148
PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2006-2010 Trong kế hoạch 5 năm 2006-2010, được sự quan tâm của Lãnh Đạo Bộ và các cơ quan hữu quan, cùng với sự nổ lực cố gắng của mình, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đã chú trọng khai thác các nguồn vốn (ngân sách Nhà nước, hợp tác quốc tế, tự có từ các hợp đồng hợp tác nghiên cứu khoa học) cho đầu tư nâng cấp và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của Viện phục vụ cho nghiên cứu khoa học và công nghệ. Công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho KH&CN của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đã được tập trung có trọng điểm, từng bước nâng cao về số lượng và chất lượng, đóng góp quan trọng vào việc củng cố và nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ, thúc đẩy công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển, góp phần phục vụ phát triển nghề nuôi trồng thủy sản và từng bước nâng cao sức mạnh và vai trò của Viện trong khu vực. I. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ: Trong giai đoạn 2006 – 2010, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II được giao thực hiện một số công trình nghiên cứu khoa học các cấp bao gồm: - 01 đề tài trọng điểm cấp Nhà nước - 02 đề tài thuộc chương trình quỹ gen cấp Nhà nước - 10 đề tài thuộc chương trình công nghệ sinh học - 02 dự án SXTN cấp Nhà nước - 13 đề tài trọng điểm cấp Bộ - 03 dự án SXTN cấp Bộ - 13 nhiệm vụ cơ sở - 03 Tiêu chuẩn ngành - 03 đề tài SUDA - 20 dự án hợp tác quốc tế - 24 đề tài hợp tác với địa phương Trên cơ sở thực hiện các đề tài dự án nói trên, các kết qủa nổi bật Viện đã đạt được trong lĩnh vực khoa học công nghệ giai đoạn 2006 – 2010 có ý nghĩa khoa học cũng như được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất như sau:

PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

  • Upload
    lythuan

  • View
    232

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

PHẦN THỨ IĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2006-2010

Trong kế hoạch 5 năm 2006-2010, được sự quan tâm của Lãnh Đạo Bộ và các cơ quan hữu quan, cùng với sự nổ lực cố gắng của mình, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đã chú trọng khai thác các nguồn vốn (ngân sách Nhà nước, hợp tác quốc tế, tự có từ các hợp đồng hợp tác nghiên cứu khoa học) cho đầu tư nâng cấp và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của Viện phục vụ cho nghiên cứu khoa học và công nghệ. Công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho KH&CN của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đã được tập trung có trọng điểm, từng bước nâng cao về số lượng và chất lượng, đóng góp quan trọng vào việc củng cố và nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ, thúc đẩy công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển, góp phần phục vụ phát triển nghề nuôi trồng thủy sản và từng bước nâng cao sức mạnh và vai trò của Viện trong khu vực.

I. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ:Trong giai đoạn 2006 – 2010, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II được giao

thực hiện một số công trình nghiên cứu khoa học các cấp bao gồm:- 01 đề tài trọng điểm cấp Nhà nước - 02 đề tài thuộc chương trình quỹ gen cấp Nhà nước- 10 đề tài thuộc chương trình công nghệ sinh học- 02 dự án SXTN cấp Nhà nước- 13 đề tài trọng điểm cấp Bộ- 03 dự án SXTN cấp Bộ- 13 nhiệm vụ cơ sở- 03 Tiêu chuẩn ngành- 03 đề tài SUDA- 20 dự án hợp tác quốc tế- 24 đề tài hợp tác với địa phương

Trên cơ sở thực hiện các đề tài dự án nói trên, các kết qủa nổi bật Viện đã đạt được trong lĩnh vực khoa học công nghệ giai đoạn 2006 – 2010 có ý nghĩa khoa học cũng như được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất như sau:

1. Cá tra, basa và nhóm cá da trơn:- Chương trình chọn giống cá tra đã trải qua 2 thế hệ chọn lọc tại Viện và cho kết quả

khả quan. Kết quả đề tài Chọn giống cá tra nhằm tăng tỷ lệ philê bằng chọn lọc gia đình, 2006-2008 đã tạo ra được đàn chọn giống thế hệ thứ 2, với hiệu quả chọn lọc thực tế thế hệ thứ nhất về tăng trưởng là 12,4% và hiệu quả chọn lọc ước tính tỷ lệ philê là gần 1%. Đề tài đã được nghiệm thu cấp Bộ và xếp loại khá vào ngày 27 tháng 06 năm 2009. Để chọn lọc được các dòng cá có chất lượng ổn định cần tiếp tục thêm nhiều thế hệ và áp dụng các kỹ thuật công nghệ chuyên biệt. Tuy nhiên, phương pháp chọn lọc các cá thể có giá trị di truyền (EBV) kế tiếp trên quần đàn chọn giống như trước đây có hạn chế là không đáp ứng được nhu cầu bố mẹ với số lượng lớn.

- Với quy trình nuôi thương phẩm cá tra thịt trắng thâm canh trong ao đất đã đem lại kết qủa với năng suất khoảng 250 tấn/ha sau khoảng 6 - 7 tháng nuôi, 70% cá nuôi có thịt

Page 2: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

trắng đạt yêu cầu xuất khẩu. Ý nghĩa này rất lớn giúp nâng cao giá trị của sản phẩm cá tra nuôi trong ao đất.

- Bước đầu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ enzyme trong sản xuất collagen từ da cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus).

- Viện cũng chuẩn bị thực hiện đề tài Đánh giá sức tải môi trường sông Tiền và sông Hậu phục vụ quy hoạch nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) bền vững trên sông Tiền, sông Hậu.

- Thành công trong di giống và thuần hoá cá bông lao (Pangasius krempfi) một loài cá quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở ĐBSCL.

- Thức ăn công nghiệp cho cá tra ở các giai đoạn phát triển khác nhau được xác lập, dây chuyền công nghệ sản xuất thức ăn nổi cho cá tra ,basa đang được cải tiến và lấp đặt.

- Các bệnh nguy hiểm thường gặp trên cá tra và basa nuôi bè và ao đã được xác định cùng các giải pháp phòng trị hiệu quả đã và đang được triển khai.

2. Tôm sú và các loài tôm, cua bản địa: - Chương trình gia hoá khép kín vòng đời và sản xuất tôm sú bố mẹ và tôm sú giống

sạch bệnh đã thành công trong việc khép kín vòng đời tôm sú bố mẹ trong bể nuôi tuần hoàn kín giá thể cát và sản xuất được sản lượng lớn tôm bố mẹ sạch bệnh và tôm sú giống gia hoá (hơn 300 cặp tôm bố mẹ sạch bệnh và 7 triệu tôm sú giống gia hoá PL15

được sản xuất trong năm 2008). Kết quả này cho thấy triển vọng rất lớn trong việc sản xuất đồng loạt tôm bố mẹ nhân tạo sạch bệnh phục vụ cho ngành công nghiệp nuôi tôm sú của nước ta. Tuy nhiên, hiện tượng bắt cặp tự nhiên thấp, tỉ lệ nở thấp, đặc biệt rất nhiều lần đẻ trứng không nở mặc dù vẫn có túi tinh trong thelycum của tôm cái là những khó khăn nổi bật về chất lượng sinh sản tôm gia hoá vì vậy Viện tiếp tục nghiên cứu thông qua để tài Ứng dụng công nghệ sinh học và các công nghệ khác nhằm nâng cao sức sinh sản của tôm Sú (Penaeus monodon) bố mẹ nuôi trong điều kiện nhân tạo.

- Viện cũng đang nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất tôm chân trắng bố mẹ sạch bệnh (SPF).

- Quy trình công nghệ sản xuất giống tôm sú chất lượng cao với việc kiểm tra chặt chẽ mầm bệnh trên tôm bố mẹ và không sử dụng kháng sinh trong quá trình ương nuôi ấu trùng đã góp phần đáng kể vào việc sản xuất giống tôm sú có chất lượng cho nghề nuôi tôm sú ở ĐBSCL. Viện đã thực hiện công tác chuyển giao công nghệ quy trình này cho các tỉnh ở ĐBSCL.

- Qui trình công nghệ nuôi tôm sú thâm canh qui mô nông hộ và trang trại của Viện được áp dụng thành công rộng rải ở các tỉnh Bà rịa Vũng tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu và Cà Mau.

- Qui trình công nghệ và dây chuyền sản xuất thức ăn cho tôm sú nuôi ở các giai đoạn phát triển khác nhau đã được đưa vào sản xuất và từng bước được hoàn thiện.

- Các bệnh nguy hiểm thường gặp trên tôm sú ở các giai đoạn phát triển khác nhau, các nghiên cứu sâu về dịch tể học bệnh đốm trắng cùng các giải pháp phòng trị dự phòng được phát triển và áp dụng có hiệu quả.

- Các kết qủa nghiên cứu về mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến, mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa và mô hình nuôi tôm sinh thái mà Viện đang triển khai sẽ góp phần rất lớn vào việc nâng cao sản lượng tôm sú nuôi ở đây, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đại đa số nông dân ở đây (quy mô diện tích nông hộ, trình độ văn hóa, vốn đầu tư,..) nhưng đồng thời giảm bớt sự rủi ro cũng như mức độ ô nhiễm đến môi trường chung quanh, sản xuất một cách ổn định hơn. Với năng suất mô hình nuôi quảng canh cải tiến trung bình từ 150 – 250/kg/ha/năm (chiếm khoảng 50%), nếu với các quy trình

2

Page 3: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

công nghệ được áp dụng để nâng năng suất lên khoảng 250 – 350 kg/ha/năm, sẽ tăng thêm hơn 15.000 tấn/năm.

- Qui trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thâm canh tôm thẻ (P. merguensis) cho kết quả rất tốt mở ra triển vọng đa dạng hoá các đối tượng nuôi vùng ven biển.

- Qui trình công nghệ nuôi cua bằng con giống nhân tạo trong rừng ngập mặn đạt năng suất 1tấn/ha tại Huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau đã được hoàn tất.

3. Tôm càng xanh:- Tôm càng xanh là đối tượng có gia trị kinh tế cao, là mặt hàng xuất khẩu được nuôi

dạng quy mô nông hộ, với diện tích mương vườn, ao nhỏ rất phổ biến ở vùng ven sông Tiền và sông Hậu (năng suất từ 800 -1.200 kg/ha). Gần đây mô hình và công nghệ nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa (150 – 300 kg/ha) hoặc đăng quần (500 – 1.200 kg/ha) cũng được phát triển ở ĐBSCL, vì vậy giải quyết nhu cầu con giống tôm càng xanh là một yêu cầu bức thiết.

- Kết quả nghiên cứu công nghệ sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực của Viện đã đạt được kết quả: quy trình ương tôm PL30 phục vụ vi phẫu, tỷ lệ sống từ 55 -93%, kích cở đạt vi phẫu 60-75%; quy trình sản xuất tôm càng xanh cái giả (chuyển đổi giới tính bằng kỹ thuật vi phẫu) tỷ lệ chuyển đổi giới tính giao động từ 49 – 71% trung bình 53%.; sản xuất PL tòan đực tỷ lệ sống trung bình 10,4 -40%. Đã sản xuất tôm cái giả được 22.127con, tổng số lượng tôm PL 15 tòan đực đã sản xuất được 3.203.800 con.

- Chương trình Chọn giống tôm càng xanh theo tính trạng sinh trưởng bằng phương pháp chọn lọc gia đình đã được nghiên cứu từ năm 2008 đến nay đã thu được 1 số kết quả khả quan và đang tiếp tục thực hiện.

- Thức ăn công nghiệp cho tôm càng xanh ở các giai đoạn phát triển khác nhau và dây chuyền sản xuất đã được cải tiến và hoàn thiện.

- Các bệnh nguy hiểm thường gặp trên tôm càng xanh nhất là giai đoạn ấu trùng đã được nhận diện, đặc biệt là bệnh trắng đuôi (tác nhân virus) góp phần vào việc cải tiến và nâng cao năng suất sản xuất giống tôm càng xanh.

4. Cá biển và nhuyễn thể:- Xác định vị trí phân bố nghêu giống, nghêu bố mẹ và đặc điểm vùng phân bố, đặc

điểm sinh học cũng như hiện trạng kinh tế xã hội để đưa ra các giải pháp bảo vệ vá phát triển nguồn lợi nghêu ở Bến Tre.

- Bước đầu thực hiện đề tài Điều tra, nghiên cứu bệnh trên một số đối tượng nhuyễn thể nuôi tại vùng ven biển Việt Nam.

5. Các loài cá nước ngọt bản địa:- Các kết qủa của công nghệ sản xuất giống các loài cá bản địa khác ở ĐBSCL góp

phần rất lớn vào việc đa dạng hóa đối tượng nuôi nước ngọt với nhiều mô hình nuôi khác nhau. Một số loài cá có giá trị kinh tế rất cao hoặc được tiêu dùng nội địa và xuất khẩu như cá rô đồng, cá trê vàng, cá bống tượng, cá tai tượng, cá cóc, cá thát lát, cá lóc,…. Ngoài ra giống các loài cá bản địa đựơc sản xuất cũng đã được thả vào các hồ chứa ở Tây Nguyên (70.000 con cá giống mè hôi và ét mọi được thả vào hồ Ea Soup và hồ Lak) giúp phục hồi lại đàn cá tự nhiên trước đây bị mất đi do khai thác hoặc thay đổi chế độ thuỷ văn của hồ.

- Cá hô (Catlocarpio sianensis) đã được thuần hoá và sinh sản nhân tạo thành công trong điều kiện nhân tạo.

3

Page 4: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

- Chương trình Chọn giống cá rô phi đỏ được nghiên cứu từ năm 2008 đến nay đã thu được 1 số kết quả khả quan và đang tiếp tục thực hiện. Những kết quả của chương trình áp dụng vào sản xuất đã được người dân chấp nhận.

6. Các vấn đề nghiên cứu cơ bản: - Một trong những bước tiếp cận mới trong việc ức chế quorum sensing của vi khuẩn

gây bệnh, là việc phân lập những vi khuẩn probiotic có khả năng phân hủy phân tử quorum sensing trong thủy sản để sản xuất thử nghiệm chế phẩm vi sinh từ các dòng vi khuẩn có đặc tính đối kháng Vibrio spp. nhằm nâng cao tỉ lệ sống ấu trùng cá biển và tôm sú và tạo chế phẩm vi sinh vật có tính đối kháng với vi khuẩn Ewardsiella ictaluri nhằm phòng bệnh bệnh gan – thận mủ ở cá tra cũng đang được nghiên cứu ở Viện.

- Đã nghiên cứu thành công bộ kit sử dụng phương pháp LAMP cho phép phát hiện virus WSSV dựa vào gene đích VP28 của virus trên mẫu tôm sú, tôm thẻ, tôm càng xanh bệnh. Bộ kit có thể phát hiện virus bệnh với số lượng 100 copy/phản ứng trong vòng 120 phút với độ nhạy tương đương phương pháp Nested PCR (OIE, 2009. Đang bắt đầu Nghiên cứu xây dựng quy trình chẩn đoán và chế tạo bộ kit phát hiện vi rút IMNV gây bệnh trên tôm Thẻ chân trắng (Liptopenaeus vannamei) và vi rút LSNV gây bệnh trên tôm Sú (Penaeus monodon).

- Kết quả nghiên cứu từ đề tài cấp Bộ đã được nghiệm thu “Nghiên cứu vắc-xin phòng bệnh cho cá tra, cá basa, cá mú, cá hồng mỹ nuôi công nghiệp” đã cung cấp và hình thành một số tư liệu ban đầu cho việc sản xuất vắc xin cho cá tra như việc phân lập và xác nhận tác nhân gây bệnh là vi khuẩn E. ictaluri cũng như nghiện cứu liều LD50, phương pháp tiêm vắc-xin, nồng độ kháng nguyên tối ưu và đánh giá hiệu lực của vắc-xin từ các thí nghiệm gây nhiễm trên cá. Dựa trên những kết quả này Viện tiếp tục nghiên cứu sản xuất vắc-xin vô hoạt gây bệnh gan thận mủ trên cá tra để sớm đưa ra sản phẩm vắc-xin mang lại hiệu quả tốt phục vụ cho nghề nuôi cá tra với hướng tiếp cận mới trong sản xuất vắc xin bất hoạt (kết hợp với protein sốc nhiệt), việc nghiên cứu thử nghiệm thành công của hướng tiếp cận này sẽ mang lại ý nghĩa rất lớn trong việc phòng bệnh cá cho ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và cho nuôi cá Tra nói riêng. Vắc xin sốc nhiệt protein nếu mang lại hiệu quả cao hơn so với vắc xin bất hoạt không qua sốc nhiệt sẽ làm giảm giá thành của vắc xin từ đó gián tiếp làm giảm giá thành nuôi và nâng lãi suất cho người nuôi cá Tra.

7. Các vấn đề về dinh dưỡng thức ăn:- Hoàn thành hồ sơ thiết kế lắp đặt dây chuyền sản xuất thức thủy sản năng suất 300-

500 kg/giờ nhằm phục vụ cho nghiên cứu và sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi thương phẩm cá chẽm (Lates calcarifer), cá giò (Rachycentron canadum).

- Kết quả nghiên cứu tạo chế phẩm sinh học giàu enzyme để bổ sung, nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn nuôi cá tra đã tạo ra những qui trình sản xuất sinh khối giàu enzyme và đã sản xuất thử được 34 kg sản phẩm.

- Kết quả dự án SXTN “Hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp cho cá tra, tôm sú và tôm càng xanh”: Thiết kế, chế tạo, hoàn thiện hệ thống thiết bị tạo viên thức ăn nuôi tôm sú, tôm càng xanh, cá tra. Đã sản xuất được 478,2 tấn thức ăn cá tra, 3 tấn thức ăn tôm sú và 8 tấn thức ăn tôm càng xanh.

8. Các vấn đề về nguồn lợi và quản lý nguồn lợi thuỷ sản nội địa:- Thông qua chương trình thủy sản Mekong, các chương trình hợp tác nghiên cứu đã

hổ trợ giúp các tỉnh ĐBSCL trong công tác điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản nhằm

4

Page 5: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

đưa ra biện pháp bảo vệ, tái tạo phục hồi nguồn lợi tự nhiên trên các thủy vực tự nhiên ở ĐBSCL cũng như các hồ chứa lớn miền Đông Nam Bộ. Trên cơ sở điều tra đánh giá sự biến động nguồn lợi thủy sản, đề ra những phương án phân vùng, quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững thông qua quản lý cộng đồng, đồng thời đưa ra những phương án làm giảm thiểu các tác động môi trường đến tài nguyên thủy sản nội địa và ven biển.

9. Các vấn đề về chế biến và bảo quản sau thu hoạch:- Đã tổ chức nghiên cứu hòan thiện công nghệ và chuyển giao 5 quy trình công nghệ

sản xuất 5 lọai đồ hộp cho công ty Seaspimex – đơn vị phối hợp thực hiện dự án. Đầu năm 2008 công ty đã sản xuất thử nghiệm được trên 18.000 hộp.

10. Các dịch vụ khoa học công nghệ thuỷ sản: - Tôm sú và tôm càng xanh giống.- Cá giống nước ngọt các loại.- Các sản phẩm chế biến từ Artemia.- Các dự án quy hoạch phát triển thuỷ sản.- Các dịch vụ tư vấn khoa học công nghệ.- Các sản phẩm bao gồm thuốc, hoá chất, các chế phẩm và các máy móc thiết bị phục

vụ nuôi trồng thuỷ sản.

II. XÂY DỰNG TIỀM LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

1. Đầu tư xây dựng cơ bản:- Công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho KHCN của Viện Nghiên cứu

Nuôi trồng Thủy sản II đã được tập trung có trọng điểm, từng bước nâng cao về số lượng và chất lượng, đóng góp quan trọng vào việc củng cố và nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ, thúc đẩy công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển, góp phần phục vụ phát triển nghề nuôi trồng thủy sản và từng bước nâng cao sức mạnh và vai trò của Viện trong khu vực. Cụ thể kinh phí đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước như sau:

Đơn vị tính: triệu đồngTT

Tên dự án đầu tư XDCB Kinh phí Thiết bị KH

Thời gian

1 TT QG Quan trắc Cảnh báo MT và Phòng ngừa Dịch bệnh Thủy sản Khu vực Nam Bộ

6.900 3.700 2006, 2007

2 Khu B TT QG Giống Hải sản Nam Bộ 18.000 0 2006-20103 TT QG Giống Thủy sản nước ngọt Nam Bộ 5.000 250 2006, 20074 PTN Dinh dưỡng thức ăn thủy sản 125 20065 PTN Bệnh và môi trường nuôi thủy sản 180 20066 Quy hoạch phát triển nuôi tôm nước lợ 2015

và 2020332 2006

7 Phát triển công nghệ sản xuất thức ăn và giống các loài nước ngọt có giá trị kinh tế quan trọng được nuôi ở quy mô nông hộ nhỏ thuộc ĐBSCL, Việt nam

1.400 440 2007

Tổng cộng 31.937 4.390

5

Page 6: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

2. Công tác tăng cường năng lực nghiên cứu:- Trong giai đoạn 2006 – 2010 Viện đã được Bộ đầu tư kinh phí tăng cường trang

thiết bị nghiên cứu với tổng trị giá là 4.668,423 triệu đồng (Bộ phá mẫu và chưng cất đạm, Hệ thống lên men vi sinh tự động, Máy đông khô, Máy Luân nhiệt, Máy đo đa chỉ tiêu, Kính hiển vi soi nổi kèm máy tính, máy ảnh và phần mềm...) nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho các phòng (Trung tâm Công nghệ sau thu hoạch, Phòng Thí nghiệm Sinh học thực nghiệm, TT QG giống HS Vũng Tàu, TT Quan Trắc, Phân viện NC TS Minh Hải, Phòng Nguồn lợi và Khai thác TS Nội địa). Cụ thể trong bảng sau:

TT

Tên phòng thí nghiệm/đơn vị Địa điểm đầu tư

Tên thiết bị(Chỉ ghi loại A)

Kinh phí (tr. đồng)

1 Tăng cường trang thiết bị năm 2006

Trung tâm Công nghệ sau thu hoạch

Bộ phá mẫu và chưng cất đạm (256,0 tr đồng)

430,294

2 Tăng cường trang thiết bị năm 2007

Phòng Thí nghiệm Sinh học thực nghiệm

- Hệ thống lên men vi sinh tự động (428,0 tr đồng)- Máy đông khô (428,0 tr đồng)

893,378

3 Tăng cường trang thiết bị năm 2008

PTN Sinh học thực nghiệm, TT QG giống HS Vũng Tàu, TT Quan Trắc

Máy Luân nhiệt (201,2 tr đồng)

746,064

4 Tăng cường trang thiết bị năm 2009

Phân viện NC TS Minh Hải, Phòng Nguồn lợi và Khai thác TS Nội địa, TT Quan Trắc

- Máy đo đa chỉ tiêu (158,6 tr đồng)- Kính hiển vi soi nổi kèm máy tính, máy ảnh và phần mềm (300,0 tr đồng)

898,887

5 Tăng cường trang thiết bị năm 2010

Phòng Nguồn lợi và Khai thác TS Nội địa, TT Quan Trắc

Không có thiết bị loại A 1.700,000

Cộng 4.668,423

Ngoài ra, một số đối tác nước ngoài cũng góp phần nhằm trang bị một số thiết bị phục vụ nghiên cứu và thông tin khoa học cho Viện như:

- Trung tâm Quốc gia Giống Hải sản Nam bộ: từ nguồn vốn tự có Trung Tâm đã thực hiện với kinh phí 15 triệu đồng cho các mục: phòng thí nghiệm, bảo trì, bảo dưỡng trạm bơm nước biển, hệ thống bơm nước biển, hệ thống cung cấp khí trong các trại giống; ngoài ra còn đầu tư 150 triệu đồng cho việc hoàn thiện thiết bị lọc tuần hoàn.

- Trung tâm Công nghệ Sau Thu hoạch Thủy sản: đầu tư sửa chữa, mua trang thiết bị cho các đơn vị thuộc Trung tâm với số tiền 12 trệu đồng (PTN Vi sinh, hóa sinh...).

- Trung tâm Quốc gia Quan trắc Cảnh báo Môi trường và Phòng ngừa Dịch bệnh Thủy sản Khu vực Nam Bộ đã trang bị một bộ máy vi tính cho bộ môn cơ sở dữ liệu mô hình, một bộ máy vi tính cho phòng thủy sinh thực vật, kính lọc huỳnh quang, 2 tủ hút khí độc, 2 tủ mát giữ giống vi khuẩn, 1 tủ ấm ủ vi khuẩn và 2 Micropipet, bể composit từ nguồn vốn tự có của trung tâm.

- Thông qua dự án HTQT (Chương trình thủy sản Mekong), Phòng Nguồn lợi và Khai thác Thủy sản Nội địa đã trang bị một số thiết bị cho phòng thí nghiệm (kính hiển

6

Page 7: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

vi, tủ âm sâu và chai lọ …) và 2 bộ máy tính để bàn, 1 máy tính xách tay, 1 máy in laser và 1 máy chụp hình kỹ thuật số phục vụ cho công việc.

3. Xây dựng sửa chữa nhỏ:Công tác xây dựng sửa chữa nhỏ được Bộ đầu tư tổng kinh phí là 2.909 triệu đồng

từ năm 2006 – 2010. Các mục sửa chữa nhỏ cũng nhằm mục đích cải tạo lại cơ sở vật chất của Viện góp phần hoàn thiện cơ ngơi làm việc cho cán bộ công chức Viện.

