Click here to load reader

€¦ · Web viewHọ đói thật sự đấy. Đơn giản là ruộng đất không có để canh tác, không trồng cấy gì cả mà người ta chỉ biết làm nghể

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

TựDoNgônLuận * BánNguyệtSan

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Kính thưa

- Quý Chức sắc và Tín đồ thuộc mọi Tôn giáo tại Việt Nam,

- Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước,

- Các Chính phủ Dân chủ năm châu, các Cơ quan Nhân quyền quốc tế.

Năm nay, giữa khi Việt Nam đang là thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ, như để tỏ ra thiện chí dưới áp lực quốc tế, nhà cầm quyền Cộng sản Hà Nội có mở chiến dịch lấy ý kiến nhân dân để xây dựng hoặc sửa đổi nhiều luật, trong đó có Luật về Tín ngưỡng Tôn giáo và Luật về Hội.

Thế nhưng, cũng trong thời gian này, Hội đồng Liên tôn Việt Nam, một tổ chức xã hội dân sự tranh đấu ôn hòa cho tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền, quy tụ nhiều chức sắc thuộc 5 Giáo hội lớn tại Việt Nam, lại liên tục bị nhà cầm quyền sách nhiễu đàn áp:

1- Ngày 15-03-2015, Hội đồng Liên tôn phối hợp với chư tăng Chùa Phước Thành (thuộc Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo VNTN, tọa lạc trong thành phố Huế) dự định tổ chức một cuộc gặp gỡ và tri ân các thương binh VNCH ngụ tại Thừa Thiên-Huế và Quảng Trị.

Dù trước đó đã biết nhà cầm quyền TT-H không đồng ý việc này, một phái đoàn HĐLT (trong đó một Hòa thượng Phật giáo, hai Mục sư Tin lành, ba Chánh trị sự Cao Đài, bốn Chức sắc Hòa Hảo) vẫn cứ lên đường từ Sài Gòn. Nhưng vào khoảng 1 giờ sáng ngày 15 tháng 3, đang lúc họ nghỉ đêm trong một nhà trọ tại thị trấn Phú Bài (gần thành phố Huế), khoảng 100 công an (CA) tỉnh đã bao vây nhà trọ để cưỡng bức phái đoàn phải rời Huế ngay tức khắc

Công an đã giữ giấy tờ của tài xế, buộc các chức sắc lên xe vào lại Đà Nẵng với lý do bịa đặt “đến vùng phức tạp và nhạy cảm”, đồng thời điều 2 xe CA áp tải xe phái đoàn. Họ nói qua khỏi hầm Hải Vân sẽ trả lại giấy tờ, nhưng rồi vẫn không trả. Đến khi dừng lại ở Quảng Nam, xuống xe cuốc bộ, đi tìm quán để dùng bữa sáng, đoàn vẫn bị CA vây quanh, thậm chí buộc chủ quán không được bán cho họ. Công an còn bám theo đoàn cho tới Bình Định.

 Phần chùa Phước Thành sáng ngày 15-03-2015, bị rất đông CA thường phục, sắc phục vây chặt từ trong ra ngoài. Họ áp lực Hoà thượng trụ trì Thích Chí Thắng không được tổ chức phát quà cho các thương binh. Các chùa thuộc Tăng đoàn GHPGVN TN cũng bị giám sát chặt chẽ. Còn các thương binh thì bị CA tước thơ mời và buộc cam kết không được đến chùa.

2- Ngày 07-05-2015, 9 chức sắc tôn giáo gồm Hoà thượng Thích Không Tánh (Phật giáo) hai Linh mục Đinh Hữu Thoại và Lê Xuân Lộc (Công giáo), ba Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa, Nguyễn Mạnh Hùng và Đinh Diêm (Tin lành), hai Chánh trị sự (CTS) Nguyễn Bạch Phụng và Nguyễn Thành Nghiệp (Cao đài), Phó hội trưởng Lê Văn Sóc (Phật giáo Hòa Hảo) đến Đức Trọng, Lâm Đồng thăm CTS Hứa Phi sau khi ông cùng nhiều chức sắc Cao Đài trở về từ chuyến viếng thăm đồng đạo tại Thánh thất Tuy An, Phú Yên, nơi vừa bị nhà cầm quyền hoàn toàn triệt hạ.

Khoảng 10 giờ, đang lúc ai nấy trò chuyện thì có 6 người đàn ông tự xưng là công an đến trước cổng la ó yêu cầu CTS Hứa Phi mở cổng để họ vào kiểm tra hộ khẩu. Trước yêu cầu hành chánh phi lý đó, CTS Hứa Phi đương nhiên không chấp hành. Thế là họ phải bỏ đi.

Khi các chức sắc đang dùng cơm trưa thì đám đông đó lại kéo đến đông hơn. Họ đã phá khóa cổng xông vào trong sân rồi trong nhà. Tựa lũ côn đô vô học, đám người ấy xồng xộc dòm ngó khắp nơi, tự tiện quay phim chụp ảnh mọi người, thậm chí hăm dọa và đòi giật máy quay của một chức sắc.

3- Ngày 21-08-2015, khi phái đoàn chức sắc thuộc HĐLT đến viếng thăm một tu viện Dòng Chúa Cứu Thế tại thị trấn Cần Thạch, huyện Cần Giờ thì đã bị nhà cầm quyền huyện huy động an ninh, cảnh sát giao thông, cảnh sát khu phố và nhiều lực lượng khác cản trở.

Thoạt tiên, họ chặn xe phái đoàn giữa đường hai lần, lấy cớ vu khống bịa đặt như các chức sắc không đeo dây an toàn, như xe gây tai nạn rồi bỏ chạy. Khi đoàn đến tu viện, thì đã có khoảng 20 kẻ ngồi ngay lối vào và tìm cách cản trở, như đã hăm dọa tu viện qua điện thoại từ hôm trước.

Khi các chức sắc đã vào phòng nghỉ, nhà cầm quyền đẩy “quần chúng tự phát” đến gây rối. Chẳng cần xin phép ai, họ xồng xộc xông vào tu viện. Được lịch sự mời ra, họ liền tỏ thái độ hùng hổ, nói mình có quyền tới nơi đây và có quyền biết ai đến, còn chực đánh các tu sĩ và giữ không cho khóa cửa lại. Lúc phái đoàn ăn trưa và hội họp, an ninh huyện Cần Giờ đã xông thẳng vào gần bàn ăn và bàn tiếp khách để quay phim từng người một, bất chấp quyền riêng tư của công dân.

4- Ngày 28-09-2015, thay mặt HĐLT đi sang Bangkok Thái Lan tham dự Hội nghị về Tự do tôn giáo khu vực Đông Nam Á theo lời mời của ban tổ chức, CTS Hứa Phi đã bị chặn lại tại phi cảng Tân Sơn Nhất, Sài Gòn, trước sự chứng kiến của nhiều chức sắc đưa tiễn.

Công an sân bay đã vu vơ tùy tiện cho rằng CTS Hứa Phi “thuộc diện chưa được xuất cảnh vì lý do ‘an ninh’ được quy định tại khoản 6 điều 21 Nghị định 136/NĐ-CP”. Bị chất vấn “vi phạm an ninh ở đâu, vì sao, thế nào”, công an đã tránh né bằng cách đưa ra một yêu cầu phi lý là CTS hãy về phòng quản lý xuất nhập cảnh CA tỉnh Lâm Đồng để giải quyết vụ việc; và cuối cùng họ đã chơi trò vô luật là tịch thu hộ chiếu.

Đây lại thêm một trường hợp về việc nhà cầm quyền cấm công dân xuất cảnh mà không đưa ra tờ lệnh cũng chẳng cho biết lý do, lại còn tịch thu hộ chiếu, đang khi các nạn nhân chỉ biết mình không được xuất cảnh khi đã mua vé máy bay, đã thu xếp công ăn việc làm và đang làm thủ tục tại phi cảng.

Sáng ngày 8-10-2015, CTS Hứa Phi đến CA xuất nhập cảnh tỉnh Lâm Đồng để lấy lại hộ chiếu. Lợi dụng việc này, rất đông CA đã thẩm vấn hạch hỏi ông, khiến ông bị tăng huyết áp rất cao phải vào bệnh viện, sau đó về nhà trong tình trạng kiệt lực. Chúng vẫn không buông tha mà còn đòi hôm sau phải đến để bị tiếp tục tra hỏi.

5- Ngay sau vụ việc tại Tân Sơn Nhất, Hòa thượng Thích Không Tánh, hai CTS Hứa Phi và Nguyễn Bạch Phụng đã về thành phố Vĩnh Long, tới phường 4 thăm sức khỏe CTS Nguyễn Kim Lân, người vừa mới trải qua một cuộc phẫu thuật tim mạch. Ba vị được chủ nhà trình báo với CA phường và họ đã nghỉ qua đêm bình an. Nhưng sáng ngày 29-09-2015, lúc 10g, UB nhân dân, Mặt trận Tổ quốc phường, CA tỉnh, dân phòng và một nhóm côn đồ, hết thảy khoảng trên 60 người kéo đến tư gia CTS Nguyễn Kim Lân để buộc các vị khách phải tức khắc ra về, với lý cớ vu khống: “làm mất an ninh địa phương”. Tất cả nói sau cơm trưa sẽ về.

20 phút sau, lúc toàn gia đang dùng bữa, đám đông ấy lại tới, lần này lên khoảng 100 người. Họ xông vào nhà cướp điện thoại của CTS Nguyễn Bạch Phụng, còn đọc lên một “đơn tố cáo” ngụy tạo cho rằng có một số người lạ mặt đang tụ họp đông đảo bất hợp pháp, rồi buộc tất cả phải đến ngay trụ sở công an phường.

CTS Hứa Phi đột nhiên tăng huyết áp và ngất xỉu nên được để yên, còn HT Không Tánh và ba chức sắc Cao Đài khác bị xốc nách lôi về đồn. Họ bị tra hỏi, lập biên bản và riêng Hòa thượng bị cấm không được đến Vĩnh Long nữa. Hôm sau, công an lại đến nhà CTS Kim Lân để trục xuất CTS Hứa Phi dẫu ông còn yếu mệt. Chưa hết, nhà cầm quyền còn đưa tin tức và hình ảnh lên truyền thanh, truyền hình Vĩnh Long, vu khống CTS Nguyễn Kim Lân chứa người lạ mặt có tiền án tiền sự. Phần ông này, chiều ngày 30-09 lại bị tổ dân phố đưa ra đấu tố vì “đã tụ tập đông người gây mất an ninh trật tự xã hội”!?!

