8
BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] NHỚ LỜI BÁC DẠY TRANG 4 TRANG 5 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Thi đua yêu nước - động lực quan trọng của sự phát triển TRANG 2 TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi TRANG 7 Các trường đang tích cực ôn tập cho học sinh lớp 12 chuẩn bị bước vào kỳ thi THPT quốc gia 2017. Ảnh: T.Hương SỐ 4806 - THỨ SÁU, NGÀY 9/6/2017 22 học sinh được miễn thi THPT quốc gia 2017 Tin từ Sở GDĐT, qua đợt tổ chức kiểm tra, xét miễn thi trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, toàn tỉnh có 22 học sinh được miễn thi. Cụ thể: 20 học sinh được miễn thi các bài thi trong xét công nhận tốt nghiệp THPT, trong đó, 13 học sinh có chứng chỉ ngoại ngữ được miễn thi bài thi Ngoại ngữ, 6 học sinh khuyết tật nặng và 1 học sinh là con của người hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc hóa học được miễn thi tất cả bài thi trong xét công nhận tốt nghiệp THPT (tối đa 4 bài thi xét tốt nghiệp THPT gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tổ hợp KHTN hoặc KHXH); 2 học sinh được miễn tất cả các bài thi của kỳ thi THPT quốc gia gồm: 1 học sinh đoạt giải Intel ISEFF và 1 học sinh dự thi Olympic quốc tế. TUẤN HƯƠNG VĂN HÓA - XÃ HỘI Phát huy vai trò của tổ hợp tác, hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới TRANG 5 Người cán bộ ôm “núi việc” không tên Đồng chí Nguyễn Xuân Tiến phát biểu tại buổi làm việc. Muốn biết rõ cán bộ, muốn đối đãi một cách đúng đắn các hạng người, trước hết phải sửa những khuyết điểm của mình. Mình càng ít khuyết điểm thì cách xem xét cán bộ càng đúng. (SỬA ĐỔI LỀ LỐI LÀM VIỆC, SĐD, TẬP 5, TR 278). Kỳ thi THPT quốc gia 2017: “Tăng tốc” ôn tập cho học sinh lớp 12 TRANG 6 Gần 20 năm công tác tại xã Quảng Trị (huyện Đạ Tẻh) với chức danh Bí thư Đoàn xã rồi Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã, ông Bùi Văn Hùng đã trải qua trăm ngàn công việc “không tên” ở cấp thôn, cấp xã. Ông tự hào khi nắm tường tận hoàn cảnh, số lượng thành viên của từng gia đình trong xã. Ông bảo phải gần dân, sát dân thì công việc của một cán bộ Mặt trận như ông mới thuận lợi, trơn tru. ĐỒNG CHÍ NGUYỄN XUÂN TIẾN - UV TW ĐẢNG, BÍ THƯ TỈNH ỦY LÀM VIỆC VỚI SỞ XÂY DỰNG Công tác quy hoạch là nhiệm vụ trọng tâm của ngành Xây dựng Ngày 8/6, Đoàn công tác của Tỉnh ủy Lâm Đồng đã làm việc với Sở Xây dựng với sự tham dự của đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - UV TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Trần Ngọc Liêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí UV BTV Tỉnh ủy là lãnh đạo các ban Đảng; Bí thư Đảng ủy Khối Các cơ quan cùng Ban Giám đốc, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Sở Xây dựng... Đảng bộ Sở Xây dựng có tỷ lệ đảng viên rất cao (35/40 cán bộ, công chức) nên thời gian qua đã phát huy được vai trò quan trọng trong chỉ đạo tập thể cơ quan thực hiện nhiều chức năng, nhiệm vụ của ngành. Các lĩnh vực về công tác chính trị tư tưởng; tổ chức, cán bộ và xây dựng tổ chức đảng; kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật; lãnh đạo công tác đoàn thể... đã có những mặt chuyển biến tích cực và đáng ghi nhận... XEM TIẾP TRANG 8 KINH TẾ Phong Thúy với mô hình liên kết hình thành chuỗi giá trị nông sản TRANG 3 Hoa Đà Lạt “nở” trên tranh đất sét

“Tăng tốc” ôn tập cho học sinh lớp 12baolamdong.vn/upload/others/201706/24532_BLD_ngay… ·  · 2017-06-09Các trường đang tích cực ôn tập cho học sinh

  • Upload
    ngotram

  • View
    217

  • Download
    3

Embed Size (px)

Citation preview

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

NHỚ LỜI BÁC DẠY

TRANG 4

TRANG 5

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

Thi đua yêu nước - động lực quan trọng

của sự phát triểnTRANG 2

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌCChủ động phòng,chống dịch bệnhcho đàn vật nuôi

TRANG 7

Các trường đang tích cực ôn tập cho học sinh lớp 12 chuẩn bị bước vào kỳ thi THPT quốc gia 2017. Ảnh: T.Hương

SỐ 4806 - THỨ SÁU, NGÀY 9/6/2017

22 học sinh được miễn thi THPT quốc gia 2017

Tin từ Sở GDĐT, qua đợt tổ chức kiểm tra, xét miễn thi trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, toàn tỉnh có 22 học sinh được miễn thi. Cụ thể: 20 học sinh được miễn thi các bài thi trong xét công nhận tốt nghiệp THPT, trong đó, 13 học sinh có chứng chỉ ngoại ngữ được miễn thi bài thi Ngoại ngữ, 6 học sinh khuyết tật nặng và 1 học sinh là con của người hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc hóa học được miễn thi tất cả bài thi trong xét công nhận tốt nghiệp THPT (tối đa 4 bài thi xét tốt nghiệp THPT gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tổ hợp KHTN hoặc KHXH); 2 học sinh được miễn tất cả các bài thi của kỳ thi THPT quốc gia gồm: 1 học sinh đoạt giải Intel ISEFF và 1 học sinh dự thi Olympic quốc tế.

TUẤN HƯƠNG

VĂN HÓA - XÃ HỘIPhát huy vai trò của tổ hợp tác, hợp tác xã trong xây

dựng nông thôn mớiTRANG 5

Người cán bộ ôm “núi việc” không tên

Đồng chí Nguyễn Xuân Tiến phát biểu tại buổi làm việc.

Muốn biết rõ cán bộ, muốn đối đãi một cách đúng đắn các hạng người, trước hết phải sửa những khuyết điểm của mình. Mình càng ít khuyết điểm thì cách xem xét cán bộ càng đúng.

(SỬA ĐỔI LỀ LỐI LÀM VIỆC, SĐD, TẬP 5, TR 278).

Kỳ thi THPT quốc gia 2017:

“Tăng tốc” ôn tập cho học sinh lớp 12

TRANG 6

Gần 20 năm công tác tại xã Quảng Trị (huyện Đạ Tẻh) với chức danh Bí thư

Đoàn xã rồi Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã, ông Bùi Văn Hùng đã trải qua trăm ngàn công việc “không tên” ở cấp thôn, cấp xã. Ông tự hào khi nắm tường tận hoàn cảnh, số lượng thành viên của từng gia đình trong xã. Ông bảo phải gần dân, sát dân thì công việc của một cán bộ Mặt trận như ông mới thuận lợi, trơn tru.

ĐỒNG CHÍ NGUYỄN XUÂN TIẾN - UV TW ĐẢNG, BÍ THƯ TỈNH ỦY LÀM VIỆC VỚI SỞ XÂY DỰNG

Công tác quy hoạch là nhiệm vụ trọng tâm của ngành Xây dựngNgày 8/6, Đoàn công tác của Tỉnh ủy Lâm

Đồng đã làm việc với Sở Xây dựng với sự tham dự của đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - UV TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Trần Ngọc Liêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí UV BTV Tỉnh ủy là lãnh đạo các ban Đảng; Bí thư Đảng ủy Khối Các cơ quan cùng Ban Giám đốc, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Sở Xây dựng...

Đảng bộ Sở Xây dựng có tỷ lệ đảng viên rất

cao (35/40 cán bộ, công chức) nên thời gian qua đã phát huy được vai trò quan trọng trong chỉ đạo tập thể cơ quan thực hiện nhiều chức năng, nhiệm vụ của ngành. Các lĩnh vực về công tác chính trị tư tưởng; tổ chức, cán bộ và xây dựng tổ chức đảng; kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật; lãnh đạo công tác đoàn thể... đã có những mặt chuyển biến tích cực và đáng ghi nhận...

XEM TIẾP TRANG 8

KINH TẾPhong Thúy với mô hình liên kết hình thành chuỗi

giá trị nông sảnTRANG 3

Hoa Đà Lạt “nở” trên tranh đất sét

2 THỨ SÁU 9 - 6 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Lời kêu gọi thi đua ái quốc” được Bác viết một cách cụ thể, ngắn gọn, xúc tích nhưng hàm chứa những vấn đề cốt yếu về mục đích,

phương pháp, phương châm và kết quả của phong trào thi đua yêu nước cần hướng tới. Chủ đề của lời kêu gọi đã toát lên tư tưởng: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất”.

Đọc lại “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”, chúng ta càng nhận thức sâu sắc rằng, thi đua không được nói suông, hô hào khẩu hiệu chung chung, mà phải bằng những hành động, việc làm cụ thể, thiết thực; phải lấy việc nêu gương, tôn vinh những con người, những tập thể thực sự tiêu biểu, xuất sắc làm chính.

Thực hiện lời kêu gọi của Bác Hồ, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, phong trào thi đua yêu nước được phát triển rộng khắp, thu hút đồng bào và chiến sĩ hăng hái tham gia công cuộc kháng chiến và kiến quốc, góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đáp lời kêu gọi thiêng liêng “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của Hồ Chủ tịch, các phong trào thi đua yêu nước diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ trong cả nước. Ở miền Bắc, có các phong trào tiêu biểu như: “Ba sẵn sàng”, “Ba đảm đang”, “Năm xung phong”, “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”... Còn ở miền Nam, đồng bào, chiến sĩ ta

đã thi đua dũng cảm đánh địch, giành nhiều thắng lợi trên mặt trận chính trị, quân sự; xuất hiện nhiều tấm gương các anh hùng, dũng sĩ diệt giặc. Qua đó, cùng với nhân dân cả nước làm nên thắng lợi vẻ vang trong Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Từ 1975 đến nay, nhất là trong 30 năm đổi mới, phong trào thi đua tiếp tục được đẩy mạnh, mang lại hiệu quả thiết thực. Bên cạnh các phong trào chung tiêu biểu như: Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ đồng bào các địa phương bị thiên tai, hoạn nạn, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội… còn có phong trào thi đua của các ngành, lĩnh vực. Các phong trào thi đua đã góp phần phát huy chủ nghĩa yêu nước trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế; làm nên những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới... Nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu được tôn vinh, nhân rộng và có sức lan tỏa sâu rộng trong đời sống.

Thực tiễn mấy chục năm qua cho thấy, phong trào thi đua yêu nước đã trở thành một trong những động lực quan trọng thúc đẩy việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng đặt ra trong các giai đoạn. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Thi đua khen thưởng là động lực phát triển và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới. Thi đua yêu nước phải được tiến hành thường xuyên, liên tục hàng ngày”. Chính phong trào thi đua yêu nước đã kích thích, động viên mọi người cùng nhau đưa hết tài năng, sức lực nhằm đạt thành tích tốt nhất trong chiến đấu, sản xuất, công tác, học tập… Thành tựu to lớn trong sự nghiệp giải phóng

dân tộc cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc luôn gắn liền và có sự đóng góp quan trọng của phong trào thi đua ái quốc.

