24
` TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SÁNG TẠO HÈ 2011 CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI CHO NGƯỜI ĐỒNG TÍNH, LƯỠNG TÍNH VÀ CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH NHÓM SINH VIÊN:

Nghiên cứu khoa học Lgbt

Embed Size (px)

DESCRIPTION

LGBT

Citation preview

Page 1: Nghiên cứu khoa học Lgbt

`

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

SÁNG TẠO HÈ 2011

CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG

LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI CHO NGƯỜI ĐỒNG TÍNH,

LƯỠNG TÍNH VÀCHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH

NHÓM SINH VIÊN:

ĐOÀN HẢI ĐĂNG – 1055050034 – AUF K35NGÔ KIỀU TRANG – 1055020290 – DS3 K35

Page 2: Nghiên cứu khoa học Lgbt

`

MỤC LỤCLỜI NÓI ĐẦU

1. NGƯỜI ĐỒNG TÍNH, LƯỠNG TÍNH VÀ CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH Ở VIỆT NAM

1.1 Một số khái niệm về người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính1.1.1 Giới tính là gì?1.1.2 Người đồng tính là ai?1.1.3 Người lưỡng tính là ai?1.1.4 Người chuyển đổi giới tính là ai?1.1.5 Bình đẳng giới là gì?

1.2 Tình hình người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính trong xã hội Việt Nam 1.2.1 Giai đoạn Phong kiến1.2.2 Giai đoạn Pháp thuộc1.2.3 Giai đoạn Chiến tranh Việt Nam1.2.4 Giai đoạn sau Đổi mới (1986) đến nay

1.3. Những qui định có liên quan đến người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính trong pháp luật hiện hành ở Việt Nam

2. CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐỒNG TÍNH, LƯỠNG TÍNH VÀ CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH Ở VIỆT NAM

2.1. Cơ sở của việc thực hiện bình đẳng giới đối người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính2.1.1 Cơ sở khách quan2.1.1.1 Truyền thống tốt đẹp nhân văn của Việt Nam 2.1.1.2 Sự tiên phong của luật pháp Việt Nam trong bảo vệ quyền con người2.1.1.3 Điều kiện thuận lợi 2.1.2 Cơ sở chủ quan2.1.2.1 Nhu cầu bình đẳng giới của người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính2.1.2.2 Nhu cầu quản lí xã hội của Nhà nước

2.2 Xây dựng pháp luật của việc thực hiện bình đẳng giới đối người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính

Page 3: Nghiên cứu khoa học Lgbt

`

3. PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI ĐỒNG TÍNH, LƯỠNG TÍNH VÀ CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH TẠI MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

3.1 Pháp luật về người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính tại một số nước3.2 Bài học cho Việt Nam

KẾT LUẬN

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Page 4: Nghiên cứu khoa học Lgbt

`

Lời nói đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đảm bảo quyền con người là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Quốc hội nước ta giai đoạn 2011 - 2020. Từ trước đến nay, trong xã hội Việt Nam đã xuất hiện và tồn tại một bộ phận không nhỏ những người có giới tính đặc biệt như: người chuyển đổi giới tính, đồng tính, lưỡng tính. Những người có giới tính đặc biệt này đã có những đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, đến nay chúng ta vẫn chưa có một luật nào quy định việc quản lí và bảo vệ những người có giới tính đặc biệt kể trên. Điều đó đã góp phần làm trầm trọng hơn sự kì thị của xã hội đối với nhóm người này, làm cho họ khó hòa nhập, tiếp cận với những dịch vụ cộng đồng, bị kì thị, hành hung, phân biệt đối xử và ép không được sống thật với bản thân. Sự thiếu văn bản và qui phạm pháp luật bình đẳng giới cho nhóm người này đã tạo ra khe hở của pháp luật trong việc bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của họ cũng như thiếu đi cơ sở cho việc đấu tranh bài trừ tệ nạn mại dâm đồng giới, việc buôn người có giới tính đặc biệt nhằm ổn định các mối quan hệ xã hội. Kỳ họp thứ 37 Ủy Ban Thường vụ Quốc Hội khóa X đã nêu nhiệm vụ cần phải có sự quan tâm hơn nữa đến mảng luật về đảm bảo quyền con người, hoàn thiện chế độ bảo hộ của Nhà nước đối với các nhóm chủ thể đặc thù như người khuyết tật, người chuyển đổi giới tính, đồng tính, lưỡng tính.

