18
1 PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TNHẰM NÂNG CAO TÍNH MINH BẠCH CỦA CÁC DVCĐT VIT NAM I. LÝ LUẬN CHUNG VCHÍNH PHỦ ĐIỆN TVÀ DỊCH VCÔNG Trong hơn một thp kqua, khi trào lưu chính phủ điện tbắt đầu, Internet với công nghệ web đã mang đến cho chính phủ các quốc gia khnăng tương tác mới giữa chính phủ với công chúng. Một sngười còn cho rằng đấy là mt cuộc cách mạng trong mi quan hgiữa chính phủ và công dân bằng công nghweb. 1.1. Khái niệm chính phủ điện tChính phủ điện ttheo cách đơn giản là: Chính phủ hoạt động trc tuyến (online) 24/24h; 7/7ngày/tuần; 365/365 ngày/năm. Chính phủ không ồn ào, không giy t, to stin tưởng, tin cy cao với hai nguyên tắc htrcơ bản: Gii quyết công việc một cách công khai và đảm bo an ninh. Tuy nhiên, định nghĩa của Ngân hàng thế giới (World Bank) cho chúng ta thấy cách hiểu rõ ràng về chính phủ điện t: Chính phủ điện tlà việc các cơ quan ca chính phủ sdng một cách có hệ thng công nghthông tin và viễn thông để thc hiện các quan hệ với công dân, với doanh nghip và các cơ quan hành chính. Những công nghệ này nhằm ci thin giao dch giữa Nhà nước với công dân doanh nghip, nâng cao hiệu ququản lý, giảm chi phí và bớt tham nhũng thông qua tăng cường công khai và minh bạch. Một mô hình chính phủ điện thiu qusbao gồm cách thc gii quyết quan htương tác về thông tin giữa ba chthể: chính phủ, công dân và doanh nghip. Thnht, giữa chính phủ vi nhau (Government to Government G2G). Đây là cấp độ thường được khởi động trước tiên khi xây dựng một chính phủ điện t. Cấp độ tương tác e-gov này giúp cho các cơ quan hành chính chia sẻ dliu, trao đổi công việc thun tiện hơn, giảm thiểu chi phí và thời gian hi hp không cn thiết. Thhai, giữa chính phủ vi doanh nghip (Government to Business G2B). Cấp độ tương tác này cho phép nhiu hoạt động trc tuyến có thể được kết ni gia cộng đồng doanh nghiệp và chính phủ. Đây là một cấp độ e-gov kvng nht ca bt cchính phủ điện tnào. Và cuối cùng là giữa chính phủ với dân chúng (Government to Citizen G2C). cấp độ tương tác này chính phủ scung cấp các dịch vcông như làm hoc cp mới các giấy tcá nhân, đóng và hoàn thuế thu nhp, nhn trcấp… 1.2. Mc tiêu và lợi ích của chính phủ điện tMục tiêu của chính phủ điện tlà giao dịch của các cơ quan Chính phủ vi công dân, với doanh nghiệp và các tổ chc sđược ci thiện, nâng cao chất lượng,

PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ NHẰM NÂNG CAO TÍNH … · 1 PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ NHẰM NÂNG CAO TÍNH MINH BẠCH CỦA CÁC DVCĐT Ở VIỆT NAM

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ NHẰM NÂNG CAO TÍNH … · 1 PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ NHẰM NÂNG CAO TÍNH MINH BẠCH CỦA CÁC DVCĐT Ở VIỆT NAM

1

PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ

NHẰM NÂNG CAO TÍNH MINH BẠCH CỦA CÁC DVCĐT Ở VIỆT NAM

I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ VÀ DỊCH VỤ CÔNG

Trong hơn một thập kỷ qua, khi trào lưu chính phủ điện tử bắt đầu,

Internet với công nghệ web đã mang đến cho chính phủ các quốc gia khả năng

tương tác mới giữa chính phủ với công chúng. Một số người còn cho rằng đấy là

một cuộc cách mạng trong mối quan hệ giữa chính phủ và công dân bằng công

nghệ web.

1.1. Khái niệm chính phủ điện tử

Chính phủ điện tử theo cách đơn giản là: Chính phủ hoạt động trực tuyến

(online) 24/24h; 7/7ngày/tuần; 365/365 ngày/năm. Chính phủ không ồn ào, không

giấy tờ, tạo sự tin tưởng, tin cậy cao với hai nguyên tắc hỗ trợ cơ bản: Giải quyết

công việc một cách công khai và đảm bảo an ninh.

Tuy nhiên, định nghĩa của Ngân hàng thế giới (World Bank) cho chúng ta

thấy cách hiểu rõ ràng về chính phủ điện tử: Chính phủ điện tử là việc các cơ quan

của chính phủ sử dụng một cách có hệ thống công nghệ thông tin và viễn thông để

thực hiện các quan hệ với công dân, với doanh nghiệp và các cơ quan hành chính.

Những công nghệ này nhằm cải thiện giao dịch giữa Nhà nước với công dân và

doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả quản lý, giảm chi phí và bớt tham nhũng thông

qua tăng cường công khai và minh bạch.

Một mô hình chính phủ điện tử hiệu quả sẽ bao gồm cách thức giải quyết

quan hệ tương tác về thông tin giữa ba chủ thể: chính phủ, công dân và doanh

nghiệp.

Thứ nhất, giữa chính phủ với nhau (Government to Government – G2G).

Đây là cấp độ thường được khởi động trước tiên khi xây dựng một chính phủ điện

tử. Cấp độ tương tác e-gov này giúp cho các cơ quan hành chính chia sẻ dữ liệu,

trao đổi công việc thuận tiện hơn, giảm thiểu chi phí và thời gian hội họp không

cần thiết.

Thứ hai, giữa chính phủ với doanh nghiệp (Government to Business –

G2B). Cấp độ tương tác này cho phép nhiều hoạt động trực tuyến có thể được kết

nối giữa cộng đồng doanh nghiệp và chính phủ. Đây là một cấp độ e-gov kỳ vọng

nhất của bất cứ chính phủ điện tử nào.

Và cuối cùng là giữa chính phủ với dân chúng (Government to Citizen –

G2C). Ở cấp độ tương tác này chính phủ sẽ cung cấp các dịch vụ công như làm

hoặc cấp mới các giấy tờ cá nhân, đóng và hoàn thuế thu nhập, nhận trợ cấp…

1.2. Mục tiêu và lợi ích của chính phủ điện tử

Mục tiêu của chính phủ điện tử là giao dịch của các cơ quan Chính phủ với

công dân, với doanh nghiệp và các tổ chức sẽ được cải thiện, nâng cao chất lượng,

Page 2: PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ NHẰM NÂNG CAO TÍNH … · 1 PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ NHẰM NÂNG CAO TÍNH MINH BẠCH CỦA CÁC DVCĐT Ở VIỆT NAM

2

đảm bảo công bằng trong các dịch vụ công. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả của các

cơ quan nhà nước, tăng cường quản lý nhà nước với sự tham gia của cộng đồng.

Thiết lập môi trường kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ và đẩy mạnh phát triển thương

mại điện tử, khách hàng "trực tuyến" (on line) chứ không phải "xếp hàng" (in

line).

Chính phủ điện tử cho thấy rõ ràng tiềm năng cải thiện chất lượng, phạm

vi, và khả năng tiếp cận các dịch vụ. Một số nhà quan sát cho rằng, ngoài việc nâng

cao hiệu quả, chất lượng dịch vụ có thể được cải thiện thông qua các giao dịch

nhanh hơn, trách nhiệm và quy trình tốt hơn. Sự phát triển của chính phủ điện tử

cũng tạo ra các tiềm năng cho các dịch vụ mới. Cùng với khả năng kết hợp các

dịch vụ hiện có, chính phủ điện tử có thể đóng góp cho một thay đổi về chất trong

cách công dân tương tác với chính phủ và các biện pháp điều hành nền kinh tế và

quản lý xã hội của chính phủ.

