28
Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/2016 1 HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH T rong 6 tháng đầu năm, Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai thực hiện tốt kế hoạch nhiệm vụ khoa học và công nghệ được giao, kịp thời tham mưu cho tỉnh trong việc quản lý, tuyển chọn, xét duyệt, thẩm định, trình phê duyệt các đề tài/dự án KH&CN: Tham mưu phê duyệt kế hoạch năm 2016 về Quy định quản lý hoạt động nghiên cứu KH&CN cấp tỉnh có sử dụng ngân sách nhà nước tỉnh Lào Cai; kế hoạch triển khai thực hiện Đề án số 11 về “Phát triển KH&CN tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020”; kế hoạch hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020; trình UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung, Quyết định số trong “Quyết định số 33/2012/QĐ-UBND ngày 3/8/2012 của UBND tỉnh ban hành Quy định chính sách khuyến khích ứng dụng tiến bộ KH&CN trên địa bàn tỉnh Lào Cai và Quyết định số 04/QĐ-UBND ngày 22/01/2014 của UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quy định quản lý nhà nước về hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Lào Cai,… Lĩnh vực quản lý nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KH&CN Sở đã chỉ đạo thực hiện và đạt được kết quả đáng khích lệ. Kết quả nghiên cứu của các đề tài đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất chất lượng, năng lực cạnh tranh của sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động. Nhiều công nghệ mới tiến tiến phù hợp với Lào Cai đã được ứng dụng vào sản xuất; cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định chiến lược, chính sách, mục tiêu và giải pháp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn tỉnh, cụ thể: Chỉ đạo, triển khai đúng tiến độ, nội dung được phê duyệt 22 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh; 07 dự án thuộc chính sách khuyến khích ứng dụng KH&CN (trong đó nghiệm thu và thanh lý hợp đồng 02 dự án); nghiệm thu cấp cơ sở 01 dự án thuộc chương trình nông thôn miền núi là dự án giống cam Valencia2; 01 dự án thuộc chương trình nguồn gen. Các đề tài, dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu tập trung nghiên cứu, chọn tạo và phát triển các giống lúa, ngô chất lượng cao nhằm đảm bảo nguồn quỹ gen; xây dựng sản xuất hàng hóa cho cây rau chất lượng cao; nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống và phát triển cây dược liệu và vùng cây ăn quả. Đồng thời, tập trung nghiên cứu, đánh giá, khảo sát đối với lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn và một số lĩnh vực khác như: Văn hóa xã hội, y dược, công nghiệp, môi trường. Tham mưu cho Hội đồng KH&CN tỉnh nghiệm thu 08 đề tài, dự án, kết quả 5 đề tài đạt xuất sắc, 03 đề tài đạt yêu cầu và tuyển chọn 06 tổ chức chủ trì thực hiện 06 đề tài nghiên cứu khoa học năm 2016 (trong đó 03 đề tài đã tổ chức thẩm định kinh phí thực hiện). Trình UBND tỉnh đề xuất đặt hàng 8 đề tài nghiên cứu khoa học thuộc chương trình Tây KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 6 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ NHIỆM VỤ 6 THÁNG CUỐI NĂM 2016 Ths. Phạm Thị Hồng Loan Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Lễ sơ kết 6 tháng đầu năm 2016 của Sở KH&CN Lào Cai.

kết quả hoạt động khoa học và công nghệ 6 tháng đầu năm và

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: kết quả hoạt động khoa học và công nghệ 6 tháng đầu năm và

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/2016 1

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

T rong 6 tháng đầu năm, Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai thực hiện tốt kế hoạch nhiệm vụ khoa học và công nghệ được giao, kịp thời tham mưu cho tỉnh trong việc quản lý, tuyển chọn, xét duyệt, thẩm định, trình phê duyệt các đề tài/dự án KH&CN: Tham

mưu phê duyệt kế hoạch năm 2016 về Quy định quản lý hoạt động nghiên cứu KH&CN cấp tỉnh có sử dụng ngân sách nhà nước tỉnh Lào Cai; kế hoạch triển khai thực hiện Đề án số 11 về “Phát triển KH&CN tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020”; kế hoạch hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020; trình UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung, Quyết định số trong “Quyết định số 33/2012/QĐ-UBND ngày 3/8/2012 của UBND tỉnh ban hành Quy định chính sách khuyến khích ứng dụng tiến bộ KH&CN trên địa bàn tỉnh Lào Cai và Quyết định số 04/QĐ-UBND ngày 22/01/2014 của UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quy định quản lý nhà nước về hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Lào Cai,…

Lĩnh vực quản lý nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KH&CN Sở đã chỉ đạo thực hiện và đạt được kết quả đáng khích lệ. Kết quả nghiên cứu của các đề tài đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất chất lượng, năng lực cạnh tranh của sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động. Nhiều công nghệ mới tiến tiến phù hợp với Lào Cai đã được ứng dụng vào sản xuất; cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định chiến lược, chính sách, mục tiêu và giải pháp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn tỉnh, cụ thể: Chỉ đạo, triển khai đúng tiến độ, nội dung được phê duyệt 22 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh; 07 dự án thuộc chính sách khuyến khích ứng dụng KH&CN (trong đó nghiệm thu và thanh lý hợp đồng 02 dự án); nghiệm thu cấp cơ sở 01 dự án thuộc chương trình nông thôn miền núi là dự án giống cam Valencia2; 01 dự án thuộc chương trình nguồn gen. Các đề tài, dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu tập trung nghiên cứu, chọn tạo và phát triển các giống lúa, ngô chất lượng cao nhằm đảm bảo nguồn quỹ gen; xây dựng sản xuất hàng hóa cho cây rau chất lượng cao; nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống và phát triển cây

dược liệu và vùng cây ăn quả. Đồng thời, tập trung nghiên cứu, đánh giá, khảo sát đối với lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn và một số lĩnh vực khác như: Văn hóa xã hội, y dược, công nghiệp, môi trường.

Tham mưu cho Hội đồng KH&CN tỉnh nghiệm thu 08 đề tài, dự án, kết quả 5 đề tài đạt xuất sắc, 03 đề tài đạt yêu cầu và tuyển chọn 06 tổ chức chủ trì thực hiện 06 đề tài nghiên cứu khoa học năm 2016 (trong đó 03 đề tài đã tổ chức thẩm định kinh phí thực hiện).Trình UBND tỉnh đề xuất đặt hàng 8 đề tài nghiên cứu khoa học thuộc chương trình Tây

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 6 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ NHIỆM VỤ 6 THÁNG CUỐI NĂM 2016

Ths. Phạm Thị Hồng LoanGiám đốc Sở Khoa học và Công nghệ

Lễ sơ kết 6 tháng đầu năm 2016 của Sở KH&CN Lào Cai.

Page 2: kết quả hoạt động khoa học và công nghệ 6 tháng đầu năm và

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/20162

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

Bắc; 02 dự án thuộc chương trình nông thôn miền núi “Ứng dụng công nghệ tiên tiến sản xuất rau và hoa chất lượng cao tại Lào Cai” và dự án “Ứng dụng tiến bộ KH&CN phát triển đàn bò thịt tại tỉnh Lào Cai”; 02 nhiệm vụ thuộc chương trình quỹ Gen (Vịt Sín Chéng và Đẳng Sâm) và 01 đề tài thuộc nhiệm vụ KH&CN địa phương (một số cây dược liệu chính ở Lào Cai).

Lĩnh vực quản lý nhà nước về KH&CNCông tác An toàn bức xạ hạt nhân: Hướng

dẫn thẩm định hồ sơ, cấp phép sử dụng thiết bị X-quang cho 04 đơn vị là các bệnh viện, phòng khám y tế trên địa bàn tỉnh; cấp mới và gia hạn 03 giấy và sử dụng thiết bị X-quang dùng trong chẩn đoán y tế và 02 chứng chỉ nhân viên bức xạ cho người phụ trách an toàn. Phối hợp với Viện năng lượng nguyên tử hạt nhân và Trung tâm Chiếu xạ Cục An toàn bức xạ tiếp nhận lắp đặt thiết bị quan trắc và cảnh báo môi trường phóng xạ; thiết bị màn hình LED hiển thị xuất liều, nhiệt độ và độ ẩm trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Lắp đặt hoàn thiện và bàn giao 01 hệ thu gom nước mưa nhằm mục đích quan trắc hoạt động Tritri và thành phần đồng vị bền trong nước khí tượng.

Quản lý nhà nước về công nghệ và chuyển giao công nghệ, cấp phép vận chuyển hàng nguy hiểm thuộc loại 5, loại 8 bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trong thời gian qua được chỉ đạo triển khai, quản lý tốt:

Phối hợp với Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam và các Viện nghiên cứu uy tín trong nước: Tổ chức 02 cuộc họp thẩm định công nghệ cho nhà máy sản xuất Mono Amoni Phốt phát công xuất 20.000 tấn/năm của Công ty Cổ phần hóa chất Đức Giang Lào Cai và thẩm định công nghệ cho nhà máy sản xuất Phốt phát vàng công xuất 20.000 tấn/năm của Công ty Đông Nam Á, tại Khu công nghiệp Tằng Lỏong, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Ban Quản lý khu kinh tế và các ngành

có liên quan tổ chức kiểm tra về công nghệ, thiết bị máy móc đối với 104 doanh nghiệp tại các Khu công nghiệp; 130 cơ sở sản xuất kinh doanh trong các Khu tiểu thủ công nghiệp; 27 Hợp tác xã sản xuất và kinh doanh chế biến nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tổ chức thẩm xét hồ sơ và cấp giấy phép vận chuyển Axit Sunphuaric bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ cho 02 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ cấp phép 02 giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN cho 02 công ty.

Công tác phát triển thị trường công nghệ là công việc tuy là mới mẻ, song 6 tháng đầu năm cũng đã triển khai và thu được những kết quả: Phối hợp với Cục Thông tin KH&CN quốc gia – Bộ KH&CN tổ chức cho 04 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham dự Triển lãm Quốc tế INTERMARCH và SUBCON THAILAND 2016 tại Bangkok, Thái Lan từ ngày 11-14/5/2016, tìm hiểu về lĩnh vực Cơ khí – Chế tạo máy – Tự động hóa và công nghiệp phụ trợ; phối hợp với Ban Quản lý Khu công nghệ cao Láng – Hòa Lạc tổ chức cho 01 doanh nghiệp sản xuất công nghệ cao tham dự Hội nghị và Triển lãm kết nối đổi mới sáng tạo toàn cầu 2016 tại Washington DC, Hoa Kỳ; phối hợp với Trung tâm nghiên cứu và Phát triển hội nhập KH&CN quốc tế - Bộ KH&CN chuẩn bị tổ chức cho 05 doanh nghiệp tham gia tìm hiểu sản phẩm công nghệ sạch (Eco – product 2016) tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan; phối hợp với Cục phát triển thị trường công nghệ tổ chức điều tra, khảo sát cung – cầu công nghệ năm 2016 với trên 200 doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh.

Công tác ISO được quan tâm đúng mức, đã phối hợp với VNPT Lào Cai và các ngành có liên quan xây dựng kế hoạch lộ trình triển khai áp dụng ISO điện tử VNPT – iGate, đối với các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tiếp tục đôn đốc các cơ quan, đơn vị HCNN trên địa bàn tỉnh Lào Cai thực hiện Công bố HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008.

Page 3: kết quả hoạt động khoa học và công nghệ 6 tháng đầu năm và

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/2016 3

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

Công tác quản lý Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng được thực hiện nghiêm túc đã đạt được kết quả tích cực: Quản lý tốt 158.288 phương tiện đo các loại trên địa bàn toàn tỉnh. Kiểm tra định kỳ tại 158 cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, xăng dầu…; hướng dẫn 27 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu xây dựng và áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn Quốc gia ISO 9001:2008 vào hoạt động kinh doanh. 06 doanh nghiệp xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm hàng hóa. 42 lượt doanh nghiệp thực hiện ghi nhãn gốc hàng hóa và nhãn phụ hàng hóa đối với hàng nhập khẩu theo Nghị định 26/2009/NĐ - CP. Hướng dẫn thủ tục, hồ sơ cho các doanh nghiệp đăng ký tham gia giải thưởng chất lượng Quốc gia năm 2016,…

Công tác thanh, kiểm tra về KH&CN Sở đã tổ chức triển khai thực hiện thanh tra theo kế hoạch số 251/KH-UBND, ngày 19/11/2015 của UBND tỉnh Lào Cai về việc xây dựng triển khai đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong dịp tết nguyên đán Bính Thân 2016 và Quyết định số 135/QĐ-SKHCN, cụ thể: Tiến hành 01 cuộc thanh tra chuyên ngành tại 07 cơ sở về định lượng và nhãn hàng hóa với hàng đóng gói sẵn trên địa bàn tỉnh; phối hợp với chi cục

Quản lý thị trường, Sở Công thương tiến hành kiểm tra về chất lượng xăng dầu theo đơn đề nghị của công dân đối với cửa hàng xăng dầu Duyên Hải.

