176
GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2007 - 2008 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn : SINH HỌC Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1: (2.5 điểm) Trình bày khái niệm về cung phản xạ và vòng phản xạ. Nêu các điểm khác nhau giữa cung phản xạ và vòng phản xạ. Câu 2: (3 điểm) Nêu những điểm khác nhau giữa động mạch với tĩnh mạch về cấu tạo và chức năng; Mao mạch là gì? Nêu chức năng của mao mạch và giải thích các đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của mao mạch (ở người). Câu 3: (1.5 điểm) Nêu cơ chế và giải thích sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào. Câu 4: (1.5 điểm) Phản xạ là gì? Nêu khái niệm và ví dụ về phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Câu 5: (2.75 điểm) Có thể sử dụng phép lai phân tích về 2 cặp tính trạng để kiểm tra kiểu gen của một cơ thể nào đó là thuần chủng hay không thuần chủng không? Cho ví dụ và lập sơ đồ lai minh họa. Câu 6: (2.5 điểm) Trình bày nguyên nhân và cơ chế tạo ra thể đa bội (có sơ đồ minh họa). Câu 7: (2.5 điểm) Thế nào là nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng? Phân biệt sự khác nhau giữa nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Câu 8: (3.75 điểm) Ở cà chua; A: quả đỏ, a: quả vàng; B: lá chẻ, b: lá nguyên. Hai cặp tính trạng về màu quả và về dạng lá di truyền độc lập với nhau. Người ta thực hiện các phép lai sau : + Phép lai 1: P: Quả đỏ lá chẻ X quả vàng lá nguyên; F1: 100% đỏ chẻ. + Phép lai 2: P: Quả đỏ lá nguyên X quả vàng lá chẻ F1: 120 đỏ chẻ : 118 đỏ nguyên : 122 vàng chẻ : 120 vàng nguyên. + Phép lai 3: P: Quả đỏ chẻ X quả vàng chẻ F1: 360 đỏ chẻ : 120 đỏ nguyên. Giải thích kết quả và lập sơ đồ cho mỗi phép lai. ---------- Hết ---------- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠObaigiangtonghop.com/wp-content/uploads/2017/03/Tuyen-tap... · Web viewĐề thi học sinh giỏi vòng tỉnh năm học 2009 – 2010 Môn: Sinh,

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệuSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2007 - 2008 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn : SINH HỌC

Thời gian làm bài: 150 phútCâu 1: (2.5 điểm)Trình bày khái niệm về cung phản xạ và vòng phản xạ. Nêu các điểm khác nhau giữa cung phản xạ và vòng phản xạ.Câu 2: (3 điểm)Nêu những điểm khác nhau giữa động mạch với tĩnh mạch về cấu tạo và chức năng; Mao mạch là gì? Nêu chức năng của mao mạch và giải thích các đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của mao mạch (ở người).Câu 3: (1.5 điểm)Nêu cơ chế và giải thích sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào.Câu 4: (1.5 điểm)Phản xạ là gì? Nêu khái niệm và ví dụ về phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.Câu 5: (2.75 điểm)Có thể sử dụng phép lai phân tích về 2 cặp tính trạng để kiểm tra kiểu gen của một cơ thể nào đó là thuần chủng hay không thuần chủng không? Cho ví dụ và lập sơ đồ lai minh họa.Câu 6: (2.5 điểm)Trình bày nguyên nhân và cơ chế tạo ra thể đa bội (có sơ đồ minh họa).Câu 7: (2.5 điểm)Thế nào là nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng? Phân biệt sự khác nhau giữa nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng.Câu 8: (3.75 điểm)Ở cà chua; A: quả đỏ, a: quả vàng; B: lá chẻ, b: lá nguyên. Hai cặp tính trạng về màu quả và về dạng lá di truyền độc lập với nhau. Người ta thực hiện các phép lai sau : + Phép lai 1: P: Quả đỏ lá chẻ X quả vàng lá nguyên; F1: 100% đỏ chẻ. + Phép lai 2: P: Quả đỏ lá nguyên X quả vàng lá chẻF1: 120 đỏ chẻ : 118 đỏ nguyên : 122 vàng chẻ : 120 vàng nguyên. + Phép lai 3: P: Quả đỏ chẻ X quả vàng chẻF1: 360 đỏ chẻ : 120 đỏ nguyên.Giải thích kết quả và lập sơ đồ cho mỗi phép lai.

---------- Hết ----------

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNHTHỪA THIÊN HUẾ KHỐI 9 THCS - NĂM HỌC 2007-2008

ĐỀ THI CHÍNH THỨCHƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC

Câu 1: (2.5đ)0.5 - Cung phản xạ: là con đường dẫn truyền của xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm qua trung ương

TK đến cơ quan phản ứng.0.5 - Vòng phản xạ: là tập hợp các cung phản xạ nối tiếp nhau nhằm để chính xác hóa phản ứng của cơ

thể trước một kích thích nào đó.Khác nhau:

Cung phản xạ Vòng phản xạ0.25 - Chi phối 1 phản ứng 0.25 - Chi phối nhiều phản ứng0.25 - Mang nhiều tính bản năng 0.25 - Có thể có sự tham gia của ý thức0.25 - Thời gian ngắn 0.25 - Thời gian kéo dài Câu 2: (3đ)

1

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệuKhác nhau giữa động mạch và tĩnh mạch:

Động mạch Tĩnh mạchCấu 0.25 - Thành dày hơn TMạch 0.25 - Thành mỏng hơntạo 0.25 - Có các sợi đàn hồi 0.25 - Không có sợi đàn hồi

0.25 - Không có van riêng 0.25 - Có thể có van ở TMạch chânChức năng

0.25 - Chuyển máu từ tim đến các cơ quan 0.25 - Chuyển máu từ các cơ quan về tim

0.25 - Mao mạch là những mạch rất nhỏ nối liền hệ động mạch với hệ tĩnh mạch.0.25 - Chức năng: là nơi xảy ra trao đổi chất và khí với các tế bào.0.25 - Thành mao mạch rất mỏng giúp thuận lợi cho khuếch tán các chất và khí giữa máu và tế bào.0.25 - Đường kính mao mạch rất nhỏ làm máu di chuyển chậm thuận lợi cho việc trao đổi hết các chất và khí.Câu 3: (1.5đ)0.25 - Các khí trao đổi ở phổi và ở tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.0.25 - Màng phế nang của phổi, màng tế bào và thành mao mạch rất mỏng, tạo thuận lợi cho khuếch tán khí.ở phổi:0.25 - Khí ô xi: trong phế nang cao hơn trong mao mạch nên ô xi khuếch tán từ phế nang vào máu.0.25 - Khí CO2: trong mao mạch cao hơn trong phế nang nên CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang.ở tế bào:0.25 - Khí Ô xi: trong mao mạch cao hơn trong tế bào nên ô xi khuếch tán từ máu vào tế bào.0.25 - Khí CO2: trong tế bào cao hơn trong mao mạch nên CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.Câu 4: (1.5đ)0.5 - Phản xạ là phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh, nhằm trả lời những kích thích của môi trường.0.25 - Phản xạ không điều kiện: là loại phản xạ lập tức xảy ra khi có kích thích mà không cần 1 điều kiện nào khác.0.25 - VD: chân co giật ngay khi dẫm phải gai nhọn. (HS có thể cho VD khác).0.25 - Phản xạ có điều kiện là loại phản xạ chỉ được hình thành khi kích thích tác động phải đi kèm theo 1 điều kiện nào đó.0.25 - VD: để gây phản xạ có điều kiện tiết nước bọt với kích thích ánh đèn ở chó thì kèm theo kích thích ánh đèn phải cho chó ăn. (HS có thể cho VD khác).Câu 5: (2.75đ)0.25 - Có thể sử dụng phép lai phân tích về 2 cặp tính trạng để kiểm tra kiểu gen của 1 cơ thể nào đó là TC hay không TC.0.25 - VD: ở đậu Hà Lan; A: hạt vàng; a: hạt xanh; B: hạt trơn; b: hạt nhăn.0.5 - Cho đậu vàng trơn lai với đậu xanh nhăn (lặn) mà con lai chỉ cho 1 kiểu hình chứng tỏ cây mang lai TChủng.0.5 - Ngược lại nếu con lai xuất hiện từ 2 kiểu hình trở lên chứng tỏ cây mang lai không TChủng.Sơ đồ minh hoạ:

- Nếu cây vàng trơn TC: AABB0.25 - P: AABB x aabb

GP: AB abF1: AaBb ( 100% vàng trơn )- Nếu cây vàng trơn không TC: AABb, AaBB, AaBb

0.25 - P: AABb x aabbGP: AB, Ab abF1: AaBb và A abb( vàng trơn và vàng nhăn )

0.25 - P: AaBB x aabbGP: AB, aB abF1: AaBb và aaBb( vàng trơn và xanh trơn )

2

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu0.25 - P: AaBb x aabb

GP: AB,Ab aB,ab abF1: AaBb , A abb , aaBb , aabb( vàng trơn, vàng nhăn, xanh trơn, xanh nhăn )

Câu 6: (2.5đ)0.25 - Nguyên nhân: do các tác nhân lý, hoá hoặc rối loạn quá trình trao đổi chất.0.5 - Cơ chế: Do tác nhân đột biến dẫn đến không hình thành thoi vô sắc trong phân bào / làm cho toàn bộ NST không phân ly được trong quá trình phân bào.0.25 - Trong nguyên phân: Thoi vô sắc không hình thành dẫn đến tạo ra tế bào con 4n từ tế bào mẹ 2n.

0.25 - Tế bào mẹ 2n nguyên phân đa bội hoá Tế bào con 4n.0.25 - Trong giảm phân: không hình thành thoi vô sắc tạo ra giao tử đột biến lưỡng bội 2n.Trong thụ tinh:0.25 - Giao tử đột biến 2n kết hợp với giao tử bình thường n tạo hợp tử 3n.0.25 - Giao tử đực và cái đều bị đột biến (2n) kết hợp tạo hợp tử 4n.0.25 - Sơ đồ: P: 2n x 2n 0.25 - Sơ đồ: P: 2n x 2n

đ b đ b đ b GF1: n 2n GF1: 2n 2n

F1: 3n F1: 4n

Câu 7: (2.5đ)0.5 - NST kép: gồm 2 Crômatit giống hệt nhau và dính nhau ở tâm động, / hoặc có nguồn gốc từ bố

hoặc có nguồn gốc từ mẹ.0.5 - Cặp NST tương đồng: gồm 2 NST giống nhau về hình dạng và kích thước, / 1 chiếc có nguồn

gốc từ bố, 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ.Sự khác nhau:

NST kép Cặp NST tương đồng0.25 - Chỉ là 1 NST gồm 2 crômatit dính nhau ở tâm động

0.25 - Gồm 2 NST đồng dạng

0.25 - Chỉ 1 nguồn gốc: hoặc từ bố hoặc từ mẹ

0.25 - Có 2 nguồn gôc: 1 từ bố, 1 từ mẹ

0.25 - 2 crômatit hoạt động như 1 thể thống nhất

0.25 - 2 NST của cặp tương đồng hoạt động độc lập nhau

Câu 8: (3.75đ)Xét phép lai 1: P: đỏ chẻ (A-B-) x vàng nguyên (aabb). F1: 100% đỏ chẻ.0.25 - Cây P: vàng nguyên (aabb) chỉ cho 1 loại giao tử ab.0.5 - Để F1: 100% đỏ chẻ (A-B-) thì cây P: đỏ chẻ phải chỉ tạo 1 loại giao tử AB; suy ra kiểu gen là AABB.0.25 - Sơ đồ lai đúng.Xét phép lai 2:0.25 - P: đỏ nguyên (A-bb) x vàng chẻ (aaB-)0.5 - Để F1 xuất hiện vàng nguyên (aabb) chứng tỏ cả 2 cây ở P đều phải cho giao tử ab.0.25 - Vậy cây P: đỏ nguyên (A-bb) phải là Aabb.

Cây P: vàng chẻ (aaB-) phải là aaBb. 0.25 - Sơ đồ lai đúng.

Xét phép lai 3:P: đỏ chẻ x vàng chẻ; F1: 3 đỏ chẻ : 1 đỏ nguyên. Phân tích từng tính trạng ta có:Về màu quả: P: đỏ x vàng; F1 100% đỏ (A-)

0.5 - Do cây P:vàng (aa) chỉ cho 1 loại giao tử a, vì vậy cây P: chẻ phải chỉ tạo 1 loai giao tử A chứng tỏ kiểu gen là AA.

3

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệuVề dạng lá:

0.5 - P: chẻ x chẻ; F1: 3 chẻ : 1 nguyên. F1 có tỷ lệ của định luật phân tính suy ra P: bố và mẹ đều dị hợp tử, kiểu gen là Bb.

0.25 - Tổ hợp cả 2 tính trạng: Cây P: đỏ chẻ có kiểu gen là: AABb Cây P: vàng chẻ có kiểu gen là: aaBb

0.25 - Sơ đồ lai đúng.UBND TỈNH BẮC NINH

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO§Ò thi chän häc sinh giái tØnh

N¨m häc 2008 – 2009M«n thi: Sinh häc – Líp 9 – THCS

Thêi gian lµm bµi: 150 phót (kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò)Ngµy thi: 07 th¸ng 4 n¨m 2009

Câu 1: (3 điểm)Cho hai cá thể lai với nhau thu được F1 có kiểu hình phân ly theo tỉ lệ 3:1. Qui luật di truyền nào đã chi phối phép lai? Với mỗi qui luật di truyền cho một ví dụ bằng một sơ đồ lai (cho biết gen qui định tính trạng nằm trên NST thường).Câu 2: (2,5 điểm)Ở ruồi giấm có bộ NST 2n bằng 8, một tế bào của loài đang phân bào, người ta quan sát thấy có 4 NST kép xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.a/ Em hãy cho biết tế bào đang ở kỳ nào của quá trình phân bào? giải thích?b/ Nếu tế bào của loài trên thực hiện quá trình nguyên phân, hãy xác định: số tâm động, số cromatit, số NST đơn ở kỳ giữa và kỳ sau của quá trình phân bào?Câu 3: (2,5 điểm)a/ Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 1:1? Nói rằng, người mẹ quyết định giới tính của con là đúng hay sai? Tại sao?b/ Một bạn học sinh nói rằng: bố mẹ truyền cho con của mình các tính trạng đã được hình thành sẵn. Bằng kiến thức đã học, hãy cho biết ý kiến trên của bạn học sinh có đúng không? Giải thích?Câu 4: (1,5 điểm)Khi lai hai cây lưỡng bội có kiểu gen AA và aa, người ta thu được một số cây lai tam bội có kiểu gen AAa. Hãy giải thích cơ chế hình thành và đặc điểm của các cây lai tam bội đóCâu 5: (1,5 điểm)Khi nghiên cứu sự di truyền bệnh Hunter ở một dòng họ, người ta thu được kết quả sau: Bé trai 4 tụổi mắc chứng bệnh di truyền (bệnh Hunter), có mặt biến dạng, lùn và ngu đần. Cả cha mẹ, người chị 10 tuổi và anh trai 8 tuổi của bé đều không bị bệnh này. Bà mẹ này có người em trai chết lúc 15 tuổi cũng có các triệu chứng bệnh như bé trai 4 tuổi nói trên; đồng thời bà cũng có một người cháu (con trai của chị gái bà) có các triệu chứng tương tự, trong khi chị gái bà và chồng bà ta bình thường.Hãy viết sơ đồ phả hệ của dòng họ trên.Câu 6: (2 điểm)Đa số sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ là bao nhiêu? Thế nào là động vật biến nhiệt, thế nào là động vật đẳng nhiệt? Trong các loài sau đây, loài nào là động vật biến nhiệt: thằn lằn, gà gô trắng, nhím, sâu hại táo, ruồi nhà, kì nhông.Câu 7: (2 điểm)Phân biệt đột biến và thường biến?Câu 8: (2 điểm)Mối quan hệ giữa giống, kỹ thuật sản xuất và năng suất?Câu 9: (3 điểm)Một cá thể F1 lai với 3 cơ thể khác:- Với cá thể thứ nhất được thế hệ lai, trong đó có 6,25% kiểu hình cây thấp, hạt dài- Với cá thể thứ hai được thế hệ lai, trong đó có 12,5% kiểu hình cây thấp, hạt dài.- Với cá thể thứ ba được thế hệ lai, trong đó có 25% kiểu hình cây thấp, hạt dài.

4

ĐỀ CHÍNH THỨC

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệuCho biết mỗi gen nằm trên một NST qui định một tính trạng và đối lập với các tính trạng cây thấp, hạt dài là các tính trạng cây cao, hạt tròn.Hãy biện luận và viết sơ đồ lai của ba trường hợp nêu trên?

===============Hết==================

HƯỚNG DẪN CHẤM THI KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNHNĂM HỌC 2008 – 2009

MÔN THI: SINH HỌC LỚP 9 – THCS(Hướng dẫn chấm có 04 trang)

Câu 13,0 điểm

* TH1: Lai một cặp tính trạng- Chịu sự chi phối của định luật phân tính của Mendel- Sơ đồ lai ...* TH2: Lai 2 cặp tính trạng- Chịu sự chi phối của định luật Phân li độc lập của Mendel Sơ đồ lai ...- Chịu sự chi phối của qui luật di truyền liên kết Sơ đồ lai ...

0,5đ0,5đ

0.5đ0,5đ0,5đ0,5đ

Câu 22,5 điểm

a/ - Tế bào đang ở kỳ giữa của lần phân bào 2 của giảm phân.- Vì: số lượng NST kép trong tế bào lúc này đã giảm đi một nửa so với tế bào mẹ và các NST kép đang tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.b/

Chỉ tiêu Kỳ giữa Kỳ sauSố tâm động 8 16Số cromatit 16 0Số NST đơn 0 16

0,5đ0,5đ

0,5đ0,5đ0,5đ

Câu 32,5 điểm

a/ - Cơ chế xác định giới tính ở người:Nam: XX, Nữ: XYSơ đồ lai: -->Trên qui mô lớn, tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 1:1(Học sinh có thể giải thích bằng lời vẫn cho điểm tối đa)- Nói người mẹ quyết định giới tính của con là sai, vì giao tử mang NST Y để tạo hợp tử XY (phát triển thành con trai) được hình thành từ người bố.b/ - Nói bố mẹ truyền cho con tính trạng đã hình thành sẵn là sai.- Vì: Bố mẹ chỉ truyền cho con kiểu gen qui định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường. Kiểu gen tương tác với môi trường để hình thành kiểu hình (tính trạng).

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ0,5đ

Câu 41,5 điểm

- Cơ chế hình thành cây lai tam bội: do sự không phân ly của cặp NST mang alen A trong quá trình giảm phân nên hình thành loại giao tử không bình thường mang cả hai alen A, giao tử này kết hợp với giao tử bình thường mang alen a hình thành hợp tử AAa (tam bội).- Đặc điểm của cây tam bội: Bộ NST 3n, cơ quan dinh dưỡng to, khả năng chống

1,0đ

0,5đ

5

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệuchịu tốt, thường bất thụ ...

Câu 51,5 điểm

P:

F1:

0,75đ

0,75đ

Câu 62,0 điểm

- Đa số các loài sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 0 – 50oC- Động vật biến nhiệt là động vật có thân nhiệt thay đổi theo nhiệt độ của môi trường.- Động vật đẳng nhiệt là động vật có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. - Các loài động vật biến nhiệt: thằn lằn, sâu hại táo, ruồi nhà, kỳ nhông.

0,5đ0,5đ

0,5đ

0,5đ

Câu 72,0 điểm

Đột biến Thường biến- Là những biến đổi đột ngột trong vật chất di truyền xảy ra ở cấp độ phân tử (gen, ADN) hay cấp độ tế bào (NST).- Do tác nhân gây đột biến ở môi trường ngoài (Tác nhân vật lí, hoá học) hay tác nhân môi trường trong (các rối loạn trong quá trình sinh lí, sinh hoá của tế bào).- Di truyền được.- Phần lớn gây hại cho sinh vật

- Xảy ra riêng lẻ, không định hướng..- Tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá và chọn giống --> có ý nghĩa trực tiếp cho Chọn lọc tự nhiên.

- Là những biến đổi về kiểu hình của cùng một kiểu gen dưới tác động của điều kiện sống. -Xảy ra do tác động trực tiếp của môi trường ngoài như đất đai, khí hậu, thức ăn…

- Không di truyền được.- Giúp sinh vật thích nghi thụ động trước sự biến đổi của điều kiện môi trường.- Xảy ra đồng loạt, theo một hướng xác định.- Không di truyền được nên không phải là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá. Thường biến có ý nghĩa gián tiếp cho Chọn lọc tự nhiên.

0,5 đ

0,5đ

0,25đ0,25đ

0,25đ0,25đ

Câu 82,0 điểm

- Giống: Là kiểu gen qui định giới hạn năng suất.- Kỹ thuật sản xuất: Qui định năng suất cụ thể của giống trong giới hạn của mức phản ứng do kiểu gen qui định.- Năng suất (tập hợp một số tính trạng số lượng): Là kết quả tác động của cả giống và kĩ thuật. Có giống tốt nếu không nuôi trồng đúng kĩ thuật sẽ không phát huy được năng suất của giống. Muốn vượt giới hạn năng suất thì phải thay giống cũ bằng

0,25đ0,25đ

0,5đ

6

Bé trai 4 tuổiNgười cháu

Người mẹ

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệugiống mới. Kỹ thuật sản xuất sẽ qui định năng suất cụ thể trong giới hạn năng suất do giống qui định.

* Trong chỉ đạo nông nghiệp tuỳ điều kiện cụ thể của từng nơi, từng giai đoạn mà người ta chú trọng đến yếu tố giống hay yếu tố kỹ thuật.

0,5đ

0,5đ

Câu 93,0 điểm

Theo điều kiện đề bài, các phép lai đều chịu sự chi phối của định luật phân ly độc lập.* Xét phép lai 1:- Biện luận: Thế hệ lai có 6,25% thấp, dài, chiếm tỉ lệ 1/16 thế hệ lai có 16 kiểu tổ hợp bằng 4x4 Mỗi bên cho 4 loại giao tử F1 và cá thể thứ nhất dị hợp tử 2 cặp gen thế lệ lai có sự phân tính về kiểu hình theo tỉ lệ 9:3:3:1 với kiểu hình mang 2 tính trạng lặn có tỉ lệ bằng 1/16. Mà đề bài cho biết thấp, dài bằng 1/16 Thấp, dài là 2 tính trạng lặn so với cao, tròn.Qui ước: A- Cao B- Tròna – Thấp b – Dài kiểu gen của F1 và cá thể 1: AaBb (Cao, tròn)- Sơ đồ lai: AaBb x AaBb* Xét phép lai 2:- Biện luận: Thế hệ lai có 12,5% thấp, dài chiếm tỉ lệ 1/8 F2 thu được 8 kiểu tổ hợp = 4x2. Vì F1 cho 4 loại giao tử cá thể hai cho 2 loại giao tử Cá thể 2 phải dị hợp tử một cặp gen. F2 xuất hiện thấp dài aabb F1 và cá thể 2 đều cho được giao tử ab. Vậy kiểu gen của cá thể hai là: Aabb hoặc aaBb.- Sơ đồ lai: AaBb x Aabb AaBb x aaBb* Xét phép lai 3:- Biện luận: Thế hệ lai có 25% kiểu hình cây thấp, hạt dài F2 thu được 4 kiểu tổ hợp = 4x1. Vì F1 cho 4 loại giao tử cá thể thứ 3 cho 1 loại giao tử đồng hợp tử về cả hai cặp gen. F2 xuất hiện thấp dài aabb F1 và cá thể 3 đều cho được giao tử ab. Vậy kiểu gen của cá thể thứ 3 là: aabb- Sơ đồ lai: AaBb x aabb

0,25

0,5đ

0,25

0,25đ

0,5đ

0,25đ0,25đ

0,5đ

0,25đ

7

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu

SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠOTHÁI BÌNH

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCSNăm học 2007-2008

Môn thi: SINH HỌCThêi gian lµm bµi:150 phót (kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò)

(Đề thi gồm có 02 trang)PHẦN I: (5 điểm) TRẮC NGHIỆM

Học sinh chọn ý trả lời đúng nhất, điền theo mẫu sau vào tờ giấy thi:Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trả lờiCâu 1: Điều kiện cần cho sự thụ tinh là:

a) Trứng và tinh trùng phải tới được cổ tử cung.b) Trứng gặp tinh trùng và tinh trùng lọt được vào trứng để tạo thành hợp tử.c) Trứng gặp tinh trùng ở tử cung và hoà lẫn vào nhau.d) Cả a và b.

Câu 2: Điểm độc đáo nhất trong phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen là: a) Cặp tính trạng đem lai phải tương phản.b) Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng qua các thế hệ lai.c) Theo dõi sự di truyền của tất cả các tính trạng qua các thế hệ lai.d) Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được trong thí nghiệm.

Câu 3: Theo Menđen, cặp nhân tố di truyền quy định tính trạng:a) Phân li đồng đều về mỗi giao tử. b) Cùng phân li về mỗi giao tử.c) Hoà lẫn vào nhau khi phân li về mỗi giao tử. d) Lấn át nhau khi phân li về mỗi giao tử.

Câu 4: Ngành công nghệ tế bào có những ứng dụng gì?a) Nhân giống nhanh chóng cây trồng hay nhân bản vô tính đối với một số động vật.b) Bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.c) Tạo cây trồng sạch bệnh và tạo giống mới.d) Cả a, b, c đều đúng.

Câu 5: Cơ chế phát sinh thể dị bội là do sự phân ly không bình thường của một cặp NST trong giảm phân, tạo nên:a) Giao tử có 3 NST hoặc không có NST nào của cặp tương đồng.b) Giao tử có 2 NST hoặc không có NST nào của cặp tương đồng.c) Hai giao tử đều có 1 NST của cặp tương đồng.d) Hai giao tử đều không có NST nào của cặp tương đồng.

Câu 6: Chọn câu sai trong các câu sau đây:a) Thường biến phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường ngoài.b) Thường biến không di truyền được nên sẽ mất đi khi điều kiện ngoại cảnh gây ra nó không còn nữa.c) Thường biến biểu hiện đồng loạt theo một hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh.d) Thường biến là nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống.

Câu 7: Ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở kiểu gen nào sau đây?a) aabbcc b) Aabbcc c)AaBbcc d) AaBbCc

Câu 8: Chọn lọc cá thể được áp dụng một lần cho những đối tượng nào?a) Cây nhân giống vô tính. b) Cây tự thụ phấn.

8

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệuc) Cây giao phấn. d) Cây nhân giống vô tính và cây tự thụ phấn.

Câu 9: Phép lai nào dưới đây sẽ cho kiểu gen và kiểu hình ít nhất:a) AABB x AaBb b) AABb x Aabb c) AABB x AABb d) Aabb x aaBb

Câu 10: Trường hợp nào sau đây hiện tượng thoái hoá giống sẽ xảy ra?a) Cà chua tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ.b) Đậu Hà Lan tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ.c) Ngô tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ.d) Chim bồ câu thường xuyên giao phối gần.

PHẦN II: (1 điểm) TÌM CÁC CỤM TỪ PHÙ HỢP ĐIỀN VÀO Ô TRỐNG ĐỂ HOÀN THIỆN BẢNGTóm tắt vai trò chủ yếu của một số muối khoáng

Loại muối khoáng Vai trò chủ yếu Nguồn cung cấp

Natri và Kali(Na, K)

- Là thành phần quan trọng trong dịch nội bào, trong nước mô, huyết tương.- Tham gia các hoạt động trao đổi của tế bào và hoạt động co cơ, dẫn truyền xung thần kinh.

(1)

Canxi (Ca) (2) - Cơ thể chỉ hấp thụ canxi khi có mặt vitamin D.- Có nhiều trong sữa, trứng, rau xanh.

Sắt (Fe) (3) Có trong thịt, cá, gan, trứng, các loại đậu.

Iốt (I) - Là thành phần không thể thiếu của hoocmôn tuyến giáp (4)(Lưu ý: Học sinh chỉ cần viết vào bài làm: (1) là:…; (2) là:…; (3) là:…; (4) là:…)

PHẦN III: (14 điểm) TỰ LUẬNCâu 1: (2 điểm) Nghiên cứu quan hệ giữa các sinh vật trong môi trường người ta thấy các hiện tượng:1) Nấm và tảo cùng sống với nhau để tạo thành địa y. 2) Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa. Các quan hệ trên thuộc loại quan hệ gì? Nêu tên gọi cụ thể của mỗi dạng quan hệ và so sánh hai hình thức quan hệ này.Câu 2: (2 điểm)a) Cho hình tháp tuổi sau đây : - Em hãy cho biết tên của dạng hình tháp?

- Ý nghĩa sinh học của dạng hình tháp này?b) Những loài sinh vật có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường thì đó là sinh vật hằng nhiệt hay biến nhiệt? Động vật hằng nhiệt và động vật biến nhiệt thì loài nào có khả năng phân bố rộng hơn? Vì sao?Câu 3: (2 điểm) Gen B có chiều dài 0,51m bị đột biến thành gen b. Gen b có chiều dài hơn gen B là 3,4 A0.a) Xác định dạng đột biến và cho biết tên gọi cụ thể của dạng đột biến nói trên.b) Tính khối lượng phân tử của gen b. Biết khối lượng phân tử trung bình của 1 nuclêôtit là 300 ĐVC.c) Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật?Câu 4: (3 điểm)a) Một NST có trình tự các gen phân bố: ABCDE FGHCho biết: A, B, C, D, E, F, G, H: ký hiệu các gen trên NST; (): tâm động.Do đột biến cấu trúc nên các gen phân bố trên NST có trình tự: ABCDE FG- Xác định dạng đột biến.- Nếu dạng đột biến trên xảy ra ở cặp NST thứ 21 ở người thì gây hậu quả gì?b) Phân biệt thường biến và đột biến.Câu 5: (2 điểm)a) Ở một loài thực vật, với hai gen alen A và a, khởi đầu bằng một cá thể có kiểu gen Aa. Sau 2 thế hệ tự thụ phấn liên tục kết quả kiểu gen AA, aa và Aa sẽ chiếm tỷ lệ là bao nhiêu?

9

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệub) Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hoá nhưng phương pháp này vẫn được người ta sử dụng trong chọn giống?Câu 6: (3 điểm) Ở một loài động vật có bộ NST 2n = 50. Quan sát nhóm tế bào của loài bước vào giảm phân.a) Một nhóm tế bào sinh dục mang 400 NST kép tập trung ở mặt phẳng xích đạo. Nhóm tế bào này đang ở kỳ nào? Số lượng tế bào bằng bao nhiêu? Cho biết mọi diễn biến trong nhóm tế bào như nhau.b) Nhóm tế bào sinh dục thứ hai mang 800 NST đơn đang phân li về hai cực của tế bào. Xác định số lượng tế bào của nhóm. Khi nhóm tế bào kết thúc giảm phân II thì tạo ra được bao nhiêu tế bào con?c) Cho rằng các tế bào con được tạo ra ở trên hình thành các tinh trùng và đều tham gia vào quá trình thụ tinh, trong đó số tinh trùng trực tiếp thụ tinh chiếm 3,125% số tinh trùng được tạo thành nói trên. Xác định số hợp tử được tạo thành. Cho biết mọi diễn biến trong quá trình giảm phân của nhóm tế bào trên là như nhau.

------------------------Hết------------------------

SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠOTHÁI BÌNH

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCSNăm học 2007-2008

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂMMÔN SINH HỌC

(Đáp án có 02 trang)PHẦN I: (5 điểm) Trắc nghiệm Mỗi câu trả lời đúng cho 0,50 điểm.Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10ý trả lời b b a d b d d d c cPHẦN II: (1 điểm) Điền cụm từ thích hợp vào ô trống

Ý Nội dung Điểm

(1) - Có trong muối ăn.- Có nhiều trong tro thực vật. 0,25

(2)- Là thành phần chính trong xương, răng. - Có vai trò quan trọng trong hoạt động của cơ, trong quá trình đông máu, trong phân chia tế bào, trao đổi glicôgen và dẫn truyền xung thần kinh.

0,25

(3) - Là thành phần cấu tạo của hêmôglôbin trong hồng cầu. 0,25(4) - Có trong đồ ăn biển, dầu cá, muối iốt, rau trồng trên đất nhiều iốt. 0,25

PHẦN III: (14 điểm) Tự luậnCâu Nội dung Điểm

Câu 1(2,0 điểm)

* Các quan hệ trên thuộc loại quan hệ hỗ trợ khác loài 0,50* Tên gọi của mỗi dạng quan hệ: 1. Cộng sinh 2. Hội sinh 0,50* So sánh 2 hình thức quan hệ.- Giống nhau: + Đều là hình thức quan hệ sinh vật khác loài. + Các sinh vật hỗ trợ với nhau trong quá trình sống.- Khác nhau: + Quan hệ cộng sinh: 2 loài cùng sống với nhau và cùng có lợi. + Quan hệ hội sinh: 2 loài cùng sống với nhau, 1 bên có lợi và bên còn lại không có lợi cũng không bị hại.

0,250,25

0,25

0,25Câu 2

(2,0 điểm)a) * Tên của dạng hình tháp: Dạng ổn định * ý nghĩa sinh học: - Tỷ lệ sinh của quần thể: Vừa phải - Số lượng cá thể trong quần thể : ổn định

0,50

0,250,25

10

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệub) Nhiệt độ ảnh hưởng thường xuyên tới các hoạt động sống của sinh vật. - Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, đó là sinh vật biến nhiệt. - Động vật hằng nhiệt phân bố rộng hơn vì những loài động vật này có khẳ năng điều hoà thân nhiệt.

0,50

0,50

Câu 3(2,0 điểm)

a) Dạng đột biến: - Chiều dài tăng thêm 3,4 A0 tương ứng 1 cặp nuclêôtit. - Chiều dài gen b hơn gen B đột biến thêm 1 cặp nuclêôtit.

0,50

b) Khối lượng phân tử gen b: - Đổi 0,51 m = 5100 A0

- Chiều dài gen b: 5100 + 3,4 = 5103, 4 A0

- Số nuclêôtit của gen b: nuclêôtit

- Khối lượng phân tử gen b: 300 x 3002 = 900.600 đvc

02,502,5

0,5

c) Các đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường là có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin. 0,5

Câu 4 (3,0 điểm)

a) - Dạng đột biến: Do đột biến mất đoạn mang gen H kiểu đột biến cấu trúc NST dạng mất đoạn. - Hậu quả: ở người, mất đoạn nhỏ ở đầu nhiễm sắc thể thứ 21 gây bệnh ung thư máu.

0,5

0,5b) Phân biệt thường biến và đột biến

Thường biến Đột biến- Là những biến đổi kiểu hình, không biến đổi trong vật chất di truyền.- Diễn ra đồng loạt, có định hướng.- Không di truyền được.- Có lợi, đảm bảo cho sự thích nghi của cơ thể.

- Biến đổi trong vật chất di truyền (ADN, NST). - Biến đổi riêng lẻ, từng cá thể, gián đoạn, vô hướng.- Di truyền được.- Đa số có hại, một số có lợi hoặc trung tính; là nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống.

0,5

0,50,5

0,5

Câu 5(2,0 điểm)

a) Sau 2 thế hệ tự thụ phấn liên tục: - TLKG : AA = aa = 37,5% - TLKG : Aa = 25%

0,50,5

b) Phương pháp này vẫn được dùng trong chọn giống vì: - Người ta dùng các phương pháp này để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần, thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể. - Đây là một biện pháp trung gian để chuẩn bị lai khác dòng tạo ưu thế lai.

0,75

0,25Câu 6

(3,0 điểm)a) - Kì giữa I hoặc kì giữa II. - 8 tế bào ở kì giữa I hoặc 16 tế bào ở kì giữa II.

0,50,5

11

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệub) - Các NST đang phân li về 2 cực tế bào là dấu hiệu cho biết nhóm tế bào thứ hai đang ở kì sau II. - Số lượng tế bào của nhóm: 800 : 50 = 16 tế bào - Khi nhóm tế bào trên kết thúc giảm phân II thì số tế bào con được tạo thành là: 16 x 2 = 32 tế bào.

0,250,25

0,5c) - Số tinh trùng trực tiếp thụ tinh là: 32 x 3, 125% = 1 tinh trùng - Mỗi tinh trùng trực tiếp thụ tinh với 1 trứng tạo thành 1 hợp tử. Vậy số hợp tử tạo thành = số tinh trùng thụ tinh = 1 hợp tử.

0,5

0,5

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH BẬC THCS QUẢNG TRỊ Khóa ngày: 17 / 03 / 2009 Môn: Sinh học Thời gian: 150 phút ( Không kể thời gian giao đề )

Câu 1( 2.0 điểm )Viết sơ đồ và giải thích về mối quan hệ giữa ADN, ARN, Protein ở những loài có vật chất di truyền là ARN?Câu 2( 2.0 điểm )So sánh sự khác nhau giữa Cung phản xạ và Vòng phản xạ?Câu 3( 2.0 điểm )Lưới thức ăn là gì? Hãy nêu sơ đồ của 3 chuỗi thức ăn (mỗi chuỗi thức ăn có 5 mắt xích) và phối hợp 3 chuỗi thức ăn đó thành 1 lưới thức ăn.Câu 4: ( 2.0 điểm )Tại sao trong cùng một loài những động vật có kích thước càng nhỏ thì tim đập càng nhanh?Câu 5: ( 2.0 điểm )

a. Huyết áp là gì? Vì sao càng xa tim huyết áp trong hệ mạch càng nhỏ?b. Ở một người có huyết áp là 120 / 80, em hiểu điều đó như thế nào?

Câu 6: ( 2.0 điểm )Hãy sắp xếp các hiện tượng sau vào các mối quan hệ sinh thái cho phù hợp :1. Chim sâu ăn; 2. Dây tơ hồng bám trên bụi cây; 3. Vi khuẩn cố định đạm trong nốt sần của rễ cây họ đậu; 4. Giun kí sinh trong ruột của động vật và người; 5. Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến, tổ mối; 6. Nhạn bể và Cò làm tổ tập đoàn; 7. Hiện tượng liền rễ ở các cây Thông; 8. Địa y; 9. Loài cây Cọ mọc quần tụ thành từng nhóm; 10. Cáo ăn thỏCâu 7: ( 3.0 điểm )a. Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới thoái hóa giống ? Cho ví dụ ?b. Kiểu gen ban đầu của giống như thế nào thì tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết sẽ không gây thoái hóa giống ?Câu 8: ( 2.0 điểm )Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 10. Có bao nhiêu nhiễm sắc thể được dự đoán ở thể một nhiễm, thể ba nhiễm, thể bốn nhiễm, thể ba nhiễm kép, thể không nhiễm ?Câu 9: ( 3.0 điểm )Ở lúa, tính trạng thân cao (A), thân thấp (a), chín muộn (B), chín sớm (b), hạt dài(D), hạt tròn (d). Các gen trên phân li độc lập.Cho ba thứ lúa di hợp tử về cả 3 tính trạng thân cao, chín muộn, hạt dài lai với lúa đồng hợp tử về thân cao, dị hợp tử về tính trạng chín muộn và hạt tròn. Không viết sơ đồ lai (hoặc kẻ bảng) hãy xác định :

12

.ĐỀ CHÍNH THỨCBẢNG A

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệua. Số loại và tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1?b. Số loại và tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1?

