30

Click here to load reader

tự nghiên cứu

  • Upload
    be-love

  • View
    440

  • Download
    0

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: tự nghiên cứu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM

BỘ MÔN LÍ LUẬN DẠY HỌC 1

NỘI DUNG: PHẦN TỰ NGHIÊN CỨU

CHỦ ĐỀ 00, CHỦ ĐỀ 01, CHỦ ĐỀ 02

Giảng viên hướng dẫn: Ths.Lê Đức Long

Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Thương

Lê Hải Vân

Lớp : NVSP khóa 2

Page 2: tự nghiên cứu

M c L cụ ụChủ đề 0:..............................................................................................................................3

1. Các tác nhân trong hệ thống dậy học có những đặc điểm gì?.............................3

1.1 Tri thức..............................................................................................................3

1.2 Thầy....................................................................................................................3

1.3 Trò......................................................................................................................4

1.4 Môi trường.........................................................................................................4

2. Các thành tố cơ bản của dậy học bộ môn là gì?....................................................5

2.1 Hoạt động và hoạt động thành phần:..............................................................5

2.2 Động cơ:.............................................................................................................6

2.3 Tri thức và phương pháp:................................................................................6

2.4 Sự phân bậc hoạt động:....................................................................................7

3. Trong các bước tổ chức dậy học trên lớp thì bước nào là quan trọng nhất.......7

3.1 Hướng đích và gợi động cơ..............................................................................7

3.2 Làm việc với nội dung mới...............................................................................8

4. Hồ sơ bài dạy là gì? Bao gồm những gì?...............................................................9

Chủ đề 1:..............................................................................................................................9

1. Who, What, và How trong mô hình dậy học mang ý nghĩa gì?...........................9

2. Bạn có suy nghĩ gì về hiện trạng dạy Tin học ở nước ta hiện nay...........................10

3. Với nội dung và chương trình tin học phổ thông hiện tại, theo bạn cần phải dạy học như thê nào để phu hợp với xu thê thời đại và xa hội trong thê kỉ 21 hiện nay?................................................................................................................................11

4. bạn suy nghĩ như thê nào để vận dụng các bước tổ chức dạy học vào 1 bài dạy được phân công? Kiểu dạy học và phương pháp dạy học bạn sẽ áp dụng là gì?.. .14

Chủ đề 2:............................................................................................................................15

1. Thê nào là dạy học dung lời(Talk Teaching)?....................................................15

2. nghệ thuật của sự diễn giải(The art of explaining) là gì? Ý nghĩa của nó trong dạy học...........................................................................................................................18

3. nghệ thuật của sự trình bày(The art of showing) là gì? Ý nghĩa của nó trong dạy học...........................................................................................................................18

2

Page 3: tự nghiên cứu

Chủ đề 0

1. Các tác nhân trong hệ thống dậy học có những đặc điểm gì?

Trả lời:

Các tác nhân trong hệ thống dậy học bao gồm: Thầy (giáo viên), Trò (học

sinh), Tri thức và Môi trường.

1.1 Tri thức

Mục tiêu của quá trình dạy học là học sinh làm chủ được tri thức. Tất nhiên

tri thức phải được biến đổi từ tri thức khoa học đến tri thức chương trình rồi đến tri

thức dạy học để học sinh nắm vững. Đây là quá trình chuyển hoá sư phạm.

-Tri thức khoa học: những tri thức cần thiết trang bị cho học sinh ở từng lứa tuổi.

-Tri thức chương trình: những tri thức khoa học được sàng lọc để trở thành những

tri thức phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh

-Tri thức dạy học: là tri thức chương trình được thể hiện trong mỗi lớp học với

những đối tượng cụ thể.

1.2 Thầy

- Đảm bảo sự thống nhất hài hoà giữa tính khoa học và tính sư phạm.

- Đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng.

3

Thầy Trò

Môi trường

Tri thức

Page 4: tự nghiên cứu

- Đảm bảo sự thống nhất giữa đồng loạt và phân hoá.

- Đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức và yêu cầu phát triển.

- Đảm bảo sự thống nhất giữa hoạt động điều khiển của Thầy và hoạt động

học tập của Trò

1.3 Trò

Riêng đối với trường THPT, cần chú ý đến các đặc điểm phát triển trí tuệ của

học sinh THPT sau:

- Tính chủ động trong quá trình nhận thức đã phát triển.

- Tri giác có mục đích đã đạt mức khá cao.

- Ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo.

- Tư duy lí luận trừu tượng, độc lập và phát triển khá.

- Đã có óc phê phán trước các sự kiện.

- Ý thức đối với học tập rõ hơn ở cấp dưới.

- Hứng thú đối với các môn học đã phân hoá.

- Bước đầu hình thành khuynh hướng nghề nghiệp.

- Đối với học sinh Việt Nam: chưa có thói quen làm việc theo nhóm.

1.4 Môi trường

Sự hiểu biết hệ thống dạy học và đặc biệt là hiểu biết việc học của học sinh đòi

hỏi phải bổ sung vào yếu tố môi trường. Môi trường là hệ thống đối mặt với người

học, những đối tượng mà học sinh tiếp xúc nhằm đi tới việc làm chủ kiến thức.

Môi trường không chỉ đơn thuần là điều kiện vật chất, môi trường học tập, ảnh

4

Page 5: tự nghiên cứu

hưởng khách quan bên ngoài, mà còn là các tình huống có vấn đề cần giải quyết

do Thầy đặt ra, các tình huống thực tế liên quan đến công việc, đời sống hàng

ngày mà học sinh phải đối mặt giải quyết, ...

2. Các thành tố cơ bản của dậy học bộ môn là gì?

Trả lời:

Các thành tố cơ bản của bộ môn dậy học là:

Hoạt động và hoạt động thành phần.

Động cơ

Tri thức và tri thức phương pháp

Sự phân bậc hoạt động

2.1 Hoạt động và hoạt động thành phần:

Xuất phát từ một nội dung dạy học (tri thức chương trình), trước hết cần phát hiện

những hoạt động tương thích với nó, thông qua các ví dụ minh hoạ, dẫn chứng

thực tiễn gắn liền với học sinh. Các hoạt động này sẽ góp phần đem lại kết quả là

giúp học sinh lĩnh hội kiến thức hoặc vận dụng được nội dung muốn truyền đạt.

Trong việc phát hiện những hoạt động tương thích với nội dung, cần xem xét

những dạng hoạt động khác nhau như:

-Nhận dạng và thể hiện: là hai dạng hoạt động theo chiều hướng trái ngược

Nhau

-Nhận dạng một quy trình: là phát hiện xem một dãy tình huống, thao tác

có phù hợp với một quy trình đã biết hay không ?

-Những hoạt động trí tuệ chung: trong học tập bộ môn, học sinh còn phải

5

Page 6: tự nghiên cứu

tiến hành những hoạt động trí tuệ như: phân tích, tổng hợp, so sánh, tương

tự hoá, trừu tượng hoá, hệ thống hoá, khái quát hoá, … được gọi là hoạt

động trí tuệ chung.

-Những hoạt động ngôn ngữ: được tiến hành khi học sinh được yêu cầu

phát biểu, giải thích, trình bày phương pháp, quy trình

2.2 Động cơ:

Một điều rất quan trọng trong quá trình dạy học bộ môn là học sinh cần phải học

tập một cách tự giác và hứng thú. Điều này đòi hỏi học sinh phải có ý thức về

những mục đích cần đạt trong việc học và tạo được động lực bên trong để thúc

đẩy bản thân mình tiến hành những hoạt động để đạt được mục đích đó. Để làm

được như vậy sẽ phải thực hiện ngay trong quá trình dạy học thông qua việc gợi

động cơ và hướng đích.

