34
TẬP ĐOÀN BO VIT (HSX - BVH) www.VPBS.com.vn Trang | 1 BÁO CÁO LẦN ĐẦU: BÁN Giá hiện tại (07/21/2015): VND 57.000 Giá trị dài hạn Cao hơn giá trị nội tại Giá mục tiêu VND 30.500 Khuyến nghị ngắn hạn Giảm giá Ngưỡng kháng cự: VND 70.000 Ngưỡng hỗ trợ: VND 42.500 Mã Bloomberg: BVH VN SGD: HSX Ngành: Bảo hiểm Chỉ số Beta điều chỉnh: 1,13 Giá cao nhất/thấp nhất 52 tuần (VND) 67.500/29.600 Lượng cổ phiếu lưu hành (triệu cổ) 680,5 Vốn hóa thị trường (tđồng) 38.787 Tỷ lệ cổ phiếu lưu hành tự do (%) 25, 3 KLGDBQ 12 tháng 301.790 Shữu nước ngoài (%) 24,2 Năm Cổ tức (VND) EPS (VND) 2016F 1.000 2.152 2015F 1.000 1.692 2014A 1.500 1.850 2013A 1.500 1.672 Chỉ số BVH Ngành BH VNI P/E 31,49 13,62 13,10 P/B 3,09 1,12 1,87 ROE 9,82 8,24 14,98 Gii thiu: - Được thành lập năm 1965, Bảo Vit là công ty đầu tiên ca Vit Nam hoạt động trong clĩnh vực bo him nhân thvà phi nhân th. - Vào tháng 6 năm 2009, BVH được niêm yết trên sàn giao dch Chng khoán Thành PhHChí Minh. - BVH là mt trong snhng tập đoàn tài chính lớn và đa dạng nht. Công ty đứng thtám trong snhng công ty có vn hóa ln nht trên sàn HSX. - Tập đoàn cung cấp mt lot các dch vtài chính, bao gm bo him, ngân hàng, qun lý qu, chứng khoán và đầu tư. Chúng tôi phát hành báo cáo lần đầu vTập đoàn Bảo Vit (BVH) vi khuyến nghBÁN da trên nhng luận điểm sau đây. Vlâu dài, BVH có nn tảng kinh doanh tương đối vng chắc, nhưng trong ngắn hn, giá cphiếu cn mt khong thi gian để “hnhit”: Vthế vng chc trong ngành bo him. Công ty dẫn đầu thtrường vthphn bo him nhân thvà xếp thhai vthphn bo him phi nhân th. Mng kinh doanh bo him tng cộng đã đóng góp tới hơn 90% vào doanh thu ca BVH. Bphận ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư dường như không có lợi thế cnh tranh. Ttháng 9 năm 2014, Ngân hàng Bo Vit không còn là công ty con ca BVH. Cng thêm vi kết quhoạt động yếu kém, sđóng góp của mng ngân hàng thương mại vào kết qudoanh thu chung ca BVH stiếp tc suy gim. Thtrường bo him dbáo sgivng đà tăng trong vòng 5 năm tới. Tuy nhiên, mức độ cnh tranh cũng dần tăng cao. Thu nhp đầu tư tài chính trong năm 2015 sẽ thấp hơn do li sut trái phiếu và lãi suất huy động gim. Chúng tôi quan ngi vtình hình qun trca tập đoàn do những thay đổi gần đây trong bmáy lãnh đạo cp cao và nhng ván liên quan, hiu quhoạt động ca ban lãnh đạo mi chcó thđược kim chng trong một vài năm tới. Cphiếu BVH gần đây đã tăng giá mạnh và cao hơn giá trị ni ti: cphiếu BVH đã tăng 75% so vi tháng trước. Điu này chyếu là do nhng tin đồn vvic mua li bi Samsung Life nhưng tha thun này khó có thđạt được. Xu hướng Gim giá ngn hn: phân tích kthut ca chúng tôi cho thy tín hiu gim giá. Mc dù có nhng thông tin vni room cho nhà ĐTNN, nhu cu mua ln tnhà ĐTNN do vthế hàng đầu ca BVH trong ngành bo him, giá CP đã tăng gấp đôi, cao hơn mc giá cao trong quá kh. Vì vy, chúng tôi cho rng giá CP cn gim bt trong thi gian ti. Vui lòng đọc khuyến cáo sdng trang cui -40 -20 0 20 40 60 80 07/14 09/14 11/14 01/15 03/15 04/15 06/15 BVH VN Peers VNINDEX TẬP ĐOÀN BẢO VIT (HSX-BVH) Ngày 21 tháng 07 năm 2015 June 16, 2015

ẬP ĐOÀN BẢ Ệ - VPSBộ phận ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư dường ợi thếcạnh tranh. Từtháng 9 năm 2014, Ngân hàng Bảo Việt không

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ẬP ĐOÀN BẢ Ệ - VPSBộ phận ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư dường ợi thếcạnh tranh. Từtháng 9 năm 2014, Ngân hàng Bảo Việt không

TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT (HSX - BVH)

www.VPBS.com.vn Trang | 1

BÁO CÁO LẦN ĐẦU: BÁN

Giá hiện tại (07/21/2015): VND 57.000

Giá trị dài hạn Cao hơn giá trị

nội tại

Giá mục tiêu VND 30.500

Khuyến nghị ngắn hạn Giảm giá

Ngưỡng kháng cự: VND 70.000

Ngưỡng hỗ trợ: VND 42.500 Mã Bloomberg: BVH VN SGD: HSX

Ngành: Bảo hiểm

Chỉ số Beta điều chỉnh: 1,13 Giá cao nhất/thấp nhất 52 tuần (VND) 67.500/29.600

Lượng cổ phiếu lưu hành (triệu cổ) 680,5

Vốn hóa thị trường (tỷ đồng) 38.787

Tỷ lệ cổ phiếu lưu hành tự do (%) 25, 3

KLGDBQ 12 tháng 301.790

Sở hữu nước ngoài (%) 24,2

Năm Cổ tức (VND)

EPS (VND)

2016F 1.000 2.152

2015F 1.000 1.692

2014A 1.500 1.850

2013A 1.500 1.672

Chỉ số BVH Ngành BH VNI

P/E 31,49 13,62 13,10

P/B 3,09 1,12 1,87

ROE 9,82 8,24 14,98

Giới thiệu:

- Được thành lập năm 1965, Bảo Việt là công ty đầu tiên của Việt Nam hoạt động trong cả lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ.

- Vào tháng 6 năm 2009, BVH được niêm yết trên sàn giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh.

- BVH là một trong số những tập đoàn tài chính lớn và đa dạng nhất. Công ty đứng thứ tám trong số những công ty có vốn hóa lớn nhất trên sàn HSX.

- Tập đoàn cung cấp một loạt các dịch vụ tài chính, bao gồm bảo hiểm, ngân hàng, quản lý quỹ, chứng khoán và đầu tư.

Chúng tôi phát hành báo cáo lần đầu về Tập đoàn Bảo Việt (BVH) với khuyến nghị BÁN dựa trên những luận điểm sau đây. Về lâu dài, BVH có nền tảng kinh doanh tương đối vững chắc, nhưng trong ngắn hạn, giá cổ phiếu cần một khoảng thời gian để “hạ nhiệt”:

Vị thế vững chắc trong ngành bảo hiểm. Công ty dẫn đầu thị trường về thị phần bảo hiểm nhân thọ và xếp thứ hai về thị phần bảo hiểm phi nhân thọ. Mảng kinh doanh bảo hiểm tổng cộng đã đóng góp tới hơn 90% vào doanh thu của BVH.

Bộ phận ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư dường như không có lợi thế cạnh tranh. Từ tháng 9 năm 2014, Ngân hàng Bảo Việt không còn là công ty con của BVH. Cộng thêm với kết quả hoạt động yếu kém, sự đóng góp của mảng ngân hàng thương mại vào kết quả doanh thu chung của BVH sẽ tiếp tục suy giảm.

Thị trường bảo hiểm dự báo sẽ giữ vững đà tăng trong vòng 5 năm tới. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh cũng dần tăng cao.

Thu nhập đầu tư tài chính trong năm 2015 sẽ thấp hơn do lợi suất trái phiếu và lãi suất huy động giảm.

Chúng tôi quan ngại về tình hình quản trị của tập đoàn do những thay đổi gần đây trong bộ máy lãnh đạo cấp cao và những vụ án liên quan, hiệu quả hoạt động của ban lãnh đạo mới chỉ có thể được kiểm chứng trong một vài năm tới.

Cổ phiếu BVH gần đây đã tăng giá mạnh và cao hơn giá trị nội tại: cổ phiếu BVH đã tăng 75% so với tháng trước. Điều này chủ yếu là do những tin đồn về việc mua lại bởi Samsung Life nhưng thỏa thuận này khó có thể đạt được.

Xu hướng Giảm giá ngắn hạn: phân tích kỹ thuật của chúng tôi cho thấy tín hiệu giảm giá. Mặc dù có những thông tin về nới room cho nhà ĐTNN, nhu cầu mua lớn từ nhà ĐTNN do vị thế hàng đầu của BVH trong ngành bảo hiểm, giá CP đã tăng gấp đôi, cao hơn mức giá cao trong quá khứ. Vì vậy, chúng tôi cho rằng giá CP cần giảm bớt trong thời gian tới.

Vui lòng đọc khuyến cáo sử dụng ở trang cuối

-40

-20

0

20

40

60

80

07/14 09/14 11/14 01/15 03/15 04/15 06/15

BVH VN Peers VNINDEX

TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT (HSX-BVH)

Ngày 21 tháng 07 năm 2015 June 16, 2015

Page 2: ẬP ĐOÀN BẢ Ệ - VPSBộ phận ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư dường ợi thếcạnh tranh. Từtháng 9 năm 2014, Ngân hàng Bảo Việt không

TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT (HSX - BVH)

www.VPBS.com.vn Trang | 2

NỘI DUNG THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ 3

THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ 5

TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT 8

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BẢO VIỆT 12

BẢO HIỂM NHÂN THỌ - BẢO VIỆT NHÂN THỌ 12

Kết quả hoạt động kinh doanh của Bảo Việt Nhân Thọ 12

Kế hoạch kinh doanh 2015 15

BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ - CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO VIỆT 15

Tổng quan về Công ty Bảo hiểm Bảo Việt 15

Kết quả hoạt động kinh doanh của Bảo hiểm Bảo Việt 15

Kế hoạch kinh doanh trong năm 2015 16

NGÂN HÀNG – NGÂN HÀNG BẢO VIỆT 17

Tổng quan về Ngân hàng Bảo Việt 17

Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Bảo Việt 17

DỊCH VỤ TÀI CHÍNH VÀ CÁC NGÀNH KHÁC 18

Chứng khoán– BVSC 18

Quản lý quỹ - Công ty Quản lý Quỹ Bảo Việt (Bao Viet Fund - BVF) 20

Đầu tư – Công ty Cổ phần Đầu tư Bảo Việt 20

ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH 21

BÁO CÁO HỢP NHẤT 22

Cấu trúc doanh thu và lợi nhuận trước thuế theo hoạt động kinh doanh 22

Kế hoạch kinh doanh trong năm 2015 của Tập đoàn: 22

CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH 23

ĐỊNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ 24

DỰ BÁO VÀ GIẢ ĐỊNH 24

ĐỊNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ 26

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 29

PHỤ LỤC 30

LIÊN HỆ 33

Page 3: ẬP ĐOÀN BẢ Ệ - VPSBộ phận ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư dường ợi thếcạnh tranh. Từtháng 9 năm 2014, Ngân hàng Bảo Việt không

TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT (HSX - BVH)

www.VPBS.com.vn Trang | 3

THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ Trong năm 2014, ngành kinh doanh bảo hiểm nhân thọ toàn cầu đã đạt mức tăng trưởng 4,8% (so với mức -0,5% năm 2013), trong đó thị trường Châu Á mới nổi tăng trưởng 13,1%. Năm 2014 cũng là một năm thành công đối với thị trường bảo hiểm nhân thọ của Việt Nam nói riêng. Theo thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, doanh thu phí bảo hiểm gốc đạt 28.339 tỷ đồng, tăng 25,1% so với năm trước, tiếp nối đà tăng trưởng mạnh kể từ năm 2012.

Các công ty bảo hiểm nhân thọ thường cung cấp bảy nhóm sản phẩm khác nhau, tuy nhiên phần lớn doanh thu (chiếm trên 89%) đến từ sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư (UVL) và bảo hiểm hỗn hợp.

Thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam hiện vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển với cơ cấu dân số lý tưởng, tầng lớp trung lưu đang gia tăng, và triển vọng tăng trưởng kinh tế, khiến cho thị trường này trở nên vô cùng hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Sự gia nhập của các nhà đầu tư nước ngoài đã dẫn tới sự sụt giảm thị phần của một số doanh nghiệp trong nước. Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam hiện bị chi phối bởi sáu tập đoàn lớn (trong khi con số này là 17 doanh nghiệp vào cuối năm 2014), và trong số đó chỉ có duy nhất Bảo Việt Nhân Thọ là vẫn thuộc quyền kiểm soát của một doanh nghiệp quốc nội.

Tổng doanh thu Phí bảo hiểm Ngành

Nguồn: BCTN BVH

Vào năm 2007 sau khi Bộ tài chính cho phép các công ty bảo hiểm nhân thọ cung cấp các loại bảo hiểm liên kết đầu tư, thường được gọi là bảo hiểm liên kết chung, khuynh hướng mua loại bảo hiểm này ngày càng tăng trong thời gian qua. Một trong những điểm khác biệt giữa bảo hiểm liên kết đầu tư và các sản phẩm hỗn hợp là bảo hiểm liên kết đầu tư không đảm bảo trả niên kim cho

13

,79

2

16

,02

5

18

,39

0

22

,64

8

28

,33

9 16.5% 16.2%

14.8%

23.2% 25.1%

0.0%

5.0%

10.0%

15.0%

20.0%

25.0%

30.0%

-

5,000

10,000

15,000

20,000

25,000

30,000

2010 2011 2012 2013 2014

Phí bảo hiểm (tỷ đồng) Tăng trưởng theo năm

Page 4: ẬP ĐOÀN BẢ Ệ - VPSBộ phận ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư dường ợi thếcạnh tranh. Từtháng 9 năm 2014, Ngân hàng Bảo Việt không

TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT (HSX - BVH)

www.VPBS.com.vn Trang | 4

người mua. Niên kim của sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả hoạt động của quỹ đầu tư. Tiềm năng cho loại sản phẩm này vẫn chưa được khai thác hoàn toàn và sản phẩm bảo hiểm này sẽ còn tiếp tục phát triển cùng với sự phát triển của các kênh đầu tư tại Việt Nam.

Trong năm 2015, sản phẩm bảo hiểm hưu trí sẽ được giới thiệu tới công chúng. Bảo hiểm hưu trí là một hình thức tiết kiệm tự nguyện để trang trải cho giai đoạn hưu trí. Tuy nhiên, không phải công ty bảo hiểm nào cũng có thể cung cấp loại sản phẩm này. Theo quy định của Thông tư 115, chỉ có sáu công ty đủ điều kiện là Prudential Việt Nam, Bảo Việt, Manulife, Daiichi Việt Nam, AIA và PVI Sun Life.

