29
Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/2014 1 HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 VÀ ĐỊNH HƯỚNG NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TỚI Ths. Phạm Thị Hồng Loan Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Đ/c Phạm Thị Hồng Loan - PGĐ sở KHCN tặng hoa cho DNKHCN. L ào Cai là tỉnh miền núi phía Bắc, là đầu mối của tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, với nhiều lợi thế tiềm năng. Thời gian qua, mặc dù điều kiện của tỉnh còn nhiều khó khăn, nhưng nhờ có sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND Tỉnh, cũng như sự quan tâm giúp đỡ của các Bộ, Ban, Ngành ở Trung ương, sự nỗ lực, tâm huyết của đội ngũ các nhà khoa học, sự cố gắng của các doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, khoa học và công nghệ (KH&CN) trong tỉnh đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh. Trong 6 tháng đầu năm 2014, toàn ngành KH&CN Lào Cai đã quyết tâm hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, đã quản lý tốt, hiệu quả nhiều hoạt động trên địa bàn tỉnh. Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ KH&CN đã bám sát vào yêu cầu thực tế phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Các mô hình ứng dụng từng bước đi vào sản xuất đại trà, các đề tài, dự án sau nghiệm thu đều đã được ứng dụng vào thực tiễn, tạo điều kiện cho người sản xuất tiếp cận những tiến bộ kỹ thuật mới. Công tác quản lý nhà nước đã được chú trọng đẩy mạnh. Hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ được tăng cường và triển khai rộng khắp trong và ngoài tỉnh. Kết quả cụ thể như sau: - Về lĩnh vực quản lý nghiên cứu, ứng dng tin b KHCN: Chỉ đạo triển khai thực hiện 16 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh (trong đó khoa học nông nghiệp là 12 đề tài, Khoa học xã hội và nhân văn, khác 04 đề tài); 12 dự án thuộc chính sách khuyến khích ứng dụng KH&CN; 06 dự án thuộc chương trình Nông thôn Miền núi; Duyệt đề cương thuyết minh 06 đề tài; nghiệm thu 03 đề tài (kết quả 02 đề tài đạt Xuất sắc, 01 đề tài đạt Khá). Trình UBND tỉnh phê duyệt 03 đề tài nghiên cứu khoa học năm 2014. - Về lĩnh vực An toàn bức xạ hạt nhân, Sở hữu trí tuệ và sáng kin: Quản lý có hiệu quả đối với 29 cơ sở có sử dụng thiết bị, nguồn phóng xạ trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn 12 cơ sở lập hồ sơ xin cấp phép sử dụng thiết bị X-Quang và cấp chứng chỉ Nhân viên bức xạ. Thẩm định hồ sơ và cấp 15 giấy phép sử dụng thiết bị X-Quang chuẩn đoán trong Y tế và 03 Chứng chỉ nhân viên bức xạ cho người phụ trách an toàn; Quản lý đối với 143 nhãn hiệu sản phẩn, nhãn hàng hóa và kiểu dáng công nghiệp đã được cấp văn

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 04 - 2014.pdfb k c 042014 1 ho˜ ˛n on kẾt quẢ hoẠt ĐỘng khoa hỌc

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 04 - 2014.pdfb k c 042014 1 ho˜ ˛n on kẾt quẢ hoẠt ĐỘng khoa hỌc

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/2014 1

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 VÀ ĐỊNH HƯỚNG NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TỚI

Ths. Phạm Thị Hồng LoanPhó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ

Đ/c Phạm Thị Hồng Loan - PGĐ sở KHCN tặng hoa cho DNKHCN.

Lào Cai là tỉnh miền núi phía Bắc, là đầu mối của tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào

Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, với nhiều lợi thế tiềm năng. Thời gian qua, mặc dù điều kiện của tỉnh còn nhiều khó khăn, nhưng nhờ có sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND Tỉnh, cũng như sự quan tâm giúp đỡ của các Bộ, Ban, Ngành ở Trung ương, sự nỗ lực, tâm huyết của đội ngũ các nhà khoa học, sự cố gắng của các doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, khoa học và công nghệ (KH&CN) trong tỉnh đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, toàn ngành KH&CN Lào Cai đã quyết tâm hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, đã quản lý tốt, hiệu quả nhiều hoạt động trên địa bàn tỉnh. Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ KH&CN đã bám sát vào yêu cầu thực tế phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Các mô hình ứng dụng từng bước đi vào sản xuất đại trà, các đề tài, dự án sau nghiệm thu đều đã được ứng dụng vào thực tiễn, tạo điều kiện cho người sản xuất tiếp cận những tiến bộ kỹ thuật mới. Công tác quản lý nhà nước đã được chú trọng đẩy mạnh. Hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ được tăng cường và triển khai rộng khắp trong và ngoài tỉnh. Kết quả cụ thể như sau:

- Về lĩnh vực quản lý nghiên cứu, ứng dung tiên bô KHCN: Chỉ đạo triển khai

thực hiện 16 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh (trong đó khoa học nông nghiệp là 12 đề tài, Khoa học xã hội và nhân văn, khác 04 đề tài); 12 dự án thuộc chính sách khuyến khích ứng dụng KH&CN; 06 dự án thuộc chương trình Nông thôn Miền núi; Duyệt đề cương thuyết minh 06 đề tài; nghiệm thu 03 đề tài (kết quả 02 đề tài đạt Xuất sắc, 01 đề tài đạt Khá). Trình UBND tỉnh phê duyệt 03 đề tài nghiên cứu khoa học năm 2014.

- Về lĩnh vực An toàn bức xạ hạt nhân, Sở hữu trí tuệ và sáng kiên: Quản lý có hiệu quả đối với 29 cơ sở có sử dụng thiết bị, nguồn phóng xạ trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn 12 cơ sở lập hồ sơ xin cấp phép sử dụng thiết bị X-Quang và cấp chứng chỉ Nhân viên bức xạ. Thẩm định hồ sơ và cấp 15 giấy phép sử dụng thiết bị X-Quang chuẩn đoán trong Y tế và 03 Chứng chỉ nhân viên bức xạ cho người phụ trách an toàn; Quản lý đối với 143 nhãn hiệu sản phẩn, nhãn hàng hóa và kiểu dáng công nghiệp đã được cấp văn

Page 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 04 - 2014.pdfb k c 042014 1 ho˜ ˛n on kẾt quẢ hoẠt ĐỘng khoa hỌc

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/20142

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

bằng bảo hộ sản phẩm trên địa bàn tỉnh; Có 09 văn bằng đã được cấp chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa.

Tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 04/2014/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2014, Quy định về hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Xét duyệt và công nhận đạt sáng kiến cấp tỉnh cho 41 sáng kiến của 52 tác giả.

- Về lĩnh vực Quản lý Công nghệ và Chuyển giao công nghệ: Tổ chức thẩm định về công nghệ, thiết bị cho 18 dự án xin cấp giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn tỉnh về các lĩnh vực: Khoáng sản, cơ khí, dược liệu, nông lâm nghiệp, môi trường..... và thẩm định 02 dây chuyền sản xuất phụ gia thức ăn gia súc (DCP) và dược liệu của 02 doanh nghiệp, để chứng nhận là doanh nghiệp KHCN trên địa bàn tỉnh.

Tổ chức kiểm tra tình hình nhập khẩu, sử dụng công nghệ và thiết bị tại 12 doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra cấp 01 giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 13 tổ chức, cá nhân đã được cấp đăng ký tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ…

- Về lĩnh vực Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng: Quản lý có hiệu quả đối với 158.288 phương tiện đo nhóm 2 trên địa bàn toàn tỉnh; Hướng dẫn 10 doanh nghiệp về công bố sản phẩm hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật và ghi nhãn hàng hóa; 05 doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, công bố tiêu chuẩn áp dụng; Tiếp nhận 12 bản công bố sản phẩm hàng hóa phân bón vô cơ nhập khẩu phù hợp quy chuẩn kỹ thuật.

- Về công tác thanh, kiểm tra: Tổ chức triển khai 04 cuộc kiểm tra trên diện rộng với 357 cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa; Chỉ đạo tiến hành 04 cuộc thanh tra về khoa học và công nghệ với tổng số 20 cơ sở được thanh tra. Kết quả thanh tra đã phát hiện 09 cơ sở có vi phạm trong đó xử lý vi

phạm hành chính 02 cơ sở, với tổng số tiền phạt là 86.000.000đ.

- Về hoạt đông dịch vu khoa học và công nghệ:

+ Hoạt động kiểm định: Trong 6 tháng đầu năm, kiểm định được 12.118 phương tiện đo các loại; Kiểm tra, hiệu chuẩn 13 máy và 15 phòng máy X-Quang cho các cơ sở y tế; Đo điện trở tiếp đất cho 09 công trình xây dựng tại tỉnh Lào Cai; Kiểm định 05 thang máy, 03 lô thiết bị an toàn lao động có các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.

+ Hoạt động kiểm nghiệm: Phân tích, trả kết quả 1.097 mẫu phân bón và các loại khoáng sản khác cho các tổ chức, cá nhân; Cấp Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng hàng hóa nhập khẩu cho 660 lô phân bón cho 29 công ty với số lượng 170.680 tấn cho các tổ chức cá nhân nhập khẩu qua cửa khẩu Quốc tế Lào Cai.

+ Hoạt động chứng nhận hợp chuẩn: Chứng nhận hợp quy cho 80 lô phân bón với số lượng 170.400 tấn cho các tổ chức cá nhân nhập khẩu qua cửa khẩu Quốc tế Lào Cai; Giám định 04 lô thiết bị y tế cho các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.

Nhìn chung, trong 6 tháng đầu năm 2014, Sở Khoa học và Công nghệ Lào Cai về cơ bản hoàn thành tốt và vượt mức các nhiệm vụ do UBND tỉnh giao, cụ thể như: Đã chỉ đạo, quản lý tốt 16 đề tài, dự án nghiên cứu khoa học cấp tỉnh; 06 dự án thuộc chương trình nông thôn miền núi; 12 dự án thực hiện theo chính sách khuyến khích ứng dụng khoa học và công nghệ. Quản lý đảm bảo an toàn theo đúng quy định đối với các cơ sở có hoạt động về an toàn bức xạ, cấp 15 giấy phép sử dụng thiết bị X-Quang. Thẩm định công nghệ và thiết bị cho 18 dự án xin cấp phép đầu tư. Cấp 04 giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm. Tiến hành thanh tra chuyên đề và đột xuất đối với 20 cơ sở kinh doanh hàng hóa, trong đó phát hiện và xử phạt 02

Page 3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 04 - 2014.pdfb k c 042014 1 ho˜ ˛n on kẾt quẢ hoẠt ĐỘng khoa hỌc

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/2014 3

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

cơ sở vi phạm. Về hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ, 6 tháng đầu năm kiểm định được 12.118 phương tiện đo các loại. Đo đánh giá an toàn bức xạ 13 máy X-Quang và 15 phòng X-Quang; Phân tích, trả kết quả được 1.097 mẫu phân bón nhập khẩu và các loại khoáng sản khác; Chứng nhận hợp quy cho 80 lô phân bón nhập khẩu; Cấp thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng hàng hóa nhập khẩu cho 660 lô phân bón qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích kết quả đạt được đáng khích lệ, thì hoạt động khoa học và công nghệ của tỉnh trong thời gian qua nhìn chung còn chưa phát huy hết tiềm năng thế mạnh, như: Việc huy động nguồn lực của xã hội vào hoạt động khoa học và công nghệ chưa được chú trọng; đầu tư cho khoa học và công nghệ còn thấp, hiệu quả sử dụng chưa cao; Cơ chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ chậm được đổi mới. Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển khoa học công nghệ chưa gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; Cơ chế tài chính còn nhiều bất cập; Thị trường khoa học và công nghệ phát triển chậm, chưa gắn kết chặt chẽ kết quả nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo với nhu cầu sản xuất, kinh doanh và quản lý.

