15
Tổng hội Y học Việt Nam dự án ENHANCE 2018 Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 15 PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD) 1. Đại cương Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là tình trạng bệnh lý đặc trưng bằng hiện tượng hạn chế (hay tắc nghẽn) lưu thông khí trên đường thở không hồi phục hoàn toàn. Hiện tượng hạn chế lưu thông khí này thường tiến triển tăng dần, kết hợp với một quá trình viêm bất thường ở phổi dưới tác động của ô nhiễm khí thở kéo dài, đặc biệt là khói thuốc lá. Đây là bệnh lý đang có chiều hướng gia tăng và có tác động tới sức khỏe cộng đồng. Cho đến nay, COPD được xem là bệnh có thể phòng và điều trị được. 2. Lâm sàng - Bệnh sử: Cần nghĩ đến COPD khi: - Ho mạn tính: thường liên tục trong ngày, ít khi xuất hiện và nặng về đêm. - Khạc đàm mạn tính. - Khó thở: Ít nhiều làm hạn chế hoạt động thể lực, tiến triển tăng dần theo thời gian, tồn tại liên tục, tăng lên khi gắng sức và sau mỗi đợt nhiễm trùng hô hấp. - Nhiễm trùng hô hấp cấp tái diễn. - Tiền sử hút thuốc (thường từ 20 gói - năm trở lên) và/ hoặc sống trong môi trường ô nhiễm khí thở. Đơn vị gói – năm = (Số điếu thuốc hút trung bình một ngày: 20) Số năm hút thuốc - Triệu chứng thực thể: Tùy theo mức độ, ở giai đoạn nặng thường có biểu hiện: . Nói ngắn hơi, thở co kéo cơ hô hấp phụ cả lúc nghỉ ngơi. . Giảm thông khí ở phổi và thường có triệu chứng ran ngáy trong đợt cấp . Biến dạng lồng ngực kiểu hình thùng, giảm di động khi thở. . Các triệu chứng của suy tim phải (giai đoạn muộn). - Xquang ngực (hình 1): Có thể thấy hình ảnh khí phế thũng (biến dạng lồng ngực, giảm tưới máu vùng đáy phổi, cơ hoành phẳng), tăng áp động mạch phổi. - ECG: Có thể thấy dấu hiệu dày nhĩ phải, thất phải ở giai đoạn nặng. - Khí máu động mạch: Có thể giảm Oxy, kèm theo hay không tăng CO2, nhất là trong cơn cấp.

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD) · giảm tưới máu vùng đáy phổi, cơ hoành phẳng), tăng áp động mạch phổi. - ECG: Có

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD) · giảm tưới máu vùng đáy phổi, cơ hoành phẳng), tăng áp động mạch phổi. - ECG: Có

Tổng hội Y học Việt Nam – dự án ENHANCE 2018 Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

15

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD)

1. Đại cương

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là tình trạng bệnh lý đặc trưng bằng hiện tượng

hạn chế (hay tắc nghẽn) lưu thông khí trên đường thở không hồi phục hoàn toàn. Hiện

tượng hạn chế lưu thông khí này thường tiến triển tăng dần, kết hợp với một quá trình

viêm bất thường ở phổi dưới tác động của ô nhiễm khí thở kéo dài, đặc biệt là khói

thuốc lá. Đây là bệnh lý đang có chiều hướng gia tăng và có tác động tới sức khỏe

cộng đồng. Cho đến nay, COPD được xem là bệnh có thể phòng và điều trị được.

2. Lâm sàng

- Bệnh sử:

Cần nghĩ đến COPD khi:

- Ho mạn tính: thường liên tục trong ngày, ít khi xuất hiện và nặng về đêm.

- Khạc đàm mạn tính.

- Khó thở: Ít nhiều làm hạn chế hoạt động thể lực, tiến triển tăng dần theo

thời gian, tồn tại liên tục, tăng lên khi gắng sức và sau mỗi đợt nhiễm trùng hô

hấp.

- Nhiễm trùng hô hấp cấp tái diễn.

- Tiền sử hút thuốc (thường từ 20 gói - năm trở lên) và/ hoặc sống trong môi

trường ô nhiễm khí thở.

Đơn vị gói – năm = (Số điếu thuốc hút trung bình một ngày: 20) Số năm hút thuốc

- Triệu chứng thực thể: Tùy theo mức độ, ở giai đoạn nặng thường có biểu hiện:

. Nói ngắn hơi, thở co kéo cơ hô hấp phụ cả lúc nghỉ ngơi.

. Giảm thông khí ở phổi và thường có triệu chứng ran ngáy trong đợt cấp

. Biến dạng lồng ngực kiểu hình thùng, giảm di động khi thở.

. Các triệu chứng của suy tim phải (giai đoạn muộn).

- Xquang ngực (hình 1): Có thể thấy hình ảnh khí phế thũng (biến dạng lồng ngực,

giảm tưới máu vùng đáy phổi, cơ hoành phẳng), tăng áp động mạch phổi.

- ECG: Có thể thấy dấu hiệu dày nhĩ phải, thất phải ở giai đoạn nặng.

- Khí máu động mạch: Có thể giảm Oxy, kèm theo hay không tăng CO2, nhất là trong

cơn cấp.