Trên đây là những vụ việc nghiêm trọng. Ngoài ra còn nhiều hành vi sách nhiễu đàn áp khác giáng xuống nhiều thành viên đơn lẻ của HĐLT trong năm nay: Ngày 01-01 (rồi ngày 18-01 và 06-06), Mục sư Nguyễn Hồng Quang, quản nhiệm Hội thánh Tin lành Mennonite Bình Dương, đã bị công an giả dạng côn đồ chận đánh trọng thương khi Mục sư đang thi hành phận sự tại cộng đoàn. Ngày 22-03, Linh mục Lê Ngọc Thanh, Dòng Chúa Cứu Thế, bị an ninh phi cảng Tân Sơn Nhất ngăn chặn, tịch thu hộ chiếu, cấm xuất cảnh qua Manila, Philippin. Trong cùng ngày, lúc đến thăm Linh mục Phan Văn Lợi tại nhà riêng ở thành phố Huế, Hòa thượng Thích Không Tánh đã bị nhiều công an vây nhà, la ó, chửi rủa, lăng mạ và bị buộc phải tức khắc về lại Sài Gòn. Ngày 02-04, rồi 5 lần sau đó (30-05, 23-07, 08-09, 11-09, 30-09), Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, thuộc Hội thánh Tin lành Chuồng bò, ngụ tại khu phố Tân Lập, phường Đông Hòa, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, đã bị công an giả dạng côn đồ sách nhiễu bằng cách ném đá cửa kính hoặc xông vào nhà đập phá đồ đạc và hăm dọa sát hại. Tối ngày 21-07, nhà ở của Linh mục Phan Văn Lợi tại đường Phan Chu Trinh thành phố Huế bị công an ném vào 6 bịch đồ ăn hư thối nhơ bẩn. Ngày 25-09 ông Nguyễn Văn Điền, Hội trưởng Trung ương PGHH có tổ chức lễ giỗ thân phụ tại tư gia nhưng đã bị hằng trăm công an đủ loại phong tỏa mọi nẻo đường vào nhà, ngăn cấm không cho ai được vào dự lễ giỗ. Hòa thượng Không Tánh cũng đang đối diện với việc mất chùa Liên Trì một khi Việt Nam đã vào TPP (05-10-2015). Phải chăng lời đe dọa của công an: “Để nhà nước VN vào TPP đã rồi sẽ xúc chùa Liên Trì" sắp được thực hiện?

Tất cả những vụ việc nêu trên đều nằm trong kế hoạch đàn áp hai mặt của nhà cầm quyền Cộng sản: về mặt lý thuyết pháp luật là đưa ra những luật (như Luật về hội và Luật Tôn giáo nói từ đầu) gọi là để sửa đổi nhưng thực chất là siết chặt hơn (nên đã bị phản bách mạnh mẽ); về mặt thực tế hành xử là gia tăng sự đàn áp đối với các tôn giáo và các hội dân sự (nhiều tổ chức xã hội dân sự ngoài HĐLT đã lên tiếng về hoàn cảnh bị đàn áp của mình).

Vậy chúng tôi gởi đến tất cả Quý vị Kháng thư này, để một lần nữa tố cáo trước Quốc dân và Quốc tế tội ác của đảng và nhà cầm quyền CSVN là mù quáng dùng bạo lực và dối trá để tiếp tục giam hãm toàn dân VN và mọi giới đồng bào dưới chế độ duy vật vô thần và độc tài toàn trị.

Làm tại Việt Nam 10-10-2015.

Các chức sắc trong Hội đồng Liên tôn VN đồng ký tên.

Cao Đài:- Chánh trị sự Hứa Phi

(điện thoại: 0163.3273.240)- Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân

(điện thoại: 0988.971.117)- Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng (điện thoại: 0988.477.719)

Công Giáo:- Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi

(điện thoại: 0984.236.371)- Linh mục Giu-se Đinh Hữu Thoại (điện thoại: 0935.569.205)- Linh mục An-tôn Lê Ngọc Thanh (điện thoại: 0993.598.820) - Linh mục Phao-lô Lê Xuân Lộc 

(điện thoại: 0122.596.9335)

Phật Giáo:

- Hòa thượng Thích Không Tánh (điện thoại: 0165.6789.881)- Thượng tọa Thích Viên Hỷ

(điện thoại: 0937.777.312)

Phật Giáo Hoà Hảo:

- Ông Nguyễn Văn Điền

(điện thoại: 0122.870.7160)

- Ông Lê Quang Hiển

(điện thoại: 0167.292.1234)

- Ông Lê Văn Sóc

(điện thoại: 096.4199.039)- Ông Phan Tấn Hòa

(điện thoại: 0162.6301.082)- Ông Tống Văn Chính

(điện thoại: 0163.574.5430)

- Ông Bùi Văn Luốc

(điện thoại: 0169.612.9094)

Tin Lành:

- Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa

(điện thoại: 0121.9460.045)- Mục sư Đinh Uỷ

(điện thoại: 0163.5847.464)- Mục sư Đinh Thanh Trường

(điện thoại: 0120.2352.348)- Mục sư Nguyễn Hồng Quang

(điện thoại: 0978.207.007)- Mục sư Phạm Ngọc Thạch

(điện thoại: 0912.000.709)- Mục sư Nguyễn Trung Tôn

(điện thoại: 0162.838.7716)- Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng

(điện thoại: 0906.342.908)- Mục sư Lê Quang Du

(điện thoại: 0121.2002.001)

- Mục sư Đinh Diêm

(điện thoại: 0169.237.4741)

Các Tổ chức Xã hội dân sự ký tên ủng hộ.

1- Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Quang A. 2- Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo VN. Đd: Ông Nguyễn Bắc Truyển. 3- Hội Anh em Dân chủ. Đd: Kỹ sư Phạm Văn Trội. 4- Hội Bảo vệ Quyền tự do Tôn giáo. Đd: Cô Hà Thị Vân. 5- Hội Cựu Tù nhân Lương tâm. Đd: Bác sĩ Nguyễn Đan Quế. 6- Hội Nhà báo Độc lập. Đd: Tiến sĩ Phạm Chí Dũng. 7- Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam. Đd: Cô Huỳnh Thục Vy. 8- Khối Tự do Dân chủ 8406. Đd: Kỹ sư Đỗ Nam Hải. 9- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đd: Linh mục Nguyễn Hữu Giải. 10- Ông Nguyễn Minh Cần, nhà báo tự do, Moscow, Liên bang Nga

TỰ DO NGÔN LUẬN

Bán nguyệt san ra ngày 1 và 15 mỗi tháng

IN VÀ TẶNG TẠI VN

Địa chỉ liên lạc:

[email protected]

Muốn đọc tờ báo trên mạng, xin mời ghé:

http://www.tdngonluan.com

www.tudodanchuvietnam.net

http://tudongonluan.atspace.com

http://www.viet.no

http://khoi8406vn.blogspot.com

Xin tiếp tay phổ biến cho Đồng bào Việt Nam, nhất là tại quốc nội. Chúng tôi chân thành cảm ơn

Ngày 5-10-2015 tại Atlanta, Hoa Kỳ, Hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương – Trans Pacific Partnership (TPP) đã được 12 nước thành viên, trong đó có Việt Nam chính thức ký kết.

Nhân sự kiện này, Lao Động Việt tuyên bố:

1- Lao Động Việt hoan nghênh việc ký kết thành công hiệp ước TPP, nhằm mang lại lợi ích kinh tế, chính trị cho các nước thành viên.

2- Lao Động Việt được biết quá trình đàm phán giữa Việt Nam và Mỹ, qua các phát biểu của Tổng thống Mỹ, các quan chức ngoại giao chính phủ Mỹ và một số quan chức Việt Nam: Một trong những điều kiện Việt Nam phải cam kết thực hiện khi gia nhập TPP là chính phủ Việt Nam phải tôn trọng quyền của người lao động, quyền thành lập “Công đoàn Độc lập”.

Lao Động Việt hoan nghênh việc cam kết thực thi các điều kiện đó.

3- Tuy nhiên, LĐV rất quan ngại về những cam kết và thiện chí của chính quyền Cộng sản Việt Nam. Vì, trong dự thảo “Luật về Hội” do Bộ Nội vụ đưa ra trình Quốc hội Việt Nam vừa qua, có nhiều điều khoản thực chất là gây cản trở cho việc thành lập và hoạt động của các hội đoàn độc lập.

LĐV sẽ cùng giai cấp công nhân và người lao động Việt Nam tranh đấu đến cùng để buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết đó.

4- Cho đến nay, hai nhà tranh đấu cho quyền lợi của giai cấp công nhân, quyền thành lập “Công đoàn Độc lập” là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương vẫn bị ở tù; Phó chủ tịch Công đoàn Độc lập Việt Nam (được thành lập ngày 20-10-2006) là ông Lê Trí Tuệ đã bị an ninh Việt Nam bắt cóc và mất tích tại Căm-pu-chia đến nay không biết số phận ra sao.

LĐV yêu cầu nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam phải trả tự do vô điều kiện và ngay tức khắc cho ông Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng; phải bạch hóa và làm rõ trách nhiệm đối với việc bắt cóc và mất tích từ 8 năm nay của ông Lê Trí Tuệ.

5- Đây là cơ hội lớn để công nhân tự bầu ra người đại diện cho chính mình.

LĐV kêu gọi: Công nhân tại các nhà máy, công ty, xí nghiệp hãy lập ra các “Công đoàn độc lập” nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

6- LĐV kêu gọi chính phủ Mỹ và chính phủ các nước thành viên TPP, giám sát nghiêm chỉnh các cam kết của nhà cầm quyền Việt Nam; có biện pháp chế tài hữu hiệu nếu phía Việt Nam vi phạm, đặc biệt là điều khoản về “Công đoàn độc lập”.

Liên đoàn Lao động Việt Tự do

+++++++++++++++++

THANH NIÊN VIỆT NAM ĐƯỢC KÊU GỌI TÌM HIỂU LUẬT PHÁP VÀ TỰ DO TÔN GIÁO

Hội Bảo vệ Quyền Tự do Tôn giáo 06-10-2015

Hội Bảo vệ Quyền Tự do Tôn giáo (APFOR) tại Việt Nam hôm nay khởi động chiến dịch mang tên Tự Do Tôn Giáo kêu gọi những người trẻ tìm hiểu về tiến trình lập pháp có thể đem đến thay đổi quan trọng nhất trong đời sống tâm linh của đất nước.

Sáng kiến này được được công bố trong bối cảnh Quốc hội sẽ thảo luận về dự thảo Luật Tín ngưỡng Tôn giáo tại kỳ họp sắp tới, và theo kế hoạch dự luật có thể được thông qua vào cuối năm 2016.

“Là con người tự do, chúng ta có quyền yêu thương, sáng tạo và tôn thờ Thượng Đế. Là bạn trẻ, liệu bạn có biết mình là con người tự do không? Liệu các bạn trẻ có thể làm gì để không bị pháp luật hạn chế quyền tự do của mình?” – Linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh, Dòng Chúa Cứu Thế, linh hướng của APFOR, nói.

“Luật sắp ban hành sẽ ảnh hưởng đến mọi tầng lớp xã hội, chứ không chỉ tín đồ thuộc các tôn giáo lâu đời,” linh mục linh hướng APFOR nói thêm, "bởi vì tự do tôn giáo, theo nghĩa rộng thì bao gồm cả quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo.”

APFOR dự định đưa ra một số video và hoạt động nhỏ trên mạng xã hội. Thông qua đó, công chúng không những tìm hiểu được những khía cạnh khác nhau của quyền tôn giáo, mà còn có thể làm những điều đơn giản để đảm bảo luật pháp sẽ tôn trọng, bảo vệ và hỗ trợ tôn giáo, tín ngưỡng của họ.

Video đầu tiên phỏng vấn những cá nhân đến từ nhiều ngành nghề khác khau, và cách hiểu đa dạng của họ về quyền tự do tôn giáo. Mọi người được mời gọi xem liên kết này [http://bit.ly/VideoTuDoTonGiao1], đồng thời giới thiệu với bạn bè và người thân.

Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự thảo Luật Tín ngưỡng Tôn giáo tại một trong các phiên họp từ ngày 20-10 đến 30-11 năm nay. Tuy nhiên, bất cứ lúc nào, các cá nhân quan tâm cũng có thể chia sẻ suy nghĩ về cách dự luật nên thúc đẩy phát triển sự tự do tôn giáo, bằng cách viết ý kiến lên Facebook cá nhân kèm hashtag #TuDoTonGiao.

VN là nước có dân số trẻ, với 60% dân dưới độ tuổi 35. Khoảng 95% trong số 90 triệu người Việt được cho là có đời sống tâm linh hoặc tôn giáo, theo chính phủ nhận định.

Hiến pháp Việt Nam bảo đảm quyền tự do tôn giáo, và nhà nước cam kết hiện thực hóa điều này thông qua các bộ luật và chính sách liên quan. Tuy nhiên, Ban Tôn giáo Chính phủ gần đây thừa nhận: việc xây dựng một hệ thống pháp luật đảm bảo quyền tự do tôn giáo cho tất cả cá nhân và tổ chức là một nhiệm vụ không dễ dàng.

###

Về Hội Bảo vệ Quyền Tự do Tôn giáo (APFOR) được thành lập đầu năm 2014 theo đ. 24 và 25 Hiến pháp VN. Mục đích tối cao của hội là giúp mọi công dân có thể thực thi quyền tự do tôn giáo, chống lại tất cả mọi hoạt động nhằm hạn chế hay cản trở quyền này. Từ khi ra đời, APFOR đã đều đặn công bố các bản báo cáo hàng quý về vi phạm tự do tôn giáo, đồng thời vận động cho các quân nhân được đảm bảo quyền thực hành đức tin của mình.

Để biết thêm thông tin, vui lòng liên lạc: Cô Hà Thị Vân, điều phối viên Hội BVQTDTG

Email: [email protected]

Kính Quí Chức sắc Thiên phong, Quí Chức sắc Hội đồng Liên tôn Việt Nam, cùng tất cả Chức việc, Tín đồ các tôn giáo quốc nội cùng hải ngoại.

Sau khi Quí Chức sắc HĐLT VN tiễn Chánh trị sự (CTS) Hứa Phi ra phi trường Tân Sơn Nhứt, để đi dự Hội nghị về Tự do Tôn giáo khu vực Đông Nam Á, do Tiến sĩ Heiner Bielefeldt làm Chủ tọa, được tổ chức tại Bangkok Thái Lan, nhưng công an sân bay TSN tịch thu hộ chiếu của CTS Hứa Phi và lập biên bản không cho đi.

Lúc bấy giờ Quí Chức sắc HĐLT trở về nhà, riêng Hòa thượng Thích Không Tánh và CTS Hứa Phi luôn tiện đến Vĩnh Long thăm sức khỏe CTS Nguyễn Kim Lân sau thời gian phẫu thuật tim.

CTS Nguyễn Kim Lân có trình báo với công an phường 4 đăng ký cho Hòa thượng Thích Không Tánh và CTS Hứa Phi nghỉ qua đêm, công an phường đã chấp nhận, thì sáng lại ngày 29-09-2015, lúc 10g công an Vĩnh Long, UBND, MTTQ phường, dân phòng, côn đồ, một nhóm quần chúng của họ, tất cả khoảng trên 60 người kéo đến tại tư gia Hiền huynh (HH) CTS Nguyễn Kim Lân để áp lực buộc HT Thích Không Tánh, CTS Hứa Phi, Hiền huynh Lê Văn Sóc phải rời khỏi nhà CTS Kim Lân tức khắc.

Về phía chính quyền gồm có:

- Ông Nguyễn Phan Hải Trung, Công an phường 4 tỉnh Vĩnh Long (mặc sắc phục).

- Ông Hoài, Công an phường 4 (mặc sắc phục)

- Ông Nghĩa, Khanh, Nguyễn Tấn Lạc… công an Thành phố VL, và nhiều CA khác vừa tỉnh, vừa thành phố không biết tên, mặc thường phục.

- Ông Phan Thành Lợi, Chủ tịch MTTQ phường 4.

- Ông Nguyễn Tuấn Tiến, Thư ký UBND phường 4

- Ông Nguyễn Ngọc Bích, Tổ trưởng tổ 26 phường 4

- Và rất nhiều các ban ngành khác trong tỉnh không biết tên.

Về phía tôn giáo có:

Hòa thượng Thích Không Tánh, CTS Hứa Phi, Đạo huynh Lê Văn Sóc, CTS Nguyễn Kim Lân, CTS Nguyễn Bạch Phụng, CTS Đặng Thị Giác, Phó Trị sự Đặng Mỹ Phượng, PTS Nguyễn Văn Vĩnh, Đạo hữu Nguyễn Đăng Khoa.

Nhà cầm quyền csvn tỉnh Vĩnh Long âm mưu để thực hiện kế hoạch triệt hạ Chức sắc các tôn giáo qua các bước như sau:

Bước một: Cho quần chúng của họ gồm đủ các thành phần, trong đó đại diện ra 2 người, một nam là Tổ trưởng Nguyễn Ngọc Bích, một nữ là bà Trần Thị Phương Khoái, Chi hội trưởng Hội Người cao tuổi. Ông Bích lớn tiếng quát tháo: “Chúng tôi là người dân địa phương không đồng ý những người lạ mặt đang ở nhà chú Lân, làm mất an ninh nơi địa phương, yêu cầu những người nầy phải rời khỏi nơi đây ngay lập tức”.

CTS Kim Lân cho rằng: “Đây là tư gia của tôi, khách của tôi đến đây thăm tôi, tôi đã có trình báo với CA phường 4 và CA đã thuận cho nghỉ qua đêm, thì không có lý do gì mà buộc người ta phải rời khỏi đây lập tức, trong khi thời gian đăng ký tạm trú chưa hết”.

Họ bao vây xung quanh nhà và ngang nhiên xông thẳng vào trong, nhưng bị đồng đạo đẩy ra khỏi cửa, qua sự đấu lý giằng co khoảng 15 phút, sau đó CTS Hứa Phi ôn tồn lên tiếng: “Chúng tôi đến đây tạm trú qua đêm có trình báo CA phường 4, chúng tôi đã làm tròn bổn phận công dân, không vi phạm luật pháp nhà nước. Sau khi ăn cơm trưa xong chúng tôi sẽ về, quí vị về đi đừng làm ồn ào, lớn chuyện như vậy”. Họ từ từ rút lui ra ngoài đường.

Bước hai: Khoảng 20 phút sau, họ lãnh chỉ thị cấp trên tiếp tục kéo tới mỗi lúc một đông, số người lên đến gần cả 100 người, lúc nầy Hòa thượng và đồng đạo Cao Đài đang dùng cơm trưa thì CA côn đồ xông vào nhà và cướp lấy điện thoại của CTS Nguyễn Bạch Phụng trước mặt mọi người. Ông Nguyễn Phan Hải Trung, CA phường 4, cầm trên tay tờ giấy “Đơn tố cáo” của nhóm người của họ, tự tiện đọc lên, nội dung khái quát như sau: “Có một số người lạ mặt tụ họp đông đảo bất hợp pháp, vi phạm an ninh địa phương tại nhà ông Nguyễn Kim Lân”.

Vừa đọc xong, CA bắt buộc tất cả những người có mặt tại đây phải đến ngay trụ sở CA để họ tra hỏi.

Bước ba: Dùng bạo lực trấn áp. Đầu tiên họ áp lực, buộc CTS Hứa Phi phải lên CA phường, HH Hứa Phi trả lời không đi vì tôi không vi phạm pháp luật, chính các anh là những người vi phạm pháp luật, các anh muốn tôi đi thì chỉ có nước còng tay tôi mà thôi. Họ áp lực liên tục. CTS Hứa Phi bị tăng huyết áp cao đến 20, vừa cầm ly nước uống bị mất cảm giác rơi xuống đất bể ly. HH Hứa Phi ngất xỉu, đồng đạo đưa huynh vào giường nằm và cho uống thuốc hạ áp. Công an Vĩnh Long không tin và cho rằng huynh Hứa Phi “khổ nhục kế” nên đưa y tá của họ đến đo huyết áp. Cô y tá xác nhận huyết áp quá cao lên 19, họ nghe vậy từ từ dang ra.

Công an tiếp tục áp lực Hòa thượng Thích Không Tánh. Hai CA xốc nách 2 cánh tay Hòa thượng lôi đi, cưỡng chế, áp giải về CA phường 4.

Họ tiếp tục áp giải Phó trị sự Nguyễn Văn Vĩnh, Phó trị sự Đặng Mỹ Phượng, cứ hai người xốc lấy 2 cánh tay lôi đi. Chánh trị sự Đặng Thị Giác cũng bị bắt buộc đi.

Họ áp lực CTS Nguyễn Kim Lân, CTS Nguyễn Bạch Phụng, Đạo hữu Nguyễn Đăng Khoa, tất cả không đi và cho rằng CA có muốn còng thì cứ còng nhứt quyết không đi.

Bước 4: Điều tra, lập biên bản. Tất cả 4 người bị áp giải lên CA phường 4, họ chia ra mỗi người một phòng để tra hỏi, lập biên bản.

Đối với Hòa thượng Thích Không Tánh, CA tỉnh Vĩnh Long luân phiên thay đổi người để tra hỏi, trong đó biết tên 2 người là Trung tá Nguyên và Đại úy Tuấn hạch sách, hăm dọa và cấm Hòa thượng không được đến Vĩnh Long, cũng như không được đến nhà CTS Kim Lân.

Hòa thượng nói: “Tất cả đều do mấy ông đạo diễn, tự kéo đến nhà CTS Kim Lân bắt, áp giải, khiêng chúng tôi đi, chúng tôi có làm điều gì trái pháp luật thì cứ đưa ra tòa, ai tố cáo chúng tôi thì cứ đưa ra tòa xét xử. Chúng tôi đến thăm CTS Kim Lân cũng là thành viên trong HĐLTVN là có tội à?”

Họ hạch hỏi vấn đề Hội đồng Liên tôn và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhứt. Hòa thượng cho rằng mấy ông không biết HĐLT và GHPGVNTN là gì đâu! Mấy ông bắt tôi về đây một cách bất hợp pháp nên tôi không cần thiết phải trả lời, chúng tôi cực lực lên án việc nầy và cũng chẳng có gì để làm việc với quí vị.

Sau đó CA yêu cầu Hòa thượng ký biên bản rồi mới cho về. Hòa thượng nói tôi không có gì phải ký, quí vị tự lập biên bản thì tự ký với nhau, yêu cầu quí vị cứ đưa tôi ra tòa xét xử công khai.

Nghe Hòa thượng nói vậy, họ liền gợi ý yêu cầu Hòa thượng viết ít chữ là không vi phạm gì hết rồi ký vào, Hòa thượng không làm. Họ áp tải Hòa thượng phải ra bến xe về Sài Gòn không được trở về nhà CTS Kim Lân. Hòa thượng nhứt quyết không đồng ý, sau đó họ tự tiện đưa về nhà huynh Kim Lân lúc 16g.

Đồng đạo Cao Đài Vĩnh Long đưa Hòa thượng lên xe về Sài Gòn lúc 17g chiều.

