41
A- LỜI NÓI ĐẦU Chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất. Suốt cả cuộc đời, người phấn đấu hy sinh vì độc lập, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân. Cùng với sự nghiệp của Đảng ta, dân tộc ta, Người đã để lại cho hậu thế một tài sản tinh thần vô giá – Tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong hệ thống tư tưởng của Người, tư tưởng về giai cấp nông dân giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam – cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Ngày nay, khi mà điều kiện trong nước và thế giới đã có nhiều biến đổi sâu sắc, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp nông dân nói riêng vẫn có ý nghĩa lớn lao. Thực tiễn ở nước ta, nông dân là lực lượng to lớn nhất đã góp phần quan trọng xây đắp nên lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trong suốt quá trình cách mạng, giai cấp nông dân luôn luôn một lòng sắt son đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và toàn dân tộc ta đã lựa chọn, đó là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh đó, Việt Nam 1

Vận dụng quan điểm của HCM về g

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Vận dụng quan điểm của HCM về g

A- LỜI NÓI ĐẦU

Chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt

xuất. Suốt cả cuộc đời, người phấn đấu hy sinh vì độc lập, tự do cho Tổ quốc,

hạnh phúc cho nhân dân. Cùng với sự nghiệp của Đảng ta, dân tộc ta, Người đã

để lại cho hậu thế một tài sản tinh thần vô giá – Tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong

hệ thống tư tưởng của Người, tư tưởng về giai cấp nông dân giữ một vị trí vô

cùng quan trọng trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam – cách mạng dân tộc dân

chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Ngày nay, khi mà điều kiện trong

nước và thế giới đã có nhiều biến đổi sâu sắc, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung

và tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp nông dân nói riêng vẫn có ý nghĩa lớn lao.

Thực tiễn ở nước ta, nông dân là lực lượng to lớn nhất đã góp phần quan

trọng xây đắp nên lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Trong suốt quá trình cách mạng, giai cấp nông dân luôn luôn một lòng sắt son

đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và toàn dân tộc ta đã lựa chọn, đó là độc

lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh đó, Việt Nam là đất nước có

một nền nông nghiệp truyền thống lâu đời với hơn 70% dân số làm nông

nghiệp. Dù ờ thời kỳ nào, người nông dân cũng có một vai trò vô cùng quan

trọng đối với sự phát triển của đất nước. Do đó, xây dựng và phát huy vai trò

của giai cấp nông dân là một trong những định hướng quan trọng của Đảng

trong sự nghiệp đổi mới.

Hiện nay, khi tất cả mọi người đang thực hiện phong trào “Học tập và

làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thì việc làm rõ thêm những quan

điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giai cấp nông dân, đánh giá quá trình Đảng

cộng sản Việt Nam vận dụng tư tưởng này của Người trong thời kì quá độ đi lên

chủ nghĩa xã hội ở nước ta là cần thiết. Những nội dung này sẽ được trình bày

1

Page 2: Vận dụng quan điểm của HCM về g

trong bài tiểu luận "Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về giai cấp nông dân

vào việc xây dựng, phát huy vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam trong giai

đoạn hiện nay”.

Với việc nghiên cứu một cách có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh đối với

vấn đề xây dựng và phát huy vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam trong thời

kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời nhận định tình hình giai cấp nông

dân ở nước ta hiện nay để có thể đưa ra một số phương hướng cần quán triệt

trong quá trình vận dụng. Cho nên, bài tiểu luận này chỉ nghiên cứu một số nội

dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp nông dân, và sự quán triệt,

vận dụng, phát triển tư tưởng của Người về xây dựng, phát huy vai trò của giai

cấp nông dân ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001 cho đến nay.

Nội dung bài tiểu luận bao gồm 2 chương, 4 tiết:

Chương I – Quan điểm của Hồ Chí Minh về giai cấp nông dân

Chương II – Đảng quán triệt, vận dụng trong giai đoạn hiện nay

2

Page 3: Vận dụng quan điểm của HCM về g

B – NỘI DUNG

I – QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ GIAI CẤP NÔNG DÂN

1.1Nguồn gốc

1.1.1 Quan điểm Mácxít về giai cấp nông dân

Trước hết, chủ nghĩa Mác – Lê nin chỉ ra rằng nông dân là người lao động

cư trú ở nông thôn sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng, sau đó bằng các ngành,

nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai tùy theo từng thời kỳ lịch sử ở từng nước,

họ có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất. Những người này hình thành nên giai

cấp nông dân.

Từ đó, chủ nghĩa Mác –Lênin đã khẳng định vai trò của quần chúng nông

dân lao động là người quyết định, là người sáng tạo chân chính ra lịch sử xã hội.

Họ là một bộ phận của dân cư, là lực lượng đông đảo trong quần chúng nhân dân

lao động, là động lực cách mạng xã hội chủ nghĩa và chính họ là người trực tiếp

sản xuất ra của cải nuôi sống xã hội. “Nông dân là một bộ phận quan trọng đối với

sản xuất, đối với dân cư và đối với chính quyền”[6; trang 188].

Tuy nhiên, chủ nghĩa Mác – Lênin cũng chỉ ra rằng giai cấp nông dân là một

tập đoàn xã hội đông đảo nhưng họ sản xuất nhỏ trong nông nghiệp, họ không có

hệ tư tưởng độc lập, họ không thuần nhất. Nông dân là lực lượng có nhiệt tình sôi

nổi chống đế quốc và địa chủ phong kiến, nhưng họ lại gắn liền với chế độ tư hữu,

vụ lợi và dễ bị kích thích, dao động trong hoạt động chính trị - xã hội. Nếu không

có sự dìu dắt và lãnh đạo của giai cấp công nhân thì rất dễ dàng chuyển thành

cuồng tín và sùng bái cá nhân, vô chính phủ, lòng kì thị dân tộc dễ bị kích thích đi

theo chủ nghĩa dân tộc mù quáng. Không những thế, mặc dù là lực lượng sản xuất

cơ bản của xã hội, song trước sau họ vẫn không thay đổi được phương thức sản

xuất  để hình thành một mô hình xã hội tiến bộ hơn. Vì vậy, họ không trở thành

3

Page 4: Vận dụng quan điểm của HCM về g

giai cấp lãnh đạo cách mạng mà chỉ có thể liên minh với giai cấp công nhân, tầng

lớp trí thức và các giai tầng xã hội khác cùng giai cấp công nhân thực hiện cuộc

cách mạng giải phóng mình, giải phóng dân dộc do giai cấp công nhân lãnh

đạo. Về phần mình, để hoàn thành sứ mệnh lịch sử, giai cấp công nhân cần giành

được chính quyền về tay mình, thực hiện nền chuyên chính vô sản để xây dựng

một xã hội mới. Giai cấp công nhân phải tập hợp, lôi cuốn được bộ phận đông đảo

quần chúng đi theo mình làm cách mạng, trước hết phải kể đến là nông dân. “Giai

cấp công dân muốn giành thắng lợi trong cách mạng thì phải tập hợp được giai cấp

nông dân, tranh thủ họ, đoàn kết họ trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản và

các thế lực áp bức, bóc lột khác”[6; trang 191].