………..Hết………

SỞ GD - ĐT QUẢNG TRỊHƯỚNG DẪN CHẦM ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HSG

MÔN SINH THCS NĂM HỌC 2008 - 2009Khóa ngày: 17/03/2009 - Bảng A

Câu 1. ( 2.0 điểm) Sơ đồ 1,0 đ- Giải thích:+ Trình tự các Nu trên ARN qui định trình tự các Nu trên ADN.+ Trình tự các Nu trên ADN qui định trình tự các Nu trên mARN.+ Trình tự các Nu trên mARN qui định trình tự các a.a trên phân tử protein

0,250,250,5

Câu 2: ( 2.0 điểm)Cung phản xạ Vòng phản xạ điểm

- Mang tính chất đơn giản hơn, thường chỉ được hình thành bởi 3 nơron: hướng tâm, trung gian. Li tâm.

- Mang tính chất phức tạp hơn. Do sự kết hợp của nhiều cung phản xa. Nên số nơron hướng tâm, trung gian và ly tâm tham gia nhiều hơn.

1,0

- Xảy ra nhanh, mang tính chất bản năng nhưng không có luồng thông báo ngược.- Xảy ra chậm hơn, nhưng có luồng thông báo ngược, thường có các hoạt động phối hợp của các cơ và kết quả thường chính xác hơn.

1,0

HS trình bày được 2 ý so sánh chi 1,0 điểm, nêu 1 ý chỉ cho 0,25 điểmCâu 3. ( 2.0 điểm )- Khái niệm lưới thức ăn 0,5- 3 chuỗi thức ăn. 0,75- Lưới thức ăn 0,75Câu 4. ( 2.0 điểm )Trong cúng một loài những động vật có kích thước càng nhỏ thì tim đập càng nhanh vì:- Cường độ trao đổi chất mạnh, nhu cầu đòi hỏi nhiều ô xi.

1,0

- Cường độ trao đổi chất mạnh vì diện tích tiếp xúc của bề mặt cơ thể với môi trường lớn so với khối lượng cơ thể, nên có sự mất nhiệt nhiều.

1,0

Câu 5. ( 2.0 điểm )a. Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch, tính tương đương mmHg / cm2 0,5 - Càng xa tim huyết áp trong hệ mạch lại càng nhỏ vì năng lượng do tâm thất co đẩy máu lên thành mạch càng giảm 0,5b. Huyết áp là 120 / 80 là cách nói tắt được hiểu:

13

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu + Huyết áp tối đa là 120 mmHg/cm2 ( lúc tâm thất co ) + Huyết áp tối thiểu là 80 mmHg/cm2 ( lúc tâm thất giãn ) Đó là người có huyết áp bình thường.

1,0

Câu 6. ( 2.0 điểm )* Quan hệ cùng loài: 7, 9 0,5* Quan hệ khác loài: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 10 0,5 + Cộng sinh: 3, 8. + Hội sinh : 5. + Hợp tác : 6. + Kí sinh - vật chủ : 2, 4. + Vật ăn thịt và con mồi : 1, 10. HS nêu 2 hoặc 3 mối quan hệ cho 0,5 điểm

1,0

Câu 7. ( 3.0 điểm )a. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới thoái hóa giống:- Tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ thì con cháu có sức sống kém dần, năng suất giảm, bộc lộ những tính trạng xấu, xuất hiện quái thai ...- Vì: các cặp gen dị hợp đi vào trạng thái đồng hợp, trong đó có gen lặn ( thường có hại ) được biểu hiện. Qua các thế hệ, tỉ lệ đồng hợp tăng dần, tỉ lệ dị hợp giảm dần. Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm.

1,0

- Ví dụ: ...... 1,0b. Nếu kiểu gen ban đầu là đồng hợp về các gen trội có lợi thì tự thụ phấn hoặc giao phối cân huyết qua nhiều thế hệ sẽ không dẫn tới thoái hóa giống.

1,0

Câu 8. ( 2.0 điểm )- Thể một nhiễm: 2n - 1 = 9 0,25- Thể ba nhiễm: 2n + 1 = 11 0,25- Thể bốn nhiễm: 2n + 2 = 12 0,5- Thể ba nhiễm kép: 2n + 1 + 1 = 12 0,5- Thể không nhiễm: 2n - 2 = 8 0,5Câu 9 ( 3.0 điểm )a. Số loại và tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1 : - Kiểu gen của P : AaBbDd ( Cao, muộn, dài ) x AABbdd ( cao, muộn, tròn ) 0,5 - Số kiểu gen ở F1 : 12 0,5 - Tỉ lệ kiểu gen ở F1 : (1 : 1) (1 : 2 : 1) (1 : 1) = 2 : 2 : 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 0,75b. Số loại và tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 : - Số loại kiểu hình ở F1 : 4 0,5 - Tỉ lệ kiểu hình ở F1 : (1) ( 3 : 1 ) (1 : 1) = 3 : 3 : 1 : 1 0,75

14

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH TỈNH HẬU GIANG LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2007 – 2008 Khoá ngày 25 tháng 3 năm 2008 ĐỀ CHÍNH THỨC

MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1: (3 điểm)Tại sao Menđen thường tiến hành thí nghiệm trên loài đậu Hà Lan? Những định luật của Menđen

có thể áp dụng trên các loài sinh vật khác được không? Vì sao? Câu 2: ( 5 điểm)Nêu đặc điểm cấu tạo hóa học của các loại ARN. So sánh cấu tạo của ARN với ADN? Câu 3: ( 4 điểm)Ở lúa, hạt gạo đục là tính trạng trội hoàn toàn so với hạt gạo trong.Giao phấn giữa giống lúa thuần chủng hạt gạo đục với giống lúa có hạt gạo trong; thu được F1 và

tiếp tục cho F1 tự thụ phấn;a. Lập sơ đồ lai từ P đến F2.

b. Nếu cho F1 nói trên lai phân tích thì kết quả sẽ như thế nào?Câu 4:(4 điểm) Bằng kiến thức đã học hãy giải thích một số nguyên nhân cơ bản làm phát sinh các bệnh tật di

truyền ở người. Câu 5:( 4 điểm) Qua sự sinh sản của các lớp động vật có xương sống, hãy cho thấy sự tiến hóa từ thấp đến cao, từ

đơn giản đến hoàn thiện dần.

---- Hết ----

SỞ GD & ĐT HẬU GIANG

HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 BẬC THCS NĂM HỌC : 2007 – 2008

Khóa ngày 25 tháng 3 năm 2008Câu 1: Tại sao Menđen thường tiến hành thí nghiệm trên loài đậu Hà Lan? Những định luật của Men đen có thể áp dụng trên các loài sinh vật khác được không? Vì sao? (3đ)- Menđen thường tiến hành các thí nghiệm trên loài đậu Hà Lan vì:- Khả năng tự thụ phấn nghiêm ngặt của nó(0,25đ)

15

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu- Đặc điểm này của đậu tạo điều kiện thuận lợi cho Menđen trong quá trình nghiên cứu các thế hệ con lai từ đời F1, F2... (0,25đ) từ một cặp bố mẹ ban đầu0,25đ

- Đặc điểm gieo trồng của đậu Hà Lan cũng tạo điều kiện dễ dàng cho người nghiên cứu0,25đ

- Những định luật di truyền của Menđen không chỉ áp dụng cho loại đậu Hà Lan(0,25đ) mà còn ứng dụng đúng cho nhiều loài sinh vật khác0,25đ

- Vì: Các thí nghiệm thường tiến hành trên đậu Hà Lan (0,25đ) và để khái quát thành định luật(0,25đ), Menđen phải lập lại các thí nghiệm đó trên nhiều đối tượng khác nhau (0,25đ). Khi các thí nghiệm thu được kết quả đều và ổn định(0,25đ) ở nhiều loài khác nhau(0,25đ), Menđen mới dùng thống kê toán học để khái quát thành định luật0,25đs

Câu 2: Nêu đặc điểm cấu tạo hóa học của các loại ARN.( 5điểm)1/Cấu tạo hóa học chung của các loại ARN (2đ)- ARN là các hạt đại phân tử, có cấu trúc đa phân0,25đ với thành phần gồm các nguyên tố: C, H, O, N, P.0,25đ

và có cấu tạo bởi một mạch đơn0,25đ.

- Mỗi đơn phân của ARN là một nuclêôtít 0,25đ có 4 loại nuclêôtít tạo ARN: ađênin, uraxin, guanin, xitôzin 0,25đ ARN có từ hàng trăm đến hàng nghìn nuclêôtít 0,25đ

- Bốn loại: A,U,G,X sắp xếp với thành phần, số lượng và trật tự khác nhau 0,25đ tạo cho ARN vừa có tính đa dạng vừa có tính đặc thù 0,25đ

2/ So sánh cấu tạo của ARN với AND (3điểm)a/ Các đặc điểm giống nhau: 1,5đ

- Đều có kích thước và khối lượng lớn 0,25đ cấu trúc theo nguyên tắc đa phân 0,25đ - Đều có thành phần cấu tạo từ các nguyên tố hóa học C, H, O, N, P 0,25đ

- Đơn phân là nuclêôtít. 0,25đ có 3 trong 4 loại nuclêôtít giống nhau là: A, G, X 0,25đ

- Giữa các đơn phân có các liên kết nối lại tạo thành mạch 0,25đ.

b/ Các đặc điểm khác nhau: 1,5đCấu tạo của AND (1đ) Cấu tạo của ARN (0,5đ)- Có cấu trúc hai mạch song song và xoắn lại với nhau

- Chỉ có một mạch đơn

- Có chứa loại nuclêôtít timin T mà không có uraxin U

- Chứa uraxin mà không có ti min

- Có liên kết hydrô theo nguyên tắc bổ sung giữa các nuclêôtít trên 2 mạch

-Không có liên kết hydrô

- Có kích thước và khối lượng lớn hơn ARN

- Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN

Câu 3: ( 4điểm)a/ Sơ đồ lai từ P F2

Theo qui ước đề bài:A: ( hạt gạo đục ), a: ( hạt gạo trong). 0,25đGiống lúa thuần chủng hạt gạo đục mang kiểu gen AA, 0,25đGiống lúa có hạt gạo trong mang kiểu gen aa. 0,25đSơ đồ lai:P: AA( hạt đục) x aa (hạt trong) 0,25đGP: A a 0,25đF1: Aa = 100% hạt đục 0,25đF1: Aa hạt đục x Aa hạt đục 0,25đ GF1: A a A a 0,25đF2: 1AA, 2Aa, 1aa 0,25đ Kiểu hình: 75% hạt gạo đục, 0,25đ 25% hạt gạo trong, 0,25đb/ Cho F1 lai phân tích:

16

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu F1 ta đã biết là Aa lai với cây mang tính trạng lặn có hạt gạo trong là aa.F1: Aa (hạt đục) x aa ( hạt trong) 0,25đGF1: A a a 0,25đF2: 1Aa 1aa 0,25đ 50% hạt gạo đục 0,25đ 50% hạt gạo trong 0,25đCâu 4: Nguyên nhân cơ bản làm phát sinh các bệnh di truyền ở người (4điểm)a/ Tác động của môi trường và ô nhiễm của môi trường sống :Đây là nguyên nhân quan trọng và phổ biến. Có rất nhiều nguồn ô nhiễm gây tác hại. Song, có thể khái quát các yếu tố sau:- Các chất phóng xạ tạo ra từ các vụ nổ do thử vụ khí hạt nhân. Các chất này đi vào khí quyển rồi phát tán qua môi trường sống.(0,5đ)- Các chất thải hóa học do hoạt động công nghiệp và do con người gây ra như chạy máy nổ, đốt cháy..(0,5đ)- Các chất thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu đặc biệt là chất độc hóa học mà Mĩ rải xuống Miền Nam nước ta gây hậu quả lâu dài.(0,5đ)- Các chất trên phát tán ra môi trường rồi xâm nhập vào cơ thể người qua không khí, nước uống, thực phẩm…trở thành các tác nhân gây đột biến và tạo ra các bệnh di truyền.(0,5đ)b/ Hiện tượng hôn phối gần: Sự kết hôn giữa những người có quan hệ họ hàng thân thuộc, làm cho các gen đột biến lặn có hại được có điều kiện tổ hợp lại thành các kiểu gen đồng hợp lặn gây bệnh di truyền ở đời sau.(1đ)c/ Sinh con ở tuổi quá lớn: Bố, mẹ sinh con ở tuổi quá cao, con dễ mắc bệnh di truyền hơn bình thường là do các yếu tố gây đột biến trong cơ thể bố, mẹ trong một thời gian dài trước đó bây giờ có điều kiện tác động với nhau để tạo kiểu gen gây hại ở con.(1đ)Câu 5: Đặc điểm tiến hóa qua sự sinh sản của động vật;(4điểm)- Lớp cá: sinh sản trong môi trường nước, thụ tinh ngoài. Tỷ lệ trứng được thụ tinh thấp, do ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài ( nước, to, động vật khác…) tỷ lệ hợp tử phát triển thành sinh vật con, sinh vật trưởng thành cũng rất thấp do sự hao hụt nhiều trong quá trình phát triển.(1 điểm)- Lớp Ếch Nhái: Vẫn còn hiện tượng thụ tinh ngoài nhưng có hiện tượng “ ghép đôi” nên tỷ lệ thụ tinh khá hơn. Tuy vậy sự thụ tinh và sự phát triển của hợp tử vẫn còn chịu ảnh hưởng của môi trường ngoài nên tỷ lệ phát triển sinh vật trưởng thành cũng còn thấp.0,5đ- Lớp bò sát: Tiến hóa hơn các lớp trước là đã có sự thụ tinh trong, sinh vật đã có ống dẫn sinh dục, tỷ lệ thụ tinh khá cao, tuy nhiên trứng đẻ ra ngoài vẫn chịu ảnh hưởng các điều kiện bên ngoài nên sự phát triển từ trứng đến sinh vật trưởng thành vẫn còn hạn chế, tỷ lệ phát triển vẫn còn thấp.(1điểm )- Lớp chim: Có sự thụ tinh trong, đẻ trứng như bò sát. Tuy nhiên thân nhiệt chim ổn định, nhiều loài có sự ấp trứng và chăm sóc con nên sự phát triển của trứng có nhiều thuận lợi hơn các lớp trước. Tỷ lệ phát triển thành sinh vật trưởng thành cao hơn các lớp trước.( 1 điểm)- Lớp thú: Có sự thụ tinh trong đẻ con và nuôi con bằng sữa. Thai phát triển trong cơ thể mẹ an toàn và thuận lợi hơn trứng ở ngoài, nên tỷ lệ phát triển cao nhất.0,5đ

17

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu

PHÒNG GD&ĐT ANH SƠNPHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN HUYỆN TRỰC NINH MÔN: SINH HỌC 9 Năm học 2008 – 2009 (Thời gian làm bài 120 phút)II. PHẦN TỰ LUẬN:(16 điểm)A. Lí thuyết:(8 điểm)Câu 1:(2điểm) Phân loại các loại biến dị di truyền và biến dị không di truyền?Câu 2:(4điểm) Trình bày cấu trúc hoá học và cấu trúc không gian của ADN? Tại sao nói cấu trúc ADN chỉ có tính ổn định tương đối?Câu 3:(2điểm) Cấu trúc nào là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào? Cơ chế ổn định vật chất đó qua các thế hệ khác nhau của tế bào và cơ thể?B. Bài tập:Câu 1:(4,5điểm) Lai hai ruồi dấm thuần chủng thân xám, cánh ngắn và thân đen, cánh dài, F1 thu được toàn ruồi thân xám, cánh dài. Cho ruồi F1 tạp giao ở F2 thu được 101 ruồi thân xám, cánh ngắn, 199 ruồi thân xám, cánh dài và 100 ruồi thân đen, cánh dài.

a. Biện luận viết sơ đồ lai từ P đến F2? b. Phải chọn ruồi khác có kiểu gen và kiểu hình thế nào để khi lai với ruồi F1 ở trên thu được thế hệ con

có tỷ lệ 3 ruồi thân xám, cánh dài:1 ruồi thân xám, cánh ngắn Biết mỗi tính trạng do một gen quy định.

Câu 2:(3,5điểm) Xét một nhóm tế bào sinh giao tử, mỗi tế bào xét một cặp gen dị hợp dài 5100 A 0 nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Gen trội A nằm trên nhiễm sắc thể thứ nhất có1200 Ađênin,gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể thứ hai có1350 Ađênin.

a. Tính số nuclêôtit mỗi loại trên mỗi gen.b. Khi tế bào ở vào kì giữa của giảm phân I, số lượng từng loại nuclêôtit của các gen trong tế bào là

bao nhiêu?

18

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệuc. Nếu có một số tế bào trong nhóm tế bào sinh giao tử xảy ra đột biến dị bội ở cặp nhiễm sắc thể chứa

gen nói trên thì khi nhóm tế bào kết thúc giảm phân số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử là bao nhiêu?

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN HUYỆN TRỰC NINH ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN MÔN: SINH HỌC 9 Năm học 2008 – 2009 (Thời gian làm bài 120 phút)

II. PHẦN TỰ LUẬN:(16 điểm)A. Lí thuyết:(8 điểm)

Câu 1: Phân loại các loại biến dị di truyền và biến dị không di truyền?

Đáp án Điểm* Biến dị di truyền: a. Biến dị tổ hợp b. Đột biến: - Đột biến gen: Gồm các dạng: Mất một hoặc một số cặp nuclêôtit. Thêm một hoặc một số cặp nuclêôtit. Đảo vị trí một hoặc một số cặp nuclêôtit. Thay thế một hoặc một số cặp nuclêôtit này bằng một hoặc một số cặp nuclêôtit khác. - Đột biến nhiễm sắc thể: + Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể: Gồm các dạng: Mất đoạn nhiễm sắc thể. Lặp đoạn nhiễm sắc thể. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể. + Đột biến số lượng nhiễm sắc thể. Gồm các dạng: Đột biến dị bội. Đột biến đa bội.* Biến dị không di truyền: Thường biến. Chú ý: Nếu chỉ kể tên đột biến gen chỉ cho 0,25điểm. Nếu phân loại được 2 loại đột biến gen trở lên cho thêm 0,25điểm. Nếu chỉ kể tên đột biến NST cho 0,25điểm, chỉ phân loại đột biến số lượng và đột biến cấu trúc NST, cho thêm 0,25điểm

0,25điểm0,25điểm0,25điểm

0,25điểm

0,25điểm

0,25điểm

0,25điểm

0,25điểm

Câu 2 : Trình bày cấu trúc hoá học và cấu trúc không gian của ADN? Tại sao nói ADN chỉ có tính ổn định tương đối?

Đáp án Điểm* Cấu trúc hóa học của ADN. - ADN (axit đêôxiribônuclêic) được cấu tạo từ các nguyên tố chủ yếu là: C, H, O, N, P... - ADN là đại phân tử có kích thước và khối lượng phân tử lớn.

0,25điểm

19

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu - ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit. - Một nuclêôtit gồm 3 thành phần: Axit phôtphoric H3PO4, đường đêôxiribô C5H10O4 và bazơnitric, trong đó bazơnitric là thành phần quan trọng nhất. Có 4 loại bazơnitric là A, T, G, X. Do các nuclêôtit chỉ khác nhau ở thành phần bazơnitric nên người ta dùng tên bazơnitric để gọi tên các nuclêôtit. - Thành phần, số lượng trật tự sắp xếp các đơn phân đã tạo ra vô số loại ADN khác nhau từ đó quy định tính đa dạng cho sinh vật.* Cấu trúc không gian của ADN. - Do Oatxơn và Cric công bố năm 1953. - ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch đơn song song xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải. - Trên mỗi mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị bền vững giữa đường của nuclêôtit này với axit của nuclêôtit bên cạnh. - Giữa hai mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung, trong đó một bazơnitric có kích thước lớn phải được bù bằng một bazơnitric có kích thước nhỏ. A đi với T bằng hai liên kết hiđrô, G đi với X bằng ba liên kết hiđrô. Do đó khi biết trật tự sắp xếp các nuclêôtit trên mạch đơn này có thể suy ra trật tự sắp xếp các nuclêôtit trên mạch đơn kia. - ADN xoắn có tính chất chu kì, mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nu, cao 34A 0, đường kính 20A0. - Tỉ lệ (A+T)/(G+X) đặc trưng cho loài.* Tính ổn định của ADN chỉ có tính chất tương đối: - Cấu trúc ADN ổn định nhờ: + Trên hai mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị bền vững. + Giữa hai mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô có số lượng rất lớn. - Tính ổn định của ADN chỉ có tính tương đối vì: + Liên kết hiđrô có số lượng lớn nhưng là liên kết yếu nên khi khi cần liên kết hiđrô có thể đứt, hai mạch đơn của ADN tách nhau ra để ADN tái sinh và sao mã. + ADN có khả năng đột biến (đột biến gen). + ở kì đầu giảm phân I có thể xảy ra hiện tượng bắt chéo trao đổi đoạn tạo thông tin di truyền mới.

0,25điểm0,25điểm

0,25điểm

0,25điểm

0,25điểm0,25điểm

0,25điểm

0,25điểm

0,25điểm

0,25điểm0,25điểm

0,25điểm

0,25điểm

0,25điểm

0,25điểmCâu 3: Cấu trúc nào là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào? Cơ chế ổn định vật chất đó qua các thế hệ khác nhau của tế bào và cơ thể?

Đáp án Điểm* Vật chất di truyền ở cấp độ tế bào là nhiễm sắc thể.* Cơ chế ổn định vật chất đó qua các thế hệ khác nhau của tế bào và cơ thể - Đối với loài sinh sản hữu tính: + Qua các thế hệ khác nhau của tế bào trong cùng một cơ thể, bộ nhiễm sắc thể được duy trì ổn định nhờ cơ chế nguyên phân. Sự kiện chính là là sự nhân đôi nhiễm sắc thể ở kì trung gian và sự phân li đồng đều nhiễm sắc thể ở kì sau đảm bảo hai tế bào con sinh ra có bộ nhiễm sắc thể giống hệt mẹ. + Qua các thế hệ khác nhau của cơ thể bộ nhiễm sắc thể được duy trì ổn định nhờ sự kết hợp của ba cơ chế nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. Các sự kiện quan trọng nhất là sự nhân đôi, phân li và tổ hợp nhiễm sắc thể trong nguyên phân và giảm phân, sự tổ hợp các nhiễm sắc thể tương đồng có nguồn gốc từ bố và mẹ trong thụ tinh ( giảm phân tạo giao tử có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n), thụ tinh khôi phục lại bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n). - Đối với loài sinh sản sinh dưỡng: bộ nhiễm sắc thể được duy trì ổn định qua các thế hệ

0,25điểm

0,25điểm

0,25điểm

0,25điểm

0,5điểm

0,25điểm

20

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệukhác nhau của tế bào và qua các thế hệ khác nhau của cơ thể đều nhờ cơ chế nguyên phân. Sự kiện chính là là sự nhân đôi nhiễm sắc thể ở kì trung gian và sự phân li đồng đều nhiễm sắc thể ở kì sau đảm bảo hai tế bào con sinh ra có bộ nhiễm sắc thể giống hệt mẹ.

0,25điểm

B. Bài tập:Câu 1:

Đáp án Điểma. Biện luận viết sơ đồ lai từ P đến F2.- Xác định trội lặn: Lai hai ruồi dấm thuần chủng thân xám, cánh ngắn và thân đen, cánh dài, F1 thu được toàn ruồi thân xám, cánh dài. Vậy tính trạng thân xám là tính trạng trội, thân đen là tính trạng lặn, tính trạng cánh dài là tính trạng trội, cánh ngắn là tính trạng lặn.(theo định luật đồng tính Menđen)- Quy ước gen: B: thân xám b: thân đen V: cánh dài v: cánh ngắn- Xét sự di truyền tính trạng màu sắc thân: ở F2 thân xám : thân đen = 3:1. Suy ra cả bố và mẹ đều có kiểu gen Bb SĐL: P: Thân xám x Thân xám Bb x Bb GP: B ; b B ; b F1 Tỉ lệ kiểu gen: 1BB : 2Bb : 1bb Tỉ lệ kiểu hình: 3 thân xám: 1 thân đen- Xét sự di truyền tính trạng kích thước cánh: ở F2 cánh dài : cánh ngắn = 3:1. Suy ra cả bố và mẹ đều có kiểu gen Vv SĐL: P: Cánh dài x Cánh ngắn Vv x Vv GP: V ; v V ; v F1 Tỉ lệ kiểu gen: 1VV : 2Vv : 1vv Tỉ lệ kiểu hình: 3 cánh dài: 1 cánh ngắn- Xét sự di truyền đồng thời cả hai tính trạng: Nếu các gen quy định tính trạng phân li độc lập thì: (3 thân xám: 1 thân đen) (3 cánh dài: 1 cánh ngắn) =9thân xám, cánh dài:3thân xám, cánh ngắn:3thân đen, cánh dài:1 thân đen, cánh ngắnNhưng tỉ lệ đề bài là 1thân xám, cánh ngắn:2thân xám, cánh dài:1thân đen, cánh dài. Vậy các gen không phân li độc lập mà di truyền liên kết. - F1 dị hợp hai cặp gen, F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 1:2:1, suy ra F1 có kiểu gen dị hợp tử chéo Bv bV- Bố mẹ thuần chủng thân xám, cánh ngắn kiểu gen Bv ; thân đen, cánh dài có kiểu gen bV

Bv bVSĐL: P: thân xám, cánh ngắn x thân đen, cánh dài Bv bV Bv x bV GP: Bv bV

F1: Bv

0,25điểm

0,25điểm

0,25điểm

0,25điểm

0,25điểm

0,25điểm

0,5điểm

0,5điểm

0,25điểm

0,25điểm

21

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu bV ( 100% thân xám, cánh dài) F1 x F1: thân xám, cánh dài x thân xám, cánh dài Bv x Bv bV bV GF1: Bv ; bV Bv ; bV

F2: Bv Bv bV T LKG: 1 : 2 : 1 Bv bV bV TLKH: 1thân xám, cánh ngắn:2thân xám, cánh dài:1thân đen, cánh dài.b. Chọn ruồi khác để khi lai với ruồi F1 ở trên thu được thế hệ con có tỷ lệ 3 ruồi thân xám, cánh dài:1 ruồi thân xám, cánh ngắn.

Thế hệ con có kiểu hình 100% thân xám mà ruồi F1 có kiểu gen Bb, vậy ruồi đem lai chỉ cho giao tử B, kiểu gen là BB. Thế hệ con có tỷ lệ cánh dài: cánh ngắn= 3:1, suy ra cả bố và mẹ có kiểu gen Vv. Vậy ruồi đem lai có kiểu gen là BV (kiểu hình thân xám, cánh dài) Bv

P: thân xám, cánh dài x thân xám, cánh dài Bv x BV bV Bv GP: Bv ; bV BV ; Bv

F1: BV Bv BV bV T LKG: 1 : 1 : 1 : 1 Bv Bv bV Bv

TLKH: 3 thân xám, cánh dài:1 thân xám, cánh ngắn.

0,5điểm

0,25điểm

0,25điểm

0,25điểm

0,25điểm

Câu 2: Đáp án Điểm

a. Tính số nuclêôtit mỗi loại trên mỗi gen. - Tổng số nu của mỗi gen là: (5100 : 3,4). 2 = 3000 (nu) - Số nuclêôtit mỗi loại của gen trội A là: A = T = 1200 (nu) G = X = 3000 : 2 – 1200 = 300 (nu) - Số nuclêôtit mỗi loại của gen lặn a là: A = T = 1350 (nu) G = X = 3000 : 2 – 1350 = 150 (nu)b. Khi tế bào ở vào kì giữa của giảm phân I, số lượng từng loại nuclêôtit của các

gen trong tế bào là bao nhiêu?- ở kì giữa của giảm phân I nhiễm sắc thể đã nhân đôi thành nhiễm sắc thể kép, do đó

gen trên nhiễm sắc thể cũng được nhân đôi.- Số lượng từng loại nuclêôtit trong tế bào tại thời điểm đó là: A = T = (1200 + 1350) . 2 = 5100 (nu) G = X = (300 + 150) . 2 = 900 (nu)c. Nếu xảy ra đột biến dị bội ở cặp nhiễm sắc thể chứa gen nói trên thì số lượng

từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử là bao nhiêu? - Nếu một số tế bào xảy ra đột biến dị bội ở cặp nhiễm sắc thể chứa gen nói trên thì khi kết thúc quá trình giảm phân sẽ tạo ra bốn loại giao tử, trong đó có hai loại giao tử

0,25điểm

0,25điểm0,25điểm

0,25điểm0,25điểm

0,25điểm

0,25điểm0,25điểm

0,25điểm

22

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệubình thường là A, a, hai loại giao tử không bình thường là Aa và O. - Số nu mỗi loại trong các giao tử là: + Giao tử A: A = T = 1200 (nu) G = X = 300 (nu) + Giao tử a: A = T = 1350 (nu) G = X = 150 (nu) + Giao tử Aa: A = T = 1200 + 1350 = 2550 (nu) G = X = 300 + 150 = 450 (nu) + Giao tử O: A = T = 0 (nu) G = X = 0 (nu)

0,25điểm

0,25điểm

0,25điểm0,25điểm

0,25điểm

PHÒNG GIÁO DỤC DIỄN CHÂUĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 VÒNG 2 NĂM HỌC 2005-2006

Môn : Sinh học(Thời gian làm bài 150 phút)

A.LÝ THUYẾT :Câu 1: Đặc trưng nào sau đây chỉ có ở sinh sản hữu tính ? a. Nguyên phân và giảm phân. b. Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. c. Giảm phân và thụ tinh. d. Vật chất di truyền ở thế hệ con không đổi mới.Câu 2: Sự giảm phân bất thường hình thành loại giao tử (n - 1) NST, giao tử này thụ tinh với 1 giao tử bình thường (n) NST sẽ hình thành thể đột biến:

a. Thể khuyết nhiễm. b. Thể 3 nhiễm (tam nhiễm). c. Thể 1 nhiễm (đơn nhiễm). d. Thể đa nhiễm.

Câu 3: Ở thỏ, lông trắng là trội (B) so với lông đen (b), lông dài là trội (C) so với lông ngắn (c). Các cặp gen phân li độc lập. Xác định kiểu gen của bố và mẹ trong các phép lai sau đây:

Phép lai 1: bbCc x bbCc. Phép lai 2: BbCc x BbCc. Phép lai 3: BbCc x Bbcc. Phép lai 4: Bbcc x Bbcc.

1- Nếu F1 thu được 91 trắng, dài; 30 trắng, ngắn; 31 đen, dài ; 11 đen, ngắn thì nó thuộc: a. Phép lai 1; b. Phép lai 2; c. Phép lai 3; d. Phép lai 4.

2- Nếu F1 thu được 28 đen, dài; 9 đen, ngắn thì nó thuộc: a. Phép lai 1; b. Phép lai 2 và 3; c. Phép lai 1 và 2; d. Phép lai 1 và 3.

3- Phép lai này có tỉ lệ kiểu hình bằng nhau:

23

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu a. Phép lai 1 và 4; b. Phép lai 1 và 2; c. Phép lai 3 và 4; d. Phép lai 2 và 3.

4- Nếu F1 thu được 32 trắng, ngắn; 10 đen, ngắn thì nó thuộc: a. Phép lai 4; b. Phép lai 2 và 3; c. Phép lai 2 và 4; d. Phép lai 3 và 4.

5- Nếu F1 thu được 30 trắng, dài; 31 trắng, ngắn; 10 đen, dài ; 11 đen, ngắn thì nó thuộc: a. Phép lai 1; b. Phép lai 2; c. Phép lai 3; d. Phép lai 4.

Câu 4: Điểm khác nhau cơ bản giữa trẻ đồng sinh cùng trứng và trẻ đồng sinh khác trứng? Vai trò của trẻ đồng sinh trong nghiên cứu di truyền học người?Câu 5 : Bằng các kiến thức đã học hãy chứng minh con người cũng tuân theo các quy luật di truyền và biến dị như các sinh vật khác. Có thể áp dụng hoàn toàn các phương pháp nghiên cứu di truyền, biến dị ở sinh vật vào nghiên cứu di truyền học người được không? Vì sao?Câu 6: Nêu khái niệm thể đa bội? Người ta có thể gây tạo các thể đa bội bằng những phương pháp nào? Ứng dụng của đa bội thể trong chọn giống?B.BÀI TẬP : Bài 1: Một gen quy định cấu trúc của một pôlipeptit gồm598 axit amin có tỉ lệ: G : A= 4 : 5.

a. Tính chiều dài của gen.b. Tính số lượng nuclêôtit từng loại do môi trường nội bào cung cấp khi gen tự sao liên tiếp 6 lần.c. Do đột biến, một cặp A-T của gen được thay thế bằng cặp G – X. Số liên kết hyđrô trong gen thay

đổi như thế nào?Bài 2: Ở 1 loài sinh vật, có 6 hợp tử nguyên phân với số lần bằng nhau đã tạo ra số tế bào mới chứa 9600 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu để tạo ra 9300NST đơn cho quá trình nguyên phân trên.a. Xác định số lượng NST của 6 hợp tử khi chúng đang ở kỳ sau.b. Xác định số đợt nguyên phân của mỗi hợp tử.c. Xác định tổng số tế bào xuất hiện trong cả quá trình nguyên phân của cả 6 hợp tử.

HƯỚNG DẪN CHẤM SINH 9 VÒNG 2 NĂM 2005-2006A-LÝ THUYẾT: (6,5 điểm)

Câu1(0.5đ)

Đáp án : c. Giảm phân và thụ tinh. 0.5

Câu 2(0.5 đ)

Đáp án : c. Thể 1 nhiễm. 0.5

Câu 3(2.5đ)

1. Đáp án: b. Phép lai 2 0.5 2. Đáp án: a. Phép lai 1 0.5 3. Đáp án: a. Phép lai 1 và 4 0.5 4. Đáp án: a. Phép lai 4 0.5 5. Đáp án: c.Phép lai 3 0.5

24

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệuCâu 4(1.0đ)

-Trẻ đồng sinh cùng trứng:Được sinh ra từ 1 trứng thụ tinh với tinh trùng, qua các lần NP đầu tiên hợp tử được hình thành 2,3,4… TB riêng rẽ, mỗi TB phát triển thành 1 cơ thể. Giống nhau về phương diện di truyền, có KG đồng nhất, cùng giới tính…-Trẻ đồng sinh khác trứng: Được sinh ra từ 2 hoặc nhiều trứng rụng cùng 1 lần, được thụ tinh cùng lúc bởi các tinh trùng khác nhau. Khác nhau về phương diện di truyền, khác nhau về KG, có thể cùng giới hoặc khác giới tính.

0.5

Vai trò: -Nghiên cứu được ảnh hưởng của môi trường đối với cùng 1 KG ở các giai đoạn ST,PT khác nhau. - Xác định được vai trò di truyền trong sự phát triển của tính trạng.

0.5

Câu 5(1.0đ)

- Tuân theo quy luật di truyền : Qua nghiên cứu phả hệ có thể xác địnhđược tính trạng trội hay lặn, có liên kết với giới tính hay không… 1 số tính trạng ở người di truyền theo đúng các quy luật di truyền của Men Đen; tuân theo quy luật DT liên kết, hoán vị gen…-Tuân theo quy luật biến dị:+ ở người cũng chịu tác động của thường biến.Ví dụ: Người sống ở đồng bằng lượng hồng cầu ít hơn so với sống ở vùng núi cao.Con người cũng chịu sự tác động của các tác nhân gây đột biến làm thay đổi cấu trúc, số lượng vật chất di truyền…(Cho ví dụ) +Cơ chế , nguyên nhân xuất hiện ĐB, hậu quả của ĐB giống như các SV khác.

0.5

Không thể áp dụng hoàn toàn các PPNCDT,BD ở các SV khác vào NCDT,BD ở trên người vì:

- ở người đẻ ít, sinh sản chậm; Do quan hệ xã hội nên không thể dùng PP lai tạo và PP gây ĐB để nghiên cứu.

- Tuy nhiên bằng các PP đặc biệt như: PP phả hệ, PPNC trẻ đồng sinh,PPTB…đã xác định cơ chế DT của người và các SV khác tương tự nhau.

0.5

Câu 6(1.0đ)

*Khái niệm:Thể đa bội là cơ thể mà trong TBSD có số NST là bội số của n. 0.25*Phương pháp tạo đa bội thể: - Dùng tác nhân phóng xạ, cơ học tác động vào lúc TB đang phân chia, làm đứt dây thoi vô sắc NST không phân li tạo đa bội thể.- Hoặc dùng tác nhân hoá học thấm vào TB làm ảnh hưởng đến quá trình phân chia NST tạo đa bội thể.

0.5

ứng dụng: -Sử dụng PP gây đa bội đã tạo được nguồn biến dị quý trong tạo giống.(Cho ví dụ).

0.25

BÀI TẬP: (3.5 điểm)

25

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệuBài 1(2,0 đ)

1. Tính chiều dài của gen: Số N của gen: (598 + 2) x3 x2 = 3600. Chiều dài của gen: (3600 : 2) x 3,4 = 6120 A0

0.5

2. Số lượng nuclêôtit từng loại :A + G = 3600 : 2 = 1800 mà G : A = 4: 5 G : A = 0,8 G = 0,8A Giải ra ta có: A = T = 1000; G = X = 800.Số lượng nuclêôtit từng loại do MT cung cấp:A = T = (26 - 1) x 1000 = 63000 G = X = (26 - 1) x 800 = 50400

1.0

3. Số liên kết H…-Trong gen chưa đột biến: H = (2 x 1000) + (3 x 800) = 4400.-Trong gen đột biến: A = T = 1000 – 1 =999 G = X = 800 + 1 = 801 H = (2 x 999) + (3 x 801) = 4401. Vậy gen đột biến nhiều hơn gen ban đầu 1 liên kết H.

0.5

Bài 2(1.5 đ)

a. Xác định số lượng NST: Theo bài ra ta có: 6.2n.2k = 9600. 6.2n.(2k - 1) = 9300. Giải ra ta có : 2n = 50.Số lượng NST của 6 hợp tử trong kì sau: 6 x 50 x2 = 600NST

0.5

b. Số đợt NP: 6 x 50 x 2k = 9600 2k = 32 k = 5. Vậy số đợt NP là 5 đợt.