Đơn vị tính: triệu đồng

TT Tên dự án Điạ điểm xây dựng Số quyết định phê

duyệt

Tổng được duyệt

Thời gian

1.Sửa chửa nhà làm việc ba tầng của Viện NCNTTS II

116 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1, Tp. HCM

Số 413/QĐ-BTS ngày 16/5/2006 497 2006

2. Bờ kè Trại thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Thủ Đức

658 Kha Vạn Cân, Quận Thủ Đức, Tp. HCM

Số 962/QĐ-BTS ngày16/11/2006

6812007

3. Sửa chữa thiệt hại do bão số 9 năm 2006 gây ra tại Trung tâm quốc gia giống HS Nam Bộ

167 Thùy Vân, Phường 2, Tp. Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Số 3390/QĐ-BNN-XD

ngày31/10/2007

420

2007

4. Lợp mái chống thấm dột nhà làm việc Phân viện NC TS Minh Hải

21-24 Phan Ngọc Hiển, Tp. Cà Mau

Số 3566/QĐ-BNN-KHCN

ngày31/10/2007

1102008

5. Sửa chữa đường bê tông, sửa chữa 2 hệ thống mương cấp thoát nước và thay mái tôn Trại tôm giống, sửa chữa hàng rào của Trại thực nghiệm thủy sản Bạc Liêu

18/7 Cao Văn Lầu, phường Nhà Mát, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu

Số 3567/QĐ-BNN-KHCN

ngày31/10/2007

465

2008

6. Sửa chữa sân, tường rào, nhà kho văn phòng Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng TS II

116 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1, Tp. HCM

Số 3568/QĐ-BNN-KHCN

ngày31/10/2007

286

2008

7. Sửa chữa Tuyến ống hút nước biển tại Trung tâm quốc gia giống hải sản Nam Bộ thuộc Viện Nghiên Cứu NTTS II

167 Thùy Vân, Phường 2, Tp. Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Số 2441/QĐ-BNN-KHCN

ngày27/10/2008

450 2009

8.Trạm thực nghiệm thủy sản Bạc Liêu

18/7 Cao Văn Lầu, P Nhà Mát, TX Bạc Liêu

77/QĐ-VTS IINgày 18/6/2009

2010

9. Phòng thí nghiệm Wetlab tại xưởng thực nghiệm Gò Vấp

139/1152 Lê Đức Thọ, P 13, Gò Vấp, TP HCM

78/QĐ-VTS IINgày 18/6/2009

2010

Tổng cộng 2.909

7

Page 8: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

4. Công tác đào tạo- Trong những năm qua, Viện đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học có trình

độ chuyên môn cao nhưng thiếu kinh nghiệm và thiếu các cán bộ đầu đàn. Do đó, Viện đã và đang tập trung rất lớn cho công tác đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ nghiên cứu, nhất là các cán bộ trẻ có năng lực và phẩm chất, và kết quả đạt được trong những năm qua là không nhỏ.

- Cho tới năm 2010 Viện có tất cả 15 Tiến sĩ và 45 thạc sĩ. Hiện tại Viện đang đào tạo 06 Tiến sĩ trong nước và 9 Tiến sĩ nước ngoài 5 thạc sĩ nước ngoài và 6 thạc sĩ trong nước với nhiều chuyên ngành khác nhau phù hợp với các chiến lược phát triển Viện trong 10-15 năm tới.

- Các hình thức đào tạo ngắn hạn với nhiều chuyên ngành khác nhau luôn được Viện quan tâm.

- Ngoài ra, số cán bộ Đại học và trên đại học đã được Viện tuyển chọn để bổ sung bảo đảm nguồn nhân lực cho công tác nghiên cứu nhằm đáp ứng nhiệm vụ trong giai đoạn mới, đặc biệt là khi Viện đang được đầu tư phát triển mạnh về cơ sở vật chất kỹ thuật.

III. ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CHO HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ- Tổng kinh phí được đầu tư từ ngân sách Sự nghiệp khoa học: 70.450,530 triệu

đồng. Bao gồm:

Stt Nhiệm vụ khoa học công nghệ

Kinh phí (triệu đồng)2006 2007 2008 2009 2010

1 Nhiệm vụ KHCN cấp nhà nước

755 1.380 2.240 2.620 7.077

2 Nhiệm vụ KHCN cấp Bộ

3.554 3.100 2.898 4.688 3.462

3 Nhiệm vụ môi trường cấp Bộ

550 1.250 1.620 2.100 2.100

4 TC, QC kỹ thuật 55 2105 Nhiệm vụ KHCN

cấp Cơ Sở750 600 500

6 Tăng cường thiết bị

430,294 893,378 746,064 898,887 1.700

7 Sửa chữa nhỏ 497 1.101 861 450 4508 Lương và hoạt

động bộ máy2.266,00 4.742,00 4.267,00 4.742,482 4.896,425

TỔNG CỘNG 8.107,294 12.466,378 13.592,064 16.099,369 20.185,425

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHÁC

1. Tình hình ứng dụng KH&CN vào sản xuất- Trong những năm qua các đơn vị thuộc Viện đã hợp tác nghiên cứu nhiều đề tài,

dự án trong các lĩnh vực quan trắc, cảnh báo môi trường, điều tra nguồn lợi, quy hoạch nuôi trồng thủy hải sản, sản xuất giống, dinh dưỡng thức ăn thủy sản. Thông qua các đề tài, dự án hợp tác, Viện chúng ta đã trực tiếp hỗ trợ kỹ thuật, đẩy mạnh phát triển các đối

8

Page 9: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

tượng thủy hải sản có giá trị kinh tế cao ở các vùng môi trường sinh thái khác nhau, phát huy được thế mạnh của từng địa phương. - Trong giai đoạn 2006-2010 các đơn vị thuộc Viện đã tổ chức chuyển giao nhiều tiến bộ KHCN và các kết quả nghiên cứu vào sản xuất cho các địa phương đơn vị như: + Điều tra nguồn lợi, quy hoạch nuôi trồng thủy sản cho các địa phương: Vĩnh long, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Cần thơ, Sóc Trăng.

+ Chuyển giao công nghệ sản xuất giống tôm sú chất lượng cao và giống cua biển cho một số tỉnh trọng điểm phía Nam như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Trà Vinh.

+ Chuyển giao công nghệ sản xuất giống nhân tạo cá Chẽm, cá Tra, cá Bống tượng, cá Lóc và Lóc bông cho các tỉnh: Quảng Nam, Nghệ An, Hải Dương, Viện NCNTTSI, Vĩnh Long, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Hà Tây, Hà Nội, Bắc Ninh, Trường Cao đẳng thủy sản Đình Bảng, Bắc Ninh, Công ty Dịch vụ Nuôi trồng Thuỷ sản TW.

+ Chuyển giao công nghệ sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực cho tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre và các đơn vị thuộc Viện mỗi năm đã cung cấp cho các địa phương đơn vị hàng trăm triệu tôm, cá giống góp phần đưa nhanh tiến bộ KHCN ứng dụng vào thực tiễn sản xuất cho các địa phương, đơn vị.

- Nhìn chung trong nhiệm kỳ qua, hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật chuyển giao vào sản xuất đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho các địa phương đơn vị. Vai trò, vị trí và uy tín của Viện đang được khẳng định trong khu vực.

2. Công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượngVới chức năng là Viện nghiên cứu về thủy sản, trong giai đoạn 2006 – 2010, Bộ

đã giao cho Viện thực hiện 3 tiêu chuẩn ngành trong các lĩnh vực: Môi trường, nguyên liệu và vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm hệ thống hóa, góp phần phổ biến thực hiện đúng quy trình quy phạm các yêu cầu kỹ thuật cũng như đảm bảo về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Viện quan tâm chỉ đạo sâu sát công tác khảo nghiệm thuốc hóa chất và chế phẩm sinh học phục vụ nuôi trồng thủy sản.

3. Công tác thông tin KH&CNTrong 5 năm qua công tác Thông tin KH&CN cũng được Viện quan tâm đầu tư. - Để phục vụ cho các chương trình nghiên cứu khoa học của Viện nhằm đáp ứng

nhu cầu thông tin cho Lãnh đạo Viện, cho các đề tài/dự án và các cán bộ nghiên cứu tham khảo, bộ phân Thông tin – Thư Viện của Viện đã tiến hành xử lý các nguồn thông tin nội bộ, thông tin từ bên ngoài và quốc tế, chuẩn bị các tài liệu cho các cuộc hội thảo.

- Hoàn thành và phân phối tuyển tập “Nghề cá sông Cửu Long” cho các đơn vị liên quan.

- Tham gia triển lãm và hội chợ về thủy sản.- Thực hiện tốt công tác cập nhật thông tin cung cấp cho bạn đọc, tăng cường thêm

đầu sách mới, tham gia các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ về công tác thông tin.- Thu thập thông tin và xử lý tài liệu cho thư viện điện tử. - Viện thường xuyên tổ chức những buổi seminar về nhiều lĩnh vực với các nhà

khoa học trong Viện, các đơn vị nghiên cứu và giảng dạy trong và ngoài nước.

9

Page 10: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

- Viện cũng đã tham gia và tổ chức nhiều hội thảo trong và ngoài nước. - Phát hành bản tin của Viện hàng quý.- Duy trì, bào trì hệ thống mạng nội bộ (LAN), mạng Internet và mạng không dây.- Biên tập, cập nhật thông tin trên Website của Viện.

4. Hoạt động hợp tác quốc tế về Khoa học và Công nghệ:- Viện đã từng bước củng cố nâng cấp mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức

Quốc tế, Viện đã tranh thủ được những dự án lớn như: các dự án trong chương trình thủy sản của Uỷ hội Quốc tế sông Mê Kông, các dự án hợp tác với The WorldFish Center, Dự án hợp tác với Vụ Công nghiệp cơ sở Úc và tổ chức NACA, SEAFDEC, ACIAR của Úc, FAO, GTZ, Dự án hợp tác với Tỉnh Oost –Vlaanderen - Bỉ, Dự án do tổ chức SIPPO – Thụy Sĩ tài trợ, Viện HAKI (Hungary), Chương trình hợp tác ngành thủy sản FSPS (DANIDA tài trợ)… Bên cạnh việc hợp tác quốc tế nghiên cứu khoa học, Viện cũng đã phối hợp với các trường Đại học của Bỉ, Hà Lan, Na-uy, Úc, Đan Mạch,…. trong việc đào tạo sau đại học và trong nhiệm kỳ vừa qua đã có hơn 10 TS và 15 ThS được đào tạo từ các chương trình hợp tác quốc tế.

- Qua hoạt động hợp tác với các Trường, Viện, tổ chức quốc tế, Viện đã tiếp cận được phương pháp nghiên cứu KHCN mới, đào tạo nguồn nhân lực, góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu của Viện.

V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHCN&MT CỦA VIỆN

1. Đánh giá chung Qua thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học giai đoạn 2006 - 2010, Viện đã rút

ra những đánh giá như sau:

1.1. Ưu điểm:- Có nhiều kết quả nhất định, nhất là trong công tác nghiên cứu khoa học. Đây là

kết quả của sự đoàn kết nhất trí, sự phấn đấu không ngừng của đa số CBCNV trong toàn Viện, sự phân công phân nhiệm hợp lý, sự phối hợp giữa các lớp cán bộ và các đơn vị trong Viện.

- Quan tâm chỉ đạo tập trung, sâu sát và trực tiếp của Lãnh Đạo Viện đối với các đơn vị, chủ nhiệm các đề tài, dự án để tháo gỡ những khó khăn về nội dung, phương pháp luận trong nghiên cứu, nguồn nhân lực, nhằm thúc đẩy các đề tài, dự án triển khai đúng tiến độ và đạt kết quả cao nhất theo mục tiêu đề ra.

- Sự thống nhất trong nội bộ Lãnh đạo Viện, sự nhất trí đoàn kết giữa các tổ chức Đảng, Chính quyền, Đoàn thể đã tạo nên sức mạnh trong toàn thể lực lượng cán bộ nghiên cứu khoa học, phát huy nội lực vốn có và các thành quả đã đạt được để hoàn thành nhiệm vụ.

- Viện đã tin tưởng, động viên và tạo mọi điều kiện cho các cán bộ nghiên cứu (nhất là lực lượng trẻ) học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Đa số cán bộ nghiên cứu rất nhiệt tình với công việc, đoàn kết, hợp tác trong thực hiện nhiệm vụ, có ý chí trong việc nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân để đáp ứng tình hình và nhiệm vụ.

- Thường xuyên tổ chức sinh hoạt học thuật trong từng đề tài và dự án, với sự tham gia hướng dẫn của các nhà khoa học đầu đàn, đánh giá các kết quả nghiên cứu, tìm ra các hướng nghiên cứu mới trong đề tài đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn và kiến thức cho cán bộ khoa học trẻ của Viện.

10

Page 11: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

- Viện coi trọng mối quan hệ với các cơ quan nghiên cứu khoa học trong nước, các nhà khoa học đầu đàn trong và ngoài ngành để nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của Viện, đào tạo cán bộ trẻ qua hợp tác khoa học. Phối hợp tốt với địa phương, cơ sở trong việc triển khai các đề tài dự án thực nghiệm, đưa công tác nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm gắn liền với thực tiễn, thiết thực phục vụ cho yêu cầu của sản xuất. Cụ thể thông qua các đề tài/dự án nhánh của Viện NCNTTS I, Viện NCNTTS III, Viện có thêm nguồn kinh phí nghiên cứu và đồng thời thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình đối với sự nghiệp phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở Đồng Bằng sông Cửu Long.

- Công tác hợp tác quốc tế luôn được đề cao và đẩy mạnh nhằm tìm kiếm các đối tác trong lĩnh vực nghiên cứu và đầu tư tiềm lực, gia tăng các hoạt động tìm kiếm thông tin và cập nhật thông tin, tìm nguồn học bỗng đào tạo sau đại học cho lực lượng trẻ của Viện.

- Viện đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị cơ sở, nhất là những đơn vị trực tiếp sản xuất chủ động trong công việc nhằm nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập cho đơn vị và CBCNV.

- Khai thác các nguồn đầu tư của Nhà nước cho Khoa học và Công nghệ, tập trung xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư để có những bước đột phá nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật cho Viện và các đơn vị thuộc Viện.

- Chủ động mở rộng tìm kiếm và khai khác các nguồn vốn khác ngoài ngân sách để tập trung đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học, nâng cao tiềm lực và đời sống CBCNV trong Viện.

- Viện đã chú ý nhiều đến chất lượng và tiến độ thực hiện công tác tăng cường trang thiết bị, sửa chữa xây dựng nhỏ, nâng cao chất lượng môi trường và phương tiện làm việc.

- Về lĩnh vực tài chính: Trong điều kiện về tài chính từ nhiều nguồn và hạn chế, nhưng Viện đã cố gắng bảo đảm các hoạt động của Viện được thực hiện kịp thời và có kết quả, đặc biệt là các hoạt động nghiên cứu khoa học. Viện đã cấp phát kinh phí cho các đơn vị cơ sở theo đúng kế hoạch.

1.2. Hạn chế :- Tình hình triển khai các đề tài dự án còn chậm so với tiến độ vạch ra trong đề

cương. Một số thuyết minh đề tài và hợp đồng do Bộ chậm phê duyệt nên không triển khai được.

- Các đơn vị cơ sở hoạt động nghiên cứu khoa học chưa thật sự chủ động, tính năng động của nhiều chủ nhiệm đề tài còn hạn chế. Sự phối hợp giữa các đề tài trong Viện để giải quyết những vấn đề liên quan chưa có sự chặt chẽ, đồng bộ.

- Thủ trưởng các đơn vị cơ sở còn thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý, điều hành đơn vị tổ chức thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu qủa. Các đơn vị chưa xây dựng được chiến lược nghiên cứu khoa học của đơn vị nên khó xác định rõ mục tiêu và định hướng phát triển và đề xuất được những giải pháp đặc thù phát triển riêng cho đơn vị mình.

- Trong công tác xây dựng kế hoạch nghiên cứu của đề tài, thủ tục phê duyệt và cấp phát nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước thường phức tạp, kéo dài, nên thời gian thực hiện đề tài thực tế ngắn lại so với đề cương nghiên cứu, đã ảnh hưởng nhiều đến tiến độ và thời vụ nghiên cứu.

- Đa số cán bộ điều nhiệt tâm với công việc, có tinh thần trách nhiệm, chịu khó học hỏi. Tuy nhiên lực lượng cán bộ hiện tại đa số còn trẻ, chưa trãi qua nhiều kinh nghiệm, thử thách. Đặc biệt là các đơn vị cơ sở nguồn nhân lực rất thiếu về số lượng

11

Page 12: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

cũng như các cán bộ đầu đàn dẫn đến hạn chế năng lực và kết qủa nghiên cứu của cơ sở. Việc khắc phục tồn tại này đòi hỏi sự đầu tư lâu dài và có nhiều giải pháp đồng bộ.

- Về XDCB: Kinh nghiệm quản lý XDCB chưa nhiều, một số vấn đề phải qua nhiều bước hoặc có những sửa đổi thiết kế dự toán rất tốn thời gian.

- Việc khai thác và sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có tại các đơn vị cơ sở của Viện còn ở mức thấp, hiệu quả chưa cao.

- Việc nâng cao đời sống CNV của các đơn vị chưa thật sự đồng đều do đặc thù của từng lĩnh vực nghiên cứu và nhiệm vụ được giao của các đơn vị nên đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chung của Viện.

2. Những bài học kinh nghiệm- Đối với các chính sách chủ trương của Nhà nước, trong đó có Bộ, Viện Nghiên

Cứu Nuôi Trồng thủy sản II đã nghiêm chỉnh thực hiện đúng các nội dung yêu cầu các nhiệm vụ KHCN được giao.

- Tăng cường công tác kế họach và quản lý khoa học đối với các đề tài dự án thông qua việc phổ biến cụ thể các quy chế liên quan đến quản lý đề tài, dự án. Các chủ nhiệm đề tài phải nắm vững các quy định, hướng dẫn về việc quản lý các đề tài khoa học.

- Tiếp tục tăng cường công tác quản lý, giám sát, kiểm tra và chỉ đạo việc thực hiện các đề tài, dự án khoa học để kịp thời hỗ trợ các đề tài, dự án đặc biệt là về nội dung và phương pháp nghiên cứu.

- Chế độ báo cáo, kiểm tra các đề tài được Viện quan tâm, hàng quý Lãnh đạo Viện đều có các cuộc họp giữa Lãnh đạo Viện với chủ nhiệm đề tài nhằm kiểm điểm lại những công việc đã được thực hiện, đánh giá tiến độ, tình hình thực hiện kinh phí, những tồn tại cũng như hướng giải quyết.

- Nâng cao vai trò của các thủ trưởng đơn vị mà các đề tài và dự án trực thuộc phạm vi đơn vị quản lý. Thủ trưởng đơn vị kết hợp với chủ nhiệm đề tài và dự án để điều phối nguồn nhân lực trong đơn vị cũng như phối hợp với các đơn vị khác trực thuộc Viện để tiến hành triển khai nhiệm vụ KHCN một cách thuận lợi.

- Việc tuyển chọn chủ nhiệm đề tài các cấp, Lãnh đạo Viện đã dựa vào trình độ, khả năng của từng cán bộ, đa số chủ nhiệm các đề tài là những cán bộ nghiên cứu khoa học trừng trãi, có bằng cấp trên đại học.

- Lãnh đạo Viện cũng chỉ đạo các đề tài và đơn vị nghiên cứu khoa học tổ chức các seminar với sự tham gia của các bộ phận có trình độ chuyên môn sâu ngoài Viện để trao đổi, tiếp cận kiến thức mới, xác định đúng đắn nội dung và phương pháp nghiên cứu của đề tài. Việc kiểm tra đánh giá nghiệm thu của các đề tài cũng được theo dõi sát sao.

- Coi các sinh hoạt học thuật với sự tham gia của các cán bộ khoa học đầu đàn trong và ngoài Viện là hoạt động thường xuyên cần tiếp tục đẩy mạnh, giúp hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu của đề tài, đồng thời nâng cao, bồi dưỡng cán bộ khoa học trẻ.

- Phối hợp với các cơ sở nghiên cứu trong và ngoài ngành để nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của Viện.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo cho cán bộ khoa học dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó trọng tâm là đào tạo chính qui và lâu dài cả trong và ngoài nước.

- Nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học, công tác tổ chức các đề tài khoa học cho cán bộ của Viện thông qua chiến lược đào tạo dài hạn cũng như qua hoạt động nghiên cứu khoa học, các lớp tập huấn ngắn hạn.

- Nâng cao vai trò của Hội đồng khoa học trong việc xác định phương hướng nghiên cứu, xác định các nội dung nghiên cứu của đề tài dựa trên chiến lược của Ngành, nhiệm vụ chức năng của Viện được giao qua từng giai đoạn.

12

Page 13: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

- Để công tác đánh giá và nghiệm thu đề tài được khách quan và hiệu quả, các cán bộ khoa học có trình độ, học vị chuyên môn cao từ các Viện, Trường, cơ sở nghiên cứu và hoạt động chuyên ngành có liên quan thường xuyên được mời tham gia vào các hội đồng xét duyệt đề cương nghiên cứu, nghiệm thu đề tài.

- Tăng cường công tác kế hoạch trong quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học của Viện và các đơn vị trực thuộc Viện, xây dựng kế hoạch cụ thể cho việc thực hiện từng đề tài và các chỉ tiêu đánh giá kết quả nghiên cứu của đề tài.

- Xem mở rộng hợp tác quốc tế, hợp tác với các đơn vị trong và ngoài ngành, hợp tác với các địa phương nhằm hoàn thiện và phát triển các phương pháp luận mới hầu nâng cao được chất lượng nghiên cứu.

- Nguồn kinh phí sử dụng cho các đề tài bao giờ cũng là vấn đề quan tâm của các chủ nhiệm đề tài và Lãnh đạo Viện, đa phần nguồn kinh phí thường được cấp chậm. Viện tìm cách giải quyết kịp thời nguồn kinh phí cho triển khai các hoạt động của đề tài và dự án để đạt được kế hoạch đề ra và kịp thời vụ.

- Đẩy mạnh công tác quản lý, tăng cường thiết bị nghiên cứu, xây dựng cơ bản và khai thác cơ sở vật chất của Viện.

3. Kiến nghị:- Trên cơ sở các nhiệm vụ chiến lược quan trọng, cơ quan quản lý KH&CN cấp

trên cần tập trung nhiều cho các vùng trọng điểm. Trong quy trình chọn lựa để giao các đề tài dự án cấp Nhà Nước và cấp Bộ, bên cạnh việc xét duyệt dựa trên năng lực chuyên môn của cán bộ thực hiện đề tài và cơ sở vật chất thiết bị nghiên cứu cần quan tâm đến địa bàn triển khai dự án, đề tài, tính đặc thù sinh thái từng vùng để chọn lựa cơ quan thực hiện đề tài.

- Cần có chính sách ưu tiên và biện pháp cụ thể (tài chính, giải pháp) hỗ trợ cho công tác đào tạo nâng cao ở các Viện nghiên cứu còn non trẻ để sớm có được đội ngũ cán bộ nghiên cứu có trình độ cao đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, hòa nhập được với khu vực.

- Để việc triển khai các đề tài dự án đúng theo tiến độ đề cương, đề nghị Bộ có kế hoạch phê duyệt đề cương và ký kết các hợp đồng KH&CN sớm vào quí I của năm để các đề tài có thể thực hiện. Hiện nay việc phê duyệt đề cương đã được bảo vệ và ký kết hợp đồng còn chậm thường đến quí II mới được phê duyệt và ký kết.

- Thực hiện chủ trương đầu tư 2 dự án Phòng thí nghiệm (Dự án PTN Bệnh và môi trường nuôi thủy sản và Dự án PTN Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản) của Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Khoa học Công nghệ, trong thời gian qua Viện đã hoàn tất và được thông qua các bước phê duyệt đề cương khảo sát lập dự án, hoàn thiện dự án theo kết luận của Hội đồng thẩm định, đã bổ sung giấy xác nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường, tờ trình xin phê duyệt dự án và các yêu cầu thủ tục cần thiết khác. Viện cũng đã có công văn số 242/VTS.II ngày 11/6/2009 về việc đề nghị Bộ xem xét phê duyệt dự án PTN Bệnh và môi trường nuôi thủy sản và Dự án PTN Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản gửi cho Bộ. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II kính đề nghị Bộ xem xét sớm phê duyệt 2 dự án Phòng thí nghiệm nói trên.

- Có chính sách và biện pháp tăng cường công nghệ thông tin, nhập công nghệ mới, nhập tiến bộ kỹ thuật trong các lĩnh vực mà trong nước còn tụt hậu nhiều so với khu vực và thế giới để đưa nhanh trình độ KH&CN của Ngành theo kịp trình độ của các nước trong khu vực.

13

Page 14: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

PHẦN THỨ IIĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

- Các yếu tố về chỉ tiêu ô nhiễm môi trường vô cơ và hữu cơ đang được nghiên cứu để tiến tới làm cơ sở dữ liệu cho các Trung tâm quốc gia về quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh cũng như cho các Trạm vùng thuộc mạng lưới quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh toàn vùng. Các kết qủa khảo sát định kỳ của Viện 1 tháng/lần về chất lượng môi trường nước kết hợp với tình hình dịch bệnh của các vùng nuôi thuỷ sản tập trung ở ĐB Nam Bộ đã được phân tích và báo cáo cho Bộ cũng như thông báo cho các địa phương, giúp Bộ và Sở đánh giá tình hình môi trường nuôi để có biện pháp kịp thời trong chỉ đạo nuôi thuỷ sản. Công việc này đã được Bộ đánh giá cao. Cho đến nay, cơ sở dữ liệu của chất lượng nước đã được thiết lập và cập nhật thường xuyên.

- Trong giai đoạn 2006-2010 Viện cũng đã thực hiện các đề tài về môi trường đạt kết quả tốt như:

+ Xây dựng dự án ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy sản.

+ Điều tra đánh giá môi trường lưu vực sông thị vải làm cơ sở quy hoạch nuôi trồng thủy sản.+ Đánh giá ô nhiễm môi trường nuôi cá Tra, Basa thâm canh ở tỉnh An Giang và Cấn Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long.

II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT- Tăng tần suất quan trắc mẫu bùn và dư lượng thuốc BVTV 4 đợt/năm.- Tăng thêm kinh phí giao nhiệm vụ thường xuyên cho nhiệm vụ quan trắc, cảnh

báo môi trường và dịch bệnh thủy sản trong thời gian tới.

14

Page 15: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

PHẦN THỨ IIIKẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MỘI TRƯỜNG NĂM 2011

I. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRONG KẾ HOẠCH NĂM 2011- Phát huy những kết quả đạt được và cố gắng khắc phục những tồn tại trong giai

đoạn 2006-2010, đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ KH&CN và các công nghệ mới trong phát triển nuôi trồng thủy sản ổn định đồng thời nghiên cứu quản lý và khai thác hợp lý và bền vững nguồn lợi thuỷ sản nội địa ở vùng Đồng Bằng Nam Bộ.