Chính phủ điện tử cho phép tăng cường sự tham gia của công dân với

chính phủ. Thông qua hệ thống mạng, bằng cách kết nối những người sống ở vùng

sâu, vùng xa của đất nước để họ có thể gửi và nhận thông tin dễ dàng hơn tới và từ

chính phủ. Thêm vào đó, có thể gia tăng những người trẻ tuổi tham gia đóng góp ý

kiến đối với chính phủ bởi thế hệ công dân ngày nay hiểu biết về chính trị, xã hội

đã lớn lên với Internet và các công nghệ truyền thông kỹ thuật số trong cuộc sống

hàng ngày, tương tự như những công dân, người mà họ được sử dụng cho các hoạt

động chuyên nghiệp trong công việc và các hoạt động cá nhân khác. Thêm vào đó,

qua sự mở rộng khả năng tương tác và chia sẻ thông tin, chính phủ điện tử cũng có

thể tăng cường tương tác “công dân với công dân” (C2C) bằng cách cung cấp cơ

hội cho những người có cùng quan điểm và mối quan tâm nhưng bị ngăn cách bởi

các điều kiện về địa lý.

1.3. Các giai đoạn xây dựng chính phủ điện tử

Quá trình xây dựng Chính phủ điện tử chia làm 4 giai đoạn như sau:

- Giai đoạn 1: Sự hiện diện (Presence)

Sự hiện diện là giai đoạn đầu của sự phát triển và thiết lập một địa chỉ

cung cấp thông tin trong tương lai. Nó cho thấy cách thức đơn giản trong truy cập

và tìm kiếm thông tin của chính phủ điện tử, nhưng nó cũng cung cấp một số tùy

chọn tối thiểu cho công dân. Ví dụ như xây dựng một trang web cơ bản liệt kê các

thông tin chung về một cơ quan hay tổ chức nào đó, chẳng hạn như giờ hoạt động,

địa chỉ email, và số điện thoại, nhưng không có khả năng tương tác. Đây là một

website thụ động, đơn thuần chỉ cung cấp thông tin chung.

- Giai đoạn : Tương tác (Interaction)

Giai đoạn thứ hai cho thấy các giao dịch dựa trên web tương tác cung cấp

khả năng nâng cao, tuy nhiên vẫn tương đối đơn giản và thường xoay quanh cung

cấp thông tin và còn hạn chế trong khả năng sắp xếp hợp lý và tự động hóa các

chức năng của chính phủ. Các website tương tác này được thiết kế để giúp khách

Page 3: PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ NHẰM NÂNG CAO TÍNH … · 1 PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ NHẰM NÂNG CAO TÍNH MINH BẠCH CỦA CÁC DVCĐT Ở VIỆT NAM

3

hàng có các hướng dẫn để thực hiện được các dịch vụ. Cho phép các truy cập để tải

mẫu biểu để in ấn và gửi trả lại một cơ quan, hoặc có thể e-mail liên lạc để đáp ứng

những câu hỏi đơn giản.

- Giai đoạn : Giao dịch (Transaction)

Những chức năng cung cấp dịch vụ đa dạng hơn, không còn là đơn thuần

là cung cấp thông tin hướng dẫn và thể hiện các hình thức hoạt động phổ biến liên

quan của chính phủ điện tử. Chúng cho phép công dân (khách hàng) thực hiện

hoàn toàn các giao dịch điện tử tại bất kỳ thời điểm nào, dù ngày hay đêm. Những

phương thức này tạo ra các hoạt động tự phục vụ có hiệu quả cho loại hình dịch vụ

như gia hạn giấy phép, thanh toán thuế, lệ phí, nộp hồ sơ dự thầu… Mặc dù mức

độ tương tác ở một cường độ cao hơn so với các giao dịch ở giai đoạn thứ hai, các

hoạt động này vẫn liên quan đến một dòng chảy của thông tin mà chủ yếu là một

chiều (hoặc chính phủ hoặc các khách hàng, tùy thuộc vào hoạt động).

- Giai đoạn : Chuyển đổi (Transformation)

Cấp cao nhất của sự phát triển chính phủ điện tử là giai đoạn chuyển đổi. Ở

cấp độ này, công nghệ được sử dụng đầy đủ tính năng để biến đổi chức năng của

chính phủ được hình thành, tổ chức và thực hiện. Như vậy các dịch vụ sẽ có khả

năng quản lý mối quan hệ khách hàng chặt chẽ để xử lý một loạt đầy đủ các câu

hỏi, các vấn đề và nhu cầu. Một trong những sự khác biệt của giai đoạn này là tạo

dòng chảy thuận lợi và liền mạch của thông tin và sự hợp tác giữa nhà nước, địa

phương, công cộng, tư nhân và các đối tác. Nói cách khác, chính phủ điện tử làm

thay đổi phương thức hoạt động và loại bỏ các rào cản của tổ chức, nhằm thúc đẩy

các giải pháp khách hàng là trung tâm. Người ta cho rằng, ở mức độ tiên tiến nhất

của nó, chính phủ điện tử có thể có khả năng tổ chức lại, kết hợp, hoặc loại bỏ các

cơ quan hiện có và thay thế chúng bởi tổ chức ảo đúng thể thức (quy tắc) và đưa ra

các kết quả dự đoán trước.

1.4. Tính minh bạch của dịch vụ công

Dịch vụ là một lĩnh vực rất rộng. Dịch vụ nằm trong cấu trúc nền sản

xuất xã hội, ngoài hai lĩnh vực sản xuất sản phẩm vật chất ra, sự đóng góp của khu

vực dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Theo đà phát triển mạnh mẽ của khoa

học công nghệ, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và

truyền thông, viễn thông, lĩnh vực dịch vụ vốn đã rất đa dạng lại có thêm phương

tiện mới hữu hiệu – công nghệ web cho phép các ngành dịch vụ quảng bá, cung

cấp dịch vụ trên môi trường điện tử.

Theo xu hướng chung này, chính phủ các nước cũng đưa việc cung cấp

các dịch vụ của họ thông qua trang web hay cổng thông tin (portal), để phục vụ

người dân và doanh nghiệp nhanh chóng và thuận lợi hơn.

1.4.1. Khái niệm dịch vụ công

Dịch vụ công và tư tưởng đổi mới dịch vụ công lần đầu tiên được xuất

hiện trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương Đảng

Page 4: PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ NHẰM NÂNG CAO TÍNH … · 1 PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ NHẰM NÂNG CAO TÍNH MINH BẠCH CỦA CÁC DVCĐT Ở VIỆT NAM

4

Cộng sản Việt Nam khoá VIII. Tiếp sau đó, nó được khẳng định tại Văn kiện Đại

hội Đảng lần thứ IX và Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ X. Quán triệt tinh thần cơ

bản trên, Quốc hội đã đưa khái niệm này vào Luật tổ chức Chính phủ năm 2001.

Theo đó, dịch vụ công có thể được hiểu là những hoạt động dịch vụ của các tổ

chức nhà nước hoặc của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tư nhân được Nhà

nước uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ do pháp luật quy định, phục vụ những nhu

cầu thiết yếu chung của cộng đồng, công dân; theo nguyên tắc không vụ lợi,

đảm bảo sự công bằng và ổn định xã hội1.

Điều 22 của Luật này quy định: "Bộ, cơ quan ngang Bộ là cơ quan của

Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực

công tác trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành,

lĩnh vực;"

Dịch vụ công bao gồm nhiều loại dịch vụ khác nhau, thậm chí rất khác

nhau về tính chất. Tuy nhiên, các dịch vụ này có các đặc điểm chung như sau:

- Thứ nhất, đây là những hoạt động phục vụ nhu cầu và lợi ích chung thiết

yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức và công dân, Nhà nước có trách

nhiệm bảo đảm các dịch vụ này cho xã hội. Trách nhiệm bảo đảm ở đây hàm ý

rằng, hoặc Nhà nước tổ chức các đơn vị công lập đảm nhiệm cung cấp hoặc Nhà

nước không trực tiếp tổ chức cung ứng thì ủy nhiệm cho một chủ thể khác thực

hiện. Tuy nhiên, trong trường hợp Nhà nước ủy nhiệm việc cung ứng các dịch vụ

này cho khu vực tư nhân thì Nhà nước vẫn có vai trò điều tiết đặc biệt nhằm bảo

đảm sự công bằng trong phân phối, bảo đảm khả năng tiếp cận bình đẳng cho mọi

công dân, nhất là với các dịch vụ cơ bản, khắc phục các khiếm khuyết của thị

trường.

