dân số Việt Nam về thể chất, trí tuệ và tinh thần, đápứng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiệnđại hóa và sự phát triển bền vững của đất nước ”.

Các mục tiêu cụ thể vào năm 2010:- Mức giảm tỷ lệ sinh bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2006 - 2010 là

khoảng 0,25‰;

- Tỷ lệ phát triển dân số khoảng 1,14% vào năm 2010;- Quy mô dân số dưới 89 triệu người vào năm 2010;- Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại đạt 70% vào năm 2010;- Tiếp tục triển khai các mô hình, giải pháp can thiệp, nhằm góp phần

nâng cao chất lượng dân số. Chương trình gồm 6 dự án chủ yếu sau:a. Tuyên truyền, giáo dục chuyển đổi hành vi

b. Nâng cao chất lượng dịch vụ kế họach hóa gia đình.

c. Đảm bảo hậu cần và đẩy mạnh tiếp thị xã hội p hương tiện tránh thai.

Page 42: 7.quan ly chuong trinh

42

d. Nâng cao năng lực quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện.

e. Nâng cao chất lượng thông tin quản lý chuyên ngành DS-KHHGĐ.f. Thử nghiệm, mở rộng một số mô hình, giải pháp can thiệp, góp phần

nâng cao chất lượng dân số Việt Nam.

Chương trình hỗ trợ: Chương trình UNFPA chu kỳ VII Các dự án độc lập- Dự án Sức khỏe-Kế hoạch hóa gia đình (KFW4).

- Dự án Góp phần cải thiện dịch vụ y tế/SKSS tại 2 tỉnh Sơn La và CaoBằng (GTZ).

- Dự án Tăng cường năng lực cho Uỷ ban DSGDTE (Tổng cục DS -KHHGĐ) và các cơ quan liên quan trong việc thực hiện giai đoạn 2 của Chiếnlược dân số Việt nam (VNM7PG0009-UNFPA).

- Dự án Phòng chống HIV/AIDS cho thanh niên (ADB).

- Dự án Hỗ trợ phương tiện tránh thai 2006 -2008.

- Các dự án khác.

Qua 5 năm thực hiện, kết quả đạt được về các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thểcủa Chương trình mục tiêu quốc gia DS -KHHGĐ giai đoạn 2006-2010 đãđược thực hiện và đạt mục tiêu đề ra: Dân số Việt Nam năm 2010 là 86,75triệu người, đạt mục tiêu đề ra là dưới 89 triệu người vào năm 2010. Tỷ l ệ tăngdân số bình quân năm của thời kỳ 1999 -2009 là 1,2%, giảm 0,5% so với thờikỳ 1989-1999 và năm 2010 là 1,03%, vượt mục tiêu đề ra.

Tổng tỷ suất sinh tiếp tục giảm từ 2,11 con (1/4/2005) và đạt 2,0 connăm 2010, đạt mục tiêu đề ra. Tỷ suất sinh thô g iảm từ 18,6‰ (1/4/2005) vàđạt 17,1‰ năm 2010. Mức giảm tỷ suất sinh trong 5 năm 2006-2010 là 1,5‰,bình quân mỗi năm giảm 0,30‰, vượt mục tiêu đề ra là giảm 0,25‰ bình quânmỗi năm. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm nhanh từ 20,8% (1/4/2005) và năm2010 là 15,1%. Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng trongđộ tuổi sinh đẻ tăng với tốc độ chậm, từ 76,8% (1/4/2005) và 78% năm 2010,trong đó tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại là 67,5%.

Các mô hình, đề án can thiệp nhằm nâng cao chất lượng dân số đã đượcnghiên cứu, thử nghiệm, từng bước mở rộng tại cộng đồng bao gồm: sàng lọctrước sinh và sơ sinh được triển khai tại 51 tỉnh; Tư vấn và khám sức khỏe tiềnhôn nhân được triển khai tại 55 tỉnh; Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khisinh tại 43 tỉnh; Giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại 15tỉnh; Nâng cao chất lượng dân số của một số dân tộc ít người tại 7 tỉnh; Tư vấnvà chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng thí điểm tại 07 tỉnh ...

Page 43: 7.quan ly chuong trinh

43

KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỤC TIÊU, CHỈ TIÊUCHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA DS -KHHGĐ GIAI ĐOẠN 2006-2010

Mục tiêu, chỉ tiêu chínhĐơn vị

tính

Mục tiêuphê duyệtđến 2010

Năm2005

Năm2006

Năm2007

Năm2008

Năm2009

Năm2010

Khả nănghoàn thànhmục tiêu

1 Quy mô dân số Triệu người < 89 82,39 83,31 84,22 85,12 85,79 86,75 Đạt mục tiêu

2 Tỷ suất sinh thô (CBR) ‰ 18,60 17,40 16,90 16,70 17,60 17,10

3Mức giảm tỷ lệ sinh bình quân mỗinăm ‰ 0,25 0,6 1,2 0,5 0,2 +0,9 0,5 Đạt mục tiêu

4 Tỷ lệ tăng dân số % 1,14 1,17 1,12 1,09 1,07 1,06 1,03 Đạt mục tiêu

5 Tổng tỷ suất sinh (TFR) Số con trungbình

Duy trì mứcsinh thay thế 2,11 2,09 2,07 2,08 2,03 2,0 Đạt mục tiêu

6 Tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên % 20,5 19,0 16,7 16,9 16,1 15,1

7Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai(CPR)

% 76,8 78,0 79,0 79,5 80,0 78,0

8Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thaihiện đại (MCPR) % 70,0 65,8 67,1 68,2 68,8 69,4 67,5 Đạt mục tiêu

9 Tỷ số giới tính khi sinh (Số bétrai/100 bé gái)

% 106,0 109,8 111,.6 112,1 110,5 111,2

10 Chỉ số phát triển con người (HDI) Điểm 0,7-0,75 0,704 0,709 0,715 0,720 0,725

Nguồn số liệu:- Niên giám thống kê các năm từ 2005 -2009, Tổng cục Thống kê.- Báo cáo kết quả Điều tra biến động dân số và KHHGĐ 1/4 hàng năm từ 2005 -2008 và năm 2010, Tổng cục Thống kê.- Các kết quả suy rộng mẫu, Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương.- Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại năm 2009 là số dự ước của Tổng cục DS -KHHGĐ.

Page 44: 7.quan ly chuong trinh

44

1.4.5. Giai đoạn 2011-2015

Quyết định 2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc phê duyệt Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn2011-2020; Trong đó, giai đoạn 2011-2015, Chương trình Dân số và Kế hoạchhóa gia đình được triển khai với mục tiêu tổng quát là: Nâng cao chất lượngdân số, duy trì mức sinh thấp hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dânsố và phân bố dân số, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước.

Các mục tiêu cụ thể :

- Phấn đấu tốc độ tăng dân số ở mức khoảng 1% vào năm 2015;- Nâng cao sức khỏe, giảm bệnh, tật và tử vong ở trẻ em . Đến năm 2015,

tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh đạt 15%, tỷ lệ trẻ sơ sinh đượcsàng lọc đạt 30%;

- Giảm mạnh tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh, đặc biệt tập trung vàocác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có tình trạng mất cân bằng nghiêmtrọngvề tỷ số giới tính khi sinh. Đến năm 2015, tỷ số giới tính khi sinh dướimức 113 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái.

- Duy trì mức sinh hợp lý, đáp ứng đầy đủ nhu cầu KHHGĐ của ngườidân, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ hỗ trợ sinh sản có chất lượng: Đến năm2015, Tổng tỷ suất sinh giảm xuống đạt 1,9 con; Quy mô dân số không vượtquá 93 triệu người.

- Tăng cường chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Đến năm 2015, tỷ lệ cơsở y tế tuyến huyện trở lên có điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chongười cao tuổi đạt 20%; Tỷ lệ người cao tuổi được tiếp cận dịch vụ chăm sócsức khỏe dựa vào cộng đồng đạt 20%.

- Thúc đẩy phân vố dân số phù hợp với định hướng phát triển ki nh tế-xãhội quốc gia, tăng cường lồng ghép các yếu tố về dân số vào hoạch định chínhsách, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội ở các cấp, cácngành.

Chương trình bao gồm 4 dự án và 03 đề án thành phần là:

- Dự án: Truyền thông chuyển đổi hành vi về DS-KHHGĐ;

- Dự án: Đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình;

- Dự án: Nâng cao chất lượng giống nòi;

- Dự án: Nâng cao năng lực quản lý chương trình DS-KHHGĐ;

- Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh;- Đề án tổng thể nâng cao chất lượng dân số;

Page 45: 7.quan ly chuong trinh

45

- Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển đến năm 2020.

2. Quản lý chương trình mục tiêu quốc gia2.1. Phân bổ vốn cho các chương trình mục tiêu quốc gia

- Căn cứ tổng mức kinh phí của chương trình được cấp có thẩ m quyềnthông báo, cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia chủ trì, phối hợpvới Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính dự kiến phương án phân bổ kinh phícủa chương trình mục tiêu quốc gia cho từng dự án và chi tiết cho các Bộ,ngành, cơ quan trung ương và các tỉnh phù hợp với các mục tiêu, nhiệm vụ đãđược duyệt (trong trường hợp còn có ý kiến chưa thống nhất về cơ cấu và mứcvốn cụ thể cho các đơn vị thực hiện thì ý kiến của cơ quan quản lý chươngtrình là quyết định).

- Kết quả phân bổ kinh phí của chương trình mục tiêu quốc gia được gửivề Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp vào ngân sách chung củaBộ, ngành, cơ quan trung ương và các tỉnh, trình Thủ tướng Chính phủ quyếtđịnh.

- Phân bổ chi tiết kế hoạch, dự toán chi Chương trình mục ti êu quốc giavà báo cáo kết quả phân bổ vốn:

+ Các Bộ, cơ quan thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ở trungương và Ủy ban nhân dân các địa phương phân bổ dự toán chi Chương trình

mục tiêu quốc gia chi tiết cho từng Chương trình, dự án đồng thời với vi ệcphân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước được giao hàng năm, gửi cơ quan Tàichính cùng cấp để giám sát và thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhànước và các văn bản hướng dẫn. Mức vốn, kinh phí phân bổ cho từngChương trình không thấp hơn dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao .

+ Trong báo cáo kết quả phân bổ dự toán chi của các Bộ, cơ quan trungương và các địa phương phải có các nội dung sau:

Báo cáo về mục tiêu, nhiệm vụ, kinh phí chi tiết đến từng dự án củachương trình;

Báo cáo toàn bộ nguồn lực thực hiện các Chương trình mục tiêu quốcgia: nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ; nguồn ngân sách địa phương bố trí;nguồn huy động hợp pháp khác (nếu có);

Báo cáo các hoạt động của các Chương trình mục tiêu quốc gia đượclồng ghép trên địa bàn;

+. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố gửi báo cáo kết quả phân bổ vốn,kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ( chi tiết từng chương trình,

Page 46: 7.quan ly chuong trinh

46

dự án) về Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cơ quan quản lý Chươngtrình mục tiêu quốc gia trước ngày 15 tháng 01 năm kế hoạch.

2.2. Giao chỉ tiêu kế hoạch các chương trình mục tiêu quốc gia

(a) Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộcChính phủ, cơ quan trung ương và Uỷ ban nhân dân tỉnh các chỉ tiêu.

- Tổng kinh phí của các chương trìn h mục tiêu quốc gia, trong đó gồmcó vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp.

- Các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của từng chương trình mục tiêu quốcgia trên địa bàn.

(b) Đối với các Bộ, ngành, cơ quan trung ương. Căn cứ dự toán ngân sách đã

được Thủ tướng Chính phủ giao và hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch vàĐầu tư, tiến hành phân bổ, giao nhiệm vụ, mục tiêu và kinh phí cho đơn vị thựchiện, gửi Bộ Tài chính để thẩm định, làm căn cứ cấp phát ngân sách.

(c) Đối với các tỉnh, hàng năm, căn cứ tổng dự toán nhân sách và mục tiêu,

nhiệm vụ của các chương trình mục tiêu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ giao,huy động các nguồn lực của địa phương theo luật định để bổ sung cho việc thựchiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Uỷ ban nhân dân tỉnh tiến hành việc phốihợp, lồng ghép và phân bổ kinh phí theo từng mục tiêu, nhiệm vụ của các chươngtrình mục tiêu quốc gia thực hiện trên địa bàn (bao gồm vốn đầu tư phát triển và

vốn sự nghiệp), trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt cùng với việc phê duyệtphân bổ dự toán ngân sách địa phương hàng năm.

2.3. Cơ chế cấp phát và quyết toán kinh phí của các chương trình

Kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia được cân đối trongdự toán chi ngân sách trung ương do Bộ Tài chính cấp cho các Bộ, ngành, cơquan trung ương để thực hiện nhiệm vụ của chương trình mục tiêu quốc gia dotrung ương quản lý và cấp bổ sung có mục tiêu cho các tỉnh để thực hiện cácmục tiêu, nhiệm vụ của các chương trình mục tiêu quốc gia do địa phươngquản lý.

Việc cấp phát, quản lý, quyết toán kinh phí chi chương trình mục tiêuquốc gia được thực hiện theo luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướngdẫn hiện hành.

Chế độ chi tiêu của các chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện theochế độ chi tiêu tài chính hiện hành áp dụng đối với các khoản chi từ nguồn vốnngân sách nhà nước, vốn vay, viện trợ, vốn tín dụng và các chế độ chi đặc thùcủa từng chương trình, dự án (nếu có)

Page 47: 7.quan ly chuong trinh

47

2.4. Công khai thông tin

- Cơ quan quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia ở Trung ương cótrách nhiệm công khai thông tin về Chương trình mục tiêu quốc gia thuộcquyền quản lý.

- Thông tin Chương trình mục tiêu quốc gia cần công khai bao gồm:

Nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia;

Phân giao kế hoạch và dự toán ngân sách hàng năm cho các cơ quanthực hiện (trung ương và địa phương) theo từng nhiệm vụ, mục tiêu, kết quảđầu ra trên địa bàn;

Tiêu chí, định mức phân bổ kinh phí cho các hoạt động thuộc Chươngtrình mục tiêu quốc gia;

Các báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và báocáo tài chính theo quy định;

Báo cáo giám sát, đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án thuộcChương trình;

Kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm, các vụ tiêu cực, thamnhũng của cán bộ, cụng chức tham gia quản lý, điều hành và thực hiện Chươngtrình mục tiêu quốc gia (nếu có); kết quả kiểm toán độc lập đối với việc sửdụng các nguồn lực của Chương trình;

Các văn bản pháp lý liên quan đến Chương trình mục tiêu quốc gia;

Mục gúp ý kiến phản hồi từ nhân dân.

- Kinh phí duy trì thông tin theo các hình thức phù hợp (hoặc trên trang

web của Cơ quan quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia ) được bố trí trong dựtoán chi thường xuyên của Cơ quan quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ1. Quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ và các nội dung quản lý nhà nước

về DS-KHHGĐ?2. Vai trò của các nguyên tắc quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ và các

yêu cầu phải đạt được đối với chúng?3. Nội dung của các nguyên tắc quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ.

4. Công cụ quản lý Nhà nước về DS -KHHGĐ là gì? Các công cụ quảnlý Nhà nước về DS-KHHGĐ chủ yếu?

Page 48: 7.quan ly chuong trinh

48

5. Phương pháp quản ý Nhà nước về DS -KHHGĐ là gì? Vai trò của cácphương pháp quản lý?

6. Các phương pháp quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ và cách vận dụngchúng?

7. Chương trình mục tiêu quốc gia là gì? Những đặc điểm cơ bản và tiêuchuẩn để lựa chọn chương trình mục tiêu quốc gia?

Trong giai đoạn 2006-2010, có bao nhiêu chương trình mục tiêu quốcgia được triển khai ở nước ta? Kể tên các chương trình mục tiêu quốc gia đó?

8. Những nội dung cơ bản của chương trình mục tiêu quốc gia?

9. Chương trình DS-KHHGĐ của nước ta từ khi bắt đầu triển khai đếnnay đã trải qua bao nhiêu giai đoạn dưới phương thức là một Chương trình mụctiêu quốc gia? Đó là những giai đoạn nào? Hãy nêu mục tiêu tổng quát củachương trình, tên các dự án thành phần của một trong các chương trình mụctiêu quốc gia DS-KHHGĐ đã biết?

10. Nguyên tắc quản lý chương trình mục tiêu quốc gia?

11. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm cần được giải quyếtbằng chương trình mục tiêu quốc gia:

a. Những vấn đề không thể thực hiện hoặc thực hiện không hiệu quảnếu chỉ giới hạn trong từng phạm vi của từng cơ quan, tổ chức, địaphương riêng lẻ.

b. Những vấn đề mà người dân có nhu cầu sử dụng và sẵn sàng chitrả để sử dụng.

c. Những vấn đề đòi hỏi phải có sự chỉ huy, thống nhất, ăn khớptrong úa trình thực hiện.

d. Những vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu đang gây trở ngại đốivới sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước, ngành, lĩnh vực, địaphương.

Page 49: 7.quan ly chuong trinh

49

Bài 2LẬP KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

KẾ HOẠCH VỀ CÔNG TÁC DS-KHHGĐ Ở TUYẾN CƠ SỞ

MỤC TIÊU

- Trình bày được những khái niệm cơ bản, nguyên tắc và các bước lập kếhoạch; vai trò, nhiệm vụ kế hoạch;

- Biết cách xác định vấn đề; mục tiêu; xác định hoạt động thực hiện mụctiêu và lập được một báo cáo kế hoạch , kế hoạch hoạt động. Lập ma trận logic.

- Trình bày được mối quan hệ giữa các cấp lập kế hoạch; Biết cách tổ chứcthực hiện kế hoạch.

I. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LẬP KẾ HOẠCH

1. Khái niệm

1.1. Lập kế hoạch

Lập kế hoạch là một quá trình các nhà quản lý phải dự đoán được nhữnggì sẽ xẩy ra trong tương lai, những vấn đề cần được ưu tiên giải quyết và quyếtđịnh sẽ phải thực hiện những gì và bằng công cụ nào để đạt được kết quả mongmuốn. Nói cách khác, lập kế hoạch là việc xác định các quyết định để trả lờinhững câu hỏi: Phải làm gì? Làm như thế nào? Bằng phương tiện gì? Vào lúcnào? Ở đâu? Ai sẽ làm những việc đó và kết quả sẽ ra sao?

1.2. Kế hoạch tác nghiệp

Bao gồm danh sách các hoạt động, công việc chi tiết để thực hiện mụctiêu, nhiệm vụ, giải pháp với thời gian bắt đầu và thời gian hoàn thành, n gườichịu trách nhiệm, nguồn lực cần thiết và kết quả đạt được.

Kế hoạch tác nghiệp được xây dựng nhằm tập trung vào những hoạtđộng đặc biệt với cách thể hiện hợp lý theo từng mục tiêu cụ thể nhằm tạo điềukiện thuận lợi cho các đối tượng quản lý hiểu rõ và triển khai thực hiện trongkhoảng thời gian ngắn (thường từ 1 tuần đến 1 năm).

2. Vai trò của kế hoạch

2.1. Kế hoạch là phương tiện để xác định các mục tiêu quản lý đúng đắn,phù hợp của chủ thể quản lý.

2.2. Sử dụng kế hoạch để tổ chức, phối hợp, động viên và định hướnghoạt động cho các đối tượng quản lý vào việc thực hiện mục tiêu xác định.

Page 50: 7.quan ly chuong trinh

50

2.3. Sử dụng kế hoạch nhằm vào mục tiêu xác định thể hiện nội dung quátrình hoạt động quản lý trên thực tế.

2.4. Kế hoạch là phương tiện đo lường, đánh giá kết qu ả, hiệu quả quátrình quản lý trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Kế hoạch là một công cụ quản lý hữu hiệu và được sử dụng chung trongmọi hoạt động quản lý của các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở mọi cấp từ trungương đến cơ sở và ở mọi khâu của quá trình qu ản lý. Các chủ thể quản lý luôncoi việc xây dựng kế hoạch là chức năng cơ bản nhất trong số các chức năngquản lý nhằm xây dựng các quyết định về mục tiêu, chương trình hành động và

bước đi cụ thể trong một thời gian nhất định của hệ thống quản lý.

3. Tầm quan trọng của lập kế hoạch

- Lập kế hoạch giúp cho các nhà quản lý thấy rõ được những hoạt độngcần thiết, các công việc cụ thể cần phải tiến hành để đạt được kết quả dự kiến.

- Lập kế hoạch tốt sẽ đảm bảo thực hiện mục tiêu một cách nhất quán, sẽcho phép lựa chọn các hoạt động hợp lý, tổ chức thực hiện và đánh giá kết quảcủa các hoạt động theo một trật tự và đồng bộ.

- Lập kế hoạch tốt sẽ sử dụng một cách có hiệu quả nguồn nhân lực, vậtlực, tài chính cũng như tiết kiệm thời gian và là một công cụ hữu hiệu để thựchiện tốt các chức năng điều hành, điều phối, theo dõi, kiểm tra, kiểm soát, đánhgiá và quản lý tài chính.

- Lập kế hoạch hoạt động sẽ quy định những mục tiêu trung gian, cáchoạt động tương ứng, trình tự ưu tiên để thực hiện nhằm tạo ra sự c ân đối nhịpnhàng giữa các hoạt động của chương trình DS -KHHGĐ.

4. Nguyên tắc lập kế hoạch

Kế hoạch được xây dựng và thể hiện bằng nhiều hình thức cụ thể khácnhau, nhưng đều phải tuân theo những nguyên tắc nhất định nhằm bảo đảm làcông cụ quản lý quan trọng và có hiệu lực. Các nguyên tắc cụ thể gồm:

- Mục đích của kế hoạch phải được xác định rõ ràng. Mục đích haynhiệm vụ cần giải quyết, mục tiêu hay kết quả mong muốn cần đạt được, cáchoạt động hay các công việc chi tiết cần thực hiện, các nguồn lực cần thiết đã

được bàn bạc thống nhất và dẫn tới lợi ích rõ ràng.

- Kế hoạch phải dựa trên cơ sở khoa học và số liệu đáng tin cậy. Kếhoạch phải dựa vào quy luật vận động của vấn đề để xác định mục tiêu; dựavào phương pháp phân tích vấn đề, xác định nguyên nhân, đánh giá tác độngtheo phương pháp luận khoa học; dựa vào tình hình thực tế và dự báo đáng tin

Page 51: 7.quan ly chuong trinh

51

cậy. Sử dụng nguồn thông tin, số liệu chính xác, tin cậy để đảm bảo tính khoahọc và thực tiễn của kế hoạch.

- Kế hoạch đề ra phải đo đếm được khi triển khai thực hiện. Muốn vậy,kế hoạch phải có chỉ tiêu kế hoạch, chỉ báo kiểm định mục tiêu, đầu ra, hoạtđộng với phương tiện xác minh, tin cậy để đo đếm được kết quả đjat được, sảnphẩm, đầu ra của hoạt động.

- Kế hoạch phải có tính khả thi. Kế hoạch phải phù hợp với tình hình

thực tế, năng lực thực hiện và khả năng có thể có của nguồn lực. Nếu kế hoạchdựa vào “những mong muốn chủ quan”, không khả thi thì sẽ làm tổn hại đếnmục tiêu khác và ảnh hưởng tới chức năng khác của quản lý.

- Mọi kế hoạch cục bộ phải được lồng ghép trong kế hoạch tổng thể.Mọi kế hoạch cục bộ của các bộ phận, cấp quản lý phải được lồng ghép trongkế hoạch tổng thể của chủ thể quản lý. Sự lồng ghép thể hiện ở sự thích ứngvới mục đích và nhiệm vụ của vấn đề quản lý, thể hiện trong mối quan hệngang và dọc trong hệ thống của chủ thể quản lý và trong sự tác động tương hỗlẫn nhau giữa các kế hoạch cục bộ.

- Kế hoạch phải linh hoạt. Kế hoạch phải phù hợp với những thay đổithông thường trong môi trường, phải tương ứng với giả định có thể xẩy ra vàcó phương án để triển khai theo giả định đó.

- Kế hoạch phải được công khai hoá. Kế hoạch phải được thảo luận côngkhai giữa chủ thể quản lý với đối tượng quản lý và được cung cấp đầy đủ thôngtin cho các cấp quản lý và đối tượng quản lý. Nội dung cô ng khai kế hoạch baogồm về mục tiêu quản lý, chỉ tiêu kế hoạch, nhiệm vụ, giải pháp, hoạt động,công việc cụ thể, tiến độ, nguồn lực (nhất là nguồn tài chính ).

5. Kế hoạch tác nghiệp

5.1. Các hình thức của kế hoạch tác nghiệp

Kế hoạch tác nghiệp được xây dựng và thể hiện dưới các hình thức khácnhau tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức, đơn vị trong việc dẫn dắt,phối hợp các đối tượng quản lý. Có 5 hình thức thể hiện khác nhau, đó là:

- Kế hoạch tác nghiệp được xây dựng cho toàn bộ nhiệm vụ của mộ t tổchức, một chương trình hay một dự án mà chủ thể quản lý được phân côngthực hiện trong thời hạn 1 năm và thường gọi là kế hoạch hàng năm.

- Kế hoạch tác nghiệp thể hiện đầy đủ các hoạt động cần phải tiến hành,hoặc chỉ thể hiện các công việc chi tiết thì gọi là kế hoạch hoạt động.

Page 52: 7.quan ly chuong trinh

52

- Kế hoạch tác nghiệp thể hiện thời gian để thực hiện hoạt động thì gọi làkế hoạch tiến độ.

- Kế hoạch tác nghiệp thể hiện sự phát triển của các chỉ tiêu phát triển thìgọi là kế hoạch phát triển.

- Kế hoạch tác nghiệp thể hiện nhu cầu kinh phí thì gọi là kế hoạch kinhphí hay dự toán kinh phí.

Một chủ thể quản lý, một tổ chức có thể và nên có nhiều hình thức kếhoạch tác nghiệp riêng rẽ. Mỗi hình thức kế hoạch tác nghiệp sẽ phản ảnh theomục đích và yêu cầu sử dụng khác nhau của chủ thể quản lý nhằm dẫn dắt đốitượng quản lý có hiệu lực. Nhưng tất cả mọi hình thức kế hoạch tác nghiệp đềuphải ăn nhập vào tổng thể của chương trình đã vạch ra.

5.2. Nhiệm vụ của kế hoạch tác nghiệp

Một kế hoạch tác nghiệp hoàn chỉnh sẽ trả lời những câu hỏi sau đây:

- Để thực hiện một mục tiêu hay nhiệm vụ của chương trình, dự án thìtrong thời gian tới cần đạt được kết quả gì ( xây dựng mục tiêu)?

- Nếu đạt được kết quả thì cái gì có thể xảy ra và những điều xảy ra sẽnhư thế nào (xác định xu hướng của mục tiêu và ảnh hưởng của nó )?

- Phải làm như thế nào để tìm ra được tất cả các hoạt động cần thiết choviệc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu (lập danh mục các hoạt động)?

- Hoạt động nào là quan trọng nhất và nếu hoạt động này không thựchiện được thì kết quả sẽ ra sao (phân tích hoạt động)?

- Các công việc cụ thể nào cần được thực hiện tiếp theo và công việc nàolà chủ yếu, công việc nào là phụ trợ ( phân tích chi tiết hoạt động)?

- Trình tự thực hiện các hoạt động, các công việc cụ thể và quy mô, chấtlượng các hoạt động, công việc theo thứ tự ưu tiên (xác định thứ tự và mức độưu tiên)?

- Những công việc nào cần diễn giải chi tiết trong kế hoạch tác nghiệp đểtriển khai thực hiện (các điều kiện hỗ trợ)?

- Ai là người chịu trách nhiệm chính, những người tham gia và người cóliên quan. Người được phân công có đủ kỹ năng và thời gian để thực hiện côngviệc hay không (phân công người thực hiện)?

- Khi nào các công việc sẽ được tiến hành, sữ được kết thúc và địa điểmthực hiện (thời gian và địa điểm)?

Page 53: 7.quan ly chuong trinh

53

- Chi phí để thực hiện các công việc được vạch ra sẽ là bao nhiêu. Các

chi phí này có thực tế không, có phù hợp với những quy định hiện hành không?

5.3. Cấu trúc của kế hoạch tác nghiệp

Ứng với mỗi hình thức kế hoạch tác nghiệp khác nhau thì có cấu trúccủa kế hoạch tác nghiệp tương ứng.

- Cấu trúc của kế hoạch hàng năm tương tự như cấu trúc chung của kếhoạch nhưng được chi tiết, cụ thể hơn ( gồm hai thành phần là báo cáo kếhoạch và chỉ tiêu kế hoạch ).

- Cấu trúc của kế hoạch phát triển, kế hoạch tiến độ, kế hoạch kinh phí,kế hoạch phân công nhiệm vụ thì được thể hiện bằng biểu tương ứng ( Nêutrong mục 5.6. Cách thể hiện kế hoạch tác nghiệp).

5.4. Các bước lập kế hoạch tác nghiệp

Để xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của chươngtrình, dự án hoặc thực hiện các hoạt động nhằm đạt mục tiêu, các nhà quản lýcần tuân thủ các bước xây dựng kế hoạch sau đây:

Bước 1: Xác định mục đích, mục tiêu của kế hoạch

Xác định mục đích, mục tiêu của kế hoạch là giai đoạn cần thiết, là căncứ quan trọng hàng đầu để xây dựng kế hoạch. Để xác định đúng mục đích,mục tiêu của kế hoạch, đòi hỏi phải:

- Phân tích môi trường bên trong và môi trường bên ngoài để khẳng địnhvị trí, ý nghĩa, tác dụng và lợi ích của mục đích, mục tiêu.

- Phân tích hiện trạng và xu hướng vận động trong tương lai của mụctiêu để thấy được cơ hội phát triển, làm cơ sở cho việc lựa chọn quyết định.

- Phân tích các nhân tố tác động, những nhân tố tích cực, nhân tố kìmhãm và ảnh hưởng của mỗi nhân tố đối với mục tiêu. Rút ra những nguyênnhân và bài học kinh nghiệm.

Bước 2: Thiết lập nhiệm vụ (hay là các đầu ra để tạo lập mục tiêu)

Để đạt được mục tiêu, đòi hỏi phải thiết lập các nhiệm vụ chủ yếu ( cácnhiệm vụ này là những nhân tố tạo lập nên mục tiêu hay còn gọi là các đầu ra )hoặc phải xác định các chỉ tiêu kế hoạch cơ bản, các kết quả cần đạt được. Việcthiết lập các nhiệm vụ chủ yếu phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Các nhiệm vụ chủ yếu này có tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến mụctiêu và chúng cần đạt được ở mức độ nào, thời điểm nào.

Page 54: 7.quan ly chuong trinh

54

- Các nhiệm vụ chủ yếu có thể là sản phẩm trực tiếp hoặc có thể là sảnphẩm trung gian do các hoạt động tạo ra, nhưng phải bảo đảm rằng: Nếu thựchiện tốt các nhiệm vụ chủ yếu thì mới tạo lập được mục tiêu.

- Xác định những nhiệm vụ mà không có khả năng thực h iện để có giảthiết về ảnh hưởng của nó đối với mục tiêu.

- Phân tích thực trạng các đầu ra, các thuận lợi, khó khăn khi thực hiệnnhiệm vụ và khả năng hoàn thành các nhiệm vụ chủ yếu.

Bước 3: Xây dựng các hoạt động và thực hiện nhiệm vụ

Xây dựng các hoạt động là giai đoạn quan trọng nhất để thực hiện nhiệmvụ, mục tiêu và yêu cầu đề ra. Để xây dựng hoạt động có hiệu quả cần phải tiếnhành theo các bước:

- Liệt kê được tất cả các hoạt động cần thiết để thực hiện nhiệm vụ và

diễn tả chi tiết các hoạt động. Mỗi hoạt động càng được diễn tả chi tiết bằngcác công việc cụ thể bao nhiêu, càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khaithực hiện kế hoạch và giám sát, đánh giá bấy nhiêu. Nếu bỏ sót một công việccụ thể thì khi thực hiện hoạt động sẽ bị gián đoạn, nhưng nếu công việc cụ thểbị trùng lắp thì sẽ tạo nên sự lãng phí hoặc nếu bỏ sót một hoạt động thì có thểkhông hình thành được đầu ra.

- Xác định kết quả đạt được của mỗi hoạt động ở thời điểm hiện tại vàthời điểm kết thúc kế hoạch để bảo đảm cho việc tạo lập các đầu ra.

- Phân tích tác động của mỗi hoạt động trong việc tạo lập nhiệm vụ chủyếu và lựa chọn những hoạt động cần sự ưu tiên và mức độ ưu tiên cần thiếtđối với mỗi hoạt động đó.

- Để phân tích tác động của mỗi hoạt động là có cơ sở khoa học, cần lựachọn phương pháp thích hợp và có khả năng đo lường được, sử dụng các dựbáo, chính sách, những giả thiết về môi trường và điều kiện mà trong đó có thểthực hiện được mỗi hoạt động.

- Cơ sở phân tích là hệ thống thông tin số liệu chuẩn xác. Vì vậy cầ n sửdụng hệ thông tin theo chiều ngang và chiều dọc giữa các cơ quan kế hoạch vớithông tin của các ngành, các cấp.

Xây dựng các hoạt động là bước quan trọng nhất của xây dựng kế hoạch,nếu mục tiêu, nhiệm vụ đã được đặt ra, nhưng không xây dựng được các hoạtđộng, không diễn tả được cách tiến hành các hoạt động thì các mục tiêu, nhiệmvụ đặt ra là vô nghĩa. Đồng thời nếu chỉ xây dựng được các hoạt động màkhông phân tích được tác động của mỗi hoạt động, không lựa chọn được thứ tự

Page 55: 7.quan ly chuong trinh

55

ưu tiên và mức độ ưu tiên của mỗi hoạt động thì kế hoạch lập ra là không mang

lại hiệu quả, có thể gây ra sự lãng phí sức người, sức của.

Bước 4: Xác định các điều kiện liên quan

Một kế hoạch tác nghiệp không chỉ bao gồm các hoạt động và các côngviệc chi tiết để hoàn thành hoạt động đó, nó còn bao gồm những điều kiện liênquan. Để xác định các điều kiện này, cần:

- Phân tích môi trường tiến hành hoạt động bao gồm những điều kiệnthuận lợi, khó khăn.

- Xây dựng những giả định khi tiến hành hoạt động và những rủi ro,những ảnh hưởng xấu và có giải pháp khắc phục.