- Tiến hành tốt các nhiệm vụ thường xuyên hàng năm: xây dựng mạng lưới quan trắc về môi trường và dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc lưu trữ số liệu và trao đổi thông tin giữa Trung tâm Quan trắc với các địa phương và trạm vùng, kết hợp nghiên cứu lâm sàng với dịch tể học, tiến tới xây dựng các biện pháp cảnh báo, kiểm soát và bảo vệ môi trường, phòng ngừa dịch bệnh, lưu giữ các nguồn gen nước ngọt, mặn, lợ, góp phần xây dựng các TCN trên cơ sở những đối tượng đã nghiên cứu có kết quả được áp dụng trong thực tế sản xuất.

- Kết hợp công tác nghiên cứu khoa học với việc triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất, tăng cường công tác chuyển giao công nghệ cho các địa phương tạo ra nguồn thu cho đơn vị. Xây dựng các mô hình nuôi thủy sản phù hợp với các vùng sinh thái, tham gia xây dựng các dự án quy hoạch các vùng sản xuất nguyên liệu quy mô lớn và ổn định phục vụ cho tiêu dùng vả xuất khẩu.

- Hoàn thiện và nâng cao công nghệ sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nghiên cứu chọn lựa, đề xuất, tiếp thu và làm chủ các công nghệ tiên tiến nhập của nước ngoài kết hợp với hiện đại hóa công nghệ truyền thống (sản xuất giống cá biển, sản xuất thức ăn công nghiệp cho ấu trùng, sản xuất thức ăn công nghiệp cho tôm cá...). Ưu tiên cho các loài thủy sản bản địa, có gía trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ.

- Tích cực tìm kiếm các hợp đồng nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, gia tăng khối lượng và chất lượng nghiên cứu KH&CN cho các đơn vị cơ sở của Viện. Bám sát nhu cầu thực tế ở các địa phương để định hướng và bổ sung các nhiệm vụ nghiên cứu. Thông qua các dự án hợp tác quốc tế cần nắm bắt được các thành tự khoa học thế giới.

- Tập trung mọi nỗ lực cho việc đẩy mạnh công tác đào tạo, tập trung cho việc đào tạo chính quy, cân đối, hợp lý dựa trên kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của Viện phục vụ cho chiến lược nghiên cứu lâu dài của Viện đồng thời thông qua nghiên cứu để đào tạo và đào tạo để phục vụ cho nghiên cứu. Có chính sách tích lũy để tái đầu tư cho nghiên cứu khoa học và cơ sở vật chất kỹ thuật hợp lý đối với các đơn vị cơ sở thuộc Viện.

- Triển khai thực hiện tốt các dự án đầu tư XDCB của Nhà nước nhằm tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị nghiên cứu, xây dựng các phòng thí nghiệm hiện đại, các cơ sở thực nghiệm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu và sản xuất thực nghiệm của Viện. Tập trung xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và tiềm lực cho nghiên cứu công nghệ sau thu hoạch, nghiên cứu đề xuất và ứng dụng các công nghệ mới trong lĩnh vực này nhằm góp phần đổi mới công nghệ, gia tăng các loại sản phẩm hàng hóa thủy sản chất lượng cao phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Củng cố tổ chức, ổn định biên chế và quy chế quản lý cho các đơn vị cơ sở dựa trên các nhiệm vụ chức năng đã được giao. Gia tăng số lượng và chất lượng công tác nghiên cứu khoa học ở các đơn vị cơ sở. Phát huy thế mạnh của từng đơn vị, tăng cường tập trung các nguồn đầu tư xây dựng các đơn vị cơ sở thành các trung tâm nghiên cứu KH&CN nòng cốt cho khu vực Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung.

15

Page 16: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆNĐể thực hiện tốt và đạt hiệu qủa kế hoạch khoa học công nghệ và môi trường năm

2011 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II tập trung vào các công tác đầu tư xây dựng cơ sở vẫt chất, đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, mở rộng quan hệ hợp tác với các đơn vị trong và ngoài nước chú trọng vào các biện pháp sau:

1. Huy động tối đa tiềm lực KHCN của Viện (nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật...), tăng cường hợp tác với các cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ trong và ngoài nước. Tập trung chỉ đạo phối hợp nhân lực, trang thiết bị kỹ thuật hiện có chặt chẽ, tạo nên sức mạnh tổng hợp của Viện, đồng thời mở rộng phối hợp với các địa phương và các cơ sở sản xuất để tăng cường sức mạnh đầu tư và nghiên cứu nhằm thực hiện các chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch.

2. Tập trung chỉ đạo sử dụng đúng đắn và có hiệu quả nguồn vốn ngân sách và các nguồn vốn khác đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ nhằm từng bước hoàn thiện và nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật, phục vụ nghiên cứu KHCN. Tăng cường tìm các nguồn hợp tác và đầu tư, đặc biệt quan tâm đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế, tạo nguồn để xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm, chuyên sâu trong lĩnh vực sinh học phân tử, môi trường và công nghệ sinh học.

3. Củng cố và tăng cường năng lực cho các bộ môn chuyên môn của các đơn vị nghiên cứu trực thuộc Viện. Tập trung đầu tư về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cho các lĩnh vực sinh học phân tử, miễn dịch học, di truyền chọn giống, công nghệ probiotic, công nghệ enzym, công nghệ môi trường, dinh dưỡng thức ăn và công nghệ nuôi trồng thuỷ sản (aquaculture engineering) đáp ứng cho mục tiêu phát triển trong lĩnh vực công nghệ sinh học phục vụ nuôi trồng thuỷ sản.

4. Vận dụng các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, xây dựng các quy chế hoạt động, quản lý, quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân và tập thể cho phù hợp và công bằng. Tiếp tục, tạo điều kiện cho các đơn vị trực thuộc Viện chủ động trong việc sử dụng nguồn kinh phí thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, tăng cường cơ sở vật chất và góp phần nâng cao thu nhập cho cán bộ CNV.

Nơi nhận :- Bộ trưởng BNNPTNT.- Vụ KH- BNNPTNT.- Vụ KHCN và MT - BNNPTNT.- Vụ TC - BNNPTNT.- Vụ HTQT - BNNPTNT.- Vụ TCCB - BNNPTNT.- Lãnh đạo Viện.- Lưu P.KHTC

VIỆN TRƯỞNG

16

Page 17: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

Biểu số 1Đơn vị : Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP NHÀ NƯỚC 2006-2010

TT Tên nhiệm vụ KHCN Tên cá nhân chủ trì

Thời gianthực hiện(BĐ/KT)

Kết quả đạt được, địa chỉ áp dụng(Ghi rõ khối lượng công việc đã thực hiện

được)

Kinh phí đã cấp

(Tr.đồng)

Kinh phí

2010(trđ)

Ghi chú

I Mã số, tên đề tài, dự án thuộc các Chương trình KH&CN cấp Nhà nước

I.1 Chương trình KC061 Đề tài trọng điểm cấp

NN“Nghiên cứu sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi thương phẩm cá chẽm (Lates calcarifer), cá giò (Rachycentron canadum) phục vụ xuất khẩu”.

TS. Vũ Anh Tuấn

2008-2010 Đề tài đã hoàn thành các báo cáo chuyên đề và báo cáo phân tích về nhu cầu tối ưu về protein và năng lượng của cá chẽm, cá giò giai đoạn cá giống và cá thịt, 1 báo cáo kết quả phân tích về thành phần axit amin thiết yếu trong 19 nguyên liệu và trong thịt cá phân tích. Đã có bảng kết quả về phân tích 26 mẫu nguyên liệu làm thức ăn khác nhau và 16 mẫu thức ăn về thành phần axit béo. Đã có 01 bộ hồ sơ tính toán và bản vẽ thiết kế lắp đặt dây chuyền sản xuất thức ăn thủy sản năng suất 300-500 kg/giờ và 3 máy thành phần của dây chuyền sản xuất thức ăn gồm máy ép đùn, máy nghiền và máy phun dầu.

1.960 978

I.2 Chương trình CNSH

Page 18: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Tên nhiệm vụ KHCN Tên cá nhân chủ trì

Thời gianthực hiện(BĐ/KT)

Kết quả đạt được, địa chỉ áp dụng(Ghi rõ khối lượng công việc đã thực hiện

được)

Kinh phí đã cấp

(Tr.đồng)

Kinh phí

2010(trđ)

Ghi chú

1 Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm chế phẩm vi sinh từ các dòng vi khuẩn có đặc tính đối kháng Vibrio spp. nhằm nâng cao tỉ lệ sống ấu trùng cá biển và tôm sú

TS. Nguyễn Thị Ngọc Tỉnh

2008-2010 Đề tài đã tuyển chọn được 01 hỗn hợp vi khuẩn sử dụng cho trại giống cá biển, 01 hỗn hợp vi khuẩn sử dụng cho trại giống tôm sú. Các hỗn hợp này được phân lập dựa trên đặc tính phân hủy phân tử tín hiệu quorum sensing liên quan đến độc lực của nhóm Vibrio gây bệnh, và khả năng đối kháng với nhóm Vibrio gây bệnh. Hai hỗn hợp này khi thử nghiệm ở quy mô pilot, đã thể hiện đặc tính probiotic (thông qua việc nâng cao tỉ lệ sống) và đặc tính đối kháng Vibrio (thông qua việc làm giảm mật độ Vibrio trong nước).

797 299

2 Xây dựng quy trình và bộ sinh phẩm phát hiện WSSV bằng phương pháp LAMP và thăm dò sự hiện diện của virus Laem Sing gây bệnh chậm lớn ở tôm nuôi khu vực nam bộ

Th.S Nguyễn Viết Dũng

2008-2009 - Đề tài đã nghiên cứu thành công bộ kit sử dụng phương pháp LAMP cho phép phát hiện virus WSSV dựa vào gene đích VP28 của virus trên mẫu tôm sú, tôm thẻ, tôm càng xanh bệnh. Bộ kit có thể phát hiện virus bệnh với số lượng 100 copy/phản ứng trong vòng 120 phút với độ nhạy tương đương phương pháp Nested PCR (OIE, 2009. Bằng phương pháp RT-PCR, nhóm nghiên cứu đã phát hiện virus LSNV trên các mẫu tôm sú thu từ đầm nuôi ở nhiều tỉnh ĐBSCL, tuy nhiên chưa phát hiện virus LSNV trên các mẫu tôm sú giống. Bộ kit của đề tài cũng đã gửi cho Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III và Chi cục Thủy sản Bình Thuận sử dụng thử và đã có nhận xét khá tốt về kết quả phát hiện bệnh của bộ kit.

661

18

Page 19: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Tên nhiệm vụ KHCN Tên cá nhân chủ trì

Thời gianthực hiện(BĐ/KT)

Kết quả đạt được, địa chỉ áp dụng(Ghi rõ khối lượng công việc đã thực hiện

được)

Kinh phí đã cấp

(Tr.đồng)

Kinh phí

2010(trđ)

Ghi chú

3 Đề tài thuộc chương trình CNSH “Đánh giá hiệu quả chọn giống cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) về tăng trưởng, tỷ lệ philê và thăm dò khả năng chọn giống kháng bệnh gan-thận mủ”.

Th.S Nguyễn Văn Sáng – Viện II

1/2010-12/2012

Thực hiện 100% yêu cầu thu thập số lượng cá bố mẹ có nguồn gốc từ tự nhiên. Số cá này do một trại giống tư nhân mua về từ Biển Hồ (Campuchia) năm 2005. Cá có trọng lượng từ 4-5 kg, đã đủ tuổi thành thục. Hiện đang được nuôi vỗ trong ao và có khả năng tham gia sản xuất gia đình trong năm 2010.

1.000

4 Đề tài thuộc chương trình CNSH “Nâng cao hiểu quả sử dụng vaccine bất hoạt thông qua sốc nhiệt protein trong vaccine”.

TS. Lê Hồng Phước – Viện II

1/2010-12/2012

- Kiểm tra chủng vi khuẩn dùng để sản xuất vắc xin: Đã tiến hành thí nghiệm thăm dò gây bệnh thực nghiệm để so sánh khả năng gây bệnh của 6 chủng vi khuẩn. Trong đó 5 mới được phân lập từ mẫu cá bệnh ở An Giang và Tiền Giang (năm 2010) và 1 chủng vi khuẩn cũ (giữ giống từ năm 2009). Kết quả thí nghiệm cho thấy chủng vi khuẩn 2009 vẫn có độc lực cao nhất.- Thử nghiệm các điều kiện sốc nhiệt vi khuẩn trong mối tương quan với protein sốc nhiệt: Hiện tại chủ nhiệm đề tài đang đi tập huấn về kỹ thuật Western Blot để phục vụ cho phần nội dung này.- Tối ưu hóa quy trình sản xuất vắc xin: Đã tiến hành thí nghiệm thăm dò môi trường thích hợp cho E. ictaluri. Khả năng phát triển của E. ictaluri trên các môi trường như sau: NB > TSB > BHI > Hottinger (TSB và BHI tương đương nhau ở giai đoạn cuối).

600

19

Page 20: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Tên nhiệm vụ KHCN Tên cá nhân chủ trì

Thời gianthực hiện(BĐ/KT)

Kết quả đạt được, địa chỉ áp dụng(Ghi rõ khối lượng công việc đã thực hiện

được)

Kinh phí đã cấp

(Tr.đồng)

Kinh phí

2010(trđ)

Ghi chú

5 Đề tài thuộc chương trình CNSH “Nghiên cứu xây dựng quy trình chẩn đoán và chế tạo bộ kit phát hiện vi rút IMNV gây bệnh trên tôm Thẻ chân trắng (Liptopenaeus vannamei) và vi rút LSNV gây bệnh trên tôm Sú (Penaeus monodon)”.

Th.S Nguyễn Viết Dũng – Viện II

1/2010-12/2011

- Khảo sát và đánh giá sự hiện diện của virus IMNV gây bệnh trên tôm thẻ và virus LSNV gây bệnh trên tôm sú: đã liên hệ điểm thu mẫu nhưng mẫu thu bị chậm tiến độ.- Ứng dụng phương pháp RT-PCR và RT-LAMP chẩn đoán IMNV trên tôm thẻ chân trắng: Đề tài đã thiết lập được điều kiện phản ứng chính cho phương pháp RT-PCR phát hiện được virus IMNV từ mẫu bệnh phẩm.

450

6 Đề tài thuộc chương trình CNSH “Tạo chế phẩm vi sinh vật có tính đối kháng với vi khuẩn Ewardsiella ictaluri nhằm phòng bệnh bệnh gan – thận mủ ở cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) nuôi”.

Th.S Võ Minh Sơn – Viện II

1/2010-12/2012

Đã tiến hành 2 đợt thu mẫu với tổng số mẫu là 141 mẫu (hệ tiêu hóa, nước và bùn), số mẫu đã sàng lọc qua AHLs là 109, số khuẩn lạc đã chọn lọc qua AHLs là 367, số chủng đã khảo sát khả năng phân hủy C6-HHL và đối kháng là 49, trong đó có 10 khuẩn lạc có khả năng đối kháng và phân hủy C6-HHL.

400

7 Đề tài thuộc chương trình CNSH “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ enzyme trong sản xuất collagen từ da cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus)”.

Th.S Nguyễn Thị Hương Thảo – Viện II

1/2010-6/2012

- Bước đầu đánh giá và so sánh được khả năng loại béo từ da cá của hóa chất NaOH và LasNa và dung dịch muối.- Xác định được thời gian tẩy màu và hàm lượng dung môi thích hợp.

400

20

Page 21: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Tên nhiệm vụ KHCN Tên cá nhân chủ trì

Thời gianthực hiện(BĐ/KT)

Kết quả đạt được, địa chỉ áp dụng(Ghi rõ khối lượng công việc đã thực hiện

được)

Kinh phí đã cấp

(Tr.đồng)

Kinh phí

2010(trđ)

Ghi chú

8 Đề tài thuộc chương trình CNSH “Đánh giá các thông số di truyền và hình thành vật liệu ban đầu cho chọn giống cá Rô phi đỏ (Oreochromis spp)”.

Th.S Trịnh Quốc Trọng – Viện II

1/2010-12/2012

- Nuôi tăng trưởng đàn có F1 (Ecuador) hiện có trong một ao 2.000 m2. Cá tăng trưởng khá tốt. Sau 05 tháng nuôi cá đạt trọng lượng trung bình 230,9 g con (N=272).- Thu thập bổ sung các dòng cá: liên hệ với các nhà cung cấp cá từ Đài Loan (thông qua Công ty Uni-President), Israel (Misgav Aquaculture Farm), Malaysia (Trung tâm Nghề cá Thế giới, WorldFish Center) và Thái Lan (Nam Sai Farm Corp.)

900

9 Đề tài thuộc chương trình CNSH “Nghiên cứu xây dựng công nghệ nuôi cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) thâm canh bằng hệ thống tuần hoàn đảm bảo an toàn sinh học và không gây ô nhiễm môi trường”.

Th.S Nguyễn Nhứt – Viện II

1/2010-12/2013

- Đề tài chuyển sang bắt đầu thực hiện từ năm 2011 đã được Bộ đồng ý.

1.000

10 Đề tài thuộc chương trình CNSH “Ứng dụng công nghệ sinh học và các công nghệ khác nhằm nâng cao sức sinh sản của tôm Sú (Penaeus monodon) bố mẹ nuôi trong điều kiện nhân tạo”.

Th.S Ngô Xuân Tuyến – Viện II

1/2010-12/2012

- Đã xây dựng 02 quần đàn tôm sú có nguồn gốc Đà Nẵng (miền Trung, 26 đàn tôm) và Rạch Gốc (miền Nam, 19 đàn tôm) làm nguồn vật liệu thực hiện các nội dung tiếp theo trong thời gian tới:+ Quần đàn Tôm trọng lượng (ước tính) khoảng 2g có nguồn gốc Đà Nẵng (miền Trung), sạch bệnh: 2.100 con.+ Quần đàn Tôm trọng lượng trung bình 8,13g – 17,37g có nguồn gốc Rạch gốc (Miền Nam): 900 con.- Đề tài đã phân tích được thành phần dinh dưỡng của 30 mẫu thịt ốc càng.

750

21

Page 22: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Tên nhiệm vụ KHCN Tên cá nhân chủ trì

Thời gianthực hiện(BĐ/KT)

Kết quả đạt được, địa chỉ áp dụng(Ghi rõ khối lượng công việc đã thực hiện

được)

Kinh phí đã cấp

(Tr.đồng)

Kinh phí

2010(trđ)

Ghi chú

II Đề tài độc lập cấp Nhà nước1 Nhiệm vụ KHCN độc lập

cấp Nhà nước: Đề án tái tạo và phát triển cá hô Catlocarpio siamensis

Th.S Huỳnh Hữu Ngãi

2005-2008 - Nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ (tỷ lệ thành thục đạt 87,6% ở cá cái và 80,5% ở cá đực), đã sinh sản nhân tạo thu được hơn 1.500.000 cá bột. Ương nuôi cá giống, ước tính đạt 100.000 con. Tỉ lệ thụ tinh đạt 51%, tỉ lệ nở 68%. Nuôi vỗ đàn cá bố mẹ 78 con, nuôi đàn cá hậu bị 70 con, trọng lượng 3,5 – 9,0 kg/con. Nuôi tăng trưởng 240 con tại Trung Tâm Cái Bè, An Giang, Đồng Tháp. Độ vận động của tinh trùng cá hô sau khi trữ từ 1-3 tháng đạt khoảng 43,34%. Các kết quả nghiên cứu thuần dưỡng cá bố mẹ, sinh sản nhân tạo và thử nghiệm nuôi tăng trưởng đã được quản bá trên đài truyền hình Tiền Giang, Vĩnh Long và được đưa lên tạp chí con tôm của tỉnh Cần Thơ.

1.905

III Dự án SXTN độc lập cấp Nhà nước1 Dự án SXTN cấp Nhà nước

(KC.06.DA02/06-10) “Hoàn thiện công nghệ sản xuất một số sản phẩm đồ hộp thủy sản mới chất lượng cao phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu”.

TS. Lê Đức Trung

2007-2008 - Đã tổ chức nghiên cứu hòan thiện công nghệ và chuyển giao 5 quy trình công nghệ sản xuất 5 lọai đồ hộp cho công ty Seaspimex – đơn vị phối hợp thực hiện dự án. Đầu năm 2008 công ty đã sản xuất thử nghiệm được trên 18.000 hộp. Tuy nhiên qua thăm dò thị trường, đa số các sản phẩm của dự án khó tiêu thụ nên công ty đã đề nghị dừng không thực hiện hợp đồng sản xuất. Dự án đã thanh quyết toán và nghiệm thu với Bộ KHCN.

1.900

22

Page 23: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Tên nhiệm vụ KHCN Tên cá nhân chủ trì

Thời gianthực hiện(BĐ/KT)

Kết quả đạt được, địa chỉ áp dụng(Ghi rõ khối lượng công việc đã thực hiện

được)

Kinh phí đã cấp

(Tr.đồng)

Kinh phí

2010(trđ)

Ghi chú

2 Dự án SXTN cấp Nhà nước (DA-ĐL2009/04): “Hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp cho cá tra, tôm sú và tôm càng xanh”

Th.S Nguyễn Văn Nguyện

2009-2011 - Đã chọn được chất dẫn dụ AP20, FL20, Aquasavor, betafin S6 và chất kết dính HJ1, Basfin, Pegabind, Pro-Bind Plus.- Đã hoàn thành việc nghiên cứu xây dựng công thức thức ăn tương ứng với các giai đoạn phát triển của các đối tượng nuôi cá tra, tôm sú và tôm càng xanh. Các công thức thức ăn đang được ứng dụng vào sản xuất sản phẩm.- Thiết kế, chế tạo, hoàn thiện hệ thống thiết bị tạo viên thức ăn nuôi tôm sú tại Cơ sở sản xuất thức ăn nuôi tôm Võ Quan Huy, Long Phú, Sóc Trăng. Hoàn thiện quá trình tạo viên thức ăn tôm càng xanh, cá tra tại Xưởng SX thức ăn Thủy sản Cái Bè, Tiền Giang.- Đã sản xuất được 478,2 tấn thức ăn cá tra, 3 tấn thức ăn tôm sú và 8 tấn thức ăn tôm càng xanh.

1.500 1.300

IV Đề tài HTQT theo Nghị định thư1V Đề tài nghiên cứu cơ bản1

23

Page 24: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

Biểu số 2Đơn vị: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP BỘ 2006-2010

TT Tên nhiệm vụ KHCN Tên cá nhân chủ trì

Thời gianthực hiện(BĐ/KT)

Kết quả đạt được, địa chỉ áp dụng(Ghi rõ khối lượng công việc đã thực hiện

được)

Kinh phí đã cấp

(Tr.đồng)

Kinh phí

2010 (trđ)

Ghi chú

I Đề tài trọng điểm cấp Bộ 1 Nghiên cứu sinh sản nhân tạo

cá bống kèo (Pseudapocryptes lanceolatus Bloch và Schneider, 1801).

TS. Phạm Văn Khánh

2005-2006 - Đề tài đã không thành công trong việc nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ trong điều kiện nuôi giữ để cho sinh sản nhân tạo. Nuôi thương phẩm thử nghiệm trong ao đất bằng giống tự nhiên, số cá giống 200.000 con, đã thu hoạch sản lượng 646 kg, năng suất 6,46 tấn/ha. - Như vậy đề tài chỉ thực hiện được nội dung nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá kèo, nội dung ương nuôi cá giống và nuôi thương phẩm (bằng con giống tự nhiên), còn nội dung nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ và sinh sản không đạt kết quả.

660

2 Nghiên cứu các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu Bến Tre Meretrix lyrata (Sowerby).

TS. Nguyễn Thanh Tùng

2005-2006 - Xác định vị trí phân bố nghêu giống, nghêu bố mẹ và đặc điểm vùng phân bố.- Đặc điểm sinh học nghêu bố mẹ: mùa vụ sinh sản và tuổi thành thục, sức sinh sản, sinh sản, dinh dưỡng, sinh trưởng…- Hiện trạng KTXH ảnh hưởng đến biến động nguồn lợi nghêu trong vùng nghiên cứu.- Hiện trạng và hiệu quả của các biện pháp quản lý hiện nay trên từng địa bàn.- Các biện pháp khai thác và bảo vệ góp phần hoàn thiện các quy chế quản lý nguồn lợi nghêu.

1022

24

Page 25: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Tên nhiệm vụ KHCN Tên cá nhân chủ trì

Thời gianthực hiện(BĐ/KT)

Kết quả đạt được, địa chỉ áp dụng(Ghi rõ khối lượng công việc đã thực hiện

được)

Kinh phí đã cấp

(Tr.đồng)

Kinh phí

2010 (trđ)

Ghi chú

3 Nghiên cứu thử nghiệm một số chất có khả năng thay thế Xanh malachite và Dipterex và khả năng kháng khuẩn gây bệnh trong nuôi trồng thủy sản”

TS. Lý Thị Thanh Loan

1/2006-12/2006

Đã thử nghiệm được 02 chất có hiệu quả trong phòng trị bệnh nấm thủy mi gây bệnh trên trứng cá basa và cá tra; 01 chất diệt ký sinh trùng (sán lá đơn chủ) trên cá tra và 01 chất có tác dụng với giun sán nội ký sinh trên cá nước ngọt có vẩy; 01 hợp chất phòng trị bệnh nhiễm khuẩn do nhóm Vibrio gây bệnh trên cá Mú và trị bệnh nhiễm khuẩn gây bệnh xuất huyết, đốm đo, mủ gan, thận trên cá tra và cá basa.

530

4 Nghiên cứu vacine phòng bệnh nhiễm khuẩn cho cá tra, basa, cá mú, cá giò, cá hồng mỹ nuôi công nghiệp

Th.S Nguyễn Mạnh Thắng

2006-2008 - Đã phân lập được tất cả các loại vi khuẩn (vi khuẩn Edwardsiella ictaluri, vi khuẩn Vibrio alginolyticus chủng CM, Vibrio alginolyticus chủng CG, vi khuẩn thuộc Vibrio, vi khuẩn Streptococus) gây bệnh trên 5 loại cá theo yêu cầu. Xác định được quy trình chế tạo môi trường và quy trình nuôi cấy lên men cho các loại vi khuẩn phân lập được. Hoàn thiện 05 quy trình chế tạo vacxin phòng bệnh nhiễm khuẩn cho 5 loại cá theo yêu cầu. - Đã sản xuất: 610.000 liều Vacin phòng bệnh gan thận có mủ cho cá Tra, 480.000 liều Vacin phòng bệnh gan thận có mủ cho cá Basa, 80.000 liều Vacxin phòng bệnh Vibriolosis cho cá Giò, 45.000 liều Vacxin phòng bệnh Vibriolosis cho cá Mú, 15.000 liều Vacxin phòng bệnh Streptococus cho cá Hồng Mỹ.

