15
Page 1 of 15 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /2014/BC-TPB.BDH Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2014 BÁO CÁO KT QUHOẠT ĐỘNG & CHTIÊU KINH DOANH NĂM 2013 KHOCH KINH DOANH NĂM 2014 NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG Ban Điều hành (BĐH) xin kính trình Hội đồng quản trị Báo cáo kết quả hoạt động & chỉ tiêu kinh doanh năm 2013 và Kế hoạch kinh doanh năm 2014 của Ngân hàng TMCP Tiên Phong với các nội dung cụ thể sau: I. Tổng quan nền kinh tế và hoạt động ngành ngân hàng năm 2013 II. Kết quả hoạt động và chỉ tiêu kinh doanh năm 2013 1. Điểm sáng kết quả hoạt động của Ngân hàng 2. Các chỉ số tài chính chủ yếu năm 2013 3. Kết quả các hoạt động cụ thể III. Kế hoạch kinh doanh năm 2014

báo cáo kết quả hoạt động & chỉ tiêu kinh doanh năm 2013 kế

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: báo cáo kết quả hoạt động & chỉ tiêu kinh doanh năm 2013 kế

Page 1 of 15

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /2014/BC-TPB.BDH Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2014

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG & CHỈ TIÊU KINH DOANH NĂM 2013

KẾ HOẠCH KINH DOANH NĂM 2014

NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG

Ban Điều hành (BĐH) xin kính trình Hội đồng quản trị Báo cáo kết quả hoạt động & chỉ tiêu

kinh doanh năm 2013 và Kế hoạch kinh doanh năm 2014 của Ngân hàng TMCP Tiên

Phong với các nội dung cụ thể sau:

I. Tổng quan nền kinh tế và hoạt động ngành ngân hàng năm 2013

II. Kết quả hoạt động và chỉ tiêu kinh doanh năm 2013

1. Điểm sáng kết quả hoạt động của Ngân hàng

2. Các chỉ số tài chính chủ yếu năm 2013

3. Kết quả các hoạt động cụ thể

III. Kế hoạch kinh doanh năm 2014

Page 2: báo cáo kết quả hoạt động & chỉ tiêu kinh doanh năm 2013 kế

Page 2 of 15

I. Tổng quan nền kinh tế và hoạt động ngành ngân hàng năm 2013

1. Bối cảnh kinh tế chung

Năm 2013, kinh tế thế giới đã có những dấu hiệu tích cực nhưng mức tăng trưởng vẫn thấp

hơn so với năm 2012. Thị trường tài chính toàn cầu diễn biến tương đối ổn định, nhiều nước

tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong điều kiện lạm

phát ở mức thấp. Ở trong nước, kinh tế vĩ mô diễn biến theo đúng xu hướng kỳ vọng của các

giải pháp điều hành Chính phủ đề ra từ đầu năm. Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp hơn

năm ngoái, chỉ số CPI tháng 12 năm 2013 tăng 0,51% so với tháng trước và tăng 6,04% so

với tháng 12/2012; bình quân năm 2013, CPI tăng 6,6% so với năm 2012. Tăng trưởng kinh tế

cả năm đạt 5,4%, sản xuất công nghiệp chuyển biến tích cực, hàng tồn kho tăng chậm lại, tình

hình phát triển doanh nghiệp có cải thiện. Tỷ giá và thị trường ngoại hối về cơ bản ổn định,

mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định thị

trường tiền tệ, thanh khoản của các tổ chức tín dụng được cải thiện, nợ xấu từng bước được

xử lý. Mặc dù vậy, tổng cầu và sức mua của nền kinh tế còn yếu, hoạt động sản xuất kinh

doanh vẫn còn nhiều khó khăn, lạm phát được kiểm soát nhưng không thể chủ quan với nguy

cơ gia tăng trở lại.

2. Hoạt động ngân hàng năm 2013

- Lãi suất được điều hành theo hướng chủ động. Mặt bằng lãi suất ổn định, không có sự cạnh

tranh không lành mạnh giữa các TCTD. Mặt bằng lãi suất được điều chỉnh giảm, trong đó lãi

suất huy động giảm khoảng 2-4%, lãi suất cho vay giảm khoảng 3-5% so với cuối năm 2012.

- Tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 12.51% so với cuối năm 2012. Cuối tháng 11/2013,

tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp tăng khoảng 17%, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ

cao tăng 24.51%, công nghiệp hỗ trợ tăng 10.84% so với cuối năm 2012.

- Thanh khoản VND của hệ thống các TCTD tiếp tục được cải thiện, phản ánh qua: (i) hệ số

sử dụng vốn bằng VND giảm còn khoảng 92%; (ii) Số dư tiền gửi của hệ thống các TCTD tại

NHNN thường xuyên dư thừa so với dự trữ bắt buộc; (iii) Lãi suất trên thị trương nội tệ liên

ngân hàng tương đối ổn định và duy trì ở mức thấp.

- Điều hành thị trường ngoại hối và tỷ giá linh hoạt, kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa chính

sách tỷ giá và lãi suất. Đến ngày 31/12/2013, tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở mức 21.036

VND/USD, tỷ giá niêm yết tại các NHTM tăng 1.3% so với cuối năm 2012.

- Thị trường vàng được quản lý hiệu quả, ít rủi ro, NHNN chỉ đạo quyết liệt các TCTD thực

hiện tất toán toàn bộ số dư huy động vốn bằng vàng, giảm dần số dư cho vay vốn bằng vàng;

tăng cường công tác thanh tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các TCTD, doanh nghiệp kinh

doanh vàng; thực hiện can thiệp bình ổn thị trường vàng thông qua đấu thầu vàng để tăng

cung vàng miếng cho thị trường; tổ chức sản xuất vàng miếng SJC và thiết lập một mạng lưới

mua, bán vàng miếng mới.