Còn 3 vị đạo Cao Đài Độc lập tại Vĩnh Long, CA cũng tra hỏi, lập biên bản, áp lực ký tên, nhưng tất cả đều không ký, sau đó cũng được ra về vào lúc 15g30 chiều cùng ngày.

Công an Nguyễn Phan Hải Trung tiếp tục trở lại nhà CTS Kim Lân lập biên bản, vì 4 người nêu trên không chịu đến trụ sở CA phường 4 là chống người thi hành công vụ, yêu cầu 4 người ký tên, nhưng không ai ký. Tối lại CA đến lập biên bản lần nữa yêu cầu CTS Hứa Phi ngày mai phải lên CA phường 4 để làm rõ đơn tố cáo của người dân địa phương.

Đúng 7g30 sáng ngày 30-09-2015, CA Hải Trung đến với vẻ mặt hằn học và nói rằng: “Thời gian tạm trú của chú Phi hết hạn rồi, ý chú như thế nào?”.

Quả thật đây là một âm mưu giết người thật tinh vi của công an csvn, trong khi huyết áp cao là rất nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng con người mà họ nằng nặc buộc phải về ngay, nếu có việc gì xảy ra ai là người chịu trách nhiệm??? Bởi chủ nghĩa vô thần cai trị làm cho con người, xã hội đảo điên, cư xử không còn tính người nữa!!!

CTS Hứa phi nói: “Hết thời gian tạm trú thì tôi về, luật pháp tôi biết, mấy chú khỏi nhắc. Kỳ nầy tôi về tôi sẽ nói cho mọi người biết CA tỉnh Vĩnh Long đàn áp tôn giáo, bắt người, áp giải người một cách tùy tiện vô luật pháp, CA nam giới xốc nách 2 tay nữ giới áp giải về phường là một hành động bạo lực, thiếu văn hóa, vi phạm trầm trọng quyền làm người và quyền tự do tôn giáo”.

Ông Trung ra về, HH CTS Hứa Phi ăn điểm tâm xong và đồng đạo đưa ra xe về lúc 8g sáng. Tuy sức khỏe chưa được bình phục nhưng do áp lực của công an, HH Hứa Phi phải về, không biết sức khỏe ra sao trên đường đi?

Tuy HT Thích Không Tánh, CTS Hứa Phi ra về rồi, CA vẫn còn đóng chốt ở đầu đường vào nhà CTS Kim Lân, ngăn cản không cho đồng đạo đến thăm.

Bước năm: Nhà cầm quyền csvn đưa tin và hình ảnh lên truyền thanh, truyền hình Vĩnh Long xuyên tạc, vu khống, gán ghép tội phạm cho người dân một cách vô lý, họ thông tin cho rằng CTS Nguyễn Kim Lân chứa người lạ mặt có tiền án tiền sự.

Bước 6: Công khai tội của CTS Nguyễn Kim Lân trước người dân địa phương vào 6g chiều ngày 30-09-2015, Tổ trưởng Nguyễn Ngọc Bích mời tất cả các hộ dân trong khóm để họp công khai đấu tố CTS Nguyễn Kim Lân, vì đã tụ tập đông người gây mất an ninh trật tự xã hội.

Nhận xét:

Sự việc chính quyền, công an tỉnh Vĩnh Long đạo diễn, sắp xếp kế hoạch có hệ thống chặt chẽ để trấn áp Chức sắc Liên tôn Việt Nam là hành động bạo lực, thiếu văn hóa, phi đạo đức.

Hiện nay nhà cầm quyền csvn rất sợ các tôn giáo chính thống, do Chức sắc của các tôn giáo nầy sẵn sàng chiến đấu với quỉ vương và mọi thế lực diệt đạo để bảo vệ chơn truyền chính thống của tôn giáo họ.

Nhà cầm quyền sợ mang tiếng với quốc tế nên họ đã và đang sử dụng quần chúng (là công an, côn đồ, xã hội đen…) để thực hiện bạo lực cách mạng trấn áp tôn giáo. Họ luôn luôn ném đá giấu tay.

Sự việc đàn áp Chức sắc các tôn giáo vừa qua cho thấy nhà cầm quyền csvn dồn ép người dân tôn giáo đến bước đường cùng. Chánh trị sự Hứa Phi với huyết áp quá cao đe dọa đến tính mạng mà họ bắt buộc phải rời khỏi Vĩnh Long ngay lập tức. Đó là một hành vi mang tính độc ác, sát nhân một cách tinh vi mà csvn luôn sử dụng đối với những ai không cùng quan điểm với họ.

Gieo nhân thì gặt quả, đó là định luật của Tạo Hóa. Một chủ nghĩa độc tài độc đoán khi họ cáo chung thì không đơn giản chút nào hết – lịch sử nghìn đời đã chứng minh.

Mỗi ngày mỗi lộ rõ bản chất của chủ nghĩa vô thần, vô tôn giáo để mỗi ngày người dân càng sáng tỏ ra và tự quyết định lấy vận mạng của dân tộc mình, tôn giáo mình.

Chúng tôi kêu gọi tất cả Quí Chức sắc, Quí Chức việc và Tín đồ các tôn giáo chính thống trong nước và hải ngoại, hãy liên kết cùng nhau, chung sức cùng nhau để đấu tranh cho dân tộc Việt Nam sớm có được Quyền làm người, có Dân chủ và thật sự có Tự do Tôn giáo.

Vào được TPP rồi, Việt cộng sẽ đàn áp nhân dân dữ dội hơn. Xin Đồng bào cảnh giác và thêm can đảm.

Tin mới nhận được: Sáng nay, 5-10-2015 lúc gần 9g sáng, một chiếc xe biển số xanh chở 4 người không mặc sắc phục vào một gia đình ở Giáo xứ Đông Yên tại khu tái định cư bên đường quốc lộ 1A, Hà Tĩnh đoạn qua Vũng Áng. Đây là gia đình có người bị bắt giữ hơn một tháng nay và việc bắt giữ, theo giáo dân là trái pháp luật và đạo đức. Theo giáo dân Đông Yên, mục đích của việc này, là nhằm để bắt giữ tiếp người con thứ 2 của gia đình.

Sau khi 4 người vào trong nhà, giáo dân đã tập trung đến và yêu cầu cho biết họ là ai, đến đây với mục đích làm gì mà không có sắc phục và không có lệnh nào, cũng không có chính quyền địa phương hoặc ít nhất là xóm trưởng đi cùng. Họ đã không trả lời thỏa đáng những căn cứ pháp luật của việc này và đã bị người dân giữ lại.

Đông đảo giáo dân Đông Yên đã bất bình và bao vây 4 người lạ mặt này để xác minh xem họ là ai. Khi được biết họ là công an, thì giáo dân đã yêu cầu họ thả ngay một giáo dân đã bị bắt cách đây hơn một tháng là anh Nguyễn Xuân Toàn. Bởi theo giáo dân, những người chủ động gây sự đáng bắt thì nhà cầm quyền đã không bắt, lại bắt một người chỉ vì sự công chính và sự thật mà bày tỏ thái độ của mình. 

Nhưng những yêu cầu đó đã không được đáp ứng. Việc bao vây trở thành nhức nhối khi hầu hết giáo dân đã bao vây toàn bộ khu vực và nhà cầm quyền đã không thể đến trực tiếp để giải thoát. Tổ an ninh của Giáo xứ đã phải đến để bảo vệ tài sản là xe biển xanh và đảm bảo an ninh cho 4 người bị giữ lại, nhằm không để sự phẫn nộ của người dân gây hại đến họ.

4 người bị giữ lại đã được bảo vệ trong nhà của giáo dân, nơi họ đến và được đối xử tử tế. Gia đình nấu cơm, nước mời họ ăn và tổ an ninh thôn đã bảo đảm an toàn cho họ về tài sản và con người trong suốt quá trình họ ở đó.

Cũng hôm nay, linh mục quản xứ đi công tác vắng, khi lực lượng này đến không thông qua bất cứ ai, nên nhà cầm quyền đã không thể nhờ ai can thiệp. Ban Hành giáo của Giáo xứ đã vất vả tìm cách bảo vệ an toàn cho tất cả khi giáo dân bao vây ngày càng đông với sự phẫn uất, đòi thả người bị bắt.

Nhà cầm quyền Hà Tĩnh đã phải cầu viện đến linh mục Quản hạt Kỳ Anh và Tòa Giám mục Xã Đoài can thiệp. Tòa Giám mục Xã Đoài, Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp đi vắng, Đức cha Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Viên ở nhà. Đức cha Viên đã tìm hiểu và chỉ rõ cho nhà cầm quyền biết việc bắt giữ người dân này là trái với pháp luật, những người có tội đã không bị bắt, lại bắt nạn nhân là người đã bảo vệ lẽ phải. Do vậy việc này nhà cầm quyền phải nói chuyện với người dân.

Sau đó, Phó Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh là ông Đặng Quốc Khánh, Phó Giám đốc sở Công an là Đại tá Bùi Đình Quang, và ông An, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân thị xã Kỳ Anh, Giám đốc Công an thị xã Kỳ Anh Đại tá Đặng Hoài Sơn, ông Tiến Chủ tịch UBND xã đã mời Ban Hành giáo và cán bộ thôn và đại diện gia đình người bị bắt để thương lượng. 

Qua cuộc thương lượng, bên phía chính quyền đã cam kết sẽ thả người bị bắt là ông Nguyễn Xuân Toàn vào ngày kia, sau ngày mai gia đình viết đơn đề nghị trả tự do. Biên bản được viết thành hai bản cam kết giữa chính quyền cấp tỉnh và các cơ quan pháp luật liên quan, cùng ký và đóng dấu.

Cho đến 21g đêm, sau khi văn bản được ký kết và đọc cho người dân, thì người dân Đông Yên mới đồng ý để cho 4 viên công an ra về và giải tán.

Cần nhắc lại rằng Đông Yên thuộc xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh là một giáo xứ lâu đời sống bằng nghề biển, nay bị cưỡng bức chuyển lên vùng núi gần quốc lộ 1A, để nhà cầm quyền lấy đất của họ. Nhưng điều trớ trêu là họ bị đuổi khỏi quê hương khi mà đất đai họ ở chưa có một dự án cụ thể nào, mà chỉ là vì họ ở quá gần khu Formosa là vùng đất nhà nước bán cho Tàu 70 năm. Cuộc di dời người dân ở đây đã gây ra nhiều hệ quả đau thương, tan nát. (Chúng tôi đã có loạt bài phóng sự: Thăm lại Đông Yên, thảm cảnh của nhiều thế hệ tại đây: P1, P2, P3, P4, P5, P6)

Hiện nay, vẫn còn gần 200 hộ giáo dân với gần 1.000 dân đang ở lại nơi cũ không di dời vì theo họ, chưa có quyết định nào có hiệu lực pháp luật buộc họ phải rời nơi chôn nhau cắt rốn, trong khi nhà cầm quyền ở đã đập phá hết trường học buộc 155 học sinh thất học suốt hơn một năm qua nhằm buộc các gia đình phải đi khỏi nơi này. Nhưng giáo dân ở đây thể hiện thái độ kiên quyết không di chuyển.