0.5

c. Tổng số TB = (2 + 4 + 8 + 16 + 32) x 6 = 372 TB. 0.5

26

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệuPHÒNG GIÁO DỤC DIỄN CHÂU

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 VÒNG 1 NĂM HỌC 2005-2006Môn : Sinh học

(Thời gian làm bài 150 phút)Câu 1: a- Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trội cần phải làmgì?b- Nêu bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ : c- Gen (1 đoạn ADN) mARN Prôtêin Tính trạng d- Cơ chế nào dẫn đến sự hình thành thể dị bội có số lượng nhiễm sắc thể của bộ nhiễm sắc thể là (2n +

1) và (2n - 1).e- Người ta đã vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng, về

mức phản ứng để nâng cao năng suất cây trồng như thế nào?e- Căn cứ vào đâu mà Men Đen lại cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu trong thí nghiệm của mình di truyền độc lập với nhau? Câu2:

A- Quá trình nguyên phân từ 1 hợp tử của ruồi giấm đã tạo ra 8 tế bào mới. Số lượng nhiễm sắc thể đơn ở kỳ cuối của đợt nguyên phân tiếp theo là:a. 64 b. 128 c. 32 d. 512 e. 256.

B- Một gen có chiều dài 10200 A0, số lượng nuclêôtít A chiếm 20%, số lượng liên kết hiđrô có trong gen là :a. 7200 b. 3900 c. 600 d. 7800 e. 3600.

C- Yếu tố cần và đủ để quy định tính đặc trưng của AND là:a. Số lượng nuclêôtít.b. Trình tự phân bố các loại nuclêôtít.c. Thành phần của các loại nuclêôtít.d. Cả a và b.e. Cả b và c.

D – Ở cấp độ phân tử, cơ chế nào giải thích hiện tượng con có những tính trạng giống bố mẹ?a. Quá trình nhân đôi AND.b. Sự tổng hợp prôêin dựa trên thông tin di truyền của AND.c. Quá trình tổng hợp ARN.d. Chỉ có b và c.e. Cả a,b,c.

Câu3: Cho 2 thứ đậu hạt đỏ, nhăn và hạt vàng, trơn giao phấn với nhau được F 1 toàn hạt đỏ, trơn.Cho F1tiếp tục giao phấn với nhau được F2có tỉ lệ:12 hạt đỏ, nhăn :25 hạt đỏ, trơn:11 hạt vàng, trơn. Kết quả phép lai được giải thích như thế nào? Hãy lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời sau:

a. Từng cặp tính trạng đều phân li theo tỉ lệ 3:1.b. Hai cặp tính trạng di truyền liên kết.c. Sự tổ hợp lại các tính trạng ở P.d. Hai cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau.

Câu 4 : Ở người gen D quy định mắt nâu, gen d quy định mắt xanh. Gen T quy định da đen, gen t quy định da trắng. Các gen này phân li độc lập với nhau. Bố có mắt xanh, da trắng. Mẹ phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào trong các trường hợp sau để con sinh ra đều có mắt nâu, da đen? a. DdTt – mắt nâu,da đen. c. DDTT – mắt nâu,da đen. b. DdTT – mắt nâu,da đen. d. DDTt – mắt nâu,da đen.

27

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu

Câu 5: Bộ nhiễm sắc thể của loài được ký hiệu như sau: T đồng dạng với t, D đồng dạng với d, H đồng dạng với h. (mỗi chữ cái ứng với 1 nhiễm sắc thể đơn). Viết ký hiệu bộ nhiễm sắc thể của loài ở các kì:

a. Của phân bào nguyên phân?b. Kỳ trước I,kỳ cuối II của phân bào giảm phân? (Nếu không có sự trao đổi đoạn và đột biến).

Câu 6 : Một gen dài 0,816 micrômet và có hiệu số giữa ađênin với một loại nuclêôtitkhác bằng 15%số nuclêôtit của gen. Trên mạch đơn thứ nhất của gen có tổng số giữa 2 loại ađênin với guanin bằng 50%, hiệu số giữa ađênin với guanin bằng 10% và tỉ lệ T : X = 3 : 3.

a. Tính ti lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit của gen.b. Tính tỉ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch của gen.

HƯỚNG DẪN CHẤM SINH 9 VÒNG 1 NĂM 2005-2006.Câu 1(2,5đ)a) Muốn xác định……(0,5đ). -Muốn xác định được KG của cá thể mang tính trạng trội cần phải lai phân tích, nghĩa là lai với cá thể mang tính trạng lặn. 0,25đ - Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có KG đồng hợp trội, còn kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có KG dị hợp. 0,25đ

b) Bản chất của mối quan hệ……..(0,5đ) -Trình tự các N. trên mạch khuôn quy định trình tự các N. trong mạch mARN, sau đó trình tự này quy định trình tự a.amin trong cấu trúc bậc1 của Pr. Pr trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lý của TB, từ đó biểu hiện thành tính trạng. 0,25đ - Như vậy thông qua Pr, giữa gen và tính trạng có mối quan hệ mật thiết với nhau,cụ thể là gen quy định tính trạng. 0,25đ

c) Cơ chế (0,5đ) Mỗi ý 0,125đ- Do 1 cặp NST không phân li trong GP, dẫn đến tạo thành giao tử mà cặp NST tương đồng nào đó có 2 NST hoặc không có NST nào.- Sự thụ tinh của các giao tử bất bình thường này với giao tử bình thường sẽ tạo ra các dị bội thể. - Giao tử mang cặp NST tương đồng kết hợp với giao tử chỉ mang 1 NST của cặp đó thì sẽ cho thể dị bội (2n + 1).- Sự kết hợp giữa 1 giao tử mang 1 NST của cặp tương đồng và 1 giao tử không mang NST nào của cặp đó thì sẽ cho thể dị bội (2n - 1).

d) Người ta đã vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường (0,5đ)- Đối với các tính trạng số lượng : trong trường hợp tạo điều kiện thuận lợi nhất để đạt tới KH tối đa nhằm tăng năng suất và hạn chế các điều kiện ảnh hưởng xấu, làm giảm năng suất. 0,25đ - Về mức phản ứng: để tăng năng suất vật nuôi cây trồng theo 2 cách: Áp dụng kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt thích hợp hoặc cải tạo thay giống cũ bằng giống mới có tiềm năng năng suất cao hơn. 0,25đ

e) Căn cứ vào(0,5đ) - Tỉ lệ mỗi KH ở F2 bằng tích các tỷ lệ của các tính trạng hợp thành nó. 0,25đ-F2 phân ly KH theo tỷ lệ : 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh , trơn : 1 xanh, nhăn. 0,25đ Câu 2(1,5đ)

A. Đáp án : b.128 0,25đB. Đáp án : d. 7800 0, 5đC. Đáp án : b. Trình tự phân bố các N. 0,5đD. Đáp án : e. Cả a, b, c. 0,25đ

Câu 3: (2,0 đ) *Giải thích………..

28

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu- F1 thu được toàn đậu hạt đỏ, trơn đỏ trội so với vàng, trơn trội so với nhăn. Đậu F1 có KG dị hợp tử về 2 cặp gen. 0,25đ

- F2 có tỷ lệ : 12 hạt đỏ, nhăn : 25 hạt đỏ, trơn : 11 hạt vàng, trơn 1: 2 : 1. (4 tổ hợp). F1 dị hợp cho 4 tổ hợp mỗi bên cho 2 loại giao tử. Chứng tỏ có hiện tượng di truyền liên kết gen. 0,25đ Quy ước : A : đỏ , a: vàng ; B: trơn, b: nhăn. P: (đỏ, nhăn) ) x (vàng, trơn)

G: Ab aB

F1: (đỏ, trơn) x (đỏ, trơn) 0,5đ G : Ab , aB Ab, aB

F2 : : : : 0,5đ

KG : 1 : 2 : 1

KH: 1 đỏ, nhăn : 2 đỏ, trơn : 1 vàng, trơn. đáp án đúng: b. 2 cặp tính trạng di truyền liên kết. 0,5đCâu 4: ( 0,5đ) Đáp án : c. DDTT – mắt nâu, da đen. 0,5đCâu 5: ( 2,0đ)a-Trong phân bào nguyên phân: ( 1,5đ)

- Kỳ trung gian: Đầu kỳ: TtDdHh. Cuối kỳ: TTttDDddHHhh. 0,25đ- Kỳ trước: TTttDDddHHhh. 0,25đ - Kỳ giữa: TTttDDddHHhh. 0,25đ- Kỳ sau : Mỗi crômatít trong NST kép tách nhau qua tâm động di chuyển về 2 cực của TB.

0,25đ- Kỳ cuối : Tạo 2 TB con, mỗi TB có bộ NST : TtDdHh 0,5đ

b- Trong phân bào giảm phân(0,5đ)- Kỳ trước I: TTttDDddHHhh. 0,25đ- Kỳcuối II: Tạo ra 8 loại TB chứa nguồn gốc NST khác nhau:

TDH, tDH, TdH, TDh, Tdh, tDh, tdH, tdh. 0,25đCâu 6: (1,5đ)a- Tính tỉ lệ % và số lượng từng loại N.của gen. 0,5đ Số lượng N. của gen là : = 4800 nu.

Theo bài ra ta có: A – G = 15% A + G = 50%

2G = 35% Giải ra ta được: G = X = 17,5% = 840 nu. A = T = 32,5% = 1560 nu( đúng mỗi cặp cho 0,25đ)b- Tính tỉ lệ % và số lượng từng loại N. trên mỗi mạch của gen: 1,0đ

Số N trên mạch đơn thứ 1 là : 4800 : 2 = 2400 nu.Theo bài ra ta có : A1 + G1 = 50% T1 + X1 = 50%

A1 - G1 = 10%. Tỉ lệ T1 : X1 = 3: 3 . T1 = X1. Giải ra ta có:

29

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệuA1 = T2 = 30% =720 nu. X1 = G 2 = 25% = 600 nu.

T1 = A2 = 25% = 600 nu. G1 = X2 = 20% = 480 nu. (đúng mỗi cặp cho 0,25đ)

PHÒNG GIÁO DỤC DIỄN CHÂUĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 VÒNG 1 NĂM HỌC 2006-2007

Môn : Sinh học(Thời gian làm bài 150 phút)

I) LÝ THUYẾTCâu 1: Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật. Trình bày cơ chế của tính đặc trưng và ổn định của bộ NST ở các loài sinh sản hữu tính.Câu2: Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa hai quá trình phát sinh giao đực và cái ở động vật? Câu 3: Nêu tóm tắt các cơ chế của hiện tượng di truyền bằng cách hoàn thành bảng sau:

CƠ SỞ VẬT CHẤT CƠ CHẾ HIỆN TƯỢNGCẤP PHÂN TỬ: ADN

CẤP TẾ BÀO: NST

C©u4: So s¸nh kÕt qu¶ lai ph©n tÝch F1 trong hai trêng hîp di truyÒn ®éc lËp vµ di truyÒn liªn kÕt cña 2 cÆp tÝnh tr¹ng. Nªu ý nghÜa cña di truyÒn liªn kÕt trong chän gièng.II) BÀI TẬP. Bài 1: Ở một loài sinh vật có 2n = 48. Số lượng NST kép trong tế bào của các tế bào ứng vào thời điểm tập trung trên mặt phẳng xích đạo ít hơn số lượng NSTđơn của các tế bào cùng đang phân li về 2 cực của tế bào là 2400, còn tổng số NST có trong 2 nhóm tế bào đó bằng 5280.

a) Tìm số lượng tế bào con của từng nhóm ứng vào thời điểm nói trên đang nguyên phân?b) Số lượng tế bào con được tạo ra khi hai nhóm tế bào nói trên kết thúc nguyên phân?

Bài 2: Cho lúa thân cao, hạt tròn lai với lúa thân thấp, hạt dài. F1 thu được toàn lúa thân cao, hạt dài. Cho F1 giao phấn thu được F2: 717 cao, dài: 240 cao, tròn: 235 thấp, dài : 79 thấp, tròn. Biết rằng mỗi gen xác định một tính trạng.

Tìm kiểu gen, kiểu hình của P để ngay F1 có sự phân tính về 2 tính trạng: 1) 3:3:1:1 2) 1:1:1:1

Bài 3: Một đoạn phân tử ADN có 2 gen:- Trên một mạch của gen I có A= 15%, T= 25%, gen đó có 3900 liên kết hyđrô.- Gen thứ II dài 2550 A0 và có tỷ lệ từng loại nu clêôtít trên mạch đơn thứ 2: A = T : 2 = G : 3

=X : 4 Xác định: 1) Số lượng và tỷ lệ từng loại nuclêôtít của mỗi gen?2) Số liên kết hyđrô và số liên kết hoá trị của đoạn phân tử ADN nói trên?

HƯỚNG DẪN CHẤM SINH HỌC 9 VÒNG 1 NĂM 2006-2007A- LÝ THUYẾT : 5,5 Đ.

Câu1 1.5đ- Tính đặc trưng: Bộ NST trong TB của mỗi loài SV được đặc trưng bởi số

lượng, hình dạng, cấu trúc.- Cho ví dụ về: Số lượng, hình dạng, cấu trúc.

0.75

- Cơ chế: Bộ NST đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ sự kết hợp giữa 3 cơ chế: NP- GP- Thụ tinh:

0.75

30

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu+ Qua GP : Bộ NST phân li dẫn đến hình thành các giao tử đơn bội.+ Trong thụ tinh: Sự kết hợp giữa các giao tử 2n trong các hợp tử.+ Qua NP: Hợp tử phát triển thành cơ thể trưởng thành. Trong NP có sự kết hợp giữa nhân đôi và phân đôi NST về 2 cực TB bộ NST 2n được duy trì ổn định từ thế hệ TB này sang thế hệ TB khác của cơ thể.

Câu 2 2.0đGiống nhau:- Các TB mầm đều thực hiện NP.- Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc1 đều thực hiện GP để cho giao tử.

0.5

Khác nhau: 1.5 đPhát sinh giao tử cái.

- Noãn bào bậc 1 qua GP I cho thể cực thứ 1 và noãn bào bậc2 .

- Noãn bào bậc 2 qua GP II cho 1 thể cực thứ 2 và 1 TB trứng.

- Từ mỗi noãn bào bậc 1 qua GP cho 2 thể cực và 1TB trứng, trong đó chỉ có trứng trực tiếp thụ tinh.

Phát sinh giao tử đực.- Tinh bào bậc1 qua GP I cho 2

tinh bào bậc 2.- Mỗi tinh bào bậc 2 qua GP II cho

2 tinh tử PT thành tinh trùng.- Từ mỗi tinh bào bậc 1 qua GP

cho 4 TT, Các TT này đều tham gia vào thụ tinh.

Câu 3 Các cơ chế của hiện tượng di truyền: 1.0đCSVC Cơ chế Hiện tượng

Cấp PT:ADN

ADN ARN Pr. Tính đặc thù của Pr. 0.5

Cấp TB:NST

Nhân đôi – Phân li – Tổ hợp.NP – GP- Thụ tinh.

Bộ NST đặc trưng của loài.Con giống mẹ.

0.5

Câu 4 1.0đSo sánh Di truyền độc lập Di truyền liên kết 0.75

P: Hạt vàng,trơn x Hạt xanh,nhăn. AaBb aabb G: AB:Ab: aB: ab abF:1AaBb:1Aabb:1aaBb:1aabb 1V,T : 1V,N : 1X,T : 1 X,N - Tỉ lệ KG và KH đều :1:1:1:1.- Xuất hiện biến dị tổ hợp: V,N;X,T

P:Thân xám, cánh dài xThân đen,cánh cụt BV/ bv bv/ bvG: 1BV: 1bv 1bvF: 1BV/bv : 1bv/1bv 1X,D : 1Đ,C-Tỉ lệ KG và KH đều 1:1.- Không xuất hiện biến dị tổ hợp.

ý nghĩa DTLK đảm bảo sự DT bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên 1 NST trong chọn giống người ta có thể chọn được

những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.

0.25

B-Bài tập:4.5đB

a`i 1:1.5đ

a Gọi số lượng NST kép trong nhóm TB1 là xGọi số lượng NST đơn trong nhóm TB 2 là yTa có: x + y = 5280 y – x = 2400. Giải ra ta được : x = 1440 ; y = 3840.- Nhóm Tb 1: NST đang tập trung trên mặt phẳng xích đạo chúng đang ở kỳ giữa . Số TB con là: 1440 : 48 = 30 TB.- Nhóm TB 2: NST đang phân li về 2 cực chúng đang ở kì sau. Số TB con là: 3840 : (30 x 2) = 40 TB.

1.0

31

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệub Số lượng TB con tạo ra từ 2 nhóm TB :(40 x2)+(30 x2) = 140 TB. 0.5Bài 2 1.5đ1 - Xét tỉ lệ phân li KH của từng tính trạng:

Cao/thấp = 3/1 ; Dài /tròn = 3/1.Tỉ lệ phân li: 3:3:1:1 có thể phân tích thành (3:1) (1:1) có 2 trường hợp:- TH 1:Tính trạng chiều cao phân li 3:1; tính trạng hình dạng phân li 1:1. P: Cao, dài x Cao, tròn AaBb Aabb- TH 2: Tính trạng chiều cao phân li 1:1; tính trạng hình dạng phân li 3:1 P: Cao, dài x Thấp, dài. AaBb aaBb(HS viết sơ đồ lai)

1.0

2Tỉ lệ phân li KH 1:1:1:1 có thể phân tích thành (1:1) (1:1).Cả 2 tính trạng này đều lai phân tích:(HS viết sơ đồ lai) P: AaBb x aabb P: Aabb x aaBb

0.5đ

Bài 3 1.5đ1 Số lượng và tỉ lệ từng loại nu. Của mỗi gen:a GenI:

A = T = (15% + 25%) : 2 = 20 % ; G = X = 50% - 20% = 30%.Gọi N là số lượng nu. Của gen số liên kết H:2A + 3G = 3900 (2 x 20%) N + (3x30%)N = 3900 N = 3000.Số lượng từng loại nu. của gen I:A =T = 3000 x 20% = 600 nu ; G =X = 3000 x 30% = 900 nu.

0.5

b Gen thứ II: Số nu. trên mỗi mạch của gen: 2550A0 : 3,4 A0 = 750 nu.Mạch thứ 2 của gen có: A2 = T2/2 = G2/ 3 = X2/4 T2 = 2A2; G2 = 3A2; ; X2 = 4A2. A2 + 2A2 + 3A2 + 4A2. = 75 A2 = 75 ; T2 = 75 x 2 = 150 .

Số lượng nu. của cả gen thứ II : 750 x 2 = 1500 nu.Số lượng và tỉ lệ từng loại nu. của gen II:A = T = 75 + 150 = 225 nu. = (225 : 1500) x 100% = 15%.G = X = 50% - 15% = 35% x 1500 = 525 nu.

0.5

2 Số liên kết H và liên kết hoá trị của đoạn phân tử ADN:- Số liên kết H của gen II: 2 x 225 + 3 x 525 = 2025 .- Số liên kết H của đoạn ADN : 3900 + 2025 = 5925.- Tổng số nu. của đoạn ADN : 3000 + 1500 = 4500. - Số liên kết hoá trị của đoạn ADN : 2 x 4500 – 2 = 8998.

0.5

32

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN VÒNG 1 NĂM HỌC 2008-2009MÔN: SINH HỌC 9 (Thời gian làm bài 150 phút)

Câu 1: So sánh di truyền trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn. Giải thích vì sao có sự giống và khác nhau đó. (Cho ví dụ về lai 1 cặp tính trạng cụ thể để so sánh) THH Trang 5Câu 2: Một cơ thể lưỡng bội 2n có 2 cặp gen dị hợp BbCc. Hãy dùng sơ đồ phân bào và nêu những sự kiện quan trọng để chứng minh cho quá trình sau:

Nguyên phân 2n 2n( Đề tỉnh Quyển 2B)Câu 3: Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân?Câu 4: ADN có những đặc điểm gì để được xem nó là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử? (THH – T44)Câu 5: Nêu mối quan hệ giữa gen và ARN, giữa ARN và prôtêin. Nguyên tắc bổ sung được biểu hiện trong mối quan hệ ở sơ đồ dưới đây như thế nào?

Gen (một đoạn ADN) 1 mARN 2 Pr (SGK T59 SGV T80)Câu 6: Một tế bào sinh dục cái sơ khai 2n = 44, trong quá trình phân bào liên tiếp môi trường nội bào cung cấp 11176 NST đơn mới hoàn toàn, các tế bào này bước vào vùng chín giảm phân tạo ra trứng. Hiệu suất thụ tinh của trứng 50%, hiệu suất thụ tinh của tinh trùng 6,25%.

a. Tính số hợp tử tạo thành.b. Tính số tế bào sinh tinh, tế bào sinh trứng cần thiết để hoàn tất quá trình thụ tinh.c. Tính số đợt phân bào của tế bào sinh dục cái sơ khai.(T7 Q2A)

Câu 7:Ở lúa, tính trạng thân cao là trội so với tính trạng thân thấp. Cho 3 cây thân cao tự thụ phấn ở thế hệ lai thứ nhất thu được tỉ lệ kiểu hình chung là 110 thân cao : 11 thân thấp.

a. Xác định kiểu gen của các cây thân cao ở thế hệ xuất phát và viết sơ đồ lai kiểm chứng.b. Khi cho 2 cây lúa F1 lai với nhau thì ở F2 thu được 11 thân cao : 10 thân thấp. Xác định kiểu

gen và kiểu hình của F1 và F2.Câu 8: Trong một phân tử AND, số liên kết hyđrô giữa 2 mạch đơn là 531.104 và số liên kết hyđrô trong các cặp A- T bằng số chu kì xoắn của nó trong phân tử.

1- Tính số lượng từng loại nuclêôtit trong phân tử AND trên.2- Tính khối lượng và chiều dài của AND trên (theo micrômét)3- Phân tử AND trên tái bản một số lần và môi trường nội bào đã phải cung cấp 1143.10 4 Ađênin

tự do. Xác định số lần tái bản của AND (Cho biết khôi slượng 1 nuclêôtit trung bình bằng 300 đơn vị C)

(T33 Trần Đức Lợi – CS DTH)

PHÒNG GD & ĐT DIỄN CHÂUHƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH 9 VÒNG 1 NĂM HỌC 2008-2009

Câu 1 1.5đ- Học sinh viết được sơ đồ lai từ P đến F1.- Giống nhau: F1 đều đồng tính vì P thuần chủng nên chỉ cho 1 loại giao tử do đó F1

chỉ có 1 KG duy nhất.- Khác nhau:

0.250.25

33

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệuTrường hợp trội hoàn toàn Trường hợp trội không hoàn toàn

+ KH F1 mang tính trạng trội.

+ Do tính trạng trội hoàn toàn nên át hoàn toàn được tính trạng lặn.

+ F1 thể hiện tính trạng trung gian.

+ Do tính trạng trội không hoàn toàn nên không át hoàn toàn được tính trạng lặn.

0.5

0.5

Câu 2 1.0đHS vẽ được sơ đồ nguyên phân (như SGK Sinh học 9 nhưng có tên gen cụ thể trên NST theo đề ra)

0.25

Những sự kiện quan trọng :- NST tự nhân đôi ở kì trung gian.- NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì giữa.- Sự chia đôi và phân li đồng đều của NST về 2 cực của tế bào.

0.250.25

0.25Câu 3 1.5đ

* Điểm khác nhau:Nguyên phân Giảm phân

- Xảy ra ở hầu hết các tế bào của cơ thể trừ tế bào sinh dục ở vùng chín.- Biến đổi NST: + Kì trước: Không xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các crômatit.

+ Kì giữa: Các NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.- ở kì sau : Có sự phân li các crômatit trong từng NST kép về 2 cực của TB.- Chỉ có 1 lần phân bào.- Kết quả: Từ 1 TB mẹ 2n hình thành 2 TB con giống hệt nhau và giống TB mẹ.

- Xảy ra ở TB sinh dục vùng chín.

+ Kì trước 1: Xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các crômatit trong cùng 1 cặp NST kép tương đồng.+ Kì giữa: Các NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo.- ở kì sau I: Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào. - 2 lần phân bào.- Từ 1 TB mẹ 2n tạo ra 4 TB con 1n.

0.25

0.25

0.25

0.25

0.250.25

Câu 4 1.0đ- ADN thuộc loại đại phân tử. ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân tử mà các đơn phân là các nuclêôtit (có 4 loại: A, T, X, G). Mỗi phân tử ADN được đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong cấu trúc của nó.- Tính đa dạng và tính đặc thù của ADN là cơ sở cho tính đa dạng và tính đặc thù của các loài sinh vật.- ADN là chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song, xoắn đều. Các nuclêôtit giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với X, chính nguyên tắc này đã tạo nên tính chất bổ sung của 2 mạch đơn.- ADN là nơi lưu giữ thông tin di truyền, nghĩa là thông tin về cấu trúc của Pr.- ADN có khả năng tự nhân đôi, nhờ đó thông tin di truyền chứa đựng trong ADN có thể được truyền đạt qua các thế hệ.

0.2

0.2

0.2

0.2

0.2Câu 5 1.0đ

Mối quan hệ...: - Gen là khuôn mẫu để tổng hợp mARN, mARN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi axit amin cấu thành nên Pr.

0.25

34

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu- Như vậy thông tin về cấu trúc của Pr (thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp axit amin) đã được xác định bởi dãy nuclêôtit trong mạch ADN. Sau đó, mạch này được dùng làm mẫu để tổng hợp ra mạch mARN diễn ra ở trong nhân. Tiếp theo, mạch mARN lại làm khuôn để tổng hợp chuỗi axit amin diễn ra ở tế bào chất.

0.25

Nguyên tắc...: - (1): A liên kết với U; T liên kết với A; G liên kết với X và ngược lại.- (2) : 3 nuclêôtit tương ứng với 1 axit amin.

0.250.25

Câu 6 1.5đSố hợp tử , số TB sinh trứng, số TB sinh tinh, số đợt phân bào : 2n(2k- 2) = 11176 (k là số lần phân bào.) 44.2k - 88 = 11176 2k = 256 - Số TB sinh trứng là 256. - Số hợp tử: Số TB sinh trứng là 256 có 256 trứng. 256 x 50/100 = 128 trứng Số hợp tử là 128 . Số TB sinh tinh trùng là: 128 hợp tử 128 tinh trùng. 128 x 100/6,25 = 2048 tinh trùng Số TB sinh tinh trùng là : 2048/4 = 512 TBSố đợt phân bào của TBSD cái sơ khai là: 256 = 28 8 lần

0.5

0.25

0.50.25

Câu 7 1.5đQuy ước B: Tính trạng thân cao; b: Tính trạng thân thấp.- Tỉ lệ KH chung: 110 thân cao : 11 thân thấp 11 thân cao: 1 thân thấpSố tổ hợp là 12/4 = 3 phép lai.- 1 tính trạng thân thấp ở thế hệ lai thứ nhất chứng tỏ 1 trong 3 phép lai có KG ở thế hệ xuất phát là dị hợp tử cả bố và mẹ Bb (theo Menđen), 3 tổ hợp còn lại có tính trạng thân cao.- 8 tổ hợp còn lại đều có tính trạng thân cao chứng tỏ ở 2 phép lai còn lại cả bố và mẹ đều có KG trội thuần chủng BB.- Sơ đồ lai: (HS viết đúng 3 phép lai sau) + Phép lai 1: Bb (thân cao) x Bb (thân cao). + Phép lai 2: BB (thân cao) x BB (thân cao) + Phép lai 3: BB (thân cao) x BB (thân cao)

0.25

0.25

0.25

0.25

- F2 thu được tỉ lệ 50% thân cao : 50% thân thấp 1 thân cao : 1 thân thấp.F2 có 1 thân thấp có KG là bb : 1 giao tử b được nhận từ bố, giao tử còn lại được nhận từ mẹ. Mặt khác F2 có 1 thân cao chứng tỏ bố (hoặc mẹ ) phải có gen B, do đó KG của 2 cây lúa F1 là : Bb (thân cao) x bb (thân thấp) .- ( HS viết đúng sơ đồ lai)(Lưu ý HS có thể biện luận theo phép lai phân tích vẫn cho điểm tối đa)

0.25

0.25Câu 8 1.0đ

1. Số lượng từng loại nuclờụtit: N/20 = (2A + 2G)/20 = (A + G)/10 Số liên kết H giữâ các cặp A - T = 2A, theo giả thiết ta có: (A + G ) /10 = 2A G = 19A (1) Số liên kết H trong phân tử ADN : 2A + 3G = 531.104 (2)Thế (1) vào (2) giải ra ta có A = 9.104 = T G = X = 171.104.

0.5

2. Khèi lîng cña ADN : N.300C = 2( 9.104 + 171. 104) x 300 = 108.107®vC 0.25

35

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu3. Sè lÇn t¸i b¶n cña ADN: Gäi k lµ sè lÇn t¸i b¶n cña ADN .Sè A cung cÊp: 9.104 ( 2k - 1) = 1143 . 104 2k = 128 k = 7

0.25

UBND HUYỆN GIỒNG RIỀNG KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆNPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2011 – 2012 ----------------- Khóa ngày 06/11/2011

ĐỀ THI MÔN SINH HỌC LỚP 9Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1 (3 điểm): Hãy nêu cấu trúc và chức năng của ADN (gen), ARN và Prôtêin theo bảng dưới đây :

Đại phân tử Cấu trúc Chức năngADN (gen)ARNPrôtêin

Câu 2 (5 điểm):a/ Lập bảng so sánh kết quả lai phân tích F1 trong 2 trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng.b/ Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay gái đúng hay sai ?Câu 3 (4 điểm):a/ Hãy chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể ?b/ Da có những chức năng gì ? Những đặc điểm cấu tạo nào của da thực hiện chức năng đó ?Câu 4 (3,5 điểm): Có bốn gen, mỗi gen đều có 60 vòng xoắn. Các gen này đều nhân đôi một số lần bằng nhau và đã sử dụng của môi trường 33600 nuclêôtit. Xác định :a/ Tổng số gen con đã được tạo ra sau quá trình nhân đôi nói trên và số lần nhân đôi của mỗi gen.b/ Chiều dài của mỗi gen.c/ Số lượng nuclêôtit có trong mỗi phân tử ARN do mỗi gen trên tổng hợp.Câu 5 (4,5 điểm): Ở cừu xét tính trạng màu lông gồm lông đen và lông trắng, tính trạng kích thước lông gồm lông dài và lông ngắn. Cho cừu F1 mang hai tính trạng trên lai với nhau, F2 thu được kết quả sau : 94 Cừu lông đen, ngắn. 32 Cừu lông đen, dài. 31 Cừu lông trắng, ngắn. 11 Cừu lông trắng, dài.Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng.

36

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệua/ Phép lai trên tuân theo quy luật di truyền nào ?b/ Xác định kiểu gen, kiểu hình của F1 và viết sơ đồ lai.

---HẾT---

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI MÔN SINH HỌC LỚP 9(THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2011 – 2012)

Câu 1 : (3 điểm) Cấu trúc và chức năng của ADN (gen), ARN và Prôtêin theo bảng dưới đây :

Đại phân tử Cấu trúc Chức năng Điểm ADN (gen) - Chuỗi xoắn kép

- Gồm 4 loại nuclêôtit : A,T,G,X

- Lưu giữ thông tin di truyền.- Truyền đạt thông tin di truyền 1 điểm

ARN - Chuỗn xoắn đơn- Gồm 4 loại nuclêôtit : A,G,X,U.

- Truyền đạt thông tin.- Vận chuyển axit amin.- Tham gia cấu trúc ribôxôm.

1 điểm

Prôtêin - Một hay nhiều chuỗi đơn.- Gồm 20 loại axit amin

- Thành phần cấu trúc của tế bào.- Xúc tác và điều hoà các quá trình trao đổi chất. Bảo vệ cơ thể (kháng thể).- Vận chuyển cung cấp năng lượng.

1 điểm

Câu 2 (5 điểm):a. Lập bảng so sánh kết quả lai phân tích F1 trong 2 trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng.

Di truyền độc lập Di truyền liên kết ĐiểmPB : Hạt vàng, trơn x Hạt xanh, nhăn AaBb x aabb

G : AB, Ab, aB, ab abFB: 1AaBb : 1Aabb : aaBb : aabb- Kiểu hình: 1 vàng, trơn : 1 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.- Xuất hiện biến dị tổ hợp: vàng nhăn và xanh trơn.

PB: Thân xám, cánh dài x Thân đen, cánh cụt. BV/ bv x bv/bvG: BV , bv bvFB: 1BV/bv : 1bv/bv- Kiểu hình: 1 thân xám, cánh dài :1 thân đen, cánh cụt.- Không xuất hiện biến dị tổ hợp.

0,5 điểm

0,5 điểm0,5 điểm0,5 điểm0,5 điểm

0,5 điểm

b.Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay gái đúng hay sai?

Nội dung Điểm- Ở nam: qua giảm phân cho 2 loại tinh trùng là 22A + X và 22A + Y.- Ở nữ : qua giảm phân chỉ sinh ra một loại trứng 22A + X Hai loại tinh trùng kết hợp ngẫu nhiên với một loại trứng qua quá trình thụ tinh:- Nếu tinh trùng mang NST Y kết hợp với trứng mang NST X tạo hợp tử XY, phát triển thành con trai.- Nếu tinh trùng mang NST X kết hợp với trứng mang NST X tạo hợp tử XX, phát triển thành con gái.* Vậy sinh con trai hay con gái là do đàn ông. Quan niệm cho rằng sinh con trai

0,5 điểm0,5 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

37

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệuhay con gái là do phụ nữ hoàn toàn không đúng. 0,5 điểmCâu 3 (4 điểm):

a. Hãy chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể ?Nội dung Điểm

- Tất cả các hoạt động sống của cơ thể đều xảy ra ở tế bào.- Màng sinh chất: Thực hiện chức năng trao đổi chất giữa tế bào với môi trường trong cơ thể.- Chất tế bào: Là nơi xảy ra các hoạt động sống của tế bào, do có các bào quan thực hiện các chức năng sống khác nhau như: + Ti thể: Tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng. + Ribôxôm: Là nơi tổng hợp prôtêin. + Bộ máy gôngi: Có vai trò thu nhận, hoàn thiện và phân phối các sản phẩm. + Trung thể: Tham gia quá trình phân chia và sinh sản tế bào. + Lưới nội chất: Tổng hợp vận chuyển các chất. - Nhân tế bào: Là nơi điều khiển các hoạt động sống của tế bào + NST: Là cấu trúc quy định sự hình thành prôtêin có vai trò quyết định trong sự di truyền. + Nhân con : Chứa rARN cấu tạo nên ribôxômTất cả các hoạt động nói trên xảy ra trong tế bào làm cơ sở cho sự sống, sự lớn lên và sinh sản của cơ thể, đồng thời giúp cơ thể phản ứng chính xác các tác động của môi trường sống.Vì vậy, tế bào được xem là đơn vị chức năng của cơ thể.

0,25 điểm

0,25 điểm0,25 điểm0,25 điểm0,25 điểm0,25 điểm0,25 điểm0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

b. Da có những chức năng gì ? Những đặc điểm cấu tạo nào của da thực hiện chức năng đó ?Nội dung Điểm

- Bảo vệ cơ thể chống các yếu tố gây hại của môi trường như sự va đập, sự xâm nhập của vi khuẩn, chống thấm nước và thoát nước, do đặc điểm cấu tạo từ các sợi của mô kiên kết, lớp mỡ dưới da và tuyến nhờn. Chất nhờn do tuyến nhờn tiết ra còn có tác dụng diệt khuẩn. Sắc tố da góp phần chống tác hại của tia tử ngoại.- Điều hoà thân nhiệt nhờ sự co, dãn của mạch máu dưới da, tuyến mồ hôi, cơ co chân lông. Lớp mỡ dưới da góp phần chống mất nhiệt.- Nhận biết các kích thích của môi trường nhờ có cơ quan thụ cảm.- Tham gia hoạt động bài tiết qua tuyến mồ hôi.- Da và sản phẩm của da tạo nên vẻ đẹp của nguời.

0,5 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm0,25 điểm0,25 điểm

Câu 4 (3,5 điểm):Nội dung Điểm

a. Số gen con và số lần nhân đôi của mỗi gen :- Số lượng nuclêôtit của mỗi gen : N = C . 20 = 60 . 20 = 1200 (N)- Gọi x là số lần nhân đôi của mỗi gen. Ta có số lượng nuclêôtit môi trường cung cấp cho các gen nhân đôi : (2x - 1) . a . N = 33600

0,5 điểm0,25 điểm

0,5 điểm0,25 điểm

38

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu 2x = 8 = 23 x = 3- Vậy mỗi gen nhân đôi 3 lần.- Số gen con được tạo ra sau quá trình nhân đôi: a . 2x = 4 . 8 = 32 (gen)b. Chiều dài của mỗi gen: L = C . 34 Ao = 60 . 34 Ao = 2040 (Ao)c. số lượng ribônuclêôtit có trong mỗi phân tử ARN:

(ribônuclêôtit)

0,25 điểm0,25 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 5 (4,5 điểm):Nội dung Điểm

a. Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai :* Xét F2 ta có :

- Tính trạng màu lông: :

Đây là kết quả phép lai phân li của Menđen. Tính trạng lông đen là trội so với tính trạng lông trắng.

Quy ước gen: A: lông đen, a: lông trắng.

- Tính trạng kích thước lông:

Đây là kết quả phép lai phân li của Menđen. Tính trạng lông ngắn là trội so với tính trạng lông dài.

Quy ước gen: B: lông ngắn, b: lông dài.- Từ kết quả trên ta có: (3:1) . (3 : 1) = 9 : 3 : 3 : 1

Tính trạng màu lông:

F1 x F1: Aa x Aa

Tính trạng kích thước lông:

F1 x F1: Bb x Bb

b. Tổ hợp hai cặp tính trạng trên ta có: * Kiểu gen của F1 : AaBb ; Kiểu hình là lông Đen, Ngắn * Sơ đồ lai: F1 x F1: AaBb x AaBb Đen, Ngắn Đen, Ngắn G F1 : AB, Ab, aB, ab ; AB, Ab, aB, ab

0,25 điểm

0,25 điểm0,25 điểm0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm0,25 điểm0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

39

Đen Trắng

Ngắn Dài

Đen Trắng

Ngắn Dài

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu F2 :

AB Ab aB abAB AABB AABb AaBB AaBbAb AABb AAbb AaBb AabbaB AaBB AaBb aaBB aaBbab AaBb Aabb aaBb aabb

* Tỷ lệ kiểu gen Tỷ lệ kiểu hình: 1AABB 2AABb 9/16 Lông đen – ngắn 2AaBB 4AaBb 1 Aabb 3/16 Lông đen - dài 2Aabb 1aaBB 3/16 Lông trắng – ngắn2aaBb1aabb 1/16 Lông trắng – ngắn

0,5 điểm

0,5 điểm

Đề thi chính thức ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2009-2010 Môn: Sinh, lớp 9

Thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1. Vật chất di truyền ở cấp độ phân tử là gì? Nêu những cơ chế di truyền có thể xẩy ra ở cấp độ phân tử? Câu 2.a. Cơ chế nào đảm bảo bộ nhiễm sắc thể ở tế bào giảm đi 1 nửa qua giảm phân?b. Nếu có S1, S2 ... Sn tế bào cùng nguyên phân liên tiếp tương ứng với số lần là K1, K2,...Kn. thì tổng số tế bào con xuất hiện qua quá trình nguyên phân là bao nhiêu?Câu 3.Vì sao ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù? Phân tử ADN tự sao theo những nguyên tắc nào?Câu 4.Điền vào bảng sau đây những điểm khác nhau cơ bản giữa gen cấu trúc và mARN:

Những điểm khác nhau Gen cấu trúc mARNVề cấu trúcVề chức năngVề khả năng di truyền các đột biến.