Kết quả kinh doanh Q1/2015 của mảng bảo hiểm nhân thọ

Tổng doanh thu Q1/2015 của ngành bảo hiểm đạt 14.380 tỷ đồng, tăng 18,76% so với năm trước, trong số đó doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ đạt 7.542 tỷ đồng, tăng 10,69% so với năm trước, và doanh thu bảo hiểm nhân thọ đạt 6.838 tỷ đồng, tăng 19,15%. Doanh thu từ các mảng kinh doanh mới đạt 2.085 tỷ đồng, tăng 41,52% so với năm trước, trong đó doanh thu từ bảo hiểm hỗn hợp chiếm 43,06%, doanh thu từ bảo hiểm liên kết chung (UVL) chiếm 40,1%, doanh thu từ bảo hiểm tử kỳ chiếm 5% và doanh thu bảo hiểm hưu trí chiếm 2,2%.

Triển vọng ngành

Thị trường bảo hiểm toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ chậm hơn trong năm 2015, ở mức 4,3% so với 4,8% của năm 2014. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng của các thị trường đang phát triển sẽ tăng từ 9,1% lên tới 10,4%, và tăng trưởng phí báo hiểm chủ yếu sẽ đến từ các nước châu Á (Nguồn: Swiss Re).

Thị trưởng bảo hiểm nhân thọ Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng bền vững trong vòng năm năm tới với CAGR ở mức 14% tới 15% (Nguồn: BMI). Cụ thể trong năm 2015, những động lực chính thúc đẩy tăng trưởng ngành bao gồm:

- Sự phục hồi của nền kinh tế với GDP dự kiến tăng trưởng ở mức 6,2% và CPI dưới 5%.

- Cơ cấu dân số thuận lợi. - Lãi suất được giữ ở mức thấp, giúp cho các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ

thêm hấp dẫn.

Thêm vào đó, một số xu hướng có thể được dự báo trước, bao gồm: (1) tăng cường cạnh tranh do hội nhập quốc tế và áp lực cạnh tranh từ các ngân hàng mới thâm nhập thị trường, (2) tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng thông qua sự kết hợp giữa các chức năng của sản phẩm, bao gồm bảo vệ, đầu tư và chăm sóc sức khỏe, (3) Sự thành lập của các công ty quản lý quỹ hoặc bộ phận quản lý quỹ để hỗ trợ các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư và bảo hiểm hưu trí, (4) Phát triển mạng lưới đại lý chuyên nghiệp và đa dạng hóa các kênh phân phối ví dụ như bán sản phẩm qua hệ thống ngân hàng (Banccassurance), tiếp thị trực tiếp, tiếp thị qua điện thoại, Worksite,… Kênh bán sản phẩm qua hệ thống ngân hàng được đánh giá là quan trọng nhất với tiềm năng phát triển lớn. Tại các nước khác ở châu Á, từ 20 đến 50% phí dịch vụ ngân hàng đến từ

Page 5: ẬP ĐOÀN BẢ Ệ - VPSBộ phận ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư dường ợi thếcạnh tranh. Từtháng 9 năm 2014, Ngân hàng Bảo Việt không

TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT (HSX - BVH)

www.VPBS.com.vn Trang | 5

việc phân phối bảo hiểm cho các công ty bảo hiểm. Tại Việt Nam, con số này còn rất khiêm tốn vì việc bán bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng vẫn còn khá mới mẻ. Tổng doanh thu từ kênh này chỉ chiếm từ 5 đến 6% doanh thu từ các mảng kinh doanh mới. Việc hình thành các quan hệ độc quyền dài hạn đang trở thành một xu hướng khi mà ngành bảo hiểm nhân thọ vốn là một ngành kinh doanh dài hạn và đòi hỏi cam kết và sự đầu tư lâu dài từ cả phía ngân hàng và công ty bảo hiểm. Hiện tại có bốn thương vụ hợp tác độc quyền dài hạn thành công tại thị trường bảo hiểm Việt Nam, bao gồm Prudential với Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank), Prudential với Ngân hàng Standard Chartered, AIA Việt Nam với Ngân hàng Citibank, và Dai-ichi Việt Nam với Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP.HCM (HD Bank).

THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Tăng trưởng chậm lại từ 2011

Doanh thu mảng bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam tăng trưởng trung bình 23% trong giai đoạn từ 2005 đến 2011. Mức tăng trưởng đáng nể này song hành cùng sự tăng trưởng mạnh của nền kinh tế trong cùng giai đoạn. Tuy nhiên, tốc độ tăng của mảng phi nhân thọ đã chậm lại do nỗ lực của chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát cũng như thắt chặt chi tiêu và đầu tư công trong giai đoạn tiếp theo đó. Cùng với việc lãi suất tăng lên và hạn mức tín dụng bị thắt chặt, hoạt động đầu tư và nhu cầu bảo hiểm tài sản cũng theo đó giảm sút. Từ năm 2011, tốc độ tăng trưởng của mảng bảo hiểm phi nhân thọ bắt đầu đi xuống, do nhiều nguyên nhân khác bên cạnh sự can thiệp của chính phủ. Do nền kinh tế tăng trường chậm lại, nhiều công ty bảo hiểm nhân thọ đã cạnh tranh bằng việc đưa ra mức giá thấp, giảm phí bảo hiểm xuống dưới điểm hòa vốn. Ngoài ra, những vụ trục lợi bảo hiểm đã gia tăng nhanh chóng trong một vài năm qua, khiến cho các công ty buộc phải tăng phí bảo hiểm để chọn lọc khách hàng. Tuy nhiên, mức phí bảo hiểm cao sẽ là trở ngại cho nhiều hộ gia đình tại Việt Nam có mức thu nhập thấp.

Tỷ lệ bồi thường của mảng bảo hiểm phi nhân thọ là 41%, tưởng đương 10.353 tỷ đồng trong năm 2014,tăng 4,1% so với năm 2013. Nguyên nhân là do các cuộc biểu tình xảy ra vào giữa năm liên quan tới vấn đề biển Đông. Thêm vào đó, trong năm 2014, nhiều vụ cháy lớn diễn ra liên tiếp (hỏa hoạn tại nhà máy Diana, hỏa hoạn tại nhà máy sản xuất pháo hoa). Nổi bật trong mảng kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ vẫn là bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm xe cơ giới. Tuy nhiên trong năm 2014, điểm nhấn của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nằm ở chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp và bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Hiện tại, Bộ Tài chính đang phối hợp với các bộ ban ngành khác để triển khai sản phẩm bảo hiểm thủy sản.

Các doanh nghiệp nhỏ hơn trong ngành như Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIC) và Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC) tiếp tục tăng trưởng cao nhờ việc khai thác các sản phẩm bảo hiểm cho ngành ngân hàng và kênh phân phối bán sản phẩm qua hệ thống ngân hàng (Banccassurance). Doanh thu của MIC đến từ Bancassurance tăng trưởng ba con số trong năm 2014, chiếm 10% tổng doanh thu. Tăng trưởng của các doanh nghiệp nước ngoài dường như chậm lại do tốc độ tăng trưởng thấp của một số công ty như ACE, Cathay. Từ đầu năm 2015, các công

Tăng trưởng chậm lại từ năm 2011 do nền kinh tế chậm phát triển , mặt bằng giá thấp nhưng phí hoa hồng và tỷ lệ đòi bồi thường cao.

Các doanh nghiệp nhỏ đạt mức tăng trưởng cao hơn.

Page 6: ẬP ĐOÀN BẢ Ệ - VPSBộ phận ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư dường ợi thếcạnh tranh. Từtháng 9 năm 2014, Ngân hàng Bảo Việt không

TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT (HSX - BVH)

www.VPBS.com.vn Trang | 6

ty bảo hiểm phi nhân thọ đã quyết liệt mở rộng mạng lưới quan hệ và phân phối của mình. Đặc biệt, BIC đã chính thức được mở văn phòng đại diện tại Myanmar. MIC phát triển kênh phân phối bán hàng Bancassurance thông qua hợp tác với NCB và PVcombank.

Đa dạng hóa danh mục sản phẩm

Mặc dù sản phẩm khá đa dạng, nhưng khoảng 70% doanh thu của mảng bảo hiểm phi nhân thọ đến từ ba dòng sản phẩm chính, bao gồm bảo hiểm xe cơ giới, chiềm 28,3% thị phần, tiếp đó là bảo hiểm tài sản & thiệt hại (21,8%) và bảo hiểm tai nạn & sức khỏe (20,7%). Điều này có thể được lý giải bởi một số sản phẩm bảo hiểm tài sản và bảo hiểm xe cơ giới là bảo hiểm bắt buộc tại Việt Nam. Đối với bảo hiểm tai nạn & sức khỏe, nhận thức của người dân Việt Nam về các sản phẩm này đã được cải thiện, cùng với mức sống dần được nâng cao, làm tăng nhu cầu đối với các sản phẩm này.

Tổng doanh thu phí gốc (tỷ đồng) Thị phần doanh thu phí gốc theo nghiệp vụ

Nguồn: BCTN các công ty bảo hiểm Cạnh tranh thị phần quyết liệt

Bộ Tài Chính đã đặt ra mức trần hoa hồng bảo hiểm nhằm hạn chế các công ty bảo hiểm dùng cách này để cạnh tranh và đảm bảo khả năng thanh toán của các công ty bảo hiểm. Tuy nhiên, quy định này chưa thực sự phát huy tác dụng trong việc quản lý hoạt động cạnh tranh giữa các công ty bảo hiểm. Tuy nhiên, quy định này dường như không tạo ra hiệu quả như mong muốn. Trên thực tế hầu hết các đại lý và môi giới bảo hiểm đều cố gắng đòi mức hoa hồng cao nhất có thể. Hiện tại, có tới 29 nhà cung cấp bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường, tuy nhiên top 5 doanh nghiệp đứng đầu đã chiếm tới hai phần ba tổng phí bảo hiểm. Chính vì vậy, 19 công ty còn lại phải cạnh tranh quyết liệt cho một phần ba thị phần còn lại. Cuộc cạnh tranh hoa hồng tại Việt Nam biến thị trường trở thành một sân chơi không công bằng cho các nhà đầu tư nước ngoài muốn tranh giành thị phần. Nhìn chung, các công ty bảo hiểm nước ngoài phải đối mặt với những điều luật khắt khe hơn so với các đối thủ trong nước. Chính vì vậy, các công ty bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chỉ chiếm 8,3% tổng thị phần của thị trường này.

6,329 6,850 6,241

4,012 5,092 5,974

6,401 6,264 5,066

1,796 1,674 1,833

1,928 2,163 2,455

1,590 924 2,921

-

5,000

10,000

15,000

20,000

25,000

2012 2013 2014

Khác

TN chung

Hàng không

Cháy & RRTS

Hàng hóa

Thân tàu và P&I

Tài sản & thiệt hại

Sức khỏe

Xe cơ giới 27.1% 28.0% 24.1%

17.2% 20.8% 23.0%

27.4% 25.6%

19.5%

7.7% 6.8% 7.1%

8.3% 8.8% 9.5%

6.8% 3.8% 11.3%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

2012 2013 2014

Khác

TN chung

Hàng không

Cháy nổ & RRTS

Hàng hóa

Thân tàu & P&I

Tài sản và thiệt hại

Sức khỏe

Xe cơ giới

Thị trường phi nhân thọ bị chi phối bởi 5 công ty lớn.

Bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm tài sản & thiệt hại, bảo hiểm tai nạn & sức khỏe, tổng cộng chiếm 70% tổng doanh thu.

Page 7: ẬP ĐOÀN BẢ Ệ - VPSBộ phận ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư dường ợi thếcạnh tranh. Từtháng 9 năm 2014, Ngân hàng Bảo Việt không

TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT (HSX - BVH)

www.VPBS.com.vn Trang | 7

Tổng doanh thu phí Thị phần tổng doanh thu phí

Nguồn: BCTN các công ty bảo hiểm Xu hướng hợp tác giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước

Tại thị trường bảo hiểm Việt Nam, BVI, BMI, PVI là những công ty tiên phong trong việc tìm kiếm các đối tác chiến lược nước ngoài. Công ty Bảo hiểm Bảo Minh BMI khai mạc cuộc chơi từ năm 2007 với AXA. Nhờ sự phục hồi của nền kinh tế, kể từ đầu năm 2015, các công ty bảo hiểm liên tục công bố các cổ đông nước ngoài chiến lược của mình. Sau sự hợp tác giữa Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện PTI với đối tác chiến lược nước ngoài Dongbu (Hàn Quốc), BIC là công ty bảo hiểm nội thứ bảy chào đón đối tác chiến lược nước ngoài đến từ Canada, Fairfax, để tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng. Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm PETROLIMEX PJICO cũng đang có ý định tìm kiếm một đối tác nước ngoài, tuy nhiên chưa công bố thêm thông tin về đối tác này. Tương tự, PVI đang tìm kiếm một cổ đông chiến lược cho công ty con PVI Re. Hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ chủ yếu dựa trên cơ sở “quan hệ”, vốn không phải là điểm mạnh của các doanh nghiệp nước ngoài. Theo thống kê từ IPSOS, một công ty nghiên cứu thị trường, thì chỉ 35% khách hàng lựa chọn các sản phẩm bảo hiểm dựa trên tiêu chí giá thành, trong khi phần lớn đều quan tâm tới chất lượng dịch vụ và chất lượng bảo hiểm. Các đối tác nước ngoài hoàn toàn có thể hỗ trợ về mặt này cho các doanh nghiệp trong nước.

Trong khi các doanh nghiệp lớn tìm đến với các đối tác chiến lược nước ngoài, thì các doanh nghiệp nhỏ hơn lại tìm đến với các đối tác trong nước. Cụ thể, BSH được hỗ trợ bởi SHB, T&T và SHS, Bảo Long hợp tác với SCB (tỷ lệ sở hữu 58,73%), EIB và VCB, MIC là công ty con sở hữu 100% bởi MBB, Agribank (với tỷ lệ sở hữu 20%) đang chờ Bộ tài chính thông qua để trở thành cổ đông chiến lược của ABIC. Lợi ích chủ yếu từ các đối tác nội là có thể nhanh chóng tăng cường tiềm lực tài chính, mạng lưới quan hệ, khách hàng, và từ đó phát triển để thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài. Ví dụ, với ABIC, việc tận dụng mạng lưới và khách hàng của Agribank trong triển khai kênh bán sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) đã giúp lợi nhuận của công ty tăng hơn gấp đôi. Một trường hợp thành công khác là MIC, MBB đã mở ra các cơ hội cho MIC để hợp tác và bán chéo sản phẩm thông qua mạng lưới của MBB cũng như các doanh nghiệp quân đội khác. Về phía ngân hàng, sự hợp tác với các công ty

4,659 5,100 5,806

5,384 5,673 5,654 2,286 2,300 2,601 1,971 1,984 2,124 1,640 1,478

1,719 6,818

7,919 9,443

-

5,000

10,000

15,000

20,000

25,000

30,000

2012 2013 2014

VN

D b

illi

on

PVI Bao Viet Bao Minh PJICO PTI Khác

20.5% 20.9% 21.2%

23.7% 23.2% 20.7%

10.0% 9.4% 9.5%

8.7% 8.1% 7.8%

7.2% 6.0% 6.3%

30.0% 32.4% 34.5%

0%10%20%30%40%50%60%70%80%90%

100%

2012 2013 2014

PVI Bao Viet Bao Minh PJICO PTI Khác

Các công ty lớn tìm kiếm các đối tác chiến lược nước ngoài

Và các công ty nhỏ hơn tìm kiếm các đối tác chiến lược trong nước

Page 8: ẬP ĐOÀN BẢ Ệ - VPSBộ phận ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư dường ợi thếcạnh tranh. Từtháng 9 năm 2014, Ngân hàng Bảo Việt không

TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT (HSX - BVH)

www.VPBS.com.vn Trang | 8

bảo hiểm giúp họ củng cố hoạt động bán chéo, tăng cường thu nhập ngoài lãi để góp phần vào lợi nhuận chung của ngân hàng.