Với TPBank, năm 2013 đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hoạt động của Ngân

hàng. Năm 2013 Ngân hàng bắt đầu triển khai giai đoạn 2, giai đoạn 3 đề án Tái cơ cấu Ngân

hàng đã được Thủ Tướng Chính Phủ, NHNN và HĐQT phê duyệt. Nhận được sự đầu tư lớn

của các cổ đông đặc biệt là Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji, cùng với sự quyết liệt, sát sao

Page 3: báo cáo kết quả hoạt động & chỉ tiêu kinh doanh năm 2013 kế

Page 3 of 15

của HĐQT, TPBank đã hoàn thành trước thời hạn 2 năm đề án tự tái cơ cấu. Hoạt động của

ngân hàng dần đi vào quỹ đạo ổn định, an toàn và hiệu quả.

II. Kết quả hoạt động và chỉ tiêu kinh doanh năm 2013

1. Điểm sáng kết quả hoạt động của Ngân hàng:

Năm 2013 Ngân hàng ghi nhận được những điểm sáng:

1. Ra mắt chính thức bộ nhận diện thương hiệu mới.

2. TPBank hoàn thành trước thời hạn 2 năm đề án tự tái cơ cấu ngân hàng

3. Chủ tịch HĐQT Đỗ Minh Phú và TPBank đã vinh dự đón nhận bằng khen của Thủ

tướng Chính phủ về thành tích xuất sắc trong việc triển khai thực hiện thành công đề án

tái cơ cấu ngân hàng

4. PCT HĐQT Lê Quang Tiến, PCT HĐQT Đỗ Anh Tú, TGĐ Nguyễn Hưng và một số tập

thể, cá nhân khác đã vinh dự đón nhận bằng khen của Thống đốc NHNN Việt Nam về

thành tích xuất sắc trong việc triển khai thực hiện đề án "Cơ cấu lại hệ thống TCTD giai

đoạn 2011-2015"

5. Xây dựng cơ sở khách hàng đạt hơn 245.000 khách hàng vào cuối năm 2013

6. Các chỉ số hoạt động: TTS đạt hơn 32.000 tỉ đồng; huy động từ khách hàng đạt hơn

14.300 tỉ đồng; dư nợ cho vay khách hàng đạt hơn 11.900 tỉ đồng; chất lượng nợ được cải

thiện, tỉ lệ nợ xấu trong tầm kiểm soát với 1,97%; các tỉ lệ an toàn trong hoạt động ngân

hàng luôn luôn được đảm bảo.

7. Ngân hàng nhà nước chấp thuận cho TPBank mở mới 05 chi nhánh tại: Hà Nội (02 Chi

nhánh), Hồ chí Minh (02 Chi nhánh) và Bình Dương. Việc TPBank được cấp phép vào thời

điểm này và tại các thành phố trọng điểm cho thấy cơ quan quản lý ghi nhận và đánh giá

cao các kết quả đạt được của TPBank trong quá trình tái cơ cấu.

8. Các giải thưởng:

- TPBank đạt Giải thưởng "Tin và Dùng" 2013 cho Dịch vụ Ngân hàng điện tử do độc giả

Thời báo Kinh tế Việt Nam - Tạp chí Tư vấn Tiêu & Dùng bình chọn.

- TPBank đạt giải "Ngân hàng sáng tạo tiêu biểu" năm 2013 - giải thưởng do Tập đoàn dữ

liệu quốc tế IDG song hành cùng hội thảo Diễn đàn Ngân hàng khu vực Đông Nam Á

bình chọn.

Page 4: báo cáo kết quả hoạt động & chỉ tiêu kinh doanh năm 2013 kế

Page 4 of 15

2. Các chỉ số tài chính chủ yếu năm 2013:

Bảng 1: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu

ĐVT: Tỷ đồng, %

Ghi chú (*): ROE = Lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu bình quân

Tổng tài sản của TPBank cuối năm 2013 đạt 32.088 tỷ đồng, đạt 107% so với kế hoạch và

tăng gấp đôi so với cuối năm 2012. Tổng huy động hơn 28.000 tỷ đồng đạt 112% kế hoạch,

trong đó huy động từ khách hàng là 14.332 tỷ đồng, tăng 55% so với năm 2012. Tổng dư nợ

(bao gồm cả TPDN) là 16.365 tỉ đồng, tăng 90% so với năm 2012. Trong đó dư nợ cho vay

khách hàng là 11.926 tỉ đồng, tăng 96% so với năm 2012. Chất lượng nợ được cải thiện rõ rệt,

tỷ lệ nợ xấu giảm từ 3.66% năm 2012 xuống còn 1.97% tính tới cuối năm 2013.

Tổng thu nhập hoạt động thuần của TPBank đạt 889 tỷ đồng trong đó thu nhập từ lãi đạt 597

tỷ đồng, chiếm 67%; thu nhập ngoài lãi đạt 104 tỷ đồng, chiếm 12%. Lợi nhuận trước DPRR

tín dụng đạt 466 tỷ đồng. Trong năm 2013 ngân hàng đã trích lập 80 tỷ đồng DPRR các khoản

cho vay khách hàng và các cam kết ngoại bảng. Trong đó dự phòng cụ thể trích lập 39 tỷ đồng

và dự phòng chung là 41 tỷ đồng. Chi phí dự phòng rủi ro cho vay các TCTD là 4 tỷ đồng.

Lợi nhuận trước thuế đạt 381 tỉ đồng, cao hơn kế hoạch 65 tỉ đồng, và tăng gấp 3 lần lợi

nhuận năm 2012.

STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013Kế hoạch

2013

So với

2012

+/- %

1 Tổng Tài sản 15,120 32,088 30,000 2,088 107% 212%

2 Vốn điều lệ 5,550 5,550 5,550 - 100% 100%

3 Tổng huy động vốn, trong đó 10,785 28,067 25,000 3,067 112% 260%

3.1 Tiền gửi của Khách hàng 9,270 14,332 19,000 (4,668) 75% 155%

3.2 Phát hành GTCG 752 2,341 2,000 341 117% 311%

3.3 Tiền gửi, vay của các TCTD khác 763 11,394 4,000 7,394 285% 1493%

4 Dư nợ cho vay, đầu tư trong đó: 14,233 30,179 28,500 1,679 106% 212%

4.1 Cho vay khách hàng (bao gồm TPDN) 8,617 16,365 16,500 (135) 99% 190%

4.2 Trái phiếu chính phủ 2,473 5,284 5,200 84 102% 214%

4.3 Tiền gửi và cho vay các TCTD khác 3,143 8,531 6,800 1,731 125% 271%

5 Tỷ lệ nợ xấu 3.66% 1.97% <3,5% 54%

6 Lợi nhuận trước thuế 116 381 316 65 121% 328%

7 CPHĐ/TNHĐ thuần 63.28% 47.58%

8 CAR 19.81% >9%

9 ROE(*) 10.89% 9.09% 1.80% 120%

So với kế hoạch

Page 5: báo cáo kết quả hoạt động & chỉ tiêu kinh doanh năm 2013 kế

Page 5 of 15

Biểu 1: Xu hướng huy động, dư nợ TT1 và số lượng khách hàng qua các năm

Năm 2013 đã đánh dấu bước đi quan trọng của TPBank với quy mô Tổng tài sản tăng gấp đôi,

số lượng khách hàng tăng 3 lần so với năm 2012, đạt trên 245.000 khách hàng. Đây là nên

tảng quan trọng để TPBank tiếp tục phát triển trong những năm tới.

Những thành tựu quan trọng đạt được như trên là kết quả của quá trình tái cơ cấu mạnh mẽ từ

nội tại TPBank, cũng như nhờ có những chính sách hỗ trợ kịp thời, khuyến khích phát triển

linh hoạt từ phía NHNN.

3. Kết quả các hoạt động cụ thể

3.1 Hoạt động huy động vốn

Năm 2013, TPBank đã phát triển các sản phẩm, dịch vụ riêng cho từng phân khúc khách

hàng; song song với việc cải tiến nhiều dịch vụ tiện ích, dịch vụ gia tăng; nâng cao chất lượng

dịch vụ cung cấp cho khách hàng; cùng với chính sách linh hoạt, các chương trình thúc đẩy

bán hiệu quả giúp đẩy mạnh huy động từ khách hàng, đảm bảo tính thanh khoản của ngân

hàng.

Huy động từ khách hàng của TPBank đạt 14.332 tỷ đồng, tăng 55% so với năm 2012, cao hơn

nhiều so với mức tăng huy động chung của toàn ngành, mức 15,61%. Trong đó tiền gửi không

kỳ hạn của khách hàng đạt hơn 2,200 tỷ đồng, chiếm 15% tổng huy động từ khách hàng và

tăng 69% so với năm 2012. Đây là một trong những nguồn huy động quan trọng giúp giảm

chi phí vốn và gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Huy động bằng ngoại tệ năm 2013 tăng hơn

4.7 lần so với năm 2012, chiếm 14% trong tổng nguồn huy động, đây cũng là hoạt động giúp

ngân hàng tăng giao dịch ngoại tệ với các TCTD và khách hàng, tăng thu phí và đa dạng hóa

hoạt động kinh doanh của mình.

0

50,000

100,000

150,000

200,000

250,000

300,000

-

2,000

4,000

6,000

8,000

10,000

12,000

14,000

16,000

2008 2009 2010 2011 2012 2013

Số lượng KH

Huy động TT1

Dư nợ TT1

Page 6: báo cáo kết quả hoạt động & chỉ tiêu kinh doanh năm 2013 kế

Page 6 of 15

Biểu 2: Cơ cấu huy động theo kỳ hạn Biểu 3: Cơ cấu huy động theo loại tiền

3.2 Hoạt động sử dụng vốn

3.2.1 Hoạt động tín dụng

Cùng xu hướng với hoạt động huy động, hoạt động tín dụng cũng đạt được những bước tăng

trưởng đáng kể. Dư nợ cho vay khách hàng đạt 11.926 tỷ đồng, tăng hơn 5.800 tỉ đồng tương

đương với tăng 96% so với năm 2012. Trong đó cho vay ngắn hạn đạt hơn 8.200 tỷ đồng

chiếm 69% tổng dư nợ cho vay khách hàng và cho vay trung, dài hạn đạt hơn 3.600 tỷ đồng

chiếm 31% tổng dư nợ cho vay khách hàng. Ngân hàng không phải sử dụng vốn ngắn hạn để

cho vay trung dài hạn, đây là yếu tố tích cực giúp Ngân hàng chủ động trong thanh khoản và

điều chỉnh được lãi suất cho vay khách hàng kịp thời theo thị trường.

Kết quả hoạt động tín dụng phản ánh nỗ lực của Ngân hàng trong việc bám sát mục tiêu phát

triển bền vững, an toàn, lành mạnh. Các sản phẩm tín dụng của Ngân hàng rất phong phú và

đẩy đủ, tập trung vào khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá

nhân có thu nhập trung bình khá trở lên.

-

2,000

4,000

6,000

8,000

10,000

12,000

14,000

Năm 2012 Năm 2013

1,307

2,205

7,916

12,127

KKH CKH

-

2,000

4,000

6,000

8,000

10,000

12,000

14,000

Năm 2012 Năm 2013

8,787

12,266

436

2,066

VND Ngoại tệ

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Page 7: báo cáo kết quả hoạt động & chỉ tiêu kinh doanh năm 2013 kế

Page 7 of 15

Biểu 4: Hoạt động cho vay năm 2013

Cùng với việc hình thành Khối Pháp chế, giám sát và xử lý nợ, công tác giám sát, đôn đốc và

xử lý nợ đã được tăng cường, tính đến cuối năm 2013, Phòng xử lý nợ đã thu hồi được 123 tỷ

đồng nợ quá hạn và nợ xấu; bán được hơn 135 tỷ đồng nợ xấu khó có khả năng thu hồi cho

VAMC giúp ngân hàng cải thiện được chất lượng tín dụng và chủ động hơn trong hoạt động

xử lý nợ của Ngân hàng.

