8
“Nếu bạn không biết cách nuôi dạy con cái thì tất cả những việc khác dù bạn có làm tốt đến mấy cũng không thật sự có ý nghĩa”. Sinh thành và nuôi dưỡng trẻ em là trọng trách và thiên chức thiêng liêng mà không phải ai cũng được trải nghiệm. Bạn đã thực sự tự tin trong vai trò này chưa? Bạn muốn tìm hiểu và chia sẻ kinh nghiệm giáo dục con với các bậc làm cha làm mẹ khác? Tình yêu thương và phương pháp giáo dục con của bạn đã thực sự hợp lý? Tham gia Câu lạc bộ Nunanunong với những chủ điểm hoạt động có nội dung phong phú, hấp dẫn, mang tính giáo dục cao cùng sự tư vấn, giảng dạy của những chuyên gia có uy tín và kinh nghiệm, các bậc phụ huynh sẽ có cơ hội trải nghiệm một phương pháp giáo dục con hoàn toàn mới. I. Nội dung khóa học Hẹn hò cùng con: Hành trình Vua Hùng kén rể...chống biến đổi khí hậu Tọa đàm chia sẻ: Chuyên đề Làm bạn cùng con Tọa đàm chia sẻ: Chuyên đề Ba mẹ “ngại” muốn nói Gia đình Designer: Sáng tạo Bộ nhận diện thương hiệu gia đình Gia đình Bác học: Trao đổi phương pháp Đọc sách cùng con Gia đình Âm nhạc: Nét duyên trong dân ca Ru con Mẹ ru con tiếng ru cả cuộc đời Gia đình yêu thương: Thiết kế Độc đáo hanmade tình yêu ba mẹ Gia đình dân gian: Tuổi thơ dân gian Giải cứu Trạng Nguyên Gia đình X-port: Phong cách sống Nhà mình học sống xanh Gia đình Ma-ket-tờ: Tọa đàm Dạy trẻ về giá trị đồng tiền Gia đình Nhân ái: Khoảnh khắc Hạnh phúc là sẻ chia. II. Thông tin khóa học Thành phần tham dự: Các gia đình có con trong độ tuổi từ 04 - 12 tuổi. Thời gian: Từ 8h30 - 11h sáng chủ nhật hàng tuần. Địa điểm: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam - 36 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Học phí: 190$ / gia đình / khóa học (08 buổi). III. Liên hệ đăng ký khóa học Trung tâm Nghiên cứu và Truyền thông Vì sự phát triển bền vững (CSD) Địa chỉ: Phòng 903, Khách sạn Công Đoàn, 14 Trần Bình Trọng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: (844) 39 412 367 Fax: (844) 39 425 494 Email: [email protected] Website: www.niemtin.vn Cựu Đệ nhất Phu Nhân Mỹ - Jacqueline Kennedy Onassis Giới thiệu câu lạc bộ nunanunong

Noi Dung Chuong Trinh

  • Upload
    adn

  • View
    71

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Noi Dung Chuong Trinh

“Nếu bạn không biết cách nuôi dạy con cái thì tất cả những việc khác dù bạn có làm tốt đến mấy cũng không thật sự có ý nghĩa”.

Sinh thành và nuôi dưỡng trẻ em là trọng trách và thiên chức thiêng liêng mà không phải ai cũng được trải nghiệm.

Bạn đã thực sự tự tin trong vai trò này chưa?Bạn muốn tìm hiểu và chia sẻ kinh nghiệm giáo dục con với các bậc làm cha làm mẹ khác?Tình yêu thương và phương pháp giáo dục con của bạn đã thực sự hợp lý?

Tham gia Câu lạc bộ Nunanunong với những chủ điểm hoạt động có nội dung phong phú, hấp dẫn, mang tính giáo dục cao cùng sự tư vấn, giảng dạy của những chuyên gia có uy tín và kinh nghiệm, các bậc phụ huynh sẽ có cơ hội trải nghiệm một phương pháp giáo dục con hoàn toàn mới.