Đây thật sự là một đề tài đáng được quan tâm. Đặc biệt do nước ta là một quốc gia đề cao quyền con người, có những truyền thống nhân văn tốt đẹp nên việc bước đầu công nhận và có những biện pháp bảo vệ người chuyển đổi giới tính, đồng tính, lưỡng tính là hết sức cần thiết và mang tính nhân bản sâu sắc. Trên thực tế hiện nay, pháp luật nước ta chưa hề có một văn bản pháp luật điều chỉnh những mối quan hệ xã hội cần pháp luật bảo vệ liên quan trực tiếp và rõ ràng đến người chuyển đổi giới tính, đồng tính, lưỡng tính. Điều đó cho thấy pháp luật nước ta hiện còn thiếu sót và đã không theo kịp hiện thực khách quan của đời sống trong lĩnh vực này. Hậu quả dẫn đến sẽ là quyền và lợi ích hợp pháp của nhóm công dân có giới tính đặc biệt rất dễ bị xâm phạm và do đó, tồn tại một sự thiếu sót lớn trong nhiệm vụ bảo vệ quyền con người của pháp luật Việt Nam. Vì vậy, nhóm đã chọn đề tài “Xây dựng luật bình đẳng giới người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính” để nghiên cứu.

2. Phạm vi và mục đích nghiên cứu đề tài

Đề tài nghiên cứu của nhóm là một mảng tổng thể khá lớn liên quan đến các vấn đề bình đẳng giới người chuyển đổi giới tính, đồng tính, lưỡng tính. Trên cơ sở thực tiễn, nhóm đi sâu vào phân tích, đánh giá và bình luận về từng vấn đề đặt ra. Đối tượng nghiên cứu chính là những quy phạm pháp luật nào nên được xây dựng để thực hiện bình đẳng giới với người chuyển đổi giới tính, đồng tính, lưỡng tính, những tình huống cụ thể có thực trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Ở giới hạn cho phép, chúng tôi chỉ dừng mức độ nghiên cứu đề tài của mình lại

Page 5: Nghiên cứu khoa học Lgbt

`

trong phạm vi nước ta dựa trên pháp luật hiện hành với những quy phạm có liên quan và tham khảo thêm một số văn bản luật có liên quan của một số nước.

Sở dĩ nhóm chọn đề tài này là vì ý muốn góp phần hoàn chỉnh hơn hệ thống pháp luật bảo vệ quyền con người Việt Nam trong đó đặc biệt là bảo vệ người chuyển đổi giới tính, đồng tính, lưỡng tính. Vì trong thực tế, đã có những vụ vi phạm pháp luật đối với nhóm người này nhưng việc giải quyết bị ảnh hưởng do giới tính của họ vì thế xây dựng những điều luật sao cho hợp tình, hợp lý không phải là dễ dàng. Để tránh những hậu quả không hay cũng như những kì thị, bất bình đẳng xảy ra, nhóm người này cần có được sự thực hiện bình đẳng giới của pháp luật và có những hiểu biết cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân. Tuy đề tài nghiên cứu còn hạn hẹp nhưng nhóm nghĩ nó cũng rất cần thiết và chiếm một ý nghĩa quan trọng nhất định.

3. Phương pháp nghiên cứu

Nhóm chúng tôi cùng nhau đảm nhiệm từng mảng nhỏ trong đề tài nghiên cứu để kết quả đạt được tốt và khả quan hơn. Bằng những phương pháp cụ thể, trước hết chúng tôi đi sâu vào phân tích đề tài đã chọn lựa. Sau khi hiểu thấu đáo những vướng mắc và yêu cầu đề tài đòi hỏi phải giải quyết, chúng tôi tiến hành tham khảo và trình bày những quy định của pháp luật có liên quan và giải thích chúng cụ thể và tránh sự nhầm lẫn đáng tiếc. Tiếp theo, do tính chất vấn đề còn mới mẻ với hệ thống pháp luật Việt Nam, chúng tôi phải tham khảo thêm những qui định có liên quan ở các nước khác rồi so sánh với điều kiện thực tế ở Việt Nam để đề ra những hướng giải pháp. Công việc so sánh sẽ được thực hiện, vấn đề sẽ được xem xét một cách chi tiết, ở nhiều góc độ, đảm bảo tính khách quan cần có. Từ đó chúng tôi có cơ sở đánh giá và bàn luận vấn đề một cách khách quan hơn. Cuối cùng, nhóm cùng nhau đi đến kết luận, tổng hợp vấn đề dựa vào những lý luận của nhóm. Những phương pháp tiến hành nghiên cứu vừa nêu đều dựa vào quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê Nin, những lý luận về nhà nước và pháp luật.