Những nỗ lực trong việc xử lý nợ xấu tồn đọng và tăng trưởng tín dụng mới có chất lượng tốt,

chất lượng tín dụng đã được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ nợ xấu đã giảm từ 3.66% cuối năm 2012

xuống còn 1.97% vào cuối năm 2013.

3.2.2 Hoạt động nguồn vốn: đầu tư, quản lý vốn khả dụng, kinh doanh ngoại tệ và vàng

Danh mục đầu tư của TPBank được quản lý theo hướng đảm bảo khả năng sinh lời, khả năng

thanh khoản và tuân thủ đúng quy định của NHNN.

Tại thời điểm cuối năm 2013, tổng đầu tư vào TPCP và trái phiếu các TCTD khác đạt hơn

7.700 tỷ đồng chiếm 42% tổng danh mục đầu tư, nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản của

ngân hàng, cũng như đa dạng hóa cơ cấu danh mục đầu tư. Đầu tư hơn 4.400 tỷ đồng vào trái

phiếu các doanh nghiệp lớn có uy tín và tình hình tài chính lành mạnh. Tiền gửi, cho vay tại

các TCTD khác đạt hơn 6.000 tỷ đồng, chiếm 33% tổng danh mục

-

1,000

2,000

3,000

4,000

5,000

6,000

7,000

8,000

9,000

Năm 2012 Năm 2013

4,413

8,229

1,682

3,697

Cho vay ngắn hạn Cho vay TDH

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Page 8: báo cáo kết quả hoạt động & chỉ tiêu kinh doanh năm 2013 kế

Page 8 of 15

Biểu 5: Cơ cấu đầu tư năm 2013

Hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ trong bối cảnh

thị trường có nhiều khó khăn, theo đó: tổng thu nhập thuần từ kinh doanh ngoại tệ và vàng đạt

11.7 tỷ đồng; đóng góp đáng kể vào thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng.

3.3 Hoạt động quản lý rủi ro, kiểm soát và kiểm toán nội bộ

Năm 2013 hệ thống quản trị rủi ro của TPBank đã được tăng cường, nâng cao chất lượng

kiểm soát, quản lý và đạt được mục tiêu. Việc nhận biết rủi ro để có giải pháp quản lý, nâng

cao hiệu quả hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ cũng như công tác kiểm toán nội bộ của

Ngân hàng được Ban lãnh đạo ngân hàng đặc biệt chú trọng. Công tác phòng chống rửa tiền

và tài trợ khủng bố được đề cao, nghiêm túc thực hiện theo đúng yêu cầu của NHNN.

Từ năm 2008 đến nay, các quy định về đảm bảo an toàn vốn của NHNN được TPBank tuân

thủ chặt chẽ. Cụ thể theo các yêu cầu của Thông tư số 13/2012/TT-NHNN và các văn bản liên

quan, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu luôn được duy trì ở mức trên 19% (quy định không dưới 9%),

tỷ lệ thanh toán nhanh duy trì trên 20% (quy định không dưới 15%), tỷ lệ thanh toán trong 7

ngày tiếp theo của từng loại tiền luôn duy trì trên 200% (quy định không dưới 100%). Tính

đến cuối năm 2013, các tỷ lệ này như sau:

- Tỷ lệ thanh toán nhanh 20.8%;

- Tỷ lệ thanh toán trong 7 ngày tiếp theo đối với VND là 212.8%.

3.4 Hoạt động của các Khối, đơn vị hỗ trợ

3.4.1 Công tác nhân sự và đào tạo:

Tổng số CBCNV của toàn hệ thống tới 31/12/2013 là 1.183 người, tăng 352 CBNV so với

năm 2012. Phương án tái cơ cấu được thực hiện thành công với chính sách thu hút nhân sự;

chính sách phúc lợi, đãi ngộ cạnh tranh; chính sách đánh giá, đào tạo phát triển nhân viên,

tăng cường sự gắn kết của CBNV với ngân hàng.

Trong năm 2013, TPBank đã thực hiện 110 khóa đào tạo tương đương với 1.665 giờ, cho

3.373 lượt CBNV tham gia, trong đó có 69 khóa đào tạo sản phẩm - nghiệp vụ, 25 khóa đào

tạo kỹ năng, hội thảo và 32 khóa đào tạo bên ngoài. Chương trình đào tạo được tổ chức

29%

13%

24%1%

33%

Năm 2013

TPCP

TP TCTD khác

TPDN

ủy thác đầu tư

Cho vay, Tiền gửi TT2

Page 9: báo cáo kết quả hoạt động & chỉ tiêu kinh doanh năm 2013 kế

Page 9 of 15

chuyên nghiệp, bài bản và toàn diện về các mặt định hướng cho nhân viên mới, đào tạo

nghiệp vụ chuyên ngành và đào tạo kỹ năng mềm.

3.4.2 Lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT):

Dựa trên nền tảng công nghệ sẵn có, CNTT ở TPBank luôn được quan tâm phát triển theo

hướng tân tiến, chuyên môn cao, phù hợp với mô hình của các ngân hàng phát triển trên thế

giới, qua đó khẳng định tên tuổi Ngân hàng Công nghệ của TPBank.

- Hai trong những sản phẩm mang tính đột phá của TPBank được khách hàng đánh giá cao

đó là sản phẩm eCounter và eGold, đây là hai sản phẩm được đầu tư bài bản và tập trung

nhiều nguồn lực phát triển. Các sản phẩm này tích hợp nhiều công nghệ hiện đại như RFID,

QR code, vân tay và màn hình cảm ứng với những ứng dụng độc đáo. Giúp khách hàng có

những trải nghiệm mới lạ khi giao dịch với TPBank nhưng rất thân thiện và dễ tiếp cận;

- Liên tục cải tiến rút ngắn thời gian thao tác và giảm thời gian chờ đợi của khách hàng, tăng

cường chất lượng dịch vụ tại quầy cũng là một ưu tiên của TPBank. Triển khai thành công dự

án FCC-VMS đã hỗ trợ nhân viên giao dịch giảm được trên 50% thao tác khi phục vụ khách

hàng đồng thời cũng chuẩn hóa các mẫu biểu, hỗ trợ điền thông tin tự động cho khách hàng

khi đến giao dịch tại TPBank.