I. Nội dung khóa họcHẹn hò cùng con: Hành trình Vua Hùng kén rể...chống biến đổi khí hậuTọa đàm chia sẻ: Chuyên đề Làm bạn cùng conTọa đàm chia sẻ: Chuyên đề Ba mẹ “ngại” muốn nóiGia đình Designer: Sáng tạo Bộ nhận diện thương hiệu gia đìnhGia đình Bác học: Trao đổi phương pháp Đọc sách cùng conGia đình Âm nhạc: Nét duyên trong dân ca Ru con Mẹ ru con tiếng ru cả cuộc đờiGia đình yêu thương: Thiết kế Độc đáo hanmade tình yêu ba mẹGia đình dân gian: Tuổi thơ dân gian Giải cứu Trạng NguyênGia đình X-port: Phong cách sống Nhà mình học sống xanhGia đình Ma-ket-tờ: Tọa đàm Dạy trẻ về giá trị đồng tiền Gia đình Nhân ái: Khoảnh khắc Hạnh phúc là sẻ chia.

II. Thông tin khóa họcThành phần tham dự: Các gia đình có con trong độ tuổi từ 04 - 12 tuổi.

Thời gian: Từ 8h30 - 11h sáng chủ nhật hàng tuần.

Địa điểm: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam - 36 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Học phí: 190$ / gia đình / khóa học (08 buổi).

III. Liên hệ đăng ký khóa học

Trung tâm Nghiên cứu và Truyền thông Vì sự phát triển bền vững (CSD)Địa chỉ: Phòng 903, Khách sạn Công Đoàn, 14 Trần Bình Trọng, quận Hoàn Kiếm, Hà NộiĐiện thoại: (844) 39 412 367Fax: (844) 39 425 494Email: [email protected]: www.niemtin.vn

Cựu Đệ nhất Phu Nhân Mỹ - Jacqueline Kennedy Onassis

Giới thiệu câu lạc bộ nunanunong

Page 2: Noi Dung Chuong Trinh

“Nếu bạn không biết cách nuôi dạy con cái thì tất cả những việc khác dù bạn có làm tốt đến mấy cũng không thật sự có ý nghĩa”.

Cựu Đệ nhất Phu Nhân Mỹ - Jacqueline Kennedy Onassis

Là những bậc làm cha làm mẹ, chúng ta yêu thương con mình hơn bất cứ điều gì và chúng ta không mong muốn gì

hơn việc làm người cha mẹ tốt. Chúng ta muốn các con của mình lớn lên khỏe mạnh, tự tin, trở thành những người thành

công, chúng ta mong muốn con mình sẽ hạnh phúc và có thể làm cho những người xung quanh chúng cũng cảm thấy hạnh

phúc… Nhưng những gì mà cha mẹ mong muốn đạt được không thể phụ thuộc vào nỗ lực của mỗi chúng ta. Điểm số đánh

giá khả năng làm cha mẹ chỉ có ý nghĩa khi con cái chúng ta đi đúng con đường của chúng.

Nhưng không một người cha, người mẹ nào có thời gian để làm mọi thứ và điều đó còn đúng hơn nữa nếu chúng ta

làm một công việc quá bận rộn, hoặc đang phải một mình xoay sở mọi việc. Bởi vậy, làm cách nào chúng ta có thể quyết

định điều mình thực sự cần phải làm và điều gì có thể bỏ qua? Những cuốn sách dạy làm cha mẹ chiếm một vị trí không

nhỏ tại các cửa hàng bán sách. Chúng ta cũng thường xuyên nhận được rất nhiều lời khuyên từ sách vở, trên phương

tiện thông tin đại chúng và từ bạn bè, người thân…khiến công việc làm cha mẹ càng trở nên phức tạp. Vì thế, việc làm cha

mẹ chưa bao giờ lại khó khăn đến thế cũng như chưa bao giờ lại quan trọng đến thế.

Những gì con cái mong muốn là được cha mẹ hết sức quan tâm chăm sóc. Thực tế cho thấy, chỉ yêu thương và hết lòng

mong muốn điều tốt lành cho con thôi là chưa đủ cho việc dạy con thành công mà điều quan trọng cha mẹ và con cái nên

dành thời gian để lắng nghe, chia sẻ cùng nhau. Cha mẹ nên tâm sự với con về những điều rất gần gũi với cuộc sống:

tình bạn, tình yêu, sự tự tin hòa nhập, trách nhiệm học tập…Vậy làm thế nào để cha mẹ biết việc gì “ưu tiên” phải làm?

