20
Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dn 2010 21 LAN MAN TUI GIÀ Thân tng các bn già ca tôi Hunh Tâm Hoài Khi người ta nói ti tui già, thường là lúc người ta đã bước vào tui già! Con người sinh ra, ln lên, ri già đi, cui cùng thì chết và biến mt trong thế gian ny. Đó là lut to hoá, là ltt nhiên ca tiến trình trong vn vt, muôn loài không ai có thđi ra ngoài cái định lut đó. Bước vào tui già người ta bt đầu nghĩ vcon đường sđi ti…và người ta lan man nghĩ vnó! 1- Hi đó quê nhà. Hi đó, trong ký c ca tôi, lúc còn là cu bé nhsng mt vùng quê ca min Nam Vit- Nam.Tôi thy mi người chung quanh làng xóm nơi tôi , khi bước vào tui 50 là lvyếu t, lm cm. Có lcuc sng vào thi đó thiếu thn, làm vic ct lc, vt vquá cho nên người ta trông mau già đi. Lúc còn nhtôi cũng được nghe “Tam thp nhi lp, tthp bt hoc, ngũ thp tri thiên mng”. Ti 50 tui cuc đời coi như an bày có sau hưởng vy, không còn mong phn đấu na và người ta sng vào thi kdưỡng già. Người sng được 60 vi ăn mng tui thlc tun, 70 tui ăn cái lthượng th. Chế độ hưu trí thi đó cũng chcái tui 55. Hình như Vit Nam hin nay vn còn gimc tui cho vhưu là 55 tui. Khác vi các nước phương Tây như nước Mhin nay tui hưu là 66 và ctăng thêm 2 tháng theo tng năm sau. y mi thy hai mãnh đời hai nơi khác nhau tht nhiu! Hi đó người min quê,người ta lp gia đình rt sm, trai 16, 17 thì mcha lo ngm nghé kiếm người mi mai làm sui, con gái cũng vy. Người ta lo cưới glà lo kiếm người lo phvic cho gia đình. Người buôn bán thì có người phđở đần công vic làm ăn hoc nu nướng vic nhà. Người làm rung, có thêm người cày cy. Người làm vườn tược thì có thêm người lo dn c, bón phân. vào tui 50 là có cháu đàn cháu đống và người ta lo phân bcông chuyn cho my đứa con ln, ttlo chia sn nghip cho tng đứa có gia đình và rút vào vai vế cvn hoc vchhhvi con cháu. Hi đó schia ca ci cho con cháu là quyn ca ông bà cha mít khi nghe ai phin hà gì chuyn ny mà có mun phin hà gì đó cũng chrên rchkhông ai kin tng gì cã “Ca tao để li, tao mun làm gì thì làm! Cái tp tc thi trước, người cha là chgia đình, cho nên quyn quyết định mi chuyn đều do người đàn ông, trên hết là ông kế đến là người cha. Cha mgià thường vi đứa con ln .“Quyn huynh thế ph” là thế tc ca bc đàn anh dìu dt, lo toan mi vic vi cha mvà dnhiên cái tính qun đại công bng trong nhà được sgiám sát ca người cha, người m. Cái nếp sng đó có tngàn xưa như vy ctun tnoi theo. Người già, con rut, con dâu, cháu chc cùng chung sng trong mt đại gia đình. Mi người tuân ththeo cái nếp “Kính lão đắc thđó là ông bà cha mca mình. Cho nên cái tui già được an cư hnh phúc vô cùng. Khi cn làm mt điu gì đó, thì người cha chra lnh là con cháu trong nhà râm rp thc hin. Đôi khi thy cha mgià lom khom định làm mt vic gì đó thì con cháu chy li dành ly để làm thay “ba ngi nghĩ đi để my sp nhnó làm” hoc để con làm cho”. Sáng sm con dâu nu nước pha trà sn cho cha chng, hoc con dâu quá bn rn thì người ln tui thường hay dy sm và tlo cho mình. Có người tìm ra thú vui “trà đạo” cũng mun tmình lo vic nu nước pha trà cho đúng điu. Ngi nhăm nhi tách trà thơm bui sáng sm, khi sương mai còn trùm phđó đây trên nhng cánh đồng lúa, hoc la đà trên my nhánh cây trước nhà. Mt tri đã hng hng, mt chút hng ưng ng phương đông, tiếng gà gái mun còn ri rc đó đây, tiếng đàn gà cúc cúc đàn con ríu rít ra sân, con heo n n sau hè. Hp mt ngm trà đậm, rít mt hơi thuc Gò-Vp, nhã khói tt. Mt lim dim nhìn khói bay ta trong sương mai, lòng lâng lâng nhhn như mây bay lên tri. Ôi thú vvà thơ thi tâm hn làm sao! Có gì đâu để lo âu. Có gì đâu hm hc. Có gì đâu gp rút…! -Anh Tám ơi! Ghé ung vài hp trà anh ơi! Người bn già li xóm ghé li, hai người ngi ung trà nói chuyn mùa màng, tin tc làng xóm, đôi khi vài ba câu chuyn thi cuc trong nước hoc đâu đó trên thế gii mi nghe tmáy Radio hôm qua. Hai người bn nói nghe chơi chkhông my quan tâm

LAN MAN TUỔI GIÀ · Thân tặng các bạn già của tôi Huỳnh Tâm Hoài Khi người ta nói tới tuổi già, thường là lúc người ta đã bước vào tuổi già!

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 21

LAN MAN TUỔI GIÀ Thân tặng các bạn già của tôi

Huỳnh Tâm Hoài Khi người ta nói tới tuổi già, thường là lúc

người ta đã bước vào tuổi già! Con người sinh ra, lớn lên, rồi già đi, cuối cùng thì chết và biến mất trong thế gian nầy. Đó là luật tạo hoá, là lẽ tất nhiên của tiến trình trong vạn vật, muôn loài không ai có thể đi ra ngoài cái định luật đó. Bước vào tuổi già người ta bắt đầu nghĩ về con đường sẽ đi tới…và người ta lan man nghĩ về nó!

1- Hồi đó ở quê nhà. Hồi đó, trong ký ức của tôi, lúc còn là cậu bé nhỏ sống ở một vùng quê của miền Nam Việt-Nam.Tôi thấy mọi người chung quanh làng xóm nơi tôi ở, khi bước vào tuổi 50 là lộ vẽ yếu ớt, lụm cụm. Có lẽ cuộc sống vào thời đó thiếu thốn, làm việc cật lực, vất vả quá cho nên người ta trông mau già đi. Lúc còn nhỏ tôi cũng được nghe “Tam thập nhi lập, tứ thập bất hoặc, ngũ thập tri thiên mạng”. Tới 50 tuổi cuộc đời coi như an bày có sau hưởng vậy, không còn mong phấn đấu nửa và người ta sống vào thời kỳ dưỡng già. Người sống được 60 vội ăn mừng tuổi thọ lục tuần, 70 tuổi ăn cái lể thượng thọ. Chế độ hưu trí thời đó cũng chỉ ở cái tuổi 55. Hình như ở Việt Nam hiện nay vẩn còn giử mức tuổi cho về hưu là 55 tuổi. Khác với các nước phương Tây như nước Mỹ hiện nay tuổi hưu là 66 và cứ tăng thêm 2 tháng theo từng năm sau. Ấy mới thấy hai mãnh đời hai nơi khác nhau thật nhiều! Hồi đó người miền quê,người ta lập gia đình rất sớm, trai 16, 17 thì mẹ cha lo ngắm nghé kiếm người mối mai làm sui, con gái cũng vậy. Người ta lo cưới gả là lo kiếm người lo phụ việc cho gia đình. Người buôn bán thì có người phụ đở đần công việc làm ăn hoặc nấu nướng việc nhà. Người làm ruộng, có thêm người cày cấy. Người làm vườn tược thì có thêm người lo dọn cỏ, bón phân. Ở vào tuổi 50 là có cháu đàn cháu đống và người ta lo phân bố công chuyện cho mấy đứa con lớn, từ từ lo chia sản nghiệp cho từng đứa có gia đình và rút vào vai vế cố vấn hoặc vả chỉ hụ hợ với con cháu. Hồi đó sự chia của cải cho con cháu là quyền của ông bà cha mẹ ít khi nghe ai phiền hà gì chuyện nầy mà có muốn phiền hà gì đó cũng chỉ rên rỉ chứ không ai kiện tụng gì cã “Của tao để lại, tao muốn làm gì thì làm! Cái tập tục thời trước, người cha là chủ gia đình, cho nên quyền quyết định mọi chuyện đều do người đàn ông, trên hết là ông kế đến là người cha. Cha mẹ già thường ở với đứa con lớn .“Quyền huynh thế phụ” là thế tục của bậc đàn anh dìu dắt, lo

toan mọi việc với cha mẹ và dỉ nhiên cái tính quản đại công bằng trong nhà được sự giám sát của người cha, người mẹ. Cái nếp sống đó có tự ngàn xưa như vậy cứ tuần tự noi theo. Người già, con ruột, con dâu, cháu chắc cùng chung sống trong một đại gia đình. Mọi người tuân thủ theo cái nếp “Kính lão đắc thọ” đó là ông bà cha mẹ của mình. Cho nên cái tuổi già được an cư hạnh phúc vô cùng. Khi cần làm một điều gì đó, thì người cha chỉ ra lệnh là con cháu trong nhà râm rấp thực hiện. Đôi khi thấy cha mẹ già lom khom định làm một việc gì đó thì con cháu chạy lại dành lấy để làm thay “ba ngồi nghĩ đi để mấy sấp nhỏ nó làm” hoặc “để con làm cho”. Sáng sớm con dâu nấu nước pha trà sẳn cho cha chồng, hoặc con dâu quá bận rộn thì người lớn tuổi thường hay dậy sớm và tự lo cho mình. Có người tìm ra thú vui “trà đạo” cũng muốn tự mình lo việc nấu nước pha trà cho đúng điệu. Ngồi nhăm nhi tách trà thơm buổi sáng sớm, khi sương mai còn trùm phủ đó đây trên những cánh đồng lúa, hoặc la đà trên mấy nhánh cây trước nhà. Mặt trời đã hừng hững, một chút hồng ưng ửng ở phương đông, tiếng gà gái muộn còn rời rạc đó đây, tiếng đàn gà cúc cúc đàn con ríu rít ra sân, con heo ủn ỉn sau hè. Hớp một ngụm trà đậm, rít một hơi thuốc Gò-Vấp, nhã khói từ từ. Mắt lim dim nhìn khói bay tỏa trong sương mai, lòng lâng lâng nhẹ hẩn như mây bay lên trời. Ôi thú vị và thơ thới tâm hồn làm sao! Có gì đâu để lo âu. Có gì đâu hậm hực. Có gì đâu gắp rút…!

-Anh Tám ơi! Ghé uống vài hớp trà anh ơi! Người bạn già lối xóm ghé lại, hai người ngồi uống trà nói chuyện mùa màng, tin tức làng xóm, đôi khi vài ba câu chuyện thời cuộc trong nước hoặc đâu đó trên thế giới mới nghe từ máy Radio hôm qua. Hai người bạn nói nghe chơi chứ không mấy quan tâm

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 22

nhiều đến mấy chuyện nầy. Đôi lúc họ nhắc nhở nhau về các ngày đình đám, hội hè trong làng, trong xóm. Câu chuyện hai người râm rang rỉ rả…với mấy tuần trà quạo* (trà đậm) Lùi xa hơn tí nửa, ở vào cái thời hưởng nhàn của Nguyễn Công Trứ, của Nguyễn Khuyến ta mới thấy các cụ ngày xưa thanh thảng an nhàn tự tại là dường nào! Khi vào tuổi về già thì lo hưởng nhàn. Các cụ sắp xếp cho mình một chương trình hưởng nhàn thú vị, thanh tao, trút bỏ hết sự đời qua một bên chỉ biết tiêu dao cùng sông nước mây trôi.

“Nầy suối Giải Oan, Nầy chùa Cửa Võng, Nầy am Phật tích, Nầy động Tuyết Huynh, Nhát trông lên ai khéo vẽ hình, Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt…”

(Chu Mạnh Trinh)

Tiến trình an hưởng của tuổi già theo đà tiến triển xã hội dần dà bị mất đi theo tỹ lệ nghịch, cái nầy tiến thì cái kia bị thoái. Càng văn minh vật chất càng làm đời sống con người quay nhanh theo dòng cuốn của nó. Con người nhờ phương tiện khoa học văn minh được sống khỏe hơn, lâu hơn, nhưng con người càng bận bịụ với cuộc sống nhiều hơn, và phát sinh nhiều thứ cũng quái đảng hơn!