1582

25

Page 26: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Tên nhiệm vụ KHCN Tên cá nhân chủ trì

Thời gianthực hiện(BĐ/KT)

Kết quả đạt được, địa chỉ áp dụng(Ghi rõ khối lượng công việc đã thực hiện

được)

Kinh phí đã cấp

(Tr.đồng)

Kinh phí

2010 (trđ)

Ghi chú

5 Chọn giống cá tra nhằm tăng tỷ lệ phi lê bằng phương pháp chọn lọc gia đình

Th.S Nguyễn Văn Sáng

2006-2008 - Nuôi vỗ thành thục đồng bộ đàn cá bố mẹ F1-2001 và đã sản xuất được 156 gia đình đàn cá F2-2001, ương riêng rẽ và đánh dấu thả nuôi thương phẩm thí nghiệm. Nuôi thử nghiệm đàn cá chọn lọc F1-2003 trong môi trường ao nuôi tại Trung tâm Cái Bè. Kết quả thu thập số liệu và phân tích cho thấy tính trạng tăng trưởng có hệ số di truyền cao (0.30) trong khi đó cho tính trạng tỷ lệ philê có hệ số di truyền thấp (0.80). Phân tích chỉ thị liên kết với tính trạng tỷ lệ philê (phân tích bằng kỹ thuật microsattelite): đã tách chiết toàn bộ số mẫu vây thu từ nhóm cá có tỷ lệ philê thấp, cao và trung bình. - Đã nhận được văn bằng nhãn hiệu cho cá tra chọn giống của Viện II: PANGI, cho 4 mặt hàng cá bố mẹ, cá hậu bị, cá bột và cá giống, số nhãn hiệu VN4-0099937, cấp ngày 21.04.2008, theo quyết định số 7411/QĐ-SHTT của Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ.

2298

6 Nghiên cứu tạo chế phẩm sinh học giàu enzyme để bổ sung, nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)

Th.S Nguyễn Văn Nguyện

2007-2009 - Qui trình sản xuất sinh khối giàu enzyme protease từ chủng Bacillus subtilis.- Qui trình sản xuất sinh khối giàu enzyme amylase từ chủng Bacillus subtilis.- Qui trình sản xuất sinh khối giàu enzyme phytase từ chủng Aspergilus niger- Sinh khối giàu enzyme protease: 875 U/g- Sinh khối giàu enzyme amylase: 590 U/g- Sinh khối giàu enzyme phytase: 410 U/g- 34 kg sản phẩm.

1278

26

Page 27: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Tên nhiệm vụ KHCN Tên cá nhân chủ trì

Thời gianthực hiện(BĐ/KT)

Kết quả đạt được, địa chỉ áp dụng(Ghi rõ khối lượng công việc đã thực hiện

được)

Kinh phí đã cấp

(Tr.đồng)

Kinh phí

2010 (trđ)

Ghi chú

7 Nghiên cứu bệnh trắng mang, trắng gan trên cá tra và biện pháp phòng trị

TS. Lý Thị Thanh Loan

1/2009-12/2011

- Điều tra thêm một số nông hộ về hiện trạng ương nuôi cá tra giống và tình hình bệnh trắng mang, trắng gan trên cá tra tại An Giang (11 phiếu), Cần Thơ (11 phiếu): số liệu đang được nhập và xử lý.- Chọn 8 ao ương giống của 2 địa điểm tại An Giang theo dõi: các chỉ tiêu DO, COD, NH3-N, NO2-N, H2S; cá trên 1 tháng tuổi, định kỳ thu mẫu (vi khuẩn, virus , mô học, ký sinh trùng máu, TEM).- Bước đầu có thể nhận định tác nhân gây bệnh trắng mang, trắng gan không phải là các chủng vi khuẩn đề tài đã phân lập được trong thời gian qua. Có khả năng tác nhân gây bệnh chỉ giới hạn trong kích thước dưới 450 nm, có thể là vi khuẩn nội bào thuộc nhóm Risketsia hoặc vi nấm (bào tử), vi bào tử trùng.

614 623

8 Điều tra, nghiên cứu bệnh trên một số đối tượng nhuyễn thể nuôi tại vùng ven biển Việt Nam

Th.S Ngô Thị Ngọc Thủy

1/2009-12/2011

- Đã xác định được: 05 loại ký sinh trùng; 03 loại vi khuẩn và 02 loại nấm hiện diện trên các mẫu bệnh thu được trên nghêu và hầu.- Thu và phân tích mẫu 01 đợt định kỳ tại Bến Tre (35 mẫu nghêu vào tháng 01/2010), Vũng Tàu (32 mẫu hầu vào tháng 02/2010); Nam Định (30 mẫu nghêu vào tháng 03/2010); tu hài (tháng 03/2010); trai ngọc (tháng 04/2010) để nghiên cứu xác định một số yếu tố môi trường có liên quan đến dịch bệnh trên nghêu, tu hài, trai ngọc.

903 1.000

27

Page 28: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Tên nhiệm vụ KHCN Tên cá nhân chủ trì

Thời gianthực hiện(BĐ/KT)

Kết quả đạt được, địa chỉ áp dụng(Ghi rõ khối lượng công việc đã thực hiện

được)

Kinh phí đã cấp

(Tr.đồng)

Kinh phí

2010 (trđ)

Ghi chú

9 Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học động vật thủy sản ở một số vườn quốc gia và khu bảo tồn vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

Th.S Vũ Vi An 2009-2010 - Đã triển khai đợt thu mẫu mùa khô để xác định các yếu tố chất lượng nước, thực vật thủy sinh, động vật thủy sinh, và động vật đáy ở ba khu bảo tồn: Tràm Chim, Trà Sư, và U Minh Hạ. Các yếu tố này sẽ được sử dụng để đánh giá đến tính đa dạng động vật thủy sản phân bố trong các khu bảo tồn.- Thu mẫu đa dạng động vật thủy sản như cá, lươn lịch, tôm cua, ngao ốc ở ba khu bảo tồn: Tràm Chim, Trà Sư, và U Minh Hạ bằng các ngư cụ khai thác sẵn có tại địa phương và một số ngư cụ Đề tài mang theo. Ngoài ra, các đối tượng như rùa rắn và ếch nhái được phỏng vấn một số ngư dân khai thác bên trong và xung quanh các khu bảo tồn về thành phần loài, phỏng vấn kèm theo cuốn album màu các loài cá lưỡng cư và bò sát phân bố ở Việt Nam.

480 600

28

Page 29: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Tên nhiệm vụ KHCN Tên cá nhân chủ trì

Thời gianthực hiện(BĐ/KT)

Kết quả đạt được, địa chỉ áp dụng(Ghi rõ khối lượng công việc đã thực hiện

được)

Kinh phí đã cấp

(Tr.đồng)

Kinh phí

2010 (trđ)

Ghi chú

10 Đánh giá hiện trạng sản xuất giống và xây dựng các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giống cá tra ở ĐBSCL

Th.S Nguyễn Văn Sáng

03/2009-05/2010

- Tiếp tục nhập số liệu điều tra thứ cấp: phiếu hộ sản xuất cá giống và xử lý số liệu điều tra thứ cấp: sản xuất cá bột, cá giống, cán bộ địa phương, mua bán giống và nuôi thương phẩm.- Đang viết báo cáo Hiện trạng sản xuất giống và phân tích hiện trạng kỹ thuật sản xuất giống, Giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng sản xuất giống và 5 báo cáo chuyên đề.

831 339Đề tài

kéo

dài tới

30/07/

2010

đã

được

Bộ

đồng

ý11 Nghiên cứu xây dựng hệ

thống giám sát dịch bệnh trên tôm sú (Penaeus monodon) và cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long

TS. Đinh Thị Thủy

1/2010-12/2011

- Chọn được điểm nghiên cứu, hệ thống nông hộ và bước đầu thiết lập hệ thống nghiên cứu giám sát dịch bệnh thụ động trên tôm sú nuôi tại tỉnh Cà Mau; trên cá tra nuôi tại hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp.- Đã thiết lập mạng lưới công tác viên từ cấp xã, huyện, tỉnh và Viện.

500

29

Page 30: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Tên nhiệm vụ KHCN Tên cá nhân chủ trì

Thời gianthực hiện(BĐ/KT)

Kết quả đạt được, địa chỉ áp dụng(Ghi rõ khối lượng công việc đã thực hiện

được)

Kinh phí đã cấp

(Tr.đồng)

Kinh phí

2010 (trđ)

Ghi chú

12 Chọn giống tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii theo tính trạng sinh trưởng bằng phương pháp chọn lọc gia đình

Th.S Đinh Hùng

1/2010-12/2012

- Sinh sản hàng loạt gia đình cho chọn giống và đối chứng:+ Nuôi vỗ tôm bố mẹ, ghép cặp thành công các gia đình full-sib, half-sib: 165 gia đình.+ Sinh sản các gia đình full-sib, half-sib: 155 gia đình.- Ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh theo gia đình : + Ương nuôi đến giai đọan Post : 500 PL/gia đình.+ Nuôi PL 2 tuần trong bể composite : tỷ lệ sống đạt 90%.

200

13 Đánh giá sức tải môi trường sông Tiền và sông Hậu phục vụ quy hoạch nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) bền vững trên sông Tiền, sông Hậu

TS. Trần Quốc Bảo

1/2010-12/2012

- Đề tài hiện đang hoàn thành thủ tục phê duyệt Thuyết minh và hợp đồng.

200

…II Dự án sản xuất thử nghiệm1 DASXTN (dự án trọng điểm

cấp Bộ) KC.CB.01.29: Thử nghiêm mô hình nuôi cá tra thương phẩm phục vụ xuất khẩu và hạn chế ô nhiễm môi trường

TS. Phạm Văn Khánh

2006-2007 - Tổng sản lượng thu hoạch được 1.273,8 tấn cá thịt, tỷ lệ thịt trắng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu 80-90%.

1593

30

Page 31: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Tên nhiệm vụ KHCN Tên cá nhân chủ trì

Thời gianthực hiện(BĐ/KT)

Kết quả đạt được, địa chỉ áp dụng(Ghi rõ khối lượng công việc đã thực hiện

được)

Kinh phí đã cấp

(Tr.đồng)

Kinh phí

2010 (trđ)

Ghi chú

2 DASXTN (dự án độc lập cấp Bộ): Ứng dụng công nghệ sản xuất tôm càng xanh toàn đực phục vụ nuôi xuất khẩu

Th.S Nguyễn Nhứt

2006-2007 - Quy trình ương tôm PL30 phục vụ vi phẫu, tỷ lệ sống từ 55 -93%, kích cở đạt vi phẫu 60-75%. Quy trình sản xuất tôm càng xanh cái giả (chuyển đổi giới tính bằng kỹ thuật vi phẫu) tỷ lệ chuyển đổi giới tính giao động từ 49 – 71% trung bình 53%. Sản xuất PL tòan đực tỷ lệ sống trung bình 10,4 -40%. - Đã sản xuất tôm cái giả được 22.127con vượt chỉ tiêu so với hợp đồng, tổng số lượng tôm PL 15 tòan đực đã sản xuất được 3.203.800 con đạt 64,1% so với hợp đồng.

456

3 Dự án SXTN: Hoàn thiện công nghệ chiết xuất hợp chất từ cây Diệp hạ châu (Phyllanthus amarus L.) và cây Ổi (Psidium guajava L.) trong phòng và trị bệnh tôm sú (Penaeus monodon).

TS. Lý Thị Thanh Loan

3/2008-3/2010

- Sản lượng sản xuất đạt trên 10.000 kg Diệp Hạ Châu và 500 kg lá ổi.- Sản lượng tiêu thụ tính đến tháng 05/2010 trên 500 kg Diệp Hạ Châu và 100 kg lá lổi.- Dự án đã đủ tiền nộp thu hồi đợt 1 (40% trên tổng số tiền thu hồi.

1285

III Đề tài cơ sở/Thường xuyên, nhiệm vụ đặc thù

31

Page 32: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Tên nhiệm vụ KHCN Tên cá nhân chủ trì

Thời gianthực hiện(BĐ/KT)

Kết quả đạt được, địa chỉ áp dụng(Ghi rõ khối lượng công việc đã thực hiện

được)

Kinh phí đã cấp

(Tr.đồng)

Kinh phí

2010 (trđ)

Ghi chú

1 Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất bột canxi thực phẩm từ phụ phẩm xương cá tra

Th.S Nguyễn Thị Lan Chi

1/2008-12/2008

- Nguyên liệu được chọn cho quá trình tách chiết canxi là xương sống cá với hàm lượng tro (20,11% ± 0,24) và canxi (4,49% ± 0,09).- Điều kiện tối ưu để tách chiết canxi bằng phương pháp NaOH là nhiệt độ 80oC, nồng độ NaOH 2%, tỷ lệ NaOH/nguyên liệu 1:1 trong thời gian 90 phút.- Điều kiện tối ưu để tách chiết canxi bằng phương pháp enzyme là nhiệt độ 55oC, tỷ lệ enzyme/cơ chất 5:10 trong thời gian 48 giờ.

150

2 Bước đầu đánh giá một số các thông số di truyền làm cơ sở cho việc chọn giống cá tra theo tính trạng kháng bệnh gan-thận mủ.

Th.S Phạm Đình Khôi

1/2008-12/2008

- Hệ số di truyền đạt cao khi ước tính bằng mô hình toán Threshold Binary (0,375) và đạt thấp khi ước tính bằng mô hình toán Linear Repeatability (0,009). Tuy nhiên, sai số của các giá trị này là rất lớn làm cho chúng không có sự khác biệt có ý nghĩa. Giá trị hệ số di truyền ước tính gần đúng sẽ có khả năng là không cao.- Giá trị chọn giống biến thiên rất lớn giữa các gia đình trong cả 2 mô hình toán, điều này tạo điều kiện thuận lợi trong việc chọn lọc giữa các gia đình.

150

32

Page 33: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Tên nhiệm vụ KHCN Tên cá nhân chủ trì

Thời gianthực hiện(BĐ/KT)

Kết quả đạt được, địa chỉ áp dụng(Ghi rõ khối lượng công việc đã thực hiện

được)

Kinh phí đã cấp

(Tr.đồng)

Kinh phí

2010 (trđ)

Ghi chú

3 Hình thành nguồn vật liệu ban đầu cho chọn giống cá rô phi đỏ Oreochromis spp.

Th.S Trịnh Quốc Trọng

1/2008-12/2008

- Tiếp nhận 100 gia đình cá rô phi đỏ có nguồn gốc từ Ecuador để hình thành nguồn vật liệu ban đầu cho chọn giống, sau thời gian cách ly tỷ lệ sống đạt 77%. - Nuôi tăng trưởng (tỷ lệ sống đạt 60,76% trọng lượng cá dao động từ 15-125 g/con), số lượng cá trung bình của 1 gia đình là 132 con.- Chọn lựa được 502 cá cái và 250 cá đực có màu sắc đỏ đẹp và trọng lượng thân lớn nhất trong 90 gia đình để làm cá bố mẹ cho thế hệ sau.- Sản xuất được 102 gia đình F1 đầu tiên của chương trình chọn giống cá rô phi đỏ tạ Việt Nam. Tỷ lệ nở trung bình đạt 73,24%, tỷ lệ sống cá bột đến giai đoạn 10 ngày tuổi trung bình đạt 86,09%.

180

4 Hình thành và đánh giá vật liệu ban đầu cho chương trình chọn giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) tại ĐBSCL.

Th.S Đinh Hùng

1/2008-12/2008

- Kết quả ghép cặp, sinh sản và ương nuôi hàng loạt gia đình trong một khoảng thời gian giới hạn đạt tỷ lệ thành công tương đối cao 74%. - Kết quả đánh dấu ấu trùng tôm cành xanh bằng phẩm màu Fluorescent cho kết quả rất khả quan, tỷ lệ tồn lưu dấu trên 80% và không có sự sai khác về hiệu quả đánh dấu ở vị trí khác nhau (đốt 1 và đốt 6). Trọng lượng tôm thích hợp cho đánh dấu là 2 g, khi đó tỷ lệ còn dấu đạt trên 90% và chất lượng dấu cũng tốt hơn tôm đánh dấu ở trọng lượng 1 g.- Kết quả nuôi tôm trong giai 50 m2 và 100 m2 đều cho tỷ lệ sống khá cao (78% - 93%), giai 50 m2 cho kết quả nuôi tốt hơn (tỷ lệ sống cao hơn) giai 100 m2

tuy nhiên sai khác này cũng không lớn và không đạt ý nghĩa thống kê.- Kết quả nghiên cứu đã hình thành được nguồn vật liệu ban đầu gồm 580 tôm bố mẹ cho chọn giống.

100

33

Page 34: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Tên nhiệm vụ KHCN Tên cá nhân chủ trì

Thời gianthực hiện(BĐ/KT)

Kết quả đạt được, địa chỉ áp dụng(Ghi rõ khối lượng công việc đã thực hiện

được)

Kinh phí đã cấp

(Tr.đồng)

Kinh phí

2010 (trđ)

Ghi chú

5 Thử nghiệm nuôi cá măng (Chanos chanos) trong ao nuôi tôm ở ĐBSCL

KS. Nguyễn Thị Kim Vân

1/2008-12/2008

- Kết quả nghiên cứu cho thấy nuôi ghép cá măng với tôm sú có khả năng cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi tôm tốt hơn. Tỷ lệ sống của tôm và cá măng trong các nghiệm thức đều đạt khá cao:+ Tỷ lệ sống và năng suất tôm: tỷ lệ sống trung bình của tôm sú ở nghiệm thức đối chứng trung bình là 91,07%, nuôi ghép trung bình là 90,06%; năng suất tôm nuôi của nghiệm thức đối chứng trung bình là 6.387 kg/ha, còn nghiệm thức nuôi ghép trung bình là 6.927 kg/ha.+ Tỷ lệ sống và năng suất của cá măng: tỷ lệ sống của cá măng dao động từ 78,3-80,6%, năng suất cá ở nghiệm thức có tôm không bị bệnh bình quân là 907,6 kg/ha.

150

6 Chọn giống cá rô phi đỏ theo tính trạng tăng trưởng.

ThS. Trịnh Quốc Trọng

1/2009-12/2009

- Đã hoàn thành tư liệu hóa các kiểu hình màu sắc của cá rô phi đỏ nhập nội từ Ecuador, đã chọn lựa cá bố mẹ có màu sắc được thị trường ưa chuộng, nuôi vỗ và ghép cặp sinh sản. Nhiệm vụ đã sản xuất 145 gia đình cá rô phi đỏ F1 (theo đề cương là 100 gia đình) đầu tiên trong đó có 102 gia đình half-sib. Các gia đình đã được đánh dấu và đang nuôi tăng trưởng làm nguồn vật liệu cho chương trình chọn giống vào năm 2010.

150

34

Page 35: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Tên nhiệm vụ KHCN Tên cá nhân chủ trì

Thời gianthực hiện(BĐ/KT)

Kết quả đạt được, địa chỉ áp dụng(Ghi rõ khối lượng công việc đã thực hiện

được)

Kinh phí đã cấp

(Tr.đồng)

Kinh phí

2010 (trđ)

Ghi chú

7 Điều tra mô hình nuôi cá đồng khu vực ở rừng U Minh

Th.S Thiều Lư 1/2008-12/2008

- Mô hình nuôi cá lóc:+ Nuôi cá lóc trong mùng lưới: sau 5,5 tháng nuôi thu được cá có kích cỡ 600g/con, đạt năng suất 26,5 kg/m2 lồng nuôi, tỷ lệ sống đạt 26,5%, hệ số thức ăn FCR là 4,5, lãi ròng bình quân là 305.375 đ/m2.+ Nuối cá lóc trong ao đất: có tỷ lệ sống 72,8% cao hơn trong mùng lưới. Năng suất bình quân 5 kg/m2 ao nuôi, hệ số thức ăn là 4,0, lãi rồng trung bình là 47.750 đ/m2 ao nuôi.- Mô hình nuôi đơn cá rô đồng:+ Ao nuôi ở huyện Trần Văn Thời sau 4 tháng nuôi cá đạt cỡ 12 con/kg, năng suất đạt 2,1 kg/m2 ao nuôi và tỷ lệ sống 56,28%.+ Ao nuôi ở huyện U Minh có tỷ lệ sống sau 6 tháng nuôi là 56,25%, cá đạt trung bình 12 con/kg, năng suất bình quân chỉ đạt 1,67 kg/m2 ao nuôi.- Mô hình nuôi cá sặc rằn:+ Trong ao đất ở huyện U Minh đạt năng suất 0,64 kg/m2 ao nuôi, tỷ lệ sống 52% sau 6 tháng nuôi, cỡ thu hoạch 14 con/kg, lãi ròng bình quân là 8.333 đ/m2. Tỷ suất B/C là 0,59.+ Trong ao đất ở huyện Trần Văn Thời đạt năng suất 1,16 kg/m2 ao nuôi, tỷ lệ sống là 69,4% sau 6 tháng nuôi, cỡ thu hoạch 12 con/kg, lãi ròng bình quân là 19.540 đ/m2. Tỷ suất B/C là 0,71.- Mô hình nuôi ghép cá rô đồng và cá sặc rằn: sau 6 tháng nuôi cá rô đồng đạt cỡ thương phẩm là 14 con/kg với tỷ lệ sống là 50,4%. Cá sặc rằn sau 6 tháng nuôi đạt cỡ thương phẩm 10 con/kg với tỷ lệ sống là 70%. Năng suất bình quân của mô hình này đạt 1,94 kg/m2 ao nuôi.. Lãi ròng bình quân là

120

35

Page 36: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Tên nhiệm vụ KHCN Tên cá nhân chủ trì

Thời gianthực hiện(BĐ/KT)

Kết quả đạt được, địa chỉ áp dụng(Ghi rõ khối lượng công việc đã thực hiện

được)

Kinh phí đã cấp

(Tr.đồng)

Kinh phí

2010 (trđ)

Ghi chú

8 Chọn giống tôm càng xanh theo tính trạng tăng trưởng.

ThS. Đinh Hùng

1/2009-12/2009

- Nuôi vỗ, ghép cặp thành công tới giai đoạn ấp nở ấu trùng đạt tỷ lệ 77,9% (120 gia đình/154 gia đình), tỷ lệ ương nuôi thành công theo gia đình là 86,7% (104 gia đình/120 gia đình). Tỷ lệ sống đến giai đọan Post đạt 9,3 7,5%, ương nuôi ấu trùng của 100 gia đình với tỷ lệ thành công của các gia đình đạt 88,3%. Đã đánh dấu xong 104 gia đình tỷ lệ còn dấu đạt 98%, tỷ lệ nhận biết dấu 100%. Nuôi cộng đồng tôm sau đánh dấu trong ao đất tỷ lệ sống đạt 63%, trọng lượng thu hoạch sau 105 ngày nuôi đạt trung bình 37,3 ± 30g.

150

9 Điều tra, phát hiện bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng do virus IMNV gây ra ở Việt Nam.

Th.S Ngô Xuân Tuyến

1/2009-12/2009

- Xây dựng được qui trình RT-Nested PCR cho xét nghiệm virus IMNV gây bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng với độ nhậy 10 bảng mẫu/µl, tương đương độ nhậy của kít IMNV IQ2000. Về hiệu quả kinh tế, giá thành mỗi phản ứng của qui trình đề xuất thấp hơn 2,5 lần so với sử dụng kít IMNV IQ2000.

100

10 Nghiên cứu mô hình giả lập để cảnh báo môi trường và dịch bệnh cho tôm sú và cá tra nuôi thâm canh ở ĐBSCL.

Th.S Trương Thanh Tuấn

1/2009-12/2009

- Cơ sở dữ liệu, mô hình tính toán đánh giá chất lượng môi trường và tình hình dịch bệnh. Chương trình phần mềm này có thể ứng dụng cho “Nhiệm vụ Quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản các tỉnh ĐBSCL” để đưa kết quả đánh giá cho địa phương thuận tiện và nhanh chóng.

100

36

Page 37: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Tên nhiệm vụ KHCN Tên cá nhân chủ trì

Thời gianthực hiện(BĐ/KT)

Kết quả đạt được, địa chỉ áp dụng(Ghi rõ khối lượng công việc đã thực hiện

được)

Kinh phí đã cấp

(Tr.đồng)

Kinh phí

2010 (trđ)

Ghi chú

11 Nghiên cứu nuôi luân trùng nước ngọt, Brachionus calyciflorus, dùng làm thức ăn cho ấu trùng cá tra và các loài cá cảnh.

Th.S Võ Minh Sơn

1/2009-12/2009

- Qui trình nhân sinh khối ngoài trời đạt mật độ 100 Cá thể/ml.- Sinh khối luân trùng B. calyciflorus được 30 triệu luân trùng (100 Cá thể/ml)

100

12 Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá bống kèo

TS. Đặng Tố Vân Cấm

1/2010-12/2010

- Đã tiến hành thu thập, thuần dưỡng và tuyển chọn được 300 con cá khỏe, ngoại hình đẹp đưa vào bể tuần hoàn.- Bố trí cá kèo trong 6 bể tuần hoàn cát (3m3/bể) để nuôi vỗ, mật độ ban đầu 50con/bể. Sau 2 tháng nuôi vỗ, tỷ lệ sống trong các bể dao động 70–80%, cá khỏe, phát triển bình thường.

300

13 Hoàn thiện quy trình sản xuất giống sò huyết trong điều kiện sinh thái Bán đảo Cà Mau.

Th.S Nguyễn Đức Minh

1/2010-12/2010

- Đã phân lập và ương nuôi tảo (Nannochloropsis sp., Chaetoceros sp., Isochripsis sp. và platymonos sp.) trong phòng thí nghiệm đạt mật độ 108 là nguồn giống cung cấp làm thức ăn tự nhiên cho ấu trùng sò huyết.- Đangs sửa chữa và lắp đặt lại trang thiết bị hệ thống điện, ánh sáng, sục khí và cấp nước ở khu vực nhà sản xuất giống sò và khu nuôi dưỡng sò bố mẹ chuẩn bị đẻ tại trại Bạc Liệu.- Đã liên hệ mua 20kg sò bố mẹ tại Kiên Giang.