Page 2: PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD) · giảm tưới máu vùng đáy phổi, cơ hoành phẳng), tăng áp động mạch phổi. - ECG: Có

Tổng hội Y học Việt Nam – dự án ENHANCE 2018 Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

16

- Đo chức năng thông khí phổi: Đây là tiêu chuẩn khẳng định tình trạng rối loạn thông

khí tắc nghẽn. Để chẩn đoán COPD, tình trạng tắc nghẽn cần được xác định sau sử

dụng thuốc dãn phế quản (còn gọi là test hồi phục phế quản) và khi bệnh nhân không

có triệu chứng của cơn cấp.

Hình 1. Xquang ngực thẳng và nghiêng của 2 bệnh nhân COPD có cùng mức độ tắc nghẽn. Hình trái: Có các đặc điểm điển hình khí phế thũng: lồng ngực dài (số 1: nhìn thấy cung sườn 11 sau ở trên cơ hoành), cơ hoành phẳng (số 2: mất dạng cong vòm bình thường), khoảng sáng sau ức rộng (số 3: bình thường <2,5cm) và Hình phải: Không có các đặc điểm điển hình khí phế thũng.

. Lưu lượng đỉnh (peak of expiratory flow: PEF): Đo bằng lưu lượng đỉnh kế (hình 2).

Nên đo 3 lần và lấy giá trị tốt nhất. Có biểu hiện tắc nghẽn khi PEF <80% giá trị dự

đoán. Có thể sử dụng ngưỡng <350L/p (với nam giới) và <250L/p (với nữ giới) để chẩn

đoán COPD.

Hình 2. Hình trái: Dụng cụ đo lưu lượng đỉnh (lưu lượng đỉnh kế)

Hình phải: Bảng tham chiếu giá trị PEF theo giới và chiều cao.

Page 3: PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD) · giảm tưới máu vùng đáy phổi, cơ hoành phẳng), tăng áp động mạch phổi. - ECG: Có

Tổng hội Y học Việt Nam – dự án ENHANCE 2018 Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

17

Những chữ viết tắt trên kết quả: pred. (dự đoán), observed. (kết quả đo), % pred. (tỷ lệ phần trăm giữa kết quả đo và giá trị

dự đoán), observed post. (giá trị đo được sau thuốc dãn phế quản), % change (thay đổi giá trị trước và sau thuốc dãn phế quản)

Hình 2. Kết quả và máy đo thông khí phổi.

3. Chẩn đoán

- Sử dụng bảng điểm chẩn đoán COPD CT-COPDS (Cần Thơ COPD score) (bảng 1)

Bảng 1. Bảng điểm chẩn đoán COPD CT-COPDS

tt Phân loại

tiêu chuẩn chẩn đoán

Tiêu chuẩn chẩn đoán Điểm

1. A. Đặc điểm bệnh nhân Tuổi từ 60 trở lên 29

2. Hút thuốc lá ≥ 15 gói – năm 15

3. B. Triệu chứng cơ năng hô hấp Khạc đàm sâu từ phổi 13

4. Thở khò khè 14

5. Mệt khi gắng sức 31

6. C. Tiền khám bệnh phổi và sử

dùng thuốc

Đang dùng thuốc dãn phế quản 23

7. Đang dùng corticosteroid vì triệu

chứng hô hấp

16

8. Đã đi khám bệnh cấp cứu vì triệu

chứng hô hấp

25

9. Đã nhập viện cấp cứu vì triệu chứng

hô hấp

28

10. D. Khám thực thể Nói ngắn hơi 15

11. Thở co kéo cơ hô hấp phụ 26

12. Nghe phổi thông khí giảm 37

13. E. Cận lâm sàng PEF giảm <70% giá trị ước tính 72

14. Khí phế thũng trên Xquang ngực 88

Sử dụng bảng điểm CT-COPDS (Cần Thơ COPD score) cho những bệnh nhân có

triệu chứng nghi ngờ như mô tả ở trên. Có thể áp dụng bảng điểm này một cách linh

hoạt tùy theo tình huống lâm sàng và điều kiện khám bệnh. Áp dụng như sau:

. Khi không có điều kiện Xquang ngực và đo lưu lượng đỉnh (PEF): Chẩn đoán lâm

sàng COPD khi có từ 140 điểm trở lên.

Page 4: PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD) · giảm tưới máu vùng đáy phổi, cơ hoành phẳng), tăng áp động mạch phổi. - ECG: Có

Tổng hội Y học Việt Nam – dự án ENHANCE 2018 Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

18

. Khi có điều kiện Xquang ngực hoặc PEF: Chẩn đoán COPD khi có từ 210 điểm trở

lên.

. Khi có điều kiện đo chức năng thông khí phổi thì cần có tiêu chuẩn FEV1/FVC sau

thuốc dãn phế quản <70%.

Lưu ý: Khi có bất kỳ một triệu chứng nào không nằm trong các triệu chứng đã liệt kê

ở trên thì đều cần phải chẩn đoán phân biệt (thí dụ: sốt kéo dài, ho máu, sụt cân bất

thường, thay đổi tiếng nói, sưng hạch ngoại vi…).

- Chẩn đoán phân biệt: Nên lưu ý chẩn đoán phân biệt COPD với các bệnh thường

gặp như hen phế quản, suy tim xung huyết, lao phổi, dãn phế quản.

Hình ảnh lâm sàng nhận dạng và mức độ tắc nghẽn tương ứng được thể hiện trong

bảng 2.