Những hạn chế, yếu kém nêu trên, có nguyên nhân khách quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, đó là: Một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương nhận thức về nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học và công nghệ chưa thật đầy đủ, chú trọng, chưa coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm; Chưa bố trí cán bộ chuyên trách về công tác khoa học và công nghệ tại các huyện/thành phố theo đúng quy định; Đầu tư nguồn lực cho khoa học và công nghệ chưa tương xứng. Việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về khoa học và công

nghệ còn thiếu chủ động, quyết liệt, nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chậm được tháo gỡ.

Để khoa học và công nghệ Lào Cai trong thời gian tới thực sự trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong thời gian tới, cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ, chủ yếu như sau:

Môt là: Tập trung nghiên cứu và đẩy mạnh chuyển giao các tiến bộ KH&CN, ưu tiên trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, nhất là áp dụng công nghệ giống, công nghệ bảo quản và chế biến nông lâm sản, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp; Nghiên cứu về bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và xã hội - nhân văn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hoá, góp phần thực hiện mục tiêu CNH-HĐH của tỉnh;

Hai là: Tăng cường quản lý nhà nước trong các lĩnh vực hoạt động KH&CN, đặc biệt quan tâm các lĩnh vực về: An toàn bức xạ hạt nhân trong y tế, Sở hữu trí tuệ, Tiêu chuẩn đo lường chất lượng và Quản lý công nghệ…

Ba là: Tiếp tục đầu tư tăng cường nâng cao năng lực như: Xây dựng phòng thí nghiệm hiện có để đạt tiêu chuẩn quốc gia (VILAS) nhằm tiến hành thực hiện được toàn bộ việc kiểm nghiệm các loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và lưu thộng trên địa bàn tỉnh; Xây dựng phòng nuôi cấy mô tế bào và nuôi cấy nấm…

Bốn là: Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ KH&CN trong tỉnh và khu vực Tây Bắc như: Hoạt động kiểm định, tư vấn, chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn, giám định hàng hóa…;

Năm là: Thúc đẩy việc chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ trên địa bàn nhằm tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, góp phần tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và nâng cao giá trị sản xuất công nông nghiệp trên địa bàn tỉnh./.

Page 4: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 04 - 2014.pdfb k c 042014 1 ho˜ ˛n on kẾt quẢ hoẠt ĐỘng khoa hỌc

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/20144

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

6 tháng đầu năm 2014 hoạt động ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ được triển khai trong nhiều lĩnh vực

và đã mang lại những kết quả đảng kể, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Một số hoạt động nổi bật là:

Trong nông nghiệp và phát triển nông thôn: Các tổ chức và cá nhân trên địa bàn toàn tỉnh tăng cường ứng dụng những giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, đồng thời đẩy mạnh việc sản xuất theo hướng tạo ra sản phẩm an toàn nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích, đảm bảo an ninh lương thực cho địa phương, cụ thể: Cây lúa Xuân đạt 9.880 ha, năng suất ước đạt 55,59 tạ/ha, sản lượng 54.928 tấn, trong đó giống lúa lai 52,3 %, gồm (giống lai do Lào Cai sản xuất: 38,8%; lúa lai nội địa

sản xuất 0,9%, giống lai nhập nội 12,6%); giống lúa chất lượng cao chiếm 34,4%, giống khác chiếm 13,3%.

Sản xuất lúa Mùa: Kế hoạch 20.314 ha, tính đến ngày 04/7 đã gieo mạ được 564,37 tấn thóc giống các loại; làm đất 15.708 ha, cấy được 9.647 ha, trong đó Giống lúa lai 68%, gồm (giống lai do Lào Cai sản xuất: 40,68%; lúa lai nội địa sản xuất 1,1%, giống lai nhập nội 26,22%); giống lúa chất lượng cao chiếm 26,86%, giống khác chiếm 5,14%

Cây ngô: Diện tích Ngô đã trồng 24.705 ha, trong đó: Ngô Xuân 11.014 ha, năng suất ước đạt 26,43 tạ/ha, sản lượng đạt 29.115 tấn. Năng suất, sản lượng ngô Xuân giảm do trong giai đoạn cây ngô Xuân trỗ cờ, phun râu gặp đợt nắng nóng, khô hạn kéo dài nên cây ngô bị khô héo không thụ phấn được. Ngô chính vụ và hè thu đã gieo trồng 13.691 ha. Cơ cấu giống ngô lai cả năm chiếm 95,2%. Ngoài ra diện tích tăng vụ Xuân là 3.640,7 ha, trong đó: Cây lúa 359 ha; Ngô 931 ha; Đậu tương 949 ha; Lạc 280 ha; Thuốc lá 10 ha; Khoai lang 15 ha và cây rau màu các loại 1.096,7 ha. Rau an toàn: Năm 2014 diện tích rau an toàn ước đạt 586 ha, trong đó: Vụ Xuân: 250 ha; Vụ Mùa: 100 ha; Vụ Thu đông: 86 ha (chủ yếu trồng các loại rau đông vụ sớm tại huyện Sa Pa, Bắc Hà). Sản xuất hoa: 119 ha gồm (Hoa hồng 107 ha, hoa cúc 4 ha, hoa huệ 3 ha và hoa khác 5 ha). Hoa lan và địa lan các loại: Tổng số 85 nghìn chậu,

MÔT SÔ KÊT QUA ƯNG DUNG TIÊN BÔ KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ 6 THANG ĐÂU NĂM 2014

Vũ Thị HợiGiám đốc Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN

Lúa Séng Cù áp dụng kỹ thuật canh tác mới tại xã Mường Vi – Bát Xát

Page 5: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 04 - 2014.pdfb k c 042014 1 ho˜ ˛n on kẾt quẢ hoẠt ĐỘng khoa hỌc

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/2014 5

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

trong đó hoa địa lan là 70 nghìn chậu. Cây dược liệu: 228,3 ha gồm (Xuyên khung 80 ha; Y dĩ 1,3 ha, Actisô 49 ha, Đương quy 2 ha, hoa Hòe 15 ha và cây dược liệu lâu năm khác 81 ha). Cây đậu tương trồng 2.067 ha, trong đó: Đậu tương Xuân 1.782 ha, năng suất ước 10,47 tạ/ha, sản lượng 1.865 tấn, thời tiết đầu năm rét đậm, rét hại và khô hạn kéo dài nên diện tích gieo trồng giảm 56 ha so cùng kỳ và sản lượng giảm 57 tấn. Cây thuốc lá 55,3 ha, sấy được 223 lò gồm (Bắc Hà 124 lò, Mường Khương 50 lò, Si Ma Cai 49 lò). Cây chè 4.395 ha, trong đó: Chè kinh doanh: 3.238 ha (có 1.035 ha chè đã được cấp chứng nhận sản xuất theo VietGAP); Chè chất lượng cao: 107 ha. Sản lượng thu hoạch 3.891 tấn, giá thu mua chè tươi bình quân là 6.000 đồng/kg. Xuất khẩu sang thị trường Trung Đông được 86,5 tấn chè khô, giá từ 2,45 - 2,5 USD/kg. Cây cao su: Tạm bàn giao đất 1.612,67 ha; đã xử lý thực bì 616,29 ha, hạ băng cuốc hố 461,19 ha. Trồng mới 256,42 ha, gồm: Công ty Dầu Tiếng 192,42 ha, Công ty TM Hoàng Lan 50 ha, cao su tiểu điền tại huyện Mường Khương 14 ha. Cây ăn quả hiện có 7.851 ha, trong đó: Diện tích cây ăn quả ôn đới: 1.550 ha

gồm (Mận 753 ha, Đào 352 ha, Lê 445 ha). Diện tích cây ăn quả nhiệt đới, á nhiệt đới: 6.301 ha, gồm: Xoài 326 ha, Chuối 1.354 ha, Thanh long 10 ha, Dứa 978 ha, Na 77 ha, Đu đủ 12 ha, Mít 178 ha, Ổi 54 ha, Hồng 267ha, Hồng xiêm 55 ha, Doi 10 ha, Nho 3 ha, Cam 111 ha, Quýt 147 ha, Chanh 208 ha, Bưởi 132 ha, Táo 50 ha, Mơ 83 ha, Nhãn 1.359 ha, Vải 692 ha và cây ăn quả nhiệt đới khác 195 ha.

Đồng thời để khai thác thế mạnh của địa phương, đã đầu tư cải tạo và phát triển cây ăn quả ôn đới, 6 tháng đầu năm tập trung chăm sóc diện tích hiện có theo đúng quy trình kỹ thuật, triển khai kế hoạch trồng mới năm 2014 và tiến hành xây dựng tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Mận Bắc Hà” nhằm nâng cao giá trị sản phẩm mận địa phương và mở rộng thị trường tiêu thụ. Về chăn nuôi 6 tháng đầu năm phát triển tương đối ổn định, một số hộ dân đã chuyển đổi dần sang chăn nuôi hàng hóa, bước đầu đã đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của tỉnh. Trong nuôi trồng thủy sản được chú trọng phát triển, 6 tháng đầu năm đã nuôi trồng 1.500 ha/1.804 ha diện tích thủy sản được người dân đưa vào sản xuất; Sản lượng ước đạt 1.888 tấn, ngoài ra công tác sản xuất con giống tại chỗ được đặc biệt quan tâm, hiện con giống đã đảm bảo đủ số lượng, chất lượng cung ứng nhu cầu nuôi thương phẩm của nhân dân, số con giống sản xuất, ương nuôi đạt 7,7 triệu con giống, đã cung ứng khoảng 5,93 triệu con giống cá giống các loại. 6 tháng đầu năm đã có nhiều người dân được tiếp cận và hưởng lợi từ chính sách khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ của tỉnh, các dự án được chính sách hỗ trợ tập trung vào khảo nghiệm các giống

Actisô trồng tại huyện Sa Pa.

Page 6: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 04 - 2014.pdfb k c 042014 1 ho˜ ˛n on kẾt quẢ hoẠt ĐỘng khoa hỌc

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/20146

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

cây, con mới có giá trị kinh tế cao nhằm đánh giá khả năng thích nghi để khuyến cáo nhân ra diện rộng như các giống cây ăn quả ổi Đài Loan, hồng xiêm xoài, bưởi da xanh, cam V2, cá nheo vàng, cá lăng chấm, gà Đông Tảo lai…; ứng dụng nuôi gia súc, gia cầm trên đệm lót sinh học hoặc khôi phục nhằm phát triển các giống quý của địa phương như gà ác Hmong, lợn đen Mường Khương…

Ngoài ra, nhiều lĩnh vực khác cũng đã tăng cường ứng dụng tiến bộ KH&CN, nổi bật lên là ngành thông tin truyền thông, đã đầu tư phát triển mạnh mẽ mạng thông tin di động phủ sóng đến tận các vùng sâu, vùng xa của tỉnh; Cụ thể: Bưu chính: Toàn tỉnh hiện có 203 điểm phục vụ bưu chính, viễn thông, trong đó có 21 Bưu cục, 130 điểm Bưu điện văn hóa xã, 29 đại lý Bưu điện, 23 thùng thư công cộng độc lập. Viễn thông: Hiện toàn tỉnh có 890 trạm thu phát sóng di động (gồm trạm 2G, 3G). Mạng Internet tốc độ cao phát triển ngày càng thông dụng trong các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện, các xã, phường thị trấn, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất và ngay cả trong các hộ gia đình. Đến nay nhiều xã đã xây dựng được các thư viện điện tử tại trung tâm xã với nhiều tiện ích phục vụ khai thác thông tin của nhân dân và đặc biệt là các thông tin về khoa học và công nghệ góp phần nâng cao dân trí cho nhân dân các dân tộc vùng cao.