- Thứ hai, việc Nhà nước cung ứng dịch vụ công thường không thông qua

quan hệ thị trường đầy đủ. Người sử dụng có thể phải thanh toán một phần hoặc

toàn bộ chi phí; tuy nhiên, trong mọi trường hợp, Nhà nước vẫn có trách nhiệm

bảo đảm các dịch vụ này không nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận.

1.4.2. Khái niệm dịch vụ công điện tử

Dịch vụ công điện tử hay còn được gọi là dịch vụ công trực tuyến là dịch

vụ công được sử dụng một cách có hệ thống công nghệ thông tin và viễn thông để

thực hiện các hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện chức năng

quản lý hành chính nhà nước, cung cấp và đáp ứng các nhu cầu chung thiết yếu

của công dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội.

Với việc sử dụng công nghệ thông tin và viễn thông, dịch vụ công điện tử

đáp ứng nhu cầu của công dân và tổ chức 24/24h, ở bất cứ đâu có kết nối mạng

internet, vượt qua mọi rào cản về địa lý, không gian và thời gian.

1 Phạm Kim Toàn - Tổng thư ký Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Thái Nguyên

Page 5: PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ NHẰM NÂNG CAO TÍNH … · 1 PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ NHẰM NÂNG CAO TÍNH MINH BẠCH CỦA CÁC DVCĐT Ở VIỆT NAM

5

Tuy nhiên, khái niệm dịch vụ công trực tuyến (hay dịch vụ công điện tử)

được hiểu ngắn gọn và rõ ràng như sau:

Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác

của cơ quan nhà nước được cung cấp cho tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng2.

(Trong đó: Dịch vụ hành chính công là những dịch vụ liên quan đến hoạt động

thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước hoặc tổ

chức, doanh nghiệp được ủy quyền, có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới

hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà

nước đó quản lý.)

Đồng thời quy định các mức độ dịch vụ công trực tuyến của cơ quan hành

chính nhà nước cung cấp cho tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng, gồm

bốn mức: từ mức độ 1 đến mức độ 4.

II. PHÁT TRIỂN CPĐT VÀ CÁC DVCĐT CỦA CP Ở VIỆT NAM

2.1 Sự phát triển chính phủ điện tử ở Việt Nam

Trong một hội nghị cấp cao ASEAN tại Hà Nội năm 1998, nguyên Thủ

tướng Phan Văn Khải đã khẳng định mong muốn xây dựng chính phủ điện tử. Tuy

nhiên, chính thức bằng văn bản, theo Điều 3 và Điều 9 quyết định của Chính phủ

về ký kết Hiệp định Khung E-ASEAN tại hội nghị cấp cao không chính thức lần

thứ 4 tại Singapore ngày 24/04/2000, Việt Nam cam kết xây dựng CPĐT.

Việt Nam là quốc gia có nền hành chính công còn non trẻ và lại kế thừa

mô hình Liên-Xô cũ. Điều đó khiến khối lượng công việc hành chính của Nhà

nước rất lớn. Những điểm ưu việt của chính phủ điện tử so với nền hành chính

truyền thống trước đây là khá rõ ràng. Tuy nhiên, xuất phát từ một nước nông

nghiệp lạc hậu, nền kinh tế nhiều năm theo mô hình kế hoạch hóa tập trung, trình

độ khoa học - công nghệ có khoảng cách xa với các quốc gia phát triển trên thế

giới nên xây dựng chính phủ điện tử ở Việt Nam là một nhiệm vụ hết sức khó

khăn và phức tạp.Trước những năm 2001 - 2002, sự thiếu vắng khung pháp lý về

định hướng chung trong phát triển chính phủ điện tử đã tạo không ít khó khăn cho

các tỉnh, thành phố trong đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông.

Năm 2006, việc triển khai mô hình chính phủ điện tử phù hợp cho Việt

Nam đã được quan tâm thảo luận trong kỳ họp của Hội nghị thường niên lần thứ

IV về Chính phủ điện tử. Những bước chúng ta cần chú trọng trong quá trình xây

dựng Chính phủ điện tử đó là: Đầu tiên phải định nghĩa rõ tầm nhìn về chiến lược,

sau đó phải đưa ra thiết kế. Kế tiếp là phải xây dựng hình mẫu triển khai và sau đó

phải tiếp tục củng cố, cập nhật. Bởi tất cả các công nghệ đều thay đổi theo thời

gian nên sau khi kiểm tra phải tiếp tục duy trì nó nhưng bên cạnh đó cũng phải

củng cố và có những thay đổi cần thiết trong quá trình áp dụng. Theo ông David

2 Điều 3, Thông tư số 26/2009/TT-BTTTT ngày 31/7/2009 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Page 6: PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ NHẰM NÂNG CAO TÍNH … · 1 PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ NHẰM NÂNG CAO TÍNH MINH BẠCH CỦA CÁC DVCĐT Ở VIỆT NAM

6

Blumanis - Cố vấn trung tâm dữ liệu APC khu vực Châu Á Thái Bình Dương,

“Chính phủ điện tử của Việt Nam đang ở giai đoạn đầu tiên và việc triển khai một

mô hình chính phủ điện tử ít nhất phải kéo dài trong thời gian năm năm và Việt

Nam nên bắt tay vào tìm câu trả lời cho những câu hỏi đầu tiên về tầm nhìn, chiến

lược triển khai như thế nào”.

Năm 2009, theo Đề án "Tăng tốc" và Tổng thể Chiến lược quốc gia về

phát triển công nghệ thông tin của Chính phủ, chính phủ điện tử được xác định là

một trong những mục tiêu quan trọng nhất cần đạt được. Trong khi GDP của Việt

Nam còn tương đối thấp, bản thân các nhà lãnh đạo đều chưa có kinh nghiệm về

triển khai chính phủ điện tử, vì vậy “việc triển khai chính phủ điện tử phải được

thực hiện trên quy mô nhỏ, phù hợp với từng địa phương, sau đó rút kinh nghiệm

và nhân rộng ra mô hình lớn hơn để tránh lãng phí tiền của, công sức”3.

Về tổng quan hiện trạng CNTT-TT Việt Nam năm 2013, theo Sách Trắng

2014 vừa được Bộ TT&TT chính thức công bố phát hành, trong báo cáo đánh giá

về xã hội thông tin của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), chỉ số phát triển

CNTT-TT của Việt Nam tụt 2 bậc, từ 86/155 năm 2012 xuống 88/157 năm 2013,

vẫn xếp thứ 4 khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 14/28 nước châu Á-Thái Bình

Dương. Việt Nam tiếp tục được ITU đánh giá cao về ứng dụng CNTT với thứ hạng

83/155 năm 2013.

Còn theo xếp hạng được công bố trong Báo cáo CNTT toàn cầu của Diễn

đàn Kinh tế Thế giới (WEF), thứ hạng chỉ số sẵn sàng kết nối NRI của Việt Nam

năm 2013 đạt 84/148 nước, giữ nguyên so với 2012. Trong đánh giá này, mức độ

sẵn sàng trong Chính phủ Việt Nam được xếp hạng 58/148 và đặc biệt giá cước

dịch vụ viễn thông, Internet của Việt Nam gần như thấp nhất trên thế giới, xếp

hạng 8/148.

Với lĩnh vực công nghiệp CNTT, Việt Nam vẫn nằm trong Top 10 khu vực

châu Á-Thái Bình Dương và Top 30 thế giới về gia công phần mềm theo báo cáo

của Tập đoàn Gartner năm 2014. Hà Nội và TP.HCM tiếp tục có tên trong Top 100

thành phố hấp dẫn nhất thế giới về gia công phần mềm, trong đó TP.HCM xếp thứ

17 và Hà Nội xếp thứ 22.