Câu 5. Giải thích vì sao tự thụ phấn và giao phối cận huyết dẫn đến thoái hoá giống? Tại sao ở chim bồ câu giao phối cận huyết lại không gây thoái hoá?Câu 6. Trẻ đồng sinh cùng trứng thường có đặc điểm nào giống nhau? Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu trẻ đồng sinh?Câu 7. Cho biết các phương pháp tạo giống mới đã và đang được áp dụng trong thực tế ở nước ta? Trong chọn giống cây trồng người ta đã sử dụng các thể đột biến nhân tạo chủ yếu theo những hướng nào?Câu 8. Thực hiện phép lai P: AaBbDdEe x AaBbDdEe. Biết mỗi gen quy định một tính trạng và phân li độc lập với nhau, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Hãy xác định :

- Số loại kiểu gen ở đời F1.- Số loại kiểu hình ở đời F1.

- Tỉ lệ kiểu gen AaBBDDee ở F1.- Tỉ lệ kiểu hình khác bố mẹ ở F1.- Tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng trội và một tính trạng lặn ở đời F1.- Tỉ lệ đời con F1 mang 3 cặp gen dị hợp và một cặp đồng hợp trội.

40

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệuCâu 9. Trong tinh hoàn của 1 gà trống có 6250 tế bào sinh tinh đều qua giảm phân hình thành tinh trùng. Nhưng trong quá trình giao phối với gà mái chỉ có 1/1000 số tinh trùng đó trực tiếp thụ tinh với các trứng. Các trứng hình thành trong buồng trứng đều được gà mái đẻ ra và thu được 32 trứng. Nhưng sau khi ấp, chỉ nở được 23 gà con.a. Tính số lượng tinh trùng hình thành, số lượng tinh trùng trực tiếp thụ tinh với các trứng.b. Cho biết số lượng tế bào sinh trứng của gà mái và số NST bị tiêu biến trong các thể định hướng khi các tế bào sinh trứng này qua giảm phân.c. Số trứng không nở có bộ NST như thế nào? Được biết ở gà 2n = 78

--------Hết---------

HƯỚNG DẪN CHẤM Đề thi học sinh giỏi vòng tỉnh năm học 2009 – 2010

Môn: Sinh, lớp 9Câu ý Nội dung trả lời Điểm

1(1,0đ)

* Vật chất di truyền ở cấp độ phân tử là: Axit nuclêic ......................................* Các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử là:- Tự nhân đôi của ADN...........................................................................................- Phiên mã (tổng hợp ARN)....................................................................................- Dịch mã (tổng hợp chuỗi axit amin).....................................................................

0,25

0,250,250,25

2(1,0đ)

a

b

* Cơ chế đảm bảo bộ NST ở tế bào giảm đi 1 nửa qua GF là:- NST nhân đôi 1 lần ở kì trung gian.......................................................................- NST phân li đồng đều ở kì sau GF1 và kì sau GF2..............................................Số tế bào con xuất hiện qua quá trình nguyên phân là:(2k1 + 1

– 2).S1 + (2k2 + 1- 2). S2 + ... + (2kn + 1 – 2)....................................................

0,250,25

0,53

(1,0đ)* ADN có cấu tạo đa dạng và đặc thù vì:ADN có cấu trúc đa phân, đơn phân là 4 loại nuclêôtit -> Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit tạo nên sự đa dạng đặc thù của ADN..* ADN tự sao theo những nguyên tắc sau:- Khuôn mẫu...........................................................................................................- Bổ sung................................................................................................................- Giữ lại 1 nửa.........................................................................................................

0,25

0,250,250,25

41

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu4

(1,0đ)Sự khác nhau giữa gen cấu trúc và mARN:

Gen cấu trúc mARNCấu trúc - Mạch kép, có liên kết hiđrô - Chỉ có một mạch đơn, không

có liên kết hiđrô- Có loại đơn phân Timin (T), không có loại đơn phân Uraxin (U).

- Có loại đơn phân Uraxin (U), không có loại Timin (T).

Chức năng

- Mang thông tin quy định cấu trúc của một loại prôtêin.

- Truyền đạt thông tin quy định cấu trúc loại prôtein cần tổng hợp.

Khả năng di truyền đột biến

- Có khả năng di truyền cho thế hệ sau những biến đổi về cấu trúc (đột biến).

- Không có khả năng di truyền cho thế hệ sau những biến đổi về cấu trúc(đột biến)

0,25

0,25

0,25

0,25

5(1,0đ)

* Giải thích: Khi tự thụ phấn và giao phối cận huyết qua các thế hệ thì làm cho tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng dần -> các gen lặn có hại có cơ hội được biểu hiện -> Gây thoái hoá giống.......................................* Ở chim bồ câu không thoái hoá vì chúng mang kiểu gen đồng hợp không gây hại…..

0,5

0,56

(1,0đ)* Trẻ đồng sinh có cùng kiểu gen trong nhân, có cùng nhóm máu, cùng giới tính, thường mắc cùng 1 loại bệnh di truyền( nếu có)............................................* Ý nghĩa: Biết rõ được vai trò của kiểu gen và vai trò của môi trường đối với sự biểu hiện của kiểu hình......................................................................................

0,5

0,57

(1,0đ)* Các phương pháp tạo giống: Lai tạo, gây đột biến nhân tạo, công nghệ tế bào, công nghệ gen.........................................................................................................* Sử dụng thể đột biến nhân tạo ở thực vật chủ yếu theo hướng:- Những thể đột biến có thêm những ưu điểm mới từ 1 giống tốt đang gieo trồng được nhân lên thành giống mới tốt hơn……………………………………..........- Dùng những thể đột biến có những ưu điểm từng mặt khác nhau để lai với nhau, tạo ra thế hệ con có đủ các ưu điểm của bố và mẹ (nhờ biến dị tổ hợp), kết hợp với việc chọn lọc tạo ra giống mới…………………………………………- Dùng các thể đa bội ở những giống cây trồng nhằm thu hoạch thân, lá, quả v v…để tạo ra các giống cây trồng đa bội có năng suất cao, phẩm chất tốt. ………

0,25

0,25

0,25

0,258

(1,5)- Số loại kiểu gen là : 34 = 81..................................................................................- Số loại kiểu hình là : 24 = 16.................................................................................- Tỉ lệ kiểu gen AaBBDDee ở F1: (2/4) x (1/4)3 = 1/128………………………- Tỉ lệ kiểu hình khác bố mẹ ở F1: 1 - (3/4)4 = 175/256…………………………- Tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn: [(3/4)3x(1/4)]x4 = 27/64.......................................................................................- Tỉ lệ đời con F1 mang 3 cặp gen dị hợp và một cặp đồng hợp trội: [(1/2)3x(1/4)]x4 = 1/8.........................................................................................

0,250,250,250,25

0,25

0,259

(1,5)a - Số tinh trùng được hình thành là: 6250 x 4 = 25 000( tinh trùng).......................

- Số tinh trùng trực tiếp tham gia thụ tinh với trứng: 25 000 x 1/1000 = 25(tinh trùng)......

0,25

0,25b - Số lượng tế bào sinh trứng = số lượng trứng tạo ra = 32 (tế bào). ......................

- Số thể định hướng bị tiêu biến có số nhiễm sắc thể là: 32 x 3 x 39 = 3744 (NST)............

0,25

0,25c * Số nhiễm sắc thể ở các trứng không nở:

- Trứng không được thụ tinh có bộ nhiễm sắc thể đơn bội n = 39..........................- Trứng đã được thụ tinh có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 78...........................

0,250,25

42

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu

---------- Hết-----------

Đề thi chính thức ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2009-2010 Môn: Sinh, lớp 9

Thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1.a. Nguyên tắc bổ sung thể hiện như thế nào trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử ? b. Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng. Câu 2. a. Giả sử 1 mạch đơn của phân tử ADN có tỉ lệ (A+G): (T+X) = 0,5 thì tỉ lệ này trên mạch bổ sung

và trên cả phân tử ADN là bao nhiêu?b. Người ta làm thí nghiệm, sử dụng 2 loại enzym khác nhau để cắt đôi một đoạn phân tử ADN

theo một đường thẳng sao cho số lượng nuclêôtit của 2 nửa bằng nhau.- Với enzym 1 thu được số nuclêôtit của một nửa là: A = T = G = 1000, X = 1500.- Với enzym 2 thu được số nuclêôtit của một nửa là: A = T = 750, X = G = 1500.

Hãy xác định cách cắt của mỗi loại enzym trên ?Câu 3. a. Trong hình vẽ một tế bào có 28 nhiễm sắc thể đơn đang phân li về 2 cực. Hãy cho biết: - Hình vẽ muốn mô tả tế bào đang ở kì nào của hình thức phân bào nào? - Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài có tế bào mô tả trong hình vẽ nói trên là bao nhiêu?b. Ở một số loài giao phối, đôi khi bắt gặp cá thể đực có 3 nhiễm sắc thể giới tính, kí hiệu XXY.

Hãy trình bày các cơ chế có thể dẫn tới trường hợp sinh ra những cá thể như trên? Câu 4.

Bệnh máu khó đông ở người do gen đột biến lặn (kí hiệu h) nằm trên nhiễm sắc thể X gây ra, người có gen trội (kí hiệu H) không bị bệnh này; gen H và h đều không có trên nhiễm sắc thể Y.

43

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệua. Một người bị bệnh máu khó đông có người em trai đồng sinh không mắc bệnh này, cho rằng

trong giảm phân ở bố và ở mẹ không xẩy ra đột biến . Hãy cho biết - Cặp đồng sinh này là cùng trứng hay khác trứng? Giải thích? - Người bị bệnh máu khó đông thuộc giới tính nào? Vì sao?

b. Giả thiết hai người nói trên đều là nam giới và cùng bị bệnh máu khó đông thì có thể khẳng định được họ là đồng sinh cùng trứng hay không? Vì sao?

Câu 5. Người ta thực hiện hai phép lai khác nhau ở một loài động vật:

- Phép lai 1: Lai bố mẹ thuần chủng: lông dài, mắt thỏi với lông ngắn, mắt bình thường được F1

toàn lông dài, mắt bình thường. Tiếp tục lai F1 với nhau ở F2 có 25% lông dài, mắt thỏi, 50% lông dài, mắt bình thường, 25% lông ngắn, mắt bình thường.

- Phép lai 2: Lai bố mẹ thuần chủng: lông dài, mắt bình thường với lông ngắn, mắt thỏi được F1

toàn lông dài, mắt bình thường. Tiếp tục lai F1 với nhau được F2 có 75% lông dài, mắt bình thường, 25% lông ngắn, mắt thỏi . Biện luận xác định kiểu gen của các cặp bố mẹ trong hai phép lai trên và viết sơ đồ lai từ P đến F 2. Biết rằng cấu trúc của các nhiễm sắc thể không thay đổi trong giảm phân.

Câu 6. a. Thế nào là giới hạn sinh thái? Sinh vật sẽ sinh trưởng và phát triển như thế nào khi chúng sống

trong khoảng thuận lợi, khi sống ngoài khoảng thuận lợi nhưng trong giới hạn chịu đựng và khi sống ngoài giới hạn chịu đựng về một nhân tố sinh thái nào đó?

b. Trong các quần xã trẻ, số lượng cá thể mỗi loài sẽ như thế nào khi độ đa dạng loài còn thấp và khi độ đa dạng loài tăng cao dần?

c. Độ phức tạp của lưới thức ăn ở rừng vùng nhiệt đới và rừng vùng ôn đới khác nhau như thế nào? Giải thích vì sao có sự khác nhau như vậy?

HƯỚNG DẪN CHẤM Đề thi học sinh giỏi vòng tỉnh năm học 2009 – 2010

Môn: Sinh, lớp 9

Câu ý Nội dung Điểm1

(1,0 đ)a Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong các cơ chế di truyền…

+ Cơ chế nhân đôi của ADN : Các nuclêôtit ở mỗi mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do của môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung ( A -T, G - X)…..……+ Cơ chế tổng hợp ARN: Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do của môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung (U của môi trường chỉ liên kết với A của mạch gốc, A của môi trường liên kết với T của mạch gốc ; G của môi trường liên kết với X mạch gốc và ngược lại)…… …………………………………………..…….. + Trong cơ chế tổng hợp chuỗi axit amin: Các nuclêôtit ở bộ ba đối mã (anticôdon ) khớp bổ sung với các nuclêôtit của bộ ba mã sao (côđon) trên mARN ( A -U, G -X)….

0,25

0,25

0,25

b Bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng : Trình tự các nuclêôtit trên mạch gốc của gen quy định trình tự các nuclêôtit trên mARN từ đó quy định trình tự các axit amin trong cấu trúc bậc I của prôtêin và biểu hiện thành tính trạng …………….. …….(Học sinh có thể trả lời bằng sơ đồ: Gen → mARN → Prôtêin → Tính trạng)

0,25

44

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu2

(1,0đ)a - Tỉ lệ (A + G): (T + X) trên mạch bổ sung:

Giả sử mạch đã cho là mạch 1, theo nguyên tắc bổ sung ta có: (A1+G1): (T1+X1) = ( T2+X2): (A2+G2) = 0,5 => (A2+G2) : (T2+X2) = 2........- Trong cả phân tử ADN  : (A+G) : (T+X) = 1..................................................

0,25

0,25b - Xác định cách cắt :

+ Enzym 1 : Cắt dọc ADN vì G khác X => G và X không còn tuân theo nguyên tắc bổ sung ……………………………………………………….…..+ Enzym 2: Cắt ngang ADN vì A = T và G = X tuân theo nguyên tắc bổ sung ………..

0,25

0,25

3(2,0 đ)

a - Trường hợp 1: + Hình vẽ mô tả tế bào đang ở kì sau của quá trình nguyên phân. …………………….. + Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài: Ở kì sau của quá trình nguyên phân trong mỗi tế bào có 4n nhiễm sắc thể đơn đang phân li nên 2n = 28 : 2 = 14 (NST). ……………………- Trường hợp 2: + Hình vẽ mô tả tế bào đang ở kì sau II của giảm phân………………………+ Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài: Ở kì sau II của giảm phân, trong mỗi tế bào có 2n nhiễm sắc thể đơn đang phân li nên 2n = 28 (NST)………….………

0,25

0,25

0,25

0,25b - Cơ chế thứ nhất: Khi giảm phân không bình thường ở người mẹ:

+ Cặp NST giới tính XX ở mẹ sau khi đã nhân đôi không phân li 1 lần trong giảm phân , tạo ra loại trứng có 2 NST X , kí hiệu XX………………………+ Trứng có XX được thụ tinh với tinh trùng bình thường mang Y có thể sinh ra con đực có 3 NST giới tính, kí hiệu XXY…………………………………- Cơ chế thứ hai: Khi giảm phân không bình thường ở người bố:+ Cặp NST giới tính XY ở bố sau khi đã nhân đôi không phân li ở lần phân bào I, nhưng đến lần phân bào II thì phân li bình thường, tạo ra loại tinh trùng có 2 NST giới tính khác nhau, kí hiệu XY……………………………..+ Tinh trùng có XY thụ tinh với trứng bình thường (mang X) có thể sinh ra con đực có 3 NST giới tính, kí hiệu XXY……………………………………

0,25

0,25

0,25

0,25

4(2,0 đ)

a - Dạng đồng sinh : + Cặp sinh đôi này là đồng sinh khác trứng…………… + Giải thích: Hai người đồng sinh chỉ có 1 người bị bệnh chứng tỏkiểu gen của họ khác nhau, suy ra họ được sinh ra từ 2 hợp tử khác nhau………………- Giới tính của người bị bệnh: Có thể là nam hoặc nữ……………………….Giải thích: Vì không biết kiểu hình của bố nên có 2 khả năng:+ Khả năng 1 : Người bị bệnh là nam (XhY) nếu nhận được NST Y từ bố và Xh từ mẹ.+ Khả năng 2: Người bị bệnh là nữ (Xh Xh) nếu nhận được NST Xh từ bố và NST Xh từ mẹ…………………………………………………………………

0,25

0,5

0,25

0,25

0,25b - Không thể khẳng định chắc chắn họ là đồng sinh cùng trứng được.

……………………- Giải thích : Chỉ giống nhau về giới tính và về 1 tính trạng (bệnh) do cùng có gen lặn trên X gây ra thì chưa đủ yếu tố để kết luận họ có kiểu gen hoàn toàn giống nhau ……

0,25

0,25

5(2,0 đ)

- Biện luận : + Ở cả 2 phép lai đều cho ra F1 toàn lông dài, mắt bình thường, đến F2 tỉ lệ :

45

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu3 lông dài : 1 lông ngắn ; 3 mắt bình thường :1 mắt thỏi, suy ra lông dài trội (kí hiệu A) so với lông ngắn (kí hiệu a); mắt bình thường trội (kí hiệu B) so với mắt thỏi (kí hiệu b) ……+ Tỉ lệ KH ở F2 là 1: 2 :1 hoặc 3 : 1 đều khác so với tích của 2 tỉ lệ : (3 : 1)

(3 : 1) suy ra 2 cặp gen liên kết trên một cặp nhiễm săc thể ……………………………………… Từ những lập luận ở trên KG ở P là:

+ Phép lai 1 : Pt/c : (lông dài, mắt thỏi) và (lông ngắn, mắt bình

thường)……

+ Phép lai 2 : Pt/c : (lông dài, mắt bình thường) và (lông ngắn, mắt

thỏi)……(Học sinh có thể biện luận theo cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)

0,25

0,25

0,25

0,25

- Sơ đồ lai từ P đến F2 :

+ Phép lai 1: Pt/c . (lông dài, mắt thỏi) (lông ngắn, mắt bình

thường)

GP: Ab aB F1 : (lông dài, mắt bình thường)……

F2 : 1/4 : 1/2 : 1/4

25% lông dài, mắt thỏi : 50% lông dài, mắt bình thường : 25% lông ngắn, mắt bình thường = 1: 2 :1……………………………………………………

+ Phép lai 2: Pt/c : (lông dài, mắt bình thường) (lông ngắn, mắt

thỏi)

GP: AB ab F1 : (lông dài, mắt bình thường)….

F2 : 1/4 : 1/2 : 1/4

75% lông dài, mắt bình thường : 25% lông ngắn, mắt thỏi = 3 : 1 …...

0,25

0,25

0,25

0,25

6(2,0 đ)

a - Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nào đó; ở đó có giới hạn trên, giới hạn dưới và khoảng thuận lợi…………………- Khi sinh vật sống trong khoảng thuận lợi: sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhất……- Khi sống ngoài khoảng thuận lợi nhưng trong giới hạn: Sinh trưởng và phát triển kém hơn vì luôn phải chống chịu trước những yếu tố bất lợi từ môi trường ………….- Khi sinh vật sống ngoài giới hạn chịu đựng: sẽ yếu dần và chết ….. ………

0,25

0,25

0,25

0,25b - Số lượng cá thể mỗi loài nhiều khi độ đa dạng loài còn thấp: ………………

- Số lượng cá thể mỗi loài giảm dần về mức tối thiểu khi độ đa dạng loài tăng dần…..

0,25

0,25c - Khác nhau về độ phức tạp của lưới thức ăn: Ở rừng vùng nhiệt đới thường

có lưới thức ăn phức tạp hơn nhiều so với ở rừng vùng ôn đới. ……………- Giải thích : Vì ở rừng vùng nhiệt đới, chế độ khí hậu trong năm thay đổi nhỏ do đó có độ đa dạng về loài cao hơn ở rừng vùng ôn đới……….………

0,25

0,25

46------- Hết

-------

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu

PHÒNG GD-ĐT DUYÊN HẢITRƯỜNG THCS DÂN THÀNH

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆNNĂM HỌC: 2010-2011

MÔN THI: Sinh họcThời gian làm bài: 150 phĩt (không kể thời gian phát đề)

I. Lý thuyết: (15 điểm) Câu 1. (4 đ) Thể dị bội là gì ? Trình bày cơ chế phát sinh các thể dị bội có (2n +1) và (2n-1) nhiễm sắc thể. Hãy nêu một hậu quả của hiện tượng dị bội thể có ở người ?Câu 2. (2 đ)Cơ thể Aa cho 2 loại giao tử, cơ thể AaBb cho 4 loại giao tử . Vậy cơ thể AaBbCc cho mấy loại giao tử ? Giải thích ?Câu 3. (2 đ)Hãy giải thích hai hiện tượng dưới đây và rút ra được điều gì trong chăn nuôi trồng trọt ?

47

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệuHiện tượng 1: Cùng cho ăn uống đầy đủ như nhau nhưng lợn ĩ Nam Định chỉ đạt khối lượng 50 Kg/năm, còn lợn Đại Mạch lại đạt tới 185Kg/năm.Hiện tượng 2: Cũng giống lợn Đại Mạch đó nhưng cho ăn và chăm sóc kém thì khối lượng chỉ đạt 40-50 Kg/năm.Câu 4. (3 đ)a/ Môi trường sống của cây hoa hồng là đất và không khí. Hãy cho biết, trong môi trường này đâu là các nhân tố vô sinh, đâu là các nhân tố hữu sinh tác động đến cây hoa hồng.b/ Hãy nêu điểm khác nhau giữa “môi trường” và “nhân tố sinh thái”Câu 5. (2 đ)Kỹ thuật gen (Kỹ thuật di truyền ) là gì ? Trình bày các khâu trong kỹ thuật gen. kể ra những ứng dụng của công nghệ gen.Câu 6. (2 đ)a/ Giới hạn sinh thái là gì ? b/ Hãy vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của loài vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ O0C đến +900C trong đó điểm cực thuận là +550C

II. Bài tập: (5 đ)Từ một phép lai giữa 2 cây đậu Hà lan người ta thu đưỵc:

- 120 cây có thân cao, hạt dài.- 119 cây có thân cao, hạt tròn.- 121 cây có thân thấp, hạt dài.- 120 cây có thân thấp, hạt tròn.

Biết hai tính trạng chiịu cao thân và hình dạng hạt di truyịn độc lập víi nhau, thân cao và hạt dài là hai tính trạng trội. Hãy giải thích kết quả đĩ xác định kiĩu gen và kiĩu hình cđa bố, mĐ và lập sơ đồ lai.

ĐÁP ÁN

Câu 1: (4đ)-Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng. (0,5 đ)-Cơ chế phát sinh thể dị bội:Là sự không phân ly của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng nào đó (ví dụ cặp NST 21 ở người). (0,5đ)+ Kết quả là một giao tử có 2 NST của một cặp, còn một giao tử không mang NST nào của cặp đó. (0,5đ)+ Sự thụ tinh của các giao tử này với các giao tử bình thường sẽ tạo ra các thể dị bội (một kiểu hợp tử có 3 NST 21, một kiểu hợp tử thêm 1 NST 21, hình thành hai cơ thể: 3 nhiễm và 1 nhiễm).(0,5đ)

0,5đ

Tế bào sinh dưìng Bố X MĐ

48

II II

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu

Giảm phân giao tư giảm phân rối loạn 0,5đ

3 NST 21 1 NST 21 0,5đ

(Bưnh đao)(2n + 1) (2n – 1)

-Bệnh Đao: lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra,…bị si đần bẩm sinh và không có con (0,5đ)Câu 2: (2đ )*Cơ thể AaBbCc cho 8 loại giao tử (1đ)*Gọi n là số cặp gen dị hợp (1đ)Ta có số loại giao tử là 2n =23 =8 loại giao tửCâu 3: (2đ)Hiện tượng 1: Khả năng phản ứng khác nhau của hai cơ thể khác nhau về kiểu gen có giới hạn do kiểu gen quy định (0,5đ )Hiện tượng 2: Cùng một kiểu gen quy định tính trạng số lượng có thể phản ứng thành nhiều kiểu hình khác nhau tùy thuộc vào điều kiện môi trường (0,5đ )*Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường (0,25đ )-Aựp dụng kĩ thuật chăn nuôi trồng trọt thích hợp (tạo điều kiện thuận lợi nhất để đạt tới kiểu hình tối đa nhằm tăng năng suất và hạn chế các điều kiện ảnh hưởng xấu).(0,5đ )-Cải tạo hoặc thay giống cũ bằng giống mới có tiềm năng năng suất cao hơn.(0,25đ)

Câu 4: (3đ)a/ *Nhân tố vô sinh: đất, không khí, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, nước,…. (0,5đ) *Nhân tố hữu sinh:+ Nhân tố các sinh vật khác: sâu bọ (sinh vật ăn thực vật) (0,5đ)+ Nhân tố con người: con người chăm sóc cây, hái hoa, chặt cây,…(0,5đ)b/ *Môi trường là nơi sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.Môi trường sống của sinh vật gồm nhiều yếu tố : thức ăn, nước uống, nơi cư trú và khoảng không gian, khi bất kì một trong những yếu tố của môi trường sống mất đi sẽ gây ảnh hưởng cho sinh vật sống trong môi trường đó (1đ)*Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật, có thể tác động có lợi hoặc có hại cho sinh vật sống trong môi trường đó (0,5đ)Câu 4: (2đ)-Kỹ thuật gen: là các thao tác tác động lên AND để chuyển một đoạn AND mang 1 hoặc 1 cụm gen từ tế bào của loài cho sang tế bào của loài nhận. (0,5đ)_Kỹ thuật gen gồm 3 khâu cơ bản: (0,75 đ)+ Tách AND, NST của tế bào cho và AND làm thể truyền+ Tạo AND tái tổ hợp (AND lai) nhờ enzim+ Chuyển AND tái tổ hợp vào tế bào nhận

49

I I II

III I

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu_ứng dụng của cộng nghệ gen (0,75 đ)+ Tạo ra các chủng vi sinh vật mới+ Tạo giống cây trồng biến đổi gen+ Tạo động vật biến đổi genCâu 5: (2đ)a/ Giới hạn sinh thái: là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. (1đ)b/ (1đ)

0 550 900 t0 II. Bài tập ( 5 đ )

Theo bài ra ta quy ưíc: Gen A thân cao, a thân thấp. 0,5đ Gen B hạt dài, b hạt tròn.

Phân tích từng cỉp tính trạng cđa con lai F1.

- Vị chiịu cao cây: 0,5đ

Là tỷ lư cđa phép lai phân tích suy ra P có 1 cây mạng tính trạng lỉn aa và một cây dị hỵp Aa.0,5đ

P. Aa (cao) X aa (thấp)

- Vị hình dạng hạt. 0,5đ

Là tỷ lư cđa phép lai phân tích. Suy ra ở P có 1 cây mang tính trạng lỉn bb và 1 cây dị hỵp BbP: Bb(hạt dài) X bb (hạt tròn) 0,5đ

Tỉ hỵp 2 cỉp tính trạng, suy ra kiĩu gen, kiĩu hình cđa P có thĩ là.P: AaBb (cao, hạt dài)X aabb (thấp, hạt tròn) 0,25đ

Hoỉc: P: Aabb(cao, hạt tròn) X aaBb (thấp, hạt dài) 0,25đ Sơ đồ lai:

- Nếu: P: AaBb (cao, hạt dài) X aabb (thấp, hạt tròn)GP: AB, Ab, aB, ab abF1: AaBb, Aabb, aaBb, aabb 1đKiĩu hình: 1 cây cao, hạt dài ; 1 cây cao, hạt tròn.

1 cây thấp, hạt dài ; 1 cây thấp, hạt tròn.- Nếu P: Aabb (cao, hạt tròn) X aaBb (thấp, hạt dài) 1đGP: Ab; ab aB,abF1: AaBb; Aabb; aaBb; aabb.Kiĩu hình: 1 cây cao, hạt dài ; 1 cây cao, hạt tròn.

1 cây thấp, hạt dài ; 1 cây thấp, hạt tròn.

50

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu

PHÒNG GD&ĐT TÂN KỲ KỲ THI CHỌN GIÁO VIÊN DẠY GIỎI HUYỆN CẤP THCS CHU KỲ 2011 - 2013

Đề thi lý thuyết môn: Sinh học THCS(Đề gồm có 01 trang) Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu I.1) Nêu các bước tiến hành bài 12. Thực hành: Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương, sinh học lớp 8.2) Bài 15. Đông máu và các nguyên tắc truyền máu, sinh học lớp 8, có câu hỏi: “Máu có cả kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không? Vì sao?”. Giáo viên cần cung cấp cho học sinh thông tin nào? Đặt các câu hỏi gợi mở ra sao để định hướng cho học sinh trả lời?Câu II: Khái niệm thụ tinh là khái niệm xuyên suốt trong chương trình Sinh học THCS. Hãy chỉ rõ khái niệm này được trình bày cụ thể trong những nội dung nào của các khối lớp cấp THCS?Câu III. 1) Phân biệt tuần hoàn và hô hấp của động vật thuộc lớp Bò sát với động vật thuộc lớp Thú.

2) Vì sao cá sấu tim có 4 ngăn hoàn toàn nhưng vẫn không được xếp vào động vật thuộc lớp Thú?Câu IV: Thế nào là đột biến cùng nghĩa? Đột biến sai nghĩa? Đột biến vô nghĩa? Đột biến dịch khung? Vận dụng những kiến thức này vào dạy học nội dung cụ thể nào trong chương trình Sinh học THCS?

51

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệuCâu V:Ở người, tính trạng mắt nâu trội so với mắt đen, tóc quăn trội so với tóc thẳng. Hai cặp gen tồn tại trên 2 cặp NST thường. Bố mắt nâu, tóc quăn và mẹ mắt nâu, tóc thẳng; con cái của họ có thể có kiểu gen, kiểu hình như thế nào?

--- Hết ---

PHÒNG GD&ĐT TÂN KỲ KỲ THI CHỌN GIÁO VIÊN DẠY GIỎI HUYỆN CẤP THCS CHU KỲ 2011 - 2013

ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM MÔN SINH HỌC THCSCâu Nội dung Điểm

I 1) Nêu các bước tiến hành bài 12. Thực hành: Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương, sinh học lớp 8. 2) Bài 15. Đông máu và các nguyên tắc truyền máu, sinh học lớp 8, có câu hỏi: “Máu có cả kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không? Vì sao?”. Giáo viên cần cung cấp cho học sinh thông tin nào? Đặt các câu hỏi gợi mở ra sao để định hướng cho học sinh trả lời?

3,0đ

1 - GV nêu mục tiêu tiết thực hành. Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm đã được phân công từ tiết trước.- Yêu cầu HS nêu các nguyên nhân dẫn tới gãy xương; khi gặp người bị gãy xương thì ta có nên nắn lại hay không? ...- GV hướng dẫn HS phương pháp sơ cứu thông qua hình 12.1 SGK: đặt nẹp vào dưới chỗ gãy, lót bông (vải) dưới nẹp chỗ 2 đầu xương gãy. Buộc định vị 2 chỗ đầu xương và 2 bên chỗ gãy....- GV hướng dẫn HS băng bó cố định: dùng băng y tế quấn chặt. Với xương cẳng tay băng từ trong ra ngoài, sau đó làm dây đeo vào cổ. Với xương chân thì băng từ cổ chân vào....- HS tiến hành sơ cứu và băng bó cho một bạn trong nhóm giả định gãy xương cẳng tay.- GV theo dõi nhận xét và hướng dẫn HS viết bản báo cáo thu hoạch sau thực hành.Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày gộp các bước hoặc chia nhỏ ra nhưng đảm bảo đủ nội dung như trên vẫn cho điểm tối đa.

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

2 GV cung cấp thông tin:- Trong máu của người, hồng cầu có 2 loại kháng nguyên A và B; huyết tương có 2 loại kháng thể là α (gây kết dính A) và β (gây kết dính B).- Các nhóm máu chính ở người, kháng nguyên có trong hồng cầu và kháng thể có trong huyết tương của nhóm máu đó.- Khi truyền máu, ta chú ý tới kháng nguyên của người cho và chú ý tới kháng thể của người nhận xem có yếu tố gây kết dính không. GV nêu các câu hỏi gợi mở:- Máu có cả kháng nguyên A và B là nhóm máu nào?(HS: Là nhóm máu AB)- Người nhận là nhóm máu O có kháng thể nào?(HS: Có 2 kháng thể là α và β - Vậy có yếu tố gây kết dính hồng cầu hay không?

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

52

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu(HS: Có yếu tố gây kết dính hồng cầu là α gây kết dính A, β gây kết dính B, nên không thể truyền được).Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày theo kiểu khác nhưng phải đảm bảo nội dung nêu trên mới có điểm cho từng ý.

II Khái niệm thụ tinh là khái niệm xuyên suốt trong chương trình Sinh học THCS. Hãy chỉ rõ khái niệm này được trình bày cụ thể trong những nội dung nào của các khối lớp cấp THCS?

1,0đ

- Lớp 6: Được trình bày trong bài 31. Thụ tinh, kết hạt và tạo quả.- Lớp 7: Được trình bày trong bài 55. Tiến hóa về sinh sản.- Lớp 8: Được trình bày trong bài 62. Thụ tinh, thụ thai và sự phát triển của thai.- Lớp 9: Được trình bày trong bài 11. Phát sinh giao tử và thụ tinh.Lưu ý: Thí sinh chỉ nêu được mục bài vẫn cho điểm tối đa.

0,250,250,25

0,25

III 1) Phân biệt tuần hoàn và hô hấp của động vật thuộc lớp Bò sát với động vật thuộc lớp Thú. 2) Vì sao cá sấu tim có 4 ngăn hoàn toàn nhưng vẫn không được xếp vào động vật thuộc lớp Thú?

2,0đ

1 Lớp Bò sát Lớp Thú- Tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt, tạo thành 2 vòng tuần hoàn, máu ít pha. Là động vật biến nhiệt.

- Tim 4 ngăn hoàn chỉnh, tạo thành 2 vòng tuần hoàn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể. Là động vật hằng nhiệt.

- Hô hấp bằng phổi, phổi có nhiều vách ngăn và nhiều mao mạch bao quanh.

- Phổi lớn gồm nhiều phế nang với mao mạch dày đặc bao quanh.

- Sự thông khí ở phổi nhờ các cơ liên sườn.

- Sự thông khí nhờ các cơ liên sườn và cơ hoành.

Lưu ý: Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm.

0,5

0,5

0,5

2 Vì cá sấu không có những đặc điểm chung của động vật thuộc lớp Thú như: có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ, có bộ lông mao bao phủ cơ thể, ...

0,5

IV Thế nào là đột biến cùng nghĩa? Đột biến sai nghĩa? Đột biến vô nghĩa? Đột biến dịch khung? Vận dụng những kiến thức này vào dạy học nội dung cụ thể nào trong chương trình Sinh học THCS?

1,5đ

- Đột biến cùng nghĩa: thay thế một cặp nucleotit này bằng một cặp nucleotit khác nhưng bộ ba đột biến vẫn mã hóa axit amin ban đầu.- Đột biến sai nghĩa: thay thế một cặp nucleotit này bằng một cặp nucleotit khác tạo ra bộ ba đột biến mã hóa axit amin khác axit amin ban đầu.- Đột biến vô nghĩa: thay thế một cặp nucleotit này bằng một cặp nucleotit khác tạo bộ ba kết thúc.- Đột biến dịch khung: dạng đột biến gen mất hoặc thêm một cặp nucleotit làm thay đổi toàn bộ các bộ ba kết từ điểm xảy ra đột biến đến cuối gen. Vận dụng các kiến thức này vào dạy học bài 21. Đột biến gen, sinh

0,25

0,25

0,25

0,25

0,5

53

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệuhọc lớp 9. Cụ thể là khái niệm đột biến gen và các dạng của nó.

V Ở người, tính trạng mắt nâu trội so với mắt đen, tóc quăn trội so với tóc thẳng. Hai cặp gen tồn tại trên 2 cặp NST thường. Bố mắt nâu, tóc quăn và mẹ mắt nâu, tóc thẳng; con cái của họ có thể có kiểu gen, kiểu hình như thế nào?

2,5đ

Quy ước: Gen A: mắt nâu, gen a: mắt đen. Gen B: tóc quăn, gen b: tóc thẳng. Bố mắt nâu, tóc quăn có thể có 4 kiểu gen: AABB; AABb; AaBB; AaBb. Mẹ nắt nâu, tóc thẳng có thể có 2 kiểu gen: AAbb; Aabb.=> Có 8 trưởng hợp xảy ra:- TH 1: P: AABB x AAbb. F1: KG: AABb; KH: 100% nâu, quăn.- TH 2: P: AABb x AAbb F1: KG: 1 AABb : 1 AAbb; KH: 1 nâu, quăn : 1 nâu, thẳng.- TH 3: P: AaBB x AAbb F1: KG: 1 AABb : 1 AaBb; KH: 100% nâu, quăn.- TH 4: P: AaBb x AAbb F1: KG: 1 AABb : 1 AAbb : 1 AaBb : 1 Aabb KH: 50% nâu, quăn : 50% nâu, thẳng.- TH 5: P: AABB x Aabb F1: KG: 1 AABb : 1 AaBb; KH: 100% nâu, quăn.- TH 6: P: AABb x Aabb F1: KG: 1 AABb : 1 AaBb : 1 AAbb : 1 Aabb KH: 50% nâu, quăn : 50% nâu, thẳng.- TH 7: P: AaBB x Aabb F1: KG: 1 AABb : 2 AaBb : 1 aaBb KH: 3 nâu, quăn : 1 đen, quăn.- TH 8: P: AaBb x Aabb F1: KG: 1 AABb : 1 AAbb : 2 AaBb : 2 Aabb : 1 aaBb : 1 aabb. KH: 3 nâu, quăn : 3 nâu, thẳng : 1 đen, quăn : 1 đen, thẳng.Lưu ý: Thí sinh có thể viết sơ đồ lai hoặc không, nếu đúng kết quả như trên vẫn cho điểm tối đa.

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

PHÒNG GD&ĐT LƯƠNG SƠNTRƯỜNG THCS HỢP CHÂU

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2011 - 2012

Môn: SINH HỌC Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

(Đề thi gồm 01 trang)

Câu 1: (5,0 điểm)a) Đồng chí hãy phân tích mối quan hệ cộng sinh giữa nấm với tảo đơn bào tạo thành địa y.b) Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường.c) Hiệu ứng nhà kính là gì? Sự gia tăng nhiệt độ bề mặt Trái Đất do hiệu ứng nhà kính được giải thích như thế nào? Những tác động của sự gia tăng nhiệt độ đến môi trường Trái Đất như thế nào?Câu 2: (3,0 điểm)

54

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệuQuan sát tiêu bản tế bào của một loài trên kính hiển vi thấy trong một tế bào đang phân chia bình thường có 23 NST kép. Cặp nhiễm sắc thể giới tính kí hiệu XX và XY. a) Xác định bộ NST lưỡng bội (2n) của loài. Viết kí hiệu bộ NST trong tế bào 2n của loài đó. Số nhóm gen liên kết của loài đó là bao nhiêu? b) Tế bào trên đang thực hiện quá trình nguyên phân hay giảm phân và ở kì nào? Giải thích.Câu 3: (3,0 điểm)a) Ở thế hệ ban đầu (I0) của một giống cây trồng có 100% kiểu gen Aa. Sau 4 thế hệ tự thụ phấn liên tiếp (I4) thì tỉ lệ các kiểu gen sẽ như thế nào?b) Viết công thức tổng quát để tính tỉ lệ các kiểu gen khi tự thụ phấn liên tiếp n thế hệ. Cho biết tỉ lệ kiểu gen thế hệ ban đầu là 100%Aa.c) Người ta vận dụng phép lai tự thụ phấn ở thực vật và giao phối cận huyết ở động vật trong chọn giống nhằm mục đích gì?Câu 4: (4,0 điểm)a) So sánh cấu trúc phân tử của 3 loại ARN?b) Trình bày chức năng của từng loại phân tử ARN?Câu 5: (5,0 điểm)

Xét các phép lai dưới đây ở ruồi giấm.

