63
BGIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUN TT NGHIP ĐỀ TÀI: MT SGII PHÁP NÂNG CAO HIU QUSDNG VN TI CÔNG TY CPHẦN ĐẦU TƢ XÂY DNG THÁI THNH SINH VIÊN : PHẠM THIÊN PHƢƠNG MÃ SINH VIÊN : A16513 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH HÀ NI 2014

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

  • Upload
    not

  • View
    29

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

---o0o---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ

XÂY DỰNG THÁI THỊNH

SINH VIÊN : PHẠM THIÊN PHƢƠNG

MÃ SINH VIÊN : A16513

CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH

HÀ NỘI – 2014

Page 2: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

---o0o---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ

XÂY DỰNG THÁI THỊNH

Giảng viên hƣớng dẫn : Ths.Nguyễn Thị Thanh Thảo

Sinh viên : Phạm Thiên Phƣơng

Mã sinh viên : A16513

Chuyên ngành : Tài chính

HÀ NỘI – 2014

Thang Long University Library

Page 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn các cô chú cán bộ, các anh chị nhân viên trong Công

ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Thái Thịnh đã cung cấp, chỉ bảo, giúp đỡ em rất nhiều

trong việc cung cấp tài liệu, tạo điều kiện cho em có thể hoàn thành Khóa luận này.

Em cũng xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh

Thảo, cô đã giúp đỡ em, hướng dẫn tận tình, chỉ ra những chỗ sai, những điều còn

thiếu xót trong quá trình làm Khóa luận, giúp em có thể hoàn thành đề tài này.

Page 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài Khóa luận này do tôi thực hiện, với sự giúp đỡ, hướng

dẫn của ban lãnh đạo, các anh chị, cô chú trong Công ty Cổ phần xây dựng Thái

Thịnh, ngoài ra còn có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn là Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh

Thảo, không sao chép từ bất kỳ nguồn nào. Các thông tin trong Khóa luận đều có dẫn

chứng, nguồn gốc rõ ràng.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Sinh viên

Phạm Thiên Phương

Thang Long University Library

Page 5: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬNVỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN

TRONG DOANH NGHIỆP .......................................................................................... 1

1.1. Cơ sở lý luận về vốn của doanh nghiệp ................................................................ 1

1.1.1. Khái niệm .............................................................................................................. 1

1.1.2. Phân l ........................................................................................................ 2

1.1.3. Vai trò của vốn trong doanh nghiệp .................................................................... 6

1.2. Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp .......................................................... 6

1.2.1.Quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn .................................................................... 6

1.2.2. Các phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn ............................................ 8

1.2.3. Hệ thống Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ...................................... 9

1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp ............ 13

1.3.1. Những nhân tố chủ quan ................................................................................... 13

1.3.2. Những nhân tố khách quan: .............................................................................. 14

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG THÁI THỊNH .................................................... 16

2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Đầu tƣ xây dựng Thái Thịnh .............. 16

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng

Thái Thịnh .................................................................................................................... 16

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban ........................... 18

2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ

xây dựng Thái Thịnh ................................................................................................... 19

2.2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ........................................ 19

2.2.2. Phân tích tình hình tài sản của công ty ............................................................. 24

2.3. Thực trạng hoạt động sử dụng vốn của công ty Cổ phần đầu tƣ xây dựng

Thái Thịnh .................................................................................................................... 28

2.3.1. Thực trạng cơ cấu vốn ....................................................................................... 28

2.3.2. Hiệu quả sử dụng tổng nguồn vốn của công ty ................................................ 29

Page 6: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

2.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn cố định ........................................................................... 31

2.2.4. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động ........................................................................ 34

2.3. Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần

Đầu tƣ xây dựng Thái Thịnh ...................................................................................... 38

2.3.1. Kết quả đạt được ................................................................................................. 38

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................................... 39

CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG THÁI THỊNH ................................ 43

3.1. Định hƣớnghoạt động của công ty trong thời gian tới ...................................... 43

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty ................................ 43

3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả vốn cố định .............................................. 44

3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả vốn lưu động ............................................ 44

3.3. Kiến nghị ............................................................................................................... 47

KẾT LUẬN

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Thang Long University Library

Page 7: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

DANH MỤC VIẾT TẮT

Ký hiệu Viết tắt Tên đầy đủ

BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Bq Bình quân

DTT Doanh thu thuần

ĐTDH Đầu tư dài hạn

TSCĐ Tài sản cố định

TSDN Tài sản dài hạn

TSNH Tài sản ngắn hạn

TSLĐ Tài sản lưu động

Trđ Triệu đồng

VLĐ Vốn lưu động

VCĐ Vốn cố định

Page 8: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Bảng 2.1. Kinh nghiệm của công ty đối với từng công việc .................................. 17

Bảng 2.2. Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong ba

năm 2011 -2013 ..................................................................................... 20

Bảng 2.3. Tình hình tài sản của công ty ................................................................. 25

Bảng 2.4. Hệ số cơ cấu NV .................................................................................... 28

Bảng 2.5. Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Thái Thịnh....................................... 29

Bảng 2.6. Hiệu suất sử dụng vốn cố định ............................................................... 31

Bảng 2.7. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động ............................................................ 35

Biểu đồ 2.1. Mô tả ngành nghề kinh doanh của công ty ............................................ 18

Biểu đồ 2.2. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty năm 2011 – 2013 ... 21

Biểu đồ 2.3. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2011 – 2013 .... 23

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu tài sản của Công ty năm 2011-2013 .......................................... 25

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu tài sản ngắn hạn ......................................................................... 26

Biểu đồ 2.6. Cơ cấu tài sản dài hạn ............................................................................ 27

Biểu đồ 2.7. Cơ cấu vốn chủ sở hữu và nợ phải trả Công ty năm 2011-2013 ........... 28

Biểu đồ 2.8. Hiệu suất sử dụng vốn cố định ............................................................... 32

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy công ty .................................................... 18

Thang Long University Library

Page 9: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

LỜI NÓI ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài.

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được thành lập nhằm cung ứng các loại

hàng hóa, trên thị trường. Để tiến hành sản xuất kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp cần

phảo có lượng vốn nhất định. Vốn là yếu tố quan trọng quyết định đến hoạt động sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Không có vốn doanh nghiệp không thể tồn tại

được, thiếu vốn sẽ ảnh hưởng đến việc mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, vấn đề sử dụng vốn như thế nào cho hợp lý vẫn còn

là một bài toán khó cho các doanh nghiệp.

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp sẽ được tiếp cận nhiều

cơ hộivà cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Nền kinh tế và các doanh nghiệp

Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với nhiều đối thủ mạnh, trong một môi trường quốc tế có

nhiều biến động, khó dự đoán và có độ rủi ro cao. Trong điều kiện đó, nếu không có

một cơ cấu kinh tế tổng thể hiệu quả và vững chắc sẽ không thể hội nhập thành công,

càng không thể cạnh tranh thắng lợi và phát triển bền vững.

Trong điều kiện đó, nếu không có một cơ cấu kinh tế vững chắc và các chính

sách để duy trì và phát triển của doanh nghiệp thì nền kinh tế khó có thể cạnh tranh để

hội nhập thành công. Vì vậy, trong điều kiện hội nhập kinh tế, đòi hỏi các doanh

nghiệp cần có các chính sách phát triển tương thích. Một trong những chính sách đó là

sử dụng vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Thực tế cho thấy, ở Việt Nam hiện nay các doanh nghiệp đều gặp nhiều khó khăn

trong việc quản lý và sử dụng vốn, đặc biệt là các doanh nghiệp về xây dựng. Chúng ta

có thể dễ dàng bắt gặp rất nhiều dự án còn đang dở dang vì thiếu vốn hay còn được gọi

là “dự án treo” ở các thành phố lớn. Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Thái Thịnh

cũng là một doanh nghiệp về xây dựng nên cũng đang đứng trước thách thức này, phải

làm sao để quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả - Đó là câu hỏi luôn được đặt ra đối với

ban lãnh đạo Công ty.

Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn về việc sử dụng vốn có hiệu quả của doanh

nghiệp nói chung và Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Thái Thịnh nói riêng, tác giả đã

chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư

xây dựng Thái Thịnh” làm nội dung nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Về mặt lý luận: làm rõ những lý luận tổng quát về vốn, sử dụng vốn có hiệu quả

và các tiêu chí đánh giá sử dụng vốn có hiệu quả trong các doanh nghiệp.

Page 10: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

Về mặt thực tiễn:

Mô tả và phân tích rõ thực trạng tình hình sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần đầu

tư xây dựng Thái Thịnh.

Để xuất một số giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng

vốn tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Thái Thịnh.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tình hình quản lý và sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần

Đầu tư xây dựng Thái Thịnh.

Phạm vi không gian: Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Thái Thịnh.

Phạm vi thời gian:Tình hình quản lý và sử dụng vốn của công ty trong vòng 3

năm trở lại đây gồm: 2011, 2012 và 2013.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu:Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu

tư xây dựng Thái Thịnh, để có những thông tin, số liệu cụ thể phục vụ cho khóa luận

này thì tác giả cần đã tiến hành thu thập các dữ liệu thứ cấp từ sách, báo, internet, tạp

chí, giáo trình và báo các tài chính trong 3 năm của Công ty.

Phương pháp xử lý số liệu: sử dụng phương pháp thống kê mô tả và so sánh để

phân tích các số liệu thu được. Từ những phân tích đó để đưa ra các nhận xét, đánh giá

và đề ra một số giải pháp có hiệu quả nhất.

5. Những đóng góp của đề tài

Về mặt lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý luận của vấn đề về vốn, hiệu quả sử dụng

vốn, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.

Về mặt thực tiễn:

-Phân tích đúng thực trạng về quản lý và sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần đầu tư

xây dựng Thái Thịnh để tìm ra những mặt đạt được, mặt còn hạn chế và chỉ ra những

nguyên nhân của hạn chế.

-Từ việc phân tích thực trạng và nguyên nhân ở trên để đề xuất các giải pháp này

cho hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty. Những giải pháp mà khóa luận đưa ra sẽ giúp

thúc đẩy sự phát triển của Công ty thông qua nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

6. Kết cấu của khóa luận

Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp ngoài phần mở đầu và kết luận,thì khóa luận

gồm có 3 phần chính như sau:

Thang Long University Library

Page 11: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

Chương 1: Cơ sở lý luận về vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư xây

dựng Thái Thịnh.

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ

phần Đầu tư xây dựng Thái Thịnh.

Do điều kiện hạn chế về thời gian và tài liệu nên khó tránh khỏi có sai sót, khiếm

khuyết. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để nội dung

nghiên cứu vấn đề này được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn !

Page 12: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

1

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬNVỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN

TRONG DOANH NGHIỆP

1.1. Cơ sở lý luận về vốn của doanh nghiệp

1.1.1. Khái niệm

Trong sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, vốn đóng một vai trò rất

quan trọng. Đó là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, không chỉ

trong doanh nghiệp mà còn trong toàn xã hội. Đối với mỗi doanh nghiệp, điều kiện

tiên quyết khi bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh là nguồn vốn, và nó quyết

định tới sự thành bại trong kinh doanh của doanh nghiệp đó. Để định nghĩa “vốn là

gì?” các nhà kinh tế đã tốn rất nhiều công sức để đưa ra định nghĩa riêng, theo quan

điểm riêng của mình.

Trong nền kinh tế thị trường, vốn được coi là một loại hàng hóa. Nó giống các

hàng hóa khác ở chỗ có chủ sở hữu đích thực, song nó có đặc điểm khác vì người sở

hữu vốn có thể bán quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định. Giá của quyền

sử dụng vốn chính là lãi suất. Theo C.Mác “Vốn là giá trị mang lại giá trị thăng dư, là

một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất”. Theo P.A Samuel son – nhà kinh tế học

tân cổ điển: “Vốn là hàng hóa được sản xuất ra để phục vụ cho qua trình sản xuất mới,

là đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”.

Dưới góc độ của doanh nghiệp, vốn là một trong những điều kiện vật chất cơ bản

kết hợp với sức lao động và các yếu tố khác làm đầu vào cho quá trình sản xuất kinh

doanh. Sự tham gia của vốn không chỉ bó hẹp trong quá trình sản xuất riêng biệt mà

trong toàn bộ quá trình sản xuất và tái sản xuất liên tục, suốt thời gian tồn tại của

doanh nghiệp, từ khi bắt đầu quá trình sản xuất đầu tiên đến chu kỳ sản xuất cuối cùng.

Tuy có nhiều quan niệm về vốn,tuy nhiên trong khóa luận này sử dụng khái niệm

về vốn như sau:

Vốn của doanh nghiệp là toàn bộ những giá trị ứng ra ban đầu (đây là các khoản

được tích tụ bởi lao động trong quá khứ được biểu hiện bằng tiền), tham gia liên tục vào

quá trình sản xuất kinh doanh với mục đích đem lại giá trị thặng dư cho chủ sở hữu.

Khái niệm này không những chỉ ra vốn không chỉ là một yếu tố đầu vào quan

trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất mà còn đề cập tới sự tham gia của vốn trong

doanh nghiệp, trong cả quá trình sản xuất kinh doanh liên tục trong suốt thời gian tồn

tại của doanh nghiệp. Như vậy, vốn là một yếu tố quan trọng của mọi hoạt động sản

xuất kinh doanh. Có vốn các doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, mua

sắm các trang thiết bị hay triển khai các kế hoạch khác trong tương lai. Vậy yêu cầu

Thang Long University Library

Page 13: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

2

đặt ra đối với các doanh nghiệp là họ cần phải có sự quản lý vốn có hiệu quả nhằm bảo

toàn và phát triển vốn, đảm bảo cho các doanh nghiệp ngày càng phát triển và vững

mạnh.

Để có thể sử dụng vốn có hiệu quả, doanh nghiệp cần phải hiểu được đặc trưng

cơ bản của vốn. Vốn có những đặc trưng cơ bản sau:

-Thứ nhất, vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định. Có nghĩa là vốn

phải được biểu hiện bằng giá trị tài sản hữu hình và tài sản vô hình của doanh nghiệp

-Thứ hai, vốn phải vận động và sinh lời, đạt được mục tiêu trong kinh doanh.

-Thứ ba, vốn phải được tích tụ và tập trung một lượng nhất định thì mới có khả

năng phát huy tác dụng khi đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế đặc biệt trong lĩnh vực kinh

doanh.

-Thứ tư, vốn có giá trị về mặt thời gian. Điều này có thể có vai trò quan trọng khi

bỏ vốn vào đầu tư và tính hiệu quả khi sử dụng đồng vốn.

-Thứ năm, vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định, vốn sẽ không được đưa ra

để đầu tư khi mà người chủ của nó nghĩ về một sự đầu tư không có lợi nhuận.

-Thứ sáu, vốn được quan niệm như một thứ hàng hoá và có thể được coi là thứ

hàng hoá đặc biệt vì nó có khả năng được mua bán quyền sở hữu trên thị trường

-Thứ bảy, vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền hay các giá trị hiện vật ( tài sản cố

định của doanh nghiệp: máy móc, trang thiết bị vật tư dùng cho hoạt động quản lý...)

mà cả các tài sản hữu hình (các bí quyết trong kinh doanh, các phát minh sáng chế)

Như vậy, từ 7 đặc trưng trên ta thấy vốn là nguồn lực có hạn từ đó yêu cầu doanh

nghiệp cần phải sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả. Đây là cơ sở cho các chính sách và

cơ chế quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp.

1.1.2.