Đáng chú ý, về xếp hạng Chính phủ Điện tử, Việt Nam xếp thứ 4 khu vực

Đông Nam Á và đứng thứ 99/193 nước được xếp hạng. Trong đó yếu tố nhân lực

của Việt Nam được đánh giá cao, với xếp hạng về nguồn nhân lực tiếp tục giữ vị

trí 101/155 quốc gia và chủ yếu được đánh giá cao về chất lượng đào tạo các môn

khoa học cơ bản như Toán.

Về xếp hạng phát triển Internet, Việt Nam nằm trong Top 10 các nước châu

Á có tốc độ tăng trưởng người dùng Internet nhanh nhất, xếp thứ 3 Đông Nam Á,

thứ 7 châu Á và thứ 18 trên thế giới về số lượng người dùng Internet.

3 Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân

Page 7: PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ NHẰM NÂNG CAO TÍNH … · 1 PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ NHẰM NÂNG CAO TÍNH MINH BẠCH CỦA CÁC DVCĐT Ở VIỆT NAM

7

Cũng theo Sách Trắng 2014, đối với hoạt động ứng dụng CNTT trong các

cơ quan Nhà nước, tính đến cuối năm 2013, tỷ lệ máy vi tính trên tổng số cán bộ

công chức tại các cơ quan cấp Bộ đạt hơn 86,7% và tại các cơ quan cấp tỉnh, thành

phố trực thuộc Trung ương là 89,7%; tỷ lệ máy vi tính có kết nối Internet của các

cơ quan cấp Bộ đạt 93,3% và đạt 97,2% với các cơ quan cấp tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương; 100% các Bộ ngành, tỉnh thành đã có trang/ cổng thông tin điện

tử; 100% cơ quan nhà nước có mạng nội bộ và đơn vị chuyên trách về CNTT.

Năm 2013, dịch vụ công trực tuyến tăng trưởng cả về số lượng cũng như các

địa phương triển khai cung cấp dịch vụ công, với số dịch vụ công mức 1 và 2

chiếm đa số. Số liệu thống kê trong Sách Trắng 2014 cho thấy, tổng số dịch vụ

công trực tuyến là 104.306 dịch vụ, tăng 640 dịch vụ so với năm 2012. Trong đó,

dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và 2 đạt 101.829 dịch vụ, giảm 166 dịch vụ; dịch

vụ vụ công trực tuyến mức độ 3 đạt 2.366 dịch vụ, tăng 704 dịch vụ; và dịch vụ

công trực tuyến mức độ 4 đạt 111 dịch vụ, tăng 102 dịch vụ so với năm 2012.

Trong số 111 dịch vụ công trực tuyến mức 4, số dịch vụ công trực tuyến

mức 4 tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ là 55 dịch vụ và 56

dịch vụ công trực tuyến mức 4 được cung cấp tại các tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương.

Và tầm nhìn đến năm 2020, Việt Nam sẽ xây dựng và phát triển cơ sở hạ

tầng thông tin, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử; tích hợp các hệ thống

thông tin, tạo lập được môi trường mạng rộng khắp phục vụ đa số các hoạt động

của các cơ quan nhà nước; cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4,

phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện

khác nhau.

Bên cạnh việc tiếp tục phát huy hiệu quả các hệ thống đã được triển khai

thời gian qua như hệ thống một cửa điện tử, cổng thông tin điện tử, phần mềm

quản lý văn bản và chỉ đạo điều hành,... trong thời gian tới, Việt Nam dự kiến triển

khai các hệ thống lớn trên phạm vi toàn quốc như các cơ sở dữ liệu quốc gia, hệ

thống thư điện tử quốc gia, hệ thống trao đổi văn bản điện tử tích hợp toàn quốc,...

2.2 Vai trò của dịch vụ công điện tử

Xây dựng và phát triển chính phủ điện tử là xu hướng tất yếu của các quốc

gia trên thế giới, với việc cung cấp ngày càng nhiều hơn các dịch vụ công điện tử

(dịch vụ công trực tuyến) cho mọi người dân. Tuy nhiên, chính phủ điện tử sẽ chỉ

thành công nếu có sự ủng hộ lớn từ phía đa số người dân. Các dịch vụ công điện tử

dễ sử dụng, nhanh chóng và hiệu quả là những yếu tố quan trọng tác động đến

nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp hướng tới sử dụng ngày càng nhiều những dịch

vụ này.

Ngược lại, khi các công dân, doanh nghiệp và tổ chức xã hội tham gia dịch

vụ công điện tử càng nhiều hơn, họ cũng có thể tham gia đóng góp cải thiện các

dịch vụ công thông qua việc cung cấp thông tin phản hồi về các dịch vụ này. Từ

Page 8: PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ NHẰM NÂNG CAO TÍNH … · 1 PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ NHẰM NÂNG CAO TÍNH MINH BẠCH CỦA CÁC DVCĐT Ở VIỆT NAM

8

đó, các dịch vụ công trực tuyến sẽ có thể được cải thiện sao cho đáp ứng ngày

càng tốt hơn mong muốn của cộng đồng xã hội thông qua việc nâng cao chất

lượng, giảm chi phí, tăng sự minh bạch và tiện lợi khi tham gia giao dịch.

Cung cấp các dịch vụ công điện tử là một nội dung quan trọng trong tiến

trình cải cách hành chính, triển khai Chính phủ điện tử. Điều đó không những tạo

điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội, mà còn góp

phần làm giảm áp lực công việc giấy tờ lên chính các cơ quan quản lý nhà nước,

ảnh hưởng tích cực đến những thay đổi trong cách thức làm việc của chính phủ.

. . Các tiêu chí đánh giá dịch vụ công điện tử

Liên hiệp quốc chia dịch vụ công điện tử theo bốn cấp độ tăng dần là

Emerging, Enhanced, Transactional và Connected. Vì chọn các từ tương đương

trong tiếng Việt tương đối khó nên ở Việt Nam, tương tự như bốn giai đoạn ở trên,

chúng ta gọi là dịch vụ công điện tử mức độ 1 (Emerging), mức độ 2 (Enhanced),

mức độ 3 (Transactional) và mức độ 4 (Connected) là đích đến cuối cùng của việc

cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Đây là mức cao nhất, ở mức này gần như mọi

hoạt động đã được thực hiện qua môi trường điện tử.

Các mức độ của dịch vụ công điện tử

MỨC ĐỘ YÊU CẦU VỀ DỊCH VỤ CÔNG ĐIỆN TỬ

Mức độ 1

(Emerging)

Là dịch vụ công trực tuyến đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin về quy trình, thủ tục; hồ sơ; thời hạn; phí và lệ phí thực hiện dịch vụ trên trang web.

Mức độ

(Enhanced)

Là dịch vụ công trực tuyến mức 1 và cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

Mức độ

(Transactional)

Là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

Mức độ

(Connected)

Là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện cho người sử dụng.

Việc cung cấp dịch vụ công điện tử của một quốc gia được quan tâm, đánh

giá dựa trên bốn tiêu chí sau:

Page 9: PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ NHẰM NÂNG CAO TÍNH … · 1 PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ NHẰM NÂNG CAO TÍNH MINH BẠCH CỦA CÁC DVCĐT Ở VIỆT NAM

9

• Chính phủ cung cấp các dịch vụ thông tin trực tuyến cơ bản.

• Chính phủ sử dụng công nghệ đa phương tiện và thúc đẩy tương tác hai

chiều với người dân, doanh nghiệp và các tổ chức.

• Chính phủ sử dụng Internet để cung cấp dịch vụ công và tiếp nhận ý kiến

phản hồi về các vấn đề công chúng quan tâm.

• Chính phủ kết nối các chức năng của dịch vụ công và thường xuyên tham

khảo ý kiến người dân về những vấn đề của chính sách công

Nếu một quốc gia đạt tất cả bốn tiêu chí trên tốt, như vậy quốc gia này đã

thiết lập một nền tảng số cho việc nâng cao tính dân chủ và quyền công dân.