Tuy nhiên, so với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra hiện nay, phong trào thi đua có lúc, có nơi vẫn còn nhiều bất cập; chưa đi vào thực chất, hiệu quả thấp. Nhận thức về thi đua, khen thưởng còn chưa thật đúng đắn, sâu sắc; hình thức và nội dung thi đua, khen thưởng còn chậm đổi mới, thiếu sáng tạo, nhiều khi mang tính hình thức; việc đánh giá, bình xét thi đua chưa công bằng, chính xác; khen thưởng chưa kịp thời, còn tràn lan, cào bằng… Chính những yếu kém, bất cập đã làm giảm ý nghĩa và vai trò to lớn của công tác thi đua, khen thưởng, gây phản cảm, bức xúc trong dư luận xã hội...

Bài học kinh nghiệm rút ra từ phong trào thi đua thời gian qua là: Cần nêu cao vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, bởi “cán bộ nào phong trào đó”; việc khen thưởng phải công bằng, kịp thời, đánh giá đúng thực chất; sự động viên, khích lệ đúng lúc sẽ tạo động lực thúc đẩy hoàn thành công việc tốt hơn; nếu chạy theo thành tích, phong trào bề nổi, mang tính hình thức thì sẽ phản tác dụng, triệt tiêu động lực phấn đấu, thậm chí làm đảo lộn thang giá trị; người làm công tác thi đua không chỉ giỏi chuyên môn nghiệp vụ, mà còn phải có lòng nhiệt tình, hăng say, sâu sát công việc và có năng lực tổ chức thực hiện; công tác thi đua - khen thưởng cần được duy trì thường xuyên, diễn ra hàng ngày...

Trong bối cảnh hiện nay, để nâng cao vai trò, vị thế của phong trào thi đua yêu nước; làm cho công tác thi đua, khen thưởng thực sự là một trong những động lực quan trọng của sự phát triển, đòi hỏi các cấp, ngành, đoàn thể, các cá nhân cần phải: (1) Thấm nhuần hơn nữa tư

Thi đua yêu nước - động lực quan trọng của sự phát triểnTrong lúc cuộc kháng chiến chống Pháp đang ở vào giai đoạn gay go, ác liệt, ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hô Chí Minh ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”, mở đầu cho các phong trào thi đua yêu nước; từ đó phát triển thành cao trào cách mạng, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cách mạng nước ta trong gần 70 năm qua.

tưởng Hồ Chí Minh về phong trào thi đua yêu nước “thi đua là ích nước lợi nhà, thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”; tiếp tục quán triệt Chỉ thị 34 - CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị “về tiếp tục đổi mới công tác Thi đua khen thưởng”; Luật Thi đua - Khen thưởng và các văn bản liên quan khác; gắn thi đua - khen thưởng với thực hiện Nghị quyết TW4 (khóa XII) và Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm tạo thêm động lực mới trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (2) Tiến hành rà soát, đánh giá, kiểm điểm phong trào thi đua một cách thẳng thắn, không né tránh khuyết điểm; đề ra phương hướng, biện pháp khắc phục một cách cụ thể, thiết thực, đảm bảo “tất cả mọi khuyết điểm đều sửa chữa được”. (3) Phong trào thi đua phải được duy trì thường xuyên, liên tục, diễn ra hàng ngày; xác định rõ chủ đề, mục đích, ý nghĩa, nội dung, tiêu chí, hình thức, phương pháp và có định hướng thiết thực, cụ thể... (4) Việc bình xét các danh hiệu thi đua và đề nghị các hình thức khen thưởng bảo đảm nguyên tắc công khai, công bằng, dân chủ; coi trọng chất lượng, không chạy theo số lượng; đảm bảo tính kịp thời để động viên, khích lệ phong trào. (5) Coi trọng hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát và giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc; biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến; sơ kết, tổng kết đúc kết kinh nghiệm, phổ biến, nhân rộng trong nhân dân. (6) Quan tâm xây dựng bộ máy, cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng; tuyển chọn cán bộ, công chức có đủ phẩm chất năng lực, kinh nghiệm thực tiễn, có lòng nhiệt tình, trách nhiệm, có năng lực tổ chức phong trào.

Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước thường xuyên, sâu rộng, đi vào thực chất sẽ động viên, lôi cuốn, khích lệ mọi người nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; từ đó tạo ra động lực mới cho sự phát triển nhanh, bền vững của địa phương, đất nước.

NGUYỄN VĂN HƯƠNG

Ladophar là một doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh dược phẩm, thực phẩm chức năng từ dược liệu, các loại

vật tư y tế và sinh phẩm... Xác định rõ “sứ mệnh” của mình là chăm sóc sức khỏe cho người dân, thời gian qua, Đảng ủy Ladophar đã phối hợp với Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc doanh nghiệp tham gia lãnh đạo trên tất cả các mặt, từng bước đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động cũng như thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước.

Đảng ủy Ladophar đã phối hợp lãnh đạo công tác đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đồng thời nghiên cứu cải tiến quy trình sản xuất phù hợp để nâng cao chất lượng và sản lượng sản phẩm. Theo đó, thời gian qua, Ladophar đã tập trung đầu tư, cải tiến các dây chuyền sản xuất như dây chuyền chiết xuất cao actiso, dây chuyền sản xuất các loại thuốc nước, dây chuyền sản xuất viên nang mềm... Nhờ chú trọng cải tiến dây chuyền sản xuất nên chất lượng sản phẩm cao actiso được nâng lên 1,5 lần về hàm lượng, sản lượng lá tươi actiso đưa vào sản xuất tăng từ 17 tấn lên 30 tấn/ngày. Bên cạnh đó, sản phẩm cao khô của Ladophar được sản xuất trên dây chuyền mới tăng năng suất gấp 6 đến 7 lần và

ĐẢNG ỦY CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC LÂM ĐỒNG

Đổi mới phương thức lãnh đạo để nâng cao hiệu quả kinh doanhLà tổ chức cơ sở đảng hoạt động trong mô hình doanh nghiệp cổ phần hóa, thời gian qua, Đảng ủy Công ty Cổ phần Dược Lâm Đông (Ladophar) đã không ngừng đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo, góp phần đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển ổn định và vững chắc.

sản phẩm các loại thuốc nước cũng tăng năng suất gấp 3,5 lần so với dây chuyền cũ.

Đảng ủy Ladophar cũng tham gia ý kiến với Ban Điều hành doanh nghiệp về việc tăng cường kết hợp với các viện nghiên cứu, các trường đại học đưa các công trình nghiên cứu vào sản xuất, kinh doanh. Từ công trình nghiên cứu, Ladophar đã áp dụng quy trình chiết xuất

cao từ diệp hạ châu đắng với tỷ lệ hoạt chất cao, chất lượng sản phẩm cũng vượt trội. Hiện nay, Ladophar cũng đang phối hợp nghiên cứu các sản phẩm từ thuốc nước, viên nang như Eros For Men, Herbaga và các dược liệu từ nấm linh chi, đẳng sâm, đương quy, vân mộc hương... là những nguyên liệu sẵn có tại địa phương.

Để tạo điều kiện hoạt động bền vững cho

doanh nghiệp với nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định và chất lượng, Đảng ủy Ladophar cũng đã chỉ đạo xây dựng chiến lược vùng nguyên liệu đạt chuẩn GACP cho cây actiso và diệp hạ châu. Trên cơ sở hơn 1 ha actiso của công ty tại xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt, Ladophar đã nhân rộng mô hình GACP (Thực hành tốt nuôi trồng, chế biến dược liệu) bằng cách liên kết với các hộ nông dân đã đạt VietGAP, đảm bảo đầu ra với giá ổn định cho người dân thực hiện nghiêm túc mô hình này. Ladophar cũng đã cam kết bao tiêu 100% sản phẩm cho bà con nông dân thực hiện VietGAP đối với cây diệp hạ châu, đồng thời chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng, chế biến theo GACP cho người sản xuất.

Một hướng đi mới nữa mà Đảng ủy Ladophar đang phối hợp chỉ đạo doanh nghiệp thực hiện đó là xây dựng các nhà máy sản xuất của công ty trở thành điểm đến của du khách khi tham quan thành phố Đà Lạt.

Ladophar đã liên kết với các Công ty Du lịch và được sự hỗ trợ của các đơn vị liên quan để thu hút du khách đến với các nhà máy của công ty. Đã có hàng trăm lượt du khách đến tham quan, tìm hiểu, chứng kiến quy trình sản xuất và dùng thử sản phẩm của Ladophar và đa số đều cảm thấy thú vị và hài lòng...

Đảng bộ Ladophar là một trong 9 TCCS đảng được BTV Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnhcông nhận đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh tiêu biểu năm 2016. Ảnh: Duy Danh

XEM TIẾP TRANG 8

3 THỨ SÁU 9 - 6 - 2017KINH TẾ

Gần đây phong trào nuôi bò thịt rất phát triển và cho thu nhập khá cao so với mặt

bằng chung các loại vật nuôi khác nên UBND xã Tân Hà đã hỗ trợ người dân đầu tư chăn nuôi bò thịt cao sản giống Úc và thành lập tổ hợp tác chăn nuôi, mở hướng chăn nuôi chuyên nghiệp nhằm tăng chuỗi giá trị liên kết.

Ông Kiều Văn Thế ở thôn Phúc Thọ 1, Tân Hà cho hay: Năm 2011, ông đã nuôi bò sinh sản, nhưng sau khi đi tìm hiểu về cách chăn nuôi bò ở các hộ làm ăn hiệu quả, ông đã mạnh dạn chuyển sang hướng vỗ béo bò thịt. Từ sự hỗ trợ vốn của Nhà nước, ông trực tiếp xuống Vũng Tàu để chọn giống bò Úc cho bà con và đứng ra thành lập Tổ hợp tác chăn nuôi bò thịt cao sản của địa phương. Theo đó, 33 hộ dân được hỗ trợ vốn đối ứng 10 triệu đồng/con, bên cạnh đó còn được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bảo hiểm nếu con nào bệnh tật hay chết

Chăn nuôi bò thịt sạchGần 40 con bò Úc chăn nuôi theo hướng bò thịt sạch của Tổ hợp tác chăn nuôi bò thịt cao sản của xã Tân Hà, đang rất phát triển tốt, mở ra hướng chăn nuôi mới cho nông dân.

Hành trình tìm kiếm hướng đi và mô hình liên kết…Hơn 10 năm trước, Phong Thúy

đang ở quy mô trang trại, cũng là thời gian phải loay hoay tìm đầu ra và tìm cách nâng cao giá trị nông sản. Ông Nguyễn Hồng Phong - Giám đốc Công ty Phong Thúy, tâm sự: “Lúc ấy, được sang Úc học hỏi kinh nghiệm, tôi nhận ra, nền nông nghiệp của mình có một số điểm “nghẽn”. Khi về, tôi bắt tay vào tìm cách giải quyết các điểm “nghẽn”. Trong đó, có câu chuyện “được mùa mất giá, được giá mất mùa” của người nông dân do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún nói riêng và nền sản xuất nông nghiệp trong tình trạng không ổn định nói chung; đặc biệt, do thiếu sự liên kết tạo thành chuỗi khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ, từ đồng ruộng đến thẳng bếp người tiêu dùng”...