- Đảm bảo các tiêu chuẩn về trung tâm dữ liệu dự phòng cũng là một yêu cầu không thể

thiếu trong phát triển bền vững, trong năm 2013 ngân hàng đã triển khai việc chuyển trung

tâm dữ liệu dự phòng về Láng Hòa Lạc. Việc chuyển trung tâm dữ liệu dự phòng đáp ứng

được 2 tiêu chí quan trọng đó là khoảng cách an toàn giữa các trung tâm dữ liệu và nâng cao

tiêu chuẩn kỹ thuật của trung tâm dự phòng, tuân thủ theo đúng yêu cầu của NHNN cũng như

đáp ứng các chuẩn mực quốc tế.

- Trong năm, ngân hàng đã tiến hành nâng cấp toàn bộ máy chủ chính, đồng thời nâng cấp

mở rộng thành công hệ thống điện toán đám mây cho dòng máy chủ Pseri. Hệ thống bảo mật

cũng được tăng cường các thiết bị hiện đại hỗ trợ ngăn chặn rủi ro và kiểm soát an ninh thông

tin trên toàn hệ thống.

3.4.3 Phát triển sản phẩm, khách hàng

- Năm 2013, ngân hàng đã triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng, phục vụ cho các phân

khúc khách hàng khác nhau như chương trình liên kết đối tác; kết nối cổng thanh toán với

Payoo, smartlink, Fonline, Viettel; mở thêm nhiều dịch vụ mới trên ebank nhằm gia tăng tiện

ích tới khách hàng.

- Các sản phẩm thẻ tín dụng và ghi nợ quốc tế, kết hợp nhiều ưu đãi cho chủ thẻ cũng được

phát triển rộng rãi, đưa tổng số thẻ VISA phát hành của TPBank đạt gần 12.000 thẻ, tăng gấp

5 lần so với năm 2012.

- Với những chính sách sản phẩm linh hoạt, cạnh tranh; chất lượng dịch vụ được chú trọng,

số lượng khách hàng của TPBank tăng mạnh đạt 245.000 khách hàng vào thời điểm cuối năm

2013, gấp 3 lần so với năm 2012. Đây là cơ sở tiền đề quan trọng để TPBank tiếp tục phát

triển trong thời gian tới.

3.4.4 Phát triển mạng lưới và truyền thông

Trong năm 2013, TPBank đã tập trung đánh giá hiện trạng các điểm giao dịch, có kế hoạch

nâng cấp, cải tạo, di dời phù hợp. Các điểm giao dịch của TPBank được cải tạo đồng bộ theo

Page 10: báo cáo kết quả hoạt động & chỉ tiêu kinh doanh năm 2013 kế

Page 10 of 15

tiêu chuẩn, thu hút, thuận tiện cho việc giao dịch của khách hàng. Trong năm qua, TPBank đã

tiến hành di dời thay đổi cho 12 đơn vị kinh doanh, trong đó có 7 đơn vị ở địa bàn Hà Nội, 4

đơn vị ở địa bàn TP. Hồ Chí Minh và 1 đơn vị ở Hải Phòng. Tính đến cuối 2013, TPBank đã

có 10 Chi nhánh, 19 Phòng Giao dịch, 04 Quỹ Tiết kiệm và 2 TTKD trên cả nước.

Ngày 27/12/2013, Ngân hàng nhà nước đã chấp thuận cho TPBank mở thêm 3 chi nhánh tại

các địa bàn trọng điểm là: Hà Nội, Hồ Chí Minh và Bình Dương. Việc được chấp thuận mở

thêm chi nhánh giúp Ngân hàng mở rộng mạng lưới hoạt động, góp phần nâng cao vị thế của

TPBank trên thị trường và tăng khả năng tiếp cận khách hàng, nâng cao quy mô và hiệu quả

hoạt động cho ngân hàng.

Năm 2013, TPBank đã thực hiện nhiều chương trình truyền thông nhằm quảng bá hình ảnh,

sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đến thị trường và khách hàng, các kết quả của công tác

truyền thông được đánh giá tích cực. Tổng cộng hơn 2.600 tin, bài đã được đăng tải trên các

phương tiện truyền thông, trong đó báo in chiếm 32%, báo điện tử chiếm 58% và 10% là

truyền hình và truyền thanh. Đặc biệt sự kiện ra mắt nhận diện thương hiệu mới vào tháng 12

đã đánh dấu thời khắc quan trọng về hình ảnh ngân hàng năng động.

3.4.5 Triển khai các dự án

Hàng loạt các dự án đã được triển khai tập trung vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ; chuẩn

hóa các quy trình nội bộ trong hoạt động của Ngân hàng; tăng cường nền tảng công nghệ. Các

dự án đã được triển khai thành công phải kể đến dự án mPOS; dự án Omniflows chuẩn hóa

các quy trình, kiểm soát chất lượng dịch vụ; dự án FCC-VMS giúp GDV giảm thời gian thao

tác, hỗ trợ việc điền thông tin khách hàng tự động.

III. Kế hoạch kinh doanh 2014

1. Mục tiêu, định hướng phát triển

Định hướng trong 5 năm tới, trên cơ sở củng cố nguồn lực trong năm 2013, Ngân hàng sẽ

bước vào giai đoạn bứt phá, phát triển nhanh và mạnh mẽ trong năm 2014 - 2015, mục tiêu

đến năm 2017 trở thành 1 trong 15 ngân hàng mạnh nhất Việt Nam. Mũi nhọn phát triển của

Ngân hàng được xác định tập trung vào các lĩnh vực sau:

- Mở rộng hoạt động kinh doanh vàng, cùng với một số các ngân hàng khác tham gia bình

ổn thị trường vàng; cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp cho các khách hàng trong lĩnh vực

kinh doanh vàng bạc, đá quý;

- Đẩy mạnh tài trợ, hỗ trợ các công ty, đơn vị ứng dụng công nghệ cao về mặt tài chính và

kinh nghiệm quản trị;

- Tập trung phục vụ lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ;

- Tiếp tục khai thác dịch vụ ngân hàng điện tử và ngân hàng ưu tiên với sứ mệnh đi đầu

trong việc ứng dụng CNTT và mang lại những giải pháp tài chính tiên tiến nhất cho khách

hàng, tận dụng thế mạnh của các cổ đông lớn và các đối tác chiến lược.