Hoạt động Sở hữu trí tuệ và sáng kiến được chú trọng, thúc đẩy giúp nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa, bảo vệ quyền lợi người sản xuất kinh doanh: Quản lý 171 nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp đã được cấp bằng bảo hộ. Trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh có 27 đơn đăng ký Sở hữu công nghiệp được chấp nhận hợp lệ, 13 nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp được cấp bảo hộ; tổ chức 01 lớp tập huấn về thực thi quyền sở hữu trí tuệ cho trên 70 học viên là đại diện các sở, ngành có liên quan đến công tác này; trình UBND tỉnh cho phép gia hạn 04 dự án sở hữu trí tuệ; tổ chức phiên họp Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh đợt 1 xét và công nhận 43 sáng kiến cho 63 tác giả. Tiếp nhận, kiểm tra, tổng hợp và thẩm định sơ bộ 83 hồ sơ đề nghị công nhận sáng kiến cấp tỉnh đợt 2.

Hoạt động sự nghiệp KH&CN trong thời gian qua, tuy còn gặp nhiều khó khăn, song đã có những bước phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực. Cùng với việc được UBND tỉnh quan tâm đầu tư trang thiết bị, máy móc của các dự án nâng cao năng lực cho các đơn vị, các đơn vị sự nghiệp công lập của Sở không ngừng nỗ lực đẩy mạnh hoạt động chuyên môn nhằm đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng: Trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh kiểm định được 21.828 phương tiện đo các loại trong đó các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở đã kiểm định được 1.366 phương tiện đo các loại gồm công tơ điện, xi téc ô tô, cột xăng dầu, bộ bình đong, cân các loại, áp kế-huyết áp kế; Taximet. Kiểm tra hiệu chuẩn 14 máy đo an toàn bức xạ và 21 phòng máy X-quang cho các đơn vị tại Lào Cai, Lai Châu. Được Cục an toàn lao động (Bộ lao động – Thương binh và Xã hội) công nhận là tổ chức có đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn. Đối với hoạt động kiểm nghiệm được Văn

Đoàn kiểm tra Chi cục TCĐLCL Lào Cai kiểm tra khí dầu mỏ hóa lỏng lưu thông trên thị trường.

Page 4: kết quả hoạt động khoa học và công nghệ 6 tháng đầu năm và

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/20164

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

phòng công nhận chất lượng BoA đánh giá mở rộng phạm vi công nhận phòng thí nghiệm phù hợp theo ISO/IEC 17025:2005. Phân tích 143 mẫu phân bón và các loại khoáng sản cho các tổ chức cá nhân trên địa bàn tỉnh; đo điện trở hệ thống tiếp địa cho 10 công trình tại tỉnh Lào Cai.

Hoạt động chứng nhận hợp chuẩn: Trung tâm KĐ&KNHH đã được Văn phòng công nhận chất lượng BoA đánh giá và công nhận lại là có Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp theo ISO/IEC 17021:2011 và Hệ thống chứng nhận sản phẩm phù hợp theo ISO/IEC 17065:2012. Đã cấp 91 thông báo kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu; 27 giấy chứng nhận hợp quy phân bón cho các đơn vị nhập khẩu phân bón tại Lào Cai; đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo ISO cho 06 cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh;…

Ngoài ra, công tác cải cách hành chính được đẩy mạnh với phương châm nhanh, gọn và chính xác. Triển khai thí điểm Bộ phần mềm chính quyền điện tử do tập đoàn VNPT cung cấp và phần mềm theo dõi điều hành của UBND tỉnh, triển khai áp dụng hiệu quả phần mềm chữ ký số của ban cơ yếu chính phủ vào 8 loại văn bản theo quy định của UBND tỉnh đối với hoạt động của cơ quan HCNN; công tác thông tin tuyên truyền được thực hiện thường xuyên đạt chất lượng, hiệu quả: đã biên tập và xuất bản 03 số Bản tin KH&CN, 03 số Bản tin Ứng dụng tiến bộ KH&CN Lào Cai; tham mưu xây dựng kế hoạch tuyên truyền và tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày KH&CN Việt Nam 18/5; cập nhật thông tin, biên tập, đẩy tin bài lên cổng TTĐT của Sở.

Nhìn chung, trong 6 tháng đầu năm 2016, Sở KH&CN Lào Cai đã chỉ đạo triển khai hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra. Đã tích cực chủ động tham mưu tốt cho UBND tỉnh trong công tác chỉ đạo, điều hành các hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh. Công tác quản lý

nhà nước về KH&CN được quan tâm và triển khai toàn diện mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, một số nhiệm vụ chưa thực hiện được do chưa thành lập được các cơ quan chuyên môn chuyên trách như: Trạm quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường tỉnh Lào Cai, Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN; kinh phí của nguồn khoa học tỉnh còn thấp vì vậy chưa triển khai được hoạt động hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; việc thành lập Hội đồng tư vấn KH&CN cấp huyện vẫn chưa được UBND các huyện quan tâm (mới có 03 huyện thành lập là Mường Khương, Bảo Yên và thành phố Lào Cai), nhưng chưa đi vào hoạt động vì do cán bộ kiêm nghiệm quá nhiều việc;…

Một số giải pháp thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm:

Một là, Bám sát, thực hiện đúng các chỉ đạo của tỉnh ủy, UBND tỉnh, Bộ KH&CN trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; tích cực chủ động tham mưu cho lãnh đạo UBND tỉnh ban hành các văn bản quản lý về lĩnh vực KH&CN trên địa bàn tỉnh;

Hai là, tập trung thực hiện tốt các nội dung trong Đề án phát triển KH&CN giai đoạn 2016 – 2020 đã được phê duyệt và các nhiệm vụ chuyên môn thường xuyên, nghiên cứu các nhiệm vụ quản lý đã đề ra trong 6 tháng cuối năm;

Ba là, tổ chức tuyên truyền các nội dung về KH&CN để triển khai áp dụng KH&CN vào phát triển kinh tế của tỉnh; tích cực áp dụng công nghệ thông tin trong việc giải quyết các nhiệm vụ thường xuyên của cơ quan;

Bốn là, thực hiện tốt công tác rà soát, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ để có biện pháp giải quyết, xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc xảy ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đã đề ra; tăng cường sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành trong tỉnh;

Năm là, tăng cường kiểm tra giám sát về các lĩnh vực KH&CN.

Page 5: kết quả hoạt động khoa học và công nghệ 6 tháng đầu năm và

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/2016 5

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

Thực hiện chương trình công tác về tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong 6 tháng đầu năm 2016, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã đạt được một số kết quả nổi bật sau:

Công tác quản lý về tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Kiểm tra đặc thù việc chấp hành các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại 27 cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh.

Kiểm tra định kỳ việc chấp hành các quy định của pháp luật về đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa tại 124 tổ chức cá nhân thuộc đối tượng quản lý trên địa bàn tỉnh, trong đó kiểm tra về đo lường tại 05 tổ chức được chỉ định hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo và sử dụng phương tiện đo nhóm 2 (Chi nhánh điện Cam Đường, Chi nhánh điện Sa Pa, Điện lực thành phố Lào Cai, Trung tâm thí nghiệm điện Lào Cai và Xí nghiệp kinh doanh nước sạch Sa Pa - Công ty TNHH MTV kinh doanh nước sạch Lào Cai); 109 cơ sở kinh doanh hàng hóa lưu thông trên thị trường (05 cơ sở kinh doanh đồ chơi; 29 cơ sở kinh doanh hàng đóng gói sẵn; 05 cơ sở kinh doanh vàng bạc; 20 cơ sở kinh doanh đồ điện, điện tử; 04 cơ sở kinh doanh vận tải taximet; 39 cửa hàng kinh doanh xăng dầu; 05 cửa hàng kinh doanh tổng hợp; 02 cửa hàng kinh doanh gas). Kết quả các cơ sở được kiểm tra chấp hành tốt các quy định của pháp luật về đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa; các tổ chức được chỉ định hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo và sử dụng phương tiện đo nhóm 2 lưu giữ đầy đủ hồ sơ

tài liệu liên quan đến việc quản lý, sử dụng phương tiện đo, chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về đo lường. Tuy nhiên vẫn còn 142 chiếc đồng hồ đo nước lạnh do Xí nghiệp kinh doanh nước sạch Sa Pa quản lý đã hết thời hạn kiểm định nhưng đơn vị chưa kiểm định lại, Chi cục đã yêu cầu đơn vị này thực hiện kiểm định định kỳ đối với số phương tiện đo trên theo đúng quy định của pháp luật.

Triển khai công tác Giải thưởng Chất lượng Quốc gia 2016 tại địa phương. Đến nay đã tiếp nhận hồ sơ tham dự của 01 doanh nghiệp trong tỉnh.

Tiếp nhận 08 hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu đồ chơi trẻ em.

Hướng dẫn 27 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu xây dựng và áp dụng hệ thống quản

Doanh nghiệp Lào Cai đón nhận giải Vàng Chất lượng Quốc gia năm 2015.

MỘT SỐ KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA CHI CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

LÀO CAI TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2016Phạm Công Hoan

Chi cục trưởng Chi cục TCĐLCL

Page 6: kết quả hoạt động khoa học và công nghệ 6 tháng đầu năm và

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/20166

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc gia ISO 9001:2008 vào hoạt động kinh doanh; 06 doanh nghiệp xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm hàng hóa; 42 lượt doanh nghiệp thực hiện ghi nhãn gốc hàng hóa và nhãn phụ hàng hóa đối với hàng nhập khẩu theo Nghị định 26/2009/ND-CP; đôn đốc, hướng dẫn 28 cở sở khám chữa bệnh là các bệnh viện, các trung tâm y tế, các cơ sở khám chữa bệnh; 11 cơ sở kinh doanh vận tải taximet trên địa bàn tỉnh Lào Cai thực hiện kiểm định phương tiện đo theo quy định. Đồng ý cho 04 đơn vị kinh doanh xăng dầu phá niêm phong chì để sửa chữa cột đo xăng dầu; góp ý dự thảo Nghị định về hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; dự thảo quy định thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông Sở Khoa học và Công nghệ Lào Cai; báo cáo Tổng cục TCĐLCL sơ kết Chương trình Năng suất chất lượng tỉnh Lào cai năm 2015 và kế hoạch hoạt động giai đoạn 2016 – 2020; cử 01 cán bộ tham dự lớp tập huấn nghiệp vụ về Giải thưởng chất lượng quốc gia năm 2016 tổ chức tại Nha Trang; 04 cán bộ tham dự lớp tập huấn sử dụng phần mềm một cửa VNPT - IGATE tổ chức tại sở Thông tin và Truyền thông.

Hoạt động kiểm định phương tiện đoChi cục TCĐLCL Lào Cai kiểm định 1045

phương tiện đo các loại, trong đó 482 chiếc công tơ điện (33 chiếc không đạt yêu cầu kỹ thuật đo lường); 20 chiếc xi téc ô tô; 190 cột đo xăng dầu; 08 bộ bình đong; 04 chiếc cân ô tô; 34 chiếc cân kỹ thuật; 07 chiếc cân phân tích; 23 chiếc cân bàn; 28 chiếc cân đĩa, 50 chiếc cân đồng hồ lò xo, 40 chiếc áp kế, 140 chiếc huyết áp kế (25 chiếc không đạt yêu cầu kỹ thuật đo lường), 17 máy đo điện tim, 02 máy đo điện não).

Hoạt động Thông báo và Hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT)

Tham mưu giúp Sở gửi công văn đề nghị

các Sở có điểm TBT thuộc mạng lưới TBT tỉnh Lào Cai gửi danh sách trích ngang cán bộ làm công tác TBT, cử cán bộ tham gia Ban liên ngành TBT và cán bộ tham dự tập huấn công tác TBT năm 2016.

