15
1 | Đường lối ĐCS Việt Nam Nguyễn Hoàng Hải –Tell: 0942.358.403 Email: [email protected] FB: Fb.com/hainh.tmdt Web: hoicudem.com/ Đề bài: Vn dụng quan điểm xây dng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sc dân tc trong môi trường bậc đại hc. LI MĐẦU Cùng vi phát trin kinh tế, chính tr, pháp luật thì văn hóa là vấn đề quan trng và không ththiếu trong quá trình phát triển đất nước. Được coi là bước đi đầu trong giai đoạn phát triển, văn hóa đã chứng tvai trò ca nó trong hi nhp kinh tế. Mi dân tc trên thế giới đều có nhng bn sắc văn hóa riêng. Vốn dĩ, để phân bit dân tc này vi dân tộc khác người ta thường nhc tới văn hóa. Bởi nhng giá trtruyn thống được cht lọc lâu đời đã tạo cho Vit Nam có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sc dân tộc. Đóng góp vào nhiu lĩnh vc của đời sng xã hội, văn hóa đã đi sâu vào lòng người, góp phn đáng kể to ra nhng giá trtinh thn và hình thành nhân cách trong mỗi con người. Vy trong "giáo dục", văn hóa đã phát huy vai trò của mình như thế nào? Nhất là đối vi những sinh viên đại học, nhưng người chtương lai của Đất nước đã áp dụng đúng những quan điểm vxây dng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sc dân tộc hay chưa? I. Cơ sở lý thuyết 1.1 Văn hóa và nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sc dân tc. Văn hoá là toàn bộ nhng giá trvt cht và tinh thn do con người sáng to ra bằng lao động và hoạt động thc tin trong quá trình lch scủa mình. Văn hoá là biểu hin của trình độ phát trin xã hi trong tng thi klch snhất định. Bn sc dân tc bao gm nhng giá trvăn hóa truyn thng bn vng ca cng đồng các dân tc Việt Nam được vun đắp qua lch shàng ngàn năm đấu tranh dng nước và ginước. Đó là lòng yêu nước nng nàn, ý chí tcường dân tc, tinh thần đoàn kết, ý thc cộng đồng gn kết cá nhân –gia đình –làng xã-Tquốc; đó là lòng nhân ái, khoan dung, trng tình nghĩa, đạo lý, là đức tính cn cù, sáng tạo trong lao động, stinh tế trong ng x, tính gin dtrong li sống…Bản sc dân tộc còn đậm nét ctrong các hình thc biu hin mang tính dân tộc độc độc đáo. Có thnói bn sc ca mt dân tc là tng thnhng phm cht, tính cách,

Vận dụng quan điểm xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong môi trường bậc đại học

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Cùng với phát triển kinh tế, chính trị, pháp luật thì văn hóa là vấn đề quan trọng và không thể thiếu trong quá trình phát triển đất nước. Được coi là bước đi đầu trong giai đoạn phát triển, văn hóa đã chứng tỏ vai trò của nó trong hội nhập kinh tế. Mỗi dân tộc trên thế giới đều có những bản sắc văn hóa riêng. Nguyễn Hoàng Hải Tell: 0942.358.403 Email: [email protected] FB: Fb.com/hainh.tmdt Web: hoicudem.com/

Citation preview

Page 1: Vận dụng quan điểm xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong môi trường bậc đại học

1 | Đ ư ờ n g l ố i Đ C S V i ệ t N a m

Nguyễn Hoàng Hải –Tell: 0942.358.403

Email: [email protected]

FB: Fb.com/hainh.tmdt

Web: hoicudem.com/

Đề bài: Vận dụng quan điểm xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

trong môi trường bậc đại học.

LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với phát triển kinh tế, chính trị, pháp luật thì văn hóa là vấn đề quan trọng và

không thể thiếu trong quá trình phát triển đất nước. Được coi là bước đi đầu trong giai

đoạn phát triển, văn hóa đã chứng tỏ vai trò của nó trong hội nhập kinh tế. Mỗi dân tộc

trên thế giới đều có những bản sắc văn hóa riêng. Vốn dĩ, để phân biệt dân tộc này với

dân tộc khác người ta thường nhắc tới văn hóa. Bởi những giá trị truyền thống được chắt

lọc lâu đời đã tạo cho Việt Nam có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đóng

góp vào nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, văn hóa đã đi sâu vào lòng người, góp phần

đáng kể tạo ra những giá trị tinh thần và hình thành nhân cách trong mỗi con người. Vậy

trong "giáo dục", văn hóa đã phát huy vai trò của mình như thế nào? Nhất là đối với

những sinh viên đại học, nhưng người chủ tương lai của Đất nước đã áp dụng đúng

những quan điểm về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc hay chưa?

I. Cơ sở lý thuyết

1.1 Văn hóa và nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.

Văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra

bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình. Văn hoá là biểu

hiện của trình độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định.

Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị văn hóa truyền thống bền vững của cộng

đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng

nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn

kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân –gia đình –làng xã-Tổ quốc; đó là lòng nhân ái,

khoan dung, trọng tình nghĩa, đạo lý, là đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh

tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống…Bản sắc dân tộc còn đậm nét cả trong các

hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc độc đáo.