Ănghen viết: “Các Đảng tư sản và phản động đều cự kỳ ngạc nhiên khi thấy,

ngày nay, đột nhiên những nước xã hội chủ nghĩa khắp nơi đều đặt vấn đề nông

dân vào chương trình nghị sự, đáng lẽ họ phải ngạc nhiên vì sao vấn đề đó lại

không được đặt ra từ lâu”[7; trang 169]. 

Những quan điểm Mác xít về giai cấp nông nhân là cơ sở lý luận vô cùng

quan trọng trong việc hình thành tư tưởng về giai cấp nông dân của Người sau này.

Người đã kế thừa những quan điểm đó một cách có sáng tạo và phù hợp với điều

kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nước ta.

1.1.2 Giai cấp nông dân ở Việt Nam và trên thế giới

Hơn 20 năm bôn ba khắp nơi trên thế giới, Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với

những người nông dân trên khắp thế giới, từ những người nông dân ở chính quốc

cho đến những người nông dân thuộc địa. Người nghiên cứu, tổng kết từ thực tiễn

vấn đề giai cấp nông dân ở các nước, nhất là ở các nước thuộc địa và nhận ra rằng

dù là người nông dân An Nam ở Đông Dương, hay người nông dân da đen ở Công

gô hay là Xê nê gan, và rồi cả người nông dân những nước Trung Quốc, Ấn Độ,…

4

Page 5: Vận dụng quan điểm của HCM về g

đều bị bóc lột, và khó có thể phân định người nông dân ở đâu bị bóc lột nhiều hơn.

Nhưng có thể khẳng định rằng, tất cả họ đề bị dồn đến tình cảnh của một con vật

thồ, họ không chỉ bị những kẻ chiến thắng bóc lột, mà còn bị những người bản xứ

bóc lột nữa. Họ còn khốn khổ hơn những người bạn nông dân ở chính quốc vì ngày

công quá dài, vì đói khổ, vì ngày mai bấp bênh. Họ thường bị cưỡng bách lao động

như khổ sai, bị bắt đi khuân vác đến chết người và đi lao dịch không thời hạn. Họ

bị đè bẹp dưới thuế khoá, chủ nghĩa tư bản bóc lột và nhấn dìm họ trong cảnh tối

tăm ngu dốt, áp bức họ về mặt tư tưởng và tiêu diệt nòi giống của họ bằng rượu và

thuốc phiện.

Không những thế, chế độ bản xứ bỉ ổi do bọn đế quốc tư bản đặt ra đã tước

mất của họ mọi quyền tự do cá nhân, mọi quyền lợi chính trị và xã hội. Do đó, thân

phận của họ đã bị hạ xuống như thân trâu thân ngựa. Đâu chỉ dừng lại ở đó, chủ

nghĩa tư bản còn bắt họ lìa bỏ gia đình, đồng ruộng, đưa họ ra làm bia đỡ đạn, ném

họ vào những cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn đánh lại nhân dân bản xứ hoặc

chống lại nông dân, công nhân ở chính quốc.

Người đã dẫn ra một thực trạng người nông dân An Nam khi đó “phải è cổ

ra mà chịu sự bảo hộ” của nước Pháp “một cách thảm hại”:

“Là người An Nam, họ bị áp bức; là người nông dân, họ bị người ta ăn

cắp, cướp bóc, tước đoạt, làm phá sản.

Chính họ là những người phải làm mọi công việc nặng nhọc, mọi thứ lao

dịch. Chính họ làm ra cho lũ người ăn bám, lũ người lười biếng, lũ người đi

khai hoá và những bọn khác hưởng mà chính họ thì lại phải sống cùng khổ

trong khi những tên đao phủ của họ sống rất thừa thãi; hễ mất mùa thì họ

chết đói”[1; trang 247].

5

Page 6: Vận dụng quan điểm của HCM về g

Sự cảm thông sâu sắc đối với giai cấp nông dân thế giới nói chung, giai cấp

nông dân Việt Nam nói riêng đã hoà quyện vào dòng máu cách mạng vô sản đang

chảy trong Người, nó sôi sục, thúc giục Người phải làm một việc để giải thoát kiếp

khổ cho người nông dân – làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Về phần thực tiễn giai cấp nông dân Việt Nam, sớm thấu hiểu và gắn bó sâu

sắc với người nông dân, Người đã thấy được vai trò của giai cấp nông dân trong

lịch sử. Họ là những người lao động sáng tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần.

Loài người ai cũng “dĩ thực vi tiên”, nước ta thì “dĩ nông vi bản”. Do đó, giai cấp

nông dân giữ vai trò vô cùng quan trọng trong nền sản xuất của nước ta. Ngoài ra,

Người còn nhận ra được vai trò của giai cấp nông dân trong đấu tranh bảo vệ nền

độc lập dân tộc, giải phóng đất nước khỏi ách thống trị của giặc ngoại xâm.

1.2Nội dung

1.2.1 Giai cấp nông dân dưới ách chủ nghĩa thực dân

Dưới sự cai trị của chủ nghĩa thực dân, giai cấp nông dân là giai cấp bị bóc

lột nhiều nhất và cùng khổ nhất. Người chỉ rõ thân phận nô lệ của người nông dân

thuộc địa nói chung và người nông dân Việt Nam nói riêng dưới ách bóc lột của

chủ nghĩa thực dân Pháp: “Nông dân trong các nước thuộc địa của Pháp bị hai tầng

bóc lột: vừa như những người vô sản, vừa như những người bị mất nước”[1; trang 225].

Nhưng đâu chỉ có vậy, những người nông dân đó còn trở thành nông nô

ngay trên mảnh đất của mình. Năm 1927, “Trong 100 người thì đến 90 người là

dân cày. Mà dân cày ta rất cực khổ, nghề không có mà làm, đất không đủ mà cày,

đến nỗi cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Xem như Trung Kỳ, tất cả chừng

5.730.000 người dân mà chỉ có chừng 148.015 mẫu ruộng”[2; trang 337]. Vậy đất đai

của người dân An Nam đâu hết cả rồi? Thực tế khi đó nhiều người cũng đã không

hiểu câu trả lời là gì. Họ không biết đến chính sách cướp đoạt trắng trợn của bọn

6

Page 7: Vận dụng quan điểm của HCM về g

thực dân và phong kiến. “Ở Đông Dương, hễ người Pháp đến là Chính phủ cấp cho

anh ta cả nhiều làng trọn vẹn. Những người nông dân, không chỉ bần nông mà cả

trung nông đều bị bắt buộc phải rời bỏ quê hương của mình hoặc làm đầy tớ cho

ông chủ người nước ngoài”[1; trang 225]. Đâu chỉ có vậy, còn cả bọn nhà thờ nữa chứ!