Tham mưu giúp Sở trình UBND tỉnh văn bản góp ý với Bộ KH&CN về dự thảo Quy định tổ chức và hoạt động của Ban liên ngành TBT, mạng lưới TBT Việt Nam.

Cập nhật 76 tin cảnh báo (trong đó 18 tin dịch trực tiếp từ thông báo của tổ chức thương mại thế giới (WTO), danh mục 67 văn bản quy phạm pháp luật mới, 20 QCKT mới, 03 bài tóm tắt nội dung văn bản QPPL, QCKT mới, 01 bài sưu tầm về thông tin thị trường – hội nhập, 04 nội dung trao đổi và thảo luận liên quan đến hoạt động Thông báo và Hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại đề nghị đăng tải trên Websites của Sở phục vụ nhu cầu tra cứu thông tin thông báo và hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

Công tác khácTrong 6 tháng đầu năm, Chi cục đã tổ chức

tập huấn nghiệp vụ đo lường, chất lượng trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (Gas) cho các cơ sở kinh doanh Gas trên địa bàn tỉnh.

Kiểm định viên Chi cục TCĐLCL đang thực hiện kiểm định cân đồng hồ lò xo tại chợ trung tâm huyện.

(Xem tiếp trang 27)

Page 7: kết quả hoạt động khoa học và công nghệ 6 tháng đầu năm và

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/2016 7

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

Thực hiện công văn số 386/VPUBND-NC ngày 14/4/2016 của UBND tỉnh Lào Cai về việc báo cáo sơ kết 03 năm thi hành Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi

phạm hành chính. Ngày 21/4/2016, Sở KH&CN Lào Cai đã có báo cáo sơ kết số 71/BC-TTr gửi Sở tư pháp tỉnh Lào Cai.

Công tác chỉ đạo, triển khai: Trong 3 năm qua, Sở KH&CN Lào Cai đã chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt việc thi hành Nghị định số 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ, việc triển khai Nghị định số 81/2013/NĐ-CP của Sở tiến hành chủ yếu được thông qua các đoàn kiểm tra, thanh tra về đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa và sử hữu công nghiệp, ATBXHN, chuyển giao công nghệ tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Các hoạt động triển khai và các điều kiện để đảm bảo việc thi hành Nghị định số 81/2013/NĐ-CP và văn bản hướng dẫn thi hành được chuẩn bị chu đáo và đảm bảo các điều kiện cần thiết như hội trường, loa đài để tuyên truyền pháp luật qua mạng thông tin nội bộ của sở; cán bộ tham gia làm báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật kiêm nhiệm của Sở được đào tạo bài bản, có năng lực và trình độ chuyên môn; kinh phí thực hiện theo chế độ hiện hành của nhà nước.

Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: Trong 03 năm qua, Sở KH&CN đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành 05 văn bản quy phạm pháp luật về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở KH&CN như: Quy định về hoạt động sáng kiến; Quy định về đo lường; Quy định về đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ; Quy định về hoạt động nghiên

cứu khoa học và công nghệ và Quy định về an toàn bức xạ trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn: Sở đã tổ chức tuyên truyền, quán triệt Nghị định số 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ tới toàn thể CBCC trong cơ quan. Đồng thời thực hiện đăng tải nội dung của các văn bản này lên Cổng thông tin điện tử của Sở. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức nhà nước trong công tác thi hành pháp luật.

Qua 3 năm triển khai, thực hiện Nghị định số 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ Sở KH&CN đạt được những kết quả như sau:

- Kết quả thực hiện các quy định về xử

Nguyễn Thị Hồng Sâm Thanh tra Sở KH&CN

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÀO CAI SƠ KẾT 3 NĂM THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 81/2013/NĐ-CP

NGÀY 19/7/2013 CỦA CHÍNH PHỦ

Thanh tra liên ngành về an toàn bức xạ tại bệnh viện Huyện Bảo Thắng.

Page 8: kết quả hoạt động khoa học và công nghệ 6 tháng đầu năm và

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/20168

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp xử lý hành chính:

Các văn bản quy phạm pháp luật được đưa vào áp dụng trên địa bàn tỉnh hiện nay được bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và triển khai nghiêm túc từ phía cơ quan qua nhà nước và người có thẩm quyền. Công tác thi hành pháp luật theo ngành KHCN thông qua các đợt thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất được các cơ sở thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về khoa học công nghệ. Tuy nhiên, do ý thức chấp hành pháp luật, nhận thức còn hạn chế nên vẫn còn một số cơ sở có hành vi vi phạm các quy định pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng, lĩnh vực năng lượng nguyên tử như: Không lưu giữ bản công bố tiêu chuẩn áp dụng của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu theo quy định; sản xuất, sản phẩm hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; không đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận sự phù hợp/thử nghiệm; tự tháo dỡ niêm phong, kẹp chì mà không có thông báo tới cơ quan quản lý nhà nước theo quy định; cơ sở không trang bị dụng cụ bảo hộ thích hợp cho người sử dụng thiết bị x-quang để chụp soi chiếu chẩn đoán; bố trí người không có chứng chỉ nhân viên bức xạ đảm nhiệm công việc vận hành thiết bị chiếu xạ; cơ sở không tổ chức đánh giá liều chiếu xạ cá nhân cho nhân viên bức xạ ít nhất 1 lần trong 3 tháng; không tổ chức khám sức khỏe hàng năm cho nhân viên bức xạ. Tổng số tiền phạt 16 cơ sởlà168.050.000đ (Một trăm sáu mươi tám triệu năm mươi nghìn đồng) nộp vào NSNN. Qua công tác thi hành pháp luật ngành khoa học công nghệ đã đem lại hiệu quả thiết thực, đảm bảo tính nghiêm minh pháp luật, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các nhà sản xuất kinh doanh chân chính, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tổ chức, cá nhân tham gia theo dõi thực thi pháp luật theo quy định nhà nước.

Việc chấp hành các quy định pháp luật trong lĩnh vực khoa học công nghệ được các cơ sở thực hiện tương đối nghiêm chỉnh, 03 năm qua việc xử lý vi phạm hành chính được áp dụng đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và triển khai nghiêm túc. Xử lý kịp thời, đúng tính chất mức độ vi phạm, đúng quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, điều lệ và quy chế của từng ngành. Trong 3 năm qua, các văn bản chỉ đạo của cấp trên đều phù hợp của văn bản luật, dưới luật, phù hợp với tình hình địa phương; được áp dụng rộng rãi, đem lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh, bảo vệ sức khỏe công đồng, quyền lợi người tiêu dùng.

Có được kết quả trên là do Sở đã không ngừng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chỉ đạo hướng dẫn kịp thời cơ sở trong việc thực hiện các quy định pháp luật có liên quan, đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản, quy định mới có liên quan tới toàn thể các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, thông qua nhiều hình thức như: Tổ chức các buổi đào tạo, tập huấn, đẩy lên cổng thông tin của Sở và chủ yếu kết hợp trong các cuộc thanh tra, kiểm tra. Hiện nay công tác thi hành pháp luật của ngành khoa học công nghệ đã được sự quan tâm chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Tỉnh, Đảng uỷ Sở, sự lãnh đạo kịp thời của Ban Giám đốc, sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ làm công tác báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đã đến với mọi tầng lớp nhân dân do đó đã nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc quản lý và thực thi tình hình thi hành pháp luật.

Sở đã bố trí đủ nguồn nhân lực, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu công tác báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật. Thường xuyên quan tâm công tác bồi dưỡng, nâng cao trình

Page 9: kết quả hoạt động khoa học và công nghệ 6 tháng đầu năm và

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/2016 9

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

độ chuyên môn, giáo dục ý thức, trách nhiệm của CBCC,VC trong thực thi quản lý của ngành qua đó nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện pháp luật tại ngành và địa phương.

- Kết quả thực hiện các quy định quản lý nhà nước về thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:

Đối với ngành Bộ KHCN đã tổ chức tập huấn công tác thi hành pháp luật, các đợt tập huấn do Bộ KHCN và cơ quan tổ chức đúng nội dung theo các văn bản luật, dưới luật của ngành khoa học và công nghệ. Thông qua hình thức hội nghị tập huấn và qua cổng thông tin điện tử của Bộ, Sở. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các buổi tập huấn nghiệp vụ do cơ quan và các cấp tổ chức, trên cơ sở của các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, trao đổi tập huấn của Bộ KHCN, các ngành có liên quan, các thông tin từ báo, đài.

Việc thi hành pháp luật của Sở được tiến hành chủ yếu bằng kiểm tra tình hình thi hành pháp luật thông qua các đoàn kiểm tra, thanh tra thực tế tại cơ sở hoặc thông qua báo cáo của đối tượng thanh, kiểm tra cụ thể theo dõi qua các lĩnh vực:

+ Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, sở hữu công nghiệp: Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về đo lường, chất

lượng, nhãn hàng hóa và sở hữu công nghiệp đối với 243 cơ sở sản xuất, kinh doanh;

+ An toàn bức xạ hạt nhân: Kiểm tra về an toàn bức xạ đối với 49 cơ sở tại thành phố và 08 huyện trên địa bàn tỉnh;

+ Chuyển giao công nghệ: Kiểm tra hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ theo đúng quy định;

+ Thanh tra định kỳ: Các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với 06 đơn vị trực thuộc;

+ Công tác ISO 9001:2008: Kiểm tra nắm bắt tình hình áp dụng, duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 của các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

- Kết quả thực hiện quy định về mẫu biên bản và mẫu quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính:

Thực hiện đúng theo mẫu văn bản chỉ đạo hướng dẫn của Bộ KH&CN; Thanh tra Chính phủ và Thanh tra tỉnh.

- Những khó khăn, vướng mắc chủ yếu trong triển khai áp dụng các quy định của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP:

Trong quá trình triển khai Nghị định số 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ trong 3 năm qua, Sở Khoa học và Công nghệ chưa gặp khó khăn vướng mắc gì thông qua công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành.

- Đề xuất, kiến nghị: Để thực hiện tốt hơn nữa Nghị định số 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Sở KH&CN Lào Cai đề nghị cơ quan chức năng tổ chức tập huấn nghiệp vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật cho các công chức kiêm nhiệm của các sở, ngành; ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể quy trình, tiêu chí tiến hành kiểm tra, khảo sát để tiến hành công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật./.

Thanh tra liên ngành về phương tiện đo nhóm 2 tại bệnh viện Huyện Bảo Yên.

Page 10: kết quả hoạt động khoa học và công nghệ 6 tháng đầu năm và

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/201610

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

Đề án Phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020 được Tỉnh ủy tỉnh Lào Cai phê duyệt tại số 11-ĐA/TU ngày 27/11/2016. Sau khi Đề án được phê duyệt, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lào Cai đã triển khai, tổ chức thực hiện những nhiệm vụ

trọng tâm như sau: Về công tác chỉ đạo điều hành: Sở KH&CN

đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 134/KH-UBND ngày 20/5/2016 về việc triển khai thực hiện Đề án số 11: Phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020. Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án số 11: Phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020, năm 2016. Đồng thời tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản quản lý nhà nước về hoạt động nghiên cứu KH&CN cụ thể hóa Luật KH&CN, Nghị định và các Thông tư hướng dẫn của bộ KH&CN cho phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương tạo hành lang pháp lý cho hoạt động quản lý. Cụ thể: Tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 18/2016/QĐ-UBND ngày 31/3/2016 ban hành quy định quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước Tỉnh Lào Cai; Quyết định số 12/2016/QĐ-UBND ngày 02/3/2016 của UBND tỉnh Lào Cai ban hành định mức chi đối với các nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Về tình hình, kết quả triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án:

Đối với các dự án chuyển tiếp: Tiếp tục triển khai thực hiện các dự án: “Nâng cao năng lực của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Lào Cai giai đoạn 2009- 2015”; “Đầu tư trang thiết bị Trung tâm Kiểm nghiệm chất lượng hàng hóa tỉnh Lào Cai”; “Nâng cao năng lực của Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh Lào Cai”; “Dự án Thực thi Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại tỉnh Lào Cai, giai

đoạn 2013 – 2015”; “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hoá chủ lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2012 – 2020”. Các dự án chuyển tiếp đã góp phần hiện đại hóa trang thiết bị chuẩn để phục vụ công tác quản lý nhà nước về đo lường và chất lượng trên địa bàn tỉnh; phát huy hiệu quả các trang thiết bị đã được đầu tư ở các lĩnh vực: thử nghiệm, phân tích một số chỉ tiêu phân bón, khoáng sản; hoàn thiện cơ sở pháp lý làm nền tảng cho hoạt động hàng rào kỹ thuật trong thương mại trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012 – 2015 và nâng cao hiệu quả của hoạt động phổ biến tuyên truyền về vai trò ảnh hưởng của hàng rào kỹ thuật trong thương mại đối với sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng sản phẩm, hàng hoá...