4. Bố cục đề tài

Đề tài nghiên cứu gồm ba phần và được chia theo bố cục sau:

1. NGƯỜI ĐỒNG TÍNH, LƯỠNG TÍNH VÀ CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH Ở VIỆT NAM

1.1 Khái niệm người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính1.2 Tình hình người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính trong xã hội Việt Nam 1.3. Những qui định có liên quan đến người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính trong pháp luật hiện hành ở Việt Nam

Page 6: Nghiên cứu khoa học Lgbt

`

2. XÂY DỰNG LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI ĐỐI VỚINGƯỜI ĐỒNG TÍNH, LƯỠNG TÍNH VÀ CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH Ở VIỆT NAM

2.1. Cơ sở thực tế của việc thực hiện bình đẳng giới đối người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính2.2 Cơ sở pháp luật của việc thực hiện bình đẳng giới đối người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính

3. PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI ĐỒNG TÍNH, LƯỠNG TÍNH VÀ CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH TẠI MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

3.1 Pháp luật về người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính tại một số nước3.2 Bài học cho Việt Nam

Quả thực đề tài này rất phức tạp và nhạy cảm, cho nên việc nhóm còn thiếu sót cũng dễ hiểu. Nhưng cũng rất mong nhận thêm được sự đóng góp của mọi người. Hơn hết nhóm rất hoan nghênh những góp ý và hy vọng nhận được những ý kiến đóng góp của Ban tổ chức Sáng tạo hè 2011 cho đề tài nghiên cứu này.

Lời chào thân ái.

Page 7: Nghiên cứu khoa học Lgbt

`

1. NGƯỜI ĐỒNG TÍNH, LƯỠNG TÍNH VÀ CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH Ở VIỆT NAM

1.1 Một số khái niệm về người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính1.1.1 Giới tính là gì?Giới tính là khái niệm dùng để chỉ sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới (male) và nữ giới (female). Giới tính là những đặc điểm đồng nhất mà khi chúng ta sinh ra đã có và không thể thay đổi được. Đa phần những người mang giới tính nam và nữ trên thế giới có xu hướng tình dục dị tính (heterosexual).Trên thực tế cho thấy dù “giới tính sinh học” chỉ là nam và nữ nhưng vẫn tồn tại thiên hướng tình dục của một bộ phận dân số thế giới khác biệt với xu hướng dị tính phổ biến. Do đó để gọi những thiên hướng đặc biệt này người ta hay dùng khái niệm “giới tính thứ ba.” Khái niệm “giới tính thứ ba” có thể hiểu là việc những người có “giới tính sinh học” là nam giới hoặc nữ giới nhưng không là người dị itnsh mà thuộc các trường hợp người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính. 1.1.2 Người đồng tính là ai?Để biết người đồng tính là ai trước hết ta phải hiểu về khái niệm “đồng tính luyến ái”. Đồng tính luyến ái (tên khoa học homosexual) là việc một người chỉ bị hấp dẫn trên phương diện tình yêu hay tình dục với những người có cùng giới tính với mình một cách lâu dài. Những người đồng tính là những người có xu hướng như trên và thông thường thì họ được hiểu là người có giới tính thứ ba. Tại Việt Nam những người đồng tính thường được gọi là “gay” (cách gọi người đồng tính của các nước sử dụng tiếng Anh), hoặc theo cách miệt thị là “bóng”, “pê đê” (gọi theo từ gốc tiếng Pháp “pédérastie” ). Trong một số trường hợp người ta dùng ‘bóng kín” để ám chỉ những người đồng tính giấu giếm giới tính thật và “bóng lộ” để chỉ những người đồng tính thể hiện rõ giới tính của mình ra bên ngoài. Cách gọi miệt thị “bóng lộ” đôi khi đánh đồng một bộ phận người đồng tính với người chuyển đổi giới tính.1.1.3 Người lưỡng tính là ai?Để biết người lưỡng tính là ai trước hết ta phải hiểu về khái niệm “lưỡng tính luyến ái”. Lưỡng tính luyến ái (tên khoa học bisexual) hay còn gọi là song tính luyến ái là việc một người bị hấp dẫn trên phương diện tình yêu hay tình dục với cả những người có cùng giới tính và khác giới tính với mình một cách lâu dài. Những người lưỡng tính là những người có thiên hướng tình dục với cả nam lẫn nữ.1.1.4 Người chuyển đổi giới tính là ai?Chuyển đổi giới tính là những thủ tục y khoa dùng để thay đổi giới tính của một người trong đó có thể bao gồm những phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Người chuyển đổi giới tính là người đã được can thiệp bằng y học để chuyển đổi giới tính hoặc đơn giản là có xu hướng ăn mặc, cử chỉ nói riêng và lối sống nói chung giống người khác phái.