Chúng sang nước ta truyền giáo, với cái vốn liếng mà chính quyền thực dân đầu tư

cho, chúng nhân danh Chúa giúp đỡ những người nông dân mất mùa với những

khoản vay đầy tính toán. Người nông dân muốn vay phải đem cầm cố ruộng đất

của mình, và rồi khi đến hạn trả mà không có tiền, chúng thu hết ruộng đất của họ.

Người nông dân giờ tay trắng, muốn nuôi sống cả nhà họ buộc phải làm thuê cho

nhà thờ.

Người còn chỉ ra sự tham lam của Chính phủ khi bóc lột người nông dân

không thương tiếc: “Như mỗi mẫu ruộng tốt mỗi năm tất cả hoa lợi được chừng 25

đồng, Tây nó đã lấy mất 2 đồng 5 hào thuế, nghĩa là 10 phần nó lấy mất một. Nếu

tính tiền thuê trâu bò, mua phân tro, mướn làm, tiền ăn uống, thì mỗi mẫu mỗi năm

đã hết chừng 30 đồng. Nghĩa là dân cày đã lỗ mất 5 đồng, mà Chính phủ lại còn

kẹp lấy cho được 2 đồng rưỡi”[2; trang 338].

Như vậy, thử hỏi người nông dân An Nam làm sao không cực khổ, làm sao

không chết đói, làm sao để có thể sống. Ruộng thì bị Tây choán hết, không đủ mà

cày. Gạo cũng bị bọn lái buôn mua với một cái giá hời với cái vỏ “tiêu thụ giúp

người nông dân”, giúp họ có tiền đóng thuế. Cuối cùng chúng chở hết đi, người

nông dân ở lại không đủ mà ăn. Họ làm nhiều mà được ít, trong khi thuế lại nặng.

“Từ năm 1890 đến 1896, thuế đã tăng gấp đôi. Từ năm 1896 đến năm 1898 lại tăng

lên một nửa và cứ như thế tăng lên mãi”[1; trang 248]. Không những vậy, họ lại còn phải

đối mặt với nạn nước lụt, rồi đại hạn, nào là vỡ đê,…và mất mùa…đến nỗi chết

đói, hoặc bán vợ đợ con, hoặc đem thân làm nô lệ như những người nó chở đi Tân

thế giới. Họ bị áp bức về chính trị. Thử hỏi người nông dân ta có quyền chính trị

7

Page 8: Vận dụng quan điểm của HCM về g

gì? Họ bị áp bức về văn hoá. Thử hỏi người nông dân ta được mấy người biết chữ,

trong làng được mấy trường học? Thực dân Pháp còn bắt họ phải mua rượu cồn,

thuốc phiện. Mỗi năm chính quyền pháp ở thuộc địa đã bán cho dân An Nam gồm

20 triệu người, trên 400 triệu đôla thuốc phiện. Và mặt khác, cứ 1000 ty bán rượu

và thuốc phiện thì không có được lấy 10 trường học. Đó thực chất là chính sách

ngu dân, mị dân của thực dân Pháp.

Không chỉ dừng lại ở sự cảm thông và chia sẻ, Hồ Chí Minh còn khẳng định

nguyên nhân sâu xa của sự thống khổ là bọn thực dân đế quốc, phong kiến, giáo

hội và những tên thương nhân nước ngoài. Người nông dân ta “bị đóng đinh câu

rút bởi bốn thế lực liên hợp là: Nhà nước, tên thực dân, nhà thờ và tên lái buôn” [1;

trang 231]. Cái nỗi khổ ấy không tách rời nỗi nhục mất nước và cảnh sống tối tăm của

dân tộc.

1.2.2 Giai cấp nông dân trong sự nghiệp cách mạng

Sinh ra và lớn lên ở một vùng nông thôn nghèo, trong một gia đình có truyền

thống yêu nước, thương dân, nên hơn ai hết Chủ tịch Hồ Chí Minh thấm thía nỗi

khổ, nỗi vất vả của người nông dân. Chính vì vậy, Người đã dành tình cảm đặc biệt

của mình đối với nông dân và suốt đời Người luôn chăm lo cho cuộc sống và hạnh

phúc của người dân lao động nói chung, người nông dân nói riêng.

Từ tình cảm đặc biệt dành cho nông dân, Người đã nhìn thấy sức mạnh to

lớn và vị trí cực kỳ quan trọng của người nông dân trong sự nghiệp cách mạng.

Người xác định trong hoàn cảnh một nước thuộc địa nửa phong kiến, có một nền

nông nghiệp lạc hậu như nước ta, giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại đa số trong

thành phần cư dân thì vấn đề dân tộc thực chất là vấn đề nông dân, vấn đề cách

mạng dân tộc thực chất là cách mạng của nông dân do giai cấp công nhân lãnh đạo.

Do đó, Người xác định nền tảng của vấn đề dân tộc là vấn đề nông dân, nền tảng

8

Page 9: Vận dụng quan điểm của HCM về g

của cách mạng dân chủ cũng là vấn đề nông dân. “Bao giờ ở nông thôn nông dân

thật sự nắm chính quyền, nông dân được giải phóng thì mới là dân chủ thực sự” [3;

trang 44].

Trên cơ sở thực tiễn giai cấp nông dân là giai cấp bị bóc lột nhiều nhất, cùng

khổ nhất nên họ rất yêu nước và cùng với công nhân, họ là chủ cách mạng, là gốc

cách mạng. Người đi đến nhận định: “Giai cấp nông dân, chủ chốt là bần nông và

trung nông là quan đội chủ lực của kháng chiến và của cách mạng dân chủ mới (cố

nông thuộc về giai cấp công nhân”[3; trang 257].

Ở nông thôn, bần nông là lớp người đông nhất, và nghèo khổ nhất. Họ chân

bùn tay lấm quanh năm, mà vẫn suốt đời đói rách, vì họ bị địa chủ phong kiến bóc

lột tàn tệ. Bần nông hăng hái kháng chiến, hăng hái cách mạng và rất mong muốn

thực hiện chính sách dân cày có ruộng. Vì vậy, họ là đồng minh chắc chắn nhất của

giai cấp công nhân.