Đối với các dự án mới bước đầu triển khai thực hiện và đạt được những kết quả sau:

- Dự án đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai:

+ Các đề tài, dự án nghiên cứu cấp tỉnh: tham mưu giúp việc cho Hội đồng KH&CN tỉnh nghiệm thu 05 đề tài, dự án kết quả 02 đề tài đạt xuất sắc, 03 đề tài đạt yêu cầu và tuyển chọn 03 tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện 03 đề tài nghiên cứu khoa học. Theo dõi tình hình triển khai thực hiện 22 đề tài, dự án nghiên cứu khoa học cấp tỉnh (Trong đó có 16 đề tài thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp, 06 đề tài thuộc lĩnh vực văn hóa xã hội và khác). Việc lựa chọn các đề tài, dự án đã bám sát vào đề án Phát triển KH&CN

TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN SỐ 11 TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2016

Vũ Thị Hải YếnPhòng Kế hoạch- Tài chính

(Xem tiếp trang 13)

Page 11: kết quả hoạt động khoa học và công nghệ 6 tháng đầu năm và

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/2016 11

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

Thống kê khoa học và công nghệ (KH&CN) góp phần quan trọng vào việc phân tích, đánh giá hoạt động

KH&CN cung cấp cho xã hội những nhận biết cơ bản về tình hình hoạt động, xu thế phát triển; năng lực và khả năng đóng góp của KH&CN đối với sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai nói riêng và cả nước nói chung. Từ đó, so sánh hiện trạng, hiệu quả hoạt động, xu thế phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần nâng cao nhận thức của xã hội đối với KH&CN phục vụ nhà quản lý trong hoạch định chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển KH&CN.

Xác định được tầm quan trọng của công tác thống kê KH&CN trong việc quản lý nhà nước về hoạt động KH&CN, những năm qua Chính phủ và Bộ KH&CN đã rất quan tâm đến công tác thống kê bằng việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật như: Nghị định số 30/2006/NĐ-CP về thống kê KH&CN;Thông tư 14/2015/TT-BKHCN ngày 19 tháng 8 năm 2015 Thông tư ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Khoa học và Công nghệ; Thông tư 25/2015/TT-BKHCN ngày 25 tháng 11 năm 2015 Thông tư quy định chế độ báo cáo thống kê cơ sở về Khoa học và Công nghệ;Thông tư 26/2015/TT-BKHCN ngày 26 tháng 11 năm 2015 Thông tư quy định chế độ báo cáo thống kê tổng hợp về Khoa học và Công nghệ áp dụng đối với Sở Khoa học và Công nghệ; Nghị định số 79/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê và Quyết định số 3110/QĐ-UBND, ngày 03 tháng 11 năm 2010 của Ủy

ban nhân dân tỉnh Lào Cai Quyết định ban hành Quy định chế độ báo cáo thống kê cơ sở về khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Rõ ràng hơn nữa, trong những năm gần đây các chỉ tiêu về KHCN cũng đã được thể hiện trong các số liệu thống kê về phát triển kinh tế-xã hội cùa quốc gia và của tỉnh.

Nghị định 30/2006/NĐ-CP về thống kê KH&CN, quy định việc cung cấp, thu thập, xử lý, công bố và sử dụng thông tin thống kê KH&CN, phát triển công tác thống kê KH&CN trên toàn lãnh thổ nước Việt Nam. Theo đó, đối tượng như: Cơ quan Nhà nước các cấp, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp, doanh nghịêp thuộc mọi thành phần kinh tế và các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình cá nhân, các tổ chức khác của Việt Nam ở trong và ngoài nước, tổ chức cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoạt động KH&CN trên lãnh thổ Việt Nam đều phải báo cáo thống kê KH&CN cho cơ quan quản lý Nhà nước về KH&CN.

Tại tỉnh Lào Cai trong những năm qua công tác Thống kê KH&CN cũng được UBND tỉnh rất chú trọng. Năm 2010, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Quyết định số 3110/QĐ-UBND, ngày 03 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai Quyết định ban hành Quy định chế độ báo cáo thống kê cơ sở về khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Trong giai đoạn từ 2013 đến 2015 hoạt động Thống kê Khoa học và Công nghệ có nhiều kết quả nổi bật như:

Nguyễn Văn ThứPhòng QLCN&TTCN

VAI TRÒ VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THỐNG KÊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

GIAI ĐOẠN 2013-2015

Page 12: kết quả hoạt động khoa học và công nghệ 6 tháng đầu năm và

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/201612

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

- Hành chính (Quản lý nhà nước): 32/57 đơn vị;

- Đơn vị nghiên cứu và phát triển: 11/60 đơn vị;

- Trường Cao đẳng: 02 đơn vị, gồm: Trường CĐSP Lào Cai, trường CĐ Cộng đồng Lào Cai;

- Đơn vị dịch vụ KHCN: 02 đơn vị Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHVN thuộc Sở KHCN;

- Đơn vị sự nghiệp: 04/17 đơn vị gồm; Trung tâm Giống NLN Lào Cai; Trung tâm Thủy sản; Bệnh viện Nội tiết; Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai.

- Số lao động trong lĩnh vực KH&CN 597 người, nữ là 338 người. Trong đó, Phó giáo sư: 02 người; Tiến sĩ: 03 người; Thạc sỹ: 144; Đại học: 386. Số người nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp (138/597) chiếm 23,1%;Số người làm trong cơ quan quản lý nhà nước có hoạt động KH&CN là 121/597.

- Số đề tài/dự án thực hiện đăng ký/giao nộp kết quả nghiên cứu theo Quyết định 03/2007/QĐ-BKHCN: 0 Đề tài, dự án.

- Số đề tài/dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ: 309 Đề tài/ dự án. Trong đó cấp quốc gia:01 đề tài; Cấp bộ: 19 đề tài; Cấp tỉnh: 53 đề tài; Cấp cơ sở: 236 đề tài; Khác: 01 Đề tài. Trong đó có 90 đề tài đã được đưa vào ứng dụng.

- Hợp tác quốc tế trong hoạt động KH&CN: 03 Đề tài. Trong đó, Trung tâm Giống NLN hợp tác 02 đề tài với Pháp trong lĩnh vực nông nghiệp theo hình thức song phương; Trung tâm NC&PT cây ôn đới Sapa hợp tác với Australia 01 đề tài trong lĩnh vực nông nghiệp theo hình thức song phương.

- Giải thưởng Khoa học và Công nghệ: 11 giải thưởng.

+ Trung tâm Giống Nông Lâm Nghiệp có

02 giải thưởng tập thể, trong đó 01 giải thưởng cấp tỉnh (Đề tài Chọn tạo giống cây ăn quả có thời gian ra hoa, đậu quả sớm, năng suất cao chất lượng lượng ngon – Lê VH6 tại Lào Cai đã được giải nhất Hội thi sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Lào Cai lần thứ 3 năm 2012-2013 theo QĐ số 3762/QĐ-BTC ngày 20/12/2013); 01 giải thưởng (Sản phẩm Giống lúa lai hai dòng LC212 đã được trao giải “Sản phẩm cho mùa bội thu” tại buổi Lễ Vinh danh doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam vì sự phát triển Nông nghiệp bền vững do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông nghiệp nông thôn Việt Nam tổ chức).

+ Trường Cao Đẳng Sư Phạm Lào Cai đạt giải nhì với 01 giải thưởng tập thể (Giải thưởng Điện Biên lần thứ 2 về tác phẩm văn hóa sưu tầm).

- Thanh tra Khoa học và Công nghệ: Số cơ sở được thanh tra là 255 cơ sở, thuộc thẩm quyền giải quyết 99 vụ.

- Số cơ sở sử dụng thiết bị X quang chuẩn đoán trong y tế: 36 đơn vị.

- Số các tổ chức kiểm định phương tiện đo được công nhận: 07 đơn vị.

- Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ: Đã cấp giấy chứng nhận họa động cho 03 doanh nghiệp.

Tuy còn nhiều khó khăn, hạn chế nhưng công tác Thống kê KH&CN đã được lãnh đạo các cấp, các sở, ngành quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện hiệu quả. Các chỉ tiêu thống kê KH&CN cần được thu thập và xử lý một cách hệ thống và đầy đủ và chính xác, chế độ báo cáo thống kê và điều tra thống kê cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc, chính xác. Với vai trò, chức năng là đơn vị chịu trách nhiệm công tác tổng hợp báo cáo thống kê về KHCN cho Cục Thông tin KHCN Quốc gia và Cục Thống kê tỉnh, Sở KH&CN Lào Cai trong các năm qua luôn tạo điều kiện

Page 13: kết quả hoạt động khoa học và công nghệ 6 tháng đầu năm và

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/2016 13

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

cho các cán bộ đi tập huấn và học tập kinh nghiệm về thống kê nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cũng như tính chính xác trong công tác thống kê KH&CN tại địa phương.

Để công tác thống kê KH&CN đạt được kết quả tốt và đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, cần tập trung một số nhiệm vụ cụ thể sau:

Đó là quán triệt các thông tư, quyết định của Bộ KH&CN và UBND tỉnh về tăng cường công tác thống kê KH&CN;

Hoàn thiện hệ thống tổ chức, tăng cường

nguồn nhân lực và đẩy mạnh đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ thống kê;

Củng cố chế độ báo cáo thống kê cơ sở và xây dựng chương trình triển khai các cuộc điều tra thống kê KH&CN và cần có tinh thần trách nhiệm và sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan đến KH&CN trong việc hoàn thành chính xác, đầy đủ các thông tin, số liệu, các chỉ tiêu trong các biểu mẫu thống kê đã ban hành./.

giai đoạn 2016-2020 và các chương trình trọng tâm về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

+ Triển khai thực hiện 9 dự án chính sách khuyến khích ứng dụng KH&CN tập trung vào việc khảo nghiệm các giống cây trồng, vật nuôi đặc hữu có khả năng tạo ra các sản phẩm đặc sản có giá trị kinh tế cao, tăng thu nhập cho người nông dân và làm phong phú cho các sản phẩm của địa phương.

+ Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia: Khai thác và phát triển nguồn gen Tam thất hoang và Hoàng liên ô rô làm nguyên liệu sản xuất thuốc theo đúng tiến độ. Chăm sóc, quản lý, lưu giữ 300 cây Hoàng liên ô rô, 300 cây Tam thất hoang đủ tiêu chuẩn làm cây giống gốc. Xây dựng Vườn nhân giống Tam thất hoang và Hoàng liên ô rô. Xây dựng 2 vườn sản xuất với 7.105 cây Tam thất hoang, 12.000 cây Hoàng liên ô rô.

- Dự án hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020.

+ Tổ chức thông tin tuyên truyền các chuyên mục sở hữu trí tuệ và cuộc sống trên Đài Phát thanh - Truyền hình Lào Cai.

+ Tổ chức 01 lớp tập huấn về sở hữu trí tuệ cho cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tham gia chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của tỉnh.

+ Xây dựng chi tiết thuyết minh Dự án: Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tinh Lào Cai giai đoạn 2016 – 2020 gửi xin ý kiến các ngành có liên quan. Đến nay đang thực hiện hoàn thiện thuyết minh và kế hoạch triển khai thực hiện Dự án trình UBND tỉnh phê duyệt.

+ Quản lý tốt các dự án về tài sản trí tuệ và hỗ trợ xây dựng bảo hộ các nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý cho trên 10 sản phẩm đặc hữu trên địa bàn tỉnh

- Dự án Nâng cao năng lực chi cục TCĐLCL tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 – 2020 đã được UBND tỉnh đã phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1435/QĐ-UBND ngày 17/5/2016, tuy nhiên chưa được cấp kinh phí thực hiện.

- Dự án hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp đã đề xuất triển khai, nhưng chưa được cấp kinh phí thực hiện.

- Dự án Nâng cao tiềm lực Thông tin và Thống kê KH&CN tỉnh Lào Cai chưa được phê duyệt quyết định thành lập Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN tỉnh Lào Cai nên chưa có cơ sở để triển khai thực hiện.