2.4. Điều kiện thực hiện dịch vụ công điện tử ở Việt Nam

Các dịch vụ công điện tử ra đời, tồn tại và phát triển không thể tách rời với

hệ thống mạng và các phần mềm được thiết kế cho các quy trình hoạt động của các

dịch vụ công này. Một quốc gia có nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin và viễn

thông đảm bảo, cùng với hành lang pháp lý đầy đủ là những điều kiện tiên quyết

để dịch vụ công trực tuyến được xây dựng và mở rộng, phục vụ người dân, doanh

nghiệp và cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, công chức chính phủ và cộng đồng dân

chúng cũng cần có các kỹ năng về công nghệ thông tin để có thể tham gia thực

hiện các giao dịch trực tuyến của các dịch vụ này.

2.4.1. Điều kiện pháp lý cho dịch vụ công điện tử

Sự ra đời và phát triển các dịch vụ công điện tử đã đặt ra một yêu cầu cấp

thiết phải có một khuôn khổ pháp lý liên quan đến các giao dịch điện tử nói chung

và dịch vụ công trực tuyến nói riêng. Sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ

công trực tuyến có tác động ảnh hưởng sâu rộng đến kinh tế - xã hội. Việc xây

dựng một khuôn khổ pháp lý cho các giao dịch điện tử phát triển thuận lợi, nhất

quán trên phạm vi rộng trong xã hội được sự quan tâm, chú ý của cả cộng đồng

quốc tế, như Hội đồng châu Âu (EC), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

(OECD), Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP)… Sự phát triển của giao

dịch điện tử làm nảy sinh một số vấn đề khác liên quan đến chứng thực thông điệp

điện tử, thông tin cá nhân và bảo vệ dữ liệu, bảo mật và xác thực điện tử, thanh

toán điện tử lệ phí dịch vụ, các vi phạm và luật áp dụng xử lý các vi phạm trong

giao dịch điện tử…

Hiện nay, hầu hết các nước đã từng bước xây dựng khung pháp luật điều

chỉnh các giao dịch điện tử cho riêng mình. Nhìn chung, luật của các quốc gia

khác nhau thì có những điểm khác nhau phụ thuộc vào hệ thống pháp luật của từng

nước nhưng các nước khá thống nhất với nhau về mặt nguyên tắc. Để hỗ trợ các

quốc gia trong việc xây dựng luật, đồng thời để có tiếng nói chung trong cộng

đồng quốc tế hướng tới một khung pháp lý toàn cầu về giao dịch điện tử, một số

đạo luật mẫu và các quy tắc, quy định đã được soạn thảo cho các hoạt động này.

2.4.2. Trang Web và cơ sở dữ liệu của dịch vụ công điện tử

Page 10: PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ NHẰM NÂNG CAO TÍNH … · 1 PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ NHẰM NÂNG CAO TÍNH MINH BẠCH CỦA CÁC DVCĐT Ở VIỆT NAM

10

Để cung cấp dịch vụ công điện tử không chỉ đơn thuần là việc xây dựng

các trang web mà còn bao gồm xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ và cơ sở hạ

tầng cung cấp cho các hoạt động này. Để có thể thực hiện các giao dịch điện tử

trên các trang thông tin điện tử hay cổng thông tin điện tử, cần có hạ tầng mạng hỗ

trợ (đường truyền bằng cáp hay wi-fi) và các trình duyệt web như Internet

Explore, Mozilla FireFox, Opera, Google Chrome… trên máy tính kết nối với

internet/Intranet/Extranet hay điện thoại di động sử dụng công nghệ 3G/4G...

- Trang web là một tài liệu siêu văn bản được truy cập trực tiếp qua

internet bởi một địa chỉ duy nhất URL. Các trang web khác nhau sẽ có các địa chỉ

khác nhau. Trình duyệt web là phần mềm cho phép người sử dụng thiết lập giao

dịch với máy chủ (server) chứa trang web để tải thông tin về và truyền thông tin từ

máy tính của người sử dụng.

Các trang web có thể cung cấp thông tin và truyền tải thông tin dưới dạng

âm thanh, chữ (text), hình ảnh với nhiều màu sắc phong phú, đa dạng và luôn sẵn

sàng phục vụ vào bất cứ thời điểm nào, bất cứ nơi nào có kết nối mạng. Do đó, các

thông tin về dịch vụ công và quy trình thực hiện các dịch vụ này trên trang web sẽ

hỗ trợ trực quan hơn cho người sử dụng dịch vụ hơn hẳn việc dùng dịch vụ điện

thoại hay đọc các văn bản bằng giấy.

- Trang thông tin điện tử là trang thông tin hoặc một tập hợp trang thông

tin trên môi trường mạng phục vụ cho việc cung cấp, trao đổi thông tin.

- Cổng thông tin điện tử là điểm truy cập duy nhất của cơ quan trên môi

trường mạng, liên kết, tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ và các ứng dụng

mà qua đó người dùng có thể khai thác, sử dụng và cá nhân hóa việc hiển thị thông

tin.

Cổng thông tin điện tử cung cấp khả năng tương tác với người sử dụng dịch

vụ, cho phép khai báo trực tuyến, nộp phí dịch vụ qua mạng và đưa ý kiến phản

hồi về dịch vụ được cung cấp. Đây là điều kiện để đảm bảo tính dân chủ và cho

người dân cảm giác thoải mái trong giao dịch với các dịch vụ công điện tử của

chính phủ.

- Cơ sở dữ liệu của trang web cung cấp dịch vụ công điện tử

Dữ liệu điện tử là tất cả các văn bản (chữ), hình ảnh, âm thanh hoặc sự kết

hợp giữa chúng được lưu trữ bằng các phương tiện điện tử.

Dữ liệu đặc tả (Metadata) là những thông tin mô tả các đặc tính của dữ liệu

như nội dung, định dạng, chất lượng, điều kiện và các đặc tính khác nhằm tạo

thuận lợi cho quá trình tìm kiếm, truy cập, quản lý và lưu trữ dữ liệu.

Cơ sở dữ liệu của trang web là một tập hợp dữ liệu điện tử có cấu trúc để

lưu trữ và đáp ứng theo một cơ chế nhất định các yêu cầu của chương trình ứng

dụng của trang mạng.

2.4.3. Điều kiện về con người tham gia dịch vụ công điện tử

Page 11: PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ NHẰM NÂNG CAO TÍNH … · 1 PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ NHẰM NÂNG CAO TÍNH MINH BẠCH CỦA CÁC DVCĐT Ở VIỆT NAM

11

Để các dịch vụ công điện tử hoạt động và vận hành tốt, cần có nhân lực xử

lý các dịch vụ này, bao gồm các cán bộ, công chức tham gia xử lý các hồ sơ điện

tử, các chuyên viên quản trị mạng và nhân viên kỹ thuật. Thêm vào đó, để đảm

bảo việc cung cấp đầy đủ thông tin về các dịch vụ công trực tuyến cần có các cán

bộ biên tập nội dung số. Họ đảm nhiệm việc tiếp nhận, xử lý, biên tập, cập nhật

thông tin và phối hợp xử lý dịch vụ công để đảm bảo hoạt động của cổng thông tin

điện tử. Cán bộ biên tập nội dung số và chuyên viên quản trị hàng năm cần được

đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực đảm

nhiệm.