Đến nay, Phong Thúy có 80% nông sản được tiêu thụ tại các siêu thị trong cả nước và 20% tiêu thụ tại các thị trường truyền thống. Nông sản của nông hộ được thu mua theo giá thỏa thuận đặt hàng từ trước. Nếu giá thị trường sụt giảm nhiều so với giá thỏa thuận thì người nông dân chỉ phải chịu giảm giá khoảng 10%; còn nếu giá thị trường tăng cao hơn, doanh nghiệp sẽ hỗ trợ giá thêm cho nông dân, để bảo đảm, những nông hộ tham gia chuỗi liên kết lúc nào cũng được lợi hơn tự sản xuất đại trà… Từ đó, nông sản có giá cả

PHONG THÚY với mô hình liên kếthình thành chuỗi giá trị nông sản

Công ty Sản xuất thương mại nông sản Phong Thúy (Công ty Phong Thúy) mỗi ngày xuất đi hàng chục tấn nông sản đa dạng về chủng loại và kích cỡ được Phong Thúy liên kết với 30 hộ nông dân ở Đức Trọng, Đơn Dương và Đà Lạt với sản lượng tiêu thụ lên tới 4-5 ngàn tấn rau, củ, quả/năm.

ổn định, quyền lợi của người nông dân được bảo đảm, các nông hộ yên tâm sản xuất.

Ông Trần Văn Hương (thị trấn Liên Nghĩa) cho biết: “Liên kết với Phong Thúy 10 năm qua, chúng tôi đã xây dựng được cơ chế sản xuất bền vững. Doanh nghiệp ký kết với nông hộ sản xuất một số loại mặt hàng và đảm bảo giá cả luôn cao hơn 15-20% so với không liên kết. Trên nhãn hàng có chỉ dẫn để có thể truy suất nguồn gốc đến từng nông hộ, đảm bảo chất lượng sản phẩm và trách nhiệm của người nông dân với sản phẩm của mình”...

Thời gian đầu, rau an toàn của Phong Thúy chỉ chiếm khoảng 20% sản lượng, sản xuất theo hợp đồng cũng chiếm 20-30%, nhưng càng ngày càng tăng dần.

Sản lượng tiêu thụ của Phong Thúy cũng theo đó tăng lên và đang ở mức 10 ngàn tấn/năm, trên diện tích 50 ha của công ty và hơn 70 ha liên kết với nông dân.

Phong Thúy thực hiện kế hoạch

sản xuất trước từ 5-6 tháng để luôn chủ động được nguồn hàng và chủng loại. Từ cuối năm 2016, Công ty tiến hành triển khai sản xuất 2 ha rau thủy canh, bởi nhận thấy chất lượng rau thủy canh rất ổn định, được thị trường cao cấp chấp nhận.

Khẳng định vị thế và giữ uy tín thương hiệuTừ năm 2005, Công ty Phong

Thúy đã định hướng sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, giao về các đầu mối theo hợp đồng số lượng, quy cách, chủng loại... Hằng năm, Công ty dành thời gian tìm hiểu, tiếp cận công nghệ của thế giới; quan sát, nắm bắt nhu cầu thị trường tiêu thụ; cùng các nông hộ liên kết đi tham quan, học hỏi ở các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia; hay các nước tiên tiến như Úc, Nhật Bản, châu Âu về những công nghệ mới, kỹ thuật hiện đại áp dụng vào sản xuất tại đơn vị mình...

Phong Thúy là một trong 9 doanh nghiệp của tỉnh Lâm Đồng được công nhận doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao.

Được chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao do Bộ Nông nghiệp - PTNT cấp phải đáp ứng được nhiều tiêu chuẩn khó hơn các tiêu chuẩn VietGap… dựa vào quy mô sản xuất, tỷ trọng đầu tư nghiên cứu phát triển mới trong doanh số, thành tích đạt được và những tiêu chí về xã hội, như tác động môi trường, đời sống người lao động…

Vì vậy, toàn quốc đến cuối năm 2016, chỉ có 25 doanh nghiệp NNCNC, trong đó Lâm Đồng có tới 9 doanh nghiệp. Sở dĩ Lâm Đồng có nhiều doanh nghiệp NNCNC hơn các địa phương khác và đa số là doanh nghiệp sản xuất rau hoa, do dễ áp dụng công nghệ, dễ tiếp cận cái mới hơn các doanh nghiệp sản xuất cây ăn trái hay chăn nuôi...

Hiện, Phong Thúy có hơn 30 loại rau, mỗi loại có nhiều dòng sản phẩm khác nhau, tập trung lại có hơn 80 mã hàng hóa, với trên 70% sản lượng rau đến siêu thị, nhà hàng ở TP Hồ Chí Minh, các tỉnh Đông Nam bộ; khoảng 10-15% xuất khẩu và phần còn lại bán ra thị trường truyền thống. Nguồn giống của Phong Thúy được bảo đảm với giống thuần do Công ty tự sản xuất, giống rau củ có nguồn cung từ trong nước, các giống rau lai hoặc rau cao cấp hầu như nhập khẩu và chiếm tới 70%.

Hơn 120 ha của Công ty Phong Thúy đều áp dụng phương thức tưới tự động theo 2 dạng công nghệ tưới nhỏ giọt và tưới phun sương. Phong Thúy cũng bắt đầu áp dụng công nghệ tưới thông minh của các nước châu Âu và Nhật, trên diện tích 2.000 m2 - máy điều khiển hoạt động theo lệnh được cài sẵn, tự cân đối các loại chất dinh dưỡng cho cây trồng, đưa dữ liệu về trung tâm để theo dõi…

Liên kết hình thành chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm đang là hướng đi bền vững trong sản xuất nông nghiệp an toàn hiện nay, đảm bảo chất lượng nông sản đến tay người tiêu dùng, ổn định giá trị nông sản, đồng thời xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. Đây cũng là yếu tố tiên quyết để người nông dân chuyên tâm phát triển sản xuất theo hướng bền vững. Tuy nhiên, mô hình này cũng cần sự quan tâm của nhà nước trong việc tạo cầu nối giữa nông dân và doanh nghiệp, cũng như tạo thuận lợi trong các thủ tục hành chính để xây dựng thương hiệu nông sản, hỗ trợ vốn phát triển sản xuất.

LÊ HOA

Tổng thu ngân sáchđạt 43%

Hết tháng 5, tổng thu NSNN trên địa bàn toàn

tỉnh Lâm Đồng được 2.513 tỷ đồng, đạt 43% dự toán địa phương, tăng 42% so

với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các khoản do

ngành thuế quản lý đạt hơn 2.256 tỷ đồng, bằng 44%

kế hoạch, tăng 41% so với cùng kỳ. Trong các khoản

thu thành phần, lệ phí môn bài đã thu vượt kế hoạch

107%, nhưng thuế sử dụng đất phi nông nghiệp rất thấp

mới đạt 15%. Đa số các địa phương có tiến độ thu phù hợp; tuy

nhiên, một số địa phương có tiến độ thu đuối hơn, như:

Bảo Lộc đạt 33%, Cát Tiên 36% và Đạ Tẻh 37%. Với tiến độ thu bình quân như hiện nay, tổng NSNN trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có

thể bảo đảm đạt 50% số thu vào cuối tháng 6.

P.L.H

Trong vườn rau thủy canh của Công ty Phong Thúy. Ảnh: L.Hoa

đều được cấp lại con mới. Ông Thế chia sẻ: So với nuôi bò

sinh sản thì nuôi vỗ béo bò thịt lời và nhanh thu lại vốn. Sau khi mua bò Úc về, hàng ngày mỗi con bò được cung cấp khoảng 20 kg cỏ và uống nước sạch pha với muối, cán bộ thú y của xã theo dõi, khâu vệ sinh chuồng trại

được chú trọng và được cách ly, tiêm phòng dịch bệnh, tẩy giun, sán… nên đàn bò của gia đình phát triển khá tốt, 2 con bò Úc mới mua về đã sinh ra được 2 con bê con.

Hiện nay, tổ hợp tác duy trì được 40 con bò đang thời kỳ sinh sản tốt và sản xuất thịt bò “sạch” là hướng

đi chính. Ông Thế cho biết: “Là Tổ trưởng Tổ hợp tác bò thịt cao sản, tôi hướng người chăn nuôi theo tiêu chuẩn thịt bò sạch và tôi đang làm thủ tục để được cấp giấy chứng nhận. Trong những năm qua, số lượng bò thịt của người dân chủ yếu bán lại cho các chủ lò mổ ở trên địa bàn huyện. Khi được cấp giấy chứng nhận bò sạch, thì thịt bò của Tổ hợp tác sẽ được bán ở các thị trường như siêu thị, cửa hàng và có nguồn gốc thịt rõ ràng để nâng cao giá trị cho sản phẩm thịt bò địa phương”.

Ông Đỗ Văn Minh, Chủ tịch UBND xã Tân Hà cho biết thêm, nhờ các nguồn vốn hỗ trợ, UBND xã chủ động thành lập Tổ hợp tác Chăn nuôi bò thịt cao sản Tân Hà nhằm cải tạo đàn bò cỏ địa phương. Hiện nay, tổng đàn bò thịt trên địa bàn xã vào khoảng 313 con, trong thời gian tới sẽ tiếp tục nhân rộng, đàn bò thịt cao sản và đây là hướng đi đúng để bà con yên tâm mở rộng qui mô chăn nuôi.

HOÀNG YÊN

Chăn nuôi bò thịt sạch là hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân Tân Hà. Ảnh: H.Y

Chủ động ôn tậpĐây là năm thứ 3 kỳ thi THPT quốc gia diễn

ra 2 trong 1 - vừa để xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng. Ngay từ đầu năm học 2016 - 2017, ngành Giáo dục - đào tạo (GDĐT) Lâm Đồng đã chủ động các phương án và chỉ đạo các trường THPT trên địa bàn tỉnh lên kế hoạch cụ thể để củng cố kiến thức cho học sinh. Ngoài việc dạy chương trình chính khóa, Sở GDĐT chỉ đạo các trường dạy đến đâu, chốt chương trình đến đó, kết hợp tổ chức ôn tập cho học sinh lớp 12 phù hợp với từng trường, từng nhóm đối tượng học sinh. Sau khi kết thúc năm học theo kế hoạch, việc ôn tập của học sinh được thực hiện theo hướng tăng cường thời gian dành cho học sinh tự học. Việc ôn tập tập trung vào những yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục lớp 12 cấp THPT, quan tâm giúp học sinh nâng cao các mức độ thông hiểu và vận dụng kiến thức theo 4 mức độ yêu cầu: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.

“Chính từ việc chủ động ôn tập ngay từ đầu năm học nên học sinh không quá bỡ ngỡ với những thay đổi của kỳ thi THPT quốc gia năm nay, mà ngược lại, việc đưa ra 2 tổ hợp môn thi để học sinh chọn, ngoài 3 môn thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ, đã giúp các em tập trung cho từng môn học và định hướng ngành nghề xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng” - thầy Nguyễn Văn Trai - Hiệu trưởng Trường THCS&THPT Tây Sơn chia sẻ.

Ngoài việc ôn tập theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, Sở GDĐT chỉ đạo các trường THPT nghiên cứu và giúp học sinh làm quen với các bộ đề thi minh họa của Bộ GDĐT cũng như đề minh họa của Sở GDĐT trong quá trình dạy học và ôn luyện cho kỳ thi THPT quốc gia 2017.

Nhất là đối với một số môn khoa học xã hội và nhân văn như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí và Giáo dục công dân, việc ôn tập theo hướng mở nhằm phát triển tư duy tổng hợp, qua đó, hạn chế việc học sinh chỉ ghi nhớ máy móc mà không nắm vững kiến thức, kỹ năng môn học.

KỲ THI THPT QUỐC GIA 2017:

“Tăng tốc” ôn tập cho học sinh lớp 12Còn hơn 10 ngày nữa kỳ thi THPT quốc gia 2017 sẽ chính thức bắt đầu. Kỳ thi năm nay sớm hơn những năm trước gần nửa tháng. Đây là giai đoạn “nước rút” trong công tác ôn tập, giúp học sinh hệ thống lại kiến thức đã học cũng như rèn luyện kỹ năng làm bài và chuẩn bị tâm lý để các em tự tin trong kỳ thi sắp tới.

