45
Sinh học 9 GV: Vũ Văn Nguyên Email: [email protected] Website: thcsnguyentatthanh.daitu.edu.vn 1 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I- DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ CHƯƠNG I CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MEN ĐEN Câu 1. Trình bày đối tượng , nội dung và ý nghĩa của di truyền học(DTH) ? TL: + Đối tượng của DTH : là con người và toàn bộ sinh vật trong tự nhiên. + Nội dung của DTH : - Di truyền học nghiên cứu về cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị. - ý nghĩa của di truyền học :Di truyền học có vai trò quan trọng không chỉ về lí thuyết mà còn có giá trị thực tiễn cho khoa học chọn giống, y học và đặc biệt là công nghệ sinh học hiện đại. Câu 2: Trình bày phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen? TL: + Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc một số tính trạng tương phản rồi theo dõi các đời con cháu, phân tích sự di truyền của mỗi cặp tính trạng, trên cơ sở đó phát hiện quy luật di truyền chung của nhiều tính trạng. + Dùng toán thống kê và lí thuyết xác suất để thống kê kết quả và rút ra các quy luật di truyền cơ bản ở sinh vật. Câu 3: Phát biểu nội dung định luật phân li? Men đen đã giải thích kết quả về phép lai một cặp tính trạng trên đậu Hà lan ntn ? Nội dung định luật phân li: trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P. Men đen đã giải thích kết quả: - Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định (sau này gọi là gen). - Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể P thuần chủng. - Trong quá trình thụ tinh, các nhân tố di truyền tổ hợp lại trong hợp tử thành từng cặp tương ứng và quy định kiểu hình của cơ thể. => Sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền (gen) quy định cặp tính trạng thông qua quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh chính là cơ chế di truyền các tính trạng. Câu 4: Muốn xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trội cần phải làm gì ? Giải thích cách làm và lập sơ đồ minh hoạ? TL:. Muốn xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trộ i ta dùng phép lai phân tích *Cách làm:

n Nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I DI …thcsnguyentatthanh.thainguyen.edu.vn/upload/48640... · ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I- DI TRUYỀN

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: n Nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I DI …thcsnguyentatthanh.thainguyen.edu.vn/upload/48640... · ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I- DI TRUYỀN

Sinh học 9 GV: Vũ Văn Nguyên

Email: [email protected] Website: thcsnguyentatthanh.daitu.edu.vn

1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9

PHẦN I- DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

CHƯƠNG I CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MEN ĐEN

Câu 1. Trình bày đối tượng , nội dung và ý nghĩa của di truyền học(DTH) ?

TL:

+ Đối tượng của DTH : là con người và toàn bộ sinh vật trong tự nhiên.

+ Nội dung của DTH : - Di truyền học nghiên cứu về cơ sở vật chất, cơ chế, tính

quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.

- ý nghĩa của di truyền học :Di truyền học có vai trò quan trọng không chỉ về lí

thuyết mà còn có giá trị thực tiễn cho khoa học chọn giống, y học và đặc biệt là công

nghệ sinh học hiện đại.

Câu 2: Trình bày phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen?

TL:

+ Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc một số tính trạng tương

phản rồi theo dõi các đời con cháu, phân tích sự di truyền của mỗi cặp tính trạng, trên

cơ sở đó phát hiện quy luật di truyền chung của nhiều tính trạng.

+ Dùng toán thống kê và lí thuyết xác suất để thống kê kết quả và rút ra các quy

luật di truyền cơ bản ở sinh vật.

Câu 3: Phát biểu nội dung định luật phân li? Men đen đã giải thích kết quả về

phép lai một cặp tính trạng trên đậu Hà lan ntn ?

Nội dung định luật phân li: trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền

phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.

Men đen đã giải thích kết quả:

- Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định (sau này gọi là gen).

- Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di

truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở

cơ thể P thuần chủng.

- Trong quá trình thụ tinh, các nhân tố di truyền tổ hợp lại trong hợp tử thành từng

cặp tương ứng và quy định kiểu hình của cơ thể.

=> Sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền (gen) quy định cặp tính trạng

thông qua quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh chính là cơ chế di truyền các tính

trạng.

Câu 4: Muốn xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trội cần phải làm gì ? Giải

thích cách làm và lập sơ đồ minh hoạ?

TL:. Muốn xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội ta dùng phép lai phân

tích

*Cách làm:

Page 2: n Nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I DI …thcsnguyentatthanh.thainguyen.edu.vn/upload/48640... · ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I- DI TRUYỀN

Sinh học 9 GV: Vũ Văn Nguyên

Email: [email protected] Website: thcsnguyentatthanh.daitu.edu.vn

2

Cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp tử(AA) hoặc dị hợp tử(Aa) cho

cơ thể mang tính trạng trội cần kiểm tra kiểu gen lai với cơ thể mang tính trạng lặn Rồi

sau đó dựa vào kiểu hình con lai để xác định:

- Nếu con lai phân tích đều đồng tính, chứng tỏ cơ thể mang tính trạng trội chỉ tạo

ra một loại giao tử(A) tức là đồng hợp(AA)

- Nếu con lai phân tích đều phân tính có hai kiểu hình chứng tỏ cơ thể mang tính

trội đã tạo ra 2 loại giao tử tức là dị hợp (Aa)

• Sơ đồ minh hoạ:

*Trường hợp 1:

+ P: AA(Tính trội đồng hợp) x aa(Tính lặn)

GP: A a

F1 Aa(Con đồng tính- Có một kiểu hình)

*Trường hợp 2:

+ P: Aa(Tính trội dị hợp) x aa(Tính lặn)

GP: A, a a

F1 1Aa : 1aa

Con lai phân phân tính 2 kiểu hình 1 trội : 1lặn.

Câu 5 Tương quan trội lặn có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất ?

TL: Tương quan trội, lặn là hiện tượng phổ biến ở giới sinh vật.

- Tính trạng trội thường là tính trạng tốt vì vậy trong chọn giống phát hiện tính

trạng trội để tập hợp các gen trội quý vào 1 kiểu gen, tạo giống có ý nghĩa kinh tế.

- Trong chọn giống, để tránh sự phân li tính trạng, xuất hiện tính trạng xấu phải

kiểm tra độ thuần chủng của giống.

Câu 6: So sánh sự giống nhau và khác nhau về kết quả ở F1 và F2 trong phép

lai một cặp tính trạng có hiện tượng trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn?

TL: *Sự giống nhau

Nếu bố mẹ đều thuần chủng về một cặo tính trạng tương phản thì có 2 hiện tượng

trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn có các đặc điểm giống nhau là:

F1 đều đồng tính (Chỉ xuất hiện một kiểu hình)

F2 đều phân tính ( Có trên 1 kiểu hình)

*Sự khác nhau :

Tính trội hoàn toàn

F1 đồng tính trội của bố hoặc mẹ

Tỉ lệ kiểu hình ở F2 là 3 trội: 1lặn .

Tính trội không hoàn toàn

F1 đồng tính trung gian của bố và mẹ

Tỉ lệ kiểu hình ở F2 là 1 trội: 2 trung

gian:1lặn

Page 3: n Nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I DI …thcsnguyentatthanh.thainguyen.edu.vn/upload/48640... · ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I- DI TRUYỀN

Sinh học 9 GV: Vũ Văn Nguyên

Email: [email protected] Website: thcsnguyentatthanh.daitu.edu.vn

3

Câu 7 Căn cứ vào đâu mà men đen lại cho rằng các tính trạng màu sắc và hình

dạng hạt đậu trong các thí nghiệm của mình di truyền độc lập với nhau? Giải thích

và chứng minh?

TL: Men đen đã dựa vào sự phân tích kết quả thu được ở F2 trong thí nghiệm 2 cặp

tính trạng về màu sắc và hình dạng hạt như sau :

F2 có 315 Vàng, trơn: 101 Vàng, nhăn :108 Xanh, trơn :32 Xanh, nhăn

Xấp xỉ Tỉ lệ 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.

+Về màu sắc :

Vàng 315+101 2,97 xấp xỉ 3 hạt vàng

Xanh 108+32 1 1 hạt xanh

+ Về hình dạng hạt:

Hạt trơn 315+108 3,18 xấp xỉ 3 hạt trơn

Hạt nhăn 101+32 1 1 hạt nhăn

Như vậy : Nếu xét riêng từng cặp tính trạng thì mỗi cặp tính trạng độc lập

cho Kquả 3 trội: 1lặn của định luật phân ly .

*Nếu xét cả 2 cặp tính trạng :

Tỉ lệ 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn. =( 3 vàng:1 xanh) (3

trơn : 1 nhăn)

Tỉ lệ kiểu hình ở F2 chính bằng tích số tỉ lệ của hai tính trạng hợp thành nó.

Từ những phân tích trên, Men đen kết luận rằng các tính trạng về màu sắc

và hình dạng hạt đậu trong thí nghiệm của ông di truyền độc lập với nhau.

Câu 8: Biến dị tổ hợp là gì ? Nó được xác định ở hình thức sinh sản nào ? Cho ví

dụ minh hoạ ?

TL: - Biến dị tổ hợp: Là loại biến dị do sự sắp xếp lại các đặc điểm di truyền của bố

mẹ trong quá trình sinh sản, dẫn đến các thế hệ con, cháu xuất hiện kiểu hình khác với

bố mẹ.

+ loại biến dị xuất hiện rất phổ biến ở những loài SV có hình thức sinh sản hữu

tính(giao phối)

Ví dụ cho giao phối giữa đậu hà lan thuần chủng hạt vàng, trơn với cây thuần chủng

hạt xanh, nhăn thu được F1 đều có hạt vàng, trơn.

- Cho F1 tự thụ phấn, F2 xuất hiện tỉ lệ kiểu hình xấp xỉ 9 vàng, trơn: 3 vàng,

nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn. Do sự sắp xếp lại các yếu tố di truyền trong quá trình

sinh sản tạo ra F2 biến dị tổ hợp về kiểu hình là hạt vàng, nhăn và hạt xanh, trơn.

=

= =

=

Page 4: n Nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I DI …thcsnguyentatthanh.thainguyen.edu.vn/upload/48640... · ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I- DI TRUYỀN

Sinh học 9 GV: Vũ Văn Nguyên

Email: [email protected] Website: thcsnguyentatthanh.daitu.edu.vn

4

Câu 9: Men đen đã giải thích kết quả thí nghiệm về lai hai cặp tính trạng của

mình ntn?

TL: Theo Men đen mỗi cặp tính trạng do một cặp nhân tố di truyền(còn gọi là

cặp gen) quy định và ông kí hiệu:

- Gen A qđịnh hạt vàng Gen B qđịnh hạt trơn

- Gen a qđịnh hạt xanh Gen b qđịnh hạt nhăn

*Cơ chế của sự di truyền các tính trạng dựa trên sự phân ly độc lập và tổ hựop tự do

của các cặp gen trong phát sinh giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong

thụ tinh.

+ Quá trình được minh hoạ dưới đây:

P: T/chủng hạt vàng, trơn X T/chủng hạt xanh, nhăn

AABB aabb

GP: AB ab

F1 AaBb(100% hạt vàng trơn)

F2 :

AB Ab aB ab

AB AABB(V-

T)

AABb(V-T) AaBB(V-T) AaBb(V-T)

Ab AABb(V-T) AAbb(V-N) AaBb(V-T) Aabb(V-N)

aB AaBB(V-T) AaBb(V-T) aaBB(X-T) aaBb(X-T)

ab AaBb(V-T) Aabb(V-N) aaBb(X-T) aabb(X-N)

Kết quả ở F2 K

-Số tổ hợp : 16

-Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2:

9 vàng, trơn

3 vàng, nhăn

3 xanh, trơn

1 xanh, nhăn

Câu 10 : Nêu nội dung và ý nghĩa của quy luật phân ly độc lập?

TL:

-Nội dung của quy luật phân ly độc lập: các cặp nhân tố di truyền(cặp gen) đã phân

li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.

Page 5: n Nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I DI …thcsnguyentatthanh.thainguyen.edu.vn/upload/48640... · ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I- DI TRUYỀN

Sinh học 9 GV: Vũ Văn Nguyên

Email: [email protected] Website: thcsnguyentatthanh.daitu.edu.vn

5

- ý nghĩa của quy luật phân ly độc lập: Giải thích nguyên nhân làm xuất hiện biến dị

tổ hợp phong phú ở các loaig giao phối. Loại biến dị này là nguồn nguyên liệu của tiến

hoá va chọn giống.

Câu 11: Thế nào là biến dị tổ hợp? Tại sao các loài giao phối (Sinh sản hữu tính)

lại tạo ra nhiều biến dị tổ hợp hơn so với các loài sinh sản vô tính?

TL:

- Biến dị tổ hợp: Là loại biến dị do sự sắp xếp lại các đặc điểm di truyền của bố mẹ

trong quá trình sinh sản, dẫn đến các thế hệ con, cháu xuất hiện kiểu hình khác với bố

mẹ.

- Các loài giao phối tạo ra nhiều biến dị tổ hợp hơn những loài sinh sản vô tính vì: + Trong giảm phân có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp

NST tương đồng khác nhau khi đi về hai cực của tế bào đã tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST.

+ Trong thụ tinh: Có sự tổ hợp ngẫu nhiên giữa giữa các giao tử của bố và

các giao tử của mẹ đã tạo ra nhiều tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc NST.

Đó là nguyên nhân chính làm xuất hiện các biến dị tổ hợp vô cùng phong phú

ở các loài sinh sản hữu tính.

CHƯƠNG II- NHIỄM SẮC THỂ

Câu 12: Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội ?

Bộ NST lưỡng bội

-Bộ NST là 2n luôn sắp xếp thành từng

cặp.

-Mỗi cặp gồm 1 chiếc có nguồn gốc từ

bố và 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ.

- Có trong hầu hết các tế bào bình

thường(2n) ngoại trừ giao tử.

Bộ NST đơn bội

-Bộ NST là n luôn tồn tại thành nhiều

chiếc riêng lẻ.

- Mỗi chiếc hoặc có nguồn gốc từ bố

hoặc có nguồn gốc từ mẹ.

- Chỉ có trong giao tử.

Câu 13: Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kỳ nào của quá

trình phân chia TB? mô tả cấu trúc đó ?

TL:

Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kỳ giữa của quá trình phân

chia TB vì ở kì này NST đã co ngắn cực đại và có dạng đặc trưng .

Cấu trúc của NST được mô tả ở kỳ giữa như sau :

- Về kích thước có chiều dài từ 0,5 đến 50 micromet đường kính 0,2 – 2 micromet.

- Về hình dạng : Dạng hình hạt, hình que, hình chữ V...

- Về cấu tạo: NST lúc này ở trạng thái kép gồm 2 crômatit giống hệt nhau gắn với

nhau ở tâm động(eo thứ nhất) chia NST thành 2 cánh. Tâm động là điểm dính NST vào

sợi tơ vô sắc trong thoi phân bào. Nhờ đó khi tơ co rút trong qtrình phân bào nst di

Page 6: n Nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I DI …thcsnguyentatthanh.thainguyen.edu.vn/upload/48640... · ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I- DI TRUYỀN

Sinh học 9 GV: Vũ Văn Nguyên

Email: [email protected] Website: thcsnguyentatthanh.daitu.edu.vn

6

chuyển về các cực của TB . ở 1 số NST có eo thứ thứ cấp(eo thứ 2) trên một cánh của

NST.