Trên đây là những tình hình triển khai thực hiện Đề án phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020trong6 tháng đầu năm 2016. Những kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm 2016 sẽ là tiền đề để Sở khoa học và công nghệ tỉnh Lào Cai phát triển vững chắc trong giai đoạn 216-2020./.

TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI...(Tiếp theo trang 10)

Page 14: kết quả hoạt động khoa học và công nghệ 6 tháng đầu năm và

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/201614

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

Việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất sản phẩm chủ lực giúp cải thiện năng suất chất lượng sản phẩm. Vì vậy, tỷ suất lợi nhuận tăng cao, mạng lại hiệu quả kinh tế cao.

Công nghệ cao có vai trò rất quan trọng trong phát triển sản xuất đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp nâng cao

năng suất chất lượng hàng hóa. Việc xây dựng và ứng dụng công nghệ cao vào phát triển sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong thời gian qua đã tạo hiệu ứng bước đầu, làm đòn bẩy để phát triển kinh tế bền vững, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm trong thời kỳ hội nhập.

Với tiềm năng, lợi thế của Lào Cai là điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú với nhiều loại cây trồng, vật nuôi, sản phẩm đặc hữu và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ cao trong phát triển sản phẩm chủ lực. Trong giai đoạn 2010 – 2015, Sở Khoa học và Công nghệ Lào Cai đã triển khai nghiên cứu, ứng dụng thử nghiệm 138 đề tài, dự án trong đó 76% đề tài, dự án được triển khai thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, qua đó góp phần tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp. Vì vậy đã bổ sung được 15 giống cây, con mới có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện của tỉnh vào cơ cấu giống của, góp phần quan trọng để sản lượng lương thực tỉnh năm 2015 đạt trên 280 nghìn tấn, tăng 52 nghìn tấn so với năm 2010 (năm 2010: 228 nghìn tấn), vượt chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đề ra (260 nghìn tấn). Ngoài ra, đã chọn tạo được 03 giống lúa lai mang thương hiệu Lào Cai (LC25, LC212, LC270)

được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống mới, riêng giống LC25 được trao giải Bông lúa vàng (năm 2012). Ứng dụng sản xuất lúa giống F1 tại các huyện Văn Bàn, Bảo Thắng, Bát Xát quy mô trên 300 ha/năm, năng suất bình quân đạt 70 - 75 tạ/ha, đáp ứng 60% nhu cầu giống lúa tốt cho nhân dân trong tỉnh sản xuất, tiến tới sẽ hoàn toàn chủ động việc sản xuất giống lúa lai tại tỉnh.

Bên cạnh đó, Sở khoa học và Công nghệ đã phối hợp nghiên cứu chọn tạo được 2 giống cây ăn quả mới: Lê VH6 và đào Maycrest/GF 305-1 (đào pháp), các giống này đã được nhân rộng trên địa bàn 13 xã của 5 huyện, thành phố với diện tích 733 ha (594 ha lê VH6, 139 ha đào Pháp); giống lê VH6 cho thu hoạch quả có mẫu mã quả đẹp, chất lượng quả ngon, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ứng dụng công nghệ phát triển vùng nguyên liệu sản xuất chè chất lượng cao (chè Ô long) với 50 ha gồm

Tô Minh KiênPhòng Kế hoạch – Tài chính

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHỦ LỰC NHỜ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

Ứng dụng công nghệ khí canh trong sản xuất khoai tây giống tại Trung tâm Giống Nông - Lâm nghiệp

tỉnh Lào Cai.

Page 15: kết quả hoạt động khoa học và công nghệ 6 tháng đầu năm và

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/2016 15

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

các giống chè Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên; cây sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất đạt khoảng 2 – 3 tấn/ha.

Không chỉ dừng ở việc nghiên cứu, thời gian qua Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN (Sở KH&CN) đã thực hiện “dự án thử nghiệm sản xuất một số giống chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào”, được thực hiện từ tháng 12/2011 đến tháng 12/2014” dự án đã sản xuất được 43.085 cây chuối đạt tiêu chuẩn xuất vườn.

Ngoài ra, Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp Trung tâm Giống Nông – Lâm nghiệp thực hiện Dự án “Ứng dụng khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất và bảo quản khoai tây giống tại tỉnh Lào Cai” từ chương trình nông thôn miền núi. Đặc biệt Ứng dụng công nghệ khí canh trong sản xuất khoai tây giống sạch bệnh thực hiện đồng bộ công tác nghiên cứu, sản xuất khoai tây từ phòng nuôi cấy mô tế bào, nhân giống bằng công nghệ khí canh đến sản xuất giống khoai tây các cấp nguyên chủng, siêu nguyên chủng và xác nhận, nhờ vậy sản lượng củ tạo ra trong nhà khí canh đạt 38.840 củ giống khoai tây bi/200m² nhà khí canh, năng suất củ đạt gấp 8-10 lần so với trồng trên đất hoặc giá thể. Việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất khoai tây giống sạch bệnh có vai trò quan trọng trong việc chủ động nguồn giống khoai tây tại chỗ góp phần tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.

Từ những thành công về nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH&CN trong sản xuất mà số lượng sản phẩm được cấp nhãn hiệu không ngừng tăng. Đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 07 sản phẩm nông sản chủ lực (tăng 02 sản phẩm so với năm 2010) và 40 nhãn hiệu sản phẩm nông nghiệp đã được Cục sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp văn bằng bảo hộ (tăng 25 nhãn hiệu sản phẩm so với năm 2010), tập trung vào các sản phẩm gồm: chè, rượu, cá hồi, tương ớt, mật ong, giống lúa lai,

gạo, mận, vịt Sín Chéng và trâu Bảo Yên…So với năm 2010 sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh toàn diện, việc được cấp nhãn hiệu sản phẩm nông nghiệp đã làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đã phát triển mạnh thủy sản gắn với thị trường, nhất là cá nước lạnh, sản xuất cá nước lạnh của Lào Cai đang trong tốp đầu của cả nước với sản lượng hơn 400 tấn/năm, các cơ sở sản xuất đảm bảo cung ứng 60% nhu cầu con giống cá hồi trên địa bàn tỉnh.

Trên cơ sở đánh giá những tiềm năng, lợi thế và các cơ hội, thách thức, giải pháp phát triển công nghệ cao đối với phát triển sản phẩm chủ lực của tỉnh, trong thời gian tới Sở Khoa học và Công nghệ định hướng nghiên cứu ứng dụng KH&CN trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, nâng cao giá trị, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong sản xuất, chế biến 05 loại cây trồng chính: rau, hoa, dược liệu, cây ăn quả ôn đới, chè tại các huyện trọng điểm của tỉnh, cụ thể:

Trong lĩnh vực trồng trọt: Tập trung nghiên cứu, chọn tạo các giống lúa thuần, lúa lai chất lượng cao, nhằm đáp ứng nhu cầu hạt giống chất lượng tốt phục vụ sản xuất lúa đại trà tại Lào Cai; khảo nghiệm giống lúa, ngô cao sản mới năng suất, chất lượng cao để bổ sung cơ cấu cây trồng của tỉnh, góp phần nâng cao sản lượng lương thực của tỉnh; Nghiên cứu về quy trình canh tác, bảo quản, chế biến sau thu hoạch. Ứng dụng trong sản xuất giống rau, hoa: Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao để trồng rau, ưu tiên giống mới loại trái vụ; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất một số giống rau đặc sản của Lào Cai; khảo nghiệm những giống rau, hoa mới phục vụ vùng trồng

(Xem tiếp trang 17)

Page 16: kết quả hoạt động khoa học và công nghệ 6 tháng đầu năm và

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/201616

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

Huyện Bảo Thắng là một huyện trung tâm của tỉnh Lào Cai với điều kiện giao thông thuận lợi đến trung tâm thành phố cũng như các tỉnh bạn Yên Bái, Phú Thọ. Đặc biệt có đường cao tốc đã tạo cho Bảo Thắng thuận tiện hơn việc thông thương hàng hóa về thị trường tiêu dùng tại thủ đô Hà Nội.

Xuân Giao là xã vùng 2 của huyện Bảo Thắng, địa bàn xã có trục đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, có đường tỉnh lộ

151 chạy qua trung tâm xã, có 2 tuyến đường sắt. Vì vậy rất thuận lợi về giao lưu kinh tế - văn hóa – xã hội các xã trong huyện, tỉnh và các tỉnh khác. Hiện nay cơ cấu kinh tế của địa phương đang chuyển dịch mạnh sang chăn nuôi gia cầm và thủy sản,…Việc đưa giống gia cầm có năng xuất chất lượng cao vào nuôi khảo nghiệm tại đại phương là rất cần thiết nhằm tăng cơ cấu đàn gia cầm của địa phương tạo ra sản phẩm thực phẩm sạch cung cấp nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh tăng thu nhập cho người lao động.

Vịt Sín Chéng là giống vịt có nguồn gốc từ xã Sín Chéng huyện Si Ma Cai, đây là giống vịt quý của địa phương, đã được công nhận thương hiệu, trở thành đặc sản của vùng cao này. Giống vịt này có những đặc điểm nổi trội như: sinh trưởng khá tốt, sức đề kháng tốt, trọng lượng lớn, thịt ngọt, thơm ngon. Chu kỳ đẻ trứng liên tục khoảng ba tháng, quả trứng to, vỏ có màu xanh, tỷ lệ lòng đỏ cao được người tiêu dùng ưa chuộng nhưng nuôi nhỏ lẻ trong các nông hộ của huyện Si Ma Cai, sản phẩm rất ít.

Với mục tiêu xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm vịt Sín Chéng thương phẩm và hoàn thiện quy trình chăm sóc của giống vịt này tại huyện vùng thấp của tỉnh để góp phần vào

việc đa dạng hóa đối tượng nuôi, bảo vệ nguồn lợi thủy cầm với các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên, tiến tới chọn lựa những cá thể hậu bị cho sinh sản nhân tạo đáp ứng nhu cầu về giống và sản phẩm cho thị trường trong và ngoài tỉnh.

Năm 2015, Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt dự án “Xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm vịt Sín Chéng thương phẩm tại xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng” thuộc chương trình Chính sách khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Dự án có quy mô 6.000 con giống, chủ nhiệm dự án chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho việc khảo nghiệm như diện tích chăn nuôi 1800m2, trong đó sân chơi và ao bơi cho vịt là 1200m2.Một trong những tiêu chí quan trọng của việc khảo nghiệm thành công của dự án là khả năng thích nghi, sức đề kháng (tỷ lệ sống, tỷ lệ nhiễm bệnh) tình hình sinh trưởng

Lùng Thị ChúcPhòng QLKH&CN cơ sở

KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM MÔ HÌNH NUÔI THỬ NGHIỆM VỊT SÍN CHÉNG THƯƠNG PHẨM TẠI XÃ XUÂN GIAO,

HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI

Một số hình ảnh của dự án.

Page 17: kết quả hoạt động khoa học và công nghệ 6 tháng đầu năm và

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/2016 17

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

và phát triển của đàn vịt. Sau thời gian gần 9 tháng nuôi khảo nghiệm dự án đã cho kết quả khả quan, vịt sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sống cao đạt trên 90%, không có biểu hiện dịch bệnh, trọng lượng trung bình đạt 3kg/con. Sản lượng thu hoạch đạt 16.200 kg, giá bán trên thị trường là 70.000.000 đồng/kg, trứng thương phẩm thu được 2.000 quả, với giá bán 3.000- 4.000đồng/quả, doanh thu đạt được 1,058 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, lãi thuần thu được trên 500 triệu đồng/ mô hình/năm. Lợi nhuận thu được cao gấp 2 lần so với

các loài vịt thông thường, đồng thời đưa ra quy trình kỹ thuật nuôi giống vịt này tại địa phương. Hiện chủ dự án đang mở rộng quy mô và lựa chọn các cá thể có phẩm chất tốt đưa vào nuôi hậu bị phục vụ công tác sản xuất giống, đáp ứng nhu cầu về con giống đảm bảo chất lượng cho người chăn nuôi, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững tại các vùng nông thôn và nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi. Tạo cơ hội việc làm khi chuyển dịch cơ cấu ngành nghề khi diện tích trồng trọt ngày càng bị thu hẹp tại các vùng nông thôn./.

rau, hoa ứng dụng công nghệ cao của tỉnh. Ứng dụng công nghệ sinh học ghép, chiết để nhân giống cây ăn quả ở vùng trồng cây ăn quả trọng điểm như Bắc Hà, Sa Pa, Bảo Thắng nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân.