Page 8: Nghiên cứu khoa học Lgbt

`

Người chuyển đổi giới tính đa phần là nam (thường được gọi là bóng) nhưng cũng có những người chuyển giới là nữ. Cần phân biệt người chuyển giới nữ với xu hướng “Tomboy” trong đó người nữ ăn mặc như con trai chủ yếu để tạo ấn tượng. Khác với người chuyển giới nam thường được can thiệp bằng phẫu thuật y học, người chuyển giới nữ thường thể hiện giới tính của mình bằng cách ăn mặt giống như nam giới, cắt tóc ngắn, xăm mình. 1.1.5 Bình đẳng giới là gì?Bình đẳng giới là sự tôn trọng, tạo điều kiện cho tất cả các giới tính kể cả “giới tính sinh học” và “giới tính thứ ba”cùng phát triển, cùng nhau cống hiến cho xã hội và đáp ứng các nhu cầu của cá nhân. Bình đẳng giới không có nghĩa và không đòi hỏi số lượng nữ giới, nam giới hay các giới tính còn lại tham gia vào các hoạt động xã hội phải ngang bằng nhau mà bình đẳng giới có nghĩa là nữ giới và nam giới cũng như những người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính phải có cơ hội ngang nhau trong việc sử dụng các quyền của họ.

Pháp luật Việt Nam hiện tại có nhiều văn bản về việc thực hiện bình đẳng giới, trong đó nguồn qui phạm lớn nhất là Luật Bình đẳng giới. Tuy nhiên khoản 2 điều 5 Luật bình đẳng giới có quy định “Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ”. Như vậy, những qui phạm pháp luật về bình đẳng giới theo luật này chỉ áp dụng theo nghĩa “giới tính sinh học” là nam hoặc nữ chứ không có qui phạm nào qui định sự bình đẳng cho những người có giới tính thứ ba. Đây là một thiệt thòi cho người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính cũng như là một thiếu sót trong pháp luật hiện tại.

1.2 Tình hình người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính trong xã hội Việt Nam

Trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, vấn đề người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính thường ít được đề cập. Cho đến những năm gần đây, cũng đã có một số lượng dù ít ỏi các nghiên cứu về nhóm người này và nhờ tác động của cách mạng thông tin, vấn đề này đã không còn xa lạ với mọi người. Nhờ sự cởi mở thông thoáng ở mức độ nào đó của xã hội, chính bản thân những người đồng tính cũng đã mạnh dạn bước ra xã hội với giới tính thật của mình.

1.2.1 Thời Phong kiến

Theo Jakob Pastoetter tác giả của Bách khoa toàn thư quốc tế về tình dục: Việt Nam (The International Encyclopedia of Sexuality: Vietnam),  trong thế kỷ thứ 16 và 17 có một vài vua chúa có thê thiếp là đàn ông.

Page 9: Nghiên cứu khoa học Lgbt

`

Vua Khải Định, một trong những vị vua cuối cùng của triều đình phong kiến Việt Nam cũng bị một số nhà nghiên cứu trong và ngoài nước cho là người đồng tính hoặc chuyển giới. Ghi nhận trong văn bản Thất Điều Thư (7 điều phê phán vua Khải Định) của Phan Chu Trinh, tại điều 5 “Phục sức không đúng phép”, ông phê phán Vua Khải Định ăn mặc lố lăng, không lo cho nước, lại rất chuộng trang điểm và tự sáng chế ra những bộ y phục mới cho mình và cho cả quan hộ vệ. Khải Định theo học giả nghiên cứu hoàng tộc triều Nguyễn, Nguyễn Tân Lộc là người chỉ thích đàn ông. Trong cuốn Chuyện nội cung các vua Nguyễn, Nguyễn Đắc Xuân viết: "Các bà (phi tần) đứng hai hàng bái yết đón chào, vua liền dùng tay ôm gọn hai vạt áo bào sát vào người để khỏi vướng vào đàn bà". Suốt 10 năm làm vua, Khải Định không có ăn nằm với bà vợ nào. Vua thường nói với các quan: "Nội cung của Trẫm là một cái chùa, ai muốn vào tu thì cứ vào" ý nói không có chuyện ái ân tình dục giữa vua và các phi tần.

1.2.2 Thời Pháp thuộc

Cũng theo nghiên cứu trên của Jakob Pastoetter, vào thời Pháp thuộc, những người đồng tính Pháp và châu Ân đã sang thuộc địa Việt Nam tìm kiếm những người mại dâm nam từ 15 đến 25 tuổi. Trong xã hội thực dân, tệ nạn này được công khai, mại dâm nam xuất hiện khắp các thành phố lớn để phục vụ đa phần là cho người châu Âu và hạn hữu là người Trung Quốc và Việt Nam.