Ngành y tế, đã đầu tư nhiều thiết bị khám chữa bệnh hiện đại tại các cơ sở tuyến dưới góp phần nâng cao sức khỏe ban đầu, giảm chi phí khám chữa bệnh cho nhân dân, giảm thiểu sự quá tải của các cơ sở y tế tuyến trên.

Công tác tuyên truyền ứng dụng tiến

bộ khoa học và công nghệ cũng được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức, như sử dụng đội ngũ cán bộ trực tiếp đến với các tổ chức, cá nhân để khuyến khích, hướng dẫn việc áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống, đi sâu tuyên truyền chính sách khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ của tỉnh; thông tin kịp thời các kết quả nghiên cứu, các công nghệ, các quy trình kỹ thuật lên cổng thông tin điện tử của Sở, của tỉnh, thông qua các bản tin…. 6 tháng đầu năm đã xuất bản 3 số Bản tin ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ với 900 cuốn, các Bản tin đã chuyển tải kịp thời những thành tựu về KH&CN, kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án; kết quả việc ứng dụng tiến bộ KH&CN của các tổ chức, cá nhân; giới thiệu thành quả của KH&CN; giới thiệu các công nghệ mới, công nghệ tiên tiến trong nước, nước ngoài…; hướng dẫn áp dụng các quy trình kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất; các văn bản có liên quan đến phát triển KH&CN của các cấp, các ngành; các gương điển hình tiên tiến trong việc ứng dụng tiến bộ KH&CN trên địa bàn tỉnh./.

Nhãn hiệu tập thể cho mận Bắc Hà.

Page 7: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 04 - 2014.pdfb k c 042014 1 ho˜ ˛n on kẾt quẢ hoẠt ĐỘng khoa hỌc

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/2014 7

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

1. Thực trạng hoạt động sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Lào Cai là tỉnh có điều kiện địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi cho việc phát triển các sản phẩm nông lâm nghiệp đặc hữu, bản địa có giá trị cao, tuy nhiên các sản phẩm này chưa được khai thác, phát triển thành hàng hóa, số lượng sản phẩm được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (NH) chưa nhiều, giá trị sản phẩm chưa được người tiêu dùng biết đến và sử dụng rộng rãi, do vậy hoạt động sở hữu trí tuệ (SHTT) còn nhỏ lẻ, manh mún.

Theo thống kê Cục Sở hữu trí tuệ, đến năm 2001 Lào Cai mới được cấp văn bằng bảo hộ NH đầu tiên. Tính đến năm 2007 toàn tỉnh mới chỉ có 71 đơn đăng ký bảo hộ quyền SHTT, trong đó được cấp 61 văn bằng bảo hộ (57 nhãn hiệu và 04 kiểu dáng công nghiệp) và chưa có một sản phẩm đặc hữu nào được xác lập bảo hộ NH tập thể, NH chứng nhận, hay chỉ dẫn địa lý, chưa có một cơ chế, chính sách và dự án lớn nào về SHTT được phê duyệt đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động này. Hoạt động thực thi quyền SHTT được quan tâm thực hiện nhưng vẫn còn hiện tượng làm giả, làm nhái và sử dụng trái phép NH sản phẩm đã được bảo hộ gây ra các vụ xâm phạm

quyền SHTT.Nguyên nhân do thức pháp luật về

SHTT của người dân và doanh nghiệp còn thấp, chưa quan tâm và nhận thức được tầm quan trọng của việc xác lập quyền SHTT, hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa tập trung và chuyên môn hóa. Người dân và doanh nghiệp vẫn còn thờ ơ chưa quan tâm đến giá trị kinh tế to lớn của việc xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ của mình, kinh phí và cơ chế hỗ trợ chi cho hoạt động phát triển tài sản trí tuệ còn hạn chế.

Tuy nhiên, từ năm 2008 đến nay, được sự chỉ đạo quan tâm sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự nỗ lực trong công tác tham mưu của Sở, hoạt động SHTT của tỉnh Lào Cai đã có nhiều khởi sắc:

Số lượng tài sản trí tuệ của tỉnh tăng mạnh cả về số lượng và chất lượng. Từ năm 2008 đến hết tháng 3-2014: tổng số đơn đăng ký 164, trong đó có 88 đơn được cấp văn bằng bảo hộ (08 NH tập thể như Rượu Thanh Kim, Mản Thẩn,… và 80 NH thông thường). Như vậy, qua gần 7 năm số đơn được nộp đã tăng mạnh và số văn bằng được cấp cũng nhiều hơn so với giai đoạn 2001 - 2007. Hiện nay theo thống kê từ năm 2001 đến hết tháng 3

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY

HOẠT ĐỘNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAINguyễn Thị Luyến

Phòng Quản lý Chuyên ngành

Page 8: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 04 - 2014.pdfb k c 042014 1 ho˜ ˛n on kẾt quẢ hoẠt ĐỘng khoa hỌc

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/20148

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

năm 2014, tổng số đơn đăng ký NH trên địa bàn tỉnh 235 đơn và được được cấp văn bằng bảo hộ là 145 chủ yếu là NH thông thường, NH tập thể.

Số lượng các dự án hỗ trợ xác lập, quản lý và phát triển NH tập thể, NH chứng nhận, chỉ dẫn địa lý được cấp có thẩm quyền phê duyệt hỗ trợ kinh phí bảo hộ tăng mạnh như NH tập thể Su su Sa Pa được bảo hộ. 6 sản phẩm đặc hữu của tỉnh đang được hỗ trợ bảo hộ NH, chỉ dẫn địa lý như Lợn đen Mường Khương, Cá nước lạnh Sa Pa, Mận Bắc Hà,….chỉ dẫn địa lý “Thẩm Dương” cho sản phẩm gạo nếp Khẩu Tan Đón.

Các dự án được hỗ trợ triển khai thực hiện đã hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu, quảng bá, tôn vinh hình ảnh các sản phẩm được bảo hộ quyền SHTT tới người dân trên địa bàn tỉnh. Góp phần phát triển bền vững và mang lại hiệu quả cao, năng suất chất lượng tốt, mở rộng diện tích sản xuất, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, thị trường mở rộng, các nhà hàng, dịch vụ cũng đem lại lợi nhuận lớn hơn. Như NH Su su Sa Pa: Trước khi có thương hiệu: giá cả từ 800 - 1.000 đồng/kg; năng suất từ 25 - 30 tấn/ha/năm; sản lượng năm 2011 là 3.000 tấn/ha/năm. Sau khi có thương hiệu: giá bán 5.000 đồng/kg - 7.000 đồng/kg; năng suất 50 - 60 tấn/ha/năm; sản lượng năm 2013 là 6.000 tấn/ha/năm (tăng thu trung bình sau khi có thương hiệu 2.000 đ/1kg x 6.000.000 kg/năm = 12 tỷ/năm/huyện).

Cơ chế chính sách về hoạt động SHTT được nghiên cứu, xây dựng, ban hành hoàn thiện phục vụ đắc lực cho công tác quản lý tại địa phương và tạo cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh phí bảo hộ thương hiệu sản phẩm trong và ngoài nước, như Quyết định số 13/2012/QĐ-UBND ngày 16/4 /2012 của UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quy định quản lý nhà nước về hoạt động SHTT trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Quyết định số 33/QĐ-UBND ngày 03/8/2012 Ban hành Quy định Chính sách khuyến khích ứng dụng tiến bộ KH&CN trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Quyết định số 182/QĐ-UBND ngày 22/01/2013 về việc phê duyệt dự án hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2013 – 2015 (thuộc Đề án Phát triển KH&CN tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 - 2015),....

Công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức về SHTT được quan tâm thường xuyên và hiệu quả hơn đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn dưới nhiều hình thức (tuyên truyền trên Bản tin KH&CN, Cổng thông tin điện tử Sở, Biên soạn và phát hành 500 Cuốn sách hỏi đáp pháp luật về SHTT, tổ chức đào tạo tập huấn..., nhằm giúp các tổ chức, cá nhân nắm được các thông tin pháp luật cần thiết về SHTT và đã chủ động trong việc xác lập, bảo vệ quyền SHTT cho sản phẩm, hàng hóa của mình.

Công tác thực thi quyền SHTT được chú trọng. Thường xuyên kiểm tra, thanh tra để nắm chính xác thông tin của tổ

Page 9: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 04 - 2014.pdfb k c 042014 1 ho˜ ˛n on kẾt quẢ hoẠt ĐỘng khoa hỌc

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/2014 9

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

chức các nhân đăng ký bảo hộ NH, nắm bắt và ngăn chặn, xử lý các sai phạm và gian lận về SHTT. Do đó, từ năm 2008 đến tháng 7 năm 2014 số lượng vụ vi phạm, tranh chấp NH giảm rõ rệt (có 2 vụ vi phạm NH rượu San Lùng và NH Chapagaden) nhưng ở giai đoạn này mức độ vi phạm có tinh vi hơn, phạm vi rộng hơn. Nguyên nhân là do người dân và doanh nghiệp đã nắm bắt được một số kiến thức cơ bản pháp luật về SHTT, do lợi nhuận kinh tế thu được từ việc bảo hộ NH mang lại nên gây khó khăn cho công tác quản lý và xử lý dứt điểm các hành vi vi phạm về SHTT trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay hoạt động sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh còn một số khó khăn, tồn tại:

Số lượng các tài sản trí tuệ được bảo hộ còn hạn chế, khiêm tốn, người dân và doanh nghiệp còn thiếu những thông tin pháp luật cụ thể về SHTT; tình trạng vi phạm, xâm phạm quyền SHTT còn khá phổ biến không chỉ với việc vi phạm quyền SHTT của các sản phẩm trong tỉnh mà các sản phẩm “nhập khẩu” vào thị trường Lào Cai.

Hệ thống chính sách hỗ trợ, khuyến khích về SHTT được ban hành nhưng khi triển khai áp dụng vào thực tế chưa hỗ trợ kinh phí bảo hộ được nhiều sản phẩm. Hoạt động SHTT chưa thực sự gắn kết và thúc đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là:Do công tác tuyên truyền, phổ biến

kiến thức pháp luật về SHTT chưa đủ mạnh để làm thay đổi được nhận thức của đông đảo người dân hiểu và làm theo; Việc sản xuất các loại hàng hóa giả mạo có siêu lợi nhuận nên các đối tượng không ngần ngại tìm biện pháp để sản xuất hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Thực tế hiện nay thời gian được cấp bằng bảo hộ NH phải mất gần 2 năm, mà Quy định điều kiện hồ sơ đề nghị hỗ trợ của tỉnh là sản phẩm phải được cấp văn bằng bảo hộ do vậy số lượng hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí bảo hộ gửi về sở không nhiều.

2. Định hướng giải pháp trong thời gian tới

Để tháo gỡ những tồn tại, khó khăn trên cần thực hiện tốt các nhóm giải pháp toàn diện và đồng bộ sau:

* Giải pháp gắn hoạt động SHTT với phát triển kinh tế - xã hội:

Phát triển hoạt động SHTT phải góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng phát triển bền vững, cụ thể trong giải pháp này cần tập trung thực hiện các nội dung sau:

Sở hữu trí tuệ góp phần phát triển nông, lâm nghiệp và nông thôn:

Hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung mang thương hiệu đã được bảo hộ như: vùng trồng rau, hoa, cây ăn quả, vùng nuôi thủy sản, gia cầm,…

Tuyển chọn được các sản phẩm nông lâm nghiệp, thủy sản đặc hữu có phẩm

Page 10: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 04 - 2014.pdfb k c 042014 1 ho˜ ˛n on kẾt quẢ hoẠt ĐỘng khoa hỌc

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/201410

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

chất, năng suất, chất lượng và hiệu quả để đưa vào danh mục sản phẩm đề xuất tỉnh, Bộ Khoa học Công nghệ nghệ hỗ trợ kinh phí xác lập, quản lý và phát triển bền vững sản phẩm.