Bố mẹ Đời connâu, dài nâu, ngắn đỏ, dài đỏ, ngắn

P1: Mắt nâu, cánh dài x mắt nâu, cánh dài 78 24 0 0P2: Mắt đỏ, cánh dài x mắt đỏ, cánh ngắn 30 27 98 95P3: Mắt đỏ, cánh ngắn x mắt đỏ, cánh dài 0 0 80 87P4: Mắt đỏ, cánh dài x mắt đỏ, cánh dài 45 16 139 51P5: Mắt đỏ, cánh ngắn x mắt nâu, cánh dài 48 42 46 45

a) Nếu chỉ dựa vào 1 phép lai để biện luận trội - lặn cho cả hai tính trạng thì lựa chọn phép lai nào là phù hợp nhất? Giải thích sự lựa chọn đó.b) Xác định kiểu gen của bố mẹ đem lai của các phép lai trên.

---------------- HẾT --------------------

PHÒNG GD&ĐT LƯƠNG SƠNTRƯƠNG THCS HỢP CHÂU

ĐỀ CHÍNH THỨC

HƯỚNG DÃN CHẤM THI GV GIỎI CẤP TRƯỜNG - NĂM HỌC 2011 - 2012

Môn: SINH HỌC Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

(Đề thi gồm 01 trang)

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂMCâu Nội dung Điểm

1a) - Sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo. Tảo

hấp thụ nước, muối khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên chất hữu cơ. Nấm và tảo sử dụng chung chất hữu cơ đó.

1,0

b) - Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của

0,5

55

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệucon người và các sinh vật khác.- Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường gồm:+ Các chất thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt+ Hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học+ Các chất phóng xạ+ Các chất thải rắn+ Sinh vật gây bệnh

1,0

c) - Bình thường, Trái đất phải bức xạ một lượng năng lượng vào vũ trụ ngang với NL mà nó hấp thụ được từ Mặt Trời, một phần NL được trả lại vào vũ trụ, phần lớn NL bức xạ xuyên qua khí quyển, được hấp thụ bởi các chất khí như hơi nước, CO2, NO, CH4 và chất khí khác (gọi là các chất khí nhà kính) làm sưởi ấm bề mặt Trái Đất, duy trì mức nhiệt lượng cần thiết cho sự sống gọi là hiệu ứng nhà kính- Hiện nay, nồng độ các chất khí nhà kính đang tăng lên nhanh chóng, làm giảm khả năng tỏa nhiệt của Trái Đất, khí quyển giữ quá nhiều nhiệt dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu.- Tác động đến môi trường Trái Đất+ Tan băng, dâng cao mực nước biển, nhiều vùng đất sẽ bị chìm trong nước biển.+ Thay đổi môi trường sống của sinh vật, nhiều loài sinh vật thu hẹp không gian sống hoặc bị tiêu diệt+ Biến đổi sâu sắc về thời tiết, khí hậu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi hoạt động sống và sản xuất của con người+ Nhiều bệnh mới xuất hiện, dịch bệnh tràn lan, sức khoẻ con người suy giảm.

1,0

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

2 a/ Xác định bộ NST 2n của loài, kí hiệu:

- Nhận thấy 23 NST kép nên bộ lưỡng bội là: 2n = 46. - Kí hiệu bộ NST trong tế bào 2n của loài: 44A + XX hoặc 44A + XY.- Số nhóm gen liên kết: 23

1,5

b/ Xác định quá trình phân bào, kì phân bào:- Vì bộ NST trong tế bào là bộ đơn bội ở trạng thái kép (n = 23 NST kép) nên tế bào đang thực hiện quá trình giảm phân.- Tế bào trên đang ở kì cuối của giảm phân I hoặc kì đầu hay kì giữa của giảm phân II.

1,5

3 a/ Tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ I4 là: 0,0625AA: 0,46875Aa: 0,46875aa.

Aa: (1/2)4 = 0,0625AA: (1 – 0,0625)/2 = 0,46875aa: (1 – 0,0625)/2 = 0,46875

1,0

b/ AA:

1,0

56

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu

Aa:

aa:

c/ - Củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn ở trạng thái ĐHT- Đánh giá kiểu gen từng dòng, tạo dòng thuần chủng để lai khác dòng tạo ưu thế lai.- Phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể.

1,0

4a/ a) So sánh cấu trúc phân tử của 3 loại ARN

+ Giống nhau- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit.- Có 4 loại nuclêôtit: A, U, G, X.- Các nuclêôtit liên kết với nhau bằng các liên kết hoá trị giữa gốc

phôtphat của nuclêôtit này với đường của nuclêôtit tiếp theo tạo nên mạch polynuclêôtit.

- Có cấu tạo một mạch+ Khác nhau

mARN tARN rARNMạch polynuclêôtit dạng thẳng

Mạch polynuclêôtit cuộn xoắn lại ở một đầu tạo nên các thuỳ tròn.

Mạch polynuclêôtit có những đoạn xoắn

Không có liên kết hyđrô

Có liên kết hyđrô Có liên kết hyđrô

Mỗi phân tử có khoảng: 150 – 1500 nuclêôtit.

Mỗi phân tử có khoảng: 80 – 100 nuclêôtit.

Mỗi phân tử có khoảng: 160 – 13000 nuclêôtit.

Chiếm khoảng: 2-5% tổng số ARN của tế bào.

Chiếm khoảng:10-15% tổng số ARN của tế bào

Chiếm khoảng: 80% tổng số ARN của tế bào

0,250,250,25

0,25

1,5

b/ Chức năng của từng loại ARN - mARN: truyền đạt thông tin di truyền quy định cấu trúc của prôtêin

cần tổng hợp.- tARN: vận chuyển axit amin tương ứng tới ribôxôm để tổng hợp

prôtêin.- rARN: là thành phần cấu tạo nên ribôxôm

0,5

0,5

0,5

5 a/ Phép lai 4: đời con xuất hiện 4 kiểu hình tỷ lệ 9:3:3:1. Đây là kết quả của

phép lai giữa hai bố mẹ dị hợp tử về hai gen di truyền phân li độc lập (ĐL phân li độc lập).Do đó: mắt đỏ là trội hoàn toàn so với mắt nâu; cánh dài là trội hoàn toàn so với cánh ngắn.

1,0

1,0

57

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệuQui ước, A: mắt đỏ; a: mắt nâu; B: cánh dài, b: cánh ngắn

b/ Phép lai 1: Bố, mẹ mắt nâu nên có kiểu gen aaBố mẹ cánh dài lai với nhau, đời con phân li 3:1 nên kiểu gen P là Bb x BbSuy ra kiểu gen P1: aaBb x aaBbPhép lai 2:Bố mẹ mắt đỏ lai với nhau, đời con phân li 3:1 nên kiểu gen P là: Aa x AaBố cánh dài lai với mẹ cánh ngắn, đời con phân li 1:1 nên kiểu gen P là Bb x bbSuy ra kiểu gen P2: AaBb x AabbTương tự cho phép lai 3:Aabb x AABb hoặc AAbb x AaBb hoặc AAbb x AABbPhép lai 4: AaBb x AaBbPhép lai 5: Aabb x aaBb

0,5

0,5

1,0

0,50,5

PHÒNG GD & ĐT XÍN MẦN TR ƯỜNG THCS LIÊN VIỆT

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2011-2012 MÔN: SINH HỌC 8 + 9

THỜI GIAN 150 PHÚT ( KHÔNG KỂ CHÉP ĐỀ)

Câu 1 (3,0 điểm) Hô hấp và quang hợp ở thực vật có những điểm giống và khác nhau nào?Câu 2 (2,0 điểm)Cơ chế nào đảm bảo cho bộ NST của loài ổn định?

58

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệuCâu 3 (3,5 điểm)a, Giải thích vì sao máu AB là máu chuyên nhận, máu O là máu chuyên cho?b, Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp thay đổi như thế nào ? Giải thích ?Câu 4 (2,5 điểm)Trình bày ý nghĩa của nguyên phân và giảm phân? Câu 5 (3 điểm)Cấu trúc của NST thường và NST giới tính giống và khác nhau ở những điểm nào? Câu 6 (6 điểm)Ở bí , quả tròn là trội so với quả dài ; hoa vàng là trội so với hoa trắng. Mỗi tính trạng do 1 gen quy định, các gen nằm trên các NST thường khác nhau. Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai từ P đến F2 khi cho cây bí thuần chủng quả tròn, hoa trắng thụ phấn với cây bí thuần chủng quả dài, hoa vàng. ( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Hết

ĐÁP ÁN THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2011-2012MÔN: SINH HỌC 8+ 9

Câu Nội dung điểm

Câu 1(3,0 điểm)

* Giống nhau giữa quang hợp và hô hấp:- Đều là các quá trình sinh lí, có ý nghĩa quan trọng với cây xanh.- Đều chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, không khí…* Khác nhau giữa quang hợp và hô hấp:

0,50,5

Hô hấp Quang hợp

-Xảy ra ở các bộ phận của cây -Xảy ra ở lá (phần xanh) của cây 0,5

-Hút khí O2 và nhả khí CO2 -Hút khí CO2 và nhả khí O2 0,5

-Phân giải chất hữu cơ -Chế tạo chất hữu cơ 0,5

-Xảy ra mọi lúc, kể cả đêm -Chỉ xảy ra vào ban ngày, khi có ánh sáng 0,5

59

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu

Câu 2(2,0 điểm)

* Cơ chế nào đảm bảo cho bộ NST của loài ổn định:- Ở các loài giao phối bộ NST của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể nhờ sự kết hợp 3 quá trình: Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh.

Trong đó các sự kiện quan trọng nhất là: sự tự nhân đôi, phân li, tổ hợp của các NST trong nguyên phân và giảm phân, sự tổ hợp các NST tương đồng có nguồn gốc từ bố và từ mẹ trong quá trình thụ tinh.+ Nhờ khả năng tự nhân đôi và phân li chính xác mà bộ NST lưỡng bội từ hợp tử được sao chép y nguyên cho tế bào con.+ Nhờ sự tự nhân đôi, kết hợp với sự phân li độc lập của các NST tương đồng trong giảm phân mà tạo nên các giao tử chứa bộ NST đơn bội.+ Trong quá trình thụ tinh 2 giao tử đơn bội của cơ thể đực và cơ thể cái kết hợp với nhau, do đó mà bộ NST lưỡng bội củat loài được khôi phục.- Ở các loài sinh sản sinh dưỡng bộ NST của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ cơ chế nguyên phân.

0.5

0.5

0,25

0,25

0,250,25

Câu 3(3,5 điểm)

a, - Maú AB là máu chuyên nhận; Máu AB có chứa cả kháng nguyên A và B trong hồng cầu, nhưng trong huyết tương không có kháng thể, do vậy máu AB không có khả năng gây kết dính hồng cầu lạ. Vì thế máu AB có thể nhận bất kì loại máu nào truyền cho nó.- Máu O không có chứa kháng nguyên nào trong hồng cầu. Vì vậy, khi được truyền cho máu khác, không bị kháng thể trong huyết tương của máu nhận gây kết dính. Nên máu O được coi là máu chuyên cho. b, - Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp tăng. - Giái thích: Khi con người hoạt động mạnh cơ thể cần nhiều năng lượng Hô hấp tế bào tăng Tế bào cần nhiều oxi và thải ra nhiều khí cacbonic Nồng độ cacbonic trong máu tăng đó kích thích trung khu hô hấp ở hành tủy điều khiển làm tăng nhịp hô hấp.

1,0

1,0

0.5

1,0

Câu 4 (2,5 điểm)

* Ý nghĩa của nguyên phân: + ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào của cùng 1 cơ thể ( Với những loài sinh sản vô tính). + Là phương thức sinh sản của tế bào làm gia tăng số lượng, kích thước của tế bào, dẫn đến sự lớn lên của cơ thể. Khi cơ thể đã ngừng lớn nguyên phân giúp tái tạo các phần cơ thể bị tổn thương, thay thế các tế bào già, tế bào chết.* Ý nghĩa của giảm phân: + Bộ NST trong giao tử giảm đi 1 nửa nhờ vậy khi qua quá trình thụ tinh bộ NST của loài được khôi phục. + Trong giảm phân có xảy ra hiện tượng phân li độc lập, tổ hợp tự do của NST đã tạo nên nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc. Đây là cơ sở tạo nên các biến dị tổ hợp tạo nên tính đa dạng của sinh giới.

0.5

0,75

0,5

0,75Câu 5

(3 điểm)*. Giống nhau:- Trong TB sinh dưỡng đều tồn tại thành từng cặp, mỗi cặp NST gồm 2 NST đơn thuộc 2 nguồn gốc. Trong TB giao tử tồn tại thành từng chiếc.- Có kích thước và hình dạng đặc trưng cho mỗi loài.- Đều có khả năng bị đột biến làm thay đổi số lượng và cấu trúc NST.

0,5

0,50,5

60

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệub. Khác nhau:

NST thường NST giới tính- Thường gồm nhiều cặp NST ( lớn hơn 1 cặp), luôn tồn tại thành từng cặp NST tương đồng.

- Chỉ có 1 cặp, có thể tồn tại thành cặp tương đồng hoặc không tương đồng tuỳ giới tính và tuỳ từng loài. 0,5

- Gen trên NST thường tồn tại thành từng cặp gen tương ứng.

- Gen trên NST giới tính XY tồn tại thành nhiều vùng. 0,5

- Mang gen quy định các tính trạng thường của cơ thể

- Mang gen quy định tính trạng liên quan tới giới tính 0,5

Câu 6 (6,0điểm)

- Quy ước gen:Gen A quy định quả tròn, gen a quy định quả dàiGen B quy định hoa vàng, gen b quy định hoa trắng

- Kiểu gen của bố, mẹ:Cây cà chua thuần chủng quả tròn, hoa trắng có kiểu gen

là: AAbbCây cà chua thuần chủng quả dài, hoa vàng có kiểu gen là:

aaBB- Sơ đồ lai: P: Aabb (quả tròn, hoa trắng) x aaBB (quả dài, hoa vàng)GP: Ab , aBF1: Kiểu gen AaBb Kiểu hình 100% quả tròn, hoa vàngF1 tự thụ phấnF1 : AaBb (quả tròn, hoa vàng) x AaBb (quả tròn, hoa vàng)GF1: AB: Ab: aB: ab , AB: Ab: aB: abF2:

AB Ab aB abAB AABB AABB AaBB AaBbAb AABb AAbb AaBb AabbaB AaBB AaBb aaBB aaBbab AaBb Aabb aaBb aabb

Tỉ lệ kiểu gen của F2: 1AABB: 2AaBB: 2AABb: 4AaBb: 1AAbb: 2Aabb: 1aaBB: 2aaBb:

1aabbTỉ lệ kiểu hình của F2:

9 quả tròn, hoa vàng : 3 quả tròn, hoa trắng : 3 quả dài, hoa vàng : 1 quả dài, hoa trắng

0.50.5

0.5

0.5

0,50,250,250,25

0,50,25

1,0

0,5

0,5

PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠOVĨNH TƯỜNG

ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI THCSNĂM HỌC 2010 - 2011

MễN: SINH HỌC LỚP 8

61

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu(Thời gian làm bài: 150 phỳt)

Câu 1: Tế bào động vật và tế bào thực vật giống và khác nhau về cấu tạo ở những đặc điểm nào ? Câu 2: a- Xương có tính chất và thành phần hóa học như thế nào ? Nêu thí nghiệm để chứng minh thành phần hóa học có trong xương .

b- Giải thích nguyên nhân có hiện tượng “Chuột rút” ở các cầu thủ bóng đá.Câu 3:: 1- Huyết áp là gì? Nguyên nhân làm thay đổi huyết áp ?2- Vỡ sao tim hoạt động theo nhịp gián đoạn nhưng máu lại chảy được liên tục trong hệ mạch.Câu 4:1- Nêu đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của phổi.2- Khi con người hoạt động mạnh thỡ nhịp hụ hấp thay đổi như thế nào ? Giải thích ?Câu 5:

1- Cho các sơ đồ chuyển hóa sau.a- Tinh bột Mantôzơ b- Mantôzơ Glucôzơ c- Prôtêin chuỗi dài Prôtêin chuỗi ngắn d- Lipit Glyxêrin và axit béo .

Em húy cho biết cỏc sơ đồ chuyển hóa trên xẩy ra ở những bộ phận nào trong ống tiêu hóa 2- Ruột non có cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.

Câu 6: 1- Khi nghiên cứu về chức năng của tủy sống trên một con ếch tủy, một bạn học sinh vô

tỡnh đó làm đứt một số rễ tủy, bằng cách nào em có thể phát hiện được rễ nào còn, rễ nào bị đứt. Hãy giải thích.

2- Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha.

PHềNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM VĨNH TƯỜNG ĐỀ THI GIAO LƯU HSG THCS NĂM HỌC 2010 – 2011 MễN: SINH HỌC 8 Thời gian làm bài 150 phỳt

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂMCâu I: (1,5 điểm)

Tế bào động vật và tế bào thực vật giống và khác nhau về cấu tạo cơ bản ở những đặc điểm nào ? * Giống nhau:- Đều có màng - Tế bào chất với cỏc bào quan: Ty thể, thể gôngi, lưới nội chất, ribôxôm- Nhân: có nhân con và chất nhiễm sắc.* Khác nhau:

Tế bào thực vật Tế bào động vật- Có màng xelulôzơ - Có diệp lục

- Không có trung thể

- Không có màng xelulôzơ - Không có diệp lục (trừ Trùng roi xanh)- Có trung thể.

0,5

0 ,25 0 ,25

0 ,25

62

ĐỀ CHÍNH THỨC

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu- Có không bào lớn, có vai trò quan trọng trong đời sống của tế bào thực vật.

- Có không bào nhỏ không có vai trò quan trọng trong đời sống của tế bào .

0 ,25

Câu 2: (2 điểm)1- Xương có tính chất và thành phần hóa học như thế nào ? Nêu thí

nghiệm để chứng minh thành phần hóa học có trong xương .* Xương có 2 tính chất - Đàn hồi- Rắn chắc* Thành phần hóa học của xương.- Chất hữu cơ (chất cốt giao) đảm bảo cho xương có tính đàn hồi - Chất vô cơ chủ yếu là các muối canxi lam cho xương có tính rắn chắc.* Thí nghiệm chứng minh thành phần hóa học cuả xương.- Lấy một xương đùi ếch trưởng thành ngâm trong cốc đựng dung dịch axitclohiđric 10% sau 10 – 15 phút lấy ra thấy phần cũn lại của xương rất mềm và cú thể uốn cong dễ dàng Xương chứa chất hữu cơ.- Lấy một xương đùi ếch trưởng thành khác đốt trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi xương không cháy nữa, không cũn khúi bay lờn, búp nhẹ phần xương đó đốt thấy xương vỡ vụn ra đó là các chất khoáng Xương chứa chất vô cơ 2- Giải thích nguyên nhân có hiện tượng “Chuột rút” ở các cầu thủ bóng đá.- Hiện tượng “Chuột rút” là hiện tượng bắp cơ bị co cứng không hoạt động được.- Nguyên nhân do các cầu thủ bóng đá vận động quá nhiều, ra mồ hôi dẫn đến mất nước, mất muối khoáng, thiếu oxi. Các tế bào cơ hoạt động trong điều kiện thiếu oxi sẽ giải phóng nhiều axit lactic tích tụ trong cơ ảnh hưởng đến sự co và duỗi của cơ Hiện tượng co cơ cứng hay “Chuột rút”

0 ,25

0 ,25

0 ,5

0 ,5

0,5

Câu III: (1,5 điểm)1- Huyết áp là gì? Nguyên nhân làm thay đổi huyết áp ?- Huyết áp là áp lực của dòng máu lên thành mạch khi di chuyển * Nguyên nhân làm thay đổi huyết áp - Nguyên nhân thuộc về tim: khi cơ thể hoạt động, các cảm xúc mạnh, một số hóa chất … làm cho huyết áp tăng.- Nguyên nhân thuộc về mạch: khi mạch kém đàn hồi thỡ huyết ỏp tăng.- Nguyên nhân thuộc về máu: máu càng đặc huyết áp tăng …2- Vì sao tim hoạt động theo nhịp gián đoạn nhưng máu lại được chảy liên tục trong hệ mạch.- Vì khi dũng mỏu chảy từ động mạch chủ động mạch nhỏ mao mạch tĩnh mạch chủ thỡ huyết ỏp giảm dần, huyết áp cao nhất ở động mạch chủ và giảm dần, huyết áp nhỏ nhất ở tĩnh mạch chủ. Sự chênh lệch về huyết áp làm cho máu vẫn chảy liên tục trong hệ mạch khi tim hoạt động theo nhịp.

0 ,25

0 ,25 0 ,25 0 ,25

0 ,5 Câu IV: (1,5 điểm)1- Nêu đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của phổi.- Phổi là bộ phận quan trọng nhất của hệ hụ hấp nơi diễn ra sự trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường bờn ngoài. 0 ,25

63

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu- Bao ngoài hai lỏ phổi cỳ hai lớp màng, lớp màng ngoài dớnh với lồng ngực, lớp trong dớnh với phổi, giữa hai lớp cỳ chất dịch giỳp cho phổi phồng lờn, xẹp xuống khi hớt vào và thở ra.- Đơn vị cấu tạo của phổi là phế nang tập hợp thành từng cụm và được bao bởi màng mao mạch dày đặc tạo điều kiện cho sự trao đổi khí giữa phế nang và máu đến phổi được dễ dàng.- Số lượng phế nang lớn có tới 700 – 800 triệu phế nang làm tăng bề mặt trao đổi khí của phổi.2- Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp thay đổi như thế nào ? Giải thích ?- Khi con người hoạt động mạnh thỡ nhịp hụ hấp tăng.- Giái thích: Khi con người hoạt động mạnh cơ thể cần nhiều năng lượng - Hô hấp tế bào tăng Tế bào cần nhiều oxi và thải ra nhiều khớ cacbonic Nụng dộ cscbonic trong máu tăng đó kớch thớch trung khu hụ hấp ở hành tủy điều khiển làm tăng nhịp hô hấp.

0 ,25

0 ,25

0 ,25

0 ,5 Câu V: (1,5 điểm)a- Xẩy ra ở miệng, dạ dày thời gian đầu và ruột non b- Xẩy ra ở ruột non c- Xẩy ra ở dạ dày d- Xẩy ra ở ruột non2- Ruột non có cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.- Ruột non rất dài ở người trưởng thành từ 2,8 – 3m Tổng diện tớch bề mặt rất lớn (400 – 500 m2). Ruột non cỳ cấu tạo gồm 4 lớp (lớp màng bọc ngoài, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc).- Ruột non có tuyến ruột tiết ra nhiều enzim giúp cho tiêu hóa các loại thức ăn thành các chất đơn giản glucozơ, axit amin, glyxerin và axit béo được hấp thụ qua thành ruột vào máu để đến các tế bào.- Lớp niờm mạc cỳ cỏc nếp gấp với cỏc lụng ruột và lụng cực nhỏ làm cho diện tớch bề mặt bờn trong rất lớn (gấp 600 lần so với diện tớch mặt ngoài)- Có hệ thống mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc phân bố tới từng lông ruột.

0 ,25

0 ,25

0 ,25

0 ,25

0 ,25

0 ,25 Câu VI: ( 2 điểm)

1- Khi nghiên cứu về chức năng của tủy sống trên một con ếch tủy một bạn học sinh vô tỡnh đó làm đứt một số rễ tủy, bằng cách nào em có thể phát hiện được rễ nào cũn, rễ nào bị đứt. Húy giải thớch.- Kớch thớch rất mạnh lần lượt các chi (bằng dd HCl 3% )+ Nếu chi đó không co, các chi cũn lại co chứng tỏ rễ trước bên đó bị đứt, rễ trước bên cũn lại và rễ sau cũn.+ Nếu chi đó co các chi cũn lại khụng co chứng tỏ rễ trước các bên cũn lại bị đứt.+ Nếu khụng chi nào co cả chứng tỏ rễ sau bên đó bị đứt.…* Giải thích: rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương thần kinh đi qua cơ quan phản ứng (cơ chi)- Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các cơ quan về trung ương thần

0 ,25

0 ,25

0 ,25

0 ,25

0 ,25 64

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệukinh.2- Tại sao nói dây thần tủy là dây pha.- Dây thần kinh tủy gồm một rễ trước và một rễ sau + Rễ trước gồm các sợi thần kinh vận động đi ra từ tủy sống tới các cơ quan + Rễ sau gồm các sợi thần kinh cảm giác nối các cơ quan với tủy sống.- Hai rễ chập lại tại lỗ gian đốt tạo thành dây thần kinh tủy Dây thần kinh tủy là dây pha.

0 ,25 0 ,25

0 ,25

65

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN BẢO YÊNĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2009-2010

MÔN : SINH HỌC.( Thời gian làm bài : 150 phút không kể thời gian giao đề )

A . Phần chung ( 12 điểm ): Dành cho thí sinh thuộc tất cả các trường học Câu 1 : ( 2,0 điểm )

Nêu xu hướng tiến hóa của hệ thần kinh của động vật không xương sống ? Câu 2 : ( 2,0 điểm )Giải thích cơ chế trao đổi khí diễn ra ở phổi và trao đổi khí diễn ra ở tế bào trong cơ thể người ?Câu 3 :(5,5 điểm )

So sánh nguyên phân và giảm phân ?Câu 4 : ( 2,5 điểm )

Một đoạn mạch gen có cấu trúc như sau : Mạch 1 : - A - T - G - X - T - X - X - A - X - G - A - G- Mạch 2 : - T - A - X - G - A - G - G - T - G - X - T - X - a, Xác định trình tự các nuclêotít của đoạn m ARN được tổng hợp từ đoạn gen trên ?b, Sự tổng hợp ARN từ gen được thực hiện theo nguyên tắc nào ?c, Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và ARN ?B. Phần riêng ( 8 điểm ) : Dành cho thí sinh 4 trường THCS số 1 phố Ràng, THCS số 2 Phố Ràng, PT DTNT , THCS số 1 Bảo Hà :Câu 5 ( 3 điểm ) Lập bảng khái quát sự phân biệt các đặc điểm cấu tạo và chức năng của ba cấu trúc : AND, ARN và Prôtêin ?Câu 6 ( 2 điểm ) So sánh nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính ? Câu 7 ( 3 điểm )

ở người, tóc xoăn là tính trạng trội so với tóc thẳng và gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.a, Trong một gia đình, mẹ có tóc thẳng sinh được một con gái có tóc xoăn. Biện luận để xác định kiểu gen, kiểu hình của bố, mẹ và lập sơ đồ lai minh hoạ ?b, Người con gái nói trên lớn lên lấy chồng có tóc xoăn thì xác xuất để sinh được con gái có tóc thẳng là bao nhiêu phần trăm ?

C. Phần riêng ( 8 điểm ) : Dành cho thí sinh các trường còn lại. Câu 5 : ( 2 điểm )Giải thích ý nghĩa của nguyên phân đối với di truyền và đối với sinh trưởng phát triển của cơ thể?Câu 6 : ( 2,5 điểm ) Giải thích nguyên nhân và cơ chế hình thành thể đa bội?Câu 7: ( 3,5 điểm )Cho hai giống cà chua quả đỏ thuần chủng và quả vàng thuần chủng giao phấn với nhau được F1

toàn cà chua quả đỏ.a , Khi cho cà chuaF1 lai phân tích thì kết quả sẽ như thế nào?b, Nếu không dùng phép lai phân tích có thể sử dụng phương pháp nào khác để xác định được cà chua quả đỏ là thể đồng hợp hay thể dị hợp được không? Giải thích.

.............................................. Hết ……………………………….

66

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN BẢO YÊNĐÁP ÁN THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2009-2010

MÔN : sinh học.Câu Đáp án Điểm

Phần chungCâu 1

( 2 điểm )-Từ chỗ hệ thần kinh cha phân hoá (động vật nguyên sinh) đến hệ thần kinh mạng lới (Ruột khoang).-Từ chỗ hệ thần kinh hình chuỗi hạch với hạch não, hạch dới hầu, chuỗi hạch bụng (Giun đốt) đến hình chuỗi với hạch não lớn, hạch dới hầu, chuỗi hạch ngực và bụng (Chân khớp).

1,0

1,0

Câu 2( 2 điểm )

- Trao đổi khí ở phổi :+ Nồng độ O2 trong các phế nang cao hơn nồng độ O2 trong máu mao mạch nên O2 khuếch tán từ các phế nang vào các mao mạch máu.+ Nồng độ CO2 trong máu mao mạch cao hơn nồng độ CO2 trong các phế nang nên CO2 khuếch tán từ máu mao mạch vào các phế nang.

- Trao đổi khí ở các tế bào :+ Nồng độ O2 trong các mao mạch máu cao hơn nồng độ O2 trong tế bào nên O2 khuếch tán từ máu mao mạch vào tế bào.+ Nồng độ CO2 trong tế bào cao hơn nồng độ CO2 trong máu mao mạch nên CO2 khuếch tán từ tế bào vào vào máu mao mạch.

0,5

0,5

0,5

0,5

Câu 3( 5,5 đ)

* Giống nhau :- Đều là quá trình phân bào gián phân.- Đều có sự nhân đôi của NST, NST tập trung ở mặt phẳng xích đạo và phân li về 2 cực của tế bào- Đều có sự biến đổi hình thái NST.- Đều là cơ chế duy trì sự ổn định bộ NST lỡng bội qua các thế hệ cơ thể.* Khác nhau :

0,50,5

0,50,5

0,5

0,50,5

0,5

0,5

0,5

0,5

Nguyên phân Giảm phânXảy ra ở tế bào sinh dỡng và tế bào mẹ giao tử.

Xảy ra ở tế bào sinh dục ( 2n ) thời kỳ chín.

Một lần phân bào,NST nhân đôi một lần.

Hai lần phân bào,NST nhân đôi một lần.

Không có sợ tiếp hợp của NST. Có sợ tiếp hợp của NSTKỳ giữa NST xếp thành một hàng trên MPXĐ.

Kỳ giữa NST xếp thành 2 hàng trên MPXĐ.( lần phân bào 1 )

Kỳ sau có sự phân chia đồng đều bộ NST về 2 TB con.

Phân ly 2 NST kép cùng cặp đồng dạng.

Kỳ cuối, mỗi TB con nhận 2 NST đơn

Mỗi TB con nhận n NST kép.

Kết quả : Từ 1 TB sinh dỡng (2n) quan guyên phân hình thành 2 TB con có 1 bộ NST

Từ 1 TB sinh dục ( 2n ) giảm phân hình thành 4 TB con có bộ NST đơn bội.

67

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu( 2n ) giống TB mẹ.

Câu 4 a, (2,5điểm)

b,

c ,

Trình tự các nuclêôtit trên ARN :+ Nếu mạch 1 là mạch khuôn :-U – A – X – G – X – A – G – U – G – X – U – X – + Nếu mạch 2 là mạch khuôn :- A – U – G – X – G – U – X – A – X – G – A – G - Sự tổng hợp ARN từ gen đợc tổng hợp theo nguyên tắc :- Nguyên tắc khuôn mẫu : Quá trình tổng hợp ARN dựa trên một mạch đơn của gen ( Gọi là mạch khuôn ).- Nguyên tắc bổ sung :Các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen liên kết với các nuclêôtit ở môi trờng nội bào theo nguyên tắc bổ sung : A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G.Bản chất mối quan hệ giữa gen và ARN: Trình tự các các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen quy định trình tự các nuclêôtit trên mạch ARN.

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

Phần riêng dành cho thí sinh các trờng THCS số1Phố Ràng, THCS số 2 Phố Ràng, PT DTNT, THCS số 1 Bảo Hà.

Câu 5(3,0điểm)

ADN ARN Prôtêin

Cấu tạo

Luôn cá cấu tạo 2 mạch song song và xoắn lại.

Chỉ có cấu tạo 1 mạch.

Có cấu tạo 1 hay nhiều chuỗi axít amin.

§ơn phân là các nuclêôtit.

Đơn phân là các nuclêôtit.

Đơn phân là các axít amin.

Các nguyên tố cấu tạo : C, H, O, N, P.

Các nguyên tố cấu tạo : C, H, O, N, P.

Các nguyên tố cấu tạo chủ yếu là: C, H, O, N.

Có kích thớc và khối lợng lớn hơn ARN và prôtêin.

Có kích thớc và khối lợng nhỏ hơn ARN nhng lớn hơn prôtêin

Có kích thớc và khối lợng nhỏ nhất so với AND và ARN

Chức năng

Chứa gen mang thông tin quy định cấu tạo prôtêin

Đợc tạo từ gen trên AND và trực tiếp thực hiện tổng hợp prôtêin.

Prôtêin đợc tạo ra trực tiếp biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.

0,5

0,5

0,5

0,5

1,0

Câu 6(2,5điểm)

* Giống nhau : a, về cấu tạo :- Đều đợc cấu tạo từ 2 thành phần là AND và 1 loại prôtêin là histôn.- Đều có đặc tính đặc trng theo loài.-Các cặp NST thờng và NST giới tính XX đều là cặp tơng đồng gồm 2 chiếc giống nhau. b, Về chức năng :- Đều có chứa gen quy định tình trạng của cơ thể.- Đều có những hoạt động giống nhau trong phân bào nh nhân đôi,

0,25

0,250,25

0,25

68

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệuđóng xoắn, tháo xoắn, xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, phân li về các cực của TB.* Khác nhau :

NST thờng NST giới tínhVề cấu tạo

Có nhiều cặp trong TB l-ỡng bội.

Có 1 cặp trong TB lỡng bội.

Luôn sắp xếp thành các cặp tơng đồng

Cặp XY là cặp không tơng đồng.

Giống nhau giữa cá thể đực và cá thể cái

Khác nhau giữa cá thể đực và cá thể cái

Về chức năng

Không quy định giới tính của cơ thể

Có quy định giới tính của cơ thể

Chứa gen quy định tính trạng thờng không liên quan giới tính.

Chứa gen quy định tính trạng thờng có liên quan giới tính.

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 7( 2,5 điểm

)

a , Gen A : Tóc xoăn ; gen a : Tóc thẳng.A trội hoàn toàn so với a.Mẹ có tóc thẳng ( aa) sinh đợc 1 con gái có tóc xoăn( A-) suy ra bố phải có tóc xoăn (A- ). Ta có các sơ đồ lai sau :Sơ đồ lai 1 : Bố AA x Mẹ aa

A a Con gái: Aa

Sơ đồ lai 2 : Bố Aa x Mẹ aaA a a

Aa aa ( con gái )Con gái có kiểu gen là Aa.b, Ngời con gái trên lớn lên lấy chồng tóc xoăn ( A-) .Xảy ra các trờng hợp :Trờng hợp 1 : Aa x Aa A a A a AA, 2Aa, a a ( 3 tóc xoăn, 1 tóc thẳng )Tỉ lệ con sinh ra có tóc thẳng trong trờng hợp này là (1 : 4) x100% = 25 %

Trờng hợp 2 : AA x Aa A A a AA, 2Aa (Tóc xoăn ) Tỉ lệ con sinh ra có tóc thẳng trong trờng hợp này là 0.

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5Phần riêng dành cho các thí sinh các trờng THCS còn lại.

69

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu

Câu 5(2,0điểm)

* ý nghĩa của nguyên phân đối với di truyền :- Là phơng thức truyền đạt và ổ định bộ NST đặc trng của loài qua các thế hệ TB trong quá trình phát sinh cá thể ở các loài sinh sản vô tính.-Bộ NST của loài đợc ổ định qua các thế hệ nhờ sợ kết hợp giữa 2 cơ chế là nhân đôi và phân ly NST.* ý nghĩa của nguyên phân đối với sinh trởng và phát triển của cơ thể:- Làm tăng số lợng tế bào, giúp cho sự tăng trởng của các mô, cơ quan, nhờ dó cơ thể đa bào lờn lên đợc.- Tạo ra các TB mới để bù đắp các TB của các mô bị tổn thơng hoặc thay thế TB già chết.

0,5

0,5

0,5

0,5

Câu 6(2,5điểm)

* nguyên nhân :- Đột biến đa bội hoá tạo ra thể đa bội phát sinh từ các tác nhân vật lý, hoá học của môi trờng bên ngoài hoặc những rối loạn của quá trình trao đổi chất bên trong tế bào và cơ thể gây ra.* Cơ chế :Do các nguyên nhân nói trên dẫn đến không hình thành thoi vô sắc trong quá trình phân bào ( Nguyên phân hoặc giảm phân) làm cho toàn bộ NST không phân ly đợc.-Trong nguyên phân : Tạo ra TB con 4n từ TB mẹ 2n.-Trong giảm phân :Tạo ra hợp tử 3n hoặc 4n.

1,0

1,0

0,250,25

Câu 7(3,5điểm)

a, Vì F1 toàn cà chua quả đỏ nên quả đỏ là tính trạng trội so với quả vàng.Quy ớc : Gen A : Quả đỏ Gen a : quả vàngCà chua quả đỏ thuần chủng có kiểu gen : AACà chua quả vàng thuần chủng có kiểu gen : aaSơ đồ lai : P : AA x aa Gp : A a F1 : Aa Cho F1 lai phân tích : Aa x AaGF1 : A a a F2 : Aa, aa ( 1 quả đỏ, 1 quả vàng )b, Có thể xác định cà chua quả đỏ là thể đồng hợp hay dị hợp bằng cách cho tự thụ phấn :- Nếu là đồng hợp thì F1 đồng tính.- Nếu là thể dị hợp thì F1 phân tính.

0,5

0,250,25

0,5

0,5

0,5

0,50,5

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HUYỆN EA H’LEO(Đề số 1)

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI THCS NĂM HỌC 2009-2010Môn: SINH HỌC

Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

70

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu

Câu 1: Nêu các dạng đột biến số lượng NST, cơ chế phát sinh các dạng đột biến đó?Câu 2: Trình bày cơ chế xác định giới tính ở người? Nêu tất cả các dạng tổ hợp của các cặp NST giới tính ( Kể cả quá trình giảm phân tạo giao tử không bình thường). Nêu những hiểu biết của em về bệnh tơcnơ, vì sao thai nhi có tổ hợp NST XO thì sống còn YO thì chết?Câu 3: Ở một loài có 10 tế bào sinh dục đực tiến hành nguyên phân liên tiếp 5 lần. Cần môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương 24180 NST đơn.a/ Xác định bộ NST lưỡng bội của loài?b/ Các tế bào con tiến hành giảm phân. Xác định số nhiễm sắc thể có trong các tế bào ở kì sau của giảm phân I và kì sau của giảm phân II.c/ Các tế bào con trên đều giảm phân tạo tinh trùng. Tinh trùng tham gia thụ tinh đạt hiệu suất 10%. Xác định số lượng tinh trùng được thụ tinh.d/ Các trứng tham gia thụ tinh với tinh trùng trên đều được sinh ra từ một tế bào mầm sinh dục. Xác định số lần nguyên phân của tế bào mầm. Biết hiệu suất thụ tinh của trứng bằng 50%.Câu 4: Ở người: Gen A quy định tóc xoăn, gen a quy định tóc thẳng.