Tuỳ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệ

1.1.2.1. Phân loại vốn theo hình thái biểu diễn:

Theo cách phân loại này vốn được chia thành: 2 loại đó là vốn hữu hình và vốn

vô hình

Vốn hữu hình: bao gồm tiền, các giấy tờ có giá và những tài sản biểu diễn bằng

hiện vật(nhà xưởng, máy móc, thiết bị)

Page 14: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

3

Vốn vô hình: là giá trị của tài sản vô hình(bản quyền, phát minh sáng chế)

Việc nhận thức đúng đắn hình thái biểu diễn của vốn sẽ giúp việc quản lý và khai

thác triệt để về vốn đặc biệt là vốn vô hình.

1.1.2.2. Phân loại theo hình thức chu chuyển

Theo tiêu thức phân loại này vốn được chia làm 2 loại: vốn cố định và vốn lưu động.

Vốn cố định: biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định sử dụng trong toàn bộ tài

sản cố định của doanh nghiệp. Do vậy, đặc điểm vận động của tài sản cố định sẽ quyết

định sự tuần hoàn và chu chuyển của vốn cố định. Đặc điểm của tài sản cố định là nó

tham gia hoàn toàn vào việc sản xuất kinh doanh nhưng vốn này lại luân chuyển dần

từng phần vào giá trị sản phẩm sau nhiều chu kì sản xuất kinh doanh.Trong các doanh

nghiệp tài sản cố định bao gồm các loại: tài liệu sản xuất: đất đai, máy móc, thiết bị.

Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động có hình thái cụ thể vật chất thoả

mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh

doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu,có thể thay đổi hình dạng, giá

trị,bản chất trong quá trình nâng cấp, sửa chữa,hay hao mòn dần theo thời gian.Những

tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn

các tiêu chuẩn, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như chi phí liên quan trực tiếp

tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền

tác giả được gọi là tài sản cố định vô hình.

Vốn cố định là số vốn ứng trước về những tư liệu sản xuất chủ yếu nên đặc điểm

là lưu chuyển dần dần từng bộ phận giá trị mới cho đến khi tư liệu sản xuất hết thời

hạn sử dụng thì vốn cố động mới hoàn thành 1 lần luân chuyển và vốn cố định còn

luân chuyển qua nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tài sản cố định

và vốn cố định là 2 phần có giá trị bằng nhau. Sau đó, một bộ phận của vốn cố định

tương ứng với giá trị hao mòn của tài sản cố định dược dịch chuyển vào chi phí kinh

doanh hay giá thành sản phẩm dịch vụ được sản xuất ra. Về sau, giá trị vốn cố định

nhỏ hơn giá trị tài sản cố định ban đầu do có khấu hao.

Vốn lưu động: là giá trị bằng tiền của tài sản lưu động phục vụ cho hoạt động

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó sự vận động của vốn lưu động được biểu

hiện qua sự vận động của tài sản lưu động trong doanh nghiệp. Đặc điểm của vốn lưu

động là nó luân chuyển toàn bộ giá trị của nó sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh

Vốn lưu động của doanh nghiệp là một bộ phận vốn kinh doanh ứng trước về tài

sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông nhằm đảm bảo cho qúa trình sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên liên tục.

Thang Long University Library

Page 15: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

4

Trong các doanh nghiệp tài sản lưu động sản xuất bao gồm các loại: nguyên

nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang đang trong quá

trình dự trữ sản xuất hoặc chế biến. Tài sản lưu động trong quá trình lưu thông bao

gồm thành phẩm chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, các khoản chi phí

chờ kết chuyển, chi phí trả trước. Tài sản ngắn hạn nằm trong quá trình sản xuất và tài

sản ngắn hạn nằm trong quá trình lưu thông luôn thay đổi cho nhau, vận động không

ngừng nhằm làm cho quá trình sản xuất diễn ra thường xuyên, liên tục.

Trong quá trình sản xuất, khác với tài sản cố định, tài sản ngắn hạn của doanh

nghiệp luôn thay đổi hình thái biểu hiện để tạo ra sản phẩm. Và giá trị của nó cũng

được dịch chuyến một lần vào giá trị sản phẩm tiêu thụ. Đặc điểm này quyết định sự

vận động của vốn lưu động tức hình thái giá trị của tài sản ngắn hạn là: khởi đầu vòng

tuần hoàn vốn, vốn lưu động từ hình thái tiền tệ sang hình thái vật tư hàng hoá dự trữ.

Qua giai đoạn sản xuất, vật tư được đưa vào chế tạo bán thành phẩm và thành phẩm.

Kết thúc vòng tuần hoàn, sau khi hàng hoá được tiêu thụ, vốn lưu động lại trở về hình

thái tiền tệ như điểm xuất phát ban đầu của nó.

Các giai đoạn vận động của vốn được đan xen vào nhau các chu kỳ sản xuất được lặp

đi lặp lại. Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất.

Vậy vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về tài sản lưu động và

lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện

thường xuyên liên tục. Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần,

tuần hoàn liên tục và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất.

Trong hai loại vốn này, vốn cố định có đặc điểm chu chuyển chậm hơn vốn lưu

động. Trong khi vốn cố định chu chuyển được một vòng thì vốn lưu động đã chu

chuyển được nhiều vòng.Việc phân chia theo cách thức này giúp cho các doanh nghiệp

thấy được tỷ trọng, cơ cấu từng loại vốn. Từ đó, doanh nghiệp chọn cho mình một cơ

cấu vốn phù hợp.

1.1.2.3. Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn:

Theo cách phân chia này, vốn được chia thành nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn

ngắn hạn.

Vốn dài hạn: có thời hạn là trên 1 năm là nguồn vốn mà doanh nghiệp thường sử

dụng để tài trợ cho toàn bộ tài sản cố định của mình, có tính ổn định, lâu dài.

Vốn ngắn hạn: là nguồn vốn dùng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn tạm thời của

doanh nghiệp, được doanh nghiệp sử dụng trong khoảng thời gian dưới 1 năm cho hoạt

động sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn này bao gồm: vay ngân hàng, tạm ứng, người

mua vừa trả tiền...

Page 16: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

5

Như vậy, ta có:

TS = TSLĐ + TSCĐ= Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu

Việc phân loại theo cách này giúp doanh nghiệp thấy được yếu tố thời gian về

vốn mà mình nắm giữ, từ đó lựa chọn nguồn tài trợ cho tài sản của mình một cách

thích hợp, tránh tình trạng sử dụng nguồn vốn tạm thời để tài trợ cho tài sản cố định.

1.1.2.4. Phân loại theo nguồn hình thành vốn

Trong doanh nghiệp thì vốn của doanh nghiệp được hình thành từ nguồn vốn chủ

sở hữu và nguồn vốn nợ phải trả.

Nguồn vốn chủ sở hữu: Là số tiền của các ông chủ, các nhà đầu tư đóng góp vào

tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp (Nhà nước, tư nhân, liên doanh, liên kết, công ty

cổ phần). Vốn chủ sở hữu được hình thành bằng nhiều nguồn khác nhau, bao gồm:

Vốn góp là số vốn do các bên tham gia thành lập doanh nghiệp tiến hành đóng

góp vào nhằm phục vụ mục đích kinh doanh. Số vốn này tăng thêm hay giảm đi trong

quá trình điều hành hoạt động kinh doanh.

Lợi nhuận chưa phân phối là phần chênh lệch giữa doanh thu thuần của các hoạt

động tài chính và các khoản thu nhập bất thường trừ các chi phí công đoàn, chi phí tổ

chức và các chi phí khác.

Vốn chủ sở hữu khác là số vốn sở hữu có nguồn gốc lợi nhuận để lại (các quỹ

của Doanh nghiệp) hoặc các loại vốn khác như vốn xây dựng cơ bản kinh phí nhà

nước cấp.

Nợ phải trả: là số tiền doanh nghiệp phải đi vay đi chiếm dụng của các đơn vị,

của cá nhân mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm trả, vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn.Các

khoản nợ dài hơn một năm hoặc phải trả sau một kỳ kinh doanh.

1.1.2.5. Phân loại theo phạm vi huy động

Nguồn vốn trong doanh nghiệp: Là nguồn vốn có thể huy động được từ hoạt

động nội bộ của doanh nghiệp như: Tiền khấu hao TSCĐ, lợi nhuận giữ lại, các khoản

dự trữ, dự phòng, khoản thu từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ...

Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy

động từ bên ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh như:

Vay ngân hàng, vay của các tổ chức kinh tế khác, vay của cá nhân và nhân viên trong

công ty... Cách phân loại này giúp cho các doanh nghiệp xem xét, lựa chọn trong việc

sử dụng nguồn vốn sao cho hợp lý nhằm đem lại hiệu quả cao, linh hoạt hơn và tránh

Thang Long University Library

Page 17: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

6

được rủi ro, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể có

các nguồn vốn khác như: Nguồn vốn FDI, ODA... thông qua việc thu hút các nguồn

vốn này, các doanh nghiệp có thể tăng vốn đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp.

Như vậy, phân loại vốn sẽ giúp cho nhà quản lý doanh nghiệp lập kế hoạch tài

chính, hình thh nên những dự định về tổ chức nguồn vốn trong tương lai trên cơ sở xác

định quy mô về vốn cần thiết, lựa chọn thích hợp cho từng hoạt động sản xuất kinh

doanh để đạt hiệu quả sử dụng vốn cao nhất.

1.1.3. Vai trò của vốn trong doanh nghiệp

Vốn là điều kiện tối thiểu ban đầu để công ty thành lập và tiến hành hoạt động .

Khi mới thành lập doanh nghiệp cần có vốn pháp định để đăng kí kinh doanh, mua

sắm tài sản, trang thiết bị tối thiểu để tiến hành hoạt động.

Khi doanh nghiệp tiến hành hoạt động thì cần có vốn để mua sắm trang thiết bị

đầu vào, trả lương nhân công,…. Doanh nghiệp phải tự tổ chức hoạt động sản xuất

kinh doanh, tự bảo quản đồng vốn đảm bảo kinh doanh có lãi sau khi đã trang trải mọi

chi phí phát sinh trong sản xuất kinh doanh. Phải tự tổ chức sử dụng vốn một cách tiết

kiệm, có hiệu quả nhằm giảm chi phí sản xuất kinh doanh tới mức tối thiểu và tối đa

hoá lợi nhuận. Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp có kế hoạch sử dụng và quản lý đồng

vốn chặt chẽ hơn, tránh tình trạng ứ đọng vốn do không xác định được chính xác nhu

cầu vốn sản xuất kinh doanh.

Mặt khác do yêu cầu cạnh tranh trên thị trường cũng như nhu cầu phát triển của

bản thân doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần có vốn để đầu tư trang thiết bị cải tiến

công nghệ, mở rộng thị trường.

Do vậy có thể thấy vốn là yếu tố sống còn của các doanh nghiệp nói chung và

của công ty tài chính nói riêng để tồn tại và phát triển. Nếu sử dụng vốn hợp lí và có

hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ tồn tại và phát triển, ngược lại nếu sử dụng vốn sai mục

đích không hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ thất bại trong hoạt động của mình và có thể

đánh đổi bằng chính sự tồn tại của doanh nghiệp.

1.2. Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp

1.2.1. Quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn

Có rất nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp như sản

phẩm, thị trường, giá cả nguyên vật liệu đầu vào,...song một trong các yếu tố ảnh

hưởng mạnh tới lợi nhuận của doanh nghiệp đó chính là sử dụng hiệu quả vốn. Vì vậy,

Page 18: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

7

việc sử dụng vốn như thế nào để mang lại lợi nhuận cao nhất luôn được các doanh

nghiệp quan tâm. Với một lượng vốn nhất định, doanh nghiệp mong muốn tạo được ra

nhiều sản phẩm nhất, bán được với doanh thu cao nhất, chi phí thấp nhất; nói cách

khác là doanh nghiệp muốn sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất. Mục tiêu chính

của doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đó là tối

đa hóa lợi nhuận. Thước đo hoạt động sản xuất kinh doanh đó chính là tiền tệ và hiệu

quả kinh doanh được đánh giá bằng thước đo tiền tệ gọi là hiệu quả sử dụng vốn của

doanh nghiệp.

Có rất nhiều quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn nhưng trong khóa luận này hiệu

quả sử dụng vốn được hiểu theo 2 khía cạnh:

Với số vốn hiện có doanh nghiệp có thể sản xuất thêm sản phẩm với chất lượng

tốt, giá thành hạ nhằm mục đích tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Đầu tư thêm vốn(mở rộng quy mổ sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu) sao cho

tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của vốn.

Khi xã hội ngày càng phát triển thì hiệu quả sử dụng vốn không chỉ đơn thuần là

lợi ích kinh tế mà được hiểu rộng hơn thể hiện trên 2 mặt là: Hiệu quả kinh tế và hiệu

quả xã hội.

-Hiệu quả kinh tế: Phản ánh chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh, nói

lên sức sản xuất, sức sinh lợi của các yếu tố doanh nghiệp. Nó phản ánh mối quan hệ

giữa chi phí và lợi nhuận và hiệu quả cao khi thu nhập lớn hơn chi phí. VD: Nếu tỷ lệ

sinh lợi vốn đầu tư cao hơn lãi suất huy động thì hoạt động sử dụng vốn được coi là có

hiệu quả, số chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả càng cao.

-Hiệu quả xã hội: Phản ảnh bằng sự đóng góp trong việc thực hiện các mục tiêu

kinh tế xã hội. Cụ thể là doanh nghiệp đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng các loại hàng hóa,

dịch vụ trong toàn xã hội, nâng cao văn minh, văn hóa trong tiêu dùng của nhân dân,

góp phần giải quyết công việc cho người lao động, tạo nguồn thu nhập cho ngân sách

nhà nước.

Như vậy, tùy theo từng cách tiệp cận, tùy theo từng lĩnh vực và mục đích nghiên

cứu khác nhau sẽ có những quan niệm khác nhau về hiệu quả sử dụng vốn. Trong

khuôn khổ phạm vi nghiên cứu khóa luận này, việc phân tích đánh giá hiệu quả sử

dụng vốn chỉ dừng lại ở phạm vi tài chính là phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong các

doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Thang Long University Library

Page 19: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

8

1.2.2. Các phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn

Có hai phương pháp để phân tích tài chính cũng như phân tích hiệu quả sử dụng

vốn của doanh nghiệp, đó là phương pháp phân tích tỷ lệ và phương pháp so sánh.

1.2.2.1. Phương pháp tỷ lệ

Phương pháp này dựa trên các ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài

chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp này yêu cầu phải xác

định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh

nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu.

Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện được áp dụng ngày

càng được bổ sung và hoàn thiện hơn. Vì:

-Nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn là cơ

sở để hình thành những tham chiếu tin cậy nhằm đánh giá một tỷ lệ của một doanh

nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp.

-Việc áp dụng tin học cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính

toán hàng loạt các tỷ lệ.

-Phương pháp này giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân

tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn.

1.2.2.2. Phương pháp so sánh

-So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng

thay đổi về tài chính của doanh nghiệp, thấy được tình hình tài chính được cải thiện

hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới.

-So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu của

doanh nghiệp.

-So sánh giữa số thực hiện kỳ này với mức trung bình của ngành để thấy tình

hình tài chính doanh nghiệp đang ở trong tình trạng tốt hay xấu, được hay chưa được

so với doanh nghiệp cùng ngành.

-So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng tổng số ở mỗi bản báo

cáo và qua đó chỉ ra ý nghĩa tương đối của các loại các mục, tạo điều kiện thuận lợi

cho việc so sánh.