Sở hữu trí tuệ góp phần phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

Áp dụng SHTT như sáng chế, giải pháp hữu ích, bí mật kinh doanh tạo ra các công cụ, máy móc, bí quyết kinh doanh mới từ đó tại ra được ngành nghề mới. Hình thành các cơ sở sản xuất công nghiệp có quy mô hộ gia đình, nhỏ và vừa.

Thúc đẩy hoàn thiện cơ chế, chính sách: khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các thành tựu KH&CN vào đầu tư, kinh doanh đi đôi với việc bảo vệ quyền SHTT. Phát triển các dịch vụ thông tin, môi giới, chuyển giao công nghệ, tư vấn pháp lý về SHTT. Nâng cao hàm lượng KH&CN trong các sản phẩm, dịch vụ trọng điểm; đẩy mạnh ứng dụng các bí quyết, đối tượng sở hữu công nghiệp và công nghệ quản lý tiên tiến vào các sản phẩm của doanh nghiệp.

Sở hữu trí tuệ góp phần phát triển thương mại, du lịch:

Tuyên truyền quảng bá chất lượng các sản phẩm được bảo hộ tới người tiêu dùng, khách du lịch đến với Lào Cai thúc đẩy sức tiêu thụ sản phẩm tạo doanh thu cho người sản xuất, doanh nghiệp và cho tỉnh.

Hỗ trợ xác lập, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp; định hình sử dụng công cụ SHTT để nâng cao giá trị và tính cạnh tranh của

sản phẩm; góp phần nâng cao chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đưa các sản phẩm mang thương hiệu vào sâu trong các siêu thị, thành phố lớn, các Hội chợ thương mại.

Xây dựng và hoàn thiện quy định pháp luật về bảo hộ bản quyền SHTT, cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển dịch vụ hỗ trợ về SHTT và chuyển giao công nghệ, dịch vụ tư vấn, phát triển các loại hình chợ công nghệ, hội chợ công nghệ, triển lãm công nghệ, cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ tạo ra sân chơi lành mạnh cho các doanh nghiệp cạnh tranh và phát triển kinh doanh.

* Giải pháp nhằm tăng cường tiềm lực sở hữu trí tuệ:

Tập trung phát triển nguồn nhân lực SHTT, tăng cường đào tạo, tập huấn cho cán bộ làm công tác SHTT đảm bảo đủ năng lực quản lý, năng lực điều hành đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế về sở hữu trí tuệ.

Hỗ trợ thông tin về bảo vệ tài sản trí tuệ, cung cấp thông tin đầy đủ cùng với các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ được triển khai, tạo nhận thức của các ngành, địa phương, doanh nghiệp về SHTT.

Thường xuyên phối hợp với bộ phận theo dõi quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ ở các huyện, thành phố, kịp thời thu thập, xử lý cũng như tham mưu tốt cho công tác lãnh đạo và quản lý hiệu quả các hoạt động sở hữu trí tuệ tại địa phương./.

Page 11: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 04 - 2014.pdfb k c 042014 1 ho˜ ˛n on kẾt quẢ hoẠt ĐỘng khoa hỌc

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/2014 11

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

Trong giai đoạn hiện nay, hợp tác về khoa học và công nghệ (KH&CN) đã trở thành một yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, là nguồn lực to lớn, cầu nối, không thể thiếu được đối với hoạt động KH&CN trong quá trình hội nhập kinh tế - quốc tế của mỗi địa phương.

Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới nằm phía Tây Bắc Việt Nam, có

vị thế quan trọng trong hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội, với hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Lào Cai, những năm qua, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách cụ thể hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động KH&CN, trong đó chú trọng đến hợp tác phát triển KH&CN.

Ý thức được tầm quan trọng của hợp tác KH&CN trong phát triển kinh tế - xã hội, với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế - quốc tế, hướng tới nền kinh tế tri thức dựa trên KH&CN thì việc liên kết, hợp tác để cùng phát triển KH&CN là một việc làm quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Những năm qua, thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh,

Lào Cai đã chủ động hợp tác với các Viện, các địa phương trong cả nước trong lĩnh vực KH&CN, cụ thể:

Hợp tác với Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

Lào Cai liên kết hợp tác để phát triển sản xuất các cây lương thực như: tập trung vào khai thác và phát triển các giống lúa đặc sản ngắn ngày, chống chịu tốt với điều kiện canh tác địa phương; liên doanh, liên kết sản xuất hạt giống lúa lai, duy trì dòng bố mẹ lúa lai; tổ chức sản xuất khoai tây giống cho nhu cầu sản xuất của tỉnh và

KÊT QUA HƠP TAC VÊ KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ GIAI ĐOAN 2011 - 2013

Tô Minh KiênPhòng Kế hoạch - Tổng hợp

Hợp tác giữa tỉnh Lào Cai và Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam.

Page 12: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 04 - 2014.pdfb k c 042014 1 ho˜ ˛n on kẾt quẢ hoẠt ĐỘng khoa hỌc

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/201412

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

cung cấp cho vùng sản xuất đồng bằng Sông Hồng. Ngoài ra, tỉnh còn phối hợp nghiên cứu, đề xuất các đề tài, dự án thuộc các lĩnh vực quan tâm như: tạo giống cây trồng, kiểm soát sâu bệnh, bảo tồn, khai thác và phát triển các loài cây bản địa; chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về nông nghiệp cho tỉnh Lào Cai, đặc biệt là công nghệ sinh học trong nhân giống cây trồng; xử lý phế thải trong nông nghiệp, bảo vệ môi trường phục vụ dân sinh và du lịch; nghiên cứu thị trường, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý để xúc tiến thương mại các sản phẩm địa phương gồm: lúa đặc sản, các loại rau hoa quả và cây dược liệu có nguồn gốc ôn đới, chè chất lượng cao.

Hợp tác với trường Đại học Nông nghiệp Hà Nôi

Trong quá trình hợp tác với trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tỉnh Lào Cai đã chủ động hợp tác với các tổ chức và các viện thuộc trường như: Tổ chức Jica – Nhật Bản, Viện nghiên cứu lúa, Viện Sinh học Nông nghiệp.

Đối với tổ chức Jica - Nhật Bản: Đánh giá khả năng sinh trưởng và thích nghi các giống lúa chuyển một số gen tốt làm vật liệu khởi đầu cho chọn giống cây trồng như gen thấp cây, chín sớm, năng suất cao, chống chịu sâu bệnh và sinh trưởng phù hợp với điều kiện sinh thái tại nhiều vùng. Trong năm 2013, tỉnh đã hợp tác với tổ chức Jica - Nhật Bản thông qua dự án của Jica với Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội để khảo nghiệm 170 giống từ giống gốc IR24 đã chuyển gen ngắn ngày, chất

lượng, thấp cây, kiểu cây, độ rụng hạt…, 170 giống bao gồm các giống có nguồn gốc từ IR24 đã chuyển gen kháng rầy nâu, bạc lá... Kết quả: thu được một số dòng thích hợp với các điều kiện nêu trên làm tư liệu tiếp tục nghiên cứu.

Đối với Viện nghiên cứu lúa : Mục tiêu của chương trình hợp tác là chọn tạo lai chuyển gen để tạo ra được các dòng giống lúa có tính thích nghi với điều kiện môi trường tốt, tính kháng sâu bệnh cao, năng suất cao, chất lượng gạo ngon. Cụ thể hợp tác trong đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ lai chuyển gen nhằm phát triển các tổ hợp lúa lai hai dòng mới kháng bệnh bạc lá ở Lào Cai”. Năm 2013, Lào Cai đã chọn tạo được 81 dòng kháng bệnh bạc lá, các dòng sinh trưởng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái của Lào Cai.

Đối với Viện Sinh học Nông nghiệp: Phối hợp thực hiện chuyển giao công nghệ từ Viện Sinh học Nông nghiệp với 02 dự án. Dự án “Ứng dụng khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất và bảo quản khoai tây giống tại tỉnh Lào Cai”. Kết quả năm 2013, ứng dụng sản xuất vụ xuân 05 ha cấp giống nguyên chủng tại Trại rau quả Bắc Hà. Vụ đông năm 2013, đang triển khai sản xuất 1,5 ha siêu nguyên chủng, 30 ha nguyên chủng, 60 ha xác nhận tại các huyện Bắc Hà, Bát Xát, Văn Bàn, Bảo Thắng và Thành phố Lào Cai. Đối với Dự án “Phát triển sản xuất khoai tây giống tại tỉnh Lào Cai giai đoạn 2013 - 2016”, năm 2013, tiến hành xây dựng và chuyển giao công nghệ nhà khí canh sản xuất khoai tây

Page 13: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 04 - 2014.pdfb k c 042014 1 ho˜ ˛n on kẾt quẢ hoẠt ĐỘng khoa hỌc

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/2014 13

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

sạch bệnh theo công nghệ của Isarel; duy trì nhân giống trong nhà lưới và phòng nuôi cấy mô; tổ chức sản xuất khoai tây giống các cấp siêu nguyên chủng 01ha, nguyên chủng 05ha, tại các huyện Bát Xát, Bắc Hà, Sa Pa, Bảo Thắng và TP Lào Cai.

Hợp tác với Viện KH&CN Việt NamLào Cai liên kết để cung cấp các chuyên

gia hoặc thành lập hội đồng tư vấn KH&CN cho tỉnh trong việc xác định, thẩm định, giải quyết các nhiệm vụ KH&CN; hỗ trợ tỉnh trong việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực KH&CN dưới những hình thức và cấp độ khác nhau; khuyến khích và hỗ trợ các đơn vị KH&CN Viện tích cực chuyển giao các kết quả nghiên cứu KH&CN, các công nghệ mới cho tỉnh với những hình thức và cơ chế phù hợp; cung cấp, trao đổi thông tin KH&CN; huy động nguồn vốn cho KH&CN bằng cách hai bên cùng có những biện pháp tích cực và hữu hiệu với cơ chế thông thoáng, thích hợp để tìm kiếm và khai thác các nguồn vốn khác như vốn đầu tư của doanh nghiệp, các dự án hợp tác quốc tế, lồng ghép với các dự án đầu tư; giúp tỉnh xây dựng và triển khai thực hiện các dự án, chương trình hợp tác quốc tế về KH&CN trong các lĩnh vực nâng cao trình độ nhân lực, tăng cường thiết bị, cung cấp

thông tin, chuyển giao thành tựu khoa học và tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới. Trong thời gian qua, Sở Khoa học và Công nghệ Lào Cai phối hợp với Viện KH&CN Việt Nam, mời các Giáo sư đầu ngành, các chuyên gia giỏi đầu ngành về các lĩnh vực có tính chất phúc tạp, tổ chức thành lập 04 hội đồng thẩm định đánh giá công nghệ cho 05 doanh nghiệp tại KCN Tằng Lỏong do Viện KH&CN Việt Nam chủ trì.

Hợp tác với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc

Lào Cai liên kết hợp tác phát triển KH&CN với các tỉnh trong khu vực trung du miền núi phía bắc như: Yên Bái, Lai Châu, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Giang. Hợp tác KH&CN các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc là diễn đàn, là cơ hội tốt để có dịp trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của các địa phương trong việc đổi mới, nâng

6 tỉnh Trung du miền núi phía Bắc ký Biên bản hợp tác phát triển KH&CN.