Câu 14: Vai trò của NST đối với di truyền các tính trạng?

TL: - NST là cấu trúc mang gen, trên đó mỗi gen ở một vị trí xác định. Những biến

đổi về cấu trúc, số lượng NST đều dẫn tới biến đổi tính trạng di truyền.

- NST có bản chất là ADN, sự tự nhân đôi của ADN dẫn tới sự tự nhân đôi của

NST nên tính trạng di truyền được sao chép qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

Câu 15: Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kỳ nào của chu kỳ TB ? Những diễn

biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân ?

TL:

*Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kỳ trung gian của chu kỳ TB, còn gọi là giai

đoạn chuẩn bị của quá trình nguyên phân .

* Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân:

1. Vào kỳ trung gian : NST duỗi xoắn cực đại có dạng sợi mảnh và diễn ra sựu nhân

đôi tạo các NST kép.

2 Kỳ đầu : Các NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn lại.

3. Vào kỳ giữa các NST kép đóng xoắn cực đại và co ngắn tối đa, có dạng đặc

trưng. Chúng chuyển về tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân

bào.

4.Kỳ sau : hai crômatit của mỗi NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn

rồi phân ly về 2 cực TB nhờ sự co rút của các sợi tơ thoi phân bào.

5. Kỳ cuối Các NST đơn duỗi xoắn tối đa, tạo trở lại dạng sợi mảnh trong các TB

con.

Câu 16: Trình bày ý nghĩa của nguyên phân? Về mặt di truyền ý nghĩa cơ bản

của quá trình nguyên phân là gì ?

TL:

*ý nghĩa của nguyên phân :

- Nguyên phân là cơ chế duy trì ổn định bộ NST của loài về số lượng , hình dạng và

cấu trúc qua các thế hệ tế bào của cùng một cơ thể.

- Tăng nhanh sinh khối tế bào đảm bảo phân hoá mô, cơ quan tạo nên cơ thể .

- Tạo điều kiện cho các đột biến nhân tế bào sinh dưỡng nhân nên trong các mô.

- Nguyên phân là cơ sở của sự sinh sản vô tính.

* Về mặt di truyền : ý nghĩa cơ bản của qtrình nguyên phân là sự sao chép nguyên

vẹn bộ NST của TB mẹ cho 2 tế bào con.

Page 7: n Nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I DI …thcsnguyentatthanh.thainguyen.edu.vn/upload/48640... · ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I- DI TRUYỀN

Sinh học 9 GV: Vũ Văn Nguyên

Email: [email protected] Website: thcsnguyentatthanh.daitu.edu.vn

7

Câu 17 : Những diễn biến cơ bản của NST qua các kỳ của giảm phân ?

1.ở lần phân bào I:

- Kỳ trung gian I: các NST duỗi xoắn cực đại, dạng sợi mảnh và tự nhân đôi tạo

thành NST kép.

-Kỳ đầu I: Các NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn lại. Sau đó xảy ra tiếp hợp

giữa 2 NST kép trong mỗi cặp tương đồng.

-Kỳ giữa I: Các NST kép xếp thành 2 hàng song song trên mặt phẳng xích đạo của

thoi phân bào.

-Kỳ sau I: Các cặp NST kép tương đồng phân ly độc lập với nhau về 2 cực của tế

bào.

-Kỳ cuối I. Bộ NST đơn bội trong tế bào con vẫn giữ nguyên trạng thái kép và đóng

xoắn.

2. ở kỳ phân bào II.

- Kỳ trung gian II:các NST kép giữ nguyên trạng thái giống kỳ cuối và không xảy

ra tự nhân đôi.

- Kỳ đầu II: các NST kép đóng xoắn, co ngắn.

- Kỳ giữ II: Các NST ké tập trung xếp thành 1 hàng trên mp xích đạo của thoi phân

bào. Mỗi NST kép gắn với 1 sợi của thoi phân bào.

-Kỳ sau II: Mỗi NST kép tách tâm động tạo thành 2 NST đơn và mỗi chiếc NST

đơn phân ly về một cực của TB.

-Kỳ cuối II: Mỗi TB con có chứa bộ NST đơn bội ở trạng thái đơn.

Câu 18: Nêu những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và

giảm phân ?

TL:*Điểm giống nhau

-ở kỳ trung gian có sự nhân đôi của NST mà thực chất là sự nhân đôi của ADN.

- Trải qua các kì phân bào tương tự nhau.

- Đều có sự biên sđổi hình thái NST theo chu kỳ đóng xoắn và tháo xoắn đảm bảo

cho NST nhân đôi và thu gọn cấu trúc để tập trung trên mặp phẳng xích đạo ở kỳ giữa.

- ở lần phân bào II của giảm phân giống phân bào nguyên phân.

- Đều là cơ chế sinh học đảm bảo ổn định vật chất di truyền.

*Điểm khác nhau cơ bản :

Nguyên phân

- Xảy ra 1 lần phân bào từ 1 tế bào

mẹ tạo ra 2 tế bào con

Giảm phân

- Xảy ra 2 lần phân bào từ 1 tế bào

mẹ tạo ra 4 tế bào con

Page 8: n Nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I DI …thcsnguyentatthanh.thainguyen.edu.vn/upload/48640... · ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I- DI TRUYỀN

Sinh học 9 GV: Vũ Văn Nguyên

Email: [email protected] Website: thcsnguyentatthanh.daitu.edu.vn

8

- Số NST trong TB con bằng 2n

giống tế bào mẹ

- NST có 1 lần sắp xếp trên mặt

phẳng xích đạo của thoi phân bào và phân

ly về 2 cực của tế bào

- Không xảy ra tiếp hợp NST

- Số NST trong TB con bằng n giảm

một nửa so với tế bào mẹ

- NST có 2 lần sắp xếp trên mặt

phẳng xích đạo của thoi phân bào và phân

ly về 2 cực của tế bào

- xảy ra tiếp hợp NST

Câu 19: Trình bày quá trình phát sinh giao tử ở động vật:

TL:

*-Quá trình phát sinh giao tử đực ở động vật:

ở Đv sự phát sinh giao tử đực( được gọi là tinh trùng) xảy ra trong tuến sinh dục

đực là tinh hoàn. Quá trình diễn ra như sau:

+ Các tế bào mầm sinh dục(2n) nguyên phân nhiều lần liên tiếp tạo nhiều TB con

được gọi là tinh nguyên bào. Các tinh nguyên bào phát triển thành tinh bào bậc 1.

+ Các tinh boà bậc 1 sau đó giảm phân. mỗi tinh bào bậc 1 có 2 lần phân bào, lần

thứ nhất tạo ra 2 Tb con là 2 tinh bào bậc 2, lần thứu 2 tạo ra 4 tinh tử. Cả 4 tinh tử đề

phát triển thành tinh trùng đều có chưúa n NST .

• Quá trình phát sinh giao tử cái ở động vật :

• giao tử cái còn gọi là trứng được yạo ra trong tuyến sinh dục cái là buồng trứng.

• Các TB mầm (2n) nguyên phân nhiều lần liên tiếp tạo ra các TB con gọi là noãn

nguyên bào. các noãn nguyên bào phát triển thành noãn bào bậc 1.

• Mỗi noãn bào bậc 1 giảm phân qua 2 lần phân bào:

- lần thứ 1: tạo ra 1 TB có kích thước lớn gọi là noãn bào bậc 2 và 1 TB có kích

thước nhỏ gọi là thể cực1.

- Lần thứ 2 : 2 Tb con được tạo ra từ lần phân bào thứ nhất tiếp tục tạo ra 4 TB đều

đơn bội . Trong 4 tế bào con đó có 1 TB có kích thước lớn trở thành trứng có khả năng

thụ tinh và 3 TB con trở thành 3 thể cực và không có khả năng thụ tinh và bị thoái hoá.

Câu 20 :Trình bày cơ chế duy trì bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ? Bộ

NST đó có thể bị biến đổi do hiện tượng nào? Giải thích hiện tượng đó?

TL:

*Cơ chế duy trì bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào của cùng một cơ

thể:

- Đặc điểm các kỳ phân bào nguyên phân :

+ Kỳ trung gian: NST duỗi xoắn cực đại ở dạng sợi mảnh, cuối kỳ có sựu phân đôi

ADN để thành các sợi cơ bản.

Page 9: n Nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I DI …thcsnguyentatthanh.thainguyen.edu.vn/upload/48640... · ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I- DI TRUYỀN

Sinh học 9 GV: Vũ Văn Nguyên

Email: [email protected] Website: thcsnguyentatthanh.daitu.edu.vn

9

+Kỳ trước : NST co rút ngắn lại. Mỗi NST đơn đã nhân đôi thành một NST kép

gồm 2 crômatít đính nhau ở tâm động. cuối kỳ màng nhân mất .

+Kỳ giữa : Các NST co rút ngắn lại cực đại ở dạng điển hình tập trung trên mặt

phẳng xích đạo.

+ Kỳ sau : các crômatit trong từng NST kép tách nhau qua tâm động di chuyển về 2

cực của tế bào.

+Kỳ cuối : Các NST phân đều về 2 cực tế bào tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống

hệt tế bào mẹ. Nhờ quá trình nguyên phân đảm bảo cho sự kế tục vật chất di truyền ổn

định trong một đời cá thể.

• *Cơ chế duy trì bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ của loài đó là sự phối

hợp 2 cơ chế : Giảm phân, phát sinh giao tử và thụ tinh.

• Giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp, nhưng nhân đôi NST chỉ xảy ra 1 lần ở

lần phân bào I, tạo ra các giao tử đơn bội.

• - Thụ tinh đã phối hợp các bộ NST đơn bội của bố mẹ tạo nên hựop tử lưỡng bội

đảm bảo sự kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ.

• Như vậy sự kết hợp các hoạt động của NST : nhân đôi, phân li, tổ hựop tự do

đảm bảo sự ổn định vật chất di truyền trong 1 đời cá thể và qua các thế hệ cá thể của

loài.

• *Các hiện tượng làm biến đổi bộ NST

• Biến đổi số NST do tác nhân gây đột biến bên ngoài và rối loạn trao đổi chất nội

bào, NST nhân đôi bình thường nhưng không phân li. Nếu sảy ra trên toàn bộ bộ NST

hình thành thể đa bội, nếu sảy ra ở từng cặp NST riêng lẻ tạo nên các dạng dị bội.

• Biến đổi cấu trúc NST do các tác nhân gây đột biến vật lý hoá học và rối loại

hình thành NST gây ra 4 dạng đột biến cơ bản : mất đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn, chuyển

đoạn. Các dạng đột biến ảnh hưưỏng đén sự tồn tại, sinh sản và tiến háo cua rsinh vật.

• Đột biến các gen tồn tại trên NST do các tác nhân gây đột biến vật lí, hoá học

làm thay đổi số lượng trình tự phân bố các nuclêôtit .Đột biến gen làm thay đổi chất

lượng cấu trúc của NST.

Câu 21 : Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở những loài sinh sản hữu tính

được giải thích trên cơ sở nào?

TL:

- Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở những loài sinh sản hữu tính được giải

thích dựa trên hoạt động của NST trong 2 qtrình giảm phân và thụ tinh.

Page 10: n Nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I DI …thcsnguyentatthanh.thainguyen.edu.vn/upload/48640... · ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I- DI TRUYỀN

Sinh học 9 GV: Vũ Văn Nguyên

Email: [email protected] Website: thcsnguyentatthanh.daitu.edu.vn

10

- Trong giảm phân sự phân ly độc lập của các NST mang gen đã tạo ra nhiều loài

giao tử khác nhau về nguồn gốc.

- Trong thụ tinh : Xảy ra sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử đã tạo ra các

hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau.Những hoạt động trên của NST xuất hiện

nhiều biến dị tổ hợp, tạo nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống.

Câu 22 : Những điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính ?

NST giới tính

-Chỉ có 1 cặp trong TB 2n

*Về hình dạng:

- Hình que, hình móc

- Khác nhau giữa giống đực và giống

cái.

-Là cặp tương đồng XX hoặc không

tương đồng XY khác nhau giữa giới đực

và giới cái trong loài.

- Có chức năng quy định giới tính

NST thường

-Có nhiều trong TB 2n

*Về hình dạng:

Hình sợi, hình xoắn, hình hạt.

- Giống nhau ở cả 2 giới

-Đều là những cặp tương đồng giống

nhau ở giới đực và giới cái trong loài.

- Không có chức năng quy định giới

tính

Câu 23 Trình bày cơ chế sinh con trai hay con gái ở người? Quan niệm sinh con

trai hay con gái do người mẹ quyết định đúng hay sai ?

TL:

a) cơ chế sinh con trai hay con gái ở người

Con trai coự caởp NST giụựi tớnh XX

Con gaựi coự caởp NST giụựi tớnh XY

+ Khi giaỷm phaõn hỡnh thaứnh giao tử, con gái cho 1 loại giao tử (trứng) X, con

trai cho 2 loaùi giao tửỷ(2 loại tinh trứng ) X vaứ Y moói loaùi chieỏm 50%;

+ Khi thuù tinh coự sửù toồ hụùp giửừa tinh truứng vaứ trửựng hỡnh thaứnh 2 loaùi

toồ hụùp XX(gaựi) vaứ XY(trai) vụựi tổ leọ 1 : 1.

Sụ ủoà: P : XX (meù) x XY(boỏ)

GP: X X, Y

F1: 1 XX : 1 XY

1 gaựi : 1 trai

b)Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định sinh con trai hay con gái là quan niệm

không đúng: vì giới tính của con do sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử trong

đó mẹ chỉ duy nhất có 1 loại trứng mang X vì vậy giới tính của con còn phụ thuộc vào

trứng kết hợp với tinh trùng mang X hay Y của bố.

Page 11: n Nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I DI …thcsnguyentatthanh.thainguyen.edu.vn/upload/48640... · ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I- DI TRUYỀN

Sinh học 9 GV: Vũ Văn Nguyên

Email: [email protected] Website: thcsnguyentatthanh.daitu.edu.vn

11

Câu 24 .Trình bày cơ chế xác định giới tính ở người ?Tại sao trong cấu trúc dân

số , tỉ lệ nam, nữ xấp xỉ1:1 bằng nhau ?

TL:

ở người do nam tạo ra 2 loại tinh trùng X và Y với tỉ lệ ngang nhau . Hai loại tinh

trùng này kết hợp với 1 lọai trứng X duy nhất ở người nữ nên dẫn đến trong cấu trúc

dân số với quy mô lớn tỉ lệ nam: nữ xấp xỉ 1:1 bằng nhau.