200

IV Đề tài hợp tác với địa phương1

IV Các đề tài khác1

37

Page 38: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

Biểu số 3 Đơn vị: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

DANH MỤC TIẾN BỘ KỸ THUẬT CHUYỂN GIAO VÀO SẢN XUẤT 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2006-2010

TT Tên kỹ thuật tiến bộ

Xuất xứ kết quả(tên đề tài/dự án, cá nhân chủ trì) Địa chỉ áp dụng Quy mô và chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu Thời gian

công nhận

1Quy trình công nghệ sản xuất giống cá chẽm.

- Đề tài: Chuyển giao công nghệ sản xuất giống cá chẽm (Lates calcarifer) cho tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu.- Viện NCNTTS II

Cà Mau, Bạc Liêu, Vũng Tàu, Thái Bình, Tây Ninh, Hải Phòng, Nha Trang…

- Thuần dưỡng đàn cá bố mẹ trọng lượng >4kg (cá 4 tuổi).- Nuôi vỗ thành thục (tỷ lệ thành thục 60%; tỷ lệ thụ tinh 50-60%).- Sinh sản nhân tạo (tỷ lệ nở 50-60%).- Nuôi sinh khối tảo và luân trùng.- Ương cá bột (25-30%) -> hương (50-60%) -> giống (tỷ lệ sống 50-60%).

2005

2

Quy trình công nghệ sản xuất giống tôm càng xanh.

- Đề tài: Chuyển giao công nghê sản xuất giống tôm càng xanh tại tỉnh An Giang.- Chuyển giao công nghệ sản xuất giống tôm càng xanh theo quy trình nước trong hở tại hai tỉnh Bến Tre và Long An.- Đề tài độc lập cấp Bộ: Cải tiến công nghệ sản xuất hạ giá thành con giống tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii ở ĐBSCL.- Viện NCNTTS II

An Giang, Bến Tre, Long An, Đồng Tháp…

- Quy trình nước trong – hở.- Mật độ ương ấu trùng: 80-100 cá thể/lít.- Năng suất giống PL15: 20-30 cá thể/lít. 2005

3Quy trình công nghệ sản xuất giống cá lóc.

- Dự án chuyển giao công nghệ Sản xuất nhân tạo giống cá lóc (Channa micropeltes) cho TTKN Thanh Hóa, TTKN Bắc Ninh, TTKN Hà Nam, TTKN Hải Dương, TT giống TS Hà Tây và Trường TTTS 4.- DA Chuyển giao công nghệ: Chuyển giao công nghệ sản xuất giống cá lóc bông Channa micropeltes C & V, 1831 cho - Viện NCNTTS II

Thanh Hóa, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hà Tây, 13 tỉnh trong cả nước.

- Trọng lương cá bố mẹ: 2-3 kg/con.- Mật độ nuôi vỗ: 2-3 kg/m2, tỷ lệ đực/cái: 1/1.- Ương từ bột lên giống sau 2,5-3 tháng trọng lượng 15-17 g/con (8-12 cm).

2005

38

Page 39: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

4Quy trình công nghệ sản xuất giống cá cóc.

- DA SUFA : Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Cóc Cyclocheilichthys enoplos Bleeker, 1850) ở ĐBSCL.- Viện NCNTTS II

Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang.

- Nuôi vỗ, tỷ lệ thành thục: 40%.- Ương từ bột lên hương (tỷ lệ sống: 87,41-92,5%).- Ương từ hương lên giống (tỷ lệ sống: 80%).

2005

5Quy trình sản xuất tôm càng xanh toàn đực.

- Dự án HT với Israel: Tiếp nhận công nghệ: Sản xuất tôm càng xanh toàn đực.DA SXTN độc lập cấp Bộ “Ứng dụng công nghệ sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực phục vụ nuôi xuất khẫu”- Viện NCNTTS II

Trại sản xuất tôm càng xanh giống Nguyễn Hữu Tấn, Lắp Vò, Đồng Tháp, Vũng Tàu, Tiền Giang, An Giang, TP. Hồ Chí Minh.

- Số lượng giống sản xuất được 4.521.813 con-Tỷ lệ sống của ấu trùng đến giai đoạn PL : 40%- Tỷ lệ giới tính của tôm giống : 100%.- Tỷ lệ tôm cái giả nuôi thành thục >75%.- Tỷ lệ tôm cái giả tham gia sinh sản : > 75%- Tỷ lệ chuyển đỗi giới tính Tb:53% trong sản xuất cái giả

2007

6

Sản xuất giống và nuôi thương phẩm tôm bản địa P. merguiensis

Đề tài độc lập cấp Bộ: Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm tôm bản địa P. merguiensis.- Viện NCNTTS II

Các vùng nuôi tôm trong cả nước

- Sản xuất giống: ở quy mô thí nghiệm, tỷ lệ sống từ ấu trùng đến PL12 đạt 52, 2%; ở quy mô sản xuất, tỷ lệ sống từ ấu trùng đến PL12 đạt 42,8%;- Nuôi thương phẩm: quản canh cải tiến (NS đạt 0,62 tấn/ha/vụ; tỷ lệ sống đạt 41,3% sau 96 ngày nuôi, trọng lượng: 15g/con); nuôi bán thâm canh (NS đạt 0,54-1,9 tấn/ha/vụ; tỷ lệ sống đạt 60-79% sau 54-85 ngày nuôi, trọng lượng: 4,5-12,8g/con); nuôi thâm canh (NS đạt 2,8-3,6 tấn/ha/vụ; tỷ lệ sống đạt 77,7-78,4% sau 72-98 ngày nuôi, trọng lượng: 9-12,8g/con).

2006

7 Cá tra chọn giống

- Đề tài trọng điểm cấp Bộ (KC.CB.01.23) “Chọn giống cá tra nhằm tăng tỷ lệ philê bằng phương pháp chọn lọc gia đình”- Viện NCNTTS II

- Trung tâm giống các tỉnh An Giang và Đồng Tháp

- Kết hợp với sản xuất từ nguồn vốn huy động của cán bộ công nhân viên. Kết quả sản xuất của năm 2007 & 2008 và phát tán năm 2008- Cá hậu bị đã qua chọn lọc tính trạng tăng trưởng và tỷ lệ philê- Số lượng: 2800 con; trọng lượng 1,5 kg/con.

Đã được cấp nhãn hiệu hàng

hóa, PANGI - mã số VN4-

0099937, của Cục Sở hữu Trí tuệ,

39

Page 40: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

Bộ KHCNBiểu số 4 Đơn vị: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

KẾT QUẢ XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2006-2010

TT Tên tiêu chuẩn Cá nhân chủ trì Thời gian Kinh phí(tr. đồng)

Quyết định ban hànhBắt đầu Kết thúc

1 TCN: Nguyên liệu cho cá tra và basa KS. Bạch Thị Quỳnh Mai 1/2006 12/2006 55

2QCVN: Cơ sở nuôi thuỷ sản – Điều kiện chung bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, thú y thuỷ sản và bảo vệ môi trường.

TS. Lý Thị Thanh Loan3/2008 3/2009 160

3 QCVN: Vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh võ – Điều kiện đảm bảo VSATP.

Th.S Trương Thanh Tuấn 4/2008 3/2009 50

Tổng cộng 265

Biểu số 5 Đơn vị: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

THỐNG KÊ TỔ CHỨC VÀ CÁN BỘ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2006-2010

TT Tên đơn vị trực thuộc(Trung tâm, phòng, bộ môn...) Tổng số

Biên chế Cơ cấu cán bộTrong đó hưởng lương sự nghiệp khoa học

GS/PGS TSKH/TS ThS. Đại học Quản lý Nghiên cứu1 Ban Lãnh đạo 4 1 3 42 Văn phòng Viện 2 1 1 23 Phòng Kế hoạch Tài chính 6 6 24 Phòng Quản lý Khoa học 6 2 2 2 25 Phòng Nguồn lợi và Khai thác Thủy sản Nội địa 9 1 5 3 3 96 Phòng Sinh học Thực nghiệm 9 1 6 2 2 9

7 Trung tâm Quan trắc Cảnh báo Môi trường và Phòng ngừa Dịch bệnh Thủy sản khu vực Nam Bộ 20 4 8 8 3 20

8 Trung tâm Công nghệ Sau thu hoạch 14 1 5 8 3 13

40

Page 41: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Tên đơn vị trực thuộc(Trung tâm, phòng, bộ môn...) Tổng số

Biên chế Cơ cấu cán bộTrong đó hưởng lương sự nghiệp khoa học

GS/PGS TSKH/TS ThS. Đại học Quản lý Nghiên cứu

9 Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản Nước ngọt Nam Bộ 12 1 6 5 3 11

10 Trung tâm Quốc gia Giống Hải sản Nam Bộ 12 1 5 6 3 1111 Phân viện Nghiên cứu Thủy sản Minh Hải 18 2 5 11 3 18

TỔNG SÓ 112 15 45 52 30 91 Biểu số 6 Đơn vị: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TĂNG CƯỜNG TRANG THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU THUỘC VỐN SNKHCN 2006-2010

TT Tên phòng thí nghiệm/đơn vị Địa điểm đầu tưTên thiết bị

(Chỉ ghi loại A)Kinh phí (tr. đồng)

Đánh giá hiệu quả khai thác

1 Tăng cường trang thiết bị năm 2006

Trung tâm Công nghệ sau thu hoạch Bộ phá mẫu và chưng cất đạm (256,0 tr đồng)

430,294 Đạt

2 Tăng cường trang thiết bị năm 2007

Phòng Thí nghiệm Sinh học thực nghiệm

- Hệ thống lên men vi sinh tự động (428,0 tr đồng)- Máy đông khô (428,0 tr đồng)

893,378 Đạt

3 Tăng cường trang thiết bị năm 2008

PTN Sinh học thực nghiệm, TT QG giống HS Vũng Tàu, TT Quan Trắc

Máy Luân nhiệt (201,2 tr đồng) 746,064 Đạt

4 Tăng cường trang thiết bị năm 2009

Phân viện NC TS Minh Hải, Phòng Nguồn lợi và Khai thác TS Nội địa, TT Quan Trắc

- Máy đo đa chỉ tiêu (158,6 tr đồng)- Kính hiển vi soi nổi kèm máy tính, máy ảnh và phần mềm (300,0 tr đồng)

898,887 Đạt

5 Tăng cường trang thiết bị năm 2010

Phòng Nguồn lợi và Khai thác TS Nội địa, TT Quan Trắc

Không có thiết bị loại A 1.700,000 Đang thực hiện

Cộng 4.668,423

41

Page 42: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

Biểu số 7 Đơn vị: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH XÂY DỰNG NHỎ, SỬA CHỮA LỚN 2006-2010

TT Tên dự án Điạ điểm xây dựng Số quyết định phê duyệt

Thời gian Kinh phí (tr.đồng)Đánh giá hiệu quảBắt

đầuKết thúc

Tổng được duyệt

Kinh phí cấp đến

năm 2010

10. Sửa chửa nhà làm việc ba tầng của Viện NCNTTS II

116 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1, Tp. HCM

Số 413/QĐ-BTS ngày 16/5/2006 2006 2006 497

11. Bờ kè Trại thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Thủ Đức

658 Kha Vạn Cân, Quận Thủ Đức, Tp. HCM

Số 962/QĐ-BTS ngày16/11/2006 2007 2007 681

12. Sửa chữa thiệt hại do bão số 9 năm 2006 gây ra tại Trung tâm quốc gia giống HS Nam Bộ

167 Thùy Vân, Phường 2, Tp. Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Số 3390/QĐ-BNN-XD ngày31/10/2007 2007 2007

420

13. Lợp mái chống thấm dột nhà làm việc Phân viện NC TS Minh Hải

21-24 Phan Ngọc Hiển, Tp. Cà Mau

Số 3566/QĐ-BNN-KHCN ngày31/10/2007 2008 2008 110

14. Sửa chữa đường bê tông, sửa chữa 2 hệ thống mương cấp thoát nước và thay mái tôn Trại tôm giống, sửa chữa hàng rào của Trại thực nghiệm thủy sản Bạc Liêu

18/7 Cao Văn Lầu, phường Nhà Mát, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu

Số 3567/QĐ-BNN-KHCN ngày31/10/2007

2008 2008

465

15. Sửa chữa sân, tường rào, nhà kho văn phòng Viện NCNTTS II

116 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1, Tp. HCM

Số 3568/QĐ-BNN-KHCN ngày31/10/2007 2008 2008 286

16. Sửa chữa Tuyến ống hút nước biển tại Trung tâm quốc gia giống hải sản Nam Bộ thuộc Viện Nghiên Cứu NTTS II

167 Thùy Vân, Phường 2, Tp. Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Số 2441/QĐ-BNN-KHCN ngày27/10/2008

2009 2009 450

17.Trạm thực nghiệm thủy sản Bạc Liêu 18/7 Cao Văn Lầu, P Nhà

Mát, TX Bạc Liêu77/QĐ-VTS II

Ngày 18/6/20092010 2010 250

18. Phòng thí nghiệm Wetlab tại xưởng thực nghiệm Gò Vấp

139/1152 Lê Đức Thọ, P 13, Gò Vấp, TP HCM

78/QĐ-VTS IINgày 18/6/2009

2010 2010 200

Tổng cộng 2.909 450

42

Page 43: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

Biểu số 8 Đơn vị: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN KH & CN 2006-2010

TT Nội dung công việc Đơn vị Số lượngThực hiện

Ghi chúSố lượng Kinh phí (tr. đồng)

1 Xuất bản

- Sách Bản 2000 160 Bộ sưu tập Ngư cụ nội địa vùng ĐBSCL

- Tạp chí Cuối 1500 135 Tuyển tập Nghề cá sông Cửu Long

- Atlas Bản - -- CD/ROM, băng hình... Đĩa/băng - -- Tờ tin (tờ gấp) Bản 1000 50 Brochure giới thiệu Viện- Các loại tài liệu khác Bản 8500 195 Bản tin hàng quý

2 Tin điện tử:- Website về KHCN- Thư viện điện tử về KHCN

42-

3 Chương trình truyền hình:-........-.......

4 Triển lãm/Hội chợ KHCN Lần 45 Hội nghị, Hội thảo KHCN: Lần 156 HTQT:

- Đoàn vào- Đoàn ra

Lần 63178

7 Chính phủ điện tử (Mạng LAN) 170Tổng cộng 752

43

Page 44: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

Biểu 9Đơn vị: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

DANH MỤC NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CẤP NHÀ NƯỚC NĂM 2011

TT Mã số, tên chương trình, đề tài, dự án

Cơ quan chủ trì,

phối hợpMục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt

đượcKinh phí(tr. đồng)

Thời gian Ghi chú

Bắt đầu

Kết thúc

I CT KHCN cấp Nhà nước

I.1 Các chương trình chuyển tiếp

1 Đề tài thuộc chương trình CNSH “Đánh giá hiệu quả chọn giống cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) về tăng trưởng, tỷ lệ philê và thăm dò khả năng chọn giống kháng bệnh gan-thận mủ”.

Th.S Nguyễn Văn Sáng – Viện II

+ Mục tiêu: - Tăng năng xuất, hiệu quả và tính bền vững của nghề nuôi cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus)+ Nội dung: - Tính toán hiệu quả chọn lọc và hệ số di truyền thực tế cho tính trạng tăng trưởng và tỷ lệ phi lê.- Chọn lọc thiết lập quần đàn chọn giống tăng trưởng và tỷ lệ phi lê cho chương trình chọn giống tiếp theo, cho chương trình phát tán và xây dựng mô hình phát tán qui mô lớn.- Tính toán hệ số biến, ước tính hệ số di truyền tính trạng kháng bệnh gan thận mũ và ước tính tương quan di truyền giữa tính trạng này với tính trạng tăng trưởng và tỷ lệ phi lê.- Phát triển các microsatellite marker mới đặt hiệu, đánh giá biến

- Hệ số di truyền thực tế về sinh trưởng và tỷ lệ philê thế hệ chọn giống thứ 3.- 10.000 cá hậu bị của đàn cá chọn giống về tăng trưởng và tỷ lệ philê thế hệ 3 được phát tán.- Các chỉ số về biến dị, hệ số di truyền và tương quan của tính trạng kháng bệnh (tối thiều 10 loci).- Chương trình chọn giống kháng bệnh được đề xuất.- Đàn cá gồm > 100 gia đình làm vật liệu ban đầu cho chọn giống kháng bệnh.

1.200/3.000

1/2010 12/2012 KP năm 2011 trên tổng KP

44

Page 45: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Mã số, tên chương trình, đề tài, dự án

Cơ quan chủ trì,

phối hợpMục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt

đượcKinh phí(tr. đồng)

Thời gian Ghi chú

Bắt đầu

Kết thúc

dị di truyền quần đàn đã qua chọn lọc và tự nhiên và bước đầu dò tìm chỉ thị liên kết với tính trạng kháng bệnh gan thận mủ trên các marker hiện có và phát triển mới.

2 Đề tài thuộc chương trình CNSH “Nâng cao hiểu quả sử dụng vaccine bất hoạt thông qua sốc nhiệt protein trong vaccine”.

TS. Lê Hồng Phước – Viện II

+ Mục tiêu: - Nâng cao hiệu quả sử dụng vaccine bất hoạt phong bệnh gan – thận mủ trên cá tra.+ Nội dung: - Bước đầu đánh giá hiệu quả phòng bệnh của vacxin bất hoạt được điều chế từ vi khuẩn sốc nhiệt.- Đánh giá các điều kiện sốc nhiệt vi khuẩn trong mối tương quan với lượng protein sốc nhiệt.- Phát triển và tối ưu hóa quy trình sản xuất vắc xin bất hoạt đối với vi khuẩn sốt nhiệt và không sốt nhiệt, thử nghiệm hiệu quả sử dụng vắc xin.- Đánh giá đáp ứng miễn dịch trên cá với các liều kháng nguyên khác nhau của vi khuẩn sốc nhiệt.- So sánh hiệu quả sử dụng của vắc xin bất hoạt được điều chế từ vi khuẩn sốc nhiệt, bị làm vỡ tế bào so với vi khuẩn sốc nhiệt nhưng không bị làm vỡ tế bào.- Xác định hiệu quả của vắc xin

- Quy trình sản xuất vaccine bất hoạt thông qua sốc nhiệt protein trong vaccine - 50.000 liều vaccine- Quy trình kiểm nghiệm - Quy trình bảo quản và sử dụng

550/1.660 1/2010 12/2012 KP năm 2011 trên tổng KP

45

Page 46: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Mã số, tên chương trình, đề tài, dự án

Cơ quan chủ trì,

phối hợpMục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt

đượcKinh phí(tr. đồng)

Thời gian Ghi chú

Bắt đầu

Kết thúc

được bảo quản ở các khoảng thời gian khác nhau.

3 Đề tài thuộc chương trình CNSH “Nghiên cứu xây dựng quy trình chẩn đoán và chế tạo bộ kit phát hiện vi rút IMNV gây bệnh trên tôm Thẻ chân trắng (Liptopenaeus vannamei) và vi rút LSNV gây bệnh trên tôm Sú (Penaeus monodon)”.

Th.S Nguyễn Viết Dũng – Viện II

+ Mục tiêu: - Có được quy trình và các bộ KIT chẩn đoán hai loại vi rút nêu trên bằng kỹ thuật LAMP và RT- PCR.+ Nội dung: - Khảo sát và đánh giá sự hiện diện IMNV và LSNV.- Phát triển phương pháp RT-PCR và LAMP chẩn đoán IMNV trên tôm thẻ chân trắng.- Phát triển RT-PCR, LAMP chẩn đoán LSNV trên tôm sú P. Monodon.- Thiết kế và đóng gói bộ hóa chất phát hiện IMNV, LSNV.

- Quy trình chẩn đoán vi rút IMNV, LSNV bằng kỹ thuật LAMP và RT-PCR- Các bộ KIT phát hiện IMNV, LSNV bằng kỹ thuật LAMP và RT-PCR (10 bộ x 50 phản ứng/kỹ thuật/vi rút) có khả năng thương mại.- Kết quả thử nghiệm mỗi bộ kít trên 50 mẫu.

670/1.120 1/2010 12/2011 KP năm 2011 trên tổng KP

4 Đề tài thuộc chương trình CNSH “Tạo chế phẩm vi sinh vật có tính đối kháng với vi khuẩn Ewardsiella ictaluri nhằm phòng bệnh bệnh gan – thận mủ ở cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) nuôi”.

Th.S Võ Minh Sơn – Viện II

+ Mục tiêu: - Tạo ra chế phẩm vi sinh phòng bệnh gan thận mủ cho cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) nuôi nhằm giảm thiểu tổn thất cho người nuôi+ Nội dung: - Thu thập và bổ sung mới dòng vi khuẩn Edwardsiella ictaluri từ cá tra có biểu hiện bệnh gan thận mủ ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.- Phân lập, tuyển chọn các chủng vi khuẩn có đặc tính đối kháng vi

- 3-5 dòng vi khuẩn có tính đối kháng với vi khuẩn Ewardsiella ictaluri.- Quy trình công nghệ tạo chế phẩm từ các dòng vi khuẩn nêu trên.- Thông số kỹ thuật ( quy mô, hiệu lực, an toàn cho môi trường, quy trình bảo quản và sử dụng).- 100 kg chế phẩm đạt

490/1.182

1/2010 12/2012 KP năm 2011 trên tổng KP

46

Page 47: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Mã số, tên chương trình, đề tài, dự án

Cơ quan chủ trì,

phối hợpMục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt

đượcKinh phí(tr. đồng)

Thời gian Ghi chú

Bắt đầu

Kết thúc

khuẩn Edwardsiella ictaluri.- Khảo sát các đặc tính probiotic và cơ chế tác động của các chủng vi khuẩn phân lập được.- Xác định điều kiện sinh trưởng tối ưu và các thông số kỹ thuật sản xuất chế phẩm vi sinh từ hỗn hợp các chủng vi khuẩn đã được tuyển chọn.- Nuôi thử nghiệm, xây dựng qui trình sử dụng và đánh giá hiệu quả của chế phẩm vi sinh tạo được ở qui mô pilot và ở các ao nuôi cá tra trong một vụ nuôi thương phẩm.

chất lượng 109 -

cfu/gam/chủng.

5 Đề tài thuộc chương trình CNSH “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ enzyme trong sản xuất collagen từ da cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus)”.

Th.S Nguyễn Thị Hương Thảo – Viện II

+ Mục tiêu: - Xây dựng được quy trình sản xuất collogen cao cấp từ da cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) bằng công nghệ enzyme để sử dụng trong ngành mỹ phẩm, thực phẩm.+ Nội dung: - Khảo sát nguồn nguyên liệu da cá tra và chất lượng nguyên liệu.- Xác định phương pháp xử lý sơ bộ da cá tra.- Chọn hệ số enzyme thủy phân phù hợp.- Đánh giá hiệu quả của quá trình thủy phân.- Phương pháp tinh sạch collagen.- Phương pháp thu hồi sản phẩm.

- Quy trình công nghệ sản xuất collagen cao cấp từ da cá Tra bằng công nghệ enzyme.- Tiêu chuẩn nguyên liệu và sản phẩm collagen cao cấp từ da cá Tra.- Sản phẩm 5 kg collagen thành phẩm dạng bột đạt tiêu chuẩn sử dụng cho ngành mỹ phẩm và thực phẩm , trong đó: protein > 95%; lipid <0,5%; hydroxyproline > 9%; khối lượng phân tử

500/1.200

1/2010 6/2012 KP năm 2011 trên tổng KP

47

Page 48: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Mã số, tên chương trình, đề tài, dự án

Cơ quan chủ trì,

phối hợpMục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt

đượcKinh phí(tr. đồng)

Thời gian Ghi chú

Bắt đầu

Kết thúc

trung bình ≤ 3000 da.6 Đề tài thuộc chương

trình CNSH “Đánh giá các thông số di truyền và hình thành vật liệu ban đầu cho chọn giống cá Rô phi đỏ (Oreochromis spp)”.

Th.S Trịnh Quốc Trọng – Viện II

+ Mục tiêu: - Nâng cao tốc độ sinh trưởng của cá Rô phi đỏ (Oreochromis spp.) nuôi trong nước ngọt và lợ mặn.+ Nội dung: - Thu thập bổ sung một số dòng cá rô phi đỏ làm phong phú thêm quần thể nhập nội Ecuador sẵn có. - Ước tính các thông số di truyền cơ bản của tính trạng tăng trưởng trên quần thể ban đầu cá rô phi đỏ.- Đánh giá hiệu quả chọn giống nâng cao tăng trưởng cá rô phi đỏ trong 2 môi trường nuôi nước ngọt và nước lợ mặn.- Xây dựng phương thức tạo vật liệu phát tán và mô hình phát tán cá rô phi đỏ chọn giống thông qua các trại giống vệ tinh.

- Các thông số di truyền cơ bản liên quan đến tính trạng sinh trưởng.- Hình thành vật liệu ban đầu phục vụ chọn giống nâng cao sinh trưởng gồm 5000 cá hậu cho vùng nuôi ngọt và 5000 cá hậu bị cho vùng nuôi lợ và mặn.- Thế hệ chọn giống thứ 2 (100 gia đình, 100 con/gia đình) được hình thành và phát tán, có chất lượng tốt về (1) tăng trưởng (tăng trưởng nhanh hơn 15 – 20% so với con giống hiện có) và (2) tỉ lệ sống (50 – 70% từ cá giống đến khi thu hoạch).- Xây dựng chiến lược chọn giống nâng cao sinh trưởng cá Rô phi đỏ (Oreochromis spp.).- Thế hệ chọn giống thứ 2 được hình thành

1.190/2.970

1/2010 12/2012 KP năm 2011 trên tổng KP

48

Page 49: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Mã số, tên chương trình, đề tài, dự án

Cơ quan chủ trì,

phối hợpMục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt

đượcKinh phí(tr. đồng)

Thời gian Ghi chú

Bắt đầu

Kết thúc

và phát tán.7 Đề tài thuộc chương

trình CNSH “Nghiên cứu xây dựng công nghệ nuôi cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) thâm canh bằng hệ thống tuần hoàn đảm bảo an toàn sinh học và không gây ô nhiễm môi trường”.