Bảng 2. Hình ảnh lâm sàng nhận dạng COPD và giá trị iá trị FEV1 tương ứng

- Phân nhóm bệnh nhân theo mức độ triệu chứng và mức độ tắc nghẽn: Cách phân

nhóm này dựa trên triệu chứng (ít hay nhiều triệu chứng), mức độ xuất hiện đợt cấp (Ít

nếu <2 đợt cấp trong 12 tháng trước hay nhiều nếu có từ 2 đợt cấp trở lên hoặc có ít

nhất 1 đợt cấp cần nhập viện điều trị) và mức độ tắc nghẽn (FEV1 thấp hay cao hơn

50% giá trị ước tính trở lên).

. Nhóm A: Ít triệu chứng, FEV1 ≥50%

. Nhóm B: Nhiều triệu chứng, FEV1 ≥50%

. Nhóm C: Ít triệu chứng, FEV1 <50%

. Nhóm D: Nhiều triệu chứng, FEV1 <50%.

Bệnh nhân nhóm A, B nếu có nhiều đợt cấp có thể xếp vào nhóm C, D.

Hoặc đơn giản hơn, phân nhóm bệnh nhân chỉ dựa trên mức độ tắc nghẽn (FEV1

thấp hay cao hơn 50% giá trị ước tính trở lên) và mức độ xuất hiện đợt cấp (bảng 3).

Page 5: PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD) · giảm tưới máu vùng đáy phổi, cơ hoành phẳng), tăng áp động mạch phổi. - ECG: Có

Tổng hội Y học Việt Nam – dự án ENHANCE 2018 Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

19

. Nhóm I.A: FEV1 ≥50%, ít đợt cấp

. Nhóm I.B: FEV1 ≥50%, nhiều đợt cấp

. Nhóm II.A: FEV1 <50%, ít đợt cấp

. Nhóm II.B: FEV1 <50%, nhiều đợt cấp

- Chẩn đoán COPD ngay khi khi khám lần đầu vì đợt cấp: Nên đo chức năng hô hấp

trên những trường hợp chẩn đoán lâm sàng COPD. Tình trạng tắc nghẽn ngay sau đợt

cấp xác định bằng giá trị PEF và hoặc FEV1/FVC có thể định hướng việc theo dõi và

điều trị COPD trong ít nhất 12 tháng sau đó (hình 3).

Hình 3. Sơ đồ tiếp cận chẩn đoán và điều trị sớm COPD ngay sau đợt cấp.

4. Điều trị COPD giai đoạn ổn định

- Hướng dẫn và điều trị chung:

. Yêu cầu và hướng dẫn ngưng hút thuốc lá.

. Hướng dẫn và kiểm tra kỹ thuật sử dụng thuốc. Cần chọn loại dụng cụ phân phối

thuốc phù hợp nhất với người bệnh.

. Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể lực.

. Điều trị các bệnh đồng mắc.

. Đánh giá nhu cầu thở Oxy hoặc thông khí không xấm lấn tại nhà.

. Khuyến cáo tiêm vắc-xin cúm mùa hàng năm và phế cầu.

- Quyết định điều trị thuốc khi có chẩn đoán xác định COPD:

Cần dựa trên giá trị FEV1 và phân nhóm có ít hay nhiều đợt cấp. Giá trị FEV1 và đợt

cấp cần được tái đánh giá sau 12 tháng điều trị. Trên cơ sở kết quả tái đánh giá, trị liệu

cần được thay đổi cho phù hợp (bảng 3).

Page 6: PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD) · giảm tưới máu vùng đáy phổi, cơ hoành phẳng), tăng áp động mạch phổi. - ECG: Có

Tổng hội Y học Việt Nam – dự án ENHANCE 2018 Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

20

Bảng 3. Quyết định điều trị thuốc COPD theo phân nhóm bệnh

Nhóm bệnh nhân Nhóm A:

Ít đợt cấp

Nhóm B:

Nhiều đợt cấp

Nhóm I:

FEV1 ≥ 50%

Phân nhóm I.A:

LAMA hoặc LABA

Phân nhóm I.B:

LAMA + LABA

hoặc ICS/LABA

Nhóm II:

FEV1 < 50%

Phân nhóm II.A:

LAMA + LABA

Phân nhóm II.B:

LAMA + LABA + ICS

- Điều trị bổ sung theo kiểu hình (phenotype): Chỉ áp dụng khi đã trị liệu thuốc cơ bản

như trên (bảng 3). Sau 12 tháng theo dõi và điều trị, nếu bệnh nhân vẫn còn nhiều đợt

cấp và/hoặc triệu chứng lâm sàng hô hấp không cải thiện, cần xác định kiểu hình

COPD để tiếp cận điều trị bổ sung. Xác định kiểu hình và chỉ định điều trị cần được bác

sỹ chuyên khoa bệnh phổi thực hiện (bảng 4, hình 4).

Bảng 4. Nhận dạng kiểu hình và điều trị phối hợp

Kiểu hình Mô tả nhận dạng

Kiểu hình

Viêm phế quản mạn tính

(VPQM)

- Khạc đàm thường xuyên (>3 tháng/năm, trong ít nhất hai năm liền)

- Xquang ngực không gợi ý khí phế thũng (hình 1)

Kiểu hình

Dãn phế quản (DPQ)

- Khạc đàm hàng ngày, có thể lượng rất nhiều và lẫn máu.