Linh động tổ chức thi thửĐể giúp học sinh làm quen với cách làm bài

cũng như quy trình trong kỳ thi sắp tới, ngoài đợt kiểm tra học kỳ 2 năm học 2016 - 2017 được tiến hành như thi THPT quốc gia, trong tháng 5 vừa qua, Sở GDĐT đã tổ chức kỳ thi thử với nội dung thi, hình thức thi và quy trình thi theo đúng hướng dẫn trong quy chế thi của Bộ GDĐT. Qua kết quả kỳ thi thử, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT đạt 92,33%. Theo thầy Nguyễn Quốc Túy - Trưởng Phòng Giáo dục Trung học (Sở GDĐT), kết quả này tuy chưa phản ánh đúng năng lực học sinh nhưng mục tiêu là để các em không chủ quan trong kỳ thi sắp tới cũng như tập huấn cho cả giáo viên và học sinh quy trình thi THPT quốc gia.

“Sau kỳ thi thử của Sở GDĐT, các trường THPT trên địa bàn tỉnh tổng hợp kết quả để đề ra từng nội dung ôn tập phù hợp với từng đối tượng học sinh; đồng thời, linh động tổ chức thi thử cấp trường theo năng lực học sinh. Có trường tổ chức thi thử nhiều lần, một số trường tổ chức thi thử từng môn, từng phần, chủ yếu là các môn thi tổ hợp như khoa học tự nhiên và khoa học xã hội để học sinh và giáo viên làm quen với quy chế thi. Đặc biệt, đối với môn Giáo dục công dân năm đầu tiên có mặt tại kỳ thi THPT quốc gia, việc ra đề, trộn đề mới đầu gặp một số khó khăn vì giáo viên chưa quen với cách ra đề. Nhưng qua tập huấn, đa số giáo viên đã nắm được cách thức, học sinh

cũng hào hứng với môn học này. Kết quả kỳ thi thử vừa rồi, môn Giáo dục công dân đạt điểm khá tốt” - thầy Túy cho biết.

“Cũng trong thời gian này, Sở GDĐT đã tiến hành kiểm tra thực tế công tác ôn tập thi THPT quốc gia 2017 tại một số trường THPT vùng khó khăn có kết quả thi chưa cao như ở Đam Rông, Lâm Hà. Từ đó, có những chỉ đạo để các trường có hướng ôn tập phù hợp theo năng lực học sinh. Bên cạnh việc hệ thống lại kiến thức thì chuẩn bị tâm lý để học sinh tự tin bước vào kỳ thi là việc làm rất quan trọng”, thầy Túy cho biết thêm.

TUẤN HƯƠNG

Lịch thi THPT quốc gia năm 2017:

Ngày 21/6/2017: Chiều: 14 giờ: Thí sinh đến phòng thi, làm thủ tục dự thi, đính chính sai sót (nếu có); Phổ biến Quy chế thi, Lịch thi.

Ngày 22/6/2017: Sáng: Ngữ văn - Chiều: Toán.

Ngày 23/6/2017: Sáng: Bài thi KHTN (Vật lí, Hóa học, Sinh học) - Chiều: Ngoại ngữ.

Ngày 24/6/2017: Sáng: Bài thi KHXH (Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân) - Chiều: Dự phòng.

Các trường đang tích cực ôn tập cho học sinh lớp 12 chuẩn bị bước vào kỳ thi THPT quốc gia 2017. Ảnh: T.Hương

Di Linh khởi công nhà nhân ái cho đoàn viên

Nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch trên sông Đạ Đờn, Sở VH-TT-DL Lâm Đồng vừa phối hợp liên ngành cùng

Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Sở LĐ-TB-XH, Sở Y tế, Cảnh sát PCCC, UBND huyện Lâm Hà tiến hành thẩm

định hoạt động tổ chức và kinh doanh du lịch mạo hiểm trên sông Đạ Đờn.

Tất cả điều kiện phục vụ cho một cuộc du lịch mạo hiểm đã được tiến hành

kiểm tra, thẩm định trên thực địa như: lộ trình trên sông, cơ sở vật chất kỹ thuật

vượt sông, chất lượng trang thiết bị bảo hiểm, bảo hộ cho du khách, kỹ năng của

hướng dẫn viên du lịch, y tế... Cụ thể, đoàn đã khảo sát thực tế, nắm luồng lạch, mực nước trên sông đoạn từ cầu Đạ Đờn dọc theo chiều dài dòng sông 12 km với

các hoạt động vượt thác, chèo thuyền, bơi trên sông...

Sau khi kiểm tra thẩm định kỹ lưỡng trên thực địa hoạt động du lịch mạo

hiểm, Sở VH-TT-DL sẽ có cơ sở tiến hành cấp phép hoạt động cho các đơn vị

kinh doanh du lịch thể thao mạo hiểm trên dòng sông này.

QUỲNH UYỂN

SỞ VH-TT-DL:Thẩm định hoạt động du lịch mạo hiểm chèo thuyền vượt thác trên sông Đạ Đờn

Đức Trọng phát động Tháng hành động vì trẻ em

Ngày 8/6, tại Trường THCS Lê Hồng Phong, với chủ đề “Triển khai Luật trẻ

em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em”, Tháng hành động vì trẻ em và khai

mạc hè 2017 đã chính thức được Ban chỉ đạo hè huyện Đức Trọng phát động với

sự tham gia của đông đảo các em học sinh đến từ các trường trong huyện.

Theo đó, nhiều hoạt động hè sôi nổi, thiết thực sẽ được diễn ra xuyên suốt

trong mùa hè năm nay như: Tổ chức các sân chơi cho trẻ em tại khu vực công

cộng; tổ chức các lớp kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, trang bị các kỹ năng an toàn trong môi trường nước, an

toàn khi tham gia giao thông, kỹ năng cứu hộ và sơ cứu trẻ em bị tai nạn, thương

tích; tổ chức việc bàn giao, tiếp nhận và quản lý trẻ em về sinh hoạt hè tại xã, thị trấn, cộng đồng dân cư; tổ chức các hoạt

động vui chơi, giải trí để trẻ em có kỳ nghỉ hè an toàn, lành mạnh...

Dịp này Ban chỉ đạo hè huyện Đức Trọng đã trao 16 suất học bổng cho 16 em

học sinh vượt khó học giỏi, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng.

THY VŨ

Nhiệm kỳ 2014 - 2017 đánh dấu sự trưởng thành của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường cao đẳng Nghề Đà Lạt. Công tác Đoàn và phong trào thanh niên có sự phát triển rõ nét, vững mạnh về tổ chức và hoạt động ổn định, nề nếp, có chiều sâu tạo phong trào thi đua sôi nổi trong ĐVTN. Đoàn trường đã thự hiện tốt vai trò là một trong những tổ chức chính trị vững mạnh đoàn kết tập thanh niên - HSSV, thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo. Với gần 1000 ĐVTN cho thấy số lượng nười trẻ tuổi chọn học nghề đã không ngừng tăng lên, phong trào Đoàn đã góp phần làm cho HSSV hiểu rằng đại học không phải là con đường duy nhất để vào đời, lập nghiệp.

Trong 2 năm qua, các hoạt động tuổi trẻ được Đoàn trường cụ thể hóa một cách sáng

tạo. Xác định việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là nội dung quan trọng của công tác Đoàn và phong trào HSSV, Đoàn trường đã tổ chức nhiều hoạt động với những hình thức hấp dẫn như: chiếc các bộ phim về Bác, sân khấu hóa các nội dung học tập và làm theo lời Bác; thi tiểu phẩm về tấm gương đạo đức Bác Hồ vào các buổi chào cờ đầu tháng, tạo thành hoạt động sôi nổi. Phong trào sáng tạo trong công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học tiến bộ rõ rệt. Đã có hơn 10 đề tài nghiên cứu khoa học của cán bộ, giáo viên trẻ được nghiệm thu. Việc thi đua dạy tốt, học tốt diễn ra sôi nổi với hàng chục giải thưởng kỳ thi tay nghề cấp quốc gia, khu vực ASEAN.

Các hoạt động tình nguyện vì cuộc sống

cộng đồng được triển khai sâu rộng tạo môi trường cho HSSV rèn kỹ năng, chung sức vì cộng đồng.

Đồng hành với HSSV trong học tập, Đoàn trường đã đẩy mạnh phong trào học tập vì ngày mai lập nghiệp với các hoạt động hội thảo, hội thi tay nghề mang chủ đề “Kỹ năng nghề tương lai của chúng ta”; phối hợp tư vấn hướng nghiệp, đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ, học sinh phổ thông. Toàn trường có 947 ĐVTN sinh hoạt ở 51 chi đoàn, 23 giáo viên trẻ; trong nhiệm kỳ 6 đoàn viên ưu tú đã được kết nạp Đảng.

Đại hội đã diễn ra trọng thể với sự tham dự của 120 đoàn viên ưu tú và bầu ra BCH 15 ủy viên tiếp tục dẫn dắt phong trào phát triển trong nhiệm kỳ mới 2017 - 2019.

QUỲNH UYỂN

Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường cao đẳng Nghề Đà Lạt nhiệm kỳ 2017 - 2019

4 THỨ SÁU 9 - 6 - 2017 VĂN HÓA - XÃ HỘI

Tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Di Linh, Ban chỉ đạo hoạt động hè

huyện Di Linh năm 2017 và Đội TNTP Hồ Chí Minh huyện Di Linh vừa mở Triển

lãm tranh, với chủ đề “Hãy lên tiếng”. Triển lãm trưng bày gần 40 bức tranh

khổ nhỏ được vẽ bởi các em đội viên thuộc các liên đội đến từ các trường tiểu

học và THCS trên địa bàn huyện Di Linh. Nội dung các bức tranh đề cập đến việc phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em. Theo Ban tổ chức Triển lãm, thông

qua các bức tranh, các em muốn gửi một thông điệp đến người xem, hãy lên tiếng

bảo vệ trẻ em, tạo cho trẻ em một môi trường lành mạnh, chống bạo hành và bị

xâm phạm tình dục.TRỊNH CHU

Di Linh: Triển lãm tranh trẻ em

Với những hàng rào, cây gỗ, những ngôi nhà và đóa tường vi... được đắp nổi bằng đất sét, những bức tranh phong cảnh trở nên sống

động và chân thật hơn bao giờ hết. Với chị Huỳnh Hoàng Vân - người phụ nữ được biết đến là người xây dựng nên thương hiệu hoa đất sét Đà Lạt - sáng tạo không ngừng là một trong những tiêu chí quan trọng. Thế nên, sau gần 10 năm mang nghề này về thành phố hoa và thành công với nó, khi những cánh hoa, chậu cây tinh xảo làm từ đất sét đã đạt đến độ hoàn hảo và được khắp nơi biết đến, thì khát khao của chị là phải nâng sản phẩm của mình lên một tầm cao mới. Khi đó, sản phẩm sẽ trở thành tác phẩm, giá trị được nâng tầm nhưng vẫn đảm bảo được tính nghệ thuật. Những bức tranh 3D ra đời, với những chi tiết làm từ đất sét - chính là nơi để Hoàng Vân thỏa đam mê và sức sáng tạo của mình.

Có ý tưởng làm tranh đất sét ngay từ những ngày đầu khởi nghiệp, nhưng mãi đến năm 2016, Vân mới có đủ điều kiện và khả năng để tập trung vào dòng sản phẩm cao cấp này. Với tình yêu dành cho phố hoa - nơi mình sinh ra và lớn lên, Hoàng Vân dường như mang cả Đà Lạt vào tranh, khi tranh đất sét của chị chủ yếu tái hiện lại hình ảnh của Đà Lạt. Thế nên, ngay cả khi sản phẩm hướng đến thị trường châu Âu thì chị vẫn muốn đặt Đà Lạt của mình vào trong những bức tranh đó, với những loại hoa đặc trưng.