Về cây công nghiệp lâm nghiệp và cây dược liệu: Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh và cải tiến dây truyền chế biến để nâng cao chất lượng chè tinh chế. Nghiên cứu chế biến phụ phẩm chè xanh (lá chè già, chè đốn,...) thành một số sản phẩm có giá trị kinh tế; nghiên cứu tuyển chọn giống quế, hồi... có năng suất và chất lượng tinh dầu cao. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật để phát triển các loại lâm sản ngoài gỗ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế rừng, tăng thu nhập cho người nông dân; xây dựng mô hình nhân giống, phát triển thành hàng hóa cây tam thất, cây giảo cổ lam, sâm... Đồng thời ứng dụng với hệ thống tưới nước tiết kiệm, kết hợp bón phân vi sinh, hữu cơ sử dụng màng ni lông để che phủ luống trồng chống bốc hơi nước và cỏ dại. Bảo quản sơ chế chế biến thành phẩm đóng gói bằng công nghệ tiên tiến, nâng cao giá trị sản phẩm và giảm tổn thất sau thu hoạch.

Ngoài ra, lĩnh vực chăn nuôi, thuỷ sản: Nghiên cứu để nâng cao chất lượng các giống vật nuôi gia súc (Trâu, bò, ngựa) ở các địa phương như Si Ma Cai, Bắc Hà, Mường Khương...đồng thời xây dựng mô hình trồng cây thức ăn gắn với chế biến để chủ động thức ăn cho đàn đại gia súc trong mùa đông; ứng dụng tiến bộ KH&CN trong xây dựng mô hình chăn nuôi lợn, gà giống mới với quy mô trang trại phù hợp, khép kín từ sản xuất đến chế biến theo hướng an toàn dịch bệnh; nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ tiên tiến để sản xuất các loại giống thủy sản có giá trị kinh tế như cá hồi, cá tầm tại Lào Cai; xây dựng mô hình nuôi sinh thái gắn với bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Bên cạnh hiệu quả về kinh tế của ứng dụng công nghệ cao vào phát triển sản xuất, còn mang lại hiệu quả xã hội rất lớn trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe người dân. Hi vọng với những thành công bước đầu về ứng dụng công nghệ cao trong phát triển sản phẩm chủ lực, chúng ta tin tưởng rằng thời gian tới việc ứng dụng công nghệ cao trong phát triển sản xuất trên địa bàn tỉnh ngày càng thu được nhiều kết quả, góp phần quan trọng vào thực hiện các mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XV (nhiệm kỳ 2015 – 2020) đã đề ra./.

(Tiếp theo trang 15)

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM...

Page 18: kết quả hoạt động khoa học và công nghệ 6 tháng đầu năm và

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/201618

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

Cây bí xanh (Benicasa cerifera Savi) còn có tên gọi là bí đao, bí phấn, bí trằng... Quả dùng làm thực phẩm, rau xanh có giá trị dinh dưỡng khá và được sử dụng quan năm. Ngoài ra, bí xanh còn làm nguyên liệu tốt cho công nghiệp chế biến bánh kẹo, nước giải khát... Với hiệu

quả kinh tế của sản xuất, nhu cầu sản phẩm ngày càng cao của người tiêu dùng và công nghiệp chế biến. Trong những năm qua, diện tích sản xuất bí xanh cả nước tăng mạnh: từ 27,8 nghìn ha (2011) lên 35,55 nghìn ha (năm 2014). Một số tỉnh có diện tích sản xuất lớn: Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Thanh Hóa...Tại các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, sản xuất 1 ha bí xanh cho thu nhập 150-200 triệu đồng/ha/vụ.

Lào Cai là tỉnh miền núi, cây bí xanh là cây rau chưa được quan tâm, diện tích sản xuất bí xanh của tỉnh đạt197 ha (năm 2011) và 280 ha năm 2014, chiếm 0,3% diện tích sản xuất rau toàn tỉnh. Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất cây bí xanh khá cao, một ha sản xuất bí xanh cho thu nhập 120-150 triệu đồng, khẳng định: cây bí xanh là cây rau trồng, cho hiệu quả kinh tế cao tại Lào Cai. Qua điều tra, theo dõi thấy: bộ giống bí xanh trồng chủ yếu là giống địa phương, giống do nông dân tự để nên giống trồng thường bị thoái hóa, năng suất thấp, sâu bệnh nhiều, chất lượng quả không cao (vỏ quả trắng, ruột nhiều, ăn chua...) không đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng.

Trong những năm qua, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, thuộc Viện KHNN Việt Nam đã nghiên cứu chọn tạo thành công hai giống bí xanh mới. Giống bí xanh Số 1 được công nhận là giống quốc gia theo quyết định số 191/QĐ-TT-CLT, ngày 26 tháng 8 năm 2008 và giống bí Thiên Thanh 5 được công nhận là giống sản xuất thử, theo quyết định Số 485/QĐ-TT-CLT, ngày 11 tháng 10 năm 2012.

Năm 2014-2015, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm và Sở KH&CN Lào Cai tổ chức xây dựng mô hình giống bí xanh Thiên Thanh 5, Số 1 trong vụ Xuân Hè, vụ Đông tại tỉnh Lào Cai.

1.Một số đặc điểm nông sinh học giống bí xanh Thiên Thanh5Bảng 1. Một số đặc điểm nông sinh học giống bí xanh Thiên Thanh 5 tại Lào Cai năm 2014-

2015.Bảng 11. Thời vụ gieo trồng và một số đặc điểm sinh trưởng phát triển hai giống bí xanh đề tài

ở Vụ Thu Đông tại Lào Cai năm 2014.

Chỉ tiêuGiống bí xanh

Số1 Thiên Thanh 5 Bí Địa phương (Đ/c)

Ngày gieo hạt (ngày) 15/8 15/8 15/8Ngày trồng cây (ngày) 5-7/9 5-7/9 5-7/9TG sinh trưởng (ngày) 100-105 110-115 100-110TG. Thu quả đầu sau trồng (ngày) 60-65 65-70 70-75Thời gian thu (ngày) 30-35 35-45 30-35

KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM MÔ HÌNH SẢN XUẤT HÀNG HÓA GIỐNG BÍ XANH SỐ 1 VÀ THIÊN THANH 5 TẠI LÀO CAI

TS. Đoàn Xuân CảnhViện Cây lương thực và Cây thực phẩm

Page 19: kết quả hoạt động khoa học và công nghệ 6 tháng đầu năm và

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/2016 19

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

Chiều dài thân chính (m) 340-360 390-410 350-370Màu sắc thân lá (m) Xanh đậm Xanh đậm Xanh đậmChiều dài quả TB (cm) 55-60 60-70 60-70Đường kính quả TB (cm) 8-10 7-9 12-15Màu sắc quả Xanh đậm Xanh đậm Xanh nhạtTỷ lệ bệnh héo xanh (%) 4,75 0,0 17,8Tỷ lệ bệnh Virus (%) 5,37 4,32 16,78

Qua kết quả triển khai mô hình giống bí xanh Thiên Thanh 5 và giống Số 1 trong vụ Đông và vụ Xuân Hè tại Lào Cai cho thấy: giống bí Thiên Thanh 5, Số 1 có khả năng sinh trưởng, phát triển khỏe. Thời gian sinh trưởng giống Số 1 từ 100- 105 ngày, giống Thiên Thanh 5 từ 110-115 ngày, thời gian thu hoạch quả làm rau xanh sau trồng 60-65 ngày. Quả dạng thuôn dài, chiều dài quả 60- 70cm, đường kính quả 7-9cm, màu vỏ quả xanh đậm, cùi quả dày, chắc màu phớt xanh, ít hạt, ăn không chua được người tiêu dùng tại Lào Cai ưa chuộng.

Qua kết quả theo dõi hai giống bí xanh mới trồng tại Lào Cai còn cho thấy,hai giống có khả năng chống chịu bệnh: sương mai, phấn trắng và virus chính trên cây rau họ bầu bí khá, mức độ hiện bệnh ở điểm 1-2 (thang điểm 5 của AVRDC)

2. Năng suất và hiệu quả kinh tế mô hình giống bí xanh Thiên Thanh 5Bảng 2 : Năng suất và hiệu quả kinh tế mô hình giống Bí xanh Thiên Thanh 5 tại Lào Cai

Nội dung theo dõi

Xã Cam Đường, thành phố Lào Cai, vụ Xuân Hè 2015

Xã Gia Phú, Bảo Thắngvụ Thu Đông 2014

B.Xanh Số1

Thiên Thanh 5

Cẳng bò địa

phương

B.Xanh Số 1

Thiên Thanh 5

Cẳng bò địa

phương1. Năng suất của các giống bí xanh trong mô hìnhT.số quả/cây (quả) 1,9 2,4 1,4 1,7 1,9 1,2KL. quả (kg) 2,55 2,63 3,1 1,96 2,5 2,36NS.TT (tấn/ha) 45,63 53,97 43,23 42,69 45,13 40,282. Hiệu quả kinh tế mô hìnhGiá bán (đồng/kg) 7000 9000 7000 8000 9000 7500Thu nhập (triệu đồng/ha) 342,22 485,71 302,61 341,52 406,13 302,1Chi phí (triệu đồng) 114,3 114,3 114,3 114,3 114,3 114,3Lãi thuần (triệu đồng) 236,84 371,41 188,31 236,14 291,83 187,8

So sánh với đ/c (lần) 1,25 1,97 1,0 1.24 1,55 1,0Nguồn: số liệu điều tra, tổng hợp tại các hộ tham gia mô hình và cán bộ

khuyến nông địa phương.Năm 2014- 2015, giống bí xanh Thiên Thanh 5 được trồng trong vụ Đông và vụ Xuân Hè tại

thành phố Lào Cai và huyện Bảo Thắng. Kết quả theo dõi cho thấy, giống bí xanh Thiên Thanh 5 đạt năng suất 45,13 tấn/ha (vụ đông) và 53,97 tấn/ha (vụ xuân hè). Quả bí xanh Thiên Thanh 5 có

Page 20: kết quả hoạt động khoa học và công nghệ 6 tháng đầu năm và

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/201620

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

kích cỡquả vừa phải, vỏ xanh non, chất lượng quả tốt được bán với giá 8-15 nghìn đồng/kg, cao hơn các giống bí khác. Mô hình cho thu nhập từ 406,13- 435,71 triệu đồng/ha/vụ, lãi thuần cao gấp 1,55-1,97 lần so với mô hình giống đối chứng.

Mô hình giống bí xanh Số 1 đạt năng suất 42,69 tấn/ha (vụ đông) và 43,23 tấn/ha (vụ xuân hè). Sản phẩm giống bí xanh Số 1 bán với giá 8-12 nghìn đồng/kg. Mô hình cho thu nhập từ 330-336 triệu đồng/ha/vụ, lãi thuần cao gấp 1,2-1,25 lần so với mô hình giống đối chứng.

3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bí xanh Thiên Thanh 5 và giống Số 1 tại Lào CaiThời vụ gieo trồng: vụ xuân hè: gieo hạt từ tháng 1 đến tháng 3, vụ thu đông gieo hạt từ tháng

8 đến tháng 10.Đất trồng: Đất trồng là đất thịt nhẹ, cát pha, phù sa ven sông, giàu mùn và chất dinh dưỡng, độ

pH 5,5- 6,0, chủ động tưới, tiêu nước tốt. Kỹ thuật sản xuất cây giống: lượng hạt dùng cho 1 ha cần khoảng 0,8 kg, cây giống được sản

xuất theo kỹ thuật khay bầu hoặc túi bầu. Giá thể gieo hạt: đất phù sa, xơ dừa, mùn mục được phối trộn với tỷ lệ: 40% đất phù sa + 45% (xơ dừa, trấu hun) + 15% (mùn mục). Tuổi cây 20-25 ngày, khi cây có 1-2 lá thật, cây cứng, khỏe, không sâu bệnh, đem trồng.

Kỹ thuật trồng. ở Lào Cai nên tận dụng dàn dóc, tre, lứa sẵn để làm dàn cho bí.Có 2 cách cắm dàn chính: Dàn chữ A: luống rộng 1,8-2,0m, lên cao 25-30 cm, mặt luống rộng

1,6-1,8m, rãnh luống rộng 25-30cm. Trồng 2 hàng/luống để cắm dàn chữ A, mật mật độ trồng 2,2 vạn cây/ha, khoảng cách trồng (180 x 50)cm.