Page 14: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 04 - 2014.pdfb k c 042014 1 ho˜ ˛n on kẾt quẢ hoẠt ĐỘng khoa hỌc

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/201414

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của ngành KH&CN. Qua đó, quản lý và tổ chức tốt các hoạt động KH&CN tại địa phương, nhằm tập hợp và phát huy tiềm năng trí tuệ của đội ngũ KH&CN, xây dựng tiềm lực KH&CN đủ mạnh, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2013, ngành KH&CN Lào Cai đã hợp tác với KH&CN các tỉnh kiểm định được 330 Taximet; về kiểm tra, hiệu chuẩn chất lượng máy X-quang, đo đánh giá ATBX phòng máy X-quang được 24 máy – 25 phòng tại tỉnh Lai Châu, Yên Bái, Hà Giang. Ngoài ra đánh giá, giám sát, đào tạo chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng cho các công ty tại tỉnh Yên Bái. Trong lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh Lào Cai còn hợp tác với tỉnh Yên Bái sản xuất tổ hợp LC212 với diện tích 26 ha, trong đó cung ứng 250 kg dòng lúa bố LC212 và 625 kg dòng lúa mẹ 103S. Hiện nay lúa đã thu hoạch xong, đang tiến hành chế biến, năng suất đạt 3 tấn/ha. Chất lượng hạt giống đảm bảo tiêu chuẩn.

Có thể nói, trong thời gian qua, hoạt động hợp tác KH&CN của Lào Cai đã thu được nhiều kết quả quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; công tác đầu tư cho KH&CN tiếp tục được tập trung; tiến độ thẩm định, phê duyệt các đề tài dự án khoa học được đẩy nhanh; cơ sở vật chất kỹ thuật cho các trung tâm hoạt động sự nghiệp KH&CN được quan tâm đầu tư; việc ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, dự án KH&CN đã gắn trách nhiệm

của các nhà khoa học, cơ quan nghiên cứu với các mục tiêu thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất lao động và cải thiện đời sống của người dân,… góp phần triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu nhiệm vụ, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng tỉnh Lào Cai ngày càng đổi mới, phát triển toàn diện.

Trước yêu cầu mới về phát triển kinh tế - xã hội và tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hợp tác KH&CN giai đoạn hiện nay cần phải trở thành yếu tố then chốt khai thác hiệu quả những nguồn tài nguyên thiên nhiên, phát huy tốt nhất truyền thống văn hoá, nhằm tạo ra một năng lực cạnh tranh đủ mạnh để Lào Cai cùng với các tỉnh trong cả nước hội nhập thành công vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Vì vậy, thời gian tới, tỉnh định hướng hợp tác KH&CN tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu: Các cấp Ủy đảng và chính quyền phải thực sự coi hợp tác phát triển KH&CN là một trong những nhiệm vụ quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi để các ngành, các doanh nghiệp, đơn vị tham gia tích cực trong công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hoá; Tăng cường hợp tác hợp tác KH&CN với các đơn vị trong nước và nước ngoài: phát triển thị trường công nghệ; đổi mới công nghệ; ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ; Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Lào Cai ổn định, năng động và phát triển trong xu thế hội nhập kinh tế - quốc tế.

Page 15: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 04 - 2014.pdfb k c 042014 1 ho˜ ˛n on kẾt quẢ hoẠt ĐỘng khoa hỌc

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/2014 15

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

Lào Cai là tỉnh có địa hình núi cao, có vùng tiểu khí hậu đặc thù như Bắc Hà, Sa Pa, và TP. Lào Cai, những

vùng này có khí hậu mát mẻ, điều kiện thổ nhưỡng phù hợp, có thể trồng được các cây có độ lạnh thấp tương tự vùng Aquitaine - CH Pháp có khí hậu ôn đới, như cây nho, dâu tây, phúc bồn tử, đào táo, cam, quýt.... với giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, phát triển cây ăn quả ở Lào Cai còn hạn chế, chủng loại cây còn nghèo nàn, chất lượng quả chưa cao, giá trị kinh tế thấp, một số loại cây ăn quả truyền thống như Đào Mèo, Đào Vân Nam,... sau nhiều năm trồng không được chăm sóc bị thoái hóa nên hiện nay hiệu quả kinh tế thấp đang bị người dân tự chặt bỏ dần.

Nhằm khắc phục tình trạng tự phát trên của người dân và khai thác tốt các điều kiện tự nhiên của tỉnh, năm 2013 nội dung “khảo nghiệm cây ăn quả” đã được xây dựng nằm trong chương trình hợp tác giữa tỉnh Lào Cai và vùng Aquitaine - CH Pháp do Trung tâm giống Nông lâm nghiệp Lào Cai thực hiện. Hai bên đã cùng nhau nghiên cứu và đề xuất một số loại cây ăn quả có đặc điểm sinh

trưởng phát triển thích nghi phù hợp với địa hình, đất đai thổ nhưỡng, thời tiết khí hậu của Lào Cai, đóng góp vào cơ cấu giống cây ăn quả của tỉnh và có thể mở rộng sản xuất, do chúng có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là cây dâu tây.

Dâu tây là loại cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao, trong quả dâu tây có chứa nhiều lọai vitamin, trong đó hàm lượng vitamin C cao nhất. Đây là một loại cây đặc sản dùng để ăn tươi, chế biến làm mứt, nước giải khát, dùng trong công nghiệp hóa phẩm chế biến rượu, hương vị thực phẩm…

Kêt quả bước đầu: Trồng khảo nghiệm 5100 cây/5 giống (Cirano, Capriss, Chandler, Cirafine, Charlotte) tại Trại thực nghiệm cây ăn quả Tả Phìn - Sa Pa và tại Trại Rau quả Bắc Hà; Xây dựng 01 mô hình trồng Dâu tây áp dụng tưới nhỏ giọt tại Trại Rau quả Bắc Hà với diện tích 300m2; Phân tích các chỉ tiêu hoá lý tính của 5 giống Dâu tây mỗi giống 5 chỉ tiêu.

Giai đoạn tiêp theo: Tiếp tục thực hiện các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc,

TRÔNG KHAO NGHIÊM CÂY DÂU TÂY TAI SA PA VA BĂC HATrân Công Mạnh

Phòng Quản lý Khoa học

Mô hình dâu tây trồng trong nhà và ngoài thực địa.

(Xem tiếp trang 18)

Page 16: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 04 - 2014.pdfb k c 042014 1 ho˜ ˛n on kẾt quẢ hoẠt ĐỘng khoa hỌc

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/201416

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ thông tin, đưa thông tin khoa học và công nghệ xuống xã,

phường thuộc tỉnh Lào Cai” do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Lào Cai là đơn vị chủ trì được Bộ KH&CN và UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt, nhằm đạt mục tiêu: Ứng dụng công nghệ thông tin để đưa nhanh tiến bộ khoa học và kỹ thuật và phổ biến tri thức phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai.

Trong khuôn khổ dự án, có 20 xã nằm trong chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012-2020, thuộc 9/9 huyện/tp trên địa bàn tỉnh được hưởng thụ, tại mỗi điểm xã được đầu tư 01 hệ thống Thư viện điện tử KH&CN bao gồm các trang thiết bị máy vi tính, máy in, máy photocopy cùng nhiều trang thiết bị phụ trợ khác và hơn nữa được trang bị thư viện điện tử về khoa học

công nghệ với trên 175.000 tài liệu và hơn 400 phim khoa học và công nghệ đã được số hóa về các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội, y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường, phát triển làng nghề, văn hóa, văn minh... thuộc các dạng văn bản pháp luật, các kết quả nghiên cứu đã giúp cho xã xây dựng và hình thành một điểm thông tin KH&CN của địa phương, dễ dàng cập nhật các tiến bộ KH&CN để khai thác có hiệu quả các tiến bộ KH&CN vào quản lý, ứng

dụng trong sản xuất, trao đổi thông tin đa chiều từ trên xuống, từ dưới lên và trao đổi thông tin theo chiều ngang,.

Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN Lào Cai là cơ quan chủ trì dự án đã phối hợp tốt với các đơn vị chuyển giao, đã tổ chức hướng dẫn vận hành sử dụng và đào

HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠI 20 XÃ NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

Phạm Anh Đức Phòng Quản lý Công nghệ

Một số hình ảnh các đồng chí lãnh đạo tỉnh Lào Cai tại buổi bàn giao trang thiết bị Thư viện điện tử KH&CN cho các xã nông thôn mới.

(Xem tiếp trang 27)

Page 17: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 04 - 2014.pdfb k c 042014 1 ho˜ ˛n on kẾt quẢ hoẠt ĐỘng khoa hỌc

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/2014 17

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

Gà ZoLo lai (gà VTB) là giống gà được tạo ra khi cho lai giữa giống gà trống ZoLo với gà mái Lương phượng theo tỷ lệ pha màu thích hợp, gà có đặc điểm ngoại hình đồng nhất ở gà mái lông nâu đất có điểm đốm vàng, chân cao, da chân mầu vàng, mào cờ to, tích tai trắng. Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của gà như sau: trọng lượng gà mái bình quân khi 19 tuần tuổi đạt 1,7 – 1,8kg/con, năng xuất trứng/mái khi 72 tuần tuổi đạt: 190 – 195 quả.

Xã Phú Nhuận nằm ở phía Tây Nam của huyện Bảo Thắng, xã có 9.598 nhân khẩu, trong đó 85% dân số

làm nông nghiệp, đây là nguồn nhân lực quan trọng cho phát triển kinh tế của địa phương, nhất là sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, trình độ của lực lượng lao động còn thấp và không đồng đều, nông dân sản xuất chủ yếu bằng kinh nghiệm. Để tháo gỡ khó khăn về trình độ của lực lượng lao động, xã đã tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ như: tuyên truyền, vận động, tập huấn, đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất cho nông dân; chỉ đạo điểm các mô hình sản xuất giỏi và từ đó nhân ra diện rộng… Ngoài

ra xã Phú Nhuận cũng nằm trong vùng quy hoạch công nghiệp Tằng Loỏng do vậy vấn đề nguồn cung cấp thực phẩm cho khu công nghiệp và địa phương là tương đối lớn, vì vậy để giải quyết vấn đề đó và cũng là phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường và tăng cơ cấu đàn gia cầm trong chăn nuôi, việc lựa chọn giống vật nuôi có năng xuất, chất lượng cao đưa vào nuôi khảo nghiệm tại địa phương rất cần thiết.

Năm 2013, từ nguồn vốn của chương trình khuyến khích ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ của tỉnh Lào Cai, hộ gia đình bà Vũ Thị Hường đã triển khai mô hình nuôi gà ZoLo lai quy mô 3.750 con. Dự án được nhà

KÊT QUA MÔ HINH NUÔI KHAO NGHIÊM GIÔNG GA ZOLO LAI (VTB) TAI BAO THĂNG

Kiêu Thanh PhucPhòng QL KH&CN Cơ sở

Gà ZoLo lai 2 tuần tuổi và gà thương phẩm.

Page 18: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 04 - 2014.pdfb k c 042014 1 ho˜ ˛n on kẾt quẢ hoẠt ĐỘng khoa hỌc

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/201418

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

phòng trừ sâu bệnh, thu hái; Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển, năng suất,

chất lượng quả; Phân tích các chỉ tiêu hóa lý, hàm lượng các chất dinh dưỡng; Tài liệu hoá hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản các loại quả theo quy trình của Pháp phù hợp với điều kiện đặc thù của Lào Cai.

Thành công của đề tài là kết quả hợp tác quốc tế về nghiên khoa học nông nghiệp của

tỉnh Lào Cai và vùng Aquitaine- CH Pháp, là cơ sở để lựa chọn bổ sung cây ăn quả có tiềm năng vào cơ cấu cây trồng của tỉnh từ đó phát huy tiềm năng về khí hậu, đất đai để phát triển cây hàng hóa mới góp phần

xóa đói giảm nghèo cho người nông dân. Bên cạnh kết quả nghiên cứu của đề tài đây còn là cơ hội tốt cho cán bộ kỹ thuật nông nghiệp Lào Cai được tiếp cận, học tập và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới về sản xuất nông nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả chỉ đạo sản xuất tại địa phương.