2.3 Tri thức và phương pháp:

Các dạng khác nhau của tri thức

Người ta thường phân biệt các dạng khác nhau của tri thức sau đây:

• Tri thức sự vật, thường là một khái niệm, một câu lệnh, …

• Tri thức phương pháp, là tri thức về phương pháp tiến hành giải quyết

một loại nhiệm vụ nào đó (tri thức về phương pháp giải quyết vấn đề).

• Tri thức chuẩn, liên quan với những chuẩn mực nhất định, ví dụ quy cách

trình bày, quy cách lập trình khi viết một chương trình mang tính cấu trúc

như trong NNLT Pascal.

6

Page 7: tự nghiên cứu

• Tri thức giá trị, đó là những mệnh đề đánh giá

2.4 Sự phân bậc hoạt động:

Giáo viên lợi dụng sự phân bậc để điều khiển quá trình dạy học theo những

hướng sau đây:

• Chính xác hoá mục đích yêu cầu.

• Tuần tự nâng cao yêu cầu đối với học sinh trong quá trình dạy học.

• Tạm thời hạ thấp yêu cầu khi cần thiết.

3. Trong các bước tổ chức dậy học trên lớp thì bước nào là quan trọng

nhất.

Trả lời:

Các bước tổ chức dậy học trên lớp gồm:

-Đặt vấn đề

-Phát biểu vấn đề

-Giải quyết vấn đề

-Vận dụng

Bước quan trọng nhất là Giải quyết vấn đề bao gồm: Hướng đích-gợi động cơ và

làm việc với nội dung mới.

3.1 Hướng đích và gợi động cơ

Chức năng này đã được trình bày trong phần những thành tố cơ bản của quá trình

dạy học, cần bổ sung thêm một số điểm sau:

-Thầy cần bao quát cả mục đích toàn bộ (chương trình học) lẫn mục đích bộ phận

(bài học cụ thể), cả mục đích lâu dài (cấp học, giáo dục con người) lẫn mục đích

7

Page 8: tự nghiên cứu

cụ thể trước mắt (lớp học).

-Thầy cần tránh một số sai lầm của chủ nghĩa hình thức khi hướng đích. Hai

trường hợp sau đây đáng được lưu ý:

-Việc sử dụng từ ngữ, thuật ngữ mà học sinh chưa hiểu, hoặc chưa được biết

qua trong khi hướng đích sẽ không đem lại hiệu quả mong muốn.

-Việc hướng đích cũng sẽ ít hiệu quả nếu như không làm cho học sinh thấy

được mối liên hệ giữa mục đích đặt ra với tri thức mà họ đã có (tri thức đã

biết). Bản chất của việc hướng đích là dẫn dắt người học đi từ giới hạn của

điều đã biết chuyển sang điều chưa biết.

-Thầy cần chú ý không phải chỉ gợi động cơ cho những hoạt động hoặc chủ đề cụ

thể, như tìm giải thuật sắp xếp mảng một chiều theo thứ tự tăng dần, hình thành

thủ tục nhập/xuất, hàm xử lí, … mà còn có cả những hoạt động, những phương

thức làm việc có tác dụng lâu dài như khái quát hoá, hệ thống hoá, quy lạ về quen,

-Đồng thời với việc gợi động cơ xuất phát từ những yêu cầu cụ thể trong hoạt

động học tập còn có những khả năng gợi động cơ xuất phát từ yêu cầu của xã hội,

từ nghĩa vụ của mỗi người đối với tổ quốc, ... Những khả năng này ngày càng phát

triển theo lứa tuổi và theo cấp học.

3.2 Làm việc với nội dung mới

Chức năng này được gọi là “Làm việc với nội dung mới” chứ không gọi là “Giảng

bài mới” để tránh sự hiểu lầm nguy hiểm là chỉ có “Thầy nói, Trò nghe”.

Việc thực hiện chức năng này nên diễn ra như sau:

8

Page 9: tự nghiên cứu

-Thầy tạo những tình huống gợi ra những hoạt động tương thích với nội

dung và mục đích dạy học (mục tiêu bài học).