- Xác định thời gian, địa điểm để thực hiện các hoạt động và sắp xếp cáchoạt động theo đúng trình tự vận động của nó, đúng thời gian, theo những địađiểm phù hợp được lựa chọn.

Bước 5: Đánh giá năng lực của đơn vị thực hiện (các bên tham gia)

Đánh giá đúng năng lực của mỗi đối tượng quản lý là những tổ chức vàcá nhân là cơ sở để giao nhiệm vụ cho người chịu trách nhiệm thực hiện (nănglực của các bên tham gia thực hiện hoạt động ). Việc đánh giá năng lực củamỗi tổ chức và cá nhân cần căn cứ vào những yếu tố sau:

- Chức năng, nhiệm vụ được giao là phù hợp với việc thực hiện các hoạtđộng, công việc cụ thể.

- Cơ cấu tổ chức của đơn vị có thích hợp với việc thực hiện các hoạtđộng, công việc được giao.

- Nhân viên trong đơn vị có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinhnghiệm công tác, có sự phối hợp tốt ở bên trong đơn vị và với đơn vị bênngoài, thái độ tích cực, nhiệt tình tham gia thực hiện các hoạt động, công việcđược giao.

- Có đủ khả năng vật chất (phương tiện, trang thiết bị, tài chính) đảmbảo cho việc thực hiện các hoạt động, công việc cụ thể.

- Bên cạnh đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm chính để thực hiện hoạtđộng, cần giao nhiệm vụ cho đơn vị, cá nhân phối hợp tham gia và đơn vị, cánhân có liên quan nhằm đảm bảo khả năng thực hiện hoạt động, công việc cóhiệu quả.

Bước 6: Xác định nhu cầu về nguồn lực (các yếu tố đầu vào)

Nhu cầu nguồn lực (bao gồm lao động, vật lực, trang thiết bị, tiền vốn)được tính toán theo các chỉ tiêu khối lượng hoặc nhiệm vụ của các hoạt động,

Page 56: 7.quan ly chuong trinh

56

các công việc cụ thể. Để xác định đúng và hợp lý nhu cầu nguồn lực cần sửdụng các phương pháp tính toán thích hợp, sử dụng định mức, đơn giá phù hợpvới thực tế và theo những quy định chung. Xác định nhu cầu nguồn lực cònphải tính đến khả năng đảm bảo các yếu tố đầu vào theo thời gian, địa điểm.

Nguồn lực được đảm bảo là làm cho kế hoạch tác nghiệp có ý nghĩa và

có khả năng thực thi. Trên cơ sở dự toán các khoản chi tiêu một cách cân đốivà hợp lý sẽ làm cho ngân sách trở thành một phương tiện kết hợp cá c kếhoạch tác nghiệp với nhau. Ngân sách Nhà nước là một tiêu chuẩn quan trọngđể đo lường sự tăng tiến trong việc thực hiện mục tiêu.

Bước 7: Đánh giá phương án hành động

Mỗi hoạt động đều có những điểm mạnh, điểm yếu và sự tác động khácnhau đến mục tiêu, nhiệm vụ, do đó mỗi sự sắp xếp thứ tự ưu tiên và mức độưu tiên của mỗi hoạt động là một phương án hành động. Để đánh giá phươngán hành động, cần phải:

- Nghiên cứu tác động của mỗi hoạt động và lựa chọn những hoạt độngcó nhiều ưu điểm nhằm làm giảm b ớt số lượng các phương án lựa chọn.

- Phân tích hiệu quả của từng hoạt động là tìm ra những điểm mạnh,điểm yếu của mỗi hoạt động, là phân tích tác động của mỗi hoạt động đến mụctiêu và nhiệm vụ. Từ đó lựa chọn các hoạt động, sắp xếp trình tự các hoạt độn gtheo thứ tự ưu tiên và mức độ ưu tiên.

- Đánh giá phương án hành động là đánh giá kết quả đạt được của từngphương án và tác dụng của chúng đối với việc thực hiện mục tiêu.

- Đánh giá phương án cũng cần xem xét đến nguồn lực. Các nguồn ngânsách không phải lúc nào cũng đáp ứng nhu cầu. Vì vậy, cần đánh giá cácphương án hành động xem có phù hợp với khả năng tài chính hay không, cómang lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội không.

Bước 8: Lựa chọn phương án tối ưu

Phương án tối ưu là một phương án thích hợp nhất, có hiệu quả đối vớitổ chức quản lý và đối với xã hội. Phương án kế hoạch này đã được phân tích,thảo luận thống nhất trong nội bộ hệ thống quản lý và được chủ thể quản lý lựachọn phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức mình.

Việc lựa chọn phương án tối ưu phải đảm bảo các ngyên tắc:

- Hiệu quả của hoạt động, công việc cụ thể đã được lựa chọn;

- Có khả năng thực thi, phù hợp với mục tiêu của chương trình;

- Phù hợp với khả năng cung cấp tài chính;

Page 57: 7.quan ly chuong trinh

57

- Đem lại hiệu quả kinh tế xã hội.

5.6. Cách thể hiện của kế hoạch tác nghiệp

Để trả lời các câu hỏi nhiệm vụ của kế hoạch tác nghiệp tại điểm 5.2 nêutrên, một kế hoạch tác nghiệp cần thể hiện đầy đủ các hoạt động, thứ tự ưu tiên,thời gian bắt đầu và hoàn thành, địa điểm, người chịu trách nhiệm, ng uồn lựcvà kết quả đạt được. Sẽ rất phức tạp và khó khăn nếu thể hiện được tất cả cácvấn đề nêu trên trong một biểu mẫu. Tuỳ theo từng mục đích sử dụng khácnhau để lựa chọn biểu mẫu thể hiện một kế hoạch tác nghiệp thích ứng. Dướiđây là các cách thể hiện chính của kế hoạch tác nghiệp.

5.6.1. Biểu tổng hợp

Kế hoạch tác nghiệp thể hiện hoạt động toàn diện của một dự án, lĩnhvực hoặc một tổ chức quản lý. Biểu có đặc trưng sau:

- Một cột để liệt kê mục tiêu, đầu ra, các hoạt động và công việc;- Một cột để ghi thời gian bắt đầu và hoàn thành;

- Một cột để ghi địa điểm thực hiện hoạt động;- Một cột để ghi đơn vị và cá nhân có trách nhiệm thực hiện;- Một cột để ghi kinh phí đảm bảo;- Một cột để ghi kết quả đạt được.

STT

Các hoạt động vàcông việc cụ thể

Thời gianbắt đầu, thời

gian hoànthành

Địađiểmthựchiện

Ngườichịu trách

nhiệmchính

Chi phícầnthiết

Dựkiến kếtquả đạt

đượcI1

2

II1

2

Mục tiêu 1Đầu ra 1- Hoạt động 1.............

Đầu ra 2.............Mục tiêu 2Đầu ra 1- Hoạt động 1.............Đầu ra 2

.............

5.6.2. Biểu kế hoạch phát triển

Kế hoạch tác nghiệp thể hiện sự phát triển của mục tiêu, đầu ra và hoạtđộng. Biểu có đặc trưng sau:

Page 58: 7.quan ly chuong trinh

58

- Một cột để liệt kê mục tiêu, đầu ra, các hoạt động và công việc;- Một cột để ghi đơn vị tính khối lượng các hoạt động hoặc công việc;- Nhiều cột để ghi khối lượng hoạt động hoặc công việc qua các năm(hoặc các tháng, quí);- Nhiều cột để so sánh tốc độ gia tăng qua các năm (tháng, quý).

STT

Các hoạtđộng và côngviệc hoặc chỉ

tiêu

Đơnvị

tính

Khối lượng So sánh (%)Thựchiện

năm x-1

Ước thựchiện

năm x

Kế hoạchnăm x+1

Kếhoạch/

ước thựchiện

Ước thựchiện/thực

hiện

I1

2

II1

2

Mục tiêu 1Đầu ra 1- Hoạt động 1.............Đầu ra 2

.............Mục tiêu 2Đầu ra 1

- Hoạt động 1.............Đầu ra 2- Hoạt động 1.............

5.6.3. Biểu phân bổ và sử dụng nguồn lực

Kế hoạch tác nghiệp thể hiện nhu cầu và phân bổ nguồn lực (đặc biệt lànguồn kinh phí). Biểu có đặc trưng sau:

- Một cột liệt kê mục tiêu, đầu ra, các hoạt độ ng và công việc;- Một cột để ghi đơn vị tính khối lượng các hoạt động hoặc công việc;- Một cột để ghi khối lượng công việc;- Một cột để ghi định mức (hoặc mức chi phí) trên đơn vị khối lượng;- Một cột để ghi nhu cầu nguồn lực (hoặc tổng kinh phí);- Một cột để ghi nguồn cung cấp nguồn lực (hoặc tổng kinh phí).

STT

Các hoạt động vàcông việc cụ thể

Đơn vịtính khối

lượng

Khốilượng

Địnhmức

Nhu cầukinh phí

Nguồncung cấp

I1

Mục tiêu 1Đầu ra 1

Page 59: 7.quan ly chuong trinh

59

STT

Các hoạt động vàcông việc cụ thể

Đơn vịtính khối

lượng

Khốilượng

Địnhmức

Nhu cầukinh phí

Nguồncung cấp

2

II1

2

- Hoạt động 1.............Đầu ra 2

.............Mục tiêu 2Đầu ra 1

- Hoạt động 1.............Đầu ra 2- Hoạt động 1.............

5.6.4. Biểu phân công đơn vị thực hiện

Kế hoạch tác nghiệp thể hiện về phân công đơn vị hoặc cá nhân thựchiện theo từng hoạt động tại các địa điểm được xác định hoặc mức kinh phíđược sử dụng. Biểu có đặc trưng sau:

- Một cột liệt kê các đơn vị và cá nhân tham gia thực hiện các hoạt động;

- Nhiều cột để ghi các hoạt động theo địa điểm hoặc mức kinh phí.

TT

Tên đơn vịHoạt động 1 Hoạt động 2

Côngviệc 1

Côngviệc 2 ......

Côngviệc 1

Côngviệc 2 .......

1

2

...

Đơn vị/tổ chức A

Đơn vị/tổ chức B.........

5.6.5. Biểu kế hoạch theo tiến độ (Biểu đồ Grant)

Kế hoạch tác nghiệp thể hiện về tiến độ thực hiện, bao gồm các nhiệmvụ, hoạt động và công việc được bắt đ ầu thực hiện và hoàn thành kết thúc theothời gian cụ thể. Biểu có đặc trưng sau:

- Một cột để liệt kê các hoạt động và công việc;

- Nhiều cột để ghi thời gian (có thể theo ngày, tuần, tháng, quí, năm);

- Một cột để liệt kê người chịu trách nhiệm thực hiện.

Page 60: 7.quan ly chuong trinh

60

STT

Các hoạt độngvà công việc

cụ thể

Thời gian thực hiện (tháng) Người chịutráchnhiệm1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

I1

2..

II1

2..

Mục tiêu 1Hoạt động 1- Công việc 1- Công việc 2.............Hoạt động 2

…………Mục tiêu 2Hoạt động 1

- Công việc 1- Công việc 2

.............Hoạt động 2

…………..

5.7. Nội dung của kế hoạch tác nghiệp

Để xây dựng một kế hoạch tác nghiệp thực hiện chương trình DS-KHHGĐ, nhà quản lý cần phải xem xét phạm vi và giới hạn trong chức năngnhiệm vụ của đơn vị và xác định mục đích kế hoạch hoạt động, từ đó xác địnhphạm vi của kế hoạch tác nghiệp. Với tổng thể của chương trình thì phạm vicủa kế hoạch tác nghiệp bao gồm:

5.7.1. Lập kế hoạch bắt đầu với mục đích và nhiệm vụ

Mục đích và nhiệm vụ của chương trình DS-KHHGĐ được thể hiệnthông qua các chỉ tiêu về nhân khẩu học và các chi tiêu về kế hoạch hóa giađình.

5.7.1.1. Các chỉ tiêu nhân khẩu học

STT

Chỉ tiêu Đơn vịtính

ThựchiệnnămX-1

Năm X KếhoạchnămX+1

Kếhoạch

Thựchiện 6-9tháng

Ướcthực

hiện cảnăm

I

1

2

3

Số lượng tuyệt đốiSố hộ gia đình có đầu kỳ

Dân số thực tế thường trú

Chia ra: - Dân số thành thị.- Dân số nông thôn

Số phụ nữ có đầu kỳ.

Trong đó:

hộ

người

ngườingười

người

Page 61: 7.quan ly chuong trinh

61

STT

Chỉ tiêu Đơn vịtính

ThựchiệnnămX-1

Năm X KếhoạchnămX+1

Kếhoạch

Thựchiện 6-9tháng

Ướcthực

hiện cảnăm

4

5

6

7

8

9

II

1

2

3

+ Số phụ nữ 15-49 tuổi

+ Số phụ nữ 15-49 tuổi có chồng

Tổng số trẻ sinh trong kỳ- Trong đó: Số trẻ sinh ra là con

thứ 3 trở lên

Tổng số người chết trong kỳ

Tổng số người kết hôn trong kỳ

Tổng số người ly hôn trong kỳ

Số người chuyển đi trong kỳ

Số người chuyển đến trong kỳ

II. Tỷ lệTỷ suất sinh thô

- TĐ: Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên

Tỷ suất chết thô

Tỷ lệ tăng dân số.

người

người

người

người

người

người

người

người

người

%o

%

%o

%

a. Khái niệm và phạm vi- Sử dụng thống nhất các khái niệm và phạm vi của các chỉ tiêu trong

nhân khẩu học; hoặc sách hướng dẫn nghiệp vụ về DS -KHHGĐ đã ban hành.- Các chỉ tiêu tính đến đầu kỳ ( thực chất là tính đến đầu năm).- Các chỉ tiêu tính trong kỳ là tổng cộng những biến động tại địa bàn dân

cư từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó. Riêng năm kếhoạch là phải dự đoán gần các trường hợp biến động.

b. Phương pháp xác định chỉ tiêu- Dân số trung bình được tính toán bằng tổng của dân số đầu kỳ và dân

số cuối kỳ chia cho 2.- Các chỉ tiêu từ 1 đến 9 được xác định bằng cách đếm số hộ, số người

thực tế trong sổ hộ gia đình (được ban hành kèm theo quyết định 437/QĐ-TCDS ngày 16 tháng 11 năm 2011 của Tổng cục Dân số-KHHGĐ).

- Các chỉ tiêu từ 4 đến 9 của kế hoạch năm sau (năm X+1) được xác địnhbằng phương pháp dự đoán gần.

Cách tiến hành: Xem khoản 2. Lập kế hoạch năm, phần II. Lập kếhoạch năm ở tuyến cơ sở .

Page 62: 7.quan ly chuong trinh

62

5.7.1.2. Các chỉ tiêu kế hoạch hóa gia đình

S

TTChỉ tiêu

Đơn vị

tính

NămX-1

Năm X Kếhoạchnămx+1

Kếhoạch

Thựchiện 9tháng

Ướcthựchiệnnăm

1

2

3

4

Số cặp vợ chồng trong độtuổi sinh đẻ hiện đang sửdụng BPTT đến đầu kỳ.

Trong đó:- Đặt dụng cụ tử cung- Triệt sản nam- Triệt sản nữ- Thuốc cấy tránh thai- Thuốc tiêm tránh thai

- Thuốc uống tránh thai- Bao cao su

- Biện pháp khác.Số cặp vợ chồng trong độtuổi sinh đẻ hiện chưa sửdụng BPTT đến đầu kỳ.Số lượt người mới sử dụngBPTT trong kỳ. Trong đó:- Đặt dụng cụ tử cung- Triệt sản nam- Triệt sản nữ- Thuốc cấy tránh thai- Thuốc tiêm tránh thai

- Thuốc uống tránh thai- Bao cao su

- Biện pháp khác.Tỷ lệ cặp vợ chồng sử dụngBPTT.

- Trong đó: BPTT hiện đại

Cặp

CặpCặpCặpCặpCặpCặpCặpCặp

Cặp

người

ngườingườingườingườingườingườingườingười

%

%

a. Khái niệm và phạm vi

- Sử dụng thống nhất các khái niệm và phạm vi của các chỉ tiêu trongnhân khẩu học; hoặc sách hướng dẫn nghiệp vụ về DS -KHHGĐ đã ban hành.

- Chỉ tiêu số cặp vợ chồng đang sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT)đến đầu kỳ cần được hiểu thống nhất như sau:

Page 63: 7.quan ly chuong trinh

63

+ Đang sử dụng được hiểu là sử dụng trong tháng vì bao cao su và viênuống tránh thai được phát hoặc mua cho cả tháng và mặt khác tại thời điểmtrong ngày là rất khó theo dõi.

+ Đến đầu kỳ: thực chất là đầu năm và được tính là đang sử dụng trongtháng 12 năm trước

+ Số cặp vợ chồng là số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chồng đang sửdụng hoặc chồng họ đang sử dụng một BPTT nào đó đều được đếm và tínhtrong chỉ tiêu này.

- Chỉ tiêu số lượt n gười mới sử dụng BPTT trong kỳ cần được hiểu là: Những người lần đầu tiên sử dụng BPTT; Những người trước đây đã sửdụng BPTT nhưng bỏ cuộc và trong kỳ lại chấp nhận sử dụng BPTT.

b. Phương pháp xác định chỉ tiêu

Thông qua các lần gặp trực tiếp đối tượng hoặc thông qua những ngườikhác, cộng tác viên và cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ biết được từng đốitượng đang sử dụng BPTT.

- Chỉ tiêu số cặp vợ chồng đang sử dụng BPTT đến đầu kỳ được xácđịnh bằng cách đếm số người thực tế đang sử dụng trong sổ hộ gia đình.

- Chỉ tiêu số lượt người mới sử dụng biện pháp tránh thai trong kỳ củakế hoạch năm được xác định bằng phương pháp dự đoán gần.

Cách tiến hành: Xem khoản 2. Lập kế hoạch năm, phần II. Lập kếhoạch năm ở tuyến cơ sở .

5.7.2. Lập kế hoạch tác nghiệp với những hoạt động quan trọng

Để thực hiện một mục đích hay một nhiệm vụ của chương trình, nhàquản lý cần phải lập kế hoạch tác nghiệp với những hoạt động quan trọng. Cáccông việc cần phải tiến hành bao gồm:

- Liệt kê được tất cả những hoạt động để thực hiện mục tiêu;

- Phân tích tác động của mỗi hoạt động và lựa chọn những hoạt độngquan trọng nhất và mức độ ưu tiên cần thiết. Đây là vấn đề khó khăn nhất củanhà quản lý, vì thiếu phương pháp đánh giá tác động chính xác và đo lườngđược. Mặt khác khi phân tích, nhà quản lý phải giả sử là “Nếu các hoạt độngnày không được thực hiện thì kết quả sẽ ra sao”?

- Những hoạt động nào nên tiếp tục thực hiện trong năm tới và nhữnghoạt động nào cần phải dừng lại hay hạn chế quy mô và phạm vi thực hiện.

- Những người được phân công thực hiện có đủ kỹ năng, thời gian vàtín nhiệm để thực hiện nó một cách có hiệu quả hay không.

- Kinh phí sẽ là bao nhiêu để thực hiện các hoạt động này? Khả nănghuy động các nguồn kinh phí có đáp ứng được nhu cầu hay không?

Page 64: 7.quan ly chuong trinh

64

Cách tiến hành: Xem khoản 2. Lập kế hoạch năm, phần II. Lập kếhoạch năm ở tuyến cơ sở .

Biểu kế hoạch kinh phí

STT

Nội dung/ hoạt động Đơnvị

tính

Khốilượng

Địnhmức

chi phí(đồng)

Kinhphí

(đồng)

A Tổng nguồn kinh phí

- Kinh phí do huyện cấp trực tiếp

- Kinh phí do ngân sách xã đầu tư

- Kinh phí đóng góp tự nguyện

B Phân bổ nguồn kinh phíB1 Kinh phí do huyện cấp

I Truyền thông, chuyển đổi hành vi

1 Hoạt động truyền thông thường xuyên

- Vận động tại nhà

- Hỗ trợ truyền thanh (viết tin...)

- Nói chuyện chuyên đề

- Chiếu VIDEO

- Kẻ vẽ khẩu hiệu

- Triển lãm

- Chiến dịch truyền thông

- Thi kịch, thơ

2 Tư vấn, vận động đối tượng đặt dụng cụtử cung (vòng tránh thai)

3 Tư vấn, vận động đối tượng triệt sản

II Đảm bảo hậu cần và cung cấp dịchvụ KHHGĐ

1 Hỗ trợ quản lý, theo dõi người mới sửdụng BPTT lâm sàng 12 tháng đầu

2 Hỗ trợ quản lý, theo dõi người mới sửdụng BPTT phi lâm sàng 12 tháng đầu

III Nâng cao chất lượng giống nòi

1 Công lấy mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh

2 Phí gửi mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh

3 Hỗ trợ duy trì, mở rộng hoạt động tuyêntruyền, tư vấn trực tiếp tại cộng đồng của

Page 65: 7.quan ly chuong trinh

65

STT

Nội dung/ hoạt động Đơnvị

tính

Khốilượng

Địnhmức

chi phí(đồng)

Kinhphí

(đồng)

các mô hình/đề án NCCLGN

4 Hỗ trợ duy trì, mở rộng hoạt động các câulạc bộ tại cộng đồng của các mô hình/đềán NCCLGN

IV Nâng cao năng lực, tổ chức thựchiện chương trình

1 Hỗ trợ bảo hiểm y tế tự nguyện choCBCT xã

2 Hỗ trợ bồi dưỡng CBCT xã

3 Thù lao CTV xã

4 Tổ chức thực hiện triệt sản

- Lập danh sách đối tượng

- Tập hợp

- Vận chuyển

- Hỗ trợ cán bộ y tế xã chăm sóc tại nhàsau phẫu thuật

5 Hỗ trợ hoạt động quản lý xã

- Họp giao ban

- Văn phòng phẩm

- Báo cáo kết quả

- Quản lý đối tượng

B2 Kinh phí do ngân sách xã đầu tư (ghi cụthể từng công việc)

B3 Kinh phí đóng góp tự nguyện (ghi cụthể từng công việc)

B4 Kinh phí và hiện vật đề nghị huyện cấpbổ sung

- Danh mục trang thiết bị cho dịch vụKHHGĐ

- Bao cao su cấp miễn phí

- Bao cao su tiếp thị xã hội

- Thuốc viên uống tránh thai miễn phí

- Thuốc viên uống tránh thai TTXH

- Danh mục trang bị cho hoạt động truyềnthông

Page 66: 7.quan ly chuong trinh

66

STT

Nội dung/ hoạt động Đơnvị

tính

Khốilượng

Địnhmức

chi phí(đồng)

Kinhphí

(đồng)

- Tờ rơi BPTT

- Tranh tuyên truyền

- Tập san tạp chí

- Băng Cassettes

- Băng ghi hình

- Tập huấn, bồi dưỡng

Ví dụ: Kế hoạch tác nghiệp năm 2011 về nhu cầu và nguồn kinhphí do huyện cấp trực tiếp.

a) Xác định nguồn kinh phíKinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo DS-KHHGĐ xã bao gồm 3 nguồn:

Kinh phí do huyện cấp trực tiếp; kinh phí do ngân sách xã đầu tư và kinh phído sự đóng góp tự nguyện của các tổ chức và cá nhân.

Kinh phí do huyện cấp trực tiếpCăn cứ vào phạm vi lập kế hoạch của xã (vì có những hoạt động huyện

giao cho các ngành, đoàn thể khác trong huyện thực hiên, có những hoạt độngdo Trung tâm Dân số –KHHGĐ huyện trực tiếp thực hiện), Trung tâm Dân số–KHHGĐ huyện xây dựng các định mức cụ thể và giao kế hoạch hướng dẫncho cấp xã để chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động và kinh phí ( bao gồm cảphần kinh phí trung ương, kinh phí tỉnh và kinh phí của huyện đầu tư ) theo kếtquả đạt được về Dân số –KHHGĐ.

Để đảm bảo chủ động về nguồn kinh phí do huyện cấp cho xã khi xâydựng kế hoạch hoạt động, Ban chỉ đạo Dân số –KHHGĐ xã căn cứ vào chỉ tiêukinh phí do huyện giao kế hoạch hướng dẫn để xây dựng kế hoạch kinh phí.

STT Nội dung

Đơn vịtính

Khốilượng

Định mứcchi phí(đồng)

Nhu cầukinh phí(đồng)

I Truyền thông chuyên đổihành vi

2.350.000

1 Hoạt động truyền thôngthường xuyên

năm 1 2.000.000 2.000.000

2 Tư vấn, vận động đối tượngđặt dụng cụ tử cung (vòng

người 50 5.000 250.000

Page 67: 7.quan ly chuong trinh

67

tránh thai)

3 Tư vấn, vận động đối tượngtriệt sản

người 10 10.000 100.000

II Đảm bảo hậu cần và cungcấp dịch vụ KHHGĐ

1.000.000

1 Hỗ trợ quản lý, theo dõingười mới sử dụng BPTTlâm sàng 12 tháng đầu

người 200 2.000 400.000

2 Hỗ trợ quản lý, theo dõingười mới sử dụng BPTT philâm sàng 12 tháng đầu

người 300 2.000 600.000

III Nâng cao năng lực, tổchức thực hiện chươngtrình

10.230.000

1 Hỗ trợ bảo hiểm y tế tựnguyện cho CBCT xã

người 1 250.000 250.000

2 Hỗ trợ bồi dưỡng CBCT xã người 1 200.000 2.400.000

3 Thù lao CTV xã người 10 50.000 6.000.000

4 Hỗ trợ cán bộ y tế xã chămsóc người triệt sản tại nhàsau phẫu thuật

người 10 10.000 100.000

5 Hỗ trợ hoạt động quản lý xã người 1 600.000 600.000

6 Tổng hợp số liệu, viết báocáo của CTV

người 10 70.000 700.000

7 Tổng hợp số liệu, viết báocáo của CBCT

người 1 180.000 180.000

Tổng cộng 13.580.000

Kinh phí do ngân sách xã đầu tư

Ngoài nguồn ngân sách do huyện cấp trực tiếp, ngân sách xã cần đầu tưthêm kinh phí để tăng mức khuyến khích, tăng thêm các hoạt động và thực hiệnmục tiêu DS-KHHGĐ cũng như mục tiêu kinh tế xã hội của xã, vì:

- Do chính sách khuyến khích đối với các đối tượng thực hiện KHHGĐvà đơn vị, cá nhân tham gia hoạt động DS-KHHGĐ của cấp trên mới đạt ởmức tối thiểu;

- Do kinh phí của cấp trên cấp trực tiếp cho xã chưa đáp ứng nhu cầuhoạt động và do mục tiêu cấp trên đưa ra có thể thấp hơn mục tiêu của xã.

Kinh phí do sự đóng góp tự nguyện của cộng đồng

Page 68: 7.quan ly chuong trinh

68

Các khoản kinh phí do sự đóng góp tự nguyện của các tổ chức và cánhân bao gồm cả bằng tiền và hiện vật.

b) Phân bổ nguồn kinh phí

Căn cứ tổng nguồn kinh phí đã xác định ở phần trên, Ban chỉ đạo Dânsố –KHHGĐ xã lập kế hoạch phân bổ kinh phí cho từng hoạt động, từng côngviệc cụ thể theo mỗi nguồn kinh phí.

Kinh phí do huyên cấp trực tiếp.

- Căn cứ vào phạm vi hoạt động của công tác DS -KHHGĐ xã theoBiểu tại điểm 5.7.3- về kế hoạch với những hoạt động chi tiết để phân bổ kinhphí cho từng hoạt động trong phạm vi kế hoạch hoạt động của xã.

- Các hoạt động trong biểu tại điểm 5.7.3, Ban chỉ đạo Dân số-KHHGĐxã chủ động lựa chọn những hoạt động có hiệu quả (không thực hiện một sốhoạt động nếu thấy không cần thiết và không phù hợp với địa phương); đồngthời chủ động xác định số lượng và định mức chi phí cho từng hoạt động đ ểkhuyến khích thực hiện (chú ý không được vượt quá định mức hiện hành màNhà nước đã quy định ).

- Việc xây dựng kế hoạch kinh phí của xã do xã quyết định, nhưng tổngsố kinh phí của phần này không vượt quá số kinh phí của huyện giao theo kếhoạch hướng dẫn, đồng thời việc cấp phát kinh phí cũng căn cứ vào việc thựchiện các chỉ tiêu khối lượng đã giao tương ứng.

Kinh phí do ngân sách xã đầu tư.

- Đưa ra được các hoạt động, các công việc cụ thể, định mức chi phíhoặc mức khuyến khích cụ thể và phù hợp với tổng số kinh phí của xã đầu tưcho từng hoạt động.

- Các khoản kinh phí đầu tư cho từng hoạt động DS-KHHGĐ lồngghép với các hoạt động khác được tính theo tỷ lệ tương ứng ( không coi là đầutư cho toàn bộ và không tính cả cho hoạt động DS -KHHGĐ).

Kinh phí do sự đóng góp tự nguyện.

Phân bổ nguồn kinh phí này theo từng hoạt động cụ thể.

c. Xác định nhu cầu kinh phí bổ sung

Ngoài phần kinh phí do huyện cấp trực tiếp, còn có những khoản kinhphí do huyện cấp cho xã bằng hiện vật và dịch vụ. Ban chỉ đạo Dân số –KHHGĐ xã xác định nhu cầu và đề nghị huyện cấp bổ sung bao gồm:

- Các danh mục trang thiết bị cho dịch vụ KHHGĐ

Page 69: 7.quan ly chuong trinh

69

- Bao cao su cấp miễn phí- Bao cao su tiếp thị xã hội- Thuốc viên uống tránh thai- Que thử thai sớm- Danh mục trang bị cho hoạt động truyền thông

- Tranh tuyên truyền, tờ rơi..- Tập san, tạp chí- Băng cassette- Tâp huấn bồi dưỡng cán bộ

5.7.3. Lập kế hoạch tác nghiệp với những hoạt động chi tiết

Mỗi một hoạt động, dù đã được lựa chọn, ưu tiên, nhưng nếu khôngdiễn tả chi tiết thì có thể không triển khai thực hiện được hoặc có triển khai thì

cũng không tuân theo một trình tự thích hợp. Lập kế hoạch tác nghiệp vớinhững hoạt động chi tiết giúp cho nhà quản lý cũng như nhân viên sắp xếpđược những công việc của mình hoặc do người khác tiến hành, giúp cho cáccấp thực hiện phát huy tính linh hoạt, sáng tạo và giúp cho các giám sát viên dễdàng kiểm tra, theo dõi, đôn đốc.

Biểu kế hoạch hoạt động chi tiết để thực hiện hoạt động nghiệp vụ vềcông tác DS-KHHGĐ tại xã.

TT

Các hoạt độngvà công việc cụ thể

Thời gianbắt đầu vàhoàn thành

Người chịutrách nhiệm

Kinhphí

Kết quảdự kiến

I

1

2

3

Truyền thông, chuyển đổihành viHoạt động tuyên truyền,

vận động.- Vận động tại hộ gia đình

- Nói chuyện trực tiếp- Mít tinh- Triển lãm- Chiếu phim- Chiếu Video- Văn nghệ- ......Truyền thanh xã- Lần phát thanh- Viết tin bàiTổ chức chiến dịch truyềnthông lồng ghép cung cấpdịch vụ CSSKSS/KHHGĐ- Nắm đối tượng

Thường xuyên

Theo đợt""""""

Hàng ngàyThường xuyên

Theo đợt

Trước chiến

CBCT và CTV

CBCTCBCT

"""""

CBVH xã"

Trưởng BanDân số xãCTV và CBCT

Thườngxuyên

Vận động được đốitượngSố người ngheSố người dựSố người xem

""""

Truyền thanhCó tin bài

Thực hiện được

Có danh sách đối

Page 70: 7.quan ly chuong trinh

70

TT

Các hoạt độngvà công việc cụ thể

Thời gianbắt đầu vàhoàn thành

Người chịutrách nhiệm

Kinhphí

Kết quảdự kiến

4

5

II

1

2

3

III

1

- Phân công các thành viên.

- Chuẩn bị các điều kiện- Ra quân- Tổng kết chiến dịch.Phân phối tầi liệu- Số tờ bướm

- Số tranh ảnh.- Số sách.- Sửa chữa khẩu hiệu.Tập huấn bồi dưỡng.Lập danh sách người dựtheo yếu cầu.- Dự tập huấn và bồidưỡng.Đảm bảo hậu cần và cungcấp dịch vụ KHHGĐCộng tác viên và CBCTcung cấp phương tiệntránh thai.

- Lập danh sách ngườiđược cung cấp miễn phí:

+ Bao cao su.+ Thuốc viên uống

tránh thai- Cung cấp phương tiện

tránh thai miễn phí.- Tiếp thị BCS và viên

uống tránh thaiCán bộ y tế cung cấpphương tiện tránh thai.

- Dụng cụ tử cung (vòngtránh thai).

- Thuốc tiêm tránh thai.- Thuốc cấy tránh thai.- Bán bao cao su TTXH.- Bán viên thuốc uống

tránh thai TTXH.

Tập huấn bồi dưỡng.- Lập danh sách người dự

theo yêu cầu- Dự tập huấn và bồi

dưỡng.

Nâng cao năng lực tổ chứcthực hiện chương trìnhTổ chức thực hiện triệt sản

- Lập danh sách đốitượng

- Tập huấn đối tượng

dịch

"

"Ngày dự kiến

"

Theo đợt

""

Ngày dự kiến

Theo đợt

"

Hàng tháng

""

"

"

Thườngxuyên

""""

Theo đợt

"

Thường xuyên

""

Tr.ban DS xã

CBCTTr.ban DS xã

CBCT

"""

CBCT

CTV, CBCT

CTV và CBCT

""

"

"

Cán bộ y tế

""""

Cán bộ y tế vàCBCT

"

CTV và CBCT

""

tượngCó kế hoạch phâncôngĐủ điều kiệnThực hiện

Đối tượng có tờbướmĐối tượng có tranhảnhĐ.tượng có sáchK.hiệu được sửa

Có danh sách

CTV, CBCT đượctập huấn

Có danh sách

""

Theo danh sách

Theo số có nhu cầu

Đặt được vòng

Tiêm được thuốcCấy được thuốcBán được BCSBán được viênthuốc uống tránhthaiCó danh sách

Có kỹ thuật làmdịch vụ.