Thêm vào đó, người dân tham gia dịch vụ công điện tử cũng cần phải có

một số hiểu biết và kỹ năng về tin học hay công nghệ thông tin hoặc ít nhất là kỹ

năng tìm kiếm thông tin bằng trình duyệt web. Ở các nước phát triển, khi trình độ

dân trí cao, các kỹ năng truy cập và sử dụng các dịch vụ điện tử là phổ biến trong

dân chúng, họ vẫn có các cơ sở dịch vụ công hướng dẫn qua điện thoại, hay giao

tiếp trực tiếp để hỗ trợ những người khuyết tật hay bị bệnh không thể sử dụng các

dịch vụ trực tuyến. Hơn nữa, các trung tâm học dựa vào cộng đồng sẽ hỗ trợ cho

các công dân chưa có kiến thức và kỹ năng về công nghệ thông tin học tập để tìm

cơ hội việc làm qua mạng hay những người già tìm kiếm các chuyến du lịch (tour)

phù hợp với tuổi tác và sở thích của họ…

Thực tế ở Việt Nam và các quốc gia đang phát triển cho thấy rằng, người

dân mặc dù có kiến thức và khả năng về công nghệ thông tin nhưng không sử dụng

các dịch vụ công trực tuyến mà vẫn đến các cơ quan công quyền, sử dụng loại

hình dịch vụ công truyền thống. Hiển nhiên, một bộ phận không nhỏ người dân

nghèo sống ở các vùng xa trung tâm thành phố có xu hướng sợ và ngại dùng dịch

vụ công điện tử. Xây dựng các điểm truy cập internet miễn phí tại các vùng dân

cư, đặc biệt là các vùng hẻo lánh là một cách khá hiệu quả để người dân, đặc biệt

là giới trẻ tiếp cận với internet và sử dụng các dịch vụ trực tuyến.

Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất chính là “sự ưa thích” sử dụng dịch vụ

điện tử và sự tự học hỏi các kỹ năng và cách thức cần thiết khi tham gia các hoạt

động này. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, các thông tin tuyên truyền về

lợi ích sử dụng dịch vụ công trực tuyến cần được xúc tiến và quảng bá trong cộng

đồng dân chúng. Khi nhận thức được tính thuận tiện, tiết kiệm chi phí, nhanh

chóng, hiệu quả và đặc biệt là yếu tố an toàn và bảo mật thông tin cá nhân, người

dân và doanh nghiệp sẽ hướng tới sử dụng dịch vụ trực tuyến.

2.4.4. Điều kiện đảm bảo tính minh bạch của dịch vụ công điện tử

Những điểm ưu việt của chính phủ điện tử là khá rõ ràng so với nền hành

chính truyền thống, mang nặng tính thủ công trước đây. Việc ứng dụng mạnh mẽ

công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động của các cơ quan Chính phủ,

cũng như trong hệ thống các cơ quan hành c hính nhà nước, thiết lập cơ chế trao

đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước với nhau và giữa các cơ quan nhà

Page 12: PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ NHẰM NÂNG CAO TÍNH … · 1 PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ NHẰM NÂNG CAO TÍNH MINH BẠCH CỦA CÁC DVCĐT Ở VIỆT NAM

12

nước với nhân dân sẽ đạt được hiệu quả rõ ràng bởi sự nhanh chóng, thuận tiện,

tiết kiệm chi phí hơn và ít nảy sinh tiêu cực hơn.

Để đảm bảo tính minh bạch của dịch vụ công điện tử, việc đưa thông tin

về dịch vụ công và quy trình thực hiện dịch vụ công phải đầy đủ và rõ ràng trên

trang thông tin điện tử hay cổng thông tin điện tử. Đồng thời, phải cung cấp các

thông tin về quá trình xử lý dịch vụ công điện tử và kết quả giải quyết thủ tục/dịch

vụ công đó. Hơn nữa, một yếu tố không thể thiếu được là phải có cơ chế kiểm tra

danh tính của cá nhân, tổ chức tham gia dịch vụ công điện tử và đảm bảo an toàn,

bảo mật thông tin cá nhân cũng như kiểm soát tính đúng đắn của các thông tin liên

quan.

Cụ thể là việc cung cấp thông tin về dịch vụ công điện tử phải được:

- Cơ quan chủ quản có trách nhiệm đăng tải toàn bộ thông tin về dịch vụ

công điện tử trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. Thông tin về dịch

vụ công điện tử phải được cập nhật, bổ sung, chỉnh sửa kịp thời ngay sau khi có sự

thay đổi.

- Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước phải có mục “Dịch vụ công

điện tử” hoặc “Dịch vụ công trực tuyến”, thông báo danh mục các dịch vụ hành

chính công và các dịch vụ công trực tuyến đang thực hiện và nêu rõ mức độ của

dịch vụ. Các dịch vụ được tổ chức, phân loại theo ngành, lĩnh vực để thuận tiện

cho việc khai thác sử dụng.

- Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước phải cung cấp chức năng

hướng dẫn sử dụng, theo dõi tần suất sử dụng, quá trình xử lý và số lượng hồ sơ đã

được xử lý đối với từng dịch vụ công điện tử từ mức độ 3 trở lên.

Đồng thời phải đảm bảo việc tích hợp thông tin dịch vụ công điện tử,

bao gồm:

- Cổng thông tin điện tử của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính

phủ phải được liên kết, tích hợp thông tin dịch vụ công trực tuyến với các cổng

thông tin điện tử của các đơn vị trực thuộc.

- Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương phải được liên kết, tích hợp thông tin dịch vụ công điện tử với cổng

thông tin điện tử của các cơ quan chuyên môn trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp

huyện trực thuộc.

- Văn phòng Chính phủ là cơ quan đầu mối trong việc tổ chức tích hợp

thông tin dịch vụ công trực tuyến trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước của

Chính phủ.

Công dân, doanh nghiệp hay tổ chức sử dụng dịch vụ luôn mong muốn các

thông tin về dịch vụ được cung cấp đầy đủ và rõ ràng như các yêu cầu về phía

người sử dụng dịch vụ, quy trình thủ tục cụ thể và cách thức được thông báo về

quá trình thực hiện dịch vụ và kết quả cuối cùng. Khi khai báo thông tin cá nhân

Page 13: PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ NHẰM NÂNG CAO TÍNH … · 1 PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ NHẰM NÂNG CAO TÍNH MINH BẠCH CỦA CÁC DVCĐT Ở VIỆT NAM

13

và các dữ liệu liên quan khác để truy cập dịch vụ, khách hàng có thể cần đến một

số điều khoản ràng buộc với dịch vụ như thời gian thực hiện dịch vụ này, lệ phí đã

thanh toán… và có thể cần cung cấp thêm điều kiện in ấn cho những thông tin này.

Cần có cơ chế kiểm tra tính đúng đắn danh tính và các dữ liệu liên quan

của cá nhân và tổ chức truy cập các dịch vụ công trực tuyến. Hơn nữa, cần phải

đảm bảo rằng dịch vụ là an toàn và sự riêng tư sẽ được tôn trọng. Người truy cập

các dịch vụ trực tuyến khác nhau sẽ có các thông tin cá nhân và danh tính khác

nhau cần khai báo, chẳng hạn như khi sử dụng dịch vụ nộp thuế và dịch vụ cấp

phép xây dựng. Nhưng nếu cùng là một cá nhân truy cập vào hai dịch vụ này thì

phải có một ID chung, như số chứng minh nhân dân. Cần có một chức năng của

dịch vụ công điện tử cho phép kiểm tra cơ sở dữ liệu theo ID (ví dụ: số chứng minh

nhân dân) được khai báo để xác định danh tính cũng như các thông tin cá nhân có

hợp pháp hay không.

Do đó, nếu tất cả các dịch vụ công điện tử có quyền truy cập vào một cơ

sở dữ liệu cá nhân duy nhất thì vấn đề bảo mật dữ liệu cho nó, vấn đề sao lưu dữ

liệu phòng cho các trường hợp rủi ro (cháy nổ, thiên tai…) là hết sức cần thiết.

Thực tế hiển nhiên là nhiều người sẽ không muốn các thông tin cá nhân của họ bị

chia sẻ cho các tổ chức khác sử dụng, chưa kể các nguy cơ khác như bị sửa đổi

thông tin cá nhân hay bị đánh cắp những thông tin này để sử dụng vào các mục

đích phi pháp khác. Do đó, các biện pháp như sử dụng chữ ký số, đăng nhập kết

hợp với sử dụng mật khẩu và mã hoá dữ liệu khách hàng là các biện pháp thường

được sử dụng cho các loại hình dịch vụ trực tuyến.