Gen B quy định tầm vóc thấp, gen b quy định tầm vóc cao. (Hai cặp gen này di truyền độc lập với nhau).

a/ Nếu bố tóc xoăn tầm vóc cao, mẹ tóc thẳng tầm vóc thấp các con của họ sinh ra có thể có kiểu gen và kiểu hình như thế nào?b/ Nếu bố mẹ đều có kiểu hình tóc xoăn tầm vóc thấp mà con của họ có người tóc thẳng tầm vóc cao thì kiểu gen của của bố mẹ như thế nào?Câu 5: Một đoạn gen có tổng hai loại nuclêôtit bằng 40% tổng số nuclêôtit của gen và số nuclêôtit loại A = 600.a/ Tính tỉ lệ % mỗi loại nuclêôtit của gen?b/ Tính số lượng mỗi loại nuclêôtit của gen?

------------ HẾT-----------

PHÒNG GD & ĐT HUYỆN EAH’LEO ĐÁP ÁN MÔN SINH HỌC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 9 Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề NĂM HỌC: 2009 – 2010

Câu 1: Nêu các dạng đột biến số lượng NST, cơ chế phát sinh các dang đột biến đó?- Có hai dạng đột biến số lượng NST: Đột biến thể dị bội và đột biến thể đa bội. (0,25điểm) * Đột biến thể dị bội: - Khái niệm: Thể dị bội là hiện tượng thay đổi số lượng NST ở một hoặc một số cặp NST nào đó trong tế bào sinh dưỡng. (0,5điểm) Gồm các dạng: (0,5điểm)

- 2n + 1- 2n – 1- 2n – 2 - Sự phát sinh thể dị bội: (0,5điểm) Do sự phân li không bình thường ở một hoặc vài cặp NST trong quá trình giảm phân dẫn tới tạo thành giao tử mà trong giao tử chứa cặp NST tương đồng hoặc không có NST nào.

* Đột biến thể đa bội:71

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu - Khái niệm: Là hiện tượng trong tế bào sinh dưỡng có số lượng NST tăng gấp bội là bội số của n và lớn hơn 2n. (0,5điểm) Gồm các dạng: 3n; 4n…. (0,25điểm)

- Sự phát sinh thể đa bội:- Sự phát sinh thể đa bội (lẻ) 3n:

Tế bào 2n giảm phân không bình thường xảy ra trên tất cả các cặp NST sẽ tạo nên giao tử (2n NST). giao tử này kết hợp với giao tử bình thừơng (n NST) tạo nên hợp tử (3n NST).

(0,5điểm) *Cơ chế hình thành các dạng đa bội (chẵn)4n:

- Giao tử không bình thường (2n) kết hợp với nhau tạo thành hợp tử 4n (0,5 điểm) - Trong quá trình nguyên phân ( Rối loạn) NST đã nhân đôi nhưng không phân li về hai cực

của tế bào tạo thành hợp tử 4n. (0,5 điểm) Bài 2: Giới tính được xác định do sự phân li của các cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp lại trong quá trình thụ tính là cơ chế xác định giới tính.

(0,5 điểm)

- Qua giảm phân, ở người mẹ chỉ chi ra 1 loại NST giới tính X, còn ở bố thì cho ra NST giới tính X và Y (0,5 điểm)

- Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST X với trứng tạo ra hợp tử chứa XX sẽ phát triển thành con gái, (0,25 điểm)

- Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST Y với trứng tạo thành hợp tử chứa XY sẽ phát triển thành con trai (0,25 điểm) - SĐL: (0,5 điểm) *Nêu các dạng tổ hợp của các cặp NST giới tính: (1 điểm)

XX; XY; XXX; OX;XXY,OY- Bệnh tơcnơ bệnh nhân chỉ có 1 NST gới tính là X, tổ hợp GT XO ( 0,25 điểm) - Biểu hiện: Là nữ, lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển, bệnh nhân sống đến lúc trưởng thành nhưng không có kinh nguyệt, tử cung bé, thường mất trí và không có con.(0,25 điểm) - Trong thụ tinh nếu hình thành tổ hợp YO thai xẽ chết khi mới hình thành vì NST Y nhỏ hơn nhiều NST X. Nên nó sẽ thiếu những gen cần thiết cho sự sống. (0,5 điểm) Bài 3: (4 điểm) a/ Bộ NST lưỡng bội của loài là:

10*2n( 25 – 1) = 24180

2n =

2n = 78 NST. (0,5 điểm) b/ Số tế bào con được tạo thành là:

10*25 = 320 ( tế bào) (0,5 điểm) - Kì sau của giảm phân I. nhiễm sắc thể là: 2n = 78 NST kép ( Vì NST nhân đôi ở kì trung gian)

Số NST trong các tế bào ở kì sau của giảm phân I là:78 NST kép X 320 = 24960 NST kép. (0,5 điểm) - Kì sau của giảm phân II (n đơn bội kép) = 39kép tách thành 78 đơn.Số tế bào là: 320 x 2 = 640 tế bào

72

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệuSố NST trong các tế bào là: 640 x 78 đơn = 49920 NST đơn. (0,5 điểm)

c/ Số tinh trùng được tạo thành là:Cứ 1 tế bào giảm phân cho 4 tinh trùng.Vậy 320 tế bào tạo ra số tinh trùng là:

320x 4 = 1280 tinh trùng. (0,5 điểm) Số tinh trùng được thụ tinh là:

1280* = 128 tinh trùng. (0, 5 điểm)

d/ Ta có: Số tinh trùng được thụ tinh = số trúng được thụ tinh = số hợp tử = 128 (0,25 điểm)

Hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%.Số trứng tham gia thụ tinh là:

128* = 256 (trứng) (0,25 điểm)

Cứ 1 tế bào giảm phân tạo ra 1 trứng.Vậy 256 trứng cần 256 tế bào sinh trứng.Vậy từ 1 tế bào đầu để tạo ra 256 tế bào cần số lần nguyên phân là:

2x = 256

x = 8. vậy tế bào cần nguyên phân 8 lần. (0,5điểm) Câu 4: (4 điểm) Quy ước gen: Gen A quy định tóc xoăn.

Gen a quy định tóc thẳng. Gen B quy định tầm vóc thấp. Gen b quy định tầm vóc cao.

(Hai cặp gen này di truyền độc lập với nhau).a/ Bố tóc xoăn, tầm vóc cao có KG A_bb (0,5điểm)

Mẹ tóc thẳng, tầm vóc thấp có KG aaB_Bố và mẹ có KG A_bb và aaB_ có thể có những trường xảy ra như sau:

1/ Bố: AAbb ( tóc xoăn, tầm vóc cao) X Mẹ: aaBB ( tóc thẳng, tầmm vóc thấp)2/ Bố: Aabb ( tóc xoăn, tầm vóc cao) X Mẹ: aaBB ( tóc thẳng, tầmm vóc thấp)3/ Bố: AAbb ( tóc xoăn, tầm vóc cao) X Mẹ: aaBb ( tóc thẳng, tầmm vóc thấp)4/ Bố: Aabb ( tóc xoăn, tầm vóc cao) X Mẹ: aaBb ( tóc thẳng, tầmm vóc thấp)* TH 1: P: Bố: AAbb ( tóc xoăn, tầm vóc cao) X Mẹ: aaBB ( tóc thẳng, tầmm vóc thấp)

(0,5điểm) Gp: Ab aBF1: AaBb 100% (Tóc xoăn, tầm vóc thấp)

KG: 100% AaBb.KH: 100% (Tóc xoăn, tầm vóc thấp)* TH 2: P: Bố: Aabb ( tóc xoăn, tầm vóc cao) X Mẹ: aaBB ( tóc thẳng, tầmm vóc thấp)

Gp: Ab ,ab aBF1: AaBb ; aaBb (0,5điểm)

KG: 50% AaBb : 50% aaBb50% (Tóc xoăn, tầm vóc thấp) : 50% (Tóc thẳng, tầm vóc thấp) * TH 3: P: Bố: AAbb ( tóc xoăn, tầm vóc cao) X Mẹ: aaBb ( tóc thẳng, tầmm vóc thấp)

Gp: Ab aB, ab

73

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệuF1: AaBb ; Aabb (0,5điểm)

KG: 50% AaBb : 50% Aabb50% (Tóc xoăn, tầm vóc thấp) : 50% (Tóc xoăn, tầm vóc cao)

* TH 4: P: Bố: Aabb ( tóc xoăn, tầm vóc cao) X Mẹ: aaBb ( tóc thẳng, tầmm vóc thấp)

Gp: Ab, ab aB, ab (0,5điểm) F1: AaBb ; Aabb; aaBb; aabb

KG: 25% AaBb : 25% Aabb : 25% aaBb : 25% aabbKH: 25% (Tóc xoăn, tầm vóc thấp) : 25% (Tóc xoăn, tầm vóc cao) : 25% (tóc thẳng, tầm vóc thấp): 25% (Tóc thẳng, tầm vóc cao)b/ Bố và mẹ có kiểu hình tóc xoăn, tầm vóc thấp => KG của bố và mẹ phải là: A_B_ (1)

(0,5điểm) con của họ có người tóc thẳng, tầm vóc cao ( mang ttính trrạng lặn) => KG của con là: aabbvậy bố và mẹ phải luôn đồng thời cho giao tử ab.(2) (0,5điểm) Từ (1), (2) => Kiểu gen của bố và mẹ là: AaBb. (0,5điểm) Bài 5: (4 điểm) a/ Tỉ lệ % mỗi loại nuclêotit của gen: - Trong gen ta luôn có tổng của hai loại nuclêotit không bổ sung cho nhau bằng 50% N.

- Mặt khác theo giả thiết tổng của 2 loại nuclêotit ( chưa rõ là 2 nuclêotit nào) bằng 40%N. suy ra đó phải là tổng của của hai loại nuuclêotit bổ sungg cho nhau.

- Ta có hai trường hợp có thể xảy ra:*Trường hợp 1: (0,5điểm)

A + T = 40% N

=> A = T = = 20% N (0,5điểm)

G = X = 50% - 20% = 30% N (0,5điểm) *Trường hợp 2 :

G + X = 40%

G = X = = 20% N (0,5điểm)

A = T = 50% - 20% = 30% N (0,5điểm) b/ Số lượng nuclêotit mỗi loại trong gen :*Trường hợp 1:Theo giả thiết : A = 600 = 20%

A = T = 600 N (0,5điểm)

G = X = = 900 N (0,5điểm)

*Trường hợp 2 :Theo giả thiết : A = 600 = 30%

A = T = 600 N (0,5điểm)

G = X = = 400 N (0,5điểm)

74

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệuPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO

TẠOHUYỆN EA H’LEO

(Đề số 1)

KÌ THI HỌC SINH GIỎINăm học 2010 - 2011Môn: SINH HỌC 8

Thời gian làm bài: 60 phút

Câu 1: ( 2 điểm ) Nêu sự khác nhau về cấu tạo của động mạch; tĩnh mạch; mao mạch. Vì sao có sự khác nhau đó? Câu 2: ( 2,0 điểm)Nêu vai trò của enzim dịch ruột đối với sự biến đổi thức ăn trong ruột non.Câu 3 : ( 1,0 điểm )Giải thích nghĩa của câu: " Nhai kỹ no lâu "Câu 4: (2,5 điểm ) Cho biết tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70 ml máu và trong một ngày đêm đã đẩy đi được 7560 lít máu. Thời gian của pha dãn chung bằng 1/2 chu kỳ tim, thời gian pha co tâm nhĩ bằng 1/3 thời gian pha co tâm thất. Hỏi: A. Số lần mạch đập trong một phút? B. Thời gian hoạt động của một chu kỳ tim? C. Thời gian của mỗi pha: co tâm nhĩ, co tâm thất, dãn chung?Câu 5 : (1,5 điểm) Nêu sự khác nhau giữa quang hợp và hô hấp ở thực vật.Câu 6 : (1,0 điểm) Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn.

1. Ở người, động mạch chứa máu đỏ tươi.2. Mọi tế bào đều có nhân.3. Chúng ta lớn lên được là do tế bào của ta ngày càng to ra.4. Để nhiều cây cảnh trong phòng ngủ đóng kín thì gây nguy hiểm cho con người khi ngủ ban đêm.

……….HẾT………..

ĐÁP ÁN THI HSG CẤP HUYỆNMÔN: SINH 8

Câu Nội dung Điểm

1.(2đ)

1. Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của các loại mạch máu:

0,4 đ

a. Động mạch: lòng hẹp hơn tĩnh mạch, có thành dày nhất trong 3 loại mạch gồm 3 lớp (mô liên kết, cơ trơn, biểu bì), có khả năng đàn hồi => phù hợp với chức năng nhận một lượng lớn máu từ tâm thất với vận tốc nhanh, áp lực lớn.b. Tĩnh mạch: có thành mỏng hơn ít đàn hồi hơn động mạch, có lòng rộng => phù hợp với chức năng nhận máu từ các cơ quan và vận chuyển về tim với vận tốc chậm, áp lực nhỏ; có các van một chiều ở những nơi máu chảy ngược chiều trọng lực. 0,3 đc. Mao mạch: có thành rất mỏng, phân nhánh nhiều. Cấu tạo chỉ gồm 1 lớp tế bào biểu bì phù hợp với chức năng vận chuyển máu chậm để thực hiện sự trao đổi chất giữa máu và tế bào.

0,3 đ

Vai trò của enzim dịch ruột đối với sự biến đổi thức ăn trong ruột non.Dịch ruột có đầy đủ enzim biến đổi tất cả các loại thức ăn. Cụ thể:

75

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệuCâu

2- Tinh bột ---------

Amilaza Man tô -Mantaza--------- > Glucôzơ- Saccarozo Sacaraza ------- > Glucôzơ + Levulo- Lacto ------Lactaza--- > Glucôzơ + galacto- Protein ----Erepsin----- > Axit Amin- Lipit -----Lipaza--- > Axit béo + Glixerin- Axit Nucleic --------Nucleaza------- > Nucleotit

0,50,30,30,30,30,3

31,5đ

1.- Trong một phút tâm thất trái đã co và đẩy :

7560 : (24. 60) = 5,25 lít. = 5250 ml- Số lần tâm thất trái co trong một phút là :

525000 : 70 = 75 ( lần)Vậy số lần mạch đập trong một phút là : 75 lần.

0,5đ

2.- Thời gian hoạt động của một chu kỳ tim là :( 1 phút = 60 giây) ta có : 60 : 75 = 0,8 giây.

Đáp số : 0,8 giây.0,5đ

3. Thời gian của các pha :- Thời gian của pha dãn chung là : 0,8 : 2 = 0,4 (giây)- Gọi thời gian pha nhĩ co là x giây -> thời gian pha thất co là 3x .

Ta có x + 3x = 0,8 – 0,4 = 0,4 x = 0,1 giây.

Vậy trong một chu kỳ co dãn của tim: Tâm nhĩ co hết : 0,1 giây.Tâm thất co hết : 0,1 . 3 = 0,3 giây.( HS giải cách khác nếu đúng cho điểm tối đa)

0,5

0,5đ

41,đ

Câu5

Giải thích nghĩa câu : " Nhai kỹ no lâu ":- Nhai kỹ thì thức ăn được biến đổi về mặt vật lí tại khoang miệng thành các phần tử rất nhỏ.- Sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự biến đổi thức ăn diễn ra tại ruột non về mặt hóa học: thức ăn sẽ được biến đổi hoàn toàn, triệt để thành chất dinh dưỡng.- Cơ thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng, nên no lâu.

0,25

0,5

0,25

Quang hợp Hô hấp- Diễn ra ban ngày hoặc khi có ánh sáng.- Diễn ra ở phần xanh của thực vật.- Lấy vào khí CO2 , nhả ra khí O2 .- Tạo ra chất hữu cơ.- Tích lũy chất hữu cơ.

- Diễn ra cả ngày lẫn đêm.- Diễn ra ở mọi bộ phận của thực vật- Lấy vào khí O2, nhả ra khí CO2.- Phân giải chất hữu cơ.- Giải phóng chất hữu cơ

0,25

61,0 đ

1. Sai - Vì: Có động mạch phổi chứa máu đỏ thẫm.2. Sai - Vì: Có tế bào hồng cầu không có nhân.3. Sai - Vì: Lớn lên là do tăng số lượng tế bào ( do TB phân chia )4. Đúng - Vì : Đêm cây hô hấp thải khí CO2, gây ngạt thở.

0,250,250,250,25

76

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu

PHÒNG GD & ĐT ĐỒNG VĂN TRƯỜNG PTDTNT PHÓ BẢNG

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNGMÔN: SINH HỌC 8NĂM HỌC: 2010 - 2011

GV RA ĐỀ: TRỊNH THẾ QUYỀNThời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

A- đề bài:Câu 1: (4,0 đ)

-Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân gây hại cho hệ tim mạch ?Câu 2: (2,0 đ)

-Giải thích nguyên nhân sinh ra hiện tượng “chuột rút” ở các cầu thủ bóng đá ?Câu 3: (3,0 đ)

-Giải thích tại sao ruột của loài ăn cỏ có manh tràng dài hơn ruột của loài ăn thịt ?Câu 4: (1,5 đ)

-Tại sao khi khám bệnh bác sĩ lại căn cứ vào số lượng hồng cầu để chẩn đoán bệnh ?Câu 5: (2,0 đ)

-Thân non có màu xanh, có tham gia quang hợp được không ? Vì sao ? Cây không có lá hoặc sớm rụng (xương rồng…) thì chức năng chính do bộ phận nào của cây đảm nhiệm ?

Câu 6: (5,5 đ)-Hãy nêu đặc điểm cấu tạo trong của chim bồ câu phù hợp với chức năng bay lượn ?

Câu 7: (2,0 đ)-Tại sao cá voi thuộc lớp thú nhưng gọi là cá ?

-----Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm-----

ĐÁP ÁNCâu 1: (4,0 đ) các biện pháp bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân gây hại cho hệ tim mạch:

đáp án điểm-Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim mạch như mỡ động vật.. (0,5 đ)-Sống sao cho vui vẻ, tránh lo âu, sợ hãi. (0,5 đ)-Không sử dụng các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, hêrôin… (0,5 đ)-Cần tiêm phòng các bệnh có hại cho tim như bạch hầu. (0,5 đ)-Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp. (0,5 đ)-Cần kiểm tra sức khẻo định kì. (0,5 đ)-Tập TD thường xuyên, vừa sức… (0,5 đ)-Cần điều trị kịp thời các bệnh như cúm… (0,5 đ)

Câu 2: (2,0 đ) Nguyên nhân của hiện tượng chuột rút:đáp án điểm

-Hiện tượng “chuột rút” là hiện tượng bắp cơ bị co cứng, không hoạt động được. (0,5 đ)*Nguyên nhân: (0,5 đ)

77

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu-Do cầu thủ bóng đá vận động quá nhiều, ra mồ hôi dẫn đến mất nước, mất muối, thiếu ôxi.-Tế bào hoạt động trong điều kiện thiếu ôxi đồng thời giải phóng axit lactic. (0,5 đ)-Axit lactic tăng, tích tụ làm ảnh hưởng đến sự co và duỗi của cơ. (0,5 đ)

Câu3: (3,0 đ) loài ăn cỏ có manh tràng dài hơn ruột của loài ăn thịt vì:đáp án điểm

-Manh tràng là một đoạn ruột tịt, tùy loài mà có độ dài ngắn khác nhau. (0,5 đ)-ở những loài ăn cỏ (như: trâu, bò…) có manh tràng dài hơn là vì: trong đó có hệ vi sinh vật phân hủy xenlulôzơ thành phần chủ yếu của cỏ, thành chất dinh dưỡng để động vật có thể hấp thụ được.

(1,0 đ)

-Thức ăn đi vào manh tràng để tiêu hóa và phân giải sau đó lại quay ra ruột non để hấp thụ tiếp.

(0,5 đ)

-ở những loài ăn thịt ruột tịt (manh tràng) rất ngắn là vì trong thức ăn của chúng chủ yếu là Prôtêin không cần vi sinh vật phân hủy mà chỉ cần các dịch và men tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn.

(1,0 đ)

Câu 4: (1,5 đ) Phải căn cứ vào lượng hồng cầu để chẩn đoán bệnh vì:đáp án điểm

-Cần phai căn cứ vào số lượng hồng cầu để biết được tình trạng sức khỏe (4,5 triệu/mm3 ở nam, 4,2 triệu/mm3 ở nữ).

(0,5 đ)

Nếu số lượng tăng quá hoặc giảm quá thì cơ thể ở tình trạng bệnh lí. (0,5 đ)-Ngoài ra các bác sĩ còn căn cứ vào tỉ lệ các loại bạch cầu trong thành phần máu mà xác định được ta mắc bệnh gì.

(0,5 đ)

Câu 5: (2,0 đ)đáp án điểm

-Những thân non có màu xanh có tham gia quang hợp vì trong tế bào của nó cũng có lục lạp chứa chất diệp lục.

1,0 đ

-Những cây không có lá hoặc lá rụng sớm thì chức năng quang hợp do thân cây đảm nhiệm, vì thân cành của những cây này thường cũng có lục lạp (nên có màu xanh).

1,0 đ

Câu 6: (5,5 đ) Cấu tạo trong của chim thích nghi với đời sống bay lượn:đáp án điểm

-Toàn thể bộ xương đều xốp, nhẹ, rỗng nhưng chắc chắn nên làm giảm đáng kể khối lượng khi bay.

(0,5 đ)

-Các đốt cổ rất lịnh hoạt để dễ quan sát khi bay. (0,5 đ)-Sọ chim nhẹ, xốp hốc mắt lớn, không có răng, làm giảm khối lượng của chim. (0,5 đ)

-Xương mác tiêu giảm gắn luôn vào xương ống cũng làm giảm khối lượng của chim.

(0,5 đ)

-Hệ thống túi khí làm giảm ma sát giữa các nội quan, làm giảm khối lượng riêng cơ thể. Tăng lượng trao đổi khí khi chim bay.

(0,5 đ)

-ở chim cái chỉ có buồng trứng bên trái phát triển góp phần làm giảm khối lượng riêng của chim.

(0,5 đ)

-Xương phao câu cử động linh hoạt để điều chỉnh hướng bay và khi đậu. (0,5 đ)

78

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu-Xương lưỡi hái càng to cơ ngực càng khỏe chim càng bay khỏe. (0,5 đ)

-Cơ chân khỏe thích nghi với việc cất cánh. (0,5 đ)

-Tim rất lớn, khỏe thích hợp với cường độ hoạt động lớn là bay lượn. (0,5 đ)

-Hệ tiêu hóa của chim rất ngắn, không có ruột thẳng để chứa phân nên làm giảm khối lượng của chim.

(0,5 đ)

Câu 7: (2,0 đ) Cá voi thuộc lớp thú là vì:đáp án điểm

-Đẻ con và nuôi con bằng sữa. 1,0 đ

Cá voi cũng có tuyến sữa, thở bằng phổi, vòng tuần hoàn kín, tim cấu tạo 4 ngăn. 1,0 đ

79

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu

UBND HUYỆN GIỒNG RIỀNG KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆNPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2011 – 2012 ----------------- Khóa ngày 06/11/2011

ĐỀ THI MÔN SINH HỌC LỚP 8Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1 (4,5 điểm): a/ Nêu điểm giống và khác nhau giữa tế bào người với tế bào thực vật ? Từ sự giống nhau và khác nhau ở trên hãy rút ra kết luận về quan hệ tiến hóa giữa người với thực vật ?b/ Trồng nhiều cây xanh có ích lợi gì trong việc làm trong sạch bầu không khí quanh ta ?Câu 2 (4,5 điểm):a/ Giải thích cơ chế bảo vệ cơ thể của tế bào limpho B và tế bào limpho T ?b/ Phân tích cơ sở của nguyên tắc truyền máu ?c/ Vì sao nhóm máu AB là máu chuyên cho và máu nhóm O là máu chuyên nhận ?Câu 3 (3 điểm):So sánh thỏ và chim về đời sống và cấu tạo ngoài của cơ thể ?Câu 4 (4 điểm) :a/ Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương ?b/ Cơ có tính chất gì ? Đặc điểm cấu tạo nào của tế bào cơ phù hợp với chức năng co cơ ?c/ Khi bị mỏi cơ cần làm gì để cơ hết mỏi? Trong lao động cần có biện pháp gì để cho cơ lâu mỏi và có năng suất lao động cao ?Câu 5 (4 điểm) :a/ Cấu tạo ngoài của Giun đất thích nghi với đời sống trong đất như thế nào ? Lợi ích của Giun đất đối với trồng trọt ?b/ Hãy chứng minh cấu tạo cơ thể của Thằn lằn hoàn chỉnh hơn Ếch ?

---HẾT---

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI MÔN SINH HỌC LỚP 8(THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2011 – 2012)

Câu Nội dung Điểma. Điểm giống và khác nhau giữa tế bào người với tế bào thực vật :* Giống nhau :- Đều có các thành phần cấu tạo giống nhau gồm : màng sinh chất, chất tế bào và nhân.- Đều là đơn vị cấu tạo và là đơn vị chức năng của cơ thể.* Khác nhau :Điềm phân biệt Tế bào người Tế bào thực vậtMàng tế bào Chỉ có màng sinh

chất không có vách xenlulôzơ

Có cả màng sinh chất và vách xenlulôzơ

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

80

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu

Câu 1 (4,5 đ)

Chất tế bào - Không có lục lạp.- Có trung thể

- Thường có lục lạp.

- Không có trung thể.* Rút ra kết luận về quan hệ tiến hóa giữa người với thực vật :- Những điểm giống nhau giữa tế bào của người với thực vật chứng minh người và thực vật có mối quan hệ về nguồn gốc trong quá trình phát sinh và phát triển sinh giới.- Những điểm khác nhau giữa tế bào của người với thực vật chứng minh rằng tuy có mối quan hệ về nguồn gốc nhưng người và thực vật tiến hóa theo hai hướng khác nhau.b. Trồng nhiều cây xanh có ích lợi : Điều hòa thành phần không khí (chủ yếu là tỷ lệ khí O2 và CO2 theo hướng có lợi cho hô hấp, hạn chế ô nhiễm không khí...

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

1 điểm

Câu2 (4,5 đ)

a. Cơ chế bảo vệ cơ thể của tế bào limpho B và tế bào limpho T.- Khi các vi khuẩn, virút thoát khỏi sự thực bào của bạch cầu trung tính và bạch cầu đơn nhân sẽ gặp hoạt động bảo vệ của tế bào B.- Tế bào B tiết ra kháng thể tương ứng với loại kháng nguyên trên bề mặt của vi khuẩn và vỏ virút. Các kháng thể này đến gây phản ứng kết hợp với kháng nguyên và vô hiệu hóa các kháng nguyên.- Khi các vi khuẩn, virút thoát khỏi hoạt động bảo vệ của tế bào B, chúng sẽ gặp hoạt động bảo vệ của tế bào T.- Trong các tế bào T có chứa các phân tử prôtêin đặc hiệu (cũng là các kháng thể). Các tế bào T di chuyển đến và gắn trên bề mặt của vi khuẩn, virut tại vị trí kháng nguyên. Sau đó, tế bào T giải phóng các phân tử prôtêin đặc hiệu phá hủy tế bào vi khuẩn và virút.b. Cơ sở của nguyên tắc truyền máu.Trong máu người được phát hiện có 2 yếu tố :- Có 2 loại kháng nguyên trên hồng cầu là A và B.- Có 2 loại kháng thể trong huyết tương là α ( gây kết dính A) và β (gây kết dính B).- Hiện tượng kết dính hồng cầu của máu cho xảy ra khi vào cơ thể nhận gặp kháng thể trong huyết tương của máu nhận gây kết dính.- Vì vậy khi truyền máu cần làm xét nghiệm trước để lựa chọn loại máu truyền cho phù hợp, tránh tai biến: Hồng cầu người cho bị kết dính trong huyết tương người nhận gây tắc mạch và tránh bị nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh.c. Nhóm máu AB là máu chuyên cho và máu nhóm O là máu chuyên nhận :- Máu AB chứa 2 loại kháng nguyên A và B trong hồng cầu, nhưng trong huyết tương không có chứa kháng thể. Do đó máu AB không có khả năng gây kết dính hồng cầu lạ, máu AB có thể nhận bất kỳ nhóm máu nào truyền cho nó nên gọi là nhóm máu chuyên nhận.- Máu O không chứa kháng nguyên trong hồng cầu, do đó khi được truyền cho máu khác không bị kháng thể trong huyết tương của máu nhận gây kết dính hồng cầu nên gọi là nhóm máu chuyên nhận.

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,25điểm0,25 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

81

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu

Câu 3 (3đ)

So sánh thỏ và chim về đời sống và cấu tạo ngoài của cơ thể :* Giống nhau :- Đều là động vật hằng nhiệt.- Cơ thể có lông bao phủ.- Các ngón chân của thỏ và các ngón chân sau của chim có vuốt.- Thích nghi với lối sống hoàn toàn ở cạn.* Khác nhau :

Chim Thỏ- Lông che phủ cơ thể là lông vũ.- Thích nghi với đời sống bay lượn.- Da không tuyến mồ hôi và tuyến nhờn.- Miệng có mỏ sừng, không có môi.- Miệng không có răng.- Tai không có vành tai.- Mí mắt thứ 3 phát triển.- Hai chi trước phát triển thành cánh. - Chân sau có lớp vảy sừng bao bọc.- Không có tuyến vú đẻ trứng và ấp trứng.

- Lông che phủ cơ thể là lông mao

- Thích nghi với đời sống đào hang, ẩn nấp.- Da có tuyến mồ hôi và tuyến nhờn.- Miệng không có mỏ sừng, có môi.- Miệng có răng.- Tai có vành phát triển.- Mí mắt thứ 3 không phát triển.- Hai chi trước kém phát triển hơn hai chi sau.- Chân không có lớp vảy sừng.

- Có tuyến vú đẻ con và nuôi con bằng sữa.

0,5 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm0,25 điểm0,25 điểm0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

Câu 4(4đ )

a. Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa đối với chức năng của xương :Thành phần hữu cơ là chất kết dính và đảm bảo tính đàn hồi của xương. Thành phần vô cơ : canxi và phôtpho làm tăng độ cứng rắn của xương. Nhờ vậy xương vững chắc, là cột trụ của cơ thể.b.Cơ có tính chất. Đặc điểm cấu tạo của tế bào cơ phù hợp với chức năng co cơ.- Tính chất của cơ là co và dãn.- Tế bào cơ gồm nhiều đơn vị cấu trúc nối liền với nhau nên tế bào cơ dài.- Mỗi đơn vị cấu trúc có các tơ cơ dày và tơ cơ mảnh bố trí xen kẽ để khi tơ cơ mảnh xuyên vào vùng phân bố của tơ cơ dày sẽ làm cơ ngắn lại tạo nên sự co cơ.c. Khi bị mỏi cơ cần :- Khi mỏi cơ cần được nghỉ ngơi, thở sâu kết hợp với xoa bóp cho máu lưu thông nhanh. Sau hoạt động chạy (khi tham gia thể thao) nên đi bộ từ từ đến khi hô hấp trở lại bình thường mới nghỉ ngơi và xoa bóp.- Để lao động có năng suất cao cần làm nhịp nhàng, vừa sức tức là đảm bảo khối lượng và nhịp co cơ thích hợp. Ngoài ra, cũng cần có tinh thần thoải mái vui vẻ.

1 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

82

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu- Việc rèn luyện thân thể thường xuyên thông qua lao động, thể dục thể thao sẽ làm tăng dần khả năng co cơ và sức chịu đựng của cơ, đây cũng là biện pháp nâng cao năng suất lao động.

0,5 điểm

Câu 5 (4 đ) 

a. Cấu tạo ngoài của Giun đất :- Cơ thể hình giun, các đốt phần đầu có thành cơ phát triển, chi bên tiêu giảm nhưng vẫn giữ các vòng tơ để làm chỗ dựa chui rúc trong đất.- Lợi ích của Giun đất trong trồng trọt : Làm đất tơi xốp, tạo điều kiện cho không khí thấm vào đất, làm tăng độ màu mỡ cho đất do phân và chất bài tiết ở cơ thể Giun đất thải ra.b. Cấu tạo cơ thể của Thằn lằn hoàn chỉnh hơn Ếch.* Khả năng chống mất nước của thằn lằn hoàn chỉnh hơn.- Ở ếch da có chất nhờn và không có vảy bao bọc nên dễ mất nước của cơ thể nhất là khi gặp môi trường khô nóng → thường sống ở nơi ẩm ướt.- Ở thằn lằn da không có tuyến tiết chất nhờn lại có lớp vảy khô bao bọc nên giúp cơ thể chúng không thể thoát hơi nước → sống được ở nơi khô, nóng.* Khả năng vận chuyển của thằn lằn hoàn chỉnh hơn :- Ếch di chuyển chủ yếu dựa vào hai chi sau, chi sau có màng bơi giúp ếch nhái bơi trong nước và trên cạn giúp ếch nhảy.- Ở thằn lằn sự vận chuyển là kết quả của sự phối hợp giữa nhiều bộ phận cơ thể : mình, đuôi và các chi. Mình và đuôi dài có thể uốn lượn hình sóng, chi có vuốt để bám vào đất, đuôi dài tăng sự ma sát để đẩy cơ thể → khả năng vận chuyển nhanh và linh hoạt hơn.* Hoạt động của hệ hô hấp và hệ tuần hoàn của thằn lằn hoàn chỉnh hơn.- Hoạt động hô hấp: Ở thằn lằn có sự phát triển của khí quản, phế quản đặc biệt là phổi, phổi có nhiều vách ngăn hơn do đó diện tích trao đổi khí của phổi tăng lên → thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn.- Hoạt động tuần hoàn : Tâm thất của thằn lằn có vách hụt nên khi tâm thất co bóp, vách hụt chạm vào đáy tâm nhĩ nên nửa tâm thất trái chứa nhiều máu đỏ tươi. Dù máu đi nuôi cơ thể là máu pha nhưng chứa nhiều oxi hơn ếch.

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

83

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu

TRƯỜNG THCS CƯƠNG SƠN ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP HUYỆN HỌ VÀ TÊN GV RA ĐỀ: ĐINH THỊ HOÀ NĂM HỌC 2011-2012

Môn thi: Sinh 9Thời gian làm bài 150 phút

Nội dung đề thi của từng câu Phạm vi kiến thức tại thời điểm tuần? lớp?Câu 1( 3 điểm) Phân biệt NST thường và NST giới tính về cấu tạo và chức năng.Câu2(4điểm) Hãy phát biểu nội dung của quy luật phân li và quy luật phân li độc lập. So sánh hai quy luật này? Câu 3: (2.5điểm)Mô tả quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN ?

Câu 4: (4điểm) Cho biết ở 1 loài gà, hai cặp tính trạng về chiều cao chân và độ dài cánh do gen nằm trên NST thường quy định và di truyền độc lập với nhau.

Gen A: Chân cao, gen a: chân thấpGen B: cánh dài, gen b: cánh ngắn

Người ta tiến hành lai phép lai và thu được kết quả như sau ở F137,5% chân cao ,cánh dài37,5% chân thấp, cánh dài12,5% chân cao, cánh ngắn12,5% chân thấp, cánh ngắn.

a) Hãy biện luận và lập sơ đồ lai cho phép lai trênb) Khi cho lai gà có chân cao, cánh dài thuần chủng với chân thấp, cánh ngắn thì kết quả lai sẽ như thế nào?

Câu 5( 3.5 điểm) Tế bào một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội được kí hiệu: Aa Bb Dd XY .

a.Hãy xác định tên và giới tính của loài này ? b.Khi tế bào này giảm phân thì sẽ tạo ra bao nhiêu loại giao tử ?c.Hãy viết kí hiệu các nhiễm sắc thể khi tế bào đang ở vào : Kì đầu 1 và kì cuối 2 của giảm phân .

Câu 6: (3điểm)Một đoạn mạch ARN có trình tự các nuclêôtít như sau:

Tuần 6,7 Lớp 9Tuần 2,3 Lớp 9

Tuần 9 Lớp 9

Tuần 3 Lớp 9

Tuần 6 Lớp 9

Tuần 9

84

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu- A - U - G - X - U - A - X - G - U -

a. Xác định trình tự các nuclêôtít trong đoạn gen đã tổng ra đoạn mạch ARN trên? b. Tính số lượng từng loại nuclêôtít của gen. c. Nếu đoạn gen đó nhân đôi 1 lần thì cấu trúc của các đoạn mới được tạo ra như thế nào?

Lớp 9

Trường THCS Cương Sơn HDCHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP HUYỆN Họ và tên GV ra đề: Đinh Thị Hoà NĂM HỌC 2011-2012

Môn thi: Sinh 9 Hướng dẫn này gồm 03 trang

Câu Nội dung Điểm

Câu1(3 đ)

Câu 2(4đ)

Phân biệt NST thường và NST giới tính về cấu tạo và chức năng. NST thường NST giới tính

Cấu tạo

- Có nhiều cặp trong tế bào lưỡng bội (2n)- Luôn sắp xếp thành những cặp tương đồng- Giống nhau giữa các thể đực và cá thể cái trong loài.

- Chỉ có 1 cặp trong tế bào lưỡng bội (2n)- Cặp XY là cặp không tương đồng- Khác nhau giữa các thể đực và cá thể cái trong loài.

Chức năng

- Không quy định giới tính của cơ thể- Chứa gen qui định tính trạng thường, không liên quan đến giới tính.

- Qui định giới tính

- Chứa gen qui định tính trạng có liên quan yếu tố giới tính.

* Phát biểu nội dung quy luật phân li và phân li độc lập: - Quy luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P. - Quy luật phân li độc lập: Các cặp nhân tố( cặp gen) di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.* So sánh :* Những điểm giống nhau: - Đều có các điều kiện nghiệm đúng như: + Bố mẹ mang lai phải thuần chủng về các cặp tính trạng được theo dõi + Tính trội phải là trội hoàn toàn + Số lượng con lai phải đủ lớn - Ở F2 đều có sự phân li tính trạng ( xuất hiện nhiều hơn một kiểu hình)

1.0đ

0.5đ

0.5 đ

0.5 đ

0.5 đ

0. 5 đ

0. 5 đ

1.0 đ

85

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu

Câu 3:

( 2.5 đ)

Câu 4: (4đ)

- Sự di truyền của các cặp tính trạng đều dựa trên sự kết hợp giữa hai cơ chế là: Phân li của các cặp gen trong giảm phân tạo giao tử và tổ hợp của các gen trong thụ tinh tạo hợp tử.* Những điểm khác nhau:

Quy luật phân li Quy luật phân li độc lập- Phản ánh sự di truyền của một cặp tính trạng. - F1 dị hợp một cặp gen (Aa) tạo ra 2 loại giao tử. -F2 có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 3: 1

-F2 có 4 tổ hợp với 3 kiểu gen. -F2 không xuất hiện biến dị tổ hợp.