Các mũi nhọn được ngân hàng xác định đều là các lĩnh vực trọng tâm, được ưu tiên phát triển

ở Việt Nam, hứa hẹn sẽ là mảnh đất giàu tiềm năng cho sự phát triển của ngân hàng. Cùng với

sự hỗ trợ to lớn từ phía các cổ đông chiến lược, đây cũng chính là những lĩnh vực TPBank có

ưu thế cạnh tranh nổi trội so với các ngân hàng khác.

Các mục tiêu tài chính cụ thể như sau:

Page 11: báo cáo kết quả hoạt động & chỉ tiêu kinh doanh năm 2013 kế

Page 11 of 15

Bảng 2.1 - Kế hoạch kinh doanh 2014

Đơn vị tính: Tỷ đồng, khách hàng

STT Chỉ tiêu Năm 2013 Kế hoạch 2014

1 Tổng tài sản 32,088 50,000

2 Vốn điều lệ 5,550 5,550

3 Tổng huy động 28,067 44,341

3.1 Tiền gửi khách hàng 14,332 25,000

3.2 Phát hành GTCG 2,341 2,341

3.3 Tiền gửi & vay của TCTD khác 11,394

17,000

4 Dư nợ cho vay và đầu tư 16,365 25,000

4.1 Cho vay khách hàng 11,926 19,580

4.2 Đầu tư trái phiếu TCKT 4,439 5,420

5 Tỷ lệ nợ xấu 1.97% <2,5%

6 Lợi nhuận trước thuế 381 438

7 CAR >9% >9%

8 ROE (*) 10.89% 11.17%

9 Số lượng khách hàng 245,269 400,000

Tăng trưởng huy động KH 55% 74%

Tăng trưởng cho vay KH 96% 53%

(*): ROE = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu bình quân năm

Như vậy, với kế hoạch đã đề ra, năm 2014 TPBank sẽ đạt quy mô tổng tài sản 50.000 tỷ

đồng; lợi nhuận trước thuế 438 tỷ đồng; số lượng khách hàng dự kiến đạt 400.000 khách

hàng; tỷ lệ nợ xấu trong tầm kiểm soát và dưới 2.5%; các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân

hàng luôn được đảm bảo; thanh khoản luôn tốt.

2. Chương trình hành động và giải pháp thực hiện

Để hoàn thành tốt mục tiêu đặt ra, trước hết TPBank đã tìm hiểu và nắm bắt những cơ hội và

thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của mình trong giai đoạn phát triển tiếp theo.

Page 12: báo cáo kết quả hoạt động & chỉ tiêu kinh doanh năm 2013 kế

Page 12 of 15

Bảng 2.2: Phân tích SWOT giai đoạn 2013 – 2017 đối với TPBank

Trên cơ sở đó, TPBank xác định chương trình hành động cho giai đoạn 2013 - 2017, đặc biệt

trong năm 2014, năm bản lề cho sự bứt phá của Ngân hàng sau những nỗ lực tái cơ cấu vừa

qua như sau:

2.1 Về chiến lược kinh doanh

2.1.1 Hoạt động huy động

TPBank đặt kế hoạch huy động từ khách hàng đạt 25.000 tỷ đồng trong năm 2014, tăng 74%

so với năm 2013, trên cơ sở thực hiện các chương trình sau:

- Tiếp tục tập trung khai thác cơ sở khách hàng hiện tại, tập trung khai thác 2 nhóm phân

khúc khách hàng cá nhân, bao gồm: nhóm các khách hàng ưu tiên có thu nhập cao; và nhóm

các khách hàng có thu nhập vừa; đặc biệt ưu tiên tập trung khai thác nhu cầu, cung cấp sản

phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho nhóm các Khách hàng là Cán bộ nhân viên/Khách hàng

của các doanh nghiệp lớn và các công ty cổ đông của TPBank. Đối với các khách hàng doanh

nghiệp, tập trung vào nhóm các doanh nghiệp SME có quy mô lớn và quy mô vừa ở địa bàn

Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, các khách hàng doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ ở các tỉnh.

- Tăng cường sự hỗ trợ của công nghệ trong sản phẩm, quy trình, ứng dụng dịch vụ, gia tăng

tiện ích cho khách hàng.

Điểm mạnh

1. Cổ đông lớn, có tiềm lực tài chính mạnh và thương hiệu tốt (Doji, FPT, SBI, VMS, Vinare...).

2. Nhận được sự hỗ trợ và chỉ đạo sâu sát của EXCO trong quá trình điều hành Ngân hàng.

3. Tập hợp, thu hút được những CB giàu kinh nghiệm từ những NH hàng đầu; CBNV có tâm huyết, gắn bó với TPBank.

4. Mô hình quản trị tiên tiến, hình ảnh và vị thế của TPBank trên thị trường đã được nâng lên tầm mới so với giai đoạn bắt đầu tái cơ cấu.

5. Bộ nhận diện thương hiệu mới ấn tượng

Điểm yếu

1. Ngân hàng còn trẻ, chưa được định vị trên thị trường

2. Mạng lưới còn hạn chế.

3. Đội ngũ nhân sự non trẻ, tính chuyên nghiệp chưa cao.

4. Sản phẩm chưa được đóng gói.

Cơ hội

1. Nguồn cơ sở khách hàng Cổ đông & những khách hàng liên quan lớn.

2. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao

3. Tiềm năng kinh doanh ngân hàng bán lẻ.

4. Là điểm đến của nhân tài.

5. Có khả năng thu hồi nợ xấu.

Thách thức

1. Đối mặt với yêu cầu phải quản trị tốt sự thayđổi.