Có thể nói bản sắc của một dân tộc là tổng thể những phẩm chất, tính cách,

Page 2: Vận dụng quan điểm xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong môi trường bậc đại học

2 | Đ ư ờ n g l ố i Đ C S V i ệ t N a m

Nguyễn Hoàng Hải –Tell: 0942.358.403

Email: [email protected]

FB: Fb.com/hainh.tmdt

Web: hoicudem.com/

khuynh hướng cơ bản thuộc về sức mạnh tiềm tàng và sức sáng tạo giúp cho dân tộc đó

giữ vững được tính duy nhất, tính thống nhất, tính nhất quán so với bản thân mình trong

quá trình phát triển. Sức mạnh và sức sáng tạo này có mối liên hệ gốc rễ, lâu dài và bền

vững với môi trường xã hội- tự nhiên và với quá trình lịch sử mà dân tộc ta đã tồn tại.

Nói chung, bản sắc dân tộc là sức sống bên trong của dân tộc, là quá trình dân tộc

thường xuyên tự ý thức, tự khám phá, tự vượt qua chính bản thân mình, biết cạnh tranh

và hợp tác để tồn tại và phát triển.

Bản sắc dân tộc thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: cách tư duy,

cách sống, cách dựng nước, giữ nước, cách sáng tạo trong văn hóa, khoa học, văn học

nghệ thuật…., nhưng được thể hiện sâu sắc nhất là trong hệ giá trị của dân tộc, nó là cốt

lõi của nền văn hóa. Hệ giá trị là những gì nhân dân quan tâm, là niềm tin mà nhân dân

cho là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Khi được chuyển thành các chuẩn mực xã hội, nó

định hướng cho sự lựa chọn trong hành động của cá nhân và cộng đồng. Vì vậy, nó là cơ

sở tinh thần cho sự ổn định xã hội và sự vững vàng của chế độ.

Bản sắc dân tộc phát triển theo sự phát triển của thể chế kinh tế, thể chế xã hội và

thể chế chính trị của các quốc gia. Nó cũng phát triển theo quá trình hội nhập kinh tế thế

giới, quá trình giao lưu văn hóa với các quốc gia khác và sự tiếp nhận tích cực văn hóa,

văn minh nhân loại. Vì vậy, chúng ta chủ trương xây dựng và hoàn thiện các giá nhân

cách con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Bản sắc dân tộc và tính chất tiên tiến của nền văn hóa phải được thấm đượm trong

mọi hoạt động xây dựng, sáng tạo vật chất, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ,

giáo dục và đào tạo…,sao cho trong mọi lĩnh vực hoạt động chúng ta có cách tư duy độc

lập, có cách làm vừa hiện đại vừa mang sắc thái Việt Nam. Đi vào kinh tế thị trường, mở

rộng giao lưu quốc tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải tiếp thu những tinh

hoa nhân loại, song phải luôn luôn phát huy những giá trị truyền thống và bản sắc dân

tộc.

Page 3: Vận dụng quan điểm xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong môi trường bậc đại học

3 | Đ ư ờ n g l ố i Đ C S V i ệ t N a m

Nguyễn Hoàng Hải –Tell: 0942.358.403

Email: [email protected]

FB: Fb.com/hainh.tmdt

Web: hoicudem.com/

Để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc chúng ta chủ trương

vừa bảo vệ bản sắc dân tộc, vừa mở rộng giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Bảo vệ bản sắc dân tộc, gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những

cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác để bắt kịp sự phát triển của thời đại.

Chủ động tham gia hội nhập và giao lưu văn hóa với các quốc gia để xây dựng những giá

trị mới của văn hóa Việt Nam đương đại. Xây dựng Việt Nam thành một địa chỉ giao lưu

văn hóa khu vực và quốc tế.

Giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với chống những cái lạc hậu, lỗi thời trong

phong tục, tập quán và lề thói cũ.

1.2 Quan điểm của Mac Lênin về văn hóa.

C.Mác coi văn hóa là toàn bộ những thành quả được tạo ra nhờ hoạt động lao

động sáng tạo của con người - hoạt động sản xuất vật chất và tái sản xuất ra đời sống

hiện thực của con người. Khi coi “giới tự nhiên thứ hai” với tư cách là “tác phẩm”, “thực

tại” của con người - giới tự nhiên được con người cải biến, nhân hóa, mang ý nghĩa và

nội dung con người là văn hóa, C.Mác đã đồng nhất văn hóa với phương thức hoạt động

sống đặc thù, phương thức hoạt động sống riêng có của con người. Đó là phương thức mà

con người sử dụng lao động sáng tạo của mình để biến đổi và cải tạo giới tự nhiên, “vận

dụng bản chất cố hữu của mình” để cải tạo hiện thực khách quan, “nhào nặn”, “xây

dựng” thực tại khách quan cho chính mình “theo các quy luật của cái đẹp”.