Trong quá trình di dời Đông Yên, một giáo xứ mạnh mẽ, lâu đời ở Kỳ Anh, đã có những can thiệp và sự lũng đoạn của nhà cầm quyền vào nội bộ giáo dân, tạo nên sự mất đoàn kết nghiêm trọng. Chính đó là cơ hội để nhà cầm quyền đưa 1.000 hộ dân lên miền đất gò đồi hôm nay được thuận lợi.

Tuy nhiên, khi đến nơi mới, người dân đã phải đối mặt với những khó khăn không thể chấp nhận được và chứng kiến lời nói của nhà cầm quyền đối với họ. Do vậy mà nhiều người dân đã thấy sự thật. Đồng thời, những rạn nứt, những hiểu lầm đã dần đần được giải tỏa.

Sự việc hôm hay có nguyên nhân bắt nguồn từ những chuyện lộn xộn tại Giáo xứ, trong đó có một Ban hành giáo cũ đã bị người dân phế truất qua cuộc bầu cử lại Ban hành giáo mới kỳ vừa qua. Cuộc bầu cử này đúng với giáo luật và quy định; tuy nhiên, theo giáo dân nơi đây cho biết, một số vẫn muốn tiếp tục điều hành Giáo xứ nên có mâu thuẫn giữa BHG mới và các người cũ là những kẻ đã được nhà cầm quyền tin tưởng mấy năm qua trong quá trình di dời dân khỏi nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Do vậy họ được nhà cầm quyền ưu ái.

Vụ việc lộn xộn giữa những người cũ này đã làm nhiều giáo dân bất bình, trong đó có anh Nguyễn Xuân Toàn, anh đã lên tiếng phản ứng những người cũ dù không được bầu vẫn làm phức tạp vấn đề. Và anh Toàn bị bắt giam từ hơn một tháng nay.

Hôm nay, theo giáo dân cho biết, nếu họ không phản ứng, thì nhà cầm quyền sẽ tiếp tục bắt người con thứ 2 của gia đình này là anh Nguyễn Xuân Thành. Và giáo dân đã đồng loạt phản ứng.

Sau khi có bản cam kết của các cấp chính quyền và các cơ quan pháp luật từ tỉnh đến thị xã và địa phương, giáo dân Đông Yên đồng ý để cho 4 công an ra về lúc 21g30. Tuy nhiên, giáo dân đã có kinh nghiệm về việc cam kết của nhà cầm quyền qua vụ Mỹ Yên. Khi nhà cầm quyền viết cam kết, đóng dấu đỏ choét rồi chỉ mấy ngày sau trở mặt đàn áp giáo dân, gây ra vụ Mỹ Yên nổi tiếng ở Nghệ An năm trước. Do vậy, họ tuyên bố rõ ràng rằng: Với tinh thần đoàn kết nhất trí, nếu nhà cầm quyền không thực hiện lời hứa, thì tất cả họ sẽ nên như một trong việc đòi công lý cho nạn nhân đang bị tù tội oan uổng trong những ngày tới bằng các biện pháp có thể. ((((((((((((

Tin giờ chót

Do sức ép của dư luận, ông Nguyễn Xuân Toàn đã được trả tự do vào chiều ngày 09-10-2015.

Tuy nhiên, ông vẫn phải chịu sự kiểm soát từ phía nhà cầm quyền, giống như “thụ án quản chế”, tức là không được đi  khỏi địa phương, không được “gây rối trật tự” trong lối xóm, khi cơ quan có thẩm quyền cần gặp thì ông phải trình diện… Điều này đã được ông Toàn ký vào một số biên bản trước khi được tại ngoại. Xin nhấn mạnh: do mù chữ, ông không biết nội dung đã cam kết với nhà cầm quyền là gì, ngoài những gì được công an thông báo.

Theo bản tin của RFA thì công an thị xã Kỳ Anh đã trả lời với đài về vụ việc này: “Chúng tôi thả anh Toàn đó là việc tạm thời và chúng tôi sẽ sớm bắt lại anh khi tìm được đầy đủ bằng chứng.” Và có thể đưa ông Toàn ra tòa xét xử.((((((

Hội nghị khu vực Đông Nam Á về tự do tôn giáo-tín ngưỡng vừa kết thúc ba ngày làm việc từ 29-9 đến 1-10 tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Vào tối ngày 1-10 cuộc họp báo về kỳ đại hội được tiến hành tại Câu lạc bộ báo chí quốc tế. Biên tập viên Gia Minh tham dự và tường trình.

Báo cáo về hội nghị

Đó là phát biểu của Báo cáo viên đặc biệt Liên hiệp quốc về Tự do Tôn giáo Tín ngưỡng, tiến sĩ Heiner Bielefeldt tại cuộc họp báo. Ông cho biết ba lĩnh vực được đề cập đến trong bài nói chuyện kéo dài 30 phút của mình. Trước hết ông định nghĩa lại thế nào là tự do tôn giáo. Và theo ông tự do tôn giáo là nhân quyền. Tuy nhiên tại một quốc gia như Việt Nam thì chính quyền lại buộc các tôn giáo phải đăng ký để được công nhận.

Trong phần hai, ông phân tích một số tình trạng như chính trị hóa tôn giáo; mà tại những quốc gia toàn trị như Việt Nam chính quyền luôn áp đặt quyền kiểm soát và sợ công khai thảo luận về niềm tin. Trong phần này, ông nhắc lại chuyến thăm chính thức Việt Nam vào năm ngoái với ví dụ về đạo Cao Đài khi mà chính quyền nại ra lý do an ninh để kiểm soát một hội thánh như thế.

Phần thứ ba -theo Báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc- là những nhiệm vụ phải làm trong thời gian tới nhằm có thể bảo đảm quyền tự do tôn giáo đúng nghĩa. Theo ông, trước hết phải cải cách luật pháp như luật báng bổ của một số nước, hay cần phải thay đổi qui định tôn giáo phải đăng ký để được công nhận.

Vấn đề này là điều mà theo tiến sĩ H. Bielefeldt ông đã đề nghị với phía VN sau chuyến làm việc chính thức hồi năm ngoái. Thế nhưng phản hồi là không được tích cực; tuy vậy ông bày tỏ vẫn rất hy vọng:

Theo đánh giá do ban tổ chức hội nghị đưa ra thì gần đây tại khu vực Đông Nam Á có những vụ việc điển hình về tình trạng quyền tự do tôn giáo/tín ngưỡng ngày càng bị khước từ và đe dọa. Trong một số trường hợp, chính luật pháp mang tính phân biệt và trì trệ được lập ra để bảo vệ lợi ích của những nhóm đặc biệt nào đó hoặc nhằm kiểm soát chặt chẽ tôn giáo. Trong những trường hợp khác thì đó lại là sự diễn giải một cách cực đoan về tôn giáo/tín ngưỡng và việc nhắm vào những nhóm sắc dân thiểu số và những giáo phái.

Tình trạng như thế khiến cho các nhóm tôn giáo thiểu số bị tác động nhiều, và nếu như luật pháp, chính sách và sự diễn giải cực đoan có vấn đề như thế tiếp tục được vận dụng thì môi trường bất dung tôn giáo trong khu vực được tin chắc sẽ kéo dài thêm nữa.

Vấn đề tự do tôn giáo tại khu vực Đông Nam Á hết sức bức thiết, thế nhưng lâu nay hiếm khi được đưa ra bàn thảo một cách công khai; mặc dù theo đánh giá của tiến sĩ Heiner Bielefeldt thì khu vực Đông Nam Á là một khu vực có sự đa dạng độc đáo về tôn giáo.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, tổng giám đốc kiêm chủ tịch BPSOS, một trong ba đơn vị tổ chức hội nghị tôn giáo khu vực Đông Nam Á cho biết một số đánh giá và thông tin về hội nghị như sau:

“Trước hết là tinh thần rất đoàn kết. Rất nhiều thành phần từ các tôn giáo khác nhau và nhiều nơi khác nhau ở trong vùng Đông Nam Á, cũng như trên thế giới đã đến để nêu lên nhu cầu cần phải rà soát lại tình trạng tôn giáo trong vùng Đông Nam Á, nhất là trong bối cảnh Cộng đồng ASEAN sắp sửa hình thành chính thức vào ngày 1-1-2016; trong đó có những cơ hội nào và những thử thách gì mà cần phải có nỗ lực chung để phát huy tự do tôn giáo toàn vùng và đặc biệt chú ý đến những nơi bị trấn áp, khống chế và bách hại nặng nề nhất như ở Việt Nam hoặc một số nơi như Miến Điện, người Rohyngia theo đạo Hồi. Và bước thứ ba là phải can thiệp cho từng trường hợp cụ thể trong khi tình trạng tự do tôn giáo chưa được cải thiện. Đó là ba chủ đề chính và hôm nay có tuyên bố chung, quyết tâm chung của các tổ chức trong toàn vùng.”

Ý kiến người tham dự hội nghị đến từ Việt Nam

Như tin đài Á Châu Tự Do đã loan, một đại diện của Hội đồng Liên tôn Việt Nam là Chánh trị sự Hứa Phi được mời sang Bangkok tham dự Hội nghị tự do tôn giáo khu vực Đông Nam Á đã bị cơ quan an ninh Việt Nam không cho xuất cảnh tại phi trường Tân Sơn Nhất hôm 28-09 vừa qua.

Tuy nhiên có một số người vẫn đến được hội nghị, và một đại diện của Khối Nhơn sanh đạo Cao Đài, cho biết điều mà ông này trình bày với tiến sĩ Heiner Beilefeldt tại kỳ hội nghị: “Tôi có nói nhỏ với ông Heiner Bielefeldt rằng dẫu ông có điều chi không hài lòng mấy với cấp lãnh đạo của nhà nước chúng tôi, nhưng chúng tôi phải có được tự do tôn giáo nhằm có thể thực hiện Đại hội Nhơn sanh một ngày gần đây và sớm nhất. Chúng tôi đã không ngại khó qua đến đây. Và nguyện ước của chúng tôi là sớm mở Đại hội Nhơn sanh tại Tòa thánh Tây Ninh trước sự chứng kiến của Đặc phái viên Liên Hiệp quốc và các tổ chức nhân quyền và tự do tôn giáo. Mong họ cũng nghĩ đến tôn giáo của chúng tôi, nhìn về VN để giúp đỡ.”

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng cũng có một số nhận xét về các đoàn Việt Nam tham gia hội nghị tự do tôn giáo khu vực trong ba ngày 29, 30 tháng 9 và 1 tháng 10 như sau: “Tôi nhận xét thấy nhờ tiếp xúc với các đoàn khác trong ba ngày mà sự hiểu biết và tầm nhìn của họ được nâng lên. Họ có nhiều lần được tiếp xúc với Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp quốc về tự do tôn giáo tín ngưỡng.”

Xin được nhắc lại: Hội nghị Tự do tôn giáo khu vực Đông Nam Á do ba tổ chức là Diễn đàn Á châu về Nhân quyền và Phát triển (Asia Forum), Ủy ban Luật gia quốc tế (ICJ) và BPSOS đồng tổ chức.

Ngoài sự có mặt của Báo cáo viên đặc biệt Liên Hiệp quốc về tự do tôn giáo tín ngưỡng, tiến sĩ Heiner Bielefeldt, còn có chừng 70 người gồm các chức sắc tôn giáo, những nhà bảo vệ nhân quyền, thành viên của các nhóm tôn giáo, Ủy ban Liên chính phủ ASEAN về nhân quyền, Ủy ban ASEAN về Cổ xúy và Bảo vệ Quyền Phụ nữ Trẻ em, các viện nhân quyền quốc gia, các tổ chức chính phủ tham dự.

