13
THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH KHÁ GIỎI CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN HÀ GIANG Trường THPT chuyên Tỉnh Hà Giang được thành lập ngày 12 tháng 9 năm 1995 theo quyết định số 742/QĐ-UB của UBND tỉnh Hà Giang. Mười sáu năm, đối với một sự nghiệp quả thật còn ngắn ngủi. Song, 16 năm qua là cả một chặng đường phấn đấu gian khổ, vượt qua nhiều thử thách để đứng vững và vươn lên.Nhà trường đã có những bước tiến vượt bậc, khẳng định được vị thế của mình, là địa chỉ đáng tin cậy, từng bước đi lên vững chắc theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, chăm lo bồi dưỡng học sinh giỏi, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao,

THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH KHÁ GIỎI CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN HÀ GIANG

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH KHÁ GIỎI CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN HÀ GIANG

THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH KHÁ GIỎI CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN HÀ GIANG

Trường THPT chuyên Tỉnh Hà Giang được thành lập ngày 12 tháng 9

năm 1995 theo quyết định số 742/QĐ-UB của UBND tỉnh Hà Giang.

Mười sáu năm, đối với một sự nghiệp quả thật còn ngắn ngủi. Song, 16

năm qua là cả một chặng đường phấn đấu gian khổ, vượt qua nhiều thử

thách để đứng vững và vươn lên.Nhà trường đã có những bước tiến vượt

bậc, khẳng định được vị thế của mình, là địa chỉ đáng tin cậy, từng bước

đi lên vững chắc theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, chăm lo bồi dưỡng

học sinh giỏi, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thực hiện chiến lược

phát triển nhân tài cho quê hương, đất nước.Việc bồi dưỡng học sinh giỏi

Hóa học tạo ra một đội ngũ cán bộ giỏi trong mọi lĩnh vực của công nghệ

hóa học ở trường phổ THPT Chuyên là một trong những nhiệm vụ đó.

Từ năm học đầu tiên, nhà trường có tổng số 12 cán bộ, giáo

viên(8 đại học, 4 trung cấp), trong đó có 1 giáo viên Hóa và chỉ có 3 lớp

(1 lớp 10 chuyên văn, 2 lớp 9 tạo nguồn) đến năm học 2009-2010, số

Page 2: THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH KHÁ GIỎI CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN HÀ GIANG

cán bộ, giáo viên là 63 với trình độ chuyên môn của giáo viên là 8 thạc sỹ

(trong đó 01 đang nghiên cứu sinh), đang theo học cao học 06, số còn lại

có trình độ Đại học với 18 lớp có 641 học sinh và được phân thành 6

khối lớp chuyên: Toán; Văn; Lý; Hoá; Sinh học, Anh văn và 2 lớp 9

tạo nguồn. Riêng với bộ môn Hóa có 8 giáo viên (2 thạc sỹ, 2 đang học

cao học, 4 đại học). Từ năm học 2000-2001 đến năm học 2009-2010,

nhà trường đã có số học sinh giỏi quốc gia là 102 em ; học sinh đạt

giải học sinh giỏi cấp tỉnh có 629 em.

Trong đó có sự góp phần bé nhỏ của bộ môn hóa học, mặc dù

còn rất non trẻ so với các bộ môn khác (khối chuyên hóa trường THPT

Chuyên Hà giang thành lập năm 2005 có 3 giáo viên trực tiếp giảng

dạy bộ môn Hóa học).Với số lượng giáo viên còn ít và chưa được tiếp

cận với công việc ôn luyện, bồi dưỡng học sinh khá giỏi một cách bài

bản và gặp không ít những khó khăn như: không xác định được giới

hạn của các kiến thức cần giảng dạy cho học sinh sao cho hợp lý, đề thi

đề cập kiến thức quá rộng, không đủ tài liệu tham khảo, dựa vào các đề

thi học sinh giỏi quốc gia hàng năm đã được xuất bản thì có nhiều bài đề

cập đến những kiến thức ngoài chương trình…Số lượng học sinh tham

gia đội tuyển còn e ngại và dè dặt nhưng với sự nỗ lực cố gắng không

ngừng của cả thầy và trò cũng đã bước đầu đạt được những thành tích

đáng kể.