2-Cuộc sống bây giờ. *Ở trong nước - Với cái đà tiến triển xã hội của nước Việt-Nam theo bước tiến chung của nhân loại trên thế giới. Trong bước tiến của khoa học kỷ thuật, thế giới gần lại với nhau trong nhiều lảnh vực. Cuộc sống con người cũng từ đó đã lột xác, thay thịt, đổi da, dĩ nhiên cái ảnh hưởng của nó cũng làm thay đổi cuộc sống, và tuổi già cũng bị tha hóa và bức lìa với cái quá khứ an nhàn tự tại. Trong bối cãnh đất nước ta nhất là ở vào cái thời “đỉnh cao trí tuệ” tròng vào cho cả nước Việt, đã kéo đời sống mọi người cùng lùi về phía bần khổ và kéo con người lăn lộn với cơm áo hằng ngày càng khó khăn hơn. Người già trong nước bây giờ còn phờ râu, dựng tóc với miếng ăn. Đất đai, vườn tược bị cướp bốc, tài sản bị tước đoạt qua nhiều màng “cải tạo” công, thương nghiệp, hợp tác hóa nông nghiệp. Xiết, rồi buông…buông, rồi lại xiết. Qua nhiều lần như vậy cả nước bị trấn lột không còn cơ ngơi. Con cái phải bun ra lo làm ăn cật lực và bị phân tán mõng để lo toan cho bản thân thì thử hỏi cái tuổi già ở tư thế nầy làm sao có thề an vui như dạo trước. Chưa kể “đỉnh cao trí tuệ”còn phá nát nền luân lý tốt đẹp có từ ngàn năm trong lịch sử Dân-Tộc. Con tố cha, vợ tố chồng, anh em tố nhau, bà con chòm xóm xoi bói vào nhau. Xã hôi bị tan rả thành từng mãnh vụn. Người ta lo

tranh sống và chà dẫm lên nhau đễ có miếng ăn. Ôi còn đâu tình nghĩa thấm thiết gia đình, xóm riềng đùm bộc lẫn nhau! Tuổi già bước vào nổi quạnh hiu, buồn bã. Người già không còn cái quyền gia chủ nửa vì với tuổi già yếu vô tích sự, họ sống thúc thủ cam đành trong sự cô đơn trống vắng. Sự mất mát nghĩa nhân làm tuổi già co ro và…muốn chết đi cho rồi! Đó là nói về tình cảnh những người già nghèo, còn các bậc lão gia, nhất là các cụ ông, cụ bà trong giới lảnh đạo đảng, những bậc “tư bản đỏ”, những “đại gia” trong nước bây giờ thì khỏi phải nói: Họ ăn trên ngồi cao, bổng lộc đầy ngập, các cụ kiếm gái bao, vợ lẻ. Các cụ ông mua nhà cho bồ nhí. Các cụ hưởng lạc như tiên như thánh. Một buổi ăn chơi vài ba ngàn đô là thường. Các cụ muốn cái gì là có ngay cái đó. Tôi biết có nhiều cháu học sinh, sinh viên từ các tỉnh xa về Thành Phố Sài-Gòn học, không đủ tiền, hoặc muốn có tiền để đua chị theo em thì đi làm cháu nuôi cho các đại gia. Các đại gia già muớn nhà, trả mọi chi phí sinh hoạt, học phí, các cháu thì cung phụng lại các chú, các bác những đêm ái ân để bù trả. Ra đường chú chú, bác bác, tối lại anh anh em em. Còn các bà thì sao? Đâu thua gì các cụ ông, các cụ bà cũng mỡn da mỡn thịt nhờ cái bã của “ Bọn Tư Bản”. Các bà cũng đi kiếm trai bao, loại trai phải cao ráo sức lực để thỏa mản dục tính của các bà đang hừng hực hồi xuân. Trước đây tôi có đọc môt bài phóng sự về hiện trạng trai bao, gái bao trong nước mà đau buồn cho xứ mình! Ôi! Nhức nhối cho cái thời “đỉnh cao trí tuệ”! ! ! *Ở ngoài nước - Sau năm 1975 với một cuộc “bầu phiếu bằng chân” cả một khối người di hành bỏ xứ, chạy trốn “đỉnh cao trí tuệ” đi ra khắp các nơi trên địa cầu. Triệu người bỏ xác ngoài biển khơi, triệu người làm cuộc đời mới nơi đất nước tạm dung. Người chết thì đã đành. Người sống phải lo toan cho cuộc sống mới nơi các nước sở tại và cố gắng hội nhập vào nơi mình ở. Thế hệ thứ nhứt bây giờ đã về chiều, tuổi già kéo đến, cho dù cố gắng cách mấy cũng không thể nào xóa lấp được quá khứ. Trong hồn còn đầy ấp Việt-Nam tính. Bởi thế tuổi già ở nơi đây cũng lắm chuyện não lòng. Hồi mới sang Mỷ, tuổi còn sồn sồn với đám con thơ dại, người cha, người mẹ chúi mũi đi làm để lo cho đàn con học hành. Họ dốc hết tâm lực để cung cấp mọi điều kiện cho con mình thành đạt. Cái tâm lý “Tích cốc phòng cơ, dưỡng nhi đãi lão” còn trong tâm thức của họ. Họ không có, hoặc không nghĩ đến hậu vận sau nầy như người bản xứ, như để tiền vào quỹ hưu bổng, ký thác vào trương mục tiết kiệm… Người bản xứ, họ chuẩn bị cho cuộc sống tự lo cho bản thân, không trông chờ vào con cháu. Người Việt mình thì ít ai nghĩ tới vì cái tâm lý như nói ở trên, hoặc vã có biết chăng cũng không có cơ hội đễ dành tiền như người

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 23

bãn xứ. Cái tâm lý hy sinh đời mình cho con cháu mạnh đến đổi họ chẳng mãi mai lo cho mình, tiền của dành dụm được bao nhiêu điều dốc hết cho con cái: mua nhà, mua xe, lo tiền ăn học…và họ chỉ còn lại tuổi già trống không với tiền trợ cấp vừa đủ của chính phủ.Tình cảnh còn cam go hơn khi các con lập gia đình. Sự chung đụng với con dâu, con rể, cháu chít lại nẩy sanh nhiều tình cảnh vỡ khóc vỡ cười cho người già. Bọn trẻ theo cách sống mới, hoặc học đòi theo cách sống mới của nước sỡ tại, mỗi khi lập gia đình xong thì muốn ra ngoài, con cái có nghề nghiệp vững vàng một chút lại muốn ra ngoài. Người nào có mua được căn nhà thì trước đó cũng muốn có nhiều phòng cho con cái ở. Với sự tuần tự ra đi của chúng, tuổi già còn lại bơ vơ nơi căn nhà rộng thênh thang. Mấy người bạn của tôi thường nói “Nhà rộng chỉ quanh quẩn với hai con khỉ già nhìn nhau”.Đó là nói người có nhà có cửa, đa số còn lại thì sống nương tựa với con cái thì còn lắm điều bi đát hơn. Có lúc thằng con nghe lời vợ nhằng nhì, như “Ông già anh lẩm cẩm ăn cơm đổ tháo, tiểu tiện làm bẩn bồn cầu. Anh nói ổng đừng hôn hít mấy đứa nhỏ nửa coi chừng lây bịnh”…Tuổi già lúc trở trời trở gió hay bị ho húng hắng chứ có bịnh hoạn gì cho cam! Thằng con thương cha cự lại với vợ, thì gia đình nó rối beng, nhà cửa lạnh tanh như nhà ma! Thằng con nghe lời vợ thì …cuối cùng chúng nó bàn: Thôi để ba đi nhà dưỡng lão! hay mướn cho ba ở appartment low income. Tuổi già bắt đầu đi vào quạnh hiu nơi xó xỉnh đó. Người nào còn vợ còn chồng thì còn nhìn nhau gạt lệ mà nói: “Thôi mình ơi! Ráng chịu biết làm sao bây giờ hở mình! Lúc còn ở trong nước, tôi có đọc một quyển sách dịch từ Anh ngữ, lâu quá tôi quên mất đề tựa. Quyển sách kể lại câu chuyện mà hồi đó tôi không tin, nhưng khi sang định cư ở Mỷ, tôi mới thấy thắm thía câu chuyện như vậy. Câu chuyện kể,tôi xin được tóm tắc như sau: Trong ngày sinh nhựt của một người cha đang ở trại dưỡng lão, đứa con trai mang xe tới rước ông về nhà để làm một buổi lể mừng sinh nhựt cho ông, có mời khách và những người thân tham dự. Trên đường lái xe đưa ông về, đến một đoạn đường ông nhìn qua khung kiến của cửa xe thấy cảnh vật thân quen, lòng xúc động vô cùng. Bất chợt ông nhìn thấy một người ngồi sửa giày ở vệ đường, ông nói thầm “Ồ đúng rồi! đây là ông bạn trẻ yêu mến của ta năm nào” Ông bảo thằng con dừng xe lại cho ông xuống nói chuyện với người bạn và ông sẽ về nhà sau mươi phút. Thằng con chìu ý cha và nói: “chỉ mươi phút thôi nha, con về nhà trước và sẽ trở lại ngay”. Ông đến gần người bạn cách khoảng vài mét, ông bạn nhận ngay ra ông. Hai người ôm nhau mừng rở. Họ ngồi và nói chuyện với nhau bằng muôn vàn kỷ niệm mà họ có cách nay mấy năm,

lúc ông còn ở căn nhà, gần đây thôi, đi bộ cũng chỉ vài phút. Dĩ nhiên câu chuyện nói hoài không dứt vì họ có quá nhiều kỷ niệm trên đoạn đường nầy, trong gốc quán cafê gần ngã tư đường. Người con đến giục ông lên xe để đưa ông về. Hai người ôm nhau và chia tay trong quyến luyến, xe chạy mút xa mà ông vẩn còn ngoái đầu lại nhìn người bạn đứng vẩy tay. Về đến nhà, ông chào hỏi mọi người và xin được vào phòng tắm rửa mặt mũi. Ông đi chầm chậm nhìn quanh, nhìn quất căn nhà thân yêu của mình, lòng xao xuyến như bắt gặp lại muôn điều ở đây. Ông vào phòng tắm, mỡ vòi nước vào bồn, ông thử lại độ ấm, ông bước vào và nằm ngâm mình trong đó. Ông nhìn lên khoảng trần, ông nhìn chung quanh phòng, một ký ức xa xôi hiện về. Ông nhớ hồi đó hai vợ chồng ông mới cưới nhau còn ở nhà mướn trong một khu chung cư, hai người cùng đi làm cật lực, gom góp được được một số tiền và mua căn nhà nầy sau gần 4 năm tiết kiệm. Lúc mới dọn vô nhà nầy thì thằng con lớn của ông mới hai tuổi. Hai vợ chồng cùng đi lo mua sắm từng cái bàn, cái ghế. Họ lo xắp đặt cái bàn chổ nầy cái tủ chổ kia.Họ sung sướng ôm hôn nhau vì đây là căn nhà đầu tiên trong đời họ và họ nghĩ từ nay thằng con của họ sẽ có phòng riêng và họ muốn sẽ có thêm ít nhứt là hai đứa con nửa. Họ sẽ sống mãn đời mãn kiếp ở đây. Hình ảnh thằng con chạy đùa, hình ảnh người vợ thương yêu của ông đang lo bửa ăn cho gia đình và biết bao hình ảnh ấm êm khác trong căn nhà nầy hiện về. Ông nằm đó mơ màng mà quên vặn tắt cái vòi nước đang tiếp tục chảy ngập đến mủi ông, nước tràn ra ngoài, thằng con và mọi người đập cửa xong vào. Ông nằm chết với nụ cười rạng rở trên môi. Ông đang ở trong một hồi tưỡng hạnh phúc tuyệt vời nơi chính căn nhà của ông. Ông đã mất nó từ khi ông bị đưa vào trại dưỡng lão. Tôi biết thêm một câu chuyện có thật thương tâm nửa như sau: Hai vợ chồng đi vượt biên mang theo hai đứa con. Đứa lớn có gia đình trước ở Việt-Nam nhưng còn kẹt lại vợ và hai đứa con bên đó vì lẽ chuyến đi bị trở ngại, lúc đổ vào ghe lớn thì bị công an phát hiện, nên phải lui ghe đi ngay. Con dâu và hai đứa cháu bị kẹt lại ở trong nước. Sau thời gian chắc mót làm ăn ông bà đưa cho thằng con $30,000 và mượn thêm tiền ngân hàng để mua môt căn nhà. Mấy năm sau thằng con bảo lảnh vợ và con qua. Ban đầu mới sang thì vợ của thằng con nói gì nghe nấy, chừng vài năm sau, với cách học đòi văn minh và cũng tại hồi đó về làm dâu bị cha, mẹ chồng hành hạ quá. Bây giờ nàng vợ muốn trã thù. Lợi dụng cái anh chàng hay nghe lời vợ nầy bèn bàn tính nói vào nói ra. Cuối cùng thằng con đành đoạn đưa ông bà đi ở riêng ở một cái appartement. Hai ông bà sức yếu lại hay bị bịnh cũng đành ra đi! Vì buồn bã, vì bịnh hoạn, hai ông bà chán cái cảnh sống

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 24

bên nầy nên muốn về lại Việt-Nam dù sao cũng còn mấy đứa cháu bà con bên ấy lo, miễn có một số tiền thì mọi chuyện trở nên dễ dàng. Ông bà đến nhà thằng “Quí Tử” để xin nó lại số tiền mà ông bà đã đưa cho nó mua nhà trước đây. Thằng con phang cho một câu “Đợi chừng nào bán nhà tui trả lại cho”. Hai ông bà đành nuốt đau đớn vào lòng và về Việt-Nam. Hai năm sau lần lượt ông đi trước và kế đến bà cũng qui tiên theo ông! Ôi có nổi đau buồn nào cho bằng!?

**Có vài trường hợp vì thương cháu quá các bậc lão bô ráng sống chung đụng và ráng làm quản gia, làm babysister để cho con trai và con dâu đi làm. Ở xứ nầy mướn một người làm công đâu phải dể, mà giao nhà cho người lạ cũng lo lắng, chưa kể đến việc mướn người ngoài phải mất ít nhứt là hơn ngàn đồng. Có ông bà giử nhà, lo cho cháu thì chắc mẽm hơn. Ông bà nào mà không thương cháu và sự châm sóc chắc chắn phải hơn người ngoài. Cho nên các cập vợ chồng có người lớn ở nhà lại là cha mẹ ruột của mình thì yên tâm đi làm hơn và nếu có cái gì không vừa ý thì bọn trẻ cũng ráng bõ qua mà giử lại cha mẹ già? Trong trường hợp nầy các lão “quản gia” cũng vui vẽ vì còn được gần con, gần cháu. Có ràng buộc đó, nhưng mà vẩn vui.

**Có một số cụ già góa vợ tiếc nuối tuổi xuân. “Hồi nhỏ lo làm ăn, bây giờ phải được hưởng? Con cái lớn hết rồi, đã có nhà có cửa hết rồi, các cụ tìm cách dung dăng dung dẽ, gom góp được một số tiền già.Lâu lâu về Việt-Nam tìm cỏ non. Có cụ gặp ngay mê hồn trận, mê tít thò lò một em mơn mởn đào tơ, em thưa rằng; “em sẳn sàng làm người nâng khăn sửa túi cho chàng”.Thế là cụ tức tốc trở lại Mỷ tuyên bố với các con của cụ là cụ đã tìm được tình yêu thực sự. Các cụ quyết định về quê cưới vợ và ở luôn bên đó. Các cụ yêu cầu các con mổi tháng gởi tiền về cho cụ mỗi đứa vài trăm cho cụ xây dựng “Túp liều lý tưỡng”. Cụ không dám lảnh mấy em đó qua đây, vì mấy cụ biết sẽ bị cho cấm sừng hoặc bị bỏ rơi. Các nàng thì thấy “Ôi! thì cũng được, với cái ông nầy thì

còn sướng cái thân và ăn chắc hơn lấy Đài-Loan, Đại-Hàn”.“Mấy ông còn quờ quạng đuợc bao nhiêu đâu mà sợ, còn xí quách đâu mà lo có con. Cứ mặc! Có hứng tình thì lén đi với mấy anh kép trẻ, đố mấy ông theo bắt được!”.