2. Chính sách của NHNN v/v hạn chế phát triểnmạng lưới.

3. Các ngân hàng đối thủ phát triển nhanh.

4. Nền kinh tế còn nhiều khó khăn trong giai đoạn trước mắt.

5. Nguy cơ phát sinh nợ xấu vẫn còn cao do nền kinh tế chưa hồi phục hoàn toàn, các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh

SWOT TPBank

Page 13: báo cáo kết quả hoạt động & chỉ tiêu kinh doanh năm 2013 kế

Page 13 of 15

- Nâng cao chất lượng dịch vụ, theo dõi sát sao nhu cầu dòng tiền của khách hàng, đem lại

sự hài lòng cho khách hàng.

2.1.2 Hoạt động tín dụng

Dư nợ cho vay khách hàng dự kiến đạt 19.580 tỷ đồng, tăng gần 7.700 tỷ đồng tương đương

với 64% so với năm 2013. Định hướng phát triển dư nợ cho vay khách hàng như sau:

- Định hướng phát triển ngân hàng bán lẻ: tập trung vào phân khúc khách hàng có thu nhập

trung bình khá trở lên, địa bàn trọng điểm ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí

Minh; xây dựng các chương trình hợp tác, liên kết; thực hiện đóng gói sản phẩm và bán chéo

sản phẩm; triển khai chương trình khách hàng thân thiết (Loyalty) để tăng cường sự gắn kết

của khách hàng với ngân hàng và gia tăng việc sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

- Mô hình bán hàng kết hợp mạng lưới chi nhánh thuộc Khối S&D và các kênh bán trực tiếp,

kênh bán thay thế (Telesale, Call Center), đặc biệt Khối Bán trực tiếp và kênh thay thế được

thành lập sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của phân khúc khách hàng cá nhân phát

triển mạnh mẽ theo chiến lược và kế hoạch đã đề ra của TPBank.

- Đối với khách hàng doanh nghiệp, tập trung vào nhóm các doanh nghiệp SME có quy mô

lớn và quy mô vừa ở địa bàn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, các khách hàng doanh nghiệp có

quy mô vừa và nhỏ ở các tỉnh, công ty có vốn đầu tư nước ngoài; các khách hàng sử dụng

nhiều sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng;

- Tập trung cho vay ngắn hạn cho các ngành được ưu tiên. Định hướng ưu tiên là tài trợ

thương mại xuất nhập khẩu ngắn hạn bằng VND, các khoản tín dụng tạo được các khoản tiền

gửi hoặc dòng tiền ổn định về TPBank;

- Tổ chức mô hình bán hàng và mô hình phục vụ khách hàng khép kín tập trung thông qua

mạng lưới kênh phân phối truyền thống, chủ yếu được đặt tại các đơn vị hoạt động theo mô

hình Chi nhánh Đa năng; đồng thời mở rộng thêm các kênh bán hàng trực tiếp từ Khối NHDN

tại Hội sở bằng việc thành lập các Trung tâm Khách hàng doanh nghiệp lớn (Big Corp) để

tăng năng lực bán hàng. Xây dựng đội ngũ Giám đốc Quan hệ khách hàng (SRM, RM)

chuyên nghiệp để phục vụ các Khách hàng Doanh nghiệp lớn

- Ứng dụng công nghệ để cập nhật, lưu trữ, xử lý hồ sơ của khách hàng, phục vụ xét duyệt

tín dụng, theo dõi tình hình tài chính, và kiểm soát khả năng trả nợ của khách hàng. Kiểm soát

rủi ro tín dụng theo đặc tính rủi ro của từng phân nhóm khách hàng.

- Kiểm soát tăng trưởng tín dụng phù hợp với sự tăng trưởng nguồn vốn, chính sách điều

hành của Chính phủ, NHNN và tình hình thanh khoản của của hệ thống.

- Đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu theo hướng tập trung, chuyên nghiệp và hiệu quả, đạt kế

hoạch tỷ lệ nợ xấu năm 2014 ở mức dưới 2,5%.

2.1.3 Hoạt động nguồn vốn và quản lý vốn khả dụng, hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ

- Đa dạng hóa danh mục đầu tư để đảm bảo khả năng sinh lời và giảm thiểu rủi ro. Tận dụng

tốt những cơ hội khuyến khích của NHNN đối với một Ngân hàng mới tái cơ cấu thành công.

- Tìm kiếm, phát triển quan hệ với các đối tác lớn có nguồn ngoại tệ ổn định, nắm bắt nhu

cầu khách hàng để thu hút, cân đối nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng. Phát triển đa dạng các

sản phẩm, dịch vụ kinh doanh ngoại hối; phát triển các sản phẩm phái sinh để gia tăng dịch vụ

cho khách hàng hiện tại và các khách hàng mới tiếp thị về; đẩy mạnh các hoạt động về kinh

Page 14: báo cáo kết quả hoạt động & chỉ tiêu kinh doanh năm 2013 kế

Page 14 of 15

doanh Vàng, đưa hoạt động kinh doanh Vàng trở thành công cụ hỗ trợ các giao dịch kinh

doanh vốn khác và hoạt động kinh doanh Vàng được xác định là thế mạnh khác biệt, nổi trội

của TPBank so với các đối thủ cạnh tranh.

2.1.4 Quản lý rủi ro và kiểm soát, kiểm toán nội bộ

- Với định hướng phát triển bền vững, TPBank ưu tiên củng cố năng lực quản trị rủi ro

chung toàn hàng, đặc biệt tập trung cảnh báo sớm rủi ro tín dụng toàn hệ thống, giám sát hoạt

động tín dụng toàn hệ thống; áp dụng các mô hình, công nghệ tiên tiến trong quản lý tài sản

Nợ - Có, quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường.