Mỗi bức tranh với mỗi cái tên đều chứa đựng một câu chuyện và ý nghĩa riêng của nó. Ở tranh đất sét của Hoàng Vân, với “Chốn bình yên”, “Ngày của nắng” hay “Rạng rỡ

Hoa Đà Lạt “nở” trên tranh đất sétMột Đà Lạt bình yên, thơ mộng, trong lành được hiện lên trên những bức tranh làm từ đất sét. Ở đó, tình yêu hoa, tình yêu Đà Lạt cùng niềm đam mê với đất sét dường như đã được hòa trộn lại, truyền cảm hứng để con người tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

một mùa xuân”,..., người xem bắt gặp một Đà Lạt bình an, trong lành với những căn nhà gỗ trong rừng thông, với những hàng rào mọc đầy hoa hồng dại hay cẩm tú cầu, For get me not - những loại hoa mọc hoang sơ, tự nhiên. Những nơi càng không có bàn tay chăm sóc của con người thì hoa càng nở nhiều, càng đẹp và lộng lẫy. Chị hiểu những tập tính đó của hoa và giữ nguyên vẹn khi đưa hoa lên tranh vẽ.

Để tạo ra những bức tranh 3D bằng đất sét độc đáo, chị Hoàng Vân kết hợp cùng họa sĩ lên ý tưởng và đưa ra phác thảo ban đầu. Họa sĩ hoàn thành bức tranh và đắp đất sét vào những chi tiết cần thiết để tạo bề nổi. Sau đó,

chị sẽ là người trực tiếp “đi” chi tiết hoa lên tranh. ““Đi” hoa không chỉ đơn giản là gắn hoa lên tranh vẽ, mà là đưa vào mỗi bức tranh một câu chuyện. Mỗi bức tranh là duy nhất và là tác phẩm mang tính sáng tạo nên điều quan trọng nhất là phải làm sao truyền được cái “hồn” Đà Lạt vào trong đó.” - chị Vân chia sẻ.

Được làm hoàn toàn bằng tay, thế nên mỗi bức tranh là tổng hợp sự lao động và sáng tạo của nhiều người.

Anh Huỳnh Sơn Lâm, họa sĩ, cũng là người

đã sống ở Đà Lạt hơn 22 năm và đã hơn một năm nay gắn bó với chị Hoàng Vân, với Hoa đất Đà Lạt, hiểu rõ những thử thách để tạo ra dòng tranh này. “Thông thường, mỗi tác phẩm nghệ thuật chỉ cần một người duy nhất lên ý tưởng rồi vẽ, nhưng khi kết hợp với hoa đất sét thì hai bên bắt buộc phải thống nhất và đồng điệu về ý tưởng, kết hợp chặt chẽ về bố cục, về cách dựng hình thì khi “đi” hoa lên tranh mới hòa hợp được.” - anh Lâm cho hay.

Ở dòng tranh này, các chi tiết chìm nổi đan xen lẫn nhau. Tranh mang phong cách, màu sắc, cảm xúc, dáng dấp châu Âu để hướng đến thị trường châu Âu, nhưng nó mang đặc tính khá rõ của Đà Lạt. Những chi tiết nhỏ nhất như lá thông cũng được chị Vân và cộng sự tỉ mẩn se bằng tay hoàn toàn, những căn nhà nhỏ dưới tán thông trong những khu rừng, với hoa dại leo lên những hàng rào gỗ,… chị Vân nói muốn giới thiệu đến người xem tranh một Đà Lạt đơn giản, mộc mạc, không cầu kỳ nhưng tinh tế, sang trọng, ngang tầm quốc tế chứ không phải là những bức tranh trưng bày tầm thường.

Theo chị Vân, để làm ra một bức tranh đất sét tốn nhiều công của nhiều người, từ lúc lên ý tưởng, thiết kế, gia công đến “đi” hoa để hoàn thành tác phẩm. Nhưng tất cả được làm từ niềm đam mê cái đẹp nên mỗi tác phẩm ra đời là niềm hạnh phúc của cả tập thể Hoa đất sét Đà Lạt. Sau một năm tung ra thị trường, dòng tranh độc đáo của chị Vân đã gây được tiếng vang lớn. Tới thời điểm hiện tại, tác phẩm của Hoa đất sét Đà Lạt đã có hơn 200 bức tranh lớn nhỏ xuất sang Nam Phi, Nhật, Úc, Pháp,... Cuối tháng 6 này, 35 bức tranh hoa đất sét cũng chuẩn bị được đưa sang Canada. Một Đà Lạt trong lành, sang trọng qua những đôi bàn tay của những người Đà Lạt tài hoa - lại tiếp tục được giới thiệu tới nhiều người trên thế giới.

VIỆT QUỲNH

Với tình yêu dành cho phố hoa, Hoàng Vân dường như mang cả Đà Lạt vào tranh. Ảnh: V.Quỳnh

Di Linh kỷ niệm 76 năm Ngày truyền thống Người cao tuổi

Nhân kỷ niệm 76 năm Ngày truyền thống Người cao tuổi (6/6/1941 -

6/6/2017), tại xã Hòa Bắc, Hội Người cao tuổi huyện Di Linh đã tổ chức Liên hoan

Văn nghệ và Thể dục dưỡng sinh. Gần 200 người cao tuổi, đại diện cho 16 CLB

Văn nghệ và CLB Thể dục dưỡng sinh của các xã, thị trấn trong huyện, đã tham

gia Liên hoan.Tại Liên hoan, nhiều tiết mục múa,

hát và những bài thể dục dưỡng sinh đã được các cụ ông, cụ bà biểu diễn khá đặc sắc, thu hút sự chú ý và động viên, cổ vũ của các vị đại biểu, các cổ động viên và

người xem. XL

Tổ hợp tác Lộc Phát (Phú Hội) là một trong những điển hình trong phong trào tham gia xây dựng nông thôn

mới tại Đức Trọng. Được thành lập từ năm 2010, các thành viên trong tổ không chỉ liên kết sản xuất, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm mà từ đó đến nay, mỗi một thành viên cũng tích cực tham gia các hoạt động tại địa phương.

Các thành viên của tổ cũng luôn đi đầu trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường nơi cư trú, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang… hay đứng ra kéo điện 3 pha vào xóm; năm 2016 đứng ra kêu gọi bà con trong tổ đóng góp tiền cùng với Nhà nước làm đường dẫn vào xóm, đóng tiền kéo điện thắp sáng đường xóm… cũng được các thành viên trong tổ hợp tác đồng thuận nhất trí cao.

Những năm gần đây, gắn với chương trình tái cơ cấu nông nghiệp, huyện Đức Trọng đã tập trung chỉ đạo xây dựng các hình thức liên kết hợp tác, tổ chức các hội chợ hàng nông nghiệp, các buổi gặp gỡ nông dân, các HTX, THT với các doanh nghiệp nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản, đảm bảo sản xuất theo hướng bền vững, hiệu quả. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp về nông thôn, tham gia xây dựng NTM.

Phát huy vai trò của tổ hợp tác, hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới

Huấn luyện chuyên môn, kỹ thuật và trọng tài Taekwondo

Tại thành phố Bảo Lộc, Liên đoàn Taekwondo tỉnh Lâm Đồng vừa tổ chức

Lớp tập huấn chuyên môn, kỹ thuật và trọng tài Taekwondo cho gần 80 huấn

luyện viên, hướng dẫn viên võ thuật Taekwondo của các huyện, thành phố

trong tỉnh. Trong thời gian 2 ngày tập huấn, các

huấn luyện viên, hướng dẫn viên võ thuật Taekwondo được tiếp cận, cập nhật và trang bị thêm kiến thức của quốc tế về

những quy định, luật thi đấu và phương pháp huấn luyện mới bổ sung của môn võ

thuật Taekwondo. XUÂN LONG

Trong quá trình xây dựng NTM, các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) trên địa bàn huyện Đức Trọng không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao thu nhập cho nông dân, mà còn góp phần làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn trong thời kỳ hội nhập.

xuất - kinh doanh đóng góp một phần không nhỏ cho ngân sách Nhà nước.

Có thể khẳng định, các HTX, THT trên địa bàn đã và đang từng bước phát huy được vai trò tập hợp, vận động, thay đổi tư duy, cách làm cho bà con nông dân địa phương; ứng dụng có hiệu quả tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất, tích cực tìm kiếm thị trường đầu ra, tiêu thụ sản phẩm cho thành viên và nông dân. THY VŨ

Tính đến cuối năm 2016, huyện có 26 HTX và 1 chi nhánh HTX. Trong đó, có 9 HTX hoạt động tốt, 5 HTX hoạt động khá, 7 HTX trung bình, 4 HTX tạm ngưng hoạt động và chỉ có 1 HTX yếu kém. Doanh thu bình quân của HTX đạt 739 triệu đồng/năm; lợi nhuận bình quân của HTX đạt 378 triệu đồng/năm. Cùng đó, có 20 tổ hợp tác đang hoạt động. Trong đó, có 14 THT hoạt động tốt, 4 THT đạt loại khá, 2 THT đạt trung bình và không có THT yếu kém và ngưng hoạt động. Doanh thu của tổ hợp tác đạt 1,3 tỷ đồng/năm; lợi nhuận bình quân của tổ hợp tác đạt 497 triệu đồng/năm.

Qua triển khai thực hiện các mô hình liên kết sản xuất, xuất hiện các HTX, THT làm ăn có hiệu quả như: THT Hương Sắc - Đà Lạt; HTX Tiến Huy, HTX Nam Sơn, Công ty TNHH sản xuất và thương mại Phong Thúy, Công ty Hoa Mặt Trời…

Trên một số lĩnh vực, HTX, THT trên địa bàn huyện đã mở rộng sản xuất, tạo thêm nhiều ngành nghề, phát triển kinh doanh tổng hợp, đầu tư trang thiết bị để nâng cao năng lực sản

Thành viên tổ hợp tác Lộc Phát đang chăm sóc trang trại nấm bào ngư. Ảnh: T.Vũ

5 THỨ SÁU 9 - 6 - 2017VĂN HÓA - XÃ HỘI

6 THỨ SÁU 9 - 6 - 2017 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Tính đến nay, ông Bùi Văn Hùng (45 tuổi) đã có 7 năm làm Chủ tịch UBMTTQ

Việt Nam xã Quảng Trị. Ông tự nhận mình là người có năng khiếu cho công việc này. Bởi lẽ, khả năng ăn nói, thuyết phục của ông khá tốt. Ông chia sẻ: “Có lẽ, tôi có năng khiếu trong công tác tuyên truyền, vận động và giáo dục thế hệ trẻ nên khi nói được nhiều người nghe, nhiều người chú ý. Ngoài năng khiếu khéo ăn nói thì sự gần dân, sát dân cũng đã giúp công việc đạt hiệu quả tốt hơn. Gần đây nhất khi thôn 5 bắt đầu làm đường thì tôi thường lui tới thôn, “giả vờ” vào nhà dân uống nước để thăm dò tâm tư, tình cảm, lắng nghe những chia sẻ của dân. Nhờ đó, những gút mắc của người dân trong việc làm đường được giải quyết kịp thời. Hay như khi về thôn 1, tôi được nghe dân phản ánh về những bất cập nếu bắt buộc 100% các hộ dân trồng hàng rào cây xanh trước nhà trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Sau khi xem xét những phản ánh này là phù hợp, tôi đã đề nghị UBND xã điều chỉnh”.