Văn hóa là cái phản ánh tính đặc thù của hoạt động con người và sự tồn tại, vận

động, phát triển cùng với tính đặc thù như vậy của con người trong thế giới. Văn hóa chỉ

xuất hiện khi con người ý thức rõ ràng về đời sống xã hội của họ, về hoạt động tự do,

hoạt động lao động sáng tạo để không những cải tạo và biến đổi tự nhiên vì sự tồn tại,

phát triển của chính mình, vì cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn của chính mình, mà còn để

“làm cho bản thân hoạt động sinh sống của mình trở thành đối tượng của ý chí và của ý

thức của mình”. Nói cách khác, văn hóa là cái phản ánh việc con người tự ý thức về vai

trò độc lập của mình, về khả năng và năng lực sáng tạo của mình trong việc cải tạo và

Page 4: Vận dụng quan điểm xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong môi trường bậc đại học

4 | Đ ư ờ n g l ố i Đ C S V i ệ t N a m

Nguyễn Hoàng Hải –Tell: 0942.358.403

Email: [email protected]

FB: Fb.com/hainh.tmdt

Web: hoicudem.com/

biến đổi tự nhiên.

Chủ thể sáng tạo văn hóa là con người. Con người sử dụng văn hóa đó để phát

triển năng lực của mình trong quá trình cải tạo và biến đổi tự nhiên, đồng thời cải tạo

chính bản thân mình. Trong quá trình cải tạo tự nhiên, xã hội và chính mình, con người

ngày càng ý thức một cách rõ ràng hơn sức mạnh xã hội của lao động và ý thức đầy đủ

hơn khả năng, năng lực sáng tạo mang bản chất người của mình - sáng tạo văn hóa, tái

sản xuất ra giới tự nhiên, “xây dựng” giới tự nhiên cho chính mình “theo các quy luật của

cái đẹp”.

Văn hóa là cái thể hiện sự giải phóng và tự giải phóng con người khỏi sự ràng

buộc, thống trị với một sức mạnh bí ẩn của thế giới tự nhiên và thế giới thần thánh mà

con người tưởng tượng ra do sự bất lực của mình trước giới tự nhiên đầy bí ẩn.

Văn hóa là lĩnh vực hoạt động mà nhờ đó, con người sản xuất và tái sản xuất ra

bản thân mình với tư cách là một thực thể xã hội. Đó là hoạt động của con người nhằm

tạo ra một hệ thống giá trị mang tính định hướng cho sự phát triển ý thức con người và

cho lối ứng xử của con người trong cộng đồng xã hội. Với hệ thống giá trị định hướng

này, mỗi nền văn hóa trở thành một hệ thống biểu tượng bao hàm trong đó các khuôn

mẫu ứng xử xã hội của con người. Đó còn là hoạt động của con người nhằm tạo ra một hệ

thống những thể chế mà qua đó, những giá trị cao đẹp, mang tính định hướng được giữ

gìn, lưu truyền và phổ biến trong cộng đồng xã hội, trở thành tài sản của mỗi người, của

tất cả mọi mgười trong cộng đồng xã hội ấy và làm nên truyền thống văn hóa cho một

cộng đồng xã hội.

Như vậy, trong quan niệm của C.Mác, văn hóa không chỉ đóng vai trò là cơ sở,

nền tảng tinh thần của xã hội, của lịch sử nhân loại, mà còn là lĩnh vực luôn có ảnh

hưởng, tác động đến tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, đến sự phát triển xã hội.

Trong sự tác động và ảnh hưởng đó, văn hóa không chỉ tác động, ảnh hưởng đến nguyên

nhân sinh ra nó - đến tồn tại xã hội, đến quá trình sản xuất vật chất của con người, mà còn

góp phần quyết định phương thức vận động và phát triển của lịch sử nhân loại, của xã hội

Page 5: Vận dụng quan điểm xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong môi trường bậc đại học

5 | Đ ư ờ n g l ố i Đ C S V i ệ t N a m

Nguyễn Hoàng Hải –Tell: 0942.358.403

Email: [email protected]

FB: Fb.com/hainh.tmdt

Web: hoicudem.com/

loài người. Văn hóa còn đem lại cho con người sự điều chỉnh và định hướng hoạt động

của mình và qua đó, điều tiết quá trình sản xuất vật chất, điều tiết sự phát triển xã hội, trở

thành nguồn lực nội sinh cho sự phát triển xã hội bền vững - phát triển vì mục tiêu nhân

văn, vì giá trị nhân đạo.

1.3 Quan điểm của Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Tại Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung Ương Đảng - khoá VIII (1998), lần

đầu tiên đưa ra quan niệm nền văn hóa Việt Nam có đặc trưng tiên tiến đậm đà bản sắc

dân tộc thay cho quan niệm nền văn hóa Việt Nam có nội dung XHCN, có tính dân tộc,

có tính Đảng và tính nhân dân được nêu ra trước đây. Đại hội VII chủ trương xây dựng

nền văn hóa mới, tạo đời sống tinh thần cao đẹp, phong phú và đa dạng, có nội dung nhân

đạo, dân chủ, tiến bộ; hướng tới chân thiện mĩ; khẳng định tiếp tục tiến hành cách mạng

XHCN trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa, làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng

Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần và xã hội. Kế thừa và phát huy

những truyền thống văn hóa tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước tiếp thu những tinh

hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh vì lợi ích chân chính và

phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mĩ ngày càng cao.

Chống tư tưởng văn hóa phản tiến bộ, trái với truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những

giá trị cao quý của loài người, trái với phương hướng đi lên XHCN.