TRÔNG KHAO NGHIÊM...(Tiếp theo trang 15)

nước hỗ trợ 100% gà giống đồng thời được hướng vẫn và hỗ trợ về kỹ thuật chăn nuôi. Sau thời gian nuôi khảo nghiệm dự án đã cho những kết quả khả quan, trọng lượng gà đạt bình quân 1,8 -2,5kg/con, với 3.750 con giống gà ZoLo lai (VTB), sau khi trừ các chi phí như: mua giống, đầu tư chuồng trại, thức ăn, thuốc phòng bệnh...., dự án đã cho lãi thuần khoảng 200 triệu đồng/năm, dự án đem lại nguồn lợi lớn cho người chăn nuôi. Ngoài ra dự án cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu vật nuôi có hiệu quả, phát huy tiềm năng và thuận lợi vốn có của địa phương, tạo thêm sản phẩm đáp ứng nhu cầu thực

phẩm đặc sản bổ dưỡng chất lượng cao của xã hội. Khẳng định loài gà ZoLo lai có thể sinh trưởng và phát triển tốt tại Bảo Thắng nói riêng cũng như Lào Cai nói chung, đây sẽ là mô hình điểm để bà con nông dân tham quan và học hỏi thêm kinh nghiệm để có hướng đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình.

Kết quả đạt được của dự án sẽ là cơ sở để nhân rộng với quy mô lớn hơn trong những lứa nuôi và những năm tiếp theo. Mô hình thành công cũng đã tạo ra một hướng đi mới cho các cơ sở chăn nuôi, các chủ trang trại và gia trại.

Chuyên gia Pháp tư vấn kỹ thuật chăm sóc và đóng hộp quả.

Page 19: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 04 - 2014.pdfb k c 042014 1 ho˜ ˛n on kẾt quẢ hoẠt ĐỘng khoa hỌc

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/2014 19

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Ngày 24/6/2014, Hội đồng Tư vấn Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Lào Cai tổ chức phiên họp thứ 4 năm 2014,

dưới sự chủ trì của TS. Đặng Xuân Thanh - PCT UBND tỉnh - CT Hội đồng Tư vấn KH&CN.

Nội dung: Nghiệm thu 03 Đề tài, Dự án nghiên cứu Khoa học năm 2014.

Đề tài 01: Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực vai trò của người đại biểu dân cử là người dân tộc thiểu số trên đại bàn tỉnh Lào Cai. Cơ quan chủ trì thực hiện: Ban Văn hóa Xã hội, Hội đồng ND tỉnh Lào Cai. Kết quả: Đạt yêu câu.

Đề tài 02: Khảo nghiệm và chuyển giao một số giống khoai lang có năng suất, chất lượng cao tại Lào Cai. Cơ quan chủ trì thực hiện: Trạm Khuyến nông Thành phố Lào Cai. Kết quả: Đạt loại khá.

Đề tài 03: Nghiên cứu bảo tồn loài Bách tán Đài Loan đang có nguy cơ tiệt chủng tại xã Niêm

Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Cơ quan chủ trì thực hiện: Chi Cục Kiểm lâm Lào Cai. Kết quả: Đạt loại xuất sắc.

Kết quả Đề tài, dự án trên đã được toàn thể Hội đồng nhất trí thông qua./.

H.M.H

HÔI ĐỒNG TƯ VÂN KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TINH LAO CAI HOP PHIÊN THƯ 4, NĂM 2014

Quang cảnh cuộc họp.

Trong 2 ngày 19, 20/7 năm 2014 tại nhà thi đấu Trung tâm huấn luyện thể thao tỉnh Lào Cai đã diễn ra giải Cầu Lông - Bóng

bàn Khối các ngành Quản lý kinh tế tổng hợp.Đến dự Lễ khai mạc và động viên các vận

động viên thi đấu có đồng chí Sùng Chúng, Phó

Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, cùng lãnh đạo các sở, ngành thuộc khối KTTH.

Tham dự giải năm nay có trên 180 VĐV đến từ 8 đơn vị. Các VĐV thi đấu ở 2 môn Cầu lông và Bóng bàn với các nội dung đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ, đơn nam và đơn nữ với 04 lứa tuổi khác nhau. Tới tham dự giải Sở KH&CN có 34 vận động viên tham gia thi đấu 13 nội dung. Giải thi đấu cầu lông, bóng bàn là cơ hội để cán bộ, viên chức trong Sở có cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và rèn luyện sức khỏe.

Kết quả Sở Khoa học và Công nghệ đạt Giải Nhì toàn đoàn; Giải Nhất thuộc về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giải Ba thuộc về Sở Tài nguyên và Môi trường; Các đơn vị còn lại đạt Giải khuyến khích.

Giải đấu đã diễn ra thành công tốt đẹp./. H.M.H

GIAI CÂU LÔNG, BONG BAN KHÔI CAC NGANH QUAN LY KTTH 2014

Đ/c Phạm Thị Hồng Loan trao giải cho các vận động viên đạt giải.

Page 20: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 04 - 2014.pdfb k c 042014 1 ho˜ ˛n on kẾt quẢ hoẠt ĐỘng khoa hỌc

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/201420

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Ngày 26/6/2014, Sở Khoa học và Công nghệ Lào Cai phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức lớp tập huấn về sở hữu trí tuệ và hoạt

động sáng kiến năm 2014 tới dự buổi tập huấn có 65 đơn vị tham gia là cán bộ các cơ quan nhà nước, cán bộ nghiên cứu tại các trường, các tổ chức khoa học và công nghệ và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Hiện nay Lào Cai đã có 143 nhãn hiệu sản

phẩm hàng hóa (Bao gồm: 07 nhãn hiệu tập thể, 135 nhãn hiệu thông thường) và 04 kiểu dáng công nghiệp được cấp chứng nhận. Các sáng kiến của các tổ chức, cá nhân đều được sáng tạo ra trong quá trình quản lý, sản xuất, học tập và sinh hoạt nên có khả năng áp dụng thực tế và mang lại lợi ích thiết thực cao về mặt kinh tế, xã hội và góp phần cải thiện môi trường, điều kiện sống.

Lớp tập huấn đã nghe Đ/c Hoàng Anh - Chuyên viên Cục SHTT và Đ/c Phạm Thị Hồng Loan - Phó Giám đốc Sở KH&CN trình bày về Tổng quát về sở hữu trí tuệ - sáng kiến và giải đáp những thắc mắc của các học viên liên quan đến vấn đề sáng chế, quyền sở hữu trí tuệ, các thủ tục cần thiết để đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ và các thủ tục yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp…

Thông qua lớp tập huấn này góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về sở hữu trí tuệ cho cán bộ các cơ quan nhà nước, giúp các đồng chí có thể tham mưu, tổ chức tốt công tác thi đua, sáng kiến cũng như quyền SHTT tại đơn vị, địa phương mình; nhằm góp phần xây dựng lào Cai của chúng ta ngày càng giàu đẹp, văn minh./.

P.A.Đ

TÂP HUÂN VÊ BAO HÔ SƠ HƯU TRI TUÊ VA SANG KIÊN NĂM 2014

Quang cảnh lớp tập huấn.

Ngày 31/7/2014, tại Hội trường Sở khoa học và công nghệ tỉnh Lào Cai, Chi đoàn Sở KH&CN đã tiến hành Đại hội Chi đoàn

nhiệm kỳ 2014 - 2017.Tham dự Đại hội có Đ/c Nguyễn Quốc Trị -

Tỉnh UV - Giám đốc Sở KH&CN; Đ/cLê Văn Huyền - BT đoàn khối các cơ quan tỉnh. Ngoài ra, còn có đại diện đến từ các đoàn bạn cùng với hơn 58 đoàn viên Chi đoàn Sở.

Tại Đại hội, BCH Chi đoàn Sở KH&CN cũng đã báo cáo tổng kết, đánh giá hoạt động công tác Đoàn và phong trào Thanh niên nhiệm kỳ 2012 - 2014, đề ra phương hướng nhiệm vụ công tác Đoàn nhiệm kỳ 2014 - 2017.

Đại hội đã bầu ra BCH Chi đoàn nhiệm kỳ 2014 - 2017 gồm 05 đồng chí tiêu biểu. Trong đó, Đ/c Đinh Văn Tuyến giữ chức vụ Bí thư Chi Đoàn; Đ/c Phạm Kim Long giữ chức Phó bí thư và các Đ/c: Hán Trường Giang, Nguyễn Thúy Linh và Thiều Hoài Đức giữ chức vụ ủy viên BCH Chi

đoàn. Thay mặt Ban Chấp hành mới, Bí thư đã quyết tâm thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ Đoàn nhiệm kỳ 2014 - 2017.

Đại hội Chi đoàn Sở KH&CN nhiệm kỳ 2014 - 2017 đã được tổ chức thành công tốt đẹp./.

N.N.T

CHI ĐOÀN SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỔ CHỨC ĐẠI HỘI ĐOÀN LẦN THỨ X, NHIỆM KỲ 2014 - 2017

Đ/c Nguyên Quốc Trị Tặng hoa cho BCH Chi đoàn nhiệm ky 2014-2017.

Page 21: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 04 - 2014.pdfb k c 042014 1 ho˜ ˛n on kẾt quẢ hoẠt ĐỘng khoa hỌc

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/2014 21

TIN KHCN TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI

Sáng 31.7, ông Phan Bội Trân, “cha đẻ” của tàu ngầm Yết Kiêu 1, xác nhận một doanh nghiệp của Việt Nam đã liên hệ với ông, tìm

hiểu mua tàu ngầm để phục vụ cho việc lặn biển.Hiện doanh nghiệp nêu trên đã cho người liên

lạc với ông Trân. Dự tính, cuối tuần này, hai bên sẽ gặp gỡ để tìm hiểu và tính toán đặt hàng nếu phù hợp. “Doanh nghiệp này chuyên về lắp đặt cáp ngầm dưới biển. Vì vậy, họ muốn mua một chiếc để xem việc lắp đặt có chính xác hay không”, ông Trân nói. Theo ông Trân, chiếc tàu ngầm mà doanh nghiệp đặt mua sẽ tương tự như tàu ngầm Yết Kiêu 1, với chức năng lặn sâu và thời gian lặn kéo dài. Ông Trân nói: “Giá bán chưa thể nói trước được bởi còn tùy thuộc vào yêu cầu đặt hàng của đối tác như thế nào”.

Riêng về lô hàng 5 chiếc tàu lặn mà đối tác Malaysia đặt mua, ông Trân cho biết hiện khuôn tàu đã làm xong và ông đang hoàn thiện các chi tiết kỹ thuật bên trong tàu.

Ông Trân khá nổi tiếng trong nước khi trước đó

âm thầm chế tạo và thử nghiệm tàu ngầm Yết Kiêu 1 vào năm 2010. Hiện chiếc tàu ngầm này vẫn lặng yên trong xưởng ở Bình Tân. Bản thân ông Trân cũng đang phát triển những phiên bản tàu ngầm hiện đại và có nhiều tính năng hơn Yết Kiêu 1.

Theo: http://www.khoahocphothong.com.vn)

DOANH NGHIÊP TRONG NƯƠC QUAN TÂM “TAU NGÂM MADE IN VIÊT NAM”

Tầu ngầm yết kiêu 1.

Công ty TNHH DV TM Tân Thịnh đã thiết kế và chế tạo ra loại giường ngủ điện tự động điều chỉnh tại Việt Nam (giường ĐTĐĐC).