**Có một số cụ già còn vợ già ở bên nầy đó, nhưng về Việt-Nam bị mê hồn, trở lại Mỷ đòi ly dị vợ già về cưới vợ nhí. Nhà cửa đòi bán để chia của và đem về Việt-Nam vui với vợ trẻ. Sau vài năm chăng gối, tiền anh già sắp cạn, em ra thói bạc tình, hờ hửng và đá đít thẵng thừng. Nhà cửa bên ấy để cho vợ nhí đứng tên. Đành nuốt hận ra đi than trách “Bắt thang lên hỏi Ông Trời, hỏi tiền cho gái có đòi được không?” Thôi thì tan vở hết rồi! Về lại Mỹ thì còn mặt mủi đâu mà về, đành sống bám mấy đứa cháu bên ấy với thân tàn bạc nhược, rồi chết đi trong âm thầm uất hận. Con số người già “mất nết” như nói ở trên, rất may là không nhiều lắm!?

**Nói đến các ông thì như trên, còn cánh các bà thì sao? Ôi! Cũng rất nhiều chuyện nhức đầu. Ở cái xứ Mỷ nầy 65, 66 tuổi mới về hưu, còn chưa tới thì phải còn đi cuốc, có khi tới rồi vẩn còn đi cày. Cái cảnh chồng làm tất bậc trong khi tuổi cũng sắp rụng và có nhiều vấn đề như: do cơ thể yếu vì thức khuya về trể, hoặc sự yếu do nhiều thứ bịnh gây ra. Cho nên cái mục chăn gối thiếu sót hoặc không còn đủ lực “phá công thành” bà khều mà ông vẩn mần thinh. Các bà vào độ tuổi hồi xuân, khều hoài mà ổng vẩn sụi lơ thì đâm ra bứt rứt. Có dịp chẵng hạng như có bà còn đi làm thì kiếm ngay các ban đồng sở mà du hí. Vào thời buổi internet nở rộ, cứ lên E-mail chát, rồi hẹn hò vào các Motel hưởng lạc! Có bà còn muợn cớ về thăm quê nhà kiếm trai nhí bên ấy mà du hí, ông chồng có trời mà biết, cho dù có biết thì cũng đành ôm mối sầu câm. Con cái lớn hết rồi làm rùm beng ra thì không nên!. Nhà cửa đứng chung bán ra thì bị mất tam mất tứ. Đành chịu! Cái chiến tranh lạnh bắt đầu từ đó. Ông xách gói ra ngủ riêng âm thầm đi, âm thầm về như chiếc bóng!

**Trường hợp khác, các bà do vào tuổi hết kinh, do vấn đề thiếu hormone, mỗi lần gần chồng thì bị đau đớn, có người cởi mở thì tâm sự cùng chồng “xin ông stop cái mục nầy cho em nhờ, em thấy đau lắm, không còn thích...nửa!” Có khi bị bà la hối “sao mà lâu quá!” Các bà cắn răng chịu đựng chứ chẵng cãm giác sung sướng là gì! Các ông ngạc nhiên. Sao kỳ vậy cà? Hồi đó mỗi lần “ngắn chiêu” thì bị cho là yếu hoặc lộ vẽ thất vọng hoặc nằm đó…rồi rỉ tai “one moretime please! . Có các bà không còn thích gối chăn nhưng không dám nói vì mặc cãm và kiếm cớ (như ông ngủ

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 25

cựa quậy quá, ông ngáy to quá…) xách gói đi ngủ phòng riêng. Ông chồng ngớ ra “Hồi đó tới giờ sao chịu được, bây giờ lại dỡ trò? Rồi đâm ra nghĩ lung tung “Chắc bã chê mình dở…” và đâm ra quạo quọ vô cớ, đôi lúc tưởng các bà có bồ khác, rồi ghen tuông. Ghen ngầm mới là khổ! Để tránh tình cảnh nầy, có người biết chuyện khuyên nên đi B/S cho thuốc uống hoặc thuốc mỡ thoa làm tăng hormone cho bà xã và các nhà tâm lý khuyên nên đổi cách, dàn cảnh cho tình tứ hơn thì may ra thoát cảnh vợ xách gói đi, bỏ ông chồng già ngủ cù queo một mình. Già rồi, trái trời trở gió có người ấm nồng sẽ sống lâu hơn!? Tôi có anh bạn, nay ảnh qui tiên rồi! Anh bạn có bài thơ già đọc nghe rất đúng với cái cảnh bạn già giống nhau y chang:

Già Ba lăm tuổi lẻ, nhân hai.

Ra đường thấy gái mặt mày sáng ra Về nhà mặt tối như ma.

Soi gương, mới nhớ mình già bạc râu Lai rai tóc rụng xuống cầu.

Xuân tình rỉ rả, lâu lâu một lần. Sáng ra, rụng cả... tay chân!!

Anh bạn còn làm thêm một bài cũng rất hay:

Viagra Bửa nào ổng thiếu Viagra,

Em nằm thao thức, thở ra, một mình. Khều khều, ổng cứ mần thinh.

Em đành ôm gối để tình trôi sông. Lòng em hừng hực than hồng

Gừng già ! Sao ổng chẳng nồng chẳng cay? Trời cao có thấu nỗi này?.

…………………………………………….. Lâm thanh

**Cái thế giới về già ở các nước Tây phương có nhiều nổi đau buồn bằng trăm cách. Với một số người già bị con cái bõ vào trại dưởng lão thì sao? Họ ưu buồn vểnh tai, mở mắt ngóng chờ con cháu đến thăm, từng ngày từng bửa. Họ thèm nghe tiếng trẻ khóc. Họ thèm nghe tiếng nói của các con. Họ thèm nhìn quang cảnh căn nhà mà ngày xưa họ chăm sóc cho từng đứa, lo từng miếng ăn, giấc ngủ cho nó. Nửa đêm thức giấc lén vào phòng đấp chăng cho mỗi đứa. Thèm hát ầu ơ ru cháu ngủ. Thèm nước mắm, canh chua. Họ thèm đủ thứ ở cái mái ấm gia đình mà họ đã tạo dựng nên. Bây giờ họ đờ đẫng với ước muốn đơn sơ là được nhìn lại mặt tụi nhỏ, được sờ làn da, mái tóc của chúng mà chẵng đuợc!

**Vui mừng thay! Có một số người già có tâm huyết với núi sông, còn muốn kéo bọn trẻ trở lại với cội nguồn. Các cụ vào hội nầy, lập hội kia. Các cụ là tấm gương quí báo cho người đi sau, lo toan cho sự tồn vong của xứ sở. Các cụ đấu tranh không mệt mõi. Các cụ tiên phong đi biểu tình, các cụ vận động chống bọn cường quyền sách nhiểu dân trong nước, làm tay sai, bán đất cho giặc Tàu. Các cụ tổ chức các ngày đại lể Dân-Tộc cho hậu duệ biết cội nguồn. Các cụ đã vận động được một lớp trẽ có tâm huyết nối bước cha ông. Một lớp trẻ mới năng động, có kiến thức đã hình thành trong mấy năm gần đây cho chúng ta thấy đó là công sức giống như mấy “Ông già Ba-Tri” ở Nam bộ, như các bô lảo thời nhà Trần trong ‘Hội Nghị Diên Hồng” trước đây. Tương lai đất nước sẽ được thoát ra cảnh ngộ như ngày nay. Hoan hô các cụ! Hoan hô tuổi trẻ nhiệt huyết đấu tranh cho một đất nước Việt-Nam dân chủ và thịnh vượng trong tương lai rất gần! Trên đây tôi đã lan man về hai cái nhìn: rất tiêu cực và tích cực, còn cái nhìn trong sáng và có tính cách khoa học hơn trong sự nhận thức tuổi già và sống trong tuổi già thì sao? Già là một diển biến đương nhiên của kiếp người, là sự thoái hóa, là sự hao mòn, là sự đào thải tự nhiên của luật tạo hóa. Con rắn có lột da để sống để lớn nhưng nó cũng phải chết. Chúng ta phải chấp nhận tuổi già lù lù tới và ráng sống sao cho hết kiếp sống già còn lại trong thích nghi với mọi hoàn cảnh thì may ra cuộc sống già không đến đổi buồn. Sống tốt, sống xấu là do thái độ của chúng ta trong mọi nhận thức để sống. *Sau đây tôi xin trích dẩn tài liệu về một hội nghị, khảo sát qua việc thăm dò ý kiến của 1507 người tuổi từ 18 tới 61 về tuổi già. Trong phần tổng kết qua khảo sát và đề nghị của các chuyên gia trong Hội-Tâm-Lý- Học ở Úc năm 2004 như sau: -Nâng niu gìn giữ cái mình đang có, không ghen tuông đố kỵ với người khác -Nếu thấy có điều không vừa ý thì thay đổi chúng đi không thay đổi được thì sống chung hoà bình với chúng. -Giận dữ, chỉ trích, nhục mạ bản thân và tha nhân rất có hại cho sức khỏe. -Đã quyết định làm việc gì thì nên làm ngay. -Năng vận động cơ thể đều đặng mỗi ngày để duy trì sức mạnh thể xác, tránh đau xương nhức khớp, mất thăng bằng cơ thể. -Duy trì dinh dưỡng cân bằng, đa dạng các loại thực phẩm và tiêu thụ vừa đủ với nhu cầu cơ thể. Giảm thiểu chất béo, muối, đường, rượu. -Thường xuyên tham dự vào các hoạt động có tính cách kích thích trí óc như cờ tướng, ô chử, domino, đọc báo.

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 26

-Khám sức khỏe tổng quát theo định kỳ, tìm hiểu về các bịnh tật, dùng thuốc đúng cách chỉ dẩn. -Duy trì liên lạc với mọi người để chia sẽ vui buồn, tránh lẽ loi, cô đơn. Nếu sức khỏe tốt nên tham gia vào các sinh hoạt hội đoàn, thiện nguyện cộng đồng. -Giãm thiểu những căng thẳng, những nổi buồn không tên thường ngày bằng cách nói thẵng những cảm nghĩ của mình “Quẳng gánh lo đi và vui sống” với cái gì mình có. Douglas Mc Atthur một danh tướng của Quân đội Hoa Kỳ đã nói “Chúng ta già không phải vì chúng ta sống qua một số năm tháng mà già vì trốn bỏ lý tưởng. Năm tháng làm da ta nhăn nhúm; chối bỏ lý tưởng làm nhâu nát tâm hồn. Lo âu, sợ hãi, thất vọng là kẻ thù nó dìm ta xuống đất đen và biến đổi ta thành cát bụi trước khi ta chết” Sau cùng tôi xin gởi đến các bạn già cùng các bà vợ già giống như tôi bài thơ cho phần đoạn kết với cái mong ước thật mộc mạc và thật đơn sơ trong cơn ấm lạnh của tuổi xế chiều nơi đất khách, quê người là “cùng dìu nhau, lo lắng cho nhau trong đoạn đường còn lại của tuổi chiều, hảy nhớ một thời qua kỹ niệm, hảy trân quí nghĩa vợ, tình chồng, tự kiềm chế bản năng xấu để chúng ta cùng bước về phía trước, chắc cũng chẵng còn bao lâu nửa phải xa nhau để về với lòng đất miên viển!”

MÌNH ƠI!

Mình ơi! Nắng đã nghiêng chiều Đời qua trăm nẻo-rụng nhiều tóc xanh

Mòn vai gánh nặng gian truân Mênh mông ghềnh thác mõi mòn đôi chân

Nhớ xa rồi lại nhớ gần Ráng đi mình nhé! chia phần nhân gian

Tóc mình giờ đã pha sương Đầu tôi muối trắng, trán nhăn trăm bề

Xứ người còn lắm nhiêu khê Mình, tôi còn phải đê mê nhọc nhằn

Trễ tràng, nửa mảnh chiếu chăn Bởi cơm áo, bởi nợ nần quanh năm

Quê nhà mờ nhạt xa xâm Dỗ nhau mấy khúc từ tâm ngọn nguồn

Rằng mai, rằng mốt về thăm Dắt nhau tìm lại chút hương quê mình

Qua đồng nhìn ruộng mênh mông Leo ngang cầu khỉ ngắm dòng sông trôi

Về giồng mờ cát, gió bay Ăn bông bí luột, củ khoai nướng lùi

Về vườn cây trái xanh tươi Nghe thơm hương bưởi, hương cao ngọt ngào

Đêm mưa nghe ngọn gió lùa Giọt rơi bẹ chuối sau hè đê mê

Cái thương, cái nhớ đất quê

Mình ơi! mình hẹn nhau về nay mai?

Huỳnh Tâm Hoài Sacramento mùa xuân năm 2009

TÌM LẠI MÙA XUÂN Trời Ca Li Đông về nhưng vẫn âm. Phố Bolsa rộn rã tiếng vui cười. Đường phố đẹp nắng hồng tươi buỗi sáng. Nhưng cõi lòng ta lạnh lẽo chơi vơi! Về phương Nam đón hương quê tình tự. Nhưng mưa buồn Mesa cũng quạnh hiu. Ta dõi mắt như loài chim định hướng. Tìm ngỏ về sao cách trở cheo leo! Nghe bên ấy bây giờ đang mùa Tết. Phố đông người, đường xá rộn niềm vui Em tôi đã say sưa cùng nắng mới? Hay vẫn cô đơn buồn tũi ngậm ngùi? Nhớ thuở ấy ta mười lăm, mười sáu Sống thật vui ngày hai buỗi đến trường Chiều tan học đi về chung lối nhỏ Chỉ mĩm cười mà trộm nhớ thầm thương. Cũng đến lúc trái tình kia đã chín. Nắm tay em ta bỡ ngỡ trao lời Ghế công viên vòng tay vào mộng mị. Cả khung trời chìm đáy mắt em tôi. Rồi bỗng chốc nguồn yêu xưa vụn vỡ. Người bên trời, kẻ sống kiếp nổi trôi Bao năm rồi gữi yêu thương nhung nhớ Đã qua nhanh như một giấc ngủ vùi. Bên trời củ người xưa giờ vẫn đẹp Dáng thu xưa còn lộng lẫy mỹ miều. Đêm nay pháo giao thừa đang nổ rộ Biết đâu tìm mùa xuân củ tôi yêu.