Sụ ủoà minh hoạ:

Bố, mẹ : XX (Namù) x XY(Nữ)

Giao tử X X, Y

Con: 1 XX : 1 XY

Tỉ lệ giới tính 1 Nữ : 1 Nam

Tổ leọ nam nửừ xaỏp xổ 1 : 1 vỡ : Do sửù phaõn li cuỷa caởp NST giụựi tớnh XY

trong phaựt sinh giao tửỷ taùo ra 2 loaùi tinh truứng X vaứ Y vụựi soỏ lửụùng ngang

nhau. Qua thuù tinh cuỷa 2 loaùi tinh truứng naứy vụựi trửựng mang NST X taùo ra 2

loaùi toồ hụùp XX vaứ XY vụựi soỏ lửụùng ngang nhau. Do ủoự tổ leọ nam nửừ xaỏp

xú 1 : 1 .

Câu 25 : Tại sao con người có thể điều chỉnh tỉ lệ đực cái: cái ở vật nuôi? Điều

đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn?

TL:

Vỡ sửù phaõn hoaự giụựi tớnh coứn chũu aỷnh hửụỷng cuỷa caực yeỏu toỏ moõi

trửụứng trong vaứ beõn ngoaứi cụ theồ.

- MT beõn trong: hooực moõn sinh duùc

- MT beõn ngoaứi: nhieọt ủoọ, aựnh saựng, thửực aờn,…

-Việc chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi cho phù hợp với mục đích sản

xuất làm tăng hiệu quả kinh tế cao nhất cho con người.

Câu 26 : Thế nào là di truyền liên kết? Hiện tượng này bổ sung cho định luật

phân ly của Men đen ntn?

TL:

- Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau

được quy định bởi các gen nằm trên cùng 1 NST, cùng phân li trong quá trình phân

bào.

- Di truyền liên kết bổ sung cho nội dung định luật Men đen như sau:

+ Định luật phân ly độc lập được Menđen phát hiện trên cơ sở các tính trạng do

các gen quy định nó nằm trên các NST khác nhau tức mỗi NST ông chỉ xét đến 1 gen.

Page 12: n Nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I DI …thcsnguyentatthanh.thainguyen.edu.vn/upload/48640... · ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I- DI TRUYỀN

Sinh học 9 GV: Vũ Văn Nguyên

Email: [email protected] Website: thcsnguyentatthanh.daitu.edu.vn

12

+ Nhưng trên thực tế trong TB số lượng gen luôn lớn hơn rất nhiều so với số

NST nên mỗi NST phải mang nhiều gen. Vì vậy ở cơ thể SV hiện tượng di truyền liên

kết là hiện tượng phổ biến.

Câu 27. Hãy giải thích thí nghiệm của Moocgan về sự di truyền liên kết dựa trên

cơ sở tế bào học ?

P: Xám, dài x Đen, cụt

BV

BV

bv

bv

G: BV bv

F1 bv

BV (100% Xỏm, dài)

Ruồi đực F1 Lai phõn tớch :

F1 : ♂ bv

BV x ♀

bv

bv

G: BV, bv bv

FB : 1bv

BV : 1

bv

bv

(1 Xám, dài) ( 1 Đen, cụt)

*Giải thích :

*Ruồi đực F1 dị hợp 2 cặp gen nằm trên 1 cặp NST .

-Gen B(thân xám) liên kết với gen V (Cánh dài) trên 1 NST.

gen b(Thân đen) liên kết với gen v ( Cánh ngắn) trên 1 NST còn lại của cặp NST

tương đồng.

-Các gen trên 1 NST cùng phân li trong giảm phân dẫn đến F1 dị hợp 2 cặp gen

nhưng chỉ tạo ra 2 loại giao tử chứ không phải 4 loại giao tử như ở định luật phân ly

độc lập.

Câu 28 : ý nghĩa của di truyền liên kết?

TL:- Hạn chế biến dị tổ hợp duy trì các kiểu gen giống bố mẹ.

-Nhờ hiện tượng liên kết hoàn toàn nên qua chọn lọc đã chọn được những giống có

phẩm chất tốt luôn đi kèm với nhau.

CHƯƠNG III- ADN VÀ GEN

Câu 29 Nêu đặc điểm cấu tạo hoá học của ADN ?

Page 13: n Nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I DI …thcsnguyentatthanh.thainguyen.edu.vn/upload/48640... · ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I- DI TRUYỀN

Sinh học 9 GV: Vũ Văn Nguyên

Email: [email protected] Website: thcsnguyentatthanh.daitu.edu.vn

13

TL:

- ADN được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P.

- ADN thuộc loại đại phân tử và cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là

các nuclêôtit (gồm 4 loại A, T, G, X).

- Phân tử ADN của mỗi loài sinh vật đặc thù bởi số lượng, thành phần và trình tự

sắp xếp của các loại nuclêôtit. Trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit tạo nên

tính đa dạng của ADN.

- Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở phát triển cho tính đa dạng và đặc thù

của sinh vật.

Câu 30 Giải thích vì sao ADN có tính đa dạng và tính đặc thù ? Nêu ý nghĩa của

nó đối với di truyền ở sinh vật ?

TL: Giải thích tính đa dạng và tính đặc thù của ADN:

ADN được cấu tạo bởi hàng vạn đến hàng triệu N với 4 loại khác nhau là

Ađênin(A) , timin(T), Xitôzin(X) và guanin(G) .Trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại

nuclêôtit tạo nên tính đa dạng và đặc thù của ADN.

+Tính đa dạng của ADN : 4 loại N: A, T, G, X sắp xếp với thành phần và số

lượng trật tự khác nhau tạo nên vô số laọi ADN ở các cơ thể sinh vật.

+ Tính đặc thù của ADN : mỗi loại ADN trong cơ thể sinh vật có thành phần , số

lượng và trật tự xác định của các nu.

*ý nghĩa của tính đa dạng và đặc thù của ADN đối với di truyền ở sinh vật :

+ Tính đa dạng của ADN là cơ sở tạo nên sự phong phú về thông tin di truyền ở

các loài sinh vật.

+ Tính đặc trưng của ADN góp phần tạo nên sự ổn định về thông tin di truyền ở

mỗi loài sinh vật.

Câu 31: Mô tả cấu trúc không gian của ADN ? Hệ quả của nguyên tắc bổ sung

được thể hiện ở những điểm nào ?

TL:

*Mô tả cấu trúc không gian của ADN:

- Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch đơn song song, xoắn đều quanh

1 trục theo chiều từ trái sang phải.

- Mỗi vòng xoắn cao 34 angtơron gồm 10 cặp nuclêôtit, đường kính vòng xoắn là

20 angtơron.

Page 14: n Nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I DI …thcsnguyentatthanh.thainguyen.edu.vn/upload/48640... · ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I- DI TRUYỀN

Sinh học 9 GV: Vũ Văn Nguyên

Email: [email protected] Website: thcsnguyentatthanh.daitu.edu.vn

14

- Các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết bằng các liên kết hiđro tạo thành từng cặp A-T;

G-X theo nguyên tắc bổ sung.

* Hệ quả của nguyên tắc bổ sung:

+ Do tính chất bổ sung của 2 mạch nên khi biết trình tự đơn phân của 1 mạch có thể

suy ra trình tự đơn phân của mạch kia.

+ Tỉ lệ các loại đơn phân của ADN:

A = T;

G = X

A+ G = T + X

(A+ G) : (T + X) = 1.

Câu 32 Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN?

TL:

*Quá trình tự nhân đôi:

- ADN tự nhân đôi diễn ra trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian.

- ADN tự nhân đôi theo đúng mẫu ban đầu.

- Quá trình tự nhân đôi:

+ + đầu tiên phân tử ADN tháo xoắn và tách dần dần 2 mạch đơn theo chiều dọc

đưới tác dụng của enzym.

+ Các nuclêôtit trên 2 mạch ADN liên kết với nuclêôtit tự do trong môi trường nội

bào theo NTBS.

+ 2 mạch mới của 2 ADN dần được hình thành dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ

và ngược chiều nhau.

+ Kết quả: cấu tạo 2 ADN con được hình thành giống nhau và giống ADN mẹ,

trong đó mỗi ADN con có 1 mạch của mẹ, 1 mạch mới tổng hợp từ nguyên liệu nội

bào. (Đây là cơ sở phát triển của hiệ tượng di truyền).

- Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và giữ lại 1 nửa

(nguyên tắc bán bảo toàn).

Câu 33.Nêu Chức năng của ADN? Giải thích vì sao hai ADN con được tạo ra

qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ?

TL:

* Chức năng của ADN

- ADN là nơi lưu trữ thông tin di truyền (thông tin về cấu trúc prôtêin).

- ADN thực hiện sự truyền đạt thông tin di truyền qua thế hệ tế bào và cơ thể.

Page 15: n Nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I DI …thcsnguyentatthanh.thainguyen.edu.vn/upload/48640... · ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I- DI TRUYỀN

Sinh học 9 GV: Vũ Văn Nguyên

Email: [email protected] Website: thcsnguyentatthanh.daitu.edu.vn

15

* Giải thích :Sau khi enzim tác động làm tách 2 mạch đơn của ADN mẹ, các Nu

của môi trường vào liên kết với các nu trên cả 2 mạch của ADN mẹ(gọi là 2 mạch gốc

hay 2 mạch khuôn) theo đúng ntắc bổ sung đó là:

A mạch gốc liên kết với T môi trường;

T mạch gốc liên kết với A môi trường

G mạch gốc liên kết với X môi trường

X mạch gốc liên kết với G nôi trường

Nhờ nguyên tắc bổ sung mà từ mỗi mạch gốc đã tổng hợp 1 mạch giống hệt với

mạch bổ sung với nó rồi liên kết tạo ra ADN con giống hệt ADN mẹ ban đầu.

Câu 34. Gen là gì? Nêu bản chất hoá học và chức năng của gen?

- Gen là 1 đoạn của phân tử ADN có chức năng di truyền xác định .

- Phân tử AND có chứa rất nhiều gen và nhiều loại gen khác nhau, nhưng quan

trọng nhất là những gen cấu trúc. Mỗi gen cấu trúcc trung bình có chứa từ 600 đến

1500 cặp N.

+ Về mặt cấu tạo hoá học, gen có cấu tạo tương tự như AND với 2 mạch xoắn và

4 loại đơn phân là Ađênin(A); Timin(T); guanin(G); Xitôzin(X).

+ Về mặt chức năng: Mỗi gen cấu trúc chứa thông tin quy định cấu trúc của một

loại Prôtêin nào đó và từ dó nó quy định một loại tính trạng nào đó của cơ thể.

Câu 35. Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ARN và AND?

ARN AND

+Đa phân tử có kích thước và khối

lượng bé.

+Có cấu trúc mạch đơn.

+ Xây dựng từ 4 loại ribônuclêôtít

+Có chứa loại đơn phân Uraxin và

không có lợi timin

+Đại phân tử , có kích thước và khối

lượng lớn

+ Có cấu trúc mạch kép

+ Xây dựng từ 4 loại nuclêôtít

+Có chứa loại đơn phân timin và

không có loại Urain.

Câu 36. ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc nào? Nêu bản chất

của mối quan hệ theo sơ đồ: Gen-> ARN?

TL:

+ ARN được tổng hợp trên khuôn mẫu là một mạch của gen và diễn ra theo

nguyên tắc bổ sung.

+ Bản chất của mối quan hệ gen-> ARN là trình tự các N trên mạch khuôn của

gen quy định trình tự các ribônu trên mạch ARN. Cơ chế này diễn ra như sau:

Gen tháo xoắn, tách dần 2 mạch đơn.

+ Các nuclêôtit trên mạch khuôn vừa tách ra liên kết với nuclêôtit tự do trong môi

trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung A – U; T – A; G – X; X – G.

+ Khi tổng hợp xong ARN tách khỏi gen rời nhân đi ra tế bào chất.

Page 16: n Nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I DI …thcsnguyentatthanh.thainguyen.edu.vn/upload/48640... · ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I- DI TRUYỀN

Sinh học 9 GV: Vũ Văn Nguyên

Email: [email protected] Website: thcsnguyentatthanh.daitu.edu.vn

16

.

Câu 37. Tính đa dạng và tính đặc thù của Prôtêin do yếu tố nào xác định?

TL:

- Prôtêin thuộc loại đại phân tử.

- Prôtêin cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Đơn phân là các axit amin gồm khoảng

20 loại axit amin khác nhau.

- Vì prôtêin cấu tạo theo nguyên tắc đa phân với hơn 20 loại aa khác nhau đã tạo

nên tính đa dạng và đặc thù của prôtêin.

+Hơn 20 loại axít amin liên kết với nhau theo những cách rất khác nhau , tạo nên vô

số loại prôtêin trong các cơ thể động, thực vật. .

- Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin còn thể hiện ở cấu trúc không gian:

+ Cấu trúc bậc 1: là trình tự sắp xếp các aa trong chuỗi aa.

+ Cấu trúc bậc 2: là chuỗi aa tạo các vòng xoắn lò xo.

+ Cấu trúc bậc 3: do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp theo kiểu đặc trưng.

+ Cấu trúc bậc 4: gồm 2 hay nhiều chuỗi aa cùng loại hay khác loại kết hợp với

nhau. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4 còn thể hiện tính đặc trưng của prôtêin

Câu 38. Vì sao nói Prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể?

TL:

Prôtêin là chất sống cơ bản trong tế bào, có các chức năng khác nhau trong cơ

thể sống như:

+ Prôtêin cấu trúc : là thành phần của tế bào, mô, các cơ quan, hệ cơ quan và cơ

thể.

+ Prôtêin hooc môn : điều hoà các quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể.

+ Prôtêin kháng thể có chức năng bảo vệ cơ thể.

+ Prôtêin là thành phần của cơ tham gia vận động cơ thể.

+ Prôtêin còn là nguồn dự trữ cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào.

+ Prôtêin enzyme: Xúc tác của các phản ứng hoá sinh trong toàn bộ quá trình

trao đổi chất của cơ thể.

+ Prôtêin còn biểu hiện tính trạng của cơ thể.

=> Vì vậy Prôtêin có vai trò rất quan trọng đối với tế bào và cơ thể.

Câu 39. Nêu mối quan hệ giữa gen và ARN, giữa ARN và Prôtêin?

1. Mối quan hệ giữa gen và ARN:

+ Chức năng của gen là chứa đựng thông tin quy định cấu trúc của một loại

Prôtêin nào đó. Thông tin di truyền của gen thực hiện ở trình tự các N, cứ 3N(được gọi

là 1 bộ ba) sẽ quy định tổng hợp một loại a.a của Prôtêin.

+ Khi tổng hợp ARN, trật tự các bộ ba trên mạch khuôn của gen được sao chép

sang các bộ ba của ARN. Nói cách khác trình tự các bộ ba N của mạch khuôn trên gen

quy định trình tự các bộ N của ARN.

Page 17: n Nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I DI …thcsnguyentatthanh.thainguyen.edu.vn/upload/48640... · ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I- DI TRUYỀN

Sinh học 9 GV: Vũ Văn Nguyên

Email: [email protected] Website: thcsnguyentatthanh.daitu.edu.vn

17

2. Mối quan hệ giữa ARN và Prôtêin.

+ Trong quá trình tổng hợp, khi ribôxôm dịch chuyển qua một bộ ba N của

mARN thì có 1 a.a được tARN mang vào lắp đặt vào phân tử P tại ri bô xôm tương ứng

với bộ 3 đó. Như vậy, trình tự các N trên mARN quy định trình tự sắp xếp các a.a trong

phân tử P.