Triển vọng ngành

Trong năm 2014, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ toàn cầu tăng trưởng2,5% (năm 2013 là 3,1%), trong khi đó thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam tăng trưởng 10,5% (năm 2013 là 7%) và được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức từ 10% đến 12% trong năm 2015. Động lực chính cho kết quả đáng khích lệ này là (1) kinh tế vĩ mô ổn định, (2) sự phục hồi của các doanh nghiệp và (3) tăng nguồn vốn FDI được giải ngân.

Tuy nhiên, tổng doanh thu của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ sẽ bị ảnh hưởng nhiều từ mặt bằng lãi suất thấp. Mặc dù mặt bằng lãi suất thấp là động lực chính giúp cho hoạt động sản xuất phát triển cũng như kiểm soát lạm phát và ổn định thị trường ngoại hối, đây cũng là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng xấu tới tình hình doanh thu tài chính của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ. Cụ thể, trong năm 2014, lợi nhuận từ hoạt động tài chính của hầu hết các công ty bảo hiểm đều giảm sút. Theo số liệu tổng hợp từ Bộ Tài chính, tiền gửi chiếm tới 70% tổng vốn đầu tư của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ. Dựa theo báo cáo tài chính kiểm toán của một số công ty bảo hiểm phi nhân thọ như PTI, PJICO, MIC, lợi nhuận từ các hoạt động tài chính đóng góp 80% vào tổng lợi nhuận. Chính vì vậy, lợi nhuận của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ sẽ còn tiếp tục suy giảm, thậm chí là có mức tăng trưởng âm. Với khả năng lãi suất tiền gửi sẽ tiếp tục bị cắt xuống 0,5 tới 1% trong năm 2015, kết hợp với chi phí bồi thường cao, chiếm 40 đến 50% tổng doanh thu, các doanh nghiệp bảo hiểm đều đặt chỉ tiêu lợi nhuận khá khiêm tốn cho năm 2015. PTI đặt chỉ tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 8,5%, trong khi PJICO là âm 4%.

TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT Được thành lập năm 1965, Bảo Việt là công ty bảo hiểm đầu tiên tại Việt Nam cung cấp cả sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Sau 50 năm phát triển, ngày nay tập đoàn cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính, bao gồm bảo hiểm, ngân hàng, quản lý quỹ, chứng khoán, đầu tư. Bảo Việt là một trong những tập đoàn tài chính hàng đầu với mạng lưới phân phối trải khắp Việt Nam, phục vụ hàng triệu khách hàng. Vào tháng 6 năm 2009. Tập đoàn Bảo Việt đã được niêm yết thành công trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với mã chứng khoán BVH. Vào thời điểm hiện tại, BVH xếp thứ tám về mặt vốn hóa và được xếp vào nhóm cổ phiếu blue chip giao dịch trên sàn HSX.

Mặt bằng lãi suất thấp sẽ làm giảm lợi nhuận tài chính của các công ty bảo hiểm.

Dự kiến tăng trưởng trong năm 2015 đạt từ 10 đến 12%

Page 9: ẬP ĐOÀN BẢ Ệ - VPSBộ phận ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư dường ợi thếcạnh tranh. Từtháng 9 năm 2014, Ngân hàng Bảo Việt không

TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT (HSX - BVH)

www.VPBS.com.vn Trang | 9

Các cột mốc quan trọng:

Cơ cấu kinh doanh

Tập đoàn Bảo Việt hoạt động theo mô hình công ty mẹ (BVH) đầu tư vàosáu công ty con, một công ty góp vốn liên doanh và tám công ty liên kết với tổng vốn góp là 7.478 tỷ đồng trong năm tài chính 2014.

BVH có thể được coi là tập đoàn tài chính đầu tiên và toàn diện nhất tại Việt Nam, cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính bao gồm bảo hiểm nhân thọ (Bảo Việt Nhân Thọ), bảo hiểm phi nhân thọ (Bảo hiểm Bảo Việt), ngân hàng thương mại (Ngân hàng Bảo Việt), ngân hàng đầu tư (Chứng khoán Bảo Việt và Quỹ đầu tư Bảo Việt), đầu tư bất động sản (Công ty Cổ phần Đầu tư Bảo Việt). Tuy nhiên, sức mạnh cộng hưởng cũng như lợi thế từ cấu trúc doanh nghiệp đa dạng và toàn diện của công ty lại chưa được thể hiện rõ ràng. Trong khi công ty có vị thế vượt trội về mảng kinh doanh cốt lõi là bảo hiểm, thì đóng góp của các mảng kinh doanh khác đối với tập đoàn là chưa nhiều và không thể hiện rõ lợi thế cạnh tranh ở từng mảng riêng biệt.

Công ty con VĐL (tỷ đồng) Sở hữu của BVH Bảo Việt Nhân thọ 2.000 100% Bảo hiểm Bảo Việt 2.000 100% Ngân hàng Bảo Việt 1.560 49,52% Chứng khoán Bảo Việt 695 59,95% Cty Quản lý quỹ Bảo Việt 50 100% Đầu tư Bảo Việt 110 55%

Tập đoàn đã giảm tỷ lệ sở hữu tại Bảo Việt Bank từ 52% xuống 49,5% vào ngày 24 tháng 12 năm 2014, sau khi ngân hàng hoàn thành chào bán cổ phiếu riêng lẻ tăng vốn điều lệ từ 3.000 tỷ lên 3.150 tỷ đồng. Theo đó, thay vì hợp nhất hoàn toàn lợi nhuận năm 2014 của Ngân hàng Bảo Việt vào công ty mẹ, chỉ phần lợi nhuận 6 tháng đầu năm của ngân hàng được hợp nhất vào công ty

01/1965: Thành lập Công ty Bảo hiểm Việt Nam

1989: Tái cấu trúc thành Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (BVI)

1996: Thành lập Bảo Việt Nhân thọ, công ty bảo hiểm nhân thọ đầu tiên tại Việt Nam (BVL)

2010: Ra mặt nhận dạng thương hiệu mới

2009: Bảo Việt được niêm yết trên sàn HSX với mã chứng khoán BVH. HSBC Insurance tăng tỷ lệ sở hữu tại BVH lên 18%

2008: Thành lập Ngân hàng Thương mại cổ phần Bảo Việt

2007: Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. HSBC Insurance sở hữu 10% cổ phần của Bảo Việt

2005: Thành lập công ty quản lý quỹ Bảo Việt

2011: BVH increased charter capital to VND6,805 bn

2012: Sumitomo Life trở thành đối tác chiến lược và Ngân hàng Bảo Việt tăng VĐL lên 3.000 tỷ đồng

2013: BVI &BVL tăng VĐL lên 2,000 tỷ đồng

Page 10: ẬP ĐOÀN BẢ Ệ - VPSBộ phận ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư dường ợi thếcạnh tranh. Từtháng 9 năm 2014, Ngân hàng Bảo Việt không

TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT (HSX - BVH)

www.VPBS.com.vn Trang | 10

mẹ, còn lợi nhuận của 6 tháng cuối năm được ghi tại phần lợi nhuận từ các công ty liên kết theo phương pháp vốn chủ sở hữu. Tổng doanh thu và lợi nhuận thuần từ dịch vụ ngân hàng, vì vậy, không được báo cáo rõ ràng trong kết quả hoạt động kinh doanh của tập đoàn.

Bảo Việt cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính, bao gồm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ đầu tư và một số dịch vụ khác. Trong số các ngành kinh doanh này, mảng bảo hiểm luôn là mảng đóng góp nhiều nhất vào doanh thu và lợi nhuận của tập đoàn, luôn ở mức 80% tổng lợi nhuận. Trong năm 2014, 74% doanh thu của tập đoàn Bảo Việt đến từ mảng bảo hiểm và 26% còn lại đến từ các mảng kinh doanh dịch vụ tài chính khác.

.

Tổng doanh thu theo mảng KD Cơ cấu tổng doanh thu theo mảng KD

Nguồn: BCTN BVH Xét về lợi nhuận trước thuế của từng mảng kinh doanh, thu nhập tài chính đóng góp chủ yếu trong khi mảng bảo hiểm phi nhân thọ đóng góp một phần nhỏ còn mảng bảo hiểm nhân thọ ghi nhận lỗ.

LNTT theo mảng KD LNTT theo mảng KD

Nguồn: BCTN BVH

10,560 12,896

14,872 16,007

17,096 19,050

-

5,000

10,000

15,000

20,000

2009 2010 2011 2012 2013 2014

tỷ đ

ồn

g

BH nhân thọ BH phi nhân thọ Ngân hàng Tài chính và Khác

43% 45% 49% 42%

38% 39% 38% 32%

11% 9% 7%

4%

8% 7% 6% 22%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

2011 2012 2013 2014

BH nhân thọ BH phi nhân thọ Ngân hàng Tài chính và Khác

1,243 1,296 1,521

1,846 1,654 1,627

-

500

1,000

1,500

2,000

2,500

2009 2010 2011 2012 2013 2014

tỷ đ

ồn

g

BH nhân thọ BH phi nhân thọ Ngân hàng Tài chính và Khác

115% 86%

117% 132% 173%

-40%

-20%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

2010 2011 2012 2013 2014

BH nhân thọ BH phi nhân thọ

Ngân hàng Tài chính và Khác

CAGR 12.5%

Page 11: ẬP ĐOÀN BẢ Ệ - VPSBộ phận ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư dường ợi thếcạnh tranh. Từtháng 9 năm 2014, Ngân hàng Bảo Việt không

TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT (HSX - BVH)

www.VPBS.com.vn Trang | 11

Cơ cấu cổ đông

Từ một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, Bảo Việt hiện đã trở thành một Tập đoàn tài chính với cơ cấu cổ đông đa dạng. Vào thời điểm IPO năm 2007, sở hữu nhà nước chiếm 77,54%, và sau đợt phát hành riêng lẻ với HSBC Insurance trong năm 2010, tỷ lệ sở hữu nhà nước được giảm xuống 70,89%. Cổ đông nước ngoài sở hữu tổng cộng 24,2% tính đến cuối năm 2014. Vào tháng 3 năm 2013, Bảo hiểm HSBC hoàn tất chuyển giao 18% cổ phần sở hữu tại Bảo Việt cho công ty Bảo hiểm nhân thọ Sumitomo và cơ cấu cổ đông của Bảo Việt khá ổn định từ thời điểm đó. Theo nghị quyết 15/2014, Chính phủ sẽ dần giảm tỷ lệ sở hữu tại các Ngân hàng Thương mại Quốc doanh cũng như tập đoàn Bảo Việt tuy nhiên vẫn giữ ở mức 65% vốn điều lệ (ngoại trừ trường hợp của Vietinbank). Theo đó, chúng ta có thể kỳ vọng quá trình tư nhân hóa sẽ tiếp diễn trong thời gian tới.

. Cơ cấu cổ đông 2014

Nguồn: BCTN BVH

Hội đồng quản trị và Ban điều hành

Hội đồng quản trị (HĐQT) hiện tại của BVH bao gồm 9 thành viên, trong đó 4 thành viên mới được bổ nhiệm vào tháng 12 năm 2014, bao gồm Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Tổng giám đốc của BVH cũng vừa mới tiếp nhận vị trí. Trên thực tế, năm 2014 là năm có nhiều thay đổi và bất ổn trong hệ thống quản trị cấp cao của Bảo Việt.

Vào tháng 4 năm 2014, ông Trần Trọng Phúc, nguyên Tổng giám đốc của Tập đoàn Bảo Việt kiêm Tổng Giám đốc của Công ty Bảo hiểm Bảo Việt, ông Tạ Văn Cần, nguyên Kế toán trưởng của Công ty Bảo hiểm Bảo Việt và ông Trần Minh Thái, nguyên Kế toán của Công ty Bảo hiểm Bảo Việt đã bị điều tra về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Vào ngày 31 tháng 03, Tập đoàn Bảo Việt cách chức ông Phúc khỏi vị trí Tổng Giám đốc và thành viên HĐQT, và bổ nhiệm ông Dương Đức Chuyến, thành viên HĐQT và Giám đốc Đầu tư Tập đoàn Bảo Việt, để thay thế ông Phúc. Ông

Bộ tài chính, 71%

Sumitomo Life

Insurance, 18%

SCIC, 3%

Khác, 8%

Page 12: ẬP ĐOÀN BẢ Ệ - VPSBộ phận ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư dường ợi thếcạnh tranh. Từtháng 9 năm 2014, Ngân hàng Bảo Việt không

TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT (HSX - BVH)

www.VPBS.com.vn Trang | 12

Chuyến chỉ giữ vị trí Tổng Giám đốc trong vòng chưa đến ba tháng. Từ ngày 25 tháng 6 năm 2014, ông Phi, Tổng Giám đốc hiện tại, được bổ nhiệm thay thế ông Chuyến. Vào thời điểm ông Phúc được bổ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc vào năm 2013, đây là một sự bổ nhiệm được mong đợi rất lâu từ đa số cổ đông bởi ông Phúc là một quản lý có nhiều kinh nghiệm với các vị trí cấp cao trong lĩnh vực bảo hiểm. Tuy nhiên, mọi việc đã không diễn ra như dự kiến. Kể từ khi ông Phúc điều hành Tập đoàn, lợi nhuận của BVH đã giảm sau 3 năm tăng trưởng liên tiếp, với lỗ đến chủ yếu từ chính mảng kinh doanh bảo hiểm. Giá cổ phiếu của BVH không dao động nhiều trong nhiệm kỳ của ông Phúc, tuy nhiên, sau gần một tháng kể từ khi tin xấu được công bố, giá cổ phiếu đã giảm 24%, từ 50.000 đồng xuống 38.000 đồng.

Tới cuối tháng 12 năm 2014, BVH đồng loạt thay Chủ tịch và ba thành viên HĐQT khác. Theo đó, ông Đào Đình Thi được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT mới của Bảo Việt. Ông Phan Kim Bằng, bà Thân Hiền Anh và ông Đậu Minh Lâm được chỉ định là thành viên HĐQT.

Thị trường đã phản ứng tiêu cực với thông tin thay đổi này. Vào ngày 24 tháng 12 năm 2014, BVH đóng cửa ở mức giá 32.000 đồng, giảm 4,5%. Các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 250.000 cổ phiếu trong vòng hai ngày sau khi thông tin được công bố.