- Trò hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo, có sự giao lưu giữa những

thành viên trong tập thể (trò với trò, trò với thầy).

- Thầy có tác động điều chỉnh, chẳng hạn giúp đỡ học sinh vượt qua những

khó khăn bằng cách phân tích một hoạt động thành những thành phần đơn giản

hơn, hoặc cung cấp cho học sinh một số tri thức phương pháp và nói chung là điều

chỉnh mức độ khó khăn của nhiệm vụ dựa vào sự phân bậc hoạt động.

- Thầy giúp Trò xác nhận lại những kiến thức đã đạt được trong quá trình

hoạt động (thể thức hoá), đưa ra những bình luận cần thiết để học trò hiểu kiến

thức đó

một cách sâu sắc, đầy đủ hơn.

4. Hồ sơ bài dạy là gì? Bao gồm những gì?

Trả lời:

Hồ sơ bài dạy là sự chuẩn bị để giảng dạy bao gồm:

-Mục tiêu của bài + chuẩn kiến thức

- Hệ thống hoá kiến thức và kỹ năng cơ bản: đã biết(đã học) và khả

năng biết về chủ đề sắp học

-Điểm khó, điểm quan trọng của bài dạy

-Chuẩn bị tài liệu hỗ trợ GV và HS

9

Page 10: tự nghiên cứu

Ch đ 1ủ ề1. Who, What, và How trong mô hình dậy học mang ý nghĩa gì?

Trả lời:

-Who: chúng ta phải xác định dược đối tượng tiếp nhận thông tin là ai? Với

trình độ như thế nào? Nếu là một học sinh ở vùng xâu vùng xa, khái niệm Tin học

là một khái niệm mới, hoàn toàn chưa biết gì thì người giáo viên phải có trách

nhiệm dậy cho học sinh tiếp nhận được lượng kiến thức chuẩn đặt ra. Nếu là 1 học

sinh ở thành phố, đã rất quen thuộc với môn Tin thì yêu cầu sẽ cao hơn, dậy kiến

thức cao hơn nhưng trong phạm vi học sinh đó hiểu được. Xác định được điều này

giúp học sinh tránh tình trạng không hứng thú với môn học vì khó quá hay dễ quá.

-What: xác định những điểm cần lưu ý trong bài học,cần nhấn mạnh, những

điểm khó…

-How: Làm thế nào để giờ học hiệu quả? Làm thế nào để giờ dậy hấp dẫn

2. B n có suy nghĩ gì v hi n tr ng d y Tin h c n c ta hi n nayạ ề ệ ạ ạ ọ ở ướ ệTrả lời:

Chúng ta đã và đang sống trong thời đại của hai cuộc cách mạng: cách 

mạng khoa học công nghệ (KHCN) và cách mạng xã hội. Những cuộc cách 

mạng này đang phát triển như vũ bão với nhịp độ nhanh chưa từng có trong 

lịch sử loài người, thúc đẩy nhiều lĩnh vực, có bước tiến mạnh  mẽ và đang 

mở ra nhiều triển vọng lớn lao khi loài người bước vào thế kỷ XXI.  

Công  nghệ  thông  tin  (Information  Technology  –  IT)  là  một  thành  tựu 

lớn của cuộc cách mạng KHCN hiện nay. Nó thâm nhập và chi phối hầu hết 

các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ trong sản xuất, giáo 

dục, đào tạo và các hoạt động chính trị, xã hội khỏc… Trong giáo dục – đào 

10

Page 11: tự nghiên cứu

tạo, IT được sử dụng vào tất cả các môn học tự  nhiên, kỹ thuật, xã hội và nhân 

văn. Hiệu quả rõ rệt là chất lựơng giáo dục tăng lên cả về mặt lý thuyết và 

thực  hành.   