Câu 40. Nguyên tắc bổ sung được biểu hiện trong mối quan hệ ở sơ đồ dưới

đây như thế nào? (1) (2)

Gen( một đoạn AND) mARN Prôtêin.

TL;

Trong sơ đồ sau:

(1) (2)

Gen( một đoạn AND) mARN Prôtêin.

Có 2 phương trình thể hiện nguyên tắc bổ sung là tổng hợp mARN từ gen và tổng

hợp Prôtêin.

1, Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong quá trình tổng hợp mARN:

+ Trong quá trình tổng hợp mARN, khi gen tháo xoắn và tách hai mạch đơn, thì các

N tự do của môi trường nội bào liên kết với các N trên mạch khuôn của gen theo đúng

nguyên tắc bổ sung, thể hiện như sau:

A mạch khuôn liên kết với U môi trường.

T mạch khuôn liên kết với A môi trường.

G mạch khuôn liên kết với X môi trường.

X mạch khuôn liên kết với G môi trường.

2. Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong quá trình tổng hợp Prôtêin.

Trong quá trình tổng hợp Prôtêin, các phân tử tARN mang a.a vào ribôxôm

khớp với mARN theo nguyên tắc bổ sung, thể hiện như sau:

- A trên tARN khớp với U trên mARN và ngược lại.

- G trên tARN khớp với X trên mARN và ngược lại.

Câu 41. Hãy nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua

(1) (2) (3)

Gen( một đoạn AND) mARN Prôtêin. tính trạng.

TL:

- Mối liên hệ:

+ Gen là khuôn mẫu để tổng hợp mARN.

+ mARN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi aa cấu tạo nên prôtêin.

+ Prôtêin biểu hiện thành tính trạng cơ thể.

- Bản chất mối liên hệ gen tính trạng:

+ Trình tự các nuclêôtit trong ADN (gen) quy định trình tự các nuclêôtit trong

mARN qua đó quy định trình tự các aa cấu tạo prôtêin. Prôtêin tham gia cấu tạo, hoạt

động sinh lí của tế bào và biểu hiện thành tính trạng.

Page 18: n Nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I DI …thcsnguyentatthanh.thainguyen.edu.vn/upload/48640... · ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I- DI TRUYỀN

Sinh học 9 GV: Vũ Văn Nguyên

Email: [email protected] Website: thcsnguyentatthanh.daitu.edu.vn

18

Câu hỏi:Trình bày mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình trong

việc hình thành tính trạng?cho ví dụ trong sản xuất nông nghiệp ?

TL:

-Sự phát triển của tính trạng nào đó nói riêng và sự hình thành một kiểu hình nói

chung là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

-Kiểu gen quy định mức phản ứng của cơ thể trước môi trường.

-Môi trường xác định kiểu hình cụ thể trong giới hạn của mức phản ứng do kiểu

gen quy định.

Ví dụ trong nông nghiệp:

- năng xuất là kiểu hình

- Kĩ thuật sản xuất là điều kiện môi trường.

- giống là kiểu gen quy định giới hạn năng suất. Kĩ thuật sản xuất quy định năng

suất cụ thể trong giới hạn do giống quy định

Câu hỏi: Gen là gì ? Nêu bản chất hoá học và chức năng của gen?

TL: - Gen là 1 đoạn của phân tử ADN có chức năng di truyền xác định.

- Bản chất hoá học của gen là ADN.

- Chức năng: gen là cấu trúc mang thông tin quy định cấu trúc của 1 loại prôtêin.

CHƯƠNG IV: BIẾN DỊ

Câu 42. Đột biến gen là gì?Nguyên nhân phát sinh đột biến gen Cho ví dụ?

TL:

*Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen có liên quan đến một

hoặc một số cặp nuclêotit nào đó, xảy ra ở một hay một số vị trí nào đó trên phân tử

ADN.

* Nguyên nhân: - Do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể

làm rối loạn quá trình tự sao của phân tử ADN (sao chép nhầm), xuất hiện trong điều

kiện tự nhiên hoặc do con người gây ra.

VD: + Gen bị mất 1 hay 1 số cặp N.

+ Gen bị thêm 1 hay 1 một số cặp N

+ Gen bị thay thế 1 hay 1 số cặp N này bằng 1 hay 1 số cặp N khác.

Câu 43. Tại sao đột biến gen thường có hại cho cơ thể sinh vật? Nêu vai trò và

ý nghĩa của đột biến gen trong thực tiễn sản xuất?

+ Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình bình thường có hại cho sinh vật vì chúng

phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời

trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.

+ Trong thực tiễn sản xuất, người ta gặp những đột biến tự nhiên và nhân tạo có

lợi cho bản thân sinh vật.Ví dụ: Đột biến làm tăng khả năng chịu hạn và chịu rét ở

lúa…

Page 19: n Nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I DI …thcsnguyentatthanh.thainguyen.edu.vn/upload/48640... · ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I- DI TRUYỀN

Sinh học 9 GV: Vũ Văn Nguyên

Email: [email protected] Website: thcsnguyentatthanh.daitu.edu.vn

19

Đột biến gen ở vật nuôi và cây trồng có lợi cho con người, cung cấp cho con

người nguồn biến dị để lựa chọn những dạng phù hợp, có lợi đối với con người. Qua đó

tạo ra những giống có năng suất cao và phẩm chất tốt.

Câu 44. Đột biến cấu trúc NST là gì? Có những dạng nào?Tính chất của đột

biến này?

TL:

* - Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST gồm các dạng:

mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.

* Tính chất: - Đột biến cấu trúc NST thường có hại cho sinh vật vì trải qua quá

trình tiến hoá lâu dài, các gen đã được sắp xếp hài hoà trên NST. Biến đổi cấu trúc NST

làm thay đổi số lượng và cách sắp xếp các gen trên đó.

- Một số đột biến có lợi, có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá.

Câu 45. Những nguyên nhân nào gây ra đột biến cấu trúc NST?

TL:

Đột biến cấu trúc NST xảy ra do ảnh hưởng phức tạp của môi trường bên trong

và bên ngoài cơ thể tới NST.

- Môi trường bên ngoài: Là do các tác nhân vật lý và hoá học tác động làm phá

vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng.

- Môi trường bên trong: Là những rối loạn trong quá trình TĐC của TB tác động

lên NST.

Những nguyên nhân trên có thể xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con

người tạo ra.

Câu 46.Thể dị bội là gì?Có những dạng nào?Cơ chế phát sinh và hậu quả của

thể dị bội?

TL:

* Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có 1 hoặc một số cặp NST bị

thay đổi về số lượng.

- Các dạng:

+ Thêm 1 NST ở 1 cặp nào đó (2n + 1).

+ Mất 1 NST ở 1 cặp nào đó (2n -1)

+ Mất 1 cặp NST tương đồng (2n – 2)....

*Cơ chế phát sinh Trong giảm phân sự không phân li của 1 cặp NST tương đồng

nào đó tạo thành 1 giao tử mang 2 NST trong 1 cặp và 1 giao tử không mang NST nào

của cặp đó.

- Sự thụ tinh của các giao tử bất thường này với các giao tử bình thường sẽ tạo ra

các thể dị bội (2n +1 ) và (2n – 1) NST.

Page 20: n Nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I DI …thcsnguyentatthanh.thainguyen.edu.vn/upload/48640... · ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I- DI TRUYỀN

Sinh học 9 GV: Vũ Văn Nguyên

Email: [email protected] Website: thcsnguyentatthanh.daitu.edu.vn

20

- Hậu quả: Thể đột biến (2n + 1) và (2n -1) có thể gây ra những biến đổi về hình

thái (hình dạng, kích thước, màu sắc) ở thực vật hoặc gây bệnh ở người như bệnh Đao,

bệnh Tơcnơ

Câu 47. Sự biến đổi số lượng ở một cặp NST thường thấy những dạng nào?

TL:

Sự biến đổi số lượng ở 1 cặp NST thường thấy ở 2 dạng là dạng 2n+1 tức là có 1

cặp NST nào đó thừa 1 chiếc( còn gọi là thể 3 nhiễm) và dạng 2n-1 tức là có 1 cặp NST

nào đó thiếu 1 chiếc( còn gọi là thể 1 nhiễm).

Thường ít gặp những dạng khác do những biến đổi tăng hoặc giảm nhiều NST

hơn thường gây chết ở giai đoạn phôi.

Câu 48. Cơ chế nào dẫn đến hình thành thể dị bội có số NST của bộ NST là (2n

+1) và (2n -1)?

TL:

a. Sơ đồ minh hoạ

b, Giải thích cơ chế.

+ Trong quá trình phát sinh giao tử, có 1 cặp NST của TB sinh giao tử không

phân li( các cặp NST còn lạu phân li bình thường) tạo ra 2 loại giao tử:

-Loại chứa cả 2 NST của cặp đó( giao tử n+1)

-Loại giao tử không chứa NST của cặp đó( giao tử n-1)

Hai giao tử này kết hợp với giao tử bình thường n trong thụ tinh tạo ra hợp tử 3

nhiễm( 2n +1) và hợp tử 1 nhiễm (2n-1)

Câu 50. Thể dị bội là gì ? Thể đa bội là gì? Cho ví dụ?

TL:

+ Thể dị bội: Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có 1 hoặc một số cặp

NST bị thay đổi về số lượng

VD :3 NST 21 ở người gây bênh Đao.

+ Thể đa bội : Trong thể đa bội, bộ NST của tế bào sinh dưỡng là bội số của bộ đơn

bội, lớn hơn 2n.

Page 21: n Nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I DI …thcsnguyentatthanh.thainguyen.edu.vn/upload/48640... · ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I- DI TRUYỀN

Sinh học 9 GV: Vũ Văn Nguyên

Email: [email protected] Website: thcsnguyentatthanh.daitu.edu.vn

21

+ Thí dụ: ở đậu Hà Lan, trong TB sinh dưỡng bình thường có 2n =14

Các thể đa bội ở đậu Hà Lan như:

- Thể tam bội: 3n = 21

- Thể tử bội: 4n = 28.

Câu 51. Cơ chế phát sinh thể đa bội?

TL:

1. Trong nguyên nhân:

- Trong nguyên phân NST tự nhân đôi nhưng không phân li do thoi vô sắc không

hình thành kết quả bộ NST tăng lên gấp đôi.

2, Trong giảm phân và thụ tinh:

- Trong giảm phân tạo giao tử nếu có sự phân li NST không bình thường tạo nên

giao tử 2n. Sự thụ tinh của 2 loại giao tử 2n tạo nên hợp tử 4n., Giao tử đột biến 2n kết

hợp với giao tử bình thường n tạo ra hợp tử 3n.

Câu 52. Có thể nhận biết các thể đa bội bằng mắt thường thông qua những dấu

hiệu nào? Có thể ứng dụng các đặc điểm của chúng trong chọn giống cây trồng như

thế nào?

TL:

+ Có thể nhận biết các thể đa bội bằng mắt thường: cơ quan sinh dưỡng to, sinh

trưởng phát triển mạnh, chống chịu với ngoại cảnh tốt

+Hiện tượng đa bội thể khá phổ biến ở thực vật đã được ứng dụng hiệu quả trong

chọn giống cây trồng.

+ Tăng kích thước thân cành để tăng sản lượng gỗ (dương liễu...)

+ Tăng kích thước thân, lá, củ để tăng sản lượng rau, hoa màu.

+ Tạo giống có năng suất cao, chống chịu tốt với các điều kiện không thuận lợi của

môi trường

Câu 53. Thường biến là gì? Phân biệt thường biến với đột biến(phân biệt biến

dị di truyền và biến dị không di truyền)?

TL:

1. Khái niệm thường biến :

- Thường biến là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong

đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.

2. Phân biệt thường biến với đột biến.

Thường biến Đột biến

-Do môi trường tác động.

-Làm biến đổi kiểu hình, không làm

biến đổi kiểu gen.

-Không di truyền

-Do các nhân tố gây đột biến.

-Biến đổi kiểu gen, dẫn đến biến đổi

kiểu hình tương ứng.

- Di truyền được

Page 22: n Nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I DI …thcsnguyentatthanh.thainguyen.edu.vn/upload/48640... · ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I- DI TRUYỀN

Sinh học 9 GV: Vũ Văn Nguyên

Email: [email protected] Website: thcsnguyentatthanh.daitu.edu.vn

22

-Xảy ra đồng loạt và có định hướng

theo biến đổi của môi trường.

-có lợi cho sinh vật. Biến đổi thích

ứng với môi trường.

-ít có ý nghĩa trong chọn giống và

tiến hoá .

-Xảy ra trên từng cá thể, không xác

định.

-Phần lớn có hại sinh vật.íIt có lợi là

nguyên liệu của tiến hoá.

-Có ý nghĩa quan trọng trong chọn

giống và tiến hoá .

Câu 54.Mức phản ứng là gì: Cho ví dụ về mức phản ứng ở cây trồng?

TL:

- Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước các điều kiện

khác nhau của môi trường. Mức phản ứng do kiểu gen quy định nên di truyền được.

- Một ví dụ về mức phản ứng ở cây trồng:

Giống lúa DR2 được tạo ra từ một dòng tế bào(2n) biến đổi, có thể đạt năng suất

tối đa gần 8 tấn/ha/vụ trong điều kiện gieo trồng tốt nhất, còn trong điều kiện bình

thường chỉ đạt năng suất bình quân 4,5-> 6 tấn/ha/vụ.

Câu 55. Người ta đã vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đối

với tính trạng số lượng, về mức phản ứng để nâng cao năng suất cây trồng như thế

nào?

TL:

Người ta vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường với các tính

trạng số lượng trong trường hợp tạo điều kiện thuận lợi nhất để đạt tới năng suất tối đa

và hạn chế các điều kiện ảnh hưởng xấu, làm giảm năng suất.

Người ta vận dụng những hiểu biết về mức phản ứng để tăng năng suất vật nuôi,

cây trồng theo 2 cách: áp dụng kĩ thuật chăn nuôi trồng trọt thích hợp hoặc cải tạo, thay

giống cũ bằng giống mới có tiềm năng năng suất cao hơn

Câu hỏi: Thể đa bội là gì ?Cơ thể đa bội khác với cơ thể lưỡng bội như thế nào?

Đề ra biện pháp phát hiện thể đa bội ?

TL:

*Thể đa bội : Trong thể đa bội, bộ NST của tế bào sinh dưỡng là bội số của bộ đơn

bội, lớn hơn 2n

*Sự khác nhau giữa cơ thể đa bội với cơ thể lưỡng bội

cơ thể lưỡng bội

- Bộ NST luôn là 2n

- mỗi cặp NST tương đồng chỉ có 2

chiếc

- Các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan

sinh sản bình thường

- Thời kỳ sinh trưởng bình thường

- Sức chống chịu với điều kiện bất lợi

bình thường

Cơ thể đa bội

- Bộ NST là 3n, 4n, 5n..