Theo chỉ tiêu

""

Page 71: 7.quan ly chuong trinh

71

TT

Các hoạt độngvà công việc cụ thể

Thời gianbắt đầu vàhoàn thành

Người chịutrách nhiệm

Kinhphí

Kết quảdự kiến

2

3

4

- Vận chuyển.- Chăm sóc giúp đỡ.

Thực hiện chính sáchkhuyến khích.

- Giải quyết chế độ chođối tượng.

- Giải quyết từng trườnghợp tai biến.

- Đánh giá công việc củaCTV.

- Đánh giá hoạt động củaBan dân số

Quản lý chương trình DS -KHHGĐ xã.

- Số lần gặp đối tượ ng tạihộ.

- Họp giao ban- Theo dõi và ghi chép

tình hình đối tượng.- Báo cáo kết quả.

Tập huấn bồi dưỡng.- Lập danh sách người dự

theo yêu cầu.- Dự tập huấn bồi dưỡng..........

Theo đợt"

Thường xuyên

"

Hàng tháng

"

Thường xuyên

Hàng thángThường xuyên

Hàng tháng

Theo đợt

"

CBTTCTV và CBCT

CBCT

CBCT

CBCT

"

CTV và CBCT

""

"

CBCT

Người dự tậphuấn và CBCT

""

Theo chế độ

"

Báo cáo kết quả

"

Báo cáo tổng hợp

Kết quả hoạt độngQuản lý đối tượ ng

Có báo cáo

Có danh sách ngườidựĐược tập huấn

6. Các thành phần của kế hoạch

Một văn bản kế hoạch gồm hai thành phần cơ bản sau: Báo cáo kế hoạchvà chỉ tiêu kế hoạch.

6.1. Báo cáo kế hoạchBáo cáo kế hoạch thể hiện việc đánh giá tình hình thực hi ện và định

hướng mục tiêu quản lý, định hướng các giải pháp, biện pháp, hoạt động và cơchế vận hành nhằm thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ kế hoạch được đề ra.Cấu trúc của báo cáo kế hoạch bao gồm:

(a)Phần mở đầuTrình bày vị trí của kế hoạch trong việc giải quyết mục tiêu quản lý

hoặc thực trạng mục tiêu quản lý so với yêu cầu đề ra.

- Mức sinh và giảm tỷ lệ sinh;

- Thực hiện KHHGĐ.

- Thực hiện các chỉ tiêu về chất lượng dân số.

Page 72: 7.quan ly chuong trinh

72

(b) Tình hình thực hiện kế hoạch (giai đoạn trước)

Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch,cơ chế và tổ chức thực hiện. So sánh với kế hoạch đề ra để thấy mức độ đạtđược.

- Thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu

+ Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, các chỉ tiêu trong 6-9 tháng, sosánh với kế hoạch đề ra; ước thực hiện năm.

+ Dân số, tỷ suất sinh, mức giảm tỷ lệ sinh, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên

+ Các biện pháp tránh thai mới; Tỷ lệ sử dụng các BPTT.

+ Nạo, phá thai; Các bệnh STDs.

+ Trẻ sinh ra thiếu cân; Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dới 5 tuổi.

+ Các chỉ tiêu về chất l ượng dân số như: Trẻ bị khuyết tật, dị tật bẩmsinh; số trẻ sơ sinh được sàng lọc sơ sinh; số bà mẹ mang thai được sàng lọctrước sinh, tình trạng giới tính khi sinh ...

- Thực hiện các nhiệm vụ:

+ Tham mưu, chỉ đạo, tổ chức thực hiện;

+ Quản lý các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ; quản lý dân sốthông qua sổ hộ gia đình và quản lý, theo dõi đối tượng sử dụng BPTT ....

+ Truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi;

+ Cung cấp dịch vụ KHHGĐ;

+ Bảo đảm hậu cần và TTXH các PTTT;

+ Báo cáo thống kê chuyên ngành DS-KHHGĐ;

+ Nâng cao chất lượng dân số tại cộng đồng;

+ Nguồn kinh phí được cấp và sử dụng;

+ Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, tuyên truyền về DS-KHHGĐ cho cán bộ DS-KHHGĐ và cộng tác viên DS -KHHGĐ xã...

- Thuận lợi, khó khăn, những hạn chế, từ đó rút ra nguyên nhân và bàihọc kinh nghiệm cho việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạchtrong thời gian tới.

(c) Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch (trong thời gian tới).- Mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch.

- Nhiệm vụ kế hoạch và những kết quả cần đạt được trong kế hoạch.

(d) Các giải pháp thực hiện kế hoạch

Page 73: 7.quan ly chuong trinh

73

Đây là phần quan trọng nhất, cần trình bày từ giải pháp chung đến cácgiải pháp cụ thể và các hoạt động chi tiết.

(e) Tổ chức thực hiện kế hoạchBao gồm tiến độ thực hiện, cơ chế thực hiện, trách nhiệm của Ban chỉ

đạo DS-KHHGĐ xã, cán bộ DS-KHHGĐ xã, cộng tác viên DS-KHHGĐ xã vàcác đối tượng quản lý của chương trình.

6.2. Chỉ tiêu kế hoạchChỉ tiêu kế hoạch biểu hiện về mặt số lượng và chất lượng của các

nhiệm vụ kế hoạch, thông qua đó giúp chủ thể quản lý xác định được tốc độphát triển của công tác DS-KHHGĐ, quy mô và hiệu quả sử dụng các nguồnlực được cấp.

Nhờ có các chỉ tiêu kế hoạch mà kế hoạch có được tính xác định cụ thể.

6.3. Dự toán kinh phí

Là tính toán nhu cầu kinh phí cần đảm bảo để thực hiện mục tiêu, nhiệmvụ kế hoạch trên cơ sở cơ chế, chính sách hiện hành.

II. LẬP KẾ HOẠCH NĂM Ở TUYẾN CƠ SỞ

1. Mục đích, yêu cầu

Lập kế hoạch năm về DS-KHHGĐ là nhiệm vụ quan trọng nhất của Banchỉ đạo DS-KHHGĐ xã, trong đó lập kế hoạch tuần, tháng, quý, năm.

Ở tuyến xã, lập kế hoạch tuần, tháng, quý thường là lập kế hoạch hoạtđộng, nên sẽ là kế hoạch công tác của Ban chỉ đạo DS -KHHGĐ xã và kế hoạchcông tác của cán bộ DS-KHHGĐ xã.

a) Mục đích: Đảm bảo kế hoạch hoạt động thực hiện chương trình DS-KHHGĐ có khả năng thực thi và phù hợp với điều kiện thực tế của xã trên cơsở quản lý đến từng đối tượng thực hiện KHHGĐ tại hộ gia đình của từngthôn, ấp, xóm, bản, làng và tổ dân phố.

b) Yêu cầu- Cần xác định rõ mục t iêu, chỉ tiêu kế hoạch cho phù hợp với phương

hướng phát triển của chương trình DS-KHHGĐ và khả năng thực tế, điều kiệnkinh tế xã hội của xã.

- Chủ động trong việc xác định mục tiêu, xây dựng các hoạt động, xácđịnh cách làm tốt phù hợp với thực tế của xã thông qua việc thảo luận côngkhai giữa Ban chỉ đạo DS-KHHGĐ xã với các đơn vị và cá nhân thực hiện.

Page 74: 7.quan ly chuong trinh

74

- Trên cơ sở quản lý đến từng đối tượng tại hộ gia đình và màng lướicộng tác viên DS-KHHGĐ của từng thôn, ấp, xóm, bản, làng và tổ dân phố,nên việc sử dụng nguồn thông tin, số liệu cho lập kế hoạch phải căn cứ vào sổhộ gia đình và quan sát thực tế của cán bộ chuyên trách và cộng tác viên DS -KHHGĐ.

- Thời gian phải được sắp xếp hợp lý: Tránh chồng chéo và hoạt độngthực hiện theo trật tự sao cho một việc khởi động tạo cơ sở, tiền đề cho cáchoạt động khác.

- Công bằng và hiệu quả trong phân bổ ngân sách: Ưu tiên cho các đốitượng hưởng thụ của chương trình, người nghèo và phù hợp với tập quán vănhóa, điều kiện kinh tế của xã.

- Kết quả của hoạt động phải được duy trì cho dù không còn nguồn việntrợ ưu tiên từ tuyến trên.

2. Lập kế hoạch năm

2.1. Căn cứ lập kế hoạch

- Tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch năm trước.

- Kết quả thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch 6 tháng đầunăm của năm hiện tại.

- Định hướng và các chỉ tiêu kế hoạch năm mới do huyện giao.

- Đặc điểm tình hình kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội của xã. Địnhhướng phát triển kinh tế-xã hội của Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân xã.

- Các chính sách hiện hành về DS-KHHGĐ của Nhà nước, của ngành và

địa phương....

2.2. Công tác chuẩn bị lập kế hoạch (giai đoạn 1)

2.2.1. Đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu và hoạt động

Phần này nêu rõ những việc đã làm được, những việc chưa làm đượctheo kế hoạch, những vấn đề còn tồn tại và phân tích nguyên nhân của nhữngvấn đề đó theo nhóm các hoạt động.

2.2.1.1. Những nội dung cần được xem xét, đánh giáa) Kết quả đạt được- Thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu so với kế hoạch . Việc đánh giá kết quả

thực hiện trong công tác DS-KHHGĐ cần tập trung vào một số mục tiêu, chỉtiêu sau:

+ Về quy mô dân số:

Page 75: 7.quan ly chuong trinh

75

* Dân số hiện có (Trong đó: số phụ nữ 15-49 tuổi; số phụ nữ 15-49tuổi có chồng).

* Tổng số trẻ sinh ra trong năm (Trong đó: số trẻ sinh ra là con thứba trở lên; Tỷ suất sinh thô, tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên, mứcgiảm tỷ suất sinh) so với cùng kỳ kế hoạch.

* Số phụ nữ 15-49 tuổi có chồng hiện đang sử dụng BPTT. Tỷ lệ sửdụng các BPTT. Số người mới sử dụng BPTT trong năm (chiatheo từng BPTT).

* Nạo, phá thai an toàn; Tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh sản.

+ Về cơ cấu dân số:* Trong tổng dân số: Số NCT 60+, số NCT 65+.

* Trong tổng số trẻ sinh ra trong năm: Số trẻ em nam sinh ra, số trẻem nữ sinh ra

+ Về chất lượng dân số:* Tổng số người kết hôn trong kỳ; Tổng số người ly hôn trong kỳ .

* Trong tổng số trẻ sinh trong kỳ: Số trẻ sinh ra được sàng lọc sơsinh; Số trẻ sinh ra bị khuyết tật, dị tật .

* Trong tổng số bà mẹ mang thai tính đến cuối kỳ: Số bà mẹ mangthai được SLTS lần 1 trong kỳ; Số bà mẹ mang thai được SLTSlần 2 trong kỳ.

* Số người được tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân.* Tổng số người bị tàn tật tính đến cuối kỳ; Trong đó: Số người bị

tàn tật về nhìn, số người bị tàn tật về nghe/nói , số người bị tàn tậtvề vận động, số người bị tàn tật về ghi nhớ/ tinh thần.

* Trẻ sinh ra thiếu cân; Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5tuổi.

- Thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ+ Công tác quản lý, điều hành của Ban chỉ đạo DS-KHHGĐ xã: Tổ chức

bộ máy; tập huấn, bồi dưỡng cán bộ của Ban DS-KHHGĐ xã; phối hợp với cácngành, đoàn thể ở địa phương; nguồn kinh phí được cấp và sử dụng kinh phí,thực hiện chế độ thông tin báo cáo....

+ Công tác tuyên truyền, vận động, tư vấn (truyền thanh xã, hoạt độngcác câu lạc bộ KHHGĐ, tư vấn tại hộ gia đình. ..);

+ Công tác cung cấp dịch vụ KHHGĐ (chăm sóc sức khỏe sinh sản;cung cấp các biện pháp, phương tiện tránh thai lâm sàng và phi lâm sàng ...);

Page 76: 7.quan ly chuong trinh

76

+ Thực hiện chính sách cho cộng tác viên, cán bộ DS-KHHGĐ xã vàchính sách với đối tượng thực hiện tốt chính sách về DS -KHHGĐ....

b) Hạn chế, tồn tạiNhững hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu và giải

pháp đã nêu trên (tóm tắt những điểm chính).

c) Nguyên nhân

- Nguyên nhân chủ quan.- Nguyên nhân khách quan.

2.2.1.2. Kỹ năng thực hành

a. Hàng năm, vào tháng 6 cán bộ DS-KHHGĐ xã phải đánh giá tìnhhình thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch 6 tháng đầu năm, ước thực hiệncả năm và so sánh với cung kỳ kế hoạch năm trước để làm cơ sở xác định cácvấn đề ưu tiên cần phải đưa vào kế hoạch để giải quyết ngay nhằm thực hiệnmục tiêu Nghị quyết Đảng bộ, Hội đồng Nhân dân xã đề ra.

Muốn nắm được thực trạng tình hình công tác dân số xã, cần phải trả lờiđược một số câu hỏi sau:

- Thực trạng dân số xã hiện tại thế nào? Có thuộc xã đông dân không?Số trẻ sinh ra trong năm là bao nhiêu?

- Có nhiều người nơi khác chuyển tới làm ăn không? Hay là người dân ởxã thường đi nơi khác kiếm sống?

- Xã bạn có phải là một xã nghèo không? Người dân sống bằng nghề gìlà chính?

- Ở xã bạn, phụ nữ có thường lấy chồng sớm không? Tuổi trung bình củaphụ nữ khi lấy chồng?

- Các bà mẹ có đông con không? Có bao nhiêu bà mẹ có từ 3 con trở lên?

- Người dân có chấp nhận sử dụng các biện pháp tránh thai để tránh sinhkhông? Phương pháp tránh thai nào được người dân ưa chuộng, chấp nhận sửdụng nhiều?

- Đảng, Chính quyền và các tổ chức xã hội, chính trị -xã hội các cấp vànhân dân trong xã có ủng hộ, tham gia các hoạt động về công tác DS-KHHGĐ?

Ngoài các số liệu chung về tình hình dân số ở xã như nêu trên, cán bộDS-KHHGĐ xã phải có các số liệu về hoạt động truyền thông vận động, cungcấp dịch vụ KHHGĐ, quản lý mạng lưới cộng tác viên DS -KHHGĐ. Để cóđược các thông tin về các vấn đề này, cần phải trả lời được một số câu hỏi sau:

Page 77: 7.quan ly chuong trinh

77

- Công tác vận động cộng đồng đã được thực hiện như thế nào? Đã

dùng những hình thức và phương tiện gì? Số lượng các hoạt động, mức độ ủnghộ của cộng đồng?

+ Gián tiếp: Truyền thanh xã, chiếu phim, Video, xây dựng các cụmPanô, áp phích, hội họp với các tổ chức quần chúng, chính quyền, chiến dịchtruyền thông vận động lồng ghép với cung cấp dịch vụ KHHGĐ/CSSKSS, cácđợt tuyên truyền lưu động...

+ Trực tiếp: Nói chuyện chuyên đề, thăm hỏi vận động tại hộ gia đình,gặp gỡ trực tiếp đối tượng...

- Hoạt động của mạng lưới cộng tác viên DS-KHHGĐ:+ Tổng số cộng tác viên hiện có? Số cộng tác viên mới trong năm vừa

qua là bao nhiêu người? Mỗi cộng tác viên phụ trách trung bình bao nhiêu hộgia đình? Với số lượng như vậy có đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giaokhông?

+ Trong kỳ kế hoạch đã thăm hỏi được bao nhiêu lượt hộ gia đình? Đãvận động được bao nhiêu người mới chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai?

+ Phân phối được bao nhiêu bao cao su và thuốc viên uống tránh thai?Việc cung cấp các phương tiện tránh thai đã gặp những khó khăn gì?

- Các hoạt động cung cấp dịch vụ KHHGĐ đã thực hiện được những gì?(Đặt dụng cụ tử cung – vòng; thuốc tiêm tránh thai; thuốc cấy tránh thai; triệtsản – nam/nữ ....).

b. Từ những câu hỏi gợi ý nêu trên, cán bộ DS -KHHGĐ xã có nhiệm vụtổng hợp, đưa ra các số liệu cụ thể hoặc dự đoán mức độ đạt được của từng vấnđề và có nhận xét về tình hình thực hiện công tác DS -KHHGĐ của xã trong kỳkế hoạch. Để có được thông tin, cán bộ DS-KHHGĐ xã có thể dùng cácphương pháp chính như sau:

- Nghiên cứu sổ sách, báo cáo+ Báo cáo thống kê thường xuyên theo quyết định 437/QĐ-TCDS

ngày 16/11/2011 của Tổng cục Dân số-KHHGĐ;

+ Sổ theo dõi hộ gia đình của cộng tác viên DS -KHHGĐ;+ Sổ theo dõi, quản lý, cấp phát phương tiện tránh thai;+ Các ghi chép tại Trạm y tế xã;

+ Các số liệu có tại Ủy ban Nhân dân xã.

- Từ các nguồn số liệu nêu trên, cán bộ DS-KHHGĐ xã có thể thu thậpđược các thông tin về:

Số hộ gia đình;

Page 78: 7.quan ly chuong trinh

78

Tổng dân số. Dân số nam – nữ; Dân số theo nhóm tuổi, đặc biệt là:

+ Số phụ nữ 15-49 tuổi;+ Số phụ nữ 15-49 tuổi có chồng;+ Số phụ nữ 15-49 tuổi có chồng theo số con hiện có:

Chưa có con;Có 1 con;

Có 2 con;

Có 3 con trở lên.

Số sinh, chết, đi, đến trong năm; Số sinh từ con thứ 3 trở lên trong năm; Số nạo, phá thai an toàn trong năm; Số phụ nữ đang mang thai (chia theo của tháng kỳ thai); Số người đăng ký không sinh con trong 3 -5 năm tới; Số người đăng ký không sinh con thứ 3 trở lên;

Số cặp vợ chồng đang sử dụng các biện pháp tránh thai (BPTT) hiệnđại (theo từng biện pháp sử dụng, trong đó số mới trong kỳ là....);

Số lượt phát thanh trên truyền thanh xã; tiếp sóng phát thanh... Số lượt buổi chiếu phim, Video; Số lượt tuyên truyền, vận động trực tiếp; nói chuyện chuyên đề. Số lượt thăm, vận động tại hộ gia đình;

Số cụm Pa nô, áp phích được xây dựng, triển khai; Số phụ nữ được chăm sóc SKSS trong đợt chiến dịch lồng ghép; Số phương tiện tránh thai được cung cấp (theo từng biện pháp); Các trang thiết bị về KHHGĐ, phương tiện truyền thông được cấp; Các tài liệu về quản lý, tuyên truyền được cấp (loại tài liệu, số lượng); Số cán bộ được tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, tuyên

truyền vận động (Số người/loại nghiệp vụ được bồi dưỡng/cấp tổchức).

2.2.2. Xem xét định hướ ng công việc của năm tớiĐể định hướng công việc của năm tới, mục tiên ưu tiên là giải quyết

những vấn đề cấp bách của công tác dân số mà xã cần quan tâm.Việc xác định các vấn đề ưu tiên phải dựa trên những vấn đề tồn tại cần

giải quyết, song cần phải sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, vì trong một thời điểmkhông thể giải quyết được tất cả các vấn đề đang được đặt ra.

Page 79: 7.quan ly chuong trinh

79

2.2.2.1. Những tồn tại, thách thức thường gặp ở tuyến xã, có thể là:

a. Ở cộng đồng: Sinh đẻ nhiều; Nhiều phụ nữ sinh con thứ ba trở lên;

Muốn sinh con trai để có lao động/người chăm sóc tuổi già?

Phụ nữ lấy chồng sinh con sớm; Sinh dầy (khoảng cách giữa các lần sinh là gần nhau). Nhiều cặp vợ chồng không chấp nhận sử dụng các biện pháp

tránh thai để thực hiện KHHGĐ và giãn khoảng cách sinh(trong đó, cặp sinh con một bề).

Không được tư vấn về sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Nạo phá thai nhiều (trong đó, là VTN/TN). Tảo hôn; hôn nhân cận huyết. Không có cơ sở chăm sóc người cao tuổi. Trẻ em sinh ra thiếu cân (dưới 2500 gram); Trẻ suy dinh dưỡng; Không khám thai khi mang thai;

Nhiều phụ nữ bị viêm nhiễm đường sinh sản .b. Trong quản lý, điều hành của bộ máy chuyên trách DS -KHHGĐ:

Đội ngũ cán bộ (Cộng tác viên và cán bộ DS-KHHGĐ xã) yếuvà thiếu;

Hoạt động bị động;Phương tiện làm việc thiếu;Không có đủ kinh phí để hoạt động.Trình độ kỹ thuật của đội ngũ cán bộ làm dịch vụ

KHHGĐ/SKSS tại trạm y tế xã yếu;2.2.2.2. Kỹ năng thực hành

Trên cơ sở các thông tin thu được nêu trên, Ban chỉ đạo DS -KHHGĐ xãphải cùng nhau xem xét, thống nhất trên cơ sở xây d ựng thang điểm cho từngvấn đề để xác định lựa chọn vấn đề cần ưu tiêu cần phải đưa vào kế hoạch đểgiải quyết ngay nhằm thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đảng bộ, Hội đồng Nhândân xã đề ra theo tiêu chuẩn ( bạn có thể thêm vào hoặc bớt đi các tiêu chuẩntheo bạn là hợp lý) và cách chấm điểm như sau:

Page 80: 7.quan ly chuong trinh

80

Bảng 2.3. BẢNG CHẤM ĐIỂM MỨC ĐỘ ƯU TIÊN

Nội dung tiêu chuẩn Điểm ưu tiên từng vấn đềVĐ 1 VĐ 2 VĐ 3 VĐ..

1. Vấn đề nào là cấp bách cần giải quyết

2. Kết quả giải quyết vấn đề sẽ mang lại lợi íchtrước mắt cho Chương trình DS-KHHGĐ

3. Nguồn lực để giải quyết vấn đề được Trungương phân bổ hoặc địa phương hỗ trợ

4. Sự đồng tình cần giải quyết của Lãnh đạoxã, các ban ngành đoàn thể, nhân dân xã

Tổng số điểm

Việc cho điểm từng vấn đề theo 4 tiêu chuẩn gợi ý nêu trên ở mức độ 0,1, 2, 3 (Không rõ ràng là 0 điểm; Bình thường là 1 điểm; Rõ ràng là 2 điểm vàRất rõ ràng là 3 điểm). Sau đó cộng điểm cho từng từng vấn đề, rồi chọn vấnđề ưu tiên có điểm từ cao đến thấp. Những vấn đề có điểm cao nhất được chọnlà vấn đề ưu tiên cần giải quyết ngay. Trong trường hợp tất cả các vấn đề đạtđiểm thấp, phải xem xét lại cách phát hiện vấn đề.

2.3. Xác định mục tiêu (giai đoạn 2)

Mục tiêu là kết quả, hiệu quả hoặc tác động của toàn bộ quá trình thựchiện, là chuẩn đích mà mọi hoạt động của một đơn vị cần phải thực hiện để đạtđược.

Mục tiêu của Chương trình DS -KHHGĐ ở xã luôn xuất phát từ vấn đềDS-KHHGĐ ở cộng đồng. Khi xác định mục tiêu, cần nêu rõ về số liệu cụ thể,thời gian phải đạt được mục tiêu đó (để đo đếm được, đánh giá được ). Mỗimục tiêu cần xác định cách giải quyết và những việc cần làm 5. Mục tiêu phảicó đủ 3 thành phần:

- Nội dung mục tiêu: Điều gì?

- Mức phấn đấu cần đạt: Bao nhiêu?

- Thời gian cần thực hiện mục tiêu: Khi nào?

Ví dụ: Năm 2010, ở xã A tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là cao ( giả sử là20% trong tổng số trẻ sinh ra trong năm) và các cặp vợ chồng trong độ tuổisinh đẻ chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai là thấp (giả sử là 58%).

5 Những việc bạn cần phải làm nằm trong phạm vi quyền hạn và nguồn lực cho phép.

Page 81: 7.quan ly chuong trinh

81

Như vậy, ở xã A các mục tiêu dự kiến thực hiện t rong năm 2011 sẽ là:

+ Giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên trong toàn xã xuống còn 17% vàocuối năm 2011;

+ Tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chấp nhận sử dụngbiện pháp tránh thai lên 60% vào cuối năm 2011.

a) Mục tiêu, chỉ tiêu về công tác DS-KHHGĐ ở tuyến xã thường là:

- Số trẻ sinh ra (bằng cách xác định số phụ nữ có khả năng sinh trongnăm để đưa ra các phương án lựa chọn mục tiêu, bao gồm: Khả năng sinh conthứ 3 trở lên, khả năng sinh dày dưới 3 năm, khả năng sinh sớm).

- Số người mới sử dụng biện pháp tránh thai (bằng cách xác định số cặpvợ chồng hiện đang sử dụng biện pháp tránh thai, số bỏ cuộc, số cần áp dụngbiện pháp tránh thai mới tương ứng với các phương án lựa chọn mục tiêu về sốsinh nêu trên).

- Giảm chênh lệch giới tính khi sinh.

- Số trẻ em suy dinh dưỡng.

- Số trẻ em bị khuyết tật, dị tật.- Nạo phá thai an toàn.

- Tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh sản .

- Số bà mẹ mang thai trong kỳ được sàng lọc trước sinh.- Số trẻ sơ sinh được sàng lọc sơ sinh.- Số lượt ngươi được tư vấn , khám sức khỏe tiền hôn nhân.

Các mục tiêu nêu trên cần xác định khả năng có thể xảy ra, mức độ canthiệp để lựa chọn mục tiêu và thời gian để thực hiện mục tiêu.

b. Kỹ năng thực hành (Phương pháp xác định chỉ tiêu)

Dự đoán gần các trường hợp sinh- Cán bộ chuyên trách và cộng tác viên DS-KHHGĐ xã cùng nhau xem

xét và thảo luận cụ thể từng hộ gia đình về số con của mỗi phụ nữ 15 -49 tuổicó chồng theo từng địa bàn dân cư do mỗi cộng tác viên phụ trách.

- Phân tích cụ thể từng hộ gia đình theo các tiêu thức đã ghi trong sổ hộgia đình và quan sát thực tế của cán bộ chuyên trách và cộng tác viên DS -KHHGĐ từ đó dự đoán gần các trừơng hợp sinh của mỗi thành viên trong hộgia đình.

Ví dụ: Trong hộ gia đình số 10 của thôn Chẩn Kỳ, xã Trung Tú, tỉnh...(sau khi ghép 2 trang của 2 gia đình hạt nhân đã ghi trong sổ hộ gia đình ) ghinhư sau:

Page 82: 7.quan ly chuong trinh

82

Bảng 2.4. BẢNG TRÍCH SỔ HỘ GIA ĐÌNH

Số 10 thôn Chẩn Kỳ

S

TT

Họ và tên

(Chủ hộ ghi đầu)Quanhệ vớichủ hộ

Giớitính

Ngàytháng

năm sinh

Trìnhđộ học

vấn

Tình trạnghôn nhân

Ghi chú (ghibiến động

dân số)

1 Nguyễn Thị Vui Chủ hộ nữ 18/8/65 7/10 có chồng

2 Đinh Thị Cảnh mẹchồng

nữ 3/5/40 chữ chồng chết

3 Đoàn Văn Mừng chồng nam 14/7/62 7/10 có vợ

4 Đoàn Thị Hạnh con nữ 21/3/85 9/12 có chồng

5 Đoàn Thị Phúc con nữ 11/10/90 10/12 chưa chồng

6 Lâm Thế Thiệt Con rể nam 7/9/75 9/12 có vợ

Phân tích hộ gia đình

Trong hộ gia đình có 6 nhân khẩu, trong đó có 3 phụ nữ trong độ tuổisinh đẻ:

+ Chủ hộ Nguyễn Thị Vui: 46 tuổi, có 2 con gái, đã đặt vòng tránh thai

(DCTC) từ năm 1990. Con gái út đã 21 tuổi nên không có khả năng sinh thêm

con trong năm.

+ Con gái thứ 1 Đoàn Thị Hạnh: 26 tuổi, mới kết hôn năm trước, chưasử dụng BPTT, nên có khả năng sinh con trong năm (dự tính là 1 trường hợpsinh).

+ Con gái thứ 2 Đoàn Thị Phúc: 21 tuổi, hiện chưa có chồng nhưng đãcó người yêu, có thể vận động được chưa kết hôn trong năm .

Trên cơ sở phân tích từng hộ gia đình và dự đoán cụ thể các trường hợpsinh, trường hợp sinh con thứ 3 trở lên, trường hợp dưới 22 tuổi đã sinh.

Tập hợp kết quả phân tích hộ gia đình

Phân tích từng hộ gia đình trong từng địa bàn dân cư do mỗi cộng tácviên phụ trách và lập các chỉ tiêu dân số theo từng thôn, xóm, ấp...

Tập hợp các chỉ tiêu dân số của từng thôn, xóm, ấp trong xã và lập cácchỉ tiêu dân số của xã để p hân tích số sinh trong năm, cần tổng hợp biểu số trẻsinh trong năm kế hoạch chia theo số lần sinh và nhóm tuổi người mẹ:

Page 83: 7.quan ly chuong trinh

83

Bảng 2.5. BẢNG TỔNG HỢP TRẺ SINH RA TRONG NĂMTHEO SỐ LẦN SINH VÀ NHÓM TUỔI NGƯỜI MẸ

Nhómtuổi người

mẹ

Số phụnữ 15-49

tuổi

Số nữ

15-49 tuổi cóchồng

Số trẻ sinhtrong năm Chia ra

Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4+

Tổng số

15-19

20-24

25-29

30-34

35-39

40-44

45-49

Biểu phân tích số trẻ sinh chia theo số lần sinh và nhóm tuổi người mẹlà biểu tổng hợp, được xác định bằng cách đếm các trường hợp sinh theophương pháp dự đoán gần. Biểu này có tác dụng để xác định mục tiêu phấnđấu cụ thể qua từng năm thông qua việc giảm các trường hợp sinh từ lần thứ 3trở lên của từng nhóm tuổi cụ thể của người mẹ.

Dự đoán số người mới sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT)

- Chỉ tiêu số cặp vợ chồng đang sử dụng biện pháp tránh thai đến đầu kỳđược xác định bằng cách đếm số người thực tế đang sử dụng trong sổ hộ giađình và thông qua các lần gặp trực tiếp đối tượng hoặc thông qua những ngườikhác, cộng tác viên và cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ biết được từng đốitượng đang sử dụng BPTT.

- Người mới sử dụng BPTT trong kỳ cần được hiểu là: Những ngườilần đầu tiên sử dụng BPTT; Những người trước đây đã sử dụng BPTT nhưngbỏ cuộc và trong kỳ l ại chấp nhận sử dụng BPTT. Chỉ tiêu số lượt người mớisử dụng biện pháp tránh thai trong kỳ của kế hoạch năm được xác định bằngphương pháp dự đoán gần. Cách tiến hành như sau:

+ Cộng tác viên và cán bộ chuyên trách DS -KHHGĐ của xã cùng

nhau xem xét cụ thể về từng cặp vợ chồng, phân tích số con,nguyên nhân chưa sử dụng BPTT của mỗi phụ nữ trong độ tuổi15-49 có chồng theo từng địa bàn dân cư do mỗi cộng tác viên

phụ trách.+ Phân tích cụ thể từng cặp vợ chồng về tình hình sử dụng BPTT đã

ghi trong sổ hộ gia đình, từ đó dự đoán gần các trừơng hợp cókhả năng sử dụng các BPTT trong năm kế hoạch.

Page 84: 7.quan ly chuong trinh

84

- Chỉ tiêu số lượt người nạo phá thai an toàn trong kỳ cũng thực hiệnbằng phương pháp dự đoán gần nêu trên.

Ví dụ: về dự đoán gần số lượt người mới sử dụng BPTT tro ng kỳ.Trong hộ gia đình số 10 của thôn Chẩn Kỳ, xã Trung Tú ( sau khi ghép

2 trang của 2 gia đình hạt nhân đã ghi trong sổ hộ gia đình ) ghi như sau:

Bảng 2. 6. CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI

Mã số BPTT Vòng tránh thai 1 Triệt sản nữ 3 Viên uống tránh thai 5 Cấy tránh thai 7

Không dùng 0 Triệt sản nam 2 Bao cao su 4 Tiêm tránh thai 6 Biện pháp khác 8

Họ và tên

BPTT đã dùngđến 03/2011

BPTT tiếp tục hoặc mới sử dụng

Biệnpháp

Thángnăm bắtđầu sửdụng

2011 2012 2013

Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4

Chồng

Vợ

Đoàn Văn Mừng

Nguyễn Thị Vui 1 10/90

Chồng

VợLâm Thế Thiệt

Đoàn Thị Hạnh 0 -

Phân tích hộ gia đình

Trong hộ gia đình có 2 cặp vợ chồng, con gái thứ 2 Đoàn Thị Phúc 21tuổi tuy trong độ tuổi sinh đẻ nhưng chưa có chồng.

+ Cặp thứ nhất, chủ hộ Nguyễn Thị Vui 46 tuổi, đã đặt vòng tránh thai

từ năm 1990, vẫn tính là người hiện đang sử dụng các biện pháp tránh thai .

+ Cặp thứ 2, con gái thứ 1 Đoàn thị Hạnh 26 tuổi, mới kết hôn nămtrước, nhưng chưa sử dụng các biện pháp tránh thai, nên trong năm kế hoạchdự đoán gần là chưa sử dụng BPTT vì lý do muốn có con.

Trên cơ sở phân tích từng cặp vợ chồng và dự đoán cụ thể các trườnghợp có thể sử dụng BPTT trong năm kế hoạch. Việc dự đoán sử dụng cácBPTT cụ thể (triệt sản, đặt vòng tránh thai, viên uống tránh thai, bao cao su...)phải căn cứ vào số con, tình hình sức khỏe và tâm lý của mỗi cặp vợ chồng màcộng tác viên biết được qua trao đổi thông tin và tư vấn về KHHGĐ.

Page 85: 7.quan ly chuong trinh

85

Tập hợp kết quả và phân tích từng cặp vợ chồng

Phân tích từng cặp vợ chồng trong từng địa bàn dân cư do mỗi Cộngtác viên phụ trách và lập các chỉ tiêu KHHGĐ theo từng thôn, xóm, ấp, bảnlàng...