Giường có cấu tạo một khung cố định và khung chuyển động với 5 phần khác nhau cho các vị trí cơ thể như: đầu, lưng, mông, đùi và chân, có thể chuyển động nhờ một động cơ kép có thiết bị điều khiển riêng biệt.

Các nan giường bằng gỗ có độ đàn hồi tốt được

nối với khung giường chuyển động qua các giá nhựa được làm bằng chất dẻo đặc biệt có độ đàn hồi rất tốt nhưng không gây hại cho sức khỏe con người. Vì các nan giường gỗ được bắc với giá nhựa này nên nan giường có thể chuyển động đàn hồi linh hoạt theo các hướng khác nhau khi cơ thể nằm lên trên sẽ tạo ra áp lực đều lên cơ thể, nhất là các vị trí cong lồi hoặc cong lõm. Khi nằm ngủ, người sử dụng có thể điều khiển nâng đầu hoặc chân lên các vị trí phù hợp với từng người khác nhau, tạo giấc ngủ ngon và sâu.

Hiện tại, Công ty Tân Thịnh đã sản xuất loại giường phù hợp cho người Việt Nam với vật liệu sẵn có, bảo đảm, bền, làm việc êm trong thời gian dài với giá thành hạ chỉ bằng một nửa so với nước ngoài sản xuất cùng loại sản phẩm. Đặc biệt hệ thống truyền lực được thiết kế gọn - nhẹ - an toàn, các giá nhựa được sản xuất trong nước với nguyên liệu hạt nhựa nhập ngoại bảo đảm các yêu cầu vệ sinh an toàn cho người sử dụng, tạo ra độ êm dịu cho người cao tuổi và người đau mình mẩy khi sử dụng.

(Theo: http://www.khoahocphothong.com.vn)

GIƯƠNG NGU ĐIÊN TƯ ĐÔNG ĐIÊU CHINH

Giường ngủ điện tự động điều chỉnh.

Page 22: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 04 - 2014.pdfb k c 042014 1 ho˜ ˛n on kẾt quẢ hoẠt ĐỘng khoa hỌc

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/201422

TIN KHCN TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI

Các nhà khoa học Mỹ vừa tuyên bố lần đầu tiên họ tìm ra phương pháp tách các virus HIV/AIDS khỏi tế bào người mà không

làm tổn hại đến tế bào đó.Việc loại bỏ được virus HIV khỏi tế bào người

đã mở ra hy vọng về một hướng điều trị triệt để cho căn bệnh thế kỷ. Khi đã xâm nhập vào tế bào người, virus HIV sẽ ở đó vĩnh viễn. Mới đây, các nhà nghiên cứu đến từ Trường Y, Đại học Temple (Philadelphia, Mỹ) đã tìm ra cách loại bỏ hoàn toàn HIV khỏi tế bào người bằng cách cắt bỏ chúng đi.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phối hợp enzyme cắt ADN gọi là “nuclease” cùng axit ribonucleic hướng dẫn (gRNA) để truy tìm và tiêu diệt các DNA nhiễm HIV. Các gARN sẽ dẫn đường vào khu vực kiểm soát gen gọi là các đoạn dài lặp lại (LTR) ở hai đầu của hệ gen HIV. Các nuclease sẽ theo đó tấn công vào các LTR và cắt đi 9.709 nucleotide (thành phần của AND và ARN), bao gồm cả hệ gen HIV. Sau đó, các tế bào có thể tự chữa lành và hàn gắn lại các đầu của hệ gen, kết

quả là tạo ra những tế bào khỏe mạnh không nhiễm virus HIV.

Các nhà khoa học cũng cho rằng phương pháp mới này cần phải nghiên cứu sâu hơn trước khi áp dụng trên cơ thể con người.

(Theo: http://vietq.vn)

ĐA LOAI BO ĐƯƠC VIRUS HIV KHOI TÊ BAO NGƯƠI

Các nhà khoa học Mỹ đã loại bỏ được virus HIV khỏi tế bào người.

Lá nhân tạo có thể đảm bảo cung cấp lượng Oxi ổn định cho con người hoàn thành các nhiệm vụ lâu dài trong không gian, thậm chí

nó có thể giúp chúng ta sinh sống tại các hành tinh ngoài trái đất.

Các nhà khoa học tại Đại học nghệ thuật hoàng gia Anh đã phát minh ra một chiếc lá nhân tạo có

khả năng hấp thụ nước, khí CO2 và ánh sáng để tạo ra khí Oxi tương tự như lá thật trong tự nhiên. Chẳng những giúp cải thiện đáng kể vấn đề ô nhiễm môi trường, phát minh mới còn có thể đảm bảo cung cấp lượng Oxi ổn định cho con người hoàn thành các nhiệm vụ lâu dài trong không gian, thậm chí nó có thể giúp chúng ta sinh sống tại các hành tinh ngoài trái đất.

Julian Melchiorri - tác giả của phát minh độc đáo trên mô tả: bên trong lá là một mạng lưới các protein tơ, một loại protein được chiết xuất từ tơ tằm tự nhiên, bên trong chứa một chất lục lạp của cây trồng. Lục lạp là một phần của tế bào thực vật, và là nơi xảy ra quá trình quang hợp. Do vậy, lá nhân tạo cũng cần có nước và ánh sáng để thực hiện quá trình tự nhiên này.

Những chiếc lá nhân tạo có thể được dùng trong các thiết kế nội/ngoại thất, cũng như ở các tòa nhà hiện đại để hấp thụ CO2. Bên cạnh đó, nếu phủ một lớp mỏng vật liệu này lên các vật dụng trong nhà, ta sẽ có một bầu không khí trong lành trong chính ngôi nhà của mình.

( Theo: http://vietq.vn)

CHÊ TAO LA NHÂN TAO CAI THIÊN MÔI TRƯƠNG SÔNG

Lá nhân tạo có khả năng hấp thụ nước, khí CO2 và ánh sáng để tạo ra khí Oxi.

Page 23: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 04 - 2014.pdfb k c 042014 1 ho˜ ˛n on kẾt quẢ hoẠt ĐỘng khoa hỌc

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/2014 23

GIỚI THIỆU VĂN BẢN MỚI

Ngày 30/7/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định về giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về khoa học và công nghệ.

Theo Nghị định, có 4 giải thưởng về khoa học và công nghệ, bao gồm: Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa

học và công nghệ; Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ; Giải thưởng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Nhà nước khác ở Trung ương, Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về khoa học và công nghệ.

Cuối cùng là giải thưởng của các tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài về khoa học và công nghệ được đặt ra để xét tặng cho tổ chức khoa học và công nghệ, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam.

Về điều kiện và tiêu chuẩn, riêng các công trình khoa học và công nghệ xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh phải là những công trình được công bố hoặc ứng dụng trong thực tiễn ít nhất 3 năm hoặc công trình được ứng dụng đổi mới sáng tạo có hiệu quả ít nhất một năm tính đến thời điểm tổ chức xét tặng.

Đó phải là những công trình đặc biệt xuất sắc, có giá trị rất cao về khoa học; có tác dụng lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng, ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống nhân dân; ứng dụng trong thực tiễn mang lại hiệu quả kinh tế lớn, đóng góp đặc biệt quan trọng cho việc dự báo xu hướng tương

lai, hoạch định và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, làm chuyển biến nhận thức của xã hội, nâng cao dân trí.

Về quyền lợi của tác giả công trình, Nghị định quy định tác giả được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ được nhận bằng chứng nhận giải thưởng.

Tác giả công trình được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh được nhận số tiền thưởng tương đương 270 lần, và tác giả được tặng Giải thưởng Nhà nước được nhận số tiền thưởng tương đương 170 lần mức lương cơ sở tại thời điểm quyết định tặng giải thưởng.

Đối với giải thưởng của Bộ, ngành, địa phương về khoa học và công nghệ, tác giả được nhận tiền thưởng không quá 100 lần mức lương cơ sở tại thời điểm có quyết định giải thưởng.

NGHI ĐINH VÊ CAC GIAI THƯƠNG LINH VƯC KHCN

Trao giải thưởng Hồ Chí Minh trong linh vực KHCN năm 2010

Page 24: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 04 - 2014.pdfb k c 042014 1 ho˜ ˛n on kẾt quẢ hoẠt ĐỘng khoa hỌc

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/201424

GIỚI THIỆU VĂN BẢN MỚI

Từ ngày 01/9/2014, nhiều loại máy móc, thiết bị đã qua sử dụng sẽ được phép nhập khẩu nếu đáp ứng các điều

kiện: có thời gian sử dụng theo quy định và có chất lượng còn lại so với chất lượng ban đầu từ 80% trở lên.

Đó là nội dung chính của Thông tư số 20/2014/TT-BKHCN vừa được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ký ban hành; trong đó quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng.

Đối với một số trường hợp đặc biệt, như máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp; máy móc, thiết bị sử dụng trong ngành bia, rượu, nước giải khát có cồn và không cồn; máy móc, thiết bị ngành bưu chính: thiết bị chia chọn thư, bưu kiện; máy lồng gấp phong bì; máy sản xuất phong bì; thiết bị băng tải… thời gian sử dụng không quá 03 năm nhưng chất lượng còn lại so với chất lượng ban đầu vẫn phải đảm bảo từ 80% trở lên.

Riêng máy móc, thiết bị đã qua sử dụng thuộc các ngành địa chất, khoáng sản, phục vụ đóng tàu, sửa chữa tàu, phục vụ công trình dầu khí biển, hạ tầng giao thông được phép nhập khẩu nếu có thời gian sử dụng không quá 07 năm và chất lượng còn lại so với chất lượng ban đầu từ 80% trở lên.

Đối với các loại động cơ máy thủy sử dụng cho tàu đánh bắt xa bờ, máy kỵ mã liên hợp phục vụ hoạt động sản xuất trong ngành in sẽ được phép nhập khẩu nếu có thời gian sử dụng không quá 10 năm và chất lượng còn lại so với chất lượng ban đầu từ 80% trở lên.

Ngoài ra, đối với các loại in offset, máy in ống đồng, máy in flexo phục vụ hoạt động sản xuất trong ngành in được phép nhập khẩu nếu có thời gian sử dụng không quá 15 năm và chất lượng còn lại so với chất lượng ban đầu từ 80% trở lên.

Tuy nhiên, nguyên tắc quản lý là khuyến khích nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ mới, công nghệ cao, trình độ công nghệ tiên tiến.

Về thủ tục hải quan, đối với máy móc, thiết bị, doanh nghiệp thực hiện tại cơ quan hải quan nơi nhập khẩu hàng hóa. Ngoài hồ sơ nhập khẩu theo quy định, doanh nghiệp phải gửi tới cơ quan các tài liệu như: Tài liệu kỹ thuật thể hiện năm sản xuất của máy móc, thiết bị nhập khẩu; chứng thư giám định chất lượng do tổ chức giám định đủ điều kiện theo quy định tại Thông tư này cấp.

Nếu chứng thư giám định do tổ chức giám định nước ngoài đủ điều kiện quy định tại Thông tư này cấp thì doanh nghiệp phải gửi kèm theo bản sao hợp pháp chứng chỉ công nhận hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17020 phiên bản hiện hành của tổ chức giám định.

Đối với dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, thủ tục và tài liệu tương tự như máy móc, thiết bị. Ngoài ra, cần thêm thuyết minh dự án đầu tư đã nộp tại cơ quan quản lý về đầu tư hoặc được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong đó thể hiện dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng dự kiến nhập khẩu (bản sao); đối với dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng thuộc diện quản lý của các Bộ, ngành, phải có văn bản cho phép nhập khẩu của cơ quan quản lý chuyên ngành.