Cắm dàn vuông hoặc dàn khum. Trồng cây theo hàng/luống, luống rộng 2,0-2,2 m, trồng 1 hàng/luống, mật độ trồng 2,2 vạn cây/ha, khoảng cách trồng (180 x 50)cm

Liều lượng phân bón cho 1 ha:10 tấn hữu cơ + 300 kg urê + 500 kg Supe lân + 200kg Kali Clorua hoặc sử dụng loại phân hỗn NPK là 10 tấn phân hữu cơ hoai mục + 700 kg loại phân NKP 13:13:13 – TE + 50 kg đạm urê/1,0 ha

Cách bón phân: Bón lót vào rạch, hốc trước khi trồng bằng phân hữu cơ và phân lân. Bón thúc làm 4 lần,: sau trồng 18-20 ngày, 25-30 ngày và 45-50 ngày khi ra hoa, đậu quả rộ và

chuẩn bị thu quả đầu. Trong thời gian thu quả khi thấy cây sinh trưởng kém bón bổ sung NPK bằng cách pha loãng tưới 3-5 ngày/lần.

Tưới nước: cần tưới nước, duy trì đảm bảo đủ ẩm cho cây phát triển bình thường. Dàn cắm chữ A hoặc giàm vòm, dàn chữ A yêu cầu cây dóc dài >2,5 m, giàn kiểu vòm yêu cầu vòm cao >1,5 m

Phòng trừ sâu bệnh: Rệp (Aphididae): sử dụng một số loại thuốc: Oncol 20EC 0,3%, Marshal 200 EC 0,2%, Butyl 20WP 0,2%, Actra 25WG, thuốc thảo mộc HCD 25 BHN... để phòng trừBệnh sương mai (Pseudoperospora cubensis): sử dụng một số loại thuốc: Ridomil MZ72 WP nồng độ 0,2-0,25%, Zineb 80WP nồng độ 0,25-0,3%.Bệnh phấn trắng (Eryshiphe cichoracearum): sử dụng một số loại thuốc : Bayfidan 20 EC hoặc Cocide 5.8DE, nồng độ phun 0,15% phun vào buổi chiều mát, không mưa.

Thu hoạch: thu hoạch bí non là rau xanh sau trồng 70-75 ngày, khi quả có khối lượng 1,0-1,5 kg vỏ xanh thẫm. Thu quả già sử dụng là rau hoặc chế biến, khi quả đậu 30-35 ngày, khối lượng quả 2,5-3,5kg, vỏ quả có phấn trắng./.

Page 21: kết quả hoạt động khoa học và công nghệ 6 tháng đầu năm và

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/2016 21

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới phía Bắc, có điều kiện tự nhiên ưu đãi khu du lịch nghỉ dưỡng Sa Pa, Bắc Hà, có cơ sở hạ

tầng rất thuận lợi như: Khu hành chính, khu công nghiệp, khu thương mại, có đường sắt, đường cao tốc Lào Cai – Hà Nội và tới đây sẽ có sân bay dân dụng. Đặc biệt Lào Cai có cửa khẩu Quốc tế là nơi tập trung các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá sôi động. Từ những điều kiện thực tế trên, qua khảo sát, đánh giá nhu cầu kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động của các cơ quan, cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh Lào Cai là rất lớn và rất cần thiết.

Hiện tại các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, nhà cao tầng ở Lào Cai và các tỉnh lân cận đang sử dụng và nhập khẩu rất nhiều cần trục, cầu trục, tời, trục cáp chở hàng, xe nâng hàng, xe nâng người, máy vận thăng nâng hàng, thang máy, thang cuốn…, nhưng trên địa bàn tỉnh lại chưa có đơn vị nào có chức năng kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động mà tất cả đều phải thuê từ Hà Nội nên rất tốn kém về tài chính và thời gian của doanh nghiệp.

Là đơn vị sự nghiệp hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ của tỉnh, Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm Hàng hóa có đủ thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định các đối tượng thuộc phạm vi kiểm định theo yêu cầu tại quy trình kiểm định, có đầy đủ các tài liệu kỹ thuật liên quan đến từng đối tượng thuộc phạm vi kiểm định. Năng lực của đơn vị đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn ISO/ IEC 17020:2012.

Xuất phát từ sự cần thiết trên, Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm Hàng hóa tỉnh Lào Cai đã mạnh dạn đầu tư phát triển và mở rộng năng lực hoạt động sang lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động với các đối tượng

được kiểm định theo Thông tư số 05/2014/TT-BLĐTBXH ngày 6/03/2014 về việc ban hành danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

Để thực hiện nhiệm vụ rất mới trên, Trung tâm KĐ & KN hàng hóa Lào Cai đã đầu tư hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, đặc biệt Trung tâm đã chú trọng công tác đào tạo, phát triển nguồn lực con người. Năm 2015, Trung tâm đã cử 04 cán bộ đi học lớp huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động do Cục An toàn, Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội tổ chức và đã được cấp chứng chỉ kiểm định viên.

Ảnh giấy chứng nhận.

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ KIỂM NGHIỆM HÀNG HÓA MỞ RỘNG LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG

Bùi Thị HoaTrung tâm KĐ&KNHH

(Xem tiếp trang 23)

Page 22: kết quả hoạt động khoa học và công nghệ 6 tháng đầu năm và

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/201622

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

Ngày 18/6/2016, tại Thị trấn Mường Khương, Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với UBND huyện

Mường Khương, Công ty TNHH Nghiên cứu, Ứng dụng và Quản lý khoa học công nghệ Trí tuệ Việt Nam tổ chức Lễ Công bố và trao Giấy đăng ký nhãn hiệu tập thể (NHTT) “Lợn đen Mường Khương”. Dự buổi Lễ có Bà Phạm Thị Hồng Loan - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Lào Cai, ông Đinh Trọng Khôi - Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Khương, lãnh đạo Công ty TNHH Nghiên cứu, Ứng dụng và Quản lý khoa học công nghệ Trí tuệ Việt Nam; tham dự buổi Lễ còn có đại diện lãnh đạo Thường trực Huyện ủy, lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn của huyện Mường Khương, lãnh đạo Hội sản xuất, kinh doanh lợn đen huyện Mường Khương, cùng hơn 20 đại biểu đại diện cho các xã, Thị trấn và các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh lợn đen Mường Khương trên địa bàn huyện.

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án: “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Lợn Mường Khương” cho sản phẩm lợn của huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai” do Công ty TNHH Nghiên cứu, Ứng dụng và Quản lý khoa học công nghệ Trí tuệ Việt Nam chủ trì thực hiện từ nguồn Ngân sách do Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ và UBND tỉnh Lào Cai đồng hỗ trợ.

Hiện nay, giống lợn đen bản địa Mường Khương phát triển nhanh, toàn huyện có trên 20.000 con, chiếm 70% tổng đàn lợn của toàn huyện. Mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng gần 2.000 tấn thịt lợn đen với gián bán

trung bình 90.000 - 120.000 đ/kg đã góp phần đem lại thu nhập cho người dân, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xóa đói - giảm nghèo trên địa bàn. Tuy nhiên, để đảm bảo phát triển bền vững sản phẩm lợn đen Mường Khương thì việc xây dựng và bảo hộ NHTT “Lợn đen Mường Khương” là rất cần thiết. Việc làm này góp phần xây dựng niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm lợn đen Mường Khương, đồng thời tác động tích cực đến việc quảng bá sản phẩm trên thị trường.

Sau hơn 02 năm triển khai thực hiện, dự án đã xác định được chủ sở hữu NHTT lợn đen Mường Khương là Hội sản xuất, kinh doanh lợn đen huyện Mường Khương; xây dựng và chuẩn hóa được quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi, chăm sóc đàn lợn đen Mường Khương; các quy chế quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể; mô hình quản lý NHTT lợn đen Mường Khương; hỗ trợ, tem, nhãn cho các hộ dân bày bán sản phẩm trên thị trường, giới thiệu và đưa sản phẩm vào siêu thị tại Hà Nội,... Đến tháng 5/2016, sản phẩm thịt lợn đen Mường Khương đã chính thức được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy Chứng nhận đăng ký NHTT “Lợn đen Mường Khương” số 262679 cho sản phẩm thịt lợn đen và thịt lợn đen đã được bảo quản.

Được sự ủy quyền của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN), Bà Phạm Thị Hồng Loan - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Lào Cai đã trao Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Lợn đen Mường Khương” cho đại diện lãnh đạo Hội sản xuất, kinh doanh Lợn đen huyện Mường Khương.

MƯỜNG KHƯƠNG ĐÓN NHẬNNHÃN HIỆU TẬP THỂ “LỢN ĐEN MƯỜNG KHƯƠNG”

Nguyễn Thị LuyếnPhòng Quản lý Chuyên ngành - Sở KHCN

Page 23: kết quả hoạt động khoa học và công nghệ 6 tháng đầu năm và

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/2016 23

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

Phát biểu tại buổi Lễ, bà Phạm Thị Hồng Loan đã khẳng định: việc sản phẩm thịt lợn đen Mường Khương được cấp NHTT có ý nghĩa quan trọng, góp phần thúc đẩy hoạt động chăn nuôi, kinh doanh sản phẩm lợn đen của địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ dân. Đây cũng là cơ hội tập hợp các hộ sản xuất, kinh doanh lợn đen Mường Khương nhỏ lẻ thành một khối thống nhất, có quyền lợi chung nhằm phát huy sức mạnh tập thể, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, xác lập giá trị gia tăng cũng như mở rộng thị trường, qua đó góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của địa phương. Bà Loan cũng đề nghị: Trong thời gian tới, UBND huyện Mường Khương cần tăng cường chỉ đạo các phòng ban chuyên môn tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp cụ thể, đặc biệt là áp dụng khoa học kỹ thuật trong các hoạt động chăn nuôi, kinh doanh lợn đen Mường Khương nhằm phát triển bền vững NHTT “Lợn đen Mường Khương” đã được bảo hộ, duy trì ổn định chất lượng sản phẩm nhằm tạo niềm tin cho người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm mang thương hiệu “Lợn đen Mường Khương”.

Cũng tại buổi Lễ, ông Đinh Trọng Khôi - Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Khương đại diện cho lãnh đạo UBND huyện đã phát biểu khẳng định việc bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm thịt lợn đen của huyện Mường Khương đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, tạo niềm tin về chất lượng cho người

dùng, góp phần quảng bá sản phẩm thịt lợn đen Mường Khương đến mọi miền Tổ quốc...

Ông Khôi cũng cho biết, trong thời gian tới, huyện Mường Khương sẽ phấn đấu mở rộng sản xuất, chăn nuôi giống lợn đen bản địa Mường Khương và thực hiện quản lý phát, triển hiệu quả nhãn hiệu tập thể “Lợn đen Mường Khương” đã được bảo hộ. Đồng thời, UBND huyện Mường Khương sẽ tiếp tục chỉ đạo xây dựng và nhân rộng mô hình mẫu về tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm đặc thù tương ứng của huyện. Thay mặt lãnh đạo UBND huyện, ông Khôi cũng đề nghị Sở KH&CN, các sở, ban ngành có liên quan trong những năm tới tiếp tục quan tâm phối hợp với UBND huyện phát triển, bảo hộ nhãn hiệu cho các sản phẩm đặc thù khác của huyện như thịt lợn hun khói Mường Khương, Dứa Mường Khương,..../.

Đ/C Phạm Thị Hồng Loan - Giám đốc Sở KH&CN trao Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể Lợn đen

Mường Khương. Ảnh: Nguyễn Thị Luyến

Bằng sự cố gắng nỗ lực phấn đấu, sự đoàn kết, quyết tâm của tập thể CBVC, Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa tỉnh Lào Cai đã được Cục An toàn lao động - Bộ Lao động Thương binh và xã hội cấp giấy chứng nhận đủ

điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động tại Số 74/GCN-KĐ ngày 02/6/2016. Với năng lực mới được chỉ định này đã giúp Trung tâm ngày càng khẳng định uy tín, tính đa dạng và thế mạnh trong hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai và các tỉnh lân cận, góp phần vào sự phát triển bền vững và tăng ngân sách của địa phương./.

(Tiếp theo trang 21)

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH...