NHAT PHONG

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 27

Veà Traø Vinh Bút ký Huỳnh Công Ân

Giấc mơ hồi hương

"Bay về Bạc Liêu, con sáo bay theo phương người "Bay về Trà Vinh, con sáo bay theo đời tôi" (Điệu buồn phương nam-Vũ Đức Sao Biển)

Mỗi lần nghe hai câu hát trên trong lúc ngồi trong phòng khách, tôi nhìn qua khung cửa sổ thấy bên ngoài tuyết rơi thì lòng tôi lâng lâng tưởng nhớ đến miền đất cô liêu Trà Vinh, nơi mà mình đã trải qua những năm tháng của tuổi thanh xuân với cái nghề được ca ngợi là " kỹ sư tâm hồn". Và tôi nhủ lòng nhất định mình phải trở về Trà Vinh dù hiện tại đang ở cách xa nơi đó hơn nửa vòng trái đất .

Mùa Xuân năm 2008, tôi đã thực hiện giấc mơ hồi hương: về Trà Vinh . Trong chuyến đi về Việt Nam đầu tiên sau hai mươi mấy năm sống tạm dung ở xứ người, tôi cảm thấy mình lạc lỏng trên chính quê hương của mình ở những nơi chốn mình đi qua . Nhất là tại Sài Gòn, thủ đô của miền Nam mà nay đã đổi thành một cái tên dài thòng, không giống ai . Sài Gòn là nơi tôi lớn lên, vui chơi, học hành, đổ đạt . Sài Gòn là nơi ghi dấu những kỷ niệm của thời tuổi trẻ khi còn là học sinh, sinh viên với những mối tình học trò vụng dại nhưng thơ mộng và lãng mạn . Sài Gòn còn là nơi hằn trong ký ức tôi những biến động đầu thập niên 60 mà với nhiệt huyết của tuổi thanh niên, tôi bị lôi cuốn vào những cuộc xuống đường, biểu tình, bãi khoá chống chính quyền mà sau này tôi mới biết là do những bàn tay đen tối giựt dây. Nhưng đối với tôi, Sài Gòn ngày xưa xứng đáng với danh hiệu hòn ngọc Viễn Đông với vẻ lịch sự và nét quý phái của nó. Không như Sài Gòn bây giờ, hỗn tạp, dung tục, lố lăng, ô nhiểm với những nhà cửa xây dựng bừa bãi, đường phố bị ngăn chặn khắp nơi, sông rạch cạn nước đen ngòm, hôi thúi, xe gắn máy chạy lộn xộn va..ngươi` đông đảo, lố nhố đầu đường, cuối hẻm. Trong những ngày ở lại Sài Gòn, mỗi lần ngồi sau lưng các cậu em vợ trên xe gắn máy, tim tôi như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực khi thấy mấy cậu em đang làm trò xiệc lách, lạn trong rừng xe cộ. Còn mỗi lần đi bộ trên lề đường thì tôi bị người ta xô đẩy, giành bước. Bởi vậy, tôi muốn rời thành phố hỗn độn này để đi thăm các nơi khác, nhất là Trà Vinh, nơi mà tôi đã trải qua bốn năm đầu của cuộc đời thầy giáo .

Đường quê hương sao khuất mặt quê hương Không như trước 75, nếu muốn đi Miền Tây,

người ta phải vô bến xe lục tỉnh để đi xe đò (tôi còn nhớ ngày xưa tôi thường đáp chiếc xe thơ Phước

Thuận, chuyến xe tài nhứt đi Trà Vinh vào sáng sớm), bây giờ tôi chỉ cần điện thoại cho một công ty xe khách thì họ cho xe nhỏ (gọi là xe trung chuyển) đến tận khách sạn đón vợ chồng tôi và cô em vợ đưa đến văn phòng công ty. Ở đó, họ tập hợp hành khách đến từ các nơi để lên xe khác đi Trà Vinh.

Rời văn phòng công ty xe khách, khi bước lên chiếc xe 15 chỗ hiệu Mecedes cũ kỹ, bà xã tôi nói với tôi rằng bà e ngại "con trâu già" này không đưa nỗi chúng tôi đến Trà Vinh. Đúng như tiên đoán của vợ tôi, khi xe vừa qua khỏi An Lạc thì bị chết máy, tài xế và anh lơ loay hoay mãi mà không làm xe nổ máy lại được. Họ đành gọi điện thoại về công ty xin xe khác. Dù bực mình vì phải đội nắng hơn một giờ đồng hồ,

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 28

chúng tôi thấy hài lòng khi được chuyển qua một xe bus lớn mà mười mấy hành khách chúng tôi ngồi thoải mái .

32 năm sau khi chiến tranh kết thúc, con đường quốc lộ 4 nay được gọi là quốc lộ 1A được nới rộng hơn, tráng nhựa láng hơn, xe cộ di chuyển đông hơn, nhưng tôi lấy làm thất vọng vì cảnh trí hai bên đường .

Ngày trước, khi xe qua khỏi cầu Bến Lức, tôi thấy hai bên đường, khung cảnh đồng quê với những cánh đồng bát ngát chạy đến tận chân trời, làm cho đôi mắt của tôi thấy thoải mái vì đã thoát khỏi sự giới hạn tầm mắt khi ở trong thành phố Sài Gòn. Ngày nay, suốt quốc lộ 4 cũ, nhà cửa liên tiếp nhau chạy dài hai bên đường. Không còn cảnh đồng ruộng tươi mát trước mắt như xưa, thành ra cái thú ngắm quang cảnh hai bên đường khi đi xe đò của tôi không còn nữa .

Những thị trấn quen thuộc bên đường như Tân An, Bến Tranh, Trung Lương, Cai Lậy ...mà ngày trước tôi đã đi qua không biết bao nhiêu lần trong những chuyến đi, về Sài Gòn - Trà Vinh trong những năm cuối của thập niên 60, bây giờ không gợi nhớ chút gì trong tôi hình ảnh những phố thị nhỏ xinh xắn chơ vơ giữa thảm ruộng xanh bát ngát xung quanh, hình ảnh đặc thù, thân thương của đồng quê miền Nam, dù lúc đó còn trong hoàn cảnh chiến tranh .

Dù cây cầu mới xây dựng tại Mỹ Thuận làm chuyến đi về Trà Vinh được rút ngắn, nhưng tôi thấy mất cái thú ngồi trên chiếc bắc , nhìn xuống mặt nước Tiền Giang để thấy những dề lục bình trôi man mác về nơi vô định làm lòng mình thắm thía với bài vọng cổ của Út Trà Ôn trong vỡ cải lương Tuyệt Tình Ca. Tôi càng thấy tiếc nuối hơn khi xe chạy ngang xã Trường An mà không thấy cái nhà lồng chợ Trường An, đối diện nơi ngày xưa đơn vị tôi tập trung bên quốc lộ để chờ trực thăng đến bốc đi thảy vào mặt trận. Lúc đó, tôi ngồi bên này đường nhìn qua ngôi chợ bên kia đường mà lòng tôi lan man thương xót cho thân phận long đong của cô gái Vĩnh Long có tên Lê Thị Trường An trong tuồng cải lương nói trên.

Khi xe đi ngang thị xã Vĩnh Long, nơi kỷ niệm thời quân ngũ của mình, tôi không thấy một xúc cảm nào ở nơi chốn mà mình từng trải qua một cuộc sống hào hùng, ngang tàng của một người lính tác chiến sau những ngày hành quân đối diện tử thần. Tôi càng thất vọng khi xe chạy đến ngả tư Long Hồ, nhìn quanh quất không thấy dấu vết gì còn sót lại của bộ chỉ huy trung đoàn 16, sư đoàn 9 bộ binh, nơi mà 40 năm trước, tôi là chuẩn uý mới ra trường đến trình diện đơn vị để chờ phân phối ra tiểu đoàn. Ngả tư Long Hồ cũng là nơi mà tôi đã gặp một đoá hoa đồng nội biết nói để trải qua một cuộc tình sóng gió khi hai người ở hai chiến tuyến khác nhau .

Liên tỉnh lộ 7A nối liền Vĩnh Long và Trà Vinh ngày nay không còn bi đào phá, đấp mô như thời chiến tranh nhưng trên mặt con đường chỉ dài 60 km, tôi đếm thấy khoảng 40 dấu vết còn lưu lại bằng vôi trắng của các tai nạn lưu thông xảy ra không lâu , như vậy trung bình cứ 1,5 km là có một tai nạn . Điều này cho thấy lưu thông trên các con đường ở Việt Nam rất nguy hiểm vì ý thức tôn trọng luật lưu thông của các người lái xe rất thấp .

Đoạn cuối của cuộc hành trình dài gần 200 km trở về nơi chốn kỷ niệm đầu đời dạy học của tôi cũng chỉ đem lại cảm giác ngỡ ngàng, xa lạ. Người bạn đồng nghiệp thân thiết của tôi, anh Huỳnh Đạt Bửu, ngày xưa trong một chuyến đi từ Sài Gòn về Trà Vinh với tôi trên con đường này, nhìn cảnh tàn phá của quê hương trong thời chiến tranh đã viết bốn câu thơ diễn tả cảm xúc của mình: Đường chúng mình đi mang nhiều chiến tích Mưa đầu mùa làm loang lỗ vết thương Chiếc xe già đọng mưa làm nước mắt Đường quê hương sao khuất mặt quê hương

Bây giờ con đường không còn vết tích chiến tranh nhưng không mang hình ảnh quê hương thân thương nữa . Tôi trở thành người khách xa lạ trên quê hương của chính mình .

Trà Vinh rợp bóng cây xanh

Trà Vinh tha thướt dưới hàng me Áo trắng trinh nguyên vẻ rụt rè Bóng nhỏ chân chim xào xạc lá Tiếng hát sơn ca ríu rít về (Tám nẽo Trà Vinh - Huỳnh Công Ân)

Bốn câu thơ trên tôi đã viết để mô tả con đường hàng me trong giờ tan trường mà những tà áo trắng của các nữ sinh hai trường công lập Vĩnh Bình và bán công Trần Trung Tiên đã tô điểm thêm vẻ đẹp của con đường thơ mộng và nhiều bóng mát nhất của thị xã Trà Vinh . Nỗi thất vọng về quang cảnh quê hương trong suốt cuộc hành trình chợt tan biến khi xe vào thị xã Trà Vinh vì ở đây cây xanh vẫn còn nguyên

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 29

vẹn để giữ vẻ cô liêu quyến rũ của một thị trấn heo hút, tận cùng. Đúng như lời một người bạn dạy cùng bộ môn toán, anh Tài "già" đã khen thành phố Trà Vinh vẫn còn giữ được vẻ đẹp thiên nhiên với hai hàng cây xanh trên đường phố tạo bóng mát cho khách bộ hành, không như đa số các thành phố khác, cây cối đã bị đốn bỏ để xây dựng nhà cao tầng làm thành phố càng nóng bức.

Xe đổ chúng tôi xuống khách sạn Trà Vinh Palace. Tôi đã nhờ anh Huỳnh Bá Lạc, người bạn đồng nghiệp cùng khoá điện thoại giữ phòng trước cho chúng tôi. Tôi nghe nói chủ nhân khách sạn này là một học sinh cũ của trường công lập Vĩnh Bình. Khách sạn này có dáng dấp một biệt thự với một sân tuy không lớn nhưng trồng hoa rất đẹp, chung quanh là tường cao bao bọc . Trà Vinh thắm thiết tình bằng hữu

Sau khi nhận phòng, tắm rửa xong thì Lạc đến gặp chúng tôi và đưa về nhà anh .Ở đó đã có Huỳnh Đạt Bửu và Từ Phán ngồi chờ. Anh chị Lạc đã chuẩn bị một buổi tiệc thịnh soạn đón tiếp chúng tôi . Hôm nay là ngày mồng ba tết nên nhà Lạc vẫn còn không khí Xuân với một cây mai lớn trồng trong một cái chậu giữa nhà. Gần 40 năm, bốn thầy giáo già mới gặp lại nhau nên có biế t bao chuyện để hàn huyên.

Huỳnh Đạt Bửu là người sinh trưởng tại Trà Vinh, Huỳnh Bá Lạc, người Sài Gòn nhận quê vợ là quê mình, Từ Phán , người miền Trung nhận quê bạn là quê mình, còn tôi thì đây là quê ngoại. Vậy có thể nói bốn chúng tôi vừa là bạn vừa là đồng hương. Bửu, Lạc và Phán không giấu được nỗi vui mừng khi đón người bạn tha hương trở về thăm bạn bè nơi quê cũ.

Huỳnh Bá Lạc và Huỳnh Công Ân

Sáng hôm sau, chúng tôi lại họp mặt ăn sáng tại nhà Huỳnh Đạt Bửu. Trong hai mươi mấy năm ở nước ngoài, tôi chỉ có một lần nhận được thư của Bửu kể những nỗi khó khăn của anh và những người bạn cũ còn ở lại quê nhà. Câu chuyện hơn hai mươi năm

sau ngày miền Nam đổi chủ, anh mới có dịp mang lại đôi giày nhân dịp đám cưới của con gái làm tôi không cầm được nước mắt. Nhưng nay, các con anh làm ăn khá giả nên giúp anh chị Bửu xây được một căn nhà khang trang như một biệt thự, chung quanh có vườn cây, ở ngoại ô của thị xã. Tôi rất vui mừng cho bạn mình đã thoát khỏi sự khó khăn trong cuộc sống. Có một số học trò cũ đến chúc tết thầy Bửu trong đó có vợ chồng Đức và Nguyệt Viên từ Mỹ về, Nguyễn Hồng Vân từ Trà Ôn đến..Tôi đã gặp Đức và Viên ở Cali, riêng về Vân, nghe nói cậu ta làm ăn trong ngành phân bón rất khấm khá.