Việc bồi dưỡng học sinh khá giỏi đã được nhận thức là khâu đột

phá trong vấn đề nâng cao dân trí vùng đồng bào dân tộc thiểu số Hà

giang. Qúa trình hình thành đến phát triển một mô hình “ giáo dục mũi

nhọn ” là cả một chặng đường dài. Số học sinh tham gia bồi dưỡng nâng

cao kiến thức ngày càng nhiều ở cả người kinh lẫn người dân tộc thiểu

Page 3: THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH KHÁ GIỎI CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN HÀ GIANG

số. Số lượng học sinh tham dự các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp hàng

năm nhích dần theo chiều hướng năm sau nhiều hơn năm trước. Kết quả

các giải đạt được cũng ngày một khả quan hơn.

Nhìn một cách tổng thể, bức tranh “giáo dục mũi nhọn” - vấn đề

bồi dưỡng học sinh khá giỏi của Hà giang qua số liệu thống kê giải học

sinh giỏi các cấp môn Hóa trên tổng số các môn cho thấy:

THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG GIẢI HỌC SINH GIỎI MÔN HÓA HỌC CÁC CẤP

10 NĂM(2000-2010)

Năm họcQuốc gia

Cấp Tỉnh Olympic Hùng vương

2009-2010 0/9 9/112 5/20

2008-2009 0/5 8/90 3/15

2007-2008 0/6 6/84 3/13

2006-2007 0/5 7/83 2/6

2005-2006 4/21 4/49 0/3

Tổng 4/46 34/418 13/57

       

2004-2005 1/20 5/69  

2003-2004 0/15 4/44  

2002-2003 0/7 4/45  

2001-2002 0/9 2/31  

2000-2001 0/5 2/22  

Tổng 1/56 17/211  

Với bức tranh sơ bộ về số lượng giải cấp tỉnh, cấp quốc gia bộ môn

Hóa học trên tổng số các môn có giải của trường THPT Chuyên tỉnh Hà

giang cũng như của tỉnh Hà giang trong 10 năm cho thấy sự cố gắng vượt

bậc của thầy- trò trường THPT Chuyên. Từ ngày thành lập nghành giáo

Page 4: THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH KHÁ GIỎI CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN HÀ GIANG

dục Hà giang đến năm học 2004-2005, học trò trường THPT Chuyên đặt

“viên gạch” đầu tiên đối với giải quốc gia môn Hóa học. Với các môn

học khác số lượng giải cũng tăng dần đánh dấu một bước ngoặt mới thể

hiện tính đúng đắn và phù hợp với thực tế trong công tác bồi dưỡng học

sinh khá giỏi của giáo dục Hà giang.

Những thành tích đạt được là kết quả của việc nỗ lực trong công tác

đổi mới phương pháp giáo dục, phương pháp dạy và học theo hướng cách

mạng về công nghệ, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin và dạy học

đa phương tiện, không chỉ phấn đấu để đạt mục đích có nhiều học sinh thi

đỗ các trường Đại học, Cao đẳng; học sinh giỏi các cấp, mà còn đổi mới

nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng phát hiện tìm tòi, khuyến

khích học sinh suy nghĩ sáng tạo, khả năng thực hành và năng lực độc lập

giải quyết những vấn đề trong khoa học và đời sống thực tiễn, chú trọng

phương pháp lấy học sinh làm trung tâm của hoạt động giảng dạy; đưa

học sinh tiếp cận với thông tin mới nhất thông qua các bài giảng, khuyến

khích tạo điều kiện cho học sinh tự học, tự đọc tài liệu, sách báo, tự tìm

tòi chiếm lĩnh kiến thức có sự hướng dẫn của giáo viên như: hướng dẫn

học sinh khai thác một số trang Web tự học môn Hóa

(http://tapchidayvahochoahoc , http://diendanhocmai.vn , http://hocmai.vn ,…) ; đổi

mới thực hiện chương trình chuyên đề buổi chiều bồi dưỡng học sinh

giỏi, đẩy mạnh việc xã hội hoá công tác bồi dưỡng học sinh giỏi; công

khai kết quả học tập và rèn luyện của học sinh trên trang Web của Sở GD

& ĐT cho phụ huynh học sinh và toàn xã hội; luôn luôn thực hiện

phương châm học thực chất, thi thực chất.