Tập hợp các chỉ tiêu KHHGĐ của từng thôn, xóm, ấp, bản làng...và lậpcác chỉ tiêu KHHGĐ của xã. Để phân tích số cặp vợ chồng đang sử dụngBPTT, cần tổng hợp biểu số người đang và chưa sử dụng BPTT theo số concòn sống.

Tổngsố

Chia theo số con còn sống

0 1 2 3+

I. Số phụ nữ 15-49 tuổi có chồng (người)II. Số cặp vợ chồng trong tuổi sinh đẻ hiệnđang sử dụng BPTT (cặp)

1. Đặt dụng cụ tử cung

2. Triệt sản nam

3. Triệt sản nữ

4. Thuốc cấy tránh thai

5. Thuốc tiêm tránh thai

6. Thuốc uống tránh thai

7. Bao cao su

8. Biện pháp khác.III. Số cặp vợ chồng trong tuổi sinh đẻ hiệnchưa sử dụng BPTT (cặp)

- Trong đó: Cặp có 2 con một bề.

Biểu phân tích số người đang và chưa sử dụng BPTT theo số con cònsống là biểu tổng hợp, được xác định bằng cánh đếm số người đang và chưa sửdụng BPTT. Biểu này có tác dụng để xác định các biện pháp cụ thể tác độngđến các cặp vợ chồng sử dụng BPTT phù hợp với sức khoẻ và số con mongmuốn.

2.4. Thiết lập các hoạt động để thực hiện mục tiêu (giai đoạn 3)

a) Mục đích: Giúp cho nhà quản lý cũng như nhân viên sắp xếp đượcnhững công việc của mình hoặc do người khác tiến hành; dễ dàng kiểm tra,theo dõi, đôn đốc thực hiện.

b) Yêu cầu

Page 86: 7.quan ly chuong trinh

86

- Liệt kê các hoạt động để thực hiện mục tiêu; phân tích tác động củamỗi hoạt động và lựa chọn các hoạt động có tác động mạnh để thực hiện mụctiêu. Mỗi hoạt động phải mô tả được cách làm như thế nào, trình tự tiến hành

qua các bước.

- Lập kế hoạch hoạt động để thực hiện mục tiêu phải thể hiện đầy đủ, cụthể các yếu tố sau đây:

+ Tên hoạt động;

+ Thời gian bắt đầu, thời gian hoàn thành;

+ Phạm vi và địa điểm thực hiện hoạt động;

+ Ai chủ trì, ai phối hợp thực hiện;

+ Dự kiến kết quả đạt được;

+ Dự toán kinh phí chi tiết để thực hiện hoạt động.

Thiết lập các hoạt động để thực hiện mục tiêu là giai đoạn quan trọngnhất của lập kế hoạch. Nếu mục tiêu, nhiệm vụ đã được đặt ra nhưng khôngxây dựng được hoạt động, không diễn tả được cách tiến hành hoạt động thì

mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra là vô nghĩa. Mặt khác, nếu xây dựng được hoạt độngmà không phân tích được tác động của mỗi hoạt động, không lựa chọn đượcthứ tự ưu tiên và mức độ ưu tiên của mỗi hoạt động thì kế hoạch lập ra sẽ làkhông hiệu quả.

c) Kỹ năng thực hiện

Ban chỉ đạo DS-KHHGĐ xã (bao gồm cả Cộng tác viên DS-KHHGĐ)cùng nhau thảo luận:

- Phân tích đối tượng từ đó đưa ra các hoạt động và công việc cần tiếnhành, lựa chọn những hoạt động cần thiết, có ý nghĩa thiết thực và xây dựngmột kế hoạch hoạt động hợp lý, phù hợp với đặc điểm riêng của xã.

- Cách tiến hành từng hoạt động, phân công cụ thể cho từng cá nhânchịu trách nhiệm và thống nhất về thời gian.

Sau khi xác định các hoạt động ưu tiên cần để thực hiện mục tiêu, Banchỉ đạo DS-KHHGĐ xã tiến hành tổng hợp các hoạt động và kinh phí thành hệthống.

Ví dụ: Phân tích đối tượng xây dựng hoạt động

Page 87: 7.quan ly chuong trinh

87

Phân tích từng đối tượng cụ thể để xác định các chỉ tiêu DS -KHHGĐ,đồng thời thông qua việc phân tích đối tượng để xây dựng kế hoạch hoạt dộngcủa xã được phù hợp. Mục tiêu liên quan mật thiết và trực tiếp nhất đến giảmsinh là tăng nhanh số người sử dụng các biện pháp tránh thai, đặc biệt là cácbiện pháp tránh thai lâu dài, có hiệu quả.

* Đối với phụ nữ 15-19 tuổi:

+ Chưa kết hôn: vận động kết hôn muộn+ Đã kết hôn:

- Đang sử dụng BPTT: vận động tiếp tục sử dụng- Chưa sử dụng: vận động sinh muộn và sử dụng BPTT tạm thời.

* Đối với phụ nữ 20-49 tuổi:

+ Chưa có chồng:- Chưa có khả năng lấy chồng trong năm: sức khoẻ.- Có khả năng lấy chồng: tuyên truyền về các BPTT.

+ Đã có chồng:- Chưa có con: Tuyên truyền về các BPTT.

Hiều biết về sức khoẻ sinh sản.- Có 01 con: Con dưới 3 năm: vận động sử dụng BPTT tạm thời. Con trên 3 năm: Khả năng sinh con và chưa sinh trong năm.

- Có 02 con: Đã sử dụng BPTT lâu dài : Vận động duy trì. Đã sử dụng BPTT tạm thời: vận động chuyển sang biện

pháp lâu dài.

Chưa sử dụng BPTT, phân tích nguyên nhân:

• Đang mang thai• Muốn có con: Lợi ích của KHHGĐ• Chồng phản đối : Vận động chồng• Ảnh hưởng phụ: Tư vấn về BPTT và cách giải quyết• Mãn kinh• Khó tìm kiếm: Giới thiệu nơi cung cấp• Khó tiếp cận: Giúp đỡ cho thuận lợi• Phiền phức: Tư vấn về BPTT

- Có 03 con:

Đã sử dụng BPTT lâu dài: Vận độn g duy trì

Page 88: 7.quan ly chuong trinh

88

Đã sử dụng BPTT tạm thời: vận động chuyển sang BPTT lâudài

Chưa sử dụng BPTT phân tích nguyên nhân:

• Đang mang thai• Muốn có con Lợi ích của KHHGĐ, chất lượng cuộc

sống• Chồng phản đối: Vận động chồng• Ảnh hưởng phụ: Tư vấn về BPTT và cách giải quyết• Mãn kinh• Khó tìm kiếm: Giới thiệu nơi cung cấp• Khó tiếp cận: Giúp đỡ cho thuận lợi• Phiền phức: Tư vấn về BPTT

2.5. Nhận kế hoạch hướng dẫn từ cấp trên (giai đoạn 4)Hàng năm, thông thường vào tháng 7-8, Ban chỉ đạo DS-KHHGĐ xã sẽ

nhận được hướng dẫn chỉ tiêu kế hoạch hoạt động của Trung tâm DS -KHHGĐhuyện. Đây là các chỉ tiêu hướng dẫn về việc thiết lập các mục tiêu lớn theochủ trương của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh (Sở Y tế). Hướng dẫn sẽ đưa ra mộtsố chỉ tiêu về dân số hoặc việc cụ thể mà xã cần phải thực hiện.

Ví dụ: Năm 2011, Ban chỉ đạo DS-KHHGĐ xã có thể nhận được hướngdẫn từ Trung tâm DS-KHHGĐ huyện như sau:

- Giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên xuống còn 20%;

- Triển khai vận động phấn đấu số cặp vợ chồng mới chấp nhận sử dụngcác biện pháp tránh thai trong năm: Triệt sản là 15 người, đặt dụng cụ tử cunglà 300 người, thuốc tiêm tránh thai là 50 người, thuốc viên uống tránh thai là250 người và bao cao su tránh thai là 300 người.

Như vậy, Ban chỉ đạo DS-KHHGĐ xã có thể sẽ phải nhận nhiệm vụ docấp trên giao với mục tiêu cao hơn mục tiêu mà xã đặt ra. Vì vậy, Ban chỉ đạoDS-KHHGĐ xã phải xem xét các dự kiến về chỉ tiêu và hoạt động của mình cóđáp ứng mục tiêu của cấp trên hướng dẫn hay không? nếu chưa đạt phải xemxét nên điều chỉnh ở khâu nào cho phù hợp và báo cáo cấp trên có thẩm quyềnxem xét, quyết định.

2.6. Chỉnh kế hoạch dự kiến, đề nghị duyệt kế hoạch hoạt động (giaiđoạn 5)

Ban chỉ đạo DS-KHHGĐ xã thảo luận, xem xét chỉ tiêu hướng dẫn kếhoạch của cấp trên, nếu thấy phù hợp với dự thảo kế hoạch đã xây dựng và có

Page 89: 7.quan ly chuong trinh

89

thể thực hiện được mục tiêu này theo hướng dẫn thì tốt. Trong trường hợp gặpnhiều khó khăn thì phải ghi rõ và đưa ra mục tiêu mà mình có khả năng hoànthành.

Mục tiêu, kế hoạch hoạt động sau khi được điều chỉnh sẽ phải gửi choTrung tâm DS-KHHGĐ huyện phê duyệt làm căn cứ triển khai thực hiện.

2.7. Nhận kế hoạch và giao kế hoạch hoạt động (giai đoạn 6)Sau khi nhận lại kế hoạch công tác năm đã được duyệt từ cấp trên, Ban

chỉ đạo DS-KHHGĐ xã phải giao các kế hoạch hoạt động cụ thể cho các bộphận, tổ chức liên quan, người phụ trách và người chịu trách nhiệm thực hiệnnhiệm vụ, hoạt động đó và lên lịch kế hoạch thực hiện.

Để có thể giao nhiệm vụ và kế hoạch hoạt động cho các cá nhân, tổchức, Ban chỉ đạo DS-KHHGĐ xã cần phải:

- Xác định các điều kiện hỗ trợ các hoạt động thực hiện theo đúng thờigian, địa điểm đã được lựa chọn như: Trang thiết bị phụ vụ; kinh phí (nguồnkinh phí) đảm bảo;

- Đánh giá năng lực của cá nhân, đơn vị thực hiện ( chức năng, nhiệm vụ,trình độ năng lực cán bộ, cơ sở vật chất...)....

- Phân công cá nhân phụ trách, chịu trách nhiệm hoạt động được triển khai2.8. Viết kế hoạch hoạt động (giai đoạn 7)Sau khi kế hoạch đã được xác dịnh, việc giao kế hoạch hoạt động cho

các bộ phận, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phải được công khai để mọingười cùng tham gia ý kiến và dựa vào đó có chương trình hành động củamình.

Bảng kế hoạch hoạt động thường có các nội dung sau:- Tên vấn đề: Vấn đề ưu tiên mà bạn đã lựa chọn. Viết ngắn gọn, rõ

ràng.

- Mục tiêu: Nêu mục tiêu, dự kiến kết quả đạt được.- Cách giải quyết, công việc cụ thể: Viết rõ, ngắn gọn.- Thời gian thực hiện và kết thúc.- Người thực hiện, người phối hợp.- Nguồn lực đảm bảo: Theo quy định tài chính hiện hành ( trong khuôn

khổ cho phép), các trợ giúp đột xuất.- Dự kiến kết quả từng hoạt động.

Page 90: 7.quan ly chuong trinh

90

Ví dụ: Năm 2010, xã A có số trẻ sinh ra là con thứ 3 trở lên là 60 cháu,chiếm tỷ lệ 20%. Hãy viết kế hoạch hành động để giải quyết vấn đề sinh conthứ 3 trở lên cao.

- Tên vấn đề: Số sinh con thứ 3 trở lên cao (60 trường hợp).- Mục tiêu: Giảm số sinh con thứ 3 trở lên trong năm 2011 (giảm 20

trường hợp).- Cách giải quyết:+ Quản lý tốt đối tượng có 2 con trở lên;

+ Vận động các bà mẹ trong độ tuổi 15-49 đã có 2 con trở lên đăngký chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT).

+ Cung cấp kịp thời các BPTT

Ban chỉ đạo DS-KHHGĐ xã A

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG

GIẢM SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN NĂM 2011

TT Nội dunghoạt động

Thờigian

Ngườithựchiện

Người phốihợp

Ngườigiámsát

Kinhphí

Kết quả dựkiến

1 Quản lý tốtđối tượng có> 2 con

Hàngtháng

CBCT CTV thônbản

TrạmtrưởngY tế

Chi

thường

xuyên

Danh sáchđối tượngcó > 2 con

2 Tuyền truyền,vận động đốitượng có > 2con chấp nhậnthực hiện cácBPTT

Thườngxuyên

CTVthôn,bản

Cán bộđoàn thể

thôn, bản...

CBCT Danh sáchđối tượngcó > 2 conchưa sửdụng BPTT

3 Đăng ký khôngsinh con thứ 3trở lên;

Tháng

1, 2, 3

CTVthôn,bản

CBCT, Cánbộ đoàn thểthôn, bản...

TrạmtrưởngY tế

Danh sáchđối tượngđăng ký (>20 chị)

4 Đăng ký sửdụng BPTT

Tháng

1, 2, 3

CTVthôn,bản

CBCT, Cánbộ đoàn thểthôn, bản...

TrạmtrưởngY tế

Danh sáchđối tượngđăng ký

5 Cung cấp kịpthời các PTTT

Thườngxuyên

CTVthôn,bản

CBCT, Cánbộ đoàn thểthôn, bản...

TrạmtrưởngY tế

Số PTTTđược cấp

Page 91: 7.quan ly chuong trinh

91

III. LẬP KẾ HOẠCH TUẦN, THÁNG, QUÝ Ở CƠ SỞỞ tuyến cơ sở (xã, phường) lập kế hoạch (hay thường gọi là chương

trình công tác) tuần, tháng, quý thường là lập kế hoạch hoạt động, nên sẽ là kếhoạch công tác của Ban chỉ đạo DS-KHHGĐ xã và kế hoạch công tác của cánbộ DS-KHHGĐ xã.

1. Sự cần thiết phải lập chương trình công tác tuần, tháng, quý

- Chương trình công tác tuần, tháng rất hữu ích cho cán bộ cơ sở và

những người giám sát (Các nhà quản lý đồng cấp và cấp trên ).

- Chương trình công tác tuần, tháng sẽ được mô tả chi tiết kế hoạch nămvà phải trả lời được các câu hỏi:

Các hoạt động được triển khai khi nào?

Ở đâu?

Ai thực hiện?

Ai phối hợp?

Bằng phương tiện gì?

Nguồn kinh phí là bao nhiêu? Từ đâu?

2. Lợi ích của việc lập chương trình công tác tuần, tháng, quý

- Các thành viên trong Ban DS-KHHGĐ xã được phân công công việccụ thể.

- Mỗi người đều biết công việc của người khác.

- Thấy rõ được sự cần thiết phải phối hợp công tác.

- Thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát, điều hành.

3. Một số yêu cầu khi xây dựng chương trình công tác tuần, tháng, quý

- Các hoạt động cụ thể phải được thể hiện trên lịch công tác tuần, tháng,quý: Xây dựng các hoạt động cụ thể hàng ngày/tuần cho việc tuyên truyền, vậnđộng, thăm hộ gia đình, ghi chép và kiểm tra số liệu trong sổ hộ gia đình.

- Các hoạt động cần được nêu rõ ràng, được sắp xếp hợp lý theo thờigian, nguồn nhân lực và tài chính đã được phê duyệt theo kế hoạch công tácnăm.

- Các hoạt động như họp giao ban, tập huấn, chiến dịch... cũng phảiđược thể hiện trên lịch công tác.

Page 92: 7.quan ly chuong trinh

92

- Cần chỉ rõ ai là người thực hiện, người phối hợp, địa điểm thực hiện,các phương tiện hỗ trợ và trong thời gian nào (có thể là hàng ngày, hàng tuần,hàng tháng dựa trên mức độ quản lý của kế hoạch ).

- Cần đảm bảo tính khả thi của các hoạt động. Có thể điều chỉnh chươngtrình công tác khi thấy cần thiết.

Ví dụ: Mẫu biểu chương trình công tác tuần/tháng/quý.3.1. Chương trình công tác Quý/tháng của Ban chỉ đạo DS-KHHGĐ xã

Ủy ban nhân dân xã .....

Ban chỉ đạo DS-KHHGĐ

CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC QUÝ/THÁNG .... NĂM.....

TT

Nộidunghoạtđộng

Thờigian

Địađiểm

Ngườithựchiện

Ngườiphốihợp

Kinhphí

Nguồnkinhphí

Kết quảdự kiến

3.2. Lịch công tác tháng/tuần của cán bộ DS-KHHGĐ xã

Ủy ban nhân dân xã .....Ban chỉ đạo DS-KHHGĐ

LỊCH CÔNG TÁC THÁNG/TUẦN

TT Thời gian Côngviệc

Địa điểm Ngườiphối hợp

Kết quả cầnđạt

Ghi chú

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Xây dựng kế hoạch triển khai

Page 93: 7.quan ly chuong trinh

93

Tổ chức thực hiện kế hoạch được bắt đầu từ khâu xây dựng kế hoạchcông tác DS-KHHGĐ hàng năm và chương trình công tác tuần, tháng, quý trêncơ sở các thông tin quản lý được thu thập từ cấp dưới qua giao ban, qua côngtác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện công tác DS -KHHGĐ, các hội nghịchuyên đề về công tác quản lý. Trong đó, xây dựng kế hoạch năm về DS-KHHGĐ là nhiệm vụ quan trọng nhất của cơ quan DS-KHHGĐ các cấp. Căncứ các quy định cụ thể và hướng dẫn của cấp trên để xác định thời gian thựchiện các nhiệm vụ của công tác kế hoạch.

- Thời gian xây dựng kế hoạch năm thường là vào khoảng thán g 7-8 củanăm kế hoạch.

- Thời gian thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch được xác định cụ thể trongchương trình công tác tuần, tháng, quý.

2. Điều hành thực hiện kế hoạch

Là giai đoạn phân tích và xử lý thông tin phản hồi của đối tượng quản lýở các cấp thực hiện, xử lý mối quan hệ giữa các đối tượng quản lý trong việcthực hiện tiến độ, sử dụng các yếu tố đầu vào, bảo đảm kết quả đầu ra và xử lýmối quan hệ giữa đối tượng quản lý ở các cấp thực hiện với các cấp quản lý.

Chỉ đạo, điều hành kế hoạch là nhiệm v ụ thường xuyên trong quá trình

hoạt động. Ra các quyết định giải quyết những mất cân đối, những thay đổi sovới kế hoạch ban đầu, những khó khăn trở ngại, những vấn đề mới phát sinhtrong quá trình thực hiện.

Để việc chỉ đạo, điều hành có hiệu quả Ban chỉ đạo DS-KHHGĐ xã cầnphải căn cứ vào các nội dung theo kế hoạch đề ra, bao gồm:

- Kế hoạch, chương trình công tác của Ban chỉ đạo DS -KHHGĐ xã; Kếhoạch, chương trình công tác của cán bộ DS -KHHGĐ xã.

- Yêu cầu đơn vị, cá nhân thực hiện các hoạt động phải xây dựng kếhoạch hoạt động cụ thể để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện trên thực tế.

Trách nhiệm của Ban chỉ đạo DS-KHHGĐ (Nhà quản lý chương trình)xã là phải xem xét hoạt động của đơn vị, mối quan hệ gữa các đối tượng quảnlý và đảm bảo cho đơn vị làm việc tốt. Cụ thể là:

- Phân tích các hoạt động cụ thể (hoặc các chức năng, nhiệm vụ) để phânnhóm hợp lý, bao gồm việc gộp các công việc cụ thể (hoạt động nhỏ) thànhhoạt động chính hoặc chia các hoạt động chính thành các công việc cụ thể.

- Phân công trách nhiệm và quyền hạn cho mỗi đối tượng quản lý phù

hợp với vị trí và năng lực của họ.

Page 94: 7.quan ly chuong trinh

94

- Xác định mối quan hệ trên - dưới, mối quan hệ giữa các đối tượng quảnlý, giữa đơn vị mình với bên ngoài để sử dụng cán bộ một cách linh hoạt, tạo ramối quan hệ tốt trong nội bộ đơn vị và giữa các đơn vị với nhau.

- Bảo đảm điều kiện làm việc cho cộng tác viên và cán bộ DS -KHHGĐxã; tạo điều kiện để họ tham gia ý kiến vào các quyết định quan trọng.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, thường gặp phải nhiều khó khăn nhưthiếu kinh phí, thiếu phương tiện, tài liệu, người thực hiện có những vướngmắc phát sinh đòi hỏi phải phải điều hành cụ thể. Để điều hành có hiệu quả,Lãnh đạo Ban chỉ đạo DS-KHHGĐ xã cần phải:

- Xây dựng chương trình công tác chi tiết trên cơ sở kế h oạch đã đượcphê duỵệt.

- Thông báo kế hoạch chi tiết cũng như quyền hạn và trách nhiệm củatừng tổ chức đoàn thể, từng cá nhân một cách công khai rộng rãi để họ chủđộng xử lý các phần việc cụ thể được giao.

- Giao trách nhiệm cho các cộng tác viên DS-KHHGĐ, các đoàn thểquần chúng để chủ động thực hiện và giải quyết các công việc đã được giao.

- Tập huấn cập nhật kiến thức cho cộng tác viên thông qua các buổi họpgiao ban thường kỳ và sử dụng nhiều hình thực khuyến khích để nâng cao chấtlượng hoạt động, yêu nghề nghiệp.

- Có thông tin chuẩn xác về tiến độ công việc và các thông tin phản hồitừ nhiều phía để có quyết định đúng đắn.

- Duy trì họp thường kỳ Ban chỉ đạo DS-KHHGĐ xã để kịp thời rút kinhnghiệm tổ chức thực hiện việc điều phối các hoạt động.

Tổ chức thực hiện kế hoạch về DS-KHHGĐ được thực hiện thông quachương trình mục tiêu trên cơ sở các hợp đồng đã được ký kết giữa cơ quanDS-KHHGĐ với cơ quan thực hiện. Bao gồm cơ chế thực hiện, trách nhiệmcủa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, tiến độ thực hiện; lựa chọn biện pháptriển khai và các chỉ tiêu kế hoạch của cấp quản lý.

3. Giám sát thực hiện

Điều hành kế hoạch được thể hiện thông qua việc đi kiểm tra, giám sátviệc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, hoạt động đã được ghi trong kế hoạch, trêncơ sở đó người quản lý có thể ra quyết định để thúc đẩy việc thực hiện kếhoạch hoặc rút kinh nghiệm, điều chỉnh những vấn đề đề tồn tại, vướng mắctrong quá trình thực hiện kế hoạch.

Page 95: 7.quan ly chuong trinh

95

- Giám sát, kiểm tra tình thình thực hiện kế hoạch ( công tác kiểm tra,giám sát phải được thực hiện trong suốt thời gian thực hiện kế hoạch ): Nhằmxử lý và giải quyết các khó khăn, vướng mắc hoặc yêu cầu phát sinh của đơnvị, cá nhân thực hiện các hoạt động theo khả năng thông qua các cuộc làm việchoặc họp với các đơn vị, cá nhân có liên quan. Đối với các khó khăn vượt thẩmquyền, cần báo cáo xin ý kiến, chỉ thị của cấp cao hơn.

- Tạo điều kiện để các hoạt động đã ghi trong bảng kế hoạch hành độngđược thực hiện. Mỗi thay đổi phải được thống nhất trước và được thông báocông khai.

4. Điều chỉnh kế hoạch

Căn cứ kết quả thực hiện kế hoạch 6 -9 tháng đầu năm, sự thay đổi củacác yếu tố khách quan (khí hậu, môi trường, chính sách...) để điều chỉnh kếhoạch cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế nhằm nâng cao hiệu quả sửdụng kinh phí được giao theo kế hoạch. Văn bản điều chỉnh kế hoạch, trình Uỷban Nhân dân xã và báo cáo Trung tâm DS-KHHGĐ huyện phê duyệt.

Thời gian điều chỉnh kế hoạch hàng năm từ tháng 7 đến tháng 10. Khi đã

được phê duyệt, kế hoạch được điều chỉnh trở thành p háp quy và cần được tổchức thực hiện nghiêm túc.

5. Tổng kết và giao kế hoạch

Tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch để đánh giá kết quả đạt được,những hạn chế tồn tại và rút ra nguyên nhân của những hạn chế để có biệnpháp khắc phục trong năm kế hoạch.

Giao kế hoạch để phổ biến kế hoạch công khai đến rộng rãi các đơn vị,cá nhân và tạo điều kiện cho các đơn vị, cá nhân thi đua, kiểm tra lẫn nhautrong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch

Tổng kết và giao kế hoạch thường được thực hiện vào thời điểm cuốinăm hoặc đầu năm mới.

Ví dụ: CÁCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH+ Sau khi đã có kế hoạch hành động cụ thể, cán bộ DS-KHHGĐ sẽ phải

tham mưu cho Ban chỉ đạo DS-KHHGĐ xã tổ chức cho các đoàn thể, bộ phận,cá nhân thực hiện kế hoạch hành động của họ.

+ Chuẩn bị phân phối về: Nhân sự, kinh phí, phương tiện cho các bộphận như truyền thông, quản lý KHHGĐ, quản lý cộng tác viên... trước khi đivào thực hiện.

Page 96: 7.quan ly chuong trinh

96

+ Khi tổ chức hoạt động cụ thể, chú ý trả lời những câu hỏi như: Phải làgì? Làm như thế nào? Phải tránh nhữn g gì? Không được quên gì?

+ Đối với mỗi hoạt động nên ghi lại những kinh nghiệm sau mỗi lầnthực hiện để áp dụng về sau.

+ Phải có thời gian trao đổi với người trực tiếp thực hiện và chắc chắn làhọ đã hiểu rõ nhiệm vụ.

+ Sắp xếp, lồng ghép công việc thành các nhóm hợp lý, thực hiện kếhoạch một cách linh hoạt, mềm dẻo.

+ Khi thực hiện kế hoạch hành động, nếu mọi việc ổn thỏa, khôngvướng mắc thì tiếp tục thực hiện. Trong trường hợp cần sự điều chỉnh về mụctiêu, loại bỏ những hoạt động không thích hợp, bổ sung hoạt động mới, phảibáo cáo Ban chỉ đạo DS-KHHGĐ xã để xin ý kiến quyết định. Nếu việc điềuchỉnh vượt quá thẩm quyền của xã, Ban chỉ đạo DS -KHHGĐ báo cáo Trungtâm DS-KHHGĐ huyện quyết định.

Tạo điều kiện để tất cả những gì đã ghi trong bảng kế hoạch hành độngphải được thực hiện. Mỗi thay đổi phải được thống nhất và thông báo côngkhai.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ1. Hãy nêu khái niệm, tầm quan trọng và nguyên tắc lập kế hoạch?2. Trình bày nhiệm vụ và các bước lập kế hoạch tác nghiệp ?

3. Trình bày quy trình thực hiện và quy trình tổng hợp kế hoạch? Cácthành phần của kế hoạch?

4. Hãy nêu các nhiệm vụ của công tác kế hoạch ở tuyến cơ sở?

5. Những vấn đề tồn tại, thách thức thường gặp về DS-KHHGĐ ở tuyếnxã, phường?

6. Tại sao phải lập kế hoạch (chương trình) công tác tuần, tháng, quý ởtuyến xã, phường? Để xây dựng chương trình công tác tuần, tháng, quý ở xãcần phải đáp ứng những yêu cầu gì?

7. Để xây dựng mục tiêu của kế hoạch hàng năm phù hợp với khả năngthực tế, các hoạt động nào sau đây là không cần phải tiến hành trong bước xâydựng mục tiêu.

a. Đánh giá thực trạng xem mục tiêu đang ở đâu.b. Đánh giá năng lực của tổ chức bộ máy để thực hiện mục tiêu.c. Tầm quan trọng của mục tiêu, ý nghĩa tác động của mục tiêu

đến đời sống kinh tế xã hội.d. Khả năng ngân sách để đảm bảo việc thực hiện mục tiêu.

Page 97: 7.quan ly chuong trinh

97

8. Có bao nhiêu nguyên tắc cơ bản của lập kế hoạch:

a. 3 b. 5 c. 7 d. 9

9. Có bao nhiêu bước khi lập kế hoạch?

a. 4 b. 6 c. 8 d. 10

10. Sự khác nhau cơ bản của các phương án hành động khi lập kế hoạchđược thể hiện ở một phương án nào sau đây?

a. Sự khác nhau trong việc sắp xếp thứ tự ưu tiên, mức độ ưu tiêncủa các hoạt động và hiệu quả mang lại của mỗi phương ánhành động.

b. Sự khác nhau về kinh phí phân bổ cho các phương án hànhđộng.

c. Sự khác nhau về tổ chức đơn vị thực hiện các nhiệ m vụ hoạtđộng của mỗi phương án hành động.

d. Sự khác nhau về thời gian thực hiện các nhiệm vụ hoạt độngcủa mỗi phương án hành động.

Page 98: 7.quan ly chuong trinh

98

Bài 3QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN

KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH VÀ CÁC DỊCH VỤ DÂN SỐ

MỤC TIÊU:

- Quản lý và phân loại được các đối tượng cần thực hiện kế hoạch hoágia đình (KHHGĐ) trong địa bàn xã để cung cấp các dịch vụ DS-KHHGĐ.

- Trình bày được cách lập dự trù, quản lý, phân phối các phương tiệntránh thai tại địa bàn. Quản lý các dịch vụ về DS-KHHGĐ.

- Nắm được các ch ức năng, nhiệm vụ, tiêu chuẩn cơ bản của một cộngtác viên dân số-KHHGĐ ở tuyến cơ sở.

- Phân tích được vai trò của văn bản kế hoạch hoạt động về DS-KHHGĐtuyến cơ sở trong công tác quản lý.

I. QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

1. Khái niệm

Đối tượng kế hoạch hóa gia đình là các cá nhân, cặp vợ chồng (bao gồmcả vị thành niên và thanh niên chưa kết hôn) chưa sử dụng và đang sử dụngbiện pháp tránh thai có trách nhiệm chấp nhận và tiếp tục sử dụng biện pháptránh thai để chủ động, tự nguyện quyết định số con, thời gian sinh con vàkhoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khỏe, nuôi dạy con có tráchnhiệm, phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của gia đình.

2. Phân loại đối tượng

2.1. Các nhóm đối tượng KHHGĐ

a) Nhóm đối tượng tiềm năng:

- Các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chưa áp dụng các biện pháptránh thai (BPTT).

- Đối tượng vị thành niên và thanh niên chưa kết hôn.

b) Nhóm các cặp vợ chồng đang sử dụng BPTT.

c) Đối tượng khác .

2.2. Phân loại đối tượng để quản lý

a) Nhóm đối tượng tiềm năng gồm:

Page 99: 7.quan ly chuong trinh

99

- Các cặp vợ chồng mới kết hôn chưa có con;

- Các cặp vợ chồng đã sinh 1 con, có nguy cơ đẻ dầy (con chưa được 36tháng tuổi) chưa áp dụng BPTT;

- Các cặp vợ chồng đã có 2 con trở lên chưa áp dụng BPTT (đặc biệt cáccặp vợ chồng sinh con một bề).

- Đối tượng vị thành niên và thanh niên chưa kết hôn.

b) Nhóm đối tượng đang sử dụng BPTT gồm:

- Đối tượng sử dụng vòng tránh thai (dụng cụ tử cung - DCTC);

- Đối tượng triệt sản nam;

- Đối tượng triệt sản nữ;

- Đối tượng sử dụng bao cao su;

- Đối tượng sử dụng thuốc viên tránh thai;

- Đối tượng sử dụng thuốc tiêm tránh thai;

- Đối tượng sử dụng thuốc cấy tránh thai;

- Đối tượng dùng các biện pháp khác.

c) Nhóm phụ nữ có thai

- Để sinh con;

- Phá thai;

- Sảy thai.

Như vậy, có 15 nhóm đối tượng KHHGĐ cần thống kê biến động về sốlượng hàng tháng theo bảng sau:

TT Nhóm T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

I. Đối tượng tiềm năng

1 Mới kết hôn chưacó con

3

2 Đã sinh 1 con cónguy cơ đẻ dầychưa áp dụng biệnpháp tránh thai

3 Đã có 2 con trởlên chưa áp dụngbiện pháp tránh

Page 100: 7.quan ly chuong trinh

100

TT Nhóm T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12thai

4 VTN, thanh niênchưa kết hôn

II. Đối tượng đang sử dụng BPTT

5 Vòng tránh thai 11

6 Triệt sản nam

7 Triệt sản nữ;

8 Bao cao su

9 Viên uống tránhthai

10 Thuốc tiêm tránhthai

11 Thuốc cấy tránhthai

12 Biện pháp khác

III. Nhóm phụ nữ có thai

13 Để sinh con 2

14 Phá thai

15 Sảy thai

Cách ghi biến động của các nhóm đối tượng KHHGĐ theo bảng trênnhư sau:

- Các cột từ T1 đến T12 là các tháng trong 1 năm

- Tại thời điểm cuối tháng, cộng tác viên đếm số đối tượng của từngnhóm đối tượng và ghi vào các ô của từng cột tháng.

Ví dụ: Tháng 3 tại địa bàn xã có 3 cặp vợ chồng mới kết hôn chưa sinhcon, tháng 5 có 11 đối tượng đặt vòng tránh thai, tháng 6 có 2 phụ nữ có thai…

Bảng này nếu cộng tác viên không thống kê được biến động của cácnhóm đối tượng hàng tháng, có thể điều chỉnh hàng quý.

3. Quản lý đối tượng KHHGĐ

Quản lý đối tượng KHHGĐ được thực hiện bằng các phương thức khácnhau (thông qua việc ghi chép, hệ thống sổ sách và báo cáo định kỳ hoặckhông thường xuyên…của cộng tác viên DS-KHHGĐ) nhằm mục đích nắm vàtư vấn phục vụ kịp thời nhu cầu của khách hàng về KHHGĐ cũng như nhữngtai biến, tác dụng phụ sảy ra trong quá trình sử dụng các biện pháp KHHGĐ.