-So sánh theo chiều ngang để thấy được sự biến động cả về số tuyệt đối và số

tương đối của một khoản mục nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp.

Page 20: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

9

Khi sử dụng phương pháp so sánh phải tuân thủ 2 điều kiện sau:

-Phải xác định rõ gốc so sánh và kỳ phân tích.

-Các chỉ tiêu so sánh (hoặc các trị số của chỉ tiêu so sánh) phải đảm bảo tính chất

có thể so sánh được với nhau. Muốn vậy, chúng phải thống nhất với nhau về nội dung

kinh tế, về phương pháp tính toán, thời gian tính toán.

1.2.3. Hệ thống Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

1.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tổng vốn

-Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE =

Lợi nhuận sau thuế

Nguồn vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh

nghiệp với tổng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Chỉ

tiêu này dùng để đánh giá một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận

sau thuế thu nhập của doanh nghiệp.

-Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)

ROA =

Lợi nhuận sau thuế

Tài sản bình quân

Chỉ tiêu này cho biết một kỳ phân tích doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng tài sản đầu tư

thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, dùng để đánh giá một đồng vốn của

doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chi tiêu này càng cao chứng tỏ

hiệu quả sử dụng tài sản tốt đó là nhân tố giúp nhà quản trị đầu tư theo chiều rộng như xây

dựng nhà xưởng, mua thêm máy móc thiết bị, mở rộng thị phần tiêu thụ….

-Tỷ suất sinh lời của doanh thu(ROS)

ROS =

Lợi nhuận sau thuế

Tổng doanh thu (DTT)

Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp thu được 100 đồng

doanh thu hoặc doanh thu thuần, thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu

nhập doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí càng tốt.

Thang Long University Library

Page 21: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

10

Đó là nhân tố giúp nhà quản trị mở rộng thị trường, tăng doanh thu, chỉ tiêu này thấp

nhà quản trị tăng cường kiểm soát chi phí của các bộ phận.

1.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn cố định

-Hiệu suất sử dụng vốn cố định

Hiệu suất sử dụng VCĐ

trong kỳ =

Doanh thu thuần

VCĐsử dụng bq trong kỳ

Trong đó:

VCĐ trong kỳ =

VCĐ đầu kỳ + VCĐ cuối kỳ

2

VCĐ đầu kỳ = NGTSCĐ cuối kỳ - khấu hao lũy kế ĐK(CK)

Khấu hao lũy kế đầu kỳ = khấu hao cuối kỳ trước chuyển sang

Khấu hao lũy kế cuối kỳ = KH lũy kế đầu kỳ + khấu hao tăng - khấu hao giảm

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định bình quân thì có thể tạo ra bao

nhiêu đồng doanh thu thuần.

-Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Hiệu suất sử dụng

tài sản cố định =

Doanh thu thuần

Tài sản cố định

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng tài sản cố định thì có thể tạo ra bao nhiêu

đồng doanh thu.

-Hiệu suất hao phí tài sản cố định

Hiệu suất hao phí TSCĐ =

Nguyên giá bqTSCĐ

Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho ta biết được để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì cần phải bỏ

ra bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản cố định. Hệ số này càng nhỏ càng tốt.

Page 22: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

11

-Hiệu suất sinh lời của tài sản cố định

Hiệu suất sinh lời

của TSCĐ =

Lợi nhuận thuần

Nguyên giá bq TSCĐ

Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định có thể cho

chúng ta bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ rằng việc sử dụng

tài sản cố định có hiệu quả.

-Hàm lƣợng vốn cố định

Hàm lượng VCĐ

=

Số VCĐ bình quân trong kỳ

Doanh thu thuần trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh: Để tạo ra một đồng doanh thu thần cần bao nhiêu đồng

VCĐ. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì doanh nghiệp càng tiết kiệm VCĐ.

1.2.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

-Vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho =

Doanh thu thuần

Tồn kho bình quân

Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho phản ánh số lần luân chuyển hàng tồn kho trong

một kỳ nhất định. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng

cao. Nó giúp nhà quản trị tài chính xác định mức dự trữ vật tư, hàng hóa hợp lý trong

chu kỳ sản xuất kinh doanh. Công thức tính chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho như sau:

Trong đó: Tồn kho bình quân là bình quân số học của giá trị vật tư, hàng hóa tồn

kho đầu và cuối kỳ.

-Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân =

Tổng số ngày trong kỳ

Doanh thu thuần

Thang Long University Library

Page 23: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

12

Chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân phản ánh số ngày cần thiết để doanh nghiệp thu

được các khoản phải thu. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu

động càng cao và ngược lại chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động

của doanh nghiệp càng thấp.

Trong đó: Các khoản phải thu bình quân là bình quân số học của các khoản phải

thu ở đầu và cuối kỳ phân tích.

-Hiệu suất sử dụng vốn lƣu động (số vòng quay vốn lƣu động)

Số vòng quay vốn lưu động =

Doanh thu thuần

Vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động cho biết mỗi đồng vốn lưu động bỏ ra trong

kỳ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động lớn

chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn lưu động cao và ngược lại.

Trong đó: Vốn lưu động bình quân là bình quân số học của vốn lưu động của

doanh nghiệp ở thời điểm đầu và cuối kỳ phân tích (thường là một năm).

-Tỷ suất sinh lợi của vốn lƣu động

Tỷ suất sinh lợi vốn lưu động =

Lợi nhuận thuần

Vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn lưu động cho biết một đồng vốn

lưu động sử dụng trong kỳ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần (lợi nhuận sau

thuế). Sức sinh lợi càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao.

Trong đó: Vốn lưu động bình quân là bình quân số học của vốn lưu động của

doanh nghiệp ở thời điểm đầu và cuối kỳ phân tích (thường là một năm).

-Hệ số đảm nhiệm vốn lƣu động.

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động =

Vốn lưu động bình quân

Doanh thu thuần

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động phản ánh số vốn lưu động mà doanh nghiệp cần

bỏ ra để có được một đồng doanh thu thuần. Hệ số này càng nhỏ (tức là một đồng vốn

lưu động càng đem lại nhiều doanh thu hơn) thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động của

doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

Page 24: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

13

Trong đó: Vốn lưu động bình quân là bình quân số học của vốn lưu động của

doanh nghiệp ở thời điểm đầu và cuối kỳ phân tích (thường là một năm).

1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

Vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh vận động liên tục và chuyển

từ hình thái này sang hình thái khác. Tại một thời điểm, vốn có thể tồn tại dưới nhiều

hình thái khác nhau. Trong quá trình vận động đó, vốn sản xuất kinh doanh chịu sự tác

động của cả nhân tố chủ quan và khách quan làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn

của doanh nghiệp.

1.3.1. Những nhân tố chủ quan

Tính chất, đặc điểm của ngành nghề kinh doanh

Đây là điểm xuất phát của doanh nghiệp, có định hướng phát triển trong suốt quá

trình tồn tại. Các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau sẽ dẫn đến cơ

cấu vốn khác nhau, qua đó ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển hay sử dụng vốn. VD:

doanh nghiệp thương mại thì có tỷ trọng vốn lưu động chiếm phần lớn. Sản phẩm kinh

doanh có vòng ngắn hay dài sẽ ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn khác nhau. Một

ngành nghề kinh doanh được chọn thì buộc nhà quản lý phải giải quyết những vấn đề

như sau:

-Cơ cấu tài sản, mức độ hiện đại của tài sản

-Cơ cấu vốn, quy mô vốn, khả năng tài chính của doanh nghiệp

-Nguồn tài trợ cũng như các lĩnh vực đầu tư

Trình độ quản lý tổ chức sản xuất

Trình độ tổ chức, quản lý của nhà lãnh đạo: vai trò của người lãnh đạo trong sản

xuất kinh doanh là rất quan trọng, thể hiện ở sự kết hợp một cách tối ưu và hài hòa

giữa các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh nhằm giảm những chi phí không cần

thiết, đồng thời nắm bắt các cơ hội kinh doanh đem lại cho doanh nghiệp sự tăng

trưởng và phát triển.

Trình độ tay nghề của người lao động: thể hiện ở khả năng tìm tòi sáng tạo trong

công việc, tăng năng suất lao động. Đây là đối tượng trực tiếp sử dụng vốn của doanh

nghiệp quyết định phần lớn hiệu quả trong sử dụng vốn.

Trình độ quản lý và sử dụng các nguồn vốn: Đây là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng

đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Công cụ chủ yếu để quản lý các nguồn tài

chính là hệ thống kế toán tài chính. Nếu công tác kế toán thực hiện không tốt sẽ dẫn

Thang Long University Library

Page 25: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

14

đến mất mát, chiếm dụng, sử dụng không đúng mục đích gây lãng phí tài sản đồng thời

có thể gây ra các tệ nạn tham ô, hối lộ, tiệu cực là căn bệnh xã hội thường gặp trong cơ

chế hiện nay.

Tính khả thi của dự án đầu tư:Việc lựa chọn dự án đầu tư có ảnh hưởng không

nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn. Nếu doanh nghiệp có dự án đầu tư khả thi, sản xuất ra

các sản phẩm dịch vụ có chất lượng tốt, giá thành thấp thì doanh nghiệp sẽ sớm thu hồi

được vốn và ngược lại.

Cơ cấu vốn đầu tư: Việc đầu tư vào những tài sản không phù hợp sẽ dẫn đến

tình trạng vốn bị ứ đọng, gây ra tình trạng lãng phí vốn, giảm vòng quay của vốn, hiệu

quả sử dụng vốn của doanh nghiệp rất thấp.

1.3.2. Những nhân tố khách quan:

Môi trường kinh tế: Khi nền kinh tế có biến động thì hoạt động của doanh

nghiệp cũng bị ảnh hưởng. Do vậy mọi nhân tố có tác động đến việc tổ chức và huy

động vốn từ bên ngoài đều ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Những tác động đó có thể xảy ra khi nền kinh tế có lạm phát, sức ép của môi trường

cạnh trành gay gắt, những rủi ro mang tinh hệ thống mà doanh nghiệp không tránh

khỏi.

Môi trường Chính trị -Văn hoá- Xã hội: Chế độ chính trị quyết định nhiều đến

cơ chế quản lý kinh tế, các yếu tố văn hoá, xã hội như phong tục tập quán, thói quen,

sở thích. Là những đặc trưng của đối tượng phục vụ của doanh nghiệp do đó gây ảnh

hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Môi trường pháp lý: Là hệ thống các chủ trương chính sách, hệ thống pháp luật

tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà nước bằng hệ thống luật

pháp và các chinh sách kinh tế sẽ thực hiện chức năng quản lý và điều tiết các nguồn

lực trong nền kinh tế. Với bất kỳ sự thay đổi nào trong chế độ chính sách hiện hành

đều chi phối các mảng hoạt động của doanh nghiệp. Các văn bản pháp luật về tài

chính, về quy chế đầu tư như các quy định về trích khấu hao, về tỷ lê trích lập các quỹ,

các văn bản về thuế đều ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Môi trường kỹ thuật công nghệ: Là sự tác động của các yếu tố như trình độ tiến

bộ của khoa học kỹ thuật, công nghê. Trong điều kiện hiện nay, chênh lệch về trình độ

công nghệ giữa các nước là rất lớn. Doanh nghiệp muốn kinh doanh có hiệu quả thì

cần phải nắm bắt được công nghệ hiện đại vì công nghệ hiện đại sẽ giúp doanh nghiệp

tăng năng suất, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh.

Page 26: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

15

Các nhân tố khác trong thị trường: Cạnh tranh, giá cả, cung cầu sẽ yêu cầu

doanh nghiệp phải có chính sách thích nghi tốt nếu không muốn ảnh hưởng tới hiệu

quả sử dụng vốn.

Kết luận chương 1:Chương 1 của khóa luận đã hệ thống hóa các lý luận về vốn,

phân loại vốn, hiệu quả sử dụng vốn, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. Từ

lý thuyết ở chương 1, là cơ sở để phân tích thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn tại

Công ty Cổ phẩn Đầu từ xây dựng Thái Thịnh ở chương 2.

Thang Long University Library

Page 27: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

16

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG THÁI THỊNH

2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Đầu tƣ xây dựng Thái Thịnh

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng

Thái Thịnh

Tên công ty: Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Thái Thịnh

Tên giao dịch: THAI THINH CONSTRUCTION INVESTMENT JSC

Giám đốc công ty: Nguyễn Ngọc Lân

Trụ sở chính: Số nhà 279 Phố Phương Liệt, Phường Phương Liệt, Quận Thanh

Xuân, Thành Phố Hà Nội

Mã số thuế: 0102299702

Hình thức sở hữu: Công ty Cổ phần

Số điện thoại : 0913206129 số Fax: 04 8680661

Số tài khoản : 0021.000.700.386 tại Ngân hàng Ngoại thương –chi nhánh Thanh Xuân.

Ngày thành lập: tháng 8 năm 2009

Vốn điều lệ của Công ty : 20.000.000.000 (Hai mươi tỷ đồng) tính đến thời điểm

tháng 12 năm 2013

Quá trình phát triển

Nhận cờ “đơn vị thi đua xuất sắc phong trào thi đua năm 2011” của UBND TP

Hà Nội.

Đạt giải nhì cuộc thi “Lựa chọn phương án cải thiện điều kiện lao động ngành

Xây dựng” Công đoàn ngành xây dựng Việt Nam tổ chức.

Công đoàn ngành xây dựng trao tặng Bằng khen “Đã có thành tích xuất sắc trong

phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn năm 2012″.

Bộ xây dựng – Công đoàn xây dựng Việt Nam trao tặng cờ thi đua xuất sắc “Tổ

chức tốt điều kiện sống và làm việc của CNVC ngành xây dựng “ năm 2012.

Mặc dù có nhiều hoạt động kinh doanh nhưng công ty chú trọng phát triển các

ngành nghề chính:

- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi cấp thoát

Page 28: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

17

nước, nước sạch nông thôn, công trình đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến

35KV.

- Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội thất.

- Kinh doanh vận tải hàng hóa

Trong hoạt động của Công ty,thì hoạt động mang lại nguồn doanh nguồn doanh

thu chính là xây dựng các công trình.

Bảng 2.1. Kinh nghiệm của công ty đối với từng công việc

TT Tính chất công việc Số năm kinh

nghiệm

I XÂY DỰNG DÂN DỤNG

1 San lấp mặt bằng qua hồ sơ và các địa hình 9

2 Xây dựng dân dụng công nghiệp 9

3 Xây dựng trụ sở, nhà ở, lớp học… 9

II XÂY DỰNG CHUYÊN NGHÀNH KHÁC

1 Làm đường giao thông theo qui trình Việt Nam 9

2 Thi công công trình thủy lợi 8

3 Thi công cơ giới 9

4 Thi công đường theo quy trình AASHTO 8

Nhìn chung, ngay từ những ngày đầu thành lập, công ty đã tiến hành thi công và

xây dựng rất nhiều các công trình hạng mục khác nhau với các tính chất của từng hạng

mục công trình là khác nhau, bởi vậy công ty mới có thể có được bề dày kinh nghiệm

trong lĩnh vực mà mình hoạt động.