Th.S Nguyễn Nhứt – Viện II

+ Mục tiêu: - Đảm bảo chất lượng sản phẩm và nâng cao tính bền vững nghề nuôi cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus)+ Nội dung: - Điều tra và đánh giá hiện trạng xử lý chất thải rắn và lỏng trong ao nuôi cá tra thương phẩm thâm canh ở ĐBSCL.- Nghiên cứu quá trình hấp thụ thức ăn và thải các chất bài tiết của cá tra làm cơ sở khoa học để thiết kế hệ thống nuôi tuần hoàn.- Đánh giá các công nghệ xử lý chất thải sẽ sử dụng làm cơ sở khoa học để thiết kế hệ thống nuôi tuần hoàn quy mô nhỏ.- Thiết kế, lắp đặt, vận hành và đánh giá quy mô nhỏ thực nghiệm.- Thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống quy mô sản xuất để hiệu chỉnh thích hợp trước khi thực nghiệm.- Nuôi thực nghiệm cá tra thâm canh trong hệ thống tuần hoàn quy mô sản xuất đại trà.

- Quy trình công nghệ: + Năng suất 300 tấn/ha+ Hiệu suất sử dụng tài nguyên nước tăng 200%+ Tiết kiệm 5% chi phí thức ăn, 30% chi phí phòng chữa bệnh, không gây ô nhiễm môi trường, không lây lan dịch bệnh.+ Bản vẽ chi tiết hệ thống, tỷ lệ 1/500- Sản phẩm: 450 tấn cá thương phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

1.000/3.000

1/2011 12/2014 KP năm 2011 trên tổng KP

8 Đề tài thuộc chương trình CNSH “Ứng

Th.S Ngô Xuân

+ Mục tiêu: - Cải thiện khả năng sinh sản của

- Xác định các nguyên nhân (di truyền, dinh

760/2.200

1/2010 12/2012 KP năm

49

Page 50: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Mã số, tên chương trình, đề tài, dự án

Cơ quan chủ trì,

phối hợpMục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt

đượcKinh phí(tr. đồng)

Thời gian Ghi chú

Bắt đầu

Kết thúc

dụng công nghệ sinh học và các công nghệ khác nhằm nâng cao sức sinh sản của tôm Sú (Penaeus monodon)bố mẹ nuôi trong điều kiện nhân tạo”.

Tuyến – Viện II

tôm Sú (Penaeus monodon) bố mẹ nuôi trong điều kiện an toàn sinh học đáp ứng nhu cầu sản xuất giống thương mại.+ Nội dung: - Ứng dụng công nghệ sinh học để khảo sát, phân tích di truyền, dinh dưỡng và một số yếu tố môi trường sống nhằm tìm hiểu nguyên nhân gây thiểu năng sinh sản ở tôm sú gia hóa.- Ứng dụng công nghệ sinh học trong dinh dưỡng và nội tiết sinh sản nhằm nâng cao chất lượng thành thục và sinh sản tôm sú bố mẹ gia hóa.- Ứng dụng công nghệ tuần hoàn và nước chảy nhằm nâng cao khả năng thành thục và sinh sản tôm sú gia hóa.- Ứng dụng các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng thành thục và sinh sản tôm sú gia hóa.

dưỡng...) gây thiểu năng sinh sản ở tôm bố mẹ nuôi nhân tạo.- Quy trình công nghệ sản xuất tôm sú bố mẹ thành thục trong điều kiện an toàn sinh học đạt: trọng lượng con cái ≥ 120g, tỷ lệ thành thục ≥ 70%, 300.000-400.000 PL15/1 con cái, sạch các bệnh nguy hiểm thường gặp. - Tôm sú bố mẹ 300-350 cặp/năm (Tôm cái ≥ 120g, tôm đực ≥, tỉ lệ thành thục ≥ 70%)- 3 triệu hậu ấu trùng PL15 sạch các bệnh nguy hiểm thường gặp (WSSV, YHV, MBV, HPV).

2011 trên tổng KP

I.2 Các chương trình tham gia đấu thầu 2011

1 Đề tài thuộc chương trình CNSH “Nghiên cứu các RNA liên quan đến các tính

TS. Nguyễn Minh Thành –

+ Mục tiêu: Góp phần nâng cao hiệu quả chọn giống cá tra bằng kỹ thuật sinh học phân tử.+ Nội dung:

- Trên 1.000 RNA liên quan đến tính trạng tăng trưởng và kháng bệnh gan thận mủ.

1.000/3.746

1/2011 12/2013 KP năm 2011 trên

50

Page 51: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Mã số, tên chương trình, đề tài, dự án

Cơ quan chủ trì,

phối hợpMục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt

đượcKinh phí(tr. đồng)

Thời gian Ghi chú

Bắt đầu

Kết thúc

trạng tăng trưởng và kháng bệnh gan thận mủ ở cá tra (P. hypophthalmus)”

Viện II - Phát triển nguồn dữ liệu EST (Expressed Sequence Tag) làm cơ sở hình thành các công cụ nghiên cứu genome của cá tra.- Thiết kế các gene chip (microarray) để sàng lọc các gene tiềm năng liên quan đến tính trạng tăng trưởng và tính trạng kháng bệnh gan thận mủ trên cá tra.

- 2-4 chip gen để phát hiện các đoạn gen liên quan đến tính trạng tăng trưởng và kháng bệnh gan thận mủ.

tổng KP

2 Đề tài thuộc chương trình CNSH “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Biofloc trong nuôi thâm canh tôm sú”

Th.S Nguyễn Công Thành – Viện II

+ Mục tiêu: Xây dựng được mô hình nuôi thâm canh tôm sú có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, giảm ô nhiễm môi trường và đảm bảo chất lượng sản phẩm.+ Nội dung:- Nghiên cứu nguồn Carbon bổ sung và ứng dụng công nghệ Biofloc trong nuôi tôm sú thâm canh ở quy mô pilot.- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Biofloc trong nuôi tôm sú thâm canh ở quy mô sản xuất áp dụng những thông số nghiên cứu ở quy mô pilot.- Tổng kết và xây dựng mô hình nuôi tôm sú thâm canh bằng công nghệ Biofloc.

- Sản lượng tôm thương phẩm đạt 40tấn/5ha, kích cỡ tôm thu hoạch 30÷40 Con/kg.- Qui trình nuôi thâm canh ứng dụng công nghệ Biofloc hoàn chỉnh với các thông số cơ bản sau:+ Xác định được nguồn Cacbon, tỉ lệ C/N thích hợp, qui trình theo dõi và bổ sung Cacbon;+ Năng suất 8 tấn/ha;+ Hệ số tiêu tốn thức ăn giảm 15% so với qui trình nuôi thâm canh tại địa phương;+ Chi phí sản xuất giảm 8%.

1.500/2.134

1/2011 12/2012 KP năm 2011 trên tổng KP

51

Page 52: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Mã số, tên chương trình, đề tài, dự án

Cơ quan chủ trì,

phối hợpMục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt

đượcKinh phí(tr. đồng)

Thời gian Ghi chú

Bắt đầu

Kết thúc

3 Đề tài thuộc chương trình CNSH “Nghiên cứu phương pháp chẩn đoán và chế tạo vaccine phòng bệnh Streptoccocosis trên cá rô phi nuôi ở Việt Nam”

Th.S Nguyễn Thị Hiền – Viện II

+ Mục tiêu: Tạo kít chẩn đoán và vaccine phòng bệnh Streptococcosis trên cá rô phi nuôi ở Việt Nam.+ Nội dung:- Thu mẫu bổ sung và tuyển chọn vật liệu làm kháng nguyên trong vaccine phòng bệnh Streptococcosis trên cá rô phi.- Phát triển phương pháp chẩn đoán và tạo bộ kít chẩn đoán nhanh bệnh Streptococcosis trên cá rô phi.- Tạo vaccine phòng bệnh Streptococcosis trên cá rô phi.

- 10 Bộ kit chẩn đoán nhanh bệnh Streptococcosis trên cá rô phi đạt độ đặc hiệu và độ nhạy trên 95% và quy trình sử dụng.- 10.000 liều Vaccine phòng bệnh Streptococcosis trên cá rô phi đảm bảo tiêu chuẩn an toàn và hiệu lực

877/2.777 1/2011 12/2013 KP năm 2011 trên tổng KP

4 Đề tài thuộc chương trình CNSH “Nghiên cứu vi rút gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô (IHHNV) trên tôm sú (Penaeus monodon) nuôi tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long và giải pháp hạn chế sự lây lan”

Th.S Cao Thành Trung – Viện II

+ Mục tiêu: Xác định được đặc tính di truyền, phương thức lan truyền của IHHNV, Đề xuất giải pháp nhằm hạn chế sự lây lan của vi rút này.+ Nội dung: - Đặc trưng di truyền của chủng IHHNV phân lập ở Việt Nam.- Phương pháp phát hiện IHHNV trên tôm sú nuôi.- Đánh giá sự hiện diện, truyền lây và biện pháp ngăn ngừa IHHNV trên tôm sú.

- Trình tự bộ gen của IHHNV phân lập từ tôm sú nuôi tại 5 tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long đăng ký trong ngân hàng dữ liệu gen Quốc tế:+ Đánh giá tương đồng về trình tự gen của IHHNV và trình tự gen của tôm sú;+ Cây phân loại bằng phương pháp so sánh trình tự gen IHHNV của Việt Nam và các nước trong khu vực.

700/2.089 1/2011 12/2013 KP năm 2011 trên tổng KP

52

Page 53: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Mã số, tên chương trình, đề tài, dự án

Cơ quan chủ trì,

phối hợpMục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt

đượcKinh phí(tr. đồng)

Thời gian Ghi chú

Bắt đầu

Kết thúc

- Quy trình phát hiện IHHNV tại Việt Nam.- Báo cáo về khả năng gây bệnh, phương thức lan truyền của IHHNV và giải pháp hạn chế sự lây lan.

5 Đề tài thuộc chương trình CNSH “Nghiên cứu các giải pháp công nghệ điều khiển giới tính tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)”

Th.S Bùi Thị Liên Hà – Viện II

+ Mục tiêu: Phát triển công nghệ bổ sung kỹ thuật vi phẫu nâng cao hiệu quả điều khiển giới tính tạo tôm càng xanh toàn đực.+ Nội dung:- Nâng cao năng xuất sản xuất TCX toàn đực thông qua cải tiến kỹ thuật ương nuôi tôm tiền và hậu vi phẫu.- Thử nghiệm công nghệ iRNA trong sản xuất TCX toàn đực.- Thăm dò công nghệ laser phá hủy tuyến đực TCX tạo con cái giả.- Thử nghiệm bổ sung dopamine hydro-chloride tạo tôm cái giả.

- Qui trình công nghệ tạo con cái giả bổ sung kỹ thuật vi phẫu hiện có:+ Tỷ lệ sống tăng thêm 30%;+ Tỷ lệ cái giả tăng 30%;+ Công suất xử lý tăng 100% so với công nghệ vi phẫu.- 1000 con cái giả cho 1 công nghệ được lựa chọn.- 1 triệu hậu ấu trùng PL 35 .

1.432/2.895

1/2011 12/2013 KP năm 2011 trên tổng KP

6 Đề tài thuộc chương trình CNSH “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Biofloc trong nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng”

Th.S Trình Trung Phi – Viện II

+ Mục tiêu: Xây dựng được mô hình nuôi thâm canh có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, giảm ô nhiễm môi trường và đảm bảo chất lượng sản phẩm.+ Nội dung:- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ

- Qui trình nuôi thâm canh ứng dụng công nghệ Biofloc hoàn chỉnh với các thông số cơ bản sau:+ Xác định được nguồn Cacbon, tỉ lệ C/N thích

2.000/3.408

1/2011 12/2012 KP năm 2011 trên tổng KP

53

Page 54: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Mã số, tên chương trình, đề tài, dự án

Cơ quan chủ trì,

phối hợpMục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt

đượcKinh phí(tr. đồng)

Thời gian Ghi chú

Bắt đầu

Kết thúc

biofloc ở quy mô thử nghiệm (pilot) tại vùng nuôi.- Ứng dụng qui trình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh sử dụng công nghệ biofloc qui mô 5 ha.

hợp, qui trình theo dõi và bổ sung Cacbon;+ Năng suất 15 tấn/ha;+ Hệ số tiêu tốn thức ăn giảm 20% so với qui trình nuôi thâm canh tại địa phương;+ Chi phí sản xuất giảm 10%.- 5 ha ứng dụng quy trình đạt hiệu quả kinh tế cao.

7 Đề tài thuộc chương trình CNSH “Nghiên cứu lựa chọn vật liệu ban đầu phục vụ chọn giống tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) với tính trạng tăng trưởng và kháng bệnh đốm trắng”

Th.S Nguyễn Điền – Viện II

+ Mục tiêu: Tạo vật liệu ban đầu và cơ sở khoa học cho chọn giống tôm thẻ chân trắng.+ Nội dung:- Thu nhập vật liệu ban đầu và sàng lọc các bệnh nguy hiểm.- Đánh giá và thành lập vật liệu ban đầu cho chọn giống.- Ước tính các thông số di truyền cho tính trạng tăng trưởng và kháng bệnh.

- Quần đàn tôm thẻ chân trắng G0 chọn 1200 đực, 600 cái trọng lượng khoảng 40-60 g/con.- Quần đàn tôm thẻ chân trắng G1 Chọn: 1200 đực, 600 cái và 400 con đối chứng trọng lượng khoảng 40-60 g/con.- Đánh giá biến dị di truyền của các nhóm tôm nhập nội bằng 10 microsatellite.- Phương pháp đánh dấu trên tôm thẻ chân trắng. Tỷ lệ còn dấu và

1.882/4.589

1/2011 12/2013 KP năm 2011 trên tổng KP

54

Page 55: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Mã số, tên chương trình, đề tài, dự án

Cơ quan chủ trì,

phối hợpMục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt

đượcKinh phí(tr. đồng)

Thời gian Ghi chú

Bắt đầu

Kết thúc

nhận biết dấu đến khi thu hoạch trên 95%.- Số liệu về thông số di truyền, phả hệ, tất cả các số liệu thu hoạch, ương nuôi,… được lưu trữ.

8 Đề tài thuộc chương trình CNSH “Nghiên cứu công nghệ nuôi thu sinh khối vi tảo I. galbana và N. occulata phục vụ sản xuất giống hải sản”

TS. Đặng Tố Vân Cấm – Viện II

+ Mục tiêu: Xây dựng qui trình công nghệ nuôi thâm canh và tạo sản phẩm cô đặc của hai loài vi tảo biển Isochrysis galbana và Nannochloropsis oculata phục vụ sản xuất giống hải sản.+ Nội dung:- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học chính của hai loài vi tảo N.oculata và I. galbana nhằm xây dựng qui trình công nghệ nuôi sinh khối.- Xây dựng qui trình công nghệ nuôi sinh khối đạt mật độ >30 triệu tb/mL đối với I. galbana và >150 triệu tb/mL đối với N.oculata.- Xây dựng qui trình công nghệ thu sinh khối và tạo sản phẩm tảo cô đặc ở dạng nhão (paste) và dạng lỏng đặm đặc.

- Quy trình công nghệ nuôi mật độ đạt: I. galbana >30 triệu tb/mL; N. occulata >150 triệu tb/mL.- Quy trình công nghệ thu sinh khối hai loài tảo ở dạng nhão (paste) và dạng lỏng đậm đặc.- Sản phẩm: + Dạng paste: 20 kg cho mỗi loài;+ Dạng lỏng đậm đặc 100 L mỗi loài;(Chất lượng tương đương với sản phẩm thương mại)+ Thời gian bảo quản: > 2 tháng với loại paste và >1 tháng với dạng lỏng đậm đặc.- Mô hình sản xuất tối thiểu 1000 lít.

800/2.290 1/2011 12/2013 KP năm 2011 trên tổng KP

55

Page 56: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Mã số, tên chương trình, đề tài, dự án

Cơ quan chủ trì,

phối hợpMục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt

đượcKinh phí(tr. đồng)

Thời gian Ghi chú

Bắt đầu

Kết thúc

9 Đề tài thuộc chương trình CNSH “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học nâng cao chất lượng thức ăn nuôi cá tra thương phẩm”

TS. Lê Đức Trung – Viện II

+ Mục tiêu: Xây dựng quy trình ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất thức ăn công nghiệp cho cá tra nuôi thương phẩm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả kinh tế.+ Nội dung:- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để tuyển chọn và nâng cao chất lượng nguyên liệu dùng cho sản xuất thức ăn nuôi cá tra.- Nghiên cứu ứng dụng các chế phẩm sinh học bổ sung vào thức ăn nuôi cá tra nhằm tăng khả năng tiêu hóa, khả năng kháng bệnh và giảm ô nhiễm môi trường (vitamin, enzymes, probiotics ...).- Nghiên cứu hoàn thiện công thức phối chế nguyên liệu có sử dụng chế phẩm sinh học nhằm nâng cao chất lượng thức ăn với giá thành hợp lý.- Nghiên cứu quy trình công nghệ thích hợp và sản xuất thức ăn có bổ sung chế phẩm sinh học (thức ăn sinh học).- Nuôi thử nghiệm đánh giá chất lượng và hiệu quả thức ăn sinh học so với thức ăn công nghiệp sản xuất theo phương pháp truyền thống và

- 200 tấn Thức ăn nuôi cá tra có bổ sung chế phẩm sinh học.- Công thức thức ăn. - Quy trình sản xuất thức ăn.- Thức ăn đảm bảo chỉ tiêu:+ FCR: 1,3;+ Giá thành tương đương với thức ăn thương mại;+ Giảm thay nước 30-50%;+ Giảm chi phí quản lý dịch bệnh 30%.- Mô hình ứng dụng thức ăn ở quy mô 2 ha.

2.000/4.104

1/2011 12/2012 KP năm 2011 trên tổng KP

56

Page 57: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Mã số, tên chương trình, đề tài, dự án

Cơ quan chủ trì,

phối hợpMục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt

đượcKinh phí(tr. đồng)

Thời gian Ghi chú

Bắt đầu

Kết thúc

đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu đề ra.

II Dự án KHCN cấp Nhà nước

III Đề tài , dự án SXTN độc lập cấp Nhà nước

1 Dự án SXTN cấp NN: Hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp cho cho cá tra, tôm sú và tôm càng xanh.

Công ty Sản xuất và Dịch vụ Khoa học Công nghệ Thủy sản , Trung Tâm Công Nghệ Sau Thu Hoạch - Viện II, Một số cơ sở nuôi tôm sú, tôm càng xanh, cá tra quy mô công nghiệp, sử dụng thức ăn của Dự án.

+ Mục tiêu:Xây dựng và phát triển ben vững ngành công nghiệp thức ăn nuôi Thuỷ sản. Đáp ứng đủ nhu cầu thức ăn công nghiệp cho nghề nuôi, trên cơ sở đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản, phục vụ cho chiến lược xuất khẩu thủy sản, đảm bảo môi trường nguon lợi, an toàn vệ sinh và an ninh thực phẩm.+ Nội dung:- Khảo sát, đánh giá lại hiện trạng công nghệ sản xuất, chất lượng, giá của một số loại thức ăn nuôi tôm sú, càng xanh và cá tra đang được sử dụng ở đồng bằng Sông Cửu Long.- Tiếp tục hồn thiện các qui trình công nghệ sản xuất thức ăn nuôi tôm sú, càng xanh và cá tra của đề tài KC06-12NN làm cơ sở cho việc đưa công nghệ vào sản xuất sản phẩm hàng hóa.- Khảo sát, lựa chọn một số nguyên

- Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn nuôi tôm Sú.- Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn nuôi tôm Càng xanh.- Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn nuôi cá Tra.- Dây chuyền công nghệ sản xuất thức ăn nuôi tôm.- Dây chuyền công nghệ sản xuất thức ăn nổi cho cá.- Sản phẩm sản xuất thử nghiệm:+ Thức ăn hỗn hợp nuôi tôm : 200 Tấn + Thức ăn viên nổi nuôi cá Tra : 250 Tấn 

200/3.000

6/2009 12/2011

KP năm 2011 trên tổng KP

57

Page 58: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Mã số, tên chương trình, đề tài, dự án

Cơ quan chủ trì,

phối hợpMục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt

đượcKinh phí(tr. đồng)

Thời gian Ghi chú

Bắt đầu

Kết thúc

liệu làm thức ăn nuôi tôm sú, tôm càng xanh và cá tra.- Xây dựng công thức thức ăn nuôi tôm sú, tôm càng xanh và cá tra ở các giai đoạn phát triển.- Bổ sung thiết bị, hòan thiện dây chuyền công nghệ sản xuất thức ăn nuôi tôm (sú, càng xanh) công suất 01T/giờ.- Sản xuất thử nghiệm thức ăn tôm, cá và phân tích đánh giá chất lượng sản phẩm.- Đánh giá hiệu quả thức ăn thông qua nuôi thử nghiệm.

- Chất lượng thức ăn đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn ngành, giá thành được thị trường chấp nhận.- Hệ số chuyển đổi thức ăn: cá Tra: 1,5; tôm Sú : 1.2 - 1,5 và Tôm Càng xanh 1,8-3- Các sản phẩm khác: đào tạo 1-2 thạc sỹ; bài báo 2.

2 Dự án SXTN: Hoàn thiện qui trình sản xuất chế phẩm giàu enzyme để bổ sung, nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn nuôi cá tra (Pagasianodon hypophthalmus)

Th.S Nguyễn Văn Nguyện – Viện II

+ Mục tiêu : Tạo ra chế phẩm sinh học giàu enzyme nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn và giảm thiểu môi trường nuôi cá tra. Đưa sản phẩm tiếp cận đến người dân nuôi cá tra với giá thành chấp nhận.+ Nội dung :1. Xây dựng hệ thống dây chuyền thiết bị sản xuất chế phẩm giàu enzyme (amylase, protease và phytase) với năng suất 300 ÷ 1000 kg/ tháng.2. Nghiên cứu bổ sung probiotic vào chế phẩm giàu enzyme nâng cao khả năng tiêu hóa thức ăn của cá tra.

Dự kiến có 02 sản phẩm tạo ra dành cho 2 giai đoạn cá khác nhau:1. Sản phẩm dành cho cá giống (trọng lượng ≤50gram).2. Sản phẩm dành cho cá thịt (trọng lượng > 50gram).

800/2.500 1/2011 12/2013 KP năm 2011 trên tổng KP

58

Page 59: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Mã số, tên chương trình, đề tài, dự án

Cơ quan chủ trì,

phối hợpMục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt

đượcKinh phí(tr. đồng)

Thời gian Ghi chú

Bắt đầu

Kết thúc

IV Nghiên cứu cơ bản trong KH TN, KHXH

V Lưu giữ quĩ gen1 Nhiệm vụ quỹ gien

“Khai thác nguồn gien cá Mó Cheilinus undulatus (Ruppell, 1835)”

KS. Nguyễn Hữu Thanh – Viện II

+ Mục tiêu: - Tìm hiểu đặc điểm sinh học sinh sản của cá mó.- Nghiên cứu thăm dò sinh sản nhân tạo cá mó.+ Nội dung: - Thu thập và thuần dưỡng đàn cá bố mẹ.- Nghiên cứu sinh học sinh sản.- Nuôi vỗ thành thục đàn cá bố mẹ.- Kích thích sinh sản và ương nuôi ấu trùng.

- 30 con cá mó bố mẹ (>3 kg).- 50.000 cá mó bột.- 50 cá mó giống (4 cm).- Báo cáo phân tích về nuôi vỗ cá bố mẹ, kích thích sinh sản, ương nuôi ấu trùng.

360/1.400 1/2010 12/2012 KP năm 2011 trên tổng KP

59

Page 60: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

Biểu 10Đơn vị: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

DANH MỤC NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CẤP BỘ 2011

TT Mã số, tên chương trình, đề tài, dự án

Cơ quan chủ trì,

phối hợpMục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt

đượcKinh phí(tr. đồng)

Thời gian Ghi chúBắt

đầuKết thúc

I Đề tài trọng điểm cấp Bộ

I.1 Đề tài chuyển tiếp1 Đề tài trọng điểm

cấp Bộ: “Nghiên cứu bệnh trắng mang, trắng gan trên cá tra và biện pháp phòng trị”

TS. Lý Thị Thanh Loan – Viện II

+ Mục tiêu:- Xác định được nguyên nhân và tác nhân gây bệnh trắng mang, trắng gan trên cá tra nuôi ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long và đề xuất biện pháp phòng trị bệnh có hiệu quả.+ Nội dung:- Xác định tác nhân gây bệnh và xác định ID50, LD50 của tác nhân gây bệnh.- Sàng lọc một vài hoá dược và thảo dược có tác dụng ức chế tốt nhất sự phát triển của tác nhân gây bệnh.- Xác định nồng độ tối ưu của hoá dược, thảo dược trong điều trị bệnh trắng mang, trắng gan trên cá tra, ba sa.- Đề xuất giải pháp phòng trị hiệu quả với một vài hoá dược, thảo dược.

- Tác nhân gây bệnh trắng mang, trắng gan trên cá tra, ba sa.- Giải pháp phòng trị bệnh trắng mang, trắng gan trên cá tra, ba sa.- Danh mục hóa dược hoặc thảo dược có hiệu quả trong phòng và trị bệnh trắng mang, trắng gan.

600/1.837 1/2009 12/2011 KP năm 2011 trên tổng KP

2 Đề tài trọng điểm cấp Bộ: “Điều tra, nghiên cứu bệnh trên một số đối tượng nhuyễn thể nuôi tại vùng ven biển Việt

Th.S Ngô Thị Ngọc Thủy – Viện II

+ Mục tiêu: - Xác định được các bệnh chủ yếu, thường gặp, gây nguy hiểm cho nhuyễn thể nuôi (nghêu, hầu, tu hài, trai ngọc), mức độ nhiễm bệnh, mùa vụ xuất hiện, các giai đoạn nhiễm bệnh, dấu hiệu

- Danh mục các bệnh thường gặp và tác hại của chúng đối với các đối tượng nhuyễn thể nuôi có giá trị kinh tế.

747/2.650

1/2009 12/2011 KP năm 2011 trên tổng KP

60

Page 61: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Mã số, tên chương trình, đề tài, dự án

Cơ quan chủ trì,

phối hợpMục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt

đượcKinh phí(tr. đồng)

Thời gian Ghi chúBắt

đầuKết thúc

Nam”. bệnh lý…tác hại của bệnh.- Xác định tác nhân gây bệnh, các đặc điểm hình thái, phân loại của các tác nhân gây bệnh, - Đề xuất các giải pháp phòng và trị một số bệnh chủ yếu gây ra trên nghêu, hầu, tu hài, trai ngọc nhằm làm giảm thiểu tác hại do bệnh gây ra, tăng hiệu quả kinh tế, xã hội của nuôi nhuyễn thể.+ Nội dung: - Điều tra, nghiên cứu tình hình nuôi và dịch bệnh trêncác đối tượng nhuyễn thể nhuyễn thể (nghêu, hầu, tu hài, trai ngọc).- Nghiên cứu các tác nhân gây bệnh trên nghêu, hầu, tu hài, trai ngọc.- Nghiên cứu xác định một số yếu tố môi trường và quản lý có liên quan đến dịch bệnh trên nghêu, tu hài, trai ngọc.- Nghiên cứu biện pháp phòng trị một số bệnh chính trên nghêu, hầu, tu hài, trai ngọc và đề xuất một số giải pháp phòng trị bệnhtổng hợp.