Page 101: 7.quan ly chuong trinh

101

3.1. Phương thức quản lý theo các nhóm đối tượng

3.1.1. Nhóm đối tượng tiềm năng (chưa áp dụng các BPTT)

- Tiếp cận các đối tượng tại nhà;

- Truyền thông, tư vấn cho các đối tượng các kiến thức cơ bản vềKHHGĐ, sự cần thiết và lợi ích khi sử dụng các biện pháp tránh thai;

- Giới thiệu các biện pháp tránh thai sẵn có tại địa phương, nêu rõ:

+ Cơ chế tác dụng của từng biện pháp tránh thai;

+ Hiệu quả tránh thai của từng biện pháp;

+ Thuận lợi và không thuận lợi của từng biện pháp;

+ Tác dụng phụ của từng biện pháp;

+ Cách sử dụng các biện pháp tránh thai;

+ Những vấn đề cần lưu ý khi áp dụng biện pháp tránh thai.

- Có thể sử dụng tranh ảnh, hiện vật để minh hoạ cho đối tượng dễ hiểu.

- Kiên trì vận động để đối tượng lựa chọn một biện pháp phù hợp.

- Trong khi đối tượng chưa áp dụng biện pháp tránh thai, cần quản lý,theo dõi, hướng dẫn đối tượng phát hiện có thai sớm, tránh cho đối tượng pháthai to, ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe.

- Khi đối tượng chấp nhận một biện pháp tránh thai lâm sàng như đặtdụng cụ tử cung, triệt sản, tiêm thuốc tránh thai… cộng tác viên dân số nên

hướng dẫn đối tượng đến cơ sở y tế để thực hiện dịch vụ KHHGĐ.

- Nếu đối tượng yêu cầu hướng dẫn biện pháp tránh thai truyền thống,cộng tác viên cần hướng dẫn các nguyên tắc chi tiết cho đối tượng.

3.1.2. Nhóm đối tượng đang sử dụng các BPTT

a) Nhóm đối tượng đặt dụng cụ tử cung – DCTC (vòng tránh thai)

- Với người ngay sau khi đặt DCTC:

+ Cộng tác viên nhắc nhở đối tượng nằm nghỉ ngơi tại chỗ ít nhất 1giờ, làm việc nhẹ và kiêng giao hợp trong thời gian 1 tuần;

+ Dùng thuốc theo hướng dẫn của cán bộ Y tế;

+ Nếu thấy xuất hiện một trong các dấu hiệu sau: Chậm kinh; đau bụngdưới khi giao hợp; sốt và ra khí hư hôi đối tượng tự kiểm tra không có dây

Page 102: 7.quan ly chuong trinh

102

vòng thì phải báo cho cộng tác viên DS-KHHGĐ biết hoặc đến ngay cơ sở y tếđể khám và kiểm tra.

- Với phụ nữ mới đặt vòng tránh thai, trong năm đầu cộng tác viên nên

đến thăm 4 lần.

+ Lần 1: Tháng đầu sau đặt DCTC.

+ Lần 2: 3 tháng sau đặt DCTC.

+ Lần 3 : 6 tháng sau đặt DCTC.

+ Lần 4 : 12 tháng sau đặt DCTC.

- Với phụ nữ đặt DCTC cũ (sau 12 tháng).

+ Mỗi năm cộng tác viên đến thăm đối tượng một lần vào tháng đốitượng đã đặt DCTC;

+ Nếu đối tượng có gì bất th ường, cộng tác viên đến thăm ngay; có thểhướng dẫn đối tượng đến trạm y tế xã để kiểm tra.

- Hướng dẫn đối tượng đi kiểm tra hoặc tháo DCTC ra trong những trườnghợp sau:

+ Khi không thấy dây vòng hoặc dây vòng dài ra hay ngắn đi;

+ Có thai trong khi vẫn đang mang DCTC.

+ Khi DCTC hết hạn sử dụng;+ Khi đối tượng muốn có thai;+ Khi đối tượng đã mãn kinh;

+ Khi có tác dụng phụ như viêm nhiễm, ra máu mà người dùng khôngthể chấp nhận được.

b) Nhóm đối tượng triệt sảnNgay sau khi đối tượng triệt sản về nhà, cộng tác viên cần đến thăm và lập

sổ theo dõi đối tượng.b1) Với đối tượng tri ệt sản nữ:

- Khuyên đối tượng nghỉ ngơi hoàn toàn từ 2 -3 ngày;

- Không làm việc nặng trong tuần đầu;- Giữ sạch vết mổ trong tuần đầu;

- Tránh giao hợp ít nhất một tuần sau triệt sản hoặc lâu hơn nếu vết mổ còn đau;- Đưa đối tượng trở lại bệnh viện nếu đối tượng xuất hiện các dấu hiệu sốt

cao (trên 38 độ C), chảy máu vết mổ, vết mổ đau hoặc có mủ, đau thắt bụng,nôn, chóng mặt, có dấu hiệu choáng, ngất .

Page 103: 7.quan ly chuong trinh

103

- Về lâu dài, cần giải thích cho đối tượng và theo dõi có thai vì vẫn có khảnăng thất bại. Nếu có hiện tượng chậm kinh cần kiểm tra ngay để xác định cóthai hay không.

b2) Với đối tượng triệt sản nam- Nhắc nhở đối tượng giữ sạch vùng bìu;

- Nghỉ ngơi hoàn toàn trong thời gian 2 ngày, làm việc nhẹ trong vài ngày

sau đó;

- Đưa đối tượng trở lại bệnh viện để kiêm tra nếu xuất hiện các dấu hiệusốt cao (trên 38 độ C), chảy máu, sưng tấy vùng có vết mổ; tụ máu ở bìu.

- Nhắc đối tượng dùng bao cao su trong 20 lần quan hệ tình dục (xuấttinh) đầu tiên hoặc trong 3 tháng đầu sau triệt sản.

- Giải thích cho đối tượng về khả năng có thai do thất bại biện pháp. Nếuvợ có thai, cần kiểm tra xác định.

* Về lâu dài, cần theo dõi đối tượng để phát hiện có thai vì khôn g có biệnpháp tránh thai nào đạt kết quả 100%.

c) Nhóm đối tượng sử dụng bao cao su- Cộng tác viên cần theo dõi hàng tháng để đảm bảo đối tượng sử dụng

đều và đúng cách. Cần có mô hình hiện vật, sách lật, tờ rơi để hướng dẫn chođối tượng sử dụng đúng.

- Theo dõi đối tượng sử dụng theo 2 kênh phân phối là tiếp thị xã hội vàcấp phát miễn phí.

- Bao cao su vừa là phương tiện tránh thai chính vừa là một biện pháp hỗtrợ sau triệt sản nam, sau khi quên uống thuốc tránh thai, tiêm thuốc tránh thaimuộn (hỗ trợ trong thời gian 7 ngày).

- Sử dụng bao cao su còn là biện pháp có tác dụng kép, vừa phòng tránhthai, vừa phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS.

d) Nhóm đối tượng sử dụng thuốc viên uống tránh thai- Cộng tác viên cung cấp thuốc đều đặn cho đối tượng, vỉ mới phải được

phát cho đối tượng trước khi hết vỉ cuối cùng 7 ngày; Do vậy, cộng tác viêncần phải nắm chắc ngày sử dụng đầu tiên của đối tượng.

- Dùng quy tắc 4 số 1 để nhắc nhở đối tượng sử dụng thuốc:

+ Số 1 đầu tiên: Uống vào ngày thấy kinh đầu tiên (thứ 1) của vòng kinh;+ Số 1 thứ 2 : Ngày uống 1 viên;

+ Số 1 thứ 3: Uống vào một giờ nhất định;

Page 104: 7.quan ly chuong trinh

104

+ Số 1 thứ 4: Uống một mạch không nghỉ với vỉ 28 viên, nghỉ 1 tuầnrồi uống tiếp vỉ mới với vỉ 21 viên.

- Hỗ trợ kịp thời khi người dùng quên uống thuốc (hướng dẫn đối tượnguống bù, dùng bao cao su hỗ trợ …).

- Quản lý các tác dụng phụ, tư vấn cho đối tượng khi cần thiết.

e) Nhóm đối tượng sử dụng thuốc tiêm tránh thai

Thuốc tiêm tránh thai có 2 loại, loại có tác dụng tránh thai trong 3 thánglà DMPA (Depot medroxyprogesterone acetate) và trong 2 tháng là loại NET-EN. Hiện trong chương trình KHHGĐ quốc gia chủ yếu sử dụng loại thuốctiêm tránh thai DMPA: Mỗi lần tiêm 1 lọ, có tác dụng tránh thai 3 tháng.

Sau khi tiêm thuốc tránh thai, cán bộ y tế (hoặc cộng tác viên) phải tưvấn và nhắc đối tượng:

- Theo dõi những biểu hiện nhiễm trùng có thể xẩy ra ở vùng tiêm như:sưng tấy, đau nhức ở vùng tiêm;

- Theo dõi các tác dụng phụ có thể gặp như: Ra máu âm đạo kéo dài

hoặc ra nhiều (có thể xảy ra trong 1 hoặc 2 tháng đầu sau khi tiêm mũi thứnhất), có thể mất kinh, cương vú nhẹ, buồn nôn, nhức đầu, nhưng sẽ hết dầnsau mấy chu kỳ kinh nguyệt.

- Quản lý ngày hẹn tiêm tiếp: Cộng tác viên phải nhắc nhở đối tượng đếntiêm đều đặn 3 tháng một lần, sau khi tiêm 3 tháng đối tượng cần đến tiêm tiếp.

Ví dụ: Đối tượng tiêm thuốc tránh thai ngày 15/1/2010, hẹn lần tiêm tiếp làngày 15/4/2010. Nếu đối tượng đến trước hoặc sau 1 tuần vẫn có thể tiêm được.

- Để dễ quản lý, kiểm tra nên có quyển sổ (hoặc phiếu ghi 12 tháng) ghingày tiêm và ngày hẹn tiêm tiếp (hoặc đặt phiếu hẹn vào ô phiếu 12 tháng) củađối tượng để nhắc nhở.

Ví dụ: Lần tiêm tiếp sau hẹn vào tháng 4, sẽ đánh dấu vào ô tháng 4 hoặcđể phiếu hẹn vào tháng 4.

Danh sách người sử dụng thuốc tiêm tránh thai năm 2010

TT Họ và tên T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

1 Đặng Quỳnh Thư 15 15

f) Nhóm đối tượng sử dụng thuốc cấy tránh thai

Page 105: 7.quan ly chuong trinh

105

Hiện nay có 2 loại thuốc cấy đang được sử dụng ở nước ta là:

+ Thuốc cấy Implanon (gồm 1 que nang mềm chứa thuốc): Dùng cấydưới da, có tác dụng tránh thai trong 3 năm.

+ Thuốc cấy Norplant (là một bộ gồm 6 que nang mềm chứa thuốc):Dùng cấy dưới da, có tác dụng tránh thai trong 5 năm.

Ngay sau khi cấy, cán bộ y tế và cộng tác viên phải tư vấn cho đối tượng:

- Giữ sạch vùng cấy thuốc;

- Theo dõi xem chỗ cấy thuốc có bị tụ máu, chảy máu tại chỗ cấy thuốckhông;

- Ngày thứ 2, thứ 3 và tuần lễ đầu chỗ cấy thuốc có bị nhiễm khuẩnkhông;

- Gửi ngay đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu sưng to, đỏ, đau vùng cấy thuốc,tuột nang cấy.

- Phiếu theo dõi đối tượng phải được ghi rõ ngày cấy thuốc, vị trí cấy trên

cánh tay một cách chính xác để vừa theo dõi, vừa dễ xác định vị trí khi cầntháo nang thuốc ra. Phiếu theo dõi phải được ghi họ tên đầy đủ và có chữ kýcủa cán bộ y tế làm kỹ thuật (người thực hiệncấy thuốc tránh thai).

- Hết thời gian tránh thai của thuốc, cộng tác viên phải nhắc đối tượng trởlại cơ sở y tế để tháo ra và cấy nang khác nếu muốn tiếp tục sử dụng biện phápnày.

- Đối tượng sử dụng thuốc cấy tránh thai có thể yêu cầu được lấy nangthuốc ra bất kỳ thời điểm nào do ý muốn cá nhân hoặc do những tác dụngkhông mong muốn của thuốc.

- Theo dõi các tác dụng phụ: Đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, cương vú, thayđổi kinh nguyệt (ra máu kéo dài hoặc mất kinh) hoặc đau ở nơi cấy thuốc: Cộngtác viên giải thích cho đối tượng một số tác dụng phụ của thuốc, nếu đối tượngkhông chấp nhận được thì hướng dẫn đối tượng đến cơ sở y tế để tháo ra.

g) Nhóm đối tượng sử dụng biện pháp tránh thai khác

Gồm những người sử dụng các biện pháp tránh thai tự nhiên như tính vòng

kinh, xuất tinh ngoài âm đạo, vô kinh cho con bú và các biện pháp ít được sử dụngnhư thuốc diệt tinh trùng, màng ngăn âm đạo, màng ngăn cổ tử cung…

Page 106: 7.quan ly chuong trinh

106

Đối với người sử dụng các biện pháp tránh thai tự nhiên cần theo dõi sát đểtránh mang thai ngoài ý muốn. Nếu có thai thì tránh phá thai to. Cần vận động đốitượng sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại có hiệu quả tránh thai cao.

3.2. Lập kế hoạch quản lý đối tượng KHHGĐ

a) Lập kế hoạch theo các đối tượng

Để quản lý các đối tượng đang áp dụng các biện pháp tránh thai và cần tưvấn, vận động chấp nhận áp dụng các biện pháp tránh thai để thực hiệnKHHGĐ, cộng tác viên cần phải lập kế hoạch quản lý, theo dõi. Các đối tượngđược quản lý để thực hiện KHHGĐ gồm:

- Số phụ nữ đã đẻ trong năm;

- Số phụ nữ đã phá thai trong năm;

- Số phụ nữ đã đẻ năm trước nhưng chưa áp dụng BPTT;

- Số phụ nữ đã có 2 con trở lên nhưng chưa áp dụng BPTT;

- Số phụ nữ áp dụng BPTT truyền thống có hiệu quả thấp, cần vận độngdùng các BPTT hiện đại có kết quả cao hơn;

- Số nam/nữ thanh niên chưa kết hôn.

Phân loại và lập kế hoạch quản lý đối tượng rõ ràng sẽ giúp người cộngtác viên tìm hiểu được cụ thể về nguyên nhân đối tượng chưa sử dụng biệnpháp tránh thai để tránh sinh để có giải pháp tuyên truyền vận động, tư vấn đểđối tượng chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai và lập kế hoạch cung cấpbiện pháp tránh thai kịp thời theo nhu cầu của đối tượng.

Ví dụ: Phân nhóm đối tượng theo các mức độ cần vận động để lập kếhoạch quản lý.

TT Nhóm đối tượng Mức độ vận động

1 Lấy chồng sớm x

2 Một con dưới 36 tháng xx

3 Từ 2 con trở lên xxx

4 Vị thành niên và thanh niên chưa kết hôn xx

5 Đang áp dụng BPTT

5.1 Đặt DCTC

Page 107: 7.quan ly chuong trinh

107

TT Nhóm đối tượng Mức độ vận động

5.2 Triệt sản nam

5.3 Triệt sản nữ

5.4 Bao cao su

5.5 Thuốc viên uống t ránh thai

5.6 Thuốc tiêm tránh thai

5.7 Thuốc cấy tránh thai

5.8 Biện pháp khác xx

6 Nhóm có thai

6.1 Để đẻ xxx

6.2 Phá thai xxx

6.3 Sảy thai xx

Các mức độ vận động:- Rất cần vận động: xxx- Cần vận động: xx- Nên vận động: x

b) Đánh giá kết quả quản lý KHHGĐ

- Mức giảm tỷ suất sinh thô: Tuỳ từng địa phương mức sinh cao hay thấpmà có mức giảm tỷ suất sinh thô cho phù hợp. Nếu mức sinh cao có thể giảm1%o (một phần nghìn), nếu mức sinh thấp thì hạ mỗi n ăm 0,5-0,6%o đã là mộtcố gắng lớn.

- Mức tăng tỷ lệ chấp nhận biện pháp tránh thai (BPTT): Cũng tuỳ mứcchấp nhận BPTT; nếu tỷ lệ BPTT hiện tại đang là 70% thì tăng 1-2% cũng cómột ý nghĩa đáng kể.

- Tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại (đặc biệt là các biệnpháp có hiệu quả cao như triệt sản, dùng thuốc, đặt DCTC).

- Tỷ lệ ngừng sử dụng đối với các biện pháp tránh thai.

- Tỷ lệ thất bại của các biện pháp tránh thai: Các BPTT hiện đại về lýthuyết, ngay cả triệt sản cũng có tác dụng cao nhưng vẫn có tỷ lệ phần trăm(%) thất bại nhất định. Hiệu quả sử dụng phụ thuộc vào cách sử dụng, việcgiám sát và hướng dẫn sử dụng của người cung cấp dịch vụ. Trong quá trình

Page 108: 7.quan ly chuong trinh

108

theo dõi, quản lý, nếu tỷ lệ thất bại của các BPTT hiện đại quá cao so với tỷ lệcho phép thì cán bộ chuyên trách cần xem lại mọi khía cạnh liên quan.

II. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CỘNG TÁC VIÊN DS-KHHGĐ

1. Chức năng

Cộng tác viên DS-KHHGĐ thôn bản có trách nhiệm cùng cán bộ y tếthôn bản tuyên truyền, vận động về DS -KHHGĐ, vệ sinh phòng bệnh, chămsóc sức khỏe ban đầu.

Cộng tác viên DS-KHHGĐ thôn bản hoạt động theo chế độ tự nguyện,có thù lao hàng tháng, chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của trạm ytế xã.

2. Nhiệm vụ

a) Xây dựng chương trình công tác tháng, tuần về DS -KHHGĐ; phốihợp với các tổ chức trên địa bàn triển kha i các hoạt động quản lý và vận độngtới từng hộ gia đình.

b) Trực tiếp tuyên truyền, vận động, tư vấn về DS -KHHGĐ và cung cấpbao cao su, thuốc uống tránh thai đến từng hộ gia đình.

c) Kiểm tra việc duy trì thực hiện các nội dung DS-KHHGĐ của các hộgia đình tại địa bàn quản lý.

d) Thực hiện chế độ ghi chép ban đầu, thu thập số liệu, lập báo cáo thángvề DS-KHHGĐ theo quy định hiện hành; lập các sơ đồ và biểu đồ, quản lý sổhộ gia đình về DS-KHHGĐ tại địa bàn quản lý.

đ) Bảo quản và sử dụng các tài liệu ( sổ sách, biểu mẫu báo cáo…) liênquan đến nhiệm vụ được giao.

e) Dự giao ban cộng tác viên DS-KHHGĐ thôn, bản hàng tháng để phảnảnh tình hình và báo cáo kết quả hoạt động DS-KHHGĐ của địa bàn đư ợc giaoquản lý. Giải quyết hoặc xin ý kiến cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã đểgiải quyết những vấn đề phát sinh.

g) Tham dự đầy đủ các khóa tập huấn do cơ quan cấp trên tổ chức.

h) Phát hiện và đề xuất với cán bộ chuyên trách DS -KHHGĐ xã các vấnđề cần thực hiện về DS-KHHGĐ tại địa bàn quản lý.

3. Tiêu chuẩn lựa chọn

3.1. Tiêu chuẩn

Page 109: 7.quan ly chuong trinh

109

Cộng tác viên DS-KHHGĐ thôn, bản do cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã phối hợp với trưởng thôn, bản vận động và tuyển chọn. Cộng tácviên DS-KHHGĐ thôn, bản có tiêu chuẩn như sau:

a) Là người có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình tham gia công tác DS-KHHGĐ, có uy tín trong cộng đồng.

b) Là cán bộ thôn, xã, công chức về hưu hoặc là người dân có trình độvăn hoá tốt nghiệp Phổ thông trung học; Đối với vùng sâu, vùng xa, miền núi,hải đảo, vùng khó khăn nếu chưa tốt nghiệp Phổ thông trung học thì ít nhấtphải tốt nghiệp Phổ thông trung học cơ sở.

c) Đã tham gia các lớp tập huấn về DS-KHHGĐ.

d) Cư trú tại thôn, bản.

e) Có sức khoẻ tốt; gương mẫu thực hiện KHHGĐ .

3.2. Tuyển chọn cộng tác viên

Trên cơ sở số lượng cộng tác viên cần thiết theo từng đ ịa bàn và yêu cầutiêu chuẩn tuyển chọn cộng tác viên, cán bộ chuyên trách dân số-KHHGĐ xãphối hợp với trưởng thôn, bản, ngành đoàn thể tuyển chọn và vận động nhữngngười đáp ứng tiêu chuẩn tham gia công tác. Nếu là nhân viên y tế thôn, bản và

có điều kiện tham gia làm cộng tác viên DS-KHHGĐ thì được ưu tiên lựachọn.

Ngoài ra, cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã cũng phải có kế hoạchtheo dõi sự biến động có thể xảy ra của đội ngũ cộng tác viên (chẳng hạn dotuổi tác, điều kiện gia đình, điều chuyển công tác hoặc lý do cá nhân khác) vàcó phương án thay thế khi cần thiết để có thể chủ động, tránh đình trệ trongcông việc.

Cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã cần có trao đổi với chính quyền,ban ngành, đoàn thể trong xã, thôn, bản nhằm giúp họ nhận thấy công tác DS-KHHGĐ đòi hỏi tính xã hội hóa cao, sự cần thiết của mạng lưới cộng tác viênDS-KHHGĐ để từ đó có thể tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cộng tác viên

hoạt động.

Ngoài những tiêu chuẩn của cộng tác viên DS-KHHGĐ đã nêu trên, khilựa chọn cộng tác viên cũn g có thể cân nhắc thêm một số tiêu chí khác như:

- Về tuổi: Trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi), ưu tiên người đã lập giađình và có 1 hoặc 2 con;

Page 110: 7.quan ly chuong trinh

110

- Về giới: Tùy thuộc vào tình hình địa phương , ưu tiên là nữ giới.

- Dân tộc: Đối với vùng dân tộc cần ưu tiên là người dân tộc, biết nói vàviết tiếng Kinh.

- Khả năng giao tiếp: Có khả năng tuyên truyền (nói lưu loát, không nóingọng, nói nhịu,…).

- Điều kiện gia đình ổn định: Kinh tế gia đình tạm đủ ăn, được sự ủng hộcủa các thành viên gia đình (chồng, vợ, con, bố, mẹ,…) khi tham gia công tác.

Ngoài ra, cộng tác viên DS-KHHGĐ có thể đang tham gia các hoạt độngxã hội khác và có thể lồng ghép với công tác DS-KHHGĐ để nâng cao hiệuquả.

4. Lập kế hoạch hoạt động

Căn cứ vào kế hoạch công tác năm về DS-KHHGĐ được giao, cán bộchuyên trách DS-KHHGĐ xã cần hướng dẫn cộng tác viên lập kế hoạch hoạtđộng cho địa bàn mình phụ trách và sau đó tổng hợp các kế hoạch hoạt độngriêng của các cộng tác viên thành kế haọch hoạt động chung cho cả mạng lướicọng tác viên DS-KHHGĐ. Thông qua kế hoạch hoạt động, cán bộ chuyêntrách có thể quản lý mạng lưới cộn gtác viên một cách có hiệu quả trên cơ sởmềm dẻo, linh hoạt vì cộng tác viên DS-KHHGĐ thực hiện công việc trên cơsở tình nguyện, xuất phát từ nhu cầu của cộng đồng và được cộng đồng chấpnhận, tạo điều kiện cho hoạt động. Lập kế hoạch hoạt động của các cộng tácviên là một khâu rất quan trọng để đảm bảo rằng tất cả các nhiệm vụ của cộngtác viên được giao sẽ được thực hiện đúng tiến độ, có chất lượng và hiệu quả.Kế hoạch hoạt động của cộng tác viên DS-KHHGĐ nên được lập theo tháng.

Kế hoạch hoạt động cần phải trả lời được các câu hỏi: Làm gì? Làm nhưthế nào? Bằng phương tiện gìào lúc nào? Ở đâu? kết quả dự kiến là gì?

Các bước lập kế hoạch hoạt động bao gồm:

4.1. Khảo sát nhu cầu

Nhu cầu hoạt động có thể thu thập từ:

- Nhu cầu từ cộng đồng: Căn cứ các thông tin, số liệu do cộng tác viên

dân số-KHHGĐ thu thập được thông qua việc phỏng vấn, gặp gỡ tại hộ giađình, thảo luận với các nhóm đối tượng. C ộng tác viên và cán bộ chuyên tráchDS-KHHGĐ xã cần tìm nguyên nhân của các vấn đề tồn tại (bằng cách đặt câuhỏi tại sao?) để từ đó chọn ra được các vấn đề ưu tiên và đề ra kế hoạch hoạtđộng về tuyên truyền, vận động, cung cấp dịch vụ,…cho ng ười dân.

Page 111: 7.quan ly chuong trinh

111

- Nhu cầu từ mạng lưới cộng tác viên: Trên cơ sở tự đánh giá khả năngthực hiện công việc của bản thân cộng tác viên hoặc thông qua công tác giámsát trực tiếp của cán bộ chuyên trách đối với hoạt động của các cộng tác viên

tại thôn, bản về các mặt kiến thức, kỹ năng,… để từ đó lập kế hoạch bồi dưỡng,nâng cao năng lực cho các cộng tác viên

4.2. Chọn các vấn đề (nhu cầu) ưu tiên thông qua cách cho điểm từngvấn đề và xếp thứ tự.

Vấn đề là việc xác nhận ra và hiểu biết một hiện trạng đòi hỏi phải đượcthay đổi.

Phân tích, đánh giá, lựa chọn vấn đề là một trong những khâu quan trọngtrong tiến trình lập kế hoạch hoạt động của tuyến cơ sở. Vì nó được xem lànguyện vọng, động cơ để người dân tìm giải pháp đáp ứng cho lợi ích củachính họ. Do đó, xác định và đo lường được những cách biệt giữa tì nh trạnghiện nay và tình trạng mong muốn đạt được là cần thiết để xem những cáchbiệt nào cần được ưu tiên xoá bỏ trước.

Xây dựng kế hoạch hoạt động về công tác DS-KHHGĐ đòi hỏi phải cónhững thông tin chính xác, đáng tin cậy và hữu dụng phản ánh được nh ững nhucầu bức xúc của cộng đồng trong công tác DS-KHHGĐ. Do vậy, quá trình lậpkế hoạch và thực hiện các hoạt động về DS -KHHGĐ phải dựa vào sự tham giatích cực của cộng đồng; vì chính họ biết hơn ai hết trong cộng đồng đang cầngiải quyết những vấn đề gì về công tác DS-KHHGĐ. Khi đó, các mục tiêu đềra cho kế hoạch hoạt động mới thực sự phản ánh các nhu cầu về DS-KHHGĐcủa địa phương và sẽ góp phần nâng cao sự cam kết của cộng đồng trong việcthực hiện các mục tiêu của bản kế hoạch.

4.3. Đề ra mục tiêu đạt được

Mục tiêu thường ngắn gọn và là các mô tả chi tiết định hướng cho mộtkết quả cụ thể hay là sự mô tả chi tiết nội dung giải quyết các nhu cầu.

Yêu cầu xác lập mục tiêu cụ thể phải:- Chi tiết;- Rõ ràng;- Định lượng được;- Có tính khả thi;- Dựa trên các nhu cầu đã xác định;- Bao gồm kế hoạch thời gian.

4.4. Đưa ra các giải pháp thực hiện

4.5. Liệt kê các hoạt động cần triển khai

Page 112: 7.quan ly chuong trinh

112

- Làm gì?- Ai làm:- Làm khi nào (thời gian bắt đầu, kết thúc)?- Ai giám sát?- Nguồn lực thực hiện?

4.6. Dự kiến kết quả

4.7. Viết kế hoạch

4.8. Ví dụ về một số bước lập kế hoạch hoạt động của cộng tác viên DS-KHHGĐ.

a) Xác định những tồn tại, thách thức thường gặp (Xem điểm 2.2.2.Xem xét định hướng công việc của năm tới ; thuộc mục 2.2. Công tác chuẩn bịlập kế hoạch - khoản 2. Lập kế hoạch năm - phần II. Lập kế hoạch năm ở tuyếncơ sở).

b) Xác lập mục tiêu

- Nâng cao kiến thức, kỹ năng về ghi chép sổ sách, báo cáo.

- Bổ sung kiến thức về chăm sóc bà mẹ khi có thai và lợi ích của tiêmphòng uốn ván cho bà mẹ khi mang thai.

c) Giải pháp thực hiện

- Tổ chức tập huấn cho CTV về ghi chép sổ sách, báo cáo.

- Tổ chức tuyên truyền vận động cho các bà mẹ có thai ở các xóm trongxã về cách chăm sóc khi mang thai và lợi ích của việc tiêm phòng

uốn ván.

- Duy trì các hoạt động thường xuyên khác.

Các cộng tác viên sẽ xây dựng kế hoạch của riêng mình trong phạm viđịa bàn phụ trách, sau đó cán bộ chuyên trách DS -KHHGĐ xã tổng hợp lại kếhoạch của các cộng tác viên để thành kế hoạch chung cho cả mạng lưới. Bảngtổng hợp có thể như sau:

Bảng kế hoạch hoạt động tháng 3 năm X của cộng tác viên

TT

Hoạt động Thờigian

Địađiểm

Ngườithực hiện

Ngườigiám sát

Nguồn lực Dự kiếnkết quả

Ghichú

1. Giao bantháng

1/3 Trạmy tếxã

CBCT vàcác CTV

Trưởngtrạm Ytế

- Chè, nước Thống nhấtKH tháng

Page 113: 7.quan ly chuong trinh

113

TT

Hoạt động Thờigian

Địađiểm

Ngườithực hiện

Ngườigiám sát

Nguồn lực Dự kiếnkết quả

Ghichú

2. Điều tra đốitượngKHHGĐ

4-7/3 12thôn,xóm

Các CTV CBCT - Mẫu biểu

- Sổ, bútĐiều tra100% đốitượng

3. Tập huấnCTV về ghichép sổsách, báocáo

16-17/3 Trạmy tếxã

CBCT vàcác CTV

CBTTDShuyện

- Kinh phí200.000đ

100% CTVghi chépđúng sổsách

4. Tuyêntruyền vậnđộng vềchăm sócbà mẹ khimang thai

20-23/3 6 xóm CTV của 6xóm

CBCT - Tranh ảnh

- Chè, Kẹo80% bà mẹhiểu đượclợi ích củaviệc chămsóc khi cóthai

4. 9. Lợi ích của việc lập kế hoạch hoạt động cho mạng lưới cộng tácviên

- Cộng tác viên được phân công công việc cụ thể và được cán bộ chuyêntrách hướng dẫn xây dựng kế hoạch hoạt động cho riêng mình, góp phần nângcao năng lực cho cộng tác viên..

- Mỗi cộng tác viên đều biết được công việc của những người khác.

- Thấy rõ đượ c sự cần thiết phải phối hợp công tác.- Thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát, điều hành.

5. Điều hành, giám sát và đánh giá hoạt động của cộng tác viên

5.1. Điều hành hoạt động của cộng tác viên

Điều hành giúp người cán bộ chuyên trách xác định vấn đề, đ iều chỉnhlại hoạt động của cộng tác viên, xem xét kết quả mà cộng tác viên đạt được.

Tại thôn, bản việc điều hành giúp cho người cán bộ chuyên trách biếtđược các hoạt động chủ yếu của cộng tác viên mà mình phụ trách và dự kiếnđược kết quả mà họ đạt được .

Điều hành các hoạt động của cộng tác viên là chú trọng tới khối lượngcông việc và tiến độ thực hiện các công việc đó của cộng tác viên.

Ví dụ: Trong kế hoạch hoạt động tháng 10 sẽ tổ chức 6 cuộc nói chuyệntại 6 thôn, xóm trong tổng số 12 thôn, xóm của xã về chủ đề giáo dục sức khỏecho vị thành niên. Mỗi cuộc nói chuyện bao gồm 10 -15 vị thành niên. 6 cộngtác viên thuộc 6 thôn, xóm đó có trách nhiệm tổ chức các cuộc nói chuyện. Cán

Page 114: 7.quan ly chuong trinh

114

bộ chuyên trách cần theo dõi và hỗ trợ các cộng tác viên này triển khai thựchiện các cuộc nói chuyện, đúng đối tượng và số lượng đề ra.

5.2. Giám sát hoạt động của cộng tác viên

Giám sát hay còn gọi là giám sát hỗ trợ, đây là hình thức quản lý trựctiếp các cộng tác viên ở thôn, xóm. Trong đó, người cán bộ chuyên trách(người giám sát) xem xét, tìm ra những khó khăn của cộng tác viên mà mìnhphụ trách để cùng với họ và những người có liên quan tìm cách khắc phục.

Cần lưu ý rằng : Giám sát các hoạt động của cộng tác viên là nhằm hỗtrợ, chỉ đạo và đào tạo tại chỗ cho các cộng tác viên mà mình phụ trách. Nhưvậy, giám sát các hoạt động của cộng tác viên là chú trọng tới chất lượng côngviệc và nâng cao kỹ năng hoạt động của cộng tác viên ở thôn, xóm.

a) Nội dung giám sátCán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ nên sử dụng phương pháp giám sát

trực tiếp các hoạt động của cộng tác viên với phương châm: Chân tình, hỗ trợ,cởi mở và mềm dẻo. Nội dung giám sát bao gồm:

- Nguồn lực: Số cộng tác viên, kinh phí, phương tiện và quỹ thời giancho phép.

- Quá trình hoạt động: Căn cứ vào bản kế hoạch hoạt độ ng của cộng tácviên theo tháng, quý, năm để giám sát; Phải giám sát số lượng những hoạtđộng của cộng tác viên trong quá trình thực hiện một công việc nào đó.

- Hiệu quả của việc thực hiện công việc đó.

Ví dụ: Giám sát hoạt động cấp bao cao su trong quý INgười cán bộ chuyên trách cần phải biết:- Nguồn lực: Số lượng cộng tác viên thực hiện; số lượng bao cao su

được cung cấp.

- Quá trình hoạt động: Cộng tác viên có nắm được số đối tượng cần sửdụng không? Cộng tác viên có động viên và hướng dẫn đối tượng không? Sốlượng bao cao su sẽ phát đến tay đối tượng là bao nhiêu?

- Hiệu quả: Số phụ nữ nạo phá thai có giảm không? Số phụ nữ sinh conthứ 3 có giảm không? Sức khỏe người phụ nữ có được nâng cao không?

b) Phương pháp giám sátĐể giám sát hoạt động của cộng tác viên, cán bộ chuyên trách có thể

dùng các bảng kiểm.Sau đây là ví dụ về mẫu bảng kiểm dùng để giám sát mức độ nắm thông

tin đối tượng thực hiện KHHGĐ của cộng tác viên.