Thang Long University Library

Page 29: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

18

Biểu đồ 2.1.Mô tả ngành nghề kinh doanh của công ty

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy công ty

(Nguồn: Phòng hành chính của công ty)

HỘI ĐỒNG

THÀNH

VIÊN

GIÁM ĐỐC

PHÒNG

HÀNH CHÍNH

PHÒNG KỸ

THUẬT

ĐỘI TRƯỞNG THI

CÔNG XÂY

DỰNG

Đội máy thi

công

Đội xe vận

chuyển

Đội xây dựng

Đội điện nước

PHÒNG TÀI

CHÍNH- KẾ TOÁN

Page 30: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

19

Hội đồng thành viên: bao gồm các thành viên tham gia góp vốn trong công ty,

các thành viên có trách nhiệm lập và đề xuất phương án hoạt động sản xuất của công

ty cũng như chịu trách nhiệm huy động vốn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh

diễn ra liên tục, không gián đoạn.

Giám đốc công ty: là người do hội đồng thành viên bầu ra, chịu trách nhiệm cao

nhất của công ty trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh cơ cấu tổ chức,

cơ cấu tài chính, giám đốc công ty có quyền ký kết các văn bản pháp lý, hợp đồng…

Phòng hành chính – tài vụ: giúp việc cho giám đốcvề lĩnh vực: lập kế hoạch quản

lý, khai thác và chu chuyển vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh; chịu trách nhiệm

lập báo cao tài chính, báo cáo thuế theo quy định; tổng hợp thanh toán giao dịch ngân

hàng và các vấn đề lien quan đến tài chính, lập kế hoạch cung ứng vật tư, vật liệu.

Phòng kế hoạch kỹ thuật: giúp việc cho giám đốc về kế hoạch tiến độ thi công

tổng thể và chi tiết cho các hợp đồng kinh tế đã ký kết; tư vấn giải pháp kỹ thuật khoa

học để đảm bảo hợp đồng đạt tiến độ, chất lượng tốt với giá thành hạ; Giám sát việc

thực hiện các hợp đồng; Đề ra các giải pháp khai thác khả năng thuận lợi, khắc phục

khó khăn trong việc thực hiện hợp đồng; Tư vấn và triển khai lập hồ sơ dự thầu; Thực

hiện việc ghi chép nhật ký thi công cho các hợp đồng, lập hồ sơ hoàn công.

Các đội trưởng thi công: Giám đốc điều hành thi công công trình trực tiếp quản

lý, chỉ đạo thi công các công trình. Theo dõi chi phí, cung ứng vật tư thiết bị tại công

trình. Quản lý về con người, về an toàn lao động, giao dịch với các bên lien quan tại

nơi thi công công trình. Định kỳ báo cáo giám đốc công ty về tình hình thi công tại

công trình.

Các tổ đội trực tiếp thi công: Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao theo sự chỉ đạo

và hướng dẫn của các đội trưởng, giám đốc diều hành công trình. Chịu trách nhiệm

trước giám đốc công ty về tiến độ và chất lượng, giá thành sản phẩm đã thực hiện.

Mặc dù có nhiều phòng ban và mỗi phòng ban lại có nhiều chức năng, nhiệm vụ

khác nhau nhưng các phòng ban lại mối liên hệ chặt chẽ với nhau giúp công ty dễ dàng

hơn trong việc quản lý nhân sự của mình.

2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ xây

dựng Thái Thịnh

2.2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Để thuận lợi cho quá trình phân tích, trong khóa luận Công ty cổ phần đầu tư xây

dựng Thái Thịnh được hiểu là Công ty.

Thang Long University Library

Page 31: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

20

Bảng 2.2. Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

trong ba năm 2011 -2013

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm

2011

Chênh lệch

2012/2011

Chênh lệch

2013/2012

Tuyệt

đối

Tƣơng

đối (%)

Tuyệt

đối

Tƣơng

đối

(%)

1. Doanh thu 22.949,66 9.354,27 40,76 29.037,17 89,89

2. Các khoản giảm trừ -

3. Doanh thu thuần 22.949,66 9,354.27 40,76 29.037,17 89,89

4. Giá vốn hàng bán 21.052,35 8.471,67 40,24 28.055,91 95,03

5. Lợi nhuận gộp 1.897,30 882,60 46,52 981,27 35,30

6. Doanh thu hoạt động tài chính 13,89 13,25 95,39 21,98 80,99

7. Chi phí tài chính 691,87 (67,29) (9,73) 276,89 44,33

8. Chi phí bán hàng 0 0.00 0.00

9. Chi phí QLDN 764,90 1.137,69 148,74 297,54 15,64

10. Lợi nhuận thuần 454,42 (174,55) (38,41) 428,81 153,22

11. Thu nhập khác 0 0 111,16

12. Chi phí khác 0 10,92 54,54 499,45

13. Lợi nhuận khác 0 (10,92) 56,61 (518,41)

14. Tổng lợi nhuận trước thuế 454,42 (185,47) (40,81) 485,43 180,49

15. Thuế TNDN 45,44 (25,85) (56,89) 63,85 325,93

16. Lợi nhuận sau thuế 408,97 (159,62) (39,03) 421,59 169,08

( Nguồn: BCKQHĐKD của Công ty năm 2011-2013)

Page 32: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

21

Doanh thu:

Biểu đồ 2.2. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty năm 2011 – 2013

Doanh thu: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty tăng dần qua các

năm từ 2011 đến 2013. Cụ thể năm 2011, tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch

vụ của công ty đạt 22.949,66 triệu đồng, sang đến năm 2012, mặc dù kinh tế Việt Nam

gặp nhiều khó khăn, thị trường bất động sản, xây dựng rơi vào thời kì suy thoái nhưng

Công ty đã có những chính sách quản lý và đầu tư đúng đắn nên doanh thu bán hàng

và cung cấp dịch vụ của công ty tăng lên 32.303,93 triệu đồng, tăng9.354,27triệu

đồng, tương ứng với mức tăng40,76%so với năm 2012. Bước sang năm 2013, doanh

thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tiếp tục được tăng cao do doanh nghiệp mở rộng

ngành nghề kinh doanh sang vận tải hàng hóa bằng ô tô, dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng ô

tô. Từ đó doanh thu của công ty tăng từ 32.303,93triệu đồng năm 2012 lên đến

61.341,10 triệu đồng vào năm 2013, tăng 29.037,17triệu đồng tương ứng với mức tăng

89,89%.Đây là tín hiệu rất đáng mừng sau một năm khó khăn cho cả nền kinh tế Việt

Nam.

Các khoản giảm trừ: Trong những năm vừa qua công ty không phát sinh bất kỳ

khoản giảm trừ doanh thu nào nên doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

của công ty bằng chính tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Điều đó cho

thấy, các sản phẩm, hàng hóa của công ty được đánh giá là chất lượng tốt.

Doanh thu hoạt động tài chính: Từ bảng 2.2 chúng ta có thể dễ dàng nhận ra,

ngoài doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, công ty còn có khoản doanh thu từ hoạt

động tài chính, năm 2011 đạt 13,9triệu đồng, sang năm 2012 doanh thu hoạt động tài

Thang Long University Library

Page 33: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

22

chính tăng lên 27,14 triệu đồng tương ứng với mức tăng 95,39% so với năm 2011. Đến

năm 2013, doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh đạt 49,13triệu đồng tăng 21,98

triệu đồng tương ứng với mức tăng 80,99% so với năm 2012. Mặc dù tỷ trọng doanh

thu tài chính không lớn nhưng điều đó đã cho thấy công ty có tham gia trong các đầu

tư mua bán chứng khoán trên thị trường, phát hành cổ phiếu và có những tín hiệu rất

tích cực. Điều này một lần nữa khẳng định Công ty đã có những chính sách, nhằm

thích nghi với nền kinh tế suy thoái và đầy biến động.

Chi phí:

Giá vốn hàng bán: Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí của công ty. Năm

2011, giá vốn hàng bán của công ty là 21.052,35triệu đồng, sang đến năm 2012, chi

phí giá vốn hàng bán tăng lên29.524,02triệu đồng, tăng8.471,67 triệu đồng, tương ứng

với mức tăng40,24%so với năm 2011. Nguyên nhân tăng là do doanh thu bán hàng và

cung cấp dịch vụ của công ty tăng, mở rộng các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh.

Bước sang năm 2013 nền kinh tế có nhiều khởi sắc hơn, thị trường được phục hồi lại,

công ty có doanh thu bán hàng và tiêu thụ sản phẩm tăng dẫn đến giá vốn hàng bán

của công ty cũng tăng theo, cụ thể đạt 57.579,93triệu đồng tăng 28.055,91 triệu đồng,

tương ứng với mức tăng lên đến 95,03% so với năm 2012. Từ nhận xét trên cho ta

thấy, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng và mức tăng tương đương với mức

tăng của giá vốn hàng bán, điều đó cho thấy rằng, chi phí nguyên vật liệu đầu vào thiết

yếu của doanh nghiệp vẫn ở mức ổn định.

Chi phí tài chính: Chi phí tài chính của công ty giảm vào năm 2012 chiếm 624,58

triệu đồng giảm 67,29triệu đồng so với năm 2011 tương ứng với mức giảm 9,73%.

Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán doanh.

Sang năm 2013 chi phí tài chính tăng lên901,47triệu đồng tương ứng với mức tăng

44,33% so với năm 2012. Lý do là vì trong năm 2013 công ty đã tăng các khoản vay từ

phía các ngân hàng thương mại nhằm tăng lượng vốn lưu động nhằm phục vụ cho mục

đích sản xuất kinh doanh từ đó làm tăng doanh thu hoạt động tài chính của công ty.

Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp: Trong năm 2011, mặc dù chi phí

bán hàng không phát sinh nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty lại khá cao

là 764,90 triệu đồng. Sang năm 2012 chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng mạnh lên

1.902,59 triệu đồng, tăng 1.137,69 triệu đồng tương ứng với mức tăng 148,74% so với

năm 2011. Đến năm 2013 chi phí quản lý doanh nghiệp là 2.200,13 triệu đồng,

tăng297,54 triệu đồng. Tương ứng với mức tăng15,64%. Các loại chi phí này tăng sẽ

làm giảm lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp vì vậy để hạn chế các khoản chi phí

phát sinh, doanh nghiệp nên có các chính sách quản lý hợp lí, tránh lãng phí, thất thoát,

làm gia tăng các loại chi phí không cần thiết.

Page 34: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

23

Chi phí khác: Có xu hướng tăng qua các năm, cụ thể năm 2012 là 10,92 triệu

đồng tăng 10,92 triệu đồng so với năm 2011 là không có. Đến năm 2013 chi phí khác

tiếp tục tăng đến 65,46 triệu đồng tăng 54,54triệu đồng tương ứng với mức tăng

499,45% so với năm 2012. Nguyên nhân là do xuất phát từ chi phí thanh lý tài sản cố

định, sự mất giá của tài sản cố định khi thanh lý gây lỗ cho công ty từ đó làm tăng chi

phí khác của doanh nghiệp

Lợi nhuận:

454,42

279,87

708,58

0

100

200

300

400

500

600

700

800

2011 2012 2013

Triệu đồng

Năm

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

Biểu đồ 2.3. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty

năm 2011 – 2013

Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh: biến động khá nhiều trong

2 năm 2012 và 2013, cụ thể năm 2012 giảm từ 454,42triệu đồng xuống còn 279,87

triệu đồng giảm 174,54triệu đồng tương ứng với mức giảm 38,41% so với năm 2011.

Đến năm 2013 lại tăng lên đến708,68 triệu đồng,tăng428,80triệu đồng tương ứng với

mức tăng 153,22% so với năm 2012. Nguyên nhân lợi nhuận thuần từ hoạt động sản

xuất kinh doanh tăng là do các khoản chi phí gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán

hàng,quản lý có nhiều biến động. Vì vậy trong thời gian tới, để ổn định tình hình lợi

nhuận thuần, công ty cần có các các biện pháp xử lý các lại chi phí cho hợp lý hơn.

Lợi nhuận khác: Năm 2011, công ty không có khoản thu bất thường nào phát sinh

và cũng không có khoản chi phí nào phát sinh, dẫn đến lợi nhuận khác cũng bằng 0.

Sang đến năm 2012, công ty vẫn không có nguồn thu thu nhập nào khác nhưng chi phí

khác của công ty trong năm 2012 lại tăng lên 10,92 triệu đồng do phải mất chi phí để

Thang Long University Library

Page 35: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

24

thanh lý tài sản cố định. Sang đến năm 2013, lợi nhuận khác tăng mạnh đến 45,69 triệu

đồng do công ty nhượng bán có lãi một số tài sản cố định với khoản thu nhập khác là

111,16 triệu đồng trong khi chi phí khác chỉ có 65,46 triệu đồng. Mặc dù lợi nhuận khác là

khoản phát sinh không dự tính trược và xảy ra không đều đặn nhưng xu hướng giảm rõ

rết cho thấy công ty lên có các chính sách quản lý hợp lý hơn nữa vì việc giảm lợi nhuận

khác sẽ tác động môt phần đến lợi nhuận sau thuế của công ty.

Tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp: Mặc dù doanh thu bán hàng

và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty tăng nhưng do chi

phí phát sinh nhiều biến động nên lợi nhuận sau thuế của công ty trong giai đoạn 2011-

2013 cũng xuất hiện nhiều biến động, cụ thể năm 2011 tổng lợi nhuận sau thuế của

doanh nghiệp là 408,97 triệu đồng nhưng sang đến năm 2012 giảm chỉ còn 249,35 triệu

đồng tương ứng giảm 39,03% so với năm 2011. Nguyên nhân do các loại chi phí như:

chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác của doanh nghiệp tăng đã

làm cho tổng lợi nhuận sau thuế giảm. Đến năm 2013 tổng lợi nhuận sau thuế có xu

hướng tăng với mức tăng 421,59 triệu đồngtương ứng với 169,08% và đạt 670,94 triệu

đồng. Nguyên nhân chủ yếu do doanh thu của công ty tăng mạnh mặc cho các loại chi

phí vẫn có xu hương tăng. Vì vậy, để nâng cao tổng lợi nhuận sau thuế trong những

năm tiếp theo, công ty nên có các chi sách quản lý về nguyên vật liệu, tìm kiếm các

nguồn hàng với giá gốc từ đó hạn chế chi phí giá vốn hàng bán của công ty.

2.2.2. Phân tích tình hình tài sản của công ty

Trong khoảng thời gian chưa đến 10 năm hoạt động công ty đã đạt được những

tăng trưởng tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Điều đó được thể hiện

thông qua các số liệu tài chính sau.

Trong thời gian hoạt động này, công ty đã đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ về

tổng tài sản, đồng thời với điều này cũng là sự tăng lên mạnh mẽ của các khoản nợ

phải trả. Qua bảng tổng hợp trên ta có thể thấy tài sản của công ty năm 2012 tăng 33.8

tỷ đồng tương ứng với mức tăng trưởng 270,38% so với năm 2011. Cũng như vậy năm

2013 tổng tài sản của công ty tiếp tục tăng nhưng không bằng mức tăng năm 2012.