Xã Quảng Trị có 7 thôn, ngoài những cán bộ Mặt trận làm việc trực tiếp tại thôn, ông Hùng vẫn thường xuyên lui tới các thôn trong các cuộc họp, các buổi vận động, tuyên truyền. Những công việc vẫn có thể gọi thành tên, thành lời nhưng để triển khai vào thực tế thì là điều không dễ với hàng núi việc không tên. Bởi thế, theo chia sẻ của ông Hùng, công việc của những người làm công tác Mặt trận như ông luôn phải đối mặt với nhiều áp lực nặng nề. Nhất là khi triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, công việc còn nhiều hơn gấp bội, từ việc tuyên truyền, vận động cho bà con hiểu đến việc cùng làm, cùng giám sát với người dân khi triển khai các công trình.

Người cán bộ ôm “núi việc” không tênGần 20 năm công tác tại xã Quảng Trị (huyện Đạ Tẻh) với chức danh Bí thư Đoàn xã rồi Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã, ông Bùi Văn Hùng đã trải qua trăm ngàn công việc “không tên” ở cấp thôn, cấp xã. Ông tự hào khi nắm tường tận hoàn cảnh, số lượng thành viên của từng gia đình trong xã. Ông bảo phải gần dân, sát dân thì công việc của một cán bộ Mặt trận như ông mới thuận lợi, trơn tru.

Tất cả đều đòi hỏi người cán bộ Mặt trận phải tiên phong. Nhà ai làm chuồng hoặc buộc trâu, bò trước nhà, cán bộ Mặt trận cũng phải đến nhắc nhở, vận động họ để đảm bảo cảnh quan và môi trường. Con em nào chạy xe máy không chịu đội mũ bảo hiểm, cán bộ Mặt trận cũng gọi đến răn đe, nhắc nhở. Họ còn đến từng nhà để vận động bà con đăng ký thực hiện khu dân cư trật tự an toàn giao thông, thực hiện hương ước khu dân cư.

Khi được hỏi làm nhiều việc “bao đồng” như thế, không sợ mất lòng với bà con lối xóm sao, ông Hùng thẳng thắn: “Mình nói không riêng cho gia đình mình mà nói cho cái chung của cả cộng đồng dân cư thì không có gì phải lo ngại và dân cũng hiểu được điều đó nên chấp hành rất tốt”.

Chính sự thẳng thắn của mình mà vài năm trở lại đây, ông Hùng còn được giao trọng trách “chấm công” cho cán bộ, công chức khối Đảng, đoàn thể gồm 7 người; trong đó, có cả Bí thư Đảng ủy xã, Chủ tịch UBND xã... Ông Hùng cho biết: “Đây là cách thực hiện Quy chế hoạt động của xã Quảng Trị. Khi được phân công nhiệm vụ, tôi đã lập sổ theo dõi, chấm công thời gian làm việc của những cán bộ công chức khối Đảng, đoàn thể. Việc theo dõi, chấm công này được thực hiện hàng tuần. Ai đi đâu, làm gì đều được “theo dõi” và ghi sổ để xem thời gian làm việc có đảm bảo, vắng mặt khỏi cơ quan có lý do hay không. Tất cả đều được ghi sổ như nhau kể cả Bí thư hay Chủ tịch. Đây là cơ sở để đánh giá, xếp loại công chức hàng tháng, hàng quý và cuối năm. Từ khi thực hiện việc theo dõi này thì hiệu quả công tác của cán bộ công chức được nâng cao, không còn tình trạng cán bộ, công chức bỏ nhiệm sở để làm việc riêng trong giờ hành chính. Sở dĩ tôi

được giao công việc này nhiều năm nay là vì mình là con người khá nghiêm khắc và thẳng thắn, không bao che cho bất cứ ai”.

Ngoài giờ hành chính 8 tiếng mỗi ngày như những cán bộ công chức khác, ông Hùng còn dành thời gian buổi tối để đến nhà dân, đến các cuộc họp chi bộ, họp thôn. Thứ bảy, chủ nhật, nếu có nhiều công việc như chuẩn bị báo cáo họp hành hoặc tiếp xúc cử tri, ông Hùng đều đến cơ quan để làm thêm giờ. Ông Trần Viết Dũng, Phó Chủ tịch UBMTTQVN huyện Đạ Tẻh, chia sẻ: Anh Hùng là một trong những cán bộ Mặt trận trẻ tuổi và tham gia công tác được hơn 5 năm nhưng làm khá tốt. Trong các phong trào như xây dựng nông thôn mới, xây dựng khu dân cư văn hóa kiểu mẫu đều được thực hiện rất tốt và đều đứng nhất, nhì huyện. Nhờ đó, hiện tại các khu dân cư của xã Quảng Trị rất bình yên và xanh, sạch, đẹp. Sự thành công đó có sự góp sức rất lớn của những người làm công tác mặt trận, trong đó có anh Hùng”.

ĐÔNG ANH

Ông Bùi Văn Hùng khoe bảng chấm công cán bộ, công chức được ông thực hiện nghiêm túc và thẳng thắn. Ảnh: Đông Anh

DI LINH: Tai nạn giao thông tiếp tục tăng

Theo UBND huyện Di Linh, trong tháng 5, trên địa bàn huyện Di Linh không để xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng nào, nhưng tính 5 tháng đầu năm 2017 đã xảy ra 10 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, tăng 5 vụ; làm chết 7 người, tăng 4 người và bị thương 8 người, tăng 5 người so cùng kỳ này năm ngoái. Phần lớn các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra trên Quốc lộ 20. Nguyên nhân chủ yếu là do lỗi chủ quan của người điều khiển các phương tiện giao thông. Được biết, hiện toàn tuyến QL 20 - đoạn qua Di Linh đã được nâng cấp, sửa chữa đi lại êm thuận, song một “nghịch lý” khác lại xảy ra tai nạn giao thông trên tuyến tăng cao.

XUÂN LONG

Tập huấn chính sách thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai

Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng vừa tổ chức 2 hội nghị tập huấn chính sách thuế và việc luân chuyển hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai tại TP Đà Lạt và TP Bảo Lộc. Tham dự có lãnh đạo và công chức các phòng nghiệp vụ của Cục Thuế, Chi cục Thuế các huyện, thành phố; lãnh đạo và công chức các phòng liên quan và Văn phòng Đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; Phòng Tài nguyên môi trường và Văn phòng đăng ký đất đai của các huyện, thành phố; đại diện các phòng công chứng, văn phòng công chứng…

Hội nghị triển khai các nội dung về Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất; Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; Nghị định số 135/2016/NĐ-CP ngày 9/9/2016 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; một số nội dung khác liên quan đến thuế thu nhập cá nhân…

Các thành viên tham dự hội nghị cũng được hướng dẫn một số quy trình luân chuyển hồ sơ liên quan về đất đai, gồm: giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất; chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế QSDĐ gắn với tài sản trên đất; cấp, đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hướng dẫn các mẫu tờ khai, các mẫu thông báo nghĩa vụ tài chính; trao đổi, xử lý các vướng mắc trong quá trình triển khai các chính sách về đất đai… PHẠM LÊ

BẢO LÂM: Đặt thùng chứa rác tại một số trục đường chính

Huyện Bảo Lâm vừa được Sở Tài nguyên - Môi trường và Công ty Nhôm Lâm Đồng hỗ trợ 20 thùng chứa rác để thu gom rác trên một số trục đường chính, nơi có đông dân cư, tại các xã Lộc Bảo, Lộc Bắc, Lộc Phú, B’Lá và thị trấn Lộc Thắng.

Những thùng chứa rác nói trên được đúc bằng bê tông, hình trụ tròn, đường kính 1 mét và chiều cao hơn 1 mét, được đặt ở vị trí cố định để người dân bỏ rác tạm thời trong lúc chờ xe rác của Công ty Quản lý và khai thác công trình công cộng huyện thu gom. Ngoài ra, huyện Bảo Lâm còn lắp đặt một số cụm pano tuyên truyền, cổ động trực quan về vệ sinh môi trường.

XL

UBND huyện Lâm Hà nhận định, tình hình vi phạm Luật QL - BV rừng trong 5 tháng đầu năm 2017 trên địa bàn huyện diễn biến phức tạp. Cụ thể, trên toàn địa bàn huyện xảy ra 40 vụ vi phạm, có đến 17 vụ phá rừng, gây thiệt hại lên đến 82.352 m2, điển hình là tại các tiểu khu 262A(xã Phi Tô), TK 292 và TK 288 (xã Tân Thanh), TK 286 (xã Phúc Thọ). Qua đó, Hạt Kiểm lâm đã tiến hành xử lý 24 vụ, trong đó, chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 4 vụ, thu nộp ngân sách 72,9 triệu đồng.

Trước tình hình trên, UBND

huyện Lâm Hà chỉ đạo Hạt Kiểm lâm phối hợp với các ngành chức năng của huyện, các tổ chức đoàn thể, chính quyền các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền Luật QL - BV rừng, tổ chức các cuộc họp dân, làm cam kết không vào rừng khai thác, lấn chiếm đất rừng, truy quét, phát hiện lập biên bản và kiên quyết xử lý các đối tượng vi phạm. Được biết, tuy số vụ vi phạm Luật QL&BVR không tăng so với cùng kỳ nhưng tính chất, hành vi của các đối tượng ngày càng nguy hiểm.

HOÀNG KIẾN GIANG

Cứ sau mỗi đêm nhộn nhịp, vào buổi tinh mơ hôm sau, chợ Đà Lạt tràn lan rác (trong ảnh). Nguyên do bắt nguồn từ những quán ăn, hàng rong quanh chợ. Du khách sau khi ăn xong, không bỏ rác đúng nơi quy định nên rác cứ thế vương vãi. Thêm vào đó, những chủ quán không biết cách vệ sinh gọn gàng nên thành ra chợ Đà Lạt bị bôi bẩn và phải 8 giờ sáng, các công nhân quét rác mới dọn sạch những thứ bừa bộn này.

Nhưng, để cho Đà Lạt xinh đẹp, văn minh trong mắt du khách trong và ngoài nước thì người bán hàng ăn (kể cả hàng rong) cần có những sọt rác và nhắc nhở du khách bỏ rác đúng nơi quy

định, đừng phó mặc việc này cho lao công.

Cần nhớ, vào mỗi buổi tinh mơ, du khách dạo chơi Đà Lạt cũng rất đông (một phần chờ nhận phòng) không kém gì buổi tối nên không thể để rác lung tung.

NGUYỄN THANH VŨ

Rác “vây” chợ Đà LạtLÂM HÀ: Tình hình vi phạm Luật QL - BV rừng diễn biến phức tạp

7 THỨ SÁU 9 - 6 - 2017TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Tháng 3 năm 1978 ông Tổng lên đường nhập ngũ và được bổ sung vào Đoàn 840 tỉnh Nghĩa Bình cũ. Sau 3 tháng

huấn luyện, đến tháng 6 năm 1978, ông được điều lên khu vực biên giới Đắc Tô - Tân Cảnh (Kon Tum) và được giao làm nhiệm vụ quốc tế giúp nước bạn Campuchia chống lại nạn diệt chủng Pôn Pốt.

Trong thời gian tại ngũ, bằng sự sáng tạo, ông đã tự tạo vũ khí để đánh địch bằng mìn ống với sức công phá lớn để đánh vào lô cốt hay hàng rào thép gai. Với sáng kiến này, ông đã vinh dự được Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong tự tạo vũ khí đánh địch đạt hiệu suất cao vào năm 1979.

Năm 1985, vì sức khỏe yếu, ông được xuất ngũ trở về địa phương. Ông đã được tặng thưởng Huân chương Chiến sỹ vẻ vang hạng Ba, Huân chương Chiến công hạng Ba.