Trà Vinh nồng ấm nghĩa thầy trò

Vân, Đức và Nguyệt Viên cho tôi biết trưa hôm nay có một buổi tiệc họp mặt cựu học sinh lớp 11B2 niên khoá 1966-1967 của trường công lập Vĩnh Bình tại nhà hàng một học trò cũ của tôi là Giang Minh Châu . Họ mời các thầy đến tham dự. Bửu và Lạc là người địa phương có một ít vướng mắc với một vài học trò cũ nay làm việc trong chính quyền địa phương nên không muốn tham dự. Riêng tôi nghĩ mình là "kẻ ở miền xa" nên nhận lời. Vì thế sau khi từ giả Bửu và Lạc, tôi đưa bà xã và cô em vợ ra chợ Trà Vinh để họ đi phố, còn tôi gọi xe ôm đến nhà hàng của Giang Minh Châu.

Đến nơi, tôi thấy có độ vài chục người, đa số đều lớn tuổi với những mái tóc hoa râm, ngồi hai bên một dãy bàn được kê dài sát nhau ở bao lơn của nhà hàng. Ngoài Đức, Viên , Nguyễn Hồng Vân và Trần Tuấn Kiệt về từ Đức (tôi đã gặp ở Sài Gòn trước đó) không ai nhận ra tôi. Đức muốn dành sự ngạc nhiên cho các bạn học cũ của mình nên đố họ đoán xem tôi là ai. Tôi nghĩ mọi người chắc đều cố moi trong ký ức coi đây là một người bạn học cũ năm nào của họ. Hơn 40 năm đã qua, tuổi tác thầy trò lại không chênh lệch bao nhiêu nên tôi và họ trông cũng trạc như nhau nếu không nói là tôi có vẻ trẻ hơn vì được tủ lạnh Canada ướp kỷ. Mọi người vẫn ngơ ngác không biết tôi là ai. Đức bật mí: "Thầy Huỳnh Công Ân dạy toán lớp mình đó". Mọi người đồng thanh kêu ồ lên một tiếng. Rồi thì mỗi người đều hỏi tôi có nhận ra và nhớ tên của họ

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 30

không ? Tôi quan sát từng người, cố gắng mường tượng lại những gương mặt tuổi học trò 16, 17 ngày xưa qua những gương mặt xấp xỉ lục tuần hiện nay của họ. Nhưng ngoại trừ Thạch Thanh Phú, người học trò gốc Ấn dễ nhận diện, tôi không nhận ra được ai. Thời gian thắm thoát trôi qua nhanh thật. Mới ngày nào tôi là một thầy giáo trẻ mới ra trường, vừa tròn 21 tuổi, các học trò của tôi còn đang độ tuổi mộng mơ, cả một tương lai chờ đón chúng tôi . Nhưng giờ đây, tôi nghĩ thấy cuộc đời quá ngắn ngủi. Thầy trò chúng tôi nay là những ông bà già. Còn gặp lại nhau, tay bắt mặt mừng là điều hạnh phúc. Biết còn có dịp khác hay không?

Đức nói với tôi để cậu đến nhà Huỳnh Văn Giàu kêu đến gặp tôi. Giàu là học trò cũng là em họ của tôi . Ngày trước, tôi ở nhà của Giàu để đi dạy học. Sáng nào tôi cũng chở Giàu bằng xe Honda đến tiệm nước Vĩnh Lạc ăn hủ tíu, uống cà phê rồi đến trường, tôi vào lớp để dạy, Giàu vào lớp để học .

Khi hai người đến nhà hàng, Đức chỉ tôi hỏi Giàu biết ai đây không. Giàu nhìn tôi ngơ ngác một hồi lâu mới kêu lên: anh Hai.

Hỳnh Công Ân, Văn Tường và học trò cũ

Một lát sau có anh Văn Tường, cựu hiệu trưởng trường trung học bán công Trần Trung Tiên, hiện là Hội trưởng Hội Ái Hữu Trà Vinh ở hải ngoại từ Mỹ về đến tham dư..

Tôi phải cụng ly với từng người học trò cũ nên khi di đủ giáp vòng thì đã thắm say. Say rượu hay say tình nghĩa thầy trò ? Qua ngày hôm sau thì tôi bị tắt tiếng luôn cho đến ngày lên máy bay trở lại Canada Còn một chút gì để nhớ để thương

Chiều hôm đó, Giàu lấy hai chiếc xe gắn máy, cậu ta chở tôi, còn cô em vợ tôi chở bà xã tôi, Giàu hướng dẫn chúmg tôi đi một vòng thăm viếng thị xã Trà Vinh. Tôi có đến trường trung học công lập Vĩnh Bình cũ, nay đã mang một cái tên xa lạ. Ngôi trường thân yêu ngày xưa nay đã xuống cấp từ hình thức đến nội dung. Những dãy lầu A,B,C vẫn còn đó trơ gan

cùng tuế nguyệt nhưng nay có vẻ điêu tàn. Trường gồm cả đệ nhứt cấp và đệ nhị cấp nay tụt xuống thành trường "phổ thông cơ sở" (tức là đệ nhứt cấp).

“Tạo hoá gây chi cuộc hí trường Đến nay thắm thoát mấy tinh sương”

(Thăng Long Thành Hoài Cổ - Bà Huyện Thanh Quan)

Dù ngậm ngùi trước sự đổi thay của ngôi trường cũ, tôi cũng nhờ Giàu bấm cho mấy pô hình tôi đứng trước cổng trường .

Trước cổng trường xưa

Sau đó Giàu đưa chúng tôi đi viếng hai cảnh chùa; chùa Lưỡng Xuyên tượng trưng cho Phật Giáo đại thừa của người Việt và Việt gốc Hoa và chùa Hang đại diện cho Phật Giáo tiểu thừa của người Việt gốc Miên .

Buổi tối, tôi mời Bửu, vợ chồng Lạc đến trước sân nhà của Giàu, nơi đó tôi có đặt một bữa tiệc mang đến từ một nhà hàng bên cạnh để từ giả các bạn. Vì "nhằm giờ xổ số" nên Từ Phán, chủ một đại lý vé số ở chợ Trà Vinh không đến được .

Sáng hôm sau, ngồi trên xe đò đi Cần Thơ, tôi miên man nghĩ đến hai ngày ngắn ngủi bên cạnh bạn bè và học trò cũ ở Trà Vinh .Chuyến về quê hương của mình vẫn còn tìm được một niềm an ủi ở vùng đất cô liêu với cảnh cũ, tình xưa .Và đó cũng là những gì tôi sẽ đem theo mình khi trở về xứ lạnh Canada như là những kỷ niệm đẹp nhứt ở buổi hoàng hôn của cuộc đời .

Montreal, Canada, cuối thu 2008

Huỳnh Công Ân

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 31

Chuyeän Queâ Goùp Nhaët Theo sự tán đồng của một số đồng hương, kể từ Đặc San thứ 9, BBC chúng tôi sẽ gom tất cả các tạp văn ngăn ngắn của nhiều người viết khác nhau vào chung một mục, tạm gọi là “Chuyện Quê”. Những bài nào dài quá 3 trang sẽ được xếp rời ở trang khác. Hy vọng đây cũng là một nơi gởi gấm chút tâm tình của một số đồng hương, kể cho nhau nghe những chuyện quê nhà để nhớ lại một vùng trời thân yêu, một thời an lạc đã xa. Vì đây là chuyện kể, xin quí vị đọc giả miễn chấp cho về mặt văn chương hay nghệ thuật. Sau đây là vài “Chuyện Quê” của năm nay:

Ban Báo Chí

Cá Kèo Để đợi cơm chiều, vài người ở trần bận quần

xà lõn ngồi trên giường tre cùng nhau đưa cay bằng dĩa khô cá kèo nướng. Loại khô muối lạt lạt, phơi dốt dốt vừa một hai nắng, đem nướng thấy nó tươm mỡ mướt rượt bắt thèm. Hay là bắt mấy con cá kèo tươi nhảy soi sói rồi lấy cọng lạt dừa lụi từ trên miệng xuống giữ cho nó thẳng, để khi nướng chín hông bị gãy, đem cập gắp nướng than hồng hay nướng rượu đế, xoay qua xoay lại, nó cũng tươm mỡ nhễu xèo xèo, nhìn thấy đố ai mà hổng muốn “vô” một chút cho ấm lòng. Đó là vài cách ăn uống bình dân của những con người bình dị ở quê tui.

Cá kèo? Thuở giờ có ai siêng mà nói tới nó. Nó thấp kém và bị chê là “hạng cá kèo” trong nhiều trường hợp.Vậy mà sau này, nhờ cuộc cách mạng toàn diện biến quỉ thành người, người thành quỉ, bo bo thành cao lương, đuôn dế cào cào châu chấu thành

mỹ vị, thì bà con nghĩ coi, con cá kèo của quê tui cũng có giá lắm chớ? Nhứt là khi cần đi xóa đói làm giàu trong quán ăn, người ta cứ nhắc tới “Cá kèo kho gợt”.

Vậy nên tui cần phải đem con cá kèo quê mùa đi đọ sức với dế cao cào mới được. Đại khái có mấy chuyện lặt vặt như sau đây. Trước hết là:

1. Cá Kèo sống ở đâu: Nhiều người cứ tưởng ở vùng Bạc Liêu Cà Mau mới có cá kèo. Thiệt sự thì cá kèo sống trong vùng đất liền nước lợ dọc bờ biển Nam Phần VN, nên Trà Vinh cũng là xứ của cá kèo. Bà con tui đôi khi gọi nó là cá bóng kèo. Bởi vì thấy nó sống chung hòa bình với các loại cá bóng khác như: bóng cát, bóng sao, bóng dừa, bóng trứng. Chúng sống trong vùng phù sa non quanh đám dừa nước, gốc đước, buôi tràm, vũng nước, thửa ruộng ven sông v.v…, nhưng đông nhứt là trong mấy cái trãng cạn, trong láng nước vắng vẻ ít cây cối. Chỗ nào bùn cứng và đầy rể cây thì nó né xa. Nó thích phù sa mỡ gà, mềm uồi, cho dễ đào hang, và dường như nó cũng ăn luôn lớp phù sa mịn và bổ như kem hay bột sắn này được lắng lọc nhiều lần qua mấy ngàn cây số đường trường của nước sông Cữu Long ngọt lịm. Cứ lội xuống cái láng mênh mông, khi nước đứng trong veo, sẽ thấy rỏ mồn một nó ùa nhau chạy lẹ như tên, đen nước, để lại từng sợi bùn phía sau như máy bay phản lực phun khói. Nhưng bước chân mình đặt tới đâu thì chúng biến mất tới đó. Chúng chui hang rất nhanh. Nhìn kỹ sẽ thấy muôn ngàn cái lỗ nhỏ bằng ngón tay. Muốn bắt phải có tay nghề khá vững, phải biết thụt hang chận ngách và lanh tay. Lạ một cái là trong bầy cả ngàn con như vậy, con nào cũng bằng con nấy, hổng biết chúng nó được sanh ra ở vùng giao trời giáp nước nào mà khi nó vô đất liền định cư thì y như là chung một mẹ cùng một lứa. Còn điều nữa là, trong khi các loại cá bóng trứng, bóng cát, bóng dừa đều có trứng thì đố ai nhìn thấy trứng cá kèo ra sao. Bù lại cá kèo có bộ đồ lòng với cái gan vàng lườm, khỏi chê. Chúng di chuyển lên đất dường như vào đầu mùa mưa, cho tới lúc mùa rong thì đã thấy hằng hà sa số.

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 32

Chắc có vị thắc mắc tại sao kêu nó là cá kèo, bộ nó giống cây kèo nhà? Hổng phải vậy đâu. Cột, kèo, đòn giông, đòn tay, rui, mè trong cái sườn nhà hổng có cái nào nói lên hình dáng con cá kèo hết. Chỉ có con sẻ là giống y chang. Con sẻ là cái cây tròn lớn hơn ngón tay, dài hơn gang để khóa đầu cột với đầu kèo với nhau. Bởi vậy, hổng có con cá nào có hinh hài gọn hơ, trụi lũi, trơn lùi, hiền hậu như con cá kèo. Kỳ, vi, mang, vảy của nó rất mịn rất mềm, muốn chụp nó đầu nào hay muốn hốt cách nào cũng hông sợ đâm tay.

2. Bắt cá kèo: Bắt cá kèo bằng tay thì thiệt là trần thân. Vì đất mềm quá, thụt ngón tay vô hang thì bị mất cảm giác, thấy chỗ nào cũng là hang, ngón tay đi ngọt sớt cả thước mà chưa đụng nó. Cho nên cách bắt thông thường là đặt lọp hay chà-ngôm đón khe nước từ đám rừng dừa nước, từ trên ruông hay trãng chảy ra, lúc trời mưa hay nước ròng. Ngày giở nhiều lần, dư ăn, dư bán. Nhưng có lối bắt cá kèo qui mô nhứt là đặt nò. Nò dùng để bắt nhiều loại cá, nhưng khi tép bạc và cá kèo chạy thì cái nò bị tràn ngập bởi hai thứ này.

Đất rừng vùng duyên hải quê tui như nằm trong lưới sông rạch do những nhánh sông từ Cổ Chiên, Hậu Giang đổ vô, phân ra không biết là bao nhiêu rạch, ngòi, xẻo và kinh đào đan nhau chằng chịt. Như giữa sông cái Cổ Chiên mênh mông, rộng đôi ba cây số, người ta đóng đáy giăng hàng ngang từng 5, 7 miệng, rồi tới hàng khác rải dài ra tới biển. Đáy ở biển gọi là đáy hàng khơi. Đóng dáy chỉ cần hai cột chánh. Miệng đáy và bọng đáy đều làm bằng lưới. Nò thì ngược lại, tất cả làm bằng cây. Trong các rạch nhỏ, người ta thấy toàn là nò. Còn cái vó thì có vẽ bắt mắt với khách bàng quan, đi du lịch, thích chụp hình, làm cảnh, nhưng nó hấu như vô tích sự ở đây. Cái vó thích hợp cho dòng chảy lờ đờ, lâu lâu kéo lên được chút ít cá tôm. Đặt nò, công phu hơn, nhưng cũng dễ ăn hơn.