Tính riêng trong năm 2014, BVH đã thay năm thành viên HĐQT và Ban điều hành. Trong khi ba thành viên HĐQT và Tổng Giám đốc đã có thời gian dài làm việc tại BVH, thì Chủ tịch HĐQT, ông Đào Đình Thi lại chưa từng làm việc tại Tập đoàn Bảo Việt cũng như trong ngành bảo hiểm. Ông Thi từng là Tổng Giám đốc của DATC từ tháng 6 năm 2014 và Phó Tổng Giám đốc của Viglacera. Vào thời điểm này, vẫn còn rất sớm để kết luận về những gì mà ban lãnh đạo mới có thể đem lại cho BVH.

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BẢO VIỆT BẢO HIỂM NHÂN THỌ - BẢO VIỆT NHÂN THỌ Tổng quan về Công ty Bảo Việt Nhân Thọ

Được thành lập năm 1996, Bảo Việt Nhân Thọ là công ty bảo hiểm nhân thọ đầu tiên có mặt trên thị trường. Sau gần 20 năm phát triển, Bảo Việt Nhân Thọ hiện có mạng lưới 60 công ty thành viên và hơn 300 phòng khu vực trên khắp Việt Nam, 1.627 nhân viên và gần 51.780 đại lý. Sau khi nâng vốn điều lệ từ 1.500 tỷ lên 2.000 tỷ đồng trong năm 2013, Bảo Việt Nhân Thọ đứng đầu về vốn điều lệ trong ngành bảo hiểm.

Kết quả hoạt động kinh doanh của Bảo Việt Nhân Thọ

Trong tất cả các ngành kinh doanh của BVH, Bảo Việt Nhân Thọ liên tục đóng góp tỷ trọng lớn nhất vào tổng doanh thu của Tập đoàn và tỷ trọng này ngày một tăng lên, từ 45% năm 2010 lên 57% năm 2014. Về mặt LNTT, Bảo Việt Nhân Thọ cũng đã và đang là mảng đóng góp lớn nhất cho Tập đoàn Bảo Việt.

Tăng trưởng ấn tượng từ các mảng kinh doanh mới

Page 13: ẬP ĐOÀN BẢ Ệ - VPSBộ phận ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư dường ợi thếcạnh tranh. Từtháng 9 năm 2014, Ngân hàng Bảo Việt không

TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT (HSX - BVH)

www.VPBS.com.vn Trang | 13

Tổng doanh thu của Bảo Việt Nhân Thọ tăng trưởng với CAGR 15,1%, phí bảo hiểm từ các mảng kinh doanh mới tăng với CAGR đạt mức 23,4% trong giai đoạn 2009 – 2014.

Tổng doanh thu (tỷ đồng) Doanh thu khai thác mới (tỷ đồng)

Nguồn: BCTN BVH

Trong năm 2014, doanh thu của Bảo Việt Nhân Thọ đạt mức 10.765 tỷ đồng, tăng 26,9%, trong đó doanh thu phí bảo hiểm gốc đạt 7.959 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 590 tỷ đồng, tăng 11,4%. Doanh thu khai thác mới đạt 2.093 tỷ đồng, tăng 31%, mức tăng trưởng cao nhất trong top 5 công ty bảo hiểm nhân thọ. Nhờ tăng trưởng doanh thu khai thác mới cao, khoảng cách giữa Bảo Việt với doanh nghiệp dẫn đầu là Prudential đã được thu hẹp. Mức tăng trưởng cao của doanh thu phí bảo hiểm gốc trong năm 2013 và 2014 phần lớn là nhờ tăng trưởng cao của bảo hiểm liên kết đầu tư và các sản phẩm bổ trợ, cũng như sự gia tăng của số đại lý bảo hiểm. Bảo Việt Nhân Thọ đã liên tiếp cho ra các sản phẩm “3 trong 1” hay “4 trong 1”, tích hợp các yếu tố bảo hiểm, tiết kiệm và đầu tư trong cùng một sản phẩm như An Phát Hưng Gia, An Phát Trọn Đời, An Phúc Gia Lộc, An Phát Bảo Gia. Các sản phẩm này cung cấp một số lợi ích cho khách hàng như lãi suất cam kết tối thiểu là 5% một năm, đảm bảo kể cả khi thị trường xảy ra khủng hoảng; cung cấp quyền duy trì hợp đồng và quyền được tăng số tiền bảo hiểm 5% hàng năm cho khách hàng; linh hoạt trong việc điều chỉnh các tính năng bảo hiểm, tiết kiệm và đầu tư, cũng như việc đóng phí và một số tính năng khác nhằm đáp ứng khả năng tài chính và nhu cầu tích lũy và bảo hiểm trong các giai đoạn khác nhau. Sức hút của các sản phẩm này nằm ở chỗ, chúng có thể được sử dụng thay thế cho việc gửi tiền vào ngân hàng, đặc biệt là khi mặt bằng lãi suất khá thấp trong năm 2013 và 2014. Mặc dù mức lãi suất được đảm bảo là 5%, tuy nhiên mức lãi suất thực hưởng thường cao hơn khá nhiều, đạt xấp xỉ 8,0 đến 8,5%. Sản phẩm An Phúc Gia Lộc, nhằm khuyến khích khách hàng đáo hạn tiếp tục tham gia hợp đồng, đã làm tăng đáng kể tỷ lệ tái tục của khách hàng. Cho đến cuối Q1/2015, Bảo Việt Nhân Thọ chiếm 29% thị phần (con số này là 26,94% trong năm 2014), trong khi Prudential chiếm 29,9% thị phần (32,85% trong năm 2014).

5,3

24

6,1

32

6,6

61

7,3

22

8,4

82

10

,76

5

2009 2010 2011 2012 2013 2014

730

76

8

1,0

23

1,2

90

1,5

96

2,0

93

2009 2010 2011 2012 2013 2014

Page 14: ẬP ĐOÀN BẢ Ệ - VPSBộ phận ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư dường ợi thếcạnh tranh. Từtháng 9 năm 2014, Ngân hàng Bảo Việt không

TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT (HSX - BVH)

www.VPBS.com.vn Trang | 14

Thị phần doanh thu khai thác mới

Nguồn: AVI

Về mặt sản phẩm, như đã đề cập ở trên, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam tập trung chủ yếu vào 2 nhóm sản phẩm là hỗn hợp và liên kết đầu tư. Bảo Việt Nhân Thọ cũng không phải là ngoại lệ khi gần 96% doanh thu phí bảo hiểm gốc đến từ hai nhóm sản phẩm này. Khác với Prudential và Manulife, tỷ trọng đóng góp của hai nhóm sản phẩm này vào doanh thu của Bảo Việt Nhân Thọ là gần như tương đương, trong khi Prudential và Manulife thì tập trung nhiều hơn vào sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp.

Thị phần phí gốc theo nghiệp vụ và DNBN năm 2014

Nguồn: AVI Trong những năm gần đây, theo xu hướng chung của ngành, Bảo Việt Nhân Thọ nỗ lực đa dạng hóa các kênh bán hàng, phát triển hệ thống trực tuyến và Bancassurance song song với các kênh đại lý bán hàng truyền thống. Ở thời điểm hiện tại, Bảo Việt Nhân Thọ là công ty bảo hiểm có số lượng đại lý bán hàng lớn nhất tại Việt Nam.

30.9%

28.4%

25.9%

25.1%

23.7%

22.0%

22.3%

24.1%

22.4%

23.4%

10.4%

11.6%

13.2%

11.9%

11.1%

9.2%

9.6%

9.0%

9.2%

11.0%

10.8%

10.8%

11.1%

10.3%

10.9%

11.7%

10.0%

8.5%

6.3%

5.6%

5.0%

7.3%

8.2%

14.8%

14.3%

2010

2011

2012

2013

2014

Prudential Bao Viet Manulife AIA Dai-i-chi ACE life Others

0% 20% 40% 60% 80% 100%

BVL

Prudential

Manulife

AIA

Dai-i-chi Đầu tư

Hỗn hợp

Niên kim

Điều khoản riêng

Sinh kỳ

Trọn đời

Tử kỳ

Thị phần ngày càng tăng lên theo thời gian

Bảo hiểm liên kết đầu tư chung và bảo hiểm hỗn hợp là những sản phẩm chính

Page 15: ẬP ĐOÀN BẢ Ệ - VPSBộ phận ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư dường ợi thếcạnh tranh. Từtháng 9 năm 2014, Ngân hàng Bảo Việt không

TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT (HSX - BVH)

www.VPBS.com.vn Trang | 15

Kế hoạch kinh doanh 2015

Mặc dù hiện tại các điều kiện để thị trường bảo hiểm nhân thọ phát triển khá thuận lợi, Bảo Việt Nhân Thọ vẫn đặt ra một kế hoạch kinh doanh tương đối an toàn cho năm 2015.

- Doanh thu: 11.198 tỷ đồng, tăng 4%. - Doanh thu khai thác mới: 2.334 tỷ đồng, tăng 11,5%. - Lợi nhuận trước thuế: 811 tỷ đồng, tăng 7,4 %. - Lợi nhuận thuần: 630 tỷ đồng, tăng 6,9%. - Đại lý mới: 28.000.

BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ - CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO VIỆT Tổng quan về Công ty Bảo hiểm Bảo Việt

Được thành lập năm 1964 dưới tên gọi là Công ty Bảo hiểm Việt Nam và bắt đầu hoạt động vào năm 1965. Trong suốt 19 năm đầu tiên hoạt động, Công ty Bảo hiểm Việt Nam tập trung cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu và tàu biển. Trong năm 1989, Công ty Bảo hiểm Việt Nam phát triển thành Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam. Tới năm 2007, công ty được đổi tên thành Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (BVI). Vào năm 2013, BVI tăng vốn điều lệ từ 1.800 tỷ lên 2.000 tỷ đồng, trở thành công ty bảo hiểm phi nhân thọ lớn nhất Việt Nam xét theo vốn điều lệ. Đến cuối năm 2013, BVI sở hữu 67 chi nhánh, hơn 300 văn phòng hỗ trợ khách hàng và khoảng 3.000 nhân viên trên toàn quốc. Trong năm tài chính 2014, BVI xếp thứ hai xét về tổng phí bảo hiểm, đạt thị phần 20,7%, đánh mất vị trí đứng đầu cho PVI (với thị phần 21,2%).

Kết quả hoạt động kinh doanh của Bảo hiểm Bảo Việt

BVI xếp thứ hai về tỷ trọng doanh thu đóng góp cho BVH. Tuy nhiên trong năm 2014, tỷ trọngđóng góp của BVI giảm nhẹ, từ 38% trong giai đoạn 2011 – 2013 xuống 34%. Sự suy giảm này có thể là do sự khác biệt giữa tốc độ tăng trưởng của mảng bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ trong năm 2014. Trong khi doanh thu phí bảo hiểm gốc của bảo hiểm nhân thọ tăng trưởng ờ mức 26,2%, thì mảng bảo hiểm phi nhân thọ lại giậm chân tại chỗ.

Tổng doanh thu phí (tỷ đồng) Thu nhập (tỷ đồng)

Nguồn: BCTN BVH

4,295 5,004

5,806 6,398 6,575 6,510

3,632 4,139

4,822 5,325 5,603 5,655

- 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000

2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng doanh thu phí Phí BH gốc

219

335

416 451

398

320

166

257 314

340 297

251

0

100

200

300

400

500

2009 2010 2011 2012 2013 2014

LNTT LNST

Chỉ tiêu khiêm tốn trong năm 2015

Tăng trường doanh thu bắt đầu chậm lại kể từ 2012.

Page 16: ẬP ĐOÀN BẢ Ệ - VPSBộ phận ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư dường ợi thếcạnh tranh. Từtháng 9 năm 2014, Ngân hàng Bảo Việt không

TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT (HSX - BVH)

www.VPBS.com.vn Trang | 16

Phí bảo hiểm gốc tăng trưởng gộp ở mức 9,3% trong giai đoạn 2009 – 2014, cao hơn trong giai đoạn trước 2012 và chậm lại từ năm 2012. Với sự giảm tốc của phí bảo hiểm gốc, lợi nhuận trước thuế và thu nhập thuần cũng sụt giảm từ năm 2012. nguyên nhân khác có thể giải thích cho đà giảm về thu nhập của BVI là tỷ lệ bồi thường cao hơn trung bình của một số sản phẩm, chẳng hạn như bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm tài sản & thiệt hại.

Trong năm 2014, lần đầu tiên BVI mất vị trí dẫn đầu cho PVI, với tổng doanh thu 6.510 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 251 tỷ đồng. Mặc dù một số lĩnh vực ghi nhận đà tăng trưởng tốt như bảo hiểm cháy nổ (tăng 13,3%), bảo hiểm trách nhiệm (tăng 8,4%); bảo hiểm sức khỏe tự nguyện và thân thể (tăng 8,1%), tổng doanh thu và phí bảo hiểm gốc của công ty gần như giậm chân tại chỗ

Thị phần phí gốc theo nghiệp vụ năm 2014

Nguồn: AVI Những lĩnh vực mà BVI thực sự có lợi thế cạnh tranh thực sự bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hàng hóa với thị phần lớn nhất; bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu, bảo hiểm hàng không với thị phần lớn thứ hai. Trong số tất cả các sẩn phẩm BVI cung cấp, bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm tài sản có tỷ lệ bồi thường cao hơn trung bình ngành. Tính đến cuối năm 2014, tỷ lệ này đã được cải thiện, đạt mức 61,5% so với 66,1% vào năm 2013. Việc cải thiện hệ thống quản trị rủi ro và hệ thống bồi thường sẽ đặt ra thách thức lớn trong thời gian tới cho BVI.

Kế hoạch kinh doanh trong năm 2015

Tương tự như Bảo Việt Nhân Thọ, BVI đặt ra mục tiêu khá khiêm tốn cho năm 2015. Cụ thể:

- Doanh thu: 6.768 tỷ đồng, tăng 3,9%.

Thị phần giảm sút, mất vị trí dẫn đầu lâu nay cho PVI

Page 17: ẬP ĐOÀN BẢ Ệ - VPSBộ phận ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư dường ợi thếcạnh tranh. Từtháng 9 năm 2014, Ngân hàng Bảo Việt không

TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT (HSX - BVH)

www.VPBS.com.vn Trang | 17

- Tổng doanh thu bảo hiểm: 6.417 tỷ đồng, tăng 5,0%. - Tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc: 5.848 tỷ đồng, tăng 3,4%. - Lợi nhuận trước thuế: 331 tỷ đồng. - Lợi nhuận thuần: 258 tỷ đồng.

NGÂN HÀNG – NGÂN HÀNG BẢO VIỆT Tổng quan về Ngân hàng Bảo Việt

Được thành lập vào tháng 12 năm 2008, Ngân hàng Bảo Việt đã trở thành thành viên trẻ nhất của Tập đoàn Bảo Việt cũng như của toàn hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Sự thành lập của Ngân hàng Bảo Việt là để nhắm tới hình thành kiềng ba chân vững chắc bao gồm Bảo hiểm – Ngân hàng – Đầu tư cho Tập đoàn Bảo Việt. Các cổ đông sáng lập bao gồm Tập đoàn Bảo Việt, Tập đoàn Vinamilk và Tập đoàn CMC, cùng một số Tập đoàn tên tuổi khác tại Việt Nam. Trong tháng 06 năm 2014, ngân hàng đã được chấp thuận nâng vốn điều lệ lên 73%, chạm mức 5.200 tỷ đồng. Cho đến cuối tháng 9 năm 2014, BVB mới chỉ tăng nhẹ vốn điều lệ từ 3.000 tỷ lên 3.150 tỷ đồng thông qua phát hành riêng lẻ. Tuy nhiên mức tăng vốn này cũng đã giảm tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn Bảo Việt từ 52% xuống 49,52%, BVB từ công ty con trở thành công ty liên kết của Tập đoàn Bảo Việt.

Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Bảo Việt

Từ năm 2009 đến 2013, khi còn là công ty con của BVH, BVB đóng góp khoảng 8% tới 12% vào tổng doanh thu của BVH. Từ tháng 09 năm 2014, BVB không còn là công ty con của BVH, doanh thu và lợi nhuận của BVB được hợp nhất với BVH theo phương pháp vốn chủ sở hữu và BVB chỉ đóng góp 4,2% vào doanh thu của Tập đoàn. Vì BVB không được niêm yết và cũng không còn là một công ty con của BVH, chúng tôi không có báo cáo tài chính năm 2014 của BVB và do vậy mức độ chi tiết về các số liệu tài chính của BVB cũng bị hạn chế.

Tăng trưởng quy mô NH Bảo Việt (tỷ đồng) Tăng trưởng thu nhập NH Bảo Việt (tỷ đồng)

Nguồn: BCTN BVH

16,788

7,857 8,602

Tổng tài sản Cho vay KH Tiền gửi KH

2009 2010 2011 2012 2013

535

141

Thu nhập HĐKD LNTT

2009 2010 2011 2012 2013

Chỉ tiêu khiêm tốn trong năm 2015

NH Bảo Việt không còn là công ty con của BVH

Page 18: ẬP ĐOÀN BẢ Ệ - VPSBộ phận ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư dường ợi thếcạnh tranh. Từtháng 9 năm 2014, Ngân hàng Bảo Việt không

TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT (HSX - BVH)

www.VPBS.com.vn Trang | 18

Kể từ khi thành lập, ngân hàng Bảo Việt chỉ tăng trưởng đột biến vào năm 2010, và kể từ năm 2010 đến 2012, quy mô của ngân hàng xét về tổng tài sản, dư nợ tín dụng và tiền gửi khách hàng gần như không thay đổi. Nếu xét về mặt lợi nhuận, LNTT thực tế đã giảm trong giai đoạnh 2010-2012.

Nhìn chung, phần lớn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của BVB đến từ thu nhập lãi thuần, chiếm 90% năm 2013 và gần 95% năm 2014. Phần thu nhập ngoài lãi, đặc biệt là lãi từ hoạt động dịch vụ gần như không đáng kể.

Mặc dù mục tiêu ban đầu là trở thành một ngân hàng bán lẻ, trên thực tế mức đóng góp của mảng ngân hàng bán lẻ lại chiếm phần không đáng kể vào doanh thu của BVB, ngoại trừ tiền gửi khách hàng với mức tăng đều hàng năm.

% NH bán lẻ trên tổng (VND bn) 2009 2010 2011 2012 Tiền gửi KH 11,8% 20,5% 23,9% 43,5% Cho vay KH 19,4% 17,8% 11,2% 14,7% Doanh thu từ Banccassurance 67,3% 34,5% 18,3% 10,5%

Lợi nhuận từ kênh Banccassurance, mặc dù tăng mạnh kể từ khi được đưa vào hoạt động, vẫn chiếm phần rất nhỏ trong thu nhập hoạt động kinh doanh của ngân hàng (4,8% trong năm 2012).

Chỉ số 2009 2010 2011 2012 2013 CAR 35,20% 21% 22% 42% 37,30% ROA 0,87% 1,27% 0,86% 0,69% 0,70% ROE 4,04% 8,30% 6,96% 3,77% 3,35% LDR 64,0% 76,6% 94,4% 105,5% 91,3%

Trong khi vấn đề nhức nhối tại nhiều NHTM Việt Nam là hệ số CAR thấp thì BVB lại có hệ số CAR rất cao, khoảng 42% trong năm 2012 (sau khi ngân hàng tăng vốn điều lệ từ 1.500 tỷ lên 3.000 tỷ đồng) và 37,3% trong năm 2013. Chỉ số CAR cao cho thấy mức vốn cao của ngân hàng so với tổng tài sản của mình. Tuy nhiên, mức CAR của BVB là quá cao so với hoạt động kinh doanh bình thường, và trong trường hợp này có thể cho thấy dấu hiệu của sự thiếu hiệu quả trong việc sử dụng vốn. Thêm vào đó, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (LDR) luôn ở mức cao từ năm 2011 tới năm 2013. Hệ số CAR cao kết hợp với hệ số LDR ở mức cao cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong cả hoạt động huy động và cho vay.

Nếu xét về các chỉ tiêu lợi nhuận, BVB có hệ số ROA cao hơn và ROE thấp hơn so với các ngân hàng tương đương (ROA ở mức 0,31% và ROE ở mức 3,6% trong năm 2013).

DỊCH VỤ TÀI CHÍNH VÀ CÁC NGÀNH KHÁC Chứng khoán– BVSC

Được thành lập từ năm 1999, Công ty TNHH Chứng khoán Bảo Việt là công ty đầu tiên và cũng là một trong những công ty dẫn đầu trong các công ty chứng khoán tại Việt Nam. BVSC luôn nằm trong top 10 công ty chứng khoán chiếm

Khó khăn trong phát triển và lợi nhuận thấp

Giảm tỷ trọng đóng góp vào doanh thu của BVH

Page 19: ẬP ĐOÀN BẢ Ệ - VPSBộ phận ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư dường ợi thếcạnh tranh. Từtháng 9 năm 2014, Ngân hàng Bảo Việt không

TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT (HSX - BVH)

www.VPBS.com.vn Trang | 19

thị phần đứng đầu về môi giới trên cả 2 sàn HSX và HNX. Thêm vào đó, BVSC cũng nằm trong top 3 công ty môi giới trái phiếu trên thị trường. Trong năm 2014, BVSC xếp thứ 8 trên cả 2 sàn HSX và HNX về môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ.

Thị phần môi giới sàn HSX 2014 Thị phần môi giới sàn HNX 2014

Source: HSX, HNX Theo xu hướng chung của ngành, doanh thu của BVSC trong giai đoạn từ 2010 và 2013 có sự giảm sút, và chỉ bắt đầu phục hồi trong năm 2014 với sự tăng trưởng của doanh thu môi giới. Trong quá khứ, BVSC dường như tập trung nhiều hơn vào mảng tự doanh, đóng góp hơn 50% vào tổng doanh thu trong giai đoạn từ 2009 đến 2011. Từ năm 2012 cho đến nay, tỷ trọng đóng góp từ mảng tự doanh giảm một nửa so với trước đây và tiếp tục đà giảm. Trong năm 2014, lần đầu tiên mảng môi giới đã thay thế tự doanh trở thành mảng có tỷ trọng đóng góp lớn nhất vào doanh thu (36%). Một xu hướng khác mà chúng tôi nhận thấy là cho vay margin đang ngày càng trở nên quan trọng hơn khi thu nhập lãi suy giảm đáng kể do mặt bằng lãi suất thấp trong năm 2014.

Doanh thu và LNST của BVS Cơ cấu doanh thu BVS

SSI 12%

HSC 12%

VCSC 6%

VNDS 6%

ACBS 6% MBS

4% FPTS 4%

BVSC 4%

MBKE 4%

VCBS 4%

Khác 38%

HSC 7.87% SSI

7.47% VNDS 7.08%

SHS 6.50%

MBS 5.37%

ACBS 4.61%

FPTS 4.59% BVSC

5.00% OCS

4.30% BSC

2.90%

Khác 44.31%

292

239 196 209 207

305

174

(91) (100)

77 86 132

(150)

(100)

(50)

-

50

100

150

200

250

300

350

2009 2010 2011 2012 2013 2014

tỷ đ

ồn

g

Doanh thu LNST

31% 27% 17% 23% 22% 36%

55% 50%

53% 26% 24%

20%

15%

14% 2% 13%

0%10%20%30%40%50%60%70%80%90%

100%

2009 2010 2011 2012 2013 2014

Môi giới Tự doanh Thu nhập tiền gửi

Cho vay ký quỹ Tư vấn Khác

Page 20: ẬP ĐOÀN BẢ Ệ - VPSBộ phận ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư dường ợi thếcạnh tranh. Từtháng 9 năm 2014, Ngân hàng Bảo Việt không

TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT (HSX - BVH)

www.VPBS.com.vn Trang | 20

Nguồn: HSX, HNX Trong kế hoạch kinh doanh 2015, BVSC đặt mục tiêu doanh thu 299 tỷ đồng và LNTT 120 tỷ đồng, cũng như giữ vững vị trí top 10 về thị phần môi giới.

Quản lý quỹ - Công ty Quản lý Quỹ Bảo Việt (Bao Viet Fund - BVF)

Được thành lập năm 2005, công ty quản lý quỹ Bảo Việt là một công ty con sở hữu 100% bởi Tập đoàn Bảo Việt. BVF hiện tại quản lý năm danh mục đầu tư và một quỹ mở là Quỹ đầu tư cổ phiếu Năng Động Bảo Việt (BVFED), được thành lập vào năm 2013. Là một trong những quỹ lớn nhất nếu xét theo Tổng tài sản quản lý (AUM), tuy nhiên điều đáng chú ý là hầu hết AUM của BVF là đến từ BVL và BVI. Nếu xét tới việc phần lớn AUM đều thuộc Tập đoàn, doanh thu của BVF gần như không đáng kể.

Tổng tài sản quản lý BVF (tỷ đồng) Tổng doanh thu BVF (tỷ đồng)

Nguồn: BCTC BVH

Trong năm 2014, mảng quản lý quỹ ghi nhận mức tăng trưởng thấp với tổng tài sản quản lý đến cuối năm 2014 đạt 20.691 tỷ đồng, tăng 2,2% so với cùng kỳ. Doanh thu năm 2014 đạt 52 tỷ đồng, lợi nhuận thuần đạt 12 tỷ đồng, chỉ hoàn thành 75,6% kế hoạch cả năm.

Về kế hoạch kinh doanh 2015, BVF đặt mục tiêu tăng AUM 8% đến 10%, với doanh thu 48 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 15 tỷ đồng.

Đầu tư – Công ty Cổ phần Đầu tư Bảo Việt

Công ty Cổ phần Đầu tư Bảo Việt được thành lập năm 2009 với số vốn điều lệ ban đầu là 100 tỷ đồng. Năm 2014, vốn điều lệ của công ty là 110 tỷ đồng và BVH sở hữu 55% cổ phần của công ty con này. Công ty Cổ phần Đầu tư Bảo Việt hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ.

Mặc dù trải qua giai đoạn tăng trưởng tốt về doanh thu kể từ khi thành lập, nhưng do quy mô nhỏ và thiếu lợi thế cạnh tranh rõ rệt, lợi nhuận có phần dao động và đóng góp không đáng kể vào lợi nhuận chung của Tâp đoàn.

Trong năm 2015, Công ty Cổ phần Đầu tư Bảo Việt đặt chỉ tiêu doanh thu 288 tỷ đồng, giảm 8%, và lợi nhuận trước thuế 22,6 tỷ đồng, tăng 2,5% so với năm 2014.

16

,27

0

20

,26

1

17

,82

1

18

,07

0

20

,25

7

20

,69

1

-

5,000

10,000

15,000

20,000

25,000

2009 2010 2011 2012 2013 2014

67 56 54 51 49 52

01020304050607080

2009 2010 2011 2012 2013 2014

Page 21: ẬP ĐOÀN BẢ Ệ - VPSBộ phận ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư dường ợi thếcạnh tranh. Từtháng 9 năm 2014, Ngân hàng Bảo Việt không

TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT (HSX - BVH)

www.VPBS.com.vn Trang | 21

Doanh thu CTCP Đầu tư Bảo Việt (tỷ đồng) LNTT CTCP Đầu tư Bảo Việt (tỷ đồng)

Nguồn: BCTC BVH ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Phân bổ vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào các công cụ đầu tư thu nhập cố định, chiếm gần 90%. Số còn lại được phân bổ vào chứng khoán vốn và góp vốn cổ phần. Về mặt kỳ hạn, trung bình 65% tài sản đầu tư là đầu tư dài hạn và 35% là ngắn hạn. Cấu trúc này được duy trì tương đối bền vững trong 5 năm vừa qua.

Tăng trưởng đầu tư Cơ cấu danh mục đầu tư

Nguồn: BCTN BVH

Với phần lớn tài sản được phân bổ vào các công cụ đầu tư thu nhập cố định, lợi nhuận từ đầu tư tài chính phụ thuộc rất nhiều vào mặt bằng lãi suất. Từ năm 2011 đến nay, lãi suất cho các khoản tiền gửi có kỳ hạn đã sụt giảm đáng kể, trung bình là 19,9% trong năm 2011 xuống mức 9,1% trong năm 2014. Trái lại, lãi suất trái phiếu, lại cho thấy sự dao động mạnh hơn. Trong khi lãi suất trái phiếu chính phủ giảm trung bình 200 điểm cơ bản đối với tất cả các kỳ hạn trong năm 2014, thì lãi suất từ trái phiếu mà Tập đoàn Bảo Việt thu được thực tế lại tăng 190 điểm cơ bản. Từ đó có thể thấy có vẻ như tập đoàn Bảo Việt đã kéo dài kỳ hạn cho danh mục trái phiếu của mình trong năm 2014.

25

98 114

167 204

313

050

100150200250300350

2009 2010 2011 2012 2013 2014

1.7 3.3

21.0

12.0

21.0 22.0

-

5.0

10.0

15.0

20.0

25.0

2009 2010 2011 2012 2013 2014

-

5,000

10,000

15,000

20,000

25,000

30,000

35,000

40,000

45,000

2010 2011 2012 2013 2014

tỷ đ

ồn

g

30% 22% 36% 33% 42%

53% 63% 53% 58% 46%

8% 7% 5% 5% 9% 9% 8% 6% 4% 4%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

2010 2011 2012 2013 2014

Tiền gửi có kỳ hạn Trái phiếu Cổ phiếu và góp vốn Khác

CAGR 8.8%

Page 22: ẬP ĐOÀN BẢ Ệ - VPSBộ phận ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư dường ợi thếcạnh tranh. Từtháng 9 năm 2014, Ngân hàng Bảo Việt không

TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT (HSX - BVH)

www.VPBS.com.vn Trang | 22

BÁO CÁO HỢP NHẤT Cấu trúc doanh thu và lợi nhuận trước thuế theo hoạt động kinh doanh

Cấu trúc doanh thu và lợi nhuận trước thuế của BVH theo hoạt động kinh doanh có một chút khác biệt so với cấu trúc các mảng kinh doanh vẫn được trình bày trong báo cáo thường niên:

2010 2011 2012 2013 2014

Cơ cấu doanh thu

Nhân thọ 34,8% 33,4% 36,2% 40,5% 44,7%

Phi nhân thọ 27,7% 28,4% 29,6% 29,9% 27,2%

Ngân hàng 8,3% 12,8% 10,6% 7,8% 4,2%

Dịch vụ tài chính khác 1,7% 1,0% 1,4% 1,4% 2,1%

Thu nhập tài chính 26,8% 23,8% 21,4% 20,1% 20,7%

Khác 0,7% 0,7% 0,9% 0,4% 1,0%

Cơ cấu LNTT

Nhân thọ -44% -23% -44% -52% -78%

Phi nhân thọ 7% 9% 6% 4% 0%

Ngân hàng 22% 29% 21% 16% 5%

Dịch vụ tài chính khác 3% -1% 0% 1% 4%

Thu nhập tài chính 126% 97% 125% 146% 176%

Khác -13% -10% -8% -15% -7%

Việc môt công ty bảo hiểm có biên lợi nhuận thấp hoặc thậm chí âm trong mảng kinh doanh cốt lõi bảo hiểm vốn là điều hết sức bình thường. Nếu nhìn vào cấu trúc của BVH theo các hoạt động kinh doanh, có thể thấy bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, mặc dù đóng góp phần lớn vào doanh thu của Tập đoàn, lại có mức đóng góp âm hoặc không đáng kể vào lợi nhuận trước thuế. Bù lại cho khoản lỗ từ kinh doanh bảo hiểm là khoản lợi nhuận từ các hoạt động đầu tư tài chính, hay chính là lợi nhuận từ đầu tư tiền nhàn rỗi từ phí bảo hiểm sau khi trích lập dự phòng. Cụ thể, lợi nhuận từ đầu tư tài chính liên tục đóng góp nhiều nhất vào lợi nhuận trước thuế của BVH và bù đắp cho các khoản lỗ từ các hoạt động kinh doanh khác.