- Báo cáo khoa học phân tích tác nhân gây bệnh chủ yếu.- Các giải pháp phòng, trị bệnh.- Bài báo: Moät soá beänh thöôøng gaëp treân nhuyeãn theå nuoâi thöông phaåm taïi Vieät Nam.

3 Đề tài trọng điểm cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng hệ thống giám sát dịch bệnh trên tôm sú (Penaeus monodon) và cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) nuôi ở đồng bằng sông

Th.S Đinh Thị Thủy – Viện II

+ Mục tiêu: - Xây dưng hệ thống giám sát và các giải pháp kiểm soát dịch bệnh trên tôm sú và cá tra.+ Nội dung: - Nghiên cứu thiết lập và vận hành hệ thống giám sát dịch bệnh thụ động để thu thập thông tin về sự xuất hiện của dịch bệnh và các bệnh mới, bệnh ngoại lai (du nhập) một cách nhanh chóng và

- Hệ thống giám sát dịch bệnh đốm trắng trên tôm sú và bệnh gan thận mủ trên cá tra. - Cơ chế vận hành hệ thống giám sát - Báo cáo dịch tễ học bệnh đốm trắng trên

1.000/1.500

1/2010 12/2011 KP năm 2011 trên tổng KP

61

Page 62: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Mã số, tên chương trình, đề tài, dự án

Cơ quan chủ trì,

phối hợpMục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt

đượcKinh phí(tr. đồng)

Thời gian Ghi chúBắt

đầuKết thúc

Cửu Long”. chính xác.- Nghiên cứu thiết lập và vận hành hệ thống giám sát dịch bệnh chủ động để xác định sự xuất hiện của dịch bệnh và các bệnh mới cùng các yếu tố rủi ro có liên quan đến bùng phát dịch bệnh nguy hiểm thường gặp một cách chính xác.- Thiết lập chương trình hành động khẩn cấp phù hợp và xác định các giải pháp để kiểm soát dịch bệnh.- Chiến lược quản lý dịch bệnh thủy sản được hình thành và đưa vào hoạt động.

tôm sú và bệnh gan thận mủ trên cá tra. - Các giải pháp kiểm soát dịch bệnh.

4 Đề tài trọng điểm cấp Bộ “Chọn giống tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii theo tính trạng sinh trưởng bằng phương pháp chọn lọc gia đình”.

Th.S Đinh Hùng – Viện II

+ Mục tiêu:- Tạo dòng tôm càng xanh được cải thiện di truyền về tính trạng sinh trưởng.- Sau 3 thế hệ, tốc độ sinh trưởng của đàn tôm chọn giống tăng 20%.- Xây dựng được đàn tôm bố mẹ chọn giống thế hệ thứ 3 gồm 100 gia đình phục vụ cho các chương trình chọn giống tiếp theo.+ Nội dung:- Thu thập bổ sung và đánh giá vật liệu ban đầu cho chọn giống.- Chọn giống theo gia đình qua 3 thế hệ và xác định các thông số di truyền cơ bản.- Đánh giá tương tác kiểu gien – môi trường (G x E) trong 2 môi trường.

- 100 gia đình tôm chọn lọc sau 3 thế hệ tăng sinh trưởng 20% so với tôm không chọn lọc (50 tôm bố mẹ/gia đình x 100 gia đình tôm chọn lọc).- Phương pháp đánh dấu trên tôm càng xanh. Tỷ lệ còn dấu và nhận biết dấu đến khi thu hoạch trên 95%.- Số liệu về thông số di truyền, phả hệ, tất cả các số liệu thu hoạch, ương nuôi,… được lưu trữ.- Các báo cáo.

1.200/2.150

1/2010 12/2012 KP năm 2011 trên tổng KP

62

Page 63: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Mã số, tên chương trình, đề tài, dự án

Cơ quan chủ trì,

phối hợpMục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt

đượcKinh phí(tr. đồng)

Thời gian Ghi chúBắt

đầuKết thúc

5 Đề tài trọng điểm cấp Bộ “Đánh giá sức tải môi trường sông Tiền và sông Hậu phục vụ quy hoạch nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) bền vững trên sông Tiền, sông Hậu”.

TS. Trần Quốc Bảo – Viện II

+ Mục tiêu: - Đánh giá được sức tải môi trường để xác định quy mô phát triển nuôi cá tra bền vững các tỉnh ven sông Tiền, sông Hậu.+ Nội dung: - Đánh giá hiện trạng môi trường, KT-XH vùng ĐBSCL.- Xây dựng bộ thông số kỹ thuật và hệ số thực nghiệm phục vụ cho công việc xây dựng mô hình toán.- Xây dựng mô hình đánh giá lan truyền ô nhiễm và sức sản xuất sinh học sơ cấp.- Xây dựng mô hình toán sức tải môi trường phục vụ quy hoạch nuôi cá tra bền vững.- Xác định sức tải môi trường sông Tiền và sông Hậu cho phát triển nuôi cá tra theo các kịch bản phát triển kinh tế xã hội ở 3 mức: cao, trung bình và thấp.- Xác định qui mô phát triển cá tra bền vững cho toàn vùng và các vùng nuôi phù hợp.

- Cơ sở dữ liệu và các số liệu quan trắc, điều tra, khảo sát, thu thập từ các nguồn khác nhau.- Baûn ñoà GIS hieän traïng veà nuoâi thuyû saûn thaâm canh caù tra và các nguồn thải khác trên sông Cửu Long. Tỉ lệ 1/250.000.- Mô hình (phần mềm) đánh giá lan truyền ô nhiễm, sức sản xuất sinh học sơ cấp của sông Tiền và sông Hậu.- Mô hình (phần mềm) đánh giá sức tải môi trường của sông Tiền và sông Hậu.- Báo cáo sức tải môi trường sông Tiền và sông Hậu cho phát triển nuôi cá tra theo các kịch bản phát triển kinh tế xã hội ở 3 mức: cao,

1.388/3.200

1/2010 12/2012 KP năm 2011 trên tổng KP

63

Page 64: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Mã số, tên chương trình, đề tài, dự án

Cơ quan chủ trì,

phối hợpMục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt

đượcKinh phí(tr. đồng)

Thời gian Ghi chúBắt

đầuKết thúc

trung bình và thấp.- Xác định qui mô phát triển cá tra bền vững cho toàn vùng và các vùng nuôi phù hợp kèm theo bản đồ số.- Bản đồ GIS thể hiện diện tích, sản lượng tối ưu nuôi cá tra bền vững đối với từng khu vực cho các kịch bản KTXH khác nhau khu vực nuôi ven sông Tiền và sông Hậu.

I.2Các đề tài dự án tham gia đấu thầu cho năm 2011

1 Đề tài trọng điểm cấp Bộ “Nghiên cứu nâng cao năng suất và hiệu quả mô hình luân canh tôm lúa vùng bán đảo Cà Mau”.

TS. Ngô Văn Hải – Viện II

+ Mục tiêu: Xây dựng và phát triển được mô hình luân canh tôm lúa với năng suất và hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và môi trường vùng Bán đảo Cà Mau.+ Nội dung: - Đánh đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội và kỹ thuật của mô hình tôm lúa trên những vùng sinh thái khác nhau ở Nam Quốc lộ 1A thuộc hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.- Nghiên cứu thiết kế hệ thống canh tác

- Báo cáo đánh giá các yếu tố rủi ro và hạn chế của mô hình luân canh tôm lúa hiện nay.- Bản thiết kế công trình và quy trình vận hành hệ thống canh tác luân canh tôm lúa.- Quy trình công

1.500/4.250

1/2011 12/2013 KP năm 2011 trên tổng KP

64

Page 65: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Mã số, tên chương trình, đề tài, dự án

Cơ quan chủ trì,

phối hợpMục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt

đượcKinh phí(tr. đồng)

Thời gian Ghi chúBắt

đầuKết thúc

luân canh tôm - lúa thích hợp.- Nghiên cứu thử nghiệm các bộ giống lúa phù hợp trên các vùng sinh thái khác nhau ở Nam quốc lộ 1A thuộc hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.- Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật nhằm xây dựng qui trình công nghệ sản xuất luân canh tôm-lúa.- Thử nghiệm mô hình nuôi tôm - lúa ở các vùng sinh thái khác nhau.- Đánh giá kỹ thuật áp dụng, hiệu quả kinh tế - xã hội nhằm đề xuất nhân rộng mô hình.

nghệ nuôi luân canh tôm lúa:+Năng suất tôm 400-500kg/ha/năm+ Năng suất lúa >3,5 tấn/ha/năm.- Quy mô 50 ha/vùng địa lý: 3 vùng địa lý (Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang)

2 Đề tài trọng điểm cấp Bộ “Nghiên cứu cải tiến quy trình công nghệ sản xuất giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) đạt quy mô hàng hóa ở đồng bằng sông Cửu Long”.

Th.S Nguyễn Đức Minh – Viện II

+ Mục tiêu: Xây dựng được quy trình công nghệ và mô hình sản xuất giống tôm càng xanh quy mô hàng hóa.+ Nội dung: - Qui mô thử nghiệm 20m3 liên kết các trại giống tư nhân để sản xuất đại trà (500m3)- Nôi vỗ tôm bố mẹ tôm càng xanh phục vụ cho sản xuất giống.

- Bản thiết kế và quy trình vận hành trại sản xuất giống tôm càng xanh quy mô hàng hóa.- Quy trình sản xuất giống tôm càng xanh quy mô hàng hóa ổn định quanh năm: + Tỷ lệ đẻ tôm cái: 40% (cho 1 lần sinh sản).+ Số lượng ấu trùng (PL35): 400.000 PL/kg tôm cái+ Tỷ lệ biến thái đến PL35: 40%+ Năng suất: 20.000PL/m3 bể

950/1.650 1/2011 12/2012 KP năm 2011 trên tổng KP

65

Page 66: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Mã số, tên chương trình, đề tài, dự án

Cơ quan chủ trì,

phối hợpMục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt

đượcKinh phí(tr. đồng)

Thời gian Ghi chúBắt

đầuKết thúc

- Quy mô trại: ≥ 500 m3 bể.

II Dự án SXTN cấp Bộ

1 Dự án SXTN: Ứng dụng công nghệ sản xuất nhân tạo tôm sú (Penaeus monodon) bố mẹ chất lượng phục vụ nuôi tôm xuất khẩu.

Th.S Trình Trung Phi – Viện II

+ Mục tiêu: - Nâng cao qui mô sản xuất 1000 cặp/năm, bước đầu thương mại hóa con tôm sú gia hóa để phục vụ nuôi tôm xuất khẩu.- Ổn định tỷ lệ sống ở các giai đoạn nuôi tăng trưởng (từ 1 đến 40g: 70%; từ 40g đến 80g: 65%) và nuôi thành thục (70%).- Đảm bảo tôm bố mẹ sạch bệnh và đạt các chỉ tiêu sau: Tỷ lệ sống và thành thục sau cắt mắt 80%, Tỷ lệ đẻ sau cắt mắt 80%, Tôm cái có trọng lượng TB 114 g/con, sức sinh sản TB 680.000 ấu trùng/con, Tôm đực có trọng lượng trung bình 78g/con, tỷ lệ có tinh 100%.+ Nội dung: - Mô tả công nghệ, sơ đồ hoặc quy trình công nghệ (là xuất xứ của Dự án) để triển khai trong Dự án.- Phân tích những vấn đề Dự án cần giải quyết về mặt công nghệ.- 3 Liệt kê và mô tả nội dung, các bước công việc cần thực hiện để giải quyết những vấn đề đặt ra, kể cả đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật đáp ứng cho việc thực hiện Dự án

- Đạt số lượng 1.300 cặp tôm sú bố mẹ gia hóa với các tiêu chuẩn như sau: Sạch bệnh; Tỷ lệ sống và thành thục sau cắt mắt 80%; Tỷ lệ đẻ sau cắt mắt 80%; Tôm cái có trọng lượng trung bình 114 g/con, sức sinh sản trung bình 680.000 ấu trùng/con; Tôm đực có trọng lượng trung bình 78 g/con, tỷ lệ có tinh 100%.

400/1.100 1/2011 12/2012 KP năm 2011 trên tổng KP

66

Page 67: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Mã số, tên chương trình, đề tài, dự án

Cơ quan chủ trì,

phối hợpMục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt

đượcKinh phí(tr. đồng)

Thời gian Ghi chúBắt

đầuKết thúc

sản xuất thử nghiệm.III Đề tài khác

IV Đề tài cơ sở/nhiệm vụ đặc thù

1 Nghiên cứu tạo sản phẩm dạng tươi và khô của các loài vi tảo giàu dinh dưỡng và ứng dụng cho sản xuất giống tu hài (Lutraria rhynchaena Jonas, 1844).

Viện NCNT thủy sản II

+ Mục tiêu - Xây dựng qui trình nhân sinh khối các loài tảo giàu DHA (Isochrysis galbana, Schizochytrium sp.) và giàu EPA (Nannochloropsis oculata, Tetraselmis chuii)- Xây dụng qui trình chế biến và bảo quản tảo cô đặc và tảo khô của các loài tảo trên.- Thử nghiệm ứng dụng tảo khô và tảo tươi cô đặc ương nuôi tu hài Lutraria rhynchaena.+ Nội dung 1. Nghiên cứu qui trình giữ giống và nhân sinh khối các loài vi tảo trên trong phòng thí nghiệm và qui mô sản xuất.2. Nghiên cứu qui trình thu nhận sinh khối, chế biến và bảo quản tảo cô đặc và tảo khô của các loài tảo trên có hàm lượng dinh dưỡng tương đương với ban đầu.3. Nghiên cứu thử nghiệm ứng dụng các sản phẩm từ tảo trên trong sản xuất giống một số loài hải sản có giá trị kinh tế như tu hài và cá giò và nuôi sinh khối luân trùng nước ngọt và

1. Sản phẩm dạng lỏng cô đặc: 50 lít/loài (1x1011 tế bào/ml)2. Sản phẩm dạng khô: 5kg/loài (độ ẩm 4%)

300 1/2011 12/2011

67

Page 68: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Mã số, tên chương trình, đề tài, dự án

Cơ quan chủ trì,

phối hợpMục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt

đượcKinh phí(tr. đồng)

Thời gian Ghi chúBắt

đầuKết thúc

nước mặn.2 Nghiên cứu xây

dựng qui trình nuôi cá ngựa trắng (Hippocampus kelloggi) thương phẩm thâm canh bằng hệ thống tuần an tòan sinh học trong nhà ở vùng đô thị.

Viện NCNT thủy sản II

+ Mục tiêu Tạo được quy trình công nghệ nuôi cá ngựa thâm canh bằng hệ thống tuần hoàn thích hợp+ Nội dung 1. Thiết kế hệ thống lọc sinh học, trang thiết bị phụ trợ và hệ thống nuôi thích hợp2. Xác định loại thức ăn thích hợp3. Xác định mật độ nuôi cá ngựa đạt tối ưu về tăng trưởng và kinh tế 4. Xác đinh sự biến động môi trường trong hệ thống nuôi và sức khoẻ cá nuôi5. Đánh giá các chỉ số tăng trưởng cá nuôi và hiệu quả kinh tế

Quy trình công nghệ nuôi cá ngựa thâm canh trong hệ thống tuần hoàn. Tỷ lệ số 70-80%, kích cỡ đạt thương phẩm của cá ngựa có chiều dài từ 10-15cm, cá thương phẩm đạt chất lượng, 1-1,5 kg/m3 không thay nước và ít bệnh trong quá trình nuôi.

200 1/2011 12/2011

3 Nuôi thử nghiệm cá chài và cá duồng

Viện NCNT thủy sản II

+ Mục tiêu Xây dựng quy trình nuôi thương phẩm cá chài và cá duồng.+ Nội dung 1. Nuôi thương phẩm cá Duồng trong ao và trong bè2. Nuôi thương phẩm cá Chài trong ao và trong bè

1. Quy trình nuôi cá thương phẩm cá Chài 2. Quy trình nuôi thương phẩm cá Duồng

150 1/2011 12/2011

4 Nghiên cứu công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi một số loài cá kiểng (cá La Hán, chép Nhật và chép Koi).

Viện NCNT thủy sản II

+ Mục tiêu Xây dựng được công nghệ sản xuất thức ăn viên hỗn hợp cho cá kiểng (La Hán, cá chép Nhật và chép Koi).+ Nội dung 1. Khảo sát một số loại thức ăn hiện nay sử dụng để nuôi các loài La hán, chép Nhật và chép Koi.

1. Cơ sở dữ liệu về các loại cá kiểng và các loại thức ăn được sử dụng để nuôi cá kiểng hiện nay.2. Bảng số liệu về thành phần dinh dưỡng nguyên liệu,

400 1/2011 12/2012

68

Page 69: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Mã số, tên chương trình, đề tài, dự án

Cơ quan chủ trì,

phối hợpMục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt

đượcKinh phí(tr. đồng)

Thời gian Ghi chúBắt

đầuKết thúc

2. Nghiên cứu qui trình công nghệ sản xuất thức ăn viên tổng hợp cho cá kiểng+ Nghiên cứu lựa chọn một số nguồn nguyên liệu dùng trong sản xuất thức ăn cá kiểng.+ Nghiên cứu quá trình nghiền, trộn, tạo viên và sấy viên thức ăn nuôi La Hán, chép Nhật và chép Koi.+ Xây dựng công thức thức ăn bằng phương pháp cân bằng dinh dưỡng dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của đối tượng.+ Xây dựng và hoàn thiện qui trình công nghệ sản xuất thức ăn cho cá kiểng.+ Sản xuất thức ăn viên nổi nuôi cá La Hán, chép Nhật và chép Koi.3. Nuôi thử nghiệm và đánh giá chất lượng thức ăn+ Tiến hành nuôi thử nghiệm để đánh giá chất lượng thức ăn.+ Đánh giá hiệu quả thức ăn viên tổng hợp của đề tài.

thành phần dinh dưỡng của thức ăn nuôi cá kiểng.3. Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn viên tổng hợp cho cá kiểng.4. Thức ăn viên tổng hợp cho nuôi La Hán, chép Nhật và chép Koi đạt chất lượng.

5 Nghiên cứu chiết xuất dược chất tăng cường miễn dịch và trị bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng trên cá chẽm nuôi thương phẩm

Viện NCNT thủy sản II

+ Mục tiêu Tạo ra các dược chất tăng cường sức đề kháng, trị các mầm bệnh vi khuẩn và ký sinh trùng cho cá chẽm nuôi thương phẩm.+ Nội dung1. Nghiên cứu chiết xuất một số (ít nhất là 2) dược chất tăng cường sức đề kháng và trị mầm bệnh vi khuẩn và ký sinh trùng trên cá Chẽm.2. Thử nghiệm đánh giá hiệu quả phòng trị của các dược chất chiết xuất trên cá

Qui trình kỹ thuật chiết xuất các dược chất.

300 1/2011 12/2011

69

Page 70: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Mã số, tên chương trình, đề tài, dự án

Cơ quan chủ trì,

phối hợpMục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt

đượcKinh phí(tr. đồng)

Thời gian Ghi chúBắt

đầuKết thúc

Chẽm ở các giai đoạn tuổi khác nhau. 3. Xây dựng qui trình kỹ thuật chiết xuất đại trà các dược chất đã thử nghiệm.

6 Nghiên cứu hoàn thiện qui trình công nghệ sản xuất cá khô chỉ vàng qui mô vừa và nhỏ

Viện NCNT thủy sản II

+ Mục tiêu Duy trì  được chất lượng sản phẩm cá khô chỉ vàng trong thời gian bảo quản 6 tháng, giảm đến mức thấp nhất các biến đổi: hóa học, cảm quan và sinh học.+ Nội dung 1. Khảo sát, điều tra thu thập số liệu về các mặt: sản lượng khai thác, mùa vụ, phương pháp khai thác, bảo quản sau thu hoạch, vận chuyển và chế biến cá chỉ vàng. 2.Đánh giá chất lượng nguyên liệu cá trong từng giai đoạn từ khi đánh bắt đến khi chế biến. 3.Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trong quy trình công nghệ chế biến cá khô chỉ vàng hiện tại.4. Tìm giải pháp hạn chế sự chảy dầu và mùi ôi khét của sản phẩm.  5. Đề xuất những giải pháp cải thiện quy trình bảo quản sau thu hoạch và chế biến nhằm nâng cao chất lượng cá  khô chỉ vàng về các mặt: vật lý, hóa học và  vệ sinh thực phẩm phù  hợp trong việc áp dụng vào sản xuất ở các cơ sở chế biến. 6. Sản xuất thử, đánh giá chất lượng và hiệu chỉnh quy trình.

Qui trình công nghệ sản xuất cá khô chỉ vàng đạt tiêu chuẩn về cảm quan.

200 1/2011 12/2012

70

Page 71: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

Biểu 11Đơn vị: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH HỢP TÁC NGHIÊN CỨU THEO NGHỊ ĐỊNH THƯVỚI NƯỚC NGOÀI NĂM 2011

TT Tên nhiệm vụ Nội dung thực hiện năm 2011

Đơn vị thực hiệnTên

Đối tác nước ngoài

Thời gian Kinh phí (triệu đồng)

GhichúBắt đầu Kết thúc Tổng số

Từ NSNNTổng

sốNăm 2011

1. Hoạt hóa hệ thống miễn dịch trên tôm sú bằng protein sốc nhiệt

1. Kiểm tra ảnh hưởng của Hsp70 lên hoạt hóa hệ thống miễn dịch của tôm sú1.1. Nuôi tôm chuẩn bị cho thí nghiệm1.2. Kiểm tra vi khuẩn có độc lực và không độc lực đối với tôm sú1.3. Thí nghiệm tiêm tôm sú với Hsp và Vibrio, phản ứng RT-PCR, phenoloxidase

Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II

Bỉ 05/2010 05/2012 1.286 1.286 707,30

2.

71

Page 72: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

Biểu 12Đơn vị: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

DANH MỤC TIẾN BỘ KỸ THUẬT DỰ KIẾN CHUYỂN GIAO VÀO SẢN XUẤT NĂM 2011

TT Tên tiến bộ kỹ thuật Xuất xứ Cơ quan áp dụng Quy mô và chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu Ghi chú

1 Công nghệ sản xuất giống cá tra có chất lượng di truyền cao về tính trạng tăng trưởng

- Đề tài trọng điểm cấp Bộ (KC.CB.01.23): Chọn giống cá tra nhằm tăng tỷ lệ phi lê bằng phương pháp chọn lọc gia đình.- Áp dụng tiêu chuẩn ngành kết hợp với kỹ thuật sản xuất giống đã đúc kết từ chương trình chọn giống cá tra và một số thực nghiệm khác thực hiện tại Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản nước ngọt Nam bộ, công nghệ ương cá tra giống đã cải thiện theo hướng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc phù hợp cho nuôi xuất khẩu.

1. Trung tâm Giống Thủy sản Đồng Tháp.2. Trung tâm Giống thủy sản An Giang.3. Trung tâm Giống Thủy sản Bến Tre.4. Trung tâm Giống Nông nghiệp Vĩnh Long.5. Trung tâm Giống Thủy sản Tiền Giang.