Page 24: kết quả hoạt động khoa học và công nghệ 6 tháng đầu năm và

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/201624

GIỚI THIỆU VĂN BẢN MỚI

Ngày 22/3/2016 Chính phủ vừa ban hành Nghị định 19/2016/NĐ-CP về kinh doanh khí. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/05/2016 và thay thế Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26/11/2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng và Điều 2 Nghị định số 118/2011/NĐ-CP ngày 16/12/2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng. Nghị định số 19/2016/NĐ-CP có nhiều điểm mới về chủ thể, điều kiện, quyền và nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh đối với hoạt động kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh (LPG) ngày càng được quản lý chặt chẽ hơn.

1. Về đối tượng điều chỉnh áp dụngCác đối tượng điều chỉnh chủ yếu trong Nghị định bao gồm: Thương nhân kinh doanh khí

đầu mối; tổng đại lý kinh doanh LPG; đại lý kinh doanh LPG; thương nhân kinh doanh dịch vụ cho thuê kho, cảng xuất nhập khí và thương nhân kinh doanh dịch vụ vận chuyển khí.

2. Những nội dung quy định mới chủ yếu của Nghị định số 19/2016/NĐ-CP2.1. Về điều kiện kinh doanh Nghị định số 19/2016/NĐ-CP điều chỉnh một số điều kiện:- Số lượng chai LPG thuộc sở hữu của thương nhân với tổng dung tích chứa tối thiểu

3.930.000 lít đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG (quy định tại Khoản 2 Điều 7); tổng dung tích chứa tối thiểu 2.620.000 lít đối với thương nhân phân phối LPG chai (quy định tại Khoản 2 Điều 9).

- Đối với doanh nghiệp phân phối LPG chai tổng sức chứa các bồn LPG tối thiểu xuống còn 300 m3 (quy định tại Khoản 1 Điều 9); 100 m3 đối với kinh doanh LPG qua đường ống; có số lượng chai LPG các loại (không tính chai LPG mini) đủ điều kiện lưu thông trên thị trường thuộc sở hữu với dung tích chứa tối thiểu 2,62 triệu lít.

- Đối với hệ thống phân phối LPG, nghị định 19/2016/NĐ-CP mở ra quyền lựa chọn cho doanh nghiệp hoặc là hệ thống cửa hàng bán LPG chai hoặc trạm cấp LPG hoặc trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải hoặc khách hàng công nghiệp.

- Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải có cầu cảng thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu, hoặc “có hợp đồng thuê cầu cảng tối thiểu năm năm” nhưng sau hai năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu LPG phải có trạm nạp LPG vào chai thuộc sở hữu.

2.2. Về hệ thống phân phối- Trạm nạp LPG vào chai phải thuộc sở hữu của thương nhân kinh doanh LPG đầu mối (quy

định tại Khoản 2 Điều 7 và Khoản 2 Điều 9).- Bổ sung quy định điều kiện về tổng sức chứa các bồn LPG tối thiểu 100 m3 và sở hữu trạm

cấp LPG (quy định tại Khoản 3 Điều 9) đối với loại hình thương nhân phân phối LPG kinh doanh qua đường ống, trong đó nhằm khuyến khích hoạt động cung cấp LPG tại các khu đô thị, toà nhà cao tầng.

NHỮNG ĐIỂM MỚI CHỦ YẾU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 19/2016/NĐ-CP NGÀY 22/3/2016 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ KINH DOANH KHÍ

Page 25: kết quả hoạt động khoa học và công nghệ 6 tháng đầu năm và

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/2016 25

GIỚI THIỆU VĂN BẢN MỚI

- Tổng đại lý kinh doanh LPG được ký với 03 thương nhân đầu mối LPG; đại lý kinh doanh LPG được ký với 03 thương nhân đầu mối kinh doanh LPG hoặc 01 tổng đại lý (quy định tại Khoản 1 Điều 22 và Khoản 1 Điều 23).

2.3. Về công khai, minh bạch hoạt động kinh doanh khíNghị định 19 quy định riêng Điều 47 về công khai, minh bạch hoạt động kinh doanh khí. 2.4. Về thủ tục hành chínhNghị định số 19/2016/NĐ-CP đã bổ sung một Chương quy định về trình tự, thẩm quyền cấp

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí (Chương IV).3. Về quyền và nghĩa vụ: So với Nghị định 107/2009/NĐ-CP, nghị định mới quy định rõ chỉ có thương nhân kinh

doanh LPG đầu mối mới được quyền mua và bán buôn LPG theo hợp đồng; được tổ chức nạp LPG vào chai thuộc sở hữu hoặc nạp thuê hoặc thuê nạp LPG vào chai theo hợp đồng .

Ngoài ra, Nghị định đã bổ sung quy định đối với hoạt động kinh doanh khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) và khí thiên nhiên nén (CNG), cụ thể:

- Thương nhân kinh doanh khí (LNG)và (CNG) phải là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

- Trạm nạp LPG vào chai phải thuộc sở hữu của thương nhân kinh doanh LPG đầu mối; Trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải, trạm cấp LPG và cửa hàng bán LPG chai phải thuộc sở hữu của thương nhân kinh doanh LPG đầu mối hoặc tổng đại lý hoặc đại lý.

- Riêng Thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí(LNG)và (CNG) phải đáp ứng các điều kiện như: Có cầu cảng thuộc hệ thống cảng Việt Nam thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc có hợp đồng thuê cầu cảng tối thiểu 05 năm; có kho tổng dung tích các bồn chứa tối thiểu 6.000 m3 đối với LNG; 200.000 m3 đối với CNG thuộc sở hữu thương nhân hoặc đồng sở hữu hoặc thuê của thương nhân kinh doanh khí tối thiểu 05 năm đối với LNG và CNG để tiếp nhận khí từ tàu hoặc phương tiện vận chuyển khác; và phải có thêm cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ hệ thống phân phối LNG, CNG bao gồm sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê xe bồn LNG, CNG hoặc đường ống vận chuyển LNG, CNG tối thiểu một năm; sở hữu trạm cấp LNG, CNG hoặc trạm nạp LNG vào phương tiện vận tải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện.

- Quy định mới cũng buộc các thương nhân sản xuất, chế biến khí phải đầu tư hoặc thuê phòng thử nghiệm chất lượng tối thiểu một năm để kiểm tra, thử nghiệm chất lượng khí. Với thương nhân sản xuất, chế biến LNG còn phải đầu tư hệ thống bơm, nạp LNG để vận chuyển hoặc có hệ thống phục vụ hoạt động hóa khí để cung cấp cho khách hàng.

- Nghị định 19/2016/NĐ-CP cũng bổ sung quy định đối với hoạt động pha chế khí; trình tự, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí, theo đó tất cả các hoạt động kinh doanh khí được quy định tại Nghị định phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

4. Hiệu lực thi hành- Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/5/2016.

Page 26: kết quả hoạt động khoa học và công nghệ 6 tháng đầu năm và

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/201626

HỎI - ĐÁP

Câu hỏi 1. Khi nào thì hai kiểu dáng công nghiệp không được coi là có sự khác biệt đáng kể với nhau?

Trả lời:Hai kiểu dáng công nghiệp không được coi

là khác biệt đáng kể với nhau nếu chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và không thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp đó.

(Khoản 2, Điều 65 Luật SHTT)Câu hỏi 2. Kiểu dáng công nghiệp như thế

nào thì được coi là chưa bộc lộ công khai?Trả lời:Kiểu dáng công nghiệp được coi là chưa

bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó.

(Khoản 3, Điều 65 Luật SHTT)Câu hỏi 3. Kiểu dáng công nghiệp không

bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong những trường hợp nào?

Trả lời:Kiểu dáng công nghiệp không bị coi là mất

tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:

- Kiểu dáng công nghiệp bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật SHTT;

- Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật SHTT công bố dưới dạng báo cáo khoa học;

- Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật SHTT trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.

(Khoản 4, Điều 65 Luật SHTT)Câu hỏi 4. Kiểu dáng công nghiệp như thế

nào được coi là có tính sáng tạo?Trả lời:Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính

sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

(Điều 66 Luật SHTT)Câu hỏi 5. Kiểu dáng công nghiệp khi

nào thì được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp?

Trả lời:Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả

năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

(Điều 67 Luật SHTT)Câu hỏi 6. Những đối tượng nào không được

bảo hộ dưới danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp?

HỎI ĐÁP: KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

Page 27: kết quả hoạt động khoa học và công nghệ 6 tháng đầu năm và

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/2016 27

HỎI - ĐÁP

Trả lời:

Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:

- Hình dáng bên ngoài của sản phẩm được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có trình độ trung bình trong lĩnh vực tương ứng.

- Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có.

- Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp.

- Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

(Điều 64 Luật SHTT)

Câu hỏi 7. Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp phải có những tài liệu tối thiểu gì?

Trả lời:Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp phải

có những tài liệu tối thiểu sau:- Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp phải

đảm bảo tính thống nhất theo quy định. - Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp phải

bao gồm các tài liệu chủ yếu sau đây:+ Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp

(02 Tờ khai);+ Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp (01 bản);+ Bộ ảnh chụp, hoặc bộ bản vẽ kiểu dáng

công nghiệp (06 bộ);+ Chứng từ nộp lệ phí, lệ phí nộp đơn;+ Giấy ủy quyền đại diện (nếu thông qua

đại diện).(Điểm 7.1, Khoản 7; Điểm 33.2, 33.4, 33.5,

33.6, Thông tư 01/2007/TT-BKHCN).

Viết 03 bài về Hoạt động Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng góp phần bảo vệ người tiêu dùng, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh trên thị trường tỉnh Lào Cai năm 2015; một số kết quả hoạt động tiêu biểu trong công tác quản lý Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng giai đoạn 2011 - 2015 của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Lào Cai; hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo giai đoạn 2011-2015 của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Điểm sáng của hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo trên địa bàn tỉnh Lào Cai đề nghị đăng tải trên Bản tin KH&CN của Sở.

Làm tốt công tác quản lý nhà nước và quản lý các dịch vụ công về lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trên địa bàn tỉnh theo

đúng quy định. 04 đơn vị được công nhận khả năng kiểm định trên địa bàn tỉnh kiểm định được 21.828 phương tiện đo các loại, trong đó: Trung tâm thí nghiệm điện Lào Cai thuộc Công ty TNHH MTV thí nghiệm điện Miền Bắc kiểm định 15.143 chiếc công tơ điện và TI hạ áp, trong đó 221 chiếc không đạt yêu cầu kỹ thuật về đo lường; Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch kiểm định: 3500 chiếc đồng hồ nước lạnh (04 chiếc không đạt yêu cầu kỹ thuật đo lường); Trung tâm kiểm định và kiểm nghiệm hàng hóa kiểm định: 121 chiếc taximet; Công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam: 64 chiếc áp suất (16 chiếc không đạt yêu cầu kỹ thuật đo lường).

Chi cục đã tổ chức buổi làm việc với cán bộ làm tiêu chuẩn, chất lượng của các ngành liên quan nhằm tăng cường hơn nữa sự phối hợp trong công tác quản lý về tiêu chuẩn chất lượng tại địa phương./.

MỘT SỐ KẾT QUẢ...(Tiếp theo trang 6)

Page 28: kết quả hoạt động khoa học và công nghệ 6 tháng đầu năm và

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/201628

TRANG VĂN NGHỆ

Cái gì cũng qua điChỉ tiếng đời ở lạiChức quyền hay danh lợiCũng lần lượt đổi ngôiChỉ nhân cách làm ngườiLà âm vang mãi mãiCuộc đời như cây tráiCũng nở kết mỗi khiThân tích tụ thứ gìSẽ cho hoa trái ấyKhi giàu sang chớ cậyThấy nghèo hèn chớ khinhNên tích tụ cho mìnhMột tư duy rộng mởKhông ai giàu ba họChẳng ai khó ba đờiBiết lấy học làm vuiRồi phúc nhà sẽ cóKhi vui, ăn tùy chỗ

Lẽ sống

Lê Văn UyênBảo Thắng - Lào Cai

Kết thân phải tùy ngườiKhông xô bồ bừa bãiNgười chê đừng vội cãiKẻ khen chớ vội mừngXem xét kỹ sau lưngRồi buồn vui chưa muộnVề đời tư nên chọnNgười cốt cách gia phongGiàu nhân nghĩa vợ chồngCùng đồng tâm chí hướngCó phúc vui cùng hưởngCó họa buồn cùng chia Dẫu giông bão bộn bềVẫn bên nhau vững chãi Không ai khỏe được mãiChẳng ai tài cả đờiTuổi già muốn yên vuiPhải dạy con chu đáo.