- Phản ánh sự di truyền của hai cặp tính trạng. - F1 dị hợp hai cặp gen (AaBb) tạo ra 4 loại giao tử. - F2 có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 9:3:3:1. - F2 có 16 tổ hợp với 9 kiểu gen. - F2 xuất hiện biến dị tổ hợp.

Quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN :

- Phân tử ADN có cấu trúc 2 mạch Nuclêôtit bổ sung cho nhau, nhờ đó ADN có

một đặc tính quan trọng là tự nhân đôi ( sao chép) đúng mẫu ban đầu

- Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra trong nhân TB, tại các NST trong kỳ

trung gian, lúc này NST ở dạng sợi mảnh, dãn xoắn

- Khi bắt đầu quá trình tự nhân đôi, phân tử ADN tháo xoắn, 2 mạch đơn tách nhau dần dần và các Nuclêotit trên mỗi mạch đơn sau khi tách ra lần lượt liên kết với các Nuclêotit tự do trong môi trường nội bào theo NTBS để hình thành mạch mới

- Khi quá trình tự nhân đôi kết thúc, 2 phân tử ADN con được tạo thành rồi đóng xoắn, sau này chúng phân chia cho 2 TB con thông qua quá trình phân bào

- Trong quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN có sự tham gia của một số Enzim và một số yếu tố khác có tác dụng tháo xoắn, tách mạch, giữ mạch ở trạng thái duỗi, liên kết các Nuclêotit với nhau a.Theo đề F1 có tỉ lệ 37,5% : 37,5% : 12,5% : 12,5% = 3:3:1:1

- Phân tích từng cặp tính trạng ở F1+về chiều cao của chân:Chân cao 37,5% +12,5% 50%Chân thấp37,5% +12,5% 50%=> F1 có tỉ lệ của phép lai phân tích => chân cao là tính trạng trội có kiểu gen dị hợp tử Aa, chân thấp là tính trạng lặn có kiểu gen đồng hợp tử aa.+ về độ dài cánh:cánh dài 37,5% +37,5% 75%cánh ngắn12,5% +12,5% 25%=> F1 có tỉ lệ định luật phân li 3 trội : 1 lặn => bố mẹ đều có kiểu gen dị hợp tử Bb- Tổ hợp 2 cặp tính trạng trên suy ra:+ Một cơ thể P mang kiểu gen AaBb (chân cao, cánh dài)+ Một cơ thể P mang kiểu gen aaBb (chân thấp, cánh dài)

2.0 đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0. 5 đ

0.5 đ

0.5 đ

0.5 đ

86

=

=

=

=

= 1:1

= 3:1

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu

Câu 5( 3.5 đ)

Câu 6: (3đ)

Sơ đồ lai P: chân cao, cánh dài x chân thấp, cánh ngắn a) Gà chân cao, cánh dài thuần chủng có kiểu gen là AABB

Gà chân thấp, cánh ngắn có kiểu gen là aabb- Sơ đồ lai:

P: Thân cao, cánh dài (TC) x Thân thấp, cánh ngắn AABB aabba) Đây là ruồi giấm đực : 2n = 8b) Do có 4 cặp NST tương đồng nên số giao tử = 24 loại = 16 giao tử c) Kì đầu 1: Do NST đã nhân đôi trước đó nên

kí hiệu : AAaa BBbb DDdd XXYYKì cuối 2 : Có 16 loại giao tử với bộ NST đơn bội ( n )

ABDX ABDY ABdX ABdYAbDX AbDY AbdX AbdYaBDX aBDY aBdX aBdYab DX ab DY abd X abdY

a. Trình tự các Nuclêôtít trong đoạn gen là: Mạch khuôn: - T - A - X - G - A - T - G - X - A –

Mạch bổ sung: - A - T - G - X - T - A - X - G - T – b. A = T = 5 (Nuclêôtít)

G = X = 4 (Nuclêôtít)c. Gen nhân đôi 1 lần tạo 2 gen con có cấu trúc giống hệt gen mẹ. Vậy cấu trúc của 2 đoạn gen mới đượctạo ra như sau:

- Đoạn gen thứ nhất: Mạch 1: - T - A - X - G - A - T - G - X - A –Mạch 2:- A - T - G - X - T - A - X - G - T –

Đoạn gen thứ hai: Mạch 1: - T - A - X - G - A - T - G - X - A –Mạch 2:- A - T - G - X - T - A - X - G - T –

1.0 đ

0.5 đ

0.5 đ

1.0 đ

0.5 đ0.5 đ0. 5 đ

2.0 đ

0,5 đ

0,5 đ

1.0 đ1.0 đ

87

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu

TRƯỜNG PTDTNT PHÓ BẢNG

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNGMôn: sinh học 9Năm học: 2011 - 2012Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

I – ĐỀ BÀICâu 1: (3,0 đ) - Tại sao phương pháp sinh sản hữu tính (trồng bằng hạt, giao phối ở động vật, ở người) thường cho

nhiều biến dị hơn sinh sản vô tính (giâm cành, chiết cành).Câu 2: (6,5 đ) - Tìm kiểu gen và kiểu hình của P, F1 trong các phép lai sau:

A. Bố bò đen X mẹ ? - Được F1: 1 bò đen : 1 bò xámB. Bố ? X mẹ bò xám - Được F1: toàn bò đen C. Bố ? X mẹ ? - Được F1: 3 bò đen : 1 bò xám

Biết màu lông đen là trội hoàn toàn so với lông trắng.Câu 3: (6 đ)

- Cho biết ở 1 loài gà, hai cặp tính trạng về chiều cao chân và độ dài cánh do gen nằm trên NST thường quy định và di truyền độc lập với nhau.

- Gen A: Chân cao, gen a: chân thấp- Gen B: cánh dài, gen b: cánh ngắn

Người ta tiến hành lai phép lai và thu được kết quả như sau ở F1:- 37,5% số cá thể có chân cao, cánh dài- 37,5% số cá thể có chân thấp, cánh dài- 12,5% số cá thể có chân cao, cánh ngắn- 12,5% số cá thể có chân thấp, cánh ngắn.A. Hãy biện luận và lập sơ đồ lai cho phép lai trên.B. Khi cho lai gà có chân cao, cánh dài thuần chủng với chân thấp, cánh ngắn thì kết quả lai sẽ

như thế nào ?Câu 4: (3,0 đ) Một gen có T = 3200 nuclêôtit, X = 6400 nuclêôtit.

A. Tìm số lượng nuclêôtit G, A ?88

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệuB. Tổng số nuclêôtit của gen là bao nhiêu ?C. Khi gen nói trên tự nhân đôi 2 lần liên tiếp thì cần cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại ?

Câu 5: (1,5 đ)Một gen có trình tự các nuclêôtit của mạch một là:

…T-A-X-G-A-T-X-X-G-G-X-T-A-X-G…A. Viết một đoạn bổ sung của gen (mạch 2)B. Viết một mạch mARN được tổng hợp từ 2 mạch trên của gen ?C. Số lượng axit amin của chuỗi plipeptit được tổng hợp từ đoạn gen nói trên là bao nhiêu ?

HếtCán bộ coi thi không giải thích gì thêm !

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC 9Năm học: 2011 – 2012

Câu 1: (3,0 đ)ĐÁP ÁN ĐIỂM

- Phương pháp sinh sản hữu tính là sự kết hợp giữa 2 quá trình giảm phân và thụ tinh:

0,5 đ

- Trong giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST và sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử.

0,5 đ

- Qua thụ tinh đã tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau. 0,5 đ- Làm xuất hiện biến dị tổ hợp phong phú. 0,5 đ- Phương pháp sinh sản vô tính: quá trình này dựa vào cơ chế nguyên phân của 2 tế bào trong đó có sự nhân đôi của NST và AND.

0,5 đ

- Qua đó các đặc điểm di truyền thường được sao chép nguyên vẹn sang cho các tế bào con nên ít có khả năng tạo ra biến dị.

0,5 đ

Câu 2: (6,5 đ)ĐÁP ÁN ĐIỂM

Theo giả thiết, quy ước:- Gen A quy định lông đen

0,25 đ

- Gen a quy định lông xám 0,25 đA/ Bố lông đen X mẹ chưa biết kiểu gen, F1 : 1 bò lông đen : 1 bò xámTỉ lệ F1 : 1 : 1 là tỉ lệ phân tính trong phép lai phân tích, chứng tỏ bò mang tính trạng trội nhưng không thuần chủng.

0,5 đ

Nên sẽ có kiểu gen Aa. 0,25 đBò mẹ là bò lông xám, nên có kiểu gen là aa. 0,25 đSơ đồ lai:P : Bố Aa (đen) X mẹ : aa (xám)

0,5 đ

G : A, a a 0,25 đF1 : Kiểu gen : Aa, aa 0,25 đKiểu hình : 1 xám : 1 đen 0,25 đB/ Bố chưa biết kiểu gen lai với mẹ lông xám, F1 : toàn lông đenF1 đổng tính trội chứng tỏ bố mẹ đều thuần chủng về cặp tính trạng tương ứng theo định luật đồng tính của Menđen . Vậy:

0,5 đ

89

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệuBò bố sẽ có kiểu gen AA (lông đen) 0,25 đBò mẹ lông xám nên có kiểu gen aa 0,25 đSơ đồ lai: P : Bố AA (đen) X Mẹ aa (xám) 0,25 đ GP: A a 0,25 đ F1 : kiểu gen Aa 0,25 đ Kiểu hình: lông đen 0,25 đC/ Bố mẹ chưa biết kiểu gen:, nhưng F1 là 3 đen : 1 xámTỉ lệ phân tính ở F1 là 3 trội : 1 lặn tuân theo quy luật phân tính của Menđen. 0,5 đVậy bố và mẹ đều có kiểu gen dị hợp tử Aa và kiểu hình là lông đen 0,25 đSơ đồ lai: P : Bố Aa (đen) X Mẹ Aa (đen) 0,25 đ GP: A, a A, a 0,25 đ F1 : kiểu gen : 1AA : 2Aa : 1aa 0,25 đ Kiểu hình: 3 lông đen : 1 lông xám 0,25 đ

Câu 3: (6 đ)ĐÁP ÁN ĐIỂM

A/ Theo đề F1 có tỉ lệ 37,5% : 37,5% : 12,5% : 12,5% = 3:3:1:1 0,5 đ- Phân tích từng cặp tính trạng ở F1:+ về chiều cao của chân: Chân cao 37,5% +12,5% 50% Chân thấp 37,5% +12,5% 50%

0,5 đ

- F1 có tỉ lệ của phép lai phân tích nên chân cao là tính trạng trội có kiểu gen dị hợp tử Aa

0,5 đ

- Chân thấp là tính trạng lặn có kiểu gen đồng hợp tử aa. 0,5 đ+ về độ dài cánh: cánh dài 37,5% +37,5% 75% cánh ngắn 12,5% +12,5% 25%

0,5 đ

- F1 có tỉ lệ định luật phân li 3 trội : 1 lặn => bố mẹ đều có kiểu gen dị hợp tử Bb 0,5 đ- Tổ hợp 2 cặp tính trạng trên suy ra:+ Một cơ thể p mang kiểu gen AaBb (chân cao, cánh dài)

0,5 đ

+ Một cơ thể p mang kiểu gen aaBb (chân thấp, cánh dài) 0,5 đ- Sơ đồ lai p: chân cao, cánh dài x chân thấp, cánh ngắn 0,5 đB/ Gà chân cao, cánh dài thuần chủng có kiểu gen là AABB 0,25 đ- Gà chân thấp, cánh ngắn có kiểu gen là aabb 0,25 đ

- Sơ đồ lai:- P: Thân cao, cánh dài (TC) X Thân thấp, cánh ngắn

AABB aabb

0,5 đ

Câu 4: (3,0 đ)ĐÁP ÁN ĐIỂM

A/ Số lượng nuclêôtit G, ADựa vào nguyên tắc bổ sung, ta có: A = T = 3200 nuclêôtit

0,25 đ

G = X = 6400 nuclêôtit 0,25 đB/ Tổng số nuclêôtit của mỗi gen bằng: A + T + G + X = (3200 x 2) + (6400 x 2) = 19200 nuclêôtit

1 đ

90

= = = 1:1

= = = 3:1

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệuC/ Khi gen nhân đôi 2 lần tạo ra 4 tế bào con, 2 mạch là của mẹ, còn lại 6 mạch = 3 gen được cung cấp nguyên liệu. Vậy số lượng mỗi loại nuclêôtit cần cung cấp là:

0,5 đ

A = T = (22 - 1) x 3200 = 9600 0,5 đG = X = (22 - 1) x 6400 = 19200 0,5 đ

Câu 5: (1,5 đ)ĐÁP ÁN ĐIỂM

A/ Đoạn bổ sung (mạch 2) của gen là:…A-T-G-X-T-A-G-G-X-X-G-A-T-G-X…

0,5 đ

B/ Mạch mARN bổ sung:…T-U-X-G-A-U-X-X-G-G-X-U-A-X-G…

0,5 đ

C/ Số lượng axit amin: 5 axit amin (cứ 3 nuclêôtit mã hóa 1 axit amin. 0,5 đ

PHÒNG GD&ĐT HƯƠNG TRÀTRƯỜNG THCS HƯƠNG TOÀN

ĐỀ THI HỌC CHỌN SINH GIỎI HUYỆNNĂM HỌC 2011-2012

MÔN : SINH HỌC . Thời gian 150 phútGV : Trần Như Hoàng

Câu 1(2điểm): Những đặc điểm nào trong cấu tạo trong của lá phù hợp với chức năng của chúng?Câu 2(1điểm): Nêu những đặc điểm của bộ xương người tiến hóa hơn bộ xương thú (thỏ) để phù hợp với tư thế đứng thẳng?Câu 3(1,5điểm): Bằng những kiến thức đã học em hãy chứng minh “Tế bào vừa là đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ thể, vừa là một cơ thể sống hoàn chỉnh”?Câu4 (1điểm): Giải thích tại sao ở thời kì trưởng thành tế bào hồng cầu lại không có nhân?Câu5 (2điểm): Nêu ví dụ để chứng minh các tuyến nội tiết có sự phối hợp hoạt động với nhau? ( có thể vẽ sơ đồ)Câu6 (2điểm): Tại sao gọi là “Hệ thần kinh sinh dưỡng, và hệ thần kinh vận động”?Tại sao cung phản xạ sinh dưỡng lại chậm hơn cung phản xạ vận động?Cho ví dụ? Câu7 (1,5điểm): Thể dị bội là gì gồm các dạng nào? Giải thích cơ chế hình thành thể dị bội 2n- 2 ở các loài sinh sản hữu tính?Câu8 (1điểm): Có người nói : Quá trình tổng hợp AND là quá trình “tự sao”, quá trình tổng hợp ARN là quá trình “sao mã” . Em hãy giải thích câu nói trên?Câu9 (2điểm): Một gen có chiều dài 4080 A0, gen này nhân đôi một số lần để tạo ra các gen con. Một nữa số gen con trên tham gia tổng hợp ARN( mỗi gen chỉ tổng hợp 1 phân tử ARN). Các phân tử ARN tạo ra chứa tất cả 19200 Ribonucleotit.

a. Tính số lần nhân đôi của gen trên?91

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệub. Tính số Nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi của gen?

Câu10(4điểm): Cho F1 tự thụ phấn được F2 gồm 4 loại kiểu hình với 6400 cây trong đó 1200 cây quả đỏ hạt dài.Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên NST khác nhau.Đối lập với quả đỏ hạt dài là quả vàng hạt tròn.Xác định tính chất của tỷ lệ trên và viết sơ đồ lai? Tính số cây của các kiểu hình còn lại?Câu11 (2điểm): Một hợp tử nguyên phân với tốc độ duy trì không đổi qua các lần. Mỗi chu kì nguyên phân kéo dài 32 phút, thời gian của giai đoạn chuẩn bị(kì trung gian) bằng thời gian phân bào chính thức, các kì phân bào chính thức có thời gian bằng nhau.

a. Xác định thời gian của mỗi kì trong một chu kì nguyên phân?b. Sau khi hợp tử trải qua 1 giờ 54 phút của quá trình nguyên phân thì hợp tử đó ở lần nguyên

phân thứ mấy, thuộc kì nào? PHÒNG GD&ĐT HƯƠNG TRÀ

TRƯỜNG THCS HƯƠNG TOÀNĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN

NĂM HỌC 2010-2011MÔN : SINH HỌC . Thời gian 150 phút

GV : Trần Như Hoàng

Câu ĐiểmCâu 1- Biểu bì :

+ Vách phía ngoài dày: Bảo vệ các phần trong của lá+ Gồm các tế bào không màu trong suốt xếp sít nhau: Cho ánh

sáng xuyên qua để quang hợp+ Lổ khí thông với khoang chứa khí, thường tập trung ở mặt

dưới của lá: giúp lá thực hiện chức năng trao đổi khí và thoát hơi nước- Thịt lá : gồm nhiều tế bào có vách mỏng có nhiều lục lạp chứa diệp lục, lục lạp chỉ tạo thành nhờ ánh sáng nên đa số tế bào thịt lá ở mặt trên có nhiều lục lạp hơn các tế bào ở mặt dưới mặt trên của lá thường xanh hơn mặt dưới của lá để phù hợp chức năng chế tạo chất hữu cơ( Quang hợp)- Gân lá: xen giữa phần thịt lá gồm các bó mạch gỗ và mạch rây, các bó này được nối với các bó mạch của cành và thân: có chức năng vận chuyển các chất hữu cơ, nước và muối khoáng

(2điểm)

0,25

0,25

0,5

0,5

0,5

Câu 2 - Xương cột sống cong bốn chổ trọng tâm theo phương thẳng đứng - Xương đùi (chi dưới) lớn và khoẻ hơn xương tay ( chi trên) - Xương bàn chân lớn, xương gót phát triển về phía sau Phù hợp với thư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân

(1điểm)0,5

O,250,25

Câu 3 -Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ thể: + Cơ thể là tập hợp các hệ cơ quan, hệ cơ quan tập hợp các cơ quan, các cơ quan tập hợp các mô, mô tập hợp nhiều tế bào giông nhau cùng

(1,5điểm)

0,5

92

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệuthực hiên một chức năng. + Mọi tế bào trong cơ thể đều có cấu tạo giông nhau gồm : Màng, chất tế bào và nhân.-Tế bào là cơ thể sống hoàn chỉnh :Tế bào có sinh trưởng và phát triển, có trao đổi chất với môi trường trong cơ thể, có sinh sản (Chấm điểm tối đa nếu có phân tích)

0,25

0,75

Câu4 - Ở thời kì trưởng thành tế bào hồng cầu lại không có nhân vì: chức năng vận chuyển ôxi và cacbonic nên mất nhân để nhẹ, giảm tiêu tốn năng lượng khi vận chuyển.( Chấm điểm tối đa nếu có nêu rỏ cấu tạo và chức năng của hồng cầu)

(1điểm)

Câu5 (2điểm)Khi hạ đường huyết(glucozo giảm) - Tuyến tụy tiết glucagon, tác dụng chuyển glicogen trong gan và cơ thành glucozo- Khi giảm mạnh và kéo dài kích thích tuyến yên tiết hoocmon ACTH, có tác dụng kích thích tuyến trên thận tiết Cooctizon có hai tác dụng:

+ Chuyển axit lactic và axit amin ở cơ thành glucozo+ Chuyển Mở (Glixerin) thành glucozo

(2điểm)

1,0

1,0

Câu6 +Gọi là HTK vận động vì điều khiển điều hòa hoạt động của cơ vân và tạo ra sự chuyển động cho cơ thể. Là hoạt động có ý thức. +Gọi là HTK sinh dưỡng vì điều khiển điều hòa hoạt động của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. Là hoạt động không có ý thứcCung phản xạ sinh dưỡng chậm hơn cung phản xạ vận động vì +Đường thần kinh cung phản xạ vận động đi thẳng từ trung ương đến cơ quan phản ứng, đường thần kinh cung phản xạ sinh dưỡng phải chuyển giao ở hạch giao cảm +Sợi sau hạch của cung phản xạ sinh dưỡng là sợi nơron không có bao miêlin nên truyền xung thần kinh với tốc độ chậm +Ví dụ: Cung phản xạ vận động: Khi bị châm kim tay có phản xạ co lại rất nhanh

Cung phản xạ sinh dưỡng: Khi chạy về một thời gian sau tim mới đập bình thường lại.

(2điểm)0,25

0,25

0,5

0,5

0,25

0,25Câu7 0,5 điểm Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc số cặp NST bị thay đổi về số lượng. Các dạng: + Thêm 1 NST ở một cặp nào đó : 2n+1 + Mất 1 NST ở một cặp nào đó : 2n-1 + Mất 1 cặp NST tương đồng : 2n-1Cơ chế hình thành thể dị bội 2n-2 ở các loài sinh sản hữu tính +Trong giảm phân tạo giao tử có 2 cặp NST nào đó không phân li tạo 2 loại giao tử: 1 giao tử mang cả 2 chiếc trong 2 cặp (n+2) một giao tử không mang NST nào trong 2 cặp (n-2). Trong thụ tinh sự kết hợp (n-

(1,5điểm)0,5

0,5

93

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu2) X (n) 2n-2 +Trong giảm phân tạo giao tử có 1 cặp NST nào đó không phân li tạo 2 loại giao tử: 1 giao tử mang cả 2 chiếc trong 1 cặp (n+1) một giao tử không mang NST nào trong 2 cặp (n-1). Trong thụ tinh sự kết hợp của 2 giao tử không bình thường (n-1) X (n-1) 2n-2

0,5

Câu8 + “Tự sao” Quá trình tổng hợp AND dựa trên một mạch khuôn của AND mẹ. AND con sinh ra có một mạch của AND mẹ một mạch do môi trường cung cấp. Kết quả là tạo 2 AND con giống nhau và giống AND mẹ +“Sao mã” Quá trình tổng hợp ARN dựa trên mạch khuôn của AND. Tức là sữ dụng mạch AND làm mạch khuôn để các Ribonulêôtit môi trường đến bổ sung theo nguyên tắc bổ sung: A- U, T- A, G- X, X- G.

(1điểm)0,5

0,5

Câu9 + Số Nu của gen 4080*2/3.4= 2400 Nu + Số RiboNu của ARN =2400/2= 1200 + Số phân tử ARN được tạo ra 19200/1200= 16 + Số gen sau một số lần nhân đôi 16X2=32 gen + Số lần nhân đôi 25=32. Vây gen nhân đôi 5 đợt + Số Nu môi trường cung cấp Nu cung cấp = 2400 X (25-1) = 74400

(2điểm)0,250,250,50,250,250,5

Câu10Tỷ lệ 1200/6400 tương ứng 18,75% tương ứng 3/16 vậy F2 có

16 tổ hợp= 4gt X 4gt F1 dị hợp tử 2 cặp gen kiểu gen (AaBb) Viết sơ đồ lai từ F1 đến F2 đúng TLKG 1:1:1:1:2:2:2:2:4TLKG tổng quát: 9 A-B- : 3 A-bb: 3aaB- 1aabb

- Nếu 3 A-bb tương ứng kiểu hình quả đỏ hạt dài , ta có quy ước gen

A: quả đỏ, a: quả vàng, B: hạt tròn b: hạt dàiTỷ lệ kiểu hình và số cây ở F2 là

9 A-B- : Đỏ Tròn tương ứng 3600 cây3 A-bb : Đỏ Dài tương ứng 1200 cây3aaB- : Vàng Tròn tương ứng 1200 cây1aabb : Vàng Dài tương ứng 400 cây

- Nếu 3 aa-B- tương ứng kiểu hình quả đỏ hạt dài , ta có quy ước gen

A: quả vàng, a: quả đỏ, B: hạt dài b: hạt trònTỷ lệ kiểu hình và số cây ở F2 là

9 A-B- : Vàng Dài tương ứng 3600 cây3 A-bb : Vàng Tròn tương ứng 1200 cây3aaB- : Đỏ Dài tương ứng 1200 cây1aabb : Đỏ Tròn tương ứng 400 cây

(4điểm)

0,5

1,0

1,25

1,25

94

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệuCâu11

Thời gian của kì trung gian = thời gian của các kì trong NP= 32/2= 16 phút

Thời gian của các kì bằng nhau, có 4 kì nên thời gian mỗi kì là 16/4= 4 phút1 giời 54 phút= 114 phút

Mỗi chu kì NP 32 phút 114/32= 3 dư 18 phút Vậy hợp tử đã qua 3 lần NP đang bước vào lần NP thứ 4. Kì trung gian chiếm 16 phút còn dư 2 phút nên hợp tử đang ở kì đầu của lần NP thứ 4

(2điểm)0,5

0,5

1,0

11 Câu 20 điểm

Đề thi chính thức ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2009-2010 Môn: Sinh, lớp 9

Thời gian làm bài: 120 phút

Điểm bằng số Điểm bằng chữ Giám khảo 1 Số phách

Giám khảo 2

Câu 1.a. Nguyên tắc bổ sung thể hiện như thế nào trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử ? b. Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng. Câu 2. a. Giả sử 1 mạch đơn của phân tử ADN có tỉ lệ (A+G): (T+X) = 0,5 thì tỉ lệ này trên mạch bổ sung và trên cả phân tử ADN là bao nhiêu?b. Người ta làm thí nghiệm, sử dụng 2 loại enzym khác nhau để cắt đôi một đoạn phân tử ADN theo một đường thẳng sao cho số lượng nuclêôtit của 2 nửa bằng nhau.- Với enzym 1 thu được số nuclêôtit của một nửa là: A = T = G = 1000, X = 1500.- Với enzym 2 thu được số nuclêôtit của một nửa là: A = T = 750, X = G = 1500. Hãy xác định cách cắt của mỗi loại enzym trên ?

95

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệuCâu 3. a. Trong hình vẽ một tế bào có 28 nhiễm sắc thể đơn đang phân li về 2 cực. Hãy cho biết: - Hình vẽ muốn mô tả tế bào đang ở kì nào của hình thức phân bào nào? - Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài có tế bào mô tả trong hình vẽ nói trên là bao nhiêu?b. Ở một số loài giao phối, đôi khi bắt gặp cá thể đực có 3 nhiễm sắc thể giới tính, kí hiệu XXY. Hãy trình bày các cơ chế có thể dẫn tới trường hợp sinh ra những cá thể như trên? Câu 4. Bệnh máu khó đông ở người do gen đột biến lặn (kí hiệu h) nằm trên nhiễm sắc thể X gây ra, người có gen trội (kí hiệu H) không bị bệnh này; gen H và h đều không có trên nhiễm sắc thể Y. a. Một người bị bệnh máu khó đông có người em trai đồng sinh không mắc bệnh này, cho rằng trong giảm phân ở bố và ở mẹ không xẩy ra đột biến . Hãy cho biết - Cặp đồng sinh này là cùng trứng hay khác trứng? Giải thích? - Người bị bệnh máu khó đông thuộc giới tính nào? Vì sao? b. Giả thiết hai người nói trên đều là nam giới và cùng bị bệnh máu khó đông thì có thể khẳng định được họ là đồng sinh cùng trứng hay không? Vì sao?Câu 5. Người ta thực hiện hai phép lai khác nhau ở một loài động vật:- Phép lai 1: Lai bố mẹ thuần chủng: lông dài, mắt thỏi với lông ngắn, mắt bình thường được F1 toàn lông dài, mắt bình thường. Tiếp tục lai F1 với nhau ở F2 có 25% lông dài, mắt thỏi, 50% lông dài, mắt bình thường, 25% lông ngắn, mắt bình thường.- Phép lai 2: Lai bố mẹ thuần chủng: lông dài, mắt bình thường với lông ngắn, mắt thỏi được F1 toàn lông dài, mắt bình thường. Tiếp tục lai F1 với nhau được F2 có 75% lông dài, mắt bình thường, 25% lông ngắn, mắt thỏi . Biện luận xác định kiểu gen của các cặp bố mẹ trong hai phép lai trên và viết sơ đồ lai từ P đến F 2. Biết rằng cấu trúc của các nhiễm sắc thể không thay đổi trong giảm phân.Câu 6. a. Thế nào là giới hạn sinh thái? Sinh vật sẽ sinh trưởng và phát triển như thế nào khi chúng sống trong khoảng thuận lợi, khi sống ngoài khoảng thuận lợi nhưng trong giới hạn chịu đựng và khi sống ngoài giới hạn chịu đựng về một nhân tố sinh thái nào đó?b. Trong các quần xã trẻ, số lượng cá thể mỗi loài sẽ như thế nào khi độ đa dạng loài còn thấp và khi độ đa dạng loài tăng cao dần? c. Độ phức tạp của lưới thức ăn ở rừng vùng nhiệt đới và rừng vùng ôn đới khác nhau như thế nào? Giải thích vì sao có sự khác nhau như vậy?

HƯỚNG DẪN CHẤM Đề thi học sinh giỏi vòng tỉnh năm học 2009 – 2010

Môn: Sinh, lớp 9

Câu ý Nội dung Điểm

96

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu1

(1,0 đ)a Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong các cơ chế di truyền…

+ Cơ chế nhân đôi của ADN : Các nuclêôtit ở mỗi mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do của môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung ( A -T, G - X)…..……+ Cơ chế tổng hợp ARN: Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do của môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung (U của môi trường chỉ liên kết với A của mạch gốc, A của môi trường liên kết với T của mạch gốc ; G của môi trường liên kết với X mạch gốc và ngược lại)…… …………………………………………..…….. + Trong cơ chế tổng hợp chuỗi axit amin: Các nuclêôtit ở bộ ba đối mã (anticôdon ) khớp bổ sung với các nuclêôtit của bộ ba mã sao (côđon) trên mARN ( A -U, G -X)….

0,25

0,25

0,25

b Bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng : Trình tự các nuclêôtit trên mạch gốc của gen quy định trình tự các nuclêôtit trên mARN từ đó quy định trình tự các axit amin trong cấu trúc bậc I của prôtêin và biểu hiện thành tính trạng …………….. …….(Học sinh có thể trả lời bằng sơ đồ: Gen → mARN → Prôtêin → Tính trạng)

0,25

2(1,0đ)

a - Tỉ lệ (A + G): (T + X) trên mạch bổ sung: Giả sử mạch đã cho là mạch 1, theo nguyên tắc bổ sung ta có: (A1+G1): (T1+X1) = ( T2+X2): (A2+G2) = 0,5 => (A2+G2) : (T2+X2) = 2........- Trong cả phân tử ADN  : (A+G) : (T+X) = 1..................................................

0,25

0,25b - Xác định cách cắt :

+ Enzym 1 : Cắt dọc ADN vì G khác X => G và X không còn tuân theo nguyên tắc bổ sung ……………………………………………………….…..+ Enzym 2: Cắt ngang ADN vì A = T và G = X tuân theo nguyên tắc bổ sung ………..

0,25

0,25

3(2,0 đ)

a - Trường hợp 1: + Hình vẽ mô tả tế bào đang ở kì sau của quá trình nguyên phân. …………………….. + Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài: Ở kì sau của quá trình nguyên phân trong mỗi tế bào có 4n nhiễm sắc thể đơn đang phân li nên 2n = 28 : 2 = 14 (NST). ……………………- Trường hợp 2: + Hình vẽ mô tả tế bào đang ở kì sau II của giảm phân………………………+ Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài: Ở kì sau II của giảm phân, trong mỗi tế bào có 2n nhiễm sắc thể đơn đang phân li nên 2n = 28 (NST)………….………

0,25

0,25

0,25

0,25b - Cơ chế thứ nhất: Khi giảm phân không bình thường ở người mẹ:

+ Cặp NST giới tính XX ở mẹ sau khi đã nhân đôi không phân li 1 lần trong giảm phân , tạo ra loại trứng có 2 NST X , kí hiệu XX………………………+ Trứng có XX được thụ tinh với tinh trùng bình thường mang Y có thể sinh ra con đực có 3 NST giới tính, kí hiệu XXY…………………………………- Cơ chế thứ hai: Khi giảm phân không bình thường ở người bố:+ Cặp NST giới tính XY ở bố sau khi đã nhân đôi không phân li ở lần phân bào I, nhưng đến lần phân bào II thì phân li bình thường, tạo ra loại tinh trùng có 2 NST giới tính khác nhau, kí hiệu XY……………………………..+ Tinh trùng có XY thụ tinh với trứng bình thường (mang X) có thể sinh ra con đực có 3 NST giới tính, kí hiệu XXY……………………………………

0,25

0,25

0,25

0,25

97

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu4

(2,0 đ)a - Dạng đồng sinh : + Cặp sinh đôi này là đồng sinh khác trứng……………

+ Giải thích: Hai người đồng sinh chỉ có 1 người bị bệnh chứng tỏkiểu gen của họ khác nhau, suy ra họ được sinh ra từ 2 hợp tử khác nhau………………- Giới tính của người bị bệnh: Có thể là nam hoặc nữ……………………….Giải thích: Vì không biết kiểu hình của bố nên có 2 khả năng:+ Khả năng 1 : Người bị bệnh là nam (XhY) nếu nhận được NST Y từ bố và Xh từ mẹ.+ Khả năng 2: Người bị bệnh là nữ (Xh Xh) nếu nhận được NST Xh từ bố và NST Xh từ mẹ…………………………………………………………………

0,25

0,5

0,25

0,25

0,25b - Không thể khẳng định chắc chắn họ là đồng sinh cùng trứng được.

……………………- Giải thích : Chỉ giống nhau về giới tính và về 1 tính trạng (bệnh) do cùng có gen lặn trên X gây ra thì chưa đủ yếu tố để kết luận họ có kiểu gen hoàn toàn giống nhau ……

0,25

0,25

5(2,0 đ)

- Biện luận : + Ở cả 2 phép lai đều cho ra F1 toàn lông dài, mắt bình thường, đến F2 tỉ lệ : 3 lông dài : 1 lông ngắn ; 3 mắt bình thường :1 mắt thỏi, suy ra lông dài trội (kí hiệu A) so với lông ngắn (kí hiệu a); mắt bình thường trội (kí hiệu B) so với mắt thỏi (kí hiệu b) ……+ Tỉ lệ KH ở F2 là 1: 2 :1 hoặc 3 : 1 đều khác so với tích của 2 tỉ lệ : (3 : 1)

(3 : 1) suy ra 2 cặp gen liên kết trên một cặp nhiễm săc thể ……………………………………… Từ những lập luận ở trên KG ở P là:

+ Phép lai 1 : Pt/c : (lông dài, mắt thỏi) và (lông ngắn, mắt bình

thường)……

+ Phép lai 2 : Pt/c : (lông dài, mắt bình thường) và (lông ngắn, mắt

thỏi)……(Học sinh có thể biện luận theo cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)

0,25

0,25

0,25

0,25

- Sơ đồ lai từ P đến F2 :

+ Phép lai 1: Pt/c . (lông dài, mắt thỏi) (lông ngắn, mắt bình

thường)

GP: Ab aB F1 : (lông dài, mắt bình thường)……

F2 : 1/4 : 1/2 : 1/4

25% lông dài, mắt thỏi : 50% lông dài, mắt bình thường : 25% lông ngắn, mắt bình thường = 1: 2 :1……………………………………………………

+ Phép lai 2: Pt/c : (lông dài, mắt bình thường) (lông ngắn, mắt

thỏi)

GP: AB ab F1 : (lông dài, mắt bình thường)….

F2 : 1/4 : 1/2 : 1/4

75% lông dài, mắt bình thường : 25% lông ngắn, mắt thỏi = 3 : 1 …...

0,25

0,25

0,25

0,25

98

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu

6(2,0 đ)

a - Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nào đó; ở đó có giới hạn trên, giới hạn dưới và khoảng thuận lợi…………………- Khi sinh vật sống trong khoảng thuận lợi: sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhất……- Khi sống ngoài khoảng thuận lợi nhưng trong giới hạn: Sinh trưởng và phát triển kém hơn vì luôn phải chống chịu trước những yếu tố bất lợi từ môi trường ………….- Khi sinh vật sống ngoài giới hạn chịu đựng: sẽ yếu dần và chết ….. ………

0,25

0,25

0,25

0,25b - Số lượng cá thể mỗi loài nhiều khi độ đa dạng loài còn thấp: ………………

- Số lượng cá thể mỗi loài giảm dần về mức tối thiểu khi độ đa dạng loài tăng dần…..

0,25

0,25c - Khác nhau về độ phức tạp của lưới thức ăn: Ở rừng vùng nhiệt đới thường

có lưới thức ăn phức tạp hơn nhiều so với ở rừng vùng ôn đới. ……………- Giải thích : Vì ở rừng vùng nhiệt đới, chế độ khí hậu trong năm thay đổi nhỏ do đó có độ đa dạng về loài cao hơn ở rừng vùng ôn đới……….………

0,25

0,25

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCSNĂM HỌC 2010 – 2011

Môn: SINH HỌCThời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian giao đề)

99

------- Hết -------

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệuI. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Chọn đáp án đúng nhất cho mỗi câu sau đây:

Câu 1. Một tế bào của một loài (2n = 8) nguyên phân liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương với 217 nhiễm sắc thể đơn. Tế bào này là

A. Thể một nhiễm (2n – 1). B. Thể ba nhiễm (2n + 1).C. Thể khuyết nhiễm (2n – 2). D. Thể đa nhiễm (2n + 2).

Câu 2. Gen của sinh vật nhân sơ có tỉ lệ và có khả năng mã hoá prôtêin hoàn chỉnh gồm 498

axit amin. Gen bị đột biến có tỉ lệ xấp xỉ là 1,4958 nhưng gen đột biến mã hoá không làm thay đổi

số lượng axit amin. Đây là dạng đột biếnA. Mất một cặp nuclêôtit. B. Thêm một cặp nuclêôtit.C. Thay thế A – T bằng G – X. D. Thay thế G – X bằng A – T.

Câu 3. Hiện tượng nhiễm sắc thể đóng xoắn có ý nghĩa đối với quá trình phân bào làA. Thuận lợi cho việc sinh tổng hợp prôtêin của tế bào. B. Dễ dàng xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của tế bào ở kì giữa.C. Dễ dàng nhân đôi ở kì trung gian.D. Nhiễm sắc thể dễ phân li ở kì sau.

Câu 4. Một tế bào có kiểu gen EeGg giảm phân cho các giao tửA. EG, Eg, eG, eg. B. EG, eg. C. Eg, eG. D. EG, eg hoặc Eg, eG.

Câu 5. Một phân tử ADN có 160 cặp nuclêôtit, trong đó có 20% là nuclêôtit Ađênin. Có bao nhiêu nuclêôtit Xitôzin trong phân tử này?