Về tính tiên tiến: Nền văn hóa hiện nay có những đặc điểm chủ yếu như: yêu

nước, tiến bộ, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội (là nội dung cốt lõi), vì con

người (hạnh phúc. tự do, phát triển phong phú, toàn diện trong quan hệ hài hòa giữa con

người và cộng đồng, xã hội với thiên nhiên), mở rộng giao lưu, tiếp thu văn minh văn hóa

thế giới; quá trình xây dựng nền văn hóa hiện nay cũng là quá trình thực hiên chiến lược

con người, đây là khâu trung tâm trong sự nghiệp xây dựng nền tảng tinh thần. Cốt lõi

của tính tiên tiến là độc lập dân tộc và cnxh theo tư tưởng hồ chí minh, tính tiên tiến

không chỉ trong nội dung tư tưởng mà còn phải được thể hiện trong cách thức biểu hiện,

chuyển tải nội dung.

Page 6: Vận dụng quan điểm xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong môi trường bậc đại học

6 | Đ ư ờ n g l ố i Đ C S V i ệ t N a m

Nguyễn Hoàng Hải –Tell: 0942.358.403

Email: [email protected]

FB: Fb.com/hainh.tmdt

Web: hoicudem.com/

Về bản sắc dân tộc bao gồm: Những giá trị văn hóa truyền thống bền vữngcủa

cộng đồng và dân tộc Việt Nam được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng

nướcvà giữ nước, đó là: lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn

kết, ý thứccộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; đó là lòng nhân ái,

khoan dung, trọng tìnhnghĩa đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế

ứng xử, tính giản dị trong lối sống… Bản sắc dân tộc còn đậm nét cả trong các hình thức

biểu hiện mang tính độc đáo, với những đặc trưng, sắc thái, thể hiện cốt cách dân tộc

Việt.

Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Đảng Trung ương (khóa VIII) tháng 7 năm

1998, đã ra Nghị quyết chuyên đề về: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản

sắc dân tộc", xác định những quan điểm cơ bản:

Một là, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực

thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

Hai là, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản

sắc dân tộc.

Ba là, nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng

đồng các dân tộc Việt Nam.

Bốn là, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh

đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.

Năm là, văn hóa là một mặt trận.

Bản sắc dân tộc và tính tiên tiến của nền văn hóa phải được thẩm đượm trong mọi

hoạt động xây dựng, sáng tạo vật chất, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, giáo

dục, đào tạo sao cho trong mọi lĩnh vực chúng ta có tư duy độc lập, co cách làm vừa hiện

đại, vừa mang sắc thái Việt Nam. Đi vào kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế,

công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước phải tiếp thu những tinh hoa của nhân loại song

phải luôn phát huy những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc.

Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản săc dân tộc được thể hiện ở các khía

Page 7: Vận dụng quan điểm xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong môi trường bậc đại học

7 | Đ ư ờ n g l ố i Đ C S V i ệ t N a m

Nguyễn Hoàng Hải –Tell: 0942.358.403

Email: [email protected]

FB: Fb.com/hainh.tmdt

Web: hoicudem.com/

cạnh khác nhau:

Xây dựng con người Việt theo hướng chân, thiện mĩ

Xây dựng môi trường văn hóa đẹp

Phát triển sự nghiệp văn hóa nghệ thuật

Phát triển sự nghiệp giáo dục

Đào tạo và khoa học - công nghệ

Bảo tồn, phát huy và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số

1.4 Vai trò của văn hóa đối với giáo dục.

Văn hóa là nền tảng của giáo dục.

Con người là nhân tố quyết định cho sự hưng, suy của một dân tộc,con người tạo ra của

cải vật chất. Chính vì thế, con người là chủ thể cho mọi hoạt động. Việc thiết lập một hệ

thống giáo dục ảnh hưởng trực tiếp tới lối sống, cách ứng xử giữa người với người. Giáo

dục phát triển trước hết phải có văn hóa. Văn hóa hướng giáo dục tới những gì tốt đẹp

nhất từ đó sẽ tác động đến con người. Giáo dục dạy cho con người ta cách đối nhân xử

thế, mà những điều đó đều bắt nguồn từ văn hóa. Như Khổng Tử đã nói: "Tiên học lễ,

hậu học văn" có nghĩa là đầu tiên phải học lễ nghi, văn hóa ứng xử, sau đó mới học tới

những điều khác.

Văn hóa tạo nên những giá trị tốt đẹp trong giáo dục.

Giáo dục là để hướng con người tới chân-thiện-mỹ, tới những gì tốt đẹp nhất của cuộc

sống. Khi con người học được văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp,... cũng chính là lúc

văn hóa phát huy giá trị của nó trong giáo dục. Con người ta được giáo dục hoàn thiện và

hiểu được ỹ nghĩa của văn hóa thì mới tạo nên cái gốc làm người.

Văn hóa là chìa khóa để phát huy vai trò của giáo dục.

Giáo dục dù có tốt tới đâu mà không có yếu tố văn hóa thì cũng không phát huy được vai

trò của nó. Hiện nay, giáo dục được chú trọng phát triển ở khắp nơi trên thế giới vì nó tạo

nên trí tuệ cho con người, mở rộng tầm hiểu biết của con người. Nhưng dù cho con người

ta có trí tuệ đến mấy mà thiếu mất "văn hóa" thì cũng không trở thành tài.