Page 115: 7.quan ly chuong trinh

115

Bảng kiểm 1

GIÁM SÁT NẮM ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN KHHGĐ

Huyện: Xã:

Thôn/Xóm:

Giám sát viên:

Ngày giám sát:

Các hoạt động Có Không

- Nắm được tổng số đối tượng

- Biết được số phụ nữ có gia đình trong độ tuổi sinh đẻ

- Biết được số phụ nữ có từ 1 -2 con trong độ tuổi sinh đẻ

- Nắm được các cặp vợ chồng mới xây dựng gia đình

- Nắm được số phụ nữ đang mang thai

- Dự đoán được ngày đẻ cho số phụ nữ đang mang thai

- Nắm được số phụ nữ đang đặt DCTC (vòng tránh thai)

- Biết được số cặp vợ chồng đang sử dụng bao cao su

- Nắm được số phụ nữ đang sử dụng thuốc uống tránh thai

- Nắm được số phụ nữ đang sử dụng thuốc tiêm tránh thai

- Nắm được số phụ nữ đang sử dụng thuốc cấy tránh thai

- Nắm được số cặp vợ chồng đang áp dụng các BPTT khác

- Nắm được số nam giới đã triệt sản

- Nắm được số phụ nữ có nguy cơ khi chửa đ ẻ

- Nắm được số cặp vợ chồng có nhu cầu triệt sản

- Nắm được số cặp vợ chồng có nhu cầu đặt vòng tránh thai

- Nắm được số cặp vợ chồng có nhu cầu sử dụng bao cao su

- Nắm được số cặp vợ chồng có nhu cầu sử dụng thuốc uốngtránh thai

- Nắm đư ợc số phụ nữ có nhu cầu sử dụng thuốc tiêm tránh thai

- Nắm được số phụ nữ có nhu cầu sử dụng thuốc cấy tránh thai

5.3. Đánh giá hoạt động của cộng tác viên

Đánh giá để đo lường, xem xét kết quả đạt được của một việc hoặc mộthoạt động nào đó của cộng tác viên tại thôn, xóm thực hiện. Qua đó rút kinhnghiệm và người cán bộ chuyên trách đưa ra quyết định đúng.

Page 116: 7.quan ly chuong trinh

116

a) Mục đích của đánh giá- Dựa vào kết quả đạt được thông qua các hoạt động của cộng tác viên

để xem có phù hợp với họ không.

- Thúc đẩy công việc đúng tiến độ và đạt yêu cầu đề ra.

- So sánh nguồn lực bỏ ra và kết quả đạt được.- Rút ra bài học thành công, thất bại.

b) Các loại đánh giá- Đánh giá trước: khi cộng tác viên đang thực hiện một hoạt động hoặc

một công việc để đảm bảo công việc thực hiện theo đúng tiến độ.- Đánh giá sau: khi cộng tác viên đã hoàn thành công việc để đánh giá

kết quả đạt được so với yêu cầu đề ra hoặc đánh giá hiệu quả mà hoạt động,công việc do cộng tác viên thực hiện trong một thời gian nhất định nào đó.

Khi tiến hành đánh giá, người cán bộ chuyên trách cần xác định:- Hoạt động nào? Công việc nào cần đánh giá?- Đánh giá khi nào? Ở đâu?- Rút ra kết luận và bài học kinh nghiệm để hoạt động của cộng tác

viên được tốt hơn.

c) Một số ví dụ về đánh giá

Ví dụ 1: Đánh giá hoạt động KHHGĐ- Đã tổ chức ở thôn, xóm được bao nhiều lần truyền thông, giáo dục,

số lượt người nghe là bao nhiêu?

- Số cặp vợ chồng sử dụng bao cao su?

- Số phụ nữ sử dụng thuốc uống tránh thai?- Số phụ nữ sử dụng thuốc tiêm tránh thai?

- Số phụ nữ sử dụng thuốc cấy tránh thai?- Số phụ nữ đặt vòng tránh thai?

- Số người triệt sản, trong đó bao nhiêu nam, bao nhiêu nữ?

- Số người nạo, phá thai an toàn?

- Tình hình dân số tăng hay giảm?

Ví dụ 2: Đánh giá khả năng ghi chép sổ sách, nắm đối tượng của cộngtác viên tại xóm, bản.

- Có sổ sách không?

- Ghi chép sổ sách có đều không?

Page 117: 7.quan ly chuong trinh

117

- Ghi chép có đúng không?- Có dễ theo dõi không?

- Cách nắm đối tượng như thế nào?

- Có để sót không?

Ví dụ 3: Đánh giá các hoạt động chăm sóc bà mẹ và trẻ em- Có nắm được số phụ nữ có thai không?- Có động viên, giải thích, đưa p hụ nữ có thai khám 1-2 hoặc 3 lần

không?

- Số phụ nữ có thai tiêm đủ 3 mũi phòng uốn ván?

- Có động viên, hướng dẫn phụ nữ có thai đến đẻ ở cơ sở y tế không?- Có nắm được số trẻ mới sinh không?- Có biết hướng dẫn phụ nữ có thai ăn uống, làm việc thích hợp hay

không?

6. Hướng dẫn nghiệp vụ cho cộng tác viên

Hướng dẫn nghiệp vụ cho cộng tác viên cần xuất phát từ nhiệm vụ, nhucầu để đáp ứng yêu cầu công việc, chỉ cung cấp bổ sung những kiến thức tốithiểu cần cho kỹ năng thực hành, không nhất thiết từ A đến Z.

Nhu cầu cần hướng dẫn chính là sự thiếu hụt giữa “cái” cộng tác viên đã

có với yêu cầu để hoàn thành công việc được giao.

Tùy từng nhiệm vụ cụ thể mà cần cung cấp kiến thức, thái độ hay kỹnăng thực hành cho cộng tác viên. Hướng dẫn nghiệp vụ trong quá trình t hựchiện công việc cho cộng tác viên là một khâu của giám sát hỗ trợ.

Ví dụ: Sau khi xem xét cách ghi chép sổ sách, báo cáo của các cộng tácviên thấy chưa tốt, cán bộ chuyên trách DS -KHHGĐ xã có kế hoạch xây dựngnội dung huấn luyện với mục tiêu là: Sau khi học xong thì mỗi cộng tác viên cókhả năng ghi chép đúng các sổ sách, báo cáo theo quy định.

Việc hướng dẫn nghiệp cho cộng tác viên có thể được tiến hành mộtcách linh hoạt. Chẳng hạn, hàng tháng cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xãđều tổ chức giao ban cộng tác viên, hoạt động này có thể được thực hiện saukhi trao đổi công việc tại trụ sở làm việc là có hiệu quả nhất. Ngoài ra cán bộchuyên trách DS-KHHGĐ xã có thể hỗ trợ, hướng dẫn trực tiếp cộng tác viên

trong quá trình thực hiện công việc khi cần thiết.

Page 118: 7.quan ly chuong trinh

118

III. QUẢN LÝ CÁC DỊCH VỤ DÂN SỐ- KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

1. Khái niệm

Dịch vụ dân số - KHHGĐ là các hoạt động phục vụ công tác dân số, baogồm dịch vụ thông tin, tuyên truyền, giáo dục, vận động, hướng dẫn và tư vấnvề dân số (gọi chung là tuyên truyền, tư vấn); cung cấp biện pháp chăm sóc sứckhoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, nâng cao chất lượng dân số và các hoạtđộng khác theo quy định của pháp luật6.

2. Phân loại

2.1. Phân loại theo nội dung cơ bản của quá trình dân số

Theo các đặc trưng cơ bản của quá trình dân số, có thể phân loại dịch vụdân số-KHHGĐ như sau:

2.1.1. Cung cấp thông tin, số liệu; các phương tiện và sản phẩm phục vụcông tác tuyên truyền, vận động, giáo dục và tư vấn về dân số.

2.1.2. Cung cấp phương tiện tránh thai; dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinhsản, kế hoạch hoá gia đình; kiểm tra sức khoẻ trước khi kết hôn; kiểm tra cácbệnh hoặc các vấn đề sức khoẻ có liên quan đến yếu tố di truyền.

2.1.3. Các dịch vụ nâng cao chất lượng dân số: kiểm tra sức khoẻ trướckhi đăng ký kết hôn (bao gồm những nội dung liên quan đến bệnh di truyền;bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV/AIDS). Kiểm tra sức khoẻbệnh di truyền (người có tiền sử gia đình có người mắc bệnh tâm thần, bệnh ditruyền, người có nguy cơ bị khuyết tật về gen; người bị nhiễ m chất độc hoáhọc; người thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc hại và các bệnh lây nhiễmcần được vận động đi kiểm tra sức khoẻ trước khi có ý định sinh con). X étnghiệm chẩn đoán sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh . Hỗ trợ sinh sản nhằmgiúp đỡ người vô sinh, người triệt sản và những người có nhu cầu theo quyđịnh của pháp luật.

2.1.4. Các dịch vụ xã hội chăm sóc người cao tuổi ( Hướng dẫn, tư vấn,giúp đỡ các thành viên gia đình thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng, chăm sóc vàgiúp đỡ người cao tuổi trong g ia đình mình. Phổ biến kiến thức, kỹ năng chămsóc người cao tuổi. Thực hiện các dịch vụ nuôi dưỡng, khám bệnh, chữa bệnh,tổ chức sinh hoạt, giải trí và các dịch vụ khác đối với người cao tuổi…).

2.1.5. Dịch vụ liên quan đến Di dân: Bao gồm dịch vụ tuyên truyền, tư vấn,chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sức khỏe, cung cấp phương tiện tránh thai … chongười di cư đến.

6 Khoản 13 Điều 3 Pháp lệnh Dân số Việt Nam năm 2003

Page 119: 7.quan ly chuong trinh

119

2.1.6. Các dịch vụ khác

a) Dịch vụ Kết hôn: Đính hôn, ăn hỏi, đăng ký kết hôn, tổ chức đámcưới, in thiếp cưới, trang điểm cô dâu, thuê áo cưới, chụp ảnh cưới, cho thuê xeô tô, kết hoa trang trí xe ô tô, ban nhạc, hội trường v.v. Thời gian qua, ở ViệtNam còn xuất hiện các dịch vụ trái phép như dịch vụ môi giới kết hôn vớingười nước ngoài (chủ yếu phụ nữ lấy chồng nước ngoài).

b) Dịch vụ Ly hôn: Bao gồm các dịch vụ hoà giải, dịch vụ thủ tục ly hôn,phân chia tài sản, đất đai, nhà cửa, con cái khi ly hôn, thuê Luật sư, v.v.

c) Dịch vụ liên quan đến tử vong: Dịch vụ trang điểm người chết, khâmniệm tử thi, khám nghiệm tử thi, tổ chức đám tang một phần (phường kèn,trống) hoặc trọn gói (Công ty mai táng thực hiện hợp đồng dịch vụ từ khi cóngười chết đến sau khi chôn cất, mồ yên mả đẹp); dịch vụ thờ cúng (cúng khikhâm niệm người chết, khi cúng 3 ngày, 49 ngày, 100 ngày…); dịch vụ xâyđắp mồ mả, bán quan tài, quần áo tang, băng tang, vòng hoa, cờ phướn, v.v;dịch vụ sản xuất, kinh doanh đồ thờ cúng như bàn thờ, cây đèn thờ, bát hương,đỉnh đồng, các hàng mã tiền vàng âm phủ, hương nhang, v.v; dịch vụ tâm linh(gọi hồn, gọi dí), tìm mồ mả người đã chết, v .v. Hiện nay các dịch vụ trên rấtphổ biến ở nước ta nhưng chưa được quan niệm là dịch vụ dân số và chưa đượcđề cập trong các giáo trình dân số trước đây.

2.2. Phân loại theo chủ sở hữu của người cung cấp dịch vụ

2.2.1. Dịch vụ của nhà nước: Các dịch vụ DS-KHHGĐ tại các cơ sởcung cấp dịch vụ do Nhà nước quản lý.

2.2.2. Dịch vụ của tư nhân: Các dịch vụ DS -KHHGĐ do tư nhân quản lýdưới sự theo dõi, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước.

2.2.3. Dịch vụ của nước ngoài: Các dịch vụ DS -KHHGĐ do tổ chứcnước ngoài quản lý như Tổ chức DKT, MSIVN, Gedon-Richter, Organon...cung cấp các phương tiện tránh thai phi lâm sàng.

2.3. Phân loại theo chế độ cung cấp

2.3.1. Dịch vụ miễn phí: Dịch vụ đặt dụng cụ tử cung, viên uống tránhthai, tiêm tránh thai, cấy tránh thai, khám chữa phụ khoa trong các chiến dịchtruyền thông lồng ghép dịch vụ KHHGĐ, cung cấp bao cao su cho đồng bàodân tộc các vùng sâu, vùng xa, khó khăn và đặc biệt khó khăn.

2.3.2. Dịch vụ miễn phí có khuyến khích: Triệt sản nam, triệt sản nữ.Ngoài việc cung cấp miễn phí các dịch vụ, khách hàng còn được cấp thể bảo

Page 120: 7.quan ly chuong trinh

120

hiểm y tế có giá trị trong vòng hai năm, được cấp tiền để bù đắp các thu nhậpdo phải nghỉ việc để thực hiện triệt sản.

2.3.3. Dịch vụ có trả tiền, giá rẻ: Tư vấn qua điện thoại, cung cấp Baocao su, viên uống tránh thai tiếp thị xã hội với sự trợ giá của Nhà nước chonhững chi phí sản xuất, nhập khẩu phương tiện tránh thai.

2.3.4. Dịch vụ của thị trường: Bán bao cao su, viên uống tránh thai theogiá tự do trên thị trường.

3. Quản lý dịch vụ Dân số-KHHGĐ

3.1. Hệ thống dịch vụ DS-KHHGĐ

Hệ thống dịch vụ DS-KHHGĐ là một hệ thống bao gồm các kênh cungứng dịch vụ DS-KHHGĐ để cung ứng các dịch vụ theo một cách thức nhấtđịnh: Cung cấp miễn phí, phục vụ có phí, phục vụ tại nhà, tại các cơ sở y tế…Như vậy, hệ thống phân phối và cung ứng dịch vụ DS -KHHGĐ là một tổ chứccung ứng dịch vụ theo các kênh và phương thức nhất định nhằm thỏa mãn cácnhu cầu dịch vụ của khách hàng.

a) Các cơ sở y tế Nhà nước cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ gồm:

- Tuyến Trung ương: Có Bệnh viện Phụ sản Trung ương Hà Nội

- Tuyến tỉnh có Khoa sản (Bệnh viện Đa khoa tỉnh), Trung tâm Chămsóc SKSS; một số tỉnh/thành phố có Bệnh viện Phụ sản, Trung tâm Tư vấn vàdịch vụ Dân số-kế hoạch hóa gia đình.

- Tuyến huyện: Khoa sản (Bệnh viện Đa khoa huyện), Khoa chăm sócSKSS (Trung tâm y tế huyện/Trung tâm y tế dự phòng), Trung tâm Dân số-Kếhoạch hóa gia đình.

- Tuyến xã: Trạm y tế xã/phường.

b) Các cơ sở y tế Phi Chính phủ và tư nhân cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ gồm:

- Tuyến Trung ương: Có Phòng Khám chăm sóc sức khỏe sinh sản/Kếhoạch hóa gia đình (Trung ương Hội Kế hoạch hóa gia đình).

- Tuyến tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có Phòng Khám chăm sócsức khỏe sinh sản/Kế hoạch hóa gia đình trực thuộc Hội KHHGĐ tỉnh/thành

phố; Các Bệnh viện/Phòng khám tư nhân.

- Tuyến xã/phường có các Tuyên truyền viên Hội KHHGĐ, các phòngkhám tư nhân cung cấp dịch vụ BPTT lâm sàng và phi lâm sàng.

Page 121: 7.quan ly chuong trinh

121

3.2. Cơ sở pháp luật Quản lý dịch vụ DS-KHHGĐ

Để quản lý dịch vụ DS-KHHGĐ, Việt Nam đã có những quy định chặtchẽ bằng văn bản luật và dưới luật thành các khung pháp lý cho các dịch vụDS-KHHGĐ. Các quy định nhằm điều chỉnh quy mô dân số thực hiện gia đình

ít con, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, khuyến khích sử dụng các biện pháptránh thai hiện đại và nâng cao chấ t lượng dân số.

3.2.1. Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001 quy định :Nhà nước, xã hội, gia đình và công dân có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc bà mẹvà trẻ em, thực hiện chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình (Điều 40).

3.2.2. Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 1989 quy định: Mỗi cặp vợchồng chỉ nên có từ một đến hai con (Khoản 1 Điều 43).

3.2.3. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định : Vợ chồng cónghĩa vụ thực hiện chính sách DS-KHHGĐ (Khoản 3 Điều 2).

3.2.4. Pháp lệnh dân số 2003 quy định: Nhà nước điều chỉnh quy mô dânsố phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội, tài nguyên, môi trường thông quacác chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội, chăm sóc sức khoẻ sinh sản,kế hoạch hoá gia đình để điều chỉnh mức sinh và ổn định quy m ô dân số ở mứchợp lý (Khoản 1 Điều 8).

3.2.5. Chiến lược Dân số - Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020 xác định: Kiện toàn mạng lưới cung cấp dịch vụ theo phân tuyến kỹthuật, tập trung cho vùng khó khăn, đảm bảo cung cấp dịch vụ dân số, chămsóc SKSS thiết yếu ở các tuyến, đặc biệt là tuyến cơ sở… Hoàn thiện hệ thốnghậu cần và tăng cường quản lý theo phân khúc thị trường, đảm bảo cung cấpđầy đủ, kịp thời các phương tiện tránh thai và hàng hóa SKSS cho chương trìnhDS-KHHGĐ, chăm sóc SKSS, đẩy mạnh TTXH và bán rộng rãi các PTTT

(Mục tiêu 3 khoản c).

3.2.6. Nghị định số 104/2003/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2003 củaChính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnhDân số, quy định các nội dung có liên quan đến nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồngvà cá nhân là: "Thực hiện quy mô gia đình ít con, có một hoặc hai con, no ấm,bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững"; "Sử dụng biện pháp tránh thai,thực hiện kế hoạch hoá gia đình"; "Tôn trọng lợi ích của Nhà nước, xã hội,cộng đồng và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức trong việc kiểm soát sinhsản và điều chỉnh quy mô dân số"; "Thực hiện các quy định của pháp luật vềdân số; các quy chế, điều lệ hoặc hình thức khác của cơ quan, tổ chức, quy

Page 122: 7.quan ly chuong trinh

122

ước, hương ước của cộng đồng về dân số và kế hoạch hoá gia đình"; "Thựchiện các nghĩa vụ khác liên quan đến chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạchhoá gia đình" (Khoản 3 Điều 17).

3.2.7. Quyết định số 4620/QĐ-BYT ngày 25/11/2009 của Bộ trưởng BộY tế hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sứ c khỏe sinh sản: Quy địnhmối quan hệ tương hỗ giữa người cung cấp dịch vụ và cộng đồng; Tư vấn trongchăm sóc sức khoẻ sinh sản; Các nguyên tắc vô khuẩn trong dịch vụ chăm sócsức khỏe sinh sản; Qui trình vô khuẩn dụng cụ trong dịch vụ chăm sóc sứckhỏe sinh sản; Bạo hành đối với phụ nữ; Dụng cụ tử cung; Bao cao su; Viênthuốc tránh thai kết hợp; Viên thuốc tránh thai chỉ có Progestin; Thuốc tiêmtránh thai; Thuốc cấy tránh thai; Triệt sản nam bằng phương pháp thắt và cắtống dẫn tinh; Triệt sản nữ bằng phương pháp thắt và cắt vòi tử cung; Biện pháptránh thai khẩn cấp; Các biện pháp tránh thai truyền thống (tự nhiên); Biệnpháp tránh thai cho bú vô kinh; Tiêu chuẩn phòng thủ thuật.

3.2.8. Quy trình Sàng lọc sơ sinh và trước sinh (ban hành kèm theo

Quyết định 573/QĐ-BYT ngày 11/2/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

3.2.9. Hướng dẫn chuyên môn về tư vấn và khám sức khỏe tiền hônnhân (ban hành kèm theo quyết đinh 25/QĐ-BYT ngày 07/1/2011 của Bộtrưởng Bộ Y tế)

3.2.10. Thông tư số 06/2009/TT-BYT ngày 26/6/2009 Quy định về địnhmức thuốc thiết yếu và các vật tư tiêu hao trong các dịch vụ, thủ thuật chămsóc sức khoẻ sinh sản.

3.2.11. Quyết định số 2178/QĐ - BYT ngày 27/6/2011 của Bộ trưởngBộ y tế về việc phê duyệt “Đề án Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thaiphục vụ chương trình DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2020.

3.2.12. Quyết định số 2062/QĐ - BYT ngày 22/6/2011 của Bộ trưởngBộ y tế về việc ban hành quy định về TTXH các phương tiện tránh thai .

3.2.13. Quyết định số 2177/QĐ - BYT ngày 27/6/2011 của Bộ trưởngBộ Y tế về việc phê duyệt “ Chương trình tổng thể bao cao su Việt Nam giaiđoạn 2011-2020”.

3.2.14. Quyết định số 2169/QĐ - BYT ngày 27/6/2011 của Bộ trưởngBộ Y tế về việc ban hành kế hoạch hoạt động thị trường tổng thể phương tiệntránh thai trong chương trình mục tiêu quốc gia dân số và kế hoạch hóa giađình.

Page 123: 7.quan ly chuong trinh

123

3.2.15. Quyết định số 199/QĐ - BYT ngày 20/01/2009 của Bộ trưởngBộ Y tế về việc ban hành quy định về quản lý hậu cần PTTT thuộc chươngtrình mục tiêu quốc gia Dân số - KHHGĐ.

3.2.16. Quyết định số 714/QĐ - BYT ngày 02/3/2011 của Bộ trưởng BộY tế về việc ban hành quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật phương tiện tránh thaisử dụng trong chương trình mục tiêu quốc gia Dân số -KHHGĐ.

3.2.17. Quyết định số 3488/QĐ - BYT ngày 22/09/2010 của Bộ trưởngBộ Y tế về việc sửa đổi khoản 1, điều 5, quy định về tiêu chuẩn kỹ thuậtphương tiện tránh thai sử dụng trong chương trình mục tiêu quốc gia Dân số -KHHGĐ.

3.2.18. Quyết định số 4635/QĐ - BYT ngày 24/11/2008 của Bộ trưởngBộ Y tế về việc phê duyệt giá bán tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai và

cơ chế sử dụng tiền bán tiếp thị xã hội các PTTT.

3.3. Quản lý dịch vụ DS-KHHGĐ

Yêu cầu thực tiễn các cơ quan quản lý DS-KHHGĐ ở các cấp phải quảnlý dịch vụ DS-KHHGĐ. Quản lý dịch vụ DS-KHHGĐ là công việc khó khăn,phức tạp và đa dạng gồm:

- Quản lý dân số và đối tượng thực hiện KHHGĐ tại các địa phương: TừBan DS-KHHGĐ cấp xã/phường/thị trấn, Trung tâm DS -KHHGĐ cấpquận/huyện/thị xã đến Chi cục DS -KHHGĐ tỉnh/thành phố phải quản lý đượccác dịch vụ về DS-KHHGĐ ở địa phương thông qua Sổ ghi chép ban đầu vềDS-KHHGĐ.

- Quản lý các đơn vị, tổ chức cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụkế hoạch hoá gia đình có bảo đảm chất lượng phương tiện, dịch vụ kỹ thuật antoàn theo quy định của pháp luật.

- Quản lý kỹ thuật dịch vụ DS-KHHGĐ, thiết bị phương tiện y tế thựchiện dịch vụ KHHGĐ, thuốc thiết yếu bảo đảm dịch vụ KHHGĐ: Cơ quan DS-KHHGĐ các cấp phải quản lý trên địa bàn thực hiện được các loại dịch vụ gì?Địa phương đang có các loại thiết bị gì để thực hiện được kỹ thuật dịch vụKHHGĐ? Nhu cầu thuốc thiết yếu đảm bảo thực hiện kỹ thuật dịch vụKHHGĐ. Tuỳ theo từng giai đoạn, liên Bộ Tài chính-Y tế có các thông tưhướng dẫn sử dụng định mức thuốc thiết yếu và định mức chi phí cho từng loạidịch vụ KHHGĐ.

- Quản lý PTTT lâm sàng và phi lâm sàng: Tại các cơ sở cung cấp dịchvụ DS-KHHGĐ trên địa bàn phải luôn luôn có đủ PTTT (miễn phí và tiếp thịxã hội), đảm bảo đủ an toàn kho PTTT tại mỗi cấp quản lý đáp ứng nhu cầu sử

Page 124: 7.quan ly chuong trinh

124

dụng của khách hàng, PTTT không để quá hạn, không bị kém phẩm chất. Cóđầy đủ sổ kho, phiếu xuất, nhập và ghi chép theo các quy định hiện hành vềquản lý vật tư. Bảo đảm thường xuyên kiểm tra, kiểm soát chất lượng và hạndùng PTTT. Khi phát hiện các dấu hiệu của PTTT gần hạn, quá hạn, báo cáongay bằng văn bản với cấp trên trực tiếp để giải quyết. Không tiếp nhận vàphân phối các PTTT đã quá hạn sử dụng .

- Quản lý chế độ chính sách đối với người cung cấp dịch vụ và ngườithực hiện dịch vụ KHHGĐ. Hàng năm Bộ Y tế và Uỷ ban nhân dân các tỉnh,huyện, xã quy định các chế độ chính sách bồi dưỡng cho người cung cấp dịchvụ và người thực hiện KHHGĐ. Cán bộ chuyên trách dân số cấp xã/phường vàcác cơ sở cung cấp dịch vụ KHHGĐ phải thực hiện các chế độ đó theo quyđịnh của các cơ quan có thẩm quyền.

- Giám sát thực hiện dịch vụ DS-KHHGĐ là một trong các hoạt độngquản lý thường xuyên nhằm xem xét, phát hiện việc thực hiện toàn bộ hay mộtkế hoạch các hoạt động dịch vụ DS-KHHGĐ đã được hoạch định để giúp chocác nhà quản lý luôn luôn bám sát kế hoạch hoạt động đề ra, phát hiện các sailệch của cá nhân, tập thể để đưa ra các quyết định đúng đắn nhằm điều chỉnhcác hoạt động đạt được mục tiêu của chương trình dịch vụ DS-KHHGĐ đãđược xác định từ trước.

- Đánh giá thực hiện kế hoạch dịch vụ DS-KHHGĐ là để xem xét mụctiêu đã đạt được mức độ nào. Trong hoạt động của chương trình cung cấp dịchvụ DS-KHHGĐ cần được đánh giá theo 3 loại: đánh giá tiến trình cung cấp,đánh giá kết quả cung cấp và đánh giá tác động cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ.

4. Quản lý phương tiện tránh thai

Thực hiện theo Quyết định số 199/QĐ-BYT ngày 20 tháng 01 năm 2009của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy định về quản lý hậu cần phươngtiện tránh thai thuộc chương trình mục tiêu quốc gia DS -KHHGĐ.

4.1. Lập dự trù phương tiện tránh thai (PTTT)

4.1.1. Những nội dung cần lập dự trù

Khi lập dự trù các phương tiện tránh thai tại các tuyến y tế cơ sở, một yêu

cầu cơ bản đối với cán bộ chuyên trách hoặc cộng tác viên DS -KHHGĐ là phảixác định được mục tiêu của công tác DS -KHHGĐ của địa phương theo từngtháng, quý và cả năm. Mục tiêu cần phải bao hàm các nội dung sau:

- Cần bao nhiêu cặp vợ chấp chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai(BPTT) để thực hiện kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ)?

Page 125: 7.quan ly chuong trinh

125

- Đối tượng nào cần vận động KHHGĐ?

- Phân phối các BPTT như thế nào, theo tỷ lệ nào?

- Cần bao nhiêu PTTT và công tác bảo quản các PTTT đó như thế nào?

4.1.2. Lập dự trù các phương tiện tránh thai

a) Xác định số người sử dụng biện pháp tránh thai theo từng biện pháp

- Bước 1: Ước tính số đối tượng sử dụng các BPTT

Phương pháp dự báo dựa vào số liệu DS – KHHGĐ. Trên cơ sở chỉ tiêu tỷ lệcác cặp vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai (CPR) của năm kế hoạch và dựbáo dân số, trong đó có phụ nữ 15-49 tuổi và phụ nữ từ 15 -49 tuổi có chồng, tínhtổng số cặp vợ chồng cần sử dụng BPTT trong năm kế hoạch như sau:

Số người sử dụng BPTT = Số phụ nữ 15-49 tuổi có chồng x CPR (%)

Ví dụ: Xã A, năm 2010 có các số liệu về DS -KHHGĐ như sau:

Dân số: 13.456 người

Phụ nữ 15-49 tuổi: 3.364 người

Phụ nữ 15-49 tuổi có chồng: 2.187 người

Tỷ lệ sinh thô (CBR) là 14,8%o

Tổng số cặp vợ chồng 15-49 tuổi hiện đang sử dụng BPTT tính đếncuối năm là 1.670 cặp. Tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng BPTT là 76,37%.

Kế hoạch năm 2011 dự kiến như sau:

Dân số: 13.520 người

Phụ nữ 15-49 tuổi: 3.380 người

Phụ nữ 15-49 tuổi có chồng: 2.197 người

Mục tiêu giảm tỷ lệ sinh thô (CBR) xuống còn là 14% o

Tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng BPTT là 78,17%.

Giả sử tỷ lệ bỏ cuộc các BPTT của xã A năm 2009 là 25%

Tổng số cặp vợ chồng 15-49 tuổi sử dụng BPTT năm 2011 là:

2.197 x 78,17% = 1.710

Page 126: 7.quan ly chuong trinh

126

Tính số người mới chấp nhận biện pháp tránh thai trong năm bằng cách:

Cách 1: Lấy số người sử dụng BPTT năm (x+1) trừ số người sử dụngBPTT năm (x) và cộng thêm với số người có thể sẽ bỏ cuộc trong năm (x).

1.710 – 1.670 + (1.670 x 25%) = 457

Cách 2: Lấy tỷ lệ phần trăm CPR tăng lên so với năm trước nhân với sốnữ 15-49 tuổi có chồng năm kế hoạch (x+1)và cộng thêm với số người có thểsẽ bỏ cuộc trong năm (x).

Số ngườimới sử dụngBPTT

= (CPR(x+1) - CPRx) x Số PN15-49 t có chồng + Số người

bỏ cuộc

= (78,17- 76,17) x 2.197 + (1.670 x 25%) = 457

Tỷ lệ bỏ cuộc từng loại BPTT tuỳ theo mỗi địa phương khác nhau. Để xácđịnh tỷ lệ bỏ cuộc từng loại BPTT, Cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân

số-KHHGĐ rà soát đếm số cặp vợ chồng đã bỏ cuộc từng năm trong 3 nămliên tục trong sổ theo dõi DS-KHHGĐ của địa bàn để lấy tỷ lệ bỏ cuộc trungbình hàng năm của một BPTT đó của xã. Ví dụ về tỷ lệ bỏ cuộc và tỷ lệ thấtbại như sau:

TT Biện pháp tránh thai Tỷ lệ bỏ cuộc (%) Tỷ lệ thất bại (%)

1 Đặt DCTC 25 2,1 - 4

2 Triệt sản nam, nữ 1 0,2 – 0,6

3 Cấy tránh thai 1 0 - 1

4 Thuốc tiêm tránh thai 40 0 - 1

5 Thuốc viên uống tránh thai 50 26

6 Bao cao su 60 19,9

7 Biện pháp khác 50

- Bước 2: Ước tính số đối tượng sử dụng t ừng loại BPTT

Số người chấp nhận và mới chấp nhận các biện pháp tránh thai phân theotừng biện pháp được xác định dựa trên tổng số người chấp nhận hoặc mới chấpnhận và cơ cấu các biện pháp tránh thai tương ứng.

Page 127: 7.quan ly chuong trinh

127

Số người sửdụng một BPTT

=Số người sử dụng

các BPTTx

Tỷ lệ người sử dụng mộtBPTT cần tính

Ví dụ: Về cơ cấu sử dụng biện pháp tránh thai chia theo từng biện phápđang sử dụng các năm từ 2006 – 2008.

TT

Biện pháp tránh thai 2006 2007 2008

Toàn quốc 100,0 100,0 100,0

1 Dụng cụ tử cung 55,4 55,3 55,8

2 Viện thuốc uống tránh thai 13,2 13,2 13,2

3 Tiêm thuốc tránh thai 1,0 1,1 1,1

4 Bao cao su 10,1 10,5 10,9

5 Triệt sản nữ 5,8 5,6 5,0

6 Triệt sản nam 0,4 0,4 0,3

7 Đặt màng ngăn/kem/viên thuốc sủi bọt 0,0 0,0 0,0

8 Biện pháp không hiện đại 13,2 13,2 13,2

9 Biện pháp khác 0,7 0,4 0,2

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Điều tra biến động dân số -KHHGĐ ¼ hàng năm

- Bước 3: Ước tính số phương tiện tránh thai

Số PTTT sửdụng trong mộtnăm

=Số người sử dụng

một BPTTx

Số đơn vị PTTT sử dụngtrong một năm (địnhmức tiêu thụ)

Dự trù phương tiện tránh thai thường căn cứ vào mức thực tế bao nhiêucho mỗi loại sử dụng ở địa phương trong các năm trước. Số lượng PTTT dự trùcho mỗi tháng phải căn cứ theo tháng có mức sử dụng tối đa.

Ví dụ: Một năm tại địa bàn đặt 60 DCTC, tháng cao nhất đặt 12 DCTC.Đơn vị phải dự trữ 1 cơ số là 12 DCTC chứ không phải là 5.

Xác định đúng định mức đơn vị tiêu thụ PTTT nhằm đảm bảo đủ PTTTtheo nhu cầu của người sử dụng về số lượng và chủng loại. Việc xác định đúngđơn vị tiêu thụ PTTT được căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ thuật và năng lực quản lýhậu cần của các cấp.