A. 48. B. 60. C. 96. D. 160.Câu 6. Phép lai hai cặp tính trạng thu được thế hệ con có tỉ lệ phân li kiểu hình là 1 : 2 : 1. Kiểu gen của thế hệ bố mẹ có thể là

A. . B. . C. AaBb x Aabb. D. AaBb x aabb.

Câu 7. Vì sao trong kì trung gian giữa hai lần phân bào rất khó quan sát nhiễm sắc thể?A. Vì nhiễm sắc thể chưa tự nhân đôi.B. Vì nhiễm sắc thể tồn tại dưới dạng sợi mảnh.C. Vì nhiễm sắc thể ra khỏi nhân và phân tán trong tế bào chất.D. Vì nhiễm sắc thể tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.

Câu 8. Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn và giao phối cận huyết nhằm mục đích gì? A. Kiểm tra độ thuần chủng của giống.B. Tạo dòng thuần đồng hợp tử về tất cả các gen đang quan tâm.C. Tạo giống ưu thế lai.D. Tạo biến dị tổ hợp.

II. PHẦN TỰ LUẬN (18,0 điểm)Câu 1: (2,0 điểm)a) Menđen làm thí nghiệm lai một cặp tính trạng đã rút ra được quy luật phân li hay còn gọi là quy luật giao tử thuần khiết. Em hãy cho biết nội dung của quy luật đó?b) Để giải thích kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng, Menđen cho rằng mỗi tính trạng trên cơ thể do một cặp nhân tố di truyền (sau này gọi là gen) quy định. Hãy dùng thuyết di truyền nhiễm sắc thể giải thích kết quả thí nghiệm này?Câu 2: (2,0 điểm)a) Biến dị tổ hợp là gì? Khi lai P:Aabb x aaBb cho thế hệ con là biến dị tổ hợp có kiểu gen như thế nào?b) Tại sao các loài sinh sản giao phối, biến dị tổ hợp lại phong phú và đa dạng hơn những loài sinh sản vô tính?Câu 3: (2,0 điểm)Hãy giải thích vì sao nhiễm sắc thể là cơ sở vật chất chủ yếu của hiện tượng di truyền và biến dị cấp độ tế bào?

100

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệuCâu 4: (2,0 điểm)

a) Vai trò của nhiễm sắc thể giới tính trong di truyền?b) Phân biệt nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính?

Câu 5: (2,0 điểm)a) Tại sao trâu và bò đều ăn cỏ nhưng prôtêin của chúng lại khác nhau?b) Chức năng sinh học của prôtêin là gì?

Câu 6: (1,5 điểm)Một gen ở vi khuẩn E. coli dài 0,51 có 3600 liên kết hiđrô bị đột biến, sau đột biến gen tăng thêm 2

liên kết hiđrô.a. Tính tỉ lệ % mỗi loại nuclêôtit của gen ban đầu.b. Em hãy cho biết dạng đột biến gen này là gì?

Câu 7: (1,5 điểm)Một tế bào có hai cặp nhiễm sắc thể kí hiệu là AaBb giảm phân phát sinh giao tử.a. Nếu ở kì sau I, cặp nhiễm sắc thể Bb không phân li sẽ tạo ra

những giao tử nào? Các giao tử này tham gia thụ tinh với giao tử bình thường cho ra những dạng thể dị bội nào?

b. Nếu ở kì sau II, có một tế bào con nhiễm sắc thể không phân li thì kết thúc giảm phân sẽ cho ra những giao tử nào?Câu 8: (1,0 điểm)

Mai và Lan là hai trẻ đồng sinh cùng trứng.a. Trường hợp đồng sinh cùng trứng như Mai và Lan khác với đồng sinh khác trứng như thế nào?b. Do điều kiện kinh tế khó khăn, Lan được một người bác họ ở thành phố đưa về nuôi, còn Mai ở với

bố mẹ. Tới tuổi đi học, Mai và Lan họcc giỏi toán và sau này Lan còn tham gia các đội tuyển thi học sinh giỏi Quốc gia và đạt giải cao, còm mai sau này học bình thường. Có thể nhận xét gì về năng khiếu toán học dựa trên quan điểm di truyền học?Câu 9: (1,0 điểm)

Trong sản xuất và đời sống, kĩ thuật gen được ứng dụng trong các lĩnh vực nào? Cho ví dụ.Câu 10: (1,0 điểm)

Hãy chọn từ thích hợp chú thích sho sơ đồ giới hạn sinh thái sau thay cho 1, 2, 3, 4, 5.

Câu 11: (2,0 điểm)Cho quần xã sinh vật có lưới thức ăn sau:

a) Em hãy cho biết: loài nào là sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ bậc 1, sinh vật tiêu thụ bậc 2, sinh vật tiêu thụ bậc 3, sinh vật tiêu thụ bậc 4?

101

A a B b

1 2 3

45

Rắn

Thực vật

ChuộtCôn trùng ăn thực vậtChim ăn hạtThỏ

Sóc

Diều hâu Sói

Chim ăn côn trùngẾch

Nhện

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệub) Giả sử chim ăn hạt là loài chim quý hiếm cần được bảo vệ thì việc tiêu diệt hoàn toàn chim diều hâu

có phải là biện pháp hữu hiệu hay không? Vì sao?--------------------------------------Hết --------------------------------------

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCSNĂM HỌC 2010 – 2011

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN: SINH HỌCCâu Nội dung Điểm

1 a) Nội dung của quy luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.b) Giải thích thí nghiệm: - Trong tế bào, các nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp tương đồng, do đó gen cũng tồn tại thành từng cặp alen (cặp gen tương ứng), nghĩa là mỗi nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng mang một alen của cặp gen tương ứng.- Trong giảm phân, sự phân li của cặp nhiễm sắc thể tương đồng chứa cặp alen (trong thí nghiệm kí hiệu là A và a), dẫn đến sự phân li của cặp alen do đó 2 loại giao tử được tạo ra ở F1 có tỉ lệ 1 : 1 (1 A : 1 a)- Trong thụ tinh, các giao tử đực và cái tổ hợp tự do với nhau, khôi phục lại cặp nhiễm sắc thể tương đồng khôi phục lại cặp gen tương ứng.- Ở F1 mang kiểu gen dị hợp có cả hai gen A và a, nhưng gen trội A lấn át hoàn toàn gen lặn a nên chỉ biểu hiện kiểu hình trội. Ở F2 cho tỉ lệ kiểu hình 3 trội : 1 lặn. (HS có thể viết sơ đồ lai cho ý này).

1,0

0,25

0,25

0,25

0,25

2 a) Biến dị tổ hợp:- Khái niệm: Là loại biến dị phát sinh trong quá trình sinh sản hữu tính, do sự sắp xếp lại (tổ hợp lại) các gen trong kiểu gen của bố mẹ dẫn đến có kiểu hình khác với bố mẹ.- Phép lai: P: Aabb x aaBb

GP: Ab, ab aB, abF1: AaBb; Aabb; aaBb; aabb

Những biến dị tổ hợp có kiểu gen: AaBb; aabbb) Loài sinh sản giao phối có biến dị tổ hợp phong phú và đa dạng hơn loài sinh sản vô tính là vì:- Loài sinh sản giao phối: quá trình sinh sản cần trải qua quá trình giảm phân phát sinh giao tử và quá trình thụ tinh.+ Trong quá trình giảm phân với cơ chế phân li độc lập, tổ hợp tự do, trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng đã cho nhiều kiểu giao tử khác nhau về nguồn gốc nhiễm sắc thể.+ Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong quá trình thụ tinh đã tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau.- Loài sinh sản vô tính: quá trình sinh sản được dựa trên cơ sở di truyền là quá trình nguyên phân nên con sinh ra giống với mẹ về kiểu gen.

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

3 Nhiễm sắc thể (NST) được coi là cơ sở vật chất chủ yếu của hiện tượng di truyền và biến dị ở cấp độ tế bào là vì:- NST có khả năng lưu giữ và bảo quản thông tin di truyền:+ NST được cấu tạo từ ADN và prôtêin, trong đó ADN là vật chất di truyền cấp phân tử.+ NST mang gen, mỗi gen có chức năng riêng.+ Mỗi loài có một bộ NST đặc trưng về số lượng, hình dạng và cấu trúc.- NST có khả năng truyền đạt thông tin di truyền:+ Quá trình tự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong nguyên phân là cơ

0,250,250,250,250,250,25

102

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệuchế duy trì bộ NST đặc trưng qua các thế hệ tế bào và qua các thế hệ cơ thể đối với sinh vật sinh sản vô tính.+ Ở loài giao phối, bộ NST đặc trưng được duy trì qua các thế hệ nhờ 3 cơ chế: tự nhân đôi, phân li và tái tổ hợp trong 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tính.- NST có thể bị biến đổi về cấu trúc hoặc số lượng từ đó gây ra những biến đổi ở các tính trạng di truyền.

0,25

0,25

4 a) Vai trò của NST giới tính trong di truyền là:- NST giới tính có vai trò xác định giới tính ở những loài hữu tính.- NST giới tính còn mang gen liên quan đến giới tính và gen không liên quan đến giới tính (gen quy định tính trạng thường liên kết với giới tính)b) Phân biệt NST và NST giới tính:

NST giới tính NST thường- Thường tồn tại 1 cặp trong tế bào lưỡng bội.- Có thể tồn tại thành cặp tương đồng (XX) hoặc không tương đồng (XY) hoặc chỉ có 1 chiếc (XO).- Chủ yếu mang gen quy định đặc điểm giới tính của cơ thể.

- Thường tồn tại với một số cặp lớn hơn 1 trong tế bào lưỡng bội (n – 1 cặp). - Luôn tồn tại thành cặp tương đồng.

- Chỉ mang gen quy định tính trạng thường.

0,250,25

0,5

0,5

0,5

5 a) Trâu và bò đều ăn cỏ nhưng prôtêin của chúng khác nhau là vì:- Prôtêin của trâu hay bò đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân với đơn phân là hơn 20 loại axit amin khác nhau.- Prôtêin của trâu và bò đều có tính đa dạng và đặc thù là do số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin của chúng tạo nên.- Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin còn được biểu hiện ở các bậc cấu trúc không gian như kiểu xoắn ở cấu bậc 2, bậc 3...b) Chức năng sinh học của prôtêin:- Chức năng cấu trúc: Prôtêin là thành phần cấu tạo nên chất nguyên sinh, các bào quan, màng sinh chất và nhiễm sắc thể của tế bào.- Chức năng xúc tác quá trình trao đổi chất: Prôtêin là thành phần cấu tạo chủ yếu của các enzim có vai trò xúc tác cho các phản ứng sinh hoá trong tế bào.- Chức năng điều hoà quá trình trao đổi chất: Prôtêin là thành phần cấu tạo chủ yếu của các hoocmôn đóng vai trò điều hoà quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể.- Chức năng bảo vệ cơ thể: Prôtêin tạo nên các kháng thể có khả năng chống lại các vi khuẩn gây bệnh.- Ngoài ra prôtêin còn có chức năng vận động, vận chuyển các chất trong tế bào và cơ thể, dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

6 a) Tỉ lệ % mỗi loại nuclêôtit của gen ban đầu:- Vì chiều dài của gen là 0,51 = 5100A0 số lượng nuclêôtit của gen là:

(nuclêôtit)

- Thao bài ra và theo NTBS ta lập được hệ phương trình:

- Giải hệ phương trình ta được: A = T = 900 nuclêôtit, G = X = 600 nuclêôtit- Tỉ lệ % mỗi loại nuclêôtit của gen là: %A = %T = 30%, %G = %X = 20%.b) Dạng đột biến: Vì gen đột biến tăng thêm 2 liên kết hiđrô so với gen ban đầu, do đó có thể là dạng đột biến:- Thêm 1 cặp A – T.

0,25

0,25

0,250,25

0,25

103

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu- Thay thế 2 cặp A – T bằng 2 cặp G – X. 0,25

7 a) - Các giao tử được tạo ra:+ Trường hợp 1: ABb và a.+ Trường hợp 2: A và aBb.- Các dạng thể dị bội: (2n + 1): Thể ba nhiễm; (2n – 1): Thể một nhiễmb)- Các giao tử đột biến được tạo ra có thể là 1 trong 4 khả năng: AABB hoặc aabb hoặc AAbb hoặc aaBB.- Các giao tử bình thường: ab hoặc AB hoặc Ab hoặc aB(HS có thể trình bày theo cách khác, nếu đúng bản chất vẫn cho điểm tối đa)

0,50,5

0,25

0,25

8 a) Phân biệt trẻ đồng sinh cùng trứng và trẻ đồng sinh khác trứng:Trẻ đồng sinh cùng trứng (Mai và Lan) Trẻ đồng sinh khác trứng

- Do 1 tinh trùng thụ tinh với 1 trứng tạo thành 1 hợp tử, trong giai đoạn đầu phát triển của hợp tử đã tách thành 2 hay nhiều phôi tương ứng với số trẻ đồng sinh.- Các đứa trẻ này có cùng nhóm máu, cùng giới tính, cùng mắc bệnh di truyền giống nhau nếu có

- Do 2 hay nhiều trứng kết hợp với 2 hay nhiều tinh trùng ở cùng thời điểm đã tạo ra 2 hay nhiều hợp tử, mỗi hợp tử độc lập phát triển thành 1 trẻ.- Các đứa trẻ này có giới tính, nhóm máu, mắc các bệnh về di truyền có thể giống nhau hoặc khác nhau.

b) Nhận xét: Năng khiếu toán học là tính trạng số lượng do nhiều gen chi phối, phụ thuộc vào cả kiểu gen lẫn môi trường.

0,25

0,25

0,5

9 Các lĩnh vực ứng dụng của công nghệ gen Ví dụ- Tạo ra các chủng vi sinh vật mới có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm sinh học với số lượng lớn và giá thành rẻ

- Tạo được chủng vi khuẩn E. Coli mang gen mã hoá insulin của người để sản xuất insulin chữa tiểu đường...

- Tạo giống cây trồng biến đổi gen có năng suất và hàm lượng dinh dưỡng cao, kháng sâu bệnh...

- Người ta đã chuyển được gen quy định tổng hợp - carôten (tiền vitamin A) vào tế bào cây lúa và tạo ra giống lúa giàu vitamin A, góp phần cải thiện tình trạng thiếu vitamin A của hơn 100 triệu trẻ em trên thế giới.

- Tạo động vật biến đổi gen: lĩnh vực này còn hạn chế vì các hiệu quả phụ do gen được chuyển gây ra ở động vật biến đổi gen

- Người ta đã chuyển được gen sinh trưởng ở bò vào lợn, giúp cho hiệu quả tiêu thụ thức ăn cao hơn, hàm lượng mỡ ít hơn bình thường

(HS có thể lấy ví dụ khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa, nếu HS chỉ nêu được các lĩnh vực ứng dụng mà không nêu được ví dụ thì cho nửa số điểm của câu hỏi)

0,5

0,25

0,25

10 - Chú thích 1: Điểm gây chết giới hạn dưới (giới hạn dưới).- Chú thích 2: Điểm cực thuận.- Chú thích 3: Điểm gây chết giới hạn trên (giới hạn trên).- Chú thích 4: Khoảng thuận lợi.- Chú thích 5: Giới hạn chịu đựng.

1,0

11 a) Xác định dạng sinh vật:- Sinh vật sản xuất: thực vật.- Sinh vật tiêu thụ bậc 1: Chuột, thỏ, sóc, chim ăn hạt, côn trùng ăn thực vật.- Sinh vật tiêu thụ bậc 2: sói, diều hâu, rắn, ếch, chim ăn côn trùng, nhện.- Sinh vật tiêu thụ bậc 3: sói, diều hâu, chim ăn côn trùng, rắn.- Sinh vật tiêu thụ bậc 4: diều hâu, sói.

0,250,250,250,25

104

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệub) Việc tiêu diệt hoàn toàn chim diều hâu để bảo vệ chim ăn hạt là loài chim quý hiếm không phải là biện pháp hữu hiệu. Vì:- Khi sử dụng chim ăn hạt làm thức ăn, diều hâu chỉ có thể bắt được dễ dàng những con già yếu, hặc mắc bệnh tật. Điều này góp phần ngăn cản sự lây lan của bệnh truyền nhiễm đối với quần thể chim.- Khi diều hâu bị tiêu diệt hoàn toàn, chim ăn hạt phát triển mạnh, những con mang gen xấu có hại vẫn sống sót và sinh sản do đó làm cho các gen xấu có hại được nhân lên và phát tán trong quần thể từ đó có thể làm cho quần thể bị suy thoái.- Khi diều hâu bị tiêu diệt hoàn toàn thì những loài như chuột, thỏ, sóc, chim ăn hạt phát triển mạnh sẽ làm tiêu diệt thực vật, từ đó làm cho quần xã có thể bị huỷ diệt do sự suy giảm nghiêm trọng sinh vật sản xuất

0,25

0,25

0,25

0,25

105

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH QUẢNG NGÃI LỚP 9, NĂM HỌC: 2008 – 2009

Môn: SINH HỌC Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ CHÍNH THỨC ( Đề thi gồm 2 trang )Câu 1:( 1,5 điểm) Dựa vào kiến thức đã học phân loại các loại củ sau đây thành nhóm: Củ cà rốt, củ su hào, củ cải, củ dong ta, củ khoai tây, củ sắn, củ gừng, củ chuối.Câu 2: ( 1,5 điểm )Viết sơ đồ quá trình quang hợp của cây xanh và cho biết cây xanh có vai trò gì đối với thiên nhiên và đời sống con người.Câu 3: ( 1,5 điểm ) So sánh tỉ lệ về diện tích bề mặt của não trước từ lớp Cá đến lớp Thú. Tỉ lệ về diện tích đại não của người có đặc điểm gì mà lớn nhất so với các lớp động vật có xương sống, trình bày chức năng của đại não người.Câu 4: (1,5 điểm)Trình bày vai trò của tuyến tụy trong sự điều hòa lượng đường trong máu người.Câu 5: ( 1,5 điểm ) Nêu sự khác biệt giữa các loại mạch máu ở người, giải thích?Câu 6: (1,5 điểm) Sơ đồ dưới đây mô tả các con đường hấp thụ và vận chuyển chất dinh dưỡng. Hãy chú thích các chất hấp thụ và vận chuyển vào hình vẽ. Gan đóng vai trò gì trên con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng về tim.

Ghi chú: Thí sinh ghi số và chú thích, không cần vẽ lại hình.Câu 7: (2,0 điểm) Phân biệt đột biến gen với đột biến NST.Câu 8: ( 3,0 điểm ) So sánh cấu trúc ADN và ARN.Câu 9: ( 3,0 điểm )

106

4

1

2

3

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệuMột cặp gen Bb tồn tại trên một cặp NST tương đồng . Gen B có chiều dài 5100 ăngstron và có hiệu A – G = 20 % . Gen b có 150 chu kì xoắn và có hiệu số T– G = 300 ( Nu ).a/ Tính số lượng nuclêôtit mỗi loại của cặp gen Bb.b/ Tế bào chứa cặp gen Bb nguyên phân 3 đợt liên tiếp đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nuclêôtit mỗi loại là bao nhiêu?.Câu 10: (3 điểm) Một tế bào sinh dục đực và 1 tế bào sinh dục cái của một loài đều nguyên phân với số lần bằng nhau. Các tế bào con được tạo ra đều tham gia giảm phân cho tổng cộng 180 giao tử đực và cái.a/ Xác định số tinh trùng, số trứng và số thể cựcb/ Tính số tế bào sinh tinh và tế bào sinh trứng. HếtSỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 QUẢNG NGÃI NĂM HỌC 2008-2009 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌCCâu1: ( 1,5điểm )Nội dung Điểm- Rễ củ: củ cà rốt , củ cải , củ sắn- Thân củ: củ chuối , củ khoai tây, củ su hào.- Thân rễ: củ dong ta, củ gừng.

0,50,50,5

Câu 2: ( 1,5 điểm )Nội dung Điểm - Sơ đồ quang hợp của cây xanh:

Nước + khí cacbônic Tinh bột + khí ôxi

- Vai trò của cây xanh :+ Ổn định lượng khí cacbônic và khí ôxi trong không khí, điều hoà khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường, hạn chế lũ lụt và hạn hán, giữ đất chống xói mòn.+ Cung cấp thức ăn cho ĐV kể cả con người , cung cấp các sản phẩm khác cần cho sinh hoạt và SX của con người

0,5

0,5

0,5Câu 3: (1,5 điểm )Nội dung Điểm- Tỉ lệ về diện tích bề mặt não trước từ lớp Cá đến lớp Thú: Diện tích bề mặt não

trước tăng dần từ lớp Cá đến lớp Thú - Tỉ lệ về diện tích bề mặt đại não người lớn nhất vì có cấu tạo nhiều nếp gấp làm

tăng diện tích bề mặt não- Chức năng của đại não người: Điểu khiển cảm giác, vận động, vị giác, thính

giác, thị giác, ý thức, trí nhớ, ...

0,5

0,5

0,5

Câu 4: ( 1,5 điểm )Nội dung Điểm

107

Ánh sáng diệp lục

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu + Tuyến tụy là một tuyến ngoại tiết (Tiết dịch tiêu hóa) đồng thời cũng là tuyến nội tiết (Tiết hoocmôn). Có 2 loại tế bào trong đảo tụy, tế bào tiết Insulin và tế bào tiết glucagôn. + Khi lượng đường huyết tăng quá mức bình thường sẽ kích thích các tế bào tiết Insulin để chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ trong gan làm đường huyết trở lại mức bình thường.

+ Khi đường huyết thấp hơn mức bình thường sẽ kích thích các tế bào tiết ra glucagôn, có tác dụng ngược với Insulin, biến glicôgen thành glucôzơ làm lượng đường huyết trở lại mức bình thường.

0,5

0,5

0,5

Câu 5: ( 1,5 điểm )Nội dung Điểma/ Động mạch: Lòng hẹp hơn tĩnh mạch, có thành dày nhất gồm 3 lớp cơ, đàn hồi nhiều phù hợp với chức năng nhận một lượng lớn máu từ tâm thất tống ra với áp lực lớn, vận tốc máu nhanh b/ Tĩnh mạch: Có thành vách nhỏ hơn, ít đàn hồi hơn động mạch, lòng rộng hơn động mạch, phù hợp với chức năng vận chuyển máu về tim với vận tốc chậm hơn áp lực nhỏ, có van một chiều ở những nơi máu chảy ngược chiều trọng lực c/ Mao mạch: Có thành vách rất mỏng phân nhánh nhiều chỉ có một lớp biểu bì phù hợp với chức năng vận chuyển máu rất chậm dễ thực hiện sự trao đổi chất

0,5

0,5

0,5Câu 6: ( 1,5 điểm )Nội dung Điểm* Chú thích hình vẽ: 1 điểm ( mỗi chú thích đúng 0,25 điểm )

0,5

* Vai trò của gan trên con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng:- Dự trữ các chất (glicogen, các vitamin: A,D,E,B12).- Khử độc các chất trước khi chúng được phân phối cho cơ thể.

108

4. Các vitamin tan trong dầu và 70% lipit theo con

đường này

1. Các chất dinh dưỡng với nồng độ thích hợp và không còn chất độc

2. Phần chất dinh dưỡng dư được tích luỹ tại gan hoặc thải bỏ. Chất độc bị

khử

3. Các chất dinh dưỡng khác và 30% lipit, có thể lẫn một số chất độc theo

con đường này

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu- Chuyển hoá các chất dinh dưỡng như chuyển hoá glucoz và axit amin thành chất béo ...- Điều hoà nồng độ protein trong máu như fibrinogen, albumin...

Câu 7: ( 2 điểm )Nội dung Điểm Đột biến gen Đột biến NST-Là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hay một số cặp nuclêôtit.-Có những dạng: mất cặp nuclêôtit, thêm cặp nuclêôtit, thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác,...

-Là những biến đổi về cấu trúc hoặc số lượng NST trong bộ NST của tế bào.

-Có các dạng: đột biến cấu trúc NST (mất đoạn, lập đoạn, đảo đoạn,...) và đột biến số lượng NST (dị bội thể, đa bội thể).

1,0

1,02,0

109

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệuCâu 8: ( 3 điểm ) a/ Giống nhau:Nội dung Điểm - Đều có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân- Mỗi đơn phân đều có 3 thành phần: H3PO4, đường C5, bazơntric

- Trên mạch đơn các đơn phân đều liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị bền vững

- Đều có cấu tạo xoắn - Đều đặc trưng bởi số lượng, thành phần, trình tự phân bố các đơn phân - Các đơn phân đều phân biệt bởi bazơnitric

0,5

0,5

1,0 b/ Khác nhau:

ADN ARN- Đại phân tử có kích thước, khối

lượng rất lớn- Có cấu trúc mạch kép- Xây dựng từ 4 loại nuclêotit- Có Timin ( không có U )- Trong mỗi Nu có đường C5H10O4

- Đại phân tử có kích thước khối lượng bé

- Có cấu trúc mạch đơn- Xây dựng từ 4 loại ribônuclêotit- Có U ( không có T )- Trong mỗi ri Nu có C5H10O5

0,4

0,40,40,40,42,0

Câu 9: (3 điểm)Nội dung Điểm

a) Tính số lượng Nu mỗi loại của cặp gen Bb + Số lượng Nuclêôtit của gen B( 5100 : 3,4 ) x 2 = 3000 (N )Theo NTBS và theo giả thuyết ta có hệ phương trình A + G = 50% (1) A - G = 20% (2) (1) +((2) ta được 2A = 70% A=T = 35% G=X = 15% số lượng từng loại nuclêôtit của gen B

A=T = 3000 x 35 % = 1050 (N ) G=X = 3000 x 15% = 450 (Nu )+ Số lượng nuclêôtit của gen b150 x 20 = 3000 (Nu ) Theo NTBS và theo giả thuyết ta có hệ phương trình T-G = 300 (Nu) (1 ) T+G = 3000 :2 (2 ) (1 ) + (2 ) ta được 2T = 1800 (Nu ) T= A = 900 ( Nu ) G = X = 600 ( Nu ) + Số lượng nuclêôtit mỗi loại của gen Bb là:A= T = 1050 + 900 = 1950 ( Nu ) G= X = 450 + 600 = 1050 (Nu )

0,5

0,250,25

0,5

0,250,25

0,250,25

110

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệub)Tính số lượng nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào phải cung cấp A=T =1950 x ( 23 -1 ) = 13650 ( Nu ) G= X = 1050 x (23 -1 ) = 7350 ( Nu )

0,250,253

Câu 10: ( 3 điểm )Nội dung Điểma. Số tinh trùng, số tế bào trứng và số thể định hướng:

- Vì số lần nguyên phân của 2 tế bào sinh dục đực và cái đều bằng nhau nên số tế bào con được sinh ra từ quá trình nguyên phân của mỗi tế bào phải bằng nhau.

- Mặt khác: 1 tế bào sinh tinh giảm phân cho 4 tinh trùng, 1 tế bào sinh trứng giảm phân cho 1 tế bào trứng và 3 thể cực nên ta có tỉ lệ giữa số tinh trùng và số tế bào trứng là: 4:1

- Vậy: Số lượng tinh trùng là:

Số lượng tế bào trứng là:

Số lượng thể cực là:

b. Số tế bào sinh tinh và số tế bào sinh trứng:

- Số tế bào sinh tinh:

- Số tế bào sinh trứng: 36

0,25

0,25

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

111

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệuSỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

NGHỆ ANKỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 THCS

NĂM HỌC 2010 - 2011

Môn thi: sinh học - bảng aThời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (3,0 điểm).a) Nếu trong quần thể cây giao phấn và quần thể cây tự thụ phấn đều có gen đột biến lặn xuất hiện ở giao tử với tần số như nhau thì thể đột biến được phát hiện sớm hơn ở quần thể nào? Giải thích. b) Ở đậu Hà Lan, tính trạng hạt trơn (B) trội hoàn toàn so với tính trạng hạt nhăn (b). Cho cây đậu hạt trơn F1 (có kiểu gen Bb) tự thụ phấn liên tiếp qua một số thế hệ. Xác định tỷ lệ tính trạng hình dạng hạt đậu Hà Lan ở trên cây F2. Biết quá trình thụ phấn, thụ tinh diễn ra bình thường, tỷ lệ sống sót của các cá thể ngang nhau.Câu 2 (3,0 điểm).a) Ở một loài động vật, giả sử có một tinh bào bậc 1 chứa hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng Bb và Cc khi giảm phân sẽ cho ra mấy loại tinh trùng? Vì sao?b) Ở một loài động vật khác, giả sử có một noãn bào bậc 1 chứa ba cặp nhiễm sắc thể AaBbCc khi giảm phân sẽ cho ra mấy loại trứng? Vì sao?c) Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 12, nêu cơ chế hình thành thể tứ bội (4n = 24) do nguyên phân và giảm phân không bình thường.Câu 3 (2,0 điểm).a) Giải thích vì sao hai phân tử ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống phân tử ADN mẹ. b) Nguồn gốc chung của sinh giới và tính đa dạng của các loài sinh vật được giải thích như thế nào trên cơ sở cấu tạo của ADN.Câu 4 (5,0 điểm).a) Nêu sự biến đổi hình thái nhiễm sắc thể trong chu kỳ tế bào. Sự biến đổi đó có ý nghĩa gì? b) Trình bày ý nghĩa và mối liên quan giữa nguyên phân, giảm phân, thụ tinh trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền ở sinh vật sinh sản hữu tính.Câu 5 (2,0 điểm).Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các sinh vật khác loài? Cho ví dụ minh hoạ.Câu 6 (5,0 điểm). Ở một loài sinh vật, tổng số nhiễm sắc thể của 1/1000 số giao tử đực tham gia một đợt thụ tinh có 70000 nhiễm sắc thể, trong đó chỉ có 0,1% số giao tử đực trực tiếp thụ tinh của nhóm này. Biết rằng bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n của loài có 14 nhiễm sắc thể.a) Xác định số hợp tử được tạo thành.b) Một hợp tử của nhóm trên khi nguyên phân liên tiếp 4 đợt đã tạo ra ở thế hệ tế bào cuối cùng có 208 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Xác định số lượng nhiễm sắc thể của hợp tử và cơ chế tạo thành nó.c) Một hợp tử khác của nhóm trên nguyên phân liên tiếp 4 đợt đã tạo thế hệ tế bào cuối cùng có 336 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Xác định số lượng nhiễm sắc thể của hợp tử và cơ chế tạo thành nó.Biết rằng các trường hợp trên có sự thay đổi của vật chất di truyền trong quá trình phát sinh giao tử cái.

- - - Hết - - -112

§Ò chÝnh thøc

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu

HƯỚNG DẪN CHẤMCâu Hướng dẫn chấm ĐiểmCâu 1 3.0

a)- Trong quần thể giao phấn chéo, gen lặn tồn tại ở thể dị hợp tử và phải qua nhiều thế hệ tần số của nó mới tăng dần lên. Khi đó, gen đột biến lặn mới có nhiều cơ hội tổ hợp thành đồng hợp tử. Vì thế, thể đột biến xuất hiện muộn.- Trong quần thể cây tự thụ phấn, gen đột biến lặn thường tồn tại ở trạng thái dị hợp tử và khi cây dị hợp tử tự thụ phấn sẽ cho ra ngay thể đột biến. Như vậy, thể đột biến được phát hiện sớm hơn so với trường hợp quần thể cây giao phấn chéo.

0.75

0.75

b) Hạt ở trên cây F2 thuộc thế hệ F3. Do đó hình dạng hạt ở F3 có tỷ lệ như sau: 5 hạt trơn: 3 hạt nhăn. (HS có thể lập bảng hoặc dùng công thức để tính tỷ lệ F3)

0.51.0

Câu 2 a) Ở một loài động vật, giả sử có một tinh bào bậc 1 chứa hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng Bb và Cc khi giảm phân sẽ cho ra mấy loại tinh trùng? Vì sao? b) Ở một loài động vật khác, giả sử có một noãn bào bậc 1 chứa ba cặp nhiễm sắc thể AaBbCc khi giảm phân sẽ cho ra mấy loại trứng? Vì sao?c) Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 12, nêu cơ chế hình thành thể tứ bội (4n = 24) do nguyên phân và giảm phân không bình thường.

3.0đ

a) Hai loại tinh trùng: BC và bc hoặc Bc và bC vì sự phân li độc lập và tổ hợp tự do khi kết thúc GP I thì một tinh bào bậc 1 chỉ có một trong hai khả năng tổ hợp NST : (BB) ( CC) , (bb) (cc) hoặc (BB) (cc), (bb) (CC).

0.5

b) Cho ra 1 trong 8 loại trứng: ABC,ABc,AbC,Abc,aBC,aBc,abC,abc.Vì một tế bào sinh trứng chỉ cho một trứng.

0.5

c)* Do nguyên phân:Thế hệ P có 2n = 12. Quá trình giảm phân của P diễn ra bình thường, tạo ra giao tử n = 6. Thụ tinh bình thường tạo ra hợp tử 2n = 12. Do ảnh hưởng của môi trường, ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử diễn ra không bình thường (NST nhân đôi nhưng không phân ly) tạo ra một tế bào có 4n = 24. Sau đó tế bào này nguyên phân bình thường tạo ra thể tứ bội (4n = 24)* Do giảm phân:Thế hệ P có 2n = 12. Do ảnh hưởng của môi trường, quá trình giảm phân hình thành giao tử ở cả 2 bên P diễn ra không bình thường, đều tạo ra giao tử 2n =12. Thụ tinh bình thường tạo ra hợp tử 4n = 24. Hợp tử nguyên phân bình thường tạo thể tứ bội (4n = 24)( HS trình bày bằng cách khác vẫn cho điểm tối đa)

1.0

1.0

Câu 3 2.0đ

113

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệua) Do: Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo các nguyên tắc:

- Nguyên tắc bổ sung: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc: A liên kết với T hay ngược lại, G liên kết với X hay ngược lại.- Nguyên tắc giữ lại một nữa (bán bảo toàn): Trong mỗi ADN con có một mạh của ADN mẹ (mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới.

0.5

0.5

b. - ADN của tất cả các loài đều có cấu tạo thống nhất do 4 loại nuclêôtit tạo nên đây là một bằng chứng về nguồn gốc thống nhất của sinh giới. - Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở cho tính đa dạng và đặc thù của các loài SV.

0.5

0.5

Câu 4 5.0đ a. *Một chu kỳ tế bào gồm giai đoạn chuẩn bị (kỳ trung gian) và quá trình phân bào nguyên phân.Trong chu kỳ tế bào, hình thái NST biến đổi như sau:- Kỳ trung gian: NST ở trạng thái đơn, dạng sợi dài, mảnh, duỗi xoắn hoàn toàn. Sau đó NST đơn tự nhân đôi thành NST kép.- Quá trình nguyên phân:+ Kỳ đầu: NST kép bắt đầu đóng xoắn.+ Kỳ giữa: NST kép đóng xoắn cực đại.+ Kỳ sau: 2 NST đơn trong mỗi NST kép (vẫn ở trạng thái xoắn) tách nhau ra ở tâm động.+ Kỳ cuối: NST đơn dãn xoắn, dài ra ở dạng sợi mảnh…- Đến kỳ trung gian ở chu kỳ tiếp theo, NST đơn dãn xoắn hoàn toàn…

0.25

0.250.250.25

0.250.25

* Ý nghĩa sinh học:- Trong chu kỳ tế bào, NST dãn xoắn nhất ở kỳ trung gian, tạo điều kiện cho ADN dễ dàng thực hiện quá trình tổng hợp ARN, qua đó tổng hợp Pr và tạo điều kiện thuận lợi cho ADN tự sao.- NST đóng xoắn nhất ở kỳ giữa, tạo thuận lợi cho sự tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào và sự phân ly ở kỳ sau.

0.5

0.5

b.*Ý nghĩa của nguyên phân:- Ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ.- Giúp cơ thể đa bào lớn lên.

0.250.25

*Ý nghĩa của giảm phân: - Số lượng NST trong giao tử giảm xuống (còn n NST) nên khi thụ tinh, bộ NST 2n của loài lại được phục hồi.- Sự trao đổi chéo ở kì đầu, sự phân li độc lập và tổ hợp tự do giữa các NST kép trong cặp tương đồng xảy ra ở kì sau của GP I đã tạo ra nhiều giao tử khác nhau, là cơ sở cho sự xuất hiện biến dị tổ hợp.

0.25

0.25

114

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu* Ý nghĩa của thụ tinh: - Phục hồi lại bộ NST lưỡng bội do sự kết hợp giữa giao tử đực (n) với giao tử cái (n).- Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử khác nhau đã tạo vô số kiểu tổ hợp khác nhau tạo ra nhiều biến dị tổ hợp, tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống.

0.25

0.25

* Mối liên quan:- Nhờ NP mà các thế hệ TB khác nhau vẫn chứa đựng các thông tin di truyền giống nhau, đặc trưng cho loài.- Nhờ GP mà tạo nên các giao tử đơn bội để khi thụ tinh sẽ khôi phục lại trạng thái lưỡng bội.- Nhờ thụ tinh đã kết hợp bộ NST đơn bội trong tinh trùng với bộ NST đơn bội trong trứng để hình thành bộ NST 2n, đảm bảo việc truyền thông tin di truyền từ bố mẹ cho con cái tương đối ổn định.- Sự kết hợp 3 quá trình trên đã duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của các loài sinh sản hữu tíh qua các thế hệ cơ thể. Đồng thời còn tao ra nguồn biến dị tổ hợp phong phú cho chọn giống và tiến hoá.

0.25

0.25

0.25

0.25

Câu 5 2.0đQuan hệ hỗ trợ Quan hệ đối địch

- Là mối quan hệ có lợi (hoặc ít nhất không hại) cho tất cả các sinh vật.- Ví dụ: +Tảo và nấm trong địa y (cộng sinh).+ Cá ép bám vào rùa biển (Hội sinh)

- Là mối quan hệ một bên có lợi, một bên có hại hoặc cả 2 bên cùng bị hại.- Ví dụ:+ Giun đũa sống trong ruột người (Ký sinh)+ Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng (Cạnh tranh)

1.0

1.0

(HS có thể lấy ví dụ minh hoạ khác)Câu 6 5.0đ

1) Số giao tử đực trong nhóm tham gia thụ tinh là: 70000 : 7 = 10000 giao tử.Số hợp tử được tạo thành là: 10000 x 0,1% = 10 hợp tử.

1.0

2 - Số lượng NST trong hợp tử thứ nhất là: 208 : 24 = 13 NST = 2n - 1Bộ NST trên là kết quả thụ tinh giữa giao tử đực mang 7 NST với giao tử cái chỉ mang 6 NST (n -1). Loại giao tử này (n -1) được tạo thành do sự không phân li của 1 cặp NST tương đồng trong quá trình phát sinh giao tử cái.

1.01.0

3) Số lượng NST trong trường hợp thứ 2 là: 336 NST : 24 = 21 NST = 3nBộ NST trên là kết quả thụ tinh giữa giao tử đực với n =7 với giao tử cái với 2n = 14. Loại giao tử này (2n) được tạo thành là do trong quá trình GP tạo giao tử cái đã không diễn ra quá trình giảm nhiễm

1.01.0

115

GV: Trương Thế Thảo – sưu tầm và giới thiệu

116