Nặng lòng với đồng đội, người dânÔng cười hiền khô trên khuôn mặt đen xạm vì màu mưa nắng rồi nói: “Có gì đâu, còn sức còn làm, còn giúp đỡ đồng đội và bà con”. Chất “lính” vẫn còn trong ông qua cách giới thiệu về bản thân: Tôi Phạm Ngọc Tổng, sinh năm 1961, trú thôn Trung Hiệp, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng. Hết.

Giúp đỡ đồng bào dân tộc thiểu số có công ăn việc làm là tâm nguyện của CCB Phạm Ngọc Tổng.

Ảnh: Đức Tú

Năm 1986, ông Tổng lập gia đình và khăn gói đi xây dựng kinh tế mới tại vùng đất Hiệp An, Đức Trọng với bao nhiêu khó khăn và thử thách. Đến năm 2000, bằng số tiền tích cóp và các nguồn vốn vay, ông đầu tư 0,5 ha nhà kính và sau đó nâng dần lên 1 ha để trồng các loại rau, hoa và thành lập vườn ươm.

Chủ động công tác tiêm phòngTheo thống kê, hiện nay huyện Đạ Huoai

có gần 4.300 con trâu, bò, 9.300 con heo và 66.500 con gia cầm các loại; Đạ Tẻh có hơn 9.500 con trâu, bò, 15.300 con heo và hơn 180.000 con gia cầm; Cát Tiên có 13.000 con trâu, bò, 23.000 con heo và 160.000 con gia cầm. Trên thực tế, thời gian qua, các địa phương đã chủ động thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh nên đàn gia súc, gia cầm ở cả 3 huyện phía Nam luôn phát triển ổn định.

Tuy nhiên, hiện nay, đang là thời điểm giao mùa nên nguy cơ các loại dịch bệnh như dịch tả, phó thương hàn, tụ huyết trùng, lở mồng long móng và cúm H5N1... có thể xảy ra trên đàn vật nuôi bất cứ lúc nào. Ông Lê Văn Thúy, Phó Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp (TTNN) huyện Đạ Huoai cho biết: “Để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi trong thời điểm giao mùa, TTNN huyện xác định phòng dịch là nhiệm vụ hàng đầu và tiên phòng vắc xin phòng bệnh là biện pháp then chốt. Theo đó, ngay từ giữa tháng 5/2017, TTNN huyện đã phối hợp với các xã, thị trấn trong toàn huyện triển khai thực hiện công tác tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm...”.

Tương tự, tại 2 huyện Đạ Tẻh và Cát Tiên cũng đang triển khai chiến dịch tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi. Tại huyện Đạ Tẻh, trong đợt này, địa phương sẽ triển khai tiêm 9.500 liều vắc xin 3 bệnh (tụ huyết trùng, dịch tả và phó thương hàn) cho đàn heo; 6.200 liều vắc xin tụ huyết trùng cho đàn trâu, bò và 32.000 liều vắc xin H5N1 cho đàn thủy cầm. Trong khi đó, tại huyện Cát Tiên, địa phương đã và đang triển khai tiêm 9.000 liều vắc xin tụ huyết trùng cho đàn trâu, bò và 14.000 liều vắc xin 3 bệnh (tụ huyết trùng,

Chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôiHiện nay, đang là thời điểm giao mùa nên nguy cơ đàn gia súc, gia cầm mắc bệnh tăng cao. Trước tình hình đó, tại 3 huyện phía Nam (Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên) đang chủ động triển khai các biện pháp tiêm phòng, tiêu độc khử trùng và vệ sinh chuồng trại để phòng chống dịch bệnh nhằm hạn chế thiệt hại cho người chăn nuôi.

dịch tả và phó thương hàn) cho đàn heo...

Bên cạnh sự vào cuộc của các ngành chức năng, thì người dân ở 3 huyện phía Nam cũng đã chủ động tiến hành công tác tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi.

Ông Nguyễn Văn Hội, Chủ nhiệm HTX Chăn nuôi Cát Lâm (xã Phước Cát 1, huyện Cát Tiên) cho biết: “Hiện nay, HTX chúng tôi đang chăn nuôi gần 100 con bò, 200 con heo và 50 con dê. Mỗi năm chúng tôi tiến hành tiêm phòng cho đàn gia súc 4 đợt, với chi phí mua vắc xin phòng bệnh lên đến hàng chục triệu đồng. Nhờ chủ động thực hiện tốt công tác tiêm phòng, nên đàn vật nuôi của HTX

luôn khỏe mạnh, phát triển tốt và không bị thiệt hại về kinh tế do dịch bệnh”.

Người dân hưởng ứng tích cựcÔng Phạm Xuân Tiện, Trưởng Phòng Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đạ Tẻh cho biết: “Để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, ngay từ đầu năm, UBND huyện đã giao Phòng Nông nghiệp phối hợp với các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân thấy được tính chất đặc biệt nguy hiểm của dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Cùng với đó, huyện cũng đã cử cán bộ chuyên môn phối hợp với lực lượng thú y cơ sở về tận các thôn, tổ dân phố để phân tích giúp người dân hiểu được ý nghĩa, lợi ích của việc tiêm vắc xin cho đàn vật nuôi; đồng thời, vận động người

dân thực hiện tốt công tác vệ sinh chuồng trại, tiêu độc, khử trùng; hướng dẫn các hộ chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển, kinh doanh sản phẩm vật nuôi trên địa bàn tuân thủ các quy định về phòng chống, chống dịch bệnh và chủ động khai báo khi có dịch bệnh xảy ra... Qua kiểm tra cho thấy, ý thức của người dân đối với công tác phòng, dịch bệnh cho đàn vật nuôi tại địa phương được nâng cao và mang lại hiệu quả rõ rệt. Nhờ vậy, từ đầu năm đến nay, tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi tại địa phương luôn được kiểm soát”.

Song song với việc tuân thủ các quy trình tiêm phòng, vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng cho đàn vật nuôi, thì người dân các địa phương cũng đã ý thức tốt trong việc chọn giống và tuân thủ các quy trình giết mổ gia súc, gia cầm.

Anh Nguyễn Văn Trường (ngụ tại xã Đạ Kho, huyện Đạ Tẻh) chia sẻ: “Suốt 5 năm qua, gia đình tôi chọn mô hình nuôi gà thả vườn để phát triển kinh tế. Để phòng, chống dịch bệnh cho đàn gà, cứ 2 tuần gia đình tôi phun hóa chất khử trùng chuồng trại 1 lần, thường xuyên rắc vôi bột, tiêm phòng định kỳ theo khuyến cáo của cán bộ thú y”. Chị Nga, một tiểu thương buôn bán thịt heo tại chợ thị trấn Mađaguôi (huyện Đạ Huoai) cho biết: “Trung bình mỗi ngày, gia đình tôi mổ 2 con heo để bán. Để đảm bảo uy tín với người tiêu dùng, gia đình tôi đã đăng ký giấy phép giết mổ với cơ quan chức năng. Hàng ngày, trước khi giết mổ heo đều có cán bộ thú y đến kiểm tra và đóng dấu kiểm dịch”.

Như vậy, để phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, nhất là trong thời điểm giao mùa và dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, cùng với nỗ lực vào cuộc của các cấp, các ngành và chính quyền các địa phương thì trên hết vẫn là ý thức tự giác chấp hành của người chăn nuôi trong phòng, chống dịch bệnh. Có như vậy, dịch bệnh mới được kiểm soát và xử lý kịp thời góp phần giảm thiểu thiệt hại, nâng cao thu nhập cho chính người dân.

KHÁNH PHÚC

Cán bộ thú y huyện Đạ Tẻh tiêm vắc xin cho gia cầm. Ảnh: Khánh Phúc

Với dây chuyền sản xuất cây giống, ông đã tạo việc làm cho khoảng 20 lao động tại địa phương. Ông Tổng cho biết: “Với đặc điểm của địa phương là vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, phần lớn trình độ dân trí thấp nên khó có khả năng ra bên ngoài xin việc làm. Vì vậy, tôi đã tạo điều kiện để họ làm việc cho gia đình mình để giúp đỡ bà con từng bước ổn định cuộc sống”.

Ngoài ra, khi cuộc sống và điều kiện kinh tế đã dần ổn định, ông Tổng đã trực tiếp giúp đỡ các cựu chiến binh (CCB) bằng cách giảm giá bán cây giống từ 20% đến 30%. Đối với đồng bào dân tộc thiểu số, ông đã mạnh dạn khuyến khích họ sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao để vươn lên thoát nghèo bằng phương pháp cung cấp cây giống đến khi thu hoạch mới thanh toán. Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, ông đã tự nguyện hiến đất với diện tích gần 1.800 m² để làm đường giao thông nông thôn.

Hăng say lao động sản xuất, làm giàu cho gia đình và xã hội, tâm niệm lớn nhất của người CCB này là hỗ trợ đồng đội và người dân địa phương để họ có một cuộc sống ổn định, giàu có trên mảnh đất này. ĐỨC TÚ

Bàn giao 26 chợ LIFSAP cho UBND cấp xã quản lý

Sở Tài chính Lâm Đồng vừa được giao trách nhiệm hướng dẫn Ban Quản lý Dự

án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (LIFSAP) lập thủ tục bàn giao

26 công trình nâng cấp chợ thực phẩm tươi sống (chợ LIFSAP) cho UBND cấp

xã quản lý, sử dụng. 26 khu chợ LIFSAP này với tổng diện tích hơn 8.700 m² được đầu tư xây dựng

từ năm 2012 đến năm 2015 với tổng kinh phí hơn 44,4 tỷ đồng, giá trị còn lại gần 40

tỷ đồng, thuộc công trình cấp 4. Trong đó, số lượng bàn giao nhiều nhất

ở huyện Đức Trọng với 6 chợ LIFSAP cho 5 xã Phú Hội, Bình Thạnh, Tân Hội, Ninh

Loan, Đà Loan và thị trấn Liên Nghĩa. Tiếp theo, trên địa bàn thành phố Bảo

Lộc có 4 khu chợ LIFSAP bàn giao cho UBND các xã Đạm B’ri, Lộc Nga, Lộc Thanh và phường Lộc Phát; thành phố

Đà Lạt bàn giao 3 khu chợ LIFSAP cho UBND xã Trạm Hành và các Phường

11, 12. 13 khu chợ LIFSAP còn lại được bàn

giao cho UBND các xã Tân Thanh, Phú Sơn, Gia Lâm (Lâm Hà); Quảng Lập, Lạc

Lâm, Ka Đô (Đơn Dương); Lộc Thanh, Lộc An và Lộc Quảng (Bảo Lâm); Đạ

Lây và thị trấn Đạ Tẻh (Đạ Tẻh), Đạ Rsal (Đam Rông); Gia Viễn (Cát Tiên).

VŨ VĂN

... Chia sẻ những kinh nghiệm hoạt động của tổ chức đảng trong doanh nghiệp cổ phần, bà Phạm Thị Xuân Hương - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh, Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Ladophar cho biết: “Cấp ủy đảng phải nhận thức đầy đủ chức năng, nhiệm vụ tổ chức đảng trong công ty cổ phần và phải thực sự đổi mới phương thức hoạt động trong doanh nghiệp. Các nghị quyết mà đảng bộ đề ra phải sát hợp với tình hình thực tế, gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp với nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng. Phải xây dựng và thực hiện tốt mối quan hệ giữa cấp ủy, hội đồng quản trị, tổng giám đốc vì mục tiêu chung là sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và xây dựng tổ chức đảng vững mạnh. Đồng thời, cần làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, người lao động hiểu rõ chủ trương của Đảng

để tạo ra sự tin tưởng đồng thuận cùng nhau vì sự phát triển của doanh nghiệp...”.