Chương trình quốc gia DS-KHHGĐ hiện đang sử dụng định mức đơn vịtiêu thụ PTTT để làm căn cứ lập kế hoạch nhu cầu cung ứng PTTT, cụ thể:

Page 128: 7.quan ly chuong trinh

128

- Dụng cụ tử cung (Vòng tránh thai): 1,1 chiếc/người chấp nhận/năm

- Thuốc cấy tránh thai: 1,1 liều/người chấp nhận/năm

- Thuốc tiêm tránh thai (loại 3 tháng): 4,5 lọ/người chấp nhận/năm

- Thuốc viên uống tránh thai: 13 vỉ/người sử dụng/năm

- Bao cao su tránh thai: 100 chiếc/người sử dụng/năm

Với định mức phương tiện tránh thai trên, tính toán số phương tiện tránhthai đủ để sử dụng và dự phòng ở các tuyến. Dự trữ ở tuyến huyện 1 tháng,tuyến tỉnh 3 tháng, tuyến Trung ương 6 tháng để bảo đảm an ninh phương tiệntránh thai. Không dự trữ ở tuyến xã.

Nếu không có số liệu về từng loại cụ thể thì có thể căn cứ trên mức chungcủa các PTTT hiện đại theo cơ cấu sử dụng nêu trên để xây dựng nhu cầu sốlượng PTTT cần đảm bảo.

Đối với cấp xã, chỉ xây dựng kế hoạch đảm bảo hậu cần với 2 loại PTTTlà bao cao su và thuốc viên uống tránh thai . Lập kế hoạch cung ứng các PTTTkhác do Trung tâm DS-KHHGĐ huyện đảm bảo trên cơ sở chỉ tiêu số ngườimới chấp nhận sử dụng trong kế hoạch năm.

b) Biểu kế hoạch cung ứng PTTT

STT Phương tiện tránh thai Đơnvị

tính

Sốlượngngười

Địnhmức

Số phươngtiện cần có

1 Bao cao su

- Cấp miễn phí

- Tiếp thi

2 Thuốc viên uống tránh thai

a Loại viên uống đơn thuần

b Loại viên uống kết hợp liều thấp

- Cấp miễn phí

- Tiếp thi

Việc xác định nhu cầu bao cao su, thuốc viên uống tránh thai được căncứ vào số người đăng ký sử dụng loại cấp miễn phí và loại tiếp thị xã hội(không tính số tự mua trên thị trường ) và theo quyết định cụ thể của Uỷ banNhân dân tỉnh để khống chế theo tỷ lệ quy định cho từng năm.

4.2. Quản lý các phương tiện tránh thai

Page 129: 7.quan ly chuong trinh

129

4.2.1. Lập kế hoạch dự trù các phương tiện tránh thai (điểm 2.1.2 nêu

trên).

4.2.2. Quản lý về xuất, nhập kho, hồ sơ sổ sách và chế độ báo cáo

a. Xuất, nhập kho

- Thực hiện đầy đủ các quy định về kiểm tra, đối chiếu khi xuất nhậphàng hoá PTTT tại kho.

- Nghiêm cấm xuất, nhập các PTTT quá hạn dùng hoặc có nghi ngờ vềchất lượng của PTTT.

- Định kỳ xuất PTTT của chương trình mục tiêu quốc gia DS -KHHGĐ:

+ Trung ương phân phối cho Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh/thành phố định kỳ03 tháng/lần.

+ Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh/thành phố phân phối cho Trung tâm DS-KHHGĐ huyện/thị, Trung tâm Sức khoẻ sinh sản và Ban ngành, đoàn thểtỉnh/thành phố định kỳ 1 tháng/lần. Đối với các huyệ n vùng núi cao, hải đảo,vùng sâu, vùng xa phân phối định kỳ 02 tháng/lần.

+ Trung tâm DS-KHHGĐ huyện/thị phân phối cho Trạm y tế xã và cácban, ngành, đoàn thể huyện định kỳ 1 tháng/1 lần.

+ Các trường hợp đặc biệt, nhu cầu PTTT của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh,thành phố do Tổng cục DS-KHHGĐ quyết định; nhu cầu PTTT của Trung tâmDS-KHHGĐ cấp huyện, Trung tâm Sức khoẻ sinh sản và Ban ngành, đoàn thểtỉnh/thành phố do của Chi cục DS -KHHGĐ tỉnh, thành phố quyết định.

b. Kiểm kê

Các cơ quan đơn vị tham gia bảo quản, phân phối các PTTT thực hiệnkiểm kê ít nhất 02 lần/năm vào thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 01 và ngày 01tháng 7 hàng năm. Việc kiểm kê hàng hoá được thực hiện theo các quy địnhhiện hành.

c. Hồ sơ, sổ sách

Hồ sơ, sổ sách quản lý hàng hoá, vật tư the o mẫu quy định hiện hành củaBộ Tài chính như: Sổ kho, hoá đơn, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, các biên

bản giao nhận hàng, biên bản kiểm kê hàng hoá.

d. Chế độ báo cáo

- Cộng tác viên DS-KHHGĐ và đầu mối cấp phát tuyến xã: từ ngày 01đến ngày 05 hàng tháng gửi báo cáo phân phối sử dụng PTTT để cán bộ Trạmy tế xã tổng hợp báo cáo huyện (báo cáo theo mẫu M1 hàng tháng, quý, năm).

Page 130: 7.quan ly chuong trinh

130

- Trạm y tế xã và các đầu mối cấp phát tuyến huyện: từ ngày 06 đếnngày 10 hàng tháng gửi báo cáo cho Trung tâm DS-KHHGĐ huyện tổng hợpbáo cáo tỉnh (báo cáo theo mẫu M1 hàng tháng, quý, năm).

- Trung tâm DS-KHHGĐ huyện và đầu mối cấp phát tuyến tỉnh: từ ngày11 đến ngày 15 hàng tháng, gửi báo cáo cho Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh tổnghợp báo cáo Trung ương (báo cáo theo mẫu M1 hàng tháng, quý, năm).

- Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh/thành phố, cơ quan DS -KHHGĐ Bộ, ngành,đoàn thể: từ ngày 13 -16 của các tháng đầu quý, gửi báo cáo Tổng cục DS-KHHGĐ (báo cáo mẫu M1 hàng quý) để tổng hợp, cấp phát PTTT.

4.2.3. Bảo quản phương tiện tránh thai

- Thuốc uống tránh thai: Bảo quản ở nhiệt độ của kho 18-25 độ C và độẩm dưới 70%. Trong điều kiện đảm bảo, thuốc tránh thai có tuổi thọ 3-5 nămkể từ ngày sản xuất.

Một số dấu hiệu nghi ngờ chất lượng: giảm độ cứng (ấn vào bị vỡ), có vếtnứt trên vỉ thuốc, màng nhôm không còn nguyên vẹn không được đưa ra sửdụng

- Bao cao su: Bảo quản trong môi trường nhiệt độ của kho 15-30 độ C vàđộ ẩm dưới 70% có tuổi thọ 3 -5 năm kể từ ngày sản xuất.

Không đẻ bao cao su dưới ánh sáng huỳnh quang, dưới ánh sáng mặt trời,gần các mô tơ điện và hóa chất trong kho. Dầu khoáng vật và dầu thực vật cóthể làm hư hỏng bao cao su về mặt hóa học. Khi bao cao su bị giòn, bị chảydầu, bao gói foil nhôm không còn nguyên vẹn thì không được đưa ra sử dụng.

- Vòng tránh thai: Bảo quản trong môi trường nhiệt độ của kho 15-30 độC và độ ẩm dưới 70% có tuổi thọ 5 năm kể từ ngày sản xuất.

Vòng tránh thai được đóng gói trong các bao tiệt trùng không được có bấtkỳ lỗ thủng nào. Nếu các bộ phận của vòng (ống đặt vòng, màng, đôi vòng, dâyđồng, dây kéo vòng) thiếu hoặc biến dạng không được đưa ra sử dụng.

- Thuốc tiêm tránh thai: Thuốc tiêm đóng lọ 1ml hoặc 3 ml, là thuốc vàdung môi dạng dầu nên cần tránh để tủ lạnh. Bảo quản trong nhiệt độ của kho15-30 độ C và độ ẩm dưới 70% có tuổi thọ 3-5 năm kể từ ngày sản xuất. Nếuthuốc có tình trạng biến màu hoặc vón cục không được đưa ra sử dụng.

- Thuốc cấy tránh thai: Thuốc cấy được đóng gói trong ống nhỏ bằng chấtdẻo, bịt kín, tiệt trùng. Bảo quản trong môi trường nhiệt độ của kho 15 -30 độ Cvà độ ẩm dưới 70% có tuổi thọ 5 năm kể từ ngày sản xuất. Trong quá trìnhnhập, sử dụng hoặc kiểm kê theo định kỳ cần chú ý hạn sử dụng và phát hiệnnhững dấu hiệu bất thường để đảm bảo chất lượng của thuốc.

Page 131: 7.quan ly chuong trinh

131

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1. Trình bày khái niệm và phân loại đối tượng kế hoạch h óa gia đình?

2. Có mấy phương thức quản lý đối tượng KHHGĐ? Đó là những phươngthức gì? Hãy trình bày phương thức quản lý đối tượng sử dụng thuốc viên uốngtránh thai.

3. Anh (chị) hãy đánh giá kết quả quản lý đối tượng thực hiện KHHGĐ tạiđịa bàn xã mà anh (chị) quản lý.

4. Trình bày chức năng, nhiệm vụ và tiêu chuẩn lựa chọn cộng tác viênDS-KHHGĐ ở xã, phường?

5. Các bước lập kế hoạch hoạt động của cộng tác viên? Lợi ích của việclập kế hoạch hoạt động cho mạng lưới cộng tác viên?

6. Nêu những nội dung cơ bản của việc điều hành, giám sát, đánh giá hoạtđộng của cộng tác viên?

7. Hãy nêu những nội dung cơ bản của công tác quản lý phương tiện tránhthai?

Page 132: 7.quan ly chuong trinh

132

Bài 4

GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ

TRONG CHƯƠNG TRÌNH DÂN SỐ-KHHGĐ TẠI CƠ SỞ

MỤC TIÊU

- Trình bày được khái niệm về giám sát, đánh giá;- Mô tả được sự giống nhau, khác nhau giữa giám sát, kiểm tra, đánh giá

và thanh tra;

- Trình bày được vai trò của giám sát trong các hoạt động về dân số -KHHGĐ;

- Trình bày được những nội dung cơ bản của giám sát, đánh giá chươngtrình dân số-KHHGĐ;

-. Lập được một bản kế hoạch giám sát hoặc đánh giá.

I. GIÁM SÁT CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ DS-KHHGĐ

1. Đặt vấn đề

1.1. Khái niệm

- Giám sát là một hoạt động quản lý thường xuyên nhằm phát hiện xemcông việc đang được tiến hành có đúng kế hoạch đ ã phê duyệt hay không bằngviệc cung cấp thông tin phản hồi tới các nhà quản lý để có những điều chỉnhkịp thời, giúp cho việc thực hiện chương trình có hiệu quả. Trên cơ sở giámsát, các kế hoạch có thể được tăng cường và thực hiện nhanh chóng. Như vậy,giám sát là một bộ phận của hệ thống thông tin quản lý.

- Giám sát là một quá trình hỗ trợ, giúp đỡ và cầm tay chỉ việc – đào tạovà đào tạ liên tục tại chỗ, tạo điều kiện thuận lợi trong phạm vi có thể để giúphoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Giám sát (hay gọi là định lượng sự thực hiện) thường quan tâm đếnviệc đo lường sự tiến triển của việc thực thi và sự tiến triển hướng tới các kếtquả sẽ đạt được. Có hai loại định lượng sự thực hiện là kiểm định sự hoànthành và kiểm định kết quả.

+ Giám sát việc thực hiện thường quan tâm đến đầu vào của chươngtrình (như tài chính, nhân lực và vật lực) và hoạt động có đúng như thiết kếban đầu cả về tài chính, kết hoạch hoạt động và lịch thời gian.

Page 133: 7.quan ly chuong trinh

133

+ Giám sát kết quả thường tập trung vào thành tựu đạt được mục tiêucủa chiến lược, chương trình, dự án ( có nghĩa là kết quả thực tế có như mụctiêu đề ra). Kết quả thường được lượng hoá với ba cấp độ khác nhau thể hiệnbằng đầu ra ngắn hạn, kết quả trung hạn và tác động dài hạn.

1.2. Mục đích, yêu cầu, thời điểm gián sát

a) Mục đích: Giám sát là để phát hiện vấn đề (giám sát qua trình hoạtđộng) nhằm động viên sự cải tiến liên tục trong việc hoàn thành nhiệm vụ củacán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ, giúp đỡ cán bộ DS-KHHGĐ có thể tháo gỡkhó khăn để những hướng dẫn được thực hiện đúng trong thực tế. Do vậy, việcgiám sát cần được tiến hành thường xuyên, hoặc có thể giám sát đột xuất.

b)Yêu cầu: Những tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc công việc cụ thể, hình thứctổ chức, bố trí nhân lực...sẽ được giám sát phải được hướng dẫn cho người thựchiện biết trước.

c)Thời điểm giám sát:

+ Giám sát thường xuyên: Được thực hiện trong suốt quá trình thực hiệnkế hoạch, thực hiện chương trình mục tiêu, thực hiện dự án... Đây là hình thứcrất tốt, nhưng cũng rất khó thực hiện vì lý do nhân lực, kinh phí và thờ i gian.

+ Giám sát định kỳ: Là hình thức giám sát theo kế hoạch đã đặt ra.Thường áp dụng cho giám sát trực tiếp như khi lập kế hoạch can thiệp, trướckhi lập dự án, chương trình; sau khi kết thúc kế hoạch, kết thúc dự án. Việcthực hiện cuộc giám sát định kỳ xa hay gần (khoảng cách thời gian giữa cácđợt giám sát) là tùy theo khả năng cho phép nhưng không nên quá thưa.

+ Giám sát đột xuất: Thực hiện giám sát khi có vấn đề nẩy sinh trongquá trình điều hành hoặc vào bất cứ thời điểm nào khi có điều kiện.

Đối với tuyến xã, trước khi tiến hành cuộc giám sát, Ban chỉ đạo DS -KHHGĐ xã (cán bộ DS-KHHGĐ) phải lựa chọn vấn đề cần giám sát: giám sátgì?, giám sát ai? vào lúc nào? cách xác định mức độ hoàn thành tại thời điểmgiám sát.

1.3. Vai trò giám sát trong hoạt động DS-KHHGĐ

- Thu thập và phân tích thông tin;

- Xác định, phát hiện vấn đề về cung cấp các dịch vụ DS-KHHGĐ,những vấn đề xã hội có liên quan tới công tác DS -KHHGĐ;

- Chọn các vấn đề ưu tiên giải quyết;

Page 134: 7.quan ly chuong trinh

134

- Lập kế hoạch có khả năng thực thi;

- Hỗ trợ, giúp đỡ giải quyết vấn đề kịp thời;

- Uốn nắn, cầm tay chỉ việc, đào tạo tại chỗ;

- Điều chỉnh mục tiêu, chỉ tiêu, kế hoạch nếu cần;

- Thông tin phản hồi.

2. Những vấn đề cơ bản về giám sát

2.1. Các tiêu chuẩn chính để lựa chọn những việc cần giám sát

- Công việc có tính quyết định cho đạt mục tiêu của chương trình.

- Công việc đòi hỏi phải chuẩn xác.

- Công việc dễ xẩy ra sai sót.

- Công việc mang tính thí điểm, rút kinh nghiệm cho các hoạt động tiếptheo.

Các lĩnh vực cần giám sát: Những công việc định kỳ và những công việcđược giao đột xuất cho cộng tác viên DS-KHHGĐ hoặc cho những tổ chứcđoàn thể khác thực hiện.

2.2. Căn cứ để giám sát

- Báo cáo tổng kết hay kiến nghị tiến hành giám sát của đơn vị hoặc cánhân có liên quan.

- Hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành (MIS) theo chế độ báo cáođịnh kỳ do Bộ Y tế (Tổng cục Dân số-KHHGĐ ban hành).

- Kế hoạch hoạt động (bao gồm nhiều nội dung liên quan đến mục tiêu,

người thực hiện, địa điểm, thời gian, các thủ tục cần tiến hành trong thời giantriển khai chương trình, dự án).

2.3. Phương pháp tiến hành

Có thể tiến hành giám sát bằng hai cách:

a) Trực tiếp: Quan sát trực tiếp thực địa về hiện trạng các hoạt độngđang xảy ra hoặc cùng làm, khi có sai sót thì hướng dẫn, làm mẫu cho đúng.Đây là phương thức giám sat quan trọng và hiệu quả nhất.

b) Gián tiếp:

- Xem xét sổ sách, ghi chép, đọc báo cáo từ cộng tác viên, của các bộphận làm công tác DS-KHHGĐ (các tổ chức đoàn thể ...), bao gồm cả báo cáo

Page 135: 7.quan ly chuong trinh

135

chỉ tiêu tài chính để nắm được kết quả hoạt động và có nhận định chất lượngcông việc, những điểm cần uốn nắn.

- Thông qua các cuộc họp, thảo luận với đối tượng giám sát ( tuyến xã là

cộng tác viên DS-KHHGĐ, các tổ chức đoàn thể )....để biết được tiến độ côngviệc, những vướng mắc cần giải quyết, cũng như kiến nghị của c ơ sở.

2.4. Quy trình giám sát

Quy trình giám sát gồm 3 bước: Chuẩn bị giám sát; Triển khai giám sátvà Các hoạt động sau giám sát.

a) Chuẩn bị cho cuộc giám sát

- Lập kế hoạch giám sát: Xác định là cuộc giám sát định kỳ hay đột xuất,trên cơ sở đó xây dựng chương trình giám sát cụ thể.

- Xây dựng danh mục, nội dung giám sát (thường liệt kê thành một danhmục hay bảng kiểm để đánh dấu những hoạt động cần giám sát):

+ Thông tin cần có lấy từ kế hoạch hành động, từ báo cáo, từ kết quảgiám sát lần trước.

+ Xem xét để lựa chọn vấn đề, hoạt động, công việc cần giám sát.

+ Cuối bảng danh mục có phần ghi biên bản, thống nhất những điều đã

làm được, những điều chưa làm được.

- Xây dựng công cụ giám sát.

- Lên lịch biểu thời gian (lịch biểu cụ thể cho từng ngày ), địa điểm tiếnhành, thành lập đoàn giám sát (bao gồm những thành phần và chức danh cánbộ công chức) và thông báo tới đơn vị, cá nhân có liên quan để thống nhất.

- Chuẩn bị nguồn lực: Kinh phí và phương tiện thực hiện.

Thông thường hoạt động giám sát phải được xây dựng ngay từ đầu năm,khi phổ biến kế hoạch tổng thể.

b) Triển khai giám sát

Có nhiều công việc phải làm, tùy theo mục đích và phương pháp mà lựachọn công việc thích hợp

- Gặp gỡ, tiếp xúc với cán bộ của các ban, ngành, tổ chức, đoàn thể xãhội và đối tượng để kiểm chứng (nếu cần thiết) liên quan đến nội dung giámsát (xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, đào tạo tập huấn …).

- Xem xét sổ sách, nhật ký chứng từ, báo cáo thống kế có sẵn.

Page 136: 7.quan ly chuong trinh

136

- Quan sát trên thức địa theo bảng kiểm, danh mục đã chuản bị để bổsung thêm thông tin qua sổ sách.

- Thảo luận, hướng dẫn, trao đổi để xác định khối lượng và mức độ hoànthành hoạt động, khó khăn vướng mắc, nguyên nhân và cách tháo gỡ.

- Họp với lãnh đạo, cộng đồng; kết luận, đánh giá nhanh, nhận xét, kiếnnghị, cam kết giải quyết...

- Viết biên bản theo nội dung đã nêu ra từ trước và những ý kiến đã traođổi giữa đoàn giám sát với đối tượng giám sát.

- Thông qua biên bản giám sát trước khi kết thúc công việc.

Ví dụ: Một BẢNG DANH MỤC GIÁM SÁT có thể như sau:

Vấn đề Nội dung giám sát Kết quả1. Nhiều

ngườikhôngchấp nhậnsử dụngbiện pháptránh thai(BPTT).

1.1. Nắm đúng đối tượng

1.2. Tuyên truyền, vận động cáccặp vợ chồng 15-49 tuổi (chưasử dụng BPTT).

1.3. Cung cấp dịch vụ KHHGĐ.

- Đã có danh sách 50 cặpchưa sử dụng và đăngký sử dụng BPTT.

- Đã tổ chức 3 đợt.

- Đã cung cấp 2 đợt

2. Nhiều bàmẹ sinhcon dưới18 tuổi.

2.1. Tuyên truyền, giáo dục vịthành niên, thanh niên (VTN,TN) không kết hôn sớm, khôngsinh con trước 22 tuổi.

2.2. Cung cấp dịch vụ KHHGĐ.2.3. Cung cấp dịch vụ Phá thai an

toàn tại xã.

- Ít, không chú trọng vớinhóm đồi tượng làVTN, TN, người mớikết hôn.

- Chưa triển khai- Không có

Biên bản: Nơi giám sát, người được giám sát, chức vụ.

Nhận xét: - . . . .

Công việc sẽ phải thực hiện:

- . . . .

Ngày/tháng/năm Ngày/tháng/nămNgười giám sát Người được giám sát

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

Page 137: 7.quan ly chuong trinh

137

Ví dụ:

DANH MỤC GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG

ĐỀ ÁN GIẢM THIỂU MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH TẠI XÃ.........

- Địa điểm giám sát:

- Người giám sát:

- Chức vụ:

Nội dung giám sát Theo kế hoạch201x

Kết quảgiám sát

1. Cung cấp thông tin về bìnhđẳng giới, MCBGTKS và hệ luỵcủa nó cho Lãnh đạo xã, Ban Chỉđạo DS-KHHGĐ xã và người cóuy tín:

- Báo cáo chuyên đề trong hộinghị của xã

- Cung cấp thông tin, tài liệu

- Báo cáo tại hộinghị sơ kết và tổngkết năm của xã.

- Chưa thực hiện- Đã cung cấp xong

chưa thường xuyên

2. Lồng ghép tuyên truyền về bìnhđẳng giới, tăng cường vai trò phụnữ trong sinh hoạt câu lạc bộ cácđoàn thể

Đưa vào sinh hoạtcủa các đoàn thể

Mới chỉ thực hiện ởcâu lạc bộ phụ nữ.

3. Tuyên truyền trên đài truyềnthanh xã

Thực hiện định kỳhàng tháng

Có thực hiện 1 lầntrong 6 tháng qua

4. Xây dựng cụm pano, áp phích Xây dựng 01 cụmpano; tranh ápphích dán ở cácthôn

Đã thực hiện

5. Phân phát tờ rơi, tờ bướm Đã thực hiện

6. Tuyên truyền trực tiếp qua cộngtác viên, y tế thôn bản

Thực hiện Có thực hiện songchưa thường xuyên

Nhận xét: - . . . .

Công việc sẽ phải thực hiện:

- . . . .Ngày/tháng/năm Ngày/tháng/nămNgười giám sát Người được giám sát

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

Page 138: 7.quan ly chuong trinh

138

c. Các hoạt động sau giám sát

- Xử lý, phân tích thông tin số liệu thu thập được qua giám sát;

- Đánh giá tình hình vấn đề được giám sát;

- Viết báo cáo giám sát: Báo cáo cần nêu những phát hiện, kết luận vàgiải pháp (cần khắc phục hay phát huy).

+ Báo cáo phải được gửi đến cấp có thẩm quyền quyết định để xin ý k iếnxử lý (cấp quản lý trực tiếp) và cấp trên (nếu cần).

+ Thông báo kết quả giám sát cho các đơn vị, cơ quan liên quan và địaphương nơi được tiến hành giám sát.

- Lập kế hoạch hỗ trợ, tìm cách hỗ trợ giúp đỡ cơ sở để giải quyết khókhăn (đã phát hiện qua giám sát) nhằm hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ kếhoạch được giao.

- Lập kế hoạch can thiệp tiếp (hoạt động tiếp nối - nếu cần và có điềukiện) với đối tượng đơn vị đã được giám sát và với các đơn vị liên quan đểtriển khai hoạt động.

- Ghi chép vào sổ hồ sơ để theo dõi.

2.5. Phương tiện (công cụ) giám sát

Có nhiều loại công cụ khác nhau, tùy theo mục đích của từng cuộc giámsát mà ta có thể lựa chọn loại công cụ cho phù hợp.

- Kế hoạch giám sát;

- Các kế hoạch, chương trình, hợp đồng...;

- Các văn bản pháp quy liên quan;

- Các quy định về chức năng, nhiệm vụ, phân cấp quản lý;

- Bảng danh mục giám sát; Bảng kiểm;

- Các quy trình kỹ thuật chuẩn mực liên quan;

- Tài liệu, phương tiện huấn luyện liên quan ( nếu cần);

- Các báo cáo thông tin liên quan;

- Biên bản giám sát lần trước, cam kết (nếu có);

- Biên bản giám sát trắng.

2.6. Kỹ năng giám sát

Để làm một giám sát viên có hiệu quả, điều cần thiết là phải nắm vữngmột số kỹ năng giám sát sau:

Page 139: 7.quan ly chuong trinh

139

a) Cần biết rõ về địa phương và hiện trạng công tác DS -KHHGĐ của địaphương mình và của cấp dưới, cụ thể như:

- Dân số trung bình; dân số là nữ?

- Số phụ nữ 15-49 tuổi?

- Số phụ nữ 15-49 tuổi có chồng?

- Số bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh?

- Số trẻ em sinh ra được sàng lọc sơ sinh?

- Số trẻ em sinh ra trong năm; trong đó trẻ sinh ra là nữ?

- Số trẻ em sinh ra bị khuyết tật, dị tật bẩm sinh?

- Tỷ suất sinh thô; tỷ suất chết thô?

- Số cặp vợ chồng đang sử dụng biện pháp tránh thai? Tỷ lệ các cặp vợchồng đang sử dụng biện pháp tránh thai?

- Tình hình cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ?

- Tình hình sử dụng các PTTT (miễn phí và tiếp thị xã hội)?

- Có bao nhiêu cơ quan và công việc của các cơ quan đó.

b) Lập kế hoạch ngay từ đầu năm và đặt các mục tiêu cho mình và nhânviên

Ví dụ: Mục tiêu của công tác DS-KHHGĐ

- Số trẻ sinh ra trong năm là 200 cháu hoặc mức giảm tỷ lệ sinh thô là0,5%o;

- Số cặp vợ chồng mới sử dụng các biện pháp tránh thai trong năm là1.000 cặp (người); Chia theo từng biện pháp sử dụng (Đặt dụng cụ tử cung,triệt sản, cấy thuốc tránh thai, tiêm thuốc tránh thai, viên thuốc uống tránhthai, bao cao tránh thai);

- Tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai là 78%.

c) Hiểu rõ nhân viên của mình và các vấn đề của họ.

d) Giao tiếp với nhân viên của mình: Gặp mặt thường xuyên với họ đểđánh giá họ và bản thân mình.

e) Chuẩn bị bảng kiểm khi bạn đi giám sát tuyến dưới (huyện/xã).

g) Là giám sát viên, bạn phải tự ra quyết định.

h) Đánh giá mình và nhân viên qua từng thời gian.

i) Giúp đỡ nhân viên tuyến huyện/xã để giải quyết vấn đề của họ.

Page 140: 7.quan ly chuong trinh

140

k) Huấn luyện nhân viên: Là một thành tố quan trọng của giám sát.

2.7. Hành vi giám sát (Các loại giám sát viên)

a) Dân chủ:

- Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân viên;

- Biết xác định giới hạn và cùng thảo luận nhóm để ra quyết định;

- Có quan hệ làm việ c tốt.

b) Chuyên quyền, quyết đoán:

- Áp đặt, ra lệnh, không chú ý tới hoàn cảnh, tâm tư của người đượcgiám sát;

+ Giám sát viên có sức kiểm tra mạnh mẽ đối với nhân viên;

+ Giám sát viên ra quyết định tất cả;

+Nhân viên không có phát biểu gì về việc ra quyết định.

- Tiến hành khi khẩn cấp, thiếu sự tin tưởng ở nhân viên về khả năng vàtrách nhiệm.

c) Cho qua dễ dãi

Do không chuẩn bị hoặc chuẩn bị qua loa cho cuộc giám sát, do vậy:

- Nhân viên có toàn quyền kiểm soát trong việc ra quyết định;

- Giám sát viên có đóng góp ít chút.

Loại giám sát viên nào là tốt nhất?

- Điều đó phụ thuộc vào:

+ Con người;

+ Môi trường của tổ chức.

- Những giám sát viên tốt phải có khả năng nhận rõ những điểmmạnh và những điểm yếu của nhân viên.

Những điều bạn cần tránh trong quá trình giám sát

- Đừng đổ tội;

- Đừng quá tập trung vào mình;

- Đừng yêu cầu nhân viên làm những việc mà bạn không muốn làm;

- Đừng tỏ ra xa cách, lạnh nhạt hay thiếu tình bạn;

- Đừng tỏ ra cửa quyền;

Page 141: 7.quan ly chuong trinh

141

- Đừng tỏ ra miễn cưỡng;

- Đừng đồng ý khi bạn không muốn như vậy;

- Đừng trì hoãn trần trừ;

- Đừng vội kết luận.

3. Các nội dung giám sát trong DS-KHHGĐ

Đối với tuyến huyện, các hoạt động chủ yếu sau đây cần được xem xétđể tiến hành các giám sát:

3.1. Về xây dựng, kiện toàn và ổn định tổ chức bộ máy

Trung tâm Dân số – KHHGĐ cấp huyện thành lập theo hướng dẫn tạiThông tư số 05/2008/TT-BYT ngày 14/5/2008 của Bộ Y tế về hướng dẫn chứcnăng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy Dân số - KHHGĐ ở địa phương.Ban chỉ đạo công tác Dân số-KHHGĐ tuyến xã/phường đượ c thành lập theohướng dẫn tại công văn số 8397/BYT –TCDS ngày 10 tháng 12 năm 2008. Cácnội dung giám sát về kiện toàn tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác DS -KHHGĐ ở tuyến quận/huyện và xã/phường thường là:

- Số lượng cán bộ công chức, viên chức hiện có so với chỉ tiêu định biênđược giao; Trong đó, chia theo trình độ chuyên môn, ngành nghề được đào tạovà theo yêu cầu chức danh?

- Số lượng Ban Dân số-KHHGĐ xã/phường đã được thành lập, củng cố,hoàn thiện, ổn định.

- Số lượng các Ban Dân số - KHHGĐ của ban ngành, cơ quan Đoàn thểđóng trên địa bàn huyện/quận đã thành lập, số hoạt động có hiệu quả?

- Số lượng cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ hiện có theo trình độchuyên môn, ngành nghề được đào tạo? sự biến động như thế nào?

- Số lượng cộng tác viên DS-KHHGĐ hiện có của từng xã và trên địabàn huyện? Trong tổng số, số cộng tác viên kiêm nhiệm là bao nhiêu (theo lĩnhvực đảm nhiệm chính); ổn định hay biến động như thế nào?

3.2. Về đào tạo cán bộ

- Chọn cử cán bộ đi tham dự các khóa đào tạo dân số cơ bản (2 tháng) .

- Chọn cử cán bộ tham dự bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán, kế hoạch,truyền thông, tư vấn, máy tính, tiếng Anh, thu thập thông tin và báo cáo.

- Chọn cử cán bộ tham dự đào tạo giảng viên cấp tỉnh/huyện về DS –KHHGĐ.

- Đào tạo cán bộ chuyên trách và cộng tác viên.

Page 142: 7.quan ly chuong trinh

142

- Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm trong, ngoài địa phương.

Ví dụ: Khi một nhiệm vụ đào tạo được triển khai thực hiện, yêu cầugiám sát sẽ phải trả lời các câu hỏi về các hoạt động (trước, trong và sau đàotạo) như sau:

+ Hoạt động chuẩn bị trước đào tạo: Chuẩn bị giáo trình, tài liệu đào tạo,tuyển chọn giáo viên và triêu tập học viên, danh sách đại biểu m ời, chuẩn bịđịa điểm, kinh phí, phương tiện giảng dạy và học tập…

+ Hoạt động trong quá trình đào tạo: Quá trình dạy và học trên lớp baogồm cả lý thuyết và thực hành, thảo luận, trang thiết bị phục vụ đào tạo…, cáchoạt động ở cơ sở, thực địa có bảo đảm về thời gian, số lượng chất lượng, kiểmtra môn học…

+ Các hoạt động sau đào tạo: tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm, thôngbáo kết quả…

Như vậy, giám sát đào tạo ở đây là sự kiểm tra có tính chất lượng hóacác hoạt động đã được đề ra và đây là điểm khác biệt với sự đánh giá chươngtrình đào tạo, một hoạt động quản lý tập trung xem xét việc thực hiện các mụctiêu đã hoạch định. Mặc dầu vậy, trong thực tế, hai khái niệm đánh giá và giámsát cũng có khi bị đồng nhất bởi tính lượng hóa việc thực hiện của một bên làcác mục tiêu và một bên là các kết quả dẫn đến hoàn thành các mục tiêu theoquan hệ nhân quả.

3.3. Về việc thực hiện chính sách

a) Đối tượng thực hiện các biện pháp tránh thai

- Các chi phí đảm bảo chát lượng dịch vụ KHHGĐ/SKSS: thuốc thiếtyếu, chi phí dịch vụ...

Ví dụ: Người chấp nhận triệt sản: Thực hiện bồi dưỡng người tự nguyệntriệt sản; Bảo hiểm chăm sóc cho người triệt sản; Tổ chức triệt sản (Lập danhsách người triệt sản, tập hợp đối tượng và chuẩn bị các điều kiện cần thiết; vậnchuyển người triệt sản từ nơi tập trung đến các Trung tâm kỹ thuật hoặc cácđơn vị làm kỹ thuật lưu động xuống xã/phường làm triệt sản); Chi bồi dưỡngngười vận động, kíp phẫu thuật, chi cho người chăm sóc người triệt sản tại nơiphẫu thuật hoặc tại nhà....

- Chính sách, chăm sóc người thực hiện các biện pháp tránh thai lâmsàng bị vỡ kế hoạch, tai biến sau thực hiện các kỹ thuật dịch vụ...

b) Các cơ sở, đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ

Page 143: 7.quan ly chuong trinh

143

- Cung cấp các dịch vụ chăm sóc KHHGĐ/SKSS (phụ cấp cán bộ cungcấp dịch vụ phẫu thuật/thủ thuật, tư vấn...)

- Cung cấp phương tiện tránh thai;

c) Các chính sách cán bộ DS-KHHGĐ xã, cộng tác viên DS-KHHGĐ

- Phụ cấp (của nhà nước, chính sách của chương trình, địa phương)

- Bảo hiểm y tế, bảo hiển xã hội.

d) Thực hiện các chính sách khác

- Thi đua khen thưởng (Khuyến khích cộng đồng, tập thể và cá nhân).