Trung nông là lớp người mình cày ruộng mình, không bóc lột ai, cũng không

phải làm thuê cho ai. Họ sinh sống khá hơn bần nông, song gặp mất mùa thì họ

cũng chật vật. Vả lại họ cũng bị bọn địa chủ, bọn cho vay lạng lãi và bọn đế quốc

áp bức, bóc lột. Thực hiện chính sách dân cày có ruộng thì họ cũng có lợi. Cho nên

họ cũng hăng hái kháng chiến, hăng hái cách mạng. Vì vậy, họ là đồng minh chắc

chắn của giai cấp công nhân.

Từ sự xác định những đặc điểm, vị trí, sức mạnh của giai cấp nông dân trong

sự nghiệp cách mạng, Người khẳng định: “Cuộc cách mạng vô sản không thể thắng

lợi ở các nước nông nghiệp và nửa nông nghiệp nếu như giai cấp vô sản cách mạng

không được quần chúng nông dân ủng hộ tích cực”[2; trang 564].

1.2.3 Con đường cách mạng giải phóng giai cấp nông dân

9

Page 10: Vận dụng quan điểm của HCM về g

Thấu hiểu người nông dân ta như vây, Người mong muốn sớm giải phóng

giai cấp nông dân. Để giải phóng được họ ắt phải tiến hành cách mạng tư sản dân

quyền và cách mạng vô sản.

Trước hết, giai cấp nông dân phải liên minh với giai cấp công nhân, chịu sự

lãnh đạo của Đảng và giai cấp công nhân. Về phần Đảng, trong đường lối của

mình, Đảng phải thực hiện được hai nhiệm vụ chiến lược là giành quyền độc lập

dân tộc, giải phóng giai cấp nông dân thoát khỏi phương thức bóc lột phong kiến,

hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Ở

Việt Nam, nông dân chiếm hơn 90% trong cộng đồng dân tộc, nên giải phóng dân

tộc khỏi ách thực dân đế quốc thực chất là giải phóng nông dân. Chỉ khi giai cấp

nông dân được giác ngộ, đi theo Đảng thì sự nghiệp giải phóng dân tộc mới thực

sự có lực lượng, mới có điều kiện thành công. Hồ Chí Minh đã xây dựng cái gốc

của cách mạng là khối liên minh công nông để đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh

đạo của Đảng, thực hiện nhiệm vụ dân tộc dân chủ và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Theo Hồ Chí Minh nông dân Việt Nam không chỉ là đối tượng giải phóng mà còn

là động lực, là gốc của cách mạng Việt Nam.

Nông dân là một lực lượng rất to lớn của dân tộc, một đồng minh rất trung

thành của giai cấp công nhân. Muốn kháng chiến kiến quốc thành công, muốn độc

lập thống nhất thực sự ắt phải dựa vào lực lượng của nông dân. Đồng bào nông dân

sẵn có lực lượng to lớn, sẵn có lòng nồng nàn yêu nước, sẵn có chí khí kiên quyết

đấu tranh và hy sinh. “Nhưng vì hoàn cảnh kinh tế lạc hậu, mà nông dân thường có

tính thủ cựu, rời rạc, tư hữu. Cho nên giai cấp công nhân phải đoàn kết giúp đỡ họ,

giúp tổ chức họ và lãnh đạo họ, thì họ là một lực lượng rất to lớn vững chắc. Thế là

công nông liên minh”[3; trang 258]. Người chỉ ra rằng công nông là người chủ cách

mệnh (tức là công nhân và nông dân là lực lượng nòng cốt, là đội quân chủ lực của

cách mạng), công nông là gốc cách mệnh.

10

Page 11: Vận dụng quan điểm của HCM về g

Bên cạnh đó, Người xác định cần phải tổ chức lại nông dân vào trong nông

hội. Từ sự phân tích hết những nỗi tủi nhục, cực khổ của giai cấp nông dân, Người

đã vạch ra lối thoát cho dân cày An Nam muốn thoát khỏi vòng cay đắng ấy, thì

phải tổ chức nhau vào trong một tổ chức – nông hội để kiếm đường giải phóng. Tổ

chức nông hội cần phải được thành lập ở mọi cấp từ làng đến huyện, tỉnh và cả

nước. Mọi nam nữ nông dân từ 18 tuổi trở nên đều có thể vào tổ chức. Trong một

làng mà có ba người tình nguyện vào nông hội thì được tổ chức một nông hội làng.

Phải tổ chức nông dân thật chặt chẽ, đoàn kết nông dân thật khăng khít, huấn luyện

nông dân thật giác ngộ, lãnh đạo nông dân hăng hái đấu tranh cho lợi ích của giai

cấp mình, của Tổ quốc. Đó là vấn đề quan trọng đối với việc vận động nông dân

vào nông hội để đấu tranh tự giải phóng mình đồng thời giải phóng dân tộc. Phải

làm hết sức sao cho nông dân hiểu rõ quyền lợi của dân tộc và của giới mình, làm

cho nông dân vào nông hội cho đông để phấn đấu cho mục đích của mình và tiếp

tục tham gia công cuộc kháng chiến kiến quốc.

1.2.4 Giai cấp nông dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc

Vai trò to lớn của giai cấp nông dân trong công cuộc kháng chiến kiến quốc

được biểu hiện rõ nét trong thời kì miền Bắc nước ta xây dựng và đi lên chủ nghĩa

xã hội.

Hồ Chí Minh chủ trương từng bước đưa người nông dân vào con đường làm

ăn tập thể. Nguyện vọng của đồng bào nông dân là: khi chưa có ruộng thì muốn có

ruộng đất; khi đã có ruộng đất rồi thì muốn sản xuất nhiều để được ấm no. Sau khi

thực hiện cải cách ruộng đất, người cày có ruộng, đó là bước đầu. Đã có ruộng,

nông dân cần ra sức tăng gia sản xuất, để đảm bảo đời sống ấm no. Muốn sản xuất

được tăng gia thì cần phải làm ăn tập thể, cần có những tổ đổi công để giúp đỡ lẫn

nhau trong mọi việc. Từ trước đến nay, nông dân ta quen làm ăn riêng rẽ từng nhà,

11

Page 12: Vận dụng quan điểm của HCM về g

không quen tập thể, không quen tổ chức. Do đó, “Không có con đường nào khác,

chỉ có vào tổ đổi công, tiến lên hợp tác xã, nông dân ta mới có thêm sức để cải tiến

kỹ thuật, đẩy mạnh sản xuất. Do đó mà đưa nông thôn miền Bắc nước ta đến chỗ

ấm no, sung sướng và góp phần quan trọng xây dựng công nghiệp – nước nhà” [5;

trang 262].