Page 8: Vận dụng quan điểm xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong môi trường bậc đại học

8 | Đ ư ờ n g l ố i Đ C S V i ệ t N a m

Nguyễn Hoàng Hải –Tell: 0942.358.403

Email: [email protected]

FB: Fb.com/hainh.tmdt

Web: hoicudem.com/

II. Thực trạng áp dụng quan điểm về văn hóa trong đại học Thương Mại.

Văn hoá học đường có vị trí hàng đầu trong quá trình hình thành nhân cách văn

hoá cho các thế hệ người Việt Nam trong hơn 60 năm qua. Trong xã hội hiện đại ngày

nay, khi mà tri thức ngày càng trở nên quan trọng hơn, thì môi trường nhà trường – văn

hoá học đường ngày càng chiếm giữ ưu thế, có ý nghĩa quyết định nhất đối với tương lai

phát triển của xã hội.

Những thành tựu và tính ưu việt trong việc xây dựng nhân cách văn hoá của nền

giáo dục, của hệ thống nhà trường, của môi trường văn hoá học đường là điều đã được

khẳng định. phần lớn sinh viên, thanh niên tri thức,vẫn giữ được lối sống tình nghĩa,

trong sạch, lành mạnh, khiêm tốn, luôn cần cù sáng tạo trong học tập, sống có bản lĩnh,

có trí lập thân lập nghiệp năng động nhạy bén, dám đối mặt với những khó khăn thử

thách, dám chịu trách nhiệm, không ỉ lại, chây lười, luôn gắn bước với nhân dân, đồng

hành cùng dân tộc phấn đấu cho sự nghiệp dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân

chủ văn minh.sinh viên biết sống kính trên nhường dưới, hiếu thảo với ông bà cha mẹ,

anh, chị em, thầy cô. Trong các giờ kiểm tra thi cử sinh viên chấp hành nghiêm túc cuộc

vận động “nói không với tiêu cực, trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục’’, do Bộ

Giáo Dục và Đào Tạo phát động triển khai trong các giờ học , tích cực tham gia xâydựng

bài về nhà chủ động, nghiêm túc tìm tòi. Sinh viên làm các đề tài nghiên cứu, đề án khoa

học và đã có nhiều đề tài được áp dụng thành công trong thực tế. Nhiều sinh viên gia đình

có hoàn cảnh khó khăn, nhưng vẫn biết cố gắng vươn lên, khắc phục và đạt nhiều thành

tích cao trong học tập. Rồi những nghĩa cử cao đẹpcủa sinh viên việt nam như: hoạt động

hiến máu cứu người, tham gia tình nguyện, hướng dẫn giao thông, sinh viên học tập, sống

làm theo khuôn khổ pháp luật chấp hành cuộc vận động “văn hóa giao thông’’.sinh viên

Việt Nam đang không ngừng học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức, cố lối sống lành mạnh,

giản dị, đẩy lùi, bài trừ các tệ nạn để góp phần xây dựng nước nhà có thể ‘’sánh vai

cường quốc năm châu’’ như lời dạy của Bác Hồ.

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, trong bối cảnh khủng hoảng của nền giáo

Page 9: Vận dụng quan điểm xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong môi trường bậc đại học

9 | Đ ư ờ n g l ố i Đ C S V i ệ t N a m

Nguyễn Hoàng Hải –Tell: 0942.358.403

Email: [email protected]

FB: Fb.com/hainh.tmdt

Web: hoicudem.com/

dục hiện nay, môi trường văn hoá học đường cũng đang có những biểu hiện không bình

thường, nếu không nói là đã ít nhiều bị các thế lực phản văn hoá tấn công, tạo nên các

khoảng trống, làm cho một số bộ phận, một số mặt bị xuống cấp, sa sút. Đó là sự tụt hậu,

sự khập khiễng của chương trình giáo dục, sự không minh bạch, gian dối trong trong việc

dạy, học và thi cử, là nạn bạo lực trong nhà trường, là sự sa sút, sa ngã nhân phẩm của

một số nhà giáo và học trò…

Về giao tiếp và ứng xử giữa sinh viên với nhau trong thời gian gần đây đã có

nhiều sự thay đổi, nhất là trong cách nói chuyện với nhau nơi công cộng. Nếu để ý lắng

nghe những cuộc đối thoại của nhiều sinh viên (cả nam và nữ) ta sẽ dễ dàng nhận thấy

một điều là ngày nay các bạn thường sử dụng nhiều từ lóng, tiếng lóng để nói với nhau

mà nếu không phải là người trong cuộc thì khó mà hiểu được. Rồi những câu nói tục,

những câu thơ, đoạn nhạc được cải biên lại luôn luôn xuất hiện, những từ ngữ “đệm” vào

nghe không có ý nghĩa gì trong câu nói cứ được lặp đi lặp lại như là sự mở đầu cho mọi

câu nói. Sự cẩu thả trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, sự thiếu tinh tế trong lựa chọn ngôn

từ, sự sáng tạo ra nhiều từ ngữ mới chẳng những không làm phong phú thêm vốn từ của

cá nhân mà đôi khi còn làm nghèo nàn thêm vốn ngôn ngữ của chính người sử dụng và sự

trong sáng của tiếng Việt đồng thời cũng như tạo nên một không khí mang tính chất “chợ

búa” ngay tại môi trường giáo dục Đại học. Thói quen được hình thành từ những hành

động thường ngày mà ta không chú ý đến. Thói quen tốt là cả một tài sản vô cùng quý

giá. Thói quen xấu là một trở lực trên con đường dẫn đến thành công. Hơn nữa, thói quen

sử dụng ngôn ngữ đó hoàn toàn không phù hợp với một môi trường giáo dục như trường

Đại học.