1.2.3 Giai đoạn Chiến tranh Việt Nam

Theo nghiên cứu của Marnais (Pháp), vào thời giai đoạn 1965-1975, khi người Mĩ đóng quân tại Nam Việt Nam, các quán bar đồng tính đã mọc lên khắp Sài Gòn, thậm chí có lúc lên đến 18 quán gồm cả dành cho người đồng tính nam và nữ. chỉ một số ít quán bị chính quyền Sài Gòn bây giờ đóng cửa do cho phép trẻ em dưới 15 tuổi vào. Tại Sài Gòn những năm 60 cũng có phòng tắm hơi đồng tính luyến ái, câu lạc bộ đêm, và các cửa hàng cà phê, và các nam thanh niên nghèo và mồ côi do chiến tranh, bán mình công khai trên các góc phố phần nhiều cho lính thủy đánh bộ Mĩ. 

1.2.4 Giai đoạn sau Đổi mới (1986) đến nay

Trước năm 1986, do chưa mở cửa ra thế giới bên ngoài, đồng tính là một khái niệm khá xa lạ với đại đa số người dân Việt Nam. Sau khi đất nước mở cửa và đặc biệt trong giai đoạn hội nhập gần đây, hiện tượng đồng tính luyến ái ngày càng trở thành một chủ đề phổ biến và được giới truyền thông khái thác.

Những con người ấy trong xã hội vài chục năm trước vẫn phải cố khép mình, phải giấu những nhu cầu cá nhân để sống yên ổn khỏi con mắt kì thị, phân biệt

Page 10: Nghiên cứu khoa học Lgbt

`

đối xử của mọi người. Còn bây giờ, khi cuộc sống thay đổi và cách nhìn về người đồng tính cũng dần bớt đi sự khắt khe theo thời gian, họ đã có nhiều hơn cơ hội để sống theo đặc điểm giới tính của mình. Nhiều người đã công khai nói lên giới tính thật của mình trong đó có cả những người nổi tiếng. Điển hình là nhạc sĩ Thái Thịnh, nhạc sĩ Nguyễn Hoàng Tôn, ca sĩ Thiên Đăng, ca sĩ kiêm người mẫu chuyển giới Cindy Thái Tài, nhà văn Nguyễn Văn Dũng với tác phẩm “Bóng”.

1.3. Những qui định có liên quan đến người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính trong pháp luật hiện hành ở Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam chưa có một văn bản pháp luật điều chỉnh riêng về các mối quan hệ xã hội của người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính. Pháp luật hiện tại cũng không cấm việc nhóm người này yêu và quan hệ tình dục với nhau hoặc với các nhóm người có giới tính bình thường trong xã hội. Trong thực tế vẫn có một số qui phạm pháp luật nằm trong các văn bản pháp luật hiện hành có ít nhiều đề cập đến các mối quan hệ xã hội này. Cụ thể là:

Trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, tại Điều 10 “Những trường hợp cấm kết hôn” có quy định việc cấm kết hôn giữa những người có cùng giới tính.

Luật Dân sự ở Việt Nam cũng cho phép xác định lại giới tính tại điều 36. Tuy nhiên việc xác định lại chỉ trong trường hợp quy định việc xác định lại giới tính đối với người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác chứ không phải dựa trên mong muốn của cá nhân.

Bên cạnh đó tại Điều 4 Nghị Định của Chính phủ số 88/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 08 năm 2008 về xác định lại giới tính có quy định về việc nghiêm cấm thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính và nghiêm cấm phân biệt đối xử đối với người đã xác định lại giới tính lại.

2. XÂY DỰNG LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI ĐỐI VỚINGƯỜI ĐỒNG TÍNH, LƯỠNG TÍNH VÀ CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH Ở VIỆT NAM

2.1. Cơ sở thực tế của việc thực hiện bình đẳng giới đối người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính

2.1.1 Cơ sở khách quan

2.1.1.1 Truyền thống tốt đẹp nhân văn

Việt Nam là một quốc gia có truyền thống nhân văn tốt đẹp. Trong suốt chiều dài lịch sử, những tầng lớp dễ bị tổn thương trong xã hội như phụ nữ, trẻ em, người già, người tàn tật, người dân tộc thiểu số… luôn nhận được sự giúp đỡ, chia sẻ quan tâm từ cộng

Page 11: Nghiên cứu khoa học Lgbt

`

đồng trên tinh thần tương thân tương ái. Nhờ đó trong suốt hàng ngàn năm qua nhóm người này đã được đối xử tương đối tốt đẹp. Dù trong thời phong kiến họ còn bị phân biệt đối xử ở một số chừng mực như phụ nữ và người dân tộc thiểu số không được đến trường, tham gia chính trị,… nhưng từ khi Việt Nam trở thành một nước cộng hòa độc lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng công tác chống kì thị đã được đẩy mạnh. Thông qua những điều luật, pháp lệnh,… của nhà nước, không còn ai bị phân biệt đối xử bởi vì họ là người tàn tật, người già hay là phụ nữ.