Từ đó, Người chú trọng tới vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong công

cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Mục đích của việc tổ chức hợp tác xã

“là để cải thiện đời sống nông dân, làm cho nông dân được no ấm, mạnh khoẻ,

được học tập, làm cho dân giàu nước mạnh”[4; trang 604]. Hợp tác xã nông nghiệp là đội

quân hậu cần của quân đội chiến đấu ngoài mặt trận, các xã viên là những người

chiến sĩ sản xuất. Để cuộc kháng chiến kiến quốc của ta thắng lợi hoàn toàn thì sản

xuất hợp tác xã nông nghiệp ở hậu phương có vai trò to lớn lắm. Vì vậy, cần phải

không ngừng củng cố hợp tác xã nông nghiệp sao cho thật sự tốt. Trong hợp tác xã,

các xã viên phải đoàn kết với nhau, đoàn kết với ban quản trị. “Phải giữ vững khối

đoàn kết chặt chẽ trong hàng ngũ nông dân lao động như anh em một nhà. Người

đi trước rước người đi sau, người đi sau theo mau người đi trước, phê bình nhau,

khuyên bảo nhau, nhưng không đả kích lẫn nhau, không để phần tử xấu xen vào

chia rẽ”[4; trang 550]. Phải thực hành dân chủ giữa ban quản trị với xã viên, có việc thì

ban quản trị phải đưa ra bàn bạc với xã viên, không được quan liêu, mệnh lệnh.

Vấn đề tài chính phải công khai, tuyệt đối chống tham ô, lãng phí. Người căn dặn

xã viên và cán bộ không nên chủ quan, thoả mãn, mà cần phải cố gắng hơn nữa,

nâng cao tinh thần làm chủ tập thể, đoàn kết chặt chẽ, thực hành dân chủ, tài chính

công khai, nêu gương tiết kiệm, vượt mọi khó khăn. Có thực hiện được như vậy thì

hợp tác xã mới vững mạnh, sản xuất mới đạt năng suất cao, xứng đáng là hậu

phương vững chắc cho tiền tuyến miền Nam thi đua giết giặc, đóng góp vào sự

nghiệp kháng chiến kiến quốc của cả nước.

12

Page 13: Vận dụng quan điểm của HCM về g

Bên cạnh việc chú trọng tới tổ chức nông dân, Người cũng đặt ta yêu cầu

phải làm sao phát triển hơn nữa sản xuất nông nghiệp. Người nhắc nhở phải luôn

luôn cải tiến kỹ thuật, đẩy mạnh công tác quản lý, thi đua tăng năng suất lao động.

Hiểu được người nông dân ta ít học, Người thường làm những bài thơ để khuyên

bảo người nông dân, cho họ dễ hiểu, dễ nhớ.

“Nước phải đủ, phân phải nhiều

Cày sâu, giống tốt, cấy đều dảnh hơn

Trừ sâu diệt chuột chớ quên

Cải tiến nông cụ, là nền nhà nông

Ruộng nương quản lý ra công

Tám điều đầy đủ, thóc bông đầy bồ”[5; trang 308]

II – ĐẢNG QUÁN TRIỆT, VẬN DỤNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Xuất phát từ tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp nông dân, từ khi Đảng ra đời

đã quan tâm sâu sắc đến vấn đề nông dân. Ngay từ trong Cương lĩnh chính trị đầu

tiên, Đảng đã xác định nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ đế quốc phong kiến,

Việt Nam hoàn toàn độc lập, nhân dân được tự do, lấy ruộng đất làm của công và

chia cho nông dân nghèo. Đảng phải lãnh đạo, đoàn kết và dựa vào nông dân, tập

hợp nông dân vào một tổ chức – Tổng nông hội Đông Dương (14/10/1930). Từ

năm 1945 trở đi, Đảng từng bước giải quyết vấn đề nông dân: giảm tô, tiến hành

cải cách ruộng đất, khuyến khích phát triển kinh tế nông thôn, đưa nông dân vào

con đường làm ăn tập thể, phát động phong trào nông dân tăng gia sản xuất,…

Đảng còn ban ra các Chỉ thị 100 (tháng 1 – 1981) về khoán sản phẩm đến nhóm và

13

Page 14: Vận dụng quan điểm của HCM về g

người lao động trong các hợp tác xã nông nghiệp, Nghị quyết 10 (tháng 4 – 1988)

về đổi mới quản lý nông nghiệp,...

Bước sang thế kỉ XXI, tình hình trong nước và thế giới có nhiều biến đổi to

lớn, hàng loạt vấn đề cần phải giải quyết tốt được đặt ra cho Đảng và Nhà nước.

Trong đó, vấn đề người nông dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đang nổi lên,

là một thách thức cần phải giải quyết ngay.

2.1Thực trạng vấn đề giai cấp nông dân Việt Nam hiện nay

Trải qua hơn hơn 20 năm đổi mới, kinh tế nông thôn có sự chuyển dịch

theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ ngành nghề; giá trị xuất khẩu nông, lâm,

thuỷ sản tăng bình quân 16.85%; bình quân lương thực đầu người đạt 470kg;

sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 3.7% / năm. Đời sống người nông dân

không ngừng được cải thiện, vị thế chính trị của họ cũng không ngừng được

nâng lên.

Tuy nhiên, trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, và hội nhập kinh

tế quốc tế, nông dân là tầng lớp dễ bị tổn thương nhất, họ đang đứng bên lề của

quá trình đó nên ít được hưởng lợi. Thực tế vấn đề giai cấp nông dân Việt Nam

hiện nay nổi lên 7 vấn đề lớn.

Thứ nhất, thu nhập còn quá thấp. Người nông dân hiện nay chiếm 70%

dân số cả nước, 57% lực lượng lao động xã hội làm việc trong ngành nông

nghiệp, nhưng chỉ tạo ra chưa đầy 20% GDP, cho nên về cơ bản họ cũng chỉ

được hưởng lợi trong khuôn khổ con số đó mà thôi. Sự nghiệp cải cách, phát

triển kinh tế - xã hội của chúng ta hiện nay không bền vững. Chính phủ, các nhà

kinh tế đang mải chạy theo tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng GDP. Trong khi đó,

GDP càng tăng thì thu nhập của nông dân càng giảm. Số đông nông dân vẫn

sống dưới mức nghèo khổ, năm 2009 mức nghèo khi người nông dân ở nông

14

Page 15: Vận dụng quan điểm của HCM về g

thôn có mức thu nhập bình quân dưới 200 ngàn một người / tháng. Vì đó mà

cuộc sống của họ gặp khó khăn, làm xuất hiện nhiều hệ quả khác. Giáo sư -

Viện sĩ Đào Thế Tuấn đã nói: “Qua nghiên cứu, tôi thấy hai vùng nông nghiệp

phát triển tốt nhất nước hiện nay (Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên)

cũng là hai vùng nông thôn lạc hậu nhất, thu nhập nông dân tăng chậm nhất. Ở

Đồng bằng sông Cửu Long, tỷ lệ trẻ em đi học thấp hơn cả miền núi phía Bắc,

nông dân nghèo bỏ ruộng đi hết. Nếu vùng này không cơ giới hoá nhanh sẽ khó

tiếp tục sản xuất tốt được”[8].