Kế hoạch kinh doanh trong năm 2015 của Tập đoàn:

Tại Đại hội Thường niên năm 2015, BVH đặt ra các mục tiêu khá khiêm tốn cho năm 2015

Kế hoạch 2015 ( tỷ đồng) Tăng trưởng theo năm

Tổng doanh thu 18.910 -0,7%

LNST 1.140 -14,4%

Tỷ lệ cổ tức 10%

Giải thích cho chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận thuần thấp hơn năm trước trong năm 2015, BVH đưa ra một số giải thích:

Trong năm 2015, Tập đoàn sẽ không hợp nhất báo cáo tài chính của Ngân hàng Bảo Việt vào Tập đoàn và chỉ ghi nhận lợi nhuận từ công ty liên kết theo phương pháp vốn chủ sở hữu. Thêm vào đó, công ty sẽ tiếp tục giảm tỷ lệ nắm giữ tại Ngân hàng Bảo Việt, vì vậy lợi nhuận từ dich vụ ngân hàng sẽ giảm sút. Đây đơn thuần chỉ là thay đổi về mặt kế

Lợi nhuận đầu tư tài chính là nguồn đóng góp chủ yếu vào lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn

Page 23: ẬP ĐOÀN BẢ Ệ - VPSBộ phận ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư dường ợi thếcạnh tranh. Từtháng 9 năm 2014, Ngân hàng Bảo Việt không

TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT (HSX - BVH)

www.VPBS.com.vn Trang | 23

toán. Tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn tại Ngân hàng Bảo Việt sẽ chỉ giảm nhẹ, từ 52% xuống 49,5%.

Lãi suất sẽ tiếp tục được giữ ở mức thấp trong năm 2015, vì vậy lợi nhuận từ đầu tư tài chính vào Trái phiếu Chính phủ và tiền gửi tại ngân hàng có thể sẽ thấp hơn so với năm 2014.

Những thay đổi về phương pháp kế toán theo Thông tư 200/2014 sẽ dẫn tới gia tăng chi phí.

Thị trường chứng khoán được dự báo sẽ đi ngang hoặc tăng trưởng chậm, dẫn tới doanh thu đầu tư giảm.

Từ năm 2015, Bảo Việt sẽ đi theo hướng đầu tư thận trọng hơn, và kỳ vọng về lợi nhuận đầu tư cũng sẽ thấp hơn. Tuy nhiên, với sự thận trọng này, Bảo Việt sẽ củng cố được mức độ an toàn tài chính cũng như năng lực tài chính.

Về kế hoạch tăng vốn với một đối tác chiến lược đã đề ra từ năm 2014 và mục tiêu hoàn thành vào tháng 3 năm 2015, Hội đồng Quản trị của BVH đã chỉ rõ mặc dù có chậm trễ so với kế hoạch ban đầu, kế hoạch này vẫn đang được tiếp tục và dự kiến sẽ hoàn thành vào khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2015. Kế hoạch tăng vốn ban đầu đã được thông qua tại Đại hội thường niên 2014 với chi tiết như sau: phát hành từ 40 đến 615 triệu cổ phiếu phổ thông (mức tăng từ 5,87% đến 9,03%), nâng vốn điều lệ thêm 400 đến 615 tỷ đồng.

CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH

Chỉ số 2010 2011 2012 2013 2014

Thanh khoản

Tỷ lệ thanh toán nhanh 3,89 5,71 6,51 5,35 3,36

Tỷ lệ tiền mặt 0,94 1,41 1,07 1,27 0,23

Đòn bẩy

Nợ/TTS 0,73 0,70 0,69 0,74 0,73

Nợ tài chính/TTS 0,04 0,02 0,02 0,00 0,00

Lợi nhuận

Biện lợi nhuận hoạt động -3,49% 0,04% -3,86% -4,95% -10,70%

Biên lợi nhuận thuần 8,51% 8,81% 9,83% 7,82% 7,49%

ROA 2,24% 2,76% 3,10% 2,24% 2,80%

ROE 9,40% 10,31% 11,81% 10,18% 10,87%

Nhìn chung, BVH có khả năng thanh khoản tốt, tỷ lệ đòn bẩy tài chính ổn định, với lợi nhuận có phần khiêm tốn. Tổng nợ trên vốn chủ sở hữu khá cao, tuy nhiên dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm chiếm phần lớn nhất, do đó các khoản nợ tài chính của BVH thực ra rất thấp. Trên thực tế trong năm 2013 và 2014, BVH gần như không có một khoản nợ tài chính nào.

Về mặt lợi nhuận, BVH có biên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh âm. Như đã giải thích ở trên, đây là điều thường thấy đối với các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Bù lại cho biên lợi nhuận âm này là lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính. Vì vậy nhìn chung BVH ghi nhận biên lợi nhuận thuần dương. Từ năm

Page 24: ẬP ĐOÀN BẢ Ệ - VPSBộ phận ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư dường ợi thếcạnh tranh. Từtháng 9 năm 2014, Ngân hàng Bảo Việt không

TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT (HSX - BVH)

www.VPBS.com.vn Trang | 24

2012 đến năm 2014, biên lợi nhuận thuần đang có xu hướng giảm. ROA và ROE đều không ấn tượng nhưng khá ổn định.

ĐỊNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ DỰ BÁO VÀ GIẢ ĐỊNH Chúng tôi đưa ra các giả định như sau về tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cho từng mảng hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Bảo Việt:

GỈA ĐỊNH 2013 2014 2015F 2016F 2017F 2018F 2019F DOANH THU Doanh thu kinh doanh 10,6% 12,7% 5,6% 8,8% 9,8% 10,2% 10,2% Tăng trưởng phí BH nhân thọ 21,3% 26,2% 20,0% 18,0% 15,0% 14% 13,5% Tăng trưởng ngành 23,1% 21,9% 15,0% 14,0% 13,5% 13,0% 12,5% Tăng trưởng phí BH phi nhân thọ 5,4% -0,3% 7,0% 7,0% 7,0% 7,0% 7,0% Tăng trưởng ngành 7,0% 11,8% 10,0% 9,5% 9,0% 8,5% 8,0% Thu nhập bảo hiểm khác -46,9% 63,4% 7,5% 8,5% 5,0% 5,0% 5,0% Ngân hàng -20,4% -37,7% -30,0% -10,0% 5,0% 5,0% 5,0% Dịch vụ tài chính khác 7,2% 77,4% -20,0% 10,0% 10,0% 10,0% 10,0% Thu nhập khác 0,0% 21,0% Lợi suất đầu tư tài chính 9,9% 10,1% 9,5% 9,0% 9,0% 9,0% 9,0% Tăng trưởng thu nhập khác -75,1% 7,0% 5,0% 5,0% 5,0% 5,0% 5,0% Trưởng thu nhập đóng góp từ các cty liên kết -36,3% 369,8% 5,0% 5,0% 5,0% 5,0% 5,0% TĂNG TRƯỞNG DOANH THU 8,3% 14,4% 4,4% 7,0% 7,9% 8,3% 8,5%

CHI PHÍ/DOANH THU Nhân thọ -113,4% -115,9% -109,5% -107,0% -104,5% -102,0% -102,0% Chi phí trực tiếp và chi phí bồi thường/Doanh thu -95,4% -104,3% -97,5% -95,0% -92,5% -90,0% -90,0% Chi phí quản lý doanh nghiệp và bán hàng -18,0% -11,7% -12,0% -12,0% -12,0% -12,0% -12,0% Phi nhân thọ: -98,6% -99,9% -110,0% -108,0% -107,0% -103,0% -100,0% Chi phí trực tiếp và chi phí bồi thường/Doanh thu -68,7% -88,2% -85,0% -82,0% -80,0% -75,0% -70,0% Chi phí quản lý doanh nghiệp và bán hàng -29,9% -11,7% -25,0% -26,0% -27,0% -28,0% -30,0% Ngân hàng: -78,6% -89,5% -90,0% -85,0% -80,0% -75,0% -75,0% Dịch vụ tài chính khác: -94,1% -82,2% -90,0% -90,0% -85,0% -85,0% -85,0% Chi phí HĐ tài chính -23,5% -22,4% -25,0% -25,0% -25,0% -25,0% -25,0% Chi phí hoạt động khác -41,3% -35,7% -40,0% -40,0% -40,0% -40,0% -40,0% Chi phí qly doanh nghiệp (khác) -1,9% -1,6% -1,8% -1,8% -1,8% -1,8% -1,8% TỔNG CHI PHÍ -89,5% -90,9% -92,8% -92,1% -91,5% -90,2% -90,4%

Biên lợi nhuận 10,5% 9,1% 7,2% 7,9% 8,5% 9,8% 9,6%

Bảo hiểm nhân thọ:

Doanh thu phí bảo hiểm gốc kỳ vọng sẽ tăng 20% trong năm 2015. Mặc dù chỉ tiêu của Tập đoàn đề ra là khá khiêm tốn, 11,2% cho năm 2015, chúng tôi kỳ vọng mức tăng trưởng cao hơn do:

o Tăng trưởng phí bảo hiểm của toàn ngành bảo hiểm ở mức khá cao 16,7% trong nửa đầu năm 2015,

o Doanh thu phí bảo hiểm gốc của BVL tăng 13,7% so với cùng kỳ trong Q1/2015, trong bối cảnh quý 1 thường chỉ là quãng thời gian chạy đà.

Page 25: ẬP ĐOÀN BẢ Ệ - VPSBộ phận ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư dường ợi thếcạnh tranh. Từtháng 9 năm 2014, Ngân hàng Bảo Việt không

TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT (HSX - BVH)

www.VPBS.com.vn Trang | 25

Phí bảo hiểm mới của các sản phẩm liên kết chung UVL giữ mức tăng trưởng cao trong vòng 5 năm qua và được khách hàng ưa chuộng hơn so với tiền gửi ngân hàng xét về hiệu quả đầu tư. Trong khi đó, tỷ trọng đóng góp của bảo hiểm liên kết chung UVL vào doanh thu phí bảo hiểm gốc của BVH đang trên đà tăng, và chúng tôi kỳ vọng doanh thu tiềm năng từ mảng này sẽ giúp tăng doanh thu cho BVH trong vòng 5 năm tới. Trong năm 2015, BVH dự định tuyển thêm 28.000 đại lý bán hàng cho cả 2 mảng bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, và chắc chắn điều này sẽ làm cải thiện doanh thu của công ty. Mặc dù BVH đang chuẩn bị cho sản phẩm bảo hiểm hưu trí trong Q3/2015, vốn vẫn dược kỳ vọng sẽ là một cú hích cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm trong tương lai, thực tế công ty vẫn chưa cho ra mắt sản phẩm này và kể cả khi sản phẩm được ra mắt, thì cũng cần một vài năm để phát triển và đem lại lợi nhuận đáng kể cho công ty. Trong những năm tiếp theo, dựa theo dự báo của BMI (2016: 13,6%, 2017: 13,2%, 2018: 13,2%) và sự điều chỉnh của chúng tôi, chúng tôi kỳ vọng doanh thu phí bảo hiểm gốc sẽ tăng từ 13-18% mỗi năm.

Chi phí bồi thường bảo hiểm và các chi phí trực tiếp dự báo sẽ giảm dần, từ 97,5% doanh thu trong năm 2015 xuống 90% doanh thu trong năm 2019 khi BVH kiểm soát chi phí tốt hơn trong tương lai.

Bảo hiểm phi nhân thọ:

Doanh thu phí bảo hiểm gốc dự kiến sẽ tăng 7%, dựa theo mục tiêu BVH đặt ra cho năm tới. Với các năm tiếp theo, dựa theo dự báo của BMI (2016: 12,8%, 2017: 12,2%, 2018: 12,0%) và điều chỉnh của chúng tôi, chúng tôi kỳ vọng doanh thu phí bảo hiểm gốc sẽ tăng 7% mỗi năm.

Chi phí bồi thường bảo hiểm và các chi phí bảo hiểm trực tiếp dự báo sẽ giảm dần, từ 85% doanh thu trong năm 2015 xuống 70% doanh thu trong năm 2019 khi BVH kiểm soát chi phí tốt hơn trong tương lai.

Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cho mảng kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, trái lại, được dự báo sẽ tăng lên khi cạnh tranh mạnh hơn tại thị trường nội địa sẽ đẩy chi phí lên cao.

Ngân hàng:

Doanh thu của mảng ngân hàng đã có xu hướng giảm kể từ năm 2012. Đặc biệt, như đã nói ở trên, phần doanh thu và lợi nhuận được ghi trong Báo cáo Tài chính năm 2014 của Tập đoàn bao gồm toàn bộ kết quả kinh doanh của BVB trong nửa đầu năm 2014 và một nửa (49,5%) kết quả kinh doanh trong nửa cuối 2014. Trong tương lai, kết quả hoạt động kinh doanh của BVB sẽ được hợp nhất với Tập đoàn theo phương pháp vốn chủ sở hữu và tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn Bảo Việt tại BVB có thể sẽ giảm trong tương lai. Điều này cộng thêm với kết quả kinh doanh của BVB, chúng tôi dự báo tăng trưởng doanh thu của BVB sẽ giảm 30% trong năm 2015 và giảm thêm 10% trong năm 2016. Từ năm 2017 đến 2019, với sự phục hồi của nền kinh tế và khu vực ngân hàng, doanh thu của BVB có thể sẽ tăng trưởng ở mức khiêm tốn 5% mỗi năm.

Chi phí ngân hàng bao gồm tất cả các chi phí lãi vay, chi phí hoạt động và trích lập dự phòng ước tính chiếm 90% doanh thu trong năm 2015, tương tự

Page 26: ẬP ĐOÀN BẢ Ệ - VPSBộ phận ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư dường ợi thếcạnh tranh. Từtháng 9 năm 2014, Ngân hàng Bảo Việt không

TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT (HSX - BVH)

www.VPBS.com.vn Trang | 26

như năm 2014. Trong tương lai, tỷ lệ chi phí này sẽ dần được giảm xuống mức 75% trong năm 2019 khi trích lập dự phòng rủi ro tín dụng có thể sẽ giảm từ năm 2016.