Tuy nhiên việc dậy Tin học trong các trường học chưa được quan tâm. Đa số

mọi người còn có suy nghĩ: “Tin học là môn không thi tốt nghiệp cũng như không

thi đại học” cho nên môn Tin học không được xem trọng. Bên cạnh đó, môn Tin

học là môn đòi hỏi người học muốn học tốt môn này cần có trang thiết bị là Máy

tính. Với một số tiền lớn để đầu tư phòng máy thì nhiều trường không đáp ứng

được nên việc học chỉ mang tính chất lý thuyết, điều này làm giảm hứng thú học

môn Tin đối với các em học sinh. Bên cạnh đó, nước ta cũng là một nước đang

phát triển, điều kiện kinh tế còn kém, nhất là ở các vùng sâu vùng xa, đời sống dân

trí kém việc triển khai dậy Tin học là một việc rất khó.

Thấy được rõ lợi ích của môn Tin học, nên ở các thành phố lớn như Thành

phố Hồ Chí Minh, Hà nội… nhiều trường THPT đã đầu tư môn Tin học rất nhiều:

mua máy tính cho học sinh thực hành, tăng số tiết học lên, nâng cao thiết bị dậy

học, đầu tư máy chiếu. Và đã đưa Tin học vào dậy học dự án. Dạy học dự án (còn

gọi là đưa dự án vào trong việc dạy học) là một hình thức dạy học mà giáo viên sử

dụng nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, tích hợp được nhiều kỹ

năng, nhiều kiến thức liên quan trong một bài học, một chương, thậm chí là cả một

chương trình học. Điều này cho thấy, môn Tin học ngày càng được chú ý hơn

trong chương trình giáo dục.

3. Với nội dung và chương trình tin học phổ thông hiện tại, theo bạn cần

phải dạy học như thê nào để phu hợp với xu thê thời đại và xa hội trong

thê kỉ 21 hiện nay?

Trả lời: Giáo dục và đào tạo đang là vấn đề thách thức của toàn cầu. Hiện nay các

quốc gia trên thế giới đang nỗ lực đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục-đào

tạo với nhiều mô hình, biện pháp khác nhau nhằm mở rộng qui mô, nâng cao tính

11

Page 12: tự nghiên cứu

tích cực trong dạy học và học một cách toàn diện, dạy làm sao để giúp người học

hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Muốn vậy

cần phải nâng cao, cải tiến đồng bộ các thành tố liên quan, trong đó phương tiện

dạy và học là một thành tố quan trọng. 

nếu xét về phương diện nhận thức thì thiết bị dạy và học vừa là “trực quan sinh

động”, vừa là “phương tiện” để nhận thức và đôi khi còn là “đối tượng” chứa nội

dung cần nhận thức.

Nghiên cứu về vai trò của thiết bị dạy và học, người ta còn dựa trên vai trò của

các giác quan trong quá trình nhận thức và đã chỉ ra rằng:

- Tỉ lệ kiến thức thu nhận được qua các giác quan theo tỉ lệ: 1% qua nếm, 1,5%

qua sờ; 3,5% qua ngửi, 11% qua nghe, 83% qua nhìn.

- Tỉ lệ kiến thức nhớ được khi học: 20% qua những gì mà ta nghe được; 30%

qua những gì mà ta nhìn được; 50% qua những gì mà ta nghe và nhìn được; 80%

qua những gì mà ta nói được; 90% qua những gì mà ta nói và làm được.

- Người ta cũng tổng kết: tôi nghe – tôi quên; tôi nhìn – tôi nhớ; tôi làm – tôi

hiểu.

Những số liệu trên cho thấy, để quá trình nhận thức đạt hiệu quả cao cần phải

thông qua quá trình nghe – nhìn và thực hành. Muốn vậy, phải có phương tiện

(thiết bị, công cụ) để tác động và hỗ trợ.

Vai trò của thiết bị dạy học:

- Cung cấp kiến thức cho HS một cách chắc chắn, chính xác và trực quan; do đó

hấp dẫn và kích thích được hứng thú học tập của HS.

- Rút ngắn thời gian giảng dạy mà vẫn bảo đảm HS lĩnh hội đủ nội dung học tập.