Cụ thể các nước Indonesia, Miến Điện, Thái Lan, Philippin, Malay-sia, Thái Lan, đều có đại diện tại hội nghị. Ban tổ chức cho biết có mời Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ VN đến tham dự hội nghị, thế nhưng họ không nhận được trả lời. Đại sứ Thụy Điển, Australia và Liên minh Âu châu tại Thái Lan cũng có đại diện đến tham dự

Thành viên các tổ chức tôn giáo và xã hội dân sự có mặt tại hội nghị đến từ 10 nước ASEAN và một số nước khác như Anh, Pháp, Đức, Hoa Kỳ, Ái Nhĩ Lan.

Tường trình từ Bangkok, TL.

Vào hôm thứ Sáu (31-08-2015), tạp chí Financial Times đưa ra nghi vấn có thể nào dự trữ ngoại tệ của Trung Cộng sẽ bị cạn kiệt hoàn toàn do phải dùng ngoại tệ để chống đỡ trước sự tuột giá thảm hại của Nhân dân tệ. Cách tính toán và dữ kiện đưa ra thì hoàn toàn đúng nhưng dự đoán cảnh báo của tạp chí này còn quá hết sức lạc quan! Trung Cộng sẽ bị phá sản trong vài tháng tới mà thôi -tức là cho đến cuối năm 2015 cho dù đang có trong tay lượng dự trữ ngoại tệ nhiều nhất trên thế giới.

Trong tình huống chảy máu tiền tệ nguy hiểm như thế mà Trung Cộng lại còn ráng bơm tiền để giữ giá chứng khoán, nhất là trực tiếp mua lại những cổ phần chứng khoán đang sụt giảm thê thảm. Cố gắng của Bắc Kinh ráng trợ giá chứng khoán và ráng giữ giá tiền tệ cùng một lúc làm cho tình hình tài chánh & dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc nhanh chóng bị suy kiệt nghiêm trọng.

Căn nguyên khủng khoảng kinh tế Trung Quốc đã có từ lâu nhưng lộ ra rõ rệt hơn vào mùa xuân năm nay, khi mà chỉ số chứng khoán tại thị trường Thượng Hải và Thẩm Quyến rớt thảm hại từ 12 tháng Sáu. Vào đầu tháng Bảy, Bắc Kinh buộc phải ra tay can thiệp bằng cách bỏ tiền mua lại những cổ phiếu tụt giá.

Dường như nỗ lực chắp vá của Bắc Kinh không đem lại hiệu quả! Bằng chứng là khởi đầu vào ngày thứ Hai (24 tháng Tám) cũng như hai ngày liên tiếp sau đó, giá cổ phiếu tại Trung Quốc vẫn rớt thê thảm đến nỗi cả thế giới đặt cho cái tên lóng là "China Black Monday ” tức là "Ngày Thứ hai Xúi quẩy ở Trung Quốc.” Thị trường chứng khoán tại Thượng Hải hôm thứ Tư (26 tháng Tám) rớt 43,3% nếu so sánh với chỉ số chứng khoán của thị trường này vào ngày 12 tháng Sáu.

Bất ngờ cho thị trường chứng khoán ở Trung Quốc vào ngày thứ Năm (27 tháng Tám), giới cầm quyền Cộng sản nhảy vào can thiệp chấm dứt năm ngày tuột giá thảm hại. Trung Cộng tung tiền toàn lực mua lại cổ phần đang bị rớt giá của các đại công ty vào cuối giờ làm chỉ số chứng khoán đang rớt thảm hại bỗng miễn cưỡng tăng lên 5,3% vào cuối ngày đóng cửa.

Hãng tin Bloomberg cho rằng giới lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc phải hành động như thế vì ngày lễ kỷ niệm đánh dấu 70 năm chiến thắng Đế quốc Nhật Bản đã gần kề (tức là vào ngày 03-09 và 04-09-1945).

Vào thứ Sáu cuối tuần (28 tháng Tám), Bắc Kinh lại tái diễn trò thu mua ồ ạt chứng khoán vào cuối giờ khiến thị trường Thượng Hải miễn cưỡng lên được 4,8%. Vào thứ Hai đầu tháng Chín, trò thu mua cổ phiếu vào cuối giờ này lại được thi hành nhưng lần này không còn đủ mạnh để vãn hồi sự tuột dốc thảm hại của chỉ số chứng khoán xảy ra trong ngày.

Làm như vậy là hay lắm sao? Một năm trước, giới cầm quyền Cộng sản Trung Quốc tạo ra sự bộc phát leo thang giá cả cổ phiếu chỉ bằng cách thu mua ồ ạt. Bởi không thèm dựa vào những quy luật kinh tế căn bản, trong đó, giá cổ phiếu trên thị trường phải dựa trên tình hình phát triển kinh tế và thu nhập của các công ty có cổ phần trên thị trường, thị trường chứng khoán của Trung Quốc đương nhiên là sẽ tuột dốc không tránh khỏi trừ phi Cộng sản Trung Quốc lại phải tung tiền cứu vãn. Hệ thống kinh tế quốc doanh của Trung Cộng là những tay mua cổ phiếu duy nhất trên thị trường chứng khoán ở Trung Quốc hiện nay.

Cho dù ngân khoản để dành trợ giá chứng khoán của Trung Cộng có to tát cỡ nào đi chăng nữa (từ 322 tỷ Mỹ kim đến 807 tỷ Mỹ kim), thì cũng lần hồi mà cạn kiệt nếu cứ tiếp tục vung tiền qua cửa sổ không tiếc tay để mua ồ ạt và liên tục hết lần này đến lần khác cổ phiếu đang rớt giá như thế!

Golden Sachs cho rằng Trung Cộng đã tung gần 800-900 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 144 tỷ Mỹ kim) để thu mua giữ giá chứng khoán, Christopher Balding của đại học Peking về ngành Kinh doanh-Tài chánh thì cho rằng Bắc Kinh đã tốn 1,3 ngàn tỷ Nhân dân tệ (209 tỷ Mỹ kim) để vãn hồi giá cả cổ phiếu trong tháng Tám vừa qua.

Trên lý thuyết, Trung Cộng có thể dùng bao nhiêu tiền Nhân dân tệ cũng được để mua chứng khoán vì Nhân dân tệ là do chính mình in ra. Tuy có nhiều quy luật kinh tế không cho phép hành động mua cổ phiếu bừa bãi này của Trung Cộng, nhưng tổng số tiền lớn lao tung ra không phải là lý do chính. Trong một nền kinh tế không lạm phát, chính phủ có thể in bao nhiêu tiền cũng được để mua cổ phiếu nhằm trợ giá thị trường nếu chính phủ muốn làm như vậy.

Thế nhưng Trung Cộng lại không có điều kiện tốt đẹp nêu trên khi đưa ra kế hoạch in thêm tiền để trợ giá thị trường chứng khoán trong khi chính phủ còn đang cố gắng can thiệp nhằm cứu vãn trị giá Nhân dân tệ (đang bị sút giảm thê thảm). Vào ngày 11 tháng Tám, ngân hàng trung ương của Trung Cộng - Poeple Bank of China (PBOC) đã cho hạ giá Nhân dân tệ và cho phép tiếp tục rớt giá vào những ngày kế tiếp. Cũng cùng lúc đó, PBOC cho phép thị trường tự điều chỉnh tỉ giá trao đổi tiền tệ giữa Nhân dân tệ và Mỹ kim mà không can thiệp.

Lời hứa hẹn không can thiệp vào thị trường trao đổi tiền tệ được PBOC giữ được trọn vẹn đúng có hai ngày. Qua đến ngày 14 tháng Tám, còn hai mươi phút cuối trên thị trường trao đổi, PBOC ra lệnh cho hai ngân hàng chính phủ bán ồ ạt dollar Mỹ ra để giữ giá Nhân dân tệ. Trong những ngày kế tiếp, PBOC vẫn tiếp tục hành động này.

Chỉ trong một thời gian ngắn ngủi từ 14 tháng Tám đến nay, POBC đã tốn gần 200 tỷ Mỹ kim để giữ giá Nhân dân tệ. Con số này cho thấy tổn thất ngoại tệ của Trung Cộng gia tăng đến mức kinh khiếp sau khi Nhân dân tệ bị mất giá -có thể lên đến 10 tỷ Mỹ kim mỗi ngày!

Tỉ lệ tổn thất ngoại tệ nêu trên chỉ có tăng đến chóng mặt chứ không có giảm trong bối cảnh khủng hoảng hiện giờ ở Trung Quốc. Không còn nghi ngờ gì nữa, Bắc Kinh buộc phải tung ngoại tệ nhiều hơn mức tổn thất hiện tại rất nhiều để giữ giá Nhân dân tệ nếu niềm tin của thị trường vào Nhân dân tệ cứ ngày càng sụt giảm trong những tháng tới đây. Hơn nữa, PBOC còn phải chi ngoại tệ ra ồ ạt nếu Quỹ Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ tăng qui định tiền lời vào tháng tới, và biết đâu chừng, Bắc Kinh lại còn bị buộc phải bán thêm ngoại tệ khi giữ giá Nhân dân tệ vì lạm phát kinh khiếp do chính phủ in thêm tiền đến quá mức cho ngân sách chi tiêu -mà tỉ lệ tổn thất dự trữ ngoại tệ có thể lên đến 70 tỷ Mỹ kim cho mỗi tháng.

Nếu thật sự là như vậy thì dự trữ ngoại tệ của Trung Cộng chỉ đủ để cứu vãn tình thế trong một năm, như tạp chí Financial Times cảnh báo, bất chấp lượng dự trữ này dồi dào đến bao nhiêu như ngân hàng trung ương của Trung Cộng loan báo! 

Bắc Kinh đâu thể nào để cho dự trữ ngoại tệ của mình lao xuống hố nhanh đến thế để thành trắng tay! Thứ trưởng tài chánh Trung Cộng, ông Zhu Guangyao (Trương Quang Dao?) thừa nhận trên đài CNN là: "chúng tôi cần phải có biện pháp" nếu mà "nguy cơ bất ổn đè lên nền tài chánh một cách có hệ thống"

Và những biện pháp của Bắc Kinh sẽ ra sao? Trong quá khứ, Tổng thống Hoa Kỳ Franklin Roosevelt đã ban hành lệnh đóng cửa các ngân hàng vào tháng Ba năm 1933 và chính phủ Hồng Kông đã ra lệnh đóng cửa thị trường chứng khoán vào năm 1987, cho nên Chủ tịch Trung Cộng là Tập Cận Bình cũng có thể ra lệnh ngưng trao đổi tiền tệ và chứng khoán cùng một lúc. Nghe thì thấy có vẻ khó xảy ra nhưng việc thứ trưởng bộ Tài chánh là ông Trương phải lên tiếng trước báo chí phương Tây một cách công khai về nguy cơ bất ổn tài chánh có hệ thống mà Trung Cộng đang vướng phải thì đủ biết tình hình ngày càng trở nên nghiêm trọng đến cở nào .