QUY ĐINH MƠI VÊ NHÂP KHÂU MAY MOC, THIÊT BI, DÂY TRUYÊN CÔNG NGHÊ CU

Page 25: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 04 - 2014.pdfb k c 042014 1 ho˜ ˛n on kẾt quẢ hoẠt ĐỘng khoa hỌc

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/2014 25

HỎI - ĐÁP

Câu 1: Hàng hóa nguy hiểm được gửi phải đảm bảo các điêu kiện như thế nào?

Trả lời: Theo Điêu 4, thông tư 25/2010/TT-BKHCN thì hàng nguy hiểm được gửi phải đảm bảo các điêu kiện sau:

Hàng nguy hiểm là hóa chất loại 5 và loại 8 cần vận chuyển phải được đóng gói, ghi nhãn theo quy định tại các Điều 7, 8, 9 và Điều 13 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP, cụ thể như sau:

1. Việc đóng gói hàng nguy hiểm, bao bì, thùng chứa hóa chất nguy hiểm phải phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành về bao gói hóa chất nguy hiểm dùng trong sản xuất công nghiệp hoặc tiêu chuẩn quốc tế được Bộ Công Thương thừa nhận.

Trường hợp sử dụng các dụng cụ chứa khác thì dụng cụ chứa hàng nguy hiểm phải có tiêu chuẩn áp dụng và phải được thử nghiệm đạt yêu cầu kỹ thuật với tiêu chuẩn đó.

2. Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm phải có:

a) Nhãn hàng hoá theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa và các quy định hiện hành về ghi nhãn hàng hóa là hóa chất nguy hiểm;

b) Dán biểu trưng nguy hiểm của loại, nhóm hàng hoá theo quy định tại Mục 1 Phụ lục III của Nghị định số 104/2009/NĐ-CP.

3. Có đầy đủ phiếu an toàn hóa chất theo quy định tại khoản 4 Điều 3 của Thông tư này.

Câu 2: Nhà nước quy định như thế nào đối với các phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm?

Trả lời: Theo Điêu 5, thông tư 25/2010/TT-BKHCN thì phương tiện vận chuyển

hàng nguy hiểm phải đảm bảo các điêu kiện sau:

Điều kiện đối với phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm:

1. Phương tiện vận chuyển của chính doanh nghiệp có hàng nguy hiểm cần vận chuyển hoặc của người vận tải được thuê vận chuyển phải được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải kiểm định, cấp phép lưu hành và còn thời hạn sử dụng.

2. Phương tiện vận chuyển phải đáp ứng các điều kiện kỹ thuật cho việc vận chuyển hàng nguy hiểm do Bộ Công Thương quy định, cụ thể như sau:

a) Không dùng xe rơ móc để chuyên chở hàng nguy hiểm;

b) Xe vận chuyển hàng nguy hiểm phải có ca bin đủ chỗ cho 02 người ngồi gồm 01 lái xe và 01 người áp tải;

c) Người vận tải phải đảm bảo các yêu cầu về người điều khiển phương tiện, người áp tải, trang thiết bị phụ trợ và các biện pháp kỹ thuật đối với vận chuyển hàng nguy hiểm quy định tại tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002;

d) Có dụng cụ phương tiện, trang thiết bị phòng cháy chữa cháy phù hợp đối với hàng nguy hiểm được vận chuyển do cơ quan Công an phòng chữa cháy quy định;

đ) Có phương tiện che, phủ kín toàn bộ bộ phận chở hàng. Mép che phủ sau khi phủ kín các phía còn thừa ra ít nhất 20cm và có đủ các bộ phận gá buộc để có thể định vị chắc chắn khi vận chuyển;

e) Phương tiện che phủ phải đảm bảo chống được thấm nước và chống cháy;

g) Điện áp trong hệ thống của phương

HOI ĐÁP VÊ THU TỤC CÂP PHEP VÂN CHUYÊN HÀNG NGUY HIÊM

Page 26: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 04 - 2014.pdfb k c 042014 1 ho˜ ˛n on kẾt quẢ hoẠt ĐỘng khoa hỌc

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/201426

HỎI - ĐÁP

tiện vận chuyển không được vượt quá 24V. h) Phương tiện vận chuyển hàng nguy

hiểm còn phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật khác như đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ Giao thông vận tải quy định.

3. Phương tiện vận chuyển phải dán biểu trưng nguy hiểm của loại hàng, nhóm hàng vận chuyển. Nếu cùng một phương tiện vận chuyển nhiều loại hàng nguy hiểm khác nhau tại một thời điểm thì trên phương tiện vận chuyển đó phải dán đủ các biểu trưng nguy hiểm của các loại hàng đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên và phía sau phương tiện. Bên dưới biểu trưng này phải dán báo hiệu nguy hiểm có hình dạng, kích thước, màu sắc quy định tại Mục 2 Phụ lục III của Nghị định 104/2009/NĐ-CP, ở giữa có ghi số UN (mã số Liên hợp quốc). Kích thước của báo hiệu và mã số Liên hợp quốc (UN) quy định tại Phụ lục VII của Thông tư này.

4. Doanh nghiệp có phương tiện vận chuyển phải có kế hoạch, biện pháp cụ thể về việc xử lý phương tiện (xóa hoặc bóc các biểu trưng nguy hiểm dán trên phương tiện; tẩy rửa, khử các hóa chất độc hại còn lại trên phương tiện,...) sau khi kết thúc đợt vận chuyển nếu không tiếp tục vận chuyển loại hàng nguy hiểm đó.

Câu 3. Hồ sơ đê nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cân những giấy tờ gì?

Trả lời: Trong điêu 8, thông tư 25/2010/TT-BKHCN quy định hồ sơ đê nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cân những giấy tờ sau:

Doanh nghiệp có hàng nguy hiểm cần vận chuyển hoặc doanh nghiệp thực hiện vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ lập 01 bộ hồ sơ gửi về Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi

doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Hồ sơ bao gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục I Thông tư này (tên hàng nguy hiểm phải được ghi theo đúng tên gọi, mã số Liên hợp quốc UN theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định số 104/2009/NĐ-CP) kèm theo bản sao hợp lệ giấy đăng ký kinh doanh.

2. Danh sách phương tiện vận chuyển, người điều khiển phương tiện, người áp tải theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này.

3. Danh mục lịch trình vận chuyển, loại hàng nguy hiểm vận chuyển, tổng trọng lượng hàng nguy hiểm cần vận chuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Thông tư này.

4. Bản cam kết của doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này.

5. Lệnh điều động vận chuyển (đối với giấy phép cho vận chuyển nhiều chuyến hàng, nhiều loại hàng nguy hiểm) theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Thông tư này.

6. Bản cam kết của người vận tải (trong trường hợp doanh nghiệp thuê phương tiện vận chuyển của doanh nghiệp khác).

7. Phiếu an toàn hóa chất quy định tại khoản 4 Điều 3 của Thông tư này.

8. Các tài liệu liên quan đến yêu cầu của người điều khiển phương tiện, người áp tải:

a) Bản sao hợp lệ thẻ an toàn lao động của người điều khiển phương tiện, người áp tải được cấp theo quy định hiện hành của Nhà nước kèm theo chứng chỉ chứng nhận đã được huấn luyện an toàn hóa chất do Bộ Công Thương cấp;

b) Bản sao hợp lệ giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện phù hợp với

Page 27: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 04 - 2014.pdfb k c 042014 1 ho˜ ˛n on kẾt quẢ hoẠt ĐỘng khoa hỌc

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/2014 27

HỎI - ĐÁP

phương tiện vận chuyển.8. Bảo sao hợp lệ giấy đăng ký phương

tiện vận chuyển kèm theo giấy chứng nhận kiểm định phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) cấp. Trường hợp doanh nghiệp có hàng nguy hiểm cần vận chuyển phải thuê phương tiện vận chuyển, doanh nghiệp phải nộp kèm theo bản sao hợp lệ hợp đồng thuê vận chuyển trong đó nêu chi tiết các thông tin về phương tiện vận chuyển (loại phương tiện, biển kiểm soát, trọng tải).

9. Bảo sao hợp lệ giấy chứng nhận kiểm định bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm cần vận chuyển còn thời hạn hiệu lực (đối với

các dụng cụ chứa chuyên dụng). Trường hợp sử dụng các dụng cụ chứa khác, doanh nghiệp phải nộp kèm theo hồ sơ bản sao hợp lệ các tài liệu sau:

a) Tiêu chuẩn áp dụng đối với dụng cụ chứa hàng nguy hiểm do doanh nghiệp công bố ;

b) Phiếu kết quả thử nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng của dụng cụ chứa hàng nguy hiểm do tổ chức thử nghiệm đã đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm theo quy định tại Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp cấp.

tạo tập huấn cho đội ngũ cán bộ của 20 điểm xã nông thôn mới sử dụng thành thạo các kỹ

năng tin học văn phòng, kỹ năng cập nhật phần mềm thư viện khoa học công nghệ và khai thác hiệu quả nguồn thông tin đa dạng và phong phú.

Hệ thống thư viện điện tử KH&CN tại các điểm xã thuộc dự án được đặt tại UBND

xã, đảm bảo thuận tiện cho cán bộ và nhân dân khai thác sử dụng, đội ngũ cán bộ của địa phương đã từng bước tiếp cận và làm chủ được hệ thống thư viện điện tử KH&CN, tuyên truyền cho cán bộ nhân dân địa phương

đến khai thác và sử dụng nguồn tư liệu trong thư viện điện tử có hiệu quả, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ việc ứng dụng các thành tựu tiến bộ KH&CN vào sản xuất, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh../.

HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN...(Tiếp theo trang 16)

Một số hình ảnh đào tạo tập huấn tại xã Lùng Vai - Mường Khương và xã Phú nhuận - Bảo Thắng.

Page 28: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 04 - 2014.pdfb k c 042014 1 ho˜ ˛n on kẾt quẢ hoẠt ĐỘng khoa hỌc

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/201428

TRANG VĂN NGHỆ

Tổ quốc nơi đầu sóngThêm một ngày trên quần đảo Trường Sa Biển tinh lặng mà lòng người rất động Sắp bão giông không còn cơn gió lộng

Cơn bão lòng cuồn cuộn phía Trường Sa.

Thêm một ngày trên vùng biển của ta Thềm lục địa lại oằn lên đau nhói Ngàn năm xưa ông cha đi mở cõi

Phía chân trời, xương cốt gửi Hoàng Sa.

Ngoài khơi xa vẫn lởn vởn bóng ma Loài lang sói đói mồi nên thèm khát

Bao cơn sóng dập dồn xô Đá Lát Song Tử vững vàng, Nam Yết vẫy Sơn Ca.

Có đất nước nào như Tổ Quốc ta Lịch sử cha ông bốn ngàn năm bất khuất

Trong gian khó vẫn gồng lên giữ đất Đất nước loé lên hình tia chớp ngang trời.

Các con mẹ vật lộn giữa biển khơi Ngăn sóng dữ đè lên thềm lục địa Con quái vật khổng lồ kia sắp sửa

Hút máu người trên thân mẹ Việt Nam.

Từ Cà Mau liền dải tới Nam Quan Mẹ Việt Nam vẫn chưa tròn giấc ngủ

Đất cha ông không nguôi ngày đoàn tụ Đứa con Hoàng Sa lưu lạc trở về.

Một ngày buồn sao thấy dài lê thê Biển tinh lặng mà lòng người rất động

Đã bao lần khiến kẻ thù vỡ mộng Trong lòng người từng đợt sóng trào dâng.

Theo: http://www.tiin.vn

Page 29: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA …laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 04 - 2014.pdfb k c 042014 1 ho˜ ˛n on kẾt quẢ hoẠt ĐỘng khoa hỌc

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 04/2014 29

TRANG VĂN NGHỆ

Tổ quốc nơi đầu sóng