Về trang phục và cách ăn mặc của sinh viên hiện nay. Vẫn còn một bộ phận sinh

viên thích thể hiện mình, không mặc đồng phục của lớp, quần áo phải thật khác bạn bè,

tóc để quá dài hoặc nhuộm nhiều màu không tự nhiên. Trang phục đẹp là một nhu cầu

hoàn toàn chính đáng. Trang phục có thể làm cho người ta trở nên đẹp hơn, duyên dáng

hơn, che lấp đi một số khiếm khuyết của cơ thể. Trang phục đẹp không những phù hợp

Page 10: Vận dụng quan điểm xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong môi trường bậc đại học

10 | Đ ư ờ n g l ố i Đ C S V i ệ t N a m

Nguyễn Hoàng Hải –Tell: 0942.358.403

Email: [email protected]

FB: Fb.com/hainh.tmdt

Web: hoicudem.com/

với cơ thể của người mặc mà còn phải thể hiện được tính chất lịch sự, trang trọng, phù

hợp với môi trường xung quanh, với tính chất công việc và đáp ứng được quan niệm

thẩm mỹ của cộng đồng. “Cái răng cái tóc là gốc con người” và cùng với trang phục nó

thể hiện một phần nào quan niệm thẩm mỹ và văn hóa của một con người.

Trong giao tiếp giữa sinh viên với giáo viên ngày nay cũng có nhiều thay đổi. Nếu

như trước đây, giáo viên là nhân vật trung tâm trong các buổi học, từng lời nói của giáo

viên luôn mang tính giáo dục cao và luôn là khuôn mẫu về mặt kiến thức cũng như đạo

đức cho sinh viên tiếp nhận. Ngày nay, vị trí trung tâm của bài giảng đã chuyển về phía

người học. Sinh viên không còn là người tiếp thu kiến thức một cách thụ động và thiếu

tính phê phán. Tuy nhiên quan hệ thầy trò cũ vẫn còn hiện tượng mang nặng tính chất

một chiều thầy nói trò nghe. Sinh viên vẫn chưa thể hiện mình là đối tượng tiếp nhận tri

thức một cách chủ động. Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận sinh viên chưa thật sự có ý

thức tốt trong quan hệ giao tiếp. Nhiều sinh viên còn có thái độ thiếu tôn trọng đối với

giảng viên và bài giảng của họ, cũng như thiếu lịch sự và lễ độ trong giao tiếp với giảng

viên, nhất là đối với giảng viên trẻ.

Vấn đề thái độ ứng xử của sinh viên với môi trường và cảnh quan cũng còn nhiều

điều phải bàn. Trong quan hệ với môi trường tự nhiên, thông qua hành vi của mình, con

người thể hiện văn hóa của mình đối với môi trường, thể hiện trình độ nhận thức của bản

thân. Đối với học đường đó là thái độ, hành vi đối với môi trường, cảnh quan. Đó là hành

vi không hái hoa bẻ cành, không làm hư hỏng hoặc làm sai lệch cấu trúc của các trang

thiết bị cũng như cơ sở vật chất nói chung. Đó là việc không sử dụng các trang thiết bị

của nhà trường sai mục đích, có ý thức trong việc giữ gìn và bảo quản tài sản của nhà

trường. Theo dõi nhiều hoạt động giao lưu, văn nghệ, thể thao của các bạn sinh viên

chúng ta không thể không thấy khó chịu khi thấy một số bạn hái hoa trong khuôn viên

trường một cách tự nhiên để làm quà tặng. Và nếu hành động đó bị các bạn khác phản đối

thì có lẽ vấn đề cũng không đáng nói ra ở đây. Nhưng ngược lại, hành động đó lại được

sự cổ vũ và ủng hộ của những người khác.

Page 11: Vận dụng quan điểm xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong môi trường bậc đại học

11 | Đ ư ờ n g l ố i Đ C S V i ệ t N a m

Nguyễn Hoàng Hải –Tell: 0942.358.403

Email: [email protected]

FB: Fb.com/hainh.tmdt

Web: hoicudem.com/

Nguyên nhân:

Về vấn đề ứng sử với môi trường cảnh quan: thể hiện một sự lệch lạc trong quan

niệm của một bộ phận không nhỏ những sinh viên có học thức. Những việc làm sai trái

nếu được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ khiến người ta coi nó là bình thường và người ta lại

không thấy sợ, không thấy xấu hổ về điều họ làm, lâu dần sẽ trở thành thói quen. Và điều

này là vô cùng tai họa

Về trang phục và cách ăn mặc: do những người trẻ tuổi thường đứng đầu chào lưu

mới, do vậy văn hóa ăn mặc từ du nhập từ nước ngoài và được sinh viên tiếp nhận là điều

không tránh khỏi.đặc biệt , sinh viên luôn mang trong mình suy nghĩ “tôi mặc những gì

tôi thích”, tư tưởng không muốn thua kém bạn bè, nên ăn chơi đua đòi .