Trước mắt, lời trấn an của Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường, cũng như thông báo của Quốc vụ viện chỉ vài giờ sau lời tuyên bố của Trương thứ trưởng trước giới truyền thông phương Tây, đã cho thấy những bất đồng gay gắt trong nội bộ của giới cầm quyền Cộng sản Trung Quốc. Căn nguyên khủng hoảng kinh tế ở Trung Quốc không phải do nội dung truyền tải các thông điệp chính trị, nhưng những thông điệp chính trị trái ngược nhau từ giới cầm quyền chỉ làm cho tình hình càng thêm tồi tệ.

Trước sự ương ngạnh của Trung Cộng bấy lâu, Arthur Kroeber, thành viên sáng lập của tổ hợp chuyên nghiên cứu tư vấn kinh tế của Trung Quốc có tên là Gavekal Dragonomics, thừa nhận là: "Tình hình thị trường cũng như các chính sách của Trung Cộng đã thật sự phản ánh thực tế bi quan của nền kinh tế và rõ ràng là có sự bế tắc trong trao đổi hợp tác giữa Bắc Kinh với cả thế giới bên ngoài."

Nói một cách ngắn gọn, giới cầm quyền Cộng sản Bắc Kinh xem thường mọi thành phần kinh tế (tư nhân) tham gia vào thị trường trong cũng như ngoài nước. Sẽ chẳng bao giờ có kết quả tốt đẹp nếu điều hành kinh tế dựa theo quan điểm này.

Và đương nhiên, chẳng có tia sáng hy vọng nào cho tình hình hiện tại. Trước ngày 11 tháng Tám hạ giá Nhân dân tệ và quyết định can thiệp vào thị trường, Trung Quốc được giới thượng tầng ở Bắc Kinh gọi là một một đất nước có nền kinh tế an toàn cho đầu tư - “con gà đẻ trứng vàng của đồng đôla”, ngân hàng trung ương không cần can thiệp nhiều, nhưng bây giờ, sau khi phạm từ sai lầm này qua sai lầm khác, ngân hàng trung ương buộc lòng phải can thiệp.

Ngay cả khi khủng hoảng chưa xảy ra, dự trữ ngoại tệ của TQ cũng đã suy sụp. Cơ quan kiểm soát hối đoái của chính phủ đã thừa nhận trong vòng bốn quý vừa qua, dự trữ ngoại tệ đã sút giảm 299,4 tỷ Mỹ kim.

Mặc dù dự trữ ngoại tệ của Trung Cộng bị sa sút rõ ràng như thế, các phân tích gia lại phủ nhận khủng hoảng vẫn đang tiếp diễn. Ấy thế mà tỉ lệ bán ngoại tệ của Trung Cộng lại cho chúng ta thấy giới cầm quyền ở Bắc Kinh không còn nhiều lựa chọn nữa, và lựa chọn nào còn lại nếu có cũng làm cho tình hình tan nát thêm.

Nguồn:http://nationalinterest.org/feature/2015-the-year-china-goes-broke-13749

Nguyễn Trọng Dân dịch

Ngày 2-9-1945, tại cuộc mít tinh tuyên bố Độc lập ở quảng trường Ba Đình, ông Hồ Chí Minh đã để lại câu nói lịch sử : “Tôi nói, đồng bào có nghe rõ không?”

Bây giờ, 70 năm sau, ngày 25-09-2015 người ta cũng mường tượng nghe thấy Lãnh tụ Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói từ dinh Tổng thống Mỹ: “Tôi nói, mấy anh Hà Nội có nghe rõ không ?”

Vậy họ Tập đã nói gì mà nghe quen quen ?

Câu chuyện bắt đầu từ cuộc họp báo chung giữa Tổng thống Barack Obama và ông Tập Cận Bình diễn ra tại vườn Hồng trong Tòa Bạch Ốc, tiếp theo sau cuộc họp riêng giữa hai người nhân chuyến thăm chính thức nước Mỹ của họ Tập.

Hai lãnh tụ đã thảo luận các vấn đề quan hệ đến hai nước, từ mậu dịch đến nghi ngờ Trung Quốc đứng sau hàng loạt tin tặc xâm nhập các công ty, xí nghiệp Mỹ họat động ở Trung Quốc và Hoa Kỳ để đánh cắp tin tức và kế họach giúp cho Trung Quốc cạnh tranh bất chính. Trên 22 triệu nhân viên Chính phủ Mỹ và một số cơ quan trọng yếu về an ninh như hai Bộ Quốc phòng và An ninh Quốc gia, bao gồm cả CIA (tình báo Hoa Kỳ), FBI (cơ quan điều tra liên bang Hoa Kỳ) cũng bị xâm nhập.

Ngòai ra hai bên cũng thảo luận và đồng ý kế họach giảm thiểu chất độc làm ô nhiễm khí hậu và hứa cùng nhau hợp tác giải quyết cuộc khủng hỏang về môi trường và khí hậu trên thế giới.

Chuyện Biển Đông

Đến chuyện khủng hoảng ở Biển Đông do hành động bồi đắp và bành trướng lãnh thổ của Bắc Kinh gây ra, Tổng thống Obama cho biết: “Chúng tôi đã thẳng thắn thảo luận vấn đề biển Đông và Nam Trung Hoa, và tôi đã tái khẳng định quyền của mọi quốc gia được tự do giao thông thương mại trên biển và trên không không bị ngăn cản. Do đó, tôi đã lưu ý là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục lướt sóng, bay và họat động bất cứ nơi nào mà luật pháp Quốc tế cho phép.”

(“We did have candid discussions on the East and South China Seas, and I reiterated the right of all countries to freedom of navigation and over-flight and to unimpeded commerce. As such, I indicated that the United States will continue to sail, fly and operate anywhere that international law allows.” (Thông tin của Văn phòng Báo chí Phủ Tổng thống)

“Tôi cũng đã nói với Chủ tịch Tập về mối quan ngại đặc biệt của Hoa Kỳ về hành động giành chủ quyền đất đai, xây dựng và quân sự hóa những vùng tranh chấp, gây khó khăn cho các quốc gia trong vùng giải quyết hòa bình những bất đồng. Vì vậy tôi khuyến khích tìm ra một giải pháp giữa các quốc gia tranh chấp ở khu vực này. Hoa Kỳ không phải là nước có tranh chấp, chúng tôi chỉ muốn bảo đảm luật pháp của lưu thông phải được bảo vệ.”

(I conveyed to President Xi our significant concerns over land recla-mation, construction and the milita-rization of disputed areas, which makes it harder for countries in the region to resolve disagreements pea-cefully. And I encouraged a resolu-tion between claimants in these areas. We are not a claimant; we just want to make sure that the rules of the road are upheld.)

Lãnh thổ của Trung Hoa

Đến phiên Tập Cận Bình, ông ta nói: “Chúng tôi đã có cuộc thảo luận sâu rộng về tình hình Châu Á-Thái Bình Dương. Và chúng tôi tin rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ cùng có quyền lợi chung rộng rãi ở khu vực, và chúng ta nên tiếp tục tăng cường trao đổi và hợp tác trong các lĩnh vực ở đó, và cùng làm việc với nhau để cổ võ những họat động và hợp tác hỗ tương trong khu vực Á Châu Thái Bình Dương, và cùng làm việc với các nước trong khu vực để mưu cầu hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung.”

(Lời thông dịch viên: “We have in-depth discussion on the situation of the Asia Pacific. And we believe that China and the United States have extensive common interests in this region, and we should continue to deepen dialogue and cooperation on regional affairs and work together to promote active interactions and in-clusive cooperation in the Asia Pa-cific, and work with countries in the Asia Pacific to promote peace, sta-bility, and prosperity in this region.”)

Với gương mặt lạnh như đồng nhưng cương quyết, họ Tập nhìn thẳng các nhà báo nói tiếp : “Trung Quốc cam kết theo đuổi chính sách phát triển hòa bình, láng giềng tốt và hợp tác với các quốc gia láng giềng của chúng tôi. Các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa, từ thời cổ đại, là lãnh thổ của Trung Quốc. Chúng tôi có tòan quyền bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hợp pháp của chúng tôi, cũng như các quyền lợi chính đáng về hàng hải. Chúng tôi cam kết duy trì hòa bình và ổn định ở vùng biển Nam Trung Hoa, dung hòa khác biệt và tranh chấp qua đối thọai, thương thuyết, tham khảo lẫn nhau trong hòa bình để mưu tìm giải pháp cùng có lợi thông qua hợp tác.”

(China is committed to the path of peaceful development and a neigh-borring foreign policy characterized by good neighborliness and partner-ship with our neighbors. Islands in the South China Sea since ancient times are China’s territory. We have the right to uphold our own territorial sovereignty and lawful and legitimate maritime rights and interests. We are committed to maintaining peace and stability in the South China Sea, managing differences and disputes through dialogue, and addressing disputes through negotiation, consul-tation, and peaceful manner, and exploring ways to achieve mutual benefit through cooperation.)

Ngỏanh mặt về phía Tổng thống Obama, nhà Lãnh đạo Trung Quốc nói như trả lời trực tiếp quan ngại của Mỹ : “Chúng tôi cam đoan bảo vệ lưu thông hàng hải và hàng không của các quốc gia theo luật pháp quốc tế. Liên quan đến các hoạt động xây cất của Trung Quốc thi hành ở quần đảo ở phía Nam, Trường Sa, không nhắm vào hay gây ảnh hưởng đến bất cứ nước nào, và Trung Quốc không có chủ tâm tiến tới quân sự hóa ở đó.”

(We're committed to respecting and upholding the freedom of navi-gation and overflight that countries enjoy according to international law. Relevant construction activities that China are undertaking in the island of South -- Nansha Islands do not target or impact any country, and China does not intend to pursue militarization.)

Giải thích rõ hơn với báo chí, họ Tập nhắc lại rằng: “Trung Hoa và Hoa Kỳ đều có những quyền lợi chung ở vùng biển Nam Trung Hoa. Chúng ta cùng ủng hộ một Nam Hải hòa bình và ổn định. Những nước trực tiếp có tranh chấp hãy làm việc qua thương lượng, tham khảo lẫn nhau bằng những biện pháp hòa bình. Chúng tôi ủng hộ tự do lưu thông hàng hải và bay trên không của tất cả các quốc gia theo luật pháp quốc tế và giải quyết sự khác biệt qua thương thuyết, thi hành đầy đủ Tuyên bố về Ứng xử Các bên ở Biển Đông (DOC, Declaration on Conduct of the Parties in the South China Sea), và sớm hòan tất thương thảo về Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC, Code of Conduct) dựa trên sự đồng thuận. Chúng tôi đồng ý duy trì tích cực mối liên lạc về những vấn đề liên quan”

 (China and the United States have a lot of common interests on the issue of South China Sea. We both support peace and stability of the South China Sea. The countries directly involved should address their dispute through negotiation, consul-tation and in peaceful means. And we support freedom of navigation and overflight of countries according to international law and the mana-gement of differences through dialo-gue, and full and effective imple-mentation of DOC and an early con-clusion of the consultation of COC based on consensus-building. We have agreed to maintain constructive communication on relevant issues.)