Thấu hiểu điều đó, Câu lạc bộ Nunanunong ra đời không chỉ giúp cha mẹ giải đáp tất cả những khúc mắc trên mà mong

muốn tạo dựng một sân chơi gia đình bổ ích, lành mạnh nhằm tăng cường sự tương tác giữa cha mẹ và con cái trong độ

tuổi từ 04 - 12 tuổi. Chương trình do Trung tâm Nghiên cứu và Truyền thông Vì sự phát triển bền vững (CSD) khởi xướng

và phối hợp triển khai. Thông qua các hoạt động chủ điểm có nội dung phong phú, hấp dẫn cùng sự tư vấn, giảng dạy

của những chuyên gia giáo dục có uy tín, các gia đình sẽ có cơ hội được tiếp xúc với phương pháp học trải nghiệm thực

tế. Mỗi buổi học sẽ chỉ ra rằng hướng dần của cha mẹ không phải lúc nào cũng là những lời thuyết giáo khô khan mà có thể

là những cuộc đối thoại đầy yêu thương, cảm thông và chia sẻ mang lại cho mỗi thành viên gia đình những khoảnh khắc

thực sự khó quên.

Câu lạc bộ Nunanunong hy vọng sẽ trở thành mái nhà chung của các gia đình, nơi cha mẹ có thể cùng học, cùng chơi

với con; nơi trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc gia đình và đặc biệt là nơi gắn kết tình yêu thương, tăng cường sự tương

tác giữa cha mẹ và con cái, tạo cho con chúng ta những bước đi vững chắc đầu tiên trong cuộc đời.

Lời ngỏ

Page 3: Noi Dung Chuong Trinh

I. Giới thiệu chương trình

1. Đối tượng tham gia chương trìnhGia đình có con trong độ tuổi từ 04 - 12 tuổi.

2. Thời gian tổ chức chương trìnhMỗi khóa học kéo dài 8 buổi (dự kiến trong 2 tháng).

3. Nội dung cơ bản chương trìnhChương trình được xây dựng theo 2 độ tuổi: từ 04 - 07 tuổi và 08 - 12 tuổi.

Sự khác biệt ở chương trình đó là mỗi buổi học sẽ không nhằm mục đích giảng dạy kiến thức chuyên môn mà tập trung vào công tác truyền tải, hướng dẫn cha mẹ phương pháp tương tác với con cái.

Các hoạt động trọng tâm trong chương trình:

“Mỗi chủ nhật, mình vẫn có thói quen dẫn con gái đi uống cafe sau khi ăn sáng xong. Chỗ hẹn lí tưởng nhất là quán cafe sân vườn gần nhà. Dù đang mang thai nhưng mình vẫn thích dẫn con đi chơi thật nhiều, vì mình biết rằng, mỗi nơi con đến sẽ là trường học và con sẽ học được nhiều bài học về thiên nhiên, về cách cư xử, về sự dạn dĩ tự tin khi ra ngoài…”

Sau một tuần làm việc bận rộn, thì cuối tuần là khoảng thời gian tuyệt vời nhất để cha mẹ dành thời gian bên con yêu. Một buổi đi chơi dã ngoại, “hẹn hò” cùng con sẽ là món quà vô cùng đặc biệt và ý nghĩa dành tặng con yêu. Còn gì thú vị hơn khi cả gia đình được cùng nhau thư giãn, trải nghiệm, tìm hiểu những điều mới lạ với bé qua những trò chơi kết hợp các yếu tố vui nhộn, tư duy logic, kiến thức, kỹ năng, thể lực, làm việc nhóm và các đức tính kiên nhẫn, khéo léo, biết quan tâm và yêu thương chia sẻ. Những khoảnh khắc hẹn hò cùng con yêu sẽ là những kỉ niệm đáng nhớ trong hành trình khám phá thế giới kì diệu của bé.

“Em lúc nào cũng thấy tội con vì bố mẹ ít thời gian cho con quá, em mua nhiều đồ chơi để con có cái chơi. Cũng tham khảo cách mọi người chơi với con để học theo nhưng đi làm về muộn, xong xuôi cũng phải 8h, 8 rưỡi mới có thời gian cho con. Hầu như mẹ con chẳng tâm sự với nhau mấy, bé nhà em cũng ít nói nữa. Mỗi

Hạnh phúc của mỗi bậc làm cha làm mẹ chính là được ở bên con mỗi ngày. Và tất nhiên, cha mẹ nào cũng muốn dành cho con những điều tốt đẹp nhất cũng như trở thành người cha mẹ tuyệt vời nhất. Nhưng làm thế nào để biết rằng liệu chúng ta có đang làm đúng cách không ? Việc nuôi dạy con tốt không phải dễ dàng. Cuộc sống bận rộn khiến chúng ta không bao giờ có đủ thời gian để làm những việc chúng ta cần. Vì vậy, những vấn đề nào thực sự cần thiết để giúp các cha mẹ nuôi dưỡng con mình lớn lên khỏe mạnh, hạnh phúc?