Page 36: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

25

Bảng 2.3. Tình hình tài sản của công ty

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu 2011

So sánh 12/11 So sánh 13/12

Tuyệt

đối

Tƣơng

đối (%)

Tuyệt

đối

Tƣơng

đối(%)

Tổng tài sản 12.507 33.816 270,38 10.336 22,31

I. Tài sản ngắn hạn 6.132 32.202 525,15 8.514 22,21

1.Tiền vàtương đương 493 6.500 1.318,46 (1472) (21,05)

2.Các khoản phải thu 0 4.223 - 10.964 259,63

3.Hàng tồn kho 5.639 21.459 380,55 (1.013) (3,74)

4. Tài sản ngắnhạn khác 0 19 - 36 189,47

II.Tài sản dài hạn 6.375 1.613 25,30 1.822 22,81

1.Tài sản cố định 6.375 1.577 24,74 1.859 23,38

2.Tài sản dài hạn khác 0 36 - (36) (100)

(Nguồn: BCKQHĐKD của Công ty năm 2011-2013)

6.132

38.334

46.848

6.375

7.988

9.811

0

10000

20000

30000

40000

50000

60000

2011 2012 2013

Nghìn đồng

Năm

TSDH

TSNH

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu tài sản của Công ty năm 2011-2013

Thang Long University Library

Page 37: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

26

Nhìn vào bảng 2.3 và biểu đồ 2.3, ta thấy cơ cấu tài sản của công thì tài sản ngắn

hạn chiếm tỉ trọng lớn. Chỉ có trong năm 2011, tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn xấp

xỉ nhau. Tuy nhiên năm 2012, 2013 cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều tăng lên

rõ rệt trong khi cơ cấu tài sản ngắn hạn (chiếm 83%) và tài sản dài hạn (chiếm17%)

không đổi. Vì vậy sự tăng lên của tổng tài sản chủ yếu là do sự tăng lên của tài sản

ngắn hạn.

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu tài sản ngắn hạn

Từ bảng 2.3 và biểu đồ 2.4, cho thấy trong cơ cấu của tài sản ngắn hạn thì khoản mục

hàng tồn kho chiếm tỉ trọng lớn nhất, tiếp đến là tiền và khoản phải thu cụ thể như sau:

Hàng tồn kho của công ty chủ yếu là các công trình xây dựng dở dang, nguyên

vật liệu xây dựng... không những làm ứ đọng vốn của công ty mà còn làm phát sinh

nhiều chi phí trong coi, bảo quản…Tỷ trọng của hàng tồn kho không thay đổi nhiều

nhưng xét về mặt số lượng, hàng tồn kho của công ty tăng rất mạnh qua các năm, năm

2012 hàng tồn kho của công ty tăng trên 21 tỷ đồng so với năm 2011 tương đương

381%. Vào năm 2013, tuy lượng hàng tồn kho có giảm nhẹ so với năm 2012 nhưng tỷ

trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản vẫn là rất cao để phục vụ cho việc sản xuất và

đảm bảo tiến độ thi công đồng thời dự trữ để ngăn ngừa sự biến động về giá của thị

trường. Nhưng với lượng dự trữ hàng tồn kho quá lớn như vậy có thể thấy việc quản lý

dự trữ hàng tồn kho của doanh nghiệp là chưa thực sự tốt.

Khoản phải thu của công ty chủ yếu là các khoản tiền các chủ đầu tư còn nợ sau

khi hoàn thành dự án. Năm 2011 công ty không phát sinh các khoản phải thu, tuy

nhiên lại tăng mạnh vào năm 2012 và 2013, chiếm tỷ trọng lần lượt là 9.1% và 26.8%.

Page 38: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

27

Cùng với sự tăng lên của tổng tài sản cho thấy xu hướng khoản phải thu có chiều

hướng tăng lên.Nguyên nhân khiến khoản phải thu có xu hướng tăng cao trong giai

đoạn 2011 đến 2013 do còn nhiều dự án, công trình dở dang khiến công ty bị ứ đọng

vốn và do nền kinh tế gặp khủng hoảng khiến khách hàng gặp nhiều khó khăn về tài

chính buộc công ty phải có những chính sách mềm dẻo như các chính sách về trả

chậm, trả góp. Tuy nhiên, nếu không có chính sách quản lý tốt các khoản phải thu sẽ

gây ra tình trạng bị chiếm dụng vốn, gây ảnh hưởng không tốt đến tình hình tài chính

của công ty.

Tiền và tương đương tiền của công ty cũng chiếm một tỷ lệ tương đối trong cơ

câu của tổng tài sản. Năm 2012 tỷ trọng của các khoản này lên tới 15% tương đương

trên 6.5 tỷ đồng và có chiều hướng giảm vào năm 2013 nhưng tỷ lệ này vẫn cao 9.7%.

Nguyên nhân của việc dự trữ tiền chủ yếu để đảm bảo khả năng thanh toán, chi tiêu

của doanh nghiệp nhưng nếu dự trữ quá nhiều sẽ làm mất cơ hội đầu tư và khả năng

sinh lời của công ty. Vì vậy, công ty cần có chính sách để điều chỉnh mức dự trữ tiền

và tương đương tiền một cách khoa học.

0

2000

4000

6000

8000

10000

12000

2011 2012 2013

Triệu đồng

Năm

TS dài hạn khác

TS cố định

Biểu đồ 2.6. Cơ cấu tài sản dài hạn

Tài sản dài hạn của công ty chủ yếu là tài sản cố định với hầu hết là máy móc

thiết bị phục vụ thi công. Tỷ trọng tài sản dài hạn thay đổi mạnh qua các năm và có

chiều hướng giảm xuống. Năm 2011 tỷ lệ này là 51% và giảm xuống còn trên 17%

vào các năm 2012 và 2013.

Thang Long University Library

Page 39: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

28

2.3. Thực trạng hoạt động sử dụng vốn của công ty Cổ phần đầu tƣ xây dựng

Thái Thịnh

2.3.1. Thực trạng cơ cấu vốn

Bảng 2.4. Hệ số cơ cấu NV

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

1. Vốn chủ sở hữu 3.985 6.137 8.674

2. Nợ phải trả 8.522 40.186 47.985

3. Tổng NV 12.507 46.323 56.659

( Nguồn: BCKQHĐKD của Công ty năm 2011-2013)

Biểu đồ 2.7. Cơ cấu vốn chủ sở hữu và nợ phải trả Công ty năm 2011-2013

Từ bảng 2.4 ta thấy vốn của công ty được hình thành từ 2 nguồn gồm vốn chủ sở

hữu, nợ phải trả và tổng nguồn vốn có xu hướng tăng qua các năm. Biểu đồ 2.6 nhận

thấy tỉ trọng giữa vốn chủ sở hữu và nợ phải trả đều có sự khác biệt rõ rệt qua các năm.

Cụ thể là: Năm 2011, vốn chủ sở hữu chiếm khoảng 1/3 trên tổng nguồn vốn (32%).

Tuy nhiên, trong năm 2012 và năm 2013, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn

giảm mạnh chỉ còn lần lượt là 13% và 15%.

Page 40: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

29

2.3.2. Hiệu quả sử dụng tổng nguồn vốn của công ty

Hiệu quả sử dụng vốn của công ty được đánh giá qua phân tích các chỉ tiêu liên

quan đến tổng vốn, doanh thu và lợi nhuận của công ty và được thể hiện cụ thể thông

qua bảng sau

Bảng 2.5. Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Thái Thịnh

(Đơn vị: triệu đồng)

( Nguồn: BCKQHĐKD của Công ty năm 2011-2013)

Đánh giá chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tổng vốn của công ty

Hiệu suất sử dụng vốn của công ty cho biết một đồng vốn của công ty sẽ tạo ra

được bao nhiêu đồng doanh thu

Bảng 2.5 cho thấy hiệu quả sử dụng vốn tại công ty có xu hướng giảm trong năm

2012, nhưng lại tăng lên trong năm 2013.

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

So sánh 12/11 So sánh 13/12

Tuyệt

đối

Tƣơng

đối (%) Tuyệt đối

Tƣơng

đối (%)

1. Tổng doanh thu 22.949,66 32..303,93 61.341,10 9.354,27 40,76 29.037,17 89,89

2. LN sau thuế 408,97 249,35 670,94 (159,62) (39,03) 421,59 169,08

3. VCSH 3.985 6.137 8.674 2.152 54 2.537 41.33

4. Tổng vốn 12.507 46.323 56.659 33.816 270,38 10.336 22,31

5. Hiệu suất DT/vốn

5 = (1)/(4)(lần) 1,83 0.70 1.08 (1,13) (61,74) 0,38 54,29

6. Tỷ suất LN/DT

6 = (2)/(1)(%) 1,78 0,77 1,09 (1,01) (60,11) 0,32 41,56

7. tỷ số lợi nhuận

trên VCSH

ROE = (2)/(3)(%)

10,26 4,06 7,73 (6,2) (60,43) 3,67 90,39

8. tỷ số lợi nhuận

trên TS

ROA = (2)/(4)(%)

3 0,54 1,18 (2,46) (82) 0,64 118,52

Thang Long University Library

Page 41: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

30

Hiệu suất doanh thu trên vốn trong 3 năm 2011, 2012 và 2013 lần lượt là 1,83;

0,7; 1,08. Con số này phản ánh cứ 1 đồng vốn bỏ ra thì số đồng doanh thu trong các

năm 2011, 2012 và 2013 lần lượt là 1,83; 0,77; 1,08. Do doanh thu các năm đều tăng

lên hiệu suất doanh thu trên vốn tăng.Tuy nhiên trong năm 2012, tổng vốn tăng mạnh

(270,38%) trong khi doanh thu chỉ tăng 40,76% so với năm 2011 dẫn đến chỉ tiêu này

giảm so với 2 năm 2011; 2012.Năm 2012, 2013 hiệu suất sử dụng vốn của công ty có

xu hướng giảm xuống so với năm 2011, nguyên nhân trong hai năm này do nền kinh

kinh tế gặp nhiều biến động vì thế để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên

vốn chủ sở hữu của công ty đã tăng lên. Năm 2012 tăng 33.816 triệu đồng tương

đương 270,38% so với năm 2011. Trong khi doanh thu cũng tăng mạnh về lượng

nhưng xét về mặt tỷ trọng thì thấp hơn so với vốn rất nhiều cụ thể doanh thu năm

2012 tăng 9.354,27 triệu đồng nhưng chỉ tăng 40.76% so với năm 2011.

Nhìn chung, hiệu suất sử dụng vốn của công ty không cao, hơn nữa lại có xu

hướng giảm nên công ty cần phải có biện pháp nhằm cải thiện hiệu suất này.

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn: Tỷ suất lợi nhuận vốn của công ty trong giai

đoạn từ năm 2011-2013 thấp và cũng có xu hướng giảm. Năm 2011 tỷ suất lợi nhuận

vốn của công ty đạt mức 1,78% tức 100 đồng vốn của công ty tạo ra được 1,78đồng lợi

nhuận. Tỷ suất này giảm vào năm 2012 nhưng tăng trở lại vào năm 2013. Nguyên

nhân của sự sụt giảm này là do sự tăng lên của vốn năm 2012 so với 2011 là 60,11%,

năm 2013 với 2012 là 41,56%, và xu hướng giảm xuống của lợi nhuận.Năm 2012, khi

doanh thu của công ty tăng 40,76% thì lợi nhuận của công ty lại giảm xuống 39.03%

đây là nguyên nhân chính của sự giám sút tỷ suất lợi nhuận.Năm 2013, khi lợi nhuận

của tăng 169,08% thì doanh thu của công ty tăng cũng 89,89%nên tỷ suất lợi nhuận

của công ty không có sự thay đổi nhiều so với năm 2012.

So với các doanh nghiệp cùng ngành, tỷ trọng chi phí giá vốn trên doanh thu của

công ty ở mức trung bình. Tuy nhiên, chi phi quản lý doanh nghiệp năm 2013 của Công

ty tăng cao bất thường so với các Công ty cùng ngành khác và so với các năm trước là

do các dự án, công trình dở dang của Công ty vẫn chưa được nghiệm thu và chưa có

doanh thu, trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp được ghi nhận đều theo các năm.

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu(ROE) là một chỉ số dùng để đo lường mức

lợi nhuận đạt được trên đồng vốn đóng góp của các cổ đông, được tính bằng cách lấy

lợi nhuận ròng của doanh nghiệp chia cho số vốn cổ đông. Qua bảng 2.5, ta thấy lợi

nhuận sau thuế giảm 39,03% vào năm 2012, nhưng sang năm 2013 lại tăng

169,08%.Trong khi đó, vốn chủ sở hữu vẫn tăng qua các năm. Điều này khiến cho chỉ

số ROE của công ty năm 2012 giảm so với năm 2011 (60,43%) nhưng lại tăng vào

năm 2013 (90,39%).

Page 42: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

31

Tỷ số lợi nhuận trên tài sản(ROA) là một chỉ số tài chính dùng để đo lường khả

năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm

được nhiều tiền hơn dựa trên lượng đầu tư ít hơn. ROA của công ty trong năm 2012

giảm so với năm 2011 là 2,46% tương đương với 82%. Tuy nhiên trong năm 2013,

ROA lại có sự tăng trưởng nhẹ trở lại, đó là 0,64% tương đương với 118,52%. Con số

này cho thấy ROA của công ty đang thấp ở mức đáng báo động. Nguyên nhân là do

hàng tồn kho nhiều và có xu hướng tiếp tục gia tăng đang thành áp lực lớn của doanh

nghiệp. Hàng sản xuất ra chậm tiêu thụ do sự đình trệ của thị trường bất động sản

trong năm 2011 và hậu quả kéo theo trong năm 2012 và 2013.

Nhìn chung, 2 chỉ số ROE và ROA đều có sự biến động theo xu hướng giảm rồi

tăng trong giai đoạn từ năm 2011-213, nguyên nhân chủ yếu là do lợi nhuận sau thuế

của công ty cũng biến động theo xu hướng giảm rồi tăng mặc dù vốn chủ sở hữu và

tổng vốn vẫn tiếp tục có xu hướng tăng.

2.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty, ta đi xem xét đánh giá các

chỉ tiêu sau:

Bảng 2.6. Hiệu suất sử dụng vốn cố định

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

So sánh 12/11 So sánh 13/12

Tuyệt

đối

Tƣơng

đối(%)

Tuyệt

đối

Tƣơng

đối(%)

1. DTT(triệu đồng) 22.949,66 32.303,93 61.341,10 9.354,27 40,76 29.037,17 89,89

2. LNST(triệu

đồng) 408,97 249,35 670,94 (159,62) (39,03) 421,59 169,08

3. VCĐ (triệu đồng) 3.279 5.182 6.385 1.903 58,04 1.203 23,21

4. TSCĐ (triệu

đồng) 6.375 7.952 9.811 1.577 24,74 1.859 23,38

5. HSSD VCĐ

= (1)/(3)(lần) 7 6,24 9,61 (0,76) (10,86) 3,37 35,07

6. HSSD TSCĐ

= (1)/(4)(lần) 3,60 4,06 6,25 0,46 12,78 2,19 35,04

7. Hệ số sinh lời

VCĐ

= (2)/(3)

0,12 0,05 0,1 (0,07) (58,33) 0,05 50

8. Hàm lượng

TSCĐ

= (4)/(1)

0,28 0,25 0,16 (0.03) (10,71) (0,09) (56,25)

9. Hàm lượng VCĐ

= (3)/(1) 0,14 0,16 0,1 0,02 14.29 (0,06) 37.5

(Nguồn: BCKQHĐKD của Công ty năm 2011-2013)

Thang Long University Library

Page 43: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

32

Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố

định của công ty tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Qua các năm ta thấy hiệu suất

sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp ở mức cao và có chiều hướng tăng. Cụ thể:Năm

2011, hiệu suất sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp đạt mức 7 lần. Năm 2012, hiệu

suất sử dụng vốn cố định của công ty có xu hướng giảm đạt 6.24lần giảm 10,86%so

với năm 2011.Năm 2013, hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty tăngrõ rệt đạt

9,61lần tăng lên đến35,07% so với năm 2012.Nguyên nhân sự biến độngcủa hiệu suất

sử dụng vốn cố định là do trong năm 2011 doanh thu tăng 40,76% trong khi vốn cố

định lại tăng 58,04% khiến hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm, tuy nhiên tình hình đã

thay đổi vào năm 2013 khi doanh thu tăng lên đến 89,89% trong khi vốn cố định chỉ

tăng 23,21% làm điều chỉnh hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng ngược trở lại.