- Gia tăng cường độ lao động của cả GV và HS; do đó nâng cao hiệu quả dạy học.

- Thể hiện được những yếu tố trong thực tế khó hoặc không quan sát, tiếp cận được.

12

Page 13: tự nghiên cứu

- Hơn nữa quan điểm học của thế kỉ 21 đó là: Học để biết, Học để làm, Học để

hoàn thiện, Học để chung sống.

Yêu cầu người giáo viên phải biết cải tiến thường xuyên trong công việc

giảng dạy, người dạy có thể cải tiến và tập trung vào một trong những tiêu

chí sau:

- Vấn đề thực tiễn, thú vị mà học sinh sẽ giải quyết khi học

bài này là gì?

- Học sinh sẽ đạt được những tiêu chuẩn gì về kiến thức và

kỹ năng của thế kỷ 21?

- Giáo viên sẽ hướng dẫn những gì và học sinh sẽ trải qua

những bước nào để có thể tự giải quyết được vấn đề đặt ra

trong bài?

- Công nghệ giúp nâng cao hiệu quả của các hoạt động dạy

và học như thế nào và bằng phương thức tiếp cận gì?

- Thành công của học sinh sẽ được đánh giá dựa trên những

tiêu chuẩn nào?

4. bạn suy nghĩ như thê nào để vận dụng các bước tổ chức dạy học vào 1

bài dạy được phân công? Kiểu dạy học và phương pháp dạy học bạn sẽ

áp dụng là gì?

Trả lời:

để vận dụng các bước tổ chức dạy học vào 1 bài được phân công trước tiên

phải vượt qua các lối mòn cản trở một giờ dạy học thành công:

- Giờ dạy không thành công là do ý thức học tập của học sinh chưa tốt, các em

nói chuyện riêng, không chú ý.

- Nghĩ “Thành công là để hạnh phúc”. Từ đó thụ động, không tìm thấy động

lực để sáng tạo.

- Dẫn dắt vào bài có thể có cũng được, không có cũng được

- Mình luôn đúng, hoàn hảo trước học sinh nên chỉ có mình đúng còn học sinh

có thể đúng hoặc có thể sai. Hoặc luôn coi các em như trẻ con.

13

Page 14: tự nghiên cứu

- Nội dung kiến thức trình bày phải chính xác. Kết quả dẫn tới những đòi hỏi

cứng nhắc.

- Nội dung kiến thức cần phải cung cấp đầy đủ.

- Lấy kiến thức, hiểu biết của mình làm thước đo đánh giá học sinh.

Để chọn kiểu dạy học và phương pháp dạy học tốt em cần biết một số cơ sở

căn bản để lựa chọn, mỗi bài, mỗi nội dung, mỗi hoàn cảnh…sẽ chọn một

phương pháp khác nhau để mang lại hiệu quả tốt nhất:

- Chọn những PPDH có khả năng cao nhất đối với việc thực hiện mục tiêu

dạy học

- Lựa chọn các PPDH tương thích với nội dung học tập

- Lựa chọn PPDH cần chú ý đến hứng thú, thói quen của học sinh, kinh

nghiệm sư phạm của giáo viên

+ Cần chuẩn đoán nhu cầu, hứng thú của học sinh khi lựa chọn các PPDH.

+ Chú ý thay đổi PPDH và hình thức tổ chức dạy học tránh nhàm chán, gây

hứng thú cho học sinh. Cần thay đổi PPDH sau 15, 20 phút.

+ Ưu tiên lựa chọn các PPDH mà học sinh, giáo viên đã thành thạo.

- Lựa chọn PPDH phù hợp với điều kiện dạy học

+ Ở đây đề cập đến PPDH diễn ra trong mối quan hệ với các điều kiện vật

chất, đặc biệt là thiết bị dạy học (TBDH). Đương nhiên là cần phải lựa chọn

PPDH phù hợp với điều kiện của nhà trường, của phòng thí nghiệm, của tình

trạng đang có.