Tọa đàm “Làm bạn cùng con” sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó với những chia sẻ xoay quanh:Tận hưởng khoảng thời gian bên con như thế nào là tốt nhất?Cha mẹ nên dạy con điều gì để có thể tác động tích cực đến cuộc đời của trẻ?Nghệ thuật giáo dục nào trong nguyên tắc thưởng phạt không đòn roi?

Ngoài ra, xuyết suốt chương trình, chuyên gia sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích, các tình huống nhằm giúp chúng ta biết cách tạo ra môi trường sống tích cực để nuôi dưỡng sự tự tin, tạo lập tinh thần trách nhiệm cho trẻ. Và khi đó, chúng ta hiểu rằng chúng ta đã làm tất cả những gì tốt nhất có thể cho con.

Hẹn hò cùng con - Vua Hùng kén rể...chống biến đổi khí hậu

Tọa đàm chia sẻ - Làm bạn cùng con

lần em hỏi tinh hình trên lớp của con, bé chả bao giờ kể, trừ khi mặt mũi chân tay sứt sẹo gì đó thì bé mới nói thôi. Các mẹ có chiêu gì giúp con kể nhiều hơn tâm sự nhiều hơn được không ạ?”

Page 4: Noi Dung Chuong Trinh

Không cần suy nghĩ chúng ta cũng có thể nhận ra việc giáo dục tình dục với con cái đóng vai trò quan trọng như thế nào.Quan niệm về tình dục xưa nay bị coi hoàn toàn là vấn đề sinh lý và bị né tránh. Nó được coi là “chuyện” người lớn” và chỉ để sinh đẻ. Tình dục cũng thường được coi như là vấn đề thầm kín, riêng tư hoặc thậm chí quan hệ tình dục sẽ gặp phải tác động xấu và tiêu cực. Vì vậy, khi nói về tình dục các bậc cha mẹ luôn băn khoăn liệu đã tới lúc thích hợp để nói với con về điều đó hay chưa, chúng ta sẽ nói và không nên nói những gì…và đôi khi đơn giản chính chúng ta cũng ngại ngùng, ít cởi mở và thẳng thắn nếu phải đối mặt với vấn đề gây hoang mang đó.

Đến với tọa đàm Ba mẹ “ngại” muốn nói, chuyên gia sẽ trao đổi với chúng ta những vấn đề xoay quoanh:Cha mẹ nên học cách tâm sự với con về tình dục như thế nào?Chúng ta cần hiểu gì về sức khỏe tình dục đối với trẻ ở tuổi vị thành niên?Những địa chỉ tư vấn cần thiết dành cho cha mẹ và các con khi gặp các vướng mắc cần giải đáp?

Đã đến lúc, các bậc cha mẹ cần phải thay đổi thông điệp muốn gửi tới con trẻ về quan niệm tình dục. Tình dục không phải là các chương trình giáo dục giới tính về sức khỏe, về việc mang thai. Tình dục phải được hiểu đúng bản chất và được nói đến một cách nghiêm túc với một thái độ chân thành và cởi mở nhằm định hướng cho trẻ biết cách tự chăm sóc, bảo vệ bản thân.

“Ngày đưa cháu đến phòng khám tư uy tín để 'giải quyết', mẹ cháu không có mặt vì quá đau lòng, sợ không cầm được nước mắt. Chỉ có bố cháu và tôi âm thầm đưa đi. Nhìn đứa cháu gái mới 14 tuổi mặt trắng bệch, tinh thần hoảng sợ, lo lắng khi nghe tiếng dụng cụ leng keng, tiếng la hét vang lên từ trong phòng mổ, bố nó khóc rưng rức, đấm vào ngực mình, nghẹn giọng tự trách đã không dạy dỗ con chu đáo…”

Tọa đàm chia sẻ - Ba mẹ “ngại” muốn nói

Gia đình Desginer là một sân chơi với các hoạt động nghệ thuật độc đáo nhằm tạo cơ hội cho các gia đình được trải nghiệm, khám phá và phát triển khả năng sáng tạo tiềm ẩn của mỗi thành viên.