- CT ngực có hình ảnh dãn phế quản

Kiểu hình

Khí phế thũng

(Emphysema)

- Triệu chứng lâm sàng nổi bật là khó thở. Ít ho và khạc đàm, nhất

là khi đã bỏ thuốc lá.

- Xquang ngực, CT ngực có biểu hiện khí phế thũng.

Kiểu hình

Hen

- Tiền sử hen

- Tăng BCAT máu và đàm

- Test HPPQ (+) mạnh

- Tăng FeNO

- Tạng atopy, tăng IgE

Kiểu hình

Suy mòn

- BMI <21

- Gầy, teo cơ, suy kiệt

Page 7: PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD) · giảm tưới máu vùng đáy phổi, cơ hoành phẳng), tăng áp động mạch phổi. - ECG: Có

Tổng hội Y học Việt Nam – dự án ENHANCE 2018 Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

21

(Viết tắt: ATT: anpha1-antitrypsin)

Hình 4. Sơ đồ tiếp cận điều trị đơn giản theo kiểu hình

- Dạng và liều thuốc điều trị trong COPD (bảng 5):

Bảng 5. Các dạng thuốc điều trị thông thường trong COPD

Thuốc Dạng hít

(mcg)

Khí dung

(NEB)

(mg/ml)

Uống Ống tiêm

(mg)

Thời gian

tác dụng (giờ)

Kích thích Beta2 tác dụng ngắn (SABA)

Fenoterol 100 - 200 (MDI) 1 2,5mg (viên)

0,05% (sp)

4-6

Salbutamol

(albuterol)

90,100, 200

(MDI, DPI)

1-5 2; 4; 5 mg (viên)

8 mg (viên

phóng thích

chậm)

0,024% (Sp)

0,1; 0,5 4-6

12 (dạng phóng

thích chậm)

Levalbuterol 45-90 (MDI) 0,1 – 0,42 6-8

Terbutaline 500 (DPI) - 2,5; 5 (viên) 0,2; 0,25; 1 4-6

Kích thích Beta2 tác dụng kéo dài (LABA)

Formoterol 4,5 - 9

(DPI)

0,01 12+

Salmeterol 25-50

(MDI, DPI)

12+

Arformoterol 0,0075 12

Indicaterol 75-300 (DPI) 24

Olodaterol 2,5-5 (SMI) 24

Tulobuterol 2 mg (thuôc dán

ngấm qua da)

24

Kháng cholinergic tác dụng ngắn (SAMA)

Ipratropium bromide 20; 40 (MDI) 0,2 6-8

Oxitropium bromide 100 (MDI) 1,5 7-9

Page 8: PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD) · giảm tưới máu vùng đáy phổi, cơ hoành phẳng), tăng áp động mạch phổi. - ECG: Có

Tổng hội Y học Việt Nam – dự án ENHANCE 2018 Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

22

Kháng cholinergic tác dụng kéo dài (LAMA)

Tiotropium 18 (DPI);

2,5-5 (SMI)

24

Aclinidium bromide 400 (MDI, DPI) 12

Glycopyrronium

bromide

15,6; 50 (DPI) 1 (dung dịch) 0,2 12-24

Umeclidinium 62,5 (DPI) 24

Kết hợp kích thích beta2 tác dụng ngắn với kháng cholinergic dạng hít (SABA/SAMA)

Fenoterol/

Ipratropium

50/20 (SMI) 1,25/0,5

(trong 4mL)

6-8

Salbutamol/

Ipratropium

100/20 (SMI)

75/15 (MDI)

0,5/2,5

(trong 3mL)

6-8

Kết hợp kích thích beta2 tác dụng dài với kháng cholinergic dạng hít (LABA/LAMA)

Formoterol/Aclidinium 12/400 (DPI) 12

Formoterol/

Glycopyrronium

9,6/18 (MDI)

Indacaterol/

Glycopyrronium

27,5/15,6;

110/50 (DPI)

12-24

Vilanterol/

Umeclidinium

25/65,5 (DPI) 24

Olodaterol/Tiotropium 5/5 (SMI) 24

Methylxanthine

Aminophylline 105/mL

(dung dịch)

250-500 Thay đổi, có thể

đến 24

Theophylline

(SR)

100 - 600 (viên) 250-500 Thay đổi, có thể

đến 24

Kết hợp kích thích beta2 tác dụng kéo dài và corticosteroid dạng hít (LABA/ICS)

Formoterol/

Budesonide

4,5/160; 9/160;

9/320 (DPI)

4,5/80 ; 4,5/160

(MDI)

Formoterol/

Mometasone

10/200, 10/400

(MDI)

Formoterol/

Beclomethasone

60/100 (MDI)

Salmeterol/

Fluticasone

50/100; 5/250;

5/500 (DPI)

21/45; 21/115;

21/230 (MDI)

Vilanterol/

Fluticasone furoate

25/100 (DPI)

Corticosteroid toàn thân

Prednisolone 5 - 60 mg (viên)

Methyl-prednisolone 4; 8; 16 mg

(viên)

40; 125; 500

Phosphodiesterase-4 inhibitors (PDE)

Roflumilast 500mcg (viên) 24

Page 9: PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD) · giảm tưới máu vùng đáy phổi, cơ hoành phẳng), tăng áp động mạch phổi. - ECG: Có

Tổng hội Y học Việt Nam – dự án ENHANCE 2018 Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

23

Chú thích: - MDI (metered-dose inhaler): ống hít định liều - Sp (syrup): dạng xi-rô - DPI (dry powder inhaler): ống hít dạng bột khô - NEB (nebulization): dạng dung dịch khí dung bằng máy - SMI (soft mist inhaler): Ống hít dạng tự phun hạt mịn.