7

6,24

9,61

0

2

4

6

8

10

12

2011 2012 2013

Lần

Năm

Hiệu suât sử dụng VCĐ

Biểu đồ 2.8. Hiệu suất sử dụng vốn cố định

Nhìn chung hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty ở mức cao, có xu hướng

tăng. Đây là một tín hiệu tốt cho thấy công tác quản lý, sử dụng vốn cố định của công

ty là khá tốt, công ty đã khai thác vốn cố định với công suất cao.

Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài

sản cố định của công ty tạo ra được bao nhiều đồng doanh thu. Qua các năm ta thấy

hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp ở mức cao và có chiều hướng tăng.

Cụ thể:Năm 2011, hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp đạt mức 3.60

lần, đây là một mức cao, nó cho thấy một đồng vốn cố định của công ty tạo ra được

Page 44: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

33

3.60 đồng doanh thu.Năm 2012, hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty có xu

hướng tăng lên đạt 4,06 lần tăng 12,78% so với năm 2011. Hiệu suất sử dụng vốn cố

định cao cho thấy việc sử dụng tài sản cố định trong các năm này là khá tốt. Nguyên

nhân là do doanh thu của năm 2012 đã tăng vượt lên so với tài sản cố định với 40,76%

so với 24,74%.Năm 2013, hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty tiếp tục tăng

đạt 6.25 lần tăng lên đến35,04% so với năm 2012,nguyên nhân do năm 2013 tài sản

cố định của công ty tăng lên 23,38% trong khi doanh thu cũng tăng rõ rệt lên đến

89,89%. Việc mở rộng qui mô, lĩnh vực, ngành nghề hoạt động kinh doanh giúp doanh

thu của công ty tăng.Tuy nhiên, việc phải mua thêm tài sản cố định để phục vụ cho

lĩnh vực, ngành nghề mới khiến tài sản cố định đều có chiều hướng tăng trong giai

đoạn năm 2011 đến năm 2013.

Từ bảng 2.6, ta nhận thấy có xu hướng tăng theo từng năm trong giai đoạn 2011-

2013. Công ty đã khai thác và sử dụng tài sản cố định một cách có hiệu quả tuy

nhiênvới việc sử dụng máy móc thiết bị với công suất cao sẽ là việc xuống cấp nhanh

chóng của các tài sản này, bởi vậy công ty cần chú trọng đến công tác sửa chữa, bảo

dưỡng, nâng cấp các tài sản này để hiệu suất sử dụng các tài sản này luôn ở mức cao

và không bị giảm sút.

Đánh giá chỉ tiêu hệ số sinh lời vốn cố định: Bảng 2.6 cho thấy hệ số sinh lời tại

công ty có xu hướng giảm trong 2 năm 2011 và 2012, nhưng lại tăng lên trong năm 2013.

Hệ số sinh lời vốn cố định trong 3 năm 2011, 2012 và 2013 lần lượt là 0,12; 0,05; 0,1.

Con số này phản ánh cứ 1 đồng vốn bỏ ra thì số đồng lợi nhuận sau thuế trong các năm

2011, 2012 và 2013 lần lượt là 0,12; 0,05; 0,1. Nguyên nhân của sự biến động chỉ số này

do lợi nhuận sau thuế của công ty có xu hướng giảm từ năm 2011 cho đến năm 2012

nhưng lại tăng lên trong năm 2013, cụ thể lần lượt là 408,97; 249,35; 670,97 triệu đồng

trong khi vốn cố định có xu hướng tăng trong cả 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013.

Đánh giá chỉ tiêu hàm lượng tài sản cố định: Chỉ tiêu này cho biết để tạo được

một đồng doanh thu cần bao nhiêu đồng tài sản cố định. Trong giai đoạn 2011-2013,

chỉ tiêu này của công ty có xu hướng giảm dần, điều này cho thấy để tạo được một

đồng doanh thu thì công ty dần dần càng cần ít tài sản cố định hơn. Cụ thể lần lượt là

0,28; 0,25; 0,16. Con số này phản ánh để tạo được 1 đồng doanh thu trong các năm

2011, 2012, 2013 thì công ty cần 0,28; 0,25; 0,16 đồng tài sản cố định. Nguyên nhân là

mặc dù tài sản cố định của công ty từ năm 2011 đến năm 2013 tăng lần lượt là 24,74%

và 23,38% nhưng tỷ trọng doanh thu của công ty trong giai đoạn này lại tăng cao hơn

lần lượt là 40,76% và 89,89%.

Thang Long University Library

Page 45: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

34

Đánh giá chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định: Chỉ tiêu này cho biết để tạo được

một đồng doanh thu cần bao nhiêu đồng vốn cố định. Qua các năm, chỉ tiêu này giảm

dần, cho thấy để tạo ra được một đồng doanh thu càng cần ít vốn cố định hơn. Chỉ

tiêu này của công ty thấp là một điều tốt cho công ty, cụ thể năm 2011 là 0,14 giảm

xuống 0,02 vào năm 2012 và giảm mạnh vào năm 2013 còn 0,1 tương đương với

mức giảm 37,5%. Hàm lượng vốn cố định của công ty có xu hướng giảm xuống là do

tốc độ tăng của doanh thu tăng nhanh hớn tốc độ tăng của vốn cố định, năm 2012 khi

doanh thu tăng trưởng 40.8% trong khi đó vốn cố định tăng 58,04% , tương tự năm

2013 tốc độ tăng của doanh thu tăng lên đến 89,89% trong khi đó vốn cố định của

công ty chỉ tăng 23,21%.

Tóm lại, chi tiêu này cũng là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

của công ty, chỉ tiêu này của công ty thấp và có xu hướng giảm dần qua các năm cho

thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty ngày càng tăng, qua mỗi năm để tạo

ra được một đồng doanh thu doanh nghiệp càng phải bỏ ra ít vốn cố định hơn chứng tỏ

rằng việc sử dụng kết hợp các tài sản cố định của công ty, cũng như chứng tỏ chất

lượng tài sản của công ty ngày càng được cải thiện qua các năm.

2.2.4. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Như đã phân tích ở trên, trong nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp, vốn nằm

trong các khoản mục hàng tồn kho hay các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất lớn gần

như là phần lớn lượng vốn lưu động của doanh nghiệp. Để phân tích hiệu quả vốn

lưu động của doanh nghiệp ta có thể xem xét đánh giá thông qua bảng tổng hợp số

liệu sau:

Page 46: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

35

Bảng 2.7. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động

Chỉ tiêu Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

So sánh 12/11 So sánh 13/12

Tuyệt

đối

Tƣơng

đối(%)

Tuyệt

đối

Tƣơng

đối (%)

1. DTT (Trđ) 22.949,66 32.303,93 61.341,10 9.354,27 40,76 29.037,17 89,89

2. Giá vốn hàng bán

(Trđ) 21.052,35 29.524,02 57.579,93 8.471,67 40,24 28.055,91 95,03

3.LNST (Trđ) 408,97 249,35 670,94 (159,62) (39,03) 421,59 169,08

4. VLĐ (Trđ) 6.132 22.233 42.591 16.101 72,42 20.358 91,57

5. Hàng tồn kho (Trđ) 5.639 16.368 26.591 10.729 65,55 10.223 62,46

6. Phải thu khách hàng

(Trđ) 2.501 5.883 10.298 3.382 57,49 4415 75,05

7.Vòng quay HTK

= (2)/(5)(lần) 3,73 1,8 2,31 (1,93) (51,74) 0,51 28,33

8. Vòng quay khoản

phải thu= (1)/(6)(lần) 9,18 5,49 5.96 (3,69) (40,20) 0,47 8,56

9. DT bình quân 1 ngày

= (1)/360(triệu đồng) 63,75 89,73 170,39 25,98 40,75 80,66 89,89

10. Kỳ thu tiền bình

quân = (6)/(9)(ngày) 39,23 65,65 60,43 26,42 67,35 (5,22) (7,95)

11. Vòng quay VLĐ

= (1)/(4)(lần) 3,74 1,45 1,44 (2,29) (61,23) (0,01) (0,69)

12. Kỳ luân chuyển

VLĐ(360/11)(ngày) 96,19 248,27 250 152,08 158,10 1,73 0,70

13. Hiệu quả sử dụng

VLĐ= (3)/(4)(lần) 0,07 0.01 0.02 (0,06) (85,71) 0,01 100

14. Mức đảm nhận của

VLĐ= (4)/(1)(lần) 0,27 0.69 0.69 0,42 155,56 0,00 0,00

Thang Long University Library

Page 47: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

36

Đánh giá các chỉ tiêu:

Vòng quay hàng tồn kho: Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản

trị hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa bình quân luân

chuyển trong kỳ. Cụ thể là trong năm 2011, vòng quay hàng tồn kho công ty đạt 3,73

lần và giảm 1,93 tương đương 51,84% vào năm 2012 là 1,8 lần. Trong năm 2013 vòng

quay hàng tồn kho tăng lên đến 2,31 lần, tăng 0,51 lần tương đương với 28,33% so với

năm 2012. Nguyên nhân của sự biến động tăng giảm này là do năm 2012 và 2013

trong khi hàng tồn kho bình quân tăng lần lượt là65,55% và 62,46 do đặc thù của

ngành xây dựng và bất động sản trong giai đoạn này thì giá vốn hàng bán của công ty

lại tăng 40,24% trong năm 2012 và tăng tới 95,03% trong năm 2013 do giá nguyên vật

liệu liên tục thay đổi theo giá thị trường.

Vòng quay khoản phải thu: phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành

tiền mặt. Hệ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của

doanh nghiệp. Vòng quay khoản phải thu của công ty trong năm 2011 đạt 9,18 lần,

giảm mạnh vào năm 2012 với mức giảm là 3,69 lần tương đương 40,20%. Năm 2013,

vòng quay khoản phải thu có dấu hiệu tăng trở lại khi tăng 0,47 tương đương 8,56% là

5,96 lần. Nguyên nhân là do mặc dù doanh thu của công ty trong giai đoạn năm 2011-

2013 tăng mạnh lên đến lần lượt là 40,76% và 89,89% nhưng tỷ trọng phải thu khách

hàng cũng tăng lên đến 57,49% và 75,05% do công ty đã áp dụng chính sách trả chậm,

trả góp.

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty ta đánh giá 2 chỉ tiêu: số

vòng quay vốn lưu động,kỳ luân chuyển của một vòng quay và mức đảm nhận của

vốn lưu động. Vòng quay vốn lưu động: chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển của

vốn lưu động nhanh hay chậm, trong môt chu kì kinh doanh vốn lưu động quay được

bao nhiêu vòng. Dựa vào bảng 2.7, nhận thấy vòng quay vốn lưu động qua các năm

trong giai đoạn 2011-2013 có xu hướng giảm dần trong khi kỳ luận chuyển vốn lưu

động và mức đảm nhận của vốn lưu động lại có xu hướng ngược lại. Cụ thể:Năm

2011, số vòng quay vốn lưu động đạt 3.74 vòng tương đương hơn 96 ngày một vòng

quay và mức đảm nhận vốn lưu động đạt 0,27 lần.Năm 2012, số vòng quay vốn lưu

động của công ty giảm còn 1.45 vòng giảm 2,29 lần so với năm 2011 tương đương số

ngày để thực hiện một vòng quay là 248,27 ngày trong khi mức đảm nhận cũng tăng

lên đến 0,69 lần.Năm 2013, số vòng quay của công ty cũng xấp xỉ năm 2012 1.44

vòng, do năm 2013 lợi nhuận sau thuế và vốn lưu động của công ty có tốc độ tăng

trưởng tương đương nhau, do vậy mà số vòng quay không có sự thay đổi nhiều, số

ngày thức hiện một vòng quay vốn lưu động đạt mức 250 ngày cho thấy vốn lưu động

của công ty luân chuyển chậm.Nguyên nhân sự biến động của các chỉ tiêu này là do

Page 48: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

37

doanh thu và vốn lưu động của công ty mặc dù đều có xu hướng tăng nhưng trong năm

2012 doanh thu chỉ tăng 40,76% trong khi vốn lưu động tăng lên đến 72,42% so với

năm 2011. Trong khi đó, năm 2013 các chỉ tiêu này không có nhiều thay đổi so với

năm 2012 do mức tăng của doanh thu, vốn lưu động tương đương nhau khi lần lượt

tăng 89,89% và 91,57%.

Vì vậy, công ty cần xem lại việc quản lý vốn lưu động, đặc biệt cần cải thiện

cách quản lý các khoản mục lớn như: hàng tồn kho hay các khoản phải thu để có thể

có kết quả kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cao hơn.

Biểu đồ 2.1. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động: chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu

động của công ty tạo ra được bao nhiêu đồnglãi, trong giai đoạn 2011 – 2013 chỉ tiêu

này của doanh nghiệp không cao và có chiều hướng giảm. cụ thể: Năm 2011, tỷ lệ này

là 0,07 như vậy một đồng vốn lưu động của công ty tạo ra được 0.07 đồng lãi. Chỉ tiêu

này giảm vào năm 2012 và 2013 và giữ ở mức xấp xỉ 0.02 mức giảm này là do sự tăng

lên của vốn lưu động sử dụng trong kỳ năm 2013 là 91,57% so với năm 2012 là rất rõ

rệt. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp là thấp lại có xu hướng giảm

trong năm 2012 và mới chỉ có tín hiệu tăng vào năm 2013 vì vậy Công ty cần phải đưa

ra các giải pháp để cải thiện chỉ số này.

Nhìn chung, công ty có hiệu suất sử dụng vốn lưu động cao, tuy nhiên tỷ suất lợi

nhuận vốn cố định lại không ổn định , tăng giảm thất thường. có thể thấy việc sử dụng

các tài sản cố định của công ty là khá tốt với một lượng vốn cố định không cao nhưng

lại tạo ra một lượng doanh thu rất lớn, nhưng việc quản lý các chi phí của doanh

Thang Long University Library

Page 49: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

38

nghiệp chưa thực sự tốt đã dẫn đến việc doanh thu lớn nhưng lợi nhuận của doanh

nghiệp không cao đã làm cho tỷ suất lợi nhuận vốn cố định của doanh nghiệp không

ổn định và tương đối thấp. Đòi hỏi doanh nghiệp cần phải chú trọng hơn đến việc quản

lý các chi phí trong doanh nghiệp, tránh trường hợp làng phí, sử dụng các chi phí

không hợp lý để có thể tạo được một lợi nhuận cao hơn.

2.3. Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần

Đầu tƣ xây dựng Thái Thịnh

2.3.1. Kết quả đạt được

Trong những năm hoạt động của mình dưới sự quản lý điều hành của đội ngũ

lãnh đạo cũng như toàn bộ cán bộ công nhân viên, công ty đã đạt được những thành

tựu đáng khích lệ.

Về hiệu quả sử dụng tổng vốn

Kết quả có thể thấy rõ nhất là qua 3 năm gần đây nhất từ 2011 đến 2013 doanh

thu liên tục tăng,năm 2012hơn 2011 là 9.354,27 triệu đồng,năm 2013 hơn 2012là

29.037,17 triệu đồng,cùng với đó là tổng nguồn vốn tăng đáng kể. Ngoài ra lợi nhuận

sau thuế của công ty mặc dù có biến động nhưng nhìn chung vẫn tăng lên khoảng

150% của năm 2013 so với năm 2011.