- Gặp mặt điển hình tiên tiến hoặc hội nghị thi đua.

- Việc xây dựng và ban hành các chính sách địa phương.

3.4. Về công tác quản lý, điều hành

- Hoạt động thường kỳ của Ban Dân số xã (họp định kỳ, giao ban hàngtháng, tổng kết công tác, mua sắm văn phòng phẩm...)

- Thu thập số liệu theo yêu cầu về nội dung, thời hạn và phạm vi báo cáothống kê.

- Giám sát việc lập kế hoạch hay chương trình công tác tháng, quý vànăm của các Ban Dân số xã/phường.

- Hoạt động giám sát của Trung tâm DS-KHHGĐ huyện đối với các banDân số xã/phường và các Ban Dân số của các cơ quan trên địa bàn huyện.

3.5. Về quản lý tài chính

Căn cứ theo ngân sách đã được cung cấp và công bố công khai, căn cứtheo bảng thanh toán và các báo cáo tài chính, chứng từ hóa đơn hiện có đểxem xét tình hình thu chi theo quy định tài chính. Ngoài các khoản thu chi nhưđã nêu trên cần xem xét các nguồn chi khác như chi cho các hoạt động giáodục truyền thông, chi cho quản lý hành chính và các khoản thu khác, bao gồmcác nguồn thu từ các dự án hỗ trợ của các nước, các tổ chức Quốc tế, các tổchức phi Chính phủ, các tổ chức nhân đạo và sự đóng góp của cộng đồng. Cácnguồn thu này có thể được nhận trực tiếp hay gián tiếp.

II. ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ DS-KHHGĐ

1. Những vấn đề chung về đánh giá

1.1. Khái niệm

Đánh giá là sự so sánh mục tiêu với phần việc đã làm để xem mục tiêuđạt ở mức nào; đầu ra dự kiến đạt được hay không; hoạt động đã được thực

Page 144: 7.quan ly chuong trinh

144

hiện như thế nào; đầu ra có tương xứng với đầu vào hay không; nguyên nhânthành công và lý do thất bại; đánh giá cho biết cái gì đang xảy ra và cái gìkhông xảy ra, cái gì cần g iữ lại và cái gì cần thay đổi.

Đánh giá là sự thu thập và phân tích thông tin theo nhiều phương diện đểxác định sự thích hợp, tiến độ, hiệu quả, kết quả và tác động của việc thực hiệnchiến lược, chương trình, dự án. Đánh giá giải quyết vấn đề sau:

- Chương trình có thích hợp không; có cần thiết không;- Chương trình có đạt được những tiến bộ hướng tới các mục tiêu đã

được hoạch định hay không; có hiệu quả hay không;- Có thể và có dễ lượng hoá một số tác động của việc thực hiện chương

trình hay không.

- Kết quả mang lại với chi phí có thể chấp nhận được không; so với mộtcách làm khác cùng đạt được mục tiêu thì cách làm nào hiệu quả hơn.

- Từng thành phần hoặc khoản mục của chương trình như: phân phốidịch vụ KHHGĐ, TGT, củng cố tổ chức và đào tạo cán bộ...được hoạc h địnhtốt và thực thi chính xác như thế nào.

- Sau khi chương trình kết thúc và không còn nguồn tài trợ hoặc nguồnlực giảm (nếu là dự án) thì khả năng tiếp tục hoạt động sẽ như thế nào?

1.2. Phân loại

Có nhiều cách phân loại đánh giá khác nhau

- Theo tiến trình xây dựng chính sách, kế hoạch, có các loại:

+ Đánh giá nhu cầu (để xây dựng chính sách hoặc kế hoạch);

+ Đánh giá tiến trình, tiến độ để hoàn thiện việc thực thi kế hoạch, chínhsách;

+ Để giá kết quả để xem kế hoạch có đạt được mục tiêu hay không;

+ Đánh giá tác động để xác định các kết quả gián tiếp hay ảnh hưởngtrước mắt và lâu dài của toàn bộ hay một hoạt động của chính sách, kế hoạch;

- Theo nội dung của kế hoạch, có các loại:

+ Đánh giá chất lượng để đi sâu tiếp cận bản chất của quản lý nhà nướ cvề DS-KHHGĐ;

+ Đánh giá hiệu quả là để so sánh kết quả và chi phí của một kế hoạchchương trình, dự án làm cơ sở nghiên cứu tăng kết quả giảm chi phí;

+ Đánh giá thực thi;

+ Đánh giá tổng hợp (toàn diện);

Page 145: 7.quan ly chuong trinh

145

1.3. Vai trò và mục đích đánh giá

Đánh giá là một hoạt động quản lý, là quá trình xem xét các đối tượng vàcác hoạt động dự kiến bằng cách so sánh kết quả thực hiện với các mục tiêu cụthể để quyết định lựa chọn tiến trình hoạt động

Bản thân các nhà đánh giá không tự tạo ra các quyết định, họ cung cấpcác thông tin để tạo thuận lợi lựa chọn tiến trình hoạt động nhằm củng cố côngtác kế hoạch hoá của chương trình

Công tác đánh giá phải trả lời các câu hỏi sau:

- Mục tiêu đề ra đã đạt được chưa?

- Tiến độ thực hiện có phù hợp với mục tiêu không

- Hoạt động có tương xứng với nguồn lực bỏ ra không?- Những hoạt động nào đạt, hoạt động nào chưa đạt?- Kế hoạch tiếp theo sẽ lấy được những thông tin gì, ở đâu?

Bảng so sánh dưới đây trình bày những lý do phải tiến hành đánh giá vàkhông cần phải tiến hành đánh giá:

Cần tiến hành đánh giá Không cần tiến hành đánh giá

Để hoạch định chiến lược, chươngtrình, dự án, xác định các giả địnhquan trọng và đưa ra các khuyến nghịvề kỹ thuật.

Để đánh giá kết quả thực hiện chiếnlược, chương trình, dự án.

Để đánh giá những thay đổi thíchhợp trong hoạch định chiến lược,chương trình, dự án.

Để xác định sự hoàn thành mục tiêucủa chiến lược, chương trình, dự án.

Để chứng minh cho nhà tài trợ, cơquan tài chính và lãnh đạo về kết quảvà tác động của việc thực hiện chiếnlược, chương trì nh, dự án.

Khi đánh giá nhằm biểu thị nhữngđiều đã biết, ngay cả trong trườnghợp đã phát hiện vấn đề nghiêmtrọng khi thực thi

Khi không có đầy đủ kinh phí đểđánh giá.

Khi mà nhà quản lý không có nhucầu đánh giá và không hiểu phảiđánh gía như thế nào.

Khi kết quả đánh giá không đượcsử dụng cho mục đích cải tiến việchoạch định chiến lược, chươngtrình, dự án giai đoạn tới hoặc nângcao nhận thức về tác động của chiếnlược, chương trình, dự án.

Khi kết quả đánh giá sử dụng chomục đích phê phán đối tượ ng quảnlý, cán bộ thực thi.

Khi đánh giá bị chi phối bởi ý kiếnchủ quan của cán bộ quản lý.

Page 146: 7.quan ly chuong trinh

146

Trong thực tế, mặc dù nhà quản lý thừa nhận lợi ích của đánh giá, nhưnglại gặp khó khăn, cản trở trong việc sử dụng hiệu quả, kết quả đánh giá với lýdo chính là do hiểu sai mục đích đánh giá (xem bảng sau):

Cản trở khách quan ảnh hưởngđến đánh giá

Tác động chủ quan nhờ hiểu biếtvề đánh giá

Do hoạch định chương trình sơ sàigây nhầm lẫn giữa mục đích, mụctiêu, đầu ra và tác động.

Mục tiêu hoạch định không đú ngyêu cầu, quá sơ sài, không lượng hoáđược.

Theo yêu cầu của nhà tài trợ hoặc cơquan nhận tài trợ.

Sự lo lắng của nhà quản lý đối vớikết quả đánh giá khách quan sẽ bộclộ sự yếu kém của chương trình.

Hệ thống thông tin quản lý yếu kémkhông đủ căn cứ tin cậy để đánh giá.

Nhà tài trợ dùng kết quả đánh giáđể khống chế cơ quan thực hiện.

Tạo mâu thuẫn giữa nhà tài trợ vànhận tài trợ

Kết quả đánh giá có thể quyết địnhngừng tài trợ.

Kết quả đánh giá có thể quyết địnhchuyển giao quyền thực thi cho cơquan khác.

Kết quả đánh giá có thể quyết địnhphân phối lại kinh phí cho nơikhác, kèm theo hoạt động tươngứng.

Kết quả không hoặc ít ảnh hưởngtới việc thực thi chương trình.

Văn phòng chương trình cho rằngkết quả đánh giá sẽ được dùng đểkhống chế họ.

1.4. Sự khác nhau giữa giám sát và đánh giáSự khác biệt chủ yếu giữa giám sát và đánh giá là đánh giá tập trung vào

các mục tiêu trong khi giám sát xem xét các hoạt động.

Đánh giá tiến hành định kỳ còn giám sát phải tiến hành liên tục.Đánh giá phân tích sâu về các kết qua thực tế so với kết quả dự định còn

giám sát cho biết những hoạt động cụ thể đã thực hiện và kết quả đạt được.Đánh giá có thể được thực hiện độc lập hoặc nội bộ còn giám sát giúp

ban quản lý chương trình/dự án đánh giá công tác quản lý.Đánh giá giúp cho cán bộ quản lý biết được các giải pháp chiến lược và

chính sách còn giám sát thông báo cho các nhà quản lý biết những vấn đề gì đãphát sinh.

Giám sát Đánh giá

Page 147: 7.quan ly chuong trinh

147

Giám sát Đánh giáLiên tụcTheo dõi tiến độ

Cho biết những hoạt độngnày đã được thực hiện và kế tquả đạt được là gì

Giúp ban Quản lý dự án tựđánh giá công tác quản lýThông báo cho cán bộ quảnlý những vấn đề gì đã phátsinh

Định kỳPhân tích sâu về các kết quả thựctế so với các kết quả dự kiến

Cho biết những kết quả này đãđạt được như thế nào và nguyênnhân, tác động/ảnh hưởng của nó(trước mắt, lâu dài)

Đánh giá độc lập hay nội bộ

Cho cán bộ quản lý biết các giảipháp chiến lược và chính sách.

2. Lập kế hoạch đánh giá các hoạt động về DS-KHHGĐ

2.1. Các bước đánh giá

- Quyết định đánh giá cái gì?

- Lập kế hoạch cho đánh giá;

- Tiến hành đánh giá;

- Diễn giải các hoạt động

2.2. Nội dung đánh giá

- Chỉ cần nêu các số liệu cụ thể từ kết quả thực hiện công việc và so sánh

với các số liệu ban đầu khi lập kế hoạch hành động để đánh giá hiệu quả hoạtđộng.

- Ngoài việc đánh giá số lượng công việc hoàn thành so với mục tiêu,còn phải chú ý đến chất lượng hoàn thành các hoạt động, công việc của từng cánhân, tổ chức đoàn thể được giao thực hiện hoạt động đó, không chạy theo chỉtiêu mà phải đánh giá được thực chất của các hoạt động.

Rút ra được những kinh nghiệm thành công và thất bại gì trong từng oạtđộng, từng tổ chức đoàn thể, cá nhân tham gia công tác DS -KHHGĐ.

Ví dụ về các vấn đề cần nghiên cứu đặt ra cho một đánh giá tác độngngắn hạn cụ thể như sau :

+ Phân phối dịch vụ sử dụng các phương tiện tránh thai có tăng không?

+ Đào tạo: Cái gì sẽ xảy ra sau khi đào tạo kết thúc? Bao nhiêu người bỏviệc sau đào tạo? Họ có sử dụng các kiến thức mới hay không? Họ có thường

Page 148: 7.quan ly chuong trinh

148

xuyên trau dồi kiến thức không? Kiến thức và kỹ năng có được nâng caokhông?

+ Truyền thông: Người dân có được thông tin về DS -KHHGĐ không?Nhận thức về giới tính khi sinh, bình đẳng giới, già hoá dân số, chất lượnggiống nòi, sử dụng các biện pháp tránh thai của người dân có tăng không?

+ Phát triển tổ chức: Tổ chức bộ máy có được kiện toàn không? Các nhàquản lý làm việc có hiệu quả hơn không? MIS mới có tốt hơn không? Có xãhội hoá được nguồn lực thực hiện công tác DS -KHHGĐ không?

Ví dụ: Trong X lần trực tiếp vận động đối tượng chưa thực h iệnKHHGĐ thì có bao nhiêu đối tượ ng đã chấp nhận thực hiện KHHGĐ? Nhữngloại PTTT nào đã được cung cấp? Loại PTTT đó được cấp miễn phí hay có sựtrợ giá của Nhà nước hay mua theo giá thị trường tự do.

2.3. Quy trình đánh giá

- Lựa chọn các hoạt động quan trọng nhất để đánh giá;

- Tập hợp danh mục cần đánh giá;

- Lập danh sách các hoạt động, các chỉ số hoạt động, các mục tiêu hoạtđộng, các đầu ra và các kết quả cần đánh giá.

2.4. Các hoạt động chính cần đánh giá

- Các can thiệp chuyển đổi hành vi;

- Cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS;

- Đào tạo, tập huấn nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật chuyên sâu;

- Tổ chức bộ máy DS-KHHGĐ các cấp;

- Đầu tư và sử dụng các nguồn lực đầu tư (Ngân sách trung ương, địaphương, ODA...);

- Cơ chế quản lý chương trình.

2.5. Thiết kế đánh giá

Để đánh giá cần tuân thủ theo các bước sau:

- Xác định nhu cầu đánh giá là gì và chọn những chỉ báo gì?

- Thu thập những thông tin cần thiết và đo lường các kết quả đã thu thậpđược.

- So sánh kết quả đạt được với các mục tiêu đã định.- Xác định giá trị các hoạt động đã thực hiện được.

Page 149: 7.quan ly chuong trinh

149

- Xác định những nguyên nhân thành công và thất bại ( Những kinhnghiệm nhằm tăng hiệu quả; xác định được biện pháp để đạt được mục tiêu ).

Tiêu chuẩn được lựa chọn để đánh giá các hoạt động và chương trình kếhoạch hoá gia đình là thông tin đầu vào, thông tin đầu ra và kết quả, vì cácthông tin này là thước đo chính xác nhất.

2.6. Thực hiện đánh giá

Vào kỳ kế hoạch năm sau mới đánh giá được kết quả thực hiện kế hoạchnăm trước và cũng là cơ sở cho bước lập kế hoạch năm tiếp theo.

Mốc chuẩn để đánh giá: Đầu vào thực tế sẽ được so sánh với đầu vào kếhoạch, đầu rathực tế sẽ được so sánh với đầu ra kế hoạch và kết quả thực tế sẽđược so sánh với kết quả kế hoạch. Nói cách khác, cần phải đo việc thực hiệnvới mục tiêu và khi có giải pháp lựa chọn cần phải so sánh việc thực hiện củabộ phận này với bộ phận khác.

Để thực hiện đánh giá, tính hiệu quả có thể đo được như sau:

Đầu vào thực tế; Đầu ra thực tế Kết quả thực tế.......................... ......................... ...........................Đầu vào kế hoạch Đầu ra kế hoạch Kết quả kế hoạch

Các chỉ tiêu cần được đánh giá về hiệu quả:- Tỷ lệ cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chấp nhận các biện pháp

tránh thai (còn tác dụng đến thời điểm đánh giá);- Tỷ lệ nữ có chồng đẻ con thứ 3 trở lên;

- Các hoạt động thông tin giáo dục truyền thông;

Đánh giá về hiệu suất nên đưa vào: việc sử dụng nhân lực, vật lực so vớikhối lượng công việc đã đạt được, đối chiếu với các định mức và tiêu chuẩn đề ra

Ví dụ: Về cách tính hiệu quả của một chỉ tiêu cụ thể

Chỉ tiêu Biện pháp Số liệu Hiệu quảNgười sử dụng Số người sử dụng 2250 người

thực tế thực tế

= = x 100 = 75%

Người sử dụng Số người sử dụng 3000 ngườikế hoạch theo mục tiêu KH

Page 150: 7.quan ly chuong trinh

150

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1. Nêu khái niệm, mục đích và vai trò của giám sát trong hoạt động DS-KHHGĐ? Căn cứ và các tiêu chuẩn chính để tiến hành giám sát?

2. Trình bày các phương pháp tiến hành giám sát? Các công cụ thựchiện giám sát? Để làm một giám sát viên có hiệu quả, người giám sátviên cần phải nắm vững những kỹ năng gì?

3. Khái niệm, phân loại và mục đích, vai trò của đánh giá?

4. Nêu sự khác biệt chủ yếu giữa giám sát và đánh giá?

Page 151: 7.quan ly chuong trinh

151

ĐÁP ÁN CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

Bài 1.

1. Quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ và các nội dung quản lý nhà nướcvề DS-KHHGĐ?

- Khái niệm về quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ;

- Nêu được 10 nội dung quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ.

2. Vai trò của quản lý và quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ ở xã,phường?

- Vai trò chung của quản lý;

- Vai trò của quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ ở xã, phường.

3. Nội dung của các nguyên tắc quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ.

- Khái niệm về các nguyên tắc quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ

- Nội dung của các nguyên tắc quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ.

+ Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối v ới công tác DS-KHHGĐ

+ Tôn trọng quy luật khách quan

+ Nguyên tắc tập trung dân chủ

+ Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả

+ Nguyên tắc kết hợp hài hoà các lợi ích

+ Đảm bảo nhân quyền

4. Công cụ quản lý Nhà nước về DS -KHHGĐ là gì? Các công cụ quảnlý Nhà nước về DS-KHHGĐ chủ yếu?

- Khái niệm về công cụ quản lý;

- Các công cụ quản lý Nhà nước về DS -KHHGĐ chủ yếu gồm:

+ Pháp luật về DS-KHHGĐ;

+ Chính sách DS-KHHGĐ;

+ Kế hoạch về DS-KHHGĐ

5. Phương pháp quản ý Nhà nước về DS -KHHGĐ là gì? Vai trò củacác phương pháp quản lý?

Page 152: 7.quan ly chuong trinh

152

- Khái niệm về phương pháp quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ

- Vai trò của các phương pháp quản lý Nhà nước về DS -KHHGĐ:

+ Phương pháp hành chính;

+ Phương pháp kinh tế;

+ Phương pháp giáo dục;

6. Các phương pháp quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ và cách vậndụng chúng?

- Các phương pháp quản lý Nhà nước về DS -KHHGĐ:

+ Phương pháp hành chính;

+ Phương pháp kinh tế;

+ Phương pháp giáo dục;

- Cách thức vận dụng các phương pháp quản lý Nhà nước về DS -KHHGĐ.

+ Không thể tuyệt đối hoá một hoặc một nhóm phương pháp nào đómà phải có quan điểm tổng hợp, phải biết kết hợp các phương pháp quản lý vớinhau để nâng cao hiệu quả quản lý;

+ Mỗi phương pháp quản lý riêng biệt đều có ưu, nhược điểm riêng,

cần phối hợp để bổ sung cho nhau;

+ sử dụng các phương pháp quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ phảiđảm bảo tính khách quan, tính khả thi của phương pháp, đồng thời phải nângcao nghệ thuật vận dụng các phương pháp quản lý .

7. Chương trình mục tiêu quốc gia là gì? Những đặc điểm cơ bản vàtiêu chuẩn để lựa chọn chương trình m ục tiêu quốc gia?

Trong giai đoạn 2006-2010, có bao nhiêu chương trình mục tiêu quốcgia được triển khai ở nước ta? Kể tên các chương trình mục tiêu quốc giađó?

a) Khái niệm về chương trình mục tiêu quốc gia;

b) Đặc điểm cơ bản của chương trình mục tiêu quốc gia:

- Thống nhất hướng về mục tiêu

- Sự liên kết chặt chẽ giữa mục tiêu, nhiệm vụ và hoạt động

- Hạn chế số lượng chương trình và số lượng mục tiêu của chương trình

Page 153: 7.quan ly chuong trinh

153

c) Tiêu chuẩn để lựa chọn chương trình mục tiêu quốc gia

- Là vấn đề có tính cấp bách, liên ngành, liên vùng…, cần phải được tậptrung nguồn lực và sự chỉ đạo của Chính phủ để giải quyết;

- Mục tiêu của chương trình mục tiêu quốc gia phải nằm trong chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Thời gian thực hiện chương trình là t hời gian cần thiết cho việc đạt đượcmục tiêu của chương trình .

d) Giai đoạn 2006-2010:

- Có 10 chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai ở nước ta

- Nêu được tên 10 chương trình mục tiêu quốc gia.

8. Những nội dung cơ bản của chương trình mục tiêu qu ốc gia?

- Căn cứ xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia ;

- Mục tiêu của chương trình mục tiêu quốc gia ;

- Thời gian thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ;

- Phạm vi hoạt động, địa bàn của chương trình mục tiêu quốc gia ;

- Các giải pháp cần thiết bảo đảm thực thi chương trình;

- Hiệu quả của chương trình mục tiêu quốc gia ;

- Đề xuất và kiến nghị cơ chế, chính sách để thực hiện chương trình ;

- Quản lý, điều hành thực hiện chương trình, dự án ;

- Theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện .

9. Chương trình DS-KHHGĐ của nước ta từ khi bắt đầu triển khai đếnnay đã trải qua bao nhiêu giai đoạn dưới phương thức là một Chương trìnhmục tiêu quốc gia? Đó là những giai đoạn nào? Hãy nêu mục tiêu tổng quátcủa chương trình, tên các dự án thành phần của một trong các chương trìnhmục tiêu quốc gia DS -KHHGĐ đã biết?

a) Chương trình DS-KHHGĐ của nước ta từ khi bắt đầu triển khai đếnnay đã trải qua 4 giai đoạn dưới phương thức là một Chương trình mục tiêuquốc gia;

b) Nêu được 4 giai đoạn của chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ.

c) Chương trình mục tiêu quốc gia DS -KHHGĐ giai đoạn.....:

Page 154: 7.quan ly chuong trinh

154

- Mục tiêu tổng quát ;

- Tên các dự án thành phần của chương trình .

10. Nguyên tắc quản lý chương trình mục tiêu quốc gia?

- Nguyên tắc về phân bổ vốn;

- Nguyên tắc về giao chỉ tiêu kế hoạch;

- Nguyên tắc về cơ chế cấp phát và quyết toán kinh phí ;

- Nguyên tắc về công khai thông tin

11. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm cần được giải quyếtbằng chương trình mục tiêu quốc gia:

Đáp án: b

Bài 2

1. Hãy nêu khái niệm, tầm quan trọng và nguyên tắc lập kế hoạch?

- Khái niệm lập kế hoạch;

- Tầm quan trọng của lập kế hoạch

- Nêu được 7 nguyên tắc cơ bản của lập kế hoạch

2. Trình bày nhiệm vụ và các bước lập kế hoạch tác nghiệp?

- Nêu được 10 nhiệm vụ của kế hoạch tác nghiệp ;

- Nêu được 8 bước lập kế hoạch tác nghiệp.

+ Bước 1 : Xác định mục đích, mục tiêu của kế hoạch

+ Bước 2 : Thiết lập nhiệm vụ (hay là các đầu ra để tạo lập mục tiêu)

+ Bước 3 : Xây dựng các hoạt động và thực hiện nhiệm vụ

+ Bước 4 : Xác định các điều kiện liên quan

+ Bước 5 : Đánh giá năng lực của đơn vị thực hiện (các bên tham gia)

+ Bước 6 : Xác định nhu cầu về nguồn lực (các yếu tố đầu vào)

+ Bước 7 : Đánh giá phương án hành động

+ Bước 8 : Lựa chọn phương án tối ưu

3. Trình bày quy trình thực hiện và quy trình tổng hợp kế hoạch? Cácthành phần của kế hoạch?

Page 155: 7.quan ly chuong trinh

155

- Khái niệm;

- Quy trình thực hiện;

- Quy trình tổng hợp;

- Các thành phần của kế hoạch.

4. Hãy nêu các nhiệm vụ của công tác kế hoạch ở tuyến cơ sở?

- Lập kế hoạch ;

- Chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch;

- Điều chỉnh kế hoạch ;

- Tổng kết và giao kế hoạch;

- Thời gian thực hiện công tác kế hoạch.

5. Những vấn đề tồn tại, thách thức thường gặp về DS -KHHGĐ ởtuyến xã, phường?

- Ở cộng đồng;

- Trong quản lý, điều hành của bộ máy chuyên trách DS-KHHGĐ.

6. Tại sao phải lập kế hoạch (chương trình) công tác tuần, tháng, quýở tuyến xã, phường? Để xây dựng chương trình công tác tuần, tháng, quý ởxã cần phải đáp ứng những yêu cầu gì?

- Sự cần thiết phải lập chương trình công tác tuần, tháng, quý;

- Lợi ích của việc lập chương trình công tác tuần, tháng, quý ;

- Nêu được 5 yêu cầu cơ bản khi xây dựng chương trình công tác tuần,tháng, quý.

7. Để xây dựng mục tiêu của kế hoạch hàng năm phù hợp với khảnăng thực tế, các hoạt động nào sau đây là không cần phải tiến hành trongbước xây dựng mục tiêu.

Đáp án: c

8. Có bao nhiêu nguyên tắc cơ bản của lập kế hoạch:

Đáp án: c

9. Có bao nhiêu bước khi lập kế hoạch?

Đáp án: c

Page 156: 7.quan ly chuong trinh

156

10. Sự khác nhau cơ bản của các phương án hành động khi lập kếhoạch được thể hiện ở một phương án nào sa u đây?

Đáp án: a

Bài 3

1. Trình bày khái niệm và phân loại đối tượng kế hoạch hóa gia đình?

a) Khái niệm về đối tượng kế hoạch hóa gia đình;

b) Phân loại đối tượng KHHGĐ

- Nhóm đối tượng tiềm năng;

- Nhóm đối tượng đang sử dụng BPTT;

- Nhóm phụ nữ có thai.

2. Có mấy phương thức quản lý đối tượng KHHGĐ? Đó là nhữngphương thức gì? Hãy trình bày phương thức quản lý đối tượng sử dụngthuốc viên uống tránh thai.

- Có 2 phương thức quản lý đối tượng KHHGĐ, đó là:

+ Phương thức quản lý nhóm đối tượng tiềm năng (chưa áp dụng cácBPTT)

+ Phương thức quản lý nhóm đối tượng đang sử dụng các BPTT;

- Phương thức quản lý đối tượng sử dụng thuốc viên uống tránh thai.

3. Anh (chị) hãy đánh giá kết quả quản lý đối tượng thực hiệnKHHGĐ tại địa bàn xã mà anh (chị) quản lý.

- Mức giảm tỷ suất sinh thô;

- Mức tăng tỷ lệ chấp nhận biện pháp tránh thai;

- Tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại;

- Tỷ lệ ngừng sử dụng đối với các biện pháp tránh thai;

- Tỷ lệ thất bại của các biện pháp tránh thai.4. Trình bày chức năng, nhiệm vụ và tiêu chuẩn lựa chọn cộng tác

viên DS-KHHGĐ ở xã, phường?- Chức năng của cộng tác viên DS-KHHGĐ ở xã, phường;- Nhiệm vụ của cộng tác viên DS-KHHGĐ ở xã, phường;- Tiêu chuẩn lựa chọn cộng tác viên DS-KHHGĐ ở xã, phường.

Page 157: 7.quan ly chuong trinh

157

5. Các bước lập kế hoạch hoạt động của cộng tác viên? Lợi ích củaviệc lập kế hoạch hoạt động cho mạng lưới cộng tác viên?

a) Các bước lập kế hoạch hoạt động:- Khảo sát nhu cầu

- Chọn các vấn đề (nhu cầu) ưu tiên thông qua cách cho điểm từng vấnđề và xếp thứ tự

- Đề ra mục tiêu đạt được- Đưa ra các giải pháp thực hiện

- Liệt kê các hoạt động cần triển khai- Dự kiến kết quả- Viết kế hoạch

b) Lợi ích của việc lập kế hoạch hoạt động cho mạng lưới cộng tác viên.

6. Nêu những nội dung cơ bản của việc điều hành, giám sát, đánh giáhoạt động của cộng tác viên?

- Điều hành hoạt động của cộng tác viên;

- Giám sát hoạt động của cộng tác viên;- Đánh giá hoạt động của cộng tác viên.

7. Hãy nêu những nội dung cơ bản của công tác quản lý phương tiệntránh thai?

- Lập kế hoạch dự trù các phương tiện tránh thai ;

- Quản lý về xuất, nhập kho, hồ sơ sổ sách và chế độ báo cáo ;

- Bảo quản phương tiện tránh thai .

Bài 4

1. Nêu khái niệm, mục đích và vai trò của giám sát trong hoạt độngDS-KHHGĐ? Căn cứ và các tiêu chuẩn chính để tiến hành giám sát?

- Khái niệm về giám sát;

- Mục đích của giám sát trong hoạt động DS-KHHGĐ;

- Vai trò của giám sát trong hoạt động DS-KHHGĐ;- Căn cứ để giám sát;- Các tiêu chuẩn chính để lựa chọn những việc cần giám sát.

Page 158: 7.quan ly chuong trinh

158

2. Trình bày các phương pháp tiến hành giám sát? Các công cụ thựchiện giám sát? Để làm một giám s át viên có hiệu quả, người giám sát viêncần phải nắm vững những kỹ năng gì?

a) Các phương pháp tiến hành giám sát

- Phương pháp trực tiếp.

- Phương pháp gián tiếp.

b) Các công cụ thực hiện giám sát

c) Kỹ năng giám sát

3. Khái niệm, phân loại và mục đích, vai trò của đánh giá?

- Khái niệm về đánh giá;

- Phân loại đánh giá;

- Mục đích đánh giá.- Vai trò của đánh giá.

4. Nêu sự khác biệt chủ yếu giữa giám sát và đánh giá?

Giám sát Đánh giáLiên tụcTheo dõi tiến độ

Cho biết những hoạt độngnày đã được thực hiện và kếtquả đạt được là gì

Giúp ban Quản lý dự án tựđánh giá công tác quản lýThông báo cho cán bộ quảnlý những vấn đề gì đã phátsinh

Định kỳPhân tích sâu về các kết quả thực tếso với các kết quả dự kiến

Cho biết những kết quả này đã đạtđược như thế nào và ngu yên nhân,tác động/ảnh hưởng của nó (trướcmắt, lâu dài)

Đánh giá độc lập hay nội bộ

Cho cán bộ quản lý biết các giảipháp chiến lược và chính sách.

Page 159: 7.quan ly chuong trinh

159

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Kế hoạch hóa và quản lý chương trình dân số -kế hoạch hóa gia đình;Ủy ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình – Quỹ Dân số liênhợp quốc; Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 1996.

2. Tài liệu đào tạo nhân viên dân số – sức khỏe gia đình cấp cơ sở; Ủyban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, Hà Nội - 1999.

3. Tài liệu nâng cao kiến thức dân số tập 1-2; Ủy ban Dân số, Gia đình vàTrẻ em – Hà Nội 2002.

4. Pháp lệnh Dân số, số 06/2003/PL-UBTVQH11, ngày 9/01/2003 củaỦy ban thường vụ Quốc hội.

5. Những nội dung chủ yếu của Pháp lệnh Dân số; Ủy ban Dân số, Giađình và Trẻ em; Nhà xuất bản Lao động-Xã hội, năm 2003.

6. Xây dựng chiến lược, chương trình, dự án về dân số, gia đình và trẻ emtheo phương pháp quản lý dựa trên kết quả; Ủy ban Dân số, Gia đìnhvà Trẻ em – Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 2004.

7. Dân số và chăm sóc sức khỏe sinh sản; Học viện Quân y – Nhà xuấtbản Quân đội nhân dân, Hà Nội 2004.

8. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ cơ sở về công tác dân số, gia đình và trẻ em;Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em – Nhà xuất bản Bản đồ, Hà Nội2005.

9. Dân số – Kế hoạch hóa gia đình; Bộ Y tế – Nhà xuất bản y học, HàNội 2005.

10. Tài liệu hướng dẫn quản lý hậu cần PTTT, Ủy ban Dân số, Gia đìnhvà Trẻ em- Hà Nội 2006.

11. Tập bài giảng Khoa học quản lý; Học viện Chính trị – Hành chínhquốc gia Hồ Chí Minh; Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính 2009.

12. Nghị định số 20/2010/NĐ-CP ngày 08/3/2010 của Chính phủ Quyđịnh chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số.

13. Nghị định số 18/2011/NĐ-CP ngày 17/3/2011 của Chính phủ Quyđịnh sửa đổi Điều 2 Nghị định số 20/2010/NĐ-CP.

14. Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2011 của Thủ tướng Chínhphủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số- Sức khoẻ sinh sản giai đoạn2011-2020.

Page 160: 7.quan ly chuong trinh

160

15. Thông tư số 06/2009/TT-BYT ngày 26/6/2009 của Bộ Y tế Quy địnhvề định mức thuốc thiết yếu và các vật tư tiêu hao trong các dịch vụthủ thuật chăm sóc sức khỏe sinh sản.

16. Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinhsản; Ban hành kèm theo quyết định số 4620/QĐ-BYT ngày 25/11/2009của Bộ trưởng Bộ Y tế.

17. Nghiên cứu thực trạng và giải pháp để tăng cường sử dụng các biệnpháp tránh thai lâm sàng cho các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tạimột số tỉnh, thành phố. Hà Nội, 2007 .

18. Nghiên cứu tình hình thất bại của phẫu thuật đình sản nam, nữ và nhucầu phục hồi sinh sản của người sử dụng (1993 - 1998). Hà Nội, 1999.

19. Nghiên cứu cơ cấu các biện pháp tránh thai ở Việt Nam. Hà Nội,1998.

20. Xác định tỷ lệ thất bại, bỏ cuộc và nhu cầu sử dụng của các loại vòngtránh thai ở Việt Nam (1995 - 2000). Hà Nội, 2000.

21. Nghiên cứu, đánh giá tình hình sử dụng và cung ứng bao cao su ở ViệtNam. Hà Nội, 2002.

22. Kết quả triển khai thuốc cấy tránh thai Implanon tại Việt Nam giaiđoạn 2002-2006. Hà Nội, 2007.

23. Bài giảng đào tạo kỹ năng chuyên môn cho Bác sỹ tuyến huyệnchuyên ngành Sản khoa. NXB Y học. Hà Nội, 2008.