- mỗi cặp NST tương đồng chỉ có

nhiều chiếc

- Các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan

sinh sản đều to do tế bào sinh ra chúng

đều lớn khác thường.

- Thời kỳ sinh trưởng kéo dài

- Sức chống chịu với điều kiện bất lợi

Page 23: n Nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I DI …thcsnguyentatthanh.thainguyen.edu.vn/upload/48640... · ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I- DI TRUYỀN

Sinh học 9 GV: Vũ Văn Nguyên

Email: [email protected] Website: thcsnguyentatthanh.daitu.edu.vn

23

- Cơ thể lai hữu thụ

tốt hưon

- Cơ thể lai có tính bất thụ cao, đặc

biệt các dạng đa bội lẻ bất thụ hoàn toàn.

*Đề ra biện pháp phát hiện thể đa bội:

- Trực tiếp đếm số lượng NST qua các tiêu bản hiển vi

- Gián tiếp : Bằng quan sát hình thái, đặc điểm sinh trưởng cây: cây đa bội có cơ

quan dinh dưỡng tlớn hơn, thời gian sinh trưởng kéo dài hơn...

CHƯƠNG V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

Câu 56 Tại sao nghiên cứu người phải có phương pháp riêng ? Nêu nội dung

các phương pháp nghiên cứu di truyền ở người?

TL:

*Phải có phươngpháp riêng vì:

- Do con người sinh sản chậm đẻ ít con, bộ NST của người có số lượng

nhiều(2n=46), Kích thước NST bé, giữa các NST ít sai khác về hình dạng và kích

thước.

- Lý do xã hội không thể áp dụng phương pháp phântích giống lai như đối với thực

vật, động vật.

*Các phương pháp :

- Phương pháp nghiên cứu phả hệ :là phương pháp theo dõi sự di truyền của 1

tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng 1 dòng họ qua nhiều thế hệ.

- Dùng để xác định đặc điểm di truyền trội lặn do 1 gen hay nhiều gen quy định, có

liên kết với giới tính hay không.

Nghiên cứu trẻ đồng sinh

- Trẻ đồng sinh là những đứa trẻ cùng được sinh ra ở một lần sinh.

- Đồng sinh cùng trứng sinh ra từ 1 trứng được thụ tinh với 1 tinh trùng, có cùng

kiểu gen nên bao giờ cũng đồng giới.

- Đồng sinh khác trứng là trẻ sinh ra từ các trứng khác nhau, mỗi trứng thụ tinh với

1 tinh trùng, có kiểu gen khác nhau nên có thể cùng giới hoặc khác giới.

Câu 57. Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở những

điểm nào? Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh có vai trò gì trong nghiên cứu

di truyền người?

TL:

* Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở những điểm :

Page 24: n Nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I DI …thcsnguyentatthanh.thainguyen.edu.vn/upload/48640... · ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I- DI TRUYỀN

Sinh học 9 GV: Vũ Văn Nguyên

Email: [email protected] Website: thcsnguyentatthanh.daitu.edu.vn

24

Đồng sinh cùng trứng Đồng sinh khác trứng

- 1 trứng được thụ tinh với 1 tinh trùng

tạo thành 1 hợp tử.

- Ở lần phân bào đầu tiên của hợp tử, 2

phôi bào tách rời nhau, mỗi phôi bào phát

triển thành 1 cơ thể riêng rẽ.

- Đều tạo ra từ 1 hợp tử nên kiểu gen

giống nhau, luôn cùng giới.

- 2 trứng được thụ tinh với 2 tinh

trùng tạo thành 2 hợp tử.

- Mỗi hợp tử phát triển thành 1 phôi.

Sau đó mỗi phôi phát triển thành 1 cơ

thể.

- Tạo ra từ 2 hoặc nhiều trứng khác

nhau rụng cùng 1 lúc nên kiểu gen khác

nhau. Có thể cùng giới hoặc khác giới.

*Vai trò : Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh có thể xác định tính trạng nào do

gen quyết định là chủ yếu, tính trạng nào chịu ảnh hưởng của môi trường.

Câu 58, Có thể nhận biết bệnh nhân Đao và bệnh nhân Tơcnơ qua đặc điểm

hình thái nào?

TL: Có thể nhận biết bệnh nhân đao và bệnh Tơcnơ qua đặc điểm hình thái như sau:

+ Đặc điểm hình thái của bệnh nhân Đao: Cơ thể lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi

há, lưỡi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, ngón tay

ngắn.

+ Đặc điểm hình thái của bệnh nhân Tớc nơ:

Bệnh nhân là nữ, bị lùn, cổ ngắn, tuyến nước không phát triển.

Câu 59. Nêu các đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm

sinh và tật 6 ngón tay ở người?

TL:

+ Đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng: Bệnh bạch tạng do một đột biến gen

lặn gây ra, bệnh di truyền không liên quan tới giới tính.

+ Đặc điểm di truyền của bệnh câm điếc bẩm sinh:

Bệnh do một đột biến gen lặn gây ra, bệnh di truyền không liên quan tới giới tính.

+ Đặc điểm di truyền của tật 6 ngón tay ở người:

Tật này do đột biến NST gây ra, bệnh di truyền không liên quan đến giới tính.

Câu 60. Nêu các nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người và một

số biện pháp hạn chế phát sinh các tật, bệnh đó?

TL:

1. Các nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người:

- Do ảnh hưởng của các tác nhân vật lí và hoá học trong môi trường tự nhiên.

- Do ô nhiễm môi trường.

- Do rối loạn quá trình sinh lí, sinh hoá nội bào.

2. Một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người.

+ Hạn chế các hoạt động gây ô nhiễm môi trường.

+ Sử dụng hợp lí các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ dại, thuốc chữa bệnh.

Page 25: n Nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I DI …thcsnguyentatthanh.thainguyen.edu.vn/upload/48640... · ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I- DI TRUYỀN

Sinh học 9 GV: Vũ Văn Nguyên

Email: [email protected] Website: thcsnguyentatthanh.daitu.edu.vn

25

+ Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây các tật bệnh di

truyền hoặc các cặp vợ chồng này không nên sinh con.

Câu 61: Di truyền y học tư vấn có những chức năng gì? Hãy nêu 1 ví dụ minh

họa?

TL:

1. Chức năng của di truyền y học tư vấn:

Chức năng của di truyền y học tư vấn là: Chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho

lời khuyên.

Chẳng hạn, về khả năng mắc bệnh di truyền ở đời con của các gia đỡnh đó cú người

mắc bệnh di truyền nào đó, có nên kết hôn hoặc tiếp tục sinh con nữa hay khụng.

2. Một số thí dụ minh họa:

Người con trai và người con gái sinh ra từ 2 gia đinh đã có người mắc bệnh câm

điếc bẩm sinh. Người làm công tác tư vấn cần thông báo cho hai người biết đây là bệnh

di truyền do gen lặn qui định nên rất có thể hai người đều mang gen đó ở trạng thái dị

hợp. Lời khuyên trong trường hợp này là:

+ Không nên kết hôn với nhau

+ Nếu kết hôn thì không nên sinh con để tránh sinh con đồng hợp về gen gây

bệnh, xác xuất lên đến 25%.

+ Nếu tìm đối tượng khác để kết hôn thì phải tránh những gia đình có người

mang gen gây bệnh đó.

Câu 62: Giải thích cơ sở khoa học của qui định: Nam chỉ lấy 1 vợ, nữ chỉ lấy 1

chồng và những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi 4 đời thì không được

kết hôn với nhau?

TL:

1. CSKH của quy định: Nam chỉ lấy 1 vợ, nữ chỉ lấy 1 chồng là:

+ Trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam : nữ nói chung xấp xỉ 1:1 và xét riêng ở

khoảng tuổi trưởng thành, có thể kết hôn với nhau theo quy định của pháp luật thỡ tỷ lệ

nam : nữ cũng xấp xỉ 1:1. Như vậy qui định những người trong độ tuổi kết hôn theo

luật định, nam chỉ lấy 1 vợ, nữ chỉ lấy 1 chồng là cơ sở khoa học và phù hợp.

2. Những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi 4 đời thỡ khụng được kết

hôn với nhau vỡ:

Page 26: n Nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I DI …thcsnguyentatthanh.thainguyen.edu.vn/upload/48640... · ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I- DI TRUYỀN

Sinh học 9 GV: Vũ Văn Nguyên

Email: [email protected] Website: thcsnguyentatthanh.daitu.edu.vn

26

+ Hôn nhân giữa những người có quan hệ huyết thống gọi là hôn phối gần; điều

này theo luật hôn nhân gia đỡnh thỡ bị cấm vỡ thường các đột biến gen lặn có hại khi

xuất hiện đều không biểu hiện nấu ở trạng thái dị hợp (Aa). Tuy nhiên nếu xảy ra hôn

phối gần sẽ tạo điều kiện cho các gen lặn tổ hợp tạo thể đồng hợp (aa) biểu hiện kiểu

hỡnh gõy hại và đây là nguyên nhân gây suy thoái nũi giống.

TD: Aa (tính trội) x Aa (tính trội) F1 : aa4

1 ( tính lặn xấu)

Vì vậy, qui định những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi 4 đời

không được kết hôn với nhau là cơ sở khoa học và phù hợp.

63: Tại sao nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35?

Tại sao cần phải đấu tranh chống ô nhiễm môi trường?

TL:

1. Tại sao nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35 vỡ:

Qua nghiên cứu cho thấy tỉ lệ của trẻ sinh ra bị mắc bệnh tật di truyền như:

bệnh Đao, bệnh Tơcnơ, câm điếc bẩm sinh… tăng theo tuổi sinh đẻ của người mẹ; Đặc

biệt là mẹ từ ngoài 35 tuổi trở đi.

Lí do là từ ở tuổi 35 trở đi các yếu tố gây đột biến của môi trường tích lũy

trong tế bào của bố, mẹ nhiều hơn và phát huy tác dụng của nó và dễ dẫn đến phát sinh

đột biến trong quá trình sinh sản.

2. Cần phải đấu tranh chống ô nhiễm môi trường vỡ:

+ Ô nhiễm mỗi trường là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm sút

chất lượng cuộc sống và tạo ra nhiều tật, bệnh di truyền ở con người vỡ vậy cần đấu

tranh chống ô nhiễm môi trường để bảo vệ con người trong hiện tại và tương lai.

CHƯƠNG VI: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

Cõu 64: Công nghệ tế bào là gì? Gồm những công đoạn thiết yếu nào?

TL:

1. Cụng nghệ tế bào: Cụng nghệ tế bào là một ngành kỹ thuật về quy trỡnh ứng

dụng phương pháp nuôi cấy TB hoặc mô dể tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.

2. Các công đoạn thiết yếu của công nghệ TB: gồm 3 giai đoạn sau:

+ Tách TB từ cơ thể thực vật hay động vật.

Page 27: n Nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I DI …thcsnguyentatthanh.thainguyen.edu.vn/upload/48640... · ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I- DI TRUYỀN

Sinh học 9 GV: Vũ Văn Nguyên

Email: [email protected] Website: thcsnguyentatthanh.daitu.edu.vn

27

+ Nuôi cấy TB trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo thích hợp để tạo thành mô

non (hay mô sẹo).

+ Dùng hoocmôn sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hóa cơ quan hoặc cơ thể

hoàn chỉnh.

Cõu 65: Hãy nêu những ưu điểm và triển vọng của nhân giống vô tính trong

ống nghiệm?

TL:

1. Ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm:

+ Tăng nhanh số lượng cây giống.

+ Rút ngắn thời gian tạo các cây con.

+ Bảo tồn 1 số nguồn gen thực vật quý hiếm

2. Triển vọng của nhõn giống vụ tớnh trong ống nghiệm:

+ Tạo ra khả năng nhân nhanh nguồn gen của ĐV và TV quý hiếm cú nguy cơ

bị tuyệt diệt để bảo tồn chúng.

+ Nhân bản vô tính để tạo ra cơ quan nội tạng ĐV từ các tế bào ĐV đó được

chuyển gen người, mở ra khả năng chủ động cung cấp các cơ quan thay thế cho các

bệnh nhân bị hỏng các cơ quan tương ứng.

Cõu 66: Kỹ thuật gen là gì? Kỹ thuật gen gồm những khâu cơ bản nào? Công

nghệ gen là gì?

TL:

1. Kỹ thuật gen:

+ Kĩ thuật gen là các thao tác tác động lên ADN để chuyển đoạn ADN mang 1

hoặc 1 cụm gen từ tế bào của loài cho sang tế bào của loài nhận nhờ thể truyền.

* Các khâu của kĩ thuật gen: Kĩ thuật gen gồm 3 khõu:

+ Khâu 1: + Tách ADN NST của tế bào cho và tách ADN làm thể chuyền từ vi

khuẩn, virut.

+ Khâu 2:

+ Cắt nối để tạo ADN tái tổ hợp nhờ enzim.

+ Khâu 3: Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận và nghiên cứu sự biểu hiện

của gen được chuyển.

. 2. Công nghệ gen: - Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ

thuật gen

Page 28: n Nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I DI …thcsnguyentatthanh.thainguyen.edu.vn/upload/48640... · ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I- DI TRUYỀN

Sinh học 9 GV: Vũ Văn Nguyên

Email: [email protected] Website: thcsnguyentatthanh.daitu.edu.vn

28

Câu 67: Trong sản xuất và đời sống, công nghệ gen được ứng dụng trong

những lĩnh vực chủ yếu nào? Hãy nêu khái quát những ứng dụng đó?

TL:

1. Tạo ra các chủng VSV mới:

- Kĩ thuật gen được ứng dụng để tạo ra các chủng VSV mới có khả năng sản xuất

nhiều loại sản phẩm sinh học cần thiết (aa, prôtêin, kháng sinh, hoocmon...) với số

lượng lớn và giá thành rẻ.

VD: Dùng E. Coli và nấm men cấy gen mã hoá, sản xuất kháng sinh và hoocmon

insulin.

2. Tạo giống cây trồng biến đổi gen:

- Bằng kĩ thuật gen, người ta đưa nhiều gen quy định đặc điểm quý như: năng suất

cao, hàm lượng dinh dưỡng cao, kháng sâu bệnh .... vào cây trồng.

VD: Cây lúa được chuyển gen quy định tổng hợp bêta carooten (tiền vitamin A)

vào tế bào cây lúa, tạo giống lúa giàu vitamin A.

- Ở Việt Nam chuyển gen kháng sâu bệnh, tổng hợp vitamin A... vào 1 số cây lúa,

ngô, khoai, cà chua, đu đủ...

3. Tạo động vật biến đổi gen:

- Ứng dụng kĩ thuật gen chuyển gen vào động vật nhằm tăng năng suất, chất lượng

sản phẩm, tạo ra các sản phẩm phục vụ trực tiếp cho đời sống con người.

- Chuyển gen vào động vật còn rất hạn chế..

Cõu 68: Cụng nghệ sinh học là gỡ? Nờu cỏc lĩnh vực của cụng nghệ sinh học

và ứng dụng của mỗi lĩnh vực đó trong đời sống?

TL:

* Công nghệ sinh học là ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình

sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người.