+ Trong khuôn khổ điều kiện cho phép, cần chọn thứ tự ưu tiên khả năng tốt

nhất.

+ Các TBDH hiện đại không luôn đồng nghĩa với các TBDH đắt tiền. Tính

hiện đại của TBDH thể hiện ở việc sử dụng các thiết bị sao cho đạt yêu cầu

cao nhất trong việc thực hiện các mục tiêu dạy học, thể hiện rõ tư tưởng sư

phạm hiện đại.

khi tiến hành lựa chọn, lập kế hoạch các PPDH. Điều quan trọng nhất là cần xác

định lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học có thể giúp học sinh:

14

Page 15: tự nghiên cứu

- Học tập với niềm say mê, hứng thú, khát khao tìm tòi khám phá.

- Lĩnh hội tri thức trong các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, theo

phương pháp khoa học.

- Học trong tương tác, trong việc hình thành các quan hệ hợp tác, thân thiện, cùng

nhau giải quyết các nhiệm vụ học tập.

Ch đ 2ủ ề

1. Thê nào là dạy học dung lời(Talk Teaching)?

Trả lời: Phương pháp dạy học dùng lời có 2 phương pháp: phương pháp thuyết

trình và phương pháp vấn đáp (đàm thoại).

Phương pháp thuyết trình: là phương pháp dạy học bằng lời nói sinh động của giáo

viên để trình bày một tài liệu mới Hoặc tổng kết những tri thức mà học sinh đã thu

lượm được một cách có hệ thống

Phương pháp thuyết trình thể hiện dưới hình thức giảng giải, giảng thuật và diễn

giảng phổ thông.

+ Giảng thuật là một trong những phương pháp thuyết trình, trong đó có yếu tố

miêu tả, trần thuật. Giảng thuật không chỉ được sử dụng trong các môn khoa học

15

Page 16: tự nghiên cứu

xã hội – nhân văn mà còn cả những bộ môn khoa học tự nhiên. Nó được sử dụng

khi miêu tả những thí nghiệm, hiện tượng hoặc trình bày cuộc đời và sự nghiệp của

nhà bác học lỗi lạc, những thành tựu nổi tiếng trong khoa học – công nghệ…

+ Giảng giải là phương pháp dạy học bằng việc dùng những luận cứ, số liệu để

chứng minh một sự kiện, hiện tượng, quy tắc, định lý, định luật, công thức, nguyên

tắc trong các môn học. Giảng giải chứa đựng các yếu tố phán đoán, suy lý nên có

nhiều khả năng phát triển tư duy logic của học sinh. Trong quá trình dạy học, giảng

giải thường kết hợp với giảng thuật.

+ Diễn giảng phổ thông là một trong những phương pháp thuyết trình nhằm trình

bày một vấn đề hoàn chỉnh có tính chất phức tạp, trừu tượng và khái quát trong

một thời gian tương đối dài (30-35 phút và hơn thế), chẳng hạn như trình bày các

trào lưu văn học ở một giai đoạn nào đó. Phương pháp này đối với việc dạy học ở

PTCS thường ít dùng so với giảng thuật và giảng giải. Khi dùng, nó thường kết

hợp với hai phương pháp kia.

Phương pháp vấn đáp (đàm thoại): Phương pháp vấn đáp là phương pháp giáo viên

khéo léo đặt hệ thống câu hỏi để học sinh trả lời nhằm gợi mở cho họ sáng tỏ

những vấn đề mới; tự khai phá những tri thức mới bằng sự tái hiện những tài liệu

đã học hoặc từ những kinh nghiệm đã tích luỹ được trong cuộc sống, nhằm giúp

học sinh củng cố, mở rộng, đào sâu, tổng kết, hệ thống hoá những tri thức đã tiếp

thu được và nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá và giúp học sinh tự kiểm tra, tự

đánh giá việc lĩnh hội tri thức.