Như vậy, lịch sử đã chứng minh không một người Việt Nam nào bị bất bình đẳng vì họ là thiểu số trong cộng đồng. Đây là một cơ sở khách quan thuận lợi để Việt Nam tiến tới xây dựng những qui phạm pháp luật thực hiện bình đẳng giới cho người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính

2.1.1.2 Sự tiên phong của luật pháp Việt Nam trong bảo vệ quyền con người

Việt Nam cũng là nước đi đầu trong việc thực hiện những hoạt động pháp luật nhằm đảm bảo bình đẳng giới nói riêng và quyền con người nói chung. Có thể kể đến một số tiến bộ trong việc thực thi nhân quyền bằng pháp luật mà Việt Nam đã đi trước nhiều nước khác, trong đó có cả các nước lớn:

Việt Nam là một trong những quốc gia cho phép phụ nữ đi bầu rất sớm, lần đầu tiên phụ nữ Việt Nam đi bầu là năm 1946 (sau Pháp 1 năm và trước Thụy Sĩ 25 năm).

Việt Nam cũng đi trước Hoa kì trong việc cho tất cả các thành phần dân tộc đi bầu cử, các Sắc lệnh 14 và Sắc lệnh 51 về tổng tuyển cử năm 1946 quy định rõ “Không chia gái trai, giầu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó(quyền bầu cử và ứng cử)” trong khi đến năm 1965 người Mĩ gốc Phi mới được đi bầu.

Việt Nam là quốc gia thứ hai trên thế giới và là quốc gia đầu tiên ở Châu Á phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em của Liên Hiệp Quốc,…

Với truyền thống tốt đẹp và sự tiến bộ của hệ thống luật pháp, việc Việt Nam ban hành những văn bản, qui phạm pháp luật nhằm đảm bảo sự bình đẳng giới cho người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính là việc hết sức nên làm. Điều này vừa thể hiện tính nhân văn của dân tộc vừa thể hiện cho bạn bè thế giới Việt Nam là quốc gia luôn đấu tranh và đi đầu trong tiến bộ nhân quyền.

2.2 Cơ sở chủ quan

2.2.1 Nhu cầu bình đẳng giới của người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính

Page 12: Nghiên cứu khoa học Lgbt

`

Tuy xã hội Việt Nam hiện tại đã có cái nhìn cởi mở và khách quan về người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính nhiên nhưng việc pháp luật thiếu qui định cụ thể về việc thực hiện việc chống kì thị đối với nhóm người này đã dẫn đến tính trạng họ bị phân biệt đối xử và gặp phải nhưng vấn đề lớn như sau:

Bị xúc phạm nhân phẩm về giới tính

Bị hành hạ về giới tính

Bị kì thị về giới tính trong sinh hoạt hàng ngày như đối xử bất công, không được đảm bảo và dễ bị xâm phạm những quyền con người cơ bản như chăm sóc y tế, giáo dục, văn hóa,…

Hàng ngày có rất nhiều người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính bị gặp phải một hoặc nhiều vấn đề trên chỉ vì giới tính tự nhiên của họ. Bằng việc trình bày một số trường hợp những người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính bị kì thị, bị xâm phạm những quyền con người cơ bản dưới đây, chúng tôi nêu ra những cơ sở chủ quan dựa trên nhu cầu của người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính trong việc có một luật bình đẳng giới cho họ.

2.2.1.1 Nhu cầu chấm dứt việc bị xúc phạm nhân phẩm và bạo hành vì có giới tính đặc biệt

Xúc phạm nhân phẩm và bạo hành gần như là hai vấn đề mà người có giới tính đặc biệt luôn cùng lúc mắc phải. Dù các trường hợp xúc phạm có thể không đi kèm cùng lúc hành vi hành hạ nhưng đa phần các vụ bạo hành người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính đi kèm với việc xúc phạm nhân phẩm.

Người đồng tính thường bị gia đình chửi mắng, chối bỏ, đánh đập vì họ được coi là người bệnh hoạn hoặc đua đòi. Thậm chí nhiều trong số họ bị giam hãm trong điều kiện thiếu thốn những nhu cầu tối thiểu. Trên thực tế, do phần lớn dân số thiếu kiến thức về vấn đề này và do không có pháp luật bình đẳng giới, các gia đình theo lối suy nghĩ truyền thống Việt Nam coi việc có người thân là người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính là một nỗi xấu hổ và là vết nhơ. Chính vì thế, họ thường giấu kín với hàng xóm và tìm cách biến đổi người thân trở lại giới tính bình thường từ những hành vi nhẹ nhàng như khuyên nhủ, thuyết phục, ép buộc lập gia đình đến những hành vi rất dã man như miệt thị, giam hãm, đánh đập. Báo chí Việt Nam cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp như thế.