* Cỏc lĩnh vực của cụng nghệ sinh học và ứng dụng của mỗi lĩnh vực:

+ Công nghệ lên men: Được ứng dụng để sản xuất các chế phẩm vi sinh dùng

trong chăn nuôi trồng trọt và bảo quản.

+ Công nghệ TB thực vật và động vật: Được ứng dụng trong nuôi cấy TB, nuụi

cấy mụ, gúp phần nhõn giống mụ.

+ Công nghệ chuyển nhân và chuyển phôi: Ứng dụng trong việc chủ động phát

triển thú non trong chăn nuôi và các lĩnh vực khác.

+ Cụng nghệ sinh học xử lý mụi trường: Xử lý cỏc chất thải bằng cỏc biện

phỏp sinh học.

Page 29: n Nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I DI …thcsnguyentatthanh.thainguyen.edu.vn/upload/48640... · ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I- DI TRUYỀN

Sinh học 9 GV: Vũ Văn Nguyên

Email: [email protected] Website: thcsnguyentatthanh.daitu.edu.vn

29

+ Công nghệ enzim Prôtêin: Ứng dụng để sản xuất axit amin từ nhiều nguồn

nguyên liệu, chế tạo các chất cảm ứng sinh học và phát hiện chất độc.

+ Công nghệ gen: Ứng dụng để chuyển ghép gen từ TB này sang TB khác,

giữa các loài với nhau. Đây là công nghệ cao và là công nghệ quyết định sự thành công

của cuộc cách mạng sinh học.

Cõu 69: Tại sao người ta cần chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến?

TL:

Người ta cần chọn tác nhân cụ thể gây đột biến vỡ mỗi một loại tỏc nhõn cú

khả năng tạo ra 1 hoặc 1 số loại đột biến nhất định.

VD:+ Loại hóa chất côsixin khi thấm vào mô đang phân sinh sẽ cản trở việc hỡnh

thành thoi phõn bào làm cho toàn bộ NST khụng phõn ly gõy đột biến thể đa bội.

+ Có loại hóa chất chỉ tác động đến 1 loại N xác định, điều này hứa hẹn khả

năng chủ động gay ra các loại đột biến mong muốn. Bên cạnh đó, mức độ tác dụng của

mỗi loại tác nhân đột biến lên TB và mô cũng khác nhau. Thí dụ tia tử ngoại không có

khả năng xuyên sâu vào mô như các tia phóng xạ…

Do vậy, tùy theo mục đích của vệc gây đột biến mà cần chọn tác nhân cụ thể

thích hợp.

Cõu 70: Hóy nờu một vài thành tựu của việc sử dụng đột biến nhân tạo trong

chọn giống động vật, thực vật và vi sinh vật?

TL:

1. Một vài thành tựu của việc sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống thực

vật:

+ Người ta đó trực tiếp sử dụng cỏc thể đột biến từ 1 giống tốt đang được gieo

trồng trong sản xuất để nhân lên với mục đích cải tiến một vài nhược điểm của giống

đó, tạo ra giống mới tốt hơn.

+ Người ta cũn sử dụng cỏc thể đột biến có ưu điểm từng mặt để lai với nhau,

nhằm tạo ra giống mới.

+ Người ta cũn sử dụng cỏc thể đa bội để tạo ra giống cây trồng đa bội có năng

suất cao, phẩm chất tốt ở dâu tằm, dưa hấu…

2. Ứng dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống đột biến ở vật nuôi: Thường

chỉ được sử dụng hạn chế ở 1 số nhóm ĐV bậc thấp, khó áp dụng ở nhóm ĐV bậc cao

Page 30: n Nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I DI …thcsnguyentatthanh.thainguyen.edu.vn/upload/48640... · ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I- DI TRUYỀN

Sinh học 9 GV: Vũ Văn Nguyên

Email: [email protected] Website: thcsnguyentatthanh.daitu.edu.vn

30

vỡ cơ quan sinh sản của chúng nằm sâu trong cơ thể, chúng phản ứng rất nhanh và dễ

bị chết khi xử lý bằng cỏc tỏc nhõn lớ, húa học.

3. Một vài thành tựu của sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống vi sinh

vật:

- Tùy vào đối tượng và mục đích chọn giống, người ta chọn lọc theo các hướng

khác nhau:

+ Chọn các thể đột biến tạo ra chất có hoạt tính cao.

+ Chọn các thể đột biến sinh trưởng mạnh để tăng sinh khối ở nấm men và vi

khuẩn.

+ Chọn các thể đột biến giảm sức sống, yếu hơn dạng ban đầu, không có khả

năng gây bệnh mà đóng vai trũ một khỏng nguyờn gõy miễn dịch ổn định cho kí chủ

chống lại VSV đó. Trên nguyên tắc này người ta tạo ra văc xin phũng bệnh cho người

và gia súc.

Cõu 71: Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện như

thế nào? Giao phối gần là gì? Gây ra hậu quả gì ở sinh vật? Nguyên nhân của hiện

tượng thoái hoá?

TL: . Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở cây giao phấn: các cá thể của thế hệ kế

tiếp có sức sống giảm dần biểu hiện các dấu hiệu như phát triển chậm, chiều cao cây và

năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết, bộc lộ đặc điểm có hại.

2. Hiện tượng thoái hoá do giao phối gần ở động vật:

- Giao phối gần (giao phối cận huyết) là sự giao phối giữa các con cái sinh ra từ 1

cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái của chúng.

- Giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hoá ở thế hệ con cháu: sinh trưởng và phát

triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non

3 Nguyên nhân :Tự thụ phấn hoặc giao phối gần ở động vật gây ra hiện tượng thoái

hoá vì tạo ra cặp gen lặn đồng hợp gây hại.

Page 31: n Nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I DI …thcsnguyentatthanh.thainguyen.edu.vn/upload/48640... · ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I- DI TRUYỀN

Sinh học 9 GV: Vũ Văn Nguyên

Email: [email protected] Website: thcsnguyentatthanh.daitu.edu.vn

31

Câu 72: Ưu thế lai là gì? Cơ sở di truyền học của hiện tượng ưu thế lai? Tại sao

tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn hoặc giao phối gần ở động vật qua nhiều thế

hệ liên tiếp có thể dẫn đến thoái hóa?

TL

- Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh, phát

triển mạnh, chống chịu tốt, các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình

giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.

- Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai được giải thích như sau:

+ Về phương diện di truyền, các tính trạng số lượng do nhiều gen trội qui định.

+ Khi lai giữa hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau, đặc biệt có các gen lặn biểu

hiện 1 số đặc điểm xấu, ở con lai F1 chỉ có các gen trội có lợi mới được biểu hiện, gen

trội át gen lặn, đặc tính xấu không được biểu hiện, vì vậy con lai F1 có nhiều đặc điểm

có lợi.

- Tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối gần qua nhiều thế hệ dẫn đến tỉ lệ dị hợp

giảm, tỉ lệ đồng hợp tăng, Các gen lặn ở trạng thái dị hợp chuyển sang trạng

thái đồng hợp lặn biểu hiện thành tính trạng gây hại cho sinh vật.

-Muốn duy trì ưu thế lai:

+Đưa ngay con lai F1 vào sản xuất nuôi trồng để thu năng suất và tận dụng ưu thế

lai.

+ Thực hiện sinh sản vô tính .

Câu 73: Trong chọn giống cây trồng, người ta đã dùng phương pháp gì để tạo ưu

thế lai? Phương pháp nào được dùng phổ biến nhất? Tại sao?

TL

Trong chọn giống ở cây trồng, để tạo ưu thế lai người ta dùng các phương pháp

sau:

+ Phương pháp lai khác dòng: Tạo 2 dòng tự thụ phấn rôi cho chúng giao phấn

với nhau.

+ Phương pháp lai khác thứ: đây là phương pháp lai khác thứ hoặc lai tổng hợp

nhiều thứ của cùng một loài.

Trong các phươpng pháp trên thì lại khác dòng là phương pháp được sử dụng

phổ biến nhất vì hiệu quả cao của nó.

VD: Phương pháp này được sử dụng rộng rãi ở ngô đẫ tạo được nhiều giống ngô

lai F1 có năng suất cao hơn từ 25-30 so với giống ngô tốt nhất

ở lúa cho giống lúa lai F1 cho năng suất tăng 20-40% so với các giống lúa thuần tốt

nhất.

Câu 74: Thế nào là lai kinh tế? Chứng minh lai kinh tế là sự tận dụng của ưu

thế? ởnước ta, phương pháp phổ biến của lai kinh tế là gì? lấy ví dụ minh hoạ?

Page 32: n Nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I DI …thcsnguyentatthanh.thainguyen.edu.vn/upload/48640... · ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I- DI TRUYỀN

Sinh học 9 GV: Vũ Văn Nguyên

Email: [email protected] Website: thcsnguyentatthanh.daitu.edu.vn

32

TL

1. Lai kinh tế: là ứng dụng của ưu thế lai vào sản xuất được ứng dụng đối với vật

nuôi. Phếp lai kinh tế được tiến hành như sau:

Cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau thu được

con lai F1, rồi đưa ngay con lai F1 vào sản xuất để thu sản phầm và không dùng làm

giống.

2. Lai kinh tế là sự tận dụng ưu thế lai:

+ Khi cho giao phối giữa bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau thì con lai F1 chứa

đầy đủ các cặp gen dị hợp và kiểu hình biểu hiện tốt nhất.

+ Nừu cho F1 làm giống thì từ trở đi, thể dị hợp giảm dần, ưu thế lai cũng giảm

dần.

=> Do đó nếu đưa ngay con lai F1 vào sản xuất thu sản phẩm mà không cho F1 làm

giống tiếp cũng nhằm thu được năng suất cao nhất.

Như vậy phép lai kinh tế chính là tận dụng ư thế lai.

3. Phương pháp phổ biến của lai kinh tế là dùng con cái thuộc giống tốt nhất trong

nước giao phối với con đực cao sản thuộc giống nhập nội.

Con lai thích nghi với điều kiện khí hậu và chăn nuôi ở nước ta giống mẹ nó và

có sức tăng sản giống bố.

VD: lai kinh tế I2 móng cái x đại bạch

Lợn con mới để đã nặng 0.7-0.8kg, tăng trọnh nhanh, tỉ lệ thịt nạc cao.

Câu 75: Trong chọn giống cây trồng người ta đã sử dụng phương pháp nào?

Phương pháp nào được xem là cơ bản? cho ví dụ minh hoạ kết quả của mỗi phương

pháp đó?

TL:

1. Có 4 phương pháp chính sử dụng trong chọn giống cây trồng:

- Gây đột biến nhân tạo.

- Lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể từ giống hiện có.

- Tạo giống ưu thế lai.

- Tạo giống đa bội thể.

Trong 4 phương pháp trên thì phương pháp lai hữu tính để tạo nguồn biến dị tổ

hợp là phương pháp cơ bản nhất.

2. Lấy VD minh hoạ cho mõi phương pháp:

+ Phương pháo gây đột biến nhân tạo: Giống đậu tương DT55 được tạo từ xử lí đột

biến giống đậu tương DT74 có thời gian sinh trưởng rất ngắn, chống ngã đổ và chịu rét

khá tốt, hạt to, màu vàng.

+ Phương pháp lai hữu tính: lai giữa giống lúa DT10 có khả năng cho năng suất cao

với giống lúa OM80 có hạt dài, trong, cơm dẻo để tạo ra giống lúa DT17 phối hợp

đưpực những ưu điểm của hai giống lúa nói trên.

+ PP tạo giống ưu thế lai: Giống ngô lai LVN10 thuộc nhóm giống ngô dài ngày,

được tạo ra do lai giữa hai dòng thuần (lai đơn) ở vụ xuân có thời gian sinh trưởng 125

ngày, chịu hạn, chống ngã đổ và kháng sâu bệnh tốt, có thể đạt năng suất 8 – 12 tấn/ ha.

Page 33: n Nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I DI …thcsnguyentatthanh.thainguyen.edu.vn/upload/48640... · ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I- DI TRUYỀN

Sinh học 9 GV: Vũ Văn Nguyên

Email: [email protected] Website: thcsnguyentatthanh.daitu.edu.vn

33

+ Tạo giống đa bội thể: giống dau số 12 là giống tam bội (3n) được tạo ra do lai gữa

thể tư bội 4n với giống lường bội 2n.

Giống dâu số 12 có bản lá dày, màu xanh đậm, thịt lá nhiều, sức ra rễ và tỉ lệ

hom sống cao. Năng suất bình quân 29,7 tấn/ha/năm.

Câu 76:Trong chọn giống vật nuôi, chủ yếu người ta dùng phương pháp nào? tại

sao? Cho ví dụ?

TL

Trong chọn giống vật nuôi, phương pháp chủ yếu được sử dụng là lai giống. Vì

lai giống tạo nguồn biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu để con người chọn lọc những

biến dị phù hợp tạo giống mới.

Lai giống còn là phương pháp để cải tạo giống có năng suất thấp và tạo ưu thế

lai.

VD:

+ Trong tạo giống mới: viện chăn nuôi quốc gia đã tạo ra 2 giống lợn mới là ĐBI2 –

81. và BSI2 – 81 phối hợp được các đặc điểm quý của lợn I2 như phát dục sớm, dễ nuôi,

mắn đẻ, đẻ nhiều con, thịt thơm ngon, xương nhỏ. Với một số đặc điểm tốt của các

giống lợn ngoại như tầm vóc to, tăng trong nhanh, thịt nhiều nạc.

+ Trong cải tạo giống địa phương: dùng bò vàng Việt Nam lag bò cái cho lai với bò

đực ngoại tạo ra đàn bò sữa bằng cách lai nhiều lần với giống ngoại cho sản lượng sữa

cao.

+ Trong tạo giống ưu thế lai: tạo được con lai kinh tế giữa bò vàng thanh hoá với bò

Honsten Hà Lan, chịu được khí hậu nóng cho 1000kg sữa/ năm. tỉ lệ bơ 4-4,5%.

Page 34: n Nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I DI …thcsnguyentatthanh.thainguyen.edu.vn/upload/48640... · ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I- DI TRUYỀN

Sinh học 9 GV: Vũ Văn Nguyên

Email: [email protected] Website: thcsnguyentatthanh.daitu.edu.vn

34

PHẦN II: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG I: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG

Câu 77: Nêu sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng ?

Điểm phân biệt Thực vật ưa sáng Thực vật ưa bóng

Hình thái - Phiến lá nhỏ, hep, có

màu xanh nhạt.

- Thân cây có số cành

cây phát triển nhiều.

- Phiến lá lớn, có màu

xanh sẫm.

- Thân cây có số cành

cây phát ít.

Giải phẫu - lá có tầng cutin dày,

mô giậu phát triển.

- Tầng cutin ở lá mỏng,

mô giậu kém phát triển.

Sinh lí - Quang hợp trong điều

kiện ánh sáng mạnh.

- Cường độ hô hấp

mạnh hơn do tác động của

nhiệt trong ánh sáng gắt.

- Quang hợp trong điều

kiện ánh sáng yếu.

- Cường độ hô hấp yếu

hơn.