3. Nò là gì? Trong rạch rộng chừng 10 thước trở lên người ta có thể đóng giàn nò. Tùy chỗ có mương xẻo nhiều hay ít mà đóng nò, có khi 5, 7 trăm thước hay cả cây số có một cái. Nò có 2 phần chánh: miệng nò hình chữ V, hướng vìa phía thượng lưu để hứng cá. Nhưng chính yếu là số lượng cá tôm từ mương xẻo trút ra ở từng đoạn song. Miệng nò không thể bít hết sông, phải nép một bên, chừa khoảng trống cho ghe xuồng người khác qua lại. Cái nò chính có hình ống bự cỡ 2 ôm và cao đôi ba thước, bện bằng tre cật, như bộ giạc giường cuốn tròn. Dọc theo chiều dài là hom. Một cái nò có thể chứa đôi ba giạ cá, tép. Tùy con nước, người ta

cần ngủ giữ hay không. Phía trên nò có sàn nò và cái chòi đục mưa. Cũng như tép bạc, mùa cá kèo chạy là mùa mưa. Bình thường mùa khô mấy cái nò chỉ hứng được cá tạp như cá đối, cá ngác, cá út, cá lăng, cá bóng, cá xạo, cá mao, cua, lịch, tép và một ít cá kèo. Còn tép hay cá kèo chạy là gì? Hầu hết người làm nò thường có một lãnh địa nho nhỏ: vạt rừng, thửa ruộng, miếng láng, v.v.nằm phía trên miệng nò. Vào mùa mưa người ta đóng bao ngạn để giữ nước và cá tôm lại trong đó. Dân quê tui kêu đó là đập. Đó cách nuôi tôm, nuôi cá nương theo môi trường thiên nhiên. Thỉnh thoảng có mưa lớn, người ta xả nước từ từ, dùng cha-ngôm bắt số lượng nhỏ, bán lai rai. Rồi tới cuối mùa rong, cá tới lứa, đợi khi có mưa lớn thì coi như tổng càng quét. Bờ bao ngạn được phá ra, nước tuôn ào ào ra rạch mang từng luồng cá kèo ra theo. Bà con tui kêu là “chắt đập” Cả gia đình phải tham chiến. Ghe lớn ghe con được trưng dụng. Một dịp có thêm chút tiền.Rồi lâu lâu chắt đập lần nữa.

4. Biến chế thức ăn:

Cá kèo làm được nhiều món ăn lắm. Đơn giản nhứt là đem nướng như đã nói ở trên. Dân chợ có vỉ sắt đặt cá lên nướng. Ở quê, suốt ngày có bếp lửa của chão cháo heo hay kháp rượu, chỉ cần cái nhánh tre tươi chẻ đôi, bắt cá kèo lụi lạt cà-bắp đem cặp gấp nướng than. Đặc biệt hông có ai làm mắm cá kèo bao giờ. Cách nấu thì nhờ thịt hông xương và rất ngọt nên có vô số cách, tùy ý từng người. Hoặc nấu canh bí, canh bầu. Hoặc nấu canh rau tập tàng bỏ vô sả ớt và nêm mắm mà đồng bào Khmer của tui kêu là canh xim-lo. Hoặc kho mắm ăn và rau hay nấu nước lèo bún. Bà con thiệt thà lắm, thường chỉ biết nước lèo bún nấu bằng cá lóc, nếu dì nào nấu bằng cá biển hay cá kèo thì dì cho hay trước, để cho người ăn tránh

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 33

được bịnh…ngứa do chất “phong” của cá biển gây ra. Nếu kể ra hết cách nấu cá kèo thì tốn giấy lắm. Nhưng tôi phải kể ra một chút mẹo vặt vìa cách mần cá kèo. Mẹo vặt làm cá kèo:

Con cá kèo nhớt nhiều, rất trơn khó bắt, khó làm. Có người hốt bụm tro hay mạc cưa bỏ vô chà sát. Có người mài từng con trên nền cát cứng hay nền xi măng. Có người dùng lá duối, lá tre. Mọi cách dở ẹt. Chỉ có lá chuối là độc chiêu trị nhớt cá kèo. Tuốt một nắm lá chuối tươi, đem vô xé nhuyễn rồi vò cho dập nát, bỏ vô thau trộn chung với cá kèo, hông cần mạnh tay, chà sát cho đều chừng 5 phút, xong lựa cá ra rửa. Như một phép mầu, con cá sạch trơn, rít trịt, còn nguyên kỳ vảy. Đã vậy chớ. Rối mặc sức kho hay nấu.

Trở lại món ăn cá kèo, tui muốn nói tới món ruột mà tui nhớ muôn đời, thèm muôn thuở, đó là: a/ Cá kèo kho tộ.

Kho tộ hay kho bằng cái ơ cũng vậy. Cá làm sạch chỉ cần cắt bỏ cái mỏ và đuôi, hông cần móc ruột, ai ăn cá kèo bỏ ruột là quá thiệt, rồi khứa đôi, khứa làm sao cho cái bụng còn nguyên. Kho cho thiệt già lửa. Kho lửa thứ hai càng ngon hơn. Thịt cá cứng còng. Bỏ tiêu cho ngọt bỏ hành cho thơm. Có khi thêm ít tóp mỡ. Ăn với cơm thật nóng, một món thôi, thêm chút ớt hiểm, ăn cũng đổ mồ hôi trán. Nếu có nồi canh chua ca ngác, ca lóc hay cá trê trắng v.v. thì xin miễn mô tả thêm, nhớ quá! Hoặc nấu cháo trắng gạo lúa mới cho đặc đặc, vừa quẹt vừa lua, cũng xuất hạn luôn. Người thành thị kỹ lưỡng, ăn cá kèo lừa bỏ xương. Tui chuyên môn nhai nguyên khúc, như kiểu ăn tép hông bao giờ lột vỏ. Còn cái bụng cá, tức là khúc đầu, phải lũm nguyên khúc. Ai mà chê bộ lòng cá kèo thì coi như chưa biết thưởng thức. Còn cái ơ kho, sau khi múc cá ra hết, phải đổ một tô cơm trắng vô ngào trộn thì cơm rang dương châu cũng thua.

b. Cá Kèo Kho Gợt: Kho Gợt là gì? Bắt nồi nước lên, nấu cho thật sôi, bỏ vô chút

muối, đổ nguyên rổ cá kèo sống vô, cá nhảy rô rô rồi nằm yên, đợi nước sôi lại, vớt cho hết bọt, nhắt xuống, truyệt đối không bỏ hanh ớt tiêu tỏi bột ngọt gì cả. Đó là Kho Gợt.

Có nhiều người tưởng lầm cá kèo nấu canh mẳn với cá kèo kho gợt. Cá biển có 2 loại cá chuyên để nấu mẳn, thật ngon, đó là cá khoai và cá rựa. Cá khoai thịt mền, xương mềm, múp một cái lạ di tuốt. Cá rựa màu trắng giống cá hố, nhưng ngắn lắm, thịt toàn là xương, dầm cho nó nát ra, chan nước làm canh ngọt chưa từng. Gia vị nấu mẳn thường là muối, ớt và hành lá đâm nhuyễn. Hông có cà chua rau thơm gì ráo. Khi ăn nặn thêm chanh. Ăn luôn nước. Cá kèo nấu mẳn có thể làm sạch hay để luôn nhớt.

Nhưng cá kèo kho gợt lại là món đặc biệt của dân duyên hải. Nguyên thủy có thể là món ăn liền tại chỗ giữa rừng, như cá lóc nướng trui trên đồng. Nếu gọi là cá kèo luột cũng hổng trật. Bắt nồi nước cho thật sôi, nêm chút muối để tẩy nhớt tẩy bọt, đổ ụp nguyên rổ cá kèo sống vô, 2 phút sau là có món ăn tại “hiện trường”.

Nhưng coi chừng, thấy vậy mà chưa chắc vậy. Phải có chút ít ăn ý, như sau: Cá kho gợt phải là loại cá sống và sạch. Sạch là cái bụng nó sạch. Cá chạy nò là sạch nhứt, vì trong bụng nó hổng còn phân hay cát lảm xảm. Trong khi cá thụt hang thì dơ, phải rọng một hai ngày mới sạch. Thứ hai là nồi nước sôi phải bự, lượng nước nhiều gấp 3, 4 lần cá, để nó có sức nóng không giảm khi trút cá vô. Dĩ nhiên là lửa phải thật lớn. Thứ 3 là, phải đợi nước thật sôi mới đổ cá vô. (Chớ hổng phải có nhiều tay nói rằng đổ cá vô nồi nước lạnh rồi nấu từ từ cho sôi, trớt quơt). Thứ tư là không được nấu lâu quá 2 phút cho cá ra nước ngọt.

Như vậy, đổ cá vô nước đang sôi mạnh, ụp cái rổ lên liền, cá quậy nghe cái rồ rồi nằm yên, bọt nổi lên phập phều, vớt bỏ ngay, chừng một phút thì nhắt xuống. Nấu lâu cá bị lạt và mềm. Rồi ăn làm sao? Đổ bỏ bớt nước, còn lại sệt sệt để húp thay canh, vẫn không nêm nếm gì thêm, hoặc đổ cá chín vô cái rổ cho ráo, chỉ ăn cá không.Thịt cá vừa chín, giòn, ngọt, hết sức nguyên chất. Có thể ăn không trừ cơm hay độn chút cơm cho vui. Làm thêm ba sợi cho thơm râu. Gấp nguyên con, cắn cái đầu múp múp nhả bỏ, còn nguyên con ngốm một cái luôn xương. Hoặc lấy tay nắm cái đầu, dùng đôi đủa kẹp cổ hai bên, tuốt xuống, bỏ xương, khi đầy chén, nhỏ vài giọt nước mắm ròng, chút chanh ớt, lua nguyên chén cho nó vô tận óc o. Đó là cách ăn cá kèo kho gợt nguyên gốc bản quyền Trà Vinh.

Sau này, nhứt là hiện nay, cách “ẩm thực” quái đản này đã được xã hội hóa, văn minh hóa nhiều

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 34

lắm. Người ta tẩy nhớt ca kèo bằng cách kho gợt, rồi muốn nấu canh chua hay nấu lẩu, thì thêm rau bổi vô tùy thích. Hoặc biến nó thanh lẫu, thành canh chua, mà nêm me, đường, nước mắm hay bột ngọt thật nhiều kiểu người Hà Nội tùy thích.

c/ Khô cá kèo: Khô cá kèo là món chiến lược, để dành được nhiều tháng và xuất cảng theo qua xứ tỵ nạn của người Việt. Cách làm khô cá kèo thì dễ như làm phân cá. Cá sống đang nhảy tưng tưng đem trút vô khạp nước muối, cá uống muối chết, rồi vớt đem phơi. Cá ít thì phơi trên liếp. Cá nhiều thì phơi bằng đệm. Con tôm khô, muối lạt phơi thật ráo thì mới ngon. Cá kèo hổng cần phơi khô quá, vì đem chiên nó cứng như củi. Để lâu quá sẽ hôi dầu. Khô cá kèo nướng hay chiên chấm nước mắm me, nhâm nhi hay ăn với cơm đều tuyệt.

5. Vài lời kết: Bị cuốn theo dòng thác văn hóa ăn tạp cào cào châu chấu hiện nay của đất nước ta anh hùng, tui mới mạo muội ghi lại mấy điều trên đây, theo sát kinh nghiệm bản thân tui.

Thứ nhứt tui muốn nói cách ăn uống như vậy đã có từ nhiều thế kỷ ở miền Nam. Nó thể hiện tính tình đơn giản mộc mạc của đồng bào tui. Tui muốn đính chánh lời phát biểu trịch thượng của những người mỗi tháng chỉ mua được một lần thịt theo tem phiếu, mỗi bữa cơm phải đặt dĩa bột ngọt làm chuẩn giữa bàn ăn, ngay giữa lòng đất ngàn năm văn vật, mà dám biểu rắng những món ăn như cá kèo kho gợt, cá lóc nướng trui, rùa hấp muối, chuột đồng rô-ti…là thức ăn “KHAI HOANG NAM BỘ”. Dĩa bột ngọt giữa mâm cơm có phải là thức ăn văn minh? Hoang hổng hoang gì cũng còn giữ cách ăn uống đó.

Thứ hai là khi đọc hay xem phim quảng bá về tiến bộ của đất nước VN, tui thấy có trên 90% nói vìa ăn, ăn, ăn. Người ta bị ám ảnh vìa đói ăn gần nửa thế kỷ rồi (1954-1984). Bây giờ ăn bù. Ăn thế cho thế hệ đói khát của cha ông. Ăn tới mướt môi như nhà hàng Quảng Đông. Việt Nam nhờ mấy chú mấy bác mà đẻ ra được một “bản sắc văn hóa dân tộc” mới tinh, văn hóa ăn, mà con cháu của mấy chú trịnh trong kêu là “VĂN HÓA ẨM THỰC’ chưa từng có trong lịch sử nước nhà.

Như vậy tui viết lại cách ăn cá kèo cũng chưa phải là nói lên những ẩn ức của cái đói. Hy vọng đây cũng là một trong hàng ngàn chuyện giải khuây. Vây thì dứt ngheo./.

Hai Quẹo. Những ngày phục sinh, 8/2008

CÂY SEN Huỳnh Tâm Hoài

Sen là một lọai cây cọng, cọng sen to hơn chiếc đủa tre một chút, bên trong có 4,5 lỗ rỗng chạy dài theo cọng sen từ gốc lên đến đỉnh chổ chiếc lá xòe ra trên mặt nước hoặc nhô lên mặt nước tùy theo nông cạn của lưu lượng nước theo hai mùa mưa nắng. Sen thường thấy mọc trong hồ ao, đầm hoặc bào.

AO, HỒ SEN: Ao, hồ là một vùng đất trũng do người đào lấy

đất đắp nền nhà, lớn nhỏ tùy theo cá thể hoặc tập thể , có khi người ta trồng sen, bông súng hoặc nhiều thứ rau khác như rau diếp, rau muống ,ngò om…’ Chẳng tham ruộng cả ao liền ,chỉ tham cái bút cái nghiêng anh đồ”. Có những ao người ta đào để lấy nước tưới tiêu trên nương rẩy. Thừơng khi những ao nầy có nhiều cây cỏ mọc xen với các lọai rau hoang và bèo. Cây sen mọc nhô cao tua tủa ở giữa ao. Ở Trà vinh có một cái ao lớn là “AO BÀ OM”có ngừơi còn gọi là ao” VUÔNG” vì cái hình hơi vuông vuông của ao. Đây là thắng cảnh của đất TràVinh. Sen mọc ở đây rất nhiều. Chung quanh ao là những cây dầu lớn che bóng mát Vì lâu năm đất bị xoáy mòn ,lòi ra những rể to nhiều hình dáng tự nhiên trông rất đẹp. Hồi nhỏ lúc còn học ở Trà Vinh, bọn học trò chúng tôi thường hay đạp xe lên ao chơi. Trường cũng thường hay tổ chức các buổi cắm trai ở đây vào các dịp hè. Ao vuông

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 35

cũng chứng kiến biết bao mối tình của bọn học sinh chúng tôi ở đây. Có nhiều gia đình ở phố thị người ta đào cái ao nhỏ, xây gạch hoặc đá trồng sen chơi cây cảnh.