* Sản phẩm:- 100.000 cá tra hậu bị chọn lọc theo quy trình chọn giống, đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật quy định tại điểm 1.6 điều 1- Qui trình công nghệ sản xuất giống cá tra chất lượng cao về tính trặng tưng trưởng.- 1,5 tỷ cá tra giống thế hệ thứ 3- Đào tạo cho 30 cán bộ thuộc 05 trung tâm giống thuỷ sản thuộc Dự án * Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:- Cá tra hậu bị cung cấp cho các trung tâm giống phải được chọn lọc theo quy trình chọn giống, đạt trọng lượng từ 0.9 kg/con, tốc độ tăng trưởng cao hơn đàn cá chưa chọn lọc 20%;- Tỷ lệ sống giai đoạn nuôi vỗ đạt tối thiểu 90%;- Tỷ lệ thành thục sinh dục tối thiểu 70%;- Tỷ lệ nở của trứng thụ tinh đạt 75%;- Tỷ lệ sống từ cá bột lên giống đạt 12%

Chuyển giao công nghệ sản xuất giống cá tra có chất lượng di truyền cao về tính trạng tăng trưởng cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

2

72

Page 73: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

Biểu 13Đơn vị: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NĂM 2011Đơn vị: Số người

TT Trình độ đào tạo Tổng số Trong nước Ngoài nước Chuyên ngành đào tạo Ghi chú

1 Tiến sĩ

2011 1 2 Virus, miễn dịch vi sinh, nuôi trồng thủy sản, sinh học phân tử, di truyền phân tử, dinh dưỡng thức ăn, quản lý thủy sản

2011-2012 1 6 Công nghệ nuôi, sinh lý sinh sản, công nghệ gen, di truyền, công nghệ tế bào, miễn dịch học, công nghệ xử lý môi trường

2 Thạc sỹ

2011 2 2 Công nghệ vi tảo, Công nghệ gene, quản lý môi trường, công nghệ vi sinh, dinh dưỡng thức ăn, quản lý thủy sản

2011-2012 2 4 Công nghệ tế bào, Dinh dưỡng, bảo quản vi tảo, bảo quản vi sinh vật, quản đông lạnh gen, dinh dưỡng thủy sản

3 Ngắn hạn

2011 3 Công nghệ vi sinh, nguồn lợi gen, sinh lý sinh sản động vật

2011-2012 6 Công nghệ vi sinh, Công nghệ vi tảo, kỹ thuật cấy chuyển gen, ứng dụng tạo đa bội thể, Công nghệ tinh sạch protein, tạo chế phẩm vi sinh

4 Khác2011 2 Công nghệ gene, Công nghệ tế bào

2011-2012

5 Cộng2011 3 9

2011-2012 3 16

73

Page 74: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

Biểu 14Đơn vị: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

KẾ HOẠCH TĂNG CƯỜNG TRANG THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU TỪ VỐN SỰ NGHIỆP KHOA HỌC NĂM 2011

TT Tên phòng thí nghiệm/đơn vị Địa điểm đầu tư Số QĐ phê duyệt Tên thiết bị(Chỉ ghi loại A)

Kinh phíGhi chúTổng số Năm 2010

1Trung tâm Quan trắc Cảnh báo Môi trường và Phòng ngừa Dịch bệnh Thủy sản khu vực Nam Bộ

116 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1, Tp. HCM

Không có thiết bị loại A 1.300 0

2 Trung tâm Công nghệ Sau thu hoạchCộng 1.300

Biểu 15Đơn vị: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ PHÒNG THÍ NGHIỆM TRỌNG ĐIỂM NĂM 2011

Tên phòng thí nghiệm Nội dung Hạng mục/tên thiết bị

Kinh phí (triệu đồng) Ghi chúTổng số Đã cấp đến 2010 Năm 2011

Phòng thí nghiệm bệnh và môi trường nuôi thủy sản

Phần Xây lắp Cải tạo hệ thống điện, nước, khí thải; Xây dựng hệ thống nhà bao che wetlabs

2.279,240 0 2.279,240

Phần thiết bị (Chỉ ghi loại A)

Thiết bị khoa học và thực nghiệm PTN Bệnh thủy sản

24.249,176 0 3.000,000

Thiết bị khoa học và thực nghiệm PTN Môi trường nuôi thủy sản

6.777,617 0 1.000,000

Thiết bị phục vụ 1.975,050 0 0Chi phí đào tạo 420,000 0 0

74

Page 75: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

Phòng thí nghiệm dinh dưỡng và thức ăn thủy sản

Phần xây lắp Khu phân tích hóa sinh & vi sinh; Khu xưởng thực nghiệm Gò Vấp; Khu thí nghiệm công nghệ sản xuất thức ăn tại Trung tâm QG giống thủy sản Nam Bộ

1.573,375 0 1.573,375

Phần thiết bị Bộ phận phân tích hóa sinh 3.140,144 0 1.000,000Bộ phận vi sinh và chế phẩm sinh học 3.722,964 0 1.000,000Bộ phận nghiên cứu dinh dưỡng vật nuôi thủy sản

1.891,750 0 500,000

Bộ phận nghiên cứu công nghệ sản xuất thức ăn

1.470,735 0 500,000

Bộ phận thức ăn tự nhiên 964,390 0 300,000Bộ phận xử lý thông tin và phục vụ 319,585 0 0

Biểu 16Đơn vị: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG NHỎ, SỬA CHỮA LỚN NĂM 2011

TT Tên dự án Địa điểm xây dựng Số quyết định phê duyệt

Thời gian khởi công, hoàn thành Kinh phí (triệu đồng)

Bắt đầu Kết thúc

Tổng được duyệt

Cấp 2010

Đề nghị năm 2011

1.

Xây dựng nhà bao che xưởng sản xuất thức ăn tại Trại thực nghiệm thủy sản Bạc Liêu

Trại thực nghiệm thủy sản Bạc Liêu - 18/7 đường Cao Văn Lầu , Phường Nhà Mát, thi xã Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu.

2011 2011 520 520

2. Xây dựng trạm biến áp 250 KVA tại Khu A Trung tâm Quốc Gia Giống Hải Sản Nam Bộ.

Trung tâm Quốc gia giống Hải Sản Nam Bộ - 167 đường Thùy Vân, Phường Thắng Tam, Tp Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

2011 2011 165 165

Cộng 685 685

75

Page 76: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

Biểu 17Đơn vị: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN NĂM 2011

TT Tên dự án Số quyết định phê duyệt

Địa điểmxây dựng

Thời gian thực hiện

Vốn đầu tư được duyệt(triệu đồng) Kinh phí cấp

năm 2010(tr. đồng)

Kinh phí đề nghị cấp

2011(tr. đồng)

Khởi công

Hoàn thành TS XL TB

1 Dự án đầu tư Khu B Trung tâm quốc gia Giống hải sản Nam Bộ

1938/QĐ-BNN-XDNgày 27/6/2008

Thị trấn Phước Hải- Đất Đỏ -tỉnh BR-VT

2006 2010 105.657 69.811 10.666 5.500 40.000

Biểu 18Đơn vị: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG NĂM 2011

TT Tên tiêu chuẩn Đơn vị thực hiện Thời gian Kinh phí (triệu đồng) Ghi chúBắt đầu Kết thúc Tổng số Năm 20111 Qui phạm BMPs cho tôm sú xã Mỹ

Long Nam, Trà VinhPhòng Nguồn lợi và Khai thác Thủy sản Nội địa – Viện II

2010 2011 400 260 Thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới

2 Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn cá kèo Trung tâm CNSTH– Viện II

01/2011 12/2011 60 60

Tổng cộng 460 320

76

Page 77: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

Biểu 19Đơn vị: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CHO HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 2011-2015 VÀ NĂM 2011

Kinh phí (triệu đồng)TT Nội dung Tổng số Trong đó Ghi chú

Kinh phí sự nghiệp khoa học Nguồnkhác*

A CHI CHO HOẠT ĐỘNG KHCN 67.957 Tổng số 2011 2012 Vốn SNKHI Quỹ lương và bộ máy/KP Hoạt động thường xuyên 10.350 10.350 5.075 5.275II Nghiên cứu KH&CN 58.207 57.857 31.958 25.899 350

II.1 Nhiệm vụ cấp Nhà nước- Đề tài thuộc Chương trình- Dự án SXTN thuộc CT- Đề tài độc lập- Dự án SXTN độc lập- HTQT theo Nhị định thư- Lưu giữ quỹ gen

33.2691.900

1.286700

18.5511.000

707360

14.718900

579340

Cộng 37.155 37.155 20.618 16.537II.2 Nhiệm vụ cấp Bộ

- Đề tài thuộc Chương trình- Đề tài trọng điểm- Đề tài thường xuyên (cơ sở)- Bảo tồn nguồn gen- Dự án SXTN

11.9472.750

1.100

7.3851.250

400

4.5621.500

700Cộng 15.797 15.797 9.035 6.762

II.3 Hoạt động KHCN khác- Tiêu chuẩn chất lượng- Thông tin, xuất bản- Hợp tác quốc tế (đoàn ra, đoàn vào, đóng niên liễm)

820 320 500350

Cộng 1.170 820 320 500 350

77

Page 78: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

II.4 Tăng cường năng lực n/cứu- Tăng cường trang thiết bị- Xây dựng nhỏ, sửa chữa lớn

2.5001.585

1.300685

1.200900

Cộng 4.085 4.085 1.985 2.100B HOẠT ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 10.073 10.073 5.500 4.573 Vốn SNMTI Quan trắc môi trường 5.200 3.000 2.200II Dự án nghiên cứu 4.873 2.500 2.373III Khác

Cộng 10.073 10.073 5.500 4.573C XÂY DỰNG CƠ BẢN 96.153 96.153 51.153 45.000 Vốn XDCBI Phòng thí nghiệm trọng điểm 31.153 11.153 20.000II Xây dựng cơ sở hạ tầng 65.000 40.000 25.000

Cộng 96.153 96.153 51.153 45.000D THU TỪ HOẠT ĐỘNG KHCN

- Hợp đồng với sản xuất- Hợp đồng với các tổ chức NC-PT- Dịch vụ- KhácCộng 174.783 174.433 93.686 80.747 350

*Lưu ý : Nêu cụ thể số lượng và nguồn kinh phí khác ngoài ngân sách Nhà nước sau:(1) Nguồn thu hồi của Bộ (3) Vốn viện trợ(2) Vốn của doanh nghiệp (4) Khác.

78

Page 79: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

Biểu 20Tên đơn vị: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 2006-2010

TT Tên nhiệm vụ/dự án

Tên đơn vị, cá

nhân chủ trì

Thời gian thực hiện

Kinh phí trỉệu đ Kết quả đạt được, địa chỉ áp dụng Ghi chú

I Quan trắc môi trường1.1. Tăng cường năng lực quan trắc môi

trường1.2. Hoạt động quan trắc môi trường1 Nhiệm vụ thường xuyên cấp Bộ: Quan

trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh một số vùng nuôi thủy sản ở các tỉnh đồng bằng sông cửu long - 2006.

TS. Lý Thị Thanh Loan – Viện II

1/2006-12/2006

550 - Đề tài đã triển khai được 3 đợt khảo sát về chất lượng nước và điều tra phỏng vấn nông hộ ở các tỉnh Nam sông Hậu, Bắc sông Hậu, các tỉnh ven biển giữa sông Tiền và sông Hậu; tổ chức 2 đợt khảo sát và quan trắc môi trường đột xuất khi có dịch bệnh xảy ra ở Cần Giờ – Tp.HCM và vùng nuôi cá nước ngọt (An Giang, Đồng Tháp và Tiền Giang); xây dựng được mạng lưới quan trắc kết hợp giữa trạm trung tâm với 3 trạm vùng (Cà Mau, Cái Bè, Vũng Tàu); đề tài đã tiến hành thu mẫu quan trắc và phân tích hàm lượng kim loại nặng, dầu khoáng và thuốc trừ sâu gốc Chlor (2 lần/năm).

2 Nhiệm vụ thường xuyên cấp Bộ “Quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh thủy sản một số vùng nuôi thủy sản các tỉnh ĐBSCL năm 2007”.

TS. Lý Thị Thanh Loan – Viện II

1/2007-12/2007

900 Đã tiến hành 4 đợt quan trắc định kỳ vào tháng 04/2007, tháng 07/2007, tháng 09/2007 và tháng 11/2007 tại các tỉnh, thành: Vũng Tàu, TPHCM, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Tây Ninh, Đồng

79

Page 80: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Tên nhiệm vụ/dự án

Tên đơn vị, cá

nhân chủ trì

Thời gian thực hiện

Kinh phí trỉệu đ Kết quả đạt được, địa chỉ áp dụng Ghi chú

Nai, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang và Đồng Tháp. Tiến hành đợt quan trắc đột xuất do sự cố tràn dầu trên biển Đông vào ngày 21 – 22/03/2007 tại 6 điểm thuộc 3 tỉnh: Bến Tre (Ba Tri, Bình Đại), Vũng Tàu (Hải Đăng, Long Sơn), Bạc Liêu (Gành Hào và Cống Năm Căn). Triển khai điều tra dịch tễ học trên tôm sú và cá tra tại một số tỉnh: Cà Mau (mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến), An Giang (cá tra). Tiếp tục tiến hành lắp ráp các trạm quan trắc tự động và tập huấn các trạm vùng trong việc thu, phân tích mẫu môi trường.

3 Nhiệm vụ thường xuyên cấp Bộ “Quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh thủy sản một số vùng nuôi thủy sản các tỉnh ĐBSCL và miền Đông Nam Bộ năm 2008”.

TS. Lý Thị Thanh Loan – Viện II

1/2008-12/2008

1.420 - Đã tiến hành 4 đợt quan trắc định kỳ vào tháng 04/2008, tháng 07/2008, tháng 09/2008 và tháng 11/2008 tại các tỉnh, thành: Vũng Tàu, TPHCM, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Tây Ninh, Đồng Nai, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang và Đồng Tháp. Khảo sát đột xuất 2 đợt tôm chết tại Kiên Giang và 4 đợt nghêu chết tại Cần Giờ - TP. HCM. Triển khai điều tra dịch tễ học trên tôm sú và cá tra tại một số tỉnh: Cà Mau (mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến), Sóc Trăng (mô hình Tôm - Lúa), An Giang và Cần Thơ (cá tra). Tập huấn các trạm vùng trong việc thu và phân tích mẫu môi trường (Trạm vùng Cà Mau). - Đã lắp ráp xong và đang triển khai vận

80

Page 81: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Tên nhiệm vụ/dự án

Tên đơn vị, cá

nhân chủ trì

Thời gian thực hiện

Kinh phí trỉệu đ Kết quả đạt được, địa chỉ áp dụng Ghi chú

hành các trạm quan trắc tự động. - Duy trì việc kết hợp với Đài Khí Tượng Thuỷ Văn Khu Vực Nam Bộ thực hiện bản tin dự báo thời tiết cho khu vực Nam Bộ.

4 Nhiệm vụ thường xuyên cấp Bộ “Quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh thủy sản một số vùng nuôi thủy sản các tỉnh ĐBSCL và miền Đông Nam Bộ năm 2009”.

TS. Trần Quốc Bảo - Viện II

1/2009-12/2009

2.100 - Đã vận hành được 8/10 trạm quan trắc tự động, triển khai 9 đợt thu mẫu hàng tháng, tiến hành chương trình giám sát dịch bệnh trên đối tượng tôm sú tại Cà Mau từ tháng 6/2009 và cá tra tại An Giang từ tháng 7/2009. Nâng cấp và hoàn thiện cơ sở dữ liệu và hệ thống mạng truyền thông tin. Đã chuyển sang hình thức sử dụng email để gửi và nhận thông tin đến các trạm vùng và các cơ quan chức năng về môi trường nước và thủy sản của các tỉnh. Tập huấn nâng cao kỹ năng phòng thí nghiệm về môi trường: tổ chức 1 đợt tập huấn. Đã tổ chức 2 đợt tập huấn về bệnh và môi trường cho cán bộ thuộc các đơn vị phối hợp.

5 Nhiệm vụ thường xuyên cấp Bộ “Quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh thủy sản một số vùng nuôi thủy sản các tỉnh ĐBSCL và miền Đông Nam Bộ năm 2010”.

TS. Trần Quốc Bảo - Viện II

1/2010-12/2010

2.100 - Đã tiến hành 5 đợt quan trắc. Thu mẫu được 5 đợt, phân tích mẫu và viết báo cáo gửi các cơ quan ban ngành trung ương và địa phương được 4 đợt (các tháng 1,2,3,4).- Triển khai công tác giám sát dịch bệnh thụ động và chủ động trên tôm sú tại Cà Mau và cá tra tại An Giang trong quý 1, quý 2 năm 2010.- Đang triển khai đi sửa chữa và bảo trì điện cực các trạm quan trắc tự động. Đa số các đầu dò (Sensor) bị hỏng.

81

Page 82: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Tên nhiệm vụ/dự án

Tên đơn vị, cá

nhân chủ trì

Thời gian thực hiện

Kinh phí trỉệu đ Kết quả đạt được, địa chỉ áp dụng Ghi chú

II Các dự án, nhiệm vụ BVMT do cấp có thẩm quyền giao ( thực hiện Quyết định của Thủ tướng, các Chương trình BVMT quốc gia, . . .)

III Nhiệm vụ, dự án BVMT cấp Bộ1 Nhiệm vụ bảo vệ môi trường cấp Bộ

“Xây dựng dự án ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy sản”.

TS. Lý Thị Thanh Loan – Viện II

4/2007-3/2008

200 Số liệu về hiện trạng môi trường ở một số vùng nuôi thủy sản: khu vực nuôi tôm quãng canh cải tiến ở Cà Mau và nuôi thâm canh, bán thâm canh Trà Vinh, Sóc Trăng; vùng nuôi cá tra thâm canh ở An Giang và Thốt Nốt (Cần Thơ) và nuôi BTC ở Ô Môn (Cần Thơ) và vùng Đồng Tháp Mười. Số liệu về tình hình sản xuất và hiện trạng xử lý nước thải trong các hoạt động chế biến thủy sản ở một số tỉnh có nhà máy chế biến (Cà Mau, Kiên Giang, Hậu Giang, ..). Số liệu về hiện trạng nuôi trồng thủy sản ở một số vùng nuôi trọng điểm ở ĐBSCL. Số liệu về hiện trạng môi trường ở một số vùng nuôi thủy sản và hoạt động chế biến thủy sản: khu vực nuôi thủy sản miền Trung và phía Bắc (Hợp tác với Trung Tâm Quan trắc MT khu vực miền Trung, Vụ KHCN – Bộ NN và PTNT).

2 Nhiệm vụ bảo vệ môi trường cấp Bộ “Điều tra đánh giá môi trường lưu vực sông thị vải làm cơ sở quy hoạch nuôi trồng thủy sản”.

Th.S Trương Thanh Tuấn – Viện II

4/2007-3/2008

150 - Thực hiện đợt thu mẫu và phân tích mẫu môi trường nước mùa mưa 2007, thu thập một số dữ liệu về tình hình sử dụng đất và nuôi trồng thủy sản trong lưu vực sông Thị Vải. Xây dựng được một số lớp bản đồ về điều kiện tự nhiên lưu vực sông Thị Vải đồng thời đã xây dựng cơ sở dữ liệu và

82

Page 83: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Tên nhiệm vụ/dự án

Tên đơn vị, cá

nhân chủ trì

Thời gian thực hiện

Kinh phí trỉệu đ Kết quả đạt được, địa chỉ áp dụng Ghi chú

đang cập nhập dữ liệu vào cơ sở dữ liệu.3 Đánh giá ô nhiễm môi trường nuôi cá

Tra, Basa thâm canh ở tỉnh An Giang và Cấn Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long.

TS. Lý Thị Thanh Loan – Viện II

3/2008-3/2009

400 - Cơ sở dữ liệu các chỉ tiêu phân tích trong nước và bùn đáy ao nuôi cá tra (các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường, thuỷ sinh vật và vi khuẩn) tại các điểm khảo sát ở An Giang.- Cơ sở dữ liệu các chỉ tiêu phân tích trong nước và bùn đáy ao nuôi cá tra (các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường, thuỷ sinh vật và vi khuẩn) tại các điểm khảo sát ở Cần Thơ

IV Nhiệm vụ, dự án BVMT khác

83

Page 84: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

Biểu 21Tên đơn vị: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

DANH MỤC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2011

TT Tên nhiệm vụ/dự án

Tên đơn vị, cá

nhân chủ trì

Mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt được

Kinh phí triệu đ

Thời gian Ghi chúBắt đầu Kết thúc

I Quan trắc môi trường

1.1. Tăng cường năng lực quan trắc môi trường

1.2. Hoạt động quan trắc môi trường

1 Quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh thủy sản một số vùng nuôi thủy sản các tỉnh đồng bằng sông cửu long và miền đông nam bộ - năm 2011

TS. Trần Quốc Bảo - Viện II

Mục tiêu trước mắt : Cung cấp thông tin diễn biến môi trường, cảnh báo môi trường và dịch bệnh cho các cơ quan quản lý địa phương và người sản xuất ở những vùng nuôi tập trung nhằm hạn chế những tổn thất trong nuôi trồng thuỷ sản.Mục tiêu lâu dài : 1. Về môi trường : Quan trắc chất lượng nước nhằm thu thập dữ liệu môi trường nền, đánh giá sự biến động môi trường nước liên quan đến tình hình bệnh thủy sản giúp cho các cơ quan quản lý ngành trong công tác quản lý và chỉ đạo nuôi thủy sản tại địa phương. 2. Về phòng ngừa dịch bệnh : Phát hiện sớm tần suất và các

1. Cung cấp thông tin về tình hình môi trường nước sau mỗi đợt thu mẫu môi trường hàng tháng2. Cung cấp thông tin về tình hình nuôi và bệnh (tôm sú, cá tra) định kỳ và khi có diễn biến dịch bệnh bùng phát đột xuất3. Các kết quả phân tích và tập số liệu gốc4. Kết quả phân tích chất lượng nước được lưu trữ và truy xuất bằng chương trình thích hợp, cho phép xử lý theo yêu cầu phân tích số liệu5. Thống nhất chung về phương pháp thu mẫu,

2.500 1/2011 12/2011

84

Page 85: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Tên nhiệm vụ/dự án

Tên đơn vị, cá

nhân chủ trì

Mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt được

Kinh phí triệu đ

Thời gian Ghi chúBắt đầu Kết thúc

yếu tố rủi ro chính có liên quan đến sự bùng phát dịch bệnh nhất là các bệnh mới, nguy hiểm đối với tôm sú, tôm thẻ chân trắng và cá tra xảy ra ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Xây dựng cơ sở dữ liệu nhằm áp dụng các thuật toán – mô hình đánh giá sự biến động môi trường và cảnh báo dịch bệnh thuỷ sản.

phân tích cho 4 trung tâm quan trắc6. Kết quả quan trắc môi trường đủ cơ sở khoa học cho việc đánh giá hiện trạng và sự biến động môi trường nước liên quan đến tình hình xuất hiện bệnh trên đối tượng nuôi thuỷ sản giúp cho các cơ quan trong công tác quản lý và chỉ đạo nuôi thuỷ sản tại các tỉnh ĐBSCL và miền Đông Nam Bộ.

2 Quan trắc, đánh giá biến động nguồn lợi thủy sản nội địa vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.

ThS.Vũ Vi An – Viện II

+ Mục tiêu: - Đánh giá hiện trạng và xu thế biến động một số chỉ tiêu khai thác phục vụ cho công tác quản lý nguồn lợi thuỷ sản thủy sản nội địa vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.+ Nội dung: - Quan trắc sự biến động chỉ tiêu khai thác một số loại ngư cụ phổ biến và đặc trưng vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.- Quan trắc sự biến động cá bột ở sông Tiền và sông Hậu.- Phân tích đánh gía về sự biến động về nguồn lợi thuỷ sản và đưa ra cảnh báo, dự báo.- Cung cấp thông tin.

- Cơ sở dữ liệu về các chỉ tiêu liên quan đến nguồn lợi thuỷ sản nội địa.- Báo cáo đánh giá về biên động nguồn lợi thủy sản nội địa vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, các cảnh báo, dự báo.- Các thông tin liên quan đến biến động nguồn lợi thuỷ sản nội địa ĐBSCL.

500/3.000 1/2011 12/2015 Đề xuất mới

85

Page 86: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Tên nhiệm vụ/dự án

Tên đơn vị, cá

nhân chủ trì

Mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt được

Kinh phí triệu đ

Thời gian Ghi chúBắt đầu Kết thúc

II Các dự án, nhiệm vụ BVMT do cấp có thẩm quyền giao ( thực hiện Quyết định của Thủ tướng, các Chương trình BVMT quốc gia, . . .)III Nhiệm vụ, dự án

BVMT cấp Bộ1 Thiết Lập và Đưa Vào

Hoạt Động Khu Bảo Tồn Loài Di Cư Điển Hình Của Khu Hệ Cá Lưu Vực Cửa Sông Tiền Tỉnh Bến Tre và Trà Vinh.

ThS.Vũ Vi An – Viện II

+ Mục tiêu lâu dài: Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo hướng bền vững.+ Mục tiêu trước mắt: Bảo vệ và tái tạo nguồn lợi các loài di cư điển hình có giá trị kinh tế và khuyến khích tham gia của cộng đồng địa phương trong việc quản lý, khai thác, và bảo vệ nguồn lợi thủy sản hợp lý trong khu hệ cá lưu vực cửa sông Tiền.+ Nội dung:- Điều tra khảo sát điều kiện tự nhiên cửa sông Tiền.- Điều tra và đánh giá hiện trạng nguồn lợi thủy sản cửa sông Tiền và loài di cư điển hình cần bảo vệ.- Nghiên cứu các đặc điểm sinh thái và sinh học các loài di cư điển hình phân bố cửa sông Tiền.- Điều tra điều kiện kinh tế xã hội của cộng đồng người dân địa phương.- Phân tích và đánh giá tổng hợp nhằm đề xuất được vị trí và diện tích của khu bảo tồn cụ thể cần thành lập.- Quy hoạch chi tiết khu vực bảo tồn.- Đánh giá tính khả thi của khu bảo tồn.

- Báo cáo hiện trạng các vực sâu và tầm quan trọng của chúng đến nơi cư trú các loài thủy sản.- Báo cáo hiện trạng nguồn lợi thủy sản.Đặc điểm sinh học, sinh thái và sinh sản các loài di cư.- Báo cáo về đặc điểm kinh tế - xã hội của cộng đồng ngư dân.- Đề xuất vị trí và diện tích khu bảo tồnBản kế hoạch hành động của khu bảo tồn.

2.000/10.000 1/2011 12/2015 Tham gia đấu thầu

Dự án của Cục Khai Thác

và Bảo Vệ

Nguồn Lợi

Thủy Sản

86

Page 87: PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHOA

TT Tên nhiệm vụ/dự án

Tên đơn vị, cá

nhân chủ trì

Mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt được

Kinh phí triệu đ

Thời gian Ghi chúBắt đầu Kết thúc

- Đánh giá tác động môi trường.- Thiết lập các chương trình nghiên cứu, giám sát và đào tạo cán bộ.- Nghiên cứu các giải pháp thực hiện quy hoạch.

2 Qui hoạch chi tiết khu bảo tồn thủy sản cấp quốc gia ven biển Cần Giờ.

ThS.Vũ Vi An – Viện II

+ Mục tiêu: Thiết lập và đưa vào hoạt động khu bảo tồn vùng cửa sông ven biển Cần Giờ để bảo vệ hệ động và thực vật thủy sinh đã được phục hồi sau chiến tranh, đặc biệt đối với các loài quý hiếm và đang có nguy cơ bị đe dọa. Đồng thời bảo vệ giá trị lịch sử và văn hóa độc đáo đã được phục hồi.+ Nội dung : - Nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái, sinh lý, sinh trưởng và sinh sản của các đối tượng cần bảo tồn làm cơ sở để đề ra các biện pháp bảo tồn.- Điều tra, đánh giá chi tiết hiện trạng và đối tượng cần bảo tồn vùng ven biển Cần Giờ.- Thiết kế quy hoạch khu bảo tồn và Thiết kế các chương trình hoạt động.- Lập các giải pháp thực hiện quy hoạch.

- Báo cáo tổng hợp dự án khu bảo tồn ven biển Cần Giờ; báo cáo tóm tắt; các báo cáo chuyên đề về kết quả điều tra hiện trạng theo các nội dung của dự án đề ra.- Bản đồ tổng hợp và đánh giá hiện trạng các hệ sinh thái khu vực ven biển Cân Giờ tỷ lệ 1/50.000. Bản đồ tổng hợp quy hoạch khu bảo tồn tỷ lệ 1/25.000 và bản đồ chi tiết từng phân khu tỷ lệ 1/10.000 (khổ A0).- Dự thảo quy chế quản lý và quyết định thành lập khu bảo tồn ven biển Cần Giờ cấp quốc gia

500/873 1/2011 12/2012 Tham gia đấu thầu

Dự án của Cục Khai Thác

và Bảo Vệ

Nguồn Lợi

Thủy Sản

IV Nhiệm vụ, dự án BVMT khác

87