Thứ hai, giá đất nông nghiệp thấp (tài sản duy nhất của nông dân định giá

quá thấp và không được bảo vệ). Theo Luật Đất đai, nông dân chỉ được đền bù

giá trị quyền sử dụng đất khi nhà nước chuyển mục đích sử dụng đất nông

nghiệp thành đất xây dựng đô thị, khu công nghiệp, sân golf. Nông dân không

có quyền mặc cả với nhà đầu tư về giá cả chuyển nhượng đất. Nhưng khi đất đã

thuộc quyền sử dụng của các chủ doanh nghiệp- nhà tư bản, dù chỉ là thuê đất,

nếu nhà nước cần lấy lại để xây dựng kết cấu hạ tầng, hay một ai khác muốn

thuê lại, đều phải thương lượng bình đẳng thuận mua vừa bán, theo cơ chế thị

trường. Nông dân lại bị luật pháp xếp vào “chiếu dưới” so với các nhà tư bản.

Giá đất nông nghiệp dù có được xác định trên cơ sở thuận mua vừa bán, cũng

rất rẻ, không đủ để “tái định cư” theo đúng nghĩa cho người nông dân mất đất

nông nghiệp. Ví dụ giá 500.000 đ/m2 đất nông nghiệp nhưng chỉ cần nhà nước

ban hành quy hoạch khu dân cư đô thị hay khu công nghiệp, và ra quyết định

giao đất cho nhà đầu tư, chưa cần xây dựng bất cứ một công trình hạ tầng nào,

giá đất cũng đã tăng lên 4-5 lần, có thể là 2.000.000 đ/m2. Khoản chênh lệch 1,5

triệu đồng này là địa tô cấp sai 2 thuộc sở hữu nhà nước, bởi do nhà nước quyết

định quy hoạch, nhưng nhà đầu tư lại được hưởng. Lẽ ra, nhà nước phải dùng

khoản thu này, thông qua đấu giá, để “an cư lạc nghiệp” cho nông dân mất đất

15

Page 16: Vận dụng quan điểm của HCM về g

theo đúng khái niệm “tái định cư” mà cả thế giới quan niệm. Không thể để tình

trạng nông dân bán 4.000 m2- 5.000 m2 đất nông nghiệp mà không đủ tiền mua

lại một nền nhà 80 m2 của chủ đầu tư ngay trên mảnh đất nông nghiệp của

mình  trước đây.

Thứ ba, người nông dân ít được hưởng phúc lợi xã hội nhất so với các

tầng lớp khác, nhất là về giáo dục, y tế. Khi cả nước tiến hành công cuộc Đổi

mới, người nông dân là lớp người hăng hái nhất, đi đầu trong sản xuất. Thế

nhưng, sau hơn 20 năm đổi mới, họ vẫn là lớp người nghèo nhất trong xã hội.

Thậm chí sự phân phối phúc lợi xã hội đối với họ cũng chưa thực sự công bằng,

chưa thích hợp. Biết bao giờ những người nông dân mới có được một chỗ dựa

vững chắc để họ an tâm sản xuất. Thực tế ở nước ta, những chính sách bảo hiểm

trong nông nghiệp, bảo hiểm y tế, hỗ trợ sinh viên vay vốn,… đối với người

nông dân vẫn chưa thật sự gần gũi.

Thứ tư, sống trong điều kiện môi trường càng ngày càng ô nhiễm. Khi

báo chí phát hiện các làng ung thư, các dòng sông chết, gây bàng hoàng cho cả

xã hội, thì bộ máy công quyền mới vào cuộc nhưng không thể xử lý triệt để vấn

đề đã nảy sinh. Các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nước ngoài thích đầu tư

vào Việt Nam vì giá phải trả cho việc bảo vệ môi trường quá rẻ, thậm chí bằng

“0”. Họ đã biến những vùng nông thôn nước ta thành bãi thải công nghiệp

khổng lồ của thế giới.

Thứ năm, cuộc sống của họ đã nghèo lại còn phải chịu nạn hàng giả,

hàng kém chất lượng hoành hành. Xuất phát từ tâm lý cố hữu của người nông

dân là muốn mua hàng giá rẻ, nhiều kẻ đã tuồn những nguồn hàng giả, hàng

nhái, hàng kém chất lượng về các vùng nông thôn. Trong khi đó thì các lực

lượng chức năng không ra tay xử lý mạnh mẽ vấn đề này mà sự hiểu biết của

16

Page 17: Vận dụng quan điểm của HCM về g

người nông dân còn hạn chế. Điều này làm cho người nông dân đã sống một

cuộc sống chưa dư giả gì mà lại phải đối mặt thêm những khó khăn của hàng

giả, nhất là các mặt hàng phục vụ sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, giống

cây trồng,…

Thứ sáu, thương mại không công bằng, người nông dân luôn bị ép giá.

Nông dân bị thiệt kép, do bán nông sản với giá thấp trong khi họ phải mua vật

tư nhập khẩu như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xăng dầu với giá cao. Thể

chế thị trường nông sản nếu chủ yếu chỉ dựa vào quan hệ nông dân – doanh

nghiệp theo kiểu nông nghiệp hợp đồng, sẽ dấn đến sự độc quyền của doanh

nghiệp chế biến và lưu thông, giá cả do doanh nghiệp quyết định, nông dân

không có quyền mặc cả trên thị trường. Điều này đã làm không biết bao nhiêu

người nông dân trở nên điêu đứng khi “được mùa rớt giá”.

Thứ bảy, người nông dân thiếu các phương tiện, công cụ để giảm, thoát

nghèo, như cơ sở hạ tầng nông thôn còn yếu kém, khó tiếp cận vốn, lao động trẻ

khỏe xa rời nông nghiệp. Việc áp dụng khoa học vào sản xuất chưa được nhân

rộng, nông dân vẫn chịu cảnh “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”, không thoát

khỏi tư duy “con trâu đi trước, cái cày theo sau”. Nông dân một số nơi không có

điều kiện tiếp xúc với các loại hình dịch vụ tối thiểu, nông dân còn thiếu thốn

trong đời sống tinh thần nhất là thông tin… Bên cạnh đó, một trong những thực

trạng đáng báo động hiện nay ở nông thôn là hiện tượng “già hóa, nữ hóa” lực

lượng lao động sản xuất nông nghiệp.