Ví dụ như trường hợp của một nam thanh niên tên Thành, 24 tuổi, ở Hải Phòng trong bài báo “Người đồng tính và bi kịch bị gia đình chối bỏ” đăng trên Vnexpress ngày 18/8/2011. Sau khi bị gia đình phát hiện là người đồng tính, Thành bị nhốt trong một căn phòng mỗi ngày chỉ được ăn một bát cơm cùng với nước mắm và một can lọc

Page 13: Nghiên cứu khoa học Lgbt

`

nước. Tất cả mọi việc ăn ở và vệ sinh đều ở trong căn phòng nhỏ chỉ có nến, không điện nước với một cái bô, ít giấy vệ sinh và đĩa cơm được mang lên.

Cũng theo bài báo trên, một người tên Huy ở TP HCM lúc nhỏ khi bị phát hiện là người chuyển giới, đã bị mẹ cầm gậy đánh chảy máu rất nhiều. Thậm chí, mẹ còn kêu chị gái lấy nước mắm sát vào những chỗ chảy máu trên tay cho đau để "chừa cái tội học thói đua đòi làm con gái".

 Một nữ nạn nhân của tình trạng này là H ở Hải Dương. Sau khi tuyên bố với bố mẹ đang thầm thương trộm nhớ một cô gái hàng xóm. Sau phút choáng váng và thuyết phục không nổi con, bố H. đã xích cô vào gầm cầu thang 19 ngày, không cho tiếp xúc với ai.

Dù luật pháp Việt Nam nghiêm cấm những hành vi xúc phạm nhân phẩm và bạo hành nhưng do họ thường bị bạo hành bởi chính người thân và vì mặc cảm về giới tính của mình, rất ít người trong số họ dám nhờ cơ quan pháp luật bảo vệ sự an toàn. Hiện tại cũng chưa có các cơ quan nhà nước nào được lập ra để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe hay tư vấn tâm lí cho họ cho nên mỗi khi gặp vấn đề về việc bị xúc phạm hay bạo hành, người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính không biết cầu cứu ai và phải tự mình gánh chịu.

Cần nhắc lại đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính được Tổ chức Y tế Thế giới WHO khẳng định không phải là căn bệnh mà là những đặc điểm sinh học bẩm sinh từ năm 1990. Liên Hiệp Quốc cũng đã thông qua Nghị quyết chống bạo hành với người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính trên thế giới vào tháng 6 năm 2011. Do đó Việt Nam nên sớm có những biện pháp pháp lí chính thức nhằm chấm dứt những hành vi xúc phạm và bạo hành trên mà trước hết là phải xây dựng luật bình đẳng giới cho người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính.

2.2.1.2 Nhu cầu chấm dứt việc bị kì thị vì có giới tính đặc biệt

Người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính rất dễ bị gặp các kì thị như:

Kỳ thị do khuynh hướng tình dục đồng tính của họ Kỳ thị do hành vi tình dục (ví dụ như do mày có nhiều bạn tình hoặc do quan hệ

tình dục đường hậu môn)

Kỳ thị vì liên quan đến hoạt động mại dâm

Kỳ thị do bệnh lý (ví dụ bị kì thị vì bị HIV hoặc các bệnh tình dục khác)

Kỳ thị do hành vi xã hội hoặc do cách tự thể hiện bản thân (ví dụ bị kì thị vì ẻo lả giống con gái)

Nhiều dạng kỳ thị khác nữa

Page 14: Nghiên cứu khoa học Lgbt

`

Từ việc bị kì thị trên dẫn đến việc họ bị đối xử thiệt thòi hơn người dị tính trên các vấn đề:

Giáo dục (trẻ em hay sinh viên là người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính thường bị bạn bè trêu chọc bắt nạt, có trường hợp bị thầy cô đánh mắng do khác biệt với các bạn còn lại)

Y tế (những người chuyển giới gặp khó khăn khi đến các phòng khám do giới tính thật sự và giới trên giấy tờ của họ có khác biệt dẫn đến việc họ bị từ chối sử dụng Bảo hiểm y tế, gặp rắc rối nhất là khi khám những bệnh phụ khoa)

Văn hóa (người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính thường được xem là yếu tố gây hài trong một số tác phẩm, điều này làm tổn thương không ít đến họ)

Hành chính (cũng do giấy tờ cá nhân có xác nhận giới tính khác biệt với thực tế mà họ đôi khi bị từ chối làm các thủ tục liên quan đến giới tính, không được thay đổi giới tính trên chứng minh thư)

Hôn nhân gia đình (những người có cùng giới tính không được kết hôn nên hôn nhân của họ không được thừa nhận và do đó họ không được hưởng pháp luật về thừa kế, li hôn, xin con nuôi như các trường hợp vợ chồng dị tính)

Trước thực tế một bộ phận không nhỏ công dân còn bị kì thị và dẫn đến bị đối xử thiệt thòi hơn nhóm dân cư còn lại, pháp luật Việt Nam cần phải cho ra đời những qui phạm pháp luật cũng như có những biện pháp mang tính hành chính chấm dứt thực trạng trên.