- Đánh giá hiệu quả điều trị: Nên dựa trên các câu hỏi để đánh giá tình trạng lâm

sàng bệnh nhân. Có thể áp dụng bảng CT- CAT để đánh giá trong mỗi lần tái khám

(bảng 6). Kết quả đánh giá nên thông báo cho bệnh nhân biết và lưu lại trong hồ sơ

mỗi lần tái khám định kỳ. Trên cơ sở đánh giá này, cần duy trì điều trị để đạt được hiệu

quả tốt nhất.

Bảng 6. Bảng câu hỏi đánh giá tình trạng lâm sàng bệnh nhân COPD

(CT-CAT: Can Tho COPD assessment test)

Đánh dấu chéo ở cột đúng nhất

A. Câu hỏi về thể lực và triệu chứng

Ông (Bà) cảm thấy thế nào về tình trạng bệnh phổi của mình trong tuần vừa qua?

Không có Ít khi Thỉnh

thoảng Hàng ngày

Liên tục

1. Bị khó thở khi phải gắng sức thông thường (thí dụ như đi bộ)

1 2 3 4 5

2. Bị khó thở khi nghỉ ngơi 1 2 3 4 5

3. Lo lắng về tình trạng khó thở 1 2 3 4 5

4. Triệu chứng ho 1 2 3 4 5

5. Triệu chứng khạc đàm 1 2 3 4 5

B. Câu hỏi về nhu cầu sử dụng thuốc dãn phế quản tác dụng ngắn

Ông (Bà) cần phải sử dụng thuốc để cắt cơn thế nào trong tuần vừa qua?

Không có Ít khi Thỉnh

thoảng Hàng ngày

Liên tục bất cứ lúc

nào

6. Phải sử dụng thuốc cắt cơn 1 2 3 4 5

C. Câu hỏi về chất lượng cuộc sống

Hiện tại Ông (Bà) cảm thấy thế nào về thể lực của mình?

Làm bình thường

Bị hạn chế nhẹ

Có thể nhưng phải cố gắng

Hầu như không làm được

Không thể làm được

7. Vận động hoặc gắng sức nặng, thí dụ lao động, chạy bộ, phải leo lên lầu, chơi thể thao…

1 2 3 4 5

8. Vận động hoặc gắng sức trung bình, thí dụ đi bộ, làm việc nhà, xách đồ…

1 2 3 4 5

9. Các hoạt động ở bên ngoài nhà, thí dụ:

- Uống trà, cà phê cùng bạn bè, hàng xóm.

- Thăm hàng xóm, bạn bè, bà con.

- Đi lễ nhà thờ hay đi chùa…

1 2 3 4 5

10. Sinh hoạt trong nhà cùng gia 1 2 3 4 5

Page 10: PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD) · giảm tưới máu vùng đáy phổi, cơ hoành phẳng), tăng áp động mạch phổi. - ECG: Có

Tổng hội Y học Việt Nam – dự án ENHANCE 2018 Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

24

đình, thí dụ xem TV, nghe đài (radio), xem báo, nói chuyện chơi với con cháu…

11. Làm các công việc sinh hoạt cá nhân, thí dụ tắm rửa, mặc quần áo, ăn uống …

1 2 3 4 5

5. Xử trí đợt cấp COPD

- Chẩn đoán đợt cấp: Đợt cấp COPD là sự xấu đi đột ngột tình trạng hô hấp của bệnh

nhân đang ổn định (thí dụ: tăng khó thở, tăng ho, tăng lượng đàm), khiến bệnh nhân

phải tăng cường điều trị so với thường ngày. Tình trạng này kéo dài trên 2 ngày không

giảm.

- Chẩn đoán phân biệt đợt cấp: Có nhiều tình huống cần chẩn đoán phân biệt với đợt

cấp COPD, nhất là sau khi xử trí như đợt cấp COPD mà không hiệu quả:

. Viêm phổi

. Thuyên tắc phổi

. Tràn khí hoặc tràn dịch màng phổi

. Suy tim sung huyết

. Loạn nhịp tim

. Chấn thương ngực

. Tác dụng phụ của thuốc an thần hoặc thuốc ức chế beta

- Đánh giá mức độ nặng đợt cấp COPD (bảng 7):

Bảng 7. Phân loại mức độ nặng đợt cấp khi khám lầm đầu

(Nếu có ít nhất hai tiêu chuẩn A hoặc một tiêu chuẩn B ở mức nào nặng nhất thì xếp vào mức độ đó)

Mức độ

Tiêu chuẩn

Nhẹ

(I)

Trung bình

(II)

Nặng

(III)

A. Tiền sử:

- Có bệnh đồng mắc (*) Không Có thể có Có

- Tiền sử các đợt cấp trong 3

năm cuối

Không 1 lần/năm

>1 lần/năm

- Mức độ tắc nghẽn thông khí

(FEV1 so với GTDĐ)

>50%) >50% <50%

B. Khám lâm sàng:

- Tri giác Bình thường Bình thường Rối loạn tri giác

- Nhịp thở (lần/phút) <30 30-35 >35 hoặc <18

- Co kéo cơ hô hấp phụ Nhẹ Trung bình Nặng

- Mạch (lần/phút)

- Huyết áp tối đa

<90

Bình thường

90-110

Bình thường

>110

<90 mmHg

- Các triệu chứng còn sau trị

liệu ban đầu 24 giờ

Giảm Không rõ Không đáp ứng

hoặc tăng lên

Chú thích: (*) Suy tim sung huyết, bệnh mạch vành, tiểu đường, suy gan, suy thận.