Với nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, giảng viên sẽ trực tiếp hướng dẫn mỗi gia đình thiết kế Bộ nhân diện thương hiệu gia đình bao gồm logo, tờ rơi, danh thiếp... ngộ nghĩnh nhưng độc đáo có một không hai. Mỗi ý tưởng khắc họa một “cá tính” gia đình khác nhau. Đó đơn giản là những câu chuyện hết sức gần gũi của gia đình; về ba Nunu, về mẹ Nana, về bé Nunong, về chú Cún xù… nhưng đều mang vẻ đẹp hồn nhiên, trí tưởng tượng bay bổng và trong sáng của con trẻ.

Qua buổi học, chương trình cũng mong muốn đánh thức một thái độ sống lạc quan yêu đời, một niềm vui trong trẻo mà những người lớn chúng ta thật “thiệt thòi” khi vô tình đánh mất giữa cuộc sống ngày càng trở nên căng thẳng vì những áp lực mưu sinh.

“Bé nhà mình lên 5, đi học mẫu giáo rất thích vẽ, rồi về nhà còn bảo mẹ may quần áo cho búp bê nữa. Mình thấy bé cũng có năng khiếu nên muốn cho con học thêm nhưng không biết tuổi bé học vẽ thiết kế được chưa?”

Gia đình Designer - Chuyện nhà mìnhtừ trong nhà ra… đầu ngõ

Page 5: Noi Dung Chuong Trinh

Trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, sự giao tiếp - các hành vi giao tiếp và cách thức giao tiếp - đều mang ý nghĩa trao đổi và phản hồi thông tin, hiểu con và cho con hiểu

“Bin nhà mình ngày bé rất thích mẹ đọc truyện cho nghe, nhưng từ khi đi học, làm quen với internet, bé đâm ra lười đọc, chỉ chăm chăm chơi game rồi đọc truyện trên internet. Mình phải làm sao để giúp con thích đọc sách bây giờ?”

Gia đình Bác học - Đọc sách cùng con

Gia đình Âm nhạc - Ru con Mẹ ru con tiếng ru cả cuộc đời

mình, để điều chỉnh mọi hành vi của hai bên sao cho mối quan hệ ấy ngày càng củng cố bền vững hơn. Và sách, kỳ diệu thay, có thể là một phương tiện giao tiếp, hơn thế nữa, một phương tiện tinh tế để đạt được những điều tinh tế trong mối quan hệ xã hội đầu tiên của đứa trẻ. Qua việc đọc sách cùng con, bố mẹ có cơ hội hiểu con thích gì, đang quan tâm đến điều gì, có những khả năng đặc biệt nào, có gì cần hỗ trợ. Ngược lại, bố mẹ có thể thông qua việc cùng con đọc sách để gửi gắm những bài học nhỏ, những hướng dẫn về kỹ năng sống, hướng dẫn cách học và điều chỉnh cảm xúc của con, đồng thời có cơ hội cho con biết nhiều “thông tin” về cảm xúc của bản thân mình: những lo lắng, mong muốn, tự hào, vui sướng, buồn khổ... mà không phải lúc nào cũng dễ dàng truyền đạt lại với trẻ.

Đến với buổi tọa đàm, các bậc cha mẹ sẽ được trang bị những kỹ năng để sát cánh, đồng hành cùng con qua những trang sách ấu thơ:

Làm thế nào để xây dựng thói quen đọc sách?Làm thế nào để sách luôn là người bạn ấm áp, tin cậy của đứa trẻ mà nó sẵn sàng chia sẻ cùng bố mẹ? Làm thế nào để việc đọc sách không cản trở việc học tập của con?

Những kỹ năng gì con có thể nhận được từ việc đọc sách để trở thành một học sinh tự tin, vui vẻ, chủ động, sáng tạo và hạnh phúc?

Để từ đó, cha mẹ xây dựng được sợi dây gắn kết giữa hai thế hệ, hướng dẫn con cách sống, cách đối mặt với mọi tình huống trong cuộc sống nhằm tìm ra được cách tiếp cận con tốt nhất và tinh tế nhất.