2.2.2 Nhu cầu quản lí xã hội của Nhà nước

Việc xã hội tồn tại nhưng người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính cũng làm Nhà nước phát sinh những nhu cầu quản lí xã hội trên lính vực này.

Rất tiếc là dù đã có phát sinh những vấn đề pháp luật tương đối lớn liên quan đến người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính nhưng chúng ta vẫn chưa có luật nên đã phải lúng túng trong giải quyết. Ví dụ như:

Thứ nhất, vụ Nguyễn Văn Tình và đồng bọn hiếp dâm người chuyển giới tại tỉnh Quảng Bình dù là một vụ án nghiêm trọng nhưng cơ quan tố tụng đã không thể truy tố Tình và đồng bọn vì giấy tờ tùy thân của nạn nhân xác nhận giới tính nam dù nạn nhân đã trải qua phẫu thuật giới tính trước đó 4 năm và hiện tại hoàn toàn có cấu trúc sinh học là nữ. vụ việc này đặt ra cho Nhà nước vấn đề phải có sự điều chỉnh trong khách thể vi phạm của tội hiếp dâm cũng như phải có sự quản lý thích hợp hơn trong giấy tờ của người chuyển giới.

Thứ hai, tệ nạn mại dâm nam gia tăng rầm rộ trong thời gian gần đây nhưng khó có thể xử lý hình sự vì Pháp lệnh Phòng chống mại dâm chưa quy định đến vấn

Page 15: Nghiên cứu khoa học Lgbt

`

đề mại dâm đồng giới. Để ổn định xã hội, pháp luật cũng cần phải có những chế tài đối với hoạt động này.

Thứ ba các vấn đề dân sự liên quan đến hôn nhân đồng giới dù chưa được thừa nhận nhưng đã diễn ra. Gần đây khá nhiều đám cưới đồng tính công khai diễn ra chưa kể đến những cặp đôi đồng giới sống chung với nhau như vợ chồng. Dù việc thừa nhận hình thức đó là “hôn nhân” cần phải nghiên cứu và lấy ý kiến rộng rãi vì nó có tác động đến mô hình “gia đình” - tế bào của xã hội nhưng trước mắt cũng phải có sự thừa nhận việc “kết hợp dân sự” của những người đồng tính với nhau để đảm bảo các quyền lợi (như li hôn, thừa kế, con nuôi,...) của họ.

Như vậy, có rất nhiều mối quan hệ xã hội liên quan đến người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính hiện đang phát sinh một cách phức tạp mà không có sự điều chỉnh của Nhà nước. nhu cầu quản lí các vấn đề này chỉ có thể được giải quyết khi trước mắt có được luật bình đẳng giới cho người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính để làm cơ sở cho việc xem xét và xử lí các vấn đề liên quan khác.

2.2 Xây dựng luật bình đẳng giới cho người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính

Hiến pháp Việt Nam năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 có quy định tại điều 63 như sau:

“Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình.”

Như vậy, Hiến pháp Việt Nam đã có đề cập đến việc công dân không phân biệt “giới tính sinh học” đều “có quyền ngang nhau về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình.

Nếu hiểu rộng ra giới tính nam (nữ) bao gồm cả những người nam (nữ) có xu hướng đồng tính, lưỡng tính hoặc chuyển đổi giới tính thì có thể nói mọi công dân đều “có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình.” Như vậy điều 63 một tiền đề để các luật bình đẳng giới cho người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính ra đời.

Pháp luật Việt Nam hiện tại cũng đã tồn tại Luật Bình đẳng giới nhưng những qui phạm pháp luật về bình đẳng giới theo luật này chỉ áp dụng theo nghĩa “giới tính sinh học” là nam hoặc nữ chứ không có qui phạm nào qui định sự bình đẳng cho những người có giới tính thứ ba. Tuy vậy, Luật bình đẳng giới hiện hành vẫn là một nguồn quan trọng, một mô hình cho luật với

Page 16: Nghiên cứu khoa học Lgbt

`

Page 17: Nghiên cứu khoa học Lgbt

`

3. PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI ĐỒNG TÍNH, LƯỠNG TÍNH VÀ CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH TẠI MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

3.1 Pháp luật về người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính tại một số nước3.2 Bài học cho Việt Nam