Page 11: PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD) · giảm tưới máu vùng đáy phổi, cơ hoành phẳng), tăng áp động mạch phổi. - ECG: Có

Tổng hội Y học Việt Nam – dự án ENHANCE 2018 Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

25

Hoặc có thể áp dụng thang điểm đánh giá đơn giản BAP-65, gồm 4 yếu tố tiên lượng:

tăng BUN máu >25mg/dl, giảm tri giác, mạch ≥110 l/p và tuổi ≥65.

. Nhóm nhẹ: Tuổi <65, không có yếu tố nặng

. Nhóm trung bình: Có 1-2 yếu tố nặng

. Nhóm nặng: Có từ 3 yếu tố trở lên.

- Sơ đồ xử trí đợt cấp (hình 5):

Hình 5. Sơ đồ xử trí đợt cấp COPD

- Phân loại xét nghiệm trong đợt cấp (bảng 8):

Bảng 8. Yêu cầu xét nghiệm (XN) trong đợt cấp

Đợt cấp COPD đến khám

Các câu hỏi cần trả lời

- Có phải COPD không (nếu chưa được chẩn đoán xác định COPD) ?

- Có phải đợt cấp COPD không ?

- Đánh giá mức độ nặng đợt cấp

- Có chỉ định kháng sinh không ? Kháng sinh gì ?

- Có nguy cơ nhiễm Pseudomonas, Trực khuẩn Gram (-) không ?

- Có chỉ định thở oxy không? Thở như thế nào ?

Đánh giá sau 1 giờ và tiếp tục sau mỗi 24 giờ

Nhóm Nhẹ (Nên điều trị ngoại trú):

- Xét nghiệm 1 - Điều trị 1 - Theo dõi 1

Nhóm Nặng (Nên nhập ICU điều trị):

- Xét nghiệm 3 - Điều trị 3 - Theo dõi 3

Nhóm Trung bình (Nên nhập viện điều trị):

- Xét nghiệm 2 - Điều trị 2 - Theo dõi 2

Duy trì điều trị

- Xem lại chẩn đoán - Có bệnh kết hợp không (nhất là suy tim)? - Xử trí có phù hợp không?

Tốt Xấu

Page 12: PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD) · giảm tưới máu vùng đáy phổi, cơ hoành phẳng), tăng áp động mạch phổi. - ECG: Có

Tổng hội Y học Việt Nam – dự án ENHANCE 2018 Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

26

Đợt cấp COPD

Nhẹ (XN 1)

Đợt cấp COPD

Trung bình (XN 2)

Đợt cấp COPD

Nặng (XN 3)

- SpO2

- SpO2 (Khí máu động mạch nếu cần)

- Xquang ngực

- CTM

- ECG

- Cấy đàm định lượng nếu có nguy cơ

nhiễm khuẩn đặc biệt, kháng thuốc

- Các xét nghiệm khác nếu nghi ngờ có

bệnh lý kết hợp (siêu âm, xét nghiệm

sinh hóa, nước tiểu).

- CRP

- Khí máu động mạch

- Xquang ngực

- CTM

- ECG

- Siêu âm tim

- Cấy đàm định lượng

- Sinh hóa máu (ure, creatinin, glucose,

ion đồ, protein, SGOT, SGPT, CRP)

- Điều trị đợt cấp COPD:

Bảng 9. Hướng dẫn xử trí thuốc trong đợt cấp

Điều trị Đợt cấp COPD

Nhẹ (ĐT1)

Đợt cấp COPD

Trung bình (ĐT2)

Đợt cấp COPD

Nặng (ĐT3)

Thuốc dãn phế

quản

- SABA và/hoặc

Ipratropium dạng

MDI/NEB khi cần

- Xem xét dùng LABA kết

hợp

- SABA + Ipratropium dạng

MDI/NEB/ mỗi 8 giờ

- Xem xét dùng LABA kết

hợp

- Xem xét điều trị bằng

Methylxanthin nếu không có

hiệu quả hoặc không dung

nạp với xử trí trên (chú ý tác

dụng phụ) (a)

- SABA + Ipratropium dạng

MDI/NEB/ mỗi 8 giờ

- Xem xét dùng LABA kết

hợp

- Xem xét điều trị bằng

Methylxanthin nếu không có

hiệu quả hoặc không dung

nạp với xử trí trên (chú ý tác

dụng phụ) (a)

Corticosteroid - Uống

Methylprednisolone 30-

40mg/ngày x 5-7 ngày

- Xem xét việc duy trì

thuốc dạng ICS/LABA (b)

- Uống Methylprednisolone

30-40mg/ngày x 5-7 ngày. -

Nếu không đáp ứng với điều

trị như trên sau 24-48 giờ,

Methylprednisolone 40mg/

TM mỗi 8 giờ trong 3 ngày,

sau đó chuyển sang thuốc

uống trong 7-10 ngày

- Xem xét việc duy trì thuốc

dạng ICS/LABA (b)