Văn hóa học đường vẫn chưa phải là vấn đề được đưa vào phạm vi quản lý

nghiêm ngặt trong môi trường đại học.

Về giao tiếp giữa các sinh viên: vấn đề này thường xảy ra phổ biến trong hầu hết

các trường. Do trào lưu, sinh viên giao tiếp với nhau, thường sử dụng những câu tục để

nhấn mạnh điều mình muốn nói, sử dụng các từ lóng để trêu đùa nhau, lâu dần thành thói

quen không bỏ được...

III. Giải pháp để xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân

tộc trong đại học Thương Mại.

Đối với nhà trường: để xây dựng văn hóa học đường cần phải thực hiện một số

giải pháp sau:

Thứ nhất, mỗi nhà trường nên có sự nghiên cứu, khảo sát thực trạng tại trường,

nắm bắt được thông tin thực tế. Đồng thời dự đoán tình hình để có thể đưa ra những

chuẩn mực có tính thực tiễn cao, có thể áp dụng trong thời gian dài, phù hợp với tình hình

cụ thể của trường, phù hợp với văn hóa con người tại địa phương và nhất là đáp ứng được

nhu cầu hội nhập và phát triển theo xu hướng chung của đất nước.

Thứ hai, trong quá trình đó nên có sự tìm hiểu, nghiên cứu và tham khảo những

quy định tương tự của các trường bạn về việc xây dựng văn hóa học đường.

Page 12: Vận dụng quan điểm xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong môi trường bậc đại học

12 | Đ ư ờ n g l ố i Đ C S V i ệ t N a m

Nguyễn Hoàng Hải –Tell: 0942.358.403

Email: [email protected]

FB: Fb.com/hainh.tmdt

Web: hoicudem.com/

Thứ ba, là việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu

hưởng thụ văn hóa của sinh viên một cách thiết thực như thư viện, phòng học, phòng tự

học, sân bãi thể thao. Không thể yêu cầu hay phát động mọi người xây dựng môi trường

văn hóa, sống có văn hóa mọi lúc mọi nơi trong khi các cơ sở vật chất cần thiết để hỗ trợ

thực hiện điều đó lại thiếu hoặc không có.

Thứ tư, là việc đưa ra các phong trào thi đua và các hoạt động xã hội cần có tính

thực chất hơn, có chất lượng và hiệu quả xã hội hơn, không chạy theo hình thức, tổ chức

những phong trào không thiết thực với đời sống sinh viên cũng như thực tế ở địa phương.

Thứ năm, tổ chức một cách có hiệu quả hơn nữa các hoạt động thể thao, văn hóa

văn nghệ thu hút sinh viên tham gia như chiếu phim vào các buổi tối cuối tuần, câu lạc bộ

hát với nhau, câu lạc bộ đờn ca tài tử, các câu lạc bộ bạn giúp bạn, câu lạc bộ thể thao…

Thứ sáu, đưa các quy định về văn hóa học đường làm một trong số các tiêu chí

đánh giá kết quả rèn luyện cũng như xét kết quả thi đua của từng cá nhân, đơn vị.

Mỗi cấp học, bậc học có yêu cầu riêng, nội dung riêng, biện pháp đặc thù. Trong

các biện pháp, một biện pháp mà các trường đều cần thực hiện là mỗi trường có hệ giá trị

làm chuẩn mực để mọi thành viên đồng thuận, lấy đó làm mục tiêu phấn đấu, thước đo

thành quả của bản thân, của lớp, của trường, đặc biệt về mặt đạo đức xã hội, giá trị nhân

cách - điều mà chúng ta gọi là "dạy người" bên cạnh "dạy chữ, dạy nghề. Nói thì dễ

nhưng để làm được điều này thì chẳng đơn giản chút nào, trước tiên các thầy cô giáo phải

mẫu mực, các phụ huynh phải làm tấm gương trong cách giao tiếp hàng ngày và cùng kết

hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục con em mình trong lối sống, văn hóa ứng

xử, văn hóa giao tiếp, người lớn chúng ta không mẫu mực sao có thể bắt các em mẫu mực

được; Bước thứ hai là mỗi nhà trường cần phải thực hiện tốt việc giám sát quản lý học

sinh, sinh viên tại trường để các em tự giác thực hiện các nội quy, quy định của nhà

trường, quy chế của Bộ GD & ĐT.

Đối với bậc giáo dục đại học thì các sinh viên đã trưởng thành và tự ý thức được

việc mình làm đúng hay sai, tốt hay xấu. Tuy nhiên nhà trường và đoàn thanh niên cũng

Page 13: Vận dụng quan điểm xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong môi trường bậc đại học

13 | Đ ư ờ n g l ố i Đ C S V i ệ t N a m

Nguyễn Hoàng Hải –Tell: 0942.358.403

Email: [email protected]

FB: Fb.com/hainh.tmdt

Web: hoicudem.com/

rất nên quan tâm đến việc xây dựng văn hóa học đường để giáo dục và hướng tới chân,

thiện, mỹ, giúp hoàn thiện bản thân, cần đề ra các tiêu chí cụ thể, việc làm thiết thực, tăng

cường tuyên truyền và khuyến khích sinh viên tự giác rèn luyện lối sống lành mạnh, xây

dựng môi trường giáo dục có văn hóa trong ứng xử và giao tiếp. Thí dụ như không nói

tục, chửi thề, giữ gìn trật tự và vệ sinh nơi công cộng, xếp hàng chờ đến lượt không chen

lấn xô đẩy tại những nơi công cộng, ăn mặc phù hợp, không uống rượu say, không đánh

bạc, không gian lận trong học tập thi cử,.. ; đối với các nội quy, quy định thì cần phải có

chế tài xử phạt để sinh viên tự giác thực hiện.