Câu 78: - Môi trường sống là gì? Có mấy loại môi trường chủ yếu?

TL:

- Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh

chúng, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật.

- Có 4 loại môi trường chủ yếu:

+ Môi trường nước.

+ Môi trường trên mặt đất – không khí.

+ Môi trường trong đất.

+ Môi trường sinh vật.

Câu 79: Nhân tố sinh thái là gì? Thế nào là nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh

?

TL: - Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.

- Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm:

+ Nhân tố vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, đất, nước, địa hình...

+ Nhân tố hữu sinh:

Nhân tố sinh vật: VSV, nấm, động vật, thực vật,

Nhân tố con người: tác động tích cực: cải tạo, nuôi dưỡng, lai ghép.... tác động tiêu

cực: săn bắn, đốt phá làm cháy rừng...

Page 35: n Nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I DI …thcsnguyentatthanh.thainguyen.edu.vn/upload/48640... · ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I- DI TRUYỀN

Sinh học 9 GV: Vũ Văn Nguyên

Email: [email protected] Website: thcsnguyentatthanh.daitu.edu.vn

35

- Các nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật thay theo từng môi trường và thời gian

Câu 80: Giới hạn sinh thái là gì? Nhận xét về giới hạn sinh thái của mỗi loài sinh

vật?lấy ví dụ?

TL: - Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân

tố sinh thái nhất định.

- Mỗi loài, cá thể đều có giới hạn sinh thái riêng đối với từng nhân tố sinh thái. Sinh

vật có giới hạn sinh thái rộng phân bố rộng, dễ thích nghi.

Ví dụ: cá rô phi từ 5oC - 42oC là giới hạn sinh thái của cá rô phi. 5oC là giới hạn

dưới, 42oC là giới hạn trên. 30oC là điểm cực thuận.

Câu 81: - Ánh sáng có ảnh hưởng tới đặc điểm nào của thực vật? Nhu cầu về

ánh sáng của các loài cây có giống nhau không? Trong sản xuất nông nghiệp, người

nông dân ứng dụng điều này như thế nào?

TL:

- Ánh sáng có ảnh hưởng tới đời sống thực vật, làm thay đổi đặc điểm hình thái,

sinh lí (quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước) của thực vật.

- Nhu cầu về ánh sáng của các loài không giống nhau:

+ Nhóm cây ưa sáng: gồm những cây sống nơi quang đãng.

+ Nhóm cây ưa bóng; gồm những cây sống nơi ánh sáng yếu, dưới tán cây khác.

• ứng dụng: Trồng xen kẽ cây để tận dụng nguồn ánh sáng làm tăng năng suất và

tiết kiệm đất.

Câu 81: Ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào? Trong chăn nuôi

người ta có biện pháp kĩ thuật gì để gà, vịt đẻ nhiều trứng?

TL:

- Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật:

+ Tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong

không gian.

+ Giúp động vật điều hoà thân nhiệt.

+ Ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh sản và sinh trưởng của động vật.

- Động vật thích nghi điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta chia thành 2 nhóm

động vật:

+ Nhóm động vật ưa sáng: gồm động vật hoạt động ban ngày.

• + Nhóm động vật ưa tối: gồm động vật hoạt động ban đêm, sống trong hang, đất

hay đáy biển.

• chăn nuôi người ta có biện pháp kĩ thuật gì để gà, vịt đẻ nhiều trứng :Tạo ngày

nhân tạo để gà vịt đẻ nhiều trứng.

Page 36: n Nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I DI …thcsnguyentatthanh.thainguyen.edu.vn/upload/48640... · ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I- DI TRUYỀN

Sinh học 9 GV: Vũ Văn Nguyên

Email: [email protected] Website: thcsnguyentatthanh.daitu.edu.vn

36

Câu 82: Sinh vật cùng loài có mối quan hệ với nhau với nhau như thế nào?

Trong chăn nuôi, người ta đã lợi dụng quan hệ hỗ trợ cùng loài để làm gì?

TL:

- Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau hình thành nên nhóm cá

thể.

- Trong 1 nhóm có những mối quan hệ:

+ Hỗ trợ; sinh vật được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn.

+ Cạnh tranh: ngăn ngừa gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt thức ăn 1 số tách

khỏi nhóm.

* ứng dụng : Nuôi vịt đàn, lợn đàn để chúng tranh nhau ăn, sẽ mau lớn.

Câu 83: Hãy chứng minh nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng đến đặc điểm

hình thái và sinh lí của cơ thể thực vật ?

TL:

1. ảnh hưởng của nhiệt độ lên hình thái thực vât:

- Cây sống ở vùng nhiệt đới trên bề mặt có tầng cutin dày để hạn chế thoát nước.

_ cây sống ở vùng ôn đới vào mùa đông trồi cây có vẩy bao bọc, thân và rễ cây có

cấc lớp bần dày để tạo lớp cách nhiệt, bảo vệ cây.

2. ảnh hưởng của nhiệt độ lên sinh lí thực vât:

- Cây ở vùng nhiệt đới khi trời nóng quá trình thoát hơi nước giẩm để tránh bị héo

khô.

- Cây ở vùng ôn đới về mùa lanh thường rụng nhiều lá có tác dụng giảm diện tích

tiếp xúc với không khí lạnh và giảm thoát hơi nước để giữ nhiệt cho cây.

Câu 83: Quần thể sinh vật là gì? hãy lấy 2 ví dụ chứng minh các cá thể trong

quần thể hỗ trợ ,cạnh tranh lẫn nhau?

TL

- Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong khoảng

không gian nhất định, ở 1 thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những

thế hệ mới.

- 2 ví dụ chứng minh các cá thể trong quần thể hỗ trợ, cạnh tranh nhau:

+ Ví dụ về quan hệ hỗ trợ: các con sói trong cùng một đàn sói cùng đi săn mồi,

chúng hôc trợ lần nhau để tìm được nguồn thức ăn.

+ Ví dụ về quan hệ cạnh tranh: khi số lượng sói trong đàn tăng nhiều mà nguồn

thức ăn khan hiếm chúng sẽ tranh giành với nhau con mồi tìm đươc.

Câu 84: Những đặc trưng cơ bản của quần thể? Trong các đặc trưng của quần

thể, đặc trưng nào cơ bản nhất? Vì sao?

TL:

Những đặc trưng cơ bản của quần thể:

Page 37: n Nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I DI …thcsnguyentatthanh.thainguyen.edu.vn/upload/48640... · ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I- DI TRUYỀN

Sinh học 9 GV: Vũ Văn Nguyên

Email: [email protected] Website: thcsnguyentatthanh.daitu.edu.vn

37

+ Mật độ quyết định các đặc trưng khác vì ảnh hưởng đến nguồn sống, tần số gặp

nhau giữa đực và cái, sinh sản và tử vong, trạng thái cân bằng của quần thể.1. Tỉ lệ giới

tính

- Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực với cá thể cái.

- Tỉ lệ giới tính thay đổi theo lứa tuôit, phụ thuộc vào sự tử vong không đồng đều

giữa cá thể đực và cái.

- Tỉ lệ giới tính cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể.

2. Thành phần nhóm tuổi

3. Mật độ quần thể

*Đặc trưng nào cơ bản nhất - Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật

có trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích.

- Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào

chu kì sống của sinh vật.

Câu 85: Quần thể người khác với quần thể sinh vật khác ở những đặc trưng

nào? do đâu có sự khác nhau đó?

TL:

- Quần thể người có đặc trưng sinh học như những quần thể sinh vật khác, đó là đặc

điểm giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản, tử vong.

- Quần thể người có những đặc trưng khác với quần thể sinh vật khác ở những đặc

điểm như: pháp luật, chế độ hôn nhân, văn hoá, giáo dục, kinh tế...

- Sự khác nhau đó là do con người có lao động và tư duy nên có khả năng tự điều

chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên.

Câu 85: ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia?

TL: tăng dân số quá nhanh có thể dẫn tới:

- Thiếu nơi ở, thiếu lương thực trường học, bệnh viện… gây ô nhiễm môi trường,

làm nền kinh tế chậm phát triển, gây tắc nghẽn giao thông tàn phá rừng và tài nguyên

khác.

để hạn chế ảnh hưởng xấu của việc tăng dân số quá nhanh, mỗi quốc gia cần phải

phát triển dân số hợp lí nhằm mục đích đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân

gia đình và xã hội, đảm bảo hài hoà sự phát triển kinh tế xã hội, tài nguyên môi trường

của đất nước.

Câu 86: Quần xã sinh vật là gì? Quần xã sinh vật và quần thể có những điểm

giống và khác nhau như thế nào?

TL:

Quần xã sinh vật là tập hợp những quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng

sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với

nhau * So sánh quần thể sinh vật với quần xã sinh vật:

Page 38: n Nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I DI …thcsnguyentatthanh.thainguyen.edu.vn/upload/48640... · ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I- DI TRUYỀN

Sinh học 9 GV: Vũ Văn Nguyên

Email: [email protected] Website: thcsnguyentatthanh.daitu.edu.vn

38

- Giống nhau: quần thể và quần xã đều là tập hợp nhiều cá thể sinh vật trong một

khoảng không gian xác định.

- Khác nhau:

Quần thể sinh vật Quần xã sinh vật

- Là tập hợp nhiều cá thể sinh vật của

cùng một loài.

- Có cấu trúc nhỏ hơn.

- Giữa các cá thể cùng loài giao phối

hoặc giao phấn được với nhau.

- Phạm vi phân bố hẹp hơn quần xã.

- Là tập hợp nhiều quần thể sinh vật

của nhiều loài khác nhau.

- Có cấu trúc lớn hơn.

- Giữa các cá thể khác loài không thể

giao phối hoặc giao phấn với nhau.

- Phạm vi phấn bố rộng hơn quần thể.

Câu 87: Hãy nêu đặc điểm về số lượng và thành phần loài của quẫn xã sinh vật?

TL:

1. Đặc điểm về số lượng các loài trong quần xã: Đặc điểm về số lượng các loài

trong quần xã thể hiện ở các chỉ số sau đây:

- Độ đa dạng: là mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã.

- Độ nhiều: là mật độ cá thể từng loài trong quần xã.

- Độ thường gặp: là tỉ lệ phần trăm số địa điểm bắt gặp 1 loài trong tổng số địa điểm

quan sát.

2. Đặc điểm về thành phần loài trong quần xã: thể hiện ở các dạng sau:

- Loài ưu thế: là loài đóng vai trò quan trong trong quần xã.

- Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác

trong quần xã.

Câu 88: - Ý nghĩa sinh học của hiện tượng khống chế sinh học? Trong thực tế

người ta sử dụng khống chế sinh học như thế nào?

TL:

◼ Ý nghĩa :Khống chế sinh học làm cho số lượng cá thể của mỗi quần thể dao

động quanh vị trí cân bằng, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường

tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã.

◼ ứng dụng: Sử dụng thiên địch để tiêu diệt hoặc hạn chế tác hại của sinh vật gây

hại cho con người VD: dùng ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu đục thân lúa. Nuôi mèo để

diệt chuột.

Câu 89: Thế nào là một hệ sinh thái? Các thành phần của hệ sinh thái có mối

quan hệ với nhau như thế nào?

TL: Hệ sinh thái bào gồm quần xã và khu vực sống của quần xã (gọi là sinh cảnh).

- Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn tác động qua lại với nhau và tác động với

nhân tố vô sinh của môi trường 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

Page 39: n Nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I DI …thcsnguyentatthanh.thainguyen.edu.vn/upload/48640... · ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I- DI TRUYỀN

Sinh học 9 GV: Vũ Văn Nguyên

Email: [email protected] Website: thcsnguyentatthanh.daitu.edu.vn

39

- Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm các thành phần:

+ Nhân tố vô sinh

+ Nhân tố hữu sinh: Sinh vật sản xuất

Sinh vật tiêu thụ: bậc 1, bậc 2, bậc 3... Sinh vật phân huỷ.

Câu 90: :Khái niệm chuỗi thức ăn và lưới thức ăn?cho ví dụ?Từ đó rút ra điểm

giống và khác nhau cơ bản giữa chuỗi thức ăn và lưới thức ăn?

TL: 1. Chuỗi thức ăn:

- Chuỗi thức ăn là 1 dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.

Mỗi loài sinh vật trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa

bị mắt xích phía sau tiêu thụ.

2. Lưới thức ăn:

- Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành 1 lưới thức ăn.

Ví dụ:Tự lấy

*Điểm giống cơ bản giữa chuỗi thức ăn và lưới thức ăn:

- Đều có quan hệ về mặt dinh dưỡng.

- Trong chuỗi thức ăn và lưới thức ăn đều có mắt xích thức ăn chung gồm SV sản

xuất, Sv tiêu thụ, SV phân huỷ.

*Điểm khác nhau cơ bản giữa chuỗi thức ăn và lưới thức ăn:

- chuỗi thức ăn chỉ là một dãy các mắt xích trong khi đóa lưới thức ăn bao gồm

nhiều chuỗi thức ăn làm thành mạng lưới

-Sinh khối và năng lượng của chuỗi thức ăn thấp hơn nhiều lưới thức ăn

CHƯƠNG III: CON NGƯỜI, DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG

Câu 90: Trình bày những nguyên nhân dẫn đến làm suy thoái môi trường do

hoạt động của con người và hậu quả của nó?

TL

Nguyên nhân dẫn đến làm suy thoái môi trường do hoạt động của con người bao

gồm:

Vô sinh

Thực vật Động vật

VSV

Page 40: n Nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I DI …thcsnguyentatthanh.thainguyen.edu.vn/upload/48640... · ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I- DI TRUYỀN

Sinh học 9 GV: Vũ Văn Nguyên

Email: [email protected] Website: thcsnguyentatthanh.daitu.edu.vn

40

- chặt phá rừng làm diện tích rừng ngày càng thu hẹp, chất hữu cơ do cây xanh tạo

ra giảm, môi trường sống tự nhiên của động vật bị xáo trộn, mất nơi ở của nhiều loài

sinh vật, gây sói mòn, thoái hoá đất.

-> ảnh hưởng đến điều hoà khí hậu và cân bằng sinh thái.

- Khai thác quá múc khoáng sản làm cho:

+ Nguồn khoáng sản ngày càng trở nên ít và khan hiếm dần.

+ Sự khai thác làm xáo tchộn và ô nhiễm môi trường tự nhiên.

- Săn bắt động vật hoang dã làm cho nguồn động vật quý hiếm ngày càng it, nhiều

loài đã bị diệt vong và đang có nguy cơ bị tiêu diệt.

- Chiến tranh bom đạn do người sử dụng trong chiến tranh góp phần tàn phá môi

trường sống của sinh vật đặc biệt các loại vũ khí sinh học hoá học, hạt nhân tác động

mạnh mẽ trong việc huỷ hoại và gây ô nhiễm môi trường.

- Sự gia tăng dân số quá nhanh ở con người, đây chính là nguyên nhân của các

nguyên nhân trên tác động mạnh đến việc làm suy thoái và ô nhiễm môi trường.

Câu 92: Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường?

TL

- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính

chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống của

con người và các sinh vật khác.