Công tác đổi mới còn được thể hiện từ việc đầu tư trang thiết bị đầu

tư cho dạy và học: Cơ sở vật chất trường học từ lúc phải dựa vào trường

khác để tổ chức dạy và học, đến nay nhà trường được đầu tư, xây dựng

Page 5: THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH KHÁ GIỎI CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN HÀ GIANG

khang trang, sạch đẹp, cùng với trang thiết bị đáp ứng ngày càng tốt hơn.

Hằng năm, nhà trường đã đầu tư vào thư viện nhiều đầu sách mới (tính

đến năm 2010 thư viện có 12489 cuốn sách có giá trị với 328 đầu sách

khác nhau), 200 đĩa tiếng anh, 5 đài đĩa và 4 máy tính được kết nối

internet phục vụ cho việc mượn và khai thác thông tin của giáo viên và

học sinh), các phòng học bộ môn như: phòng thí nghiệm vật lý, hoá học,

sinh học, phòng học tiếng nước ngoài, tin học được đầu tư đồng bộ và

đưa vào sử dụng một cách triệt để, phát huy tối đa hiệu quả . Các phòng

học được được lắp hệ thống máy chiếu projector, nhà trường đã lắp đặt

mạng không dây, khai thác trang Web của Sở GD & ĐT …

Về phía Ban giám hiệu nhà trường luôn suy nghĩ để tìm ra các giải

pháp, các bước đột phá vào những mũi nhọn của công tác giáo dục như

đổi mới lãnh đạo, quản lý nhà trường theo hướng tăng cường sử dụng

công nghệ thông tin trong các khâu: quản lý nhân sự, quản lý tài chính,

tài sản, quản lý học tập của học sinh, chú trọng năng cao chất lượng đội

ngũ cán bộ, giáo viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc đào tạo, bồi

dưỡng giáo viên như hằng năm nhà trường đều sắp xếp tỷ lệ thích hợp

cán bộ, giáo viên đi học ở bậc cao hơn (trong năm 2010 giáo viên hóa

được nhà trường cử 2 người đi học cao học), tạo nòng cốt cho các tổ

chuyên môn, khuyến khích việc tìm tòi, phát hiện các kiến thức mới và

sâu trong chuyên môn.

Về phía giáo viên, không chỉ giáo viên hóa học mà giáo viên các

bộ môn khác cũng hòa chung không khí nóng bỏng của việc đổi mới

phương pháp dạy và học, luôn trăn trở với bài soạn sao cho quá trình

giảng dạy trở nên phong phú, sinh động và hấp dẫn chứ không còn đơn

giản chỉ là “phấn trắng, bảng đen” như trước. Gắn hoạt động học lý

thuyết đi đôi với thực hành, gắn công tác nghiên cứu khoa học với thực

Page 6: THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH KHÁ GIỎI CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN HÀ GIANG

tiễn hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, với thực tiễn dạy chuyên đề, hoạt

động dạy ôn luyện theo đợt như: một năm có 3 đợt ôn thi học sinh giỏi

các cấp vào dịp hè (ôn đội tuyển Olempic Hùng vương), vào tháng 10 (ôn

đội tuyển học sinh giỏi cấp trường và cấp tỉnh), vào tháng 12 (ôn đội

tuyển cấp quốc gia). Thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin- truyền

thông đa phương tiện, đặc biệt đối với các môn học thực nghiệm ( hóa

học, sinh học, vật lý) việc soạn bài trên Power Point còn kết hợp thí

nghiệm thực tiễn, các video clip, phim, ảnh minh họa … từng bước đáp

ứng được yêu cầu cao của trường chuyên trong giai đoạn mới. Hơn thế,

người giáo viên luôn cố gắng đầu tư chuyên môn, trau dôì kiến thức qua

các đợt tập huấn, các buổi sinh hoạt chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm

giữa các giáo viên, các buổi giao lưu với các trường chuyên của các tỉnh

từ Bắc vào Nam như: Hải phòng, Hòa bình, Vĩnh phúc, Lào cai,Thanh

hóa, Vũng tàu, Đà lạt, Nha trang… vào các dịp nghỉ hè. Hằng năm nhà

trường còn mời các chuyên gia đầu nghành, các giáo sư, tiến sỹ tập huấn

cho thầy và trò để nâng cao kiến thức.