Với những thành tích đạt được trong thời gian qua, Ladophar đã nhiều lần vinh dự đứng trên các bục danh dự để nhận các danh hiệu cao quý như: giải thưởng Sao vàng đất Việt năm 2004, 2006; giải thưởng Bestfood 2004; danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao liên tục từ năm 2006 đến 2014; giải thưởng chất lượng Việt Nam năm 2004, 2005, 2008 do Bộ Khoa học và Công nghệ trao tặng; Cúp vàng Topten ngành hàng thương hiệu Việt uy tín - chất lượng năm 2007; được Thủ tướng Chính phủ chứng nhận đạt giải thưởng vàng chất lượng 2015; Huân chương Lao động hạng Ba… Riêng Đảng bộ Ladophar nhiều năm liền đạt trong sạch, vững mạnh tiêu biểu.

DUY NGUYỄN

Đổi mới phương thức... TIẾP TRANG 2

° Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Đà Lạt có nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của ông (bà) Nguyễn Thanh Toàn - Lê Thị Thanh Thảo, tại thửa 136, 417, 50, tờ bản đồ số 05 (72B), Phường 11, TP Đà Lạt.

Phần đất ông (bà) Nguyễn Thanh Toàn - Lê Thị Thanh Thảo đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất tại thửa đất số 417, 50 - tờ bản đồ số 05, Phường 5, TP Đà Lạt được UBND thành phố Đà Lạt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: G875894 ngày cấp 25/8/1997 với diện tích 3.599,00 m2 (HNK) và thửa 136, tờ bản đồ số 5, Phường 5, TP Đà Lạt được UBND thành phố Đà Lạt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: G875893 ngày 25/8/1997 với diện tích 1.776,00 m2 (CLN).

Theo giấy sang nhượng công khai phá đất ngày 23/4/1998 ông (bà) Nguyễn Tự Thìn - Nguyễn Thị Phú bán lại lô đất nông nghiệp đặc điểm của vườn tổng diện tích vườn; trên 3.069 m2; dưới + hồ 1.776,00 m2 + 530,00 m2; toàn bộ 5.375,00 m2.

Căn cứ khoản 2 - điều 82 - Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 3/3/2017 “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013”:

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Đà Lạt thông báo đề nghị ông (bà) liên hệ UBND Phường 11, TP Đà Lạt để được niêm yết hồ sơ tại trụ sở UBND Phường 11, đồng thời liên hệ đăng tin trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương ba số liên tiếp theo quy định với nội dung như sau:

“Hiện nay, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Đà Lạt đang lập thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho ông (bà) Nguyễn Thanh Toàn - Lê Thị Thanh Thảo tại thửa 136, 417, 50, tờ bản đồ số 05, Phường 11, TP Đà Lạt, do ông (bà) Nguyễn Tự Thìn đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: G875893, G875894 được UBND thành phố Đà Lạt cấp ngày 25/8/1997. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Đà Lạt thông báo sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo và đăng tin lần đầu tiên trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương mà không có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Đà Lạt lập hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho ông (bà) Nguyễn Thanh Toàn - Lê Thị Thanh Thảo và thu hồi giấy chứng nhận số: G875893, G875894 được UBND thành phố Đà Lạt cấp ngày 25/8/1997. Mọi thắc mắc khiếu nại về sau, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Đà Lạt không chịu trách nhiệm giải quyết.

° Chi nhánh Văn Phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký nhận QSD đất của ông Quách Văn Niên;Thửa đất số 34, diện tích 974 m2 đất nông nghiệp (CLN) và thửa đất số 44, diện tích 1.281 m2 (trong đó 400 m2 đất ở (ONT)

và 881 m2 đất nông nghiệp (CLN), tờ bản đồ số 23, xã Lộc Tân.Thời hạn sử dụng đất: 10/2043Giấy CNQSD đất số hiệu T 267729 đã cấp cho hộ ông (bà) Bùi Thành Công theo Quyết định số: 524/QĐ-UBND, ngày

27/11/2000 của UBND huyện Bảo Lâm, số vào sổ theo dõi cấp GCNQSD đất số 01277/QSDĐ.Năm 2001, hộ ông (bà) Bùi Thành Công sang nhượng bằng giấy viết tay, nhưng chưa làm thủ tục sang nhượng theo quy định

cho ông Đào Văn Tuyên. Năm 2007, ông Đào Văn Tuyên tiếp tục sang nhượng bằng giấy viết tay cho ông Quách Văn Niên, nhưng chưa làm thủ tục sang nhượng theo quy định.

Vậy Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm thông báo: hộ ông (bà) Bùi Thành Công ở đâu đề nghị ông (bà) liên hệ với Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền thông, nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến các thửa đất nêu trên; thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm để giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào, thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho ông Quách Văn Niên tại các thửa đất nêu trên.

° Chi nhánh Văn Phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký nhận QSD đất của ông Lê Văn Liễu;

Thửa đất số 81, diện tích 4.500 m2, trong đó đất ở (ONT) 400 m2 và đất trồng cây lâu năm 4100, tờ bản đồ số 68-1, xã Lộc Đức.

Thời hạn sử dụng đất: Đất ở (ONT): Lâu dài; Đất trồng cây lâu năm (CLN): 10/2043.

Giấy CNQSD đất số hiệu L 176348 đã cấp cho ông Phạm Duy Khánh theo Quyết định số: 19/QĐ-UBND ngày 28/02/1998 của UBND huyện Bảo Lâm số vào sổ theo dõi cấp GCNQSD đất số 01014/QSDĐ.

Năm 1998, ông Phạm Duy Khánh sang nhượng bằng giấy viết tay, nhưng chưa làm thủ tục sang nhượng theo quy định cho ông Lê Văn Liễu.

Vậy Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm thông báo: ông Phạm Duy Khánh ở đâu đề nghị ông (bà) liên hệ với Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền thông, nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến các thửa đất nêu trên thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm để giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào, thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho ông Lê Văn Liễu tại thửa đất nêu trên.

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

... Tuy nhiên, với lực lượng đảng viên lớn nhưng tính Đảng trong cơ quan chưa thực sự được phát huy cao; vẫn chưa đáp ứng được so với yêu cầu, nhiệm vụ, tinh thần đổi mới về công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng - đồng chí Nguyễn Xuân Tiến đánh giá.

Đối với công tác thực hiện nhiệm vụ chuyên môn - nghiệp vụ, Sở Xây dựng đã thực hiện được nhiều mặt tốt; đặc biệt so với năm 2016, năm 2017 đã có nhiều tiến bộ hơn về thời gian cũng như chất lượng trong công tác quy hoạch đô thị. Các lĩnh vực như quy hoạch kiến trúc; phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật; quản lý hoạt động xây dựng; quản lý nhà và thị trường bất động sản; quản lý kinh tế và vật liệu xây dựng; quản lý dự án và vận hành ký túc xá sinh viên thành phố Đà Lạt cũng như thu ngân sách... đã có những chuyển biến tích cực.

Cũng theo đánh giá của Đoàn công tác, một số tồn tại, hạn chế rõ nhất của ngành Xây dựng trong thời gian qua cần sớm được khắc phục và cải thiện. Đó là thời gian thẩm định cấp giấy phép còn chậm; cải cách hành chính và thủ tục hành chính chưa được triển khai quyết liệt, chưa đưa ra những nội dung việc làm cụ thể; công tác thanh tra, quản lý xây dựng còn hạn chế về hiệu lực thực thi... Công tác quy hoạch mặc dù là điểm

sáng trong thành tích của ngành Xây dựng nhưng chưa thực sự thể hiện tinh thần đổi mới mạnh mẽ và có tính đột phá rõ.

Nhiệm vụ của ngành Xây dựng trong thời gian tới, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Tiến nhấn mạnh: Chuyên môn và tính Đảng luôn luôn được coi trọng, không xem nhẹ mặt nào. Vì vậy, về xây dựng Đảng, Đảng bộ Sở Xây dựng cần tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng sinh hoạt; đưa công tác giáo dục chính trị tư tưởng vào cuộc sống thông qua cụ thể hóa những nội dung của các Nghị quyết TW và của Tỉnh ủy. Mặt khác, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức có bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống tốt và chuyên môn - nghiệp vụ vững vàng.

Về chuyên môn, tiếp tục quan tâm nhiều hơn công tác quản lý quy hoạch kiến trúc. Vấn đề cải cách hành chính cần được đặc biệt chú trọng ở các mặt như cải tiến phương pháp, lề lối làm việc khoa học, thân thiện, công khai, minh bạch... Tỉnh ủy đặt ra trọng trách đối với Sở Xây dựng trong năm 2017 là phải cải thiện chỉ số cạnh tranh ở bậc dưới con số 10, nâng chỉ số hài lòng tăng lên để cùng các ngành khác của tỉnh cải thiện thứ hạng cạnh tranh ở tỉnh Lâm Đồng trong thời gian tới. MINH ĐẠO

Công tác quy hoạch... TIẾP TRANG 1

Thông báo V/v giải quyết hồ sơ đăng ký QSDĐ

Thông báo V/v giải quyết hồ sơ đăng ký QSDĐ

8 THỨ SÁU 9 - 6 - 2017

° Chi nhánh Văn Phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký nhận QSD đất của ông Hoàng Văn Thượng;

+ Thuộc thửa đất số 24, diện tích: 5.699 m2; Đất nông nghiệp (CLN)- Tờ bản đồ 25, xã Lộc Ngãi (bản đồ cũ).Thời hạn sử dụng đất: 10/2043.- Hộ ông Lê Văn Gặp được UBND huyện Bảo Lâm cấp GCN số hiệu: V 481705,

số vào sổ cấp giấy: 00843, ngày 29/05/2003.Ngày 27/06/2014, hộ ông Lê Văn Gặp sang nhượng bằng giấy viết tay nhưng chưa

làm thủ tục sang nhượng theo quy định cho ông Hoàng Văn Thượng; đồng thời giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số hiệu: V 481705 cho ông Hoàng Văn Thượng để lập thủ tục sang nhượng theo quy định.

Vậy Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm thông báo:Hộ ông Lê Văn Gặp ở đâu đề nghị ông (bà) liên hệ với Chi nhánh Văn phòng

ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền

thông, nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến thửa đất nêu trên; thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm để giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào liên quan đến thửa đất trên, thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho ông Hoàng Văn Thượng tại thửa đất nêu trên theo thông tin bản đồ địa chính mới đo đạc.

CHUBB LIFECÔNG TY TNHH BHNT CHUBB VIỆT NAM

Tầng 21, Tòa nhà Sun Wah115 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP HCM; Điện thoại: (08) 3827 8989Fax (08) 3821 9000; Đường dây nóng (08) 3827 8123; www.chubb.com/vn

TP. Bảo Lộc, ngày 07 tháng 06 năm 2017

Thông báo (Về việc mất hồ sơ, tài liệu)Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Chubb Việt Nam thông báo mất hồ sơ, tài liệu thuộc quyền sở hữu của công ty như sau:1. Hồ sơ yêu cầu bảo hiểm số: 160001753920001.2. Biên nhận thu phí báo hiểm số: 160016468370005, 160016468477005, 160016468584005Quý vị tìm được hoặc đang lưu giữ hay sử dụng, xin vui lòng hoàn trả hoặc liên lạc với chúng tôi qua đường dây nóng số: (08) 3

827 8123 hoặc gửi thư theo địa chỉ: Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Chubb Việt NamLầu 21, Tòa nhà Sunwah, 115 Nguyễn Huệ, Quận 1, Tp. HCM.Kể từ ngày ra thông báo, các hồ sơ, tài liệu nêu trên sẽ không còn giá trị sử dụng.Xin cảm ơn!