Thời nay, hẳn là chẳng còn mấy ai có thời gian để hát ru con nữa, nhưng những ai đã từng trải qua tuổi thơ trong lời ru của mẹ sẽ không thể không bồi hồi xúc động khi một lần nữa được nghe lại những giai điệu ngân nga, ngọt ngào ấy. Bởi lẽ, khi còn được ẳm ngửa

“Các lớp học múa, học hát cho các con bây giờ nhiều quá. E muốn cho con học cái gì khác khác đi, mà cả bố và mẹ tham gia cùng được thì càng tốt…”

trên tay, nghe mẹ hát, dẫu không hiểu gì nhưng những khúc hát ru cứ ngấm dần vào trong tiềm thức. Từng câu hát chứa đựng tình yêu thương gia đình, hình ảnh lam lũ của người cha, hình ảnh tần tảo của người bà, người mẹ…Tiếng hát, giọng nói đã truyền tới cho trẻ một cảm giác được yêu thương, bao bọc. Nói cách khác, ru là chất liệu ban đầu, gieo những hạt giống về lòng nhân ái, đạo lý làm người, tình yêu quê hương… Tất cả trở thành ý niệm tuổi thơ, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ cho đến khi trưởng thành, để trẻ biết xúc cảm trước những hiện tượng cuộc sống:

Mẹ ru cái lẽ ở đờiSữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn

Lớn lên, khi trẻ bắt đầu bước sang giai đoạn khám phá và tìm hiểu cuộc sống xung quanh thì Đồng dao đã đánh thức, nuôi dưỡng và phát triển trí tưởng tượng phong phú, hồn nhiên của trẻ. Mang yêu tố vần điệu, thơ ca, trò chơi tập thể…mỗi bài đồng dao đã dạy cho các em những hiểu biết đơn giản về tự nhiên xã hội, phê phán thói hư tất xấu, giúp các em trưởng thành trong suy nghĩ, phân biệt tốt - xấu đúng - sai: “Con trâu cày xiên, cái liềm gặt lúa”, “mỏ gà thời tròn, mỏ vịt dẹt dẹt, vịt kêu cạc cạc, gà gáy te te”… Bên cạnh đó, do buộc phải cùng chơi, cùng ca hát, diễn trò theo nhóm nên Đồng dao cũng là cơ hội rèn luyện tính cộng đồng, tình yêu thương đùm bọc cho một đứa trẻ để chuẩn bị hành trang vào đời trong tương lai.

Page 6: Noi Dung Chuong Trinh

“Các mẹ thường chơi với con như thế nào? Mình hay dạy con học vẽ, thỉnh thoảng làm đồ hanhdmade nữa...Vừa làm vừa trò chuyện, tâm sự với con chuyện học hành, bàn bè, trường lớp…thấy mẹ con gần nhau hơn nhiều Nhưng dạo này e sắp cạn vốn rồi…Có mẹ nào biết làm đồ handmade hay hay thì chia sẻ được không ạ”

Những trò chơi dân gian đã rất quen thuộc với các thế hệ trước như nhảy sạp, kéo co, ô ăn quan…sẽ được tái hiện một cách chân thực tại lớp học của gia đình dân gian. Đây sẽ là một tấm vé thông hành giúp cha mẹ quay trở về tuổi thơ cùng với con yêu. Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả một nền văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ nâng cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Trẻ em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc và không có khoảng trống để chơi cũng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi con trẻ không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi thuở trước - đang ngày càng bị mai một và quên lãng, không chỉ ở các thành phố mà còn ở cả các vùng nông thôn, nơi mà đang dần bị đô thị hoá mạnh mẽ. Vì thế thật sự cần thiết xây dựng một không gian văn hóa lành mạnh với những trò chơi dân gian cho các con.