Đối với bản thân sinh viên:

Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa

xã hội, có chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân

thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dânchủ và tiến bộ xã hội.

Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung.

Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn

trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi

trường sinh thái.

Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất

cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.

Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ

và thể lực.

Tham gia và hướng văn nghệ nước ta phản ánh hiện thực sinh động, chân thật và

sâu sắc sự nghiệp của nhân dân trong cách mạng và kháng chiến, trong xây dựng chủ

nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc cũng như tái hiện lịch sử kiên cường, bất khuất của dân

tộc. Đặc biệt khuyến khích các tác phẩm về công cuộc đổi mới thể hiện nổi bật những

nhân tố tích cực trong xã hội, những nhân vật tiêu biểu của thời đại. Cổ vũ cái đúng, cái

tốt, cái đẹp trong quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, với

thiên nhiên; phê phán những thói hư tật xấu, lên ái cái ác, cái thấp hèn. Sáng tạo nhiều tác

Page 14: Vận dụng quan điểm xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong môi trường bậc đại học

14 | Đ ư ờ n g l ố i Đ C S V i ệ t N a m

Nguyễn Hoàng Hải –Tell: 0942.358.403

Email: [email protected]

FB: Fb.com/hainh.tmdt

Web: hoicudem.com/

phẩm văn học, nghệ thuật cho thiếu niên, nhi đồng với hình thức, nội dung thích hợp;

nghiêm cấm xuất bản loại sách kích thích bạo lực ở trẻ em.

Đấu tranh chống các khuynh hướng trái với đường lối văn nghệ của Đảng.

KẾT LUẬN

Như vậy, văn hóa có vai trò trong mọi mặt của đời sống xã hội. Việc áp dụng xây

dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong môi trường đại học là vô cũng

cần thiết bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới một thế hệ trẻ của đất nước. Ai cũng biết thế hệ

trẻ chuẩn bị hành trang vào đời cần phải tích lũy các kiến thức khoa học công nghệ, ngoại

ngữ, tin học…nhưng nếu chỉ dừng ở đó thôi mà không lưu tâm hoặc bỏ qua việc trau dồi

phẩm chất chính trị đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp, ý thức pháp luật

thì sẽ dẫn đến sự phát triển lệch lạc, phiến diện.

Đó là con đường đẫn đến sự thiếu hụt những giá trị nhân văn trên con đường hình

thành nhân cách con người. Sự thiếu hụt đó là nguy cơ làm suy thoái thậm chí biến dạng

quá trình phát triển của cá nhân và cộng đồng. Đã đến lúc chúng ta phải ý thức được mối

quan hệ giữa văn hóa và giáo dục,nó hình thành và phát triển hài hòa, toàn diện nhân

cách của con người nhằm đáp ứng cho nhu cầu của sự nghiệp đổi mới. Từ đó con người

sẽ có ý thức trách nhiệm hơn, dám vì mình, vì mọi người và vì những giá trị đích thực.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Giáo trình "Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam" nhà xuất bản chính

trị quốc gia-sự thật Hà Nội 2012.

2. Giáo trình "Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác lenin"

3. http://tusach.thuvienkhoahoc.com/

4. http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/Quan-niem-cua-CMac-

ve-van-hoa-va-vai-tro-nen-tang.aspx

Page 15: Vận dụng quan điểm xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong môi trường bậc đại học

15 | Đ ư ờ n g l ố i Đ C S V i ệ t N a m

Nguyễn Hoàng Hải –Tell: 0942.358.403

Email: [email protected]

FB: Fb.com/hainh.tmdt

Web: hoicudem.com/

5. http://tailieu.vn/tag/sach

Trong lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước của cha ông ta, chúng ta đã giành được

rất nhiều những thắng lợi vẻ vang, oanh liệt. Trong những thắng lợi đó chúng ta không

thể không nhắc đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Thắng lợi của Cách

mạng Tháng Tám là một mốc son chói lọi của lịch sử dân tộc ta. Nó đã chấm dứt gần 100

năm nước ta chịu sự áp bức bóc lột của thực dân Pháp, xóa bỏ chế độ phong kiến ở nước

ta, đưa nước ta bước vào một kỉ nguyên mới, từ một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến

trở thành một nước tự do, độc lập. Đồng thời nó là kết quả của sự kết hợp giữa sự chuẩn

bị chu đáo về lực lượng cách mạng và sự nắm bắt thời cơ chính xác, nhạy bén của Đảng

ta. Thắng lợi này còn là minh chứng cho đường lối giải phóng dân tộc khoa học, đúng

đắn của Đảng. Để biết được đường lối này khoa học và đúng đắn như thế nào, nhóm 3

chúng tôi xin đi sâu tìm hiểu đề tài: Hãy xác định nhận thức của mình về kết quả của

đường lối giải phóng dân tộc năm 1945 là đúng đắn, không phải là một sự ăn may.

The End!