+ Phân loại: Tuỳ theo cơ sở để phân loại , nên có những phương pháp vấn đáp sau:

- Dựa vào mục đích dạy học mà phân ra vấn đáp gợi mở, vấn đáp củng cố, vấn đáp

tổng kết, vấn đáp kiểm tra.

16

Page 17: tự nghiên cứu

Vấn đáp gợi mở là phương pháp giáo viên khéo léo đặt câu hỏi hoặc một chuỗi câu

hỏi nhằm dẫn dắt học sinh giải quyết một câu hỏi cơ bản, từ đó rút ra kết luận, nhờ

vậy mà họ lĩnh hội tri thức mới.

Vấn đáp củng cố là phương pháp giáo viên khéo léo đặt ra một câu hỏi hoặc hệ

thống câu hỏi nhằm giúp học sinh củng cố những tri thức cơ bản hoặc giúp họ mở

rộng, đào sâu những tri thức đã thu lượm được.

Vấn đáp tổng kết là phương pháp vấn đáp nhằm giúp học sinh khái quát, hệ thống

hoá những tri thức sau khi đã học một số bài, một chương, một bộ môn nhất định.

Vấn đáp kiểm tra là phương pháp vấn đáp nhằm kiểm tra những tri thức đã học, đã

được củng cố, khái quát, hệ thống hoá. Qua câu trả lời của học sinh mà giáo viên

có thể đánh giá và họ tự kiểm tra, tự đánh giá những tri thức đã được lĩnh hội một

cách kịp thời, nhanh gọn.

- Dựa vào tính chất nhận thức của học sinh mà phân ra vấn đáp giải thích, minh

hoạ, vấn đáp tái hiện, vấn đáp tìm tòi – phát hiện.

Vấn đáp giải thích – minh hoạ là phương pháp mà giáo viên dặt ra những câu hỏi

đòi hỏi học sinh giải thích và nêu lên dẫn chứng để minh hoạ, làm sáng tỏ cho sự

giải thích của mình. Trong câu trả lời của học sinh không chỉ đòi hỏi nhớ lại nội

dung tri thức mà phải có sự cấu trúc lại tri thức để có sự suy luận cần thiết.

Vấn đáp tái hiện là phương pháp giáo viên đặt ra những câu hỏi đòi hỏi học sinh

phải nhớ lại những tri thức đã học và vận dụng chúng để giải quyết những nhiệm

vụ học tập trong hoàn cảnh đã biết.

Vấn đáp tìm tòi – phát hiện là phương pháp mà giáo viên đặt ra những câu hỏi có

tính chất vấn đề gây cho học sinh gặp phải tình huống có vấn đề và qua đó họ có

nhu cầu phải lĩnh hội tri thức mới để giải quyết vấn đề đó.

17

Page 18: tự nghiên cứu

2. nghệ thuật của sự diễn giải(The art of explaining) là gì? Ý nghĩa của nó

trong dạy học.

Trả lời:

Làm cho đối tượng dễ hiểu:

- Dựa trên kiến thức đã có(Based on prior knowledge).

- Sử dụng câu hỏi (use questioning)

- Minh họa trực quan (visual representation)

Làm cho đối tượng dễ ghi nhớ:

- Đơn giản hóa (simplyfy)

- Tập trung vào điểm chính (focus on key points)

- Nêu cấu trúc bài dạy (show the structure)

3. nghệ thuật của sự trình bày(The art of showing) là gì? Ý nghĩa của nó

trong dạy học.

Trả lời:

Có thể hiểu nghệ thuật của sự trình bày là thể hiện một kỹ năng hoặc khả năng về

chất: việc chứng minh ngầm được biểu diễn như thế nào cho người học thực hành,

thể hiện một kỹ năng hoặc khả năng trí tuệ: đưa ra những ví dụ mẫu cho học sinh

tham khảo.

Một cách tự nhiên nhất để học là bằng sự bắt chước, bởi vậy nghệ thuật trình bày

có ý nghĩa rất lớn trong công việc học tập, tiếp thu của học sinh.

18

Page 19: tự nghiên cứu

19