- Methylprednisolone 40mg/

TM mỗi 8 giờ trong 3 ngày,

sau đó chuyển sang thuốc

uống liều 30-40mg/ngày

trong 5 ngày (nếu bệnh nhân

uống được, nên sử dụng

đường uống)

- Xem xét việc duy trì thuốc

dạng ICS/LABA (b)

Kháng sinh:

- Khi có chỉ định (c)

- Nên dựa trên tình

hình kháng thuốc

của địa phương

- Nên dùng thuốc

uống, nếu dùng

thuốc tiêm thì

chuyển uống khi

tình trạng ổn

- Kháng sinh duy trì

trong 5-7 ngày

- Amoxicillin, nếu không

đáp ứng:

- Amox/Clav, Amox/Sul

hoặc Moxifloxacin,

hoặc Levofloxacin

- Amox/Clav, Amox/Sul

hoặc Moxifloxacin,

hoặc Levofloxacin.

- Điều chỉnh theo kháng

sinh đồ nếu không đáp ứng

- Nếu nghi ngờ nhiễm P.

aeruginosa hoặc

Enterobacteriacea (d): kết

hợp Ceftazidime +

Ciprofloxacin.

- Cephalosporine III hoặc

Amox/Clav

Kết hợp Moxifloxacin hoặc

Levofloxacin.

- Điều chỉnh theo kháng sinh

đồ nếu không đáp ứng

- Nếu nghi ngờ nhiễm P.

aeruginosa hoặc

Enterobacteriacea (d): kết

hợp Ceftazidime +

Ciprofloxacin.

Page 13: PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD) · giảm tưới máu vùng đáy phổi, cơ hoành phẳng), tăng áp động mạch phổi. - ECG: Có

Tổng hội Y học Việt Nam – dự án ENHANCE 2018 Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

27

Oxy – Thở máy Thở oxy nếu SaO2 <90% -Thở oxy theo khí máu động

mạch (bảng 9)

-Thở máy (bảng 10)

-Thở oxy theo khí máu động

mạch (bảng 9)

-Thở máy (bảng 10)

Chú thích: (a)

: Liều Theophylline khởi đầu 10mg/kg/ngày. Nếu vừa sử dụng theophylline trước đó thì không nên quá 5mg/kg/ngày khi không

định lượng được nồng độ thuốc trong máu. (b) : COPD nhiều đợt cấp. (c) : Có 3 chỉ định kháng sinh

- Đợt cấp COPD có cả 3 triệu chứng: Tăng khó thở, tăng lượng đàm và đàm mủ.

- Đợt cấp COPD có 2 trong 3 triệu chứng trên và kèm theo triệu chứng toàn thân: sốt, CRP tăng cao (>50mg/l)

- Đợt cấp COPD mức độ nặng. (d) : Nguy cơ nhiễm P. aeruginosa và Enterobacteriacea

- Mới xuất viện trong 3 tháng

- Dùng kháng sinh thường xuyên (4 đợt trong năm trước)

- COPD tắc nghẽn nặng (FEV1 <50% GTDĐ)

- Phân lập được P. aeruginosa trong đợt cấp trước đó

Bảng 9. Chỉ định thở oxy dựa trên khí máu động mạch

PaO2 (mmHg) PaCO2 (mmHg) pH Chỉ định Oxy

>60 Bình thường Bình thường Không thay đổi lưu lượng

>60 Tăng nhẹ Bình thường Không thay đổi lưu lượng, theo dõi khí máu

>60 Tăng cao Bình thường Không thay đổi lưu lượng, theo dõi khí máu

>60 Tăng cao Thấp Mask venturi, nếu không cải thiện thì

NIPPV (bảng 10)

<60 Bình thường Bình thường Tăng lưu lượng, theo dõi khí máu

<60 Tăng nhẹ Bình thường Tăng lưu lượng, theo dõi khí máu

<60 Tăng cao Thấp Mask venturi, nếu không cải thiện thì

NIPPV (bảng 10)

Bảng 10. Chỉ định thở máy

Phương thức thở Chỉ định Chống chỉ định

Thở máy áp lực dương

không xâm lấn (NIPPV)

Có ít nhất 2 dấu hiệu sau:

. Co kéo cơ hô hấp phụ nặng.

. Nhịp thở > 25 lần/phút

. pH 7,35 và PaCO2 >50 mmHg

Có ít nhất 1 tình huống sau:

. Bệnh nhân không hợp tác được.

. Nguy cơ ngưng thở

. Tim mạch không ổn định (huyết

áp, nhịp tim, nhồi máu cơ tim)

. Nguy cơ hít dịch vào đường thở

cao, quá tiết nhầy đường thở

. Vừa mới phẫu thuật vùng mặt

hoặc dạ dày thực quản.

. Bất thường vùng mũi hầu.

. Chấn thương sọ não.

. Bỏng.