Các dịch vụ tài chính khác (ngân hàng đầu tư & đầu tư bất động sản):

Doanh thu từ các dịch vụ tài chính khác tăng mạnh trong năm 2014 với sự đóng góp chủ yếu từ BVSC và thị trường chứng khoán năm 2014 tương đối thành công với khối lượng giao dịch thị trường tăng hơn gấp đôi so với năm 2013. Tuy nhiên, dự báo năm 2015 sẽ không khả quan như vậy. Vì thế, chúng tôi ước tính doanh thu từ các dịch vụ tài chính khác sẽ giảm 20% trong năm 2015. Từ năm 2016 đến 2019, chúng tôi dự kiến mức tăng trưởng là 10%.

Đầu tư tài chính:

Để dự báo lợi nhuận tài chính, chúng tôi dự báo tăng trưởng của danh mục đầu tư và lợi suất danh mục đầu tư. Cụ thể, tăng trưởng của danh mục đầu tư ước tính sẽ bằng tăng trưởng của tổng phí bảo hiểm (cả bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ), với điều kiện Tập đoàn sẽ đầu tư toàn bộ số tiền nhàn rỗi từ phí bảo hiểm sau khi đã trích lập các khoản dự phòng cần thiết. Với phần lớn danh mục đầu tư là các khoản tiền gửi có kỳ hạn và Trái phiếu Chính phủ, chúng tôi ước tính lãi suất từ danh mục đầu tư sẽ vào khoảng 9,3% trong năm 2015 và giữ ở mức 9% từ năm 2016 đến 2019.

ĐỊNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ Chúng tôi kết hợp phương pháp thu nhập thặng dư, phương pháp P/E và P/B để định giá cổ phiếu BVH, với tỷ trọng cao hơn đối với phương pháp P/B.

Phương pháp thu nhập thặng dư

Phương pháp thu nhập thặng dư đưa ra mức giá hợp lý cho mỗi cổ phiếu BVH là 20.094 đồng dựa trên những thông số sau đây:

Lãi suất phi rủi ro là lợi suất TPCP bằng đồng nội tệ kỳ hạn 5 năm, tương đương với 6.40%.

Phần bù rủi ro thị trường là 8,55%.

Chỉ số Beta điều chỉnh của BVH là 1,13.

Chi phí vốn chủ sở hữu được ước tính là 15,73% sử dụng mô hình CAPM.

Tỷ lệ tăng trưởng dài hạn của BVH được ước tính là 5%.

Page 27: ẬP ĐOÀN BẢ Ệ - VPSBộ phận ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư dường ợi thếcạnh tranh. Từtháng 9 năm 2014, Ngân hàng Bảo Việt không

TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT (HSX - BVH)

www.VPBS.com.vn Trang | 27

Phương pháp chỉ số giá giao dịch

Vì BVH là một tập đoàn tài chính khá đa dạng với trọng tâm là mảng kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, rất khó để tìm thấy một nhóm các công ty tương đồng nếu chúng ta chỉ nhìn vào thị trường trong nước. Hiện tại, có 5 công ty bảo hiểm được niêm yết trên sàn giao dịch, tuy nhiên, các công ty này đều có quy mô nhỏ hơn và chủ yếu tập trung vào mảng bảo hiểm phi nhân thọ. Vì vậy, chúng tôi sử dụng các công ty cùng ngành nội địa và trong khu vực để ước tính chỉ số P/E và P/B cho BVH. Vào thời điểm hiện tại, BVH đang giao dịch ở mức tương đối cao so với các công ty cùng ngành trong nước và trong khu vực. Cụ thể chỉ số P/E của BVH ở mức 2,39 lần trong khi các công ty cùng ngành nội địa có chỉ số P/E là 1,03 lần và các công ty cùng ngành trong khu vực có chỉ số P/E là 0,86 lần.

Tại thị trường trong nước, việc BVH được giao dịch ở mức giá tương đối cao có thể phần nào được giải thích bởi Tập đoàn này có quy mô lớn và ROE cao. Hiện tại không có công ty bảo hiểm trong nước nào có thể so sánh với BVH, khi tất cả các công ty còn lại đều có quy mô nhỏ hơn nhiều và hầu hết chỉ tập trung vào mảng bảo hiểm phi nhân thọ. Vì vậy, chúng tôi sử dụng tích số của chỉ số của các công ty tương đương trong khu vực với chỉ số của VN-Index để có chỉ số điều chỉnh của BVH, phương pháp P/E cho ra giá mục tiêu là 19.035 đồng một cổ phiếu và phương pháp P/B cho ra giá mục tiêu là 37.863 đồng một cổ phiếu.

Định giá theo chỉ số P/E P/E của BVH 31.5 P/E khu vự 18.0 P/E điều chỉnh 11.2 EPS 2015 của BVH 1,692 Giá mục tiêu 19,035

Định giá theo chỉ số P/B P/B của BVH 3.09 P/B khu vực 2.42 P/B điều chỉnh 2.08 BVPS 2015 của BVH 18,224 Giá mục tiêu 37,863

PP THU NHẬP THẶNG DƯ 2015F 2016F 2017F 2018F 2019F

Lợi nhuận ròng 1.180.171 1.537.684 2.018.560 2.719.836 3.154.083

Vốn chủ sở hữu 12.243.493 13.021.040 13.724.292 14.728.012 16.532.581

Chi phí vốn chủ 1.969.978 2.095.085 2.208.239 2.369.737 2.660.092

Thu nhập thặng dư (789.807) (557.401) (189.679) 350.099 493.991

Giá trị sau cùng của thu nhập thặng dư

4.677.103

Hệ số chiếu khấu hiện tại 0,86 0,74 0,64 0,55 0,47

Giá trị hiện tại của thu nhập thặng dự

(680.340) (413.598) (121.237) 192.757 2.452.497

Tổng giá trị thặng dư 1.430.079

Giá trị sổ sách VCSH hiện tại 12.243.493

Giá trị VCSH 13.673.572

Số lương cổ phiếu 680.5

Giá trị cổ phiếu (đồng) 20.094

Page 28: ẬP ĐOÀN BẢ Ệ - VPSBộ phận ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư dường ợi thếcạnh tranh. Từtháng 9 năm 2014, Ngân hàng Bảo Việt không

TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT (HSX - BVH)

www.VPBS.com.vn Trang | 28

Tổng hợp định giá & Khuyến nghị

Dựa trên 3 phương pháp định giá trên, chúng tôi đưa ra mức giá mục tiêu cho mỗi cổ phiếu BVH là 30.500 đồng, thấp hơn 46,4% so với giá trị hiện tại trên thị trường là 57.000 đồng. Kết hợp với cổ tức dự kiến/cổ phiếu là 1.000 đồng trong năm 2015, tương đương lợi suất cổ tức 1,8% xét theo giá cổ phiếu hiện tại, tổng lợi suất dự kiến của cổ phiếu BVH trong 1 năm là âm 44,7%. Mặc dù kết quả định giá không thật sự hấp dẫn, tuy nhiên BVH vẫn là một trong những cổ phiếu dẫn đầu trên sàn giao dịch, và Tập đoàn có vị thế vượt trội so với các công ty cùng ngành, cùng với việc BVH liên tục có mặt trong danh mục của các quỹ ETF, và mức giá cao nhất/thấp nhất trên mỗi cổ phiếu trong 52 tuần là 67.500/29.600 đồng, tại thời điểm phát hành báo cáo, chúng tôi khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu BVH. Mức giá tăng đột biến 75% trong khoảng thời gian một tháng có thể được giải thích bởi các yếu tố sau:

(1) Samsung Life đã có buổi làm việc với Phỏ Thủ tướng và Thứ trưởng Bộ Tài chính để tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Công ty này đã hé lộ về ý định trở thành đối tác chiến lược của BVH, cụ thể là Bảo Việt Nhân Thọ (BVL) khi công ty này được cổ phần hóa. Tuy nhiên BVL đã có một đối tác chiến lược từ Nhật Bản là Sumimoto, nên kế hoạch hợp tác với Samsung Life nhiều khả năng sẽ không thành công.

(2) Hiện tại, các cổ đông nước ngoài nắm giữ 24,6% tỷ lệ sở hữu đối với BVH, và một khi tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài của ngành bảo hiểm được nới lên 100%, BVH chắc chắn sẽ là một công ty nổi bật trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.

(3) Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đang nhận được đánh giá cao từ các nhà đầu tư nước ngoài, tâm lý tích cực này châm ngòi lực mua mạnh. Các nhà đầu tư nước ngoài thường ưa chuộng các cổ phiếu blue chip và BVH được coi là công ty bảo hiểm Việt Nam dẫn đầu thị trường tại thời điểm này.

Tổng hợp định giá Phương pháp Giá mục tiêu Tỷ trọng Thu nhập thặng dư 20,094 20% P/E 19,035 20% P/B 37,863 60% Giá mục tiêu 30,543

Page 29: ẬP ĐOÀN BẢ Ệ - VPSBộ phận ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư dường ợi thếcạnh tranh. Từtháng 9 năm 2014, Ngân hàng Bảo Việt không

TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT (HSX - BVH)

www.VPBS.com.vn Trang | 29

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT BVH vừa trải qua một nhịp tăng giá rất mạnh trong thời gian gần đây khi mà giá tăng tới hơn 80% chỉ trong vòng 1 tháng. Tuy vậy, đà tăng đang cho tín hiệu suy yếu khi BVH tiến gần kháng cự tại 70.000 đ/cp.

Chúng tôi thấy tín hiệu bán đã phát ra từ những chỉ báo như MA5, MFI(14), CCI(14). Đó là những tín hiệu ban đầu cho thấy sự suy yếu của xu hướng tăng hiện tại. Do đó, chúng tôi kỳ vọng vào một nhịp điều chỉnh đối với BVH để cổ phiếu này kiểm nghiệm ngưỡng hỗ trợ của đường MA20 tại 52.000 đ/cp.

Theo đó, chúng tôi khuyến nghị BÁN RA đối với cổ phiếu này.

Mã chứng khoán BVH Thời gian phân tích 3 đến 6 tháng Giá cao nhất trong 3 tháng 67,500

Giá thấp nhất trong 3 tháng 31,600

Đường MA50 (từ ngày 42,500

Đường MA100 (từ ngày 37,500

Kháng cự trung hạn 70,000

Hỗ trợ trung hạn 42,500

Khuyến nghị BÁN Đơn vị: VND/cp

Biểu đồ giá cổ phiếu BVH

Nguồn: VPBS

Page 30: ẬP ĐOÀN BẢ Ệ - VPSBộ phận ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư dường ợi thếcạnh tranh. Từtháng 9 năm 2014, Ngân hàng Bảo Việt không

TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT (HSX - BVH)

www.VPBS.com.vn Trang | 30

PHỤ LỤC KẾT QUẢ KINH DOANH (tỷ đồng) 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

DOANH THU

Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ trước dự phòng 6.300 7.954 8.869 9.933 11.125 12.461 13.956

Doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ trước dự phòng 4.646 4.848 5.013 5.264 5.579 5.970 6.388

Doanh thu bảo hiểm khác 9 15 16 17 18 19 20

Ngân hàng 1.213 756 529 476 500 525 552

Dịch vụ tài chính khác 215 381 305 335 369 406 446

Doanh thu hoạt động tài chính 3.129 3.680 3.959 4.085 4.468 4.906 5.391

Doanh thu khác 31 21 21 21 21 21 21

Phần lợi nhuận trong công ty liên kết 32 148 148 148 148 148 148

TỔNG DOANH THU 15.575 17.804 18.860 20.281 22.230 24.456 26.922

CHI PHÍ

Bảo hiểm nhân thọ: (7.146) (9.222) (9.712) (10.629) (11.626) (12.710) (14.235)

Chi phí bổi thường & các chi phí bảo hiểm trực tiếp (6.010) (8.293) (8.647) (9.437) (10.291) (11.214) (12.560)

Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (1.136) (929) (1.064) (1.192) (1.335) (1.495) (1.675)

Bảo hiểm phi nhân thọ: (4.582) (4.842) (5.514) (5.685) (5.970) (6.149) (6.388)

Chi phí bổi thường&các chi phí bảo hiểm trực tiếp (3.192) (4.277) (4.261) (4.316) (4.463) (4.477) (4.471)

Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (1.390) (565) (1.253) (1.369) (1.506) (1.672) (1.916)

Ngân hàng (953) (677) (476) (405) (400) (394) (414)

Chi phí dịch vụ tài chính khác (202) (313) (274) (302) (314) (345) (379)

Chi phí đầu tư tài chính (735) (823) (990) (1.021) (1.117) (1.227) (1.348)

Chi phí hoạt động khác (6) (5) (8) (8) (8) (8) (8)

Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (297) (293) (339) (365) (400) (440) (485)

TỔNG CHI PHÍ (13.921) (16.176) (17.314) (18.415) (19.835) (21.273) (23.257)

Lợi nhuân trước thuế 1.654 1.627 1.546 1.866 2.394 3.183 3.666

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (413) (288) (309) (373) (479) (637) (733)

Doanh thu thuần 1.234 1.331 1.237 1.492 1.915 2.547 2.932

% giảm trừ 7,82% 5,46% 5,0% 5,0% 5,0% 5,0% 5,0%

Phần lợi nhuận dành cho cổ đông 1.138 1.259 1.175 1.418 1.820 2.419 2.786

EPS (VND) 1.672 1.850 1.644 1.984 2.547 3.225 3.713

DPS (VND) 1.200 1.200 1.000 1.000 1.200 1.500 1.500

Page 31: ẬP ĐOÀN BẢ Ệ - VPSBộ phận ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư dường ợi thếcạnh tranh. Từtháng 9 năm 2014, Ngân hàng Bảo Việt không

TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT (HSX - BVH)

www.VPBS.com.vn Trang | 31

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (tỷ đồng) 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

TÀI SẢN NGẮN HẠN 31.468 20.409 23.463 25.403 27.905 31.402 35.080

Tiền và các khoản tương đương tiền 7.318 1.425 1.954 1.718 1.621 2.113 2.418

Các khoản đầu tư ngắn hạn 10.996 13.518 14.886 16.578 18.550 20.848 23.444

Các khoản phải thu 3.685 3.678 4.715 5.070 5.557 6.114 6.731

Hàng tồn kho 163 176 193 213 234 257 283

Tài sản ngắn hạn khác 135 439 483 532 585 643 708

Tài sản tái bảo hiểm khác 1.284 1.173 1.231 1.293 1.358 1.425 1.497

Cho vay khách hàng 7.886 - - - - - -

TÁI SẢN DÀI HẠN 24.197 27.160 26.914 28.950 31.242 33.818 36.620

Tài sản cố định & Bất động sản đầu tư 1.972 1.944 - - - - -

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 22.116 25.091 26.783 28.812 31.098 33.667 36.461