Tuy nhiên, những kết quả đạt được đó còn rất khiêm tốn, lực lượng

học sinh tham gia dự thi học sinh giỏi các cấp còn chiếm tỷ lệ quá bé, số

lượng học sinh đạt giải không ổn định và xuất hiện bó hẹp ở một số môn

khoa học xã hội như Văn, Lịch sử là chủ yếu, đối với các môn tự nhiên

như: Hóa học, Toán học,…để có được giải là vô cùng khó khăn, mà chất

lượng giải cấp quốc gia chưa cao, giải nhất chưa có, giải nhì rất hiếm,

chủ yếu là giải ba và giải khuyến khích. Đối với môn Hóa từ ngày Bộ

GD-ĐT thay đổi quy chế đối với chính sách ưu tiên cho học sinh đạt giải

cấp quốc gia và nhập bảng A và B thành một thì giáo viên bất lực trong

việc thu hút học sinh tham gia đội tuyển và số lượng giải đạt được trong

kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia trở về con số không. Khó khăn chồng

Page 7: THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH KHÁ GIỎI CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN HÀ GIANG

chất khó khăn trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi của Hà giang do nhiều

nguyên nhân: Đầu tiên phải kể đến là Hà giang có vị trí địa lý xa trung

tâm văn hóa của cả nước, có trình độ dân trí thấp, kinh tế - xã hội kém

phát triển, lực lượng giáo viên khá giỏi, đặc biệt là giáo viên đủ năng lực

đảm đương nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh khá giỏi các cấp còn rất mỏng.

Những giáo viên đòi hỏi có trình độ cao để bồi dưỡng đội tuyển thi học

sinh giỏi cấp quốc gia còn quá ít. Đây là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến

công tác bồi dưỡng học sinh khá giỏi chưa đạt hiệu quả cao. Tiếp đến

việc bồi dưỡng học sinh khá giỏi không đạt tính liên tục, tính liên hoàn

của chu trình bồi dưỡng, số lượng học sinh còn ít và chưa một lòng quyết

tâm theo đuổi sự nghiệp dùi mài kinh sử để chiến đấu trên sân học sinh

giỏi, vừa vất vả mà kết quả thì quá xa vời, mà có đạt giải thì vẫn phải thi

Đại học nên học sinh và phụ huynh đều đồng tình không tham gia. Thêm

nữa, nó chưa tác động thường xuyên đến ý thức các lực lượng xã hội.Do

vậy công tác bồi dưỡng học sinh khá giỏi không được xã hội hóa một

cách mạnh mẽ. Nguồn tài chính ưu tiên cho công việc này cũng còn hạn

chế ở vùng đồng bào dân tộc ít người và một tỉnh nghèo như Hà giang.

Vì những nguyên nhân trên nên chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp

của toàn xã hội, còn đó biết bao những băn khoăn, trăn trở của những

thầy, cô tâm huyết với công tác bồi dưỡng học sinh khá giỏi, đào tạo

nhân tài góp phần tạo ra lực lượng lao động có chất lượng cao cho tỉnh

nhà.

Công tác bồi dưỡng học sinh khá giỏi nhằm nâng cao chất lượng

giáo dục tỉnh miền núi Hà giang cần đến cố gắng rất bền bỉ, lâu dài

không chỉ của thầy và trò trường THPT Chuyên mà của nhân dân các dân

tộc Hà giang. Trước hết đòi hỏi phải có sự hỗ trợ quan tâm thiết thực có

hiệu quả của Đảng và Nhà nước, của Đảng bộ, UBND tỉnh và các cấp các

Page 8: THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH KHÁ GIỎI CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN HÀ GIANG

ngành trong tỉnh cũng như sự ủng hộ và đóng góp của toàn dân. Vấn đề

có ý nghĩa quyết định trong việc này là vấn đề chất lượng giáo viên và

quản lý giáo dục, hơn thế là vấn đề đầu tư cho giáo dục, xã hội hóa giáo

dục…những vấn đề đó cần được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược giáo

dục. Tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng cùng với sự cố gắng của những

nhà giáo - chiến sỹ trực tiếp trên mặt trận giáo dục chắc chắn việc bồi

dưỡng học sinh khá giỏi ở Hà giang sẽ có thêm nhiều thành tựu to lớn.