- Có hai nhóm tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường đó là :

+ Nhóm tác nhân tự nhiên: hoạt động của núi lửa phun nham thạc gây nhiều bụi bẩn

và chất phóng xạ, thiên tai, lũ lụt tạo điều kiện cho nhiều loại vi sinh vật có hại phát

triển.

+ Nhóm tác nhân do con người gây ra là chủ yếu: gồm các hoạt động.

- Hoạt động đốt cháy nguồn nhiên liệu trong nhà máy và trong sinh hoạt gia đình

- Lạm dụng hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng.

- Sử dụng hoá chất, thuốc nổ để khai thác khoáng sản.

- Chặt phá và khai thác bừa bãi cây rừng và thú rừng

- Sử dụng chất phóng xạ, vũ khí hạt nhân\

Câu 93. Nêu tác hại của việc gây ô nhiễm môi trường? Hãy giải thích nguyên

nhân của việc ngộ độc thuốc trừ sâu khi ăn rau quả?

a) - Làm giảm sức sống của con người của sinh vật. Gây một số dịch bênh, gây đột

biến và tạo các bệnh tật di truyền ở người và sinh vật.

b) Hãy giải thích nguyên nhân của việc ngộ độc thuốc trừ sâu khi ăn rau quả?

- Việc ngộ độc thuốc trừ sâu khi ăn rau quả xuất phát từ các nguyên nhân thuộc về

người sản xuất, cụ thể là các nguyên nhân sau:

+ do dùng sai thuốc hoặc sử dụng thuốc không đẩm bảo chất lượng.

\+ do dùng quá liều hoặc phun thuốc trước khi thu hoạch trong thời gian quá ngắn

dẫn đến thuốc còn tích luỹ trong rau quả, không kịp phân huỷ và gây ngộ độc.

Page 41: n Nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I DI …thcsnguyentatthanh.thainguyen.edu.vn/upload/48640... · ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I- DI TRUYỀN

Sinh học 9 GV: Vũ Văn Nguyên

Email: [email protected] Website: thcsnguyentatthanh.daitu.edu.vn

41

Câu 94: Một số biện pháp cần thực hiện để hạn chế ô nhiễm môi trường?

TL:

Để hạn chế hiện tượng ô nhiễm môi trường cần tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp

trong đó có một số biện pháp cơ bản sau:

- Xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt.

- Cải tiến công nghệ sản xuất để hạn chế gây ô nhiễm

- Xử dụng nguồn năng lương không gây ô nhiễm

- Trồng cây rừng để điều hoà khí hậu

- Xây dựng nhiều công viên và trồng cây trong thành phố, khu công nghiệp

- Giáo dục để nâng cao ý thức của người dân trong việc phòng chiống ô nhiễm môi

trường.

CHƯƠNG IV: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Câu 95: Có mấy dạng tài nguyên chính, là những dạng nào?

Có 3 dạng tài nguyên chính là:

- Tài nguyên tái sinh là nguồn tài nguyên nếu được khai thác và sử dụng hợp lí sẽ

được phục hồi bao gồm đất, nước, sinh vật, rừng

- Tài nguiyên không tái sinh là nguồn tài nguyên sau 1 thời gian khai thác xử dụng

sẽ bị cạn kiệt và ko thể phục hồi được. Tài nguyện ko tái sinh bao gồm: than đá, dầu

lửa, khí thiên nhiên.

- Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu là những nguồn năng lượng sạch khi sử dụng ko

gây ô nhiềm môi trường gồm: gió, bức xạ mặt trời, năng lượng mặt trời...

Câu 96: Vì sao phải tiết kiệm và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên?

TL Thiên nhiên tạo ra nguồn tài nguyên cho con người nhưng không phải là vô tận

do vậy con người phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí để vừa phục vụ nhu cầu vừa bảo đảm

duy trì lâu dài nguồn tài nguyên cho thế hệ sau vừa tạo điều kiện cho nguồn tài nguyên

tái sinh phục hồi.

- Sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên còn góp phần giảm ô

nhiễm môi trường hiện nay.

Câu 97:Trình bày các biện pháp sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên tái sinh?

TL

1. Biện pháp sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên đất

- Sử dụng bảo vệ đát tránh bị sói mòn và không bị thoái hoá

- chống nhiễm mặn, nhiễm phèn

- Chống khô hạn và nâng cao độ phì cho đất

Page 42: n Nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I DI …thcsnguyentatthanh.thainguyen.edu.vn/upload/48640... · ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I- DI TRUYỀN

Sinh học 9 GV: Vũ Văn Nguyên

Email: [email protected] Website: thcsnguyentatthanh.daitu.edu.vn

42

- Đối với đất trồng trọt tránh lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc diẹt cỏ để đất ko bi ô

nhiễm.

- Tích cực trồng cây, trồng rừng, bảo vệ rừng góp phần bảo vệ đất, tránh đất bị sói

mòn, bị khô hạn.

2. Sử dụng nguồn tài nguyên nước

- Giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm và cạn kiệt.

- Không thải các chất độc ra môi trường.

- Không chặt phá rừng để rễ cây rừng giữ được nguồn nước ngầm.

3. Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng

- Quy hoạch hợp lí việc khai thác có mức độ tài nguyên rừng với baỉo vệ và trồng

rừng.

- Thành lập khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia để bảo vệ các khu rừng quý

có nguy cơ bị khai thác.

- Cần có luâtỵ bảo vệ rừng và xử phạt nghiêm các hành động phá rừng.

4. Sử dụng hợp lí tài nguyên sinh vật

- Khai thác có mức độ nguồn tài nguyên sinh vật

- Tạo môi trường sống và sinh sản phù hợp cho các loài sinh vật.

- Không dùng hoá chất, chất nổ, xung điện để đánh bắt thuỷ sản

- Ko đánh bắt động vật non, động vật cái đang sinh sản hoặc nuôi con.

Câu 98: Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng có ảnh hưởng ntn đến nguồn tài

nguyên khác (đất, nước)?

- Rừng có vai trò rất lớn đối với người và tự nhiên. Ngoài chức năng cung cấp

nhiều loại lâm sản quý, rừng còn có vai trò điều hoà khí hậu, điều hoà lượng nước trên

trái đất và giúp đất tránh bị thoái hoá.

- Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng, có tác dụng tốt với đất, nước như sau:

+ Đối với tài nguyên đất: diện tích rừng được bảo vệ phục hồi, giúp mức nước

ngâm trong đất không bị hạ thấp, đật không bị khô, ko bị sa mạc hoá, rừng còn giữ

nước đầu nguồn, tránh lũ làm xói mòn đất trên các sườn dốc, rừng còn cung cấp thảm

mục thực động vật làm giảm độ màu mỡ cho đất.

- Đối với tài nguyên nước: rừng điều hoà lương mưa và lượng nước ngầm, cung cấp

cho con người, hạn chế lụt lội, gây nguy hại

Tạo môi trường trong lành giúp cho các loài thuỷ , hải sản phát triển.

Câu 99. Hãy nêu các biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã?

TL:

(1)Bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật : Các biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên SV

bao gồm:

- Bảo vệ các khu rừng gia đầu nguồn

- Trồng cây gây rừng, tạo môi trường sống cho nhiều loài SV.

- xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia để bảo vệ các SV hoang dã.

Page 43: n Nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I DI …thcsnguyentatthanh.thainguyen.edu.vn/upload/48640... · ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I- DI TRUYỀN

Sinh học 9 GV: Vũ Văn Nguyên

Email: [email protected] Website: thcsnguyentatthanh.daitu.edu.vn

43

- không săn bắn ĐV hoang dã, không khai thác quá mức các loài SV.

- ứng dụng công nghệ SH để bảo tồn nguồn gen quý hiếm của các loài động, thực

vật.

(2) cải tạo hệ sinh thái bị thoái hoá:

- Đối với những vùng đất trống, đồi núi trọc thì việc trồng cây gây rừng là biện

pháp chủ yếu và cần thiết có ý nghĩa lớn trong việc cải thiện môi trường sinh thái,

chống xói mòn, giảm lũ lụt, giữ đất , giữu nước ngầm, tránh cho đất bị thoái hoá.

- Tăng cường công tác làm thuỷ lợi và tưới tiêu hợp lý.

- Bón phân hợp lý, hợp vệ sinh : không lạm dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu,

nhằm tạo ra sản phẩm sạch có chất lượng.

- Thay đổi cây trồng hwopj lý.

- Chọn giống vật nuôi cây trồng thích hợp, có năng suất cao.

Câu 100: Hãy nêu các hệ sinh thái chủ yếu trên trái đất? VD?

TL:

-Có 3 hệ sinh thái chủ yếu:

+ Hệ sinh thái trên cạn: rừng, thảo nguyên, savan...

+ Hệ sinh thái nước mặn: rừng ngập mặn, hệ sinh thái vùng biển khơi...

+ Hệ sinh thái nước ngọt: ao, hồ, sông, suối....

Câu 101: Vì sao cần bảo vệ hệ sinh thái rừng ? Nêu biện pháp bảo vệ ?

TL: Rừng, đặc biệt là rừng mưa nhiệt đới là môi trường sống của nhiều loài SV bảo

vệ rừng là góp phân bảo vệ các loài SV, điều hoà khí hậu, giúp cân bằng sinh thái của

trái đất.

+ Các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng:

Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng hợp lí để hạn chế mức độ

khai thác, không khai thác quá mức làm cạn kiệt nguồn tài nguyên.

- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia để giữ cân bằng sinh thái và

bảo vệ nguồn gen.

- Trồng rừng góp phần khôi phục các hệ sinh thái bị thoái hoá, chống xói mòn đất,

tăng nguồn nước...

- Phòng cháy rừng bảo vệ rừng.

- Vận động định canh, định cư để bảo vệ rừng đầu nguồn.

- Phát triển dân số hợp lí, giảm áp lực sử dụng tài nguyên rừng.

- Tuyên truyền bảo vệ rừng, toàn dân cùng tham gia bảo vệ rừng.

- Bổ sung và ban hành hoàn chỉnh luật bảo vệ rừng, xử phạt nghiêm minh và đúng

pháp luật các trường hợp vi phạm.

Câu 102: Vì sao cần bảo vệ hệ sinh thái biển? Nêu biện pháp bảo vệ?

TL

Page 44: n Nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I DI …thcsnguyentatthanh.thainguyen.edu.vn/upload/48640... · ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I- DI TRUYỀN

Sinh học 9 GV: Vũ Văn Nguyên

Email: [email protected] Website: thcsnguyentatthanh.daitu.edu.vn

44

Biểm là nơi cung cấp nhiều loài hải hải sản làm thức ăn giàu đạm cho con người

nhiều loài có giá trị cao và xuật khẩu như tôm cua, mực chai, sò... nhiều loài động vaatj

quí hiếm đang cư trú ở biển như rùa biển, cá voi, cá heo...

Hiện nay mức độ khai thác đánh bắt quá nhanh làm cho nhiều loài sinh vật biển

có nguy cơ bị cạn kiệt vì vậy cần phải tích cực bảo vệ hệ sinh thái biển.

Các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái biển: Có kế hoạch khai thác nguồn tài nguyên

biển ở mức độ vừa phải hợp lí.

- Không đánh bắt hải sản nhỏ ở giai đoạn còn non và các động vật biển trong giai

đoạn sinh sản, nuôi con.

- Không dùng xung điện, chất nổ đánh bắt hải sản để bảo vệ các loài bình yên trú

ngụ và sinh sản.

- Bảo vệ và nuôi trồng các loài sinh vật biển quý hiếm.

- Chống ô nhiễm môi trường biển.

Câu 103: - Tại sao phải bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp? Có những biện pháp

nào để bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp?

TL

*Hệ sinh thái nông nghệp cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người

* Bảo vệ:

+ Duy trì hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu.

+ Cải tạo các hệ sinh thái để đạt năng suất và hiệu quả cao.

Câu 104: Vì sao phải ban hành luật bảo vệ môi trường?Trình bày sơ lược 2 nôi

dung về phòng chống suy thái ô nhiễm môi trường, khắc phục ô nhiễm và sự cố môi

trường của luật bảo vệ môi trường Việt Nam?

TL

*+ Lí do ban hành luật là do môi trường bị suy thoái và ô nhiễm nặng.

*Phòng chống suy thoái ô nhiễm và sự cố ô nhiễm môi trường (chương 2).

Nội dung định luật này quy định trong việc sử dụng các thành phần môi trường như

nước, đất, không khí, sinh vật.... Cần đảm bảo việc khai thác hợp lí nguồn tài nguyên

thiên nhiên

- Hạn chế và xử phạt nặng các cá nhân tổ chức khai thác động thực vật quý hiếm.

- Ngăn chặn các tác động tiêu cực như phá rừng, đốt rừng....

- Khuyến khích các hoạt động cải thiện môi trường đảm bảo cân bằng sinh thái

- Cấm nhập khẩu các loại chất thải vào Việt Nam.

* Khắc phục suy thoái ô nhiễm và sự cố môi trường (chương 3)

- Các cá nhân tổ chức phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp

- Các cá nhân tổ chức gây ra ô nhiễm môi trường phải có trách nhiệm bồi thường và

khắc phục hậu quả.

=> Mọi người đều có trách nhiệm thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường.

Page 45: n Nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I DI …thcsnguyentatthanh.thainguyen.edu.vn/upload/48640... · ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 PHẦN I- DI TRUYỀN

Sinh học 9 GV: Vũ Văn Nguyên

Email: [email protected] Website: thcsnguyentatthanh.daitu.edu.vn

45

Câu 105: Mỗi học sinh cần phải làm gì để thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường?

TL

- Nắm vững được những nội dung quy định của luật bảo vệ môi trường và có trách

nhiệm thực hiện nghiêm túc những quy định của luật.

- Tuyên truyền vận động mọi người xung quanh có ý thức bảo vệ môi trường, thực

hiện nghiêm túc các quy định về bảo vệ môi trường.

- Ngăn chăn hành vi chặt phá rừng bất hợp pháp.

- Ngăn chặn kịp thời những hành vi có nguy cơ gây ra cháy rừng.

- Tích cực trồng cây xanh, bảo vệ cây xanh.

- Không đổ rác, vứt rác bừa bãi gây mất vệ sinh.

- Khi phát hiện thấy tổ chức hoặc cá nhân có hành vi xả, thải chất thải gây ô nhiễm

môi trường, có trách nhiệm thông báo với tổ chức, chính quyền để có biện pháp ngăn

chặn kịp thời hành vi gây ô nhiễm môi trường.

* TRÊN ĐÂY LÀ TOÀN BỘ KIẾN THỨC MÔN SINH HỌC LỚP 9

- Đề nghị các em lớp 9 ôn tập theo đề cương này đến hết chương VI (Phần I).

- Phần II - Các Chương còn lại nghiên cứu trước từ SGK và từ tài liệu này.

- Mọi thắc mắc của các em xin vui lòng liên hệ tới hòm thư:

[email protected] Hoặc tin nhắn facebuk cá nhân Thái

Nguyên hoặc số điện thoại 098 321 320 3