ĐẦM SEN: Đầm là đầm lầy, là vùng đất bồi bởi phù sa

thường khi là một vùng rộng lớn không sâu lắm có chổ sâu tới ngực, có chỗ ngang đầu gối. Đầm thường thấy ở giữa đồng hoặc giữa ruộng.

“Trong đầm gì đẹp bằng sen, Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng, Nhụy vàng bộng trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

BÀU SEN:

Tôi không hiểu rỏ Bàu là gì, nên tra cuốn Việt NamTân tự điển của Thanh Nghị. Có rất nhiều định nghĩa. Nhưng có một định nghĩa mà tôi thấy gần nhứt: Chỗ sâu trũng như ao vũng, thường ở ngoài đồng: bàu sen. Cá bàu ngon hơn cá đồng - Tháng năm tát cá dưới bàu. Nắng ơi là nắng dãi dầu vì ai (cd.). Ở Quận Cầu Ngang có một địa danh là Bàu sen, Bàu Cát. Có người còn gọi là Bầu. Qua vùng nầy tôi thấy đó là cái vùng trũng sâu, bề ngang chừng vài chục mét, bề dài khoảng cây số chung quanh là vùng đất rẩy. Tôi đoán có lẽ nơi đây là vùng đất trũng. Người dân vùng nầy lấy đất vun bồi cho vùng canh tác, lâu dần thành cái ao to. Cái ao có hình bầu dục, có lẽ như vậy người ta

gọi là bầu ,về sau trại lại là bàu chăng? Xin quí vi cao niên, hoặc thức giả biết rõ xin góp ý cho, xin đa tạ. Hai bên bàu nầy từ thủa nhỏ tôi thấy bao bọc là các nương rẫy, người dân nơi đây trồng bắp, khoai, bí rợ, bí đao….Vùng Bàu Cát thì lại ở thế đất cao hơn, cả vùng rộng lớn cũng có hình dáng bầu dục..Dưa Bàu Cát một thời ngon nhất tỉnh Trà Vinh.

Hồi nhỏ đi ngang qua nơi nầy tôi rất mê mẩn nhìn bàu đầy sen nở, mùi hương dâng lên thơm phức. Bây giờ cái bàu không biết có còn sen mọc như thuở xưa không? Và cái bàu có còn không hay là đã biến mất? Một vùng kỷ niêm bổng dâng tràn trong tâm tưởng. Ôi ! một thời đã qua …

Sen được người dân vùng quê xử dụng gần hết từ lá, bông, hạt, củ, ngó chỉ trừ cọng sen già. Bông sen thường nở vào mùa xuân, qua mùa hè sen kết trái gọi là gương sen. Bên trong gương sen là những hạt sen. Gương sen để chín tới sẽ ngã sang từ màu xanh ra màu xám và hạt bên trong sẽ chắc cơm. Người ta tách hạt sen ra đem phơi khô để dành rang ăn. Rang hạt sen như rang hạt đậu phộng. Bắt cái chảo to, cho đất cát vào, đung cho cát nóng, trộn hạt sen vaò, dùng cái giá, có người gọi là cái xạng, xóc trộn cho đều tay đến khi nghe mùi thơm, bóc thử một hạt, lột cái vỏ cứng ở ngoài ra, đưa vào miêng nhai thấy dẻo dẻo, dòn dòn là được. Hạt sen được đổ ra cái sàng. Sàng cho cát rỏ ra còn lại hạt sen trong sàng. Để nguội hạt sen sẽ dòn rệu. Nhai nghe rơm rớp, dòn và béo. Nhai hạt nầy qua hạt khác không muốn thôi.

Gần tết người ta dùng hạt sen làm mứt gọi là mứt sen. Hồi nhỏ dể gi ăn được mứt sen vì hạt sen đâu có nhiều, chỉ có những gia đình khá giả mới mua mứt sen về ăn, còn đại đa số chỉ ăn mứt gừng, mứt bí, mứt khoai, mứt mãng cầu……

Bông sen chưa nở gọi là búp sen. Hồi còn nhỏ ở Trà Cú tôi thường đi chùa người Khmer vào những dịp hội hè. Tôi thấy người Khmer dùng những búp sen bẻ quập ra ngoài đôi ba cánh và cắm vào nùi rơm quấn tròn tô điểm thêm giấy cắt tam giác nhiều màu sắc trông thật rực rỡ. Người Khmer đội trên đầu hoặc bưng trên hai tay, đi vòng chùa chánh trong dip lể dâng bông vào tháng tư trong điệu ngũ âm dìu dặt.

Nói đến búp sen tôi bổng nhớ lại câu chuyện đọc đâu đó trong sách. Hồi đó bên Tàu có tục lệ bó chân. Tục lệ nầy chỉ có trong hàng quí tộc giàu có. Hai bàn chân người được bó từ lúc còn nhỏ và chỉ khi lớn lên khi có chồng mới được mở ra. Hai bàn chân lúc nầy nhỏ và hồng như hai búp sen. Các thi sĩ, văn sĩ thời xưa thường ví bàn chân phụ nử đẹp là gót sen. “Gót sen khẻ động bên ngoài”. Cái tục lệ nầy được giải thích là làm như vậy để phân biệt bàn chân người giàu có và hạng thứ dân nghèo hèn. Tướng đi của họ sẽ khoan thai nhẹ nhàng hơn. Có người giải thích có tinh sex hơn, là khi bó chân thừơng tạo cho phần hạ

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 36

bộ của phụ nữ nở nang, đùi to, mong tròn. Khi ăn nằm với phụ nử sẽ làm đàn ông khóai cãm hơn. Ngòai ra họ còn giải thích phụ nử bó chân chỉ quanh quẩn trong nhà it đi xa, họ muốn phụ nử chỉ cho riêng họ và lại ít bị cắm sừng. Cái tục bên Tàu xem phụ nữ như là công cụ để thỏa mãn tình dục và là cái máy sinh con đẻ cái cho họ nhà chồng. Bây giờ chắc tục lệ nầy không còn nửa.

Bông sen còn được người ta dùng để ướp trà, gọi là trà sen. Ngày xưa người ta ướp trà sen rất công phu. Trong các loại hoa ướp trà: hoa sen là quí nhất và gọi là trà sen. Sen để ướp trà phải dùng loại sen bách hoa, phiá bên trong các cánh hoa lớn có hằng trăm cánh nhỏ ôm sát vào nhau, che úp nhụy hoa, gạo sen và gương sen.

Mua sen bách hoa về (hoa sen phải hái trước lúc bình minh, phải lựa những ngày nắng ráo, tránh sau ngày mưa) lải từng lớp cánh sen, kế đến tẻ những hạt trắng đầu nhụy hoa (gạo sen), trộn chung với trà, ủ trong vò kín từ một đến hai ngày cho hạt gạo sen quắn lại rồi mới đưa trà lên sấy khô bằng than hay bằng nước nóng cách thuỷ. Phải giử cho nhiệt độ vừa phải và điều hoà để không mất mùi hoa. Ứơp một kí-lô trà phải dùng tới hằng trăm bông sen, và phải làm nhiều lần như thế mới dùng được. Kỳ công như thế nên trà mới thơm ngon, kích thích thần kinh, chóng suy nhược cơ thể. Uống một tách trà vào thấy tinh thần nó tỉnh táo, thoải mái làm sao ấy.

Nhà văn Nguyển Tuân ướp trà bằng cách bỏ từng nhúm trà mạn vào bên trong búp sen chớm nờ rồi cột lại. Ban đêm sen nở, từ từ sang mùi hương từ các nhụy sen vào trong nhúm trà. Sáng sớm lúc mặt trời lên, bông sen nở.,người ta lại chèo thuyền đi thu từng nhúm trà đem về cất trong cái bình đậy kín. Ướp như thế rất cầu kỳ, không để trà được lâu vì bị mốc và không làm được số lượng lớn. Khi uống trà thì lấy một nhúm nhỏ cho vào bình, chế nước thật sôi vào. Ngồi uống từng ngụm nhỏ, Phao phao trong miệng,

Ngòn ngọt trong cổ họng. Mùi thơm ngào ngạt của hương sen dâng lên mũi. Rít một hơi thuốc rê Gò Vắp. Người thưởng thức lim dim đôi mắt nhìn khói huyện trong sương mai của một vùng đất quê hương thanh bình. Ôi cáí thời gian đó bây giờ không còn nữa phải không chú Năm, người hay kể cho tôi nghe những câu chuyện về miền quê hương Trà Cú lúc tôi hảy còn ỡ tuổi ấu thơ.

Sau nầy vì công nghệ hóa, trà sen được làm với kỹ thuật ướp đại trà. Người ta dùng nhụy sen khô trôn với trà đem xấy trong cái chảo to, góí thành những gói bánh ú, hay to hơn cở nửa ký hay một ký, đem bán khắp các chợ. Trà uống cũng có mùi sen nhưng chắc chắn không ngon bằng cách ướp như đã nói ở trên.

Lá sen dùng để gói đồ ăn, bánh trái. Sau nầy các đầu bếp còn chế ra các món ăn như cơm gói lá sen, cá hắp lá sen, ăn cũng thấy lạ và ngon miệng.

Ngó sen thì được các bà nội trợ hay những tay đầu bếp cắt đoạn, chẻ sợi bóp gỏi với thịt ba chỉ họăc tép luột lột vỏ, rắc thêm mớ rau thơm sắc nhỏ. Gắp một đủa gỏi, chắm vào chén nước mắm chanh ớt cai xè, đưa vào miêng nhai chầm chậm, hớp thêm một ly rượu đế, khà .. khà….Ôi ! chà nó hấp dẫn vô cùng…

“Trong đầm gì đẹp bằng sen, Gần bùng mà chẵng hôi tanh mùi bùn” Nhụy vàng ướp cánh trà ngon Nước xanh, giọt ngát hương thơm dạt dào Ngày Rằm, giổ lệ đi chùa Dâng bông cúng phật xin bùa cầu duyên “Trong đầm gì đẹp bằng sen” Trưa nào em gái đứng men bên đầm Thò tay bức ngó sen nòng Thấy anh chưa vợ bó vòng ngó sen Tặng mẹ làm gỏi tép ngon Dằm thêm chén ớt thành duyên vợ chồng Ngày ngày dâng bát trà nồng Cha khen mẹ quí thêm chồng chìu cưng “Trong đầm gì đẹp bằng sen”

Huỳnh Tâm Hoài

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 37

Thiên Nga giữa núi rừng châu Phi

Lời Ban Báo Chí: Bài nầy giới thiệu về Tiến Sĩ Nguyễn Thiên Nga, Hậu Duệ của Đồng Hương Trà Vinh là Bà Hồ Thị Tỳ quê tại Ấp Xuân Thạnh xã Hòa Thuận do ký giả Đỗ Hùng thực hiện và đã đăng trên báo Thanh Niên sau bài nghiên cứu về động vật hoang dã Phi Châu của Tiến Sĩ Nguyễn Thiên Nga được phổ biến trên đài BBC Luân Đôn. Ban Báo Chí đăng lại bài nầy với sự đồng ý của Tiến Sĩ Nguyễn Thiên Nga để giới thiệu môt tài năng trẻ xuất thân từ quê hương Trà Vinh.

Ban Báo Chí 05 July 2009

Tiến sĩ Nguyễn Thiên Nga cùng đàn khỉ

gelada ở Guassa, Ethiopia - Ảnh: P.J. Fashing

Chào đời ở Sài Gòn, lớn lên tại Mỹ và nghiên cứu khoa học tận châu Phi, Nguyễn Thiên Nga như cánh chim thiên nga không mỏi, bay khắp nơi với niềm đam mê khoa học và tình yêu thiên nhiên cháy bỏng.

Một lần lên mạng tìm thông tin, tôi đã bắt gặp câu chuyện rất thú vị về “tình yêu thuần khiết” ở loài ‘khỉ đầu chó’. Theo hãng tin BBC, nhà linh trưởng học Nga Nguyen thuộc Đại học bang California ở Fullerton cùng đồng sự, sau nhiều tháng ngày nghiên cứu ở vùng Amboseli tại Kenya, đã đi đến kết luận rằng loài khỉ đầu chó thường duy trì mối quan hệ trong sáng, tức không có quan hệ tình dục, giữa con đực và con cái.

Công trình khoa học rất đặc biệt này cùng hình ảnh cô gái trẻ xinh xắn, với nước da ngăm ngăm mang dấu ấn của những tháng ngày gió sương, đứng trên triền núi đầy cỏ hoa, xung quanh là những chú khỉ nhởn nhơ vui đùa, đã thôi thúc tôi liên lạc với tác giả. Và tôi đã được gặp chị, một nhà khoa học đầy nhiệt huyết. Chị đã kể cho tôi nghe về tuổi thơ sóng gió, về những ngày đi học đầy ước vọng, về niềm đam mê khoa học và tình yêu thiên nhiên của mình.

“Tên Việt Nam của tôi là Nguyễn Thiên Nga”, nữ tiến sĩ trẻ bắt đầu câu chuyện.

Hành trình đến với khoa học “Tôi chào đời ở TP Hồ Chí Minh vào năm

1976. Ít lâu sau ngày tôi ra đời, cha bỏ gia đình ra đi nên tôi lớn lên mà không biết mặt ông”, Thiên Nga hồi tưởng. Năm 1982, hai mẹ con Thiên Nga và gia đình bà con rời Việt Nam. Tuổi thơ đầy sóng gió cùng hoàn cảnh gia đình khó khăn là động lực thúc đẩy Thiên Nga học tập. Và cô đã được vào một trường đại học rất uy tín tại New York, trường Barnard College. “Họ hỗ trợ tài chính rất hào phóng cho tôi, bởi gia đình tôi quá nghèo, không đủ khả năng trang trải”, Thiên Nga kể.