“Dịp Tết vừa rồi về quê mình bỗng nhận thấy một điều rất buồn là trẻ em nông thôn bây giờ không còn chơi các trò chơi dân gian nữa và chúng có rất ít thời gian để chơi. Trẻ con ở thành phố thì lại càng ít hơn. Những trò chơi này theo mình rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Nó giúp trẻ được chơi, giúp phát triển trí tuệ, cảm xúc, khả năng phối hợp nhóm, các kỹ năng khi tự làm các đồ chơi cho mình...Các trò chơi

Gia đình yêu thương - Độc đáo hanmadetình yêu ba mẹ

Gia đình dân gian - Giải cứu Trạng Nguyên

Gia đình là cội nguồn của yêu thương, là điểm tựa, nâng đỡ con trên mỗi bước đường đời, là nơi mà bất cứ khi nào, ở đâu con cũng có thể quay về với vòng tay vỗ về, yêu thương của cha mẹ. Làm sao để con hiểu được ý nghĩa thiêng liêng ấy của mái ấm gia đình? Thông qua hoạt động cả gia đình cùng thiết kế những sản phẩm handmade mang tình yêu ba mẹ, con không những được rèn luyện tính kiên trì, sự khéo léo của đôi bàn tay, óc sáng tạo mà hơn hết con biết yêu quý và trân trọng gia đình, trân trọng những phút giây bên cạnh ba mẹ.

truyền thống cũng là cách kết nối các thế hệ người Việt Nam với nhau, tạo ra bản sắc, văn hóa và cái hồn Việt. Vậy mà trò chơi truyền thống ngày càng mai một…Bao giờ cho đến ngày xưa?”

Page 7: Noi Dung Chuong Trinh

“Các mẹ nghĩ sao về những hoạt động vận động ngoài trời kết hợp với việc tuyên truyền bảo vệ môi trường cho bé?”

Gia đình X-port - Nhà mình học sống xanh

Sống xanh là một lối sống mới, hướng tới sự hài hòa giữa cá nhân - cộng đồng - thiên nhiên và hài hòa giữa các thế hệ. Buổi học được chia thành 6 chủ đề: Rác thải, nước, tiêu dùng thông thái, năng lượng, ngôi nhà an toàn và sức khỏe. Cha mẹ và các con sẽ được trải nghiệm những trò chơi vận động hướng tới chủ đề môi trường

xanh, giúp trẻ tăng cường sức khỏe, sự nhanh nhẹn, dẻo dai, có ý thức bảo vệ môi trường sống xanh, sạch, đẹp nhằm mục đích thay đổi thói quen, phát huy lối sống bền vững vì môi trường cũng như tiết kiệm tài chính cho gia đình và nâng cao sức khỏe cho bản thân.

Khi con chúng ta lớn lên và sống tự lập, chúng ta không hề muốn chúng tiêu tiền phung

“Bống nhà mình đã lên cấp 2, đã biết xin mẹ tiền tiêu vặt, rồi cũng có cả quỹ tiết kiệm riêng nữa (tiền mừng tuổi, thỉnh thoảng ông bà cho nữa…), mình cũng muốn cho con tự quản lý chi tiêu nhưng chưa biết làm thế nào? Chị sợ cho con tiền, con lại tiêu linh tinh, không biết tiết kiệm…”

phí trong khi chúng cần phải tiết kiệm hơn. Chúng ta cũng không muốn chúng thờ ơ lãnh đạm với những người đang chịu cuộc sống nghèo khổ hoặc ít nhất là không tốt như chúng. Giáo dục về giá trị đồng tiền cho trẻ cũng cần phải có nguyên tắc.Vì thế, nếu chúng ta không định cho trẻ tự kiếm tiền ngay từ khi còn nhỏ thì chúng ta định cho con tiền như thế nào?

Tới với buổi học, chuyên gia sẽ trao đổi với cha mẹ những tình huống xoay quanh:Cho trẻ tiền để chúng bắt đầu hiểu về giá trị đồng tiềnCùng con lập ngân sách chi tiêu và cách để con có được những vật chất con mong ướcKhông bao giờ để con nghĩ rằng cha mẹ giàu có.

Điều quan trọng nếu chúng ta hướng dẫn tất cả những gì có thể để trẻ có thể quản lý tiền trong khi chúng ta vẫn giám sát và tạo dựng cho chúng cách nghĩ đúng đắn thì con cái chúng ta sẽ hiểu và coi trọng giá trị của đồng tiền.

Gia đình Ma-ket-tờ - Dạy trẻ về giá trị đồng tiền

Page 8: Noi Dung Chuong Trinh

Ông cha ta có câu “Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều” - Yêu thương, sẻ chia là những phẩm chất cao quý của con người và đó cũng chính là truyền thống nhân ái tốt đẹp của dân tộc ta.

Con bạn đã có phẩm chất đó chưa? Làm thế nào để con có được những cảm xúc thiêng liêng ấy từ những năm tháng đầu đời?