Về hiệu quả sử dụng vốn cố định

Công ty đã chú trọng đến công tác nâng cao chất lượng nguồn vốn cố định, chú

trọng vào việc đầu tư máy móc tranh thiết bị mới phục vụ thi công. Sử dụng vốn chủ

sở hữu và các nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho các tài sản cố định để đảm bảo có cơ

cấu vốn hợp lý.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty đạt mức cao và có xu hướng tăng

mạnh mẽ, công ty đã vận dụng được các tài sản này với công suất cao tạo điều kiện

thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Công ty đã thực hiện tốt việc quản lý tài sản của mình, gắn trách nhiệm các cá

nhân đối với các tài sản cố định của công ty, giúp cho công tác giữ gìn tài sản được cải

thiện rất nhiều.

Về hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Đã thu xếp đủ và đảm bảo nguồn vốn lưu động tạo điều kiện cho công ty hoạt

động liên tục và ổn định, nâng cao khả năng thi công, đáp ứng được các yêu cầu thực

hiện các gói thầu ngày một lớn.

Cải thiện và duy trì tốt mối quan hệ với các ngân hàng trên địa bàn Hà nội, đặc

Page 50: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

39

biệt là ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng đầu tư và phát triển,

giúp doanh nghiệp giải quyết việc thiếu vốn tạm thời khi thi công các công trình lớn.

Doanh thu cũng như lượng vốn lưu động của công ty tăng mạnh qua các năm

cũng làm cho quy mô, tình hình công ty ngày một tốt hơn, khắc phục được những khó

khăn trong những năm trước đây.

Trong giai đoạn hoạt động từ 2011 – 2013, với kết quả hoạt động, phạm vi hoạt

động cũng như quy mô công ty ngày càng được mở rộng, đã tạo cho công ty một

thương hiệu mạnh trên thị trường Hà nội trong lĩnh vực xây dựng, công ty đã mở rộng

được ngày càng nhiều mối quan hệ với các nhà thầu, các nhà cung cấp nguyên vật liệu

phục vụ cho hoạt động thi công, điều này giúp công ty ngày càng có nhiều công trình,

tạo thuận lợi cho việc huy động vốn tài trợ cho nhu cầu sử dụng tại công ty mình.

Cơ chế quản lý hàng tồn kho nói riêng cũng như tài sản lưu động nói riêng tại

công ty ngày càng được cải thiện, giúp công ty tiết kiệm hơn trong việc sử dụng

cũng như tránh được mất mát, thất thoát trong việc quản lý và sử dụng

Thu nhập của toàn bộ công nhân viên tăng lên qua các năm, giúp cải thiện đời

sống vật chất cũng như tinh thần của nhân viên công ty.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Về cơ cấu tổng vốn

Ta thấy được phần nợ phải trả của công ty tăng hàng năm, chiếm một tỷ trọng lớn

hơn rất nhiều so với phần vốn chủ sở hữu thể hiện rõ ở bảng 2.6, tỷ trọng phần nợ phải

trả lần lượt là năm 2011 là 68%, năm 2012 là 87%, năm 2013 là 85%. Điều này khiến

cho khả năng chủ động và độc lập về tài chính của công ty trong mọi trường hợp xảy

ra sẽ giảm xuống, từ đó, rủi ro từ các hoạt động của công ty sẽ tăng lên.

Công ty đã lấy nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn khiến công ty gặp

rất nhiều rủi ro.Tỷ trọng vốn cố định của doanh nghiệp là quá thấp so với vốn lưu động

cũng như tổng vốn của công ty. Mặc dù hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty là

rất cao, nhưng việc sử dụng với công suất lớn như vậy cũng sẽ làm vốn cố định cũng

như tài sản nhanh hỏng và cũ.

Thang Long University Library

Page 51: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

40

Về quản lý sử dụng tổng vốn

Qua 2 bảng 2.6 và 2.7, ta thấy được hiệu suất sử dụng doanh thu trên nguồn vốn

không đồng đều qua các năm. Giá trị tuyệt đối của doanh thu và giá vốn tăng theo các

năm, tuy nhiên sự tăng trưởng này không đều nhau, giá vốn có mức tăng mạnh hơn so

với doanh thu. Điều này chứng tỏ rằng, công ty đã chưa khai thác hết hiệu quả sử dụng

vốn của mình, tạo ra sự lãng phí trong quá trình sản xuất và kinh doanh.

Về vốn cố định

Vốn cố định của công ty tăng theo hàng năm, tuy nhiên sự tăng đó không đều. Hệ

số sử dụng và hệ số sinh lời của vốn cố định công ty giảm trong năm 2012, nhưng lại

bắt đầu tăng trưởng trong năm 2013. Điều này chứng tó rằng trong năm 2012, công ty

đã không có phương pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn cố định của mình, tạo ra sự

lãng phí không cần thiết.

Mặc dù hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty là cao, với một tỷ trọng vốn cố

định thấp nhưng lại tạo ra doanh thu lớn, tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận vốn cố định lại

thấp và có chiều hướng không ổn định qua các năm.

Về vốn lưu động

Qua các phân tích trên, thấy rằng tỷ trọng vốn lưu động trong tổng vốn là quá

cao, có hiện tượng ứ đọng vốn và sử dụng các nguồn vốn này chưa hợp lý trong hoạt

động sản xuất kinh doanh.

Hàng tồn kho của doanh nghiệp quá cao trong vốn lưu động của doanh nghiệp,

luôn chiếm trên dưới 50% trong cơ cấu tài sản ngắn hạn qua các năm, đây là một sự ứ

đọng vốn lớn, ảnh hưởng lớn đến vòng quay, hiệu suất cũng như hiệu quả sử dụng vốn

lưu động của doanh nghiệp.

Khoản phải thu của doanh nghiệp cũng chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng

lên qua các năm, để tình trạng này diễn ra lâu dài sẽ làm công ty bị chiếm dụng vốn

lớn và có thể dẫn đến nhiều rủi do.

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động quá thấp, hiệu suất sử

dụng, tỷ suất sinh lời của vốn lưu động là quá thấp, và còn có chiều hướng giảm và

không ổn định qua các năm.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan

Trong giai đoạn 2011 – 2013, nền kinh tế trong nước gặp rất nhiều khó khăn, một

Page 52: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

41

trong số đó là sự ảnh hưởng của khủng hoàng nền kinh tế thế giới. Trong nước, thị

trường bất động sản đóng băng, tạo cho công ty rất nhiều thách thức trong vấn đề xây

dựng các công trình của mình. Vấn đề tìm dự án để xây dựng gặp rất nhiều vấn đề ảnh

hưởng từ sự đống băng của thị trường bất động sản này.

Các nguồn nguyên vật liệu xây dựng trong nước tăng giá trong thời gian vừa qua.

Điều này làm tăng phần giá vốn hàng bán của công ty, mà phần doanh thu tăng trưởng

thấp hơn, khiến cho lợi nhuận của công ty sụt giảm.

Mặc dù trong giai đoạn 2011 – 2013 công ty có những điều kiện thuận lợi phục

vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng cũng có không ít khó khăn từ chính sách

nhà nước ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh như: chính sách tiền tệ của nhà nước

có xu hướng nới lỏng, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đặc biệt giai đoạn

sau khủng hoảng, tuy nhiên việc tiếp cận được các nguồn hỗ trợ này vẫn còn gặp

nhiều khó khăn do thủ tục giải ngân, xét duyệt là rất khó khăn, phức tạp. Hơn nữa lạm

phát qua các năm tăng mạnh ảnh hưởng tới việc thi công các công trình, đặc biệt là

làm cho giá trị thực của các khoản phải thu, hàng tồn kho giảm mạnh.

Nguyên nhân chủ quan

Đầu tiên là chính sách đầu tư sử dụng vốn chưa hợp lý của công ty. Chính sách

hoạch định việc sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp chưa tốt dẫn đến tỷ trọng vốn

lưu động của công ty chưa hợp lý trong tổng vốn của công ty.

Ngoài ra, chính sách sử dụng tài sản của công ty cũng gặp nhiều vấn đề. Công ty

đã khai thác các tài sản đã có mà không có khách hàng mua. Đó là một chính sách sai

lầm, gây nên sự phí phạm tài sản. Công ty cần có những chính sách hợp lý hơn nữa,

tập trung nâng cao chất lượng, đầu tư chính xác vào các tài sản cần thiết, nhằm nâng

cao hiệu quả sử dụng tài sản của mình.

Cũng giống như chính sách quản lý hàng tồn kho, chính sách quản lý khoản

phải thu của doanh nghiệp cũng chưa tốt dẫn đến tình trạng khoản phải thu của doanh

nghiệp tăng nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Vấn đề này cũng do đặc điểm

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một phần, với mỗi công trình khi trúng thầu,

công ty được ứng trước một khoản tiền, sau một khi hoàn thiện công trình, số tiền

thực hiện sẽ được hoàn trả nốt, do vậy mà công ty luôn tồn tại một khoản tiền phải

thu lớn khi lượng công trình, doanh thu tăng lên.

Việc quản lý các chi phí của công ty là chưa tốt, doanh thu của công ty là rất cao

nhưng lợi nhuận lại rất nhỏ. Điều đó đã làm cho việc sử dụng vốn lưu động, cố định có

hiệu suất cao nhưng tỷ suất lợi nhuận trên các nguồn vốn của công ty lại rất thấp. Đặc

biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp.

Thang Long University Library

Page 53: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

42

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp trẻ, kinh nghiệm

trong thi công và quản lý chưa thực sự có nhiều. Hiệu quả quản lý chưa cao, dẫn đến

việc phát sinh nhiều chi phí không đáng có

Các đội thi công của công ty còn chưa chú trọng tới việc sử dụng nguyên vật liệu

một cách tiết kiệm, đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc tăng chi phí của công ty

ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác ảnh hưởng cũng như gây ra các hạn chế

trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung, và hoạt động quản lý hiệu

quả sử dụng vốn nói riêng.

Kết luận chương 2:Chương 2 tác giả đã phân tíchthực trạng tình hình hoạt động

kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Thái Thịnh thông qua những tài liệu

thu được. Qua đó, đã chỉ ra được những nguyên nhân cũng như những mặt còn hạn chế

trong việc quản lý và sử dụng vốn của Công ty để làm tiền đề cho những giải pháp sẽ

được trình bày trong Chương 3 của khóa luận tốt nghiệp này.

Page 54: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

43

CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG THÁI THỊNH

3.1. Định hƣớnghoạt động của công ty trong thời gian tới

Ngành xây dựng và bất động sản những năm gần đây đang gặp nhiều khó khăn

do nền kinh tế khủng hoảng, tuy nhiên xây dựng và bất động sản vẫn là một trong

những ngành rất có tiềm năng sau khi nền kinh tế dần khôi phục. Do đó, công ty vẫn

định hướng tập trung phát triển lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản trong 5 năm

tới và mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình sang các lĩnh vực khác như vận tải,

thương mại hàng hóa.

Mặt khác, thị trường bất động sản phát triển cũng đòi hỏi sự chuyên nghiệp trong

hoạt động quản lý kinh doanh và chất lượng cao trong thi công xây lắp, nhất là trong bối

cảnh hiện nay có nhiều công ty nước ngoài tham gia vào xây dựng và kinh doanh bất

động sản ở Việt Nam. Do đó, việc Công ty tiếp tục duy trì và phát huy thế mạnh về quản

lý chất lượng dự án; phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng; bảo trì bảo dưỡng sản

phẩm căn hộ chung cư nhà liền kề, biệt thự để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người mua

nhà là hướng đi đúng đắn và tất yếu để cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập hiện nay.

Một số dự án đang triển khai và sẽ hoàn thành trong tương lai của Công Ty là:

Dự án Tây Nam hồ Linh Đàm: Phấn đấu đến cuối năm 2014 hoàn thành công tác đầu

tư xây dựng nhà cao tầng vào thấp tầng với tổng diện tích sàn là: 220.000 m2 sàn nhà ở.

Dự án khi phố 3, 4 khu đô thị trần hưng đạo, Thái Bình: Tập trung đầu tư hoàn

thành dứt điểm toàn bộ các hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong quý 3/2013 để bàn giao cho

các cơ quan chức năng của thành phố Thái Bình.

Dự án đầu tư công trình 777 đường Giải Phóng: Giải quyết dứt điểm các thủ tục

để trình sở kế hoạch đầu tư để xin cấp chứng nhận đầu tư; làm thủ tục chuyển quyền sử

dụng đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại Sở tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

Dự án lập quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại khu tập thể Quỳnh Mai: Công ty

xác định đây là nhiệm vụ có tính chất chính trị khẳng định uy tín của tập đoàn đối với

thành phố Hà Nội và Ủy Ban Nhân Dân quận Hai Bà Trưng.

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty

Đứng trước tình hình khó khăn của ngành nói chung và của công ty nói riêng, các

nhà quản lý, tổ chức cũng đã có những nỗ lực trong việc đưa ra các biện pháp nhằm

Thang Long University Library

Page 55: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

44

nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp như việc mở rộng lĩnh vực kinh

doanh sang lĩnh vực khác như vận tải. Tuy nhiên, trong thời gian qua kết quả sản xuất

kinh doanh của công ty nhìn chung vẫn chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ và hiệu quả

sử dụng vốn kinh doanh vẫn còn ở mức thấp cùng với nhiều tồn tại yếu kém, hạn chế.

Từ những phân tích thực trạng ở chương 2, chương 3 khóa luận sẽ đưa ra một số giải

pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả vốn cố định

Do đặc thù kinh doanh nên vốn cố định chiếm tỷ trọng không cao trong tổng vốn

kinh doanh của doanh nghiệp nhưng hiệu quả sử dụng vốn cố định cũng ảnh hưởng

không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung. Sau đây là một số giải

pháp được đưa ra:

Thứ nhất, công ty cần có kế hoạch theo dõi tình hình sử dụng tài sản cố định để

đảm bảo tài sản có hoạt động, được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả đồng thời

lập ban định giá tài sản để có thể chuyên môn hóa từng giai đoạn trong công tác phân

loại, thanh lý tài sản cố định. Thực hiện công tác kiểm kê tài sản cố định theo hàng

tháng, hàng quý và hàng năm để kịp thời phát hiện những tài sản cố định đã khấu hao

hết và tăng cường đổi mới máy móc thiết bị áp dụng kỹ thuật vào trong thi công tại các

công trình giúp doanh nghiệp tăng năng suất, giảm tiêu hao nguyên vật liệu, từ đó tăng

khối lượng thi công, giảm chi phí, tăng doanh thu và lợi nhuận.

Thứ hai, lập kế hoạch đầu tư mua sắm, tăng giảm tài sản cố định hàng năm. Kế

hoạch này phải xác định rõ nguồn vốn đầu tư vào tài sản cố định, xác định danh mục, số

lượng, giá trị của từng loại phát sinh tăng, giảm tài sản cố định hàng năm. Phân tích cụ

thể tài sản cố định do công ty đầu tư và lựa chọn phương pháp tính khấu hao thích hợp.