Những thực trạng trên có nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó

nguyên nhân chủ quan là chính: nhận thức về vị trí, vai trò của nông dân còn

bất cập so với thực tiễn; chưa hình thành một cách có hệ thống các quan điểm lý

luận về phát triển nông dân; cơ chế, chính sách phát triển thiếu đồng bộ, thiếu

17

Page 18: Vận dụng quan điểm của HCM về g

tính đột phá; một số chủ trương, chính sách không hợp lý, thiếu tính khả thi

nhưng chậm được điều chỉnh, bổ sung kịp thời; tổ chức chỉ đạo thực hiện và

công tác quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, yếu kém; vai trò của các cấp uỷ,

chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng trong việc triển khai

các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề nông dân ở nhiều

nơi còn hạn chế…

2.2Xây dựng, phát huy vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam

2.2.1 Mục tiêu, định hướng

Qua hơn 4 năm tham gia hội nhập kinh tế thế giới, xét ở khía cạnh lao

động và nông nghiệp thì sức mạnh của người nông dân nông thôn Việt Nam có

thể là một hiện tượng nổi bật, mặc dù đóng góp của nông nghiệp trong GDP của

đất nước chỉ dao động ở mức 20% và đóng góp cho xuất khẩu khoảng 23%,

nhưng hiệu quả đầu tư vào nông nghiệp thể hiện bằng chỉ số hiệu quả đồng vốn

cao hơn hẳn so với các ngành khác và xuất khẩu nông sản là một trong rất ít

ngành kinh tế xuất siêu trong thương mại. Chúng ta rất tự hào về các mặt hàng

nông sản xuất khẩu: hạt tiêu, hạt điều đứng thứ nhất, gạo, cà phê đứng thứ hai,

cao xu đứng thứ ba trên thế giới. Rõ ràng sản phẩm nông nghiệp Việt Nam do

nông dân Việt Nam làm ra đã góp phần nâng cao vị thế quốc gia nước ta trên

trường quốc tế về mặt kinh tế.

Từ lý luận và thực tiễn, trong dự thảo Chiến lược kinh tế - xã hội 10 năm

2011- 2020 tại Đại hội XI, Đảng ta tiếp tục xác định: “Tăng nhanh sản lượng và

kim ngạch xuất khẩu nông sản, nâng cao thu nhập và đời sống nông dân, bảo

đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia…” Sự khẳng định này thể hiện sự

nhất quán về tư duy và hành động của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn

mới, trong chỉ đạo xây dựng giai cấp nông dân Việt nam vững mạnh. Do đó để

18

Page 19: Vận dụng quan điểm của HCM về g

xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam vững mạnh cần phải đạt cho được 3 mục

tiêu cốt yếu:

Một là, nông dân phải trở thành lực lượng lao động tiên tiến, có năng

suất, chất lượng, hiệu quả cao.

Hai là, nông dân phải là lực lượng chính trị- xã hội vững mạnh dưới sự

lãnh đạo của Đảng.

Ba là, nông dân là lực lượng gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc

Việt Nam ở nông thôn.

Xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam trong thời kỳ CNH - HĐH không

phải là vấn đề phát triển về số lượng, mà điều cốt lõi là phải tạo cho được

sự: biến đổi về chất lượng chính trị, củng cố niềm tin vào Đảng, Nhà nước; là

nâng cao trình độ kỹ thuật, kỹ năng, kỷ cương hợp tác lao động; thực sự là chủ

thể của quá trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đồng thời

cũng là đối tượng chính được thụ hưởng thành quả của sự nghiệp công nghiệp

hóa, hiện đại hóa và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.

2.2.2 Nhiệm vụ, giải pháp

Do vậy, tính cấp thiết cần phải thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp chủ

yếu để xây dựng và phát huy vai trò giai cấp nông dân Việt Nam:

Thứ nhất, huy động các nguồn lực để giúp nông dân phát triển kinh tế

theo hướng: thoát khỏi đói, nghèo chuyển sang no đủ và làm giàu. Trước hết

phải tập trung cho công tác quy hoạch nông thôn, quy hoạch các vùng sản xuất.

Có quy hoạch phù hợp mới có cơ sở để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn hiện

đại theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới và tạo thuận lợi cho phân công lao

động theo cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; khắc phục sự manh mún

trong sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá chuyên

canh có khối lượng, chất lượng sản phẩm cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực

19

Page 20: Vận dụng quan điểm của HCM về g

phẩm, đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu. Đây là nhiệm vụ, giải pháp

quan trọng hàng đầu để giải phóng triệt để sức lao động, nâng cao thu nhập cho

nông dân, để xóa đói, giảm nghèo và làm giầu, tiến tới phân công lao động "ai

giỏi nghề gì, việc gì thì làm nghề đó, việc đó" đối với nông dân ngay tại bản,

làng, thôn, xóm nơi sinh sống. Nếu không chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao

mức sống cho nông dân thì nông dân không thể nào phát huy được vai trò chủ

thể trong phát triển nông nghiệp, trong xây dựng nông thôn mới. Nhiệm vụ, giải

pháp này cũng là điều kiện tiên quyết để hình thành các hợp tác xã kiểu mới,

thúc đẩy hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đầu tư vốn, lao động, ứng dụng

khoa học kỹ thuật để phát triển kinh tế gia trại, trang trại chuyên canh, đa canh,

trang trại tổng hợp… Sản xuất có kiến thức, có khoa học kỹ thuật, có hạch toán

kinh tế, gắn sản xuất với thị trường, hướng mạnh vào sản xuất hàng hoá xuất

khẩu.

Thứ hai, tập trung đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao kiến thức cho người

nông dân về: kinh tế, về khoa học, kỹ thuật, văn hoá xã hội, pháp luật, thị

trường và hội nhập. Trong đó, trọng tâm là chuyển giao khoa học - kỹ thuật sản

xuất nông nghiệp; trước mắt cần làm thí điểm xây dựng mô hình sản xuất nông

nghiệp công nghệ cao, tại các vùng chuyên canh lớn, có thế mạnh như: nuôi

trồng thuỷ, hải sản, trồng cây công nghiệp, rau hoa, cây ăn quả lưu niên, chăn

nuôi bò sữa và gia súc gia cầm tại địa bàn nông thôn ven đô thị, ví dụ như cạnh

các khu công nghiệp lớn ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Lạt - Lâm Đồng, Đồng

Nai, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bình Dương... từng bước nhân rộng ra vùng nông

thôn ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Sông Hồng và Tây Nguyên. Tập

trung nâng cao chất lượng dạy nghề cho nông dân, khả năng tiếp cận, chia sẻ

thông tin, tạo ra bước chuyển cơ bản về nhận thức để người nông dân lựa chọn

nghề phù hợp với năng lực và điều kiện của bản thân; phù hợp với yêu cầu

chuyển đổi cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế và nhu cầu sử dụng của xã hội. Sau