Gia đình Nhân Ái chính là nơi để trẻ cảm nhận tình yêu thương con người, truyền cho trẻ lòng nhân ái từ những bài học nho nhỏ và thực tế như giúp đỡ ông bà, cha mẹ, bạn bè, những người xung quanh, những người có hoàn cảnh khó khăn… Hãy mở lòng và không ngại cho đi chừng nào còn có thể, con chúng ta sẽ nhận được những niềm vui, những nụ cười hạnh phúc của mọi người xung quanh. Đó là món quà giá trị nhất mà cuộc đời ban tặng cho mỗi người.

“Trung thu vừa rồi, trường chỗ con nhà mình đang học có vận động chương trình quyên góp từ thiện cho trẻ em nghèo thiệt thòi. Thấy bé nhà mình tiết kiệm tiền ăn sáng, rồi quyên góp quần áo, sách vở, đồ chơi cũ cho các bạn…mình vui lắm. Vui vì đã giúp được những bé có hoàn cảnh khó khăn và còn vui hơn vì con mình biết cảm thông chia sẻ với người khác nữa…”

Gia đình Nhân ái - Hạnh phúc là sẻ chia

II. Thông tin khóa học

1. Thành phần tham dự: Các gia đình có con trong độ tuổi từ 04 - 12 tuổi

2. Thời gian: Từ 8h30 - 11h00 sáng chủ nhật hàng tuần

3. Địa điểm: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam - 36 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

4. Học phí: 190$ / gia đình / khóa học (08 buổi)

III. Đội ngũ thực hiện chương trình1. Đơn vị khởi xướng và thực hiện chương trình:Trung tâm Nghiên cứu và Truyền thông Vì sự phát triển bền vững (CSD) Trung tâm Nghiên cứu và Truyền thông vì sự phát triển bền vững (viết tắt là CSD) là một tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ của Việt Nam được thành lập năm 2010 dưới sự bảo trợ của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA).

2. Đơn vị phối hợp thực hiện chương trình:Diễn đàn LamchameMột trong những diễn đàn uy tín dành cho các bậc phu huynh, nơi trao đổi và chia sẻ các kinh nghiệm và phương pháp giáo dục con cái.

Công ty AC ProĐơn vị có 7 năm kinh nghiệm trong công tác tổ chức và thiết kế các trò chơi kỹ năng phát triển con người và chương trình teambuilding ngoài trời.

3. Đơn vị cố vấn chương trình:Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và môi trường trong phát triển (CGFED)Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và môi trường trong phát triển (CGFED) là một tồ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận ở Việt Nam, có chức năng cơ bản là nghiên cứu những vấn đề về Giới, Gia đình và Môi trường ở Việt Nam từ góc độ phát triển con người với phương pháp tiếp cận liên ngành.

Trung tâm Hành động vì Sự phát triển Đô thị Trung tâm Hành động vì Sự phát triển Đô thị là một tổ chức phi chính phủ trực thuộc Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA). Với nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, với nhiệt huyết tuổi trẻ và ý thức vì cuộc sống cộng đồng, đội ngũ cán bộ của trung tâm đã thực hiện thành công nhiều dự án, góp phần tạo nên một cuộc sống xanh, bền vững cho người dân.

Công ty Cổ phần TòheTòhe là một Doanh nghiệp xã hội Việt Nam với sứ mạng mang đến cho trẻ em thiệt thòi một sân chơi với các hoạt động sáng tạo nghệ thuật, nơi các em có cơ hội trải nghiệm và học hỏi.

Trung tâm Phát triển Nghệ thuật Âm nhạc Việt NamTrung tâm Phát triển nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam trực thuộc hội Nhạc sĩ Việt Nam do GS.TS Phạm Minh Khang làm Giám đốc. Trung tâm Phát triển nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam hoạt động với mục đích vì sự nghiệp phát triển nền Âm nhạc Dân gian truyền thống nước nhà.

Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn)Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live & Learn) là một tổ chức phi chính phủ của Australia hoạt động trong lĩnh vực về giáo dục môi trường. Live & Learn thực hiện những sứ mệnh giảm nghèo, thúc đẩy nhận thức và hành động hướng tới sự phát triển bền vững thông qua giáo dục, huy đông cộng đồng và quan hệ đối tác hỗ trợ.