- Tiếp tục thực hiện chuẩn hóa các quy trình quản lý rủi ro, xây dựng mô hình đo lường rủi

ro theo yêu cầu của Basel II; xây dựng kế hoạch quản lý kinh doanh liên tục (BCP) và ứng

phó với việc gián đoạn kinh doanh. Xây dựng văn hóa phòng ngừa rủi ro trong Ngân hàng để

mỗi đơn vị đều chủ động tuân thủ quy trình, kiểm soát rủi ro tốt; mỗi cá nhân đều có ý thức

ngăn chặn, phát hiện rủi ro.

- Hoàn thiện đội ngũ kiểm toán, kiểm soát nội bộ có năng lực, kinh nghiệm, đảm bảo tính

độc lập. Thiết lập các cuộc kiểm tra tại các đơn vị hội sở và chi nhánh, kiểm soát tốt tính tuân

thủ quy trình và đạo đức cán bộ, tối thiểu hóa rủi ro trong hoạt động NH.

2.2 Về chính sách nhân sự

- Tiếp tục có chính sách thu hút và giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao; sắp xếp CBNV

ở các vị trí phù hợp nhằm hoàn thiện và ổn định tổ chức; thực hiện chi trả lương cho CBNV

dựa trên hiệu quả hoạt động; xây dựng chế độ đãi ngộ cạnh tranh, công bằng, minh bạch,

khuyến khích sự cống hiến, đóng góp của người lao động.

- Bổ sung đội ngũ lãnh đạo đơn vị kinh doanh và các CBNV bán hàn giàu kinh nghiệm thị

trường, có năng lực, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp tốt, ổn định hoạt động các chi nhánh.

- Đầu tư công tác đào tạo bài bản và chuyên nghiệp hơn. Trong năm 2014 dự kiến sẽ thực

hiện kiểm tra việc nắm bắt các văn bản và tuân thủ các quy định của TPBank trong toàn hệ

thống.

2.3 Đầu tư phát triển công nghệ, hiện đại hóa NH

Nhằm hiện đại hóa Ngân hàng, TPBank liên tục thực hiện cải tiến, đổi mới công nghệ, nhanh

chóng đem lại nhiều tiện ích và giá trị gia tăng tới khách hàng. Trong năm 2014, TPBank sẽ

tiến hành nâng cấp core banking; triển khai dự án BI/DWH nhằm lưu trữ dữ liệu bảo mật, tập

trung, tự động hóa hệ thống thông tin quản trị, cung cấp những công cụ tiên tiến nhất để phân

tích, đánh giá, dự báo, hỗ trợ đắc lực cho việc ra quyết định kinh doanh; các dự án FinnOne,

CRM call centre, triển khai ISO27001, nâng cấp máy chủ DR giúp tăng cường và nâng cao

chất lượng dịch vụ, giúp cho ban điều hành, các bộ phận kinh doanh kiểm soát rủi ro và có

những quyết định nhanh chóng, chính xác.

2.4 Phát triển sản phẩm, mạng lưới và hoạt động truyền thông

- Các sản phẩm trọng tâm của ngân hàng là nhóm sản phẩm tài khoản, thẻ thanh toán, thẻ tín

dụng và huy động vốn; nhóm sản phẩm cho vay tiêu dùng, vay mua ô tô và vay mua nhà;

nhóm các sản phẩm tài trợ thương mại XNK; nhóm các sản phẩm dịch vụ điện tử Internet

Banking và Mobile Banking; xây dựng các gói sản phẩm đặc biệt dành cho các nhóm khách

hàng khác nhau.

Page 15: báo cáo kết quả hoạt động & chỉ tiêu kinh doanh năm 2013 kế

Page 15 of 15

- Xây dựng các chương trình hỗ trợ chăm sóc khách hàng như các chương trình khuyến mãi,

chương trình khách hàng thân thiết để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

- Trong quý 1 năm 2014 TPBank đã mở thêm 3 Chi nhánh, quý 2 mở thêm 2 Chi nhánh theo

văn bản chấp thuận của NHNN số 1464/NHNN- TTGSNH và số 1465/NHNN- TTGSNH và

5 TTKD tại các địa bàn trọng điểm Hà Nội/TP. Hồ Chí Minh. Trong năm 2014, kế hoạch phát

triển mạng lưới sẽ tiến hành cải tạo, di dời 8 điểm giao dịch theo quy chuẩn để nâng cao hình

ảnh, hỗ trợ hoạt động kinh doanh, tăng thị phần của TPBank trên thị trường.

- Hoạt động truyền thông thương hiệu, marketing sản phẩm và các chương trình ưu đãi sẽ

tiếp tục được đẩy mạnh, đưa TPBank đến gần hơn với khách hàng và định vị rõ nét hình ảnh

TPBank trên thị trường.

- Với các chính sách phát triển sản phẩm, mạng lưới và truyền thông như trên, TPBank đặt

mục tiêu đạt 400.000 khách hàng vào năm 2014. Mạng lưới khách hàng sâu rộng là yếu tố vô

cùng quan trọng giúp TPBank hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch về quy mô và lợi nhuận được

giao.

IV. Kết luận

Năm 2013 với những định hướng đúng đắn, sáng suốt từ HĐQT cùng với năng lực quản lý

điều hành của Ban điều hành, Ngân hàng đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách do những

biến động lớn của nền kinh tế để thực hiện thành công trước thời hạn đề án tái cơ cấu ngân

hàng và bước đầu đã gặt hái những thành công đáng tự hào về kết quả hoạt động kinh doanh.

Dự báo năm 2014 nền kinh tế sẽ có nhiều chuyển biến tích cực, ngân hàng sẽ nỗ lực phấn đấu

hoàn thành mục tiêu kinh doanh 2014, trở thành một định chế tài chính hoạt động bền vững,

minh bạch và hiệu quả; đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của hệ thống ngân hàng.

Trân trọng báo cáo!

Nơi nhận:

- HĐQT, BKS, EXCO;

- Ban Điều hành;

- Lưu: VP.

TM. BAN ĐIỀU HÀNH

TỔNG GIÁM ĐỐC

Đã ký

NGUYỄN HƯNG