20

Page 21: Vận dụng quan điểm của HCM về g

khi học nghề nông dân chủ động chuyển nghề, tạo được việc làm, lao động có

năng suất, có thu nhập cao và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Thứ ba, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, vận động nông dân

tại địa bàn dân cư về: đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách,

pháp luật của Nhà nước, về lao động và việc làm, về thị trường và giá cả, về

văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật và kinh tế hội nhập... Coi trọng công tác

tuyên truyền miệng, theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, tăng cường đối thoại để tạo

sự đồng thuận cao trong các tầng lớp nông dân. Tổ chức và nâng cao chất lượng

các phong trào nông dân thi đua yêu nước; trọng tâm là phong trào nông dân

sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói, giảm nghèo và làm giàu;

phong trào xây dựng nông thôn mới; phong trào học tập và làm theo tấm gương

đạo đức Hồ Chí Minh, để hình thành tiêu chuẩn người nông dân mới, đó là: yêu

nước, yêu chế độ, đoàn kết sáng tạo, hợp tác lao động có kỹ thuật, có kỷ luật, có

năng suất hiệu quả cao, có nếp sống văn hóa, văn minh, sống trung thực lành

mạnh và hài hoà, là chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp, xây dựng

nông thôn mới.Từ các phong trào nông dân thi đua yêu nước, có thể lựa chọn,

đào tạo những người sản xuất kinh doanh giỏi, giúp họ trở thành những doanh

nhân, doanh nghiệp có "đức, tài" làm nòng cốt và cầu nối nông nghiệp với công

nghiệp, sản xuất với thị trường và chuyển giao khoa học - kỹ thuật trong chuyển

dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; xây dựng nông thôn mới, đào tạo

họ trở thành những cán bộ ưu tú các cấp của Đảng, Nhà nước và của Hội Nông

dân Việt Nam.

Thứ tư, xây dựng Hội Nông dân Việt Nam vững về chính trị tư tưởng,

mạnh về tổ chức, thống nhất về hành động thực sự là "Trung tâm và nòng cốt

trong phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới"; Hội Nông

dân hoạt động có hiệu quả để tập hợp, đoàn kết nông dân thành lực lượng chặt

21

Page 22: Vận dụng quan điểm của HCM về g

chẽ thống nhất; tăng cường các hoạt động hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ và

dạy nghề cho nông dân; tiến tới có thể tiếp nhận một số dịch vụ công từ nhà

nước và giảm chi phí cho dịch vụ của tư nhân đến nông thôn. Hội phải đủ mạnh

để đại diện cho nông dân, các Hiệp hội ngành nghề nông dân trong tham gia

đàm phán, xử lý tranh chấp với các đối tác hoặc trong các vụ kiện về kinh tế.

Tham gia có hiệu lực, hiệu quả trong huấn luyện nông dân phát triển sản xuất

hàng hoá;  tích cực tham gia tổ chức hợp tác lao động, xây dựng nông thôn mới,

xây dựng gia đình văn hoá, thôn, ấp, bản làng văn hoá, bảo vệ môi trường sinh

thái, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc để mỗi cơ sở trở thành những

đơn vị tự quản, chủ động trong quá trình tham gia quản lý xã hội, quản lý tài

nguyên thiên nhiên, khai thác và sử dụng các cơ sở hạ tầng ở nông thôn và phát

triển sản xuất nông nghiệp.

Thứ năm, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, tăng

cường liên minh giai cấp nông dân, giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức, phát

huy sức mạnh của hệ thống chính trị, xã hội, trong đó, trọng tâm là đổi mới

phương thức hoạt động của đảng bộ, chi bộ cơ sở để thực sự là hạt nhân lãnh

đạo trên địa bàn nông thôn; củng cố nâng cao năng lực bộ máy quản lý nông

nghiệp nhất là cấp huyện, xã. Tiếp tục cải cách hành chính, tăng cường đào tạo

nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức xã, đồng thời với việc

sửa đổi Luật Đất đai, mở rộng hạn mức sử dụng đất, khuyến khích tích tụ đất

đai; tiếp tục giao cho nông dân quyền sử dụng đất lâu dài. Có cơ chế khuyến

khích những tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào các

dự án đầu tư, giải quyết tốt vấn đề đất ở, nhà ở, việc làm cho nông dân bị thu

hồi đất; có cơ chế bảo vệ vững chắc đất trồng lúa, đất rừng, đất trồng cây công

nghiệp xuất khẩu. Tăng cường hỗ trợ nông dân sản xuất hàng hoá. Tiếp tục

dành nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho nông dân, nông nghiệp; khuyến khích các

nhà khoa học, trí thức, cán bộ trẻ về nông thôn công tác. Xây dựng hệ thống an

22

Page 23: Vận dụng quan điểm của HCM về g

sinh xã hội ở nông thôn, các chính sách bảo hiểm y tế với người nghèo, thí điểm

bảo hiểm nông nghiệp để người nông dân có nhiều cơ hội tiếp cận phong phú

các nguồn vốn, được trợ giúp kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, thông tin thị

trường, thực hiện tốt các cơ chế, chính sách để thu hút ngày càng nhiều doanh

nghiệp đầu tư trên địa bàn nông thôn, xúc tiến thương mại và các dự án phát

triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, sử dụng nguyện liệu và thu hút

nhiều lao động nông nghiệp tại chỗ cùng với phát triển doanh nghiệp chế tạo

máy, cơ khí động lực, thiết bị, vật tư nguyên liệu...phục vụ nông nghiệp.

23

Page 24: Vận dụng quan điểm của HCM về g

C – KẾT LUẬN

24

Page 25: Vận dụng quan điểm của HCM về g

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 1 (1912-1924), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia

– Sự thật, Hà Nội, 2011

2. Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 2 (1924-1929), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia

– Sự thật, Hà Nội, 2011

3. Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 8 (1953-1954), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia

– Sự thật, Hà Nội, 2011

4. Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 9 (1958-1959), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,

Hà Nội, 2000

5. Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 12 (1959-1960), Nhà xuất bản Chính trị quốc

gia – Sự thật, Hà Nội, 2011

6. C.Mác - Ăng ghen Tuyển tập, Tập II, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1981

7. C.Mác - Ăng ghen Tuyển tập, Tập VI, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1984

8. Đừng để nông dân thêm yếu thế trong cơ chế thị trường, GS. Viện sĩ Đào

Thế Tuấn, Báo VietnamNet, 30/3/2008

25

Page 26: Vận dụng quan điểm của HCM về g

MỤC LỤC

26