Page 14: PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ NHẰM NÂNG CAO TÍNH … · 1 PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ NHẰM NÂNG CAO TÍNH MINH BẠCH CỦA CÁC DVCĐT Ở VIỆT NAM

14

III. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG, THÚC ĐẨYCÁC DỊCH VỤ CÔNG ĐIỆN

TỬ CỦA CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM

Xây dựng và phát triển chính phủ điện tử với công nghệ cao, kỹ thuật hiện

đại cho phép xử lý và truyền thông tin nhanh chóng và chính xác. Chính phủ điện

tử giúp các thủ tục hành chính được công khai, tin cậy, tạo sự bình đẳng trong truy

cập thông tin và cho phép xử lý các thủ tục hành chính nhanh hơn rất nhiều so với

Chính phủ truyền thống. Nhờ công nghệ thông tin và viễn thông, chính phủ điện tử

tiết kiệm được thời gian và chi phí cho các công việc xử lý giấy tờ, do đó, tăng

cường hiệu quả trong hoạt động của chính phủ. Nhờ hệ thống mạng của chính phủ

điện tử được kết nối thống nhất, thông tin giữa các cơ quan của chính phủ thông

suốt sẽ nâng cao tính minh bạch. Thêm vào đó, những ý kiến phản hồi của người

dân được thu thập khi họ tham gia các dịch vụ công trực tuyến hay truy cập tới

cổng thông tin của chính phủ, sẽ giúp chính phủ cải thiện các dịch vụ công điện tử,

cải cách hành chính và nâng cao tính minh bạch và dân chủ.

.1. Xây dựng môi trường pháp lý đảm bảo tính minh bạch của các DVCĐT

Dựa theo luật mẫu của các tổ chức quốc tế, các nước cũng đã xây dựng các

đạo luật và các quy định riêng cho họ. Chương 2 đã trình bày danh sách các luật

mẫu của một số tổ chức quốc tế và văn bản luật của một số quốc gia trên thế giới.

Dựa vào các luật mẫu này và tham khảo luật của một số quốc gia khác, Việt Nam

đã xây dựng Luật Giao dịch điện tử (năm 2005), Luật Công nghệ thông tin (năm

2006), Luật Viễn thông và Luật Tần số vô tuyến điện (2009). Đây là nền tảng quan

trọng để ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông ở Việt Nam nói chung và

các dịch vụ công điện tử của chính phủ nói riêng phát triển mạnh mẽ.

Ở Việt Nam, Luật Giao dịch điện tử ban hành ngày 29/11/2005 cho thấy

chính sách ưu tiên của Chính phủ trong việc phát triển các giao dịch điện tử. Cụ

thể, theo Điều 6 của Luật này là:

1. Ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực

liên quan đến giao dịch điện tử.

2. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đầu tư và ứng dụng giao dịch

điện tử theo quy định của Luật này.

3. Hỗ trợ đối với giao dịch điện tử trong dịch vụ công.

4. Đẩy mạnh việc triển khai thương mại điện tử, giao dịch bằng phương

tiện điện tử và tin học hóa hoạt động của cơ quan nhà nước.

Đồng thời, Luật Giao dịch điện tử cũng khẳng định trách nhiệm quản lý

nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử tại Điều 8. Cụ thể như sau:

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử.

2. Bộ Bưu chính, Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) chịu

trách nhiệm trước Chính phủ trong việc chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên

quan thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử.

Page 15: PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ NHẰM NÂNG CAO TÍNH … · 1 PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ NHẰM NÂNG CAO TÍNH MINH BẠCH CỦA CÁC DVCĐT Ở VIỆT NAM

15

3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có

trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử.

4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi

nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch

điện tử tại địa phương.

Điều 9 cũng ghi rõ các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử, bao

gồm:

1. Cản trở việc lựa chọn sử dụng giao dịch điện tử.

2. Cản trở hoặc ngăn chặn trái phép quá trình truyền, gửi, nhận thông điệp dữ

liệu.

3. Thay đổi, xoá, huỷ, giả mạo, sao chép, tiết lộ, hiển thị, di chuyển trái

phép một phần hoặc toàn bộ thông điệp dữ liệu.

4. Tạo ra hoặc phát tán chương trình phần mềm làm rối loạn, thay đổi, phá

hoại hệ thống điều hành hoặc có hành vi khác nhằm phá hoại hạ tầng công nghệ về

giao dịch điện tử.

5. Tạo ra thông điệp dữ liệu nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật.

6. Gian lận, mạo nhận, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép chữ ký điện tử

của người khác.

Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 83/2008/QĐ-TTg về

công nghệ cần thực hiện từng bước vững chắc việc kết nối với các trang thông tin

điện tử, cổng thông tin điện tử trong hệ thống các cơ quan nhà nước, tập đoàn,

tổng công ty kinh tế lớn; về nội dung phải tích hợp thông tin hành chính và dịch vụ

công của Chính phủ trên Internet... để đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân và

yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội

của đất nước trong thời kỳ mới.

Một văn bản quy phạm pháp luật khác là Nghị định 64/2007/NĐ-CP quy

định về việc xây dựng và ứng dụng “Kiến trúc hệ thống chuẩn”, tuy nhiên kiến

trúc này chỉ thiên về kỹ thuật mà vẫn chưa phải là kiến trúc công nghệ thông tin

theo đúng nghĩa “làm cơ sở cho chuẩn hóa, nâng cao chất lượng hệ thống, đồng bộ

hóa công nghệ thông tin với tác nghiệp, đầu tư về công nghệ thông tin và các dịch

vụ chia sẻ thông tin trong chính phủ điện tử”. Hiện nay, có nhiều ý kiến lo ngại

rằng việc đưa ra một kiến trúc công nghệ thông tin phải có một khung pháp lý cao

hơn vì nội dung có thể “đụng” với các luật, nghị định hiện hành về quản lý các dự

án. Tuy nhiên, theo tinh thần của Nghị định 99/2007/NĐ-CP, Việt Nam hoàn toàn

có thể công bố kiến trúc công nghệ thông tin với các nội dung phù hợp với luật

pháp hiện hành, đồng thời nếu có thể nhanh chóng đưa khái niệm này vào một văn

bản luật về chính phủ điện tử để việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin cho

chính phủ điện tử sẽ thuận lợi và mạnh mẽ hơn.

Page 16: PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ NHẰM NÂNG CAO TÍNH … · 1 PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ NHẰM NÂNG CAO TÍNH MINH BẠCH CỦA CÁC DVCĐT Ở VIỆT NAM

16

Quyết định 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về

phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động

của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 – 2015 nhằm hiện thực “Nội dung ứng dụng

công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước” tại Điều 26, Luật

Công nghệ thông tin. Bao gồm:

1. Xây dựng và sử dụng cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ cho hoạt động của cơ

quan nhà nước và hoạt động trao đổi, cung cấp thông tin giữa cơ quan nhà

nước với tổ chức, cá nhân.

2. Xây dựng, thu thập và duy trì cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động của cơ

quan và phục vụ lợi ích công cộng.

3. Xây dựng các biểu mẫu phục vụ cho việc trao đổi, cung cấp thông tin và lấy

ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng.

4. Thiết lập trang thông tin điện tử phù hợp với quy định tại Điều 23 và Điều

28 của Luật công nghệ thông tin.

5. Cung cấp, chia sẻ thông tin với cơ quan khác của Nhà nước.

6. Thực hiện việc cung cấp dịch vụ công trên môi trường mạng.

7. Xây dựng, thực hiện kế hoạch đào tạo, nâng cao nhận thức và trình độ ứng

dụng công nghệ thông tin của cán bộ, công chức.

Các quy định pháp lý về cung cấp dịch vụ công trên môi trường mạng

cũng như việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu, nguồn nhân lực

phục vụ cho hoạt động của cơ quan nhà nước, hoạt động trao đổi, cung cấp thông

tin giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân và hoạt động phục vụ lợi ích công

cộng đã và đang được ghi nhận trong các văn bản Luật và quy phạm pháp luật.