Thứ ba, phân cấp quản lý cho các đơn vị nhằm tăng cường ý thức trách nhiệm

bảo quản, sử dụng tài sản cố định hiệu quả hơn. Để làm được điều này, công ty cần

xây dựng chế độ thưởng phạt công bằng, nghiêm minh đối với những người có ý thức

đảm bảo sử dụng máy móc, các bộ phận, cá nhân nào được phân công quản lý tài sản

nào thì phải có ý thức cố gắng làm tốt công việc đó.

3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả vốn lưu động

3.2.2.1. Mức dự trữ hàng tồn kho hợp lý, tăng cường công tác quản lý hàng tồn kho

Do đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty là xây dựng nên tài sản

lưu động hàng tồn kho của công ty phần lớn là khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh

Page 56: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

45

dở dang. Chi phí này tăng lên khi có càng nhiều công trình của công ty chưa đươc

quyết toán, nó bao gồm chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu, giá trị khấu hao tài

sản cố định...đã phát sinh trong quá trình thi công công trình.

Nếu khoản mục này tăng lên điều đó đồng nghĩa với việc số lượng các công trình

thi công hoàn thành nhưng chưa quyết toán tăng lên, vốn kinh doanh của công ty bị ứ

đọng không thu hồi, quay vòng được làm cho hiệu quả hoạt động của công ty bị giảm

xuống. Chính vì vậy giải pháp quản lý hàng tồn kho ở đây là những giải pháp làm

giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trong kỳ hay nói cách khác là đẩy nhanh

tiến độ thi công công trình, giảm thời gian lãng phí trong quá trình thi công đồng thời

nhanh chóng hoàn tất hồ sơ quyết toán yêu cầu bên A thực hiện quyết toán đúng hợp

đồng. Thông thường một công trình bị quyết toán chậm là do bên A nghiệm thu công

trình và kiểm nghiệm chất lượng công trình bị kéo dài hoặc do tài chính bên A vào

thời điểm công trình đã hoàn thành đang khó khăn. Vì vậy, để giảm được chi phí sản

xuất kinh doanh dở dang trong trường hợp này trước khi thì công công trình, công ty

cần khảo sát thật kỹ thiết kế công trình, làm hợp đồng rõ ràng.

Công ty cũng cần phải xác định được mức dự trữ hợp lý hơn. Cụ thể, để công tác

dự trữ hàng tồn kho hợp lý cần phải thực hiện tốt công tác dự báo thị trường, phân tích

và tính toán những biến động về giá nguyên vật liệu, bất động sản...trên thị trường. Bộ

phận lập kế hoạch phải chi tiết, cụ thể, đảm bảo bám sát với thực tế để hạn chế thấp

nhất số vốn dự trữ, đồng thời xác định thời điểm dự trữ hàng tốt nhất.

Công ty cũng cần có kế hoạch kiểm kê, kiểm tra định kỳ nhằm đối chiếu tình

hình hàng tồn kho để làm cơ sở cho việc xác định mức dự trữ cho kỳ tiếp theo và đảm

bảo chất lượng của hàng tồn kho.

Thực thi những giải pháp trên có thể đẩy nhanh tiến độ quyết toán các công trình,

giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của công ty đồng thời thu hồi vốn nhanh rút

ngắn độ dài của một vòng quay vốn, tăng số vòng quay trong một năm, tức là tăng

hiệu quả sử dụng vốn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn kinh doanh

của công ty.

3.2.2.2. Chính sách đối với khoản phải thu

Do đặc điểm của ngành nghề và chính sách trả chậm, trả góp nên trong những

năm gần đây khoản phải thu của công ty đang có xu hướng tăng cao. Quản lý tốt các

khoản phải thu là biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

tại công ty.

Thang Long University Library

Page 57: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

46

Đối với khách hàng: công ty nên có chính sách phân loại khách hàng. Phân tích

và đánh giá mỗi khách hàng dựa trên tiềm lực tài chính, khả năng thanh khoản và các

chỉ tiêu khác. Cần có các ràng buộc chặt chẽ khi ký kết hợp đồng mua bán: cần quy

định rõ thời gian, phương thức thanh toán đồng thời luôn giám sát chặt chẽ việc khách

hàng thực hiện những điều kiện trong hợp đồng. Bên cạnh đó cần có những hình thức

xử phạt nếu vi phạm hợp đồng để nâng cao trách nhiệm của khách hàng thông qua các

điều kiện ràng buộc, giao nhận, thanh toán trong hợp đồng. Bên cạnh đó cũng cần có

những ràng buộc để lành mạnh hóa các khoản nợ như: yêu cầu ký quỹ, bảo lãnh của

bên thứ ba(ngân hàng)...đồng thời thường xuyên thu thập các thông tin về khách hàng

qua nhiều kênh cung cấp để có chính sách bán hàng phù hợp, hiệu quả hơn.

Bên cạnh những chích sách về khách hàng thì công tác thu hồi nợ cũng rất quan

trọng. Vì vậy, công ty nên thành lập thêm phòng thu hồi nợ trong hệ thống các phòng

ban. Hàng tháng, công ty nên tiến hành theo dõi chi tiết các khoản phải thu để nắm

vững về quy mô, thời hạn thanh toán của từng khoản nợ cũng như có những biện pháp

khuyến khích khách hàng thanh toán trước thời hạn bằng hình thức chiết khấu thanh

toán – một biện pháp rất tích cực để thu hồi nợ. Cần phân loại các khoản nợ và thường

xuyên đánh giá khả năng thu hồi của các khoản nợ đó. Đối với những khoản nợ quá

hạn, công ty cần phân loại để tìm ra được nguyên nhân khách quan và chủ quan của

từng khoản, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế để có biện pháp xử lý phù hợp như

gian hạn nợ, thỏa ước xử lý nợ, giảm nợ hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền can

thiệp. Công ty cũng cần có những chính sách linh hoạt, mềm dẻo đối với các khoản nợ

đến hạn và quá hạn. Đối với khách hàng lâu năm, có uy tín, trong trường hợp họ tạm

thời có khó khăn về tài chính có thể áp dụng biện pháp gia hạn nợ. Còn đối với những

khách hàng cố ý không thanh toán hoặc chậm trễ trong việc thanh toán thì công ty cần

có những biện pháp dứt khoát, thậm chí có thể nhờ đến sự can thiệp của các tòa án

kinh tế để giải quyết các khoản nợ. Thường xuyên làm tốt công tác theo dõi, rà soát,

đối chiếu thanh toán công nợ để tránh bị chiếm dụng vốn, đồng thời đảm bảo khả năng

thanh toán, có như vậy mới góp phần đẩy nhanh vòng quay vốn, tăng hiệu quả sử dụng

vốn lưu động.

Trong kinh doanh, công ty có thể gặp rủi ro. Điều này có thể do nguyên nhân chủ

quan, có thể do nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng làm ảnh hưởng tới hoạt

động kinh doanh của công ty. Bởi vậy, công ty cần thiết lập một quỹ dự phòng tài

chính nhằm hạn chế tổn thất có thể xảy ra, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh không

bị gián đoạn và có thể dùng để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.

Page 58: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

47

3.2.2.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ khác

-Nâng cao trình độ người lao động và có những chính sách ưu đãi: để nâng cao

trình độ người lao động công ty cần có những chính sách ưu đãi riêng để “chiêu mộ”

người lao động có trình độ chuyên môn cao, tay nghề vững về làm việc trong đơn vị

mình. Ngoài việc chiêu mộ lao động có tay nghề cao, công ty cần phối hợp với các

trường kỹ thuật tiến hành đào tạo, đào tạo lại để người lao động có điều kiện hoàn

thiện tay nghề và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của công việc.

-Mở rộng thị trường và lĩnh vực: đứng trước những khó khăn gặp phải trong thị

trường xây dựng, bất động sản. Tuy còn hạn chế về nhiều mặt nhưng công ty cũng đã

linh hoạt khi bắt đầu có những bước phát triển sang lĩnh vực về vận tải. Để có thể thích

nghi tốt hơn với những biến động của nền kinh tế. Trong thời gian tới, công ty cần tiếp

tục mở rộng quy mô, các lĩnh vực ngành nghề khác như vận tải.

-Thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn: việc thường xuyên kiểm kê, đánh

giá hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp cho công ty quản lý chặt chẽ, khoa học hơn trong

việc sử dụng vốn, tận dụng được tối đa nguồn vốn hiện có và đảm bảo được tính hiệu

quả trong hoạt động của công ty.

-Chính sách vay vốn hợp lý: nâng cao hiệu quả huy động vốn cũng là một giải

pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bởi hiệu quả huy động được đề cập

ở đây chính là huy động được một lượng vốn vừa đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng với chi

phí thấp, không gây khó khăn cho công ty trong vấn đề thanh toán. Với chất lượng

nguồn huy động như vậy nhà quản trị có thể đưa ra một cơ cấu đầu tư hợp lý, đầu tư

mua sắm mới tài sản cố định hay đáp ứng nhu cầu thiếu vốn ở các công trình đang thi

công cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành nhằm thu hồi quay vòng vốn để tiếp tục đầu tư

mở rộng qui mô nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Nếu nhu cầu vốn lớn và cần

thiết công ty cũng có thể huy động vay vốn từ chính những cán bộ công nhân viên của

mình. Việc huy động này sẽ giúp cho công ty tránh được những thủ tục phức tạp đồng

thời cũng giúp cho cán bộ nhân viên công ty tăng thêm thu nhập từ khoản lãi cho công

ty vay vốn. Mặt khác, phương thức này là một cách gián tiếp làm cho nhân viên công

ty có trách nhiệm hơn với công việc, muốn công ty làm ăn có hiệu quả để đảm bảo khả

năng thanh toán cho những món vay và lãi.

3.3. Kiến nghị

Trong những năm gần đây các doanh nghiệp hoàn toàn độc lập tự chủ trong mọi

hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ động trong việc huy động vốn và sử dụng vốn.

Thang Long University Library

Page 59: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

48

Nhà nước chỉ can thiệp ở tầm vĩ mô với các chính sách kinh tế - xã hội đã được ban

hành. Tuy nhiên, để tạo môi trường và điều kiện kinh doanh cho các doanh nghiệp

đồng thời phải phù hợp với tình hình thực tế, đòi hỏi nhà nước cần có những cải cách

phù hợp.

Đối với lãi suất:

Vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn tài trợ đắc lực và hữu hiệu nhất

với bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường

Nhưng mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng là lãi

suất và điều kiện thanh toán. Lãi suất được coi như một chi phí vốn mà việc tăng hay

giảm lãi suất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Bởi vậy, ngân hàng phải tính toán một cách hợp lý sao cho lãi suất tiền vay luôn

nhỏ hơn lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp. Khung lãi suất do ngân hàng nhà

nước quy định phải bảo đảm vừa khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất kinh

doanh có hiệu quả, vừa hỗ trợ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành kinh

doanh thuận lợi.

Các ngân hàng cũng cần xem xét điều kiện cho vay. Nếu ngân hàng đó quá khắt

khe trong việc lựa chọn khách hàng thì doanh nghiệp khó có thể vay vốn của ngân

hàng. Ngược lại, nếu ngân hàng quá dễ dãi trong việc cho khách hàng vay vốn có thể

khiến doanh nghiệp xác định không đúng nhu cầu vốn của mình, dễ dẫn đến có những

khoản nợ khó đòi.

Vì vậy, nhà nước cần có những chính sách để doanh nghiệp dễ tiếp cận với

nguồn vốn hơn như mở rộng cơ chế vay vốn, cấp vốn cho các doanh nghiệp có thể vay

được vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng nhằm nâng cao tổng số vốn có thể huy

động để doanh nghiệp có thể mở rộng qui mô phát triển và phát huy hết nguồn lực.

Đối với thủ tục hành chính và cơ cấu thuế:

Đây là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp. Nhà nước cần phải cải thiện thủ tục hành chính cho thuận tiện, rõ ràng,

gọn nhẹ, giảm bớt các chi phí thủ tục giấy tờ, thời gian chờ đợi tránh gây ra tình trạnh

tham nhũng, hối lộ, cửa quyền, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút vốn đầu

tư nước ngoài, mở rộng sản xuất kinh doanh.

Nhà nước cần sớm hoàn thiện các qui định về hoàn thuế, nộp thuế, thời điểm tính

doanh thu. Hiện nay, doanh thu được tính là kết quả thu được sau khi bán hàng(đối với

Page 60: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

49

doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại), sau khi hoàn thành công trình(đối với doanh

nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng). Nhưng trên thực tế, một số khoản được

tính là doanh thu khách hàng nợ chưa trả được hạch toán vào doanh thu dẫn đến tình

trạng doanh thu nhiều nhưng tiền mặt thu được thì ít, điều đó có nghĩa là sẽ xuất hiện

một khoản doanh thu ảo tại thời điểm nộp thuế nhưng doanh nghiệp vẫn không được

hoãn thuế. Chính vì vậy, nhà nước cần điều chỉnh những điều khoản về tính nộp thuế

tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn.

Kết luận chương 3: từ những cơ sở lý luận của chương 1 và thực trạng trong việc

quản lý sử dụng vốn của Công ty đầu tư xây dựng Thái Thịnh trong chương 2. Tác giả

đã đưa ra một số giải phải nằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại chương 3.

Thang Long University Library

Page 61: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

KẾT LUẬN

Sử dụng vốn có hiệu quả nhằm bảo toàn và phát triển vốn trong các doanh nghiệp

hiện nay là vấn đề rất cấp bách, có ý nghĩa đăc biệt quan trọng đối với mỗi doanh

nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.

Là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, hoạt động trong kinh tế thị trường có sự quản

lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Thái Thịnh

đã không ngừng tỏ rõ những ưu thế của mình trong cạnh tranh, duy trì và phát triển năng

lực hoạt động kinh doanh, đồng thời nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. Tuy

nhiên để thích ứng với những chính sách kinh tế vĩ mô hiện hành, và đối mặt với những

thách thức trong nền kinh tế hiện nay, công ty cần nỗ lực không ngừng để vượt qua giai

đoạn khó khăn này.

Sau một thời gian tiếp xúc thực tế tại Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Thái

Thịnh, được sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của ban quản lý và các anh chị trong các

phòng ban, cùng với sự chỉ bảo cặn kẽ của giáo viên hướng dẫn, trên cơ sở những kiến

thức thu lượm được trong quá trình học tập, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập này

của mình.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song trình độ còn hạn chế nên đề tài nghiên cứu này

chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý của thầy cô, bạn

bè, các cô chú cán bộ, nhân viên Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Thái Thịnh để đề

tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn nữa.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Thị

Thanh Thảo, cùng toàn thể ban lãnh đạo, các cán bộ các phòng ban Công ty Cổ phần

Đầu tư xây dựng Thái Thịnh đã hết sức giúp đỡ tạo điều kiện cho em nghiên cứu đề tài

này.

Page 62: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

PHỤ LỤC

BCKQHĐSXKD của công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Thái Thịnh năm 2011-2013

Bảng cân đối kế toán của công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Thái thịnh năm 2011-2013

Thang Long University Library

Page 63: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào (2009), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp dùng cho

ngoài ngành, NXB. Đại học Kinh tế Quốc dân.

2. Nguyễn Đình Kiệm, Bạch Đức Hiển(2008)Giáo trình Tài chính doanh

nghiệp,NXB. Tài Chính.

3. Vũ Công Ty, Bùi Văn Vần (2008), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB. Tài

Chính.

4. Frank Fabozzi - Pamela Drake(2012), Tài chính căn bản, nhà xuất bản kinh tế Hồ

Chí Minh.

5. Internet.

6. Một số luận văn tốt nghiệp của trường đại học kinh tế quốc dân và đại học thăng

long.