Phản ứng từ Việt Nam

Không có gì ngạc nhiên khi thấy các Nhà báo Trung Quốc, Hoa Kỳ và nước ngòai có mặt tại cuộc họp báo đã không có câu hỏi nào về lời tuyên bố như tát nước lạnh vào mặt Hà Nội của Tập Cận Bình. Nhưng phải thắc mắc tại sao đảng, chính phủ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ ngọai giao Việt Nam, nhất là các cơ quan ngôn luận vẫn thường xuyên to mồm như Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam đã không dám hé răng mở miệng chỉ trích lời nói công khai xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam của họ Tập.

Trước đây, mỗi khi có câu nói tương tự phát ra từ cửa miệng Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hay Bộ trưởng Ngọai giao Vương Nghị thì Ban Tuyên giáo chỉ thị ngay cho Bộ Thông tin và Truyên thông để truyền xuống các báo và Phát ngôn nhân Bộ Ngọai Giao mau mắn đáp trả bằng lời viết sẵn của chính phủ chỉ để lập lại câu nói “biết rồi khổ lắm nói mãi” : Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử xác định Hòang Sa-Trường Sa là của Việt Nam !

Lần này, phải đợi đến ngày 28-9 (2015), người ta mới nghe được phản ứng của ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đưa ra tại một cuộc họp của Tổ chức Xã hội Châu Á (Asia Society) ở New York.

Ông Sang nói (với phóng viên ban tiếng Việt cùa đài Tiếng nói Hoa Kỳ): “Người Trung Quốc, trong những lần gặp gỡ Việt Nam, cũng thường nói rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc, không gì tranh cãi. Thì người Việt Nam chúng tôi cũng nói lại rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của tổ tiên VN, không gì tranh cãi. Chắc các câu này các bạn đã nghe suốt”.

“Vấn đề đặt ra là chúng tôi mong muốn rằng mọi tranh chấp phải được giải quyết bằng luật pháp quốc tế và con đường duy nhất dẫn đến chỗ đó thôi, chứ không thể nói mãi như thế này được. Một anh đứng ở bên đây sông thì nói là của tôi, và một anh đứng ở bên kia sông thì nói là của anh. Như tôi đã nói với các bạn vừa nãy, trong lúc quá độ, hai bên đều thống nhất 6 nguyên tắc cơ bản để chỉ đạo các vấn đề trên biển”.

6 nguyên tắc nói gì ?

6 “nguyên tắc” ông Sang ám chỉ là Thỏa hiệp được ký tại Bắc Kinh trong chuyến thăm Trung Quốc lần thứ nhất của Tông Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, ngay sau khi đắc cử Lãnh đạo khoá đảng XI ngày 20-01-2011.

Nguyên văn 6 Điểm như sau:

1. Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.

2. Trên tinh thần tôn trọng đầy đủ chứng cứ pháp lý và xem xét các yếu tố liên quan khác như lịch sử…, đồng thời chiếu cố đến quan ngại hợp lý của nhau, với thái độ xây dựng, cố gắng mở rộng nhận thức chung, thu hẹp bất đồng, không ngừng thúc đẩy tiến trình đàm phán. Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được cho các vấn đề tranh chấp trên Biển.

3. Trong tiến trình đàm phán vấn đề trên biển, hai bên nghiêm chỉnh tuân thủ thỏa thuận và nhận thức chung mà Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc và tinh thần của “Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC).

Đối với tranh chấp trên biển giữa Việt Nam-Trung Quốc, hai bên giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị. Nếu tranh chấp liên quan đến các nước khác, thì sẽ hiệp thương với các bên tranh chấp khác.

4. Trong tiến trình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, cùng có lợi, tích cực bàn bạc thảo luận về những giải pháp mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của hai bên, bao gồm việc tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển theo những nguyên tắc đã nêu tại điều 2 của Thỏa thuận này.

5. Giải quyết các vấn đề trên biển theo tinh thần tuần tự tiệm tiến, dễ trước khó sau. Vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này. Tích cực thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn trên biển, phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. Nỗ lực tăng cường tin cậy lẫn nhau để tạo điều kiện cho việc giải quyết các vấn đề khó khăn hơn.

6. Hai bên tiến hành cuộc gặp định kỳ Trưởng đoàn đàm phán biên giới cấp Chính phủ một năm hai lần, luân phiên tổ chức, khi cần thiết có thể tiến hành các cuộc gặp bất thường. Hai bên nhất trí thiết lập cơ chế đường dây nóng trong khuôn khổ đoàn đại biểu cấp Chính phủ để kịp thời trao đổi và xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển.

Sau thỏa hiệp căn bản này, các cuộc thảo luận đôi bên tiếp tục bế tắc vì Trung Quốc luôn luôn đòi phần hơn ở vịnh Bắc Bộ và muốn Việt Nam hợp thức hoá việc “hợp tác cùng khai thác” ở Biển Đông, nhưng chủ quyền biển đảo vẫn phải là của Trung Quốc như câu nói của Tập Cận Bình.

Đây là quan điểm Trung Quốc gọi là “vấn đề cốt lõi chủ quyền biển” đã đưa ra từ năm 1979 của Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình và được duy trì để chuyển cho Việt Nam và các nước có tranh chấp với Trung Quốc qua các đời Chủ tịch-Tổng Bí thư Cộng sản Trung Hoa Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình hiện nay.

Tuy nhiên tranh chấp Việt-Trung đã đạt cao độ khi Trung Quốc đặt gìan khoan dầu Hải Dương 981 vào sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần đảo Hòang Sa từ ngày 2-5 đến 27-05-2014. Bắc Kinh chỉ rút lui sau khi bị Quốc tế lên án làm căng thẳng tình hình và cho biết họ đã tìm thấy có dầu và khí đốt tại 2 giếng đào thử, nhưng không nói khi nào sẽ trở lại khai thác.

Sau đó, Trung Quốc một mặt tiếp tục “nói chuyện phải trái với VN”, mặt khác lại tăng cường tái tạo, xây dựng 7 đảo và đá san hô chiếm được của Việt Nam ở Trường Sa năm 1988 thành các đảo lớn kiên cố có sân bay, bến cảng và căn cứ quân sự.

Để bảo vệ, nhiều tiểu đòan thủy quân lục chiến Trung Hoa và đơn vị phòng không, súng đại bác đã được điều động đến Gạc Ma, Vành Khăn, Chữ Thập v.v…

Trước các hành động ngang nhiên chiếm biển đảo này của Trung Quốc, Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng âm thầm “đắp đập be bờ” ở một số đảo và đá ngầm, nhưng so với kiến thiết của Trung Quốc thì như muối bỏ biển, như châu chấu đá voi. Về mặt ngọai giao và tuyên truyền, Bộ Ngọai giao VN chỉ làm được mỗi việc nhắc lại điệp khúc “tái khẳng định Hòang Sa, Trường Sa là của Việt Nam”.

Lãnh đạo đảng, từ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xuống đến anh Tuyên giáo xã, phường cũng chỉ biết bảo nhau hô to kiên quyết: “Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”, như viết trong Dự thảo Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng XII.

Vì vậy, chẳng phải ngẫu hứng mà ông Tập Cận Bình đã chọn Tòa Bạch Ốc trong chuyến thăm Mỹ ngày 25-09-2015 để nói rõ cho Hà Nội và cả thế giới biết lập trường chủ quyền biển đảo của TQ ở Trường Sa.

Trong suốt cuộc họp báo với Tổng thống Obama, họ Tập không nói gì đến Hòang Sa mà Trung Hoa đã chiếm từ tay Quân đội Việt Nam Cộng hòa tháng 1-1974.

Điều này không lạ vì đã từ lâu, trong tất cả các cuộc gặp và thảo luận tranh chấp với Việt Nam, phía Trung Quốc đã gạt phăng như chuyện thừa thãi mất thời giờ mỗi khi phía Việt Nam muốn nhắc đến Hòang Sa. Cũng là chuyện bất bình thường khi ít lâu nay, không thấy phía Việt Nam nói nhiều đến Hòang Sa, ngọai trừ khi có các vụ tầu đánh cá Việt Nam bị Trung Quốc tấn công, cướp của ở khu vực biển Hòang Sa.

Có tin Trung Quốc đã nói thẳng với Việt Nam “Hòang Sa không có trong bất cứ cuộc nói chuyện nào”. Riêng Bộ Quốc phòng VN thì họ đã quên nói đến Hòang Sa từ 1974. -/-

(((((((((((((

Trong chuyến thăm chính thức tới Hoa Kỳ vào cuối tháng 9-2015 vừa qua, Tổng Bí thư đảng CS TQ kiêm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã ngang nhiên lấp liếm là: “Quần đảo Tây Sa và Nam Sa là thuộc chủ quyền của TQ từ thời cổ đại xa xưa”!?

Trong vấn đề này, như mọi người đều biết, TQ xưa nay vẫn dùng từ “Tây Sa” và “Nam Sa” để chỉ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Việc TQ lâu nay nhận vơ Hoàng Sa và Trường Sa là của họ thì là chuyện thường ngày của các học giả hoặc các tướng lĩnh “diều hâu” hay của cả các quan chức chính phủ mà cao nhất cho đến nay là cấp Bộ trưởng, cụ thể là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Trong vòng chưa đầy 2 tuần lễ trong tháng 9 vừa qua, có 3 quan chức đáng chú ý của TQ lớn tiếng về chủ đề này:

Người đầu tiên là một viên tướng Hải quân TQ: Ngày 14-9-2015, tại một cuộc hội thảo quốc phòng ở London, Phó Đô đốc Hải quân Viên Dự Bách, Tư lệnh Hạm đội Bắc Hải của TQ, ngang ngược tuyên bố: “Biển Hoa Nam (South China Sea, tức Biển Đông) đúng như tên gọi của nó, là vùng biển thuộc sở hữu của Trung Hoa”! Lời tuyên bố này đã gây “sốc” và nực cười cho giới truyền thông quốc tế với lập luận ngây ngô của viên Tư lệnh Hạm đội Bắc Hải của TQ!

Ngưới thứ hai là Ngoại trưởng TQ Vương Nghị: Ngày 16-9-2015, nhằm chuẩn bị hành trang cho chuyến thăm Hoa Kỳ của Tập Cận Bình, quan chức đứng đầu ngành ngoại giao này của TQ thản nhiên tuyên bố: “Quần đảo Nam Sa (tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam) là lãnh thổ của TQ”!

Người thứ ba là đích thân họ Tập: Ngày 22-9-2015, trả lời báo Wall Street Journal khi vừa tới Seatle (thủ phủ tiểu bang Washing-ton), chặng đầu tiên của chuyến thăm Hoa Kỳ, đích thân Tổng Bí thư ĐCSTQ kiêm Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận Bình nói rằng quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam) ở Biển Đông “từ thời xa xưa đã là lãnh thổ của TQ”. Đây là lần đầu tiên, một người đứng đầu Đảng và Nhà nước TQ chính thức và công khai khẳng định lập trường ăn cướp của họ đối với lãnh thổ biển đảo của Việt Nam chúng ta!

Tuyên bố ngang ngược này ngay lập tức bị Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trương Tấn Sang đáp trả! Hôm 28-9-2015, trong bài phát biểu tại Hội Á Châu (Asia Society) ở New York cũng như trả lời đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) Việt ngữ, Chủ tịch Trương Tấn Sang, người đang dẫn đầu phái đoàn Việt Nam tham dự khóa họp lần thứ 70 Đại Hội đồng LHQ ở New York, khẳng định: “Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thực s