Tài sản dài hạn khác 110 125 131 137 144 152 159

TỔNG TÀI SẢN 55.665 47.568 50.377 54.353 59.147 65.220 71.700

NỢ PHẢI TRẢ 41.450 34.752 36.776 40.147 44.109 48.642 53.667

Nợ ngắn hạn 5.657 6.080 5.658 6.084 6.669 7.337 8.077

Tiền gửi của khách hàng 11.552 - - - - - -

Nợ dài hạn 49 61 94 101 111 122 135

Dự phòng 24.192 28.611 31.023 33.962 37.329 41.183 45.456

VỐN CHỦ SỞ HỮU 12.125 12.243 13.016 13.609 14.429 15.957 17.400

Vốn chủ sở hữu 6.805 6.805 7.145 7.145 7.145 7.502 7.502

Thặng dư vốn cổ phần 3.184 3.184 3.248 3.248 3.248 3.313 3.313

Quỹ & dự trữ 383 387 437 497 573 675 792

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 1.754 1.867 2.186 2.719 3.463 4.467 5.793

LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 2.090 573 585 596 608 621 633

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 55.665 47.568 50.377 54.353 59.147 65.220 71.700

Page 32: ẬP ĐOÀN BẢ Ệ - VPSBộ phận ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư dường ợi thếcạnh tranh. Từtháng 9 năm 2014, Ngân hàng Bảo Việt không

TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT (HSX - BVH)

www.VPBS.com.vn Trang | 32

CÁC CÔNG TY CÙNG NGÀNH

Tên công ty Quốc gia Mã Vốn hóa

(triệu đồng) P/B (x) P/E (x) Rel P/E Rel P/B ROA ROE

SINAR MAS MULTIARTHA PT Indonesia SMMA IJ 50.717.350 2,38 33,84 n/a 1,00 1,77 7,31

MAX INDIA LTD India MAX IN 49.211.667 4,36 51,24 2,26 1,40 0,87 8,90

LPI CAPITAL BERHAD Malaysia LPI MK 27.392.111 2,94 14,73 0,87 1,51 8,49 18,39

BANGKOK INSURANCE PCL Thailand BKI TB 24.766.738 1,40 16,97 0,86 0,70 4,42 9,29

SYARIKAT TAKAFUL MALAYSIA Malaysia STMB MK 17.746.063 5,31 20,40 1,20 2,73 1,99 24,33

PANIN FINANCIAL TBK PT Indonesia PNLF IJ 13.903.214 0,64 6,24 n/a 0,27 7,25 10,33

ALLIANZ MALAYSIA BHD Malaysia ALLZ MK 11.054.755 0,87 6,56 0,39 0,45 2,36 13,71

CNINSURE INC-ADR China CISG US 8.335.358 0,65 14,43 0,77 0,23 4,12 4,81

ASURANSI BINA DANA ARTA Indonesia ABDA IJ 7.798.469 4,47 29,39 n/a 1,87 6,49 16,20

SYN MUN KONG INSURANCE PCL Thailand SMK TB 7.428.534 2,72 11,09 0,56 1,36 7,49 26,72

DHIPAYA INSURANCE PUB CO LTD Thailand TIP TB 7.083.094 2,10 8,30 0,42 1,05 1,85 27,25

MPHB CAPITAL BHD Malaysia MPHB MK 7.128.510 0,93 4,81 0,28 0,48 10,18 20,97

TUNE INS HOLDINGS BHD Malaysia TIH MK 6.633.510 2,72 16,58 0,97 1,40 6,27 17,36

TB Khu vực 18.399.952 2,42 18,04 0,86 1,11 4,89 15,81

PVI HOLDINGS Vietnam PVI VN 4.134.525 0,70 14,52 1,10 0,38 1,70 4,87

VIETNAM NATIONAL REINSURANCE Vietnam VNR VN 3.145.822 1,12 11,09 0,84 0,60 3,98 9,79

BAOMINH INSURANCE CORP Vietnam BMI VN 1.449.600 1,85 15,65 1,00 0,99 2,59 6,13

BIDV INSURANCE CORPORATION Vietnam BIC VN 1.516.977 0,81 13,21 1,19 0,43 3,85 12,19

TB Việt Nam 2.561.731 1,12 13,62 1,03 0,60 3,03 8,24

Tập Đoàn Bảo Việt Vietnam BVH VN 38.786.900 3,09 31,49 2,39 1,65 2,23 9,82

Page 33: ẬP ĐOÀN BẢ Ệ - VPSBộ phận ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư dường ợi thếcạnh tranh. Từtháng 9 năm 2014, Ngân hàng Bảo Việt không

TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT (HSX - BVH)

www.VPBS.com.vn Trang | 33

HƯỚNG DẪN KHUYẾN NGHỊ Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS) đưa ra khuyến nghị dựa trên sự kết hợp giữa phân tích ngắn hạn và dài hạn.

Chúng tôi sử dụng hệ thống khuyến nghị dài hạn như sau: Cổ phiếu bị thị trường định giá thấp (Undervalued): Lợi suất kỳ vọng bao gồm cổ tức trong vòng 12 tháng tới lớn hơn 10%. Cổ phiếu phản ánh đúng giá trị nội tại (Fully-valued): Lợi suất kỳ vọng bao gồm cổ tức trong vòng 12 tháng tới dao động từ 0% đến 10%. Cổ phiếu được thị trường định giá cao (Overvalued): Lợi suất kỳ vọng bao gồm cổ tức trong vòng 12 tháng tới thấp hơn 0%.

Sau đó, chúng tôi sẽ đưa ra những nhận định trong ngắn hạn dựa trên các yếu tố vĩ mô cùng với phương pháp phân tích kỹ thuật. Phương pháp này cho thấy những tín hiệu tăng giá, trung lập hay giảm giá thông qua việc phân tích các chỉ số xu hướng như đường trung bình động, PSAR, và MACD, cũng như chỉ báo xung lượng bao gồm chỉ số RSI và MFI.

Chúng tôi đưa ra khuyến nghị chung dựa trên các quan điểm trong ngắn hạn và dài hạn như sau:

Khuyến nghị Giá trị dài hạn Xu hướng ngắn hạn

MUA Undervalued Tăng giá hoặc Trung lập Fully-valued Tăng giá

GIỮ Undervalued Giảm giá Fully-valued Trung lập Overvalued Tăng giá

BÁN Fully-valued Giảm giá Overvalued Trung lập hoặc Giảm giá

LIÊN HỆ Mọi thông tin liên quan đến báo cáo này, xin vui lòng liên hệ Phòng Phân tích của VPBS:

Barry David Weisblatt Giám đốc Khối Phân tích [email protected] Nguyễn Thị Thùy Linh Giám đốc – Vĩ mô và Tài chính [email protected]

Phạm Liên Hà, CFA Chuyên viên phân tích cao cấp [email protected]

Chu Lê Ánh Ngọc Trợ lý phân tích [email protected]

Mọi thông tin liên quan đến tài khoản của quý khách, xin vui lòng liên hệ: Marc Djandji, CFA Giám đốc Khối Môi giới Khách hàng Tổ chức & Nhà đầu tư Nước ngoài [email protected] +848 3823 8608 Ext: 158 Lý Đắc Dũng Giám đốc Khối Môi giới Khách hàng Cá nhân [email protected] +844 3974 3655 Ext: 335

Võ Văn Phương Giám đốc Môi giới Nguyễn Chí Thanh 1 Thành phố Hồ Chí Minh [email protected] +848 6296 4210 Ext: 130

Domalux Giám đốc Môi giới Nguyễn Chí Thanh 2 Thành phố Hồ Chí Minh [email protected] +848 6296 4210 Ext: 128

Trần Đức Vinh Giám đốc Môi giới PGD Láng Hạ Hà Nội [email protected] +844 3835 6688 Ext: 369

Nguyễn Danh Vinh Phó Giám đốc Môi giới Lê Lai Thành phố Hồ Chí Minh [email protected] +848 3823 8608 Ext: 146

Page 34: ẬP ĐOÀN BẢ Ệ - VPSBộ phận ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư dường ợi thếcạnh tranh. Từtháng 9 năm 2014, Ngân hàng Bảo Việt không

TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT (HSX - BVH)

www.VPBS.com.vn Trang | 34

Khuyến cáo Báo cáo phân tích được lập và phát hành bởi Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (“VPBS”), Báo cáo này không trực tiếp hoặc ngụ ýdùng để phân phối, phát hành hay sử dụng cho bất kì cá nhân hay tổ chức nào là công dân hay thường trú hoặc tạm trú tại bất kì địa phương, lãnh thổ, quốc gia hoặc đơn vị có chủ quyền nào khác mà việc phân phối, phát hành hay sử dụng đó trái với quy định của pháp luật, Báo cáo này không nhằm phát hành rộng rãi ra công chúng và chỉ mang tính chất cung cấp thông tin cho nhà đầu tư cũng như không được phép sao chép hoặc phân phối lại cho bất kỳ bên thứ ba nào khác, Tất cả những cá nhân, tổ chức nắm giữ báo cáo này đều phải tuân thủ những điều trên, Mọi quan điểm và khuyến nghị về bất kỳ hay toàn bộ mã chứng khoán hay tổ chức phát hành là đối tượng đề cập trong bản báo cáo này đều phản ánh chính xác ý kiến cá nhân của những chuyên gia phân tích tham gia vào quá trình chuẩn bị và lập báo cáo, theo đó,lương và thưởng của những chuyên gia phân tích đã, đang và sẽ không liên quan trực tiếp hay gián tiếp đối với những quan điểm hoặc khuyến nghị được đưa ra bởi các chuyên gia phân tích đó trong báo cáo này, Các chuyên gia phân tích tham gia vào việc chuẩn bị và lập báo cáo không có quyền đại diện (thực tế, ngụ ý hay công khai) cho bất kỳ tổ chức phát hành nào được đề cập trong bản báo cáo, Các báo cáo nghiên cứu chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin cho những nhà đầu tư cá nhân và tổ chức của VPBS, Báo cáo nghiên cứu này không phải là một lờikêu gọi, đề nghị, mời chào mua hoặc bán bất kỳ mã chứng khoán nào, Các thông tin trong báo cáo nghiên cứu được chuẩn bị từ các thông tin công bố công khai, dữ liệu phát triển nội bộ và các nguồn khác được cho là đáng tin cậy, nhưng chưa được kiểm chứng độc lập bởi VPBS và VPBS sẽ không đại diện hoặc đảm bảo đối với tính chính xác, đúng đắn và đầy đủ của những thông tin này, Toàn bộ những đánh giá, quan điểm và khuyến nghịnêu tại đây được thực hiện tại ngày đưa ra báo cáo và có thể được thay đổi mà không báo trước, VPBS không có nghĩa vụ phải cập nhật, sửa đổi hoặc bổ sung bản báo cáo cũng như không có nghĩa vụ thông báo cho tổ chức, cá nhân nhận được bản báo cáonày trong trường hợp các đánh giá, quan điểm hay khuyến nghị được đưa ra có sự thay đổi hoặc trở nên không còn chính xác hay trong trường hợp báo cáo bị thu hồi, Các diễn biến trong quá khứ không đảm bảo kết quả trong tương lai, không đại diện hoặc bảo đảm, công khai hay ngụ ý, cho diễn biến tương lai của bất kì mã chứng khoán nào đề cập trong bản báo cáo này, Giá của các mã chứng khoán được đề cập trong bản báo cáo và lợi nhuậntừ các mã chứng khoán đó có thể được dao động và/hoặc bị ảnh hưởng trái chiều bởi những yếu tố thị trường hay tỷ giá vànhà đầu tư phải ýthức được rõ ràng vềkhả năngthua lỗkhi đầu tư vào những mã chứng khoán đó, bao gồm cả những khoản lạm vào vốn đầu tư ban đầu, Hơn nữa, các chứng khoán được đề cập trong bản báo cáo có thể không có tính thanh khoản cao, hoặc giá cả bị biến động lớn, hay có những rủi ro cộng hưởng và đặc biệt gắn với các mã chứng khoán và việc đầu tư vào thị trường mới nổi và/hoặc thị trường nước ngoài khiến tăng tính rủi ro cũng nhưkhông phù hợp cho tất cả các nhà đầu tư, VPBS không chịutrách nhiệm về bất kỳ thiệt hại nào phát sinh từ việc sử dụng hoặc dựa vào các thông tin trong bản báo cáo này, Các mã chứng khoán trong bản báo cáo có thể không phù hợp với tất cả các nhà đầu tư, và nội dung của bản báo cáo không đề cập đến các nhu cầu đầu tư, mục tiêu và điều kiện tài chính của bất kỳ nhà đầu tư cụ thể nào, Nhà đầu tư không nên chỉ dựa trên những khuyến nghị đầu tư, nếu có,tại bản báo cáo này để thay thế cho những đánh giá độc lập trong việc đưa ra các quyết định đầu tư của chính mình và, trước khi thực hiện đầu tư bất kỳ mã chứng khoán nào nêu trong báo cáo này, nhà đầu tư nên liên hệ với những cố vấn đầu tư của họ để thảo luận về trường hợp cụ thể của mình, VPBS và những đơn vị thành viên, nhân viên, giám đốc và nhân sự của VPBS trên toàn thế giới, tùy từng thời điểm,có quyền cam kết mua hoặc cam kết bán, mua hoặc bán các mã chứng khoán thuộc sở hữu của (những)tổ chức phát hànhđược đề cập trong bản báo cáo này cho chính mình;được quyền tham gia vào bất kì giao dịch nào khác liên quan đến những mã chứng khoán đó; được quyền thu phí môi giới hoặc những khoản hoa hồng khác; được quyền thiết lập thị trường giao dịchcho các công cụ tài chính của (những) tổ chức phát hành đó; được quyền trở thànhnhà tư vấn hoặc bên vay/cho vay đối với (những) tổ chức phát hành đó; hay nói cách khác là luôn tồn tạinhững xung đột tiềm ẩn về lợi ích trong bất kỳ khuyến nghị và thông tin, quan điểm có liên quan nào được nêu trong bản báo cáo này, Bất kỳ việc sao chép hoặc phân phối một phần hoặc toàn bộ báo cáo nghiên cứu này mà không được sự cho phép của VPBS đều bị cấm, Nếu báo cáo nghiên cứu này được phân phối bằng phương tiện điện tử, như e-mail, thì không thể đảm bảo rằng phương thức truyền thông này sẽ an toàn hoặc không mắc những lỗi như thông tin có thể bị chặn, bị hỏng, bị mất, bị phá hủy, đến muộn, không đầy đủ hay có chứa virus, Do đó, nếu báo cáo cung cấp địa chỉ trang web, hoặc chứa các liên kết đến trang web thứ ba, VPBS không xem xét lại và không chịu trách nhiệm cho bất cứ nội dung nào trong những trang web đó, Địa chỉ web và hoặc các liên kết chỉ được cung cấp để thuận tiện cho người đọc, và nội dung của các trang web của bên thứ ba không được đưa vào báo cáo dưới bất kỳ hình thức nào, Người đọc có thể tùy chọn truy cập vào địa chỉ trang web hoặc sử dụng những liên kết đó và chịu hoàn toàn rủi ro,

Hội sở Hà Nội 362 Phố Huế Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội T - +84 (0) 4 3974 3655 F - +84 (0) 4 3974 3656 Chi nhánh Hồ Chí Minh 76 Lê Lai Quận 1 – TP. Hồ Chí Minh T - +84 (0) 8 3823 8608 F - +84 (0) 8 3823 8609 Chi nhánh Đà Nẵng 112 Phan Châu Trinh Quận Hải Châu –Đà Nẵng T - +84 (0) 511 356 5419 F - +84 (0) 511 356 5418