. Quá béo phì

Thở máy xâm lấn (IMV) Có ít nhất 1 dấu hiệu sau:

. Ngưng thở hoặc nguy cơ ngưng

Page 14: PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD) · giảm tưới máu vùng đáy phổi, cơ hoành phẳng), tăng áp động mạch phổi. - ECG: Có

Tổng hội Y học Việt Nam – dự án ENHANCE 2018 Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

28

thở

. Nhịp thở > 35 lần/phút

. NIPPV thất bại (xấu đi sau 2 giờ

hoặc không cải thiện sau 4 giờ:

PaO2 giảm và/ hoặc pH giảm +

PaCO2 tăng), hoặc có chống chỉ

định NIPPV

. Rối loạn khí máu động mạch

nặng: Giảm oxy máu nặng PaO2

<40 mmHg hoặc PaO2 / FiO2 <200,

hoặc toan hô hấp nặng pH <7.25 và

PaCO2 >60 mmHg.

. Tri giác giảm

. Biến chứng tim mạch (tụt huyết

áp, sốc); biến chứng khác (toan

chuyển hóa, nhiễm trùng máu, viêm

phổi, nhồi máu phổi, tràn dịch màng

phổi nhiều, chấn thương ngực do

khí áp).

- Phân loại y lệnh theo dõi trong đợt cấp điều trị trong bệnh viện:

Bảng 11. Phân loại theo dõi trong đợt cấp

Đợt cấp COPD

Nhẹ (TD1)

Đợt cấp COPD

Trung bình (TD2)

Đợt cấp COPD

Nặng (TD3) (*)

Hoạt động sinh hoạt thông

thường, ăn uống, tiêu-tiểu, SpO2

(nếu có thể): Hàng ngày

Tri giác, mạch, huyết áp, nhịp

thở, SpO2: Mỗi 12 giờ

Tri giác, mạch, huyết áp, nhịp

thở, SpO2: Mỗi 8 giờ.

(*) Ngoài phân loại y lệnh trên, cần bổ sung thêm y lệnh nếu bệnh nhân thở máy

- Đánh giá diễn biến đợt cấp dưới điều trị:

. Tốt: Lâm sàng cải thiện, bệnh nhân bớt khó thở, mức độ co kéo cơ hô hấp phụ

giảm, nhịp thở giảm, triệu chứng thực thể tại phổi giảm. Khí máu động mạch cải thiện,

pH máu trở về giới hạn bình thường, PaCO2 giảm, PaO2 60 mmHg, SaO2 90%.

. Xấu: Lâm sàng không cải thiện hoặc có khuynh hướng xấu hơn (chuyển độ nặng).

Khí máu động mạch xấu hơn, pH máu giảm, PaCO2 tăng, PaO2 <60 mmHg, SaO2

<90%.

- Tiêu chuẩn xuất viện đợt cấp COPD:

. Nhu cầu dùng thuốc dãn phế quản tác dụng ngắn đường hít không quá 6

lần/ngày.

. Bệnh nhân có thể đi lại trong phòng.

. Không bị thức giấc vì khó thở, ăn uống được.

. Lâm sàng ổn định trong 24 giờ.

Page 15: PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD) · giảm tưới máu vùng đáy phổi, cơ hoành phẳng), tăng áp động mạch phổi. - ECG: Có

Tổng hội Y học Việt Nam – dự án ENHANCE 2018 Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

29

. Khí máu động mạch trở lại trạng thái cơ bản và ổn định trong vòng 24 giờ.

. Không dùng thuốc tĩnh mạch 12-24 giờ.

. Bệnh nhân và người nhà hiểu biết cách dùng thuốc đúng.

. Kế hoạch chăm sóc và theo dõi tại nhà đã hoàn tất (điều dưỡng, nguồn cung cấp

oxy bổ sung như máy tạo oxy, tư vấn chuyên gia dinh dưỡng).

. Có kế hoạch tái khám nếu chưa có chẩn đoán xác định hoặc nếu cần xác định

kiểu hình.

Tài liệu tham khảo:

1. Hội Lao và Bệnh phổi Việt Nam. Hướng dẫn quốc gia xử trí Hen và Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. NXB Y học 2015

2. M.R. Miller, J. Hankinson, V. Brusasco et al. Standardisation of spirometry. Eur Respir J 2005; 26: 319–338

3. Fernando J. Martinez, David Mannino et al. A New Approach for Identifying Patients with

Undiagnosed Chronic Obstructive Pulmonary Disease. Am J Respir Crit Care Med Vol 195,

Iss 6, 748–756, Mar 15, 2017

4. British Thoracic Society. Spirometry in practice: A practical guide to using spirometry in

primary care. 2nd edition 2005

5. Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease (GOLD) 2018 report

6. Vladimir Koblizek, Jan Chlumsky, Vladimir Zindr et al. Chronic Obstructive Pulmonary

Disease: Official diagnosis and treatment guidelines of the Czech Pneumological and

Phthisiological Society; a novel phenotypic approach to COPD with patient-oriented care.

Biomed Pap Med Fac Univ Palacky Olomouc Czech Repub. 2013 Jun; 157(2):189-201.

7. Vipparthi Suryakumari, Kothapalli Ram Kumar, Gorantla Sambasiva Rao et al. BAP-65 as a

predictive tool for assessment of severity and inhospital mortality in patients with acute

exacerbation of COPD IOSR Journal of Dental and Medical Sciences (IOSR-JDMS). Volume

16, Issue 10 Ver. V (Oct. 2017)

8. Kapali Siva Kumaraguru, Gayathri Anur Ramakrishnan. Utility of BAP-65 score in assessing the

severity and predicting the outcome in acute exacerbation of COPD, in a tertiary care hospital in South India

European Respiratory Journal 2015 46: PA3981;