“Từ bao giờ, chị đã quyết định rằng sau này sẽ là một nhà nghiên cứu động vật linh trưởng?”, tôi hỏi. Nữ tiến sĩ trẻ kể, hồi còn nhỏ, cô đã đọc nhiều sách và biết được rằng người ta có thể trả tiền cho các nhà khoa học triển khai đề tài nghiên cứu về động vật và người cổ đại ở một số khu vực hẻo lánh tại châu Á và châu Phi. “Tôi đọc sách về các nhà thám hiểm và khoa học gia nổi tiếng, và tôi khát khao được nhìn thấy những vùng đất mà họ đã tới. Từ lúc đó, tôi biết rằng cách duy nhất để mình làm được điều này là phải học và trở thành nhà nghiên cứu”, cô tâm sự.

Đến khi tham gia khóa học do giáo sư nổi tiếng của Đại học Columbia, tiến sĩ Marina Cords giảng dạy, cô sinh viên gốc Việt bắt đầu mê ngành linh trưởng học. Thiên Nga được biết rằng tiến sĩ Cords đang nghiên cứu loài khỉ xanh ở vùng rừng Kakamega của Kenya. Cô kể: “Nếu tôi chứng tỏ được năng lực vượt trội của mình trong lớp học gần 200 sinh viên này, bà ấy có thể chọn tôi làm trợ lý trong chuyến đi đến Kenya. Thế là tôi nộp đơn và đã được chấp thuận”.

Tháng 6.1997, Thiên Nga tới Kenya, chuyến thám hiểm lớn đầu tiên của cô tại lục địa đen. Tình yêu châu Phi

Thiên Nga là một trong 6 sinh viên được tiến sĩ Cords chọn đi nghiên cứu khỉ xanh ở rừng Kakamega tại Kenya. Lần đầu tiên xa nhà, phải sống ở

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 38

một thế giới hoàn toàn khác lạ, đó thực sự là một trải nghiệm vừa thú vị vừa đầy thử thách.

Tại miền rừng núi châu Phi, Thiên Nga đã có dịp gặp Peter Fashing, lúc bấy giờ đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ dưới sự hướng dẫn của giáo sư Cords. Peter và Thiên Nga cùng chung một tình yêu thiên nhiên và niềm đam mê khoa học cháy bỏng. Từ đó, một tình yêu lứa đôi đã đơm mầm. Sau này, khi đã thành vợ chồng, hai người tiếp tục cùng nhau đi đến nhiều miền đất xa xôi để tìm hiểu về các loài linh trưởng.

Năm 2002, khi Peter Fashing hoàn tất chương trình tiến sĩ và tới Rwanda để nghiên cứu loài khỉ colobus ở vùng rừng Nyungwe, Thiên Nga đã đi theo. “Chúng tôi rất thích làm việc trong các vùng rừng ở Rwanda, nhưng thật là kinh khủng khi nghe kể về thảm họa diệt chủng năm 1994, với gần 1 triệu người bị giết trong 100 ngày”, cô kể.

Trong chương trình tiến sĩ của mình, Thiên Nga đã có một trải nghiệm không thể nào quên. Đó là 14 tháng sống trong lều ở vùng Amboseli thuộc miền Nam Kenya, từ tháng 7.2002 tới tháng 11.2003. Amboseli là một khu vực với rất nhiều sư tử, voi, linh cẩu, ngựa vằn. Nhiệt độ ban ngày thường trên 40 độ C.

“Ở Amboseli, tôi sống trong một khu lều được bao bọc bởi một hàng rào điện để ngăn voi xâm nhập. Hằng ngày, tôi và các nhân viên người Kenya lái xe tới khu vực khỉ đầu chó sống để nghiên cứu. Công việc của tôi là quan sát hành vi của khỉ, thu thập mẫu phân để phân tích chất nội tiết, DNA...”, cô cho hay.

Cuộc sống ở Amboseli rất khắc nghiệt. Thiên Nga sống cách xa các khu đô thị. Mỗi ngày có một chuyến máy bay nhỏ chở du khách tới và trở về thủ đô Nairobi. Khoảng 2-3 tháng cô mới tới Nairobi một lần. Còn thị trấn gần nhất cách Amboseli nhiều giờ xe hơi. Thiên Nga hồi tưởng: “Lúc đó tôi nhớ nhà vô cùng, nhớ Peter và nhớ món ăn Việt Nam do mẹ nấu”. Đôi lúc, hoàn cảnh khắc nghiệt khiến Thiên Nga hơi nản, nhưng nhìn bầy khỉ vui đùa giữa thiên nhiên, ngắm đỉnh Kilimanjaro cách đó không xa, cô lại thấy vui và quyết tâm hơn trong công việc.

Sau những ngày tháng ở Kenya, năm 2005, Thiên Nga và chồng lại triển khai chương trình nghiên cứu khỉ gelada ở vùng Guassa, Ethiopia. Đó là một vùng núi non cao trên 3.000m, đầy hoa, chim và khỉ gelada, loài khỉ chỉ được tìm thấy ở Ethiopia. Tại đây, mỗi ngày Thiên Nga và Peter đi bộ theo đàn khỉ, có ngày họ đi tới 10 km, để thực hiện công việc khoa học. Họ luôn phải đi bộ và sống hầu như tách biệt với thế giới văn minh. Khoảng 2-3 tháng mới có một chuyến xe chở họ tới thủ đô Addis Ababa, cách đó khoảng 300 km.

Cuộc sống ở miền núi non Ethiopia dù có nhiều khó khăn, Thiên Nga và Peter vẫn dành trọn niềm đam mê cho khoa học. Giờ đây, sau rất nhiều năm “khiêu vũ cùng bầy khỉ”, cô đã có thể “hiểu được ngôn ngữ cơ thể của chúng”. Cô cũng biết mặt từng con trong đàn khỉ hàng trăm cá thể mà cô nghiên cứu. Tất cả những điều này càng nuôi lớn niềm đam mê khoa học nơi nhà nghiên cứu trẻ tuổi này. Tiến sĩ Nguyễn Thiên Nga: Muốn sẻ chia kinh nghiệm với Việt Nam

Lớn lên ở New York, chị lại sang tận châu Phi xa xôi để nghiên cứu, chị không thấy đó là một quyết định mạo hiểm sao? Ở châu Phi, chị có thường đối mặt với nguy hiểm?

- Mẹ muốn tôi trở thành bác sĩ hoặc y tá.

Không ai trong gia đình nghĩ rằng tôi sẽ đi tới một nơi nào đó ở châu Phi để nghiên cứu. Bạn bè người Việt cũng nghĩ rằng con bé này chỉ có điên mới đi học sau đại học để lấy bằng tiến sĩ. Đó là những trở ngại ban đầu. Còn ở châu Phi, những chỗ tôi tới đều là vùng hẻo lánh, nơi mọi người có điều kiện sống tương đồng nhau, không điện, không nước máy, nên chẳng có chuyện cạnh tranh, giành giật. Bạo lực chỉ xảy ra ở đô thị, nơi người giàu sống cạnh người nghèo. Ở chốn hoang dã, đôi khi tôi cũng có gặp nguy hiểm, chẳng hạn như đang mãi theo dõi đàn khỉ thì lũ voi xuất hiện hoặc nghe tiếng sư tử gầm, nhưng rồi tôi cũng thoát được. Thách thức lớn nhất là khi làm việc với giới chức địa phương. Là nhà nghiên cứu độc lập, tôi có rất ít tiền. Mỗi đồng tôi chi ra đều phải hợp lý, nếu không các tổ chức sẽ ngưng cấp ngân sách. Tuy nhiên, các cơ quan chính quyền ở Ethiopia cứ nghĩ người nước ngoài là có rủng rỉnh tiền bạc, nên họ thường vòi tiền hoặc xe. Ngay cả chúng tôi cũng không có xe để phục vụ cho việc nghiên cứu thì lấy đâu xe cho họ. Tôi

Thiên Nga theo đuổi đam mê khoa học tại châu Phi - Ảnh: P.J. Fashing

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 39

nghe bạn bè nói rằng chuyện này không chỉ xảy ra ở châu Phi, mà nhiều nơi khác. Thế nên tôi buộc phải chấp nhận nó như một thách thức phải vượt qua trên con đường nghiên cứu khoa học.

- Trong kế hoạch của mình, chị có dự định nào ở Việt Nam không? Hoặc chị có chào đón các nghiên cứu sinh từ Việt Nam cùng tham gia trong các chương trình của chị?

- Tôi từng đến Việt Nam vào năm 1998, lúc đang học năm thứ 3 đại học, chủ yếu là ở Hà Nội để học ngôn ngữ, văn học, văn hóa và lịch sử. Tôi cũng đã thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu về các loài linh trưởng có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam. Đây là nơi có nhiều loài linh trưởng đang bị đe dọa tuyệt chủng và việc bảo tồn là cực kỳ quan trọng. Tại châu Phi, tôi chọn miền Đông để nghiên cứu vì ở đó hầu như không có nạn săn bắt thú hoang, khỉ ở đó rất dạn người. Ở Tây Phi, nạn săn bắt thú hoang phổ biến và điều này tương tự với Việt Nam, nên thú rất sợ người. Sẽ là vô trách nhiệm nếu bất cứ nhà khoa học nào tập cho bầy khỉ trở nên dạn người ở những khu vực mà nạn săn bắt phổ biến. Bởi vì sau khi nhà nghiên cứu ra đi, những con thú dạn người này sẽ đối mặt với nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, tôi rất mong có cơ hội trở lại Việt Nam và chia sẻ kinh nghiệm về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật hoang dã. Chúng ta bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài hoang dã không chỉ để có nguồn nước, không khí, đất đai sạch. Chúng ta bảo vệ còn vì niềm vui mà chúng ta có được khi cùng chia sẻ hành tinh này với các loài khác. Tôi cũng rất hạnh phúc khi được hướng dẫn cho các sinh viên khoa học đến từ Việt Nam. Các bạn quan tâm hãy vào website của tôi

(http://anthro.fullerton.edu/nganguyen). Đỗ Hùng (thực hiện)

* * * Femalebaboons exploit chaperones

Matt Walker Editor, Earth News/BBC at 09:11 GMT, Tuesday, 16 June 2009 10:11 UK

Male and female baboons form platonic friendships, where sex is off the menu.

Having a caring friend around seems to greatly benefit the females and their infants, as both are harassed less by other baboons when in the company of their male pal.

But why the males choose to be platonic friends remains a mystery. The finding published in Behavioral Sociobiology and Ecology also suggests that male baboons may be able to innately recognise their offspring.

Primatologist Nga Nguyen decided to investigate the occurrence of 'platonic' friendships in

four groups of yellow baboons living in Amboseli, Kenya.

What are platonic friends for?

To do so, Nguyen, the Associate Research

Curator at Cleveland Metroparks Zoo, teamed up with colleagues Russell Van Horn of the Zoological Society of San Diego, California, and Susan Alberts of Duke University in Durham, North Carolina and Jeanne Altmann of Princeton University, New Jersey. Male and females of a few species of monkey, including baboons, macaques and others are known to form so-called 'friendships', where particular males and females will spend a lot of time in each other's company.

These friendships are often strictly platonic, and don't seem to involve sex. But no-one knows why they occur.

"We don't really know what males or females get from these friendships," says Nguyen. "Males should be off trying to get other females to mate with them, not squandering their time on a female with a young infant."

So Nguyen's team investigated whether these chaperone males were actually fathering infants with their female friends.

They studied the behaviour of more than 500 male and females in the four groups, and used genetic tests to determine the paternity of 183 of the baboons, including 23 young infants being cared for by a mother and her chaperone.

Half of all the male chaperones did turn out to be the father of the infant whose mother they befriended.

That is highly surprising in one respect, because each of the females mated with multiple males around the time they conceived. "But of these potential dads, only the genetic dads became friends," says Nguyen.

"To my knowledge, human males cannot tell their own offspring from unrelated offspring, but somehow baboon dads can tell."

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 40

But the study revealed an even bigger surprise.

"Half of the friends were not genetic fathers. But these guys weren't even potential fathers, that is, they didn't even mate with the female when she conceived the infant, and these guys didn't receive mating benefits.So we really don't know what these guys got out of the friendship, other than maybe spending time with a mum and a new baby and having other females seeing this."

become sexual partners Friends don't always

The suggestion here is that by chaperoning a

female in a platonic relationship, a male might advertise his parental skills to other females, who then might consider him a worthy partner. But as yet, there's no evidence for this or any other reason why males become chaperones.

However, for the females, the benefits of having a chaperone are clear.

"We found direct evidence that friendships provided a social benefit to mothers and infants," says Nguyen.

"We found that mother-infant pairs who spent a lot of time with their male friends received a lot less harassment from other females in the group, and the infants cried a lot less too, than pairs who spent less time hanging out with their male friends. This could translate into big gains for infants who may be more likely to survive infancy, as harassment can lead to injury," she says.

"It was especially exciting when I looked and saw what a huge difference having a friend around means for the mother and infant. We've long suspected that mother-infant pairs got some social benefit from the male friends, but this benefit had never before been documented."

Matt Walker Editor, Earth News/BBC

Thiên Nhiên

Thiên nhiên đó Chẳng hờn riêng ai mà giông bão

Cũng chẳng vì ai mà mưa thuận gió hòa Chỉ con người nông nỗi kiêu sa

Không gìn giữ phòng lo chống đỡ

Đời mấy chốc phù du tạm bợ Gẫm con người hay dở tự mình Non xanh nước biếc hữu tình Ta yêu nên phải giữ gìn ta chơi Thong dong một cõi đất trời... Tháng Giêng Mậu Tý 2008

Chiêu Anh

Tự Hoại

Cảnh sắc muôn loài thật đẹp thay Mà người chẳng giữ hưởng lâu dài Núi rừng đốn rụi không thương tiếc Sông biển lưới chài chẳng nới tay Hải sản cá tôm đâu có mãi Tài nguyên cây cỏ dễ còn hoài Tự mình phá hoại làm tiêu diệt Nào phải thiên tai chớ trách ai.

Chiêu Anh

Phượng Hồng ******

Hè ấy Trà Vinh phượng hồng Phượng rơi ôm lấy chân nàng giùm tôi

Phựơng rơi thảm lót chân người Đưa em đi khắp một thời phiêu du

Dù cho mổi đứa một nơi Ta về nhặt phượng thương đời lãng du

ViệtVănTràVinh September 2009