Do đó, ngoài việc cung cấp thông tin đầy đủ về quy trình, thủ tục của các

dịch vụ công trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử (Khoản

2,Điều 8, Luật Công nghệ thông tin), để đảm bảo tính minh bạch của các dịch vụ

công điện tử, cần các quy định pháp lý về xác định danh tính công dân, doanh

nghiệp và tổ chức tham gia dịch vụ công điện tử. Thêm vào đó, các văn bản luật

liên quan tới thanh toán điện tử cho các dịch vụ công trực tuyến cần được xây

dựng để đảm bảo môi trường giao dịch tin cậy và an toàn cho thanh toán phí dịch

vụ.

Thanh toán phí dịch vụ công điện tử liên quan đến vấn đề mở rộng cơ sở

hạ tầng thanh toán điện tử liên ngân hàng, đặc biệt là bảo mật đường truyền truy

cập dữ liệu tài khoản tiền gửi của khách hàng nhằm để cung cấp các công cụ trực

tuyến thuận lợi cho quá trình thanh toán phí giao dịch, giúp tăng cường sự tiện lợi

và bảo vệ người tham gia giao dịch khỏi các rủi ro tài chính. Cũng cần có văn bản

pháp lý cho những quy định cụ thể về phương thức thanh toán, chẳng hạn thanh

toán bằng thẻ: Có thể sử dụng thẻ tín dụng hay buộc phải dùng thẻ trả phí cho dịch

vụ... Do đó, các quy định kéo theo như: giao dịch từ chối cung cấp dịch vụ khi thẻ

Page 17: PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ NHẰM NÂNG CAO TÍNH … · 1 PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ NHẰM NÂNG CAO TÍNH MINH BẠCH CỦA CÁC DVCĐT Ở VIỆT NAM

17

quá hạn, thẻ không có khả năng thanh toán hoặc phát hiện thẻ bị đánh cắp… cũng

cần được xây dựng cho dịch vụ công trực tuyến của Chính phủ. Hay khi giao dịch

được thực hiện và việc thanh toán phí dịch vụ thành công thì người sử dụng dịch

vụ sẽ nhận được tin nhắn và/hoặc email về việc thanh toán phí.

Ngoài trách nhiệm tự bảo mật tài khoản và chịu trách nhiệm nếu để xảy ra

mất mát do rò rỉ thông tin từ phía người tham gia các giao dịch trực tuyến, cần

thêm các quy định pháp lý về thủ tục, trình tự xử lý khiếu nại và chính sách bảo

hiểm

giao dịch.

Các trường hợp thông tin không chính xác hoặc nghi ngờ phạm pháp, lừa

đảo hoặc vi phạm khác cần quy định về phong tỏa tài khoản, khóa truy cập tài

khoản, ngừng cung cấp dịch vụ hoặc lập hồ sơ gửi cơ quan công an… hoặc áp

dụng các biện pháp ngăn chặn khác.

Cần các quy định pháp lý về miễn trừ trách nhiệm hoặc cam kết khắc phục

hậu quả của cơ quan quản lý dịch vụ công điện tử trong một số trường hợp như:

- Phần cứng, phần mềm hoặc mạng gặp sự cố và hoạt động không chính

xác.

- Các tình huống không lường trước như mất điện, hỏa hoạn, lũ lụt, trộm

cắp, hỏng hóc thiết bị, bị tấn công bẻ khóa hoặc trong thời gian bảo trì hệ thống…

3.2. Giải pháp đảm bảo hạ tầng về công nghệ thông tin - truyền thông và xây

dựng cổng thông tin điện tử cung cấp các dịch vụ công điện tử

Mục tiêu chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong

hoạt động cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015 (Quyết định 1605/QĐ-TTg ngày

27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ) là: “Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng

thông tin, tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử; Cung cấp thông tin, dịch vụ

công trực tuyến mức độ cao, trên diện rộng cho người dân và doanh nghiệp, làm

cho hoạt động của cơ quan nhà nước minh bạch hơn, phục vụ người dân và doanh

nghiệp tốt hơn”.

Trong đó, hạ tầng công nghệ thông tin – truyền thông bao gồm các hệ

thống thiết bị được lắp đặt tại các Trung tâm công nghệ thông tin – truyền thông

kết nối với nhau bằng các đường truyền dẫn hữu tuyến như cáp quang, cáp đồng

hoặc vô tuyến với các công nghệ tiên tiến, tốc độ cao tạo thành một mạng lưới

thống nhất, đồng bộ truyền dẫn các tín hiệu hội tụ giữa thoại và dữ liệu, hội tụ giữa

viễn thông, máy tính và phát thanh truyền hình.

3.3. Giải pháp đảm bảo an toàn và bí mật thông tin cá nhân của các dịch vụ

công điện tử

Đối với các dịch vụ công điện tử, vấn đề an ninh dường như mâu thuẫn

với sự thuận tiện, dễ sử dụng. Nhu cầu cung cấp nhiều dịch vụ, quy trình đơn giản,

thuận tiện cho người dân có thể dẫn đến mất an toàn. Trái lại, dịch vụ đòi hỏi

Page 18: PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ NHẰM NÂNG CAO TÍNH … · 1 PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ NHẰM NÂNG CAO TÍNH MINH BẠCH CỦA CÁC DVCĐT Ở VIỆT NAM

18

nhiều cấp độ đăng nhập, khai báo thì không thân thiện với người sử dụng dịch vụ.

Vì vậy, các chuyên gia an ninh mạng và công ty xây dựng phần mềm dịch vụ công

trực tuyến cần lựa chọn phương án để hài hòa cả hai yếu tố này nhưng cũng cần có

biện pháp phòng ngừa với những nguy cơ như: bị đánh cắp dữ liệu, sai lệch kết

quả, sửa đổi thông tin, giả mạo. Để phòng ngừa tất cả các nguy cơ này, các biện

pháp đảm bảo an ninh phải được thực hiện ở tất cả các tầng truy nhập.

Cho đến nay, ứng dụng chữ ký số được cho là biện pháp giải quyết triệt để

các nguy cơ an ninh trong giao dịch trực tuyến cũng như được công nhận về tính

pháp lý, nó đảm bảo được tính toàn vẹn, xác thực và chống chối bỏ. Chính vì thế,

hiện nay hầu hết các dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ trong ngân hàng, chứng

khoán của các nước như Mỹ, Úc, Nhật, Hàn Quốc, Singapore… đều sử dụng giải

pháp chữ ký số cho các giao dịch điện tử.

3.4. Cải cách hành chính đáp ứng các quy trình – thủ tục minh bạch của các

dịch vụ công điện tử

Xây dựng chính phủ điện tử không thể tách rời việc xây dựng các quy

trình hành chính hiệu quả giữa các cơ quan của chính phủ và cung cấp các dịch vụ

công điện tử cho các công dân, doanh nghiệp nhờ ứng dụng công nghệ thông tin -

truyền thông (ICT). Điều này bao gồm: Chuẩn hoá các quy trình hành chính, quy

trình cung cấp dịch vụ công và thanh toán trực tuyến phí dịch vụ. Tuy nhiên, chính

phủ điện tử cũng cần tăng tính phối hợp sử dụng chung giữa các hệ thống, tích

kiệm chi phí chứ không chỉ là những chuẩn hoá quy trình triển khai tách biệt. Ví

dụ, Đức mong muốn 1% của tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm sẽ đạt được từ

chuẩn hoá quy trình hoạt động chính phủ điện tử chứ không phải chỉ từ cải cách

các quy trình.

3.5. Tăng cường đào tạo kỹ năng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ,

công chức và nhân dân

3.6. Các biện pháp thanh tra, kiểm tra

Các hoạt động thanh tra, kiểm tra không thể thiếu trong quá trình xây dựng

cũng như phát triển chính phủ điện tử nói chung và các dịch vụ công điện tử nói

riêng. Các hoạt động này cần được tiến hành thường xuyên, định kỳ để có thể phát

hiện những thiếu sót của các quy trình điện tử trong hoạt động của nội bộ chính

phủ hoặc những sai phạm trong các giao dịch điện tử của chính phủ. Kiểm tra định

kỳ còn có thể dự đoán được các rủi ro sẽ xảy ra, từ đó tìm các biện pháp hữu hiệu

để phòng ngừa.